Nghiên cứu xây dựng qui định về ghi nhãn sản phẩm dệt may phù hợp với điều kiện trong nước và qui định quốc tế
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu xây dựng qui định về ghi nhãn sản phẩm dệt may phù hợp với điều kiện trong nước và qui định quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- nghien_cuu_xay_dung_qui_dinh_ve_ghi_nhan_san_pham_det_may_ph.pdf
Nội dung text: Nghiên cứu xây dựng qui định về ghi nhãn sản phẩm dệt may phù hợp với điều kiện trong nước và qui định quốc tế
- VIỆN DỆT MAY BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ Tên đề tài: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUI ĐỊNH VỀ GHI NHÃN SẢN PHẨM DỆT MAY PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN TRONG NƯỚC VÀ QUI ĐỊNH QUỐC TẾ Mã số đề tài: 091.10 RD Chủ nhiệm đề tài: KS BÙI THỊ THANH TRÚC 8305 Hà Nội, tháng 12 năm 2010
- VIỆN DỆT MAY BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tên đề tài: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUI ĐỊNH VỀ GHI NHÃN SẢN PHẨM DỆT MAY PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN TRONG NƯỚC VÀ QUI ĐỊNH QUỐC TẾ Thực hiện theo Hợp đồng số 091.10 RD/HĐ-KHCN ký ngày 25 tháng 2 năm 2010 giữa Bộ Công Thương và Viện Dệt May Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài Thành viên tham gia nghiên cứu đề tài: 1. KS Bùi Thị Thanh Trúc 2. ThS Trần Thị Hà 3. KS Trần Văn Đoàn Hà Nội, tháng 12 năm 2010
- Mục lục Trang Danh mục bảng biểu (i) Tóm tắt nhiệm vụ (ii) Lời nói đầu 1 Phần I: Tổng quan các qui định về ghi nhãn sản phẩm dệt may 3 trong nước và trên thế giới I.1 Giới thiệu chung 3 I.2 Tổng quan về qui định, qui chuẩn kỹ thuật của các nước trên thế giới về nhãn sản phẩm dệt may 3 I.3 Một số nội dung chính trong luật ghi nhãn sản phẩm dệt may của Mỹ 9 I.4 Các qui định của EU về ghi nhãn sản phẩm dệt may 12 I.5 Các qui định của Canada về ghi nhãn sản phẩm dệt may 14 I.6 Tổng quan về qui định liên quan đến ghi nhãn sản phẩm dệt may và tình hình thực thi việc ghi nhãn sản phẩm dệt may trên thị trường Việt Nam 17 Phần II: Xây dựng dự thảo qui định ghi nhãn sản phẩm dệt 21 may II.1 Mục đích xây dụng qui định ghi nhãn sản phẩm dệt may 21 II.2 Cơ sơ xây dựng qui định ghi nhãn sản phẩm dệt may 21 II.3 Bố cục của dự thảo "Qui định ghi nhãn sản phẩm dệt may" 23 II.4 Nội dung dự thảo "Qui định ghi nhãn sản phẩm dệt may" 24 II.4.1 Về cách ghi nhãn sản phẩm dệt may 24 II.4.2 Về các nội dung ghi nhãn bắt buộc cho sản phẩm dệt may 24 Phần III: Kết quả và kiến nghị 27
- Tài liệu tham khảo 28 Phụ lục 1: Một số phòng thí nghiệm độc lập có khả năng phân tích 30 thành phần định tính và định lượng xơ dệt tại Việt Nam Phụ lục 2: Danh mục các Tiêu chuẩn liên quan 33
- Lời nói đầu Sản phẩm dệt may được sản xuất từ nhiều chủng loại xơ từ các loại xơ tự nhiên (xơ thực vật và xơ động vật) đến các loại xơ nhân tạo. Các loại xơ có thể được sử dụng một mình hoặc pha trộn với một số loại xơ thích hợp khác, theo nhiều tỷ lệ khác nhau để sản xuất ra rất nhiều loại sản phẩm dệt may phục vụ mục đích sử dụng khác nhau trong đời sống con người. Người tiêu dùng có quyền biết thành phần xơ dệt tạo nên sản phẩm dệt may để có thể lựa chọn được sản phẩm đúng công năng, phù hợp với mong muốn đồng thời có quyền nắm được các thông tin cơ bản về nguồn gốc và cách thức sử dụng hiệu quả sản phẩm. Hiện nay, nhiều quốc gia đã đưa ra luật cùng các qui định dưới luật về ghi nhãn sản phẩm dệt may để nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, chống gian lận thương mại và đồng thời sử dụng luật và các qui định dưới luật này như một rào cản kỹ thuật hợp pháp đối với các sản phẩm dệt may nhập khẩu. Trong tiến trình hội nhập với mậu dịch dệt may thế giới, khi Việt Nam đã là một trong mười nước xuất khẩu hàng đầu về dệt may, đồng thời là thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn thì việc đưa ra qui định về ghi nhãn cho riêng sản phẩm dệt may trong nước là một yêu cầu rất bức thiết để tránh gian lận thương mại, giúp bảo hộ hàng nội địa tránh được các cạnh tranh không lành mạnh, giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng trong nước, nhưng vẫn phải đảm bảo hài hòa với các qui định về ghi nhãn sản phẩm dệt may hiện đang thực thi trên thế giới để tránh tạo các rào cản không cần thiết cho thương mại dệt may. Trước yêu cầu của thực tế như vậy, Viện Dệt May đã tiến hành nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu xây dựng qui định về ghi nhãn sản phẩm dệt may phù hợp với điều kiện trong nước và qui định quốc tế". Kết quả được trình bày trong báo cáo gồm ba phần như sau:
- Phần I: Tổng quan các qui định kỹ thuật về ghi nhãn sản phẩm dệt may trong nước và trên thế giới Phần II: Xây dựng dự thảo qui định ghi nhãn sản phẩm dệt may Phần III: Kết luận và kiến nghị 2
- Phần I: Tổng quan các qui định về ghi nhãn sản phẩm dệt may trong nước và trên thế giới I.1 Giới thiệu chung Trong số các qui định được áp dụng cho sản phẩm dệt may thì các qui định về ghi nhãn sản phẩm dệt may đã được rất nhiều nước đưa ra dưới dạng luật hoặc các qui chuẩn bắt buộc một cách chặt chẽ và chi tiết. Thông thường, nhãn sản phẩm dệt may là một nguồn thông tin quan trọng từ các nhà sản xuất, nhập khẩu và phân phối sản phẩm dệt may để có được các thông tin về tính năng cơ bản của sản phẩm, thành phần, nguồn gốc xuất xứ, hướng dẫn sử dụng và các cảnh báo về an toàn (nếu cần) của sản phẩm. Các loại nhãn giúp người tiêu dùng nhận biết các sản phẩm và có cơ sở để lựa chọn mua hàng hoặc từ chối. Về mặt pháp lý, các nhãn có thể là một nguồn cung cấp thông tin giúp truy tìm nguồn gốc sản phẩm hoặc giúp người mua hàng ước định được giá trị của mặt hàng dệt may. Tùy theo mỗi nước, các thông tin trên nhãn sản phẩm dệt may có thể được qui định bắt buộc hay ở dạng các tiêu chuẩn lựa chọn, nhưng nói chung các qui định và tiêu chuẩn đang được thực thi về ghi nhãn hàng dệt trên thế giới hiện nay đều chủ yếu tập trung vào năm nội dung chính để thông tin trên nhãn, đó là: Tên và thành phần định lượng của xơ dệt; Tên nhà sản xuất trong nước, tên nhà nhập khẩu; Nước xuất xứ; Hướng dẫn sử dụng, Cỡ (thông số kỹ thuật) của sản phẩm. Trong đó thông tin về tên và thành phần định lượng của xơ dệt là thông tin bắt buộc phải ghi nhãn cho sản phẩm dệt may ở hầu hết các nước trên thế giới. Các thông tin còn lại, tại nhiều nước, là các thông tin tự lựa chọn theo thị trường, không bắt buộc. I.2 Tổng quan về qui định của các nước trên thế giới về nhãn sản phẩm dệt may Trên quan điểm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, và một phần nào đó để bảo hộ hàng dệt may trong nước, nhiều nước đã đưa ra các qui định khá 3
