Nghiệp vụ ngân hàng - Bài 1: Đại cương về ngân hàng thương mại

ppt 188 trang vanle 2150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nghiệp vụ ngân hàng - Bài 1: Đại cương về ngân hàng thương mại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptnghiep_vu_ngan_hang_bai_1_dai_cuong_ve_ngan_hang_thuong_mai.ppt

Nội dung text: Nghiệp vụ ngân hàng - Bài 1: Đại cương về ngân hàng thương mại

  1. CHUYÊN ĐỀ NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG Đoàn Thanh Hà
  2. Tài liệu tham khảo • TS. Đoàn Thanh Hà & TS. Lý Hoàng Ánh, Ngân hàng thương mại, NXBTK, 2006; • TS. Lê Thị Tuyết Hoa, Lý thuyết tiền tệ ngân hàng, khoa thị trường tài chính – tiền tệ, năm 2004; • Các trang Web của các ngân hàng thương mại và ngân hàng nhà nước Việt Nam.
  3. BÀI 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
  4. Những vấn đề cần nghiên cứu ▪ Thế nào là NHTM? ▪ Các chức năng của NHTM? ▪ Các sản phẩm và dịch vụ của NHTM? ▪ Bảng tổng kết tài sản của NHTM?
  5. Thế nào là ngân hàng thương mại? • Theo điều I của pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính ở nước ta được công bố ngày 24/5/1990 có định nghĩa như sau: “NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiện hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. • Tóm lại: NHTM là một DN đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng, là DN tiến hành thường xuyên các nghiệp vụ huy động vốn, làm công tác tín dụng, cung cấp phương tiện thanh toán, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và cung cấp các dịch vụ tài chính khác.
  6. Chức năng của NHTM 1. Chức năng làm trung gian tài chính NHTM là một tổ chức tài chính trung gian có rất nhiều chức năng 2. Chức năng làm 4. Chức năng trung gian thanh làm dịch vụ toán và quản lý tài chính và các phương tiện các dịch vụ thanh toán khác.
  7. 1. Chức năng làm trung gian tài chính Cầu tiền Cung tiền • NHTM đứng ra nhận tiền gửi và cho vay đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. • NHTM làm trung gian tài chính giữa đơn vị phát hành chứng khoán với những nhà đầu tư chứng khoán. • Như vậy, TGTC là vì nhận vốn người này để cung vốn cho người khác.
  8. 2. Chức năng làm trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán − NH cung cấp cho xã hội các phương tiện thanh toán trong nước, quốc tế hữu hiệu như chi phiếu, ủy nhiệm chi, thẻ thanh toán, các phương tiện thanh toán, khách hàng không phải chi trả với nhau bởi những bao tiền mặt mà chỉ cần ra lệnh cho NH thông qua các phương tiện, NH sẽ ghi nợ TK người này và ghi có TK người kia. − NH còn làm các dịch vụ ngân quỹ cho khách hàng như thu, chi tiền hộ cho khách hàng -> NH trở thành thủ quỹ của khách hàng. − Trong NH thì chức năng thanh toán gắn bó chặt chẽ với chức năng tín dụng. NH dùng tiền gửi của nhà tư bản này để cho nhà tư bản khác vay.
  9. 3. Chức năng làm dịch vụ tài chính • Khi một DN muốn phát hành CK trên TT cấp 1 họ có thể nhờ NH cung cấp dịch vụ như: lựa chọn loại CK phát hành, tư vấn về các vấn đề như lợi suất CK, thời hạn CK và các kỹ thuật khác. • Cung cấp các dịch vụ lưu giữ và quản lý chứng khoán cho khách hàng, dịch vụ hối đoái, tư vấn tài chính, cho thuê két sắt,
  10. Các sản phẩm và dịch vụ của NHTM • Tiền gửi không kỳ hạn • Tiền gửi có kỳ hạn • Tiền gửi tiết kiệm tích lũy • Tiết kiệm tích lũy dự thưởng • Tài khoản tiền gửi thanh toán • Chuyển tiền trong nước • Chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam • Chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài • Cho vay tiêu dùng • Cho vay bất động sản • Cho vay sản xuất kinh doanh • Cho vay tiểu thương • Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm
  11. Các sản phẩm và dịch vụ của NHTM • Thẻ thanh toán • Thẻ tín dụng • Dịch vụ két sắt • Dịch vụ ngân hàng điện tử • Dịch vụ hỗ trợ du học • Dịch vụ thu đổi ngoại tệ • Dịch vụ thấu chi tài khoản • Dịch vụ bảo lãnh • Dịch vụ thanh toán quốc tế • Dịch vụ thu chi hộ • Dịch vụ chi trả lương cho cán bộ công nhân viên • Bao thanh toán
  12. Bảng tổng kết tài sản của NHTM • Bảng tổng kết tài sản phản ánh các nghiệp vụ cơ bản của NHTM như: nghiệp vụ ngân quỹ, tín dụng, đầu tư, tiền gửi, tái chiết khấu, vay vốn trên thị trường liên ngân hàng. • Ngoài ra, NHTM còn thực hiện các dịch vụ khác không phản ánh trên bảng TKTS như bảo lãnh, tư vấn, cho thuê két sắt,
  13. Bảng cân đối tài sản của NHTM Tài sản Kỳ Kỳ Nguồn vốn Kỳ Kỳ này trước này trước I. Tiền mặt I. Tiền gửi của KBNN & II. Tiền gửi tại NHNN TCTD III. Tiền gửi tại các TCTD II. Vay NHNN, TCTD IV. Cho vay các TCTD III. Tiền gửi của TCKT, khác dân cư V. Cho vay các TCKT, cá IV. Vốn tài trợ, uỷ thác nhân đầu tư VI. Các khoản đầu tư V. Phát hành GTCG VII. Tài sản VI. Tài sản nợ khác VIII. Tài sản có khác VII. Vốn và các quỹ Tổng tài sản Tổng nguồn vốn
  14. 1. Tài sản có • Tài sản có là những khoản mục sử dụng vốn của NH, bao gồm: a. Ngân quỹ b. Tín dụng c. Đầu tư chứng khoán d. Tài sản cố định
  15. 2. Tài sản nợ • Tài sản nợ của NHTM là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các NHTM trên thế giới tài sản nợ chiếm khoảng 90 – 95% trên nguồn vốn của ngân hàng. • Tài sản nợ của NHTM bao gồm: a. Tiền gửi. b. Các nghiệp vụ liên ngân hàng.
  16. BÀI 2 NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
  17. Những vấn đề cần nghiên cứu ▪ Mở, điều hành và đóng tài khoản ▪ Các tài khoản ở NHTM ▪ Các hình thức huy động vốn ▪ Các biện pháp gia tăng nguồn vốn huy động.
  18. Mở - Điều hành – Đóng tài khoản • Khi NH nhận tiền gửi của công chúng thì NH mở cho người gửi tiền một TK để ghi nhận số tiền và những biến chuyển của số tiền gửi ở TK đó. TK này được xét dưới 3 góc độ: – Về phương diện kỹ thuật. – Về phương diện tài chính. – Về phương diện pháp lý.
  19. Về phương diện kỹ thuật Tài khoản ngân hàng được thu gọn thành một chữ T gồm hai phần nợ và có. NH sẽ ghi vào phần có những bút toán nào làm tăng TS của chủ TK và ghi vào bên nợ những bút toán nào làm giảm TS của chủ TK. • Ví dụ: Gửi vào NH 100 triệu và rút ra 50 triệu để mua vật tư. NỢ CÓ 50 triệu 100 triệu
  20. Về phương diện tài chính • Tài khoản ngân hàng nói lên mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng. • Khách hàng là người gửi tiền và ngân hàng là người nhận tiền gửi với nghĩa vụ trích TK để chi trả theo chỉ thị của khách hàng và theo quy định của thể lệ ngân hàng.
  21. Về phương diện pháp lý • NH nhận tiền gửi của KH là con nợ, còn KH là chủ người gửi tiền là chủ nợ thể hiện bằng những bút toán trong TKNH. • TKNH là một hợp đồng mà hai bên ký kết (NH&KH) đều có quyền lợi và nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng. • KH có thể lựa chọn NH nào mà mình thích để mở TK. KH có thể mở nhiều TK ở cùng một NH hoặc nhiều NH khác nhau. • Ngược lại, NH cũng có quyền lựa chọn KH để nhận mở TK.
  22. a. Mở tài khoản • Các chủ thể nếu có đủ tư cách pháp lý đều có quyền mở TK tại NH, cụ thể: – Cá nhân (trên 18 tuổi, không bị tâm thần, không vi phạm pháp luật). – Doanh nghiệp (có quyết định thành lập của cấp có thẩm quyền, có giấy phép kinh doanh, quyết định bổ nhiệm, giám đốc và kế toán trưởng phải có tư cách như 1 cá nhân bình thường). • Thủ tục: – Giấy yêu cầu mở TK, NH dựa trên những căn cứ sau để mở TK. – Người mở TK phải đăng ký mẫu chữ ký tại NH. – Các tài liệu chứng minh đủ tư cách pháp lý. – Địa chỉ của người mở TK, CMND (tạo sự liên lạc giữa NH và chủ TK). – Các tài liệu khác. Như tài liệu C/M nguồn gốc tiền gửi. Giấy uỷ quyền (nếu ủy quyền cho ai thì nêu rõ trách nhiệm được uỷ quyền tới đâu)
  23. b. Điều hành tài khoản • Sau khi TK được mở thì chủ TK là người toàn quyền điều hành TK. • Nếu chủ TK không điều hành TK được thì có thể uỷ quyền cho người khác. • Chủ TK viết văn thư ủy quyền nêu rõ ai được ủy quyền, tư cách người ủy quyền, nội dung ủy quyền. • Người được ủy quyền đăng ký mẫu chữ ký tại NH. • Chủ TK cũng có thể ủy quyền toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh trên TK tiền gửi hoặc ủy quyền từng phần – một số nghiệp vụ trên TK tiền gửi. • Nếu chủ TK muốn hủy bỏ ủy quyền thì chủ TK chỉ cần báo qua điện thoại hoặc viết 1 văn thư gửi tới NH, lập tức NH thực hiện việc hủy bỏ ủy quyền.
  24. Một tài khoản được coi là hoạt động khi: • Có gửi tiền vào • Rút tiền ra hay chi trả tiền • Khi đó NH sẽ ghi đầy đủ bút toán theo thứ tự thời gian. • Nếu TK dùng Séc thì hàng tháng NH trích lục bản tình hình TK gửi cho chủ TK. • Nếu thấy sai thì chủ TK báo lại cho NH để xác minh lại. TK không hoạt động có thể sẽ bị NH đóng.
  25. c. Đóng tài khoản • Đóng TK là việc tạm ngưng sự hoạt động của TK nhằm xác định quyền lợi và nghĩa vụ của mội bên hoặc điều chỉnh sai sót nếu có. • Những trường hợp NH được đóng tài khoản: • Những trường hợp bắt buộc • Những trường hợp tuỳ nghi (đóng TK thông thường)
  26. Các tài khoản ở NHTM • Tài khoản cá nhân • Tài khoản liên kết • Tài khoản đảm bảo • Tài khoản Vostro, Nostro và Loro • Tài khoản ủy thác • Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn dùng séc • Tài khoản tiền gửi có thông tri • Tài khoản tiền gửi tiết kiệm • Phân biệt TK tiền gửi và TK vãng lai
  27. Tài khoản liên kết (Joint accounts) • Là TK do nhiều người mở và đứng tên điều hành TK. Khi mở TK liên kết NH cần phải xác định rõ các vấn đề sau: • TK liên kết vẫn tồn tại với người còn sống hay là TK liên kết không hoạt động với người còn sống. • TK liên kết có liên đới hay không?
