Luận án Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng bắc trung bộ Việt Nam

pdf 176 trang vanle 2700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng bắc trung bộ Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_an_thu_hut_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_o_vung_bac_trung.pdf

Nội dung text: Luận án Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng bắc trung bộ Việt Nam

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN NGHĨA HÒA THU HóT §ÇU T¦ TRùC TIÕP N¦íC NGOµI ë VïNG B¾C TRUNG Bé VIÖT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 62 34 01 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN THỊ MINH CHÂU HÀ NỘI - 2016
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Trần Nghĩa Hòa
  3. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VÙNG BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM 6 1.1. Những thành quả nghiên cứu ở các nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 6 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 18 1.3. Những vấn đề về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cần phải tiếp tục nghiên cứu 23 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VÙNG KINH TẾ 27 2.1. Khái niệm, đặc điểm và sự cần thiết thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 27 2.2. Nội dung, hình thức, tiêu chí và các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế 42 2.3. Kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số vùng và bài học cho vùng Bắc Trung Bộ 52 Chương 3: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VÙNG BẮC TRUNG BỘ 64 3.1. Lợi thế và bất lợi thế của vùng Bắc Trung Bộ về điều kiện, tự nhiên, kinh tế và xã hội liên quan đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 64 3.2. Thực trạng thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng Bắc Trung Bộ 68 3.3. Đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng Bắc Trung Bộ 88 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VÙNG BẮC TRUNG BỘ 116 4.1. Dự báo và phương hướng tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ 116 4.2. Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ 132 KẾT LUẬN 152 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 154 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 155
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN : Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DN : Doanh nghiệp ĐT : Đầu tư ĐTNN : Đầu tư nước ngoài GDP : Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội FDI : Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài IMF : International Monetary Fund - Quỹ tiền tệ quốc tế KCN : Khu công nghiệp KH&CN : Khoa học và công nghệ KT-XH : Kinh tế - xã hội MNEs : Multinational Cporation - Công ty đa quốc gia NK : Nhập khẩu ODA : Official Development Assistance - Hỗ trợ phát triển chính thức PTA : Preferential Trade Arangements - Thỏa thuận thương mại ưu đãi SXKD : Sản xuất, kinh doanh TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TNCs : Transnational Corpration - Công ty xuyên quốc gia USD : United States dollar - Đô la Mỹ UBND : Ủy ban nhân dân XK : Xuất khẩu WTO : World Trade Organization - Tổ chức Thương mại Thế giới
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH Trang Bảng 3.1 Số dự án và vốn FDI đăng ký còn hiệu lực giai đoạn 2012-2014 (theo lũy kế tính đến ngày 31/12) 88 Bảng 3.2 Số doanh nghiệp FDI đang hoạt động sản xuất, kinh doanh tại thời điểm 31/12 hàng năm ở vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2007-2014 89 Bảng 3.3 Lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lũy kế đến ngày 31/12 ở vùng Bắc Trung Bộ đang hoạt động giai đoạn 2007-2014 91 Bảng 3.4 Thuế đã nộp trong năm của các doanh nghiệp FDI vùng Bắc Trung Bộ (2007-2014) 102 Hình 3.1 Tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp FDI đang hoạt động sản xuất, kinh doanh tại thời điểm 31/12 hàng năm ở vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2007-2014 90 Hình 3.2 Mức tăng trưởng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2007-2014 91 Hình 3.3 FDI vào vùng Bắc Trung Bộ phân theo lĩnh vực năm 2014 92
  6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư (ĐT) dài hạn của cá nhân hay doanh nghiệp (DN) nước này vào nước khác bằng cách thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh (SXKD) và nắm quyền quản lý trực tiếp. Động lực để nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) bỏ vốn vào cơ sở SXKD ở nước khác là tìm kiếm cơ hội ĐT có tỷ suất sinh lời cao hơn, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm vốn có của họ, tiếp cận nguồn lực của nước khác. Động cơ để một nước thu hút FDI là bổ sung vốn phục vụ phát triển kinh tế, du nhập công nghệ mới vào trong nước, mở rộng thị trường ở nước ngoài, tạo việc làm, thu nhập mới cho dân cư. Sự gặp nhau giữa nhà ĐTNN và chính sách thu hút FDI của nước sở tại sẽ đem đến thành công cho cả hai bên. Nhận thức rõ lợi ích của đầu tư nước ngoài đối với quá trình phát triển kinh tế trong nước, trong nhiều năm nay Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương ở Việt Nam đã tích cực đưa ra nhiều chính sách thu hút FDI. Nhờ đó lượng FDI vào Việt Nam khá lớn. Tính đến ngày 31/12/2014, cả nước đã thu hút được 17.768 dự án FDI từ 101 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký đạt 252,7 tỷ USD [29]. Những năm gần đây bình quân, khu vực FDI đã đóng góp gần 20% GDP, cung cấp nhiều việc làm với mức thu nhập khá cao, cung cấp phần lớn nguồn hàng công nghiệp cho xuất khẩu (XK). Tuy nhiên, FDI vẫn phân bố chủ yếu ở các địa phương phát triển trong nước. Các địa phương kém phát triển hơn gặp khá nhiều khó khăn trong thu hút FDI. Bắc Trung Bộ là một trong những vùng thu hút được ít FDI. Từ năm 1987 đến nay, cả vùng mới thu hút được 272 dự án FDI với số vốn đăng ký gần 25 tỷ USD, tương đương 1,5% số dự án và gần 10% vốn đăng ký của cả nước [96]. Trong khi đó Bắc Trung Bộ là khu vực rộng lớn, trọng yếu của quốc gia, rất cần vốn để phát triển. Mặc dù về nhiều phương diện Bắc Trung Bộ không
  7. 2 có sức mạnh cạnh tranh như Vùng Đông Nam Bộ, Vùng Đồng bằng sông Hồng, nhưng các tỉnh trong Vùng cũng có một số lợi thế nhất định như nguồn lao động dồi dào, siêng năng, sáng tạo, nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, bờ biển dài với nhiều bãi biển có tiềm năng du lịch, nằm trên các tuyến đường giao thông chính của quốc gia, quốc tế Trong những năm gần đây, các tỉnh trong Vùng cũng sáng tạo tìm cách thu hút nhiều dự án FDI hơn nữa để phát huy được thế mạnh của vùng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Nếu thu hút được nhiều FDI vào địa bàn, vùng Bắc Trung Bộ không những có điều kiện đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, đuổi kịp các vùng khác trong nước, mà còn tạo cú hích về đào tạo tay nghề cho lực lượng lao động của địa phương, thúc đẩy cải cách hành chính trong khu vực, kích thích ĐT trong nước phát triển. Hơn nữa, chủ trương mở rộng phân cấp ra quyết định ĐT cho chính quyền địa phương của Nhà nước ta đã tạo điều kiện cho chính quyền các tỉnh trong Vùng có thể năng động, linh hoạt trong xây dựng chính sách đặc thù thu hút FDI, khuyến khích các tỉnh liên kết, hợp tác phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm lấy FDI làm chất xúc tác. Để giúp chính quyền các tỉnh trong Vùng thu hút FDI, cần tiến hành nghiên cứu có hệ thống những vấn đề liên quan đến thu hút FDI vào Vùng. Đó là lý do nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài "Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam" làm đối tượng nghiên cứu trong luận án. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu đề tài là hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút FDI phục vụ phát triển KT-XH tại vùng lãnh thổ của Việt Nam; phân tích, đánh giá thực trạng thu hút FDI vào vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2007- 2014; đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường FDI vào vùng trong giai đoạn đến 2020.
