Luận văn Tự do hoá thương mại của Singapore và những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Tự do hoá thương mại của Singapore và những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- luan_van_tu_do_hoa_thuong_mai_cua_singapore_va_nhung_bai_hoc.pdf
Nội dung text: Luận văn Tự do hoá thương mại của Singapore và những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG NGUYỄN THỊ NHƢ TRANG TỰ DO HOÁ THƢƠNG MẠI CỦA SINGAPORE VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP WTO Chuyên ngành: Thƣơng mại Mã số: 60.34.10 LUẬN VĂN THẠC SỸ THƢƠNG MẠI NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Quang Minh Hà Nội – 2008
- MỤC LỤC Danh mục viết tắt Danh mục bảng biểu MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỰ DO HOÁ THƢƠNG MẠI VÀ QUY ĐỊNH CỦA WTO VỀ TỰ DO HOÁ THƢƠNG MẠI 4 1.1. Khái niệm, nội dung và các phƣơng thức tự do hoá thƣơng mại 4 1.1.1. Khái niệm tự do hoá thương mại 4 1.1.2. Những nội dung chủ yếu của tự do hoá thương mại 4 1.1.2.1. Cắt giảm dần thuế quan 4 1.1.2.2. Giảm dần tiến tới loại bỏ hàng rào phi thuế quan 5 1.1.2.3. Đảm bảo cạnh tranh công bằng và không phân biệt đối xử 6 1.1.3. Các phương thức tự do hoá thương mại trên thế giới hiện nay . 7 1.1.3.1. Tự do hoá thương mại đơn phương 7 1.1.3.2. Tự do hoá thương mại khu vực và song phương 8 1.1.3.3. Tự do hoá thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO 9 1.1.4. Xu thế của tự do hoá thương mại hiện nay 10 1.1.4.1. Các rào cản thương mại truyền thống được giảm dần và dỡ bỏ nhưng xuất hiện những biện pháp bảo hộ mới tinh vi hơn 10 1.1.4.2. Tự do hoá thương mại trong khuôn khổ WTO là quan trọng nhất hiện nay 10 1.1.4.3. Xu hướng tự do hóa thương mại song phương và khu vực sẽ sôi động hơn 11 1.2. Tác động của tự do hoá thƣơng mại 12 1.2.1. Tác động tích cực .12 1.2.2. Tác động tiêu cực .14 1.3. Một số quy định của WTO về tự do hoá thƣơng mại 15 1.3.1. Thương mại tiến hành trên cơ sở không phân biệt đối xử 15 1.3.2. Cắt giảm và ràng buộc thuế quan 16 1.3.3. Loại bỏ các hạn chế định lượng, thuế hoá các biện pháp phi thuế 18
- 1.3.4. Minh bạch hoá hệ thống chính sách, luật pháp 24 1.3.5. Mở cửa thị trường dịch vụ 25 Chƣơng 2: CHÍNH SÁCH TỰ DO HOÁ THƢƠNG MẠI CỦA SINGAPORE 28 2.1. Tổng quan về những thành tựu thƣơng mại của Singapore 28 2.1.1. Thành tựu về thương mại hàng hoá 28 2.1.2. Thành tựu về thương mại dịch vụ 32 2.2. Chính sách tự do hoá thƣơng mại hàng hoá của Singapore . .33 2.2.1. Cơ chế quản lý hoạt động thương mại 33 2.2.2. Quy định về quyền tham gia hoạt động thương mại 35 2.2.3. Chính sách về thuế quan 35 2.2.4. Chính sách về phi thuế quan 38 2.3. Chính sách tự do hoá thƣơng mại dịch vụ của Singapore . 47 2.3.1. Các thoả thuận về tự do hoá thương mại dịch vụ 48 2.3.2. Chính sách trong từng lĩnh vực cụ thể 52 2.4. Một số bài học kinh nghiệm về tự do hoá thƣơng mại của Singapore .64 2.4.1. Xây dựng bộ máy quản lý và cơ chế điều hành hoạt động thương mại gọn nhẹ và thông thoáng . 64 2.4.2. Thực hiện chính sách tự do hoá thương mại kết hợp với bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước. . 67 2.4.3. Xây dựng hàng rào kỹ thuật đủ mạnh để bảo hộ sản xuất trong nước 68 2.4.4. Chính sách thúc đẩy xuất khẩu và chủ động mở rộng thị trường quốc tế thúc đẩy quan hệ thương mại 69 2.4.5. Tự do hoá trên lĩnh vực thương mại dịch vụ tiến hành theo từng bước 70
- Chƣơng 3: GIẢI PHÁP TỰ DO HOÁ THƢƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP WTO QUA KINH NGHIỆM CỦA SINGAPORE 73 3.1. Tổng quan về hoạt động thƣơng mại của Việt Nam những năm gần đây 73 3.1.1. Tổng quan về chính sách thương mại .73 3.1.2. Kết quả hoạt động thương mại của Việt Nam 77 3.2. Một số cam kết về tự do hoá thƣơng mại của Việt Nam trong WTO 80 3.2.1. Cam kết về thương mại hàng hoá 80 3.2.2. Cam kết về thương mại dịch vụ 83 3.3. Giải pháp tự do hoá thƣơng mại đối với Việt Nam qua kinh nghiệm của Singapore .85 3.3.1. Đối với thương mại hàng hoá 85 3.3.1.1. Tiếp tục đổi mới chính sách quản lý xuất nhập khẩu theo hướng tự do hóa . 85 3.3.1.2. Xử lý tốt mối quan hệ giữa bảo hộ và tự do hóa thương mại 91 3.3.1.3. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các quy định liên quan đến hoạt động thương mại một cách tương ứng với các định chế thương mại của WTO 92 3.3.1.4. Chủ động thúc đẩy quan hệ thương mại và mở rộng thị trường xuất khẩu 94 3.3.2. Đối với thương mại dịch vụ 96 3.3.2.1. Chủ động mở cửa thị trường dịch vụ 96 3.3.2.2. Duy trì bảo hộ hợp lý trong chính sách thương mại dịch vụ 97 3.3.2.3. Xây dựng chiến lược phát triển thương mại dịch vụ thống nhất 98 3.3.2.4. Ký kết các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) song phương có liên quan đến thương mại dịch vụ 99 KẾT LUẬN 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- Danh mục viết tắt Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt Agreement on Customs ACV Hiệp định Định giá Hải quan Valuation ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN AIA Framework Agreeemnt on the Hiệp định khung về Khu vực ASEAN Investment Area Đầu tư ASEAN APEC Asia Pacific Economic Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Cooperation Á-Thái Bình Dương ASEAN Association of South East Asian Hiệp hội các quốc gia Đông Nations Nam Á ASEM Asia - Europe Meeting Hội nghị hợp tác Á-Âu EDB Economic Development Board Uỷ ban phát triển kinh tế Singapore EFRPOS Electronic funds transfer at Dịch vụ chuyển tiền điện tử tại point of sale điểm bán EU European Union Liên minh Châu Âu FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do FTZ Free Trade Zone Khu vực mậu dịch tự do GATS General Agreement on Trade in Hiệp định chung về thương mại Services dịch vụ GATT General Agreement on Tariffs Hiệp định chung về thuế quan and Trade và mậu dịch GST Goods and Services Tax Thuế hàng hoá và dịch vụ HS Harmonized System Hệ thống Mô tả và Mã số Hàng hoá Hài hoà IMF International Monetary Fund Quĩ tiền tệ quốc tế
- MAS Monetary Authority of Ngân hàng trung ương Singapore Singapore MERCOSUR Mercado Comun del Sur Thị trường chung Nam Mỹ MFN Most Favoured Nation Tối huệ quốc NAFTA North American Free Trade Khu vực thương mại tự do Bắc Area Mỹ SPS Sanitary and Phytosanitary Các biện pháp vệ sinh động - Measures thực vật STDB The Singapore Trade Uỷ ban Phát triển Thương Mại Development Board Singapore TBT Technical Barriers to Trade Hàng rào kỹ thuật trong thương mại TPRB Trade Policy Review Body Uỷ ban đánh giá chính sách thương mại TRIPS Agreement on Trade-Related Hiệp định về các khía cạnh liên Aspects of Intellectual Property quan đến thương mại của quyền Rights sở hữu trí tuệ WB World Bank Ngân hàng thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
- Danh mục các bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1: Tình hình thương mại hàng hoá của Singapore từ 2000-2007 28 Bảng 2.2: Cơ cấu hàng hoá xuất, nhập khẩu của Singapore từ 2004-2007 30 Bảng 2.3. Thị trường xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá của Singapore 31 Bảng 2.4: Cơ cấu ngân hàng ở Singapore từ 2002-2007 55 Bảng 3.1: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2007 77 Bảng 3.2: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2007 79 Bảng 3.3: Cơ cấu thị trường nhập khẩu giai đoạn 2001-2007 80
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Singapore là một quốc đảo nhỏ bé ở Đông Nam Á và là thành viên của ASEAN, thường được ví như một mô hình kinh tế thành công. Mặc cho nền kinh tế nội địa nhỏ bé và thiếu các nguồn tài nguyên thiên nhiên, Singapore đã làm nên thành tựu như một trong những quốc gia thương mại hàng đầu thế giới, liên tục được xếp là một trong những điểm kinh doanh tốt nhất và nền kinh tế cạnh tranh nhất. Trong những nguyên nhân thành công của Singapore, chúng ta không thể không kể đến việc quốc đảo này đã theo đuổi một chính sách thương mại tự do và thông thoáng nhất trên thế giới. Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), do đó việc cải cách chính sách thương mại và chính sách kinh tế vĩ mô liên quan là yêu cầu cấp bách đối với Việt Nam nhằm thực hiện những cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng yêu cầu tự do hoá thương mại đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Trong tiến trình ấy, việc nghiên cứu kinh nghiệm tự do hoá thương mại của các nước, đặc biệt là của Singapore - một mô hình thành công, có ý nghĩa rất thiết thực đối với Việt Nam, cả về lý luận và thực tiễn. Do đó, tôi chọn đề tài “Tự do hoá thương mại của Singapore và những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO” làm đề tài luận văn thạc sỹ nhằm nghiên cứu quá trình tự do hoá thương mại ở Singapore, đúc kết một số bài học kinh nghiệm và đề ra giải pháp cho Việt Nam trong tiến trình hội nhập. 2. Tình hình nghiên cứu: Là nội dung chủ yếu của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế nên tự do hoá thương mại được nghiên cứu ở Việt Nam từ những năm 1990 khi Việt Nam mới mở cửa hội nhập. Cho đến nay, đã có một số đề tài nghiên cứu liên quan đến tự do hoá thương mại ở các nước ASEAN, các rào cản trong thương mại quốc tế, những cơ hội và thách thức của các nước khi gia nhập WTO, hoặc nghiên cứu về tự do hoá thương mại ở Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay chưa có luận văn thạc sỹ nào nghiên cứu kinh nghiệm tự do hoá thương mại của Singapore - một nước công
- 2 nghiệp mới ở ASEAN có nền kinh tế phát triển năng động hàng đầu châu Á với chính sách thương mại tự do và thông thoáng. Vì vậy đây là luận văn thạc sỹ đầu tiên nghiên cứu tổng thể kinh nghiệm tự do hoá thương mại của Singapore - cả về thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho tiến trình tự do hoá thương mại ở Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu: Từ việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về tự do hoá thương mại, những qui định của WTO về tự do hoá thương mại, nhất là nghiên cứu chính sách tự do hoá thương mại của Singapore, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục tiến trình tự do hoá thương mại của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của WTO. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Làm rõ về mặt lý luận những nội dung và xu thế của tự do hoá thương mại, đồng thời nghiên cứu những qui định của WTO về tự do hoá thương mại. - Phân tích thực tiễn chính sách tự do hoá thương mại của Singapore, rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quá trình tự do hoá thương mại của Singapore. - Đánh giá tổng quan hoạt động thương mại của Việt Nam, tìm hiểu những cam kết của Việt Nam về tự do hoá thương mại và đề ra những giải pháp tự do hoá thương mại của Việt Nam qua kinh nghiệm của Singapore. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các qui định trong chính sách thương mại của Singapore. Ngoài ra, đối tượng nghiên cứu của đề tài còn là những qui định về tự do hoá thương mại trong khuôn khổ của WTO; các cam kết về tự do hoá thương mại của Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu chính sách tự do hoá thương mại của Singapore trong lĩnh vực thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ kể từ năm 1999 đến nay.
- 3 6. Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: lý luận biện chứng, lý thuyết kinh tế học hiện đại để luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn; sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh kết hợp với bảng số liệu và biên dịch tài liệu của nước ngoài. 7. Kết cấu của luận văn: gồm 3 chương: - Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tự do hoá thương mại và quy định của WTO về tự do hoá thương mại - Chương 2: Chính sách tự do hoá thương mại của Singapore - Chương 3: Giải pháp tự do hoá thương mại của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO qua kinh nghiệm của Singapore Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sỹ Nguyễn Quang Minh - giảng viên trường Đại học Ngoại thương đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn, đồng thời xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ trông coi thư viện trường Đại học Ngoại thương, thư viện Quốc gia đã giúp đỡ tác giả tìm những tài liệu cần thiết để hoàn thành luận văn này.
