Luận văn Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - Ngân hàng ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - Ngân hàng ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- luan_van_xay_dung_mo_hinh_tap_doan_tai_chinh_ngan_hang_o_vie.pdf
Nội dung text: Luận văn Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - Ngân hàng ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG BÙI ÁNH TUYẾT - HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HÀ NỘI – 2007
- NEU BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG BÙI ÁNH TUYẾT - HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Chuyên ngành : Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế Mã số : 60.31.07 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Quy HÀ NỘI – 2007
- MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG 5 1.1. Tập đoàn tài chính - ngân hàng 5 1.1.1. Lịch sử ra đời của tập đoàn tài chính-ngân hàng 5 1.1.2. Khái niệm về tập đoàn tài chính- ngân hàng 7 1.1.3. Đặc trưng cơ bản của tập đoàn tài chính- ngân hàng 8 1.1.4. Nguyên tắc hoạt động của tập đoàn tài chính- ngân hàng 11 1.2. Các mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng 12 1.2.1. Ngân hàng đa năng 12 1.2.1.1. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng đa năng 1 2 1.2.1.2. Đặc điểm của ngân hàng đa năng 13 1.2.1.3. Tính ưu việt của ngân hàng đa năng 13 1.2.2. Mô hình công ty mẹ – con 13 1.2.2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty mẹ con 13 1.2.2.2. Đặc điểm của mô hình công ty mẹ con 14 1.2.2.3. Tính ưu việt của mô hình công ty mẹ – con 14 1.3. Điều kiện và hình thức xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng 15 1.3.1. Điều kiện thành lập 15 1.3.1.1. Điều kiện từ môi trường bên ngoài 15 1.3.1.2. Điều kiện từ chính bản thân các NHTM: 16 1.3.2. Hình thức thành lập 22 1.4. Vai trò của tập đoàn tài chính - ngân hàng đối với sự phát triển nền kinh tế quốc gia 27 1.5. Kinh nghiệm của một số nước trong việc xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng 28 1.5.1. Mô hình tập đoàn tài chính – ngân hàng Citigroup 28
- 1.5.2. Mô hình của tập đoàn OCBC 30 1.5.3. Mô hình của tập đoàn tài chính-ngân hàng tại Trung Quốc 31 1.5.4. Các kinh nghiệm rút ra 32 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XÂY DỰNG MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 35 2.1. Khái quát về hệ thống ngân hàng tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 35 2.1.1. Khái quát về hệ thống ngân hàng Việt Nam 35 2.1.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến hệ thống ngân hàng tại Việt Nam 39 2.2. Thực trạng xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng tại Việt Nam. 42 2.2.1. Về mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng tại Việt Nam được lựa chon. 42 2.2.2. Về các điều kiện xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng tại Việt Nam 44 2.2.2.1. Điều kiện từ bên ngoài 44 2.2.2.2. Điều kiện bên trong các ngân hàng 47 2.2.3. Quy trình xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng tại Việt Nam 56 2.2.4. Đánh giá chung 56 2.2.4.1. Thuận lợi 56 2.2.4.2. Khó khăn 57 CHƯƠNG III CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM 60 3.1. Sự cần thiết phải thành lập các tập đoàn tài chính - ngân hàng tại Việt Nam hiện nay 60 3.1.1 Thành lập các tập đoàn tài chính - ngân hàng là một tất yếu khách quan 60 3.1.2 Thành lập các tập đoàn tài chính - ngân hàng là một tất yếu khách quan 60
- 3.2. Khả năng xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng tại Việt Nam 61 3.2.1 Về môi trường kinh tế 62 3.2.2 Về phía các NHTMVN 62 3.3. Định hướng xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng tại Việt Nam. 64 3.4. Các giải pháp xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng 65 3.4.1 Giải pháp vĩ mô 65 3.4.1.1 Ban hành và hoàn thiện các văn bản pháp luật đối với hoạt động của tập đoàn tài chính - ngân hàng 65 3.4.1.2. Nghiên cứu, lựa chọn mô hình chuyển đổi thành lập Tập đoàn Tài chính-Ngân hàng 66 3.4.2 Giải pháp vi mô 67 3.4.2.1 Các NHTM Nhà nước cần đẩy nhanh tốc độ thực hiện Đề án cơ cấu lại NHTM đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 67 3.4.2.2 Tăng cường vốn chủ sở hữu 68 3.4.2.3 Phát triển đa dạng và chuyên nghiệp các dịch vụ ngân hàng mới 71 3.4.2.4 Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ 72 3.4.2.5 Mở rộng và phát triển mạng lưới ngân hàng 73 3.4.2.6 Đổi mới công nghệ sử dụng trong hoạt động ngân hàng 74 3.4.2.7 Cải tiến quy trình, quy chế hoạt động của ngân hàng 75 3.4.2.8 Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán thường xuyên 75 3.4.2.9. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 76 3.5. Kiến nghị: 78 3.5.1 Kiến nghị đối với Nhà nước 78 3.5.2 Kiến nghị đối với các ngân hàng thương mại. 79 KẾT LUẬN 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Trang 1.1 Mười tập đoàn ngân hàng xuyên quốc gia lớn nhất thế giới xếp hàng theo tổng tài sản (năm 2003) 6 1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của các loại hình Tập đoàn tài chính - ngân hàng 9 1.3 Mười vụ sáp nhập tài chính - ngân hàng lớn nhất thế giới từ năm 1995 25 1.4 Mười Vụ đầu tư nước ngoài lớn nhất vào ngân hàng Trung Quốc 26 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ MÔ HÌNH Biểu đồ Trang 1.1 Cơ cấu thu nhập theo vùng năm 2005 29 1.2 Cơ cấu thu nhập theo sản phẩm năm 2005 30 3.1 Mô hình Ngân hàng đa năng 66 Mô hình Trang 1.1 Ngân hàng đa năng (Universal Banking) 12 1.2 Mô hình công ty mẹ con (Parent Subsidiary) 14
- BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam á ATMS Máy rút tiền tự động Bis Bis CAR Hệ số an toàn vốn tối thiểu Citigroup Inc. Tập đoàn tài chính Citigroup CPH Cổ phần hóa DNNN Doanh nghiệp nhà nước HĐQT Hội đồng quản trị Holding Company Mô hình tập đoàn tài chính IMF Quỹ tiền tệ quốc tế KTQT Kinh tế quốc tế M&A Hợp nhất và sáp nhập NHCP Ngân hàng cổ phần NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMNN Ngân hàng thương mại Nhà nước NHTW Ngân hàng Trung Ương OCBC Oversea – Chinese Banking Coporation OTC Thị trường phi tập trung Parent Subsidiary Mô hình công ty mẹ con TCTD Tổ chức Tín dụng TNHH Trách nhiệm hữu hạn Universal Banking Mô hình Ngân hàng đa năng WTO Tổ chức Thương mại thế giới XHCN Xã hội chủ nghĩa
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện Luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ hỗ trợ của các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp. Nhân dịp hoàn thành bản Luận văn, tôi xin đặc biệt bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Quy - người đã chỉ bảo tận tâm, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn các cô chú, anh chị ở Bộ tài chính, Bộ thương mại, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Công Thương Việt Nam đã hỗ trợ tài liệu - một phần không thể thiếu để bản Luận văn được hoàn chỉnh. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp, gia đình đã hỗ trợ, ủng hộ về tinh thần để tôi có thể hoàn thành Luận văn. Do hạn chế về năng lực và thời gian nghiên cứu, Luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót, tác giả rất mong được sự đóng góp ý kiến, chỉ bảo của thầy cô và các bạn bè đồng nghiệp. Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2007 Tác giả Bùi ánh Tuyết
- - 1 - PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường, nhiều công ty, doanh nghiệp với năng lực sản xuất, năng suất lao động khác nhau, dẫn tới quy mô và tốc độ phát triển khác nhau đã xuất hiện các hiện tượng chèn ép, thôn tính, hoặc tự nguyện tìm cách “chung sống” hoà bình với nhau trên cơ sở những liên minh hay tổ hợp để “phân chia” thị trường và khai thác những tiềm năng riêng có của từng công ty, doanh nghiệp trong một “vỏ bọc” vững chắc hơn bởi một liên minh rộng hơn. Từ đó, chúng ta đã từng nghe và đọc được những danh từ từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 như “Cartel”, “Association” và gần đây hơn là các “Cheabol”; “Group” tất cả đều có chung một ý nghĩa chủ đạo là: liên minh, liên kết nhóm cùng thoả thuận tuân thủ một số nguyên tắc điều chỉnh chung như: phối hợp chiến lược, kiểm soát qua góp vốn, cung ứng sản phẩm; phân chia chiếm lĩnh thị trường; thống nhất phương thức, nguyên tắc kiểm soát nội bộ; Trong các liên minh nói trên, có một công ty đóng vai trò “thương hiệu” trung tâm, có khả năng chi phối và bảo vệ các công ty con hoặc công ty thành viên khác trong liên minh để tránh khỏi nguy cơ bị chèn ép hoặc thôn tính Tất cả những “liên minh” như thế, khi nghiên cứu và dịch ra tiếng Việt, thông thường được gọi chung là “Tập đoàn”. Với cách hiểu về tập đoàn như vậy, có thể thấy tập đoàn kinh tế là một cái vỏ bọc tốt để bảo vệ cho các tế bào bên trong nó hoạt động có hiệu quả. Các tài liệu nghiên cứu khoa học đã chỉ ra những mục tiêu chính mà các tổ chức mong muốn đạt được khi quyết định thực hiện liên kết thành tập đoàn như: nâng cao vị thế cạnh tranh và loại bỏ đối thủ cạnh tranh trên thị trường, có được bổ sung về vốn, đa dạng hoá rủi ro Khi các tổ chức/doanh nghiệp cùng đạt được mục đích trên thông qua việc liên kết thì có thể nói rằng đây là sự “đồng sinh” hiệu quả bởi những lợi ích có được từ việc liên kết các nguồn lực sẽ giúp cho các bên như: mở rộng
- - 2 - thu nhập, giảm thiểu chi phí hoạt động, nâng cao tiềm lực hoạt động, tiết kiệm thuế phải nộp, giảm giá thành vốn. Bên cạnh lợi ích mà việc liên minh, liên kết mang lại thì chính sự “đồng sinh” ấy cũng không tránh khỏi việc mang lại cho các tổ chức bên trong nó những chi phí phụ trội từ quá trình liên kết kinh doanh, hợp nhất công nghệ phát sinh ra: chi phí liên kết (mua bán, sáp nhập, hợp nhất); khả năng ảnh hưởng tiêu cực do thay đổi bộ máy lãnh đạo; chi phí hợp nhất công nghệ. Từ đó, để hiểu sâu về nội hàm danh từ mang tính cấu trúc quan hệ kinh tế này còn đang là một vấn đề rất nan giải không chỉ ở Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, việc hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế trong đó có tập đoàn tài chính - ngân hàng đang là xu thế tất yếu và đã đưa lại nhiều kết quả và thành công ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên ở nước ta đây là vấn đề còn hết sức mới mẻ và thiếu kinh nghiệm. Do đó, việc nghiên cứu đánh giá khả năng xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam hiện tại, xu hướng xây dựng trong tương lai và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng là một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Để thực hiện được mục tiêu nói trên, tác giả đã quyết định lựa chọn vấn đề: “Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế” cho luận văn thạc sỹ của mình . 2. Tình hình nghiên cứu Trong yêu cầu chung của quá trình hội nhập, hệ thống NHTM cũng đã có những động thái tích cực trong việc chuẩn bị nội lực cho việc xây dựng mô hình tập đoàn tài chính. Đã có một số công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học cấp Bộ, Ngành, cũng như các buổi hội thảo nghiên cứu quá trình hội nhập của Việt Nam ở lĩnh vực tài chính, ngân hàng và các cơ hội, thách thức của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập. Ví dụ
- - 3 - như: Cuộc hội thảo khoa học với chủ đề: “Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Công thương Việt Nam tổ chức tháng 8 năm 2006. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào chuyên nghiên cứu một cách hệ thống về vấn đề xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng tại Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích thực trạng hệ thống ngân hàng Việt Nam; xem xét các điều kiện để hình thành mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng tại Việt Nam, trên cơ sở đánh giá những thuận lợi khó khăn mà hệ thống tài chính – ngân hàng Việt Nam đang đối mặt, luận văn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy việc xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam hiện nay trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận về các tập đoàn tài chính - ngân hàng và vai trò của nó trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới. - Đánh giá thực trạng hoạt động xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng của các NHTM Việt Nam và so sánh với một số nước trên thế giới, từ đó nêu ra lợi thế cũng như những khó khăn trong quá trình xây dựng tập đoàn tài chính – ngân hàng của các NHTM Việt Nam. - Đưa ra một số kiến nghị và giải pháp chủ yếu để xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng của các NHTM Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng và các điều kiện để xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam.
- - 4 - 5.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu việc xây dựng một số mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng trên thế giới và khả năng xây dựng các mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng tại Việt Nam, không đi sâu vào nội dung họat động của tập đoàn tài chính - ngân hàng. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng phép duy vật biện chứng, kết hợp với các lý luận, quan điểm kinh tế, tài chính và định hướng phát triển kinh tế tài chính của Nhà nước để phân tích, đánh giá tình hình xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng tại Việt Nam. Ngoài ra, Luận văn còn sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê và xuất phát từ thực tiễn để làm rõ các vấn đề nghiên cứu. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục Luận văn gồm 3 chương: Chương I – Lý luận chung về mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng Chương II - Thực trạng xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng tại Việt Nam hiện nay trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Chương III - Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện việc xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng tại Việt Nam. Danh mục tài liệu tham khảo
- - 5 - CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG 1.1. Tập đoàn tài chính - ngân hàng 1.1.1. Lịch sử ra đời của tập đoàn tài chính - ngân hàng Vào cuối thế kỷ 19, sau một thời kỳ phát triển kinh tế mạnh mẽ dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp, nhu cầu vốn của các công ty tăng lên để mở rộng lĩnh vực hoạt động và địa bàn kinh doanh không những ở phạm vi trong nước mà còn trên thế giới. Đến cuối thế kỷ 20 thì quá trình này diễn ra mạnh mẽ, hàng loạt các tập đoàn xuyên quốc gia, hoạt động trong nhiều lĩnh vực ra đời và phát triển cho đến nay. Có thể kể đến những tập đoàn kinh tế lớn như Ford Motor, Pfizer, Siemens, Toyota Motor, IBM, Sự hình thành các tập đoàn tài chính được diễn ra theo quy luật của thị trường và thường mang một số đặc điểm sau: Một là, tập đoàn gồm nhiều đơn vị thành viên thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tài chính , có quy mô rất lớn về vốn, lao động, doanh thu Phạm vi hoạt động rất rộng, thường vượt ra biên giới quốc gia, thậm chí trên khắp thế giới để trở thành những tập đoàn xuyên quốc gia, hướng tới mục tiêu toàn cầu hoá chiến lược kinh doanh nhằm đạt được những ưu thế trong cạnh tranh và nhằm thu lợi nhuận cao nhất. Các tập đoàn kinh doanh đa phần được tổ chức theo mô hình “Công ty mẹ - Công ty con”.
