Luận văn Đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện tự do hoá thương mại

pdf 112 trang vanle 2670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện tự do hoá thương mại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_day_manh_xuat_khau_rau_qua_cua_cac_doanh_nghiep_vie.pdf

Nội dung text: Luận văn Đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện tự do hoá thương mại

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG DƢƠNG THỊ THU HUYỀN ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ DO HOÁ THƢƠNG MẠI LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH Hà Nội - 2008
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG DƢƠNG THỊ THU HUYỀN ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ DO HOÁ THƢƠNG MẠI Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS Nguyễn Hữu Khải Hà Nội - 2008
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ hỗ trợ của các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp Tôi xin đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS, TS Nguyễn Hữu Khải – ngƣời đã chỉ bảo tận tâm, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Hội đồng Khoa học trƣờng Đại học Ngoại thƣơng, Khoa Sau Đại học trƣờng Đại học Ngoại thƣơng đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các bạn bè đồng nghiệp, gia đình đã tạo điều kiện, hỗ trợ, ủng hộ về tinh thần để tôi có thể hoàn thành luận văn. Do hạn chế năng lực và thời gian nghiên cứu, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, tác giả rất mong đƣợc sự góp ý chỉ bảo của thầy cô, các bạn bè và đồng nghiệp. Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2008 Tác giả Dƣơng Thị Thu Huyền
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG RAU QUẢ THẾ GIỚI VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM 4 1.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG RAU QUẢ THẾ GIỚI 4 1.1.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU QUẢ 4 1.1.1.1. ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM VÀ THỊ TRƢỜNG RAU QUẢ 4 1.1.1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU QUẢ THẾ GIỚI 6 1.1.2. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU 7 1.1.3. TÌNH HÌNH NHậP KHẨU 14 1.2. SỰ CẦN THIẾT ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM 26 1.3. CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ 29 1.3.1. KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN (AFTA) 29 1.3.2. HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ 30 1.3.3. CHƢƠNG TRÌNH THU HOẠCH SỚM 32 1.3.4. TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) 32 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ DO HOÁ THƢƠNG MẠI 34 2.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM 34 2.1.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM 34 2.1.1.1. DIỆN TÍCH, SẢN LƢỢNG VÀ CƠ CẤU SẢN PHẨM RAU 34 2.1.1.2. DIỆN TÍCH, SẢN LƢỢNG VÀ CƠ CẤU SẢN PHẨM QUẢ 35
  5. 2.1.2. KHỐI LUỢNG VÀ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM 37 2.1.3. CƠ CẤU THỊ TRƢỜNG NHẬP KHẨU MẶT HÀNG RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM 39 2.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 41 2.2.1. KHẢ NĂNG TẠO NGUỒN CUNG XUẤT KHẨU 41 2.2.2. KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU 48 2.2.3. VẤN ĐỀ BẢO QUẢN SAU THU HOẠCH 52 2.2.4. VẤN ĐỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM 53 2.2.5. VẤN ĐỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU 54 2.2.6. CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU RAU QUẢ VIỆT NAM 59 2.3. THỰC TRANG CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM 64 2.3.1. CHÍNH SÁCH QUY HOẠCH VÙNG SẢN XUẤT 64 2.3.2. CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI 64 2.3.3. CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH 67 2.3.4. CHÍNH SÁCH SẢN XUẤT XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ 68 CHƢƠNG 3 ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ DO HOÁ THƢƠNG MẠI 72 3.1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM 72 3.1.1. CƠ HỘI 72 3.1.2. THÁCH THỨC 72 3.2. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM 73 3.2.1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU RAU QUẢ 73 3.2.2. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU RAU QUẢ 75
  6. 3.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ DO HOÁ THƢƠNG MẠI 76 3.3.1. CÁC GIẢI PHÁP VỀ PHÍA DOANH NGHIỆP 76 3.3.1.1. CHỦ ĐỘNG NGHIÊN CỨU THỊ TRƢỜNG VÀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƢỢC THỊ TRƢỜNG 76 3.3.1.2. CHIẾN LƢỢC SẢN PHẨM VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH 79 3.3.1.3. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CHIẾN LƢỢC ĐẦU TƢ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI 81 3.3.2. GIẢI PHÁP VỀ PHÍA NHÀ NƢỚC, CÁC BỘ, NGÀNH 82 3.3.2.1. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ 82 3.3.2.3. CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG 85 3.3.2.4. CHÍNH SÁCH TỔ CHỨC TIÊU THỤ 86 3.3.2.5. KHUYẾN KHÍCH HÌNH THỨC LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT RAU QUẢ 89 3.3.2.6. CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI VÀ KHUYẾN KHÍCH XUẤT KHẨU 91 3.3.2.7. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU VÀ XÚC TIẾN THƢƠNG MẠI 92 3.3.2.8. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG 96 3.3.2.9. HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 97 KẾT LUẬN 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC BẢNG BẢNG 1.1 - CÁC NƢỚC XUẤT KHẨU RAU TƢƠI LỚN NHẤT THẾ GIỚI 8 BẢNG 1.2 - CÁC NƢỚC XUẤT KHẨU QUẢ TƢƠI LỚN NHẤT THẾ GIỚI 10 BẢNG 1.3 - CÁC NƢỚC XUẤT KHẨU RAU QUẢ CHẾ BIẾN LỚN NHẤT THẾ GIỚI 13 BẢNG 1.4 - KHỐI LƢỢNG RAU QUẢ TIÊU THỤ CỦA THẾ GIỚI 14 BẢNG 2.1 - DIỆN TÍCH, SẢN LƢỢNG RAU CỦA CÁC VÙNG 34 BẢNG 2.2 - KHỐI LƢỢNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM 37 BẢNG 2.3 - KIM NGẠCH XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM 38 BẢNG 2.4 - THỊ TRƢỜNG NHẬP KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM 39 BẢNG 2.5 - CÁC NƢỚC NHẬP KHẨU RAU QUẢ CHÍNH CỦA VIỆT NAM 40 BẢNG 2.6 - CƠ CẤU THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM 41
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam có tiềm năng để phát triển ngành rau quả xuất khẩu do có các điều kiện thuận lợi về khí hậu, thổ nhƣỡng phù hợp với việc trồng nhiều loại rau quả nhiệt đới, á nhiệt đới và cả một số loại rau quả ôn đới. Sau khi suy giảm trong những năm đầu thập niên 90 do mất thị trƣờng xuất khẩu truyền thống ở các nƣớc Đông Âu, từ năm 1995 xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã phục hồi và đạt đƣợc những bƣớc tăng trƣởng khá quan trọng. Với thế mạnh là khí hậu và đất trồng thuận lợi, khả năng đa dạng hoá sản phẩm, nguồn lao động dồi dào, rau quả Việt Nam đã vƣơn tới 50 quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành rau quả Việt Nam và khả năng xuất khẩu rau quả của doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề bất cập nhƣ khả năng dự trữ, bảo quản, chế biến còn rất hạn chế, chất lƣợng không cao, giá xuất khẩu còn chịu nhiều thua thiệt, diện tích trồng cây trong nƣớc còn manh mún, không có vùng chuyên canh nhƣ nhiều nƣớc xuất khẩu khác nên khi có đơn đặt hàng ổn định, số lƣợng lớn thì không có khả năng cung cấp, . Để nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu rau quả của doanh nghiệp Việt Nam, cần thiết phải đánh giá đƣợc những yếu tố tác động đến khả năng phát triển xuất khẩu của doanh nghiệp và tìm ra những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao khả năng xuất khẩu. Do đó, đề tài “Đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện tự do hoá thƣơng mại” có tính khoa học và thực tiễn cao. 2. Tình hình nghiên cứu Trong thời qua, đã có một số đề tài nghiên cứu về xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam nhƣ đề tài “Các giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu của hàng nông sản Việt Nam vào thị trƣờng EU” của Hoàng Thị Thanh Tâm - học viên cao học khoá 8 (Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng), đề tài “Chiến lƣợc xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam đến năm 2010” của Nguyễn Thanh Nga - học viên cao học khoá 9 (Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng), đề tài “Thực trạng và các giải pháp đẩy mạnh
  9. 2 xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trƣờng Châu Phi” của Nguyễn Thị Vân Anh - học viên cao học khoá 10 (Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng), đề tài “Thị trƣờng xuất khẩu và những giải pháp cơ bản đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng rau quả của Việt Nam đến năm 2010” của Trần Thị Tú Anh - học viên cao học khoá 7 (Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng). Các đề tài này chủ yếu đề cập đến các giải pháp để xuất khẩu hàng nông sản nói chung vào thị trƣờng EU, Châu Phi; nêu chung về chiến lƣợc hàng nông sản của Việt Nam đến năm 2010 mà chƣa nghiên cứu cụ thể về vấn đề xuất khẩu rau quả của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO). Vì vậy, đề tài “Đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện tự do hoá thƣơng mại” có thể nói là đề tài đầu tiên đi sâu vào nghiên cứu thực trạng xuất khẩu của riêng mặt hàng rau quả của các doanh nghiệp Việt Nam, những điểm thuận lợi và khó khăn của việc xuất khẩu rau quả trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập vào Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO. 3. Mục đích nghiên cứu Phân tích đặc điểm, xu hƣớng phát triển thị trƣờng rau quả thế giới trong thời gian tới, triển vọng phát triển sản xuất, xuất khẩu rau quả của các doanh nghiệp Việt Nam; Những cơ hội và thách thức đối với việc xuất khẩu rau quả của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện tự do hoá thƣơng mại, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam. Các giải pháp đẩy mạnh khả năng xuất khẩu rau quả của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Phân tích thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam, thực trạng của các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam. Phân tích đặc điểm, xu hƣớng phát triển thị trƣờng rau quả thế giới trong, triển vọng phát triển xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Dự báo những mặt hàng Việt Nam có cơ hội xuất khẩu và khả năng thâm nhập của doanh nghiệp Việt Nam vào thị trƣờng thế giới.
  10. 3 Đƣa ra một số giải pháp đẩy mạnh khả năng xuất khẩu sản phẩm rau quả của doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện tự do hoá thƣơng mại. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là thị trƣờng rau quả thế giới, thị trƣờng rau quả Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: nghiên cứu tình hình xuất khẩu rau quả của các doanh nghiệp Việt Nam từ năm 2000 đến nay. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phƣơng pháp thống kê, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, phƣơng pháp chuyên khảo có thừa kế và chọn lọc các tài liệu, sách báo, tạp chí. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chƣơng, bao gồm: Chƣơng 1: Tổng quan về thị trƣờng rau quả thế giới và sự cần thiết đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Chƣơng 2: Thực trạng xuất khẩu rau quả của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện tự do hoá thƣơng mại Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện tự do hoá thƣơng mại.
  11. 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG RAU QUẢ THẾ GIỚI VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM 1.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG RAU QUẢ THẾ GIỚI 1.1.1. Tình hình sản xuất rau quả 1.1.1.1. Đặc điểm sản phẩm và thị trường rau quả a/Đặc điểm sản phẩm rau quả Sản phẩm rau quả các loại (ở dạng tƣơi hoặc đã chế biến) ngày càng giữ một vai trò quan trọng trong cơ cấu tiêu dùng của dân cƣ. Nhu cầu về rau quả có xu hƣớng tăng lên và thị trƣờng rau quả thế giới đang mở ra nhiều cơ hội mới cho các nhà kinh doanh xuất khẩu. Tuy nhiên, sản phẩm rau quả có những đặc điểm đặc thù, đặt ra những đòi hỏi riêng trong thực tiễn kinh doanh xuất nhập khẩu, cụ thể nhƣ sau: Một là, rau quả là một trong những mặt hàng dễ hỏng, có thời gian sử dụng ngắn, giá trị kinh tế tƣơng đối thấp. Cho nên muốn thu đƣợc hiệu quả kinh doanh cao, phải huy động đƣợc một số lƣợng hàng tƣơng đối lớn và hoàn tất hợp đồng trong thời gian ngắn. Tính mùa vụ của sản phẩm phải đƣợc tôn trọng và tập trung khai thác triệt để. Hai là, việc vận chuyển sản phẩm rau quả đòi hỏi phải có những phƣơng tiện vận tải chuyên dụng, hệ thống làm lạnh, hệ thống kho bảo quản chuyên dụng và đồng bộ. Có nhƣ vậy mới tránh đƣợc những tổn thất thƣờng xuyên phát sinh làm giảm mất giá trị của sản phẩm nhƣ bị dập, thối Ba là, để duy trì chất lƣợng của sản phẩm cần phải có một quy trình xử lý sản phẩm cũng nhƣ công nghệ bảo quản sau thu hoạch phù hợp với yêu cầu riêng của mỗi loại sản phẩm rau quả. Bốn là, sản phẩm rau quả các loại đòi hỏi phải có một số lƣợng lớn bao bì đồng bộ và phù hợp với tính chất của từng loại rau quả sau khi thu hoạch. Rau quả các loại rất khác nhau về khả năng duy trì độ tƣơi mới sau thu hoạch cũng nhƣ chịu
  12. 5 tác động của môi trƣờng bên ngoài. Cấu tạo của từng loại bao bì có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo quản chất lƣợng sản phẩm. Năm là, sản phẩm rau quả chịu ảnh hƣởng rất lớn của điều kiện thiên nhiên, vì vậy việc sản xuất rau quả cung ứng cho xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Để kinh doanh mặt hàng này đòi hỏi doanh nghiệp xuất khẩu phải gắn bó chặt chẽ với nhà sản xuất trong việc đảm bảo nguồn hàng cung ứng cho xuất khẩu. Nhƣ vậy, quá trình xuất khẩu rau quả phải đƣợc hình thành trên cơ sở một dây chuyền đồng bộ, khép kín từ kỹ thuật gieo trồng và trình độ thâm canh cao, tạo nguồn hàng xuất khẩu tập trung, đến quy trình xử lý hợp lý sau thu hoạch, hệ thống bảo quản và vận tải thích hợp. b/ Đặc điểm thị trường sản phẩm rau quả thế giới Thứ nhất, cung trên thị trƣờng rau quả có hệ số co giãn rất thấp đối với giá cả trong ngắn hạn, khi giá thị trƣờng tăng hay giảm thì lƣợng cung cũng ít thay đổi do đặc điểm của quá trình sản xuất rau quả: Rau quả là đối tƣợng có yêu cầu phù hợp cao về đất đai, thổ nhƣỡng, khí hậu, Rau quả tƣơi là những sản phẩm có thời hạn sử dụng ngắn, chất lƣợng dễ thay đổi dƣới tác động của môi trƣờng bên ngoài. Chi phí để bảo quản rau quả thƣờng rất lớn. Thứ hai, cầu về rau quả có những đặc điểm chung nhƣ cầu của mọi hàng hoá là chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố nhƣ: dân số, thu nhập ngƣời tiêu dùng, giá cả, phong tục tập quán, thị hiếu, ngoài ra nó còn có một số đặc điểm cơ bản khác. Thứ ba, thị trƣờng rau quả thế giới còn chịu ảnh hƣởng lớn bởi thói quen tiêu dùng, việc tiêu dùng phụ thuộc rất lớn vào khẩu vị của ngƣời tiêu dùng, đặc điểm này rất quan trọng trong việc nghiên cứu, xác định nhu cầu khác nhau ở mỗi khu vực. Thứ tƣ, chất lƣợng và vệ sinh dịch tễ có tác động rất lớn tới nhu cầu tiêu thụ bởi mặt hàng rau quả có tác động trực tiếp tới sức khoẻ và chế độ dinh dƣỡng của ngƣời tiêu dùng. Thứ năm, có khả năng thay thế cao, khi giá một mặt hàng rau quả nào tăng lên thì ngƣời tiêu dùng có thể chuyển sang mua mặt hàng rau quả khác.
