Luận văn Franchising thực trạng và giải pháp ứng dụng tại Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Franchising thực trạng và giải pháp ứng dụng tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- luan_van_franchising_thuc_trang_va_giai_phap_ung_dung_tai_vi.pdf
Nội dung text: Luận văn Franchising thực trạng và giải pháp ứng dụng tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ĐÀO THỊ VÂN HẰNG FRANCHISING THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế Mã số: 60.31.07 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Duy Liên Hà Nội - 2007
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI (FRANCHISING) 3 1.1 Quá trình hình thành và phát triển Nhượng quyền thương mại trên thế giới 3 1.2 Khái niệm và đặc điểm Nhượng quyền thương mại 4 1.2.1 Khái niệm 4 1.2.2 Đặc điểm 6 1.3 So sánh Nhượng quyền thương mại với các hình thức kinh doanh khác 7 1.3.1 Nhượng quyền thương mại với Phân phối 7 1.3.2 Nhượng quyền thương mại với Chuyển giao công nghệ 8 1.3.3 Nhượng quyền thương mại với Li-xăng 10 1.4 Các loại hình Nhượng quyền thương mại 11 1.4.1 Căn cứ theo bản chất của hoạt động Nhượng quyền thương mại 11 1.4.2 Căn cứ theo lĩnh vực Nhượng quyền thương mại 12 1.4.3 Căn cứ theo hình thức hoạt động 13 1.5 Hợp đồng Nhượng quyền thương mại 18 1.6 Các Văn bản pháp luật có liên quan đến Nhượng quyền thương mại ở một số nước và khu vực trên thế giới 28 1.6.1 Hoa Kỳ 29 1.6.2 Châu Âu 30 1.6.3 Úc 31 1.6.4 Châu á 31 1.7 Xu hướng phát triển Nhượng quyền thương mại trong thời gian tới 33 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM 36 2.1 Hoạt động Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam trong thời gian 36 qua 2.1.1 Hệ thống Nhượng quyền thương mại của Doanh nghiệp Việt nam 37
- 2.1.2 Hệ thống Nhượng quyền thương mại của các Doanh nghiệp nước ngoài 40 2.2 Đánh giá tác động của Nhượng quyền thương mại tới các Doanh 44 nghiệp ở Việt Nam 2.3 Hệ thống Luật pháp của Việt Nam liên quan đến Nhượng quyền 51 thương mại 2.4 Tình hình ký kết và thực hiện các hợp đồng Nhượng quyền thương 53 mại ở Việt Nam trong thời gian qua 2.5 Những tồn tại trong hoạt động Nhượng quyền thương mại ở Việt Nam trong thời gian qua 61 2.6 Một số tranh chấp phát sinh trong hoạt động nhượng quyền thương mại 70 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 74 3.1 Những cơ hội và thách thức mới đối với việc phát triển Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam 74 3.1.1 Những thay đổi của môi trường kinh doanh trong nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 74 3.1.2 Cơ hội phát triển Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam 80 3.1.3 Thách thức phát triển Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam 88 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng hình thức Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam trong thời gian tới 89 3.2.1 Nhóm giải pháp tạo môi trường phát triển 89 3.2.2 Nhóm giải pháp nhằm nâng cao ứng dụng hình thức Nhượng quyền thương mại đối với các Doanh nghiệp 96 KẾTLUẬN 103 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC I: SO SÁNH HỢP ĐỒNG VÀ CHÍNH SÁCH NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI CỦA CÔNG TY PHỞ 24 VÀ CÔNG TY TRUNG NGUYÊN
- LỜI CẢM ƠN Hoàn thiện được công trình nghiên cứu này, trước tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới PGS, TS Phạm Duy Liên - Trưởng khoa Tại chức, trường Đại học Ngoại Thương Hà nội vì tất cả sự tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn cụ thể, sửa chữa kịp thời cũng như những khuyến khích, ủng hộ, động viên trong suốt quá trình tác giả thực hiện Luận văn Thạc sỹ. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới đội ngũ cán bộ thuộc doanh nghiệp Phở 24, Trung Nguyên và một số thương hiệu khác đã hỗ trợ tác giả khai thác thông tin, thu thập số liệu nghiên cứu.
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT APFC: Asian Pacific Franchise Confederation: Hiệp hội Nhượng quyền thương mại Châu á - Thái Bình Dương B2B: Business to Business: Mô hình giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp B2C: Business to Consumer: Mô hình giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng B2G: Business to Government: Mô hình giao dịch giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý Nhà nước BTA: Bilateral Trade Agreement: Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ C2C: Consumer to Consumer: Mô hình giao dịch giữa người tiêu dùng và người tiêu dùng C2G: Consumer to Government: Mô hình giao dịch giữa người dân và cơ quan quản lý Nhà nước CCFA: China Chain Store & Franchise Association: Hiệp hội Nhượng quyền thương mại và cửa hàng hệ thống Trung Quốc EFF: European Franchise Federation: Liên đoàn Nhượng quyền Thương mại Châu Âu EU: European Union: Liên hiệp các quốc gia Châu Âu FTC: Federal Trade Commission: Uỷ ban Thương mại Hoa Kỳ GCI: Global Competitiveness Index: Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu GDP: Gross Domestic Product: Tổng Sản phẩm quốc nội GRDI: Global Retail Development Index: Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu IFA: International Franchise Association: Hiệp hội Nhượng quyền thương mại quốc tế IFC: International Financial Company: Công ty Tài chính quốc tế
- IMF: International Moneytary Fund: Quỹ Tiền tệ quốc tế KFC: Kentucky Fried Chicken: Gà rán Kentucky UFOC: Uniform Franchise Offering Circular: Bản tài liệu chào bán nhượng quyền thống nhất VFA: Viet Nam Franchise Association: Hiệp hội Nhượng quyền thương mại Việt Nam VNPT: Viet Nam Post and Telecommunication: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam WB: World Bank: Ngân hàng Thế giới WFC: World Franchise Council: Hội đồng Nhượng quyền Thương mại Thế giới WTO: World Trade Organization: Tổ chức Thương mại Thế giới YRI: YUM ! Restaurant International: Tập đoàn YUM DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
- 1 BẢNG BIỂU TRANG Bảng 2.1 Thống kê hệ thống Nhượng quyền thương mại của một số nước trên thế giới 37 Bảng 2.2 Các cửa hàng Nhượng quyền thương mại của thương hiệu Kinh đô Bakery 39 Bảng 2.3 Các trung tâm phân phối Metro 42 Bảng 3.1 Tốc độ tăng GDP và Cơ cấu GDP (%) 75 Bảng 3.2 GDP bình quân đầu người tính bằng USD và VNĐ theo tỷ giá thực tế 76 Bảng 3.3 Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ toàn xã hội giai đoạn 2000 -2006 77 Bảng 3.4 Xếp hạng Môi trường kinh doanh - Việt Nam và các nước trong khu vực 78 Bảng 3.5 Xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) 79 Bảng 3.6 Top 10 thị trường bán lẻ có sức hấp dẫn nhất 2006 82 Bảng 3.7 Phân biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu (1) 96 Bảng 3.8 Phân biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu (2) 96 Bảng 3.9 Khó khăn trong xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam 97 2 SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Tổng quát cấu trúc hệ thống Nhượng quyền thương mại 17
- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (1999), Thông tư 1254/1999/TT- BKHCNMT ngày 12/7/1999 hướng dẫn thi hành Nghị định 45/1998/NĐ- CP về chuyển giao công nghệ 2. Bộ Khoa học Công nghệ (2005), Thông tư 30/2005/TT-BKHCN ngày 31/12/2005 hướng dẫn thi hành một điều của Nghị định 11/2005/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ 3. Bộ Thương Mại (2006), Thông tư số 09/2006/TT-BTM ngày 25/5/2006 hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại 4. Bộ Thương Mại (2006), “Biểu cam kết về dịch vụ”, Toàn bộ Văn kiện gia nhập WTO của Việt Nam. 5. Chính Phủ (2005), Nghị định số 11/2005/NĐ-CP ngày 2/2/2005 quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ (sửa đổi) 6. Chính Phủ (2006), Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại năm 2005 về hoạt động nhượng quyền thương mại 7. Diễn đàn Doanh nghiệp, “Việt Nam mua quyền kinh doanh cà phê úc”, &id=89&Itemid=74 8. Diễn đàn Doanh nghiệp, “Nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực bất động sản: Đầy trở ngại”, &id=75&Itemid=73 9. TS Lê Đăng Doanh (2005), Doanh nhân, doanh nghiệp và cải cách kinh tế, nhà xuất bản Trẻ và thời báo kinh tế Sài Gòn, tr. 19-21. 10. Mạnh Dương (2006), “Nhượng quyền thương mại: Cơ hội lập nghiệp cho bạn trẻ ít vốn, có kiến thức”,
- 11. Thanh Hằng (2006), “Bài học từ xếp hạng môi trường kinh doanh”, tạp chí Nhà quản lý, (số 40), tr. 4-6. 12. Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa kỳ (BTA) năm 2001. 13. Trương Thế Huy (2006), Báo cáo thực trạng hệ thống quán nhượng quyền, Phòng kinh doanh nhượng quyền, công ty Trung Nguyên. 14. Khoa Kinh tế, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (2005), “Hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế”, giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốc tế, tr. 240. 15. Albert Kong (2005), “Phát triển nhượng quyền”, tài liệu hội thảo tại hội thảo về Franchising Viet Nam 2005, thành phố Hồ Chí Minh 16. Dương Thu Minh (2006), Tiềm năng phát triển mô hình franchise trong hệ thống fastfood tại Việt Nam. KFC và bài học kinh nghiệm, luận văn tốt nghiệp, trường đại học Ngoại Thương Hà Nội, tr. 55-56. 17. TS Nguyễn Thị Nhiễu (2006), Siêu thị phương thức kinh doanh bán lẻ hiện đại ở Việt Nam , nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội. 18. Phòng Kinh doanh nhượng quyền (2007), Báo cáo so sánh hệ thống nhượng quyền của Phở 24 và Trung Nguyên, Công ty cổ phần Trung Nguyên. 19. Quốc Hội (2004), Luật Cạnh tranh năm 2004. 20. Quốc Hội (2005), Bộ Luật Dân sự năm 2005. 21. Quốc Hội (2005), Luật Thương mại năm 2005. 22. Quốc Hội (2005), Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. 23. Quốc Hội (2006), Luật Chuyển giao Công nghệ năm 2006. 24. T.T (2006), “thị trường bán lẻ Việt Nam hấp dẫn hơn Trung Quốc”, 25. Thủ Tướng Chính Phủ (2007), “Quyết định phê duyệt Đề án phát triển Thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”,
- 26. ThS Lê thị Thu Thuỷ (2005), một số giải pháp phát triển hình thức kinh doanh chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu tại Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, trường Đại học Ngoại thương Hà nội, tr. 46. 27. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia, Viện Ngôn ngữ học (1999), từ điền Anh - Việt, nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, tr. 698. 28. TS Lý Quý Trung (2005), Franchise bí quyết thành công bằng mô hình nhượng quyền kinh doanh, nhà xuất bản Trẻ, Hà nội. 29. Tuổi trẻ, “PNBC được nhượng quyền hai nhãn hiệu của Disney”, &id=123&Itemid=15. 30. Hồng Vân (2006), “Nhượng quyền kinh doanh và khả năng áp dụng cho VNPT trong kinh doanh dịch vụ viễn thông sau khi chia tách”, tài liệu tham khảo phục vụ lãnh đạo và cán bộ quản lý, (số 6), tr. 12-18. 31. WIPO, Công ước Paris 1883 về bảo hộ sở hữu công nghiệp 32. WIPO, Công ước Berne 1886 về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật 33. WIPO, Công ước Geneve 1952 về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống việc sao chép trái phép 34. WTO (1994), Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS). 35. WIPO, Thoả ước Madris 1891 về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá. Tiếng Anh 36. FCA (2007), “What is franchising”, 37. Oxford (2004), từ điển Advanced Learner’s Dictionary, pp. 469 38. PricewaterhouseCoopers (2004), “Economic Impact of Franchised Businesses”, A study for the International Franchise Association Education Foundation,
- 13 S¬ ®å 1.1: Tæng qu¸t cÊu tróc hÖ thèng Nh•îng quyÒn th•¬ng m¹i Chñ th•¬ng hiÖu (Franchior) Bªn NQTM (thuéc HTNQ kh¸c) C¬ C¬ Bªn nhËn quyÒn cho §¹i lý Bªn nhËn Bªn nhËn C¬ së së së nhiÒu c¬ së KDNQ franchise ®éc quyÒn ph¸t quyÒn cho kinh KD KD (Multi-Untit quyÒn triÓn khu vùc mét c¬ së doanh Franchisor (Master (Area KDNQ nh•îng Franchisor) Development (Single Unit quyÒn Franchisor) liªn kÕt C¬ C¬ C¬ C¬ Bªn Bªn C¬ C¬ C¬ C¬ C¬ së së së së nhËn nhËn së së së së s¬ KD KD KD KD quyÒn quyÒn KD KD KD KD KD l¹i l¹i (fran (franchi chi see) see) Chó gi¶i: Dßng NQTM, kiÓm tra, gi¸m s¸t Dßng tr¶ phÝ nh•îng quyÒn C¬ C¬ Trùc thuéc qu¶n lý, ®iÒu hµnh, së së gi¸m s¸t, chÞu mäi rñi ro KD KD
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Nhượng quyền thương mại (franchising) là hình thức kinh doanh có lịch sử phát triển lâu dài tại các quốc gia phát triển và đã chứng minh được tính hiệu quả kinh tế trên khắp thế giới. Đến hôm nay, hình thức kinh doanh này đã được sử dụng rộng rãi, phổ biến ở Châu Âu, Châu Mỹ và đang phát triển mạnh mẽ ở các quốc gia Châu Á, cho phép chủ thương hiệu phát triển kinh doanh, mở rộng ảnh hưởng của mình đối với thị trường và cho phép bên nhận quyền có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh mới dưới thương hiệu đã nổi tiếng trên thị trường với chi phí và rủi ro thấp. Hoạt động kinh doanh dưới hình thức nhượng quyền thương mại đã xuất hiện tại Việt Nam trong hơn 10 năm qua, tuy nhiên còn hạn chế về số lượng hệ thống nhượng quyền và hiệu quả kinh tế. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO và Luật Thương mại năm 2005 được ban hành, hoạt động nhượng quyền thương mại đã thực sự hiện hữu rõ nét tại Việt Nam chứ không còn là thuật ngữ chuyên ngành thương mại và đang ngày càng phát triển, bắt nhịp cùng xu thế thời đại. Nghiên cứu về lý luận và thực tiễn hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam đã có một số đề tài thực hiện, tuy nhiên việc nghiên cứu và phát triển khả năng ứng dụng hình thức nhượng quyền thương mại tại Việt Nam vẫn luôn đòi hỏi những lý luận và thực tiễn cao hơn. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Franchising - thực trạng và giải pháp ứng dụng tại Việt Nam” làm luận văn Thạc Sỹ với mục đích công trình sẽ góp phần cung cấp các thông tin có giá trị khoa học cho những người quan tâm đến hình thức nhượng quyền thương mại và biết nắm bắt cơ hội kinh doanh mới. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: - Hệ thống hoá những lý luận cơ bản về hình thức nhượng quyền thương mại - Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp tại Việt Nam
- 2 - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng hình thức nhượng quyền thương mại tại Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài đã và đang áp dụng hình thức nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, chủ yếu trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ 4. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài đi sâu nghiên cứu đặc điểm, nội dung của nhượng quyền thương mại, hợp đồng nhượng quyền thương mại, các văn bản pháp luật có liên quan đến nhượng quyền thương mại. Tác giả nghiên cứu thực trạng hoạt động nhượng quyền trong phạm vi một số doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền thương mại tại Việt Nam như Phở 24, Trung Nguyên, Kinh Đô, KFC Việt Nam, Metro Cash & Carry. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, thu thập tài liệu, tổng hợp và phân tích, so sánh, mô tả khái quát. 6. Kết quả dự kiến của đề tài: Đề tài sẽ được thực hiện bằng một báo cáo tổng quát về các nội dung của hình thức nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, cụ thể: - Hệ thống hoá những lý luận về hình thức nhượng quyền thương mại như khái niệm, đặc điểm, các loại hình nhượng quyền thương mại, so sánh nhượng quyền thương mại với một số hình thức kinh doanh khác, hợp đồng nhượng quyền thương mại, các văn bản pháp luật có liên quan đến nhượng quyền thương mại và xu hướng phát triển của nhượng quyền thương mại - Đánh giá về thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp tại Việt Nam, tình hình ký kết và thực hiện các hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, những tồn tại và tranh chấp. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng hình thức nhượng quyền thương mại tại Việt Nam trong thời gian tới
- 3 7. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương: Chƣơng I: Những vấn đề lý luận về nhượng quyền thương mại (franchising) Chƣơng II: Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam Chƣơng III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng hình thức nhượng quyền thương mại tại Việt Nam trong thời gian tới.
