Luận văn Chính sách, pháp luật cạnh tranh của các nước - Bài học đối với Việt Nam

pdf 107 trang vanle 2650
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Chính sách, pháp luật cạnh tranh của các nước - Bài học đối với Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_chinh_sach_phap_luat_canh_tranh_cua_cac_nuoc_bai_ho.pdf

Nội dung text: Luận văn Chính sách, pháp luật cạnh tranh của các nước - Bài học đối với Việt Nam

  1. Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr•êng §¹i häc Ngo¹i th•¬ng Hµ Néi Hoµng ThÞ Ph•¬ng Lan chÝnh s¸ch, ph¸p luËt c¹nh tranh cña c¸c n•íc - Bµi häc ®èi víi ViÖt Nam Chuyªn ngµnh: KTTG&QHKTQT M· sè: 60.31.07 LuËn v¨n th¹c sü kinh tÕ Hà Nội - 2008
  2. Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr•êng §¹i häc Ngo¹i th•¬ng Hµ Néi Hoµng ThÞ Ph•¬ng Lan ChÝnh s¸ch, ph¸p luËt c¹nh tranh cña c¸c n•íc - Bµi häc ®èi víi ViÖt Nam Chuyªn ngµnh: KTTG&QHKTQT M· sè: 60.31.07 LuËn v¨n th¹c sü kinh tÕ Ng•êi h•íng dÉn khoa häc: TS. T¨ng V¨n NghÜa Hà Nội - 2008
  3. 1 môc lôc Danh mục các chữ viết tắt 1 Lời mở đầu 2 Chương I: Tổng quan về cạnh tranh và chính sách, pháp luật cạnh tranh 5 1.1. Khái niệm cạnh tranh 5 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh 5 1.1.2. Vai trò của cạnh tranh 6 1.1.3. Các hình thức biểu hiện của cạnh tranh 8 1.1.3.1. Căn cứ vào tính chất và mức độ can thiệp của công quyền vào đời sống kinh tế 8 1.1.3.2. Căn cứ vào tính chất và mức độ biểu hiện 9 1.1.3.3. Căn cứ vào mục đích, tính chất của các phương thức cạnh tranh 11 1.2. Sự phát triển của lý thuyết cạnh tranh 12 1.2.1. Lý luận cạnh tranh cổ điển 12 1.2.1.1. Lý luận cạnh tranh của Adam Smith 12 1.2.1.2. Lý luận cạnh tranh của John Stuart Mill 15 1.2.1.3. Lý luận cạnh tranh của Karl Mark 16 1.2.1.4. Lý luận cạnh tranh của John Bates Clark 18 1.2.1.5. Lý luận cạnh tranh theo trường phái Chicago 20 1.2.2. Lý luận cạnh tranh hiện đại 23 1.2.2.1. Lý luận cạnh tranh hoàn hảo 23 1.2.2.2. Lý luận cạnh tranh của trường phái Áo 24 1.2.2.3. Lý luận cạnh tranh tổ chức ngành 26 1.2.2.4. Lý luận lợi thế cạnh tranh quốc gia 28 1.2.3. Những thay đổi của lý luận cạnh tranh trong điều kiện hiện nay 30 1.2.3.1. Những thay đổi của lý luận cạnh tranh trong bối cảnh của các xu thế phát triển kinh tế thế giới ngày nay 30 1.2.3.2. Thay đổi từ cạnh tranh dựa vào lợi thế đến cạnh tranh dựa vào quy chế 31
  4. 2 1.2.3.3. Thay đổi từ cạnh tranh đối kháng sang cạnh tranh hợp tác 32 1.3. Tổng quan về chính sách, pháp luật cạnh tranh 33 1.3.1. Khái niệm chính sách, pháp luật cạnh tranh 33 1.3.1.1. Khái niệm chính sách cạnh tranh 33 1.3.1.2. Khái niệm pháp luật cạnh tranh 35 1.3.2. Vai trò của chính sách, pháp luật cạnh tranh 36 1.3.3. Những yêu cầu đặt ra trong xây dựng chính sách, pháp luật cạnh tranh 38 Chương II: Thực trạng về chính sách, pháp luật cạnh tranh của các nước và Việt Nam 40 2.1. Thực trạng về chính sách, pháp luật cạnh tranh của một số nước 40 2.1.1. Thực trạng về chính sách, pháp luật cạnh tranh của Pháp 40 2.1.2. Thực trạng về chính sách, pháp luật cạnh tranh của Canada 44 2.1.3. Thực trạng về chính sách, pháp luật cạnh tranh của Nhật Bản 48 2.2. Thực trạng về chính sách, pháp luật cạnh tranh của Việt Nam 54 2.2.1. Cạnh tranh trong lịch sử Việt Nam 54 2.2.1.1. Cạnh tranh trong giai đoạn trước năm 1986 54 2.2.1.2. Cạnh tranh trong giai đoạn từ năm 1986 - 2005 57 2.2.2. Thực trạng về chính sách, pháp luật cạnh tranh của Việt Nam hiện nay 62 2.2.2.1. Tổng quan về thực trạng chính sách, pháp luật cạnh tranh của Việt Nam hiện nay 62 2.2.2.2. Những đổi mới trong chính sách, pháp luật cạnh tranh của Việt Nam hiện nay 64 2.2.2.3. Những điểm hạn chế trong chính sách, pháp luật cạnh tranh của Việt Nam hiện nay 68 2.3. Bài học đối với việc hoàn thiện chính sách, pháp luật cạnh tranh của Việt Nam 71 Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật cạnh tranh của Việt Nam 75 3.1. Yêu cầu phải hoàn thiện chính sách, pháp luật cạnh tranh của Việt Nam 75
  5. 3 3.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách cạnh tranh của Việt Nam 76 3.2.1. Nâng cao nhận thức trong quá trình hoàn thiện chính sách cạnh tranh 77 3.2.2. Đảm bảo điều kiện cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong nước 78 3.2.3. Đảm bảo điều kiện cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam 79 3.2.4. Tăng sự phù hợp giữa chính sách cạnh tranh của Việt Nam với các quy định liên quan của WTO 81 3.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật cạnh tranh của Việt Nam 83 3.3.1. Hoàn thiện quy định kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh 84 3.3.1.1. Về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh 84 3.3.1.2. Về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền 85 3.3.1.3. Về tập trung kinh tế 87 3.3.2. Đối với nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh 90 3.3.3. Hoàn thiện các quy định nhằm tăng cường tính độc lập và hiệu quả của cơ quan quản lý cạnh tranh 93 3.3.4. Hài hòa hóa pháp luật cạnh tranh với các quy định của WTO 95 Kết luận 100 Tài liệu tham khảo 1011
  6. 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt AFTA Asean Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do Asean FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GATT General Agreement on Tariffs Hiệp định chung về thương mại and Trade và thuế quan IPO Initial Public Offering Phát hành lần đầu ra công chúng ODA Official Development Hỗ trợ phát triển chính thức Assistance SCM Subsidies and Countervailing Hiệp định trợ cấp và biện pháp Measures đối kháng SOE State Own Enterprise Doanh nghiệp quốc doanh TBT Technical Barriers to Trade Hiệp định các biện pháp hàng rào kỹ thuật thương mại WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
  7. 2 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Sau hơn 20 năm đổi mới nền kinh tế, Việt Nam đã ký các hiệp định hợp tác kinh tế - thương mại với EU (năm 1995), tham gia ASEAN (1995) và Khu vực mậu dịch tự do AFTA của ASEAN (2001), tham gia APEC (1998), Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực (2001). Ngày 11/1/2007, Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của WTO - tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu hiện nay. Điều này trở thành cột mốc quan trọng đánh dấu sự hội nhập sâu hơn, rộng hơn, mạnh mẽ hơn của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. Mặt khác, đây cũng là một thử thách to lớn vì sức ép cạnh tranh đối với doanh nghiệp và nền kinh tế sẽ trở nên gay gắt hơn. Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khó XI ngày 3/12/2004 đã thông qua Luật Cạnh tranh, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2005. Với 6 chương, 123 điều khoản, Luật Cạnh tranh là một trong những văn bản luật đồ sộ và có tầm quan trọng đặc biệt trong việc định hướng cho nền kinh tế thị trường đang hình thành. Luật Cạnh tranh đi vào cuộc sống sẽ góp phần làm cho thị trường ngày càng lành mạnh hơn; những hành vi độc quyền trong kinh doanh gây hậu quả tiêu cực trên thị trường, cộng đồng và người tiêu dùng sẽ bị hạn chế. Như vậy, một chính sách, pháp luật cạnh tranh phù hợp sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào nền kinh tế toàn cầu thành công hơn, từ đó, đưa vị thế của nền kinh tế lên một tầm cao mới. 2. Tình hình nghiên cứu: Đã có nhiều sách tham khảo, công trình nghiên cứu về chính sách, pháp luật cạnh tranh của Việt Nam, như: sách tham khảo “Tiến tới xây dựng pháp luật về cạnh tranh trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” của Nguyễn Như Phát và Bùi Nguyên Khánh, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 2001; “Cạnh tranh và xây dựng pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam”, chủ biên Nguyễn Như Phát/Trần Đình Hảo, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 2001; “Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam”, Đặng Vũ Huân,
  8. 3 Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2004. Các đề tài nghiên cứu khoa học như: “Cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng chính sách cạnh tranh trong nền kinh tế Việt Nam”, KS Lê Viết Thái, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) đề tài cấp bộ (Bộ Kế hoạch và đầu tư), năm 1998; “Cơ sở khoa học xác định mức độ hạn chế cạnh tranh của các thỏa thuận và các tiêu chí cho phép miễn trừ trong Luật cạnh tranh”, CN Trịnh Thị Thanh Thủy, Bộ Thương mại, năm 2004 Sau khi Luật Cạnh tranh được ban hành và có hiệu lực, một số sách về Luật Cạnh tranh cũng đã được xuất bản như: “Bình luận khoa học Luật Cạnh tranh”, Lê Hoàng Oanh, Nxb Chính trị quốc gia, 2005; “Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam”, TS. Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, ThS. Nguyễn Ngọc Sơn, Nxb Tư pháp, Hà Nội 2006. Ngoài ra còn có rất nhiều bài báo đóng góp cho việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật cạnh tranh của Việt Nam được đăng trên các tạp chí Nhà nước và pháp luật, Nghiên cứu kinh tế 3. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của đề tài là: - Làm rõ những vấn đề lý luận về cạnh tranh từ cổ điển đến hiện đại - Phân tích hệ thống chính sách, pháp luật cạnh tranh của các nước - Đánh giá về thực trạng thực thi chính sách, pháp luật cạnh tranh của Việt Nam; tìm ra giải pháp hoàn thiện tính hiệu quả, phù hợp giữa chính sách và pháp luật cạnh tranh với tình hình phát triển của nền kinh tế. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: Đánh giá được thực trạng của chính sách và pháp luật cạnh tranh của Việt Nam, trên cơ sở kết hợp với những phân tích về những thành công đã đạt được của chính sách, pháp luật cạnh tranh của một số nước đưa ra những giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật cạnh tranh của Việt Nam. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
  9. 4 Đối tượng nghiên cứu: các lý thuyết cổ điển và hiện đại về cạnh tranh, chính sách, pháp luật cạnh tranh của một số nước và Việt Nam bao gồm nội dung của luật cạnh tranh và kinh nghiệm thực thi luật cạnh tranh của các nước. Phạm vi nghiên cứu: các hành vi cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam, chính sách, pháp luật cạnh tranh của Việt Nam và một số nước trên thế giới. 6. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu trên cơ sở định lượng và định tính, phương pháp trích dẫn Đề tài cũng sử dụng những số liệu thống kê được lấy từ các nguồn trong và ngoài nước, thu thập từ các trang web, tài liệu hội thảo 7. Kết cấu của luận văn: Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính được chia thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan về cạnh tranh và chính sách, pháp luật cạnh tranh Chương 2: Thực trạng về chính sách và pháp luật cạnh tranh của một số nước và Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật cạnh tranh của Việt Nam
  10. 5 ch•¬ng i: tæng quan vÒ c¹nh tranh vµ chÝnh s¸ch, ph¸p luËt c¹nh tranh 1.1. Khái niệm cạnh tranh 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh Cạnh tranh là hành động ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích giành được sự tồn tại, sống còn, giành được lợi nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh, các phần thưởng hay những thứ khác[19]. Cạnh tranh được hiểu là hiện tượng tự nhiên, là mâu thuẫn quan hệ giữa các cá thể có chung một môi trường sống về một điều kiện nào đó mà các cá thể cùng quan tâm. Thuật ngữ cạnh tranh được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, thương mại, luật, chính trị, sinh thái, thể thao Trong lĩnh vực kinh tế, cạnh tranh là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung - cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, là cơ sở quan trọng bảo đảm cho tự do kinh doanh hợp pháp và mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội và người tiêu dùng. Hiện nay, có rất nhiều quan điểm, cách nhìn nhận khác nhau, tuy nhiên, tất cả đều có một điểm chung là công nhận cạnh tranh là động lực phát triển, làm lành mạnh hóa các hoạt động thị trường, bên cạnh đó, cạnh tranh cũng kéo theo những ảnh hưởng tiêu cực do cạnh tranh tất yếu phải dẫn đến có sự thắng thua. Như vậy, cạnh tranh chỉ xuất hiện khi trên thị trường có ít nhất hai chủ thể, hai nhà cung cấp khác nhau, chính vì vậy, cạnh tranh là sản phẩm riêng có của kinh tế thị trường, là linh hồn và là động lực cho sự phát triển của thị trường[17, trang 10]. Bản chất của cạnh tranh: cạnh tranh có bản chất kinh tế và bản chất xã hội. Về bản chất kinh tế, cạnh tranh là sự tranh đua giữa nhà sản xuất. Mục đích khi tham gia kinh doanh của các nhà Sản xuất là lợi nhuận, lợi nhuận là động lực gia nhập thị trường, đồng thời là thước đo sự thành công của nhà sản xuất. Lợi nhuận nhà sản
  11. 6 xuất có được tỷ lệ thuận với sự hài lòng, thỏa mãn mà họ mang lại cho người tiêu dùng, khách hàng, đối tác của mình. Người sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ cao hơn để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Cạnh tranh làm cho nhà sản xuất năng động, nhạy bén hơn, nắm bắt tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ, các nghiên cứu thành công mới nhất vào trong sản xuất, hoàn thiện cách thức tổ chức trong sản xuất, trong quản lý sản xuất để nâng cao năng xuất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Về bản chất xã hội, cạnh tranh chỉ xuất hiện khi nền kinh tế thực hiện được các điều kiện: i) công nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế với các hình thức sở hữu khác nhau. Cạnh tranh chỉ trở thành động lực phát triển khi các doanh nghiệp đến từ các thành phần kinh tế khác nhau có sự khác biệt về chủ sở hữu vốn, đường lối kinh doanh nhưng cùng chung mục đích là tìm kiếm lợi ích kinh tế; ii) cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại khi có sự tôn trọng quyền tự do kinh doanh trên thị trường của doanh nghiệp. Sự độc lập, tự chủ, tự do trong các hoạt động của doanh nghiệp sẽ phát huy tối đa khả năng, sức sáng tạo của doanh nghiệp, là bàn đạp để doanh nghiệp đưa ra những đối sách hiệu quả, phù hợp để có thể thành công trên thị trường. Tuy nhiên, nếu để quyền tự do của doanh nghiệp quá lớn sẽ tạo ra những hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế như những hành vi cạnh tranh không lành mạnh nên cần phải có hệ thống chính sách, pháp luật cạnh tranh để một mặt khuyến khích khả năng sáng tạo, mặt khác phải kiềm chế được những hành vi mang tính thủ đoạn nhằm tiêu diệt đối thủ của doanh nghiệp. 1.1.2. Vai trò của cạnh tranh Cạnh tranh làm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng Ba câu hỏi lớn mà các nhà sản xuất phải tìm được câu trả lời trước khi tham gia thị trường là sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào. Đáp án cho ba câu hỏi này thực chất chính là người tiêu dùng: người tiêu dùng đang cần gì, số lượng bao nhiêu, yêu cầu như thế nào. Người tiêu dùng được xem là đối tác của
  12. 7 doanh nghiệp, nếu có sự hợp tác thì doanh nghiệp thành công và ngược lại. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải tìm mọi cách để cho đối tác của mình hài lòng như nâng cao chất lượng, giảm giá thành, tăng các dịch vụ kèm theo Người tiêu dùng luôn được lựa chọn giữa nhiều doanh nghiệp cung cấp sản phẩm khác nhau nên họ sẽ quyết định đến với doanh nghiệp nào mà nhu cầu của họ được thỏa mãn tốt nhất và phù hợp với khả năng tài chính của họ. Các doanh nghiệp còn muốn làm hài lòng người tiêu dùng hơn nữa nhằm tạo sự trung thành lâu dài của người tiêu dùng với doanh nghiệp, đảm bảo sự tăng trưởng dài hạn cho doanh nghiệp. Cạnh tranh đảm bảo sử dụng các nguồn lực sản xuất một cách hiệu quả Để có thể thành công trong cạnh tranh, các doanh nghiệp đều tìm cách hạ giá thành, giảm chi phí sản xuất. Để có thể giảm được chi phí sản xuất, các doanh nghiệp buộc phải sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn lực sản xuất. Điều này khiến cho các nguồn lực sản xuất như vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên được khai thác và sử dụng hiệu quả hơn. Hiện nay, các doanh nghiệp đã thực hiện hoạch định nguồn lực sản xuất như một cách để tăng tính hiệu quả trong sử dụng nguồn lực sản xuất, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đây cũng là cơ sở để cùng với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (được trình bày ở phần dưới) theo xu hướng thân thiện với môi trường, cạnh tranh đóng vai trò gián tiếp trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Cạnh tranh thúc đẩy việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật Hai cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần 1 và 2 diễn ra đã cho thấy vai trò quan trọng của việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh. Khoa học kỹ thuật giúp nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày nay còn là cuộc tranh đua trong ứng dụng các thành tựu, tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh. Muốn chiến thắng trong cạnh tranh, các doanh nghiệp không có sự lựa chọn nào khác là phải bắt kịp với những thay đổi của khoa học kỹ thuật hiện đại.