- chặt chẽ về các nội dung ghi nhãn sản phẩm dệt may, trong đó tập trung sâu vào việc qui định chi tiết cách ghi tên và thành phần định lượng xơ dệt của các loại sản phẩm dệt may. Thực tế nội dung các qui định đang tồn tại ở mỗi nước (khu vực) hiện nay về ghi nhãn sản phẩm dệt may cũng không hoàn toàn thống nhất với nhau. Nhiều quốc gia chỉ có các tiêu chuẩn về ghi nhãn hàng dệt mà không đặt ra bất kỳ một qui định bắt buộc nào. Quan điểm của các quốc gia đó là để cho thị trường tự qui định. Một số quốc gia khác lại chỉ qui định bắt buộc cho nội dung tên và thành phần định lượng của xơ dệt. Nhưng cũng có những nước trên quan điểm nâng cao lợi ích của người tiêu dùng và bảo hộ nền sản xuất trong nước đã đưa ra các qui định rất chặt chẽ từ nội dung tên, thành phần định lượng xơ, hướng dẫn sử dụng đến tên nhà sản xuất và nước xuất xứ. Bảng dưới đây tổng hợp các qui định về ghi nhãn hàng dệt may tại một số quốc gia. Bảng 1: Tổng hợp qui định về ghi nhãn sản phẩm dệt may tại một số quốc gia (khu vực) trên thế giới Nước xuất Hướng Ngôn ngữ Thành xứ/Tên, dẫn sử Quốc gia Cỡ ghi nhãn phần địa chỉ cơ dụng sở kinh doanh Bắc Mỹ Canada Anh/Pháp Bắt buộc Bắt buộc Lựa chọn Lựa chọn USA Anh Bắt buộc Bắt buộc Lựa chọn Bắt buộc Nam Mỹ Argentina Tây ban nha Bắt buộc Bắt buộc Bắt buộc Bắt buộc Brazil Bồ đào nha Bắt buộc Lựa chọn Bắt buộc Bắt buộc Chi lê Tây ban nha Bắt buộc Lựa chọn Bắt buộc Bắt buộc 4
- Nước xuất Hướng Ngôn ngữ Thành xứ/Tên, dẫn sử Quốc gia Cỡ ghi nhãn phần địa chỉ cơ dụng sở kinh doanh Colombia Tây ban nha Bắt buộc Bắt buộc Bắt buộc Bắt buộc Tây Ban Mexico Bắt buộc Lựa chọn Bắt buộc Bắt buộc Nha Tây Ban Venezuela Bắt buộc Bắt buộc Bắt buộc Bắt buộc Nha Châu Á Trung Trung Quốc Bắt buộc Bắt buộc Bắt buộc Bắt buộc Quốc Hàn Quốc Hàn Quốc Bắt buộc Bắt buộc Lựa chọn Bắt buộc Hongkong Anh Lựa chọn Lựa chọn Lựa chọn Lựa chọn Anh và Ấn Độ Bắt buộc Bắt buộc Bắt buộc Bắt buộc Hindi Indonesia Anh Lựa chọn Lựa chọn Lựa chọn Lựa chọn Nhật Bản Nhật Bắt buộc Bắt buộc Lựa chọn Lựa chọn Malaysia Malaysia hoặc Anh Lựa chọn Lựa chọn Lựa chọn Lựa chọn (lựa chọn) Anh hoặc các ngôn Pakistan Lựa chọn Lựa chọn Lựa chọn Lựa chọn ngữ khác (lựa chọn) Philipines Anh Bắt buộc Bắt buộc Lựa chọn Bắt buộc Anh (lựa Singapore Lựa chọn Lựa chọn Lựa chọn Lựa chọn chọn) Đài Loan Tiếng quan Bắt buộc Bắt buộc Bắt buộc Bắt buộc thoại Trung 5
- Nước xuất Hướng Ngôn ngữ Thành xứ/Tên, dẫn sử Quốc gia Cỡ ghi nhãn phần địa chỉ cơ dụng sở kinh doanh Quốc Thái Lan Thái Bắt buộc Bắt buộc Bắt buộc Bắt buộc Bắc Phi Algeria Ả Rập Bắt buộc Bắt buộc Lựa chọn Bắt buộc Ả Rập và Morrocco Bắt buộc Bắt buộc Bắt buộc Bắt buộc Pháp Ả Rập và Tunisia Pháp hoặc Bắt buộc Lựa chọn Lựa chọn Lựa chọn Anh Trung đông Saudi Ả Rập hoặc Bắt buộc Bắt buộc Bắt buộc Bắt buộc Arabia Ả Rập+Anh Ả Rập hoặc Baihain Anh (lựa Bắt buộc Bắt buộc Bắt buộc Bắt buộc chọn) Anh (bắt Các Tiểu buộc) hoặc Vương Lựa chọn Bắt buộc Bắt buộc Lựa chọn Ả Rập (lựa quốc Ả rập chọn) Anh hoặc Ả Bắt buộc Ai Cập Rập (lựa Lựa chọn Lựa chọn Lựa chọn cho vải chọn) Israel Do Thái Bắt buộc Bắt buộc Bắt buộc Bắt buộc Cô Oét Anh Lựa chọn Bắt buộc Lựa chọn Lựa chọn Ả Rập hoặc Li Băng Pháp hoặc Lựa chọn Lựa chọn Lựa chọn Lựa chọn Anh (lựa 6
- Nước xuất Hướng Ngôn ngữ Thành xứ/Tên, dẫn sử Quốc gia Cỡ ghi nhãn phần địa chỉ cơ dụng sở kinh doanh chọn) Tất cả các Libia ngôn ngữ Lựa chọn Lựa chọn Lựa chọn Lựa chọn (lựa chọn) EU Lựa chọn Các nước theo từng Bắt buộc Lựa chọn Lựa chọn Lựa chọn thuộc EU nước thuộc EU Các quốc gia khác Nam Phi Anh Bắt buộc Lựa chọn Lựa chọn Bắt buộc Úc Anh Bắt buộc Bắt buộc Bắt buộc Bắt buộc Nga Nga Bắt buộc Bắt buộc Bắt buộc Bắt buộc Nauy Nauy Bắt buộc Lựa chọn Lựa chọn Lựa chọn Pháp hoặc Thụy sỹ Lựa chọn Lựa chọn Lựa chọn Lựa chọn Đức Bảng thống kê trên cho thấy: 29/37 nước (khu vực) có qui định bắt buộc về ghi nhãn sản phẩm dệt, trong đó: - Thông tin về thành phần xơ được qui định bắt buộc phải ghi trên nhãn sản phẩm dệt may tại 26/37 nước (khu vực) được thống kê chiếm 70%. - Thông tin về xuất xứ sản phẩm được qui định bắt buộc phải ghi trên nhãn sản phẩm dệt may tại 22/37nước (khu vực) được thống kê chiếm 60%. - Thông tin về cỡ sản phẩm được qui định bắt buộc phải ghi trên nhãn sản phẩm dệt may tại 17/37 nước (khu vực) được thống kê chiếm 46%. 7
- - Thông tin về hướng dẫn sử dụng được qui định bắt buộc phải ghi trên nhãn sản phẩm dệt may tại 21/37 nước (khu vực) được thống kê chiếm 57%. - Đa số các nước đều qui định sử dụng ngôn ngữ phổ thông tại các nước đó để ghi thông tin qui định trên nhãn sản phẩm dệt may. Như vậy, thông tin về thành phần xơ dệt được qui định bắt buộc tại nhiều nước nhất, tiếp theo là thông tin về xuất xứ và hướng dẫn sử dụng. Đa số các nước không qui định bắt buộc ghi nhãn thành phần đều thuộc nhóm các nước không đưa ra một qui định bắt buộc nào về ghi nhãn sản phẩm dệt may. Các nước (khu vực) là thị trường xuất khẩu chính của sản phẩm dệt may Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật, Canada đều đã có các luật hay qui chuẩn kỹ thuật về ghi nhãn sản phẩm dệt may. Tương tự như vậy, các nước có ngành dệt may đang phát triển tại Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Thái Lan, Philipine cũng đang thực thi các qui định bắt buộc về ghi nhãn sản phẩm dệt may của mỗi nước. Mỹ, Canada và EU được đánh giá là các quốc gia (khu vực) đã đưa ra được luật chi tiết và đầy đủ nhất về ghi nhãn sản phẩm dệt may. Đây cũng là các quốc gia (khu vực) chiếm thị phần lớn cho hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Tuy vậy luật của ba quốc gia (khu vực) này cũng không thống nhất với nhau. Hiện nay EU và Mỹ đang trong quá trình đàm phán để đi đến một thỏa thuận chung về ghi nhãn sản phẩm dệt may nhằm làm hài hòa hơn cho các qui định về ghi nhãn sản phẩm dệt may tại hai khu vực có thị trường dệt may lớn nhất thế giới này. Việc đi sâu vào tìm hiểu rõ hơn nội dung luật ghi nhãn của Mỹ, Canada và EU sẽ giúp cho việc xây dựng qui định kỹ thuật về ghi nhãn sản phẩm dệt may của Việt Nam được hài hòa với các qui định hiện có trên thế giới đề vừa góp phần bảo hộ ngành sản xuất dệt may trong nước nhưng không tạo ra những rào cản vượt quá mức cho phép theo thỏa thuận TBT cho thương mại dệt may tại Việt Nam. 8
- I.3 Một số nội dung chính trong luật ghi nhãn sản phẩm dệt may của Mỹ Tại Mỹ có ba đạo luật công quản lý việc ghi nhãn sản phẩm dệt may, đó là : Luật ghi nhãn sản phẩm len -1939, Luật nhận biết sản phẩm xơ dệt - 1960 và Luật ghi nhãn hướng dẫn sử dụng cho quần áo và hàng hóa dạng mảnh từ vải dệt – 1971. Ngoài ra còn có thêm Luật ghi nhãn sản phẩm lông- 1951 cũng có tác động một phần đến việc ghi nhãn thành phần xơ. Các luật này được áp dụng cho tất cả các sản phẩm nhập khẩu và nội địa. Theo luật, các thông tin sau bắt buộc phải ghi trên nhãn sản phẩm dệt may: - Tên và thành phần định lượng của xơ dệt có trong sản phẩm dệt may. - Nước xuất xứ. - Tên hoặc số đăng ký của tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh sản phẩm dệt may trên thị trường nội địa Mỹ. - Hướng dẫn sử dụng. Một số qui định chính của luật về nội dung ghi nhãn sản phẩm dệt may có thể tóm tắt như sau: I. 3.1 Tên và thành phần định lượng của xơ dệt có trong sản phẩm dệt may : - Tên xơ phải tuân thủ đúng tên chung đã được ủy ban Thương mại Liên bang thông qua và tiêu chuẩn ISO. - Tên và thành phần định lượng của một loại xơ chi bắt buộc phải ghi khi chiếm bằng hoặc lớn hơn 5% tổng khối lượng xơ dệt có trong sản phẩm dệt may. - Thứ tự ghi tên và thành phần định lượng từ cao đến thấp theo khối lượng xơ. Cụm từ " Xơ khác" hoặc "Các xơ khác" được ghi cho các loại xơ có hàm lượng nhỏ hơn 5% (trừ len và len tái sinh) và phải đặt cuối cùng. - Tên chung của một loại xơ có thể được kết hợp với tên thương mại, hoặc một cụm từ chỉ tính chất của loại xơ đó, nhưng không được gây nhầm lẫn, hiểu sai hoặc lừa dối về một loại xơ. 9
