Luận văn Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (trips) những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trước thềm WTO

pdf 99 trang vanle 2120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (trips) những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trước thềm WTO", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_hiep_dinh_ve_cac_khia_canh_lien_quan_den_thuong_mai.pdf

Nội dung text: Luận văn Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (trips) những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trước thềm WTO

  1. T U Ệ I R BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG  .  G N A U Q TRIỆU QUANG VINH H N I V – L UẬN HIỆP ĐỊNH VỀ CÁC KHÍA CẠNH LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG MẠI CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ (TRIPS) VĂN NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRƯỚC THỀM WTO T C Ạ H SĨ H N I K LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TẾ – H À I Ộ N Hà Nội – 2006 - 6 0 0 2
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG  .  TRIỆU QUANG VINH HIỆP ĐỊNH VỀ CÁC KHÍA CẠNH LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG MẠI CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ (TRIPS) NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRƯỚC THỀM WTO Chuyên ngành : Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế Mã số : 60.31.07 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THANH BÌNH Hà Nội – 2006
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG  .  TRIỆU QUANG VINH HIỆP ĐỊNH VỀ CÁC KHÍA CẠNH LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG MẠI CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ (TRIPS) NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRƯỚC THỀM WTO Chuyên ngành : Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế Mã số : 60.31.07 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Hà Nội – 2006
  4. MỤC LỤC MỤC LỤC 0 DANH MỤC BẢNG BIỂU 0 MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: ĐÔI NÉT KHÁI QUÁT VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VÀ HIỆP ĐỊNH TRIPS CỦA WTO 4 1.1 KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 4 1.1.1 KHÁI NIỆM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 4 1.1.2 CÁC ĐỐI TƢỢNG ĐƢỢC BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 7 1.1.3 VAI TRÒ CỦA BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 17 1.2 GIỚI THIỆU HIỆP ĐỊNH VỀ CÁC KHÍA CẠNH LIÊN QUAN ĐẾN THƢƠNG MẠI CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ (TRIPS) 19 1.2.1 ĐÔI NÉT VỀ TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI - WTO 19 1.2.2 GIỚI THIỆU HIỆP ĐỊNH TRIPS 21 1.2.3 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NGHIÊN CỨU QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO TRIPS 26 CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM THEO HIỆP ĐỊNH TRIPS 28 2.1 HỆ THỐNG PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 28 2.1.1 CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 28 2.1.2 CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 29 2.2 SỰ PHÙ HỢP GIỮA VĂN BẢN LUẬT PHÁP CỦA VIỆT NAM VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VỚI TRIPS 32 2.2.1 NHỮNG ĐIỂM PHÙ HỢP GIỮA CÁC QUY ĐỊNH CỦA VIỆT NAM VỚI TRIPS 32 2.2.2 NHỮNG ĐIỂM CHƢA PHÙ HỢP GIỮA CÁC QUY ĐỊNH CỦA VIỆT NAM VỚI TRIPS 42 2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 44 2.3.1 QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ BẢO HỘ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 44 2.3.2 TÌNH HÌNH ĐĂNG KÝ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 48 2.3.3 ĐÁNH GIÁ VỀ NHẬN THỨC VÀ CÔNG TÁC THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 51 2.3.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG 63 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP THỰC THI CAM KẾT VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO HIỆP ĐỊNH TRIPS KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 66 3.1 CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƢỚNG CỦA VIỆT NAM THỰC THI CAM KẾT SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP KHI GIA NHẬP WTO 66 3.1.1 NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHỦ YẾU 66 3.1.2 ĐỊNH HƢỚNG CỦA VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 68 3.2 CÁC GIẢI PHÁP THỰC THI CAM KẾT CỦA VIỆT NAM THEO TRIPS 70 3.2.1 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 71 3.2.2 NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐĂNG KÝ VÀ TĂNG CƢỜNG CƠ CHẾ THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 77 3.2.3 TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ LIÊN KẾT GIỮA CÁC ĐƠN VỊ HOẠT ĐỘNG SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 79
  5.  1  3.2.4 TUYÊN TRUYỀN, NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA CÁN BỘ CÁC CƠ QUAN NHÀ NƢỚC, DOANH NGHIỆP VÀ TOÀN XÃ HỘI ĐỐI VỚI SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 84 3.2.5 TĂNG CƢỜNG NĂNG LỰC TỰ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP CỦA DOANH NGHIỆP 85 3.2.6 CÁC GIẢI PHÁP KHÁC 88 KẾT LUẬN 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1 Tổng hợp tiêu chí công nhận sáng chế, giải pháp hữu ích 6 Bảng 1.2 Các vòng đàm phán thƣơng mại của GATT 19 Bảng 2.1 Cơ sở pháp lý cơ bản bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại 30 Việt Nam Bảng 2.2 Số lƣợng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp qua các năm 46 Danh mục hình vẽ Hình 2.1 Phân cấp quản lý trực tiếp sở hữu công nghiệp 26 Hình 2.2 Quy trình xử lý đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng 44 chế/giải pháp hữu ích
  7.  1  MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong các quan hệ quốc tế song phƣơng và đa phƣơng về kinh tế, những năm gần đây, vấn đề sở hữu trí tuệ trở thành một trong các mối quan tâm hàng đầu và trong không ít trƣờng hợp đã trở thành thách thức đối với nhiều quốc gia. Trong hầu hết các hiệp định song phƣơng về kinh tế và thƣơng mại mà Việt Nam ký kết gần đây (Hiệp định thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ, Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam – Ucraina, Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam – Indonesia, Hiệp định về sở hữu trí tuệ Việt Nam – Thuỵ Sĩ), vấn đề sở hữu trí tuệ đều đƣợc đề cập với các mức độ khác nhau. Đặc biệt, vấn đề sở hữu trí tuệ đã trở thành một trong ba hoạt động trụ cột của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới - WTO. Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thƣơng mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS-1994) quy định mọi nƣớc tham gia vào sân chơi chung của WTO đều có nghĩa vụ phải xây dựng và duy trì một hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ theo các chuẩn mực tối thiểu chung, không phân biệt nƣớc giàu hay nƣớc nghèo. Trong các chuẩn mực đó, chuẩn mực tổng quát nhất là tính đầy đủ và hiệu quả của hệ thống sở hữu trí tuệ. Nói cách khác, các nƣớc đòi hỏi lẫn nhau phải bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ một cách thực sự chứ không phải chỉ bằng các tuyên bố. Việt Nam cũng cam kết với WTO là tại thời điểm gia nhập tổ chức này, mọi nghĩa vụ về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ quy định trong Hiệp định TRIPS sẽ đƣợc thực hiện ngay mà không cần thời gian chuyển tiếp. Tuy nhiên, trƣớc ngƣỡng cửa gia nhập WTO, so với yêu cầu của thực tiễn, sở hữu trí tuệ nói chung và pháp luật về sở hữu trí tuệ nói riêng, Việt Nam còn phải giải quyết nhiều vấn đề tồn tại nhằm đáp ứng đƣợc những đòi hỏi của Hiệp định TRIPS. Do vậy, việc cam kết thực thi quyền sở hữu trí tuệ không những là thách thức mà còn là đòi hỏi hết sức cấp thiết đối với Việt Nam trên con đƣờng hội nhập kinh tế thế giới. Với lý do đó, việc chọn đề tài “Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thƣơng mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) những vấn
  8.  2  đề đặt ra đối với Việt Nam trƣớc thềm WTO” là thực sự cần thiết trong tình hình hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu: Mục đích của luận văn nhằm tìm hiểu các khái niệm cơ bản về quyền sở hữu trí tuệ, nghiên cứu các quy định của Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thƣơng mại của quyền sở hữu trí tuệ, so sánh và đánh giá các quy định về sở hữu trí tuệ của Việt Nam với các quy định của TRIPS, đánh giá thực trạng nhận thức và cơ chế thực thi quyền SHCN tại Việt Nam thời gian qua từ đó đề xuất giải pháp thực hiện các quy định của TRIPS theo cam kết hội nhập WTO. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là quyền sở hữu trí tuệ theo Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thƣơng mại của quyền sở hữu trí tuệ và khả năng thực hiện Hiệp định này tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của luận văn: quyền sở hữu trí tuệ là một nội dung rộng, với giới hạn về thời gian, luận văn tập trung nghiên cứu quyền sở hữu công nghiệp, vấn đề thực thi Hiệp định TRIPS tại Việt Nam và đề xuất giải pháp có khả năng áp dụng đến năm 2010. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Đề tài đƣợc nghiên cứu dựa trên phƣơng pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa Mác-Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các quan điểm về hội nhập kinh tế quốc tế, phƣơng pháp phân tích S.W.O.T đƣợc sử dụng để đánh giá cơ hội và thách thức đối với nƣớc ta trong tiến trình cam kết thực thi TRIPS của WTO về sở hữu công nghiệp. Ngoài ra, các phƣơng pháp diễn giải, quy nạp, so sánh, thống kê toán cũng đƣợc áp dụng để xử lý số liệu giúp cho kết quả phân tích thực trạng từ đó đƣa ra các giải pháp một cách khách quan phục vụ đắc lực cho việc nghiên cứu đề tài này. 5. Bố cục: Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn đƣợc trình bầy thành 3 chƣơng với nội dung nhƣ sau:
  9.  3  Chƣơng 1: Đôi nét khái quát về sở hữu công nghiệp và Hiệp định TRIPS của WTO. Chƣơng 2: Đánh giá thực trạng quyền sở hữu công nghiệp của Việt Nam theo Hiệp định TRIPS. Chƣơng 3: Giải pháp thực thi cam kết về sở hữu công nghiệp theo Hiệp định TRIPS khi Việt Nam gia nhập WTO.
  10.  4  CHƢƠNG 1 ĐÔI NÉT KHÁI QUÁT VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VÀ HIỆP ĐỊNH TRIPS CỦA WTO 1.1 KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 1.1.1 KHÁI NIỆM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP Những thành quả do trí tuệ con ngƣời tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo đƣợc thừa nhận là tài sản và đƣợc coi là tài sản trí tuệ. Sở hữu các tài sản trí tuệ thƣờng đƣợc gọi tắt là Sở hữu trí tuệ (SHTT). Khác với các loại tài sản vật chất (động sản hay bất động sản), tài sản trí tuệ là loại tài sản đặc biệt, tài sản vô hình, song trong nhiều trƣờng hợp nó có giá trị vô cùng to lớn. “SHTT là loại hình sở hữu liên quan đến những mẩu thông tin kết hợp chặt chẽ với nhau trong những vật thể hữu hình xuất hiện trong cùng một thời gian với số lƣợng bản sao không giới hạn ở những địa điểm khác nhau trên thế giới. Quyền sở hữu trong trƣờng hợp này không phải là quyền sở hữu bản thân các bản sao mà chính là những thông tin chứa đựng trong các bản sao đó”[29]. Cùng với hoạt động sáng tạo của con ngƣời, SHTT là sản phẩm của trí tuệ con ngƣời. Trong mỗi một doanh nghiệp, từ những sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ cho đến những tài liệu quảng cáo về doanh nghiệp dƣới dạng ấn phẩm hay video, website trên mạng, các phần mềm mà doanh nghiệp sử dụng để lƣu trữ, quản lý, tra cứu v.v. đều là đối tƣợng bảo hộ quyền SHTT. Theo Luật SHTT năm 2005 của Việt Nam, Điều 4.1 quy định “quyền SHTT là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng”. Nhƣ vậy, quyền SHTT bao gồm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) và quyền đối với giống cây trồng. Công ƣớc thành lập tổ chức SHTT thế giới (WIPO) ký tại Stockholm ngày 14/07/1967 quy định SHTT bao gồm những quyền liên quan tới[30]:
  11.  5  1. Các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; 2. Thực hiện việc biểu diễn nghệ thuật, phát thanh, ghi âm, truyền hình; 3. Các sáng chế trong mọi lĩnh vực đời sống con ngƣời; 4. Các phát minh khoa học; 5. Các kiểu dáng công nghiệp; 6. Nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, tên thƣơng mại và các chỉ dẫn; 7. Bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh và tất cả những quyền khác bắt nguồn từ hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn hoá hay nghệ thuật. Những đối tƣợng nêu ở điểm 1 thuộc lĩnh vực bản quyền. Các đối tƣợng nêu ở điểm 2 thƣờng đƣợc gọi là quyền kế cận, đó là các quyền nảy sinh từ bản quyền và có liên quan trực tiếp đến bản quyền. Những đối tƣợng nêu ở điểm 3, 5, 6 thuộc lĩnh vực SHCN. Đối tƣợng đƣợc đề cập ở điểm 7 đƣợc coi nhƣ là một trong những đối tƣợng của bảo hộ quyền SHCN theo Khoản 2 Điều 10bis Công ƣớc Paris về bảo hộ quyền SHCN (văn bản Stockholm năm 1967) quy định “bất cứ một hành động nào trái với thông lệ chân thực trong công nghiệp và thƣơng mại đều là hành động cạnh tranh không lành mạnh”. Trên cơ sở đó Khoản 2 Điều 1 Công ƣớc Paris đã quy định “đối tƣợng của việc bảo hộ SHCN là: sáng chế, mẫu hữu ích (giải pháp hữu ích), kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, tên thƣơng mại, chỉ dẫn nguồn gốc, tên gọi xuất xứ, chống cạnh tranh không lành mạnh”. Nhƣ vậy, theo quan niệm truyền thống, quyền SHTT bao gồm hai bộ phận: một là, quyền SHCN, hai là quyền tác giả và quyền liên quan. Khoản 4 Điều 4, Luật SHTT năm 2005 cũng quy định “quyền SHCN là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thƣơng mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh”. Điều 750 bộ Luật Dân sự năm 2005 còn cụ thể “đối tƣợng quyền SHCN bao
  12.  6  gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thƣơng mại, chỉ dẫn địa lý”. Điều 751 bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định chi tiết quyền SHCN nhƣ sau: quyền SHCN đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn bao gồm “quyền nhân thân và quyền tài sản”. Quyền nhân thân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn “thuộc về ngƣời đã trực tiếp tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn bằng lao động sáng tạo của mình, bao gồm quyền đƣợc đứng tên tác giả trong văn bằng bảo hộ do Nhà nƣớc cấp, trong các tài liệu công bố, giới thiệu về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn đó”. Quyền tài sản đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn “thuộc về chủ sở hữu các đối tƣợng đó, bao gồm quyền sử dụng, cho phép hoặc cấm ngƣời khác sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn đó”. Quyền SHCN đối với bí mật kinh doanh thuộc về tổ chức, cá nhân có đƣợc thông tin tạo thành bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật thông tin đó, bao gồm: “a) Khai thác, sử dụng bí mật kinh doanh; b) Cho phép hoặc cấm ngƣời khác tiếp cận, sử dụng, tiết lộ bí mật kinh doanh”. Quyền SHCN đối với nhãn hiệu, tên thƣơng mại thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thƣơng mại đó, bao gồm: “a) Sử dụng nhãn hiệu, tên thƣơng mại trong kinh doanh; b) Cho phép hoặc cấm ngƣời khác sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tƣơng tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình; cấm ngƣời khác sử dụng tên thƣơng mại gây nhầm lẫn với hoạt động kinh doanh của mình”. “Quyền sở hữu chỉ dẫn địa lý thuộc về Nhà nƣớc. Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý nhằm chỉ dẫn xuất xứ, nguồn gốc của sản phẩm thuộc về tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện do pháp luật về SHTT quy định. Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh thuộc về tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh”[20].