  13. 8 Cạnh tranh đặt ra yêu cầu liên tục đổi mới trong sản xuất, kinh doanh Liên tục đổi mới, liên tục cải tiến là sự đảm bảo cho sự thành công của doanh nghiệp trong cạnh tranh trên thị trường sẽ kéo dài được bao lâu. Quá trình liên tục đổi mới một mặt khiến cho doanh nghiệp không bị lâm vào tình trạng thụt lùi, lạc hậu, mặt khác, theo kinh nghiệm của những doanh nghiệp thành công trên thị trường, trọng tâm của việc cải tiến liên tục còn là nhắm vào việc xác định các nguyên nhân tiềm tàng của các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm và loại bỏ chúng bằng cách cải tiến quy trình sản xuất, kinh doanh. Điều kiện để cạnh tranh hình thành là nền kinh tế thị trường, và trong nền kinh tế thị trường, khả năng sáng tạo của các chủ thể kinh doanh luôn được coi trọng. Những sáng tạo không mệt mỏi của con người chính là quá trình liên tục đổi mới nhằm tạo chỗ đứng vững chắc cho doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh. 1.1.3. Các hình thức biểu hiện của cạnh tranh Trên thị trường có nhiều hình thức biểu hiện khác nhau của cạnh tranh, góc độ nghiên cứu khác nhau thì có các hình thức biểu hiện khác nhau. Các hình thức biểu hiện của cạnh tranh được phân loại dựa trên 3 căn cứ sau: 1.1.3.1. Căn cứ vào tính chất và mức độ can thiệp của công quyền vào đời sống kinh tế Cạnh tranh tự do Cạnh tranh tự do là hình thái thị trường thoái khỏi mọi sự can thiệp của nhà nước. Hình thái cạnh tranh tự do ra đời cùng phương thức sản xuất tư bản thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, theo đó, giá cả được hình thành dưới sự chi phối của quan hệ cung cầu và của các thế lực thị trường. Cạnh tranh tự do đưa ra mô hình cạnh tranh mà ở đó các chủ thể tham gia hoàn toàn chủ động trong xây dựng và thực hiện các chiến lược, kế hoạch kinh doanh của mình. Mô hình cạnh tranh tự do ra đời cùng với học thuyết “bàn tay vô hình” của Adam Smith. Đây là thời kỳ không có “bàn tay hữu hình”, nhà nước và pháp luật được xem là kẻ thù của cạnh tranh, khuyết tật của thị trường được bùng phát và gây ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội.
  14. 9 Ngày nay, do sự khác biệt về quyền lợi, chủ sở hữu giữa các thành phần kinh tế đòi hỏi phải có sự cân bằng, hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia hoạt động thị trường, đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững nên sự tự do của các doanh nghiệp bị giới hạn bằng các quy định pháp luật. Cạnh tranh tự do được thay thế bằng cạnh tranh có sự điều tiết của nhà nước. Cạnh tranh có sự điều tiết của nhà nước Cạnh tranh có sự điều tiết của nhà nước là hình thức cạnh tranh có sự can thiệp của nhà nước thông qua các chính sách và công cụ pháp luật nhằm điều tiết các quan hệ cạnh tranh theo xu hướng phát triển trật tự, công bằng và lành mạnh. Cạnh tranh tự do đã gây ra tình trạng các nguồn lực sản xuất bị khai thác tràn lan, lãng phí; các hành vi lừa gạt, trục lợi của các chủ thể tham gia thị trường. “Bàn tay vô hình” chỉ có vai trò điều tiết khi mối quan hệ giữa các chủ thể là bình đẳng và lành mạnh, trong khi thực tế để có được và duy trì được mối quan hệ này là điều không thể, chính vì vậy, cần phải có “bàn tay hữu hình” của nhà nước - bộ máy quyền lực tối cao để khắc phục và sửa chữa những khuyết tật của nền kinh tế. 1.1.3.2. Căn cứ vào tính chất và mức độ biểu hiện Cạnh tranh hoàn hảo Cạnh tranh hoàn hảo là hình thức cạnh tranh mà quyết định của người mua và người bán không làm ảnh hưởng đến giá cả của thị trường. Trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giá cả của sản phẩm được hình thành hoàn toàn dựa trên quan hệ cung cầu, quy luật giá trị, không có sự chi phối, can thiệp của bất cứ quyền lực nào. Cạnh tranh hoàn hảo chỉ tồn tại được khi có đủ các điều kiện sau: i) mỗi doanh nghiệp trong ngành chỉ chiếm một thị phần đủ nhỏ sao cho không can thiệp được đến sự biến động của giá cả; ii) sản phẩm tham gia trên thị trường phải đồng nhất vì nếu có sự khác biệt trong các sản phẩm sẽ tạo ra quyền lực cho doanh nghiệp ở các mức độ khác nhau; iii) các yếu tố đầu vào của quy trình sản xuất được lưu thông tự do và các doanh nghiệp có cơ hội như nhau trong tiếp cận các yếu tố đầu vào; iv) thông tin trên thị trường là hoàn hảo, các chủ thể tham gia thị trường có nhận thức
  15. 10 đầy đủ, kiến thức hoàn hảo về giá hiện tại, giá tương lai, chi phí và những cơ hội kinh tế; v) không có sự tồn tại của bất cứ rào cản gia nhập thị trường nào, thị trường cạnh tranh hoàn hảo cho phép sự gia nhập thị trường một cách tự do đối với tất cả các doanh nghiệp tiềm năng. Trong mô hình cạnh tranh hoàn hảo, các quan hệ thị trường tồn tại trong trạng thái tĩnh. Tuy nhiên, trên thực tế mối quan hệ qua lại giữa các chủ thể, sự biến động không ngừng của các yếu tố, cũng như việc trang bị một “kiến thức hoàn hảo” cho các chủ thể tham gia thị trường là điều không thể nên cạnh tranh hoàn hảo là hình thức cạnh tranh chỉ tồn tại trên lý thuyết. Cạnh tranh không hoàn hảo Cạnh tranh không hoàn hảo là hình thức cạnh tranh trái ngược với cạnh tranh hoàn hảo, trong đó, các chủ thể có đủ sức mạnh thị trường có thể chi phối giá cả các sản phẩm của mình trên thị trường. Cạnh tranh hoàn hảo có hai loại: độc quyền nhóm và cạnh tranh mang tính độc quyền. Cạnh tranh mang tính độc quyền là hình thức cạnh tranh sản phẩm, trong đó mỗi doanh nghiệp đều có mức độ độc quyền nhất định do họ có sản phẩm riêng có của mình. Mức độ độc quyền phụ thuộc vào khả năng tạo sự khác biệt giữa sản phẩm của mình so với sản phẩm của các doanh nghiệp khác. Hình thức cạnh tranh này tồn tại nhiều trong các sản phẩm như hóa mỹ phẩm, ô tô, may mặc Độc quyền nhóm là hình thức cạnh tranh xuất hiện trong một số ngành chỉ có một số ít nhà sản xuất và các nhà sản xuất đều nhận thức được rằng giá cả sản phẩm của mình không chỉ phụ thuộc vào sản lượng của mình mà còn phụ thuộc vào hoạt động của các đối thủ cạnh tranh trong ngành đó. Độc quyền nhóm hình thành trong các lĩnh vực sản xuất ô tô, xi măng, thép, caosu Về độc quyền, là hiện tượng tồn tại khi chỉ có một doanh nghiệp duy nhất kinh doanh hoặc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường mà không có sự thay thế của các sản phẩm hoặc các chủ thể kinh doanh khác. Doanh nghiệp độc quyền có thể là độc quyền nguồn cung (độc quyền bán) hoặc độc quyền nguồn cầu (độc quyền mua) trên thị trường. Độc quyền được hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau bao
  16. 11 gồm: i) từ quá trình cạnh tranh. Kết quả của quá trình cạnh tranh là sự tích lũy lợi nhuận và các nguồn lực thị trường vào doanh nghiệp chiến thắng, bên cạnh đó là sự ra đi của các doanh nghiệp thất bại đã hình thành nên doanh nghiệp độc quyền; ii) từ yêu cầu về công nghệ sản xuất sản phẩm. Có những sản phẩm đòi hỏi số vốn lớn và trình độ công nghệ cao, trong khi chỉ có một số nhà sản xuất mới đáp ứng được yêu cầu nên khi tiến hành đầu tư họ đã tạo được thế độc quyền; iii) từ sự tồn tại của các rào cản thị trường. Chính sách bảo hộ của nhà nước, sự trung thành của khách hàng, doanh nghiệp có lợi thế chi phí tuyệt đối đều là những rào cản làm hạn chế các doanh nghiệp khác gia nhập thị trường; iv) từ sự tích tụ tập trung kinh tế. Tập trung kinh tế diễn ra thông qua hoạt động mua lại, sáp nhập, liên doanh, hợp nhất doanh nghiệp. Độc quyền có vai trò thúc đẩy sự tích tụ và tập trung các nguồn lực, phát triển về khoa học kỹ thuật; tuy nhiên độc quyền sẽ thủ tiêu cạnh tranh và gây ra những tác động tiêu cực như người tiêu dùng bị thiệt hại, gây ra lãng phí cho xã hội do chi phí doanh nghiệp bỏ ra để củng cố và giữ vững vị trí độc quyền bằng mọi giá, bóp méo chi phí sản xuất, tạo ra sức ỳ cho chính bản thân doanh nghiệp độc quyền 1.1.3.3. Căn cứ vào mục đích, tính chất của các phương thức cạnh tranh Cạnh tranh lành mạnh là hình thức cạnh tranh trong sáng, cạnh tranh bằng tiềm năng vốn có của doanh nghiệp, phù hợp với các chuẩn mực đạo đức kinh doanh. Cạnh tranh lành mạnh mang lại lợi ích cho người tiêu dùng thông qua nâng cao chất lượng sản phẩm, giá thành hợp lý; mang lại lợi ích cho xã hội thông qua phát triển khoa học kỹ thuật, sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn lực sản xuất Cạnh tranh không lành mạnh là hình thức cạnh tranh trái ngược với cạnh tranh lành mạnh, trong đó, các doanh nghiệp cạnh tranh bằng các hành vi không phù hợp với chuẩn mực đạo đức kinh doanh, vô tình hoặc cố ý gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh hoặc bạn hàng. Một trong các điều kiện để cạnh tranh tồn tại là tôn trọng quyền tự do của các chủ thể tham gia thị trường nên đây là lý do để các chủ thể có thể có những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, chính vì vậy, cần phải có pháp luật cạnh tranh để hạn chế, xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
  17. 12 1.2. Sự phát triển của lý thuyết cạnh tranh 1.2.1. Lý luận cạnh tranh cổ điển Cuối thế kỷ XVII, với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa càng khẳng định được vị trí trong nền kinh tế thế giới. Các công trường thủ công tư bản chủ nghĩa ra đời ngày càng nhiều trong cả lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp. Việc gia tăng của cải khiến cho những giải thích của phái trọng thương về nguồn gốc của cải không còn đủ sức thuyết phục, thực tế đòi hỏi phải có sự thay đổi quan điểm lý luận. Chủ nghĩa trọng thương ra đời vào thế kỷ XV và tan rã vào cuối thế kỷ XVII, tư tưởng kinh tế nổi bật của chủ nghĩa trọng thương là cho rằng của cải của một quốc gia chỉ có thể tăng lên bằng con đường ngoại thương và nhiệm vụ của ngoại thương là phải xuất siêu. Sự phát triển của giai cấp tư sản sản xuất đòi hỏi phải có quan điểm kinh tế cho mình để bảo vệ quyền lợi của giai cấp mình, đồng thời thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa tư bản so với phương thức sản xuất phong kiến. Trường phái tư sản cổ điển ra đời đã đáp ứng được yêu cầu đó, đại diện cho trường phái này là chủ nghĩa tự do kinh tế cổ điển. Chủ nghĩa tự do kinh tế cổ điển xuất hiện chủ yếu ở Anh và Pháp, là hai nước tư bản chủ nghĩa phát triển nhất ở thế kỷ XIX ở châu Âu. Nhưng sự phát triển của chủ nghĩa tự do kinh tế cổ điển thực sự phát triển vào cuối thế kỷ XVIII dưới bàn tay của Adam Smith và sau đó là các học giả tiêu biểu khác của trường phái cổ điển đã tổng hợp thành lý luận hoàn chỉnh, trong đó có những lý luận về cạnh tranh. 1.2.1.1. Lý luận cạnh tranh của Adam Smith Adam Smith sinh năm 1723 tại Kirkcaldy, Scotland. Năm 14 tuổi ông đã vào học đại học ở trường đại học Glasgow, chuyên ngành triết học đạo đức, sau này ông trở thành giáo sư triết học tại chính ngôi trường này. Tác phẩm đầu tiên của ông là “Lý thuyết về những xúc cảm đạo đức“ xuất bản năm 1759. Tuy nhiên, tác phẩm mang lại cho ông sự nổi tiếng và giàu có là cuốn “Của cải của các dân tộc“ được xuất bản năm 1776. Ngược lại với cuốn “Lý thuyết về những xúc cảm đạo đức“,
