Tài liệu bồi dưỡng cán bộ CNTT trong nhà trường

pdf 115 trang vanle 1370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng cán bộ CNTT trong nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_boi_duong_can_bo_cntt_trong_nha_truong.pdf

Nội dung text: Tài liệu bồi dưỡng cán bộ CNTT trong nhà trường

  1. www.dienbiencflit.edu.vn – onl ine@dienbiencflit.edu.vn TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CNTT TRONG NHÀ TRƯỜNG Điện Biên, tháng 8 năm 2013
  2. MỤC LỤC PHẦN 1: CẤU TRÚC TỔNG QUAN CỦA MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ 1 1. Cấu trúc chung của máy vi tính 1 2. Các thành phần cơ bản của máy tính 1 PHẦN 2: LẮP ĐẶT BỘ MÁY TÍNH TỪ CÁC LINH KIỆN 3 1. Chọn thiết bị theo mục đích sử dụng 3 2. Tính tương thích khi chọn thiết bị 3 3. Chuẩn bị thiết bị cho một bộ máy tính: 4 4. Các bước tiến hành lắp ráp linh kiện thành bộ máy 6 PHẦN 3: CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH, PHẦN MỀM ỨNG DỤNG 7 1. Giới thiệu về BIOS và thiết lập cấu hình 7 2. Các bước cài đặt hệ điều hành Windows XP 10 3. Cài đặt Driver 20 4. Giới thiệu 1 số công cụ hỗ trợ cài đặt tự động, dò tìm, nâng cấp và sao lưu driver 27 4.1. Easy DriverPack 27 4.2. Driver Pack Solution 28 5. Cài đặt Driver máy in (Print) 29 6. Cài đặt một số phần mềm cơ bản 33 6.1. Cài đặt phần mềm Microsoft Office (Office 2003) 33 6.2. Cài đặt font và bộ gõ tiếng Việt: Vietkey 2000 và Unikey 37 6.3. Chụp ảnh, quay video màn hình với phần mềm Techsmith Snagit (Snagit) 41 6.4. Ghi đĩa với phần mềm Ahead Nero Burning Rom (Nero) 47 6.5. Cài đặt và sử dụng phần mềm UltraISO 57 6.6. Đọc và xuất văn bản sang file PDF với phần mềm Foxit Reader 64 6.7. Giới thiệu một số chương trình ứng dụng khác 67 PHẦN 4: SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH NORTON GHOST 68 1. Giới thiệu, một số khái niệm 68 2. Tạo file Ghost 71 3. Bung file Ghost 75 PHẦN 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ HỆ THỐNG MẠNG LAN 80 1. Tổng quan về mạng LAN 80 1.1. Khái niệm 80 1.2. Phân loại 80
  3. 1.3. Ưu nhược điểm 81 1.4. Các thành phần kết nối 81 1.5. Một số cách nối mạng Lan kiếu hình Star (hình sao) 82 2. Thiết kế mạng LAN 83 2.1. Các yêu cầu thiết kế 83 2.2. Các bước thiết kế 84 2.3. Xây dựng mạng LAN mẫu (quy mô một trường học) 84 3. Thiết lập địa chỉ IP và chia sẻ tài nguyên, máy in dùng chung trong mạng LAN 85 3.1. Thiết lập địa chỉ IP 85 3.2. Chia sẻ tài nguyên trong mạng LAN 87 3.3. Hướng dẫn truy nhập trong mạng LAN 89 3.4. Chia sẻ máy in dùng chung trong mạng LAN 90 4. Hướng dẫn cấu hình một số Modem và thiết bị Wifi thông dụng 91 4.1. Hướng dẫn cấu hình Modem TP-LINK TD-8817 91 4.2. Hướng dẫn cấu hình Rounter Wifi TP-LINK TL-WR740N 98 PHẦN 6: LƯU TRỮ AN TOÀN VÀ BẢO MẬT THÔNG TIN 103 1. Bảo vệ máy tính khỏi phần mềm độc hại và tin tặc 104 1.1. Virút máy tính 104 1.2. Phần mềm gián điệp 104 1.3. Những mẹo khi sử dụng chương trình diệt virút 105 1.4. Phòng nhiễm virút máy tính 105 2. Bảo vệ thông tin khỏi những nguy cơ vật lý trực tiếp 106 3. Tạo và duy trì mật khẩu bảo mật với phần mềm KeePass 106 4. Bảo vệ các tệp dữ liệu tối mật trên máy tính với phần mềm TrueCrypt 107 5. Phục hồi dữ liệu bị xóa với phần mềm Nucleus Kernel for FAT and NTFS 108 6. Phá hủy những thông tin nhạy cảm với phần mềm Eraser 109 6.1. Hướng dẫn sử dụng Eraser với Windows Explorer 109 6.2. Hướng dẫn xóa sạch thùng rác Windows 110 PHẦN 7: MỘT SỐ KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHÒNG MÁY 112
  4. PHẦN 1: CẤU TRÚC TỔNG QUAN CỦA MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ 1. Cấu trúc chung của máy vi tính Máy tính là một hệ thống được ghép nhiều thành phần tạo nên. Do đo, để mày tính có thể hoạt động được ta phải lắp ghép các thành phần của nó một cách hợp lý và khai báo với các thành phần khác. Ngày nay ngành tin học dựa trên các máy tính hiện đang phát triển trên cơ sở hai phần: Phần cứng (Hardware): là các bộ phận (vật lý) cụ thể của máy tính hay hệ thống máy tính như là màn hình, chuột, bàn phím, máy in, máy quét (scanner), vỏ máy tính, bộ nguồn, bộ vi xử lý CPU, bo mạch chủ, các loại dây nối, loa, ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, ổ CDROM, ổ DVD, Dựa trên chức năng và cách thức hoạt động người ta còn phân biệt phần cứng ra thành: - Thiết bị vào (Input): Các bộ phận thu nhập dữ liệu hay mệnh lệnh như là bàn phím, chuột - Thiết bị ra (Output): Các bộ phận trả về thông tin cho người dùng, phát tín hiệu, hay thực thi lệnh ra bên ngoài như là màn hình, máy in, loa, Ngoài các bộ phận nêu trên liên quan tới phần cứng của máy tính còn có các khái niệm quan trọng sau đây: - Bus: chuyển dữ liệu giữa các thiết bị phần cứng. - BIOS (Basic Input Output System): còn gọi là hệ thống xuất nhập cơ bản nhằm khởi động, kiểm tra, và cài đặt các mệnh lệnh cơ bản cho phần cứng và giao quyền điều khiển cho hệ điều hành - CPU: bộ phân vi xử lý điều khiển toàn bộ máy tính - Kho lưu trữ dữ liệu: lưu giữ, cung cấp, thu nhận dữ liệu - Các loại chíp hỗ trợ: nằm bên trong bo mạch chủ hay nằm trong các thiết bị ngoại vi của máy tính các con chip quan trọng sẽ giữ vai trò điều khiển thiết bị và liên lạc với hệ điều hành qua bộ điều vận hay firmware. – Bộ nhớ: là thiết bị bên trong bo mạch chủ giữ nhiệm vụ trung gian cung cấp các mệnh lệnh cho CPU và các dữ liệu từ các bộ phận như là BIOS, phần mềm, kho lưu trữ, chuột đồng thời tải về cho các bộ phận vừa kể kết quả các tính toán, các phép toán hay các dữ liệu đã/đang được xử lý các cổng vào/ra. Phần mềm (Software): Là các chương trình (Program) điều phối các hoạt động phần cứng của máy tính và chỉ đạo việc xử lý số liệu. Phần mềm của máy tính có thể chia ra làm hai loại: Phần mềm hệ thống (System Software) và phần mềm ứng dụng (Applications Software). Phần mềm hệ thống khi được đưa vào bộ nhớ chính, nó chỉ đạo máy tính thực hiện các công việc. Phần mềm ứng dụng là các chương trình được thiết kế để giải quyết một bài toán hay một vấn đề cụ thể để đáp ứng một nhu cầu riêng trong một số lĩnh vực. Mày tính cá nhân PC (Personal Computer): Theo đúng tên gọi của nó là máy tính có thể được sử dụng bởi riêng một người. 2. Các thành phần cơ bản của máy tính Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 1 -
  5. Cac Các thành phần chính của máy tính để bàn. 1: Màn hình (Monitor) 2: Bo mạch chủ (Main) 3: CPU 4: Chân cắm ATA 5: RAM 6: Các thẻ cắm mở rộng chức năng cho máy 7: Nguồn điện (Power) 8: Ổ đĩa quang (CD, DVD Rom-Write) 9: Ổ đĩa cứng (HDD) 10: Bàn phím (Keyboard) 11: Chuột (Mouse) Các thành phần này sẽ đề cập, quan sát và thực hành nhiều hơn ở phần tiếp theo. Tham khảo video minh họa có trong đĩa CD đi kèm. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 2 -
  6. PHẦN 2: LẮP ĐẶT BỘ MÁY TÍNH TỪ CÁC LINH KIỆN Chọn thiết bị Chọn thiết bị là việc làm cần thiết khi lắp một bộ máy vi tính, nếu thiết bị chọn không đúng cách có thể làm cho máy chạy không ổn định, không tối ưu về tốc độ hoặc không đáp ứng được công việc. Chọn tốc độ cần dựa trên các yếu tố - Mục đích sử dụng máy tính - Tính tương thích của thiết bị 1. Chọn thiết bị theo mục đích sử dụng - Máy tính sử dụng cho các công việc đồ hoạ như + Vẽ thiết kế + Xử lý ảnh + Chơi Game 3D + Tạo phim hoạt hình. Cần thiết phải sử dụng cấu hình cao hơn máy tính sử dụng cho các công việc văn phòng. Nếu cấu hình thấp hơn thì máy sẽ chậm và không đảm bảo cho công việc. - Máy tính sử dụng cho các công việc văn phòng như: + Soạn thảo văn bản + Học tập + Truy cập Internet + Nghe nhạc, xem phim + Các công việc khác Với cấu hình đáp ứng cho mục đích này thì có thể tiết kiệm được khoảng 40% chi phí so với bộ máy cấu hình cao mà vẫn đảm bảo cho công việc. 2. Tính tương thích khi chọn thiết bị - Trong máy tính có 3 thiết bị có tính tương thích, bạn phải chọn đồng bộ nếu không có thể chúng sẽ không hoạt động hoặc không phát huy hết tác dụng, ba thiết bị đó là: + Mainboard + CPU + Bộ nhớ RAM - Ba thiết bị này rằng buộc ở tốc độ Bus, bạn hãy chọn theo nguyên tắc sau: => Chọn Mainboard trước, Mainboard phải đáp ứng được các yêu cầu của công việc sử dụng . => Chọn CPU có tốc độ Bus (FSB) nằm trong phạm vi Mainboard hỗ trợ. => Chọn RAM có tốc độ Bus tương ứng tốc độ Bus >= 50% tốc độ Bus của CPU. Theo bảng dưới dây là tốc độ tương thích tốt nhất: Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 3 -
  7. Tốc độ FSB của CPU Tốc độ Bus của RAM Loại Mainboard 667 MHz DDR 400 MHz Có hỗ trợ cả hai tốc độ 800 MHz DDR 400 MHz - 1066 MHz DDR2 667 MHz - 1333 MHz 1333MHz DDR2 800 MHz - 1600MHz Core I DDR3 1066 MHz - Core I DDR3 1333 MHz - Core I DDR3 1600 MHz - Lưu ý: các main dùng CPU dòng Core I không có Bus Front Side (FSB) nữa mà có bus QPI (Quick Path Interconnect). 3. Chuẩn bị thiết bị cho một bộ máy tính: Một bộ máy tính tối thiểu cần những thiết bị sau: 1) Case (Thùng máy) Case là vỏ máy, hãy chọn case sao cho đảm bảo được độ thoáng mát cho máy, bộ nguồn thường đi theo case hoặc bán rời, hiện nay ta nên dùng nguồn có công suất >= 400W. 2) Mainboard (Bo mạch chủ) Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 4 -
  8. Mainboard là thiết bị quan trọng nhất mà bạn cần quan tâm, Mainboard nó quyết định trực tiếp đến tốc độ và độ bền của máy, nên chọn mainboard của các hãng uy tín như Intel, Gigaby, Asus, và một số hãng khác và có sử dụng chipset của Intel. Khi chọn Mainboard cần quan tâm đến Socket và FSB của CPU và Bus của RAM. 3) CPU Phải chọn CPU thích hợp với Mainboard mà bạn đã chọn và CPU đó phải có tốc độ đảm bảo với yêu cầu công việc của mình. Lưu ý: theo mỗi CPU có kèm theo thông số như Tray (là hàng không đi theo quạt), Box (là hàng đóng hộp có kèm theo quạt). 4) RAM Chọn RAM có dung lượng đảm bảo cho yêu cầu công việc, còn tốc độ Bus thì phụ thuộc vào Bus của CPU. 5) HDD (Ổ cứng) Phổ thông hiện nay là các ổ có dung lượng 320GB, 500GB. 6) Keyboard (bàn phím) và Mouse (chuột) Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 5 -
  9. Bạn có thể chọ một bàn phím bất kỳ theo sở thích . 7) Ổ đĩa quang Bạn có thể lắp hay không lắp ổ CD (DVD) đều được, nhưng khi muốn cài đặt phần mềm hoặc tools đặc biệt ta phải cần đến nó (ngày nay thì phần lớn các mainboard có hỗ trợ tất cả từ USB, tuy nhiên nếu có ổ CD-ROM thì sẽ đơn giản hơn cho các bạn mới), bạn có thể dùng ổ CD (DVD) cũ hay mới đều được mà không ảnh hưởng đến độ tương thích của máy. 8) Monitor (màn hình) 4. Các bước tiến hành lắp ráp linh kiện thành bộ máy - Lắp CPU, RAM vào Mainboard (khi này Mainboard chưa được lắp vào Case) - Lắp Mainboard vào case - Lắp Power (nguồn) vào case - Lắp các ổ đĩa (CD, DVD; HDD) - Lắp Card mở rộng (nếu có, như card mạng, card đồ họa) - Nối các dây kết nối với nguồn, dữ liệu, cổng USB, - Đóng vỏ máy của case và gắn các thiết bị ngoại vi (Màn hình, bàn phím, chuột, loa, máy in, máy scan, dây mạng, ) Tham khảo video minh họa có trong đĩa CD đi kèm. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 6 -
  10. PHẦN 3: CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH, PHẦN MỀM ỨNG DỤNG 1. Giới thiệu về BIOS và thiết lập cấu hình BIOS (Basic Input/Output System) – hệ thống nhập xuất cơ bản. BIOS nằm bên trong máy tính, trên bo mạch chính (Mainboard). BIOS được xem như chương trình được chạy đầu tiên khi máy tính khởi động. Vì sao phải thiết lập cấu hình cho máy? - Khi ta bật máy tính, đầu tiên BIOS sẽ cung cấp chương trình để khởi động máy, tiếp sau đó là quá trình kiểm tra thiết bị còn gọi là POST (Power On Seft Test - Bật nguồn và kiểm tra), quá trình POST được thực thi theo nội dung nạp trong RAM CMOS. - Cấu hình mặc định (Default) của máy được nhà sản xuất nạp trong BIOS, khi ta kích hoạt chương trình CMOS SETUP thì phiên bản mặc định được nạp lên bộ nhớ và hiển thị lên màn hình cho phép ta có thể thay đổi các lựa chọn. - Sau khi thay đổi xong, nếu ta bấm SAVE thì bản CMOS ta vừa thay đổi đó được nhớ vào bộ nhớ RAM CMOS, nếu RAM CMOS đã có nội dung thì mỗi lần khởi động CMOS SETUP nó sẽ lấy nội dung từ đây. - RAM CMOS là một loại bộ nhớ tiêu thụ rất ít điện năng, RAM CMOS hiện nay được tích hợp trong Chipset Sourth Bridge và được nuôi bằng Pin 3V trên Mainboard. - Trong quá trình POST máy thì CPU sẽ lấy thông tin trong RAM CMOS để thực thi, trường hợp dữ liệu trong RAM CMOS bị xoá hoặc hết Pin thì máy sẽ chạy tạm bằng chương trình mặc định có trong ROM, nếu chương trình mặc định mà không phù hợp với cấu hình của máy hiện tại thì máy sẽ bị báo lỗi trong khi khởi động. Thiết lập cấu hình BIOS Setup: Trên thị trường hiện nay, thông thường, công việc BIOS Setup do nơi cung cấp máy tính thực hiện ngay sau khi lắp ráp bộ máy tính. Tùy mỗi loại mainboard theo từng hãng (Pheonix, Ami, Award, ) mà các mục trong BIOS Setup có thể khác nhau, tuy nhiên về căn bản chúng tương tự nhau. Với mỗi BIOS trên các mainboard khác nhau chúng ta tự tìm hiểu thêm từ những kiến thức cơ bản được thao tác, thực hành ở phần này. Vào màn hình CMOS Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 7 -
