Luận văn Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các quốc gia mới của EU

pdf 114 trang vanle 2320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các quốc gia mới của EU", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_cac_giai_phap_day_manh_xuat_khau_sang_thi_truong_ca.pdf

Nội dung text: Luận văn Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các quốc gia mới của EU

  1. ` TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG “CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG CÁC QUỐC GIA MỚI CỦA EU” Hà Nội – 2008
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG “CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG CÁC QUỐC GIA MỚI CỦA EU” : 60.31.07 Hà Nội - 2008
  3. TRANG - 11 Bảng 2 – GDP bình quân/người của các quốc gia mới của EU 11 Bảng 3 – Kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ với các quốc gia mới của EU năm 2007 14 Bảng 4 - Kim ngạch xuất nhập khẩu của Nga với các quốc gia mới của EU năm 2007 15 Bảng 5 - Kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc với các quốc gia mới của EU năm 2007 16 Bảng 6 – Thời điểm thiết lập ngoại giao giữa Việt Nam và các quốc gia mới của EU 19 Bảng 7 – Cam kết ODA của các nước thành viên EU năm 2007 23 - 1/2008 42 – 1/2008 46 – 2007 49 – 2007 50 – 2007 51 – 2007 52 – 2007 53
  4. – 2007 53 – 2007 54 – 2007 55 – 2007 55 – E 2007 56 – 2007 57
  5. Central European Free Trade CEFTA Agreement Âu EU European United Liên minh châu Âu Food and Agriculture FAO Organization of the United Nation FDI Foreign Direct Investment GSP General System of Preference IMF International Monetary Fund MFN Most Favourite Nation ODA Official Development Aid Organization for Economic Co- OECD operation and Development WB World Bank WTO World Trade Organization
  6. KẾT LUẬN Nội dung luận văn đã cố gắng khắc họa bức tranh về khu vực thị trường các quốc gia mới của châu Âu giúp chúng ta thấy được tiềm năng to lớn cũng như sự cần thiết đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang khu vực thị trường này. Luận văn cũng đã nêu lên được thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các quốc gia mới của EU trong giai đoạn từ 1995 đến 2007. Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các quốc gia mới của EU liên tục tăng trưởng (trung bình 17,03%/năm). Những mặt hàng mà các quốc gia mới của EU nhập khẩu từ nước ta chủ yếu là thủy sản, giày da, dệt may, cà phê, sản phẩm gỗ, thủ công mỹ nghệ Đây đều là những mặt hàng thế mạnh của nước ta và có triển vọng xuất khẩu trong những năm tiếp theo. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị, giải pháp vĩ mô và vi mô để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các quốc gia mới của EU từ nay đến 2010. Tuy nhiên do hạn chế trong việc thu thập thông tin, dữ liệu vì thực tế ở nước ta hiện nay, tài liệu, thông tin về các nước thành viên mới của EU còn rất ít và năng lực bản thân còn yếu nên luận văn còn nhiều thiếu xót cần bổ sung và cần được nghiên cứu sâu hơn. Trước mắt, quan hệ kinh thế thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia mới của EU còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết nhưng với quyết tâm của Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam, nhất định các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có những bước đi thích hợp để thâm nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường các quốc gia mới của EU đầy tiềm năng.
  7. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình, không sao chép của người khác, các số liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực và tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Hà Nội, ngày tháng năm 2008 Người viết Vũ Mai Hương
  8. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Một trong những khâu then chốt của Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu mà Đảng và Nhà nước đề ra cho thời kỳ 2001 – 2010 là tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa thị trường, trong đó có một quan điểm chủ đạo là đẩy mạnh tìm kiếm, các thị trường mới. Trong số những thị trường mới đã được xác định, các quốc gia thành viên mới của EU (Séc, Ba Lan, Estonia, Hungari, Slovakia, Slovenia, Latvia, Litva, Síp, Malta, Bulgari, Rumani) là những thị trường xuất khẩu được đánh giá là rất tiềm năng đối với Việt Nam nhưng những năm qua, do nhiều lý do khách quan mà chúng ta chưa khai thác hết được. Mặc dù Việt Nam và các quốc gia mới của EU đã có mối quan hệ ngoại giao truyền thống lâu đời, đặc biệt là các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu cũ, nhưng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia này còn ở mức độ thấp, chưa thực sự tương xứng với quan hệ chính trị ngoại giao tốt đẹp, cũng như tiềm năng của hai bên. Sự tham gia Liên minh châu Âu (EU) sẽ đem lại cho thị trường ở các nước này sức mạnh mới, sự hấp dẫn mới, Việt Nam có nhiều cơ hội để nâng cao kim ngạch thương mại với các nước này trong điều kiện mới. Tuy nhiên, việc nhìn nhận thị trường các nước Đông Âu cũng phải thay đổi, đây không còn là thị trường "dễ tính", mà ở đây cũng đòi hỏi có tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn của châu Âu. Hơn nữa việc thâm nhập vào thị trường này cần phải tuân thủ theo quy định nghiêm ngặt của EU về hạn ngạch, về thuế quan, vệ sinh an toàn thực phẩm Để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các quốc gia mới của EU trong thời kỳ 2001-2010, cũng như mở rộng quan hệ trên các lĩnh vực kinh tế khác, chúng ta cần phải phân tích thực
  9. trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các quốc gia mới của EU để từ đó đề ra những kiến nghị, giải pháp thiết thực. Đây cũng chính là lý do mà tôi chọn đề tài “Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các quốc gia mới của EU” 2. Tình hình nghiên cứu Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết kinh tế - chính trị - tài chính cú tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới nên sự kiện EU mở rộng, tăng số thành viên từ 15 nước lên 25 nước năm 2004 và lên 27 nước năm 2007 đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu kinh tế của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Sau sự kiện các nước Đông Âu gia nhập Liên minh châu Âu, TS. Nguyễn Quang Thuấn, Nguyễn An Hà đã nghiên cứu và viết cuốn sách “Các nước Đông Âu gia nhập Liên minh Châu Âu và những tác động đến Việt Nam”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2005. Cuốn sách đã đề cập đến những quá trình và những thành tựu mà các nước Đông Âu đã được từ sau khi bắt đầu thực hiện chuyển đổi nền kinh tế. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã phân tích rất kỹ những tác động của EU mở rộng tới mối quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – EU. Năm 2007, Bộ Công thương đã công bố một đề tài cấp bộ của tác giả Phùng Thị Vân Kiều với nhan đề “Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2000 – 2010”. Đề tài đã phân tích thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU thời gian qua và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU giai đoạn 2000 – 2010. Ngoài ra còn có rất nhiều bài viết của nhiều tác giả về tác động của việc EU mở rộng trên những khía cạnh, góc nhìn khác nhau đã được đăng trên các tạp chí Nghiên cứu châu Âu, tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới .
  10. Với đề tài “Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các quốc gia mới của EU”, tôi hi vọng sẽ được góp một phần nhỏ bổ sung vào những nghiên cứu về Liên minh châu Âu của các tác giả đi trước. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là nghiên cứu đặc điểm thị trường EU, thị trường các quốc gia mới của EU; thực trạng xuất khẩu hàng hóa của nước ta sang thị trường các quốc gia mới của EU trong giai đoạn 1995-2007, từ đó đề ra một số giải pháp thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các quốc gia mới của EU từ nay đến 2015. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài tập trung giải quyết một số vấn đề chủ yếu sau: Nghiên cứu tổng quan về thị trường EU, đặc điểm thị trường các quốc mới của EU. Nghiên cứu quan hệ ngoại giao, quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia mới của EU trong thời gian qua. Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU nói chung và thị trường các quốc gia mới của EU nói riêng trong giai đoạn từ 1995 đến 2007. 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là những vấn đề liên quan đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU27 như: thị trường EU; thị trường các quốc gia mới của EU; một số thị trường tiêu biểu trên các phương diện: dung lượng thị trường, tập quán tiêu dùng, tình hình nhập khẩu, chính sách và quy định nhập khẩu Luận văn giới hạn ở việc phân tích hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các quốc gia mới của EU từ 1995 đến 2007 cũng như xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU nói chung chứ không nghiên cứu hoạt động nhập khẩu hay xuất khẩu dịch vụ.
  11. 6. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được hoàn thành dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin. Ngoài ra, Luận văn còn chú trọng sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp các tài liệu trong và ngoài nước. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm ba chương: Chương 1 – Tổng quan về thị trường EU – sang thị trường các quốc gia mới của EU Chương 3 – Triển vọng và các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các quốc gia mới của EU.
  12. TRANG CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG EU 1 1.1. 1 1 4 1.2. 10 10 13 13 17 1.3. 17 17 17 19 1.3.1.3. Hợp tác về khoa học và công nghệ 24 24 24
  13. 25 26 1.3.2.2. Tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU 27 1.3.2.5. Đa dạng hóa thị trường để tránh rủi ro 27 1.3.2.6. Phát huy quan hệ ngoại giao truyền thống 28 28 28 33 37 – 39 2.1. CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CHUNG CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU 39 2.1.1. Hệ thống ưu đãi phổ cập GSP 39 2.1.2. Các rào cản phi thuế quan – NTBs 40 2.1.3. Chống phá giá 41 2.2. 41 2.2.1. Qui mô 41 42 48 2.3. 57 57 59
  14. – 61 3.1. 61 3.1.1. Những nhân tố tác động tới khả năng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các quốc gia mới của EU giai đoạn từ nay đến năm 2015 61 65 68 3.2. 70 3.3. G 72 72 72 73 74 77 3.3.1.5. Phát triển các ngành hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trường các quốc gia mới của EU 79 81 82 82
  15. , 90 91 95
  16. 1 CHƢƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG EU 1.1.1. Khái quát về EU Liên minh Châu Âu (EU) - trước đây gọi là Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC) – là một thể chế với mục tiêu thống nhất Châu Âu thành một khối kinh tế, chính trị thống nhất. EU được hình thành từ sau thế chiến thứ II để hợp nhất về kinh tế giữa các quốc gia Châu Âu. Ý tưởng hợp nhất châu Âu thành một liên minh với hy vọng về hòa bình và hiểu biết lẫn nhau nhằm tránh mọi nguy cơ xung đột, không còn cảnh chiến tranh tàn phá đã được Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, Robert Schuman, lần đầu tiên đưa ra trong một bài phát biểu nổi tiếng ngày 9/5/1950. Cũng chính ngày này hiện nay được coi là ngày sinh nhật của EU và được kỉ niệm hang năm, gọi là “Ngày Châu Âu”. Cộng đồng Than Thép Châu Âu (European Coal and Steel Community hay viết tắt là ECSC) là một tổ chức hợp tác kinh tế giữa các nước Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ, Luxembourg và Hà Lan được thành lập năm 1952 theo Hiệp ước Pari 1951 nhằm phối hợp quản lý giá cả, sản xuất và điều kiện lao động lien quan đến các tài nguyên than và thép là những đầu vào thiết yếu cho sản xuất quân nhu, những yếu tố góp phần gây ra hai cuộc chiến tranh thế giới. Cộng đồng Than thép Châu Âu giới thiệu một thị trường than và thép chung, tự do với giá cả thị trường được ấn định tự do, không có thuế xuất nhập khẩu và trợ giá. Tuy nhiên, một thời kỳ chuyển tiếp cho phép các nền kinh tế khác đạt đến tình trạng như vậy trong khoảng hơn một năm. Hiệp ước Pari có hiệu lực vào ngày 23/7/1952 và chỉ có hiệu lực trong 50 năm nên nó đã ngưng tồn tại từ ngày 23/7/2002. Tuy nhiên, không phải tất cả các hoạt động của Cộng đồng Than thép Châu Âu ngưng lại sau tháng 7 năm 2002. Quỹ Nghiên cứu về Than và Thép (Research Fund for Coal and Steel) tiếp tục tồn tại vì quỹ của nó được trích ra từ công nghiệp và không thể giao lại cho các quốc gia thành viên.