  18. 13 “Của cải của các dân tộc“ giả định rằng con người hành động theo lợi ích cá nhân, với lập luận rằng một cá nhân hành động vì bản thân sẽ đóng góp tốt cho cộng đồng[13, trang 56, 57]. Adam Smith cũng là người đầu tiên nhìn thấy lợi ích từ việc có cạnh tranh nhiều hơn và ủng hộ các chính sách thúc đẩy cạnh tranh. Điều này đòi hỏi nhà nước giảm bớt sự can thiệp vào nền kinh tế, cũng như những hành động ngăn chặn khuynh hướng và tình trạng độc quyền. Adam Smith chủ trương tự do cạnh tranh. Ông cho rằng, cạnh tranh có thể phối hợp với kinh tế một cách nhịp nhàng, có lợi cho xã hội. Cạnh tranh trong quá trình của cải của quốc gia tăng lên chủ yếu diễn ra thông qua thị trường và giá cả, do đó, cạnh tranh có quan hệ chặt chẽ với cơ chế thị trường. Với quan điểm lấy chủ nghĩa cá nhân làm cơ sở, Smith nhận định rằng, trong tự do cạnh tranh, các cá nhân chèn ép nhau khiến cho mỗi cá nhân phải thực hiện công việc của mình một cách tốt nhất, cố gắng ở mức độ cao nhất. Cạnh tranh có thể khơi dậy nỗ lực chủ quan của mỗi người, từ đó, của cải tăng lên. Quan điểm của Adam Smith về vai trò của cạnh tranh được thể hiện trên các khía cạnh sau[3, trang 73, 74, 75]: - Cạnh tranh có thể khiến cho cung cầu cân bằng nhau. Trong điều kiện cạnh tranh, nhiều nhà sản xuất phải cạnh tranh với nhau nên họ phải thường xuyên quan tâm đến những biến động của cầu, bên cạnh đó, còn phải đánh giá sự biến động của cung tùy theo sự biến động của tình hình cầu, từ đó phán đoán chính xác số lượng các loại hàng hóa có thể thích ứng với những thay đổi của cung cầu, của cạnh tranh. - Cạnh tranh thúc đẩy lao động và điều tiết việc phân phối yếu tố tư bản một cách hợp lý. Cạnh tranh kích thích nhiệt tình lao động, kích thích người lao động nắm vững và thành thạo các kỹ năng, kỹ xảo, nâng cao năng lực làm việc. Việc tuyển chọn lao động khiến cho các chủ thể phải cạnh tranh với nhau làm cho tiền lương có xu hướng tăng lên hoặc giảm xuống, tự do di chuyển sức lao động giữa các ngành. Về tư bản, do cạnh tranh các nhà tư bản theo đuổi lợi nhuận khiến cho tư bản chảy vào ngành có lợi nhuận nhiều nhất. - Cạnh tranh có lợi cho xã hội. Cạnh tranh giữa các ngành khiến cho tiền lương và lợi nhuận có xu hướng tiến tới quyền lợi ngang bằng và tài nguyên xã hội
  19. 14 được phân phối một cách hợp lý. Cạnh tranh trong ngành luôn gay gắt khiến cho xu hướng đẩy giá tăng ít đi, đồng thời chất lượng sản phẩm cũng tăng lên tương ứng. Adam Smith cũng phản đối tình trạng độc quyền. Quan điểm này được thể hiện rõ trong những lập luận của ông nhằm phản đối quan điểm sử dụng thuế quan bảo hộ để bảo vệ ngành non trẻ[13, trang 61]. Quan điểm này cho rằng, khi một nước phát triển sản xuất một ngành mới, các doanh nghiệp trong nước phải nhận được sự bảo hộ cho tới khi có kinh nghiệm đầy đủ. Smith cho rằng bảo hộ ngành non trẻ có thể tạo ra tình trạng độc quyền và làm sai lệch nguồn vốn khan hiếm chảy vào ngành độc quyền này. Với quan điểm độc quyền là kẻ thù của tự do thương mại, của việc mở rộng thị trường và là kẻ thù của tăng trưởng kinh tế nhanh, Smith chỉ ra 4 hậu quả của độc quyền: i) dẫn tới giá cao hơn đối với người tiêu dùng, khi số lượng doanh nghiệp càng ít và quy mô càng lớn thì họ dễ hợp lực với nhau để tăng giá; ii) là kẻ thù với quản lý tốt, trong khi cạnh tranh buộc các nhà quản lý phải sắp xếp công việc hiệu quả và tìm ra cách cải tiến cách quản lý thì độc quyền triệt tiêu những tác động này; iii) doanh nghiệp độc quyền có khả năng tạo áp lực với nhà nước để ủng hộ vị trí độc quyền của họ hơn là các doanh nghiệp cạnh tranh, điều này có thể dẫn tới hậu quả là các bộ luật tồi, mang tính áp đặt có thể được thông qua; iv) dẫn tới phân bổ sai nguồn lực, các nhà độc quyền có thể đặt giá cao để hoạt động sản xuất phát triển, nguồn lực sẽ chảy vào ngành độc quyền không phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường, của xã hội mà chỉ vì do tình trạng độc quyền[13, trang 61]. Smith có cái nhìn lạc quan về chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh theo nghĩa nó nâng cao mức sống và làm cho mọi người giàu có lên, nhưng ông đã không nhìn thấy mặt trái của tăng trưởng kinh tế là thất nghiệp, ô nhiễm, sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo Tuy nhiên, những phân tích về tác động tích cực của cạnh tranh và sự điều tiết của thị trường trong sự vận hành kinh tế vẫn có giá trị lý luận lớn cho đến thời đại ngày nay.
  20. 15 1.2.1.2. Lý luận cạnh tranh của John Stuart Mill John Stuart Mill sinh năm 1806 tại London, là một nhân vật chuyển tiếp quan trọng trong kinh tế học. Mặc dù ông được xem là một phần của trường phái cổ điển nhưng trên những phương diện khác, ông là bậc tiền bối quan trọng của trường phái biên bắt đầu nổi lên vào cuối thế kỷ XIX[13, trang 106]. Với rất nhiều tác phẩm như “Hệ thống logic“ (1843), “Các nguyên lý của Kinh tế chính trị học“ (1848), “Bàn về tự do“ (1859), “Chủ nghĩa công lợi“ (1863) , Mill đã có nhiều cống hiến quan trọng cho kinh tế học. Một vài trong số những đóng góp này đã mở rộng và hoàn thiện phân tích kinh tế cổ điển, những đóng góp khác mở ra những lối đi mới bằng phân tích các hiện tượng kinh tế như là những mối quan hệ so sánh và sự đánh đổi. Mill cũng có những đóng góp trong phạm vi rộng mà ở đó kinh tế học và triết học đan xen nhau. Những đóng góp này giải thích nền tảng triết học của kinh tế học, và bắt đầu đưa ra những lý lẽ chứng minh cho tự do cá nhân và hạn chế sự can thiệp của nhà nước vào các vấn đề kinh tế và xã hội. Về cạnh tranh, Mill đã bổ sung lý luận cạnh tranh của Adam Smith, ông cho rằng, có thể cạnh tranh không phải là sự kích thích tốt nhất như mong muốn, nhưng là sự kích thích cần thiết và đến bao giờ những tiến bộ mới không cần dựa vào cạnh tranh nữa thì chưa ai đoán được. Nếu Smith ủng hộ cạnh tranh, ủng hộ chủ nghĩa tự do cạnh tranh thì trong lý luận về tự do của Mill, tự do không chỉ là mấu chốt trong chính trị học và đạo đức học - tự do theo nghĩa hẹp, mà còn là tự do xã hội - tự do theo nghĩa rộng. Chủ nghĩa tự do của Mill xây dựng theo nguyên tắc của chủ nghĩa công lợi, ông đưa mọi vấn đề liên quan đến phạm trù đạo đức như theo đuổi lợi ích cá nhân, thỏa mãn dục vọng vào phạm trù công lợi và tôn là nguyên tắc đạo đức cao nhất, cuối cùng của đời người[3, trang 78, 79, 80]. Về tự do kinh tế, Mill cho rằng, trao đổi mua bán có thể làm cho hàng hóa vừa tốt vừa rẻ nên cần phải bảo vệ tự do giao dịch. Để ngăn ngừa, lừa đảo trong thương mại, cần phải có sự quản lý chung, tuy nhiên, nên để các chủ thể kinh doanh tự xử lý công việc của mình, không nên kiểm soát hành vi kinh tế. Ông cho rằng, khi theo
  21. 16 đuổi mục tiêu cá nhân hợp pháp, bao giờ cũng có người thành công, kẻ thất bại; và nếu cuộc chơi là công bằng thì kẻ thất bại phải thừa nhận thực tế. Mill cho rằng, vừa phải khuyến khích mọi người theo đuổi tự do của bản thân mình, vừa phải tiến hành sự can thiệp chung để bảo vệ chính nghĩa xã hội. Mill coi trọng việc chính phủ không can thiệp vào tự do cá nhân. Ông đưa ra ba sự can thiệp của chính phủ sẽ bị phản đối: i) can thiệp vào những việc mà lẽ ra để cá nhân làm thì tốt hơn chính phủ làm; ii) làm những việc tuy để cá nhân làm thì chưa hẳn đã tốt bằng giao cho quan chức chính phủ làm, nhưng nếu xét về tinh thần cá nhân thì để họ làm những việc ấy thì có thể tăng cường năng lực chủ động, rèn luyện năng lực phán đoán của họ; iii) làm những việc không cần thiết để gia tăng quyền lực, có khả năng xảy ra tai họa, đây là trường hợp dễ bị phản đối nhất. Trong tác phẩm “Bàn về tự do“, Mill đã một lần nữa lập luận về quan điểm tự do của ông là thị trường tự do là tốt đẹp, chủ yếu bởi vì nó cho phép mỗi cá nhân phát triển tối đa, trong khi đó, trước ông, Adam Smith ủng hộ thị trường tự do vì nó tối đa hóa đời sống vật chất. 1.2.1.3. Lý luận cạnh tranh của Karl Mark Karl Mark sinh năm 1818 trong một gia đình trung lưu Do thái ở Trier, Đức. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông đã say sưa nghiên cứu triết học, đặc biệt là triết học Hegel. Trong 33 năm cuối đời thì ông lại dành hết thời gian cho kinh tế học. Những nghiên cứu của ông chủ yếu về sự vận hành của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và phân tích những vấn đề nảy sinh trong chủ nghĩa tư bản[13, trang 114]. Karl Mark không có lý luận cạnh tranh riêng mà quan điểm về cạnh tranh của ông được thể hiện xuyên suốt trong lý luận về giá trị, tư bản, giá trị thặng dư. Theo ông, sự ra đời và tồn tại của cạnh tranh phải dựa vào hai điều kiện là phân công xã hội và chủ thể lợi ích đa nguyên. Trong đó, phân công xã hội là sản phẩm tất yếu của sự phát triển của xã hội loài người tới một giai đoạn nhất định, có phân công xã hội thì có trao đổi, thị trường và có cạnh tranh. Sự tồn tại chủ thể lợi ích đa nguyên quyết định mỗi chủ thể có lợi ích kinh tế riêng, việc theo đuổi lợi ích riêng ấy tạo nên động lực cạnh tranh. Cạnh tranh gây ra sự tác động qua lại lẫn nhau giữa những
  22. 17 nhà tư bản có lợi ích riêng, từ đó điều tiết sự phân phối tư bản và các tài nguyên kinh tế - xã hội giữa các ngành sản xuất khác nhau, làm cho giá cả dao động, thúc đẩy phát triển kỹ thuật sản xuất, thay đổi kết cấu tổ chức kinh tế, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển và nền kinh tế - xã hội tăng trưởng. Trọng tâm trong nghiên cứu về cạnh tranh của K. Mark là cạnh tranh giữa những người sản xuất và cạnh tranh giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Trên cơ sở đó, ông chỉ ra ba góc độ cạnh tranh: cạnh tranh giá thành thông qua nâng cao năng suất lao động giữa các nhà tư bản nhằm thu được giá trị thặng dư siêu ngạch; cạnh tranh chất lượng thông qua nâng cao giá trị sử dụng hàng hóa, cải thiện chất lượng hàng hóa để thực hiện được giá trị hàng hóa; cạnh tranh giữa các ngành thông qua việc gia tăng tính lưu động của tư bản nhằm chia nhau giá trị thặng dư. Ba góc độ cạnh tranh này diễn ra xoay quanh sự quyết định của giá trị, sự thực hiện giá trị, phân phối giá trị thặng dư, và tạo nên nội dung cơ bản trong lý luận cạnh tranh của K. Mark. Lý luận cạnh tranh của ông bao gồm chủ yếu các mặt sau[3, trang 90, 91, 92, 93]: - Quy luật cạnh tranh tác động cùng với quy luật giá trị thặng dư. Cạnh tranh trong nền kinh tế hàng hóa lấy quy luật giá trị làm tiền đề. Quy luật giá trị điều tiết sự phân phối các yếu tố sản xuất, kích thích lực lượng sản xuất phát triển, đào thải sự lạc hậu và dựa trên tiền đề công bằng, ngang giá trong trao đổi hàng hóa. Khi trao đổi không ngang giá thì quan hệ kinh tế bị bóp méo, quy luật giá trị không phát huy được tác dụng, cạnh tranh không phải là cạnh tranh năng suất sản xuất mà là cạnh tranh cá lớn nuốt cá bé. Như vậy, quy luật cạnh tranh do quy luật giá trị thặng dư thúc đẩy, lấy quy luật giá trị làm trục quay, tác động vào các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. - Cạnh tranh là sức mạnh thúc đẩy gia tăng giá trị thặng dư tương đối. Sản xuất giá trị thặng dư tương đối bằng cách rút ngắn thời gian lao động xã hội tất yếu trên tiền đề nâng cao năng suất lao động xã hội. Việc nâng cao năng suất lao động xã hội được thực hiện thông qua việc các doanh nghiệp theo đuổi giá trị thặng dư siêu ngạch. Do đó, cạnh tranh diễn ra tự do hơn, triệt để hơn, những hiện tượng mạnh thắng yếu thua diễn ra nổi bật hơn.
