Nước Đức hướng tới nền kinh tế xanh

pdf 13 trang vanle 2520
Bạn đang xem tài liệu "Nước Đức hướng tới nền kinh tế xanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnuoc_duc_huong_toi_nen_kinh_te_xanh.pdf

Nội dung text: Nước Đức hướng tới nền kinh tế xanh

  1. NƯỚC ĐỨC HƯỚNG TỚI NỀN KINH TẾ XANH
  2. I. Sự cần thiết phải tiến tới nền kinh tế xanh Những tiến bộ của thế kỷ 20 dù có lớn lao đến đâu, cũng không ngăn được thế kỷ 21 đặt ra những thách thức với tầm vóc hết sức to lớn không thua kém gì so với thế kỷ trước. Khi dân số thế giới tăng lên và những nhu cầu, đòi hỏi của người dân không ngừng mở rộng, thì vấn đề duy trì sự tiến bộ tiếp theo của nền văn minh, đồng thời vẫn phải cải thiện chất lượng cuộc sống, càng trở nên cấp bách. Nổi bật nhất trong số những thách thức mà nhân loại phải ứng phó là làm sao đảm bảo được bản thân tương lai của mình. Trái đất là một hành tinh có những nguồn tài nguyên hữu hạn và dân số gia tăng hiện nay đang tiêu thụ với tốc độ vượt quá khả năng phục hồi của nó. Đã có rất nhiều cảnh báo đưa ra nhấn mạnh đến nhu cầu phải phát triển những nguồn năng lượng mới, đồng thời phòng ngừa hoặc chặn đứng tình trạng suy thoái môi trường. Công nghệ để đáp ứng cả 2 nhu cầu trên chính là công nghệ sạch (CNS), được định nghĩa là những công nghệ giúp sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và không gây hại cho môi trường. CNS sẽ bao gồm các công nghệ năng lượng tái tạo (NLTT) như điện mặt trời, điện gió (phong điện), nhiên liệu sinh học , công nghệ nâng cao hiệu năng, công nghệ lưu trữ năng lượng, ô tô điện, vật liệu nano, sinh học tổng hợp CNS sẽ là đối thủ của cuộc cách mạng công nghiệp và mọi phát triển công nghệ lớn sẽ hình thành nên cuộc cách mạng công nghệ mới, một báo cáo của công ty phân tích tài chính Merrill Lynch nhận định. “Những cuộc cách mạng công nghệ như vậy chỉ xảy ra khoảng 50 năm một lần và có thể đem lại một "Kỷ nguyên vàng", dựa vào những năng lực biến đổi mạnh mẽ của công nghệ mới và nhân loại hiện đang chuẩn bị đón nhận một cuộc biến đổi lớn sắp đến”, nhà chiến lược về CNS, Steven Milunovich của Merrill Lynch nói. Kết quả sẽ là những cơ hội đầu tư lớn, dài hạn, mở ra vào giai đoạn bắt đầu từ 2010-2011, khi tác động tiềm năng của những thay đổi này phát huy đầy đủ những thị trường và cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay dịu bớt. Báo cáo cũng tiên đoán về một thế giới, trong đó năng lượng không cần phải bảo tồn, mà ngược lại, có thừa thãi để tiêu thụ cho những mục tiêu cần thiết, một thế giới, trong đó nền sản xuất điện không phải là những đơn khối tích hợp như hiện nay, mà được phi tập trung hóa ở những người sử dụng. Đó sẽ là một thế giới, trong đó ô tô chạy điện sẽ chiếm chủ yếu trên các tuyến đường giao thông, những tấm pin mặt trời sẽ cấp điện cho nhà ở và trong đó, những khách sạn và công sở sẽ sử dụng "tủ tiện ích" để được cung cấp điện, nhiệt, nước nóng và làm mát tại chỗ nhờ nhiệt thải thu hồi. Đó sẽ là một thế giới, trong đó những "vi lưới điện" hoặc những cụm máy phát nhỏ tại chỗ phục vụ cho các tòa nhà, khu công nghiệp và các gia đình để giảm bớt gánh nặng cho các đường dây tải điện đang già cỗi. Thomas Friedman - nhà báo được tặng giải thưởng Pulitzer, là người phụ trách chuyên mục trên tờ New York Times và là tác giả 2 cuốn sách bán rất chạy trước đây, “Thế giới phẳng” và “Chiếc Lexus và cây ôliu” đã đưa ra trả lời qua cuốn sách mới nhất của ông “Thế giới nóng, phẳng, chật và vì sao chúng ta cần đến cuộc cách mạng xanh và
  3. vì sao cuộc cách mạng đó sẽ đổi mới nước Mỹ” (“Hot, Flat, and Crowded: Why We Need a Green Revolution-and How It Can Renew America”, New York, 2008): Cuộc cách mạng xanh giải quyết vấn đề làm thế nào chúng ta sản xuất ra điện năng được dồi dào, rẻ, sạch, đáng tin cậy và là đáp án cho những vấn nạn lớn mà chúng ta đang phải đối mặt trên thế giới ngày nay. 5 vấn nạn lớn đó đều có liên quan với nhau, bao gồm: (1) Nguồn cung ứng và nhu cầu của tài nguyên và năng lượng; (2) Sự độc tài về dầu mỏ; (3) Sự thay đổi của khí hậu; (4) Sự mất cân bằng sinh thái; (5) Sự cạn kiệt của năng lượng. Tất cả 5 vấn nạn ấy đều có chung một lời giải, đó là cần phải tiến tới sản xuất được điện năng dồi dào, rẻ, sạch, tin cậy. Việc tìm kiếm và khám phá ra những công nghệ để nhận được nguồn điện năng đó đang