- - 6 - Hai là, sự liên kết giữa các đơn vị thành viên (về tài chính, công nghệ, thị trường ) rất đa dạng, có thể là chặt chẽ hoặc không chặt chẽ nhưng trên cơ sở cùng có lợi của mỗi thành viên và của cả tập đoàn. Trong tập đoàn, công ty mẹ sở hữu lượng lớn cổ phần trong các công ty con, nắm quyền chi phối các công ty con về mặt tài chính cũng như về mặt chiến lược phát triển. Ba là, sở hữu trong tập đoàn tài chính - ngân hàng là sở hữu hỗn hợp (nhiều chủ), nhưng công ty mẹ luôn đóng vai trò chi phối, khống chế các công ty thành viên. Các công ty con có thể hạch toán trực thuộc công ty mẹ hoặc hạch toán độc lập với tư cách pháp nhân riêng. Những công ty con có thể là những mắt xích liên quan đến nhau theo hình thức chuyên môn hoá trong một dây chuyền hoặc hoạt động trong những lĩnh vực độc lập hoàn toàn không liên quan gì với nhau. Một đặc điểm cuối của tập đoàn tài chính - ngân hàng là nó có thể kinh doanh chuyên ngành hoặc đa ngành. Ngày nay thì các tập đoàn tài chính - ngân hàng phát triển theo xu hướng hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực là phổ biến nhưng luôn có một ngành, một lĩnh vực giữ vị trí mũi nhọn. Bên cạnh các đơn vị sản xuất là các tổ chức tài chính, ngân hàng và nghiên cứu ứng dụng ngày càng được chú ý hơn vì đó là đòn bẩy cho sự phát triển của tập đoàn. Trong bối cảnh mà toàn cầu hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ, cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn thì các tập đoàn tài chính - ngân hàng tăng cường thực thi sáp nhập, thôn tính, liên minh rộng rãi và địa phương hoá kinh doanh. Trên thế giới hiện nay đã có rất nhiều tập đoàn tài chính - ngân hàng khổng lồ và nổi tiếng. Dưới đây là 10 tập đoàn tài chính - ngân hàng lớn nhất theo số liệu thống kê năm 2003 về tổng tài sản. Các tập đoàn này đều là những ngân hàng xuyên quốc gia với chi nhánh đặt tại nhiều quốc gia khác nhau. Bảng 1.1: Mƣời tập đoàn ngân hàng xuyên quốc gia lớn nhất thế giới xếp hàng theo tổng tài sản (năm 2003)
- - 7 - Tổng tài sản (Triệu Số nước ngân hàng có Tên ngân hàng USD) chi nhánh Citigroup (Mỹ) 1.264.032 77 UBS (Thuỵ Sỹ) 1.221.066 48 Allianz Group (Đức) 1.179.298 48 Mizuho Financial Group (Nhật) 1.115.081 15 Crédit Agricole SA (Pháp) 1.102.800 41 HSBC Bank Plc (Anh) 1.034.216 48 Deutsche Bank (Đức) 1.012.554 40 Mitsubisi Tokyo Financial (Nhật) 998.403 37 BNP Paribas SA (Pháp) 986.675 48 ING Group (Hà Lan) 981.740 34 (Nguồn dữ liệu: The economicst, May 20th 2006 – A Survey of International Banking) 1.1.2. Khái niệm về tập đoàn tài chính –ngân hàng Khái niệm về tập đoàn tài chính - ngân hàng ở các nước và khu vực khác nhau cũng có những nét khác nhau, cụ thể: Ở các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU): Họ gọi tập đoàn tài chính - ngân hàng là những tập đoàn liên kết phải thoả mãn điều kiện sau: - Liên kết đó có ít nhất một công ty thực hiện các hoạt động về ngân hàng hoặc chứng khoán và ít nhất một công ty thực hiện hoạt động về bảo hiểm. - Công ty thực hiện các hoạt động ngân hàng, chứng khoán hay bảo hiểm là hạt nhân của tập đoàn, một cách cụ thể hơn, nghĩa là tỷ lệ tổng tài sản thuộc lĩnh vực tài chính này trong bảng cân đối của tập đoàn phải lớn hơn 40%. Trong mỗi lĩnh vực tài chính (ngân hàng/chứng khoán hay bảo hiểm) tỷ lệ trung bình về tài sản của nó so với tổng tài sản trong tập đoàn phải lớn hơn 10% hoặc tổng tài sản của công ty nhỏ nhất kinh doanh trong lĩnh vực tài chính phải lớn hơn 6 tỷ Euro. [5] Ở Mỹ, người ta gọi những tập đoàn tài chính – ngân hàng là: “Financial holding company” nó đơn thuần chỉ là một tổ chức mà trong đó một công
- - 8 - ty được nắm giữ những công ty khác cung cấp đa dạng những dịch vụ tài chính. Thực tế không yêu cầu chỉ là mô hình công ty mẹ con mà còn là công ty thực hiện đồng thời các hoạt động kinh doanh như ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm. Luật tài chính của Nhật quy định về tập đoàn tài chính - ngân hàng cũng tương đối giống với những quy định về tập đoàn ở Mỹ. Trong những cuộc hội thảo quốc tế cũng đã đi đến thống nhất, tập đoàn tài chính – ngân hàng được hiểu là một liên kết và phải đáp ứng hai yêu cầu sau: Một là, một liên kết bao gồm ít nhất hai trong số các lĩnh vực tài chính và ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán. Hai là, liên kết đó có cốt lõi kinh doanh là tài chính như ngân hàng, chứng khoán và/hoặc là bảo hiểm. Đến nay chưa có định nghĩa hay khái niệm chính thức, thống nhất về tập đoàn tài chính - ngân hàng. Song trên cơ sở nguyên tắc hoạt động của tập đoàn tài chính - ngân hàng có thể hiểu tập đoàn tài chính - ngân hàng là một tổ chức bao gồm hai hay nhiều định chế tài chính được liên kết lại với nhau. Đó là sự liên kết giữa nhiều chủ thể khác nhau hoạt động trên các lĩnh vực tài chính nhằm hướng tới một hay nhiều mục tiêu nhất định mà thường là tối đa hoá lợi nhuận, mở rộng lĩnh vực kinh doanh, đầu tư và tăng cường khả năng cạnh tranh khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định. Từ những đặc điểm và nguyên tắc cơ bản của tập đoàn tài chính - ngân hàng, các nhà nghiên cứu đưa ra một khái niệm về tập đoàn tài chính - ngân hàng: tập đoàn tài chính - ngân hàng trƣớc hết phải là một tập đoàn tài chính mà ở đó hoạt động ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của tập đoàn tài chính - ngân hàng và nó chỉ hình thành ở những điều kiện nhất định của sự phát triển kinh tế. [5] 1.1.3. Đặc trưng cơ bản của tập đoàn tài chính - ngân hàng
- - 9 - a. Bộ máy tổ chức chặt chẽ Đặc trưng đầu tiên là các tập đoàn tài chính - ngân hàng sự kết hợp chặt chẽ của nhiều công ty trong một tổ chức thống nhất. Tập đoàn tài chính - ngân hàng được tổ chức theo ngành dọc, đứng đầu là chủ tịch tập đoàn, sau đó là giám đốc phụ trách các khối. Phần lớn các tập đoàn tài chính - ngân hàng do các ngân hàng đứng đầu. Điều này phản ánh động lực ngày càng gia tăng của ngân hàng trong việc tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh khác do việc giảm sút lợi nhuận từ hoạt động cho vay và các dịch vụ ngân hàng truyền thống. Những lợi thế về vốn cũng giải thích được lý do tại sao các tập đoàn do ngân hàng đứng đầu là rất phổ biến. Bảng 1.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của các loại hình tập đoàn tài chính - ngân hàng Ngân hàng đa năng Mô hình công ty mẹ- Mô hình công ty sở Loại hình con (Parent- hữu tài chính (univeral banking) subsidiary (financial Holding relationship Company) Cổ đông Cổ đông Cổ đông Mô hình Ng©n Ngân hàng Ngân hàng hµng Kinh Kinh Kinh Công Công Ngân Công ty Công doanh doanh doanh ty ty bảo hàng chứng ty bảo Ngân chứng bảo hiểm chứng hiểm khoán hàng khoán hiểm khoán Ban điều Ban điều hành trực tiếp Ban điều hành trực Ban điều hành thực hành điều hành các hoạt động tiếp điều hành hoạt hiện quyền nắm giữ cổ kinh doanh (kinh doanh động kinh doanh của phần trong tất cả các ngân hàng, kinh doanh bảo ngân hàng và gián công ty con hiểm, chứng khoán) tiếp điều hành công ty bảo hiểm, chứng
- - 10 - khoán thông qua quyền nắm giữ cổ phần tại các công ty này Mối quan Không có quy định riêng Các công ty con (ngân Các công ty con (ngân hệ về vốn về vốn giữa các công ty hàng, chứng khoán, hàng, chứng khoán, giữa các con bảo hiểm) nắm giữ vốn bảo hiểm) nắm giữ công ty chủ sở hữu vốn chủ sở hữu con Việc cách Rất khó để có thể ngăn Việc lan truyền rủi ro Dễ dàng ngăn ngừa sự ly rủi ro ngừa rủi ro lan truyền giữa có thể được ngăn lan truyền rủi ro giữa giữa các các công ty con ngừa ở một mức độ các công ty. Giữa các công ty nhất định. Công ty công ty có sự độc lập con mẹ có một phần tác tương đối và không động nhất định lên chịu rủi ro trực tiếp các công ty con lẫn nhau Nguồn: Tài liệu hội thảo về việc xây dựng mô hình tài chính – ngân hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 8/2006 Phần lớn các tập đoàn tài chính - ngân hàng do các ngân hàng đứng đầu. Điều này phản ánh động lực ngày càng gia tăng của ngân hàng trong việc tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh khác do việc giảm sút lợi nhuận từ hoạt động cho vay và các dịch vụ ngân hàng tuyền thống. Những lợi thế về vốn cũng giải thích được lý do tại sao các tập đoàn do ngân hàng đứng đầu là rất phổ biến. Trong một số trường hợp, các công ty sở hữu trung gian được thành lập để quản lý các khu vực hoặc các vùng cụ thể. Mục đích của vấn đề này là giảm thiểu chi phí quản lý đối với các vùng lãnh thổ liền kề và quản lý các dịch vụ tài chính tương tự; hoặc giải quyết các vấn đề liên quan đến luật pháp, các chuẩn mực kế toán và thuế. b. Dịch vụ đa dạng
- - 11 - Các hoạt động và các dịch vụ của tập đoàn tài chính - ngân hàng đang chuyển từ các hoạt động truyền thống (tập trung vào các lĩnh vực như: ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm) sang phương thức tập trung vào khách hàng. Theo phương thức này, tập đoàn tài chính - ngân hàng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng bằng cách cung ứng tất cả các loại hình sản phẩm tài chính: cấp tín dụng, tư vấn, dịch vụ bảo hiểm, quản lý tài sản, quản lý tài chính, Các tập đoàn tài chính - ngân hàng tư nhân có xu hướng cung cấp một loạt các dịch vụ đặc biệt phản ánh lịch sử phát triển cũng như chiến lược quản lý của họ. Các dịch vụ này xuất phát từ mục tiêu là tập trung vào khách hàng bao gồm các công ty lớn (bán buôn) và các cá nhân (bán lẻ) hoặc là hoạt động cả trong nước và quốc tế. Nhìn chung, xu hướng này nhấn mạnh tới các đại lý bán lẻ và hoạt động kinh doanh quốc tế. Tuy nhiên, những dịch vụ này cũng có xu hướng biến đổi theo thời gian. c.Sử dụng hình thức sáp nhập và mua lại để thành lập tập đoàn tài chính - ngân hàng Sự thành lập và mở rộng tập đoàn tài chính - ngân hàng được thực hiện bởi các hoạt động sáp nhập và mua lại, cụ thể là ở Châu Âu và Mỹ từ những năm 90. Ví dụ: nghiên cứu của nhóm G10 đã chỉ ra rằng trong 13 quốc gia thuộc G10 cộng với Tây Ban Nha và Úc thì có tới 1.376 trong số 7.304 là các giao dịch sáp nhập và mua lại liên quan đến các tổ chức tài chính- ngân hàng là giao dịch liên ngành từ những năm 1990-1999, chiếm 20% tổng các giao dịch. [9] d. Đặc điểm theo quốc gia: Tập đoàn tài chính- ngân hàng tại những nước khác nhau có những đặc điểm riêng biệt mang đặc trưng của quốc gia đó. Ví dụ, tại Mỹ, các tập đoàn tài chính- ngân hàng tham gia vào cả kinh doanh ngân hàng và kinh doanh
- - 12 - chứng khoán, tuy nhiên trong lĩnh vực bảo hiểm thì phần lớn các tập đoàn tài chính- ngân hàng chỉ bán các sản phẩm bảo hiểm mà không tham gia bảo lãnh bảo hiểm. Gần đây, một số tập đoàn tài chính- ngân hàng đã bán các công ty bảo hiểm mà trước đây họ mua lại. Tại Nhật Bản, theo luật, các ngân hàng, công ty chứng khoán tham gia vào lĩnh vực của nhau thông qua các công ty con, các tập đoàn tài chính- ngân hàng thường do ngân hàng đứng đầu và không một tập đoàn nào có công ty bảo hiểm. Tại Châu Âu, từ cuối những năm 1980, xu hướng hợp nhất giữa ngân hàng và bảo hiểm hình thành một loạt tập đoàn ngân hàng bảo hiểm, đem lại lợi nhuận từ việc kinh doanh "dịch vụ toàn diện". 1.1.4. Nguyên tắc hoạt động của tập đoàn tài chính - ngân hàng Một tập đoàn tài chính- ngân hàng có thể hoạt động theo mô hình này hay mô hình khác, nhưng cũng cần đảm bảo một số nguyên tắc hoạt động sau: Thứ nhất, là tối đa hoá lợi nhuận. Thứ hai, là đảm bảo tính ổn định trong toàn hệ thống; các công ty con chủ động sử dụng vốn tự có trong sản xuất - kinh doanh, tập đoàn không có quyền can thiệp vào phần lợi nhuận thu được từ nguồn vốn này. Thứ ba, quan hệ tài chính giữa công ty mẹ và công ty con chủ yếu là quan hệ hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho công ty con vay vốn từ nguồn vốn chung của tập đoàn và các công ty con khác trong tập đoàn được hưởng lãi suất từ việc cho vay này theo tỷ lệ vốn góp. Thứ tư, công ty mẹ không chỉ đóng vai trò tập trung mà còn điều hoà nguồn vốn giữa các công ty con nhằm đạt được hiệu quả cao nhất, việc dịch chuyển vốn từ công ty mẹ tới công ty con và ngược lại cũng được tính lãi suất theo quy định của tập đoàn. Thứ năm, vốn tích luỹ đóng vai trò rất quan trọng và là nguồn vốn chủ yếu trong việc tăng cường quy mô của tập đoàn.