  17. 2 Ngày 25/7/1957, tại thành phố Rome cổ kính của nước Ý, sáu quốc gia bao gồm Cộng hoà Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, Cộng hoà Ý, Vương quốc Bỉ, Vương quốc Hà Lan và Đại Công quốc Luxembourg đã đồng ý kí tên vào Hiệp ước Rome (The Treaty of Rome hay Rome Treaties) cho việc ra đời hai tổ chức Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (European Economic Community, EEC) và Cộng đồng năng lượng Nguyên tử Châu Âu (European Atomic Energy Community, EAEC hayEuratom). Bản hiệp ước Rome bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/1958. Mục tiêu chính của Hiệp ước này là tạo ra một không gian lãnh thổ lớn hơn bao gồm các nước nói trên có cơ hội trao đổi kinh tế, năng lượng, văn hoá, an ninh . dựa theo các giá trị và chính sách chung. Từ năm 1967 cơ quan điều hành của các cộng đồng trên được hợp nhất và gọi là Hội đồng Châu Âu. Tháng 1-1973, cộng đồng châu Âu tiến hành việc lần đầu tiên mở rộng khối, kết nạp thêm ba nước Đan Mạch, Ailen và Anh, đưa số thành viên lên 9 nước. Năm 1981, Hy Lạp trở thành thành viên thứ 10 của EU; 5 năm sau đến lượt Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Năm 1986, Hiệp ước về “Châu Âu duy nhất” được thông qua nhằm xóa bỏ những rào cản về lưu thông tự do hàng hóa trong liên minh trong vòng 6 năm; cùng sáng kiến thành lập "thị trường duy nhất" của châu Âu cũng được thông qua. Hiệp ước Liên hiệp Châu Âu (hay còn gọi là Hiệp ước Maastricht) được ký ngày 7/2/1992 tại Mastricht (Hà Lan) nhằm mục đích thành lập liên minh kinh tế và tiền tệ vào cuối thập kỷ 90 với một đồng tiền chung và một Ngân hàng Trung ương độc lập; thành lập một liên minh chính trị bao gồm việc thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung để tiến tới có chính sách phòng thủ chung, tăng cường hợp tác về cảnh sát và luật pháp. Hiệp ước này đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình nhất thể hoá Châu Âu. Hiệp ước Amsterdam (còn gọi là Hiệp ước Maastricht sửa đổi ký ngày 2/10/1997 tại Amsterdam, Hà Lan) đã có một số sửa đổi và bổ sung trong một
  18. 3 số lĩnh vực như: những quyền cơ bản, không phân biệt đối xử; tư pháp và đối nội; chính sách xã hội và việc làm; chính sách đối ngoại và an ninh chung. Ngày 19/6/1990 Hiệp ước Schengen được thoả thuận xong. Ngày 27/11/1990, sáu nước Pháp, Đức, Luxembourg, Bỉ, Hà Lan và Ý chính thức ký Hiệp ước Schengen. Hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ký ngày 25/6/1991. Ngày 26/3/1995, hiệp ước này mới có hiệu lực tại 7 nước thành viên. Hiệp ước quy định quyền tự do đi lại của công dân các nước thành viên. Đối với công dân nước ngoài chỉ cần có visa của 1 trong 9 nước trên là được phép đi lại trong toàn bộ khu vực Schengen. Năm 1995, Liên minh Châu Âu tiếp nhận thêm 3 nước thành viên mới là Áo, Phần Lan và Thuỵ Điển. Liên minh thống nhất gọi chung các hiệp ước quy định về quyền tự do đi lại của công dân châu Âu trong nội bộ khối dưới cái tên Schengen. Hàng triệu sinh viên được tham gia các khóa học ở bất kỳ nước nào trong khối nhờ sự liên kết, hỗ trợ của EU; trong khi đó, điện thoại di động cùng mạng Internet đã giúp người dân châu Âu liên lạc một cách dễ dàng hơn. Kể từ ngày 1/1/2000, đồng Euro đã chính thức được lưu hành trong 12 quốc gia thành viên (còn gọi là khu vực đồng Euro) gồm Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Phần Lan, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha; các nước đứng ngoài là Anh, Đan Mạch và Thuỵ Điển. Ngày 1/5/2004, EU đã chính thức kết nạp thêm 10 thành viên mới là Séc, Hungari, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, Síp. Kết nạp thêm 10 thành viên mới lần này là một quyết định mạnh bạo của EU, không chỉ vì đón nhận các nước thuộc khối Đông Âu trước đây, mà còn bởi vì đã chấp nhận Síp khi sự thống nhất hai miền trên đảo chưa đi đến đâu và Thổ Nhĩ Kì vẫn phải đứng đợi ở bên ngoài. Việc mở cửa EU cho các thành viên của Đông và Trung Âu là tín hiệu về hoàn tất trên danh nghĩa sự thống nhất châu lục, khắc phục trên danh nghĩa sự chia cắt châu lục, và điều quan trọng hơn là liên kết các thành viên của châu lục vào một tổ chức chung. Sức sống,
  19. 4 lý do tồn tại và cả tương lai của EU đều được đặt cả vào trong chủ trương mở rộng Liên minh. Ngày 1/1/2007, Liên minh Châu Âu chào đón thêm 30 triệu dân từ hai thành viên mới: Bulgari và Rumani. Sự kiện này đánh dấu việc hoàn tất lần mở rộng lịch sử thứ năm, thống nhất Tây và Đông Âu sau nhiều thập kỷ chia cắt. Bulgari và Rumani nộp đơn xin gia nhập EU từ năm 1995 và cả hai quốc gia bắt đầu các cuộc đàm phán gia nhập vào tháng 2 năm 2000. Các cuộc đàm phán đã kết thúc thành công vào tháng 12 năm 2004. Hiệp ước gia nhập được ký vào tháng 4 năm 2005. Với việc mở rộng lần này, EU đã phát triển từ một nhóm gồm sáu thành viên sáng lập vào năm 1950 thành một gia đình vững mạnh gồm 27 thành viên. Liên minh châu Âu ngày càng lớn mạnh về nhiều mặt, đặc biệt hội tụ đông đảo các nền kinh tế phát triển (chiếm khoảng 1/3 GDP toàn cầu). Lãnh thổ EU trải rộng hơn 4 triệu km2 với dân số gần 500 triệu người. Để có được sự hợp nhất trong suốt 50 năm qua, nguyên tắc hành động của liên minh là hợp tác và liên kết vì lợi ích giữa các dân tộc châu Âu. Liên minh chú trọng tăng cường nền dân chủ, hòa bình, phồn vinh và đóng góp vào sự giàu mạnh. Năm mươi năm trôi qua, EU đã có được một nền hòa bình và thịnh vượng. Mỗi nước thành viên của EU đều đóng góp vào sự thống nhất châu Âu và sự ổn định của nền dân chủ ở đây. Sự vắng bóng của những cuộc xung đột giữa các quốc gia thành viên là một minh chứng sống động cho sự liên kết chặt chẽ này. Với 27 nước thành viên, EU ngày nay đã trở thành động cơ hòa bình trên thế giới. 1.1.2 Đặc điểm thị trƣờng EU a/ Đặc điểm về thị hiếu người tiêu dùng EU với 27 quốc gia thành viên với 453 triệu người cho phép tự do lưu thông hàng hoá sức lao động và vốn nội bộ khối. Mỗi nước thành viên vẫn giữ đặc điểm tiêu dùng riêng nên hàng hoá vẫn đa dạng và khác nhau. Tuy nhiên thị trường EU có những yêu cầu và tập quán khá thống nhất: Ưa chuộng hàng
  20. 5 có nguồn gốc tự nhiên, lành mạnh. Ví dụ: Thuỷ hải sản phải đảm bảo vệ sinh không nhiễm độc môi trường: Hàng may mặc và giầy dép có chất lượng cao và hợp thời trang, không có nguồn gốc hoá chất hoặc sử dụng hoá chất (tối kỵ chất AZO-Dyes). Mẫu mã thay đổi liên tục, xu hướng dùng giày vải thay cho giày da đang thịnh hành. Mức sống của Châu Âu cao nên vấn đề là chất lượng, mẫu mã, chủng loại chứ không phải là giá cả. Người dân EU chấp nhận giá cao khi hàng mà họ mua đạt yêu cầu thị hiếu và chất lượng theo ý của họ. Hàng hoá của các nước đang phát triển châu Á trong đó có Việt Nam,Trung Quốc và các nước ASEAN khác là loại chất lượng trung bình phù hợp với người dân có mức sống trung bình (khoảng 65-70% dân số) và nhóm người có mức sống thấp (khoảng 10% dân số) Xu hướng tiêu dùng thay đổi từ hàng bền trước đây sang hàng sử dụng ngắn ngày rẻ hơn chút ít nhưng chất liệu tự nhiên (dạng bông sợi tự nhiên) không phải sợi tổng hợp, đồ gỗ không phải đồ nhựa. Về sở thích, thị hiếu nói chung của người Tây Âu rất thích các hàng hóa chất lượng cao và có xu hướng thích mua những đồ mà họ có thể tự lắp ráp. Nhìn vào đồ gỗ xuất khẩu của VN, chúng ta có thể thấy, hầu hết đồ gỗ đã được đóng sẵn, Chính vì vậy, mặt hàng này không những không được người tiêu dùng Tây Âu ưa chuộng, mà việc vận chuyển khi xuất khẩu cũng rất khó khăn. Bên cạnh đó, xu hướng sử dụng một số đồ dùng chỉ qua một lần rồi vứt bỏ cũng là một điểm đáng lưu ý. Sản xuất hàng hóa kiểu “ăn chắc mặc bền” như chúng ta vẫn làm ngày càng trở nên không thực tế. Ngay cả VN cũng thế thôi, trong những tình huống khẩn cấp như bùng bổ dịch SARS, dịch cúm gà thì loại quần áo, trang thiết bị bảo hộ chỉ dùng một lần càng tỏ ra cần thiết. Trong khi tự mình có thể sản xuất được, song vì không „„thức thời”, nên chúng ta đã phải bỏ ra rất nhiều tiền để nhập khẩu loại hàng đó về.
  21. 6 Hiện nay, do hệ quả của lối sống công nghiệp, hiện đại, cuộc sống của người Tây Âu ngày càng được tổ chức gọn nhẹ, dễ mang. Thực tế là những bao gạo nặng tới 15-20 kg mà VN xuất khẩu sang EU đã không được ưa chuộng. Trong khi đó, Thái Lan đã rất nhạy bén khi xuất các bao gạo chỉ nặng có 1kg. b/ Đặc điểm về hệ thống phân phối Hệ thống phân phối EU là một bộ phận EU là một bộ phận gắn liền với hệ thống mậu dịch thương mại toàn cầu. Mặt khác EU là một trong ba khối liên kết kinh tế lớn nhất thế giới với mức sống cao, đồng đều của người dân trong khối EU cho thấy một thị trường rộng lớn và phát triển không những thế EU ngày càng hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật, các tiêu chuẩn về chính sách thuế áp dụng vào trong pháp luật từng bước làm cho việc đưa sản phẩm vào EU ngày càng có quy củ hơn. Hệ thống phân phối là yếu tố quan trọng trong khâu lưu thông và xuất khẩu hàng hoá vì thế nó có các hình thức sau: Các trung tâm Châu Âu, các đơn vị chế biến dây chuyền phân phối, các nhà bán buôn, bán lẻ và người tiêu dùng trong đó tập trung chủ yếu vào hình thức các trung tâm thu mua Châu Âu hoá với quy mô ngày càng rộng khắp. Từ đó ra đời các trung tâm thu mua Châu Âu, các trung tâm Châu Âu mua chung sản phẩm sản xuất trên thế giới và phân phối cho nhiều nhà phân phối quốc gia. Những trung tâm này thường tập hợp trên 50 nhà phân phối trở nên hoạt động trên phạm vi toàn Châu Âu, làm trung gian giữa nhà sản xuất và nhà phân phối sản phẩm. c/ Đặc điểm về chính sách thương mại Chính sách thương mại nội khối Xây dựng thị trường chung thống nhất, trong đó hàng hoá, dịch vụ được lưu thông tự do, tiến hành xoá bỏ các hạn ngạch, các mức thuế quan nội bộ giữa các nước trong cộng đồng. Hình thành thể chế chung về kinh tế, pháp luật có sự lưu chuyển tự do về vốn, lao động.
  22. 7 Chính sách ngoại thương Thống nhất trong nội khối, giữa các nước thành viên không đánh thuế, không phân biệt đối xử, minh bạch, cạnh tranh công bằng áp dụng các biện pháp thuế quan và hàng rào kỹ thuật. Xoá bỏ hạn ngạch chống hàng giả, áp dụng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập "GSP". Trình độ phát triển kinh tế cao là yếu tố cơ bản chi phối đặc điểm thị trường EU. Tại đây, giá cả hàng hoá và dịch vụ không phải là yếu tố được quan tâm nhiều, mà yêu cầu trước hết là chất lượng, mẫu mã, những tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. Hàng hoá nhập khẩu vào EU thường phải được kiểm tra ngay từ nơi sản xuất nhằm bảo đảm cho sản phẩm làm ra đáp ứng những tiêu chuẩn của thị trường EU. Thông thường người tiêu dùng thích tìm mua những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng thế giới, đa số người tiêu dùng ưa thích những sản phẩm làm từ chất liệu tự nhiên, có kiểu dáng và mẫu mã thay đổi nhanh, có phương thức phục vụ tốt và đặc biệt là có dịch vụ sau bán hàng chu đáo. Cơ cấu hàng hoá nhập khẩu vào EU cũng đang có sự chuyển dịch rõ nét theo hướng các sản phẩm thô đang chững lại, thậm chí giảm đi, trong khi nhập khẩu các sản phẩm có hàm lượng chế biến cao đang tăng lên. Chính sách thương mại của EU đang hướng tới việc xoá bỏ dần các hạn chế trong buôn bán, giảm thuế và tạo mọi thuận lợi cho buôn bán phát triển bằng cách kết hợp các chính sách đa phương, song phương và khu vực. Tuy nhiên, EU vẫn duy trì một hệ thống chính sách và qui định nghiêm ngặt về quản lý nhập khẩu. Trong đó, EU đang thi hành việc cấm hoàn toàn hoặc chỉ cho phép nhập khẩu với những điều kiện nhất định đối với những mặt hàng nguy hiểm như sản phẩm hoá chất độc hại, các chất phế thải. Một số sản phẩm bị cấm nhập khẩu nếu có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng (như: một số loại tân dược, thuốc trừ sâu, giống vật nuôi và giống cây trồng, nông sản, thuỷ hải sản có dư lượng kháng sinh ). Các doanh nghiệp nước ngoài khi xuất khẩu hàng hoá vào thị trường EU đều phải có chứng chỉ ISO
  23. 8 14.000 và phải chứng minh được nguồn gốc hàng hoá cùng với những biện pháp bảo vệ môi trường đã được áp dụng ngay từ khâu sản xuất tại nước mình. Hiện nay, 27 nước thành viên EU đang áp dụng thống nhất một biểu thuế quan chung đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, theo đó mức thuế nhập khẩu trung bình đối với hàng nông sản là 18% và hàng công nghiệp là 2%. Nhằm tạo thuận lợi cho các nhà xuất khẩu nước ngoài, tháng 4/2007, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất bãi bỏ hầu hết hạn ngạch nhập khẩu, cũng như miễn thuế nhập khẩu cho hàng hoá đến từ 70 nước nghèo ở châu Phi, Caribê và Thái Bình Dương bắt đầu từ tháng 1/2008. Diện mặt hàng thuộc đối tượng trên sẽ bao gồm thịt bò, ngũ cốc, sản phẩm bơ sữa, thuỷ sản, rau quả. Đây là thuận lợi mới cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam thực hiện xuất khẩu hàng hoá vào thị trường EU. Hàng năm, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của thị trường EU lên tới 800 tỷ EUR. Các nước xuất khẩu lớn nhất vào EU như Mỹ, Nhật Bản, Canada chiếm đến 34% tổng kim ngạch nhập khẩu của EU, các nước công nghiệp phát triển khác chiếm tới 21%, nhóm: các nước ASEAN (trừ Singapore) và Ca-ri-bê chỉ chiếm 3%. Năm 2006, buôn bán 2 chiều Việt Nam - EU đạt 9,9 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 6,9 tỷ USD, trong năm 2007, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam – EU đạt 14,23 tỷ USD, tăng 39,26%, trong đó Việt Nam xuất khẩu 9,1 tỷ USD, tăng 28,2% so với năm 2006. Những năm gần đây, EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam. Như vậy có nghĩa là Việt Nam đang bán được lượng hàng lớn hơn nhiều so với lượng hàng nhập khẩu từ EU. Tuy nhiên, việc thiếu tính đa dạng trong xuất khẩu sang EU làm cho hàng xuất khẩu của Việt Nam ở vào thế “khó được bảo vệ” tại thị trường EU. Chẳng hạn, dệt may - một ngành xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam - vẫn đang phụ thuộc rất nhiều không chỉ vào thị trường xuất khẩu, mà còn ở việc nhập khẩu những nguyên liệu thô. Ở ngành giày dép cũng vậy, tỷ lệ phụ thuộc
  24. 9 vào nguyên liệu nhập khẩu lên tới 85%. Như vậy, những ngành này sẽ rất bị tổn thương trong xuất khẩu, mà thể hiện rõ nét qua các vụ kiện chống bán phá giá thời gian qua. Để giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường bên ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam cần: chú trọng gia tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm ở thị trường nước ngoài. Đối với ngành thuỷ sản, yêu cầu đặt ra là tính bền vững của ngành này xét trên phương diện năng lực sản xuất, loại trừ những tồn dư hoá chất có hại cho người tiêu dùng. Khó khăn cũng không nhỏ đối với nhóm hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Cà phê của Việt Nam xuất khẩu những năm qua tăng trưởng khá cao, tới 9%/năm, nhưng ngành này đang phải đối mặt với năng lực hạn chế, tỷ lệ hao hụt sản phẩm lớn tới 20% trong khâu chế biến, khả năng truy nguyên gốc của sản phẩm cũng hạn chế, trong khi trên thực tế khả năng truy nguyên nguồn gốc của sản phẩm là rất có ý nghĩa khi xuất khẩu vào những thị trường khó tính như EU. Để làm ăn lâu dài với EU, ngoài việc phải tuân thủ mọi qui định thương mại chung của cả khối, các doanh nghiệp phải tìm hiểu về tập quán kinh doanh và thị hiếu người tiêu dùng. Chất lượng hàng hoá và việc tuân thủ đúng mọi điều đã cam kết là yếu tố thể hiện sự thiện chí và tính nghiêm túc của doanh nghiệp. Đây là điều kiện cho mối quan hệ hợp tác lâu dài. Trong kinh doanh, giới doanh nhân EU không muốn thay đổi đối tác thường xuyên. Hơn nữa, các đối tác EU có xu hướng muốn tìm kiếm một hay vài bạn hàng cố định có khả năng cung cấp nhiều loại hàng hoá khác nhau. Các doanh nghiệp cần phải quan tâm đầu tư cải tiến qui trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường nghiên cứu thị trường. Các doanh nghiệp cần phải đến tận nơi để thiết lập quan hệ làm ăn, không nên thông qua các phương tiện trung gian. Khi doanh nghiệp kinh doanh nội địa chưa tốt thì không nên tính đến chuyện xuất khẩu hàng hoá sang EU, bởi khi đó doanh nghiệp chưa đủ “lực” để vươn ra thị trường nước ngoài. Người tiêu dùng EU hiện nay rất bận với công việc hàng ngày nên họ thường tìm mua những loại hàng hoá
  25. 10 đóng gói sẵn với trọng lượng nhỏ, gọn, sạch và tiện dụng. Cũng chính vì thế, họ rất quan tâm đến hình thức sản phẩm, chất lượng, mùi vị và độ an toàn cho người sử dụng. Tại thị trường EU hiện nay, hàng hoá gần như bão hoà, thị trường luôn thuộc về người mua. Vì thế, khi xuất khẩu vào thị trường này, doanh nghiệp phải chuẩn bị tâm lý đối mặt với cạnh tranh gay gắt. Sẽ là lợi thế nếu sản phẩm của doanh nghiệp có những điểm khác biệt vượt trội so với nhiều hàng hoá cùng loại. 1.2.1 Đặc điểm thị trƣờng các quốc gia mới của EU 1.2.1.1. Các quốc gia mới của EU là những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh Sau chiến tranh thế giới thứ II, 10/12 quốc gia mới của EU (Trừ Malta và Síp) đều phát triển đất nước theo con đường XHCN. Nhưng đến những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, sau khi phe xã hội chủ nghĩa ở Nga và Đông Âu sụp đổ, các quốc gia mới của EU thực hiện chuyển đổi nền kinh tế theo con đường tư bản chủ nghĩa. Thời gian đầu, hầu hết các nước này đều gặp khủng hoảng do thực hiện cải cách kinh tế nhanh và tư nhân hóa ồ ạt, cơ cấu không vững chắc, nguồn lực bị phân tán, chuyển đổi kinh tế theo chiều sâu bị hạn chế, chậm thay đổi công nghệ và hiện đại hóa, sản phẩm khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế, nhập siêu lớn. Từ năm 1997 đến nay, kinh tế các nước thành viên mới của EU đã bắt đầu hồi phục, chuyển đổi cơ cấu và phát triển kinh tế đã chú trọng đi vào chiều sâu, tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ chính các nước thành viên cũ của EU. Trên cơ sở đó, GDP của các quốc gia mới của EU trong hơn một thập kỷ qua đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng, trung bình khoảng 4- 6%/năm. Trong đó, Latvia là nước có tốc độ phát triển cao nhất, đặc biệt là năm 2006 với 11,9%.
