Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

pdf 123 trang vanle 2760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfquan_ly_rui_ro_trong_hoat_dong_kinh_doanh_xuat_nhap_khau_cua.pdf

Nội dung text: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG TRẦN THỊ BẢO QUẾ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HÀ NỘI - 2006
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG TRẦN THỊ BẢO QUẾ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Chuyên ngành: KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ Mã số: 60.31.07 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS. NGUYỄN THỊ QUY HÀ NỘI - 2006
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG TRẦN THỊ BẢO QUẾ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Chuyên ngành: KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ Mã số: 60.31.07 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HÀ NỘI - 2006
  4. LỜI CẢM ƠN Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo giảng dạy tại trường Đại học Ngoại Thương, đặc biệt là các thầy cô giáo giảng dạy tại Khoa Sau đại học, những người đã dìu dắt và truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học tập tại trường. Xin trân trọng cám ơn PGS-TS. Nguyễn Thị Quy, người đã trực tiếp hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu trong quá trình em thực hiện Luận văn này. Xin chân thành cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình tôi, đồng nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành Luận văn này. Xin chân thành cảm ơn Ngân hàng TMCP Quân Đội đã tạo môi trường làm việc, học tập tích cực để tôi có điều kiện thuận lợi để hoàn thành Luận văn này. Hà Nội,tháng 05/2006. Học viên Trần Thị Bảo Quế
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XNK CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 4 1.1 Rủi ro và rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp 4 1.1.1 Khái niệm về hoạt động kinh doanh XNK 4 1.1.2 Khái niệm về rủi ro và rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK 5 1.1.3 Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK 6 1.1.4 Ảnh h•ëng cña rñi ro trong ho¹t ®éng kinh doanh XNK 14 1.1.5 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK 15 1.2 Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp 17 1.2.1 Khái niệm về quản lý rủi ro kinh doanh XNK 17 1.2.2 Nguyên tắc quản lý rủi ro kinh doanh XNK 18 1.2.3 Nội dung quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK 19 1.2.4 Các biện pháp quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK 22 1.3 Vai trò của quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK 27 1.3.1 Đối với Nhà nước và các cấp quản lý vĩ mô 27 1.3.2 Đối với doanh nghiệp kinh doanh XNK 28 1.4 Kinh nghiệm của một số tập đoàn lớn trên thế giới trong việc kiểm soát rủi ro 29 1.4.1 Kinh nghiệm của IKEA về mạng lưới nhà cung cấp và phân phối 29 1.4.2 Kinh nghiệm từ tập đoàn GE về “trò chơi thăng bằng của ông chủ” 31
  6. Chƣơng ii: Thực trạng quản lý rủi ro kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam 32 trong thời gian qua 2.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam 33 2.1.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh NK của các doanh nghiệp Việt Nam 33 2.1.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh XK của các doanh nghiệp Việt Nam 35 2.2 Thực trạng rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam 38 2.2.1 Các rủi ro thường gặp trong cả hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu 39 2.2.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro 53 2.3 Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK tại các doanh nghiệp Việt Nam 61 2.3.1 Cơ sở pháp lý của hoạt động quản lý rủi ro 61 2.3.2 Thực trạng các biện pháp đã áp dụng trong quản lý rủi ro XNK tại các doanh nghiệp Việt Nam 63 2.3.3 Đánh giá chung về thực trạng quản lý rủi ro XNK của các doanh nghiệp Việt Nam 66 CHƢƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XNK CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 74 3.1 Hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu đặt ra đối với việc quản lý rủi ro hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam 74 3.1.1 Xu thế, đặc điểm mới của hội nhập kinh tế quốc tế 74 3.1.2 Thách thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam 74 3.1.3 Dự báo tiềm năng phát triển hoạt động XNK của Việt Nam 77 3.2 Dự báo những rủi ro đối với hoạt động XNK của các doanh nghiệp Việt Nam 78
  7. 3.2.1 Rủi ro về nguồn cung 78 3.2.2 Rủi ro về giá 79 3.2.3 Rủi ro bị kiện bán phá giá 79 3.2.4 Rủi ro về luật pháp 79 3.2.5 Rủi ro bị lừa đảo, gian lận thương mại trong tổ chức thực hiện hoạt động XNK 80 3.3 Các giải pháp tăng cƣờng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam 81 3.3.1 Các giải pháp vĩ mô 81 3.3.2 Các giải pháp trực tiếp từ phía doanh nghiệp kinh doanh XNK 83 3.4 Kiến nghị 92 3.4.1 Kiến nghị với Nhà nước 92 3.4.2 Kiến nghị với các cơ quan Bộ, ngành 95 KẾT LUẬN 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT CHÚ GIẢI BTA Hiệp định thương mại Việt-Mỹ DN Doanh nghiệp DNVN Doanh nghiệp Việt Nam DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ GDP Tổng sản phẩm quốc nội HĐNT Hợp đồng ngoại thương HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế ICC Phòng Thương mại Quốc tế ISBP Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ KD Kinh doanh L/C Thư tín dụng NHNT Ngân hàng Ngoại thương NK Nhập khẩu NSNN Ngân sách Nhà nước TMQT Thương mại quốc tế UCP 500 Các quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ của ICC, ấn bản số 500 URC 522 Quy tắc thống nhất về hoàn trả tiền giữa các ngân hàng theo tín dụng chứng từ do ICC ban hành ấn bản số 522 URDG 458 Quy tắc thống nhất bảo lãnh theo yêu cầu, do ICC ban hành, ấn bản số 458 URR 525 Quy tắc thống nhất về nhờ thu, ICC ban hành năm 1995, ấn bản số 525 VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VIAC Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam XK Xuất khẩu XNK Xuất nhập khẩu
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, kinh doanh và rủi ro là hai phạm trù song song cùng tồn tại. Rủi ro - tuy là sự bất trắc gây ra mất mát thiệt hại, song lại là hiện tượng đồng hành với các hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường, trong quá trình cạnh tranh. Nó tạo tiền đề cho quá trình đào thải tự nhiên các doanh nghiệp yếu kém, thúc đẩy sự chấn chỉnh, sự thích nghi của các doanh nghiệp, tạo xu hướng phát triển ổn định và có hiệu quả cho nền kinh tế. Trong điều kiện kinh tế thị trường, quan hệ kinh tế giữa các chủ thể ngày càng thoát khỏi sự ràng buộc về biên giới địa lý. Hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam cũng không nằm ngoài sự tác động trên. Hầu như không có loại hình kinh doanh nào, không có giao dịch XNK nào của các doanh nghiệp là không hàm chứa rủi ro. Bởi lẽ, hoạt động kinh doanh XNK là một hoạt động rất nhạy cảm, mọi biến động của nền kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế đều nhanh chóng tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp XNK, có thể gây nên những xáo trộn bất ngờ và dẫn đến hiệu quả của doanh nghiệp bị giảm sút một cách nhanh chóng. Hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam đã được hình thành từ rất lâu và trải qua một quá trình phát triển, tìm hướng đi phù hợp với đặc điểm kinh tế-chính trị - xã hội của đất nước và tận dụng được lợi thế, thuận lợi từ các hiệp định song phương và đa phương. Tuy nhiên, thực trạng hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam cũng cảnh báo những nguy cơ thiệt hại, rủi ro nếu các doanh nghiệp không được trang bị đầy đủ kiến thức và biện pháp quản lý rủi ro, đặc biệt là những rủi ro không đáng có. Hơn nữa, cùng với xu hướng hội nhập quốc tế đang ngày càng phát triển nhanh như vũ bão, việc Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức thương mại
  10. 2 Thế giới (WTO) là một tương lai rất gần. Khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường quốc tế sẽ tận dụng được rất nhiều ưu đãi, nhưng đồng thời, nếu không có các biện pháp phân tích, đánh giá và hạn chế rủi ro thì chúng ta sẽ mất dần đi năng lực cạnh tranh và tụt hậu. Bởi vậy, việc làm thế nào để vừa mở rộng hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam, vừa đảm bảo an toàn, hiệu quả, ít rủi ro, đáp ứng tốt nhất nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, góp phần xứng đáng trong công cuộc đổi mới của đất nước đã và đang là vấn đề thu hút sự quan tâm sâu sắc không chỉ đối với các cấp lãnh đạo, các giới chuyên môn, các nhà quản lý mà còn là mối quan tâm của xã hội, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và có tính quyết định cả về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Với đề tài : “Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ” tác giả mong muốn được nghiên cứu chuyên sâu nhằm có các căn cứ khoa học và thực tiễn để đề xuất các giải pháp nhằm góp phần tháo gỡ các vấn đề nêu trên. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn. Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam và đi sâu nghiên cứu quản lý rủi ro kinh doanh XNK. Xem xét thực trạng quản lý rủi ro kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở thực tiễn và lý luận, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý rủi ro trong kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề quản lý rủi ro trong kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung phân tích tình hình rủi ro trong
  11. 3 kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt nam trong những năm qua (từ thời kỳ đổi mới đến nay). Đồng thời, kinh nghiệm quản lý rủi ro trong kinh doanh XNK của một số tập đoàn lớn trên thế giới cũng nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu. Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, các quan điểm về hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài ra, luận văn còn áp dụng các phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp khảo nghiệm tổng kết thực tiễn, phương pháp điều tra - thống kê - phân tích - tổng hợp- so sánh trên cơ sở đó kết hợp với việc đưa ra các số liệu thực tế để luận giải các vấn đề. 5. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn được bố cục thành 3 chương như sau: Chƣơng I: Những vấn đề cơ bản về rủi ro và quản lý rủi ro trong hoạtđộng kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Chƣơng II: Thực trạng quản lý rủi ro kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua Chƣơng III: Các giải pháp tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
  12. 4 CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 1.1. RỦI RO VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XNK CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 1.1.1 Khái niệm về hoạt động kinh doanh XNK Luật thương mại 2005 của Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006, quy định rõ: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.” Như vậy, XNK hàng hoá là hoạt động buôn bán hàng hoá ở phạm vi quốc tế, bao gồm nhiều khâu, từ nghiên cứu tiếp cận thị trường trong và ngoài nước để lựa chọn được mặt hàng XNK, đối tác kinh doanh sau đó tiến hành giao dịch ký kết hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng, cuối cùng là hoàn thành các thủ tục thanh toán và thanh lý hợp đồng. Xuất khẩu mang lại nguồn thu nhập ngoại tệ quan trọng, góp phần đáng kể trong việc cải thiện cán cân ngoại thương và cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối, đẩy mạnh nhập khẩu, phát huy được lợi thế so sánh, là một tiền đề quan trọng giúp chuyển dịch về chất từ cơ cấu nông - công nghiệp sang cơ cấu công - nông nghiệp đưa nền kinh tế nước ta hoà nhập vào sự phát triển chung của kinh tế khu vực và thế giới. Nhập khẩu làm cho thị trường trong nước dồi dào, phong phú hơn, giải quyết được tình trạng khan hiếm hàng hoá trên thị trường, điều hoà quan hệ cung cầu tạo môi trường cạnh tranh, kích thích người sản xuất trong nước
  13. 5 phải cải tiến, hoàn thiện chất lượng mẫu mã bao bì của sản phẩm đáp ứng được nhu cầu cao của người tiêu dùng 1.1.2 Khái niệm về rủi ro và rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK 1.1.2.1. Khái niệm về rủi ro Rủi ro là sự việc không được mong đợi trong tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Trong cuộc sống và công việc hàng ngày, rủi ro có thể xuất hiện trên mọi lĩnh vực, không ngoại trừ một ai, một quốc gia, một dân tộc nào Sự kiện 11-09-2001 là một ví dụ điển hình. Tuỳ từng trường phái mà quan niệm về rủi ro có thể khác nhau. * Theo trường phái tiêu cực - Rủi ro là điều không lành, không tốt bất ngờ xảy đến (Theo từ điển tiếng Việt do Trung tâm từ điển học Hà Nội xuất bản năm 1995), Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn, thiệt hại (dịch từ nguyên bản Từ điển Oxford). - Trong lĩnh vực kinh doanh, tác giả Hồ Diệu định nghĩa “Rủi ro là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình sản xuất, KD của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp” 27 . * Theo trường phái trung hoà - “Rủi ro là sự bất trắc gây thiệt hại, sự bất trắc cụ thể liên quan đến một biến cố không mong đợi” (Alan Willet) 18 . - “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được” (Frank Knight ) 18 . - “Rủi ro là một tình trạng trong đó các biến cố xảy ra trong tương lai có thể xác định được” (Marilu Carty) 18 . Như vậy, đa số các học giả theo trường phái trung hoà đều cho rằng: “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Rủi ro vừa mang tính tích cực,
  14. 6 vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất, mất mát, nguy hiểm cho con người, nhưng cũng có thể mang đến những cơ hội” 27 . 1.1.2.2. Rủi ro trong kinh doanh Xuất nhập khẩu Hoạt động kinh doanh XNK là hoạt động luôn biến động, chứa đựng nhiều rủi ro và mạo hiểm. Do có sự tách biệt về môi trường địa lý, sự khác biệt về môi trường văn hoá - xã hội, phong tục tập quán cũng như môi trường chính trị giữa các quốc gia nên rủi ro trong kinh doanh XNK rất đa dạng và phức tạp. Bên cạnh những điểm chung về rủi ro như đã nêu ở phần 1.1.2.1, rủi ro kinh doanh XNK còn có những đặc điểm riêng. Về cơ bản, rủi ro trong kinh doanh XNK là sự bất trắc có thể đo lường được, nó có thể tạo ra những tổn thất, mất mát, thiệt hại hoặc làm mất đi những cơ hội sinh lời, nhưng cũng có thể đưa đến những lợi ích, những cơ hội thuận lợi trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. 27 1.1.3. Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK Có nhiều tiêu chí để phân loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK như: - Theo tính chất của rủi ro: Rủi ro suy đoán và Rủi ro thuần tuý - Theo phạm vi ảnh hưởng của rủi ro: Rủi ro cơ bản và Rủi ro riêng biệt - Theo nguyên nhân của rủi ro: Rủi ro do các yếu tố khách quan và Rủi ro do các yếu tố chủ quan - Theo đối tượng của rủi ro: Rủi ro được bảo hiểm và Rủi ro không được bảo hiểm - Theo tác động của môi trường gây nên rủi ro: Rủi ro do điều kiện tự nhiên, Rủi ro chính trị, Rủi ro kinh tế, Rủi ro luật pháp, Rủi ro văn hoá - Theo hoạt động kinh doanh XNK: Rủi ro trong thanh toán, Rủi ro vận chuyển, bảo hiểm, Rủi ro do điều khoản trong hợp đồng
  15. 7 Thực tiễn hoạt động kinh doanh XNK cho thấy, các rủi ro phân chia theo tác động của môi trường và theo hoạt động kinh doanh XNK là những rủi ro thường mang lại nhiều tổn thất, mất mát nhất. Do vậy, luận văn chủ yếu tập trung phân tích các loại rủi ro này. 1.1.3.1. Căn cứ vào tác động của môi trường * Rủi ro do điều kiện tự nhiên Những điều kiện tự nhiên có nhiều khả năng tác động đến hoạt động kinh doanh XNK chính là thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, động đất, sóng thần Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp mà hàng hoá xuất khẩu hay nhập khẩu mang tính thời vụ và chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện tự nhiên như nông sản, hải sản , thì khi xảy ra những sự cố thiên tai, giá trị sử dụng và giá trị thương mại của hàng hoá sẽ giảm nhanh chóng. Hình 1.1: Mô hình rủi ro theo môi trường tác động 27 Thiên nhiên Văn hoá Đối thủ cạnh tranh Ng p ư ấ ờ Lu ệ ti i Doanh nghiệp ậ t ph t ê c cung th u à kinh doanh XNK á ng ng ngh Nh p ụ ô C C Chính trị Xã hội Kinh tế * Rủi ro do môi trường văn hoá Theo định nghĩa về văn hoá của UNESCO, “Văn hoá bao gồm tất cả những gì làm dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động”.