- 4 CHƢƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI (FRANCHISING) 1.1. Quá trình hình thành và phát triển Nhƣợng quyền thƣơng mại trên thế giới Từ “franchise” có nguồn gốc từ tiếng Pháp cổ “franc” nghĩa là “free” tự do. Theo từ điển Oxford Advanced Learner’s Dictionary, từ “franchise” là “một sự cấp phép chính thức để bán hàng hoá hay dịch vụ của một công ty tại một khu vực nhất định, đổi lại một khoản tiền hoặc chia sẻ lợi nhuận 37 ”. Do vậy, thuật ngữ “mua franchise” hay “bán franchise” nghĩa là mua hay bán sự cấp phép quyền được kinh doanh thương mại. “Hai thuật ngữ “franchising” và “franchise” thường được sử dụng thay thế cho nhau để chỉ một loại hình kinh doanh, cụ thể hơn là hình thức nhượng quyền thương mại [38]”. Vào thời Trung cổ, từ “franchise” có nghĩa là quyền được làm một việc gì vì khi đó ở Anh và Châu Âu, giới quý tộc địa phương được nhà Vua cấp quyền quản lý trên lãnh địa của mình. Họ được quyền cho phép người dân tổ chức buôn bán, lập chợ, khai thác bến phà hay săn bắn trên đất đai của mình. Đổi lại, giới Quý tộc địa phương phải xây dựng quân đội để bảo vệ lãnh địa đó, đồng thời trích một phần trong số tiền thu được của mình để trả cho nhà vua. Qua thời gian, khái niệm franchise được mở rộng qua biên giới của các quốc gia cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và dần được hoàn thiện. Vào năm 1851 ở Mỹ, nhà sản xuất máy khâu Singer đã ký hợp đồng trao quyền phân phối sản phẩm của họ cho những đại lý muốn bán sản phẩm của Singer tại những khu vực địa lý nhất định và có thu phí bản quyền sáng chế. Những hợp đồng đại lý bằng văn bản của Singer chính là những thoả thuận đầu tiên của hợp đồng nhượng quyền thương mại hiện đại sau này. Một thời gian dài sau đó, khoảng đầu thế kỷ 20, các công ty lọc dầu và các hãng chế tạo sản xuất ô tô đã liên tiếp trao quyền bán sản phẩm của mình đi khắp nơi. Nhưng ở thời điểm này, khái niệm
- 5 franchise vẫn chỉ dừng lại ở việc nhượng quyền phân phối và bán sản phẩm công nghiệp. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, ở Hoa Kỳ, có hiện tượng bùng nổ dân số do các quân nhân xuất ngũ trở về làm ảnh hưởng đến nền kinh tế đất nước và kéo theo hàng loạt nhu cầu quá tải về hàng hoá, dịch vụ, buộc các công ty lớn phải nghĩ cách sử dụng hệ thống phân phối cho hiệu quả mà không phải đầu tư nhiều và cách thức này cũng cho phép những cá nhân ít vốn có thể kinh doanh độc lập. Thời điểm đó, franchise là giải pháp kinh tế phù hợp đối với Hoa Kỳ, làm xuất hiện hàng loạt các doanh nghiệp nhượng quyền thương mại thông qua các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh hoặc các chuỗi khách sạn dưới cùng thương hiệu. Thậm chí, trong thập kỷ 60, 70 của thế kỷ 20, franchise được phổ biến đến mức bị lạm dụng. Hàng loạt cửa hàng mạo danh là franchise của các thương hiệu lớn. Thực trạng này khiến cho các nước có hoạt động franchise phát triển mạnh thời bấy giờ như Hoa Kỳ, Anh, Úc phải ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền và thành lập các Hiệp hội Nhượng quyền thương mại để quản lý doanh nghiệp. Đến những năm 80, 90 của thế kỷ 20, các hệ thống nhượng quyền của Hoa Kỳ, Anh bắt đầu mở rộng phạm vi hoạt động sang các quốc gia đang phát triển. Cho đến ngày nay, hoạt động kinh doanh dưới hình thức nhượng quyền thương mại - franchising đã xuất hiện và phát triển ở tất cả các Châu lục trên thế giới với nhiều lĩnh vực khác nhau. 1.2. Khái niệm và đặc điểm Nhƣợng quyền thƣơng mại 1.2.1. Khái niệm Thuật ngữ tiếng Anh “franchising” được dịch ra tiếng Việt với nhiều tên gọi khác nhau: chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu; cấp phép đặc quyền kinh doanh; nhượng quyền thương mại. Tuy nhiên, theo Điều 284 Luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam có hiệu lực từ 01/01/2006, thuật ngữ “franchising” được hiểu là “nhượng quyền thương mại”. Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả thống nhất sử dụng thuật ngữ “nhượng quyền thương mại”. Trên thế giới, hiện có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nhượng quyền thương mại. - Theo Uỷ ban Thương mại liên bang Hoa Kỳ (Federal Trade Commission),
- 6 Franchise là một hợp đồng hay một thoả thuận được ký kết giữa ít nhất 2 người, trong đó: người mua franchise được cấp quyền bán hay phân phối sản phẩm, dịch vụ theo cùng một kế hoạch hay hệ thống marketing của người chủ thương hiêu. Hoạt động kinh doanh của người mua franchise phải triệt để tuân theo hệ thống marketing này, phải gắn liền với nhãn hiệu, thương hiệu, biểu tượng, khẩu hiệu, quảng cáo và những biểu tượng thương mại khác của chủ thương hiệu. Người mua phải trả một khoản phí trực tiếp hay gián tiếp, gọi là phí franchise 28 . Định nghĩa trên thể hiện nội dung các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hoạt động nhượng quyền thương mại, trong đó nhấn mạnh tới quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền. - Theo Hiệp hội Nhượng quyền Thương mại Quốc tế (International Franchise Association- IFA), “Franchising là mối quan hệ liên tục, trong đó bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền quyền được kinh doanh sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cộng với những hỗ trợ về tổ chức, đào tạo, cách thức kinh doanh, quản lý, đổi lại nhận được một khoản tiền nhất định từ bên mua 36 ” Định nghĩa này thể hiện nét đặc thù riêng của nhượng quyền thương mại là “mối quan hệ liên tục” khá đặc biệt giữa hai bên tham gia hoạt động nhượng quyền thương mại và mối quan hệ này được duy trì trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của cửa hàng nhượng quyền. Ngoài ra, định nghĩa cũng đề cập đến những hỗ trợ của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền và phí nhượng quyền. - Theo Luật Thương mại năm 2005 (Luật số 36/2005/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005 và có hiệu lực từ 01/01/2006), Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: 1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với
- 7 nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; 2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh 21 . Định nghĩa về nhượng quyền thương mại trong Luật Thương mại năm 2005 đã nêu được những nét chính, đặc trưng của nhượng quyền thương mại. Tuy nhiên, định nghĩa đã bỏ qua, không đề cập đến một yếu tố chính là phí nhượng quyền. - Theo từ điển Anh - Việt của Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện Ngôn ngữ học năm 1999, “Franchise là sự cho phép ai đó được bán hàng hoá, dịch vụ của một công ty ở một khu vực cụ thể nào đó 27 ”. - Theo từ điển Webster, “Franchise là đặc quyền được trao cho một người hay một nhóm người để phân phối hay bán sản phẩm của chủ thương hiệu 38 ”. Cả hai định nghĩa trên đều đúng nhưng chưa đủ, quá ngắn gọn nên chưa nêu được hết nội dung của thuật ngữ nhượng quyền thương mại. Tóm lại, có thể có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nhượng quyền thương mại vì các định nghĩa đều dựa trên quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau của người viết hoặc của các nhà làm luật tại mỗi tổ chức, mỗi quốc gia, nhưng từ các định nghĩa khác nhau này, chúng ta vẫn thấy rõ những đặc điểm của nhượng quyền thương mại như sau: 1.2.2. Đặc điểm - Nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại, hay nói cách khác nhượng quyền thương mại là hoạt động nhằm phân phối hàng hoá và dịch vụ trong lĩnh vực thương mại. Việc xác định nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại khẳng định mục đích sinh lợi của hoạt động này, giúp các doanh nghiệp xác định được Luật áp dụng, các quy định về thương mại, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại, chế tài thương mại và cơ quan tài phán giải quyết khi có tranh chấp giữa các bên xảy ra khi thực hiện hoạt động này. - Nhượng quyền thương mại được thực hiện thông qua hợp đồng: theo đó, bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền sử dụng thương hiệu (đã hoặc chưa
- 8 đăng ký) hay tên tuổi của mình trong việc bán hàng hoá, dịch vụ và bên nhận quyền phải được dễ dàng biết tới thông qua thương hiệu của bên nhượng quyền. - Bên nhượng quyền là bên đang sở hữu hoặc đang kiểm soát một hệ thống và phương thức kinh doanh gắn liền với các đối tượng sở hữu trí tuệ liên quan đến việc kinh doanh. Phương thức kinh doanh ở đây được hiểu bao gồm tất cả các yếu tố giúp cho việc kinh doanh như quy trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ, tiêu chuẩn sản phẩm, dịch vụ, chiến lược kinh doanh, chính sách quảng cáo, chính sách khách hàng, đào tạo, chế độ kế toán, kiểm toán. Các đối tượng sở hữu trí tuệ gắn với việc kinh doanh bao gồm các yếu tố tạo nên thương hiệu riêng của bên nhượng quyền, gồm nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu - Bên nhận quyền là một bên hoạt động kinh doanh độc lập và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình. Đây là đặc điểm làm nên nét đặc trưng riêng của nhượng quyền thương mại. Bên nhận quyền không có quan hệ về sở hữu vốn đối với bên nhượng quyền. Quan hệ giữa hai bên là quan hệ hợp đồng thương mại. - Bên nhận quyền phải tiến hành toàn bộ hay một phần hoạt động kinh doanh theo hợp đồng nhượng quyền thương mại phù hợp với kế hoạch và hệ thống tiếp thị kinh doanh, kỹ thuật của bên nhượng quyền. - Bên nhận quyền phải trả cho bên nhượng quyền một khoản phí nhượng quyền ban đầu và phí định kỳ, thường là % doanh thu hoặc một khoản tiền cố định. - Bên nhận quyền có thể phải mua sản phẩm cụ thể từ bên nhượng quyền. - Trong suốt thời hạn hợp đồng nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền có trách nhiệm kiểm soát và trợ giúp kỹ thuật, kinh doanh, marketing và đào tạo cho bên nhận quyền. Đây là điểm đặc trưng của nhượng quyền thương mại, giúp phân biệt với các hình thức kinh doanh thông thường khác. - Hợp đồng nhượng quyền thương mại có một số điều khoản cố định, thường kèm theo một quyền lựa chọn gia hạn và quyền lựa chọn này thuộc về người nhận quyền theo những điều khoản và điều kiện nhất định. Theo báo cáo của một nhóm nghiên cứu về ảnh hưởng kinh tế của các doanh nghiệp nhượng quyền thương mại do Công ty Pricewaterhouse Coopers thực hiện cho IFA năm 2004, “Nhượng quyền thương mại về cơ bản hay bản thân
- 9 nó không phải là một ngành công nghiệp, mà chỉ là một kỹ thuật marketing trong việc phân phối, tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ 38 ”, có thể được áp dụng đa dạng trong một hay nhiều ngành công nghiệp khác nhau như bán lẻ hàng tiêu dùng; dịch vụ nghề nghiệp; dịch vụ kỹ thuật; nhà hàng khách sạn, cửa hàng thức ăn nhanh 1.3. So sánh Nhƣợng quyền thƣơng mại với các hình thức kinh doanh khác 1.3.1. Nhƣợng quyền thƣơng mại với phân phối Phân phối hàng hoá bao gồm hai giao dịch, trước tiên là giao dịch mua hàng hoá từ nhà sản xuất của nhà phân phối và sau đó là giao dịch bán lại hàng hoá của nhà phân phối cho bên thứ ba mua hàng. Nhà phân phối tự mình đứng ra mua và cũng tự mình bán lại hàng hoá, không tồn tại mối quan hệ hợp đồng giữa bên thứ ba mua hàng hoá và nhà sản xuất hàng hoá. Nhà phân phối chịu rủi ro đối với hàng hoá mà mình đã mua từ nhà sản xuất. Mặc dù có thể nói, nhượng quyền thương mại được phát triển từ các thoả thuận phân phối, nhưng nhượng quyền thương mại khá khác biệt so với phân phối ở một số điểm sau: - Nhà sản xuất chỉ là một bên cung cấp hàng hoá cho nhà phân phối. Nhà phân phối mua hàng hoá của nhà sản xuất và kinh doanh hàng hoá đó dưới tên thương mại của mình. Nhãn hiệu, tên thương mại của nhà sản xuất chỉ xuất hiện trên hàng hoá do họ sản xuất mà không được chuyển giao cho nhà phân phối. Điểm này khác biệt so với nhượng quyền thương mại. - Nhà sản xuất không có quyền quy định về cách thức kinh doanh của nhà phân phối, ngoại trừ yêu cầu nhà phân phối phải đảm bảo doanh số, giữ các tài liệu quảng cáo, duy trì số lượng hàng hợp lý trong kho để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Trong khi đối với hợp đồng nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền có quyền áp đặt rất nhiều quy định đối với bên nhận quyền để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền. - Nhà phân phối không có nghĩa vụ trả phí mua quyền phân phối cho nhà sản xuất, nhà sản xuất thu tiền từ hoạt động sản xuất và bán hàng của mình cho nhà phần phối. Còn đối với nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền thu phí
- 10 nhượng quyền và thu từ việc cung cấp nguyên liệu, hàng hoá cho bên nhận quyền. Khoản phí do bên nhận quyền trả là nguồn thu chính của bên nhượng quyền. - Một vài cơ sở kinh doanh nhượng quyền có thể là cơ sở phân phối, tuy nhiên, nhà phân phối thường ít chịu sự kiểm soát trong việc điều hành việc kinh doanh, trong khi công việc kinh doanh của bên nhận quyền bị kiểm soát chặt chẽ, liên tục bởi bên nhượng quyền. 1.3.2. Nhƣợng quyền thƣơng mại với Chuyển giao công nghệ Chuyển giao công nghệ cũng điều chỉnh sự chuyển giao quyền sử dụng một số đối tượng sở hữu công nghiệp. Nhiều người cho rằng nhượng quyền thương mại là một dạng đặc thù của chuyển giao công nghệ bởi vì đối tượng của hai loại hình này đều là chuyển giao quyền sử dụng một số đối tượng sở hữu công nghiệp. Mặc dù có nhiều điểm chung, nhưng giữa hai loại hình này vẫn có một số khác biệt: Chủ thể của nhượng quyền thương mại phải là các thương nhân, giới hạn này không quy định để áp dụng cho hoạt động chuyển giao công nghệ. Mục đích của nhượng quyền thương mại là xây dựng một tổ hợp kinh doanh thương mại mới, trong đó, hàng hoá, dịch vụ được sản xuất hay cung cấp đều có cùng chất lượng, hình thức và gắn liền với nhãn hiệu, tên thương mại của bên nhượng quyền. Mục đích của chuyển giao công nghệ chỉ liên quan tới việc chuyển giao các kiến thức tổng hợp của công nghệ, cung cấp máy móc, dịch vụ, đào tạo để bên nhận công nghệ có thể sản xuất ra sản phẩm từ công nghệ đó dưới bất kỳ nhãn hiệu, tên thương mại nào mà họ muốn và không nhất thiết phải xây dựng cơ sở kinh doanh mới. Đối tượng chủ yếu của nhượng quyền thương mại là việc chuyển giao quyền sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ, còn trong chuyển giao công nghệ, pháp luật không có quy định điều này, đây là sự khác biệt cơ bản nhất. Đối tượng của nhượng quyền thương mại không chỉ giới hạn ở việc chuyển giao quyền sử dụng một số đối tượng của sở hữu trí tuệ, mà bao gồm một số yếu tố của hợp đồng cung ứng dịch vụ, hợp đồng liên doanh liên kết và hợp đồng mua bán hàng hoá. Đối tượng được chuyển giao trong nhượng quyền chỉ sử dụng trong
