Tài liệu hướng dẫn học tập Công tác xã hội nhập môn

pdf 210 trang vanle 2650
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu hướng dẫn học tập Công tác xã hội nhập môn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_huong_dan_hoc_tap_cong_tac_xa_hoi_nhap_mon.pdf

Nội dung text: Tài liệu hướng dẫn học tập Công tác xã hội nhập môn

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM CƠNG TÁC XÃ HỘI NHẬP MƠN Th.S LÊ CHÍ AN Biên soạn
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CƠNG TÁC XÃ HỘI NHẬP MƠN Biên soạn: Th.S LÊ CHÍ AN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2
  3. TRƯỜNG ĐH MỞ TP HỒ CHÍ MINH TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG BIÊN SOẠN: Th.S LÊ THỊ MỸ HIỂN 3
  4. MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU 7 1. Giới thiệu khái quát mơn học 7 2. Mục tiêu sinh viên cần đạt được sau khi học xong mơn học 7 3. Bố cục tài liệu 8 5. Tài liệu, sách tham khảo sinh viên cần đọc khi học mơn này 10 GIỚI THIỆU PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG 12 NỘI DUNG BÀI 1 14 1. LỊCH SỬ XUẤT PHÁT VÀ DIỄN TIẾN 14 2. KHÁI NIỆM CỘNG ĐỒNG VÀ PHÁT TRIỂN 17 2.1.2. Yếu tố cấu thành một cộng đồng 18 3. PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG 21 3.1. Thế nào là cộng đồng kém phát triển và phát triển? 21 • Đặc điểm của cộng đồng kém phát triển 21 • Đặc điểm của cộng đồng phát triển 22 3.4. Mục đích của phát triển cộng đồng 25 3.5. Nội dung của phát triển cộng đồng 26 3.6. Tiến trình PTCĐ 28 Thức tỉnh cộng đồng 29 Tăng năng lực cộng đồng 29 Cộng đồng tự lực 29 4. CÁC NGUYÊN TẮC HÀNH ĐỘNG TRONG PTCĐ 30 Khái niệm cơ bản trong bài 33 Cách học từng phần 33 1.2. Mục tiêu của tổ chức cộng đồng 40 - Nối kết các đầu tư kinh tế xã hội vào những nhĩm cộng đồng nghèo cơ sở 40 Trình tự của các cơng việc trên cũng cĩ thể được thay đổi cho phù hợp với hồn cảnh. Thí dụ: cĩ thể sau khi lựa chọn cộng đồng, việc tập huấn được thực hiện ngay để sau đĩ nhĩm này cĩ thể cùng với tác viên hoặc chính họ tự tìm hiểu và phân tích về tình hình cộng đồng của họ, đồng thời cùng tác viên lên kế hoạch hành động và tổ chức các nhĩm hành động. 41 2. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH CƠNG TÁC TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG 41 Cộng đồng 42 2.4.1. Tổng quan về cộng đồng 49 2.4.2. Nhu cầu và các vấn đề của cộng đồng 50 2.4.3. Tiềm năng và lực cản/ hạn chế của cộng đồng 50 2.4.4. Các mối quan hệ trong cộng đồng 51 2.5.1. Hình thành Ban Phát triển 53 Chọn lựa các đại diện cộng đồng 53 4
  5. Vì sao cần cĩ Ban Phát triển? 55 Trách nhiệm Ban Phát triển 55 2.5.2. Lập kế hoạch hành động cộng đồng 56 2.6.2. Một số nhĩm/tổ chức cộng đồng 58 2.6.3. Tiềm năng nhĩm 59 2.6.4. Nhiệm vụ của tác viên trong hỗ trợ củng cố các tổ chức cộng đồng 60 Hình 1. Mối liên kết giữa các nhĩm hành động trong cộng đồng 63 BAN PHÁT TRIỂN 63 2.8.2. Những cản ngại trong việc phối hợp, hợp tác giữa các thành phần 64 2.8.3. Những việc cần thiết để tạo sự phối hợp, liên kết 65 2.9.1. Cơng tác chuyển giao 66 Những khái niệm cơ bản 69 Cách học từng phần 70 - Xác định mục đích tổ chức nhĩm và chức năng của nhĩm. 73 Tài liệu tham khảo 84 Khái niệm cơ bản trong bài 85 Cách học từng phần 85 1. Giới thiệu khái quát bài 4 90 2. Mục tiêu học viên cần đạt được sau khi học xong bài 4 90 3. Hướng dẫn học nội dung cơ bản và các tài liệu tham khảo cho bài 4 91 Nội dung cơ bản 91 2. CÁC KIỂU THAM GIA 93 3. SỰ THAM GIA LÀ PHƯƠNG TIỆN HOẶC MỤC ĐÍCH 96 4. THUẬN LỢI CỦA SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN 97 4.2. Yếu tố để thúc đẩy sự tham gia 98 5. NHỮNG CẢN TRỞ CỦA SỰ THAM GIA 101 • Từ phía tổ chức, tác viên 103 6. MỨC ĐỘ THAM GIA 105 Tài liệu tham khảo 107 4. Những khái niệm cơ bản trong bài và cách học từng phần của bài 108 5. Một số điểm cần lưu ý khi học 109 6. Tĩm lược những vấn đề cần ghi nhớ 110 7. Câu hỏi 110 NỘI DUNG BÀI 5 115 2. PRA LÀ GÌ? 116 3. MỤC ĐÍCH 116 Lúc nào thục hiện PRA? 120 6. ĐIỀU CĂN BẢN CỦA PRA: THAY ĐỔI THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI . 120 5
  6. 6.1. PRA khơng phải là một tập họp những cơng cụ 120 6.2. Con người là hàng đầu 120 6.3. Thái độ đúng trong PRA 121 6.4. Huấn luyện thái độ và hành vi 121 7. NHỮNG PHƯƠNG PHÁP PRA 122 • Các kỹ thuật ứng dụng cĩ thể thích ứng cho nhiều tình huống khác nhau. Chính đối tượng thụ hưởng dự án quyết định cách thức lượng giá các hoạt động, điều này sẽ tạo cho họ ý thức về quyền sở hữu dự án cũng như gia tăng khả năng ứng phĩ khĩ khăn. 124 10. GIỚI THIỆU VÀ HƯỚNG DẪN MỘT SỐ KỸ THUẬT 126 Thực hiện 127 Kỹ thuật 2: Vẽ sơ đồ cộng đồng 127 Mục tiêu 127 Thực hiện 129 Kỹ thuật 4. Thảo luận nhĩm 131 Thực hiện 131 Tài liệu tham khảo 136 Nội dung cơ bản 142 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 143 1.1. Dự án 143 2. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH DỰ ÁN 146 3. QUẢN LÝ DỰ ÁN 147 3.1. Giai đoạn 1: Phân tích tình hình 148 3.2. Giai đoạn 2: Lập kế hoạch 149 3.3. Giai đoạn 3:Viết và nộp đề xuất dự án 152 3.4. Giai đoạn 4: Thực hiện dự án 153 3.5. Giai đoạn 5: Lượng giá 158 Tài liệu tham khảo 160 Khái niệm cơ bản 160 Cách học từng phần 161 NỘI DUNG BÀI 7 167 2.2. Giám sát 170 a. Phân loại theo cá nhân 173 III. TĨM TẮT TỒN BỘ MƠN HỌC 194 IV. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 195 PHẦN PHỤ LỤC 201 6
  7. I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát mơn học Mơn học giới thiệu Phát triển cộng đồng như một phương pháp can thiệp của cơng tác xã hội bên cạnh phương pháp cơng tác xã hội cá nhân và nhĩm trong thực hành cơng tác xã hội chuyên nghiệp. Phương pháp phát triển cộng đồng nhằm vận động, tổ chức và nâng cao năng lực cho người dân trong các khu vực dân cư. Qua đĩ, người dân cĩ thể tham gia và tự quyết định mọi việc liên quan đến cải thiện và nâng cao đời sống của họ. Mơn học sẽ giúp sinh viên liên hệ với thực tế qua các hoạt động tại các địa phương, và các dự án phát triển cộng đồng đang được thực hiện nhiều nơi đặc biệt tại các khu vực dân cư nghèo, ở cả nơng thơn và thành thị. Phát triển cộng đồng tại Việt Nam rất gần gũi với các chủ trương chính sách của nhà nước như chương trình Xố đĩi giảm nghèo, Quy chế Dân chủ cơ sở, Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hố ở khu dân cư, hoặc những nỗ lực cải thiện đời sống của người dân xuất phát từ dưới lên, với sự hỗ trợ của chính quyền. 2. Mục tiêu sinh viên cần đạt được sau khi học xong mơn học Sau khi học xong, sinh viên sẽ nắm bắt được các khái niệm cơ bản, những nguyên tắc, tiến trình phát triển cộng đồng. Sinh viên cũng sẽ nắm vững đạo đức và vai trị của những nhân viên xã hội trong thực hành phát 7
  8. triển cộng đồng, biết ứng dụng kỹ năng trong giáo dục cộng đồng và chú trọng việc xây dựng nguồn lực và tăng năng lực cho cộng đồng. Sinh viên cũng cĩ thể liên hệ thực tế và phân tích được tình hình phát triển tại các địa phương, giúp các cộng đồng nghèo tự giải quyết vấn đề và phịng ngừa những tác động xấu cĩ thể xảy ra trong đời sống cộng đồng. Đồng thời giúp cộng đồng nâng cao nhận thức và sẵn sàng hỗ trợ cho các đối tượng hồ nhập cộng đồng. Tĩm lại, yêu cầu sinh viên hiểu phát triển cộng đồng là một chuyên mơn trong thực hành cơng tác xã hội chuyên nghiệp ở cấp độ trung mơ và vĩ mơ. 3. Bố cục tài liệu Tài liệu gồm 8 bài Bài 1 Giới thiệu phát triển cộng đồng Bài 2 Tiến trình tổ chức cộng đồng Bài 3 Vai trị và kỹ năng cần thiết của một tác viên cộng đồng Bài 4 Sự tham gia Bài 5 Phương pháp khảo sát nhanh cĩ sự tham gia (PRA) Bài 6 Giới thiệu Dự án phát triển cộng đồng Bài 7 Kiếm sốt, giám sát, lượng giá Bài 8 Thuận lợi khĩ khăn trong phát triển cộng đồng 8
  9. 4. Hướng dẫn khái quát cách học mơn học • Thời gian: 45 tiết • Khơng gian: Lớp học, thư viện, hội trường, tại nhà, hoặc tại địa bàn dân cư • Phương pháp tư duy: Nghiên cứu tài liệu mơn học, tài liệu về phát triển kinh tế, xã hội, thơng tin, tin tức từ báo, đài. Thơng tin từ các hội thảo, hội nghị chuyên đề, và các dự án. • Phương pháp học tập: Tại lớp ơn tập, sinh viên sẽ nghe giảng, tập động não, sắm vai, trị chơi giáo dục, thảo luận chung trên lớp, thảo luận nhĩm. Tại nhà, sinh viên sẽ tự đọc tài liệu và làm bài tập sau mỗi bài học. Nếu cĩ điều kiện, sinh viên cĩ thể học theo nhĩm để cùng làm các bài tập nhĩm. Ngồi ra, sinh viên nên tham khảo thêm tài liệu in, tài liệu trên mạng Internet, hoặc truy cập trang web: và cĩ thể liên hệ với giáo viên hướng dẫn qua địa chỉ thư điện tử: hienmy@gmail.com • Liên hệ thực tế: Các chương trình phát triển tại địa phương chẳng hạn chương trình Xố đĩi giảm nghèo; các hoạt động của các Hội, đồn thể như hoạt động tín dụng của Hội Phụ nữ; các dự án phát triển hoặc dự án theo phương thức phát triển cộng đồng đang thực hiện tại các tỉnh, thành phố. 9
  10. 5. Tài liệu, sách tham khảo sinh viên cần đọc khi học mơn này - Dự án Hỗ trợ nguồn kỹ thuật quản lý nguồn tài nguyên nước tại VN, Tư vấn Cộng đồng trong tiến trình ra quyết định và lập kế hoạch, Cẩm nang 2003 - Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam, Tài liệu Tập huấn Cơng tác Xã hội, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội, T7-1997 - John P. Kretzmann, John L. McKnight, Building communities from the inside out- A path toward finding and mobilizing a community’s assets, Institute for Policy Research, Northwestern University, 1993 - Lê Thị Chiêu Nghi, Giới và Dự án phát triển, NXB TP. HCM, 2001 - Nguyễn Ngọc Lâm, Khoa học giao tiếp, Khoa PNH, ĐH Mở Bán cơng TP. HCM, 1999 - Nguyễn Ngọc Lâm, Kỹ năng xây dựng và Quản lý dự án, ĐH MBC TP. HCM,2002 - Nguyễn Ngọc Lâm, Sách bỏ túi dành cho nhân viên xã hội, ĐH Mở Bán cơng TP. HCM, 1999 - Nguyễn Ngọc Lâm, Tài liệu tập huấn về Phát triển cộng đồng - Nguyễn Thị Hải, Phát triển và Tổ chức cộng đồng, Tài liệu huấn luyện khố cơ bản dành cho cán bộ đào tạo, 1997 - Nguyễn Thị Oanh, Nhập mơn cơng tác xã hội, ĐH Mở Bán cơng TP HCM, 1994 10
  11. - Nguyễn Thị Oanh, Phát triển cộng đồng, Đại học Mở Bán cơng Tp. HCM, 2000 - Pat Ellis, Hãy đưa cộng đồng vào cuộc, NXB Trẻ TP. HCM, 2000 - Quy định pháp luật về dân chủ cấp cơ sở, NXB Chính trị quốc gia, 2003 - Simi Kamal, A handbook on project management, Patthfinder International Publications, Karachi, 1991 - Somesh Kumar, Methods for Community participation – A complete guide for participation, Vistaar Publication, New Delhi, 2002 - Stanley Gajanayake, Jaya Gajanayake, Nâng cao năng lực cộng đồng, NXB Trẻ 1997 - Tơ Duy Hợp, Lương Hồng Quang, Phát triển Cộng đồng-Lý thuyết và vận dụng, NXB - Văn hố Thơng tin, Hà Nội, 2000 - Trung tâm Nghiên cứu-Tư vấn CTXH và PTCĐ, Phát triển cộng đồng, tài liệu tập huấn, 2005. 11
  12. II. NỘI DUNG CHÍNH BÀI 1 GIỚI THIỆU PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG 1. Giới thiệu khái quát bài 1 Bài 1 giới thiệu cho sinh viên về lịch sử xuất phát và diễn tiến phát triển cộng đồng (PTCĐ) từ những năm 1940. Đặc biệt từ năm 1950 cho đến nay, sau khi Liên Hiệp quốc đã cơng nhận khái niệm PTCĐ, nhiều nước trên thế giới đã ứng dụng phương thức này vào các chương trình phát triển của quốc gia. Qua bài này, sinh viên cũng nắm bắt được một số khái niệm cơ bản liên quan PTCĐ như phát triển, cộng đồng và phát triển cộng đồng. Bên cạnh đĩ, sinh viên được tìm hiểu những đặc điểm của cộng đồng nghèo, kém phát triển và phát triển. Bài học cũng giới thiệu cho sinh viên về mục tiêu, giá trị, tiến trình và nguyên tắc của phát triển cộng đồng. 12
  13. 2. Mục tiêu học viên cần đạt được sau khi học xong bài 1 • Nắm được lịch sử hình thành và diễn tiến của PTCĐ trên thế giới • Hiểu được cơ bản các khái niệm phát triển, cộng đồng và phát triển cộng đồng. • Phân biệt được cộng đồng phát triển và cộng đồng kém phát triển. • Nắm được mục tiêu, giá trị, tiến trình và các nguyên tắc hành động của phát triển cộng đồng 3. Hướng dẫn học nội dung cơ bản và các tài liệu tham khảo cho bài đầu tiên. Nội dung cơ bản: - Giới thiệu lịch sử xuất phát và diễn tiến của PTCĐ. Một số mốc lịch sử quan trọng là: Năm 1940 khởi đầu một phương thức mới; Năm 1950 Liên Hiệp Quốc (LHQ) cơng nhận khái niệm PTCĐ; thập kỷ 1960- 70 là thập kỷ phát triển thứ nhất; năm 1970 LHQ lượng giá thập kỷ phát triển và rút ra một số bài học kinh nghiệm - Khái niệm phát triển, cộng đồng và phát triển cộng đồng trong bối cảnh của các nước đang phát triển, và nhận diện các đặc điểm của cộng đồng nghèo, kém phát triển. - Mục đích, các giá trị và nguyên tắc hành động trong PTCĐ 13