  28. Tài khoản bảo đảm • Là TK mở ra để nhận tiền của một hay nhiều khách hàng cùng ràng buộc với nhau bởi một hợp đồng thi hành một công tác nào đó cho một chủ đầu tư. Tiền gửi vào TK này được phong toả để bảo đảm cho việc thi hành công trình của chủ TK cho tới khi nào công trình được hoàn tất.
  29. Tài khoản “Nostro”, “Vostro” và “Loro” • NH X mở TK tiền gửi ở NH Y ở nước ngoài thì TK này gọi là TK “Nostro”. • NH X mở TK tiền gửi cho NH Y (của nước ngoài) thì TK đó gọi là TK “Vostro”. • NH Z (của nước ngoài) mở TK ở NH Y (ở nước ngoài) thì TK này đối với NHX được gọi là TK “Loro”. Ví dụ NHNT chi trả 1 tr EUR cho Citybank ở Mỹ để chuyển vào TK Directbank (thụy sỹ) mở tại Citybank.
  30. Tài khoản ủy thác (Fiduciary accounts) • Khi một người qua đời, tài sản của họ theo luật định, do một người thi hành di chúc hoặc một người quản tài tạm thời quản lý vì quyền lợi của các thừa kế và các chủ nợ. • Đó là người đãi diện hợp pháp của người quá cố. • NH thường yêu cầu mở TK đứng tên họ, gọi là người được ủy nhiệm điều hành TK trong khi chờ đợi phân chia tài sản cho các thừa kế. Đó là TK ủy thác.
  31. 2. Các hình thức huy động a. Tiền gửi • Tiền gửi thanh toán. • Tiền gửi có kỳ hạn. • Tiền gửi tiết kiệm. b. Định chế khác • Tổ chức tín dụng • Thị trường tài chính c. NHTW d. Tự có của ngân hàng
  32. Oâng A coù150 trieäu ñoàng muoán sinh lôøi. Vôùi caùc thoâng tin sau Anh/Chò haõy tö vaán cho oâng A göûi vaøo ngaân haøng naøo? NHA: laõi suaát tieàn göûi ñònh kyø 3 thaùng laø 1.0%/thaùng. NHB: laõi suaát tieàn göûi ñònh kyø 4 thaùng laø 1.1%/thaùng. NHC: laõi suaát tieàn göûi ñònh kyø 6 thaùng laø 1.15%/thaùng. NHD: Nhaän tieàn göûi ñònh kyø 1 naêm vôùi laõi suaát 10%/naêm. Goác ñöôïc baûo ñaûm baèng vaøng. Bieát raèng: Giaù vaøng hieän nay 15 trieäu ñoàng/löôïng vaø döï baùo naêm tôùi giaù vaøng taêng nheï 0.1%. Ngaân haøng thöôøng xuyeân nhaän tieàn göûi cuûa khaùch haøng.
  33. 3. Các nguyên tắc trong việc quản lý tiền gửi của khách hàng • Thanh toán kịp thời. • Đảm bảo sự tương ứng về thời hạn nguồn vốn và sử dụng vốn. • Thực hiện theo lệnh của chủ TK. • Đảm bảo thanh toán an toàn bí mật số dư TK của KH.
  34. 4. Các biện pháp để gia tăng nguồn vốn huy động vào ngân hàng • Có kế hoạch sử dụng vốn. • Đảm bảo các nguyên tắc trong việc quản lý tiền gử. • Chính sách lãi suất phải hợp lý. • Cải tiến phương thức thanh toán. • Mở rộng mạng lưới. • Thái độ phục vụ. • Khích thích bằng lợi ích khác. • Quảng cáo.
  35. BÀI 3 NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
  36. Những vấn đề cần nghiên cứu 1. Đặc điểm của thanh toán không dùng tiềm mặt 2. Nguyên tắc thanh toán không dùng tiền mặt 3. Các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt 4. Thanh toán qua ngân hàng trong nước 5. Thanh toán quốc tế
  37. 1. Đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt • Tiền dùng để thanh toán là tiền ghi sổ • Trong thanh toán có ít nhất ba bên tham gia đó là: – Người trả tiền – Người thụ hưởng – Các trung gian thanh toán • Phải có các chứng từ thanh toán riêng
  38. 2. Nguyên tắc thanh toán không dùng tiền mặt • Mở tài khoản • Chứng từ thanh toán • Trách nhiệm của ngân hàng
  39. 3. Các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt a. Séc b. Ủy nhiệm chi c. Ủy nhiệm thu d. Thư tín dụng e. Thẻ thanh toán
  40. a. Séc (Cheque) ▪ Séc là một tờ mệnh lệnh vo điều điện của chủ TK tiền gửi ra lệnh cho NH trích từ TK của mình một số tiền nhất định để trả cho người cầm séc, người có tên trong séc hoặc trả theo lệnh của người đó. ▪ Nội dung của tờ séc. ▪ Những người liên quan đến séc. ▪ Thời hạn hiệu lực của séc. ▪ Bản chất của séc. ▪ Các loại séc. ▪ Nghiệp vụ thanh toán séc.
  41. Séc có nội dung gì? • Tiêu đề “SÉC” • Ngày tháng năm . Phát hành • Địa điểm phát hành • Ngân hàng trả tiền • Tài khoản được trích trả • Yêu cầu trả một số tiền nhất định không kèm điều kiện bảo lưu nào • Người hưởng lợi séc • Chữ ký của người phát hành séc, kèm theo họ tên, địa chỉ được in sẵn trên tờ séc.
  42. Những ai liên quan đến séc? • Người phát hành séc • Ngân hàng thanh toán • Người nhận tiền (người thụ hưởng) • Sau khi phát hành ra lưu thông thì người có quyền hưởng lợi tờ séc là người cầm séc – séc có thể chuyển nhượng thông qua hình thức ký hậu.
  43. Thời hạn hiệu lực của séc • Đặc điểm của séc là có thời hạn và được ghi rõ trên tờ séc và tính từ ngày phát hành. Thời gian này tùy thuộc vào phạm vi không gian séc lưu hành và luật pháp các nước quy định. • Theo công ước Genever 1931 quy định thời gian hiệu lực của séc như sau: 8 ngày nếu lưu hành trong nước, 20 ngày – châu âu, 70 ngày không cùng 1 châu. • Theo luật Anh – Mỹ thì không quy định cụ thể mà séc phải xuất trình để lãnh tiền trong “thời hạn hợp lý” do NH xác định. • Tuy nhiên, theo chương 5 của luật séc quốc tế do Ủy ban TMQT của LHQ (18/2/82) ban hành thì séc phải xuất trình để thanh toán trong vòng 120 ngày kể từ ngày ghi trên séc.
  44. Bản chất của séc • Séc là thương phiếu đặc biệt cụ thể là hối phiếu vì: • Séc là thương phiếu vì tại thời điểm người thụ hưởng tờ séc nhận được tờ séc khi đó anh ta chưa nhận được tiền mà mới nhận được giấy xác nhận. • Séc là TP đặc biệt vì thời hạn trung bình của TP là 90 ngày còn séc có thời hạn ngắn. • Séc là HP vì séc được người ký phát viết với tư cách là chủ nợ của NH.
  45. Các loại séc • Căn cứ vào tính lưu chuyển – Séc đích danh – Séc vô danh – Séc theo lệnh • Căn cứ vào đặc điểm sử dụng séc – Séc gạch chéo (crossed cheque) – Séc chuyển khoản (transferable cheque) – Séc xác nhận (certified cheque) – Séc du lịch (travallers cheque)
  46. Nghiệp vụ thanh toán séc • Trường hợp 1: người thụ hưởng séc nộp séc vào ngân hàng. – Tình huống 1: người phát lệnh và người thụ hưởng có TK cùng 1 NH. Thì NH sẽ ghi giảm (NỢ) TK của người ký phát và ghi tăng (CÓ) TK của người thụ hưởng. – Tình huống 2: người phát lệnh và người thụ hưởng mở TK ở 2 NH khác nhau. • Trường hợp 2: người thụ hưởng không nộp séc vào NH mà dùng séc để tiếp tục mua hàng (chuyển nhượng) loại trừ séc định danh (không chuyển nhượng được còn séc vô danh và séc theo lệnh có thể dùng mua hàng và chuyển nhượng thông qua ký hậu)
  47. Tình huống 1: các NH này sẽ tập hợp séc đến cuối ngày mang đến phòng TTBT (do NHTW tổ chức mang tính chất hiệp hội) và được tiến hành như sau: • Bước 1: Các NH giao séc cho nhau • Bước 2: Các NH kiểm tra tính hợp lệ của séc. • Bước 3: Chủ tịch phiên họp sẽ tiến hành thiết lập bảng bù trừ và cho kết luận bù trừ. • Ví dụ: ngày 15/2 tham gia TTBT có 3 NH và tình hình trong ngày như sau: NHA giao 4 tờ séc tổng cộng số tiền là 80 tr cho NHB và giao 3 tở séc tổng 60 tr cho NHC. NHB giao 1 tờ 30 tr, 1 tờ 17 tr cho NHA và giao 5 tờ tổng 130 tr cho NHC. NHC giao 6 tờ tổng 210 tr NHA và 5 tờ tổng 190 tr cho NHB. Hãy thiết lập bảng TTBT, biết rằng tờ séc 17 tr không hợp lệ.
  48. Bù trừ GIAO NHA NHB NHC TỔNG NHẬN NHẬN NHA 30 210 240 NHB 80 190 270 NHC 60 130 190 TỔNG GIAO 140 160 400 700 NGÂN HÀNG NHẬN GIAO CHÊNH LỆCH A 240 140 -100 B 270 160 -110 C 190 400 210
  49. Kết luận: NHA phải trích TK tiền gửi của mình 100 tr, NHB phải trích 110 tr (TK của 2 NH được mở tại NHTW để trả cho NHC 210 tr). Nếu NHA và NHB có số dư tiền gửi không đủ để trả cho NHC khi đó 2 NH này sẽ vay (thường thời hạn rất ngắn, vay qua đêm, 1 ngày, nhiều nhất là 7 ngày) của NHTW, TTLNH để trả cho NHC
  50. b. Ủy nhiệm chi • Ủy nhiệm chi là một văn thư trong đó chủ TK ra lệnh cho NH trích 1 số tiền trên TK của họ để chuyển và TK của người thụ hưởng ở cùng NH hoặc ở NH khác. • Khi chủ TK muốn trả một số tiền cho một người nào đó, mà người này không có TK ở NH hoặc không biết số TK của họ thì chủ TK viết lệnh cho NH chi hộ. • Lệnh này bao gồm các yếu tố sau: • Nơi và ngày ra lệnh • Sự ủy nhiệm cho NH trích TK để chi trả tiền mặt • Số tiền chi trả • Số TK của người ra lệnh • Họ tên người thụ hưởng • Chữ ký người ra lệnh • Khi nhận được lệnh chi tiền mặt NH thông báo cho người thụ hưởng đến lãnh tại quầy NH hoặc qua bưu điện.
  51. Các loại lệnh chi tiền mặt • Lệnh chi tiền mặt thông thường – người thụ hưởng chỉ nhận tiền một lần. • Lệnh chi tiền mặt thường trực, người thụ hưởng được nhận nhiều lần với số tiền tối đa được ấn định trước và trong thời hạn nhất định. • Lệnh chi tiền mặt theo tài liệu, người thụ hưởng khi nhận tiền phải xuất trình các tài liệu cần thiết được quy định trong lệnh. • Lệnh chi trả tiền mặt tích lũy tức là người thụ hưởng được lãnh cả phần kỳ trước chưa nhận hết.
