Luận văn Quan hệ thương mại Trung quốc - Mỹ Latinh và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

pdf 114 trang vanle 2910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Quan hệ thương mại Trung quốc - Mỹ Latinh và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_quan_he_thuong_mai_trung_quoc_my_latinh_va_bai_hoc.pdf

Nội dung text: Luận văn Quan hệ thương mại Trung quốc - Mỹ Latinh và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG NGÔ PHƯƠNG NGA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC - MỸ LATINH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Chuyên ngành : Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế Mã số : 60.31.07 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Phúc Khanh Hà Nội - 2007
  2. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện Luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ hỗ trợ tích cực của các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp. Nhân dịp hoàn thành bản Luận văn, tôi xin đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS. NGUYỄN PHÚC KHANH - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Giáo dục Đào tạo, người đã chỉ bảo tận tâm, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn GS. TS. NGUYỄN THIẾT SƠN, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Mỹ, đã cho tôi những ý kiến quý báu để có thể hoàn thành tốt Luận văn. Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ Viện Nghiên cứu Châu Mỹ, Viện Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Trung tâm KHXH & NV quốc gia đã cung cấp cho tôi những tài liệu thiết thực để hoàn thành bản Luận văn này. Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các bạn bè đồng nghiệp, gia đình đã tạo điều kiện, hỗ trợ, ủng hộ về tinh thần để tôi có thể hoàn thành Luận văn. Do hạn chế về năng lực và thời gian nghiên cứu, Luận văn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, tác giả rất mong được sự góp ý chỉ bảo của thầy cô và các bạn bè đồng nghiệp. Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2007 Tác giả NGÔ PHƯƠNG NGA
  3. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN APEC Asia-Pacific Economic Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á - Corperation Thái Bình dương ASEAN Association of Southeast Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Asian Nations Á ECLAC Economic Commission for Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Latin America and Caribbean vùng Caribbean (thuộc Liên Hiệp quốc) EU European Union Liên minh Châu Âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài IDB Inter-American Development Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ Bank MERCOSUR Mercado Común del Sur Khối thị trường chung Nam Mỹ (Southern American Common Market) NAFTA North American Free Trade Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Agreement Mỹ UNCTAD United Nations Conference Tổ chức Thương mại và Phát triển on Trade and Development Liên Hiệp quốc WB World Bank Ngân hàng Thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
  4. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1: Thay đổi tỷ trọng của các nước đang phát triển trong xuất khẩu 13 hàng hoá của thế giới 1990-2002 Bảng 1.2: Thay đổi tỷ trọng của một số quốc gia trong tổng xuất nhập 20 khẩu thế giới 1990 - 2005 Bảng 2.1: Giá trị thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ Latinh 52 Bảng 2.2: Các thị trường xuất khẩu của Trung Quốc 1999 & 2005 55 Bảng 2.3: Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ Latinh 1999&2005 theo 55 quốc gia Bảng 2.4: Các hàng hóa chủ yếu Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ Latinh 56 1999 & 2005 Bảng 2.5: Các hàng hóa chủ yếu Trung Quốc nhập khẩu từ Mỹ Latinh 59 1999 & 2005 Biểu đồ 1.1: Tăng trưởng của mậu dịch và GDP thế giới, 1995 - 2005 7 Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ đóng góp của Trung Quốc vào nền kinh tế thế giới 17 Biểu đồ 1.3: Tăng trưởng GDP và sản xuất công nghiệp ở các nước chủ 23 chốt của Mỹ La tinh Biểu đồ 1.4: Tăng trưởng bình quân hàng năm bộ phận cấu thành GDP 25 (%) của Mỹ Latinh Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ tiêu dùng của Trung Quốc so với tổng lượng tiêu dùng 32 toàn thế giới, tính theo sản phẩm Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ hàng nhập khẩu Trung Quốc trong tổng nhập khẩu các 48 nước Mỹ Latinh 1995 & 2005 Biểu đồ 2.3: Cán cân thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ Latinh 53 Biểu đồ 2.4: Cán cân thương mại của một số quốc gia Mỹ Latinh với 54 Trung Quốc năm 2005
  5. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong bối cảnh xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế đang cuốn hút mọi quốc gia trên thế giới, và đặc biệt là vào thời điểm Việt Nam vừa trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO), việc mở rộng hơn nữa các mối quan hệ kinh tế - thƣơng mại với các quốc gia khác càng trở nên mối quan tâm lớn trong chiến lƣợc phát triển quốc gia của Việt Nam. Hiện nay, các mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các nƣớc công nghiệp phát triển (quan hệ Bắc - Nam) và quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các nƣớc đang phát triển (quan hệ Nam - Nam) đều mang lại các lợi ích đáng kể cho Việt Nam, trong đó quan hệ Bắc - Nam giữ vai trò hết sức quan trọng; quan hệ Nam - Nam mặc dù không thể thay thế đƣợc quan hệ Bắc - Nam, nhƣng cũng mang lại lợi ích kinh tế và có ý nghĩa chiến lƣợc cho quá trình phát triển. Khu vực Châu Mỹ Latinh trong thời gian qua đang chứng tỏ là một khu vực có những chuyển biến tích cực về kinh tế và có chính sách thƣơng mại ngày càng rộng mở. Đây cũng là một khu vực đƣợc Việt Nam quan tâm, và chúng ta đã bƣớc đầu có những động thái nhằm tiếp cận và xâm nhập các thị trƣờng mới ở đây. Việc Trung Quốc mở rộng quan hệ thƣơng mại tại khu vực Mỹ Latinh và đã thu đƣợc những lợi ích đáng kể thực sự là một ví dụ điển hình để Việt Nam tham khảo và rút kinh nghiệm trong quá trình mở rộng quan hệ thƣơng mại với mọi đối tác trên thế giới nói chung và với các quốc gia đang phát triển nói riêng. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu phân tích thực trạng, triển vọng cũng nhƣ tác động của mối quan hệ thƣơng mại Trung Quốc - Mỹ Latinh, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế có ý nghĩa thiết thực. Chính vì vậy, vấn đề "Quan hệ thƣơng mại Trung Quốc - Mỹ Latinh và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam" đã đƣợc lựa chọn làm đề tài nghiên cứu của Luận văn Thạc sỹ kinh tế này.
  6. 2 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ở trong và ngoài nước: Hiện nay, việc Trung Quốc tăng cƣờng quan hệ kinh tế, thƣơng mại với các thị trƣờng ở châu Mỹ Latinh đang nổi lên là một vấn đề nóng, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Cho đến nay, trên thế giới, đặc biệt tại các cƣờng quốc nhƣ Hoa Kỳ, Nhật Bản, đã có nhiều bài phân tích đơn lẻ về sự hiện diện ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại khu vực này. Tuy nhiên, các đề tài này đề cập đến vấn đề và xử lý ở từng góc độ khác nhau, tùy theo quan điểm và mối liên hệ của vấn đề này với các quốc gia khác nhau. Tại Việt Nam, các đề tài nghiên cứu về quan hệ kinh tế quốc tế của Trung Quốc đã có nhiều, nhƣng chủ yếu tập trung vào các mối quan hệ giữa nƣớc này với các cƣờng quốc hay khối kinh tế lớn mạnh, và quan hệ Trung Quốc với Việt Nam. Hiện chƣa có công trình nghiên cứu nào về quan hệ thƣơng mại giữa Trung Quốc và Mỹ Latinh. Chính vì vậy, Luận văn thạc sỹ này sẽ là một nghiên cứu mới, độc lập và chi tiết về vấn đề này. 3. Mục đích nghiên cứu: - Hệ thống lại một số vấn đề lý luận liên quan đến quan hệ kinh tế thƣơng mại giữa các quốc gia trên thế giới. - Đánh giá thực trạng quan hệ thƣơng mại Trung Quốc - Mỹ Latinh và dự đoán triển vọng phát triển của mối quan hệ này. - Rút ra những bài học kinh nghiệm, từ đó đƣa ra một số đề xuất chính sách nhằm thúc đẩy quan hệ thƣơng mại quốc tế của Việt Nam nói chung và với khu vực Mỹ Latinh nói riêng. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt đƣợc các mục đích nêu trên, đề tài phải thực hiện các nhiệm vụ cụ thể nhƣ sau: - Nghiên cứu đặc điểm, xu hƣớng phát triển kinh tế - thƣơng mại của thế giới và khu vực
  7. 3 - Phân tích các lợi ích kinh tế - thƣơng mại và chính sách thƣơng mại của Trung Quốc đối với châu Mỹ Latinh - Nêu lên một số đặc điểm của quan hệ thƣơng mại giữa Trung Quốc với châu Mỹ Latinh, tìm hiểu cụ thể thực trạng quan hệ, đƣa ra những đánh giá khái quát và dự đoán triển vọng phát triển của mối quan hệ này. - Rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm cải thiện và thúc đẩy hơn nữa hoạt động xuất nhập khẩu với các quốc gia trên thế giới nói chung và với các nƣớc khu vực Mỹ Latinh nói riêng 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 5.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn này là bối cảnh nền kinh tế - thƣơng mại thế giới, tình hình kinh tế - thƣơng mại của Trung Quốc và các nƣớc Mỹ Latinh, chính sách và các hoạt động thƣơng mại giữa Trung Quốc và châu Mỹ Latinh. 5.2 Phạm vi nghiên cứu: - Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu quan hệ thƣơng mại Trung Quốc - Mỹ Latinh từ cuối những năm 1990 đến thời điểm nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung phân tích quan hệ thƣơng mại Trung Quốc - Mỹ Latinh chủ yếu về phƣơng diện xuất nhập khẩu hàng hóa; khu vực châu Mỹ Latinh đƣợc đề cập đến bao gồm các quốc gia từ Mexico trở xuống Nam Mỹ, trong đó tập trung vào các nƣớc thành viên của các khối kinh tế lớn trong khu vực là MERCOSUR và ANDEAN. 6. Phương pháp nghiên cứu: Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn là sự tổng hợp của các phân tích, thống kê, diễn giải, so sánh để nghiên cứu bản chất các đối tƣợng. Luận văn cũng tham khảo ý kiến của các chuyên gia kinh tế cũng nhƣ các giáo sƣ tiến sỹ kinh tế trong ngành nhằm đạt đƣợc kết quả nghiên cứu tốt nhất.
  8. 4 7. Kết cấu của Luận văn: Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục các bảng biểu và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng nhƣ sau: Chương 1: Tổng quan về nền kinh tế Trung Quốc và Châu Mỹ Latinh trong bối cảnh kinh tế thế giới Chương 2: Đặc điểm, thực trạng và triển vọng quan hệ thƣơng mại Trung Quốc - Mỹ Latinh Chương 3: Bài học kinh nghiệm và một số đề xuất chính sách cho Việt Nam
  9. 5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC VÀ CHÂU MỸ LATINH TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ THẾ GIỚI 1.1 BỐI CẢNH KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẦU THẾ KỶ XXI 1.1.1 Những đặc điểm và xu hƣớng cơ bản của nền kinh tế - thƣơng mại thế giới Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ Cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển với tốc độ ngày càng cao, tăng nhanh lực lƣợng sản xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hoá nền kinh tế và đời sống xã hội. Sự phát triển của khoa học công nghệ đã tạo nên sự chuyên môn hoá ngày càng sâu sắc, từ chuyên môn hoá theo ngành, ngày nay đã hình thành chuyên môn hoá theo cụm chi tiết và theo công đoạn sản xuất. Quá trình chuyên môn hoá đã tạo nên mối liên kết chặt chẽ giữa các quốc gia khi mỗi nƣớc đều tham gia vào phân công lao động quốc tế căn cứ vào những lợi thế so sánh của mình. Dƣới tác động của khoa học công nghệ, nền kinh tế thế giới đã có sự biến đổi về chất. Các ngành công nghệ cao, đặc biệt là những lĩnh vực có hàm lƣợng chất xám cao nhƣ công nghệ thông tin và công nghệ sinh học phát triển nhanh chóng. Điều đó dẫn tới sự thay đổi sâu sắc trong cả cơ cấu sản xuất và cơ cấu tiêu dùng. Nhóm hàng hoá dịch vụ có hàm lƣợng vốn và kỹ thuật cao ngày càng đƣợc ƣa chuộng và có giá trị lớn trong giao dịch thƣơng mại. Tỷ trọng thƣơng mại dịch vụ ngày càng tăng so với tỷ trọng thƣơng mại hàng hoá. Ngoài ra, công nghệ kỹ thuật phát triển còn dẫn tới những thay đổi trong cách thức trao đổi buôn bán, ví dụ việc sử dụng các phƣơng tiện thƣơng mại điện tử (e-commerce) đã giúp cho các hoạt động giao dịch quốc tế diễn ra hết sức nhanh chóng và thuận tiện. Xu thế toàn cầu hóa tiếp tục gia tăng Đây vừa là một đặc điểm nổi bật, vừa là một xu hƣớng tất yếu của nền kinh tế thế giới. Nét đặc trƣng của quá trình toàn cầu hóa là sự phụ thuộc lẫn nhau ngày