- - Dung sai cho phép về hàm lượng xơ thành phần trong hỗn hợp xơ pha trộn là +/-3% và không có dung sai cho sản phẩm dệt may chỉ có một loại xơ duy nhất. - Xơ len tái chế phải ghi rõ cụm từ "tái chế" cùng với tên của xơ. - Không qui định ghi thành phần xơ cho các phụ liệu hoặc mẫu trang trí chiếm diện tích nhỏ hơn 15% diện tích bề mặt sản phẩm và nguyên liệu phụ trợ nếu nguyên liệu phụ trợ (nguyên liệu đàn hồi) không vượt quá 20% diện tích bề mặt sản phẩm, tuy nhiên trên thông tin thành phần phải ghi rõ "không bao gồm phần trang trí" hoặc "không bao gồm phần chun". Nếu tổng diện tích của các loại phụ liệu lớn hơn 15% diện tích bề mặt sản phẩm thì phải ghi rõ thành phần của phụ liệu. - Không qui định ghi thành phần xơ cho các lớp lót, nhồi đệm không cho mục đích giữ ấm. - Nếu một sản phẩm dệt may được cấu thành từ hai bộ phận trở lên (bao gồm cả các sản phẩm có lớp lót, lót đệm bên trong hoặc nhồi cho mục đích giữ ấm) mà có thành xơ dệt khác nhau thì phải ghi tách riêng thành phần xơ dệt của mỗi bộ phận cấu thành. Ngoài ra trong luật còn: - Qui định cách ghi thành phần xơ cho sản phẩm gồm nhiều loại xơ, sợi, vải hỗn tạp mà không thể xác định chính xác thành phần. - Qui định cách ghi nhãn thành phần trong trường hợp thành phần xơ không biết hoặc không thể xác định. - Qui định cụ thể về các mặt hàng nào phải sử dụng nhãn bền lâu và mặt hàng nào không cần sử dụng nhãn bền lâu để ghi thông tin. - Cách ghi nhãn thành phần cho các sản phẩm đặc biệt. I. 3.2 Nước xuất xứ : - Tất cả các sản phẩm dệt may nhập khẩu, kinh doanh tại Mỹ đều phải ghi tên quốc gia mà sản phẩm nhập khẩu đó được sản xuất hoặc gia công. 10
- - Chỉ được ghi "sản xuất tại Mỹ" với các sản phẩm sản xuất tại Mỹ từ các nguyên liệu đến hoàn tất sản phẩm. Nếu hoàn tất tại Mỹ từ nguyên liệu nhập thì phải ghi rõ là nguyên liệu nhập khẩu đi kèm với cụm từ "sản xuất hoặc hoàn tất tại Mỹ". I. 3.3 Tên hoặc số đăng ký của tổ chức hoặc cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu hoặc phân phối hàng dệt may tại thị trường Mỹ: - Trên mỗi sản phẩm dệt may nhập khẩu, kinh doanh tại Mỹ đều phải ghi tên hoặc số đăng ký của tổ chức hoặc cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu hoặc phân phối hàng dệt may tại thị trường Mỹ. - Có thể sử dụng số hiệu đăng ký (RN) thay cho tên doanh nghiệp. Tuy nhiên chỉ các công ty của Hoa kỳ được đăng ký và được cấp số đăng ký. Nhà sản xuất nước ngoài có thể sử dụng một trong hai cách hoặc là dùng chính tên của mình hoặc dùng số hiệu đăng ký (RN) của nhà nhập khẩu, phân phối hoặc bán lẻ Hoa kỳ trực tiếp tham gia vào khâu phân phối sản phẩm. I. 3.4 Hướng dẫn sử dụng : Theo luật của Mỹ thì có thể dùng chữ viết hoặc biểu tượng để truyền đạt các thông tin hướng dẫn sử dụng cho quần áo và sản phẩm dệt may tới người tiêu dùng. Các biểu tượng được sử dụng theo tiêu chuẩn ASTM D-5489 – "Tiêu chuẩn hướng dẫn cho biểu tượng hướng dẫn sử dụng và thông tin chăm sóc hàng dệt". Ngoài ra trên nhãn còn phải cung cấp các cảnh báo không được sử dụng bất kỳ một phương pháp nào mà người tiêu dùng có thể thực hiện để tránh gây hại cho sản phẩm. Ngoài các nội dung chính như đã nêu, các luật về ghi nhãn sản phẩm dệt may tại Mỹ đều qui định rất chi tiết về: cách thức ghi nhãn, vị trí gắn nhãn, ngôn ngữ sử dụng, cách đăng ký đề cử tên chung mới cho một loại xơ, cách đăng ký số RN, các sản phẩm được loại trừ ghi nhãn và các qui định về quản lý ghi nhãn 11
- I.4 Các qui định của EU về ghi nhãn sản phẩm dệt may: Hiện nay EU chỉ qui định bắt buộc ghi nhãn tên xơ và thành phần định lượng xơ cho sản phẩm dệt may theo thông tư 2008/121/EC. Nội dung qui định chính của thông tư về cách ghi tên và thành phần định lượng xơ trên sản phẩm dệt may như sau: - Tên chung của xơ dệt phải đúng theo qui định trong thông tư. - Tên và thành phần định lượng của xơ dệt phải được ghi rõ ràng trên nhãn bền lâu gắn tại nơi dễ nhìn thấy trên sản phẩm, trừ một số ngoại lệ được ghi rõ trong thông tư. - Chỉ có sản phẩm dệt làm từ một loại xơ mới được ghi "100%", "thuần", hoặc "toàn bộ", nhưng cho phép các loại xơ khác có đến 2% trong sợi chải kỹ, 5% trong sợi chải thô và 0,3% trong sợi len trong trường hợp chứng minh được là do điều kiện kỹ thuật liên quan đến sản xuất chứ không phải là chủ ý đưa vào. - Nếu một sản phẩm dệt có thành phần gồm nhiều loại xơ dệt mà trong đó có một loại xơ chiếm bằng hoặc lớn hơn 85% tổng khối lượng xơ dệt thì ghi thành phần xơ dệt theo một trong ba cách như sau: + Tên và thành phần của loại xơ dệt nhiều nhất đó. + Tên của loại xơ dệt nhiều nhất kèm theo cụm từ "ít nhất 85%" + Tên và thành phần của tất cả các loại xơ dệt có trong sản phẩm theo thứ tự từ nhiều đến ít. - Nếu một sản phẩm dệt có thành phần gồm nhiều loại xơ dệt mà trong đó không có loại xơ nào chiếm đến 85% tổng khối lượng xơ thì phải thể hiện tên và thành phần của ít nhất hai loại xơ chiếm khối lượng lớn nhất, tiếp theo là tên của các loại xơ còn lại theo thứ tự từ nhiều đến ít có thể kèm theo tỷ lệ phần trăm hoặc không. - Chỉ phải ghi tên và thành phần định lượng của các loại xơ dệt >= 10% tổng khối lượng xơ trong sản phẩm dệt. Nếu một hoặc nhiều loại xơ có 12
- thành phần định lượng <10% thì có thể ghi là "xơ khác" hoặc "các xơ khác" kèm theo tổng tỷ lệ phần trăm theo khối lượng. - Tên chung của một loại xơ có thể được kết hợp với tên thương mại, hoặc một cụm từ chỉ tính chất của loại xơ đó, nhưng không được gây nhầm lẫn, hiểu sai hoặc lừa dối về một loại xơ. - Dung sai cho phép về hàm lượng xơ thành phần trong hỗn hợp xơ pha trộn là +/-3%. - Không qui định bắt buộc ghi tên và thành phần định lượng cho các xơ có mục đích trang trí chiếm không quá 7% tổng khối lượng sản phẩm hoàn thiện. Qui định tương tự như vậy không quá 2% cho các loại xơ thêm vào để chống tĩnh điện, ví dụ như xơ kim loại. - Không bắt buộc ghi tên và thành phần định lượng xơ cho phần thêu nhỏ hơn 10% diện tích bề mặt vải được thêu. - Nếu một sản phẩm dệt may được cấu thành từ hai bộ phận trở lên mà có thành xơ dệt khác nhau thì phải ghi tách riêng thành phần xơ dệt của mỗi bộ phận cấu thành. Việc ghi nhãn không bắt buộc cho các thành phần định lượng nhỏ hơn 30% tổng khối lượng sản phẩm, trừ lớp lót chính trong sản phẩm may mặc. - Nếu nhiều sản phẩm dệt may có cùng thành phần xơ mà tạo thành một bộ thì chỉ cần ghi một nhãn chung. Ngoài ra trong thông tư còn: - Qui định ghi thành phần xơ dệt trong một số trường hợp cụ thể, trong trường hợp xơ dệt không thể xác định. - Qui định các nhóm hàng không bắt buộc ghi nhãn theo thông tư. - Qui định các mặt hàng chỉ phải ghi nhãn chung. - Liệt kê các hạng mục không cần phải đưa vào tính tỷ lệ thành phần trong sản phẩm. 13