  52. c. Ủy nhiệm thu • Ủy nhiệm thu là nghiệp vụ thu tiền, mà trong đó người bán ủy thác cho NH thu một khoản tiền ở người mua theo hợp đồng mà người mua và người bán đã ký kết. • Giấy ủy nhiệm thu là một văn thư do khách hàng lập để yêu cầu NH thu một khoản tiền ở người mua. • Việc thanh toán ủy nhiệm thu được thực hiện khi 2 bên mua và bán đã ký kết hợp đồng và quy định việc thanh toán theo hình thức này. • Người mua khi nhận được giấy báo của NH để thanh toán tiền, anh ta tiến hành xem xét giấy nhờ thu và các chứng từ kèm theo, trên cơ sở đó mà đồng ý thanh toán hoặc từ chối.
  53. c. Ủy nhiệm thu • Tuy nhiên, theo quy định của NHNN khi nhận được giấy ủy nhiệm thu, NH bên mua trích TK để trả ngay và mọi tranh chấp do các bên tự giải quyết. • Nếu người mua và người bán có TK ở cùng một NH thì chỉ cần ghi có người bán và ghi nợ người mua. • Nếu người mua và người bán có TK ở 2 NH khác nhau thì phải tiến hành thanh toán qua hệ thống NH.
  54. d. Thư tín dụng • Thư tín dụng là một văn bản do ngân hàng lập ra trên cơ sở yêu cầu của khách hàng, trong đó ngân hàng cam kết trả tiền cho người hưởng lợi khi người đó xuất trình đầy đủ bộ chứng từ thanh toán như đã thoả thuận trong bức thư tín dụng. • Người trả tiền lập giấy yêu cầu mở thư tín dụng ghi rõ các yếu tố quy định và phải ký quỹ. • Người được hưởng phải căn cứ vào các điều kiện của thư tín dụng, tổ chức việc giao hàng, và xuất trình bộ chứng từ đúng yêu cầu cho ngân hàng phục vụ mình để thanh toán tiền giao hàng. • Quá thời hạn quy định, thư tín dụng đã mở không được sử dụng và ngân hàng sẽ tiến hành thanh lývà hoàn trả lại cho chủ thể trả tiền.
  55. e. Thẻ thanh toán • Là phương tiện thanh toán mà người sở hữu (chủ thẻ) có thể sử dụng nó để rút tiền mặt tại các máy, quầy tự động của NH đồng thời có thể sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ. • Mô tả kỹ thuật: • Các loại thẻ
  56. Mô tả kỹ thuật • Làm bằng nhựa cứng (plastique rigide) có hình chữ nhật, có kích thước tiêu chuẩn 96 mm x 56 mm x 0,76 mm. Trên thẻ có một số thông tin sau: • Mặt trước của thẻ có ghi: tên của thẻ, NH, biểu tượng, số thẻ (13 hoặc 16 số), ngày bắt đầu và ngày hết hạn hiệu lực, tên chủ thẻ, tất cả các thông tin đều in nổi. • Mặt sau củ thẻ: có một băng trắng trên đó có chữ ký của chủ thẻ và đường băng từ tính chứa đựng các thông tin số thẻ, tên chủ thẻ, thời hạn hiệu lực, mã số bí mật, mức rút tiền tối đa cho phép.
  57. Các loại thẻ • Thẻ rút tiền (ATM card, ) • Thẻ thanh toán – Thẻ ghi nợ – Thẻ tín dụng – Thẻ thông minh – Thẻ quốc tế
  58. 4. Thanh toán qua ngân hàng trong nước Dịch vụ chuyển khoản • NH thừa lệnh của KH trích tiền từ TK của họ để nhập vào TK của người thụ hưởng và các phương tiện chuyển khoản như: thẻ, chi phiếu, ủy nhiệm chi,vv
  59. a. Sơ đồ chuyển khoản giữa 2 ngân hàng có mở tài khoản lẫn nhau Ngân hàng A KH X ủy nhiệm chi báo xxx NH B có Báo nợ xxx Ngân hàng B Báo có KH Y xxx
  60. b. Thanh toán liên hàng Là thanh toán giữa hai ngân hàng cùng một hệ thống. Thật ra, đây là thanh toán nội bộ giữa 2 chi nhánh ngân hàng cùng thuộc ngân hàng ở hội sở trung ương. Ví dụ Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam có hội sở trung ương tại Hà Nội và có nhiều chi nhánh ở các tỉnh, thành trong cả nước. Hay là, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam có hội sở trung ương tại Hà Nội Và có nhiều chi nhánh trên toàn quốc,vv
  61. Sơ đồ thanh toán liên hàng Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam - Hội Sở Trung ương 2’ 3 Ngân hàng đầu tư 2 2 Ngân hàng Đầu tư 1 2’’ 1 4 Doanh nghiệp B Doanh nghiệp A
  62. c. Thanh toán qua tài khoản gửi tại ngân hàng thứ ba 3 5 Ngân hàng Ngân hàng thứ 3 Ngân A hàng B 4 2 1 6 Đơn vị mua Đơn vị bán
  63. d. Thanh toán bù trừ • Các NH khác hệ thống có thể thanh toán nợ lẫn nhau bằng thể thức thanh toán bù trừ. • Mỗi ngày đại diện các NH đến họp tại phòng thanh toán bù trừ ở NHNN địa phương và các đại điện trao đổi các chứng từ về nợ lẫn nhau, thiết lập các bảng kê các khoản nợ và có của mỗi NH. • Tổng số tiền nợ và có giữa các NH có thể bù trừ lẫn nhau. Số tiền dư nợ và có được thanh toán bằng cách đại diện các NH cùng ký tên yêu cầu NHNN trích từ TK dự trữ mà mỗi NH mở tại NHNN của NH thiếu nợ để chuyển trả vào TK dự trữ của NH chủ nợ cũng mở tại NHNN. • Nếu NH thiếu nợ không đủ số tiền trong TK dự trữ để chi trả thì phải nộp tiền mặt vào, nếu không có tiền nộp vào thì NHNN sẽ cho vay tạm thời trong thời gian ngắn (5 – 10 ngày).
  64. Ví dụ: Cho biết bảng kê tình hình giao nhận chứng từ thanh toán của các NH thành viên. Phiên bù trừ ngày 15/2/2005 Cột ngang - > THU ; cột dọc - > CHI Chi Saigon ACB SCOM VCB Tổng Thu cộng Saigon 71.000 71.000 ACB 100.000 15.000 115.000 SCOM 3.720 12.500 50.000 66.220 VCB 7.335 11.050 18.385 INDO 50.400 7.000 57.400 AGI 4.500 4.500
  65. Bảng kết quả bù trừ của saigon ngày 15/2 Bảng Của ngân Các khoản Các khoản Chênh lệch phải kê số hàng phải thu từ phải trả từ các NH các NH Thu Trả Thu Trả ACB 100.000 100.000 SCOM 71.000 3.720 67.280 VCB 7.335 7.335 Tổng INDO 50.400 50.455 Tổng 71.000 161.455 67.280
  66. 5. Thanh toán quốc tế • Các điều kiện thanh toán quốc tế – Điều kiện tiền tệ – Điều kiện bảo đảm hối đoái – Điều kiện bảo đảm thời gian • Các phương thức thanh toán quốc tế – Phương thức chuyển tiền – Phương thức thanh toán nhờ thu – Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
  67. Phương thức chuyển tiền – Remittance Remis Ngân hàng (2) – (M/T, T/T, SWIFT Ngân hàng chuyển tiền đại lý (1) - (2’) – (3)- Lệnh Báo Ghicó, chi tiền nợ báo có Người trả tiền (mua, (4)–Bộ chứng từ Người thụ hưởng nhập khẩu) (bán, xuất khẩu) Quy trình phương thức chuyển tiền trả trước
  68. Phương thức chuyển tiền – Remittance Remis Ngân hàng chuyển (3) – (M/T, T/T, SWIFT Ngân hàng tiền đại lý (2) - (3’) – (4)- Lệnh Báo nợ Ghicó, chi tiền báo có Người trả tiền (mua, (1)–Bộ chứng từ Người thụ hưởng nhập khẩu) (bán, xuất khẩu) Quy trình phương thức chuyển tiền trả sau
  69. Phương thức thanh toán nhờ thu – Collection of payment (6)-Trích tiền trả Ngân hàng nhận Ngân hàng uỷ thác đại lý (3)-Chuyển chỉ thị nhờ thu (5) - (2) – (7) – đồng ý (4) - Chỉ thị Báo có hay từ Chuyển nhờ chối hối phiếu thu Người xuất khẩu (1)–Bộ chứng từ Người nhập khẩu Quy trình phương thức nhờ thu trơn – Clear Collection
  70. Phương thức thanh toán nhờ thu – Collection of payment (6)-Trích tiền trả Ngân hàng nhận Ngân hàng uỷ thác đại lý (3)-Chuyển chỉ thị nhờ thu (5) - (2) – (7) – đồng ý (4) - Chỉ thị Báo có hay từ Chuyển nhờ chối hối phiếu thu Người xuất khẩu (1)–Giao hàng hoá Người nhập khẩu (Principal) (drawee) Quy trình phương thức nhờ thu kèm chứng từ
  71. Phương thức tín dụng chứng từ - Documentary Credits (3) Ngân hàng mở Ngân thông báo (7) L/C L/C (8) (2) (11) (10) (9) (6) (4) (5) Người nhập khẩu Người xuất khẩu (drawee) (Principal) (1) Quy trình phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
  72. BÀI 4 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
  73. Những vấn đề nghiên cứu – Bản chất của tín dụng? – Có các hình thức tín dụng nào? – Thế nào là rủi ro tín dụng và các nguyên nhân? – Tại sao phải đảm bảo tín dụng? – Tại sao phải phân tích tín dụng? – Các yếu tố cần xem xét khi phân tích tín dụng – Quy trình tổ chức cho vay – Lý thuyết ra quyết định tín dụng
  74. I. Thế nào là tín dụng? • Tín dụng là quan hệ kinh tế biểu hiện dưới dạng tiền tệ hoặc hiện vật mà trong đó người đi vay phải hoàn trả cho người cho vay cả vốn gốc và lãi. • Vậy tín dụng có những đặc điểm gì?
  75. Đặc điểm tín dụng • Có sự chuyển giao từ người cho vay sang người đi vay một lượng giá trị nhất định (tiền, hiện vật) • Có sự hoàn trả, chỉ được sử dụng trong thời hạn nhất định đã thỏa thuận. • Giá trị hoàn trả lớn hơn giá trị lúc cho vay. Tiền hoặc hiện vật (giá trị tín dụng) Cho vay T ’ = T + t Đi vay
  76. II. Các hình thức tín dụng ngân hàng ▪ Căn cứ vào thời hạn cho vay ▪ Tín dụng ngắn hạn ▪ Tín dụng trung hạn ▪ Tín dụng dài hạn ▪ Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng ▪ Tín dụng đảm bảo ▪ Tín dụng không đảm bảo ▪ Căn cứ vào sản phẩm ▪ Tín dụng đơn giản ▪ Chiết khấu thương phiếu ▪ Tín dụng ứng trước ▪ Tín dụng tiêu dùng ▪ Tín dụng trung và dài hạn
  77. III. Rủi ro tín dụng 1. Thế nào là rủi ro tín dụng? Rủi ro do MT vĩ mô Rủi ro trong kinh Rủi ro đặc thù doanh TDNH Rủi ro thị trường Rủi ro do MT cạnh tranh 1. Rủi ro tín dụng là gì? 2. Tác động của rủi ro tín dụng? 3. Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng? 4. Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng?
