Luận văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống siêu thị Việt Nam

pdf 114 trang vanle 2710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống siêu thị Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_giai_phap_nang_cao_nang_luc_canh_tranh_cua_he_thong.pdf

Nội dung text: Luận văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống siêu thị Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LÊ THỊ THU HƯỜNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI, NĂM 2008
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LÊ THỊ THU HƯỜNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THANH BÌNH HÀ NỘI, NĂM 2008
  3. i LỜI CẢM ƠN Đề tài “ am” là một đề tài mang tính thực tế cao, đ i hỏi nhiều thời gian, công sức và đặc biệt là sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, các cơ quan tổ chức. Lời đầu tiên tác giả muốn nói, đó là lời cảm ơn những người giúp đỡ tôi tận t nh để đưa đến thành công của ày. Tôi xin được chân thành cảm ơn đến TS. Nguyễn Th , người đ tận t nh hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành nghiên cứu trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Tôi xin được cảm ơn tới các cơ quan tổ chức, , các , báo đ cung cấp cho tôi c c bài viết, tư liệu và các thông tin cần thiết khác phục vụ cho nghiên cứu. Do thời gian và tr nh độ nghiên cứu có hạn, nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp .
  4. ii MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ v LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SIÊU THỊ VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ 4 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ SIÊU THỊ 4 1.1.1 Các khái niệm liên quan 4 1.1.1.1. Khái niệm siêu thị 4 1.1.1.2. Khái niệm chuỗi siêu thị 7 1.1.1.3. Khái niệm hệ thống siêu thị 8 1.1.2. Phân loại siêu thị 8 1.1.2.1. Phân loại siêu thị tại Hoa Kỳ 8 1.1.2.2. Phân loại siêu thị tại Việt Nam 9 1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 12 1.2.1. Khái niệm và phân loại cạnh tranh 12 1.2.1.1. Khái niệm về cạnh tranh 12 1.2.1.2. Phân loại cạnh tranh 13 1.2.2. Khái niệm về sức cạnh tranh, năng lực cạnh tranh 15 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 19 1.3. KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MỘT SỐ SIÊU THỊ TRÊN THẾ GIỚI 24 1.3.1. Tập đoàn bán lẻ Wal-mart 24 1.3.1.1. Giới thiệu về Wal-mart 24 1.3.1.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của Wal-mart 25 1.3.2. Đại siêu thị Big C 27 1.3.2.1. Giới thiệu về BigC 27 1.3.2.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của Big C 28 1.3.3. Siêu thị Metro Cash & Carry 29 1.3.3.1. Giới thiệu về Metro Cash & Carry 29 1.3.3.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh từ Metro Cash & Carry Việt Nam 30 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ VIỆT NAM 32 2.1. MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LÝ ĐIỂU CHỈNH HOẠT ĐỘNG SIÊU THỊ VIỆT NAM 32 2.1.1. Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại 32 2.1.2. Hệ thống cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích của Nhà nước 33 2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ TẠI VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 34
  5. iii 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển 34 2.2.2. Giới thiệu một số siêu thị tại Việt Nam 36 2.2.2.1. Hệ thống siêu thị Fivimart 36 2.2.2.2. Hệ thống siêu thị Sài Gòn Co-op Mart 38 2.2.2.3. Hệ thống siêu thị HaproMart 40 2.2.2.4. Hệ thống siêu thị Intimex 43 2.2.2.5. Hệ thống siêu thị G7 Mart 44 2.3. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ VIỆT NAM 46 2.3.1. Về số lượng, quy mô siêu thị 46 2.3.2. Về doanh thu và thị phần 51 2.3.3. Về hàng hóa trong siêu thị 52 2.3.4. Về giá cả hàng hóa trong siêu thị 56 2.3.5. Về chất lượng dịch vụ 57 2.3.6. Về đội ngũ nhân sự trong siêu thị 60 2.4. NHẬN XÉT NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ VIỆT NAM 61 2.4.1. Những thành tựu đạt được 61 2.4.2. Các mặt tồn tại 65 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 71 3.1. CÁC ÁP LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 71 3.1.1. Áp lực từ những nhà phân phối nước ngoài 71 3.1.2. Áp lực từ những loại hình bán lẻ khác 72 3.1.2.1. Bán lẻ truyền thống 72 3.1.2.2. Bán lẻ hiện đại 74 3.1.3. Áp lực từ phía nhà cung ứng 75 3.1.4. Áp lực thay đổi xu hướng, thói quen và tập tính tiêu dùng 76 3.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ VIỆT NAM 76 3.2.1. Nhóm giải pháp vĩ mô 76 3.2.1.1. Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến siêu thị và hoạt động của siêu thị 77 3.2.1.2. Xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới phân phối hàng hóa nói chung và siêu thị nói riêng 78 3.2.1.3. Có chính sách thu hút đầu tư hợp lý 79 3.2.1.4. Xây dựng tiêu chuẩn và quản lý chất lượng hàng hoá trong các siêu thị 80
  6. iv 3.2.1.5. Mở cửa đi cùng giám sát và có chọn lọc thông minh các siêu thị nước ngoài 80 3.2.1.6. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở mạng lưới siêu thị tại địa phương phù hợp với mức sống và tiêu dùng của người dân 81 3.2.2. Nhóm giải pháp đối với các siêu thị 82 3.2.2.1. Tăng cường liên kết trong hệ thống siêu thị 82 3.2.2.2. Lựa chọn quy mô kinh doanh siêu thị phù hợp 84 3.2.2.3. Xây dựng danh mục sản phẩm và nhãn hiệu sản phẩm cho siêu thị 85 3.2.2.4. Thiết lập quan hệ tốt với các nhà cung cấp 86 3.2.2.5. Nâng cao hiệu quả hoạt động thu mua và quản lý sản phẩm 87 3.2.2.6. Cải tiến việc trưng bày và sắp xếp hàng hoá 87 3.2.2.7. Ấn định mức giá hợp lý, linh hoạt 88 3.2.2.8. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh 88 3.2.2.9. Về tuyển dụng, đào tạo và huấn luyện nhân viên 89 3.2.2.10. Chú trọng đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin 91 KẾT LUẬN 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 PHỤ LỤC 1: 98 PHỤ LỤC 2: 103
  7. v DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ STT Tên Bảng, Biểu, Sơ đồ Trang Bảng 2.1 Phân bố các siêu thị Saigon Co.op Mart 39 Bảng 2.2 Phân bố các siêu thị và cửa hàng tiện ích của Hapromart 42 Biểu đồ 1 Phân bố số lượng siêu thị ở các địa phương năm 2005 47 Phân loại siêu thị theo Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương Bảng 2.3 47 mại Phân hạng siêu thị tới 2005 theo tiêu chuẩn phân hạng siêu Bảng 2.4 48 thị trong Quy chế Siêu thị và Trung tâm thương mại Phân hạng siêu thị Hà Nội theo tiêu chuẩn phân hạng trong Biểu đồ 2 48 Quy chế Siêu thị 2005 Phân loại siêu thị tới 2005 của Thành phố Hồ Chí Minh Biểu đồ 3 50 theo Quy chế Siêu thị Bảng 2.5 Doanh thu của một số siêu thị lớn tại Việt Nam năm 2005 52 Bảng 2.6 Các sản phẩm tiêu thụ chủ đạo trong siêu thị 53 Bảng 2.7 5 mặt hàng có doanh thu tiêu thụ nhiều nhất tại siêu thị 53 Bảng 2.8 Mục đích đi siêu thị của khách hàng 54 Bảng 2.9 Các yếu tố quyết định khi lựa chọn hàng hóa trong siêu thị 55 Bảng 2.10 Lý do khách hàng mua sắm tại siêu thị 55 Khả năng cạnh tranh của siêu thị Việt Nam so với các siêu Bảng 2.11 58 thị nước ngoài tại Việt Nam Trình độ học vấn của nhân viên siêu thị tham gia điều tra xã Bảng 2.12 61 hội học năm 2007
  8. 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO. Nền kinh tế Việt Nam đã và sẽ có những bước chuyển mình lớn sau khi tham gia vào sân chơi chung của thế giới. Việc Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới đã tác động rất lớn đối với các ngành kinh tế trong nước, trong đó có ngành dịch vụ bán lẻ. Trong các ngành dịch vụ phát triển nhất ở nước ta, dịch vụ bán lẻ là ngành đang đóng góp phần lớn trong GDP. Tuy nhiên, so với ngành dịch vụ bán lẻ của các quốc gia trên thế giới thì dịch vụ của chúng ta vẫn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Chiếm tỷ trọng lớn trong ngành bán lẻ của Việt Nam là các chợ và trung tâm mua sắm nhỏ. Hiện nay, nước ta có khoảng 200.000 chợ lớn nhỏ. Hoạt động của hệ thống này nhỏ lẻ và thiếu tính đồng bộ. Ngoài hệ thống bán lẻ truyền thống, hệ thống siêu thị mới bắt đầu phát triển trong vòng 14 năm trở lại đây. Có thể nói, hệ thống siêu thị của Việt Nam đã có những bước phát triển rất nhanh chóng. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của những siêu thị này rất thấp so với những đại siêu thị đã và sẽ tham gia vào thị trường Việt Nam. Hệ thống siêu thị Việt Nam kém về quy mô, chất lượng dịch vụ đến giá cả cung cấp so với các đại siêu thị của nhà phân phối nước ngoài. Theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong dịch vụ bán lẻ. Đến ngày 01/01/2009, Việt Nam hoàn toàn mở cửa dịch vụ bán lẻ. Nghĩa là, khi đó không chỉ có Metro, Big C mà là những đại gia bán lẻ của thế giới như Wal-mart sẽ chiếm lĩnh toàn bộ thị phần bán lẻ Việt Nam. Hiện nay, hệ thống siêu thị Việt Nam vẫn phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, năng lực cạnh tranh thấp. Vậy biện pháp nào giúp nâng cao năng lực của hệ thống siêu thị Việt Nam? Bài học nào cho các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực này? Để có thể trả lời cho câu hỏi đó, cần phải có sự nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích các vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh chung cũng như năng
  9. 2 lực cạnh tranh của doanh nghiệp phân phối trong lĩnh vựa siêu thị. Chính vì vậy người viết đã chọn vấn đề "Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống siêu thị Việt Nam" làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Mục đích của luận văn là xây dựng hệ thống cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh của hệ thống siêu thị, tìm hiểu kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số siêu thị trên thế giới, từ đó đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của hệ thống siêu thị Việt Nam, đề xuất những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống siêu thị Việt Nam trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ Để thực hiện mục đích trên đây, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như sau : - Làm rõ những vấn đề cơ bản liên quan tới năng lực cạnh tranh - Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số hệ thống siêu thị trên thế giới - Đánh giá năng lực cạnh tranh của hệ thống siêu thị Việt Nam thời gian qua - Phân tích các áp lực cạnh tranh đối với hệ thống siêu thị Việt Nam - Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống siêu thị Việt Nam trong thời gian tới 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là năng lực cạnh tranh của hệ thống siêu thị Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài luận văn tập trung nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối trong lĩnh vực siêu thị bao gồm hệ thống siêu thị của các nhà phân phối lớn như hệ thống siêu thị Saigon Co-opmart, Citimart, hệ
  10. 3 thống siêu thị Fivimart, Hapro mart Các giải pháp đề xuất có khả năng áp dụng chung cho hệ thống siêu thị. Đề tài không đề xuất giải pháp cụ thể cho một siêu thị nào. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Tác giả luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phân tích, luận giải, hệ thống hóa, thống kê, so sánh để hoàn thiện luận văn này. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục biểu đồ, sơ đồ và các phần phụ lục, nội dung của luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về siêu thị và năng lực cạnh tranh của hệ thống siêu thị Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của hệ thống siêu thị Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống siêu thị Việt Nam trong thời gian tới . Hà Nội, ngày 03 tháng 04 năm 2008 Học viên thực hiện Lê Thị Thu Hƣờng
  11. 4 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SIÊU THỊ VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ SIÊU THỊ 1.1.1 Các khái niệm liên quan 1.1.1.1. Khái niệm siêu thị Siêu thị là một trong những loại hình kinh doanh hiện đại, ra đời cùng với sự phát triển sâu rộng của nền kinh tế thế giới, có quan hệ mật thiết với quá trình đô thị hóa nhanh chóng. Loại hình kinh doanh này ra đời vào những năm 1930 tại Hoa Kỳ, sau đó mở rộng sang Châu Âu. Thuật ngữ “siêu thị” tiếng Anh gọi là “supermarket”, tiếng Pháp gọi là “supermarché” bao gồm đầu ngữ “super” có nghĩa là “siêu, lớn” và đuôi “market” hay “marché” có nghĩa là “cái chợ, thị trường”. Hiện nay, tồn tại rất nhiều khái niệm về siêu thị tại các quốc gia khác nhau. Siêu thị theo cách hiểu thông thường chính là một loại cửa hàng nằm trong mạng lưới bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, với mặt hàng kinh doanh chủ yếu là các hàng hóa thuộc tiêu dùng hàng ngày. Trên thực tế, người tiêu dùng thường hiểu rằng cửa hàng kinh doanh theo phương thức khách hàng tự phục vụ chính là siêu thị. Tuy nhiên, không phải cửa hàng nào kinh doanh theo phương thức này cũng được gọi là siêu thị. Vậy siêu thị là gì? Người viết xin nêu ra một số quan điểm về siêu thị trên thế giới từ đó rút ra khái niệm khái quát nhất về siêu thị. Theo một số nhà khoa học, nhà nghiên cứu thì dịch từ “suppermarket” trong từ ghép này supper là “siêu” và market nghĩa là “chợ”. Vì vậy, có nhiều ý kiến cho rằng siêu thị là một loại chợ văn minh được tổ chức và quy hoạch cụ thể, có cơ sở vật chất hiện đại, phục vụ người mua một cách văn minh. Theo Luật Thương mại Pháp “siêu thị là đơn vị bán lẻ hàng hóa, bán hàng theo phương thức tự phục vụ có diện tích. Tập hợp hàng hóa có đặc
  12. 5 điểm rộng nhưng không sâu, từ 5.000 đến 10.000 mặt hàng tiêu dùng thông thường (thực phẩm, quần áo, giầy dép )” [29]. Tại Hoa kỳ, “siêu thị được hiểu là cửa hàng tự phục vụ tương đối lớn, có mức chi phí thấp, tỷ suất lợi nhuận không cao và khối lượng hàng hóa bán ra lớn, đảm bảo thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm, bột giặt, các chất tẩy rửa và những mặt hàng chăm sóc nhà cửa”[11]. Ngoài ra, tại Mỹ có một định nghĩa khác đơn giản về siêu thị đó là: “siêu thị là cửa hàng tự phục vụ bày bán nhiều mặt hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người tiêu dùng như thực phẩm, thức uống, dụng cụ gia đình và các loại vật dụng cần thiết khác”[3]. Tại Anh, siêu thị lại được hiểu là cửa hàng buôn bán tạp phẩm, bán thực phẩm, đồ uống và các loại hàng hóa khác, thường đặt tại thành phố, dọc đường cao tốc hoặc trong khu buôn bán có diện tích khoảng từ 4.000 đến 25.000 m2 [3]. Có thể thấy rằng, đặc điểm chung của các khái niệm trên đây đều chỉ ra siêu thị là phương thức kinh doanh trong đó khách hàng sẽ tự phục vụ, là nơi kinh doanh những mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, giấy dép, quần áo Người viết xin đưa ra khái niệm khái quát theo Quyết định 1371/2004/QĐ- BTM về Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương). Siêu thị (supermarket): là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý tổ chức kinh doanh, có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng [4].