  10. 6 càng gia tăng giữa các quốc gia tham gia nền kinh tế thế giới, do quy mô và sự đa dạng ngày càng lớn của các luồng hàng hóa, dịch vụ và vốn xuyên quốc gia, đồng thời do sự phổ biến nhanh và rộng khắp của tiến bộ khoa học công nghệ. Điều quan trọng hơn là các quan hệ kinh tế quốc tế không chỉ gia tăng về số lƣợng mà còn cả về chất lƣợng: trên thế giới đã hình thành một hệ thống kinh tế hoàn chỉnh mà mỗi quốc gia là một nhân tố cấu thành, và sự vận động phát triển của nền kinh tế quốc gia ngày càng lệ thuộc vào nhiều hơn vào tiến trình phát triển của hệ thống kinh tế thế giới. Quá trình toàn cầu hóa đòi hỏi có sự thay đổi trong các quan hệ kinh tế quốc tế. Chức năng điều tiết quốc gia các nền kinh tế dân tộc sẽ mất dần, và cuộc cạnh tranh để tìm một vị trí trong hệ thống phân công lao động mới ngày càng quyết liệt. Trƣớc xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, thế giới đang trở thành một cộng đồng duy nhất, với sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng giữa các quốc gia. Toàn cầu hóa diễn ra nhƣ là một tất yếu lịch sử, kéo theo tất cả các quốc gia ở mọi trình độ phát triển vào quỹ đạo của nó. Tính tất yếu của toàn cầu hóa bắt nguồn từ bản chất của nền kinh tế thị trƣờng vốn là một hệ thống mở, ngày càng xóa mờ biên giới giữa các quốc gia, dân tộc, chủng tộc và tôn giáo. Ngoài ra tính tất yếu của nó còn đƣợc quy định bởi những lợi ích đạt đƣợc khi quốc gia hội nhập kinh tế quốc tế, và những tổn thất xảy ra khi quốc gia đi ngƣợc lại xu thế này. Nói cách khác, dù muốn hay không, các quốc gia đều phải tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, và quá trình hội nhập càng chủ động thì càng tận dụng đƣợc lợi thế và giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra. Các nước dành ưu tiên hàng đầu cho phát triển kinh tế Tiềm lực kinh tế hiện nay là nguồn sức mạnh và ảnh hƣởng chính của quốc gia. Bởi vậy, quản lý kinh tế là thử thách quan trọng nhất để đánh giá khả năng của một chính phủ, đồng thời tăng cƣờng lợi ích kinh tế quốc gia là mục tiêu hàng đầu trong chính sách đối ngoại của mỗi nƣớc. Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, một quốc gia muốn phát triển kinh tế thì không thể không tham gia hội nhập. Việc mở cửa nền kinh tế đem lại cả rủi ro và cơ hội, tuy nhiên, nếu không làm nhƣ vậy
  11. 7 sẽ phải trả giá bằng sự tụt hậu ngày một xa với cộng đồng quốc tế. Thách thức phát triển tạo ra một sức ép rất lớn đối với tƣơng lai của mỗi quốc gia. Chính lợi ích kinh tế quốc gia, chứ không phải những mục tiêu chính trị nhƣ trƣớc đây, đƣợc đặt lên hàng đầu trong việc phát triển quan hệ quốc tế. Sự thay đổi này sẽ khuyến khích tất cả các nƣớc trong cộng đồng thế giới, kể cả các nƣớc có định hƣớng phát triển xã hội khác nhau, gia nhập vào trật tự kinh tế quốc tế ở các cấp độ khác nhau, đi từ quan hệ kinh tế thƣơng mại song phƣơng, khu vực, đến gia nhập WTO. Kết quả là trật tự kinh tế quốc tế ngày càng đƣợc mở rộng, đa dạng và phát triển với sự gia tăng các chủ thể mới gia nhập và các khuynh hƣớng lợi ích khác nhau, tạo thêm khả năng nâng cao tính dân chủ và công bằng trong việc đặt ra và thực hiện những luật chơi của trật tự này. Thương mại quốc tế tăng trưởng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP thế giới Trong những thập kỷ cuối của thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, tốc độ tăng thƣơng mại quốc tế luôn vƣợt tốc độ tăng trƣởng sản lƣợng thế giới, và trở thành một yếu tố quan trọng quyết định tốc độ tăng trƣởng kinh tế thế giới (Xem Biểu đồ 1.1). Biểu đồ 1.1: Tăng trƣởng của mậu dịch và GDP thế giới, 1995 - 2005 Nguồn: Số liệu của WTO 2005 Trong thập niên 80 của thế kỷ XX, lƣợng trao đổi mậu dịch thế giới bình quân mỗi năm tăng 3,8%, thập niên 90 là 6,5%; dự đoán thập niên đầu của thế kỷ
  12. 8 XXI sẽ là 7%. Trong khi đó, tỷ lệ tăng trƣởng trung bình GDP thực của thế giới từ năm 2000 đến 2006 đạt khoảng 4,2%/năm. Theo thống kê của WTO, năm 1999 tổng kim ngạch mậu dịch toàn thế giới là 6,800 tỷ USD, trong đó mậu dịch hàng hoá chiếm 5.460 tỷ USD, mậu dịch dịch vụ chiếm 1.340 tỷ USD. Đến năm 2005 các con số tƣơng ứng vào khoảng 17.000 tỷ USD, 12.000 USD và 5.000 tỷ USD. Sở dĩ nhƣ vậy là do: (1) Nền kinh tế thế giới ngày càng đƣợc chuyên môn hoá, các quốc gia phụ thuộc nhau trong một mạng lƣới sản xuất toàn cầu. Các yếu tố của quá trình sản xuất đƣợc phân đoạn thành vô số các chi tiết và bán thành phẩm và đƣợc đƣa vào chu chuyển thƣơng mại làm cho tổng lƣợng buôn bán không ngừng tăng lên. (2) Xu thế mở cửa của nền kinh tế của hầu hết các quốc gia và tăng trƣởng dựa vào xuất khẩu trở nên phổ biến, làm gia tăng sự tuỳ thuộc lẫn nhau về thƣơng mại quốc tế. (3) Cùng với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học công nghệ, chi phí giao dịch trong thƣơng mại quốc tế không ngừng giảm xuống tạo thuận lợi cho chu chuyển thƣơng mại toàn cầu. (4) Sự bùng nổ của nhu cầu ngƣời tiêu dùng gắn liền với sự thay đổi thị hiếu và phản ứng mang tính lây lan do tiếp cận với các nền văn hoá tiêu dùng thông qua nhiều phƣơng thức khác nhau làm xuất hiện các phân đoạn thị trƣờng mới, kích thích thƣơng mại quốc tế phát triển không ngừng. Các nền kinh tế phát triển vẫn chi phối thị trường thế giới, tuy nhiên, tương quan của chúng trong thương mại quốc tế thay đổi. Các nước đang phát triển ngày càng có vị trí đáng kể trong nền kinh tế quốc tế Có thể nói, trong suốt thế kỷ XX, các nƣớc công nghiệp phát triển ở Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản đã chi phối nền kinh tế - thƣơng mại thế giới. Các nƣớc công nghiệp phát triển, với khoảng 1,2 tỷ ngƣời, chiếm 1/5 dân số thế giới hiện đang chiếm tới 86% GDP toàn cầu, trong khi đó các nƣớc nghèo chiếm 1/5 dân số thế giới nhƣng chỉ tạo ra 1% GDP toàn cầu. Năm 1985, thu nhập bình quân tính theo đầu ngƣời ở các nƣớc giàu chỉ gấp 76 lần so với các nƣớc nghèo thì đến năm 1997, sự chênh lệch này đã tăng lên 288 lần. Trƣớc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Châu Âu chiếm gần 60% tổng kim ngạch thƣơng mại quốc tế, nếu tính cả Bắc Mỹ
  13. 9 và Nhật Bản thì các nƣớc phát triển chiếm trên 80% mậu dịch toàn cầu. Con số này có thay đổi trong những thập kỷ tiếp theo, nhƣng nhìn chung tỷ trọng của các nƣớc đang phát triển chỉ khoảng xấp xỉ 30%. Cùng với quá trình toàn cầu hoá và chính sách mở cửa, công nghiệp hoá theo hƣớng xuất khẩu và dựa vào xuất khẩu, vị thế của các nƣớc đang phát triển trong thƣơng mại quốc tế ngày càng gia tăng. Sự thay đổi địa vị của các nƣớc đang phát triển trong thƣơng mại quốc tế những năm gần đây chủ yếu là nhờ các nƣớc đang phát triển Đông Á Thái Bình Dƣơng. Năm 2002, 10 nƣớc đang phát triển gồm Trung Quốc, Mexico, Nga, Malaysia, Arab Saudi, Thái lan, Brazil, Indonesia, Ấn Độ và Ba Lan chiếm 63% tổng xuất khẩu của các nƣớc đang phát triển và 16% tổng xuất khẩu của thế giới. Tuy nhiên, trong những thập kỷ đầu thế kỷ XXI, các nƣớc công nghiệp phát triển vẫn chiếm tỷ trọng và có vai trò lớn trong thƣơng mại quốc tế là do các quốc gia phát triển: vẫn là những nƣớc đi đầu trong việc chuyển sang nền kinh tế mới dựa trên tri thức và do đó cũng sẽ là đầu tầu trong việc làm biến đổi cơ cấu thƣơng mại thế giới; có vai trò chi phối trong sản xuất và tài chính quốc tế, là thị trƣờng nhập khẩu chính sản phẩm của các nƣớc đang phát triển, kể cả các sản phẩm truyền thống lẫn các sản phẩm có hàm lƣợng công nghệ cao; đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò đầu tầu trong tiến trình tự do hoá thƣơng mại toàn cầu và khu vực, sẽ trở thành hạt nhân của các thị trƣờng khu vực liên kết trong tƣơng lai. Ví dụ điển hình nhất cho xu thế này là EU mở rộng và việc Mỹ đang hối thúc thành lập khu vực mậu dịch tự do toàn Châu Mỹ cũng nhƣ mở rộng không gian thƣơng mại toàn cầu cho nền kinh tế Mỹ bằng việc ký kết các hiệp định thƣơng mại tự do song phƣơng với các đối tác thƣơng mại khắp các châu lục. Nền KTTG đang chuyển từ trạng thái lưõng cực sang trạng thái đa cực với sự hình thành của nhiều trung tâm kinh tế và liên kết kinh tế mới Thế giới phát triển nhanh chóng theo hƣớng đa cực, tuy vậy cục diện đa cực chƣa hẳn đã hình thành mà đang trải qua thời kỳ quá độ từ Trật tự cũ để tiến tới một Trật tự mới. Sức mạnh địa chính trị của một nƣớc bao gồm sức mạnh quân sự, tầm vóc kinh tế, và ảnh hƣởng quốc tế của nƣớc đó. So sánh tổng thể toàn thế giới
  14. 10 cho thấy thế giới hiện nay có 8 nƣớc lớn là Mỹ, ba nƣớc EU: Anh, Pháp và Đức; Trung Quốc, Nga, Nhật Bản và Ấn Độ, trong đó Mỹ áp đảo về quân sự và vƣợt trội về ảnh hƣởng quốc tế. Riêng về kinh tế, Mỹ phải chia sẻ vị trí đứng đầu với EU, và hai nền kinh tế này cùng vƣợt trội so với phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên, EU chƣa tạo đƣợc sức mạnh quân sự và ngoại giao tổng hợp của các nƣớc thành viên, do vậy, so sánh quyền lực tổng hợp thì EU vẫn còn xếp sau Mỹ. Nƣớc Nga, cƣờng quốc kế thừa Liên Xô trƣớc đây, cũng đƣợc coi là một quốc gia có tham vọng toàn cầu. Tuy nhiên thực lực của nƣớc Nga hiện nay, với GDP đứng thứ 15 và chi phí quân sự chiếm 2% toàn thế giới, chƣa cho phép Moskva tạo dựng đƣợc vị thế của một siêu cƣờng trên thế giới, mà hƣớng tới chiến lƣợc xác lập vai trò một nƣớc lớn trong khu vực. Nếu nhƣ Nga là cƣờng quốc đi xuống điển hình thì Trung Quốc là cƣờng quốc đi lên điển hình trong các nƣớc lớn hiện nay. Với số dân khổng lồ, lãnh thổ rộng, văn hóa truyền thống hết sức phong phú, một nền kinh tế lớn với tốc độ phát triển chóng mặt, Trung Quốc dễ dàng gây ảnh hƣởng ra ngoài khu vực. Hiện nay, Trung Quốc đã vƣơn ra không chỉ châu Á mà còn cả châu Phi và Mỹ Latinh. Tuy nhiên, nhƣ vậy Trung Quốc đã va chạm ảnh hƣởng với sự có mặt của Mỹ và EU tại các khu vực này, trong khi đó ngay tại châu Á, tham vọng vƣơn lên vị thế nƣớc lớn trong khu vực của Trung Quốc cũng gặp phải sự cạnh tranh của Ấn Độ, Nhật Bản, và cả Nga. Còn Ấn Độ và Nhật Bản vẫn xác định khu vực ảnh hƣởng của mình là châu Á, Ấn Độ về phía Nam Á, Nhật Bản về phía Bắc Á. Các nƣớc lớn này đang cạnh tranh không khoan nhƣợng, thậm chí tìm kiếm liên minh chiến lƣợc với Mỹ nhằm hạn chế sự vƣơn lên của Trung Quốc và giành quyền lãnh đạo khu vực. Ngoài ra, trên thế giới hiện đang hình thành nhiều liên kết kinh tế có sức mạnh và ảnh hƣởng nhất định trong khu vực, nhƣ EU, APEC, ASEM, ASEAN, MERCOSUR, CARICOM, AU, COMESA, OPEC . Các liên kết kinh tế này đang hoạt động khá hiệu quả, đem lại lợi ích nhiều mặt cho các nƣớc thành viên và có vai trò không thể phủ nhận đối với nền kinh tế khu vực và toàn cầu.
  15. 11 Xu hướng tự do hóa song song với xu hướng bảo hộ mậu dịch diễn ra phổ biến Thế kỷ XXI cho thấy quá trình tự do hoá thƣơng mại diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các cấp độ toàn cầu, khu vực và song phƣơng. Hầu hết các hiệp định thƣơng mại tự do hiện có và đang đàm phán đều đặt mục tiêu cắt giảm hàng rào thuế quan trong vòng 10 - 15 năm tới. Chỉ riêng Chƣơng trình đàm phán Doha trong khuôn khổ WTO, với mục tiêu đạt đƣợc thoả thuận về tự do hoá thị trƣờng nông sản, dịch vụ, thị trƣờng và các thoả thuận khác liên quan đến thể chế thƣơng mại quốc tế đã có thể tạo ra sự bùng nổ thƣơng mại quốc tế trong vòng 10 năm tới. Tuy nhiên vẫn diễn ra một thực tế rằng: dù các rào cản thuế quan bị xoá bỏ nhƣng những rào cản phi thuế quan và những yếu tố phi thƣơng mại vẫn có những tác động lớn đến chu chuyển thƣơng mại quốc tế. Trƣớc hết là vấn đề môi trƣờng và thƣơng mại. Một ví dụ điển hình về rào cản môi trƣờng tự nhiên đối với buôn bán là các vụ kiện tôm thƣờng xuyên xuất hiện trong quan hệ thƣơng mại của Mỹ và các nƣớc đang phát triển, hay vụ kiện hormon bò gây nên những tranh chấp thƣơng mại giữa Mỹ và EU. Nhìn chung, các nƣớc đều cho rằng việc gắn thƣơng mại với môi trƣờng là cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững, kể cả việc áp dụng thuế môi trƣờng. Tuy nhiên, hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng lai, ranh giới giữa thƣơng mại và môi trƣờng vẫn tiếp tục là đề tài tranh cãi: làm thế nào để các vấn đề môi trƣờng không triệt tiêu phúc lợi do tự do hoá thƣơng mại mang lại. Vấn đề thứ hai có ảnh hƣởng lớn đến thƣơng mại quốc tế là vấn đề tiêu chuẩn lao động. Tiêu chuẩn lao động đƣợc hiểu là một trong những vấn đề liên quan đến quyền con ngƣời, đặc biệt là lao động trẻ em đã đƣợc các nƣớc phát triển sử dụng nhƣ một công cụ gây sức ép đối với các nƣớc đang phát triển. Việc áp dụng chặt chẽ các tiêu chuẩn lao động trong thƣơng mại có thể sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh của các nƣớc đang phát triển. Vì vậy đây sẽ tiếp tục là một vấn đề gay cấn trong đàm phán thƣơng mại quốc tế trong những năm tới. Nhìn chung, các biện pháp phi thuế quan có rất nhiều, liên quan đến nhiều lĩnh vực mà luật pháp không điều chỉnh hết. Ngƣời ta ƣớc tính hiện có đến 2.500 loại biện pháp phi thuế quan, trong khi đó trong khuôn khổ WTO chỉ đƣa ra các
  16. 12 ràng buộc đối với 9 mục. Những quy định cụ thể liên quan đến từng quốc gia còn phức tạp hơn, chẳng hạn các nƣớc thành viên EU có tổng cộng 100.000 các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật. Mặc dù cùng với tiến trình hội nhập sâu hơn của các nền kinh tế, các chính sách và tiêu chuẩn bên trong sẽ từng bƣớc đƣợc điều chỉnh, song theo nhiều nhà phân tích, đây là lĩnh vực diễn ra những tranh cãi lâu dài và khó đi đến những thoả thuận rõ ràng bởi vì các quốc gia có chủ quyền đều coi đây là những công cụ hữu hiệu để tăng khả năng cạnh tranh của mình trong bối cảnh tự do hoá thƣơng mại đƣợc đẩy mạnh. Các đặc điểm và xu hƣớng vận động trên của nền kinh tế - thƣơng mại thế giới có ảnh hƣởng đến chính sách kinh tế nói chung và chính sách kinh tế đối ngoại nói riêng của mỗi quốc gia, kể cả các nƣớc phát triển và đang phát triển tham gia vào hệ thống kinh tế thƣơng mại quốc tế. 1.1.2 Quan hệ giữa các nƣớc đang phát triển trong hệ thống thƣơng mại toàn cầu Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, các nƣớc đang phát triển (ĐPT) ngày càng nhận thức đƣợc rõ ràng rằng họ không nên và không thể chỉ trông chờ vào thị trƣờng các nƣớc phát triển, khi mà quan hệ thƣơng mại cũng nhƣ các tiềm năng kinh tế khác giữa các nƣớc này chƣa đƣợc tận dụng và phát huy đúng mức. Ngày nay, quan hệ thƣơng mại giữa các nƣớc ĐPT đang ngày càng gia tăng và đang đóng góp đáng kể vào sự tăng trƣởng kinh tế của các quốc gia này. Các nƣớc ĐPT đang chiếm đại đa số dân cƣ trên thế giới với 6 tỷ dân, và chiếm đa số: 132/191 thành viên của Liên Hiệp quốc (UN). Hiện nay khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu của các nƣớc ĐPT là hƣớng tới các quốc gia ĐPT khác. Một số nhà kinh tế còn dự đoán trong những năm sắp tới, tốc độ tăng trƣởng kinh tế tại các nƣớc ĐPT sẽ đạt khoảng 6 - 8%/năm, so với tốc độ 2 - 3%/năm ở các nƣớc phát triển. Theo số liệu mới nhất của Liên hiệp quốc, thƣơng mại giữa những ngƣời khổng lồ của thế giới ĐPT là Ấn Độ và Trung Quốc đang tăng trƣởng rất nhanh trong một thập kỷ qua, từ 264,8 triệu USD năm 1991 lên 10 tỷ USD năm 2004. Còn theo số liệu từ G77, Trung Quốc đã trở thành thị trƣờng nhập khẩu lớn nhất đối với nhiều
