Luận văn Các quy định về nhập khẩu của Nhật bản và khả năng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này

pdf 123 trang vanle 2580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Các quy định về nhập khẩu của Nhật bản và khả năng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_cac_quy_dinh_ve_nhap_khau_cua_nhat_ban_va_kha_nang.pdf

Nội dung text: Luận văn Các quy định về nhập khẩu của Nhật bản và khả năng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG TRẦN THU CÚC CÁC QUY ĐỊNH VỀ NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN VÀ KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NÀY Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế Mã số: 60.31.07 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Nguyễn Hữu Khải Hà Nội - 2007
  2. MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ NHẬP KHẨU CỦA NHẬT 4 BẢN 1.1 Tổng quan về thị trường Nhật Bản 4 1.1.1 Điều kiện tự nhiên 4 1.1.2 Tình hình Chính trị - Kinh tế 5 1.1.3 Tình hình Văn hoá - Xã hội 8 1.1.4 Cách ứng xử trong công việc và tập quán kinh doanh 10 1.2 Các quy định chung liên quan đến nhập khẩu hàng hoá. 13 1.2.1 Hệ thống thuế quan 13 1.2.2 Các quy định phi thuế quan 17 1.3 Sự cần thiết nghiên cứu các quy định nhập khẩu của Nhật Bản 32 1.3.1 Nghiên cứu quy định nhập khẩu của Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam hoàn chỉnh quy chế xuất nhập khẩu, bảo vệ nền sản xuất trong nước 32 1.3.2 Nghiên cứu quy định nhập khẩu của Nhật Bản sẽ giúp tăng kim ngạch xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 33 1.3.3 Nghiên cứu các quy định nhập khẩu của Nhật Bản sẽ góp phần nâng cao năng lực quản trị kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam 34 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÁC QUY ĐỊNH NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ VIỆT NAM 36 2.1 Tổng quan về về tình hình xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Nhật 36 2.1.1 Quy mô 36 2.1.2 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu 38 2.1.3 Xuất khẩu sang Nhật theo từng nhóm hàng 41 2.2 Thực trạng quy định nhập khẩu của Nhật Bản đối với hàng hoá
  3. xuất khẩu của Việt Nam 50 2.2.1 Quy định đối với nhóm hàng thuỷ sản 50 2.2.2 Quy định đối với nhóm hàng dệt may 57 2.2.3 Quy định đối với nhóm hàng đồ gỗ (chủ yếu là đồ gỗ nội thất) 61 2.2.4 Quy định đối với nhóm hàng rau quả 63 CHƯƠNG 3: KHẢ NĂNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 7 0 3.1 Khả năng xuất khẩu của Việt Nam 70 3.1.1 Lợi thế của Việt Nam 70 3.1.2 Quy mô và năng lực sản xuất của các ngành 71 3.2 Dự báo nhu cầu nhập khẩu của thị trường Nhật Bản 74 3.2.1 Nhu cầu nhập khẩu thủy sản 74 3.2.2 Nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may 75 3.2.3 Nhu cầu nhập khẩu đồ gỗ nội thất 76 3.2.4 Nhu cầu nhập khẩu rau quả 77 3.3 Định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy xuât khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 78 3.3.1 Quan điểm và định hướng xuất khẩu sang Nhật giai đoạn 2006-2010 78 3.3.1.1.Quan điểm 78 3.3.1.2. Định hướng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 78 3.3.2 Các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật 80 3.3.2.1. Các giải pháp của Chính phủ 80 3.3.2.2. Các giải pháp của ngành hàng 83 3.3.2.3. Các giải pháp của Hiệp hội 88 3.3.2.4. Các giải pháp của doanh nghiệp 93 KẾT LUẬN 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ASEAN Association of Southeast Asia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Nations CIF Cost, Insurance and Freight Giá hàng, bảo hiểm và cước chuyên chở FOB Free on board Giao lên tàu GATT General Agreement on Tariff and Hiệp định chung về thuế quan và International Trade thương mại GDP Gross Domestic Producst Tổng sản phẩm trong nước GSP Generalized System of Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập Preferences JAS Japan Agricultural Standards Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản JETRO Japan External Trade Organization Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản JIS Japan Industrial Standards Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản KNNK Kim ngạch nhập khẩu KNXK Kim ngạch xuất khẩu LDC Least Developed Countries Các nước chậm phát triển METI Ministry of Economy, Trade and Bộ Kinh tế Thương mại và Công Industry nghiệp Nhật Bản MFN Most Favored Nations Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc VASEP Vietnam Association of Seafood Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy Exporters and Producers sản Việt Nam WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới
  5. DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1 Hạn ngạch thuế quan đối với da và các mặt hàng da 19 cho năm tài chính 2007 (từ 1/4/2007 đến 31/3/2008) Bảng 1.2 Các dấu chứng nhận chất lượng khác được sử dụng phổ biến ở 23 Nhật Bảng 2.1 Thương mại song phương Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 36 1996 - 2000 Bảng 2.2 Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Nhật Bản 38 giai đoạn 2000-2006 Bảng 2.3 Các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản năm 2006 40 Bảng 2.4 Các mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật 42 Bản giai đoạn 2000-2005 Bảng 2.5 Xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật giai đoạn 2001-2006 43 Bảng 2.6 Tỷ trọng xuất khẩu 5 nhóm hàng chính trong xuất khẩu 44 hàng dệt kim của Việt Nam sang Nhật giai đoạn 2004-2006 Bảng 2.7 Tỷ trọng xuất khẩu 5 nhóm hàng chính trong xuất khẩu 45 hàng dệt thoi của Việt Nam sang Nhật giai đoạn 2004-2006 Bảng 2.8 Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Nhật Bản giai 46 đoạn 2004-2006 Bảng 2.9 Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ mã HS 9403 của Việt Nam sang 47 Nhật Bản Bảng 2.10 Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Nhật giai 48 đoạn 2002-2006 Bảng 2.11 Tỷ trọng xuất khẩu 4 nhóm hàng chính trong xuất khẩu 49 rau của Việt Nam sang Nhật giai đoạn 2004-2006 Bảng 2.12 Tỷ trọng xuất khẩu 5 nhóm hàng chính trong xuất khẩu quả 50
  6. của Việt Nam sang Nhật giai đoạn 2004-2006 Bảng 2.13 Tỷ trọng xuất khẩu quả trong xuất khẩu rau quả của Việt 50 Nam sang Nhật Bản Bảng 2.14 Quy định của Nhật đối với các nhóm hàng thủy sản 52 Bảng 2.15 Phân loại sản phẩm dệt may nước ngoài nhập khẩu vào Nhật 57 Bảng 2.16 Thuế suất đối với 5 nhóm hàng dệt kim của Việt Nam 58 có kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản lớn Bảng 2.17 Thuế suất đối với 5 nhóm hàng dệt thoi của Việt Nam có kim 58 ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản lớn Bảng 2.18 Quy định về hàm lượng chất độc hại trong sản phẩm quần áo 59 dành cho em bé và trẻ em có xuất xứ từ Việt Nam Bảng 2.19 Thuế suất đối với một số mặt hàng đồ gỗ nội thất 61 chủ yếu của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản Bảng 2.20 Thuế suất đối với 4 nhóm hàng rau của Việt Nam 64 có kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản lớn Bảng 2.21 Thuế suất đối với 5 nhóm hàng quả của Việt Nam 64 có kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản lớn Bảng 3.1 Nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản giai đoạn 1995-2004 75 Bảng 3.2 Nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản giai đoạn 2002-2006 76 Bảng 3.3 Nhập khẩu đồ gỗ nội thất (mã HS 9403) của Nhật Bản giai 76 đoạn 2003-2006 Bảng 3.4 Nhập khẩu rau quả của Nhật giai đoạn 2002-2006 77
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Trang Hình 1.1 Nhãn thịt lợn hun khói 26 Hình 2.1 Sơ đồ khái quát quá trình kiểm dịch thực vật 66 Hình 2.2 Quy trình các thủ tục theo Quy định vệ sinh thực phẩm 68
  8. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Nhật Bản là một trong các nền kinh tế lớn ở khu vực Châu Á -Thái Bình Dương. Trong nhiều năm qua, Nhật Bản luôn là một trong các thị trường xuất nhập khẩu trọng điểm của Việt Nam. Năm 2006 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt 9,9 tỷ USD. Tuy nhiên, mức độ thâm nhập của hàng hoá Việt Nam vào thị trường Nhật Bản nhìn chung vẫn còn yếu. Nguyên nhân chủ quan là sức cạnh tranh của sản phẩm và khả năng tiếp thị của các doanh nghiệp Việt Nam chưa cao. Về khách quan, Nhật Bản là thị trường có quy định nhập khẩu khắt khe, đòi hỏi chất lượng hàng hoá cao, nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật, đặc biệt là đòi hỏi cao về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch nông sản, trong khi các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản lại thuộc nhóm này. Vì vậy, để có thể tăng cường xuất khẩu vào thị trường này, việc tìm hiểu các quy định về nhập khẩu của Nhật Bản là việc làm hết sức cần thiết, cần được tiếp tục nghiên cứu. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Các quy định về nhập khẩu của Nhật Bản và khả năng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Mối quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản, đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam và viện trợ phát triển chính thức của Chính phủ Nhật dành cho Việt Nam đã được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu các quy định nhập khẩu của thị trường Nhật Bản không nhiều. Trong đó có một quyển sách do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) ấn hành là “Quy định nhập khẩu hàng tiêu dùng vào Nhật” phát hành năm 2004, đề cập đến những quy định về nhập khẩu của Nhật Bản với các nhóm hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, cuốn sách này không tham khảo được với nhóm hàng nông sản và thủy sản Việt Nam - vốn là những ngành mà Việt Nam lợi thế về điều kiện tự nhiên. Ngoài ra còn có cuốn sách
  9. 2 “Chính sách ngoại thương Nhật Bản thời kỳ tăng trưởng cao và toàn cầu hóa kinh tế” của GS. TS. Bùi Xuân Lưu, giới thiệu về các tổng quát về hệ thống thuế quan và các quy định phi quan thuế của thị trường Nhật Bản, nhưng cuốn sách này không đề cập đến các quy định cụ thể cho từng nhóm ngành. Bên cạnh đó còn có một số bài báo trên các báo và tạp chí của Việt Nam như “Thời báo kinh tế Việt Nam”, “Thương mại”, “Đầu tư”, “Nghiên cứu kinh tế” cũng viết về thị trường Nhật Bản, nhưng chỉ đề cập sơ qua đến quy định nhập khẩu cho các nhóm ngành, và ít thông tin mang tính hệ thống. Ngoài ra, các sách và bài báo nêu trên chưa đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề tài nhằm tìm hiểu và phân tích chính sách nhập khẩu của Nhật Bản nhằm giúp các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam hiểu rõ hơn về thị trường này và khả năng xuất khẩu của Việt Nam, trên cơ sở đó đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Để đạt được mục đích nói trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Nghiên cứu các quy định nhập khẩu của Nhật Bản và khả năng xuất khẩu của Việt Nam. - Tìm hiểu thực trạng về xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật, và thực trạng về các quy định nhập khẩu của Nhật Bản đối với các mặt hàng của Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản. 5. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu: Các quy định nhập khẩu của Nhật Bản. Phạm vi nghiên cứu: Do giới hạn về thời gian và tài liệu nghiên cứu, đề tài chỉ nghiên cứu tập trung vào những quy định về nhập khẩu đối với các nhóm hàng có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, cụ thể là nhóm hàng thuỷ sản, dệt may, đồ gỗ nội thất và nghiên cứu thêm một ngành
  10. 3 hàng có tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Nhật là rau quả, và chỉ cập nhật các dữ liệu khẩu từ năm 1995 trở lại đây. 6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện được những mục đích và những nhiệm vụ nghiên cứu và trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: tổng hợp, phân tích, và một số phương pháp phụ trợ như là phương pháp chuyên gia, thống kê toán học 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu của luận văn bao gồm: Chương 1- Một số quy định về nhập khẩu của Nhật Bản. Chương 2- Thực trạng về quy định nhập khẩu của Nhật Bản đối với hàng hoá Việt Nam. Chương 3- Khả năng và các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
  11. 4 Chƣơng 1 MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN 1.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG NHẬT BẢN 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Nhật Bản là quốc đảo được hợp thành bởi trên 3900 hòn đảo nằm ở Tây Bắc lòng chảo Thái Bình Dương, ở ngoài khơi Đông Á, gần với Nga, Trung Quốc và Hàn Quốc. Đa số các đảo của Nhật đều rất nhỏ, trong đó có 4 hòn đảo chiếm tới 98% diện tích đất nước là Honshu, Hokkaido, Kyushu và Shikoku, trong đó đảo Honshu chiếm 60% tổng diện tích. Diện tích đất liền của toàn bộ nước Nhật Bản vào khoảng 378.000 km2, chiếm chưa đầy 0,3% tổng diện tích đất toàn thế giới. Khí hậu: Các đảo Nhật Bản nằm trong vùng khí hậu ôn hoà, nhưng khác nhau giữa các miền, chủ yếu do các dòng khí lưu lục địa thổi từ phía tây bắc chi phối khí hậu mùa đông và các dòng khí lưu đại dương thổi từ phía đông nam chi phối các tháng mùa hè. Ở hầu hết các miền của Nhật Bản đều có 4 mùa rõ rệt. Mùa hè ấm và ẩm, bắt đầu khoảng giữa tháng 7. Mùa xuân và mùa thu là những mùa tốt nhất trong năm, khí hậu êm dịu và rực rỡ ánh mặt trời trên khắp đất nước. Địa hình: Địa hình phức tạp của Nhật Bản khác hẳn với khí hậu tương đối ôn hoà của nó. Các đảo Nhật Bản là một phần của dãy núi chạy dài từ Đông Nam Á tới tận Alaska. Điều này tạo cho nước Nhật có một bờ biển dài, nhiều đá với nhiều hải cảng nhỏ. Nó cũng tạo ra rất nhiều vùng núi có nhiều thung lũng, các con sông chảy xiết, các hồ nước trong. Núi chiếm khoảng 71% tổng diện tích đất Nhật Bản. Các dãy núi chạy dài chính giữa đất nước, chia Nhật Bản thành hai phía, một phía ven Thái Bình Dương, và phía kia ven biển Nhật Bản. Nhật Bản cũng nằm trong vành đai núi lửa của Châu Á, do vậy Nhật Bản thỉnh thoảng phải chịu ảnh hưởng do núi lửa phun trào và ảnh hưởng của những trận động đất. Tuy nhiên, những ngọn núi lửa mang lại cho Nhật Bản những suối nước nóng, tạo thành những điểm nghỉ dưỡng tuyệt vời.
  12. 5 Đồng bằng và sông ngòi: Nhật Bản có nhiều sông, bắt nguồn từ dãy núi ở chính giữa, và đổ ra biển. Do núi trải dài ra tận đường bờ biển nên sông ở Nhật Bản thường ngắn và dòng chảy nhanh. Lưu lượng nước thay đổi theo mùa. Nhật Bản có ba đồng bằng lớn là đồng bằng Kanto (13.000km2), đồng bằng Ishiga và Nobi. Trong đó Kanto là đồng bằng rộng nhất và quan trọng nhất về mặt kinh tế. Kanto chứa tới một phần tư dân số Nhật Bản và có hai thành phố lớn là Tokyo và Yokohama. Tài nguyên thiên nhiên: Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, do vậy phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu thô nhập khẩu từ nước ngoài. Về năng lượng, Nhật Bản có cả than, dầu, khí đốt nhưng trữ lượng đều quá ít so với quy mô của nền kinh tế. Tỷ trọng than nhập khẩu đã tăng từ 25,3% năm 1965 lên 97,2% năm 1998. Nhật Bản hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nhập khẩu dầu mỏ từ nước ngoài (trên 99%), chủ yếu nhập từ các nước Trung Đông (năm 1998 là 85,3%). Về khoáng sản, Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là các loại quặng kim loại, quặng sắt và nhôm phải nhập khẩu 100% từ nước ngoài. 1.1.2. Tình hình Chính trị - Kinh tế 1.1.2.1. Chính trị Theo hiến pháp năm 1947, Nhật Bản là nước theo thể chế quân chủ lập hiến, trong đó Nhà Vua là biểu tượng của đất nước và sự thống nhất của dân tộc, là nguyên thủ tượng trưng về mặt đối ngoại. Nhà nước được tổ chức theo chế độ tam quyền phân lập. Cơ quan lập pháp gồm 2 viện là Thượng viện với 242 ghế, được bầu 6 năm một lần và Hạ viện với 480 ghế, được bầu 4 năm một lần. Cơ quan hành pháp là Nội các và Tư pháp là Toà án. Ba cơ quan quyền lực này độc lập kiểm soát và hỗ trợ nhau. Người đứng đầu Chính phủ Nhật Bản hiện nay là thủ tướng Shinzo Abe (được bầu từ ngày 26/9/2006 với 339 ghế ở Hạ viện và 136 ghế ở Thượng viện). Nội các do thủ tướng chỉ định. Năm đảng phái chính trị lớn ở Nhật hiện nay là: Đảng Tự do Dân chủ (LDP - hiện đang chiếm 111 ghế ở Thượng viện và 305 ghế ở Hạ viện), Đảng Dân chủ
  13. 6 (DJP - hiện đang chiếm 82 ghế ở Thượng viện và 113 ghế ở Hạ viện), Đảng Komei (hiện đang chiếm 24 ghế ở Thượng viện và 31 ghế ở Hạ viện), Đảng Cộng sản (JCP- chiếm 9 ghế ở Thượng viện và 9 ghế ở Hạ viện) và Đảng SDP (đang chiếm 6 ghế ở Thượng viện và 7 ghế ở Hạ viện) [1], [19]. 1.1.2.2. Kinh tế Nhật Bản là nước hết sức nghèo về tài nguyên trong khi dân số quá đông, phần lớn tài nguyên thiên nhiên phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, nhưng với các chính sách phù hợp và với ý chí vươn lên của người dân, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954), phát triển cao độ (1955-1973). Từ năm 1974 đến nay tốc độ phát triển tuy chậm lại song Nhật Bản tiếp tục là nước có tiềm năng lớn thứ hai trên thế giới về kinh tế, khoa học kỹ thuật, tài chính, chỉ xếp sau Mỹ. Một đặc tính cơ bản của nền kinh tế Nhật là các nhà sản xuất, người cung cấp và người phân phối đã kết hợp chặt chẽ với nhau trong một thể thống nhất được gọi là Keireitsu. Một đặc trưng khác là chế độ thuê mướn lao động suốt đời, làm cho người lao động trung thành gắn bó với công ty, cũng như duy trì ổn định lực lượng lao động của công ty. Tuy nhiên, hai đặc trưng này đang dần dần được thay đổi. Dưới đây là một số số liệu về nền kinh tế Nhật Bản. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao, cụ thể là 4,6% ( tháng 10/2004), 4,2% năm 2005 và năm 2006 là 4,1%. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2003 là 5.566 tỷ yên (khoảng 4.300 tỷ USD, đứng thứ hai thế giới sau Mỹ là 8.000 tỷ USD). Năm 2005 GDP của Nhậ Bản là 4.799 tỷ USD, năm 2006 là 4.911 tỷ USD. Tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 2001: -0,9%; 2002: 0,6%; 2003: 2,7%; năm 2004: 1,4%; năm 2005: 2,5% và năm 2006: 2,8%. Tổng số nợ trong dân của chính phủ Nhật chiếm 140% (khoảng 6.500 tỷ USD) cao nhất trên thế giới. Tổng số nợ khó đòi 375 tỷ USD (tính đến tháng 7/2003), cơ bản đã được giải quyết vào đầu năm 2006.