  13. 6 Tuy có rất nhiều khái niệm khác nhau nhưng tựu chung lại những khái niệm này đều nêu bật được một số đặc điểm đặc trưng nhằm phân biệt siêu thị với các loại hình phân phối khác, đó là: Trước hết siêu thị là cửa hàng bán lẻ: tuy có yếu tố “chợ” song đây được coi là một loại chợ đặc biệt, ở mức phát triển cao, được quy hoạch và xây dựng thành những cửa hàng bề thế, có cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, do thương nhân đầu tư và quản lý, được nhà nước cấp phép hoạt động. Siêu thị thực hiện chức năng bán lẻ, bán sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng cuối cùng nhằm mục đích tiêu dùng chứ không phải để bán lại. Siêu thị áp dụng phương pháp bán hàng tự phục vụ (self-service). Đây là đặc trưng nổi bật nhất của siêu thị nhằm phân biệt siêu thị với các hình thức phân phối khác. Ở các nước phát triển, không chỉ có siêu thị mới áp dụng hình thức bán hàng tự phục vụ mà còn rất nhiều loại cửa hàng cũng áp dụng hình thức kinh doanh này như cửa hàng tiện lợi và các hàng bách hóa gần khu dân cư. Nhưng phải khẳng định rằng phương pháp tự phục vụ là bước đột phá trong cách thức tiêu dùng của thế kỷ XX và làm thay đổi lĩnh vực phân phối mà người tiên phong là các siêu thị. Phương thức bán hàng này đã góp phần thay đổi thói quen tiêu dùng của đại đa số người dân trên thế giới, đặc biệt là người tiêu dùng tại các nước phương tây. Chính phương thức mua sắm này đã làm nổi bật đặc điểm của siêu thị và góp phần phát triển hình thức kinh doanh này một cách mạnh mẽ. Ra đời vào năm 1930 tại Mỹ và nhanh chóng lan rộng sang các nước châu Âu, phương thức tự phục vụ đã trở thành phổ biến tại các nước phát triển. Tự phục vụ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí bán hàng, đặc biệt là chi phí tiền lương nhân viên. Tự phục vụ khiến người mua cảm thấy thoải mái khi được tự mình lựa chọn, ngắm nghía, so sánh hàng hoá mà không cảm thấy bị cản trở từ phía người bán. Cũng chính vì áp dụng phương thức tự phục vụ mà siêu thị phải niêm yết giá cả một cách rõ ràng để người mua không phải tốn công mặc cả, tiết kiệm được thời gian. Ngoài ra, phương thức thanh toán tại các siêu thị rất thuận tiện. Hàng hoá gắn mã vạch,
  14. 7 mã số đem ra quầy tính tiền ở cửa ra vào, dùng máy quét scanner để đọc giá, tính tiền bằng máy tính, tự động in hoá đơn. Hình ảnh các quầy tính tiền tự động luôn là đặc trưng của các cửa hàng tự chọn, tự phục vụ trong đó có siêu thị. Đặc điểm này được khai thác triệt để nhằm bán được càng nhiều hàng càng tốt và tạo ra sự thoả mãn cho khách hàng. Hàng hoá bán trong siêu thị chủ yếu là hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu hàng ngày như; thực phẩm, quần áo, chất tẩy rửa, đồ điện gia dụng với chủng loại, mẫu mã rất đa dạng, phong phú. Điều này thể hiện đúng tính chất “chợ ” của siêu thị. Xem xét ở khía cạnh danh mục hàng hoá, siêu thị thuộc hệ thống cửa hàng kinh doanh tổng hợp khác với cửa hàng chuyên doanh chỉ tập trung vào một hoặc một số mặt hàng nhất định. Theo một số quan niệm, siêu thị phải là nơi mà người tiêu dùng có thể tìm thấy tất cả những gì họ cần “dưới một mái nhà” và với một mức giá thấp. Chủng loại hàng hoá trong siêu thị có thể lên tới hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn mặt hàng. Thông thường, siêu thị có thể đáp ứng 70-80% nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm, trang phục, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, vệ sinh chưa bàn đến vấn đề chất lượng sản phẩm, có thể thấy siêu thị là nơi đáp ứng nhu cầu của đại bộ phận dân cư có thu nhập thấp và trung bình trở lên. 1.1.1.2. Khái niệm chuỗi siêu thị Hiện nay, kinh doanh dịch vụ phân phối theo hình thức tổ chức siêu thị thu được rất nhiều lợi nhuận. Trên thế giới có hàng loạt các siêu thị của những doanh nghiệp lớn. Những siêu thị này sau khi đã rất thành công ở thị trường khu vực, tiếp tục mở rộng hoạt động của mình ra những thị trường khác. Những doanh nghiệp này lập tức hình thành nên hàng loạt những siêu thị giống với cửa hàng ban đầu, có quy mô, chủng loại hàng hóa cung cấp tương tự nhau. Chúng ta có thể gọi những siêu thị đó gọi là chuỗi siêu thị, ví dụ chuỗi siêu thị của Wal-mart, chuỗi siêu thị Seven eleven Một hệ thống các siêu thị của nhiều doanh nghiệp liên kết với nhau cũng được gọi là chuỗi siêu thị.
  15. 8 Tổng kết lại, người viết xin rút ra khái niệm: chuỗi siêu thị là một hệ thống siêu thị của một hoặc nhiều doanh nghiệp liên kết với nhau có đặc điểm kinh doanh tương tự về hàng hóa, giá cả, quản lý. 1.1.1.3. Khái niệm hệ thống siêu thị Hệ thống siêu thị có thể được hiểu là chuỗi siêu thị, vì chúng ta cũng có thể dùng cụm từ “hệ thống siêu thị” để miêu tả những siêu thị của cùng một doanh nghiệp hoặc các siêu thị liên kết giữa những doanh nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận văn thạc sỹ này, người viết xin đưa ra cách hiểu về hệ thống siêu thị đó là chuỗi các siêu thị của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Hệ thống siêu thị trong luận văn này được hiểu là những siêu thị của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phân phối dưới hình thức siêu thị tại Việt Nam. Hệ thống này bao gồm các siêu thị của các nhà phân phối trong nước như: Citimart, Sài Gòn Co.op – mart, Fivimart, Tổng công ty thương mại Hà Nội Hapro, chuỗi siêu thị G7 mart của Trung Nguyên 1.1.2. Phân loại siêu thị 1.1.2.1. Phân loại siêu thị tại Hoa Kỳ - Siêu thị thông dụng: là một cửa hàng tự phục vụ bán thực phẩm, các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu hàng ngày, lương thực phẩm, rau, cá, thịt, trái cây. - Siêu thị thực phẩm và thuốc: là siêu thị có sự kết hợp giữa thực phẩm và thuốc trong đó thuốc chiếm tối thiểu 1/3 diện tích bán hàng và đóng góp tối thiểu 15% doanh thu. - Siêu thị nhà kho: là dạng siêu thị lớn bày bán các sản phẩm như siêu thị thông dụng, lãi gộp thấp nhờ giảm thiểu chủng loại hàng hóa, mức độ dịch vụ thấp, đầu tư trang thiết bị đơn giản, hàng hóa được chất xếp như trong một nhà kho lớn.
  16. 9 - Siêu thị giản đơn: là hình thức siêu thị loại vừa, rất giản đơn, bán hàng với giá thấp trên cơ sở hạn chế các dịch vụ và có trên 1.000 mặt hàng kinh doanh. - Đại siêu thị: là siêu thị thông dụng được nâng cấp hiện đại và có qui mô lớn hơn, tối thiểu khoảng 30.000 m2, chào bán các sản phẩm tương tự như siêu thị và mở rộng thêm các mặt hàng máy móc công nghiệp và các dịch vụ khác. - Đại siêu thị nhà kho: là hình thức kết hợp ở mức độ cao giữa đại siêu thị và siêu thị nhà kho, chào bán tất cả các chủng loại hàng hóa khác nhau, các mặt hàng thực phẩm tươi sống có chất lượng và giá cả thấp [11]. 1.1.2.2. Phân loại siêu thị tại Việt Nam Theo “Quy chế Siêu thị và Trung tâm thương mại ” ban hành kèm theo Quyết định số 1371/2004 QĐ BTM (của Bộ Thương mại nay là Bộ Công thương). Điều 3 “Tiêu chuẩn siêu thị” có nêu: cơ sở kinh doanh thương mại được gọi là siêu thị và phân hạng siêu thị nếu cơ sở kinh doanh thương mại có địa điểm kinh doanh phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới thương mại của tỉnh, thành phố và có quy mô, trình độ tổ chức kinh doanh đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản của một trong ba hạng siêu thị theo quy định dưới đây: - Siêu thị hạng I: Áp dụng đối với siêu thị kinh doanh tổng hợp: - Có diện tích kinh doanh từ 5.000 m2 trở lên; - Có danh mục hàng hóa kinh doanh từ 20.000 tên hàng trở lên; - Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho mọi đối tượng khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị; - Có hệ thống kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, sơ chế, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại;
  17. 10 - Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng qua mạng, qua bưu điện, điện thoại. Áp dụng đối với siêu thị chuyên doanh: tiêu chuẩn diện tích là từ 1.000 m2 trở lên; tiêu chuẩn danh mục hàng hoá từ 2.000 tên hàng trở lên; các tiêu chuẩn khác như siêu thị kinh doanh tổng hợp. - Siêu thị hạng II: Áp dụng đối với siêu thị kinh doanh tổng hợp: - Có diện tích kinh doanh từ 2.000 m2 trở lên; - Có danh mục hàng hóa kinh doanh từ 10.000 tên hàng trở lên; - Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị; - Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại; - Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng qua bưu điện, điện thoại. Áp dụng đối với siêu thị chuyên doanh: tiêu chuẩn diện tích là từ 500 m2 trở lên; tiêu chuẩn danh mục hàng hoá từ 1.000 tên hàng trở lên; các tiêu chuẩn khác như siêu thị kinh doanh tổng hợp. - Siêu thị hạng III: Áp dụng đối với siêu thị kinh doanh tổng hợp:
  18. 11 - Có diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên; - Có danh mục hàng hóa kinh doanh từ 4.000 tên hàng trở lên; - Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn, thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị; - Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại; - Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân, có các dịch vụ phục vụ người khuyết tật, giao hàng tận nhà. Áp dụng đối với siêu thị chuyên doanh: Tiêu chuẩn diện tích từ 250 m2 trở lên; tiêu chuẩn danh mục hàng hoá từ 500 tên hàng trở lên; các tiêu chuẩn khác như siêu thị kinh doanh tổng hợp. Như vậy, theo Quy chế Siêu thị và Trung tâm thương mại, có thể phân loại siêu thị theo hai tiêu chí là quy mô và đặc điểm kinh doanh * Căn cứ theo quy mô: - Siêu thị hạng 1: + Áp dụng đối với siêu thị kinh doanh tổng hợp: có diện tích kinh doanh từ 5.000 m2 trở lên; có danh mục hàng hóa kinh doanh từ 20.000 tên hàng trở lên. + Áp dụng đối với siêu thị chuyên doanh: có diện tích kinh doanh là từ 1.000 m2 trở lên; có danh mục hàng hóa kinh doanh từ 2.000 tên hàng trở lên. - Siêu thị hạng 2: + Áp dụng đối với siêu thị kinh doanh tổng hợp: có diện tích kinh doanh từ 2.000 m2 trở lên; có danh mục hàng hóa kinh doanh từ 10.000 tên hàng trở lên.
  19. 12 + Áp dụng đối với siêu thị chuyên doanh: có diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên; có danh mục hàng hóa kinh doanh từ 1.000 tên hàng trở lên. - Siêu thị hạng 3: + Áp dụng đối với siêu thị kinh doanh tổng hợp: có diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên; có danh mục hàng hóa kinh doanh từ 4.000 tên hàng trở lên. + Áp dụng đối với siêu thị chuyên doanh: có diện tích kinh doanh từ 250 m2 trở lên; có danh mục hàng hóa kinh doanh từ 500 tên hàng trở lên. * Căn cứ theo đặc điểm kinh doanh: - Siêu thị chuyên doanh: là siêu thị cung cấp một hoặc một số mặt hàng nhất định, thường thuộc một ngành hàng. Ví dụ: siêu thị điện máy, siêu thị sách, siêu thị nội thất, siêu thị điện thoại di động - Siêu thị kinh doanh tổng hợp: là siêu thị cung cấp nhiều chủng loại hàng hoá khác nhau thường nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của khách hàng. 1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 1.2.1. Khái niệm và phân loại cạnh tranh 1.2.1.1. Khái niệm về cạnh tranh Một đặc trưng của nền kinh tế thị trường là sự cạnh tranh khốc liệt diễn ra từng phút từng giây. Cạnh tranh tồn tại cùng với sự tồn tại của kinh tế thị trường. Ở đâu có sản xuất trao đổi hàng hoá thì ở đó có cạnh tranh. Cạnh tranh trở thành động lực phát triển cho nền sản xuất xã hội. Cạnh tranh là một khái niệm rộng, tồn tại trong mọi lĩnh vực xã hội chứ không chỉ riêng trong kinh doanh. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về cạnh tranh: Theo Các Mác trong Giáo trình Kinh tế chính trị, nhà xuất bản Chính trị "Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà đầu tư nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch" [9].