  26. 11 Bảng 1 – Tốc độ tăng trƣởng GDP của quốc gia mới của EU giai đoạn 2000 – 2007 Đơn vị:% Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Ba Lan 3,95 1,12 1,40 3,84 5,27 3,24 5,20 5,30 Bulgari 5,40 4,10 4,90 4,50 5,60 5,50 6,10 5,50 Estonia 7,80 7,70 8,00 7,10 8,10 10,5 10,9 9,50 Hungari 5,20 4,10 4,30 4,10 4,90 4,20 4,00 5,50 Latvia 6,89 8,04 6,47 7,20 8,54 10,19 11,90 9,30 Litva 3,92 6,60 6,90 10,30 7,30 7,61 7,80 7,20 Malta 0,30 0,31 1,90 -2,30 0,80 2,20 2,30 1,30 Rumani 0,60 5,70 5,10 5,20 8,40 4,10 7,20 6,40 Séc 3,89 2,64 1,90 3,60 4,20 6,10 6,40 6,20 Síp 5,00 4,10 2,10 1,90 4,20 3,90 3,80 3,70 Slovakia 2,02 3,79 4,62 4,46 5,50 6,02 6,70 6,40 Slovenia 3,89 2,66 3,45 2,65 4,40 4,00 4,80 4,40 Nguồn: Eurostat Kinh tế ngày càng phát triển nên thu nhập bình quân trên đầu người của người dân các quốc gia mới của EU cũng không ngừng tăng lên và mức sống của họ cũng khá cao so với nhiều khu vực khác trên thế giới. Bảng 2 – GDP bình quân/ngƣời của các quốc gia mới của EU giai đoạn 2000 – 2007 Đơn vị: USD Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Ba Lan 4.309 4.976 5.179 5.669 6.609 7.838 8.190 8.100 Bulgari 1.564 1.719 1.978 2.549 3.131 3.442 5.642 10.258 Estonia 3.987 4.381 5.184 6.790 8.328 9.744 11.410 19.600 Hungari 4.657 5.136 6.457 8.208 9.962 10.820 10.950 17.300 Latvia 3.259 3.525 3.985 4.810 5.932 6.857 8.100 9.400 Litva 3.247 3.487 4.073 5.369 6.537 7.465 9.570 15.100 Malta 9.774 10.455 12.169 13.256 13.783 14.100 14.300 Rumani 1.651 1.815 2.102 2.737 3.481 4.556 6.327 8.800 Séc 5.422 5.954 7.230 8.881 10.542 11.999 12.680 12.600 Síp 12.083 11.920 12.975 16.134 18.668 19.396 20.106 20.300 Slovakia 3.750 3.883 4.505 6.072 7.635 8.615 9.870 10.700 Slovenia 9.586 9.926 11.179 14.065 16.271 17.030 18.890 22.900 Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam
  27. 12 1.2.1.2. Các quốc gia mới của EU có quan hệ thương mại truyền thống với Việt Nam Trong số các nước thành viên mới của EU, hầu hết là các nước bạn hàng truyền thống của Việt Nam, đã từng gắn bó trong nhiều thập kỷ tồn tại của Hội đồng Tương trợ Kinh tế. Ngay từ đầu những năm 1950, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước Trung và Đông Âu và đến năm 1956 đã ký Hiệp định hợp tác kinh tế - thương mại với hầu hết các nước này. Trong những năm tồn tại hệ thống XHCN ở Đông Âu và khối SEV, quan hệ giữa Việt Nam với các nước Trung và Đông Âu được phát triển mạnh mẽ, đặc biệt từ năm 1978, khi Việt Nam là thành viên chính thức của Hội đồng Tương trợ Kinh tế. Trong thời gian này, hợp tác giữa Việt Nam và các nước Trung và Đông Âu trên nguyên tắc của chủ nghĩa quốc tế vô sản, theo cơ chế hợp tác của Hội đồng Tương trợ Kinh tế. Việt Nam nhận được sự giúp đỡ to lớn từ các nước Trung và Đông Âu trong sự nghiệp xây dựng XHCN. Sau khủng hoảng kinh tế, chính trị ở các nước Đông Âu, Liên Xô sụp đổ, khối SEV giải thể, quan hệ của Việt Nam với các nước Trung và Đông Âu chuyển sang giai đoạn hợp tác mới, theo cơ chế mới trên cơ sở của nền kinh tế thị trường. Trong những năm đầu cảu giai đoạn chuyển đổi, quan hệ hai phía giảm sút nghiêm trọng, chủ yếu vì những khó khăn do khủng hoảng kinh tế ở các nước Đông Âu cùng với sự thay đổi mục tiêu và cơ chế hợp tác. Những năm gần đây, mối quan hệ này đã được khôi phục. Tuy nhiên, kim ngạch thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và các nước này còn hết sức nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu hợp tác của hai phía. Việc các nước Đông Âu gia nhập Liên minh châu Âu sẽ tạo ra sự năng động mới, các nước này sẽ có điều kiện quan tâm nhiều hơn đến mối quan hệ truyền thống trước đây. Việt Nam có nhiều cơ hội để khôi phục và phát triển nhanh chóng mối quan hệ với các nước bạn bè truyền thống này.
  28. 13 1.2.1.3. Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu phong phú, đa dạng và phù hợp với khả năng đáp ứng của Việt Nam Các quốc gia mới của EU tuy nghèo về tài nguyên nhưng lại là những nước có nền công nghiệp phát triển với một số ngành mũi nhọn như sản xuất máy móc thiết bị, công cụ, vật liệu xây dựng, chế tạo và lắp ráp ô tô, hóa dầu, thiết bị y tế đây cũng chính là những mặt hàng xuất khẩu chính của các quốc gia mới của EU. Các sản phẩm mà các quốc gia mới của EU có nhu cầu nhập khẩu từ bên ngoài là nguyên liệu thô (4,3%), nhiên liệu (25%), các sản phẩm nông nghiệp (5%), hàng tiêu dùng (13,3%), dệt may (4,7%), giày dép, thủ công mỹ nghệ, cao su và các sản phẩm cao su (7%) Đa số các mặt hàng này đều là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam và các quốc gia mới của EU không bị cạnh tranh lẫn nhau trong quan hệ với các nước thành viên cũ, mà lại còn có thể bổ sung cho nhau. Điều đó tạo thuận lợi rất lớn cho việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các quốc gia cả mới và cũ của EU. 1.2.2. Quan hệ thƣơng mại của các quốc gia mới của EU 1.2.2.1. Quan hệ thương mại với một số nước trên thế giới * Với Mỹ và các thành viên cũ của EU Từ trước khi gia nhập Liên minh châu Âu, các quốc gia mới của EU đều thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại “trở về châu Âu”. Do đó kim ngạch xuất nhập khẩu với các thành viên cũ của EU chiếm từ 50-60% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của các quốc gia mới của EU. Các thị trường xuất nhập khẩu chính của các quốc gia này trong EU15 là Đức, Pháp, Áo Các mặt hàng nhập khẩu chính từ EU15 là khoáng sản, nhiên liệu, phương tiện vận tải ; còn các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang EU15 là: sản phẩm hóa học, máy móc ứng dụng, đồ dùng gia đình, thép Ngoài các nước thành viên cũ của EU thì Mỹ là mối quan tâm hàng đầu trong số các đối tác thương mại chính của các quốc gia mới của EU. Kim
  29. 14 ngạch nhập khẩu từ các quốc gia mới của EU chiếm khoảng 0,65% tổng kim ngạch nhập khẩu từ các nước trên thế giới. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang các quốc gia mới của EU đạt 9.360.258.362USD, chiếm 0,81% tổng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ. Bảng 3 – Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Mỹ và các quốc gia mới của EU năm 2007 Đơn vị tính: USD Tên Mỹ Mỹ Ba Lan 3.122.679.851 2.350.303.134 Hungari 1.291.669.417 2.868.799.131 1.262.372.690 2.525.102.375 Rumani 680.427.486 1.124.729.926 Slovakia 680.040.753 1.603.081.027 Bulgari 306.154.545 453.059.737 169.018.830 17.812.417 Slovenia 296.955.998 507.416.280 Latvia 381.229.206 354.748.640 Estonia 242.272.948 455.084.238 Malta 207.214.338 335.437.244 Litva 720.222.300 495.967.455 9.360.258.362 13.091.541.604 Thế giới 1.162.538.149.766 2.017.120.776.311 Nguồn: www.comtrade.un.org * Với Nga Do hoàn cảnh lịch sử, giữa Nga và các quốc gia mới của EU đã mối quan hệ lịch sử khá đặc biệt. Nga và các quốc gia mới của EU từng là thành viên của Hội đồng tương trợ kinh tế SEV và Tổ chức Hiệp ước Vacxava. Đã có một thời Nga và các thành viên khác của SEV là những đối tác duy nhất của 10/12 quốc gia mới của EU. Giờ đây, tuy Hội đồng tương trợ kinh tế SEV không còn tồn tại và mặc dù Nga kịch liệt phản đối EU mở rộng sang phía
  30. 15 Đông, nhưng các quốc gia mới của EU vẫn giữ mối quan hệ thương mại mật thiết với Nga. Đương nhiên quan hệ thương mại đó cũng đã phát triển theo những xu hướng khác phù hợp với xu thế của thời đại, với thực tế phát triển kinh tế của Nga và các quốc gia mới của EU. Kim ngạch xuất khẩu của Nga sang các quốc gia mới của EU chiếm khoảng 12,44% tổng kim ngạch xuất khẩu; kim ngạch nhập khẩu của Nga từ các quốc gia mới của EU chiếm 7,76% tổng kim ngạch nhập khẩu. Các sản phẩm chính nhập khẩu từ Nga là nguyên nhiên liệu thô, nông sản, máy móc thiết bị Còn các sản phẩm xuất khẩu sang Nga là thiết bị y tế, dược phẩm, hóa phẩm, thủy tinh, pha lê – 2007 : USD Ba Lan 13.298.123.435 4.628.274.548 Hungari 6.120.692.850 2.601.666.862 4.655.492.182 2.450.187.649 Rumani 3.210.646.502 730.807.132 Slovakia 5.150.934.894 1.410.716.835 Bulgari 3.792.777.813 414.797.538 4.841.683.624 34.557.007 Slovenia 266.253.498 791.854.185 Latvia 2.643.892.043 507.217.934 Estonia 1.632.328.292 377.049.310 Malta 423.352.464 16.449.689 Litva 4.056.835.889 848.940.242 50.093.013.486 14.812.518.931 352.266.154.662 190.976.234.284 N : www.comtrade.un.org
  31. 16 * Với Trung Quốc Eu mở rộng với 27 thành viên tạo ra cả cơ hội và thách thức cho quan hệ hợp tác giữa EU và Trung Quốc. Ngay trước khi kết nạp các thành viên mới, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, Romano Prodi, đã có chuyến đi thăm Trung Quốc. Trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Romano Prodi tại Đại lễ đường Nhân dân Trung Hoa, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã nhấn mạnh “Quan hệ Trung Quốc – EU là quan hệ năng động và thành công nhất” – 2007 : USD Ba Lan 6.552.928.491 1.112.246.647 Hungari 5.579.979.326 1.210.080.428 4.134.777.262 830.799.433 Rumani 2.084.232.820 281.471.716 Slovakia 1.470.604.859 735.311.718 Bulgari 812.651.441 158.003.697 697.833.003 8.018.238 Slovenia 692.929.572 110.554.732 Latvia 684.543.147 21.495.831 Estonia 584.646.555 89.857.492 Malta 327.477.356 375.981.395 Litva 802.140.463 19.690.693 24.424.744.295 4.953.512.020 1.217.775.734.996 101.027.196.796 : www.comtrade.un.org Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang các quốc gia của EU gấp 4 lần kim ngạch nhập khẩu từ các nước này (Số liệu trong bảng 5 – tr.16). Tuy nhiên kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc với các quốc gia mới của EU vẫn chỉ chiếm một tỉ lện rất nhỏ bé trong tổng kim ngạch xuất
