Luận văn Tự do hóa tài chính – kinh nghiệm quốc tế và giải pháp đối với Việt Nam thời kỳ sau khi gia nhập WTO

pdf 107 trang vanle 2130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Tự do hóa tài chính – kinh nghiệm quốc tế và giải pháp đối với Việt Nam thời kỳ sau khi gia nhập WTO", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_tu_do_hoa_tai_chinh_kinh_nghiem_quoc_te_va_giai_pha.pdf

Nội dung text: Luận văn Tự do hóa tài chính – kinh nghiệm quốc tế và giải pháp đối với Việt Nam thời kỳ sau khi gia nhập WTO

  1. TR¦êNG §¹I HäC NGO¹I TH¦¥NG Khoa kinh tÕ THÕ GiíI Vµ QUAN HÖ KINH TÕ QuèC TÕ  LUËN V¡N TH¹C Sü §Ò tµi: TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH – KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆT NAM THỜI KỲ SAU KHI GIA NHẬP WTO Gi¸o viªn h­íng dÉn : PGS.TS. ĐẶNG THỊ NHÀN Sinh viªn thùc hiÖn : NGUYỄN THỊ HÒA BÌNH Líp : Cao häc 12 Hµ Néi - 05/2008
  2. MỤC LỤC BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ TỰ DO HOÁ TÀI CHÍNH THEO WTO 5 1.1 Khái niệm tự do hóa tài chính 5 1.2 Tự do hóa tài chính trong WTO 6 1.2.1 Các quy định của WTO về tự do hóa tài chính 7 1.2.1.1 Tổng quan Hiệp định chung về thương mại dịch vụ GATS 7 1.2.1.2 Khái niệm dịch vụ tài chính 9 1.2.1.3 Cam kết tự do hóa dịch vụ tài chính trong WTO 10 1.2.2 Nội dung và xu hướng tự do hóa tài chính trong WTO 16 1.2.2.1 Nội dung tự do hóa tài chính trong WTO 16 1.2.2.2 Đo lường mức độ tự do hóa tài chính theo WTO 20 1.2.2.3 Xu hướng tự do hoá tài chính tại các nước thành viên WTO 22 1.3 Tác động của tự do hóa tài chính trong WTO 28 1.3.1 Lợi ích của tự do hóa tài chính trong WTO 28 1.3.2 Những mặt trái của tự do hóa tài chính trong WTO 31 CHƯƠNG II : TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH THEO WTO CỦA MỘT 33 SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM 2.1 Tự do hóa tài chính theo WTO của Hàn Quốc 34 2.2 Tự do hoá tài chính theo WTO của Thái Lan 39 2.3 Tự do hóa tài chính theo WTO của Malaysia 42 2.4 Tự do hóa tài chính theo WTO của Trung Quốc 46 2.5 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 53 CHƯƠNG III GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI TIẾN TRÌNH TỰ DO HÓA 59 TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM THỜI KỲ SAU WTO 3.1 Tóm tắt cam kết tự do hoá tài chính theo WTO của Việt Nam 59
  3. 3.2 Thực trạng tự do hóa tài chính theo WTO của Việt Nam 63 3.2.1 Thực trạng thực hiện cam kết tự do hóa tài chính theo WTO 63 của Việt Nam 3.2.2 Đánh giá chung 71 3.2.2.1 Những thành công 71 3.2.2.2 Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong quá trình 73 thực hiện tự do hóa tài chính theo WTO 3.3 Giải pháp cho tiến trình tự do hoá tài chính theo WTO của Việt 75 Nam từ kinh nghiệm các nước 3.3.1 Định hướng quá trình tự do hóa tài chính theo WTO của 75 Việt Nam 3.3.2 Các giải pháp chung 77 3.3.2.1 Thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt 77 3.3.2.2 Thực hiện chính sách tiền tệ theo hướng ổn định 79 3.3.2.3 Thực hiện cải cách căn bản, toàn diện hệ thống giám sát 80 tài chính 3.3.2.4 Tiếp tục cải cách pháp luật về dịch vụ tài chính 82 3.3.2.5 Nâng cao khả năng dự báo chính sách của chính phủ 83 3.3.3 Các giải pháp cụ thể 83 3.3.3.1 Các giải pháp về tăng cường hiện diện thương mại 83 3.3.3.2 Các giải pháp về tự do hóa dòng vốn quốc tế 87 3.4 Các kiến nghị 90 3.4.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước 90 3.4.2 Kiến nghị đối với hệ thống Ngân hàng thương mại 91 3.4.3 Kiến nghị đối với Bộ Tài chính 92 3.4.4 Kiến nghị đối với doanh nghiệp bảo hiểm 93 3.4.5 Kiến nghị đối với Ủy ban chứng khoán Nhà nước 93 3.4.6 Kiến nghị đối với các công ty chứng khoán 95 KẾT LUẬN 96
  4. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ quốc tế FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GATS General Agreement on Trade Hiệp định chung về thương mại Services dịch vụ GDP Gross Domestic Product Tổng thu nhập quốc nội OECD Organization for Economic Tổ chức hợp tác và phát triển Cooperation Development kinh tế VAFI Vietnam Association of Hiệp hội các nhà đầu tư tài Foreign Investors chính Việt Nam WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới BHTG Bảo hiểm tiền gửi ĐTNN Đầu tư nước ngoài NHNN/NHTW Ngân hàng Nhà nước/Ngân hàng Trung ương NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước TCTD Tổ chức tín dụng TTCK Thị trường chứng khoán
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Số thứ tự Nội dung bảng Trang Bảng 1.1 Cấu trúc biểu cam kết dịch vụ 11 Bảng 1.2 Sự di chuyển dòng vốn nội địa/quốc tế theo các cam kết 18 trong WTO Bảng 1.3 Bảng cán cân thanh toán quốc tế 19 Bảng 1.4 Tỷ trọng cam kết theo phương thức cung cấp dịch vụ và 20 theo ngành Bảng 1.5 Chỉ số tự do hóa của các nước thành viên WTO trong 2 23 giai đoạn 1994-2000 và 2001-2006 phân theo mức thu nhập Bảng 1.6 Chỉ số tự do hóa lĩnh vực bảo hiểm giai đoạn 2001-2006 25 phân theo khu vực Bảng 1.7 Chỉ số tự do hóa lĩnh vực ngân hàng giai đoạn 2001-2006 26 phân theo khu vực Bảng 2.1 Mức độ cam kết tự do hoá tài chính trong WTO của Hàn 34 Quốc Bảng 2.2 Mức độ cam kết tự do hoá tài chính trong WTO của một 35 số nước theo các phương thức cung cấp Bảng 2.3 Hiện diện thương mại của các định chế tài chính nước 37 ngoài tại Hàn Quốc năm 2000 Bảng 2.4 Chỉ số tự do hóa tài chính khi cam kết và thực tế thực hiện 39 Bảng 2.5 Mức độ cam kết tự do hoá tài chính trong WTO của Thái 40 Lan Bảng 2.6 Một số thay đổi về mặt chính sách đối với định chế tài 41 chính nước ngoài sau khi Thái Lan gia nhập WTO Bảng 2.7 Mức độ cam kết tự do hoá tài chính trong WTO của 44 Malaysia
  7. Bảng 2.8 Cơ cấu ngành ngân hàng tại Malaysia năm 2007 46 Bảng 2.9 Mức độ cam kết tự do hoá tài chính trong WTO của Trung 49 Quốc theo các phương thức cung cấp Bảng 2.10 Tỷ lệ sở hữu nước ngoài của một số ngân hàng Trung 51 Quốc Bảng 3.1 Mức độ cam kết tự do hoá tài chính trong WTO của Việt 62 Nam Bảng 3.2 Lộ trình tự do hóa thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam 77
  8. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tự do hoá tài chính, hay quá trình làm giảm thiểu sự can thiệp của Nhà nước vào các quan hệ và giao dịch tài chính, là một trong những nội dung quan trọng của quá trình tự do hoá kinh tế. Tự do hoá tài chính đem lại nhiều lợi ích như góp phần phân bổ vốn hiệu quả, xây dựng một hệ thống tài chính lành mạnh, thúc đẩy thương mại quốc tế nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về khủng hoảng tài chính tiền tệ hay suy thoái kinh tế chính trị Theo nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế, nguy cơ từ tự do hoá kinh tế có thể lấn át các lợi ích đem lại nếu một nước tiến hành tự do hoá tài chính không dựa trên ổn định kinh tế vĩ mô và hạ tầng cơ sở vững chắc. Từ ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Với các cam kết theo Hiệp định chung về thương mại dịch vụ GATS, Việt nam sẽ mở cửa mạnh mẽ thị trường dịch vụ tài chính. Khi hoàn thành các cam kết trong GATS, Việt Nam sẽ hoàn thành hai nội dung quan trọng của quá trình tự do hoá tài chính, đó là tăng cường hiện diện thương mại của các tổ chức tài chính nước ngoài tại Việt Nam và tự do hóa một phần các luồng vốn quốc tế. Theo nhận định của người viết, Việt Nam có thể tận dụng lợi thế „người đi sau‟ trong quá trình thực hiện cam kết bằng cách đúc rút kinh nghiệm thành công cũng như thất bại của một số nước đi trước có xuất phát điểm tương tự như nước ta. Nghiên cứu kinh nghiệm của những nước này sẽ giúp Việt Nam nhận thức rõ ràng hơn về bản chất của quá trình tự do hoá tài chính nói chung và tự do hoá tài chính trong WTO nói riêng, nhận định được lợi thế và rủi ro của quốc gia khi tự do hoá tài chính đồng thời tìm ra những bước đi phù hợp với bối cảnh và điều kiện thực tế của Việt Nam. Hiện nay, có 3 cách tiếp cận khi nghiên cứu về tự do hoá tài chính. Cách tiếp cận thứ nhất đi sâu tìm hiểu về tự do hoá tài chính nội địa, trong đó hạt nhân là tự do hoá lãi suất. Cách tiếp cận thứ hai nghiên cứu về việc mở cửa thị trường tài chính đối với các tổ chức nước ngoài. Cách tiếp cận thứ ba tập trung phân tích tự
  9. 2 do hoá tài chính thông qua các cam kết của WTO. Cách tiếp cận thứ ba tương đối mới mẻ và thực tế đến nay cũng chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu [12]. Lựa chọn cách tiếp cận thứ ba, người viết chọn đề tài „Tự do hoá tài chính – Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp đối với Việt Nam thời kỳ sau khi gia nhập WTO‟ làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nƣớc Ở nước ngoài: Đã có một số tài liệu nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn về tự do hoá tài chính theo các cam kết của WTO như: Financial Services Liberalization in the World Trade Organization (James Gillespie, 2000, Havard Law School), Financial Opening Under the WTO Agreement in selected Asian Countries: Progress and Issues (Jun-Hwan Kim, 2002, ERD Working Paper No.24, Asian Development Bank), Explaining Liberalization Commitments in Financial Services Trade (Philipp Harms, Aaditya Mattoo and Ludger Schuknecht, 2003, World Bank Working Paper), Financial Liberalization under the WTO and its relationship with the macro economy (Lee-Rong Wang, 2007, World Bank Working Paper) Nhìn chung, các nhà kinh tế học nước ngoài thường đi sâu phân tích về động cơ, mục đích của một nước khi đưa ra các cam kết tự do hoá tài chính theo WTO; tác động của các cam kết đối với nền kinh tế vĩ mô của các nước thành viên WTO; mức độ cam kết và thực tế thực hiện cam kết của các nước thành viên. Một số nhà kinh tế học còn xây dựng công thức lượng hóa mức độ tự do hoá tài chính trên cơ sở Biểu cam kết dịch vụ tài chính. Những nghiên cứu như vậy là nguồn tham khảo rất hữu ích cho người viết trong quá trình thực hiện luận văn này. Ở Việt Nam: Cho đến nay có rất ít nghiên cứu chuyên sâu về tự do hoá tài chính. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: cuốn sách “Kinh tế Việt Nam trên đường hội nhập: Quản lý quá trình tự do hoá tài chính” của PGS.TS Trần Ngọc Thơ (NXB Thống Kê năm 2005), đề tài “Phương pháp luận xây dựng lộ trình tự do hoá tài chính Việt Nam giai đoạn 2001-2010” do PGS.TS Trần Ngọc Thơ làm chủ nhiệm đề tài (năm 2004); ngoài ra, có một số tài liệu có tính chất
  10. 3 tham luận như Kỷ yếu hội thảo Khoa học “Tự do hoá tài chính – Xu thế và giải pháp chính sách” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành (NXB Văn hoá Thông tin năm 2007). Nhìn chung, các nghiên cứu về tự do hoá tài chính của Việt Nam đến nay chỉ tập trung phân tích tự do hoá tài chính nói chung. Chưa có đề tài nào đề cập đến tự do hoá tài chính trong khuôn khổ WTO. Đây là luận văn đầu tiên nghiên cứu có hệ thống về vấn đề này. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề có tính lý luận chung về tự do hoá tài chính và nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước về tự do hóa tài chính sau khi gia nhập WTO, đề tài hướng đến việc đưa ra những bài học thành công, thất bại của tự do hóa tài chính trong WTO nhằm đề xuất các biện pháp kiểm soát hiệu quả quá trình tự do hoá tài chính Việt Nam sau WTO. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn có các nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Nghiên cứu nội dung của tự do hoá tài chính theo WTO - Phân tích kinh nghiệm các nước về tự do hoá tài chính theo WTO và rút ra những bài học điển hình về thành công và thất bại của tự do hoá tài chính - Đánh giá thực trạng quá trình thực hiện các cam kết tự do hóa tài chính theo WTO ở Việt Nam - Đề xuất những biện pháp nhằm kiểm soát tiến trình tự do hoá tài chính ở Việt Nam thời kỳ hậu WTO. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn: các cam kết về tự do hoá dịch vụ tài chính theo quy định của WTO và quá trình tự do hoá tài chính ở một số nước và ở Việt Nam sau khi gia nhập WTO. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu là tự do hóa tài chính trong WTO, đặc biệt tiếp cận 2 nội dung quan trọng của tự do hóa tài
  11. 4 chính nói chung, đó là: hiện diện thương mại trên thị trường tài chính và tự do hoá dòng vốn quốc tế. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn lấy phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin và quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế-tài chính làm phương pháp luận. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp, thống kê, phân tích, đối chiếu, so sánh, diễn giải và quy nạp. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương I: Lý luận về tự do hoá tài chính theo WTO Chương II: Tự do hóa tài chính theo WTO của một số nước và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Chương III: Giải pháp đối với tiến trình tự do hoá tài chính tại Việt Nam thời kỳ sau WTO Để hoàn thành luận văn này, tôi xin trân trọng cám ơn giáo viên hướng dẫn Tiến sỹ Đặng Thị Nhàn - Trường Đại học Ngoại Thương, thư viện Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội, Thư viện quốc gia cùng gia đình và đồng nghiệp, những người đã động viên và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình viết. Vì đây là một đề tài mới, rộng và phức tạp, nên mặc dù có nhiều cố gắng, luận văn chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót và mới dừng lại ở những nghiên cứu bước đầu. Tôi rất mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học để có thể hoàn thiện đề tài này trong các công trình nghiên cứu về sau.
