Quản lý nhà nước về đất đai và môi trường - Chuyên đề 8: Sử dụng và chỉnh lý bản đồ địa chính

pdf 20 trang vanle 2290
Bạn đang xem tài liệu "Quản lý nhà nước về đất đai và môi trường - Chuyên đề 8: Sử dụng và chỉnh lý bản đồ địa chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfquan_ly_nha_nuoc_ve_dat_dai_va_moi_truong_chuyen_de_8_su_dun.pdf

Nội dung text: Quản lý nhà nước về đất đai và môi trường - Chuyên đề 8: Sử dụng và chỉnh lý bản đồ địa chính

  1. Chuyên đề 8: SỬ DỤNG VÀ CHỈNH LÝ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 1. Sử dụng bản đồ địa chính 1.1. Đọc bản đồ và định hướng tờ bản đồ. 1.1.1. Đọc bản đồ Đọc bản đồ là quá trình chuyển những nội dung biểu thị trên bản đồ thành các yếu tố cụ thể tương ứng ngoài thực địa thông qua ký hiệu qui ước và các ghi chú trên bản đồ. Ví dụ : Trên bản đồ địa chính của phường, ngôi sao vàng là trụ sở của UBND phường; dấu (+) là trung tâm y tế , còn trong các thửa đất có ghi loại ruộng đất, số thửa và diện tích của thửa đó. Căn cứ vào ký hiệu biết được thửa đất đó sử dụng làm gì, thứ tự số thửa là bao nhiêu và có diện tích là bao nhiêu. Hình 1 Ví dụ như hình 1, ở thửa đất có thứ tự 86 ta có : ONT: Đất ở nông thôn. 86: Số thứ tự của thửa đất. 3846.3: Diện tích của thửa đất tính theo đơn vị (m2). Kỹ năng đọc bản đồ địa chính là một trong những kỹ cơ bản cần thiết đối với cán bộ địa chính. 327
  2. Việc đọc bản đồ cơ bản dựa trên hệ thống kí hiệu và chỉ dẫn đã có của hệ thống kí hiệu bản đồ địa chính do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành năm 05/2014. Ví dụ kí hiệu về điểm đo thiên văn, điểm tọa độ nhà nước, điểm tọa độ địa chính Phương pháp ký hiệu tuyến: Phương pháp này dùng để thể hiện cho các đối tượng phân bố theo tuyến rõ rệt trong không gian, như: ranh giới hành chính, đường bờ nước, sông ngòi, đường giao thông, ranh giới rừng, đất trồng, đất ở Phương pháp ghi chú, ghi số thửa, diện tích thửa đất, loại đất: Phương pháp này dùng để thể hiện loại đất, thứ tự thửa đất, diện tích đất sử dụng của 328
  3. đơn vị cá nhân hay tập thể nào đó trong đơn vị hành chính. 1.1.2. Sử dụng bản đồ 1.1.1.1. Xác định chiều dài một đoạn thẳng trên bản đồ Khi có thước tỷ lệ thẳng, nếu biết khoảng cách giữa 2 điểm trên bản đồ thì tìm được khoảng cách tương ứng nằm ngang ở ngoài thực địa ngay ở trên thước tỷ lệ thẳng đó. Ví dụ 1: Có thước tỷ lệ thẳng 1: 1000 (như hình 2); trên bản đồ tỷ lệ 1:1000 có 2 điểm a và b đo được 1,25cm, cần tìm khoảng cách nằm ngang tương ứng của 2 điểm đó ở ngoài thực địa. Ta tiến hành như sau: Dùng Compa đo, mở khẩu độ compa đúng bằng khoảng cách giứa 2 điểm a và b trên bản đồ, giữ nguyên khẩu độ compa đặt mũi compa bên phải rơi đúng vào một trong những vạch khắc ở bên phải vạch 0 của thước tỷ lệ thẳng (vào vạch 10, 20, 30 ), còn mũi compa bên trái phải nằm trong đơn vị cơ bản đầu tiên, vì đơn vị cơ bản đầu tiên có tác dụng để xác định những giá trị nhỏ hơn đơn vị cơ bản một cách chính xác (đọc số chính xác đến 1/10 đơn vị chia nhỏ nhất trên thước). Theo ví dụ trên ta có mũi compa bên phải trùng với vạch ghi số 10 (bên phải vạch 0 đơn vị cơ bản) mũi compa bên trái cách vạch 0 của đơn vị cơ bản đầu tiên 2 phân khoảng và cắt giữa phân khoảng thứ 3 của đơn vị cơ bản đầu tiên. Hình 2 329