  13. 6 1.1.1.2. Tình hình sản xuất rau quả thế giới a/ Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và xuất khẩu rau quả Thứ nhất, việc sản xuất phụ thuộc chặt chẽ vào khí hậu, thổ nhƣỡng. Sản phẩm rau quả rất đa dạng. Một số loại có thể thích ứng với các vùng khí hậu cũng nhƣ thổ nhƣỡng khác nhau, còn phần lớn có yêu cầu rất khắt khe về khí hậu và đất đai. Mặc dù có nhiều nƣớc có điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho việc gieo trồng nhiều loại rau quả nhƣng nhìn chung, không một nƣớc nào có thể đáp ứng tất cả những yêu cầu đa dạng của ngƣời tiêu dùng về sản phẩm rau quả. Thứ hai, hoạt động buôn bán phụ thuộc nhiều vào sự gần gũi về mặt địa lý. Do những đặc điểm của sản phẩm rau quả, đặc biệt là rau quả tƣơi, khoảng cách địa lý đƣợc coi là một trong những yếu tố quyết định đối tác thƣơng mại. Mặc dù chi phí vận chuyển đã giảm xuống rõ rệt trong vòng 20 năm qua nhƣng đối với các nƣớc xuất khẩu thì đó vẫn là rào cản. Thƣơng mại nội khu vực chiếm tỷ trọng rất lớn trong thƣơng mại rau quả do thuế quan và chi phí vận chuyển thấp hơn, nhất là đối với các sản phẩm tƣơi đòi hỏi thời gian vận chuyển ngắn. Thứ ba, tiến bộ khoa học công nghệ. Công nghệ là điều kiện quan trọng để mở rộng thƣơng mại rau quả trên phạm vi toàn cầu và giữ cho mức giá tƣơng đối ổn định, đồng thời hỗ trợ cho quá trình vận chuyển trở nên rút gọn hơn bằng cách rút ngắn thời gian giao hàng, bảo quản chất lƣợng sản phẩm trong suốt quá trình vận chuyển, cắt giảm chi phí vận chuyển. Nhờ có công nghệ mà việc vận chuyển sản phẩm tƣơi tới các nƣớc nhập khẩu cách xa hàng nghìn km không còn khó khăn nữa và lƣợng hao hụt trong quá trình vận chuyển là không đáng kể, ví dụ, công nghệ CA (Controlled Atmostphere - Điều hoà không khí) giúp kéo dài vòng đời sản phẩm, giữ nguyên chất lƣợng sản phẩm; hệ thống định vị toàn cầu cho phép chủ tàu theo dõi hàng vận chuyển, giúp giảm thiểu rủi ro Thứ tƣ, sự thay đổi thị hiếu tiêu dùng. Nhu cầu của ngƣời tiêu dùng có liên quan tới thu nhập, quá trình đô thị hoá, thông tin và giáo dục. Những thông tin về vấn đề sức khoẻ, thông tin về tác dụng của rau quả, các nghiên cứu khoa học có ảnh hƣởng đến mức độ tiêu thụ rau quả
  14. 7 của ngƣời dân. Một xu hƣớng tiêu dùng mới là xu hƣớng gia tăng nhu cầu sử dụng các sản phẩm trái vụ. Ngƣời tiêu dùng ở nhiều nƣớc phát triển sẵn sàng trả mức giá rất cao cho các sản phẩm nhập khẩu trái vụ. b/ Tình hình sản xuất rau quả Mặc dù, điều kiện thời tiết có những biến đổi bất thƣờng và khắc nghiệt nhƣng sản lƣợng rau quả toàn cầu vẫn đƣợc duy trì tƣơng đối ổn định trong những năm qua. Năm 2003, tổng sản lƣợng quả toàn cầu đạt 379,15 triệu tấn, tăng 0,85% so với năm 2002, đạt mức tăng trƣởng cao hơn chút ít so với mức tăng trƣởng 0,65% của 2 năm 2001 và 2002. Trƣớc khi giảm đi trong năm 2000, tổng sản lƣợng quả toàn cầu đã tăng 3,15% trong giai đoạn 1995-2000 so với mức tăng trƣởng bình quân 0,86% trong giai đoạn 2000-2003. Trong đó, sản lƣợng quả của Trung Quốc có xu hƣớng tăng nhanh trong những năm qua và Trung Quốc đã trở thành nƣớc đứng đầu thế giới về sản lƣợng quả đƣợc dùng cho xuất khẩu. Sản lƣợng quả do Trung Quốc sản xuất chiếm 19% tổng sản lƣợng quả toàn cầu trong năm 2003. EU đứng thứ 2 với tỷ trọng 14% và thứ 3 là ấn Độ, chiếm 12% tổng sản lƣợng quả toàn cầu. Trung Quốc cũng là nƣớc có mức tăng trƣởng sản lƣợng cao nhất với mức tăng 6% trong giai đoạn 1996-2003 trong khi mức tăng trƣởng của ấn Độ là 2,73 % và mức tăng trƣởng của EU chỉ đạt 0,89% trong cùng giai đoạn. Các nƣớc sản xuất quả lớn khác là Braxin, Hoa Kỳ, Mêhico, Chilê và Nam Phi. Sản lƣợng quả của Braxin và Hoa Kỳ tƣơng đối ổn định trong giai đoạn 1996 -2003 với mức tăng tƣơng ứng 0,61% và 0,34%. Trung Quốc hiện cũng là nƣớc sản xuất rau lớn nhất thế giới. Tổng sản lƣợng rau Trung Quốc cao gấp 4 lần so với Mỹ, đạt khoảng 405 triệu tấn/năm, chủ yếu là khoai tây, khoai lang, cải bắp, dƣa chuột, cà tím, hành tỏi và rau diếp. 1.1.2. Tình hình xuất khẩu Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều quốc gia xuất khẩu hàng rau quả, trong đó có một số nƣớc xuất khẩu rau quả lớn nhƣ Hoa Kỳ, EU, Mehico, Trung Quốc, Thái Lan, Các mặt hàng rau quả xuất khẩu chủ yếu của các nƣớc này là cà chua,
  15. 8 dƣa chuột, hành tây, măng tây, khoai tây, khoai lang, cải bắp, hành tỏi, rau diếp, súp lơ, cam, chanh, quýt, nho, táo, lê, Tuy giao dịch rau quả vẫn mang nặng tính buôn bán nội khu vực, nhƣng xuất khẩu rau quả của các nƣớc đang phát triển nhƣ Trung Quốc, Chilê, Braxin, Nam Phi đã tăng lên nhanh chóng trong những năm qua và đóng vai trò ngày càng quan trọng trên thị trƣờng rau quả toàn cầu. Sau đây là sơ lƣợc tình hình xuất khẩu rau quả trên thế giới: Về xuất khẩu rau tƣơi Theo số liệu của Trung tâm Thông tin Thƣơng mại toàn cầu, tổng kim ngạch xuất khẩu rau tƣơi của thế giới đã đạt tốc độ tăng bình quân khoảng 5%/năm trong giai đoạn 1999 - 2003. Các nƣớc đứng đầu về xuất khẩu rau tƣơi là Mêhico, Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU và Canada. Bảng 1.1 - Các nƣớc xuất khẩu rau tƣơi lớn nhất thế giới (Đơn vị 1.000 USD) 1999 2000 2001 2002 2003 Mêhico 2.145.740 2.177.340 2.330.802 2.244.340 2.613.682 Trung Quốc 1.520.732 1.544.583 1.746.170 1.883.286 2.180.735 Hoa Kỳ 1.786.431 1.890.211 1.869.025 1.927.826 2.045.684 EU15 1.290.816 1.203.329 1.307.123 1.751.691 1.996.556 Canada 1.012.444 1.133.427 1.186.231 1.093.157 1.277.580 Tổng số 10.328.118 10.307.853 11.024.076 11.842.019 13.187.972 Nguồn: Trung tâm thƣơng mại toàn cầu, Inc Nhƣ vậy, có thể nói Mêhico là nƣớc xuất khẩu rau tƣơi lớn nhất thế giới trong giai đoạn này. Trong đó, xuất khẩu rau tƣơi của Mêhico sang Hoa Kỳ chiếm tới 95% tổng kim ngạch xuất khẩu rau tƣơi của Mêhico. Các mặt hàng rau tƣơi chủ yếu của Mêhicô đƣợc xuất khẩu là cà chua, hạt tiêu, dƣa chuột, hành tây, và măng tây.
  16. 9 Trung Quốc cũng đã vƣợt Hoa Kỳ, trở thành nƣớc đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu rau tƣơi. Nhật Bản là thị trƣờng xuất khẩu rau tƣơi lớn nhất của Trung Quốc, tiếp theo là Hoa Kỳ, các nƣớc Đông Nam Á, Nga và Hàn Quốc. Nấm là loại rau tƣơi đƣợc xuất khẩu nhiều nhất của Trung Quốc, chiếm tới 1/4 tổng kim ngạch xuất khẩu rau tƣơi. Ngoài ra Trung Quốc cũng xuất khẩu nhiều hành, tỏi, củ cải, đậu các loại. Hoa Kỳ đã phải nhƣờng vị trí thứ hai trong xuất khẩu rau tƣơi cho Trung Quốc, trở thành nƣớc đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu rau tƣơi. Các mặt hàng rau tƣơi xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kỳ là cà chua, súp lơ, khoai tây, đậu sấy. Tuy vậy, không có chủng loại hàng nào nổi bật, chiếm tỷ trọng quá 10%. Có thể thấy mặt hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ rất đa dạng, ít phụ thuộc vào bất kỳ vụ mùa chính nào. Các thị trƣờng xuất khẩu rau tƣơi lớn nhất của Hoa Kỳ là Canada (32%), Nhật Bản (10%), Mêhico (9%) và các nƣớc EU. Xuất khẩu rau tƣơi của EU (không kể buôn bán nội khối) cũng đã tăng. Hà Lan và Tây Ban Nha là những nƣớc xuất khẩu rau tƣơi lớn nhất EU. Chuyển khẩu qua Hà Lan đóng vai trò quan trọng trong xuất nhập khẩu rau tƣơi của các nƣớc thành viên EU với các nƣớc khác. Số lƣợng thống kê của FAO cho thấy, mặc dù chỉ đứng hàng thứ 28 về sản xuất nhƣng Hà Lan là một trong những nƣớc xuất khẩu rau tƣơi lớn nhất thế giới. Hoa Kỳ là thị trƣờng xuất khẩu rau tƣơi lớn nhất của EU. Các loại rau tƣơi đƣợc EU xuất khẩu nhiều nhất là ô liu, khoai tây và cà chua. Xuất khẩu quả tƣơi Trong 5 năm 1999-2003, kim ngạch xuất khẩu quả tƣơi toàn cầu tăng bình quân 4,3%/năm, đạt 17,7 tỷ USD trong năm 2003. Xét về số lƣợng, xuất khẩu quả trong năm 2003 tăng gần gấp đôi so với năm 1996 và tăng 16% so với năm 2000, về kim ngạch tăng hơn gấp đôi năm 1996 và 30% so với năm 2000. Xuất khẩu quả tƣơi tăng nhanh do nhu cầu tiêu thụ tăng cũng nhƣ sự phát triển các phƣơng tiện vận chuyển và bảo quản tạo điều kiện thuận lợi hơn cho buôn bán quả tƣơi. Những thoả thuận thƣơng mại tự do có xu hƣớng gia tăng cũng tạo điều kiện cho buôn bán quả
  17. 10 tăng trƣởng nhanh. Tuy nhiên, sự gia nhập của nhiều nƣớc xuất khẩu mới đã làm tăng sức ép cạnh tranh trên thị trƣờng quả toàn cầu. Xét về kim ngạch xuất khẩu, các nƣớc xuất khẩu quả tƣơi lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ, EU (không kể buôn bán nội EU), Chi lê, Mêhico, Nam Phi và Trung Quốc nhƣng xét về lƣợng xuất khẩu, các nƣớc xuất khẩu nhiều quả tƣơi nhất là Hoa Kỳ, EU, Philippin, Chilê và Nam Phi. Bảng 1.2 - Các nƣớc xuất khẩu quả tƣơi lớn nhất thế giới (Đơn vị 1.000 USD) 1999 2000 2001 2002 2003 Hoa Kỳ 3.660.263 3.980.093 4.049.642 4.241.676 4.764.423 EU15 (ngoại 1.461.255 1.545.992 1.726.354 1.872.064 2.236.844 khối) Chi lê 1.166.563 1.250.439 1.215.526 1.376.933 1.515.098 Mêhico 884.644 781.670 777.535 784.256 1.056.816 Nam Phi 745.403 596.665 569.264 585.189 890.918 Trung Quốc 425.522 417.277 434.838 555.062 751.613 Tổng số 14.370.876 14.284.009 14.330.504 15.787.039 17.736.565 Nguồn: Trung tâm thông tin thƣơng mại toàn cầu, Inc Hoa Kỳ đứng thứ 5 thế giới về sản xuất quả tƣơi nhƣng lại là nƣớc xuất khẩu quả tƣơi lớn nhất thế giới trong năm 2003. Hoa Kỳ là nƣớc đứng đầu thế giới về xuất khẩu cam và táo, đứng thứ 2 về xuất khẩu nho, khoảng 9% tổng sản lƣợng quả tƣơi của Hoa Kỳ đƣợc dùng cho xuất khẩu. Hoa Kỳ không trợ cấp cho xuất khẩu quả nhƣng hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu qua chƣơng trình thâm nhập thị trƣờng (Market Access Program-MAP) và nhiều chƣơng trình xúc tiến xuất khẩu khác, bao gồm xúc tiến bán lẻ, đào tạo về công nghệ sinh học và an toàn thực phẩm, hỗ trợ đào tạo
  18. 11 cho các nhà cung cấp và chế biến nƣớc ngoài Các thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kỳ là Canada, Nhật Bản, Mêhico, Hồng Kông, EU và Hàn Quốc. Hoa Kỳ chủ yếu xuất sang Canada dâu tây, nho và cam. Còn các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kỳ sang Nhật Bản là bƣởi, cam, chanh, anh đào và dƣa bở. Mêhicô cũng là thị trƣờng xuất khẩu chính của Hoa Kỳ với Kim ngạch xuất khẩu đạt 200 triệu USD hàng năm. Mêhico nhập khẩu từ Hoa Kỳ táo, lê, nho và dâu tây. EU đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu quả tƣơi. Các nƣớc Châu âu nhƣ Thụy Sĩ, Ba Lan, Na Uy và Nga là thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu của EU. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của EU là cam, chanh, quýt, nho và táo, tƣơng tự nhƣ các mặt hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ và thời vụ của EU cũng tƣơng tự nhƣ ở Hoa Kỳ. EU vẫn áp dụng các chính sách hỗ trợ cho xuất khẩu rau, quả qua các hiệp hội của các nhà sản xuất và các hình thức hỗ trợ mang tính chất trực tiếp hơn nhƣ can thiệp vào thị trƣờng và trợ cấp xuất khẩu. Chilê đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu quả tƣơi. 45% tổng sản lƣợng quả của Chilê đƣợc dành cho xuất khẩu. Xuất khẩu của Chilê tăng mạnh cả về khối lƣợng và kim ngạch. Vì vậy, thị phần của Chilê trong tổng kim ngạch xuất khẩu quả tƣơi toàn cầu duy trì ổn định ở mức 11% trong những năm qua. Các thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu của Chilê là Hoa Kỳ, EU và Mêhicô. Nằm ở Nam bán cầu, Chilê có nhiều lợi thế trong xuất khẩu quả tƣơi trái vụ sang các nƣớc Bắc bán cầu nhƣ Hoa Kỳ và EU. Chilê sử dụng nhiều chƣơng trình xúc tiến xuất khẩu, hỗ trợ kỹ thuật và chiến lƣợc marketing để khuyến khích xuất khẩu quả tƣơi thông qua cơ quan xúc tiến xuất khẩu quốc gia PROCHILE. PROCHILE quản lý quỹ hỗ trợ xuất khẩu 10 triệu USD để tiến hành các chƣơng trình xúc tiến xuất khẩu, phát triển thị trƣờng mới và phát triển xuất khẩu các mặt hàng nông sản phi truyền thống. Mêhicô đứng thứ tƣ thế giới về xuất khẩu quả tƣơi với kim ngạch xuất khẩu hàng năm khoảng 800 triệu USD, Hoa Kỳ chiếm trên 88% tổng kim ngạch xuất khẩu của Mêhicô, tiếp theo là Canada và Nhật Bản. Hai nƣớc Hoa Kỳ và Canada chiếm trên 95% tổng kim ngạch xuất khẩu của Mêhico nhờ những ƣu đãi trong thoả thuận NAFTA. Mêhico đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu nho tƣơi, chủ yếu là xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Mêhico cũng là một trong những nƣớc xuất khẩu hàng đầu về
  19. 12 các loại nhƣ ổi, chanh, chanh lá cam và dâu tây. Với mức chi phí sản xuất thấp hơn, Mêhico có nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới nói chung cũng nhƣ so với Hoa Kỳ và Canada nói riêng. Để phát triển xuất khẩu quả tƣơi, Mêhico cũng thực hiện nhiều chƣơng trình hỗ trợ xuất khẩu qua Bộ Kinh Tế và Ngân hàng ngoại thƣơng Mêhico. Trung Quốc cũng là một trong những nƣớc xuất khẩu quả tƣơi lớn trên thế giới. Một số loại quả tƣơi xuất khẩu chủ yếu của Trung Quốc là táo, quýt và lê. Xuất khẩu các loại quả này của Trung Quốc đã tăng nhanh trong những năm qua. Nga là thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc. Các thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu khác của Trung Quốc là những nƣớc Đông Nam Á. Ngành sản xuất quả của Nam Phi phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu với tỷ trọng quả dành cho xuất khẩu lên tới 38% tổng sản lƣợng quả tƣơi của Nam Phi. Nam Phi là nƣớc xuất khẩu lớn các loại quả có múi, nho và táo. Các thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu của Nam Phi là EU, Nga và Nhật Bản. Nam Phi thực hiện hệ thống hỗ trợ đầu tƣ và marketing xuất khẩu cho các hoạt động nghiên cứu và cung cấp thông tin, khuyến khích đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài và các hoạt động quảng cáo, hội trợ. Nam Phi cũng thực hiện các chƣơng trình hỗ trợ cho những mặt hàng xuất khẩu riêng biệt và hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ qua hệ thống Bảo đảm tín dụng xuất khẩu. Về xuất khẩu rau quả chế biến Xuất khẩu rau quả chế biến toàn cầu đã tăng mạnh trong năm 2002, 2003 sau khi giảm nhẹ trong năm 2000, đạt 14,283 tỷ USD trong năm 2003. EU (15) vẫn là khu vực xuất khẩu rau quả chế biến lớn nhất thế giới với kim ngạch xuất khẩu đạt 2,55tỷ USD trong năm 2003 nhƣng trong năm 2003, Trung Quốc đã vƣợt Hoa Kỳ, trở thành nƣớc đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu rau quả chế biến.