- 11 hoạt động thương mại, trong khi đó hạn chế này không có trong chuyển giao công nghệ; Đối tượng chuyển giao của nhượng quyền thương mại là tổ hợp các quyền đặc biệt mặc dù có thể chuyển giao một quyền riêng biệt nào đó. Bên nhận quyền có mối quan hệ chặt chẽ, thường xuyên với bên nhượng quyền (thông qua hỗ trợ, đào tạo, kiểm tra, kiểm soát), là một thành viên trong mạng lưới kinh doanh của bên nhượng quyền. Mối quan hệ này khó có thể có được giữa các doanh nghiệp cùng nhận chuyển giao công nghệ. Bên chuyển giao công nghệ thực hiện kiểm tra, giúp đỡ chỉ đơn giản để đảm bảo bên nhận biết cách khai thác các đối tượng chuyển giao công nghệ để ứng dụng vào sản xuất kinh doanh. Hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể được ký kết vô thời hạn, trong khi đó hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật phải được ký kết trong một thời hạn nhất định theo yêu cầu và nội dung công nghệ được chuyển giao nhưng không quá không quá 10 năm. Về mối liên hệ với bên thứ ba: Trong chuyển giao công nghệ, bên sử dụng tham gia vào các quan hệ bên ngoài hợp đồng chuyển giao công nghệ hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc vào bên chuyển giao công nghệ. Ngược lại, các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có địa vị pháp lý phụ thuộc lẫn nhau trong mối quan hệ với bên thứ ba, ví dụ, bên nhượng quyền có thể phải chịu trách nhiệm liên đới trong trường hợp có khiếu kiện về chất lượng hàng hoá do bên nhận quyền sản xuất hay cung cấp. Về cơ sở thay đổi hay chấm dứt của hợp đồng: Việc thay đổi tên thương mại hay nhãn hiệu hàng hoá của bên nhượng quyền có thể là cơ sở để bên nhận quyền yêu cầu thay đổi, chấm dứt hợp đồng. Còn trong chuyển giao công nghệ, các thay đổi nói trên không ảnh hưởng nghiêm trọng đến hợp đồng. 1.3.3. Nhƣợng quyền thƣơng mại với Li-xăng quyền sử dụng đối tƣợng sở hữu công nghiệp Li-xăng quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu hoặc người có quyền kiểm soát đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hoá chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp này cho cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác. Hợp
- 12 đồng li-xăng là một dạng đặc thù của hợp đồng chuyển giao công nghệ. Nhượng quyền thương mại và li-xăng giống nhau ở điểm là cả hai đều liên quan đến một hợp đồng cấp phép sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên có một số điểm khác nhau như sau: - Giống với chuyển giao công nghệ, li-xăng là một giao dịch dân sự chịu sự điều chỉnh của bộ luật dân sự. Chủ thể của hợp đồng li-xăng có thể là pháp nhân hoặc cá nhân, còn nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại, chủ thể phải là thương nhân. - Vì đối tượng của sở hữu công nghiệp là những quyền tài sản được đăng ký nên hiệu lực của hợp đồng li-xăng quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp chỉ được công nhận sau khi hợp đồng đã được đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (ví dụ, ở Việt Nam là Cục sở hữu Công nghiệp). Hợp đồng nhượng quyền không đòi hỏi phải được đăng ký để có hiệu lực mà tuỳ quy định của từng nước. - Trong hợp đồng nhượng quyền thương mại cũng có việc cấp li-xăng sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp như nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí mật thương mại của bên nhượng quyền cho bên nhận quyền. Bên cạnh việc cấp li-xăng quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp, bên nhượng quyền còn cấp cho bên nhận quyền quyền sử dụng quyền tác giả của mình (sách hướng dẫn hoạt động, tài liệu quy trình) cung cấp việc đào tạo, thực hiện các hoạt động quảng cáo, hỗ trợ liên tục hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền. - Trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, bên nhận quyền phải trả cho bên nhượng quyền không chỉ phí nhượng quyền ban đầu mà còn bao gồm phí định kỳ, phí marketing quảng cáo (nếu có). Còn trong hợp đồng li-xăng, bên mua li- xăng chỉ phải trả phí mua quyền cấp phép và trả một lần, không có bất kỳ khoản phí định kỳ nào khác. - Mức độ kiểm tra, kiểm soát của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền trong nhượng quyền thương mại cao hơn trong hoạt động li-xăng. Trong hoạt động li-xăng, bên cấp phép chủ yếu chỉ kiểm tra để đảm bảo bên mua li-xăng sử dụng đối tượng được cấp phép theo đúng mục đích của hợp đồng li-xăng.
- 13 1.4. Các loại hình Nhƣợng quyền thƣơng mại 1.4.1. Căn cứ theo bản chất của hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại Năm 1976, Uỷ ban Giám sát Luật Thương mại (Uỷ ban Swanson) của Úc đã phân loại ba hình thức nhượng quyền thương mại như sau: - Nhượng quyền thương mại sản phẩm: theo đó một nhà phân phối đóng vai trò như một nơi tiêu thụ bán buôn, bán lẻ các sản phẩm, hàng hoá của một nhà sản xuất tại một thị trường nhất định một cách độc quyền. Hình thức này khá phổ biến trong lĩnh vực phân phối, bán lẻ xăng, ô tô - Nhượng quyền thương mại sản xuất hàng gia công: theo đó bên nhượng quyền cung cấp những nguyên liệu chủ yếu, bí quyết kỹ thuật cho người sản xuất hay người nhận gia công. Áp dụng phổ biến trong công nghiệp nước giải khát. - Nhượng quyền thương mại hệ thống: theo đó, bên nhượng quyền phát triển một cách thức kinh doanh riêng kèm theo một hệ thống kinh doanh và cho phép bên nhận quyền sử dụng cách thức và hệ thống kinh doanh này trong hoạt động độc lập của bên nhận quyền theo một cách thức có kiểm soát. Hình thức này phổ biến trong kinh doanh các cửa hàng thức ăn nhanh, cửa hàng dịch vụ giặt là, khách sạn. Có khi bên nhượng quyền chỉ cung cấp thương hiệu, bản quyền hay công thức kinh doanh, cũng có khi là cả hàng hoá hay dịch vụ. Nhượng quyền thương mại hệ thống thường được biết tới là hình thức nhượng quyền công thức kinh doanh. 1.4.2. Căn cứ theo lĩnh vực Nhƣợng quyền thƣơng mại - Nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực phân phối sản phẩm (Product Distribution Franchise): tức là bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền quyền phân phối, tiêu thụ sản phẩm theo phương thức kinh doanh và dưới nhãn hiệu hàng hoá của bên nhượng quyền, ví dụ như tiêu thụ ô tô, bán hàng mỹ phẩm, hàng may mặc của các hãng nổi tiếng thế giới. Bên nhận quyền thường không nhận được hỗ trợ đáng kể nào từ bên nhượng quyền, ngoại trừ được phép sử dụng nhãn hiệu, biểu tượng, khẩu hiệu và phân phối sản phẩm của bên nhượng quyền trong một khu vực nhất định và thời gian nhất định. Bên nhận quyền quản lý điều hành cửa hàng nhượng quyền khá độc lập, ít bị ràng buộc bởi những quy định của bên
- 14 nhượng quyền, thậm chí họ có thể kinh doanh theo ý mình. Bên nhượng quyền chủ yếu quan tâm đến việc phân phối sản phẩm và không quan tâm đến hoạt động hàng ngày hay hình thức của cửa hàng nhượng quyền. Có thể có các hình thức khác nhau tuỳ theo vị trí của bên nhượng quyền trong kênh phân phối (từ sản xuất - phân phối - tiêu dùng) là người sản xuất hay cũng là một người phân phối. - Nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực dịch vụ (Service Franchise): tức là bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền quyền cung cấp các dịch vụ theo phương thức kinh doanh và dưới nhãn hiệu dịch vụ của bên nhượng quyền. Đây là hình thức được đặc trưng bởi một bí quyết cung cấp dịch vụ. Bên nhượng quyền chuyển giao cho bên nhận quyền một bí quyết kinh doanh hoàn chỉnh cho phép cung cấp cho khách hàng một dịch vụ đặc thù của hệ thống. Hình thức này thường được áp dụng trong dịch vụ sửa chữa ô tô, dịch vụ phục vụ thẻ thanh toán, giặt là - Nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực sản xuất (Production Franchise): theo đó bên nhận quyền sẽ sản xuất hàng hoá, sản phẩm theo sự hướng dẫn của bên nhượng quyền và bán sản phẩm, hàng hoá đó dưới thương hiệu của bên nhượng quyền. Phổ biến trong các lĩnh vực cửa hàng hàng thức ăn nhanh, sản xuất kem 1.4.3. Căn cứ theo hình thức hoạt động của bên nhận quyền Đại lý franchise độc quyền (Master Franchise) - Bên nhượng quyền: là chủ thương hiệu - Bên nhận quyền: còn được gọi là đại lý franchise độc quyền, thường là các công ty hay tổ chức lớn có tiềm lực tài chính rất mạnh, có kinh nghiệm kinh doanh, am hiểu thị trường khu vực, có khả năng mở rộng kinh doanh hơn nữa. - Đặc điểm: Đại lý franchise độc quyền được độc quyền kinh doanh trong một phạm vi khu vực địa lý rộng, có thể là một quốc gia hoặc một khu vực như Đông Nam Á. Đại lý franchise độc quyền được chủ động mở thêm nhiều các cửa hàng kinh doanh đơn lẻ mà không cần phải thông qua sự chấp thuận của chủ
- 15 thương hiệu. Đặc biệt, Đại lý franchise độc quyền có quyền nhượng quyền thương mại lại cho bên thứ ba (bên nhận quyền thứ cấp - Sub-Franchise) nằm trong khu vực mình kiểm soát dưới hình thức nhượng quyền trực tiếp, riêng lẻ hoặc nhượng quyền phát triển khu vực nhỏ hơn và trực tiếp ký kết hợp đồng với họ. Đại lý franchise độc quyền có trách nhiệm và phải cam kết với chủ thương hiệu về số lượng cửa hàng nhượng quyền tối thiểu được thành lập trong một khoảng thời gian nhất định của hợp đồng, nếu không sẽ bị mất độc quyền. Để đáp ứng số lượng do chỉ tiêu đặt ra, bước đầu bên nhận quyền thường tự đứng ra mở thêm các cửa hàng sau đó mới tập trung tìm kiếm bên nhận quyền thứ cấp. Đại lý franchise độc quyền sẽ đại diện chủ thương hiệu cung cấp các chương trình đào tạo, dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, thực hiện các công đoạn quản lý, giám sát toàn bộ hệ thống nhượng quyền trong phạm vi khu vực mình quản lý. - Phí nhượng quyền: Phí nhượng quyền ban đầu cao hơn gấp nhiều lần so với phí nhượng quyền riêng lẻ, trực tiếp. Về phần phí nhượng quyền thu được từ bên thứ ba nhận quyền thứ cấp, chủ thương hiệu và đại lý franchise độc quyền ăn chia theo tỷ lệ đã thoả thuận trước. Thông thường, đại lý franchise độc quyền được hưởng phần phí nhiều hơn, do họ phải bỏ ra nhiều chi phí và công sức hơn để tìm bên thứ ba nhận quyền và hỗ trợ phát triển hệ thống trong khu vực mình quản lý. - Thời gian hợp đồng: thường đủ dài khoảng từ 10 đến 20 năm để cho Đại lý franchise độc quyền có thể phát triển được hết hệ thống, thu hồi được vốn đầu tư cơ sở hệ thống ban đầu và kinh doanh có lãi. - Lợi thế: Có thể nói chủ thương hiệu đã chuyển hầu hết gánh nặng phát triển thương hiệu và xây dựng hệ thống nhượng quyền sang cho đại lý franchise độc quyền trong phạm vi lãnh thổ đại lý franchise độc quyền quản lý. - Hạn chế: Do đại lý franchise độc quyền đã đầu tư một khoản vốn lớn để mua master franchise độc quyền, nên họ thường chịu áp lực trong kinh doanh là phải thu hồi vốn nhanh và thu lợi nhuận lớn bù đắp việc phát triển rộng hệ thống. Ngoài ra, họ phải chịu áp lực về chỉ tiêu số lượng cửa hàng nhượng quyền phải mở trong thời gian quy định, do đó họ dễ dàng bỏ qua các tiêu chuẩn về chất lượng để đạt mục đích về số lượng cửa hàng. Họ có thể nới lỏng các quy định về tính đồng
- 16 bộ vốn là nền tảng và sự sống còn của mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại nhằm thu hút các đối tác mua nhượng quyền cho mình nhiều nhất có thể. Hình thức này đặt ra thách thức đối với chủ thương hiệu trong việc tìm kiếm và lựa chọn đối tác nhận quyền. Đối tác này phải hội đủ nhiều điều kiện như khả năng tài chính lớn mạnh, am hiểu thị trường địa phương, có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền, đặc biệt phải thấu hiểu và tin tưởng tuyệt đối vào hệ thống kinh doanh của chủ thương hiệu - Áp dụng thực tế: Khi mở rộng hệ thống thị trường ra nước ngoài thông qua nhượng quyền thương mại, đa số chủ thương hiệu lớn, nổi tiếng thế giới bước đầu đều nhượng quyền thương mại theo kiểu đại lý franchise độc quyền hoặc nhượng quyền thương mại phát triển khu vực cho đối tác là một công ty nội địa. Nhƣợng quyền thƣơng mại phát triển khu vực (Area Development Franchise) - Bên nhượng quyền: là chủ thương hiệu hoặc đại lý franchise độc quyền - Bên nhận quyền: thường là các công ty lớn có tiềm lực tài chính mạnh, kinh nghiệm kinh doanh, am hiểu thị trường, có khả năng mở rộng kinh doanh. - Đặc điểm: Bên nhận quyền được độc quyền kinh doanh trên một phạm vi địa lý nhất định như một vùng hay một thành phố và trong một khoảng thời gian nhất định, thường 3 - 5 năm. Bên nhận quyền không được phép nhượng quyền lại cho bất cứ đối tác nào và cũng không phải cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thay thế chủ thương hiệu như đại lý franchise độc quyền cho bất kỳ đối tác nào khác. Bên nhận quyền cũng phải cam kết và có trách nhiệm mở thêm bao nhiêu cửa hàng theo tiến độ thoả thuận trong hợp đồng, nếu không sẽ bị mất ưu tiên độc quyền hoặc phạm vi độc quyền bị co hẹp (dù vậy hợp đồng nhượng quyền vẫn không vì thế mà mất hiệu lực). Các cửa hàng mở thêm đều phải do họ tự thành lập và quản lý trực tiếp. Trong trường hợp, sau một thời gian kinh doanh hiệu quả bên nhận quyền phát triển khu vực có thể xin chuyển hợp đồng thành master franchise. - Phí nhượng quyền: Phí nhượng quyền ban đầu tương đối cao hơn so với nhượng quyền trực tiếp nhưng thấp hơn so với phí đại lý franchise độc quyền.