  12. 5 CHƢƠNG I LÝ LUẬN VỀ TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH THEO WTO 1.1 KHÁI NIỆM TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH Cho đến nay, vẫn chưa có định nghĩa thống nhất về tự do hóa tài chính. Các học giả thường không định nghĩa trực tiếp tự do hoá tài chính mà tiếp cận khái niệm đối nghịch „kiềm chế tài chính‟. McKinnon và Shaw, người đặt nền tảng lý thuyết về tự do hoá tài chính, trong tác phẩm “Tiền và Vốn trong phát triển kinh tế” (1973) mô tả hệ thống tài chính bị kìm hãm là hệ thống trong đó chính phủ đưa ra các quyết định về phân bổ tín dụng và lãi suất, quyết định cấp phép và hoạt động được phép của các tổ chức tài chính và kiểm soát luồng vốn quốc tế [2, tr.6]. Như vậy, đối lập với kiềm chế tài chính, tự do hóa tài chính thực chất là quá trình xóa bỏ những kìm hãm và những ràng buộc về mặt tài chính hay là quá trình để các công cụ của chính sách tài chính tiền tệ vận hành theo cơ chế thị trường, chuyển vai trò điều tiết tài chính từ bàn tay hữu hình của chính phủ sang bàn tay vô hình của thị trường, từ quản lý hành chính sang quy luật thị trường. Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ quan hệ kinh tế nào khác, trong các quan hệ tài chính, vai trò điều tiết của “bàn tay vô hình” và “bàn tay hữu hình” không thể hoàn toàn triệt tiêu cho nhau. [2, tr.8] Nội dung cơ bản của tự do hóa tài chính bao gồm: + Tự do hóa lãi suất, hạt nhân của tự do hóa tài chính, theo đó lãi suất do thị trường quyết định, tùy thuộc vào cung cầu đầu tư, vào mức tiết kiệm và thu nhập trong nền kinh tế. + Loại bỏ kiểm soát tín dụng. Cụ thể, nguồn vốn trong nền kinh tế được phân bổ dựa trên lãi suất thị trường và mức độ tin cậy của người đi vay chứ không phải bằng các biện pháp hành chính. + Tự do hóa hoạt động của các tổ chức tài chính trên thị trường tài chính như: đảm bảo quyền tự chủ của các tổ chức tài chính, chấm dứt sự can thiệp vào công việc hàng ngày của các tổ chức tài chính; xóa bỏ rào cản hành chính gia nhập
  13. 6 thị trường dịch vụ tài chính; chấm dứt sự phân biệt đối xử về pháp lý giữa những loại hình hoạt động khác nhau; cho phép sở hữu tư nhân trong các ngân hàng và tổ chức tài chính. + Tự do hóa luồng vốn quốc tế, xóa bỏ các hạn chế về quản lý ngoại hối và thực hiện điều hành tỷ giá hối đoái theo cung cầu thị trường. Các dòng vốn được tự do lưu chuyển tới bất kỳ nơi nào thu được hiệu quả cao nhất, tùy thuộc ý muốn của nhà đầu tư mà không gặp bất kỳ sự ngăn cản phi kinh tế nào. Thông thường, các nước sẽ không tự do luồng vốn quốc tế trong những lĩnh vực đặc biệt như an ninh, quốc phòng và công ích quan trọng. [1, tr.10] Phân loại tự do hóa tài chính: Tự do hóa tài chính bao gồm: tự do hóa tài chính nội địa và tự do hóa tài chính quốc tế. Tự do hóa tài chính nội địa cho phép các tổ chức tài chính trong nước tự do thực hiện các dịch vụ tài chính theo nguyên tắc thị trường, các thị trường tài chính trong nước được khuyến khích phát triển, các công cụ chính sách tiền tệ được điều hành theo tín hiệu thị trường. Hạt nhân của tự do hóa tài chính nội địa gồm xóa bỏ kiểm soát lãi suất và phân bổ tín dụng. Tự do hóa tài chính quốc tế bao gồm tự do hóa giao dịch vãng lai và tự do hóa giao dịch vốn, mở cửa thị trường tài chính trong nước, cho phép các định chế trong nước tiếp cận nguồn vốn quốc tế . [1, tr.11] 1.2 TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH TRONG WTO WTO là một tổ chức quốc tế thực hiện các chức năng: (1) quản lý việc thực hiện các hiệp định của WTO; (2) là diễn đàn đàm phán về thương mại; (3) giải quyết các tranh chấp về thương mại; (4) giám sát chính sách thương mại của các quốc gia; (5) trợ giúp kỹ thuật và huấn luyện cho các nước đang phát triển; (6) hợp tác với các tổ chức quốc tế khác. Trên cơ sở các hiệp định và các nguyên tắc chung đòi hỏi các nước thành viên phải ký kết và tuân thủ, hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại.
  14. 7 WTO không định nghĩa về tự do hóa tài chính cũng không có một quy định cụ thể nào về tự do hóa tài chính nói chung. Thay vào đó, WTO điều chỉnh những quy tắc chung về thương mại dịch vụ trong lĩnh vực tài chính trên cơ sở các cam kết về mở cửa thị trường và đãi ngộ quốc gia. Như vậy, khi nói đến tự do hóa tài chính trong WTO là nói đến tự do hoá theo biểu cam kết về dịch vụ tài chính, hay còn gọi là tự do hóa dịch vụ tài chính. Nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu, trong luận văn này, các khái niệm tự do hóa tài chính, tự do hóa tài chính trong WTO và tự do hóa dịch vụ tài chính được sử dụng thay thế lẫn nhau. Cần lưu ý rằng, tự do hóa tài chính nói chung và tự do hóa dịch vụ tài chính là hai khái niệm không đồng nhất. Tự do hóa dịch vụ tài chính được thể hiện thông qua các cam kết gia nhập WTO về dịch vụ tài chính. Các cam kết này nới lỏng quy định về hiện diện thương mại của tổ chức tài chính nước ngoài trên thị trường nước thực hiện cam kết và, trong một số trường hợp, nới lỏng các quy định về di chuyển các dòng vốn quốc tế ra/vào lãnh thổ của nước đó (sẽ phân tích dưới đây). Tự do hóa dịch vụ tài chính do đó chỉ là một phần nội dung của tự do hóa tài chính nói chung: mở cửa thị trường tài chính trong nước đối với các định chế tài chính nước ngoài (hiện diện thương mại) và tự do hóa dòng vốn quốc tế. 1.2.1 Quy định của WTO về tự do hóa tài chính 1.2.1.1 Tổng quan Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ GATS Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) là một bộ phận không thể tách rời trong hệ thống pháp lý của WTO và là văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thương mại dịch vụ giữa các nước thành viên WTO. GATS ra đời như một trong những kết quả quan trọng của Vòng đàm phán Urugoay. GATS hoạt động với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng thương mại của mọi nước thành viên và đảm bảo luật pháp có tính dự báo nhằm phát triển thương mại và đầu tư để tiến dần tới tự do hoá thương mại dịch vụ. Theo GATS, dịch vụ được chia thành 12 ngành và 155 tiểu ngành, trong đó dịch vụ tài chính là ngành dịch vụ lớn nhất. GATS quy định những nghĩa vụ và nguyên tắc hoạt động trong thương mại
  15. 8 dịch vụ như sau: Nguyên tắc đãi ngộ Tối huệ quốc (MFN): được xây dựng trên nền tảng của nguyên tắc không phân biệt đối xử và được quy định tại Điều II.1 của GATS. Điều này có thể được hiểu là nếu một quốc gia thành viên của WTO cho phép và tạo điều kiện cho các ngân hàng nước ngoài nào đó (kể cả nước không phải thành viên) hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng thì cũng phải cho phép và tạo điều kiện bình đẳng như vậy cho ngân hàng của các thành viên khác hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, trừ khi nước đó có những ngoại lệ MFN được nêu trong Danh mục cam kết khi gia nhập. Việc áp dụng nguyên tắc này nhằm đẩy mạnh tự do hoá thương mại dịch vụ và đạt được mức độ tự do hoá dịch vụ cao như đối với thương mại hàng hoá giữa các nền kinh tế thành viên WTO. Nguyên tắc minh bạch và công khai hoá: Minh bạch hay công khai là nguyên tắc cốt yếu để tiến tới tự do hoá đa phương, được quy định tại Điều III của GATS. Theo đó, các thành viên có nghĩa vụ công bố và thông báo nhanh chóng những thay đổi pháp luật, duy trì các điểm hỏi đáp và tiến hành rà soát các văn bản pháp luật một cách công bằng. Nguyên tắc này cho phép phát hiện những hạn chế và những biện pháp bảo hộ trái quy định của GATS, tạo điều kiện tốt hơn để các nhà cung cấp dịch vụ tiếp cận thị trường các thành viên và cùng cạnh tranh. Nguyên tắc đối xử Quốc gia (NT): được xây dựng trên nền tảng của nguyên tắc không phân biệt đối xử, là nguyên tắc thể hiện mức độ tự do hoá trên cơ sở các cam kết của các nước thành viên và được qui định tại Điều XVII của GATS. Điều này được hiểu là các thành viên phải dành cho các dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài sự đối xử giống như họ dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ tương tự trong nước. Nguyên tắc tiếp cận thị trường (MA): Tiếp cận thị trường là nguyên tắc thể hiện mức độ tự do hoá trên cơ sở các cam kết của các nước thành viên, được quy định tại Điều XVI của GATS. Theo điều này, các nước thành viên không được duy trì hoặc ban hành các biện pháp hạn chế về số lượng, về hình thức của các pháp nhân và về sự tham gia góp vốn của phía nước ngoài. Ngoài ra, GATS không
  16. 9 cho phép các thành viên đưa ra các hạn chế mang tính "nhu cầu kinh tế". Nguyên tắc “tự do hóa dần dần” (Điều XIX): phản ánh sự chấp nhận chung là tự do hóa sẽ được thực hiện từng bước. Nguyên tắc về giải quyết tranh chấp: tất cả các cam kết đều ràng buộc về mặt pháp lý. Quốc gia bị vi phạm quyền lợi có thể khiếu nại. Nếu chứng minh được quyền lợi của mình bị vi phạm, quốc gia đó có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với nước vi phạm cam kết. [20], [5] 1.2.1.2 Khái niệm dịch vụ tài chính Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) định nghĩa dịch vụ tài chính là “bất kỳ dịch vụ nào mang tính chất tài chính được các nhà cung cấp dịch vụ tài chính cung cấp cho một nước thành viên”. Mặc dù có một danh mục các dịch vụ tài chính rất chi tiết trong GATS nhưng cho tới nay chúng vẫn chưa bao gồm hết các dịch vụ tài chính có thể xảy ra trong thực tế. Các dịch vụ tài chính trong GATS bao gồm: . Bảo hiểm và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm . Dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác. Bảo hiểm và dịch vụ liên quan đến bảo hiểm bao gồm: . Bảo hiểm gốc  Bảo hiểm nhân thọ, trừ bảo hiểm y tế  Bảo hiểm phi nhân thọ . Tái bảo hiểm và nhượng tái bảo hiểm . Trung gian bảo hiểm (như môi giới bảo hiểm và đại lý bảo hiểm) . Dịch vụ hỗ trợ bảo hiểm (như tư vấn, dịch vụ tính toán, đánh giá rủi ro và giải quyết bồi thường) Ngân hàng và dịch vụ tài chính khác bao gồm: . Nhận tiền gửi và các khoản phải trả khác từ công chúng . Cho vay dưới tất cả các hình thức, bao gồm tín dụng tiêu dùng, tín dụng cầm cố thế chấp, bao thanh toán và tài trợ giao dịch thương mại . Thuê mua tài chính
  17. 10 . Mọi dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, bao gồm thẻ tín dụng, thẻ thanh toán và thẻ nợ, séc du lịch và hối phiếu ngân hàng . Bảo lãnh và cam kết . Kinh doanh trên tài khoản của mình hoặc của khách hàng, tại sở giao dịch, trên thị trường giao dịch thoả thuận hoặc bằng cách khác như dưới đây:  Công cụ thị trường tiền tệ (bao gồm séc, hối phiếu, chứng chỉ tiền gửi);  Ngoại hối;  Các công cụ tỷ giá và lãi suất, bao gồm các sản phẩm như hợp đồng hoán đổi, hợp đồng kỳ hạn;  Vàng khối.  Môi giới tiền tệ . Quản lý tài sản, như quản lý tiền mặt hoặc danh mục đầu tư, mọi hình thức quản lý đầu tư tập thể, quản lý quỹ hưu trí, các dịch vụ lưu ký và tín thác . Các dịch vụ thanh toán và bù trừ tài sản tài chính, bao gồm chứng khoán, các sản phẩm phái sinh và các công cụ chuyển nhượng khác . Cung cấp và chuyển thông tin tài chính và xử lý dữ liệu tài chính cũng như các phần mềm liên quan của các nhà cung cấp các dịch vụ tài chính khác . Các dịch vụ tư vấn, trung gian môi giới và các dịch vụ tài chính phụ trợ khác đối với tất cả các hoạt động được nêu từ 9 tiểu mục, kể cả tham chiếu và phân tích tín dụng, nghiên cứu và tư vấn đầu tư và danh mục đầu tư, tư vấn về mua lại và về tái cơ cấu và chiến lược doanh nghiệp. [18] 1.2.1.3 Cam kết tự do hóa dịch vụ tài chính trong WTO Tự do hoá dịch vụ tài chính là việc giảm thiểu, thậm chí xoá bỏ tất cả rào cản thương mại trong lĩnh vực dịch vụ tài chính thông qua các cam kết cho phép các định chế tài chính nước ngoài trong lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng và tài chính khác thâm nhập thị trường trong nước và được hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia. Các quốc gia thành viên WTO thực hiện cam kết thương mại dịch vụ thông qua một biểu cam kết có cấu trúc như bảng 1.1
  18. 11 Bảng 1.1 Cấu trúc biểu cam kết dịch vụ Phƣơng thức cung cấp (1) Cung cấp qua biên giới (2) Tiêu dùng ngoài lãnh thổ (3) Hiện diện thƣơng mại (4) Hiện diện thể nhân Ngành và phân Hạn chế tiếp cận Hạn chế đối xử Cam kết bổ sung ngành thị trƣờng quốc gia I. Cam kết chung (3) Không hạn (1) Không hạn chế, ngoại trừ chế II. Cam kết cụ thể cho từng ngành 1. Đối với ngành dịch vụ tài chính Nguồn: Tài liệu không chính thức giải thích biểu cam kết dịch vụ, [24] Một biểu cam kết dịch vụ thường gồm 2 phần chính: cam kết chung áp dụng đối với tất cả các ngành dịch vụ và cam kết cụ thể đối với từng ngành. Nếu cam kết theo chiều ngang, các nước thành viên WTO sẽ cam kết tự do hoá dịch vụ tài chính theo 4 phương thức cung cấp: . Phương thức 1 (cung cấp qua biên giới): là việc nhà cung cấp nước ngoài cung cấp dịch vụ qua biên giới cho người tiêu dùng trong nước. Ở đây, không có sự di chuyển của người cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng sang lãnh thổ của nhau. Ví dụ, một tổ chức tài chính đóng tại nước ngoài nhận khoản vay hoặc mua bảo hiểm cho người tiêu dùng nội địa. . Phương thức 2 (tiêu dùng ngoài lãnh thổ): liên quan tới việc sử dụng dịch vụ ở nước ngoài khi người tiêu dùng di chuyển đến lãnh thổ của nhà cung cấp. Ví dụ, người tiêu dùng mua các dịch vụ tài chính khi đang du lịch ở nước ngoài.