  20. 13 Bảng 1.3 - Các nƣớc xuất khẩu rau quả chế biến lớn nhất thế giới (Đơn vị 1.000 USD) 1999 2000 2001 2002 2003 EU15 (ngoại 1.952.390 1.936.701 2.035.023 2.314.661 2.550.779 khối) Trung Quốc 1.127.187 1.314.668 1.505.767 1.761.099 2.168.847 Hoa Kỳ 2.235.718 2.217.014 2.100.997 2.130.927 2.107.467 Braxin 1.340.033 1.134.436 925.855 1.133.586 1.292.107 Thái Lan 769.896 628.985 648.319 755.070 916.266 Tổng số 11.029.749 10.678.320 10.733.149 12.478.060 14.283.368 Nguồn: Trung tâm thông tin thƣơng mại thế giới. EU là một trong những nơi có xuất khẩu rau quả chế biến lớn nhất thế giới. Rau quả chế biến của EU chủ yếu đƣợc xuất khẩu sang Hoa Kỳ (25%), Nhật Bản (7%), Thụy Sĩ (7%), Nga (6%) Các loại rau quả chế biến đƣợc EU xuất khẩu nhiều nhất là nƣớc quả/nƣớc quả cô đặc (30%), rau đóng hộp (25%), quả đóng hộp (13%), rau đông lạnh (14%) và mứt (6%). Rau quả chế biến xuất khẩu của Trung Quốc chiếm khoảng 2/3 kim ngạch xuất khẩu rau quả của nƣớc này. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Trung Quốc là rau hỗn hợp, rau đông lạnh và nấm. Nhật Bản là thị trƣờng xuất khẩu rau quả chế biến lớn nhất của Trung Quốc, chiếm tới 50% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả chế biến. Xuất khẩu của Trung Quốc đứng thứ hai nhƣng chỉ chiếm khoảng 6% kim ngạch xuất khẩu rau quả chế biến trên thế giới. Trung Quốc cũng xuất khẩu nhiều sang EU, Hồng Kông và một số nƣớc Châu Á. Từ năm 2001, Hoa Kỳ đã mất vị trí đứng đầu về xuất khẩu rau quả chế biến và trở thành nƣớc thứ 3 về xuất khẩu nhóm hàng này trong năm 2003. Xuất khẩu rau quả chế biến của Hoa Kỳ đã giảm dần do kim ngạch xuất nhập khẩu một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kỳ nhƣ khoai tây chế biến, ngô ngọt, nƣớc cam và nƣớc cam đông lạnh giảm mạnh trƣớc sức ép cạnh tranh của nhiều nƣớc xuất khẩu mới.
  21. 14 Mặt hàng rau quả chế biến xuất khẩu chủ yếu của Braxin là nƣớc cam tƣơi, nƣớc cam đông lạnh, nƣớc cam cô đặc Braxin là một trong những nƣớc xuất khẩu nƣớc cam lớn nhất thế giới với lƣợng xuất khẩu khoảng 1,2 triệu tấn/năm. Các thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu của Braxin là Hoa Kỳ, các nƣớc EU-15, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Australia. Thái Lan đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu rau quả chế biến với kim ngạch đạt gần 916 triệu USD trong năm 2003. Thị trƣờng xuất khẩu rau quả chính của Thái Lan là Nhật Bản, Mỹ, Australia, Singapore và Hồng Kông. Mặt hàng rau quả chế biến lớn nhất của Thái Lan là dứa đóng hộp. Hiện nay Thái Lan là nƣớc xuất khẩu dứa hộp đứng đầu thế giới. Các mặt hàng xuất khẩu lớn khác của Thái Lan là rau đóng hộp (cà chua, ngô bao tử, măng tây). 1.1.3. Tình hình nhập khẩu Bảng 1.4 - Khối lƣợng rau quả tiêu thụ của thế giới (Đơn vị: triệu tấn) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Rau qu¶ 210.84 218.48 215.36 230.50 233.07 243.42 232.97 242.29 Nguån: FAO, Tõ b¶ng Khèi l•îng rau qu¶ tiªu thô cña thÕ giíi cho thÊy nhu cÇu tiªu thô mÆt hµng rau qu¶ t¨ng ®Òu qua c¸c n¨m (tèc ®é t¨ng tr•ëng b×nh qu©n ®¹t 1,4% trong giai ®o¹n 2000-2007). Hµng n¨m, kim ng¹ch nhËp khÈu mÆt hµng rau qu¶ cña thÞ tr•êng thÕ giíi trung b×nh kho¶ng trªn 100 tû USD. C¸c n•íc nhËp khÈu rau qu¶ cã thÓ lµ c¸c n•íc chËm ph¸t triÓn, ®ang ph¸t triÓn hoÆc ph¸t triÓn vµ nhu cÇu cña mçi n•íc ®èi víi mÆt hµng rau qu¶ rÊt kh¸c nhau. HiÖn t¹i, c¸c n•íc ph¸t triÓn cã nhu cÇu nhËp khÈu hµng rau qu¶ lín nhÊt thÕ giíi. Tuy nhiªn, c¸c n•íc nµy ®· vµ ®ang thùc hiÖn mét c¸ch phæ biÕn vµ s©u réng chÕ ®é trî cÊp cho s¶n xuÊt n«ng nghiÖp ë møc ®é cao, b¶o hé nÒn n«ng nghiÖp néi ®Þa d•íi nhiÒu h×nh thøc. §Æc biÖt lµ hÖ thèng SPS vÒ vÊn ®Ò kiÓm dÞch, kiÓm tra thùc phÈm theo tiªu chuÈn rÊt cao.
  22. 15 Giao dÞch rau qu¶ toµn cÇu vÉn cã xu h•íng tËp trung t¹i mét sè trung t©m bu«n b¸n chñ yÕu nh• Hoa Kú vµ c¸c n•íc NAFTA, EU vµ NhËt B¶n. C¸c n•íc xuÊt khÈu rau qu¶ lín nhÊt nh• Hoa Kú vµ EU còng ®ång thêi lµ nh÷ng n•íc ®øng ®Çu vÒ nhËp khÈu rau qu¶. Sau ®©y lµ s¬ l•îc t×nh h×nh nhËp khÈu rau qu¶ cña mét sè n•íc ®øng ®Çu vÒ nhËp khÈu rau qu¶ trªn thÕ giíi: a/ Hoa Kú §Æc ®iÓm thÞ tr•êng Hoa Kú lµ mét trong nh÷ng n•íc s¶n xuÊt rau qu¶ lín trªn thÕ giíi. MÆc dï lµ mét n•íc s¶n xuÊt rau qu¶ lín nh•ng hµng n¨m Hoa Kú vÉn nhËp khÈu mét sè l•îng lín rau qu¶. Nguån cung cÊp rau qu¶ chñ yÕu cho Hoa Kú lµ c¸c n•íc NAFTA, c¸c n•íc Mü La tinh. Ngoµi ra Hoa Kú còng nhËp khÈu tõ mét sè n•íc ch©u Á và châu Âu. Nhập khẩu vào Hoa Kỳ mang tính thời vụ rõ rệt: tăng mạnh trong khoảng tháng 12 đến tháng 4 hàng năm, khi sản xuất rau quả bị ảnh hƣởng do thời tiết. Những mặt hàng nhập khẩu chính của Hoa Kỳ là chuối, cà chua, hạt điều, nho và khoai tây. Trong những năm gần đây, nhập khẩu các loại quả nhiệt đới khác vào Hoa Kỳ có xu hƣớng tăng lên, đặc biệt là nhập khẩu dứa, xoài và đu đủ. Một đặc điểm của thị trƣờng rau quả Hoa Kỳ là khác với nhiều nƣớc, ngay cả những nƣớc phát triển nhƣ các nƣớc thành viên EU và Nhật Bản, các chợ rau quả không đóng vai trò quan trọng trong hệ thống kinh doanh bán lẻ rau quả. Hệ thống dịch vụ ăn uống chiếm tới 50% tổng doanh thu bán lẻ rau quả, hệ thống siêu thị chiếm khoảng 49% và doanh thu bán lẻ tại các chợ ngoài trời và tiêu thụ trực tiếp tại các nông trang chỉ chiếm 1% tổng doanh thu bán lẻ rau quả trên thị trƣờng Hoa Kỳ. Nếu nhƣ trƣớc đây, các siêu thị là ngƣời cung cấp rau quả chủ yếu thì hiện nay, quan hệ trực tiếp giữa các nhà bán buôn và hệ thống dịch vụ ăn uống đã trở thành phƣơng thức phân phối chủ yếu. Kênh phân phối rau quả trên thị trƣờng Hoa Kỳ (xem Sơ đồ 1 - Phụ lục). Chính sách nhập khẩu + Thuế nhập khẩu
  23. 16 Hoa Kỳ kết hợp cả hai loại đánh thuế: thuế theo giá trị và thuế đặc định. Cũng giống EU, Hoa Kỳ cũng áp dụng thuế rau quả nhập khẩu theo mùa. Ngoài Quy chế Tối huệ quốc (MFN), Hoa Kỳ hiện đang dành ƣu dãi GSP cho các sản phẩm nhập khẩu từ các nƣớc đang phát triển, các nƣớc Cận Đông, Bắc Phi và thuế suất đặc biệt dành cho các đối tác trong khối NAFTA và CAFTA. Với các nƣớc đang phát triển đƣợc hƣởng GSP, có một số sản phẩm đƣợc hƣởng miễn thuế quanh năm (xoài, táo), tuy nhiên cũng có những sản phẩm đƣợc hƣởng ƣu đãi theo từng thời điểm, ví dụ nho, lê chỉ miễn thuế trong khoảng thời gian từ 1/4 đến 30/6 thời gian còn lại vẫn phải chịu thuế. Các nƣớc NAFTA và CAFTA đƣợc hƣởng thuế suất bằng 0 trừ một số mặt hàng áp dụng thuế mùa đối với Mêhicô nhƣ: dƣa đỏ, cà chua, măng tây. + Các rào cản phi thuế quan. Tất cả sản phẩm khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ đều phải qua sự kiểm tra của Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dƣợc phẩm Hoa Kỳ và phải đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn giống nhƣ sản phẩm sản xuất tại Hoa Kỳ. Cơ quan giám định động và thực vật Hoa Kỳ sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra các sản phẩm nông nghiệp, nhà nhập khẩu của Hoa kỳ sẽ phải có đƣợc chứng chỉ đảm bảo vệ sinh dịch tễ của nƣớc xuất khẩu. Nếu phát hiện có dấu hiệu của dịch bệnh cũng nhƣ khả năng lây lan của dịch bệnh thì ngay lập tức sẽ ra lệnh cấm nhập khẩu. b/ Thị trường EU Đặc điểm thị trường Tổng dung lƣợng thị trƣờng trái cây EU đạt khoảng 25 triệu tấn, trong đó trên 30% là quả có múi, đƣợc tiêu thụ nhiều tại các nƣớc Địa Trung Hải nhƣ Pháp, Tây Ban Nha, Italia và Hy Lạp. Italia là nƣớc tiêu thụ trái cây nhiều nhất với lƣợng tiêu thụ khoảng 6 triệu tấn, tiếp theo là Đức với tổng lƣợng tiêu thụ 5 triệu tấn, Pháp, Tây Ban Nha và Anh 3,56 triệu tấn. Tổng mức tiêu thụ rau quả (bao gồm cả khoai tây) đạt khoảng 29 triệu tấn, trong đó tiêu thụ khoai tây chiếm trên 50% tổng lƣợng rau tiêu thụ và cà chua chiếm
  24. 17 khoảng 10%. Đức là thị trƣờng tiêu thụ rau tƣơi lớn nhất EU với lƣợng tiêu thụ khoảng 5,6 triệu tấn, tiếp theo là Italia, Anh và Hà Lan. Do những hạn chế về mùa vụ, EU là khu vực nhập khẩu rau quả lớn nhất thế giới với tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả lên tới 13,59 USD trong năm 2003. Các nƣớc chủ yếu xuất khẩu sang EU là Hoa Kỳ, Thái Lan, Nam Phi, các nƣớc Trung Mỹ và Mỹ La tinh. Hoa Kỳ là nƣớc đứng đầu về xuất khẩu rau quả tƣơi sang EU với kim ngạch đạt 1,2 tỷ USD trong năm 2003. Đức là nƣớc nhập khẩu quả tƣơi lớn nhất EU, chiếm 23% tổng kim ngạch nhập khẩu quả tƣơi của 15 nƣớc EU, tiếp theo là Anh (17%), Pháp (14%), Hà Lan (11%), Bỉ (11%) và Italia (7%). Đức cũng là nƣớc nhập khẩu rau tƣơi lớn nhất với tỷ trọng 32% tổng kim ngạch nhập khẩu rau tƣơi của EU, tiếp theo là Anh (22%), Pháp (14%), Hà Lan (9%), Bỉ (5%) và Italia (4%). Chuối, táo, nho và một số loại quả có múi là những loại quả đƣợc nhập khẩu nhiều nhất vào EU trong những năm qua. Các nƣớc EU nhập khẩu chuối trực tiếp cũng nhƣ nhập khẩu gián tiếp qua Bỉ, Pháp và Hà Lan. Là nơi tập trung các phƣơng tiện bảo quản và vận chuyển của nhiều công ty xuyên quốc gia, Hà Lan đã trở thành đầu mối trung chuyển rau quả nhiệt đới. Bên cạnh những loại quả nhập khẩu truyền thống nhƣ chuối và quả có múi, trong những năm gần đây, nhập khẩu các loại quả từ các nƣớc nhiệt đới và những nƣớc Nam bán cầu nhƣ quả kiwi, dứa, quả bơ, mận, xoài, ổi đu đủ vào EU có xu hƣớng tăng lên. Cùng với xu hƣớng tăng nhập khẩu các loại rau quả nhiệt đới, tỷ trọng của nƣớc đang phát triển trong tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của EU đã tăng từ 35% lên 37% trong giai đoạn 1999 -2002. Các nƣớc đang phát triển xuất khẩu rau quả lớn nhất sang EU là các nƣớc Nam Phi và Mỹ La tinh và một số nƣớc khác nhƣ Côtđivoa, Thổ Nhĩ Kỳ, Marốc và Cammơrun. Các nƣớc đang phát triển đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các loại quả nhƣ đu đủ, vải, dứa, chuối, chà là, xoài, ổi và lạc tiên vào thị trƣờng EU. Nếu nhƣ các nƣớc Mỹ Latinh chiếm tỷ trọng lớn hơn trong xuất khẩu quả tƣơi vào thị trƣờng EU thì các nƣớc châu Phi lại đóng vai trò quan trọng hơn trong việc cung cấp rau tƣơi. Các nƣớc xuất khẩu rau tƣơi lớn
  25. 18 nhất sang EU là Kênia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và Thái Lan. Tuy nhiên rau quả tƣơi vẫn chủ yếu đƣợc buôn bán giữa các nƣớc EU. Kênh phân phối rau quả trên thị trƣờng EU (xem Sơ đồ 2 - Phụ lục) Kinh doanh rau quả tƣơi ở thị trƣờng châu Âu chủ yếu là do mạng lƣới các siêu thị đảm nhận, các nhà nhập khẩu là các trung gian phân phối. Trong tất cả các trƣờng hợp nhà nhập khẩu thƣờng có mối quan hệ làm ăn lâu dài cho nhà cung cấp về chất lƣợng, kích cỡ và bao bì sản phẩm. Chức năng chuyên môn của các đại lý là tạo cầu nối giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu, thông qua liên lạc với các nhà cung cấp sau đó cung cấp sản phẩm trở lại cho khách hàng của mình. Tại châu Âu, phƣơng thức buôn bán trực tiếp giữa nhà sản xuất/ nhà xuất khẩu và mạng lƣới bán lẻ rộng khắp đã phần nào thu hẹp dần vài trò của nhà nhập khẩu. Tuy nhiên, các nhà nhập khẩu vẫn có vai trò quan trọng trong mạng lƣới bởi vì họ có một vai trò không thể thiếu trong việc mua gom sản phẩm và tạo nguồn cung ứng ổn định cho các khâu tiếp theo. Các khách hàng cũng đang ngày càng tăng mối liên kết với các nhà cung cấp có khả năng đảm bảo lƣợng hàng ổn định theo chu kỳ một tuần hay một tháng. Tuy nhiên, chỉ có một số ít trong số các nhà cung cấp quy mô lớn mới có khả năng về tài chính và tiềm lực để có thể chịu đƣợc chi phí cũng nhƣ những rủi ro về mùa vụ để đáp ứng yêu cầu khách hàng quanh năm. Việc duy trì nguồn cung liên tục ổn định đã trở thành lợi thế cạnh tranh của nhiều công ty. Các hình thức chủ yếu của mạng lƣới bán lẻ rau quả bao gồm: Các cửa hàng chuyên bán rau quả: Siêu thị hay cửa hàng bán tự động; Chợ ngoài trời; Nhà sản xuất/ nông dân. Các kênh buôn bán truyền thống nhƣ chợ, cửa hàng rau quả vẫn có một vai trò quan trọng tại hầu hết các thị trƣờng kinh doanh rau quả. Chính sách nhập khẩu Chính sách đối với rau quả nhập khẩu vào EU nằm trong sự điều tiết của chính sách Nông nghiệp chung (CAP) bao gồm: tiêu chuẩn thị trƣờng chung, thuế nhập khẩu, giá nhập khẩu, các biện pháp tự vệ đặc biệt và vệ sinh dịch tễ. + Thuế nhập khẩu
  26. 19 Thuế nhập khẩu vào EU có một số đặc điểm sau: (i) thuế dành cho trái cây nhiệt đới tƣơng đối thấp; (ii) thuế theo vụ: thuế khá cao vào chính vụ và khá thấp với sản phẩm trái mùa; (iii) các loại rau nói chung đều phải chịu mức thuế rất cao, không phân biệt mùa vụ. Ngoài ra EU còn đƣa ra hệ thống giá nhập khẩu tối thiểu (EP) hay còn gọi là giá tham chiếu. Giá tham chiếu của EU cũng thay đổi theo mùa: cao vào chính vụ và khá thấp với sản phẩm trái mùa. Cho đến nay, thuế quan không còn bị coi là rào cản đối với các nƣớc xuất khẩu thuộc nhóm đang phát triển vào thị trƣờng EU bởi EU đã dành nhiều ƣu đãi bằng cách áp dụng mức thuế suất thấp hoặc bằng 0 cho các sản phẩm nhập khẩu phi truyền thống. Hệ thống ƣu đãi thuế quan phổ cập (GSP) bao gồm một loạt các thoả thuận phổ cập bên cạnh các ƣu đãi đặc biệt mà EU dành cho các nƣớc kém phát triển. + Tiêu chuẩn thị trƣờng chung (Common Agricultural Policy - CAP) Đây là các tiêu chuẩn đƣa ra cho mọi loại sản phẩm tƣơi trong công đoạn phân phối cho tất cả các sản phẩm đƣợc sản xuất ra tại EU. Với những loại rau quả nhập từ các nƣớc ngoài EU cũng phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn này về chất lƣợng, bao bì, nhãn mác. Sau khi đã có đầy đủ các tiêu chuẩn này hàng hoá sẽ đƣợc cấp chứng chỉ công nhận, các sản phẩm không đƣợc cấp chứng chỉ này sẽ không đƣợc chấp nhận vào thị trƣờng EU. Từ năm 1993 EU đã ban hành các quy định thống nhất trong EU về tiêu chuẩn chất lƣợng và đến năm 1996 ban hành quy định EC 2200/96 về CAP. Ngoài các tiêu chuẩn chất lƣợng đƣợc EU quy định riêng theo yêu cầu của các nhà nhập khẩu, EU còn áp dụng bổ sung một số tiêu chuẩn của Liên hiệp quốc đối với những trƣờng hợp không có trong tiêu chuẩn của EU. Điều này giúp giải quyết những kẻ hở trong tranh chấp khi hàng vào các thị trƣờng này. Năm 2001, EU thông qua quy định về chứng nhận xuất xứ EU (1148/2001) áp dụng cho các lô hàng nhập khẩu vào EU từ các nƣớc ngoài EU. Các sản phẩm rau quả lƣu thông trên thị trƣờng EU cũng phải tuân thủ theo các qui định về giảm tối đa mức độ các chất dƣ lƣợng (MRLs) của hàng loạt thuốc trừ sâu sử dụng ngay từ trong cây trồng và từng thành phẩm rau quả đƣợc đƣa ra thị