  8. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành mục đích trên, quá trình nghiên cứu đề tài luận án đã hoàn thành các nhiệm vụ sau đây: - Hệ thống hóa có bổ sung, phát triển cơ sở lý luận về thu hút FDI phục vụ phát triển KT-XH vùng lãnh thổ của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. - Tìm hiểu kinh nghiệm thu hút FDI ở một số nước và một số vùng trong nước, rút ra bài học cho vùng Bắc Trung Bộ. - Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút FDI ở vùng Bắc Trung Bộ trong giai đoạn 2007-2014, chỉ ra những thành công và hạn chế trong thu hút nguồn vốn ĐT này. - Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn đến 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu đề tài là thu hút FDI vào các tỉnh trong Vùng Bắc Bộ đặt trong khung khổ chính sách chung của cả nước, có tính đến tính liên kết, hợp tác giữa các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Vùng Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phạm vi về thời gian: Thời gian khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng thu hút FDI vào vùng Bắc Trung Bộ giới hạn trong giai đoạn 2007- 2014, tức là từ khi Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đến nay. Phạm vi đề xuất phương hướng và giải pháp được xác định cho giai đoạn đến 2020. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp tiếp cận chủ yếu từ góc độ hành động của chính quyền các tỉnh nhằm thu hút FDI vào tỉnh mình. Sự liên kết vùng chỉ được xem xét ở
  9. 4 phương diện hợp tác tự nguyện của chính quyền các tỉnh nằm trong vùng trên cơ sở chính sách thu hút FDI chung của cả nước. Góc độ động cơ của nhà ĐTNN chỉ được xem xét ở phương diện đối tượng thu hút của chính quyền cấp tỉnh. Khung phân tích dựa trên lý thuyết lợi thế về chi phí để thu hút FDI vào vùng. Chủ thể thu hút là chính quyền các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ trong khung khổ chính sách chung của quốc gia và thẩm quyền phân cấp cho cấp tỉnh. Quá trình phân tích nội dung thu hút có xem xét lợi thế so sánh của vùng trong quan hệ với vùng khác trong nước. Các nghiên cứu, khảo luận dựa trên các giả định là sẵn có các nhà ĐTNN mong muốn ĐT trực tiếp vào vùng Bắc Trung Bộ. Vấn đề là chính quyền các tỉnh trong vùng phải có chính sách thích hợp nhằm thu hút sự quan tâm của họ và tạo điều kiện cho họ hoạt động hiệu quả trong Vùng. Do ở Việt Nam không có chính quyền cấp vùng, cũng không có trung tâm điều phối chính sách vùng đủ mạnh, nên hướng tiếp cận trong luận án chú trọng vai trò hạt nhân của chính quyền cấp tỉnh, đặt trong khung khổ chính sách quốc gia và lợi ích vùng để xem xét. Ngoài các phương pháp chung, phổ biến trong nghiên cứu khoa học xã hội như phương pháp trừu tượng khoa học, phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp phân tích logic kết hợp với lịch sử, phân tích - tổng hợp dựa trên các dữ liệu thu thập được, trong luận án còn sử dụng một số phương pháp đặc thù sau: - Phương pháp phân tích dựa trên các khung phân tích đã được ứng dụng thành công trong nghiên cứu FDI, cụ thể là phương pháp nghiên cứu lực hút từ nước nhận ĐT thông qua các chính sách tạo lợi thế so sánh về chi phí đầu tư thấp, môi trường đầu tư an toàn và thuận lợi. Phương pháp này được sử dụng trong phân tích, tổng hợp các vấn đề lý thuyết. - Phương pháp tổng kết thực tiễn dựa trên số liệu thống kê của các cơ quan nhà nước để đánh giá thực trạng thu hút FDI vào vùng Bắc Trung Bộ.
  10. 5 - Phương pháp phân tích - so sánh dựa trên dữ liệu chính thống của các cơ quan nhà nước, thành quả nghiên cứu thể hiện trong các công trình khoa học đã công bố nhằm so sánh kết quả và thực trạng thu hút FDI vào vùng Bắc Trung bộ trong các thời kỳ khác nhau, so sánh FDI vùng Bắc Trung Bộ với vùng khác trong nước. - Phương pháp nhân - quả để đánh giá định tính tác động của FDI đến phát triển kinh tế và việc làm, thu nhập của dân cư trong vùng. Ngoài ra, trong luận án còn sử dụng ở mức độ hạn chế phương pháp dự báo, ngoại suy để đưa ra các kiến nghị khoa học về phương hướng, giải pháp tăng cường thu hút FDI vào vùng Bắc Trung Bộ trong giai đoạn từ nay đến 2020. 5. Những đóng góp về khoa học của luận án - Hệ thống hóa cơ sở lý luận thu hút FDI vào vùng kinh tế từ phương diện địa phương nhận ĐT gắn với đặc điểm, điều kiện thực tế của vùng kinh tế trong tiến trình hội nhập quốc tế. - Làm rõ điểm mạnh, điểm yếu của thực trạng thu hút FDI vào các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2007-2014, chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến các hạn chế đó. - Đề xuất phương hướng và giải pháp tăng cường thu hút FDI vào vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn đến 2020. 6. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án được trình bày trong 4 chương, 10 tiết.
  11. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VÙNG BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM 1.1. NHỮNG THÀNH QUẢ NGHIÊN CỨU Ở CÁC NƯỚC VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.1.1. Những nghiên cứu xác định nguyên nhân dịch chuyển vốn ra nước ngoài Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu nước ngoài nhận định rằng, thu hút FDI là một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước. Điển hình là một số công trình sau: - Trong nghiên cứu lý thuyết về nguyên nhân ĐT trực tiếp ra nước ngoài của các công ty lớn, tác giả A. L. Calvet trong bài: "A synthesis of foreign direct investment theories and theories of the multinational firm" (Một sự tổng hợp của các lý thuyết đầu tư trực tiếp nước ngoài và các lý thuyết của các công ty đa quốc gia) [116] đã phân loại các lý thuyết FDI theo mô hình không hoàn hảo của thị trường và cho rằng, sự khác biệt quốc tế của các hoạt động và hội nhập qua biên giới các quốc gia là một nhân tố quan trọng thúc đẩy di chuyển vốn ra nước ngoài. Sự hấp dẫn của dịch chuyển tư bản ra ngoài xuất phát từ việc tránh thuế nhập khẩu, thị trường tiêu thụ mới, nguồn lao động rẻ và sự sẵn có của tài nguyên. - Pan Long Tsai, giáo sư kinh tế của Đại học quốc gia Đài Loan - NTU, trong bài: "Determinants of foreign direct investment and its impact on economic growth" (Yếu tố quyết định đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của nó đối với tăng trưởng kinh tế) [163], bằng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, đã đi đến kết luận: quy mô thị trường trong nước và cán cân thương mại là hai yếu tố quyết định FDI vào một nước nào đó, mặc dù tăng trưởng kinh tế, chi phí lao