  11. Khởi động lại máy, trong lúc máy khởi động => bấm liên tiếp vào phím Delete để đi vào màn hình CMOS (Chú ý nếu bấm Delete không được thì bấm F2 hoặc F10) hoặc một số phím khác tùy từng hãng sản xuất quy định hiện trên màn hình. Nếu không, ta có thể kiểm tra trên các tài liệu đi kèm với máy tính để biết thêm chi tiết về điều này. Minh họa mainboard vào BIOS thông qua phím F11 - Khi vào được BIOS, một Menu tổng quan của chương trình này. Menu này sẽ chứa những thông tin cơ bản về hệ thống và một vài lựa chọn mà các nhà thiết kế thiết lập ra. Tuy đơn giản nhưng việc có một cái nhìn sơ khai về màn hình Menu này là rất cần thiết. Có nhiều tùy chọn, các mục khác nhau. Trong tài liệu và nội dung tập huấn này chỉ đề cập đến 1 số tùy chọn cơ bản có liên quan đến các phần trong tài liệu này (theo tôi, các tùy chọn khác chúng ta nên tạm để mặc định như hiện có). - Để mở một mục, bạn di vệt sáng đỏ vào mục đó và Enter - Để di chuyển vệt sáng ta dùng các phím mũi tên - Để thay đổi lựa chọn ta sử dụng phím PageUp, PageDow hoặc phím F5, F6 hoặc có thể là phím +, - (tùy loại mainboard khác nhau) - Các lựa chọn: Enabled là cho phép, Disabled là không cho phép - Sau khi thiết lập xong thì nhấn phím F10 để lưu lại và thoát Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 8 -
  12. - Thiết lập CMOS về chế độ mặc định là trả về trạng thái ban đầu của máy, thông thường trạng thái ban đầu là trạng thái chuẩn: Di vệt sáng xuống dòng LOAD BIOS DEFAULTS (Enter) Xuất hiện hộp thoại Load Option Settings (Y/N)? N. Bạn chọn phím Y và nhấn Enter Di tiếp vệt sáng xuống dòng LOAD SETUP DEFAULTS Và cũng làm tương tự như trên. Kênh IDE/SATA - Có thể bạn sẽ thấy menu chỉ ra ổ đĩa IDE hay SATA đang kết nối với hệ thống máy tính của mình và số kênh mà chúng đang sử dụng. Điều này đặc biệt quan trọng nếu như bạn vừa mới cài đặt một ổ đĩa và muốn chắc chắn rằng hệ thống đã nhận ra thiết bị mới. Nếu không thấy một ổ đĩa mới nào, hãy kiểm tra lại để chắc chắn Channel không ở tình trạng “disable” Cấu hình chuẩn SATA - Bạn có thể cấu hình chuẩn SATA theo 3 hướng sau: RAID nếu bạn muốn kết hợp 2 hay nhiều ổ đĩa. Chế độ AHCI để bật thêm những tính năng phụ của chuẩn SATA hay chuẩn IDE dể đạt được độ tương thích lớn nhất. - Một số ý kiến cho rằng cấu hình theo chế độ AHCI sẽ tăng tốc được ổ đĩa cứng. Tuy nhiên, điều này là chưa được khẳng định hoàn toàn mà chỉ dựa trên cảm nhận của một số người. Trong trường hợp bạn cấu hình ổ đĩa theo chuẩn này mà máy tính không khởi động được, hãy trả lại về giá trị mặc định ban đầu. IDE Detect Timeout - Một số mẫu Motherboards khởi động quá nhanh đến nỗi ổ IDE chưa kịp vận hành, gây ra hiện tượng máy tính không thể khởi chạy được. Để tránh tình trạng trên, một thông số kỹ thuật được đưa ra là IDE Detect Timeout (Thời gian chờ phát hiện ổ IDE). Nếu ổ IDE của bạn thường xuyên “không được” nhận ra, hãy tăng giá trị của IDE Detect Timeout để đạt được kết quả khả quan hơn. Một số loại BIOS giấu thiết lập này trong menu Advanced Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 9 -
  13. Boot Priority (Lựa chọn Boot mặc định) - Chế độ này giúp cho máy tính xác định được thiết bị sẽ được Boot mặc định. Thông thường ổ đĩa cứng HDD sẽ được chọn là “First Boot Device” để giảm thời gian khởi động. Tuy nhiên, nếu định cài lại Windows hoặc sử dụng đĩa Hiren Boot thì người dùng sẽ phải cấu hình boot từ ổ đĩa CDROM đầu tiên. Nếu người dùng cài đặt hệ điều hành hay Boot từ USB thì mục First Boot Device phải chọn là USB tương ứng. 2. Các bước cài đặt hệ điều hành Windows XP Chuẩn bị: - Một máy tính đã lắp ráp hoàn chỉnh. Đã được chia ổ đĩa, nếu chưa nên tiến hành chia ổ đĩa trước (tham khảo chương trình chia ổ đĩa bằng chương trình Partition Magic của hãng Symantec hoặc Acronis Disk Director Suite của hãng Acronis. Cả 2 chương trình này đều đã được tích hợp trong đĩa Hirrent Boot có trong chương trình tập huấn này). - Một đĩa cài đặt Windows XP: SP2 hoặc SP3 Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 10 -
  14. - Vào CMOS Setup thiết lập cấu hình cho máy và thiết lập cho ổ CD ROM khởi động trước (Xem lại ở mục trước) Bắt đầu: 1) Cho đĩa cài đặt Windows vào ổ CDROM và khởi động lại máy. 2) Khi hiện lên màn hình chọn khởi động từ CD, hãy nhấn một phím bất kỳ trên bàn phím để chấp nhận. Lưu ý màn hình chỉ hiện lên vài giây, nếu không kịp bạn hãy cho máy khởi động lại và làm lại. 3) Windows bắt đầu được cài đặt, lúc này bạn không thể sử dụng chuột được cho nên hãy sử dụng bàn phím. Khi hiện ra màn hình Welcome to Setup, hãy nhấn phím Enter. 4) Tại màn hình Windows XP Licensing Agreement, nhấn phím F8. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 11 -
  15. 5) Màn hình kế tiếp sẽ cho bạn lựa chọn cài đặt Windows XP lên ổ đĩa nào (nếu có nhiều ổ dĩa), ở bước này bạn có thể tạo các phân vùng (nhấn C) hoặc xóa các phân vùng (nhấn D và sau đó nhấn L) có sẵn của ổ dĩa cứng. 6) Nhấn Enter để chọn Unpartitioned space, mặc nhiên nó đã được chọn sẵn. 7) Màn hình này sẽ cho bạn chọn định dạng (Format) phân vùng, hãy chọn kiểu mà bạn muốn hoặc chọn Format the partition using the NTFS file system rồi nhấn Enter. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 12 -
  16. 8) Phân vùng được định dạng và các tập tin cài đặt sẽ được chép lên, quá trình này sẽ mất một khoảng thời gian cho nên bạn có thể đi đâu đó khoảng 20 đến 30 phút rồi quay lại nếu muốn. 9) Windows XP sẽ tự khởi động lại và tiếp tục quá trình cài đặt, từ bây giờ trở đi bạn có thể sử dụng chuột. Khi hiện lên bảng Regional and Language Options, nhấn Next để tiếp tục. (Bạn có thể chỉnh các thông số này sau khi cài xong Windows). Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 13 -
  17. 10) Tại bảng Personalize Your Software, điền tên và cơ quan của bạn hoặc bất cứ gì bạn thích. Một số phần mềm sẽ lấy thông tin này để cài đặt tự động khi cần. Nhấn Next để tiếp tục. 11) Tại bảng Your Product Key, điền mã số kèm theo dĩa CD Windows XP vào các ô trống. Mỗi khi cài Windows XP bạn đều cần đến các mã số này, nhấn Next để tiếp tục. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 14 -
  18. 12) Tại bảng Computer Name and Administrator Password, trong ô Computer name hãy điền tên của máy vi tính, tên này dùng để nhận dạng máy của bạn khi dùng trong hệ thống mạng. Hãy chọn một cái tên tùy ý nhưng đừng trùng với tên của bạn đặt tại bước 10 và không có khoảng trống. Điền mật khẩu để ngăn không cho người khác sử dụng máy của bạn vào ô Administrator password, và lập lại một lần nữa tại ô Confirm password. Tuy nhiên nếu không cần thiết bạn nên để trống 2 ô này, sau này có thể làm khi cần. Nhấn Next để tiếp tục. 13) Tại bảng Date and Time Settings, bạn sẽ chỉnh ngày giờ hiện tại. Ở phần Time Zone, hãy chọn nơi ở (vùng) của bạn, nếu bạn ở việt Nam thì hãy chọn như trong hình. Nhấn Next để tiếp tục. 14) Khi hiện ra bảng Networking Settings, nhấn Next để tiếp tục. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 15 -
  19. 15) Tại bảng Workgroup or Computer Domain, nhấn Next để tiếp tục. 16) Windows XP sẽ cài đặt cấu hình trong khoảng từ 20 đến 30 phút và sẽ tự khởi động lại khi hoàn tất. Khi hiện ra bảng Display Settings, nhấn OK. 17) Khi hiện ra bảng Monitor Settings, nhấn OK. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 16 -
  20. 18) Màn hình Welcome to Microsoft Windows xuất hiện, nhấn Next. 19) Tại bảng Help protect your PC nếu muốn Windows tự động cập nhật thì chọn ô Help protect my PC by turning on Automatic Updates now (bạn cần phải có kết nối Internet). Nhấn Next để tiếp tục. 20) Windows Xp sẽ kiểm tra kết nối Internet, hãy chọn kiểu kết nối trong bảng Will this computer connect to the Internet directly, or through a network? Nếu không biết bạn cứ để nguyên như vậy và nhấn Next Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 17 -
  21. . Nếu bạn sử dụng kết nối quay số hoặc nếu Windows không kết nối Internet được, bạn có thể kết nối sau này. Khi hiện ra bảng How will this computer connect to the Internet? hãy nhấn Skip để bỏ qua phần này. 21) Khi hiện ra bảng Ready to activate Windows? (Xác nhận hiệu lực của Windows) chọn Yes nếu bạn có kết nối với Internet và nhấn Next. Nếu không hãy chọn No, Windows XP sẽ nhắc bạn sau, nhấn Next bạn sẽ bỏ qua các bước kế tiếp và chuyển đến bước 24. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 18 -
  22. 22) Tại bảng Ready to register with Microsoft? (đăng ký thông tin về bạn với Microsoft) chọn Yes và nhấn Next (có thể nhấn No để bỏ qua nếu bạn chưa muốn đăng ký). 23) Nhập các thông tin cần thiết tại bảng Collecting Registration Information, nhấn Next (có thể nhấn Skip để bỏ qua nếu bạn chưa muốn đăng ký). 24) Tại bảng Who will use this computer? bạn sẽ tạo tài khoản cho người sử dụng máy vi tính này, có thể tạo được nhiều tài khoản nếu muốn. Hãy điền tên của bạn vào ô Your name (có thể lấy tên giống như ở bước 10), nhấn Next. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 19 -
  23. 25) Màn hình Thank you! hiện ra, vậy là xong, bạn đã hoàn tất việc cài đặt Windows XP. Nhấn Finish. Nếu bạn chỉ tạo 1 tài khoản người sử dụng ở bước 24 thì bạn sẽ được tự động đăng nhập vào Windows Xp, còn nếu bạn tạo nhiều tài khoản thì bạn sẽ được chọn tại màn hình Logon của Windows XP. 3. Cài đặt Driver Cách cài Driver cho các thiết bị của máy vi tính: - Nếu máy vi tính có các thiết bị chưa được hệ điều hành Windows hỗ trợ Driver thì cần phải cài đặt thêm cho chúng, các Driver này được cung cấp kèm theo thiết bị và thường nằm trong đĩa CD-ROM. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 20 -
  24. - Cài đặt Driver cho các thiết bị thường được thực hiện ngay sau khi cài hệ điều hành hoặc khi cần thay đổi, gắn thêm thiết bị mới. Có 2 cách cài đặt Driver là cài đặt tự động và cài đặt có lựa chọn. Cài đặt tự động: Đối với cách cài đặt này chỉ cần đưa đĩa CD chứa Driver của thiết bị cần cài vào ổ đĩa của máy vi tính, chương trình cài đặt (Setup) sẽ tự động chạy và hiển thị bảng liệt kê các Driver cần phải cài đặt, thông thường chỉcần để nguyên các lựa chọn mặc định và nhấn Install, Go, Next, để tiến hành cài đặt Driver và chương trình ứng dụng cho thiết bị. Nếu chương trình cài đặt không tự động chạy thì có thể truy cập vào ổ đĩa CD-ROM, tìm chạy tập tin (File) có tên Setup (setup.exe), hoặc AsInsWiz (AsInsWiz.exe) và theo các hướng dẫn của chương trình để cài đặt. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 21 -
  25. Lưu ý: Tùy loại mainboard mà có thể khác nhau, nếu không rõ thì mở file AUTORUN.INF để xem (File cần mở ở đây nằm sau open =) Trong quá trình cài đặt có thể chương trình sẽ yêu cầu khởi động lại máy, nhấn Ok hoặc Restart để đồng ý. Sau khi khởi động chương trình sẽ tiếp tục cài đặt Driver cho các thiết bị còn lại khác. Nếu chương trình không tự hoạt động lại thì phải truy cập vào ổ đĩa CDROM như cách trên cho đến khi cài đặt hết toàn bộ các Driver cần thiết. Cài đặt có lựa chọn: Đối với các thiết bị không có chương trình cài đặt tự động hoặc khi cần nâng cấp Driver mới cho thiết bị thì có thể sử dụng cách cài đặt như sau: - Nhấn nút phải chuột vào biểu tượng My Computer và chọn Manage trong Menu. - Trong cửa sổ hiện ra chọn Device Manager. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 22 -
  26. - Trong Device Manager có hiển thị danh sách các thiết bị của máy vi tính và cho biết tình trạng hoạt động của chúng. - Các thiết bị được liệt kê theo chủng loại, nhấn chuột vào nút hình dấu + để xem tên và mã số của các thiết bị bên trong. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 23 -
  27. - Nhấn phải chuột vào thiết bị chưa được cài Driver (có biểu tượng dấu !) và chọn Update Driver trong Menu. - Nếu xuất hiện bảng thông báo đề nghị kết nối Internet để cập nhật, chọn No, not this time và nhấn Next. Chương trình sẽ xuất hiện bảng thông báo nhắc đưa đĩa CD-ROM chứa Driver vào ổ đĩa. Ở bước này có 2 mục lựa chọn: 1) Chọn Install the software automatically (Recommended) và nhấn Next, nên chọn mục này để chương trình tự động tìm kiếm File thông tin trên tất cả các ổ đĩa, đây là File có phần mở rộng là INF, có chứa các thông tin của thiết bị cần cài đặt. Nếu tìm được thông tin cần thiết, chương trình sẽ tiến hành cài đặt. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 24 -