  4. Như vậy khoảng cách nằm ngang giữa 2 điểm A và B ở thực địa là 10m+2 phân khoảng x 1m + 0,5 phân khoảng x 1m =12,5m. Tóm lại khoảng cách nằm ngang ngoài thực địa bằng tổng giá trị đọc được trên thước tỷ lệ thẳng tại 2 mũi compa bên phải và bên trái. Ví dụ 2: Có thước tỷ lệ thẳng 1: 1000; khoảng cách nằm ngang ngoài thực địa giữa 2 điểm bằng 26m, cần đưa khoảng cách này lên bản đồ có tỷ lệ 1: 1000 Gọi L là khoảng cách nằm ngang giữa 2 điểm = 26m. L = 26m = 20m + 6m (20m là bội số của hai đơn vị cơ bản: 6m có giá trị nhỏ hơn 10m ứng với 1 đơn vị cơ bản). Để chuyển giá trị này lên bản đồ, dùng compa bên đặt mũi compa bên phải trùng vạch 20 trên thước tỷ lệ thẳng, mũi compa bên trái đúng vạch thứ 6 của đơn vị cơ bản đầu tiên (vì vạch thứ 6 = 6mm ứng với 6m ngoài thực địa khi tỷ lệ 1: 1000). Giữ nguyên khẩu độ compa và đặt lên bản đồ theo vị trí và hướng của 2 điểm cần xác định 1.1.1.2. Xác định diện tích một thửa đất trên bản đồ Tính diện tích thửa trên bản đồ thường áp dụng khi đo vẽ thành lập bản đồ địa chính, khi tính diện tích thửa có thể áp dụng các phương pháp khác nhau để tính, tuỳ thuộc vào yêu cầu độ chính xác và điều kiện kỹ thuật có. Khi tính diện tích thửa trên bản đồ địa chính giấy thường áp dụng 3 phương pháp sau: - Phương pháp phân chia thửa đất ra các hình tam giác. - Phương pháp đếm ô. - Phương pháp toạ độ. * Một số quy định trong tính toán diện tích Để đảm bảo chính xác diện tích phải tính trên bản vẽ gốc, trường hợp không có bản gốc mới tính trên bản đồ. Mỗi thửa tính diện tích phải tính hai lần riêng biệt (hai người tính), kết quả hai lần tính phải có chênh lệch nằm trong hạn sai cho phép, thì lấy kết quả trung bình của hai lần tính làm kết quả chính thức. Nếu hai lần tính có số chênh lớn hơn hạn sai cho phép thì phải tính thêm lần 3, lấy lần 3 so sánh với lần 1 hoặc lần 2, lần nào có số chênh nhỏ hơn hạn sai cho phép thì lấy trung bình của chúng làm kết quả. Nếu lần 3 so với lần 1 và 2 có sai số lớn hơn hạn sai cho phép thì tính lại hai lần mới. Sai số cho phép tính diện tích giữa hai lần được tính theo công thức: 0,4 S .M. S (m2 ) (*) CP 1000 330
  5. Trong đó: SCP: Là sai số cho phép giữa hai lần tính diện tích. M: Là mẫu số tỷ lệ bản đồ. S: Là diện tích trung bình của hai lần tính (đơn vị m2). Ví dụ : Trên bản đồ tỷ lệ 1:2000 có thửa đất dù ng phim tính đếm được : - Lần 1 : 5 ô lớn 16,5 ô nhỏ - Lần 2 : 5 ô lớn 15,0 ô nhỏ Tính diện tích thửa đất trên. Gọi S1 là diện tích lần 1 2 2 S1 = 5 ô lớn x 400 m + 16,5 ô nhỏ x 16 m 2 S1 = 2264 m Gọi S2 là diện tích lần 2 2 2 S2 = 5 ô lớn x 400 m + 15 ô nhỏ x 16 m 2 S2 = 2240 m Sai số giữa 2 lần tính được là : 2 2 2 S tính = 2264 m - 