  32. 17 nhập khẩu của Trung Quốc (Xuất khẩu chiếm 2,01% và nhập khẩu chiếm 4,9%) Có thể thấy, EU mở rộng có vị trí chiến lược trong quan hệ song phương giữa EU27 với Trung Quốc được phát triển trên tất cả các lĩnh vực kinh tế và chính trị. Hợp tác song phương ở các lĩnh vực như khoa học và công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ thông tin, năng lượng, bảo vệ môi trường, văn hóa, giáo dục, y tế. Các chuyên gia kinh tế thế giới dự báo quan hệ thương mại hai chiều của Trung Quốc và EU 27 trong những năm tới sẽ có những bước nhảy vọt, Trung Quốc sẽ trở thành bạn hàng lớn nhất của EU nói chung và các quốc gia mới của EU nói riêng. 1.2.2.2. Hợp tác kinh tế thương mại giữa các quốc gia mới của EU Trên thực tế, quan hệ kinh tế thương mại giữa các quốc gia mới của EU với nhau còn rất hạn chế và hầu như không đáng kể. Chủ yếu là quan hệ kinh tế thương mại diễn ra giữa một số nước như Séc và Slovakia, Séc và Ba La, Hungari Trước khi gia nhập Liên minh Châu Âu (EU) thì một số nước thành viên mới của EU cũng đã từ là thành viên của CEFTA (Khối mậu dịch tự do Trung Âu). Đây là một khu vực hiệp ước mậu dịch tự do giữa các nước Trung Âu chưa là thành viên của EU. Gia nhập CEFTA là tiền đề, là bước chuẩn bị trước khi là thành viên của EU. Và một khi đã là thành viên chính thức của EU thì sẽ không còn là thành viên của CEFTA nữa. 1.3.1. Quan hệ Việt Nam và các quốc gia mới của EU 1.3.1.1. Quan hệ ngoại giao Quan hệ ngoại giao là nền tảng cho các hoạt động kinh tế thương mại và đây là một điểm mạnh trong quan hệ Việt Nam và các nước thành viên mới của EU. Tình đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam và các nước thành viên mới của EU luôn được duy trì và phát triển tốt đẹp. Điều này xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử vì trước đây 10/12 nước thành viên mới của EU gồm Cộng hòa
  33. 18 Séc, Cộng hòa Slovakia, Cộng hòa Hungari, Cộng hòa Bulgari, Cộng hòa Estonia, Cộng hòa Slovenia, Cộng hòa Latvia, Cộng hòa Litva, Cộng hòa Ba Lan và Cộng hòa Rumani từng thuộc phe xã hội chủ nghĩa và có quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ rất sớm. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Việt Nam luôn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ và viện trợ về kinh tế từ các quốc gia này. Từ sau những năm 90 của thế kỷ 20, khi khối XHCN ở Đông Âu tan rã, Việt Nam vẫn kế thừa và phát huy các mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp đó. Đặc biệt là trong những năm đầu của thế kỷ 21 này, việc trao đổi các đoàn ngoại giao, các cuộc thăm viếng của lãnh đạo nước ta và các nước bạn diễn ra thường xuyên hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn thương gia qua lại lẫn nhau tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, đặt nền móng cho mối quan hệ kinh tế thương mại ngày càng phát triển. Quan hệ ngoại giao của Việt Nam với 2 nước còn lại là Cộng hòa Malta và Cộng hòa Síp tuy mới chỉ được thiết lập từ nhưng cũng đã có được những thành công đáng kể. Hiện nay, Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga kiêm nhiệm Latvia, Đại sứ Việt Nam tại Ba Lan kiêm nhiệm Litva và Đại sứ Litva tại Trung Quốc kiêm nhiệm Việt Nam, Đại sứ Việt Nam tại Italia kiêm nhiệm Malta và Đại sứ Malta tại Bắc Kinh kiêm nhiệm Việt Nam. Đại sứ Việt Nam tại Lybia kiêm nhiệm Síp và Đại sứ Síp tại Ấn Độ kiêm nhiệm Việt Nam. Trên chính trường quốc tế, các nước thành viên mới của EU luôn úng hộ Việt Nam, nhất là trong quá trình Việt Nam đàm phán gia nhập WTO và ứng cử ghế thành viên không thường trực Hội đồng Bảo An Liên hợp quốc khóa 2008-2009. Thực hiện phương châm ngoại giao phục vụ kinh tế, Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo cho Bộ Ngoại giao phải tăng cường phát triển các mối quan hệ ngoại giao song phương và đa phương, đặc biệt là các mối quan hệ truyền thống với các quốc gia mới của EU nhằm tạo ra môi trường hợp tác thân thiện,
  34. 19 tạo điều kiện cho các mối quan hệ kinh tế, thương mại phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Bảng 6 – Thời điểm thiết lập ngoại giao giữa Việt Nam và các quốc gia mới của EU Tên nƣớc Ngày đặt quan hệ ngoại giao Cộng hòa Séc 2/2/1950 Slovakia 2/2/1950 Ba Lan 4/2/1950 Rumani 3/2/1950 Bulgari 8/2/1950 Hungari 3/2/1950 Malta 14/1/1974 Cộng hòa Síp 1/12/1975 Estonia 3/2/1992 Latvia 12/2/1992 Litva 18/3/1992 Slovenia 7/6/1994 Nguồn: www.mofa.gov.vn (Trang thông tin của Bộ Ngoại giao Việt Nam) 1.3.1.2. Quan hệ kinh tế Hiện nay, quan hệ kinh tế trên các lĩnh vực dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ giữa Việt Nam và các quốc gia mới của EU chưa phát triển. Về mặt này, nổi bật nhất có thể đến sự hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia mới của EU thuộc khối XHCN trước đây trong lĩnh vực xuất khẩu lao động Việt Nam sang các nước này. Cộng hòa Séc, Slovakia (Tiệp Khắc cũ), Bulgari, Hungari trước đây và ngày nay cũng luôn ưu tiên giúp đỡ Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo chuyên gia; giải ngân vốn đầu tư ODA giúp Việt Nam xây dựng các ngành công nghiệp nặng, vật liệu xây dựng, đóng tàu vốn là ngành thế mạnh của các nước này. Ngoài ra, hai bên cũng đã có quan hệ trên một số lĩnh vực dịch vụ khác, nhưng mức độ còn hạn chế.
  35. 20 * Xuất khẩu lao độ Đầu những năm 80 của thế kỷ 20, Việt Nam đã đưa hàng trăm nghìn lao động xuất khẩu sang các nước Đông Âu. Do những chính biến ở Đông Âu những năm 90 mà hoạt động xuất khẩu lao động giữa Việt Nam và Đông Âu bị gián đoạn. Từ khi gia nhập Liên minh Châu Âu, với sự cho phép tự do đi lại giữa các nước EU, lao động bản xứ tại các nước Ba Lan, Séc có xu hướng chuyển sang các nước Tây Âu làm việc với mức lương hấp dẫn. Vì thế sự thiếu hụt lao động nghiêm trọng đã xảy ra ở những nước này. Thậm chí nhiều nhà máy, công xưởng đã phải đóng cửa vì không có người làm, doanh nghiệp ở các nước sở tại khát lao động hơn lúc nào hết. Đặc biệt, thị trường các nước như Séc, Ba Lan, Slovakia đang cần số lượng lao động lớn làm việc trong các ngành như cơ khí, xây dựng, may mặc, điện nước, nông nghiệp Hơn nữa, lao động tại các thị trường này được trả công cao hơn nhiều so với các thị trường khác, khoảng 600-700USD/người/tháng. Nhận thấy đây là một cơ hội thuận lợi để nối lại và mở rộng hoạt động xuất khẩu sang thị trường các quốc gia mới của EU, Bộ Lao động và Thương binh xã hội đã cử đoàn công tác sang làm việc, nghiên cứu thị trường xuất khẩu lao động tại các nước Đông Âu và cho phép một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam lập văn phòng đại diện tại Séc và Ba Lan. Hy vọng trong thời gian tới sẽ có nhiều lao động Việt Nam được sang các quốc gia mới của EU, góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và thúc đẩy hợp tác thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia mới của EU. Trước đây, bên cạnh việc Việt Nam đưa lao động sang làm việc tại các nước Đông Âu thì các nước bạn như Ba Lan, Tiệp Khắc cũ (nay là Séc và Slovakia) Hungari, Bulgari cũng đã đưa nhiều đoàn chuyên gia trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, kỹ sư xây dựng, kỹ sư hóa chất, các kỹ thuật viên cao cấp sang làm việc, giảng dạy tại các nhà máy, bệnh viện, trường học do phía bạn giúp đỡ ta xây dựng. Hiện nay còn rất ít chuyên gia của những nước này ở lại Việt Nam. Trong những chuyến thăm và làm việc gần đây của các lãnh
  36. 21 đạo Việt Nam và các nước bạn cũng đã đề cập đến vấn đề nối lại các hoạt động hợp tác về xuất khẩu chuyên gia nhưng cho đến nay vẫn chưa có nhiều tiến triển. * Tài chính, ngân hàng Hợp tác về tài chính, ngân hàng giữa Việt Nam và các quốc gia mới của EU hầu như chưa đáng kể. Hiện nay, một số ngân hàng thương mại quốc doanh của Việt Nam mới chỉ có quan hệ đại lý với một số ngân hàng ở các nước EU cũ. Ngày nay, do hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia mới và cũ của EU ngày phát triển nên ngân hàng Ngoại thương (VCB), ngân hàng Công thương (ICB), ngân hàng Đầu tư và phát triển (BIDV) của Việt Nam đang nghiên cứu việc đăng ký thương hiệu, mở văn phòng đại diện, thành lập công ty kiều hối tại các nước EU. Các ngân hàng của Việt Nam cũng đang đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực kiều hối với mục tiêu “đảm bảo mỗi nước EU có ít nhất 1 hợp đồng hợp tác về chuyển tiền kiều hối, trước hết ở những nước có đông người Việt Nam như Đức, Pháp, Anh, Séc ” BIDV cũng có một vài kế hoạch hợp tác với EU trong nghiên cứu và triển khai các sản phẩm dịch vụ phi ngân hàng và ngân hàng; các ẩn phẩm dịch vụ phái sinh như tài trợ thương mại, dịch vụ thẻ, nghiệp vụ ngân hàng điện tử, bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Ngân hàng này dự kiến đẩy mạnh hỗ trợ xuất khẩu sang thị trường EU thông qua thiết lập Quỹ hỗ trợ xuất khẩu và Quy chế tài trợ xuất khẩu. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) dự kiến thành lập Ban Tín dụng - Xuất khẩu nhằm giúp các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường trọng điểm tại châu Âu. Agribank cũng xây dựng chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp xuất khẩu vào EU các mặt hàng nông sản, khoáng sản, tiêu dùng và xúc tiến việc mở văn phòng đại diện tại một số nước thành viên EU.