  28. - Nếu không tìm được thông tin cần thiết chương trình sẽ xuất hiện thông báo Cannot Install this Hardware. Nhấn Back để quay lại. - Chọn Nhà sản xuất (Manufacturer) và loại (Model) đúng với thiết bị cần cài đặt và nhấn Next. Nếu không có tên của thiết bị trong danh sách này thì chọn Have Disk và chọn Driver khác. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 25 -
  29. Lưu ý: - Trong quá trình cài đặt có thể sẽ xuất hiện các bảng cảnh báo về sự không tương thích hoặc Driver chưa được Windows chứng nhận, nhấn Continue Anyway để đồng ý và tiếp tục cài đặt. - Nếu quá trình cài đặt Driver thành công sẽ xuất hiện bảng thông báo Completing the Hardware Update Wizard, nhấn Finish để hoàn tất và quay lại Device Manager, tiếp tục cài đặt Driver cho các thiết bị khác. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 26 -
  30. - Một số chương trình sau khi cài đặt sẽ yêu cầu khởi động lại máy để cập nhật Driver mới, nhấn Ok để đồng ý. - Trong một số trường hợp thiết bị không hoạt động (Disable) thì truy cập vào Device Manager, lúc đó sẽ thấy xuất hiện dấu X màu đỏ phía trước tên của thiết bị, nhấn nút phải chuột vào tên thiết bị đó và chọn Enable để cho phép hoạt động trởlại. Nếu vì lý do nào đó mà không muốn thiết bị hoạt động thì cũng làm như trên nhưng chọn Disable. 4. Giới thiệu 1 số công cụ hỗ trợ cài đặt tự động, dò tìm, nâng cấp và sao lưu driver 4.1. Easy DriverPack - Kể từ phiên bản 5.25, Easy DriverPacks chính thức đổi tên thành WanDriver. - WanDriver rất tiện dụng trong việc tìm, trích xuất và cài đặt driver một cách hoàn hảo cho WindowsXP (x86), Windows7 (x86 và x64), phiên bản hỗ trợ Win 8 là từ ver 5.3.0 trở về sau (thời điểm hiện tại, tháng 5/2013 thì phiên bản mới nhất là 5.3.1, bộ full cho tất cả hệ điều hành Windows có trong đĩa của chương trình tập huấn) - Bạn mở đúng phiên bản dành cho hệ điều hành của máy tính hiện tại, đối với WinXP thì bạn mở file Easy DriverPacks 5.3.1.2 WinXP.exe, màn hình khởi động như sau: Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 27 -
  31. - Hộp thoại xuất hiện, chọn Start(S) -> Kích chọn Extrac and install driver(I) [Recomment] - Đợi 1 vài phút chương trình tự động quét tìm driver tương thích, giải nén và cài đặt xong sẽ xuất hiện hộp thoại yêu cầu khởi động lại, chúng ta chọn Yes Lưu ý: nếu máy bạn cài đặt trình diệt virus như Kapersky thì nên tắt trình virus này trước rồi mới tiến hành chạy WanDriver. 4.2. Driver Pack Solution - Driver cho windows Sau khi Cài đặt hay Ghost hệ điều hành, vấn đề khó khăn nhất với chúng ta là gì? Đó là thiếu Driver. DriverPack Solution 13 (thời điểm hiện tại, tháng 5/2013 thì phiên bản mới nhất là 13, có trong đĩa nội dung tập huấn) sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề này 1 cách toàn diện. - Là một kỹ thuật viên chuyên nghiệp hay một người sử dụng máy bình thường thì sau khi cài mới windows, công việc của bạn là cài driver cho máy tính. Bạn có thể dùng đĩa driver kèm theo main để cài (nếu còn giữ hoặc lưu trong máy), hay có thể download trên internet về. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 28 -
  32. Nhưng không phải khi nào bạn cũng tìm được driver cho những thiết bị phần cứng của mình cho hệ điều hành đang sử dụng. - Chương trình DriverPack Solution sẽ tự cài đặt, cập nhập và download những driver còn thiếu cho các thiết bị có trong máy tính của bạn Và dễ dàng hơn nữa, chương trình DriverPack Solution Professional này hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt. - Giải nén ra và ghi vào một đĩa DVD (hoặc có thể để trong ổ cứng, USB). Tiếp theo, kích tập tin DriverPackSolution.exe để khởi động chương trình: - Thiết lập chọn ngôn ngữ hiển thị là tiếng Việt: - Chương trình sẽ tự động quét tất cả các trình điều khiển trong máy tính bạn. Khi được tìm thấy, bạn nhấp vào các trình thiết bị cần cài đặt và nhấn nút Cài đặt & cập nhật để tiến hành cài và nâng cấp driver cho máy tính của mình. 5. Cài đặt Driver máy in (Print) Chương trình tập huấn xin đưa ra 3 cách cài đặt Driver cho máy in như sau: - Cách 1: Sử dụng trực tiếp đĩa driver đi kèm theo máy. Với cách này các bạn chỉ việc cho đĩa vào và chạy theo hướng dẫn các thao tác Next chỉ định sẵn. Tùy dòng máy khác nhau bạn tự tìm hiểu và thao tác tiếp - Cách 2: Sử dụng driver có sẵn (đã copy và giải nén vào máy tính hay USB, ) Lưu ý trước khi tiến hành cài đặt thì phải xem driver có sẵn trước có phù hợp, tương thích với hệ điều hành của máy tính này hay không? Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 29 -
  33. Kiểm tra hệ điều hành máy tính đang dùng là hệ điều hành gì WinXP hay Win 7 (bản 32bit hay 64 bit). Kiểm tra bằng cách nhấn chuột phải vào biểu tượng My Computer và kích chọn Properties sau đó hiện ra các thông số: Nếu Driver đã phù hợp (như hình minh họa là Windows XP), ta bắt đầu cài đặt: - Cắm cáp kết nối từ máy in tới máy tính (thường là loại cáp USB); - Bật công tắc nguồn điện của máy in; - Đợi một lát, màn hình sẽ hiển thị hộp thoại như sau, ta có thể tắt hộp thoại này và thao tác tiếp; Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 30 -
  34. - Nhấn chuột phải lên My Computer, chọn Manage, chọn Device Manager - Nhấn chuột phải lên biểu tượng Driver máy in (có dấu “hỏi chấm, chấm than” màu vàng, do chưa được cài đặt Driver) chọn Update Driver xuất hiện hộp thoại: Chọn như hình và kích Next: Hình minh họa (do khi viết đang không có máy in kết nối) Chọn Install from như hình và nhấp Next: Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 31 -
  35. Kích chọn Include this và nhấp Browse để duyệt tìm đến vị trí thư mục chứa Driver máy in tương ứng, xong nhấp Next Hình minh họa (do khi viết đang không có máy in kết nối) Đợi một lát cho đến khi hộp thoại Hardware Update Wizard báo Complete. - Cách 3: Sử dụng phần mềm cài đặt máy in tự động (Auto Setup Printers) Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 32 -
  36. Auto Setup Printers (dung lượng 330MB, có trong đĩa CD trong chương trình tập huấn) là một phần mềm cài đặt máy in tự động hỗ trợ cài đặt 80 loại máy in phổ biến hiện nay. Các ưu điểm khi sử dụng Auto Setup Printers: → Auto Setup Printers hỗ trợ cài đặt máy in tự động. → Auto Setup Printers hỗ trợ cài đặt 80 loại máy in phổ biến. → Cài đặt nhanh chóng và dễ dàng. → Các loại máy hỗ trợ gồm Canon , HP, Samsung, Epson, Lexmark, Panasonic. Với giao diện tiếng Việt rất dễ sử dụng và đã kèm theo hướng dẫn sử dụng, thông tin phần mềm, các loại máy được hỗ trợ tiện lợi cho người sử dụng. 6. Cài đặt một số phần mềm cơ bản 6.1. Cài đặt phần mềm Microsoft Office (Office 2003) - Bước 1: Đưa đĩa CD chứa chương trình cài vào ổ CD-ROM, hoặc vào thư mục chứa bộ cài (nếu đã copy vào máy). Nháy đúp chuột vào biểu tượng Setup.exe - Bước 2: Xuất hiện cửa sổ  Nhập mã số cài đặt tại Product Key (Mã máy do nhà sản xuất cung cấp khi mua chương trình)  Next Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 33 -
  37. - Bước 3: Xuất hiện hộp thoại  Nhập tên người sử dụng tại: User name  Nhập tên tổ chức tại: Organization (có thể để mặc định), xong kích Next - Bước 4: Xuất hiện hộp thoại  Kích chuột vào I accept the terms in the License Agreement (Đồng ý với các điều khoản của nhà sản xuất)  Next Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 34 -
  38. - Bước 5: Xuất hiện hộp thoại như hình dưới (Kích Custom Install nếu muốn chọn cài đặt các ứng dụng có trong bộ Office theo ý), ở đây tôi để mặc định như hình và kích Next - Bước 6: Xuất hiện hộp thoại  Chọn Install Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 35 -
  39. - Bước 7: Xuất hiện hộp thoại  Chờ máy cài đặt chương trình - Bước 8: Xuất hiện hộp thoại  Chọn Finish để kết thúc quá trình cài đặt. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 36 -
  40. Cài đặt thành công nhưng trên màn hình chúng ta vẫn chưa thấy có các biểu tượng xuất hiện, để đưa các biểu tượng quen thuộc này ra màn hình, chúng ta thực hiện kích vào Start -> Program File -> Microsoft Office và nhấn chuột phải lên chương trình muốn đưa biểu tượng ra Desktop, chọn Sent to -> chọn Desktop (Create shortcut) 6.2. Cài đặt font và bộ gõ tiếng Việt: Vietkey 2000 và Unikey 6.2.1. Hướng dẫn cài đặt phông chữ tiếng việt Vietkey 2000 - Bước 1: Tìm đến thư mục chứa chương trình cần cài đặt  Nhấp đúp chuột vào biểu tượng - Bước 2: Xuất hiện hộp thoại  Next  Next - Bước 3: Xuất hiện hộp thoại  Chọn Custom để cài đặt theo lựa chọn  Next Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 37 -
  41. - Bước 4: Xuất hiện hộp thoại đánh dấu chọn tất cả  Next  Xuất hiện hộp thoại  Next - Bước 5: Xuất hiện hộp thoại chờ máy cài đặt  Finish. Máy tính sẽ khởi động lại để nạp Font cho máy tính. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 38 -
  42. 6.2.2. Hướng dẫn cài đặt Unikey 4.0 RC2 UniKey là chương trình bàn phím tiếng Việt miễn phí, gọn nhẹ, dễ dùng và chạy trong tất cả các môi trường Windows (kể cả 32 hay 64-bit). Nếu Unikey 4.0 RC1 đang dùng bị lỗi, hoặc gặp trục trặc về tính tương thích với Windows Vista/7, ta hãy tải về Unikey 4.0 RC2 (có cả bản chạy trực tiếp mà không cần cài đặt và bản cài đặt). Lưu ý: Trước khi xài Unikey 4.0 RC2, bạn cần đóng biểu tượng Unikey của phiên bản cũ trên khay hệ thống (bằng cách nhấp phải chuột vào biểu tượng và chọn “Kết thúc”), hoặc gỡ bỏ luôn phiên bản cũ. Trong chương trình tập huấn này, sẽ giới thiệu bản đóng gói cài đặt: - Bước 1: Tìm đến thư mục chứa chương trình cần cài đặt. Nhấp đúp chuột vào biểu tượng - Bước 2: Xuất hiện hộp thoại  Next Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 39 -
  43. - Bước 3: Xuất hiện hộp thoại và kích chọn như hình dưới  Chọn Next - Bước 4: Xuất hiện hộp thoại, để mặc định đường dẫn cài chương trình  chọn Next - Bước 5: Kích chọn Creat a desktop icon (Nếu muốn tạo 1 biểu tượng chương trình trên màn hình)  chọn Next Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 40 -
  44. - Bước 6: Chọn Install để cài đặt chương trình, chương trình sẽ cài đặt xong trong thời gian ngắn. Xong nhấp Finish. 6.3. Chụp ảnh, quay video màn hình với phần mềm Techsmith Snagit (Snagit) Snagit là phần mềm chụp ảnh màn hình có tính năng hàng đầu, giúp người dùng có thể ghi lại mọi hình ảnh trên màn hình desktop và biên tập, minh hoạ theo ý của mình, tương thích với các ứng dụng của Microsoft Office như Word, Excel, PowerPoint, Nhà sản xuất TechSmith đã cho ra mắt phiên bản Snagit 11 kèm nhiều tính năng mới, đặc biệt trong đó là tính năng quay phim màn hình. Phiên bản sử dụng trong tài liệu này là Techsmith Snagit v11.2.1 Build 72. - Cài đặt: Yêu cầu: phải cài đặt Microsoft .NET Framework 4.0 trước, cái này đã có trong bộ cài, nếu chưa cài thì thực hiện tuần tự theo hướng dẫn sau. Kích chạy file snagit.exe => được giao hiện như hình: Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 41 -
  45. Kích chọn Install (lưu ý: yêu cầu máy tính phải có kết nối internet, nếu không có kết nối internet thì phải cài file dotNetFx40_Full_x86_x64.exe trước (có trong bộ cài) để bỏ qua các bước cài đặt Microsoft .NET Framework 4.0 này. Kích chọn I have read and accept the license terms và chọn Install Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 42 -
  46. Quá trình cài đặt Framework bắt đầu như hình trên, xong nhấp Finish. Kích chạy file snagit.exe lại lần nữa => được giao hiện như hình: Kích Next Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 43 -
  47. Kích chọn I acept the license agreement và kích Next Chọn mặc định như hình và kích Next Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 44 -
  48. Chọn Licensed: I have a software key với Name: tùy ý và Key: có trong file Key.txt có trong bộ cài (như minh họa là Key: 7MTAA-53MCX-98AT8-VVRML-7EBCB) Kích Next và chuyển sang bước: Kích Create shortcuts on Desktop nếu muốn tạo biểu tượng chương trình ngoài màn hình. Kích Install để bắt đầu cài đặt Snagit. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 45 -
  49. Đến đây là quá trình cài đặt thành công, xuất hiện 2 biểu tượng chương trình ngoài màn hình và Hướng dẫn chụp ảnh màn hình, chức năng cơ bản của Snagit: - Bước 1: Khởi động Snagit 11 ngoài màn hình nền Desktop và chọn chức năng; - Bước 2: Kích vào biểu tượng hoặc nhấn phím Print Screen để bắt đầu chụp - Bước 3: Mặc định sẽ khởi động chương trình Snagit 11 Editor và bức ảnh vừa chụp ở trạng thái mở, tại đây ta có thể biên tập, minh họa lại bức ảnh vừa chụp theo ý mình, xong lưu lại vào máy tính. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 46 -