  23. 18 - Cạnh tranh thúc đẩy sự lưu động các yếu tố sản xuất và phân phối lại tài nguyên. Để thắng trong cạnh tranh, nhà tư bản phải đầu tư để mở rộng sản xuất, áp dụng kỹ thuật mới, giảm chi phí xản xuất, nâng cao năng suất lao động. Năng suất lao động lại do trình độ kỹ thuật sản xuất, quy mô sản xuất và mức độ mở rộng Sản xuất kinh doanh quyết định. Kết quả làm cho tư bản, sức lao động không ngừng di chuyển từ ngành này (ngành có lợi nhuận thấp) sang ngành khác (ngành có lợi nhuận cao), cạnh tranh cũng phát triển từ cạnh tranh trong nội bộ ngành sang cạnh tranh giữa các ngành. Cạnh tranh càng phát triển, các loại tài nguyên kinh tế xã hội càng không ngừng được phân phối lại, không ngừng điều chỉnh và tối ưu hóa kết cấu ngành, kết cấu lao động, từ đó thúc đẩy tập trung sản xuất và tích lũy tư bản. - Cạnh tranh là cơ chế điều tiết việc phân phối lợi nhuận. Sự phân chia giá trị thặng dư giữa các nhà tư bản chịu tác động bởi cơ chế cạnh tranh, tác dụng của cơ chế cạnh tranh lại chịu ảnh hưởng bởi sự bình quân hóa lợi nhuận. Quá trình bình quân hóa lợi nhuận cũng là quá trình cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các nhà tư bản chia nhau và chiếm hữu giá trị thặng dư. Lý luận cạnh tranh của Karl Mark được nghiên cứu trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do. Chính vì vậy, cạnh tranh tư bản chủ nghĩa gắn chặt với tình trạng sản xuất vô chính phủ. Do bối cảnh lịch sử nên nghiên cứu của Karl Mark vẫn có những hạn chế nhất định. Ông dường như đã đánh giá thấp tính linh động của hệ thống tư bản và khả năng thay đổi nhằm cứu vãn chính bản thân nó. Ông cũng đánh giá thấp khả năng một chính phủ dân chủ xuất hiện từ cuộc xung đột giữa tư bản và lao động, và đưa ra những chính sách nhằm xoa dịu những khía cạnh nghiệt ngã, đôi khi thối nát của chủ nghĩa tư bản. Dù vậy, Karl Mark cùng với Adam Smith và John Maynard Keynes vẫn được coi là 3 nhân vật vĩ đại nhất trong lịch sử kinh tế học. 1.2.1.4. Lý luận cạnh tranh của John Bates Clark John Bates Clark sinh năm 1847 tại Provindence, Rhode Island. Trong thời gian giảng dạy kinh tế học tại Đại học Columbia, ông đã tham gia thành lập Hiệp hội Kinh tế Mỹ, hiện nay là tổ chức lớn nhất và danh giá nhất trên thế giới, sau này ông cũng trở thành chủ tịch của Hiệp hội. Clark là một trong số những người phát
  24. 19 hiện ra một cách độc lập ý niệm lợi ích biên và năng suất biên vào cuối thế kỷ XIX. Ông cũng nghiên cứu tác động của những hãng độc quyền lớn và những công đoàn lao động có sức mạnh lớn đối với nền kinh tế Mỹ, ông lập luận rằng khi những quyền lực kinh tế đó còn tồn tại thì chúng cần bị hạn chế[13, trang 169]. Đóng góp quan trọng của Clark vào kinh tế học là việc phát triển “Lý thuyết phân phối theo năng suất biên“ nhằm giải thích những nguyên lý quyết định thu nhập mà những người khác nhau có thể nhận được, và do vậy là những nguyên lý ảnh hưởng đến phân phối thu nhập trong nền kinh tế. Ngoài ra, ông còn có những nghiên cứu quan trọng về cạnh tranh và độc quyền. Clark cho rằng, cạnh tranh là một lực lượng tích cực trong nền kinh tế vì nó có xu hướng bảo đảm rằng mọi người thu được phần phân chia công bằng, hay giá trị phần đóng góp biên của họ vào sản xuất. Trong điều kiện cạnh tranh, nếu người chủ trả cho công nhân ít hơn sản phẩm biên của họ thì công nhân sẽ đi tìm người chủ khác. Người công nhân đó rất có thể tìm được một công việc vì các hãng khác có lợi từ việc thuê người đó. Hãng đó sẽ thu được lợi nhuận gia tăng cộng với sản phẩm biên của công nhân. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh không có cạnh tranh trong việc tuyển dụng giữa các hãng thì công nhân sẽ bị hạn chế về khả năng lựa chọn và phải chấp nhận mức tiền công do ông chủ đưa ra. Cách phân tích trên cho thấy bất cứ điều gì cản trở cạnh tranh đều không tốt và đáng bị phản đối. Điều này bao gồm cả việc liên đoàn đe dọa đình công và sử dụng mối đe dọa đó để đòi mức lương cao hơn sản phẩm biên của công nhân. Tuy nhiên, những cản trở cạnh tranh cũng có thể do các hãng sản xuất gây ra, từ đó, Clark bắt đầu nghiên cứu độc quyền, một dạng khác của cạnh tranh không hoàn hảo và những thông lệ kinh doanh cản trở cạnh tranh. Clark cho rằng độc quyền và độc quyền nhóm là những hiện tượng tự nhiên, các hãng lớn với sức mạnh độc quyền chưa bao giờ thực sự là vấn đề vì tiềm năng cạnh tranh của nó. Nếu một hãng thu được siêu lợi nhuận hoặc lợi nhuận độc quyền thì các hãng khác sẽ nhanh chóng ra nhập ngành để tìm kiếm phần lợi nhuận cao này. Ngoài ra, ông cũng lập luận rằng, các hãng sản xuất lớn lạm dụng sức mạnh
  25. 20 độc quyền thì người tiêu dùng và liên đoàn lao động sẽ cố gắng dùng luật pháp và tòa án để đòi giảm giá và phá vỡ tình trạng độc quyền. Tuy nhiên, ông cũng nhận ra rằng trong quá trình độc quyền, một vài nhà sản xuất có thể đặt mức giá của họ thấp hơn chi phí sản xuất. Đây là một trong những hành động nhằm đẩy đối thủ cạnh tranh ra khỏi ngành và tiến tới thâu tóm sức mạnh độc quyền và thu được lợi nhuận cao hơn trong tương lai. Khi việc làm này được tiến hành trong nước thì được gọi là “đặt giá thôn tính“, khi do một hãng sản xuất nước ngoài thực hiện thì được gọi là “bán phá giá“. Để giải quyết vấn đề này cần phải ngăn chặn các phương pháp cạnh tranh không công bằng. Một chủ đề xuyên suốt nghiên cứu kinh tế học của J. B. Clark là tầm quan trọng của cạnh tranh giữa các hãng. Ông cho rằng cạnh tranh là cần thiết để bảo đảm rằng mọi người đều được trả phần mà họ đóng góp trong quá trình sản xuất và rằng chúng ta đều có phần phân phối thu nhập công bằng; cạnh tranh cũng là cần thiết để kiềm chế các hãng lớn lạm dụng sức mạnh kinh tế của họ. Mặc dù những thành tựu của Clark chưa đưa ông lên ngang hàng với các nhà kinh tế trường phái cận biên châu Âu, nhưng ông vẫn là nhà kinh tế học Mỹ xuất sắc nhất cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Châu Âu là trung tâm của tư tưởng kinh tế trong thời đại Clark sống và làm việc, nhưng Clark vẫn là người đứng đầu các nhà kinh tế học tiêu biểu của Mỹ mà sau này đã trở lên rất hùng hậu. 1.2.1.5. Lý luận cạnh tranh theo trường phái Chicago Hoa Kỳ bắt đầu thực hiện việc kiểm soát tập trung kinh tế từ hơn 100 năm nay. Hoa Kỳ l Hoa Kỳ (anti trust: kiểm soát, khống chế độc quyền và phá bỏ cản trở cạnh tranh). Sau Chiến tranh thế giới thứ II, tư tưởng chống Trust đã mau chóng phổ biến sang Anh, Pháp và các nước bại trận. Đạo luật Sherman của Mỹ năm 1890, và một
  26. 21 số luật chống độc quyền sau này của Mỹ (như Đạo luật Robinson năm 1936) được ban hành để bổ sung việc bảo vệ của pháp luật đối với “sự tự do hợp đồng” trước những thoả thuận hạn chế “bất hợp lý” và âm mưu cưỡng ép bằng việc tăng cường các biện pháp bảo vệ về mặt pháp luật cho người tiêu dùng, “quyền được bán” của các nhà Sản xuất nhỏ, và “mô hình Jefferson về các nhà kinh doanh và đối thủ cạnh tranh nhỏ, bất chấp một số những chi phí xã hội có thể có về khía cạnh giảm sút hiệu quả”. Từ những năm 70 của thế kỷ XX, ở Hoa Kỳ xuất hiện rất nhiều học thuyết về cạnh tranh, trong đó có đề cập đến vai trò của Nhà nước trong kiểm soát tập trung kinh tế. Trong số các học thuyết đó, Trường phái Chicago về kiểm soát độc quyền đã gây được ảnh hưởng mạnh mẽ. Theo trường phái này, cạnh tranh là cuộc chạy đua để xác định những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất, nhà nước có vai trò đảm bảo trật tự chung và chỉ nên can thiệp vào cạnh tranh một cách hạn chế. Để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, các cơ quan kiểm soát độc quyền (trong đó có kiểm soát tập trung kinh tế) nên xem xét ảnh hưởng của hành vi độc quyền dưới hai tiêu chí cơ bản: i) đối với sự phân bổ có hiệu quả của mọi nguồn lực kinh tế; ii) đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - xét từ chi phí giao dịch hoặc quy mô sản xuất. Kể từ những năm 80, Trường phái Kinh tế học Chicago đã có ảnh hưởng quan trọng đến việc xử lý những xung đột giữa các mục tiêu pháp lý của chính sách chống độc quyền với các mục tiêu kinh tế khác của chính phủ (ví dụ như bảo vệ sự tự do hợp đồng, tự do của người tiêu dùng và quyền được cạnh tranh của những thành viên nhỏ). Cụ thể, các toà án Hoa Kỳ đã tiến hành giải quyết những xung đột này trên cơ sở tiêu chí về hiệu quả kinh tế chứ không phải dựa trên những lập luận về mặt pháp lý hoặc tính “bất hợp lý” của những hạn chế. Chỉ trong một số trường hợp, như luật án lệ về chống độc quyền trong lĩnh vực độc quyền kinh tiêu thì các toà án của Hoa Kỳ mới tiếp tục áp dụng cách tiếp cận “quyền công dân” trong đó sự khiếu nại của các đại lý độc quyền kinh tiêu riêng lẻ về việc không có sự kiểm soát thích hợp hoạt động độc quyền kinh tiêu này vẫn có vị trí tối quan trọng .
  27. 22 Trường phái Chicago gắn liền với tên tuổi của Milton Friedman. Năm 1932, ông được nhận vào chương trình sau đại học của khoa Kinh tế trường Đại học Chicago. Đại học Chicago đã mở ra cho Friedman một thế giới huy hoàng của kinh tế học, nơi ông khám phá những chân trời mới và có cơ hội tham gia vào những dự án nghiên cứu nghiêm túc. Cùng với George J. Stigler (Giải Nobel 1982), ông góp phần phục hưng trường phái Chicago sau Thế chiến II, biến Khoa Kinh tế thành nơi tụ hợp và đào tạo nên những nhà kinh tế lỗi lạc với nhiều nhà kinh tế học đạt giải Nobel Kinh tế[13, trang 356]. Sự phục hưng trường phái Chicago không chỉ là việc bành trướng ảnh hưởng của Khoa Kinh tế Chicago trong ngành kinh tế học nói riêng, mà còn là sự bành trướng chính môn kinh tế học thành một đế chế trong khoa học xã hội, với tham vọng giải thích sự vận động của lịch sử cũng như nhiều hành vi cá nhân và xã hội trên những nền tảng căn bản của kinh tế học. Về M. Friedman, ông luôn cho rằng sự cạnh tranh tư nhân không bị ràng buộc sẽ tạo ra kết quả tốt hơn so với các hệ thống nhà nước. Khi bị cáo buộc là đã đi quá trớn với quan điểm chống sự can thiệp của nhà nước, ông nói “thế hệ nào cũng vậy, phải có một ai đó đi hết con đường, và đấy là lý do mà tôi tin tôi đang làm”. Cùng với trường phái Chicago, Friedman đã cho rằng, trường phái Chicago có nghĩa là một niềm tin mạnh mẽ ở chính quyền tối thiểu và nhấn mạnh thị trường tự do như một phương cách kiểm soát Kinh tế. Năm 1962, ông xuất bản tác phẩm “Chủ nghĩa tư bản và Tự do” (Capitalism and Freedom) trong đó nêu rõ những gì chính phủ nên làm và không nên làm, nhằm kiến tạo một xã hội thịnh vượng mà vẫn bảo đảm được quyền tự do cho các công dân của mình. Quan điểm chủ đạo xuyên suốt tác phẩm này là chính phủ chỉ nên đóng vai trò tối thiểu, như làm người bảo đảm pháp luật và trật tự xã hội, phân định quyền sở hữu, duy trì và chỉnh sửa luật chơi cho các tác nhân kinh tế, bảo đảm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, cung cấp một hệ thống tiền tệ thống nhất, khuyến khích cạnh tranh và chống độc quyền, cung cấp dịch vụ hỗ trợ người khuyết tật và trẻ vị thành niên.
  28. 23 1.2.2. Lý luận cạnh tranh hiện đại Từ đầu thế kỷ XX, hướng phát triển cuả kinh tế học phương Tây là trào lưu tư tưởng kinh tế theo chủ nghĩa nhà nước can thiệp, trào lưu này thách thức trào lưu tư tưởng của chủ nghĩa tự do kinh tế. Trong bối cảnh này, một yêu cầu đặt ra là cần dần dần vứt bỏ giáo điều lấy cạnh tranh hoàn hảo làm mô hình cạnh tranh hiện thực; cạnh tranh không phải là quá trình tĩnh mà là quá trình có thay đổi. Đây cũng chính là lý luận cạnh tranh của trưởng phái cổ điển mới. 1.2.2.1. Lý luận cạnh tranh hoàn hảo Kinh tế học cổ điển mới bắt đầu từ cuộc “cách mạng cận biên“ của những năm 70 thế kỷ XIX. Lý luận của Kinh tế học cổ điển mới gồm các lĩnh vực kinh tế vi mô, lý luận hành vi người tiêu dùng, lý luận về Sản xuất và phân phối. Các học giả nổi tiếng theo lý luận cạnh tranh hoàn hảo là Alfred Marshall, William Stanley Jevons, Léon Walras, trong đó, nổi bật nhất là Alfred Marshall. Trường phái cổ điển mới cho rằng, giá cả hàng hóa và các yếu tố sản xuất do cung cầu trên thị trường quyết định. Marshall đưa ra quan điểm “hai lưỡi kéo“ cung và cầu sẽ quyết định giá cả và lượng mỗi hàng hóa được sản xuất ra. Ông lập luận, cạnh tranh sẽ đẩy giá thực tế đến giá cân bằng. Nếu giá cao hơn mức cân bằng, các hãng sản xuất sẽ không thể bán cái mà họ sản xuất ra và sẽ làm dự trữ tăng lên, điều này khiến hãng sản xuất biết rằng họ phải giảm giá và cắt giảm sản xuất. Tuy nhiên, nếu giá đặt dưới mức cân bằng thì tình trạng thiếu hụt sẽ xảy ra, người tiêu dùng sẽ xếp hàng để mua một lượng hàng hóa giới hạn. Các hãng kinh doanh nhận thấy điều này như một tín hiệu để tăng giá, tăng sản xuất[13, trang 151, 152]. Cạnh tranh hoàn hảo là hạt nhân của trường phái kinh tế cổ điển mới. Thị trường được giả định là không có độc quyền, không có cọ sát, tự động giữ được cân đối; nhà sản xuất và người tiêu dùng được giả định là có được đầy đủ thông tin như nhau, nghĩa là con người kinh tế. Trong mô hình cạnh tranh hoàn hảo không có năng suất động do tăng trưởng và phát triển kinh tế tạo ra, như vậy, không có bất kỳ sự thay đổi căn bản nào về kết cấu và chức năng của thể chế cạnh tranh kinh tế.