  19. 12 . Phương thức 3 (hiện diện thương mại): là sự hiện diện thương mại của nhà cung cấp thành viên tại lãnh thổ của một thành viên khác để cung cấp dịch vụ tài chính cho người tiêu dùng trong nước. Ví dụ, một ngân hàng nước ngoài hoặc một định chế tài chính khác thành lập chi nhánh hoặc công ty con tại lãnh thổ của một quốc gia và cung cấp các dịch vụ tài chính. . Phương thức 4 (hiện diện thể nhân): bao hàm việc cung cấp dịch vụ thông qua hiện diện thể nhân của một thành viên tại lãnh thổ của một thành viên khác. Phương thức này liên quan đến nhà cung cấp dịch vụ độc lập và nhân viên của pháp nhân cung cấp dịch vụ, bao hàm cả việc hiện diện tiềm năng, ví dụ, của nhà tư vấn tài chính độc lập cũng như việc chuyển giao nội bộ nhà quản lý ngân hàng. Nếu cam kết theo chiều dọc, các nước sẽ cam kết trên cơ sở hạn chế tiếp cận thị trường, hạn chế đối xử quốc gia và các cam kết bổ sung: Cột hạn chế về tiếp cận thị trường: liệt kê các biện pháp duy trì đối với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. GATS quy định 6 loại biện pháp hạn chế bao gồm: (1) hạn chế về số lượng nhà cung cấp dịch vụ; (2) hạn chế về tổng giá trị của các giao dịch hoặc tài sản; (3) hạn chế về tổng số hoạt động dịch vụ hoặc số lượng dịch vụ cung cấp; (4) hạn chế về số lượng lao động; (5) hạn chế hình thức thành lập doanh nghiệp; (6) hạn chế góp vốn của nước ngoài. Biểu cam kết nào liệt kê càng nhiều biện pháp nói trên thì mức độ mở cửa thị trường cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài càng hẹp. Cột hạn chế về đối xử quốc gia: liệt kê các biện pháp nhằm duy trì sự phân biệt đối xử giữa nhà cung cấp dịch vụ trong nước với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Biểu cam kết nào liệt kê càng nhiều biện pháp trong cột hạn chế về đối xử quốc gia thì sự phân biệt đối xử giữa các nhà cung cấp dịch vụ trong nước với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài càng lớn. Cột cam kết bổ sung: liệt kê các biện pháp ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp và tiêu dùng dịch vụ nhưng không thuộc về hạn chế tiếp cận thị trường hay hạn chế về đối xử quốc gia. Cột này mô tả những quy định liên quan đến trình độ, tiêu
  20. 13 chuẩn kỹ thuật, các yêu cầu hoặc thủ tục về việc cấp phép [24] Phương pháp cam kết WTO sử dụng phương pháp chọn - cho (positive approach) khi xác định phạm vi cam kết. Theo đó, nước thành viên chỉ cam kết mở cửa thị trường cho các dịch vụ xuất hiện trong Biểu. Với những dịch vụ không xuất hiện trong Biểu, bên cam kết không có nghĩa vụ nào cả, ngoại trừ nghĩa vụ áp dụng các quy tắc chung của GATS. Như vậy, các nước được tự do chọn dịch vụ tài chính (ngành và tiểu ngành) để cam kết và ghi vào trong biểu cam kết gia nhập WTO của mình. WTO dùng phương pháp chọn - bỏ (negative approach) khi đưa ra cam kết đối với các dịch vụ được đưa vào Biểu. Theo đó, bên cam kết sẽ liệt kê toàn bộ các biện pháp hạn chế áp dụng cho dịch vụ có liên quan. Ngoài các biện pháp này, sẽ không áp dụng bất kỳ biện pháp hạn chế nào khác. Nguyên tắc là như vậy nhưng một vài Thành viên WTO, khi đi vào từng ngành cụ thể, thỉnh thoảng vẫn áp dụng phương pháp chọn - cho. Vì vậy, hai cụm từ "không hạn chế, ngoại trừ" và "chưa cam kết, ngoại trừ" thường được đưa thêm vào Biểu để khẳng định phương pháp tiếp cận tại một phương thức cung cấp dịch vụ nào đó là chọn - bỏ hay chọn - cho. [24] Xét về mức độ cam kết trong biểu cam kết, các nước thường cam kết theo 3 mức độ: cam kết toàn bộ, cam kết kèm theo những hạn chế và không cam kết. Cam kết toàn bộ: Các thành viên không đưa ra bất cứ hạn chế nào về tiếp cận thị trường hay đối xử quốc gia đối với một hoặc nhiều dịch vụ hay đối với một hoặc nhiều phương thức cung cấp dịch vụ. Khi đó, các thành viên sẽ thể hiện trong Biểu cam kết của mình cụm từ “Không hạn chế” vào các cột và phương thức cung cấp dịch vụ thích hợp. Tuy vậy, các hạn chế được liệt kê trong phần cam kết chung vẫn được áp dụng. Ví dụ: Trong biểu cam kết gia nhập WTO của Việt Nam về lĩnh vực bảo hiểm, Việt Nam không hạn chế về đối xử quốc gia theo các phương thức 3 (hiện diện thương mại) tuy nhiên tổ chức bảo hiểm nước ngoài vẫn bị hạn chế theo cam kết chung, đó là: các khoản trợ cấp có thể chỉ dành cho các nhà cung cấp dịch vụ
  21. 14 Việt Nam; việc giành trợ cấp một lần để thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cổ phần hóa không bị coi là vi phạm cam kết này. Cam kết kèm theo những hạn chế: Các thành viên chấp nhận mở cửa thị trường cho một hoặc nhiều ngành dịch vụ nhưng liệt kê tại các cột tương ứng của Biểu cam kết các biện pháp hạn chế áp dụng cho nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Khi đó, các Thành viên sẽ thể hiện trong Biểu cam kết của mình các cụm từ như “Không hạn chế, ngoại trừ .” hoặc “Chưa cam kết, ngoại trừ ”. Xuất phát từ nguyên tắc chọn - bỏ, nếu chỉ liệt kê biện pháp mà không kèm theo một trong hai cụm từ trên thì đương nhiên hiểu là "Không hạn chế, ngoại trừ ". Ví dụ: Trong biểu cam kết gia nhập WTO của Việt Nam về lĩnh vực ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác, Việt Nam chưa cam kết theo phương thức 1 (cung cấp dịch vụ qua biên giới) trong các lĩnh vực dịch vụ được liệt kê, ngoại trừ: việc cung cấp và chuyển thông tin tài chính và xử lý dữ liệu tài chính cũng như các phần mềm liên quan của các nhà cung cấp các dịch vụ tài chính khác; các dịch vụ tư vấn, trung gian môi giới và các dịch vụ tài chính phụ trợ, kể cả tham chiếu và phân tích tín dụng, nghiên cứu và tư vấn đầu tư và danh mục đầu tư, tư vấn về mua lại và về tái cơ cấu và chiến lược doanh nghiệp. Tức là trong các lĩnh vực loại trừ được liệt kê, tổ chức tài chính nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ trên thị trường Việt Nam. Một ví dụ khác, cũng trong lĩnh vực ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác, Việt Nam sẽ dành chế độ ưu đãi bình đẳng giữa các ngân hàng trong nước và nước ngoài; tuy nhiên, lại đưa ra các hạn chế khi thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài như: ngân hàng mẹ có tổng tài sản có trên 20 tỷ đôla Mỹ vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn hoặc các điều kiện thành lập một ngân hàng liên doanh hoặc một ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài: ngân hàng mẹ có tổng tài sản có trên 10 tỷ đôla Mỹ vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn Không cam kết: Các thành viên có thể duy trì khả năng đưa ra mọi biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia đối với một hoặc nhiều phương thức cung cấp dịch vụ cụ thể. Khi đó, các thành viên sẽ thể hiện trong Biểu
  22. 15 cam kết cụm từ “Chưa cam kết”. Trong trường hợp này, các cam kết liệt kê trong phần cam kết chung vẫn được áp dụng. Ví dụ: Trong biểu cam kết gia nhập WTO của Việt Nam về lĩnh vực chứng khoán, Việt Nam chưa cam kết theo phương thức 1 (cung cấp dịch vụ qua biên giới) về đối xử quốc gia. Tức là các tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ chứng khoán ở Việt Nam không được hưởng đầy đủ quyền lợi như các tổ chức chứng khoán trong nước khi cung cấp dịch vụ chứng khoán theo phương thức 1. Không cam kết vì không có tính khả thi kỹ thuật: trong một số trường hợp, một phương thức cung cấp dịch vụ có thể là không khả thi về mặt kỹ thuật. Ví dụ, dịch vụ xây nhà cung cấp qua biên giới. Khi đó, các Thành viên sẽ thể hiện cụm từ “Chưa cam kết" nhưng ghi chú là "do không khả thi về mặt kỹ thuật". [24] Một số ngoại lệ về đãi ngộ tối huệ quốc trong cam kết tự do hóa dịch vụ tài chính: Ngoại lệ đối với dịch vụ công: theo phụ lục GATS, các cam kết không áp dụng đối với những dịch vụ được chính phủ cung cấp vì mục đích quản lý hệ thống tài chính hay vì các mục đích bảo vệ nhà đầu tư, người gửi tiền trong nước. Trong trường hợp vì lý do an toàn để bảo đảm sự ổn định của hệ thống và bảo vệ cán cân thanh toán, chính phủ có thể áp dụng các biện pháp hạn chế thanh toán ra nước ngoài và sẽ không bị coi là vi phạm quy định đối xử quốc gia, song khi áp dụng các biện pháp này thì phải áp dụng thống nhất đối với các chủ thể cung cấp dịch vụ. Các quy tắc thận trọng: Các quy tắc thận trọng được đưa ra nhằm đảm bảo một nước thành viên có thể bảo hộ hệ thống tài chính trong nước và các chủ thể của hệ thống đó thông qua việc áp dụng một loạt các chuẩn mực an toàn (prudential standards). Về nguyên tắc, các biện pháp thận trọng không nhất thiết phải phù hợp với nguyên tắc tối huệ quốc, đối xử quốc gia và cam kết tiếp cận thị trường. Tuy nhiên, cơ chế giám sát an toàn không nên bị lạm dụng để tránh thực hiện cam kết. [3]
  23. 16 1.2.2 Nội dung và xu hƣớng tự do hoá tài chính trong WTO 1.2.2.1 Nội dung tự do hoá tài chính trong WTO Như đã đề cập ở trên, tự do hóa tài chính trong WTO, hoặc tự do hóa dịch vụ tài chính, chỉ thể hiện một phần nội dung của tự do hóa tài chính, đó là: mở cửa thị trường tài chính trong nước đối với các định chế tài chính nước ngoài (hiện diện thương mại) và tự do hóa dòng vốn quốc tế. Cụ thể: Các cam kết theo phương thức 3 (hiện diện thương mại) biểu hiện chính sách mở cửa thị trường tài chính trong nước với bên ngoài. Trong một nền kinh tế có thị trường tài chính đóng, hoạt động tài chính ngân hàng tập trung chủ yếu vào ngân hàng nhà nước. Các ngân hàng tư nhân hoặc ngân hàng nước ngoài bị giới hạn hình thức, lĩnh vực hoạt động, thậm chí đối tượng kinh doanh. Ví dụ: ngân hàng nước ngoài không được huy động/cho vay bằng đồng nội tệ; ngân hàng nước ngoài chỉ được phép thành lập chi nhánh, nhà đầu tư nước ngoài không được nắm giữ quá 30% tỷ lệ vốn điều lệ của ngân hàng trong nước . Khi một nước đưa ra cam kết theo phương thức 3 trong WTO, nước đó sẽ xóa bỏ theo mức độ cam kết các rào cản gia nhập thị trường (6 rào cản như đã nêu trong mục 1.2.1.3) và thực hiện đối xử bình đẳng giữa các chủ thể trong nền kinh tế, theo đó khuyến khích sự có mặt của các định chế tài chính nước ngoài tại thị trường trong nước. Thực tế về hiện diện thương mại của tổ chức tài chính nước ngoài tại đa số các nước gia nhập WTO có cam kết mạnh theo phương thức 3 đã chứng minh điều này. Cam kết về tự do hóa dòng vốn quốc tế (tự do hóa tài khoản vãng lai và tự do hóa tài khoản vốn) được ngầm đề cập đến tại điều XI Hiệp định GATS „ ngoại trừ các trường hợp nêu trong điều XII (mô tả dưới đây), một nước thành viên không được áp dụng các hạn chế đối với chuyển tiền quốc tế và thanh toán theo các giao dịch vãng lai liên quan đến một cam kết cụ thể‟ (điều khoản XI:1) và „ một quốc gia thành viên không được áp đặt hạn chế đối với bất kỳ giao dịch vốn nào khi hạn chế đấy mâu thuẫn với cam kết liên quan đến giao dịch đó ‟ (điều khoản XI:2). Ghi chú số 8 (Footnote 8) của điều khoản XVI giới hạn các trường hợp trong đó một nước thành viên phải cho phép thực hiện giao dịch vốn
  24. 17 „Nếu một nước thành viên cam kết tiếp cận thị trường liên quan đến phương thức cung cấp dịch vụ qua biên giới và nếu việc cung cấp dịch vụ đó đòi hỏi phải di chuyển vốn qua biên giới, nước thành viên đó phải cam kết cho phép di chuyển vốn. Nếu một nước thành viên cam kết tiếp cận thị trường liên quan đến phương thức cung cấp dịch vụ hiện diện thương mại, nước đó phải cam kết cho phép dòng vốn chảy vào lãnh thổ của mình‟ [3, tr.15]. Như vậy, WTO bắt buộc một nước thành viên phải tự do hóa giao dịch vãng lai và giao dịch vốn liên quan đến dịch vụ được cam kết. Trong đó, các cam kết liên quan đến tự do hóa dịch vụ tài chính theo phương thức 1 (cung cấp dịch vụ qua biên giới) và phương thức 2 (tiêu dùng ngoài lãnh thổ) bắt buộc kèm theo tự do hóa dòng vốn vào và dòng vốn ra liên quan đến trực tiếp đến dịch vụ được cung cấp; còn các cam kết liên quan đến phương thức 3 cung cấp dịch vụ hiện diện thương mại bắt buộc kèm theo tự do hóa dòng vốn vào liên quan đến dịch vụ được cung cấp (ở thể dưới hình thức vốn và thiết bị để xây dựng nhà xưởng hoặc vốn liên quan bản thân dịch vụ đó). WTO không điều chỉnh tự do hóa dòng vốn ra liên quan đến việc cung cấp dịch của một hiện diện tài chính nước ngoài tại nước thành viên. Ví dụ: ngân hàng Deutsche Bank ở Singapore cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam vay vốn USD để tài trợ cho dự án thủy điện Sơn La. Trong trường hợp này, có sự dịch chuyển dòng vốn ngoại tệ (USD) vào lãnh thổ Việt Nam. Khi Việt Nam cam kết không hạn chế đối với cho vay tài trợ giao dịch thương mại của các tổ chức tài chính nước ngoài đối với các doanh nghiệp trong nước, điều này cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam phải có những thay đổi tương ứng về mặt chính sách luật pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức trong nước được vay vốn tài trợ thương mại ngắn hạn từ nước ngoài như cắt giảm bớt các thủ tục đăng ký khoản vay, xóa bỏ giấy phép con Tuy nhiên, không phải cam kết nào về dịch vụ tài chính trong WTO cũng kéo theo tự do hoá dòng vốn quốc tế. Bảng 1.2 và phụ lục 1 liệt kê một số ví dụ chứng minh thương mại quốc tế có thể đi kèm hoặc không đi kèm sự vận động các luồng vốn quốc tế ra/vào lãnh thổ một nước.