  50. Snagit v11 còn có rất nhiều tính năng khác, chúng ta sẽ tự nghiên cứu thêm. 6.4. Ghi đĩa với phần mềm Ahead Nero Burning Rom (Nero) Mục đích: Sau khi bạn đã xuất ra được 1 file video phục vụ cho công việc, buổi thuyết trình nào đó. Hoặc đơn giản là bạn download nhạc, phim mà bạn yêu thích từ trên mạng về computer của bạn, bạn muốn nghe lại, xem lại hay tặng bạn bè Bạn muốn chép ra đĩa để xem trên đầu DVD, VCD, để lưu lại Bài viết sau sẽ hướng dẫn chi tiết bạn cách ghi (burn) đĩa dữ liệu như: tranh ảnh, file giáo án điện tử hay bài giảng e-Learning, I. CHUẨN BỊ: 1. Chương trình Nero đã được cài đặt 2. Ổ đĩa ghi (CD-RW, DVD-RW). Hầu hết các laptop đều được trang bị ổ ghi đĩa. 3. Đĩa trắng II. CÀI ĐẶT: ở đây, vì là hướng dẫn ghi dữ liệu nên tôi sử dụng phiên bản Nero 7 (bộ cài có trong nội dung đĩa tập huấn) làm mẫu trong tài liệu, từ các phiên bản sau trở đi sẽ hỗ trợ việc ghi âm thanh, video sẽ được tốt hơn. - Bước 1: khởi động file setup.exe được giao diện như sau Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 47 -
  51. Kích chọn Nero 7 Essentials, xuất hiện hộp thoại cài đặt: Kích Next Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 48 -
  52. Kích chọn I accept the terms in the license agreement và kích Next Điền User name và Organization tùy ý, Serial Number để mặc định. Kích Next Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 49 -
  53. Kích Next Hộp thoại báo máy tính chưa được cài Direct 9 trở lên. Ta kích Next và kích chọn Yes ở hộp thoại tiếp theo: Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 50 -
  54. Kích chọn Install để chương trình bắt đầu được cài đặt. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 51 -
  55. Quá trình cài đặt đang bắt đầu, đợi chương trình copy file vào hệ thống Có thể chọn Remove All để bỏ hết các tùy chọn mở file ảnh, nhạc, mặc định là chương trình Nero. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 52 -
  56. Kích Finish để kết thúc cài đặt. Sau khi được cài đặt xong sẽ xuất hiện các biểu tượng của Nero trong Menu Start và trên màn hình Desktop. Trong đó Nero StartSmart Essentials là chương trình ghi đĩa CD/DVD và Nero Home Essentials SE là bộ chương trình hỗ trợ xử lý các tập tin Media (hình ảnh, phim, âm thanh, ). II. GHI ĐĨA: Bạn chạy Nero StartSmart Essentials để bật chương trình lên. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 53 -
  57. Tùy theo nhu cầu sử dụng của bạn, Nero chia ra rất nhiều mục. Mình sẽ giới thiệu qua trước các định dạng đĩa, tùy theo nhu cầu ghi đĩa mà các bạn lựa chọn chọ phù hợp: - Audio CD: là đĩa nhạc CD mà bạn hay mua ở ngoài thị trường, đĩa này có đặc điểm:số lượng bài hát thường ít: 14 - 20 bài, nhưng chất lượng nhạc hơn hẳn mp3 và muốn copy vào máy tính để nghe thì chỉ có 1 cách là dùng chương trình RIP lại thành MP3 hay WAV. Loại này khi chép nhạc vào đĩa CD thì phụ thuộc vào số phút ghi trên đĩa CD, ví dụ đĩa CD trắng thường có dung lượng 80min thì nó ghi được tối đa 80 phút nhạc (bạn nên dùng những loại đĩa chuyên ghi Audio, chẳng hạn: Phono Mitsubishi, Melody đen 2 mặt, Umax Audio cho âm thanh vượt trội hơn hẳn các loại đĩa thông thường). - Mp3 CD: Là đĩa chứa rất nhiều bài nhạc nhưng đã nén lại thành file Mp3 và bạn có thể copy và paste vào máy tính của mình bất cứ lúc nào mà không cần dùng chưong trình thứ 3 để RIP lại, chứa được khoảng trên dưới 100 bài nhạc Mp3 tùy theo dung lượng của bản nhạc đó, khi burn, bạn có thể add rất nhiều bài hát cho đến giới hạn của nó là 700MB thôi. - DATA CD: ghi đĩa game, phần mềm, hình ảnh, giáo án hay đơn giản là những dữ liệu mà bạn muốn ghi ra đĩa để lưu trữ, gửi cho đối tác, bạn bè, báo cáo, - Video CD (VCD): Là đĩa hình, đĩa phim, và bạn có thể copy và paste vào máy tính của mình, bằng cách vào thư mục MPEGAV và trong này có chứa từng bài hát hình, theo thứ tự AVSEQ01.DAT cho đến hết. Loại đĩa này cũng phụ thuộc vào số thời lượng của đĩa giống như đĩa Audio CD, phim đó dài 120 phút thì buộc phải chép ra 2 đĩa VCD, và đĩa Video CD này có chất lượng phân giải hình ảnh thấp vào 320x240 mà thôi. - Super Video CD (S-Video) cũng tương tự đĩa VCD, nhưng chất lượng hình của đĩa này cao hơn đĩa VCD (cũng còn tùy vào nguồn mà ta chép nữa) => ít dùng. - DVD Disc (data/video): giống đĩa VCD nhưng có dung lượng rất cao, thông thường là 4.7GB so với 700MB của CD, khi ghi đĩa dạng video thì chất lượng hình cực nét, xem rất đẹp, và cũng phụ thuộc vào giới hạn phút của đĩa DVD (120'). Hiện nay có rất nhiều người chuộng loại đĩa double layer (lưu ý là 2 lớp chứ không phải 2 mặt) có dung lượng đến 8.5GB, tuy nhiên bạn chỉ ghi được tốc độ 1 - 2x, tối đa 4x nên khá mất thời gian. Và cách chép các loại đĩa này cũng tương tự như ghi đĩa CD tùy định dạng data hoặc video thôi. Hướng dẫn ghi đĩa DATA CD hoặc DATA DVD: Sau khi bật Nero Start Smart lên, bạn chọn vào cái biểu tượng DATA (thường ghi tranh ảnh, file giáo án điện tử hay bài giảng e-Learning, , game, phần mềm, dữ nguyên định dạng của dữ liệu & chỉ có thể xem trên computer) Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 54 -
  58. Chọn Make Data CD hoặc Make Data DVD tùy theo loại đĩa và nhu cầu của bạn. Sau khi chọn cửa sổ Nero Express sẽ bật lên. Để thêm dữ liệu vào đĩa, bạn chọn nút Add. Một cửa sổ hiện ra toàn bộ dữ liệu của máy bạn, bạn chỉ việc browse tới dữ liệu cần chép và nhấn vào nút Add, có thể chọn nhiều, chọn hết cho đến vạch màu vàng là giới hạn của đĩa. Sau khi đã chắc là dữ liệu đã thêm xong, nhấn Next Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 55 -
  59. Current Recoder là tên ổ đĩa ghi của bạn nếu máy bạn có nhiều ổ ghi thì chỉ việc chọn ổ ghi đó Disc Name: bạn có thể đặt tên cho đĩa CD/DVD này Number of Copies: bạn muốn chép đĩa này ra bao nhiêu bản thì nhập vào số lượng, mỗi khi đĩa chép xong, nó sẽ đẩy ra và bạn cho đĩa trắng vào, nó sẽ tự động ghi tiếp tục đến hết Allow files to be Added later (multisession disc): Nếu đĩa CD của bạn chép chỉ có ít dữ liệu (dưới 500MB) và sau này, bạn muốn ghi thêm vào dữ liệu nữa thì đánh dấu chọn chức năng này, nhưng bạn sẽ chỉ chép được 1 đĩa thôi, không chép 1 lần hàng loạt được & cũng không nên lạm dụng chức năng này nhiều vì thường ta sử dụng đĩa chỉ có khả năng ghi 1 lần vì vậy khi sử dụng chức năng này, khả năng bảo quản dữ liệu không cao do Nero chưa đóng đĩa (close disc) để bạn có thể ghi tiếp dữ liệu vào. Writing speed: và để chỉnh thêm tốc độ ghi thì bạn nhấn vào mũi tên bên hông của nó, sẽ bật ra 1 khung chọn: thường không nên chọn tốc độ Maximum của đĩa mà chỉ nên chọn 1/2 tốc độ, thường là 16x - 24x đối với CD, 8x - 12x đối với DVD (bạn nên lưu ý là để tốc độ ghi càng thấp thì khả năng rớt đĩa càng thấp & đĩa bảo quản càng được lâu) Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 56 -
  60. Xong bạn chọn Burn và chương trình sẽ ghi ra đĩa cho bạn. Sau khi xong đĩa sẽ đẩy ra, và Finish 6.5. Cài đặt và sử dụng phần mềm UltraISO UltraISO là chương trình chỉnh sửa, tạo mới nội dung file ISO rất mạnh mà không làm hỏng cấu trúc, làm mất khả năng boot của file ISO nếu có. UltraISO cho phép bạn tạo file ảnh của đĩa CD\DVD, tạo file ảnh từ dữ liệu trên đĩa cứng, trích xuất một phần hay toàn bộ nội dung của file ảnh, thay thế thêm bớt file, thư mục vào file ảnh. Cài đặt: tài liệu này sử dụng UltraISO Premium 9.5.3.2901 Khởi động file uiso9_pe.exe trong thư mục bộ cài: Kích Next: Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 57 -
  61. Chọn như hình và Next, Next, và: Kích Install Nhấp Finish để kết thúc cài đặt và khởi động chương trình Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 58 -
  62. Kích chọn Enter Registration Code và điền như hình sau (thông tin lấy trong file Serial.txt có trong thư mục cài đặt) Hộp thoại thông báo cài đặt và đăng ký bản quyền thành công: Hướng dẫn sử dụng: 1) Tạo file ảnh từ đĩa CD\DVD Đối với đĩa CD\DVD có khả năng boot như Hiren'sBootCD, bộ cài Windows, thì bạn không thể sao chép đĩa đó vào ổ cứng như thông thường được, vì làm như vậy thì Hiren's BootCD, bộ cài Windows, sẽ không còn khả năng boot được nữa. Để có thể sao chép được đĩa Hiren's BootCD, bộ cài Windows, vào đĩa cứng thì ta cần phải tạo file image của CD\DVD đó. Để tạo file image của đĩa CD\DVD thì bạn cần bỏ đĩa vào ổ đĩa và chạy UltraISO. Bạn kích vào menu Tools > Make CD\DVD Image (hoặc bấm phím tắt F8). Trong khung Make CD\DVD Image bạn chọn ổ đĩa CD\DVD Driver nếu bạn có nhiều ổ đĩa. Chọn hết cả 2 tùy chọn trong Read Options, chọn nơi lưu file image trong Output FileName, và chọn định dạng ảnh muốn tạo ( ngầm định là ISO), sau đó kích Make để UltraISO bắt đầu tạo file image của đĩa CD\DVD. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 59 -
  63. 2) Tạo file ISO từ các dữ liệu (file, thư mục, Documents, ) trên ổ cứng Để tạo file từ các dữ liệu trên ổ cứng bạn cần phải tạo file ISO mới bằng cách kích vào File > New và chọn định dạng mà bạn muốn. Sau đó bạn kéo thả file, thư mục vào UltraISO. Bạn thu nhỏ cửa sổ của UltraISO và thư mục, ổ đĩa bạn muốn kéo thả file vào UltraISO sao cho 2 cửa sổ này không nằm đè lên nhau, sau đó chọn file và thư mục bạn muốn. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 60 -
  64. Nếu không quen với cách kéo thả bạn có thể vào menu Actions và chọn Add Files để nhớ file, Add Directory để nhớ thư mục. 3) Thêm, bớt, trích xuất nội dung file ISO. Kích vào File > Open ( Ctrl + O) để mở file ISO mà bạn muốn thay đổi. Kéo thả file thư mục muốn thêm vào cửa sổ của UltraISO ( như bước 2). Để xóa file thư mục bạn chọn file, thư mục cần xóa rồi bấm phím Delete trên bàn phím. Để Extract file, thư mục từ file ISO xuống ổ cứng bạn chọn ( bôi đen) file, thư mục cần Extract và chọn Extract To trong menu chuột phải (hoặc ấn F4) và chọn nơi lưu. Sau khi biên tập file ISO xong bạn cần Save (Ctrl + S) để lưu lại các thay đổi. Do UltraISO lo xa nên mỗi khi bạn chỉnh sửa thay đổi file ISO UltraISO đều lưu lại bản gốc ( chưa thay đổi ) để khi cần bạn có thể lấy lại nếu sự thay đổi của bạn là không hợp lý, có hại với phần mở rộng là uibak. 4) Chuyển đổi giữa các dạng file ảnh. + Chuyển đổi từ định dạng ISO sang định dạng khác. Bạn mở menu Tools > Convert. Trong khung Input Image Filesname(s) bạn kích vào nút có dấu 3 chấm để chọn file cần chuyển đổi. Trong khung Output Directory bạn chọn nơi lưu file đã chuyển đổi, khung Output Format bạn chọn định dạng muốn chuyển. Nhấn Convert để bắt đầu chuyển đổi. + Chuyển các định dạng khác về ISO. Nếu bạn đã từng tải nhiều file image của phần mềm thì hẳn bạn đã từng gặp rất nhiều định dạng khác nhau của file image như: nrg, vcd, bin, bif, img, mdf, mds, ashdisc, Để tiện bề quản lý cũng như thống nhất định dạng bên nên chuyển các định dạng khác thành định dạng chuẩn, thống nhất như ISO. Để chuyển đổi bạn kích vào File > Open. Tại khung Files of type bạn kéo xuống và chọn All Files để chọn tất cả những định dạng mà UltraISO hỗ trợ. Sau khi chọn được file cần chuyển đổi bạn kích vào menu File > Save hoặc Save As trong UltraISO, chọn định dạng là ISO ( Standard ISO), kích Save để lưu với định dạng ISO. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 61 -
  65. 5) Thêm, xóa, tạo, trích xuất phần khởi động. Nếu file ISO có khả nănh boot thì sẽ có chữ Bootable CD\DVD nằm ở bên dưới các menu. Nếu không có chữ Bootable CD\DVD này ISO không có khả năng boot ( file ISO chứa dữ liệu chứ không phải bộ cài hay file boot của các đĩa CD\DVD boot) hoặc file ISO này bị mất khả năng boot. Bạn mở file ISO bằng UltraISO, trong menu Bootable bạn chọn: - Extract Boot File from CD-DVD: Trích file boot trực tiếp từ CD-DVD. - Load Boot File: chèn ( thêm, tải ) file boot vào file ISO. Một số đĩa cài windows do người ghi, làm ra không cẩn thận nên chỉ có bộ cài mà đĩa không thể boot được do không có file boot. Bạn chỉ cần tạo file ISO của đĩa đó và lưu vào đĩa cứng, sau đó dùng UltraISO mở ra và chèn file boot vào file ISO đó là nó đã có khả năng boot, tất nhiên đó là file boot của dúng phiên bản Windows bạn cần chèn mà không phải file boot của bộ cài windows hay linux nào khác. - Save Boot File: Trích file boot từ file ISO thành file boot riêng có phần mở rộng là bif. Bạn có thể dùng file boot này chèn vào các file ISO của bộ cài windows, linux hay các Cdboot như Hiren's BootCD không có khả năng boot do bất cẩn, sơ ý. - Clear Boot Information: Xóa khả năng boot của file ISO. 6) Tạo và sử dụng đĩa ảo. Tính năng này cho phép bạn đưa file Image của đĩa CD-DVD vào ổ CD-DVD ảo. Một số games, phần mềm bắt buộc phải được cài đặt, và truy xuất thông tin trên đĩa CD-DVD như các đĩa games. Lợi ích của việc sử dụng ổ đĩa ảo là bạn có thể truy cập bình thường như ổ CD- DVD thật mà không sợ hư hỏng ổ CD-DVD do tần xuất truy cập nhiều. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 62 -