  37. 22 Theo Ngân hàng Nhà nước, việc thiết lập các chi nhánh ngân hàng Việt Nam tại EU sẽ cho phép ngân hàng Việt Nam thu hút thêm được một cộng đồng lớn người Việt làm ăn sinh sống tại Liên minh châu Âu. Ngân hàng Nhà nước cũng nhận định lạc quan về mối quan hệ giữa các ngân hàng Việt Nam và EU. Hiện, các ngân hàng thương mại Việt Nam đều có quan hệ với hầu hết các ngân hàng EU thông qua việc duy trì tài khoản bằng đồng euro, USD và một số ngoại tệ mạnh. * Du lịch Về du lịch, mặc dù Việt Nam và các quốc gia mới của EU đều có tiềm năng và thế mạnh riêng nhưng mức độ trao đổi du lịch giữa hai bên còn thấp. Con số người Việt Nam đi du lịch các quốc gia mới của EU có thể nói là không đáng kể. * Đầu tư Trong lĩnh vực đầu tư, các quốc gia mới của EU đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế nên lượng vốn đầu tư vào Việt Nam chưa đáng kể. Hiện tại chỉ có Cộng hòa Séc và Hungari có các dự án đầu tư tại Việt Nam. Hungari có 3 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông lâm nghiệp xây dựng và công nghiệp nặng, tổng vốn 3,1 triệu USD. Cộng hòa Séc có 6 dự án đầu tư với tổng vốn 36,1 triệu USD. Ngoài ra, Ba Lan tuy không đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, nhưng đã thực hiện cho Việt Nam vay một khoản trị giá 70 triệu USD để nhập công nghệ thiết bị, vật tư phục vụ ngành đóng tàu. Có thể thời gian tới, Ba Lan sẽ tiếp tục cho Việt Nam vay khoản tín dụng 90 triệu USD thực hiện cải tạo các mỏ than. Gia nhập EU sẽ tạo điều kiện thuận lợi tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế cho các nước thành viên mới và như vậy các nước này sẽ có điều kiện thực tế hơn trong việc mở rộng đầu tư ra bên ngoài. Việt Nam có thể tận dụng tốt những cơ hội này với tư cách là bạn hàng chiến lược được ưu tiên ở châu Á của nhiều nước thành viên mới. Ngoài ra, với tư cách là thành viên của EU,
  38. 23 các quốc gia mới của EU đều có nghĩa vụ thực hiện hỗ trợ viện trợ phát triển ODA ra bên ngoài. Trong những tuyên bố vừa qua, các nước Đông Âu đều khẳng định Việt Nam là đối tác ưu tiên chiến lược của Châu Á trong chính sách ODA của họ. Năm 2004, Hungari và Ba Lan đã bắt đầu cung cấp ODA cho Việt Nam. Bảng 7 – Cam kết ODA của các nƣớc thành viên EU năm 2007 Đơn vị tính: Triệu Euro Nƣớc Viện trợ Vốn vay Tổng cam kết Bỉ 9,65 6,03 15,68 Cộng hòa Séc 1,61 0 1,61 Đan Mạch 51,5 13,4 64,9 Phần Lan 18,3 0 18,3 Pháp 34,6 246,5 281,1 Đức 21,5 36,25 57,75 Hungari 0,39 0 0,39 Ireland 17,43 0 17,43 Italy 4,05 38,1 42,15 Luxembourg 10 0 10 Ba Lan 0,25 0 0,25 Hà Lan 45 0 45 Tây Ban Nha 14 5 19 Thụy Điển 31,5 0 31,5 Anh 74,85 0 74,85 EC 40 0 40 Tổng 374,63 345,28 719,91 Nguồn: Song Linh – Ngọc Châu, “Cam kết ODA từ EU đạt 720 triệu Euro”, trích từ trang web của Bộ Kế hoạch và Đầu tư 1.3.1.3. Hợp tác về khoa học và công nghệ Trong thời kỳ từ 1971 đến 1980, nước ta đã cử khoảng 250 đoàn với gần 1.200 người đi khảo sát thực tập ở các nước (chủ yếu là Liên Xô, Trung Quốc,
  39. 24 CHDC Đức, Tiệp Khắc, Bungari, Ba Lan, Rumani) và đón khoảng 200 chuyên gia từ các nước nêu trên đến làm việc tại nước ta. Các hình thức hợp tác chủ yếu là cử cán bộ đi thực tập, mời chuyên gia, nhập bản vẽ thiết kế, giống cây trồng, vật nuôi (chủ yếu hai lĩnh vực cơ khí và nông nghiệp). Vào đầu những năm 1990, có nhiều sự kiện quan trọng và thách thức to lớn đối với công tác hợp tác quốc tế về KH&CN. Sự tan rã của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu đã làm cho ta bị hụt hẫng, mất đi nguồn viện trợ quan trọng, làm gián đoạn mối quan hệ hợp tác truyền thống và chủ yếu của chúng ta. Ngày nay, hợp tác về khoa học và công nghệ giữa Việt Nam và các quốc gia mới của EU đều được tất cả các bên nỗ lực phát triển trên tinh thần phát huy những truyền thống và thành tựu trước đây. Việt Nam đã ký Hiệp định Hợp tác khoa học – công nghệ với Hungari, Hiệp định Hợp tác văn hóa – khoa học với Latvia, Ba Lan 1.3.2. Sự cần thiết đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trƣờng các quốc gia mới của EU 1.3.2.1. Mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã xác định nhiệm vụ “mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực củng cố và nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế”. Tại Đại hội IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Mở rộng quan hệ nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ, các trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực ” Thực hiện đường lối, chủ trương này, trong những năm qua, nước ta đã đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng mạnh mẽ quan hệ kinh tế song phương và đa phương; phát triển quan hệ đối ngoại với 70 nước và lãnh thổ trên thế giới; bình thường hóa quan hệ, gia nhập và tham gia sáng lập các tổ chức kinh tế quốc tế
  40. 25 Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các quốc gia mới của EU để từ đó phát triển quan hệ đối ngoại với các nước trong Liên minh EU nói riêng và toàn bộ châu Âu nói chung cũng là góp phần thực hiện chủ trương, đường lối mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. 1.3.2.2. Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước và phát triển các ngành sản xuất hàng hóa chất lượng cao Chuyển dịch cơ cấu kinh tế “hướng về xuất khẩu” là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế với mục tiêu tạo ra nhiều sản phẩm và nhiều loại sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Sự chuyển dịch này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khoa học công nghệ phát triển, cho việc tăng nhanh năng suất lao động và hiệu quả sản xuất, tăng khối lượng của cải vật chất phục vụ cho tiêu dùng trong nước với yêu cầu ngày càng cao và đẩy mạnh xuất khẩu. Việt Nam đã chủ trương thực hiện quá trình “chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu” mà nòng cốt là phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại, từng bước mở rộng thị trường, tăng cường hội nhập khu vực và thế giới. Hiện nay chúng ta đang từng bước tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu ở mọi ngành, mọi lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Đáp ứng nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng chế biến, chế tạo như hàng thủy sản chế biến, hàng dệt may, giày dép, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa của các quốc gia mới của EU, Việt Nam cũng đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng xuất khẩu thành phẩm qua chế biến, giảm bớt xuất khẩu nguyên liệu thô và các sản phẩm sơ chế. Sau gần hai mươi năm chuyển đổi, nền kinh tế của các quốc gia mới của EU đã phát triển rất nhanh, mức sống thị hiếu của người dân các nước nước này thực sự đã thay đổi rất nhiều. Đã có một thời do kinh tế khó khăn, các quốc gia mới của EU như Séc, Slovakia, Ba Lan, Bulgari đã phải nhập khẩu rất nhiều hàng tiêu dùng giá rẻ, kém chất lượng từ Việt Nam. Nhưng giờ đây
  41. 26 họ không còn nhu cầu “ăn no mặc ấm” như thời khó khăn của những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỉ 20 mà chỉ có nhu cầu “ăn ngon mặc đẹp”, sử dụng các sản phẩm có tên tuổi, chất lượng cao, mẫu mã đẹp mà không cần quan tâm lắm đến giá cả. Do đó hàng Việt Nam dần mất đi chỗ đứng của mình trên thị trường các quốc gia mới của EU vì ấn tượng về hàng hóa của Việt Nam trong tâm trí họ gắn liền với ba chữ “hàng giá rẻ” không mấy tốt đẹp. Không những thế, khi đã gia nhập EU rồi, hàng hóa nhập khẩu vào các nước này cũng phải áp dụng theo tiêu chuẩn cao hơn, khắt khe hơn của EU. Cho nên buộc lòng các doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi mẫu mã, cải tiến chất lượng thì chúng ta sẽ để có thể phát triển xuất khẩu vào thị trường quốc gia mới của EU. Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các quốc gia mới của EU sẽ càng đẩy nhanh hơn nữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành sản xuất hàng hóa chất lượng cao. 1.3.2.3. Thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại khác Quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta với các quốc gia mới của EU trên các lĩnh vực tài chính ngân hàng, du lịch, đầu tư, hợp tác khoa học công nghệ vẫn còn hạn chế. Trong tương lai, nếu nhu cầu nhập khẩu hàng hóa Việt Nam của các nước thành viên mới của EU tăng lên thì hoạt động hợp tác về tài chính ngân hàng cũng phải phát triển để hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại. Hàng hóa Việt Nam có mặt trên thị trường các quốc gia mới của EU sẽ tô đậm thêm hình ảnh con người, đất nước Việt Nam trong con mắt người dân các nước này và từ đó nhu cầu du lịch Việt Nam cũng sẽ dần tăng lên. Khi nhu cầu về hàng hóa của Việt Nam ngày càng tăng thì sẽ thu hút thêm nhiều doanh nghiệp, tập đoàn từ các quốc gia mới của EU tìm kiếm cơ hội kinh doanh và đầu tư ở Việt Nam. Không chỉ có vốn đầu tư, các quốc gia mới của EU còn có thể chuyển giao công nghệ tiên tiến sang Việt Nam, mở rộng các mối quan hệ hợp tác về sở hữu trí tuệ giữa Việt Nam và các quốc gia mới của EU.
  42. 27 1.3.2.4. Tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập và thị trường EU EU mở rộng tạo ra thị trường thống nhất chung của 27 nước thành viên. Với việc áp dụng chính sách thương mại và thuế quan chung với bên ngoài, các thủ tục xuất nhập khẩu với thị trường 12 nước thành viên mới sẽ đơn giản hơn. Mặt khác, khi hàng hóa nhập khẩu vào bất kỳ cửa khẩu nào của một trong 27 nước thành viên đều được tự do luân chuyển trong thị trường toàn khối. Đối với Việt Nam, cơ hội sử dụng các nước bạn truyền thống làm những cửa khẩu quan trọng để thâm nhập hàng hóa của mình vào toàn bộ thị trường EU là rất lớn. 1.3.2.5. Đa dạng hóa thị trường đẻ tránh rủi ro Thực hiện mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn 2000-2015, Bộ Công thương đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất và tăng lưu thông hàng hóa. Các biện pháp cần thực hiện trước mắt sẽ là ổn định giá nguyên liệu đầu vào, ổn định tỷ giá và đa dạng hóa thị trường để tránh rủi ro cho doanh nghiệp. Như chúng ta đã biết, trao đổi mua bán hàng hóa giữa các doanh nghiệp trong nước cùng ngôn ngữ, cùng môi trường văn hóa đã khó thì xuất khẩu hàng hóa, giao thương với doanh nghiệp ở những nước có ngôn ngữ, văn hóa khác nhau thì lại càng khó khăn và gặp nhiều rủi ro hơn. Mỹ tuy là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng trong thời gian qua, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam luôn phải đối đầu với những vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ. Không những thế, hệ thống pháp luật, qui định, nguyên tắc thương mại của Mỹ vô cùng phức tạp khiến các doanh nghiệp Việt Nam không thể tránh khỏi rủi ro khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Châu Phi cũng là một thị trường rộng lớn, đầy tiềm năng mà các doanh nghiệp Việt Nam đang tích cực tiến hành khai thác. Nhưng vì vị trí địa lý xa xôi, môi trường chính trị bất ổn của châu Phi đã khiến các doanh nghiệp của ta đôi khi cũng
  43. 28 gặp nhiều khó khăn và tiềm ẩn đầy rủi ro bất khả kháng khi xuất khẩu hàng hóa sang đây. Các quốc gia mới của EU là những nước vốn có quan hệ truyền thống với Việt Nam, môi trường văn hóa chính trị từ sau khi chuyển đổi rất ổn định. Hơn nữa, sau khi gia nhập Liên minh châu Âu, các quốc gia Trung và Đông Âu phải thực hiện chính sách thuế quan chung của EU, tức là phải giảm mức thuế quan rất cao trước đây xuống bằng mức thuế quan hiện nay của EU. Trước đây, thuế nhập khẩu hàng công nghiệp vào các nước thành viên mới của EU là từ 0% đến 42%, mức trung bình là khoảng từ 10% đến 12%, trong khi thuế nhập khẩu của EU15 là từ 0% đến 36,6%, với mức trung bình đối với hàng công nghiệp là 4,1%. Do vậy, Việt Nam phải tận dụng điều kiện thuận lợi này để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các quốc gia mới của EU nhằm đa dạng hóa thị trường, giảm thiểu rủi ro trong xuất khẩu. 1.3.2.6. Phát huy quan hệ ngoại giao truyền thống Trong các mối quan hệ song phương, đa phương thì quan hệ ngoại giao và quan hệ kinh tế - thương mại có tác động qua lại lẫn nhau. Quan hệ ngoại giao giữa hai nước có tốt đẹp thì mới tạo điều kiện thuận lợi để quan hệ kinh tế - thương mại phát triển mạnh mẽ. Ngược lại, khi quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước phát triển ngày càng sâu rộng thì sẽ làm cho quan hệ ngoại giao ngày càng khăng khít, thân thiện. Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các quốc gia mới của EU thì mối quan hệ ngoại giao truyền thống giữa Việt Nam và các quốc gia mới của EU sẽ có điều kiện phát huy lên một tầm cao mới. 1.4.1. Trung Quốc Trung Quốc đang là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với tốc độ bình quân 7,9%/năm từ thập niên 1970, và có thể sẽ vượt Đức để trở thành nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới trong năm 2008 này. Để có được
  44. 29 những thành tựu về xuất khẩu như trên, từ lâu Trung Quốc đã có một chiến lược xuất khẩu đáng để các nước nghiên cứu và học tập. Bộ Kinh tế mậu dịch đối ngoại Trung Quốc phối hợp với Bộ Khoa học kỹ thuật đã đề ra một chiến lược quan trọng mang tính xuyên thế kỷ là “Lấy khoa học kỹ thuật thúc đẩy mậu dịch”. Chiến lược “Lấy khoa học kỹ thuật thúc đẩy mậu dịch” là sự kế tiếp của 3 chiến lược: “chiến lược mậu dịch”, “chiến lược đa dạng hoá thị trường” và “chiến lược cạnh tranh ưu thế chất lượng”. Trên thực tế cho thấy các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Trung quốc chỉ là những mặt hàng truyền thống, nên chứa hàm lượng khao học kỹ thuật thấp, giá trị phát sinh thấp, vì vậy chủ yếu vẫn lấy số lượng làm chính. Để thực hiện chiến lược quan trọng trên có thể đi theo hai con đường: - Một là sản xuất các mặt hàng kỹ thuật cao. - Hai là áp dụng khoa học kỹ thuật cao và sản xuất các mặt hàng truyền thống, nâng cao đẳng cấp chất lượng, điều chỉnh kết cấu nâng cấp thế hệ. Nội dung chủ yếu của kế hoạch “Lấy khoa học kỹ thuật thúc đẩy mậu dịch” bao gồm: - Thứ nhất, trong 3 năm xây dựng một loạt các cơ sở sản phẩm xuất khẩu kỹ thuật cao của 5 ngành là tin học, công nghệ sinh học, vật liệu xây dựng, điện gia dụng, hàng điện tử tiêu dùng. - Thứ hai, đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu hàng kỹ thuật cao, đối với các sản phẩm xuất khẩu chủ đạo cần có bản quyền xuất khẩu. - Thứ ba, trong vòng 2-3 năm phải tạo ra một môi trường khai thác kỹ thuật cao một cách ổn định. - Thứ tư, hình thành môi trường khai thác kỹ thuật cao, đẩy mạnh chuyển dịch kỹ thuật để thúc đẩy phát triển. - Thứ năm, tổ chức các xí nghiệp cơ sở xuất khẩu sản phẩm kỹ thuật cao cần đạt chứng nhận tiêu chuẩn ISO.