  14. NỘI DUNG BÀI 1 1. LỊCH SỬ XUẤT PHÁT VÀ DIỄN TIẾN Phát triển cộng đồng (PTCĐ) như một khái niệm lý thuyết và thực hành, được dịch từ tiếng Anh là Community Development, xuất hiện vào những năm 1940 tại các thuộc địa đầu tiên của Anh. Ở Ghana một người Anh sáng kiến giúp dân tự cải thiện đời sống bằng các nỗ lực chung của chính quyền và người dân địa phương. Một bên gĩp cơng, một bên gĩp của để đắp đường, xây trường học, trạm xá Qua đĩ, cho thấy dân nghèo khơng chỉ là một đám đơng dốt, lười, cam chịu với số phận mà họ cĩ thể tích cực tham gia đĩng gĩp cơng sức, tiền của vào các chương trình, dự án cĩ mục đích cải thiện đời sống của chính họ. Kinh nghiệm này cũng cho thấy phát triển phải đồng bộ và mọi khía cạnh của đời sống từ kinh tế, sức khỏe, văn hĩa phải được nâng lên cùng một lúc mới cĩ thể phá vỡ cái vịng lẩn quẩn của nghèo đĩi, dốt nát, bệnh tật Kinh nghiệm tích cực này được lan rộng hầu hết các cựu thuộc địa ở châu Á và châu Phi. Năm 1950 Liên Hợp Quốc cơng nhận khái niệm PTCĐ và khuyến khích các quốc gia sử dụng PTCĐ như một cơng cụ để thực hiện các chương trình phát triển quốc gia. Thập kỷ 1960-70 được chọn là thập kỷ phát triển thứ nhất (The first development decade) với những chương trình viện trợ qui mơ lớn về kỹ 14
  15. thuật, phương pháp và vốn. Thời điểm ấy nơng thơn chiếm 80 – 90 % các nước cựu thuộc địa nên PTCĐ nhằm chủ yếu vào phát triển các cộng đồng nơng thơn. Từng nhĩm hay cộng đồng địa phương cĩ thể liên kết xây dựng một dự án như tổ hợp đánh cá, sản xuất nơng nghiệp hay tiểu thủ cơng nghiệp. Chính quyền xét và tài trợ theo tỉ lệ qui định so với sự đĩng gĩp của người dân, thường là 50:50. Năm 1970 Liên Hiệp Quốc lượng giá thập kỷ phát triển . Kết quả cho thấy cĩ một số tiến bộ rõ rệt như sự thay đổi bộ mặt nơng thơn với các hạ tầng cơ sở, tiện nghi cơng cộng phục vụ người dân. Tuy nhiên phong trào rầm rộ này tỏ ra máy mĩc và tốn kém. Thành quả tích cực nhất là số cơ sở vật chất nhưng sau đĩ trở nên vơ dụng, chẳng hạn những cái xác của trạm xá, thư viện, giếng bơm khơng được dùng đến vì khơng đáp ứng nhu cầu thật của người dân. Phong trào khơng đạt được kết quả mong muốn, nhất là một sự chuyển biến đáng kể về mặt xã hội. Ví dụ chưa cĩ sự thay đổi hành vi, tập quán từ người dân để tiếp nhận tiến trình hiện đại hĩa và phát triển. Chưa cĩ cơng bằng xã hội vì cĩ một số ít khá lên, người nghèo vẫn nghèo hoặc nghèo hơn. Sự tham gia thực sự của dân vào quá trình lấy quyết định, phát huy sáng kiến cịn rất hạn chế, họ chỉ đĩng gĩp lao động như một thứ vật tư. Quan trọng hơn, từng cá nhân khơng thể tham gia nếu khơng thơng qua các tổ chức chính thức hay phi chính thức, mà các tổ chức này lại khơng cĩ, hoặc quá yếu, hoặc đi ngược lại quyền lợi của dân. Đây cũng là điểm cơ bản nhất của sự chậm phát triển vì PTCĐ khơng tạo ra được cơ sở hạ tầng xã hội cần thiết cho phát triển. Hơn nữa, đơn vị làng xã quá nhỏ, phát triển một cách riêng lẻ mà phát triển địa phương khơng thể nằm ngồi phát triển quốc gia. 15
  16. Bài học đáng ghi nhớ là sự thất bại tất yếu của cách làm ồ ạt theo phong trào, áp đặt từ trên xuống và nguyên tắc quan trọng là cho dù nhà nước cĩ chính sách chiến lược tốt, phát triển cũng phải từ dưới lên, xuất phát từ ý chí và nỗ lực của quần chúng. Từ cuộc lượng giá trên các phương hướng sau đây được nhấn mạnh: - Sự tham gia của quần chúng là yếu tố cơ bản. - Yếu tố tổ chức hết sức quan trọng. Cần phải xây dựng các thiết chế xã hội để làm cơng cụ, mơi trường cho sự tham gia của người dân, các tổ chức chính quyền địa phương phải được điều chỉnh để thực hiện chức năng phát triển. - Trong PTCĐ khơng đặt nặng chương trình, dự án từ bên trên, bên ngồi đưa vào mà khuyến khích các sáng kiến, các cơng trình vừa sức do người dân tự đề xướng và thực hiện với sự hỗ trợ từ bên ngồi. - Tạo được chuyển biến xã hội mới là quan trọng, bao gồm sự thay đổi nhận thức, hành vi người dân nhằm mục đích phát triển, và sự chuyển biến trong tổ chức, cơ cấu và các mối tương quan lực lượng trong xã hội. - PTCĐ chỉ cĩ hiệu quả, khi nằm trong một chiến lược phát triển quốc gia đúng đắn, phát triển làng xã phải đặt trong kế hoạch phát triển cấp vùng. - Huấn luyện để trang bị cho dân và những người cĩ trách nhiệm kỹ năng tổ chức, lãnh đạo là một hoạt động khơng thể thiếu 16
  17. 2. KHÁI NIỆM CỘNG ĐỒNG VÀ PHÁT TRIỂN 2.1. Cộng đồng 2.1.1. Khái niệm cộng đồng “Cộng đồng là một tập thể cĩ tổ chức, bao gồm các cá nhân con người sống chung ở một địa bàn nhất định, cĩ chung một đặc tính xã hội hoặc sinh học nào đĩ và cùng chia sẻ với nhau một lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào đấy” (Trung tâm Nghiên cứu và Tập huấn PTCĐ) “Cộng đồng là tập thể người sống trong cùng một khu vực, một tình hoặc một quốc gia và được xem như một khối thống nhất”; “Cộng đồng là một nhĩm người cĩ cùng tín ngưỡng, chủng tộc, cùng loại hình nghề nghiệp, hoặc cùng mối quan tâm”; “Cộng đồng là một tập thể cùng chia sẻ, hoặc cĩ tài nguyên chung, hoặc cĩ tình trạng tương tự nhau về một số khía cạnh nào đĩ” (Tự điển Đại học Oxford) Cĩ thể phân ra 2 loại cộng đồng: Cộng đồng địa lý bao gồm những người dân cư trú trong cùng một địa bàn cĩ thể cĩ chung các đặc điểm văn hố xã hội và cĩ thể cĩ mối quan hệ ràng buộc với nhau. Họ cùng được áp dụng chính sách chung Cộng đồng chức năng gồm những người cĩ thể cư trú gần nhau hoặc khơng gần nhau nhưng cĩ lợi ích chung. Họ liên kết với nhau trên cơ sở nghề nghiệp, sở thích, hợp tác hay hiệp hội cĩ tổ chức (NGO Training Project) 17
  18. Như vậy, cộng đồng cĩ thể ở quy mơ các cấp khác nhau từ lớn đến nhỏ, từ chung chung đến cụ thể. Thí dụ: - Cộng đồng địa lý: Cộng đồng người Hoa, người Chăm, cộng đồng dân cư tại xĩm X - Cộng đồng chức năng: Hội đồng hương của tỉnh Quảng Ngãi; Cộng đồng học sinh, sinh viên Việt Nam đang du học tại các nước; Cộng đồng những cơng nhân nhập cư tại khu phố A; 2.1.2. Yếu tố cấu thành một cộng đồng Ba yếu tố cấu thành cộng đồng là con người, mơi trường và mối tương tác. Trong một mơi trường, con người cĩ những hoạt động tương tác, chia sẻ với nhau Con người gồm những đặc điểm về nhân chủng học như họ tộc, dân tộc, ngơn ngữ, v.v. Mơi trường gồm cả mơi trường địa lý, mơi trường trao đổi thơng tin, liên lạc, là nơi để con người cĩ thể tương tác qua lại lẫn nhau Các tương tác của con người trong cộng đồng với nhau và với mơi trường của mình để chia sẻ những quan tâm, lợi ích chung, bao gồm nguồn sống, thu nhập, nghề nghiệp, sở thích, v.v 18
  19. 2.2. Phát triển 2.2.1. Một số khái niệm phát triển • “Phát triển là làm cho biến đồi từ ít đến nhiều, từ thấp đến cao, hẹp đến rộng, đơn giản đến phức tạp” (Tự điển tiếng Việt) • “Phát triển mang tính so sánh, mang tính thời gian. Phát triển là sự thay đổi theo hướng khác biệt đi theo hướng tốt hơn, hài lịng và ổn định hơn” (Trung tâm Nghiên cứu và Tập huấn PTCĐ) • “Phát triển là tạo ra sự thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, chất lượng hơn”. 2.2.2. Mục đích của phát triển Mục đích của phát triển là nâng cao chất lượng đời sống của người dân và nhằm cung cấp cho con người những cơ hội để phát triển tồn diện các tiềm năng. Phát triển khơng chỉ là tăng số thu nhập đầu người của một quốc gia, tăng các chỉ số sản phẩm sản xuất của địa phương, của vùng, hoặc tăng tiết kiệm của cá nhân hay nhĩm, hoặc khơng chỉ hàm ý sự tăng lên về tài nguyên và thêm kỹ năng, mà cịn là tạo ra những thay đổi, cải tiến tích cực. Phát triển cần giúp những người dân thiệt thịi trước đây cĩ thể cải thiện các điều kiện sống của họ và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản như việc làm, nhà ở, mơi trường an tồn. Kinh nghiệm cho thấy nếu xem tồn bộ cộng đồng là đối tượng thì đa số lợi ích phát triển lại rơi vào nhĩm khá giả, nhĩm cĩ tiềm năng kinh 19
  20. tế mà ít đến tay nhĩm người nghèo nhất. Nhận thức mới này dẫn đến việc hình thành chiến lược phát triển mà đối tượng là những nhĩm bị thiệt thịi, và mục đích là nhằm tăng cường quyền lực cho cộng đồng. Đĩ là những chiến lược “Phát triển cĩ sự tham gia”, “Phát triển lấy người dân làm trọng tâm”. 2.2.3. Nội dung của phát triển Phát triển lấy người dân làm trọng tâm • Trước tiên quan tâm đến nhân phẩm và tiềm năng của người dân • Là một tiến trình nhằm cải thiện an sinh của người dân, nhấn mạnh đến sự tham gia của dân vào tiến trình phát triển để đạt mục đích trên. • Là một mơ hình phát triển xuất phát từ kinh nghiệm của người dân, văn hĩa của địa phương và lợi ích của phát triển phải tới dân, đặc biệt là người nghèo. Nội dung của phát triển con người gồm 4 thành tố: 1) Tăng năng suất: Người dân phải được hỗ trợ tăng năng suất và tham gia tích cực vào tiến trình lao động tăng thu nhập, việc làm cĩ lương hoặc thù lao. Tăng trưởng về kinh tế chỉ là một mặt của phát triển con người. 2) Bình đẳng: Mọi người dân phải cĩ cơ hội như nhau trong phát triển. Những hạn chế về cơ hội tiếp cận với tài nguyên, kinh tế, quyền lực cần được tháo gỡ, để người dân cĩ cơ hội tham gia và thụ hưởng các lợi ích của phát triển. 20
  21. 3) Tính bền vững: người dân được quyền tiếp cận với những cơ hội kinh tế và quyền lực nhưng phải đảm bảo sự phát triển lâu dài, vì lợi ích của thế hệ mai sau. Tất cả mọi tài nguyên vật chất, tài chánh, nhân lực, mơi trường phải được bồi đắp để tăng khả năng tái sản sinh. 4) Tăng năng lực / quyền lực: Phát triển phải xuất phát từ chính người dân, vì dân. Người dân phải được tham gia vào việc lấy quyết định và quá trình phát triển đang ảnh hưởng đến đời sống của họ. 3. PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG 3.1. Thế nào là cộng đồng kém phát triển và phát triển? • Đặc điểm của cộng đồng kém phát triển - Nhu cầu cơ bản khơng được đáp ứng đầy đủ như thiếu ăn, thiếu mặc, nhà ở tồi tàn hoặc khơng nhà ở, - Kinh tế nghèo nàn: tình hình/phương tiện sản xuất lạc hậu, kỹ thuật/mơ hình sản xuất khơng phù hợp, hệ thống tiêu thụ/phân phối hàng hĩa hạn chế, khơng hiệu quả, thu nhập thấp, thất nghiệp, - Cơ sở hạ tầng thiếu thốn, dịch vụ xã hội nghèo nàn, thiếu trang thiết bị tối thiểu như thiếu nước sạch, thiếu điện, thiếu cầu, đường, lưu thơng khĩ khăn, thiếu trường lớp, trạm y tế, thuốc chữa bệnh, 21
  22. - Về tinh thần: Thiếu nhu cầu sinh hoạt tinh thần, giải trí yếu kém, tỉ lệ mù chữ cao, thiếu giáo viên, thiếu thơng tin. Tâm lý thiếu tự tin, trơng chờ, ỷ lại. - Người dân khơng được quyền tham gia ra quyết định những việc liên quan trực tiếp đến đời sống của họ (thí dụ giá sản phẩm, hoặc đề án “phát triển” từ ngồi đưa vào). - Người dân thiếu cơ hội tiếp cận với các nguồn tài nguyên như tín dụng, kỹ thuật mới, đào tạo mới, đất đai • Đặc điểm của cộng đồng phát triển - Về hạ tầng cơ sở kỹ thuật: Đường sá, cầu cống được xây dựng, lưu thơng được cải tiến và mạng lưới thơng tin hữu hiệu được thiết lập. - Đời sống người dân được cải thiện: Thơng qua những nỗ lực, cố gắng, người dân thiệt thịi trong cộng đồng cĩ khả năng trả tiền học phí cho con cái, chi phí y tế, đồng thời mở mang kiến thức về xã hội hiện đang sống. - Sự tham gia: Người dân được quyền tham gia vào những quyết định cĩ ảnh hưởng đến đời sống của họ. Điều này được xem như yếu tố chủ yếu trong xác định PTCĐ. 22
  23. - Sáng kiến khởi sự của người dân: Những sáng kiến nhằm tự cải thiện cuộc sống của người dân trong cộng đồng được cơng nhận và phát huy Cuối cùng, một cộng đồng phát triển đúng nghĩa nếu nghèo đĩi và thất nghiệp giảm đi, nhân quyền và cơng bằng xã hội được củng cố. Vì thế, để phát triển một cộng đồng người thiệt thịi thì phải tạo ra sự thay đổi trong: 1) Phương cách làm ăn, kinh tế, 2) Nâng cao cơ sở hạ tầng, 3) Đặc biệt chú trọng tạo điều kiện thuận lợi trong việc lấy quyết định chung về phân phối tài nguyên trong cộng đồng. Nĩi cách khác, tạo thêm cơ hội để người dân nghèo tiếp cận tài nguyên và tham gia quản lý dự án phát triển cĩ liên quan đến đời sống của họ. 3.2. Định nghĩa phát triển cộng đồng Khái niệm phát triển cộng đồng được chính phủ Anh sử dụng đầu tiên, 1940 “Phát triển cộng đồng là một chiến lược phát triển nhằm vận động sức dân trong các cộng đồng nơng thơn cũng như đơ thị để phối hợp cùng những nỗ lực của nhà nước để cải thiện hạ tầng cơ sở và tăng khả năng tự lực của cộng đồng” 23
  24. Theo Murray G. Ross, 1955 “Phát triển cộng đồng là một diễn tiến qua đĩ cộng đồng nhận rõ nhu cầu hoặc mục tiêu phát triển của cộng đồng; biết sắp xếp ưu tiên các nhu cầu vì mục tiêu này; phát huy sự tự tin và ý muốn thực hiện chúng; biết tìm đến tài nguyên bên trong và ngồi cộng đồng để đáp ứng chúng, thơng qua đĩ sẽ phát huy những thái độ và kỹ năng hợp tác trong cộng đồng” Định nghĩa chính thức của Liên Hiệp Quốc, 1956 “Phát triển cộng đồng là những tiến trình qua đĩ nỗ lực của dân chúng kết hợp với nỗ lực của chính quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hố của các cộng đồng và giúp các cộng đồng này hội nhập và đồng thời đĩng gĩp vào đời sống quốc gia” Định nghĩa này nhấn mạnh hai yếu tố: - Sự tham gia của người dân với sự tự lực tối đa, và - Sự hỗ trợ về kỹ thuật và dịch vụ của nhà nước để khuyến khích sáng kiến, sự tự giúp, những cố gắng của người dân. Theo Th.S Nguyễn Thị Oanh, 1995 “Phát triển cộng đồng là một tiến trình làm chuyển biến cộng đồng nghèo, thiếu tự tin thành cộng đồng tự lực thơng qua việc giáo dục gây nhận thức về tình hình, vấn đề hiện tại của họ, phát huy các khả năng và tài nguyên sẵn cĩ, tổ chức các hoạt động tự giúp, bồi dưỡng và củng cố tổ chức, và tiến tới tự lực, phát triển”. 24