  66. Để đưa Image của đĩa CD-DVD vào ổ CD-DVD ảo bạn chạy UltraISO, trong Tools > Mount to Virtual Driver (hoặc bấm F6). Trong Virtual Driver ở Image Files bạn kích vào để chọn file image. Sau khi chọn xong bạn kích vào Mount để đưa file Image vào ổ CD-DVD ảo. Lúc này bạn có thể truy xuất và cài đặt file từ trong CD-DVD ảo, bạn không nên tắt UltraISO đi. Hoặc có thể kích chuột phải vào file CD-DVD ảo và chọn Mount to drive K (Mount vào ổ CD-DVD ảo ). Khi đã làm xong, cài đặt, chơi games xong bạn cần kích vào Umount hoặc kích chuột phải vào ổ CD-DVD ảo và chọn Eject để đưa file image ra khỏi ổ CD-DVD ảo, kích vào Close để kết thúc. 7) Nghe nhạc, ghi đĩa audio, trích xuất file audio từ đĩa CD-DVD audio. Nếu như bạn copy file audio từ đĩa CD-DVD audio bằng cách copy từng file audio trên đĩa vào đĩa cứng thì bạn chỉ copy đước các file có dung lượng là 1 Kb, không phải là các file audio nên không thể nghe được bằng các chương trình nghe nhạc như Windows Media Player, Winamp, Bạn bỏ đĩa CD-DVD audio vào ổ đọc nếu đã ghi ra đĩa. Trong UltraISO bạn kích vào File > Open nếu bạn có file image của đĩa CD-DVD audio, File > Open CD-DVD nếu bạn đã ghi ra đĩa, khi đó bạn cần bỏ đĩa vào ổ Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 63 -
  67. Nếu bạn muốn nghe thử trước khi trích xuất thì bạn kích vào file audio và kích vào nút play để nghe. Khi ưng ý bạn kích chuột phải vào file cần trích xuất và chọn:Extract MP3 File: trích file audio thành file mp3 và lưu vào Documents\My ISO Files. Extract MP3 File to: trích file audio thành file mp3 và lưu vào thư mục bạn chỉ định. Đối với file WMA làm tương tự như file mp3. Bạn có thể lựa chọn chất lượng của file audio sau khi xuất ra như: tỷ lệ Bitrate, Format trong menu Options > Cofigurations > Audio. Để ghi đĩa Audio CD bạn kích vào File > New >Audio CD Image, sau đó kéo thả file mp3, wma, sau khi đủ dung lượng đĩa bạn kích vào Burn CD-DVD Image để ghi. 8) Ghi file image lên đĩa CD-DVD UltraISO có khả năng khi đĩa trực tiếp mà không cần phải cài thêm phần mềm ghi đĩa nào khác như Nero chẳng hạn. Để ghi đĩa bạn kích vào menu File > Open để mở file image của đĩa CD-DVD. 6.6. Đọc và xuất văn bản sang file PDF với phần mềm Foxit Reader Cho dù bạn là người tiêu dùng, doanh nghiệp, cơ quan chính phủ, hay tổ chức giáo dục, bạn đều muốn đọc và thêm chú thích hay điền thông tin vào tài liệu PDF. Và công cụ bạn đang cần chính là Foxit Reader với tiêu chuẩn đáp ứng được mọi yêu cầu. Cài đặt: Đây là phần mềm miễn phí, thao tác cài đặt khá đơn giản. Khởi động file cài đặt: Xuất hiện hộp thoại như hình dưới và cứ kích Next Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 64 -
  68. cho đến hộp thoại cuối cùng, kích Finish Xuất file văn bản word, bảng tính excel, tệp trình chiếu powerpoint sang định dạng PDF: - Bước 1: Mở file cần chuyển định dạng; - Bước 2: Đặt lệnh in (Vào File -> chọn Print, hoặc nhấn Ctrl+P); - Bước 3: Xuất hiện hộp thoại in Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 65 -
  69. Mục Name, chọn tên máy in thì chọn như hình vẽ và kích OK, xuất hiện hộp thoại: Cho phép thay đổi một số tùy chọn Image Resolution (chất lượng ảnh xuất sang PDF), thẻ Layout cho phép chọn khổ giấy, thiết lập xong nhấp OK, kết quả sau khi chuyển: Với chất lượng khá là tốt! Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 66 -
  70. 6.7. Giới thiệu một số chương trình ứng dụng khác Ngoài các phần mềm thông dụng kể trên, thì tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích và thói quen sử dụng mà chúng ta cần phải cài đặt thêm các phần mềm ứng dụng khác. Dưới đây, xin liệt kê một số phần mềm thông dụng phổ biến khác để chúng ta tham khảo và tìm hiểu ứng dụng (những phần mềm này đều có trong đĩa CD đi kèm). - Trình duyệt web: Mozilla Firefox, Google Chrome, Opera; - Phần mềm Chat, liên lạc trực tuyến: Yahoo! Messenger, Google Talk, Skype, Windows Live Messenger; - Phần mềm hỗ trợ download: Internet Download Manager; - Nghe nhạc, xem phim: K-Lite Codec Pack, Windows Media Player (đã được tích hợp trong hệ điều hành Windows), VLC Media Player; - Nén và giải nén: Winrar, WinZip, 7-Zip; - Phần mềm văn phòng khác: đọc file PDF (Foxit Reader, Nitro PDF Reader), hỗ trợ đọc được file office từ 2007 trở về sau (FileFormatConverters); Soạn thảo công thức toán học (MathType); - Phần mềm hỗ trợ ghi đĩa: Nero Burn, UltraISO; - Phần mềm virus (sẽ giới thiệu chi tiết ở chương sau). Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 67 -
  71. PHẦN 4: SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH NORTON GHOST 1. Giới thiệu, một số khái niệm Ở phần này chúng ta sử dụng chương trình Norton Ghost từ đĩa Hiren's BootCD. - Đĩa Hiren's BootCD là một CD Boot (Đĩa khởi động) mà chứa trong nó có rất nhiều chương trình, công cụ khác nhau như theo dõi, chỉnh sửa phân vùng, sao lưu, phục hồi dữ liệu khi mất, kiểm tra sức khỏe ổ ứng, - Giới thiệu về Ghost: Ghost là chương trình sao lưu (backup) lại dữ liệu của 1 hay nhiều phân vùng ổ cứng. Có nhiều phần mềm thực hiện việc này, nhưng chắc có lẽ sử dụng rộng rãi nhất là Norton Ghost nên người ta hay gọi chung là ghost. Khi bạn ghost, chương trình sẽ tạo ra 1 file ảnh (đuôi .gho) của phân vùng ổ cứng của bạn. Sau này, nếu như máy có bị lỗi win, trục trặc gì hay nhiều virus quá, bạn sẽ dùng chương trình Ghost để bung file ghost này lại, và phân vùng đó sẽ “y như cũ”. Ghost cũng giống như việc cài win, cài win thì an toàn hơn nhưng nó không có đủ driver và các chương trình còn ghost thì nhanh chóng, tiện lợi, driver hay soft tùy theo bạn có cho vào bản ghost hay không. Điểm đặc biệt là đối với những ai làm công tác phụ trách phòng máy sẽ rõ hơn tác dụng của ghost, chúng ta biết rằng phòng máy thường được trang bị từ 20 đến 30 máy, mỗi lần máy bị sự cố về phần mềm hay hệ điều hành thì chúng ta không thể đi cài lần lượt từ đầu cho các máy được, nếu có thì mất quá nhiều thời gian và công sức. Chú ý: khi chọn phân vùng ổ đĩa, khi tạo file ghost hay bung file ghost phải chọn ổ đĩa cài hệ điều hành của bạn đang dùng (chú ý nó phải là Primary, NTFS). Trước khi ghost bạn phải Active ổ đĩa, sao lưu dữ liệu cẩn thận. Có nhiều cách để ghost như dùng Norton Ghost, One key ghost, Ghost 32, Norton Ghost thì cổ điển hơn nhưng rất thông dụng; Còn One key ghost thì dễ dùng nhất, nó đơn giản lắm, ai cũng có thể dùng được; Ghost 32 cũng như Norton Ghost chỉ là nó ghost trực tiếp trên win thôi. Nếu bạn chưa biết ghost thì nên dùng các bản ghost đa cấu hình để bung file ghost, nó sẽ tự nhận cấu hình máy, tự nhận đầy đủ driver mà không cần đĩa driver tránh trường hợp ghost xong không vào mạng, không nghe nhạc được, còn sau này biết rồi thì ok. Bắt đầu tiến hành Ghost từ đĩa Hiren's BootCD (ở đây tôi sử dụng đĩa Hiren's Boot 15.0 Rebuild v3.0, có đĩa kèm theo trong quá trình thực hành) Cho đĩa Hiren's BootCD vào ổ CD-ROM, khởi động lại máy, nếu máy chạy thẳng vào Windows thì cần phải kiểm tra lại: Đã thiết lập BIOS khởi động từ ổ đĩa CD-ROM trước hay không (xem lại nội dung 1. của Phần 3 trong tài liệu này), đĩa Hiren's BootCD có được ghi chuẩn không hay ghi không chuẩn, hoặc bị xước quá khiến ổ CD-ROM không load được. Lưu ý: Có thể sử dụng Hiren's BootCD từ USB (cái này các bạn tự tìm hiểu). Nhắc lại chút ít về BIOS: Khởi động máy, bấm phím F2 (hoặc F10, Delete, ), để vào cấu hình lại BIOS, chọn khởi động từ đĩa CD-ROM trước: Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 68 -
  72. Hình ảnh minh họa (máy của bạn có thể không giống như hình ảnh này) Bấm phím F10 để lưu lại thông tin vừa cấu hình, xuất hiện cửa sổ xác nhận thông tin, chọn Yes bấm phím Enter. Máy tính sẽ khởi động lại: Khi máy tính khởi động lại, xuất hiện bảng lựa chọn khởi động, dùng phím mũi tên, chọn chọn Backup Menu để khởi động từ đĩa CD. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 69 -
  73. Dùng phím mũi tên, chọn Norton Ghost và nhấp Enter. Chọn Norton Ghost Normal 11.5.1 Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 70 -
  74. 2. Tạo file Ghost Trong giao diện Norton Ghost chọn Local -> Chọn Partition -> Chọn To Image Bước này cực kì quan trọng, bạn phải chú ý chọn Partition chứ không chọn Disk Hộp thoại cho bạn lựa chọn đĩa cứng (HDD) chứa phân vùng cần ghost >chọn đĩa > OK Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 71 -
  75. Sau khi lựa chọn ổ đĩa > xuất hiện các phân vùng (Partition) > chọn phân vùng cần ghost -> OK Nhớ chọn đúng ổ đĩa cần ghost, nhớ là Primary chứ không phải Logical (Ghost ổ cài HĐH) Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 72 -
  76. Lưu file ghost. Chú ý nên chọn một nơi an toàn để lưu file ghost và phân vùng (hay đĩa) chứa file ghost nên có dung lượng tương đối đủ để chứa file ghost. Và định dạng FAT32 không lưu trữ được bản ghost có dung lượng lớn hơn 4GB. Hộp thoại hiện lên với 3 ô chọn là Fast, Normal và Hight thì bạn chọn Hight (Nếu chọn Fast thì dung lượng file ghost sẽ lớn, nên chọn High tốc độ hơi chậm nhưng bù lại nó nén rất cao > file ghost dung lượng sẽ nhỏ hơn rất nhiều) Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 73 -
  77. Quá trình tạo file ghost bắt đầu. Đợi chạy tới 100% là bạn đã ghost xong, màn hình hiển thị như hình sau. Sau khi tạo file ghost xong, bạn có thể so sánh thấy: Dung lượng ổ đĩa thực được ghost: 3.11GB Dung lượng file ghost của ổ đĩa: 960MB Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 74 -
  78. 3. Bung file Ghost + Quá trình bung ghost các bạn cần đặc biệt chú ý để tránh những trường hợp đáng tiếc mất dữ liệu. + Cần phân biệt rõ Drive (Ổ cứng) & Partition (Phân vùng ổ cứng). Chỉ cần nhầm một bước nhỏ Partition thành Disk là có thể toàn bộ dữ liệu trong ổ cứng của bạn sẽ ra đi không lời từ biệt (Tuy có cách để cứu chữa nhưng rất mất thời gian). Nó ngược lại với tạo file ghost. Bắt đầu, tại chương trình Norton Ghost, chọn Local -> Chọn Partition -> Chọn From Image Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 75 -
  79. Tìm nơi chứa file ghost cần bung: Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 76 -
  80. * Nếu máy tính của bạn có nhiều ổ cứng thì phải chú ý, Chọn đúng Ổ cứng chứa phân vùng cần bung ghost. Là ổ cứng có giá trị Type Primary, như hình minh họa ở đây là máy chỉ có 1 ổ cứng. Tiếp theo là chọn Phân vùng (Partition) để bung file ghost lên. Chú ý nếu là bung HĐH (Hệ điều hành) thì bạn cần chọn phân vùng là Primary. Ở hình minh họa là máy tính tôi chỉ có 2 phân vùng, thường máy tính ở các đơn vị hay laptop của các bạn có từ 3 đến 4 phân vùng, do vậy bản phải chọn thật chính xác. Nếu không sẽ mất dữ liệu. Phân vùng đang hiển thị màu đỏ chính là phân vùng chứa file ghost mà bạn đang định bung, và chương trình không cho phép bung file ghost nó chứa lên chính nó. Điều này thật dễ hiểu  Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 77 -
  81. Họp thoại báo có muốn phục hồi không, bạn dành chút thời gian quan sát những thông tin phía dưới. Nếu đúng rồi thì kích chọn Yes, còn không thì chọn No để thao tác lại từ đầu. Quá trình bung ghost bắt đầu: Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 78 -
  82. Sau khi bung hoàn tất 100%, giao hiện như hình dưới, bạn chọn Reset Computer để khởi động lại máy. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 79 -
  83. PHẦN 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ HỆ THỐNG MẠNG LAN 1. Tổng quan về mạng LAN 1.1. Khái niệm LAN là viết tắt của Local Area Network (Mạng cục bộ) Các máy tính cá nhân và các máy tính khác trong phạm vi một khu vực hạn chế được nối với nhau bằng các dây cáp chất lượng tốt sao cho những người sử dụng có thể trao đổi thông tin, dùng chung các thiết bị ngoại vi, và sử dụng các chương trình, dùng chung máy in cũng như các dữ liệu đã được lưu trữ trong một máy tính dành riêng gọi là máy dịch vụ tệp (file). Mạng LAN kết nối nhiều thiết bị Mạng LAN có nhiều quy mô và mức độ phức tạp khác nhau, nó có thể chỉ liên kết vài ba máy tính cá nhân và dùng chung một thiết bị ngoại vi đắt tiền như máy in lazer chẳng hạn. Các hệ thống phức tạp hơn thì có máy tính trung tâm (Máy chủ Server) cho phép những người dùng trao đổi thông tin với nhau và thâm nhập vào các cơ sở dữ liệu dùng chung. 1.2. Phân loại Mạng lan gồm có 3 loại - Mạng LAN đấu kiểu BUS - Mạng LAN đấu kiểu RING (kiểu vòng) - Mạng LAN đấu kiểu STAR (kiểu hình sao). Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 80 -