- - Qui định các nội dung khác như: ngôn ngữ sử dụng, phạm vi áp dụng, cách đăng ký phê duyệt tên chung cho xơ mới, giám sát thị trường Hiện nay EU đang trong quá trình thống nhất các Thông tư 2008/121/EC- "Tên và ghi nhãn sản phẩm dệt may", Thông tư 96/73/EC "về các phương pháp phân tích định lượng hỗn hợp xơ dệt hai thành phần" thành một Luật - "Tên xơ dệt và ghi nhãn các sản phẩm dệt", đồng thời cũng bổ xung thêm yêu cầu bắt buộc về "ghi nhãn xuất xứ" cho các sản phẩm dệt may nhập khẩu từ các nước thứ ba. EU không qui định bắt buộc ghi nhãn hướng dẫn sử dụng, nhưng Thông tư 2008/121/EC cũng nêu rõ nếu sản phẩm có gắn nhãn hướng dẫn sử dụng thì nội dung ghi nhãn phải chính xác và đúng theo tiêu chuẩn ISO 3758:2005- "Vật liệu dệt-Ký hiệu trên nhãn hướng dẫn sử dụng". I.5 Các quy định của Canada về ghi nhãn sản phẩm dệt may Canada cũng là nước có hệ thống luật và qui định về ghi nhãn sản phẩm dệt tương đối đầy đủ và chặt chẽ. Sản phẩm dệt may nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh tại thị trường Canada phải tuân thủ luật ghi nhãn sản phẩm dệt (Textile labelling Act-R.S., 1985, c.T-10) và các qui định dưới luật về ghi nhãn và quảng cáo sản phẩm dệt (Textile labelling and advertising regulations - C.R.C., c.1551). Một số nội dung qui định chính theo luật của Canada như sau: Thông tin bắt buộc: tên và thành phần định lượng của xơ dệt; Tên hoặc số hiệu đăng ký của nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối, kinh doanh hàng dệt may tại thị trường Canada; Nước xuất xứ. Ngôn ngữ thể hiện: Anh/Pháp I.5.1 Ghi nhãn tên và thành phần định lượng của xơ dệt: - Tên chung của xơ dệt phải theo đúng qui định trong Luật. 14
- - Tên chung và thành phần định lượng của một loại xơ dệt chỉ bắt buộc phải ghi khi chiếm bằng hoặc lớn hơn 5% tổng khối lượng xơ dệt có trong sản phẩm dệt may. - Thứ tự ghi tên và thành phần định lượng xơ từ cao đến thấp theo khối lượng. Cụm từ "Xơ khác" hoặc "Các xơ khác" được ghi cho các loại xơ có thành phần định lượng nhỏ hơn 5% và phải đặt cuối cùng. - Tên chung của một loại xơ có thể được kết hợp với tên thương mại, hoặc một cụm từ chỉ tính chất của loại xơ đó, nhưng không được gây nhầm lẫn, hiểu sai hoặc lừa dối về một loại xơ. - Dung sai cho phép về hàm lượng xơ thành phần trong hỗn hợp xơ pha trộn là +/-5% và không có dung sai cho sản phẩm chỉ có một loại xơ duy nhất. - Xơ tái chế phải ghi rõ cụm từ "tái chế" cùng với tên của xơ. - Không qui định ghi thành phần xơ cho các phụ kiện hoặc mẫu trang trí chiếm diện tích nhỏ hơn 15% diện tích bề mặt sản phẩm, tuy nhiên trên thông tin thành phần phải ghi rõ "không bao gồm phần trang trí" hoặc "không bao gồm phần chun". Nếu tổng diện tích của các loại phụ liệu lớn hơn 15% diện tích bề mặt sản phẩm thì phải ghi rõ thành phần của phụ liệu. - Không qui định ghi thành phần cho các nguyên liệu phụ bao gồm cả các lớp lót không cho mục đích giữ ấm. - Nếu một sản phẩm dệt may được cấu thành từ hai bộ phận trở lên (bao gồm cả các lớp lót, lót trong, nhồi, đệm cho mục đích giữ ấm) mà có thành xơ dệt khác nhau thì phải ghi tách riêng thành phần xơ dệt của mỗi bộ phận cấu thành. - Qui định cách ghi thành phần xơ cho sản phẩm gồm nhiều loại xơ, sợi, vải hỗn tạp mà không thể xác định chính xác thành phần. - Qui định cách ghi nhãn thành phần trong trường hợp thành phần xơ không biết hoặc không thể xác định. 15
- - Qui định cụ thể về các mặt hàng cần ghi thông tin qui định trên nhãn bền lâu và không bền lâu. I.5.2 Ghi nhãn hướng dẫn sử dụng: Canada không bắt buộc sản phẩm dệt may phải có nhãn hướng dẫn sử dụng. Tuy nhiên trong luật nêu rõ nếu các cá nhân và tổ chức kinh doanh sản phẩm dệt may tại thị trường Canada có ghi nhãn hướng dẫn sử dụng trên sản phẩm thì phải ghi chính xác và đúng theo Tiêu chuẩn ghi nhãn hướng dẫn sử dụng sản phẩm dệt của Canada (The national standard of Canada "Care labelling of textile" – CAN/CGSB-86.1-2003) Tóm lại: Qui định về ghi nhãn sản phẩm dệt may tại EU, Mỹ và Canada đều tập trung vào các nội dung chính như sau: Qui định về ghi nhãn thành phần: - Tên chung của xơ dệt - Cách thức ghi hàm lượng xơ dệt cùng dung sai cho phép cho thành phần hỗn hợp nhiều loại xơ dệt hay chỉ có một loại xơ dệt - Tên chung của xơ kết hợp tên thương mại - Qui định ghi tên và thành phần định lượng xơ trong trường hợp thành phần có loại xơ không thể xác định hoặc hàm lượng quá nhỏ hoặc sản phẩm tái chế - Qui định cách ghi thành phần xơ cho những sản phẩm dệt may có kết cấu đặc biệt, ví dụ như: vải hai lớp (vải nhung), thảm trải sàn, sản phẩm dệt may có thêu hoặc dệt trang trí, sản phẩm có nhiều kết cấu, sản phẩm được bán theo bộ - Qui định các chi tiết phụ trên sản phẩm không cần đưa vào để tính thành phần định lượng của xơ - Qui định các sản phẩm dệt may không cần phải ghi nhãn thành phần Qui định về ghi nhãn hướng dẫn sử dụng: 16
- Chỉ có Mỹ là qui định bắt buộc phải ghi nhãn hướng dẫn sử dụng theo tiêu chuẩn đã được ban hành tại Mỹ. EU và Canada không bắt buộc ghi, nhưng trong qui định về ghi nhãn sản phẩm dệt may của EU và Canada đều có qui định rằng, nếu trên sản phẩm có ghi nhãn hướng dẫn sử dụng thỉ nội dung ghi nhãn phải thực hiện đúng theo tiêu chuẩn về ghi nhãn hướng dẫn sử dụng đã được ban hành tại EU và Canada. Nội dung tiêu chuẩn về ghi nhãn hướng dẫn sử dụng tại Mỹ, Canada và EU tuy có một vải điểm khác biệt nhưng cơ bản là tương đương nhau. Qui định về ghi nước xuất xứ/địa chỉ (số hiệu) nhà sản xuất, kinh doanh hoặc nhập khẩu: Mỹ và Canada có qui định tương tự nhau về nội dung ghi nhãn xuất xứ và địa chỉ (số hiệu đăng ký) của sản xuất, kinh doanh hoặc nhập khẩu sản phẩm dệt may tại thị trường Mỹ và Canada. Riêng tại EU, do vẫn còn nhiều bất đồng giữa các nước và các tổ chức thuộc EU về vấn đề ghi nhãn xuất xứ nên nhãn này mới chỉ dừng lại ở mức khuyến cáo nên dùng chứ không bị bắt buộc sử dụng trên sản phẩm dệt may. Nhưng đến đầu năm 2011, EU cũng sẽ bắt đầu bắt buộc áp dụng ghi nhãn xuất xứ cho các sản phẩm dệt may nhập khẩu từ các nước thứ ba thuộc nhóm các nước có ưu đãi về thuế quan. I.6 Tổng quan về qui định liên quan đến việc ghi nhãn sản phẩm dệt may và tình hình thực thi việc ghi nhãn trên sản phẩm dệt may trên thị trường Việt Nam Sản phẩm dệt may được kinh doanh trên thị trường Việt Nam hiện nay khá phong phú về chủng loại, được sản xuất trong nước lẫn nhập khẩu từ nhiều nguồn khác nhau. Nguyên liệu dùng để sản xuất hàng dệt may cũng rất đa dạng từ rất nhiều các loại xơ thiên nhiên, xơ nhân tạo ở dạng nguyên chất hoặc pha trộn giữa chúng. Các tính chất của nguyên liệu xơ được sử dụng cùng với công nghệ dệt và xử lý thích hợp theo yêu cầu tạo nên các đặc tính chất lượng cho sản phẩm dệt. Việc thể hiện thành phần của nguyên liệu xơ 17