- 4 Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỰ DO HOÁ THƢƠNG MẠI VÀ QUY ĐỊNH CỦA WTO VỀ TỰ DO HOÁ THƢƠNG MẠI 1.1. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG VÀ CÁC PHƢƠNG THỨC TỰ DO HOÁ THƢƠNG MẠI 1.1.1. Khái niệm tự do hoá thƣơng mại Tự do hoá thương mại là quá trình dỡ bỏ dần dần mọi rào cản đối với thương mại, bao gồm thuế quan và phi thuế quan, trước hết nhằm đạt được sự đối xử công bằng giữa hàng hoá và dịch vụ sản xuất trong nước với hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài, giữa các nhà sản xuất trong nước với những nhà sản xuất nước ngoài, và sau cùng là đạt được chế độ thương mại tự do. Theo định nghĩa trên, quá trình tự do hoá thương mại đòi hỏi nhà nước phải xoá bỏ các can thiệp của mình tới thương mại, tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hoá và dịch vụ trong một nước và giữa các nước với nhau. Hoạt động thương mại trước đây được hiểu là chỉ bao gồm các hoạt động liên quan đến trao đổi, mua bán hàng hoá. Tuy nhiên với sự phát triển của thương mại quốc tế, cách hiểu này đã trở nên quá hẹp. Trong hệ thống các hiệp định của WTO, thương mại bao gồm thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, lĩnh vực đầu tư liên quan đến thương mại và các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại. Tuy nhiên, thương mại hàng hoá và dịch vụ vẫn đóng vai trò quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong thương mại quốc tế. Chính vì vậy, luận văn xem xét thương mại với phạm vi bao gồm thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ. 1.1.2. Những nội dung chủ yếu của tự do hoá thƣơng mại 1.1.2.1. Cắt giảm dần thuế quan Rào cản thuế quan là loại rào cản phổ biến nhất và mang tính chất truyền thống trong thương mại quốc tế, được xác định và phân loại trên cơ sở các mức thuế áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và xuất khẩu như thuế phi tối huệ quốc,
- 5 thuế tối huệ quốc, thuế quan ưu đãi phổ cập, thuế quan áp dụng đối với khu vực thương mại tự do, thuế quan ưu đãi chuyên ngành Thuế quan được áp dụng trước hết là nhằm mục đích tăng nguồn thu ngân sách cho chính phủ, sau đó là vì những mục đích khác như ngăn chặn hàng nhập khẩu và bảo vệ hàng trong nước, trả đũa một quốc gia khác, bảo vệ một ngành sản xuất quan trọng hay còn non trẻ của nước mình. Hiện nay, do loại hàng rào thuế quan có bản chất mâu thuẫn với tiến trình tự do hoá thương mại, nên loại rào cản này có xu hướng ngày càng bị hạn chế trong quan hệ thương mại. Thuế quan là biện pháp bảo hộ cụ thể và mang tính định lượng rõ ràng nhất, do đó việc nhượng bộ trong đàm phán về cắt giảm thuế thường dễ dàng hơn so với việc thương lượng xoá bỏ các hình thức bảo hộ thương mại khác. Trên thực tế, thuế quan luôn chiếm vị trí quan trọng nhất trong đàm phán thương mại. Thông qua các vòng đàm phán, WTO luôn hướng mục tiêu cắt giảm thuế quan. Các nước thành viên không được phép tăng thuế lên trên mức trần đã cam kết trong biểu. Qua tám vòng đàm phán trong khuôn khổ GATT trước đây, đặc biệt là sau vòng Uruguay, thuế công nghiệp bình quân của các nước phát triển được giảm xuống 3,8%, các nước này cũng đồng ý cắt giảm 36% mức thuế công nghiệp. Riêng các nước đang phát triển đồng ý cắt giảm 24% thuế nông nghiệp. [2] 1.1.2.2. Giảm dần tiến tới loại bỏ hàng rào phi thuế quan Rào cản phi thuế quan bao gồm nhiều loại khác nhau, ví dụ: các biện pháp cấm; hạn ngạch về số lượng hoặc giá trị được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu trong một thời kỳ nhất định; giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu; thủ tục hải quan; hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT); các biện pháp vệ sinh động - thực vật (SPS); các quy định về thương mại dịch vụ, về sở hữu trí tuệ, bảo vệ môi trường; các quy định chuyên ngành về điều kiện sản xuất, thử nghiệm, lưu thông và phân phối các sản phẩm; các rào cản về văn hoá; các rào cản địa phương Do trình độ và mức độ hội nhập của các quốc gia là khác nhau, mục đích sử dụng các loại rào cản trong thương mại cũng khác nhau (mục đích chính trị, an
- 6 ninh quốc gia, bảo vệ việc làm, bảo vệ người tiêu dùng, khuyến khích lợi ích của quốc gia, để đáp lại các hành động thương mại không bình đẳng, để bảo vệ môi trường ) nên về cơ bản, các quốc gia vẫn sử dụng kết hợp cả hai loại rào cản trên. Tuy nhiên, mức độ sử dụng các loại rào cản này của các quốc gia là khác nhau và ngày càng linh hoạt, tinh vi hơn. Các loại rào cản có thể được áp dụng ở biên giới hay nội địa, có thể là biện pháp hành chính song cũng có thể là biện pháp kỹ thuật, là biện pháp bắt buộc phải thực hiện, hoặc có thể là những biện pháp tự nguyện. Trước đây, các rào cản thương mại chỉ giới hạn trong phạm vi của thương mại hàng hoá và chủ yếu là các biện pháp hành chính và thuế quan, thì hiện nay, nó đã phát triển ra cả lĩnh vực dịch vụ, thương mại đầu tư, sở hữu trí tuệ và ở mức độ đa quốc gia. Trong các biện pháp trên, hạn ngạch nhập khẩu là công cụ hạn chế thương mại nhiều nhất, bởi vì một sản phẩm dù đã được giảm thuế, thậm chí xuống mức 0% cũng khó có thể thâm nhập thị trường nếu nó chịu sự quản lý bằng hạn ngạch. Do đó, việc dỡ bỏ hạn ngạch cũng là một trong những nhiệm vụ đầu tiên trong quá trình tự do hoá thương mại. Việc nới lỏng các hàng rào phi thuế quan có thể được thực hiện theo hai cách phổ biến. Một là, chuyển từ việc áp dụng các biện pháp phi thuế quan sang áp dụng thuế quan ở mức bảo hộ tương đương. Hai là, xoá bỏ các biện pháp phi thuế quan mà không sử dụng thuế quan như công cụ bảo hộ thay thế. Việc xoá bỏ dần các rào cản phi thuế quan tuy rất phức tạp và khó khăn nhưng lại là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của tiến trình tự do hoá thương mại. 1.1.2.3. Đảm bảo cạnh tranh công bằng và không phân biệt đối xử Đảm bảo cạnh tranh công bằng và không phân biệt đối xử đòi hỏi các nước dành đãi ngộ cho hàng hóa, doanh nghiệp của các nước khác không được “thấp hơn” sự đãi ngộ mà hàng hóa và doanh nghiệp trong nước được hưởng. Cần xoá bỏ các biện pháp cạnh tranh không bình đẳng như: trợ cấp xuất khẩu, bán phá giá, cấp tín dụng xuất khẩu ưu đãi, Mục đích là đảm bảo hàng hóa nhập khẩu và hàng hoá trong nước, doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước có cùng vị trí cạnh tranh bình đẳng, không bị phân biệt đối xử. Bên cạnh đó, nguyên
- 7 tắc này cũng đòi hỏi các nước phải công khai và minh bạch hoá các chính sách, pháp luật về kinh tế và thương mại, thuận lợi hoá các thủ tục và quy định có liên quan đến giao dịch thương mại nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho hoạt động thương mại. 1.1.3. Các phƣơng thức tự do hoá thƣơng mại trên thế giới hiện nay Quá trình tự do hoá thương mại có thể được thực hiện thông qua các chương trình với các cấp độ và phạm vi khác nhau. Nó có thể được tiến hành một cách đơn phương, hoặc thông qua các chương trình cấp khu vực và đa phương. Có thể tiến hành tự do hoá thương mại một phần, nhưng cũng có thể tiến hành cải cách toàn diện chính sách thương mại. Các nước có thể tiến hành đồng thời các phương thức, nhưng cũng có thể tiến hành chúng một cách tuần tự, từ cấp thấp đến cấp độ cao hơn, từng phần hoặc toàn diện. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của một nước, các chính phủ có thể đưa ra những phương thức tự do hoá thương mại khác nhau với tốc độ và phạm vi phù hợp. 1.1.3.1. Tự do hoá thương mại đơn phương Tự do hoá thương mại đơn phương là việc các nước đơn phương loại bỏ các rào cản nhập khẩu mà không mong đợi các đối tác có hành động tương tự đáp lại. Tự do hoá đơn phương có thể mang lại những lợi ích đáng kể mà không cần phải đàm phán với các nước khác. Từ cuối những năm 1980, khi làn sóng tự do hoá kinh tế được tiến hành rộng khắp trên toàn thế giới và được kết hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình tự do hoá thương mại nói chung và tự do hoá thương mại ở các nước đang phát triển nói riêng, được mang những dấu ấn riêng, đặc trưng cho thời đại. Do đòi hỏi của quá trình phát triển kinh tế, các nước đang phát triển ngày nay đã chủ động tiến hành các chương trình tự do hoá thương mại đơn phương, tham gia vào các tổ chức kinh tế - thương mại khu vực và toàn cầu, làm cho làn sóng tự do hoá thương mại được phát triển rộng khắp. Nhiều chương trình tự do hoá thương mại đơn phương đã được tiến hành ở các nước Trung Mỹ, Trung Đông Âu và vùng Bantích, Nam Á và châu Phi. Các nước đang phát triển đã tham gia vào nhiều
- 8 chương trình tự do hoá thương mại khu vực, thông qua việc thành lập các khu mậu dịch tự do giữa họ với nhau và giữa họ với các nước phát triển. [3] 1.1.3.2. Tự do hoá thương mại khu vực và song phương Tự do hoá thương mại khu vực và song phương là cách thức tiến hành tự do hoá thương mại thông qua việc ký kết các hiệp định thương mại khu vực và song phương giữa các chính phủ, trong đó thoả thuận các quy định về cắt giảm rào cản thương mại và các cam kết có tính chất ưu đãi nhằm phát triển quan hệ thương mại giữa các nước trong khu vực hoặc giữa hai nước ký kết với nhau. Ngày nay, các nước thường tiến hành đồng thời các chương trình tự do hoá thương mại với các phương thức khác nhau. Do thế giới chưa sẵn sàng cho một chế độ thương mại tự do đa phương, nên các chương trình tự do hoá thương mại khu vực và song phương đang chiếm ưu thế, trong các chương trình đó, các nước không chỉ quan tâm đến việc dỡ bỏ các rào cản đối với thương mại, mà còn tiến hành những cải cách nhằm thuận lợi hoá thương mại. Đặc biệt là các chương trình thường được thiết kế nhằm đáp ứng những đòi hỏi của quá trình xây dựng hệ thống thương mại đa phương trong phạm vi WTO. Bên cạnh những biện pháp về giảm dần các rào cản thuế quan và phi thuế quan đối với thương mại, các nước tham gia còn đưa ra những cam kết về hài hoà hoá các thủ tục hải quan, các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như các vấn đề liên quan đến việc điều tiết chúng, đưa ra các quan điểm thống nhất về các hàng rào phi thuế quan, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm Tự do hoá thương mại thông qua ký kết các hiệp định thương mại song phương diễn ra phổ biến trong những năm gần đây, đây là phương thức có hiệu quả và có tính khả thi cao, bởi vì đặc trưng của phương thức này là 2 bên ký kết thoả hiệp định cùng nhau thoả thuận đưa ra các cam kết loại bỏ các rào cản thương mại trên cơ sở cân bằng lợi ích của cả hai phía, so với việc cân bằng quyền lợi của rất nhiều bên như trong trường hợp các thoả thuận khu vực và đa biên thì dễ thực hiện hơn rất nhiều.
- 9 Về phương thức tự do hoá thương mại khu vực, có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự nở rộ của các Hiệp định thương mại khu vực. Đó là: Một là, sự gần gũi về địa lý là nguyên nhân mang tính khách quan thúc đẩy các nước tham gia vào các Hiệp định thương mại khu vực. Họ cho rằng thông qua chúng, thương mại giữa các nước thành viên sẽ gia tăng, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của các nhà sản xuất địa phương muốn vươn ra thị trường thế giới. Hai là, thông qua việc ký kết Hiệp định thương mại khu vực, một số nước đã giảm bớt được những căng thẳng về chính trị giữa các nước thành viên. Ví dụ minh chứng cho kết luận này là trường hợp giữa Pháp và Đức trong EU, giữa Braxin và Áchentina trong MERCOSUR. Ba là, đáp ứng nhu cầu của các nước về một thể chế thương mại đa phương trong điều kiện các vòng đàm phán của GATT/WTO chưa đạt kết quả mong đợi. Bốn là, việc tham gia các hiệp định thương mại đa phương là bước thử nghiệm để các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, tham gia vào hệ thống tự do hoá thương mại toàn cầu. 1.1.3.3. Tự do hoá thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO Tự do hoá thương mại đa phương được thực hiện thông qua việc thực hiện các thỏa thuận GATT/WTO. Phương thức tự do hoá trong WTO này có nhiều lợi thế hơn so với các phương hướng tự do hoá thương mại nêu trên (đạt được tối đa số thành viên, tránh được những tình trạng phân biệt về mặt kinh tế giữa các đối tác thương mại). Hai nguyên tắc quan trọng nhất của WTO là chế độ tối huệ quốc trong thương mại (theo đó, hàng hoá nhập khẩu từ các nước thành viên không được đối xử kém thuận lợi hơn so với hàng hoá nhập khẩu từ bất kỳ nước thành viên thứ ba nào) và nguyên tắc đãi ngộ quốc gia, theo đó hàng hoá được nhập vào một nước bằng con đường hợp pháp không bị đối xử kém thuận lợi hơn so với sản phẩm nội địa tương tự. Hiện nay hệ thống WTO được coi là toàn diện nhất và đầy đủ nhất. Tính đến ngày 27/3/2008, đã có 151 nước và vùng lãnh thổ gia nhập WTO. Sự gia tăng nhanh chóng về số lượng thành viên và mức độ ảnh hưởng của WTO trong thương
- 10 mại quốc tế cho thấy tầm quan trọng của tự do hoá thương mại đa phương ngày càng lớn. 1.1.4. Xu thế của tự do hoá thƣơng mại hiện nay 1.1.4.1. Các rào cản thương mại truyền thống được giảm dần và dỡ bỏ nhưng xuất hiện những biện pháp bảo hộ mới tinh vi hơn Về nguyên tắc, quá trình tự do hóa thương mại tất yếu sẽ xóa bỏ thuế quan và các rào cản phi quan thuế truyền thống như hạn ngạch và giấy phép, dẫn đến một thị trường thế giới thống nhất thực sự. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là việc buôn bán giữa các quốc gia không còn một trở ngại nào mà trái lại vẫn sẽ tồn tại những rào cản phi thuế quan tinh vi hơn trong thương mại quốc tế. Hàng rào thuế quan ngày càng giảm thông qua những quy định của WTO và các tổ chức liên kết kinh tế quốc tế như ASEAN, AFTA, NAFTA Song khi những rào cản thương mại truyền đang được giảm mạnh, các rào cản phi thuế quan đối với sự di chuyển quốc tế hàng hóa được áp dụng ngày càng nhiều. Điều này bắt nguồn từ nguyên nhân cơ bản là các quốc gia thực hiện nhiều chính sách và quy định nội địa nhằm bảo vệ thị trường trong nước trước sự xâm nhập ồ ạt của hàng hóa nước ngoài nhập khẩu. Những quy định cụ thể về các biện pháp bảo hộ phi thuế quan của từng quốc gia vẫn còn hết sức phức tạp, gây tranh cãi và khó đi đến những thỏa thuận rõ ràng bởi các quốc gia có chủ quyền đều coi đây là những công cụ hữu hiệu để bảo hộ sản xuất trong nước trong bối cảnh tự do hóa thương mại được đẩy mạnh. 1.1.4.2. Tự do hoá thương mại trong khuôn khổ WTO là quan trọng nhất hiện nay Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được thành lập ngày 1/1/1995 trên cơ sở của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) với mục đích thúc đẩy thương mại quốc tế và giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu. Hiện nay, WTO có ba hiệp định quan trọng liên quan đến thương mại thế giới là: Hiệp định GATT về thương mại hàng hóa, Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) và Hiệp định về các Khía cạnh liên quan đến Thương mại của các quyền sở hữu trí
- 11 tuệ (TRIPS) . WTO là thể chế đa quốc gia thực sự duy nhất dựa trên những quy tắc được thỏa thuận về thương mại quốc tế. Khi thành lập vào năm 1948, tiền thân của WTO là GATT chỉ mới có 23 thành viên nhưng hiện nay 151 quốc gia/ 225 quốc gia trên toàn thế giới đang là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, chiếm khoảng 98% kim ngạch thương mại quốc tế. Phạm vi điều chỉnh của WTO ngày càng được mở rộng và gần như bao trùm hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế quốc tế quan trọng như lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp, v.v Hơn thế các tổ chức liên kết kinh tế quốc tế lớn trên thế giới như AFTA, NAFTA, EU đều vận dụng những nguyên tắc hoạt động của WTO làm nguyên tắc, tiêu chí hoạt động của mình. Đó là các nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử và đảm bảo các điều kiện đối với thương mại là ổn định, có thể dự báo trước và minh bạch. Có thể nói, việc tham gia vào WTO là cần thiết với các quốc gia mong muốn tham gia vào hội nhập và cạnh tranh quốc tế bình đẳng trong một thể chế thương mại lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, quá trình đàm phán gia nhập WTO là một quá trình lâu dài và ngày càng phức tạp với rất nhiều đòi hỏi về hạ thấp hàng rào thuế quan, mở cửa thị trường, minh bạch hoá, xây dựng và sửa đổi các chính sách về tài chính, thương mại, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn bảo hộ lao động 1.1.4.3. Xu hướng tự do hóa thương mại song phương và khu vực sẽ sôi động hơn Xu thế tự do hoá thương mại khu vực và song phương đang phát triển nhanh chóng. Đó là hệ quả của việc không tiến triển trong tiến trình tự do hoá thương mại đa phương. Theo thống kê của WTO, tính đến cuối năm 2002, có khoảng 250 FTA được ký kết và thông báo cho WTO, trong đó có khoảng 170 FTA vẫn còn hiệu lực. Còn khoảng 70 FTA nữa sẽ có hiệu lực nhưng chưa thông báo. Đến cuối năm 2005, có khoảng 300 FTA có hiệu lực trong thương mại. [19]
- 12 Sự thất bại của vòng đàm phán thương mại đa phương Doha tổ chức tại Hồng Kông vào tháng 12/2005 đã mở đường đẩy nhanh việc ký kết và thực hiện các hiệp định thương mại song phương và khu vực trên khắp các châu lục. Tại châu Á, khu vực thương mại tự do Trung Quốc – ASEAN đã có những bước khởi động tích cực. Hàn Quốc cũng đã ký kết FTA với ASEAN và Hiệp định này đã có hiệu lực từ tháng 6/2007. Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand cũng đang khẩn trương tiến hành đàm phán với ASEAN để thành lập AFTA. Các nước trong khu vực Châu Á cũng đã thảo luận để thành lập “Khối cộng đồng Đông Á” và dự kiến cho ra đời đồng tiền chung châu Á - đồng Acu. Ngoài ra các nước châu Á thực hiện ký kết các FTA với các nước và khu vực khác như Hiệp định tăng cường hợp tác buôn bán song phương Mỹ-ASEAN, Hiệp định tự do thương mại song phương Thái Lan-Australia, Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc-Chi lê, Hiệp định thương mại song phương Nhật Bản-Chi lê. Tại châu Mỹ, các cuộc tranh luận để hình thành một FTA toàn châu Mỹ vẫn đang diễn ra. 27 nước Mỹ La tinh và Caribe cùng với Mỹ và Canada đã thúc đẩy việc ấn định thời điểm để tiến hành các cuộc thương lượng cấp cao nhằm thành lập khu vực mậu dịch tự do Châu Mĩ (FTAA) gồm 34 thành viên. 1.2. TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HOÁ THƢƠNG MẠI Tự do hoá thương mại hiện đang là xu thế tất yếu khách quan, tác động mạnh mẽ tới tất cả các quốc gia, dân tộc, đến đời sống xã hội của cả cộng đồng nhân loại, cũng như cuộc sống của mỗi con người. Tự do hoá thương mại không chỉ tạo ra cho các nước những cơ hội cho sự phát triển nhất là về kinh tế - kỹ thuật và tạo ra khả năng giao lưu văn hóa, trí tuệ, chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, tự do hoá thương mại cũng có những ảnh hưởng tiêu cực tới mỗi quốc gia. 1.2.1. Tác động tích cực Tự do hoá thương mại giúp cho các nước tận dụng được nhiều cơ hội nhằm thúc đẩy nhanh hơn nữa sự phát triển kinh tế của nước mình.