  13.  7  1.1.2 CÁC ĐỐI TƢỢNG ĐƢỢC BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 1.1.2.1 Sáng chế, giải pháp hữu ích “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội”[1]. Đối tƣợng của sáng chế có thể là: • Cơ cấu: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, chi tiết, cụm chi tiết, • Chất: Dƣợc phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm, vật liệu, • Phƣơng pháp: Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm, Quy trình điều chế chất, “Giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội”[1]. Ngoài ra, theo Điều 4 Luật SHTT mới đây đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, sáng chế là giải pháp kỹ thuật dƣới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Để đƣợc bảo hộ, sáng chế hoặc giải pháp hữu ích phải đáp ứng các điều kiện đƣợc tóm tắt ở Bảng 1.1: Bảng 1.1: Tổng hợp tiêu chí công nhận sáng chế, giải pháp hữu ích GIẢI PHÁP KỸ THUẬT SÁNG CHẾ GIẢI PHÁP HỮU ÍCH Tính mới Trình độ sáng tạo Khả năng áp dụng công nghiệp B»ng ®éc quyÒn B»ng ®éc quyÒn HÌNH THỨC ĐƢỢC BẢO HỘ: s¸ng chÕ gi¶i ph¸p h÷u Ých Gi¶i ph¸p kü thuËt ®•îc coi lµ cã tÝnh míi nÕu chƣa bị công khai dƣới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nƣớc hoặc ở nƣớc ngoài trƣớc ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trƣớc ngày ƣu tiên trong trƣờng hợp đơn đăng ký sáng chế đƣợc hƣởng quyền ƣu tiên. Việc chƣa bị bộc lộ công khai có nghĩa là chỉ có một số ngƣời có hạn đƣợc biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.
  14.  8  Giải pháp kỹ thuật trong đó có sáng chế và giải pháp hữu ích không bị coi là mất tính mới nếu đƣợc công bố trong các trƣờng hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng chế đƣợc nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố: a) Sáng chế bị ngƣời khác công bố nhƣng không đƣợc phép của ngƣời có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật SHTT năm 2005; b) Sáng chế đƣợc ngƣời có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật SHTT năm 2005 công bố dƣới dạng báo cáo khoa học; c) Sáng chế đƣợc ngƣời có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật SHTT năm 2005 trƣng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc đƣợc thừa nhận là chính thức. Giải pháp kỹ thuật đƣợc coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã đƣợc bộc lộ công khai dƣới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dƣới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nƣớc hoặc ở nƣớc ngoài trƣớc ngày nộp đơn hoặc trƣớc ngày ƣu tiên của đơn đăng ký trong trƣờng hợp đơn đăng ký đƣợc hƣởng quyền ƣu tiên, giải pháp kỹ thuật đó là một bƣớc tiến sáng tạo, không thể đƣợc tạo ra một cách dễ dàng đối với ngƣời có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tƣơng ứng. Giải pháp kỹ thuật đƣợc coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện đƣợc việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của giải pháp kỹ thuật đó mà vẫn thu đƣợc kết quả ổn định. 1.1.2.2 Kiểu dáng công nghiệp Kiểu dáng công nghiệp đƣợc quy định trong Điều 784 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 1995 là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, đƣợc thể hiện bằng đƣờng nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó, có tính mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp. Hình dáng bên ngoài của sản phẩm là phần bên ngoài của sản phẩm có thể nhìn thấy đƣợc. Kiểu dáng công nghiệp đƣợc bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện: có tính mới, có tính sáng tạo, có khả năng áp dụng công nghiệp.
  15.  9  Kiểu dáng công nghiệp đƣợc coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dƣới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nƣớc hoặc ở nƣớc ngoài trƣớc ngày nộp đơn hoặc trƣớc ngày ƣu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đƣợc hƣởng quyền ƣu tiên. Hai kiểu dáng công nghiệp không đƣợc coi là khác biệt đáng kể với nhau nếu chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp đó. Kiểu dáng công nghiệp đƣợc coi là chƣa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số ngƣời có hạn đƣợc biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó. Kiểu dáng công nghiệp không bị coi là mất tính mới nếu đƣợc công bố trong các trƣờng hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đƣợc nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố: a) Kiểu dáng công nghiệp bị ngƣời khác công bố nhƣng không đƣợc phép của ngƣời có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 Luật SHTT năm 2005; b) Kiểu dáng công nghiệp đƣợc ngƣời có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 Luật SHTT năm 2005 công bố dƣới dạng báo cáo khoa học; c) Kiểu dáng công nghiệp đƣợc ngƣời có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 Luật SHTT năm 2005 trƣng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc đƣợc thừa nhận là chính thức. Kiểu dáng công nghiệp đƣợc coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã đƣợc bộc lộ công khai dƣới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nƣớc hoặc ở nƣớc ngoài trƣớc ngày nộp đơn hoặc trƣớc ngày ƣu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trƣờng hợp đơn đƣợc hƣởng quyền ƣu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể đƣợc tạo ra một cách dễ dàng đối với ngƣời có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tƣơng ứng.
  16.  10  Kiểu dáng công nghiệp đƣợc coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phƣơng pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp. 1.1.2.3 Nhãn hiệu hàng hoá Tại Điều 785 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 1995 quy định “nhãn hiệu hàng hoá là những dấu hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó đƣợc thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc”. Nhƣ vậy có thể hiểu nhãn hiệu hàng hoá gồm: nhãn hiệu hàng hoá gắn vào sản phẩm, bao bì sản phẩm để phân biệt sản phẩm cùng loại của các cơ sở sản xuất khác nhau; nhãn hiệu dịch vụ gắn vào phƣơng tiện dịch vụ để phân biệt dịch vụ cùng loại của các cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác nhau. Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu hàng hoá có thể là: chữ có khả năng phát âm, có nghĩa hoặc không có nghĩa, trình bày dƣới dạng chữ viết, chữ in hoặc chữ đƣợc viết cách điệu; hình vẽ, ảnh chụp; chữ hoặc tập hợp các chữ kết hợp với hình vẽ, ảnh chụp. Một nhãn hiệu đƣợc bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: là dấu hiệu nhìn thấy đƣợc dƣới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, đƣợc thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc; có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác. Điều 74 của Luật SHTT năm 2005 quy định khả năng phân biệt của nhãn hiệu nhƣ sau: 1. Nhãn hiệu đƣợc coi là có khả năng phân biệt nếu đƣợc tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trƣờng hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây:
  17.  11  a) Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trƣờng hợp các dấu hiệu này đã đƣợc sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu; b) Dấu hiệu, biểu tƣợng quy ƣớc, hình vẽ hoặc tên gọi thông thƣờng của hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã đƣợc sử dụng rộng rãi, thƣờng xuyên, nhiều ngƣời biết đến; c) Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phƣơng pháp sản xuất, chủng loại, số lƣợng, chất lƣợng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ, trừ trƣờng hợp dấu hiệu đó đã đạt đƣợc khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trƣớc thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu; d) Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh; đ) Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, trừ trƣờng hợp dấu hiệu đó đã đƣợc sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc đƣợc đăng ký dƣới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này; e) Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tƣơng tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã đƣợc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tƣơng tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ƣu tiên sớm hơn trong trƣờng hợp đơn đăng ký đƣợc hƣởng quyền ƣu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu đƣợc nộp theo điều ƣớc quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; g) Dấu hiệu trùng hoặc tƣơng tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của ngƣời khác đã đƣợc sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tƣơng tự từ trƣớc ngày nộp đơn hoặc ngày ƣu tiên trong trƣờng hợp đơn đƣợc hƣởng quyền ƣu tiên; h) Dấu hiệu trùng hoặc tƣơng tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của ngƣời khác đã đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tƣơng tự mà
  18.  12  đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chƣa quá năm năm, trừ trƣờng hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không đƣợc sử dụng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 của Luật này; i) Dấu hiệu trùng hoặc tƣơng tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đƣợc coi là nổi tiếng của ngƣời khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tƣơng tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tƣơng tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hƣởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng; k) Dấu hiệu trùng hoặc tƣơng tự với tên thƣơng mại đang đƣợc sử dụng của ngƣời khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho ngƣời tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ; l) Dấu hiệu trùng hoặc tƣơng tự với chỉ dẫn địa lý đang đƣợc bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho ngƣời tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hoá; m) Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc đƣợc dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang đƣợc bảo hộ cho rƣợu vang, rƣợu mạnh nếu dấu hiệu đƣợc đăng ký để sử dụng cho rƣợu vang, rƣợu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó; n) Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của ngƣời khác đƣợc bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ƣu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ƣu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu. Trong nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu nổi tiếng là loại nhãn hiệu có quy định riêng. Nó là nhãn hiệu đƣợc ngƣời tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam và nó đƣợc cụ thể hoá với các tiêu chí sau để đánh giá theo Điều 75 Luật SHTT năm 2005:
  19.  13  1. Số lƣợng ngƣời tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo; 2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã đƣợc lƣu hành; 3. Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lƣợng hàng hoá đã đƣợc bán ra, lƣợng dịch vụ đã đƣợc cung cấp; 4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu; 5. Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu; 6. Số lƣợng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu; 7. Số lƣợng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng; 8. Giá chuyển nhƣợng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tƣ của nhãn hiệu. 1.1.2.4 Tên thƣơng mại “Tên thƣơng mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”[20]. Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng. Tên thƣơng mại đƣợc bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thƣơng mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Tên thƣơng mại đƣợc coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: 1. Chứa thành phần tên riêng, trừ trƣờng hợp đã đƣợc biết đến rộng rãi do sử dụng; 2. Không trùng hoặc tƣơng tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thƣơng mại mà ngƣời khác đã sử dụng trƣớc trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;
  20.  14  3. Không trùng hoặc tƣơng tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của ngƣời khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã đƣợc bảo hộ trƣớc ngày tên thƣơng mại đó đƣợc sử dụng. 1.1.2.5 Chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hoá “Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phƣơng, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể”[20]. Cụ thể hơn, chỉ dẫn địa lý là thông tin về nguồn gốc của hàng hoá: từ ngữ, dấu hiệu, biểu tƣợng, hình ảnh để chỉ: một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một địa phƣơng mà hàng hoá đƣợc sản xuất ra từ đó. Chất lƣợng, uy tín, danh tiếng của hàng hoá là do nguồn gốc địa lý tạo nên. Ví dụ “Made in Japan” (điện tử), “Vạn Phúc” (lụa tơ tằm); “Bát Tràng” (gốm, sứ) Theo Điều 7 Nghị định 63/CP năm 1996 quy định “một tên gọi xuất xứ hàng hoá đƣợc bảo hộ phải là tên địa lý của một nƣớc hoặc một địa phƣơng là nơi mà hàng hoá tƣơng ứng đƣợc sản xuất và hàng hoá đó phải có tính chất, chất lƣợng đặc thù do yếu tố địa lý (tự nhiên, con ngƣời) của nƣớc, địa phƣơng đó quyết định”[22]. Nhƣ vậy có thể thấy tên gọi xuất xứ hàng hoá chỉ là một dạng chỉ dẫn địa lý đặc biệt. Nếu chỉ dẫn địa lý chỉ là tên gọi (địa danh) và uy tín, danh tiếng của sản phẩm đạt đến mức đặc thù gắn liền với vùng địa lý đó thì chỉ dẫn nhƣ vậy đƣợc gọi là “Tên gọi xuất xứ hàng hoá”, ví dụ: “Phú Quốc” (nƣớc mắm). Chỉ dẫn địa lý đƣợc bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: 1. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phƣơng, vùng lãnh thổ hoặc nƣớc tƣơng ứng với chỉ dẫn địa lý; 2. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lƣợng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phƣơng, vùng lãnh thổ hoặc nƣớc tƣơng ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định. Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đƣợc xác định bằng mức độ tín nhiệm của ngƣời tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi ngƣời tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó.
  21.  15  Chất lƣợng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đƣợc xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lƣợng hoặc cảm quan về vật lý, hoá học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra đƣợc bằng phƣơng tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phƣơng pháp kiểm tra phù hợp. Các điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những yếu tố tự nhiên, yếu tố về con ngƣời quyết định danh tiếng, chất lƣợng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó. Yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố về khí hậu, thuỷ văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác. Yếu tố về con ngƣời bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của ngƣời sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phƣơng. Khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý có ranh giới đƣợc xác định một cách chính xác bằng từ ngữ và bản đồ. 1.1.2.6 Bí mật kinh doanh (hay bí mật thƣơng mại) Nói một cách khái quát, bất cứ thông tin bí mật nào mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp đều đáp ứng tiêu chuẩn là bí mật kinh doanh hay bí mật thƣơng mại. Tuy nhiên tại Điều 4 Luật SHTT năm 2005 có giải thích nhƣ sau: Bí mật kinh doanh là thông tin thu đƣợc từ hoạt động đầu tƣ tài chính, trí tuệ, chƣa đƣợc bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. Bí mật kinh doanh có thể liên quan đến các loại thông tin khác nhau nhƣ: kỹ thuật và khoa học, thƣơng mại, tài chính, thông tin phủ định. Ví dụ: Khoa học và Kỹ thuật: • các công thức sản xuất sản phẩm • cấu tạo kỹ thuật của sản phẩm • các phƣơng pháp sản xuất và bản mô tả kỹ thuật • các kiểu dáng, bản vẽ, các đồ án kiến trúc, bản thiết kế và bản đồ • các mã máy tính • bí quyết cần thiết để thực hiện một hoạt động cụ thể • dữ liệu thử nghiệm, sổ sách trong phòng thí nghiệm Thương mại: • danh sách các nhà cung cấp và khách hàng • các sở thích và yêu cầu của khách hàng • hồ sơ khách hàng
  22.  16  • các hợp đồng với nhà cung cấp • các kế hoạch tiếp thị và kinh doanh • các chiến lƣợc tiếp thị và kinh doanh • các chiến lƣợc quảng cáo • các kết quả nghiên cứu thị trƣờng • các kế hoạch và phƣơng pháp bán hàng • các phƣơng pháp phân phối Tài chính: • Cơ cấu giá nội bộ • Danh mục giá Thông tin phủ định: • các thông tin về những nỗ lực không thành để giải quyết những vấn đề trong sản xuất một số sản phẩm • tình trạng bế tắc trong nghiên cứu • các giải pháp kỹ thuật đã bị rút bỏ • những nỗ lực bất thành trong việc thu hút khách hàng mua một loại sản phẩm nào đó. Bí mật kinh doanh đƣợc bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: 1. Không phải là hiểu biết thông thƣờng và không dễ dàng có đƣợc; 2. Khi đƣợc sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho ngƣời nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với ngƣời không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó; 3. Đƣợc chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận đƣợc[20]. 1.1.2.7 Thiết kế bố trí mạch tích hợp “Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dƣới dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất cả các mối liên kết đƣợc gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn nhằm thực hiện chức năng điện tử. Mạch tích hợp đồng nghĩa với IC, chip và mạch vi điện tử. Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn”[23]. Thiết kế bố trí đƣợc bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện: có tính nguyên gốc, có tính mới thƣơng mại.