  25. 18 Bảng 1.2 Sự di chuyển dòng vốn nội địa/quốc tế theo các cam kết trong WTO Vay bằng đồng nội tệ Vay bằng đồng ngoại tệ Vốn vay từ ngân (a) Chỉ liên quan đến (b) Có sự di chuyển luồng vốn quốc hàng nước ngoài ở thương mại dịch vụ tế và thương mại dịch vụ quốc tế nước ngoài (cung quốc tế cấp dịch vụ theo phương thức 1) Vốn vay từ ngân (c) Thương mại dịch (d) Có sự di chuyển luồng vốn quốc hàng nước ngoài vụ quốc tế và đầu tư tế, thương mại dịch vụ quốc tế và hoạt động tại thị trực tiếp nước ngoài đầu tư trực tiếp nước ngoài trường nội địa (cung cấp dịch vụ theo phương thức 3) Nguồn: WTO và các tính toán của Wang, Shen và Liang (2007), Financial Liberalization and its relationship with the macro economy, [16] Bảng 1.2 cho thấy, trong các trường hợp (a), (c), ngân hàng nước ngoài cho tổ chức trong nước vay bằng đồng nội tệ, xuất hiện thương mại dịch vụ tài chính nhưng không có sự dịch chuyển luồng vốn quốc tế vào/ra lãnh thổ của một nước. Tự do hoá dịch vụ tài chính trong trường hợp này không bắt buộc nước thành viên phải cam kết tự do hoá dòng vốn quốc tế. Trong các trường hợp (b), (d), ngân hàng nước ngoài cho tổ chức trong nước vay bằng đồng ngoại tệ, xảy ra thương mại dịch vụ tài chính kèm theo sự dịch chuyển luồng vốn quốc tế vào/ra lãnh thổ của một nước. Tự do hóa dịch vụ tài chính do đó bắt buộc phải có sự tự do hóa tương ứng của dòng vốn quốc tế. Phụ lục 1 cho thấy trong hầu hết các lĩnh vực dịch vụ ngân hàng và tài chính, tự do hóa theo phương thức 1 và 2 bắt buộc phải tự do hóa luồng vốn liên quan đến dịch vụ được cung cấp. Còn tự do hóa tài chính theo phương thức 3 thường không bắt buộc nước thành viên phải tự do hóa dòng vốn. Từ bảng 1.3, phụ lục 1 kết hợp với khái niệm về dịch vụ tài chính đề cập ở phần trên, có thể thấy tự do hóa dịch vụ tài chính sẽ làm thay đổi các thông số trong hạng mục thường xuyên (hay cán cân vãng lai): các mục 3, 4 (xuất nhập khẩu dịch
  26. 19 vụ tài chính) và mục 4, 5 (thu chi lợi tức đầu tư trong lĩnh vực tài chính); và các mục trong hạng mục vốn. Bảng 1.3 Bảng cán cân thanh toán quốc tế A. HẠNG MỤC THƯỜNG XUYÊN 1. Xuất khẩu 2. Nhập khẩu 3. Xuất khẩu dịch vụ 4. Nhập khẩu dịch vụ 5. Thu lợi tức đầu tư 6. Chi lợi tức đầu tư 7. Chuyển tiền tư nhân 8. Chuyền tiền chính phủ B. HẠNG MỤC VỐN 9. Đầu tư trực tiếp 10. Đầu tư gián tiếp 11. Vốn tín dụng dài hạn 12. Tiền gửi dài hạn ngân hàng 13. Vốn tín dụng ngắn hạn C. CHÊNH LỆCH D. CÂN BẰNG Nguồn: PGS.Đinh Xuân Trình, Giáo trình thanh toán quốc tế trong Ngoại Thương, NXB Hà Nội, năm 1998, [2] Nhìn chung, tự do hoá dịch vụ tài chính và tự do hoá dòng vốn quốc tế là hai khái niệm độc lập nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và thường đi kèm nhau. Nguyên nhân là do những hạn chế về chu chuyển vốn có thể gây hạn chế đáng kể khả năng sinh lợi của tổ chức tài chính nước ngoài hoạt động trên thị trường nội địa và tăng chi phí giao dịch. Do vậy, ngay cả khi mức độ mở cửa thị trường tài chính có sâu nhưng vì những hạn chế trong chu chuyến vốn nhiều khi khiến các tổ chức tài chính nước ngoài chần chừ khi gia nhập vào thị trường. Sự hạn chế trong di chuyển luồng vốn vô hình chung gây hạn chế đối với việc thực hiện cam kết mở cửa thị trường dịch vụ tài chính.
  27. 20 Tóm lại: WTO không yêu cầu các quốc gia thành viên WTO tự do hoá hoàn toàn dòng vốn quốc tế mà chỉ đòi hỏi mức độ tự do hoá tương ứng với các cam kết đưa ra. Các cam kết theo phương thức 1, 2 đòi hỏi tự do hoá dòng vốn ra/vào gắn liền với dịch vụ trao đổi. Đối với các cam kết theo phương thức 3 (hiện diện thương mại), WTO chỉ bắt buộc tự do hoá dòng vốn vào (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) liên quan đến dịch vụ được cung cấp (ví dụ, vốn đầu tư để xây dựng chi nhánh hoặc công ty 100% vốn nước ngoài) mà không có yêu cầu gì đối với tự do hóa dòng vốn ra liên quan đến chính dịch vụ được cung cấp đó. Trong những trường hợp như vậy, một nước có thể vừa mở cửa thị trường tài chính đồng thời vẫn duy trì kiểm soát tài khoản vốn. 1.2.2.2 Đo lường mức độ tự do hoá tài chính theo WTO Một số nhà kinh tế đã tìm cách lượng hóa mức độ cam kết về tự do hóa dịch vụ tài chính trong WTO. Tuy nhiên, do việc tập hợp dữ liệu rất khó khăn nên đến nay hầu như chưa có ai xây dựng được chỉ số đo lường chính xác mức độ cam kết. Luận văn này tìm hiểu phương pháp lượng hóa mức độ tự do hóa tài chính trong WTO của nhà kinh tế Matoo (1998, 2000), một trong những nhà kinh tế học đầu tiên nghiên cứu và đặt nền tảng về đo lường mức độ tự do hóa tài chính trong WTO. Cần lưu ý rằng, các chỉ số lượng hóa chỉ giúp hình dung một cách khái quát nhất, không phải là thước đo hoàn toàn tin cậy, về mức độ cam kết dịch vụ tài chính trong WTO của các nước thành viên. Bảng 1.4 Tỷ trọng cam kết theo phương thức cung cấp dịch vụ và theo ngành Phương thức cung câp Bảo hiểm và dịch vụ liên Ngân hàng và các dịch vụ quan đến bảo hiểm tài chính khác Bảo hiểm Bảo hiểm Sản phẩm Cho vay nhân thọ phi nhân thọ tiền gửi Phương thức 1 0.12 0.20 0.12 0.20 Phương thức 2 0.03 0.05 0.03 0.05 Phương thức 3 0.85 0.75 0.85 0.75 Nguồn: Aaditya Mattoo (8/1998), Financial Services and the WTO: Liberalization Commitments of the Developing and Transition Economies [10]
  28. 21 Đầu tiên, Matoo (1998, 2000) gán các trọng số đối với cam kết trong các lĩnh vực bảo hiểm và ngân hàng. Ông căn cứ vào tầm quan trọng của các hoạt động thương mại trong từng lĩnh vực dịch vụ được cam kết đối với nền kinh tế của nước cam kết, thể hiện qua tỷ trọng doanh thu xuất nhập khẩu dịch vụ tài chính theo từng ngành và từng phương thức cung cấp dịch vụ/GDP. Đối với từng tiểu ngành trong các ngành lớn, áp dụng cách tính tương tự. Căn cứ vào số liệu của các nước thành viên vào cuối năm 1997, ông xây dựng tỷ trọng đối với cam kết trong lĩnh vực bảo hiểm (phân theo bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ) và lĩnh vực ngân hàng (phân theo 2 mảng: nhận tiền gửi và cho vay) như bảng 1.4 Tiếp theo, Matoo gán trọng số cho các mức độ cam kết như sau: Đối với cam kết về cung cấp dịch vụ qua biên giới và tiêu dùng lãnh thổ (phương thức 1 và 2) Không cam kết 0 Không hạn chế 1 Cam kết có hạn chế 0.5 Đối với cam kết về hiện diện thương mại (phương thức 3) Không cho phép/không cam kết về gia nhập mới 0.10 Gia nhập mới thông qua giấy phép 0.25 Khống chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài =50% 0.75 Giới hạn về hình thức hiện diện thương mại 0.75 Các hạn chế khác 0.75 Không cam kết 0 Không hạn chế 1 Cuối cùng, Matoo xây dựng công thức tính chỉ số tự do hóa của một nước j như sau: j j L = ∑wiri (i = 1,2,3) (1.1) Trong đó, wi : tỷ trọng mức độ cam kết
  29. 22 ri : giá trị của biện pháp hạn chế cao nhất đối với phương thức cung cấp i Từ công thức 1.1 có thể thấy rằng chỉ số tự do hóa tài chính mà các nhà kinh tế đưa ra là giá trị bình quân gia quyền của biện pháp có tính chất hạn chế nhất đối với từng phương thức cung cấp dịch vụ trong từng ngành. Chỉ số tự do hóa càng cao phản ánh mức độ tự do hóa càng cao. Công thức tính chỉ số tự do hóa của một nhóm nước như sau: L = ∑ Lj/n (j = 1,n) (1.2) Hoặc L = ∑ gjLj (j = 1,n) (1.3) Với n là số nước trong khu vực, gj là tỷ trọng GDP của nước j/GDP khu vực 1.2.2.3 Xu hướng tự do hoá tài chính tại các nước thành viên WTO Từ các công thức và chỉ số tại mục 1.2.2.2 và các cam kết của các nước khi gia nhập WTO, các nhà kinh tế đã tổng hợp mức độ tự do hóa và xu hướng tự do hóa dịch vụ tài chính ở các nước như sau. Từ bảng 1.5 có thể thấy rằng: (1) Có sự liên hệ giữa mức thu nhập của một nước và mức độ cam kết trong lĩnh vực dịch vụ tài chính của nước đó. Bảng 1.5 cho thấy các nước có thu nhập cao trong khối OECD có mức độ cam kết nhiều nhất. Các nước kém phát triển có mức độ cam kết ít nhất. Điều này có thể lý giải là do mức độ tự do hóa về thương mại (hàng hóa và dịch vụ) và đầu tư trong nội bộ khối OECD rất cao, đòi hỏi các nước phải có sự mở cửa tương đối mạnh thị trường dịch vụ tài chính. Trong khi đó, các nước kém phát triển do cơ sở hạ tầng còn yếu kém, kinh tế vĩ mô chưa ổn định và thị trường tài chính trong nước chưa phát triển nên các nước còn ngần ngại không đưa ra nhiều cam kết vì e ngại nguy cơ khủng hoảng. Tuy nhiên, có một số ngoại lệ sẽ phân tích ở phần sau. (2) Mức độ tự do hoá dịch vụ tài chính trong giai đoạn 2001-2006 tăng so với giai đoạn 1994-2000. Các nước có thu nhập thấp có sự gia tăng mức độ tự do hóa đáng kể nhất: mức gia tăng nói chung là 23.74%, trong lĩnh vực bảo hiểm là 24.87% và trong lĩnh vực ngân hàng là 22.4% . Các nước có thu nhập cao không
  30. 23 thuộc khối OECD có những cải cách mạnh mẽ: mức gia tăng nói chung là 21.11%, đáng kể nhất trong lĩnh vực bảo hiểm đạt 32.01%. Bảng 1.5 Chỉ số tự do hóa của các nước thành viên WTO trong 2 giai đoạn 1994-2000 và 2001-2006 phân theo mức thu nhập Mức thu Số nước Thời Bảo hiểm Ngân hàng Tất cả dịch nhập gian/% thay và dịch vụ và các dịch vụ tài chính đổi liên quan vụ tài chính đến bảo khác hiểm Các nước 24 1994-2000 0.6904 0.7173 0.7038 OECD có 2001-2006 0.7584 0.7763 0.7674 thu nhập % thay đổi 9.85 8.23 9.04 cao Các nước 13 1994-2000 0.4821 0.432 0.4571 không 2001-2006 0.6364 0.4708 0.5536 thuộc % thay đổi 32.01 8.98 21.11 OECD có thu nhập cao Các nước 25 1994-2000 0.4947 0.4569 0.4758 có thu nhập 2001-2006 0.5625 0.4577 0.5101 trung bình % thay đổi 13.71 0.18 7.21 khá Các nước 27 1994-2000 0.4428 0.3625 0.4027 có thu nhập 2001-2006 0.4708 0.3761 0.4235 trung bình % thay đổi 6.32 3.75 5.17 Các nước 4 1994-2000 0.2658 0.233 0.2494 thu nhập 2001-2006 0.3319 0.2852 0.3086 thấp % thay đổi 24.87 22.40 23.74 Nguồn: WTO và các tính toán của Wang, Shen và Liang (2007), Financial Liberalization and its relationship with the macro economy [16]
  31. 24 (3) Những nước có cam kết tự do hoá cao trong phân ngành dịch vụ này cũng có mức độ tự do hoá cao ở phân ngành dịch vụ khác và ngược lại. (4) Không có cái gọi là tự do hóa hoàn toàn. Ngay cả những nước phát triển nhất cũng có những hạn chế trong dịch vụ tài chính. Từ bảng 1.5, chỉ số cam kết cao nhất cũng chỉ là 0.7763 trong lĩnh vực ngân hàng của các nước OECD. Bảng 1.6 đánh giá mức độ cam kết trong lĩnh vực bảo hiểm tại các nước: (1) Đánh giá tổng thể, trong lĩnh vực bảo hiểm các nước châu Âu có cam kết tự do hóa mạnh mẽ nhất (0.7895). Tiếp theo là các nước châu Phi thuộc tiểu vùng sa mạc Sahara (0.7804), các nước Trung Đông và Bắc Phi (0.6082), các nước Đông Á và Thái Bình Dương (0.5925). Mỹ chỉ có mức cam kết khiêm tốn (0.5684). Các nước Nam Á có mức độ cam kết thấp nhất (0.2130), chỉ sau các nước châu Mỹ Latin và Carribean (0.3665). (2) Đối với các cam kết về tiếp cận thị trường, các khu vực có mức độ mở cửa lĩnh vực bảo hiểm từ cao nhất đến thấp nhất như sau: các nước châu Âu (0.6941), các nước châu Phi thuộc tiểu vùng Sahara (0.6660), các nước Trung Đông và Bắc Phi (0.5314), các nước Bắc Á và Thái Bình Dương (0.5179), khu vực Bắc Mỹ (0.4094), khu vực châu Mỹ Latin và Carribean (0.3207) và cuối cùng là các nước Nam Á (0.2131). (3) Đối với các cam kết về đối xử quốc gia trong lĩnh vực bảo hiểm, các khu vực có mức độ cam kết từ cao nhất đến thấp nhất như sau: các nước châu Phi thuộc tiểu vùng Sahara (0.8948), các nước châu Âu (0.8849), khu vực Bắc Mỹ (0.7275), khu vực Trung Đông và Bắc Phi (0.6851), các nước Bắc Á và Thái Bình Dương (0.6671), khu vực châu Mỹ Latin và Carribean (0.4122) và cuối cùng là các nước Nam Á (0.2129). (4) So sánh các cam kết trong lĩnh vực bảo hiểm giữa 4 phương thức cung cấp dịch vụ. Các nước phát triển cam kết mạnh mẽ nhất theo phương thức 2 đối với nguyên tắc tiếp cận thị trường, và theo phương thức 3 đối với nguyên tắc đối xử quốc gia. Các nước đang và kém phát triển lại cam kết mạnh theo phương thức 3 đối với cả 2 nguyên tắc trên.