  17. 13 nƣớc nhƣ Hàn Quốc và các nƣớc lân cận. Năm 2003, khoảng 50% hàng nhập khẩu vào Mỹ và Nhật, khoảng 30% hàng nhập khẩu vào EU là từ các nƣớc ĐPT, và hàng xuất khẩu từ các thị trƣờng này sang thế giới các nƣớc ĐPT cũng đạt một tỷ lệ tƣơng tự. [30]. Bảng 1.1. Thay đổi tỷ trọng của các nƣớc đang phát triển trong xuất khẩu hàng hoá của thế giới 1990-2002 Đơn vị: % 1990 2002 Đông Á và Thái Bình Dƣơng 5 9 Trung và Đông Âu 4 6 Mỹ Latinh và Caribbean 4 5 Trung Đông và Bắc Phi 4 3 Châu Phi tiểu Sahara 2 1 Nam Á 1 1 Các nƣớc thu nhập thấp và trung bình 20 25 Các nƣớc thu nhập cao 80 70 Nguồn: World Development Indicators 2004 Trong số các nƣớc đang phát triển, Trung Quốc đang nổi lên nhƣ một quốc gia thƣơng mại nhiều triển vọng, có thể thách thức cả các cƣờng quốc thƣơng mại hiện nay trong vòng 20-30 năm tới. Mặc dù hiện tại, Trung Quốc chỉ chiếm 3,5% GDP và trên 4% thƣơng mại thế giới, nhƣng sức mạnh tiềm năng của đất nƣớc khổng lồ này là rất lớn, đặc biệt là từ sau khi trở thành thành viên WTO. Nếu tính theo PPP thì Trung Quốc đã chiếm 10% GDP thế giới, đứng thứ 2 sau Mỹ. Nếu với tốc độ tăng trƣởng 6-9% thì Trung quốc sẽ vƣợt Nhật Bản và Châu Âu trong việc góp phần vào tăng trƣởng kinh tế thế giới vào năm 2008. Nhƣ vậy, thƣơng mại giữa các nƣớc ĐPT đang trở thành một nhân tố nổi trội trong quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia. Các nƣớc ĐPT hiện đang là thị trƣờng quan trọng đối với các nƣớc công nghiệp phát triển, bên cạnh đó, thƣơng mại giữa các nƣớc ĐPT đang gia tăng với tốc độ nhanh hơn cả tốc độ tăng trƣởng của thƣơng mại quốc tế, và quan hệ hợp tác kinh tế thƣơng mại giữa các nƣớc này tỏ ra ngày càng chặt chẽ và hiệu quả. Hiện nay, 10 thành viên của tổ chức hợp tác kinh tế năng động nhất trên thế giới ASEAN đã cam kết sẽ tạo ra một cộng đồng
  18. 14 kinh tế mới vào năm 2020. Tháng 11/2004, ASEAN đã ký kết một hiệp định với Trung Quốc, bắt đầu tiến hành đàm phán về một khu vực mậu dịch tự do. Ủy ban Hợp tác vùng Vịnh (Gulf Cooperation Council - GCC) gồm 6 thành viên Bahrain, Kuwait, Oman, Saudi Arabia, Qatar và Các tiểu vƣơng quốc Ả rập thống nhất (UAE), đã xóa bỏ các loại thuế quan thƣơng mại đối với các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, động vật và nguyên liệu có xuất xứ từ các nƣớc bản địa. GCC cũng cam kết tạo ra một đồng tiền chung vào năm 2010. [30] Tại Châu Mỹ Latinh, 5 thành viên khối MERCOSUR, gồm Argentina, Brazil, Paraguay, Uruguay và Venezuela đã xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với 90% thƣơng mại trong khu vực và hình thành một cơ cấu thuế quan chung đối với 85% hàng nhập khẩu từ các nƣớc ngoài khu vực.[2] Tuy nhiên, trong thƣơng mại quốc tế, các nƣớc ĐPT hiện vẫn đang phải chịu nhiều áp lực và bất công do những quy chế, nguyên tắc thƣơng mại đƣợc đặt ra bởi các nƣớc lớn có ảnh hƣởng chi phối tới nền kinh tế - thƣơng mại thế giới. Hiện nay, hệ thống thƣơng mại quốc tế đầy rẫy những sự bất công. Các nƣớc giàu áp đặt mức thuế quan cao nhất đối với những mặt hàng nhập khẩu quan trọng của các nƣớc đang phát triển - nhƣ hàng may mặc và nông phẩm. Mức thuế tăng lên cùng với mức gia tăng trong chế biến, cản trở quá trình công nghiệp hoá của các nƣớc nghèo. Hơn nữa, các cuộc đàm phán thƣơng mại đa phƣơng thƣờng thiếu sự minh bạch và ngăn các quốc gia đang phát triển tiến hành các hoạt động thực tế. Việc sử dụng những thủ tục của WTO để giải quyết các tranh chấp thƣơng mại đòi hỏi phải có tiền bạc và sự giám định chuyên môn, mà đây lại là những điều mà các quốc gia nghèo thiếu hụt. Trong các hội nghị của WTO ở Seattle, Hoa Kỳ và ở Cancun, Mexico, các nƣớc đang phát triển đã thể hiện vai trò ngày càng tăng của họ đối với việc tham gia với tƣ cách là các nhà đàm phán có ảnh hƣởng của WTO, trong nỗ lực đấu tranh nhằm buộc các nƣớc phát triển nhƣ Mỹ và Châu Âu chấp nhận cắt giảm hơn nữa sự bảo hộ trong nông nghiệp, trong khi đảm bảo những cam kết mới về tiếp cận thị trƣờng từ các nƣớc đang phát triển. Tại Cancun, họ đã đƣa ra ba đề xuất, tất
  19. 15 cả các đề xuất này đều nhằm đẩy lùi những nỗ lực bắt buộc họ phải đồng ý với những cam kết mới về tự do hoá thƣơng mại của Mỹ và EU. Thứ nhất, 22 nƣớc đang phát triển đòi hỏi những nhƣợng bộ hơn nữa từ phía Mỹ và Liên minh Châu Âu liên quan đến bảo hộ sản xuất trong nƣớc và trợ giá xuất khẩu đối với các sản phẩm nông nghiệp, giảm thuế quan đến mức độ nhỏ nhất trong tất cả các sản phẩm nông nghiệp. Thứ hai, họ yêu cầu có những cam kết cụ thể nhằm xoá bỏ tất cả các loại trợ giá xuất khẩu đang gây ra tình trạng “bán hạ giá” các sản phẩm nông nghiệp vào thị trƣờng của họ, làm cho giá cả hàng hoá giảm xuống, và những nông dân nghèo dễ bị tổn thƣơng với các thay đổi bất thƣờng của thị trƣờng thế giới. Cuối cùng, các nƣớc đang phát triển không chấp nhận các cuộc đàm phán trong bốn lĩnh vực - tự do hoá đầu tƣ nƣớc ngoài, tính minh bạch trong khâu thủ tục của chính phủ, chính sách cạnh tranh và thúc đẩy thƣơng mại - họ cho rằng rất ít tiến bộ đã đạt đƣợc trong việc làm sáng tỏ các mục tiêu đằng sau các cuộc đàm phán. Với những quan điểm này, các nƣớc đang phát triển đã thiết lập nên một liên minh chính trị nhằm đối phó với ảnh hƣởng của Mỹ và các nƣớc Châu Âu. Các liên minh này chủ yếu tập trung quan tâm vào lĩnh vực nông nghiệp. Ấn Độ, Brazil, Nam Phi và Argentina đã cùng với Trung Quốc nỗ lực phản đối tự do hoá thƣơng mại hơn nữa trong các sản phẩm nông nghiệp nếu không đạt đƣợc những nhƣợng bộ hơn từ phía Mỹ và Liên minh Châu Âu. Sự việc này đánh dấu lần đầu tiên Trung Quốc nắm giữ một vai trò lớn với tƣ cách là một thành viên của Liên minh các nƣớc đang phát triển. Đại diện cho gần một nửa dân số thế giới, vị trí của liên minh này đã đƣợc tăng cƣờng bởi sự ủng hộ rộng rãi trên toàn thế giới, bày tỏ mong muốn của Liên minh bằng chiến dịch: “Tiến hành Thƣơng mại Công bằng”- một sáng kiến của tổ chức phi chính phủ Oxfam. [2] 1.2 TÌNH HÌNH KINH TẾ - THƢƠNG MẠI TRUNG QUỐC 1.2.1 Khái quát chung về nền kinh tế Trung Quốc đầu thế kỷ XXI Trung Quốc là quốc gia đang phát triển lớn nhất thế giới, với diện tích 9,6 triệu km2, chiếm 1/5 diện tích thế giới, 1/4 diện tích châu Á, đứng thứ 3 thế giới (sau Nga và Canada). Trung Quốc hiện có khoảng 1,3 tỷ dân (là nƣớc đông dân
  20. 16 nhất thế giới, chiếm khoảng 1/5 nhân loại), dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên đến 1,5 - 1,6 tỷ dân. Kể từ năm 1978 bắt đầu công cuộc cải cách của Đặng Tiểu Bình, sau gần ba thập kỷ, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn, trở thành một hiện tƣợng của nền kinh tế thế giới cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Nền kinh tế Trung Quốc đạt mức tăng trƣởng trung bình 9%/năm trong khoảng thời gian từ 1978 đến 2000. Trung Quốc đã có sự chuyển dịch rõ ràng về cơ cấu kinh tế, từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp. Tổng số lao động trong khu vực nông nghiệp của Trung Quốc giảm từ 71% năm 1978 xuống còn dƣới 50% vào năm 2000; theo dự kiến của Ủy ban Kế hoạch Phát triển nhà nƣớc Trung Quốc, tới năm 2020, con số này sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 30%. Tỷ lệ đô thị hóa dự kiến sẽ gia tăng từ mức 35% năm 2000 lên 50% vào năm 2020. [17] Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001, và từ đó đến nay, nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát triển ổn định với tốc độ nhanh chóng và đạt đƣợc nhiều thành tích nổi bật. Việc gia nhập WTO đem lại cơ hội phát triển mới cho nền kinh tế Trung Quốc, nâng cao đời sống nhân dân, tuy nhiên bên cạnh đó cũng xuất hiện nhiều vấn đề cần đƣợc giải quyết ổn thoả để nền kinh tế tiếp tục phát triển lành mạnh. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), từ khi gia nhập WTO đến nay, bình quân đóng góp tăng trƣởng kinh tế của Trung Quốc đối với tăng trƣởng kinh tế thế giới là 13%, sự phát triển của Trung Quốc trở thành trụ cột quan trọng và lực lƣợng lôi kéo kinh tế toàn cầu phát triển. Đặc biệt trong 4 năm gần đây, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm của Trung Quốc đều tăng trên 30%, từ 509,6 tỷ USD tăng lên 1.422,12 tỷ USD, vƣợt lên đứng thứ 3 thế giới. Năm 2004, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đạt 609 tỷ USD (năm 2002 đạt 270 tỷ USD, năm 2003 đạt 403,3 tỷ, trong 3 năm liền tăng với tốc độ rất cao). Năm 2005, GDP của Trung Quốc đạt 2.227,5 tỷ USD. Năm 2006, GDP của Trung Quốc đạt gần 2.700 tỉ USD, tăng 10,7% so với năm 2005. Với con số này, Trung Quốc đã vƣợt qua Anh trở thành cƣờng quốc kinh tế lớn thứ tƣ thế giới. Đồng thời, Trung Quốc cũng thu hút
  21. 17 đầu tƣ nƣớc ngoài dẫn đầu thế giới. Tính đến nay, Trung Quốc thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đứng đầu các nƣớc đang phát triển 14 năm liên tục. Năm 2004, FDI vào Trung Quốc đạt trên 60 tỷ USD; năm 2005 con số này là 72 tỷ USD, tăng 20% so với năm trƣớc; năm 2006, FDI vào Trung Quốc có giảm một chút, nhƣng vẫn đạt mức 70 tỷ USD. [1] Cơ cấu đầu tƣ nƣớc ngoài ngày càng hoàn thiện, các hạng mục vốn và khoa học kỹ thuật đƣợc tăng cƣờng, đầu tƣ ngành dịch vụ tăng nhanh, nhiều công ty xuyên quốc gia đến Trung Quốc thành lập tổng đại diện, trung tâm giao dịch và trung tâm nghiên cứu phát triển, tỷ lệ dự án đầu tƣ 100% vốn nƣớc ngoài tiếp tục gia tăng. Qua 27 năm cải cách mở cửa, luỹ kế thu hút FDI của Trung Quốc đạt hơn 667 tỷ USD. Tính đến cuối tháng 9/2006, đã có 480/500 công ty xuyên quốc gia mạnh nhất toàn cầu đầu tƣ vào Trung Quốc và Trung Quốc thực sự trở thành bộ phận quan trọng trong mắt xích ngành nghề toàn cầu. Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ đóng góp của Trung Quốc vào nền kinh tế thế giới Nguồn: Economic Commission for Latin America and the Caribbean (ECLAC), dựa trên số liệu của IMF, UNCTAD và WTO Sau Nga và Mỹ, Trung Quốc là cƣờng quốc quân sự hàng đầu trên thế giới với nhiều vũ khí hiện đại, và Trung Quốc đã tự đƣa đƣợc ngƣời của mình vào vũ trụ. Trung Quốc cũng là một cƣờng quốc chính trị, hiện là thành viên thƣờng trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, là nƣớc có ảnh hƣởng không thể bỏ qua trong khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn là một trong những quốc gia có nền văn minh cổ xƣa huy hoàng nhất thế giới, và nền văn minh đó có triển vọng phát triển rực rỡ trong thế kỷ 21. Hiện có khoảng hơn 30 triệu ngƣời Hoa ở khắp nơi trên thế giới, trong đó có nhiều tỷ phú, nhiều nhà khoa học nổi tiếng v.v
  22. 18 Tuy vậy, Trung Quốc đang phải đối mặt với một số vấn đề: An toàn về dầu mỏ, an toàn về nƣớc và an toàn về lƣơng thực. Mặc dù năm 2004, Trung Quốc đã sản xuất đƣợc 176 triệu tấn dầu mỏ, nhƣng Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu 100 triệu tấn. Trung Quốc đã là nƣớc nhập khẩu dầu mỏ lớn thứ hai, sau Mỹ. Dự kiến đến năm 2010, lƣợng nhập khẩu dầu mỏ của Trung Quốc mỗi ngày sẽ tăng gấp đôi, đạt 4 triệu thùng/ngày và đến năm 2030 vào khoảng 10 triệu thùng/ngày. Nguồn tài nguyên nƣớc của Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 6% thế giới, bình quân đầu ngƣời chỉ bằng 1/4 trung bình thế giới. Dự tính vào khoảng năm 2030, Trung Quốc sẽ đạt đến đỉnh cao về sử dụng nƣớc, và lƣợng nƣớc dùng lúc đó đã đến cực hạn của nguồn nƣớc có thể lợi dụng. Những năm gần đây, trung bình mỗi năm Trung Quốc mất khoảng 300.000 ha đất canh tác, trong khi dân số mỗi năm tăng khoảng 10 triệu ngƣời, nên việc cung cầu lƣơng thực ở Trung Quốc đã và sẽ luôn ở trạng thái cân bằng căng thẳng[1] Ngoài ra, một số vấn đề khác còn tồn tại là sự mất cân đối trong phát triển của Trung Quốc. Ở quốc gia này có sự chênh lệch rất lớn về trình độ phát triển giữa nông thôn và thành thị, và sự chênh lệch giữa các vùng, miền của Trung Quốc: miền Đông phát triển hơn, miền Tây còn khó khăn hay miền Đông Bắc công nghiệp lạc hậu. Qua một số số liệu và tình hình trên, có thể thấy Trung Quốc đã trở thành một cƣờng quốc chính trị, quân sự, kinh tế trên thế giới có vai trò đặc biệt ở khu vực. Địa vị cƣờng quốc đó ngày một lớn và triển vọng trở thành siêu cƣờng trên thế giới trong khoảng vài thập kỷ nữa hoàn toàn là có thể. Nếu năm 1980, sức mạnh tổng hợp đất nƣớc của Trung Quốc mới bằng 1/5 của Mỹ, thì đến năm 1998, Trung Quốc đã bằng 1/3 của Mỹ, tức là trong 20 năm, Trung Quốc từ chỗ kém Mỹ năm lần rút ngắn còn ba lần. Để thực hiện mục tiêu chiến lƣợc “Dân giàu nƣớc mạnh” đƣa Trung Quốc trở thành siêu cƣờng, cạnh tranh vai trò siêu cƣờng duy nhất của Mỹ hiện nay, Trung Quốc đã có nhiều nỗ lực trong việc đối phó với đối thủ hàng đầu là Mỹ và một số đối thủ tiềm ẩn khác nhƣ Nhật, Nga, Ấn Độ Tuy vậy, Trung Quốc cũng rất quan tâm đến mối quan hệ với các nƣớc đang phát triển trong chiến lƣợc toàn cầu của họ.