  20. 13 Theo Từ điển Kinh doanh rút gọn xuất bản năm 1993 ở Anh thì "Cạnh tranh trong cơ chế thị trường là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại về phía mình " [19]. Một cách tổng hợp nhất, có thể đưa ra khái niệm về cạnh tranh như sau: “Cạnh tranh là một quá trình tranh đấu mà trong đó, các chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp để đạt được mục đích chủ yếu của mình như: chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng, cũng như đảm bảo tiêu thụ có lợi nhất, nhằm nâng cao vị thế của mình trên thương trường”. Ở Việt Nam, đề cập đến “cạnh tranh”, một số nhà khoa học cho rằng, cạnh tranh là vấn đề giành lợi thế về giá cả hàng hóa, dich vụ và đó là phương thức để có được lợi nhuận cao cho các chủ thể kinh tế. Nói khác đi, mục đích trực tiếp của hoạt động cạnh tranh trên thị trường của các chủ thể kinh tế là giành lợi thế để hạ thấp giá các yếu tố “đầu vào” sao cho mức chi phí là thấp nhất. Như vậy, trên quy mô toàn xã hội, cạnh tranh là phương thức phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu, do đó trở thành động lực bên trong thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Mặt khác, đồng thời với tối đa hóa lợi nhuận của các chủ thể kinh doanh, cạnh tranh cũng là quá trình thúc đẩy tích lũy và tập trung tư bản không đồng đều ở các doanh nghiệp. Cạnh tranh còn là môi trường phát triển mạnh mẽ cho các chủ thể kinh doanh thích nghi được với các điều kiện thị trường, dẫn đến quá trình tập trung hóa trong từng ngành, vùng quốc gia 1.2.1.2. Phân loại cạnh tranh Các loại hình cạnh tranh chủ yếu bao gồm: - Xét theo chủ thể cạnh tranh Xét theo chủ thể cạnh tranh sẽ có các loại hình: cạnh tranh giữa những người sản xuất hay người bán, cạnh tranh giữa những người mua, cạnh tranh giữa người bán và người mua. - Xét theo mục tiêu kinh tế của các chủ thể Xét theo mục tiêu kinh tế của các chủ thể, các nhà kinh tế học chia
  21. 14 thành 2 hình thức là: “cạnh tranh dọc” và “cạnh tranh ngang”: Cạnh tranh dọc: là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có mức chi phí bình quân thấp nhất khác nhau. Cạnh tranh dọc làm cho thay đổi giá bán và doanh nghiệp sẽ có “điểm dừng”. Sau một thời gian nhất định sẽ hình thành một giá thị trường thống nhất và doanh nghiệp nào có chi phí bình quân cao sẽ bị phá sản, còn các doanh nghiệp có chi phí bình quân thấp sẽ thu được lợi nhuận và phát triển [28]. Cạnh tranh ngang: là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có mức chi phí bình quân thấp nhất như nhau. Do đặc điểm này nên sẽ không có doanh nghiệp nào bị loại ra khỏi thị trường song giá cả thấp ở mức tối đa, chỉ có người mua hưởng lợi nhiều nhất còn lợi nhuận doanh nghiệp giảm dần. Sau một thời gian nhất định, sẽ xuất hiện khuynh hướng: hoặc liên minh với nhau bán hàng giá cao, giảm lượng bán tiến tới độc quyền, hoặc tìm cách giảm chi phí bằng cách nâng cao năng lực quản lý, tổ chức và hiện đại hóa công nghệ , tức là chuyển sang cạnh tranh dọc, như trên [28]. - Xét theo tính chất của phƣơng thức cạnh tranh Các thành phần kinh tế đều nằm trong tổng thể nền kinh tết quốc dân, có mối liên hệ thống nhất và mâu thuẫn với nhau. Chính từ sự thống nhất và mâu thuẫn này làm nảy sinh cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế với nhau. - Xét theo tính chất của phƣơng thức cạnh tranh Trong cạnh tranh, các chủ thể kinh tế sẽ dùng tất cả các phương pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn, để đạt được mục tiêu kinh tế của mình. Có những biện pháp cạnh tranh hợp pháp hay cạnh tranh lành mạnh. Ngược lại, có những thủ đoạn phi pháp, nhằm tiêu diệt đối phương chứ không phải bằng nỗ lực vươn lên của mình, gọi là cạnh tranh bất hợp pháp hay là cạnh tranh không lành mạnh. - Xét theo hình thái cạnh tranh Cạnh tranh hoàn hảo hay gọi là cạnh tranh thuần túy là tình trạng cạnh tranh mà giá cả của một loại hàng hóa là không đổi trong toàn bộ thị
  22. 15 trường do có nhiều người bán và người mua, họ có đủ thông tin về các điều kiện của thị trường. Trên thực tế đời sống kinh tế, ít tồn tại hình thái cạnh trạnh hoàn hảo này [28]. Cạnh tranh không hoàn hảo là hình thái chiếm ưu thế trong các ngành sản xuất kinh doanh. Ở đó, các nhà sản xuất bán hàng đủ mạnh để chi phối giá cả các sản phẩm của mình trên thị trường hoặc từng nơi, từng khu vực cụ thể. Trong cạnh tranh không hoàn hảo lại phân ra 2 loại là: độc quyền nhóm và cạnh tranh mang tính chất độc quyền. (1) Độc quyền nhóm là một ngành chỉ có một số ít người sản xuất và họ đều nhận thức được giá cả của mình không chỉ phụ thuộc vào sản lượng của mình mà còn phụ thuộc vào hoạt động cạnh tranh của những đối thủ quan trọng trong ngành đó. (2) Cạnh tranh mang tính độc quyền là cạnh tranh có nhiều người bán, sản xuất ra những sản phẩm dễ thay thế cho nhau, mỗi hãng chỉ có thể hạn chế ảnh hưởng tới giá cả sản phẩm của mình ở mức độ nhất định [28]. - Xét theo các giai đoạn của quá trình kinh doanh hàng hóa Xét theo các giai đoạn của quá trình kinh doanh hàng hóa, cạnh tranh bao gồm các giai đoạn: cạnh tranh trước khi bán hàng, trong khi bán hàng và sau khi bán hàng. Ngoài các loại hình cạnh tranh đã nêu trên, người ta còn xét theo một số tiêu chí khác nữa: điều kiện không gian, lợi thế tài nguyên nhân lực, đặc điểm tập quán sản xuất, tiêu dùng, văn hóa ở từng dân tộc, khu vực, từng quốc gia khác nhau mà phân loại thành cạnh tranh giữa các nước và khu vực trên thế giới, cạnh tranh trong và ngoài nước 1.2.2. Khái niệm về sức cạnh tranh, năng lực cạnh tranh * Sức cạnh tranh Sức cạnh tranh là khái niệm được dùng cho phạm vi doanh nghiệp trong lý thuyết tổ chức các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp được coi là có sức cạnh tranh và được đánh giá là có thể đứng vững cùng các nhà sản xuất khác. Khi các sản phẩm thay thế hoặc các sản phẩm tương tự được đưa ra với
  23. 16 mức thấp hơn giá các sản phẩm cùng loại: hoặc cung cấp các sản phẩm tương tự với các đặc tính về chất lượng và dịch vụ ngang bằng hay cao hơn. Nhìn chung, khi xác định sức cạnh tranh của một doanh nghiệp hay một ngành cần xem xét đến tiềm năng sản xuất kinh doanh một hàng hóa hay một dịch vụ ở mức giá ngang bằng hay thấp hơn mức giá phổ biến mà không phải trợ cấp. Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã lựa chọn một định nghĩa cố gắng kết hợp cho cả doanh nghiệp, ngành, quốc gia như sau: “sức cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế” [16]. Định nghĩa này, theo người viết là phù hợp và phản ánh được khái niệm cạnh tranh quốc gia trong mối liên hệ gắn kết với hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập và mức sống cho nhân dân. * Năng lực cạnh tranh “Năng lực cạnh tranh là khả năng giành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị phần của doanh nghiệp trong cùng một ngành” [18 – tr. 349]. Theo định nghĩa này, có thể thống nhất bốn thuật ngữ hiện đang được sử dụng; năng lực cạnh tranh, sức cạnh tranh, khả năng cạnh tranh và tính cạnh tranh đều có nội dung tương tự nhau và hiểu tên của chúng một cách nhất quán trong luận văn này là “năng lực cạnh tranh”. * Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Đề tài tập trung đánh giá năng lực cạnh tranh của hệ thống siêu thị Việt Nam, dưới góc độ của các doanh nghiệp phân phối trong lĩnh vực siêu thị. Vì vậy, năng lực cạnh tranh của hệ thống siêu thị được hiểu là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối bán lẻ dưới hình thức siêu thị. Về khái niệm này, phần lớn các tác giả đều gắn năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với ưu thế về sản phẩm, dịch vụ bán hàng mà doanh nghiệp đưa ra thị trường hoặc gắn với vị trí của doanh nghiệp trên thị trường, theo thị phần mà nó
  24. 17 chiếm giữ thông qua khả năng tổ chức, bán hàng, quản trị kinh doanh hướng vào đổi mới công nghệ, giảm chi phí nhằm duy trì hay gia tăng lợi nhuận, bảo đảm sự tồn tại, phát triển bền vững của doanh nghiệp phân phối đó. Trước tiên, trong lý thuyết tổ chức công nghiệp, khái niệm sức cạnh tranh được áp dụng ở phạm vi xí nghiệp. Một xí nghiệp được xem là có sức cạnh tranh khi xí nghiệp đó duy trì được vị thế của mình trên thị trường cùng với các nhà sản xuất khác với các sản phẩm thay thế, hoặc đưa ra thị trường các sản phẩm tương tự với mức giá thấp hơn hoặc cung cấp các sản phẩm tương tự với các đặc tính về chất lượng hay dịch vụ ngang bằng hoặc cao hơn [6]. Theo Fafchamps, sức cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp đó có thể sản xuất sản phẩm với chi phí biến đổi trung bình thấp hơn giá của nó trên thị trường, có nghĩa là doanh nghiệp nào có khả năng sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tương tự như sản phẩm của doanh nghiệp khác, nhưng với chi phí thấp hơn thì được coi là có khả năng cạnh tranh cao [10]. Như vậy, theo cách hiểu này, thì năng lực cạnh tranh của hệ thống siêu thị Việt Nam, nghĩa là khả năng cung cấp các dịch vụ bán hàng chất lượng tương tự như dịch vụ của các siêu thị nước ngoài khác. Randall lại cho rằng, sức cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng giành được và duy trì thị phần trên thị trường với lợi nhuận nhất định [6]. Dunning lập luận rằng, năng lực cạnh tranh là khả năng cung ứng sản phẩm của chính doanh nghiệp trên các thị trường khác nhau mà không phân biệt nơi bố trí của doanh nghiệp đó [10]. Markusen (1992) đã đưa ra một khái niệm “một nhà sản xuất là cạnh tranh nếu như nó có một mức chi phí đơn vị trung bình bằng hoặc thấp hơn chi phí đơn vị của các nhà cạnh tranh quốc tế” [10]. Một quan niệm khác cho rằng “năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được hiểu là tích hợp các khả năng và nguồn nội lực để duy trì và phát triển thị phần, lợi nhuận và định vị những ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp đó
  25. 18 trong mối quan hệ với đối thủ cạnh tranh trực tiếp và tiềm tàng trên một thị trường mục tiêu xác định”. [13]. Như vậy, trên thực tế đang tồn tại nhiều quan niệm cụ thể, khác nhau về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Song tựu chung lại, khi tiếp cận năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, cần chú ý tới 4 vấn đề cơ bản sau: Một là, trong điều kiện kinh tế thị trường, phải lấy nhu cầu của khách hàng là chuẩn mực đánh giá sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi lẽ, nhu cầu của người tiêu dùng vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sản xuất, kinh doanh. Cùng một loại sản phẩm nhưng các nhóm khách hàng khác nhau có những nhu cầu khác nhau. Hai là, yếu tố cơ bản tạo nên sức mạnh trong việc lôi kéo khách hàng phải là khả năng của doanh nghiệp. Khả năng này chủ yếu được tạo thành từ những yếu tố bên trong doanh nghiệp và được thể hiện ở uy tín của doanh nghiệp. Ba là, khi nói tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp luôn hàm ý so sánh với doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh cùng hoạt động trên thị trường. Muốn tạo nên sức cạnh tranh thực thụ, thực lực của doanh nghiệp phải tạo nên lợi thế so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Chính nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể giữ được khách hàng của mình và lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Ví dụ, muốn đánh giá năng lực cạnh tranh của hệ thống siêu thị của Việt Nam, người viết sẽ chú trọng phân tích mối tương quan giữa các siêu thị của Việt Nam với các siêu thị nước ngoài đặc biệt là chuỗi siêu thị nước ngoài đang và sẽ hoạt động tại Việt Nam. Bốn là, các biểu hiện của năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có mối quan hệ ràng buộc nhau. Một doanh nghiệp có sức cạnh tranh mạnh khi nó có khả năng thỏa mãn đầy đủ nhất tất cả những nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng thỏa mãn được tất cả các điều kiện này. Bởi vậy, việc đánh giá đúng đắn những mặt mạnh và mặt yếu của từng doanh nghiệp có ý nghĩa trọng yếu tới việc tìm các giải pháp tăng sức mạnh
