Luận văn Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào những thị trường xuất khẩu chủ yếu

pdf 124 trang vanle 2180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào những thị trường xuất khẩu chủ yếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_giai_phap_day_manh_xuat_khau_hang_hoa_cua_viet_nam.pdf

Nội dung text: Luận văn Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào những thị trường xuất khẩu chủ yếu

  1. Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr•êng ®¹i häc ngo¹i th•¬ng Vò thïy d•¬ng Gi¶i ph¸p ®Èy m¹nh xuÊt khÈu hµng ho¸ cña viÖt nam vµo nh÷ng thÞ tr•êng xuÊt khÈu chñ yÕu Chuyªn ngµnh: Kinh tÕ thÕ giíi & Quan hÖ kinh tÕ quèc tÕ M· sè: 60.31.07 LuËn v¨n th¹c sÜ kinh tÕ Ng•êi h•íng dÉn khoa häc: GS-TS. Bïi Xu©n L•u Hµ néi - 2004
  2. Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr•êng ®¹i häc ngo¹i th•¬ng Vò thïy d•¬ng Gi¶i ph¸p ®Èy m¹nh xuÊt khÈu hµng ho¸ cña viÖt nam vµo nh÷ng thÞ tr•êng xuÊt khÈu chñ yÕu Chuyªn ngµnh: Kinh tÕ thÕ giíi & Quan hÖ kinh tÕ quèc tÕ M· sè: 62.31.07 LuËn v¨n th¹c sÜ kinh tÕ Ng•êi h•íng dÉn khoa häc: GS-TS. NGND Bïi Xu©n L•u Hµ néi - 2004
  3. MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu Lời mở đầu tr1 Chương 1: Lý luận chung về thị trường và vấn đề lựa chọn thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam . . .tr. 5 1.1 Khái niệm, đặc điểm của thị trƣờng xuất khẩu hàng hoá . tr.5 1.1.1 Khái niệm về thị trƣờng xuất khẩu . tr.5 1.1.2 Đặc điểm của thị trƣờng xuất khẩu . tr.5 1.2 Chính sách thị trƣờng và những căn cứ lựa chọn thị trƣờng mục tiêu. . . .tr.6 1.2.1 Chính sách thị trƣờng . tr.7 1.2.2 Những căn cứ lựa chọn thị trƣờng mục tiêu tr.7 1.3 Kinh nghiệm của một số nƣớc trong việc lựa chọn thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu tr.8
  4. 1.3.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản . tr.4 1.3.2 Kinh nghiệm của các nƣớc Nics Châu Á .tr.5 1.3.3 Kinh nghiệm của một số nƣớc ASEAN . tr.7 Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào các thị trường xuất khẩu chủ yếu .tr.11 2.1 Khái quát chung về hiện trạng thị trƣờng xuất khẩu của Việt Nam tr.11 2.2. Thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào từng thị trƣờng trong thời gian qua . .tr.14 2.2.1 Thị trƣờng Mỹ . tr.14 2.2.1.1 Tổng quan về thị trƣờng Mỹ tr.14 2.2.1.2 Những thuận lợi và thành tựu đạt đƣợc tr.14 2.2.1.3 Những khó khăn và hạn chế tr.18 2.2.2 Thị trƣờng EU tr.21 2.2.2.1 Tổng quan về thị trƣờng EU tr.21 2.2.2.2 Những thuận lợi và thành tựu đạt đƣợc tr.22 2.2.2.3 Những khó khăn và hạn chế. .tr.27 2.2.3 Thị trƣờng ASEAN . . .tr.32 2.2.3.1 Tổng quan về thị trƣờng ASEAN tr.32
  5. 2.2.3.2 Những thuận lợi và thành tựu đạt đƣợc tr.33 2.2.3.3 Một số khó khăn và hạn chế tr.35 2.2.4 Thị trƣờng Nhật Bản . . tr.37 2.2.4.1 Tổng quan về thị trƣờng Nhật Bản tr.37 2.2.4.2 Những thuận lợi và thành tựu đạt đƣợc . tr.38 2.2.4.3 Một số khó khăn và hạn chế tr.40 Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào những thị trường xuất khẩu chủ yếu tr 43 3.1 Bối cảnh chung ảnh hƣởng tới công tác xuất khẩu của Việt Nam . tr.43 3.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam về phát triển thị trƣờng xuất khẩu . . .tr.45 3.3 Giải pháp chung nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào các thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu tr.48 3.3.1 Hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội . tr.49 3.3.2 Hoàn thiện chính sách ngoại thƣơng tr.51 3.3.3 Các giải pháp khác . tr.52 3.4 Giải pháp riêng đối với từng thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu tr.56
  6. 3.4.1 Giải pháp đối với thị trƣờng Mỹ tr.56 3.4.1.1 Dự báo tiềm năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ .tr.56 3.4.1.2 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ tr.56 3.4.2 Giải pháp đối với thị trƣờng EU . tr.64 3.4.2.1 Dự báo tiềm năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang EU tr.64 3.4.2.2 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang EU tr.64 3.4.3 Giải pháp đối với thị trƣờng ASEAN tr.70 3.4.3.1 Dự báo tiềm năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang ASEAN .tr.7 0 3.4.3.2 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang ASEAN tr.71 3.4.4 Giải pháp đối với thị trƣờng Nhật Bản . tr.76 3.4.3.1 Dự báo tiềm năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Nhật Bản . tr.76 3.4.3.2 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Nhật Bản tr.76
  7. KẾT LUẬN PHỤ LỤC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  8. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn các cơ quan, tổ chức: Bộ Thƣơng Mại, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan, Viện Kinh tế Thế giới, Viện Nghiên cứu Thƣơng mại, Cục Hợp tác quốc tế Nhật Bản, Hội Mậu dịch Nhật- Việt và Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng đã cung cấp cho luận văn những tài liệu hết sức quý báu. Xin cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học và sự động viên chân thành của các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới GS. TS. NGND. Bùi Xuân Lƣu, ngƣời đã hết sức tận tình, trực tiếp hƣớng dẫn tác giả thực hiện luận văn này.
  9. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan những giá trị đạt đƣợc trong Luận văn là kết quả lao động sáng tạo của chính bản thân tác giả. Tác giả luận văn Vũ Thùy Dƣơng BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
  10. CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN ANSI Viện tiêu chuẩn quốc gia Mỹ APEC Diễn đàn kinh tế Châu á- Thái Bình Dƣơng APHIS Cơ quan Giám định động, thực vật Mỹ ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á EU Liên minh Châu Âu FDA Cục lƣơng thực và dƣợc phẩm Hoa Kỳ. GDP Tổng thu nhập quốc nội GNP Tổng thu nhập quốc dân GSP Hệ thống ƣu đãi thuế quan phổ cập HACCP Tiêu chuẩn kiểm nghiệm chất lƣợng hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ. HS Hệ thống danh mục thuế quan hài hòa ISO 14000 Tiêu chuẩn quốc tế về dây chuyền đảm bảo môi trƣờng JAS Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản
  11. JIS Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JETRO Tổ chức xúc tiến thƣơng mại Nhật Bản MFN Quy chế tối huệ quốc NAFTA Khu vực thƣơng mại tự do Bắc Mỹ. RM Đồng Ringgit (Malaysia) SA 8000 Quy định về sản xuất không sử dụng trẻ em, lao động cƣỡng bức, đảm bảo quyền lợi của ngƣời lao động. VCCI Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam WTO Tổ chức Thƣơng mại Thế giới
  12. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu giai đoạn 1991-2003 tr.11 Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam vào Mỹ năm 2003 . tr.17 Bảng 2.3 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU phân theo nƣớc tr.24 Bảng 2.4 Kim ngạch một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vào EU năm 2003 tr.26 Bảng 2.5 Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản giai đoạn 1999- 2003 . tr.39 Bảng 3.1 Tỷ trọng các thị trƣờng xuất khẩu chính trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 1995-2003 và dự kiến đến 2010 .tr.45 Bảng 3.2 Những yếu tố có ảnh hƣởng lớn tới hoạt động của doanh nghiệp tr.49 Bảng 3.3 Những yếu tố có ảnh hƣởng không thuận lợi, tƣơng đối lớn, trên mức trung bình tới hoạt động của doanh nghiệp tr.49 Bảng 3.4 Năng lực cạnh tranh của một số nƣớc trên thế giới tr.54 Bảng 3.5 Dự báo tỷ lệ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ giai đoạn đến 2010 tr.56
  13. Bảng 3.6 Danh mục các mặt hàng dễ và khó nhập khẩu vào thị trƣờng Mỹ . tr.61 Bảng 3.7 Dự báo kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng của Việt Nam vào ASEAN giai đoạn 2005- 2010 . tr.71
  14. PHỤ LỤC 1 Cán cân thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ Đơn vị: triệu USD Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất khẩu - Nhập khẩu 1994 50,4 172,0 -121,6 1995 200,0 252,0 -52 1996 308,0 616,0 -308 1997 372,0 278,0 94 1998 553,4 269,5 283,9 1999 601,9 277,3 324,6 2000 827,4 330,5 496,9 2001 1.052,6 460,9 591.7 2002 2.394,7 580,2 1814.5 2003 4.554,8 1.324,4 3230.4 Nguồn: Hội đồng Thương mại Hoa Kỳ, tháng 5/2004
  15. PHỤ LỤC 2 Đánh giá của doanh nghiệp đối với cơ chế chính sách nhà nƣớc năm 2003 (khoảng 700 doanh nghiệp trả lời trên phiếu điều tra) Thuận lợi hơn Không thay đổi Khó khăn hơn (%) (%) (%) Luật doanh nghiệp 70 26 3 Luật khuyến khích đầu tƣ 61 32 6 trong nƣớc Luật thƣơng mại 60 31 8 Luật ngân hàng 54 34 12 Luật đất đai 46 41 12 Luật thuế 39 8 53 Các văn bản về xuất nhập 62 30 8 khẩu Nguồn: VCCI
  16. PHỤ LỤC 3 PHÂN LOẠI CÁC NHÓM SẢN PHẨM CẠNH TRANH: Nhóm 1- nhóm các sản phẩm có năng lực cạnh tranh khá bao gồm: Trái cây đặc sản; một số sản phẩm nông nghiệp nhƣ mè, măng khô, điều, tiêu, gạo, cà phê ; da giày; đồ uống (rƣợu, bia ); động cơ Diezen công suất nhỏ; giấy; bóng đèn; phích nƣớc; săm lốp ô tô, xe máy; chất tẩy rửa; biến thế; cáp điện; hàng thủ công mỹ nghệ. Nhóm 2- nhóm các sản phẩm cạnh tranh có điều kiện bao gồm: Chè; cao su; rau; hoa tƣơi; thực phẩm chế biến; điện tử dân dụng; một số sản phẩm cơ khí nhỏ; một số hoá chất; xi măng; công nghệ phần mềm; thịt heo. Nhóm 3- nhóm các sản phẩm chƣa có năng lực cạnh tranh bao gồm: mía đƣờng, bông, cây có dầu, đỗ tƣơng, sữa bò, gà công nghiệp, thép.
  17. PHỤ LỤC 4 Các chỉ số kinh tế xã hội của các nước ASEAN năm 2003 Tăng GDP GNP Dân số Tốc Điện Tuổi Máy vô trƣởng bình bình (triệu độ thoại thọ tuyến GDP quân đầu quân đầu ngƣời) tăng bình trung bình (%) ngƣời ngƣời dân số quân bình quân (PPP) (USD) (%) đầu đầu (USD) ngƣời ngƣời Brunei 3,5 0,3 3,2 3,8 75 3,1 Singapore 1,6 28.780 31.900 3,1 2,0 2,0 77 2,6 Malaysia 2,8 11.700 4.287 22,2 2,4 5,5 72 4,7 Thailand 2,0 6.940 2.450 61,4 1,5 13,5 69 4,4 Indonesia 1,5 3.790 981 201,6 1,6 47,7 63 6,8 Philipines 1,2 3.565 1.203 72,6 2,3 38,6 67 7,9 Vietnam 7,8 1.705 320 80,6 2,3 63,4 67 61 Myanmar 5,0 753 765 48,8 2,1 265,5 59 22 Cambodia 2,0 1.340 270 10,3 2,5 121,2 53 119,5 Laos 7,2 1.775 370 5,0 2,9 181,5 52 135,5
  18. Nguồn: Asiaweek, 2004
  19. PHỤ LỤC 5 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào một số nước trong khối ASEAN giai đoạn 1996-2003 Đơn vị: triệu USD 1996 1999 2003 Cambodia 94,6 91,1 132,7 Indonesia 53,8 421 248 Laos 20,6 164 66,4 Malaysia 110,5 256,9 413,5 Philipines 41,5 393,3 477,7 Singapore 689,8 822,1 885,7 Thailand 101,3 312,7 388,9 Tổng số 5448,9 11540,0 14308,0 Nguồn: Vụ Kế hoạch và Đầu tư- Bộ Thương Mại
  20. PHỤ LỤC 6 CÔNG THỨC 40% HÀM LƢỢNG ASEAN: Giá trị nguyên vật liệu bộ phận, Giá trị nguyên vật liệu Các sản phẩm là đầu vào nhập + bộ phận, Các sản phẩm từ các nƣớc không phải thành đầu vào không xác định viên ASEAN (tính theo giá CIF). đƣợc xuất xứ. x 100% < 60% Giá FOB
  21. PHỤ LỤC 7 TÌNH HÌNH CÁC THỊ TRƯỜNG TRONG KHỐI EU-15 NĂM 2003 Tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Quốc gia Dân số (triệu Mặt hàng thƣờng nhập khẩu từ Nam vào EU (%) ngƣời) Việt Nam Đức 81,5 Giày dép, may mặc, chè, cà phê, thủ 22,9 công mỹ nghệ, cao su, nông sản, thuỷ hải sản, đồ gỗ Anh 58,5 Giày dép, may mặc, gốm sứ mỹ 18,1 nghệ, nhiên liệu khoáng dầu, nhựa, các sản phẩm gỗ, sợi dệt, hải sản Pháp 58 Đồ gỗ gia dụng, dệt may, da thuộc, 13,9 mặt hàng du lịch, đá quý, nhựa, mây tre đan, thảm, nông sản, giày dép Hà Lan 15,4 Thực phẩm chế biến, nông sản, gỗ 12,8 nội thất, da thuộc, đồ chơi, dụng cụ giải trí, khoáng dầu Bỉ 10,1 Khoáng dầu, nhựa, thực phẩm chế 10,6 biến, da thuộc, mây tre đan, thảm, đồ chơi cao su Italia 57,3 đồ chơi, nông sản, thuỷ hải sản, cao 8,4 su, gỗ gia dụng, nhiên liệu khoáng
  22. dầu, dệt may. Tây Ban 39,2 Giày dép, may mặc, nông sản, thuỷ 5,7 Nha hải sản, hoá chất, cao su thiên nhiên, đồ chơi Thuỵ Điển 8,8 Giày dép, may mặc, đồ gỗ, nông sản, 2,0 nhựa, thủ công mỹ nghệ Đan Mạch 5,2 Nông sản, dệt may, giày dép, thuỷ 2,0 sản, cao su, gồ chơi trẻ em Hy Lạp 10,4 Giày dép, cà phê, gia vị, may mặc, 1,1 đồ gỗ gia dụng, thuỷ sản áo 8 Thuỷ sản, nông sản, các sản phẩm 0,9 gỗ, mây tre đan, hàng dệt kim, sản phẩm da Phần Lan 5,1 Nông sản, giày dép, dệt may, thủ 0,8 công mỹ nghệ, đồ gỗ gia dụng, đồ chơi Ai Len 3,6 Nông sản, giày dép, dệt may, thủ 0,6 công mỹ nghệ, đồ gỗ gia dụng, đồ chơi trẻ em Bồ Đào 9 Nông sản, giày dép, dệt may, thủ 0,2 Nha công mỹ nghệ, đồ gỗ gia dụng, đồ chơi
  23. Lúc xăm 0,4 May mặc, dệt kim, điện máy, giày 0,1 bua dép, đồ gỗ gia dụng Nguồn: Vụ Âu Mỹ- Bộ Thƣơng mại
  24. PHỤ LỤC 8 Ý NGHĨA DẤU CHỮ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG VÀ ĐỘ AN TOÀN CỦA HÀNG HOÁ ÁP DỤNG TẠI NHẬT BẢN HIỆN NAY ý nghĩa Phạm vi sử dụng Dấu Q: chất lƣợng và độ đồng nhất của Sản phẩm dệt: quần áo trẻ em, các loại sản phẩm quần áo khác, khăn trải giƣờng Dấu G: thiết kế, dịch vụ, sau khi bán Máy ảnh, máy thiết bị, đồ thuỷ tinh, đồ và chất lƣợng. gốm, đồ văn phòng, sản phẩm may mặc và đồ nội thất Dấu S: độ an toàn Các hàng hoá dành cho trẻ em, đồ gia dụng, dụng cụ thể thao Dấu S.G: độ an toàn bắt buộc Xe tập đi, xe đẩy, nồi áp suất, mũ đI xe đạp, mũ bóng chày Dấu Len Sợi len nguyên chất, quần áo len nguyên chất, đồ len đan, thảm, hàng dệt kim có > 90% len mới. Dấu SIF: hàng may mặc có chất lƣợng Quần áo các loại, ô tô, áo khoác, balô và tốt các sản phẩm phục vụ cho thể thao Nguồn: JETRO
  25. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Tuấn Anh (2004), “Mỹ ngày càng khắt khe hơn với hàng nông sản, thực phẩm nhập khẩu”, Báo Thƣơng nghiệp Thị trƣờng Việt Nam, (1), tr.12-13. 2. Tuấn Anh (2004), “Thị trường Mỹ và EU đòi mật ong Việt Nam cải thiện chất lượng”, Báo Thƣơng nghiệp Thị trƣờng Việt Nam, (1), tr. 14-16. 3. Nguyễn Bá (2003), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ và hàng hoá Việt Nam”, Kinh tế và Dự báo, (7), tr 5-7. 4. Bộ Thƣơng mại (2000), Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu 2001-2010, Hà Nội. 5. Bộ Thƣơng mại (2004), Báo cáo tổng kết công tác năm 2003 và chương trình công tác năm 2004, Vụ Âu Mỹ. 6. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2003), Hội nghị giao ban Ngành, “Tình hình sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu và đầu tư 10 tháng năm 2003”, Tạp chí Thông tin kinh tế- xã hội, (17), tr.6-9. 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Hội thảo khoa học: “Thị trường EU và các yêu cầu của thị trường EU đối với xuất khẩu của Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nƣớc, Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng, Hà Nội. 8. Bộ Thƣơng mại (2003), “Về vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế”, Tạp chí Ngoại thƣơng, (4+5), tr.5.