  12. 7 động và sự khác biệt về địa lý cũng là những yếu tố tác động rất lớn đến xu hướng di chuyển dòng vốn ĐT này. - ELhanan Helpman cùng các cộng sự trong bài: "Export Versus FDI with Heterogeneous Firms" (Xuất Versus FDI với các hãng không đồng nhất) [134]; Richard Bruton trong bài viết: "Policy Statement on Foriegn Direct Investment in Ireland" [168] đã cho rằng các DN của một nước, nhận thấy lợi ích từ việc tránh chi phí thương mại khi XK sản phẩm ra nước ngoài lớn hơn chi phí của việc duy trì năng lực sản xuất của DN tại nước đó, sẽ lựa chọn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, hình thành FDI. - Lý thuyết giải thích FDI từ chu kỳ sản phẩm: Akamatsu Kaname trong bài: "A Historical Pattern of Economic Growth in Developing Countries" (Một mẫu lịch sử của tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển) [148] đã cho rằng, sản phẩm mới, ban đầu được phát minh và sản xuất ở nước ĐT, sau đó được XK ra thị trường nước ngoài. Tại nước nhập khẩu (NK), ưu điểm của sản phẩm mới làm nhu cầu trên thị trường bản địa tăng lên, nên nước NK chuyển sang sản xuất để thay thế sản phẩm NK này bằng cách thu hút vốn, kỹ thuật của nước ngoài. Khi nhu cầu thị trường của sản phẩm mới trên thị trường trong nước bão hòa, nhu cầu XK lại xuất hiện. Hiện tượng này diễn ra theo chu kỳ và do đó dẫn đến sự hình thành FDI [148]. Cũng cùng quan điểm này, Raymond Vernon trong: "International Investment and International Trade in the Product Cycle" (Đầu tư quốc tế và thương mại quốc tế trong các chu kỳ sản phẩm) [166] đã viết: khi sản xuất một sản phẩm đạt tới giai đoạn chuẩn hóa trong chu kỳ phát triển của mình, cũng là lúc thị trường sản phẩm này có rất nhiều nhà cung cấp. Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến, nên cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá và do đó dẫn tới quyết định cắt giảm chi phí sản xuất. Đây là lý do để các nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang những nước cho phép chi phí sản xuất thấp hơn. - Tiếp cận từ lợi thế của công ty đa quốc gia, Stephen H. Hymes trong "Product life-cycle theory" (Lý thuyết vòng đời sản phẩm), "FDI and Portfolio
  13. 8 Investment Theory" (FDI và Lý thuyết Danh mục đầu tư) [173] đã cho rằng, các công ty đa quốc gia có những lợi thế đặc thù (chẳng hạn năng lực cơ bản) cho phép công ty vượt qua những trở ngại về chi phí ở nước ngoài, nên họ sẵn sàng ĐT trực tiếp ra nước ngoài. Khi chọn địa điểm ĐT, những công ty đa quốc gia sẽ chọn nơi nào có các điều kiện (lao động, đất đai, chính trị) cho phép họ phát huy các lợi thế đặc thù nói trên. - Quan điểm tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại (nảy sinh từ các cuộc xung đột thương mại giữa Nhật Bản và các nước như Mỹ, Tây Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai). Những người theo quan điểm này cho rằng, ĐT trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thương mại song phương. Ví dụ, Nhật Bản hay bị Mỹ và các nước Tây Âu phàn nàn do Nhật Bản có thặng dư thương mại còn các nước kia bị thâm hụt thương mại trong quan hệ song phương. Để đối phó, Nhật Bản đã tăng cường ĐT trực tiếp vào các thị trường đó, như sản xuất và bán ô tô, máy tính ngay tại Mỹ và châu Âu, để giảm XK các sản phẩm này từ Nhật Bản sang. Nhật còn ĐT trực tiếp vào các nước thứ ba, và từ đó XK sang thị trường Bắc Mỹ và châu Âu để hưởng ưu đãi NK mà các nước phát triển dành cho nước chậm phát triển [183]. - Tiếp cận tổng hợp từ nhiều nguyên nhân hình thành DN FDI. Chẳng hạn, trong công trình nghiên cứu của nhóm John Dunning: "Why Do Companies Invest Overseas?" (Tại sao công ty Đầu tư nước ngoài?) [130] đã giải thích vì sao công ty lựa chọn ĐT vào các thị trường nước ngoài. Ngoài lý do mở rộng hoạt động của mình ra nước ngoài, còn có bốn lý do chính để công ty ĐT ra nước ngoài, bao gồm: i) Tìm kiếm thị trường (Sutherland 1998); ii) Chi phí thấp hơn; iii) Tìm kiếm sản phẩm chiến lược; và iv) Hiệu quả tìm kiếm. Ví dụ, biến động tỷ giá hối đoái cũng có thể thay đổi những tính toán lợi nhuận của một công ty hàng đầu để thay đổi việc phân bổ các nguồn tài nguyên của nó Dunning, J. H. trong: "Trade, location of economic activity and the MNE: a search for an eclectic approach" (Thương mại, vị trí của hoạt động
  14. 9 kinh tế và các doanh nghiệp đa quốc: tìm kiếm một phương pháp chiết trung) [128] đã nêu các khái niệm, lý thuyết và định hướng nghiên cứu thực nghiệm, phát triển các mô hình chiết trung của các các nhà nghiên cứu quốc tế nhằm giải thích lực chính thúc đẩy FDI, bao gồm quyền sở hữu (O), vị trí (L), và nhu cầu được quốc tế hóa (I). Theo tác giả, các công ty công nghệ cao có thể có một mức độ độc quyền, và lợi nhuận độc quyền có thể là phần thưởng cho sự đổi mới. Trong điều kiện nhất định, cho dù nắm quyền kiểm soát công nghệ của mình, nhưng các công ty đa quốc gia có thể phát triển công nghệ ra các nước thông qua ĐT nước ngoài hoặc hợp tác với các DN của nước sở tại để thay thế công nghệ ở đó. Lý thuyết quốc tế hóa và mô hình chiết trung này đã được hoàn thiện trong hơn 40 năm qua để trở thành cơ cở lý thuyết nền tảng giải thích hoạt động FDI của công ty đa quốc gia. Ngoài ra, còn có những công trình khác viết về vai trò của FDI trong dòng chảy vốn quốc tế, như: "The role of foreign direct investment in international capital flows" (Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong dòng vốn quốc tế) của RE Lipsey, RC Feenstra, CH Hahn [169], "Tax policy and foreign direct investment" (Chính sách thuế và đầu tư trực tiếp nước ngoài) của David G. Hartman [124]; "Perspectives on China's outward foreign direct investment" (Những quan niệm về đầu tư trực tiếp ra bên ngoài nước ngoài của Trung Quốc) của R Morck, B Yeung, M Zhao [170] 1.1.2. Những nghiên cứu về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển của nước tiếp nhận Các nghiên cứu tiếp cận từ cách giải thích sự tồn tại của FDI bắt nguồn từ tác động của nó đối với nước tiếp nhận cũng xuất hiện khá nhiều. Có thể nêu ra một số công trình điển hình sau: - Các công trình nghiên cứu về vai trò của FDI đối với việc làm và thu nhập: Nhiều nghiên cứu cho rằng, FDI không chỉ góp phần trực tiếp tạo ra việc làm mà còn gián tiếp tạo ra các cơ hội việc làm tại các tổ chức khác như
  15. 10 nhà cung cấp hoặc người tiêu dùng sản phẩm của các DN có vốn ĐTNN. Theo UNCTAD, các công ty đa quốc gia đã tạo ra khoảng 73 triệu việc làm trên toàn thế giới, trong đó hơn 60% việc làm được tạo ra từ các công ty mẹ và 40% là từ các chi nhánh tại nước ngoài [180]. Slaughter đã sử dụng một bộ dữ liệu trong giai đoạn 1982 - 1990 của 7 ngành công nghiệp thuộc 16 nước phát triển và đang phát triển để hồi qui tìm ra mối quan hệ giữa tiền công và sự hiện diện của các DN nước ngoài. Kết quả cho thấy sự hiện diện của các DN nước ngoài có tác động tích cực đến việc nâng cao kỹ năng của người lao động [155]. Fenstra và Hanson sử dụng mô hình trao đổi thương mại Bắc - Nam và mô hình ĐT để kiểm tra tác động của FDI đến nhu cầu lao động có tay nghề tại Mexico trong giai đoạn 1975-1988. Kết quả cho thấy, tăng trưởng FDI làm tăng nhu cầu đối với lao động có tay nghề cao. Tại các khu vực FDI tập trung nhiều, các công ty nước ngoài chiếm trên 50% nhu cầu lao động kỹ thuật của thị trường. Tác giả cho rằng, kết quả này phản ánh một thực tế là hầu hết các công ty nước ngoài sử dụng công nghệ đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng cao [171]. - Các công trình nghiên cứu về FDI có tác động thúc đẩy tăng trưởng và giảm nghèo ở nước tiếp nhận: Nghiên cứu của De Melo đã sử dụng hàm sản xuất Cobb Douglas mở rộng có tính đến sự tồn tại của mô hình nội sinh trong FDI, lấy mẫu ở 16 nước phát triển và 17 nước đang phát triển. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, FDI có hiệu ứng tích cực và quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế thời kỳ 1970 - 1990. Tác động này càng lớn hơn đối với các nước đang phát triển ở châu Phi trong giai đoạn 1980-2005 [125]. Nghiên cứu của các học giả Berthelemy và Demurger; Graham và Wada và Buckey et al, sử dụng số liệu FDI phân theo địa bàn lãnh thổ của Trung Quốc cũng cho thấy, FDI đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các tỉnh. Các tỉnh ven biển, nơi thu hút phần lớn FDI của Trung Quốc, đã có tốc độ phát triển nhanh hơn các tỉnh khác.