- 13 - Thứ nhất, tự do hoá thương mại giúp cho các quốc gia tranh thủ được sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Có thể nói, sự phát triển của văn minh thế giới dựa chủ yếu vào sự chuyển giao công nghệ. Bất kỳ quốc gia nào, cho dù là quốc gia phát triển nhất, khi tách khỏi thế giới bên ngoài sẽ không có đủ năng lực để duy trì những tiến bộ khoa học kỹ thuật của mình. Do đó, cho dù xét từ góc độ áp dụng kỹ thuật mới hay nghiên cứu kỹ thuật mới, thì những tiến bộ khoa học kỹ thuật của các nước trên thế giới hiện nay đều tham gia vào quá trình tự do hoá thương mại. - Thứ hai, tự do hoá thương mại đem lại lợi ích rõ nét nhất là các nguồn lực trên thế giới sẽ được phân phối một cách hợp lý nhất. Ngày nay, chỉ khi các nguồn lực và thị trường toàn cầu được nhất thể hoá, khi đó bước phát triển kinh tế của các nước mới có thể thoát hẳn khỏi sự ràng buộc của các nguồn lực và thị trường. Tự do hoá thương mại đang đạt được những kết quả tối ưu cho sự phát triển kinh tế thế giới: sản xuất trong những điều kiện thuận lợi nhất, tiêu thụ trên những thị trường thuận lợi nhất. - Thứ ba, tự do hoá thương mại làm tăng tính cạnh tranh quốc tế, và tất nhiên nó sẽ kéo theo cuộc chiến đào thải lẫn nhau giữa các quốc gia và các doanh nghiệp. Trên góc độ nào đó, sự đào thải này tạo ra sức ép buộc các quốc gia và các doanh nghiệp phải nâng cao sức cạnh tranh của mình nhằm tồn tại và phát triển. - Thứ tư, tự do hoá thương mại sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu, làm tăng hiệu quả kinh tế nói chung, kết quả là thúc đẩy tăng trưởng nhanh hơn và tác động tích cực tạo việc làm mới. Tuy nhiên, trước đó thất nghiệp do quá trình điều chỉnh sẽ tăng lên, đặc biệt ở các nước có mức độ tự do di chuyển lao động thấp và mức lương kém linh hoạt. Đối với các doanh nghiệp, tự do hoá thương mại tạo ra cho các doanh nghiệp khả năng tối đa tận dụng được những địa điểm kinh doanh và những nguồn lực có lợi nhất. Tự do hoá thương mại thúc đẩy phân công lao động quốc tế và sự chuyển dịch các ngành nghề kinh doanh, chúng thúc đẩy sự lưu thông mạnh mẽ của các yếu tố sản xuất. Tất cả các điều này sẽ giúp các quốc gia bổ sung được sự
- 14 thiếu hụt về vốn, kỹ thuật và các yếu tố sản xuất khác, tận dụng miễn phí mọi ưu thế của nước đi sau và thực hiện phát triển ngành nghề, tiến bộ kỹ thuật, đổi mới phương pháp quản lý và phát triển kinh tế. Đối với người tiêu dùng, nhờ có tự do hoá thương mại, trên thị trường mới có nhiều sản phẩm mới, đa dạng về chủng loại, giá cả và chất lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Vì vậy, người tiêu dùng có nhiều cơ hội tiếp cận và lựa chọn sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mình. 1.2.2. Tác động tiêu cực - Thứ nhất, tự do hoá thương mại làm tăng khả năng biến động của nền kinh tế trong nước. Xuất phát từ sự gia tăng ràng buộc giữa các nền kinh tế, sự ổn định kinh tế của các quốc gia không những được quyết định bởi các nhân tố trong nước mà còn chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các nhân tố quốc tế. Cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của các trao đổi quốc tế, ảnh hưởng của tình hình mậu dịch xuất nhập khẩu và tình hình thu chi quốc tế ngày càng gia tăng đến tình hình vận hành của kinh tế quốc dân. Những biến động kinh tế trên thị trường thế giới sẽ ảnh hưởng đến các quốc gia. - Thứ hai, tự do hoá thương mại gây ra những tác động nhất định đối với các ngành nghề và thị trường ở các quốc gia. Song song với một lượng lớn sản phẩm nhập khẩu, các ngành nghề trong nước sẽ phải chịu những sức ép của cạnh tranh nước ngoài. Cùng với sự tham gia vào tổ chức WTO, các quốc gia sẽ phải mở cửa hơn nữa thị trường của nước mình, sức ép cạnh tranh đối với các sản phẩm nội địa sẽ gia tăng mạnh mẽ hơn. - Thứ ba, tự do hoá thương mại có thể gây ra những nguy cơ về tài chính trong nước. Tự do hoá thương mại bao giờ cũng đi đôi với tự do hoá tài chính, tốc độ lưu thông vốn quốc tế được gia tăng nhanh chóng. Nguồn vốn quốc tế ngắn hạn sẽ gia tăng và chiếm tỷ trọng quan trọng và có sự bất ổn cao, tạo ra các nguy cơ cho thị trường tài chính các quốc gia. - Thứ tư, tự do hoá thương mại gây ra một sức ép rất lớn đối với công cuộc cải cách kinh tế của các quốc gia, nhất là các quốc gia phát triển theo định hướng
- 15 xã hội chủ nghĩa. Tự do hoá thương mại bắt buộc các quốc gia phải tuân theo các quy tắc hoạt động quốc tế. Kinh nghiệm của nhiều nước, trước hết là của Trung Quốc đã chỉ ra rằng tích cực tham dự vào quá trình tự do hoá thương mại là sự lựa chọn sáng suốt. Tận dụng lợi ích và tránh tác hại là nguyên tắc cơ bản của mỗi quốc gia khi tham gia vào quá trình tự do hoá thương mại. Nói tóm lại, tự do hóa thương mại là một đặc điểm khách quan. Về mặt lý thuyết, những lợi ích của tự do hóa thương mại mang lại cho các quốc gia là không thể phủ nhận được. Nhưng trong thực tế thì không phải quốc gia nào cũng nhận được lợi ích từ việc tự do hóa thương mại, thậm chí còn gặp nhiều bất lợi nhiều hơn so với không tham gia vào tự do hóa thương mại. Vì vậy, các nước cần phải cân nhắc kỹ về việc đàm phán và thực hiện tự do hóa thương mại đa phương và song phương, cải cách chính sách phù hợp với điều kiện của nền kinh tế quốc dân hiện có và không trái với các Hiệp định tự do hóa thương mại đã được ký kết, đồng thời biết cách tận dụng tối đa các điều kiện tự do hóa thương mại mang lại. 1.3. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA WTO VỀ TỰ DO HOÁ THƢƠNG MẠI 1.3.1. Thƣơng mại tiến hành trên cơ sở không phân biệt đối xử Theo quy định của WTO không một nước nào được có sự phân biệt đối xử giữa các đối tác của mình (nghĩa là phải dành cho họ sự đổi xử công bằng thông qua quy chế “đãi ngộ tối huệ quốc” hay còn gọi là quy chế MFN) cũng như không được phân biệt đối xử giữa các hàng hoá, dịch vụ nước mình với hàng hoá và dịch vụ nước ngoài (nghĩa là phải dành cho họ quy chế “đãi ngộ quốc gia”) - Quy chế tối huệ quốc (MFN) yêu cầu mỗi thành viên phải đối xử với các thành viên khác một cách công bằng, như những đối tác thương mại “ưu tiên nhất”. Nếu một nước dành cho một đối tác thương mại của mình một số ưu đãi thì nước đó phải đối xử tương tự như vậy với tất cả các thành viên còn lại của WTO. Đây là một nguyên tắc quan trọng được quy định ngay tại điều đầu tiên của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại, hiệp định đóng vai trò điều tiết thương mại hàng hoá. Đây cũng là điều khoản ưu tiên của các hiệp định quan trọng của WTO cho dù mỗi hiệp định sử dụng những thuật ngữ khác nhau: Điều 2
- 16 của Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS), Điều 4 của Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS). Ba hiệp định đồng thời chi phối ba lĩnh vực thương mại chính mà WTO can thiệp. - Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia yêu cầu các thành viên phải đối xử bình đẳng giữa sản phẩm nhập khẩu từ các thành viên khác với sản phẩm nội địa. Hàng nhập khẩu và hàng nội địa phải được đối xử bình đẳng ngay khi đã thâm nhập vào thị trường. Nguyên tắc này cũng được áp dụng đối với lĩnh vực dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ có liên quan đến thương mại. Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia cũng được thể hiện trong cả ba hiệp định chính của WTO. 1.3.2. Cắt giảm và ràng buộc thuế quan Theo quy định của WTO thì các quốc gia thành viên chỉ được phép bảo hộ nền sản xuất và thị trường trong nước thông qua hình thức thuế và phải chấm dứt các biện pháp bảo hộ khác. Chính phủ các nước tham gia WTO cũng phải cam kết thuế hoá các biện pháp không mang tính hình thức và không đưa thêm các hình thức mới ngoài khuôn khổ GATT. 1.3.2.1. Cắt giảm thuế quan Theo quy định của WTO, việc thu thuế xuất nhập khẩu phải được tiến hành trên cơ sở tối huệ quốc (MFN). Nếu một nước dành cho một đối tác thương mại của mình một số ưu đãi thì nước đó phải đối xử tương tự như vậy đối với tất cả các thành viên còn lại của WTO [14, tr.27]. Nhờ đó mà kết quả giảm thuế quan ở các vòng đàm phán đem lại lợi ích cho tất cả các thành viên của WTO. Mọi kết quả giảm thuế đều được ghi vào biểu thuế và các nước không được phép bỏ mức giảm thuế đã ghi vào biểu thuế. Kết quả quan trọng nhất của vòng đàm phán Urugoay chính là 22.500 trang danh mục giảm cam kết của các nước đối với một số loại hàng hoá và dịch vụ cụ thể, nhất là cam kết giảm thuế và “xác định mức thuế trần” đối với nhập khẩu hàng hoá. Trong một số trường hợp, thuế quan được giảm xuống bằng 0. Đồng thời có thêm rất nhiều mức thuế “trần” tức là những mức thuế đã được cam kết tại WTO mà các nước khó có thể nâng trở lại. Các nước phát triển chấp thuận giảm từng
- 17 bước phần lớn thuế quan trong vòng năm năm kể từ ngày 1-1-1995. Kết quả là thuế nhập khẩu đối với sản phẩm công nghiệp của các nước này đã giảm 40%, từ trung bình 6,3% xuống còn 3,8%. Và giá trị các sản phẩm công nghiệp được nhập vào các nước phát triển mà không phải chịu thuế tăng mạnh, từ mức 20% lên tới 44%. Ngày 26/3/1997, 40 nước, chiếm hơn 92% giá trị buôn bán toàn cầu các sản phẩm công nghệ thông tin, đã thoả thuận giảm thuế nhập khẩu và các loại thuế khác đánh vào các sản phẩm. Mỗi nước tham gia thoả thuận sẽ áp dụng cam kết của mình đối với hàng hoá nhập khẩu của các thành viên WTO (phù hợp các nguyên tắc tối huệ quốc), ngay cả với những nước thành viên chưa đưa ra cam kết. 1.3.2.2. Ràng buộc về thuế quan Sau khi những cam kết về giảm thuế và các miễn giảm khác được đưa ra thì các nước này không được đánh thuế đối với những sản phẩm được liệt kê trong biểu thuế vượt quá mức thuế suất quy định. Sự cam kết được đảm bảo đó được gọi là ràng buộc về thuế quan, theo đó, thuế suất cam kết được gọi là ràng buộc về thuế quan. Đối với những mặt hàng có cam kết ràng buộc thuế quan, mức độ ràng buộc có thể gồm ba loại: - Thực hiện ràng buộc ở mức thấp hơn mức thuế suất đang áp dụng, hay chính là cam kết không tăng vượt quá mức đã xác định tức là mức thuế “trần”. Nhìn chung các nước công nghiệp phát triển ràng buộc thuế quan theo cách này. Điều này thể hiện rõ ý chí giảm thuế của họ. Đối với các cam kết ràng buộc thấp hơn mức thuế suất đang áp dụng, các nước sẽ phải đưa ra những cam kết cụ thể về thời gian đạt được mức giảm đó. - Thực hiện ràng buộc ở mức thuế bằng mức thuế đang áp dụng. - Thực hiện ràng buộc ở mức độ cao hơn mức độ thuế đang áp dụng, như vậy sau này vẫn có thể tăng thuế trong phạm vi mức độ ràng buộc này (Trong trường hợp mức thuế cam kết ràng buộc cao hơn mức thuế đang áp dụng thì được gọi là ràng buộc trần). Nhìn chung các nước đang phát triển chủ yếu nhằm tạo ra