  25. 3.3. Các giá trị của phát triển cộng đồng • An sinh của người dân: mọi người đều cĩ quyền được phát triển, cĩ cơng ăn việc làm, đảm bảo cuộc sống đầy đủ nhân phẩm, cĩ giá trị, được tơn trọng và được bảo vệ. • Cơng bằng xã hội: mọi người đều cĩ quyền, cĩ cơ hội như nhau để thỏa mãn nhu cầu cơ bản và giữ gìn giá trị và nhân phẩm của mình. Cơng bằng xã hội địi hỏi sự phân bố lại tài nguyên và quyền lấy quyết định trong xã hội. • Tinh thần cộng đồng và trách nhiệm xã hội: chúng ta tin rằng con người với tư cách là một thành tố của cộng đồng và xã hội khơng chỉ quan tâm đến cá nhân mình mà cịn cĩ trách nhiệm với đồng loại, và cùng nhau giải quyết những nhu cầu, vấn đề chung. 3.4. Mục đích của phát triển cộng đồng Ba mục đích chính của phát triển cộng đồng 1) Năng lực của người dân được củng cố, tăng cường. 2) Cộng đồng tiến tới tự lực, tự cường do chính sự tham gia tích cực của người dân vào các hành động tập thể trong tiến trình thay đổi và chuyển hố cộng đồng. 3) An sinh và hạnh phúc của người dân. Cụ thể là: • Cải thiện cân bằng các điều kiện vật chất, tinh thần 25
  26. • Củng cố các thiết chế để tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển biến xã hội • Bảo đảm sự tham gia tối đa về mọi mặt của người dân vào tiến trình phát triển • Đẩy mạnh cơng bằng xã hội bằng cách tạo điều kiện cho nhĩm thiệt thịi nhất nêu lên nguyện vọng của mình và tham gia tích cực vào hoạt động phát triển 3.5. Nội dung của phát triển cộng đồng Nội dung phát triển cộng đồng gồm ba lĩnh vực liên quan nhau là: - Quản lý tài nguyên cộng đồng: gồm quản lý mơi trường cộng đồng, xử lý các thảm hoạ do thiên tai; phát triển các cơ sở kinh doanh sản xuất - Giáo dục cộng đồng: giúp trang bị kiến thức, sự hiểu biết và kỹ năng làm việc, lao động cho người dân. Bao gồm: a/ gây nhận thức hoặc thức tỉnh cho chính quyền địa phương và cộng đồng về tình trạng hiện tại của cộng đồng; b/ hình thành giá trị cộng đồng, giúp thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi tiêu cực, đề cao giá trị tích cực, khơi dậy truyền thống cần cù, hiếu học, tương thân, tương trợ; và c/ phát triển kỹ năng làm việc chung - Tổ chức cộng đồng: bao gồm: a/ củng cố các tổ chức cĩ sẵn như các đồn thể, tổ chức chính trị, xã hội tại cộng đồng; b/ thành lập nhĩm nhỏ, nhĩm mới hoặc các câu lạc bộ; c/ tổ chức các ngành nghề như các tổ sản xuất, câu lạc bộ nghề nghiệp trong cộng đồng. 26
  27. Mở rộng, liên kết với các nhĩm khác, tiến đến thành lập hiệp hội, hợp tác xã Ba lãnh vực trong nội dung phát triển cộng đồng được dùng như điểm xuất phát trong một dự án. Các dự án phát triển cộng đồng được tiến hành tuỳ theo lĩnh vực chuyên mơn của các tổ chức phát triển và nhu cầu của cộng đồng. Cĩ những tổ chức phát triển chỉ chuyên thực hiện dự án quản lý tài nguyên thí dụ “Dự án nước sạch nơng thơn”, “Dự án phịng chống lụt bão, thiên tai”; hoặc chuyên thực hiện giáo dục cộng đồng như “Dự án chống bạo hành phụ nữ” hoặc “Dự án giáo dục mơi trường”. Tuy nhiên, cũng cĩ tổ chức phát triển kết hợp hai nội dung như thực hiện giáo dục cộng đồng hoặc tổ chức cộng đồng thơng qua các chương trình quản lý tài nguyên rừng, biển, nơng nghiệp, hoặc sức khoẻ cộng đồng như “Dự án xĩa mù chữ và bảo vệ mơi trường Nam Cát Tiên” tại Ấp 5, xã Thanh Sơn, Huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. 27
  28. 3.6. Tiến trình PTCĐ CĐ cịn CĐ thức CĐ tăng CĐ tự lực yếu kém tỉnh năng lực Tự tìm Huấn Phát huy Hình thành Tăng cường động hiểu và luyện tiềm các nhóm năng liên kết lực tự phân nguyện tích Hành động chung cĩ lượng giá từ thấp đến cao Hình 1. Mơ hình Phát triển Cộng đồng Tiến trình phát triển cộng đồng đi từ cộng đồng yếu kém đến cộng đồng tự lực qua các bước sau: 28
  29. Thức tỉnh cộng đồng Trước tiên cộng đồng cần được giúp để tự tìm hiểu và phân tích nhằm biết rõ về những vấn đề của cộng đồng, những nguyên nhân và hậu quả do các vấn đề gây ra. Bên cạnh đĩ, người dân cũng tự nhận diện ra được những tài nguyên, tiềm năng và những khĩ khăn, thuận lợi từ cộng đồng để họ cĩ cơ sở giải quyết vấn đề. Điều quan trọng là cộng đồng cần nhận ra sự hợp tác của chính mình là yếu tố quyết định trong việc thay đổi tình trạng yếu kém hiện tại Tăng năng lực cộng đồng Cộng đồng nhận ra được những gì mình cĩ mà chưa sử dụng như đất đai, cơ sở, nhân tài, kinh nghiệm, và những nguồn hỗ trợ từ bên ngồi như kiến thức, chuyên mơn, tín dụng, Để sử dụng và quản lý được những nguồn lực này thì cộng đồng cần được hỗ trợ tăng khả năng, kiến thức và kỹ năng để cùng hành động, bằng các hình thức học tập, huấn luyện chính thức và khơng chính thức như trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm; tham quan học tập mơ hình. Cộng đồng tự lực Cộng đồng cĩ khả năng tự quản lý các hoạt động, dự án phát triển, các vấn đề trong cộng đồng, bằng cách khai thác và sử dụng hợp lý và hiệu quả các tài nguyên bên trong và ngồi cộng đồng. Đảm bảo cân bằng sinh thái, nguồn tài nguyên để khơng ảnh hưởng đến việc đáp ứng cho nhu cầu của thế hệ tương lai 29
  30. 4. CÁC NGUYÊN TẮC HÀNH ĐỘNG TRONG PTCĐ Để thực hiện PTCĐ thì cần tuân thủ 10 nguyên tắc hành động như sau: 1) Bắt đầu từ nhu cầu, tài nguyên và khả năng của người dân. Cần chú ý đơi khi nhu cầu của người dân rất khác với nhu cầu của nhà tài trợ, hoặc của chính quyền địa phương chẳng hạn cộng đồng đang cần nước sạch, nhưng dự án chỉ xây dựng các trụ sở hoặc điểm sinh hoạt cộng đồng. Đồng thời nên vận dụng những gì cĩ sẵn trong cộng đồng thí dụ các vật liệu như gỗ, tranh, tre, và tay nghề của người dân trong cộng đồng để dựng một lớp học, đào giếng 2) Đáp ứng nhu cầu và mối quan tâm bức xúc hiện tại của họ. Cộng đồng nghèo cĩ nhiều vấn đề cần cải thiện, nhưng phải chọn vấn đề ưu tiên để giải quyết và đáp ứng trước, khơng nên làm nhiều việc cùng một lúc. 3) Tin tưởng vào dân, vào khả năng thay đổi và phát triển của họ. Người dân dù nghèo hoặc khĩ khăn nhưng họ đều cĩ ĩc sáng tạo và tính gắn bĩ, mong muốn thay đổi cuộc sống cộng đồng tốt hơn. Thí dụ, một phụ nữ lớn tuổi, khơng biết chữ, đi bán vé số nhưng nếu được hướng dẫn thì bà cĩ thể trở thành một nhĩm trưởng quản lý tốt một nhĩm tiết kiệm-tín dụng. 4) Khuyến khích người dân cùng thảo luận, lấy quyết định chung, hành động chung để họ đồng hĩa mình với những chương trình hành động. Điều này nhằm xây dựng, củng cố năng lực cộng đồng, đồng thời giúp cộng đồng làm chủ những hoạt động của mình ngay từ đầu tiến trình giải quyết vấn đề. 5) Bắt đầu từ những hoạt động nhỏ để dẫn đến các thành cơng nhỏ. Thí dụ thực hiện tráng một con hẻm khoảng vài chục mét, thành lập 30
  31. những nhĩm tiết kiệm với số thành viên khoảng 5-7 người/nhĩm, phát vay tín dụng với số vốn vừa phải khoảng vài trăm ngàn cho một thành viên. Với những hoạt động nhỏ, người dân được tập dần cách điều hành và quản lý các hoạt động để đạt được thành cơng. 6) Vận động thành lập nhĩm nhỏ để thực hiện dự án, khơng chỉ để giải quyết được một vấn đề cụ thể, mà cịn để củng cố, làm vững mạnh tổ chức tự nguyện của người dân. Để phát huy hành động chung trong cộng đồng, tất cả các hoạt động nên thơng qua hình thức nhĩm nhỏ, khoảng 7-10 thành viên/một nhĩm. Thí dụ Ban đại diện cộng đồng, nhĩm phụ nữ cĩ con dưới 5 tuổi, nhĩm thiếu niên bảo vệ mơi trường, nhĩm tiểu thương, 7) Cung cấp nhiều cơ hội để người dân tương trợ lẫn nhau và phát sinh các hoạt động chung, qua đĩ các thành viên vừa đạt được cảm xúc tự hồn thành nhiệm vụ vừa gĩp phần cải thiện an sinh cho nhĩm. Cả hai điều nầy đều quan trọng như nhau. Thí dụ phân cơng những người cĩ tay nghề sẽ hướng dẫn những người học nghề trong một nhĩm, hoặc tổ chức các buổi họp để người dân cùng bàn cách giúp đỡ những người già neo đơn, hoặc phụ nữ đơn thân trong cộng đồng 8) Quy trình “Hành động – Suy ngẫm rút kinh nghiệm – Hành động mới” cần áp dụng để tiến đến những chương trình hành động chung lớn hơn, trình độ quản lý cao hơn. Bất kỳ hoạt động nào cũng nên áp dụng quy trình này, cho dù là tổ chức một buổi sinh hoạt dã ngoại cho trẻ em, hay ứng dụng kỹ thuật mới trong sản xuất, hoặc làm một cơng trình như xây một cầu khỉ, và thực hiện một dự án tổng hợp 31
  32. 9) Nếu điều hành cĩ hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn theo nhĩm là dịp để tổ chức nhĩm trưởng thành. Khơng tránh né những mâu thuẫn vì điều này rất thường xảy ra với tổ chức nhĩm nhiều người. Việc cùng nhau giải quyết thành cơng những vấn đề xảy ra trong nhĩm sẽ giúp các thành viên nhĩm hiểu nhau hơn, và nhĩm sẽ cĩ những bài học quý báu, đồng thời tăng kỹ năng quản lý, tổ chức. 10) Thiết lập mối liên kết với các tổ chức khác để cĩ thêm hỗ trợ và hợp tác với nhau. Phương pháp này được gọi là “tạo mạng lưới” (net- working), thí dụ liên kết giữa những nhĩm trong cộng đồng như nhĩm giáo dục xố mù chữ; nhĩm truyền thơng mơi trường; nhĩm chăn nuơi, trồng trọt; nhĩm thể thao, văn nghệ. Hoặc liên kết với các nhĩm khác ngồi cộng đồng như các nhĩm tiết kiệm-tín dụng của cộng đồng X sẽ liên kết với cộng đồng Y để tạo thành các cụm hoặc trung tâm; Việc liên kết này sẽ tạo thêm hiệu quả, sức mạnh vì các nhĩm cĩ thể trao đổi, sử dụng nguồn lực của nhau. Đồng thời tăng thêm tiếng nĩi cho các cộng đồng, nếu cĩ vấn đề cần đề xuất, ngay cả chính sách. Tài liệu tham khảo: - Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam, Tài liệu tập huấn Cơng tác Xã hội, 1997 - Nguyễn Thị Oanh, Phát triển Cộng đồng, ĐH Mở BC TP.HCM, 2000 - Pat Ellis, Hãy đưa cộng đồng vào cuộc, NXB Trẻ TP. HCM, 2000 - CACERP, Tài liệu phát cho học viên PTCĐ 32
  33. 4. Những khái niệm cơ bản trong bài và cách học từng phần của bài Khái niệm cơ bản trong bài - Phát triển: Phát triển là sự thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, chất lượng hơn. - Cộng đồng: Trong đời sống xã hội, khái niệm cộng đồng được sử dụng một cách tương đối rộng rãi, để chỉ nhiều đối tượng cĩ những đặc điểm tương đối khác nhau về quy mơ, đặc tính xã hội. Cĩ thể phân biệt cộng đồng địa lý và cộng đồng chức năng. - Phát triển cộng đồng: PTCĐ là một tiến trình làm chuyển biến cộng đồng nghèo, thiếu tự tin thành cộng đồng tự lực thơng qua việc giáo dục gây nhận thức về tình hình, vấn đề hiện tại của họ, phát huy các khả năng và tài nguyên sẵn cĩ, tổ chức các hoạt động chung tự giúp, bồi dưỡng và củng cố tổ chức, và tiến tới tự lực, phát triển. Cách học từng phần - Lịch sử PTCĐ: Sinh viên đọc và ghi nhận những điểm mốc chính - Các khái niệm: Sinh viên đọc giáo trình và tham khảo thêm tài liệu về phát triển - Các đặc điểm của cộng đồng nghèo, kém phát triển: Nếu cĩ điều kiện học theo nhĩm, sẽ chia hai nhĩm, một nhĩm vẽ hình cộng đồng kém phát triển, nhĩm khác vẽ hình cộng đồng phát triển, sau đĩ so sánh, tìm ra những đặc điểm của từng cộng đồng. 33
  34. - Nguyên tắc hành động phát triển cộng đồng: Sinh viên liên hệ những hoạt động đang diễn ra tại địa phương nơi đang sống hoặc hoạt động của cơ quan đang cơng tác, tìm ra những nguyên tắc nào được và chưa được ứng dụng. Rút ra nhận định. 5. Một số điểm cần lưu ý khi học: Sinh viên cần hiểu phát triển cộng đồng là một phương pháp cơng tác xã hội, hiện đang ứng dụng tại nhiều nước đang phát triển. PTCĐ là chiến lược áp dụng cho đối tượng là nhĩm bị thiệt thịi, nhằm tăng quyền lực cộng đồng. Việc liên hệ và chia sẻ kinh nghiệm trong thực tế cơng tác hoặc cuộc sống tại địa phương nơi ở là một điều rất cần thiết để xây dựng bài học, đặc biệt là các nguyên tắc hành động trong phát triển cộng đồng. 6. Tĩm lược những vấn đề cần ghi nhớ • Phát triển cộng đồng bắt nguồn từ những năm 1940, được Liên Hiệp Quốc cơng nhận và khuyến khích các quốc gia sử dụng phương thức này trong tiến trình phát triển đất nước • Phát triển cộng đồng gắn với chiến lược “phát triển cĩ sự tham gia”, “phát triển lấy người dân làm trọng tâm” nên rất gần gũi với các chương trình xĩa đĩi giảm nghèo của Việt Nam, nhằm giúp người dân và cộng đồng tăng năng lực, tự thay đổi cuộc sống. 34