  14. 7 Dự trữ ngoại tệ tính đến tháng 4/2006: 860 tỷ USD (đứng thứ 2 trên thế giới sau Trung Quốc). Xuất khẩu năm 2005 đạt 598,2 tỷ USD, năm 2006 đạt 590,3 tỷ USD. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là phương tiện vận chuyển và linh kiện, bán thành phẩm, máy móc điện tử, các loại hoá chất. Đối tác xuất khẩu chủ yếu là Mỹ: 22,9%; Trung Quốc: 13,4%; Hàn Quốc: 13,4%; Đài Loan: 7,3% và Hồng Kông: 6,1%. Nhập khẩu năm 2005 đạt 518,6 tỷ USD, năm 2006 đạt 524,1 tỷ USD. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: máy móc và linh kiện, nhiên liệu, lương thực thực phẩm, hoá chất, sản phẩm dệt và nguyên liệu thô. Đối tác nhập khẩu chủ yếu là Trung Quốc: 21%; Mỹ: 12,7%; Ả rập Xê út: 5,5%; Các tiểu vương quốc Ả rập: 4,9%; Australia: 4,7% và Hàn Quốc: 4,7%. Tỷ trọng các ngành kinh tế chính Nông nghiệp 2,1% Giao thông vận tải 6,3% Công nghiệp 26,8% Lưu thông 12,5% Xây dựng 10,3% Các ngành khác 37,9% Sau thời kỳ kinh tế “bong bóng” 1986-1990, từ năm 1991 kinh tế Nhật Bản phát triển ì ạch. Trong những năm 1992-1995 tốc độ tăng trưởng hàng năm chỉ đạt 1,4%, năm 1996 là 3,2% [1], [19]. Đặc biệt từ 1997 và nhất là từ đầu năm 1998 kinh tế Nhật bị lâm vào suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ sau khủng hoảng dầu lửa năm 1974 đến nay với những biểu hiện khủng hoảng hệ thống tài chính tiền tệ, đồng Yên, chứng khoán giảm giá mạnh, nợ khó đòi tăng cao, sản xuất trì trệ và tỷ lệ thất nghiệp hoàn toàn đạt mức kỷ lục trong 45 năm (5,5% vào tháng 12/2002). Năm 1997, GDP thực chất đạt -0,7%; năm 1998 là -1,8%. Cuộc suy thoái kinh tế lần này của Nhật chủ yếu mang tính chất cơ cấu liên quan đến mô hình phát triển của Nhật đang bị thách thức bởi một môi trường đã thay đổi. Vấn đề phục hồi kinh tế thông qua đẩy mạnh cải cách cơ cấu kinh tế, tài chính, ngân hàng đang là một vấn đề cấp bách đặt ra trước mắt đối với chính phủ Nhật Bản.
  15. 8 Nhật Bản đang xúc tiến chương trình cải cách lớn trong đó có cải cách cơ cấu kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính và sắp xếp lại cơ cấu chính phủ Cải cách hành chính của Nhật được thực hiện từ tháng 1/2001. Dù diễn ra chậm chạp nhưng cải cách đang đi dần vào quỹ đạo, trở thành xu thế không thể đảo ngược ở Nhật Bản, và gần đây đã đem lại kết quả đáng khích lệ, nền kinh tế Nhật đã phục hồi và tăng trưởng từ năm 2002. Năm 2006 tỷ lệ tăng trưởng GDP của Nhật đạt 2,8%. 1.1.3. Tình hình Văn hoá - Xã hội 1.1.3.1. Dân số Tính đến tháng 1/2006, dân số Nhật Bản là 127,74 triệu người, chủ yếu là người Nhật Bản (chiếm trên 99% dân số). Nhật Bản là nước có tốc độ tăng dân số thấp, đạt 0,02% năm 2006, và có cơ cấu dân số già. Năm 2006, tỷ lệ trẻ em dưới 14 tuổi chiếm 14,2% dân số, số người trong độ tuổi lao động (từ 15-64 tuổi) chiếm 65,7%, và người già từ 65 tuổi trở lên chiếm 20% dân số. Dự đoán đến năm 2015, tỷ lệ người già từ 65 tuổi trở lên chiếm trên 25% dân số. Nhật Bản là nước có tuổi thọ bình quân cao nhất thế giới, năm 1998 tuổi thọ bình quân của nam giới là 77,2 tuổi và nữ giới là 84 tuổi, đến năm 2006 con số này là 77,96 và 84,7 tuổi [19]. 1.1.3.2. Đời sống gia đình Trước chiến tranh thế giới thứ hai, phần lớn người Nhật sống trong những đại gia đình gồm ba hoặc bốn thế hệ. Các quan hệ gia đình bị chế độ thứ bậc cứng nhắc chi phối, và cha mẹ có quyền rất lớn. Tuy vậy, quá trình dân chủ hoá sau chiến tranh đã làm thay đổi mọi khía cạnh của đời sống gia đình Nhật Bản. Đặc biệt quan trọng là việc sửa đổi Luật Dân sự vào năm 1947, cho phép phụ nữ được hưởng quyền hợp pháp bình đẳng với nam giới trong mọi mặt của cuộc sống, nhờ đó đã loại bỏ được tính chất gia trưởng cũ của gia đình. Một trong những thay đổi rõ nhất là ngày càng có nhiều người sống trong các gia đình hạt nhân chỉ gồm cha mẹ và con cái. Xu hướng này càng mạnh lên bởi sự đô thị hoá và những phát triển về kỹ thuật. Các gia đình mở rộng chiếm 44% tổng số các gia đình vào năm 1955,
  16. 9 nhưng đến năm 1991 giảm xuống chỉ còn 13,7%, trong khi đó các gia đình hạt nhân đã lên tới 59,6% tổng số các gia đình vào năm 1991. Một thay đổi quan trọng khác trong cuộc sống gia đình là việc giảm mạnh số con sinh ra. Năm 1930, một phụ nữ Nhật trung bình sinh 4,7 con, nhưng con số này đã giảm còn 3,6 vào năm 1950 và đến năm 2006 chỉ còn 1,4. Lối sống của người Nhật đã thay đổi đáng kể do việc sử dụng rộng rãi các đồ dùng gia đình hiện đại, việc mở rộng các ngành công nghiệp thực phẩm ăn liền và đông lạnh, và sự sẵn có các loại quần áo may sẵn và các hàng thiết yếu hàng ngày khác. Những điều tiện lợi này đã tạo cho các gia đình có nhiều thời gian dùng vào việc giải trí, nâng cao trình độ giáo dục và hưởng thụ văn hoá. 1.1.3.3. Giáo dục Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên, chỉ trừ một thứ, đó là con người. Hệ thống giáo dục được xem như chìa khoá làm cho nền kinh tế tăng trưởng và ổn định về mặt chính trị. Việc đầu tư cho giáo dục có ý nghĩa lớn đối với đất nước. Nhà nước đã nỗ lực để tạo lập ra một hệ thống giáo dục có thể đào tạo lực lượng lao động có hiệu quả cao, đưa đất nước tiến tới hiện đại hoá. Ở cấp độ cá nhân, người lao động Nhật Bản ngày nay được đánh giá chủ yếu dựa vào học vấn chứ không phải địa vị gia đình, địa vị xã hội hay thu nhập. Hệ thống giáo dục được phân thành 5 giai đoạn: Vườn trẻ (từ 1 đến 3 năm), tiểu học (6 năm), trung học bậc thấp (3 năm), trung học bậc cao (3 năm) và đại học (thông thường là 4 năm). Ngoài ra còn có các trường cao đẳng với các khoá học 2 hoặc 3 năm. Nhiều trường đại học còn mở các khoá nâng cao sau đại học. Giáo dục phổ cập miễn phí cho tất cả trẻ em từ 6 đến 15 tuổi. Tuy vậy, tuyệt đại đa số học sinh học hết các trường trung học bậc thấp đều tiếp tục học lên, và trong thực tế các trường trung học bậc cao hiện đã trở thành bộ phận cơ bản trong hệ thống giáo dục trẻ em. Trình độ học vấn là một nhân tố quan trọng trong chế độ thuê người làm việc suốt đời của Nhật Bản. Để có được một việc làm trong công ty hàng đầu cần phải tốt nghiệp một trường đại học hàng đầu, và để đạt được điều đó thì lại phải tốt
  17. 10 nghiệp các trường trung học bậc cao và bậc thấp hàng đầu. Do sự cạnh tranh quyết liệt trong các kỳ thi vào trường, nên ngày càng có nhiều sinh viên theo học các trường “luyện thi” tư nhân. Những trường này được lập ra để dạy thêm và nâng cao giúp các học sinh thi vào được các trường mà họ chọn, hiện có ở tất cả các cấp học từ nhà trẻ cho đến các kỳ thi vào trường đại học. 1.1.3.4. Y tế và phúc lợi Năm 1961 một hệ thống bảo hiểm xã hội công cộng toàn diện, kết hợp cả tiền trợ cấp hưu trí lẫn bảo hiểm trên phạm vi cả nước đã được thiết lập ở Nhật Bản. Hệ thống này đã mở rộng đáng kể vào năm 1970 do việc tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, tạo ra những nhu cầu mới về bảo hiểm xã hội trong nhân dân. Hệ thống bảo hiểm xã hội hiện nay của Nhật Bản bao gồm 5 bộ phận: tương trợ công cộng, dịch vụ phúc lợi, bảo hiểm xã hội (chăm sóc sức khoẻ, hưu trí, trợ cấp con cái, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm tai nạn lao động), y tế công cộng, trợ cấp và giúp đỡ của nhà nước cho các nạn nhân chiến tranh. Mỗi bộ phận này lại gồm nhiều loại khác nhau. Ví dụ chăm sóc sức khoẻ gồm có bảo hiểm sức khoẻ toàn quốc, bảo hiểm sức khoẻ của nhân viên, bảo hiểm thuỷ thủ, các hội tương trợ của các nhân viên chính phủ toàn quốc và địa phương, và bảo hiểm người già, trong đó chi phí bảo hiểm được phân chia theo các loại bảo hiểm khác nhau. Trợ cấp hưu trí gồm có chế độ hưu trí toàn quốc, trợ cấp hưu trí của nhân viên, bảo hiểm cho thuỷ thủ, và các hội tương trợ của các nhân viên chính phủ và nhân viên thuộc các tổ chức nông, lâm, ngư nghiệp. 1.1.4. Cách ứng xử trong công việc và tập quán kinh doanh Cứ vào tháng tư hàng năm, các công ty lại tiếp nhận nhiều nhân viên mới, sau đó tiến hành đào tạo để trở thành nhân viên thực sự của công ty. Hầu hết nhân viên mới là sinh viên vừa tốt nghiệp vào tháng 3 năm đó nên chưa hề có kinh nghiệm. Chính vì vậy việc đào tạo nhân viên được tiến hành một cách triệt để, kèm theo nhiều quy định chặt chẽ, nhất là ở những công ty lớn có truyền thống lâu đời. Trong nền kinh tế thị trường các công ty hoạt động với mục đích sinh lợi và thông qua lợi nhuận thu được đó cống hiến cho toàn xã hội. Để duy trì mặt thống
  18. 11 nhất của tổ chức, có ý thức vì mục đích chung và tiến hành hiệu quả các hoạt động kinh doanh, các công ty dù lớn hay nhỏ cũng ban hành rất nhiều quy định cụ thể từ cách quyết định vấn đề, phạm vi trách nhiệm, quyền hạn, cách thực thi cho đến đạo đức của một nhân viên, giờ làm việc, trang phục, cách ứng xử giao tiếp với khách Trong ngành sản xuất, vì phương pháp quản lý chất lượng là yếu tố quyết định uy tín đối với khách hàng nên nó được quy định đến từng chi tiết về tiêu chuẩn. Đương nhiên theo thời gian và sự thay đổi trong môi trường kinh doanh cần có sự điều chỉnh cho phù hợp, nhưng phương pháp kinh doanh và sản xuất luôn là vốn kinh nghiệm và trí tuệ quý báu được đúc kết qua quá trình lịch sử của công ty. Trong thời gian thực tập ở bộ phận chuyên trách, nhân viên mới vào được giáo dục ý tưởng và phương châm của công ty, đồng thời được chỉ bảo về những quy định đối với một nhân viên. Sau thời kỳ sinh viên tự do, đây là giai đoạn giúp nhân viên mời làm quen và có nhận thức mới như một thành viên của tổ chức theo chiều dọc trong công ty [10]. 1.1.4.1. Cách ứng xử qua điện thoại Các công ty Nhật Bản có quan điểm cho rằng các ứng xử qua điện thoại của nhân viên là một tiêu chuẩn để người ngoài đánh giá công ty, điều này thậm chí còn ảnh hưởng đến cả sự thành bại trong công việc. Vì vậy, nhân viên luôn được hướng dẫn phải có ý thức rằng mình là bộ mặt của công ty khi gọi và nhận điện thoại. Khi có điện thoại gọi tới, nhân viên phải cầm máy ngay trong vòng một hoặc hai tiếng chuông và xưng tên công ty, không được để khách chờ. Khi gọi điện thoại phải cố gắng nói ngắn gọn nội dung công việc để không làm mất thời gian người mình đối thoại khi họ đang bận. Việc ghi trước những điểm cần nói là cách sử dụng hiệu quả điện thoại ở nơi làm việc. Ngày nay, thư điện tử qua mạng máy tính dần dần phổ cập làm cho công việc không bị gián đoạn bởi những tiếng chuông điện thoại và có thể nhận thông tin tuỳ theo thời gian phù hợp với mình. 1.1.4.2. Giữ đúng hẹn
  19. 12 Nhân viên công ty luôn được yêu cầu phải giữ đúng hẹn, tuyệt dối không để khách chờ. Việc đến trước giờ hẹn ít nhất 5 phút được coi là ý thức cơ bản đối với người đã đi làm. Hẹn qua điện thoại trước khi đến thăm một công ty được coi là phép lịch sự. Nếu vì lý do gì đó không thể đến đúng giờ hẹn thì phải gọi điện thoại trước. Tất nhiên, việc đến công ty đúng giờ là một nguyên tắc. Các nhân viên sợ bị coi là người không nghiêm túc về thời gian nên nhiều khi thậm chí phải chạy cho kịp giờ làm việc. Giao hàng cho khách theo đúng thời gian quy định cũng là một nguyên tắc bất di bất dịch. Công ty nào không kịp giao hàng đúng ngày quy định thì sẽ gây trở ngại cho khách hàng, đánh mất sự tín nhiệm và khó nhận được các đơn hàng tiếp theo. Vì vậy, các công ty Nhật phải tìm cách khắc phục tất cả mọi khó khăn để giữ đúng hẹn. 1.1.4.3. Coi trọng hình thức Sự coi trọng hình thức được xem là một đặc điểm thể hiện văn hoá Nhật Bản. Chú ý đến hình thức bên ngoài là phép lịch sự thể hiện việc giữ gìn phẩm chất con người và đương nhiên được coi trọng trong môi trường kinh doanh. Trang phục khác nhau tuỳ theo từng ngành và từng loại công việc, những người làm công việc giao dịch phải đặc biệt lưu ý đến vấn đề này khi làm ăn với người Nhật. Việc gây ấn tượng gọn gàng và cảm giác sạch sẽ bằng trang phục phù hợp với hoàn cảnh công việc được cho là có ảnh hưởng quan trọng đến uy tín của cá nhân và sau đó là uy tín của công ty. Trong giáo dục và đào tạo nhân viên, không ít công ty của Nhật, ngay cả công ty không thuộc ngành dịch vụ còn hướng dẫn chi tiết từ trang phục đến cả cách để đầu tóc, móng tay. Một đặc điểm của xã hội Nhật Bản là việc sử dụng phổ biến comple và cà vạt. Ngay cả đến những người lao động không làm việc trong văn phòng hay kinh doanh cũng mặc comple, thắt cà vạt đi làm. Sau khi đến chỗ làm, họ thay trang phục, mặc quần áo lao động và khi công việc kết thúc, họ lại mặc comple trở về nhà. Cách làm của người Nhật là "xuất phát từ hình thức", có nghĩa là bắt đầu từ việc hoàn thiện hình thức, sau đó tiếp tục cụ thể hoá nội dung. Người Nhật "cất"