  27. 20 trƣờng theo quyết định số 90/642/EEC. Các quy định của EUROGAP đƣợc xem là quan trọng nhất đối với rau quả tiêu thụ trên thị trƣờng EU; ngoài ra các quy định của CODEX và ISO 9000 cũng đƣợc áp dụng. c/ Thị trường Nhật Bản Đặc điểm thị trường Nhật Bản là một trong những thị trƣờng nhập khẩu nông sản lớn trên thế giới. Tuy đã áp dụng nhiều chính sách mở cửa thị trƣờng nông sản theo cam kết trong khuôn khổ WTO, Nhật Bản vẫn áp dụng nhiều chính sách hạn chế nhập khẩu để bảo vệ sản xuất nông sản trong nƣớc. Tuy nhiên, từ năm 1990, tỷ trọng rau tƣơi nhập khẩu dần tăng lên trên thị trƣờng Nhật Bản khi các nhà bán lẻ Nhật Bản bắt đầu nhập khẩu rau tƣơi từ các nƣớc Nam bán cầu trong mùa đông. Rau nhập khẩu từ các nƣớc Nam bán cầu với mức giá rẻ và chất lƣợng tốt, đáp ứng đƣợc những yêu cầu rất khắt khe của thị trƣờng Nhật Bản về tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ đã làm cho xu hƣớng tiêu thụ rau tƣơi nhập khẩu phổ biến nhanh trên thị trƣờng Nhật Bản và trở thành nguồn cung có sức cạnh tranh mạnh mẽ với rau quả sản xuất nội địa, ngay cả khi Chính phủ Nhật Bản thực hiện các chính sách hỗ trợ cho những trang trại trồng rau cũng nhƣ thị trƣờng bán buôn rau tƣơi sản xuất nội địa. Nhật Bản nhập khẩu rau chủ yếu từ Trung Quốc, Hoa Kỳ, Niu Dilân, Mêhicô, Hàn Quốc . Hệ thống phân phối của tại Nhật Bản tƣơng đối phức tạp, cần huy động nhiều nhân công, bộ máy cồng kềnh. Sự phức tạp của hệ thống phân phối làm tăng chi phí và đó cũng là lý do khiến cho giá thành hàng hoá bán tại Nhật cao hơn rất nhiều so với các thị trƣờng khác trên thế giới. Khó khăn đối với việc phân phối tại Nhật cũng một phần do vấn đề văn hoá. Ngƣời Nhật rất do dự về việc phải làm gián đoạn các mối quan hệ truyền thống với các nhà cung cấp, ngay cả khi các nhà xuất khẩu nƣớc ngoài có thể cung cấp các sản phẩm tốt hơn với giá thành hạ hơn. Ở Nhật Bản, rau tƣơi thƣờng đƣợc phân phối thông qua thị trƣờng bán buôn. Hệ thống đấu giá tại thị trƣờng bán buôn là một đặc điểm riêng của hệ thống phân phối rau quả. Hàng ngày, những ngƣời bán buôn đƣa hàng ra đấu giá tại thị trƣờng
  28. 21 bán buôn. Những ngƣời bán buôn trung gian và những ngƣời mua đƣợc uỷ quyền sẽ mua hàng từ những cuộc đấu giá hàng ngày, sau đó bán cho những ngƣời bán lẻ. Kênh phân phối chủ yếu đối với rau quả tƣơi nhập khẩu là từ nhà nhập khẩu đến nhà buôn hoa quả quốc gia hoặc địa phƣơng, từ nhà bán buôn sơ cấp đến nhà bán buôn thứ cấp, đến ngƣời bán lẻ và cuối cùng, đến ngƣời tiêu dùng. Gần dây những cửa hàng mua bán lớn và những cửa hàng chuyên kinh doanh rau đã trực tiếp nhập khẩu để cung cấp rau phù hợp nhu cầu và hình thức này có xu hƣớng ngày một gia tăng. Rau quả tƣơi đƣợc bán ở nhiều cửa hàng bán lẻ, nhƣ các quầy rau quả, siêu thị, cửa hàng bách hoá và sạp rau quả. Tuy nhiên, nhiều loại khác chỉ đƣợc bán ở các cửa hàng chuyên dụng, các siêu thị cao cấp và cửa hàng bách hoá. Việc tăng kim ngạch nhập khẩu rau quả tƣơi dẫn đến tăng các kênh phân phối ngoài kênh thị trƣờng bán buôn. Các công ty đa quốc gia và các công ty thƣơng mại nhập khẩu rau quả nhận các nhà bán buôn nhƣ chi nhánh của mình, mặc dù phần lớn các hoạt động kinh doanh của họ là kinh doanh trực tiếp với các siêu thị. Các biện pháp quản lý nhập khẩu Các biện pháp hạn chế nhập khẩu rau quả Nhật Bản bao gồm thuế quan, hạn ngạch thuế quan với đậu Hà Lan và các quy định về vệ sinh dịch tễ nghiêm ngặt đối với nhiều loại rau tƣơi. + Thuế quan Mức thuế quan phổ biến đối với hầu hết các loại rau tƣơi là 3%, với rau đông lạnh là 6% và với rau chế biến/rau sấy khô là 9%. Mức thuế cao hơn 12% đƣợc áp dụng đối với khoai tây, khoai lang, ngô ngọt, khoai sọ, một số loại nấm, ngƣu bàng đông lạnh và chế biến, đậu tƣơi và đậu đông lạnh. Ngoài ra, đậu và đậu sấy khô còn phải áp dụng hạn ngạch thuế quan. Mức thuế phổ cập đƣợc áp dụng với các nƣớc phát triển và các nƣớc đang phát triển, ngoại trừ rau sấy khô: áp dụng thuế 0% với các nƣớc kém phát triển, trừ các loại ngô ngọt, khoai sọ và khoai lang. Đối với nấm matsutake và ngƣu bàng, mức thuế 05% đƣợc áp dụng đối với tất cả các nƣớc đang phát triển.
  29. 22 Trong GSP, Nhật Bản dành tƣơng đối ít các ƣu đãi thuế quan cho các nƣớc đang phát triển. Thuế suất trong GSP và MFN tƣơng đối giống nhau. GSP dành cho các sản phẩm : Xoài, vải, lạc tiên, chôn chôm, ổi cùng một số sản phẩm rau tƣơi và sấy khô khác. Các nƣớc kém phát triển đƣợc miễn thuế hoàn toàn chủ yếu là đối với các sản phẩm nhiệt đới, rau sấy khô, dƣợc thảo và gừng. Thuế đối với quả tƣơi nhƣ sau: đu đủ 2%, dứa và táo 17%, quả có múi 36%. Thuế mùa vụ đƣợc áp dụng với nho và chuối, từ tháng 11 đến tháng 3 thuế giá trị (Ad valorem) của nho là 7,8% thời gian còn lại thuế lên đến 17%. Tƣơng tự với chuối thuế thời điểm trái vụ (từ tháng 4 đến tháng 9) là 23,3% trong khi lúc chính vụ là từ tháng 10 đến 3 thuế lên tới 29,2%. Với các nƣớc đang phát triển sẽ đƣợc hƣởng mức thuế suất ƣu đãi vào hai thời điểm trên tƣơng ứng 10% và 20%. Hệ thống thuế quan của Nhật Bản tƣơng đối phức tạp, bao gồm nhiều loại thuế suất khác. Hiện nay, Việt Nam đang đƣợc hƣởng chế độ suất ƣu đãi MFN và GSP của Nhật. Thuế suất MFN nhập khẩu bình quân đối với rau, quả của Nhật Bản từ 5-20%. Thuế MFN của Nhật thƣờng thấp hơn thuế phổ thông từ 3-5%. Thuế suất GSP của Nhật khá thấp, thƣờng dƣới 5% hoặc bằng 0% nhƣng chỉ áp dụng đối với một số ít mặt hàng. + Các quy định vệ sinh dịch tễ Các quy định vệ sinh dịch tễ nghiêm ngặt của Nhật Bản có ảnh hƣởng lớn đến nhập khẩu rau tƣơi. Nhập khẩu một số loại rau từ một số nƣớc bị cấm hoàn toàn do những lo ngại về lây nhiễm dịch bệnh. Dƣa chuột, ớt tƣơi, cà tím, khoai tây và một số loại rau khác cũng chỉ đƣợc nhập khẩu với số lƣợng hạn chế do những quy định này. Nhập khẩu một số loại rau khác bị ảnh hƣởng bởi quy định về quy trình khói để diệt côn trùng và sâu bệnh tại các cảng đến của Nhật Bản. Quá trình hun khói có thể ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng rau nhập khẩu, đặc biệt là các loại rau mềm hoặc có màu sáng, trong đó phải kể đến rau diếp và rau cải bông. Cơ quan chức năng của Nhật Bản sẽ tiến hành hun khói bất cứ lô hàng nhập khẩu nào nếu họ phát hiện thấy côn trùng, ngay cả khi loại côn trùng này là loại đặc hữu ở Nhật Bản.
  30. 23 Ngƣời Nhật rất chú trọng đến vệ sinh và rất nhạy cảm với thức ăn, họ ăn thức ăn tƣơi thƣờng xuyên hơn các dân tộc khác, họ cũng rất chú ý đến vấn đề khẩu vị. Khi chọn mua rau, quả, ngƣời tiêu dùng thƣờng để ý đến độ tƣơi, hình dáng, màu sắc, độ sáng, giá cả trong đó, độ tƣơi đóng vai trò cốt yếu. Rau quả tƣơi sống vào thị trƣờng Nhật Bản còn phải tuân thủ Luật Bảo vệ cây trồng và Luật Vệ sinh thực phẩm. Thủ tục nhập khẩu đối với các mặt hàng tƣơi sống thƣờng lâu và không rõ ràng. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, các tiêu chuẩn của Nhật về độ phân giải thuốc trừ sâu trong hoa quả tƣơi, phụ gia thực phẩm, dƣ lƣợng thuốc trừ sâu thƣờng rất cao, thậm chí còn hơn cả EU, Hoa kỳ và các tiêu chuẩn quốc tế khác. d/ Thị trường Trung Quốc Đặc điểm thị trường Trung Quốc là nƣớc sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ rau, quả lớn nhất châu Á. 90% rau quả của Trung Quốc hiện nay đƣợc tiêu thụ dƣới dạng tƣơi, 10% còn lại đƣợc chế biến thành nƣớc ép, đóng hộp, đông lạnh, sấy khô, mứt quả Mức tiêu thụ rau quả bình quân đầu ngƣời của Trung Quốc cũng cao nhất thế giới. Các loại rau quả nhập khẩu chủ yếu là chuối, nho, cam, táo, cần tây, đậu hạt, nấm. Trung Quốc nhập khẩu chủ yếu từ Hoa kỳ, Chilê, Philippin, Ecuador, Niu Di lân và các nƣớc Đông Nam Á. Hệ thống siêu thị và các cửa hàng bán lẻ hiện đại đã phát triển nhanh chóng ở Trung Quốc trong những năm qua, thay thế dần các chợ ngoài trời trong kinh doanh bán lẻ rau quả. Rau quả nhập khẩu ngày càng trở nên phổ biến hơn trên thị trƣờng Trung Quốc. Đã bắt đầu hình thành những cửa hàng chuyên doanh rau quả chất lƣợng cao và rau quả nhập khẩu. Các nhà bán lẻ và các chuỗi cửa hàng bán lẻ thƣờng tổ chức các hình thức hợp tác trong mua gom rau quả nội địa cũng nhƣ nhập khẩu, ký kết hợp đồng cung ứng với các nhà sản xuất trong và ngoài nƣớc để tiết kiệm chi phí nhờ quy mô. Các Hiệp hội của các nhà sản xuất rau quả cũng có xu hƣớng phát triển nhanh chóng và ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong hệ thống kinh doanh rau quả, trở thành cầu nối giữa ngƣời sản xuất và kinh doanh. Các
  31. 24 nhà cung cấp nƣớc ngoài có thể xuất khẩu hàng vào Trung Quốc thông qua các công ty nhập khẩu/phân phối, các nhà nhập khẩu nhỏ, các công ty mua gom, góp gói cũng nhƣ cung cấp trực tiếp cho các nhà bán lẻ lớn. Nhập khẩu qua Hồng Kông đóng vai trò quan trọng trong hệ thống kinh doanh rau quả nhập khẩu của Trung Quốc. Nhiều nhà phân phối rau quả nhập khẩu Trung Quốc có quan hệ chặt chẽ với các công ty thƣơng mại của Hồng Kông. Trƣớc đây, rau quả nhập khẩu của Hồng Kông chiếm tới 50% tổng lƣợng bán buôn rau quả nhập khẩu của Trung Quốc nhƣng hiện nay tỷ trọng này đã giảm đi ít nhiều cùng với sự phát triển của hệ thống dịch vụ vận chuyển và cảng biển ở các tỉnh phía bắc Trung Quốc, cho phép tiết kiệm chi phí nhập khẩu qua các cảng biển này vào thị trƣờng các tỉnh trung và bắc Trung Quốc. Kênh phân phối rau quả trên thị trƣờng Trung Quốc (xem Sơ đồ 4 - Phụ lục). Chính sách quản lý nhập khẩu Trung Quốc áp dụng các mức thuế nhập khẩu tƣơng đối cao và chính sách phi thuế quan khá chặt chẽ. Thuế suất trung bình phổ thông đối với rau chủ yếu khoảng 70% (thuế suất MFN tƣơng ứng là 13%), trừ một số mặt hàng nhƣ nấm, măng, hành khô hoặc sơ chế, có thuế suất phổ thông cao hơn, khoảng 80%- 90% (nhƣng thuế suất MFN vẫn là 13%); các loại hạt giống rau có thuế suất MFN khoảng 0-8%, các loại đậu, lạc thuế MFN khoảng 30%. Riêng các loại quả tƣơi, khô có thuế suất cao hơn. Thuế suất MFN trung bình với qua khoảng từ 30%-50% (thuế phổ thông lên tới 100%). Về chính sách thuế quan, Trung Quốc áp dụng chủ yếu các hình thức hạn ngạch, giấy phép hoặc chế độ đăng ký đặc định nhập khẩu. e/ Thị trường Nga Đặc điểm thị trường Các loại rau chủ yếu đƣợc nhập khẩu vào Nga là bắp cải tƣơi, cà rốt, khoai tây, tỏi và hành tây. Cam và chuối là những loại quả tƣơi chủ yếu đƣợc nhập khẩu vào thị trƣờng Nga. Nhu cầu hoa quả đóng hộp cũng có xu hƣớng tăng nhanh. Nhập khẩu hoa quả đóng hộp vào Nga đã tăng 20-25%/năm trong những năm qua. Trung
  32. 25 Quốc đang từng bƣớc thay thế Hy Lạp trong việc cung cấp hoa quả đóng hộp vào thị trƣờng Nga. Hàng năm Nga nhập khẩu trung bình trên 200 triệu lít nƣớc quả các loại, trị giá khoảng tên 100 triệu USD, chủ yếu là nƣớc quýt, táo, cam bƣởi, cà chua, dứa, xoài và một số loại nƣớc quả tổng hợp. Nhiều nhà nhập khẩu/phân phối có trụ sở chính tại Maxcơva. Có thể nói, Maxcơva là trung tâm chuyển hàng nhập khẩu sang các khu vực phía tây đất nƣớc. Cảng Vladivoxtôc cũng là nơi tập trung cơ sở của nhiều nhà nhập khẩu/phân phối, hàng nhập khẩu đƣợc chuyển từ đây đến các tỉnh thuộc Viễn Đông và đến Sibêri. Các nhà nhập khẩu Nga cũng thƣờng nhập hàng qua cảng của các nƣớc Baltic và Phần Lan. Rau quả nhập khẩu từ các nƣớc châu Âu phần lớn đƣợc đƣa qua cảng Amstecđam của Hà Lan. Các nhà nhập khẩu Nga thƣờng xuyên nhập khẩu nhiều loại thực phẩm, trong đó có rau quả. Khác với nhiều nƣớc châu Âu, các chợ ngoài trời vẫn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong hệ thống bán lẻ rau quả tuy các hình thức kinh doanh bán lẻ hiện đại hơn nhƣ siêu thị và các cửa hàng chuyên doanh phát triển khá nhanh trong những năm qua. Sự tham gia của các nhà kinh doanh bán lẻ vào hệ thống phân phối của Nga đã đem lại những tác động tích cực trong việc áp dụng các công nghệ và hình thức dịch vụ hiện đại. Nhiều nhà bán lẻ ký hợp đồng trực tiếp với các cung cấp của các nƣớc xuất khẩu và có phƣơng tiện bảo quản, vận chuyển cũng nhƣ bao gói riêng, có nhãn mác bán lẻ riêng nhƣ hệ thống "Cash & Carry" của Metro. Chính sách quản lý nhập khẩu Thuế nhập khẩu rau theo chế độ tối huệ quốc thƣờng ở mức là 15%, thuế giá trị gia tăng là 10%. Thuế nhập khẩu quả theo chế độ tối huệ quốc là 5% nhƣng không ít hơn 0,02 Euro/Kg, thuế giá trị gia tăng là 20%. Thuế nhập khẩu nƣớc quả là 15%, nhƣng không dƣới 0,07 Euro/lit. Việt Nam đƣợc hƣởng quy chế GSP, thuế giá trị gia tăng là 20%. Thuế nhập khẩu rau chế biến theo chế độ tối huệ quốc là 20%, nhƣng không ít hơn 0,1 Euro/kg, thuế giá trị gia tăng là 10%.