  23.  17  Thiết kế bố trí đƣợc coi là có tính nguyên gốc nếu đáp ứng các điều kiện: là kết quả lao động sáng tạo của chính tác giả; chƣa đƣợc những ngƣời sáng tạo thiết kế bố trí và những nhà sản xuất mạch tích hợp bán dẫn biết đến một cách rộng rãi tại thời điểm tạo ra thiết kế bố trí đó. Thiết kế bố trí là sự kết hợp các phần tử, các mối liên kết thông thƣờng chỉ đƣợc coi là có tính nguyên gốc nếu toàn bộ sự kết hợp đó có tính nguyên gốc theo các điều kiện trên. Thiết kế bố trí đƣợc coi là có tính mới thƣơng mại nếu chƣa đƣợc khai thác thƣơng mại tại bất kỳ nơi nào trên thế giới trƣớc ngày nộp đơn đăng ký. Thiết kế bố trí không bị coi là mất tính mới thƣơng mại nếu đơn đăng ký thiết kế bố trí đƣợc nộp trong thời hạn hai năm kể từ ngày thiết kế bố trí đó đã đƣợc ngƣời có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật SHTT năm 2005 hoặc ngƣời đƣợc ngƣời đó cho phép khai thác nhằm mục đích thƣơng mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới. Khai thác thiết kế bố trí nhằm mục đích thƣơng mại đƣợc đề cập ở trên là hành vi phân phối công khai nhằm mục đích thƣơng mại đối với mạch tích hợp bán dẫn đƣợc sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn đó. 1.1.3 VAI TRÒ CỦA BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP Trong sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung và phát triển công nghệ nói riêng, hệ thống SHCN chiếm một vị trí và đóng một vai trò quan trọng, không thể thiếu đƣợc bởi đó là cơ chế chủ yếu thúc đẩy mọi quá trình sáng tạo nhất là sáng tạo công nghệ và kinh doanh. Thông qua việc bảo hộ đầu tƣ sáng tạo, khuyến khích cạnh tranh, thƣơng mại hoá các sản phẩm sáng tạo mà mọi nỗ lực sáng tạo đều đƣợc hƣớng vào việc nâng cao, đổi mới không ngừng trình độ công nghệ và kinh doanh. Có thể thấy vai trò của SHCN thể hiện trên những mặt sau: Thứ nhất là khuyến khích các hoạt động đầu tƣ, chuyển giao công nghệ. Bảo hộ quyền SHCN là công cụ quan trọng đảm bảo cho hoạt động đầu tƣ có hiệu quả. Cũng giống nhƣ tài sản vật chất, tài sản trí tuệ của nhà đầu tƣ luôn luôn bị đặt trƣớc nguy cơ bị “đánh cắp” bởi các đối thủ cạnh tranh không lành mạnh. Bảo hộ loại tài sản này là chống lại các hành vi “đánh cắp” đó. Chỉ khi có một cơ chế bảo hộ
  24.  18  có hiệu quả thì các nỗ lực đầu tƣ mới có kết quả. Nhà đầu tƣ sẽ không sẵn sàng đầu tƣ vào lãnh thổ nơi mà môi trƣờng bảo hộ SHCN không không đƣợc bảo đảm hữu hiệu. Bên cạnh đó, với những nƣớc có trình độ công nghệ thấp nhƣ Việt Nam, ngoài mục đích đảm bảo an toàn cho hoạt động đầu tƣ, cơ chế bảo hộ SHCN còn có tác dụng kích thích việc chuyển giao công nghệ và đƣa công nghệ cao vào sử dụng trong các hoạt động đầu tƣ cụ thể. Thứ hai là thúc đẩy hoạt động sáng tạo, đổi mới kỹ thuật sản xuất, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế. Bảo hộ quyền SHCN với nội dung đảm bảo độc quyền khai thác, sử dụng tài sản trí tuệ trong một thời hạn nhất định giúp chủ sở hữu thu lợi từ tài sản mà mình tạo ra và áp dụng nhanh chóng các kỹ thuật tiến bộ, tạo ra những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Mặt khác, khi một đối tƣợng SHCN đƣợc bảo hộ, nó sẽ đƣợc thể hiện công khai, xã hội có đƣợc những thông tin cần thiết về đối tƣợng đó. Và nhƣ vậy, ngƣời ta sẽ chỉ tiến hành nghiên cứu, triển khai để tạo ra những thành quả mới chứ không tạo ra những gì đã có, nhờ đó tránh cho xã hội khỏi sự lãng phí các nguồn lực. Thứ ba là hỗ trợ tích cực, có hiệu quả cho hoạt động nghiên cứu-triển khai, sản xuất và lƣu thông hàng hoá Ở đây, trƣớc hết phải nói đến vai trò của thông tin tƣ liệu SHCN, bao gồm việc thu thập, xử lý, phổ biến và khai thác sử dụng các thông tin tƣ liệu đã công bố phục vụ cho công tác nghiên cứu, triển khai, sản xuất và lƣu thông hàng hoá. “Riêng đối với sáng chế, tính đến nay trên toàn thế giới đã có hơn 40 triệu tƣ liệu sáng chế đƣợc công bố, con số đó đƣợc bổ sung khoảng 1,5 triệu/năm. Đó là một tập hợp đầy đủ nhất và có hệ thống nhất những thành tựu kỹ thuật mà loài ngƣời sáng tạo ra trong khoảng 150 năm trở lại đây”[29]. Mỗi bản mô tả sáng chế, ngoài nội dung kỹ thuật (biểu hiện bản chất của sáng chế) còn chứa đựng những yếu tố pháp lý liên quan đến sáng chế nhƣ: ngƣời nộp đơn, chủ sáng chế, tác giả sáng chế, nƣớc cấp bằng, ngày nộp đơn, ngày cấp bằng vì
  25.  19  vậy nó có giá trị chẳng những đối với ngƣời làm công tác nghiên cứu-triển khai mà còn đối với các nhà quản lý, các cơ sở sản xuất kinh doanh. Thứ tƣ là bảo vệ lợi ích quốc gia trong lĩnh vực SHCN Bảo hộ quyền SHCN không chỉ là việc bảo vệ các tài sản trí tuệ trong phạm vi quốc gia mà còn đƣợc mở rộng sang các nƣớc khác có quan hệ làm ăn hoặc có khả năng cạnh tranh trong một số lĩnh vực kỹ thuật sản xuất, kinh doanh nhất định. Đăng ký bảo hộ một đối tƣợng sở hữu ở nƣớc ngoài chính là nhằm giành đƣợc độc quyền khai thác, sự dụng đối tƣợng SHCN ở nƣớc đó. Vấn đề này có ý nghĩa thực tiễn to lớn, thể hiện rõ nhất là đối với nhãn hiệu hàng hoá. Sản phẩm xuất khẩu mang nhãn hiệu trong nƣớc, nếu không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đó ở nƣớc nhập khẩu thì khi đạt đƣợc uy tín với ngƣời tiêu dùng, nhãn hiệu này chắc chắn sẽ có ngƣời bắt chƣớc, thị trƣờng tiêu thụ có thể bị giảm hoặc mất hoàn toàn. Vì vậy, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở nƣớc ngoài để bảo vệ mặt hàng xuất khẩu trở thành vấn đề quan trọng và bức thiết đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh có ý đồ mở rộng thị trƣờng xuất khẩu hàng hoá. Nói tóm lại, bảo hộ SHCN đầy đủ và hiệu quả có vai trò quan trọng. Nó là cơ sở để chúng ta tham gia các sân chơi lớn nhƣ các thị trƣờng song phƣơng, khu vực và toàn cầu, thu hút đầu tƣ và công nghệ nƣớc ngoài nhằm phát triển kinh tế. “Một quốc gia nếu có trình độ SHTT tƣơng đối cao, không những có lợi cho việc nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật của quốc gia đó, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, mà còn có thể nâng cao thu nhập quốc dân, cải thiện vị trí thƣơng mại trên trƣờng quốc tế”[14]. Hơn hết, bảo hộ SHCN đã trở thành một cam kết không thể thiếu mà chúng ta phải thực hiện trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. 1.2 GIỚI THIỆU HIỆP ĐỊNH VỀ CÁC KHÍA CẠNH LIÊN QUAN ĐẾN THƢƠNG MẠI CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ (TRIPS) 1.2.1 ĐÔI NÉT VỀ TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI - WTO Thực tiễn thƣơng mại quốc tế đã tạo nên sự cần thiết phải hình thành và phát triển một tƣ duy mới đối với SHTT trên góc độ thƣơng mại. Kết quả là
  26.  20  “Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thƣơng mại của quyền SHTT (Hiệp định TRIPS) đƣợc ký kết 15/04/1994 và bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/1995”[9] cùng với sự ra đời của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO). Bảo hộ SHTT lần đầu tiên đƣợc bàn tới trong chƣơng trình nghị sự của Hiệp định chung về thuế quan và thƣơng mại (GATT) tại vòng đàm phán về luật chống hàng giả ở Tokyo năm 1978. Tuy vậy, chỉ đến vòng đàm phán Uruguay trong khuôn khổ GATT đƣợc 137 nƣớc thành viên ký kết ngày 15/12/1993, ý tƣởng đó mới thực sự trở thành hiện thực, WTO đƣợc thành lập ngày 15/04/1994. “Hiệp định WTO bao gồm 29 văn bản pháp lý riêng biệt, bao trùm mọi lĩnh vực từ nông nghiệp đến ngành dệt, may; từ dịch vụ đến việc mua sắm của Chính phủ, các quy tắc xuất xứ và SHTT. Ngoài ra còn có 25 tuyên bố bổ sung, quyết định và văn bản ghi nhớ ở cấp Bộ trƣởng, quy định những nghĩa vụ và cam kết các của các thành viên WTO”[5]. Sau đây là một số nguyên tắc cơ bản tạo nên hệ thống thƣơng mại đa biên: Nguyên tắc thứ nhất: không phân biệt đối xử. Mỗi thành viên sẽ dành cho sản phẩm của một thành viên khác đối xử không kém ƣu đãi hơn đối xử mà thành viên đó dành cho sản phẩm của một nƣớc thứ ba (Đãi ngộ Tối huệ quốc-MFN). Mỗi thành viên sẽ không dành cho sản phẩm của công dân nƣớc mình đối xử ƣu đãi hơn so với sản phẩm của ngƣời nƣớc ngoài (Đãi ngộ quốc gia-NT). Nguyên tắc thứ hai: thƣơng mại phải ngày càng đƣợc tự do hơn thông qua đàm phán. Các hàng rào cản trở thƣơng mại dần dần đƣợc loại bỏ, cho phép các nhà sản xuất hoạch định chiến lƣợc kinh doanh dài hạn có thời gian điều chỉnh, nâng cao sức cạnh tranh hoặc chuyển đổi cơ cấu. Mức độ cắt giảm các hàng rào bảo hộ đƣợc thoả thuận thông qua các cuộc đàm phán song phƣơng và đa phƣơng. Nguyên tắc thứ ba: dễ dự đoán. Các nhà đầu tƣ cũng nhƣ chính phủ nƣớc ngoài tin chắc rằng hàng rào thƣơng mại (thuế quan và phi thuế quan khác) sẽ không bị tăng một cách tuỳ tiện. Cam kết về thuế quan và các biện pháp khác bị “ràng buộc” về mặt pháp lý.
  27.  21  Nguyên tắc thứ tƣ: tạo ra môi trƣờng cạnh tranh ngày càng bình đẳng. Hạn chế tác động tiêu cực của các biện pháp cạnh tranh không bình đẳng nhƣ bán phá giá, trợ cấp hay dành các đặc quyền cho một số doanh nghiệp nhất định. Nguyên tắc thứ năm: dành cho các thành viên đang phát triển một số ƣu đãi. Các ƣu đãi này đƣợc thể hiện thông qua việc cho phép các thành viên đang phát triển một số quyền và không phải thực hiện một số quyền và không phải thực hiện một số nghĩa vụ hay thời gian quá độ dài hơn để điều chỉnh chính sách. Các vòng đàm phán thƣơng mại của GATT đƣợc thể hiện ở Bảng 1.2. Bảng 1.2: Các vòng đàm phán thƣơng mại của GATT[5] Số nƣớc Năm Địa điểm Đối tƣợng đàm phán tham gia 1947 Geneva Thuế 23 1949 Annecy Thuế 12 1951 Torguay Thuế 38 1956 Geneva Thuế 26 1960-1961 Geneva Dillon Thuế 26 1964-1967 Geneva Kennedy Thuế và các biện pháp chống phá giá 62 Thuế, các biện pháp phi thuế quan và 1973-1979 Geneva Tokyo 102 hiệp định khung Thuế, các biện pháp phi thuế quan, các nguyên tắc, các dịch vụ, các quyền SHTT, 1986-1993 Geneva Uruguay 123 giải quyết tranh chấp, dệt và may mặc, nông nghiệp, thành lập WTO Quyền SHTT liên quan đến thƣơng mại là một nội dung cơ bản trong hoạt động của WTO đƣợc điều tiết bởi một trong ba hội đồng là Hội đồng về các khía cạnh liên quan đến thƣơng mại của quyền SHTT trên cơ sở tuân thủ các yêu cầu cơ bản của Hiệp định về những vấn đề liên quan đến thƣơng mại của quyền SHTT (Hiệp định TRIPS). 1.2.2 GIỚI THIỆU HIỆP ĐỊNH TRIPS Hiệp định về các Khía cạnh Liên quan tới Thƣơng mại của Quyền Sở hữu trí tuệ – Agreement on Trade-Related Aspects of Intellectual Property Rights – TRIPS bao gồm 7 Phần lớn chia thành 73 Điều cụ thể, đặt ra các tiêu chuẩn tối