  20. 13 công việc trong ngăn kéo cho đến khi đạt được hình thức ở mức mong muốn mới tiến hành. Sự coi trọng hình thức không chỉ được thể hiện qua cách ăn mặc mà còn qua nhiều yếu tố khác như tài liệu giấy tờ, văn thư, sổ kế toán cũng như cách đón tiếp khách hàng của công ty [10]. 1.1.4.4. Con dấu và danh thiếp Cùng với sự phát triển của kỹ thuật tiên tiến, rất nhiều phương tiện phục vụ cho kinh doanh như điện thoại di động, máy tính xách tay, máy fax, scan cũng dần dần phổ cập, song vẫn có những thứ luôn giữ vị trí quan trọng. Đó là danh thiếp và con dấu. Người nước ngoài thường cho rằng con dấu dễ bị làm giả hơn chữ ký bằng tay và hoài nghi không biết có cách nào để phân biệt thật giả, nhưng Nhật Bản quy định đóng dấu trên các văn bản chính thức chứ không dùng chữ ký. Con dấu của cá nhân có hai loại: con dấu chính thức được đăng ký ở cơ quan hành chính, có hiệu lực pháp lý, dùng trong các trường hợp quan trọng như hợp đồng và con dấu thông thường đơn giản hơn, mang tính thường dụng. Trong cuộc sống hàng ngày, con dấu thường được sử dụng khi nhận hàng gửi nhanh, hàng gửi đảm bảo qua bưu điện hoặc được dùng trong các văn bản lưu hành nội bộ. Không ít doanh nhân nước ngoài nêu tầm quan trọng của danh thiếp trong xã hội Nhật Bản. Khi chào hỏi làm quen lần đầu tiên bao giờ người Nhật cũng trao đổi danh thiếp, từ đó bắt đầu quan hệ. Người Nhật nhìn danh thiếp, nhận biết tên công ty và chức vụ của người đối thoại để qua đó thể hiện thái độ và sử dụng kính ngữ phù hợp với địa vị của người đó. 1.1.4.5. Thoả thuận kinh doanh Việc trao đổi kinh doanh không nhất thiết phải tiến hành ở văn phòng. Phần nhiều thoả thuận diễn ra tại văn phòng, song có không ít những cuộc thoả thuận được tiến hành dưới hình thức những bữa ăn tối. Có khi người Nhật vừa chúc rượu vừa bàn bạc chuyện kinh doanh đến tận những chi tiết cụ thể, bữa ăn tối cũng còn là dịp để trao đổi thông tin. Những dịp như thế này kéo dài từ chiều đến tối, ranh giới không rõ ràng là trong hay ngoài giờ làm việc, vậy mà không mấy
  21. 14 người Nhật thắc mắc về điều này. Tập quán này đã làm cho các quán ăn của Nhật phát triển mạnh. Chi phí cho những cuộc tiếp đãi như vậy được coi là chi phí cần thiết, ghi trong mục “chi phí giao tiếp” hay “chi phí tiếp đãi”. Chi phí này cũng được Sở thuế chấp nhận không đánh thuế trong giới hạn một khoản nhất định, điều đó cho thấy tập quán này được xã hội Nhật Bản thừa nhận. Ngoài ra, vào hai dịp hè và đông trong năm, người Nhật có tập quán bày tỏ lòng biết ơn của mình về sự giúp đỡ thường ngày dưới hình thức như “quà tặng giữa năm” (Chugen) và “quà tặng cuối năm” (Seibo). Việc tặng quà này không chỉ giữa các cá nhân mà cả giữa các công ty với nhau và chi phí này cũng nằm trong chi phí kinh doanh [10]. 1.2. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ 1.2.1. Hệ thống thuế quan 1.2.1.1. Thuế quan Nhật Bản Năm 1955, Nhật Bản là thành viên của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT). Năm 1970, việc kiểm soát thuế quan đối với hầu hết các mặt hàng đã được Nhật Bản xoá bỏ. Năm 1980, ngoài các sản phẩm nông nghiệp và một số sản phẩm công nghệ cao, hầu hết các rào cản thuế quan đã được Nhật Bản gỡ bỏ. Nhật Bản sử dụng hệ thống phân loại HS. Các mức thuế nhập khẩu mà Nhật Bản đang áp dụng (a). Mức thuế ƣu đãi theo các Hiệp định tự do thƣơng mại song phƣơng được ký kết giữa Nhật Bản và Singapore (có hiệu lực ngày 30/11/2002); giữa Nhật Bản và Mexico (có hiệu lực ngày 1/4/2005); giữa Nhật Bản và Malaysia (có hiệu lực ngày 13/7/2006). Mức thuế này được áp dụng cho các hàng hóa trong danh mục đối tượng của Hiệp định. Các mặt hàng khác sẽ áp dụng mức thuế (d). (b). Mức thuế ƣu đãi dành cho các nƣớc chậm phát triển (LDC): Những mặt hàng nằm trong danh mục ưu đãi thuế quan chung dành cho các nước đang phát triển, và các mặt hàng nằm trong danh mục ưu đãi thuế dành cho các nước chậm phát triển được miễn thuế. Những mặt hàng nằm ngoài hai danh mục này sẽ áp dụng mức thuế (d)
  22. 15 (c). Mức thuế ƣu đãi chung: dành cho các nước đang phát triển. Áp dụng với những mặt hàng nằm trong danh mục ưu đãi thuế quan chung dành cho các nước đang phát triển. Những mặt hàng nằm ngoài danh mục này sẽ áp dụng mức thuế (d) (d). Mức thuế dành cho các nƣớc thành viên của WTO, mức thuế dành cho các nƣớc đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế tối huệ quốc theo hiệp định giữa chính phủ Nhật Bản và chính phủ nước đó. Đây là mức thuế được xác định trên cam kết WTO và các hiệp định quốc tế khác. Đối với với các mặt hàng đồng thời nằm trong danh mục thuế theo hiệp định và thuế tạm thời thì áp dụng mức thuế thấp hơn giữa hai mức thuế này. Đối với mặt hàng nằm trong danh mục thuế theo hiệp định nhưng không nằm trong danh mục thuế tạm thời thì áp dụng mức thuế thấp hơn giữa mức thuế theo hiệp định và mức thuế chung. Đối với mặt hàng nằm ngoài danh mục thuế theo hiệp định thì áp dụng mức (e) hoặc (f). (e). Mức thuế tạm thời: được quy định theo Luật thuế tạm thời. Đây là mức thuế mang tính tạm thời được áp dụng thay cho mức thuế cơ bản trong một thời gian nhất định trong trường hợp khó áp dụng mức thuế cơ bản. Nếu mức thuế tạm thời thấp hơn tất cả các mức thuế còn lại thì áp dụng mức thuế tạm thời. (f). Mức thuế cơ bản: là mức thuế cơ bản căn cứ theo Luật thuế quan Nhật Bản, được áp dụng trong một thời gian dài (nhưng không áp dụng với các nước thành viên của WTO). Trong trường hợp mức thuế tạm thời nhỏ hơn mức thuế chung thì áp dụng mức thuế tạm thời. Ngoài thuế nhập khẩu, hàng nhập khẩu phải đóng 5% thuế tiêu thụ thông thường, được áp dụng đối với tất cả mặt hàng bán tại Nhật Bản. Loại thuế này phải được thanh toán ngay khi khai báo hải quan hàng nhập khẩu. Thuế tiêu thụ được tính trên trị giá CIF của hàng nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu. Bao bì được miễn thuế nếu chúng chứa một lượng hàng ít hơn 10.000 yên. 1.2.1.2. Chế độ thuế quan đặc biệt
  23. 16 Ngoài các loại thuế và mức thuế suất trên đây, Nhật Bản còn ban hành ba loại thuế đặc biệt. Đó là: Thuế khẩn cấp: là loại thuế đánh vào hàng nhập khẩu để bảo vệ kịp thời ngành sản xuất trong nước trong trường hợp có sự tăng nhanh nhập khẩu do giá hàng hóa nước ngoài quá rẻ. Thuế đối kháng: là loại thuế đặc biệt đánh vào hàng nhập khẩu để đối lại các nhà sản xuất và xuất khẩu nước ngoài được hưởng trợ cấp của chính phủ. Các loại thuế đối kháng chỉ có thể được sử dụng với một số điều kiện hạn chế và khi có thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước. Thuế chống phá giá: là loại thuế đặc biệt đánh vào hàng nhập khẩu, khi một công ty nước ngoài bị coi là bán hàng hóa của mình tại Nhật ở mức giá thấp hơn giá thành hay thấp hơn giá trị thông thường của hàng hóa đó tại nước xuất khẩu. Nhìn chung, Nhật Bản đã có đạo luật rõ ràng về việc áp dụng quy chế thuế quan đặc biệt để bảo vệ lợi ích của các ngành sản xuất nội địa mỗi khi có thiệt hại thật sự do việc bán phá giá, trợ cấp xuất khẩu của nước ngoài [12] 1.2.1.3. Hệ thống ưu đãi thuế quan Hệ thống ưu đãi phổ cập là kết quả của cuộc đàm phán liên chính phủ được tổ chức dưới sự bảo trợ của Hội nghị Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD). Mục đích của hệ thống này là tăng kim ngạch xuất khẩu, thúc đẩy công nghiệp hóa và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng ở các nước đang phát triển bằng việc giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu ở các nước này. Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) của Nhật Bản có hiệu lực từ ngày 1/8/1971, dựa trên Hiệp ước của UNCTAD năm 1970. Thuế GSP thường thấp hơn thuế ưu đãi tối huệ quốc (MFN) từ 10 đến 100%. Hiện nay Nhật Bản giành chế độ GSP cho 142 nước và 15 vùng lãnh thổ, trong đó có 50 nước được hưởng ưu đãi thuế dành cho các nước chậm phát triển (tham khảo phụ lục 1). Việt Nam cũng nằm trong danh sách các nước và vùng lãnh thổ được hưởng chế độ GSP.
  24. 17 Theo chế độ GSP, với các mặt hàng nông sản và hải sản (từ chương 1 đến 24 trong hệ thống HS), Nhật Bản dành ưu đãi cho 339 mặt hàng với thuế suất thấp hơn thuế suất WTO từ 10% đến 100% và không giới hạn hạn ngạch. Tuy nhiên, nếu việc công nhận quy chế ưu đãi cho một sản phẩm gây ảnh hưởng xấu tới ngành sản xuất trong nước thì một quy định ngoại lệ sẽ được đưa ra để tạm hoãn quy chế ưu đãi cho sản phẩm này. Hầu hết sản phẩm công nghiệp (chương 25 đến 97 trong hệ thống HS) được hưởng ưu đãi không chịu thuế nhập khẩu trừ 118 mặt hàng không được hưởng ưu đãi gồm: muối, dầu thô, gelatin, đồ da, lông cừu, dê, thỏ và các sản phẩm từ lông, gỗ dán, kén tằm, lụa thô, sợi lụa, vải lụa, sợi bông và sản phẩm dệt, giày và các bộ phận của giày và 78 hạng mục (1.264 mặt hàng) nhạy cảm với mức thuế suất 20%, 40%, 60% hoặc 80% so với thuế suất MFN, có hạn ngạch trần được tính cho mỗi năm tài chính. Để hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia được hưởng GSP, chúng phải được công nhận là có xuất xứ tại nước đó theo tiêu chuẩn xuất xứ của chế độ GSP Nhật Bản và được vận chuyển đến Nhật Bản theo tiêu chuẩn về vận tải. Tiêu chuẩn về vận tải (vận chuyển thẳng) là để đảm bảo hàng hóa được giữ nguyên tính chất và không bị thay đổi hay chế biến trong quá trình vận chuyển từ nước được hưởng GSP tới Nhật. Tuy nhiên, đối với hàng hóa được vận chuyển qua lãnh thổ nước khác thì được hưởng ưu đãi nếu chỉ là chuyển tàu hay lưu kho tạm thời do yêu cầu vận tải tại khu vực ngoại quan dưới sự giám sát của hải quan. Tiêu chuẩn về xuất xứ: hàng hóa phải có xuất xứ toàn bộ tại quốc gia được hưởng. Nghĩa là hàng hóa đó có nguồn gốc toàn bộ tại nước được hưởng hoặc có thành phần nguyên liệu nhập khẩu nhưng đã qua quá trình gia công tái chế cần thiết (sản phẩm cuối cùng nằm trong hạng mục khác với những hạng mục của nguyên vật liệu nhập khẩu trong biểu thuế quan chung và tỷ trọng tối đa nguyên vật liệu nhập khẩu là 40%-50% giá FOB). Ngoài ra còn hai quy tắc khác là quy tắc cộng gộp và quy tắc bảo trợ: Quy tắc cộng gộp cho phép rằng hàng hóa có xuất xứ từ bất kỳ một nước nào trong một
  25. 18 khối nước cũng được coi là xuất xứ từ nước khác trong khu vực khi khu vực đó có thỏa ước với Nhật Bản. Hàng hóa Việt Nam có nguyên liệu thô nhập khẩu từ các nước ASEAN khác sẽ được coi là có xuất xứ Việt Nam. Quy tắc bảo trợ áp dụng cho những nguyên liệu nhập khẩu từ Nhật vào nước được hưởng và dùng để sản xuất hàng hóa xuất khẩu sang Nhật. 1.2.2 Các quy định phi thuế quan 1.2.2.1. Các quy định hạn chế số lượng a. Quy định của Nhật Bản về các mặt hàng không được phép nhập khẩu Theo quy định trong mục 1 khoản 8 điều 69 của Luật Thuế quan Nhật Bản, các mặt hàng gây hại đến an ninh quốc phòng Nhật Bản, các mặt hàng làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, các mặt hàng vi phạm bản quyền sẽ không được phép nhập khẩu vào Nhật Bản. Cụ thể là các loại hàng sau không được phép nhập khẩu vào Nhật Bản. Thuốc phiện và những chất gây nghiện khác, những thiết bị để sản xuất thuốc phiện, chất kích thích và chất kích thích thần kinh ( trừ những loại được chỉ định của Bộ Y tế Lao động và Phúc lợi). Vũ khí, đạn dược và những phụ tùng vũ khí Các chất gây nổ, thuốc súng. Các hoạt chất dùng để sản xuất vũ khí hóa học. Các vi trùng, mầm bệnh, chất dùng để sản xuất vũ khí sinh học. Tiền xu, tiền giấy, chứng khoán, thẻ tín dụng giả, làm thay đổi hoặc bắt chước. Sách, tranh,tác phẩm điêu khắc hoặc bất kỳ mặt hàng khác có hại đến an ninh công cộng và giá trị đạo đức. Sách, tranh ảnh khiêu dâm trẻ em. Những mặt hàng vi phạm quyền về sáng chế, thiết kế, kiểu mẫu sử dụng, tên thương mại, quyền tác giả [24]. b. Quy định của Nhật Bản về hạn ngạch số lượng
  26. 19 Chế độ hạn ngạch nhập khẩu được xây dựng nhằm định ra hạn ngạch về số lượng và trị giá hàng hóa nhập khẩu vào Nhật Bản. Hạn ngạch được tính toán trên cơ sở nhu cầu trong nước và các yếu tố khác. Nếu muốn nhập khẩu hàng hoá có hạn ngạch, nhà nhập khẩu phải chờ đến khi có thông báo chính thức về hạn ngạch. Hạn ngạch nhập khẩu được Nhật Bản công bố vào đầu năm tài chính (đầu tháng tư hàng năm), cho biết hạn ngạch về số lượng và trị giá hàng hoá nhập khẩu vào Nhật Bản. Danh sách các hạn ngạch nhập khẩu và trình tự các bước để xin hạn ngạch nhập khẩu cho một mặt hàng hay một nhóm mặt hàng được đăng trên Tsusansho Koho - Bản tin chính thức của Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) và Tsuho Koho - Nhật báo của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO). Khi nhập khẩu mặt hàng có hạn ngạch, nếu chưa xin phép METI thì không được ngân hàng quản lý ngoại hối và các cơ quan chức năng khác cấp phép nhập khẩu. Tổng giá trị hạn ngạch của một mặt hàng hay một nhóm hàng được xây dựng và từng hạn ngạch sẽ được phân cho các nhà nhập khẩu trong giới hạn của tổng hạn ngạch đó [16]. Theo quy định trong khoản 1 điều 4 của Luật quản lý ngoại thương, các mặt hàng sau sẽ nằm trong danh sách hạn chế về số lượng nhập khẩu [24]. - Các mặt hàng nằm trong danh mục hàng hạn chế nhập khẩu. Các mặt hàng này chủ yếu là các loại thủy hải sản, bao gồm: cá trích, cá tuyết, cá pô lắc Alaska, trứng cá tuyết, cá mòi khô, cá saba, cá sạc đin, cá thu, sò điệp, mực, các loại rong biển dùng để ăn - Các mặt hàng quy định trong Công ước Washington. c. Quy định của Nhật Bản về hạn ngạch thuế quan Theo quy định của Luật thuế quan và Luật biện pháp thuế tạm thời, với một số mặt hàng, khi nhập khẩu dưới số lượng nhất định do Chính phủ quy định sẽ hưởng mức thuế quan thấp (hoặc miễn thuế). Khi nhập khẩu vượt quá mức đó sẽ bị đánh ở mức thuế cao hơn. Chế độ này còn gọi là “hạn ngạch thuế quan”.