  33. 26 Rau quả cũng nhƣ các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu vào Nga phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia của Liên bang Nga và “Quy định vệ sinh, an toàn thực phẩm” của Bộ Y tế Nga. Với hơn 143 triệu ngƣời tiêu dùng, GDP bình quân đầu ngƣời năm 2003 đạt 3.018 USD/ngƣời, Nga là một thị trƣờng nhiều tiềm năng đối với các nhà xuất khẩu. 1.2. SỰ CẦN THIẾT ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM Đất nƣớc ta đang đứng trƣớc những thời cơ và thách thức mới trong điều kiện tự do hoá thƣơng mại, hội nhập kinh tế toàn cầu, công cuộc đổi mới nền kinh tế đã và đang hƣớng nƣớc ta tới một nền kinh tế ngày càng phát triển và hội nhập. Đảng và Nhà nƣớc ta đã có những chính sách để khuyến khích, đẩy mạnh phát triển nền kinh tế. Trong đó, xuất khẩu nói chung và xuất khẩu rau quả nói riêng là một trong những mũi nhọn đƣợc Nhà nƣớc đặc biệt chú trọng bởi vì xuất khẩu sẽ góp phần mang lại nguồn thu cho ngân sách Nhà nƣớc, cân bằng cán cân thanh toán, tạo công ăn việc làm trong nƣớc, phục vụ phát triển kinh tế. Chúng ta biết rằng, hoạt động xuất khẩu nói chung là vấn đề vừa có tính lý luận vừa có tính thực tiễn cao, vừa có tính cấp bách vừa mang tính lâu dài. Cũng không nằm ngoài điều đó, xuất khẩu rau quả cũng là một vấn đề đang đƣợc nhiều ngƣời quan tâm. Bởi vì, nƣớc ta có điều kiện về khí hậu hết sức phong phú, có các vùng sinh thái nông nghiệp tƣơng đối đa dạng từ nhiệt đới-ôn đới/cận nhiệt đới ở miền Bắc sang khí hậu nhiệt đới ở miền Nam, phù hợp để phát triển nhiều loại cây rau quả thuộc các dạng, từ quả ôn đới nhƣ mận, đào, đến quả cận nhiệt đới nhƣ vải, nhãn hay quả nhiệt đới nhƣ măng cụt, sầu riêng, và các loại rau vụ đông nhƣ dƣa chuột, cà chua, khoai tây, Với tiềm năng to lớn này, rau quả không những chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc mà còn có triển vọng, tiềm năng để phát triển sản xuất và xuất khẩu. Việc đẩy mạnh xuất khẩu rau quả sẽ mang lại ý nghĩa to lớn không những cho toàn bộ nền kinh tế mà còn cho các doanh nghiệp tham gia vào xuất khẩu rau quả, cho ngƣời tiêu dùng trong nƣớc và cho cả ngƣời trồng rau quả.
  34. 27 Đối với nền kinh tế: việc đẩy mạnh xuất khẩu rau quả giúp chúng ta khai thác đƣợc tối đa lợi thế của đất nƣớc về điều kiện khí hậu, đất đai, lao động; nó góp phần chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng (hƣớng đến các cây trồng cho năng suất, giá trị kinh tế cao), tăng diện tích phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chống xói mòn, bảo vệ môi sinh, môi trƣờng và góp phần tạo công ăn việc làm cho nhân dân, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập cho nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, góp phần chuyển đổi nền sản xuất nông nghiệp tự cung, tự cấp sang nền nông nghiệp hàng hoá mang tính công nghiệp. Đồng thời, góp phần đa dạng hoá giống cây trồng cho một nền nông nghiệp bền vững trong tƣơng lai. Mặt khác, việc đẩy mạnh xuất khẩu ra nhiều thị trƣờng sẽ giúp cho nƣớc ta mở rộng giao lƣu quốc tế, hội nhập từng bƣớc vào đời sống kinh tế thế giới. Đối với doanh nghiệp: việc đẩy mạnh xuất khẩu rau quả cũng mang lại lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu rau quả, cụ thể nhƣ: Nó giúp cho các doanh nghiệp sử dụng/phát huy tối đa khả năng vƣợt trội hoặc những lợi thế của mình. Giúp doanh nghiệp giảm đƣợc chi phí cho một đơn vị sản phẩm do nâng cao khối lƣợng sản xuất. Góp phần nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp Giúp doanh nghiệp giảm đƣợc rủi ro do tối thiểu hoá sự dao động của nhu cầu và đa dạng hoá thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm. Giúp cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu không ngừng đƣợc mở rộng, đa dạng hoá và hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, đặc biệt là khu vực kinh tế tƣ nhân và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Giúp nâng cao trình độ nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, nâng cao khả năng tiếp cận, nắm bắt thông tin thị trƣờng, nâng cao trình độ tổ chức sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu.
  35. 28 Giúp doanh nghiệp tăng cƣờng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật với công nghệ tiên tiến nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lƣợng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm. Đối với ngƣời trồng rau quả: việc đẩy mạnh xuất khẩu mang lại rất nhiều cơ hội cho ngƣời trồng rau quả. Khi các vùng nguyên liệu đƣợc hình thành theo quy hoạch của Nhà nƣớc và Nhà nƣớc có các chính sách khuyến khích ngƣời trồng rau quả đầu tƣ vào sản xuất dài hạn, thay đổi cơ cấu cây trồng nhằm phát triển sản xuất một cách có hiệu quả để tạo nguồn hàng phục vụ xuất khẩu thì ngƣời trồng rau quả có điều kiện để khai thác, tận dụng hết quỹ đất lâu nay canh tác không hiệu quả, cùng nguồn lao động dồi dào ở nông thôn; đƣợc tiếp cận, chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, cây trồng và kỹ thuật canh tác từ đó họ có thể tăng năng suất, chất lƣợng cây trồng, tăng thu nhập và cải thiện đời sống. Bên cạnh đó, việc phát triển các nhà máy chế biến gần các vùng sản xuất rau quả tập trung, chuyên canh kèm theo là việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng nhƣ điện, đƣờng, trƣờng, trạm, để phát triển sản xuất và xuất khẩu rau quả cũng sẽ nâng cao đƣợc điều kiện sống cho ngƣời trồng rau quả tại các khu vực này. Đối với ngƣời tiêu dùng trong nƣớc: Việc đẩy mạnh xuất khẩu rau quả đồng nghĩa với việc chúng ta đáp ứng đƣợc các nhu cầu, yêu cầu của thị trƣờng xuất khẩu. Muốn vậy, chúng ta sẽ phải sử dụng các giống cây có chất lƣợng, năng suất cao, sản phẩm rau quả sẽ đƣợc trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản đúng kỹ thuật, đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm ngặt nghèo của các nƣớc nhập khẩu. Và nhƣ vậy, ngƣời tiêu dùng trong nƣớc cũng đƣợc sử dụng các sản phẩm rau quả có chất lƣợng hơn, hạn chế đƣợc việc sử dụng các sản phẩm rau quả không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, ảnh hƣởng lớn tới sức khoẻ. Đồng thời, việc đa dạng hoá các sản phẩm rau quả/tăng năng suất trồng rau quả để đẩy mạnh xuất khẩu cũng tạo cho ngƣời tiêu dùng trong nƣớc có cơ hội nhiều hơn trong việc lựa chọn sản phẩm tiêu dùng với chất lƣợng ngày càng cao và giá cả hợp lý hơn.
  36. 29 1.3. CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ 1.3.1. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) Việc tham gia AFTA đang và sẽ tác động trực tiếp đến xuất nhập khẩu rau quả và qua đó ảnh hƣởng đến sự phát triển của ngành hàng này. Tác động của việc tham gia AFTA phụ thuộc chủ yếu vào khả năng cạnh tranh của ngành hàng rau quả Việt Nam so sánh với các nƣớc thành viên khác trong khu vực. Thêm vào đó, AFTA có một tác động trực tiếp nhất tới yếu tố giá cả của hàng hoá nhập khẩu so với hàng hoá sản xuất trong nƣớc, bởi vì việc cắt giảm thuế, đơn giản hoá thủ tục thƣơng mại và kiểm dịch thực vật, thì giá bán của hàng hoá sẽ giảm hơn. Các yếu tố khác nhƣ chất lƣợng, mẫu mã cũng thay đổi do sức ép cạnh tranh của các nhà sản xuất trong các nƣớc thành viên của AFTA. Đối với việc thực hiện Hiệp định ƣu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT), các nƣớc ASEAN đã đƣa mặt hàng rau quả tƣơi vào Danh mục cắt giảm để thực hiện cắt giảm thuế. Chỉ ngoại trừ một số các mặt hàng sau đƣợc các nƣớc đƣa vào Danh mục hàng nông sản nhạy cảm: dừa, khoai tây, nhãn, hành, tỏi (Thái Lan); chuối, nhãn, chanh (Malaisia); xoài, dứa, đu đủ (Philipin). Hiện nay các mặt hàng rau quả của Việt Nam đã đƣợc chuyển từ Danh mục loại trừ tạm thời sang Danh mục cắt giảm với mức thuế suất nằm trong khoảng 10-20% và đã giảm xuống mức 5% vào năm 2006. Hầu hết các sản phẩm rau quả chế biến đều đƣợc các nƣớc thành viên khác của ASEAN đƣa vào Danh mục cắt giảm ngay để thực hiện theo một tiến trình giảm thuế bình thƣờng. Nhiều sản phẩm của Philipin và một số của Thái Lan (phần nhiều là sản phẩm chế biến từ quả), nƣớc quả ép của Indonesia đƣợc để trong Danh mục loại trừ tạm thời. Tuy nhiên, chỉ có Indonesia là có lịch trình giảm chậm nhất đối với mặt hàng nƣớc quả ép. Các sản phẩm loại này của Thái Lan tuy có thuế suất cao, nhƣng đang đƣợc áp dụng tiến trình cắt giảm thuế khá nhanh. Căn cứ trên tình hình sản xuất hiện nay của ngành chế biến rau quả, cũng nhƣ tiềm năng để phát triển ngành này, tiến trình thực hiện Hiệp định ƣu đãi thuế
  37. 30 quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nƣớc khác, phần lớn các sản phẩm rau quả chế biến của Việt Nam đã đƣợc xếp trong Danh mục loại trừ tạm thời với một tiến trình cắt giảm thuế quan chậm nhất , để tạo thời gian cho sản xuất trong nƣớc có thể nâng cấp lên một mức độ nhất định trƣớc khi phải thực hiện mở cửa thị trƣờng. Các mặt hàng rau quả chế biến đã đƣợc chuyển sang Danh mục cắt giảm với mức thuế suất áp dụng là 20% và giảm xuống còn 5% vào năm 2006. Nhƣ vậy có thể thấy đƣợc là theo lịch trình cắt giảm thuế thì vào năm 2006, rau quả tƣơi và chế biến của các nƣớc thành viên ASEAN đƣợc hƣởng mức thuế suất là 5% khi nhập khẩu vào Việt Nam. Do vậy, sẽ gia tăng đáng kể áp lực cạnh tranh đối với rau quả sản xuất trong nƣớc, nhất là đối với rau quả chế biến. Với mức thuế thấp, rau quả chế biến của các nƣớc, đặc biệt là Thái Lan sẽ có ƣu thế đáng kể thâm nhập vào thị trƣờng Việt Nam. Đến khi đó, các nhà sản xuất trong nƣớc chỉ có thể tồn tại và phát triển đƣợc sản xuất với chi phí thấp và chất lƣợng đảm bảo. Ngƣợc lại, rau quả Việt Nam nhất là rau quả tƣơi sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để thâm nhập vào thị trƣờng của các nƣớc ASEAN. Tuy nhiên, cần phải khẳng định do điều kiện khí hậu và cơ cấu sản phẩm tƣơng đối giống nhau, nên tác động của cam kết cắt giảm thuế xuống 0-5% đến kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nƣớc ASEAN sẽ không lớn. Thị trƣờng rau quả chủ yếu của Việt Nam vẫn sẽ nằm ngoài khu vực ASEAN [2]. 1.3.2. Hiệp định thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ Trong phạm vi Hiệp định thƣơng mại Việt - Hoa Kỳ, Việt Nam cam kết cắt giảm hoặc giữ nguyên thuế suất hiện hành đối với 195 dòng thuế hàng nông sản, trong đó có 38 dòng thuế đối với rau quả tƣơi (giảm xuống mức thuế suất 15-25% sau 6 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, tức là vào năm 2007) và 41 dòng thuế rau quả chế biến (giảm xuống mức thuế 40%). Về quyền kinh doanh nhập khẩu và phân phối sản phẩm tại Việt Nam, Việt Nam đã cam kết 3 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực, các công ty Hoa Kỳ đƣợc phép liên doanh với phía Việt Nam để kinh doanh xuất nhập khẩu tất cả các mặt hàng, trừ những mặt hàng bảo lƣu tại Phụ lục D. Tỷ lệ góp vốn của phía Hoa Kỳ có
  38. 31 thể bằng 49% vốn pháp định, và 3 năm sau đó có thể lên đến 51%. Trong phụ lục D có bao gồm quả có múi (tƣơi), rau quả đƣợc bảo quản bằng đƣờng, mứt, nƣớc rau quả ép. Đối với những mặt hàng này, Việt Nam bảo lƣu từ 3-5 năm sẽ loại bỏ hạn chế về quyền kinh doanh nhập khẩu và quyền phân phối đối với các công ty Hoa Kỳ. Đồng thời, về phía Việt Nam hàng hoá xuất khẩu của chúng ta sẽ đƣợc hƣởng mức thuế theo quy chế thƣơng mại thông thƣờng (NTR). Đối với rau quả tƣơi, chênh lệch thuế giữa đối xử theo NTR và đối xử phi NTR là tƣơng đối lớn, từ 3-21% so với 10-50% tuỳ theo từng loại. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam xuất khẩu rau tƣơi vào thị trƣờng Hoa Kỳ không đáng kể. Kim ngạch chỉ đạt trên dƣới 100.000 USD, chủ yếu là đậu xanh và một ít hành, tỏi là những mặt hàng có mức thuế nhập khẩu phi NTR đã thấp sẵn rồi. Nếu chúng ta cải thiện về chất lƣợng, vệ sinh dịch tễ và phƣơng tiện vận chuyển, bảo quản thì kim ngạch xuất khẩu rau tƣơi vào Hoa Kỳ có thể tăng lên. Đối với rau quả chế biến, thì mức thuế phi NTR là rất cao (trên 30%) trong khi đó mức thuế NTR thấp hơn 2-3 lần. Hàng năm, Hoa Kỳ nhập khẩu một khối lƣợng lớn trên 3 tỷ USD rau quả chế biến. Năm 2003, Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ 5.687 ngàn USD rau quả chế biến và 400 ngàn USD nƣớc quả, sản phẩm chủ yếu là dứa hộp. Việt Nam có điều kiện trồng rau quả tƣơng tự một số nƣớc trong khu vực nhƣ Thái Lan, Philipin và Indonesia. Đây là những nƣớc xuất khẩu mạnh mặt hàng rau quả tƣơi và chế biến vào thị trƣờng Hoa Kỳ. Do vậy, khi hàng hoá rau quả của Việt Nam đƣợc hƣởng mức thuế nhập khẩu tƣơng tự nhƣ các nƣớc này thì chúng ta hoàn toàn có quyền hy vọng tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu sang thị trƣờng Hoa Kỳ, mức tăng trƣởng này sẽ phụ thuộc chủ yếu vào nỗ lực phấn đấu của các doanh nghiệp Việt Nam. Nƣớc ta có tiềm năng lớn về sản xuất và chế biến rau quả, Hiệp định thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực sẽ tăng khả năng xuất khẩu rau quả của Việt Nam và do đó tăng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào thị trƣờng rộng lớn này, nhất là đối với rau quả chế biến [2].