  16. 11 Công trình của MU Klein, C Aaron, B Hadjimichael viết cho Ngân hàng Thế giới (WB): "Foreign direct investment and poverty reduction" (Đầu tư trực tiếp nước ngoài và giảm nghèo) [157] đã đề cập đến vấn đề này. Trong công trình này các tác giả chứng minh rằng, FDI có vai trò quan trọng trong góp phần xóa đói giảm nghèo. Sự tăng trưởng của FDI kéo theo sự tăng trưởng GDP của nước tiếp nhận đầu tư và do đó làm tăng thu nhập của người dân bản địa. H Jalilian, J Weiss trong bài: ''Foreign direct investment and poverty in the ASEAN region" (Đầu tư trực tiếp nước ngoài và nghèo đói trong khu vực ASEAN) [140] đã đi sử dụng dữ liệu của một số nước để xác định mối quan hệ giữa FDI với tăng trưởng và giảm nghèo. Kết quả cho thấy, không có bằng chứng chứng minh FDI làm suy yếu tăng trưởng và giảm thu nhập của người nghèo. Ngược lại, dòng vốn FDI, đặc biệt là trong trường hợp của ASEAN, có liên quan với tăng trưởng kinh tế cao và có một mối quan hệ chặt chẽ với tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người và tăng trưởng thu nhập của người nghèo. Hans-Rimbert Hemmer và Nguyen thi Phuong Hoa, "Contribution of Foreign Direct Investment to Poverty Reduction: The Case of Vietnam in the 1990" (Đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài để giảm nghèo: Trường hợp của Việt Nam trong năm 1990) [139] đã phân tích vai trò của FDI đối với giảm nghèo ở Việt Nam, chỉ ra ích lợi của dòng vốn đầu tư này và kiến nghị nhà nước Việt Nam phải có chính sách thu hút FDI thích hợp. Nghiên cứu Prof. Martin Paldam chỉ ra rằng, FDI và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau. FDI không những trực tiếp tác động đến tăng trưởng kinh tế, mà còn thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực và đổi mới công nghệ. Điểm đáng lưu ý trong nghiên cứu này là, nước nhận FDI phải có nguồn nhân lực và công nghệ đạt tới trình độ nhất định mới hấp dẫn FDI. Nếu nước nhận ĐT có trình độ nguồn nhân lực và công nghệ thấp hơn nước ĐT thì sẽ ít nhận được tác động tích cực [165].
  17. 12 - Vai trò của FDI đối với phát triển thương mại quốc tế: Nhiều nghiên cứu thực nghiệm về FDI và thương mại đã tập trung giải quyết vấn đề liệu FDI có khả năng kích thích hoặc thay thế cho thương mại hay không? Thông qua việc sử dụng mô hình hồi quy, họ giải thích mối quan hệ giữa XK, FDI và các biến giải thích có liên quan khác. Hầu hết các nghiên cứu định lượng cho thấy, FDI kích thích thương mại phát triển (Amit và Wakelin, 2003; Liu et al, 2001). Chẳng hạn, Zhang và Felmingham đã dựa trên chuỗi số liệu theo tháng trong giai đoạn 1986 - 1990 đã phát hiện có mối quan hệ hai chiều giữa FDI và XK ở cấp quốc gia và cấp tỉnh Trung Quốc theo hướng: FDI là một nhân tố thúc đẩy XK. Fukao et al, Prof. Martin Paldam đã phân tích vai trò của FDI trong những thay đổi thương mại của các nước Đông Á trong giai đoạn 1980 - 2000 và đi đến nhận định: FDI có tác động rất tích cực trong trao đổi thương mại ngành công nghiệp thiết bị điện và có vai trò quan trọng đối với sự gia tăng thương mại giữa các DN trong cùng ngành thuộc khu vực Đông Á. Aizenmen và Noy thông qua nghiên cứu mối quan hệ hai chiều giữa FDI và thương mại của hai nhóm nước phát triển và đang phát triển đã đi đến kết luận rằng, mối quan hệ hai chiều giữa thương mại và FDI mạnh hơn ở các nước đang phát triển [155]. - Các nghiên cứu về vai trò của chính quyền địa phương trong thu hút FDI: C.Chunlai, trong cuốn: "Provincial characteristics and foreign direct investment location decision within China" (Đặc điểm của tỉnh và trực tiếp quyết định địa điểm đầu tư nước ngoài trong phạm vi Trung Quốc) [122] đã sử dụng mô hình hồi quy bội số để chứng minh: nhờ thu hút FDI trong giai đoạn 1987-1994 mà 29 tỉnh của Trung Quốc có GDP tăng cao, thu nhập bình quân đầu người cao hơn. Họ cũng chứng minh rằng, kết cấu hạ tầng giao thông vận tải chuyên sâu đã có tác dụng lớn trong thu hút FDI. Một nhận xét khác trong công trình này là: chính sách phát triển theo khu vực của Trung Quốc đã có một tác động mạnh mẽ đến phân bố FDI vào các địa phương.