- 18 sự an toàn về mặt pháp lý khi xuất khẩu vào thị trường của họ hơn là tăng cường mở cửa thị trường. 1.3.3. Loại bỏ các hạn chế định lƣợng, thuế hoá các biện pháp phi thuế 1.3.3.1. Hạn ngạch Điều 11 - GATT/1994 quy định các nước thành viên không được phép áp dụng các biện pháp hạn ngạch. Đây là một biện pháp dùng để hạn chế số lượng hoặc giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu. Việc quy định hạn ngạch làm cản trở tự do lưu thông hàng hoá trên thị trường thế giới và hoàn toàn không có lợi cho xã hội. Vì vậy, WTO quy định ngoài thuế và các phụ phí khác ra, các nước thành viên không được đặt hạn ngạch để hạn chế nhập khẩu sản phẩm từ lãnh thổ của các nước thành viên khác, hoặc xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu sang các nước thành viên khác. Tuy vậy, WTO cũng vẫn cho phép sử dụng hạn ngạch trong một số trường hợp ngoại lệ: - Đảm bảo an ninh lương thực. - Áp dụng biện pháp hạn ngạch (cấm hoặc hạn chế xuất nhập khẩu) để thực thi các tiêu chuẩn hay quy chế về phân loại (classification), phân cấp (grading) hay tiếp thị các sản phẩm trong thương mại quốc tế. - Triển khai các biện pháp của Chính phủ được áp dụng đối với nông sản. - Bảo vệ tình hình tài chính đối ngoại và cán cân thanh toán. Ngoài ra, WTO còn quy định các ngoại tệ chung cũng được áp dụng cho việc hạn chế số lượng hàng hoá xuất khẩu khi chính phủ thấy cần thiết để bảo vệ đạo đức xã hội, cần thiết để bảo vệ con người và động thực vật, liên quan đến xuất nhập khẩu vàng và bạc, cần thiết để bảo vệ tài sản quốc gia về nghệ thuật, lịch sử hay khảo cổ, cần thiết để bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên khan hiếm với điều kiện là các biện pháp này phải thực hiện kèm theo việc hạn chế sản xuất hay tiêu dùng nội địa liên quan đến chúng. Ngoài các quy định chung về hạn ngạch như trên, đối với các sản phẩm nông nghiệp có thể áp dụng một hình thức hạn ngạch đặc biệt gọi là Hạn ngạch
- 19 thuế quan (Tariff-rate quota - TRQ) (quy định tại điều IV Hiệp định nông nghiệp của WTO). Theo Hiệp định Nông nghiệp, các thành viên không được áp dụng biện pháp phi thuế đối với nông sản. Thuế quan đánh vào các sản phẩm nông nghiệp hiện đều ở mức thuế “trần”. Hầu hết các biện pháp hạn chế nhập khẩu khác như hạn ngạch, đều được chuyển thành thuế suất. Đây còn được gọi là quá trình “thuế hoá”, giúp nâng cao rõ rệt khả năng dự báo đối với các thị trường sản phẩm nông nghiệp. Trước kia, hơn 30% sản phẩm nông nghiệp phải chịu hạn chế định lượng hoặc các biện pháp hạn chế nhập khẩu khác. Tất cả các biện pháp phi thuế cần phải được thuế hoá. Thông thường với mức thuế hoá tại vòng Urugoay thì mức thuế nhập khẩu nông sản hầu như không đáng kể. Tuy nhiên, để đảm bảo một mức độ mở cửa thị trường nhất định, WTO cho phép áp dụng biện pháp TRQ. Hạn ngạch có thể tính bằng mức chênh lệch giữa tiêu dùng và sản xuất trong nước. Việc quản lý TRQ tuy khó khăn nhưng sẽ đáp ứng được việc người tiêu dùng muốn sử dụng hàng nhập khẩu giá rẻ, đồng thời cũng vẫn bảo vệ được người sản xuất trong nước. 1.3.3.2. Giấy phép nhập khẩu Trong WTO có hẳn một Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu. Mặc dù hiện nay giấy phép nhập khẩu ít sử dụng hơn so với trước đây, nhưng các cơ chế giấy phép nhập khẩu vẫn được luật lệ của WTO điều chỉnh. Hiệp định này quy định: “Cấp phép nhập khẩu được hiểu là các thủ tục hành chính được sử dụng để thực hiện chế độ cấp phép nhập khẩu, yêu cầu phải nộp đơn xin nhập khẩu hoặc các loại giấy tờ khác (không liên quan đến mục đích hải quan) cho các cơ quan hành chính thích hợp như là điều kiện tiên quyết để được phép nhập khẩu”. Hiệp định về các thủ tục cấp phép nhập khẩu quy định rằng cơ chế này phải đơn giản, rõ ràng và minh bạch. Ví dụ hiệp định quy định rằng chính phủ các nước phải công bố thông tin đầy đủ để người kinh doanh có thể biết vì sao cần xin giấy phép và xin như thế nào. Các thủ tục xin cấp phép phải đơn giản hoá. Người xin cấp phép chỉ phải làm thủ tục với một cơ quan hành chính duy nhất. Trong trường hợp bắt buộc phải gặp nhiều cơ quan hành chính thì cũng không được yêu cầu
- 20 người xin cấp phép tới gặp quá ba cơ quan. Các thành viên của WTO phải đảm bảo rằng những thủ tục hành chính để thực hiện chế độ cấp phép nhập khẩu không được bóp méo thương mại do việc áp dụng không thích hợp các thủ tục đó. Các quy định đối với thủ tục cấp phép nhập khấu phải được áp dụng trung lập và được quản lý theo một cách thức công bằng và hợp lý. WTO cũng quy định rằng mọi thông tin và quy định liên quan đến thủ tục nộp đơn xin giấy phép nhập khẩu như tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu, cơ quan tiếp nhận, danh mục hàng hoá phải được công bố sao cho Chính phủ các nước và các nhà kinh doanh có thể nắm bắt được. Nếu điều kiện cho phép, các thành viên phải thông báo công khai các thông tin trên trong thời hạn 21 ngày trước khi các quy định về yêu cầu có hiệu lực, tuy nhiên trong mọi trường hợp không được muộn hơn ngày có hiệu lực. Tất cả các trường hợp ngoại lệ hoặc thay đổi quy định liên quan đến thủ tục cấp phép nhập khẩu hay danh mục các mặt hàng phải được công bố theo cách thức và trong cùng thời hạn nói trên. Các nước thành viên WTO cũng không được phép từ chối đơn xin cấp phép chỉ vì những lỗi nhỏ về tài liệu mà không làm thay đổi những số liệu cơ bản thể hiện trên tài liệu đó. Đồng thời, cũng không được từ chối hàng nhập khẩu đã được cấp phép chỉ vì có sự khác biệt nhỏ về giá trị, số lượng hay trọng lượng so với con số ghi tên giấy phép do sự chênh lệch phát sinh trong quá trình giao hàng, do tính chất của việc bốc hàng rời và những khác biệt nhỏ khác phù hợp với thực tiễn thương mại thông thường. 1.3.3.3. Quy định về trợ cấp Trong thương mại thế giới, buôn bán công bằng và cạnh tranh lành mạnh là điều kiện quan trọng để thúc đẩy tự do hoá thương mại, góp phần bảo đảm sự ổn định và minh bạch trong thương mại. Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO định nghĩa về trợ cấp là: “Trợ cấp xảy ra khi một số lợi ích được chuyển giao nhờ có sự hỗ trợ của Chính phủ cũng như một số tổ chức công cộng, như chuyển giao trực tiếp các khoản tiền hay bảo lãnh tín dụng; bỏ qua các khoản tiền lẽ ra phải thu cho ngân sách nhà nước như ưu đãi về thuế”
- 21 - Trợ cấp bị cấm: Các biện pháp trợ cấp xuất khẩu và các biện pháp trợ cấp để sản xuất ra những sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu là các biện pháp bị WTO đặc biệt cấm. Nếu một nước thành viên nào bị phát hiện đang áp dụng các loại trợ cấp này sẽ phải loại bỏ ngay lập tức. Trong trường hợp nước thành viên đó không thực hiện được yêu cầu này của WTO, thì Uỷ ban giải quyết tranh chấp của WTO sẽ cho phép các nước thành viên bị thiệt hại áp dụng biện pháp trả đũa. - Trợ cấp có thể đối kháng: Các nước thành viên của WTO sẽ không được áp dụng một trong các loại trợ cấp sau : + Trợ cấp được xác định rõ là đã gây tổn hại nghiêm trọng cho nền công nghiệp nội địa của một nước; vô hiệu hoá hoặc tước mất lợi ích mà nước đó vẫn thu được, đặc biệt là lợi ích từ chế độ nhân nhượng thuế quan. + Trợ cấp gây tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích của nước thứ ba là thành viên của WTO. Nếu một thành viên của WTO chứng minh được là một trong các nước thành viên khác đang áp dụng trợ cấp dẫn đến thiệt hại, suy giảm hay gây tổn hại nghiêm trọng tới một ngành sản xuất của mình thì thành viên này được quyền khiếu nại lên cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO. Nếu điều khiếu nại được xác định là đúng thì nước thành viên đang áp dụng trợ cấp phải rút bỏ ngay trợ cấp, hoặc thực hiện ngay những biện pháp thích hợp để loại trừ tác động có hại của việc trợ cấp tới các thành viên khác. Nếu không, cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ cho phép các nước thành viên chịu tác động xấu của biện pháp trợ cấp được áp dụng biện pháp đối kháng. - Trợ cấp không đối kháng: Trợ cấp không thể đối kháng là trợ cấp nhằm hỗ trợ cho các hoạt động liên quan đến nghiên cứu; trợ giúp cho các vùng khó khăn trên lãnh thổ của một nước thành viên; hỗ trợ nhằm xúc tiến nâng cấp những phương tiện hạ tầng hiện có chưa phù hợp với yêu cầu mới về môi trường. Nếu một thành viên của WTO chứng minh được trợ cấp loại này đã dẫn tới những thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất của nước mình thì sẽ có quyền khiếu nại lên WTO. Nếu Uỷ ban về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO xác định
- 22 khiếu nại trên là đúng, thì nước thành viên đang áp dụng trợ cấp sẽ được yêu cầu điều chỉnh các biện pháp trợ cấp, để tránh tác động xấu tới các thành viên khác. Ngoài các yêu cầu loại bỏ các biện pháp trợ cấp nói chung, đối với các nước đang phát triển, WTO cũng dành cho họ những đãi ngộ riêng, theo đó: - Các thành viên chậm phát triển nhất và các thành viên đang phát triển có thu nhập bình quân trên đầu người dưới 1.000 USD/năm được phép duy trì trợ cấp xuất khẩu với hàng công nghiệp. - Các thành viên chậm phát triển nhất được phép áp dụng trợ cấp cho sản xuất thay thế hàng nhập khẩu trong thời gian là 8 năm, các nước thành viên đang phát triển được phép áp dụng trợ cấp này trong vòng 5 năm kể từ ngày Hiệp định của WTO có hiệu lực. 1.3.3.4. Quy định về bán phá giá Bán phá giá là một trong những biện pháp giành giật thị trường mà các đối thủ cạnh tranh nước ngoài thường áp dụng trong thương mại quốc tế. Vì vậy quy định trước đây của GATT có điều khoản hạn chế đối với việc bán phá giá ra thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, với sự mở rộng của quan hệ thương mại, điều khoản này không còn đủ bao quát các vấn đề mới nảy sinh. Do đó, Hiệp định chống bán phá giá được thông qua tại Vòng đàm phán Urugoay đã đi thẳng vào những hoạt động thương mại không lành mạnh của các công ty và các Chính phủ. Theo quy định của WTO: Phá giá nghĩa là sản phẩm được đưa ra bán ở một nước thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm ấy, và một sản phẩm bị xem là phá giá nếu giá xuất của sản phẩm ấy thấp hơn giá của sản phẩm tương tự được tiêu thụ ở thị trường nội địa trong điều kiện bán bình thường. Trường hợp ở thị trường nội địa không có sản phẩm tương tự như thế thì Hiệp định quy định: có thể đem sản phẩm ấy so sánh với sản phẩm xuất sang một thị trường thứ ba hoặc so sánh với giá bán hình thành dựa trên cơ sở giá thành sản phẩm cộng với một khoản chi phí hợp lý cho việc quản lý, chi cho nghĩa vụ bán hàng, cho các chi phí khác và lãi kinh doanh.