  29. 24 Về thể chế kinh tế cạnh tranh hoàn hảo, thu nhập và của cải được phân phối rộng khắp nên chính phủ không cần có kế hoạch phân phối lại thu nhập. Vì những tiến bộ kỹ thuật có sức phá hoại bị gạt ra khỏi lĩnh vực cạnh tranh hoàn hảo nên không phải tính toán việc trả giá cho việc tăng trưởng kinh tế hoặc công nghiệp hóa. Thực tế thể chế kinh tế cạnh tranh hoàn hảo là thể chế tự do phóng túng của những người kinh doanh nhỏ, trong đó không có vấn đề chính sách kinh tế, sức chi phối cạnh tranh, người sản xuất và người tiêu dùng đều không có sức chi phối thị trường. Các nhà kinh tế cổ điển mới cho rằng mô hình cạnh tranh hoàn hảo có tác dụng tốt do hai nhân tố quan trọng là: mô hình cạnh tranh hoàn hảo chú ý đầy đủ tới vấn đề hiệu quả phân phối hoặc sử dụng một cách tối ưu tài nguyên kinh tế; mô hình cạnh tranh hoàn hảo là mô hình hướng về người tiêu dùng. Tuy nhiên, mô hình kinh tế cạnh tranh hoàn hảo lại tồn tại những hạn chế quan trọng như: i) mô hình này không phản ánh được thể chế kinh tế thực tế với những nhà sản xuất quy mô lớn và các doanh nghiệp độc quyền đầu sỏ; ii) mô hình cạnh tranh hoàn hảo không làm rõ được vấn đề nảy sinh và mở rộng sức chi phối thị trường; iii) không đề cập tới những vấn đề đang được các nước phát triển đặc biệt quan tâm là ô nhiễm môi trường, phân biệt chủng tộc và nghèo đói, tăng trưởng kinh tế bền vững[3, trang 109, 110]. Mặc dù còn những hạn chế trên nhưng lý luận giá cả, được xây dựng trong mô hình cạnh tranh hoàn hảo vẫn là hòn đá tảng cho lý luận kinh tế hiện đại. 1.2.2.2. Lý luận cạnh tranh của trường phái Áo Trường phái Áo ra đời vào những năm 80 của thế kỷ XIX, với đặc trưng dựa vào phương pháp phân tích tâm lý chủ quan để giải thích hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội, là trường phái “ích lợi cận biên“ có ảnh hưởng lớn nhất, còn gọi là “trường phái tâm lý“. Đặc điểm chủ yếu của trường phái Áo là: i) giữ vững nguyên tắc chủ nghĩa cá nhân về phương pháp luận, việc tìm hiểu động cơ và thái độ của các cá nhân thành viên xã hội là con đường duy nhất tìm hiểu xã hội; ii) nhấn mạnh sự không hoàn bị về tri thức và thông tin trong xã hội hiện thực là điều không thể tránh khỏi; iii) không tin chủ nghĩa tập thể, từ đó không tin quan điểm cho rằng
  30. 25 chính phủ làm tốt hơn cá nhân; iv) phản đối việc định lượng hóa vấn đề kinh tế vì trong kinh tế học không có cái gì vĩnh hằng về số lượng. Học giả tiêu biểu cho trường phái Áo là Joseph Schumpeter, ông cũng giữ vai trò mở đường cho trường phái này. Joseph Schumpeter (1883 - 1850) đã từng là Bộ trưởng Bộ tài chính Áo, sau này là giáo sư tại Đại học Havard và là người đầu tiên không phải gốc Mỹ giữ chức Chủ tịch Hiệp hội Kinh tế Mỹ[3, trang 242]. Trong tác phẩm “Lý luận phát triển kinh tế“ (1911), Schumpeter đã đưa ra lý luận sáng tạo và lý luận cạnh tranh ở trạng thái động. Ông cho rằng, phát minh và đổi mới của các hãng sản xuất là động lực đằng sau các chu kỳ kinh tế dài hạn. Schumpeter là một trong số những nhà kinh tế học đầu tiên nghiên cứu về các chu kỳ kinh doanh. Ông đã xác định 3 loại chu kỳ khác nhau: i) chu kỳ Kitchin xảy ra trong 3-4 năm; ii) chu kỳ Juglar kéo dài 8-11 năm; iii) chu kỳ kinh doanh dài hạn Kondratieff kéo dài từ 45-50 năm[3, trang 242, 243]. Theo ông, phát minh được tài trợ bởi tín dụng ngân hàng, dẫn tới đổi mới và gieo mầm thịnh vượng. Điều này sẽ nhanh chóng thu hút những người bắt chước khác và sự đổi mới ban đầu dẫn tới thịnh vượng kinh tế. Tuy nhiên sẽ có người bắt chước không hiệu quả và có nhiều người bắt chước dẫn tới tình trạng bùng nổ kinh doanh, dẫn tới suy thoái và đại suy thoái. Các phát minh tích lũy trong thời kỳ suy giảm sẽ nằm lại trong tình trạng sẵn sàng để bắt đầu một chu kỳ tăng trưởng mới. Theo Schumpeter, sáng tạo, tổ chức lại công ty và vòng tuần hoàn có tính chất chu kỳ là nhân tố then chốt của năng suất động, điều này được thể hiện trên những khía cạnh sau[13, trang 121, 122, 123]: - Cạnh tranh hoàn hảo không phải là mẫu mực về năng suất lý tưởng, đánh giá những điều lợi hại, được mất của hình thức tổ chức ngành không thể chỉ căn cứ vào lợi ích trong một thời điểm mà phải có cái nhìn xa hơn. Cạnh tranh hoàn hảo có nghĩa là tự do gia nhập bất cứ ngành nào. Tuy nhiên, mô hình cạnh tranh hoàn hảo chỉ tương đối thích hợp khi nền kinh tế chỉ sản xuất một số hàng hóa quen thuộc bằng các phương pháp định sẵn; nhưng khi có một lĩnh vực mới ra đời thì cạnh tranh hoàn hảo sẽ tự nhiên biến mất.
  31. 26 - Độc quyền không xóa bỏ cạnh tranh mà chỉ làm thay đổi phương thức cạnh tranh. Theo Schumpeter có nhiều phương tiện cạnh tranh: cạnh tranh giá cả, cạnh tranh chất lượng, cạnh tranh tiêu thụ, cạnh tranh sản phẩm mới, cạnh tranh kỹ thuật mới, cạnh tranh nguồn cung ứng mới, cạnh tranh loại hình tổ chức mới. Sự ra đời của các tổ chức độc quyền không có nghĩa là cạnh tranh suy yếu, mà khiến cho cạnh tranh tĩnh trở thành cạnh tranh động, chuyển theo hướng cạnh tranh có độ sâu hơn. - Độc quyền có lợi cho việc giảm nhẹ tiêu điều và dao động kinh tế. Doanh nghiệp theo mô hình cạnh tranh hoàn hảo có năng suất kém nhất là năng suất kỹ thuật nên khi có tiến bộ kỹ thuật mới hoặc tác động xấu từ bên ngoài thì dễ bị đổ vỡ hơn các doanh nghiệp lớn. Lý luận sáng tạo này của Schumpeter có tác dụng giải thích khá tốt đối với kinh tế thông tin và kinh tế tri thức ngày nay. Tuy nhiên, những lý luận của ông về độc quyền vẫn không tác động đến được chính sách chống độc quyền, chính sách chống độc quyền vẫn là trọng tâm chính sách tổ chức ngành của các nước. 1.2.2.3. Lý luận cạnh tranh tổ chức ngành Lý luận tổ chức ngành là lý luận dựa trên cơ sở kinh tế học vi mô để phân tích một cách cụ thể quan hệ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành với độc quyền nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa cạnh tranh và năng suất. Về mặt lý luận, kinh tế học cổ điển mới không có nội dung cơ bản về phân tích kết cấu kinh tế - xã hội và lịch sử tổ chức ngành đã trở thành một môn khoa học độc lập. Đến năm 1921, trong các nhà kinh tế học phương Tây hình thành hai trào lưu mới: chủ nghĩa cổ điển mới đẩy lý luận cạnh tranh hoàn hảo tới chỗ cực đoan, nhấn mạnh năng suất của thể chế cạnh tranh; chủ nghĩa hiện thực nghiên cứu các điều kiện thực tế do độc quyền tạo ra, các nguồn thông tin mới và tác dụng của chúng trong thực tế. Trào lưu thứ hai này được coi là cơ sở cho việc sáng lập ra lý luận tổ chức ngành. Điều này được đánh dấu bằng các tác phẩm cạnh tranh độc quyền và cạnh tranh không hoàn hảo được công bố thời kỳ đó. Tiêu biểu là tác phẩm “Kinh tế học về cạnh tranh không hoàn hảo“ của Joan Robinson công bố năm 1933 đã phân tích các ngành nằm giữa ngành có cạnh tranh rất mạnh với nhiều hãng nhỏ và ngành chỉ
  32. 27 có một hãng. J.Robinson (1903 - 1983) là nhà kinh tế học người Anh, là giảng viên Đại học Cambridge, một trong những người sáng lập ra kinh tế học hậu Keynes[3, trang 291]. Robinson đã giải thích được tại sao cạnh tranh không hoàn hảo lại được đặc trưng bởi sản xuất không đủ và nguồn lực không được tận dụng hết, do các hãng lớn muốn tạo thêm doanh thu bằng cách tăng giá và sản xuất ít đi. Do vậy, cạnh tranh không hoàn hảo có thể giải thích cho tình trạng thất nghiệp lan tràn tại các nước công nghiệp thời kỳ đó. Trong lý thuyết sự phân biệt giá cả, Robinson đã là người đầu tiên giải thích các nguyên lý và kết quả của việc các hãng lớn có sức mạnh độc quyền đặt giá khác nhau. Bà chỉ ra rằng, phân biệt giá chỉ có thể xảy ra đối với tình trạng độc quyền và cạnh tranh không hoàn hảo. Thông qua phân biệt giá, các hãng độc quyền có thể tăng doanh thu và lợi nhuận của mình. Để thực hiện phân biệt giá, các hãng cần phân đoạn thị trường thành 2 phần: những người tiêu dùng bằng lòng và có thể trả giá cao, những người tiêu dùng nhạy cảm về giá. Sau đó, hãng cần có một cách thức nào đó để đặt giá cao với nhóm đầu, ví dụ như đặt giá khác nhau vào thời điểm khác nhau trong ngày[3, trang 292, 293]. Lý luận tổ chức ngành tuân theo nguyên tắc của chủ nghĩa kết cấu, phán đoán tính chất cạnh tranh của một ngành không thể chỉ căn cứ vào hành vi thị trường hoặc hiệu quả thị trường, mà phải căn cứ vào kết cấu thị trường - kết cấu của ngành do một hay một số doanh nghiệp đầu sỏ chi phối hay phân tán trong nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khuôn khổ lý luận và nội dung của lý luận tổ chức ngành dựa trên trật tự logic, công thức “phép chia ba“ (S - C - P Paradigm). S - C - P Paradigm được triển khai trên cơ sở mô hình cạnh tranh độc quyền, đặc điểm chủ yếu là: nghiên cứu kinh nghiệm để kiểm chứng công thức “kết cấu - hành vi - hiệu quả“; trọng điểm nghiên cứu nhằm vào vấn đề tình trạng doanh nghiệp và độ tập trung; lấy “ngành“ thay cho “doanh nghiệp“ làm đơn vị nghiên cứu cơ bản[13, trang 114]. Lý luận tổ chức ngành có đặc trưng nghiên cứu theo phương pháp thực chứng, có hệ thống tương đối hoàn chỉnh và có tính khả thi, phản ánh được tình hình thực tế, phân tích định lượng, là một trong những môn kinh tế học có tính chất thực
  33. 28 nghiệm. Tuy nhiên, lý luận tổ chức ngành vẫn có những hạn chế nhất định như phương pháp phân tích mang tính một chiều; vẫn lấy doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận làm tiền đề giả định; giả định người sản xuất và người tiêu dùng có ý thức, có thông tin hoàn hảo và có thể khiến cho thị trường tự cân bằng 1.2.2.4. Lý luận lợi thế cạnh tranh quốc gia Lý luận lợi thế cạnh tranh quốc gia là của Michael Eugene Porter (1947), là nhà khoa học về quản lý nổi tiếng ở Mỹ, giáo sư Học viện thương mại trường Đại học Harvard kiêm cố vấn tư vấn của nhiều công ty lớn và tổ chức chính phủ trên thế giới, là một trong những nhân vật có uy tín về sách lược cạnh tranh và sức cạnh tranh quốc tế trên thế giới ngày nay. Lý luận của Porter về lợi thế cạnh tranh nhằm giải thích hiện tượng thương mại quốc tế ở góc độ doanh nghiệp tham gia cạnh tranh quốc tế. Porter cho rằng, của cải nhiều hay ít là do năng suất quyết định. Năng suất sản xuất phụ thuộc vào môi trường cạnh tranh của mỗi nước, môi trường cạnh tranh sinh ra trong một khuôn khổ mà về kết cấu giống như một viên kim cương có 4 cạnh cơ bản, còn được gọi là “Lý luận hình viên kim cương“. Theo lý luận này, nhân tố kích thích, sức ép cạnh tranh và doanh nghiệp chủ chốt, thể chế, công trình hạ tầng, năng lực quan sát và kỹ năng của con người đều có tác dụng trụ cột trong việc nâng cao năng suất của một quốc gia và một lĩnh vực nào đó. Theo Porter, nếu một ngành nào đó của một quốc gia ở vào thế bất lợi khi cạnh tranh với nước ngoài, nhưng vẫn là ngành có năng suất cao tương đối của nền kinh tế trong nước thì năng lực liên tục thúc đẩy năng suất tăng lên của nước ấy sẽ bị đe dọa. Do đó, nếu lý giải được nguyên nhân thành công hay thất bại của một nước nào đó trong ngành mũi nhọn, kỹ thuật cao và có năng suất cao thì cũng lý giải được lý do khiến nước ấy thực hiện được hay không sự phồn vinh kinh tế. Trong lý luận của mình, Porter dành cho chính phủ và doanh nghiệp một vai trò mới, có tính chất xây dựng và khả thi trong tiến trình nâng cao sức cạnh tranh và thực hiện phồn vinh kinh tế. Đối với chính phủ, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là tích cực tạo ra môi trường thúc đẩy nâng cao năng suất. Chính phủ cần giảm bớt sự
  34. 29 can thiệp trong những lĩnh vực như hàng rào thương mại, định giá ; nhưng ở những lĩnh vực khác như bảo vệ cạnh tranh, tiến hành giáo dục và nâng cao tố chất thì chính phủ cần phải phát huy vai trò tích cực của mình. Điều này có nghĩa là chính phủ cần phải tạo ra môi trường tốt cho cạnh tranh, chứ không phải trực tiếp tham gia cạnh tranh. Đối với doanh nghiệp, trong tác phẩm “Lợi thế cạnh tranh quốc gia“ (1990), ông cho rằng nhiều lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nằm ở ngoài doanh nghiệp, nó bắt nguồn từ sự định vị về mặt địa lý. Quan điểm về sự định vị địa lý của ông đã được thừa nhận ngày càng rộng rãi. Theo quan điểm này, ở cấp ngành, sự cạnh tranh gay gắt có thể sẽ làm giảm lợi nhuận ở nơi sở tại, nhưng lại khiến ngành ở nơi sở tại ấy đi trước đối thủ cạnh tranh là người nước ngoài. Ở cấp doanh nghiệp, ở nơi sở tại có rất nhiều tài nguyên và kỹ năng được các tư liệu về chiến lược của doanh nghiệp chú ý tới. Hơn nữa, tập hợp ngành giúp cho các doanh nghiệp có được quan hệ cung ứng hàng, bổ sung cho nhau về mặt sản phẩm. Vấn đề định vị địa lý có ảnh hưởng tới kết cấu ngành và lợi thế cạnh tranh[3, trang 134]. Sau khi nghiên cứu lịch sử phát triển và lịch sử tham gia cạnh tranh quốc tế của nhiều ngành tại nhiều nước, Porter cho rằng, quá trình tham gia cạnh tranh quốc tế của các ngành ở các nước đại thể trải qua bốn giai đoạn tiến dần như sau: giai đoạn một là giai đoạn chạy đua các yếu tố sản xuất, giai đoạn hai là chạy đua đầu tư, giai đoạn ba là chạy đua sáng tạo, giai đoạn bốn là chạy đua của cải. Trong bốn giai đoạn này, ba giai đoạn đầu là thời kỳ tăng trưởng sức cạnh tranh quốc tế của ngành, giai đoạn bốn là thời kỳ sức cạnh tranh quốc tế của ngành giảm. Lý luận của Porter về lợi thế cạnh tranh quốc gia rất giàu tính gợi mở, có giá trị cao đối với các doanh nghiệp, các quốc gia trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa ngày nay. Ông đã cho thấy tính phong phú, phức tạp của toàn bộ thế giới cạnh tranh hiện thực. Lý luận về lợi thế cạnh tranh quốc gia của ông rất có giá trị ứng dụng trong thực tiễn, và thực tế đã có nhiều nước vận dụng lý luận này của ông.
