Nhìn lại mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam sau gần ba mươi năm đổi mới

pdf 10 trang Đức Chiến 05/01/2024 1870
Bạn đang xem tài liệu "Nhìn lại mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam sau gần ba mươi năm đổi mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnhin_lai_moi_quan_he_giua_tang_truong_kinh_te_va_cong_bang_x.pdf

Nội dung text: Nhìn lại mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam sau gần ba mươi năm đổi mới

  1. TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 17, SỐ Q2 - 2014 NHÌN LẠI MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM SAU GẦN BA MƯƠI NĂM ĐỔI MỚI A LOOK-BACK TO THE RELATIONSHIP BETWEEN ECONOMIC GROWTH AND SOCIAL EQUALITY IN VIETNAM THIRTY YEARS AFTER THE RENOVATION Đỗ Phú Trần Tình Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG-HCM - tinhdpt@uel.edu.vn Phạm Mỹ Duyên Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG-HCM - duyenpm@uel.edu.vn Nguyễn Thanh Huyền Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG-HCM - huyenntt@uel.edu.vn Nguyễn Văn Nên Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG-HCM - nennv@uel.edu.vn (Bài nhận ngày 20 tháng 6 năm 2014, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 13 tháng 8 năm 2014) TÓM TẮT Bài viết tập trung phân tích những thành tựu và hạn chế của Việt Nam đối với việc thực hiện công bằng xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế từ sau khi đổi mới vào năm 1986 đến nay. Tăng trưởng kinh tế đã tạo ra nguồn lực cho Nhà nước tăng cường đầu tư vào các hoạt động an sinh xã hội, tăng thu nhập của người dân, tạo điều kiện cho họ có thể tiếp cận với cuộc sống ấm no hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: thu nhập và mức sống dân cư tăng trưởng thiếu bền vững; xóa đói giảm nghèo chưa vững chắc; công tác chăm sóc sức khỏe, y tế, giáo dục, giải trí cho người dân còn nhiều hạn chế, nhất là đối với người nghèo. Dựa trên phân tích những nguyên nhân của những hạn chế, bài viết đã đưa ra những định hướng để giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: quan hệ, tăng trưởng, công bằng xã hội. ABSTRACT This paper focuses on analyzing the achievements and limitations of Vietnam in the implementation of social equity in the economic growth process after the renovation in 1986. Economic growth generated capital to invest in social welfare, more income and opportunities for people to enjoy a prosperous life. However, besides above achievements, there still remain many limitations, such as: unsustainable development in income, living standard and poverty alleviation; low quality of health care, education and entertainment services. Based on the analysis of the causes of the limitations, this paper proposed the orientations for solving the relationship between the economic growth and social equality in Vietnam in the future. Key words: Relationship, growth, social equality Trang 95
  2. Science & Technology Development, Vol 17, No.Q2 - 2014 1. ĐẶT VẤN ĐỀ đầu của quá trình phát triển kinh tế tồn tại hai khu vực công nghiệp với tiền lương cao và khu Sau gần ba mươi năm đổi mới, nền kinh tế Việt vực nông nghiệp với tiền lương thấp. Do đó, việc Nam đã vượt qua thời kỳ khủng hoảng và đạt tốc mở rộng quy mô sản xuất khu vực công nghiệp độ tăng trưởng khá cao, đời sống nhân dân được sẽ thu hút một số lượng lớn lao động từ nông cải thiện rõ rệt, nền kinh tế hội nhập sâu hơn vào nghiệp và nhà tư bản chỉ trả tiền lương công kinh tế thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam còn nhiều nhân ở mức thấp. Như vậy, thu nhập của nhà tư hạn chế về việc thực hiện công bằng xã hội trong bản vừa tăng lên do quy mô sản xuất mở rộng, quá trình tăng trưởng kinh tế. Các chính sách xã vừa tăng