- - 13 - Cuối cùng vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ ngày càng được tăng cường và giữ nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo quỹ đạo hoạt động cho các công ty con và của toàn hệ thống. 1.2. Các mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng 1.2.1. Ngân hàng đa năng 1.2.1.1. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng đa năng Ngân hàng đa năng (Universal Banking), nghĩa là trong một ngân hàng bao gồm tất cả các hoạt động kinh doanh tài chính của tập đoàn. Cấu trúc tổ chức này được mô tả như sau: Mô hình 1.1: Ngân hàng đa năng (Universal Banking) CÁC CỔ ĐÔNG NGÂN HÀNG Kinh Kinh Kinh doanh doanh doanh ngân bảo chứng hàng hiểm khoán 1.2.1.2. Đặc điểm của ngân hàng đa năng Ngân hàng đa năng cung cấp các dịch vụ tài chính không chỉ là ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại mà còn cả bảo hiểm. Ban điều hành trực tiếp điều hành hoạt động trong mỗi loại hình kinh doanh của ngân hàng và gián tiếp thực hiện quyền nắm giữ cổ phần tại các công ty. Mối quan hệ về vốn giữa các công ty con thì không có quy định riêng mà có thể phân phối vốn đối với từng công ty tùy theo mục đích quản lý. Do đó việc khoanh rủi ro giữa các công ty con là rất khó khăn, bên cạnh đó rủi ro của lĩnh vực này có thể kéo theo sự rủi ro của lĩnh vực khác.
- - 14 - 1.2.1.3. Tính ưu việt của ngân hàng đa năng: Ngân hàng đa năng nhờ quy mô lớn nên có thể chiếm lĩnh được thị trường, dành thế độc quyền và có khả năng cạnh tranh lành mạnh. Còn trong quá trình tập trung hoá và quốc tế hoá hệ thống ngân hàng, do cơ cấu vốn lớn và đa dạng nên ngân hàng đa năng có đủ nguồn tài chính để cung cấp những khoản tín dụng lớn hay đầu tư đổi mới công nghệ nhờ đó mà có sức cạnh tranh cao nên nguy cơ đổ vỡ của ngân hàng đa năng là rất nhỏ. Ở Châu Âu, ngân hàng có thể kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán nhưng các nước công nghiệp lớn không cho phép bất kỳ một công ty đơn lẻ nào được kinh doanh trong cả ba lĩnh vực (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán). 1.2.2. Mô hình công ty mẹ - con 1.2.2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty mẹ con Mô hình công ty mẹ con (Parent –subsidiary relationship) theo đó công ty mẹ là công ty nắm cổ phần chi phối các công ty con và đóng vai trò như là hạt nhân liên kết. Mô hình công ty mẹ con được tổ chức theo cấu trúc được trình bày theo mô hình sau:
- - 15 - Mô hình 1.2: Mô hình công ty mẹ con (Parent – subsidiary relationship) CÁC CỔ ĐÔNG NGÂN HÀNG Công ty Công ty chứng bảo khoán hiểm 1.2.2.2. Đặc điểm của mô hình công ty mẹ con Các cổ đông của ngân hàng quản lý trực tiếp các ngân hàng nhưng không quản lý trực tiếp các công ty bảo hiểm hay công ty chứng khoán. Còn lãnh đạo các ngân hàng thì quản lý trực tiếp hoạt động của công ty chứng khoán và công ty bảo hiểm. Do đó với mô hình này vốn của ngân hàng, công ty chứng khoán và công ty bảo hiểm được quản lý một cách độc lập nhưng vẫn có thể xảy ra rủi ro dây chuyền. Ngân hàng, công ty chứng khoán và công ty bảo hiểm nắm giữ vốn chủ sở hữu. Do đó, việc khoanh rủi ro giữa các công ty con có thể ngăn ngừa lan truyền được ở mức nhất định. Những tác động của an toàn mạng lên hoạt động của ngân hàng mẹ có thể tác động tới các công ty con. Ở Mỹ, mô hình tập đoàn này chỉ được chấp thuận khi các ngân hàng quốc gia kinh doanh bảo hiểm hay chứng khoán. Mô hình này cũng được cho phép thực hiện ở Nhật Bản (gọi là mô hình các công ty con trong lĩnh vực cá biệt) 1.2.2.3. Tính ưu việt của mô hình công ty mẹ - con Mô hình công ty mẹ - con kết hợp được nguyên tắc tập trung và phân quyền theo hướng các nhà quản lý cấp cao của tập đoàn tập trung và các
- - 16 - quyết định mang tính chiến lược, dài hạn và quan trọng nhằm đảm bảo tối ưu hoá toàn bộ các hoạt động của tập đoàn, các quyết định điều hành kinh doanh được phân cho cấp dưới thực hiện. Một điều cần nhấn mạnh là sự tối ưu hoá toàn bộ hoạt động của tập đoàn và các công ty thành viên được thực hiện thông qua việc huy động các nguồn lực lớn hơn để xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh một cách có hiệu quả, điều hoà các giao dịch bên trong của tập đoàn. Văn phòng và các ban chức năng của tập đoàn thực hiện chức năng nghiên cứu , xây dựng chiến lược và điều hành giao dịch nội bộ tập đoàn đã tạo ưu thế trong việc phân bổ hiệu quả các nguồn lực trong tập đoàn. Với mô hình “công ty mẹ - con”, công ty mẹ đóng vai trò quản lý chung, đặc biệt là vai trò phân phối vốn. Các tập đoàn tài chính có thể hình thành các công ty con theo quy định chung của pháp luật và quy định trong lĩnh vực hoạt động riêng. Việc thành lập như vậy có một số lợi thế, chẳng hạn như các giám đốc tập đoàn không phải chịu trách nhiệm hoạch định các chiến lược chung cho hoạt động của toàn tập đoàn. Tuy nhiên, những lợi thế như vậy bị giảm bớt trong một số mô hình công ty mẹ - công ty con khi giám đốc điều hành nằm trong cả các ban của ngân hàng và các công ty con hoạt động chính là ngân hàng. 1.3. Điều kiện và hình thức xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng 1.3.1. Điều kiện thành lập Nghiên cứu về các mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng của các nước trên thế giới, có thể thấy để trở thành một tập đoàn tài chính - ngân hàng thì các điều kiện cơ bản phải đáp ứng đó là: 1.3.1.1. Điều kiện từ môi trường bên ngoài Việc xuất hiện các mô hình tổ chức mới với cách thức vận hành mới là một phạm trù lịch sử, có tính độc lập khách quan. Thực tế đã chứng
- - 17 - minh sự can thiệp của nhà nước chỉ là điều kiện cần với ý nghĩa hỗ trợ và thúc đẩy. Tuy nhiên, nếu không có sự hỗ trợ từ phía nhà nước thì rất khó có thể có được những tập đoàn hùng mạnh. Vì vậy, vấn đề thay đổi nhận thức, quan điểm cũng như thay đổi cách tư duy, cách tiếp cận về tập đoàn tài chính - ngân hàng đi cùng với việc cải cách khuôn khổ thể chế phù hợp với các qui định, tập quán, nhất là vấn đề đổi mới mô hình quản trị phải được đặt ra trong việc xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng. Việc nhà nước tạo điều kiện về thể chế và cơ chế khuyến khích các định chế tài chính đủ tiềm lực tài chính, đủ điều kiện liên kết, sáp nhập, hợp nhất, giảm thiểu các thủ tục hành chính và sự can thiệp từ phía nhà nước; xây dựng chính sách trên nguyên tắc không dùng giải pháp hành chính thuần tuý để ghép nối mà chủ yếu sử dụng các giải pháp cơ chế, chính sách để thúc đẩy đầu tư, liên kết. Đây là các nhân tố có tính định hướng lớn, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy tốt nhất sự ra đời của tập đoàn tài chính - ngân hàng. 1.3.1.2. Điều kiện từ chính bản thân các NHTM Các ngân hàng phải có tình trạng tài chính tốt, đáp ứng đủ năng lực về vốn, về tỷ lệ an toàn, về nợ quá hạn theo chuẩn mực quốc tế. Từ đó, các ngân hàng cần đề ra các mục tiêu mà mình cần phải vươn tới để trở nên hoàn thiện hơn như: xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn với mục tiêu kinh doanh rõ ràng trong đó xác định được sản phẩm cốt lõi của ngân hàng, đa dạng hoá các loại hình sản phẩm phù hợp với trình độ công nghệ của ngân hàng, chú trọng việc hình thành công ty mẹ mạnh về vốn, khoa học công nghệ tiên tiến, có khả năng quản lý nhân lực và thị trường tốt để từ đó hình thành nên các công ty con. Bên cạnh đó, về cơ cấu tổ chức và năng lực quản trị, cần có sự phân định tính trách nhiệm phù hợp, có sự liên kết, phối hợp tốt giữa các thành viên, giữa các bộ phận lãnh đạo, trong đó quyền và nghĩa vụ được qui định
- - 18 - một cách rõ ràng nhằm tránh sự chồng chéo và tránh sự xung đột lợi ích. Cụ thể như sau: a. Quy mô vốn chủ sở hữu và tiềm lực tài chính Vốn chủ sở hữu và tiềm lực tài chính của NHTM đóng vai trò sống còn trong việc duy trì các hoạt động thường nhật và bảo hiểm cho ngân hàng khả năng phát triển lâu dài. Nguồn vốn chủ sở hữu này đóng vai trò là một tấm đệm giúp chống lại rủi ro phá sản, vì vốn giúp ngân hàng trang trải những thua lỗ về tài chính và nghiệp vụ cho tới khi ban quản lý có thể tập trung giải quyết các vấn đề và đưa ngân hàng trở lại trạng thái hoạt động sinh lời. Nguồn vốn chủ sở hữu và tiềm lực tài chính đủ mạnh và đủ để cấp cho các công ty chuyên doanh độc lập trong từng lĩnh vực dịch vụ tài chính cụ thể. Đây là tiền đề quan trọng đầu tiên có tính chất quyết định đến việc mở ra đa dạng các lĩnh vực kinh doanh khác nhau của tập đoàn tài chính - ngân hàng. Vốn tạo niềm tin cho công chúng và là sự đảm bảo đối với chủ nợ (kể cả người gửi tiền) về sức mạnh tài chính của ngân hàng. Hơn nữa, quy mô vốn lớn mạnh sẽ giúp cho ngân hàng huy động được nhiều vốn hơn, do các khách hàng thường có quan niệm gửi tiền vào các ngân hàng lớn thì sẽ yên tâm hơn. Trên cơ sở đó, đáp ứng nhu cầu vốn cho các hoạt động kinh doanh của các công ty chuyên doanh độc lập. Vốn cung cấp năng lực tài chính cho sự tăng trưởng và phát triển của các hình thức dịch vụ tài chính mới của tập đoàn. Đồng thời, tiềm lực tài chính dồi dào, có điều kiện đầu tư cho những chương trình và trang thiết bị mới, hiện đại hoá công nghệ. Khi một ngân hàng phát triển, nó cần vốn bổ sung để thúc đẩy tăng trưởng và chấp nhận rủi ro gắn với sự ra đời của những dịch vụ mới và những trang thiết bị mới. Sự bổ sung vốn sẽ cho phép ngân hàng mở rộng trụ sở, xây dựng thêm những văn phòng chi nhánh để theo kịp với sự phát triển của thị trường và tăng cường chất lượng phục vụ khách hàng. Vốn được xem như một phương tiện điều tiết sự tăng
- - 19 - trưởng, giúp đảm bảo rằng sự tăng trưởng của một ngân hàng có thể được duy trì ổn định, lâu dài. Có nghĩa là vốn ngân hàng cần phải được phát triển tương ứng với sự tăng trưởng của danh mục cho vay và của những tài sản rủi ro khác. b. Hệ thống thông tin và công nghệ ngân hàng phải hiện đại và phát triển Khó có thể tưởng tượng nổi một doanh nghiệp nói chung, một tập đoàn tài chính - ngân hàng hay một NHTM nói riêng kinh doanh trong môi trường luôn biến động và cạnh tranh gay gắt như ngày nay mà không cần đến thông tin. Thông tin đã trở thành vấn đề thiết yếu, không thể thiếu trong thời đại công nghệ thông tin phát triển với tốc độ nhanh và xu thế toàn cầu hoá, quốc tế hoá đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, bởi các lý do sau: Thông tin là cơ sở quan trọng trong hoạch định chiến lược kinh doanh cũng như xây dựng kế hoạch tác nghiệp mang tính khả thi cao. Thông qua thông tin phản hồi người quản lý theo dõi được tốc độ thực hiện kế hoạch, phát hiện những lệch lạc trong xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch; từ đó đưa ra những điều chỉnh kịp thời. Dựa vào thông tin trong quá khứ, hiện tại và các phương pháp dự đoán thích hợp, người quản lý tiên đoán được hiện tượng trong tương lai, giúp cho họ chủ động hơn trong điều hành công việc. Trong thời đại thương mại điện tử nói riêng và công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay, thì nó được sử dụng như một nguồn lực kinh tế, một vũ khí trong môi trường cạnh tranh. Các tổ chức kinh tế nói chung, ngân hàng nói riêng phải sử dụng thông tin ngày càng nhiều để tăng năng lực, tăng hiệu quả trong hoạt động và đem lại lợi ích cho nền kinh tế cũng như cho ngân hàng. Hiện đại hoá công nghệ: hiện đại hoá công nghệ sẽ giúp cho ngân hàng, cho tập đoàn tài chính - ngân hàng nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo
- - 20 - phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác. Ngoài ra, công nghệ hiện đại còn giúp cho ngân hàng, tập đoàn tài chính - ngân hàng, các công ty chuyên doanh trực thuộc mở rộng thêm loại hình dịch vụ cũng như thị trường hoạt động của mình. c. Khả năng cung ứng dịch vụ tài chính tốt Khả năng cung ứng dịch vụ tài chính thể hiện ở việc phục vụ kịp thời, thuận tiện, nhanh chóng, an toàn, chính xác và tính linh hoạt của dịch vụ. Muốn vậy, các ngân hàng, tập đoàn tài chính - ngân hàng phải mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả các dịch vụ tài chính hiện có, đồng thời đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ cung ứng cho nền kinh tế và các kênh phân phối dịch vụ với công nghệ tiên tiến. Các ngân hàng hay tập đoàn tài chính - ngân hàng mạnh không chỉ thể hiện ở chỗ cung ứng một khối lượng vốn tín dụng lớn, chủng loại dịch vụ tài chính đa dạng cho thị trường mà là ở chỗ phương thức cung ứng các dịch vụ tài chính như thế nào. Đối với các ngân hàng tiên tiến, tập đoàn tài chính - ngân hàng phát triển họ cung cấp các dịch vụ hoàn hảo, đa dạng với chất lượng cao cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Hơn nữa một NHTM, một tập đoàn tài chính - ngân hàng kinh doanh đa năng sẽ có nhiều lợi thế trong nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bởi vì: Đa dạng hoá dịch vụ tài chính giúp ngân hàng phân tán và giảm thiểu rủi ro. Theo các dịch vụ truyền thống và cổ điển, Ngân hàng thu lợi nhuận chủ yếu từ hoạt động tín dụng, nhưng tín dụng lại là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro và bất trắc. Vì thế, thực hiện kinh doanh nhiều sản phẩm, dịch vụ ngân hàng khác bên cạnh nghiệp vụ tín dụng sẽ giúp phân tán và giảm rủi ro. Đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ tài chính sẽ làm tăng lợi nhuận của NHTM. Khi thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ NHTM sẽ sử dụng triệt để, có hiệu quả cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ của mỗi ngân hàng; do vậy
- - 21 - giảm chi phí quản lý và chi phí hoạt động, tăng lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp, cũng như cho NHTM. Chỉ khi thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ, ngân hàng mới cung cấp được nhiều loại dịch vụ tài chính một cách nhanh chóng, linh hoạt, có chất lượng cho khách hàng và cho nền kính tế. Hơn nữa, việc phục vụ khách hàng theo phương thức "trọn gói" bao giờ cũng ưu việt hơn phương thức riêng lẻ. Tăng khả năng cạnh tranh của NHTM, của tập đoàn tài chính - ngân hàng trong nền kinh tế thị trường: để thu hút được nhiều khách hàng hơn, các ngân hàng phải thay đổi, cải tiến hoạt động sao cho đáp ứng kịp thời, thuận tiện các nhu cầu của khách hàng. Những ngân hàng hoạt động đơn điệu dễ bị phá sản hoặc tự đóng cửa do không dễ dàng chuyển hướng kinh doanh hay giữ cho ngân hàng luôn hoạt động ổn định. Ngoài việc đa dạng hoá dịch vụ thì đa dạng hoá các kênh phân phối cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của mỗi ngân hàng. Đa dạng hoá các kênh phân phối sẽ giúp cho các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nhanh chóng đến tay khách hàng. d. Chiến lược khách hàng phải đa dạng Trong nền kinh tế thị trường, một công ty muốn tồn tại thì phải có hoạt động kinh doanh, để làm được điều đó thì yếu tố cần và đủ là có sự kết hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Khách hàng là nhân tố chủ yếu quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi công ty. Một nguyên tắc mà các công ty nên biết và ghi nhớ đó là bằng mọi phương pháp phải đa dạng hóa các chiến lược phục vụ khách hàng. Trong kinh doanh ngân hàng cũng vậy, trước điều kiện cạnh tranh vô cùng gay gắt xảy ra ngoài việc tạo được uy tín đối với khách hàng thì các ngân hàng còn phải thường xuyên thay đổi các chiến lược kinh doanh sao cho
- - 22 - phù hợp. Đa dạng hóa các dịch vụ: cung cấp dịch vụ trực tiếp đến khách hàng, cung cấp thông qua mạng, thông qua các phương thức không dùng tiền mặt, nhưng dù là phương thức nào thì các dịch vụ đó phải nhanh, chính xác và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng. Có như vậy thì, các tập đoàn tài chính - ngân hàng mới tồn tại và phát triển được. e. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng Chúng ta đều biết ngân hàng, tập đoàn tài chính - ngân hàng thuộc ngành kinh doanh dịch vụ, vì vậy, có thể nói, chất lượng cán bộ, nhân viên ngân hàng là một yếu tố quan trọng để kiến tạo sức mạnh cạnh tranh của các NHTM. Nhân viên ngân hàng là người trực tiếp thực hiện các chiến lược kinh doanh (bao gồm cả chiến lược cạnh tranh) của các NHTM. Trong quá trình giao dịch trực tiếp với khách hàng, nhân viên ngân hàng chính là một "hiện hữu" chủ yếu của dịch vụ. Vì vậy, với kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn, nhân viên ngân hàng có thể làm tăng thêm giá trị cho dịch vụ cũng như làm giảm đi, thậm chí làm hỏng giá trị của dịch vụ. Bằng việc gây thiện cảm với khách hàng trong quá trình giao dịch, nhân viên ngân hàng đã trực tiếp tham gia quá trình xúc tiến bán dịch vụ. Đa số các ý tưởng cải tiến dịch vụ hoặc cung ứng dịch vụ được đề xuất bởi một nhân viên ngân hàng. Là lực lượng chủ yếu chuyển tải những thông tin tín hiệu từ thị trường, từ khách hàng, từ đối thủ cạnh tranh đến các nhà hoạch định chính sách ngân hàng. Nhân viên ngân hàng có trình độ chuyên môn cao thì sẽ làm giảm rủi ro trong các khoản vay. Ngoài ra, họ còn có khả năng thực hiện tốt vai trò tư vấn, giúp đỡ khách hàng trong việc thực hiện các dự án, phương án sản xuất kinh doanh. Tóm lại, chất lượng nhân viên ngân hàng càng cao, lợi thế cạnh tranh của ngân hàng càng lớn. g. Các yếu tố khác
- - 23 - Vị trí, địa điểm kinh doanh và khả năng mở rộng màng lưới kinh doanh: tập đoàn tài chính - ngân hàng có địa điểm kinh doanh tốt, ở những nơi tập trung dân cư, gần những trung tâm thương mại lớn sẽ có nhiều khả năng tiếp cận với khách hàng hơn. Nếu ngân hàng đặt trụ sở ở cạnh ngân hàng khác có nhiều ưu thế hơn hoặc nơi đặt trụ sở không phù hợp thì sẽ gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, làm giảm khả năng cạnh tranh. Hoặc có khả năng mở rộng màng lưới ra nước ngoài đến các thị trường lớn, thị thường mới nổi, trung tâm tài chính. Danh tiếng và uy tín ngân hàng: được tạo ra từ chính mức độ thoả mãn của khách hàng trong các lần giao dịch trước, từ những người quen biết, truyền miệng, từ quảng cáo Dịch vụ ngân hàng là vô hình, khách hàng không thể thử trước dịch vụ mình định mua, vì vậy cơ sở dẫn đến quyết định giao dịch với ngân hàng của khách hàng là hoàn toàn dựa vào danh tiếng và uy tín của ngân hàng. Vì thế đây là nguồn lực vô hình có giá trị lớn lao tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho các NHTM. Điều kiện pháp lý, đó là luật pháp cho phép Ngân hàng hay công ty bảo hiểm được thực hiện kinh doanh đa dạng các dịch vụ tài chính hay không. Hay nói cách khác, khi thành lập các công ty kinh doanh chuyên ngành, tập đoàn tài chính - ngân hàng phải được cơ quan chức năng cấp phép. Phù hợp với xu hướng nói trên, các NHTM ở nước ta đang mở rộng hoạt động kinh doanh của mình sang nhiều dịch vụ tài chính khác nhau, như: Chứng khoán, bảo hiểm, quỹ đầu tư, Ngược lại các tập đoàn bảo hiểm, điện lực, bưu chính viễn thông, dầu khí ở nước ta đang mở rộng các hoạt động sang lĩnh vực ngân hàng. Các tập đoàn trên đang thực hiện bước đầu tiên đó là mua cổ phần, trở thành cổ đông lớn, cổ đông chiến lược của ngân hàng. Phát triển theo xu hướng hình thành các tập đoàn tài chính - ngân hàng, cũng chính là phát triển theo hướng ngân hàng đa năng, kinh doanh tổng hợp,
- - 24 - nhưng phải dựa trên cơ sở các tiền đề, điều kiện nhất định. Vì vậy, về cả phía các NHTM, các tập đoàn bảo hiểm, cũng như các cơ quan quản lý cần phải thúc đẩy sự chín muồi các điều kiện cần và đủ nói trên. 1.3.2. Hình thức thành lập: Hiện nay, có 7 hình thức để xây dựng các tập đoàn tài chính - ngân hàng như: - Các ngân hàng hạng trung kết hợp với nhau. - Các ngân hàng hạng lớn kết hợp với nhau. - Ngân hàng hạng lớn kết hợp với một/vài ngân hàng hạng trung. - Ngân hàng hạng lớn tự vươn lên thành tập đoàn (tăng vốn qua phát hành cổ phiếu, thu nạp các tổ chức phi ngân hàng, . - Ngân hàng hạng lớn mua một/vài ngân hàng hạng trung. - Tổ chức tài chính phi ngân hàng (có thể cả tổ chức phi tài chính) mở rộng hoạt động sang lĩnh vực ngân hàng (thành lập ngân hàng trong tập đoàn) và lĩnh vực tài chính khác (có hay không có thành lập định chế thuộc tập đoàn theo qui định của pháp luật). - M&A (Hợp nhất và sáp nhập). Hình thức phổ biến nhất hiện nay là M&A (Hợp nhất và sáp nhập do tham vọng quản lý – Managerial ambition) và làn sóng sáp nhập hình thành các ngân hàng khổng lồ xuất hiện là nhờ hai động lực chủ yếu: Giảm sự can thiệp của nhà nước (deregulation) vào hoạt động ngân hàng; Xóa bỏ các rào cản giữa các ngân hàng, công ty bảo hiểm và công ty chứng khoán. Tại Mỹ, thậm chí các công ty phi tài chính (non-financial companies) như tập đoàn bán lẻ Wal - Mart cũng muốn tham gia hoạt động ngân hàng bên cạnh việc hình thành các tập đoàn tài chính - ngân hàng khổng lồ, các megabank và mô hình ngân hàng cũ trở nên lỗi thời do thay đổi cơ bản về cơ cấu sau đây:
- - 25 - Sự tăng trưởng của thị trường vốn từ những năm 1980. Giai đoạn 1974- 1994, trong tổng vay nợ của khu vực phi tài chính thì tỷ trọng của các NHTM Mỹ đã giảm từ 30% xuống hơn 20% mặc dù con số tín dụng ngân hàng tuyệt đối vẫn tăng cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Các NHTM càng lớn càng có điều kiện hoạt động đầu tư thông qua bảo trợ (Wing) và bảo lãnh phát hành (underwriting) cổ phiếu và trái phiếu, tư vấn M&A, buôn bán chứng khoán và hàng hoá trên tài khoản của ngân hàng và của các định chế khác. TTCK phát triển tạo ra những cơ hội mới cho các NHTM thông qua chứng khoán hoá (Securitise) hay bán đứt (sell off) các khoản nợ, sắp xếp các khoản phí mà không cần tăng vốn. Năm 2001, khoảng 18% thu nhập phi lãi suất của các NHTM Mỹ là từ bán và cung cấp dịch vụ đối với những tài sản đã chứng khoán hoá. Theo IMF, tổng tài sản của các ngân hàng châu Âu năm 2004 lên tới 28.000 tỷ USD, gấp 2,5 lần tổng giá trị thị trường chứng khoán nợ của khu vực tư nhân và gấp 3 lần mức vốn hoá (capitalisation) của thị trường chứng khoán châu Âu. Ngược lại, tổng tài sản của các ngân hàng ở Mỹ chỉ có 8.500 tỷ USD, chỉ bằng một nửa so với qui mô của thị trường chứng khoán nợ khu vực tư nhân hay thị trường cổ phiếu. [5] Công nghệ tin học phát triển mạnh cũng trong những năm 1980. Xuất hiện những đối thủ cạnh tranh với các NHTM bán lẻ (retail bank), chẳng hạn như thanh toán qua điện thoại di động đã mở đường cho các công ty điện thoại cạnh tranh với NHTM trong hoạt động thanh toán và quản lý tài khoản cá nhân. Tuy nhiên, việc đó cũng không dễ dàng với các công ty điện thoại do phải đối mặt với quản lý những rủi ro tài chính và phải chấp nhận những qui định nghiêm ngặt hơn. Các ngân hàng bán lẻ đưa ra những dịch vụ mới dựa trên sự phát triển của công nghệ tin học, chẳng hạn như dịch vụ ngân hàng trên mạng (online banking) trở thành phương thức mới rất có lợi cho ngân hàng trong phục vụ các khách hàng của mình. Số sản phẩm bình quân đã bán
- - 26 - cho một khách hàng của một trong những ngân hàng bán lẻ tốt nhất ở Mỹ Wells Fargo đã từng từ 4,6 vào cuối năm 2004 lên 4,8 vào cuối năm 2005. Giảm sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động ngân hàng theo luật Riegle- Neal năm 1994. Xoá bỏ rào chắn giữa các ngân hàng, công ty bảo hiểm và công ty chứng khoán theo luật Gramm - Leach - Bliley năm 1999 cho phép thành lập các tập đoàn tài chính hỗn hợp (diversified financial groups). Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, đạo luật này có giá trị tương đương như việc xuất hiện đồng tiền chung châu Âu năm 1999 vì giai đoạn 1999-2004, giá trị các vụ hợp nhất thuộc lĩnh vực tài chính trong nội bộ châu Âu đạt 500 tỷ EURO, gần tương đương giá trị các vụ sáp nhập trong nội bộ nước Mỹ là 580 tỷ EURO. [5] Thực tế trên thế giới những năm gần đây cho thấy, ngân hàng khổng lồ hình thành qua 2 hình thức cơ bản là sáp nhập/hợp nhất (M&A) và tăng trưởng tự nhiên (organic growth). Trường hợp các ngân hàng "nuốt" lẫn nhau (bank-eat-bank) không nhiều. Khoảng một nửa các vụ sáp nhập ngân hàng trên thế giới làm giảm giá trị cổ phần, trong khi đó, các ngân hàng hạng trung lại tăng giá trị thị trường, một phần vì các nhà đầu tư hy vọng nó sẽ được ngân hàng lớn mua lại. Ngân hàng khổng lồ, tập đoàn tài chính - ngân hàng là xu thế chung của cả thế giới. Ba siêu ngân hàng (megabank) mới của Nhật đã "nuốt" tới 11 ngân hàng cũ. Mười NHTM lớn nhất của Mỹ kiểm soát 49% tổng tài sản ngân hàng cả nước. Cách đây 10 năm con số này mới chỉ là 29%. Ngân hàng lớn thứ 3 của Mỹ theo giá trị thị trường (market capitalisation) JPMorgan Chase là kết quả sáp nhập giữa 550 ngân hàng và các định chế tài chính khác, 20 trong số đó sáp nhập trong vòng 15 năm qua. [15] Dưới đây, là mười vụ sáp nhập tài chính - ngân hàng lớn nhất thế giới từ năm 1995 đến nay.