  26. 9. Bộ Thƣơng mại (2003), “Các giải pháp về cơ chế, chính sách hỗ trợ cho việc mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu năm 2003”, Tạp chí Ngoại thƣơng, (14), tr.15. 10. Bộ Thƣơng mại (2003), “Mục tiêu kế hoạch xuất khẩu năm 2003 vào các thị trường”, Tạp chí Ngoại thƣơng, (7), tr. 23-24. 11. Bộ Thƣơng mại (2003), “Quy chế GSP mới của EU đối với Việt Nam”, Tạp chí Ngoại thƣơng, (29), tr.29. 12. Nguyễn Cao (2002), “Những điều cần biết khi vào thị trường Mỹ”, Báo Thƣơng nghiệp thị trƣờng Việt Nam, (5), tr. 33. 13. Trần Nguyên Chẩn (2002), “Tham gia Công ước HS- bước hội nhập quan trọng của Việt Nam với thế giới”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, (1), tr. 13. 14. Phạm Đỗ Chí, Trần Nam Bình (2002), “Những vấn đề kinh tế Việt Nam: Thử thách của hội nhập”, NXB TP. HCM. 15. Chính phủ, Chỉ thị số 22/2000/ CT-TTg ngày 27/10/2000 về Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ thời kỳ 2001-2010, Hà Nội. 16. Chính phủ, Quyết định số 78/2000/ QĐ-TTg ngày 06/7/2000 về việc thành lập Cục xúc tiến Thương mại thuộc Bộ Thương mại, Hà Nội. 17. Cục Xúc tiến Thƣơng mại (2001), Đổi mới và hoàn thiện quản lý Nhà nước về xúc tiến thương mại ở thị trường nước ta thời kỳ đến 2010, Hà Nội. 18. Cục Xúc tiến Thƣơng mại (2001), Giới thiệu một số tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài, Hà Nội.
  27. 19. Mai Văn Dâu (2004), “Xuất khẩu 2003- điểm sáng tự hào của nền kinh tế đất nước”, Báo Thƣơng nghiệp Thị trƣờng Việt Nam, số 1/2004, tr. 16-20. Lê Đăng Doanh (2003), “Phát triển ngoại thương: Kinh nghiệm Trung Quốc”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, (641), tr. 42-43. 21. Minh Đức (2004), “Lại thêm một bằng chứng về sự bảo hộ mậu dịch của Hoa Kỳ”, Báo Thƣơng nghiệp Thị trƣờng Việt Nam, (2), tr. 3-4. 22. Thu Hà (2002), “Các chuyên gia nước ngoài nói gì về hàng xuất khẩu Việt Nam?”, Báo Thƣơng nghiệp thị trƣờng Việt Nam, (5), tr 17. 23. Trƣờng ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội (1999), Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Giáo dục. 24. Dƣơng Hải (2003), “EU- Thị trường khó tính và năng động”, Thông tin kinh tế Châu á- Thái Bình Dƣơng, tr. 21. 25. Minh Hảo (2003), “EU mở rộng: có rộng mở với Việt Nam?”, Thông tin kinh tế Châu á- Thái Bình Dƣơng, tr. 25. 26. Dƣơng Phú Hiệp (2003), Quan hệ kinh tế Việt Nam- Nhật Bản trong bối cảnh quốc tế mới, Đề tài Khoa học cấp bộ, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Hà Nội. 27. Phi Hổ (2001), Bài phỏng vấn ngài Eiichi Kamiya thuộc Viện thiết kế kiểu dáng công nghiệp Nhật Bản, Báo Thƣơng nghiệp Thị trƣờng Việt Nam, (12), tr. 9. 28. Phi Hổ (2002), “Doanh nghiệp cần làm gì để thâm nhập thị trường EU”, Báo Thương nghiệp Thị trường Việt Nam”, (10), tr.10-11.
  28. 29. Đoàn Minh Khanh (1991), Thị trường và cơ chế thị trường ở nước ta, NXB Sự thật. 30. Tùng Khánh (2002), “Xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ- những lưu ý về vệ sinh và dược phẩm”, Báo Thƣơng nghiệp Thị trƣờng Việt Nam, (7), tr.23. 31. Ken Arakawa (2003), Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản- Các vấn đề về nghiệp vụ và kinh nghiệm thực tiễn, NXB. Chính trị Quốc gia. 32. Võ Đại Lƣợc (2003), “Kinh tế đối ngoại nước ta hiện nay- tình hình và giải pháp”, Những vấn đề Kinh tế thế giới, (1), tr 48-61. 33. Nguyễn Thị Mơ (2002), “Những bất cập của pháp luật thương mại Việt Nam trước yêu cầu Việt Nam hội nhập về thương mại- Kiến nghị về phương hướng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, (1), tr.5-12. 34. Nguyễn Thị Mơ (2002), Tìm hiểu về chính sách xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ và những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ có hiệu lực, Bộ Thƣơng mại, Hà Nội. 35. Nguyễn Thị Hoa Nhài (2003), “Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA”, Kinh tế Châu á- Thái Bình Dƣơng, (3), tr.1-11. 36. Phòng thông tin văn hoá Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam (2001), Hiệp định thương mại song phương đã có hiệu lực, Hà Nội. 37. Lê Văn Sang (2003), “Quan hệ kinh tế Việt Nam- Nhật Bản trong tình hình mới”, Kinh tế Châu á- Thái Bình Dƣơng, (4), tr. 28-32.
  29. 38. Bùi Ngọc Sơn (2003), “Một số biện pháp để thâm nhập thành công vào thị trường Mỹ”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, (4), tr. 22-26. 39. Minh Tâm (2004), “Chính sách hoá chất mới của EU- Những điều doanh nghiệp cần biết”, Báo Thƣơng nghiệp Thị trƣờng Việt Nam, (2), tr.11. 40. Hoàng Đức Thân (2001), Chính sách thương mại trong điều kiện hội nhập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 41. Phạm Quốc Trụ (2004), “Một vài suy nghĩ về tiến trình liên kết kinh tế ASEAN”, Nghiên cứu Quốc tế, (54), tr. 48-54. 42. Phân viện Báo chí và tuyên truyền (2002), Kinh tế chính trị Mác-Lênin, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 43. Trung tâm tƣ vấn và đào tạo kinh tế thƣơng mại ICTC (1997), Kinh nghiệm tổ chức và quản lý cơ quan xúc tiến thương mại quốc gia, Hà Nội. 44. Lê Thị Anh Vân (2003), Đổi mới chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Lao động, Hà Nội. 45. Viện Nghiên cứu Thƣơng mại (2003), Xúc tiến thương mại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 46. Viện Nghiên cứu Thƣơng mại (2003), Cẩm nang thị trường xuất khẩu- Thị trường Nhật Bản, NXB. Lao động Xã hội, Hà Nội. 47. Viện Nghiên cứu Thƣơng mại (2003), Xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, NXB. Lao động xã hội, Hà Nội.
  30. Tiếng Anh 48. International Trade Centre, UNCTAD/WTO (2001), Is Your Trade Support Network Working?, Geneva. 49. International Trade Centre, UNCTAD/WTO (2001), Redefining Trade Promotion: The Need for a Strategic Response, Geneva. 50. Greta R. Boye (2002), The Footwear Industry in Vietnam: Trade Policy and Market Opportunities, World Bank. 51. Rod Tyers (2002), Export Demand Shocks, Domestic Distortions and Economic Performance in Vietnam’s Agricultural and Fisheries Sectors, Australia National University. 52. Sarath Rajapatirana (2002), Lessons from East Asian Countries’ Experience: Interpretation and Implications for Vietnam, American Enterprise Institute.
  31. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Thị trƣờng xuất khẩu- đầu ra cho sản phẩm- vốn là vấn đề sống còn đối với nền sản xuất của mỗi quốc gia. Đặc biệt đối với Việt Nam trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc với chiến lƣợc hƣớng về xuất khẩu và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề tìm và mở rộng thị trƣờng xuất khẩu càng trở nên có ý nghĩa hơn. Gần đây, thị trƣờng thế giới đứng trƣớc nhiều biến động và quan hệ kinh tế- thƣơng mại của Việt Nam với nhiều quốc gia cũng đƣợc mở rộng, đặt Việt Nam vào “thế” và “lực” mới, đồng thời cũng mở ra những thời cơ và thách thức mới đối với Việt Nam. Có thể nói, Việt Nam có đạt đƣợc mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, và có tranh thủ đƣợc những lợi ích từ hội nhập kinh tế quốc tế hay không là phụ thuộc một phần không nhỏ vào việc hàng hoá của Việt Nam có đƣợc tiêu thụ rộng rãi trên thị trƣờng thế giới hay không. Bởi vậy, việc nghiên cứu tìm ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang các thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu là rất cần thiết. 2. Tình hình nghiên cứu: Cùng với sự phát triển không ngừng của Thƣơng mại quốc tế, hiện nay đã có không ít các công trình nghiên cứu về vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang các thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu song phần lớn chỉ nghiên cứu một thị trƣờng cụ thể và chƣa đƣa ra đƣợc cái nhìn chung về thực trạng và giải pháp cho việc đẩy mạnh xuất khẩu vào nhóm các thị trƣờng xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam hiện nay (Nhật, Mỹ, EU, ASEAN). 3. Mục đích nghiên cứu:
  32. 2 Luận văn mong muốn đạt đƣợc hai mục đích cơ bản sau: - Khái quát những vấn đề chung liên quan đến việc lựa chọn thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu và kinh nghiệm của một số nƣớc trong việc lựa chọn thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu. - Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào những thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu từ năm 1990 đến nay, nhằm đánh giá những thành tựu và những mặt hạn chế để từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp đối với Việt Nam trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang các thị trƣờng này. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn cần thực hiện những nhiệm vụ sau: - Khái quát những vấn đề chung về thị trƣờng xuất khẩu và làm rõ những luận cứ khoa học cho việc lựa chọn thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. - Tìm hiểu kinh nghiệm của một số nƣớc bạn trong việc lựa chọn và phát triển thị trƣờng xuất khẩu. - Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang các thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu trong thời gian qua nhằm đánh giá những thành tựu cũng nhƣ hạn chế còn tồn tại, và tìm ra những khó khăn cần khắc phục. - Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào những thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: * Đối tượng nghiên cứu của luận văn:
  33. 3 - Các thị trƣờng xuất khẩu hàng hoá chủ yếu của Việt Nam - Thực tiễn hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang các thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu - Hệ thống các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang các thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu * Phạm vi nghiên cứu của luận văn: - Phạm vi không gian: Các thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam nhƣ Mỹ, EU, ASEAN, Nhật. - Phạm vi thời gian: Giai đoạn 1990 - 2003. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu: Ngoài việc dựa trên các học thuyết kinh tế học hiện đại về thƣơng mại và chính sách thƣơng mại quốc tế cũng nhƣ các quan điểm và chính sách kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc, luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học nhƣ: phƣơng pháp phân tích- tổng hợp, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp logic và lịch sử, phƣơng pháp thực chứng và dự báo, phƣơng pháp thống kê 7. Kết cấu của luận văn: Luận văn có kết cấu gồm 3 chƣơng: Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam.
  34. 4 Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào những thị trường xuất khẩu chủ yếu. Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào những thị trường xuất khẩu chủ yếu.