  35. 30 1.2.3. Những thay đổi của lý luận cạnh tranh trong điều kiện hiện nay 1.2.3.1. Những thay đổi của lý luận cạnh tranh trong bối cảnh của các xu thế phát triển kinh tế thế giới ngày nay Xu thế phát triển kinh tế thế giới ngày nay là xu thế Kinh tế tri thức, toàn cầu hóa, khu vực hóa. Theo đó lý luận kinh tế cũng có những xu hướng phát triển triển, đồng thời, lý luận cạnh tranh quốc tế cũng có sự thay đổi đáng kể. Trong nền kinh tế tri thức, kết cấu các yếu tố sản xuất có thay đổi căn bản, cách thức sản xuất từ chỗ tập trung trên quy mô lớn chuyển sang phân tán linh hoạt, doanh nghiệp cần có hình thức kết cấu hữu cơ, linh hoạt, có tính thích ứng cao, đó là loại tổ chức mềm. Để giành phần thắng trong cạnh tranh, doanh nghiệp phải thành lập những tổ chức theo kiểu đội xung kích để triệt để phát huy tinh thần sáng tạo cá nhân và phối hợp tập thể. Mục đích của việc làm này không chỉ nhằm tăng cường dân chủ trong quản lý hoặc dùng máy tính thay cho nhiều khâu quản lý trung gian, mà quan trọng hơn cả là năng suất[3, trang 160]. Không giống như trong nền kinh tế công nghiệp, trong nền kinh tế tri thức, cơ chế quyết định hành vi kinh tế, quan niệm cạnh tranh đều có sự thay đổi. Theo đó, sự thành công hay thất bại trên thương trường phụ thuộc vào việc lý giải đầy đủ cơ chế phản hồi của sự tự phủ định và tự tăng cường trên thị trường, tức cơ chế thù lao giảm dần và tăng dần. Hai cơ chế này có tác dụng đan xen nhau với mức độ khác nhau tại các thời điểm khác nhau trên thị trường. Chính vì vậy, việc doanh nghiệp định vị được chính xác vị trí của mình trong mạng lưới là việc rất quan trọng. doanh nghiệp tiến hành cạnh tranh không chỉ thông qua cạnh tranh sản phẩm mà còn thông qua xây dựng mạng lưới. Mạng lưới này là liên minh lỏng lẻo gồm các công ty, được xây dựng dựa trên sự phối hợp và xử lý thông suốt quan hệ giữa các doanh nghiệp. Dựa trên sự tin cậy lẫn nhau, doanh nghiệp giữ địa vị thống trị trên mạng lưới không nên tìm cách chiếm mọi sản phẩm, phải để cho các doanh nghiệp phụ thuộc sống nhờ trong mạng lưới[3, trang 162, 163]. Để có được lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế tri thức, doanh nghiệp phải biết tận dụng mọi cơ hội và phương pháp xây dựng mạng lưới. Quan điểm cạnh
  36. 31 tranh của người lãnh đạo đưa ra trong bối cảnh hiện nay phải vượt qua được giới hạn của doanh nghiệp, ngành, quốc gia. 1.2.3.2. Thay đổi từ cạnh tranh dựa vào lợi thế đến cạnh tranh dựa vào quy chế Adam Smith đã đưa ra “Học thuyết chi phí tuyệt đối“ đặt cơ sở lý luận cho học thuyết thương mại quốc tế. Sau này, trên cơ sở học thuyết chi phí tương đối của Adam Smith, David Ricardo phát triển thành học thuyết chi phí so sánh. Ricardo đã chứng minh cơ sở phân công trong thương mại quốc tế không chỉ là sự khác nhau của chi phí tuyệt đối. Khoảng cách về chi phí so sánh giữa các quốc gia là cơ sở phân công trong thương mại quốc tế. Khái niệm lợi thế so sánh cũng chính là chi phí cơ hội được ứng dụng vào thương mại quốc tế, và quan điểm này vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Từ giữa thế kỷ XIX đến trước chiến tranh thế giới lần thứ I là thời kỳ tự do cạnh tranh phát triển, có tác dụng quan trọng trong phát triển lực lượng Sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sau khi bước vào thời kỳ chủ nghĩa đế quốc, rất ít nước thực hiện chính sách tự do thương mại. Đến sau chiến tranh thế giới lần thứ II, với sự ra đời của Hiệp định chung về thương mại và thuế quan - GATT, thị trường vào năm 1947 thì thương mại quốc tế dần dần được tự do hóa. GATT ra đời trong bối cảnh chủ nghĩa thương mại bảo hộ đang rất phát triển ở các nước trên thế giới. Chính vì vậy, mặc dù lấy tự do thương mại làm cơ sở lý luận nhưng trong bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới, cùng với trình độ phát triển kinh tế của các nước không giống nhau nên chịu sức ép của chính sách thương mại bảo hộ cũng không giống nhau nên GATT đã lựa chọn chính sách thương mại nước đôi, vừa kêu gọi tự do vừa cho phép áp dụng một số biện pháp bảo hộ thương mại. Sau này, vào những năm 80 của thế kỷ XX, do thực tế thoát khỏi khủng hoảng kinh tế nhờ có sự kết hợp giữa “bàn tay vô hình“ và “bàn tay hữu hình“, áp dụng chính sách nhà nước can thiệp có tính chất tích cực trên cơ sở cạnh tranh của các nước châu Âu và Hoa Kỳ; bên cạnh đó, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có những bước phát triển thần kỳ nhờ vào sự kết hợp này, các nước phương Tây đã đưa ra lý
  37. 32 luận thương mại mới. Hai luận điểm quan trọng của lý luận thương mại mới là: cạnh tranh thị trường không hoàn hảo; doanh nghiệp và chính phủ có thể sử dụng hành vi sách lược để tác động vào quan hệ thương mại và phúc lợi. Mặc dù khi vận dụng vào thực tiễn, lý luận thương mại mới vẫn còn nhiều hạn chế nhưng nhiều quan điểm vẫn cho rằng, sự lựa chọn tối ưu của chính phủ là thực thi các quy tắc sách lược có điều kiện và có tính chất hợp tác. Theo đó, nếu áp dụng sách lược hợp tác vô điều kiện thì sẽ khiến các chính phủ có thể hy sinh lợi ích của nước mình. Còn với sách lược hợp tác có điều kiện, đây chính là mối quan hệ giữa “cây gậy“ và “củ cà rốt“, củ cà rốt tự do thương mại được hậu thuẫn bằng biện pháp trả đũa là cái gậy. Đây là biện pháp tối ưu để tăng cường quan hệ hợp tác giữa chính phủ các nước[3, trang 180]. Cạnh tranh quốc tế là quá trình động, liên tục biến đổi nên doanh nghiệp và chính phủ cần phải xác định được một cách chính xác vị trí của mình để lựa chọn được hình thức cạnh tranh phù hợp cạnh tranh dựa trên lợi thế so sánh, cạnh tranh đầu sỏ, cạnh tranh chính trị hay cạnh tranh quy chế, hơn nữa cũng cần nắm bắt được những thay đổi trong quá trình cạnh tranh. 1.2.3.3. Thay đổi từ cạnh tranh đối kháng sang cạnh tranh hợp tác Quan hệ kinh tế giữa các nước trên thế giới luôn tồn tại sự mâu thuẫn xung quanh vấn đề thương mại tự do và thương mại bảo hộ. Bảo hộ thương mại chưa bị loại bỏ ở bất cứ quốc gia nào, cũng như không nước nào thực hiện thương mại tự do hoàn toàn. Trong quan hệ cạnh tranh thị trường, các nước nhỏ và kém phát triển thường rơi vào thế yếu. Để nâng cao vị thế, các nước này có xu hướng liên minh với nhau để đủ sức chống lại đối thủ. Liên minh là biện pháp để các nước này phát triển. Tuy nhiên, các tập đoàn, liên minh kinh tế có địa vị thống trị hoặc chi phối lợi ích đã tìm cách ngăn chặn sự hình thành các liên minh này. Lúc này, tự do thương mại và bảo hộ thương mại trở thành sách lược và biện pháp đấu tranh giữa các bên để tối đa hóa lợi ích của mình bằng công cụ liên minh.
  38. 33 Với đối sách liên minh, hợp tác có thể nhận thấy rằng, mỗi chủ thể đều cần có thực lực hợp tác, nếu không có thực lực này không những ở vào vị trí bị động trong phân phối lợi ích, mà còn có thể bị coi như gánh nặng, gạt ra ngoài lề nền kinh tế thị trường. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày nay, năng lực của mỗi quốc gia do năng lực của các doanh nghiệp của quốc gia đó quyết định. Mục đích chủ yếu của mỗi nước trong việc áp dụng chính sách thương mại tự do và thương mại bảo hộ là nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước, trên cơ sở đó để phát triển quan hệ kinh tế cùng ưu đãi, cùng có lợi với các nước khác[3, trang 195, 196]. Hiện nay, tham gia vào nền kinh tế thế giới, các chủ thể đều nhận thức được rằng, thế giới đang trong quá trình chuyển từ xung đột quân sự sang cạnh tranh kinh tế. Điều này không có nghĩa là tình trạng đối địch đã chấm dứt. Thế giới vẫn chứng kiến những mâu thuẫn, những tranh chấp xảy ra thường xuyên giữa các trung tâm kinh tế trên thế giới. Thế giới càng phát triển thì càng phát sinh nhiều vấn đề mang tính chất phổ biến. Các quốc gia đang cùng nhau giải quyết các vấn đề mang tính chất toàn cầu, như ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, khủng bố ; đồng thời, các quốc gia cũng ra sức bảo vệ bản sắc văn hóa, chống lại sự xâm lấn “biên giới mềm“ của các nước khác. 1.3. Tổng quan về chính sách, pháp luật cạnh tranh 1.3.1. Khái niệm chính sách, pháp luật cạnh tranh 1.3.1.1. Khái niệm chính sách cạnh tranh Chính sách cạnh tranh bao gồm tất cả các biện pháp của nhà nước nhằm duy trì cạnh tranh, một mặt, chính sách cạnh tranh chủ động tạo ra các tiền đề cho cạnh tranh, mở cửa thị trường, loại bỏ các rào cản xâm nhập thị trường; mặt khác, chính sách cạnh tranh phải có biện pháp chống lại các chiến lược hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp[17, trang 155]. Theo cách hiểu này, chính sách cạnh tranh bao gồm pháp luật, cơ chế bảo đảm thực hiện và các biện pháp kinh tế kích thích cạnh tranh trên thị trường.