- - 27 - Bảng 1.3: Mƣời vụ sáp nhập tài chính - ngân hàng lớn nhất thế giới từ năm 1995 Đối tƣợng sáp nhập Chủ thể sáp nhập/năm Giá trị hợp đồng sáp nhập (Tỷ USD) Mitsubishi Tokyo Financial UFJ Holdings 59,1 Group/2005 Bank One JPMorgan Chase/2004 56.9 FleetBoston Financial Bank of America/2003 47.7 BankAmerica NotiosBank/1998 43.1 Citicorp Travelers Group/1998 36.3 MBNA Bank of America/2005 35.2 NatWest Royal Bank of Scotland/1999 32.4 Wells Fargo Norwest/1998 31.7 JPMorgan Chase Manhattan/2000 29.5 Sakura Bank Sumitomo Bank/2000 25.8 (Nguồn dữ liệu: The economicst, May 20th 2006 – A Survey of International Banking – p.13) Bảng 1.4: Mƣời vụ đầu tƣ nƣớc ngoài lớn nhất vào ngân hàng Trung Quốc Giá trị hợp Thời Đối tƣợng (% mua) Chủ thể đồng (triệu gian USD) 8.2005 Bank of China (10.0) Royal Bank of Scotland 3.100 (Anh),Merrill Lynch (Mỹ), Li Ka-shing (HongKong) 6.2005 China Construction Bank Bank of America (Mỹ) 3.000 Corp (9.0)
- - 28 - 12.2005 Guangdong Citigroup (Mỹ) và khác 3.000 Development Bank (85.0) 1.2006 Industrial&Commercial Goldman Sachs (Mỹ) 2.580 Bank of China (7.0) 1.2005 China Construction Bank Temasek Holding 2.466 Corp (5.1) (Singapore) 8.2004 Bank of Communications HSBC Holding (Anh) 1.745 (19.9) 9.2005 Bank of China (5.0) Temasek Holding 1.550 (singapore) 1.2006 Industrial&Commercial Allianz (Đức) 1.000 Bank of China (2.5) 3.2.006 China CITIC Bank CITIC (HongKong) 714 (19.9) 9.2005 Banh of China (1.6) UBS (Thuỵ sỹ) 500 (Nguồn dữ liệu: The economicst, May 20th 2006 – A Survey of International Banking – p.20) 1.4. Vai trò của tập đoàn tài chính - ngân hàng đối với sự phát triển nền kinh tế quốc gia: Tập đoàn tài chính - ngân hàng được coi là một nguồn sinh lời lớn cho nền kinh tế, việc hình thành và phát triển tập đoàn tài chính - ngân hàng đóng một vai trò quan trọng và không thể thiếu trong mỗi nền kinh tế cụ thể là:
- - 29 - Các tổ chức được hình thành trong tập đoàn liên kết kinh tế nhằm tăng cường khả năng tích tụ, tập trung cạnh tranh và tối đa hoá lợi nhuận trong tập đoàn. Đây là nơi có khả năng sinh lợi lớn: thông qua lợi ích kinh tế nhờ quy mô, qua việc đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ và phạm vi hoạt động. Hoạt động của tập đoàn tài chính - ngân hàng cho phép tiết kiệm chi phí (chi phí quản trị cũng như chi phí hoạt động): công nghệ thông tin được áp dụng mạnh mẽ, tương thích với nhu cầu phát triển dịch vụ và các sản phẩm tài chính đa dạng đã dẫn đến những thay đổi trong cơ cấu chi phí, chi đầu tư gia tăng, song chi phí giao dịch và chi phí quản lý giảm mạnh. Tập đoàn tài chính - ngân hàng còn đáp ứng được đầy đủ nhu cầu tài chính ngày càng đa dạng và phức tạp. Tốc độ phát triển như vũ bão của kinh tế toàn cầu nói chung và của từng nền kinh tế nói riêng đã dẫn đến sự thay đổi mạnh mẽ trong nhu cầu về các dịch vụ tài chính của từng cá nhân cũng như của khu vực doanh nghiệp. Sự phức tạp và phong phú trong nhu cầu về các dịch vụ tài chính mới trên thị trường, đồng thời nó cũng là nguyên nhân buộc các nhà cung cấp dịch vụ tài chính hiên tại phải mở rộng hoạt động của mình bằng việc hội nhập với các nhà cung cấp mới nhằm đáp ứng tốt hơn các nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Cuối cùng là vai trò phát triển nhờ thương hiệu: thương hiệu có uy tín sẽ đem đến lợi thế trong cạnh tranh. Thế mạnh của thương hiệu sẽ được phát huy một cách xuyên suốt thông qua việc sử dụng thương hiệu của một công ty lớn, có uy tín của tập đoàn cho tất cả các sản phẩm, dịch vụ tài chính và chuỗi các công ty cung cấp. 1.5. Kinh nghiệm của một số nƣớc trong việc xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng
- - 30 - 1.5.1. Mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng Citigroup Tập đoàn Citigroup (của Mỹ) là sự hợp nhất của hai tổ chức riêng lẻ, đó là: Citicorp và Travelers Insurance. Citicorp là một tập đoàn ngân hàng đa quốc gia, hoạt động ở gần 100 quốc gia. Travelers là một tổ chức hợp nhất bởi nhiều công ty khác nhau, bắt đầu từ tín dụng thương mại đến hỗ trợ tiêu dùng, môi giới và đến bảo hiểm. Tập đoàn Citigroup ra đời gắn liền với quá trình hình thành Tập đoàn Citicorp. Citicorp là một trong những tập đoàn hàng đầu của Mỹ có trụ sở chính tại New York với công ty mẹ là Citibank. Vào những năm đầu của thế kỷ 19, ngân hàng đã mở những chi nhánh đầu tiên ở nước ngoài (tại London năm 1902 và tại Buenos Aires năm 1914). Ngân hàng đã chuyển hướng mạnh sang hoạt động ngân hàng bán lẻ (phục vụ khách hàng cá nhân) và trở thành ngân hàng thương mại đầu tiên cho cá nhân người tiêu dùng vay tiền. Trong suốt những năm 1920-1940, các hoạt động quốc tế của ngân hàng phát triển rất nhanh (đạt tới 100 văn phòng đại diện và chi nhánh tại nước ngoài). Năm 1955, ngân hàng sáp nhập với First National (New York) để trở thành một tổ hợp lớn với tên gọi First National City Bank. Năm 1968, ngân hàng cải tổ để trở thành một công ty mẹ (Holding company) và hình thành một tập đoàn ngân hàng lấy tên là First National City Corp (đến năm 1974 đổi tên thành Citicorp) với hoạt động trọng tâm vẫn là các dịch vụ tài chính và ngân hàng bán lẻ. Vào năm1977. Citibank là ngân hàng đầu tiên giới thiệu sản phẩm Máy rút tiền tự động (ATMs) với quy mô hơn 500 chiếc trong nội thành New York và cuối năm 1980 vượt qua Bank America để trở thành ngân hàng lớn nhất Mỹ. Trong những năm 80, Citibank đã mua được cả một số tổ chức tài chính ở San Francisco, Chicago, Miami và Washington DC và đến năm 1998, thực hiện sáp nhập với hãng Travellers Group, một công ty kinh doanh
- - 31 - thẻ nổi tiếng để trở thành tập đoàn tài chính - ngân hàng hàng đầu thế giới đó là Tập đoàn Citigroup ngày nay. Citigroup Inc. là một công ty mẹ cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng toàn cầu với các hoạt động kinh doanh cung cấp một mạng lưới các dịch vụ rộng khắp cho người tiêu dùng và các công ty. Citigroup có hơn 200 triệu tài khoản khách hàng và kinh doanh trên hơn 100 quốc gia. Citigroup là một công ty mẹ kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, được ra đời theo Luật Công ty mẹ kinh doanh lĩnh vực ngân hàng năm 1956 và chịu sự giám sát của Ban Thống đốc Hệ thống Dự trữ Liên bang (FRB). Một số các chi nhánh của công ty chịu sự giám sát của các chính quyền bang tương ứng. Tính đến thời điểm cuối năm 2005, công ty có khoảng 140.000 nhân viên full - time và 8.000 nhân viên bán thời gian ở nước Mỹ và khoảng 159.000 nhân viên full - time ở ngoài nước Mỹ. Citigroup được quản lý theo các cấu phần và sản phẩm. [5] Citigroup có 3 nhóm hoạt động kinh doanh chính: Nhóm tiêu dùng toàn cầu, Nhóm quản lý tài sản toàn cầu và Nhóm các dịch vụ ngân hàng về đầu tư và cho vay doanh nghiệp. Trong đó, Nhóm tiêu dùng toàn cầu thường chiếm tỷ trọng chi phối. Nếu phân theo khu vực hoạt động kinh doanh của tập đoàn thì hoạt động ở Mỹ, tức là nơi có trụ sở chính, chiếm tỷ trọng chủ yếu và lớn nhất. Biểu 1.1: Cơ cấu thu nhập theo vùng năm 2005 Mü (57%) 5% 10% Ch©u ¢u, Trung §«ng vµ Ch©u Phi 14% (8%) Ch©u ¸ (trõ NhËt B¶n) (6%) NhËt B¶n (14%) 57% 6% Mªhic« (10%) 8% Ch©u Mü La tinh (5%) (Nguồn: www.citigroup.com) Biểu 1.2: Cơ cấu thu nhập theo sản phẩm năm 2005
- - 32 - 6% 7% Nhãm tiªu dïng tßan cÇu (53%) C¸c dÞch vô ng©n hµng ®Çu t• vµ doanh nghiÖp (34%) 53% Qu¶n lý tµi s¶n tßan cÇu (6%) 34% C¸c kháan ®Çu t• thay thÕ Citigroup (7%) (Nguồn: www.citigroup.com) 1.5.2. Mô hình của tập đoàn tài chính - ngân hàng OCBC Oversea - Chinese banking Corporation (OCBC) là một trong những tập đoàn dịch vụ tài chính hàng đầu trên thị trường Singapore và Malayxia với tổng tài sản lên tới 134 tỷ đô là Xingapo (gần 90 tỷ USD) với một mạng lưới gồm hơn 310 chi nhánh và VPĐD tại 15 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm Singapore, Malayxia, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Trung Quốc, Hồng Kông, Brunây, Nhật Bản, Austraylia, Anh và Mỹ. [5] OCBC cũng là một trong những tổ chức lớn nhất ở Singapore cung cấp dịch vụ bancassurance, cho vay hộ gia đình, tín thác, tín dụng cho các cá nhân và cho vay các DNNVV. Trên thị trường bảo hiểm, công ty con của OCBC là Great Eastern Holdings cũng là tập đoàn bảo hiểm lớn nhất ở Singpore và Ma-lay-xi-a về tổng giá trị tài sản cũng như thị phần. OCBC Bank nắm khoảng hơn 80% cổ phần của Great Eastern Holdings. Trong lĩnh vực quản lý tài sản, Lion Capital Management cũng là một trong những công ty quản lý tài sản lớn nhất Đông Nam Á. Ngân hàng OCBC cung cấp hàng loạt các dịch vụ ngân hàng mới và các công cụ tài chính liên quan tới cho vay tiêu dùng, cho vay doanh nghiệp, ngân hàng đầu tư, tài chính toàn cầu và quản lý đầu tư. Ngoài ra, Tập đoàn OCBC còn có rất nhiều công ty con cung cấp các dịch vụ khác như bảo hiểm,
- - 33 - công cụ tương lai; môi giới chứng khoán trong khu vực; dịch vụ tín thác, uỷ thác và lưu ký; quản lý khách sạn và kinh doanh bất động sản. [13] 1.5.3. Mô hình của tập đoàn tài chính - ngân hàng tại Trung Quốc Tập đoàn ngân hàng Trung Quốc (Hồng Kông) - thành lập từ năm 1983 gồm có 13 ngân hàng là Ngân hàng Trung Quốc chi nhánh tại Hồng Kông, ngân hàng Trung Quốc chi nhánh tại Ma Cao, NHTM Nam Dương, Ngân hàng tỉnh Quảng Đông chi nhánh Hồng Kông, Ngân hàng Tân Hoa chi nhánh Hồng Kông, Ngân hàng Trung Nam chi nhánh Hồng Kông, Ngân hàng Kim Thành chi nhánh Hồng Kông, NHTM Quốc Hoa chi nhánh Hồng Kông, Ngân hàng Hưng Nghiệp Triết Giang chi nhánh Hồng Kông, Ngân hàng Diêm Nghiệp chi nhánh Hồng Kông, Ngân hàng Bảo Sinh chi nhánh Hồng Kông, Ngân hàng Tập Hữu, NHTM Hoa Kiều; và các công ty chuyên doanh khác hoạt động dưới sự chỉ đạo của ngân hàng Trung Quốc. Tập đoàn tài chính - ngân hàng Trung Quốc (Hồng Kông) là tập đoàn chuyên kinh doanh các loại hình dịch vụ như dịch vụ ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, bảo hiểm, bất động sản, thẻ tín dụng. Cơ cấu lại tập đoàn tài chính - ngân hàng Trung Quốc Hồng Kông: Năm 2001, tập đoàn ngân hàng Trung Quốc Hồng Kông đã tiến hành cơ cấu lại, theo đó sáp nhập nghiệp vụ của 10 trong 12 ngân hàng cũ của Tập đoàn, bao gồm Ngân hàng Trung quốc chi nhánh Hồng Kông, Ngân hàng Tỉnh Quảng Đông, Ngân hàng Tân Hoa, Ngân hàng Trung Nam, Ngân hàng Kim Thành, NHTM Quốc Hoa, Ngân hàng Hưng Nghiệp Triết Giang, Ngân hàng Diêm nghiệp, NHTM Hoa Kiều và Ngân hàng Bảo sinh. Sau khi cơ cấu lại, Tập đoàn ngân hàng Trung Quốc Hồng Kông đã đổi tên thành Công ty TNHH Ngân hàng Trung Quốc chi nhánh Hồng Kông (Bank of China (Hong kong) Ltd - BOCHK). Hiện nay, BOCHK là một trong 4 đơn vị trực thuộc Ngân hàng Trung Quốc (BOC):
- - 34 - 1. Công ty TNHH Ngân hàng Trung Quốc chi nhánh Hồng Kông (BOCHK). + Công ty TNHH NHTM Nam Dương + Công ty TNHH thẻ tín dụng quốc tế + Công ty TNHH Ngân hàng Tập hữu 2. Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ - Ngân hàng Trung Quốc (BOC Group Life Assurence Co.Ltd). 3. Công ty TNHH cổ phần quốc tế - Ngân hàng Trung Quốc (BOC International Holdings Limited). 4. Công ty TNHH bảo hiểm - Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China Group Insurance Co.Ltd). [5] BOCHK đã có một số đổi mới lớn sau khi tiến hành cơ cấu lại như: xây dựng cơ chế quản trị công ty (corporate governance); xây dựng cơ chế quản lý giám sát rủi ro độc lập; cơ chế truy cứu trách nhiệm toàn diện; thực hiện phương châm "khách hàng là trọng tâm". Trong cơ cấu tổ chức mới, BOCHK đã xây dựng chế độ Hội đồng quản trị toàn diện, xác định rõ quan hệ quyền lợi và trách nhiệm của HĐQT và Bộ phận quản lý. Giám đốc điều hành sẽ điều hành công việc quản lý theo sự uỷ quyền của HĐQT. BOCHK sẽ cung cấp thông tin nhằm nâng cao độ minh bạch cho ngân hàng theo yêu cầu về giám sát quản lý, quy định pháp luật cũng như tiêu chuẩn đối chiếu với các NH đăng ký tại địa phương. Mô hình quản lý mới BOCHK: Theo mô hình quản lý mới, BOCHK có 1 Giám đốc điều hành (Chief Executive) và 4 Phó giám đốc điều hành (Deputy Chief Executives) được thông qua bởi quyết định của Cục quản lý tài chính Hồng Kông 1.5.4. Các bài học kinh nghiệm rút ra
- - 35 - Thứ nhất, việc xuất hiện các mô hình tổ chức và vận hành doanh nghiệp là một phạm trù lịch sử, có tính độc lập khách quan. Một mệnh lệnh hành chính không phải là điều kiện để chuyển một ngân hàng thương mại, cho dù ngân hàng đó là lớn thành một tập đoàn tài chính - ngân hàng. Thực tế đó chứng tỏ, sự can thiệp của nhà nước chỉ là điều kiện cần, mang ý nghĩa hỗ trợ và thúc đẩy chứ không phải là điều kiện đủ. Quan trọng là nhu cầu tự thân của bản thân tổ chức đó trên cơ sở hội tụ được các điều kiện thiết yếu. Do vậy, việc hình thành các tập đoàn tài chính - ngân hàng một cách nóng vội khi chưa thực sự hội đủ những điều kiện tối cần thiết không những không hiệu quả mà đôi khi còn gây những hậu quả không nhỏ bởi tài chính-ngân hàng là một lĩnh vực nhạy cảm và có ảnh hưởng rộng tới nền kinh tế. Gắn liền với tập đoàn kinh doanh là mô hình công ty mẹ - công ty con. Trong các tập đoàn kinh tế lớn ở các nước đang phát triển, công ty mẹ có vị trí đặc biệt quan trọng. Đó phải là công ty có khả năng chi phối được hoạt động kinh doanh của các công ty con. Điều quan trọng hơn cả là việc chi phối của công ty mẹ với các công ty con hoàn toàn không thông qua các quyết định hành chính. Tuỳ theo từng tập đoàn, công ty mẹ chi phối các công ty con bằng các quan hệ kinh tế, thông qua tỷ lệ vốn góp, sử dụng thương hiệu hoặc qua việc hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ, thị trường. Đối với một tập đoàn tài chính - ngân hàng, nguyên tắc này lại càng phải được đảm bảo. Thứ hai, một nền tảng pháp lý cơ bản điều chỉnh hoạt động của tập đoàn kinh tế nói chung, tập đoàn tài chính - ngân hàng nói riêng, đặc biệt là cơ chế quản lý tài chính và các chuẩn mực kế toán là một điều kiện không thể thiếu. Bên cạnh đó, kiên quyết đẩy mạnh quá trình đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước theo hướng hạn chế tối thiểu các doanh nghiệp cổ phần hoá mà Nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối. Đối với việc cổ phần hoá các NHTM, Nhà nước không nhất thiết phải nắm giữ trên 51% cổ phần. Bởi lẽ