  27. 20 Mục tiêu của hạn ngạch thuế quan là đáp ứng mong muốn của người dân là mua được hàng hóa với giá rẻ do mức thuế thấp trong một số lượng nhất định. Khi hàng hóa nhập khẩu vượt qua mức số lượng cho phép sẽ bị đánh thuế cao hơn để bảo vệ sản xuất trong nước. Hiện nay có khoảng 20 mặt hàng chịu hạn ngạch thuế quan bao gồm các mặt hàng sau: sữa, kem, đậu sấy khô, ngô dùng cho chăn nuôi, lạc, khoai lang, da bò, da cừu, đồ làm từ da Đây là những mặt hàng có khả năng ảnh hưởng đến nền sản xuất trong nước và được quy định trong Luật biện pháp thuế tạm thời [24]. Bảng 1.1. Hạn ngạch thuế quan đối với da và các mặt hàng da cho năm tài chính 2007 (từ 1/4/2007 đến 31/3/2008) Mặt hàng Số lượng hạn ngạch Mức thuế 1 Mức thuế 2 Da bò, ngựa đã nhuộm 1.466 nghìn m2 16% 30% màu Da bò, ngựa (loại khác) 214 nghìn m2 12% 30% Da cừu, dê (đã nhuộm 1.070 nghìn m2 16% 30% màu) 30% hoặc Giầy da 12.019 nghìn đôi 21,6% 4.300 Yên/đôi Nguồn: Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Chính phủ căn cứ và nhu cầu và sản xuất trong nước, căn cứ vào tình hình của các địa phương sẽ quy định số lượng được hưởng hạn ngạch thuế quan trong một thời kỳ (thường là nửa năm hoặc một năm). Các nhà nhập khẩu muốn được hưởng hạn ngạch thuế quan phải được cấp “Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan” do Bộ trưởng Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp hoặc Bộ trưởng Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cấp. Giấy chứng nhận này sẽ được xuất trình khi làm thủ tục hải quan cho hàng hóa nhập khẩu. d. Quy định của Nhật Bản về giấy phép nhập khẩu
  28. 21 Một số mặt hàng nhập khẩu cần có sự phê chuẩn của Bộ trưởng Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, ghi trong giấy thông báo nhập khẩu phù hợp với các quy định về kiểm soát nhập khẩu. Thông báo này ghi rõ: 66 mặt hàng nhập khẩu cần hạn ngạch nhập khẩu là vật nuôi, cây cối, các sản phẩm quy định trong Công ước Washington. Các hàng hóa sản xuất ở các quốc gia mà cần phải có sự đồng ý cho phép nhập khẩu trước khi nhập khẩu, hay những hàng hóa được vận chuyển đến từ các quốc gia này (Có 13 mặt hàng, bao gồm cá voi, các sản phẩm từ cá voi và các hải sản từ các khu vực có quy định đặc biệt). Các mặt hàng nhập khẩu đòi hỏi phương thức thanh toán đặc biệt thì phải xin giấy phép nhập khẩu. Ngoài ra một số hàng hoá khi nhập khẩu vào Nhật Bản phải đáp ứng được các quy định đặc biệt của Chính phủ, vì vậy cũng phải có giấy phép nhập khẩu. Tóm lại, nếu muốn nhập khẩu các mặt hàng cần giấy phép của một số cơ quan chức năng của Nhật Bản thì nhà nhập khẩu phải xin giấy phép nhập khẩu hoặc sự xác nhận của các cơ quan chức năng đó. Việc ký và thực hiện hợp đồng nhập khẩu phụ thuộc vào sự cho phép hay xác nhận của các bộ có liên quan. Việc thanh toán hàng nhập khẩu cần giấy phép chỉ có thể thực hiện sau khi giấy phép nhập khẩu đã được cấp. e. Quy định về các mặt hàng tự do nhập khẩu Có thể nói Nhật Bản là một thị trường tự do trong lĩnh vực ngoại thương, hầu hết các hàng hoá nhập khẩu vào Nhật Bản đều không cần xin phép METI. Các mặt hàng cần được xin phép được đăng trên Tsusansho Koho (Bản tin chính thức của METI) và Tsuho Koho (Nhật báo của JETRO). Nhật Bản quy định các mặt hàng dưới đây được phép tự do nhập khẩu. Hàng có kim ngạch nhập khẩu dưới 5.000.000 yên, nhập khẩu để sử dụng cá nhân, có tên trong phụ lục 1 của lệnh kiểm soát nhập khẩu. Hành lý có tên trong phụ lục 2 của lệnh kiểm soát nhập khẩu. Hàng hoá tạm thời bốc dỡ tại Nhật Bản.
  29. 22 (Hải quan Nhật Bản là cơ quan chức năng có quyền quyết định mặt hàng nào thuộc diện tự do nhập khẩu) [16]. 1.2.2.2. Các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật a. Tiêu chuẩn kỹ thuật a1. Đóng dấu chất lượng Việc đóng dấu chất lượng của hàng hoá sẽ làm tăng sự tin cậy của khách hàng đối với sản phẩm. Đây là một vấn đề quan trọng khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Ở Nhật có hai dấu chứng nhận được sử dụng phổ biến là dấu chứng nhận tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS (Japan Industrial Standards) và dấu chứng nhận tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản JAS (Japan Agricultural Standards). Việc sử dụng các dấu hiệu chất lượng này đã tạo điều kiện cho việc kiểm tra chất lượng hàng hoá trong quá trình sản xuất cũng như phân phối được thực hiện tốt hơn. Bên cạnh đó, việc sử dụng các dấu hiệu này trên các nhãn hiệu không chỉ cung cấp một sự đảm bảo về chất lượng mà còn bảo vệ người tiêu dùng thông qua việc thông tin đầy đủ cho họ về chất lượng của sản phẩm khi người tiêu dùng lựa chọn mua hàng. Dấu chứng nhận chuẩn hóa công nghiệp (JIS) Dấu chứng nhận: "Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản" JIS là một trong những dấu được sử dụng rộng rãi nhất ở Nhật Bản. Tiêu chuẩn này dựa trên "Luật tiêu chuẩn hoá công nghiệp" được ban hành vào tháng 6/1949. Hệ thống tiêu chuẩn JIS áp dụng đối với tất cả các sản phẩm công nghiệp và khoáng sản, trừ những sản phẩm được áp dụng tiêu chuẩn chuyên ngành và các sản phẩm áp dụng “Luật về tiêu chuẩn hoá nông nghiệp”. Theo các quy định của Luật tiêu chuẩn hoá công nghiệp Nhật Bản, dấu chứng nhận tiêu chuẩn JIS chỉ được phép áp dụng với các sản phẩm thoả mãn các yêu cầu về chất lượng của JIS. Do đó khi kinh doanh các sản phẩm này chỉ cần kiểm tra dấu chất lượng tiêu chuẩn JIS là đủ để xác nhận chất lượng của chúng.
  30. 23 Giấy phép đóng chứng nhận tiêu chuẩn JIS trên hàng hoá do Bộ trưởng Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp cấp cho nhà sản xuất khi sản phẩm của họ được xác nhận là có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn JIS [16, tr. 124-131]. Dấu chứng nhận tiêu chuẩn hóa nông nghiệp (JAS) JAS là Luật tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản được ban hành vào năm 1970, và được người tiêu dùng đặc biệt tin tưởng nhất là với hàng thực phẩm. Luật này quy định các tiêu chuẩn về chất lượng, đưa ra các quy tắc về việc ghi nhãn chất lượng và đóng dấu chất lượng tiêu chuẩn JAS, điều chỉnh cả các sản phẩm sản xuất trong nước lẫn sản phẩm nhập khẩu. Ngày nay, hệ thống tiêu chuẩn này đã trở thành cơ sở cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn các thực phẩm chế biến. Các sản phẩm được điều chỉnh bởi luật bao gồm: đồ uống, thực phẩm chế biến, dầu ăn, mỡ và các loại nông lâm thuỷ sản khác. Luật JAS có thể quy định một cách rõ ràng tiêu chuẩn cụ thể về chất lượng hoặc có thể chỉ đưa ra những hướng dẫn cho việc nâng cao chất lượng. Các nhà sản xuất muốn được dán nhãn hiệu chất lượng JAS lên sản phẩm của họ thì phải thông qua các tổ chức giám định để đánh giá chất lượng của hàng hoá đó. Việc sử dụng dấu chứng nhận phẩm chất JAS trên nhãn hiệu sản phẩm là tự nguyện và các nhà sản xuất cũng như các nhà bán lẻ không bị bắt buộc phải sản xuất hay kinh doanh các sản phẩm có chất lượng tiêu chuẩn JAS. Tuy nhiên các quy định về việc ghi nhãn sản phẩm là bắt buộc đối với những sản phẩm do Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp quy định. Để giúp người tiêu dùng trong việc đánh giá các sản phẩm, luật JAS sửa đổi năm 1970 quy định rằng các sản phẩm đều phải dán nhãn, trên đó chứa đựng các thông tin về thành phần và chất lượng sản phẩm. Danh sách các sản phẩm phải dán nhãn được chính phủ quy định trong các sắc lệnh. Một sản phẩm bị buộc phải tuân theo các quy định về dán nhãn chất lượng JAS khi có đầy đủ các điều kiện sau: Sản phẩm phải là một nông sản hoặc đã có hoặc là trong tương lai gần sẽ có một tiêu chuẩn JAS quy định cho nó.
  31. 24 Sản phẩm đó phải là sản phẩm có chất lượng khó xác định. Là sản phẩm mà người tiêu dùng cần biết được chất lượng của nó trước khi mua. Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp đặt ra các tiêu chuẩn về việc ghi nhãn chất lượng và buộc tất cả các nhà sản xuất phải tuân thủ các tiêu chuẩn đó. Các quy định này được áp dụng đối với cả các sản phẩm được sản xuất trong nước cũng như các sản phẩm nhập khẩu. Trên các nhãn chất lượng cần phải có các thông tin như sau. (1). Tên của sản phẩm. (2). Các nguyên liệu được sử dụng (bao gồm cả các chất phụ gia). (3). Trọng lượng tịnh . (4). Ngày hết hạn sử dụng. (5). Tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc cửa hàng bán sản phẩm. Các thông tin này phải được trình bày theo một cách thức nhất định để tiện cho người tiêu dùng trong việc sử dụng, các thuật ngữ hoặc tranh ảnh có thể gây hiểu nhầm bị cấm sử dụng [16, tr. 132-144]. Các dấu chứng nhận chất lượng khác Ngoài các loại dấu chứng nhận chất lượng JIS và JAS còn có nhiều loại dấu chứng nhận chất lượng khác được sử dụng ở Nhật, một số là bắt buộc như dấu S, một số dấu khác có tính chất tự nguyện. Bảng 1.2 là ví dụ về một số dấu hiện đang được sử dụng. Bảng 1.2. Các dấu chứng nhận chất lƣợng khác đƣợc sử dụng phổ biến ở Nhật Dấu Ý nghÜa Ph¹m vi sö dông DÊu Q ChÊt l•îng vµ ®é ®ång Dïng cho c¸c lo¹i s¶n phÈm dÖt bao gåm quÇn ¸o nhÊt cña s¶n phÈm trÎ con vµ c¸c lo¹i quÇn ¸o kh¸c, kh¨n tr¶i gi•êng DÊu G ThiÕt kÕ, dÞch vô sau Dïng cho c¸c s¶n phÈm nh• m¸y ¶nh, m¸y khi b¸n vµ chÊt l•îng mãc thiÕt bÞ, ®å thuû tinh, ®å gèm, ®å v¨n phßng, s¶n phÈm may mÆc vµ ®å néi thÊt DÊu S §é an toµn Dïng cho nhiÒu chñng lo¹i hµng ho¸ dµnh cho trÎ em, ®å dïng gia dông, dông cô thÓ thao DÊu §é an toµn (b¾t buéc) Xe tËp ®i, xe ®Èy, nåi ¸p suÊt, mò ®i xe ®¹p, S.G. mò bãng chµy vµ c¸c hµng ho¸ kh¸c
  32. 25 DÊu len Dïng cho sîi len nguyªn chÊt, quÇn ¸o len nguyªn chÊt, ®å len ®an, th¶m, hµng dÖt kim cã trªn 99,7% len míi DÊu SIF C¸c hµng may mÆc cã Hµng may mÆc nh• quÇn ¸o nam, quÇn ¸o n÷, chÊt l•îng tèt ¸o kho¸c, ba l«, vµ c¸c s¶n phÈm phôc vô cho thÓ thao Nguån: [16, tr. 245] a2. LuËt kiÓm so¸t c¸c chÊt cã h¹i trong hµng tiªu dïng LuËt nµy nh»m b¶o vÖ søc kháe cña ng•êi d©n NhËt B¶n b»ng c¸ch ¸p ®Æt nh÷ng h¹n chÕ cÇn thiÕt ®èi víi hµng gia dông cã chøa nh÷ng chÊt mµ tõ gãc ®é vÖ sinh c«ng céng lµ cã ®éc tè. LuËt nµy lµ luËt c¬ b¶n ®•îc ®•a ra trªn c¬ së yªu cÇu cña chÝnh phñ nh»m duy tr× søc kháe cho ng•êi d©n. “C¸c chÊt cã ®éc tè” ®­îc quy ®Þnh ë s¾c lÖnh cña ChÝnh phñ lµ hîp chÊt cã thñy ng©n vµ c¸c chÊt kh¸c cã trong hµng hãa cã thÓ lµm tæn h¹i søc kháe con ng­êi. Nh÷ng chÊt sau ®©y ®­îc x¸c ®Þnh lµ “chÊt cã ®éc tè” kÓ tõ cuèi th¸ng 3/1998: Hydrogen chloride; Vynil chloride; Dichloro 4-6-7; Potassium hydroxide; Sodium hydroxide; Tetro chloro ethylene; Tris (1-aziridinyl) phosphine oxide; Tris (2-3 dibrom propyl) phosphate; Hîp chÊt Triphenyl tin; hîp chÊt Tributyl tin; hîp chÊt Bis(2-3 dibrom propyl) phosphateo; formaldehyde; methanol; hîp chÊt thñy ng©n h÷u c¬, axit sulfuric [5, tr. 217-219]. b. Quy ®Þnh vÒ an toµn thùc phÈm vµ vÖ sinh dÞch tÔ b1. LuËt vÖ sinh thùc phÈm LuËt vÖ sinh thùc phÈm ra ®êi vµ cã hiÖu lùc tõ n¨m 1947. LuËt ¸p dông cho c¸c lo¹i thùc phÈm, c¸c gia vÞ thùc phÈm, dông cô ¨n, dông cô chøa thùc phÈm, bao b× cho c¸c gia vÞ, m¸y mãc ®Ó s¶n xuÊt, chÕ biÕn vµ b¶o qu¶n thùc phÈm, ®å ch¬i trÎ em vµ c¸c chÊt tÈy röa dïng cho viÖc lµm s¹ch thùc phÈm vµ ®å ¨n. LuËt vÖ sinh thùc phÈm nh»m phßng chèng tÊt c¶ c¸c nguy h¹i cho søc kháe g©y ra bëi viÖc dïng thùc phÈm vµ ®å uèng, nh»m n©ng cao søc kháe nh©n d©n.