  35. • Phát triển cộng đồng là một tiến trình thay đổi cộng đồng từ yếu kém đến tự lực • 10 nguyên tắc hành động trong phát triển cộng đồng nhằm tơn trọng tối đa sự tham gia của người dân và phát huy tiềm năng, khả năng của cộng đồng 7. Câu hỏi Câu 1. Mục đích của phát triển cộng đồng Câu 2. Giá trị của phát triển cộng đồng? Câu 3. Cộng đồng kém phát triển cĩ những đặc điểm gì? Liên hệ địa phương nơi bạn đang sống hoặc cơng tác, so sánh và rút ra nhận định xem cộng đồng đĩ phát triển chưa. Câu 4. Vẽ hình tiến trình PTCĐ và giải thích Câu 5. Vì sao phải tuân thủ những nguyên tắc hành động trong PTCĐ? 8. Trả lời câu hỏi của bài 1 Câu 1: Mục đích của phát triển cộng đồng - Ba mục đích chính: i/ tăng năng lực cho người dân; ii/ sự tham gia của người dân vào tiến trình cải thiện cộng đồng; iii/ an sinh cho cộng đồng 35
  36. - Cụ thể hố mục tiêu là: Cải thiện cân bằng về vật chất và tinh thần; Củng cố các thiết chế để tạo điều kiện cho chuyển biến xã hội; Bảo đảm sự tham gia tối đa của người dân vào tiến trình phát triển; và Đẩy mạnh cơng bằng xã hội Câu 2: Giá trị của phát triển cộng đồng: i/An sinh của người dân; ii/ Cơng bằng xã hội; iii/ Tinh thần cộng đồng và trách nhiệm xã hội Câu 3: - Các đặc điểm của một cộng đồng nghèo: i/ Kinh tế nghèo nàn; ii/ Cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội thiếu; iii/ Đời sống tinh thần khơng được đáp ứng; iv/ Người dân khơng được quyền tham gia lấy quyết định; v/ Người dân thiếu cơ hội tiếp cận với các nguồn tài nguyên - Liên hệ thực tế Câu 4: Vẽ mơ hình tiến trình phát triển cộng đồng từ cộng đồng yếu kém đến tự lực Câu 5: - Nêu 10 nguyên tắc hành động PTCĐ - Giải thích việc áp dụng nguyên tắc nhằm mục đích tạo sự tham gia tối đa cho người dân 36
  37. BÀI 2 TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG 1. Giới thiệu khái quát bài 2 Bài 2 sẽ giới thiệu cho sinh viên về tiến trình tổ chức cộng đồng, trong tiến trình này cộng đồng sẽ thay đổi dần từ tình trạng yếu kém đến tự lực, tự cường. Sinh viên sẽ được tìm hiểu từng bước của tiến trình 9 bước tổ chức cộng đồng. Từ bước 1 đến bước 4 là việc tiếp cận cộng đồng, bắt đầu bằng việc lựa chọn cộng đồng, đến tìm hiểu, bồi dưỡng cán bộ nịng cốt và việc phân tích tình hình cộng đồng. Bước 5 đến bước 9 sẽ chuyên sâu vào cơng tác tổ chức cộng đồng, từ lúc hình thành Ban Phát triển đến những hoạt động thành lập, củng cố nhĩm, liên kết nhĩm và chuyển giao khi cộng đồng tự lực. Hoạt động của nhĩm đĩng vai trị chính yếu trong tổ chức cộng đồng. Trong thực tế sinh viên cĩ thể sẽ tiếp cận với nhiều hoạt động cộng đồng hoặc dự án phát triển cộng đồng khơng theo đủ tiến trình 9 bước, hoặc khơng theo thứ tự như lý thuyết trong bài này đã nêu. Do vậy, việc giới thiệu tất cả 9 bước theo lối tiếp cận cổ điển để sinh viên cĩ cái nhìn tổng quát và hiểu về tiến trình tổ chức cộng đồng. 37
  38. 2. Mục tiêu học viên cần đạt được sau khi học xong bài 2 Sinh viên hiểu và nắm vững các bước cụ thể của việc tổ chức cộng đồng hay thực hiện một dự án PTCĐ, từ đĩ biết linh hoạt ứng dụng theo các đặc điểm tình hình của mỗi cộng đồng. 3. Hướng dẫn học nội dung cơ bản và các tài liệu tham khảo cho bài Nội dung cơ bản: 1) Khái niệm và mục tiêu của tiến trình tổ chức cộng đồng 2) 9 bước trong tiến trình tổ chức cộng đồng 1- Chọn cộng đồng 2- Hội nhập cộng đồng 3- Thành lập và tập huấn nhĩm nịng cốt 4- Tìm hiểu và phân tích cộng đồng 5- Chính thức thành lập Ban Điều hành, lập kế hoạch các hoạt động phát triển 6- Củng cố tổ chức, phát huy vai trị các nhĩm 7- Liên kết bên trong và bên ngồi cộng đồng 8- Lượng giá các hoạt động phát triển 9- Chuyển giao- cộng đồng tự lực 38
  39. NỘI DUNG BÀI 2 TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG Phát triển cộng đồng là một tiến trình để đưa cộng đồng từ yếu kém đến tự lực, trong đĩ tiến trình hành động gồm những hoạt động chủ đạo như tổ chức cộng đồng, xây dựng và quản lý những dự án cộng đồng, và cơng tác liên kết các nguồn lực sẵn cĩ để hỗ trợ cho sự phát triển của cộng đồng. 1. TỔNG QUÁT 1.1. Khái niệm tổ chức cộng đồng Là một tiến trình giải quyết vấn đề qua đĩ cộng đồng được tăng sức mạnh bởi các kiến thức, kỹ năng, phát hiện nhu cầu và các vấn đề, lựa chọn ưu tiên, huy động tài nguyên và cùng giải quyết vấn đề. Tổ chức cộng đồng là một kỹ thuật với mục đích cuối cùng là sự tham gia chủ động với tư cách tập thể của người dân vào phát triển. Nĩ nhằm tăng sức mạnh cho cộng đồng để tự quyết định về sự phát triển của mình và sự định hình của tương lai mình (REDO-Trường Cơng tác Xã hội và Phát triển Cộng đồng – Đại học Philippines) 39
  40. 1.2. Mục tiêu của tổ chức cộng đồng - Phát triển kỹ năng và khả năng tổ chức của người dân, giúp cộng đồng biết cách lập kế hoạch xã hội - Nối kết các đầu tư kinh tế xã hội vào những nhĩm cộng đồng nghèo cơ sở - Ủng hộ cho sự liên kết rộng rãi các tổ chức trong việc giải quyết các vấn đề cộng đồng - Tạo sự quan tâm về cơng bằng xã hội trong tiến trình lập kế hoạch xã hội 1.3. Tiến trình tổ chức cộng đồng Là một tiến trình bao gồm từ việc lựa chọn và tìm hiểu cộng đồng, bồi dưỡng cán bộ nịng cốt đến việc xây dựng và phát triển các tổ chức hợp tác trong cộng đồng. Tiến trình này được cụ thể hố qua các cơng việc sau - Lựa chọn cộng đồng - Hội nhập cộng đồng, nhận diện những người tích cực, cĩ khả năng trong cộng đồng - Xây dựng và tập huấn, bồi dưỡng nhĩm lãnh đạo nịng cốt - Thực hiện việc tìm hiểu, phân tích tình hình cộng đồng - Lên kế hoạch hành động và thực hiện các kế hoạch hành động - Vận động nhĩm và củng cố tổ chức nhĩm - Rút kinh nghiệm, lượng giá các hoạt động và sự phát triển của tổ chức/nhĩm 40
  41. - Mở rộng các mối liên kết với các nhĩm khác trong và ngồi cộng đồng - Chuyển giao Các bước hành động trên khơng phải hồn tồn tách biệt nhau, khơng chỉ làm xong cơng việc này mới đến cơng việc khác mà tuỳ trường hợp, hai hay ba hành động cĩ thể tiến hành cùng lúc. Thí dụ khi vào cộng đồng, tác viên cĩ thể vừa hội nhập, vừa nghiên cứu, nhen nhĩm các nhĩm hành động Trình tự của các cơng việc trên cũng cĩ thể được thay đổi cho phù hợp với hồn cảnh. Thí dụ: cĩ thể sau khi lựa chọn cộng đồng, việc tập huấn được thực hiện ngay để sau đĩ nhĩm này cĩ thể cùng với tác viên hoặc chính họ tự tìm hiểu và phân tích về tình hình cộng đồng của họ, đồng thời cùng tác viên lên kế hoạch hành động và tổ chức các nhĩm hành động. 2. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH CƠNG TÁC TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG 2.1. Bước 1 . Chọn cộng đồng Việc lựa chọn cộng đồng được bắt đầu từ phạm vi rộng và hẹp dần đến khi phù hợp với tiêu chuẩn và khả năng đáp ứng của cơ quan phát triển. Thơng thường cơng việc này được bắt đầu từ việc lựa chọn khu vực (thí dụ khu vực đồng bằng hay miền núi, khu vực nơng thơn hay thành thị ), đến việc lựa chọn tỉnh, thành và quận, huyện. Ở bước này, tác viên cộng đồng, hay cịn gọi là tác viên, cĩ thể căn cứ trên các nguồn thơng tin 41
  42. đại chúng, từ số liệu thống kê cơng khai của các địa phương hoặc qua sự giới thiệu hay tham khảo ý kiến của đồng nghiệp hoặc các cơ quan xã hội cĩ kinh nghiệm liên quan đến các địa phương này. Từ một cộng đồng rộng cấp quận huyện, đến việc lựa chọn cộng đồng cấp xã phường và ấp hay khu phố, tổ dân phố thì cơng việc phức tạp hơn vì cần nhiều thơng tin hơn, mà thơng tin chính thức (qua báo cáo thống kê) ở các cấp này thường là ít, thiếu, hạn chế hoặc chỉ những thơng tin chung chung. Do vậy, tác viên phải trực tiếp phỏng vấn các lãnh đạo và dân địa phương, kết hợp với quan sát đời sống, sinh hoạt của người dân ở các khu vực nghèo để cĩ những thơng tin chính xác hơn. 2.1.1.Một vài tiêu chí tham khảo để chọn địa bàn Cộng đồng - Đa số là người nghèo và nhu cầu bức xúc của họ phù hợp với lĩnh vực hoạt động, khả năng đáp ứng của cơ quan tài trợ và chiến lược phát triển của địa phương. - Cộng đồng khơng bất ổn nghiêm trọng về an ninh, chính trị cản trở dự án. - Quy mơ cộng đồng khơng quá lớn, thường thì một thơn hoặc một khu phố là lý tưởng. - Cĩ tài nguyên và tiềm năng phát triển. Thí dụ cĩ đất đai, nguồn nước; cĩ kinh nghiệm sản xuất, nuơi trồng; cĩ lực lượng lao động trẻ. 42
  43. Chính quyền - Lãnh đạo địa phương tương đối cởi mở, hiểu và chấp nhận phương pháp PTCĐ. - Cĩ năng lực tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển - Nhiệt tình tham gia, cĩ trách nhiệm và quan tâm giải quyết những vấn đề bức xúc của dân - Nội bộ đồn kết 2.1.2. Một số điểm lưu ý trong bước 1 - Các bước cơng việc trên áp dụng cho trường hợp tác viên cộng đồng là người từ bên ngồi đến làm việc tại một cộng đồng. Việc lựa chọn cộng đồng sẽ đơn giản hơn khi tác viên là cán bộ hay là người đang sống tại địa phương (chẳng hạn tác viên cộng đồng là cán bộ hay tình nguyện viên của các chi hội Chữ Thập Đỏ cơ sở), hoặc cơ quan phát triển hay tác viên được chính quyền hay một ban ngành, đồn thể địa phương mời đến giúp địa phương làm cơng tác PTCĐ. - Thống nhất với chính quyền địa phương các cấp về một số tiêu chuẩn của cộng đồng để chọn địa bàn. 43
  44. 2.2. Bước 2. Hội nhập cộng đồng, nhận diện những người cĩ khả năng và tích cực Khi địa bàn đã được chọn, việc đầu tiên của bước hội nhập cộng đồng là tác viên hoặc vài tác viên trở lại thăm viếng các cán bộ lãnh đạo địa phương để thơng báo cơng khai mục đích, nhiệm vụ của mình trong cộng đồng. Thường thì chính quyền địa phương giới thiệu một số cán bộ trực tiếp cộng tác với tác viên hoặc đĩng vai trị hướng dẫn, giới thiệu tác viên với cộng đồng. Trong một vài tháng đầu, với tác phong “tam cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm với dân), tác viên thường xuyên xuống cộng đồng, “lân la”, tìm hiểu, trao đổi với người dân, với lãnh đạo hay những người cĩ uy tín trong cộng đồng. Một cách hay nhất để cĩ thể cĩ được mối quan hệ tốt với người dân và hiểu sâu hơn về cộng đồng là tham dự những sinh hoạt, cơng việc của cộng đồng, chẳng hạn tham gia các hoạt động kinh tế như lưới cá, làm ruộng, chăn nuơi, đan, thêu, hoặc làm việc nhà khi ở cùng gia đình người dân. Tĩm lại cĩ nhiều cách để sống gần gũi với người dân và hịa nhập với lối sống của họ, nhưng người tác viên cộng địng cần luơn giữ phẩm chất, đạo đức của mình. Điều này cĩ nghĩa là sống chung với họ và chia sẻ những kinh nghiệm sống như họ. Kết quả cần đạt là tạo được mối quan hệ tin cậy, hiểu biết giữa tác viên và cộng đồng. Thời gian hội nhập cộng đồng khoảng từ 4-6 tháng là lý tưởng để giúp tác viên cĩ thể nghe, thấy, hiểu tâm tư, nhu cầu, vấn đề khĩ khăn, tiềm năng của người dân cũng như để hiểu chính những khĩ khăn, hạn 44
  45. chế của bản thân trong cơng tác vận động quần chúng. Tác viên cĩ đủ thơng tin để đánh giá tình hình xã hội của cộng đồng, và những yếu tố khả thi của một chương trình/dự án tương lai. Qua thu thập những thơng tin ban đầu, tác viên phát hiện ra những tiềm năng, nhất là tiềm năng về con người để chuẩn bị cho bước hình thành nhĩm nịng cốt. 2.3. Bước 3. Xây dựng và bồi dưỡng/ Tập huấn nhĩm lãnh đạo nịng cốt Sau quá trình hội nhập cộng đồng, tác viên đã phát hiện ra những nhân tố tích cực trong cộng đồng. Qua sự bàn bạc với cán bộ địa phương cùng cộng tác với tác viên, nhĩm nịng cốt được lựa chọn và thành hình. Nhĩm này gồm người thật sự đại diện cho dân, cĩ ý thức tiến bộ trong cộng đồng, cĩ thể bao gồm những cán bộ chính quyền, ban ngành, đồn thể địa phương như tổ trường dân phố, tổ trưởng phụ nữ; những lãnh đạo tơn giáo nhiệt tình, cĩ uy tín; người dân hay lãnh đạo nhĩm phi chính thức trong cộng đồng chẳng hạn những người hay tổ chức cho cộng đồng đi tham quan, đi chùa, v.v 2.3.1. Vài tiêu chuẩn để nhận diện người nịng cốt ƒ Thuộc gia đình cĩ thu nhập thấp hoặc vừa trong cộng đồng ƒ Cĩ uy tín và cĩ ảnh hưởng tích cực trong cộng đồng ƒ Suy nghĩ cĩ ý thức đối với mơi trường chung quanh ƒ Đáp ứng được với những thay đổi mới 45
  46. ƒ Cĩ kỹ năng truyền thơng, giao tiếp tốt, cĩ khả năng phát biểu ƒ Mạnh dạn nĩi thay cho người dân trong cộng đồng ƒ Vì lợi ích của người nghèo trong cộng đồng ƒ Cĩ điều kiện thời gian để tham gia các hoạt động đại diện cộng đồng Việc lựa chọn người nịng cốt, người lãnh đạo cộng đồng cũng khơng nên quá cầu tồn, họ chỉ cần mang tính tiên phong trong một số hoạt động nhằm đạt lợi ích cộng đồng. Thí dụ người thường gợi ý và vận động mọi người giữ vệ sinh hoặc an ninh trong khu xĩm, hoặc cung cấp thơng tin về việc làm cho một số người thất nghiệp, hoặc hay đứng ra giảng hồ những mâu thuẫn trong cộng đồng, v. v 2.3.2. Bồi dưỡng nhĩm nịng cốt Sau khi nhĩm nịng cốt được hình thành (lý tưởng là khoảng 10 người), việc lên kế hoạch và tổ chức tập huấn được bàn bạc để thực hiện. Chương trình tập huấn căn bản và phương pháp PTCĐ lồng ghép một số kỹ năng như năng động nhĩm, truyền thơng, lãnh đạo v.v Đây là những nội dung cần thiết để cĩ thể triển khai các chương trình theo đúng phương pháp PTCĐ. Hướng dẫn viên của khĩa tập huấn là nhĩm tác viên và cĩ thể cĩ thêm vài đồng nghiệp cĩ nhiều kinh nghiệm tập huấn được mời hỗ trợ. Tập huấn nên được tổ chức liên tục từ 4 buổi đến một tuần lễ. Kinh phí tổ chức tốt nhất nên do địa phương chịu trách nhiệm, nếu địa phương khĩ khăn các bên cùng bàn bạc chịu trách nhiệm. Trong tập huấn nên vận 46