  84. Mạng LAN đấu theo kiểu STAR (hình sao) - Mạng LAN đấu theo kiểu hình sao cần có một thiết bị trung gian như Hub hoặc Switch, các máy tính được nối với thiết bị trung gian này. (hiện nay chủ yếu là sử dụng Switch) 1.3. Ưu nhược điểm - Ưu điểm: + Mạng đấu kiểu hình sao (STAR) cho tốc độ nhanh nhất + Khi cáp mạng bị đứt thì thông thường chỉ làm hỏng kết nối của một máy, các máy khác vẫn hoạt động được. + Khi có lỗi mạng, ta dễ dàng kiểm tra sửa chữa. - Nhược điểm: + Kiểu dấu mạng này có chi phí dây mạng và thiết bị trung gian tốn kém hơn.  Do mạng hình sao có nhiều ưu điểm nổi bật nên nó được sử dụng rộng rãi trong thực tế. 1.4. Các thành phần kết nối Để các máy tính có thể kết nối với nhau thành mạng LAN kiểu hình sao, chúng ta cần chuẩn bị các phụ kiện sau: a) Các máy tính phải được lắp đặt Card Net và cài đặt trình điều khiển đầy đủ (Driver) Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 81 -
  85. Card Net để kết nối mạng LAN kiểu STAR b) Chuẩn bị một thiết bị trung gian như Switch từ 4 đến 24 cổng (tuỳ nhu cầu kết nối bao nhiêu máy của bạn) Switch 8 cổng có thể kết nối được 8 máy tính c) Dây mạng để nối vào Card mạng và Modem Dây mạng khi kết nối vào Card Net 1.5. Một số cách nối mạng Lan kiếu hình Star (hình sao) 1) Cách đấu dây từ Modem ADSL đến Switch và từ Switch đến máy tính Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 82 -
  86. Từ Modem ADSL đến Switch dùng cáp song song Từ Switch đến máy tính dùng cáp song song 2) Cách đấu dây từ Modem ADSL đến máy tính Từ Modem ADSL đến máy tính sử dụng cáp đấu song song (cáp thẳng) 2. Thiết kế mạng LAN 2.1. Các yêu cầu thiết kế Các yêu cầu thiết kế của LAN về mặt cấu trúc, ở đây chúng tôi chỉ nêu đề mục bao gồm các yêu cầu: − Yêu cầu kỹ thuật. − Yêu cầu về hiệu năng. − Yêu cầu về ứng dụng. − Yêu cầu về quản lý mạng. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 83 -
  87. − Yêu cầu về an ninh – an toàn mạng. − Yêu cầu ràng buộc về tài chính, thời gian thực hiện, yêu cầu về chính trị của dự án, xác định nguồn nhân lực, xác định các tài nguyên đã có và có thể tái sử dụng. 2.2. Các bước thiết kế Phân tích yêu cầu − Số lượng nút mạng (rất lớn trên 1000 nút, vừa trên 100 nút và nhỏ dưới 10 nút). Trên cơ sở số lượng nút mạng, chúng ta có phương thức phân cấp, chọn kỹ thuật chuyển mạch, và chọn thiết bị chuyển mạch. − Dựa vào mô hình phòng ban để phân đoạn vật lý đảm bảo hai yêu cầu an ninh và đảm bảo chất lượng dịch vụ. − Dựa vào mô hình topo lựa chọn công nghệ đi cáp. − Dự báo các yêu cầu mở rộng. Lựa chọn phần cứng (thiết bị, cáp, công nghệ kết nối, ) Dựa trên các phân tích yêu cầu và kinh phí dự kiến cho việc triển khai, chúng ta sẽ lựa chọn nhà cung cấp thiết bị tốt nhất như là Cisco, Nortel, 3COM, Intel Lựa chọn phần mềm − Lựa chọn hệ điều hành Windows, Linux dựa trên yêu cầu về xử lý số lượng giao dịch, đáp ứng thời gian thực, kinh phí, an ninh an toàn. − Lựa chọn các công cụ phát triển phần mềm ứng dụng như các phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu (SQL, Lotusnote, Oracle, ), các phần mềm portal khác. − Lựa chọn các phần mềm mạng như thư điện tử (Sendmail, PostOffice, Netscape, ), Web Server (Apache, IIS, ), − Lựa chọn các phần mềm đảm bảo an ninh an toàn mạng như phần mềm tường lửa, phần mềm chống virut, phần mềm chống đột nhập và phần mềm quét lỗ hổng an ninh trên mạng. Đánh giá khả năng − Dựa vào thông tin đã được xác minh của các hãng có uy tín trên thị trường. − Thực hiện thử nghiệm và kiểm tra trong phòng thí nghiệm của các chuyên gia. − Đánh giá trên mô hình thử nghiệm. Tính toán giá thành Giá thành thấp đảm bảo các chỉtiêu kỹ thuật, các yêu cầu của ứng dụng, tính khả mở của hệ thống. Triển khai pilot Triển khai ở quy mô nhỏ nhưng vẫn minh họa được toàn bộ các yêu cầu về kỹ thuật, yêu cầu về ứng dụng làm cơ sở cho việc đánh giá khả năng và giá thành của mạng trước khi triển khai trên diện rộng. 2.3. Xây dựng mạng LAN mẫu (quy mô một trường học) - Bài toán: Xây dựng LAN trong trường học phục vụ công tác giảng dạy và chia sẻ tài nguyên mạng (máy in, tài liệu điện tử, ). Giả định trường này có: Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 84 -
  88. 2 phòng máy tính, mỗi phòng được trang bị 20 máy tính/phòng; 2 phòng máy nằm ở 2 dãy nhà khác nhau, cách nhau 100m. Ở giữa 2 dãy nhà trên là hệ thống văn phòng gồm có: 1 phòng Htr, 2 phòng Phó HTr, 1 phòng văn thư, 1 phòng kế toán, 1 phòng chuyên môn, 1 phòng hội đồng (mỗi phòng được trang bị 1 máy tính, hiện có 3 máy in ở phòng HTr, Phó HTr 1 và phòng Kế toán); - Phần này chúng ta sẽ tự xây dựng theo gợi ý cơ bản bên dưới: Hệ thống mạng bao gồm: Hệ thống các thiết bị chuyển mạch (switch, switch có chức năng định tuyến – layer 3) cung cấp nền tảng mạng cho các máy tính có thể trao đổi thông tin với nhau. Do toàn bộ phân mạng xây dựng tập trung trong khuân viên này nên hệ thống cáp truyền dẫn sẽ sử dụng bao gồm các cáp đồng tiêu chuẩn UTP CAT5 và cáp quang đa mode (nếu cần, còn tùy thuộc vào vị trí của 2 phòng máy). Công nghệ mạng cục bộ sẽ sử dụng là Ethernet/ FastEthernet/ GigabitEthernet tương ứng tốc độ 10/100/100Mbps chạy trên cáp UTP hoặc cáp quang. Phân tích yêu cầu: - Về lưu lượng sử dụng - Về tính ổn định, giải pháp dự phòng - An toàn, an ninh - Khả năng mở rộng, khắc phục sự cố, Thiết kế hệ thống: - Hệ thống chuyển mạch và định tuyến trung tâm cho LAN - Hệ thống cáp - Quản lý và cấp phát địa chỉ IP 3. Thiết lập địa chỉ IP và chia sẻ tài nguyên, máy in dùng chung trong mạng LAN 3.1. Thiết lập địa chỉ IP - Nhấn chuột phải lên biểu tượng My Network Places, chọn Properties - Nhấp chuột phải vào adapter mà bạn muốn đặt IP cho và chọn Properties. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 85 -
  89. - Kích chọn Internet Protocol (TCP/IP) và kích vào nút Properties - Bây giờ thay đổi IP, Subnet mask, Default Gateway, và địa chỉ máy chủ DNS. Khi bạn hoàn tất click OK. Lưu ý: Default Gateway là IP gắn liền với Modem, tùy loại Modem mà thông số IP có thể là khác nhau, ví dụ như: thông dụng nhất tại Điện Biên là loại Modem TP-Link có Default Gateway là 192.168.1.1 và 192.168.0.1; một số loại Modem khác có thể là 10.0.0.2; Khi đó IP address sẽ phải theo Default Gateway để có thể truy xuất ra môi trường Gatway, mạng Internet: Ví dụ: Modem có Default Gateway là 192.168.1.1 thì IP address bắt buộc phải là 192.168.1.(giá trị này có thể chạy từ 2 đến 254) Các thông số khác Subnet mask, DNS server thì giữ nguyên. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 86 -
  90. Đến đây nhấp OK và Close để đóng hộp thoại. 3.2. Chia sẻ tài nguyên trong mạng LAN Máy vi tính của bạn đã được nối mạng LAN hay trong 1 phòng máy tính có mạng LAN nhưng các tài nguyên chưa được chỉ định để dùng chung (Share). Phần này sẽ hướng dẫn bạn cách cài đặt các thông số chỉ định các ổ đĩa, thư mục cho phép Share trong mạng. Mở My Computer, trong My Computer nhấn phải chuột vào biểu tượng của ổ dĩa nào mà bạn muốn Share, chọn Sharing and Security. Trong Sharing nhấn chuột vào dòng If you understand the risk Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 87 -
  91. Khi bảng Sharing mở rộng ra nhấn thêm một lần nữa dòng If you understand the risk Khi xuất hiện bảng Enable File Sharing chọn Just enable file sharing và nhấn Ok để đóng bảng này để quay lại bảng Sharing. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 88 -
  92. Bạn check vào ô Share this folder on the networkđể chọn, nếu muốn bạn có thể đặt tên cho ổ dĩa mà bạn muốn Share. Ở phần này, bạn chỉ cho phép các máy khác truy cập các dữ liệu mà thôi, nếu bạn muốn cho các máy khác có thể xóa được các dữ liệu trên máy của bạn thì bạn chọn Allow network users to change my file, tuy nhiên để an toàn cho dữ liệu bạn không nên chọn mục này. Sau khi chọn xong nhấn Apply rồi Ok để chấp nhân. Vậy là xong! Các máy trong mạng Lan của bạn có thể truy cập vào thư mục bạn đã share trên chính máy của họ. Để share 1 tập tin hay 1 thư mục bất kỳ bạn cũng làm tương tự như trên. 3.3. Hướng dẫn truy nhập trong mạng LAN Trong cùng 1 mạng LAN, các máy tính có thể truy xuất thông qua địa chỉ IP, tên máy, Mở My Computer (hoặc vào Start chọn Run ) và gõ vào thanh địa chỉ (Address) theo cú pháp: - Với địa chỉ IP: \\192.168.1.15 - Tên máy: \\Ten_may Ten_may chính là tên của máy tính muốn truy nhập vào. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 89 -
  93. => Kết quả (gõ theo tên máy): 3.4. Chia sẻ máy in dùng chung trong mạng LAN Bước 1: Bạn đến máy tính mà có máy in cắm trực tiếp vào và làm các bước: 1.1) Hệ điều hành XP: Bấm Start –> chọn Settings –> chọn Printers and Faxes Hệ điều hành Win 7: Start –> Devices and Printer 1.2) Cửa sổ Printers and Faxes mở ra bạn sẽ nhìn thấy biểu tượng của máy in mà cắm trực tiếp vào máy tính này (Máy1). Bấm chuột phải vào biểu tượng máy in này –> chọn Sharing –> đánh dấu vào ô Share this Printer –> bấm Apply –> bấm OK. 1.3) Bạn sẽ thấy có một bàn tay ở dưới máy in này, chứng tỏ rằng máy in đã được Share. Lưu ý: Không được tắt máy tính và máy in này, bạn quay trở về máy tính của bạn muốn in và thao tác các bước tiếp theo. 2.1) Bấm Start –> chọn Settings –> chọn Printers and Faxes 2.2) Cửa sổ Printers and Faxes mở ra –> bấm menu File –> chọn Add Printer –> bấm Next 2.3) Cửa sổ Add Printer Wizard mở ra –> bạn đánh dấu mục A network printer, or a printer attached to another computer –> bấm Next –> đánh dấu mục Brow for a printer –> bấm Next 2.4) Cửa sổ Brow for Printer mở ra –> tại cửa sổ nhỏ Shared Printer bạn sẽ nhìn thấy tên của máy tính mà đang nối với máy in (Máy1) –> bạn bấm đúp vào máy này (Máy1) –> bạn sẽ nhìn thấy biểu tượng của máy in đó –> bạn bấm đúp vào biểu tượng này –> bấm tiếp Next – > bấm Finish Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 90 -
  94. Bước 2: Hoặc các bạn nhấn tổ hợp phím Cửa sổ +R (Phím cửa sổ là phím biểu tượng lá cờ window) sau đó các bạn điền vào cấu trúc như sau \\địa chỉ IP (hoặc tên máy tính) máy cắm USB với máy in (VD: \\192.168.1.15). Sau đó sẽ bật ra 1 cửa số có chứa máy in share, bạn kích đúp vào là OK. 4. Hướng dẫn cấu hình một số Modem và thiết bị Wifi thông dụng Sơ đồ lắp đặt, kết nối Modem cho máy tính (Modem minh họa là Modem Wifi) Sơ đồ lắp đặt, kết nối Modem với mạng LAN 4.1. Hướng dẫn cấu hình Modem TP-LINK TD-8817 - Mặt trước Modem TP-LINK TD-8817: Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 91 -
  95. Mặt sau Modem TP-LINK TD-8817: Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 92 -
  96. Hướng dẫn cấu hình Modem TP-Link TD-8817 Khởi tạo các thông số Modem về giá trị chuẩn của nhà sản xuất (Reset Modem): Trong trường hợp sai mật khẩu vào modem hay cấu hình sai, có thể khôi phục lại cấu hình của nhà sản xuất theo cách sau: - Cắm nguồn cho modem; - Dùng 1 que nhỏ (đầu bút bi, ghim gài tài liệu, ) ấn nhẹ và giữ 1 lát vào nút Reset nằm ở phía sau Modem; - Modem sẽ tự khởi động lại và đưa về cấu hình ban đầu của nhà sản xuất. 1) Đăng nhập vào Modem TP-Link TD-8817 Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 93 -
  97. Login vào modem với địa chỉ 192.168.1.1 với username và password cùng là megavnn (hoặc admin) 2) Hướng dẫn cấu hình modem TP-Link TD-8817 Chọn Quick Start Chọn RUN WINZARD Chọn Next để tiếp tục. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 94 -
  98. Chọn Time Zone là GMT+07:00, nhấn Next để tiếp tục. Chọn loại kết nối là PPPoE/PPPoA. Nhấn Next để tiếp tục. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 95 -
  99. Nhập Username và Password truy cập dịch vụ ADSL do SPT cung cấp (nếu không nhớ thì bạn mở hợp đồng hoặc hóa đơn thu tiền hàng tháng ra xem, điện thoại hỗ trợ báo là 0230119) với VPI/VCI là 0/32, Connection Type là PPPoE LLC. Chọn Next để tiếp tục. Chọn Next để tiếp tục. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 96 -
  100. Chọn Close để kết thúc. 3) Hướng dẫn thay đổi IP Address Modem TP-Link TD-8817 Vào Interface Setup, Chọn LAN, thay đổi các thông số cấu hình cần thiết như thiết lập lại IP Address cho Modem, cấu hình dịch vụ DHCP, hoặc gán cố định DNS. Cuối cùng chọn Save để lưu lại các thông số vừa thay đổi. 4) Xem thông tin trạng thái Modem TP-Link TD-8817 Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 97 -