  23. 19 1.2.2 Tình hình thƣơng mại quốc tế của Trung Quốc Thƣơng mại quốc tế của Trung Quốc đã tăng nhanh chóng kể từ khi nền kinh tế mở cửa năm 1979. Xuất nhập khẩu Trung Quốc tăng nhanh hơn thƣơng mại thế giới trong hơn 20 năm và cũng từ năm 1979 tỷ lệ thƣơng mại của Trung Quốc trong tổng thƣơng mại toàn cầu cũng tăng nhanh. Quá trình này bắt đầu tƣơng đối chậm vào những năm 1980 sau khi có sự nới lỏng các biện pháp kiểm soát xuất nhập khẩu phức tạp và tràn lan, nhƣng tăng nhanh hơn vào những năm 1990 với những cải cách thƣơng mại rộng lớn bao gồm cả những cắt giảm thuế quan trọng. Những cải cách này đƣợc thực hiện trong vòng hơn 15 năm, bao gồm những cắt giảm thuế quan thực chất và bãi bỏ hầu hết các rào cản phi thuế quan (NTBs). Để trở thành thành viên của WTO, Trung Quốc đã phải áp dụng hai biện pháp chính sau: - Thứ nhất, đẩy mạnh cải cách kinh tế mậu dịch và nền kinh tế thị trƣờng XHCN, làm cho thể chế thích ứng với yêu cầu của GATT/WTO. Mặt khác, Trung Quốc cũng tiến hành cải cách quản lý ngoại thƣơng, hủy bỏ trợ cấp xuất khẩu, từ năm 1994 tiến hành hủy bỏ kế hoạch có tính mệnh lệnh đối với tổng mức nhập khẩu, thu ngoại hối xuất khẩu và dùng ngoại hối để nhập khẩu, thực hiện từng bƣớc điều chỉnh tỷ giá ngoại hối cho sát với thực tế. Năm 1996, thực hiện chính sách chuyển đổi đồng nhân dân tệ trong các hạng mục thông thƣờng. - Thứ hai, từng bƣớc mở cửa thị trƣờng một cách công bằng. Từ 1992 đến 1997, Trung Quốc đã 5 lần hạ thấp các mức thuế quan. Mức chung thuế quan giảm từ 46% xuống còn 17% (năm 1999), 13% - 15% (năm 2000) để đến năm 2005, bình quân thuế quan các sản phẩm công nghiệp giảm còn 10,8%. Trung Quốc dần dần hủy bỏ những quy định phi thuế quan nhƣ quota, giấy phép xuất nhập khẩu. Theo cam kết khi tham gia WTO, Trung Quốc sẽ phải giảm thuế quan xuống còn 10,1% vào năm 2005 và xuống mức thấp nhất 10% vào năm 2008. [13] Trên thực tế, Trung Quốc đã phải xem xét, sửa đổi hơn 3 nghìn điều luật và các qui định, hơn 800 qui định hạn chế đã bị bãi bỏ. Hệ thống luật pháp của Trung Quốc đã có nhiều cố gắng để tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, cải thiện môi trƣờng
  24. 20 đầu tƣ và xã hội. Đồng thời, sau khi gia nhập WTO, tăng trƣởng ổn định của kinh tế Trung Quốc cũng tạo cơ hội đầu tƣ và thị trƣờng rộng lớn cho các doanh nghiệp toàn cầu, tạo động lực lớn thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển. Sau khi trở thành thành viên WTO, kim ngạch thƣơng mại Trung Quốc phát triển mạnh mẽ. Theo thống kê, trong 5 năm gia nhập WTO, tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc khoảng 2.400 tỷ USD, doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài thu lợi nhuận từ Trung Quốc là 57,94 tỷ USD. Năm 2001, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc đạt 509,6 tỷ USD, đứng thứ 6 thế giới. Năm 2003, Trung Quốc đạt đƣợc tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là 851 tỷ USD, tăng 31,7%, vƣợt lên hàng thứ 4 thế giới; năm 2004, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vƣợt qua ngƣỡng 1.000 tỷ USD, đạt 1.154,7 tỷ USD, vƣợt lên đứng thứ 3 thế giới. Đến năm 2005, con số này đã tăng tới 1.422 tỷ USD, giữ vững vị trí thứ 3 thế giới. Kim ngạch xuất nhập khẩu 10 tháng đầu năm 2006 đạt 1.424,95 tỷ USD, tăng 24,1%. (Xem Bảng 1.2). Bảng 1.2. Thay đổi tỷ trọng của một số quốc gia trong tổng xuất nhập khẩu thế giới 1990 - 2005 Năm 1990 1995 2005 Tổng Tỷ trọng Tổng Tỷ trọng Tổng Tỷ trọng kim trong kim trong kim trong XNK ngạch XNK thế ngạch XNK thế ngạch thế giới Quốc gia Tỷ USD giới Tỷ USD giới Tỷ USD (%) (%) (%) Thế giới 2.694 100 3.640 100 17.573 100 Mỹ 322,3 11,9 499,0 13,7 3.271 18,6 Đức 323,4 12,0 392,0 10,7 1.610 9,2 Nhật Bản 270,0 10,0 360,9 9,9 940,6 5,4 Trung Quốc 52,5 1,9 92,0 2,5 1.035,5 6,5 Trung 115,7 4,3 155,2 4,3 1.422 8 Quốc+HồngKong Nguồn: WTO; www.geographic.org. Khối lƣợng thƣơng mại dịch vụ của Trung Quốc đã nhảy từ vị trí thứ 11 với trị giá 71,9 tỷ USD năm 2001 lên vị trí thứ 7 thế giới, với 166,5 tỷ USD năm 2005. GDP của Trung Quốc cũng tăng gần gấp đôi, từ 1.325 tỷ USD (năm 2001) lên 2.235 tỷ USD (năm 2005). Tốc độ tăng GDP bình quân mỗi năm của Trung Quốc đạt mức 9,5%, vƣợt qua Italy, Pháp và Anh để đứng thứ tƣ thế giới, chỉ sau Mỹ, Nhật và Đức.
  25. 21 Thƣơng mại Trung Quốc đã tăng nhanh chóng với nhập khẩu từ hầu hết các đối tác thƣơng mại đều tăng với tốc độ gấp đôi. Nhập khẩu từ châu Á tính bằng USD tăng lên 43% năm 2003, trong khi nhập khẩu từ châu Âu và Mỹ tăng lần lƣợt là 31% và 24%. Về xuất khẩu, những con số này gần nhƣ đảo ngƣợc lại với thứ tự của con số nhập khẩu trong đó xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu tăng tƣơng ứng là 32% và 49%, và xuất khẩu sang châu Á là 31%. Nhập khẩu của Trung Quốc từ các quốc gia khác trên thế giới cũng tăng rất nhanh trong giai đoạn này. Ví dụ, nhập khẩu từ châu Mỹ Latinh tăng 81% và từ châu Phi tăng 54%, Trung Quốc ngày nay là nhà nhập khẩu lớn thứ 3 hàng xuất khẩu của các nƣớc đang phát triển sau Mỹ và Liên minh châu Âu. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Trung Quốc đã đƣợc đa dạng hoá nhờ vào hàng dệt may và công nghiệp nhẹ. Đầu những năm 1990, hàng công nghiệp nhẹ chiếm hơn 40% xuất khẩu của Trung Quốc. Các sản phẩm này chủ yếu là giày dép, quần áo, đồ chơi và hàng tạp phẩm khác. Một phần lớn hàng xuất khẩu còn lại là hàng hoá đã chế tạo (chủ yếu là hàng dệt may) và máy móc và vận tải (điện tử nhỏ). Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể trong việc xuất khẩu các mặt hàng khác nhƣ các mặt hàng điện tử tinh vi (máy móc văn phòng và các trang thiết bị chế biến số liệu tự động, truyền thông, các trang thiết bị âm thanh và máy móc điện), hàng gia dụng, hàng hoá du lịch và các sản phẩm công nghiệp. Xuất khẩu sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc chiếm trên 90%, nhất là kim ngạch xuất khẩu sản phẩm kỹ thuật cao mới chiếm tỷ lệ trong sản phẩm công nghiệp ngày càng tăng, 3 quý đầu năm 2006 xuất khẩu sản phẩm kỹ thuật cao mới đạt 195,89 tỷ USD, tăng 30,6%. Đặc biệt là sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, các nƣớc thành viên WTO khu vực châu Mỹ và châu Âu đã xoá bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may, thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc tăng trƣởng nhanh chóng sang các thị trƣờng nề chủ yếu, nhất là thị trƣờng Mỹ. Chất lƣợng hàng hóa của Trung Quốc cũng đƣợc cải thiện để đạt tiêu chuẩn quốc tế, công nghiệp dịch vụ của Trung Quốc đã mở rộng đến qui mô chƣa từng có. Trong số hơn 160 lĩnh vực dịch vụ của WTO thì Trung Quốc đã có 104 lĩnh vực. Con số này rất gần với số trung bình mà các nƣớc phát triển thƣờng có (108 lĩnh vực). Tính đến cuối năm 2005 đã có 1.341 công ty thƣơng mại có vốn nƣớc
  26. 22 ngoài với 5.657 cơ sở bán lẻ đƣợc thành lập, một phần tƣ hệ thống siêu thị tại Trung Quốc là do nƣớc ngoài đầu tƣ. Một số thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt Một vấn đề lớn hiện nay của Trung Quốc là: sự tăng trƣởng nhanh chóng về kinh tế đã đặt nƣớc này vào một tình thế dễ bị tổn thƣơng, do nền kinh tế của Trung Quốc trở nên hết sức phụ thuộc vào nguồn năng lƣợng. Các nguồn lực dự trữ hiện có của Trung Quốc không thể đáp ứng đủ nhu cầu của nền kinh tế quốc dân. Trung Quốc là một quốc gia với trữ lƣợng nguồn lực tự nhiên lớn. Tuy nhiên, do số dân khổng lồ, Trung Quốc cũng thiếu các nguồn lực xét về phân phối theo đầu ngƣời. Theo những số liệu gần đây, trữ lƣợng gỗ của Trung Quốc vào khoảng 10 tỷ m3. Nhƣng xét trên đầu ngƣời, diện tích rừng bình quân của Trung Quốc chỉ khoảng 0,1 ha/ngƣời và lƣợng gỗ bình quân chƣa đến 10m3/ngƣời, so với mức trung bình của thế giới là 1,07 ha và 82m3. Do vậy, ngoài việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực trong nƣớc, Trung Quốc phải tăng cƣờng nhập khẩu và đầu tƣ khai thác từ bên ngoài. [22]. Trong thƣơng mại quốc tế, các hàng hóa của Trung Quốc cũng gặp phải nhiều thách thức. Hàng dệt may hiện là ngành có ƣu thế của Trung Quốc trong cạnh tranh quốc tế, hàng dệt may xuất khẩu của Trung Quốc chiếm tới 13% lƣợng mậu dịch hàng dệt của thế giới, thu hút gần 20 triệu lao động. Phần lớn hàng dệt may Trung Quốc sản xuất ra dùng để xuất khẩu. Đây là ngành đƣợc lợi nhất sau khi Trung Quốc gia nhập WTO. Tuy nhiên sau 5 năm gia nhập WTO, ngành dệt may của Trung Quốc bị nhiều chèn ép và hạn chế từ các nƣớc thành viên thông qua các biện pháp bảo hộ mậu dịch mới nhƣ hạn ngạch xuất khẩu, điều kiện xuất xứ hàng hoá, tiêu chuẩn xã hội, biện pháp chống bán phá giá Những khó khăn thách thức này không phải là nhỏ, đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi thị trƣờng hàng dệt may trên thế giới đã trở nên gần nhƣ bão hoà. Ngành luyện kim, hoá dầu và cơ khí của Trung Quốc vẫn còn khoảng cách nhất định so với trình độ tiên tiến của thế giới. Độ tập trung sản xuất và trình độ lao động sản xuất thấp, cơ cấu sản phẩm không hợp lý, vẫn là nhân tố chủ yếu kìm hãm sự phát triển của các ngành này. Đối mặt với sự cạnh tranh của thị trƣờng mở
  27. 23 cửa và các sản phẩm cao cấp nhập khẩu, nếu điều chỉnh chậm chạp, không có khả năng điều tiết khống chế thì sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt. Đối với sản phẩm nông nghiệp, căn cứ vào lộ trình giảm thuế đạt đƣợc trong đàm phán WTO, năm 2002 thuế sản phẩm nông nghiệp Trung Quốc giảm xuống còn 18,5%, năm 2003 là 16,8%, năm 2004 là 15,6%, năm 2005 là 15,35% và năm 2008 còn 15,1%, mức giảm 67,1% cao hơn nhiều so với mức giảm thuế của các thành viên khác. Đồng thời, Trung Quốc cam kết xoá bỏ trợ giá xuất khẩu nông sản phẩm, mức hỗ trợ cao nhất trong nƣớc thấp hơn so với mức hỗ trợ của các nƣớc đang phát triển khác. Về mở cửa lĩnh vực nông, lâm và chăn nuôi, căn cứ vào “Luật Doanh nghiệp”, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc phép thành lập công ty theo hình thức doanh nghiệp liên doanh. Nhìn chung, những cam kết đó đem lại sức hấp dẫn cho thị trƣờng Trung Quốc, nhƣng đồng thời cũng là một điểm bất lợi trong quá trình hội nhập của nƣớc này. 1.3 TÌNH HÌNH KINH TẾ - THƢƠNG MẠI CÁC NƢỚC MỸ LATINH 1.3.1 Tình hình kinh tế đầu thế kỷ XXI Kinh tế Mỹ Latinh trong những năm đầu thập kỷ này đƣợc đánh giá là có sự chuyển đổi toàn diện và sâu sắc từ sau cuộc khủng hoảng trầm trọng trong những năm 2001-2002, dần dần ổn định và lấy lại đƣợc đà tăng trƣởng tƣơng đối cao trong vòng hai năm gần đây. Đơn vị: % Biểu đồ 1.3: Tăng trƣởng GDP và sản xuất công nghiệp ở các nƣớc chủ chốt của Mỹ Latinh Nguồn: IMF
  28. 24 Theo số liệu thống kê của IMF, tăng trƣởng kinh tế toàn khu vực đạt 0,5% năm 2001, giảm mạnh so với mức tăng trƣởng 4,1% năm 2000 và thấp xa so với mức dự báo. Trong đó nổi lên là điểm đen của nền kinh tế Argentina với tăng trƣởng GDP là -2,75%; các nền kinh tế lớn trong khu vực cũng có tốc độ tăng trƣởng giảm xuống nhanh nhƣ Brazil chỉ đạt tăng trƣởng 2%, giảm một nửa so với dự tính ban đầu là 4%; kinh tế Mexico cũng giảm mạnh còn 2% so với mức 7% trong năm 2000. Lúc này, khu vực Mỹ Latinh bị đánh giá là khu vực có nhiều rủi ro nhất trên thế giới, và kinh tế khu vực chìm sâu hơn vào suy thoái trong năm 2002 (tốc độ tăng trƣởng là -0,8%). Nguyên nhân của sự suy giảm tăng trƣởng nhanh nhƣ vậy đƣợc tóm lại trong một số yếu tố sau: 1/ Do tác động của suy thoái kinh tế Mỹ và nền kinh tế toàn cầu năm 2001. Cuộc suy thoái kinh tế Mỹ đã làm giảm tăng trƣởng toàn khu vực, đặc biệt là ở Mexico - nƣớc xuất khẩu gần 90% hàng hoá sang Mỹ. Một số nƣớc phụ thuộc nhiều vào thị trƣờng thế giới nhƣ Venezuela, khi giá dầu thế giới sụt giảm (có thời kỳ còn 10 USD/thùng) thì nguồn thu cho đất nƣớc đã bị giảm mạnh. Hơn nữa cuộc suy thoái diễn ra nhanh là do cuộc khủng hoảng tài chính ở Argentina đã ảnh hƣởng lan truyền trong toàn khu vực đã làm cho đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài vào Mỹ Latinh giảm từ 86 tỷ USD năm 2000 xuống còn 80 tỷ USD năm 2001. 2/ Do yếu kém nội tại của nền kinh tế Mỹ Latinh: thị trƣờng tài chính yếu kém, tình trạng nợ công quá cao, ngân sách nhà nƣớc thƣờng xuyên trong tình trạng thâm hụt, do đó chi cho đầu tƣ phát triển hạn chế; năng lƣợng không đƣợc đảm bảo cung cấp liên tục; tình trạng mất cân đối trong thƣơng mại; tham nhũng; buôn bán gian lận; bất công trong phân phối thu nhập quốc dân, là những nguyên nhân thƣờng trực đối với sự bất ổn kinh tế trong khu vực. Từ năm 2003 đến nay, do nhu cầu trong nƣớc tăng, đầu tƣ cho kinh doanh và tiêu dùng cá nhân đã tăng trở lại, làm cho kinh tế Mỹ Latinh đã hồi phục trở lại mặc dù tốc độ tăng trƣởng giữa các nƣớc có sự chênh lệch nhau rất lớn. Những nƣớc suy thoái trầm trọng nhƣ Argentina, Venezuela, Uruguay thì giờ đây tốc độ tăng trƣởng kinh tế vào loại cao nhất khu vực: tỉ lệ tăng GDP thực của Argentina là 8,8% (2003) và 8,7% (2005); Venezuela là -7,7% (2003), 17,3% (2004), 9,4%(2005); Uruguay lần lƣợt là 2,5% và 12.0% và gần 6% năm 2005. Còn các