  78. 3. Nguyên nhân rủi ro tín dụng a. Phát sinh từ khách hàng vay vốn b. Nguyên nhân khách quan c. Rủi ro liên quan đến phần đảm bảo tín dụng d. Nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay
  79. 4. Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng • NH tiến hành phân tích đánh giá các rủi ro tín dụng cao hay thấp từ đó đưa ra các biện pháp để hạn chế rủi ro. Cụ thể: • Phân tích đánh giá từng bước khách hàng 1 cách thường xuyên, tổ chức giám sát KH, thu nợ. • Thu thập thông tin. • Đảm bảo tín dụng, giảm thiểu rủi ro (đồng tài trợ, đa dạng, chuyển rủi ro – bảo hiểm). • Hạn chế tín dụng, kiểm soát cho vay nội bộ. • Sàng lọc khách hàng , thiết lập mối quan lâu dài với KH. • Phân tích tín dụng - > phân tích cái gì?
  80. Sơ đồ hạn chế rủi ro Nhận dang rủi ro Rủi ro thường gặp Rủi ro mới Rủi ro lớn nhỏ Nên loại trừ Xác định phương hay không pháp quản lý K cho Đồng Bán Thế chấp, Bảo Xác định chi vay tài trợ rủi ro bảo lãnh hiểm phí đảm bảo
  81. IV. Đảm bảo tiền vay 1. Thế nào là đảm bảo tín dụng? 2. Các loại đảm bảo tín dụng.
  82. 1. Thế nào là bảo đảm tiền vay? Bảo đảm tiền vay là phương tiện tạo cho chủ ngân hàng một sự tin tưởng rằng sẽ có nguồn vốn khác để hoàn trả vốn vay cho ngân hàng nếu như mục đích xin vay bị phá sản. Nói cách khác đây là phương tiện để ngân hàng thu hồi nợ. 2 TS thế chấp Đảm bảo tín dụng Cho vay Vốn Dự án (V+LN) Đơn KH 1 Thanh toán nợ HQ Kinh tế
  83. Để tạo ra nguồn thu nợ từ phía khách hàng, ngân hàng trông chờ vào 3 nguồn sau: • Từ hiệu qủa của món vay • Khả năng tài chính của người vay • Đảm bảo tín dụng (thế chấp, cầm cố, tín chấp ). • Do đó đảm bảo tín dụng là 1 phần tài sản của KH (vô hình, hữu hình) của KH được giao cho NH và NH có quyền về các TS đó trong trường hợp KH không trả được nợ. • Đảm bảo tín dụng có 2 loại: Đảm bảo đối nhân và đảm bảo đối vật.
  84. V. Phân tích tín dụng 1. Mục đích của việc phân tích tín dụng. • Mục đích của việc phân tích tín dụng là nhằm xác định khả năng hoàn trả nợ và ý muốn của khách hàng trong việc hoàn trả tiền vay, lãi vay cho ngân hàng phù hợp với những điều kiện đã được ký kết trong hợp đồng tín dụng. • Quá trình phân tích tín dụng ở tất cả các khâu để đưa ra quyết định tín dụng.
  85. Quá trình phân tích để ra quyết định tín dụng Báo cáo tài chính Thu thập TT khách Khách đi vay hàng Ý tưởng kinh doanh Danh tiếng Ngân hàng Thế chấp, bảo lãnh Diện mạo Kinh tế trong nước Phân tích TD Chiến lược và và quốc tế nguyên tắc của NH Cho vay Q định TD Không cho vay Cho vay có điều kiện Cho vay không điều kiện
  86. 2. Các yếu tố cần xem xét khi phân tích tín dụng • Uy tín của KH (Character). • Năng lực trả nợ vay (Capacity). • Vốn tự có của khách hàng (Capital). • Các điều kiện KT – CT – XH (Conditions). • Đảm bảo tín dụng (Collateral).
  87. 3. Các nguồn thông tin để phân tích tín dụng • Phỏng vấn người xin vay. • Xem xét sổ sách lưu trữ của NH đối với khách hàng. • Các nguồn thông tin bên ngoài. • Điều tra nơi hoạt động kinh doanh. • Báo cáo tài chính của khách hàng.
  88. Phân tích công ty • Sau khi xác định những điều kiện kinh tế và bối cảnh của ngành, chúng ta nhìn vào tình hình tài chính => phân tích các báo cáo tài chính và phân tích các tỷ số tài chính; • So sánh với các công ty khác cùng ngành để cảm nhận được một kịch bản “bình thường”
  89. Các nguồn để phân tích công ty • Các báo cáo thu nhập / lời lỗ • Bảng cân đối kế toán • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ • Thông tin về cơ cấu tổ chức, lãnh đạo • Xu hướng phát triển của công ty
  90. Bảng cân đối tài sản – Balance sheet TAØI SAÛN TIEÀN NGUOÀN VOÁN TIEÀN Ñaàu Cuoái Ñaàu Cuoái kyøØ kyø kyøØ kyø I.TSLÑ I.NÔÏ - Tieàn maët * Nôï ngaén haïn - CK ngaén haïn - Vay ngaén haïn - Caùc khoaûn phaûi thu - Nôï daøi haïn ñeàn kyø TT - Haøng toàn kho - Phaûi traû khaùc * Nôï daøi haïn II. TSCÑ - Vay daøi haïn * TS höõu hình - Thueâ taøi chính - TSCÑ + Nguyeân giaù II. VOÁN TÖÏ COÙ + Hao moøn - Voán chuû sôõ höõu - Ñaàu tö daøi haïn - Laõi göõi laïi - Chi phí XDCB * TS voâ hình - Nhaõn hieäu - Baèng Phaùt minh Toång Toång
  91. Báo cáo kết qủa kinh doanh – Income Statement CHÆ TIEÂU THAØNH TIEÀN Đầu kỳ Cuối kỳ 1. Doanh thu thuaàn 2. Giaù voán haøng baùn 3. Lôøi goäp (1-2) 4. Chi phí quaûn lyù vaø tieâu thuï 5. Laõi hoaït ñoäng kinh doanh (3-4) 6. Thu khaùc (thu veà hoaït ñoäng TC baát thöôøng) 7. Chi khaùc (chi veà hoaït ñoäng TC baát thöôøng) 8. Laõi tröôùc thueá (5+6+7) 9. Thueá lôïi töùc (8 x thueá suaát) 10. Laõi sau thueá (8-9) 11. Chia coå töùc (10 x tyû leä chia coå töùc) 12. Laõi göûi laïi tích luõy (10-11)
  92. Bảng cân đối tài sản của BAHOATOHO TAØI SAÛN TIEÀN NGUOÀN VOÁN TIEÀN 2004 2005 2004 2005 I. TSLÑ 750 700 I.NÔÏ 960 1.000 - Tieàn 300 200 1.Nôï ngaén haïn 260 300 + Maët 100 50 - Vay NH 60 100 + TGNH 200 150 - Caùc khoaûn phaûi traû 100 60 - Caùc khoaûn phaûi thu 150 200 - Caùc khoaûn phaûi noäp 100 140 - Toàn kho 300 300 2.Nôï daøi haïn 700 700 + Vaät tö haøng hoùa 200 250 + Dôû dang 100 50 II.VOÁN TÖÏ COÙ 890 1.000 1.Coå ñoâng goùp 500 600 II. TSCÑ 1.100 1.300 2.Boå sung töø laõi 390 400 - NG 1.500 1.800 - Khaáu hao 400 500 Toång coäng TS 1.850 2.000 Toång coäng NV 1.850 2.000
  93. Báo cáo kết qủa kinh doanh của BAHOTOHO Chæ tieâu 2004 2005 1. DT thuaàn 2.600 3.000 2. Giaù voán haøng baùn 2.240 4.500 3. Laõi goäp (1-2) 360 420 4. Chi phí baùn haøng vaø QL 156 190 + Chi phí baùn haøng 18 22 + Chi phí QL 138 168 5. Laõi hoaït ñoäng KD 204 230 6. Thu khaùc 5 15 7. Chi khaùc (traû laõi vay) 39 45 8. Laõi tröôùc thueá (5+6-7) 170 200 9. Thueá lôïi töùc (thueá suaát 40%) 68 80 10. Laõi sau thueá (8-9) 102 120
  94. 1. Phân tích các tỷ số về khả năng thanh toán Tài sản lưu động Khả năng thanh a. toán hiện thời = Nợ ngắn hạn Tài sản lưu động – Tồn kho Khả năng thanh b. toán nhanh = Nợ ngắn hạn
  95. 2. Phân tích các tỷ số về đòn cân nợ Tổng nợ a. Tỷ số nợ = Tổng vốn Lãi trước thuế + lãi nợ vay Khả năng thanh b. toán lãi vay = Lãi nợ vay
  96. 3. Phân tích các tỷ số hoạt động Doanh thu thuần a. Số vòng quay kho = Tồn kho Các khoản phải thu b. Thời gian thu hồi bình = x 360 quân tiền bán hàng Doanh thu thuần Các khoản phải trả c. Thời gian trả tiền bình = x 360 quân người bán hàng Giá vốn hàng bán Doanh thu thuần d. Hiệu quả sử dụng TSCĐ = Vốn cố định Doanh thu thuần e. Hiệu quả sử dụng tài sản = Tổng tài sản
  97. 4. Phân tích các chỉ tiêu về doanh lợi Thu nhập ròng a. Doanh lợi tiêu thụ = Doanh thu thuần Thu nhập ròng b. Doanh lợi vốn (ROA) = Tổng vốn (tổng tài sản) Thu nhập ròng c. Doanh lợi vốn tự có (ROE) = Vốn tự có Thu nhập ròng Thu nhập ròng Doanh thu thuần = = Tổng tài sản Doanh thu thuần Tổng tài sản Thu nhập ròng Thu nhập ròng Doanh thu thuần = = Vốn chủ sở hữu Doanh thu thuần Vốn chủ sở hữu
  98. Các chỉ tiêu phân tích thị trường • Tỷ số giá trên thu nhập (PE) = Thị giá / Thu nhập trên một cổ phần • Tỷ lệ chia cổ tức = Cổ tức chi trả cho mỗi cổ phần / Thu nhập trên một cổ phần • Mức sinh lời từ cổ tức = Cổ tức chi trả cho mỗi cổ phần / Thị giá của mỗi cổ phần
  99. VI. Quy trình tổ chức cho vay của NHTM • Người vay mang bộ hồ sơ đến ngân hàng yêu cầu vay • Nhân viên ngân hàng tiếp nhận ố sơ và chuyển về phòng tín dụng • Tại phòng tín dụng sẽ tiến hành ra quyết định • Nếu món vay nhỏ thì nhân viên tín dụng là người ra quyết định • Nếu món vay vừa - > đa dạng thì do hội đồng cho vay của ngân hàng ra quyết định (7 – 10 người 1 tuần họp 2 lần) • Nếu món vay lớn thì do hội đồng cho vay của Giám đốc ra quyết định (3 người trong đó có Giám đốc) • Sau khi quyết định cho vay thì có tờ trình và trưởng phòng tín dụng ký - > Giám đốc ký • Tờ trình chuyển xuống phòng kế toán của ngân hàng • Kế toán phát tiền theo kế hoạch tiến độ trong hợp đồng tín dụng và nhận tiền loại nào là do khách hàng yêu cầu.