  28.  22  thiểu mà các thành viên WTO phải đáp ứng để trao các quyền về bảo hộ SHTT và thực thi các quyền này. Trong đó có những điều kiện tối thiểu riêng biệt mà tất cả các nƣớc phải áp dụng liên quan đến bản quyền và các quyền liên quan, thƣơng hiệu, dấu hiệu về địa lý, kiểu dáng công nghiệp, bằng phát minh sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp và các bí mật thƣơng mại. Nó cũng đặt ra các tiêu chuẩn để kiểm soát các hành vi chống lại cạnh tranh trong hợp đồng bán giấy phép. Thông thƣờng, khía cạnh yếu nhất trong một thỏa thuận về SHTT là việc thực thi. Trái với tập quán này, TRIPS quy định các nghĩa vụ chi tiết về quy trình cho việc thực thi và bao gồm các quy định về hợp tác và hỗ trợ kỹ thuật giữa các nƣớc tham gia ký kết. Hiệp định TRIPS thừa nhận tầm quan trọng của việc bảo hộ SHTT đối với hoạt động thƣơng mại, đầu tƣ và các thiệt hại đối với các quyền lợi thƣơng mại hợp pháp khi quyền SHTT không đƣợc bảo hộ và thực thi thoả đáng và hiệu quả. Điều 7 của Hiệp định TRIPS quy định rằng việc bảo hộ và thực thi quyền SHTT sẽ “góp phần thúc đẩy cải tiến, chuyển giao và phổ biến công nghệ, mang lại lợi ích cho cả ngƣời sáng tạo và ngƣời sử dụng công nghệ, cũng nhƣ lợi ích kinh tế- xã hội nói chung và bảo đảm sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ”. Theo Hiệp định TRIPS, bảo hộ SHTT là một bộ phận của hệ thống đa quốc gia thuộc WTO. Ngày 1/1/1996 Hội đồng TRIPS đã ký với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) một thoả thuận nhằm đẩy nhanh việc thực hiện Hiệp định TRIPS với mục tiêu là thúc đẩy việc bảo hộ và thực thi thoả đáng và hiệu quả quyền SHTT, và nhằm giảm sự sai lệch và các rào cản trong thƣơng mại quốc tế. Hiệp định TRIPS quy định việc bảo hộ nhiều đối tƣợng SHTT khác nhau. Từ năm 1995, Hiệp định TRIPS đã mang lại những thay đổi căn bản trong lĩnh vực SHTT. Hiệp định TRIPS đã khẳng định lại đồng thời mở rộng các chuẩn mực, quy định của Công ƣớc Paris và Công ƣớc Berne. TRIPS yêu cầu các nƣớc thành viên WTO thay đổi luật của họ để phù hợp với các quy định của nó về SHTT. Ngoài việc đồng nhất hoá pháp luật, Hiệp định TRIPS còn đặt ra các mục tiêu là “giảm sai lệch thƣơng mại và các rào cản đối với thƣơng mại quốc tế,
  29.  23  thúc đẩy việc bảo hộ hiệu quả và thoả đáng quyền SHTT, và bảo đảm rằng bản thân các biện pháp và thủ tục thực thi quyền SHTT sẽ không trở thành rào cản đối với thƣơng mại hợp pháp”. Mục tiêu chi tiết đƣợc quy định trong Điều 7 “việc bảo hộ và thực thi quyền SHTT phải góp phần: (1) thúc đẩy cải tiến công nghệ, (2) chuyển giao và phổ biến công nghệ, (3) bảo đảm quyền lợi của cả các nhà sản xuất và những ngƣời sử dụng kiến thức công nghệ phục vụ lợi ích kinh tế xã hội và (4) bảo đảm sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ”[15]. Nói một cách tổng quát, Hiệp định TRIPS quy định các tiêu chuẩn tối thiểu đối với việc bảo hộ tất cả các các đối tƣợng SHTT, bao gồm sáng chế, bí quyết kỹ thuật, nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp, chỉ dẫn địa lý, bản quyền tác giả và các quyền liên quan. Quan trọng hơn, Hiệp định TRIPS là điều ƣớc quốc tế đầu tiên quy định hệ thống các hình phạt đối với các thành viên không bảo đảm sự bảo hộ tối thiểu về quyền SHTT, kể cả các tiêu chuẩn tối thiểu về nghĩa vụ thực thi quyền. Các hình phạt này, hoàn toàn không có trong Công ƣớc Paris. Để bảo đảm các quốc gia thành viên tăng cƣờng việc bảo hộ SHTT, Hiệp định TRIPS quy định thời hạn thi hành. Khoản 1 Điều 65 quy định các nƣớc thành viên có một năm tính từ 1/1/1995 để thi hành các điều khoản của Hiệp định TRIPS. Tuy nhiên, các nƣớc đang phát triển đƣợc gia hạn thêm bốn năm (tính đến ngày 01/01/2000) để phù hợp với các quy định của Hiệp định TRIPS. Các nƣớc kém phát triển có lộ trình mƣời năm để phù hợp với các quy định của Hiệp định TRIPS do các hoàn cảnh đặc biệt của họ. Mối quan hệ chặt chẽ giữa Hiệp định TRIPS và Công ƣớc Paris đƣợc thể hiện trong Khoản 1 Điều 2, Hiệp định TRIPS buộc tất cả các thành viên WTO tuân thủ các Điều từ Điều 1 đến Điều 12 và Điều 19 của Công ƣớc Paris sửa đổi năm 1967 tại Stockholm. Các điều khoản này bao gồm tất cả các nguyên tắc cơ bản của Công ƣớc Paris, ngoài các quy định hành chính và ngân sách. Các nƣớc thành viên Hiệp định TRIPS bị ràng buộc bởi các quy định chủ yếu của Công ƣớc Paris, thậm chí khi các nƣớc này chƣa phê chuẩn Công ƣớc. Hiệp địmh
  30.  24  TRIPS đề cập một cách chính xác hơn nguyên tắc "đối xử quốc gia" đã có hiệu lực đối với nhiều quốc gia thành viên Công ƣớc Paris. Cũng nhƣ Công ƣớc Paris, Điều 3 Hiệp định TRIPS quy định nguyên tắc có đi có lại giữa các quốc gia thành viên. Mỗi quốc gia thành viên phải dành cho công dân của các quốc gia thành viên khác sự bảo hộ quyền SHTT không kém thuận lợi so với sự đối xử dành cho công dân của nƣớc đó. Hiệp định TRIPS, ngoài việc đề cập đến các nguyên tắc cơ bản của Công ƣớc Paris, đã vƣợt ra ngoài Công ƣớc Paris lần đầu tiên đƣa ra một nguyên tắc mới đó là “đối xử tối huệ quốc” (MFN). Theo Điều 4 Hiệp định TRIPS: “bất kỳ một sự ƣu tiên, chiếu cố, đặc quyền hoặc sự miễn trừ nào đƣợc một Thành viên dành cho công dân của bất kỳ nƣớc nào khác cũng phải đƣợc lập tức và vô điều kiện dành cho công dân của tất cả các Thành viên khác”. Điều 12 Công ƣớc Paris quy định về một số thủ tục liên quan và nêu rằng mỗi quốc gia thành viên phải “thiết lập Cơ quan chuyên môn về SHCN và một cơ quan trung ƣơng để công bố các sáng chế, mẫu hữu ích, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hoá với công chúng”[8]. Tiếp theo, theo Điều 12, các đối tƣợng đƣợc bảo hộ nhất thiết phải đƣợc công bố trong một công báo định kỳ chính thức. Với mục đích chống hàng giả nhãn hiệu hàng hoá, Hiệp định TRIPS quy định các nguyên tắc tổng quát về thủ tục bảo hộ một cách thoả đáng và hiệu quả quyền SHCN tại các nƣớc thành viên. Trong phần III và phần IV của Hiệp định TRIPS quy định rằng các nƣớc thành viên phải quy định trong luật pháp quốc gia của mình các thủ tục cho phép áp dụng các biện pháp có hiệu quả đối với các hành vi xâm phạm quyền SHCN. Các quốc gia thành viên cũng phải quy định một cơ chế nhằm ngăn chặn các hành vi tái vi phạm các quyền đó và có nghĩa vụ phải áp dụng cả hai biện pháp nói trên để tránh các rào cản gây trở ngại cho thƣơng mại hợp pháp và các biện pháp an toàn đối với việc lạm dụng quyền. Hơn thế, các thủ tục và hình thức quy định đối với việc bảo hộ quyền phải hợp lý và
  31.  25  công bằng và không đƣợc “phức tạp và tốn kém đến mức không cần thiết” và không đƣợc “kéo dài một cách bất hợp lý và không có lý do”. Nhằm ngăn chặn hàng giả Hiệp định TRIPS quy định rằng Luật Nhãn hiệu hàng hoá quốc gia của các nƣớc thành viên phải quy định một số thủ tục và các thủ tục này phải đƣợc công khai đối với chủ sở hữu quyền. Trong số đó có cơ chế thực thi, chẳng hạn nhƣ các thủ tục dân sự, hình sự và hành chính, bao gồm các biện pháp tạm thời, bồi thƣờng thiệt hại, tiêu huỷ tang vật vi phạm. Hiệp định TRIPS cũng quy định cần thiết lập các thủ tục kiểm soát hàng giả tại biên giới. Hiệp định TRIPS còn quy định rằng các phán quyết của toà án về các vụ vi phạm quyền SHTT phải đƣợc thể hiện bằng văn bản, có nêu rõ lý do và đƣợc thông báo kịp thời cho các bên. Các phán quyết phải dựa trên bằng chứng và các bên nhất thiết phải có một cơ hội để trình bày ý kiến. Mặc dù các nƣớc thành viên không bắt buộc phải thiết lập một hệ thống xét xử riêng, song nhất thiết phải quy định các thủ tục xem xét tại toà án tất cả các quyết định hành chính cuối cùng. Phần III, các Mục từ Mục 2 đến Mục 5 của Hiệp định TRIPS quy định các biện pháp trừng phạt hình sự, dân sự và hành chính. Trƣờng hợp có vi phạm, chủ sở hữu quyền có thể lựa chọn cách giải quyết thông qua các cơ quan xét xử, hành chính và hải quan với việc áp dụng các biện pháp nhƣ lệnh và các biện pháp trừng phạt hoặc tịch thu hay tiêu huỷ hàng giả nhãn hiệu. Trƣờng hợp vi phạm nghiêm trọng, chủ sở hữu quyền có thể yêu cầu áp dụng các biện pháp tạm thời nhƣ đình chỉ việc lƣu thông hàng hoá. Sự quy tụ giữa SHTT và thƣơng mại có ý nghĩa toàn cầu sâu sắc. Trong khi còn quá sớm để đánh giá hiệu quả (ảnh hƣởng) của Hiệp định TRIPS đối với các nƣớc đang phát triển, ta có thể thấy một số dấu hiệu về lợi ích lâu dài đối với cả các nƣớc phát triển và đang phát triển. Mối liên quan chặt chẽ giữa thƣơng mại và SHTT bắt buộc phải có sự thay đổi trong cách đánh giá đối với SHTT trên góc độ toàn cầu. Hiệp định TRIPS đã quy định một cơ chế mới và quan trọng nhằm bảo hộ SHTT theo trật tự quốc tế, đồng thời khuyến khích sự phát triển của
  32.  26  các quốc gia nghèo. 1.2.3 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NGHIÊN CỨU QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO TRIPS TRIPS quy định các tiêu chuẩn tối thiểu về bảo hộ SHCN mà bất kỳ thành viên nào của WTO cũng phải đạt đƣợc, trong đó có các điều khoản về sáng chế, nhãn hiệu, tên thƣơng mại, bí mật thƣơng mại Có thể nói, đây là lần đầu tiên việc bảo hộ SHCN đã trở thành điều kiện bắt buộc đối với các quốc gia muốn tham gia vào các hoạt động thƣơng mại quốc tế. Điều đó khẳng định nhận thức chung của thế giới đối với vai trò của SHCN và ý chí thống nhất trong việc thiết lập cơ cấu trật tự cạnh tranh thƣơng mại. Nhƣ vậy, việc hoàn thiện môi trƣờng pháp lý về SHTT nói chung và SHCN nói riêng đã trở thành một nhu cầu thực tế cấp bách trƣớc khi một nƣớc muốn gia nhập WTO. Trong hoạt động của mình, các doanh nghiệp – dù chỉ hoạt động ở trong một nƣớc – luôn luôn phải quan tâm tới các vấn đề về SHCN. Hơn nữa, mối quan hệ ngày càng tăng giữa thƣơng mại và SHCN đã làm cho nhiều nƣớc đang phát triển thừa nhận rằng sự sống còn của nền kinh tế thế giới dựa trên WTO đòi hỏi sự thừa nhận và bảo hộ quyền SHCN. Các nƣớc đang phát triển mong đợi kéo dài thời gian thi hành Hiệp định TRIPS và sẽ đƣợc hƣởng lợi từ việc bảo hộ thông qua hệ thống giải quyết tranh chấp của Hiệp định TRIPS. Nếu xét trong bối cảnh quan hệ toàn cầu và xem quyền SHCN nhƣ là động lực thúc đẩy đầu tƣ và thƣơng mại, thì việc bảo hộ quyền SHCN là một chiến lƣợc đúng đắn nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững. Kinh nghiệm cho thấy, “nền kinh tế Mỹ – một nền kinh tế tiêu biểu cho thƣơng mại nhập siêu – cho rằng tăng cƣờng quyền bảo hộ SHCN không những có thể thông qua việc chuyển nhƣợng và cấp phép thúc đẩy xuất khẩu thƣơng mại vô hình, hơn nữa còn có thể ngăn chặn đƣợc hàng giả, khiến cho hàng hoá có hàm lƣợng trí tuệ cao tăng trƣởng mạnh mẽ, từ đó có thể xoay chuyển đƣợc tình hình nhập siêu”[14].
  33.  27  Thực tế ở Việt Nam, sự bảo hộ quyền SHCN theo tiêu chuẩn quốc tế đã đƣợc ghi nhận đầy đủ trong hiệp định thƣơng mại song phƣơng với Hoa Kỳ, do vậy mà để đáp ứng đòi hỏi của Hiệp định TRIPS chúng ta không phải bổ sung gì nhiều. Tuy nhiên khoảng cách giữa pháp luật bảo hộ quyền SHCN (đã sửa đổi cho phù hợp) và sự thực thi trên bình diện vi mô hãy còn lớn. Một mặt, trong dân chúng Việt Nam mới chỉ vừa xuất hiện một ý thức về ý nghĩa của SHCN. Mặt khác, các cơ quan thực thi luật này chƣa hoạt động đƣợc nhƣ mong muốn, ngay cả đối với mong muốn của chính ngƣời Việt Nam. Vấn đề phối hợp điều hành giữa các cơ quan nhà nƣớc nhƣ Phòng quản lý thị trƣờng, Cảnh sát kinh tế, Hải quan còn thiếu chặt chẽ. Với mục tiêu gia nhập WTO, những thử thách đối với Việt Nam trong lĩnh vực này chủ yếu là: thực thi đầy đủ các đòi hỏi của TRIPS qua các bộ luật quốc gia, cải thiện về chức năng các cơ quan thi hành luật, xây dựng ý thức của ngƣời Việt Nam nhằm tôn trọng quyền SHCN cũng nhƣ hiểu đƣợc ý nghĩa của quyền SHCN trong việc xuất khẩu sản phẩm của mình một cách thành công đồng thời có các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp vƣợt qua các rào cản cũng nhƣ bảo vệ quyền SHTT tại nƣớc ngoài.