  26. 19 cạnh tranh. Tác giả luận văn sẽ đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của các siêu thị Việt Nam để có thể đưa ra các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho hệ thống siêu thị Việt Nam. Do đó, có thể hiểu: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với các đối thủ khác trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ích ngày càng cao cho doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và ngoài nước. * Năng lực cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ Một sản phẩm hàng hóa được coi là có năng lực cạnh tranh khi nó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu dáng, tính độc đáo hay sự khác biệt, thương hiệu, bao bì hơn hẳn so với sản phẩm cùng loại. Nhưng năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ lại được định đoạt bởi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Sẽ không có những năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ cao khi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hay tạo ra sản phẩm dịch vụ đó thấp. Cần phải phân biệt rõ năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là hai phạm trù khác nhau nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau. Năng lực cạnh tranh của dịch vụ là thành quả của năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tạo ra, nhưng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ do năng lực cạnh tranh của dịch vụ mà có, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ là một bộ phận và có ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Để đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối trong lĩnh vực siêu thị, người viết xin nêu ra một số chỉ tiêu điển hình sau đây: * Doanh thu Là số tiền bán hàng thu được trong một thời gian nhất định. Doanh thu = Giá bán x Số sản phẩm bán ra
  27. 20 Đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp bất kỳ, hoặc toàn bộ doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối trong nước so với các doanh nghiệp phân phối của nước ngoài, các chuyên gia kinh tế thường sử dụng chỉ tiêu doanh thu để xét đến đầu tiên. Trên thực tế, đây là một chỉ tiêu dễ thu thập và phản ánh khá chính xác năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Giả sử, người viết muốn đánh giá năng lực cạnh tranh của siêu thị Việt Nam với siêu thị nước ngoài, chỉ cần tính toán doanh thu của các doanh nghiệp Việt Nam so sánh với doanh nghiệp nước ngoài. Qua chỉ tiêu doanh thu, chúng ta có thể xác định được số lượng, khối lượng sản phẩm mà doanh nghiệp đó bán được trong một thời kỳ nhất định. Tuy nhiên, không phải lúc nào doanh thu của siêu thị này lớn hơn siêu thị kia, có nghĩa là lợi nhuận của nó cũng lớn hơn một cách tương ứng. Điều này do sự tác động của nhiều yếu tố chi phối như việc lựa chọn loại hình kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, chất lượng kinh doanh. * Thị phần của doanh nghiệp Là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp đang chiếm lĩnh. Đây là một chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. - Thị phần của doanh nghiệp so với toàn bộ thị trường: đó là tỷ lệ % giữa giá trị sản phẩm của doanh nghiệp bán ra so với giá trị của toàn ngành. - Thị phần của doanh nghiệp so với phân khúc mà nó phục vụ: đó chính là tỷ lệ % giữa doanh số của doanh nghiệp với doanh số của toàn phân khúc. - Thị phần tương đối: là tỷ lệ so sánh về doanh số của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất, chỉ tiêu này cho biết vị thế sản phẩm của doanh nghiệp trong cạnh tranh trên thị trường như thế nào? Hay vị trí của doanh nghiệp so với các đối thủ trên thị trường. Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp Thị phần = Tổng số sản phẩm tiêu thụ của thị trường
  28. 21 Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp Thị phần = Tổng số sản phẩm bán ra của đối thủ Nếu hệ số trên của thị phần lớn hơn 1 thì lợi thế cạnh tranh thuộc về doanh nghiệp và ngược lại. Thông qua sự biến động của các chỉ tiêu thị phần, doanh nghiệp sẽ biết mình đang đứng ở vị trí nào để có thể vạch ra một chiến lược hành động phù hợp. Chỉ tiêu này nói lên độ lớn của thị trường và vai trò vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Thông qua chỉ tiêu thị phần, chúng ta có thể đánh giá năng lực cạnh tranh về khả năng nắm giữ thị trường của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Theo người viết, đây là chỉ tiêu phản ánh chính xác nhất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp phân phối trong lĩnh vực siêu thị. Mục tiêu doanh thu và thị phần có liên quan mật thiết với nhau. Doanh thu cho biết kết quả của doanh nghiệp ở thị trường đang hoạt động, còn thị phần thì chỉ rõ doanh nghiệp chiếm được bao nhiêu trong cả "chiếc bánh thị trường" đó. Hai mục tiêu này còn gọi là những mục tiêu tạo lợi thế cạnh tranh hay mục tiêu thế lực. Khi doanh thu và thị phần càng vượt xa đối thủ, doanh nghiệp càng có nhiều lợi thế trong cuộc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường và thao túng giá cả. Mức lợi thế áp đảo tuyệt đối sẽ dẫn tới sự lũng đoạn và độc quyền thị trường, hình thành giá cả lũng đoạn và lợi nhuận lũng đoạn. * Lợi nhuận Lợi nhuận được định nghĩa một cách khái quát là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Chỉ tiêu lợi nhuận là thước đo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận là mục tiêu cao nhất, là điều kiện để tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho thị trường các nhà sản xuất phải bỏ tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, họ mong muốn cho
  29. 22 chi phí đầu vào ít nhất và bán hàng hoá với giá cao nhất để sau khi trừ đi các chi phí còn số dư dôi để không chỉ sản xuất giản đơn mà còn tái sản xuất mở rộng, không ngừng tích luỹ phát triển sản xuất, cũng cố và tăng cường vị trí của mình trên thị trường để nâng cao khả năng của doanh nghiệp. Để đánh giá chính xác năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, chỉ tiêu lợi nhuận được xem là công cụ rất hiệu quả. * Chất lƣợng Chất lượng là yếu tố quan trọng hàng đầu của năng lực cạnh tranh. Khi chất lượng cuộc sống ngày càng tăng thì người ta càng có xu hướng lựa chọn hàng hoá đẹp, tốt, có chất lượng cao hơn là chọn hàng hoá có giá rẻ. Tuỳ theo mặt hàng mà tiêu chí chất lượng có thể thay đổi. Đối với hàng tiêu dùng, thì những hàng hoá có kiểu dáng hiện đại, màu sắc phù hợp với thị hiếu, chất lượng tốt sẽ thu hút khách hàng và được lựa chọn. Đối với mặt hàng thiết bị máy móc, tiêu dùng dài ngày thì sự ưu việt của các tính năng, độ tin cậy cao, tiện nghi sử dụng là những yếu tố quyết định. Trong luận văn này, chất lượng ở đây không chỉ phản ảnh chất lượng của sản phẩm do siêu thị bán mà còn được hiểu là chất lượng của dịch vụ phân phối của hệ thống siêu thị Việt Nam. * Giá cả Giá cả cũng là một yếu tố có sức lôi cuốn người mua, được người mua cân nhắc khi mua một sản phẩm nào đó, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp phân phối kinh doanh trong lĩnh vực siêu thị. Tuy nhiên, giá thấp chưa chắc đã là lợi thế, cái quyết định là tương quan hợp lý của giá và chất lượng. Trong trường hợp, khi hàng hoá có giá trị tương đương nhau, thì hàng hoá của doanh nghiệp nào có giá thấp hơn thì hàng hoá đó dễ bán hơn, tức là có năng lực canh tranh cao hơn. Tuy nhiên, trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị, giá cả được xem là yếu tố rất quan trọng, vì một trong những lý do mà người tiêu dùng Việt Nam vẫn ưa thích những hình thức bán lẻ truyền thống là do giá cả của hình thức bán lẻ truyền thống thường thấp hơn giá tại các siêu thị, đặc biệt là
  30. 23 giá tại các siêu thị của Việt Nam thường cao hơn giá bán tại các siêu thị hiện đại nước ngoài. * Phục vụ kĩ thuật trong khi bán và sau bán (hậu mãi) Để tạo thuận lợi và lôi cuốn người mua, các doanh nghiệp phân phối thường cung cấp những dịch vụ miễn phí như chở hàng đến tận nơi, lắp đặt, hướng dẫn bảo hành Đó là những phục vụ kỹ thuật khi bán. Phục vụ kỹ thuật sau khi bán là bảo hành, cung cấp phụ tùng, tổ chức sửa chữa Đây cũng là một yếu tố quan trọng để doanh nghiệp, ngành nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hoá của mình và cho bản thân doanh nghiệp. Thực tế cho thấy rằng, hàng hoá của hai doanh nghiệp có chất lượng, giá cả tương đương nhau thì khách hàng sẽ chọn hàng được doanh nghiệp phục vụ kỹ thuật hoàn hảo khi bán và sau bán (hậu mãi). Điều này sẽ khiến khách hàng yên tâm, thoải mái hơn, tạo một ấn tượng đẹp nơi khách hàng, đồng thời giúp doanh nghiệp mau chóng phát hiện ra những thiếu sót, nhược điểm của sản phẩm và đòi hỏi mong muốn của khách hàng từ đó sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Với hàng hóa trong siêu thị thì khách hàng cũng đặc biệt quan tâm tới các chương trình xúc tiến và phục vụ kỹ thuật sau bán. Điển hình tại Metro Việt Nam luôn có những chương trình khuyến mãi lớn, một trong những điều kiện khiến khách hàng thường tìm đến siêu thị này. * Trình độ công nghệ của doanh nghiệp Theo quan điểm của các nhà kinh doanh, công nghệ là những giải pháp và/hoặc tri thức mà con người sử dụng trong hoạt động thực tiễn để đạt được mục đích nhất định, như chế tạo một sản phẩm, xây dựng một công trình hay thực hiện một dịch vụ. Công nghệ là tổng hợp các phương tiện để tiến hành một hoạt động sản xuất kinh doanh, trả lời câu hỏi: biết làm như thế nào (Know how to do?). Trong kinh doanh siêu thị, công nghệ chính là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Công nghệ trong siêu thị chính là hệ thống kho bãi, hệ thống máy móc bảo quản hàng hóa trong siêu thị, hệ thống máy tính tiền tự động, hệ thống phần
  31. 24 mềm quản lý siêu thị Những nhà phân phối, những siêu thị càng trang bị cho mình công nghệ hiện đại, siêu thị đó sẽ đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn. Như vậy, công nghệ là một trong những yếu tố then chốt quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong cuộc cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, đây là một tiêu chí rất quan trọng không thể không xét đến khi đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. * Trình độ nhân viên Trình độ nhân viên là một trong các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp phân phối trong lĩnh vực siêu thị. Trong lĩnh vực phân phối thì trình độ của nhân viên bán hàng ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu, doanh số của nhà phân phối. Hầu hết các siêu thị hiện đại nước ngoài đều thuê những nhà quản lý có kỹ năng Marketing tốt nhất, và trả cho họ những mức lương cao nhất, vì trình độ của những nhà quản lý này sẽ góp phần tạo nên những thành công của siêu thị đó. Nếu nhân viên bán hàng được trang bị kỹ năng bán hàng, kỹ năng marketing căn bản thì nhà phân phối đó sẽ có khả năng cạnh tranh tốt hơn. Ngoài ra, trình độ của nhân viên còn thể hiện thông qua cách ứng xử với người tiêu dùng. Đặc thù của ngành kinh doanh siêu thị yêu cầu rất cao trong cách giao tiếp và cách phục vụ người tiêu dùng. 1.3. KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MỘT SỐ SIÊU THỊ TRÊN THẾ GIỚI 1.3.1. Tập đoàn bán lẻ Wal-mart 1.3.1.1. Giới thiệu về Wal-mart Năm 1962, cửa hàng Wal-mart đầu tiên được một thương nhân tên là Walton khai trương ở Rogers, Arkansas với mục tiêu cung cấp hàng giảm giá cho thị trường nông thôn Mỹ. Sau đó, chuỗi cửa hàng mang tên Wal-mart tiếp tục mọc lên ở nhiều nơi khác trên toàn nước Mỹ. Chỉ sau 5 năm hoạt động, tức là vào năm 1967 thì hệ thống Wal-mart đã có 24 cửa hàng với tổng doanh thu năm đó là 12,6 triệu USD. Đến năm 1969, công ty Wal-mart Stores Inc.
  32. 25 chính thức ra đời và dần dần đã trở thành tập đoàn thống lĩnh thị trường bán lẻ toàn thế giới. Ngày nay, Wal-mart đã hoạt động kinh doanh ở tất cả 50 bang của Hoa Kỳ, ở các nước như Argentina, Brazil, Canada, Đức, Hàn Quốc, Anh, Trung Quốc, Nhật, Indonesia và Mexico Hệ thống Wal-mart ngày nay bao gồm các trung tâm siêu thị, các cửa hàng hạ giá và chuỗi các cửa hàng Sam’s Club. Trong số đó, ở Mỹ, có 1.209 cửa hàng hạ giá và 1.980 siêu thị. Hệ thống cửa hàng Wal-mart ở nước ngoài có 1.640 cửa hàng hạ giá và 2.396 siêu thị. Doanh thu của Wal-mart năm 1997 là 100 tỷ USD và năm 2004 đã đạt đến con số khổng lồ là 312 tỷ 427 triệu USD. Theo số liệu thống kê của tạp chí Fortune thì năm 2006, doanh thu của Wal-mart là 351,1 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2005, mức lợi nhuận là 11,3 tỷ USD. Thực tế, doanh thu hàng năm của Wal-mart được xếp ngang bằng với tổng GDP hàng năm của một số quốc gia. Năm 1999, Wal-mart có 1.140.000 nhân viên, trở thành tập đoàn có số lượng người làm lớn nhất thế giới. Năm 2007, Wal-mart được tạp chí Fortune công bố lần thứ năm liên tiếp đứng đầu danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới và là công ty được ngưỡng mộ nhất ở Mỹ. Bình quân mỗi ngày có khoảng 20 triệu người đến các siêu thị của Wal-mart và tại Mỹ hơn 80% hộ gia đình mỗi năm mua ít nhất vài sản phẩm từ các cửa hàng của hãng. Wal-mart đang ngày càng phát triển và vẫn giữ vị trí là công ty số 1 tại Mỹ, quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay [22]. 1.3.1.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của Wal-mart Năm 2007 vừa qua, Wal-mart vẫn tiếp tục đứng ở vị trí số 1 trong top 500 công ty hàng đầu thế giới theo bình chọn của tạp chí Fortune, Hoa Kỳ với doanh thu lên tới 351.139 tỷ USD [22]. Wal-mart hiện là tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới và được đánh giá là tập đoàn có năng lực cạnh tranh tốt nhất trong lĩnh vực bán lẻ. Vậy do đâu mà Wal-mart có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình như vậy?