dẫn tới nền kỹ nghệ toàn cầu to lớn kế tiếp. Và quốc gia nào phát động một cuộc cách mạng đứng đầu nền kỹ nghệ đó sẽ trở thành một quốc gia có mức sống được cải thiện, niềm kính trọng của thế giới đối với quốc gia ấy sẽ được gia tăng, sự đổi mới của quốc gia ấy sẽ nhanh và tốt hơn, an ninh quốc gia ấy sẽ được gia tăng tốt hơn. Kể từ khi di n ra cuộc cách mạng công nghiệp và chủ nghĩa tư bản hiện đại nổi lên, nền kinh tế thế giới luôn dựa vào hệ thống nhiên liệu bẩn. Hệ thống nhiên liệu bẩn có ba thành tố chính: thứ nhất là nhiên liệu hóa thạch bẩn, rẻ và dồi dào; thứ hai là việc sử dụng hoang phí nhiên liệu đó trong nhiều năm như thể chúng không bao giờ cạn kiệt; thứ ba là việc khai thác bừa bãi tài nguyên thiên nhiên khác - không khí, nước, đất, sông ngòi, rừng và hải sản - như thể chúng có trữ lượng vô hạn. Khi hệ thống này hoạt động, nó xem ra rất hiệu quả, đó là hệ thống đã gắn bó sâu sắc với cuộc sống. Nhưng chúng ta không thể đi tiếp với hệ thống nhiên liệu bẩn đó nữa. Những hậu quả về năng lượng, khí hậu, đa dạng sinh học, địa chính trị và nghèo năng lượng sẽ làm suy giảm chất lượng cuộc sống của mọi cá nhân trên hành tinh này và cuối cùng sẽ đẩy chính sự sống trên Trái đất vào tình thế hiểm nghèo. Không may cho đến hiện tại, chúng ta chỉ tìm cách giải quyết những vấn đề mà từng thành tố của hệ thống nhiên liệu bẩn gây ra, mỗi lần lại phải xử lý một vấn đề thay vì thiết lập một hệ thống mới thay thế hệ thống cũ. Kết quả là khi chúng ta cố giải quyết một vấn đề thì lại gây ra hoặc làm trầm trọng thêm một vấn đề khác. Chúng ta cần xây dựng hệ thống mới. Giờ đây, thách thức của từng quốc gia và của cả nền văn minh là phải xây dựng được một hệ thống năng lượng sạch để có thể làm được điều đã nói trên: cho phép những người bình thường có thể làm được những điều phi thường. Xây dựng hệ thống đó bao gồm tạo ra điện sạch, liên tục cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng và tài nguyên và tăng cường bảo vệ môi trường. Đây là thách thức lớn nhất của chúng ta vì chỉ với hệ thống đó, toàn bộ nền kinh tế thế giới mới có thể tăng trưởng, không chỉ chấm dứt được tình trạng làm trầm trọng hơn, mà đồng thời còn hạn
  4. chế được sự mất cân bằng cung cầu năng lượng, vai trò thống trị của dầu mỏ, biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và nghèo năng lượng. Hiện nay trên thế giới, người ta đã có những bước tiến rất quan trọng trong việc tạo ra năng lượng sạch từ các máy phong điện và pin mặt trời. Đi đầu trong công nghệ này là Hà Lan, sau đó lan sang Đức và Bỉ. Nay Anh quốc và hàng loạt nước Bắc Âu cũng đang hướng theo công nghệ này và các nhà máy điện chạy bằng nhiệt cũng như hạt nhân đã và đang bị phá bỏ, giúp cho đất nước họ an toàn với thiên tai như động đất, chiến tranh cũng như mọi rủi ro khác, lại giữ gìn sạch cho môi trường. Người ta tính toán nếu xây dựng 150 hay tổ hợp gồm 3500 tấm pin mặt trời thì sẽ được công suất bằng một nhà máy điện nguyên tử quy mô trung bình hiện nay, với giá thành rẻ hơn rất nhiều. Dưới các cột phong điện người ta vẫn có thể canh tác trồng trọt được hay làm đồng cỏ nuôi cừu hay bò, còn trên các bờ tường hay mái nhà họ lắp các pin mặt trời cung cấp cho các khu nhà thậm chí cho cả một khu phố, một thành phố. Tại Hà Lan, Chính phủ đã khuyến khích các nhà doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ này và được mi n thuế nên nay cả nước sử dụng 60 nguồn năng lượng này mà họ gọi là năng lượng xanh. Trong những năm tới đây họ sẽ mở rộng năng lượng điện pin mặt trời để lấp chỗ cho 40 % số lượng điện còn lại. Mặc dù dưới lòng đất của quốc gia này rất dồi dào khí đốt và than nâu nhưng họ đã cấm khai thác than hơn 30 năm nay, còn Gas họ chỉ khai thác đủ dùng cho đốt sưởi và một phần xuất khẩu sang các nước Bắc Âu. II. Đức - phát triển NLTT để vươn tới nền kinh tế xanh Đức à một nước công nghiệp phát triển, tổng điện lượng sử dụng ở nước Đức rất cao, lên tới 639,1 tỷ MWh trong năm 2008. Về mức điện năng tiêu thụ tính trên đầu người, Đức chỉ đứng sau Mỹ và cùng thứ hạng các nước công nghiệp hàng đầu thế giới, vượt xa nhiều nước châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh. Nước Đức nằm trong số những nước đi tiên phong trong phát triển các công nghệ năng lượng, tự sản xuất và xuất khẩu thiết bị cho hầu hết các loại nhà máy điện