2240 m = 24 m Tính sai số diện tích cho phép theo công thức (*) ta có : 0,04m.2000 2 S cp = 2252m 1000 2 2 S cp = 0,8 m 2252m = 38 m So sánh : tính < Scp Vậy thửa đất trên có diện tích là 2252 m2 1.1.3. Định hướng tờ bản đồ Khi mang bản đồ địa chính ra thực địa cần phải định hướng tờ bản đồ. Định hướng bản đồ là đặt bản đồ nằm ngang trên mặt đất sao cho phương hướng trên bản đồ trùng với phương hướng tương ứng trên thực địa. Để định hướng bản đồ có thể dùng: + Định hướng bằng địa bàn: Đặt bản đồ tại khu vực tương ứng, đặt mép hộp địa bàn trùng với đường khung tây hoặc khung đông tờ bản đồ. Xoay tờ bản đồ đến khi kim địa bàn chỉ song song với mép hộp địa bàn hoặc kim chỉ trùng vạch 0 - 0 của địa bàn thì dừng lại và đã định hướng bản đồ xong. (hình 3). + Định hướng theo địa vật đã biết: 331
  6. Đặt bản đồ nằm ngang, điều chỉnh cho điểm trên bản đồ trùng với điểm tương ứng của nó trên thực địa, xoay bản đồ. Cho điểm địa vật lấy hướng có trên bản đồ trùng hướng với địa vật tương ứng ở ngoài thực địa. Hình 3 Địa vật thường dùng để định hướng như tháp chuông, cột ống khói nhà máy, cấy độc lập (hình 4). Hình 4 1.2. Sử dụng bản đồ địa chính để xác định địa giới hành chính 1.2.1. Khái niệm về địa giới hành chính Địa giới hành chính của một địa phương là một đường bao khép kín xác định phạm vi mà trong đó sẽ thực thi các hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước và kinh tế của địa phương. 1.2.2. Các loại đường địa giới hành chính 332
  7. Địa giới hành chính các cấp được thể hiện trên bản đồ địa giới hành chính theo thông tư 25 Bộ Tài nguyên và Môi trường 05/2014 như sau: Đơn vị ghi trong bản vẽ là mm. 1.2.3. Sử dụng bản đồ để xác định địa giới hành chính + Thu thập các tài liệu, văn bản pháp lý của nhà nước về đơn vị hành chính và đường địa giới hành chính, cùng các tài liệu liên quan. + Lựa chọn bản đồ địa hình làm bản đồ nền theo tỷ lệ qui định. Bản đồ nền phải được làm mới hoặc hiệu chỉnh phù hợp với thực địa. + Yếu tố địa giới hành chính là yếu tố cơ bản nhất của bản đồ địa giới hành chính. Trên bản đồ cần thể hiện rõ: Đường địa giới, mốc địa giới, các điểm đặc trưng trên đường địa giới như các điểm ngoặt, đỉnh đoạn cong, điểm giao nhau với các địa vật quan trọng. Các yếu tố có liên quan chặt chẽ với đường địa giới hành chính là các đối tượng địa hình, địa vật hai bên đường địa giới. 333
  8. + Trên bản đồ ghi đầy đủ địa danh đơn vị hành chính, tên các cụm dân cư, tên sông, suối, núi, đèo Đặc biệt chú ý tới trung tâm hành chính các cấp. + Trình bày bản đồ địa giới: Một đơn vị hành chính sẽ lập một bộ bản đồ địa giới. Bộ bản đồ này có thể do một hay nhiều tờ bản đồ ghép lại. Cần lập sơ đồ ghép biên, các tờ bản đồ được đánh số thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Đường địa giới là đường màu đen theo ký hiệu cấp hành chính tương ứng như tỉnh, huyện và xã. Tô màu đỏ nhạt (màu cánh sen) viền ngoài lãnh thổ hành chính có bộ bản đồ đó. Dải viền màu rộng 15mm đối