  33. 26 Thứ nhất, theo người viết chính là chính sách giá hợp lý mà chỉ duy nhất Wal-mart mới có thể thực hiện được. Ngay từ khi mới thành lập Sam Walton đã đưa ra một công thức kinh doanh cho các cửa hàng của mình đó là giảm chi phí tối đa để luôn luôn bán những sản phẩm với mức giá thấp hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh. Ước tính, các sản phẩm tại Wal-mart có giá thấp hơn các siêu thị khác 10%. Khẩu hiệu của Wal-mart là: “Always low price”, nghĩa là luôn luôn bán giá rẻ. Để có thể bán với mức giá như vậy, công ty luôn tìm mọi cách cắt giảm chi phí như tìm kiếm những nhà cung cấp rẻ nhất. Wal-mart luôn tìm cách ép giá các nhà cung cấp đặc biệt là các đối tác nước ngoài như Trung Quốc và Ấn Độ. Wal-mart còn thiết lập những nhà sản xuất với giá thành rẻ nhất tại Trung Quốc. Mỗi năm Wal-mart mua khoảng 1,5 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc chủ yếu là mua trực tiếp. Thứ hai, quản lý chặt chẽ và giảm thiểu tối đa các chi phí. Wal-mart cắt giảm chi phí vận chuyển hàng hóa bằng cách rút ngắn không gian và thời gian vận chuyển. Quy trình vận chuyển của Wal-mart diễn ra như sau, nhà sản xuất chở hàng đến trung tâm phân phối của Wal-mart, sau đó từ trung tâm này, Wal-mart chuyển hàng đến những siêu thị của mình. Ở quy trình đầu tiên Wal-mart phải trả cho nhà sản xuất chi phí vận chuyển. Wal-mart có một sáng kiến là trang bị cho các nhân viên lái xe hệ thống thông tin liên lạc bằng vô tuyến. Khi các nhân viên chở hàng từ trung tâm phân phối đến các siêu thị, hệ thống thông tin đó sẽ thông báo cho các lái xe đến những nhà sản xuất gần đó để chuyển hàng mang về trung tâm. Nhờ đó mà công ty đã tiết kiệm được một chuyến vận chuyển, tiết kiệm được chi phí vận chuyển lẽ ra phải trả cho nhà sản xuất. Trong chiến lược giảm chi phí của Wal-mart cũng phải kể đến việc giảm tối đa chi phí về hàng tồn kho. Wal-mart đã công khai thông tin với đối tác của mình là các nhà sản xuất. Tập đoàn này chi nhiều khoản kinh phí lớn để đầu tư hệ thống công nghệ thông tin “4 liên kết” bao gồm cửa hàng Wal- mart, trụ sở công ty của Wal-mart, trung tâm Wal-mart, nhà cung cấp để phục vụ cho chính mình và nhà cung cấp. Thông qua hệ thống này Wal-mart nối
  34. 27 kết thông tin giữa các cửa hàng của họ với trụ sở công ty và trung tâm Wal- mart để xác định lượng hàng tồn kho. Sau đó Wal-mart cho phép nhà cung cấp tiếp cận hệ thống mạng ngoại vi của họ để theo dõi việc bán hàng. Từ đó nhà cung cấp sẽ điều chỉnh kế hoạch sản xuất sản phẩm sao cho hợp lý. Việc điều tiết lượng sản phẩm sản xuất ra đã làm giảm đáng kể hàng tồn kho, giúp Wal-mart tiết kiệm được 5-10% chi phí cho hàng hóa so với hầu hết các đối thủ. Đó cũng là điều kiện để nhà cung cấp càng gắn kết chặt chẽ với Wal-mart và Wal-mart càng có nhiều cơ hội mua hàng trực tiếp từ chính nhà sản xuất mà không cần thông qua các đại lý trung gian. Có thể thấy rằng, ở Wal-mart thường xuyên xuất hiện ý tưởng để cắt giảm tối đa chi phí. Thứ ba, xây dựng một mạng lưới cung cấp ổn định. Một trong những yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của Wal-mart so với các đối thủ trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị chính là việc Wal-mart luôn có nguồn hàng ổn định. Các nhà cung cấp đều mong muốn được bán hàng cho một nhà phân phối mạnh nhất thế giới như Wal-mart. Tập đoàn luôn cố gắng tạo mối quan hệ mật thiết với nhà cung cấp bằng cách là hỗ trợ về mặt tài chính cho nhà cung cấp. Vì vậy, dù biến động giá có xảy ra thì công ty vẫn giữ được nguồn hàng ổn định về số lượng, chất lượng và giá cả Do đó, mức giá của Wal- mart thường không thay đổi nhiều so với biến động của thị trường. 1.3.2. Đại siêu thị Big C 1.3.2.1. Giới thiệu về BigC Big C là thương hiệu của tập đoàn Bourbon, một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu Châu Âu với hơn 9.000 cửa hàng tại Pháp, Việt Nam, Thái Lan, Ac-hen-ti- na, Braxin, Hà Lan , hiện tập đoàn này có tới 190.000 nhân viên trên toàn thế giới [21]. Big C Việt Nam khai trương siêu thị đầu tiên tại Đồng Nai năm 1998. Hiện nay, ở Việt Nam Big C có mặt ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh và sắp tới là Đà Nẵng [21]. Big C đang có kế hoạch đầu tư thêm 120 triệu USD để mở rộng thị phần bán lẻ tại
  35. 28 Việt nam. Những siêu thị của Big C luôn khai thác tối đa lợi thế của loại hình đại siêu thị có quy mô kinh doanh lớn, diện tích rộng rãi, khang trang, thoáng mát, các trang thiết bị hiện đại, số lượng quầy tính tiền nhiều, bãi gửi xe rộng. 1.3.2.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của Big C Kể từ khi Big C thâm nhập thị trường Việt Nam như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh. Người tiêu dùng ở đây đã có thêm một sự lựa chọn địa điểm mua sắm của mình. Ban đầu người tiêu dùng có thể đến đây vì tò mò. Tuy nhiên, Big C giờ đây đã trở thành địa điểm mua sắm lý tưởng của người tiêu dùng. Vậy, tại sao siêu thị có thể cạnh tranh tốt với hệ thống siêu thị trong nước và những loại hình phân phối truyền thống ở Việt Nam như vậy. Theo tác giả thì có những nguyên nhân sau: Thứ nhất, chính sách giá hợp lý. Cũng giống như Wal-mart, Big C cũng theo đuổi một chính sách giá rẻ, hợp lý cho người tiêu dùng. Mặc dù Big C là loại hình siêu thị bán lẻ nhưng giá cả tại Big C luôn là “rẻ nhƣ bán buôn”. Đây là một trong những yếu tố chính tác động đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam mà hầu hết các siêu thị của Việt Nam chưa làm được điều này. Bài học kinh nghiệm thứ hai, theo người viết đó chính là việc lựa chọn địa điểm và không gian rộng. Mặc dù Big C thường chọn những thành phố lớn hạn chế về quỹ đất, những tất cả các đại siêu thị của Big C đều nằm ở vị trí đẹp, thiết kế rộng thoáng mát, từ bãi đỗ xe đến những gian hàng. Vì vậy, khách hàng không gặp phải cảnh chen lấn xô đẩy khi mua sắm tại một đại siêu thị lớn như vậy. Có thể thấy là diện tích của các siêu thị Việt Nam thường rất nhỏ, thậm chí người tiêu dùng không có chỗ đỗ xe thoải mái khi vào siêu thị mua sắm. Thứ ba, cơ cấu hàng hóa trong siêu thị. Big C được đánh giá là một trong những siêu thị nước ngoài có cơ cấu hàng hóa đa dạng và phong phú nhất. Khách hàng có thể tìm thấy bất cứ mặt hàng gì khi tham quan và mua
  36. 29 sắm tại Big C, từ hàng tiêu dùng thiết yếu đến hàng gia dụng, đồ điện tử Chính bởi vậy, người tiêu dùng Việt Nam đặc biệt thích mua sắm tại Big C. 1.3.3. Siêu thị Metro Cash & Carry 1.3.3.1. Giới thiệu về Metro Cash & Carry Metro Group là tập đoàn phân phối hàng đầu của Đức và đứng hàng thứ ba châu Âu và thứ tư thế giới với hơn 250.000 nhân viên, hoạt động tại hơn 30 quốc gia với mạng lưới 2.370 cửa hàng và doanh thu hơn 80 tỷ Euro (năm 2007) [24]. Metro Group được điều hành và chỉ đạo bởi bộ máy văn phòng chính (Metro AG). Hiện nay, Metro kinh doanh trong bốn lĩnh vực: bán sỉ, bán lẻ, cửa hàng chuyên doanh và bách hóa tổng hợp với một hệ thống các công ty chuyên trách cung cấp các dịch vụ gồm thu mua, hậu cần logistics, công nghệ thông tin, quảng cáo, tài chính, bảo hiểm, bất động sản. Tiêu chí hoạt động của công ty đó là gia tăng lợi nhuận, định vị là một doanh nghiệp hoạt động với “giá trị kinh tế gia tăng”, năng động trong kinh doanh, chuyên nghiệp và hiệu quả. Metro hướng tới khách hàng, quan tâm thỏa mãn tốt nhất từng nhu cầu chi tiết của họ, duy trì sự trung thành gắn bó của khách hàng, không ngừng gia tăng những lợi ích cho khách hàng, thường xuyên cải tiến về mọi mặt, ứng dụng công nghệ tiên tiến, phát huy thế mạnh, hiệu quả của một chuỗi cung ứng lớn, tạo ra môi trường mua sắm tiện lợi, đáp ứng nhu cầu, mong muốn của khách hàng một cách tốt nhất. Loại hình kinh doanh chủ yếu của Metro là chuỗi nhà kho bán sỉ trả ngay và tự chuyên chở; chuỗi đại siêu thị Real; chuỗi siêu thị Extra; chuỗi cửa hàng chuyên doanh hàng điện tử và điện gia dụng Media Markt and Sature; chuỗi cửa hàng chuyên doanh đồ gia dụng và dụng cụ gia đình Praktiket; chuỗi cửa hàng bách hóa tổng hợp Galeria; chuỗi bách hóa tổng hợp Galeria Kaufhof .
  37. 30 Tập đoàn Metro groups chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực bán sỉ. Hiện nay Metro Cash and Carry Vietnam có mặt ở nhiều thành phố lớn ở Việt Nam: thành phố Hồ Chí Minh có 3 trung tâm, tại Hà Nội có hai trung tâm, tại Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng mỗi nơi có 1 trung tâm. 1.3.3.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh từ Metro Cash & Carry Việt Nam Hiện nay, Metro Cash & Carry Việt Nam là một trong những siêu thị bán sỉ hiện đại nhất Việt Nam. Khách hàng mục tiêu của công ty là các doanh nghiệp, các c Metro Cash & Carry có tới 95.000 hội viên đăng ký làm thẻ khách hàng thường xuyên [24]. Metro Cash & Carry hiện là một trong những siêu thị nước ngoài thành công nhất tại Việt nam. Các siêu thị trong nước luôn luôn e ngại mỗi khi Metro Cash & Carry mở rộng chuỗi siêu thị của mình. Có được năng lực cạnh tranh đó phải kể đến các nguyên nhân sau: Thứ nhất, sự đổi mới phương thức kinh doanh. Mặc dù là loại hình bán sỉ những khi thâm nhập thị trường Việt nam siêu thị này đã điều chỉnh chính sách khách hàng một cách rất hợp lý. Metro Cash & Carry chủ trương mở rộng khách hàng thông qua việc phát hành rộng rãi thẻ hội viên cho nhiều đối tượng bao gồm cả các cá nhân, hộ gia đình. Chính vì vậy, mà loại hình kinh doanh bán sỉ của Metro vẫn tiếp cận được với hầu hết người tiêu dùng Việt Nam. Thứ hai, năng lực cạnh tranh của Metro được tạo nên bởi tính chuyên nghiệp trong kinh doanh bán buôn và phân phối quốc tế. Tính chuyên nghiệp đó thể hiện trong các thiết kế các gian hàng theo tiêu chuẩn quốc tế, vừa tiết kiệm được diện tích lại vừa rất nghệ thuật. Rất nhiều khách hàng nhận xét rằng, mặc dù là siêu thị bán sỉ nhưng cách sắp xếp, trưng bày hàng hóa của Metro rất tiện lợi như một siêu thị bán lẻ.
  38. 31 Bài học thứ ba phải kể đến chính là việc lựa chọn kỹ lưỡng nhà cung cấp để có được những đơn hàng chất lượng. Metro Cash & Carry tiến hành đàm phán và chọn lọc các nhà cung cấp theo những tiêu chí của hệ thống trong đó chủ yếu khai thác hàng hóa của các doanh nghiệp trong nước, đặt mua của doanh nghiệp nước ngoài với số lượng lớn và những điều khoản nghiêm ngặt về giá cả thấp, chiết khấu thanh toán cao, thanh toán trả chậm Thứ tƣ, chiến lược giá của Metro Cash and Carry Việt Nam được xây dựng và triển khai thực hiện thống nhất và đồng bộ ở tất cả các trung tâm đã tạo được ấn tượng tốt, đặc biệt là ấn tượng mạnh về giá cả rẻ. Metro Cash and Carry Hà Nội còn đặt mua những sản phẩm đại trà với chất lượng vừa phải, tiêu dùng phù hợp với người tiêu dùng có thu nhập trung bình.
  39. 32 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ VIỆT NAM 2.1. MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LÝ ĐIỂU CHỈNH HOẠT ĐỘNG SIÊU THỊ VIỆT NAM Hoạt động của hệ thống siêu thị Việt Nam chịu sự điều chỉnh bởi các khung khổ pháp lý chung và các quy định pháp lý trực tiếp liên quan. Khung khổ pháp lý chung bao gồm hệ thống luật pháp có liên quan điều chỉnh hoạt động kinh doanh của các nhà phân phối trong lĩnh vực siêu thị như: Luật Thương mại 2005, Luật Doanh nghiệp 2004 . Trong phạm vi của luận văn, đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu các quy định pháp lý trực tiếp liên quan tới việc điều chỉnh các hoạt động của siêu thị. 2.1.1. Quy chế siêu thị, trung tâm thƣơng mại Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại ban hành kèm theo Quyết Định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24 tháng 9 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại (sau đây gọi là Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại). Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại có hiệu lực thi hành từ ngày 17/10/2004. Tuy nhiên, xuất phát từ nhu cầu thực tế, cần phải có thời gian cho việc chuyển đổi tên, biển hiệu đối với các cơ sở không đủ tiêu chuẩn theo quyết định của quy chế này, cũng như để các siêu thị, trung tâm thương mại hoàn thiện việc đăng ký kinh doanh và xây dựng nội quy hoạt động , Bộ Công thương đã cho phép gia hạn thêm thời gian thực hiện và hiệu lực thi hành Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại được tính từ ngày 01 tháng 04 năm 2005 (công văn số 0529/TM-TTTN ngày 31/01/2005 hướng dẫn thực hiện Quy chế này [1]. Quy chế Siêu thị và Trung tâm thương mại đề cập đến tiêu chuẩn siêu thị và hàng hóa dịch vụ kinh doanh tại siêu thị. Theo đó một cửa hàng chỉ được gọi là siêu thị và phân loại siêu thị nếu cơ sở kinh doanh thương mại có địa điểm kinh doanh phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới thương mại
  40. 33 của tỉnh, thành phố và có quy mô, trình độ tổ chức kinh doanh đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản của một trong ba hạng siêu thị. Ba loại hình này đã được tác giả đề cập trong chương 1, mục phân loại siêu thị tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Quy chế Siêu thị và Trung tâm thương mại còn tập trung vào các quy định về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị (điều 7). Trách nhiệm của thương nhân kinh doanh siêu thị được đề cập tại điều 8. Trên cơ sở Quy chế Siêu thị và Trung tâm thương mại của Bộ Công thương, Sở Thương mại (nay là Sở Công thương) Hà Nội cũng đã ban hành Quy chế Quản lý siêu thị và Trung tâm thương mại tại Hà Nội, Ban hành kèm theo Quyết định số: 142/QĐ-UB ngày 31 tháng 10 năm 2002 của Uỷ ban nhân dân Thành phố. 2.1.2. Hệ thống cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích của Nhà nƣớc Các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động của siêu thị phải kể đến đó là những chính sách hỗ trợ, khuyến khích của Nhà nước đối với các doanh nghiệp phân phối trong lĩnh vực siêu thị. Nghị Định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH 10 đã đưa việc đầu tư xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại, vào danh mục được hưởng ưu đãi đầu tư (Danh mục A) Tuy nhiên, kể từ giữa tháng 4/2002, sau khi Nghị Định của Chính phủ số 35/2002/NĐ-CP ngày 29/3/2002 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị Định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) có hiệu lực thì việc đầu tư xây dựng, phát triển kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại bị đưa ra ngoài danh mục ưu đãi đầu tư [1].