  45. 30 Để kế hoạch trên thành công, Bộ Kinh tế mậu dịch đối ngoại và Bộ Khoa học kỹ thuật sẽ áp dụng 3 biện pháp chủ yếu sau: Thứ nhất, hai Bộ thành lập các đơn vị tương ứng, phối hợp tổ chức, hợp tác chặt chẽ, nâng cao hiệu quả, điều hòa phát triển . Do “ kế hoạch lấy khoa học kỹ thuật thúc đẩy mậu dịch” liên quan đến nhiều ngành, nên Quốc vụ viện đã quyết định hai Bộ trên phối hợp tổ chức thực hiện. Hiện nay hai Bộ đã thành lập chế độ hội nghị liên ngành thúc đẩy xuất khẩu kỹ thuật cao. Thứ hai, bầu ra 15 thành phố, 53 khu kỹ thuật cao trên phạm vi toàn quốc làm đơn vị thí điểm lấy khoa học kỹ thuật thúc đẩy mậu dịch, sau đó rút kinh nghiệm tiến hành thực hiện trên phạm vi toàn quốc. Tiêu chuẩn để lựa chọn đơn vị thí điểm là: phát triển nhanh về kinh tế mậu dịch đối ngoại so với các đơn vị trong cả nước; đứng đầu về các sản phẩm kỹ thuật cao; có thực lực khoa học kỹ thuật, có cơ sở khoa học kĩ thuật vững chắc; có hướng phát triển tốt, phân bố khu vục hợp lí, có tính đại diện cho địa phương. Yêu cầu chung đối với các khu vực, thành phố được chọn thí điểm là:”các cơ quan chính phủ phối hợp hành động, các xí nghiệp tích cực tham gia, kết hợp chặt chẽ trong nước và quốc tế, ưu tiên phát triển 5 lĩnh vực lớn”. Thứ ba, xác định hai phương án của 5 định hướng: - Phương án thứ nhất là định hướng sản xuất, định hướng xí nghiệp, định hướng thị trường, định hướng mục tiêu, định hướng thời gian. Cần thực hiện ở tất cả các cấp và kiểm tra định kỳ. - Phương án thứ hai là định hướng 5 ngành nghề lớn ưu tiên phát triển là tin học, công nghệ sinh học, vật liệu xây dựng, điện gia dụng, hàng điện tử tiêu dùng. Hiện nay trên thế giới các ngành kỹ thuật cao phát triển nhanh nhất là các ngành liên quan đến cuộc sống như ngành nông lâm kỹ thuật cao, bảo vệ môi trường và sinh vật học. Để phát triển các xí nghiệp kỹ thuật cao, kích thích xuất khẩu sản phẩm kỹ thuật cao, nhà nước sẽ căn cứ trên cơ sở những chính sách ưu đãi hiện có, định ra một loạt các chính sách ưu đãi. Các cơ quan tài chính tiền tệ, Tổng cục
  46. 31 hải quan, Bộ Công nghệ thông tin, Ngân hàng Nhân dân, xuất nhập khẩu, Văn phòng Hồng kông, Ma Cao, Đài Loan thuộc Quốc vụ viện cũng sẽ ban bố một loạt các quy định chính sách ưu đãi có liên quan phù hợp với chiến lược “lấy khoa học kỹ thuật thúc đẩy phát triển mậu dịch”. Về thị trường xuất khẩu, Trung Quốc đã nghiên cứu thực lực kinh tế, thực lực khoa học kỹ thuật và thị phần phân công lao động quốc tế của hơn 200 nước, vùng lãnh thổ trên thế giới và chia thành 3 nhóm nước: A, B, C. Trình độ phát triển của những nước trong cùng một nhóm thì tương đối gần nhau, còn khác nhóm thì có cách biệt khá rõ. Những nước công nghiệp hóa thuộc nhóm A đã bước vào xã hội hậu công nghiệp, điển hình như Mỹ, Nhật, Tây Âu, còn các nước khác như SNG, Đông Âu, Úc, New Zealand, Nam Phi, Ixraen. Nhóm B bao gồm các nước bước vào xã hội công nghiệp (NIE) mà đại diện là “Bốn con rồng châu Á”. Nhóm C là những nước còn trong giai đoạn quá độ từ nông nghiệp sang công nghiệp, đó là những nước điển hình về đang phát triển. Nhiều nước ở châu Á thuộc nhóm này. Quan hệ thương mại giữa các nước trong nhóm A chiếm 63,17% tổng kim ngạch mậu dịch toàn cầu. Quan hệ giữa các nước này tuy có những hàng rào mậu dịch và va chạm ảnh hưởng tới phát triển thương mại có lúc căng thẳng thành ra những cuộc “chiến tranh thương mại”, nhưng quan hệ thương mại giữa các nước nhóm A vẫn không thể thiếu và hợp tác giữa các nước vẫn là chủ yếu. Đồng thời cũng cần phải chú ý tới một sự thực là ngoại thương của những nước này trong tương lai vẫn chủ yếu là liên quan và hợp tác trong nội bộ nhóm. Đối với những nước do ngoại thương chiếm tỉ trọng lớn trong GDP nên bị ảnh hưởng nhiều bởi kinh tế thế giới như Mỹ, Nhật, Tây Âu, thì bất kể một phía nào bị suy thoái thì cũng làm cho 2 phía kia bị suy thoái theo. Vì thế giữa các nước nhóm A với nhau vẫn phải duy trì là thị trường lớn của nhau.
  47. 32 Kim ngạch thương mại quốc tế đứng hàng thứ hai là quan hệ thương mại giữa các nước thuộc nhóm A với nhóm B và giữa các nước nhóm A, B và C. 68,25% hàng hóa của các nước nhóm B được xuất sang các nước nhóm A và hàng hóa của các nước nhóm C cũng phần lớn xuất sang các nước nhóm A. Chứng tỏ các nước nhóm A là thị trường tiêu thụ chủ yếu. Quan hệ thương mại giữa các các nước B với C chiếm địa vị thứ yếu tỏng tổng kim ngạch mậu dịch thế giới. Kim ngạch mậu dịch giữa các nước nhóm C với nhau chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong mậu dịch thế giới. Và một phần tương đối lớn của thương mại các nước thuộc nhóm C lại được thực hiện thông qua các nước nhóm A và B. Đến nay các nước thuộc nhóm A vẫn là thị trường chủ yếu chung của cả thế giới. Nhưng cũng cần thấy rằng, song song với đà thay đổi về tương quan lực lượng, khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế ngày càng mạnh, thì về lâu dài mà xét thì tỉ trọng của các nhóm nước trong thương mại quốc tế cũng không ngừng thay đổi. Số nước thuộc nhóm A sẽ ngày càng nhiều hơn và số nước thuộc nhóm C lại ngày càng ít hơn. Vì vậy Trung Quốc tăng cường nghiên cứu tìm ra quy luật diễn biến của mậu dịch thế giới để có được chiến lược mở cửa và chiến lược thị trường toàn cầu. Lựa chọn thị trường một cách hợp lý, đề xuất và thực thi chiến lược thị trường xuất khẩu đúng là một trong những khâu then chốt làm cho xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc phát triển. Căn cứ vào dung lượng thị trường, Trung Quốc đã chia thị trường thế giới thành thị trường cấp 1 gồm: Mỹ, Canada, Mexico, Tây Âu, Đông Nam Á và thị trường cấp 2 gồm: Trung Đông, Đông Âu, Úc, New Zealand, Mỹ La tinh và Châu Phi. Trung Quốc xác định các thị trường cấp 2 này là những thị trường tiềm năng, trọng điểm cần đẩy mạnh khai thác và đã đề ra hai sách lược cơ bản là: - Cần có quan niệm toàn cầu để khai thác tiềm lực của những “thị trường thừa ế” nhằm đẩy mạnh xuất khẩu đến mức tối đa.
  48. 33 - Tránh tập trung quá mức vào một thị trường đặc biệt nào đó, thông qua việc đa nguyên hóa thị trường xuất khẩu để đảm bảo cho xuất khẩu phát triển ổn định. - Phải làm tốt công tác phân tích thị trường dựa trên các số liệu chính xác để phân loại đúng thị trường. Phải có chính sách thâm nhập đúng đắn, hợp lý cho từng loại thị trường. Không chỉ dừng ở phân loại thị trường mà chúng ta còn phải biết phân đoạn thị trường trên từng loại thị trường cụ thể để biết được vị thế của chúng ta trên thị trường đó. Khi đã biết được vị thế của mình trong từng loại thị trường thì phải đề ra được những biện pháp cụ thể để cải thiện vị thế của mình trên thị trường, từng bước chiếm lĩnh thị trường sâu rộng hơn. - Nhà nước cần có những biện pháp hỗ trợ và khuyến khích mọi thành phần kinh tế tích cực nghiên cứu khoa học kỹ thuật và ứng dụng vào sản xuất để ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm mới có hàng lượng khoa học kỹ thuật cao. - Các doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và phát triển, cải tiến và hiện đại hóa dây truyển sản xuất nhằm mục đích đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm - Thực hiện đa dạng hóa thị trường, không nên quá tập trung vào một hoặc một vài thị trường nhất định. 1.4.2. Thái Lan Giống như Việt Nam, Thái Lan là một nước nhỏ nằm ở khu vực Đông Nam Á. Với điều kiện địa lý, tự nhiên tương đồng nên Thái Lan có cơ cấu hàng xuất khẩu khá giống Việt Nam. Tuy nhiên do Thái Lan đã đi trước Việt Nam trong việc thực hiện chiến lược “công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu” và làm tốt công tác xúc tiến thương mại nên hàng hóa xuất khẩu của Thái Lan đã tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới. Hiện nay, Thái Lan là nước xuất khẩu gạo nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới (Việt Nam đứng hàng thứ hai). Ngoài ra, Thái Lan cũng rất nổi tiếng với các sản phẩm rau quả
  49. 34 nhiệt đới, hàng dệt may của Thái Lan cũng rất được người tiêu dùng trên thế giới ưa chuộng với thương hiệu “Made in Thailand”, đặc biệt là các sản phẩm thời trang jean. Gần đây ngành công nghiệp lắp ráp ô tô, xe gắn máy của Thái Lan cũng đã gặt hái được rất nhiều thành công. Không khó để có thể nhận thấy chìa khóa thành công của Thái Lan chính là các chương trình xúc tiến thương mại mang tầm cỡ quốc tế để tạo lập thương hiệu quốc gia vững mạnh. Nhạy bén với nhu cầu của thị trường để kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp. Với chiến lược này, Thái Lan đã trở thành nước có “công nghệ xúc tiến thương mại” mạnh nhất trong khu vực. Được thành lập từ năm 1952, Cục xúc tiến xuất khẩu của Thái Lan (DEP) đã có 56 năm hoạt động. Ngay từ khi Thái Lan còn là một nước có nền nông nghiệp chưa phát triển chủ yếu xuất khẩu nông sản. Chính phủ Thái Lan đã bắt đầu chú ý đến lĩnh vực này. Từ thập kỷ 80 của thế kỷ trước, chính phủ Thái Lan đã rất chú ý thu hút đầu tư vào sản xuất công nghiệp, hướng đến một nền sản xuất công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì thế ngoài nông sản, thực phẩm, 1/2 hàng xuất khẩu của Thái Lan còn là các sản phẩm công nghiệp như ô tô, thiết bị gia dụng. Tiếp đến các sản phẩm xuất khẩu như dệt may, đồ gia dụng, trang sức cũng rất được quan tâm hỗ trợ. Để phát triển một ngành công nghiệp và tạo ra được những sản phẩm xuất khẩu là công việc không thể làm trong một sớm một chiếu. Vì vậy, DEP đặc biệt quan tâm và hỗ trợ doanh nghiệp ở năm hoạt động cụ thể sau: Thứ nhất là vấn đề thông tin thị trường. Đây là điều mà tất cả các doanh nghiệp đều rất thiếu. Không chỉ cung cấp cho các doanh nghiệp về nhu cầu của thị trường, DEP còn giúp họ tìm hiểu về các tiêu chí đối với sản phẩm đó ở các thị trường khác nhau để doanh nghiệp có thể tiếp cận. Thứ hai là vấn đề đào tạo nhân lực. Nhân lực cũng là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc xây dựng chiến lược xúc tiến thương mại. Trong hoạt động, DEP đẩy mạnh việc thành lập các trung tâm đào tạo kỹ năng thị trường
  50. 35 cho các doanh nhân. Đồng thời, DEP thường xuyên tiến hành tổ chức các hội thảo, các khóa học với các diễn giả - đó là các doanh nhân thành đạt đến từ các tổng công ty lớn, các chuyên gia nước ngoài để mọi người có thể chia sẻ kinh nghiệm. Thứ ba là vấn đề phát triển sản phẩm. DEP luôn quan niệm, trong thời kỳ cạnh tranh mạnh mẽ như hiện này, giá thành là một yếu tố quan trong nhưng không phải là quyết định. Vì vậy, DEP đặc biệt chú ý hướng các doanh nghiệp tới thiết kế sản phẩm. Ngoài tổ chức các buổi hội thảo, DEP còn rất khuyến khích đưa các thợ giỏi tới học hỏi ở những trung tâm thiết kế lớn như Tokyo, Milan để đưa ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường. Bên cạnh việc hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước, Thái Lan còn tập trung nghiên cứu kỹ thị trường thế giới, phân các thị trường tiềm năng thành bốn loại để đảm bảo tiếp thị đúng sản phẩm vào đúng thị trường. Theo kế hoạch này, hàng xuất khẩu sẽ được phân thành 4 chủng loại: hàng hoá cho các thị trường quy mô lớn, các phân khúc thị trường, các thị trường ruột và các thị trường đòi hỏi sự tùy biến theo ý thích khách hàng. Hàng hóa sản xuất hàng loạt sẽ được xuất khẩu sang thị trường lớn như TQ, Ấn Độ, các nước Nam Á và châu Phi. Các nhà sản xuất Thái sẽ tập trung các sản phẩm ruột (niche products) vào thị trường Hoa Kỳ và các loại hàng tùy biến theo sở thích khách hàng cho thị trường châu Âu. Chính phủ Thái Lan đã đưa ra chương trình nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu, nhằm tiếp tục duy trì và phát triển những lợi thế so sánh của mình. Chương trình đó được chia thành hai nội dung chính: Thứ nhất, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp từ chi phí lao động cao sang sử dụng hàm lượng công nghệ cao; Thứ hai, khuyến khích sự phát triển và áp dụng công nghệ hiện đại nhằm làm tăng phần giá trị gia tăng trong các ngành công nghiệp sử dụng chi phí lao động cao.