  16. 8 Rủi ro do môi trường văn hoá là những rủi ro do sự thiếu hiểu biết về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lối sống, nghệ thuật, đạo đức của dân tộc khác, từ đó dẫn đến cách hành xử không phù hợp, gây ra những thiệt hại, mất mát, mất cơ hội kinh doanh. Ví dụ: Một doanh nhân chuyên sản xuất và buôn bán dao kéo phương Tây, khi đến thăm nhà một đối tác ở Quảng Đông (Trung Quốc) đã đem tặng gia chủ một bộ dao quý gồm 4 chiếc. Sau này khi thương vụ không thành, nhà doanh nghiệp mới vỡ lẽ ra chỉ tại món quà ông ta đã tặng cho đối tác. Bởi tuyệt đối không tặng đồng hồ, dao kéo cho người Trung Quốc, vì họ cho rằng những món quà đó mang lại xui xẻo. * Rủi ro do môi trường chính trị Môi trường chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến kinh doanh. Rủi ro chính trị sẽ làm đảo lộn mọi dự đoán của doanh nghiệp. 3 loại rủi ro chính trị thường gặp là: - Rủi ro liên quan đến quyền sở hữu (như sung công tài sản, tịch thu tài sản, nội địa hoá ) - Rủi ro do nhà nước can thiệp quá sâu vào quá trình hoạt động của tổ chức (quy định về cấp giấy phép kinh doanh; hạn ngạch sản xuất, hạn ngạch XNK; giấy phép XNK ) - Rủi ro về chuyển giao. * Rủi ro do môi trường kinh tế Trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, ảnh hưởng của môi trường kinh tế chung của thế giới đến từng nước là rất lớn. Mặc dù hoạt động của một chính phủ (đặc biệt là chính phủ của các siêu cường quốc) có thể ảnh hưởng sâu sắc đến thị trường thế giới, nhưng họ cũng không thể kiểm soát nổi toàn bộ thị trường thế giới. Một số rủi ro kinh tế thường gặp:
  17. 9 Rủi ro do nền kinh tế phát triển không ổn định. Khi xảy ra khủng hoảng kinh tế, rủi ro quốc gia là không thể tránh khỏi và do đó, độ an toàn trong kinh doanh của các doanh nghiệp KD XNK cũng bị ảnh hưởng mạnh. Chẳng hạn như cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu Á giai đoạn 1997-1998 đã khiến rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường, đối tác KD mới cũng như xây dựng lại chiến lược KD ngắn và dài hạn. Rủi ro do cấm vận kinh tế. Một nước bị cấm vận kinh tế thì mọi hoạt động TMQT với đối tác tại nước đó đều bị kiểm soát gắt gao. Ví dụ, khi IRAQ bị cấm vận, tất cả các hoạt động thanh toán chuyển qua các tài khoản NOSTRO của IRAQ đều bị kiểm soát và theo dõi chặt chẽ, do đó, việc thanh toán cho các doanh nghiệp XK hàng vào IRAQ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Rủi ro hối đoái. Trong XNK, rủi ro hối đoái xảy ra khi tỷ giá hối đoái vào thời điểm thanh toán tăng hoặc giảm so với tỷ giá lúc ký kết HĐNT. Rủi ro do lạm phát: lạm phát ngoài tầm kiểm soát của chính phủ sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường KD, làm cho hoạt động KD không hiệu quả. Rủi ro do sự biến động giá cả. Biến động về giá cả hàng hoá, dịch vụ và yếu tố đầu vào nhiều khi rất khó dự đoán. Các doanh nghiệp ký xong hợp đồng thì giá cả lại biến động mạnh, khi đó doanh nghiệp sẽ buộc phải lựa chọn hoặc phá hợp đồng và chịu phạt, hoặc tiếp tục thực hiện hợp đồng và chịu lỗ. * Rủi ro do môi trường pháp luật Có rất nhiều rủi ro phát sinh từ hệ thống luật pháp. Trong KD quốc tế, môi trường luật pháp phức tạp hơn rất nhiều, bởi chuẩn mực luật pháp của các nước khác nhau là khác nhau. Nếu không am hiểu luật pháp nước đối tác, thì sẽ gặp rủi ro. Rủi ro pháp lý có nguồn gốc từ: - Vi phạm luật quốc gia như luật chống độc quyền, chống phân biệt chủng tộc
  18. 10 - Thiếu kiến thức, hiểu biết về pháp luật - Do sự thay đổi về luật pháp liên quan đến KD như quy định về nhãn hiệu hàng hoá, môi trường, lao động. Ví dụ, các công ty khi XK hàng hoá sang Mỹ, nếu không hiểu biết kỹ về luật liên bang và luật các tiểu bang của Mỹ, sẽ có thể bị kiện vì vi phạm Luật về sở hữu trí tuệ, Luật chống phá giá, Luật bảo vệ người tiêu dùng * Rủi ro do môi trường hoạt động của doanh nghiệp Loại hình rủi ro này có thể xuất hiện dưới rất nhiều dạng. Đó có thể là rủi ro do thiếu thông tin hoặc có những thông tin không chính xác dẫn đến bị lừa đảo; cũng có thể là rủi ro do máy móc thiết bị bị sự cố, doanh nghiệp quan hệ với khách hàng không tốt, không xác định rõ sức mạnh của đối thủ cạnh tranh, thị trường phù hợp 1.1.3.2. Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của hoạt động kinh doanh XNK * Rủi ro trong đàm phán Đàm phán là hành vi và quá trình, mà trong đó, hai hay nhiều bên tiến hành thương lượng, thảo luận về các mối quan tâm chung và những điểm còn bất đồng, để đi đến một thoả thuận thống nhất. Có rất nhiều hình thức đàm phán như đàm phán qua thư tín, đàm phán qua điện thoại, đàm phán trực tiếp . Tuỳ từng hình thức đàm phán khác nhau mà rủi ro đối với các doanh nghiệp XNK cũng khác nhau. Đối với hình thức đàm phán qua thư tín (gián tiếp), rủi ro sẽ xảy ra nếu hai bên đối tác chuẩn bị không tốt về hình thức và nội dung thư từ, văn bản trao đổi, ngôn ngữ và cách thức diễn đạt không rõ ràng, không đúng nội dung cần trao đổi hoặc thậm chí sai lệch ý muốn của một trong hai bên đối tác Đối với hình thức đàm phán qua điện thoại, doanh nghiệp có thể gặp rủi ro nếu không thông thạo ngôn ngữ đàm phán và diễn đạt sai , dẫn đến
  19. 11 đối tác hiểu nhầm, mất lòng, từ chối giao dịch và do đó, mất đi cơ hội kinh doanh có lợi cho doanh nghiệp. Đối với hình thức đàm phán trực tiếp (gặp gỡ trực tiếp), rủi ro rất dễ xảy ra nếu trước khi gặp gỡ đối tác, doanh nghiệp không chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung đàm phán, tìm hiểu đối tác và có tình huống dự phòng. Rủi ro càng nhiều nếu cán bộ thực hiện đàm phán không có đủ năng lực và không tạo được thế chủ động khi đàm phán. Đàm phán hợp đồng ngoại thương gồm nhiều giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị, Giai đoạn tiếp xúc, Giai đoạn đàm phán, Giai đoạn kết thúc-ký kết hợp đồng, Giai đoạn rút kinh nghiệm. Rủi ro có thể xuất hiện trong tất cả các giai đoạn của quá trình đàm phán, hơn nữa, rủi ro trong giai đoạn trước sẽ kéo theo những thất bại, thua thiệt trong các giai đoạn sau. Chẳng hạn, tại giai đoạn chuẩn bị, nếu doanh nghiệp tập hợp thông tin sai lệch về đối tác, khi tiếp xúc đàm phán không xây dựng chiến lược đàm phán phù hợp thì tất yếu hợp đồng sẽ không thể được ký kết theo hướng có lợi cho doanh nghiệp. * Rủi ro trong soạn thảo, ký kết hợp đồng Hợp đồng XNK về bản chất là một hợp đồng mua bán quốc tế, là sự thoả thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau, trong đó quy định bên bán phải cung cấp hàng hoá, chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hoá và quyền sở hữu hàng hoá, bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng. Một hợp đồng XNK thường gồm các nội dung chủ yếu: Phần mở đầu (tên và số hợp đồng, thời gian, địa điểm ký kết hợp đồng), Những thông tin về chủ thể hợp đồng (tên, địa chỉ, người đại diện ký kết), Điều khoản, điều kiện (tên hàng, chất lượng, số lượng, giá cả, giao hàng, thanh toán, bảo hiểm, phạt, trọng tài, khiếu nại ), Phần ký kết hợp đồng (số bản, ngôn ngữ hợp đồng, thời hạn hiệu lực-nếu có).
  20. 12 Trong khâu soạn thảo hợp đồng, có thể xuất hiện rất nhiều rủi ro, do hợp đồng chứa đựng nhiều sơ hở, gây bất lợi, thiệt hại cho doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với Việt Nam, do mở cửa muộn, chưa có nhiều kinh nghiệm trên thương trường, nên hợp đồng thường để phía đối tác nước ngoài soạn thảo, hoặc nếu bên Việt Nam soạn thảo thì cũng dựa trên mẫu hợp đồng của nước ngoài, vì vậy hợp đồng thường chứa đựng những điều khoản bất lợi. Hơn nữa, trước khi ký kết, nếu các doanh nghiệp không kiểm tra lại các điều khoản ghi trong hợp đồng thì sau khi hợp đồng đã được ký, việc sửa chữa lại những điều khoản bất lợi cho mình là rất khó khăn, và phải cần có sự đồng ý của tất cả các bên tham gia. * Rủi ro trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng XNK Trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK, rủi ro có khả năng xuất hiện ở tất cả các khâu. Cụ thể là: Rủi ro trong thanh toán. Có rất nhiều kiểu thanh toán như thanh toán đặt cọc trước khi nhận hàng, thanh toán nhờ thu, thư tín dụng chứng từ, thanh toán trả sau khi nhận hàng hoặc khi có các biên bản nghiệm thu, bảo lãnh bảo hành . Mỗi hình thức thanh toán lại có những đặc trưng riêng, và do đó, mức độ và hình thức của rủi ro cũng khác nhau. Chẳng hạn: - Nếu là thanh toán TTR trả trước: rủi ro có thể là người bán nhận tiền rồi không giao hàng, giao hàng chậm tiến độ hoặc giao thiếu hàng - Nếu là thanh toán nhờ thu trả ngay D/P: người NK chuyển tiền thanh toán nhưng người XK (câu kết với đại lý vận tải) không cung cấp D/O (lệnh giao hàng) để người NK đi nhận hàng. - Nếu là thanh toán L/C: rủi ro có thể phát sinh nếu người bán lập bộ chứng từ giả để đòi tiền theo L/C, người XK lập bộ chứng từ có lỗi nên bị từ chối không được thanh toán
  21. 13 Rủi ro trong khâu làm thủ tục XNK (xin giấy phép, làm thủ tục hải quan ). Doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro nếu việc xin giấy phép kéo dài quá lâu hoặc thủ tục hải quan bị ách tắc, gián đoạn, dẫn đến việc chậm thời hạn cung cấp hàng cho người mua hoặc mất tính thời vụ của hàng hoá. Ví dụ như mặt hàng đường tạm nhập tái xuất sang Trung Quốc. Đây là mặt hàng NK phải xin giấy phép liên bộ giữa Bộ Thương Mại và Bộ Nông nghiệp. Nếu không có sự phối hợp nhịp nhàng, khẩn trương giữa hai bộ thì doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội KD vì giá đường NK thay đổi liên tục và đối tác Trung Quốc cũng rất dễ đi tìm nhà cung cấp khác. Rủi ro trong khâu chuẩn bị hàng XK, đặc biệt đối với các doanh nghiệp XK nông, thuỷ sản. Phần lớn các doanh nghiệp KD những mặt hàng này đều phải thu gom hàng và điều kiện thanh toán thường là trả tiền trước. Do đó, nếu doanh nghiệp không chủ động về vốn và thương lượng được giá mua hợp lý, nguy cơ không có hàng để XK là rất lớn và rất dễ bị phạt theo HĐNT. Hơn nữa, nếu doanh nghiệp không đàm phán cẩn thận, chi tiết về khâu bảo quản, bao gói trước khi hàng hoá được xếp lên phương tiện vận tải, thì rủi ro hàng bị trả về hoặc giảm giá là không thể tránh khỏi. Rủi ro trong khâu thuê phương tiện vận tải, giao nhận hàng hoá. Đối với việc thuê tàu, doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro đắm, chìm tầu, hàng rơi xuống biển, đi chệch hướng nếu thuê tàu già, không đủ khả năng đi biển, hãng vận chuyển không có uy tín, thuỷ thủ đoàn không có năng lực, hoặc cước phí thấp dẫn đến việc xếp hàng trên tàu không an toàn. Ngoài ra, yếu tố thời tiết cũng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình vận chuyển hàng hoá và thường xuyên là nguyên nhân gây ra rủi ro. Đối với việc giao nhận, doanh nghiệp có thể gặp rủi ro nếu trọng tải tàu quá lớn so với mớn nước cho phép tại cảng dỡ hàng hoặc nhận hàng, do đó,
  22. 14 sẽ phải kéo dài thời gian vận chuyển bằng các tàu, xà lan nhỏ, và như vậy, chi phí cũng tăng lên tương ứng. Mặt khác, nếu doanh nghiệp không chủ động nắm vững thông tin về việc giao hàng và kịp thời có chứng từ để nhận hàng, doanh nghiệp sẽ phải chịu chi phí lưu kho, bãi và chậm tiến độ nhận hàng. Rủi ro trong khâu mua bảo hiểm. Doanh nghiệp có thể sẽ không được hưởng lợi từ hợp đồng bảo hiểm hoặc nếu có, bảo hiểm không đủ giá trị và không hết rủi ro. Nguyên nhân có thể do doanh nghiệp đã không mua đủ giá trị với điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro, tổn thất. Đó cũng có thể là do chứng từ bảo hiểm xuất trình theo quy định của hợp đồng không đảm bảo đúng quyền lợi của người được hưởng bảo hiểm, không được chuyển giao quyền hưởng lợi hoặc đã hết hạn bảo hiểm, tổn thất xảy ra trước khi hàng hoá được bảo hiểm. Rủi ro trong khâu lập chứng từ. Đây là một rủi ro rất dễ xảy ra và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp XK ký kết hợp đồng với điều kiện thanh toán dựa trên chứng từ xuất trình phù hợp với thư tín dụng. Trong quá trình lập chứng từ, có thể sẽ có những sai sót chứng từ thực sự gây ảnh hưởng đến việc giao nhận chứng từ, nhưng có khi chỉ là những sai sót về mặt câu chữ hoặc thời hạn của chứng từ, nhưng tất cả đều thể hiện trên bề mặt là không phù hợp với thư tín dụng, và như vậy, doanh nghiệp đều rất dễ bị từ chối thanh toán. Thậm chí, khi giá cả trên thị trường thế giới biến động bất lợi, người mua sẽ vin vào bộ chứng từ sai biệt để từ chối cả lô hàng. Thực tiễn cho thấy, chứng từ do bên thứ ba lập là những chứng từ dễ gây sai biệt và ảnh hưởng đến việc giao nhận, thanh toán nhất. Rủi ro trong khâu kiểm tra, giám định hàng hoá. Doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro nếu đối tác câu kết với cơ quan giám định hàng hoá, cung cấp kết quả giám định sai khác so với thực tế. Ngoài ra, đối với doanh nghiệp NK, nếu chấp nhận kết quả giám định tại cảng đi có giá trị quyết định cuối cùng thì rủi ro sẽ xảy ra khi hàng hoá tại cảng đến có trọng lượng, chất lượng hao hụt, sai biệt
  23. 15 với kết quả giám định nhưng doanh nghiệp không thể kiện đối tác. Tương tự với doanh nghiệp XK khi chấp nhận kết quả giám định tại cảng đến có giá trị quyết định cuối cùng. 1.1.4. Ảnh hƣởng của rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK 1.1.4.1. Đối với Nhà nước và các cấp quản lý Về bản chất, rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK là rủi ro xảy ra với từng doanh nghiệp XK, NK và để lại hậu quả về kinh tế, nhân lực, trí lực cho bản thân doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, xét trên góc độ xã hội, nếu rủi ro xảy ra thường xuyên, kéo dài sẽ có ảnh hưởng, tác động không tốt tới toàn bộ nền kinh tế của quốc gia mà tại đó doanh nghiệp hoạt động. Thứ nhất, rủi ro trong hoạt động KD XNK sẽ góp phần làm suy giảm năng lực cạnh tranh của quốc gia, giảm uy tín và mức độ hấp dẫn của quốc gia đó trong thương mại và đầu tư quốc tế. Chẳng hạn như rủi ro pháp lý do HĐNT vô hiệu, điều khoản “trọng tài khuyết tật”, rủi ro do bị kiện bán phá giá, ngoài những thiệt hại, tổn thất mà bản thân doanh nghiệp phải gánh chịu, sẽ là một căn cứ để các nhà đầu tư, đối tác nước ngoài đánh giá về năng lực, trình độ và tính chuyên nghiệp của hệ thống doanh nghiệp nước đó. Thứ hai, rủi ro XK hay NK phát sinh cũng đồng nghĩa với việc lợi nhuận của doanh nghiệp bị suy giảm hay triệt tiêu, và do đó, gián tiếp làm giảm nguồn thu NSNN từ thuế và tác động xấu tới cán cân TTQT của quốc gia đó. Ví dụ, rất nhiều doanh nghiệp XK gạo sang IRAQ nhưng do toàn bộ tài khoản NOSTRO của IRAQ tại Mỹ bị phong toả, nên việc thanh toán bị kiểm soát chặt chẽ và kéo dài, thậm chí bị ngưng trệ. Kết quả là, doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp XK đó cũng giảm mạnh và đóng góp của họ vào NSNN cũng bị cắt giảm tương ứng và nguồn thu ngoại tệ của quốc gia đó bị thu hẹp lại.