- 17 - Thời gian hợp đồng: thường trung bình từ 3 đến 5 năm. - Áp dụng thực tế: tương tự hình thức đại lý franchise độc quyền. Nhƣợng quyền thƣơng mại trực tiếp, riêng lẻ (Single Unit Franchise) Nhượng quyền thương mại trực tiếp, riêng lẻ là hình thức nhượng quyền theo đó, bên nhận quyền ký kết hợp đồng trực tiếp với bên nhượng quyền cho từng cơ sở nhượng quyền không thông qua trung gian. Hình thức này phù hợp với bên nhượng quyền và đối tác tiềm năng có trụ sở và cùng hoạt động trên một phạm vi lãnh thổ như trong một quốc gia. Bởi vì, việc tập trung trong phạm vi lãnh thổ nhất định sẽ giúp bên nhượng quyền dễ dàng kiểm soát hoạt động của bên nhận quyền với chi phí thấp hơn, hiệu quả cao hơn so với hai hình thức trên. Bên nhượng quyền: là chủ thương hiệu hoặc đại lý franchise độc quyền Bên nhận quyền: thường là cá nhân, hộ gia đình kinh doanh lâu năm hơn là các công ty hay tổ chức lớn. Đặc điểm: Bên nhận quyền chỉ có thể sở hữu một cửa hàng nhượng quyền duy nhất, không được phép nhượng quyền lại cho người khác (sub-franchise) và không được tự ý mở thêm một cửa hàng nhượng quyền tương tự. Nếu muốn thêm cửa hàng mới, họ phải được sự chấp thuận của bên nhượng quyền, ký kết một hợp đồng riêng và còn tuỳ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của cửa hàng hiện tại. Lợi thế: Bên nhượng quyền có điều kiện làm việc và kiểm tra cửa hàng nhượng quyền một cách chặt chẽ, sâu sát. Mối quan hệ giữa hai bên ngày càng gắn bó. Ngoài ra, phí nhượng quyền thu được không phải chia sẻ cho đối tác trung gian. Hạn chế: Vì phải giám sát tới từng đơn vị nhỏ lẻ nên hình thức này đòi hỏi bên nhượng quyền phải thiết lập một đội ngũ nhân sự khá lớn, vững mạnh, có trình độ, chuyên trách hoạt động nhượng quyền phục vụ kiểm soát. Mức phí nhượng quyền: thấp nhất so với các hình thức nhượng quyền khác Thời hạn hợp đồng: trong một khoảng thời gian nhất định (thường 3-5 năm), sau đó nếu muốn gia hạn hợp đồng, bên nhận quyền phải trả thêm phí. Áp dụng thực tế: Đây là hình thức đang được các doanh nghiệp Việt nam như Trung Nguyên, Phở 24, Kinh Đô thực hiện chủ yếu. Các thương hiệu lớn của
- 18 thế giới như Mc Donald’s, KFC, Gloria Jeans khi bành trướng hệ thống ra thế giới thường không bao giờ nhượng quyền thương mại trực tiếp, riêng lẻ. Lƣu ý: hiện tại trong các Văn bản pháp lý về Nhượng quyền thương mại của Việt nam hay nói cách khác Luật Việt nam không phân biệt nhượng quyền thương mại thành ba hình thức như trên, mà chỉ quy định thành hai loại: nhượng quyền thương mại ban đầu (sơ cấp) và nhượng quyền thương mại thứ cấp. Liên doanh (Joint Venture) Liên doanh là hình thức nhượng quyền thương mại mà theo đó, chủ thương hiệu sẽ liên doanh với một đối tác địa phương ở nước ngoài và liên doanh này sẽ đóng vai trò của một đại lý franchise độc quyền thay mặt chủ thương hiệu toàn quyền kinh doanh nhượng quyền thương mại tại một quốc gia hay khu vực nào đó. - Bên nhượng quyền: Chủ thương hiệu - Bên nhận quyền: Đối tác địa phương ở nước ngoài - Đặc điểm: Hai bên sẽ cùng góp vốn vào liên doanh. Thông thường, chủ thương hiệu sẽ góp vốn bằng thương hiệu nổi tiếng, bí quyết kinh doanh cộng thêm một số lượng tiền mặt, còn phía đối tác nước ngoài đóng góp chủ yếu bằng tiền vốn, đất đai, nhân lực và kiến thức địa phương. - Lợi thế: Hình thức này khắc phục những hạn chế trong hoạt động nhượng quyền qua trung gian. Chủ thương hiệu có thể tiếp cận và nắm bắt thị trường ở nước ngoài dễ dàng hơn, tận dụng được nguồn vốn do đối tác đóng góp vào liên doanh, trong khi vẫn giữ quyền kiểm soát, đặc biệt được ăn chia lợi nhuận nhiều hơn so với mô hình đại lý franchise độc quyền hoặc franchise phát triển khu vực thuần tuý. - Hạn chế: Hình thức này cũng không tránh khỏi những điểm bất lợi vốn có của một công ty liên doanh nói chung, ví dụ, khó khăn trong việc lựa chọn đúng đối tác để liên doanh vì nếu chọn nhầm đối tác, cả một thị trường xem như bế tắc; Rủi ro tài chính một khi liên doanh thất bại, Quyền kiểm soát trong liên doanh; trách nhiệm và quyền hạn mỗi bên tham gia liên doanh; khi xảy ra tranh chấp thì giải quyết như thế nào?
- 19 - Áp dụng: Hình thức liên doanh thường không được chủ thương hiệu ưu tiên sử dụng do họ sẽ phải chấp nhận nhiều rủi ro như đề cập ở trên. Hình thức này chỉ được sử dụng trong trường hợp chủ thương hiệu thực sự mong muốn thâm nhập vào một thị truờng nào đó mà không có đối tác nhận quyền phù hợp. 1.5. Hợp đồng Nhƣợng quyền thƣơng mại Trên cơ sở các quy định pháp luật quốc gia, quốc tế và thực tiễn ký kết, thực hiện hợp động nhượng quyền thương mại trong hoạt động thương mại có thể đưa ra định nghĩa hợp đồng nhượng quyền thương mại như sau: Hợp đồng nhượng quyền thương mại là sự thoả thuận, theo đó bên nhượng quyền có nghĩa vụ cấp cho bên nhận quyền trong một thời hạn nhất định hay vô thời hạn quyền thương mại sử dụng tổ hợp các quyền liên quan đến sở hữu công nghiệp thuộc quyền sở hữu của bên nhượng quyền trong hoạt động thương mại, còn bên nhận quyền có nghĩa vụ sử dụng tổ hợp các quyền được cấp, tuân thủ các điều kiện mà luật pháp hay hợp đồng quy định và phải trả phí cho việc cấp và sử dụng các quyền đó. Mục đích của hợp đồng: là thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ của bên nhượng quyền trên thị trường, bằng cách xây dựng, thành lập một cơ sở kinh doanh thương mại mới của bên nhận quyền giống với cơ sở của bên nhượng quyền để sản xuất các loại hàng hoá hay cung cấp các loại dịch vụ đó. Như vậy, hợp đồng này có ý nghĩa thực tiễn hết sức quan trọng, bởi nó phục vụ một cách tối đa cho quá trình sản xuất hàng hoá, cung cấp dịch vụ. Hợp đồng này bổ sung cho các loại hợp đồng khác như mua bán hàng hoá, gia công, uỷ quyền. Các yếu tố chính của hợp đồng bao gồm: Bên nhượng quyền (Franchisor); Bên nhận quyền (Franchisee); đối tượng hợp đồng; giá cả; thời hạn; hình thức của hợp đồng và nội dung hợp đồng. Bên nhượng quyền: là chủ sở hữu những quyền liên quan đến đối tượng sở hữu trí tuệ. Việc sử dụng các quyền này phải được phép của bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền phải là thương nhân, ít nhất là tại thời điểm ký kết hợp đồng. Điều này có nghĩa là bên nhượng quyền chỉ sử dụng các quyền của mình trong hoạt động thương mại.
- 20 Bên nhận quyền: là người được cấp quyền cho phép sử dụng những quyền liên quan đến đối tượng sở hữu trí tuệ. Bên nhận quyền cũng phải là thương nhân ở thời điểm ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại. Theo nguyên tắc, bên nhận quyền thường là bên yếu hơn trong hợp đồng bởi vì đối với bên nhận quyền trước khi ký kết hợp đồng, hoạt động thương mại này là hoàn toàn mới mẻ. Họ chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh tương ứng, trong khi đó, lĩnh vực này đối với bên giao hoàn toàn quen thuộc và trong nhiều trường hợp, vị trí kinh tế của bên nhượng quyền cũng vững mạnh hơn. Bởi vậy, vì quyền lợi của bên nhận quyền nên pháp luật của nhiều nước có điều chỉnh mối quan hệ hai bên, theo đó quy định một số hạn chế đối với sự tự do ý chí của bên nhượng quyền khi ký kết, cũng như trong quá trình thực hiện hợp đồng. Ví dụ, bên nhượng quyền không được cấp cho bên thứ ba những quyền đặc biệt tương tự trong phạm vi khu vực của bên nhận quyền; bên nhượng quyền phải chịu trách nhiệm liên đới khi có khiếu kiện do chất lượng hàng hoá dịch vụ của bên nhận quyền sản xuất ra không phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng của bên nhượng quyền quy định; khi hết hạn hợp đồng, bên nhận quyền được ưu tiên ký lại hợp đồng trên cơ sở các điều kiện cũ hoặc nếu bên nhượng quyền từ chối ký tiếp hợp đồng thì trong một thời gian nhất định sau khi hợp đồng cũ hết hiệu lực, bên nhượng quyền không được ký kết hợp đồng nhượng quyền với người khác. Chú ý: vì bên nhượng quyền và bên nhận quyền trong hoạt động nhượng quyền thương mại, đều là thương nhân, nên Nhà nước và những tổ chức phi kinh doanh không thể tham gia hợp đồng nhượng quyền thương mại. Đối tượng của hợp đồng: là quyền thương mại bao gồm cả những quyền liên quan đến việc sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ của bên nhượng quyền như tên thương mại; nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ; sáng chế; bí mật thương mại. Cần phải thấy rằng, đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại không đơn thuần là từng quyền riêng biệt được nói ở trên, mà là tổ hợp các quyền đó. Tuy nhiên, không nhất thiết phải quy định trong tổ hợp này bắt buộc phải có những loại quyền nào. Có trường hợp, bên nhượng quyền chỉ cấp cho bên nhận quyền một quyền duy nhất nào đó. Trong mọi trường hợp, nếu một quyền nào đó không được
- 21 cấp cho bên nhận quyền, thì bên này không có quyền yêu cầu phía bên kia phải cấp nó. Mặc dù vậy, thuật ngữ “tổ hợp” vẫn có ý nghĩa nhất định, nó khẳng định các quyền đặc biệt được cấp không phải từng quyền riêng biệt mà là một đối tượng thống nhất để đạt được mục đích của hợp đồng. Chính đặc điểm này giúp phân biệt hợp đồng nhượng quyền thương mại với các loại hợp đồng tương tự khác. Thời hạn hợp đồng: Hợp đồng có thể được ký kết trong một thời hạn nhất định hoặc có thể không có thời hạn. Thông thường, hợp đồng nhượng quyền thương mại có hiệu lực trong khoảng thời gian đủ dài để các bên có khả năng thu hồi vốn đầu tư mua bất động sản, mua máy móc thiết bị, chi phí quảng cáo, đào tạo Hợp đồng nhượng quyền thương mại sẽ có hiệu lực trong thời hạn được các bên thoả thuận trong hợp đồng, còn nếu hợp đồng được ký vô thời hạn thì sẽ có hiệu lực đến thời điểm hiệu lực của nó chấm dứt theo quy định của pháp luật hay thoả thuận của các bên. Sau khi hợp đồng hết hiệu lực, bên nhận quyền không được phép sử dụng những đối tượng sở hữu trí tuệ của bên nhượng quyền trong hoạt động riêng của mình. Giá cả của hợp đồng: là chi phí mà bên nhận quyền phải trả cho bên nhượng quyền. Hình thức hợp đồng: Hợp đồng được ký kết bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị tương đương văn bản theo quy định của pháp luật. Pháp luật của một số nước có quy đinh hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được đăng ký tại cơ quan chuyên trách có thẩm quyền, do đó, hợp đồng nhượng quyền thường được ký kết bằng văn bản. Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại: bao gồm các điều khoản quy định những quyền và nghĩa vụ của các bên. - Nghĩa vụ của bên nhượng quyền: + Nghĩa vụ chuyển giao tổ hợp quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ và đảm bảo việc giao tổ hợp các quyền này cho bên nhận quyền theo đúng quy định của hợp đồng. Nghĩa vụ này gồm hai nội dung: chuyển giao thực tế và chuyển giao pháp lý.