  33. 26 Theo quy ®Þnh cña luËt, c¸c thùc phÈm ®· «i thiu, mÊt mµu, ph©n gi¶i hay qu¸ h¹n sö dông th•êng bÞ cÊm. Thùc phÈm cã chøa chÊt ®éc h¹i, thùc phÈm tiÕp xóc víi c¸c chÊt ®éc h¹i sÏ bÞ cÊm. Thùc phÈm nhiÔm c¸c vi khuÈn g©y bÖnh hoÆc bÞ nghi ngê chøa c¸c vi khuÈn g©y bÖnh nh•: th•¬ng hµn, kiÕt lþ, bÖnh t¶ vµ c¸c lo¹i thùc phÈm cã h¹i cho søc khoÎ do chøa t¹p chÊt vµ chÊt bÈn còng bÞ cÊm. b2. LuËt kiÓm dÞch thùc vËt Theo quy ®Þnh cña luËt nµy, c¸c mÆt hµng sau bÞ cÊm nhËp khÈu vµo NhËt B¶n: (1) C©y nhiÔm bÖnh hay s©u h¹i; (2) §Êt vµ c©y cã dÝnh ®Êt; (3) C¸c lo¹i c©y cÊm nhËp; (4) C¸c dông cô chøa, bao b× cña c¸c mÆt hµng kÓ trªn. C¸c lo¹i c©y cÊm nhËp khÈu theo môc (3) gåm c¸c lo¹i c©y mµ nÕu chóng ®•îc nhËp vµo vµ phæ biÕn réng sÏ cã thÓ g©y thiÖt h¹i lín cho n«ng s¶n trong n•íc, hay c¸c lo¹i c©y cã xuÊt xø tõ c¸c khu vùc ®· xuÊt hiÖn c¸c lo¹i bÖnh vµ s©u h¹i cÊm nhËp khÈu. C¸c lo¹i bÖnh vµ s©u h¹i cÊm nhËp khÈu chñ yÕu: ruåi hoa qu¶ §Þa Trung H¶i, ruåi d•a, ruåi hoa qu¶ Oriental, ruåi hoa qu¶ Queensland, b•ím Codling, mät khoai lang, s©u nho khoai lang, mät khoai t©y, bä c¸nh cøng khoai t©y Theo luËt, c¸c ®èi t•îng ph¶i kiÓm tra nhËp khÈu lµ: tÊt c¶ c¸c c©y cèi, c¸c c©y nhá, c©y c¶nh, hoa c¾t, cñ, h¹t gièng, qu¶, rau, ngò cèc, ®Ëu, c©y vµ c¸c s¶n phÈm tõ c©y dïng lµm cá kh« cho sóc vËt ¨n, c¸c lo¹i c©y gia vÞ, c¸c lo¹i c©y vµ s¶n phÈm dïng lµm thuèc b¾c, gç vµ c¸c s¶n phÈm kh¸c ph¶i bÞ kiÓm dÞch. Tuy nhiªn, c¸c s¶n phÈm kh«ng ph¶i kiÓm dÞch lµ: (1) S¶n phÈm gç sóc, gç ®•îc b¶o vÖ, s¶n phÈm gç, s¶n phÈm tõ tre vµ c¸c hµng hãa ®•îc s¶n xuÊt c«ng nghiÖp nh• ®å gia dông, c¸c dông cô; (2) §ay, b«ng, v¶i b«ng, c¸c s¶n phÈm tõ qu¶ bÇu; (3) ChÌ ®· chÕ biÕn, m¨ng; (4) C¸c lo¹i c©y gi÷ trong axit sunfuaric, cån, axit axetic, ®•êng vµ muèi; (5) M¬, sung, hång, qu¶ kiwi, mËn, lª, chanh, chµ lµ, døa, chuèi, ®u ®ñ, nho, xoµi, ®µo vµ long nh·n; (6) Dõa nghiÒn bét; (7) Gia vÞ kh« ®ãng gãi kÝn ®Ó b¸n lÎ §¬n xin kiÓm tra nhËp khÈu: §¬n xin kiÓm tra nhËp khÈu ph¶i ®i kÌm víi chøng nhËn kiÓm dÞch thùc vËt do chÝnh phñ n•íc xuÊt khÈu cÊp hoÆc b¶n sao chøng nhËn ®ã. GiÊy chøng nhËn ph¶i cã kÕt qu¶ kiÓm tra do chÝnh phñ n•íc xuÊt khÈu tiÕn hµnh x¸c nhËn r»ng c©y cèi kh«ng bÞ nhiÔm bÖnh hay s©u h¹i.
  34. 27 NÕu kh«ng thÓ lÊy ®•îc giÊy chøng nhËn kiÓm dÞch thùc vËt ë c¸c n•íc xuÊt khÈu mµ ë ®ã kh«ng cã c¸c c¬ së kiÓm dÞch thùc vËt cña chÝnh phñ th× c¸c mÆt hµng nhËp khÈu tõ c¸c n•íc ®ã ph¶i chÞu sù kiÓm tra ®Æc biÖt [16, tr. 224-228]. c. Quy ®Þnh xuÊt xø vµ nh·n m¸c LuËt vÖ sinh thùc phÈm: Theo quy ®Þnh cña LuËt vÖ sinh thùc phÈm vÒ tiªu chuÈn vµ d¸n nh·n hîp lÖ ®èi víi c¸c hµng thùc phÈm, th× trªn nh·n hµng ph¶i cã c¸c th«ng tin sau: tªn s¶n phÈm, néi dung, h¹n sö dông, tªn vµ ®Þa chØ nhµ s¶n xuÊt (hoÆc nhµ nhËp khÈu), tªn chÊt phô gia (nÕu cã), c¸ch b¶o qu¶n, xuÊt xø. C¸c lo¹i thùc phÈm chÕ biÕn kh«ng tu©n theo c¸c tiªu chuÈn vÒ ghi nh·n thùc phÈm sÏ kh«ng ®•îc tiªu thô trªn thÞ tr•êng. ViÖc ®•a ra c¸c th«ng tin sai lÖch cã thÓ dÉn tíi nh÷ng ¶nh h•ëng cã h¹i ®èi víi søc kháe cña ng•êi tiªu dïng còng bÞ cÊm. H×nh 1.1 d•íi ®©y lµ mét mÉu nh·n sö dông cho thÞt lîn hun khãi [16] Tªn s¶n phÈm: ThÞt lîn hun khãi Nguyªn liÖu c:hÕ biÕn ThÞt lîn Träng l•îng: 120g Ngµy s¶n xu:Êt 1 th¸ng 6 n¨m 2000 H¹n sö dông: 30 ngµy kÓ tõ ngµy s¶n xuÊt Nhµ s¶n xuÊt: Meat Processors Co.,ltd. 2-1 Kasumigaseki, Chiyoda-ku, Tokyo H×nh 1.1. Nh·n thÞt lîn hun khãi Nguån: [16, tr. 143] LuËt g¾n nh·n m¸c ®èi víi chÊt l•îng hµng gia dông LuËt nµy ®•îc th«ng qua n¨m 1962 víi môc ®Ých b¶o vÖ kh¸ch hµng nãi chung b»ng c¸ch yªu cÇu c¸c nhµ s¶n xuÊt ph¶i g¾n nh·n m¸c s¶n phÈm ®ñ ®Ó ®¶m b¶o kh¸ch hµng cã thÓ biÕt chÝnh x¸c vµ x¸c ®Þnh ®•îc chÊt l•îng hµng gia dông vµ tr¸nh ®•îc bÊt kú sù thiÖt h¹i kh«ng l•êng tr•íc nµo do khiÕm khuyÕt trong chÊt l•îng hµng hãa g©y ra. Bé Kinh tÕ Th•¬ng m¹i vµ C«ng nghiÖp sÏ ®Ò ra tiªu chuÈn cho viÖc g¾n nh·n m¸c (tøc lµ c¸c yªu cÇu thèng nhÊt vÒ g¾n nh·n m¸c) cho mçi lo¹i hµng gia dông
  35. 28 ®•îc chØ ®Þnh trong S¾c lÖnh cña chÝnh phñ vµ th«ng b¸o c¸c tiªu chuÈn ®ã cho c«ng chóng. C¸c tiªu chuÈn vÒ nh·n m¸c sÏ x¸c ®Þnh nh÷ng ®Æc thï ph¶i ®•îc ®•a vµo nh·n m¸c (vÝ dô thµnh phÇn, ho¹t ®éng, tÝnh n¨ng, kÝch cì, ngµy s¶n xuÊt ) vµ nh÷ng biÖn ph¸p ph¶i ®•îc thùc thi trong qu¸ tr×nh g¾n nh·n m¸c (biÖn ph¸p g¾n nh·n m¸c vµ c¸c vÊn ®Ò kh¸c mµ nhµ s¶n xuÊt, ph©n phèi hay c¸c ®¹i lý cña hä ph¶i tu©n thñ khi nh÷ng ®iÓm ®Æc thï ®•îc th«ng b¸o trªn nh·n m¸c cña hä) METI cã thÈm quyÒn chØ thÞ c¸c nhµ s¶n xuÊt, ph©n phèi hay c¸c ®¹i lý cña hä ph¶i g¾n nh·n m¸c phï hîp víi tiªu chuÈn nh·n m¸c ®•îc quy ®Þnh trong s¾c lÖnh cña bé khi c¸c ®èi t•îng nµy kh«ng chÞu g¾n nh·n m¸c hay g¾n kh«ng ®óng tiªu chuÈn ®· ®Þnh. Theo quy ®Þnh cña luËt nµy, cã 89 lo¹i mÆt hµng ®•îc quy ®Þnh ph¶i g¾n nh·n m¸c. Trong ®ã cã c¸c mÆt hµng: sîi, v¶i dÖt, v¶i dÖt kim vµ v¶i ®¨ng ten; quÇn ¸o lµm tõ c¸c lo¹i sîi vµ v¶i dÖt, v¶i dÖt kim vµ v¶i ®¨ng ten ®· ®•îc quy ®Þnh ph¶i d¸n nh·n (quÇn, ®å lãt, v¸y, v¸y dµi vµ v¸y mÆc ë nhµ, ¸o v¸y, c¸c lo¹i ¸o s¬ mi, ¸o bê lu, t¹p dÒ, ¸o kho¸c ngoµi, ¸o kho¸c ngoµi vµ quÇn liÒn ¸o trÎ em, ®å ngñ, bÝt tÊt, g¨ng tay, kh¨n mïi xoa, ch¨n, v¶i tr¶i gi•êng ); GhÕ tùa, ghÕ b¨ng vµ ghÕ kh«ng cã ch©n dïng trong c¸c phßng tatami, tansu (tñ cã ng¨n kÐo vµ thïng chøa); thít tæng hîp; bµn [5, tr. 211-216]. DÊu S: XÐt vÒ kÕt cÊu, nguyªn liÖu vµ c«ng n¨ng cña hµng tiªu dïng, dùa trªn LuËt an toµn hµng tiªu dïng, bÊt kú s¶n phÈm nµo cã kh¶ n¨ng cao g©y h¹i cho cuéc sèng vµ th©n thÓ cña ng­êi tiªu dïng ®Òu ®­îc ®¸nh dÊu lµ “S¶n phÈm riªng” (ký hiÖu S). Nh÷ng s¶n phÈm nµy kh«ng ®•îc ®•a ra b¸n mµ kh«ng cã ký hiÖu an toµn (dÊu PSC) chøng tá s¶n phÈm ®ã ®· qua kiÓm tra vµ ®¹t chÊt l•îng tiªu chuÈn theo quy ®Þnh tiªu chuÈn an toµn. Nh÷ng s¶n phÈm cô thÓ bao gåm n¨m lo¹i: nåi hÇm néi ®Þa vµ nåi hÇm, mò b¶o hiÓm xe m¸y, d©y leo nói, gi•êng cho trÎ em vµ thiÕt bÞ lade x¸ch tay [5, tr. 230]. d. B¶o vÖ ng•êi tiªu dïng LuËt tr¸ch nhiÖm s¶n phÈm LuËt tr¸ch nhiÖm s¶n phÈm ban hµnh th¸ng 7/1995, ®•îc ¸p dông víi tÊt c¶ c¸c lo¹i s¶n phÈm, nh»m môc ®Ých b¶o vÖ ng•êi tiªu dïng. LuËt quy ®Þnh nÕu s¶n phÈm cã khuyÕt tËt, g©y th•¬ng tÝch vµ thiÖt h¹i vËt chÊt th× n¹n nh©n cã thÓ ®ßi hái
  36. 29 nhµ s¶n xuÊt båi th•êng c¸c thiÖt h¹i x¶y ra liªn quan ®Õn s¶n phÈm cã khuyÕt tËt vµ c¸c quan hÖ nh©n qu¶ gi÷a thiÖt h¹i vµ khuyÕt tËt cña s¶n phÈm [5]. §¹o luËt chèng c¸ch b¸n hµng cã th•ëng kh«ng chÝnh ®¸ng vµ c¸ch tr×nh bµy g©y hiÓu lÇm §¹o luËt nµy nh»m môc tiªu ®¶m b¶o c¹nh tranh b×nh ®¼ng vµ qua ®ã b¶o vÖ lîi Ých cña ng•êi tiªu dïng nãi chung. Sau ®©y lµ tãm l•îc ®¹o luËt: Khi thÊy cÇn thiÕt ph¶i ng¨n chÆn hµnh ®éng thu hót kh¸ch hµng kh«ng chÝnh ®¸ng, Uû ban Th•¬ng m¹i C«ng b»ng cã thÓ h¹n chÕ gi¸ trÞ th•ëng tèi ®a cña phÇn th•ëng hoÆc cña tæng gi¸ trÞ c¸c phÇn th•ëng, h¹n chÕ lo¹i phÇn th•ëng hoÆc ph•¬ng ph¸p ®•a ra phÇn th•ëng hoÆc bÊt cø g× kh¸c liªn quan. C¸c doanh nghiÖp kh«ng ®•îc phÐp thùc hiÖn c¸ch tr×nh bµy s¶n phÈm hoÆc dÞch vô cña m×nh theo c¸ch cã thÓ g©y hiÓu lÇm cho ng•êi tiªu dïng (vÝ dô nh• hµng hãa hoÆc dÞch vô tèt h¬n rÊt nhiÒu, rÎ h¬n nhiÒu so c¸c doanh nghiÖp kh¸c ®ang c¹nh tranh víi doanh nghiÖp ®ã), qua ®ã thu hót ng•êi tiªu dïng mét c¸ch kh«ng chÝnh ®¸ng vµ c¶n trë c¹nh tranh c«ng b»ng [5, tr. 238-239]. 1.2.2.3. C¸c quy ®Þnh vÒ thñ tôc hµnh chÝnh. a. Thñ tôc nhËp khÈu C¸c b•íc tiÕn hµnh nhËp khÈu th•êng b¾t ®Çu b»ng viÖc ký hîp ®ång nhËp khÈu gi÷a nhµ nhËp khÈu NhËt B¶n vµ nhµ xuÊt khÈu n•íc ngoµi. C¸c giai ®o¹n chÝnh trong giai ®o¹n nhËp khÈu bao gåm: ®¬n xin më th• tÝn dông (L/C), nhËp khÈu, b¸n hµng trªn thÞ tr•êng néi ®Þa vµ thanh to¸n. Giao dÞch nhËp khÈu gåm c¸c c«ng viÖc sau Ký hîp ®ång nhËp khÈu. Xin giÊy phÐp nhËp khÈu vµ c¸c tµi liÖu kh¸c theo LuËt kiÓm so¸t ngo¹i th•¬ng vµ ngo¹i hèi (nÕu cÇn cã chøng nhËn vÒ h¹n ng¹ch th× nªn lÊy tr•íc). Më th• tÝn dông (L/C) NhËn c¸c chøng tõ göi hµng. Hµng ®Õn c¶ng. Dì hµng vµ chuyÓn hµng vµo kho ngo¹i quan. Th«ng quan hµng.
  37. 30 NhËn hµng. Giao hµng cho ng•êi sö dông. Thanh to¸n. Trong hÇu hÕt c¸c giao dÞch còng cÇn ph¶i cã hîp ®ång vËn chuyÓn b»ng ®•êng biÓn hoÆc ®•êng kh«ng, hîp ®ång b¶o hiÓm vµ viÖc cÊp tiÒn nhËp khÈu. Ng•êi nhËp khÈu hay ng•êi ®¹i diÖn cho ng•êi nhËp khÈu tr×nh th«ng b¸o nhËp khÈu (khai thuÕ h¶i quan) vµ c¸c chøng tõ, tµi liÖu cÇn thiÕt kh¸c cho h¶i quan. Tê khai ph¶i cã tªn c¸c mÆt hµng nhËp, sã l­îng, ®¬n gi¸, møc thuÕ vµ gåm cã mét ho¸ ®¬n. Th«ng b¸o nhËp khÈu ®•îc phßng h¶i quan thÈm ®Þnh vµ nÕu cÇn thiÕt sÏ tiÕn hµnh kiÓm tra hµng ho¸ sau ®ã cÊp giÊy phÐp nhËp khÈu nÕu tho¶ m·n c¸c yªu cÇu sau: Nép thuÕ tiªu thô ë cöa khÈu h¶i quan (nÕu theo chÕ ®é gia h¹n thuÕ h¶i quan/thuÕ tiªu thô th× ph¶i xuÊt tr×nh b»ng chøng ®· cã thÕ chÊp). NÕu ®èi t•îng nhËp thuéc diÖn h¹n chÕ theo s¾c lÖnh nµo ®ã, ph¶i xuÊt tr×nh b»ng chøng lµ ®· ®¸p øng mäi tiªu chuÈn h¹n chÕ. §èi t•îng nhËp khÈu kh«ng bÞ cÊm. b. Thñ tôc h¶i quan §Ó nhËn hµng nhËp khÈu, nhµ nhËp khÈu ph¶i xuÊt tr×nh cho h¶i quan tê khai nhËp khÈu (thuÕ h¶i quan). Khi viÖc kiÓm tra hµng ho¸ cÇn thiÕt tiÕn hµnh xong, lóc ®ã nhµ nhËp khÈu míi ®•îc phÐp nhËp khÈu hµng. Cã 3 b•íc chÝnh trong viÖc lµm thñ tôc h¶i quan: XuÊt tr×nh tê khai nhËp khÈu (thuÕ h¶i quan). TiÕn hµnh vµ hoµn tÊt viÖc kiÓm tra hµng. NhËn giÊy phÐp nhËp khÈu sau khi nép thuÕ h¶i quan vµ thuÕ tiªu thô trong n•íc [16, tr. 185-201]. Khai b¸o nhËp khÈu (1) Xin tê khai nhËp khÈu §Ó lµm tê khai nhËp khÈu nhµ nhËp khÈu ph¶i xuÊt tr×nh mét b¶n kª khai thuÕ h¶i quan gåm c¸c néi dung sau:
  38. 31 M« t¶ hµng ho¸ Sè l•îng vµ trÞ gi¸ hµng ho¸. XuÊt xø, c¶ng giao hµng. Tªn tµu, m¸y bay chë hµng ho¸. C¸c néi dung cÇn thiÕt kh¸c. B¶n kª khai th•êng ®•îc xuÊt tr×nh sau khi hµng ho¸ ®· ®•îc ®•a vµo kho ngo¹i quan. Tuy vËy, trong tr•êng hîp hµng ho¸ do Gi¸m ®èc Côc h¶i quan phª chuÈn, tê khai nhËp khÈu cã thÓ xuÊt tr×nh tr•íc khi hµng ho¸ ®•îc dì khái tµu hoÆc tr•íc khi hµng ho¸ ®•îc ®•a vµo kho ngo¹i quan. §Ó ®¶m b¶o nhËn hµng ®•îc nhanh cã thÓ nép mét tê khai t¹m thêi tr•íc khi hµng ®Õn vµ tr•íc khi hoµn tÊt viÖc kiÓm tra c¸c chøng tõ, tµi liÖu cÇn thiÕt ë Phßng h¶i quan. Trong tr•êng hîp hµng ho¸ kh«ng cÇn ph¶i kiÓm tra sau khi hµng ®Õn cã thÓ ¸p dông chÕ ®é kiÓm tra tr•íc khi ®Õn, theo chÕ ®é nµy hµng ho¸ ®•îc phÐp nhËp khÈu vµo lóc hµng ®Õn. (2) XuÊt tr×nh tê khai (3) C¸c chøng tõ, tµi liÖu cÇn thiÕt Tê khai nhËp khÈu th•êng gåm 3 tê sao cña b¶n kª khai thuÕ h¶i quan vµ c¸c chøng tõ sau: Ho¸ ®¬n. GiÊy chøng nhËn xuÊt xø (chØ cÇn thiÕt khi ¸p dông thuÕ suÊt •u ®·i hay thuÕ xuÊt cña WTO vµ xuÊt xø cña hµng kh«ng thÓ x¸c ®Þnh b»ng chøng tõ vËn t¶i. NÕu nhµ nhËp khÈu muèn xin h•ëng thuÕ suÊt •u ®·i hä còng ph¶i xuÊt tr×nh giÊy chøng nhËn xuÊt xø). Kª khai chi tiÕt vÒ c¸ch ®ãng gãi, c•íc phÝ vËn chuyÓn, phÝ b¶o hiÓm (chØ cÇn khi cã yªu cÇu). GiÊy phÐp nhËp khÈu, hay c¸c chøng tõ quy ®Þnh bëi c¸c s¾c lÖnh chø kh«ng ph¶i bëi luËt h¶i quan (chØ khi hµng nhËp khÈu bÞ h¹n chÕ theo s¾c lÖnh chø kh«ng ph¶i do luËt h¶i quan quy ®Þnh). Kª khai chi tiÕt vÒ c¸c kho¶n miÔn, gi¶m thuÕ (chØ cÇn khi xin miÔn gi¶m thuÕ).