với đường địa giới cấp tỉnh, 10mm đối với đường địa giới cấp huyện và 5mm đối với đường địa giới cấp xã. Đường địa giới cấp dưới trong nội bộ được tô màu 2 phía, mỗi phía 4mm đối với đường địa giới cấp huyện trong tỉnh và 2mm đối với đường địa giới cấp xã trong huyện (xem hình 5). Hình 5 1.3. Sử dụng bản đồ để lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất 1.3.1. Khái niệm về hồ sơ kỹ thuật thửa đất Hồ sơ kỹ thuật thửa đất là tài liệu cơ sở phục vụ công việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trong khu vực đô thị. Mỗi thửa đất được lập một hồ sơ riêng. Hồ sơ này do người làm công tác đo vẽ bản đồ địa chính và người làm công tác quản lý địa chính cùng thực hiện. Hồ sơ kỹ thuật thửa đất bắt đầu được tập hợp trong quá trình thành lập bản đồ địa chính gốc từ khâu đo vẽ ngoại nghiệp, biên vẽ bản đồ gốc và bản đồ địa chính được in chính thức để đưa vào lưu trữ. Hồ sơ kỹ thuật thửa đất được trình bày trên khổ giấy A4, in theo hướng nằm ngang. 1.3.2. Sử dụng bản đồ để lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất 1. Số hiệu thửa đất Thuộc tờ bản đồ địa chính số: 334
  9. Thuộc tờ bản đồ gốc số: Số hiệu này lấy trên bản đồ. 2. Số nhà Đường phố: Phường (thị trấn): Quận (huyện): Thành phố (tỉnh): Đây là số liệu điều tra thực địa, do đơn vị hành chính quản lý, cung cấp. 3. Mục đích sử dụng Đây là thông tin về tình trạng sử dụng đất trước đây và kết quả quy hoạch đã được duyệt. 4. Sơ đồ thửa đất Tùy theo độ lớn của thửa đất mà chọn tỷ lệ vẽ sơ đồ thửa đất phù hợp. Ví dụ 1: 100, 1: 200, 1: 500, .Sơ đồ vẽ theo hướng bắc, có mũi tên chỉ hướng bắc. Kích thước cạnh thửa đất ghi đến cm. Kích thước này đo trực tiếp ở thực địa hoặc tính từ tọa độ góc thửa. Kích thước phải được kiểm tra, nghiệm thu và chỉnh sửa. 1.3.3. Ví dụ về lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất 1. Số hiệu thửa đất Thuộc tờ bản đồ địa chính số: 336523-4-(6) 335
  10. Thuộc tờ bản đồ gốc số: 29 2. Số nhà Đường phố: Đào Duy Từ Phường (thị trấn): Ba Đình Quận (huyện): Bỉm Sơn Thành phố (tỉnh): Thanh Hóa 3. Mục đích sử dụng Đây là đất trồng rừng sản xuất 4. Sơ đồ thửa đất Tỷ lệ vẽ sơ đồ 1: 1000. Sơ đồ vẽ theo hướng bắc, có mũi tên chỉ hướng bắc. Kích thước cạnh thửa đất ghi đến cm. Kích thước này tính từ tọa độ góc thửa. Kích thước đã được kiểm tra, nghiệm thu và chỉnh sửa. 2. Chỉnh lý bản đồ địa chính 2.1. Mục đích, yêu cầu của chỉnh lý bản đồ địa chính. 2.1.1. Mục đích Trong thực tế do nhiều nguyên nhân khác nhau mà ranh giới, hình thể thửa đất có sự thay đổi. Chỉnh lý bản đồ địa chính là đảm bảo cho hình thể có trên bản đồ luôn phù hợp với hình thể có ngoài thực địa, vì thế phải theo dõi và chỉnh lý kịp thời, thường xuyên. 