  41. 34 2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ TẠI VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển Những siêu thị xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam vào những năm 60 của thế kỷ trước, tại Sài Gòn, dưới chế độ Mỹ Ngụy nhằm đáp ứng nhu cầu của lính Mỹ và một bộ phận cư dân thành phố. Các siêu thị này đều đ ng cửa hoặc chuyển quyền sở hữu sang sở hữu tập thể và sở hữu nhà nước cũng như chuyển loại hình hoạt động từ mô hình siêu thị sang cửa hàng mậu dịch hoặc bách hóa tổng hợp. Siêu thị đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất là Minimart của công ty Xuất nhập khẩu nông sản và Tiểu thủ công nghiệp Vũng Tàu (Vũng Tàu – Sinhaco) khai trương vào tháng 10 năm 1993 với một quy mô khá khiêm tốn và đối tượng phục vụ chủ yếu là khách nước ngoài. Sau đó một loạt các siêu thị khác tại Thành phố Hồ Chí Minh ra đời. Siêu thị bắt đầu phát triển ở các thành phố lớn vào năm 1996. Ở Hà Nội, siêu thị đầu tiên là Minimart Hà Nội ở tầng II Chợ Hôm của Công ty Xuất nhập khẩu nông sản và Tiểu thủ công nghiệp Vũng Tàu (Vũng Tàu Sinhanco) ra đời vào cuối 1995, rồi đến siêu thị số 7 Đinh Tiên Hoàng của Công ty Bách hóa Hà Nội ra đời vào giữa năm 1996 Năm 2003, tại Việt Nam, có khoảng 50 siêu thị và riêng TP. HCM có 37 siêu thị kinh doanh từ 5.000 mặt hàng trở lên. Năm 2004, cả nước có khoảng 140 siêu thị trong đó tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh (60 siêu thị); Hà Nội (45 siêu thị), các địa phương khác trên cả nước (35 siêu thị). Theo số liệu thống kê của Bộ Công thương, tính đến ngày 30/09/2005, số lượng các siêu thị trong cả nước lên tới 230 siêu thị, nhiều gấp 23 lần so với trước đây. Theo số liệu của Viện Kinh tế Việt Nam, tính đến cuối năm 2007, cả nước có trên 2.000 siêu thị, hoạt động tại 32/64 tỉnh, thành phố [1]. Hệ thống siêu thị Việt Nam mới chỉ có khoảng 14 năm hình thành và phát triển nhưng cũng đã đem lại một số thành công đang kể. Người viết xin
  42. 35 tóm tắt quá trình phát triển của siêu thị theo 4 giai đoạn sự phát triển về số lượng các siêu thị. - Thời kỳ 1993 - 1994: những siêu thị đầu tiên ra đời tại thành phố Hồ Chí Minh: siêu thị chính thức xuất hiện vào những năm 1993 - 1994 khi nền kinh tế Việt Nam bắt đầu khởi sắc, đời sống nhân dân được cải thiện, nhất là ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Đi tiên phong là Minimart, "siêu thị" thuộc công ty Vũng Tàu Sinhanco khai trương tháng 10/1993, nằm ngay trong Intershop nhưng quy mô còn rất nhỏ và khách hàng chủ yếu là người nước ngoài. Sau siêu thị của Sinhanco, một loạt các siêu thị khác tiếp tục xuất hiện ở khu vực trung tâm Quận 1, Quận 3 và Quận 5, về sau phát triển thêm ở các vùng ven như Gò Vấp, Tân Bình - Thời kỳ 1995 - 1997: hệ thống siêu thị mở rộng ra các thành phố lớn trên cả nƣớc: trong thời kỳ này bắt đầu có sự góp mặt của các siêu thị ở Hà Nội như siêu thị thuộc Trung tâm thương mại Đinh Tiên Hoàng (1/1995) và Minimart Hà Nội (3/1995) trên tầng 2 chợ Hôm. Tuy nhiên, vào thời điểm cuối năm 1995 đầu 1996, ở thành phố Hồ Chí Minh đã xuất hiện những siêu thị có quy mô lớn hơn về diện tích và chủng loại hàng hóa như Co-opmart, Maximart được tổ chức theo hình thức liên hợp bao gồm các khu vực bán hàng hóa, ăn uống, giải trí Hàng hóa cũng bắt đầu đa dạng hơn, một số siêu thị đã có 5.000 – 6.000 mặt hàng, diện tích kinh doanh lớn tới 3000 - 4000 m2 như Maximart, Vinamart Trong khi đó, các siêu thị ở Hà Nội cũng đua nhau ra mắt nhưng quy mô nhỏ hơn, các mặt hàng đơn điệu, số lượng ít hơn. - Thời kỳ từ năm 1998 - 2003: cạnh tranh, đào thải và chuyên nghiệp hơn do sự xuất hiện ồ ạt, kinh doanh không bài bản, thiếu kiến thức thương mại và phải cạnh tranh với các hình thức bán lẻ truyền thống như chợ, cửa hàng, hàng rong và cạnh tranh lẫn nhau nên rất nhiều "sản phẩm" gọi là siêu thị đó đã vỡ nợ, phá sản, làm ăn thua lỗ và mấp mé bên bờ vực phá sản. Những siêu thị còn tồn tại và phát triển là nhờ những nhà quản lý tỉnh táo
  43. 36 hơn, biết hướng "siêu thị" của mình đi đúng quỹ đạo và kinh doanh siêu thị theo đúng bài bản như Sài Gòn Superbowl, liên doanh giữa Việt Nam và Singapore, siêu thị Miền Đông (tổng diện tích 10.000m2, có đầy đủ các khu kinh doanh hàng hóa, nhà hàng, giải trí, bãi để xe), đại siêu thị Cora (tổng diện tích 20.000m2, vốn đầu tư 20 triệu USD tại khu công nghiệp Biên Hòa có 20.000 mặt hàng trưng bày theo tiêu chuẩn hệ thống siêu thị trên thế giới của tập đoàn Bourbon (Pháp) Ở Hà Nội, hoạt động kinh doanh siêu thị cũng bắt đầu có những nét mới: nhiều siêu thị mới ra đời và được đặt trong tổng thể các mô hình trung tâm thương mại lớn: Hà Nội Tower, Starbowl, Fivimart, Tràng tiền Plaza - Thời kỳ 2004 đến nay: cạnh tranh khốc liệt hơn với sự ra đời và mở rộng của hàng loạt siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài. Tại thị trường nội địa, hình thành một số chuỗi siêu thị có tên tuổi và uy tín như Co-op mart (28 siêu thị) hay Fivimart (9 siêu thị). Metro đã khai trương siêu thị thứ 8 trong hệ thống siêu thị Metro tại Việt Nam trong tháng 9 năm 2007 tại Hoàng Mai Hà Nội và đang có dự kiến xin cấp phép mở rộng quy mô kinh doanh. Siêu thị Việt Nam đứng trước thách thức lớn phải thích nghi với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước mà đặc biệt là theo lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ nói chung và thị trường dịch vụ phân phối nói riêng. Ngoài ra, một loạt các đại gia bán lẻ khác như Wal-mart cũng đang hoàn thành các thủ tục để thâm nhập thị trường đông dân thứ 13 thế giới là Việt Nam. 2.2.2. Giới thiệu một số siêu thị tại Việt Nam 2.2.2.1. Hệ thống siêu thị Fivimart Đây là hệ thống siêu thị kinh doanh tổng hợp, do doanh nghiệp trong nước đầu tư và phát triển, khá thành công trên địa bàn Hà Nội. Vào những năm cuối của thập kỷ 90, trong xu hướng nền kinh tế thị trường bắt đầu phát triển và mở rộng ở Hà nội nói riêng và trên cả nước nói chung, mức sống của người dân thủ đô cũng từ đó được nâng lên, nhu cầu mua sắm của đại đa số tầng lớp nhân dân ngày càng cao. Nắm bắt được tình hình đó, năm 1997 công
  44. 37 ty Cổ phần Nhất Nam quyết định thành lập hệ thống Siêu thị FIVIMART nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng Hà Nội. FIVIMART 2.000m2 . Sự ra đời liên tiếp của hai thành viên trong gia đình FIVIMART tại 2 khu dân cư lớn: FIVIMART Trúc Bạch (2002) với diện tích mặt bằng gần 3.000m2 tại 10 Trấn Vũ và FIVIMART Đại La (2004) với diện tích mặt bằng hơn 3.000m2 tại 163A Đại La cùng với sự đầu tư nâng cấp liên tục về trang thiết bị (phần mềm quản lý, hệ thống thanh toán, hệ thống Camera quan sát, hệ thống điều hòa trung tâm, máy phát điện, thang máy, thang cuốn, kho lạnh, tủ bảo ôn ), cùng những chương trình đào tạo nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty. Hệ thống Siêu thị FIVIMART hiện được đánh giá là khá thành công tại Hà Nội. Trong năm vừa qua, FIVIMART đánh dấu thành công của mình bằng việc tiếp nhận thêm 3 thành viên nữa đó là: Fivimart Nguyễn phong Sắc (Nhà D5, Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy Hà Nội), Fivimart Phú Mỹ Hưng - HCM (SkyGarden, Phú Mỹ Hưng, Q7, Tp. Hồ Chí Minh) và Fivimart Bình Dương (433-435 Đại lộ Bình Dương, Thị xã Thủ dầu một, Tỉnh Bình Dương). Liên tục phát triển, ngày 20/1/2007 Hệ thống Fivimart lại tiếp nhận thêm 1 thành viên mới tại 671 Hoàng Hoa Thám, Hà Nội. Ngày nay, đến với FIVIMART, khách hàng không chỉ để mua sắm, mà còn được tham gia vào các chương trình khuyến mại luôn thay đổi, hết sức hấp dẫn, được tổ chức thường xuyên, liên tục (lồng quay may mắn, bốc thăm trúng thưởng 100%, xổ số trúng thưởng giá trị cao, hóa đơn may mắn, quà tặng miễn phí ) Đối với những khách hàng thường xuyên đến mua sắm, sẽ được mời tham dự Câu lạc bộ Khách hàng thân thiết FIVIMART để nhận những ưu đãi đặc biệt (thẻ quà tặng trị giá 20.000VND, giảm giá 3% ). FIVIMART còn cho phát hành và sử dụng thẻ mua hàng FIVIMART vớ nh giá từ 20.000VND lên đến 1.000.000VND tạo điều kiện
  45. 38 thuận lợi cũng như nâng cao văn hóa mua sắm cho khách hàng. Thêm vào đó, FIVIMART là siêu thị đầu tiên ở Hà Nội phát hành cẩm nang mua sắm FIVIPOST hàng tháng luôn cập nhật kịp thời những thông tin, hàng hóa, các chương trình mới có ở siêu thị gửi miễn phí đến tay người tiêu dùng thủ đô. Hàng tháng với chương trình "FIVIMART cùng bạn nội trợ", siêu thị còn mời các chuyên gia, đầu bếp hàng đầu của các nhà hàng có tiếng đến hướng dẫn khách hàng chế biến món ăn bằng các thực phẩm được mua ngay từ trong Siêu thị. Một điểm đặc biệt tạo phong cách riêng cho FIVIMART đó là: khi đến các địa chỉ của FIVIMART, các khách hàng không chỉ là đến siêu thị mà còn tùy thích có thể chọn lựa tham quan showroom Nhà Đẹp trưng bày đồ nội thất gia đình sang trọng, hiện đại, nhiều phong cách; tham gia câu lạc bộ BI-A sôi nổi hào hứng; thư giãn với Bar-cafe trong một không khí ấm cúng, lãng mạn; hoặc tham dự các món ẩm thực đặc biệt của các nhà hàng danh tiếng 2.2.2.2. Hệ thống siêu thị Sài Gòn Co-op Mart Đây là hệ thống siêu thị kinh doanh tổng hợp, được quản lý bởi Liên hiệp hợp tác xã thương mại thành phố Hồ Chí Minh, là chuỗi siêu thị hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam bộ. Sự kiện nổi bật nhất là sự ra đời siêu thị đầu tiên của Hệ thống Co.opMart là Co.opMart Cống Quỳnh vào ngày 09/02/1996, với sự giúp đỡ của các phong trào hợp tác xã quốc tế đến từ Nhật, Singapore và Thụy Điển. Đây là loại hình kinh doanh bán lẻ mới, văn minh phù hợp với xu hướng phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện này đánh dấu một chặng đường mới của Saigon Co.op. Tính đến 02/2008, hệ thống Co.opMart có 28 siêu thị. Co.opMart trở thành thương hiệu quen thuộc của người dân thành phố và người tiêu dùng cả nước, là nơi mua sắm đáng tin cậy của người tiêu dùng. ng 2.1.