  34.  28  CHƢƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM THEO HIỆP ĐỊNH TRIPS 2.1 HỆ THỐNG PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 2.1.1 CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP Cho tới nay, việc quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động SHTT đƣợc giao cho hai cơ quan: Cơ quan quản lý Khoa học - Công nghệ và Cơ quan quản lý Văn hoá - Thông tin. Theo cách phân công nhƣ vậy, đã hình thành hai “trục” quản lý: trục quản lý về SHCN và trục quản lý về bản quyền tác giả (trong đó bao gồm cả quyền liên quan). Quản lý về SHCN ở cấp Trung ƣơng là Bộ Khoa học và Công nghệ, trong đó chịu trách nhiệm trực tiếp là Cục SHTT. Ở các địa phƣơng chịu sự quản lý của các Sở Khoa học và Công nghệ, trong đó chịu trách nhiệm trực tiếp là một Phòng hoặc bộ phận chức năng thuộc Sở (hình 2.1). Riêng thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội và thành phố Hải Phòng có tổ chức thành Phòng Sở hữu công nghiệp; các tỉnh, thành phố khác đều là các Phòng ghép, ở một số tỉnh, đó là Phòng Thông tin tƣ liệu và SHCN, ở một số tỉnh khác, đó là Phòng Quản lý công nghệ và SHCN Bộ Khoa học và Công nghệ TRUNG ƢƠNG Cục Sở hữu trí tuệ Sở Khoa học và Công nghệ Tỉnh/TP ĐỊA PHƢƠNG TỈNH/TP Phßng Së h÷u C«ng nghiÖp Phßng Qu¶n lý c«ng nghÖ vµ SHCN H×nh 2.1: Ph©n cÊp qu¶n lý trùc tiÕp së h÷u c«ng nghiÖp[12]
  35.  29  Côc SHTT lµ c¬ quan gióp Bé Khoa häc vµ C«ng nghÖ thùc thi nhiÖm vô thèng nhÊt qu¶n lý ho¹t ®éng SHCN trong c¶ n•íc, trùc tiÕp tiÕn hµnh c¸c thñ tôc x¸c lËp quyÒn SHCN ®èi víi s¸ng chÕ, gi¶i ph¸p h÷u Ých, kiÓu d¸ng c«ng nghiÖp, nh·n hiÖu hµng ho¸, tªn gäi xuÊt xø hµng ho¸ vµ thiÕt kÕ bè trÝ m¹ch tÝch hîp b¸n dÉn Côc SHTT còng chÞu tr¸ch nhiÖm tæ chøc vµ qu¶n lý c¸c ho¹t ®éng th«ng tin SHCN, båi d•ìng c¸n bé nghiÖp vô cho c¸c ngµnh vµ ®Þa ph•¬ng Côc SHTT kh«ng cã chøc n¨ng b¶o ®¶m thùc thi (kh«ng cã thÈm quyÒn xö ph¹t hµnh chÝnh, kh«ng ®•îc tiÕn hµnh c¸c biÖn ph¸p chÕ tµi liªn quan ®Õn SHCN). C¸c Së Khoa häc vµ C«ng nghÖ chÞu tr¸ch nhiÖm qu¶n lý mäi mÆt ho¹t ®éng SHCN ë ®Þa ph•¬ng. C¸c Phßng hoÆc bé phËn qu¶n lý SHCN cña Së Khoa häc vµ C«ng nghÖ trùc tiÕp thùc hiÖn c¸c nhiÖm vô nãi trªn vµ còng kh«ng cã thÈm quyÒn tiÕn hµnh c¸c biÖn ph¸p chÕ tµi liªn quan ®Õn SHCN. ViÖc b¶o ®¶m c¸c ®iÒu kiÖn ph¸p lý ®Ó chñ thÓ quyÒn SHTT thùc hiÖn c¸c quyÒn cña m×nh, khi x¶y ra tranh chÊp, x©m ph¹m, vi ph¹m quyÒn SHTT, cã c¸c c¬ quan sau ®©y ®Ó tiÕn hµnh c¸c thñ tôc ph¸p lý nh»m gi¶i quyÕt theo tr×nh tù víi c¸c biÖn ph¸p chÕ tµi d©n sù, hµnh chÝnh hoÆc h×nh sù mét c¸ch phï hîp: Thø nhÊt, toµ ¸n nh©n d©n cÊp tØnh, thµnh phè trùc thuéc Trung •¬ng cã chøc n¨ng tiÕn hµnh c¸c tr×nh tù d©n sù vµ h×nh sù; Thø hai, c¸c uû ban nh©n d©n c¸c cÊp, c¸c c¬ quan Qu¶n lý thÞ tr•êng (Bé Th•¬ng m¹i), thanh tra khoa häc – c«ng nghÖ, c¶nh s¸t kinh tÕ cã chøc n¨ng ¸p dông c¸c biÖn ph¸p hµnh chÝnh ®Ó xö lý c¸c vi ph¹m, x©m ph¹m vÒ SHCN ë thÞ tr•êng néi ®Þa; Thø ba, c¸c c¬ quan H¶i quan cã chøc n¨ng ¸p dông c¸c biÖn ph¸p hµnh chÝnh ®Ó xö lý c¸c vi ph¹m, x©m ph¹m vÒ SHTT ë biªn giíi vµ trong ho¹t ®éng xuÊt nhËp khÈu. 2.1.2 CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP Hệ thống các văn bản pháp luật đề cập và điều chỉnh hoạt động SHTT đầu tiên phải kể đến là Hiến pháp nƣớc Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. Điều 60 của Hiến pháp quy định “công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất,
  36.  30  sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khác. Nhà nƣớc bảo hộ quyền tác giả, quyền SHCN”. Đây chính là cơ sở để ban hành các văn bản quan trọng tiếp theo. Sau Hiến pháp, Bộ Luật dân sự Việt Nam đƣợc Quốc hội thông qua ngày 28/10/1995 với 838 điều, là văn bản pháp luật cơ bản, quan trọng cho các văn bản dƣới luật khác. Trong Bộ Luật dân sự này, Phần thứ sáu, các quy định liên quan đến SHCN đƣợc đề cập tại Chƣơng II các Điều từ 780 đến 805 quy định về quyền SHCN và Chƣơng III gồm các Điều từ 806 đến 825 quy định về chuyển giao công nghệ. Các văn bản pháp luật đƣợc sắp xếp có chủ ý thành hai “khối” riêng biệt, một khối về SHCN (sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn địa lý, tên thƣơng mại, bí mật kinh doanh, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh) và khối thứ hai về bản quyền tác giả (quyền tác giả và quyền liên quan). Vấn đề quyền SHCN còn đƣợc đề cập tới trong một số văn bản pháp luật khác liên quan, trong đó có: Bộ luật Hình sự (1999) các Điều 156, 157, 158, 170, 171 về tội sản xuất, buôn bán hàng giả, tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền SHCN, và tội xâm phạm quyền SHCN; Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ban hành ngày 02/07/2002; Luật Khoa học và công nghệ ban hành ngày 28/06/2000 gồm 8 chƣơng 59 Điều, quy định về tổ chức khoa học và công nghệ, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ, việc tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ; Luật Hải quan ban hành ngày 12/07/2001: Chƣơng III, Mục 5 quy định về việc tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền SHTT Dƣới Bộ luật và Luật, Việt Nam còn có hệ thống các văn bản dƣới luật hƣớng dẫn chi tiết những nội dung liên quan đến SHCN, bao gồm: Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996 quy định chi tiết về SHCN đã đƣợc sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 06/2001/NĐ-CP ngày 01/02/2001 của Chính phủ;
  37.  31  Nghị định số 60/CP ngày 6/6/1997 hƣớng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nƣớc ngoài; Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 06/03/1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN; Nghị định số 60/CP ngày 06/06/1997 của Chính phủ hƣớng dẫn thi hành các quy định của Bộ Luật Dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nƣớc ngoài; Nghị định 54/CP ngày 03/10/2000 về bảo hộ quyền SHCN đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thƣơng mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới SHCN; Nghị định 101/2001/NĐ-CP hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan (Điều 14); Nghị định 42/CP ngày 02/05/2003 về bảo hộ quyền SHCN đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; Thông tƣ số 3055/TT-SHCN ngày 31/12/1996 của Bộ trƣởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng hƣớng dẫn thi hành các quy định về thủ tục xác lập quyền SHCN và một số thủ tục khác trong Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về SHCN; Thông tƣ 825/2000/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ hƣớng dẫn thi hành NĐ 12/CP ngày 06/03/1999 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN; Thông tƣ số 1254/1999/TT-BKHCNMT ngày 12 tháng 7 năm 1999 hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 45/1998/NĐ-CP ngày 1/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ; Thông tƣ 49/BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số nội dung của TT 825/2000/TT-BKHCN ngày 05/03/2000 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN; Thông tƣ 29/TT-BKHCN ngày 05/11/2003 của Bộ Khoa học và Công nghệ hƣớng dẫn thực hiện các thủ tục xác lập quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp;
  38.  32  Thông tƣ 30/TT-BKHCN ngày 05/11/2003 của Bộ Khoa học và Công nghệ hƣớng dẫn thực hiện các thủ tục xác lập quyền SHCN đối với sáng chế, giải pháp hữu ích; Thông tƣ 132/BTC ngày 30/12/2004 hƣớng dẫn chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí SHCN (sửa đổi Thông tƣ 23); Thông tƣ 129/TTLT-BTC-BKHCN của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 29/12/2004 hƣớng dẫn thi hành các biện pháp kiểm soát biên giới về SHCN đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; Cơ sở pháp lý cho các đối tƣợng SHCN đƣợc bảo hộ tại Việt Nam đƣợc tóm tắt tại bảng 2.1: Bảng 2.1: Cơ sở pháp lý cơ bản bảo hộ quyền SHCN tại Việt Nam STT Đối tƣợng bảo hộ Cơ sở pháp lý 1 Sáng chế Bộ luật Dân sự ngày28/10/1995 (Phần VI), Nghị định số 63/CP, ngày 24/10/1996 đƣợc sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 06/2001/NĐ- CP, ngày 01/02/2001. 2 Giải pháp hữu ích -nt- 3 Kiểu dáng công nghiệp -nt- 4 Nhãn hiệu hàng hoá -nt- 5 Tên gọi xuất xứ hàng hóa -nt- 6 Chỉ dẫn địa lý Nghị định số 54/2000/NĐ-CP, ngày 03/10/2000 của Chính phủ. 7 Bí mật kinh doanh -nt- 8 Tên thƣơng mại -nt- 9 Quyền chống cạnh tranh -nt- không lành mạnh 10 Thiết kế bố trí mạch tích Nghị định số 42/2003/NĐ-CP, ngày hợp bán dẫn 02/05/2003 của Chính phủ. 2.2 SỰ PHÙ HỢP GIỮA VĂN BẢN LUẬT PHÁP CỦA VIỆT NAM VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VỚI TRIPS 2.2.1 NHỮNG ĐIỂM PHÙ HỢP GIỮA CÁC QUY ĐỊNH CỦA VIỆT NAM VỚI TRIPS 2.2.1.1 Phần các quy định chung: Thứ nhất, các đối tượng được bảo hộ SHCN của Việt Nam và TRIPS đã tương đồng.
  39.  33  Đến nay, các đối tƣợng SHTT thuộc nhóm quyền SHCN đƣợc bảo hộ theo Bộ Luật dân sự năm 1995, Nghị định 54/2000/NĐ-CP, Nghị định 42/2003/NĐ- CP đã phù hợp với các quy định của TRIPS bao gồm: (i) sáng chế; (ii) giải pháp hữu ích (bao gồm cả mẫu hữu ích); (iii) kiểu dáng công nghiệp; (iv) nhãn hiệu hàng hoá (gồm cả nhãn hiệu dịch vụ); (v) chỉ dẫn địa lý hàng hoá (gồm cả tên gọi xuất xứ hàng hoá); (vi) tên thƣơng mại; (vii) bí mật kinh doanh; (viii) thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; và (ix) quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Thứ hai, Việt Nam cũng đã dành quyền ưu tiên và sự bảo hộ cho người nước ngoài theo nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) và quy chế thương mại bình thường (MFN) phù hợp với TRIPS. Pháp luật về SHTT Việt Nam hoàn toàn không phân biệt đối xử giữa các chủ thể nƣớc ngoài và hầu nhƣ không phân biệt đối xử giữa chủ thể nƣớc ngoài với chủ thể Việt Nam. Điều 13 Nghị định 60/CP (1997) có quy định quyền SHCN của tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài đƣợc bảo hộ theo quy định của pháp luật quốc gia và các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam tham gia. “Cá nhân, pháp nhân nƣớc ngoài đƣợc hƣởng mọi quyền và chịu mọi nghĩa vụ nhƣ đối với chủ thể Việt Nam”[22]. Chỉ có một ngoại lệ về nguyên tắc đối xử quốc gia là yêu cầu ngƣời nƣớc ngoài không thƣờng trú tại Việt Nam phải nộp đơn đăng ký SHCN thông qua tổ chức dịch vụ đại diện về SHCN (ngoại lệ này đƣợc TRIPS cho phép). Theo Điều 790 Bộ luật Dân sự và Điều 17 Nghị định 63/CP (sửa đổi), đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá đƣợc hƣởng quyền ƣu tiên theo ngày nộp đơn, hoặc theo ngày nộp đơn đầu tiên hoặc ngày trƣng bày tại triển lãm quốc tế chính thức tại một nƣớc thành viên điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam tham gia trƣớc ngày nộp đơn không quá một thời hạn nhất định. Thứ ba, nghĩa vụ tham gia các điều ước quốc tế về bảo hộ SHCN cũng đã được đảm bảo theo TRIPS.