  35. 5 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƢỜNG VÀ VẤN ĐỀ LỰA CHỌN THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU CHỦ YẾU CỦA VIỆT NAM 1.1 Khái niệm, đặc điểm của thị trƣờng xuất khẩu hàng hoá: 1.1.1 Khái niệm về thị trƣờng xuất khẩu: Thị trƣờng xuất hiện đồng thời với sự ra đời và phát triển của nền sản xuất hàng hoá và đƣợc hình thành trong lĩnh vực lƣu thông. Theo định nghĩa của các nhà kinh tế học đầu tiên, thị trường gắn liền với một địa điểm nhất định, nó là nơi diễn ra các quá trình trao đổi, mua bán hàng hoá. Thị trường có không gian và thời gian [42]. Các nhà kinh tế học hiện đại thì định nghĩa: thị trường là lĩnh vực lưu thông, ở đó hàng hoá thực hiện được giá trị của mình đã được tạo ra trong lĩnh vực sản xuất [29]. Theo P.A.Samuelson, thị trường là một quá trình trong đó người mua và người bán một thứ hàng hoá tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá [23]. Trƣờng phái Cambridge cho rằng thị trường là tổng thể những người có quan hệ kinh doanh, hay là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu [23]. Thị trƣờng ngoài nƣớc mà hàng hoá trong nƣớc đƣợc bán ở đó là thị trƣờng xuất khẩu của nƣớc đó. 1.1.2 Đặc điểm thị trƣờng xuất khẩu: Vì là một loại thị trƣờng nên thị trƣờng xuất khẩu có đầy đủ các đặc điểm chung của thị trƣờng nhƣ:
  36. 6 - Thị trƣờng chứa tổng cung, tổng cầu và cơ cấu của tổng cung và tổng cầu về một loại hàng, nhóm hàng nào đó. - Thị trƣờng nằm trong khâu lƣu thông, là một khâu tất yếu của sản xuất hàng hoá. - Thị trƣờng không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán, nó còn thể hiện các quan hệ hàng hoá tiền tệ. Thị trường xuất khẩu chỉ khác một chỗ là tất cả các yếu tố của thị trường ở trên đều xảy ra ở thị trường bên ngoài nước, nơi hàng hoá trong nước thực hiện giá trị ở đó. Vai trò của công tác thị trƣờng xuất khẩu đối với Việt Nam: Vai trò của thị trƣờng xuất khẩu trong chính sách ngoại thƣơng của một nƣớc hết sức quan trọng vì thị trƣờng là một hiện tƣợng động, nhất là thị trƣờng quốc tế. Nó luôn vận động và biến đổi nhƣ một quy luật riêng có, dƣới sự tác động của các nhân tố nhƣ: môi trƣờng kinh tế quốc tế, thời gian, tình hình kinh tế- chính trị- xã hội của từng quốc gia, khu vực cũng nhƣ bối cảnh toàn cầu. Đối với Việt Nam hiện nay đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc với chiến lƣợc hƣớng về xuất khẩu và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, việc phát triển thị trƣờng xuất khẩu trở thành một vấn đề bức thiết. Có thể nói, Việt Nam có đạt đƣợc mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, và có tranh thủ đƣợc những lợi ích từ hội nhập kinh tế quốc tế hay không là phụ thuộc một phần không nhỏ vào việc hàng hoá của Việt Nam có đƣợc tiêu thụ rộng rãi trên thị trƣờng thế giới hay không. Bởi vậy, việc nghiên cứu thị trƣờng xuất khẩu, lựa chọn ra những thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu và có tiềm năng, phù hợp với mục tiêu hội nhập và công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc; từ đó xúc tiến đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trƣờng này chính là một việc làm hết sức có ý nghĩa đối với Việt Nam. 1.2. Chính sách thị trƣờng và căn cứ để lựa chọn thị trƣờng mục tiêu:
  37. 7 1.2.1 Chính sách thị trƣờng: là một bộ phận của chính sách thƣơng mại quốc tế, bao gồm định hƣớng và các biện pháp mở rộng, thâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài với sự chú ý đến thị trƣờng trọng điểm và các thị trƣờng có quan hệ hữu hảo. Nhờ có chính sách lựa chọn thị trƣờng đúng đắn mà các nguồn nhân tài, vật lực đƣợc tập trung đầu tƣ đúng hƣớng, đúng mục đích, tránh tràn lan, lãng phí. 1.2.2 Những căn cứ lựa chọn thị trƣờng mục tiêu: Trong bối cảnh kinh tế nhất định của một nƣớc, khu vực và toàn cầu thì việc đƣa ra một phƣơng pháp xác định chiến lƣợc, chính sách đúng đắn và ra đƣợc quyết định có nên lựa chọn thị trƣờng nào đó làm thị trƣờng mục tiêu cho một loại sản phẩm hàng hóa nào đó hay không là hết sức quan trọng. Việc lựa chọn thị trƣờng để mở rộng xuất khẩu không phụ thuộc hoàn toàn vào ý muốn chủ quan của nƣớc muốn xuất khẩu hàng hóa, mà việc so sánh để lựa chọn thị trƣờng phải đƣợc thực hiện theo một tiến trình và nguyên tắc nhất định, trên cơ sở phân tích, đánh giá các thông tin cần thiết có liên quan nằm trong chiến lƣợc kinh doanh tổng thể của quốc gia. (Quá trình này thƣờng đƣợc thực hiện tuần tự từ chuẩn bị các yếu tố cần thiết cho hoạch định chiến lƣợc đến hình thành chiến lƣợc và cuối cùng là kiểm tra đánh giá tính hiệu quả của nó để rút ra những bài học cần thiết). Về lý thuyết, có thể có một số phƣơng pháp lựa chọn khác nhau nhƣ: phƣơng pháp lƣới và phƣơng pháp ma trận. Phƣơng pháp lƣới cho phép xác định những điều kiện có thể chấp nhận đƣợc hay không thể chấp nhận đƣợc khi tiến hành hoạt động xuất khẩu. Theo phƣơng pháp này, thị trƣờng đƣợc lựa chọn sẽ căn cứ vào một số chỉ tiêu chủ yếu phụ thuộc từng giai đoạn khác nhau. Còn theo phƣơng pháp ma trận thì sức hấp dẫn của một thị trƣờng đƣợc chọn lựa trên cơ sở các chỉ tiêu nhƣ: quy mô thị trƣờng, sự tăng trƣởng của thị trƣờng, vấn đề điều hành giá cả, yêu cầu xuất khẩu, lạm phát, cán cân thƣơng mại, sự ổn định về chính trị Hệ thống thƣơng mại phải nắm rõ đƣợc năng lực và hiện trạng của sản xuất trong nƣớc cũng nhƣ đặc điểm, tính chất và thể chế của từng thị trƣờng nƣớc ngoài để từ đó trả lời
  38. 8 trƣớc hết 5 câu hỏi: Mặt hàng nào? Đi vào đâu? Với số lƣợng bao nhiêu? Đi nhƣ thế nào? Cần giải quyết vấn đề gì trong quan hệ song phƣơng? Trên cơ sở đó sẽ xác định tốc độ phát triển cho từng thị trƣờng cụ thể. 1.3 Kinh nghiệm của một số nƣớc trong việc lựa chọn thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu: Với ý nghĩa quan trọng nêu trên của chính sách thị trƣờng, sẽ rất có ích nếu chúng ta xem xét kinh nghiệm của một số nƣớc trong việc lựa chọn và phát triển thị trƣờng xuất khẩu. Mỗi nƣớc sẽ có những nét nổi bật riêng trong chiến lƣợc lựa chọn thị trƣờng và chúng ta sẽ xem xét những thành công của họ trên những khía cạnh khác nhau, từ đó rút ra những bài học quý báu cho Việt Nam. 1.3.1 Kinh nghiệm của Nhật : Ở Nhật Bản, Chính phủ thông qua nghiên cứu thị trƣờng nƣớc ngoài và chiến lƣợc phát triển kinh tế của đất nƣớc để định hƣớng thị trƣờng xuất khẩu phù hợp với nguồn lực trong từng giai đoạn phát triển và bối cảnh quốc tế; đồng thời xây dựng hệ thống chính sách, biện pháp phục vụ việc phát triển thị trƣờng xuất khẩu. Nhật khai thác thị trƣờng theo hƣớng đa phƣơng hoá, đa dạng hoá, nghĩa là bất cứ mối quan hệ nào có lợi đều đƣợc Nhật khai thác triệt để, song Nhật rất quan tâm đến những thị trƣờng trọng điểm. Đó là thị trƣờng các nƣớc đang phát triển Đông Nam Á và các nƣớc phát triển Âu Mỹ. Tuỳ từng thị trƣờng mà Nhật áp dụng những đối sách khác nhau, nhằm lấn từng bƣớc, trụ vững và mở rộng không ngừng. Đối với các nƣớc đang phát triển, lúc đầu Nhật tiến hành nhập khẩu nguyên liệu và bán rẻ sang đó các thành phẩm công nghiệp có chất lƣợng thấp và vừa, còn đối với các nƣớc công nghiệp phát triển, Nhật xuất khẩu những sản phẩm chất lƣợng cao nhƣng giá thành rẻ hơn rất nhiều sản phẩm tại bản địa. Trong thời kỳ phục hồi kinh tế sau chiến tranh (1945-1952), chính sách thị trƣờng xuất khẩu của Nhật Bản chủ yếu hƣớng vào thị trƣờng Đông Nam Á bởi thị
  39. 9 trƣờng này có nhu cầu vô cùng to lớn về trang bị kỹ thuật, công nghiệp mà Nhật có thể đáp ứng. Đặc biệt, Nhật tranh thủ cơ may chính trị, lợi dụng việc Mỹ đang “bận rộn” với cuộc chiến tranh Triều Tiên và rất muốn tranh thủ Nhật nên phần lớn thƣờng “làm ngơ” cho Nhật trong làm ăn kinh tế, để khai thác thị trƣờng Mỹ- một nƣớc chiếm 40% thị trƣờng thế giới. Thời kỳ giữa hai cuộc khủng hoảng dầu mỏ (1973-1984), môi trƣờng kinh doanh quốc tế xấu đi một cách rõ rệt khiến Nhật Bản phải mở rộng thị trƣờng xuất khẩu sang thị trƣờng Tây Á và các nƣớc xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, Nhật Bản còn tăng cƣờng hợp tác đầu tƣ sản xuất rồi xuất khẩu tại chỗ trên thị trƣờng Âu Mỹ để đối phó với chính sách bảo hộ của các nƣớc này. Theo thống kê của Hải quan Nhật Bản, năm 1981, xuất khẩu sang thị trƣờng Mỹ chiếm 25,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản. Trong thời kỳ này, Nhật Bản cũng rất coi trọng thị trƣờng Tây Âu. Tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu của Nhật Bản sang thị trƣờng EEC là 22%/năm. Thời kỳ nền kinh tế quốc tế hoá (1984-nay), Mỹ vẫn là thị trƣờng quan trọng nhất của Nhật Bản, kế đó là ASEAN và Châu Âu. Đồng thời, Nhật Bản còn tích cực tham gia vào các khối thƣơng mại và đầu tƣ đa phƣơng và tiến hành đàm phán, ký kết các hiệp ƣớc mậu dịch tự do song phƣơng với các nƣớc khác nhau trên thế giới, trƣớc hết là với các bạn hàng khu vực. 1.3.2 Kinh nghiệm của các nƣớc NICs Châu Á: Đối với các nƣớc NICs, vai trò quan trọng của lựa chọn thị trƣờng trong chính sách ngoại thƣơng cũng đƣợc thể hiện rõ. Các nƣớc NICs thành công là nhờ biết tận dụng tốt lợi thế so sánh của mình. Trong giai đoạn chuyển tiếp giữa “thay thế nhập khẩu” và “khuyến khích xuất khẩu”, điều tra lựa chọn thị trƣờng thế nào cho hợp lý để đảm bảo mục tiêu phát triển sản xuất, thực hiện công nghiệp hoá, tăng trƣởng và phát triển kinh tế trong điều kiện tiềm lực kinh tế còn yếu kém ở các nƣớc NICs là rất quan trọng. Trong thời kỳ này, với tiềm lực và vị thế khiêm tốn trên thị trƣờng quốc tế về cả số lƣợng và chất lƣợng sản phẩm so với các nƣớc phát triển, tuy cách thức lựa chọn thị
  40. 10 trƣờng còn có một số điểm khác biệt, nhƣng về căn bản các nƣớc này thƣờng lựa chọn thị trƣờng các nƣớc phát triển có dung lƣợng thị trƣờng lớn, sức tiêu thụ cao nhằm tranh thủ những lợi thế về chi phí nguyên vật liệu và công lao động rẻ của mình. Trong thời gian gần đây, sản xuất của các nƣớc NICs phát triển đến một trình độ cao hơn dẫn đến chất lƣợng sản phẩm cũng ngày một cao hơn, việc tranh thủ những lợi thế so sánh trên không còn đóng vai trò quyết định trong cân nhắc lựa chọn thị trƣờng. Vì vậy, xu hƣớng chuyển sang nghiên cứu để tìm kiếm và khai thác thị trƣờng ở các khu vực kém phát triển hơn nhƣ Châu Phi hay Trung Đông là một hƣớng đi mới đã và đang hình thành trong chiến lƣợc thị trƣờng ở các nƣớc này. Đây cũng là thời kỳ mà thị trƣờng Châu Âu và Bắc Mỹ không chỉ biết đến sản phẩm công nghiệp tiêu dùng thông thƣờng do các nƣớc Nics làm ra mà còn cả sản phẩm công nghiệp lâu bền, cả những sản phẩm cao cấp và tinh vi đòi hỏi trình độ công nghệ khá phức tạp nhƣ ti vi màu, camera, catsette, ôtô, Các sản phẩm này này đã xuất hiện phổ biến và bƣớc đầu cạnh tranh đƣợc với sản phẩm cùng loại của Mỹ, Nhật do giá rẻ và đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu dùng của bộ phận dân cƣ có thu nhập thấp nên dù rằng về chất lƣợng giữa hai sản phẩm cùng loại của Hàn Quốc và Mỹ hay Nhật có sự khác biệt, nhƣng các sản phẩm Hàn Quốc vẫn bán chạy ở ngay tại Mỹ và Canada. Giữa những năm 90 trở lại đây, cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế ngày càng gay gắt đã tác động quyết liệt đến kinh tế các nƣớc Nics Châu Á. Càng ngày ngƣời ta càng ghi nhận một sự chuyển hƣớng mới trong xu thế thƣơng mại của các Nics Châu Á nhằm giảm dần sự phụ thuộc vào thị trƣờng Mỹ và Tây Âu. Những khó khăn trong việc giành thị phần ở các nƣớc công nghiệp đã thúc đẩy các nƣớc này tập trung mạnh vào thƣơng mại nội bộ khu vực. Nhất là đối với các ngành sản xuất công nghệ cao nhƣ công nghiệp điện tử thì việc tập trung tăng mạnh xuất khẩu vào các nƣớc đang phát triển và thị trƣờng nội bộ khu vực là tối ƣu nhất. Cho nên trong khi các nƣớc Nics bị mất một phần thị trƣờng ở các nƣớc phát triển nhƣ Mỹ, Nhật, Tây Âu thì tỷ trọng của họ trong nhập khẩu của Châu Á lại tăng lên. Mô hình “đàn ngỗng bay” là một cách giải thích có sức thuyết phục hơn đối với các luồng thƣơng
  41. 11 mại và đầu tƣ. Trong mô hình này, các quy trình sản xuất và các ngành công nghiệp đã di chuyển đến các nƣớc, tuỳ theo lợi thế so sánh của các nƣớc này, đi kèm với nó là đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài để hình thành mạng lƣới sản xuất trong vùng của các công ty Mỹ- Nhật- Nics- ASEAN và các công ty đa quốc gia khác. Kết quả là mức tăng trƣởng xuất khẩu của Hàn Quốc từ 16,3% năm 1999 lên 22,6% năm 2000 và đã trả đƣợc nợ cho IMF, còn ở Đài Loan thì trong năm 2002, xuất khẩu chiếm 50% tổng sản lƣợng kinh tế của hòn đảo này. 1.3.3 Kinh nghiệm một số nƣớc ASEAN: - Malaysia: Nền kinh tế Malaysia trong gần 40 năm qua đã phát triển theo chiều hƣớng “mở cửa” tích cực nhất trong các nƣớc đang phát triển. Thị trƣờng truyền thống của Malaysia là EU, Mỹ, Nhật. Cuối thập kỷ 60, các thị trƣờng trên chiếm tới 80% tổng giá trị thƣơng mại của Malaysia. Bƣớc sang thập kỷ 70, khu vực Châu Á- Thái Bình Dƣơng ngày càng tăng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của Malaysia. Đến năm 1980, xuất khẩu của Malaysia sang Châu Á- Thái Bình Dƣơng chiếm 72,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Malaysia. Với chiến lƣợc công nghiệp hoá hƣớng về xuất khẩu, Malaysia tiếp tục duy trì các mối quan hệ đối ngoại truyền thống, đồng thời mở rộng các mối quan hệ ngoại giao sang các nƣớc Nam Á, Tây Á, Trung Quốc và Đông Âu. Thập kỷ 80 đánh dấu bƣớc chuyển mới trong chính sách ngoại thƣơng của Malaysia. Chính sách hƣớng về khu vực trở thành trọng điểm chi phối cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của nƣớc này. Năm 1980, Chính phủ đề ra chính sách “Nhìn về phƣơng Đông” với mục tiêu thúc đẩy trao đổi thƣơng mại mạnh mẽ với các nƣớc Đông Á, nhằm xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế về tài nguyên và lao động, và nhập khẩu các hàng hoá công nghệ cao phục vụ mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nƣớc. Năm 1990, Malaysia đề ra việc lập “Nhóm kinh tế Đông Á- EAEC” bao gồm ASEAN, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc và 3 nƣớc Đông Dƣơng. Kể từ đầu thập kỷ 90, nhằm tự do hoá các mối quan hệ thƣơng mại và bổ sung cơ cấu kinh tế, Malaysia đã nỗ lực tham gia các tam tứ giác tăng trƣởng khu vực nhƣ APEC (Diễn đàn kinh tế Châu Á- Thái Bình Dƣơng), IMS
  42. 12 (gồm Indonesia- Malaysia- Singapore), IMT (gồm Indonesia- Malaysia- Thái Lan); BIMP (gồm Brunei- Indonesia- Malaysia- Philipines). Tính theo bạn hàng xuất khẩu, Singapore, Nhật, Mỹ là thị trƣờng chính của Malaysia. Năm 1970, ba nƣớc này chiếm 53% kim ngạch xuất khẩu của Malaysia, và năm 1993 chiếm trên 50%. Thị phần xuất khẩu sang các nƣớc khác trên thế giới giảm từ 17% xuống 11% trong giai đoạn 1970- 1993. Tuy nhiên trong số các nƣớc này, xuất khẩu sang các nƣớc Nam Á có tăng lên. Ví dụ, xuất khẩu sang các nƣớc Đông Dƣơng và Myanmar đã tăng trung bình 26%/năm trong vòng 23 năm, từ 21 triệu Ringgit (RM) năm 1970 lên 665 triệu RM năm 1993. Xuất khẩu sang lục địa Châu Phi cũng tăng trung bình 20%/năm, từ 19 triệu RM lên 1,2 tỷ RM trong cùng giai đoạn. Với Nhật Bản, xuất khẩu của Malaysia chủ yếu là nguyên, nhiên liệu thô, chiếm 68% kim ngạch xuất khẩu sang Nhật năm 1990, so với 80% của năm 1980. Với Mỹ, xuất khẩu của Malaysia chủ yếu là máy móc và thiết bị vận tải, chiếm 74% kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ năm 1993, so với 66% của năm 1990. Với Singapore, trong thập kỷ 80, xuất khẩu của Malaysia chủ yếu là nguyên liệu thô, các mặt hàng nông sản, khoáng sản nhƣ lƣơng thực thực phẩm, dầu mỏ động vật chiếm 87% vào năm 1970 và 81% vào năm 1980. Sang thập kỷ 90, cơ cấu này có thay đổi, xuất khẩu máy móc thiết bị vận tải và hàng điện tử chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Malaysia sang Singapore, đạt 67% vào năm 1993. Malaysia chịu nhiều tổn thất sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997, nhiều công ty đóng cửa và nền kinh tế rơi vào khủng hoảng nợ. Sự phá giá đồng RM ảnh hƣởng lớn đến tình hình xuất khẩu. Mặt khác, hàng hoá Malaysia còn chịu sức ép cạnh tranh quá lớn từ hàng Trung Quốc về giá và hàng Nhật Bản về chất lƣợng. Trƣớc tình hình đó, ngoài việc vẫn tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ, từ năm 2002, Malaysia còn thực hiện chính sách “Hƣớng Đông”, ƣu tiên thu hút đầu tƣ và
  43. 13 chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản và Hàn Quốc, đồng thời tạo môi trƣờng hấp dẫn thu hút đầu tƣ từ các nƣớc trong khu vực. Chính phủ Malaysia cho rằng chính sách “Hƣớng Đông” sẽ tạo điều kiện và cơ sở vững chắc cho chính sách “Hƣớng Tây” sau này. - Thái Lan tiến hành công nghiệp hoá hƣớng về xuất khẩu vào đầu những năm 70 của thế kỷ 20. Đây là giai đoạn mà mức độ cạnh tranh quốc tế không đến nỗi gay gắt nên việc tiếp nhận đầu tƣ và chuyển giao công nghệ từ các nƣớc tƣ bản phát triển sang Thái Lan và các nƣớc đang phát triển khác tƣơng đối dễ dàng. Đây cũng là thời điểm chiến tranh lạnh giữa 2 siêu cƣờng Xô-Mỹ đang ở đỉnh cao nên viện trợ kinh tế và quân sự của Mỹ và các nƣớc Tây Âu khác cho Thái Lan cũng nhƣ việc mở rộng thị trƣờng phƣơng Tây cho hàng hoá Thái Lan khá rộng rãi, từ đó tạo điều kiện cho chiến lƣợc công nghiệp hoá hƣớng về xuất khẩu của Thái Lan phát triển thuận lợi. Trong số các nƣớc Đông Nam Á, Thái Lan là nƣớc duy nhất không bị các thế lực đế quốc xâm chiếm làm thuộc địa và là nƣớc có quan hệ ngoại giao mềm dẻo với các cƣờng quốc phƣơng Tây. Trong đó thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu của Thái Lan vẫn là các nƣớc công nghiệp phát triển nhƣ Nhật, Mỹ, EU, kế đến là các nền kinh tế Đông Bắc Á nhƣ Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, tiếp đó là ASEAN và Trung Quốc. Điều này đƣợc giải thích bởi nhiều lý do: Thứ nhất, các nƣớc công nghiệp phát triển luôn là nơi tiêu thụ nguyên liệu và nông sản của Thái Lan đồng thời là nơi cung cấp các mặt hàng công nghiệp, máy móc thiết bị sản xuất thiết yếu mà Thái Lan cần để phát triển sản xuất phục vụ cho chiến lƣợc công nghiệp hoá hƣớng về xuất khẩu. Thứ hai, từ nửa sau những năm 90 trở lại đây, buôn bán của Thái Lan với các bạn hàng ASEAN tăng lên do những điều kiện ƣu đãi thuế quan mà AFTA mang lại. Hiện nay và trong tƣơng lai trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài, Thái Lan đang và sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt về giá cả từ phía Trung Quốc và Việt Nam do lợi thế về chi phí thấp và nhân công rẻ. Tuy nhiên với các sản phẩm
  44. 14 hàng hoá có hàm lƣợng kỹ thuật cao hơn, Thái Lan hy vọng rằng vẫn duy trì đƣợc khả năng cạnh tranh của mình trƣớc các đối thủ. Hiện nay, Thái Lan là nƣớc xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới và đã có các hiệp định thƣơng mại quan trọng với Nhật, Mỹ, Thuỵ Điển, NaUy, Pháp, Đức, Anh, và đã là thành viên WTO. Trong đó, các thị trƣờng chính của Thái Lan hiện nay là Mỹ- 22%, Nhật Bản- 17%, EU- 12%, ASEAN- 20%, gần 25% còn lại xuất khẩu sang các nƣớc Châu Á khác. Có thể thấy, việc thực thi chiến lược lựa chọn và phát triển thị trường ngoại thương của những nước trên là khá ấn tượng. Mỗi nước đều có những đường lối, chính sách riêng, nhưng tổng hợp lại những kinh nghiệm của họ sẽ giúp Việt Nam có được cái nhìn toàn diện để đưa ra chính sách phát triển thị trường hợp lý cho mình, góp phần thực hiện tốt kế hoạch phát triển ngoại thương nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xã hội.