- 22 Chuyển giao thực tế: có nghĩa là bên nhượng quyền có nghĩa vụ giao, cung cấp bằng văn bản cho bên nhận quyền tất cả tài liệu kỹ thuật và thương mại, tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền, tài liệu hướng dẫn bên nhận quyền thực hiện các quyền được giao theo hợp đồng, cũng như các thông tin khác cần thiết. Tài liệu kỹ thuật có thể hiểu là sơ đồ, bản vẽ, bản mô tả các quy tắc kỹ thuật liên quan đến đặc tính của đối tượng được chuyển giao. (ví dụ, bản mô tả mẫu mã, phác hoạ của biểu tượng, công thức, sơ đồ của sáng chế). Tài liệu thương mại gồm bản thuyết minh đối tượng chuyển giao, các tính toán về hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các đối tượng sẽ được chuyển giao theo hợp đồng, các loại giấy phép cần thiết cho việc sử dụng các đối tượng của hợp đồng nhằm mục đích khai thác lợi nhuận trong việc bán hàng hay cung ứng dịch vụ. Các thông tin khác là những thông tin cần thiết để bên nhận quyền có thể thực hiện các quyền được chuyển giao theo hợp đồng. (ví dụ, kinh nghiệm thương mại của bên nhượng quyền, đặc điểm của việc sử dụng tổ hợp đặc quyền này hay tổ hợp đặc quyền khác, sự đánh giá phân tích một phạm vi hay một lĩnh vực nào đó của thị trường). Theo bản chất, nghĩa vụ này có tính thông tin và bên nhượng quyền phải cung cấp cho bên nhận quyền bất kỳ một thông tin cần thiết nào cho việc thực hiện các quyền được giao theo hợp đồng. Để tránh lộ thông tin, bên nhượng quyền cần phải chỉ rõ thông tin nào cần được chuyển giao. Ngược lại, giữa các bên có thể phát sinh tranh chấp về phạm vi thông tin được chuyển giao. Thông thường thời hạn chuyển giao các thông tin nói trên do các bên tự thoả thuận trong hợp đồng nhượng quyền thương mại. (chú ý: Luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam không quy định về điều này). Chuyển giao pháp lý: là việc hợp thức hoá các quyền được chuyển giao dưới dạng được pháp luật quốc gia của các bên quy định về việc chuyển giao các quyền được bảo hộ qua đăng ký. Bên nhượng quyền có nghĩa vụ bảo đảm việc đăng ký hợp đồng nhượng quyền thương mại và phải độc lập thực hiện hai loại đăng ký: thứ nhất, đăng ký tại cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền trước khi
- 23 bắt đầu nhượng quyền thương mại (ví dụ, theo Điều 291 Luật Thương mại năm 2005, bên dự kiến nhượng quyền phải đăng ký với Bộ thương mại); thứ hai, đăng ký tại cơ quan quản lý Nhà nước về bảo hộ tài sản sở hữu công nghiệp (ví dụ, ở Việt nam là Cục Sở hữu Công nghiệp). Xuất phát từ việc các đối tượng sở hữu trí tuệ khác nhau được chuyển giao theo hợp đồng nhượng quyền thương mại có các phương thức bảo hộ khác nhau. Do vậy, chúng ta cần phân biệt các phương thức đặc trưng để bảo vệ chúng. Khi chuyển giao quyền sử dụng tên thương mại, cần phải nhớ rằng, theo Công ước Paris 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, thì việc bảo hộ tên thương mại ở tất cả các quốc gia thành viên của Công ước được thực hiện không phải qua thủ tục đăng ký. Khi chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, cũng theo quy định của Công ước nói trên, thì việc bảo hộ quyền này được thực hiện chỉ trong trường hợp đã đăng ký nhãn hiệu hàng hoá ở quốc gia của bên nhận quyền. Phương thức này cũng được sử dụng cho việc bảo hộ quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích và kiểu dáng công nghiệp. Điều này có nghĩa là bên nhượng quyền muốn bảo vệ các loại quyền sở hữu công nghiệp nói trên, thì phải quan tâm để các quyền đó được đăng ký bảo hộ ở quốc gia của bên nhận quyền dưới tên của bên nhượng quyền và có thể còn phải đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ tại quốc gia của bên nhận quyền, tuỳ theo quy định của pháp luật từng nước. Ngoài ra, pháp luật của nhiều nước còn quy định, một số quyền được chuyển giao theo hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể được Luật bản quyền bảo hộ (ví dụ, Luật bản quyền bảo vệ chương trình phần mềm vi tính hoặc sở đồ thiết kế của cửa hàng, khách sạn, cũng như những chỉ dẫn bố trí nhân lực của bên nhượng quyền. Trong nhiều trường hợp, quyền tác giả của bên nhượng quyền được bảo hộ bởi Công ước Geneve 1952 và Công ước Berne 1886). Ngoài các quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ qua đăng ký, đối tượng của hợp đồng còn có thể là những quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ nhưng không cần phải đăng ký tại cơ quan quản lý Nhà nước về bảo hộ sở hữu công nghiệp như bí mật thương mại (ví dụ, bí quyết công thức chế biến một số đồ ăn
- 24 uống nhất định, danh sách người tiêu dùng, thông tin về thị trường hay cách thức lập sổ sách kế toán). Việc bảo vệ loại thông tin này chính là thể hiện sự đồng nhất của nhượng quyền thương mại. Điểm cần lưu ý là những bí mật thương mại này được nhân viên của bên nhận quyền sử dụng và như vậy, có nhiều người biết đến chúng. Vì vậy, để bảo vệ những thông tin này, theo nguyên tắc trong hợp đồng, danh mục những tài liệu là bí mật thương mại cần được xác định rõ, cũng như phải quy định nhân viên của bên nhận quyền tiếp xúc chúng chỉ trong phạm vi thật cần thiết cho công việc. Nhiều trường hợp, trong hợp đồng cũng quy định nghĩa vụ của bên nhận quyền sẽ đưa vào hợp đồng lao động với nhân viên của mình điều kiện không được tiết lộ bí mật thương mại và trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ nói trên. Mặc dù, việc sử dụng tên thương mại của bên nhượng quyền, đòi hỏi cả việc sử dụng uy tín nghề nghiệp của họ, nhưng uy tín nghề nghiệp không thể là đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại, bởi vì theo bản chất, uy tín nghề nghiệp là quyền phi tài sản và vì vậy không thể chuyển nhượng được. + Nghĩa vụ thường xuyên hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn: thông qua đào tạo về cách thức tiếp thị, cách thức bán hàng và kỹ thuật quảng cáo cho sản phẩm của mình; đào tạo công nghệ sản xuất hàng hoá và cung ứng dịch vụ; công tác quản lý. Chương trình huấn luyện, đào tạo có thể được tiến hành theo nhiều giai đoạn. Về chi phí đào tạo, thông thường, các chi phí đào tạo tại cơ sở của bên nhận quyền do bên nhận quyền chịu, còn chi phí đào tạo nhân viên của bên nhận quyền tại cơ sở của bên nhượng quyền do bên nhượng quyền chịu toàn bộ hoặc một phần, tuy nhiên hợp đồng phải ghi rõ điều này. + Nghĩa vụ kiểm tra chất lượng của hàng hoá, dịch vụ do bên nhận quyền sản xuất hay cung cấp trên cơ sở hợp đồng nhượng quyền thương mại. Bên nhượng quyền có nghĩa vụ kiểm tra chất lượng thường xuyên và trong mọi trường hợp, nghĩa vụ này phải được thực hiện ngay cả khi nó không được các bên quy định trong hợp đồng. Bên nhượng quyền là người biết rõ quá trình cũng như công nghệ sản xuất hàng hoá, cung cấp dịch vụ nên sẽ dễ dàng kiểm tra chất lượng hơn bên nhận quyền. Hơn nữa, bên nhượng quyền phải quan tâm để những hàng hoá, dịch vụ mang thương hiệu của mình, không bị mất giá trị do kém chất lượng. Trong
- 25 nhiều trường hợp, bên nhượng quyền phải chịu trách nhiệm liên đới với bên nhận quyền khi hàng hoá, dịch vụ kém chất lượng. Như vậy, việc kiểm tra chất lượng hàng hoá, dịch vụ do bên nhận quyền sản xuất hay cung cấp, vừa là nghĩa vụ vừa là quyền của bên nhượng quyền. + Nghĩa vụ chuyển giao những thông tin bổ sung: Trong nhiều trường hợp, tổ hợp các quyền được giao có thể bị thay đổi để phù hợp với sự thay đổi của thị trường hay nhu cầu của người mua. Vì vậy, bên nhượng quyền phải thực hiện những nghĩa vụ bổ sung để phát triển và hoàn thiện tổ hợp các quyền được giao. Nghĩa vụ này cho thấy rằng giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền có mối liên hệ chặt chẽ và mối liên hệ này không thể có trong các hợp đồng thương mại khác, ngay cả trong hợp đồng chuyển giao công nghệ theo pháp luật của Việt Nam. - Nghĩa vụ của bên nhận quyền: + Bên nhận quyền phải sử dụng các quyền được cấp đúng với điều kiện của hợp đồng, trong phạm vi cho phép và phải tuân thủ các yêu cầu trong việc sử dụng các quyền được cấp. Bên nhận quyền phải: + Sử dụng một cách đúng đắn tên thương mại của bên nhượng quyền được quy định trong hợp đồng. Nếu hợp đồng quy định hạn chế nào đó khi sử dụng tên thương mại, thì những hạn chế này phải được tuân thủ một cách nghiêm ngặt (ví dụ, cấm bố trí tên thương mại tại nơi buôn bán rượu, thuốc lá) + Thông báo cho khách hàng của mình biết việc sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá trên cơ sở hợp đồng nhượng quyền thương mại. Nghĩa vụ này được luật pháp quy định, bởi bên nhận quyền kinh doanh dưới danh nghĩa của bên nhượng quyền. + Tuân thủ những hướng dẫn của bên nhượng quyền để đảm bảo việc thực hiện các quyền được cấp phù hợp với tính chất, phương thức và điều kiện như bên nhượng quyền đã và đang sử dụng. Không tuân thủ hướng dẫn của bên nhượng quyền có thể coi là cơ sở để huỷ bỏ hợp đồng nhượng quyền thương mại. + Đảm bảo chất lượng hàng hoá, dịch vụ do mình sản xuất hay cung cấp tương ứng với chất lượng của hàng hoá, dịch vụ do chính bên nhượng quyền sản
- 26 xuất, cung cấp. Điều này được giải thích bởi việc người tiêu dùng coi bên nhượng quyền và bên nhận quyền là một chủ thể thống nhất. + Thanh toán cho bên nhượng quyền theo quy định của hợp đồng. + Tuân thủ kế hoạch phát triển mạng lưới nhượng quyền thương mại của bên nhượng quyền trên địa bàn hoạt động của bên nhận quyền trong một khoảng thời gian nhất định. Sự không tuân thủ yêu cầu này có thể dẫn đến việc bên nhượng quyền bị mất ảnh hưởng của mình trên thị trường và tất nhiên không thu được lợi nhuận mong muốn. Việc không tuân thủ chương trình phát triển mạng lưới nhượng quyền thương mại có thể được xem xét như là cơ sở huỷ bỏ hợp đồng nhượng quyền thương mại. + Giữ bí mật thông tin đối với một số quyền được chuyển giao theo hợp đồng nhượng quyền thương mại. Điều này là cần thiết trong suốt thời hạn hiệu lực của hợp đồng và cả sau khi hợp đồng hết thời hạn. Bên nhượng quyền yêu cầu điểm này để bảo vệ mình trước các đối thủ cạnh tranh, tuy nhiên, bên nhận quyền cũng phải thực hiện nghĩa vụ này vì sự thành công của họ phụ thuộc vào sự thành công của cả hệ thống nhượng quyền thương mại. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh: Trong hợp đồng nhượng quyền thương mại bao giờ cũng có các điều kiện về hạn chế cạnh tranh giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Những điều kiện về hạn chế cạnh tranh này, có thể nói, hết sức nhạy cảm với pháp luật của quốc gia cũng như của quốc tế. Vì vậy, các bên phải hết sức cẩn thận khi đưa những điều kiện này vào hợp đồng, bởi vì nếu một điều kiện nào đó trái với pháp luật cạnh tranh thì hợp đồng có thể coi là vô hiệu. Dưới góc độ pháp lý, những điều kiện về hạn chế cạnh tranh được coi là nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, tuy nhiên, chúng cần phải được xem xét một cách riêng biệt. Luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam không có điều chỉnh các thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại. Tuy nhiên, Việt Nam đã ban hành Luật Cạnh tranh năm 2004 nhằm kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh và các bên có thể dẫn chiếu vào hợp đồng.