2.1.2. Các trường hợp cần thực hiện chỉnh lý bản đồ địa chính a) Xuất hiện thửa đất và các đối tượng chiếm đất mới (trừ các đối tượng là công trình xây dựng và tài sản trên đất); b) Thay đổi ranh giới thửa đất và các đối tượng chiếm đất (trừ các đối tượng là công trình xây dựng và tài sản trên đất); c) Thay đổi diện tích thửa đất; d) Thay đổi mục đích sử dụng đất; đ) Thay đổi thông tin về tình trạng pháp lý của thửa đất; e) Thay đổi về mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp; g) Thay đổi về điểm tọa độ địa chính và điểm tọa độ Quốc gia; h) Thay đổi về mốc giới và hành lang an toàn công trình; i) Thay đổi về địa danh và các ghi chú trên bản đồ. 2.1.3. Một số yêu cầu khi chỉnh lý bản đồ địa chính + Yêu cầu của chỉnh lý bản đồ địa chính là phải chỉnh lý kịp thời và thường xuyên. 336
  11. + Tài liệu phục vụ cho chỉnh lý bao gồm: bản đồ gốc, bản đồ liên quan, các loại sổ mục kê, sổ địa chính, biểu thống kê đất đai. + Đối với các bản đồ đo vẽ từ lâu, công tác chỉnh lý không thường xuyên thì trước khi chỉnh lý phải kiểm tra đánh giá chất lượng tài liệu. Qua kiểm tra nếu thay đổi hình thể nhỏ hơn 30%, các điểm chi tiết không lệch quá 0,5mm trên bản đồ gốc hoặc không quá 1mm trên bản can thì mới được chỉnh lý. + Các dụng cụ dùng để đo và chỉnh lý gồm thước dây, Êke, thước đo độ, thước tỷ lệ, tẩy chì, bút mực đỏ. + Đường ranh giới mới của thửa đất được thể hiện trên bản đồ địa chính bằng màu đỏ; đường ranh giới cũ được chuyển thành lớp riêng trên bản đồ địa chính dạng số, được gạch bỏ bằng mực đỏ đối với nơi sử dụng bản đồ địa chính dạng giấy. + Việc chỉnh lý bản đồ địa chính phải thực hiện đồng bộ với việc chỉnh lý thông tin trong sổ mục kê đất đai và các tài liệu liên quan khác. 2.1.4. Yêu cầu về độ chính xác chỉnh lý bản đồ địa chính + Sai số vị trí của điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa chính dạng số so với vị trí của các điểm khống chế đo vẽ gần nhất không được vượt quá: a) 5 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200; b) 7 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500; c) 15 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000; d) 30 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000; đ) 150 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000; e) 300 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000. 2.2. Các phương pháp chỉnh lý bản đồ địa chính. 2.2.1. Phương pháp truyền thống 2.2.1.1. Chỉnh lý hình thể + Phương pháp đo đạc khi chỉnh lý bản đồ địa chính Khi đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính được phép thực hiện bằng các phương pháp đo đạc đơn giản như: giao hội cạnh, dóng thẳng hàng, đo bằng thước dây, chuyển vẽ từ bản đồ quy hoạch và sử dụng các điểm khởi tính gồm: các điểm toạ độ từ lưới khống chế đo vẽ, lưới điểm trạm đo cũ trở lên; các điểm góc thửa đất, góc công trình xây dựng chính có trên bản đồ và hiện còn tồn tại ở thực địa; độ chính xác chỉnh lý thực hiện theo quy định về độ chính xác của bản đồ địa chính. + Xác định điểm chi tiết 337