  40.  34  TRIPS không yêu cầu các thành viên phải tham gia bất cứ điều ƣớc quốc tế nào về SHTT. Tuy nhiên, TRIPS yêu cầu các thành viên phải tuân thủ các Điều 1 đến 12 và Điều 19 Công ƣớc Paris về bảo hộ SHCN. Thực ra, đây chỉ là kỹ thuật lập pháp để tránh viết lại toàn bộ các nội dung đƣợc thể hiện trong công ƣớc này, không liên quan đến việc tham gia hay tƣ cách thành viên của công ƣớc này. Tuy nhiên Việt Nam cũng đã tham gia: Công ƣớc Paris về bảo hộ SHCN (1967) vào năm 1949, Hiệp ƣớc Hợp tác Patent (1970) vào năm 1993, Thoả ƣớc Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá vào năm 1949. Đây là điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong việc tuân thủ các quy định của TRIPS. 2.2.1.2 Các quy định chi tiết về đối tƣợng bảo hộ: a) Sáng chế và giải pháp hữu ích: Pháp luật hiện hành về bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích đã phù hợp với các Điều 2, 27 đến 34 của Hiệp định TRIPS, cụ thể như sau: Về đối tƣợng và tiêu chuẩn bảo hộ: theo Điều 782, 783 Bộ luật Dân sự, giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế- xã hội đƣợc bảo hộ là giải pháp hữu ích, nếu còn có trình độ sáng tạo thì đƣợc bảo hộ là sáng chế. Các tiêu chí để đánh giá từng tiêu chuẩn bảo hộ đó đƣợc quy định tại Điều 4 Nghị định 63/CP (sửa đổi) và đƣợc chi tiết hoá tại Thông tƣ 30/2003/TT-BKHCN. Những giải pháp kỹ thuật bị loại trừ không đƣợc bảo hộ là các đối tƣợng đƣợc bảo hộ theo hệ thống khác. Về nội dung và giới hạn quyền: theo Điều 796 Bộ luật Dân sự và các Điều 34-37 Nghị định 63/CP (sửa đổi) chủ sở hữu có các quyền sử dụng, định đoạt sáng chế/giải pháp hữu ích và đƣợc pháp luật bảo vệ các quyền này. Nội dung quyền sử dụng đƣợc quy định cụ thể tại Điều 34.1 Nghị định 63/CP (sửa đổi), gồm: sản xuất sản phẩm đƣợc bảo hộ; áp dụng quy trình đƣợc bảo hộ; khai thác sản phẩm đƣợc bảo hộ; đƣa vào lƣu thông; quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để bán và nhập khẩu sản phẩm đƣợc bảo hộ hoặc sản phẩm đƣợc sản xuất theo quy trình đƣợc bảo hộ. Theo Điều 803 Bộ luật Dân sự và Điều 52. 1 Nghị định 63/CP (sửa đổi), các ngoại lệ hạn chế quyền sử dụng sáng chế/giải pháp hữu ích gồm: quyền
  41.  35  của ngƣời sử dụng trƣớc; li-xăng không tự nguyện; sử dụng không nhằm mục đích kinh doanh; sử dụng sản phẩm đƣợc đƣa ra thị trƣờng, kể cả thị trƣờng nƣớc ngoài một cách hợp pháp, sử dụng chỉ nhằm duy trì hoạt động của các phƣơng tiện vận tải của nƣớc ngoài quá cảnh, tạm thời ở Việt Nam. Về xác lập quyền: theo Điều 789 Bộ luật Dân sự và Điều 14.1 Nghị định 63/CP (sửa đổi), quyền SHCN đối với sáng chế/giải pháp hữu ích thuộc về ngƣời đầu tƣ để tạo ra sáng chế/giải pháp hữu ích. Theo Điều 788 Bộ luật Dân sự và Điều 52.1 Nghị định 63/CP (sửa đổi), quyền chỉ phát sinh trên cơ sở Văn bằng bảo hộ do Cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cấp theo thủ tục quy định tại các Điều 8-32 Nghị định 63/CP (sửa đổi) và chi tiết hoá tại Thông tƣ 30/2003/TT- BKHCN. Về thời hạn bảo hộ: theo quy định tại Nghị định 63/CP (Điều 9 khoản 2), Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực đến hết 20 năm và 10 năm đối với bằng độc quyền giải pháp hữu ích tính từ ngày nộp đơn hợp lệ. Theo TRIPS thì thời hạn bảo hộ không đƣợc kết thúc trƣớc khi hết 20 năm tính từ ngày nộp đơn. b) Kiểu dáng công nghiệp: Pháp luật hiện hành về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đã phù hợp với các Điều 2, 25, 26 Hiệp định TRIPS. Về đối tƣợng và tiêu chuẩn bảo hộ: theo Điều 784 Bộ luật Dân sự, hình dáng bên ngoài của sản phẩm, đƣợc thể hiện bằng đƣờng nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó đƣợc bảo hộ dƣới danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp nếu có tính mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp. Các tiêu chí để đánh giá từng tiêu chuẩn bảo hộ đó đƣợc quy định tại Điều 5 Nghị định 63/CP (sửa đổi) và đƣợc chi tiết hoá tại Thông tƣ 29/2003/TT-BKHCN. Về nội dung và giới hạn quyền: theo quy định tại Bộ luật Dân sự (Điều 796), chủ sở hữu có các quyền sử dụng, định đoạt kiểu dáng công nghiệp và đƣợc bảo vệ quyền. Nội dung quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp đƣợc quy định cụ thể tại Điều 34.2 Nghị định 63/CP (sửa đổi), gồm: sản xuất, đƣa vào lƣu thông,
  42.  36  quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp. Theo Điều 803 Bộ luật Dân sự và Điều 52.1 Nghị định 63/CP (sửa đổi) quy định các ngoại lệ hạn chế quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp nhƣ đối với sáng chế/giải pháp hữu ích. Về xác lập quyền: các quy định về căn cứ xác lập quyền (chủ thể đƣợc hƣởng sự bảo hộ) và nguyên tắc phát sinh quyền đối với kiểu dáng công nghiệp đƣợc quy định chung với sáng chế/giải pháp hữu ích. Thủ tục xác lập quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp đƣợc quy định chi tiết tại Thông tƣ 29/2003/TT-BKHCN. Về thời hạn bảo hộ: theo Khoản 2 Điều 9 Nghị định 63/CP, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực 5 năm, đƣợc gia hạn liên tiếp 2 lần, mỗi lần 5 năm. Theo TRIPS thì thời hạn bảo hộ quy định ít nhất phải là 10 năm. c) Nhãn hiệu hàng hoá: Pháp luật hiện hành về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của Việt Nam đã cơ bản phù hợp với Hiệp định TRIPS tại các Điều 2 và từ Điều 15 đến 21. Về đối tƣợng và tiêu chuẩn bảo hộ: theo Điều 785 Bộ luật Dân sự, những dấu hiệu dƣới dạng từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó đƣợc thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc, có thể phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau đƣợc bảo hộ dƣới danh nghĩa nhãn hiệu hàng hoá (bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ). Các tiêu chí để đánh giá tiêu chuẩn bảo hộ đƣợc quy định cụ thể tại Điều 6 Nghị định 63/CP (sửa đổi). Theo Điều 2 Nghị định 63/CP (sửa đổi), các loại nhãn hiệu đặc biệt cũng đƣợc bảo hộ bao gồm nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu nổi tiếng. Về nội dung và giới hạn quyền: theo Điều 796 Bộ luật Dân sự và các Điều 34-37 Nghị định 63/CP (sửa đổi) chủ sở hữu có các quyền sử dụng, định đoạt nhãn hiệu hàng hoá và đƣợc bảo vệ quyền. Nội dung quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá quy định tại Điều 34.3 Nghị định 63/CP (sửa đổi) bao gồm: gắn nhãn
  43.  37  hiệu lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phƣơng tiện kinh doanh; lƣu thông, chào hàng, quảng cáo, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hoá mang nhãn hiệu. Về xác lập quyền: theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 63/CP, cơ sở xác lập quyền là hoạt động sản xuất, thƣơng mại, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân kinh doanh. Theo Điều 788 Bộ luật Dân sự và Điều 8 Nghị định 63/CP, quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá đƣợc phát sinh trên cơ sở Văn bằng bảo hộ hoặc quyết định chấp nhận (đối với nhãn hiệu đăng ký quốc tế) hoặc quyết định công nhận (đối với nhãn hiệu nổi tiếng) do cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền cấp. Thủ tục xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu hàng hoá đƣợc quy định chi tiết tại Thông tƣ 3055/TT-SHCN. Về thời hạn bảo hộ: theo Nghị định 63/CP (Điều 9 khoản 2), Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ, có thể đƣợc gia hạn liên tiếp nhiều lần, mỗi lần 10 năm. Thời hạn hiệu lực của đăng ký quốc tế cũng nhƣ vậy. Quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng đƣợc bảo hộ vô thời hạn[22]. Theo Điều 18 TRIPS quy định về thời hạn bảo hộ: đăng ký lần đầu và mỗi lần gia hạn đăng ký một nhãn hiệu hàng hoá phải có thời hạn hiệu lực không dƣới bảy năm và không giới hạn số lần gia hạn. d) Chỉ dẫn địa lý Pháp luật hiện hành của Việt Nam về bảo hộ chỉ dẫn địa lý (bao gồm tên gọi xuất xứ hàng hoá) cơ bản đã phù hợp với các yêu cầu tại các Điều 2 và Điều 22 Hiệp định TRIPS. Về đối tƣợng và tiêu chuẩn bảo hộ: “thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hoá, thể hiện dƣới dạng một từ ngữ, dấu hiệu, biểu tƣợng, hình ảnh dùng để chỉ một quốc gia, một vùng lãnh thổ hoặc một địa phƣơng là nơi mà hàng hoá đƣợc sản xuất ra và nhằm chỉ dẫn rằng chất lƣợng, uy tín, danh tiếng mà hàng hoá có đƣợc liên quan đến nguồn gốc địa lý đó đƣợc bảo hộ dƣới danh nghĩa chỉ dẫn địa lý”[24]. Theo Điều 786 Bộ luật Dân sự và Điều 7 Nghị định 63/CP (sửa đổi), một dạng chỉ dẫn địa lý đặc biệt là tên địa lý của nƣớc, địa phƣơng dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng có tính chất, chất lƣợng đặc thù dựa trên các điều kiện
  44.  38  địa lý độc đáo và ƣu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, con ngƣời hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó đƣợc bảo hộ dƣới danh nghĩa tên gọi xuất xứ hàng hoá. Những chỉ dẫn địa lý, tên gọi xuất xứ hàng hoá đã trở thành tên chung của hàng hoá do đó mất chức năng chỉ dẫn nguồn gốc địa lý đều không đƣợc bảo hộ. Về nội dung và giới hạn quyền: theo Điều 12 Nghị định 54/2000/NĐ- CP/Điều 797 Bộ luật Dân sự và khoản 3 Điều 34 Nghị định 63/CP, quyền SHCN đối với chỉ dẫn địa lý/tên gọi xuất xứ hàng hoá là quyền sử dụng các đối tƣợng đó, dƣới các hình thức thể hiện trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phƣơng tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch; lƣu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hoá đó. Chủ thể nắm quyền sử dụng không đƣợc chuyển giao quyền cho ngƣời khác, đƣợc bảo vệ quyền của mình. Về xác lập quyền: theo Điều 11 Nghị định 54/2000/NĐ-CP/Điều 797 Bộ luật Dân sự và khoản 3 Điều 34 Nghị định 63/CP, cơ sở xác lập quyền là hoạt động sản xuất buôn bán hàng hoá và các điều kiện địa lý tồn tại một cách khách quan. Quyền sở hữu thuộc về quốc gia, quyền sử dụng thuộc về cộng đồng các doanh nghiệp bản địa. Theo Điều 5 Nghị định 54/2000/NĐ-CP, quyền đối với chỉ dẫn địa lý tự dộng phát sinh, còn theo Điều 788 Bộ luật Dân sự và khoản 1 Điều 8 Nghị định 63/CP, quyền đối với tên gọi xuất xứ hàng hoá đƣợc phát sinh trên cơ sở Văn bằng bảo hộ do cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền cấp. Thủ tục xác lập quyền SHCN đối với tên gọi xuất xứ hàng hoá đƣợc quy định chi tiết tại Thông tƣ 3055/TT-SHCN (1996). Về thời hạn bảo hộ: quyền SHCN đối với chỉ dẫn địa lý/tên gọi xuất xứ hàng hoá đƣợc bảo hộ vô thời hạn đến chừng nào đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn bảo hộ. e) Tên thƣơng mại Pháp luật hiện hành về bảo hộ tên thương mại đã phù hợp với các quy định tại Công ước Paris vì vậy cũng phù hợp với TRIPS (do TRIPS không có quy định riêng về bảo hộ tên thương mại mà yêu cầu các Thành viên phải bảo hộ tên thương mại theo quy định của Công ước Paris về bảo hộ SHCN).
  45.  39  Về đối tƣợng và tiêu chuẩn bảo hộ: “tên gọi một chủ thể kinh doanh đƣợc bảo hộ dƣới danh nghĩa tên thƣơng mại nếu đƣợc cấu thành bằng tập hợp chữ cái phát âm đƣợc, có thể có kèm theo chữ số, có khả năng phân biệt chủ thể đó với chủ thể khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh”[24]. Các đối tƣợng không đƣợc bảo hộ là tên gọi của các chủ thể không hoạt động kinh doanh, tên thƣơng mại xung đột với tên thƣơng mại hoặc nhãn hiệu hàng hoá của ngƣời khác đã đƣợc xác lập từ trƣớc. Về nội dung và giới hạn quyền: theo Điều 16 Nghị định 54/2000/NĐ-CP, chủ sở hữu có quyền sử dụng, định đoạt tên thƣơng mại và đƣợc bảo vệ quyền của mình. Quyền sử dụng là quyền dùng tên thƣơng mại để xƣng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thƣơng mại đó trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và quảng cáo. Việc chuyển giao tên thƣơng mại chỉ đƣợc tiến hành cùng với toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dƣới tên thƣơng mại đó. Về xác lập quyền: theo Điều 5 và 15 Nghị định 54/2000/NĐ-CP, quyền đối với tên thƣơng mại tự động phát sinh trên cơ sở sử dụng trong kinh doanh. Về thời hạn bảo hộ: theo Điều 5 Nghị định 54/2000/NĐ-CP, tên thƣơng mại đƣợc bảo hộ chừng nào còn đƣợc sử dụng. f) Bí mật kinh doanh Pháp luật hiện hành của Việt Nam về bảo hộ bí mật kinh doanh đã phù hợp với yêu cầu tại Điều 39 Hiệp định TRIPS. Về đối tƣợng và tiêu chuẩn bảo hộ: theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định 54/2000/NĐ-CP quy định các thông tin bí mật đƣợc bảo hộ dƣới danh nghĩa bí mật kinh doanh nếu có giá trị kinh doanh, đƣợc bảo mật bằng các biện pháp cần thiết. Về nội dung và giới hạn quyền: theo Điều 8 và Điều 18 Nghị định 54/2000/NĐ-CP, chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt bí mật kinh doanh và đƣợc bảo vệ chống lại các hành vi tiếp cận thông tin bí mật bằng