- 27 Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương mại cũng như pháp luật quốc gia và một số văn bản pháp lý quốc tế như “Nghị quyết số 4087/88 của EU[14]” đã phân biệt ba loại hạn chế: Thứ nhất, các hạn chế không trái với quy định của pháp luật về cạnh tranh và các bên có thể đưa vào hợp đồng. Theo Điều 2 Nghị quyết 4087/88 của EU, các điều kiện về hạn chế cạnh tranh sau được coi là không trái với pháp luật về cạnh tranh của EU: 1. Các điều kiện quy định bên nhận quyền được độc quyền sử dụng các quyền được cấp trên lãnh thổ được quy định trong hợp đồng; 2. Các điều kiện cấm bên nhận quyền chuyển giao các quyền được cấp cho bên thứ ba ngoài phạm vi lãnh thổ được hợp đồng quy định. 3. Các điều kiện, theo đó bên nhận quyền có nghĩa vụ sử dụng các quyền được giao chỉ trên lãnh thổ được các bên thoả thuận trong hợp đồng 4. Hạn chế bên nhận quyền bán hàng ngoài lãnh thổ được quy định 5. Trong quá trình cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ, bên nhận quyền không được bán hay sử dụng hàng hoá của đối thủ cạnh tranh của bên nhượng quyền hay của những người nhận quyền khác, ngoại trừ các thiết bị dự trữ hay thay thế. Thứ hai, các điều kiện hạn chế mà các bên có thể đưa vào hợp đồng, tuy nhiên, chúng có thể bị coi là không có hiệu lực theo yêu cầu của cơ quan quản lý cạnh tranh hay các cơ quan chức năng khác nếu những thoả thuận hạn chế này xuất phát từ đặc điểm của thị trường tương ứng và điều kiện kinh tế của các bên, trái với quy định của pháp luật quốc gia hay quốc tế về cạnh tranh. Những hạn chế này chỉ có thể được phép trong một chừng mực mà chúng liên quan đến sự cần thiết phải bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của bên nhượng quyền hay bảo vệ tên gọi và uy tín của các bên trên cơ sở hợp đồng nhượng quyền thương mại. Các bên có thể đưa vào hợp đồng các điều kiện, theo đó bên nhận quyền có những nghĩa vụ sau: 1. Bán hàng hay sử dụng đối tượng của hợp đồng phù hợp với yêu cầu về chất lượng do bên nhượng quyền quy định.
- 28 2. Chỉ được bán loại hàng hoá do bên nhượng quyền sản xuất, nếu bên nhượng quyền không có hàng thì bán loại hàng được mua ở nhà cung cấp khác do bên nhượng quyền chỉ định, có tính đến những tiêu chuẩn khách quan về chất lượng của hàng hoá. 3. Không được cạnh tranh với thị trường của những người nhận quyền khác trong cùng lĩnh vực, ngay cả trong thời hạn hợp lý được các bên thoả thuận trong hợp đồng, sau khi hợp đồng hết hiệu lực, thời hạn này không quá 1 năm. 4. Không được phép đầu tư tài chính vào cơ sở của đối thủ cạnh tranh của bên nhượng quyền, nếu việc này làm cho sản phẩm của họ có tính cạnh tranh hơn. 5. Chỉ được phép bán hàng, cung cấp dịch vụ là đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại cho người tiêu dùng cuối cùng, cho mạng lưới tiêu thụ khác do bên nhượng quyền tổ chức hay được sự đồng ý của bên nhượng quyền. 6. Phải áp dụng những biện pháp để việc bán hàng hay cung cấp dịch vụ là đối tượng của hợp đồng tốt hơn, thoả mãn những yêu cầu khác của bên nhượng quyền, trong đó có yêu cầu theo đó bên nhận quyền luôn phải có một lượng hàng tối thiểu trong lưu thông cũng như dịch vụ bảo hành cho khách hàng. 7. Phải trả những chi phí liên quan đến quảng cáo hay thực hiện một số khoản khác có mục đích. Thứ ba, những hạn chế mà các bên không thể đưa chúng vào hợp đồng: 1. Thoả thuận về phân chia thị trường giữa các cơ sở sản xuất hàng hoá hay cung cấp dịch vụ giống nhau hay người tiêu dùng coi hàng hoá do họ sản xuất giống nhau (có nghĩa là hàng hoá và dịch vụ, theo ngôn ngữ của các nhà kinh tế, có thể thay đổi cho nhau) hay giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền. 2. Cấm bên nhận quyền được mua hàng thay thế của những người khác trong một số trường hợp ngoại lệ (ví dụ, trong trường hợp bên nhận
- 29 quyền hết hàng dữ trữ nhưng bên nhượng quyền không kịp thời giao hàng mới cho họ) 3. Không cho phép cho bên nhận quyền mua nguyên liệu của bên thứ ba do bên nhận quyền chỉ định vì những nguyên nhân không liên quan đến việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hay giữ uy tín của bên nhượng quyền. 4. Ngăn cấm sử dụng know-how sau khi hợp đồng hết hiệu lực, nếu know- how đã được mọi người biết hay có thể tiếp cận chúng một cách dễ dàng. 5. Cho phép bên nhượng quyền quy định giá của hàng hoá (hoặc là giới hạn tối thiểu và tối đa) nếu giá không được các bên thoả thuận 6. Cấm bên nhận quyền giao hàng cho người tiêu dùng ngoài lãnh thổ được quy định trong hợp đồng 7. Ngăn cấm bên nhận quyền bán hay sản xuất hàng tốt hơn so với hàng được bên nhượng quyền tự sản xuất [14]. 1.6. Các Văn bản pháp luật có liên quan đến Nhƣợng quyền thƣơng mại ở một số nƣớc và khu vực trên thế giới Mặc dù quan hệ nhượng quyền thương mại được phổ biến rộng rãi trong hoạt động thương mại quốc tế, nhưng hiện nay chưa có một văn bản luật thống nhất điều chỉnh quan hệ này. Chính vì vậy, khi bảo vệ quyền lợi của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, người ta thường áp dụng những quy định của các Công ước quốc tế về quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp. Quyền sở hữu công nghiệp được bảo vệ phù hợp với “Công ước Paris 1883 về bảo hộ sở hữu công nghiệp [31]”. Quyền tác giả được bảo vệ bởi “Công ước Geneve 1952 về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống sao chép trái phép [33]”, “Công ước Berne 1886 về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật [32]” và một số văn bản quốc tế khác. (Việt Nam đã gia nhập nhiều Công ước quốc tế quan trọng về sở hữu trí tuệ, cụ thể là: năm 1976 Việt Nam tuyên bố thừa nhận Công ước Paris 1883 về bảo hộ sở hữu công nghiệp và Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá [35]; năm 2004, Việt Nam tham gia Công ước Berne 1886 về bảo hộ các tác phẩm
- 30 văn học và nghệ thuật; năm 2005, Việt Nam tham gia Công ước Geneve 1952 về bảo hộ nhà sản xuất chống việc sao chép bản ghi âm). Quan hệ của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại chủ yếu được điều chỉnh bởi các điều kiện, điều khoản của hợp đồng nhượng quyền thương mại, các quy phạm pháp luật quốc gia của bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Ngoài những nguyên tắc chung trong việc áp dụng luật quốc gia, trong thực tế, hợp đồng nhượng quyền thương mại thường áp dụng luật quốc gia của bên nhận quyền trong việc giải quyết những mâu thuẫn giữa các điều kiện của hợp đồng với sự phát triển của cạnh tranh hoặc trong việc xác định thủ tục đăng ký hợp đồng (ví dụ, áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam trong việc đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại khi nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam) Trong phạm vi quốc tế, việc điều chỉnh quan hệ của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại chỉ giới hạn bởi những hướng dẫn của Hiệp hội Nhượng quyền thương mại quốc tế (IFA), tổ chức này được thành lập năm 1960. Pháp luật của EU trong thời gian dài không điều chỉnh những quan hệ phát sinh từ hợp đồng nhượng quyền thương mại. “Năm 1986, toà án EU thông qua quyết định đầu tiên là nghị quyết số 4087/88 của EU về hiệu lực của hợp đồng nhượng quyền thương mại và công nhận hợp đồng này không trái với pháp luật về cạnh tranh của EU [14]”. Hiện nay, vì tầm quan trọng và lợi ích của hợp đồng nhượng quyền thương mại, pháp luật của nhiều nước đã có sự điều chỉnh riêng đối với hoạt động nhượng quyền thương mại như Hoa Kỳ, Châu Âu, Úc, Trung Quốc, Nhật, và năm 2005 có Việt nam. 1.6.1 HOA KỲ Tại Hoa Kỳ, hoạt động nhượng quyền thương mại được điều chỉnh bằng Luật Liên bang được gọi là Full Disclosure (Sự tiết lộ hoàn chỉnh) do Uỷ ban Thương mại Hoa kỳ ban hành và có hiệu lực từ 21/10/1979. Luật này yêu cầu bên nhượng quyền phải cấp cho bên nhận quyền chậm nhất là 10 ngày trước ngày ký kết hợp đồng một tài liệu gồm 23 hạng mục thông tin cập nhật nhất về bên nhượng quyền, đối tượng nhượng quyền và các điều khoản chính của một hợp đồng
- 31 nhượng quyền để bên nhận quyền có thể lựa chọn. Bản tài liệu đó gọi là UFOC - Uniform Franchise Offering Circular/Bản tài liệu chào bán nhượng quyền thống nhất,. Luật này theo hướng minh bạch bản tài liệu chào nhượng quyền. Trên cơ sở những quy định của Luật liên bang, các bang của Mỹ sẽ ban hành những quy định cụ thể về nhượng quyền thương mại trong khuôn khổ bang của mình. 15 bang gồm California, NewYork, Illinois, Virginia, Indiana, Maryland, Minesota, North Dakota, Rhode Island, South Dakota, Washington, Hawaii, Michigan, Oregon và Wisconsin có luật riêng về nhượng quyền thương mại (Franchise Investment Law), trong đó, yêu cầu bên nhượng quyền phải đăng ký, trình duyệt tài liệu UFOC với chính quyền bang trước khi công bố. Mặc dù các quy định cấp cao này là sản phẩm của hệ thống luật nội địa của Hoa Kỳ nhưng nó cũng có thể áp dụng cho các hợp đồng nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Hoa Kỳ. 1.6.2 CHÂU ÂU Hoạt động nhượng quyền thương mại ở Châu Âu về mặt pháp lý chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống: Thứ nhất: “Bộ Quy chế Châu Âu về Nhượng quyền thương mại (Code de Deontologie Europeen de la Franchise) do Hiệp hội Châu Âu về Nhượng quyền thương mại ban hành có hiệu lực từ 1/1/1992 26 ”. Bộ Quy chế này bao gồm các điều khoản cần thiết về cách đối xử công bằng đối với tất cả các thành viên tham gia vào hoạt động nhượng quyền thương mại tại Châu Âu. Mỗi Hiệp hội quốc gia chịu trách nhiệm đảm bảo thúc đẩy việc áp dụng, vận dụng quy chế này cho phù hợp với hoàn cảnh của mỗi quốc gia. Cụ thể, theo Bộ Quy chế Châu Âu: - Bên nhượng quyền thương mại phải đã khai thác thành công đối tượng nhượng quyền trong một khoảng thời gian hợp lý tại ít nhất một cơ sở kinh doanh trước khi áp dụng vào hệ thống nhượng quyền; Là chủ sở hữu hoặc có quyền sử dụng đối với các dấu hiệu tập hợp khách hàng như thương hiệu và các loại dấu hiệu phân biệt khác; Đào tạo ban đầu cho bên nhận quyền và hỗ trợ họ liên tục về mặt kinh doanh hoặc kỹ thuật trong suốt thời hạn hợp đồng nhượng quyền.