  32. 25 Bảng 1.6 Chỉ số tự do hóa lĩnh vực bảo hiểm giai đoạn 2001-2006 phân theo khu vực Tiếp cận thị trƣờng Đãi ngộ quốc gia Trung bình Khu vực địa lý Số nƣớc Trung bình Tổng M1 M2 M3 M4 M1 M2 M3 M4 theo trọng theo trọng số số Đông Á và Thái 14 0.4152 0.5402 0.5402 0.3973 0.5179 0.4911 0.5714 0.7254 0.3571 0.6671 0.5925 Bình Dương Nam Á 4 0.3125 0.2656 0.1797 0.4063 0.2131 0.1875 0.1875 0.2188 0.2656 0.2129 0.2130 Châu Âu 33 0.7391 0.8409 0.6813 0.4867 0.6941 0.8845 0.9242 0.8958 0.4905 0.8849 0.7895 Bắc Mỹ 2 0.4688 0.9375 0.3594 0.5313 0.4094 0.8125 0.9375 0.7188 0.0000 0.7275 0.5684 Châu Mỹ Latin 27 0.2348 0.2404 0.3501 0.2043 0.3207 0.2564 0.2452 0.4663 0.2103 0.4122 0.3665 Trung Đông và Bắc 10 0.5116 0.6366 0.5347 0.3854 0.5314 0.5394 0.5914 0.7361 0.3715 0.6851 0.6082 Phi Tiểu vùng Sahara 3 0.6875 0.7083 0.6667 0.4167 0.6660 0.8750 0.8750 0.9167 0.4167 0.8948 0.7804 Nguồn: WTO và các tính toán của Wang, Shen và Liang (2007), Financial Liberalization and its relationship with the macro economy, [16]
  33. 26 Bảng 1.7 Chỉ số tự do hóa lĩnh vực ngân hàng giai đoạn 2001-2006 phân theo khu vực Tiếp cận thị trƣờng Đãi ngộ quốc gia Số Trung Khu vực địa lý Trung bình Tổng nƣớc M1 M2 M3 M4 bình theo M1 M2 M3 M4 theo trọng số trọng số Đông Á và Thái 14 0.2979 0.5146 0.4359 0.3589 0.3998 0.4727 0.5412 0.6362 0.3063 0.5582 0.4790 Bình Dương Nam Á 4 0.2205 0.2431 0.4933 0.5486 0.4183 0.1667 0.2188 0.5855 0.4045 0.4449 0.4316 Châu Âu 33 0.8007 0.8181 0.7168 0.4883 0.7201 0.9007 0.9171 0.8228 0.5254 0.8174 0.7688 Bắc Mỹ 2 0.8932 0.9384 0.4141 0.6250 0.5816 1 1 0.6389 0.3750 0.7208 0.6512 Châu Mỹ Latin 27 0.1122 0.1469 0.2587 0.1651 0.2075 0.1082 0.1405 0.3691 0.1629 0.2722 0.2398 Trung Đông và 10 0.4290 0.5193 0.4390 0.3484 0.4324 0.4491 0.5556 0.5787 0.4120 0.5295 0.4810 Bắc Phi Tiểu vùng Sahara 3 0.4537 0.5231 0.3495 0.2095 0.3709 0.4120 0.5231 0.3287 0.2095 0.3484 0.3597 Nguồn: WTO và các tính toán của Wang, Shen và Liang (2007), Financial Liberalization and its relationship with the macro economy, [16]
  34. 27 Bảng 1.7 đánh giá mức độ cam kết trong lĩnh vực ngân hàng tại các nước: (1) Đánh giá tổng thể, các nước châu Âu có cam kết tự do hóa mạnh mẽ nhất (0.7688). Tiếp theo là khu vực Bắc Mỹ (0.6512), các nước Trung Đông và Bắc Phi (0.4810), các nước Đông Á và Thái Bình Dương (0.4790). Các nước châu Mỹ Latin và Carribean có mức độ cam kết thấp nhất (0.2398), chỉ sau các nước Nam Á (0.4316) và các nước châu Phi thuộc tiểu vùng sa mạc Sahara (0.3597). (2) Đối với các cam kết về tiếp cận thị trường, các khu vực có mức độ mở cửa lĩnh vực bảo hiểm từ cao nhất đến thấp nhất như sau: các nước châu Âu (0.7201), khu vực Bắc Mỹ (0.5816), các nước Trung Đông và Bắc Phi (0.4324), Nam Á (0.4183), các nước Bắc Á và Thái Bình Dương (0.3998), các nước châu Phi thuộc tiểu vùng Sahara (0.3709) và khu vực châu Mỹ Latin và Carribean (0.2075). (3) Đối với các cam kết về đối xử quốc gia, các khu vực có mức độ cam kết từ cao nhất đến thấp nhất như sau: các nước châu Âu (0.8174), khu vực Bắc Mỹ (0.7208), các nước Bắc Á và Thái Bình Dương (0.5582), khu vực Trung Đông và Bắc Phi (0.5295), các nước Nam Á (0.4449), các nước châu Phi thuộc tiểu vùng Sahara (0.3484) và khu vực châu Mỹ Latin và Carribean (0.2722). (4) So sánh các cam kết giữa 4 phương thức cung cấp dịch vụ. Các nước phát triển cam kết mạnh mẽ nhất theo phương thức 1 và 2. Các nước đang và kém phát triển lại cam kết mạnh theo phương thức 3. Nguyên nhân: các nước đang phát triển thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm tranh thủ được vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý nước ngoài cho công cuộc cải cách thị trường tài chính trong nước của mình cũng như tạo thêm công ăn việc làm cho người dân. Từ bảng 1.6 và 1.7, nhận xét rằng các nước đang phát triển có sự bảo hộ lĩnh vực ngân hàng nhiều hơn so với lĩnh vực bảo hiểm. Nguyên nhân là do tầm quan trọng thiết yếu của lĩnh vực ngân hàng đối với các nước đang phát triển. Ngoài ra, có thể thấy rằng dường như không có mối liên quan giữa phương thức 4 và mức thu nhập. Nguyên nhân là vì, phương thức 4 liên quan đến di chuyển thể nhân và các nước đang phát triển có nguồn lao động dồi dào và do đó các nước
  35. 28 đang phát triển có thể thúc đẩy tự do hoá theo phương thức 4 nhiều nhất. Ngược lại, các nước phát triển ít cam kết theo phương thức 4 và tập trung nhiều hơn vào vấn đề nâng cao tính minh bạch và các thủ tục liên quan đến di chuyển thể nhân. 1.3 TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH TRONG WTO 1.3.1 Lợi ích của tự do hoá tài chính trong WTO Nhìn từ góc độ kinh tế, hoạt động dịch vụ tài chính cũng giống như các hoạt động trao đổi mua bán các hàng hoá và dịch vụ khác, có thể có những tác động tích cực đến thu nhập và sự tăng trưởng của tất cả các đối tác tham gia. Lợi ích của tự do hoá tài chính trong WTO có thể có được nhìn nhận trên một số giác độ sau: Đối với thị trường tài chính - Thị trường tài chính của nước thành viên WTO sẽ có tính cạnh tranh ngày càng cao. Thực vậy, khi hạn chế đối với các định chế tài chính nước ngoài được xóa bỏ, các tổ chức tài chính trong nước sẽ không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các tổ chức tài chính nước ngoài. Kết quả là, chỉ có những tổ chức tốt nhất mới có thể tồn tại và chúng sẽ phải tốt hơn, hoàn thiện hơn. Áp lực cạnh tranh khiến các dịch vụ tài chính ngày càng đa dạng hóa, chất lượng ngày càng cao trong khi chi phí ngày càng thấp. - Hiện diện thương mại của các tổ chức tài chính nước ngoài giúp thay đổi cấu trúc thị trường như xuất hiện các ngành công nghiệp phụ trợ (ví dụ, dịch vụ đánh giá tín dụng, dịch vụ kế toán, kiểm toán và dịch vụ pháp lý ), xu hướng phi trung gian hoá (các ngân hàng cạnh tranh trực tiếp trên thị trường tín dụng), xu hướng chuyên môn hóa hoạt động ngân hàng (bán lẻ, đầu tư hoặc bán buôn) hay gia tăng hoạt động mua bán trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. - Tự do hoá thương mại dịch vụ tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của các tổ chức tài chính trong nước. Các tổ chức tài chính nước ngoài có thể giúp tái cơ cấu nguồn vốn của các định chế tài chính trong nước bằng cách đầu tư hoặc mua lại các tổ chức hoạt động yếu kém hoặc giúp chuyển giao công nghệ, hiện đại hoá công nghệ, nâng cao trình độ quản trị hệ thống tại các tổ chức này.
  36. 29 Minh bạch hóa thông tin trở nên bắt buộc, các thông lệ quốc tế được áp dụng, hệ thống quy định giám sát cũng trở nên chặt chẽ tinh vi hơn, từ đó làm giảm thiểu những rủi ro có tính hệ thống. Hội nhập quốc tế cũng tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các định chế tài chính trong nước do mở rộng khả năng tiếp cận của các tổ chức này đối với các khu vực thị trường mới, các nhóm khách hàng có mức độ rủi ro thấp. - Tự do hóa tài chính theo WTO còn khiến môi trường kinh doanh ngân hàng và các hoạt động tài chính khác có mức độ rủi ro thấp hơn, hoạt động của các tổ chức tài chính trong nước sẽ an toàn, lành mạnh và hiệu quả hơn. Thực vậy, khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp trong nước có nhiều cơ hội tiếp cận với thị trường hàng hoá quốc tế, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu; đồng thời, các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài cũng có nhiều cơ hội thâm nhập và xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ vào thị trường nội địa. Quá trình hội nhập quốc tế cũng buộc các doanh nghiệp phải liên tục đổi mới, nâng cao năng lực và kinh doanh có hiệu quả hơn. Do vậy, môi trường kinh doanh ngân hàng và tài chính có mức độ rủi ro thấp hơn, hoạt động của các ngân hàng và tổ chức tài chính khác sẽ an toàn, lành mạnh và hiệu quả hơn. Đối với nền kinh tế - Tăng nguồn vốn cho nền kinh tế. Khi mở cửa thị trường dịch vụ tài chính, các định chế tài chính trong nước có khả năng huy động các nguồn vốn từ thị trường tài chính quốc tế và sử dụng vốn có hiệu quả hơn để giảm thiểu rủi ro và các chi phí cơ hội. Nguồn vốn trên thị trường tài chính trong nước trở nên sẵn có hơn và được phân bổ có hiệu quả hơn. Do các hạn chế về đầu tư tài chính được dỡ bỏ, các ngân hàng trong nước sẽ linh hoạt hơn trong việc phản ứng, điều chỉnh hành vi của mình theo các diễn biến thị trường trong nước và quốc tế để tối đa hoá cơ hội sinh lời và giảm thiểu rủi ro. Quan hệ đại lý quốc tế của ngân hàng trong nước có điều kiện phát triển rộng rãi để tạo điều kiện cho các hoạt động thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại phát triển, kèm theo đó quan hệ hợp tác đầu tư và trao đổi công nghệ được phát triển. Sự hiện diện của các thể chế tài chính quốc tế sẽ
  37. 30 giúp cho các ngân hàng trong nước tiếp cận được dễ dàng hơn với thị trường vốn quốc tế. Tự do hoá tài chính làm giảm chi phí vốn do giảm mức độ rủi ro trên thị trường nội địa, thị trường tài chính trong nước trở nên có tính thanh khoản lớn hơn, vì vậy, cả các trung gian tài chính và doanh nghiệp đều được hưởng lợi. - Mở cửa thị trường dịch vụ tài chính giúp nền kinh tế chống chọi tốt hơn với khủng hoảng. Rất nhiều nghiên cứu của Ngân hàng thế giới và WTO đã chỉ ra điều này. Sự có mặt của các tổ chức tài chính nước ngoài thực chất làm tăng tính đa năng của hệ thống tài chính, và do đó làm tăng thêm tính ổn định cần có. Ngoài ra, một cơ chế thương mại tự do cho phép các luồng vốn di chuyển tự do hơn có thể làm giảm nhẹ các vấn đề về cán cân thanh toán. Hơn nữa, các rủi ro cho hệ thống tài chính có thể được phòng ngừa quốc tế với sự giúp đỡ của các định chế quốc tế. [1, tr. 68] - Việc mở cửa thị trường dịch vụ tài chính ở hầu hết các nước cũng góp phần thúc đẩy chính phủ các nước chủ nhà cải cách thể chế, cải tiến phương pháp quản lý vĩ mô nền kinh tế và thay đổi cách thức can thiệp vào thị trường, đồng thời thúc đẩy việc hoàn thiện hàng lang pháp lý và hệ thống kiểm tra, giám sát của chính phủ đối với những lĩnh vực dịch vụ này. Các hiệp định đa phương đối với tự do hoá thị trường tài chính tạo ra sự ổn định lâu dài về mặt chính sách, giảm thiểu những rủi ro liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài. Một chính sách kinh tế vĩ mô có hiệu quả hơn phù hợp với những điều kiện trong một nền kinh tế mở tạo điều kiện thực hiện phân phối nguồn lực hiệu quả trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế kinh tế trong nước và thế giới. Nhìn chung, lợi ích tối thượng của tự do hoá thương mại dịch vụ tài chính là tạo ra một môi trường cạnh tranh bình đẳng trong một thị trường trước đây vốn được đặc trưng bằng những yếu tố độc quyền. Cạnh tranh chính là động lực thúc đẩy việc giảm thiểu chi phí, nâng cao chất lượng phục vụ, phân tán rủi ro và tạo cơ hội phát huy lợi thế kinh tế quy mô, tăng cường chuyển giao công nghệ và tạo môi trường thay đổi chính sách quản lý vĩ mô nền kinh tế. Trên cơ sở đó, tăng cường
  38. 31 năng lực cạnh tranh và sẵn sàng đối phó với những bất thường có thể xảy ra trên bình diện quốc tế. 1.3.2 Những mặt trái của tự do hóa tài chính trong WTO Thứ nhất, tự do hoá tài chính nói chung, bao gồm tự do hóa tài chính trong WTO (hay tự do hóa dịch vụ tài chính) có thể làm tăng khả năng gây ra khủng hoảng tài chính nếu tiến trình tự do hoá được thực hiện một cách nôn nóng, sai trình tự hoặc thiếu đồng bộ trong các biện pháp quản lý vĩ mô ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế. Một nghiên cứu phân tích về các cuộc khủng hoảng ngân hàng trên thế giới đã cho thấy 18 trong 25 trường hợp được nghiên cứu, khủng hoảng tài chính đã diễn ra theo sau việc tự do hoá tài chính khoảng 5 năm. Do vậy, nhiều người cho rằng khủng hoảng ngân hàng là sự kiện kéo theo của cải cách hệ thống tài chính theo hướng mở cửa. Thậm chí, nhiều chính phủ cho rằng đó là cái giá phải trả của tự do hoá tài chính. Nhận định này dường như được minh chứng bởi các cuộc khủng hoảng ngân hàng diễn ra ở Argentina, Brazil, Chile trong những năm 70, khủng hoảng tiền tệ ở Mexico năm 1994 - 1995 và Thailand năm 1997. Tuy nhiên, theo nhiều nhà nghiên cứu, việc mở cửa thị trường tài chính, bản thân nó thực chất không phải là nguyên nhân sâu xa dẫn đến khủng hoảng tài chính - ngân hàng. Việc cải cách hệ thống tài chính và tự do hoá có chăng chỉ lật tẩy và làm trầm trọng thêm những yếu kém trong thể chế và các chính sách tài chính vĩ mô vốn dĩ đã tiềm ẩn, và do đó làm tăng thêm rủi ro của việc dẫn đến khủng hoảng tài chính. Các nhà nghiên cứu đã tổng kết nguyên nhân gây khủng hoảng tài chính ở một số nước như sau: (1) sự không ổn định có tính vĩ mô như sự thất thường của hoạt động thương mại; (2) tính áp đặt trong chính sách tỷ giá và lãi suất; (3) sự bùng nổ của hoạt động cho vay; (4) sự sụt giá tài sản, sự du nhập vốn một cách ồ ạt; (5) sự chuẩn bị chưa kỹ lưỡng để sẵn sàng tiến hành mở cửa, và (6) sự không tuân thủ tính logic và trình tự của những cải cách tài chính. Nói cách khác, nguyên nhân chính của các cuộc khủng hoảng tài chính lại chính là những yếu kém tiềm ẩn của hệ thống ngân hàng, sự thiếu lành mạnh của hệ thống chính sách quản lý vĩ mô, sự thiếu vắng của một chế độ giám sát, kiểm tra có hiệu quả và sự sai lệch
  39. 32 trong đường lối cải cách, chứ không phải xuất phát từ bản thân quá trình tự do hoá tài chính. [1] Ngoài ra, khi mức độ hội nhập của các nước ngày càng cao, tự do hóa tài chính có thể khuếch đại hiệu ứng lây lan hoặc xu hướng bầy đàn tạo ra khủng hoảng từ nước này sang nước khác. Minh chứng điển hình ở đây là cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Thứ hai, tài chính thường được coi là công cụ quản lý chiến lược và là lĩnh vực đặc biệt cần được nắm giữ bởi Nhà nước để tập trung thực hiện những mục đích quan trọng của một quốc gia. Việc mở cửa thị trường tài chính có thể có nguy cơ làm xao nhãng hoặc thiếu tập trung trong việc điều hành để thực hiện những mục tiêu chiến lược vì các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài sẽ không quan tâm đến một mục đích nào khác hơn là mục đích lợi nhuận; họ sẽ chỉ tập trung vào các khách hàng tiềm năng nhất hoặc mảng thị trường béo bở nhất chứ không quan tâm đến việc giúp đỡ các tổ chức tài chính yếu kém hoặc khi tình hình kinh tế trở nên khó khăn, các định chế tài chính nước ngoài có thể nhanh chóng rút vốn ra khỏi nền kinh tế, khiến cho khủng hoảng ngày càng trầm trọng. Đặc biệt, trong điều kiện hệ thống tài chính nội địa có khả năng cạnh tranh kém, nền tài chính có nguy cơ bị thống trị bởi các tổ chức tài chính nước ngoài thì quyền lực kiểm soát, khống chế và điều khiển thị trường tài chính của Nhà nước sẽ dần bị thu hẹp lại, và do đó có thể phương hại đến mục tiêu chiến lược của quốc gia. Hơn nữa, việc mở cửa thị trường tài chính nếu không được chuẩn bị kỹ lưỡng có thể sẽ dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực, thiếu lành mạnh như lừa đảo, phá sản, đổ vỡ gây thiệt hại đến lợi ích của người tiêu dùng. [1] Tóm lại: tự do hóa tài chính nói chung và tự do hóa tài chính theo WTO mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng đồng thời tạo ra nhiều thách thức đối với các quốc gia. Việc có tận dụng được những lợi ích của tự do hóa tài chính hay không hoàn toàn phụ thuộc vào đường lối cải tổ của chính sách các nước theo đuổi chính sách mở cửa đó.