  45. 15 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM VÀO NHỮNG THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU CHỦ YẾU 2.1 Khái quát chung về hiện trạng thị trƣờng xuất khẩu của Việt Nam: Bảng 2.1 cho ta một cái nhìn bao quát về tình hình kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu trong thời gian vừa qua (1991-2003). Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1991-2003 chia theo khu vực thị trƣờng Đơn vị tính: triệu USD 1991-1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng kim 17. 156 7.255 9.185 9.361 11.540 14.455 15.027 16.962 21.535 ngạch A-Châu 13.260 5.170 6.113 5.885 7.195 9.307 9.689 10.929 12.761 á-Thái Bình Dƣơng (*) Tỷ trọng 77,3 71,3 66,6 62,9 62,4 64,4 64,5 64,4 60,8 (%) Tốc độ 211,4 126,6 101,9 123,2 125,2 103,9 112,8 116,8 tăng (%) Trong đó:
  46. 16 1,ASEAN 3.748 1.776 2.020 2.349 2.463 2.613 2.554 2425 3.243 Tỷ trọng 21,8 24,5 22,0 25,1 21,3 18,1 17,0 14,3 15,0 (%) Tốc độ 159,8 113,7 116,3 104,9 106,1 97,7 86,2 133,8 tăng (%) 2, Nhật 5.130 2.020 2.198 2.509 1.786 2.621 2.510 2.234 2.986 Bản Tỷ trọng 29,9 21,3 18,2 15,8 15,3 18,1 17,0 13,4 14,0 (%) Tốc độ 117,7 108,8 114,1 119,4 146,4 95,7 89,0 133,6 tăng (%) B- Các 2.981 1.507 2.659 3.225 3.685 4.547 4.989 6.142 9.051 nƣớc Âu-Mỹ ( ) Tỷ trọng 17,4 20,8 28,9 34,5 31,9 31,5 33,2 36,2 43,1 (%) Tốc độ 123,4 176,4 121,3 114,3 123,4 109,7 123,1 147,3 tăng (%) Trong đó:
  47. 17 1, EU 1.668 849 1.606 2.116 2.499 3.251 3.003 3.149 3.979 Tỷ trọng 9,7 11,7 17,5 22,6 21,7 22,5 20,0 18,9 18,48 (%) Tốc độ 126,4 189,0 131,8 118,1 130,1 92,4 104,9 126,3 tăng (%) 2, Mỹ 264 204 291 469 504 732 1.065 2.398 4.587 Tỷ trọng 1,5 2,8 3,2 5,0 4,4 5,1 7,1 12,9 21,3 (%) Tốc độ 197,5 112,9 108,5 137,8 174,1 58,0 225,2 191,2 tăng (%) Ghi chú: (*) Không kể các nước Tây Nam Á. ( ) Không kể Thổ Nhĩ Kỳ. Nguồn: Vụ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương Mại. Nếu nhƣ trong giai đoạn đầu, Nhật và ASEAN là hai thị trƣờng xuất khẩu chính của ta, thì ngày nay tình hình đã có sự thay đổi. Hai năm trở lại đây, Mỹ và EU lại soán ngôi đầu bảng trong số các thị trƣờng xuất khẩu của Việt Nam. Sở dĩ có sự thay đổi nhƣ vậy chủ yếu là do hai nguyên nhân sau: Thứ nhất, Nhật và ASEAN chịu ảnh hƣởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế- tài chính Châu Á hồi cuối thập niên 90. Thứ hai, trong mấy năm gần đây, Việt Nam rất tích cực trong việc khai thông thị trƣờng Âu- Mỹ mà cụ thể là thị trƣờng EU và Mỹ. Cùng với việc ký Hiệp định khung về hợp tác với EU và Hiệp định Thƣơng mại song phƣơng Việt-
  48. 18 Mỹ, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang hai thị trƣờng này đã tăng lên nhanh chóng và vƣợt xa Nhật Bản cũng nhƣ ASEAN. Sự thay đổi cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, dẫn tới kết quả là xuất khẩu của Việt Nam hiện nay phụ thuộc khá lớn vào các nƣớc lớn nhƣ Mỹ, EU. Về thị trƣờng Nhật gần đây đã giảm dần tỷ trọng và thị trƣờng ASEAN thì dù có tăng cũng không ảnh hƣởng tới lợi ích lâu dài của ta. Tuy nhiên nói nhƣ vậy không có nghĩa là phải giảm xuất khẩu sang các thị trƣờng này mà ngƣợc lại vẫn phải không ngừng đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trƣờng này, đồng thời phải nỗ lực mở rộng thị trƣờng các nƣớc khác nhằm tránh phụ thuộc quá mức vào một hay một vài thị trƣờng nào đó. Mặt khác, vấn đề đặt ra là mở rộng thị trƣờng ngoài nƣớc phải thực hiện ra sao cho có thể kết hợp giữa thu hút vốn đầu tƣ bên ngoài, xuất khẩu và nhập khẩu, bảo đảm đƣợc quan hệ hài hoà giữa hai quá trình ƣu tiên hƣớng về xuất khẩu và thay thế nhập khẩu, kết hợp tốt lợi ích có đƣợc khi mở rộng thị trƣờng ngoài nƣớc với yêu cầu củng cố và phát triển thị trƣờng trong nƣớc, phục vụ mục tiêu công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nƣớc. Một nguyên tắc bất di bất dịch trong thƣơng mại quốc tế song phƣơng là nguyên tắc “có đi có lại”, theo đó hàng hoá Việt Nam muốn đƣợc hƣởng ƣu đãi khi xuất khẩu vào thị trƣờng nƣớc nào thì Việt Nam cũng phải dành cho hàng hóa nƣớc đó những ƣu đãi tƣơng tự. Việc xác định thị trƣờng trọng điểm cũng để phục vụ cho việc hoạch định chính sách phù hợp với hàng hoá và thƣơng nhân đến từ thị trƣờng đó. Sau đây, chúng ta đi sâu nghiên cứu tình hình xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào từng thị trƣờng cụ thể trong thời gian qua, đánh giá những thành tựu đạt đƣợc, tìm ra những khó khăn còn tồn tại nhằm vạch ra hƣớng đi mới cho từng khu vực thị trƣờng trong giai đoạn tiếp theo. 2.2 Thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào từng thị trƣờng trong thời gian qua:
  49. 19 2.2.1 Thị trƣờng Mỹ: 2.2.1.1 Tổng quan về thị trƣờng Mỹ: - Mỹ là một nền kinh tế lớn với hơn 280 triệu dân và cũng là một trong những nền kinh tế tự do nhất thế giới. Hoạt động xuất nhập khẩu, trừ một số ít có hạn chế, còn lại đều tự do cả về nguồn hàng lẫn thƣơng nhân. - Mỹ là nƣớc nhập siêu hàng hoá và là nƣớc nhập khẩu lớn nhất thế giới với tổng mức nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ năm 2000 đạt 1.314.493 tỷ USD, trong đó nhập khẩu hàng hoá đạt 1.117.925 tỷ USD; tốc độ tăng trƣởng nhập khẩu trong năm 2001 và 2002 lần lƣợt là 20,8% và 29,7% (theo Bộ Thƣơng mại Mỹ- 2003). Những mặt hàng gần đây có sự tăng trƣởng nhập khẩu là hàng tiêu dùng, bia, thực phẩm Mỹ chủ trƣơng nhập khẩu những hàng hoá cần nhiều sức lao động, nhằm hạ giá thành đối với các sản phẩm tiêu dùng, đáp ứng phần lớn nhu cầu ngƣời nghèo và tầng lớp trung lƣu, đồng thời góp phần kiềm chế lạm phát. 2.2.1.2 Thuận lợi và những thành tựu đạt đƣợc: Ngày 3/2/1994, Mỹ tuyên bố bãi bỏ cấm vận đối với Việt Nam sau 30 năm áp dụng đạo luật này và chuyển Việt Nam từ nhóm Z (gồm Việt Nam, Bắc Triều Tiên, CuBa) lên nhóm Y ít hạn chế thƣơng mại hơn. Ngày 6/8/1995, Việt Nam và Mỹ đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Ngày 10/3/1998, Tổng thống B.Clinton tuyên bố bãi miễn trong tu chính án Jackson Vanik đối với Việt Nam, chuyển Việt Nam lên các nƣớc thuộc nhóm V, mức tiếp theo thấp nhất trong số các nƣớc bị kiểm soát, đồng thời là điều kiện tiền đề cho Hiệp định Thƣơng mại Việt- Mỹ. Sau 4 năm đàm phán phức tạp và căng thẳng, Hiệp định Thƣơng mại Việt -Mỹ đã đƣợc ký kết ngày 13/7/2000 đem lại nhiều lợi ích cho cả hai phía, trong đó lợi ích đem lại đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nhƣ sau:
  50. 20 - Với quy chế tối huệ quốc, hàng hoá Việt Nam dễ dàng xâm nhập thị trƣờng Mỹ, tăng khả năng cạnh tranh với mức thuế suất chỉ còn trên 3%, trong khi trƣớc đó phải là 40-80%. -Việt Nam có thể xuất khẩu sang Mỹ những mặt hàng Việt Nam có lợi thế nhƣ dầu thô, dệt may, giày dép mà trƣớc đây khó xuất khẩu sang Mỹ. - Việt Nam có thể thu hút FDI từ Mỹ nhiều hơn rồi xuất khẩu ngƣợc trở lại Mỹ, đồng thời nhờ vậy mà tiếp thu đƣợc công nghệ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, góp phần thúc đẩy nhanh hơn tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. - Vị thế Việt Nam trên thế giới đƣợc nâng cao vì giờ đây, Việt Nam đã có đủ điều kiện để thâm nhập vào một nền kinh tế lớn nhất thế giới mà hệ thống luật lệ, cung cách làm ăn vốn rất chặt chẽ và tinh vi. Thực tế cho thấy năm 2001, khi Hiệp định chính thức có hiệu lực, giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đƣợc cải thiện rõ rệt. Lần đầu tiên giá trị vƣợt qua ngƣỡng 1 tỷ USD năm 2001 và năm 2002, con số này đã là 2,398 tỷ USD và năm 2003 là 4,58 tỷ USD. Từ vị trí liên tục nhập siêu những năm 90, chúng ta đã chuyển sang trạng thái xuất siêu. Nếu tính cả giai đoạn 10 năm từ 1994 đến 2003, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ tăng 81 lần từ 50,4 triệu USD lên 4,58 tỷ USD năm 2003. Theo bảng 2.1, cả giai đoạn 1991-1995 tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ là 1,5% thì chỉ riêng năm 2003, tỷ lệ này đã chiếm đến 21,38% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Nhìn chung năm 2003 xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng trƣởng mạnh (đạt mức tăng trƣởng 51,3%, so với 29,7% là mức tăng trƣởng xuất khẩu của cả thế giới vào Mỹ). Mỹ đã trở thành thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, góp
  51. 21 phần quan trọng đƣa xuất khẩu Việt Nam đạt tốc độ tăng trƣởng cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Cuối tháng 12 năm 2003, có hơn 80 mặt hàng thực phẩm chế biến của Việt Nam có mặt trong hệ thống siêu thị Albertsons của Mỹ và trong 6 tháng đầu năm 2004 các sản phẩm này đã đƣợc bày bán tại 50 siêu thị của hệ thống này tại bang California và 1 năm sau sẽ mở ra các bang khác của Mỹ. Đây là một phƣơng thức xuất khẩu mới của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trƣờng Mỹ với nhiều lợi thế. Hàng hoá của Việt Nam vào hệ thống siêu thị này sẽ đƣợc Albertsons chịu toàn bộ chi phí quảng bá ở thị trƣờng Mỹ, các doanh nghiệp sẽ không phải gian nan tự tìm thị trƣờng, và không bị các đại lý, các nhà phân phối chi phối quyết định. Tháng 10/2003, đoàn 12 doanh nghiệp sản xuất bông của Mỹ sau thời gian tìm hiểu và làm việc với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã thống nhất kế hoạch liên kết sản xuất- xuất khẩu với các đối tác Việt Nam. Theo đó, phía Mỹ sẽ bán bông cho các doanh nghiệp Việt Nam sau đó sẽ nhập lại sản phẩm về Mỹ. Báo cáo đánh giá tác động của Hiệp định thƣơng mại Việt- Mỹ do dự án STAR Việt Nam và Viện quản lý kinh tế trung ƣơng cho thấy: sau 2 năm thực hiện, hiệp định đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội sản xuất và xuất khẩu to lớn, có điều kiện tăng trƣởng xuất khẩu những mặt hàng truyền thống cùng những mặt hàng mà Việt Nam có khả năng cạnh tranh. Năm 2002, năm đầu tiên thực hiện Hiệp định, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ tăng 125,2% so với năm 2001, trong khi xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng thế giới chỉ tăng 13% trong cùng thời gian. Việt Nam đã ký hiệp định khung về hàng không với Mỹ, trong tƣơng lai không xa sẽ có đƣờng bay trực tiếp tạo điều kiện cho doanh nghiệp đi lại thuận tiện. Chúng ta cũng đã quyết định thành lập trung tâm xúc tiến thƣơng mại tại New York, tạo cơ hội làm ăn và cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp 2 nƣớc.