  39. 34 Theo nghĩa hẹp, chính sách cạnh tranh được hiểu là bao gồm các quy tắc, các quy định nhằm thúc đẩy cạnh tranh trong một nền kinh tế quốc dân, một phần thông qua việc phân bổ có hiệu quả hơn nguồn tài nguyên[18, trang 58]. Theo cách hiểu này, pháp luật cạnh tranh là nội dung cơ bản của chính sách cạnh tranh. Theo nghĩa rộng, chính sách cạnh tranh bao gồm tổng hợp các biện pháp xây dựng môi trường cạnh tranh trong đời sống kinh tế, các biện pháp duy trì trật tự cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trong đó, hai nội dung của pháp luật cạnh tranh là pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật chống hạn chế cạnh tranh là một nội dung quan trọng. Trong phạm vi của đề tài này, tác giả cũng nghiên cứu khái niệm chính sách cạnh tranh hiểu theo nghĩa rộng này. Cơ sở xây dựng chính sách cạnh tranh Chính sách cạnh tranh của các quốc gia được xây dựng dựa trên các cơ sở sau: - Chủ trương phát triển kinh tế của quốc gia; - Tình hình thực tế của đời sống kinh tế và tương quan sức mạnh cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế trên thị trường; - Xu thế phát triển kinh tế thế giới hiện nay; - Tập quán kinh doanh truyền thống của quốc gia Như vậy, chính sách cạnh tranh của các quốc gia luôn luôn không giống nhau, thậm chí, ngay trong một quốc gia, chính sách cạnh tranh cũng thay đổi theo các thời kỳ, giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau. Nội dung của chính sách cạnh tranh, bao gồm: - Các biện pháp tạo lập và thúc đẩy cơ hội bình đẳng và không phân biệt đối xử trong cạnh tranh giữa các tổ chức, cá nhân: xóa bỏ sự phân biệt đối xử về mặt pháp lý giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau thông qua việc xây dựng Luật doanh nghiệp chung, Luật đầu tư chung; xóa bỏ cơ chế hai giá giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; hoàn thiện môi trường pháp lý liên quan đến cạnh tranh; đẩy mạnh hoạt động cổ phần hóa
  40. 35 doanh nghiệp; minh bạch hóa các hoạt động của cơ quan nhà nước; tích cực gia nhập các tổ chức, liên kết kinh tế quốc tế. - Các biện pháp bảo vệ và khuyến khích cạnh tranh lành mạnh: xóa bỏ trợ cấp của nhà nước với doanh nghiệp; tôn vinh các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tốt; tạo điều kiện thuận lợi trong việc đăng ký bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp; tạo cơ chế để doanh nghiệp khiếu nại về thủ tục hành chính; xây dựng các diễn đàn cho doanh nghiệp góp phần cải thiện môi trường cạnh tranh; xây dựng các thiết chế bảo vệ cạnh tranh trên các thị trường đặc thù như cục quản lý cạnh tranh, cục điều tiết điện lực - Các biện pháp ngăn chặn các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường: thể chế hóa các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh; ban hành các chế tài xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh. - Các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng: các công cụ, biện pháp quản lý bảo hộ mới được luật pháp quốc tế công nhận; các tiêu chí miễn trừ trong luật cạnh tranh. 1.3.1.2. Khái niệm pháp luật cạnh tranh Pháp luật cạnh tranh là hệ thống các quy phạm cũng như các công cụ pháp luật khác nhằm bảo vệ tự do cạnh tranh, cơ cấu thị trường, môi trường cạnh tranh bình đẳng và công bằng. Theo nghĩa hẹp, trước đây, pháp luật cạnh tranh được hiểu là bao hàm các quy định ngăn cấm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, ngày nay, pháp luật cạnh tranh được các nước xây dựng theo nghĩa rộng bao hàm không chỉ pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh, mà còn pháp luật chống hạn chế cạnh tranh và kiểm soát độc quyền. Cơ sở xây dựng pháp luật cạnh tranh: cơ sở ra đời pháp luật cạnh tranh là sự tồn tại của nền kinh tế thị trường với các nguyên tắc nền tảng là tự do khế ước, tự do kinh doanh và tự do cạnh tranh. Do đó, những nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường cũng là những nguyên tắc cơ bản của pháp luật cạnh tranh. Khi luật cạnh
  41. 36 tranh ra đời tạo cơ sở pháp lý cho môi trường cạnh tranh lành mạnh lại quay trở lại đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa các chủ thể trong nền kinh tế thị trường. Nội dung của pháp luật cạnh tranh, bao gồm: - Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh: pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ra đời sớm hơn pháp luật hạn chế cạnh tranh và kiểm soát độc quyền. Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh điều chỉnh những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cụ thể của các chủ thể tham gia thị trường nhằm mục đích cạnh tranh, thể hiện tính không lành mạnh có thể vô tình hoặc cố ý gây thiệt hại cho một đối thủ cạnh tranh hay một bạn hàng cụ thể. Tính không lành mạnh của hành vi cạnh tranh phụ thuộc vào nhiều yếu tố của quan hệ thị trường và được điều chỉnh về cơ bản theo nguyên tắc chung của pháp luật dân sự. Bộ luật Dân sự của Việt Nam quy định những nguyên tắc cơ bản liên quan đến tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (Điều 2); tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp (Điều 4) trong các giao dịch dân sự. Các hoạt động cạnh tranh cũng phải tuân thủ các nguyên tắc này. - Pháp luật chống hạn chế cạnh tranh và kiểm soát độc quyền: bao gồm ba nội dung: i) cấm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; ii) cấm lạm dụng sức mạnh thị trường hoặc vị trí độc quyền; iii) kiểm soát tập trung kinh tế. Các hành vi hạn chế cạnh tranh và kiểm soát độc quyền so với hành vi cạnh tranh không lành mạnh có khả năng gây nguy hại lớn hơn đến thị trường, chính vì vậy, pháp luật chống hạn chế cạnh tranh và kiểm soát độc quyền có các hình thức xử lý nghiêm khắc và kịp thời hơn như đình chỉ hành vi, tuyên bố thỏa thuận vô hiệu, chia tách công ty, phạt tiền Tuy nhiên, pháp luật chống hạn chế cạnh tranh và kiểm soát độc quyền cũng rất mềm dẻo thông qua việc đưa ra các trường hợp miễn trừ. 1.3.2. Vai trò của chính sách, pháp luật cạnh tranh Chính sách cạnh tranh tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội của các quốc gia khác nhau mà đảm nhiệm vai trò, nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên, với bất cứ quốc gia nào, chính sách cạnh tranh được xây dựng cũng nhằm tạo ra một thị trường cạnh tranh thực sự bên cạnh các thiết chế cần thiết để duy trì và bảo vệ môi trường cạnh
  42. 37 tranh lành mạnh. Ngoài ra, chính sách cạnh tranh còn có vai trò quan trọng trong thu hút đầu tư để hình thành thị trường cạnh tranh; phân bổ các yếu tố sản xuất một cách tối ưu; xây dựng môi trường kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng; điều chỉnh hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp; bảo vệ người tiêu dùng. Pháp luật cạnh tranh với vị trí là một bộ phận quan trọng của chính sách cạnh tranh cũng đảm nhiệm những vai trò tương tự, tuy nhiên, do đặc thù riêng của pháp luật nên pháp luật cạnh tranh thực hiện những vai trò đó theo cơ chế riêng: - Góp phần tạo lập môi trường kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng, tự do. Trong quá trình cạnh tranh, bên cạnh những tác động tích cực thì cũng có không ít những tác động tiêu cực đến thị trường. Các chủ thể tham gia luôn muốn tìm mọi cách tối đa hóa lợi nhuận đạt được nên sẽ có những toan tính không phù hợp với truyền thống kinh doanh lành mạnh, làm ảnh hưởng đến trật tự và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích cụ thể của đối thủ cạnh tranh và người tiêu dùng. Với việc loại trừ những hành vi phản cạnh tranh, pháp luật cạnh tranh bảo vệ quyền tự do kinh doanh của các chủ thể trên thị trường, bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh. - Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp. Pháp luật cạnh tranh thông qua việc xóa bỏ những hạn chế, những giới hạn không phù hợp đối với hoạt động kinh doanh đã đảm bảo cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tự do trên một thị trường tự do. Pháp luật cạnh tranh ngăn chặn các doanh nghiệp thu lợi nhuận bằng các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, từ đó nâng cao nhận thức cho các chủ thể về truyền thống kinh doanh; khích lệ sự năng động, tự chủ và bảo vệ quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp. - Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Pháp luật cạnh tranh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên ba nội dung chính: i) bảo vệ người tiêu dùng trước những hợp đồng không trung thực và không công bằng theo hướng phải sửa đổi lại các điều khoản không công bằng; ii) đặt ra các quy định trong việc bảo đảm thông tin về sản phẩm, kiểm soát để hạn chế những hành vi lạm dụng, bất chính thông qua hoạt động quảng cáo, khuyến mại, giảm giá; iii) quy định trách nhiệm đối với những vi phạm có thể đe dọa đến quyền lợi người tiêu dùng.
  43. 38 - Đảm bảo cho tiến trình toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. Các quốc gia đang tích cực tham gia vào tiến trình khu vực hóa, toàn cầu hóa thông qua việc mở cửa thị trường nội địa, giảm và xóa bỏ các hàng rào cản trở hoạt động thương mại, dành cho nhau các ưu đãi trên nguyên tắc không phân biệt đối xử. Trong quá trình đó, các tập đoàn kinh doanh quốc tế lớn có thể lợi dụng sức mạnh tài chính để chiếm đoạt, thao túng thị trường các nước đang phát triển - những nước có trình độ phát triển thấp hơn bằng các cách như chiếm dần thị trường nước nhận đầu tư, biến doanh nghiệp liên doanh trở thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Pháp luật cạnh tranh với vai trò bảo vệ sự phát triển lành mạnh của thị trường nội địa sẽ thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa phát triển nhanh chóng và hiệu quả trên cơ sở các thành viên tham gia đều khai thác được lợi thế của mình và tận dụng được lợi thế của đối tác. 1.3.3. Những yêu cầu đặt ra trong xây dựng chính sách, pháp luật cạnh tranh Đối với mỗi một quốc gia, việc xây dựng chính sách, pháp luật cạnh tranh đang ngày càng khẳng định tầm quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, mỗi một quốc gia có một đặc điểm riêng nên yêu cầu trong xây dựng chính sách, pháp luật cạnh tranh của mỗi nước cũng không giống nhau. Trước hết, việc xây dựng chính sách, pháp luật cạnh tranh phải dựa trên bối cảnh nội tại của nền kinh tế. Một quốc gia có nền kinh tế phát triển, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước, hàng hóa trong nước đã tương đối cao sẽ xây dựng một chính sách, pháp luật cạnh tranh không giống với một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nói chung còn thấp. Khi các doanh nghiệp trong nước có trình độ sản xuất cao, trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, kỹ năng quản lý hiện đại thì một chính sách, pháp luật cạnh tranh phù hợp sẽ tạo động lực hơn nữa để các doanh nghiệp này phát triển rộng rãi trên thị trường thế giới. Ngược lại, tình hình chung của các doanh nghiệp trong nước còn nhiều hạn chế thì chính sách, pháp luật cạnh tranh phải có những biện pháp hỗ trợ nhất định để các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh.
  44. 39 Thứ hai, chính sách, pháp luật cạnh tranh phải được xây dựng dựa trên quan điểm, mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia. Tại các giai đoạn phát triển nền kinh tế khác nhau thì quan điểm và mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia đều có sự khác nhau. Những thay đổi này đều phải tính đến trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật cạnh tranh của quốc gia. Thứ ba, việc xây dựng chính sách, pháp luật cạnh tranh phải được dựa trên những đánh giá, nhìn nhận về bối cảnh nền kinh tế thị trường. Khi xu thế phát triển kinh tế thị trường là hợp tác cùng phát triển trên cơ sở khai thác lợi thế của nhau thì chính sách, pháp luật cạnh tranh của quốc gia cũng phải xây dựng theo hướng cởi mở, thân thiện trong quan hệ với các nước khác. Hơn nữa, khi nền kinh tế tham gia hội nhập thì chính sách, pháp luật cạnh tranh của quốc gia cũng phải có sự phù hợp, hài hòa với các quy định của luật pháp quốc tế. Thứ tư, chính sách, pháp luật cạnh tranh được xây dựng phải đủ mạnh, đủ khôn khéo để có thể hạn chế những tác động tiêu cực do sự xuất hiện và hình thành ngày càng nhiều của các chủ thể kinh doanh quốc tế hùng mạnh với tiềm lực tài chính khổng lồ và kinh nghiệm thương trường dày dạn. Chính sách, pháp luật cạnh tranh cần đảm bảo được yêu cầu xây dựng một nền kinh tế tự chủ cho quốc gia. Thứ năm, xu hướng tự do hóa thương mại là xu hướng chung trên toàn cầu nên việc xây dựng chính sách, pháp luật cạnh tranh luôn phải gắn với, đảm bảo sự hài hòa với chính sách thương mại tự do. Với nội dung là hệ thống hoàn chỉnh bao gồm các quy định, luật lệ, hiệp định quốc tế và quan điểm đàm phán được chính phủ thông qua làm cơ sở để thực hiện mở cửa thị trường hợp pháp, chính sách thương mại tự do sẽ là cơ sở để hình thành và duy trì một môi trường cạnh tranh bình đẳng, năng động, cũng như đảm bảo sự lành mạnh của thị trường.
  45. 40 ch•¬ng ii: thùc tr¹ng vÒ chÝnh s¸ch, ph¸p luËt c¹nh tranh cña c¸c n•íc vµ viÖt nam 2.1. Thực trạng về chính sách, pháp luật cạnh tranh của một số nước Hầu hết các quốc gia đều nhận thức được tầm quan trọng của chính sách, pháp luật cạnh tranh trong quá trình phát triển của nền kinh tế, chính sách, pháp luật cạnh tranh có một vị trí quan trọng trong chính sách kinh tế chung của một quốc gia và có mối quan hệ biện chứng với mức độ hiệu quả, cũng như sự thành công của các hoạt động kinh tế diễn ra giữa các chủ thể tham gia trên thị trường. Các quốc gia không phân biệt trình độ phát triển kinh tế, dù là nước công nghiệp phát triển hay nước đang phát triển cũng đều cần phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật cạnh tranh của quốc gia mình. Với những nước đang phát triển việc sớm xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật cạnh tranh còn có một tầm quan trọng đặc biệt do những nước này ngoài việc phải đối diện với cạnh tranh mạnh mẽ giữa các chủ thể kinh doanh trong nước thì còn có một làn sóng cạnh tranh mạnh mẽ hơn với các chủ thể kinh doanh lớn của nước ngoài. Thực tế cho thấy, những nước có nền kinh tế thị trường phát triển thì chính sách, pháp luật cạnh tranh đã có sự hoàn thiện nhất định, chính vì vậy, việc tham khảo, học hỏi về chính sách, pháp luật cạnh tranh của những nước này là việc làm cần thiết trong quá trình hoàn thiện chính sách, pháp luật cạnh tranh của một nước đang phát triển như Việt Nam. 2.1.1. Thực trạng về chính sách, pháp luật cạnh tranh của Pháp Pháp là một quốc gia nằm tại Tây Âu, có một số đảo và lãnh thổ nằm rải rác trên nhiều lục địa. Quốc gia này là một nước công nghiệp, có nền Kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới. Pháp là một trong những nước sáng lập Liên minh châu Âu và đồng thời cũng là quốc gia lớn nhất trong khối này tính theo diện tích, nằm trong khu vực đồng euro và khối Schengen. Kinh tế Pháp bao gồm số lượng lớn doanh nghiệp tư nhân (gần 2.5 triệu công ty đã đăng ký) với sự can thiệp đáng kể (dù đang giảm bớt) từ phía chính phủ.
  46. 41 Chính phủ giữ ảnh hưởng khá lớn trên những lĩnh vực cơ sở hạ tầng quan trọng, sở hữu đa số vốn trong các ngành đường sắt, điện, hàng không và các công ty viễn thông. Nước này đã dần nới lỏng kiểm soát từ đầu thập kỷ 1990. Chính phủ dần bán ra các cổ phần đang nắm giữ trong France Télécom, Air France, cũng như trong các ngành bảo hiểm, ngân hàng và công nghiệp quốc phòng. Là một thành viên nhóm các nước công nghiệp phát triển nhất thế giới G8, kinh tế Pháp xếp hàng thứ 6 thế giới năm 2005, sau Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Trung Quốc và Anh. Pháp là một trong 10 thành viên Liên minh Châu Âu đầu tiên sử dụng đồng Euro ngày 1/1/1999, và các đồng tiền xu cũng như tiền giấy euro đã hoàn toàn thay thế đồng franc của Pháp đầu năm 2002. Đầu những năm 1960, Thị trường chung châu Âu gồm 6 nước thành viên, trong đó chỉ có Pháp và Đức có ý tưởng rõ rệt về cách áp dụng các quy định cạnh tranh của Hiệp ước Rome. Sau hơn 40 năm hình thành và phát triển, chính sách, pháp luật cạnh tranh của EU nói chung và của Pháp nói riêng đã có nhiều thay đổi. Chính sách cạnh tranh của Pháp thể hiện cơ bản ở những nội dung sau: - Chính sách khung cho mở cửa thị trường được thể hiện trên 6 nguyên tắc cơ bản là: i) công khai, minh bạch các quy định, thủ tục như vấn đề công bố thông tin, minh bạch các yêu cầu về tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, minh bạch các thủ tục hành chính ; ii) các biện pháp nhằm đảm bảo không phân biệt đối xử; iii) các biện pháp nhằm tránh những hạn chế thương mại không cần thiết; iv) các biện pháp hài hòa hóa quốc tế như luôn tính đến sự ảnh hưởng của các quy định của EU, các tiêu chuẩn quốc tế; v) hợp lý hóa các thủ tục đánh thuế phù hợp; vi) áp dụng các nguyên tắc cạnh tranh theo bối cảnh quốc tế. - Các điều kiện đảm bảo sự vận hành của cạnh tranh: bao gồm hai nội dung chính là xóa bỏ độc quyền và kiểm soát độc quyền, kiểm soát tập trung kinh tế. - Bình đẳng cơ hội giữa các chủ thể cạnh tranh: vai trò của nhà nước về sự mất cân đối trong cạnh tranh, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh, sự minh bạch của thị trường.