  18. 13 E. Malesky trong: "Straight ahead on red: how foreign direct investment empowers subnational leaders" (Thẳng về phía trước màu đỏ: làm thế nào nước ngoài đầu tư trực tiếp trao quyền cho các nhà lãnh đạo quốc gia phụ) [132] đã đưa ra bằng chứng chứng minh ảnh hưởng của FDI vào các quyết định cải cách kinh tế của 61 tỉnh thành Việt Nam giai đoạn 1990 - 2000. Nghiên cứu kinh nghiệm thu hút FDI ở các nước đang phát triển, K Akamatsu trong cuốn: "A historical pattern of economic growth in developing countries" (Một mô hình lịch sử của sự phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển) [148], thông qua phân tích các giai đoạn phát triển của một số nước đang phát triển ở khu vực Đông Á, đã ví quá trình phát triển công nghiệp của các nền kinh tế này như "mô hình đàn sếu bay", trong đó di chuyển FDI từ nước phát triển sang nước kém phát triển hơn trở thành động lực phát triển công nghiệp ở các nước này. Từ nhận xét đó, ông đưa ra lý thuyết "đuổi bắt sản phẩm" và "khoảng cách công nghệ" với kết luận: khoảng cách công nghệ càng gần thì càng có điều kiện để nước đi sau có thể tiếp thu công nghệ đuổi kịp nước đi trước và nó sẽ tạo ra sự năng động trong khu vực. E Asiedu trong: ''Foreign direct investment in Africa: The role of natural resources, market size, government policy, institutions and political instability'' (Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại châu Phi: Vai trò của tài nguyên thiên nhiên, quy mô thị trường, chính sách của chính phủ, các tổ chức và bất ổn chính trị) [131], bằng khảo sát dữ liệu từ một số nhà ĐT, đã cho rằng, sự bất ổn kinh tế vĩ mô, hạn chế ĐT, tham nhũng và bất ổn chính trị có tác động tiêu cực đến FDI vào châu Phi. Tác giả sử dụng dữ liệu bảng cho 22 quốc gia trong giai đoạn 1984-2000 để xem xét và đi đến kết luận các nguồn tài nguyên thiên nhiên, quy mô thị trường, các chính sách của chính phủ, bất ổn chính trị và chất lượng của các tổ chức của nước chủ nhà vào FDI có tác động nhiều chiều luồng FDI. M Blomström, A Kokko, JL Mucchielli trong cuốn: "The economics of foreign direct investment incentives" (Kinh tế học về ưu đãi đầu tư trực tiếp
  19. 14 nước ngoài) [154] đã phát hiện ra tình trạng: FDI tăng đáng kể trong vài thập kỷ gần đây do hầu hết các nước đã giảm bớt rào cản và mở ra các lĩnh vực mới cho FDI từ các tập đoàn nước ngoài với hy vọng sẽ tăng việc làm, tăng XK hoặc doanh thu thuế, hoặc tăng kỹ năng làm việc cho người lao động. T. Buthe, H.V. Milner trong: "The politics of foreign direct investment into developing countries: increasing FDI through international trade agreements?" (Tính chính trị của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước đang phát triển: tăng FDI thông qua các hiệp định thương mại quốc tế?) [176] đã cho rằng, dòng vốn FDI chảy vào các nước đang phát triển thay đổi theo thời gian do thay đổi các yếu tố chính trị, chủ yếu nhờ các thỏa thuận thương mại quốc tế GATT/WTO hoặc các hiệp định thương mại ưu đãi (PTA). Phân tích thống kê của 122 nước đang phát triển từ năm 1970 - 2000 đã ủng hộ lập luận này. Các nước đang phát triển trong WTO tham gia vào nhiều PTA thường thu hút dòng vốn FDI nhiều hơn các nước khác. H Mirza, A Giroud trong: "Regionalization, foreign direct investment and poverty reduction: Lessons from Vietnam in ASEAN" (Khu vực hóa, đầu tư trực tiếp nước ngoài và giảm nghèo: Bài học từ Việt Nam trong ASEAN) [141] đã cho thấy Việt Nam được hưởng lợi từ FDI do gia nhập vào ASEAN năm 1995. Chính sự lạc quan và các hiệu ứng khu vực đã tạo ra thị trường, tạo mối liên kết thành các giá trị khu vực và chuỗi giá trị toàn cầu khuyến khích FDI vào Việt Nam nhiều hơn. Hơn nữa, các công ty con nước ngoài tại Việt Nam được tích hợp chặt chẽ vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu sẽ mang lại cho Việt Nam những sự đổi mới nhanh chóng. Tuy nhiên, sự tham gia chuỗi giá trị này đòi hỏi Việt Nam phải được quản lý rất cẩn thận để có được hiệu ứng lan tỏa. "Does foreign direct investment promote economic growth in Vietnam?" (Có đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam?) của Thâu Thị Hoàng, P Wiboonchutikula [177], xem xét các tác động của FDI vào tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam bằng cách sử dụng các mô
  20. 15 hình dữ liệu bảng trên 61 tỉnh, thành phố trong giai đoạn 1995-2006 để đi đến kết luận: FDI có ảnh hưởng mạnh mẽ và tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, là một kênh tăng chứng khoán vốn, nâng cao trình độ công nghệ và kiến thức của Việt Nam. "Foreign direct investment in Vietnam: An overview and analysis the determinants of spatial distribution across provinces" (Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Tổng quan và phân tích các yếu tố quyết định phân bố không gian giữa các tỉnh) của N.A. Nguyen, Nguyen T [160] đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về FDI tại Việt Nam và cố gắng xem xét về tình trạng hiện tại của các yếu tố quyết định đến FDI cũng như tác động của nó đến nền kinh tế của Việt Nam. Phân tích hồi quy về các yếu tố quyết định của không gian phân phối FDI giữa các tỉnh cho thấy tầm quan trọng của thị trường, lao động và kết cấu hạ tầng trong việc thu hút FDI. Chính sách của Chính phủ được đo bằng khả năng cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) có tác động không rõ nét. Đồng hướng nghiên cứu trên có bài: "Foreign direct investment in provinces: A spatial regression approach to FDI in Vietnam" (Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh: Một phương pháp hồi quy không gian đối với FDI tại Việt Nam) của Esiyok, Bulent và Ugur, Mehmet [135] đã sử dụng phương pháp hồi quy không gian của FDI tại Việt Nam. Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu khác giải thích về thu hút FDI ở các nước đang phát triển và Việt Nam, như "Provincial Governance and Foreign Direct Investment in Vietnam" (Quản trị cấp tỉnh và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam) của Edmund J. Malesky [133]; "Does foreign direct investment increase the productivity of domestic firms? In search of spillovers through backward linkages" (Có đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng năng suất của các doanh nghiệp trong nước? Trong tìm kiếm của sự lan tỏa thông qua các liên kết ngược) của Beata Smarzynska Javorcik [117], "BIT by BIT The growth of bilateral investment treaties and their impact on foreign investment
  21. 16 in developing countries " (BIT bởi BIT Sự phát triển của các hiệp ước đầu tư song phương và tác động của đầu tư nước ngoài ở các nước đang phát triển ) của JW Salacuse [147]; "Foreign direct investment and the business environment in developing countries: The impact of bilateral investment treaties " (Đầu tư trực tiếp nước ngoài và môi trường kinh doanh ở các nước đang phát triển: Tác động của hiệp định đầu tư song phương ) của J Tobin, S Rose-Ackerman [146] Các công trình khoa học này đã cung cấp cơ sở lý thuyết và gợi ý về các yếu tố thu hút FDI vào các nước đang phát triển, so sánh chính sách của các nước khác nhau trong thu hút FDI để rút ra kinh nghiệm thu hút FDI cũng như nhấn mạnh vai trò của các Hiệp định hợp tác quốc tế trong thu hút FDI vào các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. 1.1.3. Những nghiên cứu về xu hướng dịch chuyển của dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài Hướng nghiên cứu về dịch chuyển dòng FDI cũng được nhiều nhà khoa học quan tâm. Công trình: "Trends in foreign direct investment flows: A theoretical and empirical analysis" (Xu hướng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Một phân tích lý thuyết và thực nghiệm) của D Sethi, S E Guisinger, S E Phelan and D M Berg [126] đã giải thích xu hướng thay đổi dòng chảy FDI là những cân nhắc chiến lược kinh tế vĩ mô. Thông qua phân tích số liệu thống kê ĐT của các DN đa quốc gia (MNEs), các tác giả đã đi đến nhận định: các MNEs tăng ĐT vào châu Á để khai thác mức lương thấp và hướng tới mục tiêu thâm nhập vào các thị trường mới. "World Investment Report 2013: Global Value Chains: Investment and Trade for Development" (Báo cáo đầu tư thế giới năm 2013: Chuỗi giá trị toàn cầu: Đầu tư và Thương mại để phát triển) [183] đã phân tích xu hướng phục hồi FDI hậu khủng hoảng (2008-2009), coi đó là xu hướng tích cực do hiệu ứng của cải thiện điều kiện kinh tế vĩ mô và các nhà ĐT đã lấy lại được niềm tin trong trung hạn. Vì thế các công ty xuyên quốc gia (TNCs) có thể