  29. 25 nƣớc vùng Caribbean tốc độ tăng trƣởng vẫn thấp khoảng 2%. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế toàn khu vực đạt 5,7% (2004) và 4,1% (2005) là mức cao nhất tính từ năm 1980 và cao hơn nhiều so với mức gần 0,5% năm 2001 và 2,2% năm 2003. Chính những khác biệt về chính sách kinh tế, cơ cấu kinh tế, điều kiện chính trị, và sự phụ thuộc vào môi trƣờng bên ngoài tạo ra những khác biệt về sự tăng trƣởng kinh tế giữa các nƣớc trên.[11] Đơn vị: % Biểu đồ 1.4: Tăng trƣởng bình quân hàng năm bộ phận cấu thành GDP (%) của Mỹ Latinh Nguồn: IMF Mặc dù các hoạt động kinh tế diễn ra rất sôi nổi những năm gần đây và giá nhiên liệu cũng nhƣ giá các hàng hoá khác cũng cao hơn nhƣng lạm phát vẫn ở mức kiểm soát đƣợc, dù ở một số nƣớc chỉ số này vẫn còn cao. Tỷ lệ tăng giá tiêu dùng toàn khu vực đạt 10,6% năm 2003 giảm xuống còn 6,5% năm 2004, so với mức trung bình 196% trong thời kỳ 1986-1995. Tính đến năm 2005, hầu hết các nƣớc đều có tỷ lệ lạm phát ở mức một con số: ở Colombia, lạm phát 6,5% năm 2003 giảm còn 5% (9/2005); Brazil, nhờ chính sách tiền tệ thắt chặt từ 9/2004 đến 5/2005 đã giúp cho lạm phát còn 6% (8/2005) (tính theo năm); Chile và Peru cũng giữ đƣợc mức lạm phát 2-3%. Lạm phát trong khu vực Mỹ Latinh ở mức 6,3% năm 2005 và còn khoảng 5% năm 2006. Tỷ lệ lạm phát thấp sẽ làm giảm nguy cơ suy thoái và khủng hoảng khu vực trong tƣơng lai.[11] Chênh lệch lãi suất đã giảm. Các nhà đầu tƣ và các tổ chức tín dụng đã ghi nhận những cải thiện trong chính sách lãi suất. Các nƣớc Brazil, Chile, Ecuador,
  30. 26 Paraguay và Uruguay đã có bƣớc tiến triển rất tốt về lãi suất trong năm 2003-2004. Tỷ lệ lãi suất đã giảm, đồng thời chênh lệch giữa lãi suất cho vay và đi vay của các ngân hàng đã giảm. Điều này cho thấy thành công bƣớc đầu trong việc vận hành chính sách tiền tệ của khu vực. Các thách thức ở phía trước và hướng giải quyết Tình hình kinh tế Mỹ Latinh đã có cải thiện lớn trong ba năm qua nhƣng vẫn còn rất nhiều thách thức ở phía trƣớc. Nó đe dọa trực tiếp đến an ninh kinh tế của khu vực. Tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói vẫn ở mức cao không thể chấp nhận đƣợc, và tình trạng bất bình đẳng đang thuộc vào loại cao nhất so với các khu vực khác trên thế giới. Các thách thức trong việc cải thiện điều kiện xã hội đã bị ảnh hƣởng nhiều do mức nợ công quá cao, làm cho các chính phủ gặp khó khăn trong việc chi tiêu công ngắn hạn cho mục đích xã hội . Nợ công ở Mỹ Latinh đã tăng nhanh trong những năm vừa qua. Ngay cả có sự cải thiện tài chính trong thời gian gần đây thì nợ công trung bình trong khu vực vẫn vào khoảng 55% GDP, cao hơn nhiều so với mức cuối những năm 1990, ở một số nƣớc nhƣ Jamaica, tỷ lệ này là 140%; Panama là trên 70%, trong đó nợ nƣớc ngoài là chủ yếu. Trong năm 2002, số nợ nƣớc ngoài đã lên tới 850 tỷ USD và nhƣ vậy, nó đã phải dành 85 tỷ USD - phần rất lớn từ thu nhập ngoại tệ của khu vực xuất khẩu hàng hóa dịch vụ cho việc trả nợ và trả lãi. Nợ nƣớc ngoài còn gây áp lực mạnh từ phía chủ nợ buộc các nƣớc mắc nợ phải cải cách cơ cấu một cách vội vã thiếu cân nhắc hoặc phải thực hiện các yêu cầu của các chủ nợ lớn nhƣ IMF, WB. Điều này cũng thật sự nguy hiểm, nó rất dễ làm phƣơng hại đến lợi ích quốc gia. Chile là một ví dụ điển hình trong việc theo đuổi cải cách tài chính mạnh, lâu dài trong nhiều năm để giảm nợ công từ 54% GDP năm 1990 xuống còn 21% năm 2002. Thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Mỹ Latinh hiện nay chƣa xứng đáng với tiềm năng của khu vực. Dòng vốn đầu tƣ vào Mỹ Latinh hiện nay còn quá thấp so với mức cuối những năm 1990. Cuối thập kỷ 90, FDI vào Mỹ Latinh đạt 70-80 tỷ USD/năm thì nó đã giảm mạnh trong các năm 2001-2002 do suy thoái kinh tế trong khu vực, và đạt 31 tỷ USD năm 2003. Trong vòng 4 năm (2000-2003), FDI
  31. 27 vào khu vực đã giảm hơn 50%. Trong số 40 nền kinh tế khu vực có tới 19 nền kinh tế FDI giảm, đặc biệt giảm mạnh ở các nƣớc Brazil, Mexico và Argentina - là những nƣớc vốn nhận FDI nhiều nhất khu vực. Trong năm 2004, mặc dù có cải thiện kinh tế mạnh mẽ nhƣng FDI ở Mỹ Latinh cũng chỉ đạt trên 40 tỷ USD (2% GDP) và đã nhích lên một chút trong năm 2005 này. Dù có tăng đi nữa, FDI ở Mỹ Latinh vẫn thấp hơn nhiều so với khu vực Đông Bắc Á (trên 70 tỷ USD năm 2003). Hơn nữa, FDI vẫn chỉ tập trung vào một số đối tác nhƣ Mỹ, Tây Ban Nha chiếm hơn 50%, còn lại là các nƣớc Hà Lan, Anh, Pháp, Canada. Tình trạng đói nghèo và chênh lệch giàu nghèo vẫn rất cao. Điều này ảnh hƣởng lớn đến việc giải quyết các vấn đề xã hội. Các chuyên gia của UNDP cho biết, số ngƣời sống dƣới nghèo khổ của Mỹ Latinh chiếm từ 37-62% dân số, tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn. Theo Ngân hàng thế giới (WB), gần 37% trong tổng số 65 triệu ngƣời nghèo của Mỹ Latinh sống ở nông thôn. Thậm chí tại một số nƣớc kém phát triển (Bolivia, Guatemala, Honduras, Nicaragua, Paraguay, Peru) có đến 70% số dân cƣ ở nông thôn sống trong điều kiện nghèo khổ.[11] Tổng quan của IMF về tình hình phát triển kinh tế năm 2005 và dự đoán khả năng phát triển năm 2006 - 2007 của khu vực Mỹ Latinh (MLT) vừa công bố cho biết, năm 2005 kinh tế khu vực MLT vẫn tăng trƣởng ổn định; GDP của phần lớn các nền kinh tế khu vực đều tăng và tăng cao hơn năm trƣớc. Nếu hai nền kinh tế lớn là Brazil và Mexico đều tăng cao hơn năm 2004, thì mức tăng GDP bình quân của khu vực năm 2005 có thể cao hơn 4,3% so với 4,6% năm 2004. Tuy nhiên, mức tăng thực tế này (4,3%) vẫn cao hơn 0,2% so với mức dự đoán năm trƣớc (tăng 4,1%).[4] Trên cơ sở những tiến bộ về kinh tế của khu vực trong thời gian qua, dòng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vẫn dồn về khu vực này vì các đồng nội tệ của khu vực ổn định, nhiều đồng nội tệ lên giá một chút so với đồng đôla Mỹ, nhƣng các chuyên gia IMF cho rằng, hàng hoá khu vực này vẫn có khả năng cạnh tranh trên trƣờng quốc tế. Do vậy, họ cho rằng, năm 2006 kinh tế khu vực MLT vẫn tiếp tục tăng trƣởng - GDP bình quân toàn khu vực có thể đạt 4,3%, và năm 2007 là 3,6%.
  32. 28 Trƣớc hết, đạt đƣợc nhƣ vậy là nhờ hoạt động ngoại thƣơng tích cực của hai nền kinh tế nhiều tiềm năng - đó là Argentina (về hàng nông sản) và Venezuela (về dầu mỏ). Mặc dù nhu cầu xuất khẩu vẫn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, nhƣng hạ lãi suất của nhiều ngân hàng trong khu vực cũng góp phần tích cực vào tăng trƣởng kinh tế vì nó kích thích tiêu dùng, mở rộng sản xuất. 1.3.2 Tình hình thƣơng mại quốc tế Hoạt động ngoại thƣơng ở khu vực Mỹ Latinh tƣởng chừng đơn giản, nhƣng thật ra rất phức tạp, bởi nó chịu ảnh hƣởng mạnh của cả các nhân tố chủ quan của các quốc gia Mỹ Latinh lẫn các yếu tố khách quan liên quan đến các đối tác thƣơng mại bên ngoài. Sở dĩ nhƣ vậy chủ yếu là do những hoạt động ngoại thƣơng ở đây có truyền thống lấy các quan hệ với các trung tâm kinh tế thế giới làm cơ sở, vì thế nó chẳng những chịu tác động của những thay đổi cơ cấu ở bản thân mỗi quốc gia mà còn của những biến cố kinh tế - tài chính và chính trị ở các trung tâm này. Trong thời gian dài, ngoại thƣơng khu vực Mỹ Latinh đã cung cấp nhiều tài nguyên thiên nhiên xứ sở mình cho nền kinh tế thế giới, do vậy, kinh tế Mỹ Latinh đƣợc coi là “nền kinh tế tài nguyên bẩm sinh". Mặc dù hiện nay vị thế nhiều nƣớc đã có những thay đổi tích cực, nhƣng các mặt hàng xuất khẩu vẫn chƣa đƣợc đa dạng hóa; còn ở khu vực Trung Mỹ và Caribbean, danh sách các mặt hàng nhập khẩu dƣờng nhƣ vẫn còn dài ra. Cho đến năm 2002 về mặt khối lƣợng (kg) xuất khẩu của khu vực Mỹ Latinh tăng 68%, còn về mặt giá trị (USD) chỉ tăng 51% so với năm 1995. Cùng với tỷ lệ sản phẩm gia công, lắp ráp cao, giá trị kim ngạch xuất khẩu gia tăng không nhiều đã làm giảm hiệu quả các nghiệp vụ ngoại thƣơng, đặt các nhà xuất khẩu Mỹ Latinh vào tình thế bất lợi trong điều kiện thị trƣờng thế giới luôn bất ổn, giá hàng nguyên liệu, lƣơng thực, thực phẩm bị suy giảm định kỳ và giảm vào năm 1998 và 2001, làm cán cân ngoại thƣơng và cán cân thanh toán vãng lai năm 2001 bị thiếu hụt tƣơng ứng là 23 tỷ USD và 53 tỷ USD. Các chuyên gia kinh tế cho rằng sở dĩ vị thế của nhiều nƣớc Mỹ Latinh trên thị trƣờng quốc tế bị dao động chủ yếu vì trong điều kiện tiến bộ khoa học công nghệ nhanh chƣa từng thấy mà trong cơ cấu hàng xuất khẩu của khu vực này lại thiếu vắng hoặc có ít sản phẩm hàm lƣợng khoa học, công nghệ cao.
  33. 29 Tuy nhiên, cùng với tiến bộ khoa học công nghệ, phong trào phát triển đuổi vƣợt ở khu vực Mỹ Latinh đã từng bƣớc thay đổi các mặt hàng xuất khẩu truyền thống bằng các sản phẩm hàm lƣợng khoa học, công nghệ cao. Ví dụ, Mexico đã xuất khẩu máy vi tính, tivi; Argentina xuất khẩu ôtô; Brazil xuất khẩu máy bay. Đó là chƣa kể các mặt hàng nhƣ quần áo, giầy dép, đồ dùng gia đình khác. Tuy nhiên, mặc dù nhiều khi mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã đƣợc thay đổi, nhƣng tình hình kinh tế cũng chƣa đƣợc biến đổi là bao. Thực chất, các công ty ôtô ở Brazil và Argentina, chủ yếu vẫn là của Mỹ, làm ôtô bán cho cả hai miền Nam Bắc bán cầu. Còn ở Mexico và các nƣớc Trung Mỹ, các công ty xuyên quốc gia đích thân hoặc liên doanh với ngƣời bản xứ chế tạo và xuất khẩu các phƣơng tiện kỹ thuật cao; các doanh nghiệp bản xứ vẫn xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng đơn giản, giá trị thấp. Ở đây, chủ yếu chỉ doanh nghiệp nhà nƣớc mới có khả năng đột phá công nghệ, nhƣ Hãng hàng không Embraer của Brazil. Tuy vậy, từ năm 2003, tình hình ngoại thƣơng Mỹ Latinh đã có nhiều biến chuyển. Xuất khẩu gia tăng nhanh và cán cân thƣơng mại đƣợc cải thiện, đem lại đóng góp quan trong trong sự phục hồi kinh tế của khu vực. Tỷ lệ tăng trƣởng xuất khẩu âm hoặc thấp ở phần lớn các nƣớc Mỹ Latinh trong giai đoạn 2001-2002 đã không còn, thay vào đó là sự tăng trƣởng hai con số trong những năm gần đây. Trong khi đó nhập khẩu gia tăng không đáng kể nên cán cân tài khoản vãng lai (vốn là một điểm yếu của Mỹ Latinh) đã đƣợc cải thiện mạnh. Tăng xuất khẩu ƣớc tính khoảng 21% cho cả khu vực trong năm 2004 sau khi tăng 10% năm 2003. Điều này không chỉ phản ánh giá cả hàng hoá mà khối lƣợng xuất khẩu cũng tăng lên liên tiếp. Đặc biệt là sự tăng giá dầu trên thị trƣờng thế giới trong 3 năm gần đây khiến cho các nƣớc xuất khẩu dầu mỏ lớn trong khu vực nhƣ Ecuador, Mexico, và Venezuela đã thu đƣợc khoản lợi lớn từ xuất khẩu dầu mỏ. Vì vậy chúng cũng góp phần làm cho xuất khẩu của khu vực tăng lên đáng kể. Năm 2003, lần đầu tiên trong 35 năm, tài khoản vãng lai của Mỹ Latinh đạt thặng dƣ, ở mức 0,4% GDP và đã tăng lên đạt 0,9% GDP năm 2005. Ngoài ra, xuất khẩu của các nƣớc khác cũng tăng nhanh. Chẳng hạn, Brazil, tăng trƣởng xuất khẩu gần đây luôn đạt khoảng 20%-25% và cán cân thƣơng mại từ mức thâm hụt khoảng 1 tỷ USD năm 1999-2000 đến thặng dƣ lớn tới 16 tỷ USD năm 2003.
  34. 30 Nền kinh tế Mỹ Latinh đạt mức tăng trƣởng trong những năm vừa qua chủ yếu là do nhu cầu vật tƣ, hàng hoá của nhiều nƣớc trong khu vực tăng trên thị trƣờng thế giới năm qua. Ví dụ, Chile và các nƣớc vùng Andean tăng kim ngạch xuất khẩu nhiên liệu và kim loại; còn Argentina và Uruguay tăng đƣợc về các mặt hàng nông sản xuất khẩu, góp phần tạo công ăn việc làm và phát triển kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán vãng lai của khu vực. Đây là năm thứ ba liên tục, kim ngạch xuất khẩu của khu vực nhiều hơn kim ngạch nhập khẩu, tạo cơ hội tích luỹ ngoại tệ, trả đƣợc nợ nƣớc ngoài. Ví dụ, năm 2005 IMF đã đƣợc Brazil trả nợ là 15,5 tỷ USD, và đƣợc Argentina trả 9,6 tỷ USD.[11] Về quan hệ thƣơng mại trong khu vực, hiện nay chƣa có khu vực mậu dịch tự do chung cho toàn khu vực Mỹ Latinh, tuy nhiên ở các tiểu khu vực đã có các hiệp định thƣơng mại tự do tiểu khu vực. Thị trƣờng chung Trung Mỹ (MCCA) bao gồm các thành viên: Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Honduras và Nicaragua đƣợc thành lập năm 1960 với mục tiêu tăng cƣờng quan hệ buôn bán và đầu tƣ trong khu vực. Tháng 5/1969, Colombia, Ecuador, Peru, Bolivia và Chile đã ký Hiệp định Andes thành lập nhóm Andes. Năm 1973 Venezuela tham gia nhóm này, Chile rút khỏi nhóm vào năm 1976. Nhóm này đã ban hành hệ thống thuế quan chung vào năm 1976. Năm 1993, thuế quan nội bộ giữa các nƣớc Colombia, Venezuela, Ecuador và Bolivia đã đƣợc cắt giảm. Năm 1995, Colombia, Ecuador và Venezuela đã thành lập hệ thống thuế quan chung đối với sản phẩm nhập khẩu từ bên ngoài. Sự hội nhập trong nội bộ khu vực Mỹ Latinh bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ những năm 1990. Trên cơ sở hiệp định Asuncíon đƣợc ký vào tháng 3 năm 1991, Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay thành lập Thị trƣờng chung Nam Mỹ (Mercosur). Đây là bốn nƣớc có GDP chiếm 40% tổng GDP của toàn khu vực, do vậy có thể nói Mercosur là một thị trƣờng tiểu khu vực lớn nhất và thành công nhất Mỹ Latinh.