  47. 42 - Các quy tắc cạnh tranh nhằm đảm bảo cạnh tranh thực sự trên thị trường bao gồm 4 nội dung chính: quy định về kiểm soát hành vi phản cạnh tranh, kiểm soát thỏa thuận phản cạnh tranh, kiểm soát các hành vi lạm dụng sức mạnh kinh tế, kiểm soát hành vi áp dụng mức giá quá thấp. Pháp luật cạnh tranh của Pháp: - Cơ quan quản lý cạnh tranh bao gồm ba thiết chế: Tổng cục cạnh tranh, tiêu dùng và chống gian lận thương mại trực thuộc Bộ Kinh tế, Tài chính và Công nghiệp; Hội đồng Cạnh tranh và các tòa án. - Về điều tra và xử lý vụ việc cạnh tranh[16, trang 210, 211, 212] Về quy trình điều tra và xử lý các vi phạm pháp luật cạnh tranh, đặc biệt việc lựa chọn thủ tục, tại Pháp có 03 phương thức: kiện lên Hội đồng cạnh tranh; khiếu nại lên các cơ quan có thẩm quyền trực thuộc Bộ Kinh tế, Tài chính và Công nghiệp cụ thể là Tổng vụ tiêu dùng, cạnh tranh và chống gian lận thương mại; hoặc khởi kiện ra Toà án tư pháp. Các doanh nghiệp thường lựa chọn phương thức kiện lên Hội đồng Cạnh tranh trong khi các cơ quan thuộc khu vực công thường khiếu nại lên Tổng vụ. Tuy nhiên, thủ tục khởi kiện của Hội đồng Cạnh tranh tương đối phức tạp nhưng có ưu điểm là trong trường hợp Hội đồng Cạnh tranh từ chối giải quyết đơn kiện thì Hội đồng phải có nghĩa vụ giải thích nêu rõ các căn cứ và nguyên nhân từ chối trong khi Tổng Vụ cạnh tranh, tiêu dùng và chống gian lận thương mại không có nghĩa vụ này. Về vấn đề khởi kiện, Hội đồng Cạnh tranh cũng có thể mặc nhiên tiến hành thủ tục xử lý hành vi vi phạm cạnh tranh hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng Kinh tế, Tài chính và Công nghiệp, các tổ chức nghề nghiệp và công đoàn, tổ chức đại diện người tiêu dùng . Các chuyên gia Pháp giải thích rõ rằng, theo luật cạnh tranh của Pháp thì việc giải quyết vụ việc cạnh tranh có thể được tiến hành theo thủ tục thông thường hoặc thủ tục rút gọn. Sau khi thụ lý đơn, một báo cáo viên xem xét vụ việc sẽ được chỉ định và theo yêu cầu của báo cáo viên, Bộ trưởng đặc trách kinh tế sẽ chỉ định điều tra viên (thường là điều tra viên của Tổng Vụ tiêu dùng, cạnh tranh và chống gian lận thương mại). Nội dung điều tra sẽ do Bộ trưởng đặc trách kinh tế xác định trong
  48. 43 trường hợp cuộc điều tra do Bộ trưởng quyết định (khi Bộ trưởng nhận được đơn khởi kiện) hoặc do báo cáo viên xác định nếu cuộc điều tra do Báo cáo viên của Hội đồng cạnh tranh yêu cầu. Pháp luật của Pháp cũng cho phép áp dụng các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp có căn cứ xác đáng về hành vi xâm hại nghiêm trọng và tức thì tới nền kinh tế, lĩnh vực kinh tế, lợi ích của người tiêu dùng hoặc lợi ích của bên khởi kiện. Sau quá trình điều tra, việc ra quyết định là vô cùng quan trọng và thường có các dạng quyết định như: quyết định buộc chấm dứt các hành vi vi phạm, yêu cầu thực hiện một số nghĩa vụ nhằm chất dứt các hành vi hạn chế cạnh tranh, phạt tiền, hoặc ra quyết định công bố các quyết định của mình trên báo hoặc trên các ấn phẩm hoặc niêm yết các quyết định tại những nơi do Hội đồng chỉ định, hoặc yêu cầu đưa các quyết định này vào trong các báo cáo do các doanh nghiệp bị áp dụng chế tài thực hiện theo quy định điều lệ. Đánh giá về chính sách, pháp luật cạnh tranh của Pháp - Chính sách, pháp luật cạnh tranh của Pháp đảm bảo được môi trường cạnh tranh tương đối công bằng giữa các chủ thể tham gia thị trường. Sự bình đẳng và lành mạnh được thể hiện với tất cả các chủ thể tham gia cạnh tranh, không quan tâm đến quy mô lớn hay nhỏ, tiềm lực mạnh hay yếu. - Cạnh tranh thực sự có tồn tại được hay không là phụ thuộc vào các tác nhân kinh tế hơn là vào nhà nước. Cạnh tranh chỉ có thể tồn tại được khi trước hết các chủ thể tham gia cạnh tranh phải có ý thức và thái độ với cạnh tranh một cách rõ ràng, cụ thể; tiếp theo mới đến vai trò của nhà nước và các biện pháp quản lý của nhà nước. Sau khi đã tạo điều kiện thuận lợi cho cạnh tranh phát triển, nhiệm vụ của nhà nước tiếp theo là dỡ bỏ mọi rào cản do các tác nhân Kinh tế tạo ra nhằm cản trở sự vận hành của thị trường. - Các cơ quan quản lý cạnh tranh của Pháp có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc vận hành các quy định đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, đã có những ảnh hưởng nhất định đến cộng đồng xã hội, người tiêu dùng và doanh nghiệp.
  49. 44 2.1.2. Thực trạng về chính sách, pháp luật cạnh tranh của Canada Canada là quốc gia nằm ở phía Bắc châu Mỹ, với diện tích lớn thứ 2 trên thế giới (9.970.610 km2). Canada là một trong những nền kinh tế thịnh vượng nhất trên thế giới và là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và nhóm G8. Canada có một nền kinh tế thị trường tự do tương đối giống Hoa Kỳ. Sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, trong thập kỷ qua, nền kinh tế Canada phục hồi nhanh với tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng là nhờ cơ sở của nền kinh tế này khá vững chắc, cắt giảm thuế mạnh và khu vực kinh doanh có sức cạnh tranh ngày càng cao. Mặc dù trong cơ cấu kinh tế, khu vực dịch vụ rất phát triển với ba phần tư dân số làm việc trong lĩnh vực này, song khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và khai khoáng vẫn đóng vai trò quan trọng. Canada có trữ lượng tài nguyên thiên nhiên lớn và phong phú gồm khí đốt, dầu lửa, vàng, uranium, kẽm, nhôm, chì, nicken và gỗ. Cũng như các quốc gia phát triển khác, nền kinh tế Canada chủ yếu là lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Ngoại thương chiếm một phần lớn trong nền kinh tế Canada, đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên. Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn nhất, chiếm khoảng 85% kim ngạch xuất khẩu và 59% kim ngạch xuất khẩu năm 2004. Canada là một nền kinh tế thị trường tự do, có hơi nhiều can thiệp của chính phủ hơn Mỹ một chút nhưng lại ít hơn các quốc gia EU. Canada đã có GDP đầu người thấp hơn Mỹ nhưng cao hơn nhiều nước Tây Âu. Chính sách cạnh tranh của Canada - Chính sách cạnh tranh của Canada chịu ảnh hưởng không ít từ quốc gia láng giềng Hoa Kỳ. Việc xây dựng chính sách cạnh tranh của Canada luôn phải tính đến sự hùng mạnh của các tập đoàn kinh tế, cũng như các quy định về tự do thương mại của Hoa Kỳ. - Chính sách cạnh tranh của Canada luôn đề cao việc duy trì đặc điểm quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế, trong đó có sự hỗ trợ các doanh nghiệp quốc gia
  50. 45 hoạt động trong các ngành công nghiệp lớn như ngành công nghệ thông tin, công nghiệp năng lượng - Chính sách cạnh tranh luôn được quan tâm thay đổi để theo kịp với sự phát triển của toàn cầu hóa, đặc biệt là xu thế phát triển kinh tế tri thức. Chính sách cạnh tranh một mặt thiết lập cơ cấu thị trường tạo điều kiện tốt nhất cho những thị trường mới phát triển như thị trường được xóa bỏ các quy định, thị trường thương mại điện tử; mặt khác, vẫn khai thác các hoạt động hiệu quả của các thị trường này thông qua các quy định của pháp luật. - Các biện pháp được thực hiện trong chính sách cạnh tranh luôn được đưa ra trên cơ sở có sự tham khảo ý kiến của các công ty, người tiêu dùng, luật gia trong và ngoài nước. Điều này một mặt giúp bảo đảm việc thực thi chính sách hiệu quả; mặt khác, do đặc điểm nền kinh tế Canada là các tập đoàn đa quốc gia xuất hiện ngày càng nhiều và đóng vai trò ngày càng quan trọng nên tính đa quốc gia cũng phải được tính đến trong hoàn thiện chính sách cạnh tranh. Cuối cũng, chính sách cạnh tranh phải thể hiện được khả năng điều chỉnh và giải quyết những vấn đề trong một thế giới luôn thay đổi một cách nhanh chóng, một nền kinh tế yêu cầu công nghệ cao; vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ và các thị trường tự do hơn; phối hợp với các công ty hoạt động trong các ngành công nghiệp đang toàn cầu hóa một cách mạnh mẽ. Pháp luật cạnh tranh của Canada Canada ban hành Luật cạnh tranh lần đầu tiên vào năm 1969. Luật Cạnh tranh của Canada đã trải qua 4 lần sửa đổi vào các năm 1975, 1986, 1999 và 2001. - Các điều khoản về hoạt động kinh doanh lành mạnh[2, trang 12] Bộ phận quản lý hoạt động kinh doanh lành mạnh của Cơ quan quản lý Cạnh tranh khuyến khích hoạt động kinh doanh lành mạnh trên thị trường bằng việc hạn chế hành vi kinh doanh gian lận và áp dụng điều khoản quy định về việc cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho người tiêu dùng để họ có được sự lựa chọn tốt nhất. Các điều khoản cấm được quy định trong Luật Cạnh tranh dưới hai hình thức: vi phạm hình sự và những vấn đề có thể được xem xét có tính dân sự. Vi phạm hình
  51. 46 sự bao gồm: thông tin sai sự thực hoặc thông tin gây nhầm lẫn, tiếp thị từ xa có tính chất gian lận, thông báo trúng thưởng và bán hàng đa cấp có tính gian lận. Những vấn đề có thể được xem xét bao gồm: thông tin rộng rãi sai sự thực hoặc thông tin gây nhầm lẫn, thông tin về giá sai sự thực, tuyên bố mà không dựa trên việc kiểm tra một cách đầy đủ, bảo hành và bảo đảm hàng hóa gây hiểu sai, sử dụng việc kiểm nghiệm hàng hóa và giấy chứng nhận không có thực; gây hiểu sai hoặc không được phép quảng cáo khuyến mãi không có thực, bán giá cao hơn mức đã quảng cáo và tổ chức các cuộc thi có tính chất khuyến mãi. Bên cạnh Luật Cạnh tranh, Canada còn có một số luật khác liên quan đến vấn đề cạnh tranh trong một số lĩnh vực cụ thể, ví dụ như Luật về Ủy ban phát thanh, truyền hình và viễn thông Canada, Luật về Ủy ban năng lượng quốc gia - Cục Cạnh tranh Canada[2, trang 17, 18] Cục Cạnh tranh Canada là cơ quan thực thi Luật cạnh tranh, chịu trách nhiệm duy trì, bảo vệ thị trường cạnh tranh tại Canada. Bên cạnh Luật cạnh tranh, Cục Cạnh tranh còn có trách nhiệm thực thi các luật: Luật nhãn hiệu và đóng gói hàng hóa, Luật nhãn hiệu hàng dệt may, Luật ký hiệu mã kim loại quý. Mục đích của những văn bản này là duy trì và khuyến khích cạnh tranh để thúc đẩy hiệu quả của nền kinh tế; mở rộng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước trên thị trường thế giới; đảm bảo các doanh nghiệp nhỏ và vừa có cơ hội như nhau trên thị trường và dành cho người tiêu dùng những sản phẩm cạnh tranh, giá cả cạnh tranh và thông tin chính xác về sản phẩm. Hoạt động của Cục tuân theo 5 nguyên tắc điều chỉnh, đó là: i) minh bạch, Cục phải công khai các hoạt động như quy định trong luật và các yêu cầu về bảo mật cho phép; ii) công bằng, Cục phải cân đối giữa việc tuân thủ luật và thực thi luật trong quá trình phản ứng lại với những lợi ích cạnh tranh; iii) đúng hạn, yêu cầu các quyết định phải đưa ra càng nhanh càng tốt để tránh sự trì hoãn gây tổn thất về thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp; iv) có thể dự liệu được, nguyên tắc này liên quan đến việc cung cấp các tài liệu ban đầu thích hợp về quan điểm của Cục và các vấn đề quan trọng để giúp cộng đồng doanh nghiệp tiến hành công việc của mình mà
  52. 47 không vi phạm pháp luật; v) bảo mật, Cục phải sử dụng mọi phương tiện có được theo hoàn cảnh để bảo vệ các thông tin nhạy cảm về kinh doanh và bí mật đã được doanh nghiệp cung cấp hay từ bất kỳ nguồn nào khác. Do quá trình phát triển ngày càng phức tạp và thường xuyên thay đổi của các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các hình thức cạnh tranh, Cục quản lý Cạnh tranh Canada đã xây dựng Chương trình tuân thủ liên tục nhằm thể hiện cách tiếp cận vấn đề một cách toàn diện, đồng nhất để đạt được mục tiêu cuối cùng là việc tuân thủ Luật, từ đó, Cục có thể lựa chọn công cụ thích hợp hay kết hợp các công cụ để giải quyết các vấn đề phát sinh từ thực tiễn. Công cụ của chương trình này bao gồm 3 phạm vi lớn là: tuân thủ thông qua giáo dục, tạo điều kiện cho việc tuân thủ và phản hồi với việc không tuân thủ[2, trang 21]. Đánh giá về chính sách, pháp luật cạnh tranh của Canada Qua những thông tin sơ bộ về pháp luật cạnh tranh của Canada, từ đó khái quát lên chính sách cạnh tranh của Canada, có một số nhận xét sau: - Chính sách cạnh tranh của Canada luôn quan tâm đến việc duy trì môi trường pháp lý về cạnh tranh và môi trường chính sách bắt kịp với hoàn cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt thông qua việc thay đổi các điều kiện thị trường, đổi mới và giảm bớt các quy định pháp lý; - Cơ quan quản lý cạnh tranh của Canada có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cộng đồng doanh nghiệp và cả nền kinh tế, đặc biệt là việc đẩy mạnh giáo dục tinh thần cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp của Cục quản lý Cạnh tranh. Vị trí của Cục quản lý Cạnh tranh là một cơ quan độc lập thuộc chính phủ, gắn liền với Bộ công nghiệp Canada và thực hiện việc báo cáo lên Quốc hội thông qua Bộ trưởng Bộ công nghiệp. - Chính sách, pháp luật cạnh tranh của Canada rất coi trọng việc bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng. Bên cạnh luật cạnh tranh, việc bảo đảm lòng tin cho người tiêu dùng vào chất lượng của sản phẩm, cũng như các quyền lợi khác của người tiêu dùng còn được thực hiện thông qua Luật về đóng gói và nhãn mác tiêu dùng, Luật nhãn mác hàng dệt may và Luật quy định ký hiệu kim loại quý.