  47. dụng tối đa những loại hình sinh động của phương pháp “Giáo dục chủ động” và các minh họa cho lý thuyết PTCĐ cần được gắn với tình hình thực tế của địa phương. Cuối khĩa tập huấn, nên giúp nhĩm nịng cốt thực hành chuẩn bị cho việc tự tìm hiểu và phân tích tình hình cộng đồng. Nếu thuận lợi cĩ thể bầu tạm thời một Ban Phát triển hay Tổ phát triển cộng đồng gồm 3-5 người (tốt nhất là nên cĩ sự tham gia của một vài thường dân cĩ uy tín, chẳng hạn tổ trưởng dân phố). Số người cịn lại trong nhĩm nịng cốt sẽ là những người cùng Ban Phát triển tiến hành bước tìm hiểu cộng đồng, và các chương trình hành động sau đĩ. Việc bồi dưỡng nhĩm nịng cốt sẽ được tiếp tục trong suốt các hoạt động sau này. Thí dụ: Dự án Xố mù vả Bảo vệ Mơi trường Nam Cát Tiên tại Ấp 5, Xã Thanh Sơn, Huyện Định Quán. Bước đầu tổ chức tập huấn kiến thức cơ bản về cơng tác xã hội và PTCĐ cho 25 tham dự viên, gồm giáo viên, thanh niên nịng cốt, ban ngành đồn thể ấp, người dân tích cực, lãnh đạo phi chính thức trong cộng đồng. Hướng dẫn viên là 2 tác viên thuộc Trung tâm Cơng tác Xã hội kết hợp với cán bộ từ Viện Sinh Học Nhiệt đới. Lớp tập huấn cũng huấn luyện cho tham dự viên cách thực hiện khảo sát theo phương pháp cùng tham gia (PRA) 47
  48. 2.4. Bước 4 . Tìm hiểu và phân tích cộng đồng Tác viên cần tìm hiểu và phân tích cộng đồng một cách tường tận. Qua đĩ, tác viên hiểu biết về những đặc điểm nổi bật của tình hình và làm thế nào để mang lại những thay đổi. Việc tìm hiểu và phân tích cộng đồng cũng sẽ làm cơ sở cho việc đánh giá nhu cầu, lập kế hoạch và thực hiện dự án cũng như cho các đợt lượng giá. Giai đoạn tìm hiểu cộng đồng cũng tạo sự thức tỉnh và hiểu biết của người dân theo khả năng của họ, họ cĩ cơ hội nhìn lại hồn cảnh của mình. Giai đoạn này bắt đầu cho một sự tham gia, vì khơng ai hiểu rõ hơn người dân về cộng đồng của họ. Người dân cũng dần nhận diện được trách nhiệm để giải quyết vấn đề của cộng đồng. Việc tìm hiểu và phân tích về cộng đồng cần được tổ chức theo phương thức cĩ sự tham gia của Ban Phát triển và tất cả thành viên của nhĩm nịng cốt. Những kỹ thuật khảo sát đã được tập huấn sơ bộ trong lớp học (bước 3), nhĩm tác viên cũng sẽ tiếp tục làm nhiệm vụ tư vấn thêm về chuyên mơn kỹ thuật nghiên cứu và phân tích. Phương pháp thu thập thơng tin được phối hợp từ nhiều cách: - Thu thập số liệu từ các báo cáo, hồ sơ, bài báo cĩ sẵn của các cơ quan chức năng; quan sát những sinh hoạt cộng đồng - La cà, trị chuyện thân mật với người dân trong cộng đồng - Khảo sát dựa vào một bản câu hỏi soạn sẵn - Phỏng vấn lãnh đạo địa phương và phỏng vấn sâu những người am hiểu vấn đề tại cộng đồng 48
  49. - Thảo luận nhĩm nhỏ người dân trong cộng đồng. Đây là dịp để người dân cùng ngồi lại với sự hỗ trợ của tác viên, để hệ thống hố và tổng hợp vấn đề. - Các phương pháp khảo sát nhanh cĩ sự tham gia (PRA) Thơng tin cần tìm hiểu gồm: 2.4.1. Tổng quan về cộng đồng - Địa lý: vị trí, đất đai, tài nguyên thiên nhiên - Dân số: Tốc độ tăng dân số. Thơng tin thu thập theo giới tính: tổng số dân, độ tuổi, tháp tuổi. Các lứa tuổi đáng quan tâm như trẻ em, người già, thanh niên, tuổi lao động - Kinh tế: Cơ cấu ngành nghề (cơng-nơng-thương mại-dịch vụ), khoa học kỹ thuật phục vụ kinh tế. Tiềm năng phát triển - Thơng tin về chính trị, an ninh trật tự của cộng đồng - Văn hố, xã hội, y tế: Trình độ dân trí, vấn đề mù chữ, bỏ học, lớp phổ cập, cơ sở trường học, bệnh viện, đời sống giáo viên; sức khỏe, mơi trường; phong tục tập quán, tín ngưỡng, - Các tổ chức cĩ sẵn và các chương trình, mục đích hành động của họ, số lượng hội viên, cách tiếp cận Những thơng tin tổng quan về cộng đồng thể hiện bề nổi của cộng đồng. 49
  50. 2.4.2. Nhu cầu và các vấn đề của cộng đồng Đĩ là những nhu cầu về ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh, việc làm, thu nhập, hoặc những vấn đề nổi cộm trong cộng đồng như trẻ em thiếu chăm sĩc, bị lạm dụng; gia đình tan vỡ; thanh niên thiếu định hướng cho tương lai; thanh thiếu niên thiếu kỹ năng sống; cộng đồng bất đồng về tín ngưỡng; an ninh khu phố, tệ nạn xã hội v v Những thơng tin này được ghi nhận và thu thập qua trao đổi với người dân tại cộng đồng. 2.4.3. Tiềm năng và lực cản/ hạn chế của cộng đồng Tiềm năng cộng đồng: là khả năng, năng lực, tài nguyên cĩ nhưng cịn tiềm ẩn, bị bỏ quên hay bị gạt ra ngồi nên khơng được sử dụng đúng mức để giúp cộng đồng phát triển. Đĩ là đất đai, mặt bằng, tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, cơ xưởng, trình độ văn hố, tay nghề, khả năng tổ chức, kinh nghiệm, sức khỏe, tuổi trẻ hay các tổ chức phi hình thức cĩ mục đích tích cực. Đĩ cũng là sức mạnh tinh thần như nền văn hĩa, ước vọng, tấm lịng, sự nhiệt tình, tinh thần hợp tác, mối quan hệ hàng xĩm, ý chí vươn lên của một cộng đồng Và, tiềm năng quan trọng nhất là CON NGƯỜI: người cĩ uy tín, cĩ chuyên mơn, những lãnh tụ tự nhiên, các nhĩm phi chính thức với những ý kiến tốt, sáng tạo, được người khác tín nhiệm, người biết lắng nghe và được nghe. 50
  51. Hạn chế của cộng đồng: Tiềm năng của cộng đồng đơi khi khơng được phát hiện hoặc tài nguyên bị phung phí do những cản ngại, đặc biệt là về tổ chức quản lý, bao gồm: i/ trình độ hạn chế của các nhà quản lý; ii/ việc tổ chức, sắp xếp chưa đúng người vào cương vị quản lý; iii/ người dân chưa được hỗ trợ để hình thành các tổ chức tự nguyện. 2.4.4. Các mối quan hệ trong cộng đồng Đây là vấn đề then chốt trong cộng đồng, chính tính chất của các mối quan hệ trong cộng đồng sẽ làm cho cộng đồng mạnh hay yếu, do sự đồn kết tinh thần hợp tác tạo sức mạnh cho hành động chung. Tuy vậy, vấn đề này khơng thể phát hiện được qua các cuộc điều tra mang tính chính quy hoặc chính thức như các bản hỏi. Tìm hiểu mối quan hệ trong cộng đồng sẽ phát hiện hai cơ chế tồn tại song song: i/ Cơ chế chính thức như tổ chức chính quyền, ban ngành, đồn thể, các tổ chức hợp pháp hay cĩ danh xưng chính thức như các câu lạc bộ. ii/ Cơ chế phi chính thức (phi hình thức) như các nhĩm bạn, nhĩm chơi thể thao, giải trí, các đội cơng tác xã hội tình nguyện, các nhĩm nhậu, những người chơi hụi, đánh đề, các băng trộm cướp, v.v Đơi khi cơ chế phi chính thức này tác động rất mạnh mẽ tới người dân trong cộng đồng. 51
  52. 2.4.5. Nhận thức, kỳ vọng của người dân và lãnh đạo địa phương về các vấn đề của cũng cần được tìm hiểu. 2.4.6. Việc ghi chép những kinh nghiệm, cảm xúc, ấn tượng, những suy nghĩ của người đi thu thập thơng tin là điều khá quan trọng là. Những ghi chép này rất bổ ích cho việc đánh giá phân tích tình hình cộng đồng. Điều quan trọng trong bước này là tác viên cùng với nhĩm khảo sát tổng hợp và phân tích thơng tin. Yêu cầu cần đạt ở bước này là cộng đồng nhận ra những vấn đề, nhu cầu, tiềm năng của họ, và sắp xếp ưu tiên các vấn đề cần giải quyết. Hiện nay, PTCĐ cịn dựa vào lối tiếp cận là “Phát triển cộng đồng dựa trên tài sản / nguồn lực tại chỗ” (Asset-Based Community Development-ABCD) vì thế việc tìm hiểu cộng đồng sẽ nhắm vào tiềm năng, sức mạnh, hay là tài sản hữu hình và vơ hình của người dân (chẳng hạn mối quan hệ xã hội) hơn là chỉ nhìn vào vấn đề hoặc khĩ khăn của họ. 2.5. Bước 5 . Chính thức hình thành ban đại diện cộng đồng và lập kế hoạch các chương trình phát triển 52
  53. 2.5.1. Hình thành Ban Phát triển Ban Phát triển hay Ban Đại diện cộng đồng là một cơ chế điều hành quản lý cĩ sự tham gia của đại diện người dân. Thơng qua cơ chế này người dân cĩ cơ hội tốt để giúp tăng nhận thức và năng lực. Ban Phát triển cùng nhĩm nịng cốt sẽ cùng cộng đồng thực hiện những chương trình hành động cụ thể để giải quyết vấn đề của cộng đồng. Ban tự xây dựng các quy định, điều lệ hoạt động chính thức. Ban Phát triển sẽ cĩ nhiều tên gọi khác nhau tuỳ theo từng địa phương hoặc dự án. Thí dụ: Dự án Tên gọi các Ban Phát triển Dự án PTCĐ tại Ấp Xuân Thới Ban Phát triển Ấp Đơng, Xã Tân Xuân, Huyện Hĩc Mơn, TP. HCM Dự án PTCĐ Phường Bình Trưng Ban Cơng tác Xã hội phường Đơng Quận 2, TP.HCM Dự án nâng cấp Đơ thị TP. HCM Ban Đại diện CĐ(từng khu vực tái định cư) Dự án Hỗ trợ tái định cư tại TP. Đà Ban Cơng tác PTCĐ phường Nẵng Chọn lựa các đại diện cộng đồng Tiến trình chọn lựa các thành viên của nhĩm đại diện cộng đồng luơn phải cởi mở và cơng khai, kêu gọi sự tham gia của tồn cộng đồng 53
  54. ngay từ lúc khởi đầu. Tiến trình này bao gồm cả việc tổ chức các cuộc họp cộng đồng, bảo đảm rằng tất cả cộng đồng (những người trong khu vực dự án) đều được mời họp. Tiến hành họp cộng đồng (tác viên phối hợp với chính quyền địa phương) - Nêu lên mục tiêu của buổi họp - Giải thích quan điểm và yêu cầu về thành lập Ban đại diện cộng đồng - Thảo luận về số lượng và chất lượng/tiêu chuẩn của các thành viên tham gia Ban Phát triển - Bầu Ban Phát triển theo số lượng thống nhất phù hợp với yêu cầu và hoạt động của cộng đồng Tiêu chuẩn chọn thành viên Ban Phát triển phải quan tâm các yêu cầu sau đây: - Là những người nịng cốt tại cộng đồng (tiêu chuẩn đã được xác định trong Bước 3) - Hiểu biết đầy đủ về các quan tâm của cộng đồng - Quan tâm đến những hoạt động của dự án hỗ trợ cộng đồng - Cĩ thời gian thích hợp để đảm đương vai trị - Sẵn sàng làm việc theo nhĩm - Biết cách nêu đề xuất một cách hợp lý - Cĩ tỉ lệ nam/nữ thích hợp 54
  55. Vì sao cần cĩ Ban Phát triển? - Ban Phát triển là cơ chế, là phương tiện hữu hiệu để huy động sự tham gia của cộng đồng - Ban Phát triển là một nhĩm nhỏ đại diện người dân, do đĩ các buổi họp sẽ hiệu quả hơn khi cần nghe ý kiến phản hồi hay đề nghị của cộng đồng với chính quyền địa phương hoặc với tổ chức đối tác (nhà tài trợ) - Về mặt thời gian, dễ dàng triệu tập họp 5-10 người đại diện cộng đồng hơn là các buổi họp cả cộng đồng. - Ngồi ra, với những người cùng làm việc thường xuyên thì những nhà lập kế hoạch hoặc Ban Quản lý dự án khơng phải giải thích nhiều với họ những việc đã bàn từ những lần họp trước. Trách nhiệm Ban Phát triển - Đại diện cho tồn cộng đồng, khơng chỉ cho riêng một khu phố/xĩm, ấp - Chịu trách nhiệm về các thơng tin phản hồi và các kiến nghị từ cộng đồng - Tại các buổi họp, phải xem xét vấn đề một cách tồn diện cho tồn bộ khu vực dự án, khơng chỉ cục bộ nơi mình đang sống - Lập ra quy chế hoạt động chính thức - Thảo luận về dự án và phản hồi ý kiến lại với các nhà lập kế hoạch về bản đề xuất dự án, chẳng hạn nguồn nước sử dụng tại khu vực; địa điểm được sử dụng để làm các cơng trình cơng cộng; các dịch vụ xã hội tại cộng đồng; kiểm sốt và sử dụng các nguồn tài nguyên của cộng đồng 55
  56. Trách nhiệm của chính quyền địa phương (Ủy ban Nhân dân) - Tạo điều kiện tổ chức các cuộc họp cộng đồng để chọn các đại diện của họ - Chấp thuận danh sách các thành viên đã được bầu ra trong buổi họp cộng đồng. Việc chấp thuận thể hiện bằng một Quyết định hoặc một văn bản tương đương. - Tạo điều kiện cần thiết cho mọi hoạt động của các thành viên nhĩm đại diện cộng đồng - Hỗ trợ việc thơng tin đến cộng đồng qua lãnh đạo tổ dân phố, ấp, hoặc khu phố - Khuyến khích việc trao đổi thơng tin giữa các thành viên Ban Phát triển và Ủy ban Nhân dân, cĩ thể mời Ban Phát triển cùng họp giao ban định kỳ với Ủy ban. 2.5.2. Lập kế hoạch hành động cộng đồng Nên bắt đầu bằng một chương trình nhỏ liên quan đến một lĩnh vực, vừa với điều kiện về tài nguyên và nhân sự của cộng đồng và nhắm vào việc đáp ứng những nhu cầu thiết thực nhất của người dân (thí dụ như Tín dụng tiết kiệm, tập huấn kỹ năng sản xuất, kinh doanh, cải thiện một con hẻm nội bộ hoặc xố một cầu khỉ). Khi chương trình ban đầu này đã đi vào nề nếp, tác viên bàn bạc với Ban Phát triển để lên kế hoạch lồng ghép thêm các chương trình liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn sức khỏe, giáo dục, vui chơi giải trí 56
  57. Lập kế hoạch hành động cộng đồng (Community Action Planning- CAP) cho từng hoạt động cụ thể: cải thiện vệ sinh mơi trường; truyền thơng nâng cao nhận thức về mơi trường và các vấn đề xã hội; tín dụng; xĩa tình trạng trẻ suy dinh dưỡng; tập huấn nâng cao kỹ năng kinh doanh nhỏ cho các hộ buơn bán nhỏ; xố mù chữ; v.v Để lập kế hoạch, cần quan tâm đến các khía cạnh sau - Nhiệm vụ gì? cái gì cần làm trước? cái gì cần làm kế tiếp? (What?). Điều quan trọng là phải lồng ghép việc duy trì hoạt động - Ai sẽ thực hiện từng cơng việc? (Who?) Do cộng đồng? Tổ chức phát triển / Tổ chức tài trợ? Hoặc chính quyền địa phương? - Nhiệm vụ sẽ thực hiện như thế nào? (How?) Cơng cụ, phương tiện cần thiết? Điều kiện gì: Thời gian, kinh phí, con người - Khi nào thực hiện? Khi nào kết thúc? (When?) vào buổi sáng/chiều? Vào cuối tuần hay định kỳ hàng tháng? 2.6. Bước 6 . Vận động, phát huy tiềm năng nhĩm – Củng cố tổ chức 2.6.1. Bản chất của các tổ chức cộng đồng Các tổ chức cộng đồng là nhĩm người dân cùng làm việc với nhau, thường hiện diện dưới hình thức các tổ, nhĩm, hội, câu lạc bộ. v v Các tổ chức/nhĩm trong cộng đồng là một bộ phận tập họp những năng khiếu, tài năng, và kỹ năng của mỗi thành viên cộng đồng. 57