và có vai trò chi phối thị trường quốc tế trong lĩnh vực này. Cơ cấu điện năng của Đức năm 2008 như sau: Nhiệt điện bằng than, khí chiếm hơn một nửa tổng sản lượng điện (56,6 ). Điện hạt nhân chiến gần ¼ (23,3%). Phong điện đạt 6,3%. Sản lượng điện được tạo ra từ các nguồn khác chiếm phần còn lại là 9,6 (trong đó điện mặt trời khoảng 1%). Với cơ cấu điện năng toàn diện như trên, Đức trở thành nhà cung cấp lớn công nghệ và thiết bị điện năng đa dạng, nhiều chủng loại cho nhiều nước trên thế giới. Riêng Việt Nam, trong nhiều năm qua, đã nhập nhiều thiết bị, công nghệ sản xuất điện từ CHLB Đức, trừ điện hạt nhân. Gần đây, Đức xuất khẩu sang nước ta nhiều thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, ngay trong năm 2009 đã triển khai dự án nhà máy phong điện “Made in Germany” ở Tuy Phong, Bình Thuận với công suất tổng cộng là 120 MW. Năm 2008, trong khi người dân Mỹ đang bàn cãi rằng liệu năng lượng tái tạo (NLTT) có là một huy n tưởng hay không, thì nước Đức đã sản xuất được 14,2% sản
  5. lượng điện từ các nguồn NLTT. Hiện Đức đã dẫn đầu trong cuộc chạy đua vươn tới những công nghệ sản xuất năng lượng sạch và công nghệ thân thiện với môi trường- Đức có thể trở thành tâm điểm của cuộc cách mạng công nghiệp mới, với sự khai thác và ứng dụng mạnh mẽ những nguồn điện năng sạch, rẻ và bền vững. Chính phủ và người dân ở Đức đã có vai trò rất lớn trong việc giúp những công ty, chẳng hạn như Enercon- nhà chế tạo máy phát phong điện lớn thứ 3 thế giới và Q-Cells- nhà chế tạo pin mặt trời (PMT) lớn nhất thế giới, những thành quả của các nhà máy này có nghĩa to lớn cho quốc gia và thế giới. Quy mô của ngành NLTT ở Đức sẽ lớn hơn công nghiệp chế tạo ô-tô Vào thời điểm, khi các quốc gia đã bắt đầu tích cực lắp đặt những trạm phong điện, thì tổng công suất các trạm phong điện ở Đức đã đạt 23.900 MW, trở thành nước có công suất phong điện tính theo đầu người lớn nhất thế giới. Đức cũng đã lắp đặt các tấm PMT trên khắp đất nước, với công suất tổng cộng lên tới 3.830 MW, trở thành nước dẫn đầu về điện mặt trời, cho dù là quốc gia có khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều. Ngành NLTT hiện đã cung cấp khoảng 170.000 việc làm cho nền kinh tế Đức. Một số nhà phân tích dự báo tới năm 2020, CNS thậm chí sẽ là một ngành còn lớn hơn, xét ở phạm vi toàn cầu, đó sẽ là một ngành công nghiệp sánh ngang hoặc vượt ngành CNTT về tầm quan trọng lịch sử. Những sản phẩm hiện đã đủ sức để những cơ sở đã được lắp đặt những tấm PMT và những trạm phong điện tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng, những tiến bộ công nghệ xem ra có khả năng sẽ giúp đẩy nhanh hơn nữa quá trình này. Ví dụ, hãng Wurth Solar ở Marbech hiện đang nghiên cứu những PMT màng mỏng có khả năng biến đổi hơn 12 nguồn ánh sáng mặt trời thu nhận thành điện, một công nghệ có thể chứng tỏ là sẽ d dàng hơn và rẻ hơn để chế tạo hàng loạt so với những PMT truyền thống. Các nhà nghiên cứu CNNN ở Viện Hệ thống mặt trời Fraunhofer đã sáng chế ra một loại PMT mới, tuy có hiệu năng thấp hơn nhiều, nhưng chỉ đơn giản là một lớp chấp nhận và nếu được kết hợp với một số hạt nano thì tạo ra dòng điện từ ánh sáng mặt trời. Thị trường trong nước có thể chỉ mới ở giai đoạn khởi đầu. EU đã đặt mục tiêu tới năm 2020 sẽ tăng sản lượng điện từ các nguồn tái tạo lên 20%. Bản thân điện mặt trời có lẽ chỉ 3-4 năm nữa sẽ có giá thực sự cạnh tranh với các dạng năng lượng khác. Theo nhà phân tích Piper Jaffray, khi điện mặt trời có đủ sức cạnh tranh với điện thông thường, thì “nhu cầu sẽ tăng lên vô hạn”. Những nguyên nhân khiến Đức quan tâm phát triển CNS Mặc dù nước Đức đã được công nghiệp hoá cao độ, nhưng 85 đất nước vẫn là rừng hoặc nông trại, người dân Đức từ lâu đã chăm lo đến môi trường. Sự dẫn đầu của đất nước về các công nghệ thân thiện sinh thái đã bắt nguồn từ những đạo luật cứng rắn đối với ô nhi m không khí và nước, được ban hành vào thập kỷ 70, đã khuyến khích phát