  24. 16 Thứ ba, việc các doanh nghiệp KD XNK thường xuyên gặp rủi ro, tổn thất, sẽ chính là một bằng chứng sống động, rõ ràng về một môi trường KD và hỗ trợ KD của nước đó còn nhiều bất cập, chưa thực sự thông thoáng. Đồng thời, đây cũng là một trong những cơ sở để khẳng định các cấp quản lý vĩ mô chưa thực sự phát huy vai trò quản lý, định hướng và hỗ trợ doanh nghiệp. 1.1.4.2. Đối với doanh nghiệp kinh doanh XNK Rủi ro trong kinh doanh XNK có thể xuất hiện ở mọi nơi, mọi doanh nghiệp, không phân biệt đó là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hay tư nhân, doanh nghiệp có thâm niên hoạt động trong lĩnh vực KD XNK hay doanh nghiệp non trẻ mới vào nghề Hậu quả của rủi ro thật khôn lường, có thể hết sức trầm trọng, làm cho doanh nghiệp suy yếu, mất đi khả năng cạnh tranh, thậm chí dẫn đến sự phá sản của doanh nghiệp. Rủi ro không chỉ mang lại những tổn thất về vật lực, tài lực, mà còn có thể gây ra tổn thất về con người. Nếu doanh nghiệp không kịp thời có biện pháp phòng tránh, hạn chế ngay khi rủi ro mới bắt đầu xảy ra, mà để rủi ro phát triển theo hệ thống thì sẽ rất khó xử lý và tổn thất sẽ mang tính dây chuyền, ảnh hưởng tới mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ như sự việc đáng tiếc của Công ty Afiex An Giang, một doanh nghiệp XK có uy tín của Việt Nam tháng 5 vừa qua. Phó Giám đốc của Công ty, ông Bửu Huy đã bị Cảnh sát Bỉ bắt giam theo đề nghị của phía Mỹ ngay khi ông này đang tham gia hội chợ triển lãm hàng thuỷ sản tại Bỉ. Nguyên nhân phía Mỹ đưa ra là Công ty Afiex An Giang đã không thực hiện theo đúng quy định của phía Mỹ về ghi chú trên bao bì. Rõ ràng sự việc này không chỉ gây thiệt hại về tài chính, uy tín cho Afiex An Giang mà còn đem lại thiệt hại về tâm lý, sức lực đối với Ông Bửu Huy khi ông này thực sự cũng chỉ là người làm thuê.
  25. 17 1.1.5. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK Có rất nhiều kiểu nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động XNK, trong đó, có 3 loại nguyên nhân chính, bao gồm: nguyên nhân khách quan; nguyên nhân do những yếu tố bất khả kháng, ngoài tầm kiểm soát và nguyên nhân chủ quan. 1.1.5.1. Nguyên nhân khách quan Nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân bên ngoài tác động vào hoạt động của doanh nghiệp. Chẳng hạn: * Tỷ giá hối đoái biến động. Trong XNK, rủi ro hối đoái xảy ra khi tỷ giá hối đoái vào thời điểm thanh toán, tất toán tăng hoặc giảm so với tỷ giá lúc ký kết HĐNT. Như công ty cổ phần Vinamilk, khoảng 50% nguyên vật liệu đầu vào là nhập khẩu và khoảng 30% doanh thu của công ty là XK. Do đó, những biến động về tỷ giá đều ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty. * Lạm phát ngoài tầm kiểm soát của chính phủ, sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường KD, làm cho hoạt động KD không hiệu quả. Ví dụ, khủng hoảng kinh tế – tài chính mang tính dây chuyền ở Châu Á giai đoạn 1997-1998; nguy cơ phá sản nợ của chính phủ Argentina là một nhân tố quan trọng gây nên rủi ro quốc gia. * Rủi ro do sự biến động giá cả: Biến động về giá cả hàng hoá, dịch vụ cũng như yếu tố đầu vào nhiều khi rất khó dự đoán. Chẳng hạn, các doanh nghiệp ký xong hợp đồng thì giá cả lại biến động mạnh, do đó doanh nghiệp buộc phải lựa chọn, hoặc phá hợp đồng và chịu phạt, hoặc tiếp tục thực hiện hợp đồng và chịu lỗ. 1.1.5.2. Nguyên nhân bất khả kháng Nguyên nhân bất khả kháng là những nguyên nhân mà bản thân các doanh nghiệp không thể lường trước được, không thể vượt qua được và do khách quan gây ra. Ví dụ như bão lụt nặng nề làm ảnh hưởng nghiêm trọng
  26. 18 đến sản lượng nông nghiệp, chất lượng nông sản XK, nhu cầu NK Một minh chứng rõ ràng là trong đợt dịch cúm gia cầm, giá gia cầm xuống thấp quá mức dự đoán của các doanh nghiệp. Những bất ổn về chính trị, luật pháp, mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia cũng là một nguyên nhân tiềm ẩn và không thể lường trước được. Ví dụ, một lệnh cấm NK sản phẩm từ một quốc gia khác vì những nguyên nhân chính trị (Nhật Bản tạm dừng không nhập thịt bò từ Mỹ) sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến hàng loạt các doanh nghiệp Mỹ đang KD trong lĩnh vực này. 1.1.5.3. Nguyên nhân chủ quan * Từ phía các cấp quản lý Tham gia vào hoạt động KD XNK, các doanh nghiệp chịu sự quản lý trực tiếp từ các bộ ngành với rất nhiều cơ chế, chính sách, các văn bản luật và dưới luật. Hơn nữa, chủ thể KD XNK có thể là DNNN, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn ĐTNN, do đó, cách tiếp cận và vận dụng các chủ trương, chính sách cũng khác nhau và mức độ được hưởng ưu đãi trên thực tế cũng khác nhau. Chính vì vậy, một cơ chế, chính sách quản lý, điều hành hoạt động XNK thống nhất, minh bạch và công bằng là hết sức cần thiết. Nếu không, các doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu những rủi ro không đáng có và khó tránh khỏi, kể cả khi đã lường trước được. * Từ bản thân doanh nghiệp Có rất nhiều nguyên nhân nội tại từ bản thân doanh nghiệp KD XNK sẽ đem lại rủi ro cho doanh nghiệp. Đó có thể do hạn chế về năng lực, trình độ quản trị, vận hành. Đó cũng có thể là do chính sách quản lý, đánh giá, phân tích rủi ro của doanh nghiệp chưa thực sự theo kịp xu thế biến động hàng ngày của thị trường KD XNK. Việt Nam XK hàng sang Nhật Bản là một ví dụ. Từ 2006, phía Nhật sẽ kiểm tra ngẫu nhiên các mẫu hàng NK tôm. Nếu phát hiện trường hợp vi
  27. 19 phạm bơm tạp chất sẽ trả hàng về và có thể tạm ngưng NK đối với đơn vị đó, thậm chí có thể ngưng toàn bộ tôm NK của Việt Nam vào thị trường Nhật. Như vậy, nếu các doanh nghiệp KD tôm XK không có hệ thống kiểm nghiệm sản phẩm theo quy chuẩn từ khâu đầu vào thì rủi ro do bị khách hàng Nhật dừng NK là rất lớn, thậm chí còn ảnh hưởng tới cả những doanh nghiệp cùng ngành khác. 1.2. QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XNK CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 1.2.1. Khái niệm về quản lý rủi ro kinh doanh XNK Cho đến nay, chưa có khái niệm thống nhất về quản lý rủi ro. Có nhiều trường phái nghiên cứu về rủi ro và quản lý rủi ro, đưa ra những khái niệm về quản lý rủi ro rất khác nhau, thậm chí mâu thuẫn, trái ngược nhau. Có những nhà nghiên cứu cho rằng quản lý rủi ro đồng nghĩa với việc mua bảo hiểm. Đó chính là việc chỉ quản lý những rủi ro thuần tuý, những rủi ro có thể phân tán, những rủi ro “có thể mua bảo hiểm”. Trong khi đó, trường phái hiện đại lại cho rằng cần phải quản lý tất cả mọi loại rủi ro của doanh nghiệp một cách toàn diện và đầy đủ. Hơn nữa, quản lý rủi ro còn là một chức năng chung để nhận dạng, đánh giá, đối phó với những nguyên nhân và hậu quả của rủi ro đối với một tổ chức. Quan điểm của trường phái hiện đại có thể coi là một quan điểm “quản lý rủi ro toàn diện”. Theo đó, trong lĩnh vực kinh doanh XNK, Quản lý rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro. 26
  28. 20 1.2.2. Nguyên tắc quản lý rủi ro kinh doanh XNK 1.2.2.1. Nguyên tắc Không có rủi ro thì không có lợi nhuận Lợi nhuận và rủi ro là hai mặt gắn liền của hoạt động KD. Đặc biệt, trong thời đại hội nhập và toàn cầu hoá, mức độ cạnh tranh và theo đuổi lợi nhuận ngày càng tinh vi, phức tạp và rủi ro là không thể tránh khỏi. Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng, rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn. Tuy nhiên, chấp nhận rủi ro không có nghĩa là thụ động đối với rủi ro, chờ đợi rủi ro mà không có biện pháp chủ động phòng tránh. Doanh nghiệp phải chấp nhận rủi ro một cách có ý thức, tính toán và xác định được rủi, để từ đó đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp. Điều đó có nghĩa là khi xây dựng xây dựng kế hoạch KD tổng thể hoặc chi tiết, dài hạn hay ngắn hạn, doanh nghiệp đều phải tính đến yếu tố rủi ro và mức độ tổn thất. 1.2.2.2. Nguyên tắc Phân tách người chấp nhận rủi ro và kiểm soát rủi ro Đây là nguyên tắc tạo ra một môi trường KD XNK có kiểm soát. Mỗi doanh nghiệp sẽ xây dựng một bộ phận kiểm soát rủi ro độc lập, có trách nhiệm tư vấn, xác định rủi ro tiềm ẩn. Quyền hạn và trách nhiệm của bộ phận kiểm soát rủi ro phải được quy định rõ ràng, cụ thể, tránh trường hợp đồng nhất hoặc lệ thuộc vào quyết định và ý chí chủ quan của lãnh đạo cấp cao. Hơn nữa, bộ phận kiểm soát, thẩm định rủi ro KD này còn chịu trách nhiệm quản lý cả rủi ro trong và sau quá trình thực hiện giao dịch XK hay NK. 1.2.2.3. Nguyên tắc Công khai Như phần 1.3.1.2 đã phân tích, rủi ro có thể xảy ra trong tất cả các khâu của hoạt động KD XNK, do hành vi ứng xử, tư duy, hành động của các thành viên, bộ phận của doanh nghiệp quyết định. Vì vậy, việc công khai rủi ro là rất cần thiết. Chỉ khi nào tất cả các mắt xích trong tập thể cùng hiểu và kiểm soát được rủi ro thì doanh nghiệp mới phần nào đảm bảo được khả năng hạn chế rủi ro. Nguyên tắc công khai rủi ro đòi hỏi doanh nghiệp phải:
  29. 21 + Công khai những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của doanh nghiệp + Công khai những rủi ro đã từng xảy ra đối với doanh nghiệp + Định hướng cho các thành viên về phương pháp phân tích, phát hiện, kiểm soát, giảm thiểu rủi ro trong tương lai. 1.2.2.4. Nguyên tắc Tuyệt đối tuân thủ Mỗi thành viên là một mắt xích trong dây chuyền hoạt động của doanh nghiệp, chỉ cần một mắt xích đi chệch hướng là toàn bộ dây chuyền sẽ bị ảnh hưởng. Trong công tác quản lý rủi ro cũng vậy. Điều quan trọng là tất cả các cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp phải tuyệt đối tuân thủ quy trình, quy định và chiến lược của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tuân thủ tuyệt đối không có nghĩa là tuân thủ một cách thụ động, áp dụng máy móc trong mọi trường hợp. Các thành viên vẫn có thể vận dụng linh hoạt, sáng tạo những nguyên tắc chung về quản lý rủi ro. 1.2.3. Nội dung quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK Quản lý rủi ro bao gồm các nội dung: - Nhận dạng – phân tích - đo lường rủi ro; - Kiểm soát – phòng ngừa rủi ro; - Tài trợ rủi ro khi nó đã xuất hiện - Báo cáo rủi ro Dựa trên những nguyên tắc và nội dung chung về quản lý rủi ro như trên, mỗi doanh nghiệp, tuỳ vào đặc điểm tình hình của bản thân doanh nghiệp mình (quy mô doanh nghiệp, môi trường hoạt động, nhận thức của doanh nghiệp về rủi ro ) trong từng thời kỳ để xây dựng chính sách quản lý rủi ro phù hợp nhất.