- trong sản phẩm cùng với một số thông tin cơ bản về hướng dẫn sử dụng của sản phẩm giúp cho người tiêu dùng nhận biết rõ hơn về chất lượng sản phẩm và giúp họ có cơ sở để lựa chọn sản phẩm dệt may phù hợp, đưa ra các quyết định mua hàng hay từ chối. Đồng thời nhờ có các thông tin về thành phần xơ dệt chính của sản phẩm và hướng dẫn sử dụng tương ứng mà người tiêu dùng cũng như các cơ sở giặt là chuyên nghiệp có thể chọn được cách chăm sóc sản phẩm phù hợp, giúp nâng cao tuổi thọ sản phẩm và giữ lại hoặc phục hồi các thuộc tính chức năng mong muốn của sản phẩm dệt may. Đến thời điểm này tại Việt Nam đã có các tiêu chuẩn về tên chung của xơ dệt, tiêu chuẩn cho các phương pháp xác định thành phần định lượng trong hỗn hợp xơ dệt và tiêu chuẩn về ký hiệu trên nhãn hướng dẫn sử dụng. Rất nhiều phòng thí nghiệm tại Việt Nam có đầy đủ năng lực và tính pháp lý (đã được công nhận theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005) để xác định thành phần nguyên liệu dệt theo các tiêu chuẩn EU, Mỹ (Tham khảo phụ lục 1, 2). Đó là chưa kể hiện nay có rất nhiều phòng thử nghiệm nổi tiếng của nước ngoài đã và đang tiến hành thành lập các văn phòng đại diện hoặc các phòng thử nghiệm cho sản phẩm dệt may tại Việt nam. Chẳng hạn như: Phòng thử nghiệm TÜV SÜD (AG), Bureau Veritas Vì vậy có thể nói, năng lực các phòng thử nghiệm hiện có tại Việt nam hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu xác định thành phần nguyên liệu dệt cho toàn bộ hàng dệt may nhập khẩu và sản xuất trong nước. Hiện tại việc ghi nhãn sản phẩm dệt may tại Việt Nam đang được áp dụng theo Nghị định số 89/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30/8/2006 về nhãn hàng hóa. Nhưng Nghị định 89/2006/NĐ-CP chỉ nêu ra các thông tin bắt buộc cần phải ghi nhãn cho sản phẩm dệt may chứ không qui định cụ thể về nội dung và cách ghi nhãn cho sản phẩm dệt may, là loại sản phẩm có những đặc thù riêng khác với các loại sản phẩm tiêu dùng khác. Chính vì vậy trên thực tế việc thực thi Nghị định chưa thực sự có hiệu quả đối với 18
- sản phẩm dệt may. Qua khảo sát sơ bộ trên thị trường, hầu hết sản phẩm dệt may đều được ghi nhãn, nhưng thông tin ghi nhãn không đầy đủ đặc biệt là thông tin về thành phần vải, nội dung ghi không thống nhất, không rõ ràng và được thể hiện theo nhiều kiểu trình bày khác nhau, độ chính xác của các dữ liệu ghi trên nhãn không được đảm bảo do chưa có một qui định cụ thể thống nhất về nội dung, cách thức ghi và quản lý ghi nhãn sản phẩm dệt may. Việc kiểm tra về độ chính xác thông tin trên nhãn thành phần xơ dệt của một số sản phẩm dệt may được lấy ngẫu nhiên trên thị trường Việt Nam cho thấy chỉ có 50% số mẫu sau khi phân tích có thành phần xơ dệt đúng như đã ghi trên nhãn gắn trên sản phẩm (Tham khảo bảng 2). Đây là một tỷ lệ rất thấp đó là chưa kể hiện nay trên thị trường số lượng sản phẩm dệt may không được ghi nhãn thành phần có rất nhiều, chiếm một thị phần không nhỏ trong thị trường hàng dệt may nội địa tại Viêt Nam. Điều này làm cho người tiêu dùng rất khó nhận biết được chất lượng thực của sản phẩm đồng thời tạo điều kiện cho hàng nhái, hàng kém chất lượng, lừa dối người tiêu dùng tràn lan trên thị trường. Về phía các nhà sản xuất và nhập khẩu, họ cũng cảm thấy lúng túng trong việc áp dụng qui định về ghi nhãn sản phẩm dệt may do chưa có một qui định hay qui chuẩn kỹ thuật cụ thể cho việc ghi nhãn sản phẩm dệt may. Hơn nữa việc ghi thông tin thiếu và mập mờ tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức và cá nhân kinh doanh trên thị trường Việt Nam. Về mặt quản lý của Nhà nước, việc thiếu các qui định, qui chuẩn cụ thể đã gây khó khăn cho việc thanh kiểm tra và qui trách nhiệm do không có một qui định thống nhất về mặt nội dung và cách thức ghi nhãn trên các sản phẩm dệt may với các đặc thù riêng của chúng. Chính vì vậy việc xây dựng "Qui định về ghi nhãn sản phẩm dệt may " phù hợp với điều kiện trong nước và qui định quốc tế sẽ cung cấp thêm một công cụ pháp lý về quản lý và thực thi bên cạnh nghị định 89/2006/NĐ-CP của Chính phủ cho thị trường dệt may tại Việt Nam nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu 19
- dùng, đảm bảo tính cạnh tranh minh bạch cho các nhà sản xuất, đồng thời phần nào bảo hộ và tạo điều kiện phát triển bền vững cho ngành dệt may Việt Nam. Điều này cũng phù hợp với xu hướng phát triển của các nước có thị trường dệt may phát triển trên thế giới hiện nay. Bảng 2: Kết quả phân tích thành phần xơ dệt của một số sản phẩm dệt may được bán trên thị trường Việt Nam: TT Tên mẫu Nước xuất Thành phần ghi Thành phần xứ trên nhãn phân tích thực tế 1 Áo sơ mi nam dài Việt Nam 65% Polyester 92,7% polyester tay 35% cotton 7,7% cotton 2 Khăn mặt trẻ em Trung Quốc 100% cotton 100% cotton loại nhỏ 3 Quần lót nam Trung Quốc 92% polyamide 90,8% polyester 8% spandex 9,2% spandex 4 Quần lót nữ Trung Quốc 92% cotton 12,5% cotton 8% spandex 5,4% spandex 82,1% polyester 5 Áo trẻ em ngắn Việt Nam 100% cotton 65,9% polyester tay 34,1% cotton 6 Vải Tuýt si Trung Quốc 75% polyester 74,5% polyester 25% visco 25,5% visco 7 Vải polyester dệt Trung Quốc 100% polyester 100% polyester jacquard in hoa 8 Vải phin visco Việt Nam 100% visco 100% visco (giả lanh), in hoa Ghi chú: Sai số phép đo: ± 1% Các tiêu chuẩn sử dụng: TCVN 5465-11:2009; TCVN 5465-12:2009; ASTM D276:08; AATCC 20-2007 Kết quả phân tích được thực hiện tại Phòng Thí nghiệm thuộc Trung Tâm Thí nghiệm dệt may thuộc Viên Dệt May 20
- Phần II: Xây dựng dự thảo qui định ghi nhãn sản phẩm dệt may II.1 Mục đích xây dụng qui định ghi nhãn sản phẩm dệt may: Mục đích xây dụng qui định ghi nhãn sản phẩm dệt may: - Tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý hàng dệt may. - Đưa ra cách thức ghi nhãn sản phẩm nhằm đảm bảo thông tin ghi nhãn chính xác và thống nhất theo một qui định chung phù hợp với điều kiện trong nước. - Bảo vệ thị trường và ngành dệt may nội địa trước sự xâm lấn của hàng dệt may giá rẻ với nhãn mác thiếu thông tin hoặc thông tin mập mờ, lừa dối hoặc gây hiểu lầm đối với khách hàng. - Tuân thủ theo các Luật hoặc Nghị định của chính phủ liên quan đến ghi nhãn hàng đang có hiệu lực tại Viêt Nam . - Hài hòa với các qui định thông dụng trên thế giới, tuân thủ theo Hiêp định rào cản kỹ thuật với thương mại của Tổ chức thương mại thế giới để tránh tạo ra các rào cản vượt quá mức cần thiết cho thương mại dệt may. II.2 Cơ sở xây dựng qui định ghi nhãn sản phẩm dệt may Với mục đích như trên, nhóm nghiên cứu đã căn cứ vào các tài liệu pháp lý liên quan đến việc ghi nhãn hàng đang có hiệu lực tại Việt Nam mà cụ thể là Nghị định số 89/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30/8/2006 về nhãn hàng hóa và các Tiêu chuẩn Việt Nam liên quan (Xem phụ lục 2-Danh mục các liên quan) đồng thời khảo sát, nghiên cứu các qui định, qui chuẩn thông dụng về ghi nhãn hàng dệt may trên thế giới để đưa ra được một dự thảo qui định đạt được các mục đích đã đề ra. Theo các khảo sát đã được nêu trong phần I thì ghi nhãn thành phần dệt là nội dung quan trọng và được đi sâu vào nhiều nhất trong các qui định về ghi nhãn sản phẩm dệt may trên thế giới do thông tin về thành phần xơ dệt là 21
- một nội dung chính thể hiện chất lượng thực tế của nguyên liệu dệt may. Thông tin này có chính xác thì mới đảm bảo có được thông tin chính xác về hướng dẫn sử dụng, bảo quản. Dựa trên thông tin này kết hợp với các thông tin khác mà người tiêu dùng có thể lựa chọn được cho mình các sản phẩm thích hợp. Thông tin về thành phần xơ dệt là một dạng thông tin đặc thù của sản phẩm dệt may. Để có thể ghi được chính xác nội dung thông tin thành phần xơ dệt thì nhà sản xuất hoặc kinh doanh phải có được các kết quả phân tích từ các phòng thí nghiệm có khả năng phân tích thành phần xơ dệt theo các phương pháp đã được tiêu chuẩn hóa. Chính vì vậy thông tin thành phần xơ dệt là loại thông tin được qui định bắt buộc cho sản phẩm dệt may tại nhiều nước nhất . Tại Việt nam, Nghị định 89/2006/NĐ-CP qui định các thông tin bắt buộc cho sản phẩm dệt may gồm: - Tên hàng hóa; - Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; - Xuất xứ hàng hóa; - Thành phần hoặc thành phần định lượng; - Thông số kỹ thuật; - Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn; - Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản Dựa trên yêu cầu thông tin bắt buộc của nghị định 89/2006/NĐ-CP như trên và các qui định thông dụng trên thế giới mà các doanh nghiệp Việt Nam đang áp dụng cho các sản phẩm dệt may xuất khẩu của họ cùng với điều kiện các phòng thí nghiệm phân tích, các tiêu chuẩn về các phương pháp phân tích thành phần xơ dệt cho hỗn hợp xơ hai thành phần trở lên đã có tại Việt Nam, nhóm đề tài đã thực hiện xây dựng dự thảo "Qui định ghi nhãn sản phẩm dệt may" với bố cục như trong phần II.3 22