  12. Điểm chi tiết của các địa vật là những điểm đặc trưng cơ bản cho các địa vật được đo từ thực địa lên bản đồ. Ví dụ như các góc nhà, góc ruộng, các điểm ngã ba, ngã tư Hình 6 + Phương pháp giao hội cạnh (giao cung) Phương pháp giao hội cạnh còn được gọi là phương pháp giao cung, phương pháp này thường dùng để bổ sung một số điểm chi tiết hoặc đo vẽ trong khu dân cư (hình 6). Giả sử có ba điểm A, B, C ngoài thực địa đã được đưa lên bản vẽ cần bổ sung điểm D từ thực địa lên bản vẽ ta tiến hành như sau: Dùng thước dây đo khoảng cách ở thực địa từ A đến D; từ B đến D; từ C đến D. Trên bản vẽ căn cứ vào các điểm a, b, c lấy làm tâm quay các cung có bán kính lần lượt bằng khoảng cách AD; BD; CD đã thu theo tỷ lệ bản đồ. Ba cung cắt nhau tại một điểm trên bản vẽ đó là điểm d. Tương tự như vậy căn cứ từ ba điểm đã biết đo đến một điểm cần xác định, dựa vào tỷ lệ bản đồ quay các cung ta được điểm cần xác định lên bản vẽ. + Phương pháp đường thẳng hàng Hình 7 Phương pháp đường thẳng hàng áp dụng xác định những điểm chi tiết mới phát sinh mà cùng nằm trên một đường thẳng đã được đưa lên bản vẽ (hình 7). Giả sử có thửa đất ABCD ngoài thực địa đã được đưa lên bản vẽ là abcd, nay thửa đất đó được chia làm hai phần (hình 7a). Như vậy ngoài thực địa mới phát sinh hai điểm I, II. Điểm I nằm trên đoạn thẳng AB; điểm II nằm trên đoạn thẳng CD. Để đưa điểm I, II từ thực địa lên bản vẽ, tiến hành như sau: Dùng thước dây hoặc máy kinh vĩ đo khoảng cách từ A đến I; đo kiểm tra từ I đến B. Đo khoảng cách từ C đến II; đo kiểm tra từ II đến D. 338
  13. Trên bản vẽ lấy a làm tâm bấm một đoạn bằng AI đo được ở thực địa thu theo tỷ lệ bản đồ lên ab ở trên bản đồ; đo kiểm tra 1b trên bản đồ so với IB ngoài thực địa. Tương tự như vậy ta bấm được điểm 2 lên bản vẽ, nối 1 với 2 ta được thửa đất abcd thành hai thửa (hình 7b). 2.2.1.2. Chỉnh lý diện tích Một thửa đất sau khi có sự thay đổi về kích thước do các lý do thực tế, chúng ta phải đo đạc và tính lại diện tích thửa đất đó. Khi chỉnh lý thửa đất trên bản đồ giấy, chúng ta thu nhỏ các kích thước thực địa theo tỷ lệ bản đồ và dựng lại hình thửa đất trên giấy. Ví dụ chúng ta có thửa đất trồng rừng sản xuất có kích thước ban đầu như hình 8. Hình 8 Các kích thước các cạnh đo được ghi trên hình vẽ đo đến cm. Đo đường chéo DB của thửa đất dùng để dựng hình. Dùng phương pháp giao cung để dựng hình thửa đất trên bản đồ (1: 1000) sau khi đã có các kích thước đo ở thực địa như hình vẽ (hình 8). Diện tích ban đầu trên bản đồ 1: 1000 của thửa đất là: 883.3m2. Hình 9 339
  14. Sau khi qui hoạch lại đất, thửa đất có sự thay đổi kích thước (A/B/CD). Dùng thước dây vải đo lại kích thước các cạnh của thửa đất ngoài thực tế, đo đến cm. Các kích thước các cạnh đo được ghi trên hình vẽ đo đến cm. Đo đường chéo DB/ của thửa đất dùng để dựng hình. Dùng phương pháp giao cung để dựng hình thửa đất trên bản đồ (1: 1000) sau khi đã có các kích thước đo ở thực địa như hình vẽ (hình 9). Diện tích của thửa đất được tính lại trên bản đồ 1: 1000 là: 742.8m2(Hình 9). 