lên do lao động của công nhân đem lại. hội chưa đem lại kết quả như mong đợi. Sự đầu Đến giai đoạn sau, khi lao động dư thừa được tư và sự hưởng thụ về giáo dục, sức khỏe và các thu hút hết vào khu vực thành thị - công nghiệp dịch vụ khác ngày càng nghiêng về phía người thì lúc này lao động trở nên khan hiếm trong sản có thu nhập cao sống ở thành thị. Sự chênh lệch xuất. Cung lao động giảm, cầu lao động tăng lên về phát triển giữa thành thị và nông thôn, đồng đòi hỏi phải tăng tiền lương cho người lao động. bằng và miền núi, bất bình đẳng trong thu nhập, Điều này sẽ làm cho bất bình đẳng giảm. Như sự gia tăng của các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, vậy, bất bình đẳng không chỉ là kết quả của tăng tham nhũng trong nhiều trường hợp làm méo trưởng kinh tế mà còn là điều kiện cần thiết để mó các chuẩn mực xã hội Do vậy, việc nghiên tăng trưởng kinh tế. Do đó, bất kỳ một sự hấp tấp cứu đề xuất các định hướng để giải quyết tốt mối vội vã trong chính sách nhằm nhanh chóng xóa quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng bỏ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của xã hội là vấn đề có ý nghĩa quan trọng cả về lý giai đoạn đầu phát triển có thể ảnh hưởng xấu luận lẫn thực tiễn. đến tăng trưởng kinh tế . 2. CỞ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG Karl Maxr (1863) cho rằng, nguồn gốc của PHÁP NGHIÊN CỨU bất bình đẳng trong phân phối thu nhập xuất phát Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bất từ quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Vì bình đẳng và công bằng xã hội được nhiều nhà vậy, muốn thực hiện bình đẳng trong phân phối nghiên cứu đề cập. thu nhập thì phải xóa bỏ chế độ tư hữu, xây dựng chế độ công hữu. Simon Kuznets (1955) nhà kinh tế người Mỹ đã đưa ra mô hình nghiên cứu thực nghiệm nhằm Harry T. Oshima nhà kinh tế Nhật Bản cho xem xét mối quan hệ giữa thu nhập và tình trạng rằng, nguyên nhân của bất bình đẳng trong tăng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Mối trưởng kinh tế là do sự phân hoá giàu nghèo quan hệ này thể hiện theo hình chữ U ngược. giữa nông thôn và thành thị. Các nước Châu Á Theo đó, trong giai đoạn đầu tăng trưởng, khi thu gió mùa có thể thu ngắn khoảng cách này trong nhập bình quân đầu người tăng thì tình trạng bất giai đoạn đầu của tăng trưởng kinh tế bằng cách bình đẳng tăng. Đến giai đoạn trình độ phát triển Chính phủ can thiệp vào nông thôn. Nhờ đó, tăng cao, khi thu nhập bình quân tăng thì tình trạng thu nhập cho nông dân và nâng cao đời sống cho bất bình đẳng lại giảm. Tuy nhiên, Ông không người dân ở nông thôn. Tiếp theo là cải thiện dần phân tích và làm rõ những nguyên nhân cũng khoảng cách thu nhập giữa xí nghiệp có quy mô như bản chất dẫn đến tình trạng bất bình đẳng. lớn và xí nghiệp quy mô nhỏ ở thành thị, cũng như giữa nông trại lớn ở nông thôn và nông trại Athur Lewis (1954) nhà kinh tế học người nhỏ ở nông thôn. Anh đã tập trung giải thích nguyên nhân dẫn tới hình chữ U ngược. Theo Ông, trong giai đoạn Theo quan điểm của World Bank, nguyên Trang 96
  3. TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 17, SỐ Q2 - 2014 nhân cơ bản của tình trạng bất bình đẳng là do sự là phương pháp định tính, trong đó chủ yếu sử bất công trong vấn đề sở hữu mà đặc biệt là vấn dụng các phương pháp thống kê, mô tả và phân đề sở hữu tư liệu sản xuất. Vì vậy, cần phải phân tích so sánh, đối chiếu. phối lại các thành quả của tăng trưởng kinh tế, 3. ĐÁNH GIÁ VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT sao cho cùng với thời gian, phân phối thu nhập MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG dần dần cải thiện. Nó bao gồm phân phối lại của KINH TẾ VỚI CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở cải (tài