- II.3 Bố cục của dự thảo "Qui định ghi nhãn sản phẩm dệt may" Dự thảo "Qui định ghi nhãn sản phẩm dệt may" gồm 18 điều chia thành 4 phần với các nội dung tóm tắt như sau: Phần I: Những qui đinh chung gồm 4 điều - Điều 1: Phạm vi điều chỉnh. - Điều 2: Đối tượng áp dụng. - Điều 3: Giải thích từ ngữ. - Điều 4: Trách nhiệm ghi nhãn sản phẩm dệt may. Phần II: Nội dung nhãn sản phẩm dệt may - Điều 5: Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn sản phẩm dệt may. - Điều 6: Tên sản phẩm dệt may. - Điều 7: Tên, địa chỉ, số điện thoại của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm dệt may. - Điều 8: Xuất xứ sản phẩm dệt may. - Điều 9: Thành phần nguyên liệu xơ. - Điều 10: Cỡ hoặc thông số kỹ thuật. - Điều 11: Hướng dẫn sử dụng. - Điều 12: Các nội dung khác thể hiện trên nhãn sản phẩm dệt may Phần III: Cách thức ghi nhãn sản phẩm dệt may - Điều 13: Vị trí và phương pháp ghi nhãn sản phẩm dệt may. - Điều 14: Kích thước nhãn sản phẩm dệt may. - Điều 15: Mầu sắc, kích thước, hình dạng của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn sản phẩm dệt may. - Điều 16: Ngôn ngữ trình bày trên nhãn sản phẩm dệt may. Phần IV: Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm - Điều 17: Kiểm tra, thanh tra. - Điều 18: Xử lý vi phạm. 23
- II.4 Nội dung dự thảo qui định ghi nhãn sản phẩm dệt may Ngoài các qui định chung, các qui định về thanh kiểm tra, xử lý vi phạm, phần chính dự thảo tập trung vào việc qui định cách thức ghi nhãn sản phẩm dệt may và nội dung ghi nhãn sản phẩm dệt may mà đặc biệt là nội dung thành phần nguyên liệu xơ dệt. II.4.1 Về cách thức ghi nhãn sản phẩm dệt may: Không như những chủng loại sản phẩm khác như thuốc hoặc thực phẩm , sản phẩm dệt may rất đa dạng về hình thức thể hiện, mục đích sử dụng, cách thức bao gói, ví dụ như: Sợi cho dệt, chỉ và vải cho may mặc, vải cho đồ nội thất, quần áo các loại, khăn vệ sinh, mũ, tất, găng tay, bộ đồ cho phòng ngủ, rèm cửa, thảm, vải phủ nền Chính vì vậy, cách thức ghi nhãn được qui định rõ để áp dụng phù hợp cho mỗi nhóm sản phẩm khác nhau. Với đặc điểm hàng dệt may là loại sản phẩm dùng lại nhiều lần, trong quá trình sử dụng, sản phẩm bị bẩn có thể được chăm sóc để phục hồi độ sạch và một số tính năng ban đầu của sản phẩm, do đó các thông tin bắt buộc cũng được qui định rõ nội dung thông tin nào cần được lưu giữ bền lâu trong vòng đời sử dụng của sản phẩm và thông tin bắt buộc nào không cần phải ở dạng bền lâu. Do tính đa dạng về mục đích sử dụng của các loại sản phẩm dệt may nên qui định cũng chỉ rõ loại sản phẩm nào cần phải sử dụng nhãn bền lâu còn loại sản phẩm nào thì không cần. Ngoài ra nhiều loại sản phẩm dệt may được bán ở dạng đôi, bộ, hoặc nhiều kết cấu, nên việc qui định về ghi nhãn trong các trường hợp này cũng được đề cập đến. II.4.2 Về các nội dung ghi nhãn bắt buộc cho sản phẩm dệt may: Tuân thủ Nghị định số 89/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30/8/2006 về nhãn hàng hóa, dự thảo "Qui định về ghi nhãn sản phẩm dệt may" qui định các thông tin bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng dệt may gồm: 1. Tên sản phẩm dệt may. 24
- 2. Tên, địa chỉ, số điện thoại của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm dệt may. 3. Nước xuất xứ. 4. Thành phần nguyên liệu xơ dệt. 5. Cỡ, thông số kỹ thuật. 6. Hướng dẫn sử dụng (bao gồm cả các thông tin cảnh báo an toàn nếu có). Trong đó ba thông tin cuối mang tính chất đặc thù cho sản phẩm dệt may. Thông tin thành phần nguyên liệu xơ dệt của sản phẩm dệt may: Hiện nay tại Việt Nam đã có một số tiêu chuẩn về phân tích thành phần xơ dệt trong hỗn hợp hai thành phần xơ trở lên, nhưng chưa có một tiêu chuẩn đầy đủ nào về ghi nhãn thành phần sản phẩm dệt may. Do vậy để thống nhất nội dung ghi nhãn cho sản phẩm dệt may, đồng thời tạo cơ sở để xây dựng qui chuẩn ghi nhãn sản phẩm dệt may sau này, dự thảo đã đi sâu hơn vào việc qui định về ghi thông tin thành phần xơ dệt gồm các nội dung chính như sau: - Cách ghi tên chung và các Tiêu chuẩn Việt Nam viện dẫn cho việc ghi tên chung. - Cách ghi thành phần định lượng của xơ có trong sản phẩm dệt may. - Dung sai tỷ lệ phần trăm khối lượng xơ cho phép. - Một số trường hợp đặc biệt trong nội dung ghi nhãn thành phần. - Các loại trừ không phải tính đến khi xác định thành phần xơ trên sản phẩm dệt may. - Các sản phẩm dệt không bắt buộc ghi nhãn thành phần xơ dệt. Thông tin cỡ, thông số kỹ thuật: Do sản phẩm dệt may rất đa dạng và phong phú với nhiều mục đích sử dụng khác nhau do đó dự thảo cũng qui định việc ghi thông số kỹ thuật riêng cho các nhóm sản phẩm khác nhau, cùng với các Tiêu chuẩn Việt Nam cần tuân thủ nếu có. 25
- Thông tin hướng dẫn sử dụng: TCVN 2106:2007 (Vật liệu dệt-Ký hiệu trên nhãn hướng dẫn sử dụng) đã được ban hành để áp dụng cho việc ghi nhãn hướng dẫn sử dụng trên sản phẩm dệt may. Tiêu chuẩn này là một tiêu chuẩn mới, được biên soạn tương đương với tiêu chuẩn ISO 3758:2005, chủ yếu sử dụng các biểu tượng quốc tế để truyền đạt thông tin tới người tiêu dùng, không phân biệt ngôn ngữ. Việc áp dụng tiêu chuẩn này sẽ giúp cho thương mại dệt may Việt nam hòa nhập với xu hướng quốc tế hóa của thương mại Thế giới. Nhưng thực tế hiện nay chưa có một qui định bắt buộc nào qui định các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng dệt may trên thị trường Việt Nam phải áp dụng tiêu chuẩn này cho việc ghi nhãn hướng dẫn sử dụng. Chính vì vậy dự thảo qui định cũng đã đưa vào mục thông tin bắt buộc về hướng dẫn sử dụng với việc áp dụng đúng theo tiêu chuẩn TCVN 2106:2007(Vật liệu dệt-Ký hiệu trên nhãn hướng dẫn sử dụng) để thống nhất và đảm bảo độ chính xác cho các thông tin được ghi trên nhãn. Sau khi hoàn thành nội dung, bản dự thảo đã được gửi tới một số chuyên gia trong ngành dệt may để lấy ý kiến đóng góp. Dựa trên việc phân tích và tiếp thu các ý kiến đóng góp, nhóm đề tài đã đưa ra bản dự thảo "Qui định ghi nhãn sản phẩm dệt may" kèm theo báo cáo. 26
- Phần III: Kết quả và kiến nghị Kết quả: Trên cơ sở mục tiêu đã đề ra, sau một năm thực hiện, đề tài đã làm được các công việc sau: - Đã biên soạn được tài liệu tổng quan về các qui định trong nước và quốc tế về ghi nhãn sản phẩm dệt may. - Tìm và biên dịch được các tài liệu về các qui định ghi nhãn sản phẩm dệt may tại các nước Mỹ, Canada và EU. - Khảo sát và đánh giá năng lực của các phòng thí nghiệm trong nước về phân tích thành phần xơ dệt. - Kiểm tra thành phần xơ dệt của một số sản phẩm dệt may đang được lưu thông trên thị trường Việt Nam được lựa chọn ngẫu nhiên. - Đề xuất dự thảo qui định về ghi nhãn sản phẩm dệt may trên thị trường Việt Nam. Kiến nghị: - Đề nghị Bộ Khoa học Công nghệ xây dựng và ban hành tiếp các Tiêu chuẩn còn thiếu về Phương pháp xác định định tính, định lượng xơ dệt trong hỗn hợp xơ, các tiêu chuẩn về cỡ và thông số cho ghi nhãn sản phẩm dệt may còn thiếu - Đề nghị Bộ Công Thương sớm xây dựng và ban hành qui định và tiến tới là qui chuẩn kỹ thuật về ghi nhãn cho các sản phẩm dệt may lưu thông trên thị trường Việt Nam. 27