  51. 36 Nội dung thứ nhất của chương trình trên thực sự là một cuộc cách mạng công nghiệp. Các ngành công nghiệp như chế tạo ô tô và xe máy, công nghiệp điện máy và điện tử sẽ là những ngành công nghiệp dẫn đầu của nền kinh tế Thái Lan trong tương lai không xa. Liên quan đến nội dung thứ hai, hai ngành công nghiệp được ưu tiên đầu tư là công nghiệp Dệt may và công nghiệp Thực phẩm. Sự đổi mới công nghệ trong các ngành này sẽ được Quỹ Phát triển xuất khẩu hỗ trợ về mặt tài chính. Chính phủ Thái Lan hy vọng sự đổi mới công nghệ đó sẽ cắt giảm chi phí cho từng đơn vị sản phẩm, đồng thời làm tăng thêm giá trị cho hàng xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Để đảm bảo thực hiện tốt chương trình nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu, Cơ quan Quản lý đầu tư Thái Lan (BOI) đã cụ thể hóa thành 4 nhiệm vụ sau: Khuyến khích đầu tư công nghệ, nhằm làm tăng giá trị hàng hóa trong các ngành công nghiệp truyền thống (dệt may, đồ chơi, giầy dép và một số ngành công nghiệp nhẹ); Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) các sản phẩm mới và nâng cao chất lượng sản phẩm trong những ngành vốn đã có khả năng cạnh tranh mạnh (chế biến nông sản, hải sản); Đầu tư nâng cao năng suất lao động, tăng cường khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp có nhiều tiềm năng (sản xuất phụ tùng ô tô, các ngành sử dụng công nghệ cao như IC, bán dẫn và màng silicon); Giảm chi phí sản xuất trong các ngành công nghiệp nói chung, đặc biệt là những ngành công nghiệp còn non trẻ. Như vậy, việc nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Thái Lan không chỉ mang lại sự thành công trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, mà còn hứa hẹn một sự thành công trong việc phát triển nền công nghiệp hiện đại và hiệu quả cho đất nước này. * Bài học cho Việt Nam - Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch cùng các Tổ chức xã hội, các doanh nghiệp phối hợp đưa ra và thực hiện các
  52. 37 chương trình quảng bá thương hiệu trong và ngoài nước cho sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam. Cần lưu ý một điểm là các chương trình phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, có kế hoạch thực hiện cụ thể để có thể phát huy tối đa tác dụng của các chương trình mà không gây lãng phí nguồn ngân sách nhà nước và kinh phí của doanh nghiệp. - Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) các sản phẩm mới và nâng cao chất lượng sản phẩm trong những ngành vốn đã có khả năng cạnh tranh mạnh (chế biến nông sản, hải sản); Đầu tư nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm, tăng cường khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp có nhiều tiềm năng. 1.4.3. Ấn Độ Chính sách “mở cửa” và hội nhập kinh tế quốc tế đã có những kết quả rất quan trọng trong lĩnh vực ngoại thương Ấn Độ. Việc xây dựng một chiến lược ngoại thương đúng đắn có ý nghĩa thật sự quan trọng trong việc tăng cường khả năng cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong nội dung cải cách ngoại thương, Ấn Độ quan tâm tới những nội dung chủ yếu như: cải cách cơ cấu ngoại thương, cải cách chính sách thị trường, chính sách hỗ trợ xuất khẩu, chính sách khai thác tiềm năng lợi thế so sánh để phát triển mặt hàng Nhờ vậy mà cơ cấu xuất khẩu của Ấn Độ được cải thiện theo hướng kết hợp đa dạng hóa mặt hàng với xây dựng trọng điểm mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tăng các mặt hàng chế tạo đồng thời giảm các mặt hàng thô, đa dạng hóa thị trường thương mại, v.v Trong cơ cấu xuất khẩu, Ấn Độ đã chuyển dần từ nước chỉ xuất khẩu hàng sơ chế sang hàng chế tạo trong khi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam cho tới nay vẫn chưa có sự thay đổi nhiều, chủ yếu vẫn là các sản phẩm khoáng sản và nông sản ở dạng thô và sơ chế, làm cho giá trị gia tăng hàng xuất khẩu chưa cao, lại phụ thuộc nhiều vào tình hình giá cả trên thị trường thế giới, nhất là các mặt hàng như: dầu mỏ, cà phê và thủy sản Ngay như cùng một mặt hàng chủ lực xuất khẩu là dệt may cũng đã thấy sự khác nhau
  53. 38 giữa hai nước. Với tỷ trọng khoảng 16% lượng hàng xuất khẩu của Ấn Độ, nhìn chung công nghiệp may mặc xứng đáng là một trong những ngành có thu nhập ngoại tệ nhiều nhất nước này. Quần áo của Ấn Độ đã được đánh giá cao tại các thị trường lớn ở Châu Âu, Mỹ và Australia. Chính sách tự do hóa nhập khẩu và hỗ trợ xuất khẩu thời kỳ cải cách đã góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất Ấn Độ về năng suất, công nghệ và mẫu mã với các đối thủ lợi hại ở châu Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan. Trong khi đó, hàng dệt may Việt Nam vẫn nặng về làm gia công cho các nước khác, chủ yếu để giải quyết vấn đề dư thừa lao động trong khi giá trị gia tăng rất thấp. Một lưu ý quan trọng nữa trong chiến lược ngoại thương Ấn Độ là sự liên kết giữa nhu cầu thế giới với cơ cấu xuất khẩu của Ấn Độ, sự liên kết này đã được chú ý tăng cường trong thập niên 1990 sau cải cách. Xuất khẩu hàng chế tạo của Ấn Độ đã thể hiện một xu hướng thoát li với mặt hàng truyền thống để hướng tới các mặt hàng mới có hiệu quả xuất khẩu cao hơn. Điểm nổi bật trong sự thay đổi thành phần xuất khẩu hàng chế tạo là ở chỗ nhìn chung, các nhóm mặt hàng nào mà thành phần bên trong không thay đổi thì tốc độ xuất khẩu chậm hơn so với nhóm các mặt hàng có sự thay đổi bên trong (như hàng hóa chất, hóa phẩm, hàng cơ khí ). Điều này phản ánh một mối liên hệ gắn bó giữa tốc độ xúc tiến xuất khẩu với thay đổi cơ cấu trong xuất khẩu hàng chế tạo ở Ấn Độ. * Bài học cho Việt Nam - Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng giảm tỉ trọng của các mặt hàng nguyên liệu thô, sản phẩm sơ chế và tăng dần tỉ trọng các mặt hàng chế biến, chế tạo - Liên kết nhu cầu của thị trường với khả năng sản xuất và cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp
  54. 39 CHƢƠNG 2 – THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG CÁC QUỐC GIA MỚI CỦA EU 2.1. CÁC CÔNG CỤ THƢƠNG MẠI CỦA CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI CHUNG CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU 2.1.1. Hệ thống ƣu đãi phổ cập GSP Cùng với biểu thuế suất đánh vào hàng nhập khẩu, cho tới nay, một trong những công cụ hiện hữu mà EU dành cho các đối tác thương mại, đặc biệt là các quốc gia chậm phát triển, đó là chế độ ưu đãi phổ cập GSP. Về căn bản, hệ thống ưu đãi phổ cập GSP được hiểu là những ưu đãi về mức thuế quan của EU dành cho các đối tác thương mại với mình mà không đòi hỏi đối tác của mình phải nhượng bộ cho hàng hóa của EU khi thâm nhập trở lại thị trường đối tác. Căn cứ để áp đặt mức thuế suất trong GSP đối với các sản phẩm nhập khẩu chính là độ nhạy cảm của sản phẩm. Nhìn chung, để đánh giá các sản phẩm nhập khẩu vào EU là nhạy cảm hay không nhạy cảm, về cơ bản hiện nay vẫn được EU đánh giá thông qua đặc tính của từng sản phẩm. Và như vậy đối với các mặt hàng công nghiệp có xuất xứ từ các nước đang phát triển, khi thâm nhập và thị trường EU được hưởng GSP thì có mức thuế suất bằng 0. Về cơ bản, bất kể một hàng hóa nào nhập khẩu vào EU nếu muốn được hưởng GSP thì những tiêu chí bắt buộc đó là: ác hàng hóa khi nhập khẩu vào thị trường EU phải được sản xuất toàn bộ hoặc một phần theo những quy định bắt buộc của EU tại những nước được hưởng lợi. Nguyên tắc này đặt ra với mục tiêu làm hạn chế sự chệch hướng thương mại, tức là ngăn chặn các nước phát triển ngoài khu vực EU sử dụng các nước được hưởng lợi về ưu đãi thuế quan để xuất khẩu hàng hóa vào EU. Những quy định về xuất xứ sản phẩm nhập khẩu đơn giản có thể hiểu như sau: các sản phẩm đó phải được sản xuất tại nước được hưởng GSP với trị giá sản xuất phải đạt tới 60% của sản phẩm. Tuy nhiên tỉ lệ này có thể thay đổi theo từng nhóm mặt hàng (với các loại hàng điện tử, điều hòa, tủ lạnh, tỉ lệ này xuống tới 40%) Ngoài ra, để tạo
  55. 40 thuận lợi cho các nước hưởng lợi, đôi khi có thể đạt được những tiêu chí khá cao mà EU đã đặt ra, một hình thức mở rộng cho tiêu chí này cũng đang được phát triển đó là qui định về xuất xứ cộng gộp, theo đó các mặt hàng nhập khẩu từ nước hưởng lợi có một phần xuất xứ từ một nước khác trong cùng một khu vực cũng có thể được hưởng GSP của EU. Như vậy, thông qua GSP, một công cụ hiện hữu của Chính sách thương mại chung, cho tới nay, EU đã tạo ra được một mạng lưới thương mại bao trùm trên toàn thế giới. Các mạng lưới thương mại này được gắn kết một cách chặt chẽ với nhau, thể hiện dưới các hình thức thỏa thuận hợp tác thương mại song phương và đa phương. Sau những gì bất cập mà bước đầu GSP không thể đạt được, thì giờ đây GSP của EU đã căn bản được thay đổi bở các mức thuế quan khác nhau áp đặt cho từng loại sản phẩm nhập khẩu. 2.1.2. Các rào cản phi thuế quan – NTBs Các rào cản phi thuế quan (non-tariff barrier – NTBs) được hiểu là những hàng rào kỹ thuật được áp dụng bởi mỗi quốc gia trong các buôn bán thương mại nhằm hạn chế về số lượng hàng nhập khẩu vào quốc gia đó. Theo đánh giá của giới chuyên môn, hiện nay hầu hết các mặt hàng nhập khẩu vào thị trường EU từ các đối tác thương mại nhìn chung đều được hưởng ưu đãi về biểu thuế quan CET. Song trên thực tế, chính những rào cản phi thuế quan còn hiện hữu không chỉ ở toàn khối mà đặc biệt còn thấy xuất hiện ở các nước thành viên đang là những cản trở lớn nhất mà các đối tác này gặp phải. Các rào cản phi thuế quan này hiện hữu dưới các hình thức như mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm trong các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu hay mức độ về tiêu chuẩn quản lý môi trường cho mỗi loại sản phẩm, nhãn mác sản phẩm Trải qua các vòng đàm phán thương mại, những thay đổi trong chính sách Thương mại chung đã thể hiện ngày càng rõ nét, đó là sự xóa bỏ một cách tích cực các hàng rào thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu giữa EU và các nước đối tác khác trên toàn thế giới. Tuy nhiên trên thực tế việc tiếp cận vào thị trường này ngày càng trở nên khó khăn hơn bởi những rào cản phi thuế
  56. 41 quan đang có xu hướng gia tăng ngày càng nhanh với những quy định áp đặt cho các đối tác thương mại ngày càng nhanh với những quy định áp đặt cho các đối tác thương mại ngày càng cao. 2.1.3. Chống phá giá Một trong những công cụ của Chính sách thương mại chung nhằm bảo hộ cho các nhà sản xuất EU trước các hoạt động thương mại mà EU coi là không lành mạnh chính là thuế chống phá giá. Thuế chống phá giá là các mức thuế áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu vào thị trường EU khi những hàng hóa này được bán thấp hơn giá tại thị trường xuất xứ. Căn cứ theo các điều khoản quy định của WTO, EU chỉ được áp dụng thuế chống bán phá giá trong trường hợp các ngành công nghiệp của EU bị tổn hại nghiêm trọng do việc tăng nhanh sản phẩm nhập khẩu vào thị trường chung châu Âu hoặc do các hoạt động thương mại không lành mạnh gây ra. Theo nhìn nhận của giới chuyên môn, thuế chống phá giá được xem như là một công cụ phổ biến nhất trong chính sách thương mại của EU nhằm bảo hộ thương mại. 2.2.1. Qui mô và tốc độ tăng trƣởng Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các quốc gia mới của EU tăng từ 47,3 triệu USD năm 1995 lên 583,76 triệu USD năm 2007 (tính đến hết quý 1 năm 2008, con số này là 175,064 triệu USD) . Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 17,03%/năm. Tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường các quốc gia mới của EU trong ngoại thương của Việt Nam nhờ đó cũng tăng từ 0,87% năm 1995 lên 1,29 % năm 2007. Tất nhiên cần phải thừa nhận do xuất phát điểm ở mức thấp nên việc xuất khẩu sang thị trường các quốc gia mới của EU đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao như vậy trong bối cảnh “cất cánh” chung của ngoại thương Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 cũng là điều dễ hiểu. Thực tế là mặc dù có sự tăng trưởng đáng kể, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các quốc gia mới của Eu còn thấp so với tiềm năng. Đặc
  57. 42 biệt khi xét tỷ trọng của Việt Nam trong kim ngạch xuất nhập khẩu của các quốc gia đó. Theo số liệu của Bộ Công thương thì kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các quốc gia mới của EU mới chỉ chiếm 0,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của các nước này. Bảng 8 - Kim ngạch và tỉ trọng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trƣờng các quốc gia mới của EU từ 1995 đến quý 1 năm 2008 Đơn vị: Triệu USD Kim ngạch xuất Tổng kim ngạch Tỷ trọng Năm khẩu sang các quốc xuất khẩu của (%) gia mới của EU Việt Nam 1995 47,30 5448,90 0,87 1996 71,40 7255,90 0,98 1997 109,20 9185,00 1,19 1998 88,90 9360,00 0,95 1999 127,10 11541,40 1,10 2000 132,60 14482,70 0,92 2001 166,15 15029,20 1,11 2002 158,15 16706,10 0,95 2003 171,79 20149,30 0,85 2004 199,94 26485,00 0,75 2005 231,10 32477,10 0,71 2006 370,10 39826,20 0,93 2007 583,76 45378,70 1,29 Quí 1/2008 175,064 12175,98 1,43 Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam 2.2.2. Cơ cấu mặt hàng Trong cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia mới của EU thì nước ta chủ yếu xuất các mặt hàng nông thủy sản, công
  58. 43 nghiệp nhẹ, thủ công mỹ nghệ và nhập khẩu từ các nước này linh kiện điện tử, nguyên liệu sữa, máy móc thiết bị Trong đó, thủy hải sản, dệt may, giày dép, cà phê, sản phẩm gỗ là những mặt hàng chủ lực, chiếm tỷ trọng lớn của ta khi xuất khẩu sang các quốc gia mới của EU. Hàng thủy sản của Việt Nam luôn là sản phẩm có nhu cầu rất lớn không chỉ ở các nước EU cũ mà còn ở các nước thành viên mới của EU. Hàng thủy sản của Việt Nam có mặt ở 11/12 quốc gia mới của EU. Kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này năm 2007 chiếm hơn 20% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước thành viên mới của EU. Kể từ khi là thành viên chính thức của EU, việc xuất khẩu hàng thủy sản sang 11 quốc gia EU mới này cũng đã gặp rất nhiều khó khăn do các nước này cũng phải áp dụng những tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm hết sức nghiêm ngặt của Liên minh châu Âu. Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam cũng xác định nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của EU là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Vì thế ngày càng có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam được các thanh tra của EC công nhận (hiện nay có khoảng 160 doanh nghiệp được công nhận) và Việt Nam vẫn đang ở vị trí số một trong danh sách nhập khẩu hàng thủy hải sản của Châu Âu. Do đó chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng triển vọng xuất khẩu mặt hàng này vào các quốc gia mới của EU sẽ là rất lớn và có nhiều thuận lợi hơn so với trước đây. Dệt may, đối với EU15, mặt hàng này của Việt Nam bị khống chế bằng hạn ngạch. Hiệp định Dệt may Việt Nam – EU có hiệu lực từ 1/1/1993, cho đến nay đã qua 4 lần sửa đổi. Trong mấy năm vừa qua, tỷ trọng kim ngạch hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào EU15 luôn chiếm xấp xỉ 30% tổng giá trị xuất khẩu của mặt hàng này ra thị trường thế giới, chiếm khoảng 3 – 4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung của Việt Nam và khoảng 1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của EU15. Điều này chứng tỏ hàng may mặc của Việt Nam vào EU là quá nhỏ so với nhu cầu nhập khẩu của khối này.