  100. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH TÍN DỤNG Xác định thị trường và các trường mục tiêu ĐỀ XUẤT TÍN DỤNG NHU CẦU THẨM ĐỊNH THƯƠNG LƯỢNG PHÊ DUYỆT KHÁCH HÀNG - Tiếp nhận yêu cầu khách hàng - Mục đích vay - Kỳ hạn - Cán bộ quản trị rủi ro - Tìm hiểu triển vọng - HĐKD - Thanh toán - Giám đốc/ Tổng giám đốc - Tham khảo ý kiến bên ngoài - Quản lý - Các điều khoản - Số liệu - Bảo đảm tiền vay - Các vấn đề khác THỦ TỤC HỒ SƠ VÀ GIẢI NGÂN THỦ TỤC HỒ SƠ GIẢI NGÂN - Dự thảo hợp đồng - Xem xét hồ sơ - Thủ tục hồ sơ hoàn tất - Kiểm tra tài sản bảo đảm - Chuyển tiền - Miễn bỏ giấy tờ pháp lý - Các vấn đề khác QUẢN LÝ DANH MỤC THANH TOÁN QUẢN LÝ TÍN DỤNG Trả nợ đúng hạn - Trả đủ gốc - Số liệu - Trả đủ lãi - Các điều khoản Dấu hiệu bất thường - Bảo đảm tiền vay - Thanh toán - Nhận biết sớm - Đánh giá tín dụng - Chính sách xử lý TỔN THẤT - Quản lý XỬ LÝ - Dấu hiệu cảnh báo - Cố gắng thu hồi nợ - Không trả nợ gốc - Biện pháp pháp lý - Không trả nợ lãi - Tái cơ cấu
  101. BÀI 5 CÁC NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
  102. Những vấn đề cần nghiên cứu ▪ Các hình thức cho vay ngắn hạn ▪ Chiết khấu ▪ Cho vay theo món ▪ Cho vay luân chuyển ▪ Cho vay theo hạn mức ▪ Bao thanh toán ▪ Đối tượng và thủ tục cho vay ▪ Các hình thức cho vay trung và dài hạn ▪ Cho vay theo dự án ▪ Cho thuê tài chính ▪ Cho vay trả góp ▪ Đối tượng và thủ tục cho vay
  103. 1. Chiết khấu là gì? Chiết khấu là một nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn được thực hiện dưới hình thức khách hàng chuyển nhượng quyền sở hữu các giấy tờ có giá chưa đáo hạn cho ngân hàng để nhận một số tiền thấp hơn mệnh giá.
  104. Lợi ích của chiết khấu các giấy tờ có giá • Tạo tính thanh khoản cho thương phiếu - > giải quyết được nhu cầu vốn. • Là phương thức cho vay ít rủi ro - > vì thời hạn ngắn, và khi có sự cố thì tất cả những người ký tên trên thương phiếu đều chịu trách nhiệm liên đới. • Là công cụ để ngân hàng thực hiện tái chiết khấu khi cần thiết.
  105. Thẩm định hồ sơ chiết khấu • Hồ sơ chiết khấu – Giấy yêu cầu chiết khấu – Các giấy tờ cần bán – Bảng kê các giấy tờ chiết khấu • Ngân tiến hành thẩm định các mặt sau: – Tính pháp lý của giấy tờ có giá – Nếu là hối phiếu phải xem mối quan hệ thương mại – Khả năng trả nợ của người thụ lệnh, người thụ hưởng, người yêu cầu chiết khấu
  106. Chiết khấu thương phiếu • Thương phiếu là gì? • Thương phiếu là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một khoảng thời gian nhất định
  107. Đặc điểm của thương phiếu • Có tính trừu tượng • Có tính pháp lý • Có tính lưu thông
  108. Phân loại thương phiếu • Căn cứ vào chủ thể phát hành – Hối phiếu – Lệnh phiếu • Căn cứ vào danh tính của thương phiếu – Thương phiếu vô danh – Thương phiếu ký danh – Thương phiếu đích danh
  109. Hối phiếu – Bill of exchange là gì? • Hối phiếu là một mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện do người XK (người bán, người cung ứng dịch vụ, ) ký phát đòi tiền người NK (người mua, người nhận cung ứng dịch vụ, ), và yêu cầu người này phải trả một số tiền nhất định, trong một thời gian nhất định cho người hưởng lợi quy định trong hối phiếu, hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác. • Các bên liên quan đến HP: (người ký phát; người thụ lệnh; người thụ hưởng. • Đặc điểm của hối phiếu?
  110. Hình thức của hối phiếu • Hp được lập thành văn bản. • Hp dài ngắn không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý và có thể viết tay hay đánh máy, in sẵn. • Hp được tạo lập bởi bất cứ ngôn ngữ nào. Nhưng 1 Hp chỉ được tạo lập bằng 1 ngôn ngữ duy nhất. • Hp không được viết bằng bút chì, mực đỏ, mực dễ phai. • Hp có thể được lập thành 2 hay nhiều bản. Mỗi bản đều đánh số thứ tự và có giá trị ngang nhau.
  111. Nội dung của hối phiếu • Tiêu đề Hp: phải ghi câu “Hối phiếu” (“Bill of Exchange) có khi ghi là “Exchange”. Tiêu đề viết bằng ngôn ngữ nào thì toàn bộ nội dung phải viết bằng ngôn ngữ đó. • Địa điểm ký phát Hối phiếu: thường là địa chỉ của người ký phát Hối phiếu. • Ngày ký phát Hối phiếu. • Mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện: “trả theo lệnh của ”
  112. Nội dung của hối phiếu • Số tiền và loại tiền. • Kỳ hạn trả tiền. – Trả tiền ngay thì trên Hối phiếu ghi câu: “Trả ngay khi nhận thấy bản thứ nhất (hai) của Hối phiếu này” “At sight .” – Trả tiền sau bao nhiêu ngày khi nhận Hối phiếu thì sẽ ghi: “x ngày sau khi nhìn thấy ” “At x days after sight ” – Trả tiền sau bao nhiêu ngày khi giao hàng thì sẽ ghi: “x ngày sau khi ký vận đơn ” “At x days after bill of loading date”. – Trả tiền sau bao nhiêu ngày ký phát Hối phiếu thì ghi câu: “x ngày kể từ ngày ký phát Hối phiếu” “At x days after date”
  113. Nội dung của hối phiếu • Người được hưởng Hối phiếu. • Người trả tiền Hối phiếu. • Người ký phát Hối phiếu.
  114. Chấp nhận hối phiếu (Acceptance) • Là hình thức xác nhận việc đảm bảo thanh toán của người trả tiền hối phiếu. • Sự chấp nhận Hp được thực hiện bằng cách: người trả tiền ghi vào mặt trước, góc dưới bên trái của tờ Hp bằng chữ “Chấp nhận” (Aceepted) kế bên là chữ ký của người trả tiền. • Nếu mặt trước đầy kín, thì người trả tiền có thể ký chấp nhận ở mặt sau. • ULB còn cho phép người chấp nhận trả tiền dùng những chữ khác tương tự như “Đồng ý”, “Xác nhận”
  115. Bảo lãnh hối phiếu (Guaratee) • Là sự cam kết của người thứ 3 trả tiền cho người hưởng lợi Hp đến hạn trả tiền. • Thường người đứng ra bảo lãnh là NH. • Hình thức bảo lãnh được thực hiện bằng cách ghi chữ bảo lãnh vào mặt trước hoặc sau của tờ Hp và người bảo lãnh sẽ ký tên lên Hp. • Một số nước thực hiện bảo lãnh bằng một văn thư riêng gọi là bảo lãnh bí mật. • Trên Hp trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ có ghi: “theo thư tín dụng số mở ngày gửi Nh mở thư tín dụng ” thì đó cũng là một hình thức bảo lãnh Hp.
  116. Ký hậu hối phiếu – Eudorsement • Hp định danh không được chuyển nhượng theo thể thức thương mại, Hp vô danh được chuyển nhượng bằng cách trao tay. Còn Hp ký danh (hay còn gọi là Hp có lệnh khoản) được chuyển nhượng bằng cách ký hậu. • Ký hậu là một thủ tục để chuyển nhượng Hp từ người hưởng lợi này sang người hưởng lợi khác. Việc ký hậu Hp được thực hiện bằng cách chuyển nhượng Hp phải ký vào mặt sau của tờ Hp rồi chuyển cho người được chuyển nhượng. • Việc ký hậu có thể được thực hiện 1 trong 4 hình thức sau:
  117. Các hình thức ký hậu hối phiếu • Ký hậu để trắng. • Ký hậu theo lệnh. • Ký hậu hạn chế. • Ký hậu miễn truy đòi. • Ý nghĩa ký hậu? • Thừa nhận sự chuyển nhượng quyền hưởng lợi Hối phiếu cho người khác được quy định ở mặt sau của Hối phiếu. • Xác định trách nhiệm của người ký hậu về việc trả tiền Hối phiếu đối với những người hưởng lợi Hối phiếu đó.
  118. Các loại hối phiếu • Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng. – Hp vô danh – Hp ký danh (Hp có lệnh khoản) thường có ghi cầu trả theo lệnh (Pay to order of ) – Hp định danh. • Căn cứ vào kỳ hạn trả tiền Hp – Hp trả tiền ngay – Hp có kỳ hạn →Trả tiền sau 1 thời gian kể từ ngày xuất trình giấy tờ →Trả tiền sau 1 thời gian kể từ ngày phát hành →Trả tiền vào một ngày cụ thể • Căn cứ vào thủ tục thanh toán – Hp trơn (Clean bill) – Hp kèm chứng từ (documentary bill)
  119. Lệnh phiếu là gì? • Lệnh phiếu là một văn thư, theo đó người phát hành cam kết trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi khi đến hạn thanh toán hoặc theo lệnh của người này cho một người khác. • Các điều kiện bắt buộc về hình thức – Phải ghi từ lệnh phiếu hoặc ghi nội dung cam kết trả tiền – Cam kết vô điều kiện về việc trả một số tiền nhất định – Kỳ hạn trả tiền – Nơi trả tiền – Tên người thụ hưởng – Địa điểm và ngày phát hành lệnh phiếu – Chữ ký của người phát hành lệnh phiếu
  120. Sự khác nhau giữa Lp và Hp Hối phiếu Lệnh phiếu Do chủ nợ lập Do người thiếu nợ lập Thông thường có 3 chủ thể Thông thường có 2 chủ thể chính: người phát lệnh, người chính: người phát hành và thụ hưởng, người thụ lệnh người thụ hưởng Có thủ thục chấp nhận Không có thủ tục chấp nhận Sử dụng phổ biến trong quan Ít được sử dụng trong TMQT hệ thương mại (TMQT)
  121. Kỹ thuật chiết khấu thương phiếu • L – lãi chiết khấu • M – mệnh giá của thương phiếu • t – thời hạn còn lại của thương phiếu P = M − (L + H ) • i – lãi suất chiết khấu • H – hoa hồng chiết khấu (nếu có) • P – giá trị mà ngân hàng thanh toán M i t cho người yêu cầu chiết khấu L = • 365 hoặc 360 – số ngày quy ước cho 365 một năm
  122. Ví dụ 1 • Ngày 1/1/06 Khách hàng mang 1 thương phiếu mệnh giá 1000 USD yêu cầu chiết khấu ở ngân hàng. Thương phiếu có thời hạn 90 ngày, lãi suất chiết khấu 12%/năm. Ngân hàng sau khi xem xét chấp nhận chiết khấu và giao cho khách hàng 980 USD. • Hỏi: 1. Ngân hàng chấp nhận chiết khấu thì những rủi ro nào có thể xẩy ra? 2. Xác định ngày ký phát của thương phiếu? 3. Hãy cho biết biện pháp xử lý, khi đến ngày đáo hạn mà người thụ lệnh tuyên bố phá sản, người yêu cầu chiết khấu cũng phá sản và không trả được nợ.