sản) và phân phối lại thu nhập từ tăng VIỆT NAM trưởng kinh tế. Ở các nước đang phát triển, chính sách để phân phối lại tài sản bao gồm: Chính 3.1. Những thành tựu đạt được sách cải cách ruộng đất và chính sách nhằm tăng Thời gian qua, tăng trưởng kinh tế đã có tác cường cơ hội giáo dục cho nhiều người. Tuy động tích cực trong việc thực hiện tiến bộ, công nhiên, chính sách cải cách ruộng đất chỉ thực sự bằng xã hội tại Việt Nam, cụ thể: là công cụ tác động đối với phân phối lại thu nhập khi có sự kết hợp với chính sách tín dụng Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế (TTKT) bước nông nghiệp nông thôn, chính sách thị trường đầu đã tạo tiền đề vật chất để nâng cao thu nhập cho nông sản, chính sách công nghệ. bình quân đầu người và mức sống dân cư, đưa Việt Nam từ nước có thu nhập thấp trở thành Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của bài viết nước có thu nhập trung bình thấp. Bảng 3.1: GDP bình quân đầu người giai đoạn 1996 - 2013 Năm 1996 1999 2001 2005 2009 2010 2011 2012 2013 GDP/người 2,71 3,54 6,12 10,18 19,27 24,82 31,64 36,55 39,87 (triệu đồng) Nguồn: Niên giám thống kê năm 2005, 2009, 2011, 2012 và báo cáo của Tổng cục thống kê Công cuộc đổi mới của Việt Nam bắt đầu triển Thứ hai, TTKT đã góp phần chuyển đổi cơ khai từ năm 1986, đưa Việt Nam từ một trong cấu lao động và giải quyết việc làm cho người những quốc gia nghèo nhất thế giới với thu nhập dân, cũng như giảm tỷ lệ thiếu việc làm trong bình quân đầu người dưới 100 USD, đã trở thành khu vực nông nghiệp - nông thôn. Qua đó giảm quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Chỉ trong tỷ lệ lao động thuần nông và thực hiện đa dạng vòng gần 30 năm, thu nhập bình quân đầu người hóa ngành nghề, góp phần đáng kể trong việc của Việt Nam đã tăng lên tới 1.900 USD vào thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa đất nước. cuối năm 2013. Bảng 3.2: Số lao động có việc làm mới giai đoạn 1986-2013 Giai đoạn 1986-1990 1991-1995 1996-2000 2001-2005 2006-2010 2011-2013 Việc làm mới 4,2 5,0 6,0 7,5 8,0 4,6 (triệu người) Nguồn: Tổng cục Thống kê các năm Thứ ba, TTKT đã góp phần xóa đói giảm người nghèo có cơ hội gia nhập thị trường lao nghèo (XĐGN) ấn tượng, tạo điều kiện cho động và hòa nhập cuộc sống. Trang 97
  4. Science & Technology Development, Vol 17, No.Q2 - 2014 Tỷ lệ dân số sống dưới chuẩn nghèo qua các năm Nguồn: Báo cáo Đánh giá nghèo Việt Nam 2012, Ngân hàng thế giới Thứ tư, TTKT đã tạo tiền đề vật chất để tăng giáo dục, văn hóa, y tế, bảo vệ người lao động nguồn thu ngân sách nhà nước, tạo ra nguồn lực thông qua hệ thống bảo hiểm cũng như cải thiện cho nhà nước trong đầu tư vào các hoạt động hệ thống phúc lợi xã hội. Bảng 3.3: Thu, chi ngân sách qua các năm ĐVT: Tỷ đồng Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Thu ngân sách 430,549 454,786 588,428 704,267 735.183 790.800 Chi đầu tư phát triển 119,462 181,363 183,166 193,845 268.812 201.555 Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo 53,560 69,320 78,206 120,339 127.136 167.992 Chi sự nghiệp y tế 14,385 19,354 25,130 44,860 39.454 58.604 Chi lương hưu, đảm bảo xã hội 37,138 50,266 64,218 82,660 85.671 102.561 Nguồn: Tổng cục Thống kê & Bộ Tài chính Bảng 3.4: Chi tiêu bình quân một người một tháng chia theo khu vực ĐVT: nghìn đồng Năm 2002 2004 2006 2008 2010 2012 Cả nước 294 396 511 792 1.211 1.603 Nông thôn 232 314 401 619 950 1.315 Thành thị 498 652 811 1.245 1.828 2.288 Chênh lệch (lần) 2,14 2,07 2,02 2,01 1,92 1,74 Nguồn: Kho dữ liệu mức sống hộ gia đình của Tổng cục thống kê Trang 98