  35. 31 CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM, THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI TRUNG QUỐC - MỸ LATINH 2.1 CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA MỐI QUAN HỆ THƢƠNG MẠI GIỮA TRUNG QUỐC VÀ MỸ LATINH 2.1.1 Chính sách thƣơng mại 2.1.1.1 Chính sách thương mại của Trung Quốc đối với khu vực Mỹ Latinh Lợi ích kinh tế thƣơng mại của Trung Quốc tại Mỹ Latinh Nguồn năng lượng và nguyên liệu dồi dào Tốc độ tăng trƣởng kinh tế ở mức 2 con số của Trung Quốc trong hơn 25 năm qua, cùng với nhu cầu rất lớn của một quốc gia đông dân nhất thế giới đã tiêu tốn một khối lƣợng đáng kể nguồn năng lƣợng, khoáng sản và các loại nguyên vật liệu khác của thế giới. GDP của Trung Quốc lớn tƣơng đƣơng với GDP của toàn khu vực Mỹ Latinh, nếu tính theo PPP, nó thậm chí bằng khoảng 2/3 của Hoa Kỳ. Với hơn 1000 tỷ USD giá trị GDP, chỉ chiếm 4,4% GDP thế giới, nhƣng Trung Quốc lại tiêu thụ hết 7% năng lƣợng thế giới, trong đó dầu lửa là 7%; than là 31%, sắt 30%, thép 27%, và xi măng 40% trong tổng mức tiêu thụ của toàn thế giới. Mức tiêu thụ năng lƣợng/1 đơn vị GDP của Trung Quốc gấp 5 lần của Mỹ, 8 lần của Đức, 12 lần của Nhật, và khoảng 1,5 lần so với Ấn Độ. Trung Quốc tiêu thụ thiếc, đồng, thép nhiều nhất thế giới; thứ 2 thế giới về nhôm, bạc, dầu lửa; thứ 3 thế giới về niken. [26]. (Xem Biểu đồ 2.1)
  36. 32 Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ tiêu dùng của Trung Quốc so với tổng lƣợng tiêu dùng toàn thế giới, tính theo sản phẩm Nguồn: (ECLAC), dựa trên các số liệu từ World Bureau of Metal Statistics (WBMS), the Economist Intelligence Unit và (UNCTAD). Trong điều kiện hiện nay, những tiến bộ về khoa học công nghệ vẫn chƣa thể thay thế hoàn toàn nhu cầu của các nền kinh tế đối với nguồn nguyên nhiên liệu. Mỹ Latinh là một địa điểm hoàn hảo nơi Trung Quốc có thể nhập khẩu nhiều loại tài nguyên cần thiết cho quá trình phát triển kinh tế của mình. Ngoài tài nguyên rừng, Mỹ Latinh có các nguồn dự trữ khoáng sản lớn hàng đầu trên thế giới. Châu Mỹ Latinh đang nắm giữ 25% trữ lƣợng bạc, 30% trữ lƣợng thiếc và niken, 45% trữ lƣợng đồng của thế giới. Ngoài ra, châu Mỹ Latinh còn là thị trƣờng dồi dào cung cấp các nguyên liệu tự nhiên và lƣơng thực thực phẩm cho thế giới. Cho đến nay, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc với khu vực Mỹ Latinh chủ yếu tập trung tại một số nƣớc giàu nguồn năng lƣợng, tài nguyên khoáng sản và sản phẩm nông nghiệp nhƣ Brazil (đậu nành, quặng sắt), Argentina (lúa mỳ), Chile (đồng), Venezuela và Ecuador (dầu mỏ) và Peru (khoáng sản). Châu Mỹ Latinh hiện đang là đối tác cung cấp tới 60% nhu cầu đậu nành của Trung Quốc (chủ yếu từ Brazil và Argentina), 80% thức ăn cho cá (Peru và Chile), 69% gia cầm (Brazil, Argentina), và 45% rƣợu và nho (Chile). [26] Thị trường rộng lớn Châu Mỹ Latinh bao gồm 33 quốc gia với tổng diện tích hơn 20 triệu km2, chiếm 13,8% diện tích thế giới và lớn gấp 3 lần châu Âu lục địa. Khoảng cách giữa phía Bắc và phía Nam khoảng 11.000 km. Bên cạnh diện tích lãnh thổ rộng lớn,
  37. 33 khu vực Mỹ Latinh còn rất giàu các nguồn tài nguyên khoáng sản. Hơn nữa, khu vực này còn có những điều kiện tự nhiên ƣu đãi, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Hầu hết các quốc gia Mỹ Latinh đều đã giành độc lập từ đầu thế kỷ 18. Sau hai thế kỷ phát triển, một số quốc gia trong khu vực đã đạt đƣợc mức độ phát triển kinh tế khá cao và đƣợc coi là khu vực kinh tế có nhiều tiềm năng trong số các thị trƣờng đang nổi lên. Với 540 triệu dân, GDP của khu vực Mỹ Latinh nhìn chung cao hơn nhiều khu vực kinh tế đang phát triển khác, vào khoảng 4,3 tỷ USD tính theo PPP. Thu nhập bình quân trên đầu ngƣời của các nƣớc Mỹ Latinh còn cao hơn của các nƣớc Đông Á tính trung bình, đạt mức tăng trƣởng trên 4% trong 3 năm qua. Trong thời gian qua hầu hết các nƣớc Mỹ Latinh đều đạt mức tăng trƣởng khá, lạm phát thấp và thâm hụt ngân sách nhỏ, trong khi đó khả năng cung cấp hàng hóa của châu Mỹ Latinh vẫn rất dồi dào, sức mua của nền kinh tế gia tăng. Bởi vậy, đây vẫn là một khu vực kinh tế và một đối tác thƣơng mại đầy tiềm năng. Khu vực có chính sách thương mại cởi mở Chính phủ các nƣớc Mỹ Latinh đã mở cửa thị trƣờng và ngày càng có xu hƣớng ủng hộ tự do hóa thƣơng mại và đầu tƣ. Ngày nay, đa số các quốc gia trong khu vực đều lựa chọn chính sách mở cửa vì mục tiêu tăng trƣởng kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân. Trong các cuộc vận động tranh cử năm 2002-2003, các ứng cử viên tổng thống Brazil và Argentina rất quan tâm đến các quan hệ thƣơng mại quốc tế, đến việc lành mạnh hóa và củng cố các quan hệ này. Sau khi lên cầm quyền tháng 1/2003, Tổng thống Brazil đã tham dự nhiều hội nghị quốc tế, tại đây ông kiên trì đấu tranh cho nền thƣơng mại quốc tế bình đẳng. Còn ở Argentina, sau khi đắc cử (tháng 5/2003), Tổng thống N. Kirchner tỏ ra kiên trì đổi mới đất nƣớc, đánh giá cao ý nghĩa của liên minh kinh tế khu vực, coi đây là nhân tố tích cực của nền ngoại thƣơng cùng có lợi. Theo sáng kiến của hai ông, cuối năm 2003, giữa MERCOSUR và ANDEAN đã ký đƣợc thỏa thuận thành lập vùng tự do thƣơng mại, đặt nền móng thực sự cho sức mạnh kinh tế - thƣơng mại vùng Tây bán cầu. Không chỉ củng cố các liên kết kinh tế trong khu vực, các nƣớc Mỹ Latinh còn tích cực mở rộng quan hệ kinh tế với các quốc gia và khu vực khác trên thế giới. Bốn nƣớc thành viên khối MERCOSUR và Mexico đã gia nhập khối NAFTA
  38. 34 cùng với Hoa Kỳ và Canada vào năm 1994. Các nƣớc Nam Mỹ cũng tích cực cùng các nƣớc Bắc Mỹ xây dựng khu vực thƣơng mại tự do châu Mỹ (FTAA). Ngoài ra, nhiều hiệp định ký kết giữa các quốc gia trong khu vực cũng nhƣ với các nƣớc ngoài khu vực đã và đang phát triển, ví dụ các hiệp định ký kết với Liên minh châu Âu, Trung Quốc, Australia Các quốc gia ở vành đai Thái bình dƣơng nhƣ Chile, Mexico và Peru đã là thành viên của APEC. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), bƣớc sang thế kỷ XXI, khu vực Mỹ Latinh đã có mức độ mở cửa rất cao cho đầu tƣ trực tiếp và thƣơng mại quốc tế, với mức thu hút đầu tƣ trên toàn khu vực cao hơn cả khu vực Đông Á vào năm 1998. Nhƣ vậy, trong thời gian tới, Mỹ Latinh vẫn chứng tỏ xu hƣớng mở cửa thƣơng mại, nỗ lực trong việc giảm thuế quan, hạn chế sử dụng rào cản phi thuế quan và dỡ bỏ dần những hạn chế trong thƣơng mại hàng hóa và dịch vụ. Đó là một điều kiện mà Trung Quốc tìm kiếm ở các đối tác xuất nhập khẩu của mình. Tăng cường quan hệ thương mại Nam - Nam Trong kỷ nguyên toàn cầu hoá, các nƣớc đang phát triển đang đối mặt với cả những cơ hội và thách thức. Để vƣợt qua thách thức và tận dụng cơ hội, các nƣớc đang phát triển phải thúc đẩy hợp tác trên mọi lĩnh vực. Đƣợc coi là đầu tàu của thế giới các nƣớc đang phát triển, Trung Quốc luôn coi mối quan hệ của nó với các nƣớc đang phát triển là nền tảng của chính sách đối ngoại, luôn nỗ lực thúc đẩy và ủng hộ hợp tác Nam - Nam theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, hiệu quả và phát triển. Trung Quốc và các nƣớc Mỹ Latinh là những thành phần quan trọng trong thế giới thứ ba, có nhiều lợi ích và quan điểm chung trong mục tiêu đấu tranh vì một trật tự thế giới mới công bằng hơn và chống chủ nghĩa bá quyền. Về mặt chính trị, Mỹ Latinh có thể là một đối tác của Trung Quốc và các nƣớc đang phát triển khác trong cuộc đấu tranh để thiết lập một trật tự thế giới công bằng. Cả Mỹ Latinh và Trung Quốc đều chia sẻ nhiều quan điểm chung và tƣơng tự đối với một số vấn đề quốc tế chủ chốt, nổi bật là các vấn đề của vòng đàm phán Doha. Một thực tế là trong hệ thống Liên Hợp Quốc hiện nay, mỗi nƣớc có một phiếu bầu, và Trung Quốc đã đƣợc sự ủng hộ từ các nƣớc Mỹ Latinh trong nhiều vấn đề. Do vậy, tăng cƣờng hợp tác với Mỹ Latinh không chỉ
  39. 35 đem lại lợi ích về kinh tế thƣơng mại, mà còn giúp Trung Quốc thực hiện mục tiêu khẳng định vai trò lãnh đạo của mình trong thế giới đang phát triển. Chính sách thƣơng mại của Trung Quốc đối với khu vực Mỹ Latinh Trên phương diện song phương Mối quan tâm của Trung Quốc tới khu vực Mỹ Latinh bắt đầu khá sớm trong công cuộc đổi mới mạnh mẽ kể từ năm 1978. Năm 1988, nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã phát biểu: “Ngƣời ta thƣờng nói rằng thế kỷ 21 là kỷ nguyên Thái Bình dƣơng Tôi tin rằng vào thời gian đó cũng sẽ có một kỷ nguyên Mỹ Latinh và tôi hy vọng kỷ nguyên Thái Bình dƣơng, kỷ nguyên Đại Tây dƣơng và kỷ nguyên Mỹ Latinh sẽ xuất hiện cùng thời điểm.” Ông cũng nói rằng, “chính sách Trung Quốc là phát triển và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các nƣớc Mỹ Latinh, và đây sẽ là mối quan hệ kiểu mẫu cho sự hợp tác Nam - Nam.”[15] Mối quan hệ với châu Mỹ Latinh của Trung Quốc đƣợc nhấn mạnh qua các cuộc thăm viếng ngoại giao cấp cao của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đến khu vực này từ năm 2001. Song song với các hoạt động ngoại giao của Trung Quốc, các vị nguyên thủ, Bộ trƣởng và các phái đoàn kinh tế thƣơng mại từ châu Mỹ Latinh cũng có những chuyến thăm thƣờng xuyên tới Trung Quốc trong thời gian qua. Tháng 4/2001, cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đã có chuyến thăm tới Chile, Argentina, Uruguay, Cuba, Venezuela và Brazil. Trong chuyến thăm, ông Giang Trạch Dân nhấn mạnh rằng: “Thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của sự hợp tác Trung Quốc và Mỹ Latinh trong mọi lĩnh vực, và cũng là thế kỷ của ngƣời dân Trung Quốc và Mỹ Latinh xây dựng tƣơng lai tƣơi sáng hơn.” Năm 2004 và 2005 diễn ra hai chuyến thăm chính thức đến Mỹ Latinh của Chủ tịch và Phó chủ tịch nƣớc Trung Quốc, đánh dấu bƣớc phát triển mới trong quan hệ Trung Quốc - Mỹ Latinh và góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác Nam - Nam. Chuyến thăm thứ nhất của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào diễn ra từ ngày 11-23/11/2004, tới Brazil, Argentina, Chile và Cuba. Từ ngày 23 - 1 đến ngày 3 - 2 năm 2005, Phó Chủ tịch Trung Quốc Zeng Qinghong đã có chuyến thăm Mexico, Peru, Venezuela, Trinidad và Tobago và Jamaica để đàm phán các hiệp định thƣơng mại và đầu tƣ. Chỉ trong vòng hai tháng, Chủ tịch và Phó Chủ
  40. 36 tịch của một nƣớc đã đến Châu Mỹ Latinh. Đây là điều chƣa từng có trong quan hệ quốc tế. Trong bài phát biểu trƣớc Quốc hội Brazil ngày 12/11/2004, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào nói rằng, cả Mỹ Latinh và Trung Quốc đều có những kinh nghiệm giống nhau trong việc giành tự do, bảo vệ độc lập dân tộc và kiến thiết đất nƣớc. Vì vậy, cả hai bên đều có tình cảm và tiếng nói chung. Ngoại trƣởng Trung Quốc Li Zhaoxing đã bình luận về chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nhƣ sau: Thứ nhất, chuyến thăm này đã đặt nền tảng mới, mở ra một vị thế mới và thổi một sức sống mới vào sự phát triển của mối quan hệ Trung Quốc - Mỹ Latinh. Thứ hai, chuyến thăm đã đƣa ra những đề nghị mới và thể hiện những ý kiến mới đồng thời tích cực dẫn hƣớng cho quá trình hợp tác Châu Á - Thái Bình Dƣơng. Thứ ba, thông qua chuyến thăm này, Trung Quốc triển hai hợp tác đa phƣơng mức độ cao, tạo quan hệ rộng rãi với mọi ngƣời trong mọi lĩnh vực xã hội, giải thích các chính sách đối nội và đối ngoại Trung Quốc và tăng cƣờng sự hiểu biết và ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với Trung Quốc.[21] Trong 5 năm qua, Trung Quốc đã ký một loạt hiệp định về năng lƣợng, tài nguyên thiên nhiên, du lịch, giáo dục, hàng không vũ trụ và đầu tƣ với 18 quốc gia trong khu vực Mỹ Latinh. Đây là một sự đảm bảo cho việc tiếp cận lâu dài của Bắc Kinh đối với các thị trƣờng và các nguồn tài nguyên quý báu tại đây. Trên phương diện đa phương Trung Quốc cũng đã nỗ lực để phát triển quan hệ với các tổ chức đa phƣơng và khu vực ở Mỹ Latinh. Ví dụ, kể từ khi thiết lập đối thoại chính trị giữa Trung Quốc và nhóm Rio (Rio Group) năm 1990, rất nhiều cuộc thảo luận đã đƣợc tổ chức ở cấp bộ ngoại giao. Trung Quốc luôn hoan nghênh vai trò quan trọng của nhóm Rio và coi đó là một lực lƣợng chính trị quan trọng trong các nƣớc đang phát triển, cũng nhƣ là một đối tác đáng tin cậy trong các vấn đề quốc tế. Trong tháng 6 năm 1994, Trung Quốc đã trở thành nƣớc Châu Á đầu tiên là quan sát viên của Hiệp hội Liên kết Châu Mỹ Latinh. Tháng 9 năm 1993, Trung Quốc đã chính thức đăng ký gia nhập Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ IDB, và tháng 5 năm 1997, Trung Quốc đƣợc chấp nhận vào Ngân hàng Phát triển Caribbean. Trung Quốc cũng đã
  41. 37 thiết lập một cơ chế đối thoại và tổ chức một số buổi nói chuyện chính thức với khối MERCOSUR, một tổ chức liên kết quan trọng trong Bán cầu Tây. [22] Ngoài ra, Trung Quốc đã tham gia các cơ chế đối thoại và tƣ vấn trong với các nƣớc thuộc cộng đồng Andean (từ 2000 đến 2002) và Caribbean (2002), là quan sát viên của các tổ chức khác nhƣ Tổ chức hội nhập Châu Mỹ Latinh ALADI (1993), Ủy ban Kinh tế khu vực Mỹ Latinh và Carribbean ECLAC, Hiệp hội các quốc gia châu Mỹ OAS (2004), Hiệp hội các quốc gia Caribbean, Hệ thống kinh tế các nƣớc Mỹ Latinh và Caribbean SELA. Tháng 3/2005, Quốc hội Trung Quốc đã ký một hiệp định hợp tác với Quốc hội Amazon (Amazonian Parliament) và trở thành quan sát viên của tổ chức này.[26] Trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tới Mỹ Latinh, Chủ tịch Trung Quốc cũng đã tham gia Hội nghị Thƣợng đỉnh APEC lần thứ 12 tổ chức tại Santiago, Chile. Nói về vấn đề hợp tác và phát triển của khu vực, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã nhấn mạnh về việc Trung Quốc sẽ tăng cƣờng quan hệ thƣơng mại, đầu tƣ và hợp tác về công nghệ với khu vực Mỹ Latinh, coi đó là một ƣu tiên trong chính sách của Trung Quốc nhằm đạt đƣợc lợi ích chung về tăng trƣởng kinh tế. Cũng trong Hội nghị này, Chủ tịch Trung Quốc cũng có những cuộc đối thoại song phƣơng với 13 nhà lãnh đạo các nƣớc thành viên APEC, trong đó có Tổng thống Mexico Vicente Fox và Tổng thống Peru Alejandro Toledo Manrique. Việc tiếp cận với các tổ chức kinh tế trong khu vực châu Mỹ Latinh sẽ tạo bƣớc đệm thuận lợi để Trung Quốc tiếp cận sâu hơn vào thị trƣờng các nƣớc trong khu vực. 2.1.1.2 Chính sách thương mại của Mỹ Latinh đối với Trung Quốc Lợi ích kinh tế thƣơng mại của Mỹ Latinh trong quan hệ với Trung Quốc Một trong những nhƣợc điểm của Mỹ Latinh hiện nay là chƣa tìm đƣợc đối tác ngoại thƣơng chủ lực, ổn định. Đối tác lớn nhất của khu vực là Hoa Kỳ, hiện lại đang bị thâm hụt cán cân thanh toán lớn - năm 2003 là 45 tỷ USD so với 41 tỷ USD năm 2002; thiếu hụt ngân sách - năm 2003 là 468 tỷ USD, năm 2004 ƣớc thiếu 521 tỷ USD và năm 2005 là 364 tỷ USD. Điều đó cũng trực tiếp hoặc gián