- Tài liệu tham khảo: 1 - Nghị định về nhãn hàng hóa. 2 _schema=PORTAL&docid=51259 –Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa. 3 - Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá. 4 - Bổ sung Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN ngày 06/4/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá. 5 _packaging/l32007_en.htm - Labelling of textile products. 6 - Directive 96/74/EC of the European Parliament and of the Council of 16 December 1996 on textile names. 7 lex.europa.eu/LexUriServ/LexUriServ.do?uri=OJ:L:2009:242:0013:0013 :EN:PDF - Directive 2008/121/EC of the European Parliament and of the Council on textile names. 8 lex.europa.eu/LexUriServ/LexUriServ.do?uri=CELEX:31996L0073:EN: HTML - Directive 96/73/EC of the European Parliament and of the Council of 16 December 1996 on certain methods for the quantitative analysis of binary textile fibre mixtures. 28
- 9 - Proposal for Regulation EC of the European Parliament and of the council on textile names and related labelling of textile products (4/3/2009). 10 - Textile Labelling Act 11 - Textile Labelling and Advertising Regulations. 12 - GUIDE TO THE TEXTILE LABELLING AND ADVERTISING REGULATIONS. 13 – Fur Product Labellingf Act. 14 - Rules and Regulations Under The Fur Products Identification Act. 15 - The Wool Products Labelling Act of 1939. 16 - Rules and Regulations under The Wool Products Labelling Act of 1939. 17 - The Textile Products Identification Act. 18 - RULES AND REGULATIONS UNDER THE TEXTILE FIBER PRODUCTS IDENTIFICATION ACT. 19 - Threading Your Way Through the Labeling Requirements Under the Textile & Wool Acts, Produced in cooperation with the American Apparel & Footwear Association. 20 - Care labelling of textile apparels. 29
- Phụ lục 1 Một số phòng thí nghiệm độc lập, đã được chứng nhận tuân thủ ISO/IEC 17025:2005, có khả năng phân tích thành phần định tính và định lượng xơ dệt tại Việt Nam Chỉ tiêu Tên phòng thí Phương pháp Cách thức thí TT thử nghiệm thử nghiệm 1 - Định tính Viện Dệt May - Sử dụng phương nguyên liệu ASTM D 276 pháp cơ học và hóa xơ AATCC 20 học. ISO 1833 - Phương pháp soi JIS L 1030 kính hiển vi - Phổ hồng ngoại Phân Viện Dệt - Sử dụng phương May ASTM D 276 pháp cơ học và hóa AATCC 20 học. ISO 1833 - Phương pháp soi kính hiển vi Trung tâm kỹ - Sử dụng phương thuật tiêu chuẩn pháp cơ học và hóa ASTM D 276 đo lường chất học. ISO 1833 lượng 1 (Quatest - Phương pháp soi 1) kính hiển vi Trung tâm kỹ - Sử dụng phương thuật tiêu chuẩn pháp cơ học và hóa ASTM D 276 đo lường chất học. ISO 1833 lượng 3 (Quatest - Phương pháp soi 3) kính hiển vi Công ty TNHH ASTM D 276 - Sử dụng phương SGS Việt Nam AATCC 20 pháp cơ học và hóa ISO 1833 học. BS 4077 JIS L 1030 - Phương pháp soi CAN Method 13 kính hiển vi 30
- Chỉ tiêu Tên phòng thí Phương pháp Cách thức thí TT thử nghiệm thử nghiệm - Phổ hồng ngoại Công ty Intertek AATCC 20 - Sử dụng phương pháp cơ học và hóa ISO 1833 học. BS 4077 - Phương pháp soi JIS L 1030 kính hiển vi AWC/TM 155 - Phổ hồng ngoại 2 - Định Viện Dệt May ISO 1833 - Sử dụng phương lượng ASTM D 629 pháp cơ học và hóa nguyên liệu AATCC 20A học. pha JIS L 1030 - Phương pháp soi kính hiển vi TCVN 5465 ISO 5088 Phân Viện Dệt - Sử dụng phương May AATCC 20A pháp cơ học và hóa ASTM D 629 học. ISO 1833 - Phương pháp soi kính hiển vi Trung tâm kỹ - Sử dụng phương thuật tiêu chuẩn pháp cơ học và hóa đo lường chất ASTM D 629 học. lượng 1 (Quatest - Phương pháp soi 1) kính hiển vi Trung tâm kỹ - Sử dụng phương thuật tiêu chuẩn pháp cơ học và hóa đo lường chất ASTM D 629 học. lượng 3 (Quatest - Phương pháp soi 3) kính hiển vi Công ty TNHH AATCC 20A - Sử dụng phương SGS Việt Nam ASTM D629 pháp cơ học và hóa JIS L-1030 học. - Phương pháp soi 31
- Chỉ tiêu Tên phòng thí Phương pháp Cách thức thí TT thử nghiệm thử nghiệm ISO 1833 kính hiển vi BS 4407 TM 155 CAN Method 14 AS 2001.7 Công ty TNHH AATCC 20A - Sử dụng phương Intertek JIS L 1030 pháp cơ học và hóa TM 155 học. BS 4407 - Phương pháp soi kính hiển vi NF G06 006-035 ISO 1833 ISO 5088 CAN/CGSB-4.2 NO.14 AS 2001.7 32
- Phụ lục 2- Danh mục các tiêu chuẩn có liên quan 1. Danh mục các TCVN TT Tên tiêu chuẩn Ký hiệu 1 Vật liệu dệt – Ký hiệu trên nhãn hướng dẫn sử dụng TCVN 2106:2007 2 Vật liệu dệt – Sợi dệt – Ký hiệu cấu trúc TCVN 4895-89 3 Vật liệu dệt- Vải dệt – Ghi nhãn TCVN 4896:2009 4 Vật liệu dệt – Xơ nhân tạo – Tên gọi theo nhóm bản chất TCVN 5462:2007 5 Vật liệu dệt – Xơ thiên nhiên – Tên gọi chung và định nghĩa TCVN 5463:1991 Vật liệu dệt. Phân tích định lượng hóa học. Phần 1: Nguyên 6 TCVN 5465-1:2009 tắc chung của phép thử Vật liệu dệt. Phân tích định lượng hóa học. Phần 2: Hỗn hợp 7 TCVN 5465-2:2009 xơ ba thành phần Vật liệu dệt. Phân tích định lượng hóa học. Phần 3: Hỗn hợp 8 TCVN 5465-3:2009 xơ axetat và một số xơ khác (phương pháp sử dụng axeton) Vật liệu dệt. Phân tích định lượng hóa học. Phần 4: Hỗn hợp 9 xơ protein và một số xơ khác (phương pháp sử dụng TCVN 5465-4:2009 hypoclorit) Vật liệu dệt. Phân tích định lượng hóa học. Phần 5: Hỗn hợp 10 xơ visco, xơ cupro hoặc xơ modan và xơ bông (phương TCVN 5465-5:2009 pháp sử dụng natri zincat) Vật liệu dệt. Phân tích định lượng hóa học. Phần 6: Hỗn hợp xơ visco và một số xơ cupro hoặc xơ modal hoặc xơ lyocell 11 TCVN 5465-6:2009 và xơ bông (phương pháp sử dụng axit formic và kẽm clorua) 33
- TT Tên tiêu chuẩn Ký hiệu Vật liệu dệt. Phân tích định lượng hóa học. Phần 7: Hỗn hợp 12 xơ polyamit và một số xơ khác (phương pháp sử dụng axit TCVN 5465-7:2009 formic) Vật liệu dệt. Phân tích định lượng hóa học. Phần 8: Hỗn hợp 13 TCVN 5465-8:2009 xơ axetat và xơ triaxetat (phương pháp sử dụng axeton) Vật liệu dệt. Phân tích định lượng hóa học. Phần 9: Hỗn hợp 14 xơ axetat và xơ triaxetat (phương pháp sử dụng rượu TCVN 5465-9:2009 benzylic). Vật liệu dệt. Phân tích định lượng hóa học. Phần 10: Hỗn TCVN 5465- 15 hợp xơ triaxetat hoặc xơ polylactit và một số xơ khác 10:2009 (phương pháp sử dụng diclometan) Vật liệu dệt. Phân tích định lượng hóa học. Phần 11: Hỗn TCVN 5465- 16 hợp xơ xenlulo và xơ polyeste (phương pháp sử dụng axit 11:2009 sunphuric) Vật liệu dệt. Phân tích định lượng hóa học. Phần 12: Hỗn TCVN 5465- 17 hợp xơ acrylic, xơ modacrylic, xơ clo, xơ elastan và một số 12:2009 xơ khác (phương pháp sử dụng dimetylformamit) Vật liệu dệt. Phân tích định lượng hóa học. Phần 13: Hỗn TCVN 5465- 18 hợp xơ clo và một số xơ khác (phương pháp sử dụng cacbon 13:2009 disulfua/axeton) Vật liệu dệt. Phân tích định lượng hóa học. Phần 14: Hỗn TCVN 5465- 19 hợp xơ axetat và một số xơ clo (phương pháp sử dụng axit 14:2009 axetic) Vật liệu dệt. Phân tích định lượng hóa học. Phần 15: Hỗn TCVN 5465- 20 hợp xơ đay và một số xơ động vật (phương pháp xác định 15:2009 34