- - 36 - Nhà nước vẫn hoàn toàn có khả năng chi phối với tư cách là cổ đông lớn nhất. Hơn nữa, việc Nhà nước không nắm giữ trên 51% sẽ tạo tâm lý thoải mái hơn cho các nhà đầu tư rằng đây không còn thuộc "sở hữu" của nhà nước mà Nhà nước cũng chỉ là một cổ đông, như vậy sẽ có cơ hội huy động được nhiều hơn các nhà đầu tư. Thứ ba, cần đảm bảo vai trò chi phối và kiểm soát của Công ty mẹ (ngân hàng) đối với các công ty con thông qua mối quan hệ tài chính chứ không phải do những ảnh hưởng về mặt hành chính. Hiện tại, vai trò của Tổng công ty đối với các công ty thành viên rất mờ nhạt, vốn của Tổng công ty chính là vốn nhà nước trên sổ kế toán của các công ty thành viên cộng lại. Mỗi công ty thành viên là một pháp nhân độc lập. Vì vậy, vai trò điều phối vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu của Tổng công ty chỉ tồn tại trên văn bản. Thực chất, tổng công ty chỉ can thiệp vào hoạt động của các công ty thành viên bằng các quyết định mang tính hành chính. Đây là một nguyên tắc tối kỵ trong việc tổ chức mô hình hoạt động của tập đoàn. Đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại và công ty bảo hiểm, cơ chế điều chuyển vốn rõ ràng hơn nhưng vốn điều chuyển thực chất là vốn huy động chứ không phải vốn điều lệ của công ty mẹ. Đặc biệt, cần hết sức chú trọng tới việc phân định rõ ràng trách nhiệm của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, đồng thời gắn quyền lợi của các nhà lãnh đạo này với trách nhiệm thực sự của họ. Thứ tƣ, mặc dù đặc trưng của tập đoàn là hoạt động đa ngành, nhưng các tập đoàn tài chính - ngân hàng không nên mở rộng vào nhiều lĩnh vực, mà chỉ nên tập trung vào một số chuyên ngành có khả năng phát triển nhất, sau một thời gian ổn định hoạt động sẽ từng bước mở rộng sang các lĩnh vực khác. Như vậy sẽ đảm bảo tập trung được nguồn vốn và tăng được sức mạnh tài chính, tạo dựng được thương hiệu ổn định.
- - 37 - CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 2.1. Khái quát về hệ thống ngân hàng tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 2.1.1. Khái quát về hệ thống ngân hàng Việt Nam Ngày 06/05/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam - Ngân hàng của Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Sau hơn 3 năm hoạt động và hoàn thành sứ mệnh công cụ tài chính tiền tệ đắc lực của Chính Phủ phục vụ kháng chiến chống Pháp (1951 - 1954), Ngân hàng Quốc gia Trung ương chính thức đi vào hoạt động theo mô hình ngân hàng một cấp, giống như mô hình ngân hàng tại các nước xã hội chủ nghĩa. Do thể chế công hữu, công quản chi phối triệt để nên hệ thống Ngân hàng Nhà nước từ đây do Nhà nước độc quyền quản lý, vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước, vừa trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, tất nhiên chủ yếu là phục vụ cho mục đích quản lý Nhà nước. Đặc điểm nổi bật của hoạt động ngân hàng trong thời kỳ này là chưa xác lập được một chính sách tiền tệ đúng nghĩa, hạn mức cung ứng tín dụng, lãi suất, tỷ giá đều do ấn định chủ quan của Nhà nước, trái ngược nguyên tắc vận hành của nền kinh tế thị trường, mô hình tổ chức hoạt động ngân hàng khá đồ sộ nhưng nặng tính hình thức, kém hiệu quả. Điều này đã tạo tiền đề dung
- - 38 - dưỡng tệ quan liêu trong kinh doanh tiền tệ tín dụng, ranh giới giữa quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh không được xác định rõ, ranh giới hoạt động tài chính và hoạt động ngân hàng pha lẫn. Vai trò của ngân hàng thương mại không được nhận thức đúng đắn, điều này là một trong những tác nhân làm tụt hậu nền kinh tế đất nước, lạm phát triền miên ở mức hai, thậm chí ba con số, tạo nên cuộc khủng hoảng Giá - Lương - Tiền vào cuối thập kỷ 80. [9] Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế theo Nghị quyết Đại hội VI của Đảng (tháng 12/1986) chuyển nền kinh tế nước ta từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống ngân hàng được chọn làm khâu "đột phá" cho tiến trình đổi mới ấy. Ngày 26/03/1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 53/HĐBT, tổ chức lại hệ thống ngân hàng với mục tiêu tăng cường chức năng quản lý nhà nước của NHNN, chức năng kinh doanh tiền tệ-ngân hàng được giao cho các ngân hàng chuyên doanh, và được tách khỏi NHNN. Mô hình đó được thể chế hoá khi Nhà nước công bố Pháp lệnh Ngân hàng thương mại, Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính ngày 24/05/1990, hệ thống ngân hàng hai cấp được xây dựng tách rời nhau, trong đó Ngân hàng Trung ương thực hiện quản lý và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, và là ngân hàng phát hành tiền, còn các NHTM và tổ chức tín dụng thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, nhằm mục tiêu lợi nhuận. Năm 1997, trước nhu cầu phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam và diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á, để tạo cơ sở pháp lý cao cho sự phát triển bền vững và ngăn ngừa tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tới hệ thống ngân hàng Việt Nam, luật Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và Luật các Tổ chức tín dụng ra đời (có hiệu lực từ
- - 39 - 01/01/1998). Hệ thống ngân hàng Việt Nam được tách bạch thành hai hệ thống, độc lập và rành mạch về chức năng và nhiệm vụ. - Hệ thống NHNN Việt Nam với chức năng là NHTW - Hệ thống các tổ chức tín dụng với chức năng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Các tổ chức tín dụng gồm các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các quỹ tín dụng nhân dân. Luật các tổ chức tín dụng không trực tiếp và chính thức đưa ra định nghĩa về NHTM mà chỉ định nghĩa về "ngân hàng" và "hoạt động ngân hàng" như sau: "Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác". Cũng theo luật này thì "hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán". Đến ngày 12/09/2000, Chính phủ ban hành Nghị định 49/2000/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của NHTM, trong đó đưa ra định nghĩa về NHTM như sau: "Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước" [11] Hiện nay, hệ thống NHTM Việt Nam bao gồm các loại hình sau: a. NHTM quốc doanh: Các ngân hàng này hoạt động theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước với 100% vốn điều lệ Nhà nước, vừa được điều chỉnh trực tiếp bởi luật các tổ chức tín dụng, vừa được điều chỉnh cả trực tiếp và gián tiếp bởi Luật doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước đầu tư vốn nhằm thực hiện vai trò chủ đạo trong việc cung ứng vốn và dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế
- - 40 - phát triển theo định hướng. Điều này đặt ra cho các NHTMNN trọng trách lớn hơn bất kỳ nhóm NHTM nào đang hiện hữu ở nước ta. Hiện nay ở Việt Nam có 6 NHTMNN trong đó có 5 Ngân hàng là ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB), Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Công thương Việt Nam (ICB) và Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, còn Ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động không vì lợi nhuận mà cho vay ưu đãi, phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói, giảm nghèo, ổn định xã hội. Ngày 19/5/2006, Ngân hàng phát triển Việt Nam được thành lập từ Quỹ hỗ trợ phát triển để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, hoạt động của Ngân hàng cũng không vì mục tiêu lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, cũng không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi mà được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước. b. Ngân hàng thương mại cổ phần: bao gồm các NHTMCP đô thị và NHTMCP nông thôn. Các ngân hàng này được thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ ngân hàng như huy động vốn, cho vay, đầu tư, thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, thanh toán và kinh doanh ngân hàng khác. Tính đến năm 2006, theo số liệu thống kê của Tổng Cục thống kê trên địa bàn cả nước có 25 NHTMCP đô thị và 12 NHTMCP nông thông (không tính hệ thống chi nhánh của các ngân hàng này). c. Ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Các ngân hàng có vốn nước ngoài được thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng một cách hạn chế hơn so với các NHTM của Việt Nam theo chính sách bảo hộ trong nước. Theo lộ trình cam kết mà Việt Nam đã ký với các tổ chức kinh tế quốc
- - 41 - tế và khu vực, những hạn chế này cũng dần được dỡ bỏ tiến tới xoá bỏ hoàn toàn, tạo điều kiện cạnh tranh công bằng cho các ngân hàng trong lãnh thổ quốc gia. Hiện nay, ở Việt Nam đã có 6 ngân hàng liên doanh và 28 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Vốn bình quân của các ngân hàng liên doanh là 19 triệu USD tương đương 300 tỷ VND, đạt mức trung bình so với các NHTMCP đô thị. Vốn bình quân của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài là khoảng 16,2 triệu USD tương đương 258 tỷ VND, trong số đó, 2 chi nhánh ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất là The Bank of Tokyo Mitsubishi (Sau khi Mitsubishi Financial Group mua lại công ty tài chính UFJ Holdings cũng của Nhật Bản, ngân hàng này đã đổi tên thành The Bank of Tokyo Mitsubishi UFJ Ltd) và Chinfon Commercial Bank đều đạt 30 triệu USD và ngân hàng có vốn điều lệ thấp nhất là Ngân hàng Lào-Việt với 2,5 triệu USD (Nguồn: Corporate governance and finance in East Asia – Volume two). Đặc điểm nổi bật của các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài là thị phần còn nhỏ do bị giới hạn theo quy định về phạm vi kinh doanh cũng như điều kiện mở rộng mạng lưới. Tuy nhiên, các ngân hàng này cũng có nhiều lợi thế về trình độ, kinh nghiệm quản lý, kỹ năng nghiệp vụ, các dịch vụ tiên tiến cũng như khả năng thu hút nguồn nhân lực do có mức lương hấp dẫn. Chính vì vậy, trong vài năm gần đây, tốc độ tăng trưởng các mặt nghiệp vụ và lợi nhuận của các ngân hàng này đã tăng đáng kể. 2.1.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến hệ thống ngân hàng tại Việt Nam Nền kinh tế thế giới trong hai thập kỷ qua đã chứng kiến sự chuyển dịch từ xu hướng ngân hàng quốc tế sang ngân hàng toàn cầu hoá. Hoạt động ngân hàng quốc tế là hoạt động ngân hàng xuyên biên giới thể hiện qua việc huy động vốn trong nước để cho vay ở nước ngoài. Ngày nay, các ngân hàng toàn cầu thâm nhập vào thị trường nước ngoài thông qua việc thiết lập các chi
- - 42 - nhánh và ngân hàng "con" để thu hút vốn và cung cấp các khoản vay ngay tại nước đó; cung cấp các dịch vụ như cho vay tiêu dùng, nhận thế chấp, cho vay doanh nghiệp, quản lý tài sản và tham gia thị trường vốn. Sự tăng trưởng nhanh của các NHTM và quá trình tự động hoá trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ đòi hỏi các ngân hàng phải duy trì ở quy mô lớn nhằm giảm thiểu chi phí. Xu hướng mở rộng mạng lưới hoạt động thể hiện ở việc thiết lập mỗi ngày càng nhiều các chi nhánh, sở giao dịch, điểm giao dịch của các ngân hàng không chỉ ở trong nước mà còn ở cả nước ngoài. Mô hình công ty sở hữu ngân hàng mua lại các ngân hàng nhỏ và biến những ngân hàng này thành bộ phận của các tổ chức ngân hàng đa trụ sở ngày càng phổ biến. Nhiều vụ đại hợp nhất đã diễn ra như Chemical Bank và Chase Mahattan hay Bank of America và Nations Bank, và gần đây như Tokyo Bank và Mitsumitsi Bank. Sự bành trướng mở rộng mạng lưới hoạt động về địa lý và sự sáp nhập, hợp nhất giữa các ngân hàng đã vượt khỏi phạm vi lãnh thổ quốc gia và mở rộng ra toàn cầu. Sự phát triển của ngành ngân hàng thực sự là một động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Thực tế cho thấy, trong số 500 tập đoàn tài chính quốc tế lớn nhất toàn cầu tính đến năm 2000 thì có tới 362 tập đoàn do ngân hàng sở hữu và điều hành, chiếm 74% tổng tài sản của 500 tập đoàn này (Uỷ ban Thương mại Hàn Quốc - Korea Fair Trade Commission). Hơn nữa, nhiều tập đoàn tài chính quốc tế lớn đã và đang sáp nhập và hợp nhất với nhau để trở thành những tập đoàn khổng lồ trên thế giới. Xu hướng quốc tế hoá trong hoạt động ngân hàng trên thế giới thường được thực hiện chủ yếu dưới các hình thức sau: Thứ nhất, sáp nhập (consolidation) Theo một điều tra về ngành ngân hàng ở những nước G10, số lượng ngân hàng tuy có giảm, song ngành ngân hàng vẫn tăng trưởng với tỷ lệ tiền gửi của quốc gia phần lớn nằm trong tay các ngân hàng lớn nhất. Điều tra này
- - 43 - cũng kết luận rằng những động cơ khuyến khích việc hợp nhất các ngân hàng chính là sự phát triển của công nghệ thông tin, giảm qui định của chính phủ, xu hướng toàn cầu hoá (cả ngành tài chính và các ngành khác), và áp lực của các cổ đông tăng lợi nhuận đầu tư. Trong một nghiên cứu khác của BIS (2001) & IMF (2001), khủng khoảng ngành ngân hàng và tư nhân hoá các ngân hàng quốc doanh cũng là nguyên nhân dẫn đến hợp nhất ngân hàng. Nghiên cứu của Lindgren et al (1999) cho thấy nhiều ngân hàng của một số quốc gia đã gặp phải tình trạng khó khăn, thậm chí có ngân hàng phá sản. Do đó, một số chính phủ cấp thêm vốn cho các ngân hàng yếu kém và một số tổ chức tín dụng yếu kém đã sáp nhập với các tổ chức khác. Thứ hai, Quốc tế hoá (internationalisation) Quá trình sáp nhập ngân hàng không chỉ diễn ra trong phạm vi một quốc gia, mà còn diễn ra giữa nhiều nước. Smith & Water (1998) ghi nhận sự tăng trưởng trong các giao dịch mua bán giữa các quốc gia trong những năm 1985- 1995, trong đó 15% các giao dịch là những thương vụ ngân hàng của các quốc gia phát triển mua lại các tổ chức tài chính ở các quốc gia mới nổi. BIS (2001) cũng cho thấy xu thế quốc tế hoá diễn ra ở những thị trường đang phát triển, thể hiện ở việc gia tăng về số lượng các ngân hàng nước ngoài tại một số quốc gia. Những động cơ khuyến khích các tập đoàn tài chính mở rộng trên phạm vi quốc tế gồm có cơ hội sinh lợi ở các quốc gia chủ thể, và môi trường pháp lý ở nước nhận đầu tư. Những thương vụ mua bán quốc tế cho thấy ngân hàng nước ngoài thường là những ngân hàng lớn, có lợi nhuận cao, có trụ sở ở những nước phát triển, mua lại cổ phần của những ngân hàng tại nước có tiềm năng phát triển mặc dù tỷ lệ tập trung tư bản của ngành ngân hàng trong nước này còn thấp và khung pháp lý ngân hàng còn chưa đầy đủ. Thứ ba, tập đoàn (consortium) Như đã trình bày ở trên, công nghệ thông tin và việc giảm các qui định quản lý là những yếu tố tích cực tạo điều kiện cho xu hướng tập đoàn phát
