Quản lý dự án xây dựng - Cạnh tranh và giá trong xây dựng

ppt 29 trang vanle 4250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quản lý dự án xây dựng - Cạnh tranh và giá trong xây dựng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptquan_ly_du_an_xay_dung_canh_tranh_va_gia_trong_xay_dung.ppt

Nội dung text: Quản lý dự án xây dựng - Cạnh tranh và giá trong xây dựng

  1. Cạnh tranh và giá trong xây dựng Phần GV: Lê Hoài Long 1
  2. Thị trường xây dựng ⚫ Đối với ngành xây dựng trong thực tế có một số đặc điểm khác biệt với mô hình của thị trường cạnh tranh: ⚫ Thị trường ngành xây dựng bị phân khúc một cách mạnh mẽ ⚫ Sản phẩm ngành xây dựng không thể nào đồng dạng mà thay đổi rất lớn về kích thước, về chất lượng, vật liệu ⚫ Nhiều hợp đồng xây dựng rất phức tạp nên rất ít công ty có thể thỏa mãn được yêu cầu để tham gia. GV: Lê Hoài Long 2
  3. Thị trường xây dựng ⚫ Khách hàng thường không có đủ thông tin về thị trường xây dựng. ⚫ Khi mà sản phẩm có tính đơn lẻ và đặc trưng thì cách duy nhất để đạt được sự cạnh tranh trực tiếp đó là đấu thầu. ⚫ Có 2 loại là đấu thầu tự do và đấu thầu hạn chế. GV: Lê Hoài Long 3
  4. Định giá thông qua đấu thầu ⚫ Trong đấu thầu tự do, yêu cầu của khách hàng về công trình được quảng cáo hay công bố rộng rãi và tất cả các nhà thầu quan tâm đều được mời tham gia. ⚫ Khi tất cả yêu cầu thiết kế kỹ thuật đã được chỉ rõ, các nhà thầu lúc này chỉ được đánh giá đơn thuần thông qua giá thầu và các đặc điểm thiết kế kỹ thuật không được xem xét. GV: Lê Hoài Long 4
  5. Định giá thông qua đấu thầu ⚫ Đấu thầu tự do này rất gần với cạnh tranh hoàn hảo ⚫ Khách hàng có thể so sánh giá các công việc và cảm thấy yên tâm với giá trị đồng tiền mà mình bỏ ra. GV: Lê Hoài Long 5
  6. Định giá thông qua đấu thầu ⚫ Tuy nhiên không có gì đảm bảo rằng các nhà thầu tham gia cạnh tranh một cách công bằng và hết mình. ⚫ Quá trình đấu thầu cũng khá tốn tiền bạc nhưng phần lớn nhà thầu tham gia sẽ thất bại. ⚫ Chi phí chuẩn bị hồ sơ cao GV: Lê Hoài Long 6
  7. Định giá thông qua đấu thầu ⚫ Đấu thầu hạn chế phần nào tránh được những vấn đề trên trong khi vẫn giữ được tính cạnh tranh. ⚫ Vấn đề về chất lượng đã được kiểm soát tốt hơn ⚫ Giảm được chi phí chuẩn bị số lượng hồ sơ thiết kế kỹ thuật GV: Lê Hoài Long 7
  8. Định giá thông qua đấu thầu ⚫ Đấu thầu hạn chế đó là phải lựa chọn một danh sách các nhà thầu đã được kiểm tra năng lực và phải giới hạn số lượng. ⚫ Danh sách các nhà thầu phải được xem xét đánh giá lại thường xuyên và loại bỏ ngay những nhà thầu không thể đảm bảo chất lượng. ⚫ Các nhà thầu phải cạnh tranh nhau về chất lượng, về uy tín trước khi được mời vào tham gia đấu thầu - lúc này giá cả mới được xem xét. ⚫ Có một nguy cơ đó là các nhà thầu có thể liên kết với nhau để kiềm giữ và đẩy giá thầu lên cao. GV: Lê Hoài Long 8
  9. Các phương pháp thực hiện ⚫ Thiết kế - đấu thầu – xây dựng: Đấu thầu mục đích là để đảm bảo đạt được một giá có tính cạnh tranh cao nhưng nó cũng tách biệt chi phí giữa thiết kế và thi công công trình. Thiết kế phải hoàn tất trước khi tiến hành đấu thầu. ⚫ Thiết kế - thi công: Việc tách rời thiết kế và thi công sẽ được bỏ qua nếu nhà thầu được cho phép cung cấp dịch vụ trọn gói cho một giá duy nhất. ⚫ Quản lý xây dựng: nhà thầu (quản lý xây dựng) đồng ý quản lý hợp đồng với một giá cố định và trở thành nhà cố vấn chuyên nghiệp cho chủ đầu tư GV: Lê Hoài Long 9