  52. 22 Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ ngày càng đa dạng về chủng loại. Các mặt hàng dần chiếm đƣợc chỗ đứng trên thị trƣờng Mỹ. Một số mặt hàng còn có khả năng cạnh tranh cao so với chính hàng hoá của Mỹ (nhƣ trƣờng hợp cá Basa). Điều đó cũng tạo điều kiện cho việc thâm nhập các thị trƣờng khác của hàng hoá Việt Nam và nâng cao vị thế của hàng Việt Nam trên thị trƣờng thế giới. Chiếm tỷ trọng cao nhất hiện nay là hàng dệt may. Năm 2003, xuất khẩu dệt may sang Mỹ đạt khoảng 2 tỷ USD (tăng 307% so với năm 2002, chiếm 49% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ,); kế đến là hàng thuỷ sản đạt 13% tổng kim ngạch; giày dép 8%; khoáng dầu 6%; nội thất 5%; nông sản 3%. Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam vào Mỹ năm 2003 Đơn vị: triệu USD Mặt hàng Giá trị xuất khẩu Tỷ trọng/tổng KN (%) 1 Quần áo may sẵn 2.102,310 49 2 Hải sản 524,502 13 3 Giày dép và phụ kiện 312,369 8 4 Khoáng chất, dầu thô 251,759 6 5 Vật dụng nội thất 198,285 5 6 Sản phẩm từ rau, quả, hạt 123,751 3 Các mặt hàng khác 170,835 16 Tổng kim ngạch 1.632,174 100 Nguồn: Bộ Thương mại, 2003
  53. 23 2.1.2.2 Những khó khăn và hạn chế: Nhu cầu nhập khẩu hàng năm của Mỹ là khoảng 1200 tỷ USD nhƣng tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam còn quá nhỏ, chƣa đủ để thiết lập đƣợc một vị trí thích đáng. Cho dù Việt Nam có đƣa toàn bộ hàng hoá xuất khẩu trong năm 2003 sang Mỹ thì cũng chỉ chiếm chƣa đến 2% nhu cầu của thị trƣờng đầy tiềm năng này. Ngoài ra, việc thâm nhập thị trƣờng Mỹ còn khó khăn là do: - Sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt giữa các nƣớc xuất khẩu, kể cả về giá cả, chất lƣợng, số lƣợng: Ngƣời tiêu dùng Mỹ có một niềm tin gần nhƣ tuyệt đối vào hệ thống các cửa hàng, đại lý bán lẻ, nơi họ có sự đảm bảo về chất lƣợng, bảo hành và các điều kiện vệ sinh an toàn khác. Nếu đƣợc sự đảm bảo của nhà phân phối có tiếng, chắc chắn hàng hoá đó sẽ đƣợc chấp nhận. Vì vậy, sự xâm nhập của các nhà xuất khẩu đơn lẻ thƣờng không mấy khi cạnh tranh đƣợc với những ngƣời đến trƣớc. Ngƣời Mỹ thích sự giản tiện, nhƣng hiện đại và hợp mốt. Cùng một đồ vật nhƣng thời gian sử dụng của ngƣời tiêu dùng Mỹ có thể chỉ bằng một nửa thời gian sử dụng của ngƣời tiêu dùng ở các nƣớc phát triển khác. Với sự thay đổi liên tục nhƣ vậy, giá cả lại trở nên có vai trò rất quan trọng. Điều này giải thích tại sao hàng hoá từ một số nƣớc đang phát triển có chất lƣợng thấp nhƣng vẫn tiêu thụ đƣợc trên thị trƣờng Mỹ vì giá bán thực sự cạnh tranh. (Trong khi Việt Nam chỉ mới đƣợc hƣởng mức thuế MFN theo Hiệp định thƣơng mại Việt-Mỹ thì Mỹ lại dành cho một số nƣớc khác mức thuế ƣu đãi hơn, nhƣ mức thuế GSP hay những mức thuế theo các hiệp định ƣu đãi thƣơng mại và Hiệp định thƣơng mại tự do -FTA). Tính cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam đã kém về giá cả và chất lƣợng, lại cộng thêm thời gian vận chuyển hàng hoá sang Mỹ dài ngày, chi phí lớn nên làm giảm thêm khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. - Hệ thống pháp luật thƣơng mại và hải quan của Mỹ rất phức tạp và mới mẻ đối với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam: muốn xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ, các doanh nghiệp phải tìm các quy định về thƣơng mại và hải quan vốn rất phức tạp
  54. 24 của Mỹ. Luật pháp Mỹ quy định tất cả mọi vấn đề có liên quan đến việc nhập khẩu hàng hoá từ nƣớc ngoài vào đều thuộc thẩm quyền của chính phủ liên bang. Bộ Thƣơng mại, Văn phòng đại diện thƣơng mại, Uỷ ban Thƣơng mại quốc tế và cụ thể nhất là Hải quan Mỹ có trách nhiệm trực tiếp đối với vấn đề này. Theo Cục Thống kê Hải quan Việt Nam, từ đầu năm 2004 đến nay, trong tổng số 400 lỗi của các lô hàng xuất sang Mỹ bị từ chối thì có 43% là lỗi thuộc về ghi nhãn hàng hoá, ngoài ra là không có thông tin về quy trình chế biến đối với hàng thực phẩm. Có những lô hàng bị Hải quan Mỹ trả lại vì ghi chữ quá nhỏ trên bao bì hoặc do có một vệt mờ nhỏ che logo. Ngoài các thủ tục hải quan, còn có các quy định thƣơng mại liên quan đến luật nhƣ Luật chống độc quyền, Luật chống bán phá giá, Luật trách nhiệm sản phẩm, Luật thƣơng mại thống nhất. - Các tiêu chuẩn về kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ và các yếu tố khác: Mỹ chủ trƣơng tự do hoá thƣơng mại, nhƣng cũng nhƣ nhiều nƣớc phát triển khác, luôn đƣa ra các biện pháp bảo hộ kỹ thuật phức tạp. Một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ có tốc độ tăng nhanh đã vấp phải sự cản trở của chính sách bảo hộ mậu dịch của nƣớc này. Các sản phẩm xuất khẩu vào thị trƣờng Mỹ cần phải đƣợc sản xuất theo dây chuyền kỹ thuật đƣợc cấp chứng chỉ uy tín nhƣ HACCP, ISO 14000, SA 8000 mà những chứng chỉ này nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn chƣa đƣợc chứng nhận. Cần phải lƣu ý là tất cả các hàng thực phẩm xuất khẩu vào Mỹ đều phải qua kiểm tra của FDA. Không những thế, sau khi nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam, các nhà kinh doanh Mỹ còn thành lập các đoàn kiểm tra khảo sát thực tế. Hiện nay, không chỉ cá Basa, cá tra, nhiều mặt hàng thuỷ sản của ta bị đánh giá là chƣa đảm bảo vệ sinh, đƣợc nuôi trồng ở hệ thống sông ngòi có dƣ lƣợng kháng sinh cao. Nhiều ngƣời cho rằng đây là một chiêu bài mà Mỹ áp dụng nhằm hạn chế sự xâm nhập của hàng thuỷ sản Việt Nam vào thị trƣờng này. - Hệ thống luật pháp, chính sách quản lý kinh tế- thƣơng mại của Việt Nam còn chƣa hoàn chỉnh. Việt Nam mới chuyển sang kinh tế thị trƣờng trong thời gian ngắn nên cơ chế thị trƣờng còn sơ khai, thị trƣờng chƣa phát triển, hệ thống chính
  55. 25 sách chƣa đồng bộ, môi trƣờng pháp lý chƣa hoàn thiện, sự am hiểu về kinh tế thị trƣờng của bộ máy quản lý và doanh nghiệp còn hạn chế, đặc biệt là về lĩnh vực xuất nhập khẩu. Các cơ chế khuyến khích hoạt động xuất khẩu của Việt Nam chƣa phát triển cả về phƣơng diện tổ chức, tài chính lẫn kỹ thuật, thông tin để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu. Hơn nữa, môi trƣờng đầu tƣ tại Việt Nam chƣa thực sự hấp dẫn các doanh nghiệp Mỹ đầu tƣ sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu trở lại Mỹ. - Mặc dù trong thời gian qua, Việt Nam đã đầu tƣ đáng kể cho công tác đào tạo, nhƣng về cơ bản đội ngũ cán bộ các cấp trong nƣớc còn rất mỏng, trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế, đặc biệt là đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực hoạch định chính sách và thực hiện buôn bán quốc tế. - Hạn chế trong trình độ phát triển công nghệ thông tin của Việt Nam: Mỹ là một quốc gia phát triển mạnh nhất thế giới về công nghệ thông tin nên khi tham gia vào thị trƣờng Mỹ có nghĩa là các doanh nghiệp Việt Nam phải làm việc với các đối tác hiểu rất rõ về mình nhờ thông tin nhiều nguồn. Trong khi đó, trình độ khai thác thông tin của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất sơ đẳng, gây bất lợi cho công tác đàm phán thƣơng mại. - Những rào cản vô hình: là những cản trở gây khó khăn cho xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ mà chúng ta không thể định hình nó một cách cụ thể, tuy nhiên lại thống kê đƣợc những thiệt hại mà nó mang lại một cách rõ ràng. Rào cản đầu tiên là hình ảnh Việt Nam trong con mắt ngƣời Mỹ còn chƣa đƣợc khẳng định, dẫn đến quyết định mua hàng bị loại bỏ. Rào cản thứ 2 là việc Việt Nam xuất siêu với Mỹ có thể khiến Mỹ gây khó khăn đối với hàng xuất khẩu Việt Nam. Rào cản thứ 3 là tình hình chính trị có vẻ nhƣ luôn bất ổn ở Mỹ gây không ít ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vào thị trƣờng này. Ví dụ nhƣ sự kiện 11/9/2001 làm cho toàn bộ hàng hoá xuất khẩu sang Mỹ bằng đƣờng hàng không bị đình lại. Gần đây, cuộc chiến tranh Iraq càng chứng tỏ thêm
  56. 26 rằng Mỹ là một thị trƣờng luôn có những biến động chính trị. Rào cản thứ 4 là việc Trung Quốc gia nhập WTO khiến cho hàng hoá nƣớc này đƣợc hƣởng nhiều ƣu đãi và tăng sức cạnh tranh hơn hẳn so với hàng Việt Nam. Rào cản cuối cùng xuất phát từ chính bản thân Hiệp định Thƣơng mại Việt-Mỹ quá khó hiểu, không chỉ đối với các doanh nghiệp mà đối với cả các luật sƣ và các chuyên gia quốc tế. Còn nhiều cụm từ có hình thức giống nhau nhƣng lại mang nội dung khác nhau. Có nhiều khái niệm khác hẳn so với những suy nghĩ truyền thống. Điều này gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp cả hai phía Việt- Mỹ. Trên đây là một số khó khăn đối với công tác xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Mỹ. Thời gian tới, Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam cần đưa ra các giải pháp khắc phục và cần tích cực thực hiện các giải pháp đó, nhằm tận dụng cơ hội chiếm lĩnh thị trường rộng lớn và hết sức mới mẻ này. 2.2.2 Thị trƣờng EU: 2.2.2.1 Tổng quan về thị trƣờng EU: Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC) đƣợc thành lập ngày 1/1/1958 với 6 nƣớc thành viên. Từ ngày 1/1/1993, EEC đổi tên thành Liên minh Châu Âu (EU) với mục đích xây dựng một liên minh kinh tế tiền tệ. Tính đến năm 1995, EU có 15 nƣớc thành viên bao gồm: Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ, Italia, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Hy Lạp, Áo, Phần Lan, Ai Len, Bồ Đào Nha và Lúc xăm bua. 1/5/2004, EU kết nạp thêm 10 thành viên mới gồm: Ba Lan, Hungari, Cộng hoà Séc, Latvia, Slovakia, Litva, Slovenia, Estonia, và hai quốc đảo Sip và Malta, đƣa dân số EU lên tới 455 triệu ngƣời, diện tích lãnh thổ tăng thêm 23%, GDP ƣớc đạt 9200 tỷ EURO. EU là một thị trƣờng rộng lớn, cho phép tự do lƣu chuyển sức lao động, hàng hoá, dịch vụ và vốn giữa các nƣớc thành viên. Ngƣời tiêu dùng EU có thu nhập cao, mức sống cao và khá đồng đều. Đặc biệt họ có yêu cầu rất khắt khe đối với chất
  57. 27 lƣợng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Họ thích sử dụng và quen tiêu dùng các sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới. Họ cho rằng những nhãn hiệu này gắn liền với chất lƣợng và uy tín lâu đời nên sẽ rất an toàn. Xu hƣớng tiêu dùng trên thị trƣờng EU đang có những thay đổi nhƣ: không thích sử dụng đồ nhựa mà thích dùng gỗ, thích ăn thuỷ hải sản hơn thịt, yêu cầu về mẫu mốt và kiểu dáng hàng hoá thay đổi nhanh, đặc biệt đối với những mặt hàng thời trang nhƣ giầy dép, quần áo. Ngƣời EU cần nhiều chủng loại hàng hoá với số lƣợng lớn và vòng đời sản phẩm ngắn, phƣơng thức dịch vụ tốt. Trên tất cả, chất lƣợng hàng hoá vẫn là yếu tố quyết định đối với phần lớn các mặt hàng đƣợc tiêu thụ trên thị trƣờng này. 2.2.2.2 Những thuận lợi và thành tựu đạt đƣợc: Từ khi bình thƣờng hoá quan hệ giữa Việt Nam và Cộng đồng Châu Âu (22/10/1990), quan hệ thƣơng mại cả hai chiều không ngừng phát triển. Tiếp theo Hiệp định buôn bán hàng dệt may Việt Nam- EU (15/12/1992) và sau đó là Hiệp định khung về hợp tác Việt Nam- EU (17/7/1995), mối quan hệ lại có sự phát triển mới mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu của cả hai bên. Trong Hiệp định khung, thƣơng mại chiếm vị trí quan trọng. Hiệp định quy định hai nƣớc dành cho nhau chế độ GSP và cam kết phát triển cũng nhƣ đa dạng hoá trao đổi thƣơng mại, cải thiện quá trình tiếp cận thị trƣờng của nhau đến mức cao nhất có thể đƣợc, đồng thời sẽ thực hiện các chính sách nhằm tạo thuận lợi cho việc bán sản phẩm vào thị trƣờng của nhau, các bên sẽ dành cho nhau điều kiện thuận lợi để xuất nhập khẩu hàng hoá và thoả thuận, xem xét cách thức và biện pháp loại bỏ hàng rào thƣơng mại giữa các bên, đặc biệt là hàng rào phi thuế quan. Tháng 5/2000, EU công nhận Việt Nam áp dụng cơ chế kinh tế thị trƣờng, cho phép đối xử với hàng hoá Việt Nam ngang bằng với các nƣớc kinh tế thị trƣờng trong việc điều tra và thi hành các biện pháp chống bán phá giá. Quyết định này của EU giúp Việt Nam