  30. 22 1.2.3.1. Nhận dạng – Phân tích - Đo lường rủi ro Để quản lý được rủi ro trước hết phải nhận dạng được rủi ro. Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro trong hoạt động kinh doanh, nhằm thu thập các thông tin về nguồn gốc rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, đối tượng rủi ro và loại tổn thất. Bước tiếp theo là phân tích rủi ro. Phân tích rủi ro là việc xác định được những nguyên nhân gây ra rủi ro, trên cơ sở đó tìm ra các biện pháp phòng ngừa. Hơn nữa, mỗi rủi ro không chỉ do một nguyên nhân đơn nhất gây ra, mà thường do nhiều nguyên nhân, có thể là nguyên nhân trực tiếp, có thể là nguyên nhân gián tiếp Sau khi phân tích, một bước quan trọng tiếp theo là đo lường mức độ nghiêm trọng của rủi ro, xác định loại rủi ro nào xuất hiện nhiều, loại rủi ro nào gây hậu quả nghiêm trọng hơn để từ đó có biện pháp quản trị rủi ro thích hợp. Phần lớn các hiện tượng xảy ra là kết quả của Phần lớn sự phân tích được tập trung một trong những hình thức bình thường sau đây: vào các dạng sau đây: Môi Sai Hành Tai Tổn trường lầm động nạn rủi thất xã hội của bất cẩn ro con người Thay đổi một thành phần Hình 1.2: Mô tả chuỗi DOMINO của HENRICH
  31. 23 Nguồn: “Risk Management and Insurance”. C. Arthur William.Jr.Micheal.L.Smith 27 1.2.3.2. Kiểm soát – phòng ngừa rủi ro Trong hoạt động quản lý rủi ro, công việc trọng tâm là kiểm soát rủi ro. Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể xảy ra cho doanh nghiệp. Các biện pháp kiểm soát rủi ro được chia thành các nhóm: Các biện pháp né tránh rủi ro: né tránh những hoạt động hoặc những nguyên nhân làm phát sinh tổn thất, mất mát có thể có. Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất: nhằm mục đích giảm thiểu số lần xuất hiện các rủi ro hoặc giảm mức độ thiệt hại do rủi ro mang lại. Các biện pháp giảm thiểu tổn thất: nhằm mục đích giảm thiểu những thiệt hại, mất mát do rủi ro mang lại. Ví dụ, người XK hàng hoá có thể yêu cầu người cung cấp hàng trong nước bồi thường những thiệt hại về chất lượng giống như điều khoản phạt về chất lượng trong HĐNT. Các biện pháp chuyển giao rủi ro: như mua bảo hiểm cho hàng hoá Các biện pháp đa dạng rủi ro: không tập trung vào một đối tượng khách hàng, thị trường, mặt hàng cố định mà đa dạng hoá trong từng thời điểm. Chẳng hạn, doanh nghiệp XK thuỷ sản, ngoài thị trường truyền thống là Mỹ, Nhật Bản, cần tìm các thị trường mới như Châu Âu, Hàn Quốc, Nga 1.2.3.3. Tài trợ rủi ro Trong quá trình hoạt động, khi gặp phải những rủi ro và có tổn thất xẩy ra, doanh nghiệp phải có biện pháp xử lý, khắc phục rủi ro, tổn thất theo hướng tối ưu và nhanh nhất có thể, bằng các cách như: - Tự khắc phục rủi ro bằng các nguồn tự có và các nguồn đi vay - Chuyển giao rủi ro (khiếu nại đòi bồi thường, nhận tài trợ )
  32. 24 Chẳng hạn, khi doanh nghiệp XK gặp rủi ro về nguồn cung, buộc phải mua hàng với giá cao để thực hiện hợp đồng XK, doanh nghiệp có thể trích quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp cho khoản chênh lệch về giá. 1.2.3.4. Báo cáo rủi ro Báo cáo rủi ro là việc các bộ phận trong doanh nghiệp chuyển những thông tin về rủi ro đến các cấp quản lý cao hơn. Quy trình báo cáo có thể được thực hiện qua nhiều cấp, tuỳ thuộc vào quy mô doanh nghiệp lớn hay nhỏ, mức độ rủi ro nặng hay nhẹ. Báo cáo rủi ro bao gồm những dự báo về rủi ro, tường thuật những rủi ro đã xảy ra và những biện pháp đã sử dụng để hạn chế, giảm thiểu hay chuyển giao rủi ro theo nguyên tắc: + Khách quan và trung thực + Nội dung báo cáo phải được truyền đạt đầy đủ, nhanh, an toàn thông tin tới cấp cuối cùng có đủ thẩm quyền phê duyệt và xử lý. + Báo cáo rủi ro phải được thực hiện ngay khi có rủi ro xảy ra, trong quá trình xử lý rủi ro. Ngoài việc báo cáo rủi ro ngay khi rủi ro xảy ra, công tác báo cáo rủi ro cũng phải được thực hiện theo định kỳ từng quý, 6 tháng, 1 năm. Căn cứ trên số liệu của các báo cáo, bộ phận quản lý rủi ro và lãnh đạo doanh nghiệp sẽ có đầy đủ cơ sở để thống kê, đánh giá mức độ rủi ro, tổn thất, phân loại được rủi ro nào hay xảy ra, do nguyên nhân gì và nên khắc phục như thế nào Qua đó, sẽ giúp doanh nghiệp có đủ điều kiện để lại tiếp tục thực hiện công tác nhận dạng, phân tích rủi ro. 1.2.4. Các biện pháp quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK 1.2.4.1. Phân tích môi trường kinh tế-chính trị-xã hội Với xu thế quốc tế hoá ngày càng sâu rộng như hiện nay, môi trường kinh tế, chính trị, xã hội của từng quốc gia cũng luôn luôn phải có những sự
  33. 25 biến đổi cho phù hợp với môi trường chung của thế giới. Hoạt động KD XNK không còn giới hạn trong phạm vi giữa hai quốc gia mà có thể còn là mua bán, chuyển nhượng qua nước thứ ba, XK theo hợp đồng ký kết với các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia. Do đó, việc phân tích môi trường kinh tế - chính trị - xã hội là hết sức cần thiết và phải tiến hành thường xuyên. Đặc biệt, khi công nghệ thông tin đang trở thành phương tiện cạnh tranh phát triển giữa các quốc gia, nếu doanh nghiệp không hàng ngày, hàng giờ tìm hiểu về tình hình thị trường, biến động chính trị, các mối quan hệ xã hội-ngoại giao- pháp luật của nước mình, nước đối tác, nước của đối thủ cạnh tranh thì rủi ro là điều không tránh khỏi. Hoạt động XK thuỷ sản là một ví dụ điển hình. Năm 2005 là một năm đầy biến động đối với hoạt động XK thuỷ sản khi những vụ sóng thần đã biến các ngư trường của Ấn Độ, Thái Lan hay Indonesia thành những bình địa đầy xác người. Khi đó, nếu các DN không kịp thời nghiên cứu thị trường, phân tích cơ hội và thách thức từ thảm hoạ thiên tai này thì sẽ không thể biến rủi ro của đối thủ thành lợi thế cạnh tranh cho m1ì006nh. Các doanh nghiệp tích cực phân tích biến động của môi trường thì ngay lập tức sẽ có sự điều chỉnh trong chiến lược KD, dần chuyển sang các thị trường thay thế. 1.2.4.2. Phân tích ngành, lĩnh vực kinh doanh, tập quán kinh doanh Phân tích ngành, lĩnh vực KD là một trong những biện tốt nhất để quản lý rủi ro, vì qua phân tích ngành KD doanh nghiệp sẽ hiểu được chu kỳ KD của ngành, độ lớn và mức tăng trưởng của ngành, trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch KD ngắn hạn và dài hạn của mình cho phù hợp với xu thế chung. Chẳng hạn, qua phân tích biến động cũng như một số diễn biến mới, đặc biệt khi XK sang thị trường Mỹ, các doanh nghiệp trong ngành thuỷ sản Việt Nam đều nhận thấy vấn đề sống còn của thuỷ sản Việt Nam trong thời gian tới là
  34. 26 phải thay đổi phẩm cấp mặt hàng và tăng độ an toàn thực phẩm chứ không phải là thay đổi chủng loại mặt hàng. Phân tích tập quán KD cũng có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro. Khi tham gia vào hoạt động mua bán quốc tế, doanh nghiệp không thể tự mình đưa ra những nguyên tắc KD riêng đi ngược hoặc mâu thuấn với tập quán KD chung của ngành. Đặc biệt khi thâm nhập vào một thị trường mới, việc hiểu rõ tập quán KD tại thị trường đó là hết sức cần thiết. Khó khăn của hầu hết DNVN khi thâm nhập thị trường nước ngoài đó là thiếu thông tin, ít am hiểu về thị trường, các tập quán KD và luật pháp nước đó. Bên cạnh đó là tình trạng XK còn manh mún, mạnh ai nấy làm, chưa tạo ra sức mạnh tập trung chiếm lĩnh thị trường. Một kinh nghiệm mà các doanh nghiệp đã rút ra tại buổi toạ đàm “Thiết lập hệ thống phân phối và tiêu thụ hàng hoá tại Mỹ” là: “Nếu các DNVN không luôn chủ động “tấn công” thì sẽ không thể thành công tại Mỹ”. 1.2.4.3. Tìm hiểu quá trình phát triển KD, thói quen của đối tác Việc tìm hiểu, phân tích đối tác kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động trong đàm phán, giao dịch; đồng thời, xây dựng được chiến lược kinh doanh phù hợp, hạn chế những rủi ro không đáng có. Rủi ro có thể gặp phải ở đây là doanh nghiệp mất đi cơ hội KD hoặc phần lợi nhuận đáng lẽ phải được hưởng. Đã có nhiều DNVN thua ngay trên sân nhà chỉ trong khâu đầu tiên của quá trình đàm phán. Nhiều doanh nghiệp khi sắp đàm phán mới gõ cửa các cơ quan xúc tiến thương mại đề nhờ hỏi thông tin về đối tác, trong khi để có thể phân tích kỹ lưỡng các thông tin như thế đòi hỏi phải có một khoảng thời gian nhất định. Trong khi đó, chủ tịch một công ty nước ngoài cho biết, khi đến làm việc tại Việt Nam, đã tìm hiểu khá kỹ về phong tục, tập quán của người Việt
  35. 27 Nam thông qua báo chí, cộng đồng người Việt ở nước ngoài và Đại sứ quán Việt Nam tại nước ông. 1.2.4.4. Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh Theo quan điểm phổ biến thì mục đích của cạnh tranh không phải là đánh bại đối phương mà là thể hiện bản thân, phát huy hết năng lực của mình, trở nên tối ưu hơn đối thủ. Do đó, việc phân tích đối thủ cạnh tranh là không thể thiếu. Những đối thủ cạnh tranh đáng gờm thâm nhập thị trường từ mọi phía. Do chịu sức ép về giá, những mối quan hệ bạn hàng, thương hiệu đã tồn tại từ trước, một số đối thủ cạnh tranh sắn sàng chấp nhận rủi ro để tìm phương thức bán hàng mới. Khi đó, nguy cơ đối với doanh nghiệp sẽ là thị trường bị thu hẹp, mức độ cạnh tranh về giá, chất lượng, cách thức tiếp thị và khuyến mãi ngày càng khốc liệt Một trong những yêu cầu quan trọng đối với doanh nghiệp là phải xác định được các cơ hội và nguy cơ thông qua phân tích dữ liệu về tình hình và mức độ cạnh tranh thị phần, khách hàng của các đối thủ tại thị trường nơi doanh nghiệp đang hoạt động hoặc dự định thâm nhập. Tuy nhiên, phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ thực sự là một biện pháp hạn chế rủi ro hữu hiệu chỉ khi doanh nghiệp sử dụng các kết quả phân tích đó để xây dựng một chiến lược cạnh tranh hợp lý, lành mạnh và tối ưu nhất. Nếu không, không những doanh nghiệp sẽ tạo ra một chiến lược cạnh tranh lạc hậu, không phù hợp mà còn có nguy cơ vi phạm Luật cạnh tranh. Quay trở lại với thực tế từ ngành dệt may XK. Ngoài các nguyên nhân khách quan, việc các nhà hoạch định chiến lược không đánh giá đúng thực lực của các đối thủ cạnh tranh đã làm hạn chế khả năng tăng trưởng XK của ngành dệt may. Ông Lê Quốc Ân, chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam từng thừa nhận: “Chúng ta đã không mạnh như chúng ta nghĩ, và đối thủ cạnh tranh của
  36. 28 chúng ta lại mạnh hơn chúng ta tưởng. Chúng ta chưa đánh giá được hết mình, lại càng không đánh giá đúng thực lực của Trung Quốc và Ấn Độ”. 1.2.4.5. Các biện pháp dự phòng, tự vệ trong trường hợp cần thiết * Các biện pháp né tránh rủi ro Để né tránh rủi ro, có thể sử dụng một trong hai biện pháp: - Chủ động né tránh từ trước khi rủi ro xảy ra. Ví dụ: doanh nghiệp Y chuẩn bị ký hợp đồng NK hàng hoá trị giá lớn, giá hấp dẫn. Tuy nhiên, trong qúa trình tìm hiểu đối tác thông qua ngân hàng, doanh nghiệp biết được thông tin về tình hình nợ xấu của đối tác, vì vậy, doanh nghiệp quyết định dừng không ký hợp đồng với đối tác này. - Né tránh bằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro. Chẳng hạn, một công ty NK thép. Điều kiện xuất trình chứng từ theo quy định của L/C là kết quả giám định tại cảng đi có giá trị quyết định. Để ngăn ngừa rủi ro về chất lượng, công ty có thể yêu cầu đổi thành kết quả giám định tại cảng đến có giá trị cuối cùng. * Các biện pháp ngăn ngừa rủi ro Ngăn ngừa rủi ro là sử dụng các biện pháp để giảm thiểu số lần xuất hiện rủi ro hoặc giảm mức độ thiệt hại do rủi ro mang lại. Nhóm biện pháp ngăn ngừa tổn thất bao gồm: - Các biện pháp tập trung tác động vào chính mối nguy để ngăn ngừa tổn thất. Chẳng hạn trước khi ký kết HĐNT với đối tác nước ngoài, để hạn chế thiệt hại, doanh nghiệp có thể chủ động thuê tư vấn luật, nhờ các chuyên gia giỏi nghiệp vụ ngoại thương thương thảo hợp đồng. Hoặc đội ngũ nhân viên làm kinh doanh XNK nhất thiết phải được tuyển dụng từ trường ĐHNT - Các biện pháp tập trung tác động vào môi trường rủi ro.