  58. Tổ chức cộng đồng nhằm: - Tăng năng lực cá nhân - Xây dựng những cộng đồng vững mạnh - Tạo ra những cơng dân tích cực - Hình thành cách làm việc dân chủ Với mục đích xây dựng cộng đồng, người dân kết hợp với nhau để đạt được mục tiêu chung. Họ thường thể hiện sức mạnh trên 3 mặt: - Quyết định trên vấn đề chung - Chia sẻ trong việc hình thành kế hoạch cộng đồng để giải quyết vấn đề, và - Tiến hành hành động để thực hiện kế hoạch và giải quyết vấn đề 2.6.2. Một số nhĩm/tổ chức cộng đồng Thành lập các nhĩm hành động khác nhau theo lĩnh vực chuyên mơn để phát huy tối đa sự tham gia của người dân vào các chương trình hành động của cộng đồng. Nhĩm nịng cốt ban đầu là nhân lực chủ yếu của các nhĩm hành động này. Một số hình thức nhĩm trong cộng đồng: - Nhĩm phụ huynh: phụ huynh cĩ con suy dinh dưỡng, cĩ con học học kém, hoặc cĩ con cùng tham gia đội năng khiếu, - Nhĩm hàng xĩm, dân cư - Nhĩm văn hố, giáo dục, y tế, tơn giáo/tín ngưỡng - Nhĩm người lớn tuổi: Câu lạc bộ hưu trí, cờ tướng, dưỡng sinh, nhĩm người già neo đơn 58
  59. - Nhĩm thanh niên, thiếu niên - Nhĩm quản lý dân cư: Ban quản lý khu, lơ chung cư - Nhĩm học sinh, sinh viên, cơng nhân (nhập cư hoặc tại địa phương) - Nhĩm thợ xây dựng, buơn bán, kinh doanh nhỏ, tín dụng-tiết kiệm, chăn nuơi - Hội Cựu chiến binh, Người cao tuổi, Hội Phụ huynh ở trường học trong cộng đồng, - Câu lạc bộ thể thao, văn nghệ: cầu lơng, bĩng đá, bĩng chuyền, khiêu vũ 2.6.3. Tiềm năng nhĩm Ngồi chức năng chuyên biệt của từng nhĩm, nhĩm cịn cĩ tiềm năng thực hiện hoặc nhận lãnh những trách nhiệm khác khi cần thiết Thí dụ: Hội Cựu Chiến binh cĩ thể truyền thơng cho việc phịng chống tệ nạn ma tuý; nhĩm kinh doanh nhỏ cĩ thể vận động quyên gĩp tài chánh cho một hoạt động lễ hội tại cộng đồng; nhĩm sinh viên, thanh niên cĩ thể truyền thơng về an tồn giao thơng cho khu xĩm Như vậy, trong những cộng đồng nơi mà những tài sản (assets) hoặc nguồn lực cộng đồng được huy động tối đa thì các nhĩm trong cộng đồng cĩ thể nhận lãnh nhiều chức năng khác nhau. 59
  60. 2.6.4. Nhiệm vụ của tác viên trong hỗ trợ củng cố các tổ chức cộng đồng - Tác viên cộng đồng sẽ thường xuyên củng cố tổ chức các nhĩm và phát huy những sáng kiến, kinh nghiệm của địa phương thơng qua việc hỗ trợ Ban Phát triển cũng như các nhĩm thụ hưởng về quản lý dự án và giải quyết mâu thuẫn trong các hoạt động của họ. - Thường xuyên tăng năng lực cho nhĩm thơng qua huấn luyện đào tạo, tham quan, chia sẻ kinh nghiệm, tự đánh giá hoạt động hoặc rút kinh nghiệm thường kỳ, phát hiện nhu cầu trong cộng đồng và đề xuất hướng giải quyết. - Thơng qua bồi dưỡng tinh thần đồn kết, ý chí tự lực, tính sáng tạo, và dân chủ trong tổ chức nhĩm. Tránh ý nghĩ rằng họ sẽ khơng thể làm tốt nếu khơng cĩ tác viên. - Để người dân rút ra bài học làm thế nào để nhận diện và giải quyết vấn đề. - Khuyến khích các nhĩm đề ra những hoạt động mà họ cĩ thể cùng làm với nhau để đạt mục đích chung. - Chú trọng tiến trình ra quyết định của nhĩm (ai là người đưa ra quyết định cuối cùng: nhĩm hay lãnh đạo nhĩm, hay người bên ngồi cộng đồng) - Tác viên cũng cần chú ý những đặc điểm khác nhau giữa cộng đồng nơng thơn, thành thị; những cộng đồng nghèo, nơi mà người dân thường mặc cảm, thiếu tự tin, ngại tham gia các hoạt động tập thể. Trong các buổi họp, họ thường là người ngồi nghe, đồng ý với lãnh đạo, hoặc “Đại biểu” trong các cuộc họp làng xã, khu xĩm thường là 60
  61. các chủ hộ, người lớn tuổi trong gia đình, đơi khi thiếu vắng phụ nữ hoặc những người trẻ tuổi. 2.7. Bước 7. Rút kinh nghiệm – Lượng giá các chương trình hành động và sự phát triển của các nhĩm. Rút kinh nghiệm cơng tác tổ chức, lãnh đạo nhĩm và việc thực hiện các hoạt động dự án là việc làm thường xuyên thơng qua các buổi họp họp định kỳ hàng tuần, tháng hoặc quý. Ngồi ra, trong các dự án phát triển, việc rút kinh nghiệm được bao gồm trong các cuộc đánh giá hoặc lượng giá, thực hiện giữa kỳ hoặc cuối kỳ của một dự án. Lượng giá là hoạt động xem xét cĩ hệ thống và khoa học, là cơng việc rất cần thiết mà nhiều chương trình phát triển ít quan tâm hoặc nếu cĩ quan tâm cũng chưa phát huy hết tác dụng của cơng việc này. Tác viên cộng đồng cần hỗ trợ cho Ban Phát Triển cộng đồng, các nhĩm hành động trong cộng đồng, và người thụ hưởng trực tiếp, gián tiếp thường xuyên lượng giá các chương trình hành động một cách khoa học và nghiêm túc, nhìn lại tiến trình hoạt động, cách thay đổi, các mục tiêu đạt được, các ảnh hưởng, mặt mạnh yếu của tổ chức nhĩm. Phương pháp đánh giá cĩ sự tham gia (PRA) của cộng đồng là một phương pháp rất hữu hiệu. Ngồi ra hình thức lượng giá cĩ sự tham gia là cơ hội để người dân cùng làm việc chung và cũng là dịp giúp nhĩm nhận ra sự phát triển hay yếu kém mình về nhiều mặt trong tổ chức, phân cơng trong nhĩm, truyền thơng, bầu khơng khí, sự tương tác, mối quan hệ trong nhĩm. Sự lượng giá các mặt này giúp cho nhĩm lớn mạnh, cĩ kinh 61
  62. nghiệm hơn trong giải quyết những tình huống, trở lực xảy ra trong cũng như ngồi nhĩm, tăng cường động lực tự nguyện trong nhĩm, và nhĩm cũng chính là nhân tố thúc đẩy động lực tự nguyện trong cộng đồng. Tĩm lại, quy trình “Hành động – Suy ngẫm rút kinh nghiệm – Hành động mới” là tiến trình học hỏi hữu ích nhất đối với cộng đồng và cả với tác viên. 2.8. Bước 8 . Liên kết các nhĩm hành động 2.8.1. Liên kết các nhĩm hành động Đây là hoạt động “tạo mạng lưới” (net working) nhằm tăng thêm sức mạnh cho người dân, cho cộng đồng. Như đã kể phần 2.6.2, những nhĩm trong cộng đồng được thành lập cĩ mục tiêu, kế hoạch hoạt động riêng, được xem như những nhĩm hành động. Hoạt động của những nhĩm hành động trong cộng đồng dù độc lập về mặt sở thích, nguyện vọng, ngành nghề nhưng cùng đặt dưới sự phối hợp của Ban Phát triển và cần cĩ cơ hội ngồi chung lại để chia sẻ kinh nghiệm hoặc phối hợp hoạt động. Ngồi hình thức liên kết hành động bên trong cộng đồng, việc liên kết với các nhĩm khác cùng lĩnh vực hoạt động ở ngồi cộng đồng là cần thiết vì ngồi việc giúp cho các nhĩm cĩ thêm cơ hội học tập kinh nghiệm lẫn nhau (tăng năng lực) các nhĩm cịn mở rộng sự hợp tác, hỗ trợ nhau, giúp cho hoạt động phát triển ngày càng rộng dần và tiến đến việc cĩ thể cĩ những thiết chế lớn hơn đáp ứng cho nhu cầu phát triển 62
  63. trên diện rộng (tăng sức mạnh). Thí dụ liên kết giữa nhĩm tín dụng –tiết kiệm (TD-TK) của phường 5 quận 11, với các nhĩm TD-TK ở các phường khác trong quận 1, quận 2 TP. HCM BAN PHÁT TRIỂN Nhĩm Nhĩm Nhĩm Y Nhĩm đời sống Văn hố tế thanh thiếu niên Giáo dục Nhĩm Nhĩm Nhĩm Nhĩm Nhĩm Nhĩm tín chăn tiểu thủ truyền thể văn dụng nuơi CN thơng thao nghệ Hình 1. Mối liên kết giữa các nhĩm hành động trong cộng đồng 63
  64. 2.8.2. Những cản ngại trong việc phối hợp, hợp tác giữa các thành phần Nhà tài trợ - Chưa hiểu rõ cơ cấu tổ chức và cách làm việc của địa phương - Bất đồng quan điểm về giá trị - Quá nguyên tắc, áp đặt, chủ quan - Muốn giám sát chặt chẽ hoạt động dự án Chủ dự án (là đơn vị đối tác của nhà tài trợ, nhận tài trợ để triển khai dự án PTCĐ) - Cách làm việc khơng rõ ràng, dứt khốt - Thiếu mơ tả trách nhiệm các bên, thiếu chế độ chính sách cụ thể - Lo sợ mất chủ quyền, an ninh - Thay đổi hoặc vi phạm nhiều điều khoản đã ký kết - Nặng về tình hơn nguyên tắc, bảo thủ Ban ngành đồn thể (tại địa phương nơi dự án PTCĐ được thực hiện) - Mơ tả nhiệm vụ, trách nhiệm khơng rõ ràng giữa các bên - Lợi ích khơng được thoả mãn - Mâu thuẫn về phương pháp, đơi khi do chưa hiểu rõ - Tinh thần trách nhiệm chưa cao - Thiếu sự chỉ đạo của chính quyền địa phương - Bệnh thành tích Nhĩm thực hiện dự án 64
  65. - Kế hoạch khơng rõ ràng, thay đổi tuỳ tiện - Thiếu quan tâm đến quyền lợi chính đáng của người tham gia - Lo sợ bị mất ảnh hưởng với cộng đồng, đối tượng thụ hưởng - Thiếu kỹ năng làm việc tập thể Các nhĩm trong cộng đồng - Thiếu kỹ năng làm việc tập thể, năng lực quản lý quy mơ lớn, khoa học - Thiếu cơ chế điều hành chung cĩ hiệu quả - Chưa nhận ra được sự cần thiết trong hợp tác dẫn đến chưa tin tưởng sự hợp tác, tư tưởng e ngại “cha chung khơng ai khĩc” - Tính cục bộ địa phương - Sợ mất quyền lợi, quyền lực - Bằng lịng, cầu an - Cách làm nĩng vội 2.8.3. Những việc cần thiết để tạo sự phối hợp, liên kết - Mỗi người phải hiểu vấn đề một cách tồn diện. Cĩ thể thơng qua các buổi giao ban, chia sẻ kinh nghiệm giúp mọi người hiểu nhau hơn - Mỗi người cần cĩ ý thức đĩng gĩp để giải quyết vấn đề. Đặt quyền lợi cộng đồng trên hết - Khi làm việc trong tinh thần hợp tác nhĩm, mỗi người cần nhận ra vấn đề của người khác, quan tâm đến quyền lợi của các bên để đĩng gĩp tối đa 65
  66. - Tơn trọng văn hố, tính cách của đối tác - Cần tin tưởng rằng các nhĩm biết quan tâm, giúp đỡ nhau làm tốt thường sẽ hoạt động hữu hiệu hơn những nhĩm khơng quan tâm tới nhau 2.9. Bước 9 . Giai đoạn chuyển giao Cùng với sự phát triển năng lực, sức mạnh, động lực tự nguyện và tinh thần tự lực của cộng đồng, người tác viên rút dần sự tham gia, hỗ trợ, tư vấn của mình cho cộng đồng để đi đến những cộng đồng mới. Trường hợp tác viên là người sống trong cộng đồng thì cũng rút dần sự tham gia, nhưng đĩng vai trị tư vấn khi cộng đồng cần. Thơng thường dự án PTCĐ cĩ thời hạn, từ 3-5 năm hoặc hơn, tuỳ theo nhà tài trợ và loại hình hỗ trợ cộng đồng. Trước thời hạn kết thúc dự án, tác viên sẽ chuẩn bị cho việc chuyển giao trách nhiệm cho cộng đồng, để khi tác viên rút lui, cộng đồng cĩ thể tự tổ chức hoạt động của họ và phát hiện nhu cầu, tự giải quyết. Tác viên chỉ cố vấn khi cần thiết. 2.9.1. Cơng tác chuyển giao - Chuẩn bị cơng tác bàn giao thật kỹ và tiến hành bàn giao đầy đủ, rõ ràng, cụ thể. Cĩ sự hiện diện của các bên đối tác, cĩ cam kết của cộng đồng để tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động. - Biên bản bàn giao sẽ được lập thành các bản để mỗi bên đối tác và cộng đồng lưu giữ. 66
  67. - Tác viên sẽ thỉnh thoảng đến thăm cộng đồng, đặc biệt là vào các dịp đánh giá, lượng giá chương trình, hoạt động. - Tác viên cĩ thể giới thiệu cho những cộng đồng (mới) khác đến để học tập, chia sẻ kinh nghiệm. Việc này sẽ củng cố thêm niềm tin, sức mạnh cho cộng đồng trong việc duy trì, phát triển hoạt động của mình. 2.9.2. Chuyển giao tại một cộng đồng Đây là trường hợp chuyển giao tại một phường khi dự án kết thúc: Trong suốt thời gian tiến hành dự án 3 năm, nhất là năm cuối cùng của dự án PTCĐ tại phường Bình Trưng Đơng, Quận 2, TP. HCM, các buổi tập huấn đều tập trung vào nội dung tăng năng lực quản lý dự án, quản lý hoạt động cho Ban Cơng tác Xã hội phường, cho nhĩm trưởng các nhĩm và một số hộ dân tích cực. Việc này nhằm chuẩn bị cho việc chuyển giao khi kết thúc dự án. Đến thời điểm kết thúc dự án năm 2001, Ban Cơng tác Xã hội phường đã đủ vững mạnh để sẵn sàng tiếp nhận các hoạt động tại cộng đồng. Cơng tác chuẩn bị bàn giao bao gồm nhiều việc: Tác viên và đại diện của Ban Cơng tác Xã hội phường rà sốt lại những đề xuất cải thiện hạ tầng cơ sở chưa thực hiện được, gặp gỡ tất cả các nhĩm tín dụng sửa nhà, tín dụng buơn bán nhỏ để xem lại sổ sách kế tốn của các nhĩm, và củng cố nhân sự của Ban Cơng tác Xã hội phường v.v 67
  68. Đến ngày bàn giao, tất cả các thành phần cĩ mặt gồm đại diện tổ chức tài trợ, chủ dự án, Ban Cơng tác Xã hội phường trong đĩ cĩ một vài người dân tích cực và tổ trưởng dân phố. Một biên bản được lập ra, ghi rõ các hoạt động cịn lại sẽ tiến hành trong tương lai, số tiền vốn tín dụng cịn đang lưu hành trong các nhĩm, tiền vốn đã thu hồi. Một số vốn đã được chuyển giao cho Ban Cơng tác Xã hội phường để duy trì tiếp tục hoạt động tại cộng đồng. Đến nay, hàng năm tác viên đều được mời đến phường để dự buổi lượng giá hoạt động (tổng kết năm) của cộng đồng, các hoạt động được duy trì, nhất là hoạt động tín dụng, đã tiếp tục giúp cho nhiều hộ dân cải thiện thu nhập, cải thiện đời sống gia đình và Hội Phụ nữ phường đã phát triển thêm nhiều hội viên qua hoạt động này. Tài liệu tham khảo - Nguyễn Thị Oanh, Phát triển cộng đồng, ĐH Mở Bán cơng TP. HCM, 2000 - Tơ Duy Hợp, Lương Hồng Quang, Phát triển cộng đồng, lý thuyết và vận dụng, NXB Văn hố-Thơng tin, Hà Nội, 2000 - Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam, Tài liệu tập huấn Cơng tác Xã hội, 1997 - Stanley Gajanayake, Jaya Gajanayake, Nâng cao năng lực cộng đồng, NXB Trẻ, 1997 68