  58. 28 không bị thiệt thòi, doanh nghiệp nào không làm đúng thì doanh nghiệp đó tự gánh chịu. Hiện nay,Việt Nam và EU đã dành cho nhau chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN), EU cũng đã cam kết dành cho Việt Nam chế độ GSP. Đồng thời EU đã đồng ý gia hạn tăng hạn ngạch nhập hàng dệt may Việt Nam. Việt Nam cũng đƣợc chấp nhận khai thác phần hạn ngạch các nƣớc ASEAN không sử dụng để xuất khẩu sang EU. Ngày 11/10/2000, Việt Nam đã ký với EU Hiệp định thƣơng mại song phƣơng về hàng dệt may và giày dép, theo đó, EU sẽ tăng hạn ngạch dệt may của Việt Nam vào thị trƣờng này 20% hạn ngạch. Đối với Việt Nam, EU không chỉ là một thị trƣờng lớn mang tính chiến lƣợc mà còn là một trung tâm tài chính và công nghệ cao đang có sự hỗ trợ tích cực nƣớc ta trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Với những thuận lợi nêu trên, quan hệ thƣơng mại nói chung và xuất khẩu nói riêng của Việt Nam sang thị trƣờng EU đã tăng trƣởng rõ rệt. Về kim ngạch xuất khẩu, theo số liệu cung cấp từ Bảng 2.1, từ chỗ nhập siêu trong giai đoạn 1991-1994 trong quan hệ với EU, thì từ năm 1995 cho đến nay, theo bảng 2.1,Việt Nam luôn xuất siêu sang EU (ngoại trừ năm 1996). Nếu nhƣ trong giai đoạn 1990-1994, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng giảm không ổn định, đặc biệt trong 2 năm 1991 và 1993, kim ngạch giảm 20,8% và 5,2%, thì từ năm 1995 đến nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU không ngừng tăng lên và khá ổn định. Trong vòng 4 năm liền kể từ năm 2000 đến nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU luôn ở mức trên 3 tỷ USD, đặc biệt năm 2003 vừa qua đạt gần 4 tỷ USD, đƣa EU trở thành bạn hàng xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Mỹ. Giai đoạn từ 1995-2002, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trƣờng EU tăng hàng năm với tốc độ cao. Đặc biệt năm 1997 đạt mức tăng 89% và vƣợt qua con số 1,5 tỷ USD. Chỉ 1 năm sau đó, năm 1998, kim ngạch xuất khẩu
  59. 29 hàng hoá của Việt Nam vào thị trƣờng EU đã vƣợt con số 2 tỷ USD. 2 năm tiếp theo, tức năm 2000, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trƣờng EU vƣợt con số 3 tỷ USD, và đến năm 2003 đạt gần 4 tỷ USD. Trong 14 năm từ 1990 đến 2003, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trƣờng này đạt 22.120 triệu USD, tăng trung bình 34,97%/năm. Bảng 2.3 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU phân theo nƣớc Đơn vị: triệu USD Tên nƣớc 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Đức 218,0 228,0 411,4 587,9 654,3 730,1 721,8 720,7 Anh 74,6 125,1 265,2 333,5 421,2 479,3 511,6 570,8 Pháp 169,1 145,0 238,1 307,4 354,9 379,8 467,5 438,5 Hà Lan 79,7 147,4 266,8 306,9 342,9 390,2 364,5 404,3 Bỉ 34,6 61,3 124,9 211,7 306,7 311,6 341,2 335,1 Italia 57,1 49,8 118,2 144,1 159,4 218,0 237,9 263,8 T.B. Nha 46,7 62,8 70,3 85,5 108,0 137,2 158,5 178,5 Thuỵ Điển 4,7 31,8 47,1 58,3 45,2 55,1 53,2 62,4 Đan Mạch 12,8 23,7 33,2 43,3 43,7 58,2 49,7 62,5 Phần Lan 4,9 10,1 13,4 20,2 16,9 22,4 19,9 24,2
  60. 30 Áo 9,3 5,6 11,4 8,5 34,9 23,6 28,9 29,5 Hy L¹p 1,6 2,1 5,7 8,1 3,8 7,9 21,1 35,0 Bå §µo Nha 3,8 4,1 4,2 4,4 5,2 8,9 6,2 5,6 Ai Len 2,8 3,1 3,3 3,9 6,9 12,1 20,8 19,0 Lóc x¨m 0,3 0,6 1,5 2,1 2,3 2,5 0,1 - bua Tæng 720,0 900,5 1.608,4 2.125,8 2.506,3 2.836,9 3.002,9 3.149,9 Nguån: Côc C«ng nghÖ th«ng tin vµ Thèng kª H¶i quan- Tæng côc H¶i quan Theo b¶ng 2.3, kim ng¹ch xuÊt khÈu hµng ho¸ cña ViÖt Nam sang hÇu hÕt c¸c n•íc trong khèi EU ®Òu t¨ng qua c¸c n¨m. ChØ tÝnh riªng n¨m 2002, thÞ tr•êng xuÊt khÈu lín nhÊt cña ViÖt Nam trong khèi EU lµ §øc- chiÕm 22,9% kim ng¹ch xuÊt khÈu hµng ho¸ cña ViÖt Nam sang EU, tiÕp theo lµ Anh- 18,1%, Ph¸p- 13,9%, Hµ Lan- 12,8%, BØ- 10,6%, Italia- 8,4%, T©y Ban Nha- 5,7%, Thuþ §iÓn- 2%, §an M¹ch- 2%, PhÇn Lan- 0,8%, ¸o- 0,9%, Bå §µo Nha- 0,2%, Hy L¹p- 1,1%, Ai Len- 0,6% vµ cuèi cïng lµ Lóc x¨m bua. VÒ c¬ cÊu hµng ho¸: Trong sè c¸c mÆt hµng xuÊt khÈu cña ViÖt Nam vµo EU th× giµy dÐp chiÕm vÞ trÝ sè 1 (chiÕm 42% tæng kim ng¹ch xuÊt khÈu ViÖt Nam sang EU), kÕ ®Õn lµ hµng dÖt may víi 17%, hµng n«ng s¶n 9% vµ hµng thñ c«ng mü nghÖ 5% [B¶ng 2.4]. Tû lÖ hµng chÕ biÕn s©u ngµy cµng t¨ng, ®Æc biÖt c¸c mÆt hµng ®iÖn tö ®ang dÇn kh¼ng ®Þnh chç ®øng trªn thÞ tr•êng EU. B¶ng 2.4 Kim ng¹ch mét sè mÆt hµng xuÊt khÈu chñ yÕu cña ViÖt Nam vµo thÞ tr•êng EU n¨m 2003 §¬n vÞ: triÖu USD
  61. 31 Quèc gia Giµy dÐp DÖt may N«ng s¶n Thñ c«ng mü nghÖ Ai Len 8,7 3,8 0,7 0,6 Anh 312,4 75,3 33,2 20,0 Áo 6,4 3,7 1,2 0,4 BØ 148,9 27,9 38,1 6,6 Bå §µo Nha 0,8 0,9 1,0 0,3 §an M¹ch 14,8 11,1 0,8 5,7 §øc 249,7 204,3 75,2 28,8 Hµ Lan 184,8 45,9 59,1 15,1 Hy L¹p 16,8 5,4 3,9 0,7 Italia 119,1 42,1 29,8 6,7 PhÇn Lan 6,0 2,5 1,0 1,3 Ph¸p 178,8 70,2 23,6 50,0 T©y Ban Nha 53,8 48,3 29,5 8,0 Thuþ §iÓn 26,9 10,5 1,4 5,3 Tæng 1.327,9 551,9 298,5 149,5
  62. 32 Tû träng/ tæng 42% 17% 9% 5% KNXK Vnam- EU Nguån: Côc c«ng nghÖ th«ng tin vµ Thèng kª H¶i quan- Tæng côc H¶i quan Giµy dÐp lµ mÆt hµng xuÊt khÈu chñ lùc lín nhÊt cña ViÖt Nam sang EU mµ kh«ng ph¶i chÞu h¹n ng¹ch. §Ó tr¸nh gian lËn trong viÖc nhËp khÈu giµy dÐp kh«ng ®óng xuÊt xø ViÖt Nam, EU vµ ViÖt Nam ®· ký B¶n ghi nhí chèng gian lËn trong bu«n b¸n giµy dÐp. Trªn c¬ së ®ã, giµy dÐp ViÖt Nam vµo EU kh«ng bÞ khèng chÕ bëi h¹n ng¹ch. MÆt hµng giµy dÐp cña chóng ta hiÖn nay ®ang ®•îc h•ëng møc thuÕ •u ®·i GSP b»ng 70% møc thuÕ th«ng th•êng, tøc lµ b»ng 11,9% gi¸ trÞ nhËp khÈu. Tõ 1997 ®Õn nay, theo thèng kª cña Tæng côc H¶i quan, n¨m nµo trÞ gi¸ xuÊt khÈu mÆt hµng nµy vµo EU còng ®¹t trªn 1 tû USD vµ chiÕm trªn d•íi 10% thÞ phÇn nhËp khÈu cña toµn EU vÒ mÆt hµng nµy. DÖt may xuÊt khÈu sang EU trong mÊy n¨m qua lu«n chiÕm tû träng xÊp xØ 30% tæng gi¸ trÞ xuÊt khÈu cña toµn ngµnh may mÆc ViÖt Nam. Tuy nhiªn kh«ng gièng nh• giµy dÐp chiÕm thÞ phÇn kh¸ cao t¹i thÞ tr•êng EU, mÆt hµng dÖt may míi chØ ®¸p øng ®•îc 1% tæng gi¸ trÞ nhËp khÈu hµng n¨m cña EU vÒ mÆt hµng nµy. Thuû s¶n xuÊt sang EU trong nh÷ng n¨m gÇn ®©y chiÕm tû träng kho¶ng 5-7% tæng kim ng¹ch xuÊt khÈu toµn ngµnh cña ViÖt Nam, nh•ng chØ míi chiÕm 0,3-0,4% trÞ gi¸ nhËp khÈu thuû s¶n cña EU. Tõ th¸ng 10/1999 ®Õn nay, EC ®· c«ng nhËn h¬n 40 doanh nghiÖp xuÊt khÈu thuû s¶n cña ViÖt Nam vµo danh s¸ch 1, tøc lµ ®¹t tiªu chuÈn chÊt l•îng vµ vÖ sinh EU, ®•îc xuÊt vµo thÞ tr•êng EU mµ kh«ng bÞ kiÓm tra th•êng xuyªn. §©y lµ mét lîi thÕ quan träng ®èi víi hµng xuÊt khÈu thuû s¶n cña ViÖt Nam.
  63. 33 EU lµ thÞ tr•êng nhËp khÈu lín nhÊt ®èi víi cµ phª ViÖt Nam, chiÕm tû träng 40-50% kim ng¹ch xuÊt khÈu cµ phª cña ViÖt Nam, nh•ng chØ chiÕm tû träng 4-5% kim ng¹ch nhËp khÈu cµ phª cña EU hµng n¨m. MÆt hµng thñ c«ng mü nghÖ ViÖt Nam xuÊt khÈu sang EU mÊy n¨m qua ®Òu ®¹t trªn 100 triÖu USD, chiÕm kho¶ng 50% kim ng¹ch xuÊt khÈu hµng n¨m vÒ thñ c«ng mü nghÖ cña ViÖt Nam. 2.2.2.2 Nh÷ng khã kh¨n vµ h¹n chÕ: - EU ban hµnh c¸c quy t¾c chung ®ßi hái c¸c n•íc thµnh viªn tu©n theo song thùc tÕ ®Õn nay vÉn ch•a cã hiÖu lùc tuyÖt ®èi. MÆt kh¸c, c¸c n•íc thµnh viªn EU vÉn kh¸c nhau vÒ v¨n ho¸, ng«n ng÷ vµ hÖ thèng ph¸p lý. Nh÷ng quyÕt ®Þnh mua hµng chÞu ¶nh h•ëng bëi c¸c nÒn v¨n ho¸ vµ th¸i ®é øng xö kh¸c nhau gi÷a tõng n•íc chø kh«ng ®ång nhÊt. NhiÒu doanh nghiÖp ViÖt Nam lÇm hiÓu r»ng thÞ tr•êng chung Ch©u ¢u cã nhiÒu mÆt ®ång nhÊt nªn ®· g¸nh chÞu thÊt b¹i khi ph¶i lµm viÖc víi mét thÞ tr•êng cô thÓ trong khèi nµy. - MÆc dï thuÕ quan cña c¸c n•íc EU thÊp h¬n so víi c¸c c•êng quèc kinh tÕ kh¸c vµ cã xu h•íng gi¶m, nh•ng EU vÉn lµ mét thÞ tr•êng ®•îc b¶o hé chÆt chÏ víi rÊt nhiÒu hµng rµo phi quan thuÕ nghiªm ngÆt. Do vËy, yÕu tè cã tÝnh quyÕt ®Þnh viÖc hµng ho¸ cña ViÖt Nam cã vµo ®•îc EU hay kh«ng chÝnh lµ hµng ho¸ ®ã cã v•ît qua ®•îc rµo c¶n kü thuËt cña EU hay kh«ng? Hµng rµo kü thuËt lµ quy chÕ nhËp khÈu chung vµ c¸c biÖn ph¸p b¶o vÖ quyÒn lîi ng•êi tiªu dïng cña EU, ®•îc cô thÓ ho¸ ë 5 tiªu chuÈn cña s¶n phÈm:  Tiªu chuÈn chÊt l•îng.  Tiªu chuÈn vÖ sinh thùc phÈm.  Tiªu chuÈn an toµn cho ng•êi sö dông.
  64. 34  Tiªu chuÈn b¶o vÖ m«i tr•êng.  Tiªu chuÈn vÒ lao ®éng. HiÖn ë EU cã 3 tæ chøc ®Þnh chuÈn: Uû ban Ch©u ¢u vÒ ®Þnh chuÈn, Uû ban Ch©u ¢u vÒ ®Þnh chuÈn ®iÖn tö, ViÖn ®Þnh chuÈn viÔn th«ng Ch©u ¢u. TÊt c¶ c¸c s¶n phÈm chØ cã thÓ b¸n ®•îc trªn thÞ tr•êng nµy nÕu ®¶m b¶o tiªu chuÈn an toµn chung cña Ch©u ¢u. C¸c luËt vµ ®Þnh chuÈn quèc gia ®•îc sö dông chñ yÕu ®Ó cÊm bu«n b¸n s¶n phÈm ®•îc s¶n xuÊt ra tõ c¸c n•íc cã nh÷ng ®iÒu kiÖn s¶n xuÊt ch•a ®¹t ®•îc møc an toµn ngang víi tiªu chuÈn cña EU. EU tiÕn hµnh kiÓm tra s¶n phÈm ngay t¹i n¬i s¶n xuÊt vµ cã c¸c hÖ thèng b¸o ®éng gi÷a c¸c n•íc thµnh viªn, ®ång thêi b·i bá viÖc kiÓm tra t¹i biªn giíi. Tõ ®Çu n¨m 2002 ®Õn nay, ViÖt Nam ®· vÊp ph¶i kh«ng Ýt trë ng¹i khi ®•a mÆt hµng thuû s¶n vµo EU do viÖc kiÓm tra d• l•îng kh¸ng sinh ngµy cµng bÞ xiÕt chÆt. §· cã thêi ®iÓm EU ph¸t hiÖn nhiÒu l« hµng cña ta cã d• l•îng kh¸ng sinh lín h¬n møc cho phÐp (0,3 phÇn tû cho chÊt Chloramphenicol vµ Nitrfurans) nªn sau ®ã toµn bé l« hµng nµy bÞ huû, g©y tæn thÊt to lín cho c¸c doanh nghiÖp chÕ biÕn xuÊt khÈu thuû s¶n ViÖt Nam. Cã thêi ®iÓm, EU ®· th¼ng th¾n ®Æt vÊn ®Ò r»ng sÏ g©y khã dÔ ®èi víi th•¬ng m¹i nÕu ViÖt Nam kh«ng lµm tèt c«ng t¸c æn ®Þnh m«i tr•êng sinh th¸i. EU dµnh quyÒn huû bá chÕ ®é GSP ®èi víi bÊt cø n•íc nµo cã lao ®éng c•ìng bøc hoÆc vi ph¹m c¸c quy ®Þnh b¶o tån tµi nguyªn rõng vµ biÓn. §ång thêi EU liªn tôc ®Æt ra c¸c quy chuÈn vÖ sinh, tiªu chuÈn c«ng nghiÖp ®· ¶nh h•ëng ®Õn tèc ®é t¨ng tr•ëng kim ng¹ch xuÊt khÈu s¶n phÈm gç vµ thñy s¶n cña ViÖt Nam vµo EU. Quy chÕ nhËp khÈu vµ c¸c biÖn ph¸p b¶o vÖ quyÒn lîi ng•êi tiªu dïng cña EU rÊt chÆt chÏ, v× thÕ mµ nhiÒu mÆt hµng n«ng s¶n vµ thùc phÈm cña ViÖt Nam kh«ng ®¸p øng ®•îc c¸c yªu cÇu chÆt chÏ khi xuÊt khÈu vµo EU. (§iÓn h×nh lµ quy ®Þnh cña EU vÒ gi¸m s¸t l•îng ®éc tè trong nhãm hµng thùc phÈm vµ ®éng vËt ®· khiÕn cho thÞt lîn vµ mËt ong cña ViÖt Nam kh«ng ®•îc phÐp xuÊt khÈu vµo thÞ tr•êng nµy).
  65. 35 - ViÖc tù do ho¸ vÒ th•¬ng m¹i vµ ®Çu t• trªn thÕ giíi còng nh• nh÷ng c¶i c¸ch vÒ chÝnh s¸ch vµ c¬ chÕ qu¶n lý xuÊt nhËp khÈu cña EU ngµy cµng cã xu h•íng níi láng, c¸c nhµ xuÊt khÈu ViÖt Nam sÏ ph¶i ®•¬ng ®Çu víi nh÷ng th¸ch thøc vµ sù c¹nh tranh khèc liÖt trªn thÞ tr•êng nµy (nhiÒu mÆt hµng xuÊt khÈu cña ViÖt Nam trªn thÞ tr•êng EU ®ang chÞu søc Ðp c¹nh tranh rÊt lín tõ hµng cña Trung Quèc, Th¸i Lan, Indonesia ). PhÇn lín hµng ho¸ cña ®èi thñ c¹nh tranh cã •u thÕ h¬n hµng ViÖt Nam vÒ chÊt l•îng, mÉu m·, gi¸ c¶ vµ nguån cung æn ®Þnh. Sè h¹n ng¹ch bÞ h¹n chÕ thµnh nhiÒu nhãm hµng h¬n so víi c¸c n•íc kh¸c (nh• Th¸i Lan 20 nhãm, Singapore 8 nhãm) trong khi ViÖt Nam cã 29 nhãm. §ång thêi sè l•îng hµng EU dµnh h¹n ng¹ch cho ViÖt Nam cßn qu¸ thÊp so víi dµnh cho c¸c ®èi thñ c¹nh tranh cña ViÖt Nam (chØ b»ng 5% cña Trung Quèc, 10-20% cña c¸c n•íc ASEAN) - C¸c mÆt hµng nhËp khÈu cña EU phÇn lín lµ nh÷ng mÆt hµng xuÊt khÈu chñ lùc cña ViÖt Nam vµ lµ nh÷ng mÆt hµng mµ ViÖt Nam cã tiÒm n¨ng. Tuy nhiªn cho ®Õn nay, kho¶ng 40% l•îng hµng ho¸ cña ViÖt Nam xuÊt khÈu vµo EU th«ng qua ho¹t ®éng xuÊt khÈu trung gian. C¸c n•íc khu vùc Ch©u Á nhƣ Nhật, Singapore, Hồng Kông đã nhập khẩu hàng Việt Nam sau đó tái chế và tái xuất sang thị trƣờng EU. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này là các doanh nghiệp Việt Nam chƣa chú trọng xây dựng thƣơng hiệu riêng cho hàng hoá của mình. - Kênh phân phối EU rất phức tạp, cho đến nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chƣa tiếp cận trực tiếp đƣợc với kênh phân phối trên thị trƣờng EU. Điều này hạn chế khả năng đẩy mạnh xuất khẩu, đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao giá bán của các doanh nghiệp. Vẫn còn nhiều tình trạng doanh nghiệp Việt Nam không trực tiếp ký đƣợc hợp đồng xuất khẩu với bạn hàng EU mà phải thông qua trung gian (gần 80% hàng may xuất khẩu sang EU phải gia công qua nƣớc thứ 3) nên hiệu quả kinh tế thấp.