  46.  40  cách chống lại các biện pháp bảo mật, bộc lộ, sử dụng thông tin bí mật, kể cả dữ liệu thử nghiệm đƣợc đệ trình theo thủ tục xin phép lƣu hành sản phẩm. Về thời hạn bảo hộ: theo Điều 8 Nghị định 54/2000/NĐ-CP, bí mật kinh doanh đƣợc bảo hộ vô thời hạn, chừng nào còn đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ. g) Thiết kế bố trí mạch tích hợp Pháp luật về bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn đã cơ bản phù hợp với các các Điều 35, 36, 38 của Hiệp định TRIPS. Về đối tƣợng và tiêu chuẩn bảo hộ: theo Điều 4 Nghị định 42/2003/NĐ- CP, cấu trúc không gian (thiết kế hình học) mạch IC bán dẫn đƣợc bảo hộ dƣới danh nghĩa thiết kế bố trí nếu có tính nguyên gốc - là kết quả lao động sáng tạo của chính tác giả và chƣa đƣợc biết đến rộng rãi tại thời điểm đƣợc tạo ra. Về nội dung và giới hạn quyền: theo Điều 21 Nghị định số 42/2003/NĐ- CP, chủ sở hữu có quyền sử dụng, quyền định đoạt thiết kế bố trí và đƣợc bảo vệ các quyền khi bị xâm phạm. Nội dung quyền sử dụng thiết kế bố trí theo Điều 22 Nghị định 42/2003/NĐ-CP bao gồm các hành vi nhằm mục đích kinh doanh: (i) Sao chép thiết kế bố trí, kể cả dƣới dạng sản xuất IC; (ii) Phân phối, nhập khẩu bản sao thiết kế bố trí, kể cả dƣới dạng IC hoặc hàng hoá chứa IC sao chép. Theo Điều 28 Nghị định 42/2003/NĐ-CP, các ngoại lệ hạn chế quyền của chủ sở hữu gồm: sử dụng phi thƣơng mại; phân phối, nhập khẩu bản sao trái phép một cách vô ý thức; phân phối, nhập khẩu bản sao do ngƣời khác đƣa ra thị trƣờng một cách hợp pháp; sử dụng thiết kế bố trí nguyên gốc đƣợc tạo ra theo công nghệ ngƣợc, hoặc đƣợc tạo ra một cách độc lập, trong đó không có li-xăng không tự nguyện. Về xác lập quyền: quyền SHCN đối với thiết kế bố trí dành cho ngƣời đầu tƣ sáng tạo, đƣợc xác lập theo Văn bằng bảo hộ do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cấp theo thủ tục quy định tại các Điều 6 đến Điều 20 Nghị định 42/2003/NĐ-CP. Về thời hạn bảo hộ: thời hạn hiệu lực của Văn bằng bảo hộ theo Khoản 2 Điều 7 Nghị định 42/2003/NĐ-CP là 10 năm, kể từ ngày cấp Văn bằng hoặc
  47.  41  ngày thiết kế bố trí đƣợc khai thác thƣơng mại lần đầu tiên, hoặc 15 năm, kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí, phù hợp với nội dung Điều 38 của TRIPS. 2.2.1.3 Chống cạnh tranh không lành mạnh Các quy định về cạnh tranh không lành mạnh là vấn đề cần quan tâm khi thực thi bảo hộ quyền SHTT. Vấn đề này giữa pháp luật của Việt Nam và TRIPS (dẫn chiếu sang công ước Paris) cũng đã có những điểm tương đồng. Về đối tƣợng và tiêu chuẩn bảo hộ, theo Khoản 1 Điều 24 Nghị định 54/2000/NĐ-CP quy định các hành vi bị cấm vì mang bản chất cạnh tranh không lành mạnh hành vi sử dụng các chỉ dẫn thƣơng mại để làm sai lệch nhận thức và thông tin về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ nhằm lợi dụng hoặc gây tổn hại uy tín, danh tiếng của ngƣời sản xuất kinh doanh khác hoặc gây nhầm lẫn cho ngƣời tiêu dùng về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lƣợng, số lƣợng hoặc đặc điểm của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ phù hợp với Điều 2 của TRIPS và Điều 10bis của công ƣớc Paris về cạnh tranh không lành mạnh. Về nội dung bảo hộ, Khoản 2 Điều 25 Nghị định 54/2000/NĐ-CP quy định rằng các hội ngƣời tiêu dùng, hội nghề nghiệp của các tổ chức, cá nhân có quyền đại diện cho các hội viên của mình thực hiện quyền yêu cầu các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền tiến hành các biện pháp bảo đảm thực thi quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Tổ chức, cá nhân bị cạnh tranh không lành mạnh, các hội ngƣời tiêu dùng, hội nghề nghiệp (Điều 25 Nghị định 54/2000/NĐ-CP) có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền: buộc chấm dứt hành vi, bồi thƣờng thiệt hại, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ngƣời có hành vi cạnh tranh không lành mạnh. 2.2.1.4 Bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp Pháp luật hiện hành về bảo đảm thực thi quyền SHTT tại Việt Nam trên cơ sở Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2004, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002, Nghị định 31/2001/NĐ-CP, Nghị định 12/1999/NĐ-CP, Bộ luật Hình sự
  48.  42  và Luật Hải quan 2001 đã cơ bản phù hợp với các Điều từ 41 đến 61 tại Hiệp định TRIPS đối với các đối tượng SHCN. Về trình tự dân sự: bộ luật Tố tụng dân sự 2004 đã đƣa ra những nguyên tắc chung thích hợp và một số quy định riêng cần thiết để giải quyết các tranh chấp về SHCN. Về trình tự hành chính và hình sự: các biện pháp hành chính là buộc bên vi phạm phải đình chỉ xâm phạm, kể cả nhập khẩu hàng hoá xâm phạm, khắc phục hậu quả, tiêu huỷ phƣơng tiện xâm phạm và yếu tố vi phạm, xử phạt (bằng tiền, cảnh cáo, thu hồi giấy phép kinh doanh) ; Hải quan có thẩm quyền tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm quyền SHTT đã phù hợp với Điều 51 về “đình chỉ thông quan tại các cơ quan Hải quan” của Hiệp định TRIPS. Nếu các vi phạm có tính chất cố ý xâm phạm, xâm phạm với quy mô thƣơng mại hay gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị áp dụng các chế tài hình sự quy định tại Bộ luật Hình sự 1999 phù hợp với Điều 61 Hiệp định TRIPS. 2.2.2 NHỮNG ĐIỂM CHƢA PHÙ HỢP GIỮA CÁC QUY ĐỊNH CỦA VIỆT NAM VỚI TRIPS Thứ nhất, về sáng chế và giải pháp hữu ích, cần phải quy định rõ hơn về các điều kiện tổng quát và bổ sung quy định về điều kiện cụ thể đối với việc cấp li-xăng không tự nguyện để bảo đảm tuân thủ Điều 31 Hiệp định TRIPS quy định về các hình thức sử dụng khác không đƣợcphép của ngƣời nắm giữ quyền. Thứ hai, về nhãn hiệu hàng hoá, quy định về thủ tục công nhận nhãn hiệu nổi tiếng còn thiếu. Thứ ba, về chỉ dẫn địa lý, do còn thiếu quy định về việc xác định và công nhận tính chất đặc thù của hàng hoá ví dụ nhƣ “bảo hộ bổ sung đối với các chỉ dẫn địa lý dùng cho rƣợu vang và rƣợu mạnh”[15] và về hoạt động quản lý tập thể đối với chỉ dẫn địa lý nên hiệu lực thực tế rất thấp. Thứ tƣ, về tên thƣơng mại: tuy TRIPS không quy định riêng về tên thƣơng mại mà yêu cầu bảo hộ theo Công ƣớc Paris nhƣng Việt Nam cần bổ sung quy
  49.  43  định để bảo đảm việc đăng ký tên doanh nghiệp để đảm bảo không gây xung đột với việc bảo hộ tên thƣơng mại và nhãn hiệu hàng hoá. Thứ năm, về bí mật kinh doanh, các quy định cần phải đƣợc cụ thể hoá hơn nữa để tăng khả năng áp dụng thực tiễn. Thứ sáu, về thiết kế bố trí mạch tích hợp, pháp luật hiện hành của Việt Nam còn thiếu quy định chi tiết về thủ tục xác lập quyền (chƣa quy định thời hạn thẩm định xét nghiệm đơn). Thứ bảy, về cạnh tranh không lành mạnh, do đây là vấn đề phức tạp nên các quy định cần phải đƣợc cụ thể hoá hơn nữa để tăng tính khả thi. Thứ tám, về vấn đề bảo đảm thực thi quyền SHCN, cấp xét xử phúc thẩm là Toà án Nhân dân tối cao cần thành lập Toà chuyên trách về SHTT. Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh thuộc về ngƣời đƣa ra yêu cầu trƣớc Toà án (khoản 1 Điều 6 và khoản 1 Điều 79 Bộ Luật Tố tụng dân sự) là cần thiết và hợp lý, nhƣng cần phải có ngoại lệ trong trƣờng hợp việc chứng minh phụ thuộc vào chính đối phƣơng. Việc hoán đổi nghĩa vụ chứng minh nhƣ vậy cần thiết trong trƣờng hợp chủ sáng chế quy trình khởi kiện hành vi sản xuất lƣu thông sản phẩm trùng với sản phẩm đƣợc sản xuất theo quy trình độc quyền của mình (bởi vì cùng một sản phẩm có thể do nhiều quy trình sản xuất khác nhau tạo ra). Trƣờng hợp này, quy định bên bị có nghĩa vụ chứng minh rằng sản phẩm của mình đƣợc sản xuất bằng quy trình khác với quy trình thuộc quyền sở hữu của bên nguyên là phù hợp với yêu cầu của Hiệp định TRIPS tại Điều 34. Để “toà án có thể trực tiếp hoặc bằng văn bản yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lƣu giữ cung cấp cho mình chứng cứ”[2] thì cần phải có chế tài để bảo đảm việc cung cấp chứng cứ theo yêu cầu của Toà án, vì vậy, nên bổ sung trƣờng hợp ngoại lệ cho Khoản 3 Điều 236 Bộ luật Tố tụng dân sự, cho phép Toà án xét xử vụ việc dựa trên cơ sở những thông tin tƣơng ứng với những chứng cứ do bên chịu bất lợi đƣa ra, phù hợp với khoản 2 Điều 43 Hiệp định TRIPS cho phép áp dụng. Pháp luật Việt Nam quy định “các hành vi xâm phạm quyền SHTT bị coi là hành vi vi phạm hành chính”[26] và “đều bị coi là tội phạm nếu gây hậu quả
  50.  44  nghiêm trọng”[3]. Quy định nhƣ vậy đã hành chính hoá và hình sự hoá quan hệ dân sự, bởi vì hành vi xâm phạm quyền có bản chất là xâm phạm tài sản tƣ hữu. Chỉ trong trƣờng hợp việc xâm phạm quyền dân sự gây ảnh hƣởng xã hội (các chủ thể kinh doanh hoặc ngƣời tiêu dùng) thì mới vi phạm các quy định về trật tự quản lý kinh tế của nhà nƣớc và mới đáng bị trấn át bằng công quyền. Do vậy, pháp luật Việt Nam cần cụ thể hoá và tách bạch hơn nữa về trình tự, thủ tục thực hiện, giới hạn các biện pháp thực thi hành chính, dân sự và hình sự. Ngoài ra với cách tổ chức và hoạt động của các cơ quan thực thi hành chính gồm nhiều cấp nhƣ hiện nay sẽ làm cho bộ máy cồng kềnh và hoạt động rời rạc và dễ nảy sinh tiêu cực do vậy sẽ không đảm bảo tính hiệu quả nhƣ yêu cầu đề ra tại Khoản 1 Điều 41 Hiệp định TRIPS. Qua phân tích đối chiếu nhằm chỉ ra những điểm tƣơng đồng và chƣa tƣơng đồng giữa pháp luật hiện hành của Việt Nam với TRIPS, có thể thấy: tuy hệ thống pháp luật bảo hộ quyền SHCN đƣợc xây dựng và “bọc lót” khá đầy đủ để đáp ứng những đòi hỏi căn bản nhƣng vẫn còn đó những vấn đề bỏ ngỏ hoặc còn chƣa phù hợp so với Hiệp định TRIPS. Những hạn chế này là nguyên nhân chủ yếu làm cho hoạt động bảo hộ quyền SHCN của ta gặp không ít những khó khăn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Để có cái nhìn chi tiết hơn, phần trình bầy sau đây đề cập đến thực trạng bảo hộ quyền SHCN ở Việt Nam thời gian qua. 2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 2.3.1 QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ BẢO HỘ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP Quy trình đăng ký bảo hộ đối với sáng chế/giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, tên gọi xuất xứ đƣợc quy định chi tiết tại Chƣơng 2 “Đơn và Xử lý đơn” Thông tƣ số 3055/TT-SHCN ngày 31/12/1996 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng về việc hƣớng dẫn thi hành các quy định về thủ tục xác lập quyền SHCN. Quy trình đƣợc tóm tắt qua các bƣớc nhƣ sau:
  51.  45  (1) Đơn đƣợc tiếp nhận nếu có đủ các tài liệu thiết yếu. Đơn đƣợc xét nghiệm hình thức để đánh giá theo các yêu cầu về hình thức và quyết định chấp nhận hay từ chối chấp nhận đơn hợp lệ: Đơn đƣợc tiếp nhận ngay khi đơn đến Cục SHTT. Nếu không, Cục SHTT sẽ ra thông báo từ chối tiếp nhận đơn trong thời hạn 15 ngày tính từ ngày nhận đƣợc đơn (đối với đơn nộp qua Bƣu điện). Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đơn đến Cục SHTT ghi trên dấu nhận đơn, Cục SHTT xét nghiệm hình thức đơn và thông báo kết quả cho ngƣời nộp đơn, trong đó tuyên bố chấp nhận hoặc từ chối chấp nhận đơn hợp lệ. Riêng đối với đơn có tài liệu nộp muộn theo quy định tại điểm 6.2, 7.2, 8.2, 9.2 thông tƣ này, thời hạn xét nghiệm hình thức là 3 tháng tính từ ngày bổ sung đủ các tài liệu đó. (2) Đơn hợp lệ đƣợc công bố trên Công báo SHCN: Đơn sáng chế, giải pháp hữu ích đƣợc công bố trong tháng thứ 19 tính từ ngày ƣu tiên, trừ các trƣờng hợp: (a) có yêu cầu công bố sớm, đơn sẽ đƣợc công bố trong thời hạn 1 tháng tính từ ngày Cục SHTT nhận đƣợc yêu cầu công bố sớm hoặc theo thời hạn muộn hơn ghi trong yêu cầu; (b) có văn bản yêu cầu xét nghiệm nội dung nộp trƣớc ngày các đơn này đƣợc chấp nhận hợp lệ, đơn sẽ đƣợc công bố trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày đơn đƣợc chấp nhận hợp lệ; (c) có văn bản yêu cầu xét nghiệm nội dung nộp sau ngày các đơn này đƣợc chấp nhận hợp lệ nhƣng trƣớc khi kết thúc thời hạn 18 tháng tính từ ngày ƣu tiên, đơn sẽ đƣợc công bố trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày Cục SHTT nhận đƣợc yêu cầu xét nghiệm nội dung. (3) Theo yêu cầu của ngƣời nộp đơn hoặc bất kỳ ngƣời thứ ba nào, đơn đƣợc xét nghiệm nội dung để đánh giá sáng chế/giải pháp hữu ích nêu trong đơn theo các tiêu chuẩn bảo hộ và quyết định cấp hoặc từ chối cấp Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích: Yêu cầu xét nghiệm nội dung phải đƣợc nộp trong thời hạn 42 tháng đối với sáng chế hoặc 36 tháng đối với giải pháp hữu ích tính từ ngày ƣu tiên của đơn
  52.  46  và phải đƣợc làm theo mẫu và ngƣời yêu cầu phỉa nộp phí theo quy định. Yêu cầu xét nghiệm nội dung sáng chế/giải pháp hữu ích sau khi công bố đơn đƣợc công bố trên Công báo SHCN trong thời hạn 1 tháng tính từ ngày nhận đƣợc văn bản yêu cầu xét nghiệm, và đƣợc thông báo cho ngƣời nộp đơn. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nhận đƣợc yêu cầu xét nghiệm nội dung (nếu yêu cầu đó đƣợc nộp sau ngày công bố đơn) hoặc từ ngày công bố đơn (nếu yêu cầu xét nghiệm đƣợc nộp trƣớc ngày công bố đơn), ngƣời nộp đơn hoặc ngƣời thứ ba yêu cầu xét nghiệm nội dung sẽ đƣợc Cục SHTT thông báo kết quả xét nghiệm nội dung đơn, trong đó nêu rõ đối tƣợng có đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ hay không. Thời hạn xét nghiệm nội dung đơn là (i) 18 tháng đối với đơn sáng chế, 9 tháng đối với đơn giải pháp hữu ích tính từ ngày nhận đƣợc yêu cầu xét nghiệm nội dung, nếu yêu cầu đó đƣợc nộp sau ngày công bố đơn hoặc tính từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu xét nghiệm nội dung đƣợc nộp trƣớc ngày công bố Đơn; (ii) 9 tháng đối với đơn kiểu dáng công nghiệp và đơn nhãn hiệu tính từ ngày ký thông báo chấp nhận đơn hợp lệ; (iii) 6 tháng đối với đơn tên gọi xuất xứ tính từ ngày ký thông báo chấp nhận đơn hợp lệ. Nếu trong quá trình xét nghiệm nội dung Đơn, ngƣời nộp đơn chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục SHTT tiến hành việc sửa chữa, bổ sung tài liệu thì thời hạn xét nghiệm nội dung có thể đƣợc kéo dài thêm 2 tháng bằng khoảng thời gian dành cho mục đích sửa chữa, bổ sung tài liệu. Quy trình chi tiết xử lý đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền cho sáng chế/giải pháp hữu ích trình bầy trong hình 2.2 đƣợc lấy làm ví dụ để làm rõ những công đoạn trong quá trình thực hiện việc đăng ký một đối tƣợng SHCN.
  53.  47  Hình 2.2: Quy trình xử lý đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích, Nguồn: Cục SHTT năm 2004.