  46. 39 Bảng 2.1: Phân bố các siêu thị Saigon Co.op Mart STT Tên siêu thị Ngày thành lập Diện tích (m2) 1 Co.op Mart Cống Quỳnh 09/02/1996 3.300 2 Co.op Mart Trần Hưng Đạo 30/04/1997 600 3 Co.op Mart Hậu Giang 18/01/1998 2.000 4 Co.op Mart Đầm Sen 19/06/1999 3.600 5 Co.op Mart Nguyễn Đình Chiểu 30/12/1999 2.600 6 Co.op Mart Đinh Tiên Hoàng 26/01/2000 4.300 7 Co.op Mart Phú Lâm 17/09/2001 3.000 8 Co.op Mart Thắng Lợi 29/12/2001 4.000 9 Co.op Mart Phú Mỹ Hưng 11/08/2006 4.600 10 Co.op Mart Cần Thơ 19/08/2004 4.500 11 Co.op Mart Nguyễn Kiệm 01/09/2003 6.000 12 Co.op Mart Quy Nhơn 13/12/2003 3.600 13 Co.op Mart Xa Lộ Hà Nội 30/04/2004 4.500 14 Co.op Mart Mỹ Tho 21/01/2006 7.000 15 Co.op Mart BMC 12/05/2006 3.220 16 Co.op Mart An Đông 24/06/2006 1.326 17 Co.op Mart Lý Thường Kiệt 14/12/2006 11.266 18 Co.op Mart Long Xuyên 11/02/2007 12.000 19 Co.op Mart Vĩnh Long 04/02/2007 11.190 20 Co.op Mart Pleiku 09/02/2007 6.865 21 Co.op Mart Phan Thiết 30/04/2007 11.000 22 Co.op Mart Biên Hòa 7/7/2007 12.000 23 Co.op Mart Vị Thanh 25/07/2007 3.600 24 Co.op Mart Tam Kỳ 25/09/2007 14.000 25 Co.op Mart Tuy Hòa 08/12/2007 6.000 26 Co.op Mart Nhiêu Lộc 18/12/2007 1.600 27 Co.op Mart Bình Tân 31/01/2008 8.000 28 Co.op Mart Vũng Tàu 12/02/2008 9.000 Nguồn: www.saigonco-op.com.vn
  47. 40 Các thành quả đạt được của hệ thống siêu thị này phải kể đến: Tháng 8/2000: nhận danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới Tháng 05/2002: Saigon Co.op vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Tháng 02/2004: Saigon Co.op nhận chứng chỉ ISO 9001-2000. Năm 2005: Nhà nước phong tặng Anh hùng lao động cho chị Nguyễn Thị Nghĩa – Chủ tịch Hội đồng quản trị Saigon Co.op. Năm 2004 - 2007: Saigon Co.op liên tục được bình chọn là nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam, Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu Khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Năm 2007: thương hiệu Việt được yêu thích nhất do Báo S G tổ chức bình chọn (2005-2006-2007). 2.2.2.3. Hệ thống siêu thị HaproMart Hệ thống siêu thị Hapro Mart thuộc sự quản lý và điều hành của Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), trụ sở chính tại 38 – 40 Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, website: Tổng công ty hoạt động chủ yếu là xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản, thực phẩm, đồ uống có cồn và không cồn, hàng may mặc thời trang, hàng tiêu dùng. Trong các hoạt động kinh doanh chính của Hapro, hoạt động kinh doanh trong nước chiếm một vai trò đặc biệt quan trọng với hệ thống các siêu thị, cửa hàng tự chọn đồ sộ với qui mô vào bậc nhất trong toàn quốc nói chung và thị trường Hà Nội nói riêng. Với phương châm ''HaproMart tiện ích cho mọi nhà'' hiện nay, HaproMart luôn cố gắng nỗ lực phục vụ tốt nhất nhu cầu tiêu dùng cả nước, mục tiêu chính là trở thành nhà phân phối – bán lẻ hàng đầu của Việt nam qua kênh phân phối hiện đại. Hapromart hiện có tới 28 siêu thị trên cả nước. Tại Hà Nội, Hapro Mart có 3 siêu thị và 16 cửa hàng tiện ích (bảng 2.2). - Siêu thị Hapro mart Giảng Võ, quận Ba Đình: với diện tích mặt tiền kéo dài gần 60 mét trên đường Giảng Võ gần khu triển lãm Giảng Võ - con
  48. 41 đường đẹp với khu mua sắm sầm uất và hoạt động thương mại luôn diễn ra nhộn nhịp quanh năm. Siêu thị Hapro Mart Giảng Võ được coi là một trong những siêu thị chủ chốt của hệ thống. Chủng loại hàng hóa phong phú, bao gồm nhiều sản phẩm từ hàng nông thực phẩm rau củ quả tươi đến hàng quần áo, giầy dép, túi sách thời trang, hàng tiêu dùng hàng ngày phục vụ sinh hoạt, hàng điện tử, điện lạnh đến đồ dùng học tập và sách vở cho thiếu nhi. Mặt tiền rộng khang trang, bắt mắt với hai màu trắng và xanh nõn chuỗi, băng rôn quảng cáo treo ngay ngắn thành hàng tạo cảm giác thân thiện và phong cách tiêu dùng hiện đại thể hiện thông qua “sự tiện ích” từ văn hóa công ty đến cách thức thanh toán nhanh chóng chính xác và sẵn sàng vận chuyển hàng hóa đi xa nếu khách hàng có nhu cầu. - Cửa hàng tự chọn HaproMart Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm: nằm trên khu phố cổ sầm uất với nhiều khách du lịch nước ngoài từ Âu đến Á, "siêu thị mini HaproMart Hàng Bông" nằm trên đường hàng Bông lại có diện tích khá khiêm tốn chỉ vỏn vẹn tầm 6 mét mặt đường nên trông nó thật nhỏ bé. Tuy nhiên, vào đây khách hàng có thể có được những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu đến một số mặt hàng có giá trị khác. Có thể nói rằng, cửa hàng “Hapro Mart Hàng Bông” trông giống như “em út nhỏ tuổi, còi cọc” trong hệ thống HaproMart, đơn giản trong cơ cấu mặt hàng cũng như diện tích. - Siêu thị HaproMart số 05 Lê Duẩn quận Ba Đình Hà Nội: HaproMart số 5 Nam Bộ với 2 mặt tiền, một giáp Nguyễn Thái H c, một là đường Lê Duẩn. Tầng 1: hàng tiêu dùng cơ bản với bánh kẹo, thức ăn chế biến sẵn đến đồ dùng điện như máy sấy tóc, bếp từ, hàng hóa mỹ phẩm, dầu gội đầu, xà phòng, thuốc đánh răng. Siêu thị có không gian rộng khi hàng hóa thì rất thưa khiến cho khách hàng cảm giác sơ sài, lạc lõng. Tầng 2: gian hàng sản phẩm may mặc bao gồm sản phẩm may mặc thời trang dành cho mọi lứa tuổi sản phẩm của các hãng thời trang may mặc hàng
  49. 42 đầu Việt Nam như Vinatext, May nhà Bè, May 10, Dệt may mùa Đông, Bảng 2.2: Phân bố các siêu thị và cửa hàng tiện ích của Hapromart STT Địa điểm 1 Hapro Mart 284 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2 Hapro Mart 51 Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội 3 Hapro Mart 9B Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội 4 Hapro Mart Km 3 + 500 Đường Hùng Vương, Thái Bình Hapro Mart Số 1 Đường Lương Văn Thăng, Phường Đông Thành, Ninh 5 Bình 6 Hapro Mart số 25 Đại lộ Lê Lợi, Phường Lam sơn, TP Thanh Hóa Hapro Mart Tổ 75 Đường Trần Phú Thượng, Cẩm Tây, Cẩm Phả, Quảng 7 Ninh 8 Hapro Mart thị trấn Nông Trường Mộc Châu Sơn La 9 Hapro Mart số 25 Đinh Điền, Lam sơn, Hưng Yên 10 Hapro Mart Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội 11 Hapro Mart Thái Nguyên, 66 Hoàng Văn Thụ, Thành Phố Thái Nguyên 12 Hapro Mart Tiên Sơn, Thị trấn Sao Đỏ, huyện Chí Linh, Hải Dương Hapro Mart Bắc Kạn, tổ 8 B, Phường Đức Xuân, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc 13 Kạn 14 Hapro Mart Thanh xuân Bắc 15 Hapro Mart Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội 16 Hapro Mart Hoàng Hoa Thám, Phường Bưởi, Quận Tây Hồ 17 Hapro Mart G3 Vĩnh Phúc 1, quận Cầu Giấy 18 Hapro Mart 35 Hàng Bông, Quận Hoàn Kiếm 19 Hapro Mart 102 Hàng Buồm, Quận Hoàn Kiếm 20 Hapro Mart 176 Hà Huy Tập, Gia Lâm 21 Hapro Mart số 5 Lê Duẩn, Quận Hoàn Kiếm 22 Hapro Mart D2 Giảng Võ 23 Hapro Mart B3A Nam Trung Yên, Quận Cầu Giấy 24 Hapro Mart 111 Lê Duẩn, Cầu Giấy 25 Hapro Mart 45 Hàng Bồ, Quận Hoàn Kiếm 26 Hapro Mart 2 Ngõ Xuân Quảng, Huyện Gia Lâm 27 Hapro Mart 323 Nguyễn Văn Cừ, Gia Lâm 28 Hapro Mart Phố Sài Đồng, Gia Lâm Nguồn: www.haprogroup.vn/linhvuchd/kdhcc/
  50. 43 2.2.2.4. Hệ thống siêu thị Intimex Hệ thống siêu thị Intimex thuộc công ty xuất nhập khẩu INTIMEX - một doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Bộ Công thương, thành lập theo quyết định số 469/TM TCCB của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) ngày 08/06/1995. Công ty xuất nhập khẩu INTIMEX có các nội dung hoạt động kinh doanh chủ yếu bao gồm: kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp và ủy thác xuất nhập khẩu. Hoạt động này giúp hệ thống siêu thị Intimex luôn có sự đảm bảo về nguồn hàng ngay cả trong những lúc thị trường khó khăn nhất. Hiện nay, hệ thống siêu thị Intimex có mặt ở hầu hết các quận nội thành Hà Nội. Hiện nay, INTIMEX có một trung tâm thương mại với bốn siêu thị trực thuộc: Intimex Bờ Hồ, Hào Nam, Lạc Trung và Huỳnh Thúc Kháng. Các siêu thị này thực hiện phương thức kinh doanh bán lẻ độc đáo, riêng mới, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân. - Siêu thị Bờ Hồ: siêu thị Intimex Bờ Hồ ra đời năm 2001 với diện tích 1.500 m2, hiện là một trong những siêu thị có cơ cấu mặt hàng phong phú, chất lượng phục vụ tốt được xếp hạng tại Hà Nội. Siêu thị Bờ Hồ với vị trí thương mại thuận lợi vừa mang tính cổ kính bên Hồ Gươm, vừa mang nét hiện đại kiêu sa của khu phố mua sắm sầm uất nhất Hà Nội phục vụ khách hàng trong nước và quốc tế. Chỉ với 7 năm tuổi nhưng siêu thị này có vị trí quan trọng trong lòng những người tiêu dùng: niềm tin và sự tín nhiệm lựa chọn vì chất lượng hàng hóa cao, mẫu mã phong phú. Tầng 1 là nơi trưng bày mặt hàng rau quả, thực phẩm tươi sống, đông lạnh Thực phẩm được bảo quản bằng hệ thống bảo quản chuyên dụng giữ an toàn vệ sinh, Khách hàng có thể tự mình lựa chọn ngay hay có thể đặt hàng theo thực đơn 7 ngày của siêu thị.
  51. 44 Tầng 2 là nơi trưng bày mặt hàng bách hóa, tạp phẩm gia đình, quần áo thời trang cùng thế giới quà tặng từ hàng cao cấp đến đồ chơi dân gian bằng đủ mọi loại chất liệu gốm sứ, thủy tinh, pha lê Khách hàng dù là ở nơi đâu đến đây cũng thật dễ dàng tìm kiếm các mặt hàng trong nước hay nhập khẩu với chất lượng cao nhất. - Siêu thị Hào Nam: với mục tiêu “phục vụ và đáp ứng ngày càng nhiều hơn nhu cầu đang tăng của người tiêu dùng”, siêu thị Hào Nam ra đời tại 131- 135 Hào Nam, quận Đống Đa, Hà Nội vào ngày 24/03/2004. Đây là một trong những bước tiến của Intimex góp phần xây dựng và phát triển văn minh thương mại của thủ đô Hà Nội. Siêu thị Hào Nam được thiết kế rất khang trang với hai tầng trưng bày hàng hóa đẹp mắt và tiện dụng: - Siêu thị Lạc Trung: siêu thị Lạc Trung đẹp và tiện nghi tại 27 Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, khai trương vào 10/10/2004 - chào mừng ngày giải phóng thủ đô Hà Nội. Đặc biệt là siêu thị sẵn sàng bán hàng qua điện thoại – một bước tiến mới của siêu thị Lạc Trung ngay từ ngày đầu thành lập. Siêu thị Lạc Trung cũng được thiết kế và trưng bày hàng hóa tương tự các siêu thị thuộc hệ thống Intimex. - Siêu thị Huỳnh Thúc Kháng: siêu thị Huỳnh Thúc Kháng tại địa chỉ 27 Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội thoáng mát và tiện nghi cho sự trưng bày hàng hóa, phong phú về cả chất lượng và chủng loại. Tại siêu thị này khách hàng có thể tìm thấy từ ngành hàng thực phẩm an toàn và phong phú, ngành hàng tiêu dùng đa dạng đáp ứng nhu cầu. 2.2.2.5. Hệ thống siêu thị G7 Mart Hệ thống phân phối G7 Mart được thành lập bởi công ty cổ phần Trung Nguyên - một trong 10 thương hiệu mạnh của Việt Nam năm 2005 với những phần thưởng và danh hiệu nổi tiếng toàn quốc. Hiện nay, Trung Nguyên tham gia vào thị trường bán lẻ với mục tiêu tập hợp các nhà sản xuất Việt Nam để hình thành một hệ thống phân phối vững mạnh đủ sức cạnh
  52. 45 tranh với các tập đoàn phân phối nước ngoài. Sức mạnh của G7 Mart là sự liên kết, lấy mục tiêu phát triển thương hiệu Việt làm đầu”. G7 Mart bắt đầu hoạt động từ 05 tháng 08 năm 2006, 500 điểm bán lẻ tiện lợi và 5.000 cửa hiệu thành viên mang tên G7 trên cả nước, cung cấp các mặt hàng tiêu dùng. Với việc đảm bảo và hy vọng thắng lợi trên thị trường bán lẻ, Trung Nguyên dự định sau 5 năm sẽ phát triển lên 10 nghìn cửa hiệu các loại, 18 kho bán sỉ và 7 trung tâm thương mại Các cửa hiệu nhỏ lẻ, phát triển tự phát và được quản lý một cách không chuyên nghiệp sẽ được tập hợp vào hệ thống G7 Mart và chủ nhân các cửa hiệu này sẽ được chuyển giao công nghệ quản lý, tiếp thị, quảng cáo, đào tạo và trên hết là hoạt động chuyên nghiệp bảo đảm cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Theo ông Đặng Lê Nguyên Vũ - tổng giám đốc công ty cổ phần Trung Nguyên “sức mạnh của hệ thống G7 Mart là liên kết” - Liên kết tất cả những nhà phân phối nhỏ, lớn trong nước lại sẽ tạo nên sức mạnh. G7 Mart tạo nên một hệ thống làm đối trọng với hệ thống phân phối của các công ty nước ngoài để các nhà sản xuất Việt Nam không bị "bắt chẹt". Hiện nay, hệ thống cửa hàng G7 Mart đã có ở hầu hết các quận từ nội thành đến ngoại thành. Qua một thời gian hoạt động, hàng hóa của G7 Mart bán đến tay người tiêu dùng với mức giá rẻ, vừa túi tiền những người tiêu dùng khó tính nhất. Bước chân vào G7 Mart bạn sẽ thấy được sự cải tiến rõ rệt so với thủa ban đầu “cửa hàng tạp hóa” của nó từ nhân viên cũng chuyên nghiệp hơn, thanh toán bằng máy, có hóa đơn in, về hình thức của hàng thì cũng đẹp mắt hơn. Hệ thống các “Siêu thị thu nhỏ G7 Mart” là các cửa hiệu khang trang, biển hiệu G7 Mart được gắn cao với 2 màu chủ đạo xanh, đỏ nổi bật. Mặt tiền cửa hiệu trưng bày rất nhiều logo, thương hiệu của các hãng nhưng được sắp xếp theo một trật tự thống nhất, hài hòa. Tuy còn ở qui mô cửa hàng nhỏ nhưng các cửa hàng thuộc hệ thống siêu thị G7 Mart đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng thông thường các mặt hàng từ sữa bột, thực phẩm đóng hộp đến hàng tiêu dùng thiết yếu như bàn chải, thuốc đánh răng, xà phòng, bột canh đến mỳ gói.
  53. 46 2.3. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ VIỆT NAM Trong phần nội dung này, đề tài có sử dụng các kết quả điều tra của đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo “Phát triển hệ thống phân phối hàng hóa Việt Nam đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế” do TS. Nguyễn Thanh Bình làm chủ nhiệm đề tài. Người viết tham gia viết chuyên đề 2: “Đánh giá thực trạng hệ thống phân phối Việt Nam trong thời gian qua". Kết quả điều tra của đề tài này sẽ được người viết sử dụng để phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của hệ thống siêu thị Việt Nam. Phiếu điều tra đã được nhóm đề tài phát trực tiếp cho hai đối tượng là nhân viên siêu thị và khách hàng. Mẫu điều tra được mô tả cụ thể trong (Phụ lục số 1 và số 2). 2.3.1. Về số lƣợng, quy mô siêu thị Theo số liệu của Viện kinh tế Việt Nam đến cuối năm 2007, cả nước có khoảng trên 2.000 siêu thị, hoạt động tại 32/64 tỉnh thành phố. Có khoảng 20 siêu thị đang được triển khai xây dựng [5]. Trải qua gần 14 năm phát triển, hệ thống siêu thị đã có bước chuyển mình mạnh mẽ. Hiện nay, hệ thống siêu thị đã phần nào thỏa mãn nhu cầu mua sắm của người dân các thành phố lớn có mức thu nhập trung bình khá. Các siêu thị của Việt Nam tập trung chủ yếu ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 70% số lượng siêu thị trong cả nước. Hiện có khoảng 4% siêu thị tập trung ở Hải Phòng và Đà Nẵng chiếm 2% tổng số siêu thị trong cả nước (Biểu đồ 1).