  37. 29 Môi trường rủi ro ở đây có thể là môi trường văn hoá, chính trị, luật pháp Rủi ro sẽ xảy ra nếu nhân viên của doanh nghiệp không có những hiểu biết cần thiết về môi trường văn hoá, chính trị, của nước đối tác, dẫn đến hành xử không đúng và gặp rủi ro. Biện pháp phòng ngừa: Đào tạo, huấn luyện, nâng cao trình độ cho cán bộ, đặc biệt là kiến thức về văn hoá, luật pháp và cách ứng xử. - Các biện pháp tập trung vào sự tương tác giữa nguy cơ và môi trường rủi ro, trong những trường hợp như: + Khi đến kinh doanh ở một thị trường mới, sẽ có thể gặp rất nhiều bỡ ngỡ, khó khăn. Hơn nữa, bản thân doanh nghiệp cũng không thể ngay lập tức thay đổi cách thức KD phù hợp. Vì vậy, doanh nghiệp nên tính đến các biện pháp phòng ngừa. Ví dụ, khi KD tại Mỹ, DNVN có thể tham khảo cách mà ông Jim C. Nguyễn – Giám đốc thương mại một tờ báo lớn ở Mỹ giới thiệu: “Thay vì thông qua các hệ thống phân phối của Mỹ để tiêu thụ hàng hoá, hãy dựa vào chính cộng đồng người Việt ở Mỹ để làm điều này”. + Khi chính sách quản lý XNK của Nhà nước thay đổi. Việc liên tục ban hành các nghị định, thông tư mới, sửa đổi các văn bản luật hiện hành đều xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của đại bộ phận doanh nghiệp và phù hợp với xu thế chung của thế giới, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thích ứng ngay. Cách phòng ngừa là: doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi, cập nhật đầy đủ, kịp thời các thông tin, chính sách về quản lý XNK. * Các biện pháp giảm thiểu rủi ro Đây là các biện pháp để giảm thiểu những tổn thất, thiệt hại, mất mát do rủi ro mang lại, bao gồm: - Cứu vớt những tài sản còn sử dụng được. Ví dụ: khi tàu chở hàng bị chìm, người ta cố gắng vớt những hàng hoá còn trên tàu .
  38. 30 - Chuyển nợ. Ví dụ: Sau khi bồi thường thiệt hại cho người được bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ lại tiền bồi thường từ bên thứ ba (như: người bán, người chuyên chở ). - Xây dựng và thực hiện các kế hoạch phòng ngừa rủi ro. Doanh nghiệp phải xây dựng một hệ thống thông tin dự phòng: tuyên truyền, đào tạo nhân viên để nhân viên hiểu và có ý thức phòng chống, kiểm soát rủi ro. * Các biện pháp dự phòng Trong hoạt động XNK, doanh nghiệp có thể đưa ra rất nhiều biện pháp dự phòng, hạn chế rủi ro. Khi NK hàng hoá trị giá lớn, hàng “nhạy cảm” như phân bón, xăng dầu, sắt thép , người bán thường yêu cầu người mua mở L/C tuần hoàn hoặc L/C cho phép đòi tiền bằng điện. Khi đó, độ rủi ro trong thanh toán là rất cao. Vì vậy, nhà NK sẽ yêu cầu người bán cung cấp một bảo lãnh thực hiện hợp đồng hay thư tín dụng dự phòng hoặc không chấp nhận mở L/C tuần hoàn hay đòi tiền bằng điện. 1.3. VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XNK Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK có vai trò rất quan trọng và quyết định đối với kết quả kinh doanh, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay. 1.3.1. Đối với Nhà nƣớc và các cơ quan quản lý vĩ mô Thứ nhất, công tác quản lý rủi ro kinh doanh XNK tại từng doanh nghiệp nói riêng và hệ thống tất cả các doanh nghiệp nói chung, nếu được đánh giá đúng và thực hiện triệt để, sẽ gián tiếp giúp làm tăng nguồn thu NSNN, góp phần phát triển kinh tế – xã hội. Bởi lẽ, khi doanh nghiệp quản lý được rủi ro trong KD, ngăn ngừa và phòng tránh được những rủi ro đáng tiếc xảy ra, điều đó cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ tăng được lợi nhuận từ các giao dịch đó, và như vậy, NSNN cũng sẽ tăng thêm nhờ những khoản
  39. 31 thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp. Thậm chí, khi doanh nghiệp chủ động quản lý và phòng tránh được rủi ro, cũng có nghĩa là nhà nước sẽ tiết kiệm được chi phí hỗ trợ doanh nghiệp trong trường hợp có tổn thất. Thứ hai, Quản lý rủi ro kinh doanh XNK gián tiếp tác động đến cán cân TTQT và cân đối ngoại tệ. Khi doanh nghiệp tiến hành hoạt động XK, NK thành công, không có tổn thất, rủi ro, khi đó dòng ngoại tệ thu được từ giao dịch đó sẽ vận hành theo đúng chu trình và nguồn thu chi ngoại tệ sẽ có đóng góp tích cực vào cán cân TTQT. Một doanh nghiệp XK thất bại, gặp rủi ro, cũng đồng nghĩa với việc nguồn thu ngoại tệ của quốc gia đó sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, nếu tất cả các doanh nghiệp đều quản lý tốt rủi ro KD XNK thì uy tín của quốc gia đó trong quan hệ kinh tế quốc tế sẽ được khẳng định và năng lực cạnh tranh cũng tăng lên tương ứng. Khi uy tín của quốc gia được khẳng định cũng đồng nghĩa với việc uy tín của doanh nghiệp của quốc gia đó cũng được tăng thêm trong mắt đối tác kinh doanh. 1.3.2. Đối với doanh nghiệp kinh doanh XNK Quản lý rủi ro tốt đồng nghĩa với việc doanh nghiệp kiểm soát, phòng ngừa và hạn chế được các nguyên nhân gây ra rủi ro. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ có một môi trường kinh doanh an toàn, hiệu quả. Quản lý rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế, giảm thiểu được những chi phí để khắc phục tổn thất, rủi ro, và kết quả là, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng thêm. Khi đó, doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn lợi nhuận đó để tái đầu tư, mở rộng hoạt động và nghiên cứu thị trường. Một chiến lược quản lý rủi ro tốt sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được uy tín, năng lực cạnh tranh. Khi doanh nghiệp chủ động nhận dạng, phân tích, đề phòng rủi ro, không những thu được lợi nhuận tối đa mà còn giúp doanh nghiệp nâng cao hình ảnh, uy tín trong mắt đối tác. Hơn nữa, trong xu thế hội
  40. 32 nhập quốc tế mạnh mẽ như hiện nay, uy tín, năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế chính là một trong những yếu tố sống còn giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Khi rủi ro xảy ra, nếu trước đó, doanh nghiệp đã có kế hoạch tài trợ rủi ro và phương án dự phòng, thì doanh nghiệp sẽ chủ động khắc phục, chuyển giao rủi ro và tìm được phương án phù hợp nhất. Mặt khác, doanh nghiệp sẽ có thể nhanh chóng ổn định hoạt động và tiếp tục phát triển. 1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ TẬP ĐOÀN LỚN TRÊN THẾ GIỚI TRONG VIỆC KIỂM SOÁT RỦI RO 1.4.1. Kinh nghiệm của IKEA về mạng lƣới nhà cung cấp và phân phối Từ tập đoàn bán lẻ đồ nội thất đạt doanh số 14,3 tỷ USD vào năm 1943, IKEA đã trở thành chuỗi siêu thị IKEA với 186 cửa hàng ở 31 nước. Tốc độ tăng trưởng doanh số tài chính trung bình là 3%. Vào Việt Nam từ năm 1994, IKEA đã trở thành một cái tên quen thuộc trong giới kinh doanh Việt Nam với những đơn hàng có số lượng cực lớn. Để đạt được vị trí hùng mạnh như hôm nay, tập đoàn IKEA đã xây dựng được một chiến lược kinh doanh, thương hiệu và phân phối tối ưu. Tuy nhiên, trong quá trình chiếm lĩnh thị trường với tốc độ chóng mặt, IKEA cũng phải đương đầu với rất nhều rủi ro. Một trong số đó là rủi ro về sản phẩm. Làm thế nào để liên tục tạo ra nhiều mẫu mã phong phú, đa dạng từ các nguồn cung khác nhau để giữ vững vị trí hàng đầu trên thị trường bán lẻ là một thách thức lớn với IKEA. Rủi ro thứ hai cũng đáng chú ý là rủi ro về vốn khi nợ khó đòi ngày càng gia tăng. Theo kết quả của Viện nghiên cứu Adam, Mỹ, do chi phí đầu vào cho các sản phẩm dịch vụ ngày càng tăng trong khi ngân hàng không mặn mà với việc cho vay vốn, IKEA đã buộc phải tăng lượng hàng hoá bán chịu cho khách hàng với hy vọng làm tăng giá trị cổ
  41. 33 phiếu. Kết quả là nợ khó đòi ở IKEA đã tăng từ 2,6% năm 2000 lên đến 60% năm 2001. Để quản lý và phân tán rủi ro, IKEA áp dụng các biện pháp: - Lựa chọn và đặt hàng với nhiều nhà sản xuất, cung cấp tại rất nhiều nước đối với cùng một mặt hàng để tránh rủi ro về nguồn cung và đa dạng mẫu mã. - Cố gắng đặt hàng sản xuất với số lượng lớn từ những lần giao dịch đầu tiên để tăng mức độ phụ thuộc của các nhà cung cấp vào IKEA. Đây là một chiến lược đã giúp IKEA giảm được đơn giá đặt hàng một cách dễ dàng trong những đơn hàng tiếp sau. - Xây dựng những bộ CoC (Code of Conduct – Quy tắc ứng xử) riêng yêu cầu nhà cung ứng phải tuân thủ. Ngoài ra, IKEA còn thực hiện CSR (Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp), một khái niệm còn khá xa lạ với doanh nghiệp Việt Nam. CSR giúp IKEA tăng giá trị thương hiệu và uy tín, điều đó cũng đồng nghĩa với việc tăng doanh thu và mạng lưới phân phối. - Tìm đến những đối tượng khách hàng nhỏ, phát triển mạng lưới bán lẻ theo hình thức mua hàng ngay tại cửa hàng, siêu thị thay vì đem giao tận nhà, nhằm mục đích tăng nguồn thu từ việc thanh toán trả ngay. Chỉ bán chịu cho những khách hàng thực sự đảm bảo được khả năng thanh toán và xác lập công nợ bằng thương phiếu, để có thể sử dụng để thế chấp vay tiền ngân hàng.
  42. 34 1.4.2. Kinh nghiệm từ tập đoàn GE về “trò chơi thăng bằng của ông chủ” Tập đoàn General Electric Motors (GE) với hơn 30 nghìn lao động trải khắp thế giới, với những thăng trầm trong hoạt động kinh doanh, là một bài học vô tận về kinh nghiệm quản lý và kinh doanh, đặc biệt là kinh nghiệm của đội ngũ lãnh đạo cấp cao. Trong quá trình hoạt động, một trong những rủi ro thường trực của GE chính là rủi ro về nhân lực. Nguy cơ bị mất nhân viên giỏi vào tay các đối thủ cạnh tranh khác luôn rình rập và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của GE. Thế nhưng, GE đã vượt qua được những thách thức và một trong những kinh nghiệm quý báu chính là vai trò của người lãnh đạo. Theo ông Jack Welch, Cựu Tổng giám đốc điều hành GE: - Mọi thứ đều có nguyên tắc cơ bản, đó là lãnh đạo phải biết nhìn trước sự việc, đặt mình vào vị thế trái ngược. - Trong công tác sử dụng con người, cần đặt mình ở vị trí đối lập, để tìm hiểu công việc mình giao cho họ có quá sức không. - Những kế hoạch, phương án kinh doanh tốt là phải có được sự đồng tâm của mọi người. Nếu là người cầm quân giỏi, người chủ doanh nghiệp phải tìm được cách để nhân viên của mình không chỉ đứng nhìn, làm theo sự phân công mà còn sống và thở cùng với những kế hoạch đó. - Nhiệm vụ chính của người lãnh đạo là dẫn đường, khơi dậy lòng nhiệt tình và sáng tạo của nhân viên cho phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển.
  43. 35 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA Theo dự báo của các nhà phân tích kinh tế, thế kỷ 21 là một kỷ nguyên giao lưu và phát triển kinh tế vững mạnh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Việt Nam cũng như tất cả các nước trong khu vực đang cùng đứng trước những cơ hội, những thách thức lớn, cùng nỗ lực cố gắng hoà mình vào xu hướng phát triển chung của khu vực và của kinh tế quốc tế. Thành tựu nổi bật nhất là tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao trong nhiều năm liên tục (đứng thứ hai châu Á). Trong vòng 10 năm từ 1991 đến 2000, GDP của Việt Nam đã tăng gấp đôi, với tỷ lệ tăng bình quân hàng năm là 7,5%. Từ năm 2001 đến nay, GDP tăng trưởng trung bình trên 7%/năm 15 . Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế 15 năm (1990-2004) 10 9.54 9.34 9 8.83 8.7 8.4 8.15 8 8.08 7.69 7.34 7 7.08 6.79 6.79 tèc®ét¨ng tr•ëng % 6 5.81 5.76 55.09 4.77 4 1990 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 Tèc ®é t¨ng tr•ëng % (Nguồn: Tổng cục Thống kê 1/2006)
  44. 36 Môi trường đầu tư nước ngoài của Việt Nam ngày càng thông thoáng. Đặc biệt, kể từ khi Luật doanh nghiệp được ban hành 4 năm trước đây, đã có hơn 75 nghìn doanh nghiệp tư nhân ra đời, đóng góp khoảng 10 tỷ USD, chiếm 27% tổng số vốn đầu tư của toàn xã hội, giải quyết việc làm cho gần 6 triệu lao động. Nhà nước đặc biệt quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội, dành hơn 1/3 tổng vốn đầu tư của toàn xã hội cho các nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực, giáo dục - đào tạo, khoa học-công nghệ, y tế, văn hoá Chính sách đối ngoại của Việt Nam “sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước” đã đem lại những kết quả rất tích cực. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 168 nước trên thế giới và quan hệ thương mại với 165 nước và vùng lãnh thổ. Thành công về kinh tế của Việt Nam trong những năm qua là kết quả của một loạt chương trình điều chỉnh và cải cách theo chiều rộng là chính, dựa trên sức mạnh nội lực. Như ông trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam, ông Jordan Ryan, với tư cách là một trong những nhà điều phối viện trợ quốc tế lớn cho Việt Nam, cho rằng, những thành tựu phát triển những năm qua là của chính Việt Nam, nhờ những chính sách ổn định vĩ mô, những chủ trương cải cách kinh tế phù hợp. Hay như ý kiến của các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam: “Cơ cấu tăng trưởng kinh tế của Việt nam đang thay đổi với sự gia tăng mạnh mẽ của khu vực dịch vụ. Việt nam đang thực hiện tốt công việc của mình, nền kinh tế đang đi đúng hướng”. Như vậy có thể khẳng định nền kinh tế Việt Nam đang rất khởi sắc, tạo một môi trường ổn định, đồng bộ và thuận lợi cho hoạt động XNK. Vấ n đề đặt ra là trong bối cảnh thuận lợi như vậy, hoạt động kinh doanh XNK của các DNVN đã phát triển như thế nào, có khẳng định được vị thế trong thương mại quốc tế hay không?