  5. TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 17, SỐ Q2 - 2014 Thứ năm, TTKT đã góp phần thay đổi diện là thành quả lớn nhất trong tất cả những thành mạo các vùng trong cả nước, đời sống khu vực quả mà Việt Nam đạt được trong quá trình tăng nông thôn ngày càng được cải thiện và bắt nhịp trưởng kinh tế. Đồng thời TTKT còn góp phần dần với thành thị. nâng cao vị thế của phụ nữ, giảm bất bình đẳng giới trên các phương diện kinh tế, chính trị, xã Thứ sáu, TTKT đã góp phần nâng cao trình hội. độ phát triển con người. Sự phát triển con người Bảng 3.5: Chỉ số HDI của Việt Nam từ 1980 - 2013 Năm 1980 1990 2000 2005 2007 2010 2012 2013 Việt Nam 0,439 0,534 0,573 0,590 0,611 0,614 0,617 0,638 Nguồn: HDI Report 2013, tr 150 3.2. Những tồn tại và hạn chế làm tương đối phổ biến. Hiện trạng thiếu việc làm trong khu vực nông thôn gia tăng do mất Thứ nhất, thu nhập và mức sống dân cư tăng đất trong quá trình đô thị hóa và phát triển khu trưởng thiếu bền vững, đời sống của người dân công nghiệp, phát triển thủy điện ồ ạt. Ở khu vực còn chậm cải tiến so với các nước trong khu thành thị, tình trạng “thất nghiệp trá hình” vẫn vực, thu nhập danh nghĩa mặc dù được cải thiện còn tồn tại và có xu hướng gia tăng. Nạn thất nhưng tốc độ tăng giá cao so với các nước trong nghiệp ở nông thôn do không được đào tạo và khu vực đã có tác động xấu đến thu nhập thực tế mất đất, thất nghiệp ở thành thị do đô thị hóa của người dân. mạnh mẽ đang là vấn đề báo động và đã gây ra Chỉ số giá tiêu dùng luôn tăng ở mức 10% những hệ lụy không nhỏ trong quá trình thực trong suốt 11 năm (1996 – 2006). Những năm hiện những chính sách an sinh xã hội. sau đó tăng với tốc độ nhanh hơn; 2007 là 12,6%; Thứ ba, thành tựu xóa đói giảm nghèo chưa 2008 là 19,9% và 2010 là 11,75%. Nếu tính cả vững chắc, tỷ lệ hộ nghèo và tái nghèo còn cao, giai đoạn (2007-2010), chỉ số giá tiêu dùng tăng tốc độ giảm nghèo có xu hướng chậm lại, chuẩn gần 60,7%, bình quân mỗi năm tăng 12,6% [9]. nghèo quốc gia còn thấp so với mức sống hiện Những năm gần đây, chỉ số giá tiêu dùng tuy có nay của Việt Nam và so với chuẩn nghèo thế giảm (năm 2012 là 6.8% và năm 2013 là 6,6%) giới. nhưng vẫn còn cao hơn các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây là một trong những vấn Tỷ lệ tái nghèo còn cao quá, tính bình quân đề then chốt cần giải quyết trong quá trình tăng cứ 3 hộ thoát nghèo thì có một hộ tái nghèo, trưởng kinh tế vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời nghĩa là có khoảng 30% số hộ vừa thoát nghèo sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. lại lâm vào cảnh tái nghèo. Đặc biệt, ở nhiều vùng dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên Thứ hai, mặc dù số liệu thất nghiệp được công 50%, nhiều hộ dân đã xóa nghèo, nhưng chỉ một bố thấp nhưng trên thực tế tình trạng thiếu việc thời gian ngắn sau đã tiếp tục tái nghèo. Trang 99
  6. Science & Technology Development, Vol 17, No.Q2 - 2014 Bảng 3.6: Tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2004 – 2010 ĐVT: % Năm 2004 2006 2008 2010* 2010 2012 Chung 18,1 15,5 13,4 10,7 14,2 11,1 Thành thị 8,6 7,7 6,7 5,1 6,9 4,3 Nông thôn 21,2 18 16,1 13,2 17,4 14,1 Nguồn: Kết quả điều tra mức sống dân cư và hộ gia đình 2012, tr.335. (*) 2010: chuẩn nghèo 2006-2010 , 2010: chuẩn nghèo 2011-2015. Thứ tư, bất bình đẳng trong phân phối thu tài sản giữa các giai tầng trong xã hội, giữa các nhập ngày càng tăng lên trong quá trình TTKT, nhóm trong một giai tầng ngày càng nới rộng và sự phân hóa thu nhập giữa các giai tầng trong xã tiềm ẩn nguy cơ đấu tranh giai cấp cao. hội ngày càng nới rộng. Đặc biệt sự phân hóa về Bảng 3.7: Thu nhập bình quân người/ tháng theo 5 nhóm thu nhập ĐVT: Ngàn đồng Chia theo nhóm thu nhập 2002 2004 2006 2008 2010 2012 Thu nhập bình quân cả nước 356 484 636 995 1.387 1.999 Nhóm 1 107 141 184 275 369 511 Nhóm 2 178 240 318 477 668 984 Nhóm 3 251 347 458 699 1.000 1.499 Nhóm 4 370 514 678 1.067 