  6. triển những hệ thống xử lý tiên tiến và những giải pháp “cuối đường ống”, theo Klaus Rennings, nghiên cứu viên cao cấp về kinh tế học tài nguyên và quản l môi trường thuộc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế châu Âu ở Mannhein. Gần đây hơn, một số người cho rằng sở dĩ ở Đức có sự gia tăng mối quan tâm nhiều đến môi trường là bắt nguồn từ sự kiện xảy ra ở Chernobyl, Ukraina, năm 1986. Thảm hoạ này đã có ảnh hưởng rộng lớn đến ý thức môi trường của người Đức. Tuy những ảnh hưởng sức khỏe trực tiếp của sự cố Chernobyl gây ra cho châu Âu chỉ ở mức tối thiểu, nhưng đã làm nhiều người Đức cảm thấy môi trường không chỉ là một điều kiện nhất thời, mà có tầm quan trọng. Môi trường sạch đã không đơn thuần là vấn đề thẩm mỹ: nhiều người Đức bắt đầu cảm nhận nếu cho phép môi trường tiếp tục suy thoái, thì có thể dẫn tới những hậu quả ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và an toàn của bản thân họ. Ví dụ, cả những công ty lớn, chẳng hạn như Siemens và những liên đoàn ở Đức đều ủng hộ mạnh mẽ các biện pháp thúc đẩy NLTT và bảo tồn, theo Giáo sư Mauro Guillen ở Viện Quản lý Whanton. Đảng Xanh của Đức đã được hưởng lợi từ sự quan tâm gia tăng này và giành được sự ủng hộ của các cử tri. Giai đoạn 1998-2005, Đảng đã chia sẻ quyền lực ở cấp liên bang với Đảng Dân chủ Xã hội trong cái gọi là liên minh đỏ/xanh. Với mục tiêu mới của mình, Đảng Xanh đã thúc đẩy thông qua những thay đổi lớn tới các chính sách năng lượng và tái chế của Chính phủ. Họ đã vận động để thành lập một số biện pháp khuyến khích nhằm phát triển công nghiệp thân thiện môi trường và năng lượng thay thế. Ngày nay, nhiều công ty này đã trưởng thành. Một số nhà hoạch định chính sách của các nước đang nghiên cứu cách thức mà những chỉ thị của Chính phủ Đức được thi hành để tìm ra một số kinh nghiệm nhằm kích hoạt lĩnh vực CNS ở đất nước mình. “Nhiều công ty đã cam kết mạnh mẽ để phát triển các nguồn năng lượng thay thế”, Jerry Wind, Giáo sư về marketing ở Warton đồng tình. “Các công ty tiêu thụ năng lượng lớn khác cũng có cam kết tương tự. Chỉ riêng Berlin đã có hơn 30 viện nghiên cứu và 1000 công ty chuyên về sản xuất năng lượng thay thế hoặc CNS. Theo quan điểm của một số chuyên gia, nguyên nhân lớn nhất khiến ngành NLTT ở Đức tăng trưởng nhanh như vậy là vì Chính phủ đã đưa ra những biện pháp kích thích tuy đơn giản nhưng hào phóng đối với các hãng sản xuất điện từ những nguồn tái tạo như năng lượng mặt trời và gió. Bằng cách yêu cầu các công ty điện mua điện của những nhà sản xuất trên với giá quy định, chính phủ đã đảm bảo lợi ích dài hạn cho việc sản xuất NLTT. Những yếu tố đem lại thành công cho NLTT ở Đức • Định giá sàn cho điện năng sản xuất từ nguồn tái tạo So với biện pháp kích thích bằng tín dụng thuế vốn quen thuộc hơn đối với các doanh nghiệp Mỹ, ưu điểm của cách tiếp cận này là tạo khả năng cho những nhà sản xuất điện tự do đặt kế hoạch phát triển kinh doanh cho một số năm. Không bị lệ thuộc vào sự lên xuống thất thường của giá nhiên liệu trên thị trường, cách tiếp cận của Chính phủ Đức
  7. đưa ra một giá sàn điện năng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất NLTT lập kế hoạch cho tương lai. Theo Guillen, điều này đặc biệt hữu ích cho trường hợp phong điện. Lý do là vì giá cố định đối với điện làm cho các nhà lập kế hoạch d dàng hạch toán lợi nhuận của nhà máy- một nhiệm vụ hầu như không thể làm được trong một thị trường có giá cả liên tục thay đổi. Cách tiếp cận này cũng đảm bảo những nhà phát triển các trạm phong điện là những công ty thực sự quan tâm phát triển điện- điều không phải lúc nào cũng di n ra ở Mỹ. Guille nhận xét: “Những cánh đồng gió ở Mỹ đã được bán cho những công ty không nhất thiết là ở ngành điện, mà là những công ty có lợi nhuận lớn”. Ông cho rằng trợ cấp bao giờ cũng bóp méo giá cả, nhưng cách tiếp cận tín dụng thuế còn làm cho giá cả bị bóp méo nhiều hơn. • Pháp luật Theo Rennings, nhà nghiên cứu kinh tế môi trường, pháp luật Đức cũng giúp ngành NLTT theo cách riêng của mình. Ông lập luận những quy định nghiêm khắc đối với mức độ ô nhi m đã khiến các công ty Đức phát triển những tri thức và công nghệ mà họ có thể bán cho những doanh nghiệp ở các nước khác, nơi cũng có những quy định chặt chẽ như vậy. Thoạt đầu, cả châu Âu đều học tập làm theo Đức và hiện nay Trung Quốc cũng đang học tập làm theo. • Thế mạnh về kỹ thuật và công nghệ Lý do nữa khiến lĩnh vực CNS thành công ở Đức, theo các chuyên gia, là do nó đóng vai trò trong những thế mạnh truyền thống của nước này về kỹ thuật và công nghệ. Ví dụ, khác với CNTT, CNS phụ thuộc vào sự thông thạo truyền thống của Đức trong các lĩnh vực hoá học, vật lý và dụng cụ cơ khí chính