  45. 37 2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XNK CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Thị trường XNK được mở rộng. Đến nay, Việt Nam đã có mối quan hệ thương mại thực tế với hơn 100 nước trên thế giới. Theo số liệu của Bộ Thương mại, đến cuối năm 2005 đã có 35.717 doanh nghiệp hoạt động XK, NK trực tiếp 17 . Hoạt động kinh doanh XNK ngày càng phát triển, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế ngày càng cao và góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Bảng 2.1: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu theo năm Đơn vị tính: triệu USD Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng 1996 7.255 11.143 18.398 1997 9.185 11.592 20.777 1998 9.361 11.500 20.861 1999 11.541 11.622 23.163 2000 14.483 15.637 30.12 2001 15.029 16.218 31.247 2002 16.706 19.746 36.452 2003 20.149 25.256 45.405 2004 26.503 31.954 58.457 2005 32.330 36.881 69.211 (Nguồn: Tổng cục Thống kê 1/2006)
  46. 38 2.1.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu 16 năm (1990 - 2005) Đơn vị tính: triệu USD 40000 35000 30000 25000 20000 15000 10000 5000 0 1990 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 Trong những năm gần đây, hoạt động NK đã thay đổi với chiều hướng tích cực: “từ xuất một, nhập hai, nhập ba”, khoảng cách giữa xuất – nhập ngày càng thu hẹp. Tổng kim ngạch nhập siêu bình quân trong thập niên 90 của thế kỷ XX ở mức trên 60% thì trong 5 năm vừa qua chỉ còn dưới 30%. Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu từ hơn 1,8 tỷ USD/năm 1986 lên 37 tỷ USD/năm 2005, tăng 17 lần. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 1991-2000 đạt trung bình khoảng 29% năm 15 . Cơ cấu mặt hàng NK có sự chuyển biến tích cực, tăng tỷ trọng máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất, giảm dần tỷ trọng hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, có thể nói tăng trưởng thực chất của NK là không nhiều, do bị chi phối bởi yếu tố giá cả. Chẳng hạn, tính chung cho cả năm 2005, giá cả tăng làm cho kim ngạch NK chung tăng trên 1,1 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2004 28 . Hơn nữa, theo số liệu thống kê 10 năm qua, nếu như tỷ lệ NK hàng
  47. 39 hoá so với GDP năm 1996 là 45,22% và giảm mạnh trong thời gian khủng hoảng kinh tế khu vực, thì đến năm 2005, tỷ lệ này lại tăng đột ngột lên đến 69,50% 28 . Rõ ràng, khi nền kinh tế Việt nam càng mở cửa, việc “nhập khẩu sốt nóng giá cả thế giới” vào thị trường trong nước” cũng lớn tương ứng. Nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu ngày càng chiếm tỷ trọng lớn (năm 1996 chiếm 59,99%; năm 2004 chiếm khoảng 68%) mà đây lại chính là những mặt hàng giá cả thế giới sốt nóng mạnh nhất trong hai năm qua. Trong tổng kim ngạch NK xấp xỉ 37 tỷ USD trong năm 2005 vừa qua, với ước khoảng 25,1 tỷ USD nguyên, nhiên, vật liệu, nếu quy về giá năm 1995 thì khoảng 13,3 tỷ USD, tức là đã có khoảng 186 nghìn tỷ đồng lạm phát được NK vào thị trường trong nước so với năm 1995 15 . Một vấn đề nữa cũng đáng chú ý, đó là thuế NK cao, một trong những yếu tố làm “khuyếch đại” việc gia tăng giá trị NK. Tuy nhiên, đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, thuế đánh vào hàng NK phục vụ các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước vẫn là một khoản thu lớn của NSNN. Bảng 2.2: Trị giá NK hàng hoá theo khu vực kinh tế và theo nhóm hàng Đơn vị tính: triệu đô la Mỹ 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng trị giá 8155.4 11143.6 11592.3 11499.6 11742.1 15636.5 16217.9 19745.6 25255.8 31953.9 Phân theo Khu vực kinh tế Khu vực kinh tế trong nước 6687.3 9100.9 8396.1 8831.6 8359.9 11284.5 11233.0 13042.0 16440.8 20868.9 Khu vực có vốn ĐTNN 1468.1 2042.7 3196.2 2668.0 3382.2 4352.0 4985.0 6703.6 8815.0 11085.0 Phân theo nhóm hàng Tư liệu sản xuất 6917.6 9759.9 10421.2 10524.1 10750.4 14668.2 14930.5 18192.4 23288.0 30352.0 MMTB, dụng cụ, phụ tùng 2096.6 3075.0 3511.5 3513.3 3503.6 4781.5 4949.0 5879.9 7983.7 8624.0 Nguyên, nhiên vật liệu 4820.7 6684.9 6909.7 7010.8 7246.8 9886.7 9981.5 12312.4 15304.3 21728.0
  48. 40 Hàng tiêu dùng 1237.8 1383.7 1171.1 975.5 991.7 968.3 1287.4 1553.2 1967.8 1601.9 Lương thực 0.3 3.3 0.4 0.7 Thực phẩm 289.1 319.2 245.3 276.1 297.9 301.8 479.7 486.2 597.4 Hàng y tế 69.4 216.5 357.5 325.0 270.5 333.8 328.4 316.4 413.3 410.0 Hàng khác 879.3 848.0 568.3 374.4 423.3 332.7 479.3 705.6 956.4 (Nguồn: Tổng cục Thống kê - tháng 5/2005) 2.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam Việc Việt Nam mở rộng quan hệ ngoại thương với các nước trong khu vực và trên thế giới là cơ sở cho hoạt động XK phát triển, cán cân thanh toán từng bước được cải thiện, nguồn thu NSNN được tăng thêm, góp phần xây dựng xã hội ổn định và bền vững. Kim ngạch XK không ngừng tăng và trang trải được phần lớn nhu cầu NK nguyên liệu, hàng tiêu dùng. Bình quân kim ngạch XK tăng trên 20% từ năm 1991-2004, tổng kim ngạch XK từ chỗ xấp xỉ 1 tỷ USD năm 1991 lên đến 26 tỷ USD năm 2004, đặc biệt năm 2005 là 32 tỷ USD, tăng 40 lần so với năm 1986, đưa tổng kim ngạch XK 5 năm (2001-2005) lên 111 tỷ USD, chiếm 64,5% tổng kim ngạch XK của 20 năm (1986-2005) cộng lại 15 . Cơ cấu XK cũng có những chuyển dịch quan trọng. Nhiều ngành sản xuất tạo ra những mặt hàng chủ lực, có khối lượng XK lớn như: dầu thô, gạo, cà phê, hải sản, may mặc, giày da . Nếu như năm 1986, Việt nam không có mặt hàng nào có kim ngạch XK trên 100 triệu USD, thì đến nay, đã có 18 mặt hàng XK có kim ngạch trên 100 triệu USD, trong đó có 7 mặt hàng (dầu thô, may mặc, giày dép, thuỷ sản, đồ gỗ, hàng điện tử máy tính, gạo) đạt kim ngạch XK trên 1 tỷ USD. Nhập siêu từ chỗ chiếm 176,3% kim ngạch XK trong 5 năm (1986-1990), đã giảm xuống còn 18.7 – 18.8% trong 10 năm (1996-2005) 15 .
  49. 41 Lãnh đạo Bộ Thương Mại đã khẳng định, thành tích XK cao là kết quả của những chính sách phát triển kinh tế, phát triển thị trường và những nỗ lực không ngừng trong hoạt động kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua. Cụ thể là: Thứ nhất, về nhân tố chủ quan, Quan hệ quốc tế mở rộng, các cam kết quốc tế được triển khai tốt, nhiều hiệp định song phương và đa phương được ký kết. Việc cải thiện môi trường SXKD đã huy động được nguồn lực phát triển trong dân cho phát triển kinh tế xã hội. Sự năng động, sáng tạo của các ngành, các cấp, nhất là khu vực DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)- nơi chiếm trên 60% tổng kim ngạch XK cả nước. Thứ hai, về nhân tố khách quan, Sự thuận lợi về giá cả trên thị trường nước ngoài cũng tác động rất lớn đến việc tăng kim ngạch XK. Chẳng hạn, so với cùng thời điểm cuối năm 2004, giá hàng hoá XK đã tăng 11,3%. Mặc dù so với cùng kỳ, năm 2005, tổng số lượng dầu thô XK giảm 7,6% nhưng kim ngạch XK dầu thô vẫn tăng 30% so với mức ước đạt 6,77 tỷ USD trong 11 tháng 2005. XK thuỷ sản cũng về đích trước thời hạn với 2,5 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2004. XK gạo cũng rất ấn tượng, đạt kỷ lục cả về lượng XK, giá và kim ngạch. Ngoài ra, còn có một số mặt hàng khác như than đá tăng 29,5% về giá 28 . Ngoài ra, sự tăng trưởng của XK còn phải nói đến chính sách đa dạng hoá thị trường, nhờ vậy mà các doanh nghiệp đã vượt qua được những khó khăn bởi những rào cản thương mại từ các thị trường XK, nhất là đối với mặt hàng dệt may và giày dép.
  50. 42 Xuất khẩu đạt được nhiều kỷ lục mới cũng gián tiếp nhắc nhở các doanh nghiệp cần chú ý hơn khi XK. Đặc biệt, khi mà các ngành XK của Việt nam liên tục bị Mỹ kiện bán phá giá cá ba sa, đưa ra hạn ngạch hàng dệt may, rồi lại đến kiện bán phá giá tôm. Sau đó, EU lại kiện về bán phá giá xe đạp và sắp tới là hàng giầy da. Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng XK hàng hoá phân theo khu vực kinh tế 120 100 80 60 PhÇn tr¨m 40 20 0 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 N¨m Khu vùc cã vèn ®Çu t• n•íc ngoµi Khu vùc kinh tÕ trong n•íc (Nguồn: Tổng cục Thống kê tháng 01/2006) Tuy nhiên, trong cơ cấu XK hiện nay, XK nguyên liệu vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Theo thông tin từ Bộ Thương mại, dầu thô và than đá là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt được mức tăng trưởng cao và tiếp tục giữ tỷ trọng lớn trong những năm gần đây, vượt cả chỉ tiêu quy hoạch XK. Nhằm thực hiện mục tiêu cắt giảm XK nguyên liệu, mới đây, Bộ Kế hoạch đầu tư vừa trình Thủ tướng kế hoạch cắt giảm XK một số nguyên, nhiên liệu quan trọng, nhất là dầu thô và than đá nhằm đảm bảo nguyên, nhiên liệu trong nước và giảm nhập siêu giai đoạn 2006-2010.
  51. 43 BiÓu ®å 2.4: Tû träng hµng XK n¨m 2001 12% Hµng CN nÆng vµ 35% kho¸ng s¶n 17% Hµng CN nhÑ vµ TTCN Hµng n«ng l©m s¶n Hµng thuû s¶n 36% BiÓu ®å 2.5: Tû träng hµng XK n¨m BiÓu ®å 2.6: Tû träng hµng XK n¨m 2002 2003 12% 11% 32% 32% 14% 15% 41% 43% BiÓu ®å 2.8: Tû träng hµng XK n¨m 2005 BiÓu ®å 2.7: Tû träng hµng XK n¨m 2004 9% 9% 33% 17% 33% 17% 41% 41% (Nguồn: Tổng cục Thống kê tháng 01/2006)
  52. 44 2.2. THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XNK TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Thực trạng hoạt động XNK của các DNVN cho thấy, các doanh nghiệp chưa thực sự phát huy được thế mạnh của tiềm năng XNK, chưa thực sự tạo được vị thế bình đẳng trên sân chơi “kinh tế quốc tế”. Một phần vì những lý do khách quan về chính sách, môi trường. Nhưng phần khác là do bản thân các doanh nghiệp cũng chưa hạn chế được rủi ro trước khi rủi ro đó phát sinh và khả năng xử lý khi rủi ro xảy ra cũng chưa thực sự hợp lý. Trong phần này, tác giả xin trình bày một số rủi ro chủ yếu, thường gặp trong hoạt động XNK của các DNVN. 2.2.1. Các rủi ro thƣờng gặp trong cả hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu 2.2.1.2. Rủi ro về yếu tố pháp lý * Rủi ro về hợp đồng Hợp đồng mua bán ngoại thương bị vô hiệu. Hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thoả thuận bằng văn bản giữa người mua và người bán có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó bên bán có nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền hàng. Liên quan đến việc ký kết hợp đồng, có rất nhiều DNVN gặp rủi ro như: - Doanh nghiệp giao kết một HĐNT ngoài phạm vi đã đăng ký kinh doanh thì hợp đồng đó bị coi là vô hiệu. Chẳng hạn, trong đăng ký KD của doanh nghiệp chỉ được quy định KD về lĩnh vực máy móc công nghiệp nhưng doanh nghiệp lại ký một hợp đồng NK thức ăn gia súc. Khi đó, doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro vì không được nhận hàng tại cảng và thậm chí còn bị xử
  53. 45 phạt theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, trong trường hợp doanh nghiệp đã phải thanh toán trả trước cho lô hàng đó thì rủi ro càng lớn hơn. - Hợp đồng vô hiệu do đại diện tham gia ký kết không đủ tư cách. Một bằng chứng điển hình là, trong HĐNT, các DNVN rất hay để phó giám đốc phụ trách kinh doanh là người đại diện doanh nghiệp ký kết. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, ông phó giám đốc đó lại không phải là người đại diện trước pháp luật của công ty và cũng không được uỷ quyền trước khi ký. Do vậy, khi tranh chấp xảy ra, hai bên kiện nhau ra toà theo quy định trong hợp đồng thì mới biết hợp đồng đã vô hiệu trước khi được thực hiện. Điều khoản hợp đồng bất lợi - Điều khoản trọng tài khuyết tật. Một số DNVN thường an tâm khi ký được một điều khoản trọng tài như sau: “ Mọi tranh chấp phát sinh hoặc liên quan đến hợp đồng này trước hết sẽ được hai bên giải quyết bằng thương lượng. Nếu thương lượng không thành, tranh chấp sẽ được chuyển đến Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam xét xử theo Quy tắc về hoà giải và Trọng tài của Phòng Thương mại quốc tế ICC”. Tuy nhiên, đây là hai nội dung mâu thuẫn nhau. Có một số quy định cơ bản trong quy tắc của ICC không giống quy định trong quy tắc của VIAC. Điều 6 Điều lệ Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (TTTTQTVN) quy định các bên đương sự chỉ được phép chỉ định trọng tài viên có tên trong Danh sách của TTTTQTVN. Điều 8 và Điều 9 Quy tắc tố tụng cũng quy định tương tự. Các bên không được quyền chỉ định người không có tên trong danh sách của TTTTQTVN. Trong khi đó, nếu áp dụng Quy tắc của ICC, các bên có quyền chỉ định bất kỳ ai thuộc bất kỳ quốc tịch nào mà họ cho là thích hợp. Và nếu Uỷ ban trọng tài gồm 3 người thành lập theo quy tắc của ICC, rất có thể không có ai là trọng tài viên của TTTTQTVN mặc dù phần đầu điều khoản trọng tài quy định là chọn trung tâm để giải quyết tranh chấp.