- 32 - Bên nhận quyền thương mại phải nỗ lực hết mình trong việc phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại, gìn giữ đặc trưng chung và uy tín của hệ thống đó; Cung cấp cho bên nhượng quyền các dữ liệu nghiệp vụ có thể kiểm tra được để tạo thuận lợi cho việc xác định kết quả hoạt động và tình hình tài chính cần thiết để quản lý hiệu quả, không được tiết lộ cho bên thứ ba về bí quyết của bên nhượng quyền trong thời hạn hợp đồng và cả sau khi hợp đồng đã kết thúc. - Cả hai bên phải luôn tôn trọng những quy định bắt buộc: Xử sự công minh trong quan hệ song phương. Bên nhượng quyền sẽ cảnh báo bên nhận quyền dưới hình thức văn bản về mọi vi phạm hợp đồng, sẽ cho phép một thời hạn nhất định để sửa chữa vi phạm đó nếu bên nhận quyền đưa ra được lý do chính đáng; Giải quyết khiếu nại, tranh chấp một cách trung thực và với thiện chí thông qua tra đổi, đàm phán trực tiếp. Thứ hai: “Quy tắc miễn trừ do Uỷ ban Kinh tế của Cộng đồng Châu Âu thông qua năm 1989 26 ”. 1.6.3 ÚC Ở Úc, nhượng quyền thương mại không phát triển bằng và cũng không quy định được đầy đủ như ở Hoa Kỳ. Năm 1986, một dự luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại được đề xuất bởi Hội đồng Bộ trưởng phụ trách Công ty và Chứng khoán, nhưng sau đó, dự luật này không được thông qua. Đến ngày 1/2/1993, một Bộ Luật về Franchising nhằm điều chỉnh hành vi của bên nhương quyền và bên nhận quyền đã được thông qua và được thực thi bởi Uỷ ban Quản lý bộ luật Nhượng quyền thương mại. Bộ luật này được áp dụng cho những hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Úc và do nhiều người nhận quyền Úc từ những người nhượng quyền nước ngoài. Trong trường hợp chỉ có một người nhận quyền tại Úc, thì người nhượng quyền nước ngoài sẽ không bị bắt buộc phải áp dụng bộ luật này trong việc kinh doanh. Rõ ràng, người ta chờ đợi chứ không yêu cầu các bên nhượng quyền nước ngoài tham gia vào hợp đồng với bên nhận quyền Úc ký và bị ràng buộc bởi bộ luật này. Bộ luật này cũng không quy định sẽ áp dụng cho người nhận quyền ở nước ngoài, tuy rằng người đó đã nhận quyền từ bên nhượng
- 33 quyền Úc ở nước ngoài vì trong trường hợp này, hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại được xem như diễn ra ở nước ngoài Úc. 1.6.4 CHÂU Á Thị trường Châu Á mới biết đến nhượng quyền thương mại từ 10 năm trở lại đây, nhưng hiện nay thị trường Châu Á đang đứng đầu thế giới về số lượng hệ thống nhượng quyền thương mại và là một thị trường đầy tiềm năng triển vọng. Tuy nhiên, khoảng cách giầu nghèo, mức sống quá khác biệt ở các quốc gia khác nhau và trong chính từng quốc gia cũng như những quy định pháp lý về đầu tư vào hoạt đồng nhượng quyền thương mại ở từng nước rất khác biệt nhau đang làm cho thị trường Châu Á bị phân tán, chia cắt. Các nội dung về nhượng quyền thương mại được quy định trong các Văn bản Pháp luật của từng quốc gia Châu Á ở các mức độ khác nhau. TRUNG QUỐC Thông tư về các Biện pháp quản lý hoạt động nhượng quyền thương mại do Bội Nội thương Trung Quốc ban hành vào tháng 11/1997 bao gồm các hướng dẫn và quy định về thương hiệu, bản quyền, bảo vệ tài sản trí tuệ là văn bản pháp lý đầu tiên của Trung quốc quản lý nhượng quyền thương mại. Tuy nhiên các điều khoản còn quá ít ỏi, nhiều thiếu sót nên đã không hấp dẫn được các nhà đầu tư. Tiếp theo vào ngày 30/12/2004, Bộ Thương mại Trung Quốc đã ban hành Bản quy chế mới về Nhượng quyền thượng mại có nội dung liên quan đến Quy chế đối xử bình đẳng với các doanh nghiệp franchise nước ngoài- Market Access and National Treatment of Foreign Franchise và có hiệu lực từ ngày 1/2/2005. Đây thực sự là hành lang pháp lý quan trọng cho việc phát triển và mở cửa thị trường nhương quyền thương mại của Trung Quốc với thế giới. Chính phủ Trung Quốc đã có những nhận thức đúng đắn và kịp thời về nhượng quyền thương mại như là một mô hình kinh tế hiện đại hiệu quả để giải quyết việc làm và thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. NHẬT BẢN Nhật Bản là quốc gia Châu Á đầu tiên áp dụng mô hình nhượng quyền thương mại vào năm 1963 trong lĩnh vực đồ ăn nhanh và luôn là một trong số ba
- 34 quôc gia có số lượng hệ thống nhượng quyền thương mại nhiều nhất thế giới. Mặc dù chưa chính thức thông qua một đạo luật về nhượng quyền thương mại cụ thể trực tiếp nhưng Uỷ ban Thương mại Lành mạnh Nhật Bản (Japan Fair Trade Commision) đã ban hành Hướng dẫn về Nhượng quyền thương mại-Franchising ngày 24/3/2002. Ngoài ra, còn có một hệ thống pháp luật liên quan điều chỉnh các loại hình doanh nghiệp gồm cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại như Luật thúc đẩy phát triển doanh nghiệp bản lẻ vừa và nhỏ; Luật vệ sinh an toàn thực phẩm; Luật chống độc quyền tư nhân và duy trì quan hệ thương mại; Luật bảo vệ thương hiệu, sở hữu trí tuệ; Luật kiểm soát các ngành nghề có khả năng ảnh hưởng đến đạo đức xã hội; Luật Thương mại; Luật Dân sự. Các luật này kết hợp chặt chẽ với nhau, tạo thành một hệ thống luật pháp nhất quán, rõ ràng bảo vệ các thành phần tham gia trực tiếp và gián tiếp vào hoạt động nhượng quyền thương mại. 1.7. Xu hƣớng phát triển Nhƣợng quyền thƣơng mại trong thời gian tới Bước sang thế kỷ 21, thế giới đang bước vào một nền kinh tế mới. Đó là nền kinh tế dựa trên nền tảng của tri thức và công nghệ. Nền kinh tế thế giới vẫn tiếp tục làn sóng mạnh mẽ của toàn cầu hoá, tự do hoá và sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học công nghệ. Những thay đổi về chất của nền kinh tế thế giới được phản ánh qua sự gia tăng mạnh và ngày càng nhanh của khối lượng và tốc độ lưu chuyển của thương mại và đầu tư quốc tế trên phạm vi toàn cầu. Tất cả tạo ra những cơ hội to lớn cho sự phát triển thương mại của các quốc gia thông qua hoạt động nhượng quyền thương mại theo bốn xu hướng chính trong thời gian tới, đó là: Xu hướng quốc tế hoá nhượng quyền thương mại tiếp tục diễn ra mạnh mẽ và vai trò của các công ty xuyên quốc gia thuộc lĩnh vực này tiếp tục gia tăng. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), trong 5 năm tới kinh tế thế giới vẫn tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá cao, cụ thể “tăng trưởng GDP toàn cầu dự đoán đạt trung bình hàng năm 4,3% trong thời kỳ 2006-2010. Thương mại thế giới sẽ tiếp tục tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới và là động lực cho tăng trưởng kinh tế. Thương mại toàn cầu dự đoán sẽ tăng 6,9%/năm trung bình thời
- 35 kỳ 2007-2010 17 ”. Theo đà tăng trưởng của kinh tế thế giới, của cải và hàng hoá của thế giới tiếp tục dồi dào để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người. Xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá đời sống kinh tế thế giới tiếp tục còn diễn ra sâu rộng, làn sóng tự do di chuyển hàng hoá, dịch vụ, vốn và con người trên phạm vi toàn cầu ngày càng mạnh mẽ. Chính sự phồn vinh của kinh tế thế giới, mức sống và thu nhập của người dân được cải thiện cùng với xu hướng di chuyển vốn, đầu tư đến các thị trường tiềm năng và hứa hẹn đem lại hiệu quả cao khiến cho xu hướng quốc tế hoá ngành thương mại bán lẻ của các quốc gia ngày càng sâu sắc. Trong những năm tới, khu vực Châu Á - Thái Bình dương vẫn tiếp tục là thị trường hấp dẫn các tập đoàn thương mại xuyên quốc gia hàng đầu của thế giới. Các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia đang chiếm giữ tới hơn 70% khối lượng thương mại thế giới thì sự chi phối của các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia trong lĩnh vực bán lẻ trên phạm vi quốc tế và thế giới là điều đương nhiên. Hơn nữa trong thời đại ngày nay, các công ty bán lẻ xuyên quốc gia còn củng cố vai trò quan trọng tương đối của mình so với các nhà sản xuất hàng loạt bởi vì họ nắm giữ trong tay bí quyết tiêu thụ sản phẩm cho các nhà sản xuất này. Điều này có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của những lĩnh vực sản xuất đang có xu hướng dư thừa. Hoạt động nhượng quyền thương mại thông qua các tập đoàn xuyên quốc gia tiếp tục vươn tới các ngóc ngách của thế giới và các doanh nghiệp nội địa cũng không ngừng phát triển vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia. Xu hướng quốc tế hoá trong nhượng quyền thương mại diễn ra mạnh mẽ từ cả hai phía. Ngày càng có càng nhiều doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền muốn tìm kiếm cơ hội kinh doanh ở phạm vi quốc tế, cũng như muốn có được kinh nghiệm, cơ hội hợp tác kinh doanh từ các doanh nghiệp nhượng quyền nổi tiếng trên thế giới. Xu hướng tăng cường ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ nhất là công nghệ thông tin và thương mại điện tử trong nhượng quyền thương mại Kể từ lần đầu tiên xuất hiện trang Web thương mại năm 1994, thương mại điện tử đã lan rộng trên toàn thế giới, trở thành phương tiện truyền thông, bán hàng và marketing, thậm chí làm thay đổi diện mạo của nhiều lĩnh vực kinh doanh. Các
- 36 doanh nghiệp hoạt động nhượng quyền đã sử dụng mạng thông tin toàn cầu internet như là mạng lưới trao đổi thông tin thuận tiện, quảng cáo trực tuyến hữu hiệu trên diện rộng, nhanh chóng mà lại ít tốn kém. Các kênh giao tiếp thương mại điện tử khác nhau chuyên được sử dụng như (B2B - mô hình giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp); (B2C - mô hình giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng); (B2G - mô hình giao dịch giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý Nhà nước) Các giao dịch qua thương mại điện tử này đang phát triển rất mạnh ở các nước và ngày càng cạnh tranh trực tiếp với giao dịch trực tiếp tại các cửa hàng hiện hữu. Giao dịch thương mại điện tử tuy không thể thay thế hoàn toàn cho việc bán hàng truyền thống nhưng giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, đem lại cảm giác thoải mái tiện lợi khi mua hàng cho người tiêu dùng. Hơn nữa, khâu quảng cáo, marketing bán hàng thanh toán lại có thể trở nên hiệu quả, đơn giản và dễ dàng hơn nhờ có thương mại điện tử. Tóm lại, thương mại điện tử sẽ ngày càng phát triển và được ứng dụng vào mọi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, kể cả các trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại. Đặc biệt, thương mại điện tử bán lẻ sẽ là loại hình kinh doanh bán lẻ của xã hội tương lai. Dự báo trong 5 năm tới, tuy các cửa hàng bán lẻ vật chất vẫn thực hiện doanh số bán lẻ chủ yếu của thế giới, nhưng tỷ trọng của các hình thức bán hàng ngoài cửa hàng có sự hỗ trợ của thương mại điện tử sẽ tăng lên nhanh chóng và đạt được thị phần đáng kể vào năm 2010. Xu hướng gia tăng các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào các hệ thống nhượng quyền thương mại mới Nhượng quyền thương mại là loại hình kinh doanh đã được kiểm nghiệm và chứng minh tính hiệu quả, giảm thiểu các rủi ro kinh doanh truyền thống mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường đối mặt, đó là sự thiếu kinh nghiệm kinh doanh và vốn. Thông qua việc tham gia vào nhượng quyền thương mại, được hỗ trợ rất nhiều từ phía người nhượng quyền về tài chính, kinh nghiệm quản lý, đào tạo, tư vấn các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ khắc phục được nhiều hạn chế kinh doanh do quy mô của mình. Ngày càng nhiều các doanh nghiệp như thế tham gia vào các hệ thống nhượng quyền thương mại trên thế giới trong mọi lĩnh vực để giảm thiểu rủi ro kinh doanh và tăng hiệu quả kinh tế.
- 37 Xu hướng nhượng quyền trong lĩnh vực dịch vụ ngày càng phát triển Nhượng quyền thương mại xuất hiện như là một hình thức phân phối đầy triển vọng phát triển. Nó đã cách mạng hoá lĩnh vực phân phối hàng hoá và dịch vụ ở hầu hết các ngành hàng. Hiện nay có rất nhiều ngành nghề dịch vụ mà ở đó nhượng quyền thương mại có cơ hội để tồn tại và phát triển nhất là những ngành dịch vụ hoạt động cần sự chuyên nghiệp lớn như ngành dịch vụ phân phối Ngoài ra, nhượng quyền thương mại còn liên quan đến bí quyết kinh doanh, bí mật thương mại và việc giữ những bí quyết, bí mật luôn là một vấn đề nan giải đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền thương mại, nên nhượng quyền thương mại có xu hướng phát triển mạnh tại những nơi mà có hệ thống pháp luật bảo vệ những yêu cầu trên đầy đủ và mạnh. Trong tương lai, khả năng phát triển nhượng quyền thương mại là tất yếu và không có giới hạn ở trong nước và quốc tế.
- 38 CHƢƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 2.1. Hoạt động Nhƣợng quyền thƣơng mại ở Việt Nam trong thời gian qua Nhượng quyền thương mại lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam vào đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, khi đó có một vài doanh nghiệp kinh doanh thiết bị lọc nước do Việt kiều về đầu tư đã đưa ra hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại, nhưng thị trường lúc đó chưa ai biết nhiều về loại hình mới này và bản thân thương hiệu của các doanh nghiệp đó cũng chưa nổi tiếng nên đã không thành công. Hoạt động nhượng quyền thương mại đang phát triển nhanh ở Việt Nam với tốc độ tăng trưởng 15-20%/năm, cụ thể hoạt động nhượng quyền thương mại vào năm 1996 đạt doanh số 1,5 triệu USD và đến năm 1998 đã đạt doanh số trên 4 triệu USD. Theo Báo cáo khảo sát năm 2004 của Hội đồng Nhượng quyền thương mại thế giới (World Franchise Council - WFC) được nêu tại bảng 2.1, Việt Nam có khoảng 70 hệ thống nhượng quyền thương mại, trong đó chiếm đa số là các hệ thống nhượng quyền phân phối sản phẩm (Product Distribution Franchise) của các thương hiệu nước ngoài như đại lý bán xe máy, cửa hàng xăng dầu, cửa hàng bán mỹ phẩm, thời trang với các thương hiệu điển hình như Shishedo, Coca-Cola, Petrolimex. Phải đến năm 1998, các hệ thống nhượng quyền theo mô hình công thức kinh doanh (Business Format Franchise) mới xuất hiện với thương hiệu cà phê Trung nguyên là doanh nghiệp đầu tiên trong nước tiến hành và một số thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài như KFC, Jollibee, Lotteria bắt đầu vào Việt Nam. Gần 70 hệ thống nhượng quyền, con số này dẫu còn khiêm tốn so với các nước láng giềng như Trung quốc hay Thái Lan, nhưng bước đầu đã tạo được ấn tượng năng động, hiện đại và hiệu quả kinh tế với các doanh nghiệp Việt Nam hay những người mới khởi sự kinh doanh khi phần lớn các hợp đồng nhượng quyền thương mại đang triển khai thành công. Các doanh nghiệp đều cho rằng sử dụng hệ thống nhượng quyền thương mại giúp các doanh nghiệp có thể kết hợp được
- 39 những ưu điểm của sự phân phối bằng cách tạo được ấn tượng chung về thương hiệu của các doanh nghiệp nhượng quyền thông qua các bên nhận quyền độc lập mà tự họ chịu rủi ro trong kinh doanh, góp phần tăng khả năng cạnh tranh cho bên nhượng quyền, đồng thời hệ thống này giúp các thương nhân thiếu kinh nghiệm cần thiết tiếp cận các phương pháp thương mại thành công của bên nhượng quyền, mà nếu không có hệ thống họ chỉ đạt được sau những nghiên cứu và những nỗ lực kéo dài cũng cho phép họ đạt được lợi nhuận từ danh tiếng thương hiệu. Bảng 2.1: Thống kê hệ thống nhƣợng quyền thƣơng mại của một số nƣớc trên thế giới Stt Quốc gia Số lƣợng bên nhƣợng quyền thƣơng mại 1 Trung Quốc 1.900 2 Mỹ 1.500 3 Nhật Bản 1.100 4 úc 800 5 Pháp 765 6 Anh 695 7 Indonesia 300 8 Thái Lan 100 9 Hồng Kông 92 10 Việt Nam 70 (Nguồn: Báo cáo của Hội đồng Nhượng quyền thương mại thế giới năm 2004) 2.1.1 Hệ thống Nhƣợng quyền thƣơng mại của Doanh nghiệp Việt Nam Nhượng quyền thương mại đang là hình thức kinh doanh phát triển tại Việt Nam. Đến nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã biết tận dụng hình thức này để làm “đòn bẩy” phát triển thị trường và nâng cao giá trị thương hiệu của mình Tuy nhiên, số lượng về các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động theo hình thức này vẫn còn rất ít và số liệu về hoạt động nhượng quyền thương mại hầu như chưa được thống kê chính thức và công bố bởi bất kỳ một cơ quan, tổ chức nào trong nước.