- 23 Theo quy định của WTO, việc đánh thuế chống bán phá giá phải dựa trên cơ sở không phân biệt đối xử, mức thuế không vượt quá mức phá giá. Tuy nhiên, việc áp dụng thuế chống phá giá sẽ phải kết thúc trong vòng 5 năm kể từ ngày đánh thuế, trừ trường hợp các nhà chức trách xác định được rằng cần phải tiếp tục tránh gây tổn hại cho ngành sản xuất trong nước. 1.3.3.5. Quy định về tự vệ trong thương mại hàng hoá Trong thương mại, tự vệ có nghĩa là một nước có thể hạn chế nhập khẩu trong những trường hợp khẩn cấp, khi lượng hàng hoá nhập khẩu tăng đột biến, gây ra hoặc đe doạ gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp nội địa sản xuất ra các sản phẩm tương tự hoặc các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp. Các biện pháp tự vệ sẽ được áp dụng đối với một sản phẩm nhập khẩu bất kể từ nguồn nào. WTO cho phép các nước thành viên được áp dụng các biện pháp tự vệ chỉ ở mức độ cần thiết để ngăn chặn hoặc khắc phục những tổn hại nghiêm trọng và tạo điều kiện thuận lợi điều chỉnh ngành công nghiệp có liên quan. Nếu các nước thành viên sử dụng biện pháp hạn chế số lượng thì không được giảm khối lượng hàng nhập khẩu xuống thấp hơn mức nhập khẩu trung bình trong 3 năm gần đây, trừ khi chứng minh được rõ ràng rằng mức hạn chế thấp hơn đó là cần thiết để ngăn cản hay khắc phục những thiệt hại rất nghiêm trọng đang diễn ra. Các thành viên sẽ chỉ áp dụng các biện pháp tự vệ trong khoảng thời gian cần thiết để ngăn chặn hoặc khắc phục những tổn hại nghiêm trọng và tạo điều kiện điều chỉnh. Thời gian này không được vượt quá 4 năm. Mặc dù vậy, WTO cũng nới rộng trong trường hợp đặc biệt cho phép thời hạn có thể kéo dài tới 8 năm tuỳ thuộc vào sự đánh giá của các nhà chức trách có thẩm quyền, nếu việc kéo dài là cần thiết nhằm tiếp tục bảo vệ hay điều chỉnh những tổn thất. Đối với các nước đang phát triển, WTO cũng dành những ưu đãi trong vấn đề tự vệ. Ở một chừng mực nào đó, xuất khẩu của các nước đang phát triển không phải chịu ảnh hưởng của các biện pháp tự vệ. Cụ thể là một nước nhập khẩu chỉ có thể sử dụng biện pháp tự vệ đối với hàng hoá của một nước đang phát triển nếu nước đang phát triển cung cấp 3% khối lượng nhập khẩu của mặt hàng đó hoặc
- 24 một nhóm nước đang phát triển cùng nhau chiếm tới hơn 9% tổng khối lượng hàng nhập khẩu của mặt hàng đó (mặc dù mỗi nước chiếm ít hơn 3% khối lượng hàng nhập khẩu) 1.3.3.6. Định giá hải quan Định giá Hải quan là việc hải quan của một nước xác định giá trị của một lượng hàng hoá nhập khẩu vào thị trường nước mình. Hiệp định Định giá Hải quan (Agreement on Customs Valuation, viết tắt là ACV) là một bộ phận trong chính sách thương mại hàng hoá của WTO, trong đó quy định các nguyên tắc và phương pháp xác định giá trị của hàng hoá nhập khẩu, quy định quyền, nghĩa vụ hải quan và nhà nhập khẩu. Mục đích của Hiệp định Định giá Hải quan là nhằm đảm bảo việc xác định giá trị hàng hoá nhập khẩu một cách khách quan và công bằng nhằm phát huy tác động tích cực các ràng buộc thuế đạt được trong các vòng đàm phán của GATT/WTO. Theo quy định của ACV, tiêu chuẩn chính để tính giá trị hàng hoá nhập khẩu là căn cứ vào giá trị giao dịch (transaction value), đó chính là giá trị hàng hoá được ghi trên hợp đồng, hoá đơn. Tuy nhiên, giá trị giao dịch không chỉ là giá ghi trên hợp đồng mà còn có thể bao gồm một số chi phí khác như: Chi phí bao bì đóng gói, container; Phí bản quyền giấy phép; Chi phí vận tải, bảo hiểm và những chi phí liên quan khác để chuyên chở hàng hoá đến nơi nhập khẩu nếu giá cả tính là CIF; khoản tiền mà người bán có được do bán lại hoặc sử dụng hàng nhập khẩu. 1.3.4. Minh bạch hoá hệ thống chính sách, luật pháp Đây là một nguyên tắc cốt yếu trong hệ thống thương mại đa phương. Nguyên tắc về tính minh bạch được nêu rõ tại điều khoản X của GATT và điều khoản III của GATS, theo đó chính phủ các nước thành viên phải xuất bản ngay tất cả các luật, quy định, các quyết định pháp lý và quyết định hành chính về việc áp dụng chung có liên quan đến thương mại, quản lý tất cả các biện pháp đó một cách thống nhất, hợp lý và không thiên vị; phải cung cấp cho các cơ quan pháp lý độc lập các thủ tục về rà soát lại và sửa đổi các hoạt động hành chính có liên quan,
- 25 đồng thời công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, các báo chí trong cả nước và thông báo chính thức với WTO để các quan chức WTO xem xét. Ngoài ra, nhiều điều khoản liên quan đến tính minh bạch trong các hiệp định của WTO yêu cầu các thành viên phải thông báo kịp thời cho Ban thư ký của WTO về những biện pháp thương mại mới hay đã thay đổi. Ví dụ như Hiệp định về chống bán phá giá, Hiệp định về trợ cấp và biện pháp trợ cấp, Hiệp định về cấp giấy phép nhập khấu mới hoặc Hiệp định về thu mua của chính phủ mới đều phải báo cáo chi tiết với các uỷ ban có liên quan của WTO để xem xét. Chính sách minh bạch sẽ khuyến khích đầu tư và tạo việc làm; người tiêu dùng cũng tận dụng nhiều lợi thế nhờ tự do cạnh tranh, nghĩa là họ có thêm nhiều cơ hội lựa chọn và được hưởng một mức giá thấp. Tính minh bạch rõ ràng của pháp luật trong nước (theo luật định hay trong thực tiễn) là đòi hỏi cốt yếu không thể thiếu của một môi trường kinh doanh ổn định và đầu tư có thể dự đoán được. Chỉ môi trường kinh doanh như vậy mới khuyến khích được thương mại, dịch vụ và nhất là đầu tư phát triển, tạo công ăn việc làm. Do vậy, WTO luôn chú trọng đến việc nâng cao tính minh bạch và sự hiểu biết về chính sách và thực tiễn thương mại của các thành viên, khuyến khích họ tuân thủ chặt chẽ các quy định, nguyên tắc của WTO và đòi hỏi họ thực hiện nghiêm ngặt các cam kết họ đã ký kết. Đại hội đồng WTO đã thành lập một uỷ ban để quản lý hoạt động này - đó là Uỷ ban đánh giá chính sách thương mại (TPRB). 1.3.5. Mở cửa thị trƣờng dịch vụ Dịch vụ không được định nghĩa trong WTO mà WTO chỉ phân loại dịch vụ theo từng phân ngành cụ thể và qua các phương thức cung cấp dịch vụ. Theo phân loại của WTO, dịch vụ được chia thành 11 ngành chính, mỗi ngành chính lại phân chia thành nhiều phân ngành nhỏ, tổng số gồm 155 phân ngành. Việc phân loại này được quy định trong tài liệu MTN.GNS/W/120 của WTO. Các ngành dịch vụ chính gồm: dịch vụ kinh doanh, dịch vụ thông tin, dịch vụ xây dựng, dịch vụ phân phối, dịch vụ giáo dục, dịch vụ môi trường, dịch vụ tài chính, dịch vụ y tế, dịch vụ du lịch, dịch vụ văn hoá giải trí và dịch vụ vận tải.
- 26 Ở nhiều nước, các sáng kiến về tự do hoá và phân cấp lúc đầu né tránh các ngành dịch vụ, phản ánh hoạt động độc quyền công cộng được bảo vệ lâu nay (chẳng hạn như ngành viễn thông cơ bản, bảo hiểm, vận tải đường sắt, ) và quan điểm truyền thống cho rằng dịch vụ ít có khả năng trao đổi và vận chuyển được, và vì thế ít phải chịu tự do hoá hơn so với hàng hoá. Tuy nhiên, quan điểm này phải thay đổi do những biến chuyển trong quản lý và kỹ thuật (như công nghệ thông tin) và sự cắt giảm đi kèm theo đó đối với rào cản cả về công nghệ và chính sách đối với cạnh tranh và thương mại. Tại vòng đàm phán Uruguay (kết thúc năm 1994), với sự ra đời của Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS), các thành viên đã đưa dịch vụ vào như một vị trí chủ đạo trong hệ thống thể chế đa phương (trước đó các nước chỉ đàm phán tự do hoá trong lĩnh vực hàng hoá). Mục đích chính của GATS là tạo ra một khuôn khổ pháp lý cho tự do hoá thương mại dịch vụ. Hiệp định GATS là tập hợp đầu tiên và duy nhất những quy định đa biên điều chỉnh thương mại dịch vụ thế giới. Hiệp định được soạn thảo trong bối cảnh ngành dịch vụ đạt mức tăng trưởng nhanh chóng trong vòng 30 năm qua và đang có thêm nhiều tiềm năng phát triển nhờ cuộc cách mạng thông tin. Các nguyên tắc về tự do hoá thương mại dịch vụ theo qui định của GATS: + Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN): nếu một nước mở cửa một lĩnh vực cho cạnh tranh nước ngoài thì nước đó sẽ phải dành cơ hội đồng đều cho các nhà cung ứng dịch vụ của tất cả các nước thành viên WTO. (Nguyên tắc này được áp dụng ngay cả khi một nước không đưa ra cam kết cụ thể nào về mở cửa thị trường của mình cho các công ty nước ngoài trong khuôn khổ WTO). + Các cam kết mở cửa thị trường và đãi ngộ quốc gia: Cam kết của các nước về mở cửa thị trường nội địa – và mức độ mở cửa – trong các lĩnh vực cụ thể chính là kết quả của các cuộc đàm phán. Các cam kết này được liệt kê lại trong các “danh mục” các ngành sẽ được mở cửa, mức độ mở cửa đối với mỗi ngành (những hạn chế đối với sự tham gia của đối tác nước ngoài được nêu rõ nếu cần) và các
- 27 hạn chế có thể có đối với nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (tức khi một số ưu đãi được dành cho các công ty trong nước nhưng không dành cho các công ty nước ngoài). Những cam kết này được qui định rõ ràng và được “ràng buộc”: cũng giống như các mức thuế quan “trần” trong thương mại hàng hoá, các cam kết trong thương mại dịch vụ chỉ có thể được thay đổi sau khi đã thương lượng với các nước liên quan. Do rất khó bị phá vỡ, các cam kết này chính là sự đảm bảo đối với điều kiện hoạt động của các nhà xuất khẩu nước ngoài, các nhà nhập khẩu trong nước cũng như các nhà đầu tư trong lĩnh vực này. + Tính minh bạch: Theo GATS, các chính phủ phải công bố tất cả các luật, quy định xác đáng và thiết lập các điểm thông tin trong các cơ quan hành chính của mình. Từ các điểm thông tin này, các công ty và chính phủ nước ngoài có thể lấy thông tin liên quan đến các qui định điều chỉnh ngành dịch vụ này hay ngành dịch vụ khác. Các nước thành viên cũng phải thông báo cho WTO tất cả những thay đổi về qui định điều chỉnh các ngành dịch vụ là đối tượng của các cam kết cụ thể. Hiện nay, tại vòng đàm phán Doha, các nước cũng đang cố gắng thúc đẩy hơn nữa tiến trình tự do hoá thương mại dịch vụ.
- 28 Chƣơng 2 CHÍNH SÁCH TỰ DO HOÁ THƢƠNG MẠI CỦA SINGAPORE 2.1. TỔNG QUAN VỀ NHỮNG THÀNH TỰU THƢƠNG MẠI CỦA SINGAPORE 2.1.1. Thành tựu về thƣơng mại hàng hoá 2.1.1.1. Về tăng trưởng và kim ngạch thương mại hàng hoá Chính sách mở cửa thương mại và đầu tư của Singapore đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Singapore. Từ năm 1999, thương mại hàng hoá và dịch vụ đã chiếm trung bình khoảng 360% GDP. Từ năm 2000 đến 2002, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Singapore giảm sút do sự suy giảm của mặt hàng điện tử trên toàn thế giới, mà mặt hàng điện tử chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu của Singapore. Từ 2003 đến 2007, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Singapore đã tăng trưởng trở lại với tốc độ khả quan. Bảng 2.1: Tình hình thƣơng mại hàng hoá của Singapore từ 2000-2007 Đơn vị: tỷ USD 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Kim ngạch XNK 193,0 182,9 180,3 195,9 393,1 447,3 506,6 529,1 - Kim ngạch XK 100,8 97,1 97,2 108,0 209,8 239,1 269,8 281,6 - Kim ngạch NK 92,2 85,8 83,1 87,9 183,3 208,3 236,8 247,5 % biến động, - -6,0 -2,0 8,0 21,9 13,8 13,2 4,5 trong đó: - Kim ngạch XK - -4,0 0 11,0 20,5 14,0 12,8 4,4 - Kim ngạch NK - -7,0 -4,0 5,0 23,6 13,6 13,7 4,5 Nguồn: Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore, Economic Survey of Singapore, các năm 2003 đến 2007 [31] Xuất nhập khẩu hàng hoá của Singapore mang lại nguồn thu lớn, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, hiện nay Singapore trở thành trung tâm xuất khẩu và trung chuyển hàng hoá khu vực và thế giới. Trước năm 1997, thương mại
- 29 hàng hoá của Singapore tăng trưởng ổn định, xuất nhập khẩu hàng hoá luôn tăng qua các năm từ 1980 đến 1990, tăng trưởng xuất khẩu trung bình năm đạt 12,1%, nhập khẩu đạt 8,8%; giai đoạn 1990 đến 1996 lần lượt là 1,3% và 1,0%. Tuy nhiên, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997, kim ngạch thương mại hàng hoá của Singapore bị giảm sút năm 1998, sau khi tăng trưởng ổn định từ năm 1995 đến 1997. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á tác động mạnh mẽ đến các đối tác thương mại chính của Singapore như Nhật Bản, các nước ASEAN, khiến cho tổng lượng cầu trong khu vực giảm đi đáng kể. Sau đó, nhờ các chính sách thương mại và kinh tế linh hoạt, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Singapore đã nhanh chóng hồi phục, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Theo báo cáo của WTO, năm 2006 Singapore là nước xuất khẩu hàng hoá lớn thứ 14 trên thế giới, chiếm thị phần 2,2% và là nước nhập khẩu hàng hoá lớn thứ 15 trên thế giới, chiếm thị phần 1,9%. [26, tr.28] Singapore luôn đạt thặng dư thương mại khá cao và tăng đều qua các năm. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu tuy có bị giảm sút, thậm chí bị âm năm 2001 do khủng hoảng khủng bố ở Mỹ và sự suy giảm theo chu kỳ của kinh tế toàn cầu, nhưng từ năm 2003 đến nay đã hồi phục mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng trung bình tổng kim ngạch thương mại hàng hoá đạt 10,8% trong đó tốc độ tăng trưởng xuất khẩu là 11,4%, nhập khẩu 10%. 2.1.1.2. Về cơ cấu thương mại hàng hoá Singapore xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm chế tạo, chiếm tới khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu, trong đó máy móc thiết bị là các sản phẩm xuất khẩu chính, chiếm tới 60% kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, tỷ trọng sản phẩm chế tạo có xu hướng giảm trong những năm gần đây - mỗi năm giảm 2%, đến năm 2007 chỉ chiếm 66% kim ngạch xuất khẩu do tỷ trọng máy móc thiết bị giảm chỉ còn 54% kim ngạch xuất khẩu. Xu hướng sụt giảm này xuất phát từ nguyên nhân là cầu về hàng điện tử trên thế giới đang đi xuống.