  123. Ví dụ 2 Một Khách hàng đến ngân hàng yêu cầu chiết khấu 3 thương phiếu có các mệnh giá là 400, 300, 300 và số ngày còn lại của thương phiếu lần lượt là 30, 45, 60. Ngân hàng chấp nhận chiết khấu và giao cho khách hàng tổng số tiền là 960. Hỏi: 1. Tại sao ngân hàng chấp nhận chiết khấu 3 thương phiếu trên? 2. Xác định lãi suất chiết khấu tính theo tháng?
  124. 2. Cho vay theo món • Cứ mỗi phương án sản xuất, thương vụ, mỗi nhu cầu vay vốn của khách hàng là một món vay. • Tính nhu cầu vay vốn theo kế hoạch hoặc phương án Nhu cầu Tổng nhu = - Vốn lưu vay vốn cầu vốn động tự có Tính nhu cầu vay vốn từng món để thực hiện kế hoạch phương án đó
  125. Ví dụ 3 ▪ Công ty ABC có kế hoạch mua nguyên liệu cho quý I là 600 triệu đồng, hợp đồng đã ký như sau: ▪Tháng 1: 200 triệu đồng ▪ Tháng 2: 300 triệu đồng ▪Tháng 3: 100 triệu đồng ▪ Vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp là 2 lần và vốn tự có là 60 triệu. ▪Hãy tính nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và xác định nhu cầu của từng món vay để thực hiện kế hoạch
  126. Ví dụ 4 • Doanh nghiệp A có kế hoạch mua vật tư quý IV là 500 triệu để dự trữ cho sản xuất. hợp đồng đã ký như sau: • Tháng 10: 100 triệu • Tháng 11: 200 triệu • Tháng 12: 200 triệu • Vòng quay vốn lưu động theo dự tính quý IV là 2 vòng và vốn tự có cho phương án là 50 triệu. • Tính nhu cầu vốn vay của quý kế hoạch và nhu cầu vay từng món.
  127. Cho vay luân chuyển • Cho vay luân chuyển là nghiệp vụ cho vay dựa trên sự luân chuyển của hàng hoá. • Nghiệp vụ này được thực hiện căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng quý. • Đầu mỗi qúy khách hàng làm giấy yêu cầu vay luân chuyển. • Thủ tục vay chỉ thực hiện một lần cho nhiều món vay. • Khi cho vay ngân hàng phải xem xét đến kế hoạch luân chuyển hàng hoá của doanh nghiệp để dự đoán dòng ngân lưu trong thời gian tới.
  128. Ví dụ: kế hoạch luân chuyển hàng hoá trong 2 kỳ như sau: Dư Mua Bán Dư Mua Bán Dư đầu kỳ trong trong cuối trong trong cuối kỳ kỳ kỳ kỳ kỳ kỳ 200 30 20 210 30 25 215
  129. Cách tính hạn mức cho vay luân chuyển Haïn möùc dö Nhu caàu voán löu Voán löu ñoängï voán Cheânh leänh voán trong nôï bình quaân = ñoäng caàn thieát - töï coù vaø voán - khaùc - thanh toaùn söû duïng trong quyù trong quyù lieân doanh vaøo kinh doanh (a) (b) (c) (d) Doanh soá baùn ra theo soá voán (ñoái vôùi löu thoâng hoaëc toång chi phí saûn xuaát (ñoái vôùi saûn xuaát) (a) = Voøng quay voán löu ñoäng quyù (b) = là số dư có tài khoản nguồn vốn lưu động cuối quý trước. (c) = là tổng dư có của các tài khoản quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ phát triển sản xuất và tài khỏan thu nhập chưa phân phối của kết quả lãi lỗ cuối quý trước cộng vốn vay khác. (d) = là chênh lệch tổng nguồn vốn thanh toán (bên nợ) lớn hơn tài khoản thanh toán (bên có) cuối quý trước
  130. Ví dụ: 5 Nhu cầu vốn lưu động của qúy là 1 tỷ đồng. Kế toán báo cáo cho biết số dư có của tài khoản nguồn vốn lưu động cuối kỳ trước là 100 triệu đồng; tổng dư có các tài khoản phúc lợi, khen thưởng, phát triển sản xuất và tài khoản thu nhập chưa phân phối là 200 triệu đồng và tài khoản nguồn vốn thanh toán có ghi bên nợ 100 triệu và bên có 50 triệu đồng. Hãy tính hạn mức dư nợ bình quân trong quý
  131. 3. Cho vay theo hạn mức Cho vay theo hạn mức là nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng theo đó ngân hàng thoả thuận cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng. Trong kỳ khách hàng có thể vay trả nợ nhiều lần nhưng không vượt quá hạn mức tín dụng đó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ngân hàng cũng có thể cho phép trong kỳ chi vượt quá hạn mức tín dụng nhưng cuối kỳ dư nợ không được vượy quá hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở phương án kinh doanh, nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng.
  132. Hạn mức tín dụng mà ngân hàng cấp là giới hạn của các giới hạn sau: • Giới hạn bởi nhu cầu vay của khách hàng Nhu caàu Toång chi phí saûn xuaát vay cuûa = - Voán töï coù - Voán khaùc Voøng quay voán löu ñoäng khaùch haøng Giới hạn bởi nguồn vốn của ngân hàng Giới hạn bởi các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro
  133. Ví dụ 6 DN A vay yêu cầu thực hiện khoản vay ứng trước. Tổng nhu cầu vốn là 1.800 tr, giá trị tài sản thế chấp là 375 tr, vốn của doanh nghiệp tham gia phương án là 1.400 triệu. Trong đó vốn tự có là 700 triệu và vốn tự có của ngân hàng là 1000 tỷ. Ngày 1/4 DN ứng trước đợt đầu tiên cho thương vụ mục đích ứng trước: mua 1 TSCĐ 50 tr và mua hàng hoá NVL là 150 tr. Kế hoạch bán hàng hoá của thương vụ như sau: T4 – 500, T5 – 700, T6 – 2.00 triệu. – Hãy xác định hạn mức tín dụng cấp cho phương án. – Hãy xác định số tiền vay ngày 1/4 – Xác định kỳ hạn nợ cho khoản vay ngày 1/4 . Biết rằng: Thời hạn cho vay tối đa đối với thương vụ là 3 tháng. Nguồn vốn ngân hàng đủ đáp ứng phương án. Các giới hạn cho vay tối đa của NH là trên vốn tự có của NH là 10%, trên vốn tự có của DN là 100% , trên giá trị TS thế chấp là 70%.
  134. Ví dụ 7 • Một DN yêu cầu ứng trước ở NH 1 thương vụ số liệu liên quan đến thương vụ như sau: • Nhu cầu vốn của thương vụ là 1240 tr; vốn tự có của DN tham gia thương vụ là 780 tr; vốn tự có của Nh là 20000 tr; hạn mức tín dụng đã ký trong HĐTD 440. • Các tỷ lệ quy định của NH về mức cho vay tối đa như sau: so với vốn tự có của DN là 100%; so với giá trị TS thế chấp là 80%; so với vốn tự có của NH là 10%; nguồn vốn của Nh đủ để đáp ứng nhu cầu của thương vụ • Yêu cầu: a. Hãy cho lập luận để xác định TS thế chấp mà DN đã giao cho NH. b.Nếu TS thế chấp tăng gấp đôi thì HMTD cho thương vụ là bao nhiêu.
  135. Ví dụ 8 • DN yêu cầu ứng trước cho thương vụ có số liệu liên quan như sau: • Nhu cầu vốn 2480 tr; vốn của DN tham gia thương vụ 1560 tr. Trong đó vốn tự có 700 tiệu. DN giao bộ hồ sơ pháp lý đất đai để thế chấp cho món vay trị giá 1500. Ngày 1/4 DN có nhu cầu chi: mua NVL 200; nộp thuế 75 tr. Kế hoạch bán hàng của thương vụ T4 – 330 tr; T5 – 250 tr; T6 – 600. Ngày 1/5 NH tái xét thấy có 30 tr DN đã dùng tiền vay để mua NVL không thuộc phương án vay. • Yêu cầu: a. Xác định HMTD cho thương vụ b. XĐ số tiền cho vay và xác định kỳ hạn trả nợ cho nhu cầu vay ngày 1/4 c.Giải quyết tình huống ngày 1/5 • Biết rằng: Nguồn vốn ngân hàng đáp ứng đủ. Vốn điều lệ của ngân hàng 700 tỷ. Tỷ lệ cho vay tối đa trên TS thế chấp là 70%; trên vốn điều lệ của ngân hàng là 15% và trên vốn tự có của DN là 100%. KH trả tiền hàng tháng trên tiền bán hàng theo tỷ lệ vốn NH tham gia vào thương vụ.
  136. 4. Bao thanh toán • Là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng bằng cách mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá đã được thoả thuận giữa bên bán hàng và bên mua hàng.
  137. Cho vay theo dự án • Là hình thức cấp tín dụng trung và dài hạn để đáp ứng cho nhu cầu vốn của dự án. • Số tiền cho vay = Tổng mức đầu tư của dự án – Vốn chủ sở hữu hoặc vốn tự có tham gia – Nguồn vốn huy động khác • Các căn cứ giải ngân là – Hợp đồng tín dụng – Hợp đồng, các chứng từ vật tư, thiết bị, – Biện nhận xác định khối lượng công trình
  138. 6. Cho thuê tài chính Theo Hoäi ñoàng tieâu chuaån keá toaùn taøi chính (Financial Accounting Standards Board) cuûa Hoa kyø thì moät giao dòch cho thueâ taøi chính laø moät giao dòch phaûi thoûa maõn ít nhaát moät trong boán tieâu chuaån sau: Quyeàn sôû höõu taøi saûn cho thueâ ñöôïc chuyeån giao cho beân thueâ khi hôïp ñoàng chaám döùt; Beân thueâ ñöôïc quyeàn löïa choïn mua taøi saûn thueâ vôùi giaù töôïng tröng ôû moät thôøi ñieåm naøo ñoù hoaëc khi hôïp ñoàng chaám döùt; Thôøi haïn thueâ phaûi lôùn hôn hoaëc baèng 75% thôøi gian höõu ích cuûa taøi saûn; Hieän giaù caùc khoaûn tieàn thueâ toái thieåu laø 90% hoaëc lôùn hôn so vôùi giaù trò cuûa taøi saûn cho thueâ.
  139. Phương pháp trả tiền thuê • Số tiền thanh toán = Tiền gốc + Phí tiền thuê C Dö nôï tieànthueâ Phíchothueâthaùng soá ngaøydö nôï A = Phí tieànthueâ= n 30 A – tiền gốc phải trả định kỳ C – giá trị của tài sản cho thuê n – số kỳ thanh toán
  140. Phương pháp trả tiền thuê f f f (1+ i) n −1 P.i.(1+ i) n P = 1 + 2 + + n P = f . f = (1+ i) (1+ i) (1+ i) i(1+ i) n (1+ i) n −1 •P - Hiện giá. •f - Tiền thuê phải trả mỗi định kỳ. •i - Lãi suất của mỗi định kỳ. •n - Số định kỳ thanh toán tiền thuê.
  141. Ví dụ 9 • Công ty cho thuê tài chính tài trợ cho doanh nghiệp D một tài sản có giá trị 1 tỷ đồng với các điều khoản trong hợp đồng như sau: thời hạn thuê 5 năm, thanh toán và cuối mỗi năm, mỗi lần thanh toán bằng nhau, lãi suất tài trợ 18%/năm, tiền thuê thu hồi hết trong thời han thuê cơ bản. • Hãy xác định doanh nghiệp D mỗi tháng thanh toán bao nhiêu cho công ty cho thuê tài chính? • Thiết lập bảng phân tích vốn gốc và lãi cho hợp đồng cho thuê này.
