Tài liệu Chăm sóc người bệnh cấp cứu, chăm sóc tích cực và chăm sóc người cao tuổi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Chăm sóc người bệnh cấp cứu, chăm sóc tích cực và chăm sóc người cao tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
tai_lieu_cham_soc_nguoi_benh_cap_cuu_cham_soc_tich_cuc_va_ch.pdf
Nội dung text: Tài liệu Chăm sóc người bệnh cấp cứu, chăm sóc tích cực và chăm sóc người cao tuổi
- GIỚI THIỆU HỌC PHẦN CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CẤP CỨU, CHĂM SÓC TÍCH CỰC VÀ CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI Đối tượng : Cao đẳng điều dưỡng chính quy - Số tín chỉ: 02 (02/00) - Số tiết: + Lý thuyết: 30 tiết (2 tiết lên lớp/ tuần) + Lên lớp: 28 tiết + Kiểm tra đánh giá: 02 tiết + Tự học: 60 tiết - Điều kiện tiên quyết: Sinh lý bệnh, Dược lý, Điều dưỡng cơ bản. - Thời điểm thực hiện: Học kỳ 4 MỤC TIÊU HỌC PHẦN: 1. Trình bày được nhận định, phân loại, xử trí ban đầu người bệnh cấp cứu vàngười bệnh chăm sóc tích cực 2. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, tiến triển, nguyên tắc xử trí mộtsố trường hợp cấp cứu nguy kịch, cấp cứu đặcbiệt và chăm sóc tích cực; nguyên nhân, triệu chứng, tiến triển, biến chứng, điều trị và phòng bệnh đối với một số bệnh nội khoacủa người cao tuổi. 3. Trình bày được kế hoạch chăm sóc người bệnh cấp cứu, chăm sóc tích cực và người cao tuổi bệnh nội khoa. 4. Giải thích và phân tích được ý nghĩa của phân loại người bệnh, biện phápcấp cứu ban đầu trong quá trình cấp cứu và chăm sóc người bệnh.. 5. Nhận định, phân loại được các trường hợp cấp cứu nguy kịch vàđặc cấpcứu biệt. 6. Lập, vận dụng được kế hoạch chăm sóc khi chăm sóc người bệnh cấp cứu vàchăm sóc tích cực và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi theo quy trình điều dưỡng. 7. Thực hiện được một số kỹ năng điều đưỡng trong chăm sóc người bệnh cấp cứu, nguy kịch và chăm sóc tích cực. 8. Rèn luyệnđược tác phong nhanh nhẹn, khẩn trương, chính xác, sự tự tin, tính thận trọng khi phân loại, xử trí, cấp cứu người bệnh. 9. Thực hiện được thái độ nhẹ nhàng, cảm thông, chia sẻ với người bệnh và gia đình người bệnh trong quá trình cấp cứu và chăm sóc người bệnh. NỘI DUNG HỌC PHẦN STT TÊN BÀI TRANG 1 Nhận định và phân loại người bệnh cấp cứuvà nguy kịch 3 2 Chăm sóc người bệnh shock 9 3 Xử trí và chăm sóc người bệnh ngừng tuần hoàn 18 4 Chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não 23 1
- 5 Chăm sóc người bệnh hôn mê 30 6 Chăm sóc người bệnh phù phổi cấp 36 7 Chăm sóc người bệnh nhồi máu cơ tim 40 8 Chăm sóc người bệnh ngộ độc thức ăn 46 9 Chăm sóc người bệnh ngộ độc thuốc ngủ 52 10 Chăm sóc người bệnh ngộ độc thuốc trừ sâu 56 11 Chăm sóc người bệnh bị điện giật 61 12 Chăm sóc người bệnh rắn độc cắn 65 Kiểm tra thường xuyên 13 Những biến đổi cơ thể ở người cao tuổi và cách chăm sóc 70 14 Chăm sóc người bệnh tăng huyết áp 85 15 Chăm sóc người bệnh tâm phế mạn 95 16 Chăm sóc người bệnh trào ngược dạ dày – thực quản 103 17 Chăm sóc người bệnh tiểu đường 110 18 Chăm sóc người bệnh Alzheimer 119 19 Chăm sóc người bệnh loãng xương 126 Kiểm tra định kỳ TỔNG 132 ĐÁNH GIÁ: - Điều kiện dự thi: Sinh viên không tham gia đủ 80% số tiết học lý thuyết trên lớp thì không được thi lần đầu và điểm thi kết thúc học phần = 0. Nếu sinh viên nghỉ học có phép, sẽ thi lần 2 tính điểm lần 1. - Điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm học phần làm tròn đến phần nguyên. - Công thức tính: Điểm kiểm tra thường xuyên + Điểm kiểm tra định kỳ x 2 - Điểm học phần = ( ) x 30% + Điểm thi kết thúc HP X 70%. 3 2