- - 44 - triển ngày một mạnh ở các quốc gia công nghiệp hoá. Xu hướng các Chính phủ huỷ bỏ những qui định cấm hoạt động ngân hàng xuyên quốc gia cũng đã tạo điều kiện cho các ngân hàng kinh doanh thêm dịch vụ ngân hàng phức tạp hơn ngoài các dịch vụ truyền thống. Dịch vụ ngân hàng toàn cầu đòi hỏi các ngân hàng phải hoạt động trên một phạm vi quốc tế (chẳng hạn những nghiệp vụ ngân hàng hiện đại như e-banking, internet banking ). Quá trình tự do hoá trong thương mại đã kéo theo sự lưu chuyển vốn quốc tế mạnh mẽ và như vậy việc tự do hoá trong dịch vụ tài chính là không tránh khỏi. Tự do hoá trong các hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng đã có những tác động mạnh tới thu nhập và tăng trưởng, cải thiện chất lượng và hiệu quả đầu tư; nâng cao sự phân bổ nguồn lực theo ngành, theo thời gian một cách có hiệu quả. Bên cạnh xu hướng trở thành những ngân hàng đa sở hữu (xuất hiện sở hữu xuyên quốc gia và đa quốc gia) và giảm dần vai trò của Nhà nước trong các ngân hàng, xu hướng tích tụ và tập trung tư bản trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng mãnh liệt. Việc hợp nhất, sáp nhập và mua lại để hình thành các ngân hàng lớn, những tập đoàn lớn, những ngân hàng xuyên quốc gia, đa quốc gia đã trở thành một xu thế phổ biến trên thế giới. Những ngân hàng được hình thành có quyền lực lớn chi phối không chỉ nền kinh tế của một quốc gia mà còn của nhiều quốc gia. Với những xu hướng quốc tế hoá về lĩnh vực ngân hàng, các ngân hàng Việt Nam phải đủ sức cạnh tranh để được xếp hạng cùng các ngân hàng khác trong khu vực và trên thế giới theo các tiêu chí về vốn, tổng tài sản, quản lý, lợi nhuận, khả năng thanh khoản, và độ thích ứng với thị trường. 2.2. Thực trạng xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng tại Việt Nam. Quá trình toàn cầu hoá kinh tế đã và đang phát triển mạnh mẽ, kéo theo sự tham gia của tất cả các quốc gia, các ngành kinh tế, đặc biệt là ngành dịch
- - 45 - vụ tài chính - ngân hàng. Trong thời điểm này, Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy vai trò quan trọng trong việc khơi thông những dòng chảy về vốn, đầu tư và các dịch vụ tài chính để phục vụ tăng trưởng kinh tế ở mức cao và bền vững. 2.2.1. Về mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng tại Việt Nam được lựa chọn. Hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng là một xu thế chung và là đặc điểm ưu tiên của thời kỳ phát triển các dịch vụ tài chính. Không nằm ngoài xu thế này, tại Việt Nam xuất phát từ yêu cầu bảo vệ an toàn của bản thân ngân hàng thương mại, đồng thời không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh với mục tiêu phát triển bền vững và hiệu quả trong thời kỳ đổi mới, các tổ chức tài chính tại Việt Nam bắt đầu mở rộng hoạt động dịch vụ sang những lĩnh vực khác. Một số ngân hàng thành lập công ty chứng khoán trực thuộc hoặc ngân hàng làm đại lý cho công ty bảo hiểm; các công ty bảo hiểm mở rộng tham gia vào lĩnh vực ngân hàng - tài chính. Ví dụ: 4 NHTM quốc doanh lớn (Ngân hàng ngoại thương, Ngân hàng công thương, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng Nông nghiệp) đều thành lập công ty chứng khoán, trong khối NHTM CP có NHTM CP Á Châu, NHTM CP Nhà, NHTM Mekong cũng thành lập công ty chứng khoán. Trong lĩnh vực bảo hiểm, ngày 28/11/2005, theo quyết định 310/QĐ/2005/TTg-CP, Chính Phủ thí điểm thành lập tập đoàn tài chính - bảo hiểm Bảo Việt, đây là tập đoàn tài chính - bảo hiểm đầu tiên tại Việt Nam kinh doanh đa ngành, trong đó ngành nghề kinh doanh chủ yếu là bảo hiểm, ngân hàng, đầu tư tài chính với nguyên tắc hiệu quả, đổi mới và tăng trưởng. [12] Trong điều kiện môi trường kinh tế vĩ mô tương đối ổn đinh, các NHTM Việt Nam đang nỗ lực tăng vốn để đạt tỷ lệ an toàn vốn theo tiêu chuẩn quốc tế: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sau khi phát hành trái phiếu đã đưa
- - 46 - vốn chủ sở hữu lên 10.000 tỷ đồng, đạt hệ số CAR 8.5%, tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức 15%/năm; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ký thoả thuận với hãng Moody’s để được xếp hạng trong giới tài chính quốc tế. Đồng thời các ngân hàng thương mại có xu hướng đa dạng hoá dịch vụ tài chính phi ngân hàng thông qua liên kết, bán chéo sản phẩm hoặc trực tiếp cung cấp dịch vụ tài chính phi ngân hàng hoặc thành lập các pháp nhân trực thuộc. Hiện nay, 4 Ngân hàng (Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Đầu tư và xây dựng, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp) đều chuyển thành NHTM hoạt động kinh doanh đa năng, đã và đang cạnh tranh với nhau để phân chia thị trường theo cơ chế thị trường. Khi các NHTM nước ngoài vào Việt Nam và hoạt động kinh doanh bình đẳng với các NHTM Việt Nam (theo lộ trình vào năm 2011) thì đối thủ cạnh tranh của các NHTM Việt Nam sẽ là các NHTM và tập đoàn tài chính - ngân hàng nước ngoài. Vì vậy, Nhà nước chỉ cần nắm một tập đoàn tài chính - ngân hàng lớn, đủ mạnh làm công cụ để đảm bảo giữ vững định hướng XHCN. Sau khi sáp nhập, các NHTM Nhà nước đã được cổ phần hoá do Nhà nước giữ cổ phần khống chế thông qua tập đoàn tài chính - ngân hàng làm đại diện sẽ trở thành đơn vị thành viên, hoạt động kinh doanh theo hướng chuyên doanh, chủ yếu các lĩnh vực kinh tế mà NHTM có lợi thế. Các công ty trách nhiệm hữu hạn như công ty chứng khoán, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm phi nhân thọ, công ty kinh doanh dịch vụ thẻ, sẽ được tổ chức lại theo chiến lược kinh doanh tổng thể của tập đoàn tài chính - ngân hàng Việt Nam. Ưu điểm của việc thành lập tập đoàn tài chính - ngân hàng theo mô hình ngân hàng đa năng: - Tăng nguồn vốn hoạt động cho các ngân hàng dẫn đến đầu tư đa dạng - Đa dạng hoá các hình thức đầu tư của ngân hàng.
- - 47 - - Nâng cao uy tín và vị thế cạnh tranh của ngân hàng, đồng thời tạo điều kiện cho các ngân hàng có đủ điền kiện để cạnh tranh lành mạnh. 2.2.2. Về các điều kiện xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng tại Việt Nam Trên cơ sở lý luận đã phân tích và trình bày trong chương I về điều kiện xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng, vậy thực tế Việt Nam đã có đủ điều kiện xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng hay chưa? có đầy đủ mọi điều kiện thì chưa, nhưng có thể nói những điều kiện tiền đề đã có. 2.2.2.1. Điều kiện từ bên ngoài a. Môi trường pháp lý Chính phủ cũng đã ban hành Luật Tổ chức Tín dụng để điều tiết hoạt động của các tập đoàn như: Luật các Tổ chức tín dụng Việt Nam tại điều 32 chỉ rõ các tổ chức tín dụng được phép thành lập công ty trực thuộc có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập bằng vốn tự do để hoạt động trên một số lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm theo quy định của Chính phủ. Điều 61 và các điều từ 69 đến 76 của luật này còn quy định các hoạt động khác của TCTD được phép thực hiện bao gồm góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, kinh doanh ngoại hối và vàng, thực hiện các nghiệp vụ uỷ thác và đại lý, tư vấn tài chính cho khách hàng; được kinh doanh bảo hiểm, cho thuê tài chính thông qua các công ty độc lập. Theo Luật doanh nghiệp năm 2005, chương VII đề cập về nhóm công ty như sau: "Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác". Hình thức của nhóm công ty là: công ty mẹ-công ty con, tập đoàn kinh tế và các hình thức khác. Theo đó, tập đoàn kinh tế là nhóm công ty có quy
- - 48 - mô lớn, Chính phủ quy định hướng dẫn tiêu chí, tổ chức quản lý và hoạt động của tập đoàn kinh tế. Như vậy, sự khác nhau cơ bản giữa hai hình thức tổ chức này là quy mô của nhóm công ty về công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. Bên cạnh những chính sách phù hợp thì, hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động của tập đoàn kinh tế nói chung, tập đoàn tài chính ngân hàng nói riêng, đặc biệt là cơ chế quản lý tài chính và chuẩn mực kế toán còn thiếu. Hệ thống văn bản hiện hành hướng dẫn hoạt động của các tổng công ty tài chính và các ngân hàng thương mại nhà nước, đa phần các văn băn pháp quy này đều được xây dựng trên quan điểm xem doanh nghiệp nhà nước là một đơn vị trực thuộc. b. Mức độ phát triển của thị trường dịch vụ tài chính Sự hình thành các tập đoàn tài chính - ngân hàng thường bắt nguồn từ việc mở rộng loại hình kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính của ngân hàng mẹ, từ chỗ chỉ kinh doanh dịch vụ ngân hàng, mở rộng kinh doanh sang dịch vụ bảo hiểm, chứng khoán, Mặt khác, trong thị trường dịch vụ tài chính phát triển, khách hàng đòi hỏi được cung cấp các dịch vụ tài chính trọn gói với nhiều tiện ích và chất lượng cao. Vì vậy, sự phát triển của thị trường dịch vụ tài chính sẽ tạo môi trường cho NHTM mở rộng lĩnh vực kinh doanh, tạo tiền đề mở rộng qui mô hoạt động, hình thành các công ty con kinh doanh đa lĩnh vực. Trong thời gian qua, thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng khá (ở cả 3 lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán), từng bước hội nhập với khu vực và thế giới, các sản phẩm/dịch vụ ngày càng được đa dạng hoá. Môi trường pháp lý cho hoạt động của ngành dịch vụ tài chính đã hình thành và dần được hoàn thiện. Hầu hết các lĩnh vực hoạt động của ngành dịch vụ tài chính đều có hệ thống luật và các văn bản pháp lý dưới luật
- - 49 - điều chỉnh. Hệ thống các chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính phát triển ngày càng đa dạng, với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế và có sự tham gia ngày càng sâu rộng của các chủ thể nước ngoài đã thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ trong việc cung cấp dịch vụ tài chính trên thị trường. Sự phát triển của thị trường dịch vụ tài chính đã bước đầu tạo môi trường cho các NHTM mở rộng qui mô, đa dạng hoá hoạt động và nâng cao chất lượng. Tuy nhiên, so với thị trường dịch vụ tài chính của một số nước trong khu vực, thì thị trường dịch vụ tài chính Việt nam còn nhiều hạn chế như: hàng hoá chưa đa dạng, chất lượng dịch vụ thấp, khả năng tiếp cận và sử dụng các sản phẩm/dịch vụ tài chính mới còn nhiều hạn chế do chất lượng nguồn lực, khả năng cạnh tranh và thích ứng với hội nhập quốc tế còn yếu, mức độ ứng dụng công nghệ và trình độ quản lý còn ở mức thấp; chưa coi trọng cạnh tranh về chất lượng. Chính vì vậy, để tạo môi trường kinh doanh cho các tập đoàn tài chính - ngân hàng, đòi hỏi một sự phát triển mạnh mẽ và đồng bộ của thị trường dịch vụ tài chính. c. Cơ chế chính sách phát triển tập đoàn tài chính - ngân hàng Hình thành tập đoàn kinh doanh nói chung và tập đoàn tài chính ngân hàng là một quá trình diễn ra theo qui luật kinh tế khách quan. Mệnh lệnh hành chính không tạo ra được tập đoàn. Tuy nhiên, Chính phủ có vai trò rất quan trọng trong việc hoạch định và thực thi chính sách hình thành và phát triển tập đoàn tài chính - ngân hàng nói riêng trên cơ sở NHTMNN. Chủ trương hình thành và phát triển các tập đoàn tài chính đã được xác định nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, cơ chế, chính sách cụ thể để thực hiện và thúc đẩy việc chuyển đổi các tổ chức tài chính Nhà nước, các NHTMNN còn thiếu, đặc biệt trong quá trình thực hiện cổ phần hoá. 2.2.2.2. Điều kiện bên trong các ngân hàng
- - 50 - a. Mô hình tổ chức hoạt động Mô hình quản trị điều hành của các NHTM NN, về thực chất là theo mô hình của DNNN - Tổng công ty Nhà nước. Mô hình này rõ ràng bộc lộ nhiều bất cập đối với hoạt động của một NHTM, cũng như khi chuyển sang mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng. Hiện nay, các NHTM NN đều được tổ chức thành 2 cấp: trụ sở chính và chi nhánh. Tại hội sở chính, mô hình kết cấu chung bao gồm: Hội đồng quản trị, ban giám đốc điều hành và các khối phòng ban chức năng trực thuộc. Cơ cấu này được phân biệt chủ yếu ở 2 chức năng cơ bản là chức năng quản trị điều hành và chức năng quản lý kinh doanh. Nhưng trên thực tế, Hội đồng quản trị chưa hoạt động đúng với tính chất là cơ quan quản lý cao nhất của NHTM, chưa tập trung được thông tin về hoạt động của ngân hàng Chức năng, quyền hạn của Hội đồng quản trị chưa được phân định rõ ràng và thực thi đúng, dẫn đến sự phối kết hợp giữa Hội đồng quản trị và ban điều hành không có sự gắn kết thường xuyên. Do vậy, các hoạt động quản trị ngân hàng chủ yếu và quan trọng như: Quản trị rủi ro; Quản lý thanh khoản; Quản lý tài sản Nợ - tài sản Có; kiểm soát và kiểm toán nội bộ thiếu sự hợp tác và rất phân tán, không được cập nhật về thông tin Mô hình quản trị của các NHTM NN Việt Nam còn có khoảng cách rất lớn so với thông lệ quốc tế và mô hình quản trị của các ngân hàng nước ngoài. Tập đoàn tài chính - ngân hàng thực sự phải là tập hợp đa sở hữu. Vì vậy, trong mô hình tập đoàn tài chính ngân hàng, công ty mẹ - ngân hàng thương mại phải hoạt động theo mô hình ngân hàng cổ phần. Xét ở điều kiện này các NHTMNN hiện nay chưa đáp ứng được. Để tạo cơ sở cho việc chuyển đổi thành mô hình tập đoàn tài chính, các NHTM NN cần chuyển sang hoạt động theo mô hình NHCP.