  40. 33 CHƢƠNG II TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH THEO WTO CỦA MỘT SỐ NƢỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM Do tầm quan trọng chiến lược của dịch vụ tài chính đối với phát triển kinh tế và đối với sự nhạy cảm chính trị nên quá trình đàm phán về tự do hóa dịch vụ tài chính trong WTO rất phức tạp và kéo dài (từ vòng đàm phán Uruguay đến nay). Mặc dù vậy, dịch vụ tài chính cũng là lĩnh vực các nước cam kết tự do hoá nhiều nhất [16, tr.31]. Sự kiện có tính chất lịch sử là việc ký Thỏa thuận về Dịch vụ tài chính (FSA – Financial Services Agreement) năm 1997 của WTO, có hiệu lực từ ngày 1/3/1999 theo đó 102 thành viên WTO đã cam kết tự do hoá dịch vụ tài chính. Từ năm 1997 đến nay, các nước tiếp tục tăng cường đàm phán về tự do hóa dịch vụ tài chính thông qua đàm phán đa phương (trong khuôn khổ WTO), khu vực (OECD, NAFTA, AFTA ) và song phương (các hiệp định thương mại ưu đãi – Preferential Trade Agreement). [20] Theo nghiên cứu của một nhà kinh tế WTO (Yang Qian, 2000), mức độ cam kết mở cửa thị trường dịch vụ tài chính nhìn chung không phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của các nước thành viên. Một số nước phát triển đưa ra những cam kết không được cởi mở lắm trong khi đó có những nước đang phát triển hoặc kém phát triển vẫn cam kết mở cửa thị trường rộng rãi hơn. Quyết sách để đưa ra mức độ mở cửa thị trường dường như phụ thuộc nhiều hơn vào những lợi ích tiềm năng có thể mang lại và khả năng cạnh tranh của hệ thống dịch vụ tài chính nội địa. Hay nói đúng hơn là nó phụ thuộc vào tính hiệu quả và những thành tựu đã đạt được của công cuộc cải cách hệ thống tài chính ngân hàng của một nước thành viên theo hướng hội nhập. Điều đó có nghĩa là sẽ không có một công thức chung chuẩn nào áp dụng cho tất cả các nước khi tiến hành mở cửa kinh tế [1, tr.25]. Phân tích dưới đây hy vọng sẽ phần nào chứng minh nhận định trên. Tuy nhiên, ở một chừng mực nhất định, việc tham khảo kinh nghiệm và những bài học thực tế về việc mở cửa thị trường ở một số nước là cần thiết cho những nước đi sau.
  41. 34 2.1 TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH THEO WTO CỦA HÀN QUỐC Hàn Quốc gia nhập WTO vào ngày 1/1/1995. Từ đó đến nay, Hàn Quốc đã 3 lần bổ sung cam kết tự do hóa dịch vụ tài chính vào các năm 1995, năm 1997 và năm 1998. Tóm tắt các cam kết của Hàn Quốc vào thời điểm gia nhập WTO đối với dịch vụ tài chính như sau: Hàn Quốc không cam kết theo phương thức 1, 2, 4. Đối với phương thức 3 (hiện diện thương mại): - Trong lĩnh vực ngân hàng, ngân hàng nước ngoài ban đầu chỉ được phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh. - Tỷ lệ sở hữu của cá nhân nhà đầu tư nước ngoài là 8%. - Việc cho vay bằng ngoại tệ bị hạn chế và bắt buộc phải cho các công ty nhỏ và vừa vay. - Hàn Quốc không cam kết trong lĩnh vực cho thuê tài chính. - Trong lĩnh vực chứng khoán: chỉ cho phép thành lập văn phòng đại diện hoặc chi nhánh hoặc công ty liên doanh (với lượng đóng góp từ phía nước ngoài từ 40-50%). Đối với công ty chứng khoán đang hoạt động, tỷ lệ sở hữu nước ngoài là dưới 10%/công ty (tổng cộng không quá 50%). - Trong lĩnh vực bảo hiểm, chỉ cho phép thành lập liên doanh với một đối tác nước ngoài (tỷ lệ dưới 50%). Bảng 2.1 Mức độ cam kết tự do hoá tài chính trong WTO của Hàn Quốc Ngân hàng Bảo hiểm Dịch vụ liên quan Dịch vụ liên quan Bảo hiểm phi nhân Bảo hiểm nhân thọ đến tiền gửi đến cho vay thọ 0.21 0.19 0.43 0.48 Nguồn: Aaditya Mattoo (8/1998), Financial Services and the WTO: Liberalization Commitments of the Developing and Transition Economies [10] Từ bảng 2.1, mức độ tự do hoá theo các cam kết trong WTO của Hàn Quốc là thấp. Hàn Quốc mở cửa lĩnh vực bảo hiểm mạnh mẽ hơn so với lĩnh vực ngân
  42. 35 hàng và các dịch vụ tài chính khác. Bảng 2.2 Mức độ cam kết tự do hoá tài chính trong WTO của một số nước theo các phương thức cung cấp Nƣớc Phƣơng thức 1 Phƣơng thức 2 Phƣơng thức 3 Trung Quốc 0.2 0.51 0.49 Hàn Quốc 0.09 0.08 0.3 ASEAN + 3 0.12 0.32 0.3 Nhật Bản 0.17 0.61 0.91 OECD 0.13 0.62 0.70 Nguồn: Li-Gang Liu, 2005, The Impact of Financial Services Trade Liberalization on China, [8] 1 Từ bảng 2.2, có thể nhận thấy, mức độ cam kết tự do hoá dịch vụ tài chính của Hàn Quốc thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Hàn Quốc hầu như không cam kết gì theo phương thức 1, 2. Phương thức 3 là phương thức Hàn Quốc cam kết mạnh mẽ nhất cũng chỉ lượng hoá đạt 0.3, thấp hơn Trung Quốc, thấp hơn nhiều so với các nước khối OECD và Nhật Bản. Quá trình thực hiện cam kết trong thực tế Chính sách mở cửa thị trường dịch vụ tài chính của Hàn Quốc có sự tương phản rõ rệt trước và sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Từ khi gia nhập WTO đến trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, Hàn Quốc vấp phải một nghịch lý trong tự do hoá tài chính. Hàn Quốc còn kiểm soát nghiêm ngặt luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào và việc đầu tư cổ phiếu (một biểu hiện cụ thể là Hàn Quốc rất ít cam kết theo phương thức 3 trong lĩnh vực ngân hàng và chứng khoán), nhưng lại tự do hoá việc ngân hàng vay nước ngoài và cho vay tràn lan không dựa trên hiệu quả dự án. Do không có một cơ chế pháp lý và giám sát hệ thống tài chính chặt chẽ và các chính sách vĩ mô thích hợp (như chế độ tỷ giá linh hoạt hợp lý), Hàn Quốc đã chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á khởi nguồn từ Thái Lan. 1 Sự khác biệt về số liệu là do khác biệt trong cách tính toán của các tác giả. Nhìn chung, các ước lượng chỉ mang tính chất tham khảo, phản ánh chung nhất về mức độ tự do hóa tài chính theo WTO.
  43. 36 Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, do (i) nhu cầu trước mắt và cấp bách về vốn nước ngoài để cung cấp vốn cho nền kinh tế sau khủng hoảng; (ii) chính phủ bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và (iii) sức ép quốc tế từ OECD và các tổ chức tài chính nước ngoài yêu cầu Hàn Quốc phải cải cách và mở cửa thị trường tài chính khi gia nhập OECD, Hàn Quốc thực hiện tự do hoá hơn nữa dịch vụ tài chính thông qua việc bổ sung các cam kết trong WTO (đặc biệt là các cam kết theo phương thức 3) và tiến hành nhiều cải cách đồng bộ và quyết liệt. Kể từ tháng 4/1998, rất nhiều chính sách mới đưa ra nhằm tăng cường hiện diện thương mại của các tổ chức tài chính nước ngoài của Hàn Quốc, điển hình như: - Xóa bỏ các hạn chế liên quan đến việc thành lập ngân hàng con của các ngân hàng nước ngoài tại Hàn Quốc. - Cho phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài và công ty chứng khoán trên cơ sở phê chuẩn và cấp phép của Ủy ban giám sát tài chính (FSC – Financial Supervisory Commission). - Cho phép thành lập tổ chức tài chính 100% vốn nước ngoài. - Từ tháng 5/1998, ngân hàng Hàn Quốc được thuê giám đốc là người nước ngoài. [4] - Cũng trong tháng 5/1998, mức trần sở hữu cổ phiếu của nước ngoài đối với công ty ngoài quốc doanh hoàn toàn bị dỡ bỏ. Đối với các công ty quốc doanh, sở hữu nước ngoài tăng từ trần 18% lên trần 30%. Đối với các công ty tư nhân, chỉ trong vòng 6 tháng sau khủng hoảng, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đã được xóa bỏ hoàn toàn mức khống chế trần, cụ thể: tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong các công ty tư nhân tăng từ 23% (tháng 5/1997) đến 26% (tháng 11/1997), 55% (tháng 12/1997) và 100% (tháng 5/1998). [4] - Tháng 4/1999, người nước ngoài được phép sở hữu tối đa 100% ngân hàng trong nước. [4] - Tháng 4/1999, mọi ngân hàng nước ngoài đều có thể gia nhập thị trường Hàn Quốc và được hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia. [4]
  44. 37 Kết quả là, tỷ lệ sở hữu của các tổ chức tài chính nước ngoài đối với các tổ chức tài chính trong nước tăng đáng kể. Điển hình như, New Bridge Capital sở hữu 51% cổ phần của Korea First Bank (tháng 9/1999), Commerz Bank sở hữu 23.6% cổ phiếu Korea Exchange, KorAm (Carlyle Group 17.9%), Hana (Alianz Group, 12.5%), Kookmin (Goldman Sachs, 11.1%). Tỷ lệ sở hữu nước ngoài của các ngân hàng Korean Housing & Commercial là 61.5%, the Korea First là 51.0%, Kookmin là 60.9%, Shinhan là 51.6%, KorAm (64.8%). [4] Bảng 2.3 Hiện diện thương mại của các định chế tài chính nước ngoài tại Hàn Quốc năm 2000 Ngân Chứng Công ty Công ty Bảo hiểm Bảo hiểm hàng khoán đầu tư tư vấn nhân thọ phi nhân tín thác đầu tư thọ Chi Mở cửa Mở cửa Mở cửa Mở cửa Mở cửa Mở cửa nhánh Công ty Mở cửa Mở cửa Mở cửa Mở cửa Mở cửa Mở cửa con Liên Mở cửa Mở cửa Mở cửa Mở cửa Mở cửa Mở cửa doanh Thương Mở cửa Không Mở cửa Mở cửa Mở cửa Mở cửa mại qua một phần mở cửa một phần bảo hiểm biên giới thân máy bay Nguồn: Korea Institute of Finance (2000), [4] Bảng 2.3 cho thấy chính sách của chính phủ Hàn Quốc về hiện diện thương mại của các tổ chức nước ngoài tại Hàn Quốc đến cuối năm 2000 là rất thông thoáng. Các công ty nước ngoài được phép thành lập công ty con, chi nhánh, liên doanh liên kết trong tất cả các lĩnh vực dịch vụ tài chính. Theo thống kê của Viện Tài chính Hàn Quốc, từ năm 1994 đến năm 1999, có 59 ngân hàng nước ngoài hoạt động ở Hàn Quốc; đến tháng 3/2002, con số này lên tới 87 (trong đó có 61 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 26 văn phòng đại diện). [6] Nhìn chung phương thức hiện diện thương mại chủ yếu dưới hình thức chi nhánh hơn là ngân hàng con. Nguyên nhân: (i) Ngân hàng nước ngoài thích thành lập chi nhánh hơn so với ngân hàng con vì hình thức chi nhánh không phải là
  45. 38 không có lợi đối với hoạt động của họ.; (ii) ngân hàng nước ngoài chủ yếu cung cấp dịch vụ ngân hàng bán buôn chứ không phải bán lẻ. Ví dụ, ngân hàng nước ngoài chiếm lĩnh thị phần giao dịch kinh doanh ngoại hối; họ không muốn mở rộng hoạt động kinh doanh cho đến khi chắc chắn về khả năng lợi nhuận; (iii) cải cách ngành tài chính và doanh nghiệp còn chưa hoàn tất, ngân hàng nước ngoài muốn chờ đợi thêm; (iv) ngân hàng nước ngoài còn e ngại về khả năng kiểm soát gián tiếp hoặc can thiệp của chính phủ Hàn Quốc hay các thông lệ kinh doanh chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế. Mặc dù có nhiều cam kết mạnh mẽ đối với phương thức cung cấp dịch vụ hiện diện thương mại, Hàn Quốc không cho phép thương mại dịch vụ theo phương thức 1 (cung cấp dịch vụ xuyên biên giới). Nguyên nhân Hàn Quốc không cam kết theo theo phương thức 1 là: Hàn Quốc vẫn chưa có được các quy định giám sát cần thiết để bảo vệ khách hàng và nhà đầu tư trong nước mặc dù có nhiều tiến bộ trong công nghệ thông tin tạo điều kiện phát triển ngân hàng điện tử và giao dịch tài chính điện tử. Tuy nhiên, thực tế vẫn có một số lượng nhỏ các giao dịch xuyên biên giới được phép thực hiện. Pháp luật cho phép các công ty đầu tư tín thác hoặc quỹ tương hỗ cung cấp dịch vụ mà không cần phải có hiện diện thương mại; điều này đồng nghĩa với việc thương mại dịch vụ theo phương thức 1 được mở cửa một phần. Thương mại xuyên biên giới đối với bảo hiểm nhân thọ và một số dịch vụ trong bảo hiểm phi nhân thọ (bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển, đường không, và bảo hiểm thân tàu) được tự do hoá từ tháng 4/1998. Kể từ 12/1998, pháp luật về dịch vụ tư vấn tài chính cho phép các công ty tư vấn tài chính nước ngoài cung cấp dịch vụ theo hình thức thương mại xuyên biên giới. Xét về thực tế tiến hành tự do hóa, Hàn Quốc được đánh giá là nước có mức độ tự do hoá trong thực tế cao hơn so với cam kết theo WTO (xem bảng 2.4). Mức độ cam kết trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm đạt 1.1, 1.7, 1.2. Đo lường chỉ số tự do hóa tài chính trong thực tế, các con số tương ứng
  46. 39 đạt 1.7, 2.1, 2.6. 2 Tuy nhiên, có thể thấy rằng, mức độ tự do hoá của Hàn Quốc so với một số nước trong khu vực thấp hơn nhiều. Bảng 2.4 Chỉ số tự do hóa tài chính khi cam kết và thực tế thực hiện Ngân hàng Chứng khoán Bảo hiểm Cam kết Thực tế Cam kết Thực tế Cam kết Thực tế Hàn Quốc 1.10 1.70 1.70 2.10 1.20 2.60 Thái Lan 2.95 2.85 2.00 2.00 2.80 2.80 Malaysia 2.40 2.40 2.50 2.50 2.10 2.10 Nguồn: Claessens và Glaessner (1998), [6] Lưu ý: 1: đóng cửa – 5: mở cửa mạnh nhất 2.2 TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH THEO WTO CỦA THÁI LAN Thái Lan gia nhập WTO vào ngày 1/1/1995. Từ đó đến nay, Thái Lan đã 3 lần bổ sung cam kết tự do hóa dịch vụ tài chính vào các năm 1995, 1997 và 1998. Tóm tắt các cam kết cơ bản về dịch vụ tài chính vào thời điểm gia nhập WTO của Thái Lan như sau: Cam kết theo chiều ngang:  Chỉ có phép hiện diện thương mại thông qua hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn đăng ký ở Thái Lan, trong đó vốn sở hữu nước ngoài không vượt quá 49% vốn đăng ký và số lượng cổ đông nước ngoài phải ít hơn một nửa tổng số lượng cổ đông.  Không có hạn chế về đối xử quốc gia  Không hạn chế đối với sự di chuyển tạm thời của thể nhân trừ trường hợp chuyển giao ở cấp quản lý hoặc cấp chuyên gia trong vòng một năm (tổng thể không quá 3 năm)  Người nước ngoài không được phép mua hoặc sở hữu đất đai Các cam kết trong ngành/phân ngành cụ thể  Cung cấp xuyên biên giới và tiêu dùng ngoài lãnh thổ không được phép 2 Sự khác biệt về số liệu là do khác biệt trong cách tính toán của các tác giả. Nhìn chung, các ước lượng chỉ mang tính chất tham khảo, phản ánh chung nhất về mức độ tự do hóa tài chính theo WTO.