1.490 222 Nhóm 5 872 1.182 1.541 2.458 3.411 4.784 Chênh lệch giữa nhóm 5 8,10 8,34 8,37 8,94 9,24 9,35 và nhóm 1 (lần) Nguồn: Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2010 của Tổng cục thống kê và VLSSH 2012 Thứ năm, công tác chăm sóc sức khỏe, y tế, tải của các bệnh viện, chi phí y tế tăng gây khó giáo dục, giải trí cho người dân còn nhiều hạn khăn cho các đối tượng thu nhập thấp tiếp cận chế, nhất là đối với người nghèo. Tình trạng quá các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Bảng 3.8: Số giường bệnh trên 10.000 dân và chi tiêu cho y tế bình quân đầu người Năm 2004 2006 2008 2010 2011 2012 2013 Tổng số - 23,73 25,72 29,08 24 24,9 25,5 Công lập - 17,88 19,30 22,54 - - - Chi tiêu cho y tế và chăm sóc sức khỏe 25,3 29,3 45,1 61,8 69 78 - người/tháng (đồng) Nguồn: Bộ y tế (2011), [10], VLSSH 2012, tr. 196 và Niên giám thống kê tóm tắt năm 2013, tr. 254 Trang 100
  7. TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 17, SỐ Q2 - 2014 Học phí và các khoản đóng góp liên quan đến sự đóng góp khác nhau về nguồn lực trong sản giáo dục ngày càng tăng làm gia tăng gánh nặng xuất. Xét dưới một góc độ nào đó, khoảng cách lên các hộ gia đình nghèo. Điều kiện vui chơi, này thể hiện sự công bằng vì nó phản ánh đúng giải trí ở các vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn thành quả tương xứng với những đóng góp và chế. Cộng hưởng những hạn chế trên sẽ làm tăng tài năng của họ. Tuy nhiên, đối với những người những tiềm ẩn về bất bình đẳng trong thu nhập không có tư liệu sản xuất, hay khả năng lao động của thế hệ tương lai. thấp thì phân phối thông qua tài sản và lao động cũng có những hạn chế nhất định, dẫn đến bất Thứ sáu, dưới tác động của kinh tế thị trường bình đẳng ngày càng tăng. và biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường ngày càng tăng đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống Bốn là, tác động của quá trình đô thị hóa làm của người dân. Các chính sách kinh tế - xã hội gia tăng áp lực cho các đô thị lớn trong việc giải chưa lường trước được những tác động phức tạp quyết việc làm, nhà ở, các dịch vụ thiết yếu cho nên khi đi vào thực tế không phát huy những hiệu người nhập cư. Việc di cư vào các thành phố lớn quả như mong đợi. Nhiều khu vực phát sinh dịch dẫn đến công tác xóa đói giảm nghèo của các đô bệnh, bệnh lạ trên diện rộng do ô nhiễm nguồn thị ngày càng khó khăn, gây sức ép ngày càng nước, khí hậu đã gây hoang mang trong các lớn lên hệ thống hạ tầng sinh hoạt của các đô thị tầng lớp dân cư và xã hội. và phát sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp khác. Đây là quá trình mang tính quy luật đối với hầu 3.3. Nguyên nhân của những hạn chế hết các quốc gia trong quá trình CNH, HĐH. Một là, do xuất phát điểm thấp của nền kinh tế Năm là, những biến động bất ổn của kinh tế và cơ chế cũ gây không ít khó khăn đến thực hiện thế giới, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, lụt bão, tiến bộ, công bằng xã hội trong quá trình TTKT. tai nạn, bệnh tật ảnh hưởng lớn đến kết quả Những tàn dư của cơ chế cũ biểu hiện rõ nhất là thực hiện các chính sách an sinh, công bằng xã tư duy bao cấp với những đặc quyền, đặc lợi đối hội. Tình trạng mất đất sản xuất do biến đổi khí với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) so với các hậu, bão lũ, dịch bệnh đe dọa mùa màng, tai nạn, thành phần kinh tế khác, nạn quan liêu đã cản trở bệnh tật ngày càng tăng làm tăng nguy cơ nghèo người dân trong tiếp cận các cơ hội về y tế, giáo đói và tái nghèo, nhất là những đối tượng dễ bị dục và hưởng quyền công dân. tổn thương trong xã hội. Hai là, việc phát triển kinh tế thị trường tất Sáu là, mô hình tăng trưởng và cơ chế phân yếu đưa đến phân hóa giàu nghèo, chấp nhận bố nguồn lực chưa