- Bài 1 NHẬN ĐỊNH VÀ PHÂN LOẠI NGƯỜI BỆNH CẤP CỨU MỤC TIÊU 1. Trình bày được các khái niệm cấp cứu, thảm họa, điều dưỡng thảm họa. 2. Trình bày được các thông số cần thiết để phân loại người bệnh cấp cứu,phân loại nạn nhân trong cấp cứu thảm họa. 3. Phân biệt được điều dưỡng cấp cứu trong bệnh viện và điều dưỡng cấpcứu thảm họa. 4. Phân loại được đối tượng người bệnh cấp cứu và nguy kịch. NỘI DUNG 1. ĐẠI CƯƠNG Tình trạng cấp cứu là tình trạng bệnh lý do nhiều nguyên nhân mà các chức năng sống của người bệnh hiện tại đang bị đe dọa, đòi hỏi phải có sự can thiệp nhanh chóng, chính xác của y tế nếu không có sự can thiệp này người bệnh sẽ tử vong hoặc có nguy cơ tử vong cao. Phân loại người bệnh đến cấp cứu là một đánh giá lâm sàng nhanh để đưa ra hướng giải quyết. Việc phân loại này có thể đánh giá sơ bộ, ở mức chính xác cho phép xác định mức độ ưu tiên cấp cứu cho người bệnh đến khám cấp cứu và thường do các điều dưỡng có kinh nghiệm tại khoa cấp cứu thực hiện. Khái niệm phân loại người bệnh đến cấp cứu theo mức độ ưu tiên cấp cứu được áp dụng rộng rãi cho người bệnh đến khám cấp cứu tại các khoa cấp cứu ở Mỹ và Châu Âu từ những năm 50 do có một thực tế được thấy ở các phòng cấp cứu tại thành phố lớn là: các phòng cấp cứu luôn phải xử trí một số lượng lớn người bệnh đến cấp cứu hàng ngày với các mức độ cấp cứu khác nhau. Việc áp dụng phân loại người bệnh cấp cứu tại các đơn vị Cấp cứu hiện đã được chấp nhận rộng rãi tại các khoa cấp cứu ở nhiều nước trên thế giới, nhất là khi các Khoa Cấp cứu được tổ chức tốt với các bác sĩ và điều dưỡng chuyên khoa cấp cứu tham gia trực trở thành tiêu chuẩn quốc gia. 2. PHÂN LOẠI NGƯỜI BỆNH TẠI PHÒNG CẤP CỨU Phân loại người bệnh mới đến phòng khám cấp cứu tại các bệnh viện đặc biệt làở các bệnh viện lớn là một hoạt động chuyên môn hàng ngày tại các phòng khám cấp cứuvà các khoa cấp cứu. Dưới đây là quy trình phân loại người bệnh cấp cứu tại các cơ sở cấp cứu theo tài liệu của Mỹ và Châu Âu, quy trình này hiện tại đang được áp dụng tại khoa cấp cứu của bệnh viện Bạch Mai. 2.1. Các thông số cần thiết để phân loại cấp cứu - Lý do đến khám cấp cứu Nhân viên khoa cấp cứu phải thống nhất và chuẩn hóa các lý do thường gặp khiến người bệnh đến khám cấp cứu, phân loại cấp cứu theo cấp độ các lý do khám cấp cứu thành: + Lý do khám cấp cứu thực sự + Lý do có nguy cơ cao + Lý do cần coi là cấp cứu - Thu thập các chức năng sống: Mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO2 - Đánh giá ý thức: Theo bảng Glasgow hoặc phân loại kinh điển 4 độ. 3