  69. - John P. Kretzmann, John L. McKnight, Building communities from the inside out- A path toward finding and mobilizing a community’s assets, Institute for Policy Research, Northwestern University, 1993 - Trung tâm Nghiên cứu-Tư vấn CTXH và PTCĐ, Phát triển cộng đồng, tài liệu tập huấn, 2005 - Nguyễn Thị Hải, Phát triển và Tổ chức cộng đồng, Tài liệu huấn luyện khố cơ bản dành cho cán bộ đào tạo 4. Những khái niệm cơ bản trong bài và cách học từng phần của bài Những khái niệm cơ bản - Hơi nhập cộng đồng:Tiến trình thâm nhập với người dân, làm quen với các phong tục, tập quán cách sống của người dân tại một địa bàn - Phân tích cộng đồng:Tìm những điểm mạnh, những hạn chế, lực cản của cộng đồng - Ban Phát triển: Cịn được gọi với nhiều tên khác nhau như Ban Đại diện cộng đồng, Ban Điều hành cộng đồng, Ban Cơng tác Xã hội, là một nhĩm người ở tại cộng đồng được người dân cử làm đại diện cho họ - Nhĩm: Một tập họp người dân tại cộng đồng cĩ cùng nhu cầu, chức năng - Lượng giá: Tiến trình xem xét mục tiêu đạt được như thế nào 69
  70. Cách học từng phần Sinh viên đọc và tham khảo tài liệu theo cá nhân hoặc nhĩm nếu cĩ điều kiện. Tại lớp ơn tập, sinh viên sẽ tham gia một vài trị chơi giáo dục và thảo luận nhĩm về các bước của tiến trình phát triển cộng đồng. Sinh viên cũng sẽ chia sẻ và thảo luận về những kinh nghiệm thực tế về các hoạt động xã hội tại các địa phương. Giáo viên bổ sung, đúc kết bằng lý thuyết. Sinh viên cần liên hệ lại mơ hình tiến trình phát triển cộng đồng (hình 1 của bài 1) để hiểu thêm về tầm quan trọng của các bước này. 5. Một số điểm cần lưu ý khi học Sinh viên cần nắm về tồn bộ các bước của tiến trình phát triển cộng đồng, tuy nhiên lưu ý rằng khơng phải cộng đồng nào cũng phải được tổ chức tuần tự theo các bước, hoặc các bước hồn tồn tách bạch nhau. Trình tự các bước cơng việc được tiến hành cho phù hợp với từng cộng đồng. Từ bước 5 đến bước 9 của tiến trình tổ chức cộng đồng sẽ tập trung vào việc hình thành các nhĩm hoạt động tại cộng đồng. Đây là cơ chế cho sự tham gia của cộng đồng để đưa cộng đồng tiến tới tự lực, vì vậy sinh viên cần nắm các đặc điểm khác nhau của từng nhĩm chức năng, chẳng hạn Ban Phát triển, hoặc các nhĩm hoạt động và sự liên kết các nhĩm trong và ngồi cộng đồng. 70
  71. Các bước cĩ thể tiến hành song song hoặc hốn vị, chẳng hạn bước 7 lượng giá và bước 8 liên kết các nhĩm, cĩ thể thay đổi trước hoặc sau. Từng bước cĩ những yêu cầu cụ thể, tuy nhiên, hoạt động tập huấn, nâng cao năng lực cho cộng đồng sẽ được diễn ra đan xen trong các bước. 6. Tĩm lược những vấn đề cần ghi nhớ • Tiến trình phát triển cộng đồng trải qua các giai đoạn từ cộng đồng yếu kém đến cộng đồng thức tỉnh, cộng đồng tăng năng lực và tự lực. • Tiến trình này bao gồm 9 bước bao gồm từ việc lựa chọn và tìm hiểu cộng đồng, bồi dưỡng cán bộ nịng cốt đến việc xây dựng và phát triển các tổ chức hợp tác trong cộng đồng. • Các bước trong tiến trình này cĩ thể thay đổi tuỳ theo đặc thù từng cộng đồng. • Bước 5 đến bước 9 bao gồm việc hình thành Ban Phát triển và các nhĩm hoạt động tại cộng đồng. Các nhĩm sẽ dần tăng năng lực từ việc lập kế hoạch hành động cộng đồng đến sự liên kết các nhĩm để tạo sức mạnh, đưa cộng đồng đến tự lực. • Các bước trong tiến trình này cĩ thể thay đổi nhanh chậm tuỳ theo đặc thù từng cộng đồng, lượng giá là hoạt động cần thiết và cũng là nguyên tắc trong hành động cộng đồng. • Bước cuối cùng là chuyển giao cho cộng đồng, việc này được chuẩn bị và tiến hành khi cộng đồng đã đủ sức tự lực, tác viên sẽ chuyển giao trách nhiệm cho cộng đồng. 71
  72. 7. Câu hỏi Câu 1. Nêu khái niệm, mục đích tổ chức cộng đồng Câu 2. Cách thức chọn cộng đồng để triển khai một dự án Câu 3. Các tiêu chuẩn để chọn người nịng cốt trong cộng đồng là gì? Câu 4. Nêu những thơng tin cần tìm hiểu trong cộng đồng Câu 5. Phát huy tiềm năng nhĩm và củng cố tồ chức nhĩm bằng cách nào? Câu 6. Liên kết hành động, những cản ngại và hướng khắc phục Câu 7. Khi nào và vì sao chuyển giao cho cộng đồng? Thảo luận nhĩm: Việc thành lập Ban Phát triển/Ban Đại diện cộng đồng và lập kế hoạch hành động cộng đồng 8. Trả lời câu hỏi, hướng dẫn giải quyết tình huống và đáp án bài tập của bài Câu 1: Khái niệm tổ chức cộng đồng là tiến trình tổ chức người dân trong cộng đồng thành những nhĩm hoạt động, giúp họ phát triển kỹ năng để tự giải quyết vấn đề. Câu 2: Chọn cộng đồng 72
  73. - Dựa trên thơng tin thu thập từ nhiều nguồn, đi từ phạm vi rộng đến hẹp và phù hợp với khả năng đáp ứng của cơ quan phát triển. Cần sự phối hợp với chính quyền địa phương trong việc lựa chọn cộng đồng. - Tiêu chí chọn căn cứ vào cộng đồng và chính quyền địa phương, cần xây dựng tiêu chí riêng cho từng địa bàn khác nhau. Nên chọn quy mơ cộng đồng là một ấp hay khu phố. Câu 3: Một số tiêu chuẩn để lựa chọn nhĩm nịng cốt - Gồm những người thật sự đại diện cho dân, cĩ ý thức tiến bộ (cĩ thể bao gồm cán bộ chính quyền, ban ngành đồn thể địa phương, người dân hay lãnh đạo nhĩm phi chính thức trong cộng đồng, lãnh đạo tơn giáo nhiệt tình, cĩ uy tín) - Một số tiêu chuẩn nhận diện người nịng cốt: Thu nhập, uy tín, ý thức mơi trường xung quanh, đáp ứng với đổi mới, kỹ năng giao tiếp, mạnh dạn vì lợi ích cộng đồng. Câu 4: Những thơng tin cần tìm hiểu trong cộng đồng: i/Tổng quan cộng đồng; ii/Nhu cầu và vấn đề của cộng đồng; iii/ Tiềm năng, hạn chế của cộng đồng; iv/Các mối quan hệ trong cộng đồng. Câu 5. Phát huy tiềm năng nhĩm, củng cố tổ chức nhĩm - Xác định mục đích tổ chức nhĩm và chức năng của nhĩm. - Nhĩm và tác viên cùng thảo luận để nhận diện ra tiềm năng của nhĩm khi thực hiện những việc khác ngồi chức năng của nhĩm. - Nhiệm vụ của tác viên trong việc phát huy tiềm năng nhĩm: phát huy sáng kiến, kinh nghiệm địa phương; huấn luyện kỹ năng cho 73
  74. nhĩm; chú trọng tiến trình bàn bạc và quyết định giải quyết vấn đề của nhĩm. Câu 6. Những cản ngại và hướng khắc phục trong liên kết hành động - Nêu một số nhĩm hành động trong cộng đồng. - Việc liên kết các nhĩm trong và ngồi cộng đồng rất cần thiết để tăng sức mạnh. - Những cản ngại từ phía nhà tài trợ, chủ dự án, ban ngành đồn thể, nhĩm thực hiện và các nhĩm trong cộng đồng. - Hướng giải quyết: mỗi người cần tự khắc phục và nắm vững tinh thần rằng sự hợp tác, liên kết sẽ hữu hiệu hơn làm việc riêng lẻ. Câu 7. Khi nào và vì sao chuyển giao cho cộng đồng? - Khi cộng đồng đủ vững mạnh, tác viên rút dần sự hỗ trợ. - Cơng tác chuyển giao sẽ được thực hiện bởi các bên liên quan, tác viên sẽ chỉ là người cố vấn cộng đồng khi cần. Hướng dẫn thảo luận nhĩm: Lớp chia làm 3 nhĩm Nhĩm 1: Thảo luận về tiêu chuẩn của Ban Đại diện cộng đồng và tiến trình một buổi họp cộng đồng để chọn ban đại diện. Nhĩm 2: Thảo luận trách nhiệm của Ban Đại diện cộng đồng và của chính quyền địa phương 74
  75. Nhĩm 3: Thực hành lập kế hoạch hành động cộng đồng dựa trên các câu hỏi: Nhiệm vụ gì? Ai thực hiện? Thực hiện như thế nào? Khi nào thực hiện? Tất cả các nhĩm sẽ chọn và dựa trên một địa điểm cụ thể hoặc địa phương mình đang sống để thảo luận. 75
  76. BÀI 3 TÁC VIÊN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG 1. Giới thiệu khái quát bài 3 Qua bài này sinh viên sẽ nhận diện được hình ảnh của nhân viên xã hội làm việc với cộng đồng. Họ thường được gọi là tác viên cộng đồng, hoặc tác viên. Trong quá trình cùng cộng đồng thực hiện tiến trình PTCĐ, tác viên thực hiện nhiều nhiệm vụ, khái quát thành các vai trị chuyên mơn như lập kế hoạch, huấn luyện, nghiên cứu; vai trị tạo thuận lợi như xúc tác, giải quyết mâu thuẫn; và vai trị biện hộ. Sinh viên cũng cĩ dịp tìm hiểu những phẩm chất cần cĩ của một tác viên, những kỹ năng làm việc với cộng đồng. 2. Mục tiêu học viên cần đạt được sau khi học xong bài 3 Sinh viên cần nắm vững các vai trị, một số đặc điểm về tính cách của người tác viên cộng đồng, và rèn luyện một số kỹ năng chuyên nghiệp để cĩ thể hồ nhập với mọi tầng lớp trong cộng đồng, hồn thành nhiệm vụ chuyên mơn của mình. 76
  77. 3. Hướng dẫn học nội dung cơ bản và các tài liệu tham khảo cho bài 3 Nội dung cơ bản: - Các vai trị của tác viên cộng đồng • Vai trị chuyên mơn: Người nghiên cứu, lập kế hoạch, người huấn luyện • Vai trị tạo thuận lợi: xúc tác, giải quyết mâu thuẫn • Vai trị biện hộ - Những phẩm chất, đạo đức, năng lực cần thiết của tác viên khi làm việc với cộng đồng. Điều quan trọng tác viên phải luơn nhớ là “làm cùng”, “làm với”, khơng “làm thay”, hoặc “làm cho” cộng đồng. 77
  78. NỘI DUNG BÀI 3 Nhân viên xã hội làm việc với cộng đồng để thực hiện một dự án phát triển cĩ nhiều tên gọi khác nhau: Tác viên đổi mới (the change agent), nhà tổ chức cộng đồng (community organizer), tác viên cộng đồng, tác viên phát triển (development worker), nhân viên phát triển nơng thơn, nhân viên cộng đồng (community worker), hoặc tác viên phát triển cộng đồng (community development worker). Một cán bộ khuyến nơng (extension worker) hoặc cán bộ lâm nghiệp của nhà nước cũng chính là một tác viên phát triển, nếu họ làm việc với người dân theo phương thức phát triển cộng đồng. 1. VAI TRỊ CỦA TÁC VIÊN CỘNG ĐỒNG Tác viên cộng đồng hay tác viên đĩng vai trị là người tổ chức, lập kế hoạch, người xúc tác cho quá trình hợp tác, người bồi dưỡng nâng cao nhận thức, kỹ năng của người dân về điều kiện sống và quyền an sinh và phát triển, đồng thời cũng là cầu nối giữa nhĩm người nghèo, thiệt thịi với những nguồn lực sẵn cĩ. Tác viên cịn tạo ra những chuyển biến quan trọng như làm thay đổi thái độ hành vi của cá nhân, tạo ra những biến đổi trong các mối quan hệ trong các nhĩm và tổ chức của cộng đồng. 1.1. Người xúc tác: nhiệm vụ đầu tiên của tác viên là tập hợp quần chúng vào các nhĩm để chia sẻ với họ những thơng tin cuộc sống mới, 78
  79. là người tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi để người dân tăng dần khả năng bàn bạc, chọn lựa, lấy quyết định và cùng hành động để giải quyết những vấn đề của họ, là người tạo bầu khơng khí thân tình cởi mở và đối thoại, khuyến khích sự tham gia của người dân vào tiến trình trưởng thành và phát triển của họ và cộng đồng. Điều quan trọng là tác viên phải giấu mình để người dân đĩng vai trị nổi, chủ động 1.2. Người biện hộ: Tác viên với tư cách là người đại diện cho tiếng nĩi của nhĩm/ cộng đồng đề đạt đến cơ quan cơng tác, các cấp thẩm quyền những vấn đề bức xúc của các nhĩm và kêu gọi người khác hưởng ứng nhằm tạo ra một chuyển biến về nhận thức. Tác viên cũng sẽ hỗ trợ tích cực hơn và bênh vực quyền lợi chính đáng cho các đối tượng thiệt thịi, đồng thời giúp mọi người hiểu đúng hồn cảnh thực trạng của người dân. Thí dụ, biện hộ cho việc chăm sĩc bảo vệ trẻ em bị lạm dụng lao động. 1.3. Người nghiên cứu: Tác viên là người cùng với những người nịng cốt trong cộng đồng thu thập, tìm hiểu, và phân tích các thế mạnh, thế yếu, vấn đề, tiềm năng sẵn cĩ trong cộng đồng. Tác viên giúp cộng đồng chuyển những phân tích đĩ thành những chương trình hành động cụ thể. Thí dụ: khảo sát việc chăm sĩc trẻ mồ cơi, chăm sĩc người nhiễm HIV tại cộng đồng. 1.4. Người huấn luyện: Nhiệm vụ trước tiên là bồi dưỡng các nhĩm trong cộng đồng hiểu biết về mục đích, chiến lược phát triển của dự án / chương trình hành động. Bên cạnh đĩ là bồi dưỡng kỹ năng làm việc chung trong nhĩm, kỹ năng tổ chức và quản lý. Đặc biệt chú ý đến bồi dưỡng những giá trị, thái độ hợp tác và tơn 79
  80. trọng sự tham gia, sự tự quyết của người dân. Với tinh thần cởi mở, học hỏi và phát huy những kinh nghiệm tốt của cộng đồng, tác viên sẽ là người huấn luyện song hành với cộng đồng chứ khơng phải là thầy giáo của cộng đồng. Việc huấn luyện thường theo phương pháp giáo dục chủ động, giáo dục cho người lớn. 1.5. Người lập kế hoạch: Tác viên sẽ tham mưu, phối trí để cộng đồng xây dựng chương trình phát triển cộng đồng, giúp người dân xây dựng kế hoạch các chương trình hành động bằng việc cùng họ bàn bạc, và sắp đặt một cách cĩ hệ thống, cĩ tính tốn, cĩ chỉ báo để đo lường được những mục đích mong muốn . Trao đổi lẫn nhau sẽ học hỏi được các tiến trình hoạch định và thi hành những quyết định do chính cộng đồng đề ra. Trong thực tế, tác viên sẽ cảm thấy khĩ tránh khỏi việc “cho ý kiến”. Do vậy, là tác viên thì bạn hãy cẩn thận khi được hỏi ý kiến bởi vì cách trả lời và câu trả lời của bạn dễ đẩy bạn vào vai trị chủ động, “làm thay”, “làm cho” chứ khơng phải “làm với” cộng đồng. Theo từng bước phát triển của cộng đồng, tác viên sẽ giảm dần thế chủ động của mình trong các vai trị trên để rút lui dần ra khỏi cộng đồng. 2. CÁC ĐIỀU CHỈ DẪN DÀNH CHO TÁC VIÊN CỘNG ĐỒNG 2.1. Làm việc với người nghèo/thiệt thịi, chứ khơng làm cho họ: hãy giúp họ thấu hiểu, phân tích, hoạch định, thực hiện, đừng làm thay. Họ cĩ quyền phản bác ý kiến tác viên, họ cĩ quyền sai; sự phát 80