2.2.1.3. Chỉnh lý kí hiệu Việc chỉnh lý kí hiệu được thực hiện khi có sự qui hoạch, chuyển mục đích sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thửa đất đã thay đổi mục đích sử dụng đất sẽ được ghi lại kí hiệu mới lên bản đồ thay cho kí hiệu cũ theo đúng bảng mã kí hiệu qui định phân loại đất đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường qui định (Thông tư 25 – 05/2014). Hình 10 Ví dụ: Thửa đất ABCD trong năm 2013 là đất chuyên trồng lúa nước, có diện tích là 742.8m2(Hình 10). Đến 06/2014 có sự thay đổi mục đích sử dụng đất đã được chính quyền huyện phê duyệt, thay đổi mục đích sử dụng đất từ chuyên trồng lúa nước sang đất ở tại nông thôn. Hình 11 Chúng ta giữ nguyên diện tích, thứ tự thửa đất trên bản đồ và thay đổi lại kí hiệu của thửa đất như Hình 11. 2.2.2. Phương pháp sử dụng công nghệ số 2.2.2.1. Chỉnh lý hình thể + Các công cụ thường sử dụng trong Microstation để chỉnh lý hình thể: 340
  15. Công cụ chính: Thanh Main Công cụ vẽ đường: Place SmartLine Công cụ vẽ đường tròn: Place Circle Công cụ chỉnh sửa đường, điểm: Modify 2.2.2.2. Trình tự chỉnh lý hình thể + Sử dụng số liệu đo đạc thực địa (đo chiều dài đến cm). + Nhập đúng số liệu đo thực địa vào phần mềm khi chỉnh lý bản đồ. + Chọn các điểm cố định không bị thay đổi vị trí của thửa đất làm căn cứ dựng hình. + Sử dụng các công cụ đã biết để dựng hình thửa đất đã thay đổi kích thước, tìm các điểm mới, kiểm tra việc dựng hình theo đúng số liệu mới đã có. Ví dụ: Thửa đất ban đầu có kích thước như hình 12 Hình 12 341
  16. Hình 13 Sau một thời gian thửa đất có sự thay đổi kích thước do cạnh AB ở gần đường giao thông nên có thay đổi vị trí sang A/ và B/. Tiến hành đo lại thửa đất ngoài thực địa. Dùng các dụng cụ Microstation để giao cung dựng hình lại thửa đất trên bản đồ căn cứ vào 2 điểm cố định C và D như hình vẽ 13. 2.2.2.3. Chỉnh lý diện tích + Các công cụ thường sử dụng trong Microstation để chỉnh lý diện tích: Công cụ Measure + Để tính diện tích thửa đất trên bản đồ số, chúng ta tiến hành nhập số liệu, vẽ hình thửa đất chạy Topology khi sử dụng chương trình Famis hoặc sử dụng công cụ tính diện tích trong Microstation để xác định lại diện tích thửa đất khi thửa đất có sự thay đổi về kích thước. + Ví dụ: Tính lại diện tích thửa đất ABCD sau khi Đường Đào Duy Từ được mở rộng: Hình 14. Hình 14 Các bước chỉnh lý: Dùng các dụng cụ căn chỉnh lại hình thể theo kích thước mới của thửa đất. 342
  17. Dùng công cụ tính diện tích để tính lại diện tích thửa đất. 2.2.2.4. Chỉnh lý kí hiệu + Công cụ thường sử dụng trong Microstation để chỉnh lý kí hiệu: Công cụ viết chữ, kí hiệu: + Để sửa kí hiệu thửa đất, trên bản đồ số chúng ta dùng các công cụ đã biết để chỉnh sửa kí hiệu loại đất của thửa đất đã thay đổi theo kí hiệu mới. + Ví dụ về chỉnh lý kí hiệu của thửa đất ABCD sau khi được chuyển đổi mục đích sử dụng: Hình 15. Hình 15 3. Một số tình huống trong chỉnh lý bản đồ địa chính 3.1. Chỉnh lý các biến động từ thực địa lên bản đồ + Mục đích Làm cho bản đồ phù hợp với thực tế sử dụng đất. Căn cứ vào các biến động kích thước, hình thể ở ngoài thực địa đã được chính quyền phê duyệt, chúng ta sẽ chuyển các biến động này từ thực địa lên bản đồ. Xác định lại kích thước, diện tích, loại đất trên bản đồ cho phù hợp với thực tế sử dụng đất. + Ví dụ: Tháng 05/2014 thửa đất trồng lúa ở bên đường Đào Duy Từ có kích thước thực địa (đo đến cm) như hình 16. Hình 16 343