- 30 Bảng 2.2: Cơ cấu hàng hoá xuất, nhập khẩu của Singapore từ 2004-2007 Đơn vị: tỷ USD Năm 2004 2005 2006 2007 Hàng hóa XK NK XK NK XK NK XK NK SP nhiên liệu 25,89 27,27 35,88 36,97 44,09 46,65 49,83 52,11 Luơng thực 2,32 4,00 2,42 4,18 2,50 4,25 2,74 4,85 Bia rượu và 1,19 1,24 1,28 1,37 1,43 1,45 1,71 1,66 thuốc lá Nguyên liệu 1,33 1,25 1,41 1,37 1,75 1,64 1,81 1,78 thô Dầu động 0,30 0,33 0,26 0,30 0,29 0,32 0,34 0,42 thực vật Hoá chất 24,34 11,50 27,26 12,96 30,67 14,18 34,76 14,95 Sản phẩm 152,38 135,54 167,83 148,47 185,00 164,38 186,68 167,72 chế tạo Sản phẩm 2,00 2,20 2,74 2,64 3,99 3,96 3,77 4,00 khác Tổng 209,75 183,33 239,08 208,25 269,72 236,83 281,63 247,48 Nguồn: Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore, Economic Survey of Singapore, các năm 2006 và 2007 [31] Trong kim ngạch xuất khẩu, thương mại tái xuất khẩu hàng hoá chiếm tới hơn 40% kim ngạch, các sản phẩm tái xuất chủ yếu cũng là các sản phẩm chế tạo. Đối với nhập khẩu, sản phẩm chế tạo cũng chiếm tới khoảng 70% tổng lượng hàng hoá nhập khẩu, giảm so với mức 83,2% của năm 1999. Cũng giống như xuất khẩu, các sản phẩm chế tạo nhập khẩu chủ yếu là máy móc và thiết bị (chiếm hơn 50% kim ngạch nhập khẩu), nhập khẩu nhiên liệu cũng chiếm tỷ lệ đáng kể (chiếm 21% kim ngạch nhập khẩu năm 2007). 2.1.1.3. Về thị trường thương mại hàng hoá Thị trường xuất nhập khẩu hàng hoá truyền thống của Singapore là Mỹ, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu, các nước ASEAN. Hiện nay, nước này đang mở rộng hoạt động trên các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, . Năm
- 31 2007, thị trường xuất khẩu sản phẩm lớn nhất của Singapore là Malaysia, chiếm tỷ trọng 13%, tiếp đến là Liên Minh Châu Âu và Mỹ đều chiếm 12%. Bảng 2.3. Thị trƣờng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá của Singapore Đơn vị: tỷ USD Năm 2004 2005 2006 2007 Thị trƣờng XK NK XK NK XK NK XK NK Châu Mỹ 28,63 24,25 30,24 27,29 34,26 33,41 34,21 34,63 Hoa Kỳ 23,44 21,61 24,39 24,24 26,77 29,67 24,68 30,41 Châu Âu 28,90 27,15 30,48 28,44 32,20 30,93 32,19 35,50 EU 27,35 23,48 28,77 24,48 30,12 27,19 30,11 30,80 Châu Úc 9,63 2,80 12,31 3,43 14,08 4,10 14,59 3,46 Australia 6,98 2,43 8,78 3,03 10,11 3,71 10,52 2,98 Châu Phi 2.43 1.23 2.99 1.28 3.88 1.19 4.35 1.14 Châu Á 140,18 127,90 163,08 147,81 185,31 167,19 196,28 172,76 Trung Quốc 16,23 17,10 20,57 21,36 26,29 26,99 27,22 30,08 Hồng Kông 18,63 3,86 22,41 4,38 27,09 4,07 29,47 3,63 Indonesia 20,09 10,28 23,01 10,88 24,69 14,64 27,70 13,79 Malaysia 28,79 26,38 31,64 28,46 35,23 30,93 36,31 32,38 Nhật Bản 12,21 20,17 13,04 20,02 14,74 19,78 13,52 20,26 Tổng 209,75 183,33 239,08 208,25 269,72 236,83 281,63 247,48 Nguồn: Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore, Economic Survey of Singapore, các năm 2006 và 2007 [31] Sự phụ thuộc xuất khẩu của Singapore vào các thị trường truyền thống đều giảm dần kể từ năm 1999, một phần là do xuất khẩu sản phẩm nội địa của nước này vào Trung Quốc và các nước Châu Á khác đang tăng lên. Các nước Châu Á là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Singapore, chiếm 69% kim ngạch xuất khẩu năm 2007. Các nước khu vực Đông Nam Á chiếm 31% xuất khẩu sản phẩm nội địa của Singapore năm 2007, tăng lên từ 19,6% năm 1999. Cũng kể từ năm 1999, Trung Quốc ngày càng trở thành đối tác thương mại lớn của Singapore trong lĩnh vực hàng hoá xuất khẩu cũng như là nguồn của hàng hoá nhập khẩu. Nguồn nhập khẩu
- 32 hàng hoá năm 2007 bao gồm chủ yếu từ Liên Minh Châu Âu (14%), Malaysia (chiếm 13%), Mỹ (12%) và Trung Quốc (12%). 2.1.2. Thành tựu về thƣơng mại dịch vụ 2.1.2.1. Về cơ cấu thương mại dịch vụ Singapore chia thương mại dịch vụ theo 7 ngành, đó là: bán buôn và bán lẻ, giao thông vận tải, nhà hàng khách sạn, thông tin liên lạc, dịch vụ tài chính, dịch vụ kinh doanh và các ngành dịch vụ khác. Thương mại dịch vụ quốc tế có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế Singapore. Các dịch vụ truyền thống đem lại nguồn lợi lớn cho đất nước này là vận tải và du lịch, tuy nhiên trong bối cảnh toàn cầu hoá và sự nổi lên của nền kinh tế tri thức, các dịch vụ như dịch vụ tài chính, quản trị kinh doanh, kỹ thuật ngày càng trở nên quan trọng trong thương mại dịch vụ quốc tế của nước này. Xuất khẩu dịch vụ của Singapore vẫn giữ mức tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm, trong năm 2006 tốc độ tăng là 10% và đạt kim ngạch 61 tỷ đô la Mỹ. Tuy nhiên tốc độ này có giảm sút so với 11,6% của năm 2005. Đóng góp chủ yếu và tăng trưởng xuất khẩu dịch vụ của Singapore là các ngành: giao thông vận tải, du lịch và dịch vụ tài chính. Nhập khẩu dịch vụ tăng 9,3% năm 2006, đạt kim ngạch 101,2 tỷ đô la Singapore. Những ngành đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng nhập khẩu dịch vụ là: giao thông vận tải và dịch vụ quản trị kinh doanh. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ của Singapore năm 2006 chiếm 91,3% GDP, tăng mạnh mẽ so với mức 62,2% năm 2000. Điều này phản ánh vai trò ngày càng quan trọng của dịch vụ trong nền kinh tế của Singapore. Theo báo cáo của WTO, năm 2006 Singapore là nước xuất khẩu dịch vụ lớn thứ 16 trên thế giới với thị phần 2,1% và là nước nhập khẩu lớn thứ 14 trên thế giới với thị phần 2,3%. [26, tr.30] 2.1.2.2. Về thị trường thương mại dịch vụ Châu Á, EU và Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu dịch vụ chính của Singapore và cũng là những nhà cung cấp dịch vụ lớn nhất của nước này. Những nước này cũng là ba đối tác thương mại dịch vụ truyền thống của Singapore. Năm
- 33 2006, xuất khẩu dịch vụ của Singapore sang châu Á chiếm 50,8%, sang EU chiếm 18,5% và sang Mỹ chiếm 14,5% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ. Về nhập khẩu dịch vụ, năm 2006 Châu Á chiếm tỷ trọng 32,7%, EU chiếm 27,9% và Mỹ chiếm 24,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu dịch vụ của Singapore. 2.2. CHÍNH SÁCH TỰ DO HOÁ THƢƠNG MẠI HÀNG HOÁ CỦA SINGAPORE Ngay sau khi tách ra khỏi Liên Bang Malaysia năm 1965, Singapore đã chủ trương thực hiện chính sách tự do hoá thương mại. Xuất phát điểm là một nước nghèo tài nguyên, đất đai hạn chế nhưng lại có một vị trí địa lý thuận lợi, luôn chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu và tạo điều kiện thuận lợi cho nhập khẩu, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Hiện nay, Singapore được đánh giá là một trong những nước có chính sách thương mại tự do nhất thế giới. Nước này đang theo đuổi chính sách thương mại thế chân vạc: thương mại đa biên, thương mại khu vực và thương mại song phương. Singapore luôn luôn ủng hộ hệ thống thương mại đa biên và cũng tham gia vào các tổ chức thương mại khu vực như ASEAN, ASEM, và APEC. Tuy nhiên kể từ năm 2000, nước này lại tăng cường theo đuổi ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTAs) song phương bởi họ tin tưởng rằng các hiệp định thương mại tự do sẽ đóng vai trò mạnh mẽ đối với quá trình tự do hoá thương mại và đầu tư toàn cầu. Với niềm tin này, tất cả những hiệp định thương mại tự do của Singapore được coi là bước đệm cho tự do hoá thương mại đa biên mạnh mẽ hơn.[23] 2.2.1. Cơ chế quản lý hoạt động thƣơng mại Sự phụ thuộc của Singapore vào thương mại quốc tế có ảnh hưởng quan trọng đến mục tiêu và định hướng của chính sách thương mại: đó là chính sách hướng ra bên ngoài, bảo vệ lợi ích thương mại của mình bằng cách xây dựng một môi trường thương mại quốc tế thông thoáng và tự do. Các cơ quan Nhà nước tham gia vào việc xây dựng và thực thi chính sách thương mại. Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore (MTI) chịu trách nhiệm
- 34 toàn bộ việc thành lập và thực thi chính sách thương mại. Tuy nhiên, kể từ năm 2000, có sự thay đổi chính trong khung chính sách thương mại, đó là tái cơ cấu Uỷ ban Phát triển Thương Mại Singapore (STDB - thành lập năm 1983 nhằm thúc đẩy thương mại nước này) chuyển thành Doanh Nghiệp quốc tế Singapore (IE Singapore) vào ngày 12/4/2002. Trong khi nhiệm vụ của STDB là thúc đẩy và tạo điều kiện cho phát triển thương mại, thì mục tiêu của IE Singapore là giúp đỡ các công ty tại Singapore tăng trưởng và vươn ra toàn cầu thành công. Chức năng của Uỷ ban Phát Triển Kinh tế (EDB), trực thuộc Bộ Thương mại và Phát triển, vẫn không thay đổi, vẫn chịu trách nhiệm lập kế hoạch và thực thi các chiến lược thúc đẩy dịch vụ và phát triển công nghiệp. Uỷ ban Tiêu chuẩn và Năng suất Singapore, phụ trách tăng tính cạnh tranh trong công nghiệp, thành lập và thực thi các tiêu chuẩn, giờ đây chuyển thành Uỷ ban Tiêu chuẩn, Năng suất và Đổi mới. Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore cũng chịu trách nhiệm liên kết phối hợp với các bộ ngành khác trong việc thực thi các chính sách thương mại. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm thi hành quản lý thuế hải quan và thuế tiêu thụ đặc biệt thông qua việc giám sát Cục Hải quan và Thuế. Bộ Phát triển Quốc gia trong đó có Phòng Sản xuất Cơ bản chuyên cấp phép và thực hiện các cuộc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và sinh học cho các sản phẩm nông nghiệp và thức ăn được nhập khẩu và xuất khẩu; và các bộ khác và các uỷ ban khác chịu trách nhiệm quản lý giám sát quá trình thực thi chính sách đối với các ngành dịch vụ. Singapore thường xuyên cố vấn cho giới doanh nghiệp thông qua các cuộc gặp mặt giữa Bộ Thương Mại và Công nghiệp (MTI) và Phòng Thương Mại Singapore và Liên minh Công Nghiệp Singapore. Thêm vào đó, dưới đề xuất của Chính phủ năm 1998, Liên đoàn Kinh doanh Singapore (Singapore Business Federation) được thành lập theo Luật Liên đoàn Kinh doanh Singapore, 2001 (Singapore Business Federation Act), đại diện cho các công ty lớn nhất ở Singapore. Vai trò của Liên minh này là liên lạc với Chính phủ về những vấn đề các thành viên vướng mắc, đồng thời nó còn hợp tác với các cơ quan như Hội đồng Tiền lương Quốc gia, và Hiệp hội Người tiêu dùng Singapore.
- 35 Các uỷ ban quốc gia như Uỷ ban Rà soát kinh tế, được thành lập liên tục để kiểm tra những vụ việc cụ thể. Các uỷ ban thường bao gồm đại diện của các bộ và các hội đồng được thành lập theo luật, nhưng họ cố vấn cho những doanh nghiệp khu vực tư nhân. Các luật thương mại chính là pháp chế thương mại cao nhất của Singapore đó là Quy định Luật Hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu (the Regulation of Imports and Exports Act), bao gồm các quy định về vệ sinh an toàn sức khoẻ của hàng hoá nhập khẩu và xuất khẩu hoặc tuân theo các hiệp định quốc tế. Bên cạnh đó, Luật Hải quan quy định các vấn đề liên quan đến thuế hải quan, thuế tiêu thụ đặc biệt và bao gồm tất cả các mức thuế suất ưu đãi theo các hiệp định thương mại tự do khu vực hoặc song phương mà Singapore đã ký kết tham gia. Các biện pháp khuyến khích đầu tư của Singapore được thể hiện trong Luật Khuyến khích mở rộng kinh tế (the Economie Expansion Incentives Act) và Luật Thuế thu nhập (Income Tax Act). 2.2.2. Quy định về quyền tham gia hoạt động thƣơng mại Singapore là thị trường hoàn toàn tự do, tự do kinh doanh, sản xuất, tự do kinh doanh xuất nhập khẩu, tự do đầu tư lưu thông vốn, lưu chuyển ngoại hối. Singapore khuyến khích các công ty nước ngoài đến làm ăn, đầu tư vốn, kỹ thuật vào các ngành sản xuất, kinh doanh với kỹ thuật tiên tiến, mang lại giá trị gia tăng cao. Dành ưu đãi các công ty nước ngoài có vốn đầu tư từ 200 triệu đô la Singapore trở lên được hưởng mức thuế doanh thu 10% (mức chung là 25,5%) trong 10 năm; hoặc công ty đạt doanh số xuất nhập khẩu 200 triệu đô la Singapore/năm, gọi là International Trader (cho một số mặt hàng khuyến khích, chủ yếu là hàng nông sản) được hưởng mức thuế doanh thu 10% trong năm đó. 2.2.3. Chính sách về thuế quan 2.2.3.1. Đối với hàng hoá nhập khẩu - Thuế quan ràng buộc: Thuế quan ràng buộc của Singapore nằm trong danh mục của Hệ thống hài hoà Mô tả và Mã hoá hàng hoá 1996. Nước này đã cam kết thực hiện kết quả của Vòng Đàm phán Uruguay tới 69% dòng thuế quan, và 1,55% số dòng thuế đã được cam kết thực hiện từng phần. Thuế suất ràng buộc trung bình
- 36 của Singapore đối với các sản phẩm công nghiệp, tính trên cơ sở tỷ trọng thương mại đã giảm từ 12,4% năm 1996 xuống còn 5,1%. Đối với các mặt hàng nông nghiệp, Singapore cam kết 100% dòng thuế quan theo Vòng Đàm phán Uruguay, còn các sản phẩm phi nông nghiệp, tỷ lệ này là 63,8% trong đó có mặt hàng xăng dầu. Khoảng 98,7% thuế quan ràng buộc của nước này dựa vào thuế theo giá trị. Đối với các sản phẩm khoáng sản, giầy dép, đá quý, máy móc giao thông, vũ khí đạn dược, tác phẩm nghệ thuật thì không có hoặc rất ít các cam kết ràng buộc thuế quan. Các dòng thuế cam kết ràng buộc từng phần chủ yếu là đối với các sản phẩm da và thuộc da, đá quý, máy móc, và các dụng cụ chính xác. Trong suốt thời kỳ khủng hoảng kinh tế châu Á, Singapore vẫn không hề tăng thuế quan, bất chấp phạm vi cho phép nước này tăng mức thuế suất hiện thời là khá lớn. Ngược lại, chính phủ Singapore đã dỡ bỏ thuế quan đánh vào sản phẩm động cơ điêzen tốc độ cao vào năm 1998. Năm 1999, thuế suất ràng buộc trung bình của Singapore là 9,7%, năm 2000 tỷ lệ này giảm còn 9,0%, năm 2003 còn 7,5% và đến năm 2005 chỉ 6,9%. Từ năm 1995 đến 1998, Singapore đã giảm phần trăm số dòng thuế liên quan đến cấm nhập khẩu (từ 0,7% xuống 0,5%) và liên quan đến giấy phép nhập khẩu tự động và không tự động (từ 19,7% xuống 19,2%). [27], [29], [30] - Biểu thuế quan thuế tốí huệ quốc (MFN tariffs): Thuế quan thuế tối huệ quốc áp dụng hiện nay ở Singapore dựa vào danh mục của HS2002. Nó bao gồm 10.689 dòng thuế ở mức số HS-8. Trước năm 1999, có 93% số dòng thuế tối huệ quốc mà Singapore áp dụng là miễn thuế. Tuy nhiên đến năm 1999, tỷ lệ này đã tăng lên thành 99,9%. Từ năm 1999 đến nay, Singapore không thay đổi thuế quan MFN áp dụng - đó là thuế suất bằng 0, trừ 6 mặt hàng phải chịu thuế bao gồm: rượu bia đen, rượu bia đóng lon chai, rượu samsoo ngâm thuốc và không ngâm thuốc, tất cả đều có mức thuế quan cụ thể tuân theo mức thuế suất theo giá trị. Singapore thực hiện mức thuế cố định đối với các sản phẩm bia rượu vì chúng dễ quản lý và có thể đảm bảo việc thu thuế dễ dàng do không phụ thuộc vào dao động giá cả và có thể ngăn ngừa được sự gian lận thuế.