xác. • Truyền thống tiết kiệm Thành công của Đức cũng có thể là do một thực tế rằng khẩu hiệu “tiết kiệm năng lượng nghĩa là tiết kiệm mọi thứ”- nhận được sự hưởng ứng cao cả dân Đức, vốn có truyền thống là hết sức tiết kiệm. Ví dụ, Guillen nêu rằng người Đức được khuyên là khi bị kẹt xe khoảng 1 phút trở lên thì nên tắt động cơ để tiết kiệm nhiên liệu. “Và họ đã thực sự làm như vậy, đúng là một điều mà những nơi khác khó hình dung được!” Guillen nói. thức tiết kiệm này là một bộ phận quan trọng trong sự hỗ trợ của công chúng đối với những biện pháp môi trường ở Đức. Các học giả nêu rằng ngay từ đầu thập kỷ 70, người Đức đã thấy những tiêu chuẩn khắt khe hơn đặt ra cho mức xả khói ôtô không phải là sự gia tăng chi phí, mà là một biện pháp tiết kiệm nhiên liệu. Họ cũng coi ô nhi m như một gánh nặng chung đè nặng lên đất đai, làm cho đất nước bị nhi m bẩn, chứ không có thái độ bàng quang, xem thường. các khía cạnh khác, ngành CNS xem ra cũng được nhờ vả một số điều trong thị trường mà nó lớn mạnh. Một trong những phẩm chất nổi bật nhất, đó là không có một sự ham mê cổ phiếu xung quanh nó. Mặc dù ít nhất 40 năm gần đây, người Đức đã cảm thấy
  8. lạc quan rằng bảo vệ môi trường, tiến bộ kỹ thuật và tăng trưởng kinh tế là những mục tiêu không gì mâu thuẫn nhau, nhưng xem ra họ cũng cảm nhận được rằng đó là một sự nghiệp không tính theo tháng hoặc năm, giống như đôi khi cảm thấy trong thời gian bùng nổ Internet, mà phải cần đến vài thập kỷ. “Và đây vẫn là một lĩnh vực kinh doanh phải dần dần mới thành đạt”, theo lời cảnh báo của Jurgen Habichler, Giám đốc Công ty Moutain Cleantech, một công ty chuyên về đầu tư sinh thái. “Nó không phải là lĩnh vực mà phần lớn các nhà đầu tư mạo hiểm tìm kiếm”. “CNS-đó là một thị trường hoàn toàn khác. Ta sẽ có quan hệ với những con người hoàn toàn khác, một hệ thống tư duy hoàn toàn khác, không như của những Google hay Microsoft”, ông nói. Thực tế là, cho dù CNS có nhiều hứa hẹn thế nào chăng nữa, thì phía trước còn nhiều khó khăn, cả về kỹ thuật lẫn kinh tế. Ví dụ, những vấn đề về hậu cần (logistics). Thật d khi những nhà lập pháp yêu cầu các công ty điện tiếp nhận điện năng được sản xuất ra, ví dụ như từ trạm phong điện, nhưng sẽ khó cho những kỹ sư để thiết kế các hệ thống điện có khả năng điều hoà được sự thăng dáng điện trong một phạm vi rộng ở điện năng được sản xuất từ các nguồn tái tạo. Ví dụ, các tuabin gió sản xuất được nhiều điện hơn khi trời gió to. Trong khi nhìn chung, năng lượng sạch chiếm khoảng 9% tổng sản lượng điện của Đức, nhưng tốc độ gió có thể thay đổi rất nhiều. Chẳng hạn như ở Tây Ban Nha, lượng điện sản xuất thay đổi từ 15-25% tổng sản lượng điện, tuỳ thuộc vào gió. Đối với công ty điện lực, điều này là cả vấn đề, vì không phải lúc nào cũng d dàng tắt nhà máy nhiệt điện sử dụng than đốt và sau đó một ngày lại phải khởi động lại, vì trời không có gió, Guillen nói. Một vấn đề nữa là những lo ngại về kinh tế. Thứ nhất, và trực tiếp nhất, đó là giá hydrocacbon đã giảm gần 2/3 từ mùa hè năm 2008. Thứ 2, một khi NLTT phụ thuộc vào sự trợ cấp của Chính phủ, nên ngành này d bị tổn hại khi có sự đảo lộn chính trị. Cách nào và khi nào ngành này phải thôi “bú” đang là nguyên nhân của cuộc tranh luận lâu nay của các nhà kinh tế học. Thu hút các công ty NLTT ở khắp thế giới Một nhân tố cũng đem lại thành công cho ngành NLTT của Đức là Chính phủ đã hết sức tìm cách thu hút các công ty NLTT ở khắp thế giới đến hoạt động tại Đức, bằng những khoản vốn ưu đãi và những hỗ trợ to lớn mà họ khó có thể từ chối. Một trong những công ty đó là Arise Technologies, một công ty chế tạo PMT của Canada. Đầu năm 2008, công ty đã khánh thành một nhà máy đầu tiên tại Bischofswerda, một thị trấn nằm ở bang Saxory, cách Dresden 35 km. Với khuôn viên 100.000 foot vuông và 2 tòa nhà lớn, nhà máy sẽ thuê tuyển khoảng 150 công nhân và mỗi năm sẽ xuất xưởng đủ lượng PMT để cung cấp điện cho khoảng 600.000 hộ gia đình. Giá trị sản lượng hàng năm của nhà máy sẽ đạt 375 triệu USD nghĩa là cao gấp 3 lần giá trị trao đổi chứng khoán hiện nay của công ty tại Toronto. "Chúng tôi không thể xây dựng nhà máy này ở Canada", Mclellan, Phó Chủ tịch và là nhà công nghệ trưởng của Arise chia sẻ. "Đức là một môi trường kinh doanh tuyệt hảo, và chúng tôi không có điều gì phải lo lắng cả", ông nói.