  47. 40 trong lĩnh vực ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm và bảo hiểm phi nhân thọ  Mức trần tối đa sở hữu nước ngoài: bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, 25% vốn đăng ký; các dịch vụ hỗ trợ bảo hiểm (trừ quỹ lương hưu) 49%; văn phòng đại diện ngân hàng thương mại, 0%; ngân hàng nội địa, 25% (mỗi ngân hàng tối đa 5%); công ty bảo hiểm 25% (mỗi công ty tối đa 10%); công ty chứng khoán 49%; công ty quản lý tài sản 25% trong 5 năm đầu và 49% trong 5 năm tiếp theo; công ty cho thuê tài chính, dịch vụ bao thanh toán, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, 49%  Đối với hiện diện thể nhân, trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, chỉ cho phép đối với nhân sự quản lý cấp cao, chuyên gia, hỗ trợ kỹ thuật và phải được sự chấp thuận của Uỷ bản Bảo hiểm (Insurance Commissioner)  Trong lĩnh vực ngân hàng, phương thức 1 và 2 không hạn chế trừ dịch vụ tư vấn tài chính và xử lý dữ liệu tài chính; hiện diện thương mại không hạn chế đối với các chi nhánh ngân hàng đã hoạt động  Đối với các công ty chứng khoán, tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia theo phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ không bị giới hạn; cho phép đối xử quốc gia đối với phương thức cung cấp xuyên quốc gia; cho phép tiếp cận thị trường đối với phương thức hiện diện thương mại đối với các văn phòng đại diện; Bảng 2.5 Mức độ cam kết tự do hoá tài chính trong WTO của Thái Lan Ngân hàng Bảo hiểm Dịch vụ liên quan Dịch vụ liên quan Bảo hiểm phi nhân Bảo hiểm nhân thọ đến tiền gửi đến cho vay thọ 0.09 0.08 0.24 0.34 Nguồn: Aaditya Mattoo (8/1998), Financial Services and the WTO: Liberalization Commitments of the Developing and Transition Economies [10] Từ bảng 2.5, có thể thấy mức độ tự do hoá theo các cam kết trong WTO của Thái Lan là rất thấp. Thái Lan vẫn duy trì kiểm soát chặt chẽ đối với lĩnh vực ngân
  48. 41 hàng (chỉ số tự do hóa trong lĩnh vực ngân hàng chỉ đạt 0.08-0.09). Đối với lĩnh vực bảo hiểm, Thái Lan cam kết nhiều hơn, nhưng vẫn ở mức độ thấp (chỉ số tự do hóa trong lĩnh vực bảo hiểm đạt 0.24-0.34). Quá trình thực hiện cam kết trong thực tế Từ khi gia nhập WTO đến trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, Thái Lan kiểm soát nghiêm ngặt luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào (hạn chế đối với dịch vụ cung cấp theo phương thức 3 rất nghặt nghèo) nhưng lại thả lỏng đối với nguồn vốn vay nước ngoài. Từ năm 1996 đến năm 1998, Tổ chức hỗ trợ ngân hàng quốc tế Bangkok (Bangkok International Banking Facilities) đã thu hút đáng kể vốn vay nước ngoài (có tháng vốn nước ngoài vay lên tới 1000- 1500 tỷ Baht). Số vốn vay này lại tiếp tục được cho vay tràn lan không dựa trên hiệu quả dự án. Do không có một cơ chế pháp lý và giám sát hệ thống tài chính chặt chẽ và không có các chính sách vĩ mô thích hợp (như chế độ tỷ giá linh hoạt hợp lý), Thái Lan đã nhanh chóng rơi vào cuộc khủng hoảng nợ và châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Bảng 2.6 Một số thay đổi về mặt chính sách đối với định chế tài chính nước ngoài sau khi Thái Lan gia nhập WTO Quy định Năm Nội dung Thành lập mới 1994 Được phép thành lập mới nếu được Tổ chức hỗ trợ ngân hàng quốc tế Bangkok cấp giấp phép 1996 Ngân hàng nước ngoài có toàn quyền thành lập chi nhánh mới Mở rộng chi nhánh 1994 Ngân hàng nước ngoài bị hạn chế mở rộng chi nhánh 1996 Được phép đối với các ngân hàng hoạt động tốt Cung cấp dịch vụ ngân 1994 Ngân hàng nước ngoài được trực hàng mới tiếp cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng Nguồn: Intarachote and Williams, 2003, Cost Efficiency and Foreign Banks in Thailand: Evidence from Panel Data, [11]
  49. 42 Sau khủng hoảng, Thái Lan, một mặt dựa vào nguồn vốn tài trợ từ IMF, một mặt bắt đầu thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài nhằm tái vốn hoá ngân hàng trong nước đang gặp khó khăn và thu hút công nghệ ngân hàng tiên tiến. Bảng 2.6 nêu một số ví dụ cho thấy sự thông thoáng hơn đối với ngân hàng nước ngoài của chính phủ Thái Lan Kết quả là: tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong hệ thống ngân hàng Thái Lan đã tăng đáng kể (tháng 6/1997 (giai đoạn trước khủng hoảng), tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong hệ thống tài chính là 0%, đến tháng 12/2000 con số này tăng lên đạt 6%). Trước tháng 7/1997, tham gia vào hệ thống ngân hàng Thái Lan có 108 công ty tài chính hoặc chứng khoán, 14 tổ chức tài chính nước ngoài và 20 ngân hàng nhà nước và tư nhân. Sau năm 1997, số lượng chi nhánh ngân hàng nước ngoài giảm nhẹ từ 21 năm 1997 xuống còn 18 vào tháng 3/2002 theo sau trào lưu sát nhập kể từ sau khủng hoảng. Hiện nay, Thái Lan có khoảng 17 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 24 văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài. Các ngân hàng nước ngoài có tổng tài sản lớn nhất tại Thái Lan bao gồm: Bank of Tokyo Mitsubishi (Nhật Bản) – 7.3 tỷ USD; Citibank (Mỹ) – 5.7 tỷ USD; Sumitomo Mitsui (Nhật Bản) – 5.6 tỷ USD, Mizuho (Nhật Bản) 4.4 tỷ USD, HSBC (Anh) – 3.7 tỷ USD. [19] Thái Lan được đánh giá là nước có mức độ tự do hoá trong thực tế bằng với mức độ cam kết theo WTO (xem bảng 2.4). Trong ba lĩnh vực, chỉ có trong lĩnh vực ngân hàng, mức độ cam kết trong thực tế tương đối nhỉnh hơn so với cam kết trong WTO (2.95 so với 2.85), còn trong chứng khoán và bảo hiểm, mức độ tự do hóa thực tế giữ nguyên mức độ cam kết trong biểu cam kết. 3 2.3 TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH THEO WTO CỦA MALAYSIA Malaysia gia nhập WTO vào ngày 1/1/1995. Từ đó đến nay, Malaysia đã 3 lần bổ sung cam kết tự do hóa dịch vụ tài chính vào các năm 1995, 1997 và 1998. Tóm tắt các cam kết của Malaysia vào thời điểm gia nhập WTO đối với dịch vụ tài chính như sau: 3 Sự khác biệt về số liệu là do khác biệt trong cách tính toán của các tác giả. Nhìn chung, các ước lượng chỉ mang tính chất tham khảo, phản ánh chung nhất về mức độ tự do hóa tài chính theo WTO.
  50. 43  Không cho phép tiếp cận thị trường và đãi ngộ quốc gia đối với phương thức cung cấp qua biên giới, tiêu dùng ngoài lãnh thổ và hiện diện thể nhân trong ngân hàng, ngân hàng đầu tư và công ty bảo hiểm hải ngoại, trừ các tổ chức tài chính hại ngoại tại Labuan.  Không cam kết tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia theo phương thức 1, 2 đối với các ngân hàng thương mại và ngân hàng bán buôn. 13 ngân hàng 100% vốn nước ngoài được phép duy trì 100% vốn nước ngoài, tuy nhiên không cấp giấy phép mới đối với các ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Tổng sở hữu nước ngoài trong các ngân hàng thương mại hoặc ngân hàng bán buôn không vượt quá 30%.  Không cam kết tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia theo phương thức 1, 2 đối với các công ty bảo hiểm. Theo phương thức 3, chi nhánh công ty bảo hiểm nước ngoài phải liên doanh với công ty bảo hiểm trong nước trước 30/06/1998 và không cấp giấy phép thành lập mới. Cho phép công ty bảo hiểm nước ngoài có cổ phần > 5% trong liên doanh với công ty bảo hiểm trong nước khi có phê chuẩn của chính phủ và đáp ứng các điều kiện đặt ra.  Đối với công ty chứng khoán, cam kết tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia theo phương thức 1 và 2 như sau: các tổ chức tài chính nước ngoài chỉ cung cấp dịch vụ cho khách hàng không cư trú. Ngân hàng bán buôn và công ty liên doanh hoạt động tại thị trường nội địa được làm đại lý phát hành và placements. Các công ty bảo lãnh chứng khoán chỉ được phép góp vốn vào các công ty cổ phần hoặc thành lập liên doanh với công ty môi giới chứng khoán Malaysia.  Công ty tài chính nước ngoài chỉ được phép thành lập chi nhánh hoặc công ty con hoạt động ở Malaysia, được hưởng đầy đủ chế độ đãi ngộ quốc gia.  Tổng sở hữu nước ngoài trong một công ty không vượt quá 30%. Bảng 2.7 cho thấy mức độ tự do hoá theo các cam kết trong WTO của Malaysia là rất thấp. Malaysia duy trì những hạn chế rất chặt chẽ đối với lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ (chỉ số tự do hóa trong lĩnh vực này chỉ đạt 0.09). Chỉ số tự do
  51. 44 hóa trong lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm phi nhân thọ cũng chỉ đạt đến 0.2. Bảng 2.7 Mức độ cam kết tự do hoá tài chính trong WTO của Malaysia Ngân hàng Bảo hiểm Dịch vụ liên quan Dịch vụ liên quan Bảo hiểm phi nhân Bảo hiểm nhân thọ đến tiền gửi đến cho vay thọ 0.12 0.20 0.09 0.20 Nguồn: Aaditya Mattoo (8/1998), Financial Services and the WTO: Liberalization Commitments of the Developing and Transition Economies [10] Quá trình thực hiện cam kết của Malaysia Chính sách của chính phủ Malaysia nói chung là hạn chế hiện diện thương mại trong lĩnh vực tài chính nhằm khuyến khích sự phát triển của các nhà cung dịch vụ tài chính trong nước. Trong lĩnh vực ngân hàng: Trong giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2005, Malaysia tập trung phát triển các định chế tài chính trong nước, chủ yếu thông qua sát nhập giữa ngân hàng thương mại và ngân hàng bán buôn hoặc các công ty môi giới chứng khoán. Đến năm 2001, Malaysia đã thực hiện sát nhập các tổ chức tài chính hiện tại xuống chỉ còn 9 tổ chức tài chính. Chính sách đối với các định chế tài chính nước ngoài trong thời gian này là hạn chế. Năm 1994, Ngân hàng Trung ương Malaysia ngừng cấp thêm giấy phép mới cho ngân hàng nước ngoài muốn hoạt động tại Malaysia. Ngân hàng nước ngoài hoạt động theo điều khoản thận trọng („grandfathering provision‟). Ngân hàng Negara cũng bắt buộc tất cả các ngân hàng nước ngoài (kể cả ngân hàng Mỹ) duy trì hoạt động nghiệp vụ và vận hành máy tính tại lãnh thổ Malaysia, tuyên bố rằng mọi nghiệp vụ tiến hành ngoài Malaysia đều được coi là thuê ngoài (outsourcing) ngay cả khi nơi đấy là trụ sở của ngân hàng nước ngoài. Quyết định này đã khiến một vài ngân hàng nước ngoài ngần ngại thực hiện Internet banking tuy nhiên ngân hàng Negara đã linh hoạt xử lý từng trường hợp đối với các ngân hàng sẵn sàng đầu tư vào Malaysia. [6] Bắt đầu từ năm 2005, Malaysia chú trọng hơn tới xóa bỏ giới hạn đối với
  52. 45 các định chế tài chính nước ngoài. Vào ngày 1/4/2005, chính phủ Malaysia xóa bỏ yêu cầu về vay mượn bằng đồng nội tệ đối với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Các công ty được phép vay nợ bằng đồng ringgit mà không cần phê chuẩn của ngân hàng nhà nước. Ngày 28/12/2005, Ngân hàng Trung ương Malaysia cho phép 13 tổ chức tài chính nước ngoài hiện tại được phép mở thêm 4 chi nhánh vào năm 2006, với điều kiện: một chi nhánh tại trung tâm, 2 chi nhánh ở vùng ngoại ô và 1 chi nhánh ở vùng nông thôn. Các địa điểm thành lập chi nhánh phải được ngân hàng trung ương phê duyệt. Thực tế một vài ngân hàng đã xin phép thành lập hơn 4 chi nhánh, ví dụ Standard Chartered Bank xin thành lập 6 chi nhánh. Trong thời gian tới, tổ chức tài chính nước ngoài sẽ được phép nắm giữ cổ phần trong ngân hàng đầu tư tối đa 49%, tăng so với mức hiện tại là 30%. [6] Trong lĩnh vực bảo hiểm: kể từ năm 2001, Malaysia mở cửa hoàn toàn thị trường tài bảo hiểm và loại bỏ quy định liên quan đến chuyên gia nước ngoài. Tháng 8/2006, mức trần tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các công ty bảo hiểm tăng từ 30% lên 49%. Cho phép sở hữu nước ngoài > 49% nhưng phải được sự phê chuẩn của chính phủ Malaysia. Đối với các cổ đông nước ngoài hiện tại của các công ty bảo hiểm hoạt động tại Malaysia, tỷ lệ sở hữu được phép lên tới 51%. Các công ty bảo hiểm muốn gia nhập ngành chỉ có thể thông qua góp vốn vào các công ty bảo hiểm hiện tại và tổng mức sở hữu nước ngoài không được vượt quá 30%. Tuy nhiên, quy định này cũng đang được xem xét lại. [6] Trong lĩnh vực chứng khoán: Malaysia hiện cho phép sở hữu nước ngoài trong các công ty môi giới chứng khoán 49% và trong các quỹ tín thác là 30%. Đến năm 2003, nhà đầu tư nước ngoài có thể được phép mua một số lượng hạn chế các công ty môi giới chứng khoán và được sở hữu đa số cổ phiếu. Ngoài ra, với kế hoạch trở thành Trung tâm tài chính của thế giới Hồi giáo, Malaysia nới lỏng hơn hạn chế đối với định chế tài chính nước ngoài khi đầu tư vào các định chế tài chính Hồi giáo. Ví dụ, cho phép tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại 3 ngân hàng Hồi giáo lên tới 49% hay cho phép công ty bảo hiểm Hồi giáo nước ngoài (international takaful operators) được thực hiện dịch vụ bằng đồng ngoại tệ
  53. 46 và không hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong các công ty này. [6] Bảng 2.8 Cơ cấu ngành ngân hàng tại Malaysia năm 2007 Thị phần trên tổng tài Số lƣợng sản(%) Ngân hàng thương mại trong nước 22 57.0 Ngân hàng thương mại nước ngoài 13 16.7 Công ty tài chính 16 20.0 Ngân hàng bán buôn 12 6.3 Nguồn: Bank Negara Malaysia (2007), [18] Từ bảng 2.8, có thể thấy rằng, đến năm 2007, hoạt động tại Malaysia vẫn chỉ là 13 ngân hàng con của ngân hàng nước ngoài, bao gồm: ABN Amro Bank Bhd., Bangkok Bank Bhd., Bank of America (M) Bhd., Bank of China (M) Bhd., Bank of Tokyo-Mitsubishi (M) Bhd., Citibank Bhd., Deutsche Bank (M) Bhd., HSBC (M) Bhd., JP Morgan Chase Bank Bhd., Bank of Nova Scotia Bhd., OCBC Bank (M) Bhd., Standard Chartered Bank (M) Bhd., United Overseas Bank (M) Bhd. 13 ngân hàng còn nay chiếm 16.7% tổng tài sản toàn ngành ngân hàng. Ngoài ra, có 21 văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài và 145 chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trên 2557 chi nhánh trong toàn hệ thống ngân hàng) [19] . Malaysia được đánh giá là nước có mức độ tự do hoá tài chính trong thực tế bằng với mức độ cam kết tài chính theo WTO (xem bảng 2.4). Chỉ số tự do hóa theo cam kết trong WTO và thực tế đạt được trong ba lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm tương ứng là 2.5, 2.4, 2.1 4 2.4 TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH THEO WTO CỦA TRUNG QUỐC Trung Quốc gia nhập WTO vào ngày 11/12/2001 sau 14 năm ròng rã đàm phán. Trung Quốc trước khi gia nhập WTO là điển hình của một thị trường tài chính đóng. Thị trường tài chính Trung Quốc hầu như không mở cửa đối với bên 4 Sự khác biệt về số liệu là do khác biệt trong cách tính toán của các tác giả. Nhìn chung, các ước lượng chỉ mang tính chất tham khảo, phản ánh chung nhất về mức độ tự do hóa tài chính theo WTO.