  42. 38 tiếp ảnh hƣởng xấu đến sự ổn định ngoại thƣơng và tăng trƣởng kinh tế của khu vực Mỹ Latinh, đến tình hình kinh tế thƣơng mại của Nhật Bản và EU - những đối tác ngoại thƣơng lớn khác của Mỹ Latinh. Do vậy buộc các nƣớc khu vực này phải tìm cách đa phƣơng, đa dạng hoạt động ngoại thƣơng, biến nó thành hoạt động nhiều chiều phục vụ lợi ích dân tộc. Thời gian qua, khu vực này đã đẩy mạnh quan hệ thƣơng mại với các quốc gia châu Phi, châu Á, đặc biệt với Trung Quốc - ngƣời khổng lồ ở Đông Á, đầu tàu kinh tế của khu vực, và tƣơng lai có thể trở thành một trong những động lực phát triển kinh tế, thƣơng mại toàn cầu. Hiện nay nhiều mặt hàng công nghệ cao của Trung Quốc đã đuổi kịp và vƣợt Nhật Bản trên thƣơng trƣờng quốc tế. Sự nổi lên của Trung Quốc trên trƣờng quốc tế cả về mặt chính trị và kinh tế tạo ra những cơ hội cho Mỹ Latinh phát triển. Nhu cầu lớn của Trung Quốc về tài nguyên thiên nhiên đang đƣa ra giá cao hơn cho xuất khẩu nguyên liệu thô từ Mỹ Latinh. Nhƣ Ủy ban kinh tế Mỹ Latinh và Caribbean của Liên Hợp Quốc (ECLAC) đã chỉ ra, Trung Quốc đã trở thành động cơ tốt cho Mỹ Latinh tăng trƣởng theo một nghĩa nhất định. Báo cáo thƣờng niên của ECLAC năm 2004 cho rằng: “Sự vận hành tốt của các nền kinh tế khu vực gắn chặt với những phát triển của nền kinh tế quốc tế. Hoạt động kinh tế quốc tế đã tăng tốc độ phát triển trong năm 2004, với ƣớc tính tăng trƣởng GDP toàn cầu chỉ ngay dƣới mức 4% (so với 2,7% trong năm 2003), trong khi sự mở rộng thƣơng mại quốc tế đạt mức cao nhất 9% (so với 5,8% trong 2003). Mỹ và Trung Quốc là những động cơ của sự mở rộng này, đóng góp vào cuộc tăng giá tiêu dùng đã đem lại lợi ích cho nhiều nƣớc trong khu vực, đặc biệt các nƣớc ở Nam Mỹ.” [22] Sự thật là cải cách và mở cửa với thế giới bên ngoài đã giúp kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh hơn. Mặt khác, với dân số 1,3 tỷ ngƣời, Trung Quốc luôn đƣợc coi là thị trƣờng tiêu thụ khổng lồ đối với thế giới, gồm cả Mỹ Latinh. Vì vậy, sự phát triển của Trung Quốc là một cơ hội, chứ không phải mối đe dọa. Trung Quốc có nguồn nhân lực dồi dào, tay nghề khá, là một trong số những nƣớc hàng đầu về công nghệ thông tin, có nhiều sản phẩm công nghệ cao tung ra thị
  43. 39 trƣờng, do vậy đây là một địa bàn hấp dẫn cho Mỹ Latinh mở rộng quan hệ ngoại thƣơng với nƣớc này. [21] Năm 2005, Trung Quốc đã nhập khẩu một lƣợng hàng hóa trị giá 700 tỷ USD, Đây quả thực là một thị trƣờng khổng lồ với sức mua rất lớn. Điều này khiến Trung Quốc trở thành một khách hàng quan trọng của nhiều nƣớc trên thế giới. Do đó các doanh nghiệp tại châu Mỹ Latinh đều mong muốn có nắm bắt những cơ hội làm ăn với Trung Quốc và đƣợc chia sẻ một phần trong khoản nhập khẩu 700 tỷ USD đó. Đầu tƣ và sức mua của Trung Quốc đƣợc coi là nhân tố sống còn đối với các nền kinh tế thiếu vốn và đang phải vật lộn để thoát khỏi suy thoái. Điều quan trọng hơn là các công ty Trung Quốc có lợi thế hơn các đối thủ cạnh tranh quốc tế vì Bắc Kinh theo đuổi các thỏa thuận đối với những quốc gia nghèo, kém phát triển, những nơi mà các công ty phƣơng Tây bị hạn chế bởi lệnh cấm vận kinh tế hoặc bị cấm làm ăn kinh doanh vì những lý do nhân quyền, các chính sách hà khắc, các vấn đề an ninh và tiêu chuẩn lao động. Một lý do khác khiến các nƣớc Mỹ Latinh muốn mở rộng quan hệ làm ăn với Trung Quốc là vì mục tiêu đa dạng hóa, không muốn bị lệ thuộc quá nhiều vào thị trƣờng Hoa Kỳ. Vai trò ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại Mỹ Latinh cũng trùng khớp với thời kỳ mà liên tiếp qua các cuộc bầu cử, những ngƣời theo chủ nghĩa dân túy, lực lƣợng cánh tả lên cầm quyền tại Venezuela, Brazil, Argentina, Uruguay và Bolivia. Những nƣớc có chính phủ tả khuynh ở Mỹ Latinh, nhƣ Cuba, Venezuela và Bolivia xem Trung Quốc nhƣ biểu tƣợng của ảnh hƣởng của Chủ nghĩa xã hội còn sót lại trên thế giới hiện nay, vì thế, việc thắt chặt quan hệ song phƣơng giữa các bên diễn ra tƣơng đối dễ dàng, xuất phát từ những lý do về ý thức hệ. Tuy nhiên, đối với các quốc gia châu Mỹ Latinh có nền kinh tế tự do hơn nhƣ Chile, thƣơng mại là lý do chính khiến họ muốn tăng cƣờng quan hệ với Trung Quốc. Tháng 11/2005, Trung Quốc đã ký kết một hiệp định tự do mậu dịch với Chile. Đây là hiệp định mậu dịch tự do đầu tiên mà Bắc Kinh đạt đƣợc với một nƣớc vùng châu Mỹ Latinh. Chính sách mở cửa của Trung Quốc và chƣơng trình đổi mới của Châu Mỹ Latinh đã tạo sự thúc đẩy cho việc phát triển mối quan hệ
  44. 40 Trung Quốc - Mỹ Latinh. Đối với các nƣớc Mỹ Latinh và Caribbean, Trung Quốc là một đối thủ cạnh tranh hùng mạnh, tuy nhiên cũng là một nhà đầu tƣ đầy tiềm năng, một đối tác kinh tế lớn, một ngƣời bạn có quyền lực lớn trong thế giới các nƣớc ĐPT, và là một đối trọng với Mỹ trên nhiều phƣơng diện. Mặc dù sự hiện diện và quyền lợi ngày càng gia tăng của Trung Quốc đã gây tác động lớn tới nền kinh tế khu vực, tuy nhiên, Bắc Kinh chƣa thể thay thế Mỹ để trở thành nhà cung cấp số một cho châu Mỹ Latinh. Đầu tƣ của Trung Quốc vào khu vực này vào khoảng 8 tỷ USD so với 300 tỷ USD của các công ty Mỹ, và kim ngạch buôn bán Mỹ - Mỹ Latinh hiện vẫn gấp khoảng 10 lần so với kim ngạch buôn bán Trung Quốc - Mỹ Latinh. Dù vậy, Trung Quốc cũng đem lại nhiều lợi ích kinh tế thƣơng mại và có tiềm năng phát triển thành một cƣờng quốc, do đó các nƣớc Mỹ Latinh vẫn dành ƣu tiên cho mối quan hệ này. Chính sách thƣơng mại của Mỹ Latinh đối với Trung Quốc Những năm đầu thế kỷ 21 nhiều nƣớc Mỹ Latinh, đặc biệt những nƣớc khu vực Nam Mỹ đã có chính sách đối ngoại chủ động hơn, dần tách ra khỏi sự bao bọc và ảnh hƣởng của Mỹ. Hiện tại, nhiều nƣớc đang chủ động mở rộng quan hệ với nhiều khu vực và nhiều nƣớc trên thế giới. Việc tăng cƣờng quan hệ thƣơng mại với Trung Quốc cũng không nằm ngoài xu hƣớng trên. Mặt khác, các nƣớc Mỹ Latinh cũng nhìn vào thành công của một số quốc gia châu Á, trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ, nhƣ là những ví dụ có thể học hỏi. Các nhà lãnh đạo Mỹ Latinh nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vị trí ngày càng gia tăng trên trƣờng quốc tế của Trung Quốc và hy vọng rằng mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ Latinh ngày càng bền vững hơn. Hầu hết lãnh đạo các nƣớc Mỹ Latinh đều đã cử các phái đoàn cấp cao đến thăm Trung Quốc và bày tỏ mối quan tâm nhằm thắt chặt quan hệ trên mọi lĩnh vực với Trung Quốc. Trong năm 2004, có đến ba chuyến thăm của các nguyên thủ quốc gia Mỹ Latinh đến Trung Quốc, đó là chuyến thăm của Tổng thống Argentina Nestor Kirchner, Tổng thống Brazil Luis Inácio Lula da Silva và Tổng thống Venezuela Hugo Chavez. Trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tới Mỹ Latinh, Trung Quốc và Brazil đã ký kết một hiệp định trị giá 7 tỷ USD về đầu tƣ vào cảng
  45. 41 và đƣờng sắt; Argentina và Trung Quốc cũng ký kết một hiệp định trị giá gần 20 tỷ USD đầu tƣ vào đƣờng sắt, khai thác dầu mỏ, khí đốt và xây dựng; Trung Quốc và Chile cũng đàm phán một hiệp định xuất khẩu một khối lƣợng lớn đồng từ Chile sang Trung Quốc và đảm bảo nguồn vốn đầu tƣ của Trung Quốc vào lĩnh vực khai thác đồng tại Chile. Cũng trong tháng 12/2004, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez cũng tuyên bố một loạt hiệp định về dầu mỏ ký kết giữa quốc gia này với Trung Quốc. Các nƣớc Mỹ Latinh có những quan điểm khác nhau về Trung Quốc, chia thành 3 nhóm. Nhóm thứ nhất coi Trung Quốc là một thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa khổng lồ và là một động lực thúc đẩy kinh tế quốc gia tăng trƣởng (Argentina, Chile, Peru); Nhóm thứ hai coi Trung Quốc là một đồng minh về ý thức hệ (Bolivia, Cuba và Venezuela); và Nhóm thứ ba coi Trung Quốc là một đối thủ cạnh tranh về kinh tế (Mexico, Brazil và các nƣớc Trung Mỹ). Brazil là quốc gia đầu tiên tại Mỹ Latinh đƣợc Chính phủ Trung Quốc coi là "đối tác chiến lƣợc" (năm 1994). Chính phủ Brazil cũng đã tiến hành nhiều nỗ lực nhằm tăng cƣờng quan hệ song phƣơng giữa hai nƣớc. Quan hệ ngoại giao Trung Quốc - Brazil đƣợc thiết lập từ năm 1974. Từ năm 2000 đến 2004, kim ngạch ngoại thƣơng giữa hai nƣớc đã tăng gấp bốn lần, đạt mức cao nhất là 9 tỷ USD. Trung Quốc trở thành đối tác thƣơng mại quan trọng thứ tƣ của Brazil. Brazil hiện đang cung cấp 30% nhu cầu đậu nành và 16% nhu cầu quặng sắt nhập khẩu của Trung Quốc và thƣờng xuyên đạt đƣợc thặng dƣ thƣơng mại với nƣớc này. Một trong những lợi ích của Brazil khi phát triển quan hệ với Trung Quốc là hình thành quan hệ đối tác làm đối trọng với Hoa Kỳ không chỉ trong phạm vi khu vực Nam Mỹ. Brazil ủng hộ chính sách một Trung Hoa của Trung Quốc, và chống chủ nghĩa bá quyền. Brazil ủng hộ Trung Quốc gia nhập WTO và việc Trung Quốc đệ đơn xin gia nhập Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ. Ngoài ra, Brazil và Trung Quốc đã phối hợp thành công trong việc làm chệch hƣớng ý định chi phối vòng đàm phán Doha tại Cancún 2002 của Mỹ và EU. Đối với Argentina, Trung Quốc thậm chí còn là một đối tác thƣơng mại quan trọng hơn cả Nhật Bản. Hai quốc gia này có những lợi ích bù trừ nhau về thƣơng
  46. 42 mại. Argentina xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp sang Trung Quốc và nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp từ thị trƣờng này. Tuy nhiên, tổng kim ngạch thƣơng mại giữa hai nƣớc vẫn chƣa cao. Tốc độ tăng trƣởng thƣơng mại giữa hai nƣớc còn thấp hơn tốc độ tăng trƣởng thƣơng mại giữa Brazil và Trung Quốc. Dù vậy, hai bên cũng đã có nhiều nỗ lực để thúc đẩy quan hệ gần gũi hơn. Gần đây, hai bên đã trao đổi nhiều chuyến thăm cấp cao: phía Argentina, Tổng thống Carlos Menem thăm Trung Quốc năm 1990 và 1995, Tổng thống Fernando de la Rúa năm 2000, và Tổng thống Néstor Kirchner vào tháng 6/2004; Phía Trung Quốc, Chủ tịch Yang Shangkun thăm Argentina năm 1990, Chủ tịch Giang Trạch Dân năm 2001 và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào năm 2004. Trƣớc chuyến thăm Trung Quốc vào năm 2004, Tổng thống Nestor Kirchner phát biểu với giới báo chí rằng, Argentina không chỉ dành sự quan tâm cho mối quan hệ với Mỹ và Châu Âu, mà còn với Trung Quốc. Ông nói rằng ông rất ngƣỡng mộ những thành tựu Trung Quốc đã đạt đƣợc trong phát triển kinh tế, và rằng Argentina nên học tập mô hình Trung Quốc. Chile, một điểm sáng trong nền kinh tế Mỹ Latinh, cũng duy trì mối quan hệ thƣơng mại tốt đẹp với Trung Quốc. Năm 2003, Trung Quốc trở thành thị trƣờng xuất khẩu lớn thứ ba và thị trƣờng nhập khẩu lớn thứ tƣ của Chile. Mục tiêu cao nhất để Chile phát triển quan hệ với Trung Quốc là lợi ích kinh tế. Chính phủ và công chúng Chile đều ủng hộ mối quan hệ với Trung Quốc, có thái độ tích cực đối với sự lớn mạnh về kinh tế và gia tăng ảnh hƣởng của Trung Quốc trên trƣờng quốc tế. Chile là quốc gia đầu tiên Trung Quốc đạt đƣợc hiệp định song phƣơng trong quá trình đàm phán vào WTO (năm 1999), và là nƣớc Mỹ Latinh đầu tiên công nhận Trung Quốc có nền kinh tế thị trƣờng. Hai nƣớc đã đàm phán và ký kết hiệp định thƣơng mại tự do song phƣơng tháng 11/2005. Đây là hiệp định thƣơng mại tự do song phƣơng đầu tiên mà Trung Quốc đạt đƣợc với một quốc gia Mỹ Latinh, và nó hứa hẹn sẽ đem lại thêm nhiều lợi ích kinh tế cho cả hai bên. Mối quan hệ giữa Mexico và Trung Quốc có nhiều vấn đề phức tạp hơn. Mexico đã có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc từ năm 1971. Ngày nay, Mexico là đối tác thƣơng mại quan trọng thứ hai của Trung Quốc tại Mỹ Latinh, sau
  47. 43 Brazil. Tuy nhiên, Chính phủ của Tổng thống Vicente Fox lại theo đuổi một chính sách chứa đựng đầy mâu thuẫn đối với Trung Quốc. Mexico không ủng hộ sự lớn mạnh của Trung Quốc trở thành một cƣờng quốc trên thế giới hay một đối trọng của Hoa Kỳ, mà vẫn coi đây là một đối thủ cạnh tranh về thƣơng mại, với mối lo ngại rằng Trung Quốc sẽ thay thế nƣớc này trở thành nguồn nhập khẩu quan trọng thứ hai của Hoa Kỳ. 12 trong số 20 lĩnh vực xuất khẩu chủ lực của Mexico sang thị trƣờng Mỹ đang chịu sự cạnh tranh bởi những sản phẩm tƣơng tự của Trung Quốc. Mexico là nƣớc cuối cùng trong 141 thành viên của WTO bày tỏ sự đồng tình cho Trung Quốc gia nhập tổ chức này. Trung Quốc không nhập khẩu nhiều dầu mỏ hay các tài nguyên thiên nhiên khác từ Mexico, do đó, Mexico là nƣớc lớn duy nhất ở Mỹ Latinh mà Trung Quốc đạt đƣợc thặng dƣ thƣơng mại. Hơn nữa, vào năm 2003, 85% hãng sản xuất giày và một số hãng điện tử ở Mexico nhƣ Sony, NEC, Kodak đã chuyển sang hoạt động tại Trung Quốc. Nói tóm lại, quan hệ thƣơng mại giữa Mexico và Trung Quốc vẫn tăng lên rõ rệt, tuy nhiên vẫn tồn tại những xung đột giữa hai bên. Venezuela là quốc gia có chính sách rất tích cực đối với Trung Quốc. Phát biểu tại Bắc Kinh vào tháng 12/2004, Tổng thống Hugo Chavez nói rằng quan hệ giữa Venezuela và Trung Quốc là mối quan hệ "đồng minh", và khẳng định việc tăng cƣờng quan hệ với Trung Quốc là nhằm mục tiêu tìm đối trọng với ảnh hƣởng của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, hiện nay quan hệ thƣơng mại giữa hai nƣớc vẫn ở mức độ khiêm tốn. Venezuela mới chỉ xếp thứ 7 trong các đối tác thƣơng mại của Trung Quốc ở châu Mỹ Latinh. Năm 2003, Trung Quốc mới chỉ chiếm 2% kim ngạch xuất nhập khẩu của Venezuela. Lƣợng dầu mỏ Venezuela xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ chiếm 1% tổng nhập khẩu dầu mỏ của Trung Quốc. Phía Trung Quốc cho rằng chất lƣợng dầu mỏ của Venezuela không tốt, do đó sẽ tốn nhiều chi phí cho việc tinh luyện. Hơn nữa, sự có mặt của các công ty Trung Quốc tại Venezuela vẫn hạn chế, do thị trƣờng này có nhiều rủi ro, sự bảo hộ của chính phủ trong nền kinh tế vẫn lớn.