  101. Vào Status, Chọn Device Info, ta xem được IP Address Đây là loại Modem phổ biến và thông dụng trên địa bàn tỉnh Điện Biên mà với gói cước ưu đãi giáo viên, VNPT cung cấp kèm theo. Modem còn nhiều chức năng khác (Firewall, NAT, VLAN, ) chúng ta cần thì tự tìm hiểu thêm. 4.2. Hướng dẫn cấu hình Rounter Wifi TP-LINK TL-WR740N Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 98 -
  102. Các bước đơn giản như sau: Trước tiên lấy đoạn dây mạng được cho kèm theo rounter, 1 đầu cắm vào cổng Lan mầu vàng trên bộ phát wifi, 1 đầu cắm vào cổng RJ45 trên máy tính. Nếu dùng lap thì kết nối với mạng của TP-Link luôn, nó sẽ hỏi nhập mã Pin ở phía sau Rounter theo hướng dẫn cho lần đầu. 1. Mở trình duyệt web lên, truy nhập vào 192.168.0.1 user: admin pass: admin 2. Vào mục LAN thay đổi 192.168.0.1 thành 192.168.x.1 nếu bị trùng giải IP với Modem. Nếu không trùng thì giữ nguyên. 3. Vào mục Wireless Setting làm như hình: Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 99 -
  103. 4. Vào mục Wireless Security làm như hình 5. Vào mục System Tools làm như hình: Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 100 -
  104. 6. Vào mục DHCP Setting làm như hình: DHCP: Nhiều người sử dụng không quan tâm đến DHCP nhưng thiết lập cho mục nay cũng khá quan trọng. Nếu bạn muốn ai đó khi đăng nhập vào wireless mà được dùng mạng LAN nội bộ theo IP của wireless thì bạn chỉ cần Enable DHCP và đặt khoảng IP bắt đầu đến IP kết thúc cho người dùng. Nếu bạn muốn IP các máy tính khi đăng nhập vào Wireless mà vẫn theo IP của modem thì bạn chỉ cần Disable DHCP và khi đó IP của tất cả các máy sẽ theo Gateway của modem - cùng lớp IP. Chú ý: Khi Enable DHCP thì bạn cắm cổng mạng từ modem vào cổng WAN màu xanh của wireless nhé, nhớ khi đó lớp IP của bạn phải cùng lớp của wireless. Ví dụ: IP wireless là 192.168.0.1 thì lớp IP bạn để cho máy tính từ 192.168.0.100 đến 192.168.0.199 là OK. Nếu IP của wireless là 192.168.1.1 thì lớp IP bạn nên để từ 193.168.1.100 đến 192.168.1.199 là OK. Nếu Disable DHCP tức là bạn đã chọn cho tất cả các máy tính khi đăng nhập vào wireless nhưng vẫn thuộc cùng lớp IP của modem. Khi đó bạn phải cắm cáp lấy tín hiệu mạng từ modem vào wireless vào cổng màu vàng cổng nào cũng được một trong 4 cổng, còn cổng WAN màu xanh bạn để không nhé (bạn có thể lấy băng dính dán lại để tránh nhầm lẫn ) Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 101 -
  105. 7. Và cuối cùng vào Reboot để khởi động lại. Sau đó tắt bộ phát wifi, chuyển đầu cắm từ cổng Lan sang cổng Wan, đầu còn lại cắm vào Router. Chú ý nên dùng dây mạng kèm theo để kết nối từ modem vào Rounter TP Link. Nhớ cắm vào cổng mầu vàng nếu setting như trên để DHCP của Modem cấp phát IP, còn nếu muốn rounter cấp phát IP thì phải cắm dây vào cổng WAN mầu xanh, DHCP Enable. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 102 -
  106. PHẦN 6: LƯU TRỮ AN TOÀN VÀ BẢO MẬT THÔNG TIN Nội dung của an toàn và bảo mật thông tin? Khi nhu cầu trao đổi thông tin dữ liệu ngày càng lớn và đa dạng, các tiến bộ về điện tử - viễn thông và công nghệ thông tin không ngừng được phát triển ứng dụng để nâng cao chất lượng và lưu lượng truyền tin thì các quan niệm ý tưởng và biện pháp bảo vệ thông tin dữ liệu cũng được đổi mới. Bảo vệ an toàn thông tin dữ liệu là một chủ đề rộng, có liên quan đến nhiều lĩnh vực và trong thực tế có thể có rất nhiều phương pháp được thực hiện để bảo vệ an toàn thông tin dữ liệu. Các phương pháp bảo vệ an toàn thông tin dữ liệu có thể được quy tụ vào ba nhóm sau: - Bảo vệ an toàn thông tin bằng các biện pháp hành chính. - Bảo vệ an toàn thông tin bằng các biện pháp kỹ thuật (phần cứng). - Bảo vệ an toàn thông tin bằng các biện pháp thuật toán (phần mềm). Ba nhóm trên có thể được ứng dụng riêng rẽ hoặc phối kết hợp. Môi trường khó bảo vệ an toàn thông tin nhất và cũng là môi trường đối phương dễ xâm nhập nhất đó là môi trường mạng và truyền tin. Biện pháp hiệu quả nhất và kinh tế nhất hiện nay trên mạng truyền tin và mạng máy tính là biện pháp thuật toán. An toàn thông tin bao gồm các nội dung sau: - Tính bí mật: tính kín đáo riêng tư của thông tin - Tính xác thực của thông tin, bao gồm xác thực đối tác (bài toán nhận danh), xác thực thông tin trao đổi. - Tính trách nhiệm: đảm bảo người gửi thông tin không thể thoái thác trách nhiệm về thông tin mà mình đã gửi. Để đảm bảo an toàn thông tin dữ liệu trên đường truyền tin và trên mạng máy tính có hiệu quả thì điều trước tiên là phải lường trước hoặc dự đoán trước các khả năng không an toàn, khả năng xâm phạm, các sự cố rủi ro có thể xảy ra đối với thông tin dữ liệu được lưu trữ và trao đổi trên đường truyền tin cũng như trên mạng. Xác định càng chính xác các nguy cơ nói trên thì càng quyết định được tốt các giải pháp để giảm thiểu các thiệt hại. Có hai loại hành vi xâm phạm thông tin dữ liệu đó là: vi phạm chủ động và vi phạm thụ động. Vi phạm thụ động chỉ nhằm mục đích cuối cùng là nắm bắt được thông tin (đánh cắp thông tin). Việc làm đó có khi không biết được nội dung cụ thể nhưng có thể dò ra được người gửi, người nhận nhờ thông tin điều khiển giao thức chứa trong phần đầu các gói tin. Kẻ xâm nhập có thể kiểm tra được số lượng, độ dài và tần số trao đổi. Vì vậy vi pham thụ động không làm sai lệch hoặc hủy hoại nội dung thông tin dữ liệu được trao đổi. Vi phạm thụ động thường khó phát hiện nhưng có thể có những biện pháp ngăn chặn hiệu quả. Vi phạm chủ động là dạng vi phạm có thể làm thay đổi nội dung, xóa bỏ, làm trễ, xắp xếp lại thứ tự hoặc làm lặp lại gói tin tại thời điểm đó hoặc sau đó một thời gian. Vi phạm chủ động có thể thêm vào một số thông tin ngoại lai để làm sai lệch nội dung thông tin trao đổi. Vi phạm chủ động dễ phát hiện nhưng để ngăn chặn hiệu quả thì khó khăn hơn nhiều. Một thực tế là không có một biện pháp bảo vệ an toàn thông tin dữ liệu nào là an toàn tuyệt đối. Một hệ thống dù được bảo vệ chắc chắn đến đâu cũng không thể đảm bảo là an toàn tuyệt đối. Trong phần này, chúng tôi không đi sâu vào các nội dung như kể trên mà đi sâu vào và đặt vấn đề thực tế đó là công việc của chúng ta, của ngành thực tại cộng với yêu cầu công việc đó đặt ra trong phần này như thế nào? Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 103 -
  107. 1. Bảo vệ máy tính khỏi phần mềm độc hại và tin tặc Dù bạn đặt ra các mục tiêu to tát, việc đảm bảo máy tính của bạn hoạt động tốt và an toàn là bước khởi đầu rất quan trọng tiến tới một hệ thống an ninh tốt hơn. Do vậy trước khi vắt óc nghĩ ra những mật khẩu thật mạnh, hay tìm cách xóa hết các dấu vết liên lạc riêng tư, bạn cần đảm bảo hệ thống của bạn không dễ dàng bị tấn công bởi các Hacker hoặc bị lây nhiễm các phần mềm phá hoại malware, như virút hay phần mềm gián điệp spyware. Thiếu những đề phòng này, không có cách gì đảm bảo hiệu quả của các công cụ an ninh mà chúng tôi giới thiệu. Suy cho cùng, sẽ là vô nghĩa khi ta khóa cửa nếu kẻ trộm đã ẩn nấp bên trong phòng, và việc tìm kiếm dưới nhà cũng sẽ vô ích khi cửa đã mở toang. 1.1. Virút máy tính Có nhiều cách phân loại virút, và mỗi cách sẽ có các tập tên phân loại của riêng mình. Sâu máy tính, Virút macro, Trojan và phần mềm “cửa hậu” là một số loại khá phổ biến. Các virút này lây lan qua mạng Internet, qua thư điện tử, từ các trang web độc hại hoặc các phương tiện khác lây nhiễm vào các máy tính không được bảo vệ. Một số khác lây lan thông qua các thiết bị lưu trữ rời cho phép người dùng đọc và ghi thông tin như thẻ nhớ USB và ổ cứng rời. Virút có thể phá hủy, gây hư hại hoặc lây nhiễm vào thông tin trên máy tính của bạn, bao gồm cả dữ liệu trên các ổ cắm rời. Chúng cũng có thể chiếm quyền điều khiển máy tính của bạn và sử dụng vào mục đích tấn công các máy tính khác. Tuy nhiên, điều may mắn là cũng có rất nhiều công cụ diệt virút máy tính giúp bạn tự phòng vệ cho bản thân và những người có giao tiếp điện tử với bạn. Chương trình liệt kê một số hãng cung cấp và triển khai phần mềm diệt virút (cả bản thương mại và bản miễn phí): Bkav, CMC, Kaspersky, Bitdefender, Trend Micro, Eset, Avast, Comodo, Avira, Spybot – Chương trình chống phần mềm gián điệp, Clam Win - Chương trình nguồn mở miễn phí. 1.2. Phần mềm gián điệp Phần mềm gián điệp là nhóm các phần mềm độc hại có khả năng phát hiện các công việc bạn làm trên máy tính cá nhân hay trên mạng Internet và gửi các thông tin đó cho những kẻ lạ không được phép truy cập thông tin này của bạn. Những phần mềm này có thể ghi lại những gì bạn gõ từ bàn phím, những di chuyển của chuột, những trang web bạn đã ghé thăm và những chương trình bạn đã sử dụng, và nhiều thứ khác nữa. Kết quả là chúng có thể thâm nhập qua hệ thống an ninh máy tính và lấy cắp những thông tin bí mật về bản thân bạn, về các hoạt động cũng như hợp đồng. Cách phần mềm gián điệp lây nhiễm máy tính cũng giống như virút máy tính vì vậy các khuyến nghị được nêu ở phần trên cũng hiệu quả trong việc bảo vệ chống lại loại phần mềm Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 104 -
  108. độc hại này. Các trang web độc hại là một nguồn chủ yếu phát tán các loại phần mềm gián điệp, bạn càng cần tăng cường chú ý tới các địa chỉ web bạn truy cập đồng thời đảm bảo các thiết đặt an ninh cho trình duyệt của mình. 1.3. Những mẹo khi sử dụng chương trình diệt virút - Nên bật tính năng Tường lửa (Firewall) nếu trình diệt virút có tích hợp, tường lửa được tích hợp sẵn trong hệ điều hành Windows bị giới hạn nhiều mặt và đa số người dùng hệ điều hành không có bản quyền. Tường lửa là chương trình đầu tiên tiếp nhận luồng dữ liệu từ Internet. Nó cũng là chương trình cuối cùng tiếp quản dữ liệu đi ra bên ngoài. Giống như một nhân viên an ninh, đứng ở cửa tòa nhà, xác định cho phép hay không việc đi vào và đi ra. - Không cùng lúc chạy hai chương trình diệt virút, điều đó có thể khiến máy tính của bạn chạy chậm hoặc treo. Hãy gỡ bỏ chương trình cũ trước khi cài đặt chương trình mới. - Cần đảm bảo rằng chương trình diệt virút của bạn có tính năng cập nhật. Nhiều công cụ thương mại được cài đặt sẵn khi mua máy mới yêu cầu người dùng phải đăng ký (và phải trả phí) hoặc sẽ không cho phép cập nhật nữa. Mọi phần mềm được giới thiệu trong đĩa này đều hỗ trợ cập nhật miễn phí. - Kiểm tra để đảm bảo rằng chương trình diệt virút của bạn thường xuyên tự cập nhật. Các virút mới được viết và phát tán hàng ngày, máy tính của bạn sẽ dễ bị tấn công nếu không cập nhật danh sách các virút mới. - Bật tính năng “luôn chạy”, nếu có, của chương trình diệt virút. Những công cụ khác nhau sẽ đặt tên tính năng này khác nhau, nhưng đa số đều cung cấp tính năng này. Các tên thường dùng là “Bảo vệ theo thời gian thực”, “Bảo vệ thường trú” hoặc tên gì đó tương tự. - Thường xuyên quét kiểm tra các tệp trên máy tính. Bạn không nhất thiết phải quét hàng ngày nhất là khi tính năng ‘luôn chạy’ của chương trình diệt virút được kích hoạt như hướng dẫn ở trên, tuy nhiên việc quét định kỳ là điều nên làm. Bao lâu nên quét virút một lần? câu trả lời là tùy trường hợp. Gần đây bạn có kết nối máy tính vào một mạng khác không? Bạn đã chia sẻ dữ liệu trên ổ USB với những ai? Bạn có hay nhận được những thư lạ có tệp đính kèm? Có đồng nghiệp hay người thân trong gia đình có vấn đề về virút máy tính không? 1.4. Phòng nhiễm virút máy tính - Hết sức đề phòng khi mở những tệp đính kèm theo thư điện tử. Tốt nhất tránh mở những tệp đính kèm không rõ nguồn gốc. Nếu bạn cần phải mở, trước hết hãy lưu tệp đính kèm vào một thư mục trên máy tính, và tự mình mở ứng dụng thích hợp (như Microsoft Word hay Adobe Acrobat). Nếu bạn mở tệp từ trình đơn Tệp của ứng dụng thay vì nhấn đúp chuột vào tệp cần mở, khả năng bị lây nhiễm virút sẽ giảm xuống. - Cân nhắc các rủi ro trước khi cắm các ổ đĩa cắm ngoài, như đĩa CD, thẻ nhớ USB, vào máy tính của bạn. Trước hết cần kiểm tra chương trình diệt virút cài trên máy đã được cập nhật mới nhất và chương trình quét đang chạy. Bạn có thể nên tắt tính năng “tự động chạy” của hệ điều hành, vì virút có thể lợi dụng tính năng này để lây nhiễm. Trong Windows XP, có thể mở ổ đĩa bằng cách vào My Computer, nhấn chuột phải vào ổ đĩa CD, DVD hoặc USB, chọn Properties và chọn thẻ AutoPlay. Trong từng loại hãy chọn Take no action hoặc Prompt me each time to choose an action và nhấn OK. - Bạn cũng có thể phòng tránh một số dạng lây nhiễm virút bằng cách chuyển sang sử dụng phần mềm mã nguồn mở, do chúng thường có độ an toàn cao hơn và thường ít bị các chương trình virút tấn công. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 105 -