  142. Phaân tích phaàn laõi vaø voán goác. ñôn vò:trieäu ñoàng Định Tài sản nợ Số tiền Lãi năm Vốn gốc Tài sản kỳ thanh 18% nợ còn toán lại 1 1.000 2 3 4 5 Tổng cộng
  143. 7. Cho vay trả góp • Phương thức cho vay trả góp là phương thức cho vay mà ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận số tiền lãi vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. • Hợp đồng tín dụng phải ghi rõ: các kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ ở mỗi kỳ hạn gồm cả gốc và lãi.
  144. Cách tính số tiền gốc và lãi phải trả cho mỗi kỳ hạn (Phương pháp 1) • Số tiền phải trả nợ của mỗi kỳ hạn K.i.(1+ i)n a = (1+i)n −1 K – số tiền vay i – lãi suất chiết khấu n – kỳ hạn trả nợ a – mức trả nợ từng định kỳ
  145. Cách tính số tiền gốc và lãi phải trả cho mỗi kỳ hạn (Phương pháp 1) • Lãi phải trả của một kỳ hạn nợ = Dư nợ đầu kỳ x Lãi suất của một kỳ hạn nợ • Gốc phải trả của một kỳ hạn nợ = Số tiền thanh toán một kỳ hạn nợ - Số lãi phải trả một kỳ hạn nợ
  146. Ví dụ 10 • Chị Hoa dự tính mua một chiếc Honda trị giá 20 triệu đồng. Chị liên hệ với ngân hàng được biết ngân hàng đang cho vay tiêu dùng dưới hình thức trả góp với với lãi suất 1%/tháng với thời gian tối đa là 36 tháng. • Hãy tính số tiền phải trả góp từng tháng • Hãy tính số tiền lãi phải trả hàng tháng • Hãy tính số tiền gốc phải trả hàng tháng
  147. Cách tính số tiền gốc và lãi phải trả cho mỗi kỳ hạn (Phương pháp 2) • Số tiền phải trả từng kỳ hạn = Gốc phải trả từng kỳ hạn + Lãi phải trả mỗi kỳ hạn. • Gốc phải trả từng kỳ hạn = (Tổng vốn vay / Số kỳ hạn vay). • Số lãi phải trả mỗi kỳ hạn = Dư nợ đầu kỳ của mỗi kỳ hạn x lãi suất mỗi kỳ hạn
  148. Ví dụ 11 • Anh Tuất dự tính vay ngân hàng 150 triệu đồng theo hình thức trả góp trong vòng 10 năm, định kỳ 1 tháng một lần, với lãi suất 1%/tháng. • Hãy xác định số tiền thanh toán một tháng. • Phân tích vốn gốc và lãi vay mỗi định kỳ trả nợ
  149. BÀI 6 TÀI TRỢ NGOẠI THƯƠNG VÀ KINH DOANH HỐI ĐOÁI
  150. Những vấn đề cần nghiên cứu ▪ Các hình thức tài trợ xuất khẩu ▪ Các hình thức tài trợ nhập khẩu ▪ Thị trường ngoại hối và các đặc điểm của nó ▪ Tỷ giá và đọc thông tin tỷ giá trên các bản tin quốc tế ▪ Một số nghiệp vụ giao dịch hối đoái
  151. Tài trợ xuất khẩu 1. Tài trợ trong khuôn khổ nhờ thu kèm chứng từ 2. Nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu 3. Tài trợ trong khuôn khổ chứng từ 4. Tạm ứng cho nhà xuất khẩu 5. Bao thanh toán xuất khẩu –Factoring 6. Chiết khấu nợ dài hạn - Forfaiting
  152. Tài trợ nhập khẩu 1. Tín dụng thuê mua vượt biên giới – Cross border leasing 2. Cho vay mở L/C 3. Tạm ứng cho nhập khẩu 4. Chấp nhận của ngân hàng – Bank Acceptance 5. Tín dụng chấp nhận lệnh phiếu của nhà nhập khẩu – Promissory Note
  153. Kinh doanh ngoại hối 1. Thế nào là thị trường ngoại hối? 2. Các đặc điểm của thị trường ngoại hối
  154. Đặc điểm của thị trường ngoại hối • Thị trường hoạt động liên tục 24/24 • Thị trường mang tính quốc tế – Nêm yết giá được quốc tế hoá – Các đồng tiền mạnh giữ vai trò chủ yếu – Thị trường rất nhạy cảm • Thị trường hối đoái liên ngân hàng
  155. Đọc thông tin về tỷ giá Near real time rates - Not to be used for trading purposes World Time: NY 06:51 | Lon 10:51 | Sydney 21:51 Major Rates Bid Ask Cross Rates* Bid Ask AUD/USD 0.5651 0.5656 EUR/AUD 1.808 1.8085 USD/CAD 1.5613 1.5618 EUR/CAD 1.5978 1.5983 USD/CHF 1.4451 1.4456 EUR/CHF 1.4776 1.4781 USD/DKK 7.2587 7.2609 EUR/DKK 7.4242 7.4264 EUR/USD 1.0230 1.0235 EUR/EUR 1 1 GBP/USD 1.5889 1.5894 EUR/GBP 0.6435 0.6440 USD/HKD 7.7908 7.7930 EUR/HKD 7.9732 7.9754 USD/JPY 120.51 120.56 EUR/JPY 123.26 123.31 USD/NOK 7.1702 7.1724 EUR/NOK 7.3329 7.3351 NZD/USD 0.5124 0.5129 EUR/NZD 1.9954 1.9959 USD/SEK 8.9336 8.9358 EUR/SEK 9.1346 9.1368 USD/SGD 1.7475 1.7480 EUR/SGD 1.7879 1.7884 USD/ZAR 8.7588 8.7610 EUR/ZAR 8.9612 8.9634 REFRESH RATES *Change cross rate base to SGD NZD GBP EUR CAD AUD
  156. Các nghiệp vụ hối đoái 1. Giao dịch hối đoái giao ngay 2. Giao dịch hối đoái kỳ hạn 3. Giao dịch hối đoái hoán đổi 4. Giao dịch quyền chọn tiền tệ 5. Giao dịch hối đoái tương lai
  157. 1. Mua bán ngoại tệ trên thị trường giao ngay (kinh doanh Acbit) Giao dịch giao ngay là giao dịch mà hai bên thực hiện mua, bán một lượng ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và thanh toán trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo.
  158. Mua bán kỳ hạn các loại ngoại tệ • Giao dịch kỳ hạn là giao dịch mà hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một mức tỷ giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai. • Ý nghĩa của nghiệp vụ này?
  159. Cách tính tỷ giá kỳ hạn căn cứ vào lãi suất của hai đồng tiền Trong đó: FR - là tỷ giá kỳ hạn k - thời gian lB - là lãi suất của đồng tiền B (định giá) 1+ k.LB FR = SR lA - là lãi suất của đồng tiền A. (yết giá) 1+ k.LA SR - tỷ giá giao trả ngay Nếu FR bán thì: SR – bán lB - lãi suất cho vay lA - lãi suất tiền gửi Nếu FR mua thì: SR – mua lB - lãi suất tiền gửi lA - lãi suất cho vay
  160. Cách tính tỷ giá kỳ hạn dựa vào barem tính sẵn
  161. Cách tính tỷ giá kỳ hạn dựa vào barem tính sẵn
  162. Giao dịch hoán đổi tiền tệ - swap • Giao dịch Swap là nghiệp vụ hối đoái kép bao gồm 2 nghiệp vụ Spot và Forward. Hai nghiệp vụ này được tiến hành cùnh một lúc, với cùng một lượng ngoại tệ nhưng theo hai hướng ngược nhau.
  163. Coâng ty X ñeán ngaân haøng A xin vay 776870 HKD, thôøi haïn 3 thaùng, keøm theo phöông aùn xin vay hieäu quaû. Ngaân haøng ñoàng yù cho vay nhöng trong ngaân quyõ chæ coù USD. Vì vaäy ñeå ñaùp öùng nhu caàu cuûa khaùch haøng, baûo toàn ngaân quyõ, ngaân haøng A caàn thöïc hieän nghieäp vuï Swap. Cho bieát: SR : USD/HKD = 7.7687/7.7984, laõi suaát ñoàng USD laø:1% - 1.5%/naêm, laõi suaát ñoàng HKD laø: 1.5% - 3.5%/naêm. Vay 776870 HKD 3 Baùn USD Coâng ty X thaùng Ngaân haøng A Ngaân haøng B Mua HKD theo Spot Khoâng coù HKD Chæ coù USD Baùn USD trong 3 thaùng sau ñoù mua laïi USD Forward
  164. Ý nghĩa của Swap • Cân đối nguồn vốn • Trong thực tế các tổ chức kinh tế thường nảy sinh trường hợp ở cùng 1 thời điểm đang tạm thời thừa đồng tiền này nhưng lại thiếu đồng tiền khác = > Swap sẽ giải quyết. • Việc xác định tỷ giá giao ngay trong giao dịch swap do các đối tác thoả thuận. Thông thường thì trong giao dịch swap thì người ta chọn tỷ giá giao ngay là tỷ giá trung bình của tỷ giá mua và tỷ giá bán. • Cân bằng trạng thái ngoại tệ • Một giao dịch swap bao gồm 2 giao dịch (giao ngay và kỳ hạn) = > các nhà giao dịch có thể làm cân bằng bằng cách thực hiện các giao dịch swap hàng ngày. • Thời gai của giao dịch kỳ hạn có thể rút ngắn hoặc kéo dài bằng các giao dịch swap
  165. Call option Strike Price Buyer Call option Break - even + 50 15000 15500 15550 17000 - 50 Seller Call option Break-even = Strike price + Call option call option premium
  166. Put option Buyer Put option Break - even Strike Price + 50 13000 15450 15500 17000 - 50 Seller Put option Break-even = Strike price - Put option put option premium
  167. Giao dịch hối đoái tương lai ✓ Giao dòch giaùn tieáp thoâng qua Clearing House. ✓ Trong 1 naêm coù 4 ngaøy giaù trò ñeå gæai quyeát toaøn boä hôïp ñoàng ñoù laø thöù 4, tuaàn 3, thaùng 3, saùu, chín vaø möôøi hai ôû London) ✓ Soá löôïng ngoaïi teä ñöôïc xaùc ñònh cuï theå cho moãi hôïp ñoàng ôû London, moät hôïp ñoàng laø 62.500 GBP, 12.500 DEM, 1.250.000 JPY. ✓ Quyeát toaùn moãi ngaøy (Daily Margin calls). ✓ Phaûi ñoùng tieàn kyù quyõ ✓ Phaàn lôùn hôïp ñoàng ñöôïc keát thuùc tröôùc ngaøy giaù trò.
  168. EXCHANGE TRADED Futures contract CLEARING HOUSE 2400 25 27 29 Sell 2400 26 16 8 1 HĐ (100 CHI, 24) - 1 Buy + 1 - 2 + 2 - 2 + 2 + 3 - 3 + 10 - 10 + 8 - 8 - 1600 + 1600
  169. Bài tập 1 Ông Nguyễn Thông Minh giám đốc 1 doanh nghiệp nhà nước báo cáo rằng: cách đây 9 năm ông được đề bạt làm giám đốc một DNNN với số vốn 300 triệu đồng. Đến nay tài sản của doanh nghiệp đã tăng gấp đôi. Ông báo cáo tiếp “tôi đã làm lợi cho nhà nước 300 triệu đồng”. Anh chị hãy nhận xét báo cáo của ông minh. Biết rằng, lãi suất ngân hàng là 10%/năm.