  66. 36 - Doanh nghiệp Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào đối tác đặt hàng. Từ kế hoạch kinh doanh đến chiến lƣợc Marketing, thiết kế mẫu mã đều do ngƣời mua đặt hàng. Các doanh nghiệp chƣa thực sự chủ động tìm ra những loại sản phẩm có mẫu mã mang tính sáng tạo để buộc ngƣời mua tìm đến mình. Bên cạnh đó, có nhiều đối tác EU quan tâm cả chất lƣợng nguyên vật liệu từ đầu vào cho tới sản phẩm cuối cùng. Đây là khó khăn trong việc xuất hàng đối với các doanh nghiệp Việt Nam vốn chỉ quan tâm tới chất lƣợng sản phẩm cuối cùng. - Chính sách thƣơng mại và đầu tƣ của EU lâu nay chủ yếu nhằm vào các thị trƣờng truyền thống và có tính chiến lƣợc, đó là Châu Âu và Bắc Mỹ. Đối với Châu Á, chính sách thƣơng mại của EU mới hình thành gần đây và đang trong quá trình xem xét, thử nghiệm, khai thác. Hơn nữa, chính sách thƣơng mại của EU đối với Việt Nam thời gian qua chủ yếu dựa trên cơ sở xếp Việt Nam vào danh sách những nƣớc thực hiện chế độ độc quyền ngoại thƣơng ngoài GATT, nên Việt Nam gần nhƣ không đƣợc hƣởng các ƣu đãi của EU dành cho các nƣớc đang phát triển. Do đó, một số hàng nông sản Việt Nam đang vấp phải hàng rào thuế quan rất cao của EU nhƣ gạo ở mức 100%, đƣờng 200% trong khi mặt hàng này của các nƣớc khác lại bị đánh thuế rất thấp. - EU có biện pháp hỗ trợ các nƣớc đang phát triển, đó là Hệ thống ƣu đãi thuế quan phổ cập có hiệu lực chung (GSP), nhằm đẩy mạnh thƣơng mại giữa EU và các nƣớc này. Tuy nhiên, EU đang thực hiện chƣơng trình mở rộng hàng hoá: đẩy mạnh tự do hoá thƣơng mại (giảm dần thuế quan đánh vào hàng hóa xuất nhập khẩu và tiến tới xoá bỏ hạn ngạch, GSP). Hiện nay, mức thuế nhập khẩu trung bình cho hàng nông sản là 18%, hàng công nghiệp là 2%. Đến cuối năm 2004, EU sẽ chấm dứt thực hiện giai đoạn 2 của chƣơng trình GSP và xoá bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may của các nƣớc thành viên WTO, còn đối với các nƣớc không phải là thành viên WTO thì chƣa có chính sách cụ thể. EU chƣa đƣa ra chƣơng trình thực hiện GSP cho thời kỳ từ năm 2005 trở đi, song họ đang tiến dần từng bƣớc giảm thuế quan và giảm ƣu đãi GSP. Đến lúc nào đó, hàng xuất khẩu của các nƣớc đang
  67. 37 phát triển sẽ không đƣợc hƣởng GSP nữa và phải cạnh tranh bình đẳng với các mặt hàng của các nƣớc đang phát triển. Nhƣ vậy thời kỳ 2005-2010 sẽ xảy ra hai trƣờng hợp: (1)- hàng xuất khẩu của Việt Nam vào EU không phải chịu hạn ngạch hoặc phải chịu hạn ngạch nhƣng vẫn đƣợc hƣởng GSP; (2)- hàng xuất khẩu của Việt Nam vào EU không phải chịu hạn ngạch và cũng không đƣợc hƣởng GSP nữa. Dù thế nào chăng nữa thì hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ rất khó khăn trong việc thâm nhập vào thị trƣờng EU. Qua nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vào EU, có thể thấy rằng mặc dù đây là một thị trường nhiều tiềm năng với qui mô vô cùng lớn song hiện tại còn rất nhiều khó khăn và thách thức đối với Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng hoá vào thị trường này. Điều đó đòi hỏi Chính phủ Việt Nam và các doanh nghiệp cần hết sức cố gắng tháo gỡ những khó khăn, khắc phục hạn chế nhằm đưa hoạt động xuất khâủ của Việt Nam vào EU lên một tầm cao mới, tương xứng với nhu cầu của thị trường và khả năng của Việt Nam. 2.2.3 Thị trƣờng ASEAN: 2.2.3.1 Tổng quan về thị trƣờng ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (thành lập năm 1967), đến nay gồm 10 thành viên (Singapore, Malaysia, Philipine, Indonesia, Brunei, Thailand, Vietnam, Myanma, Laos, Cambodia) với diện tích 4,5 triệu km2 và dân số 500 triệu ngƣời. Việt Nam đƣợc kết nạp vào ASEAN năm 1995. ASEAN đƣợc đánh giá là khu vực phát triển kinh tế năng động nhất thế giới. Với tốc độ tăng trƣởng GDP trung bình cả khối là 7%/năm trong suốt giai đoạn 1970-1990, cộng với tình hình phát triển kinh tế xã hội ổn định đã làm cho ngƣời ta nhìn nhận ASEAN nhƣ một thị trƣờng tiêu dùng có khả năng thanh toán không nhỏ. ASEAN là một thị trƣờng có nhu cầu và thị hiếu vô cùng đa dạng và phong phú, không đòi hỏi quá cao về chất lƣợng sản phẩm nhƣng đòi hỏi giá cả phải hợp lý. Một số nhà kinh tế đánh giá rằng, về
  68. 38 thƣơng mại quốc tế, thị trƣờng ASEAN có khả năng lớn gấp 3 lần thị trƣờng Trung Quốc trong khi dân số của ASEAN chỉ bằng 1/3 dân số Trung Quốc. 2.2.3.2 Những thuận lợi và thành tựu đạt đƣợc: Việt Nam có quan hệ thƣơng mại với các nƣớc ở khu vực Đông Nam Á từ lâu nhƣng chƣa thực sự phát triển. Phải đến năm 1995, khi Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN thì kim ngạch xuất khẩu của nƣớc ta sang khu vực này mới đạt mức cao. Những chƣơng trình nhằm đẩy mạnh hợp tác kinh tế ASEAN, nhất là trong lĩnh vực thƣơng mại là nhân tố thuận lợi giúp Việt Nam đẩy mạnh xuất nhập khẩu với các nƣớc trong khu vực. Về kim ngạch xuất khẩu: Trung bình thời kỳ 1995-2003, các nƣớc ASEAN tiêu thụ 20,5% giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam [Bảng 2.1]. Năm 1996 có tốc độ tăng trƣởng xuất nhập khẩu sang ASEAN lớn nhất (tăng 59,8%), nhƣng những năm gần đây do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực, đồng tiền của hầu hết các nƣớc thành viên khác của ASEAN đều bị phá giá ở mức độ cao, trong khi đồng tiền Việt Nam vẫn tƣơng đối ổn định, làm cho hàng hoá của Việt Nam trở nên đắt hơn một cách tƣơng đối, tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu rất chậm, thậm chí tăng trƣởng âm nhƣ năm 2001(-2,3%) và năm 2002 (-13,8%). Trong các nƣớc ASEAN thì Singapore là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới 65% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN. Sở dĩ Singapore trở thành một trong hai bạn hàng lớn nhất của Việt Nam là vì: Singapore áp dụng chính sách thƣơng mại tự do, không áp dụng thuế hoặc các hàng rào phi thuế quan để bảo vệ hàng nội địa. Đồng thời, tuy dân số ít (khoảng 3,1 triệu ngƣời) nhƣng thu nhập cao và nhu cầu về các mặt hàng mà Việt Nam có thể sản xuất đƣợc của Singapore khá lớn. Ví dụ nhƣ: thịt, hải sản và rau quả. Ngoài ra còn do Singapore là
  69. 39 thị trƣờng giao dịch lớn nên hàng hoá Việt Nam còn đƣợc xuất khẩu sang Singapore rồi đƣợc tái xuất tiếp. Về cơ cấu hàng hoá: Hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang các nƣớc ASEAN chủ yếu dƣới dạng nguyên liệu thô, hàng nông sản chƣa qua chế biến nhƣ: dầu thô, gạo, gỗ, bắp, than đá, đá xây dựng, da trâu bò, muối, trứng, rau quả Dầu thô và gạo là những mặt hàng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN. Năm 1997, dầu thô chiếm đến 36%, năm 1999 chiếm 23% tổng kim ngạch xuất khẩu. Gạo cũng chiếm khoảng 13% tổng kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN trong hai năm 1998 và 1999. Nhìn chung, xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, khai khoáng và các hàng hoá chƣa qua chế biến khác vẫn chiếm một tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN. Năm 2003, Việt Nam đã tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 của cam kết giảm thuế theo lộ trình CEPT/AFTA. Từ 1/7/2003, cắt giảm tiếp 755 dòng thuế thuộc nhóm loại trừ tạm thời xuống còn 20-5% và đến 2006 hầu hết các dòng thuế sẽ là 0-5%, trừ 2 nhóm nhạy cảm và loại trừ hoàn toàn lộ trình đến 2007 và 2013. Có 6 nƣớc thành viên cũ của ASEAN đã dành cho ta mức thuế ƣu đãi “form D” và từ 1/1/2003, mức thuế hàng Việt Nam bán vào nƣớc họ hầu hết đều hƣởng thuế ƣu đãi 0-5%. Riêng Singapore đã áp dụng mức thuế nhập khẩu 0%. Để thu hẹp khoảng cách giữa các nƣớc mới chậm phát triển và các nƣớc cũ, 1 số nƣớc đã dành cho Việt Nam thuế ƣu đãi (Thái Lan dành cho Việt Nam 17 mặt hàng, Malaysia 173 mặt hàng, Indonesia 50 mặt hàng). 2.2.3.3 Một số khó khăn và hạn chế: Bên cạnh những mặt thuận lợi, các doanh nghiệp Việt Nam còn phải đối mặt với không ít khó khăn khi tham gia thị trƣờng ASEAN.
  70. 40 - ASEAN là thị trƣờng mà Việt Nam thƣờng xuyên nhập siêu. Hàng hóa của Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 0,3% tổng giá trị hàng nhập khẩu của các nƣớc ASEAN. Nếu trong tƣơng lai Việt Nam chuyển hƣớng xuất khẩu dầu thô nhƣ hiện nay đang chuyển hƣớng xuất khẩu sang Australia thì tỷ trọng ASEAN trong xuất khẩu của ta sẽ giảm rất mạnh (chỉ còn trên 10%). Tiếp theo đó, nếu các nƣớc Indonesia và Philipines khôi phục đƣợc sản xuất lúa gạo thì xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN chắc chắn sẽ còn giảm nữa. Số liệu khi đó mới thể hiện chân thực khả năng thâm nhập thị trƣờng ASEAN của hàng hoá Việt Nam và cho thấy bức tranh toàn diện hơn về sự mất cân bằng trong quan hệ thƣơng mại Việt Nam- ASEAN. - Khi thực hiện quy định cắt giảm thuế theo CEPT của AFTA thì với những mặt hàng chủ lực hiện nay, Việt Nam khó tăng kim ngạch xuất khẩu vì những mặt hàng kể trên chƣa phải là đối tƣợng ƣu tiên của chƣơng trình giảm thuế nhập khẩu ở các nƣớc ASEAN. Hơn nữa, những mặt hàng này giá trị không cao nên cho dù ta xuất với khối lƣợng lớn thì lƣợng tiền thu về vẫn rất nhỏ. - Các doanh nghiệp Việt Nam và ASEAN có cơ cấu mặt hàng tƣơng đối giống nhau, cho nên tính bổ sung thấp, tính cạnh tranh cao: Ngoại trừ Singapore là nƣớc trung chuyển mậu dịch lớn của thế giới, các nƣớc ASEAN còn lại có các mặt hàng xuất khẩu tƣơng đối giống nhau là khoáng sản, nông phẩm và các mặt hàng sơ chế, nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị. Chất lƣợng và tạo dáng mẫu mã công nghiệp không thua kém nhau bao nhiêu và hơn nữa trình độ phát triển kinh tế không đồng nhất kiểu EU nên các mặt hàng của ASEAN mang tính cạnh tranh nhau hơn là bổ sung cho nhau. Các mặt hàng của ASEAN không những cạnh tranh nhau trên thị trƣờng thế giới mà còn cạnh tranh trên chính thị trƣờng khu vực nhƣ các loại nông sản chƣa chế biến và đã chế biến, ô tô, xe máy, xe đạp, máy móc gia dụng (máy giặt, điều hòa, quạt điện, các sản phẩm cơ khí thông dụng, hàng dệt và may, đồ chơi trẻ em, mỹ phẩm). Trong nhiều năm tới chúng ta phải đối mặt với một thực tế là một số mặt hàng Việt Nam có thế mạnh thì các nƣớc khác trong ASEAN
  71. 41 cũng có thế mạnh nhƣ: dệt, may, giày dép, linh kiện điện tử , thậm chí có một số mặt hàng họ còn có sức cạnh tranh hơn ta. Sự tham gia ngày càng sâu sắc trong chƣơng trình CEPT/AFTA của nƣớc ta càng làm cho hàng hoá ASEAN vào nƣớc ta nhiều hơn. Một vấn đề không nhỏ mà Việt Nam phải đối mặt hiện nay là sự cạnh tranh gay gắt về giá của hàng hoá ASEAN. Một trong nhiều nguyên nhân đó là do trình độ phát triển của nƣớc ta so với các nƣớc trong khu vực còn quá chênh lệch. Trong khi các nƣớc ASEAN nhƣ Thái Lan, Malaysia, Indonesia đã chuyển sang sử dụng lao động có trình độ để sản xuất và xuất khẩu hàng hoá kỹ thuật cao thì hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là nông sản chƣa qua chế biến và các hàng công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều nhân công, giá thành cao. Bên cạnh việc cạnh tranh về xuất khẩu, kể từ năm 2003, khi thực hiện cắt giảm thuế tham gia AFTA, chúng ta gặp phải khó khăn do cạnh tranh về giá của hàng hoá sản xuất trong nƣớc với giá hàng hoá cùng loại nhập khẩu từ các nƣớc ASEAN ngay trên thị trƣờng nội địa. - Quy mô của các doanh nghiệp Việt Nam quá nhỏ bé, chƣa có khả năng đáp ứng những lô hàng lớn. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm còn thấp, chất lƣợng, mẫu mã và giá thành sản phẩm còn rất kém các nƣớc khác. Công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam còn lạc hậu, hàng hoá sản xuất ra có chất lƣợng không ổn định. - Các biện pháp thúc đâỷ sản xuất hàng xuất khẩu còn nhiều hạn chế, cụ thể là việc định hƣớng các sản phẩm mũi nhọn cùng với các giải pháp đồng bộ về thị trƣờng, công nghệ, đầu tƣ còn chƣa rõ ràng và chƣa đủ mạnh. Trên đây là một số mặt hạn chế cần tháo gỡ trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào ASEAN. Việt Nam cần xây dựng cho mình một hệ thống các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn còn tồn tại nói trên để thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước bạn trong khối ASEAN. 2.2.4 Thị trƣờng Nhật Bản:
  72. 42 2.2.4.1. Tổng quan về thị trƣờng Nhật Bản: Với số dân 134 triệu ngƣời và tổng sản phẩm quốc dân GNP đạt 907 ngàn tỷ Yên năm 2003, Nhật Bản là thị trƣờng tiêu dùng lớn thứ 2 sau Mỹ và cũng là thị trƣờng nhập khẩu hàng hóa lớn trên thế giới. Nhật Bản nằm trong số những quốc gia có đòi hỏi cao nhất về chất lƣợng hàng hoá. Những khiếm khuyết mà đối với nƣớc khác không thành vấn đề thì ở Nhật đều bị coi là hàng bỏ đi. Ngƣời tiêu dùng Nhật Bản đề ra các tiêu chuẩn về độ bền và chất lƣợng cao cho những hàng hoá công nghiệp và tạo ra yêu cầu mà các sản phẩm khác nhau phải tuân theo. 2.2.4.2. Những thuận lợi và thành tựu đạt đƣợc: Quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và Nhật Bản chính thức đƣợc thiết lập năm 1973 và không ngừng đƣợc xây dựng, củng cố và phát triển từ đó đến nay. Đặc biệt từ đầu những năm 1990 đến nay, Việt Nam với chủ trƣơng “đa dạng hoá các hoạt động kinh tế đối ngoại”, “đa phƣơng hoá thị trƣờng” thì quan hệ buôn bán giữa ta và Nhật đƣợc nâng lên một quy mô lớn hơn rất nhiều. Quan hệ kinh tế- thƣơng mại giữa Việt Nam và Nhật Bản thực sự tăng nhanh trong giai đoạn 1990 đến nay. Tháng 12/1998, tại Hà Nội, Thủ tƣớng Obuchi đã khẳng định mối quan hệ Nhật Bản-Việt Nam trong thế kỷ 21 sẽ là “những đối tác chân thành, cởi mở, cùng hành động, cùng tiến bƣớc trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dƣơng”. Trên tinh thần đó, trong chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản tháng 4/2003, Thủ tƣớng Phan Văn Khải cùng Thủ tƣớng Koizumi đã công bố “Sáng kiến nghiên cứu chung Việt Nam- Nhật Bản về môi trƣờng kinh doanh ở Việt Nam” nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Về kim ngạch xuất khẩu: Tính từ 1973 đến 1990 xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Nhật mới chỉ đạt kim ngạch 1,919 tỷ USD. Từ 1990 đến năm 1998,