  54.  48  Hiện nay, pháp luật Việt Nam chƣa có quy định chi tiết về quy trình hay thủ tục đăng ký xác lập quyền cho các đối tƣợng SHCN khác nhƣ tên thƣơng mại, bí mật kinh doanh, thiết kế bố trí mạch tích hợp. Đây là một hạn chế trong các quy phạm pháp luật của Việt Nam về SHCN. Các bƣớc thủ tục này cần phải đƣợc sớm bổ sung. 2.3.2 TÌNH HÌNH ĐĂNG KÝ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM THỜI GIAN QUA Năm 2005 số lƣợng đơn đăng ký quyền SHCN tiếp tục gia tăng với tốc độ lớn. Tính đến hết ngày 31/12/2005, Cục SHTT đã tiếp nhận đƣợc 41.981 đơn các loại, trong đó 25.440 đơn đăng ký yêu cầu xác lập quyền SHCN (bao gồm 1.952 đơn sáng chế, 249 đơn giải pháp hữu ích, 1.338 đơn kiểu dáng công nghiệp, 17.975 đơn nhãn hiệu đăng ký quốc gia, 29 đơn nhãn hiệu đăng ký quốc tế nguồn gốc Việt Nam, 3.895 đơn nhãn hiệu đăng ký theo Thoả ƣớc Madrid, 2 đơn tên gọi xuất xứ hàng hoá) và 16.541 đơn các loại khác (bao gồm cấp lại văn bằng bảo hộ: 340, duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ: 2.935, ghi nhận li-xăng: 177, chuyển nhƣợng đơn: 400, sửa đổi đơn: 893, khiếu nại: 1.548, tra cứu: 6.840). Số lƣợng đơn đƣợc xử lý trong năm 2005 cũng tăng đáng kể. Đến hết 31/12/2005 Cục SHTT đã xử lý đƣợc 33.984 đơn các loại gồm 17.928 đơn đăng ký bảo hộ SHCN, trong đó đã cấp và chấp nhận bảo hộ 14.737 văn bằng (gồm 668 sáng chế, 74 giải pháp hữu ích, 726 kiểu dáng công nghiệp, 9.760 nhãn hiệu đăng ký quốc gia và 3.507 nhãn hiệu đăng ký theo Thoả ƣớc Madrid, 01 tên gọi xuất xứ hàng hoá) và đã giải quyết đƣợc gần 16.056 đơn các loại khác, đặc biệt trong số đó có 1.548 đơn liên quan đến công tác giải quyết khiếu nại và thực thi quyền SHTT[10]. Số lƣợng đơn đăng ký SHCN nộp trực tiếp tại Cục SHCN và số Văn bằng bảo hộ đã cấp từ 1996 đến ngày 31/12/2005 đƣợc trình bầy trong bảng 2.2. Từ số liệu ở bảng 2.2 cho thấy: Đối với sáng chế: xét chung số đơn đăng ký sáng chế và số bằng độc quyền sáng chế tƣơng đối ổn định qua các năm ở mức trung bình 1200 đơn/năm và 500 bằng độc quyền đƣợc cấp/năm. Có một điều đáng chú ý là số đơn đăng ký
  55.  49  sáng chế của ngƣời Việt Nam chiếm tỉ trọng rất nhỏ chỉ khoảng 5,5% trên tổng số đơn đăng ký nộp tại Cục SHTT. Bảng 2.2: Số lƣợng đơn đăng ký SHCN qua các năm KIỂU DÁNG NHÃN HIỆU SÁNG CHẾ GIẢI PHÁP HỮU ÍCH CÔNG NGHIỆP HÀNG HOÁ NĂM Đơn Văn bằng Đơn Văn bằng Đơn Văn bằng Đơn Văn bằng Đăng ký đã cấp Đăng ký đã cấp Đăng ký đã cấp Đăng ký đã cấp 1008 62 79 11 1647 866 5441 3931 1996 (37) (4) (41) (5) (1516) (798) (2323) (1383) 1264 111 66 20 1156 323 4810 2486 1997 (30) (0) (24) (8) (999) (261) (1645) (980) 1105 348 28 17 1057 822 3642 3111 1998 (43) (5) (15) (3) (933) (728) (1614) (1095) 1141 335 42 18 1036 935 4116 3798 1999 (37) (13) (26) (6) (899) (841) (2380) (1299) 1189 630 93 23 1203 645 5776 2876 2000 (34) (10) (33) (10) (1089) (526) (3483) (1423) 1286 783 82 26 1052 376 6345 3639 2001 (52) (7) (35) (17) (810) (333) (3095) (2085) 1211 743 131 47 830 377 8818 5200 2002 (69) (734) (67) (21) (595) (368) (6560) (3386) 1184 773 127 55 680 468 12199 7146 2003 (78) (17) (75) (30) (447) (358) (8658) (4910) 1389 698 150 69 980 647 14876 7600 2004 (108) (22) (90) (44) (686) (412) (10604) (5444) 1914 668 236 74 1327 726 18026 9760 2005 (206) (27) (208) (41) (892) (508) (12888) (6424) TỔNG 12691 5151 1034 360 10968 6185 84049 49547 SỐ (694) (839) (614) (185) (8866) (5133) (53250) (28429) TRUNG 1269 515 103 36 1097 619 8405 4955 BÌNH (69) (84) (61) (19) (887) (513) (5325) (2843) NĂM TỈ LỆ 5,5% 16,3% 59,4% 51,4% 80,8% 83,0% 63,4% 57,4% CỦA VN Chú thích: Số trong ngoặc là đơn/văn bằng bảo hộ của ngƣời Việt Nam Nguồn: Số liệu thống kê tại Cục SHTT qua các năm từ 1996 đến 2005 Đối với giải pháp hữu ích: tuy đây là đối tƣợng có số đơn đăng ký cũng nhƣ số văn bằng bảo hộ đƣợc cấp là nhỏ nhất chỉ chiếm 0,6% trên tổng số 169,985 đơn đăng ký cho cả 4 đối tƣợng ở bảng trên từ năm 1996 đến hết năm 2005 nhƣng số đơn đăng ký của ngƣời Việt Nam lại chiếm tỉ lệ khá cao 59,4%. Do vậy có thể nói Việt Nam có thế mạnh đƣa ra nhiều giải pháp hữu ích. Đối với kiểu dáng công nghiệp: số lƣợng đơn đăng ký kiểu dáng công
  56.  50  nghiệp có chiều hƣớng giảm từ 1996 đến 2003, hai năm trở lại đây là 2004 và 2005 có chuyển biến tích cực nhƣng vẫn chƣa bằng đƣợc thời điểm cao nhất là năm 1996. Tuy nhiên đây lại là đối tƣợng mà số đơn đăng ký của ngƣời Việt Nam chiếm tỉ lệ cao nhất đến 80,8%. Đối với nhãn hiệu hàng hoá: năm 2005 đánh dấu một mức tăng đột biến cả về số lƣợng đơn đăng ký cũng nhƣ số chứng nhận đăng ký đƣợc cấp cho đối tƣợng này. Đáng lƣu ý là số đơn của doanh nghiệp Việt Nam chiếm tỉ lệ khá cao trung bình lên tới 63,4% (trong đó giai đoạn 1996-2001 chỉ chiếm 48,3%, nhƣng giai đoạn 2002-2005 tỉ lệ này lên đến 71,8%). Điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng ý thức đƣợc tầm quan trọng về sự cần thiết của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá. Tóm lại, từ những phân tích ở trên, có thể đƣa ra một số nhận xét: Trình độ kỹ thuật của ta còn quá thấp, hoạt động nghiên cứu triển khai ít hiệu quả. Hàng nghìn đề tài nghiên cứu và triển khai đã đƣợc thực hiện trong những năm qua không tạo ra đƣợc sáng chế - tức là giải pháp kỹ thuật có tính mới so với thế giới - để đƣợc bảo hộ. Trình độ hiểu biết về SHCN của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các tổ chức triển khai còn hạn chế, chƣa ý thức đƣợc quyền lợi của mình khi đăng ký bảo hộ sáng chế và e ngại khi xin bảo hộ phải bộc lộ sáng chế của mình, do đó không đăng ký sáng chế. Cơ chế thị trƣờng chƣa tác động đủ mạnh đến hoạt động nghiên cứu triển khai, đổi mới công nghệ để từ đó tạo ra nhu cầu đăng ký bảo hộ sáng chế nhƣ đối với nhãn hiệu hàng hoá và kiểu dáng công nghiệp. Cá biệt còn có những tổ chức, cá nhân chƣa tin tƣởng việc đăng ký là có thể bảo hộ đƣợc.
  57.  51  2.3.3 ĐÁNH GIÁ VỀ NHẬN THỨC VÀ CÔNG TÁC THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 2.3.3.1 Nhận thức của cộng đồng về sở hữu công nghiệp Mặc dù cho đến nay chúng ta đã có một hệ thống những quy định pháp luật tƣơng đối đầy đủ về SHCH tuy nhiên ý thức của xã hội về bảo hộ quyền SHCN vẫn còn ở mức thấp. Theo một nghiên cứu cho thấy “số lƣơng doanh nghiệp cho rằng thƣơng hiệu giúp cho khách hàng tin tƣởng vào chất lƣợng sản phẩm chiếm 9,2%, yên tâm khi sử dụng sản phẩm chiếm 9,1%, tiêu thụ sản phẩm đƣợc dễ dàng hơn chiếm 8,5%, hơn nữa số lƣợng doanh nghiệp cho rằng thƣơng hiệu giúp cho sản phẩm bán đƣợc với giá cao chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ là 6,5%”[4]. Không ít ngƣời trong chúng ta đã từng một lần chấp nhận mua hàng giả, hàng nhái vì lý do kinh tế. Điều đó đã vô tình tiếp tay cho những hành vi xâm phạm quyền SHCN. Những ngƣời có ý thức về SHCN thì tỏ ra lo lắng trƣớc sự gia tăng của các loại hàng giả nhất là những mặt hàng nhạy cảm ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khoẻ của cộng đồng, doanh nghiệp thì điêu đứng trƣớc nguy cơ bị mất thị phần, uy tín bị suy giảm. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự thiếu hiểu biết về SHCN không chỉ trong đại bộ phận quần chúng mà ngay cả trong các cơ quan quản lý nhà nƣớc và trong giới doanh nghiệp thì kiến thức pháp luật, nghiệp vụ về SHCN cũng chƣa đạt yêu cầu. Một ví dụ nữa cho thấy sự hiểu biết của doanh nghiệp về pháp luật SHCN còn hạn chế khi nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang phàn nàn luật pháp Việt Nam chƣa bảo hộ tên thƣơng mại của họ trong mọi ngành nghề kinh doanh. Chẳng hạn nhƣ Công ty Bút bi Thiên Long yêu cầu không cho phép bất kỳ doanh nghiệp ở các ngành hàng kinh doanh nào khác đƣợc sử dụng thƣơng hiệu Thiên Long. Tuy nhiên, yêu cầu này là phi lý bởi theo tập quán quốc tế, cụ thể là theo Công ƣớc Paris và Thoả ƣớc Madrid về quyền SHTT là các văn bản Luật quốc tế mà Việt Nam có tham gia và cần tuân thủ, tên thƣơng mại chỉ đƣợc bảo hộ theo nhóm ngành hàng hoá và dịch vụ (là 34 ngành hàng và 11 nhóm dịch vụ), có nghĩa là trong trƣờng hợp của bút bi Thiên Long, thƣơng hiệu Thiên Long chỉ đƣợc bảo hộ duy nhất trong nhóm ngành sản phẩm văn phòng phẩm mà thôi và các doanh nghiệp thuộc các ngành sản xuất và
  58.  52  dịch vụ khác vẫn đƣợc phép dùng nhãn hiệu Thiên Long cho sản phẩm của mình[18]. Nhận thức về SHCN của công chúng còn thấp do đây còn là lĩnh vực khá mới mẻ ở nƣớc ta. Hơn nữa việc phổ biến, giáo dục pháp luật còn chƣa đƣợc quan tâm chính đáng, nhiều ngƣời còn thờ ơ với vấn đề này. Thực tế cho thấy nhiều sinh viên, những ngƣời sẽ làm chủ đất nƣớc trong tƣơng lai gần, không biết đến khái niệm SHTT, SHCN. Nhận thức xã hội về SHCN còn yếu kém thể hiện trong việc nhiều ngƣời không phân biệt đƣợc các hành vi xâm phạm, không có ý thức đấu tranh chống lại các hành vi đó. Một thực tế là hiện nay trên báo chí và các phƣơng tiện truyền thông thƣờng sử dụng thuật ngữ “thƣơng hiệu” và “nhãn hiệu” (hay còn gọi là nhãn hiệu hàng hoá) khi cùng đề cập các vấn đề liên quan đến lĩnh vực SHTT. Nhiều ngƣời đã không phân biệt đƣợc dẫn đến đồng nhất hai khái niệm này. Một mặt là do trong các văn bản pháp luật của Việt nam đều không có quy định nào đề cập đến thuật ngữ “thƣơng hiệu” mà chỉ có “nhãn hiệu hàng hoá” đƣợc ghi nhận chính thức trong các văn bản quy phạm pháp luật. Bên cạnh đó thông tin về SHTT đang là một trong các khâu yếu kém trong hoạt động SHTT của Việt Nam. Thực tế ở Việt Nam hiện nay hệ thống thông tin SHCN chủ yếu chỉ “bao gồm các tƣ liệu về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hoá. Năng lực tài nguyên thông tin có tại Việt Nam thuộc loại trung bình. Không những thế, số lƣợt ngƣời khai thác thông tin sáng chế lại rất thấp (khoảng 1000 lƣợt ngƣời/năm) ở cả ba trung tâm tƣ liệu sáng chế là Hà Nội, thành phố Hồ chí Minh và Đà Nẵng”[11]. Là chủ thể quyết định trong quan hệ dân sự về SHCN, hơn ai hết bản thân doanh nghiệp phải nhận thức đƣợc các quyền SHCN mà mình đƣợc bảo hộ. Tuy nhiên hiện nay nhiều doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nƣớc ngoài cũng không có ý thức về tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền SHCN. Ví dụ công ty Suzuki-Việt Nam đã kiện doanh nghiệp khác sử dụng trái phép nhãn hiệu của mình cho xe gắn máy trong khi mình chƣa đăng ký bảo hộ tại Cục
  59.  53  SHTT. “Nhìn chung có 1/5 các doanh nghiệp đƣợc khảo sát không đầu tƣ một chút nào cho xây dựng và phát triển nhãn hiệu”[4]. Mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu nhận thức đƣợc tầm quan trọng của thƣơng hiệu, song việc đầu tƣ cho thƣơng hiệu vẫn còn rất dè dặt. Theo các chuyên gia, việc phát triển thƣơng hiệu là vô cùng quan trọng, cần phải có thời gian và hệ thống. Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam thƣờng chỉ đăng ký nhãn hiệu khi sản phẩm của mình bán chạy trên thị trƣờng. Một kết quả khảo sát gần đây do báo Sài Gòn Tiếp thị cho thấy: “chỉ khoảng 16% doanh nghiệp có bộ phận chuyên phụ trách công tác tiếp thị, hơn 80% doanh nghiệp không có chức danh quản lý nhãn hiệu, và 74% doanh nghiệp chỉ đầu tƣ dƣới 5% doanh thu cho việc xây dựng và bảo vệ thƣơng hiệu”[6]. Thực tế này ở nƣớc ta là rất phổ biến, một doanh nghiệp ít hoặc không quan tâm đến quyền đƣợc bảo hộ của mình về các đối tƣợng SHCN sẽ gặp rất nhiều bất lợi. Thứ nhất, doanh nghiệp không tận dụng đƣợc các quyền SHCN của mình làm lợi thế cạnh tranh trên thị trƣờng. Thứ hai, sẽ không phát hiện và ngăn cản đƣợc các hành vi xâm phạm quyền đƣợc bảo hộ của mình để có biện pháp xử lý. Thứ ba, doanh nghiệp có thể vô tình xâm phạm quyền SHCN của ngƣời khác làm ảnh hƣởng đến uy tín của doanh nghiệp mình. Các thiếu sót này đã tạo ra rào cản lớn trong việc thực thi các cam kết trƣớc thềm hội nhập. Do vậy, vấn đề nâng cao nhận thức của toàn xã hội về lĩnh vực bảo hộ quyền SHCN là hết sức quan trọng ngang với tầm nhiệm vụ hoàn thiện pháp luật về SHCN. Bởi vì nhận thức xã hội chính là điều kiện để các quy định pháp luật đƣợc thực thi có hiệu quả. 2.3.3.2 Về cơ chế chính sách Nhìn chung, hệ thống quy phạm pháp luật về SHCN của Việt Nam đến thời điểm này đã căn bản đáp ứng đƣợc yêu cầu về tính “đầy đủ” và phù hợp với các tiêu chuẩn có tính chất bắt buộc nêu trong TRIPS - WTO. Việt Nam đã triển khai bảo hộ tất cả các đối tƣợng SHCN mà Hiệp định yêu cầu phải bảo hộ. Nội dung bảo hộ, thời hạn bảo hộ, hình thức và cơ chế bảo hộ quyền đối với các đối tƣợng nói trên đều cơ bản phù hợp với các đòi hỏi trong Hiệp định. Nhƣng nhìn