  10. Các phương pháp thực hiện ⚫ Thiết kế - đấu thầu – xây dựng: ⚫ Trong trường hợp đặc biệt chỉ có một đơn vị phù hợp chủ đầu tư có thể yêu cầu ký hợp đồng thương thảo. ⚫ Nếu có nhiều hơn một đơn vị có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của công trình và thể hiện sự quan tâm thì tất cả sẽ được cung cấp bảng chi tiết thiết kế thi công để họ có thể định giá. ⚫ Sự lựa chọn nhà thầu có thể dựa trên đấu thầu 2 giai đoạn với sự kết hợp một số các tiêu chí lựa chọn chứ không chỉ đơn thuần là giá thấp nhất GV: Lê Hoài Long 10
  11. Các phương pháp thực hiện Chủ đầu tư Trả thiết kế Kí hợp đồng và trả phí tiền theo hợp đồng Ký hợp Thi công đồng thiết đúng hợp kế đồng Thiết kế Thầu thi công Quan hệ phi hợp đồng Quan hệ thiết kế - đấu thầu – thi công GV: Lê Hoài Long 11
  12. Các phương pháp thực hiện ⚫ Thiết kế – thi công: ⚫ Trường hợp này thường được áp dụng khi việc lựa chọn thiết kế bị giới hạn. ⚫ Điều thuận tiện của phương án này là tiết kiệm thời gian và giá cả được biết trước ngay từ đầu. ⚫ Với nhà thầu, hợp đồng thiết kế-thi công cho phép họ làm việc với khả năng của họ. ⚫ Cạnh tranh ở đây không chỉ dựa trên giá mà bao gồm cả thiết kế và phương pháp kỹ thuật thi công. GV: Lê Hoài Long 12
  13. Các phương pháp thực hiện Ch đâu tư Trả toàn bộ Cung cấp chi phí công trình theo hợp đồng Đơn vị thầu thiết kế - thi công Thiết kế Thi công Quan hệ thiết kế – thi công GV: Lê Hoài Long 13
  14. Các phương pháp thực hiện ⚫ Quản lý xây dựng: ⚫ Dự án xây dựng không còn là cơ hội kiếm lời trên chi phí chủ đầu tư bỏ ra dựa trên sự thương thảo hợp đồng thi công. Nhà thầu vẫn thay mặt chủ đầu tư trong thương thảo với các thầu phụ nhưng không sở hữu tài nguyên để thi công công trình cho chủ đầu tư. ⚫ Các nhà thầu phụ lúc này làm thuê cho nhà thầu quản lý hoặc kí hợp đồng với chủ đầu tư nhưng vẫn chịu sự quản lý của đơn vị quản lý xây dựng chuyên nghiệp. ⚫ Đặc điểm cốt yếu nhất mà nhà thầu phải thực hiện đó là “lập kế hoạch tổng quát, điều khiển và phối hợp để thực hiện dự án từ giai đoạn ban đầu đến khi kết thúc dự án và hướng đến việc thỏa mãn các yêu cầu của chủ đầu tư, bảo đảm hoàn thành dự án đúng thời gian và ngân sách, và phải đảm bảo chất lượng. “ GV: Lê Hoài Long 14
  15. Các phương pháp thực hiện ⚫ Quản lý xây dựng: ⚫ Cho phép tiết kiệm đáng kể thời gian, nhất là bởi vì công trường có thể khởi công trước khi thiết kế hoàn tất. ⚫ Mặc dù nhà thầu không chịu trách nhiệm thiết kế nhưng họ vẫn kiểm soát được quá trình thiết kế ngay từ khi dự án bắt đầu. ⚫ Có thể áp dụng một kỹ thuật mới có tên là fast- track đó là rút ngắn thời gian dự án thông qua việc lồng các giai đoạn thiết kế và thi công lại với nhau GV: Lê Hoài Long 15
  16. Các phương pháp thực hiện Chủ đầu tư Trả thiết kế Kí hợp phí Trả phí đồng và trả Tư vấn quản lý tiền theo Quản lý xây hợp đồng thiết dựng– thiết thi công Thi kế kế , thi công đúng công Quản lý xây hợp đúng dựng đồng hợp đồng Kiểm tra, Kiểm tra, giám sát giám sát thiết kế Đơn vị thi công Quan hệ Quản lý xây dựng GV: Lê Hoài Long 16