- 37 Về hạn ngạch thuế quan, Singapore không áp dụng bất kỳ một hạn ngạch thuế quan hay thuế biến đổi nào. - Thuế quan ưu đãi: theo các hiệp định ưu đãi thuế quan mà nước này đã ký với các đối tác thương mại gần đây (ví dụ hiệp định thương mại tự do với Australia, Hiệp hội Mậu dịch tự do Châu Âu (EFTA), Nhật Bản, New Zealand, Mỹ, Jordan, Ấn Độ, Hàn Quốc, Panama, hiệp định chung với 3 nước: Thuỵ Sỹ, Na Uy, và New Zealand), Singapore đã dỡ bỏ tất cả hàng rào thuế quan đối với hàng hoá nhập khẩu từ các nước này. Đồng thời, theo cam kết đối với Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), hàng rào thuế quan đối với hàng hoá nhập khẩu từ Thái Lan và Philippines cũng bị dỡ bỏ từ tháng 1 năm 2001. - Miễn giảm thuế: miễn thuế hàng nhập khẩu được cấp do một số lý do và mục đích sử dụng cuối cùng. Hàng hoá được nhập khẩu tạm thời và sẽ được tái xuất trong vòng 3 tháng và hàng tạm xuất và sau đó được tái nhập trở lại đều không chịu thuế hải quan và thuế GST. Hàng nhập khẩu chịu thuế nhập khẩu là nguyên liệu thô hay nguyên liệu trực tiếp cho công nghiệp trong nước; ruợu samsoo và rượu cồn dùng trong công nghiệp trong nước, hàng hoá nhập khẩu theo phái ngoại giao tại Singapore đều được miễn thuế theo quy định của Hải quan Singapore. Tất cả hàng hoá nhập khẩu từ các nước trong Hệ thống chung về ưu đãi mậu dịch (GSTP) và Ưu đãi Khối Thịnh vượng chung đều được miễn thuế. - Những chi phí khác đối với hàng nhập khẩu: + Thuế hàng hoá dịch vụ GST: Thuế hàng hoá và dịch vụ ở Singapore (GST) là một loại thuế đánh vào việc tiêu thụ nội địa trong phạm vi lãnh thổ. Khi người tiêu dùng mua hàng hoá hay sử dụng một dịch vụ trong lãnh thổ Singapore thì phải chịu thuế này. Mức thuế này kể từ tháng 1/2004 là 5%. Hàng hoá được xuất khẩu từ Singapore chịu thuế suất 0%. Thuế GST chỉ được áp dụng khi hàng hoá nhập khẩu được bán ở trong nước. Mọi hàng hoá nhập khẩu (dù với mục đích bán trong nước hay để tái xuất) đều phải nộp thuế, trừ trường hợp những hàng hoá đặc biệt được giảm thuế GST, cho Phòng Hải quan và Thuế quan tại điểm nhập khẩu bất kể nhà nhập khẩu là
- 38 người kinh doanh hay ngoài tiêu dùng cuối cùng. Thuế GST đã được tăng từ 3% đến 4% vào ngày 1/1/2003 và 5% vào ngày 1/1/2004. Động thái này xuất phát từ ý kiến của Uỷ ban Rà soát kinh tế cho rằng Singapore nên hướng tới cơ chế thuế phục vụ tăng trưởng, cắt giảm thuế cá nhân và thuế doanh nghiệp và tăng doanh thu từ các loại thuế gián tiếp. + Thuế tiêu thụ đặc biệt: Thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào các sản phẩm rượu cồn, thuốc lá, sản phẩm xăng dầu (nguyên liệu ô tô), và xe có động cơ. Tất cả các mức thuế, trừ đối với xe có động cơ, đều là mức cụ thể tính trên lít hay ki lô gam. 2.2.3.2. Đối với hàng hoá xuất khẩu Từ khi mở cửa nền kinh tế đến nay, Singapore không có bất kỳ một loại thuế xuất khẩu hay khoản thuế nào khác đánh vào hàng xuất khẩu. Điều này tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu và một phần đơn giản hoá thủ tục xuất khẩu. 2.2.4. Chính sách phi thuế quan 2.2.4.1. Đối với hàng hoá nhập khẩu - Thủ tục hải quan + Khai báo hải quan và tài liệu hải quan Thủ tục khai báo hải quan đã được Singapore cải tiến rất mạnh mẽ từ khai báo thủ công sang khai báo bằng hệ thống điện tử, đảm bảo nhanh gọn và đơn giản hoá rất nhiều cho nhà nhập khẩu. Nhà nhập khẩu hay chuyển tải hàng hoá phải có Số đăng ký trung tâm (CR) tại Hải quan Singapore. Số đăng ký trung tâm có thể được trình bằng điện tử và được phê chuẩn rất nhanh chỉ trong nửa ngày. Bản xin phép nhập khẩu có thể được in ra giấy khi nó được phê chuẩn chấp thuận. Thanh toán thuế hàng hoá và dịch vụ GST, thuế hải quan và những khoản phí khác được tự động khấu trừ vào tài khoản ngân hàng của người nhập khẩu. Quá trình khai báo hải quan tại Singapore rất nhanh chóng, khoảng 90% trường hợp được hoàn thành chỉ trong 10 phút. Tuy nhiên, nếu hàng hoá được nhập khẩu theo Sự cho phép của AVA (Cơ quan quản lý Sản phẩm nông nghiệp và Thú y) có thể tự do nhập khẩu vào nước này mà không cần phải xin phép.
- 39 Đối với những hàng hoá nhất định thì có thể yêu cầu phải có thêm những giấy tờ khác ví dụ nhập khẩu nước khoáng thiên nhiên đóng chai, nước uống, nước tương và hào, Nhà nhập khẩu các thực phẩm đã chế biến (gồm cả dụng cụ thức ăn) yêu cầu phải đãng ký với Cơ quan quản lý Sản phẩm nông nghiệp và Thú y cùng với đăng ký mã hải quan. Giấy chứng nhận xuất xứ là cần thiết cho người nhập khẩu muốn hưởng ưu đãi thuế quan. Nhà nhập khẩu xe có động cơ trước tiên phải lấy được một bản cho phép thanh toán thuế nhập khẩu và GST. + Kiểm tra hàng hoá trước khi gửi hàng Singapore không có luật hay quy định nào liên quan đến việc kiểm tra hàng hoá trước khi gửi hàng. - Trị giá tính thuế hải quan và qui tắc xuất xứ + Trị giá tính thuế hải quan Hiệp định về việc xác định trị giá hải quan của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) được áp dụng làm cơ sở để xác định thuế hải quan đối với những hàng nhập khẩu phải chịu thuế. Kể từ khi gia nhập WTO đến nay, quy định của Singapore về trị giá tính thuế không có gì thay đổi. Trị giá Hải quan được xác định trên cơ sở giá trị theo “định nghĩ trị giá Brussel”. Đó là giá tính thuế là giá mua bán thông thường hoặc là giá nhập khẩu của hàng hoá đó tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu. Nguyên tắc này chỉ rõ việc mua bán diễn ra trên thị trường tự do giữa người mua và người bán độc lập với nhau. Tính trị giá tính thuế nhập khẩu dựa vào giá CIF của hàng hoá tại ngày nhập khẩu, bằng giá FOB cộng với cước phí và phí bảo hiểm. Nhà nhập khẩu phải khai giá trị thực của hàng hoá. Trị giá tính thuế GSP dựa vào giá CIF của hàng hoá nhập khẩu cộng thêm thuế hải quan, nếu hàng hoá có chịu thuế hải quan; và chỉ dựa vào giá CIF nếu hàng hoá không chịu thuế hải quan. Trong trường hợp không có giá hàng, hoặc giá hàng không phù hợp với giá mua bán thông thường trên thị trường tự do thì giá tính thuế là giá hàng do cơ quan Hải quan ấn định theo giá mua bán trên thị trường tự do cộng thuế nhập khẩu nếu có. Nếu không xác định
- 40 được giá mua bán trên thị trường tự do thì cơ quan Hải quan sẽ sử tụng giá trị được tính làm căn cứ tính thuế GSP. + Quy tắc xuất xứ Singapore không duy trì bất cứ một quy tắc xuất xứ tối huệ quốc (MFN) nào. Quy tắc xuất xứ ưu đãi được điều chỉnh thông qua các hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực cụ thể của nước này. Trong các hiệp định thương mại tự do song phương, xuất xứ của sản phẩm phải chiếm tới từ 30% đến 60% giá trị gia tăng chung của hàng hoá là thuộc nước xuất khẩu. Cụ thể quy tắc xuất xứ của một số khu vực và đối tác thương mại song phương của Singapore như sau: ● Đối với xuất xứ ASEAN: Hàng nhập khẩu bắt buộc được sản xuất hoàn toàn tại các nước ASEAN hoặc có hàm lượng giá trị gia tăng tại các nước này ít nhất 40% giá FOB của sản phẩm hoàn thiện. Dệt may và các sản phẩm dệt may đủ điều kiện được đối xử ưu đãi theo CEPT (Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung) nếu quá trình chuyển đổi giá trị chủ yếu diễn ra trong các nước ASEAN. ● Đối với Hệ thống chung về ưu đãi mậu dịch GSTP (Global System of Trade Preferences): sản phẩm phải được sản xuất toàn bộ tại những nước tham gia hoặc nước tham gia phải đóng góp ít nhất 50% giá FOB của sản phẩm hoàn thiện. Tuy nhiên tổng giá trị gia tăng tại các nước tham gia chiếm ít nhất 60% cũng được chấp nhận. ● Đối với Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu (EFTA): Sản phẩm cuối cùng phải trải qua một quá trình chuyển đổi giá trị lớn để được hưởng đối xử ưu đãi. Chuyển đổi giá trị lớn phải bắt đầu từ nguyên liệu được dùng trong sản xuất ra sản phẩm đó. Đối với một số sản phẩm thì quy tắc giá trị gia tăng được quy định cho quy tắc xuất xứ của sản phẩm được hưởng ưu đãi nếu hàm lượng giá trị tại EFTA hoặc Singapore của nó đạt một tỷ lệ phần trăm cố định trên giá xuất xưởng, từ khoảng 40% - 80% tuỳ thuộc vào loại hàng hoá đó. ● Đối với xuất xứ Australia: Sản phẩm phải được sản xuất hoàn toàn tại Australia hoặc có 30% đến 50% (tuỳ từng mặt hàng) giá FOB của hàng hoá đó được sản xuất tại Australia hay Singapore.
- 41 ● Đối với xuất xứ Mỹ: Sản phẩm phải được sản xuất hoàn toàn tại Mỹ, hoặc đối với một số sản phẩm điện tử phải có giá trị gia tăng từ Mỹ hoặc Singapore từ 30% đến 60% giá FOB của sản phẩm cuối cùng. Với một số sản phẩm, đầu vào nhập khẩu dùng để sản xuất sản phẩm cuối cùng từ Mỹ hoặc Singapore phải được phân loại theo bảng phân loại thuế quan khác biệt. Đối với một số sản phẩm hoá chất và hoá dầu thì quá trình xử lý phải diễn ra ở Mỹ hoặc Singapore. - Hạn chế, cấm và cấp nhép nhập khẩu. Cấm nhập khẩu ở nước này chủ yếu được áp dụng ở một số mặt hàng mà chính phủ cảnh báo là có hại cho sức khoẻ, an ninh hay an toàn xã hội, môi trường hoặc theo các hiệp định của Liên hiệp quốc hoặc các hiệp định quốc tế. Một số sản phẩm bị cấm nhập khẩu đó là kẹo cao su, bật lửa có hình súng lục hoặc hình tròn, pháo, ô tô đã sử dụng từ 3 năm trở lên. Tuy nhiên, chính phủ Singapore đã nới lỏng các biện pháp này cho một số mặt hàng như: lệnh cấm nhập khẩu kẹo cao su đã được bãi bỏ một phần, cho phép sử dụng kẹo cao su để chữa bệnh theo Hiệp định thương mại tự do giữa Singapore và Mỹ năm 2004, bãi bỏ lệnh cấm nhập khẩu đối với khối đá núi lửa dày quá 40mm năm 2004, bãi bỏ lệnh cấm nhập khẩu đổi với hàng hoá từ Irắc vào năm 2003 theo Nghị quyết của Liên hiệp quốc năm 2003. Từ năm 2006, Singapore cũng cấm hầu hết các sản phẩm vũ khí hoặc nguyên liệu có liên quan nhập khẩu hoặc quá cảnh tại Singapore để sang Iran theo Nghị quyết của Liên hiệp quốc. Hạn chế và cấp phép nhập khẩu được áp đặt vừa để thực hiện các cam kết quốc tế và đảm bảo sức khoẻ, bảo vệ môi trường và an ninh quốc gia. Cấp phép nhập khẩu có thể là tự động hay không tự động tuỳ theo từng loại hàng hoá, ví dụ gạo là loại hàng hoá cấp phép nhập khẩu không tự động. Các sản phẩm bị kiểm soát nhập khẩu bao gồm dược phẩm, hoá chất có hại, phim ảnh và băng video, vũ khí đạn dược, v.v phải có giấy phép nhập khẩu. So với danh mục hàng nhập khẩu cần có giấy phép năm 2004, hiện nay Singapore đã bổ sung vào danh sách một số mặt hàng như: mỹ phẩm, dầu điêzen, kim cương thô từ Bờ Biển Ngà, nhân sâm, thuốc nhuộm tóc, nitro-cellulose, gỗ.