  170. Bài tập 2 • Ông A có 50 triệu đồng nhàn rỗi trong vòng 6 tháng. Hỏi ông A sẽ lựa chọn hình thức gửi tiền theo kỳ hạn nào để có lợi nhất. • Biết rằng: • Lãi suất tiền gửi định kỳ 1 tháng là 0.58%/tháng. • Lãi suất tiền gửi định kỳ 2 tháng là 0.60%/tháng. • Lãi suất tiền gửi định kỳ 3 tháng là 0.62%/tháng
  171. Bài tập 3 • Một người có một số tiền nhàn rỗi đem gửi tiết kiệm ở ngân hàng và chia số tiền ra 2 phần: số tiền thứ nhất gửi tại ngân hàng A trong thời gian 10 tháng với lãi suất được tính theo lãi đơn là 15%/năm; số tiền thứ hai được gửi ở ngân hàng B trong thời gian 8 tháng với lãi suất được tính theo lãi đơn là 12%/năm. Hai số tiền chênh lệch nhau là 70 triệu đồng và tiền lãi tiết kiệm thu được từ số tiền thứ nhất gấp đôi tiền lãi tiết kiệm thu được từ số tiền thứ hai. • Anh (chị) hãy tính số tiền gốc ban đầu mà người đó gửi ở mỗi ngân hàng?
  172. Bài tập 4 Chị Bé có một số tiền chia ra gửi ở hai ngân hàng: 3/5 số tiền gửi ở ngân hàng A trong 9 tháng; 2/5 số tiền gửi ở ngân hàng B trong 15 tháng. Tổng lợi tức đạt được ở hai ngân hàng là 11,4% tổng số tiền gửi. Hãy xác định lãi suất tiền gửi. Biết rằng: Lãi suất ở 2 ngân hàng là bằng nhau và cả hai ngân hàng đều tính lãi theo phương pháp tính lãi đơn.
  173. Bài tập 5 • Theo báo cáo của phòng tài chính thì trong vòng 12 tháng tới, quỹ tiền mặt của doanh nghiệp luôn có số dư tối thiểu là 100 triệu đồng. • Hiện nay trên thị trường tiền gửi có các thông tin sau: – Tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng 0.6%/tháng. – Tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 2 tháng 0.61%/tháng. – Tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng 0.62%/tháng. – Tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng 0.65%/tháng. – Tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng 1.1%/tháng. • Anh (chị) là nhà quản trị tài chính của doanh nghiệp sẽ có quyết định như thế nào với thông tin trên?
  174. Bài tập 6 • Cô Ba dự tính sau 5 năm nữa cô sẽ mua một căn nhà trị giá 500 triệu. Hỏi cô sẽ phải góp một quý bao nhiêu tiền trong vòng 5 năm. Biết rằng, lãi suất định kỳ 3 tháng mà ngân hàng niêm yết là 0.6%/tháng.
  175. Bài tập 7 Chị Tý thực hiện gửi tiền tiết kiệm tích lũy hàng tháng, mỗi tháng góp 5 triệu đồng. Để trong tương lai có đủ số tiền 500 triệu đồng thì chị phải góp trong bao lâu. Biết rằng lãi suất iền gửi định kỳ tháng là 0.6%/tháng.
  176. Bài tập 8 • Hãy xác định lãi suất tháng là bao nhiêu? • Biết rằng ông A muốn có 150 triệu sau 3 năm nên ông đã tiến hành gửi tiết kiệm tích luỹ định kỳ 3 tháng với số tiền 10 triệu đồng một định kỳ.
  177. Bài tập 9 • Một công ty có khoản thu do XK trị giá 5000000 HKD, đồng thời phải thanh toán cho hàng NK trị giá 15000 GBP, phần còn lại sau khi thanh toán phải chuyển thành JPY. Hãy tính số JPY sau khi giao dịch. • Biết tỷ giá giao ngay USD/HKD = 7.7860/90 USD/JPY = 123.50/95 GBP/USD = 1.4805/10
  178. Bài tập 10 • Ông A có 10000 USD đang có ý định gửi tiết kiệm 1 năm vào ngân hàng. Biết rằng ở ngân hàng có các thông tin sau: • Gửi bằng đồng EUR lãi suất 4%/năm. • Gửi bằng đồng VND lãi suất 12%/năm • Gửi bằng đồng SGD lãi suất 8%/năm • Tỷ giá giao ngay: EUR/USD = 1.0240/50 USD/SGD = 1.8410/30 USD/VND = 16000 – 16100 • Theo đánh giá của các chuyên gia thì sau 12 tháng tới đồng EUR tăng giá 2% so với USD; đồng VND mất giá 5% so với USD và USD mất giá 2% so với SGD. • Anh (chị) hãy tư vấn cho ông A gửi bằng đồng nào để cho lợi nhuận cao nhất (tính bằng USD).
  179. Bài tập 11 • Trong vòng 3 tháng tới một công ty Thuỷ điển có khoản phải chi trị giá 200.000 USD, đồng thời thời điểm đó họ thu được 500.000 GBP. • Hãy thực hiện thanh toán cho công ty và dự báo tài khoản của công ty này sau 3 tháng là bao nhiêu SEK. • Biết tỷ giá giao ngay GBP/USD = 1.4805 / 10 USD/SEK = 8.8525 / 55 • Lãi suất % thị trường 3 tháng GBP: 9 – 9.25 USD: 6 – 6.5 SEK: 7 – 7.75
  180. Bài tập 12 • Một công ty có nhu cầu 1.000.000 GBP thời gian 90 ngày, họ tạm dư đồng đối ứng là USD. Hãy thực hiện giao dịch Swap cho công ty trên. • Biết tỷ giá giao ngay GBP/USD = 1.4805/10 • Lãi suất % thị trường 3 tháng GBP: 9 – 9.25 USD: 6 – 6.5
  181. Bài tập 13 • Ngân hàng X có nhu cầu 5.000.000 USD thời gian 90 ngày, họ tạm dư đồng đối ứng là GBP. Hãy thực hiện giao dịch Swap cho ngân hàng trên • Biết tỷ giá giao ngay GBP/USD = 1.4805/10 • Lãi suất % thị trường 3 tháng GBP: 9 – 9.25 USD: 6 – 6.5
  182. Bài tập 14 Ngày 19/2 một nhà đầu cơ tiền tệ mua quyền chọn bán (Put Option) bán 1 triệu EUR với giá thực hiện là 1 EUR = 1.0384 USD cho kỳ hạn 1 tháng, đáo hạn ngày 19/3. Nhà đầu cơ mua quyền chọn bán phải một khoản phí cho mỗi EUR hứa bán là 0,0004 USD. Hãy cho biết nhà đầu cơ phải ứng ra sao khi đến ngày đáo hạn tỷ giá trao trả ngay (SR) rơi vào một trong các trường hợp sau đây: A/ Nhỏ hơn điểm hoà vốn. Thí dụ SR: 1 EUR = 1.0375 USD B/ Bằng điểm hoà vốn. C/ Lớn hơn điểm hoà vốn nhưng nhỏ hơn giá thực hiện. Thí dụ: SR 1 EUR = 1.0383 USD D/ Bằng giá thực hiện. E/ Lớn hơn giá thực hiện. Thí dụ: SR 1 EUR = 1.0385 USD. Giải thích cho từng trường hợp.
  183. Bài tập 15 Ngày 13/3 một nhà đầu cơ tiền tệ mua quyền chọn bán (Put Option) 1 triệu EUR trả bằng USD được thực hiện với giá 1.0720/0.0005, ngày thanh toán 13/4 (với 0.0005 là tiền cược mà người mua phải trả để được quyền ưu tiên chọn bán EUR trong thời hạn hợp đồng với giá bán 1.0720 USD cho 1 EUR). Hãy biện luận nghiệp vụ này trên phương diện người mua vào ngày giá trị (trong điều kiện không có chi phí hoa hồng, lệ phí và thuế).
  184. Bài tập 16 • Một hợp đồng tương lai trị giá 62.500 GBP, mức ký quỹ 2000 USD. Trong 5 ngày tỷ giá giả thiết biến động như sau: – Sáng ngày thứ 1: 1 GBP = 1.4760 USD – Chiều ngày thứ 1: GBP tăng 30 điểm – Chiều ngày thứ 2: GBP giảm 70 điểm – Chiều ngày thứ 3: GBP tiếp tục giảm 20 điểm – Chiều ngày thứ 4: GBP tăng 50 điểm – Chiều ngày thứ 5: GBP tiếp tục tăng tăng 30 điểm • Hãy tính toán biến động của mức ký quỹ và sau 5 ngày giá trị của hợp đồng này là bao nhiêu USD.
  185. Bài tập 17 Lúc 9 giờ ngày 13/3 tỷ giá giao ngay GBP/USD = 1.4220 và nhà đầu cơ tiền tệ A tiên đoán tỷ giá GBP/USD sẽ giảm trong tương lai nên quyết định thực hiện nghiệp vụ hối đoái tương lai trên thị trường Luandon với 2 hợp đồng GBP trả bằng USD. Yêu cầu: 1. Nhà đầu cơ A sẽ thực hiện mua hay bán GBP. 2. Xác định ngày giá trị lý thuyết của 2 hợp đồng trên . 3. Với tư cách là nhà môi giới tại sàn giao dịch anh (chị) sẽ yêu cầu gì đối với nhà đầu cơ A khi tham gia nghiệp vụ này. 4. Hãy thực hiện việc quyết toán trước ngày giá trị và dự kiến khoản lời lỗ của nhà đầu cơ A (giả sử tỷ giá GBP/USD lần lượt là: 1.4222; 1.4225; 1.4210; 1.4200)
  186. Bài 18: Bảng cân đối tài sản công ty XYZ 31/12/2005 Tài sản 2005 2004 Nguồn vốn 2005 2004 I. TSLĐ 2240909 2196834 I. Nợ ngắn hạn 824076 784578 -Tiền & Ck 177689 175042 - Vay ngắn hạn NH 448508 356044 - Các khoản P thu 678279 740705 - Các khoản phải trả 148427 136793 - Tồn kho 1328983 1234725 - Phải nộp NS 36203 127455 - TSLĐ khác 55958 46362 - Nợ ngắn hạn khác 190983 164286 II. TSCĐ II. Nợ dài hạn 630783 626460 - TSCĐ III. Vốn chủ sở hữu 1796631 1748243 - Nguyên giá 740057 757290 - CP. T MG 1000 đ 361158 361158 - Khấu hao 651681 781205 - Thặng dư vốn 1014626 956361 - Đầu tư dài hạn 856829 781205 - Tiền lãi bổ sung 420847 430724 - Ký cược ký quỹ dài 65376 205157 hạn Cộng TS 3251490 3159281 Tổng cộng NV 3251490 3159281
  187. Báo cáo kết quả kinh doanh công ty XYZ 31/12/2005 Caùc chæ tieâu 2004 2005 1. Doanh thu thuaàn 3.721.241 3.992.758 2. Giaù voán haøng baùn 2.489.965 2.680.298 3. Laõi goäp (1-2) 1.231.276 1.312.460 4. Chi phí tieâu thuï 113.988 111.509 5. Chi phí quaûn lyù 726.959 801.509 6. Laõi hoaït ñoäng KD 390.329 399.442 7. Laõi nôï vay 69.964 85.274 8. Laõi tröôùc thueá 320.365 314.168 9. Thueá lôïi töùc (thueá suaát 40%) 128.146 125.667 10. Laõi sau thueá 192.219 188.501 11.Chia coå töùc (tyû leä 70%) 134.553 131.951 12. Laõi giöõ laïi tích luõy 57.666 56.550 • Yêu cầu:Hãy phân tích tình hình tài chính của công ty XYZ và đưa ra các biện pháp khắc phục