  54. 46 Năm 2004, một doanh nghiệp lớn ở T.P Hồ Chí Minh ký hợp đồng cho thuê tàu chở hàng rời với doanh nghiệp nước ngoài đã ghi ở phần đầu điều khoản trọng tài là “Nếu có tranh chấp, giải quyết bằng trọng tài ở Singapore và áp dụng Luật Anh”. Thế nhưng, tại phần 2 của hợp đồng lại để nguyên vẹn câu “mọi tranh chấp sẽ giải quyết bằng trọng tài London theo Luật trọng tài 1950 và 1970 của Anh”. Vụ việc phát sinh tranh chấp mới biết là chủ tầu Việt nam đề nghị đưa ra giải quyết ở trọng tài Singapore, còn phía nước ngoài lại đòi đưa ra trọng tài London. Kết quả là chủ doanh nghiệp Việt Nam đành chịu thua thiệt. - Mô tả hàng hoá không đầy đủ. Hiện nay, có hiện tượng khi mở L/C nhập khẩu, do không tạo được thế chủ động trong đàm phán cũng như không lường trước được những rủi ro có thể phát sinh liên quan đến việc mô tả hàng hoá, nên nhiều doanh nghiệp trong đơn xin mở thư tín dụng chỉ quy định về hàng hoá rất sơ sài. Chẳng hạn như: “ Medical equipment. Details as per contract No . “ và trong đó, cũng không hề ghi chú thêm về xuất xứ, nhà sản xuất, Kết quả là khi người bán xuất trình chứng từ, tất cả các chứng từ đều ghi đầy đủ giống như quy định trong thư tín dụng. Bộ chứng từ hoàn hảo và người mua buộc phải thanh toán trong khi hàng chưa về đến cảng Việt Nam. Sau đó một thời gian, khi nhận hàng, người NK mới phát hiện ra rằng hàng hoá được giao là một loại hàng hoá chất lượng khác, giấy chứng nhận xuất xứ cũng của một nước khác cấp. Lúc này tiền đã thanh toán đầy đủ theo thư tín dụng trả ngay rồi và doanh nghiệp chỉ còn cách đi kiện theo hợp đồng. - Điều kiện giao hàng không đúng Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp, do ký hợp đồng thông qua giao dịch thương mại điện tử, tận dụng thời gian tối đa nên đã sơ suất trong nhiều
  55. 47 điều khoản của hợp đồng, trong đó có cả điều khoản về điều kiện giao hàng, thậm chí quy định không phù hợp theo tập quán quốc tế. Một doanh nghiệp có kinh nghiệm NK rất nhiều hàng hoá bằng đường biển. Khi chuyển sang mua hàng giao bằng đường hàng không, do thói quen nên đã chấp nhận quy định điều kiện giao hàng CFR Noi Bai Airport, Incoterms 2000. Thực tế, theo quy định của Incoterms 2000, điều kiện giao hàng CFR chỉ áp dụng cho giao hàng bằng đường biển. Khi được ngân hàng tư vấn, doanh nghiệp lại khăng khăng là đã trót ký như vậy, nếu sửa lại người bán không giao hàng nữa thì mất đi cơ hội kinh doanh. Đến khi tranh chấp xảy ra, xét theo Incoterms thì CFR lại không điều chỉnh việc giao hàng bằng đường hàng không. Lúc đó, doanh nghiệp vỡ lẽ ra thì đã muộn. * Rủi ro vì bị kiện bán phá giá Theo nghĩa chung, bán phá giá được hiểu là hành vi bán một mặt hàng với giá thấp hơn giá hiện hành của mặt hàng đó trên thị trường nhằm làm ảnh hưởng đến các mặt hàng tương tự trên cùng sthị trường. Theo thống kê của Bộ Thương mại, tính đến cuối tháng 12/2005, Việt Nam đã phải đối phó với tổng cộng 24 vụ kiện Trade Remedies, trong đó có 20 vụ kiện chống bán phá giá của các nước đối với hàng hoá NK từ Việt Nam, và 4 vụ kiện tự vệ đối với sản phẩm XK của Việt nam 15 . Các vụ kiện xuất hiện ngày càng nhiều sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến kế hoạch tăng trưởng XK và khả năng cạnh tranh của DNVN trên bình diện quốc tế. Nếu như giai đoạn 1994-2001, Việt nam chỉ phải đối phó với 1-2 vụ kiện/năm thì đến các năm 2002, 2003, 2004, số các vụ kiện tăng lên gấp nhiều lần. Đặc biệt là trong năm 2004, các DNVN đã phải đối phó với 7 vụ kiện liên tiếp liên quan đến nhiều mặt hàng khác nhau, từ sản phẩm vòng khuyên kim loại, sản phẩm xe đạp, chốt, then cửa bằng inox và các phụ tùng, đèn huỳnh quang, tôm, ván lướt sóng, săm lốp xe đạp, xe máy. Trong số 18 vụ điều tra đã có kết
  56. 48 quả, chỉ có 6 vụ có quyết định không áp dụng thuế do hàng XK Việt Nam không gây thiệt hại cho ngành sản xuất nước NK, hoặc chiếm thị phần nhỏ hoặc do bên khởi kiện rút đơn kiện 15 . Ở giai đoạn trước, các mặt hàng của Việt Nam bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá chưa phải là những mặt hàng XK chiến lược, kim ngạch XK không cao. Tuy nhiên, sau vụ cá tra-basa năm 2002, vụ tôm năm 2003, vụ kiện chống bán phá giá giày có mũ da của EC 2005 cho thấy các mặt hàng XK chủ lực của ta bắt đầu bị lọt vào “tầm ngắm” của các đối thủ cạnh tranh là các ngành sản xuất những mặt hàng tương tự tại một số thị trường XK. Kết quả là sau mỗi lần bị kiện phá giá, các doanh nghiệp XK Việt Nam lại phải lâm vào hoàn cảnh khó khăn do bị thu hẹp thị trường, bị áp thuế cao hơn và chi phí cho việc mở rộng quy mô sản xuất trước đó ngày càng tăng do thời gian hoàn vốn bị kéo dài hơn rất nhiều. Đến đầu năm 2006, số doanh nghiệp sản xuất giày có đơn hàng nhập khẩu mới chỉ đạt hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Và như vậy, cũng đồng nghĩa với việc quyền lợi của 500.000 công nhân làm việc trong ngành da giầy đang bị ảnh hưởng trực tiếp. Ngoài ra, cũng có thông tin cho rằng, nhiều doanh nghiệp nước ngoài sợ tác động của vụ kiện đã chuyển hướng đầu tư sang các thị trường khác. Khi đó, mục tiêu kim ngạch XK 3,6 tỷ USD năm 2006 và 24 tỷ USD trong 5 năm tới khó mà đạt được. Hay như đối với vụ kiện phá giá tôm. 54 doanh nghiệp Việt nam nằm trong danh sách bị đơn cuối năm 2004 đã bị Bộ Thương mại Mỹ (DOC) áp mức thuế phá giá thấp nhất là 4,3%, cao nhất là 25,76%. Thuế áp cao khiến các doanh nghiệp phải chịu mức ký quỹ (bond) khổng lồ nếu muốn xuất hàng vào Mỹ, hậu quả là thị trường này gần như đóng cửa đối với tôm Việt Nam.
  57. 49 * Rủi ro về thƣơng hiệu Mất thương hiệu ở nước ngoài không chỉ đơn thuần là doanh nghiệp mất đi tài sản vô hình mà cả nền kinh tế quốc gia cũng bị mất đi giá trị thương mại, giá trị XK. Những cái tên như bánh phồng tôm Sa Giang, kẹo dừa Bến Tre, cà phê Trung Nguyên, Petro Vietnam hay Vinataba bị chiếm dụng ở nước ngoài không chỉ là nỗi lo lắng, thiệt hại của những người sở hữu chúng mà còn là bài học cảnh báo cho các doanh nghiệp khác khi chuẩn bị xâm nhập thị trường nước ngoài. Giám đốc cơ sở kẹo dừa Bến Tre đã phải sang tận Trung Quốc đòi thương hiệu từ một đối tác. Trung Nguyên, thương hiệu cà phê mới nổi tiếng vài năm gần đây cũng bị đối tác Mỹ “chơi xấu” và những nhà lãnh đạo Trung Nguyên mất mấy năm đi kiện ở Mỹ. Vinataba, thương hiệu thuốc lá có tiếng của Việt Nam, bị 12 nước chiếm dụng và chỉ mới có một nước chịu trả lại cho Vinataba. Theo Cục sở hữu trí tuệ, hiện mới chỉ có khoảng 1.000 thương hiệu Việt nam được đăng ký bảo hộ ở nước ngoài so với hàng trăm ngàn thương hiệu được sinh ra ở Việt Nam. 2.2.1.2. Rủi ro kinh tế * Rủi ro do giá cả biến động Đối với hoạt động XNK, rủi ro giá cả có thể được tính bằng độ lệch chuẩn của giá cả trong một thời kỳ nào đấy. Nếu độ lệch chuẩn càng lớn thì mức độ rủi ro càng cao và ngược lại, nếu độ lệch chuẩn càng nhỏ thì mức độ rủi ro thấp, bởi lúc này giá cả biến động với biên độ thấp hơn. Rủi ro giá cả thường gắn liền với rủi ro trong nông nghiệp, rủi ro của hàng nông lâm sản và những sản phẩm có hàm lượng công nghệ thấp. Sự tăng trưởng XNK của Việt Nam còn nhờ vào yếu tố giá nên chưa bền vững. Các mặt hàng XK chủ lực như dầu thô, cao su, hồ tiêu, cà phê
  58. 50 chủ yếu là dưới dạng thô, còn lại các mặt hàng khác như may mặc, giày da giá trị gia tăng rất thấp (chủ yếu gia công). Trường hợp thứ nhất là cà phê xuất khẩu. Với diện tích trồng cà phê 500.000 ha, Việt nam đang được coi là nhà sản xuất và XK cà phê lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, theo ông Đoàn Triệu Nhạn, Chủ tịch Hiệp hội cà phê Cacao (Vicofa), thị trường này đang tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi cho các doanh nghiệp XK. Rủi ro ở chỗ hoạt động XK cà phê phụ thuộc vào một vài cường quốc và chỉ một vài động thái nhỏ từ phía các cường quốc này cũng làm thị trường cà phê chao đảo. Hơn nữa, các doanh nghiệp tuy tham gia vào thị trường cà phê nhưng đã bắt đầu hình thành một thói quen không tốt - đó là găm hàng chờ giá. Khi có dự đoán giá cà phê tăng do tin đồn phía Brazil có thể bị giảm sản lượng do mất mùa, nhiều DNVN đã hạn chế lượng bán ra để chờ giá. Mặt khác, các DNVN lại thiếu những công cụ tài chính phòng ngừa rủi ro. Ví dụ như thị trường kỳ hạn đối với cà phê. Khi chưa giao dịch trực tiếp tại thị trường kỳ hạn London, chênh lệch giữa giá chào bán cà phê Việt Nam với giá giao dịch trên thị trường kỳ hạn London khá lớn, luôn ở mức trên 100 USD/tấn. Hồi đầu tháng 9/2004, giá cà phê chào bán trung bình của các công ty Việt Nam là 550USD/tấn (khách mua cũng chỉ trả 520 USD/tấn) thì giá giao dịch trên thị trường kỳ hạn tháng 11/2004 là 660USD/tấn, chưa kể nhiều thời điểm, giá còn lên đến trên 700USD/tấn. Một minh hoạ nữa cho rủi ro giá cả là mặt hàng gạo xuất khẩu. Trong khi giá gạo XK của các đối thủ cạnh tranh như Thái Lan vẫn tăng thì giá gạo của Việt Nam thấp hơn mức dự đoán. Rủi ro này một phần do chính các DNVN tự tạo ra cuộc cạnh tranh về giá. Theo ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), một số nhà XK tranh nhau ký hợp đồng bán gạo với giá thấp, bán gạo ngon 5% tấm dưới giá thành, thậm chí thấp hơn cả giá gạo cấp thấp (25%) vừa được ký hợp đồng bán trước đó. Chỉ
  59. 51 trong một thời gian ngắn, từ mức giá hơn 260USD/tấn, loại gạo 5% tấm liên tục rớt giá và hiện được doanh nghiệp ký bán với giá chỉ hơn 242-245 USD/tấn, trong khi giá thành của loại gạo này lên đến 248 USD/tấn. Do giá gạo trong nước tăng mạnh, không ít doanh nghiệp XK đã bị thua lỗ do buộc phải thu mua với giá cao để thực hiện những hợp đồng đã trót ký giá thấp. * Rủi ro hối đoái Trong hoạt động XNK, luôn có một đồng tiền được coi là ngoại tệ đối với ít nhất một trong hai bên đối tác, do đó, rủi ro hối đoái là một rủi ro tiềm ẩn và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh. Rủi ro hối đoái xảy ra khi tỷ giá hối đoái vào kỳ đáo hạn tăng hoặc giảm so với tỷ giá lúc ký kết hợp đồng ngoại thương. Hiện nay, trong quan hệ mua bán hàng hoá quốc tế, các DNVN thường lựa chọn đồng đô la Mỹ làm đồng tiền thanh toán và tính toán. Số lượng các doanh nghiệp chủ động được nguồn ngoại là không nhiều, do đó, việc kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều từ biến động của tỷ giá hối đoái là không thể tránh khỏi. Từ năm 2000 đến nay, tỷ giá USD/VND đã thay đổi theo hướng không có lợi cho hoạt động NK. Tỷ giá trung bình năm 2000 là xấp xỉ 14.280 đ/USD, đến năm 2005 là hơn 15.800 đ/USD, như vậy là tăng trên 1000 đ/USD tương đương 6.3%. Mặc dù mức độ biến động tỷ giá hàng năm không nhiều nhưng đối với hoạt động NK và XK, tỷ giá biến động hàng ngày, hàng tháng, hàng quý đều có ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành công hay thua lỗ của mỗi giao dịch. Đối với hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro khi vào thời điểm nhận tiền thanh toán, giá trị đồng Việt Nam tăng lên so với giá trị đồng đô la Mỹ hoặc các ngoại tệ khác. Điều này được thể hiện rõ qua ví dụ sau:
  60. 52 - Tháng 9/2005, Công ty lương thực X ký hợp đồng xuất khẩu gạo sang Đông Timor. Trị giá hợp đồng là 1000 tấn gạo 5% tấm, tương đương 252.000,00 USD (Hai trăm năm mươi hai nghìn đô la Mỹ). Giá xuất khẩu là 255 USD/tấn. Thời hạn giao hàng: giữa tháng 11/2005. - Đầu tháng 10/2005, Công ty vay 210.000,00 USD tại Ngân hàng TMCP Quân Đội (NHQĐ) để thu gom hàng XK. Do có nguồn USD thu từ XK, công ty đề nghị được vay ngoại tệ (USD) rồi quy đổi ra VND để thanh toán tiền hàng trong nước. Giá thu mua trong nước là 235 USD/tấn. Lãi suất vay 5.5% năm, công ty dự tính vay tối đa 2 tháng, như vậy, lãi vay 2 tháng sẽ là 1.925 USD (trả tại thời điểm tất toán khế ước vay). Quy đổi theo tỷ giá mua chuyển khoản là 15.815 VND/USD của NHQĐ, công ty nhận 3.321.115.000,00 VND. Công ty đã dùng số tiền này trả cho các nhà cung cấp gạo trong nước. Theo tính toán của công ty, tại thời điểm thu tiền hàng XK, tỷ giá sẽ khoảng 15.900 VND/USD. Sau khi trừ đi chi phí lãi vay, giá vốn, chi phí đóng gói, thanh toán , công ty sẽ lãi khoảng 10.000,00 USD cho thương vụ này, tương đương 159 triệu đồng. - Đầu tháng 11/2005, công ty xuất hàng sang Đông Timor, thanh toán bằng L/C trả ngay. Giữa tháng 11, nhà nhập khẩu trả tiền. Tỷ giá tại thời điểm công ty nhận tiền thanh toán tụt xuống còn có 15.780,00 VND/USD. Như vậy, không những mất đi khoản lãi dự tính do VND mất giá, với mỗi USD xuất khẩu, công ty còn lỗ thêm 85 VND/USD và cho cả giao dịch này là 21.675.000 VND. Đối với hoạt động nhập khẩu, các DNVN sẽ gặp rủi ro khi tại thời điểm phải chuyển trả tiền thanh toán, giá trị VND giảm đi so với ngoại tệ. Khi đó, các doanh nghiệp sẽ phải bỏ một lượng tiền lớn hơn để mua ngoại tệ thanh toán, đặc biệt trong trường hợp thực hiện các dự án với thời gian kéo dài.