  39. 32 B¶n chøng nhËn ®ãng thuÕ (chØ cÇn khi cã yªu cÇu). (4) KiÓm tra vµ thÈm ®Þnh h¶i quan a. Khi tê khai ®•îc xuÊt tr×nh cho h¶i quan, c¸c chøng tõ sau ®•îc x¸c nhËn xem LiÖu sè c¸c b¶n sao cÇn thiÕt cña tê khai ho¸ ®¬n vµ c¸c chøng tõ cÇn thiÕt kh¸c ®· ®•îc xuÊt tr×nh hay ch•a? LiÖu th«ng tin xuÊt tr×nh cã chÝnh x¸c kh«ng? LiÖu c¸c th«ng tin trªn c¸c chøng tõ cã nhÊt qu¸n hay kh«ng? LiÖu c¸c tµi liÖu x¸c nhËn giÊy phÐp, sù phª chuÈn hay c¸c chøng tõ kh¸c cÇn thiÕt theo quy ®Þnh cña c¸c s¾c lÖnh ®· ®•îc xuÊt tr×nh cïng tê khai hay ch•a? LiÖu gi¸ chÞu thuÕ, c¸c con sè t•¬ng øng theo biÓu thuÕ h¶i quan, biÓu thuÕ nhËp khÈu, sè tiÒn thuÕ vµ c¸c con sè kh¸c trªn tê khai cã ®óng hay kh«ng? LiÖu ®· xin b¶n kª khai chi tiÕt vÒ møc gi¶m thuÕ hay ch•a vµ c¸c chøng tõ chøng minh hµng ho¸ ®ñ tiªu chuÈn miÔn gi¶m thuÕ ®· ®•îc xuÊt tr×nh ch•a? (khi xin miÔn gi¶m thuÕ h¶i quan vµ thuÕ tiªu dïng néi ®Þa). b. §Ó ®Èy nhanh thñ tôc tiÕn hµnh th«ng quan, qu¸ tr×nh thÈm ®Þnh ®•îc chia ra lµm 2 giai ®o¹n “s¬ thÈm” vµ “hËu thÈm”. Th«ng th•êng hµng ho¸ cã thÓ ®•îc nhËp khÈu nÕu hµng ®· qua “s¬ thÈm”. §èi víi hµng ®· qua s¬ thÈm th× nã cã thÓ ®•îc phÐp nhËp khÈu ngay khi hµng ®Õn. “S¬ thÈm” bao gåm c¸c c«ng viÖc liªn quan ®Õn nhËp hµng nh­ x¸c nhËn giÊy phÐp nhËp khÈu, phª chuÈn hay x¸c nhËn c¸c chøng tõ tµi liÖu theo quy ®Þnh cña c¸c s¾c lÖnh. ViÖc nép thuÕ còng ®•îc kiÓm tra vµo lóc nµy. Trong giai ®o¹n “hËu thÈm” sÏ tiÕn hµnh kiÓm tra mäi nghi ngê liªn quan ®Õn vÊn ®Ò nép thuÕ ph¸t sinh trong qu¸ tr×nh s¬ thÈm. NÕu cÇn ph¶i thÈm ®Þnh kü h¬n tr•íc khi cÊp phÐp nhËp khÈu hay cã lý do ®Ó nghi ngê ch•a nép ®ñ thuÕ, th× vÊn ®Ò nép thuÕ trong qu¸ tr×nh s¬ thÈm sÏ cã thÓ bÞ kiÓm tra. c. Mét trong nh÷ng môc ®Ých cña viÖc kiÓm tra nhËp khÈu lµ ®¶m b¶o thanh to¸n ®Çy ®ñ c¸c kho¶n thuÕ h¶i quan vµ thuÕ thu nhËp néi ®Þa. §iÒu nµy ®•îc thùc hiÖn b»ng c¸ch x¸c nhËn r»ng c¸c th«ng tin trªn tê khai vµ thùc tÕ hµng ho¸ cã chÞu h¹n chÕ g× kh«ng. Nh• vËy hµng ho¸ cã thÓ ®•îc kiÓm tra nÕu cÇn ph¶i lµm râ xem
  40. 33 hµng ho¸ cã gièng nh• ®•îc kª khai hay kh«ng, hoÆc ®Ó quyÕt ®Þnh thuÕ suÊt cña hµng ho¸. (5) Cho phÐp nhËp khÈu Khi thÊy r»ng tê khai nhËp khÈu lµ hîp ph¸p vµ kh«ng cã sù sai lÖch gi÷a hµng ho¸ thùc tÕ vµ kª khai, giÊy phÐp nhËp khÈu sÏ ®•îc cÊp. ViÖc nµy ®•îc thùc hiÖn b»ng c¸ch hoÆc th«ng qua kiÓm tra chøng tõ hoÆc kiÓm tra hµng ho¸. Tr•íc khi ®•îc cÊp giÊy phÐp nhËp khÈu, nhµ nhËp khÈu ph¶i ®¸p øng c¸c yªu cÇu vÒ luËt nh• sau. a. Nép thuÕ h¶i quan vµ thuÕ tiªu dïng néi ®Þa. b. C¸c mÆt hµng nhËp khÈu kh«ng thuéc diÖn hµng cÊm. c. NÕu mÆt hµng nhËp khÈu chÞu sù ®iÒu chØnh cña c¸c s¾c lÖnh chø kh«ng ph¶i luËt h¶i quan th× ph¶i xuÊt tr×nh ®Çy ®ñ tÊt c¶ giÊy phÐp, sù phª chuÈn vµ c¸c chøng tõ cÇn thiÕt kh¸c. d. C¸c mÆt hµng nhËp khÈu kh«ng cã nh·n m¸c cã thÓ g©y hiÓu sai xuÊt xø hµng. 1.3. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU CÁC QUY ĐỊNH NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN 1.3.1. Nghiên cứu quy định nhập khẩu của Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam hoàn chỉnh quy chế xuất nhập khẩu, bảo vệ nền sản xuất trong nƣớc Việt Nam đã chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ cuối năm 2006. Tham gia vào WTO Việt Nam có rất nhiều lợi thế do các nước dỡ bỏ hàng rào thuế quan với Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội xuất khẩu nhiều hơn. Nhưng thay vào đó các nước sẽ dựng lên những hàng rào bảo hộ phi thuế tinh vi hơn để đối phó với hàng hoá Việt Nam. Ngoài ra, hàng rào bảo hộ cho nền sản xuất trong nước được dần dần gỡ bỏ nên các doanh nghiệp Việt Nam còn phải chịu áp lực cạnh tranh gay gắt từ bên ngoài. Việc nghiên cứu các quy định nhập khẩu của Nhật Bản có thể giúp phía Việt Nam học hỏi cách quy định về hạn ngạch, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các mặt hàng có nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất trong nước của Nhật Bản, từ đó áp dụng cho các quy định phi thuế đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam, góp phần bảo vệ được nền sản xuất trong nước. Ngoài ra Việt Nam cũng học hỏi được cách quy định về thuế chống
  41. 34 bán phá giá của Nhật Bản để áp dụng bảo vệ hàng hóa Việt Nam chống lại sự tấn công của hàng hóa nhập từ nước khác. Hơn nữa, thông qua việc nghiên cứu quy định quản lý nhập khẩu của Nhật Bản, các bộ ngành của Việt Nam sẽ đưa ra những quy định quản lý xuất khẩu để đáp ứng được yêu cầu nhập khẩu, nâng cao được khả năng xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam. Ví dụ, để giảm bớt những vi phạm liên quan đến dư lượng chất kháng sinh chloramphenicol trong các lô hàng tôm và mực xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật, trong năm 2006 Bộ Thủy sản đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt nhằm đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh nguyên liệu và sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu. Bộ đã phối hợp với các địa phương mở nhiều đợt kiểm tra chống đưa tạp chất vào nguyên liệu thuỷ sản, thực hiện “Chương trình hành động đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh nguyên liệu thuỷ sản năm 2006”. Ngoài ra, các bộ ngành của Việt Nam đã có những trao đổi với các bộ ngành của Nhật về hợp tác với Việt Nam trong vấn đề kiểm dịch, kiểm tra chất lượng sản phẩm, đồng thời thay đổi những quy chuẩn, chỉ tiêu chất lượng trong các quy định của Việt Nam sao cho phù hợp. 1.3.2. Nghiên cứu quy định nhập khẩu của Nhật Bản sẽ giúp tăng kim ngạch xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản Nhật Bản là một thị trường phát triển với thu nhập bình quân đầu người vào khoảng 31.500USD/năm, do vậy người dân dành khá nhiều để chi tiêu. Nhu cầu nhập khẩu hàng năm trên thị trường Nhật rất lớn. Ví dụ nhu cầu nhập khẩu hàng thủy sản những năm gần đây của thị trường này vào khoảng 12 tỷ USD/năm, nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may 20 tỷ USD/năm, nhu cầu nhập khẩu giầy dép khoảng 3,6 tỷ USD/năm, nhu cầu hàng điện tử và linh kiện máy tính khoảng 30 tỷ USD/năm. Vì quy mô thị trường lớn nên cạnh tranh trên thị trường Nhật Bản khá gay gắt. Đơn cử như mặt hàng thủy sản, hàng thủy sản của Việt Nam đặc biệt là tôm và ghẹ được người tiêu dùng Nhật Bản đánh giá cao vì thịt thơm và ngọt, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Nhật còn quá nhỏ bé so với tiềm năng. Năm 2005, xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam vào Nhật chỉ chiếm có 6,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản. Hàng thủy sản
  42. 35 Việt Nam bị cạnh tranh gay gắt bởi Trung Quốc và các nước trong khu vực ASEAN, trong đó tôm bị cạnh tranh gay gắt từ Thái Lan và Indonesia. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt này, việc nghiên cứu các quy định nhập khẩu của Nhật Bản là điều hết sức cần thiết để hàng hóa Việt Nam xâm nhập được vào thị trường Nhật Bản. Để hàng thủy sản Việt Nam có thể vào thị trường Nhật Bản thì trước hết các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thủy sản phải vượt qua các rào cản của Luật vệ sinh thực phẩm và Luật kiểm dịch. Sau khi vượt qua bước đầu tiên và cũng là bước khó nhất là mở được cánh cửa vào thị trường Nhật, thì với những chiến lược xúc tiến sản phẩm phù hợp các doanh nghiệp có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. Chất lượng sản phẩm tốt và giá cạnh tranh sẽ là hai yếu tố quan trọng để các sản phẩm của Việt Nam có thể thâm nhập sâu rộng vào thị trường Nhật. Nhật Bản là một thị trường xuất khẩu chiến lược trong chính sách xuất khẩu của Chính phủ Việt Nam. Nhưng có thể nói đây là thị trường lớn và rất khó tính bởi người tiêu dùng Nhật đòi hỏi cao về chất lượng. Những khiếm khuyết mà ở các quốc gia khác không thành vấn đề như một vết xước nhỏ, đường viền không cân hay màu sơn bị mờ trong một sản phẩm thì ở Nhật Bản đều bị coi là hàng hóa hỏng. Ngoài ra hệ thống pháp luật của Nhật Bản phức tạp, nhiều công cụ phi thuế quản lý các nhóm hàng. Vì vậy, việc nghiên cứu và nắm rõ các quy định nhập khẩu của Nhật sẽ giúp các doanh nghiệp và các bộ ngành liên quan của Việt Nam có những thay đổi cho phù hợp để có thể thâm nhập vào thị trường Nhật, góp phần đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật. 1.3.3. Nghiên cứu các quy định nhập khẩu của Nhật Bản sẽ góp phần nâng cao năng lực quản trị kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam Khi xuất khẩu sang Nhật, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, đó là sự khác biệt về kinh tế chính trị, văn hóa, tập quán và thói quen tiêu dùng. Vấn đề đầu tiên doanh nghiệp phải đối mặt khi xuất khẩu đó chính là hàng rào quy định nhập khẩu. Do vậy, để có thể xâm nhập vào thị trường Nhật Bản, việc đầu tiên các doanh nghiệp Việt Nam cần phải quan tâm tìm hiểu là nghiên cứu các quy
  43. 36 định nhập khẩu của Nhật Bản, và tìm hiểu xem các mặt hàng mình cung cấp có đáp ứng được các tiêu chuẩn để vượt qua hàng rào phi thuế quan hay không? Việc nghiên cứu và nắm rõ quy định nhập khẩu của Nhật giúp doanh nghiệp chuẩn bị kỹ chứng từ liên quan đến hàng hóa xuất đi Nhật để giảm thời gian thông quan, lưu kho tại Nhật. Chính vì không nắm rõ được quy định mới của Luật vệ sinh thực phẩm đối với hàng thủy sản mà trong năm 2006 các doanh nghiệp xuất khẩu tôm và mực Việt Nam liên tục có vi phạm về dư lượng chất chloramphenicol, kết quả là Nhật Bản áp dụng lệnh kiểm tra 100% đối với các lô hàng tôm và mực xuất khẩu từ Việt Nam. Do vậy thời gian làm thủ tục hải quan bị kéo dài, gây tốn kém chi phí. Lãnh đạo một doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết rằng, công ty ông trước chỉ mất 3-5 ngày để thông quan một lô hàng. Nhưng hiện nay, khi đã tới đất Nhật, phải sau 45 ngày kiểm tra chất lượng, lô hàng của công ty ông mới được thông quan. Khách hàng Nhật cũng không dám đặt đơn hàng lớn mà chỉ dám mua từng container. Tóm lại, việc nắm rõ các quy định nhập khẩu sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam có giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm cho phù hợp với quy định của luật, và đề ra chiến lược xâm nhập thị trường Nhật hợp lý nhất, thay đổi cách quản lý sản xuất, quản lý nhân sự sao cho có thể giảm chi phí xuống mức thấp nhất và đem lại hiệu quả kinh doanh thiết thực.