  9. Arise không thể xây dựng nhà máy ở Canada, vì mức độ khuyến khích tài chính, những kiến thức hiểu biết và kinh nghiệm về kỹ thuật, xây dựng cũng như nhận thức chung về tiềm năng tăng trưởng của NLTT không có được ở Canada. Nhưng những nhân tố như vậy lại có thừa thãi ở Đức. Quốc gia này đã trở thành nước đi đầu về NLTT, xét về công nghệ, nền chế tạo, doanh số và việc làm. Nếu đánh dấu các công ty NLTT trên bản đồ nước Đức, ta sẽ thấy có hàng trăm điểm. Đó là những công ty chuyên về PMT, tuabin gió, panen nhiệt mặt trời, nhiên liệu sinh học, công nghệ nhà máy sinh khối và địa nhiệt. Nước Đức và chính quyền bang Saxony, với sự giúp đỡ một phần của EU, đã tài trợ cho Arise 50 triệu Euro (80 triệu USD), gồm 25 triệu Euro trợ cấp để bù đắp vào chi phí xây dựng và lắp đặt 3 dây chuyền sản xuất và 22,5 triệu Euro tiền vay với tỷ giá ưu đãi để mua sắm thiết bị. Làm cách gì mà nước Đức đã biến công nghệ xanh thành một ngành công nghiệp hàng đầu của Đức? Ngành công nghiệp to lớn này có được là nhờ kết quả của các chính sách công nghiệp, chính trị và môi trường, được kết hợp hào hòa một cách thận trọng và thấu đáo. Phong điện-lĩnh vực tiên phong về NLTT ở Đức Phong điện đã là lĩnh vực đi tiên phong, bởi lẽ Đức là một đất nước có nhiều gió và những trạm phong điện có mặt ở khắp nơi đã sản xuất tới 7,5% sản lượng điện của cả nước trong năm 2007. Trạm phát điện bằng sức gió lớn nhất thế giới Ngày 2/2/2005, Trạm phát điện bằng sức gió lớn nhất thế giới Repower 5M của Đức, đặt tại Bang Schleswig Holstein, đã chính thức đi vào hoạt động. Với chiều cao 120m, đường kính roto 126m, công suất 5.000 kW, Repower 5M có khả năng sản xuất 17 GigaWatt điện/năm, cung cấp đủ lượng điện tiêu dùng cho 4.500 hộ gia đình 3 nhân khẩu. Việc khai trương trạm phát điện trên đã ghi nhận vị trí dẫn đầu thế giới của Đức trong ngành công nghiệp sản xuất điện nhờ sức gió và cho thấy triển vọng rất lớn của ngành này trong tương lai. Phát triển mạnh mẽ phong điện ở ngoài khơi Nguồn tài nguyên gió ở Đức được khai thác triệt để. dọc bờ biển phía Bắc, các loại tuabin gió xa bờ khổng lồ đã được xây dựng, có khả năng sản xuất hơn 10.000 MW điện. Chính phủ Đức đã đề ra mục tiêu từ nay tới năm 2020 có thể sẽ đáp ứng 1/5 nhu cầu điện cả nước bằng nguồn phong điện. Trong kế hoạch của mình từ nay tới năm 2030, Bộ Môi trường Đức sẽ đầu tư trên 45 tỷ euro để phát triển ngành khai thác phong điện, nhằm cung cấp 15% nhu cầu tiêu thụ điện của Đức bằng nguồn điện này và tạo ra ít nhất 10.000 việc làm mới. Từ tháng 8/2008, các tập đoàn điện lực ở Đức triển khai xây dựng một công viên điện gió ở ngoài khơi thuộc vùng biển nước này. Các chuyên gia dự báo sẽ có một cuộc chạy đua trên biển Bắc và biển Đông (Nord - und Ostsee).
  10. Từ khoảng 10 năm nay, Chính phủ và các doanh nghiệp Đức đã có chủ trương xây dựng các khu phong điện khổng lồ ở ngoài khơi. Tuy nhiên, cho đến trước tháng 8/2008, trên các vùng biển của Đức chưa xuất hiện một trạm nào. Nguyên nhân cho tình trạng này là khó khăn về kỹ thuật, thiếu vốn đầu tư, khó khăn về việc xây dựng hệ thống cáp điện. Nhưng tháng 8/2008, trên vùng biển Bắc cách Borkum 45km đã hình thành khu phong điện ngoài khơi đầu tiên của Đức với tên gọi là Alpha Ventus. Tháng 10/2008, dự án Alpha Ventus bắt đầu phát điện. Hai nhà sản xuất Repower và Multibrid chịu trách nhiệm sản xuất các quạt gió. Theo người phát ngôn, mỗi quạt gió có trọng lượng khoảng 1.000 tấn và cao khoảng 140m. Các quạt gió này đứng cách nhau 800 m theo dạng mạng lưới, do đó Alpha Ventus có diện tích 4 km2. Chủ đầu tư là các tập đoàn năng lượng E.ON, Vattenfall và EWE. Hiện các tập đoàn điện lực này không quan tâm đến năng lượng sinh thái trên đất liền, các doanh nghiệp này sản xuất điện chủ yếu từ than đá, than nâu và điện hạt nhân. Lãnh đạo các tập đoàn điện lực nói trên hy vọng sẽ kiếm được hàng tỷ USD thông qua các nhà máy phong điện ở ngoài khơi. Chính thức thì dự án Alpha Ventus chỉ được coi là một công trình nghiên cứu và người ta chưa quan tâm đến sự khai thác thương mại. Hơn nữa dự án này không phải là một dự án lớn, chỉ có 12 quạt gió với tổng công suất 60MW, đủ để cung cấp điện cho khoảng 60.000 hộ gia đình. Tuy vậy, dự án Alpha Ventus có thể gây nên một cuộc cách mạng trong ngành cung cấp điện lực ở Đức vì các chuyên gia đều cho rằng, sau khi “nổ phát súng” đầu tiên sẽ di n ra một cuộc chạy đua trên biển Bắc và biển Đông nước Đức. Theo dự báo của Chính phủ Đức thì đến năm 2020 các nhà máy điện gió ở ngoài khơi của Đức sẽ đạt tổng công suất 10.000MW - tương đương với lượng điện của 10 nhà máy điện hạt nhân. Nhờ gió biển, tỉ trọng điện sinh thái trong ngành công nghiệp điện của Đức từ 12% sẽ được tăng lên 20 . Điện gió tuyệt đối không gây hại đến khí hậu và sẽ giúp nước Đức ít bị phụ thuộc hơn vào việc nhập khẩu năng lượng. Hiện nay cơ quan hữu quan của Đức đã xác nhận 20 khu vực để xây dựng các công viên phong điện ngoài khơi biển Bắc và biển Đông. Phần lớn các dự án này còn ở giai đoạn quy hoạch nhưng trong số đó đã có một vài dự án có mức độ cụ thể hóa khá cao. Doanh nghiệp Bard Engineering đã phát triển dự án phong điện ngoài khơi đầu tiên của Đức phục vụ mục đích thương mại, ngoài ra doanh nghiệp này đã đăng k xây dựng tiếp 7 công viên phong điện nữa ở ngoài khơi biển Bắc. Nhà đầu tư tài chính cỡ lớn của Mỹ là Blackstone cũng đang thâm nhập thị trường xây dựng các công viên phong điện ở Đức và trước mắt sẵn sàng đầu tư khoảng 1 tỷ euro và sau vài năm có thể cung cấp điện cho khoảng 500.000 hộ gia đình. Các tập đoàn năng lượng lớn đều quan tâm đến thị trường phong điện ở ngoài khơi của Đức. Riêng Tập đoàn EBW dự kiến trong 5 năm tới sẽ xây dựng 260 hệ thống và sau đó tiếp tục lắp đặt 500 hệ thống nữa.