  17. Lựa chọn hình thức thầu ⚫ Tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của hợp đồng ⚫ Tùy thuộc vào ưu tiên của chủ đầu tư với dự án ⚫ Chủ đầu tư đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành xây dựng hay không? GV: Lê Hoài Long 17
  18. Đấu thầu ở Việt Nam ⚫ Công tác đấu thầu ở Việt Nam được quy định bởi Luật Đấu Thầu, Luật Xây dựng và Luật Sửa đổi của Luật Đấu Thầu và Luật Xây dựng, và Nghị Định 85/2009/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đấu Thầu và Luật Sửa Đổi. Phạm vi điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật này là các dự án có vốn nhà nước từ 30% trở lên. ⚫ Đối với các dự án sử dụng vốn tư nhân sẽ được điều chỉnh bởi Luật Xây dựng. GV: Lê Hoài Long 18
  19. Đấu thầu ở Việt Nam Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng ⚫ Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng được thực hiện đối với các công việc, nhóm công việc hoặc toàn bộ công việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát và các hoạt động xây dựng khác. ⚫ Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có thể giao một phần công việc của hợp đồng cho thầu phụ. ⚫ Thầu phụ không được giao toàn bộ hoặc phần việc chính theo hợp đồng cho các nhà thầu khác. GV: Lê Hoài Long 19
  20. Đấu thầu ở Việt Nam Yêu cầu lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng ⚫ Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư xây dựng công trình có quyền quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu bảo đảm những yêu cầu sau đây: ⚫ Đáp ứng được hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình; ⚫ Chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý; ⚫ Khách quan, công khai, công bằng, minh bạch; GV: Lê Hoài Long 20
  21. Đấu thầu ở Việt Nam Các hình thức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng ⚫ Tuỳ theo quy mô, tính chất, nguồn vốn xây dựng công trình, người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư xây dựng công trình lựa chọn nhà thầu theo các hình thức sau đây: ⚫ Đấu thầu rộng rãi ⚫ Đấu thầu hạn chế ⚫ Chỉ định thầu GV: Lê Hoài Long 21
  22. Đấu thầu ở Việt Nam Các hình thức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng ⚫ Đấu thầu rộng rãi ⚫ Đấu thầu rộng rãi được thực hiện để lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình và không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Bên mời thầu phải thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng về điều kiện, thời gian nộp hồ sơ dự thầu. Bên mời thầu phải chịu trách nhiệm công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng kết quả xét thầu, giá trúng thầu. ⚫ Bên dự thầu chỉ được tham dự khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp với loại, cấp công trình theo điều kiện thông báo của bên mời thầu. GV: Lê Hoài Long 22