phù hợp là một trong những phát triển kinh tế thị trường đồng nghĩa với nguyên nhân làm nảy sinh các vấn đề bất bình việc thừa nhận sự tồn tại của việc phân hóa giàu đẳng xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế. nghèo. Quy luật cạnh tranh tất yếu sẽ dẫn đến Việc duy trì quá lâu mô hình tăng trưởng dựa vào tuyển chọn những nhà sản xuất tốt, đào thải khai thác tài nguyên và lao động giản đơn đã gia những nhà sản xuất kém; những lao động có tay tăng nguy cơ bất bình đẳng trong xã hội. Phân nghề và trình độ kém. Kết quả sự chênh lệch về bổ nguồn lực vào các dự án đầu tư công, dự án thu nhập trong xã hội giữa các nhóm dân cư, kinh tế kém hiệu quả làm thất thoát nguồn lực giữa các ngành nghề là tất yếu. của Nhà nước, tăng lợi ích nhóm, tham nhũng, Ba là, sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế, hệ lụy tất yếu là khoảng cách giàu nghèo gia tăng nhiều hình thức phân phối thu nhập khác nhau nghiêm trọng. đã đưa đến kết quả tất yếu là khoảng cách giàu Bảy là, chiến lược phát triển các vùng kinh tế nghèo gia tăng do kết quả của phân phối dựa trên Trang 101
  8. Science & Technology Development, Vol 17, No.Q2 - 2014 trọng điểm làm đầu tàu của nền kinh tế càng làm 4. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VỀ GIẢI giãn rộng khoảng cách với các vùng kém phát QUYẾT TỐT MỐI QUAN HỆ GIỮA triển. Vốn đầu tư của Nhà nước, doanh nghiệp, TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI CÔNG nước ngoài chủ yếu tập trung vào vùng kinh tế BẰNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM TRONG trọng điểm phía Nam, phía Bắc và các thành phố THỜI GIAN TỚI lớn. Trong khi đó, vốn đầu tư vào khu vực nông Thứ nhất, tiếp tục thực hiện tốt mối quan hệ thôn còn khiêm tốn. Do vậy, việc chuyển dịch cơ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội cấu kinh tế, phát triển kinh tế phi nông nghiệp trong mọi chủ trương, đường lối phát triển đất ở nông thôn còn diễn ra chậm chạp, thu nhập ở nước. khu vực nông thôn thấp đã đẩy làn sóng di cư từ nông thôn ra thành thị. Sự thiếu hụt lao động Tiếp tục khẳng định một cách mạnh mẽ sự cần lành nghề tại các vùng nông thôn dưới áp lực di thiết và tầm quan trọng của việc thực hiện mối cư đã biến nhiều vùng nông thôn trở thành vùng quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện của người già và trẻ em. tiến bộ và công bằng xã hội trong các nghị quyết của Đảng trong các lần Đại hội tiếp theo. Từ đó Tám là, trình độ học vấn, tay nghề người lao làm cơ sở vững chắc cho việc xây dựng các chủ động thấp làm cản trở cơ hội tiếp cận thị trường trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho lao động và cơ hội việc làm để nâng cao thu nhập công tác thực hiện công bằng, an sinh xã hội. cũng như giảm nghèo bền vững. Tại các đô thị lớn, áp lực về lao động, việc làm ngày càng tăng; Cần tiếp tục có những định hướng về thực trong khi sự thiếu hụt lao động có tay nghề đã hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong các chiến làm nản lòng nhà đầu tư khi đầu tư vào các vùng lược phát triển kinh tế - xã hội trong các giai nông thôn. đoạn tiếp theo để làm cơ sở cho việc chuẩn bị các nguồn lực cần thiết để thực hiện trong dài hạn. Chín là, nguồn tích lũy thấp, thu ngân sách nhà nước còn hạn chế làm ảnh hưởng đến các Nâng cao nhận thức về mối quan hệ giữa thực khoản chi cho phúc lợi xã hội. Ngoài ra, do xuất hiện tiến bộ công bằng xã hội và tăng trưởng phát điểm của một nước nghèo nên việc huy kinh tế, phải quán triệt trong tất cả các cấp, các động các nguồn lực khác trong xã hội vẫn còn ngành và toàn dân; đặc biệt là trong các cơ quan nhiều hạn chế, chưa tạo ra nguồn đóng góp lớn hoạch định và triển khai thực hiện chính sách trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã phát triển kinh tế. Không để những nhận thức sai hội. lầm trong lúc hoạch định và thực hiện các chính sách kinh tế mà quên đi sự cần thiết phải kết hợp Mười là, sự yếu kém của Nhà nước trong hài hòa với các chính sách xã hội. việc phối hợp thực hiện các chính sách kinh tế và chính sách xã hội ảnh hưởng đến hiệu quả Thứ hai, cần có sự đổi mới tư duy trong việc của tăng trưởng đối với giải quyết vấn đề công thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong thời bằng xã hội. Cụ thể là: những bất cập trong chính kỳ mới. sách tài khóa và tiền tệ thời gian qua đã dẫn đến Việc thực hiện các chính sách nhằm tạo sự hệ quả là lạm phát cao kéo dài, làm giảm thu công bằng của nước ta trong thời gian qua dường nhập thực tế của nhiều nhóm dân cư, điều này như chỉ chú trọng đến “phần ngọn” mà chưa giải ảnh hưởng nghiêm trọng đến người nghèo và cận quyết “phần gốc” vì các chính sách mới chỉ tập nghèo; chính sách xóa đói giảm nghèo chưa đi trung vào phân phối lại thu nhập, trợ cấp xã vào chiều sâu, chưa thực hiện tốt làm giảm hiệu hội nhưng lại chưa tập trung tìm hiểu nguyên quả giảm nghèo và gây bức xúc trong xã hội. Trang 102
  9. TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 17, SỐ Q2 - 2014 nhân cốt lõi của nghèo đói là “bất bình đẳng về và chính sách xã hội phải lựa chọn những chính cơ hội” để từ đó đưa ra những giải pháp đồng bộ sách ưu tiên, xác định những vấn đề xã hội nào cần thiết thì chưa được chú trọng và thực hiện cần tập trung giải quyết trước, đáp ứng các mục triệt để. Vì vậy, trong thời gian tới, bên cạnh việc tiêu cấp thiết của xã hội. tiếp tục thực hiện các chương trình trợ cấp, phân Các chính sách, chương trình xã hội cần được phối lại thu nhập, cần thay đổi tư duy trong việc cụ thể hóa riêng biệt cho phù hợp với từng đối xây dựng các biện pháp nhằm giải quyết cái gốc tượng, từng địa bàn và các vấn đề xã hội cụ thể của nghèo đói để thực hiện tiến bộ, công bằng trong từng thời điểm nhất định. xã hội. Để làm được điều này, định hướng trong thời gian tới là: Song song với việc hoàn thiện chính sách phân phối, điều tiết thu nhập của tầng lớp dân Một là, tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người cư giàu có, cần chú trọng đẩy mạnh xây dựng dân, đặc biệt là người nghèo được quyền sở hữu các chính sách hướng đến việc tăng thu nhập và sử dụng những yếu tố sản xuất, đặc biệt là đất cho tầng lớp người nghèo, yếu thế, các chính đai. Chính sự phân phối không đều về quyền sở sách điều tiết giá cả, quan hệ cung cầu trên thị hữu các tư liệu sản xuất giữa các tầng lớp dân cư trường, nhằm tạo ra cơ hội bình đẳng cho người khác nhau đã tạo nên hố sâu giàu nghèo. có thu nhập thấp ổn định sản xuất và sinh sống. Hai là, xây dựng cơ chế thuận lợi để người Trong dài hạn, cần định hướng mở rộng chính dân, nhất là người nghèo được tiếp cận các yếu sách phúc lợi xã hội thành hệ thống chính sách tố “đầu vào” của sản xuất như giáo dục, đào tạo an sinh xã hội nhiều tầng nấc, xem đây là một nghề , đất đai, tín dụng, phân bón, giống, đầu trong những điểm quan trọng của một xã hội ra cho sản phẩm Phương án tốt nhất để giảm công bằng và văn minh. nghèo bền vững là tạo cơ hội để họ tìm được việc làm ổn định hay tự tạo ra việc làm chứ không Thứ tư, cần xây dựng cơ chế và chủ thể thực phải phát triển công nghiệp ào ạt dẫn đến tình thi các chính sách đã ban hành nhằm đảm bảo trạng mất đất, mất việc làm của người dân làm thực hiện được các mục tiêu của chính sách đã cho nguy cơ tái nghèo cao và phát sinh nhiều vấn đề ra. đề xã hội phức tạp khác. Cần cụ thể hóa cơ chế thực thi các chính sách Ba là, cần tạo cơ hội thuận lợi hơn cho mọi an sinh xã hội đã ban hành, quy định rõ các cơ người dân có quyền tiếp cận thông tin và các quan, đầu mối chịu trách nhiệm ở