  11. Theo dự kiến thì tổng số tiền đầu tư của các tập đoàn điện lực ở Đức là nhiều tỷ euro để xây dựng các nhà máy điện gió ở ngoài khơi. Lý do cho sự bùng nổ nhà máy phong điện ngoài khơi là do sửa đổi Luật về NLTT (EEG) mới được thông qua gần đây. Luật EEG ghi rõ giá đối với điện sinh thái. Trước đây giá mua phong điện ở ngoài khơi là 9 cent/kWgiờ, nay tăng lên là 15 cent. So với các trạm phong điện trên đất liền thì các trạm ngoài khơi có 2 lợi thế: Một là không ai trên bãi biển trông thấy chúng nên không sợ sự phản đối của dư luận và hai là do ngoài biển gió thổi mạnh thường xuyên nên khai thác được một lượng điện lớn hơn. Tuy nhiên, các nhà vận hành cũng đứng trước những thách thức cực lớn, ví dụ tại địa bàn Alpha Ventus ở biển Bắc độ sâu lên đến 30-40m, các quạt gió được lắp trên những trụ thép phải được cắm sâu dưới đáy biển, trong khi các công viên phong điện ở Scottland hay Đan Mạch thường có độ sâu thấp hơn. Chính vì độ sâu lớn như vậy, nên chi phí đầu tư xây dựng trạm phong điện Alpha Ventus lên đến 180 triệu euro, cao gấp 3 lần so với các cơ sở tương tự trên đất liền. Đối với dự án Alpha Ventus, Chính phủ Đức quyết định chi 50 triệu euro phục vụ công tác nghiên cứu và Tập đoàn năng lượng E.ON chi 40 triệu euro để xây dựng mạng lưới điện. Để thực hiện được những mục tiêu do Chính phủ Đức đưa ra trong những năm tới cần đầu tư từ 20 đến 30 tỷ euro cho vùng biển Bắc và biển Đông. c ti 100% NLTT Nước Đức đã tạo ra 240.000 việc làm trong ngành NLTT, trong đó 140.000 được tạo ra từ năm 2001, Bộ trưởng Môi trường Đức, M.Machnig, cho biết. Các công nghệ NLTT hiện đã chiếm 4-5% GDP của Đức và ông Machnig hy vọng con số này sẽ tăng lên 16 vào năm 2025. Năm 2007, NLTT đã sản xuất 17% sản lượng điện của Đức, vượt xa mục tiêu 12,5 đã đặt ra cho năm 2010. "Chúng tôi đang đưa những khoản đầu tư vào các thị trường này của tương lai", ông Machnig cho biết. Đức đang nỗ lực để trở thành cường quốc đầu tiên trên thế giới sử dụng 100% năng lượng tái tạo. Với nỗ lực hiện tại, Đức có thể đạt được mục tiêu này vào năm 2050. Là quốc gia có sẵn nguồn lực về kỹ thuật, vì thế, để chuyển sang nền kinh tế năng lượng xanh, vấn đề đối với Đức chỉ là ở ý chí chính trị và khung pháp lý. Chi phí cho chiến lược này là rất khả thi nếu so với những khoản chi khổng lồ mà nước Đức phải gánh chịu khi thất bại trong việc cắt giảm khí thải cacbon. Bộ Môi trường Đức đã công bố Bản lộ trình mới, phác thảo tiến trình thực hiện các kế hoạch hướng tới một nền kinh tế sử dụng hoàn toàn năng lượng tái tạo. Dự kiến vào năm 2030, khi đạt được mục tiêu đề ra, sẽ có 800.000 đến 900.000 việc làm mới trong ngành công nghệ sạch. Bản Lộ trình đưa ra cách tiếp cận tổng hợp đi kèm với các biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng cũng như phát triển các loại năng lượng tái tạo, chú trọng nhiều hơn đến nghiên cứu và phát triển công nghệ xanh.