- 42 - Các biện pháp khẩn cấp. Biện pháp chống bán phá giá và trợ cấp: Chống bán phá giá và trợ cấp được tiến hành theo Luật thuế chống phá giá và trợ cấp 1996, sửa đổi 3 lần vào năm 2000, 2003 và 2004. Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp chịu trách nhiệm điều tra ban đầu để quyết định xem hàng hoá đó có bị bán phá giá hay được trợ cấp hay không. Theo Luật này năm 1996, điều tra ban đầu phải được hoàn thành trong vòng 90 ngày kể từ ngày điều tra, và các biện pháp cuối cùng phải được áp dụng trong vòng 120 ngày từ ngày thông báo các biện pháp sơ bộ đối với trợ cấp và 180 ngày đối với các trường hợp chống bán phá giá. Xem xét lại các quyết định được thực hiện bởi Bộ trưởng phải được tham chiếu Toà án xét xử Chống bán phá giá trong vòng 30 ngày kể từ ngày công bố kết quả điều tra. Đến năm 2004, Đạo luật sửa đổi chỉ quy định việc điều tra phải hoàn thành trong vòng 1 năm, trừ trường hợp đặc biệt, và trong mọi trường hợp không quá 18 tháng kể từ khi bắt đầu. Các biện pháp tạm thời không được áp dụng sớm hơn 60 ngày kể từ ngày bắt đầu điều tra. Toà án sẽ ra quyết định trên cơ sở những bằng chứng được đưa ra trong thời gian điều tra đầu tiên và có thể không cần thêm thông tin. Trong thời kỳ từ năm 1996 đến năm 2003, Singapore không quy định các biện pháp phòng vệ. Đến năm 2004, Đạo luật sửa đổi có quy định biện pháp phòng vệ có thể là thuế phòng vệ hoặc biện pháp an ninh tương đương với số tiền thiệt hại ước tính do bán phá giá gây ra. - Các tiêu chuẩn và biện pháp vệ sinh dịch tễ + Tiêu chuẩn: Các tiêu chuẩn được đề ra bởi Uỷ ban Năng suất và Cải tiến Singapore (SPRING Singapore) trực thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp. Uỷ ban này chịu trách nhiệm đưa ra các tiêu chuẩn quốc gia và tăng cường năng lực cạnh tranh của Singapore. Theo báo cáo của WTO, có khoảng 34% tiêu chuẩn của Singapore là tương đương với tiêu chuẩn quốc tế, giảm so với 36% năm 2000. Trong một số lĩnh vực thiết yếu, Singapore duy trì 100% tiêu chuẩn theo chuẩn quốc tế như: quản lý chất lượng, môi trường, công nghệ thông tin và y tế. Một số lĩnh vực tiêu chuẩn của Singapore đặt ra thấp hơn tiêu chuẩn quốc tế trong đó có
- 43 lĩnh vực xây dựng, nguyên nhân là do có ít tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực này, trong đó một số tiêu chuẩn không đáp ứng được do cơ sở hạ tầng. + Quy định kỹ thuật : Các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng do SPRING Singapore đề ra để thực hiện Chương trình đăng ký bảo vệ người tiêu dùng (yêu cầu an toàn), theo các quy định bảo vệ người tiêu dùng của nước này. Theo đó, hàng hoá trong diện quản lý phải được đãng ký với SPRING được quảng cáo, thương mại hay bày bán tại Singapore. Quy định bảo vệ người tiêu dùng năm 1991 đã được thay thế bởi Quy định bảo vệ người tiêu dùng năm 2002. Các quy định mới dựa trên giấy chứng nhận phù hợp do cơ quan đánh giá phù hợp chỉ định được chỉ định cấp. + Các biện pháp vệ sinh dịch tễ : Các biện pháp này rất chặt chẽ ở Singapore và được ban hành và thực thi bởi Cơ quan Quản lý thực phẩm và thú y (AVA) trực thuộc Bộ Phát triển quốc gia. Trước đây, hoạt động của AVA được thực hiện bởi Vụ sản xuất cơ bản (Primary Production Department) thuộc Bộ Phát triển quốc gia, chịu trách nhiệm về thịt và sản phẩm từ thịt, cá và sản phẩm từ cá, rau quả tươi nhưng kể từ năm 2002 với sự sáp nhập của Vụ Kiểm soát thực phẩm (Food Control Division), AVA hiện chịu trách nhiệm đối với an toàn thực phẩm tươi sống và cả qua chế biến. Tất cả các loại thực vật được nhập khẩu vào Singapore đều phải qua bộ phận kiểm tra thực vật của AVA kiểm tra và cùng với những giấy tờ hải quan thông thường, chúng còn phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất xứ. Hàng nhập khẩu là sữa, vật nuôi, thịt và cá đều được kiểm soát chặt chế và chỉ được nhập từ một số nước nhất định. + Quy chế nhãn mác: Được quy định trong Luật Mua bán thực phẩm (Sale of Food Act) ra đời năm 1973 và sửa đổi năm 2002. Theo Luật này, đối với các mặt hàng thực phẩm, dược phẩm, rượu, sơn và những chất dung môi yêu cầu phải có nhãn mác và phải ghi rõ nước xuất xứ. Hàng thực phẩm được bao gói lại phải được gắn nhãn để chỉ rõ: tên gọi thích hợp của hàng thực phẩm đó (bằng tiếng Anh) được in bằng chữ cái in hoa cao ít nhất 1/16 inch; thành phần trong đó; tên và địa chỉ của nhà sản xuất; nước xuất xứ. Việc mô tả bằng tiếng Anh có thể thêm vào nhãn mác miễn là ngôn ngữ không mâu thuẫn và không làm thay đổi bất cứ
- 44 một thông tin nào trên nhãn mác, Một số loại thực phẩm, thuốc hay súc vật, sơn và các dung môi thiết yếu khác phải có nhãn mác đặc biệt Vào năm 1992, chính phủ Singapore đã phát động chương trình Nhãn mác xanh và hiện có 32 sản phẩm nằm trong chương trình này. Trong sửa đổi năm 2002, Singapore đưa thêm một số quy định về nhãn mác cho hàng mỹ phẩm và dược phẩm độc quyền của Trung Quốc. Tóm lại, là thành viên WTO từ ngày 1/1/1995, Singapore đã luôn tuân thủ các cam kết trong WTO và có nhiều nỗ lực thúc đẩy thương mại hàng hoá tự do. Hàng hoá nhập khẩu vào Singapore được hưởng một sự ưu đãi đặc biệt đó là được nhập khẩu tương đối thông thoáng với những biện pháp để quản lý nhập khẩu chủ yếu là nhằm mục đích bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng trong nước, vệ sinh an toàn, bảo đảm an ninh xã hội và bảo vệ môi trường và sử dụng rất ít hàng rào thuế quan. Tuy nhiên, hàng nhập khẩu phải tuân theo những tiêu chuẩn do nước này đề ra và theo các quy định quốc tế cùng với các biện pháp kiểm dịch vệ sinh an toàn và quy chế nhãn mác đặc biệt và tương đối chặt chẽ. 2.2.4.2. Đối với hàng hoá xuất khẩu Singapore phụ thuộc rất lớn vào sức tiêu thụ của thị trường bên ngoài do thị trường trong nước quá nhỏ bé. Do vậy nước này thực hiện chính sách khuyến khích xuất khẩu mạnh. Hàng hoá được tự do xuất khẩu mà không phải chịu bất kỳ một loại thuế xuất khẩu nào. Hạn chế xuất khẩu được duy trì ở nước này cũng chỉ vì lý do bảo vệ sức khoẻ và an ninh quốc gia. - Thủ tục xuất khẩu. Nhà xuất khẩu bắt buộc phải là công ty hợp pháp hoặc nếu là công ty nước ngoài thì phải đăng ký kinh doanh theo Luật Công ty hoặc các tổ chức kinh doanh đăng ký theo Luật đăng ký kinh doanh. Họ cũng phải đăng ký mã số hải quan tại Hải quan Singapore để có Mã số đăng ký trung tâm. Luật Quy định hàng hoá xuất nhập khẩu 1995 có quy định tất cả các loại hàng xuất khẩu đều phải có giấy phép xuất khẩu. Đối với hàng hoá không bị hạn chế xuất khẩu, người xuất khẩu phải có được giấy phép xuất khẩu từ Hải quan Singapore thông qua hệ thống Tradenet
- 45 trong vòng ba ngày sau xuất khẩu, còn đối với hàng hoá bị giới hạn xuất khẩu, giấy phép xuất khẩu phải lấy được trước khi xuất khẩu. Thủ tục xuất khẩu diễn ra cũng vô cùng nhanh gọn, trong 90% số trường hợp có quá trình khai báo thông qua Tradenet được hoàn tất trong vòng mười phút. Đối với hàng hoá chiến lược, theo quy định của Luật (Kiểm soát) Hàng hoá chiến lược thì nhà xuất khẩu phải có được giấy phép có hiệu lực do Hải quan Singapore cấp trước khi xuất khẩu. Các hàng hoá loại này gồm vũ khí, hoá chất và nguyên liệu sinh học, và hàng hoá tiêu dùng lâu bền, bao gồm cả chất có phóng xạ hạt nhân. Giấy chứng nhận cũng cần có trước khi xuất khẩu hàng hoá chịu hạn ngạch như dệt may, quần áo xuất khẩu đến một số thị trường bị giới hạn, và đối với những hàng hoá yêu cầu những giấy tờ đặc biệt (do nước nhập khẩu yêu cầu) như sản phẩm nông nghiệp. Khi hàng hoá phải di chuyển từ một vùng mậu dịch tự do sang một khu thương mại khác trong vòng lãnh thổ Singapore hay những hàng hoá nằm trong hạn chế xuất khẩu mà được di chuyển trong phạm vi cùng một vùng thương mại tự do thì phải có giấy phép chuyển tải. Một số hàng hoá nhất định ví dụ như hàng hoá không thuộc diện hạn chế xuất khẩu mới được phép không cần loại giấy tờ này. - Cấm xuất khẩu, hạn chế xuất khẩu và cấp phép Cấm xuất khẩu được thực hiện do lệnh trừng phạt được áp dụng đối với một số nước, và cấm xuất khẩu động vật quý hiếm như sừng tê giác và các chế phẩm của nó. Hạn chế xuất khẩu được áp dụng chủ yếu vì lý do an ninh, sức khoẻ và bảo vệ môi trường. Các loại hàng hóa bị hạn chế xuất khẩu đó là động vật, sản phẩm động vật, cá và sản phẩm từ cá, vũ khí chất nổ, hoá chất, chất phóng xạ. Các quy định về cấm xuất khẩu của Singapore chỉ thay đổi rất ít kể từ năm 1996. Lệnh cấm vận đã được bãi bỏ theo Nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc cho các nước: Angola (2003), Eritrea và Ethiopia (2001), Libya (2003), Irắc (trừ vũ khí và vật liệu liên quan các loại) (2003), Yogoslavia và Kosovo (2001). Hiện nay, Singapore đang áp dụng lệnh cấm xuất khẩu vũ khí, đạn dược sang các nước:
- 46 Afghanistan, Bờ Biển Ngà, Công gô, Irắc, Rwanda, Liberia, Somalia, Siena Leone, Iran, Sudan. - Hỗ trợ xuất khẩu + Hoàn thuế xuất khẩu: Trong Luật Hải quan Singapore có đề cập đến việc có thể hoàn thuế cho nhà xuất khẩu, tuy nhiên, điều khoản này chưa được sử dụng từ năm 1960 trở lại đây vì nước này không đánh bất kỳ loại thuế nào đối với hàng xuất khẩu. + Giảm thuế: Các công ty tham gia vào thương mại quốc tế của Singapore đều được miễn giảm thuế. Ngoài ra, các công ty hoạt động trong lĩnh vực vận tải đường biển quốc tế, thương mại điện tử, và các công ty trong nước mở rộng hoạt động kinh doanh của mình ra nước ngoài cũng được xét miễn giảm thuế. Tỷ lệ thuế miễn giảm là đối với các công ty và các hàng hoá đã được phê chuẩn là 10% (trong khi thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay là 22%) + Hỗ trợ xúc tiến thương mại và marketing: Cùng với các chương trình khuyến khích xuất khẩu, Singapore cũng có nhiều hỗ trợ cho các công ty có trụ sở ở nước này muốn mở rộng hoạt động thương mại. Ban doanh nghiệp quốc tế Singapore hiện có hơn 36 văn phòng xúc tiến các sản phẩm của Singapore ra nước ngoài, hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường cho các công ty có trụ sở ở Singapore và hỗ trợ tìm đối tác nước ngoài. Hỗ trợ xúc tiến thương mại và marketing chủ yếu do Ban doanh nghiệp quốc tế Singapore cung cấp, qua chương trình Cắt giảm thuế hai lần, cho phép các công ty trừ 2 lần chi phí thành viên từ thu nhập chịu thuế của họ phát sinh khi tham gia hội chợ ở nước ngoài, thành lập văn phòng marketing ở nước ngoài hay các hoạt động phát triển thị trường khác. - Vùng thương mại tự do (FTZ) Với vị trí là một điểm trung chuyển hàng hoá từ phương Đông sang phương Tây đồng thời có cảng nước sâu và sân bay quốc tế lớn, Singapore là một cảng chuyển tải hàng hoá lớn trong khu vực với khoảng 50% lượng hàng hoá xuất khẩu của nước này vào năm 2003 là hàng tái xuất. Do vậy, việc thành lập ra các vùng tự do thương mại là rất quan trọng với nước này trong việc thúc đẩy sự lưu thông và
- 47 chuyển tải của hàng hoá, tạo điều kiện để Singapore trở thành một điểm trung chuyển hàng hoá lớn trong khu vực. Các vùng thương mại tự do tại Singapơre được đặt ở Cảng Singapore bao gồm Cảng Singapore, Keppel Distripark, Cầu nối Keppel, và Brani Terminal); Cảng Jurong, Sembawang, Paris Panjang Terminal và Wharves, và Changi (Khu hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không Changi và Khu vận tải hàng không). Tất cả các mặt hàng chịu thuế trừ sản phẩm rượu bia và thuốc lá đều có thể được lưu kho tại các vùng thương mại tự do. Sản phẩm thuốc lá và rượu bia, nếu không được chuyển tải thì phải được lưu trữ tại những kho ngoại quan do Hải quan Singapore cho phép. Giấy phép hải quan không yêu cầu đối với những hàng hoá được dỡ trực tiếp vào FTZ hay chuyển tải hàng hoá không chịu thuế quan nhưng không bị hạn chế và cấm nhập khẩu. Thuế GST sẽ tạm thời không tính nếu hàng hoá vẫn ở trong kho ngoại quan, và chỉ phải trả khi hàng hoá đó được bán vào nội địa. Các hàng hoá được lưu ở kho ngoại quan là cà phê, hạt tiêu, cao su, kim loại chính (đồng, niken, nhôm, . . .), dầu thô và chế phẩm hoá dầu, và những hàng hoá khác có thể được giám sát theo từng trường hợp cụ thể; và hàng tạm nhập khẩu không chịu thuế nhập khẩu có tới 80% giá trị trở lên dành cho tái xuất. [27] 2.3. CHÍNH SÁCH TỰ DO HOÁ THƢƠNG MẠI DỊCH VỤ CỦA SINGAPORE Trong bối cảnh hiện nay, Singapore đã xác định sản xuất và dịch vụ là hai đầu tàu thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Do đó, bên cạnh việc làm thuận lợi hoá thương mại hàng hoá, nước này đang dần mở cửa dần dần các ngành dịch vụ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hội nhập và phát triển kinh tế và thực hiện những cam kết theo GATS. Mở cửa các ngành dịch vụ nhìn chung vẫn bị giới hạn ở các ngành quan trọng ví dụ như ngành viễn thông, dịch vụ pháp lý, được tự do hoá thông qua các công ty liên kết với chính phủ. Tuy nhiên đối với ngành ngân hàng hay dịch vụ tài chính, nước này đang mở rộng tự do hoá đối với các nhà đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường và tiến hành nhiều cuộc cải cách quan trọng. Một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chính sách thương mại dịch vụ của