  54. 47 Biểu đồ 1. phân bố số lƣợng siêu thị ở các địa phƣơng trên cả nƣớc năm 2005 Cần Thơ Các địa phương Kiên Giang 2% khác 2% 17% Hà nội 38% Đà Nẵng 2% Thanh Hóa 2% Hải Phòng 4% Tp. HCM 33% Nguồn: Bộ Thương mại (2005), Vụ Chính sách thị trường trong nước Quy mô của hệ thống siêu thị Việt Nam nhìn chung chưa lớn. Theo Quy chế Siêu thị và Trung tâm thương mại của Bộ Công thương quy mô của siêu thị được phân loại theo bảng 2.3 sau đây: Bảng 2.3: Phân hạng siêu thị theo Quy chế Siêu thị, Trung tâm thƣơng mại Tiêu chuẩn tối thiểu về Hạng Loại hình siêu thị Diện tích kinh Số lƣợng tên doanh (m2) hàng Kinh doanh tổng hợp 5.000 20.000 Hạng I Chuyên doanh 1.000 2.000 Kinh doanh tổng hợp 2.000 10.000 Hạng II Chuyên doanh 500 1.000 Kinh doanh tổng hợp 500 4.000 Hạng III Chuyên doanh 250 500 Nguồn: Bộ Thương mại, Quy chế Siêu thị, trung tâm thương mại Hiện nay, cả nước có khoảng 33% số lượng siêu thị chưa đáp ứng được tiêu chuẩn phân hạng của siêu thị, 44,7% số lượng siêu thị thuộc tiêu chuẩn phân hạng III, 11,7% thuộc hạng II và chỉ có khoảng 10,6% đạt tiêu chuẩn siêu thị hạng I (bảng 2.4).
  55. 48 Bảng 2.4: Phân hạng siêu thị tới năm 2005 theo tiêu chuẩn phân hạng siêu thị trong Quy chế Siêu thị và Trung tâm thƣơng mại Hạng Không thuộc I II III Tổng Khu vực hạng nào Hà Nội 4 8 60 29 101 Thành phố Hồ Chí 12 17 31 28 88 Minh Địa phương khác 12 6 28 30 76 Tổng 28 31 119 87 265 Thị phần (%) 10,6 11,7 44,7 33 100 Nguồn: Bộ Thương mại (2005), Vụ chính sách thị trường trong nước Như vậy, đại bộ phận siêu thị ở Việt Nam hiện nay là siêu thị quy mô nhỏ (45%) và rất nhỏ (33%), chỉ có 22% số siêu thị trong cả nước có quy mô vừa và lớn (các siêu thị hạng I và II). Hai thành phố lớn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tập trung số lượng lớn các siêu thị nhất cả nước Hà Nội chiếm 38% và Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 33% (Biểu đồ 1). Tuy nhiên, quy mô của những siêu thị tại hai thành phố này còn nhiều hạn chế so với các siêu thị của nước ngoài tại Việt Nam như Metro Cash & Carry và Big C. Biểu đồ 2. Phân hạng siêu thị Hà Nội theo tiêu chuẩn phân hạng trong Quy chế siêu thị (2005) Không thuộc loại nào Loại III 29% 59% Loại I 4% Loại II 8% Nguồn: Bộ Thương mại (2005), Vụ Chính sách thị trường trong nước Theo biểu đồ 2 có thể thấy rằng số các siêu thị ở Hà Nội không được phân loại chiếm tới 29%, siêu thị được xếp hạng I chiếm 4%, loại II chiếm 8% và loại III là 59%. Như vậy, là có tới gần 29% siêu thị Hà Nội không được phân loại, có nghĩa là không đạt tiêu chuẩn của siêu thị. Có thể thấy rằng, quy mô của các siêu thị tại Thủ đô Hà Nội còn rất hạn chế. Trong khi
  56. 49 đó, hầu hết các thủ đô của các quốc gia trên thế giới đều tập trung nhiều nhất các siêu thị hàng I. Các siêu thị rất nhỏ của Hà Nội có diện tích mặt bằng kinh doanh chưa đầy 100 m2. Ví dụ, siêu thị Hồ Gươm có diện tích 40 m2, siêu thị Cát Linh có 65 m2, siêu thị số 14 Lý Nam Đế có 14 m2, siêu thị số 66 Bà Triệu có 80 m2 Siêu thị Việt Nam tại Hà Nội so với các siêu thị nước ngoài có diện tích khá hẹp, chỉ dao động 300m2 đến 1000m2, trong đó diện tích dành cho khách hàng rất nhỏ, khoảng 250m2 - 900m2. Diện tích của các siêu thị Việt Nam tại Hà Nội có thể chỉ gói gọn trong 1 gian khá rộng của một tầng tòa nhà trung tâm thương mại nào đó như Hapro Mart tại tầng hai trung tâm thương mại Vincom hay HaproMart Giảng Võ tại một tầng của một khu tập thể Giảng Võ hay đơn giản chỉ là cửa hàng bách hóa được cải thiện lại chút ít cho nhiều kệ hàng và bố trí thêm các kệ và giá đựng hàng, cộng thêm cái biển hiệu mới và một máy tính tiền như siêu thị CTM Mart Cổ Nhuế, CTM Mart Trần Cung, hay một số của hàng thuộc hệ thống G7Mart. Hiện nay, siêu thị Hapromart tại Giảng Võ là một trong những siêu thị được xem là tốt nhất tại Hà Nội chỉ có diện tích bằng 1/10 đại siêu thị Big C hay siêu thị Metro Cash & Carry. Tại Hà Nội, những siêu thị cỡ vừa và lớn rất ít, nhất là những siêu thị kinh doanh tổng hợp. Chỉ có 2 siêu thị Fivimarrt đạt tiêu chuẩn siêu thị loại có diện tích khoảng 3.000m2, gồm 20.000 mặt hàng, diện tích bãi đỗ xe khoảng 1.000m2. Các chuỗi siêu thị Intimex, Marko, Chitimart chỉ đạt chuẩn siêu thị loại III. Xét về quy mô, năng lực cạnh tranh của các siêu thị tại Hà Nội rất thấp. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, tuy nhiên, tại đây chỉ chiếm 33% số lượng các siêu thị tại Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Bộ Công thương, đến năm 2005, Thành Phố Hồ Chí Minh có khoảng 88 siêu thị. Trong đó có 32% số siêu thị không đạt tiêu chuẩn theo Quy chế Siêu thị và Trung tâm thương mại. Siêu thị đạt hạng I chỉ chiếm 14% cao hơn so với tỷ lệ của Thành Phố Hà Nội. Có 32% siêu thị đạt hạng III và 19% siêu thị đạt hạng II. (Biểu đồ 3)
  57. 50 Biểu đồ 3. phân loại siêu thị tới năm 2005 của Thành phố Hồ Chí Minh theo Quy chế siêu thị không thuộc hạng hạng III nào 35% 32% hạng II hạng I 19% 14% Nguồn: Bộ Thương mại, Vụ Chính sách thị trường trong nước (2005) Hiện nay, ở Thành phố Hồ Chí Minh có chuỗi hệ thống siêu thị Saigon co-op Mart có hệ thống chuỗi 11 siêu thị, trong đó có 1 siêu thị đạt hạng I là Co.op Nguyễn Kiệm, với diện tích là 6.000 m2 với khoảng 20.000 mặt hàng, bãi đỗ xe có diện tích khoảng 1.500 m2. Có 9 siêu thị Saigon Co.op đạt tiêu chuẩn siêu thị hạng II với diện tích kinh doanh từ 2.000 đến 4.500 m2, tập hợp hàng hóa gồm khoảng từ 10.000 đến 28.000 mặt hàng. Chỉ có 1 siêu thị Saigon Co.op đạt chuẩn hạng III với diện tích kinh doanh khoảng 600 m2. Chuỗi Maximark cũng có 1 siêu thị hạng I và 2 siêu thị hạng II. Citimart cũng có 2 siêu thị đạt tiêu chuẩn hạng II Như vậy, cả số lượng và quy mô các siêu thị Việt Nam đều thể hiện năng lực cạnh tranh rất thấp so với các doanh nghiệp nước ngoài. Người viết đơn cử lấy ví dụ về Metro Hoàng Mai Hà Nội để so sánh. Ngày 19/9/2007, Metro đã khai trương Trung tâm METRO Cash & Carry Hoàng Mai ở phía Nam Hà Nội có tổng diện tích 46.000 mét vuông, 300 nhân viên phục vụ, khoảng 15.000 mặt hàng và có khả năng phục vụ khoảng 3.000 khách hàng. Khách hàng thường thích đến những siêu thị hiện đại, nhiều mặt hàng và diện tích rộng. Quy mô siêu thị Việt Nam nhỏ nhưng các nhà quản lý lại không biết sắp xếp trưng bày hàng hóa cho phù hợp. Nếu khách hàng đến các siêu thị lớn của Big C và Metro sẽ có thể dễ dàng mua sắm và chọn lựa hàng hóa. Như vậy, để có thể cạnh tranh tốt với các siêu thị của nước ngoài thì về mặt
  58. 51 quy mô, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này cần phải cải thiện để có thể tăng số lượng các siêu thị đạt chuẩn I. 2.3.2. Về doanh thu và thị phần Nhìn chung, trong lĩnh vực phân phối hiện đại tại Việt Nam, hệ thống siêu thị chiếm thị phần lớn. Ngoài ra, hệ thống siêu thị đang dần dần thay thế hệ thống bán lẻ truyền thống như chợ và cửa hàng bách hóa. Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Công thương có tới 95% hoạt động của hệ thống siêu thị là tự phát, thiếu ổn định và chưa bền vững, dễ bị tổn thương khi có tác động khách quan như việc đến 1/1/2009 Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn dịch vụ phân phối. Tỷ trọng của ngành kinh doanh siêu thị tăng từ 18% năm 2004 lên 28% năm 2006. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của hệ thống siêu thị Việt Nam là khoảng 15% đến 20%, cao hơn tốc độ tăng trưởng của các ngành bán lẻ khác (10%) và của nền kinh tế (7%-8%). Một số siêu thị có mức tăng trưởng lớn như chuỗi Co.op Mart là 25%-30% [26]. Lợi nhuận kinh doanh siêu thị cũng ở mức khả quan. Với mức lợi nhuận trung bình từ 10 - 15% trong doanh thu hàng nội và 15% - 20% doanh thu hàng ngoại, kinh doanh siêu thị thực sự là ngành hấp dẫn. Tuy nhiên, trên đây người viết chỉ đưa ra những đánh giá về thị phần và tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực kinh doanh siêu thị với các lĩnh vực kinh doanh phân phối khác. Đánh giá năng lực cạnh tranh của hệ thống siêu thị Việt Nam theo chỉ tiêu thị phần, người viết sử dụng phương pháp thống kê so sánh với các chuỗi siêu thị của các nhà kinh doanh nước ngoài tại Việt Nam.
  59. 52 Bảng 2.5: Doanh thu của một số siêu thị lớn tại Việt Nam năm 2005 Tên siêu thị Loại siêu thị Doanh thu (triệu USD) Siêu thị, cửa hàng tiện Co-op Mart 136 lợi Maximart Siêu thị 31 Siêu thị, cửa hàng tiện Citimart 20 lợi Intimex Siêu thị 10 Ha Noi marko Siêu thị 21 Nguồn: Masayoshi Maryna and Le Viet Trung (2007), Supermarket in Vietnam: Opportunites and Obstacles, Asian Economic Journal, Vol.21 No.1, page 26 Năm 2005, Metro mới chỉ có 2 siêu thị tại Thành Phố Hồ Chí Minh, 1 siêu thị tại Hà Nội, 1 siêu thị tại Cần Thơ, 1 siêu thị tại Hải Phòng và 1 siêu thị tại Đà Nẵng. Tổng doanh thu của Metro là 220 triệu USD, gần gấp đôi doanh thu của chuỗi siêu thị lớn nhất Việt Nam. Như vậy, có thể thấy các siêu thị nước ngoài tại Việt Nam chiếm thị phần rất lớn so với hệ thống siêu thị Việt Nam. Ngày 01/01/2009, nước ta hoàn toàn mở cửa thị trường bán lẻ, khi đó miếng bánh thị phần của các siêu thị Việt Nam sẽ càng nhỏ lại. 2.3.3. Về hàng hóa trong siêu thị Theo Quy chế Siêu thị và Trung tâm thương mại thì hầu hết các siêu thị của Việt Nam đều có số lượng hàng hóa ít và đơn giản hơn các siêu thị của nước ngoài. Trừ một số siêu thị loại I và loại II còn các siêu thị loại III và các siêu thị chưa được phân loại đều có chủng loại hàng hóa tương đối nghèo nàn.
  60. 53 Bảng 2.6: Các sản phẩm tiêu thụ chủ đạo trong siêu thị Mặt hàng Tỷ lệ % Hàng may mặc giày dép 64,2% Đồ gia dụng 60,49% Rượu bia bánh kẹo 59,26% Thực phẩm công nghiệp 45,68% Thực phẩm tươi sống 37,04% Đồ cho trẻ em 30,86% Hàng điện tử 25,93% Nguồn: Điều tra xã hội học của nhóm đề tài “Phát triển hệ thống phân phối Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”, Mẫu điều tra nhân viên siêu thị, 2007 Có thể thấy rằng, các mặt hàng được tiêu thụ chủ yếu trong các siêu thị Việt Nam là các mặt hàng tiêu dùng, hàng thiết yếu như hàng may mặc, giấy dép chiếm 64.2%. Những mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao như hàng điện tử được tiêu thụ không nhiều chỉ chiếm 25,9% (bảng 2.6). Do đó, giá trị của hàng hóa trong siêu thị Việt Nam không cao. Bảng 2.7: 5 mặt hàng có doanh thu tiêu thụ nhiều nhất tại siêu thị Mặt hàng Tỷ lệ Hàng may mặc giày dép 72,84% Rượu bia, bánh kẹo 49,38% Đồ gia dụng 44,44% Hàng điện tử 34,57% Thực phẩm công nghiệp 28,4% Nguồn: Điều tra xã hội học của nhóm đề tài “Phát triển hệ thống phân phối Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”, Mẫu điều tra nhân viên siêu thị, 2007 Theo điều tra xã hội học đối với khách hàng, mục tiêu của khách hàng khi mua sắm tại siêu thị là mua đồ dùng thiết yếu, sản phẩm tiêu dùng hàng ngày. Thực phẩm công nghiệp chỉ được tiêu thụ 28.4% (bảng 2.7). Nguyên nhân của tỷ lệ này là do thói quen tiêu dùng của người Việt Nam. Hầu hết,