  81. triển sẽ xuất phát từ sự tự hiểu biết về chính nhu cầu và quyền lợi của họ. 2.2. Phát triển là một tiến trình thức tỉnh, ý thức về chính hồn cảnh của mình/ cộng đồng. Người dân cĩ nhiều kinh nghiệm sống quý giá. Hãy lắng nghe họ. 2.3. Hãy để người dân cĩ cơ hội lớn lên, trưởng thành: Trưởng thành là kết quả của một kinh nghiệm được lựa chọn, quyết định cái phải làm, phát triển phải bắt đầu từ tiềm năng/nội lực từ đĩ tiến lên và tăng trưởng. Thật vậy chương trình kinh tế xã hội nhỏ khơng chỉ mang lại thành tích tăng thu nhập mà cả niềm tin và sự tự trọng của cá nhân và cả cộng đồng. 2.4. Tạo sự liên đới trách nhiệm giữa người dân: phát triển sẽ xảy ra khi cùng hành động với người khác trong tinh thần đồn kết, vì thế, chia sẻ, chăm sĩc cho nhau và cùng tiến về xã hội mới, trong đĩ tính nhân bản của chúng ta được đảm bảo đầy đủ. 2.5. Xây dựng và củng cố những tổ chức hợp tác trong cộng đồng: tổ chức cĩ mạnh thì tiếng nĩi của người nghèo/thiệt thịi mới cĩ cơ hội thương lượng, đối thoại với những thành phần xã hội cĩ thế lực khác trong cộng đồng. 3. PHẨM CHẤT CẦN CĨ CỦA TÁC VIÊN CỘNG ĐỒNG ƒ Năng lực: Tác viên cộng đồng phải qua huấn luyện, cĩ đủ năng lực chuyên mơn để thực hiện tốt vai trị của mình, để tự tin và tạo niềm tin nơi dân. Tác viên cần cĩ một số kỹ năng như: Kỹ năng 81
  82. giao tiếp, lắng nghe; kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng viết báo cáo, sử dụng vi tính ƒ Hịa đồng: Phong cách sống, làm việc phù hợp với người dân, biết lắng nghe và đồng cảm với người dân. ƒ Trung thực: Tác viên cộng đồng phải trung thực với dân và trong sáng với chính mình. ƒ Kiên trì, nhẫn nại: Rèn luyện để tránh nĩng vội, thiếu kiên nhẫn, ngã lịng, hay làm thay, áp đặt, thúc ép người dân ƒ Khiêm tốn: Khơng khoe khoang, dám nhận những hạn chế của mình và sẵn sàng lắng nghe, học tập những cái hay của dân. ƒ Khách quan, vơ tư trong nhận diện, phân tích, đánh giá tình hình, con người. Khách quan là điều quan trọng trong việc giải quyết mâu thuẫn trong cộng đồng và làm tốt vai trị xúc tác, liên kết các nhĩm. ƒ Đạo đức: Tác viên cộng đồng phải cĩ cuộc sống đạo đức phù hợp với các giá trị, mẫu mực của xã hội. Ngồi ra, tác viên cần lạc quan về cuộc sống và tin tưởng nơi con người; cĩ sự hiểu biết về chính mình; dễ dàng chấp nhận người khác và thích nghi tốt 4. MỐI QUAN HỆ CỦA TÁC VIÊN VỚI CỘNG ĐỒNG Tác viên cộng đồng thường làm việc với nhĩm đồng nghiệp, là những tác viên cộng đồng trên cùng địa bàn. 82
  83. Mục đích cuối cùng của dự án là phục vụ cộng đồng, tức là cải thiện cuộc sống cộng đồng. Vì thế, mối quan hệ của nhĩm tác viên hay thành viên nhĩm dự án phải dựa vào tơn trọng và tin cẩn lẫn nhau. Nếu khơng cĩ điều này, thì dự án cĩ thể khơng đạt được mục đích. Trong một số trường hợp, tác viên là người được tuyển chọn từ cộng đồng, nhưng dù vậy thì họ cũng phải nhận thức về nhu cầu của sự làm việc trong tinh thần hồ hợp. Thơng thường với một vài nỗ lực và hiểu biết, nhĩm dự án và cộng đồng sẽ tìm hiểu để làm việc cùng nhau. Một số phương pháp hữu ích cho mối quan hệ giữa nhĩm dự án với cộng đồng: - Cĩ kế hoạch thăm viếng những lãnh đạo và đại diện cộng đồng - Hành vi lịch sự, nhã nhặn trong tiếp xúc người dân cộng đồng - Làm việc chậm rãi và kiên nhẫn trong cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu cộng đồng - Họp thường xuyên với nhĩm (Thí dụ nhĩm các bà mẹ, nhĩm thanh thiếu niên,. v. v ) để thảo luận những vấn đề của họ và khuyến khích những mối quan tâm của họ Một số yếu tố sau cĩ thể phá huỷ lịng tin và tơn trọng của cộng đồng đối với tác viên: - Khiếm nhã, thơ lỗ hoặc cộc lốc - Thiếu quan tâm đến văn hố và giá trị của cộng đồng - Yêu cầu cĩ kết quả nhanh cho dự án mà khơng tính đến ưu tiên của cộng đồng. Thí dụ: cộng đồng muốn cĩ một lớp học cho trẻ lao động sớm, nhưng tác viên thúc đẩy cho việc mở một phịng khám 83
  84. kế hoạch hố gia đình vì việc này dễ dàng hơn và kinh phí dự án sẵn cĩ cho việc này. Tài liệu tham khảo - Nguyễn thị Oanh, Phát triển cộng đồng, ĐH Mở Bán cơng TP. HCM, 2000 - Nguyễn thị Oanh, Nhập mơn cơng tác xã hội, ĐH Mở Bán cơng TP HCM, - Tơ Duy Hợp, Lương Hồng Quang, Phát triển cộng đồng, lý thuyết và vận dụng, NXB Văn hố-Thơng tin, Hà Nội, 2000 - Nguyễn Ngọc Lâm, Tài liệu tập huấn về Phát triển cộng đồng - Nguyễn Ngọc Lâm, Sách bỏ túi dành cho nhân viên xã hội, ĐH Mở Bán cơng TP. HCM, 1999 - Nguyễn Ngọc Lâm, Khoa học giao tiếp, Khoa PNH, ĐH Mở Bán cơng TP. HCM, 1999 - Stanley Gajanayake, Nâng cao năng lực cộng đồng. Tài liệu tập huấn về triển khai và thực hiện một dự án cho cộng đồng, 1996, lưu hành nội bộ 84
  85. 4. Những khái niệm cơ bản trong bài và cách học từng phần của bài Khái niệm cơ bản trong bài - Tác viên cộng đồng: Là nhân viên xã hội làm việc với cộng đồng giúp cộng đồng thực hiện những hoạt động phát triển. Tác viên cịn là cầu nối giữa nhĩm người nghèo, thiệt thịi với những nguồn lực sẵn cĩ. - Vai trị: việc đảm nhiệm những chức năng, nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể. - Phầm chất của nhân viên xã hội: Những đặc tính, đạo đức, năng lực của người làm cơng tác xã hội chuyên nghiệp. Cách học từng phần Sinh viên đọc trước tài liệu cho các nội dung - Phẩm chất của nhân viên xã hội: đọc thêm tài liệu Nhập mơn cơng tác xã hội - Vai trị của tác viên cộng đồng: đọc tài liệu Phát triển cộng đồng, Tài liệu tập huấn Chữ Thập Đỏ, - Các kỹ năng cần thiết: đọc tài liệu về Khoa học giao tiếp. Tại lớp, sinh viên sẽ được động não, và thảo luận nhĩm về những phẩm chất cần cĩ của tác viên, chia sẻ những hiểu biết trong thực tế, cĩ 85
  86. liên hệ bản thân. Bên cạnh đĩ, nội dung về các kỹ năng cần cĩ của tác viên sẽ được giới thiệu bằng hình thức trị chơi, sắm vai, thảo luận cả lớp. 5. Một số điểm cần lưu ý khi học • Sinh viên liên hệ cuộc sống thực tế để biết được những phẩm chất nào mình đã cĩ, và phẩm chất nào cần quan tâm để trao dồi thêm khi làm việc với cộng đồng. • Sinh viên khơng cần thuộc lịng nhưng cần hiểu rõ các vai trị của tác viên. Những vai trị nào dễ hoặc khĩ thực hành, đặc biệt vai trị xúc tác, tạo thuận lợi. 6. Tĩm lược những vấn đề cần ghi nhớ • Sinh viên cần nhớ những phẩm chất cơ bàn của nhân viên phát triển, trong đĩ tính trung thực là đức tính cần rèn luyện thường xuyên. • Về vai trị của tác viên thì tạo thuận lợi và xúc tác là vai trị đặc trưng của một tác viên cộng đồng, nhằm tạo điều kiện cho sự tham gia của người dân, và tác viên sẽ thành cơng khi cộng đồng khơng cần tới vai trị này nữa. • Những kỹ năng của tác viên cộng đồng cũng là những kỹ năng của một nhân viên xã hội nĩi chung. Kỹ năng phải cần thực hành và rèn luyện thường xuyên 86
  87. 7. Câu hỏi Câu 1. Tác viên phải thể hiện phẩm chất như thế nào để cĩ thể đáp ứng được cơng tác chuyên mơn? Câu 2. Liệt kê và mơ tả ngắn gọn các vai trị của tác viên cộng đồng Câu 3. Theo bạn, trong cơng tác cộng đồng, vai trị nào mà tác viên cần quan tâm nhiều hơn hết? Vì sao? Câu 4. Tác viên cộng đồng cần rèn luyện những kỹ năng nào để cĩ thể giúp thành cơng trong cơng tác chuyên mơn Câu 5. Theo bạn, để thành cơng trong cơng tác phát triển cộng đồng, bạn cần phải như thế nào? 8. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Câu 1. Tác viên phải thể hiện phẩm chất như thế nào để cĩ thể đáp ứng được cơng tác chuyên mơn? Ngồi năng lực chuyên mơn là điều khơng thể thiếu được thì những phẩm chất cần cĩ đối với một tác viên phát triển là tính hồ đồng, trung thực, kiên trì, nhẫn nại, khiêm tốn, khách quan vơ tư và đạo đức phù hợp với giá trị, chuẩn mực của xã hội Câu 2. Những vai trị của tác viên cộng đồng là 87
  88. • Người tạo thuận lợi: Khơng “làm giùm”, “làm thay”. Khơng mang thái độ “người trên” đi giúp người khác. Phải tạo bầu khí, điều kiện để người dân tự tổ chức • Người giáo dục, huấn luyện: Cần biết phát hiện nhu cầu đào tạo của người dân. Tổ chức các huấn luyện, giáo dục phù hợp với từng loại đối tượng khác nhau bằng cách áp dụng nhiều phương pháp giáo dục. Mục đích của giáo dục, huấn luyện là người dân cĩ thể đi đến việc tự quyết định. • Người nghiên cứu: Cần cĩ kỹ năng thu thập, phân tích các dữ kiện về cộng đồng. Điều quan trọng là tạo điều kiện cho người dân cùng tham gia ngay từ lúc đầu nghiên cứu. • Người lập kế hoạch: Giúp cộng đồng lập kế hoạch hành động cộng đồng xuất phát từ nhu cầu của chính họ. Kế hoạch phải cụ thể, khả thi • Người xúc tác: Mặc dù là vai trị khơng thể thiếu được, nhưng tác viên cộng đồng phải ý thức để là người thật sự “chìm”. Cĩ như vậy cộng đồng mới đĩng vai nổi, chủ động. Câu 3. Theo bạn, trong cơng tác cộng đồng, vai trị nào mà tác viên cần quan tâm nhiều hơn hết? Vì sao? (câu này sinh viên tự trả lời và lý giải cho nhận định của mình, vì vai trị nào của tác viên cũng quan trọng) Câu 4. Tác viên cộng đồng cần rèn luyện những kỹ năng nào để cĩ thể giúp thành cơng trong cơng tác chuyên mơn 88
  89. Những kỹ năng cần thiết trong cơng tác với cộng đồng là kỹ năng lắng nghe, giao tiếp, giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng viết báo cáo, và một kỹ năng phụ trợ là kỹ năng sử dụng vi tính Câu 5. Theo bạn, để thành cơng trong cơng tác phát triển cộng đồng, tác viên cộng đồng cần phải như thế nào? • Tác viên phải thay đổi chính con người của mình: lạc quan về cuộc sống và tin tưởng nơi con người; hiểu biết về chính mình; dễ dàng chấp nhận người khác và thích nghi tốt. • Tác viên phải hiểu vai trị của mình: vai trị chuyên mơn (nghiên cứu, huấn luyện, tổ chức, lập kế hoạch ); vai trị tạo thuận lợi (xúc tác, giải quyết mâu thuẫn ); vai trị biện hộ; vai trị lập kế hoạch • Tác viên phải trang bị các kỹ năng cần thiết: Kỹ năng giao tiếp; kỹ năng giải quyết mâu thuẫn; kỹ năng lắng nghe; kỹ năng viết báo cáo, sử dụng vi tính 89
  90. BÀI 4 SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG 1. Giới thiệu khái quát bài 4 Bài này sẽ giới thiệu cho sinh viên về sự tham gia của cộng đồng như là nền tảng của PTCĐ. Sự tham gia của cộng đồng được biểu hiện qua việc chia sẻ trách nhiệm và quyền quyết định của người dân. Thơng qua hình thức các bậc thang tham gia, sinh viên sẽ hiểu được các cấp độ khác nhau của sự tham gia, căn cứ mức độ dự phần vào việc ra quyết định của người dân. Tham gia của cộng đồng theo phương thức từ dưới lên (bottom-up), là một tiến trình mà tiến trình này chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố thuận lợi và cản ngại từ phía người dân cũng như từ yếu tố văn hố, xã hội, yếu tố tổ chức, hoặc từ nhà tài trợ. 2. Mục tiêu học viên cần đạt được sau khi học xong bài 4 Sinh viên hiểu rõ tầm quan trọng của sự tham gia của người dân trong phát triển cộng đồng, cĩ thể phân tích được các mức độ tham gia cộng đồng. Sinh viên cũng liên hệ được những hoạt động xã hội thực tế để so sánh với lý thuyết về sự tham gia của người dân, chẳng hạn việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở các địa phương hoặc chủ trương “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” 90
  91. 3. Hướng dẫn học nội dung cơ bản và các tài liệu tham khảo cho bài 4 Nội dung cơ bản Bài 4 chủ yếu giới thiệu về sự tham gia của cộng đồng như một phương thức từ dưới lên. Các mức độ tham gia thể hiện trong việc ra quyết định của cộng đồng. Sự tham gia của cộng đồng gặp nhiều khĩ khăn do cách quen áp đặt từ trên xuống của các cấp và một số yếu tố khác bao gồm yếu tố văn hố xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đĩ cĩ nhiều yếu tố thuận lợi thúc đẩy sự tham gia chẳng hạn như việc ban hành Quy chế dân chủ cơ sở. 91
  92. NỘI DUNG BÀI 4 1. Ý NGHĨA CỦA THAM GIA Tham gia là những sự việc khác nhau đối với những người khác nhau. Một vài định nghĩa về tham gia như sau • Tham gia được xác định như một đĩng gĩp tự nguyện của người dân vào một hoặc nhiều chương trình cơng cộng nhằm phát triển quốc gia, nhưng người dân khơng được mong đợi là sẽ gĩp phần vào hình thành chương trình hoặc phê phán nội dung các chương trình (Ủy ban Kinh tế Châu Mỹ La tinh, 1973) • Tham gia bao gồm sự can dự của người dân trong tiến trình ra quyết định, trong thực hiện chương trình, chia sẻ quyền lợi của các chương trình phát triển cũng như trong đánh giá những chương trình này (Cohen và Uphoff, 1977) • Sự tham gia của người dân chủ yếu là tạo mối quan hệ với kinh tế và chính trị trong diện rộng xã hội; nĩ khơng chỉ là sự can dự trong những hoạt động dự án, mà hơn nữa là tiến trình trong đĩ người dân nơng thơn cĩ khả năng tự tổ chức, thơng qua tổ chức của riêng họ, họ cĩ khả năng xác định nhu cầu của mình, chia sẻ thiết kế, thực hiện và lượng giá hành động cùng tham gia (FAO, 1982) • Sự tham gia của cộng đồng là một tiến trình chủ động qua đĩ người thụ hưởng hay nhĩm thân chủ ảnh hưởng định hướng và sự thực hiện một dự án phát triển với quan điểm nâng cao chất lượng cuộc sống về 92