  22. 17 thay đổi các mức nắm giữ tiền mặt trong các khoản ĐT mới. Tuy nhiên, xu hướng phục hồi dòng FDI toàn cầu còn phải mất nhiều thời gian hơn dự kiến. Theo hướng nghiên cứu này, James Zhan trong: "Latest Developments in FDI Trends and Policies" (Diễn biến mới nhất trong xu hướng và chính sách FDI) [144] đã khẳng định: những phát triển mới nhất trong xu hướng FDI toàn cầu giảm chủ yếu là do các nhà ĐT cảm nhận về sự mong manh kinh tế vĩ mô và không chắc chắn của chính sách. Richard Bruton, T.D. trong: "Policy Statement on Foreign Direct Investment in Ireland" (Tuyên bố Chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Ireland) của Richard Bruton, T.D [168] đã cho rằng, xu hướng của FDI vẫn tăng trưởng mạnh trong thời gian tới vì nó giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của Ireland trong những thập kỷ vừa qua và sẽ tiếp tục như vậy trong nhiều thập kỷ tới. Vì vậy, để thu hút được nguồn đầu tư này, Chính phủ cần nỗ lực hơn về mặt chính sách để làm thế nào để có thể duy trì một môi trường kinh doanh cạnh tranh trên toàn cầu, tạo môi trường thuận lợi cho dòng chảy FDI. Gordon G. Chang trong: "Foreign Direct Investment Falling: Trend Could Last Long" (Ngoại rơi Đầu tư trực tiếp: Trend sẽ kéo dài) [138] đã phản ánh xu hướng suy giảm FDI vào Trung Quốc trong mấy năm gần đây bởi chính sách chống độc quyền của nước này. Ngoài các sách và bài viết trên, còn có những những nghiên cứu về xu hướng dòng FDI trên thế giới hiện nay, như: James K. Jackson trong "U.S. Direct Investment Abroad: Trends and Current Issues" về ĐT FDI của Hoa Kỳ; "Foreign Direct Investment in China: Recent Trends and Current Policy Issues" của John Henley, Colin Kirkpatrick and Georgina Wilde; "Foreign Direct Investment Falling: Trend Could Last Long", "How beneficial is foreign direct investment for developing countries?" của P Loungani, A Razin; "Foreign direct investment and economic development" của T Ozawa;
  23. 18 "Explaining the international direct investment position of countries: towards a dynamic or developmental approach"; "The determinants of foreign direct investment in transition economies" của Alan A. Bevan (12/2000); "Foreign Direct Investment - Global Trend and Pattern" của M. Tahlin Azim; 2015 World FDI Report - Free investment crossborder report [178] Các nghiên cứu này đã quan tâm đến các xu hướng dòng chảy của FDI những năm gần đây không chỉ từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, mà còn diễn ra chiều hướng ngược lại: ĐT từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển để tiếp cận công nghệ của các nước phát triển và mở rộng thị trường. Xu hướng này đang ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn. 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.2.1. Những nghiên cứu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam Đã có nhiều công trình khoa học phân tích thực trạng hoạt động của FDI tại Việt Nam những năm qua. Một số trong những công trình tiêu biểu đã công bố tại Việt Nam gần đây là: Nguyễn Huy Thám: "Kinh nghiệm thu hút vốn FDI ở các nước ASEAN và vận dụng vào Việt Nam" [77]; Nguyễn Bích Đạt, "Khu vực kinh tế có vốn ĐT nước ngoài - vị trí, vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam" [25]; Trung tâm Thông tin Kinh tế - Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh: "Xu hướng FDI của các công ty đa quốc gia hiện nay"[98]. Các tác giả của các công trình nêu trên đã tiến hành tổng kết kinh nghiệm thu hút FDI của một số nước khu vực Châu Á khi đã là thành viên của WTO để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và xác định tầm quan trọng của FDI đối với quá trình phát triển kinh tế Việt Nam. Mai Ngọc Cường trong cuốn sách: "Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút ĐT trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam" [19]; Trần Quang lâm và An
  24. 19 Như Hải trong cuốn sách "Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay" [44]; Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Trung tâm thông tin tư liệu trong cuốn: "Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI vào Việt Nam" [113]; đã khái quát về tình hình thu hút và sử dụng FDI ở Việt Nam từ khi Nhà nước ban hành Luật ĐT nước ngoài vào Việt Nam và xác định xu hướng FDI vào Việt Nam trong các năm tiếp theo cùng những gợi ý chính sách. Phạm Thị Hoàng Anh và Lê Hà Thu, trong bài: "Đánh giá tác động giữa vốn FDI và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam" [1] đã dựa vào mô hình VAR để phân tích mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Nghiên cứu cho thấy FDI có tác động rất tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam và ngược lại. Nguồn vốn FDI đã kích thích XK, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, công nghệ, là những tiền đề quan trọng cho sự tăng trưởng của kinh tế Việt Nam. Những kiến nghị chính sách góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý của nước ta về FDI, cũng như nâng cao tác động qua lại giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Cuốn: "Điều chỉnh chính sách FDI ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế" của Phùng Xuân Nhạ [58] đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh chính sách thu hút FDI ở Việt Nam giai đoạn 1988-2008, tác động của điều chỉnh chính sách FDI ở Việt Nam và một số gợi ý cho việc điều chỉnh chính sách FDI ở Việt Nam trong thời gian tiếp theo. Phùng Xuân Nhạ: "FDI tại Việt Nam: Lý luận và thực tiễn" [59] đã tiếp cận từ quan điểm cho rằng: điều chỉnh chính sách FDI là công việc thường xuyên của các cơ quan hoạch định chính sách. Mỗi lần điều chỉnh, có nhiều quy định thay đổi, trong đó có những thay đổi đảm bảo nguyên tắc "không hồi tố", nhưng cũng có những thay đổi hoặc bổ sung làm giảm tính nhất quán của các chính sách. Các tác giả bổ sung, phát triển các kết quả nghiên cứu đã có, phân tích một cách có hệ thống, cập nhật các vấn đề lý luận và thực tiễn của FDI ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và tập trung phân
  25. 20 tích các luận cứ khoa học, làm rõ thực trạng các chính sách và kết quả hoạt động FDI ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua, đưa ra gợi ý điều chỉnh chính sách, biện pháp điều tiết thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI ở Việt Nam. Lê Như Tùng: "Cơ sở lý luận về FDI (FDI)" [102] đã nghiên cứu về vai trò và bản chất của FDI, chính sách của các nước đang phát triển đối với hoạt động của FDI, Liên minh châu Âu đối với FDI, tình hình FDI và ĐT trực tiếp của EU tại Việt Nam, khái quát ĐT của từng nước EU. Cuốn sách có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo khi nghiên cứu về thu hút FDI vào các tỉnh Bắc Trung Bộ. Nguyễn Thị Tuệ Anh trong đề tài "Nghiên cứu điều chỉnh chính sách FDI ở Việt Nam đến năm 2020" [3] đã phân tích cơ sở lý luận của điều chỉnh chính sách FDI đối với các nước đang phát triển, kinh nghiệm của các nước Malaysia, Trung Quốc và Hàn Quốc trong điều chỉnh chính sách, đánh giá thực trạng chính sách thu hút FDI của Việt nam, hiệu quả của FDI và đề xuất các định hướng, giải pháp điều chỉnh chính sách thu hút FDI. Nguyễn Duy Quang trong công trình: "Đầu tư trực tiếp của Liên minh Châu Âu vào Việt Nam" [64] đã phân tích các yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư thuộc Liên minh Châu Âu của Việt Nam và đưa ra các kiến nghị nhằm tăng cường thu hút nhiều hơn FDI của khu vực này vì đó là nguồn đầu tư có chất lượng cao. Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu về sự cần thiết, kinh nghiệm và thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam như: Nguyễn Như Bình và Johnathan Haughton, S. Parker, Phan Vinh Quang và Nguyễn Ngọc Anh nêu lên Hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ giúp thu hút FDI vào Việt Nam; Nguyễn và K. Meyer chỉ ra yếu tố pháp lý có tác động đáng kể đến quyết định ĐTNN vào Việt Nam. Năm 2006, Nguyễn Phi Lân, bằng việc sử dụng mô hình GMM, đã đi đến kết luận rằng, mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam là tích cực. Trần Quang Tiến chỉ ra FDI làm nâng cao kết cấu hạ tầng của nước ta, và ngược lại.