  73. 43 kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Nhật tăng nhanh và liên tục, từ 1.069 triệu USD năm 1993 lên 1.350 triệu USD năm 1994, lên 1.716 triệu USD năm 1995, 2.020 triệu USD năm 1996, 2.198 triệu USD năm 1997, và đạt mức 2.509 triệu USD năm 1998. Do chịu ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á nên năm 1999, con số này chỉ đạt 1.786 triệu USD, giảm 29,9% so với năm 1998. Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu của ta sang Nhật lại tăng lên 2.621 triệu USD, tăng 46,4% so với năm 1999. Đáng tiếc là trong 2 năm 2001 và 2002, kim ngạch lại giảm còn 2.509 triệu USD năm 2001, giảm 4,3%; và 2.234 triệu USD năm 2002, giảm 11% so với năm 2001. Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật vẫn chiếm vị trí cao trong số các thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật từ chỗ chỉ chiếm 4,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 1985, đã tăng nhanh và chiếm tỷ trọng khá lớn: năm 1990 với 14,2%, 1991: 34,5%, năm 1992: 32,3%, năm 1993: 31,4%, năm 1994: 29,1%, năm 1995: 26,8%, năm 1996: 21,3%. Mặc dù vài năm gần đây do Nhật khủng hoảng kinh tế nên xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật có giảm sút nhƣng vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam: năm 1997 với 18,2%, năm 1998: 15,8%, năm 1999: 15,3%, năm 2000: 18,1%, năm 2001: 17,0%, năm 2002: 13,4%, năm 2003: 14% [Bảng 2.1]. Về cơ cấu hàng hoá: Trong nhiều năm qua, 4 mặt hàng dầu thô, hải sản, dệt may và than đá thƣờng xuyên chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật. Đáng chú ý là từ năm 1998, xuất khẩu đồ gỗ, dây cáp điện, giày dép và các sản phẩm da, rau hoa quả và cao su của Việt Nam sang Nhật Bản đã bắt đầu tăng đáng kể. Bảng 2.5 Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trƣờng Nhật Bản giai đoạn 1999- 2003
  74. 44 Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng 1999 (ngàn trong tổng 2001 (ngàn trong tổng 2003 (ngàn trong tổng USD) kim USD) kim USD) kim ngạch (%) ngạch (%) ngạch (%) Tổng 1.786.985 100 2.509.125 100 2.986.143 100 kim ngạch Hải 360.413 20,3 347.103 23,4 590.441 19,8 sản Dệt 325.049 18,1 20.923 21,7 499.950 16,2 may Dầu 416.470 23,8 294.036 19,8 289.857 9,65 thô Than 46.859 2,6 46.777 3,2 48.502 1,99 đá Cà phê 25.011 1,4 37.922 2,6 53.920 2,2 Giày 27.377 1,8 15.594 0,64 dép Hoa 8.484 0,5 6.571 0,4 14.527 0,6 quả Gạo 1.135 0,1 3.565 0,2 950 0,04
  75. 45 Cao su 5.662 0,4 2.624 0,2 10.447 0,43 Hạt 774 0,05 1.149 0,1 5.138 0,21 điều Nguồn: Viện nghiên cứu thương mại 2.2.4.3 Một số khó khăn và hạn chế: Mặc dù quan hệ kinh tế thƣơng mại Việt Nam- Nhật Bản trong những năm gần đây đã có nhiều tiến triển, nhƣng so với tiềm năng phát triển của hai nƣớc thì những tiến bộ đó vẫn chƣa đúng tầm, nhất là trong tình hình liên kết kinh tế khu vực phát triển rất nhanh nhƣ hiện nay. Sở dĩ có tình trạng này là do những nguyên nhân chủ yếu sau: - Cho tới nay, Việt Nam và Nhật vẫn chƣa ký đƣợc Hiệp định thƣơng mại song phƣơng. Hiện tại, Nhật Bản đã dành cho Việt Nam chế độ MFN về thuế nhƣng chƣa đầy đủ. Những mặt hàng của Việt Nam (chủ yếu là nông sản, giày dép) vẫn phải chịu thuế suất cao hơn mức thuế Nhật dành cho Trung Quốc và các nƣớc ASEAN. Mặc dù Nhật có dành cho Việt Nam chế độ GSP nhƣng diện mặt hàng có lợi cho Việt Nam không nhiều. - Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của chúng ta vào Nhật chủ yếu là sản phẩm thô hoặc sơ chế (mặc dù đã giảm đáng kể từ mức 90% đầu những năm 1990 xuống 50% nhƣ hiện nay song vẫn còn quá nhiều). Vì vậy mà thặng dƣ thƣơng mại Việt Nam đang giữ đƣợc với Nhật hiện nay chỉ là dựa vào việc bán rẻ tài nguyên và sức lao động, chứ chƣa thể hiện sự phồn vinh của nền kinh tế. Đã có một số ít hàng chế tạo và chế biến xuất khẩu đƣợc sang Nhật nhƣng chƣa xuất hiện những mặt hàng chế biến tinh.
  76. 46 - Theo Hiệp hội thuế quan Nhật, biểu thuế áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu vào Nhật là biểu thuế thuộc mức thấp nhất thế giới. Hiện nay, thuế đánh vào hàng nông nghiệp đang giảm dần. Các mặt hàng ô tô, phụ kiện, phần mềm, máy tính, máy công nghiệp có thuế suất 0%. Tuy nhiên một số sản phẩm nhƣ đồ da, các sản phẩm nông nghiệp vẫn chịu thuế suất cao. Ngoài thuế nhập khẩu, hàng nhập khẩu vào Nhật còn phải đóng 5% thuế tiêu thụ thông thƣờng, đƣợc áp dụng đối với tất cả mặt hàng bán tại Nhật. - Các quy định về hải quan của Nhật cũng tƣơng đối phức tạp và rắc rối, gây phiền phức và rất máy móc. Nói chung bất kỳ ngƣời nào muốn nhập khẩu hàng hoá cũng phải khai báo hải quan và lấy đƣợc giấy phép nhập khẩu sau khi tiến hành kiểm hoá những mặt hàng này. - Do trình độ phát triển kinh tế- kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu theo cơ chế thị trƣờng của Việt Nam còn thấp so với một số nƣớc Châu Á khác, trong khi đó thị trƣờng Nhật lại rất khắt khe, khó tính về tiêu chuẩn chất lƣợng và vệ sinh kiểm dịch nên nhìn chung hàng hóa Việt Nam tuy đã vào đƣợc thị trƣờng Nhật nhƣng uy tín và sức cạnh tranh còn yếu kém, thậm chí phải nhƣợng bộ, thua kém các đối thủ nhƣ Trung Quốc, Thái Lan - Các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu thông tin về thị trƣờng Nhật. Chi phí khảo sát thị trƣờng hết sức tốn kém đã cản trở việc tìm hiểu thị trƣờng của các doanh nghiệp Việt Nam. Các cơ quan quản lý Nhà nƣớc tuy có tiến hành công tác nghiên cứu thị trƣờng Nhật nhƣng còn khá rời rạc, chƣa mang tính hệ thống và chƣa xây dựng đƣợc phƣơng thức phổ biến những thông tin có đƣợc tới các doanh nghiệp. Với một thị trƣờng hết sức đa năng, năng động và mang nhiều nét đặc thù riêng nhƣ thị trƣờng Nhật Bản thì việc thiếu thông tin sẽ gây hạn chế rất nhiều đối với khả năng xâm nhập và mở rộng thị trƣờng của các doanh nghiệp.
  77. 47 - Nhìn chung hiện nay, hàng gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ Việt Nam xuất sang Nhật giá còn cao, chất lƣợng chƣa đồng đều. Hàng nông sản, thực phẩm chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của phía Nhật về tiêu chuẩn chất lƣợng, vệ sinh an toàn thực phẩm và thời hạn giao hàng. Hàng dệt may tuy đã xuất khẩu vào Nhật với kim ngạch khá lớn so với Việt Nam song cũng chỉ chiếm 2% thị phần tại Nhật do mẫu mã thiết kế chƣa phù hợp, không cạnh tranh đƣợc với hàng Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc Việc đa dạng hoá kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm tiêu thụ sang Nhật tuy đã đƣợc quan tâm nhƣng chƣa đƣợc đầu tƣ thoả đáng nên mức tiêu thụ còn yếu. - Bên cạnh đó còn có các yếu tố khác nhƣ: Tâm lý doanh nghiệp Việt Nam phần nhiều còn thiển cận, làm ăn theo kiểu vụ việc, không đặt uy tín lên hàng đầu trong khi Nhật lại rất chú trọng chữ tín trong kinh doanh. Ngoài ra, còn có những nhân tố khách quan liên quan đến tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu nói chung và Nhật Bản nói riêng làm ảnh hƣởng đến sức mua của ngƣời dân
  78. 48 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM VÀO NHỮNG THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU CHỦ YẾU 3.1 Bối cảnh chung ảnh hƣởng tới công tác xuất khẩu của Việt Nam : Bƣớc vào thời kỳ 2001- 2010, thế và lực của nƣớc ta đã khác hẳn 10 năm trƣớc. Đất nƣớc đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng và năng lực sản xuất đƣợc cải thiện đáng kể, thị trƣờng đƣợc mở rộng. Tuy nhiên trình độ phát triển kinh tế xã hội của nƣớc ta còn thấp, GDP bình quân đầu ngƣời năm 2003 mới đạt gần 500 USD. Cơ cấu kinh tế và trình độ công nghệ nhìn chung còn lạc hậu. Khả năng cạnh tranh còn thấp ở cả cấp độ quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. Trên bình diện quốc tế, khoa học và công nghệ phát triển nhanh và mạnh đang trở thành lực lƣợng sản xuất, trực tiếp đƣa toàn thế giới vào thời kỳ phát triển mới: thời kỳ kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Các ngành dịch vụ và các ngành kinh tế giàu hàm lƣợng chất xám phát triển mạnh. Khái niệm thƣơng mại đƣợc mở rộng, bao gồm cả các sản phẩm hữu hình của nền sản xuất truyền thống lẫn các sản phẩm “mềm” của nền sản xuất dựa vào tri thức. Mức độ phổ cập của mạng Internet khiến tỷ trọng của thƣơng mại điện tử tăng nhanh, qua đó thay đổi hẳn phƣơng thức kinh doanh. Xu hƣớng toàn cầu hóa, khu vực hoá với các mặt tích cực và tiêu cực của nó sẽ tiếp tục diễn biến thông qua sự hợp tác- đấu tranh phức tạp giữa các đối tác. Cục diện này tạo thuận lợi cho Việt Nam mở rộng thị trƣờng tiêu thụ hàng hoá, nhƣng cũng đặt nƣớc ta trƣớc sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng vừa qua cho thấy kinh tế thế giới và khu vực còn ẩn chứa nhiều nhân tố bất trắc. Không loại trừ khả năng sẽ còn xảy ra các cuộc khủng hoảng về kinh tế và tài chính mới, ảnh hƣởng trực tiếp tới nền kinh tế nƣớc ta nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Điều đó chứng tỏ xu thế hội nhập phản ánh cục diện vừa đẩy mạnh hợp tác, vừa đấu tranh khốc liệt.
  79. 49 Bối cảnh này mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội và cả những thách thức trong công tác phát triển thị trƣờng xuất khẩu. Những thuận lợi là: - Triển vọng kinh tế thế giới trong những năm tới khá sáng sủa và có khả năng đạt tốc độ tăng trƣởng 4,5%/năm, đây là nhân tố đặc biệt quan trọng đối với sự trao đổi quốc tế giữa các nƣớc. - Quan hệ của Việt Nam với các nƣớc có tiềm lực kinh tế, đặc biệt là Mỹ, Nhật và các nƣớc EU cũng nhƣ ASEAN đã đƣợc cải thiện rõ nét và do đó, các nƣớc này thực sự là những thị trƣờng triển vọng nhất đối với nhiều sản phẩm chủ yếu của nƣớc ta. - Chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa, tăng cƣờng hợp tác kinh tế và thƣơng mại với tất cả các nƣớc trên cơ sở đảm bảo ổn định chính trị trong nƣớc. Mặt khác, môi trƣờng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng trở nên thuận lợi hơn với các doanh nghiệp trong nƣớc, nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu. Tuy nhiên trong thời gian tới, kinh tế Việt Nam nói chung và ngành xuất khẩu nói riêng vẫn sẽ còn nhiều thách thức mới đòi hỏi phải hiểu biết và thích ứng. Đó là: - Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế và công nghệ so với các nƣớc trong khu vực. Xu thế hoà nhập là tất yếu và do đó, kéo theo cạnh tranh mạnh mẽ, thị trƣờng bất ổn định. - Chính sách thƣơng mại quốc tế của một số nƣớc nhƣ Mỹ, EU thƣờng bao hàm ý đồ chính trị và do đó mang tính chất không ổn định. - Mặc dù chính phủ đã có định hƣớng khuyến khích xuất khẩu và môi trƣờng kinh doanh xuất khẩu đã có nhiều cải thiện nhƣng nhiều vấn đề có thể còn chƣa
  80. 50 đƣợc giải quyết và gây nhiều khó khăn mà cấp doanh nghiệp, thậm chí cấp ngành, không thể khắc phục nổi. - Công tác tổ chức và nhân sự liên quan đến việc thực hiện và quản lý hoạt động xuất khẩu chƣa đạt chất lƣợng theo yêu cầu và do đó, hiệu quả chƣa cao. Toàn bộ tình hình trên đem lại nhiều thuận lợi to lớn, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức gay gắt đối với nước ta trong quá trình phát triển đất nước nói chung và đối với hoạt động xuất khẩu nói riêng. 3.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam về phát triển thị trƣờng xuất khẩu: Đối với Việt Nam, một trong những mục tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội đƣợc đƣa ra trong các Đại hội Đảng VI, VII, VIII, IX là : Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại mà nhiệm vụ trọng tâm là phải mở rộng thị trƣờng xuất khẩu. Về thị trƣờng xuất khẩu, Đảng và Nhà nƣớc ta chủ trƣơng “củng cố vị trí ở các thị trƣờng quen thuộc, khôi phục quan hệ với thị trƣờng truyền thống”, tìm thị trƣờng và bạn hàng mới, giảm sự tập trung quá mức vào một vài thị trƣờng. Tạo một số thị trƣờng và bạn hàng lâu dài về những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, giảm xuất qua thị trƣờng trung gian. Đại hội Đảng IX còn nhấn mạnh: Một là, mở rộng thị trƣờng nhƣng cần có thị trƣờng trọng điểm với các sản phẩm mũi nhọn, mặt hàng chủ lực. Hai là, lấy hiệu quả làm chuẩn mực trong việc lựa chọn thị trƣờng. Ba là, chủ động ứng phó với mọi diễn biến phức tạp trên thị trƣờng quốc tế. Theo đó, trong 10 năm tới, các thị trƣờng nhƣ EU, Mỹ, ASEAN và Nhật Bản sẽ là những thị trƣờng cần đƣợc quan tâm đặc biệt, trong khi vẫn cần tích cực chủ động xâm nhập các thị trƣờng khác, bởi các nguyên nhân chính sau: - Các thị trƣờng này có sức tiêu thụ lớn vào loại nhất thế giới.