  48. 44 Nhƣ vậy, mức độ quan hệ với Trung Quốc của các quốc gia Mỹ Latinh là khác nhau. Điều này tùy thuộc ở các biến số kinh tế nhƣ: tình hình kinh tế thƣơng mại của các nƣớc Mỹ Latinh, các sản phẩm có thể trao đổi với Trung Quốc, và mức độ mở cửa của thị trƣờng. Ngoài ra, mức độ quan hệ còn phụ thuộc vào cả yếu tố chính trị. Nhìn chung, cả Trung Quốc và Mỹ Latinh đều đã gia tăng sự quan tâm lẫn nhau, đặc biệt trong nửa đầu thập kỷ vừa qua, và điều này còn có thể thấy rõ trong thời gian sắp tới. 2.1.2 Một số đặc điểm cơ bản của mối quan hệ thƣơng mại giữa Trung Quốc và Mỹ Latinh 2.1.2.1 Những đặc điểm về hệ thống chính sách Hệ thống chính sách Trung Quốc Đối với Trung Quốc, thúc đẩy ngoại thƣơng là một điều kiện tiên quyết đem lại sự tăng trƣởng kinh tế. Trong hoạt động ngoại thƣơng, Trung Quốc là quốc gia có tầm nhìn chiến lƣợc dài hạn. Mọi thành phần tham gia nền kinh tế đều có tham vọng lớn, luôn biết mình muốn đạt đƣợc cái gì, không phải trong nay mai, mà trong khoảng 10 - 15 năm tới. Nói cách khác, từ chính phủ tới các doanh nghiệp Trung Quốc đều có tầm nhìn chiến lƣợc dài hạn theo những cách thức tƣơng ứng. Điều này khác hẳn với các thành phần kinh tế tại Mỹ Latinh, với những tính toán có tính nhất thời và ngắn hạn. Ngƣời Trung Quốc luôn đạt ra những mục tiêu rõ ràng, cụ thể và luôn hƣớng tới tầm quốc tế. Chẳng hạn, những nhà sản xuất hàng may mặc Thƣợng Hải đang có tham vọng xây dựng một trung tâm thiết kế thời trang quốc tế tầm cỡ nhƣ Milan hoặc Paris vào khoảng giữa thập kỷ tới. Trong khi đó, các hãng sản xuất Trung Quốc, đƣợc sự khuyến khích của chính phủ, đã không còn thỏa mãn với việc ký kết các hợp đồng nhỏ, hợp đồng phụ. Họ đang sẵn sàng với mục tiêu đầy thách thức là xây dựng những thƣơng hiệu riêng đƣợc thừa nhận trên toàn thế giới. Hơn nữa, ngƣời Trung Quốc không thỏa mãn với những mục tiêu đã đạt đƣợc, mà luôn đặt ra những mục tiêu mới cao hơn và tiếp tục đầu tƣ để đạt đƣợc những mục tiêu đó. Trên thực tế, theo WB, mức tăng trƣởng kinh tế mạnh mẽ trong những năm gần đây của nền kinh tế Trung Quốc (>10%) chủ yếu là do tỷ lệ tái đầu tƣ của Trung Quốc rất cao.[29]
  49. 45 Ngƣời Trung Quốc cũng rất thực dụng khi tiến hành những cải cách về chính sách. Những cải cách về chính sách thƣờng không đƣợc tiến hành một cách quá quyết liệt, triệt để, mà diễn ra một cách thận trọng và tiến triển dần dần. Điều này cũng khác với những thay đổi đột ngột thƣờng xảy ra trong chính sách của các nƣớc Mỹ Latinh. Trƣớc khi quyết định thay đổi một chính sách, ngƣời Trung Quốc thƣờng có những chƣơng trình thử nghiệm, thăm dò, từ đó rút ra các bài học để có thể tiến hành những điều chỉnh cần thiết, tránh đƣợc những xáo trộn đột ngột trên thị trƣờng mà nhiều quốc gia gặp phải, trong đó có các nƣớc Mỹ Latinh. Các nghiên cứu cho thấy Trung Quốc thƣờng tiến hành các nghiên cứu thị trƣờng rất kỹ lƣỡng và phân tích tổng thể về chính trị trƣớc khi thâm nhập một thị trƣờng mới. Những điều này ít thấy ở các doanh nghiệp Mỹ Latinh, và kỳ vọng của họ thƣờng dựa trên phán đoán hơn là qua tiến hành phân tích. Chẳng hạn, ở Trung Quốc hiện có tới 20 trung tâm nghiên cứu chiến lƣợc về Mexico, trong khi cho tới năm 2006, ở Mexico chƣa có một trung tâm nào tƣơng tự nghiên cứu về Trung Quốc.[26] Hệ thống chính sách các nƣớc Mỹ Latinh Nhƣ tổ chức ECLAC nhấn mạnh, nhiều nƣớc Mỹ Latinh không tập trung phát triển các chính sách thƣơng mại có tính chiến lƣợc lâu dài. Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ IDB cũng cho rằng các chính phủ Mỹ Latinh chỉ có thể hoạch định và thực thi các chính sách trong khả năng tài chính của họ, và thƣờng chú ý đến các vấn đề có tính ngắn hạn hơn là những ƣu tiên hay chiến lƣợc có tính dài hạn. Trong chính sách ngoại thƣơng, các nƣớc Mỹ Latinh vốn ít quan tâm đến việc đa dạng hóa các sản phẩm của mình, mà chủ yếu là nơi "sản xuất thuê" cho các nƣớc khác. Việc tập trung vào xuất khẩu nguồn nguyên liệu giá trị thấp và sản xuất theo nhu cầu của các nƣớc khác muốn lợi dụng các nguồn lực rẻ sẵn có nơi đây dù có làm cho một nhóm ít ngƣời giàu lên, nhƣng đã để lại hậu quả cho các nƣớc này. Hầu hết các nƣớc ít tập trung vào việc củng cố sức cạnh tranh của mình. Nghiên cứu tại các nƣớc Mỹ Latinh cho thấy ở các nƣớc giàu tài nguyên thiên nhiên, thu nhập bình quân đầu ngƣời lại tăng chậm hơn ở các nƣớc khác, và trong một thập kỷ qua, tình trạng bất bình đẳng thu nhập ở các nƣớc này ít đƣợc cải thiện. Ngoài
  50. 46 ra, thu nhập tăng lên từ sự bùng nổ nhu cầu toàn cầu về tài nguyên lại làm giảm tính cạnh tranh của các lĩnh vực kinh tế khác (cái mà ngƣời ta gọi là "Dutch disease"). Chính những điều đó ảnh hƣởng xấu đến tình hình phát triển tại các nƣớc Mỹ Latinh. Trong quan hệ thƣơng mại với Trung Quốc, các nƣớc Mỹ Latinh tập trung vào xuất khẩu các mặt hàng mà Trung Quốc có nhu cầu cao, chủ yếu là nguyên vật liệu thô, tỷ lệ giá trị gia tăng thấp. Mỹ Latinh xuất khẩu sang Trung Quốc đa số là nguyên nhiên liệu và các sản phẩm chƣa qua chế biến, và nhập khẩu về máy tính, tủ lạnh, thậm chí là xe hơi, xe tải Ngƣời Trung Quốc cũng có một thuật ngữ ám chỉ chính sách kinh tế thiển cận của Mỹ Latinh là La ding mei zhou hua = "latinamericanisation", tức là Mỹ Latinh hóa. Về dài hạn, cách thức trên của các nƣớc Mỹ Latinh có thể dẫn tới hậu quả làm cạn kiệt nguồn tài nguyên nếu tiếp tục chuyên về xuất khẩu các sản phẩm nguyên liệu thô và khoáng sản, tạo ra cái gọi là “thảm họa về tài nguyên thiên nhiên” (curse of natural resources). [28] 2.1.2.2 Những đặc điểm về cơ cấu hàng hóa Với tốc độ tăng trƣởng kinh tế nhanh chóng, Trung Quốc có nhu cầu rất lớn đối với hàng hóa nguyên nhiên liệu. Trong quan hệ thƣơng mại với Trung Quốc, hầu hết các nƣớc Mỹ Latinh không có khả năng cạnh tranh thành công với Trung Quốc về các mặt hàng xuất khẩu có hàm lƣợng công nghệ thấp, do chi phí cao hơn và lực lƣợng lao động trình độ thấp hơn. Mặt khác, nhu cầu ngày càng tăng đối với nguồn nguyên nhiên liệu ở Châu Á nói chung và từ Trung Quốc nói riêng, kèm theo đó là sự tăng giá của các hàng hóa chƣa qua chế biến đang tạo ra một động lực kinh tế lớn khiến châu Mỹ Latinh càng tập trung vào các sản phẩm dạng này, bởi đây là khu vực đƣợc ƣu đãi về tài nguyên thiên nhiên. Mỹ Latinh xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là các sản phẩm chƣa qua chế biến, nhƣ đậu nành, đồng, quặng sắt, niken, kẽm, thiếc, dầu mỏ, thức ăn trong ngành thủy sản, da thú, bột giấy, đƣờng, nho, v.v Trong khi đó Trung Quốc xuất khẩu chủ yếu là hàng sản xuất theo phƣơng pháp công nghiệp ở các mức độ hàm lƣợng công nghệ thấp, vừa và cao. Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ Latinh chủ
  51. 47 yếu là máy móc (máy kéo, công cụ máy, động cơ, máy phát điện, ), hàng điện tử (tivi, tủ lạnh, linh kiện lắp ráp máy tính, điện thoại và các thiết bị gia dụng khác), hàng dệt may, quần áo, dƣợc phẩm, mỹ phẩm, và các sản phẩm công nghiệp nhẹ. Cán cân thƣơng mại của Mỹ Latinh với Trung Quốc biến đổi tùy theo hàng hóa xuất nhập khẩu. Năm 2003, Mỹ Latinh đạt mức thặng dƣ thƣơng mại 3,8 tỷ USD đối với các sản phẩm chƣa chế biến, nhƣng lại thâm hụt 10 tỷ USD về hàng công nghiệp. [26] Cơ cấu hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ Latinh mang tính chất bù trừ với cơ cấu hàng hóa xuất từ Mỹ Latinh sang Trung Quốc. Có tới hơn 90% hàng xuất khẩu của Trung Quốc là hàng công nghiệp, và hơn 85% là hàng sản xuất ít tiêu hao tài nguyên (non-resource based manufactures). Khoảng một nửa hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc có hàm lƣợng công nghệ kỹ thuật thấp và vừa, hoặc là có hàm lƣợng nhân công cao, tuy nhiên hàm lƣợng công nghệ kỹ thuật trong hàng hóa của Trung Quốc có xu hƣớng tăng dần lên. Duy chỉ có Mexico, với cơ cấu hàng xuất khẩu thiên về sản phẩm công nghiệp, là chịu sự cạnh tranh mạnh nhất trong quan hệ thƣơng mại với Trung Quốc 2.1.2.3 Những đặc điểm về hình thức thương mại - Thương mại hàng hóa: Thƣơng mại giữa Trung Quốc và Mỹ Latinh chủ yếu là thƣơng mại hàng hóa, sản phẩm dịch vụ hầu nhƣ chƣa có mặt. Kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc từ khu vực Mỹ Latinh gia tăng và tập trung vào một số mặt hàng chủ yếu: sắt, đồng, đậu nành. Trong khi đó, danh mục hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ Latinh rất đa dạng. Các công ty châu Mỹ Latinh đƣợc hƣởng lợi từ khối lƣợng và giá cả hàng hóa gia tăng, kết hợp với nhu cầu lớn của Trung Quốc đối với các sản phẩm của khu vực. Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc nhƣ đồ điện tử, hàng may mặc, hàng tiêu dùng đã góp phần đáp ứng nhu cầu đang gia tăng tại các quốc gia Mỹ Latinh với nền kinh tế đang dần khởi sắc. Biểu đồ 2.2 cho thấy hàng nhập khẩu từ Trung Quốc ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong tổng nhập khẩu của các nƣớc Mỹ Latinh.
  52. 48 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ hàng nhập khẩu Trung Quốc trong tổng nhập khẩu các nƣớc Mỹ Latinh 1995 & 2005 Nguồn: World Trade Atlas Về phƣơng thức thƣơng mại, các giao dịch buôn bán hàng hóa giữa Trung Quốc và Mỹ Latinh chủ yếu thực hiện bằng đƣờng biển. Đây là hai khu vực có khoảng cách địa lý rất xa, thuộc hai châu lục ngăn cách nhau bởi các đại dƣơng rộng lớn. Hiện tại vẫn chƣa có đƣờng bay thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ Latinh, mặc dù Trung Quốc và Brazil đã có những cuộc đàm phán về vấn đề này trong nhiều năm. Chính vì vậy, thời gian thực hiện mỗi giao dịch ngoại thƣơng là tƣơng đối dài, đồng thời chi phí vận chuyển cũng khá tốn kém. - Hội nhập vào dây chuyền cung cấp hàng hóa toàn cầu: Cả Trung Quốc và Mỹ Latinh đang ngày càng hội nhập sâu vào dây chuyền cung cấp toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất hàng điện tử, nhƣ điện thoại di động và máy tính. Nguồn hàng xuất khẩu gia tăng của Trung Quốc sang khu vực này đƣợc coi nhƣ nguồn cung cấp "linh kiện phụ tùng lắp ráp" cho các nhà máy của Mỹ Latinh. Xu hƣớng này khác với cách thức Trung Quốc thiết lập quan hệ dây chuyền cung cấp hàng hóa tại khu vực Đông Á, nơi mà Trung Quốc thƣờng nằm ở khâu cuối cùng của quy trình lắp ráp. Một số nhà sản xuất điện thoại di động lớn Trung Quốc nhƣ hãng Huawei và ZTE đã bán các trang thiết bị với giá rẻ cho nhiều công ty viễn thông nhƣ Tele Norte Leste Participacoes SA của Brazil và Telmex của Mexico để sản xuất tại địa phƣơng. Hãng này còn có kế hoạch xây dựng các nhà máy lắp ráp tại Mexico