  39. 32 1.3.3. Chƣơng trình thu hoạch sớm Nhằm thúc đẩy việc thực thi Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa hai bên đã xây dựng chƣơng trình thu hoạch sớm (EHP) đối với một số sản phẩm đặc biệt là sản phẩm nông sản. Theo EHP, Việt Nam sẽ có 484 dòng thuế phải cắt giảm từ 2004 đến 2008. Ngƣợc lại, Trung Quốc sẽ phải cắt giảm 584 dòng thuế (với các nƣớc ASEAN) và riêng với Việt Nam sẽ cắt giảm 536 dòng thuế. Lộ trình có lịch trình tƣơng tự lộ trình cắt giảm theo thoả thuận CEPT/AFTA. Tuy nhiên, tiến trình sẽ nhanh hơn nên việc xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ thuận lợi hơn các nƣớc ASEAN. Khi thực hiện EHP hàng Việt Nam trên thị trƣờng nội địa sẽ không bị cạnh tranh nhiều vì chủ yếu cơ cấu hàng nhập khẩu là loại hàng bổ trợ lẫn nhau, Việt Nam xuất khẩu nhiều loại rau, hoa quả nhiệt đới, còn Trung Quốc chủ yếu xuất khẩu sang Việt Nam rau, hoa quả ôn đới. Trƣớc đây, phần lớn rau quả này xuất theo đƣờng biên mậu nên đƣợc giảm 50% thuế. Nhƣng từ ngày 1/1/2004, Trung Quốc bỏ cơ chế này nên bất lợi cho rau quả của Việt Nam. Tuy nhiên, theo chƣơng trình thu hoạch sớm, các mặt hàng này đƣợc giảm thuế sẽ tăng khả năng cạnh tranh của rau quả Việt Nam trên thị trƣờng Trung Quốc [2]. 1.3.4. Tổ chức thƣơng mại Thế giới (WTO) Cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO đối với lĩnh vực nông nghiệp cụ thể nhƣ sau: Trợ cấp nông nghiệp: Việt Nam cam kết không áp dụng trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên, Việt Nam bảo lƣu quyền đƣợc hƣởng một số quy định riêng của WTO dành cho nƣớc đang phát triển trong lĩnh vực này. Đối với loại hỗ trợ mà WTO quy định phải cắt giảm nhìn chung vẫn duy trì đƣợc ở mức không quá 10% giá trị sản lƣợng. Ngoài mức này, Việt Nam còn bảo lƣu thêm một số khoản hỗ trợ nữa vào khoảng 4.000 tỷ đồng mỗi năm. Có thể nói, trong nhiều năm tới, ngân sách của nƣớc ta cũng chƣa đủ sức để hỗ trợ cho nông nghiệp ở mức này. Các loại trợ cấp mang tính chất khuyến nông
  40. 33 hay trợ cấp phục vụ phát triển nông nghiệp đƣợc WTO cho phép nên ta đƣợc áp dụng không hạn chế. Về thuế suất thuế nhập khẩu: Việt Nam đồng ý ràng buộc mức trần cho toàn bộ biểu thuế (10.600 dòng). Mức thuế bình quân toàn biểu đƣợc giảm từ mức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% thực hiện dần trung bình trong 5-7 năm. Mức thuế bình quân đối với hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23,5% xuống còn 20,9% thực hiện trong 5-7 năm. Gia nhập tổ chức WTO sẽ là cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam để mở rộng thị trƣờng xuất khẩu sang tất cả các nƣớc trong một môi trƣờng công bằng hơn. Tuy nhiên, thách thức đặt ra là rau quả của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với nhiều nƣớc có công nghiệp rau quả phát triển hơn Việt Nam nhƣ Thái Lan, Trung Quốc. Đặc biệt, từ ngày 1/1/2003 Thái Lan và Trung Quốc đã ký thoả thuận buôn bán rau quả. Trong đó, mức thuế nhập khẩu đã hạ xuống 0% đối với 188 chủng loại rau quả đã gây nên những khó khăn không nhỏ cho xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào thị trƣờng Trung Quốc. Ngoài những thuận lợi về mặt thị trƣờng, ngành sản xuất rau quả của Việt Nam sẽ thuận lợi hơn khi thuế nhập khẩu đầu vào cho sản xuất rau quả nhƣ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và một số loại vật tƣ nông nghiệp sẽ giảm xuống, điều này sẽ tạo điều kiện tốt cho sản xuất các mặt hàng rau quả đặc biệt là rau quả tƣơi phục vụ cho tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu. Tuy nhiên, thuế nhập khẩu các loại rau quả chế biến sẽ giảm đi và các loại rau quả chế biến phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ những sản phẩm nhập khẩu của các nƣớc trong khu vực [2].
  41. 34 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ DO HOÁ THƢƠNG MẠI 2.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM 2.1.1. Thực trạng hoạt động sản xuất rau quả của Việt Nam 2.1.1.1. Diện tích, sản lượng và cơ cấu sản phẩm rau Theo kết quả đánh giá của hội nghị sơ kết thực hiện đề án “Phát triển rau, quả và hoa cây cảnh thời kỳ 2000-2010”, tính đến cuối năm 2005, diện tích và sản lƣợng rau đều tăng lên so với năm 2000. Diện tích rau và gia vị đạt trên 630.000 ha, chiếm 45% diện tích rau quả của cả nƣớc trong năm 2005. Diện tích rau quả đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân 4,4%/năm và tốc độ tăng trƣởng bình quân về sản lƣợng rau quả là 3,5%/năm. Bảng 2.1 - Diện tích, sản lƣợng rau của các vùng Diện tích (Đơn vị: nghìn ha) Sản lƣợng (Đơn vị: nghìn tấn) Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2001 2002 2003 2004 2005 Cả nƣớc 514.6 560.6 577.7 600 630 6.777 7.485 8.184 8.300 8.450 Miền Nam 244.9 279.2 281.4 294.5 313.8 3.317 3.790 4.240 4.360 4.436 Miền Bắc 269.7 281.4 296.3 305.5 316.2 3.460 3.695 3.943 3.940 4.014 Nguån: Tæng Côc thèng kª qua c¸c n¨m 2002, 2003, 2004 vµ 2005 Qua theo dâi sè liÖu cña b¶ng trªn, s¶n l•îng rau c¶ n•íc ta trong giai ®o¹n 2001-2005 t¨ng tû lÖ thuËn víi diÖn tÝch, vµ miÒn B¾c cã diÖn tÝch rau lín h¬n ë miÒn Nam. DiÖn tÝch trång rau cña n•íc ta t¨ng lªn kh«ng ngõng vµ ®Õn n¨m 2005, vÒ c¬ b¶n chóng ta ®· hoµn thµnh 90% so víi chØ tiªu ®Æt ra trong ®Ò ¸n “Ph¸t triÓn rau, qu¶ vµ hoa c©y c¶nh thêi kú 2000-2010” vµ 60% vÒ s¶n l•îng rau.
  42. 35 C¸c lo¹i rau trång chñ yÕu ë n•íc ta lµ m¨ng t©y, m¨ng tre, nÊm, ®Ëu, cµ chua, khoai t©y, d­a bao tö, khoai sä, ít ngät, bã x«i, cµ tÝm Chóng ta ®· tõng b•íc h×nh thµnh mét sè vïng rau ®Æc tr•ng trªn ph¹m vi c¶ n•íc nãi chung vµ miÒn B¾c nãi riªng nh•: cµ chua, b¾p c¶i ë H¶i Phßng, Hµ Néi, H¶i D•¬ng; hµnh, tái ë H¶i D•¬ng, B¾c Ninh, B¾c Giang; hµnh t©y ë VÜnh Phóc, Nam §Þnh, Hµ Nam; ít ë H¶i Phßng, Th¸i B×nh, B¾c Ninh, B¾c Giang; d•a chuét bao tö ë Th¸i B×nh, B¾c Giang, H•ng Yªn, Thanh Ho¸, c¸c lo¹i rau cao cÊp nh• ít ngät, c¶i b¾p tÝm, cÇn t©y to ë Méc Ch©u-S¬n La vµ §µ L¹t-L©m §ång Tuy nhiªn, nh• nh÷ng c©y trång n«ng nghiÖp kh¸c, s¶n xuÊt rau hµng n¨m chÞu t¸c ®éng cña yÕu tè thêi tiÕt; bªn c¹nh ®ã cßn chÞu sù chi phèi vÒ c¬ cÊu chñng lo¹i rau ®Æc thï cña tõng ®Þa ph•¬ng nªn diÖn tÝch vµ s¶n l•îng cña tõng chñng lo¹i rau ch­a æn ®Þnh §ång thêi, diÖn tÝch rau phôc vô cho xuÊt khÈu ch•a ®ñ ®¸p øng cho ®Çu vµo chÕ biÕn (nh­ d­a chuét bao tö, cµ chua bi ®ãng hép ). Chóng ta ch­a thùc sù t¹o ®•îc vïng nguyªn liÖu chuyªn canh víi diÖn tÝch lín phôc vô xuÊt khÈu, diÖn tÝch trång vÉn cßn manh món vµ thiÕu quy ho¹ch [11]. 2.1.1.2. DiÖn tÝch, s¶n l•îng vµ c¬ cÊu s¶n phÈm qu¶ N¨m 2001, trong tæng sè 2,13 triÖu ha diÖn tÝch trång c©y l©u n¨m, diÖn tÝch c©y ¨n qu¶ ®¹t 589,4 ngh×n ha, chiÕm kho¶ng 27,5% diÖn tÝch c©y l©u n¨m vµ 4,7% tæng diÖn tÝch c©y trång. Trong nh÷ng n¨m qua, diÖn tÝch c©y ¨n qu¶ còng ph¸t triÓn kh¸ nhanh. DiÖn tÝch c©y ¨n qu¶ cña n•íc ta n¨m 2004 lµ 700 ngh×n ha vµ 766 ngh×n ha trong n¨m 2005, ®¹t tèc ®é t¨ng b×nh qu©n 6,0%/n¨m trong giai ®o¹n 2001-2005. Vµ diÖn tÝch nµy chiÕm 55% trong tæng diÖn tÝch rau qu¶ n¨m 2005. DiÖn tÝch c©y ¨n qu¶ ë n•íc ta t¨ng lªn mét c¸ch liªn tôc vµ cã tèc ®é t¨ng kh¸ ®Òu. Trong c¸c vïng sinh th¸i cña ViÖt Nam, §ång b»ng s«ng Cöu Long (§BSCL) lµ vïng c©y ¨n qu¶ rÊt quan träng. §Çu thËp kû 90, diÖn tÝch c©y ¨n qu¶ ë §BSCL chiÕm trªn 50% diÖn tÝch c©y ¨n qu¶ cña c¶ n•íc. HiÖn nay, diÖn tÝch c©y ¨n qu¶ ë §BSCL vÉn tiÕp tôc më réng nh•ng víi tèc ®é thÊp h¬n c¸c vïng kh¸c, ®Õn nay diÖn tÝch c©y ¨n qu¶ ë §BSCL chØ chiÕm 38% diÖn tÝch c©y ¨n qu¶ toµn quèc. Trong nh÷ng n¨m 90, diÖn tÝch c©y ¨n qu¶ ë miÒn nói phÝa B¾c (MNPB) t¨ng kh¸ nhanh,
  43. 36 hiÖn nay chiÕm kho¶ng 23% diÖn tÝch toµn quèc. Sù ph¸t triÓn nµy cho thÊy nhu cÇu tiªu thô qu¶ t¨ng lªn ë thÞ tr•êng Hµ Néi vµ Trung Quèc. Trong nh÷ng n¨m qua, diÖn tÝch c©y ¨n qu¶ ë §«ng Nam Bé còng t¨ng kh¸ nhanh (9,3%/n¨m). HiÖn nay, mÆc dï chØ chiÕm kho¶ng 4,5% diÖn tÝch c©y ¨n qu¶ toµn quèc nh­ng ®©y lµ “trung t©m cña sù t¨ng tr­ëng” trong c«ng nghiÖp n«ng th«n, s¶n xuÊt c¸c s¶n phÈm ¨n tr¸i t•¬i vµ chÕ biÕn cho thµnh phè Hå ChÝ Minh vµ ®Ó xuÊt khÈu. §Õn nay, ViÖt Nam ®· h×nh thµnh ®•îc mét sè vïng c©y ¨n qu¶ tËp trung ph©n bæ t¹i mét sè tØnh träng ®iÓm nh• sau: V¶i, nh·n, ch«m ch«m ®•îc tËp trung chñ yÕu ë §BSCL vµ vïng §«ng B¾c. C¸c tØnh trång nhiÒu v¶i, nh·n lµ B¾c Giang (25,5 ngh×n ha), BÕn Tre (16,2 ngh×n ha), TiÒn Giang (13,5 ngh×n ha), VÜnh Long, S¬n La, H¶i D•¬ng (xÊp xØ 9,5 ngh×n ha); Chuèi ®•îc trång r¶i r¸c ë tÊt c¶ c¸c n¬i trªn toµn quèc. C¸c tØnh trång chuèi chñ yÕu lµ Thanh Ho¸, Cµ Mau (7-8 ngh×n ha), §ång Nai, Sãc Tr¨ng (6 ngh×n ha); C©y cã mói ®•îc trång chñ yÕu ë §BSCL, nh• CÇn Th¬ (13,1 ngh×n ha), BÕn Tre, VÜnh Long (6 ngh×n ha). Bªn c¹nh ®ã 2 tØnh Hµ Giang vµ NghÖ An còng cã trªn 4 ngh×n ha; Døa còng ®•îc trång tËp trung t¹i §BSCL, nh• Kiªn Giang (9,2 ngh×n ha), TiÒn Giang (7,8 ngh×n ha), B¹c Liªu (3,6 ngh×n ha); Xoµi ®•îc trång chñ yÕu ë §BSCL, nh• TiÒn Giang (6 ngh×n ha), CÇn Th¬, §ång Th¸p, Kiªn Giang (trªn 3 ngh×n ha). Bªn c¹nh ®ã, c¸c tØnh B×nh Ph•íc vµ Kh¸nh Hoµ còng cã trªn 4 ngh×n ha xoµi; Thanh Long ®•îc trång chñ yÕu ë c¸c tØnh §«ng Nam Bé nh• Ninh ThuËn, B×nh ThuËn; Tuy diÖn tÝch c©y ¨n qu¶ t¨ng ®Òu liªn tôc nh•ng n¨ng suÊt cña chóng ta cßn thÊp. S¶n xuÊt c©y ¨n qu¶ ë ViÖt Nam cßn rÊt manh món, ph©n t¸n, ch•a cã vïng chuyªn canh lín trång mét gièng tr¸i c©y. Quy m« v•ên c©y cña phÇn lín c¸c hé trång rau qu¶ cßn rÊt nhá[11].
  44. 37 2.1.2. Khèi luîng vµ kim ng¹ch xuÊt khÈu rau qu¶ cña ViÖt Nam a/Khèi l•îng xuÊt khÈu Trong vµi n¨m trë l¹i ®©y, xuÊt khÈu rau qu¶ ViÖt Nam ®· b¾t ®Çu t¨ng m¹nh vµ ®¹t víi tèc ®é t¨ng nhanh c¶ vÒ khèi l•îng vµ kim ng¹ch xuÊt khÈu. Bảng 2.2 - Khối lƣợng xuất khẩu rau quả của Việt Nam (Đơn vị: nghìn tấn) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Rau 288 326 326 423 472 528 533 Quả 88 186 301 408 346 310 317 Tổng khối lƣợng 376 512 627 831 818 838 850 Nguồn: FAO, Theo dõi Bảng khối lƣợng xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong giai đoạn từ 2000-2006, tổng khối lƣợng xuất khẩu rau quả của nƣớc ta đạt mức gần 4,9 triệu tấn và bình quân khối lƣợng xuất khẩu của mặt hàng này đạt mức gần 700 nghìn tấn/năm. Tốc độ tăng trƣởng bình quân năm trong giai đoạn này là 13,3%/năm. Trong đó, tổng khối lƣợng rau xuất khẩu là xấp xỉ 2,9 triệu tấn với tốc độ tăng trƣởng bình quân năm là 9,7%/năm và tổng khối lƣợng xuất khẩu quả là 1.967 nghìn tấn đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân năm là 25,7%/năm. Diện tích rau quả của Việt Nam tăng liên tục và tăng đều qua các năm, đồng thời khối lƣợng xuất khẩu rau quả của nƣớc ta cũng tăng lên không ngừng. Năm 2000-2002 diện tích rau quả có tăng nhƣng khối lƣợng xuất khẩu vẫn còn thấp do năng suất và chất lƣợng rau quả của ta chƣa cao, không đảm bảo để xuất khẩu. Từ năm 2003 trở lại đây năng suất và chất lƣợng sản phẩm của chúng ta đã đƣợc cải thiện rất nhiều, khối lƣợng sản phẩm xuất khẩu tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, khối lƣợng sản phẩm rau quả dùng để xuất khẩu vẫn còn quá nhỏ bé so với tổng khối lƣợng sản xuất ra (chỉ chiếm 9%)[11].