  54. 47 ngoài. Một số điểm nổi bật trong chính sách của Trung Quốc đối với các định chế tài chính nước ngoài như sau: + Các ngân hàng nước ngoài chỉ được phép hoạt động ở một số vùng kinh tế đặc biệt. + Điều kiện thành lập hoạt động của ngân hàng nước ngoài tại Trung Quốc rất nghiêm ngặt và không thống nhất giữa các vùng miền. Cụ thể như, ngân hàng nước ngoài không được phép mở chi nhánh, chỉ có thể thành lập ngân hàng liên doanh (với điều kiện phải có ít nhất 3 năm hoạt động dưới dạng văn phòng đại diện và phải có số vốn ít nhất 100 triệu nhân dân tệ) hoặc ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Để được phép hoạt động tại Trung Quốc, ngân hàng nước ngoài phải xin giấy phép từ cơ quan có thẩm quyền, và phải gửi 30% vốn tối thiểu vào Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. + Ngân hàng nước ngoài chỉ được thực hiện các hoạt động dịch vụ bán buôn (wholesale banking) và chỉ bằng các ngoại tệ mạnh. Ngân hàng nước ngoài không được kinh doanh bằng đồng Nhân dân tệ với doanh nghiệp và cá nhân người Trung Quốc (trừ tại 2 tỉnh Pudong và Shenzhen) + Công ty bảo hiểm nước ngoài muốn được cấp phép hoạt động đầy đủ phải chờ đợi trong khoảng thời gian 3 năm thẩm định. Tỷ lệ sở hữu vốn nước ngoài trong các công ty bảo hiểm liên doanh tối đa đạt 49%. Nhà nước quyết định tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm. Tiền bảo hiểm thu được phải gửi tại tài khoản có tính lãi. + Các công ty nước ngoài kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán không được phép thành lập chi nhánh hoặc công ty con, mà chỉ được phép thành lập dưới dạng liên doanh. Tỷ lệ sở hữu vốn nước ngoài tối đa lên đến 85%. Các văn phòng đại diện của công ty chứng khoán nước ngoài không được phép thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán của các công ty có vốn nước ngoài chỉ được phép đối với loại chứng khoán có mệnh giá bằng ngoại tệ (Bshare). Không được phép thực hiện các giao dịch phái sinh. Việc hồi hương lợi nhuận phải được chính phủ phê duyệt. [8]
  55. 48 Tóm tắt các cam kết của Trung Quốc vào thời điểm gia nhập WTO đối với dịch vụ tài chính như sau: Nhìn chung, Trung Quốc sẽ thực hiện cam kết tự do hoá từng bước trong vòng 5 năm. Từ năm 2006 trở đi không có sự phân biệt đối xử nào giữa các tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài, không có hạn chế về loại hình tổ chức tín dụng, về kinh doanh ngoại tệ, và đưa ra hạn chế theo vùng địa lý.  Trung Quốc không có cam kết gì về việc cung cấp qua biên giới, trừ vấn đề cung cấp và chuyển giao thông tin tài chính, xử lý số liệu và phần mềm liên quan, và tư vấn, trung gian và các dịch vụ tài chính phụ trợ.  Trung Quốc đã bãi bỏ các hạn chế theo khu vực địa lý đối với kinh doanh bằng ngoại tệ từ ngày gia nhập WTO. Các hạn chế về kinh doanh bằng đồng nội tệ được giảm dần từng bước trong vòng 5 năm, và tất cả các hạn chế về mặt địa lý được dỡ bỏ trước 11/12/2006;  Các hạn chế đối với khách hàng trong các giao dịch bằng ngoại tệ được xóa bỏ từ ngày gia nhập. Trung Quốc đã cam kết cho phép các tổ chức nước ngoài kinh doanh bằng đồng nội tệ với các doanh nghiệp của Trung Quốc từ ngày 11/12/2003 và với cá nhân người Trung Quốc từ ngày 11/12/2006. Các tổ chức nước ngoài được cấp phép kinh doanh bằng đồng nội tệ trong một khu vực có thể phục vụ khách hàng ở bất kỳ khu vực nào khác không theo các hạn chế về mặt địa lý. Tuy nhiên, để được cấp phép kinh doanh bằng nội tệ, các tổ chức nước ngoài phải có thời gian hoạt động ở Trung Quốc ít nhất là 3 năm và phải kinh doanh có lãi trong hai năm liên tiếp trước khi nộp đơn xin cấp phép;  Trung Quốc cam kết là các tiêu chí cấp giấy phép cung cấp dịch vụ ngân hàng sẽ hoàn toàn bảo đảm an toàn. Không áp dụng quy định về đáp ứng yêu cầu kinh tế và không có hạn chế về mặt số lượng đối với các giấy phép. Các biện pháp không phải là biện pháp an toàn hiện hành hạn chế quyền sở hữu, hoạt động và hình thức pháp nhân (bao gồm cả vấn đề mở chi nhánh nội bộ và giấy phép) sẽ được xoá bỏ trước 11/12/2006 (ảnh hưởng chính sẽ
  56. 49 là xoá bỏ hạn chế về kinh doanh bằng nội tệ tới mức 50% của kinh doanh bằng ngoại tệ). Bảng 2.9 Mức độ cam kết tự do hoá tài chính trong WTO của Trung Quốc theo các phương thức cung cấp Nƣớc Phƣơng thức 1 Phƣơng thức 2 Phƣơng thức 3 Trung Quốc 0.2 0.51 0.49 Hàn Quốc 0.09 0.08 0.3 ASEAN + 3 0.12 0.32 0.3 Nhật Bản 0.17 0.61 0.91 OECD 0.13 0.62 0.70 Nguồn: Li-Gang Liu, 2005, The Impact of Financial Services Trade Liberalization on China, [8] Nhìn chung, mức độ về cam kết mở cửa và tự do hoá dịch vụ ngân hàng của Trung Quốc là cao so với các nước cùng trình độ phát triển trong khu vực. Bảng 2.9 phản ánh rõ điều này. Xét về mặt định lượng, mức độ cam kết theo phương thức 1, 2, 3 của Trung Quốc cao hơn rất nhiều mức độ cam kết của Hàn Quốc hoặc ASEAN + 3. Xét về nội dung cam kết: mặc dù rất nhiều nước trên thế giới, đa số là các nước đang phát triển và thậm chí một số nước phát triển (như Mỹ, Thụy Sỹ, Canada và Liên minh châu Âu), duy trì các ngoại lệ về nguyên tắc tối huệ quốc trong lĩnh vực tài chính, Trung Quốc lại không có bất kỳ ngoại lệ MFN nào về dịch vụ tài chính; Trung Quốc cũng duy trì rất ít hạn chế về đối xử quốc gia (gần như trong tất cả các tiểu ngành trong ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác trong biểu cam kết – cột đối xử quốc gia- đều ghi „không hạn chế‟). Quá trình thực hiện cam kết của Trung Quốc Trong lĩnh vực ngân hàng: Trung Quốc ngày càng nới lỏng hạn chế đối với hiện diện thương mại của các ngân hàng nước ngoài. Tháng 12/2003, mức trần sở hữu nước ngoài tại các ngân hàng trong nước tăng từ 15% lên 20% đối với từng ngân hàng, với tổng sở hữu tối đa 25%. Kết quả là, hiện diện thương mại nước ngoài trong lĩnh vực ngân
  57. 50 hàng tại Trung Quốc tăng đáng kể. Năm 1998, ở Trung Quốc có khoảng 540 văn phòng đại diện, 130 chi nhánh, 6 liên doanh và 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, tuy nhiên trong đó chỉ có 9 ngân hàng được phép kinh doanh bằng đồng nhân dân tệ (RMB). Các ngân hàng nước ngoài chỉ được phép hoạt động tại 2 tỉnh Thượng Hải và Quảng Châu. Tính đến cuối tháng 10/2000, tại Trung Quốc có 234 văn phòng đại diện, 157 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 13 ngân hàng con, ngân hàng liên doanh của các ngân hàng nước ngoài, trong đó 32 ngân hàng nước ngoài được phép thực hiện kinh doanh đồng nhân dân tệ. Đến tháng 6/2004, tại Trung Quốc có 162 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 14 ngân hàng con của ngân hàng nước ngoài. Đến hết năm 2004, có tổng cộng 117 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 15 ngân hàng liên doanh, 14 ngân hàng con và 3 công ty tài chính nước ngoài. Tính đến tháng 1/2005, có 116 ngân hàng nước ngoài được kinh doanh đồng nhân dân tệ tại 18 thành phố. Đến cuối năm 2005, các ngân hàng nước ngoài được kinh doanh đồng Nhân dân tệ tại 25 tỉnh thành phố. [13] Cuối tháng 10/2005, 22 nhà đầu tư nước ngoài đầu tư hơn 16.5 tỷ USD vào 17 ngân hàng nội địa, chiếm 15% tổng vốn của các ngân hàng này. Ví dụ, Bank of America chiếm 9% vốn của China Construction Bank (3 tỷ USD), Royal Bank of Scotland sở hữu 10% Bank of China (3.1 tỷ USD), UBS đầu tư 500 triệu USD vào Bank of China. Chi tiết xem bảng 2.10. Tuy nhiên, hầu hết hoạt động của các ngân hàng nước ngoài vẫn chủ yếu bằng đồng ngoại tệ. Khoảng hơn 80% tín dụng cho vay của ngân hàng nước ngoài là bằng đồng USD. Đối với các khoản cho vay bằng đồng Nhân dân tệ, mặc dù có gia tăng do lượng tiền gửi bằng đồng Nhân dân tệ tăng, nhưng vẫn hạn chế do ngân hàng nước ngoài chỉ được phép kinh doanh bằng đồng Nhân dân tệ ở một số địa phương nhất định và chỉ được cho các doanh nghiệp Trung Quốc vay. [13] Mặc dù hiện diện thương mại của các ngân hàng nước ngoài tăng mạnh, nhưng đến cuối năm 2003, tổng tài sản của khối ngân hàng nước ngoài trên tổng tài sản ngành ngân hàng Trung Quốc chỉ đạt 1.4%. [13]
  58. 51 Bảng 2.10 Tỷ lệ sở hữu nước ngoài của một số ngân hàng Trung Quốc Ngân hàng Nhà đầu tƣ Tỷ lệ sở hữu (%) Royal Bank of Scotland- Li Ka Shing – Merrill Bank of China 10/10/1.68/0.2 Lynch/Temasek Holding/ UBS/ ADB Bank of America/ China Construction Bank 9.1/5.1 Temasek Holding Bohai Bank (Pivate – Standard Chartered Bank 19.9 Tianjin) Bank of Communications HSBC (Shanghai) 19.9 Jinan City Commercial Commonwealth Bank of 11 Bank Australia Shenzhen Development New Bridge Capital 17.89 Bank Shanghai Pudong Citi Bank 4.6 Development Bank China Minsheng Banking Temasek Holding/IFC 5/1.6 Corporation Industrial Bank Co. Hang-Seng Bank/Tetrad 16/5/4 (Jujian) Ventures/IFC China Everbright Group China Everbright Bank 20.1/3 (Hongkong)/ ADB HSBC/IFC/Shanghai Bank of Shanghai 8/7/3 Commercial Bank Nanjing City Commercial IFC 15 Bank HSBC/Ping An Insurance Fujian Asia Bank 50/50 Group Xi‟an City Commercial IFC/Scotia Bank 12.5/12.4 Bank Dalian City Commercial SHK Financial Group 10 Bank Nguồn: Bayraktar and Wang 2004, [15]
  59. 52 Trong lĩnh vực chứng khoán, đến cuối năm 2004, có 15 hãng chứng khoán nước ngoài hoạt động tại thị trường chứng khoán Trung Quốc với tổng vốn 1.876 tỷ USD. Hình thức chủ yếu là công ty liên doanh (ví dụ, China-Euro Securities Limited và Changjiang BNP Paribas Peregrine Securities đều có 33% sở hữu nước ngoài). Mức đầu tư trần tăng từ 4 tỷ USD lên 10 tỷ USD vào năm 2005. [9] Trong lĩnh vực bảo hiểm, đến cuối năm 2004, thị trường bảo hiểm được nới lỏng hơn nữa. Ví dụ: Trung Quốc loại bỏ các giới hạn về địa lý đối với các công ty bảo hiểm nước ngoài (trước đó các công ty bảo hiểm nước ngoài chỉ được hoạt động ở 15 thành phố); xóa bỏ quy định tái bảo hiểm bắt buộc; tăng mức sở hữu trần từ 50% lên 51%; cho phép thành lập các công ty bảo hiểm y tế. Kết quả là thị trường bảo hiểm phát triển rất mạnh mẽ. Trong 10 tháng đầu năm 2004, tổng tài sản bảo hiểm lên tới 138.6 tỷ USD, tăng 37.8% so với cùng kỳ năm 2003. Tổng phí bảo hiểm trong 10 tháng đầu năm đạt 29.1 tỷ USD, tăng 8.8% so với cùng kỳ năm 2003. Đến cuối năm 2004, hơn 100 công ty bảo hiểm nước ngoài thiết lập văn phòng tại Trung Quốc, trong đó 32 công ty được cấp giấy phép hoạt động (gồm 19 công ty liên doanh bảo hiểm nhân thọ và 13 công ty bảo hiểm tài sản). Các công ty bảo hiểm quốc tế có thị phần 2.5% thị trường bảo hiểm nhân thọ, nắm 10% thị phần bảo hiểm ở Thượng Hải và Quảng Châu. Tổng tài sản của công ty bảo hiểm nước ngoài tăng 3.5% thời kỳ từ 1999-2003. Phí bảo hiểm tăng 2.7 lần [9]. Đánh giá chung Nhận thức được rằng hệ thống tài chính hiện tại rất yếu kém trong khi mức độ cam kết gia nhập về dịch vụ tài chính của Trung Quốc tương đối cao, Trung Quốc đã vận dụng một cách linh hoạt và triệt để quy định về "biện pháp thận trọng" trong dịch vụ tài chính trong WTO. Sau năm 2006 - mốc mở cửa hoàn toàn thị trường dịch vụ tài chính, Trung Quốc vẫn tạo ra được những rào cản đối với việc gia nhập thị trường và hoạt động của các ngân hàng nước ngoài, tạo khuynh hướng chủ đạo của hiện diện thương mại nước ngoài là thông qua góp vốn vào những định chế tài chính trong nước thay vì thành lập mới chi nhánh/công ty con. Những rào cản đó chủ yếu là: yêu cầu phải giữ tỷ lệ vốn lưu động cao (100 triệu