  12. Năm 2008, năng lượng tái tạo chiếm 7% tổng lượng tiêu thụ năng lượng của Đức, nhưng con số dự báo sẽ tăng lên 33 vào năm 2020, khi quốc gia này nhanh chóng vượt lên các nước châu Âu khác trong lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo. Theo bản kế hoạch này, nước Đức sẽ xây dựng mạng lưới "điện thông minh", giảm tiêu thụ năng lượng quốc gia khoảng 28 trong vòng 20 năm tới. Trong 20 năm tới, một "mạng lưới thông minh" kết nối với toàn bộ mạng lưới điện của châu Âu cũng sẽ được thiết lập. Bản lộ trình cũng ước tính, việc đưa ra các biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả hơn sẽ làm giảm tổng nhu cầu điện ở Đức khoảng 10% mỗi năm vào năm 2020. Xe hơi điện cũng sẽ sử dụng pin sạc bằng năng lượng tái tạo, làm giảm nhu cầu về xăng, dầu và giảm lượng phát thải các loại khí nhà kính.Kế hoạch này hứa hẹn cắt giảm hàng tỷ USD mà Đức phải chi trả cho nhập khẩu năng lượng. Tới năm 2020, 30 năng lượng điện tiêu thụ ở Đức sẽ có nguồn gốc từ NLTT, trong đó phong điện đóng góp nhiều nhất (5 ), năng lượng sinh học đứng thứ 2 và tiếp theo là thủy điện. Theo ước tính, tới năm 2030 sẽ có tới 50% nguồn điện của Đức được lấy từ các nguồn tái tạo. Đức dự định sử dụng tất cả các nguồn tái tạo mà nước này có như sức gió, năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt và sinh khối như một sự kết hợp tối ưu. Thực tế, Đức đã trở thành trung tâm cải tiến công nghệ NLTT trong nhiều năm, là nơi các công nghệ quan trọng mới được phát triển. Không chỉ Chính phủ mà các công ty của Đức cũng đang tập trung nhiều nguồn lực hơn vào việc nghiên cứu và phát triển NLTT. Dự báo, năng lượng sinh học sẽ đóng vai trò quan trọng trong ngành năng lượng tương lai của quốc gia. Tất nhiên, điều lý tưởng nhất cho lĩnh vực này là đối với những khu vực có khả năng cung cấp nguồn năng lượng này một cách bền vững, không cạnh tranh với các cây trồng cung cấp lương thực. Năng lượng sinh khối ở Đức hiện đang phát triển với tốc độ nhanh nhất trong tất cả các nguồn năng lượng tái tạo và lần đầu tiên vượt qua thủy điện trong việc cung cấp nguồn năng lượng. Năm 2008, năng lượng sinh khối cung cấp khoảng 3,7 lượng tiêu thụ điện ở Đức, tăng so với mức 3,1 năm 2007, trong khi đóng góp của năng lượng gió năm 2008 chỉ đạt 6,5 , tăng khoảng 0,1% so với mức 6,4% của năm 2007. Với rất nhiều các dự án nghiên cứu khoa học được khởi động, Đức đang được kỳ vọng có nhiều bước đột phá hơn nữa nhằm trở thành nền kinh tế xanh đầu tiên của thế giới. Việc nước Đức trở thành một điểm đầu mối của NLTT có lẽ ít gây ra sự ngạc nhiên, bởi lẽ đây là một quốc gia nghèo tài nguyên. Nước Đức không có dầu mỏ và khí đốt, còn ngành than, một ngành đã phải trợ cấp rất nhiều, lại đang tụt dốc. Đất nước này đã có chính sách tạm ngừng phát triển điện hạt nhân. Bởi vậy, phát triển NLTT không chỉ là việc làm mà nước này cảm thấy có lợi, mà hơn thế nữa, họ còn thấy nó sẽ đảm bảo an ninh năng lượng trong tương lai, khi các nguồn nhiên liệu hóa thạch của thế giới cạn kiệt.
  13. Cần có một lý do nữa cao hơn. Nước Đức đang có vai trò vừa là nước mở đường, vừa là nước thúc đẩy xu hướng công nghiệp. Nước này muốn ngành NLTT của mình sẽ tiến bước tương tự như ngành chế tạo ô tô trước đây, nghĩa là tạo ra việc làm và sản phẩm xuất khẩu. "Chúng tôi đang bắt đầu một cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba", ông Machnig cho biết, khi đề cập đến tiềm năng lớn mạnh của NLTT. Nước Đức đang sử dụng ảnh hưởng chính trị của mình để đảm bảo những lợi ích khả dĩ của cuộc Cách mạng xanh. Quốc gia này là nền kinh tế lớn nhất châu Âu và là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Vì có sức mạnh kinh tế nên quốc gia này có ảnh hưởng chính trị rất lớn đối với các nước làng giềng. 19 trong 27 quốc gia châu Âu coi Đức là bạn hàng thương mại chính, trong khi Pháp chỉ có 3 (Đức, Tây Ban Nha và Malta), còn Anh chỉ có một (Ailen). Bởi vậy, nếu Đức xây dựng công nghệ xanh, chẳng hạn tuabin gió và panen mặt trời thì những nước láng giềng thân cận chắc chắn là sẽ mua chúng. Nghĩa là sẽ có được những thứ mà các nhà chính trị và kinh tế mong muốn: việc làm, thu nhập từ xuất khẩu, thặng dư thương mại, ưu thế quốc tế. Còn một lý do nữa, là quốc gia có ảnh hưởng nhất của châu Âu, nên Đức có thể đảm bảo khá mạnh rằng NLTT sẽ là cỗ máy tăng trưởng của tương lai, bằng cách kiên trì theo đuổi các mục tiêu giảm khí thải cacbon toàn châu Âu. Tháng 2/2008 EU đã cam kết giảm bớt phát thải khí nhà kính ở mức 20 vào năm 2020 và cố gắng nâng mục tiêu này lên 30%. "Nếu chúng ta nghiêm túc quan tâm đến vấn đề thay đổi khí hậu, thì ta phải giảm phát thải CO2 60-80% từ nay tới năm 2050", ông Machign nói. "Đây là sự thay đổi lớn nhất từ trước tới nay của nền công nghiệp. Điều này nghĩa là nước Đức phải giảm phát thải từ mức 10 tấn trên đầu người xuống 2-4 tấn". Để thực hiện việc đó, cần phải có nỗ lực to lớn, bao gồm NLTT, hệ thống buôn bán phát thải EU và trợ cấp để kích thích phát triển các công nghệ xanh, đảm bảo cho chúng một thị trường trong nhiều năm. Xử lý: Phùng Minh Lai TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Going Green: Why Germany Has the Inside to Lead a New Industrial Revolution, 4/2009 2. “Hot, Flat, and Crowded: Why We Need a Green Revolution-and How It Can Renew America” , New York, 2008; 3. World on cusp of cleantech revolution: Merrill Lynch, 12/2008.