- - Dáng vẻ chung: Tình trạng thể lực, da niêm mạc, tình trạng mất nước - Khả năng đi lại: Người bệnh không thể đi lại được là có nguy cơ cao trong tình trạng cấp cứu. 2.2. Người tiến hành phân loại cấp cứu và việc bố trí nhân sự Khi người bệnh đến khám cấp cứu thường được các bác sỹ chuyên khoa cấp cứu; bác sỹ đa khoa hoặc các điều dưỡng có kinh nghiệm tiến hành phân loại cấp cứu. Tại các nước phát triển thường do Điều dưỡng chuyên khoa có kinh nghiệm, được huấn luyện tốt tại các phòng tiếp đón cấp cứu. Ở các bệnh viện huyện, thị nhỏ hơn việc phân loại thường được các Điều dưỡng trực chung tiến hành và các Điều dưỡng này sẽ trở thành người phân loại cấp cứu chuyên trách mỗi khi có người bệnh đến khám cấp cứu mỗi giờ. 2.3. Các thang điểm phân loại người bệnh cấp cứu. Việc phân loại cấp cứu người bệnh theo các thang điểm 3 bậc, 4 bậc. Bảng thang điểm 5 bậc của Canada hiện nay có nhiều ưu điểm chính xác, dễ sử dụng, được áp dụng ở nước chủ nhà và nhiều nước trên thế giới. 2.3.1. Thang điểm 3 bậc Bảng 1.1: Thang điểm 3 bậc Bậc Tên gọi Thời gian đợi điều trị/ Ví dụ Đánh giá lại 1 Khẩn cấp (đỏ) Ngay lập tức/ Liên tục Cơn đau ngực do tim 2 Cấp cứu (vàng) < 2h/30 phút Đau bụng, gãy xương hở 3 Không cấp cứu (Xanh) > 2h/ 1-2h Ban đỏ 2.3.2. Thang điểm 4 bậc Bảng 1.2: Thang điểm 4 bậc Bậc Tên gọi Thời gian đợi điều trị Ví dụ 1 Khẩn cấp Ngay lập tức Đau ngực 2 Cấp cứu không trì hoãn Càng sớm càng tốt 15-30 phút Viêm phổi thở nông 3 Cấp cứu có trì hoãn 30 – 60 phút Gãy cổ xương đùi Cảm, ho, nhiễm khuẩn 4 Không cấp cứu 60 phút tiết niệu 2.3.3. Bảng thang điểm 5 bậc của Canada Bảng 1.3: Thang điểm 5 bậc Bậc Thời gian chờ khám Ví dụ 1 Ngay lập tức Bất tỉnh 2 Ngay lập tức (Điều dưỡng), < 15 phút (Bác sĩ) Quá liều thuốc Nôn/ ỉa chảy < 2 tuổi 3 < 30 phút Loạn thần cấp Chấn thương nhẹ 4 < 60 phút Đau vừa Đau tai Đau nhẹ 5 < 2h Nôn / ỉa chảy đơn thuần không mất nước > 2 tuổi. 4
- 2.4. Phân loại theo nhóm bệnh cấp cứu - Nhóm 1 ( cấp cứu rõ ràng): Phải tiến hành thăm khám càng sớm càng tốt. - Nhóm 2 (nguy cơ cấp cứu cao): Đòi hỏi thăm khám và nhận định chuyên khoa cấp cứu. - Nhóm 3 (có nguy cơ cấp cứu): Là khả năng một tình trạng cấp cứu sắp xảyra hay đang bị che đấu cần theo dõi, phải khám và nhận định mỗi khi đi buồng không kể lần khám sàng lọc ban đầu. Các người bệnh này có thể gửi thăm khám chuyên khoa nếu cần. 2.5. Các trường hợp dễ bị sai sót trong nhận định cấp cứu cần lưu ý - Đang có thai. - Người bị ngược đãi/ bỏ rơi. - Người bệnh tâm thần - Người già, trẻ nhỏ. - Người có nhiều bệnh đi kèm - Người suy giảm miễn dịch - Người say rượu/ nghiện rượu - Người bệnh quay lại khám cấp cứu trong vòng 24h - Người bệnh không rõ chẩn đoán - Người bệnh được coi là giả vờ, Hysteria - Người bệnh “quen” 2.6. Các nhận định trong ngộ độc cấp 2.6.1. Hỏi - Hỏi gia đình người bệnh về tất cả các thuốc đã uống hay tiêm. - Hỏi gia đình, nhân viên y tế về thuốc, đơn thuốc đã có ở nhà, ở phòng khám và khám trên người bệnh tìm những thuốc nghi ngờ, số lượng thuốc đã dùng. 2.6.2. Nhận định những biểu hiện bệnh phụcnặng vụ cho phát hiện bệnh và chăm sóc người bệnh kịp thời. - Hôn mê: hay gặp trong ngộ độc thuốc ngủ, thuốc an thần hoặc nhóm Opi, có thể do hậu quả của thiếu oxy, suy hô hấp, hạ đường huyết, toan chuyển hóa - Suy hô hấp: Biểu hiện thở chậm hoặc thở quá nhanh, tím môi, tím toàn thân