các cấp, các dịch vụ xã hội cơ bản nhằm phát triển sản xuất ngành và ở từng địa phương. kinh doanh, góp phần cải thiện đời sống cá nhân, Hoàn thiện bộ máy quản lý của hệ thống an gia đình và cộng đồng xã hội. Rà soát hệ thống sinh xã hội theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, triển chính sách và các thể chế bảo đảm minh bạch, khai đồng bộ các bộ phận chống tham nhũng, sử bình đẳng, dễ thực hiện, mở ra các cơ hội ngang dụng có hiệu quả nguồn viện trợ. Giảm thiểu tối nhau đối với các tầng lớp dân cư. đa chi phí quản lý phát sinh cho các chương trình Thứ ba, đẩy mạnh việc xây dựng, điều chỉnh, an sinh xã hội nhằm tận dụng tối đa nguồn vốn hoàn thiện và cụ thể hóa chính sách pháp luật của các dự án đến tay đối tượng thụ hưởng. nhằm thực hiện công bằng, an sinh xã hội sát với Tăng cường sự tham gia, giám sát của người thực tế cũng như phù hợp với hoàn cảnh đặc thù dân trong việc xây dựng và thực hiện các chương khi thực thi các chính sách. trình an sinh, phúc lợi xã hội để giảm thiểu tình Trong việc kết hợp giữa chính sách kinh tế trạng thất thoát, lãng phí trong việc sử dụng các Trang 103
  10. Science & Technology Development, Vol 17, No.Q2 - 2014 nguồn lực xã hội và nâng cao hiệu quả đầu tư của đạo trong việc tổ chức thực hiện các chính sách các chương trình. xã hội. Trong đó chủ yếu tập trung vào việc xây dựng cơ chế chính sách, đảm bảo thực thi luật Thứ năm, chuẩn bị tích cực nguồn lực cần pháp và hỗ trợ ở mức tối thiểu. thiết, trong đó, chú trọng việc huy động các nguồn lực xã hội trong việc thực hiện mục tiêu Nhà nước cần từng bước cải cách hệ thống tiến bộ, công bằng xã hội. an sinh xã hội theo hướng xã hội hóa để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách và phù hợp với Khi ban hành các chính sách xã hội, cần đảm điều kiện kinh tế xã hội nhằm duy trì mạng lưới bảo nguồn lực vật chất từ Ngân sách nhà nước an sinh xã hội tốt. Huy động sự đóng góp nhân và các nguồn khác cho việc thực hiện các chính đạo của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước sách đó nhằm tạo được lòng tin cho người dân và tham gia vào việc thực hiện các chương trình an các tầng lớp trong xã hội. sinh xã hội. Cần xác định rõ Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đặng Kim Chung (2007), Công bằng xã hội [6]. Đỗ Đức Định (2007), Tăng trưởng kinh tế gắn với tăng trưởng kinh tế trong chính sách đi đôi với thực hiện công bằng xã hội: động giảm nghèo, Tạp chí Cộng sản, Số 5. lực giảm nghèo ở Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, Số 777. [2]. Trần Văn Chử (2005), Tư duy của Đảng ta về quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến [7]. Nguyễn Thị Nga (2007), Quan hệ giữa tăng bộ và công bằng xã hội, Lý luận chính trị, trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Số 2. Nam thời kỳ đổi mới, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. [3]. Phạm Anh Bình (2008), Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở [8]. Vũ Thị Ngọc Phùng (1999), Tăng trưởng Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học kinh tế kinh tế, công bằng xã hội và vấn đề xoá đói TP.HCM, năm 2008. giảm nghèo ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [4]. Bùi Đại Dũng, Phạm Thu Phương (2009), Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, [9]. Tổng cục Thống kê (2011), Tình hình Kinh Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Số 82-91 năm tế - Xã hội Việt Nam mười năm, NXB Thống 2009. kê, tr.17. [5]. Lê Đăng Doanh và Nguyễn Minh Trí [10]. Bộ Y tế (2011), Tóm tắt số liệu thông kê y (2001), Tăng trưởng kinh tế và chính sách tế giai đoạn 2006-2010. xã hội ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ 1991 đến nay - Kinh nghiệm của các nước ASEAN, NXB Lao động, Hà Nội. Trang 104