- TT Tên tiêu chuẩn Ký hiệu hàm lượng nitơ) Vật liệu dệt. Phân tích định lượng hóa học. Phần 16: Hỗn TCVN 5465- 21 hợp xơ polypropylen và một số xơ khác (phương pháp sử 16:2009 dụng xylen) Vật liệu dệt. Phân tích định lượng hóa học. Phần 17: Hỗn TCVN 5465- 22 hợp xơ clo (polyme đồng nhất của vinyl clorua) và một số 17:2009 xơ khác (Phương pháp sử dụng axit sunphuric Vật liệu dệt. Phân tích định lượng hóa học. Phần 18: Hỗn TCVN 5465- 23 hợp tơ tằm và len hoặc xơ lông động vật (Phương pháp sử 18:2009 dụng axit sunphuric) Vật liệu dệt. Phân tích định lượng hóa học. Phần 19: Hỗn TCVN 5465- 24 hợp xơ xenlulo và amiăng (Phương pháp gia nhiệt) 19:2009 Vật liệu dệt. Phân tích định lượng hóa học. Phần 21: Hỗn TCVN 5465- 25 hợp xơ clo, modacrylic, xơ elastan, xơ axetat, xơ triaxetat và 21:2009 một số xơ khác (Phương pháp sử dụng xyclohexanon) 26 Hệ thống cỡ số tiêu chuẩn quần áo TCVN 5782:2009 Vật liệu dệt. Chuẩn bị mẫu thử phòng thí nghiệm và mẫu thử 27 TCVN 8203:2009 cho phép thử hóa học 35
- 2. Danh mục các tiêu chuẩn liên quan khác: TT Tên tiêu chuẩn Ký hiệu Các phương pháp thử tiêu chuẩn cho việc nhận biết các xơ 1 ASTM D276:08 dệt trong sản phẩm dệt AATCC Method 20- 2 Phân tích xơ: Định lượng 2007 3 Phân tích xơ: Định lượng ISO 1883:2006 36
- Phụ lục 1 Một số phòng thí nghiệm độc lập có khả năng phân tích thành phần định tính và định lượng xơ dệt tại Việt nam Chỉ tiêu Tên phòng thí Cách thức thí TT Phương pháp thử thử nghiệm nghiệm 1 - Định tính Viện Dệt May - Sử dụng phương nguyên liệu ASTM D 276 pháp cơ học và hóa xơ AATCC 20 học. ISO 1833 - Phương pháp soi JIS L 1030 kính hiển vi - Phổ hồng ngoại Phân Viện Dệt - Sử dụng phương May ASTM D 276 pháp cơ học và hóa AATCC 20 học. ISO 1833 - Phương pháp soi kính hiển vi Trung tâm 1 - Sử dụng phương pháp cơ học và hóa ASTM D 276 học. ISO 1833 - Phương pháp soi kính hiển vi Trung tâm 3 - Sử dụng phương pháp cơ học và hóa ASTM D 276 học. ISO 1833 - Phương pháp soi kính hiển vi Công ty TNHH ASTM D 276 - Sử dụng phương SGS Việt Nam AATCC 20 pháp cơ học và hóa ISO 1833 học. BS 4077 - Phương pháp soi JIS L 1030 kính hiển vi CAN Method 13 - Phổ hồng ngoại
- Chỉ tiêu Tên phòng thí Cách thức thí TT Phương pháp thử thử nghiệm nghiệm Công ty Intertek AATCC 20 - Sử dụng phương pháp cơ học và hóa ISO 1833 học. BS 4077 - Phương pháp soi JIS L 1030 kính hiển vi AWC/TM 155 - Phổ hồng ngoại 2 - Định Viện Dệt May ISO 1833 - Sử dụng phương lượng ASTM D 629 pháp cơ học và hóa nguyên liệu AATCC 20A học. pha JIS L 1030 - Phương pháp soi kính hiển vi TCVN 5465 ISO 5088 Phân Viện Dệt - Sử dụng phương May AATCC 20A pháp cơ học và hóa ASTM D 629 học. ISO 1833 - Phương pháp soi kính hiển vi Trung tâm 1 - Sử dụng phương pháp cơ học và hóa ASTM D 629 học. - Phương pháp soi kính hiển vi Trung tâm 3 - Sử dụng phương pháp cơ học và hóa ASTM D 276 học. - Phương pháp soi kính hiển vi Công ty TNHH - Sử dụng phương SGS Việt Nam pháp cơ học và hóa học. AATCC 20A - Phương pháp soi ASTM D629 JIS L-1030 ISO 1833
- Chỉ tiêu Tên phòng thí Cách thức thí TT Phương pháp thử thử nghiệm nghiệm BS 4407 kính hiển vi TM 155 CAN Method 14 AS 2001.7 Công ty TNHH AATCC 20A - Sử dụng phương Intertek JIS L 1030 pháp cơ học và hóa TM 155 học. BS 4407 - Phương pháp soi kính hiển vi NF G06 006-035 ISO 1833 ISO 5088 CAN/CGSB-4.2 NO.14 AS 2001.7
- Phụ lục 2- Danh mục các tiêu chuẩn có liên quan 1. Danh mục các TCVN TT Tên tiêu chuẩn Ký hiệu 1 Vật liệu dệt – Ký hiệu trên nhãn hướng dẫn sử dụng TCVN 2106:2007 2 Vật liệu dệt – Sợi dệt – Ký hiệu cấu trúc TCVN 4895-89 3 Vật liệu dệt- Vải dệt – Ghi nhãn TCVN 4896:2009 4 Vật liệu dệt – Xơ nhân tạo – Tên gọi theo nhóm bản chất TCVN 5462:2007 5 Vật liệu dệt – Xơ thiên nhiên – Tên gọi chung và định nghĩa TCVN 5463:1991 Vật liệu dệt. Phân tích định lượng hóa học. Phần 1: Nguyên 6 TCVN 5465-1:2009 tắc chung của phép thử Vật liệu dệt. Phân tích định lượng hóa học. Phần 2: Hỗn hợp 7 TCVN 5465-2:2009 xơ ba thành phần Vật liệu dệt. Phân tích định lượng hóa học. Phần 3: Hỗn hợp 8 TCVN 5465-3:2009 xơ axetat và một số xơ khác (phương pháp sử dụng axeton) Vật liệu dệt. Phân tích định lượng hóa học. Phần 4: Hỗn hợp 9 xơ protein và một số xơ khác (phương pháp sử dụng TCVN 5465-4:2009 hypoclorit) Vật liệu dệt. Phân tích định lượng hóa học. Phần 5: Hỗn hợp 10 xơ visco, xơ cupro hoặc xơ modan và xơ bông (phương TCVN 5465-5:2009 pháp sử dụng natri zincat) Phần 6: Hỗn hợp xơ visco và một số xơ cupro hoặc xơ 11 modal hoặc xơ lyocell và xơ bông (phương pháp sử dụng TCVN 5465-6:2009 axit formic và kẽm clorua) 12 Vật liệu dệt. Phân tích định lượng hóa học. Phần 7: Hỗn hợp TCVN 5465-7:2009
- TT Tên tiêu chuẩn Ký hiệu xơ polyamit và một số xơ khác (phương pháp sử dụng axit formic) Vật liệu dệt. Phân tích định lượng hóa học. Phần 8: Hỗn hợp xơ axetat và xơ triaxetat (phương pháp sử dụng axeton) 13 TCVN 5465-8:2009 Textiles. Quantitative chemical analysis. Part 8: Mixtures of acetate and triacetate fibres (method using acetone) Vật liệu dệt. Phân tích định lượng hóa học. Phần 9: Hỗn hợp 14 xơ axetat và xơ triaxetat (phương pháp sử dụng rượu TCVN 5465-9:2009 benzylic). Vật liệu dệt. Phân tích định lượng hóa học. Phần 10: Hỗn 15 hợp xơ triaxetat hoặc xơ polylactit và một số xơ khác TCVN 5465-10:2009 (phương pháp sử dụng diclometan) Vật liệu dệt. Phân tích định lượng hóa học. Phần 11: Hỗn 16 hợp xơ xenlulo và xơ polyeste (phương pháp sử dụng axit TCVN 5465-11:2009 sunphuric) Vật liệu dệt. Phân tích định lượng hóa học. Phần 12: Hỗn 17 hợp xơ acrylic, xơ modacrylic, xơ clo, xơ elastan và một số TCVN 5465-12:2009 xơ khác (phương pháp sử dụng dimetylformamit) Vật liệu dệt. Phân tích định lượng hóa học. Phần 13: Hỗn 18 hợp xơ clo và một số xơ khác (phương pháp sử dụng cacbon TCVN 5465-13:2009 disulfua/axeton) Vật liệu dệt. Phân tích định lượng hóa học. Phần 14: Hỗn 19 hợp xơ axetat và một số xơ clo (phương pháp sử dụng axit TCVN 5465-14:2009 axetic) 20 Vật liệu dệt. Phân tích định lượng hóa học. Phần 15: Hỗn TCVN 5465-15:2009
- TT Tên tiêu chuẩn Ký hiệu hợp xơ đay và một số xơ động vật (phương pháp xác định hàm lượng nitơ) Vật liệu dệt. Phân tích định lượng hóa học. Phần 16: Hỗn 21 hợp xơ polypropylen và một số xơ khác (phương pháp sử TCVN 5465-16:2009 dụng xylen) Vật liệu dệt. Phân tích định lượng hóa học. Phần 17: Hỗn 22 hợp xơ clo (polyme đồng nhất của vinyl clorua) và một số TCVN 5465-17:2009 xơ khác (Phương pháp sử dụng axit sunphuric Vật liệu dệt. Phân tích định lượng hóa học. Phần 18: Hỗn 23 hợp tơ tằm và len hoặc xơ lông động vật (Phương pháp sử TCVN 5465-18:2009 dụng axit sunphuric) Vật liệu dệt. Phân tích định lượng hóa học. Phần 19: Hỗn 24 TCVN 5465-19:2009 hợp xơ xenlulo và amiăng (Phương pháp gia nhiệt) Vật liệu dệt. Phân tích định lượng hóa học. Phần 21: Hỗn 25 hợp xơ clo, modacrylic, xơ elastan, xơ axetat, xơ triaxetat và TCVN 5465-21:2009 một số xơ khác (Phương pháp sử dụng xyclohexanon) 26 Hệ thống cỡ số tiêu chuẩn quần áo TCVN 5782:2009 Vật liệu dệt. Chuẩn bị mẫu thử phòng thí nghiệm và mẫu thử 27 TCVN 8203:2009 cho phép thử hóa học
- 2. Danh mục các tiêu chuẩn liên quan khác: TT Tên tiêu chuẩn Ký hiệu Các phương pháp thử tiêu chuẩn cho việc nhận biết các xơ 1 ASTM D276:08 dệt trong sản phẩm dệt AATCC Method 20- 2 Phân tích xơ: Định lượng 2007