  23. Đấu thầu ở Việt Nam Các hình thức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng ⚫ Đấu thầu hạn chế ⚫ Đấu thầu hạn chế được thực hiện để lựa chọn nhà thầu tư vấn xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng công trình đối với công trình xây dựng có yêu cầu kỹ thuật cao và chỉ có một số nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng được mời tham gia dự thầu. ⚫ Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, công trình sử dụng vốn nhà nước thì không cho phép 2 doanh nghiệp trở lên thuộc cùng một tổng công ty, tổng công ty với công ty thành viên, công ty mẹ và công ty con, doanh nghiệp liên doanh với một bên góp vốn trong liên doanh cùng tham gia đấu thầu trong một gói thầu. GV: Lê Hoài Long 23
  24. Đấu thầu ở Việt Nam Các hình thức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng ⚫ Chỉ định thầu; ⚫ Người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư xây dựng công trình được quyền chỉ định trực tiếp một tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng để thực hiện công việc, công trình với giá hợp lý. ⚫ Người có thẩm quyền chỉ định thầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng. GV: Lê Hoài Long 24
  25. Đấu thầu ở Việt Nam Bên mời thầu có các quyền sau đây: ⚫ Yêu cầu các bên dự thầu cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho việc lựa chọn nhà thầu; ⚫ Lựa chọn nhà thầu trúng thầu hoặc huỷ bỏ kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; ⚫ Các quyền khác theo quy định của pháp luật. GV: Lê Hoài Long 25
  26. Đấu thầu ở Việt Nam Bên mời thầu có các nghĩa vụ sau đây: ⚫ Lập hồ sơ mời thầu, kế hoạch đấu thầu phù hợp với nội dung của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt; ⚫ Kiểm tra việc kê khai năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng và tình trạng tài chính của bên dự thầu được lựa chọn; ⚫ Đáp ứng đầy đủ, kịp thời nguồn vốn để thực hiện công việc theo tiến độ; ⚫ Thông báo những yêu cầu cần thiết cho các bên dự thầu và thực hiện đúng các nội dung đã thông báo; GV: Lê Hoài Long 26
  27. Đấu thầu ở Việt Nam Bên mời thầu có các nghĩa vụ sau đây: ⚫ Công bố công khai đơn vị trúng thầu và giá trúng thầu đối với các công trình xây dựng thuộc nguồn vốn nhà nước sau khi có kết quả lựa chọn nhà thầu; ⚫ Mua bảo hiểm công trình; ⚫ Bồi thường thiệt hại cho các nhà thầu tham gia dự thầu trong trường hợp do lỗi của mình gây ra; ⚫ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi dàn xếp thầu, mua, bán thầu, tiết lộ thông tin khi xét thầu hoặc thông đồng với nhà thầu và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đấu thầu; GV: Lê Hoài Long 27
  28. Đấu thầu ở Việt Nam Bên dự thầu có các quyền sau đây: ⚫ Tham gia dự thầu độc lập hoặc liên danh với các nhà thầu khác để dự thầu; ⚫ Yêu cầu cung cấp thông tin, khảo sát hiện trường để lập hồ sơ dự thầu; ⚫ Khiếu nại, tố cáo khi phát hiện các hành vi vi phạm các quy định về lựa chọn nhà thầu; ⚫ Các quyền khác theo quy định của pháp luật. GV: Lê Hoài Long 28
  29. Đấu thầu ở Việt Nam Bên dự thầu có các nghĩa vụ sau đây: ⚫ Lập hồ sơ dự thầu trung thực, chính xác, bảo đảm các yêu cầu của hồ sơ mời thầu; ⚫ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm như trong yêu cầu đối với công tác đấu thầu. ⚫ Bồi thường thiệt hại do các hành vi vi phạm của mình gây ra dẫn đến kéo dài đấu thầu hoặc đấu thầu lại; ⚫ Thực hiện bảo lãnh dự thầu theo quy định; ⚫ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. GV: Lê Hoài Long 29