- - 51 - Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định cho phép thí điểm cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) và Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB), đồng thời, phê duyệt định hướng thực hiện cổ phần hoá các NHTM NN còn lại. Tuy nhiên, thực tiễn quá trình chuẩn bị cho cổ phần hoá 2 ngân hàng VCB và MHB còn rất nhiều khó khăn vướng mắc cả về pháp lý lẫn kinh nghiệm thực tiễn. Với tiến độ công việc như hiện nay, để có thể thực hiện đúng kế hoạch bán cổ phần lần đầu của 2 ngân hàng này đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn từ các ngân hàng, Ban chỉ đạo cổ phần hoá và các cơ quan liên quan nếu không muốn nói là khó khả thi. Đáp ứng điều kiện về mô hình hoạt động thông qua thực hiện cổ phần hoá có thể coi là vấn đề quyết định và nan giải nhất đối với các NHTM NN trong việc chuyển đổi sang mô hình tập đoàn. Các TCTD ở Việt Nam cho đến nay vẫn là các định chế tài chính nhỏ với nhiều vấn đề chưa giải quyết. Thành lập các hình thức của nhóm công ty là cần thiết, về chiến lược là thành lập và tổ chức các tập đoàn lớn. Tuy nhiên, có thể lựa chọn thí điểm thận trọng ở hình thức công ty mẹ - công ty con trong giai đoạn đầu cho đến năm 2010. Đây là giai đoạn giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong các NHTM NN về vốn, nợ xấu, công nghệ , thực hiện việc góp vốn giữa các NHTM với các định chế tài chính khác để tạo lập các quan hệ công ty mẹ - công ty con, kiến tạo các hợp đồng kinh tế trong các quan hệ kinh doanh giữa các công ty. Khi xây dựng tập đoàn tài chính-ngân hàng thì chúng ta cần lựa chọn mô hình phù hợp về cấu trúc sở hữu, từ cấu trúc sở hữu đơn giản đến cấu trúc phức tạp trong các cấu trúc công ty mẹ - công ty con: + Công ty mẹ có thể là NHTM thực hiện đa năng, công ty bảo hiểm lớn vì đây chính các tổng công ty đặc biệt. Cả hệ thống là đa năng, nhưng ở các
- - 52 - chi nhánh thì tập trung vào một số sản phẩm chính phù hợp với địa bàn và thị trường, như vậy mới giảm chi phí, nâng cao tính chuyên môn và năng suất lao động, tập trung nguồn lực có hiệu quả. + Vệ tinh là các công ty thành viên hoạt động về dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, cho thuê tài chính, chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư, kinh doanh vàng hoặc bất động sản Như vậy, cơ cấu tổ chức của tập đoàn hoạt động giống công ty cổ phần, do đó hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Các công ty con là pháp nhân độc lập, tự chủ hoàn toàn về kinh doanh và tài chính; tuy nhiên phải tuân thủ định hướng chiến lược chung của toàn tập đoàn. + Quan hệ liên kết giữa công ty mẹ - công ty con dựa vào quan hệ liên kết về tài chính. Chủ yếu dưới hình thức góp vốn cổ phần. Mọi quan hệ trong tập đoàn được thực hiện theo hợp đồng kinh tế. Cách thức hoạt động trong loại hình này dựa trên nền tảng đầu tư tài chính hoạt động dựa trên hợp đồng kinh tế, trọng tâm là cơ chế tài chính, cơ chế giám sát lẫn nhau. + Coi trọng việc xây dựng chiến lược kinh doanh, trong đó xác định rõ sản phẩm lõi của từng hệ thống ngân hàng phù hợp. b. Tiềm lực tài chính Mặc dù đã có những nỗ lực đáng kể từ phía nhà nước cũng như từ phía các ngân hàng nhằm tăng năng lực tài chính nhưng nhìn chung tiềm lực tài chính của các NHVN là quá nhỏ bé so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Năng lực tài chính yếu kém, rủi ro trong hoạt động ngân hàng ở mức cao và năng lực cạnh tranh thấp, thể hiện: Vốn tự có nhỏ so với quy mô tài sản, nhất là các NHTM NN (tổng vốn tự có của bốn NHTM NN khoảng 21.000 tỷ đồng-như vậy với điều kiện cho vay với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có theo quy định thì toàn bộ các NHTM NN cũng chỉ cho vay hợp vốn cho một khách hàng tối đa
- - 53 - khoảng 3.100 tỷ đồng - một số lượng quá ít cho các công trình trọng điểm của nền kinh tế). Có thể so sánh quy mô của một số ngân hàng trên thế giới, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thường ở mức khá lớn. Ví dụ, Tập đoàn Ngân hàng OUB Singapore là Ngân hàng hàng đầu khu vực, vốn chủ sở hữu 14,9 tỷ đôla Singapore. Điều này cho thấy quy mô của các ngân hàng Việt Nam còn quá khiêm tốn xét về giá trị tuyệt đối của tổng tài sản và vốn chủ sở hữu, xét về thứ hạng thì cũng thua xa so với các ngân hàng khu vực. Chất lượng tài sản còn thấp, tỷ lệ nợ xấu cao chủ yếu tập trung ở khối NHTMNN và chưa được kiểm soát hợp lý dẫn đến rủi ro tiềm ẩn lớn trong hệ thống ngân hàng, tỷ lệ an toàn vốn (vốn tự có/tổng tài sản có rủi ro) chưa đủ tiêu chuẩn theo chuẩn mực quốc tế (dưới 8% và ở các NHTMVN tỷ lệ này còn thấp hơn mặc dù đã áp dụng một số giải pháp tăng vốn nhưng nhìn chung vẫn chưa áp dụng triệt để được vấn đề tăng vốn tự có), khả năng tự bù đắp rủi ro yếu (hiện quỹ dự phòng rủi ro của các NHTMNN đều thấp hơn số phải trích theo quy định của Ngân hàng Nhà nước). c. Hệ thống thông tin và công nghệ ngân hàng Trình độ công nghệ ngân hàng của các NHTMVN trong những năm vừa qua đã có sự phát triển vượt bậc, nhiều công nghệ hiện đại đã và đang được ứng dụng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM như máy rút tiền tự động, vấn tin tài khoản, thanh toán điện tử tuy nhiên trình độ công nghệ thông tin của NHTMVN còn kém xa so với các nước trong khu vực. Hạ tầng công nghệ nói chung và công nghệ thông tin nói riêng và viễn thông quốc gia còn nhiều bất cập, phân tán, nhỏ lẻ và thiếu đồng bộ. Tốc độ phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, cơ sở hạ tầng kỹ thuật thông tin-truyền thông còn yếu, dung lượng đường truyền thấp, giá thành đắt, chất lượng dịch vụ không ổn định chưa đáp ứng được yêu cầu
- - 54 - của công cuộc đổi mới toàn diện hoạt động ngân hàng cũng như yêu cầu về hội nhập với khu vực và quốc tế. Mức độ tự động hoá các giao dịch ngân hàng còn thấp, nhiều qui trình nghiệp vụ ngân hàng được xây dựng trên nền tảng xử lý thủ công hoặc cơ giới hoá chưa phù hợp với phương thức tự động hoá. Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin chủ yếu tập trung vào một số nghiệp vụ cơ bản. Khả năng kết nối mạng thanh toán cục bộ của các ngân hàng với mạng thanh toán quốc gia và giữa các mạng thanh toán cục bộ với nhau còn nhiều khó khăn do trình độ công nghệ thanh toán của các ngân hàng không đồng đều, mật độ cơ sở cung cấp dịch vụ ngân hàng còn mỏng và hạ tầng viễn thông quốc gia còn nhiều yếu kém. Hệ thống thông tin quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý kinh doanh và hoạch định chiến lược. Thực hiện chỉ thị 58/CT-TW ngày 17/10/2000 của Bộ chính trị về "đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá", trong giai đoạn từ 2001 đến nay, năng lực công nghệ của các NHTM Việt Nam đã được nâng lên đáng kể. Thành quả trước hết phải kể đến là việc hoàn thành giai đoạn I và bước đầu thực hiện giai đoạn II dự án "hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán" do WB tài trợ theo Hiệp định tín dụng phát triển. Dự án bao gồm việc xây dựng hệ thống thanh toán bù trừ điện tử và quyết toán liên ngân hàng do NHNN Việt Nam đảm nhiệm trong phạm vi 5 tỉnh, thành phố và 6 hệ thống thanh toán nội bộ và nghiệp vụ ngân hàng cốt lõi (Core banking) của 6 NHTM bao gồm ICB, VCB, Agribank, BIDV, Eximbank và NHTMCP Hàng hải. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (TTLNH) đã được đưa vào sử dụng từ tháng 5 năm 2002. Đến năm 2004, hệ thống đã thực hiện bình quân 5.625 món chuyển tiền/ngày, với giá trị tương ứng là 10.057 tỷ đồng. Theo thiết kế ban đầu, chỉ có 6 đơn vị thanh toán thuộc NHNN và 6 NHTM với gần 100 chi nhánh tham gia hệ thống. Nhưng tới cuối năm 2004, hệ thống
- - 55 - đã mở rộng cho 52 ngân hàng gồm 6 đơn vị thanh toán thuộc NHNN và 46 NHTM với gần 200 chi nhánh tham gia. So với thiết kế được duyệt, số ngân hàng tham gia hệ thống đã tăng gần 8 lần, số chi nhánh tăng gần 2 lần nhưng kinh phí đầu tư không đổi. Các hệ thống thanh toán hiện đại được NHNN và các NHTM triển khai rộng khắp trong toàn quốc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chuyển tiền được thực hiện gần như tức thời trong vài phút, thậm chí chỉ còn khoảng 10 giây, tiền đã về tài khoản của doanh nghiệp được thanh toán. Tương tự, các khoản tiền thanh toán cá nhân với nhau trong toàn quốc cũng được nhận tức thời, trong khi đó, thời gian này trước đây phải mất 2 - 3 ngày. Thông qua việc triển khai các tiểu dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán của các NHTM, 6 ngân hàng tham gia đã "xây dựng được một hệ thống thanh toán và hệ thống nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, tương đương với trình độ của các nước trong khu vực". Các ngân hàng này, trong phạm vi dự án đã xây dựng được một nền tảng công nghệ hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế theo tiêu chuẩn quốc tế. Về khía cạnh nghiệp vụ. Các ngân hàng đã xử lý được vấn đề tập trung hoá tài khoản và giải quyết được yêu cầu quản lý ngân hàng theo hướng tập trung, trực tuyến trong phạm vi các tỉnh thành phố được triển khai. Nhiều NHTMCP khác không trong dự án "Hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán" như ACB, Techcombank, EAB, MB, Sacombank cũng không đứng ngoài cuộc mà cũng đã tự tìm kiếm nguồn vốn, nguồn tài trợ và tự đầu tư các chương trình phần mềm vi tính và thiết bị tin học hiện đại, đáp ứng nhu cầu thanh toán dịch vụ của khách hàng. Những chương trình phần mềm này đều là những chương trình nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, đang được các nước tiên tiến có hệ thống ngân hàng phát triển như Thuỵ Sỹ, Đức, Pháp và được cải tiến cho phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam. Theo số liệu