hay gặp trong ngộ độc cấp hoặc do hậu quả của một bệnh lý cấp tính. - Co giật: Cần cấp cứu nhanh vì nhanh dẫn đến thiếu oxyây g tổn thương não không phục hồi, tiêu cơ vân, suy thận cấp. - Hạ huyết áp: gặp trong ngộ độc cấp hoặc do hậu quả của việc thiếu oxy. Giảm thể tích tuần hoàn cần nhanh chóng truyền dịch và thuốc vận mạch. - Rối loạn nhịp tim nguy hiểm: cơn nhịp chậm, nhịp nhanh trên thất, nhịp nhanh thất - Vô niệu. 2.6.3. Phát hiện các dấu hiệu đặc trưng - Đồng tử: + Đồng tử co gặp trong: Ngộ độc phospho hữu cơ, cacbamat + Đồng tử giãn gặp trong: Ngộ độc Amphetamin, cocain và chế phẩm. Ngộ độc Dopamin, atropin, belladon + Rung giật nhãn cầu gặp trong: Ngộ độc Bacbiturat, ngộ độc rượu etanol, bọ cạp cắn. - Da: 5
- + Màu đỏ tím và khô gặp trong: Ngộ độc khí CO, axit Boric, bỏng hóa chất hay hậu quả do giãn mạch + Tái xanh và ẩm gặp trong: Ngộ độc Opiates, rượu phenothiazine. + Tím gặp trong: Thiếu oxy, ngộ độc sắn - Mùi vị trong chất nôn. 2.6.4. Cận lâm sàng - Xét nghiệm cơ bản + Ure, creatinin đánh giá chức năng thận + Các men gan: AST, ALT, tỉ lệ prothrompin + Điện giải: Ca, Na, K, Cl, P + Điện tâm đồ, điện não đồ + Đo áp lực khí máu + Đo áp lực thẩm thấu - Xét nghiệm độc chất (các cơ sở có phòng xét nghiệm độc chất) 3. CẤP CỨU THẢM HỌA 3.1. Khái niệm thảm họa Theo định nghĩa của Liên hợp quốc: “ Thảm họa là sự tàn phá trầm trọng vượt quá năng lực đối phó ở khu vực hiện tại, là sự tàn phá nghiêm trọng vận hành xã hội mang đến những tổn thất lớn về người, về của, về môi trường trên phạm vi rộng”. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới: “ Thảm họa là hiện tượng đột nhiên, gây ra thiệt hại nặng nề đối với môi trường sống, cần có sự trợ giúp từ khu vực ngoài vùng thảm họa”. Từ các định nghĩa trên thì thảm họa là các hiện tượng tự nhiên dị thường hoặc những sự kiện mà hành vi của con người là nguyên nhân, là các thiệt hại mang lại những ảnh hưởng to lớn đến sinh mạng hoặc sức khỏe, cuộc sống của mọi người ngoài ra còn ảnh hưởng đến tinh thần con người. Đối với những thiệt hại này, khu vực gặp thiệt hại tự đối phó sẽ gặp khó khăn nên phải cần những chi viện từ những vùng khác không bị thiệt hại. Việt Nam cũng là nước do vị trí địa lý, đặc điểm địa hình và khí hậucũng nên thường sảy ra các thảm họa tự nhiên như lũ quyét, lũ lụt, bão, gió lốc, hạn hán thảm họa nhận tạo (do con người) như dịch bệnh, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn cháy nổ 3.2. Điều dưỡng thảm họa Là các hoạt động được tiến hành trên các cơ sở sử dụng tri thức và kỹ thuật riêng của việc xử trí để đạt mục đích cao nhất là cung cấp cách xử trí và chăm sóc tốt nhất cho nhiều người bị nạn. Hoạt động này được triển khai với mục đích giảm sự thiệt hại tới mức thấp nhất tới tính mạng, sức khỏe của người bị thảm họa trên cơ sở hợp tác với các lực lượng cứu trợ khác. 3.3. Nhận định và phân loại nạn nhân Khi thảm họa xảy ra việc tiến hành phân loại nạn nhân là việc phát hiện nhanh các nạn nhân trong tình trạng nghiêm trọng trong toàn bộ nạn nhân có mặt tại hiện trường để phân loại nạn nhân thành các nhóm để ưu tiên điều trị và vận chuyển. Vì vậy cần có những nhận định khẩn trương, phân loại tốt giúp cải thiện tiên lượng. Các nhận định dựa vào các thông số sau: - Tình trạng hô hấp: Còn thở hay không thở - Tình trạng tuần hoàn: Dấu hiệu tưới máu tốt hay không tốt 6