  59. 44 Kim ngạch hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên mới tăng từ 65 triệu USD năm 2001 lên 109,85 triệu USD năm 2007. Trong số các nước này, Việt Nam đã thâm nhập vào được thị trường Ba Lan, Bulgari, Estonia, Latvia, Rumani, Séc, Slovakia và Slovenia. Theo các chuyên gia Vụ Xuất nhập khẩu – Bộ Công thương, đặc điểm của khu vực thị trường các quốc gia mới của EU là nhiều thị trường “ngách” có mức sống và nhu cầu hàng dệt may rất đa dạng từ hàng có phẩm cấp thấp đến hàng có chất lượng cao phù hợp năng lực sản xuất nhiều thành phần của Việt Nam. Tuy nhiên, năm 2008 EU cũng sẽ bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc và sẽ áp dụng một hệ thống giám sát “kiểm tra kép” để theo dõi việc cấp phép xuất khẩu hàng dệt may tại Trung Quốc và việc nhập khẩu mặt hàng này vào EU. So với trước đây, rõ ràng từ năm 2008 xuất khẩu của Trung Quốc sang EU sẽ thuận lợi hơn. Và như thế, các nước xuất khẩu hàng dệt may sẽ không dễ dàng nếu muốn tăng thị phần tại EU, bởi hàng dệt may của các nước trong đó có Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn với hàng dệt may Trung Quốc vốn có năng lực cạnh tranh lớn do chủ động được nguyên phụ liệu và có khả năng đáp ứng nhiều loại phẩm cấp hàng hóa. Đối với cà phê xuất khẩu của Việt Nam, EU15 là thị trường nhập khẩu lớn nhất, chiếm tỷ trọng 40 – 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Đối với các nước thành viên mới, cà phê Việt Nam đã có mặt ở một số thị trường như Ba Lan, Bulgari, Estonia, Hungari, Latvia, Rumani, Séc, Slovakia, Slovenia, với số lượng năm 2007 khoảng hơn 40 ngàn tấn, trị giá lên tới 63,5 triệu USD. Giày dép, mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong mấy năm qua vào EU cũ (EU15) và không phải chịu hạn ngạch. Theo thống kê của hải quan, từ năm 1997 đến nay, năm nào giá trị xuất khẩu mặt hàng này vào EU15 cũng đạt trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng trên 70% tổng giá trị xuất khẩu giày dép của Việt Nam ra thị trường thế giới, chiếm trên dưới 10% thị phần nhập khẩu của EU15.
  60. 45 Giày dép của Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên mới của EU trong thời gian qua không đáng kể mặc dù không bị khống chế bởi bất cứ rào cản nào. Kim ngạch xuất khẩu vào các nước này mới chỉ chiếm 2% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào toàn bộ 27 nước EU. Cái khó của các doanh nghiệp giầy Việt Nam là ở chỗ: Nếu tham gia thị trường giầy dép với sản phẩm chất lượng cao cấp thì không cạnh tranh được với sản phẩm của chính các quốc gia nội khối như Italia, Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Đức. Còn nếu trong sản phẩm cấp thấp, có chất lượng trung bình thì lại không cạnh tranh được với sản phẩm sản xuất hàng loạt của Trung Quốc. Cái khó này đã buộc các doanh nghiệp giầy Việt Nam thời gian qua phải chọn hướng đi là làm gia công cho các đối tác từ EU mà chưa có nhiều sản phẩm giầy trực tiếp vào thị trường này. Nhu cầu giày dép ở EU15 và các nước thành viên mới đều rất lớn. Vì vậy, điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu vào EU 27 là hoàn toàn thuận lợi. Trong thời gian tới, việc tăng được kim ngạch hay không hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm, mẫu mã và năng lực marketing của các doanh nghiệp Việt Nam. Đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào các quốc gia mới của EU hiện đang hưởng thuế GSP với mức thuế suất chủ yếu là 0% (một số mã hàng chịu thuế 2,1%) đã giúp Việt Nam có một lợi thế nhất định khi chen chân vào thị trường EU so với Trung Quốc, Indonesia, Brazil, Malaysia , do các nước này không được hưởng GSP. Sản phẩm gỗ xuất khẩu sang thị trường các quốc gia mới của EU đã mang về cho Việt Nam hơn 11 triệu USD. Tuy nhiên, đồ gỗ Việt Nam còn mắc phải một số nhược điểm, như: cơ sở sản xuất nhỏ, còn manh mún, thiếu đầu tư cho sản xuất từ mẫu mã đến chất lượng, công tác xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường còn thấp, kém hiệu quả, nguồn cung nguyên liệu và phân phối còn chưa đồng bộ, ít nhiều còn manh nha Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, ngành gỗ nói riêng còn chưa biết liên kết lại khi chưa đủ mạnh, hoặc đã mạnh thì mạnh hơn để có thể đủ sức cạnh
  61. 46 tranh với các đối thủ nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam cần khắc phục các nhược điểm này nếu muốn giữ thị trường này lâu dài. Việt Nam xuất chè sang EU15 không nhiều, mỗi năm chỉ được vài ba triệu USD, năm cao nhất 2002 với khối lượng gần 5 ngàn tấn, trị giá gần 5 triệu USD. Còn trong các nước thành viên mới, Việt Nam chỉ xuất khẩu được chè sang thị trường Ba Lan, mỗi năm trên dưới 3 ngàn tấn, trị giá khoảng 3 triệu USD. Một số mặt hàng khác như gạo, được Bộ Thương mại đánh giá là sẽ rất khó khăn khi muốn xuất khẩu nhiều vào EU25 (EU15 chỉ cho phép Việt Nam xuất vào 100.000 tấn/năm với thuế suất 28 euro/tấn). Vì khi gia nhập EU, các nước thành viên mới phải thực hiện cơ chế quản lý nhập khẩu chung của EU hiện hành. Tức là, Việt Nam sẽ không được xuất khẩu tự do mặt hàng này vào các nước thành viên mới như trước đây (mỗi năm khoảng 70 – 80 ngàn tấn). Hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm nhựa, máy vi tính và linh kiện, xe đạp và phụ tùng xe đạp . được đánh giá là những mặt hàng có triển vọng phát triển tốt tại thị trường các quốc gia mới của EU. Bảng 9 - Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu sang thị trƣờng các quốc gia mới của EU năm 2007 và quý 1 năm 2008 Đơn vị: Triệu USD Kim ngạch Kim ngạch STT Mặt hàng Thị trƣờng chính năm 2007 quý 1/2008 Ba Lan, Estonia, Hungari, Latvia, Litva, 1 Thủy hải sản 118,743 21,352 Malta, Rumani, Séc, Síp, Slovakia, Slovenia Ba Lan, Bulgari, 2 Dệt may 109,845 27,287 Estonia, Latvia, Rumani, Séc, Slovakia, Slovenia Ba Lan, Bulgari, 3 Cà phê 63,535 17,710 Estonia, Hungari, Latvia,
  62. 47 Rumani, Séc, Slovakia, Slovenia Máy vi tính và Ba Lan, Hungari, 4 47,842 17,067 linh kiện máy tính Slovakia Ba Lan, Hungari, Latvia, 5 Giày dép các loại 43,072 4,216 Litva, Rumani, Séc, Síp, Slovakia, Slovenia Ba Lan, Hungari, Séc, 6 Mỳ ăn liền 13,022 2,729 Slovakia 7 Than đá 12,572 10,840 Bulagri, Séc Ba Lan, Estonia,Hungari, Latvia, 8 Sản phẩm gỗ 11,497 8,095 Litva, Séc, Síp, Slovakia, Slovenia Ba Lan, Latvia, Litva, 9 Hạt tiêu 10,234 1,591 Slovakia, Slovenia 10 Cao su 9,827 2,095 Ba Lan, Séc, Slovakia Sản phẩm mây, Ba Lan, Hungari, Latvia, 11 6,945 1,750 tre, cói và thảm Séc, Slovenia Túi, ví, vali, mũ và Ba Lan, Hungari, Latvia, 12 6,601 1,933 ô dù Litva, Séc, Slovakia Ba Lan, Estonia, 13 Sản phẩm nhựa 6,125 1,518 Hungari, Latvia, Séc, Síp Ba Lan, Estonia, Latvia, 14 Hạt điều 4,709 747 Litva, Síp Ba Lan, Hungari, Litva, 15 Sản phẩm gốm sứ 3,642 1,460 Séc, Síp 16 Chè 3,411 803 Ba Lan Ba Lan, Estonia, 17 Rau quả 3,266 1,214 Hungari, Litva, Séc 18 Xe đạp và phụ 3,081 1,021 Ba Lan, Hungari
  63. 48 tùng xe đạp 19 Gạo 1,108 1,614 Hungari 20 Đồ chơi trẻ em 490 201 Ba Lan Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam 2.2.3. Cơ cấu thị trƣờng Giai đoạn 1995 – 2007 là thời gian hàng hóa nước ta bắt đầu thâm nhập một cách có qui mô vào thị trường các quốc gia mới của EU. Trong thời gian này, Ba Lan, Séc, Hungari là những thị trường xuất khẩu chủ yếu, chiếm tỷ trọng trên 75% tổng kim ngạch xuất khẩu sang các quốc gia mới của EU. Ta có thể chia các quốc gia mới của EU thành hai khu vực với những đặc điểm riêng về tình hình kinh tế để có thể nghiên cứu kỹ hơn về cơ cấu thị trường xuất khẩu và tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các quốc gia này trong thời gian qua. Khu vực thứ nhất gồm 10 nước thuộc khối XHCN trước đây là Séc, Estonia, Ba Lan, Hungari, Bulgari, Latvia, Litva, Rumani, Slovakia và Slovenia. Khu vực thứ hai gồm hai nước còn lại là Malta và Síp. a) Khu vực thứ nhất (Séc, Estonia, Ba Lan, Hungari, Bulgari, Latvia, Litva, Rumani, Slovakia, Slovenia) Sau khi thoát khỏi tình trạng u ám hồi đầu thập kỷ 1990 do khối XHCN ở Đông Âu tan rã, các nước Séc, Estonia, Ba Lan, Hungari, Bulgari, Latvia, Litva, Rumani, Slovakia, Slovenia đề tiến hành cuộc cải cách kinh tế, thực hiện chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Hầu hết các nước này đều được hưởng tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trong mấy năm gần đây, được thúc đẩy nhờ nhu cầu trong nước gia tăng, phát triển đầu tư nước ngoài và thu hút các nguồn vốn của EU. Tỷ lệ tăng GDP của các nước này khiến các nước thành viên EU ở Tây Âu phải ghen tị. Theo số liệu sơ bộ, năm 2007, GDP của 10 nước cựu XHCN đã tăng với tốc độ trung bình 6,8%, trong khi các nước Tây Âu gồm 15 nước thành viên EU chỉ tăng 2,7%.
  64. 49 Buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và 10 nước cựu XHCN này tăng trưởng đáng kể trong những năm đầu thế kỷ 21. Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 131, 1 triệu USD năm 2000 lên 546,65triệu USD năm 2007. Ba Lan và Séc là hai thị trường quan trọng nhất của nước ta trong khu vực này. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta đều có mặt ở hai thị trường này. Ba Lan là bạn hàng số một của Việt Nam trong các quốc gia mới của EU, là một trong những nước chủ động xóa nợ cũ cho ta khi Ba Lan thay đổi thể chế kinh tế - chính trị. Quan hệ kinh tế - thương mại của Việt Nam và Ba Lan ngày càng phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn của hai nước. Kim ngạch trao đổi hàng hóa những năm qua tăng khá nhanh và chủ yếu là ta xuất siêu. Kim ngạch suất khẩu của Việt Nam sang Ba Lan tăng từ 16,6 triệu USD năm 1995 lên 220,89 triệu USD năm 2007. Ta xuất sang Ba Lan chủ yếu là hàng may mặc, nông sản, thực phẩm, sản phẩm gỗ, giày dép, than đá, hàng thủ công mỹ nghệ . Biểu đồ 1 - Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trƣờng Ba Lan giai đoạn từ 1995 đến 2007 Đơn vị: Triệu USD Ba Lan 250 220.89 200 160.1 150 100 79.5 83.6 82.2 81.8 63.1 61.5 67.9 50 41 38.5 16.6 22.2 0 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam Việt Nam và Cộng hòa Séc đã ký Nghị định thư về kế thừa các Điều ước ký trước đây giữa Việt Nam và Tiệp Khắc và một số Hiệp định tạo khung pháp lý cho sự hợp tác trong giai đoạn mới: Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định vận tải hàng không. Ủy
  65. 50 ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế - thương mại được thành lập năm 1998 (năm 2001 đã họp khóa thứ 3 tại TP. Hồ Chí Minh). Hai bên đã ký Hiệp định hợp tác kinh tế (13/9/2005) sau khi đã thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của Hiệp định thương mại song phương từ tháng 5/2004 khi Séc gia nhập EU. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Séc tăng khá nhanh từ 3,9 triệu USD năm 1995 lên 102,047 triệu USD năm 2007. Séc trở thành bạn hàng lớn thứ 2 của Việt Nam trong các quốc gia mới của EU. Việt Nam xuất khẩu sang Séc chủ yếu là nông sản, thực phẩm, hàng may mặc, giày dép Biểu đồ 2 - Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trƣờng Séc giai đoạn từ 1995 đến 2007 Đơn vị: Triệu USD Séc 120 102.047 100 80 70.1 60 49 42.6 38.9 39.6 39 40 34 35.3 24.8 24.5 20 13.2 3.9 0 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam Từ năm 1992, thương mại song phương Việt Nam – Hungari đã bắt đầu khôi phục lại và từ năm 1993 đã có những bước phát triển mới. Cho đến nay, hai bên đã ký các Hiệp định: Hiệp định thương mại, Hiệp định tránh đánh thuế hai chiều, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư Quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước chuyển từ quan hệ viện trợ, tín dụng và hữu nghị sang các quan hệ có cơ sở thực tế, bình đẳng, hai bên cùng có lợi, theo các điều kiện thị trường tự do và thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều tăng khá, năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hungari năm 2007 cao gấp đôi
  66. 51 năm 2006 (2006: 31,8 triệu USD; 2007: 62,714 triệu USD). Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hungari là nông sản, thực phẩm, sản phẩm nhựa và cao su, hàng thêu ren, thủ công mỹ nghệ, dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ nội thất, dụng cụ thể thao Biểu đồ 3- Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trƣờng Hungari giai đoạn từ 1995 đến 2007 Đơn vị: Triệu USD Hungari 70 62.714 60 50 40 31.8 30 26.4 27.03 20.9 21.9 21.2 21.64 17 18.3 20 15.4 15 10.8 10 0 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam Thương mại song phương giữa Việt Nam và Slovakia chưa được phát triển mạnh mẽ như mong muốn do tiềm năng và nhu cầu của hai bên chưa thuận lợi nhưng vẫn duy trì được mức tăng đều về kim ngạch xuất nhập khẩu, trong đó chủ yếu là Việt Nam xuất siêu. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Slovakia đạt 71,48 triệu USD, cao gấp 3 lần kim ngạch năm 2006 (23,1 triệu USD). Trong tương lai, để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Slovakia, các nhà xuất khẩu Việt Nam cần phải tạo được một hình ảnh đáng tin cậy cho các sản phẩm xuất khẩu, thiện chí muốn thiết lập quan hệ hợp tác làm ăn lâu dài và nên chứng tỏ cho đối tác Slovakia thấy rằng đó là những mặt hàng xuất khẩu rất có tiềm năng vì đã có sự nghiên cứu kỹ về thị trường, thị hiếu tiêu dùng, có khả năng đáp ứng các đơn hàng lớn một cách hoàn hảo và nhanh