- 40 Hiện tại ở Việt Nam, chỉ có một số hệ thống nhượng quyền là thực sự của doanh nghiệp Việt Nam, gồm có bốn thương hiệu lớn là Cà phê Trung Nguyên, Phở 24, Kinh Đô Bakery và Bánh Đức Phát đang thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại theo mô hình nhượng quyền công thức kinh doanh. Các doanh nghiệp thực hiện nhượng quyền thương mại của Việt Nam hầu hết đều thực hiện chiến lược nhượng quyền thương mại riêng lẻ, trực tiếp (Single Unit Franchise) cho khách hàng ở trong nước hay ở nước ngoài. Bởi vì, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ đang trong giai đoạn đầu làm quen với mô hình franchise, chưa khẳng định và chưa thực sự có những chính sách kiểm soát chặt chẽ, liên tục các tiêu chuẩn đồng bộ của từng cơ sở nhượng quyền và cũng chưa sử dụng các đối tác trung gian thay mặt mình quản lý. Chính vì vậy, các doanh nghiệp của Việt Nam đều e ngại thương hiệu chưa kịp vững mạnh thì có thể đã gây ấn tượng xấu và mai một dần trong mắt người tiêu dùng. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện nhượng quyền riêng lẻ, trực tiếp trước với mục đích thăm dò, sau đó nếu thấy khả năng hợp tác và điều hành của đối tác nhận quyền đạt các tiêu chuẩn cần thiết thì mới phát triển họ thành đại lý nhượng quyền độc quyền (master franchise unit) hoặc đại lý nhượng quyền phát triển khu vực (area development franchise unit). Chiến lược này tuy chậm nhưng có thể nói hiện nay là an toàn hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Áp dụng hình thức này, các doanh nghiệp Việt Nam với tư cách là chủ thương hiệu có điều kiện làm việc và kiểm tra cơ sở nhượng quyền một cách chặt chẽ, sâu sát. Mối quan hệ giữa người mua và người bán cũng nhờ vậy mà gắn bó hơn và phí nhượng quyền thu được cho chủ thương hiệu không phải chia sẻ cho đối tác trung gian. Với hình thức nhượng quyền riêng lẻ, trực tiếp, “Công ty Cổ phần Trung Nguyên hiện có gần 200 cơ sở nhượng quyền chính thức trong nước đều do bên mua nhượng quyền thương lượng và ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ thương hiệu là Công ty Cổ phần Trung Nguyên 13 ”. Thương hiệu Phở 24 với chủ thương hiệu là Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại Dịch vụ Phở 24. Tính đến tháng 3/2007, “Phở 24 đã có trên 60 cửa hàng nhượng quyền chính thức trong nước gồm 09 cửa
- 41 hàng ở Hà Nội, 50 cửa hàng ở thành phố Hồ Chí Minh và các cửa hàng tại Huế, Đà nẵng, Bình Dương, Vũng Tàu, Nha Trang 18 ”. “Kinh đô Bakery” là tên chuỗi cửa hàng Bakery cao cấp thuộc Tập đoàn Kinh đô Corporation do Công ty cổ phần Thực phẩm Kinh đô Sài gòn điều hành quản lý. Từ năm 1999 đến tháng 3/2006, hệ thống “Kinh đô Bakery” này đã có 26 cửa hàng bakery bán lẻ thực phẩm và đồ uống với trên 400 loại sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, trong đó chỉ có 06 cửa hàng “Kinh đô Bakery” là cửa hàng được thực hiện theo phương thức franchising từ chủ thương hiệu - Công ty nhượng quyền là Công ty Cổ phần Thực phẩm Kinh đô Sài gòn, 20 cửa hàng còn lại đều là các cửa hàng bán lẻ do công ty tự thành lập Bảng 2.2: Các cửa hàng nhƣợng quyền của thƣơng hiệu Kinh đô Bakery Stt Tên cửa hàng Ngày khai Địa chỉ cửa hàng nhƣợng quyền trƣơng CH 1 Kinh đô Bakery 1999 31 Cao thắng, Quận 3, TP. HCM 2 Kinh đô Bakery 16/8/2005 338 Huỳnh Tấn Phát, Quận 7, TP. HCM 3 Kinh đô Bakery 24/8/2005 190 Võ Văn Ngân, Quận Thủ đức, TP.HCM 4 Kinh đô Bakery 27/8/2006 25/3 KP2, Phường Trung Dũng, Quốc lộ 1, Tp Biên Hoà, Đồng Nai 5 Kinh đô Bakery 1/9/2006 329 Cách mạng Tháng tám, Phường 12, Quận 10, TPHCM 6 Kinh đô Bakery 2/9/2006 270 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP HCM (Nguồn: Công ty Cổ phần Thực phẩm Kinh đô Sài gòn) Không chỉ những doanh nghiệp lâu năm có tên tuổi trên thị trường trong nước mới có thể áp dụng nhượng quyền thương mại mà với nhiều doanh nghiệp trẻ, nhượng quyền thương mại hiện là bước đi cần thiết để làm lớn thương hiệu của mình. Như trường hợp mô hình siêu thị www.thegioididong.com của Công ty TNHH Thế giới di động đã nhượng quyền thương mại ở Hà Nội và thành phố Hồ
- 42 Chí Minh mặc dù mới có mặt trên thị trường 6 tháng và đang mở rộng thị trường tại phía Nam và miền Tây. Đến nay, công ty đã có 09 siêu thị nhượng quyền. Công ty Tư vấn và Thiết kế Thi công Nhà vui với mô hình nhượng quyền dịch vụ là Trung tâm Tư vấn thiết kế và thi công “Nhavui.center” đã ký 04 hợp đồng nhượng quyền thương mại để bắt đầu thành lập hệ thống trung tâm của mình, cụ thể Nhavui.Center Nam Sài gòn; Nhàvui.Center Hậu giang; Nhavui.Center Bình Thạnh và Nhavui. Center Vũng Tàu. Công ty TNHH thời trang Foci với thương hiệu Foci quen thuộc, đã triển khai thành công theo mô hình nhượng quyền cho 35 cửa hàng bán sản phẩm trong số 48 cửa hàng cùng mang thương hiệu foci. Hiện ngành kinh doanh thực phẩm và phục vụ ăn uống đang là ngành thế mạnh nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp trong nước, có tốc độ nhượng quyền rất nhanh. Theo Công ty Kinh đô, nhượng quyền thương mại là cách nhanh và hiệu quả nhất để doanh nghiệp thực hiện chiến lược phát triển 100 cửa hàng Kinh đô Bakery trong 3 năm. Ngoài ra, hoạt động nhượng quyền trong các lĩnh vực khác chưa được khai thác. Đối với đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, nhượng quyền thương mại vẫn còn là một ẩn số. Nhiều doanh nghiệp đã giải ẩn số này nhưng chưa tường tận, chưa hiểu biết hết đường đi nước bước của nó nên chưa khai thác hết tiềm năng của nhượng quyền thương mại một cách hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp áp dụng mô hình này, nhưng nội dung hoạt động nhượng quyền lại chưa hoàn toàn đúng như nội dung hoạt động nhượng quyền trên thế giới áp dụng. 2.1.2 Hệ thống Nhƣợng quyền thƣơng mại của các Doanh nghiệp nƣớc ngoài Thị trường nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam bắt đầu từ năm 1994 qua một hệ thống bán kem Baskin Robbins của Mỹ. Đến nay, đã có nhiều thương hiệu trên thế giới được nhượng quyền thương mại vào Việt Nam. Các thương hiệu lớn của thế giới khi mở rộng thị trường ra thế giới bằng mô hình nhượng quyền thương mại thường không bao giờ bán franchise riêng lẻ, trực tiếp. Thay vào đó, họ áp dụng phương thức bán franchise độc quyền cho cả một quốc gia hoặc bán franchise phát triển khu vực hoặc tự lập công ty đại diện thay mặt mình nhượng quyền riêng lẻ, trực tiếp cho các đối tác trong nước.
- 43 Các mô hình nhượng quyền tiên phong tại Việt Nam của các thương hiệu nước ngoài được tìm thấy tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có thể là những công ty con (công ty 100% vốn nước ngoài) hoặc liên doanh với tỷ lệ vốn góp cao của các thương hiệu nước ngoài lớn. Tại các doanh nghiệp này, sau khi hoàn thành thủ tục cấp phép đầu tư và thành lập công ty, công ty mẹ tại nước ngoài sẽ tiến hành nhượng quyền cho công ty con/liên doanh tại Việt Nam dưới dạng cấp lixăng nhãn hiệu hàng hoá và chuyển giao công nghệ (thực chất là chuyển giao toàn bộ hệ thống kinh doanh). Bên nhận quyền của các thương hiệu nổi tiếng thế giới này phải là các công ty lớn có tiềm lực tài chính vững mạnh, đủ để mở hàng loạt cửa hàng trong vài năm. Đây cũng là điều kiện bắt buộc đặt ra của chủ thương hiệu mà các công ty nhỏ hoặc cá nhân kinh doanh không thể nào đáp ứng nổi. Được biết, hầu hết các doanh nghiệp đứng ra mua franchise độc quyền các thương hiệu lớn thế giới đều phải chịu lỗ trong ít nhất vài năm đầu để xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường. Ví dụ, tại Việt Nam, trường hợp thứ nhất: Jollibee - thương hiệu chuyên kinh doanh đồ ăn nhanh nổi tiếng của Phillipines đã được Công ty TNHH Tân Việt Hương mua với tư cách người mua nhượng quyền phát triển khu vực (Area Development Franchise Unit) trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam thẳng trực tiếp từ chủ thương hiệu ở Phillipines. Sau đó, công ty đã phát triển thêm nhiều điểm bán hàng để tạo thành một hệ thống các cửa hàng Jollibee trên cả nước. Trường hợp thứ hai: Thương hiệu nhà hàng nổi tiếng thế giới KFC chuyên phục vụ các món ăn nhanh làm từ gán rán, được nhượng quyền vào Việt Nam theo hình thức liên doanh giữa chủ thương hiệu là Tập đoàn YUM! Restaurants International (YRI) và một đối tác địa phương. Vào ngày 2/2/1998, Công ty Liên doanh TNHH KFC Việt Nam được thành lập với thời hạn hoạt động là 25 năm. Tỷ lệ góp vốn: nước ngoài 70%, Việt Nam 30%. Từ khi thành lập cho đến thời điểm hiện nay, công ty KFC Việt Nam đóng vai trò của một đại lý franchise độc quyền toàn lãnh thổ Việt Nam, đã nhân rộng chuỗi cửa hàng nhượng quyền KFC tại Việt Nam lên 33 cửa hàng (gồm có 26 cửa hàng tại TPHCM, 03 cửa hàng tại Hà nội, 01 ở Đồng Nai, 01 ở Cần thơ, 01 cửa hàng ở Vũng tàu và 01 cửa hàng tại Hải phòng)
- 44 và hoàn toàn chịu trách nhiệm đại diện tập đoàn YUM! Restaurants International (YRI) giám sát, quản lý thị trường. Sau hơn 7 năm hoạt động, công ty KFC Việt Nam đã đạt được tốc độ phát triển cao. “Năm 2004, doanh thu của công ty tăng 32% so với năm 2003. Năm 2005, doanh thu của công ty tăng 80%, đặc biệt hai quý đầu năm 2006, doanh thu của công ty đã đạt gấp đôi cùng kì năm trước 16 ”. Hiện nay, trong hệ thống thương nghiệp bán lẻ ở Việt Nam, đã có sự góp mặt của một số tập đoàn phân phối lớn trên thế giới như tập đoàn Metro Cash and Carry (Đức) hoặc tập đoàn Bourbon (Pháp). Các tập đoàn này vào Việt Nam đều thông qua con đường nhượng quyền thương mại. Cụ thể từ khi Luật đầu tư nước ngoài có hiệu lực đến nay, Việt Nam đã cấp phép cho 14 dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực thương mại và phân phối. Các dự án này chủ yếu tập trung tại Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đồng nai, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực siêu thị phân phối và còn mang tính chất thí điểm. Theo đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phép kinh doanh xuất nhập khẩu đối với một số sản phẩm nhất định và theo một cách thức hạn chế. Các dự án siêu thị phân phối chỉ được cấp phép dưới hình thức liên doanh với một đối tác trong nước (ví dụ, siêu thị BigC), ngoại trừ công ty TNHH Metro Cash and Carry Việt Nam được cấp phép thí điểm thành lập với 100% vốn đầu tư nước ngoài, nhưng công ty này bị ràng buộc bởi những điều kiện cụ thể trong giấy phép đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp như: phải xây dựng mạng lưới thu mua và chế biến trong nước, chỉ được phép bán buôn cho khách hàng phục vụ nhu cầu kinh doanh. Metro là nhà cung cấp sỉ khoảng 15.000 mặt hàng thực phẩm và phi thực phẩm cho các khách hàng theo phương thức trả ngay và tự chuyên chở (Cash & Carry). Thông qua việc nhượng quyền thượng mại từ chủ thương hiệu - tập đoàn Metro AG, công ty TNHH Metro Cash and Carry Việt Nam đã thành lập 07 trung tâm phân phối (thực chất là loại cửa hàng kho hàng - Warehouse Store) theo mô hình Metro ở Việt Nam và đang có mức tăng trưởng 47%/năm.
- 45 Bảng 2.3: Các Trung tâm phân phối Metro Stt Trung tâm phân phối Ngày hoạt động Địa chỉ 1 Metro Bình phú 28/2/2002 Thành phố Hồ Chí Minh 2 Metro An phú 5/12/2002 Thành phố Hồ Chí Minh 3 Metro Hiệp phú 12/2006 Thành phố Hồ Chí Minh 4 Metro Thăng long 30/7/2003 Thành phố Hà nội 5 Metro Hưng lợi 23/2/2004 Thành phố Cần thơ 6 Metro Hồng Bàng Thành phố Hải phòng 7 Metro Đà nẵng Thành phố Đà nẵng (Nguồn: Công ty Metro Cash and Carry Việt Nam) Chuỗi siêu thị lớn bán lẻ Big C cũng là mô hình nhượng quyền thương mại của Tập đoàn Bourbon (Pháp) liên doanh với các doanh nghiệp Việt Nam. Từ năm 1998 đến tháng 8/2006, tập đoàn Bourbon đã xây dựng được một hệ thống gồm 05 siêu thị lớn bán lẻ mang thương hiệu Big C gồm: “siêu thị Big C Đồng Nai (1998); Hai siêu thị Big C miền Đông và Big C An Lạc, TP. Hồ Chí Minh (2001); Siêu thị Big C Thăng Long, Hà Nội (1/2005) và Big C Hải Phòng (8/2006) 17 ”. Ngoài KFC, Metro, tính đến giữa năm 2005 Việt Nam còn có thêm nhiều thương hiệu nước ngoài như Jollibee (Thức ăn nhanh, Phillipine), Lotteria (Thức ăn nhanh), Carvel (kem, Mỹ), Five Star Chicken (thức ăn nhanh, Mỹ), Burger Khan (Thức ăn nhanh, Hàn quốc) chuyên về phục vụ đồ ăn uống tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. Quy mô của các thương hiệu này thường tập trung vào nhượng quyền dưới hình thức cửa hàng nhỏ chuyên bán đồ ăn uống nhanh nằm trong các siêu thị, trung tâm thương mại hay khu vực vực dân cư. “Tỷ lệ những người tham gia vào hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam đã tăng đáng kể 15-20%/năm. Trong số những doanh nghiệp nhượng quyền thì chiếm hơn 50% về cơ bản không thuộc về doanh nghiệp Việt Nam nhưng lại chiếm tới hơn 70% số cửa hàng và doanh số nhượng quyền 15 ”. Ảnh hưởng thực sự của các hệ thống nhượng quyền nước ngoài còn có thể lớn hơn những con số chỉ ra ở đây vì nhiều hệ thống nhượng quyền đã xâm nhập thị trường