  26. 21 1.2.2. Những nghiên cứu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế của Việt Nam và vùng Bắc Trung Bộ 1.2.2.1. Nghiên cứu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế của Việt Nam Trong những năm gần đây, trên diễn đàn lý luận trong nước đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu về thu hút FDI vào vùng. Nguyễn Thị Tường Anh và Nguyễn Hữu Tâm trong bài "Nghiên cứu định lượng về các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI tại các tỉnh thành của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" [5] đã phản ánh những nét chung của dòng vốn FDI vào Việt Nam, xu hướng phân bổ FDI theo vùng kinh tế, khu vực địa lý và theo nước ĐT trong mối tương quan với các quốc gia trong khu vực và các thời kỳ khác nhau; nghiên cứu định lượng về các nhân tố tác động đến dòng FDI đổ vào các tỉnh, thành ở Việt Nam trong 2 giai đoạn 2001-2007 và 2008-2010 nhằm chỉ ra những thay đổi trong quyết định về địa điểm ĐT. Nhóm tác giả đã đi sâu phân tích giai đoạn thứ 2 để chỉ rõ hơn các nhân tố về nguồn lao động và điều kiện chính trị đã tác động đến dòng vốn FDI đổ vào các tỉnh như thế nào. Bài viết: "Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng Đồng Bằng sông Cửu Long" của Lê Văn Công [15] đã phân tích, đánh giá tình hình thu hút FDI vào vùng Đồng Bằng sông Cửu Long, phân tích tác động của các dự án lớn đến vùng và phát hiện một số nguyên nhân khiến FDI vào vùng này còn ít. Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương xuất bản công trình: "Thực trạng thu hút vốn FDI (FDI) của vùng Đông Nam Bộ thời gian qua" [17] đã phân tích thực trạng thu hút FDI vào vùng Đông Nam Bộ, phân tích các yếu tố cho phép vùng này dẫn đầu cả nước về thu hút FDI năm 2010, phân tích hiện tượng các địa phương trong Vùng hạn chế tiếp nhận các dự án gây ô nhiễm môi trường, dự án có hàm lượng công nghệ thấp, đồng thời tích cực thu hút những dự án có hàm lượng công nghệ cao, hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường và sử dụng ít lao động.
  27. 22 Luận án tiến sĩ của Trần Thị Tuyết Lan về: "Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ" [43] đã chỉ rõ yêu cầu, nhân tố ảnh hưởng, nội dung và các tiêu chí đánh giá FDI vào vùng kinh té trọng điểm. Công trình này cũng đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút FDI theo hướng pháttriển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Ngoài ra còn có một số bài viết trên các báo và bản tin về đề tài đầu tư vào vùng kinh tế như bài "Liên kết để phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung" của Hồng Hạnh [31]; "Giải pháp chiến lược liên kết vùng để thu hút FDI vào Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung" của Bùi Duy Hoàng; "Giải pháp chiến lược liên kết vùng để thu hút FDI vào Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung" của Bùi Tất Thắng. Kiến nghị chung của các bài viết nêu trên là cần đẩy mạnh liên kết vùng, nhất là liên kết hệ thống kết cấu hạ tầng và chính sách để thu hút FDI có lợi cho các vùng. 1.2.2.1. Nghiên cứu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng Bắc Trung Bộ Đến nay, chưa có những công trình nghiên cứu mang tính hệ thống về FDI vào các tỉnh Bắc Trung Bộ. Trên các phương tiện thông tin đại chúng mới có một số thông tin giới thiệu về tiềm năng và cơ hội thu hút FDI của Vùng và của một số tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thanh Hóa và tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây mới chỉ là những bài báo có tính cung cấp thông tin. Chẳng hạn, có các bài: "Bắc Trung Bộ - tiềm năng và cơ hội thu hút ĐT" của Cục xúc tiến thương mại [18] đã giới thiệu về các tiềm năng của các tỉnh trong việc thu hút FDI và nêu những thách thức đặt ra trong hoạt động này trên địa bàn. Sơn Thắng với bài: "Thừa Thiên Huế khơi dòng hút vốn FDI" [78] đã đưa tin về việc tỉnh này đang nỗ lực huy động mọi tiềm lực, cải thiện môi trường thu hút FDI, trong đó đáng chú ý là ban hành một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ ĐT trên địa bàn tỉnh được các nhà ĐT đánh giá cao. "Tiềm
  28. 23 năng phát triển KT-XH tại khu vực Bắc Trung Bộ" của Cục xúc tiến thương mại của Bộ Công Thương [17] nhằm giới thiệu tiềm năng và cơ hội để các nhà đầu tư hướng vào các tỉnh Bắc Trung Bộ. Ngoài ra, còn có một số thông tin khác giới thiệu và xúc tiến đầu tư như bài viết: "Bắc Trung Bộ mời gọi FDI" của tác giả Dương Hà [28]; "Nghệ An thu hút đầu tư vào khu kinh tế Đông Nam" của tác giả Nguyễn Văn Nhật [60]. Đặc biệt là một số tài liệu của Hội nghị xúc tiến ĐT vào các tỉnh Bắc Trung Bộ được tổ chức vào ngày 17/10/2011 do Bộ KH&ĐT phối hợp với UBND sáu tỉnh Bắc Trung Bộ tổ chức tại Nghệ An. Đây là bộ tài liệu tham khảo khá tốt mang tính thông tin xúc tiến ĐT vào địa bàn các tỉnh Bắc Trung Bộ giai đoạn 2011-2020. 1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CẦN PHẢI TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.3.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố Các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế nêu trên đã giải quyết được nhiều vấn đề về thu hút FDI, như: đã luận giải rõ động lực di chuyển FDI của nước ĐT là tìm kiếm thị trường, lợi nhuận và mở rộng chuỗi giá trị toàn cầu. Đã phân tích khá rõ lợi ích từ FDI ở các nước nhận ĐT. Đặc biệt, nhiều công trình nhấn mạnh rằng, đối với các nước đang phát triển, FDI không chỉ làm tăng thêm nguồn lực cho phát triển KT-XH, mà còn là điều kiện để phát huy nguồn lực và sức sản xuất trong nước, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm nội địa, mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, của DN và của quốc gia. Thu hút FDI sẽ mang lại nhiều hiệu ứng tích cực không chỉ góp phần vào tăng trưởng kinh tế, thu NSNN, tạo việc làm, thu nhập và nâng cao mức sống của người dân, mà còn có tác động tích cực về văn hóa xã hội Một số nghiên cứu cũng chỉ ra mặt trái của thu hút FDI nếu chính quyền nơi tiếp nhận thiếu một chính sách và biện pháp quản lý "khôn ngoan". Đa phần các tác giả nhất trí rằng, mức độ thu hút FDI