- - Tình trạng ý thức của nạn nhân - Khả năng còn tự đi lại của nạn nhân Các nạn nhân phải được đeo thẻ phân loại, màu thẻ này được đeo vào chân, tay hay cổ nạn nhân: - Đỏ: Cần ưu tiên cấp cứu - Vàng: Nhóm chờ đợi - Xanh lá cây: Có thể theo dõi, ít nguy cơ bất thường - Đen: Chết hay bị thương rất nặng không hy vọng sống sót Bảng 1.4. Bảng phân loại nạn nhân trong cấp cứu thảm họa Thứ tự ưu Màu xác định Phân loại Tình trạng nạn nhân tiên Nhóm điều trị ưu tiên cao Tình trạng nguy hiểm đến tính Cấp 1 Đỏ nhất mạng cần điều trị khẩn cấp Tính mạng không bị đe dọa Cấp 2 Vàng Nhóm chờ điều trị nếu điều trị chậm vài giờ, dấu hiệu sinh tồn ổn định Nạn nhân tự đi được có thể Cấp 3 Xanh Nhóm chờ bảo lưu điều trị ngoại trú Nạn nhân đang mất dần phản Cấp 4 Đen Nhóm tử vong ứng với sự sống hoặc đã tử vong Việc phân loại tại hiện trường sảy ra thảm họa cho các nạn nhân được coi là bị thương nặng và không còn hi vọng sống sót là vấn đề khó nhất, nó phụ thuộc vào năng lực và đạo đức của nhân viên y tế. Phải lưu ý là các nạn nhân được xếp vào nhóm này là quá nặng, không còn một nỗ lực hay phương tiên y học nào có thể hồi sức để cứu sống họ. LƯỢNG GIÁ Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây Câu 1: Tình trạng cấp cứu là tình trạng bệnh lý do nhiều nguyên nhân mà chức năng sống của người bệnh hiện tại: A. đang bị đe dọa B. đòi hỏi có sự can thiệp của y tế C. không nằm trong giới hạn bình thường D. cần can thiệp ngay của y tế. Câu 2: Đối tượng phân loại người bệnh cấp cứu ở các bệnh viện tuyến huyện là: A. bác sỹ đa khoa B. điều dưỡng có nhiều kinh nghiệm C. điều dưỡng trực chung D. bác sỹ chuyên khoa Câu 3: Thang điểm phân loại người bệnh cấp cứu đang được áp dụng ở bệnh viện Bạch Mai là thang điểm A. 2 bậc B. 3 bậc. C. 4 bậc 7
- D. 5 bậc Câu 4: Người bệnh A đến khoa cấp cứu trong tình trạng đau ngực ở bên trái, huyết áp 80/60 mmHg, mạch 100 lần/phút, nhịp thở 24 lần/phút. Là điều dưỡng làm việc ở khoa cấp cứu nếu gặp tình huống này anh/chị phân loại người bệnh ở mức độ cấp cứu nào theo thang điểm 4 bậc? A. Bậc 1 B. Bậc 2 C. Bậc 3 D. Bậc 4 Câu 5: Trong vụ tai nạn giao thông, có nạn nhân trong tình trạng ý thức tỉnh, dấu hiệu sinh tồn nằm trong giới hạn bình thường, có vết thương phần mềm ở tay, thân mình, gãy kín xương đùi bên phải. Nếu anh chị ở tình huống này anh chị sẽ đeo thẻ phân loại màu nào cho nạn nhân? A. Màu đỏ B. Màu vàng C. Màu xanh D. Màu đen 8
- Bài 2 CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SHOCK MỤC TIÊU 1. Trình bày được định nghĩa, nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách xửtrí các trường hợp shock. 2. Giải thích được hậu quả của shock 3. Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh shock 4. Rèn luyện được tác phong nhanh nhẹn, khẩn trương, chính xác và kỹ năng làm việc nhóm khi cấp cứu người bệnh shock. NỘI DUNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA SHOCK 1.1. Định nghĩa Shock là một trạng thái suy tuần hoàn cấp tính ngoại vi và toàn thể dẫn đến tổn thương các tạng do tuần hoàn tại chỗ suy xụp. 1.2. Sinh bệnh học Shock biểu hiện trên lâm sàng bằng tình trạng tụt huyết áp và giảm tưới máu cho tổ chức gây rối loạn chuyển hoá tế bào. Tình trạng shock dẫn đến một vòng luẩn quẩn nếu không được tháo gỡ sẽ gây ra hậu quả cuối cùng là do tế bào bị huỷ hoại dần do thiếu oxy gồm: + Ở thận: Hoại tử vỏ thận, suy thận cấp tính. + Ở gan: Hoại tử giữa múi gan, suy gan cấp tính. + Ở tụy: Hoại tử tế bào tụy, suy tụy. + Ở tim: Giảm cung lượng tim. + Ở não: Giảm tuần hoàn não, rối loạn ý thức, thậm chí hôn mê. + Rối loạn đông máu (hội chứng đông máu nội mạch rải rác). 1.3. Các triệu chứng chung của shock - Tụt huyết áp + Huyết áp tối đa dưới 90 mmHg. + Hoặc huyết áp giảm 30 - 40mmHg so với con số trước khi có shock. - Dấu hiệu thiếu oxy tổ chức: + Vật vã, giẫy giụa, lơ mơ do giảm lưu lượng tuần hoàn não. + Đái ít, số lượng nước tiểu dưới 30ml/giờ. + Đầu chi lạnh. 1.4. Phân loại Theo nguyên nhân thường gặp gồm có: shock giảm thể tích máu, shock tim, shock nhiễm khuẩn và shock phản vệ. 2. CÁC LOẠI SHOCK 2.1. Shock giảm thể tích tuần hoàn 2.1.1. Khái niệm Shock giảm thể tích tuần hoàn làtì nh trạng giảm đột ngột thể tích máu lưu hành gây ra giảm tưới máu ở phạm vi tế bào (thiếu oxy tế bào) và gây rối loạn chuyển hóa tế bào. 2.1.2. Nguyên nhân - Chảy máu ngoài: Dập nát cơ, đứt mạch máu, gãy xương hở. 9
- - Chảy máu trong: Vỡ gan, vỡ lách, dập phổi, vết thương sâu, chảy máu dạ dày, ruột... - Tan máu cấp tính do sốt rét ác tính, nhiễm khuẩn cấp tính, truyền nhầm nhóm máu. - Mất huyết tương: Các trường hợp bỏng rộng. - Bệnh cấp cứu nhiễm khuẩn, nhiễm độc, không được ăn uống. - Liệt thần kinh do đứt tủy sống. - Ỉa chảy cấp tính gây mất nước nặng 2.1.3. Triệu chứng lâm sàng Tuỳ theo nguyên nhân gây giảm thể tích tuần hoàn người bệnh có các triệu chứng khác nhau. - Do mất máu: + Có thể gặp trong các trường hợp chảy máu trong. + Có thể chảy máu rõ như nôn ra máu, ỉa phân đen, chảy máu âm đạo, đứt mạch máu. + Mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ. + Áp lực tĩnh mạch trung tâm hạ. + Chóng mặt, ù tai, vật ãv , rối loạn ý thức. + Da niêm mạc nhợt nhạt, đầu gối có mảng tím nếu mất máu nhiều. + Rối loạn hô hấp, thở nhanh, tím môi, đầu chi. + Khát nước, đái ít, vô niệu. - Do mất huyết tương hoặc mất nước: Ngoài các triệu chứng gốc: như đã trình bày ở trên người bệnh còn có biểu hiện của rối loạn nước, điện giải. 2.1.4. Xét nghiệm - Số lượng hồng cầu giảm mạnh. - Hemotocrit giảm. - Mức độ mất máu: + Shock nhẹ: Mất máu 10 - 25% thể tích tuần hoàn + Shock vừa: Mất máu 25 - 35% thể tích tuần hoàn + Shock nặng: Mất máu 35 - 50% thể tích tuần hoàn - Trường hợp shock do mất nước nặng: Có biểu hiện rối loạn nước, điện giải. 2.1.5. Biến chứng - Suy thận cấp tính - Xung huyết phổi hoặc suy hô hấp cấp tính tiến triển. - Suy tim - Hoại tử tế bào gan - Tuỵ phù hoặc hoại tử - Hoại tử các tuyến nội tiết (tuyến yên) 2.1.6. Xử trí - Nội khoa + Truyền dịch • Dung dịch Glucose 5% 0 • Dung dịch Natri clorua 9 /00 • Ringer lactat 0 - • Natri bicarbonat 14 /00 (trong sốc nhiễm toan do mất HCO3 ) • Haesteril 10