  45. 38 b/Kim ngạch xuất khẩu Cùng với khối lƣợng xuất khẩu tăng nhanh, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả cũng tăng. Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong giai đoạn từ 2000-2006 đạt 1,6 tỷ USD, đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân 8%/năm. Bảng 2.3 - Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam (Đơn vị: triệu USD) 2007 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Rau qu¶ 213,1 344,3 221,2 151,5 178,8 235,5 260,0 306,0 Nguån: FAO, Kim ng¹ch xuÊt khÈu t¨ng m¹nh tõ 71,2 triÖu USD n¨m 1997 lªn 213,1 triÖu USD n¨m 2000 vµ ®¹t ®•îc 344,3 triÖu USD n¨m 2001, gÊp 4,8 lÇn. N¨m 2002, gi¸ trÞ xuÊt khÈu lµ 221,2 triÖu USD, gi¶m 113,1 triÖu USD, chØ b»ng 64% so víi gi¸ trÞ xuÊt khÈu n¨m 2001. Trong n¨m 2003, kim ng¹ch xuÊt khÈu rau qu¶ cña n•íc ta gi¶m xuèng cßn 151,5 triÖu USD. Trong 4 n¨m 2004-2007, kim ng¹ch xuÊt khÈu mÆt hµng nµy cã xu h•íng t¨ng trë l¹i, ®¹t 178,8 triÖu USD trong n¨m 2004 (t¨ng 18% so víi n¨m 2004) vµ 235,5 triÖu USD (n¨m 2005), 260 triÖu USD (n¨m 2006). Kim ng¹ch xuÊt khÈu rau qu¶ n¨m 2007 ®¹t kho¶ng 306 triÖu USD, t¨ng 46 triÖu USD so víi gi¸ trÞ xuÊt khÈu ®¹t n¨m 2006. Tuy nhiªn, kim ng¹ch xuÊt khÈu mÆt hµng rau qu¶ cña ViÖt Nam cßn v« cïng nhá bÐ. N¨m 2006, gi¸ trÞ xuÊt khÈu rau qu¶ cña chóng ta lµ 260 triÖu USD, trong khi ®ã gi¸ trÞ nhËp khÈu mÆt hµng nµy cña thÞ tr•êng thÕ giíi xÊp xØ 104 tû USD, chóng ta míi chØ chiÕm kho¶ng 0,25% gi¸ trÞ nhËp khÈu cña thÕ giíi [11].
  46. 39 Bảng 2.4 - Thị trƣờng nhập khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam (Số liệu năm 2006) Thị trƣờng nhập Trị giá thị trƣờng nhập Trị giá xuất khẩu Thị phần khẩu thế giới khẩu (USD) của Việt Nam (USD) Rau quả 103.900.226.000 260.778.000 0.25% Gạo 9.249.026.000 1.400.000.000 15.14% Cà phê, hạt 7.548.041.000 750.000.000 9.94% Cao su thiên nhiên 7.488.707.000 780.000.000 10.42% Chè 3.059.002.000 98.900.000 3.23% Điều 1.569.312.000 418.000.000 26.64% Hồ Tiêu 511.307.000 120.000.000 23.47% Nguồn: FAO, Hiện nay, Việt Nam vẫn đang tích cực phát triển sản xuất rau quả, không ngừng đẩy mạnh các chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại để tăng lƣợng xuất khẩu rau quả. Theo kế hoạch, Việt Nam đang phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu rau quả 700 USD vào năm 2010 và 1 tỷ USD vào năm 2015. Đây thực sự là một mục tiêu lớn và đầy khó khăn. Tuy nhiên, về tiềm năng thì Việt Nam là nƣớc có những lợi thế có thể tăng khả năng xuất khẩu trong thời gian tới [11]. 2.1.3. Cơ cấu thị trƣờng nhập khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam Hiện nay, Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm rau quả đi trên 50 nƣớc. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là xoài, dứa, nhãn, vải, thanh long, măng cụt và các loại rau quả khác.
  47. 40 Những thị trƣờng xuất khẩu chính của Việt Nam là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Gần đây, chúng ta mở rộng sang một số nƣớc Châu Âu nhƣ Đức, Nga, Hà Lan và nhất là Mỹ. Bảng 2.5 - Các nƣớc nhập khẩu rau quả chính của Việt Nam (Đơn vị: USD) Thị trƣờng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Nhật 29.023.813 27.572.623 26.938.551 Trung Quốc 35.163.010 24.614.107 23.567.090 Đài Loan 26.887.899 27.156.778 26.290.957 Nga 17.798.483 22.070.119 22.951.167 Mỹ 13.237.774 18.400.506 19.220.837 Hà Lan 7.981.116 8.938.850 10.192.985 Hồng Kông 7.467.126 10.155.292 7.228.428 Hàn Quốc 6.149.152 6.764.068 10.174.190 Singapore 6.652.831 7.916.870 8.428.003 Thái Lan 3.228.590 9.040.053 6.683.416 Pháp 6.081.446 3.952.940 4.099.030 Malaixia 4.211.901 4.196.830 5.273.945 Nguồn: Thông tin Thƣơng mại Việt Nam, 2007 Qua số liệu trên và số liệu thống kê kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam năm 2005-2007, ta có bảng phân tích cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam nhƣ sau:
  48. 41 Bảng 2.6 - Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu rau quả của Việt Nam Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Trung bình 3 năm Thị trƣờng Giá trị Cơ Giá trị Tỷ Giá trị Cơ Giá trị Cơ (USD) cấu (USD) trọng (USD) Cấu (USD) Cấu Nhật 29,023,813 12% 27,572,623 11% 26,938,551 9% 27,844,996 11% Trung Quốc 35,163,010 15% 24,614,107 9% 23,567,090 8% 27,781,402 11% Đài Loan 26,887,899 11% 27,156,778 10% 26,290,957 9% 26,778,545 10% Nga 17,798,483 8% 22,070,119 8% 22,951,167 8% 20,939,923 8% Mỹ 13,237,774 6% 18,400,506 7% 19,220,837 6% 16,953,039 6% Hà Lan 7,981,116 3% 8,938,850 3% 10,192,985 3% 9,037,650 3% Hồng Kông 7,467,126 3% 10,155,292 4% 7,228,428 2% 8,283,615 3% Hàn Quốc 6,149,152 3% 6,764,068 3% 10,174,190 3% 7,695,803 3% Singapore 6,652,831 3% 7,916,870 3% 8,428,003 3% 7,665,901 3% Thái Lan 3,228,590 1% 9,040,053 3% 6,683,416 2% 6,317,353 2% Pháp 6,081,446 3% 3,952,940 2% 4,099,030 1% 4,711,139 2% Malaixia 4,211,901 2% 4,196,830 2% 5,273,945 2% 4,560,892 2% Cộng 163,883,141 70% 170,779,036 66% 171,048,598 56% 168,570,258 64% 2.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2.2.1. Khả năng tạo nguồn cung xuất khẩu Việt Nam là một nƣớc có tiềm năng về phát triển rau quả. Với khí hậu nhiệt đới và ôn đới cùng 7 vùng sinh thái khác nhau, Việt Nam có khả năng trồng luân canh nhiều loại rau và cây ăn quả phong phú, đa dạng.
  49. 42 Ở trung du và miền núi phía Bắc có thể trồng mận, hồng, đào, chuối, dứa, vải, nhãn, đậu côve, súp lơ xanh, su hào, khoai tây Đồng bằng Sông Hồng có thể trồng nhãn, cam, quýt, na, chuối và các loại rau vụ đông (bắp cải, cà chua, cà rốt ) và cả các loại rau mùa hè (rau muống, bí xanh, dƣa chuột, ) ở đồng bằng Sông Cửu Long có thể trồng vải, nhãn, xoài, sầu riêng, măng cụt, cam, quýt, dứa Miền Đông Nam bộ và Tây Nguyên có thể trồng dứa, chuối, mít, chôm chôm, trái bơ, thanh long . Hiện nay, nhiều vùng quy hoạch trồng rau quả đã đƣợc xác lập trong cả nƣớc. Việc chế biến cũng đã đƣợc đầu tƣ và những mặt hàng chế biến bằng các phƣơng pháp cổ truyền nhƣ muối mặn, muối chua, sấy cùng những mặt hàng đồ hộp của Việt Nam đã có mặt ở nhiều nƣớc trên thế giới. Với nhiều công nghệ chế biến hiện đại, ngành rau quả đã có nhiều sản phẩm mới đa dạng, phong phú: Sấy khô; rau, quả hộp các loại (nhƣ dƣa, vải, nhãn, dƣa chuột ); nƣớc uống tƣơi đóng lon, chai, hộp giấp hoặc trong thùng, can, hộp lớn; nƣớc quả cô đặc; sản phẩm muối Tuy nhiên, trong hoạt động sản xuất/kinh doanh rau quả của Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, ảnh hƣởng đến hiệu quả và tiềm năng phát triển xuất khẩu: a/ Năng lực sản xuất Mặc dù có sự phát triển đáng kể trong thời gian qua cả về sản lƣợng và diện tích gieo trồng, năng lực sản xuất rau quả của Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn, ngay cả so với các nƣớc khác trong khu vực. Ngay cả với những loại rau quả nhiệt đới ở Việt Nam có ƣu thế sản xuất, sản lƣợng của Việt Nam vẫn ở mức thấp so với các nƣớc trong khu vực. Nếu chỉ tính riêng 2 mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam là xoài và dứa thì sản lƣợng của chúng ta thấp hơn hẳn so với các nƣớc thành viên của ASEAN. Cũng nhƣ nhiều loại cây trồng khác, sự phát triển cây ăn quả trong thời gian qua phần nào mang nặng tính tự phát của ngƣời dân trƣớc mức lợi nhuận do các cây ăn quả đem lại. Sản xuất cây ăn quả ở Việt Nam còn rất manh mún, phân tán, chƣa có nhiều vùng chuyên canh lớn trồng một giống cây, các hình thức liên kết sản xuất,
  50. 43 tiếp tục khép kín còn rất hạn chế Qui mô vƣờn cây của phần lớn các hộ trồng rau quả còn rất nhỏ, chỉ vài nghìn m2 đối với rau và trên dƣới 1 ha đối với cây ăn quả. Hơn nữa, một số vùng trồng cây ăn quả và rau xanh đặc chủng (nhƣ các loại rau, quả ôn đới) lại thƣờng ở vùng núi cao, giao thông cách trở, cơ sở hạ tầng điện, nƣớc, chợ chƣa phát triển nên hạn chế việc phát huy các tiềm năng và lợi thế của vùng. Các loại rau quả hầu hết là các cây truyền thống, tuy có khả năng chống chịu sâu bệnh và thời tiết bất thuận nhƣng năng suất rất kém và không ổn định (chuối chỉ đạt 15 - 16 tấn/ha, cam 7 - 8 tấn/ha, dứa 10 - 15 tấn/ha, xoài 8 - 12 tấn/ha). Số khác bị thoái hoá nghiêm trọng, chất lƣợng thấp, quả nhỏ, nhiều hạt, mẫu mã xấu, bị nhiễm bệnh (bệnh vàng lá, sâu đầu, ruồi đục quả ). Từ năm 1999, nhiều công ty kinh doanh đã nhập nhiều giống mới từ Đài Loan, Nhật, Trung Quốc vào Việt Nam. Tuy nhiên, việc khảo sát, đánh giá điều kiện khí hậu - sinh thái đối với từng loại giống, kể cả các giống nội và ngoại nhâp vẫn chƣa đƣợc tiến hành đồng bộ. Năng suất các cây rau quả Việt Nam còn thấp so với mức chuẩn trung bình của khu vực cũng nhƣ trên thế giới, nhƣ năng suất dứa của Việt Nam chỉ đạt bình quân 13 tấn/ha trong khi đó Thái Lan đạt mức 24,5 tấn/ha, năng suất các vƣờn cà chua của Việt Nam chỉ đạt mức bình quân 15 - 20 tấn/ha so với mức trung bình trên thế giới là 50 tấn/ha. Mặc dù đây không phải là yếu tố quan trọng hàng đầu để đánh giá khả năng cạnh tranh, tuy nhiên với một nƣớc có nguồn đất đai hạn chế và đông dân nhƣ Việt Nam thì để có thể cạnh tranh đƣợc chúng ta phải đạt đƣợc mức năng suất tƣơng đƣơng với các nƣớc trong khu vực. Việc cung ứng trái cây cho thị trƣờng và cho công nghiệp chế biến đƣợc thực hiện bằng hình thức thu gom. Do đó, sản xuất không tạo đƣợc khối lƣợng hàng hoá đủ lớn, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, khó có thể đáp ứng đƣợc nếu khách hàng cần mua lô hàng với khối lƣợng lớn. b/ Chi phí và giá cả Giá rau quả Việt Nam thƣờng đắt hơn so với rau quả các loại của các nƣớc nhiệt đới khác. Trong tháng 12/2001, khi sầu riêng Mongthon hạt lép của Thái Lan giá 0,5 USD/kg, thì sầu riêng trái vụ của ta giá đến 20.000đ/kg, đắt gấp 3 lần mà
  51. 44 chất lƣợng so với sầu riêng Thái Lan kém hơn. Giá thành chuối tƣơi xuất khẩu đƣợc ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long thƣờng ở mức 115 - 120USD/tấn chƣa kể bao bì và chi phí khác trong khi giá xuất khẩu FOB trong nhiều năm tại các cảng của Philippines cũng ở mức 110 - 115 USD/tấn với khối lƣợng lớn và đồng đều. Hơn nữa, các chi phí dịch vụ cho xuất khẩu, nhất là chi phí vận tải của Việt Nam cũng cao hơn hẳn so với các nƣớc trong khu vực. Đơn cử, giá cƣớc vận chuyển tàu thuỷ của Việt Nam cao hơn các nƣớc trong khu vực nhƣ Thái Lan, giá cƣớc vận chuyển container của Việt Nam đến Yokohama năm 2003 là 1470 USD/tấn trong khi từ Thái Lan là 1304 USD/tấn. c/ Chất lượng Hiện nay, chất lƣợng của nhiều loại rau quả tiêu thụ trong nƣớc hay xuất khẩu luôn là một vấn đề nổi cộm. Chất lƣợng của rau quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ giống, phƣơng pháp canh tác, thu hoạch, bảo quản, chế biến và vận chuyển. Giống rau quả và kỹ thuật trồng trọt là yếu tố quan trọng hàng đầu để nâng cao năng suất và đặc biệt là chất lƣợng quả. Việt Nam có nhiều loại giống rau quả bản địa phong phú. Tuy nhiên sự phong phú này đã không đƣợc khai thác phát triển một cách thích hợp. Do vậy, nhiều giống rau quả hiện nay của Việt Nam chỉ phù hợp với thị trƣờng trong nƣớc chứ chƣa thích hợp cho xuất khẩu thị trƣờng quốc tế hay để chế biến. Việt Nam mới dừng ở mức độ khai thác các giống đã có sẵn chứ chƣa đầu tƣ thích đáng cho phát triển những giống mới có chất lƣợng cao hơn, phù hợp với thị hiếu phức tạp của các thị trƣờng khác nhau. Đây chính là một trọng những điểm yếu cơ bản về khả năng cạnh tranh của rau quả Việt Nam. Một khó khăn nữa là các giống không thuần chủng, bị lai tạp nhiều do một thực tế là tập quán nhiều vƣờn cây ăn trái trƣớc đây đƣợc trồng bằng hạt do vậy bị thoái hoá. Các giống bị lai tạp nhiều không thuần chủng tạo ra những khó khăn cơ bản cho sản phẩm nhƣ tính đồng đều, sự ổn định về chất lƣợng và tiêu chuẩn hoá. Việc nhập giống tiến bộ, tuyển chọn giống nội địa tốt mới bắt đầu vài năm trở lại đây. Trong khi Thái Lan đã thực hiện 35 năm nay.