  44. 37 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG VỀ CÁC QUY ĐỊNH NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ VIỆT NAM 2.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG NHẬT BẢN 2.1.1. Quy mô Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973, Việt Nam và Nhật Bản đã phát triển các mối quan hệ trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Hiện nay Nhật Bản là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Nếu như trước năm 1982, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Nhật Bản chỉ ở mức độ khiêm nhường và nhập siêu luôn nghiêng về phía Việt Nam thì từ năm 1988 (là năm đầu tiên Việt Nam xuất khẩu dầu thô sang Nhật) Việt Nam bắt đầu có xuất siêu. Đặc biệt, xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật Bản đã có những bước tiến mạnh mẽ trong thập niên 90. Kim ngạch xuất khẩu sang Nhật từ năm 1990 đến năm 1997 luôn chiếm trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Từ sau khi Liên Xô và Đông Âu tan rã vào đầu thập niên 90, Nhật Bản đã vươn lên trở thành bạn hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, với mức tăng trưởng xuất khẩu hàng năm sang thị trường Nhật Bản đạt mức 33,2%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng chung của ngoại thương Việt Nam [6]. Bảng 2.1: Thƣơng mại song phƣơng Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 1996 - 2000 Đơn vị : triệu USD Năm 1996 1997 1998 1999 2000 Xuất khẩu 1.546,1 1.675,2 1.512,0 1.786.3 2.621,7 Tỷ trọng trong tổng 27,6% 24,8% 15,8% 14,6% 15,5% KNXK của Việt Nam Nhập khẩu 1.260,4 1.509,0 1.599,9 1.618.3 2.250,6 Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam
  45. 38 Xuất khẩu sang Nhật Bản có sự suy giảm từ năm 1998, giảm tới hơn 150 triệu USD so với năm 1997, và tỷ trọng xuất khẩu sang Nhật trong xuất khẩu của Việt Nam giảm đến 9%. Theo nhiều nhà phân tích kinh tế thì sự giảm sút trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, làm cho đồng tiền các nước Đông Nam Á bị mất giá nhiều hơn so với Việt Nam, do vậy hàng hoá của các nước này rẻ hơn so với hàng hoá Việt Nam. Thêm vào đó, sự suy thoái của nền kinh tế Nhật Bản đã khiến cho người dân Nhật Bản tăng tiết kiệm để phòng thân và giảm mức chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày [7]. Dù tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản giảm đi, nhưng không thể phủ nhận được Nhật Bản vẫn là bạn hàng lớn của Việt Nam. Trong năm 2000, Nhật Bản tiếp tục là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, chiếm 15,5% tổng xuất khẩu, tức là 2,62 tỷ USD. Tính đến cuối tháng 6 năm 2001, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang Nhật Bản đạt 1,25 tỷ USD. Mặc dù kim ngạch hàng xuất khẩu củaViệt Nam sang Nhật Bản tăng đều qua các năm, nhưng cho đến năm 2001, Việt Nam vẫn là một bạn hàng nhỏ của cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Nhập khẩu hàng từ Việt Nam của Nhật Bản mới chỉ chiếm khoảng 0,91% tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này (năm 2006), trong khi tỷ trọng của các nước cạnh tranh khác trong khu vực như Trung Quốc là 20,5%, Indonesia 4,2%, Malaysia 2,7%, Thái Lan 2,9% và nhỏ như Philipin cũng có thị phần 1,32% (gấp gần 1,5 lần so với tỷ trọng của Việt Nam). Nhưng nước ta vẫn xác định Nhật Bản là một thị trường lớn, đầy tiềm năng, cần phải khai thác triệt để. Quan hệ đầu tư thương mại Việt - Nhật phát triển với tốc độ rất nhanh từ năm 2000. Nếu như kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản năm 2000 đạt 4,87 tỷ USD, thì năm 2005 đạt 8,4 tỷ USD, tăng gần 2 lần so với năm 2000. Đáng chú ý là kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản luôn đạt tốc độ phát triển khá cao, tăng trung bình từ 15 đến 19%/năm. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt khoảng 3,79 tỷ USD, tăng 16,6% so với năm 2003. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu từ Nhật Bản đạt khoảng 3,12 tỷ
  46. 39 USD. Bởi vậy Việt Nam đã xuất siêu sang Nhật Bản khoảng 670 triệu USD. Năm 2005 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt khoảng 4,4 tỷ USD (chiếm khoảng 14,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước), tăng hơn 18% so với năm 2004 [3]. Bảng 2.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn 2000-2006 Đơn vị: triệu USD Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Xuất khẩu 2.621 2.510 2.437 3.502 3.790 4.412 5.230 Nhập khẩu 2.250 2.183 2.505 2.982 3.120 4.093 4.700 Nguồn: trang web của Bộ Thương Mại (www.mot.gov.vn) Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt 5,23 tỷ USD, tăng 18,6%, và nhập khẩu từ Nhật Bản đạt 4,7 tỷ USD, tăng 14,8% so với năm 2005. Sau Mỹ, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (chiếm 13% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam), và là thị trường lớn nhất trong quan hệ thương mại hai chiều với tổng kim ngạch đạt 9,93 tỷ USD. 2.1.2. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu Hiện nay, các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nhật Bản gồm: may mặc, hải sản, dầu thô, dây điện, đồ nội thất, than đá và giày dép Đây là những mặt hàng phát huy được một cách hiệu quả lợi thế so sánh của Việt Nam là có nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ, và cũng là những mặt hàng mà Nhật Bản có nhu cầu lớn. Trong đó, chỉ riêng ba mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vào Nhật Bản là dầu thô, thuỷ sản, dệt may đã chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản. Tuy chiếm tỷ trọng lớn như vậy nhưng ba mặt hàng chủ lực này mới chỉ đáp ứng được một tỷ lệ rất nhỏ nhu cầu của thị trường Nhật Bản với các mặt hàng này, ví dụ dầu thô chiếm khoảng 1,8%-2%, thuỷ sản 6%, dệt may 2,8% kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này ở Nhật.
  47. 40 Trong các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật, nhóm hàng thủy sản có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất (trong năm 2006, kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản đạt trên 844 triệu USD, chiếm trên 25% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của cả nước). Trong nhóm hàng này, tôm đông lạnh là mặt hàng có thị phần lớn nhất trên thị trường Nhật Bản. Tôm đông lạnh xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2004 đến nay đã vươn lên vị trí thứ nhất, với kim ngạch xuất khẩu hàng năm khoảng 500 triệu USD, chiếm tới 23% thị phần tôm đông lạnh nhập khẩu của Nhật Bản. Nhu cầu nhập khẩu tôm của thị trường Nhật Bản là rất lớn trong khi nguồn cung cấp tôm từ các nước khác lại không ổn định. Trong những năm tới, Nhật Bản tiếp tục nhập khẩu tôm từ Việt Nam để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt nam sang Nhật đã ngày càng đa đạng hóa hơn để kịp thời phù hợp với lợi thế so sánh sẵn có của đất nước và đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của thị trường Nhật Bản, tuy nhiên sự tiến triển đó còn chậm. Trong cơ cấu mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang Nhật đã có sự thay đổi, trước năm 1990 chủ yếu là than đá, cao su, gạo nhưng hiện nay là dầu thô, thủy sản, hàng dệt may, đồ gỗ. Tuy nhiên, nhìn vào cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang Nhật Bản những năm gần đây, có thể thấy rằng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vẫn nặng về xuất khẩu sản phẩm thô, ít chế biến, nhiều nhất là nguyên liệu, khoáng sản, hàng nông-lâm-ngư nghiệp, chưa có nhiều hàng công nghiệp kỹ thuật cao do chính Việt Nam chế tạo. Do vậy hàng Việt Nam bị cạnh tranh gay gắt với hàng hóa của các nước trong khu vực có cùng mặt hàng xuất khẩu với Việt Nam như Thái Lan, Philippines, Indonesia Thêm vào đó, do những mặt hàng chế biến sâu, có hàm lượng kỹ thuật cao lại chiếm tỷ trọng nhỏ, chưa phát triển nên khả năng cạnh tranh hạn chế, sẽ chịu áp lực cạnh tranh mạnh, nhất là từ phía Trung Quốc, Ấn Độ và phần lớn các nước ASEAN, vốn là những nước sản xuất nhiều sản phẩm mang tính cạnh tranh với Việt Nam, thậm chí ngay cả trong những ngành xuất khẩu chủ lực của ta hiện nay như thủy sản, may mặc, giày dép.
  48. 41 Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản dự báo, trong thời gian tới, nhiều mặt hàng của Việt Nam vẫn tiếp tục có triển vọng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản vì nhu cầu của thị trường này lớn như: thực phẩm chế biến (hiện ta chủ yếu xuất khẩu thô ở dạng nguyên liệu), rau quả tươi và hoa tươi, hàng cơ khí gia dụng, nhựa gia dụng, đặc biệt là xuất khẩu phần mềm của Việt Nam đang có thế mạnh về trình độ nhân lực. Bảng 2.3. Các mặt hàng xuất khẩu sang thị trƣờng Nhật Bản năm 2006 Tỷ trọng Tăng giảm Năm 2005 Năm 2006 trong tổng Tên hàng năm 06/05 (1000USD) (1000USD) KNXK cả (%) nước (%) Hàng hải sản 819.990 844.313 2,97 25,14 Dầu thô 572.542 719.475 25,66 8,71 Hàng dệt may 603.902 627.632 3,93 10,76 Dây diện và dây cáp 472.729 588.543 24,50 83,51 điện Gỗ và sản phẩm gỗ 240.873 286.799 19,07 14,84 Máy vi tính, sản phẩm 252.966 245.918 -2,79 14,40 điện tử và linh kiện Than đá 169.085 164.263 -2,85 17,96 Giầy dép các loại 93.721 113.130 20,71 3,15 Sản phẩm chất dẻo 98.431 106.466 8,16 22,18 Túi xách, vali, mũ, ô dù 50.210 47.495 -5,41 9,44 Cà phê 25.939 44.923 73,19 3,69 Gạo 53.424 43.096 -19,33 Sản phẩm gốm sứ 20.120 30.818 53,17 Hàng rau quả 28.991 27.573 -4,89 S¶n phÈm m©y tre cãi 27.611 24.047 -12,91
  49. 42 th¶m Cao su 16.435 23.823 44,95 Sản phẩm đá quý và 12.824 15.341 19,63 kim loại quý C¸c mÆt hµng kh¸c 851.394 1.278.479 Tổng xuất 4.411.187 5.232.134 18,61 Nguồn: thongtindubao.gov.vn/ 2.1.3. Xuất khẩu sang Nhật theo từng nhóm hàng 2.1.3.1. Nhóm hàng thuỷ sản a. Quy mô Xuất khẩu hàng thủy sản vào Nhật Bản năm 2006 đạt 844,31 triệu USD, tăng 3% so với năm 2005. Đây là mặt hàng có kim ngạch lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu vào Nhật Bản, chiếm tỷ trọng tới 25,14% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam (thị trường EU chiếm hơn 21% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản, Hoa Kỳ chiếm hơn 19% và Hàn Quốc chiếm hơn 6%). Cho dù còn tồn tại một số khó khăn liên quan tới dư lượng kháng sinh bị cấm trong sản phẩm xuất khẩu, nhưng trong năm 2006 Việt Nam vẫn giữ được vị thế là nước cung cấp tôm đông lạnh lớn nhất cho thị trường này, thị phần đạt trên 22% trong tổng nhập khẩu tôm đông lạnh của nước này. Thị trường Nhật Bản đã vươn lên thành thị trường xuất khẩu thuỷ sản số 1 của Việt Nam. Dự báo năm 2007, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tới thị trường này sẽ tiếp tục tăng trưởng, đạt khoảng 900 triệu USD. b. Cơ cấu xuất khẩu Trong các mặt hàng thủy sản xuất khẩu, tôm là mặt hàng đạt giá trị cao nhất, chiếm 67,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản. Trong mấy năm gần đây (2001-2004), nhập khẩu tôm của Nhật Bản từ Việt Nam có xu hướng tăng. Năm 2004, nhập khẩu tôm đông lạnh của Nhật Bản từ Việt Nam đạt khối lượng 62.451 tấn, giá trị trên 521,42 triệu USD, tăng 22% về khối lượng, 34,2% về giá trị so với năm 2003 và tăng 26,9% về khối lượng, 50,9% về giá trị so
  50. 43 với năm 2002. Năm 2005, xuất khẩu tôm đông lạnh đạt 61.963 tấn, giá trị 517,83 triệu USD, giảm nhẹ khoảng 0,8% về khối lượng và 0,7% về giá trị so với năm 2004. Cá ngừ là mặt hàng lớn thứ 2 trong tổng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản. Năm 2004, cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này chiếm 19% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam, đạt giá trị 13,02 triệu USD, Nhật Bản là nước nhập khẩu cá ngừ lớn thứ 2 sau Mỹ (37%) trong danh sách thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam. Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vào Nhật Bản chỉ chiếm được một lượng nhỏ trong tổng cá ngừ nhập khẩu của Nhật Bản (2.819,9 tấn), (trong đó chiếm 3,5% tổng nhập khẩu cá ngừ mắt to tươi của Nhật Bản và 4,8% tổng nhập khẩu cá ngừ vây vàng tươi của Nhật Bản). Mặt hàng cá ngừ của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản luôn phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt. Ngoài ra, việc xuất khẩu cá ngừ còn chịu ảnh hưởng của các rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm, như quy định về hàm lượng thuỷ ngân trong cá ngừ nhập khẩu. Bảng 2.4. Các mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản giai đoạn 2000-2005 Đơn vị: 1000 USD 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tôm đông 291.035 289.606 345.394 388.541 521.427 517.831 lạnh Cá đông lạnh 26.348 25.330 33.575 43.288 50.527 53.621 (trừ cá ngừ) Mực đông lạnh 41.958 46.368 46.438 35.534 46.173 50.573 Bạch tuộc 12.046 14.667 18.228 20.421 29.295 27.247 đông lạnh Mực khô 15.369 13.198 17.326 10.766 20.255 17.225 Cá khô 2.537 2.304 3.526 1.609 4.315 7.537 Ruốc khô 2.893 2.520 2.389 2.005 2.582 1.865
  51. 44 Cá ngừ 11.700 21.258 21.737 10.778 8.630 13.027 đông lạnh Mặt hàng khác 65.587 50.650 48.846 69.896 88.991 111.842 Tổng cộng 469.473 465.901 537.459 582.838 772.195 785.876 Nguồn : Trung tâm Tin học - Bộ Thuỷ sản www.fistenet.gov.vn 2.1.2.2. Nhóm hàng dệt may a. Quy mô Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2006 đạt 5,834 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Vinatex chiếm trên 1,7 tỷ USD. Nhưng do chủ yếu làm gia công sử dụng nhiều nguyên phụ liệu nhập khẩu nên kim ngạch nhập khẩu của ngành dệt may cũng xấp xỉ kim ngạch xuất khẩu (khoảng 5,65 tỷ USD). Trong đó, nhập vải 52%, nguyên phụ liệu 34%, sợi 10%, bông xơ 4%. Xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật năm 2006 có mức tăng trưởng khá khiêm tốn: 3,93% và đạt kim ngạch 627,632 triệu USD. Xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản hiện chiếm tỷ trọng 10,76% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước. Bảng 2.5. Xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật giai đoạn 2001-2006 Đơn vị: triệu USD Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Kim ngạch 597 485,8 467,4 525,9 603,9 627,6 Kim ngạch xuất khẩu dệt 1.892 1.962 2.752 3.654 4.836 5.834 may của cả nước Tỷ trọng trong KNXK 31.55% 24,76% 16,98% 14,39% 12,49% 10,76% hàng dệt may cả nước Nguồn: Bộ Thương mại www1.mot.gov.vn/tktm/Default.aspx?itemid=3. Xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật dường như có xu hướng chững lại từ năm 2001. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu giảm 18,6% so với năm 2001. Kim ngạch xuất khẩu năm 2003 giảm 4% so với năm 2002. Tuy nhiên xuất khẩu có xu hướng phục hồi từ năm 2004, nhưng mức độ tăng trưởng xuất khẩu còn thấp, mức tăng trưởng năm 2006 là 3,93%.