  18. Theo qui hoạch của thị xã Bỉm Sơn, tháng 07/2014 đường Đào Duy Từ sẽ mở rộng ra và thửa đất sẽ bị thu hẹp kích thước như hình 17. Hình 17 + Chỉnh lý trên bản đồ như sau: Xác định kích thước ban đầu của thửa đất. Căn cứ vào sự thay đổi kích thước ở thực địa theo qui hoạch, chúng ta chuyển các thay đổi này lên bản đồ 1: 1000. Xem các hình 18, hình 19. Hình 18 + Các bước thực hiện: Trên bản đồ 1: 1000, dùng các công cụ chỉnh lý lại hình thể thửa đất. Dùng các công cụ tính diện tích để tính lại diện tích mới của thửa đất. Hình 19 3.2. Chuyển các thiết kế từ bản đồ ra thực địa + Mục đích 344
  19. Căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt của chính quyền các cấp. Chúng ta tiến hành kiểm tra, đo đạc, thiết kế chia đất trên bản đồ. Sau khi vẽ thiết kế trên bản đồ chúng ta xác định các kích thước tương ứng ở ngoài thực địa cần bố trí. Cụ thể là các điểm mốc cần xác định để đóng cọc chia đất ngoài thực địa. Khi bố trí xong cần đo đạc, kiểm tra lại phải đúng với bản thiết kế. + Ví dụ: Ông Trần Văn Bình có thửa đất ở cạnh đường Đào Duy Từ, có diện tích như hình 20 trên bản đồ 1: 1000. Hình 20 Hiện nay ông Trần Văn Bình đã cao tuổi, ông đã làm văn bản chia mảnh đất này cho hai con trai là Trần Văn Biên và Trần Văn Bằng với diện diện tích hai phần đất gần bằng nhau. Dựa vào bản đồ 1: 1000, cán bộ địa chính khu vực đã chia thửa đất gốc của ông Trần Văn Bình ra hai thửa đất cho các ông Trần Văn Biên và Trần Văn Bằng với diện diện tích như hình 21. Hình 21 + Các bước thực hiện: Trên bản đồ 1: 1000, dùng các công cụ chỉnh lý lại hình thể thửa đất. Dùng các công cụ tính diện tích để tính lại diện tích mới của từng thửa đất. Tổng diện tích hai thửa đất mới phải bằng diện tích của thửa đất gốc hoặc chệnh nằm trong sai số cho phép. + Chuyển ra thực địa: 345
  20. Căn cứ vào kích thước đã xác định trên bản đồ 1: 1000, ngoài thực địa, chúng ta cần xác định được các điểm mốc E và F. Dùng thước dây vải hoặc thước thép, theo phương pháp đường thẳng hàng, dựa vào cạnh AB, xác định và đóng cọc tại E. Tương tự, dựa vào cạnh CD, xác định và đóng cọc tại F. Như vậy chúng ta đã tách được hai thửa đất AEFD và EBCF từ thửa đất gốc ABCD theo thiết kế trên bản đồ (hình 22). Hình 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quy phạm đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2. Kí hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 3. Thông tư 25/TT-BTNMT tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 4. Nguyễn Trọng San. Đo đạc địa chính. Hà nội 2005. 5. Nguyễn Trọng San, Đào Quang Hiếu, Đinh Công Hòa. Trắc địa cơ sở. Nhà xuất bản Xây dựng. 2002. 346