  52. 45 Giống vải thiều hiện nay đƣợc trồng phổ biến ở các tỉnh phía Bắc, nhất là Bắc Giang, Hƣng Yên. Nếu để ăn tƣơi thì đƣợc nhƣng khi chế biến thì quả vải đổi màu sau khi đóng hộp 2 - 3 tháng. Với nhãn thì hầu hết các giống đang đƣợc trồng ở cả miền Nam và miền Bắc đều có chất lƣợng hạn chế so với các nƣớc trồng nhãn khác. Nói chung nhãn có kích thích thƣớc quả còn nhỏ trong khi kích thƣớc hạt lại lớn do vậy cùi nhãn (thị nhãn) mỏng. Giống dứa phổ biến ở Việt Nam hiện nay là giống Qeen Victoria cho quả nhỏ, năng suất thấp (trên dƣới 10 tấn/ha) và phù hợp với tiêu dùng tƣơi hơn là đóng hộp. Diện tích dứa Qeen đến nay vẫn chiếm hơn 90% tổng diện tích trồng dứa trên cả nƣớc. Trong khi đó giống dứa Cayen có năng suất cao hơn có thể đạt đƣợc 50 - 60 tấn/ha, nhiều nƣớc và quả lớn thích hợp hơn đối với chế biến đóng hộp thành dứa khoanh hoặc nƣớc dứa ép. Mặc dù vậy đến nay diện tích dứa Cayen chỉ chiếm có không quá 10%. Tƣơng tự nhƣ vậy các giống chuối và cây có múi ở Việt Nam hiện nay cũng chỉ phù hợp với thị trƣờng trong nƣớc trong khi kích thƣớc, năng suất và các đặc điểm màu sắc, mùi vị đều không phù hợp cho xuất khẩu sang thị trƣờng quốc tế. Bên cạnh đó, các nƣớc trong khu vực đã bằng cách này hay cách khác lấy giống một số loại quả của Việt Nam nhƣ thanh long và họ đã phát triển nhanh hơn chúng ta về việc đa dạng hoá và đƣa ra nhiều đặc tính mới cho loại quả về màu sắc, hƣơng vị. Chỉ một vài năm gần đây, Việt Nam mới bắt đầu nhập nhiều giống chất lƣợng cao của các nƣớc đối với một số cây ăn quả nhiệt đới nhƣ xoài từ Thái Lan và Ôxtrâylia, dứa từ Trung Quốc và Thái Lan, hồng từ Đài Loan, nhãn từ Trung Quốc. Một vấn đề tác động rất lớn đến chất lƣợng rau quả là dƣ lƣợng thuốc trừ sâu trong sản phẩm do rau quả phần lớn đƣợc tiêu dùng ở dạng tƣơi sống, không qua chế biến hay nấu chín. Trong số đó có một tỷ lệ đáng kể ngộ độc từ tiêu dùng rau quả do tình hình sử dụng thuốc trừ sâu hoặc thuốc bảo quản bị cấm sử dụng hoặc sử dụng không đúng với qui cách. Công nghệ sau thu hoạch còn rất kém và đã có rất ít tiến bộ kỹ thuật về lĩnh vực này đƣợc chuyển giao đến nông dân. Việc thu hoạch, vận chuyển, đóng gói, bao bì và bảo quản không đúng cách làm cho rau quả bị hƣ hỏng nhiều (trên 20%). Một
  53. 46 số công nghệ bảo quản rau quả tƣơi mới chỉ dừng ở mức độ áp dụng thử nghiệm nên Việt Nam mới xuất khẩu đƣợc số lƣợng ít trái cây tƣơi bằng tàu thuỷ sang một số nƣớc Châu Á gần Việt Nam và một số rất ít trái cây bằng máy bay sang một số nƣớc châu Âu. Do những hạn chế về công nghệ bảo quản sau thu hoạch đối với rau quả tƣơi nên giá rau quả trái vụ thƣờng cao hơn rất nhiều lần so với chính vụ. Do hạn chế về công nghệ xử lý sau thu hoạch nên hầu hết trái cây Việt Nam bị ruồi đục quả, một loại dịch hại cây trồng và là đối tƣợng kiểm dịch của các nƣớc có nhu cầu lớn về trái cây nhiệt đới nhƣ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Hàn Quốc . Các nƣớc này bắt buộc quả tƣơi phải qua xử lý diệt ruồi đục quả bằng công nghệ hiện đại mới cho nhập khẩu. Việt Nam chƣa có hệ thống xử lý ruồi đục quả vì chƣa có qui trình kỹ thuật thích hợp để xử lý quả tƣơi có tiềm năng xuất khẩu cao nhƣ thanh long, mà hiện nay mới đang hợp tác với nƣớc ngoài nghiên cứu. Trong những năm gần đây, vấn đề ruồi đục quả là một trong những nguyên nhân chính làm giảm đáng kể lƣợng xuất khẩu thanh long tƣơi sang thị trƣờng Đài Loan, Singapore. Phƣơng tiện vận chuyển thô sơ theo đƣờng bộ hay bằng ghe thuyền và hạ tầng giao thông còn yếu kém dẫn đến tỷ lệ hƣ hỏng khá cao trong quá trình vận chuyển. Kho lạnh tuy đã có ít nhiều một vài nơi nhƣng nguyên liệu đầu vào không tốt lại không có công nghệ bảo quản phù hợp vì vậy không phát huy đƣợc hết tác dụng. Hiện nay ở nƣớc ta vẫn còn thiếu các thiết bị vận chuyển lạnh nhƣ tàu lạnh hoặc container có thiết bị làm lạnh nên ảnh hƣởng không ít tới khả năng xuất khẩu khối lƣợng lớn đến các thị trƣờng xa. Chất lƣợng của việc đóng gói và nhãn mác cũng là vấn đề nổi cộm. Sản phẩm bao bì còn đơn điệu, nghèo nàn. Trình độ công nghệ và thiết bị chế biến còn lạc hậu, không đồng bộ, đặc biệt là tại các xƣởng chế biến rau quả thủ công của dân với qui mô nhỏ và thô sơ. Việc quản lý chất lƣợng nguyên liệu đầu vào ở phần lớn các đơn vị chế biến (nhất là cơ sở thủ công) chỉ dừng ở mức độ rửa và loại bỏ vật lạ. Chỉ có một số ít các nhà máy chế biến lớn hiện đại (chủ yếu phục vụ xuất khẩu) là có công đoạn khử
  54. 47 trùng nguyên liệu đầu vào trƣớc khi chế biến. Hơn nữa, việc quản lý chất lƣợng trong quá trình chế biến thƣờng hạn chế ở việc đảm bảo rằng máy móc và môi trƣờng sạch. Tính đến nay mới chỉ có khoảng 15% các cơ sở chế biến rau quả ở Việt Nam (chủ yếu là các cơ sở chế biến lớn) đƣợc cấp giấy chứng nhận đảm bảo chất lƣợng rau quả chế biến. Chất lƣợng rau quả chế biến cũng bị hạn chế phần nào vì mới chỉ có 3% các đơn vị chế biến có sử dụng kho lạnh. Nhiều cơ sở thủ công sử dụng luôn nhà ở làm kho chứa, do vậy chất lƣợng bị ảnh hƣởng nghiêm trọng. d/ Tổ chức tiêu thụ và xuất khẩu Hiện nay so với nhiều loại nông sản của Việt Nam, tỉ lệ rau quả xuất khẩu của Việt Nam hiện nay còn khá thấp - chỉ khoảng 20-25%. Thực tế cho thấy rằng năng lực quản lý - kinh doanh xuất khẩu rau quả chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu trong điều kiện tự do thƣơng mại, đặc biệt là khâu Marketing, phần lớn các doanh nghiệp còn thụ động trong việc tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, công tác nghiên cứu thị trƣờng chƣa đƣợc chú trọng đúng mức nên cũng gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu. Mối liên kết các khâu chế biến, sản xuất và cung ứng dịch vụ đầu vào nhƣ vốn, giống, khuyến nông và các vật tƣ khác với các khâu sản xuất của nông dân chƣa đƣợc thiết lập để đảm bảo sự ổn định về chất lƣợng, số lƣợng hàng rau quả xuất khẩu theo yêu cầu của thị trƣờng. Các khâu từ thu hái, lựa chọn, đóng gói, bốc xếp, vận chuyển, bảo quản và xuất khẩu chƣa đƣợc vận hành thông suốt. Mạng lƣới vận tải kho chuyên dụng trong nƣớc và hệ thống giao nhận vận tải ngoại thƣơng cũng chƣa đƣợc phối hợp nhịp nhàng gây ra khó khăn cho công tác xuất khẩu ảnh hƣởng đến chất lƣợng rau quả xuất khẩu. Các doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay chủ yếu thu gom sản phẩm sau đó xuất khẩu theo đơn đặt hàng của nƣớc ngoài vì vậy chất lƣợng hàng hoá xuất khẩu thƣờng thấp không đáp ứng đƣợc yêu cầu của các nhà nhập khẩu nƣớc ngoài. Kinh nghiệm một số nƣớc cho thấy, để có thể xuất khẩu rau quả thành công cần phải có sự liên kết chặt chẽ từ ngƣời sản xuất giống, ngƣời trồng, ngƣời thu gom, nhà chế biến, nhà xuất khẩu mới thể thành công đƣợc. Hiện nay phần lớn các nhà xuất khẩu rau quả của Việt Nam chỉ đảm trách phần xuất khẩu còn khả năng liên kết với ngƣời
  55. 48 sản xuất còn rất hạn chế. Có thể nói, các nhà xuất khẩu chƣa làm tốt vai trò định hƣớng cho sản xuất để tạo ra các loại rau quả có hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. 2.2.2. Khả năng phát triển thị trƣờng xuất khẩu Với lợi thế trong sản xuất rau quả và mặt hàng xuất khẩu đa dạng, Việt Nam đã xuất khẩu đƣợc nhiều loại rau quả tƣơi cũng nhƣ chế biến sang hơn 50 nƣớc trên thế giới nhƣng Việt Nam chƣa hình thành đƣợc các mặt hàng chủ lực, có địa vị thống trị trên thị trƣờng nhƣ dứa của Thái Lan, chuối của Philipin, rau quả chế biến của Trung Quốc. Thị phần của hầu hết các mặt hàng rau quả Việt Nam còn ở mức rất hạn chế, không tạo đƣợc tác động chi phối đến thị trƣờng thế giới, chủ yếu phụ thuộc vào thị trƣờng những nƣớc lân cận nhƣ Trung Quốc. Xuất khẩu rau quả, đặc biệt là rau quả tƣơi sang các thị trƣờng nhập khẩu lớn nhƣ Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản còn gặp nhiều trở ngại về công nghệ bảo quản và chế biến cũng nhƣ khả năng đáp ứng các yêu cầu về hàng nhập khẩu của các thị trƣờng này. Tuy nhiên, nếu chúng ta khắc phục đƣợc các vấn đề trên thì rau quả Việt Nam cũng có nhiều khả năng để thâm nhập vào các thị trƣờng lớn. Khả năng thâm nhập thị trường Trung Quốc Trong những năm tới đây, thị trƣờng Trung Quốc vẫn là thị trƣờng có nhiều tiềm năng phát triển đối với rau quả xuất khẩu của Việt Nam. Trung Quốc là thị trƣờng lớn, dễ thâm nhập, yêu cầu về chất lƣợng không quá cao, nhu cầu tiêu dùng của cƣ dân cũng rất đa dạng. Xuất khẩu sang Trung Quốc có nhiều thuận lợi nhƣ chi phí vận chuyện thấp và có khả năng duy trì độ tƣơi của sản phẩm rau quả. Thị trƣờng Trung Quốc phát triển nhanh cả về tốc độ tăng dân số cũng nhƣ thu nhập dân cƣ, và có nhu cầu đa dạng đối với sản phẩm nhiều phẩm cấp khác nhau. Trung Quốc nằm ngay sát với Việt Nam, các mặt hàng rau quả của ta xuất sang Trung Quốc có thể chuyên chở bằng đƣờng bộ, đƣờng sắt nên chi phí vận chuyển không cao, thời gian vận chuyển ngắn. Quy định về vệ sinh thực phẩm của Trung Quốc không quá khắt khe nhƣ Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông hay Singapore. Măc dù Trung Quốc xuất khẩu đến 3 tỷ USD rau quả và chỉ nhập khẩu 300 - 400 triệu USD, nhƣng Việt
  56. 49 Nam vẫn có nhiều cơ hội xuất khẩu sang Trung Quốc, đặc biệt là những loại quả nhiệt đới mà Việt Nam có ƣu thế sản xuất hơn nhƣ xoài, vải, nhãn, thanh long, dừa và dứa, chủ yếu là xuất khẩu sang các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam. Đảo Hải Nam của Trung Quốc cũng nhập khẩu dừa của Việt Nam để sản xuất sữa dừa. Hiện Trung Quốc nhập khẩu một số lƣợng lớn các loại rau quả của Việt Nam nhƣ: dƣa chuột, khoai tây, đậu quả các loại, măng tây, cà chua, gừng, ớt, tỏi, nghệ Ngoài việc phục vụ nhu cầu trong nƣớc, Trung Quốc còn chế biến và xuất khẩu sang nhiều thị trƣờng khác trên thế giới. Tuy nhiên, xuất khẩu sang Trung Quốc cũng gặp nhiều khó khăn do sức ép cạnh tranh của Thái Lan. Ngoài thị trƣờng Trung Quốc - thị trƣờng tiêu thụ rau quả chính của Việt Nam trong năm qua, Việt Nam còn nằm gần các nƣớc có nhu cầu rau quả lớn nhƣ Nhật Bản (chuối và các loại rau mùa hè); vùng Viễn Đông nƣớc Nga (các loại quả nhiệt đới nhƣ vải, dứa, chuối, cam, quýt và các loại rau, gia vị); Hàn Quốc (các loại rau vụ đông). Đó là những yếu tố thuận lợi cho phát triển thị trƣờng xuất khẩu rau quả nƣớc ta. Khả năng thâm nhập thị trường các nước khác trong khu vực Đài Loan và Hàn Quốc là thị trƣờng xuất khẩu rau quả thứ hai của Việt Nam, chiếm khoảng 10% và 6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Khoảng cách đến các thị trƣờng này không quá xa nên chi phí vận chuyển là tƣơng đối thấp, hơn nữa nhu cầu và thu nhập của ngƣời dân ở đây lại cao. Các nƣớc ASEAN cũng là những thị trƣờng xuất khẩu rau quả quan trọng của Việt Nam, trong đó Singapore, Malaysia và Indonesia nhập khẩu 1-2 triệu USD/năm. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên và cơ cấu sản xuất tƣơng đối giống nhau, các nƣớc ASEAN đƣợc xem là những đối thủ cạnh tranh hơn là những thị trƣờng xuất khẩu tiềm năng. Trong khu vực ASEAN, thị trƣờng có nhiều tiềm năng phát triển là Singapore. Singapore là một trong những thị trƣờng tiêu thụ nhiều chủng loại rau quả trong khu vực châu Á, hàng năm nhập khẩu từ 1,2 - 1,4 triệu tấn rau quả các loại với tổng kim ngạch trị giá từ 550 đến 600 triệu USD. Trong số các loại rau quả
  57. 50 nhập khẩu vào Singapore thì rau quả tƣơi chiếm khoảng 80% vì tập quán tiêu dùng của ngƣời dân Singapore chủ yếu sử dụng rau quả tƣơi sống. Nguồn cung cấp rau quả tƣơi cho Singapore phần lớn là các nƣớc Đông Nam Á, trong đó Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 2 triệu USD/năm. Còn rau quả đã qua chế biến thì Singapore lại nhập chủ yếu từ các nƣớc có nền công nghiệp thực phẩm phát triển cao nhƣ các nƣớc tây Âu, Mỹ nhằm đảm bảo độ tin cậy về chất lƣợng vệ sinh. Do đó, nếu biết khai thác một cách hiệu quả, đây sẽ là thị trƣờng tiềm năng cho xuất khẩu rau quả tƣơi của Việt Nam trong thời gian tới. Khả năng thâm nhập trị trường Nhật Bản Hàng Năm Nhật Bản tiêu dùng 16 triệu tấn rau quả (trong đó khoai tây chiếm tới 5 triệu tấn). Hiện tại và trong những năm tới, Nhật Bản là khu vực đầy tiềm năng của nhiều loại rau quả nhƣ bắp cải, dƣa chuột, khoai tây, đậu quả các loại, dứa, cà chua, thanh long, tỏi, hoa Đây cũng là những mặt hàng mà nƣớc ta có năng lực sản xuất khá dồi dào. Năm 2003, Nhật Bản đã nhập khẩu một lƣợng rau quả giá trị khoảng trên 16 triệu USD từ Việt Nam. Tuy vậy, lƣợng kim ngạch này mới chỉ chiếm 0,4% tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của Nhật Bản. Xuất khẩu sang thị trƣờng Nhật Bản cũng nhƣ sang các thị trƣờng nhập khẩu lớn khác nhƣ EU, Hoa kỳ chỉ có thể thực hiện đƣợc khi các sản phẩm, bao bì đƣợc cải tiến đáp ứng yêu cầu chất lƣợng và mẫu mã, có giá thành cạnh tranh. Thêm vào đó, các nhà cung cấp cũng phải đảm bảo tính đồng nhất của sản phẩm và sự ổn định của nguồn hàng. Đây chính là những nguyên nhân chính khiến các nhà xuất khẩu Việt Nam khó tiếp cận đƣợc thị trƣờng các nƣớc phát triển. Sắp tới, rau quả Việt Nam xuất sang Nhật có thể gặp sẽ khó khăn do nƣớc này chuẩn bị áp dụng quy định mức giới hạn tối đa hoá chất (MRL) đối với thực phẩm nhập khẩu. Mức MRL dự kiến áp dụng lần này sẽ tập trung dƣ lƣợng thuốc trừ sâu và thuốc nấm. Các thực phẩm nhập khẩu nếu vi phạm quy định mới MRL này sẽ không đƣợc phép vào thị trƣờng. Hiện tại Nhật đã ban hành MRL đối với 242 chất hoá học. Riêng lần ày sẽ áp dụng cho 25 mặt hàng (đối với thuốc trừ sâu)