  61. 53 Ví dụ: Công ty TNHH Thiết bị công nghiệp nặng M. thực hiện dự án cung cấp máy xúc lật, cần cẩu cho một dự án đường bộ, nguồn vốn thanh toán từ ngân sách dự án, thanh toán theo tiến độ nghiệm thu thiết bị. Công ty đã vay 150.000,00 USD tại NHNT để trả cho nhà cung cấp nước ngoài. Tại thời điểm vay, tỷ giá là 15.815 VND/USD. Đến thời điểm công ty nhận tiền VND từ dự án, tỷ giá đã là 15.920 VND/USD. Như vậy, công ty đã phải chi thêm 105 VND cho mỗi USD mua để trả nợ ngân hàng, chưa kể lãi vay. Không chỉ thiệt hại do dự đoán sai tỷ giá khi vay USD, công ty cũng sẽ gặp rủi ro hối đoái kể cả trong trường hợp vay VND. Dự án bằng nguồn vốn JIBIG nên công ty sẽ được thanh toán bằng USD. Do dự kiến giá USD sẽ tăng, công ty quyết định vay tiền VND sau đó mua ngoại tệ để thanh toán. Lúc đó, tỷ giá là 15.910 VND/USD. Đến thời điểm được thanh toán tiền từ JIBIG, tỷ giá mua chuyển khoản biến động xuống mức 15.840 VND/USD. Như vậy, công ty đã mất đi 70 VND cho mỗi một USD bán ra để trả nợ vay ngân hàng. Không chỉ bị ảnh hưởng bởi biến động tỷ giá USD/VND. Đối với các loại ngoại tệ khác, các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với nguy cơ bị giảm sút nguồn thu nhập. Đặc biệt, khi mà hiện nay, trong đàm phán hợp đồng ngoại thương, chúng ta không tạo được thế chủ động trong việc lựa chọn đồng tiền tính giá và thanh toán, rủi ro này càng dễ xảy ra hơn. Rủi ro hối đoái là một rủi ro thường trực đối với cả doanh nghiệp XK và NK. Nếu không tính toán chính xác bài toán này, doanh nghiệp không những mất đi phần lãi dự tính mà còn phải chịu lỗ. Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện một số công cụ tài chính hạn chế rủi ro hối đoái như SWAP, hợp đồng kỳ hạn, Option Quyền chọn mua ngoại tệ nhưng số lượng các doanh nghiệp sử dụng những công cụ này còn rất khiêm tốn, dè dặt.
  62. 54 Tuy nhiên, một tín hiệu đáng mừng là trong những năm gần đây, do chính sách điều tiết và quản lý tỷ giá hối đoái của Việt Nam khá ổn định, chúng ta đã thu hút được một lượng lớn kiều hối từ nước ngoài chuyển về nên các ngân hàng cũng đã từng bước hỗ trợ doanh nghiệp giải bài toán về tỷ giá. 2.2.1.3. Rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương * Rủi ro về tàu và hợp đồng thuê tầu Loại rủi ro này xảy ra cả với nghiệp vụ xuất khẩu và nhập khẩu. Theo Incoterms 2000 có tất cả 13 điều kiện mua bán hàng hoá quốc tế bằng tiếng Anh, áp dụng chung cho hoạt động TMQT. Các DNVN, trong mua bán hàng hoá đường biển, thường lựa chọn điều kiện FOB khi XK và điều kiện CIF khi NK. Như vậy, quyền thuê tàu luôn thuộc về đối tác nước ngoài. Đây là một tập quán cũ, cần thay đổi. Tuy nhiên, ở một chừng mực nhất định, với phương thức giao hàng như trên, phía Việt Nam sẽ tránh được nghĩa vụ thuê tàu và mua bảo hiểm, đôi khi công việc này khó thực trong bối cảnh năng lực của các công ty bảo hiểm và đội tàu biển Việt Nam còn hạn chế. Hiện cả nước có 1.000 tàu vận tải biển, xếp vị trí 60/152 quốc gia có tàu mang quốc tịch trên thế giới và xếp thứ tư trong khu vực ASEAN, nhưng trong đó tàu viễn dương chỉ chiếm khoảng 20%, còn lại chủ yếu vận chuyển nội địa. Hầu hết các tàu Việt Nam đều già, chạy chậm và phải đóng phí bảo hiểm cao nên các chủ hàng nước ngoài rất e ngại nếu thuê tàu Việt nam. 8 Trong khi các DNVN ngại không muốn bán CIF và mua FOB với những lý do kể trên, thì nhiều khi họ lại rất đơn giản trong việc quy định ràng buộc trách nhiệm người bán khi thuê tàu chuyên chở. Thậm chí, khi đã thường xuyên có giao dịch, nhiều hợp đồng thậm chí còn bỏ qua điều kiện về tàu. Rủi ro tiềm ẩn trong thuê tàu là rất lớn. Do người bán là người chủ động trong việc thương thảo hợp đồng thuê tàu với người chuyên chở, nên nếu
  63. 55 không ràng buộc chặt chẽ về tuổi tàu, điều kiện tàu phải được bảo hiểm trong hợp đồng ngoại thương, người bán sẽ tìm cách thuê tàu với chi phí rẻ nhất. Khi xảy ra tổn thất, có thể những rủi ro tổn thất đó sẽ không được bảo hiểm do tàu đã quá già, vượt quá những quy định về rủi ro được bảo hiểm. Hơn nữa, hiện nay, theo tập quán, có một số mặt hàng có trọng lượng lớn như sắt thép, phân bón, gỗ thường áp dụng vận đơn theo hợp đồng thuê tàu. Khi đó, hợp đồng thuê tầu mới chính là chứng cứ pháp lý ràng buộc trách nhiệm của các bên. Nhưng đa số, các doanh nghiệp khi NK chỉ yêu cầu người bán xuất trình vận đơn theo hợp đồng thuê tàu chứ không yêu cầu kèm thêm hợp đồng thuê tàu và cũng không ràng buộc nội dung thuê tàu chi tiết trong hợp đồng ngoại thương. Rủi ro liên quan sẽ bao gồm: - Tàu thực sự gặp bão, bất khả kháng, buộc phải kéo dài thời gian vận chuyển hoặc ảnh hưởng đến chất lượng hàng hoá, đặc biệt là hàng nông sản, dẫn đến người nhập khẩu bị chậm tiến độ nhận hàng và trong trường hợp đã ký hợp đồng bán hàng trong nước, có thể bị phạt vì chậm giao hàng. Trong trường hợp có tổn thất, để đòi được bảo hiểm cũng kéo dài rất lâu, ảnh hưởng đến hoạt động. - Người bán câu kết với chủ tầu, ký hợp đồng quy định rất ít trách nhiệm của cả người thuê tầu và chủ tầu, thậm chí làm chứng từ giả để đòi tiền thanh toán. Doanh nghiệp thanh toán xong đợi mãi không thấy hàng về. - Chủ tầu lừa đảo, bán hàng rồi biến mất. Ví dụ. Công ty kinh doanh gỗ TLC bán cho các nhà máy sản xuất ở miền Bắc ký một hợp đồng nhập khẩu gỗ theo giá CFR, thanh toán trả chậm 90 ngày kể từ ngày vận đơn, thư tín dụng cho phép chiết khấu. Người bán là công ty thương mại BKC. Chấp nhận vận đơn theo hợp đồng thuê tàu. Để giảm thiểu chi phí, công ty TLC chỉ mua bảo hiểm loại C + mất nguyên thanh. Sau khi thông báo cho TLC về ETD, ETA, tên người chuyên chở, trọng lượng
  64. 56 hàng thực giao KBC xuất trình bộ chứng từ ra ngân hàng mở L/C yêu cầu thanh toán. Do tin cậy người bán, TLC chấp nhận bộ chứng từ có một vài sai sót khác biệt, vận đơn theo hợp đồng thuê tàu ghi sơ sài với câu: Chi tiết theo như hợp đồng thuê tàu số . Sau khi ngân hàng mở L/C gửi chấp nhận thanh toán, KBC đã lấy được tiền chiết khấu bộ chứng từ từ Ngân hàng NCSB tại Malaysia và tất toán tài khoản, chỉ để lại một số dư tối thiểu. Sau hơn một tháng kể từ ngày có thông báo về việc giao hàng của KBC mà vẫn chưa thấy tàu đến cảng, TLC điện hỏi thì KBC trả lời là do gặp bão nên tàu phải quay về cảng xuất phát và sửa chữa. Việc thông báo trì hoãn tàu kéo dài rất nhiều lần và khi TLC buộc phải sang tận nơi kiểm tra thì mới phát hiện ra rằng người bán câu kết với hãng chuyên chở đang trên bờ vực phá sản, lập vận đơn khống rồi sau đó bán tàu, giải thể, chia nhau tiền hàng thu được từ TLC. Bản báo cáo điều tra về Tội phạm kinh tế quốc tế năm 2003 của Pricewaterhouse Coopers (PWC) dựa trên 3.600 cuộc phỏng vấn tiến hành tại 50 quốc gia trên thế giới cho thấy, tội phạm kinh tế đang tăng mạnh, đặc biệt là tội phạm kinh tế theo hợp đồng TMQT 11 . Việt Nam không là ngoại lệ. Hiện nay, ở Việt Nam cũng đang xuất hiện hiện tượng tàu ma: Sau khi ăn cắp tầu vận chuyển hàng hoá khối lượng lớn, bọn tội phạm ở Đông Nam Á đã treo cờ nước khác với một lý lịch giả, thậm chí có khi sửa tầu và đến Việt Nam, tiếp tục lừa các công ty Việt Nam với hình thức vận chuyển hàng hoá của Việt Nam ra nước ngoài. Sau khi ra khỏi Việt Nam, chúng đã lấy hàng Việt Nam và bán tại các nước khác. * Rủi ro về thanh toán Rủi ro về chứng từ là một loại rủi ro phổ biến và có tác hại rất lớn đến uy tín, lợi ích của doanh nghiệp. Tuỳ vào nghiệp vụ XK hay NK mà loại hình rủi ro chứng từ có liên quan cũng khác nhau.
  65. 57 Rủi ro trong việc lựa chọn phương thức thanh toán Đối với nhập khẩu, có thể gặp rủi ro như: - Thanh toán bằng thư tín dụng và phải xác nhận tại chính ngân hàng của người hưởng lợi. Rủi ro sẽ xảy ra nếu phải chuyển 100% tiền ký quỹ ngay khi mở L/C hoặc phải thanh toán khi chưa có thông tin gì về bộ chứng từ. Thậm chí, nhà NK còn phải chịu rủi ro do nhà XK không cung cấp hàng hoá mà trong hợp đồng lại không quy định điều khoản phạt. - Thanh toán theo hình thức chuyển tiền, trong đó tỷ lệ phải đặt cọc trước là lớn, thậm chí lên tới 100% trị giá hàng hoá, sau đó mới được nhận hàng và trong trường hợp người bán không giao hàng nữa thì việc đòi lại tiền là rất phức tạp Đối với xuất khẩu, có thể gặp rủi ro như: - Thanh toán bằng L/C với các quy định về chứng từ không rõ ràng hoặc quá phức tạp dẫn đến việc hàng đã chuyển sang nước người mua rồi nhưng do lỗi chứng từ nên không được thanh toán. Ví dụ: Công ty XNK Thái Bình đã nhận được L/C từ Ngân hàng Belgian (Hồng Kông) mở với trị giá: USD712.000,00. Trong bộ chứng từ xuất trình phải có giấy xác nhận được ký bởi người nhận hàng được Công ty Sam Yich uỷ nhiệm là Trần Chấn nhưng không cung cấp bút tích chữ của người nhận hàng. Hàng hoá đã được giao cho người NK với một chữ ký nhận hàng “rởm”. Ngân hàng phát hành chính thức thông báo từ chối thanh toán tiền hàng với lý do chữ ký trên giấy xác nhận của đại diện công ty Sam Yich (Trần Chấn) không phù hợp với chữ ký mẫu tại Ngân hàng. Như thế, công ty XNK Thái Bình đã bị lừa mất 712.000,00 USD - Thanh toán bằng hình thức nhờ thu, việc nhận hàng phụ thuộc vào thiện chí của người mua.
  66. 58 - Thanh toán bằng hình thức chuyển tiền trả sau khi nhận hàng, nếu người mua lừa đảo, nhận hàng nhưng không chuyển trả tiền hoặc trả chậm so với quy định trong hợp đồng Rủi ro về chứng từ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ (L/C) Trong TMQT, việc thanh toán bằng L/C là một hình thức rất phổ biến. Điều 4 của UCP 500 quy định “Trong giao dịch tín dụng chứng từ, tất cả các bên liên quan chỉ căn cứ vào hàng hóa, các dịch vụ và công việc khác mà các chứng từ đó có thể liên quan”. Đối với nhập khẩu, rủi ro về chứng từ là việc: - Bọn lừa đảo thường làm giả các hoá đơn thương mại, vận đơn cùng các chứng từ khác để lấy tiền mà trên thực tế không xuất hàng. - Quy định chứng từ, hàng hoá quá sơ sài trong HĐNT, tạo điều kiện cho người bán giao hàng khác với hợp đồng nhưng vẫn có thể lập được một bộ chứng từ hoàn hảo theo L/C và lấy được tiền thanh toán. Đây là một thói quen phổ biến của rất nhiều DNVN. Có những doanh nghiệp ra ngân hàng xin mở L/C, trong phần mô tả hàng hoá chỉ yêu cầu ghi “Commodities, unit prices, detail description as per sales contract No ” Khi ngân hàng tư vấn nên quy định chi tiết về hàng hoá ngay trong L/C thì doanh nghiệp từ chối, với lý do để cả hai bên chủ động trong việc giao nhận hàng khi giá cả và cung cầu biến động. Và trên thực tế, đã có một doanh nghiệp Hà Nội đã gặp rủi ro do người bán giao hàng hoá là bàn là Philips có kiểu dáng, mẫu mã khác hẳn hợp đồng nhưng đến lúc phát hiện ra thì đã thanh toán đủ theo L/C. - Ngân hàng kiểm tra bộ chứng từ không phát hiện ra lỗi chứng từ về hàng hoá, thông báo bộ chứng từ hoàn hảo và người NK đã thanh toán, nhưng sau đó lại không được người uỷ thác NK trong nước thanh toán.