  109. 2. Bảo vệ thông tin khỏi những nguy cơ vật lý trực tiếp Dù bạn nỗ lực xây dựng một hàng rào bảo vệ quanh chiếc máy tính của mình tại văn phòng, vào một buổi sáng nào đó, có thể bạn thức dậy và phát hiện rằng chiếc máy tính đó hay dữ liệu trong đó đã bị mất do bị lấy trộm, bị chập điện, hay do bất kỳ một sự cố vì kém may mắn hoặc bởi những hành động phá hoại. Mọi thứ từ một sự cố chập điện, tới việc mở cửa sổ làm ly cà phê đổ đều có thể dẫn tới tình huống toàn bộ dữ liệu của bạn bị mất và bạn không thể sử dụng chiếc máy tính được nữa. Sự đánh giá một cách cẩn thận những rủi ro, nỗ lực luôn duy trì một môi trường đảm bảo cho hệ thống máy tính và một chính sách bảo mật được viết rõ ràng có thể giúp tránh những loại nguy cơ này. - Đánh giá và phân tích những nguy cơ - Bảo vệ dữ liệu của bạn khỏi những kẻ xâm nhập - Xây dựng chính sách an toàn vật lý - Đảm bảo môi trường vận hành an toàn cho các thiết bị phần cứng: Giống như các thiết bị điện tử khác, máy tính là thiết bị khá nhạy cảm. Chúng không đáp ứng tốt trước sự mất ổn định của nguồn điện, nhiệt độ khắc nghiệt, bụi bẩn, độ ẩm cao, hoặc các tác động cơ khí. Có một số việc bạn có thể thực hiện để giúp bảo vệ máy tính và các thiết bị mạng của mình khỏi các nguy cơ trên: Các tác nhân điện như quá dòng, áp, xung điện, mất điện, sụt áp có thế gây tổn hại vật lý tới máy tính của bạn. Những sự cố này xảy ra thường xuyên có thể khiến ổ cứng bị lỗi, gây mất dữ liệu lưu trữ trên đó, hoặc có thể làm hỏng những bộ phận trong máy tính. Nếu bạn có thể, hãy lắp những bộ lưu điện UPS cho những chiếc máy tính quan trọng trong văn phòng. Một bộ lưu điện sẽ cung cấp điện tạm thời khi bị mất điện. Khi các bộ lưu điện không thích hợp hoặc quá đắt đỏ, bạn vẫn có thể sử dụng các ‘bộ lọc điện’ hoặc các bộ chống quá xung, chúng sẽ giúp loại bỏ các xung nhiễu điện gây chập chờn hoặc quá xung điện. Kiểm tra mạng điện trước khi kết nối các thiết bị quan trọng vào đó. Đảm bảo rằng các ổ cắm điện đều có 3 lỗ, một là “chân nối đất”. Và nếu có thể, cần kiểm tra hoạt động của lưới điện trong vòng một vài ngày bằng cách cắm một số thiết bị rẻ tiền như đèn và quạt vào mạng điện trước khi sử dụng cho máy tính. Để tránh các sự cố nói chung, cần tránh đặt các thiết bị quan trọng tại nơi để hành lý, khu vực tiếp tân hay các phạm vi dễ tiếp cận. Các bộ lưu điện, các bộ lọc điện, chống xung điện, ổ cắm và các dây nối dài, đặc biệt là những dây nối với máy chủ và các thiết bị mạng nên được đặt ở những nơi có thể tránh việc bật tắt do nhầm lẫn. Các ốc vít hở, tuột khỏi ổ cắm và gây mô-ve điện thường xuyên có thể nguy hại hơn là chỉ khó chịu. Chúng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đối với các máy tính nối tới chúng. Chưa hết, những người dùng thấy khó chịu do thường nối máy tính của họ vào các ổ cắm bị mô-ve sẽ tìm cách dùng băng dính để quấn lại, sẽ gây nên nguy cơ cháy nổ. Các thiết bị máy tính thường không nên để gần các máy phát, lỗ thoát nhiệt, máy điều hòa và các đường ống dẫn. 3. Tạo và duy trì mật khẩu bảo mật với phần mềm KeePass Có rất nhiều dịch vụ bảo mật cho phép chúng ta áp dụng công nghệ kỹ thuật số một cách dễ dàng vào những lĩnh vực quan trọng. Từ việc đăng nhập vào máy tính, gửi và nhận thư Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 106 -
  110. điện tử tới việc mã hóa và ẩn giấu những dữ liệu tối mật, đều đòi hỏi chúng ta phải ghi nhớ một mật khẩu. Những cụm từ, câu, hay chuỗi ký tự lộn xộn được giữ bí mật này thường là rào cản đầu tiên, đôi khi là duy nhất đứng giữa dữ liệu của bạn và những kẻ tò mò muốn đọc, sao chép, sửa đổi hay phá hủy chúng dù không được sự cho phép của bạn. Có rất nhiều cách mà ai đó có thể dò biết được mật khẩu của bạn, tuy nhiên bạn có thể ngăn chặn hầu hết những cách đó bằng việc áp dụng một số sách lược cụ thể cũng như sử dụng một công cụ cơ sở dữ liệu bảo vệ mật khẩu, như phần mềm quản l ý mật khẩu KeePass. Chú ý: Với việc thường xuyên sử dụng KeePass, bạn thực tế sẽ không bao giờ cần xem mật khẩu của mình như thế nào. Chức năng sao chép/dán thực hiện việc chuyển mật khẩu từ cơ sở dữ liệu sang cửa sổ yêu cầu mật khẩu. Nếu bạn sử dụng tính năng Tạo Mật khẩu ngẫu nhiên (Random Generator) và dùng mật khẩu này cho quá trình đăng ký một tài khoản thư điện tử mới, bạn sẽ thường xuyên sử dụng mật khẩu này mà không bao giờ nhìn thấy mật khẩu này. Và nó hoạt động tốt! 4. Bảo vệ các tệp dữ liệu tối mật trên máy tính với phần mềm TrueCrypt Một “kẻ xâm nhập” có thể truy cập dữ liệu trên máy tính hay các thiết bị lưu trữ lưu động của bạn từ xa qua mạng Internet; hay hắn có thể xâm nhập trực tiếp phần cứng hệ thống của bạn. Bạn có thể tự bảo vệ mình chống lại các nguy cơ trên bằng cách tăng cường bảo mật hệ thống phần cứng và mạng cho dữ liệu của bạn. Luôn là tốt nhất khi có một vài tầng bảo vệ, chính vì vậy bạn cũng cần có tầng bảo vệ chính các tệp dữ liệu. Bằng cách đó, dữ liệu tối mật của bạn có khả năng được an toàn ngay cả khi các các nỗ lực bảo mật khác không được đáp ứng. Có hai cách tiếp cận chung cho các vấn đề về bảo mật dữ liệu theo hướng này. Bạn có thể mã hóa các tệp dữ liệu, khiến cho chúng không thể đọc được bởi bất kỳ ai khác ngoài bạn, hoặc có thể ẩn giấu chúng với hi vọng kẻ xâm nhập không thể tìm thấy các thông tin nhạy cảm. Có một số công cụ giúp bạn theo cả hai hướng tiếp cận, trong đó có phần mềm nguồn mở là TrueCrypt, là công cụ có thể mã hóa và ẩn giấu các tệp dữ liệu của bạn. Những điều cần biết về TrueCrypt trước khi bạn bắt đầu: TrueCrypt là chương trình giúp bảo mật các tệp của bạn bằng các ngăn cản các truy cập nếu không có mật khẩu hợp lệ. Nó có chức năng như một chiếc két điện tử, cho phép bạn cất giữ những tệp và chỉ cho phép những ai có mật khẩu hợp lệ có thể truy cập được. TrueCrypt giúp bạn tạo ra những vùng mã hóa trên máy tính nơi bạn có thể lưu trữ các tệp một cách an toàn. Khi bạn tạo hoặc lưu dữ liệu trong các vùng mã hóa này, TrueCrypt sẽ tự động mã hóa mọi thông tin trong vùng đó. Khi bạn mở hoặc lấy thông tin ra, chương trình sẽ tự động giải mã. Quy trình này gọi là tiến trình mã hóa-tức thời. TrueCrypt sẽ bảo vệ dữ liệu của bạn khỏi những truy cập không mong muốn bằng cách khóa chúng bằng một mật khẩu do bạn tạo ra. Nếu bạn quên mật khẩu bạn sẽ mất khả năng truy cập những dữ liệu đó! TrueCrypt sử dụng việc mã hóa để bảo vệ thông tin của bạn. Nên biết rằng việc sử dụng mã hóa là bất hợp pháp ở một số quốc gia. Không chỉ mã hóa một số tệp riêng biệt, TrueCrypt tạo ra một vùng bảo vệ, gọi là vùng mã hóa, trên máy tính của bạn. Bạn có thể lưu trữ các tệp của mình một cách an toàn bên trong vùng mã hóa này. TrueCrypt cung cấp tính năng tạo vùng mã hóa chuẩn và vùng mã hóa ẩn. Cả hai loại này đều có khả năng bảo vệ thông tin mật của bạn, tuy nhiên vùng mã hóa ẩn cho phép bạn ẩn dấu những thông tin tuyệt mật đằng sau những thông tin kém phần quan trọng hơn để bảo vệ chúng trong trường hợp bạn bị bắt buộc phải mở vùng mã hóa TrueCrypt. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 107 -
  111. 5. Phục hồi dữ liệu bị xóa với phần mềm Nucleus Kernel for FAT and NTFS Mỗi phương thức lưu trữ và truyền dữ liệu số đều có những đặc điểm khiến thông tin có khả năng bị xóa, lấy cắp hay phá hủy. Công sức hàng năm trời có thể bị phá hủy trong giây lát do bị lấy cắp, do một một giây bất cẩn, do bị tịch thu phần cứng hay đơn giản chỉ vì bản thân công nghệ lưu trữ kỹ thuật số tiềm ẩn nguy cơ. Có một câu nói phổ biến trong giới chuyên gia hỗ trợ máy tính là “Không có câu hỏi là có bao giờ dữ liệu của bạn bị mất không; chỉ có câu hỏi là điều đó xảy ra vào lúc nào?”. Vì vậy, khi điều này xảy đến với bạn, điều quan trọng nhất là bạn đã có trong tay bản dự phòng và một phương thức đã được thử nghiệm chắc chắn để thực hiện việc khôi phục. Ngày mà bạn được nhắc nhở về tầm quan trọng của bản sao lưu dữ liệu thì thường là ngày hôm sau bạn sẽ cần dùng đến nó – ShopBảoChi.Com  Trong chương trình tập huấn này, chúng tôi giới thiệu một số phần mềm được đánh giá cao và sử dụng rộng rãi sau: - Phần mềm Nucleus Kernel for FAT and NTFS (Version 4.03 cách đây đã 8 năm nhưng cá nhân tôi thấy rất hay, đã test trên những dòng ổ cứng thế hệ mới với các phân vùng khác nhau với nhiều hệ điều hành khác nhau) Có 2 lựa chọn để khôi phục: 1) Kiểu Standard Scan được lựa chọn nếu: - Bạn mới vô ý xoá dữ liệu. - Bạn nhận được thông báo kiểu như Drive Not Formatted hoặc Drive Not Ready. - Nếu ổ đĩa có bad sector(s) hoặc bạn nhận được thông báo Sector not found. - Nếu bạn xoá partition(s) bằng lệnh fdisk hoặc dùng Computer Management. 2) Kiểu Advance Scan được lựa chọn nếu: - Sử dụng Standard Scan không recover được dữ liệu mong muốn. - Nếu đã format ổ đĩa. - Nếu đã xoá Partition Table và Standard Scan không thể recover dữ liệu. - Recover các folder, file đã bị xoá từ lâu. Chú ý: Khi recover dữ liệu, nên sử dụng kiểu Standard Scan trước, nếu không được thì sử dụng kiểu Advance Scan vì kiểu này khá mất thời gian. Và vùng dữ liệu xóa phải chưa được ghi đè dữ liệu khác lên. - Phần mềm GetDataBack for FAT/ NTFS (Version 4.32) - Phần mềm EaseUS Data Recovery Wizard (Version 5.8.5) Lưu ý: Các phần mềm kể trên đều là những sản phẩm thương mại hóa của các công ty phát triển, cả 3 đều có trong nội dung đĩa tập huấn của chúng ta. Ngoài các phần mềm này ra, chúng ta có thể tìm hiểu thêm 1 sản phẩm rất hay mã nguồn mở khác là Cobian Backup, hay BackUp Maker để chọn những dữ liệu quan trọng cần backup và lập lịch backup theo yêu cầu thực tế đặt ra – Cá nhân tôi thường hay dùng BackUp Maker bởi giao diện đơn giản, tính hiệu quả cao, đáp ứng mọi yêu cầu kể cả các chế độ bảo mật. Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 108 -
  112. Cùng với đó là sử dụng các công cụ tiện ích sao lưu trực tuyến mà ngày càng được nhiều công ty chú trọng đầu tư và phát triển như Microsoft thì có SkyDrive, Google là Google Drive, GMail Drive và công ty Dropbox có sản phẩm cùng tên. 6. Phá hủy những thông tin nhạy cảm với phần mềm Eraser Những phần trước đã đề cập và thảo luận về một số công cụ và thói quen giúp bạn bảo vệ dữ liệu thông tin mật của mình, nhưng nếu bạn quyết định không muốn tiếp tục lưu giữ một số thông tin nữa thì sao? Nếu bạn xác định, lấy ví dụ, chỉ cần giữ lại những bản sao lại đã được mã hóa của một số tệp nào đó là đủ và muốn xóa bản chính đi, thì đâu là cách tốt nhất để xóa? Không may cho bạn là câu trả lời phức tạp hơn bạn nghĩ. Khi bạn xóa một tệp, ngay cả khi bạn đã chọn làm rỗng Thùng Rác, nội dung của tệp vẫn còn nằm đâu đó trên ổ đĩa cứng của hệ thống (do thời gian tập huấn có hạn nên bạn tự tìm hiểu thêm về cách thức hoạt động của ổ cứng và phần vùng FAT, NTFS) và có thể được khôi phục lại bởi kẻ nào đó có trong tay công cụ phù hợp và chút xíu may mắn. Để đảm bảo rằng thông tin được xóa không rơi vào tay kẻ xấu, bạn cần sử dụng một công cụ phần mềm giúp xóa thông tin một cách triệt để và vĩnh viễn. Eraser là một trong số đó, và sẽ được hướng dẫn bên dưới đây. Sử dụng Eraser cũng giống như việc xé vụn tài liệu chứ không chỉ đơn giản là vò và ném vào thùng rác với hi vọng không ai tìm thấy. Và tất nhiên việc xóa tệp chỉ là một trường hợp của việc bạn muốn phá hủy những thông tin nhạy cảm. Nếu bạn quan tâm tới chi tiết rằng kẻ nào đó với công cụ phù hợp có động cơ chính trị thù địch có khả năng tìm hiểu về tổ chức và công việc của bạn bằng cách đọc được những thông tin mà bạn nghĩ là đã xóa bỏ, có thể bạn sẽ nghĩ tới thêm nhiều thông tin mà bạn muốn hủy một cách triệt để vĩnh viễn, ví dụ như xóa bỏ các bản sao lưu dữ liệu đã lỗi thời, hủy toàn bộ dữ liệu của ổ cứng trước khi cho chúng đi, xóa bỏ các tài khoản cũ và xóa dấu vết các trang web bạn đã xem. CCleaner, một công cụ khác được đề cập tại chương này có thể giúp bạn giải quyết vấn đề xóa bỏ những tệp tạm thời được tạo ra bởi hệ điều hành và các ứng dụng trong quá trình bạn sử dụng chúng. Hướng dẫn sử dụng Eraser: 6.1. Hướng dẫn sử dụng Eraser với Windows Explorer Người dùng thường sử dụng Eraser qua cửa số chương trình My Computer Windows Explorer hơn là qua việc mở chương trình Eraser. Bước 1. Mở thư mục chứa tệp bạn muốn xóa an toàn. Bước 2. Nhấn chuột phải vào tệp cần xóa. Hai tính năng mới nằm trong danh sách các lệnh là Erase và Eraser Secure Movenhư sau: Tài liệu tập huấn ƯD CNTT trong nhà trường – www.dienbiencflit.edu.vn - 109 -