  52. 45 Thị trường Nhật Bản là thị trường phi hạn ngạch dệt may lớn nhất thế giới nhưng tính chất cạnh tranh rất cao. Hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Nhật Bản phải cạnh tranh với hàng dệt may của Trung Quốc, Hồng Kông, Thái Lan và nhiều nước khác. b. Cơ cấu xuất khẩu Các mặt hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật được chia làm 2 nhóm - Hàng may mặc dệt kim (có mã HS là 61)- còn gọi là hàng dệt kim. - Hàng may mặc từ vải dệt, trừ hàng dệt kim hoặc móc (có mã HS là 62) – còn gọi là hàng dệt thoi. Các mặt hàng dệt may xuất khẩu sang Nhật Bản rất đa dạng, nhưng trong mỗi nhóm hàng dệt kim và dệt thoi có 5 nhóm hàng chính có kim ngạch xuất khẩu lớn (phân theo mã HS) Với hàng dệt kim, các nhóm hàng sau có kim ngạch xuất khẩu lớn: - Nhóm hàng có mã HS 6105: áo sơ mi nam giới hoặc trẻ em trai. - Nhóm hàng có mã HS 6108: đồ lót, áo ngủ, bộ pyjama, áo mỏng mặc trong nhà, áo choàng tắm, áo khoác ngoài mặc trong nhà dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái. - Nhóm hàng có mã HS 6109: áo T-Shirt, áo may ô và các loại áo lót khác. - Nhóm hàng có mã HS 6110: áo bó, áo chui đầu, áo cài khuy (Cardigans), gi-lê và các mặt hàng tương tự. - Nhóm hàng có mã số HS 6111: Quần tất, quần áo nịt, bít tất dài Kim ngạch xuất khẩu của 5 nhóm hàng trên chiếm đến trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt kim của Việt Nam (xem bảng 2.6)
  53. 46 Bảng 2.6. Tỷ trọng xuất khẩu 5 nhóm hàng chính trong xuất khẩu hàng dệt kim của Việt Nam sang Nhật giai đoạn 2004-2006 Đơn vị: 1000 Yên 2004 2005 2006 KNXK 5 nhóm hàng có mã số 8.355.246 9.307,231 9.370,965 HS: 6105, 6108,6109,6110,6111 Tổng KNXK hàng dệt kim của 11.615.697 13487.775 14.646.167 Việt Nam Tỷ trọng xuất khẩu 5 nhóm chính 71,93% 69% 63,98% trong xuất khẩu hàng dệt kim Nguồn: Japan Customs [25] Với hàng dệt thoi, các nhóm hàng sau có kim ngạch xuất khẩu lớn: - Nhóm hàng có mã số HS 6201: các loại áo khoác ngoài, áo jacket chống gió dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai, trừ các loại thuộc nhóm 62.03. - Nhóm hàng có mã số HS 6203: Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo khoác thể thao, quần dài dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai. - Nhóm hàng có mã số HS 6204: Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo khoác thể thao, áo váy dài, váy, quần dài dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái. - Nhóm hàng có mã số HS 6211: Bộ quần áo thể thao, bộ quần áo trượt tuyết và quần áo bơi. - Nhóm hàng có mã số HS 6212: Áo lót, quần gen, bít tất. Kim ngạch xuất khẩu của 5 nhóm hàng trên chiếm đến trên 75% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt thoi của Việt Nam (tham khảo bảng 2.7)
  54. 47 Bảng 2.7. Tỷ trọng xuất khẩu 5 nhóm hàng chính trong xuất khẩu hàng dệt thoi của Việt Nam sang Nhật giai đoạn 2004-2006 Đơn vị: 1000 Yên 2004 2005 2006 KNXK 5 nhóm hàng có mã số 37.282.412 40.304.352 43.736.966 HS: 6201, 6203, 6204, 6211, 6112 Tổng KNXK hàng dệt kim của 47.575.514 51.296.657 57.062.514 Việt Nam Tỷ trọng xuất khẩu 5 nhóm chính 78,36% 78,57% 76,65% trong xuất khẩu hàng dệt kim Nguồn: Japan Customs [25] 2.1.2.3. Nhóm hàng đồ gỗ a. Quy mô Mặt hàng đồ gỗ Việt Nam đang cạnh tranh khá tốt trên thị trường Nhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Nhật Bản đã liên tục tăng trưởng, thị phần xuất khẩu gỗ của Việt Nam có xu hướng tăng đều trong những năm gần đây: tăng 4,62% năm 1999; 4,63% năm 2000; 5,79 % năm 2001; 5,77% năm 2002. Năm 2003, đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam chiếm khoảng 6,69% thị phần trong tổng trị giá nhập khẩu đồ gỗ của Nhật Bản (trong năm 2003 nhập khẩu gỗ từ Trung Quốc vào Nhật Bản chiếm 38,8%; Đài Loan 10,6%; Thái Lan 9%). Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam tới Nhật Bản đạt khoảng 152,3 triệu USD, năm 2005 tăng lên 240,87 triệu USD và đến năm 2006 đã lên tới 287 triệu USD, chiếm tỷ trọng 14,84% trong tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của cả nước là 1,933 tỷ USD. Với nỗ lực khai thác thị trường, cải tiến sản phẩm của các doanh nghiệp, đồ gỗ Việt Nam đã từ vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng những nước xuất khẩu gỗ vào Nhật trong năm 2004 vươn lên vị trí thứ ba năm 2005 và trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ đứng thứ 2 trong năm 2006.
  55. 48 Bảng 2.8. Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Nhật Bản giai đoạn 2004-2006 Đơn vị: triệu USD Năm 2004 2005 2006 KNXK đồ gỗ của Việt Nam 151 240,87 287 sang Nhật Bản Tốc độ tăng trưởng 59,5% 19,2% Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam Dự đoán năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Nhật Bản sẽ đạt trên 300 triệu USD. Con số này có thể sẽ cao hơn nếu các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam theo sát được xu hướng mới của người tiêu dùng tại thị trường này. b. Cơ cấu xuất khẩu Các mặt hàng gỗ xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản rất đa dạng gồm: gỗ nhiên liệu dạng khúc (mã HS 4401), gỗ cây (mã HS 4403), gỗ đã cưa hoặc xẻ theo chiều dọc (mã HS 4407), tấm gỗ lạng làm lớp mặt (mã HS 4408), gỗ ván tráng trí làm sàn (mã HS 4409), ván sợi bằng gỗ (mã HS 4412), khung tranh, ảnh bằng gỗ (4414), hòm, hộp thùng bằng gỗ (4415), tượng gỗ và đồ trang trí bằng gỗ (mã HS 4420), ghế ngồi (mã HS 9401), đồ nội thất khác và các bộ phận của chúng (mã HS 9403). Trong số các mặt hàng gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản, mặt hàng đồ gỗ nội thất (mã HS 9403) chiếm tỷ trọng nhiều nhất. Theo thống kê của Bộ Tài chính Nhật Bản, trong năm 2006, kim ngạch xuất khẩu gỗ của ta sang Nhật Bản đạt 44,39 tỷ yên, trong đó xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ nội thất (mã HS 9403) chiếm khoảng 52% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật Bản với kim ngạch xuất khẩu đạt 23,1 tỷ yên (xem bảng 2.9). Hiện nay, mặt hàng xuất khẩu gỗ của Việt Nam đang phải cạnh tranh với hàng hóa cùng loại của Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Indonesia. Trung Quốc do có ưu thế về nguồn nguyên liệu phong phú, nhân công tương đối rẻ nên
  56. 49 đã trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất vào thị trường Nhật (chiếm 41,1% thị phần). Đài Loan, Thái Lan và Indonesia cũng là những nước xuất khẩu nhiều đồ gỗ sang Nhật. Trong khi đó nguồn nguyên liệu gỗ của Việt Nam còn hạn chế về chủng loại, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu số lượng lớn nguyên liệu làm cho giá thành sản phẩm tăng cao, giảm sức cạnh tranh. Bảng 2.9. Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ mã HS 9403 của Việt Nam sang Nhật Bản Đơn vị: triệu Yên Kim ngạch xuất khẩu của Kim ngạch nhập khẩu Thị phần Năm Việt Nam sang Nhật của Nhật (%) 2002 15.118,9 227.090,4 6,66 2003 15.147,7 226.073,4 6,7 2004 16.752,7 228.996,2 7,32 2005 20.275,7 252.671 8 2006 23.130,6 271.328,4 8,52 Nguồn: Japan Customs [25] 2.1.2.4. Nhóm hàng rau quả a. Quy mô Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Nhật tăng dần từ 1.782,4 triệu yên năm 2002 lên 2.217,6 triệu yên năm 2006. Kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Nhật giảm 6,2% năm 2003, nhưng tăng đến 33% năm 2004, tăng 13,4% năm 2005. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng rau quả giảm 12% so với năm 2005. Mặc dù là nước nhập khẩu rau quả lớn thứ tư của Việt Nam hiện nay nhưng nhìn chung kim ngạch xuất khẩu rau quả vào Nhật Bản cũng không lớn. Xuất khẩu vào rau quả vào thị trường Nhật Bản chỉ chiếm 12,34% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam năm 2005 (Theo thống kê của Bộ Thương mại Việt Nam, trong năm 2005 tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 235 triệu USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Nhật là 28,99 triệu USD). Tỉ lệ sản phẩm rau quả nhập khẩu từ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản rất thấp, chỉ
  57. 50 khoảng 0,55% tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của Nhật Bản năm 2005 và đến năm 2006 giảm xuống chỉ còn 0,46%. Bảng 2.10. Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Nhật giai đoạn 2002-2006 Đơn vi: triệu Yên 2002 2003 2004 2005 2006 KNNK rau qu¶ cña 462.156,9 447.369,5 461.733 461.538,6 482.444,3 thÞ tr•êng NhËt B¶n KNXK rau quả của 1785,4 1674,5 2227,6 2526 2217,6 VN sang Nhật Bản Tỷ trọng trong nhập 0,39% 0,37% 0,48% 0,55% 0,46% khẩu của Nhật Bản Nguån: Japan Customs [25] b. C¬ cÊu xuÊt khÈu HiÖn nay, ViÖt Nam míi chØ xuÊt sang NhËt mét sè mÆt hµng rau qu¶ t•¬i vµ mét sè c¸c s¶n phÈm qu¶ ®ãng hép, rau qu¶ sÊy kh« hoÆc muèi ®«ng l¹nh vµ rau gia vÞ. C¸c s¶n phÈm ®ãng hép, muèi, sÊy kh«, ®«ng l¹nh ®•îc xuÊt d•íi d¹ng bao tiªu s¶n phÈm t¹i c¸c khu chÕ xuÊt. PhÝa ®èi t¸c NhËt chÞu tr¸ch nhiÖm tõ cung cÊp gièng cho tíi tiªu thô s¶n phÈm nh• m« h×nh s¶n xuÊt rau c¶i xanh t¹i Nam §Þnh. HiÖn nay, c¸c doanh nghiÖp ViÖt Nam ch•a cã ®•îc c¸c s¶n phÈm b¾t kÞp nhu cÇu ¨n nhanh hiÖn ®¹i cña NhËt nh• mãn khoai t©y luéc ®· rÊt thµnh c«ng ë NhËt cña Trung Quèc. Rau t•¬i xuÊt ®i NhËt bao gåm: khoai mì ruét tr¾ng vµ tÝm, bÝ ®á (lo¹i vá xanh), ®Ëu b¾p (gièng NhËt), b«ng c¶i xanh (Brocoli), cµ tÝm dµi, cµ tÝm trßn, nÊm mì, l¸ tÝa t« tÝm, su su mì Qu¶ t•¬i gåm: thanh long, vó s÷a, hång xiªm, xoµi t•îng, roi, mËn hËu Rau qu¶ ®ãng hép cã: nÊm hép, døa hép, ch«m ch«m, v¶i ®ãng hép, t¸o nghiÒn nhuyÔn. Rau qu¶ sÊy kh« hoÆc muèi ®«ng l¹nh gåm cã: chuèi sÊy, nÊm muèi, ®Ëu c«- ve ®«ng l¹nh, cµ rèt th¸i miÕng ®«ng l¹nh, bÝ ®á ®«ng l¹nh. Rau gia vÞ gåm: tái ®«ng l¹nh, hµnh l¸, hµnh tÝm, hµnh tr¾ng, hµnh ®á. C¬ cÊu hµng rau qu¶ xuÊt khÈu theo m· HS:
  58. 51 Trong c¸c lo¹i rau xuÊt khÈu sang NhËt, ViÖt Nam chñ yÕu xuÊt bèn nhãm hµng cã m· HS lµ 0710, 0711, 0712 vµ 0714.  Nhãm hµng cã m· HS 0710: Rau c¸c lo¹i (®· hoÆc ch•a hÊp chÝn), ®«ng l¹nh.  Nhãm hµng cã m· HS 0711: Rau c¸c lo¹i ®· b¶o qu¶n t¹m thêi (vÝ dô: b»ng khÝ sunfur¬, ng©m n•íc muèi, ng©m n•íc l•u huúnh hoÆc ng©m trong dung dÞch b¶o qu¶n kh¸c), nh•ng kh«ng ¨n ngay ®•îc.  Nhãm hµng cã m· HS 0712: Rau kh«, ë d¹ng nguyªn, c¾t, th¸i l¸t hoÆc ë d¹ng bét, nh•ng ch•a chÕ biÕn thªm.  Nhãm hµng cã m· HS 0714: S¾n, cñ dong, khoai lang, c¸c lo¹i cñ t•¬ng tù cã hµm l•îng bét cao, t•¬i, •íp l¹nh, ®«ng l¹nh hoÆc kh«. B¶ng 2.11. Tû träng xuÊt khÈu 4 nhãm hµng chÝnh trong xuÊt khÈu rau cña ViÖt Nam sang NhËt giai ®o¹n 2004-2006 §¬n vÞ: 1000 Yªn 2004 2005 2006 KNXK 4 nhãm hµng cã m· sè HS: 1.515.397 1.887.291 1.660.688 0710, 0711, 0712, 0714 sang NhËt Tæng KNXK rau cña ViÖt Nam sang 1.532.613 1.944.443 1.688.498 NhËt B¶n Tû träng xuÊt khÈu 4 nhãm chÝnh trong 98,88% 97,06% 98,35% xuÊt khÈu rau cña ViÖt Nam sang NhËt Nguån: Japan Customs [25] Trong c¸c lo¹i qu¶ xuÊt khÈu sang NhËt, ViÖt Nam chñ yÕu xuÊt n¨m nhãm hµng cã m· HS lµ 0801, 0803, 0806 vµ 0811 vµ 0813.  Nhãm hµng cã m· HS 0801: Dõa, h¹t ®iÒu( t•¬i hoÆc kh«, ®· hoÆc ch•a bãc vá hoÆc lét).  Nhãm hµng cã m· HS 0803: Chuèi (t•¬i hoÆc kh«).  Nhãm hµng cã m· HS 0806: Nho (t•¬i hoÆc kh«).  Nhãm hµng cã m· HS 0811: Qu¶ vµ qu¶ h¹ch, ®· hoÆc ch•a hÊp chÝn hoÆc luéc chÝn trong n•íc, ®«ng l¹nh, ®· hoÆc ch•a thªm ®•êng hoÆc chÊt ngät kh¸c.
  59. 52  Nhãm hµng cã m· HS 0813: Qu¶ kh«, trõ c¸c lo¹i qu¶ thuéc nhãm 0801 ®Õn 0806; hçn hîp c¸c lo¹i qu¶ h¹ch hoÆc qu¶ kh« thuéc ch•¬ng nµy. B¶ng 2.12. Tû träng xuÊt khÈu 5 nhãm hµng chÝnh trong xuÊt khÈu qu¶ cña ViÖt Nam sang NhËt giai ®o¹n 2004-2006 §¬n vÞ: 1000 Yªn 2004 2005 2006 KNXK c¸c nhãm hµng cã m· sè HS: 0801, 0803, 0806, 0811 vµ 0813 cña 694.952 581.515 529.072 ViÖt Nam sang NhËt B¶n Tæng KNXK rau cña ViÖt Nam sang 694.952 581.515 529.072 NhËt B¶n Tû träng xuÊt khÈu 4 nhãm chÝnh trong 99,89% 99,39% 99,76% xuÊt khÈu rau cña ViÖt Nam sang NhËt Nguån: Japan Customs [25] Tû träng xuÊt khÈu qu¶ sang NhËt trong nh÷ng n¨m gÇn ®©y cã xu h•íng gi¶m dÇn. NÕu nh• n¨m 2002, xuÊt khÈu qu¶ sang NhËt ®¹t 956,7 triÖu yªn, chiÕm 53,9% kim ng¹ch xuÊt khÈu rau qu¶ sang NhËt th× ®Õn n¨m 2006, kim ng¹ch xuÊt khÈu qu¶ sang NhËt chØ ®¹t 529 triÖu yªn, chiÕm 23,9% tæng kim ng¹ch xuÊt khÈu rau qu¶ sang NhËt. B¶ng 2.13. Tû träng xuÊt khÈu qu¶ trong xuÊt khÈu rau qu¶ cña ViÖt Nam sang NhËt B¶n §¬n vÞ: triÖu Yªn 2002 2003 2004 2005 2006 KNXK qu¶ sang NB 956,7 629,3 695 581,5 529 Tæng KNXK rau qu¶ 1785,4 1674,5 2227,6 2526 2217,6 Tû träng 53,9% 37,6% 31,2% 23% 23,9% Nguån: Japan Customs [25] 2.2. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 2.2.1. Quy định đối với nhóm hàng thuỷ sản 2.2.1.1. Quy định về thuế quan
  60. 53 Quan sát biểu thuế quan của Nhật Bản, thì chỉ một số mặt hàng thủy sản của Việt Nam được hưởng ưu đãi về thuế dành cho các nước đang phát triển (ví dụ mặt hàng có mã HS 0301.020: cá cảnh khác; 0305.020: gan và bọc trứng cá), còn hầu hết các hàng thủy sản của Việt Nam được hưởng mức thuế WTO (đối với hàng thủy sản thì chênh lệch giữa mức thuế chung và mức thuế WTO) phần lớn là 1,5%. Thuế nhập khẩu các loại cá dao động quanh mức 3,5%, tôm từ 1% đến 4%, cua khoảng 6%. Thuế nhập khẩu đối với tôm sú đông lạnh của Việt Nam là 1%, đối với mực đông lạnh của Việt Nam là 3,5%. Chi tiết về biểu thuế nhập khẩu đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu vào Nhật xin tham khảo phụ lục 2. 2.2.1.2. Quy định phi thuế quan a. Quy định về hạn chế số lƣợng a1. Hàng hóa cần có hạn ngạch nhập khẩu Những mặt hàng này bao gồm cá trích, cá tuyết, cá bò, họ cá thu, cá thu đao, cá song, các loại cá nhỏ dưới dạng luộc và làm khô, sò điệp, mực lá, mực ống, rong biển và các sản phẩm làm từ rong biển. Để nhập khẩu những mặt hàng trên, nhà nhập khẩu phải có hạn ngạch do Chính phủ cấp. Việc công bố hạn ngạch hàng năm sẽ được Chính phủ công bố vào đầu năm tài chính (ở Nhật là vào tháng 4). a2. Hàng hóa cần có xác nhận nhập khẩu Mặc dù cá ngừ và cá kiếm là những mặt hàng được nhập khẩu tự do, nhưng việc nhập khẩu này đòi hỏi phải có sự xác nhận nhập khẩu, nguyên nhân là do mặt hàng này cần phải được kiểm dịch để xác định xem có bị nhiễm Cholera không.Tổ chức Ytế Thế giới hàng tuần sẽ cập nhật lên phương tiện công cộng việc phát dịch của Cholera. Việt Nam có xuất khẩu cá ngừ vây vàng (mã HS: 030232) và cá ngừ mắt to (mã HS: 030234), do vậy những mặt hàng này cũng cần phải kiểm dịch và xin giấy phép nhập khẩu. Quy trình để nhập khẩu cá ngừ Việt Nam vào Nhật như sau: Nhà nhập khẩu mua mẫu đơn tại Hiệp hội các nhà nhập khẩu thủy sản Nhật Bản.