  29. 24 như thế nào, cơ cấu ra sao, ĐT vào lĩnh vực nào không chỉ phụ thuộc vào các nhà ĐT nước ngoài, mà phụ thuộc rất lớn vào thể chế, chính sách, năng lực quản lý, môi trường KT-XH của nước và vùng lãnh thổ tiếp nhận FDI. Một số nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu kinh nghiệm thu hút FDI của các nước, trong đó có kinh nghiệm thu hút FDI vào vùng lãnh thổ, và cho rằng, đặc thù vùng lãnh thổ cũng tạo điều kiện cho dòng chảy FDI. Có công trình nghiên cứu sâu về thu hút FDI, cơ chế vận hành dòng đầu tư trực tiếp này và chỉ ra một số kinh nghiệm cần thiết trong thu hút và sử dụng FDI Có một số đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực, trình độ quản lý để thu hút nguồn vốn FDI và phát huy tác động tích cực của nguồn vốn ĐT này v.v Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên còn đang "bỏ ngỏ" hay còn "khoảng trống" trong một số vấn đề về thu hút FDI như sau: Thứ nhất, chính sách thu hút FDI của nước đang phát triển trong bối cảnh quốc tế đã có nhiều biến đổi, nhất là bối cảnh các nền kinh tế đang phải tái cơ cấu sau tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009, tiếp đó là khủng hoảng nợ công Bối cảnh này đã tác động tiêu cực đến việc thực hiện vai trò hỗ trợ của nhà nước đối với các hoạt động kinh tế, trong đó có hoạt động thu hút FDI. Thứ hai, những điểm mới của dòng chảy FDI sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008-2009). Hơn nữa, chưa có công trình nghiên cứu về tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại với những sản phẩm mới đến nhận thức, định hướng chính sách thu hút và quản lý FDI trước đây không còn phù hợpở các nước đang cần công nghiệp hóa nhanh như Việt Nam. Những nghiên cứu mới nhằm đề xuất chính sách mang tính phù hợp hơn với những thay đổi của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ chưa được các nhà khoa học giải quyết thấu đáo. Thứ ba, chính sách thu hút FDI vào các vùng kinh tế đặc thù phù hợp với nhiệm vụ phát triển KT-XH của mỗi vùng, nhất là các vùng được coi là
  30. 25 chậm phát triển trong so sánh với các vùng khác của Việt Nam. Mối liên kết giữa các tỉnh trong vùng nhằm nâng cao lợi ích nhận được từ FDI của mỗi địa phương trong vùng cũng như của cả vùng và quốc gia chưa được nghiên cứu taonf diện, hệ thống. Hơn nữa, vấn đề phát huy các nguồn lực trong nước và thu hút các nguồn lực từ bên ngoài như thế nào, tuy đã được khá nhiều công trình nghiên cứu và công bố, nhưng mới chỉ giới hạn trong tư duy cũ khuyến khích tăng trưởng dựa vào tăng đầu tư vốn, phát triển theo chiều rộng, mà chưa chú trọng nghiên cứu các điều kiện, yếu tố thu hút FDI nhằm phát triển theo chiều sâu, đảm bảo tính bền vững trong phát triển kinh tế. Chưa có những phát hiện mới trong lĩnh vực thu hút FDI phù hợp với tái cấu trúc nền kinh tế nói chung, tái cấu trúc mỗi vùng lãnh thổ ở nước ta nói riêng. Thứ tư, cho đến nay, các nghiên cứu về thu hút FDI vào vùng Bắc Trung Bộ chưa nhiều, chưa có những công trình nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống về thu hút và sử dụng FDI vào các tỉnh trong vùng. Đặc biệt, những vấn đề mang tính vùng, liên kết vùng trong thu hút FDI hầu như còn bỏ ngỏ. Nếu không nghiên cứu có hệ thống về vấn đề này để có giải pháp phù hợp, thì các mục tiêu thu hút FDI phục vụ phát triển KT-XH của vùng có nguy cơ không thể đạt được. 1.3.2. Những vấn đề tập trung nghiên cứu trong luận án Đề góp phần lấp đầy một phần "khoảng trống" này và để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực trong thu hút và sử dụng FDI vào các tỉnh Bắc Trung Bộ trong giai đoạn 2016-2020, trong luận án sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: Thứ nhất, làm rõ đặc tính vùng của thu hút FDI, trong đó chú trọng vấn đề lợi thế thu hút FDI theo vùng, liên kết giữa các tỉnh nhằm tăng khả năng cạnh trnah thu hút FDI với vùng khác cũng như tăng lợi ích nhận được cho vùng từ FDI. Những vấn đề liên quan đến vai trò, nội dung, yêu cầu, nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào vùng kinh tế được quan tâm làm rõ.
  31. 26 Thứ hai, tổng hợp có phân tích kinh nghiệm thu hút FDI theo vùng của một số vùng trong nước và nước ngoài và rút ra những bài học có thể áp dụng vào vùng Bắc Trung Bộ. Thứ ba, phân tích thực trạng thu hút FDI vào vùng Bắc Trung Bộ trong giai doạn 2011-2014 trên các phương diện xây dựng môi trường hấp dẫn ĐT, xây dựng chính sách ưu đãi đối với nhà ĐT nước ngoài trên ba phương diện: triển khai thực hiện chính sách của Chính phủ, liên kết giữa các tỉnh và chính sách đặc thù của từng tỉnh. Các hoạt động thu hút FDI mang tính truyền thống khác nha xúc tiến ĐT nước ngoài, hỗ trợ nhà ĐT nước ngoài, cũng được chú trọng phân tích để làm rõ thành công và hạn chế. Đặc điểm mới trong thu hút FDI sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2008-2009 và dư âm của khủng hoảng nợ công cũng được lồng ghép xem xét khi đánh giá thực trạng thu hút FDI vào Vùng bắc Trung Bộ. Thứ tư, thực hiện một số dự báo về bối cảnh trong nước, quốc tế ảnh hưởng đến thu hút FDI vào vùng bắc Trung Bộ trong giai đoạn đến 2020 và tìm kiếm phương hướng, giải pháp có cơ sở khoa học, khả thi nhằm tăng cường thu hút FDI hơn nữa vào vùng Bắc Trung Bộ phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng đến năm 2020.
  32. 27 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VÙNG KINH TẾ 2.1. KHÁI QUÁT VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VÙNG KINH TẾ 2.1.1. Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài Có nhiều quan niệm khác nhau về FDI. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế, FDI là "Một khoản ĐT với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nền kinh thế thu được lợi ích lâu dài từ một DN đặt tại một nền kinh tế khác" [157]. Định nghĩa này nhấn mạnh khía cạnh hoạt động ĐT của FDI. Theo UNCTAD: FDI bao gồm vốn được cung cấp (trực tiếp hoặc thông qua các công ty liên quan khác) bởi nhà ĐTNN cho các DN, hoặc vốn mà nhà ĐTNN nhận được từ DN mà họ ĐT ở nước ngoài. FDI gồm có ba bộ phận: vốn cổ phần, thu nhập tái ĐT và các khoản vay trong nội bộ công ty [180]. Định nghĩa này nhấn mạnh khía cạnh vốn ĐT ở nước ngoài của FDI. Theo WTO, "FDI xảy ra khi một nhà ĐT từ một nước (nước chủ ĐT) có được một tài sản ở một nước khác (nước tiếp nhận ĐT) cùng với quyền quản lý tài sản đó" [186]. Trong định nghĩa này khía cạnh quản lý được nhấn mạnh. Khoản 3, Điều 2, Luật ĐTNN tại Việt Nam năm 1987 xác định: "Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc DN 100% vốn nước ngoài " [66]. Định nghĩa này nêu khá toàn diện các dặc tính của FDI. Kế thừa điểm hợp lý của các quan niệm nêu trên, trong luận án này đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu là sự di chuyển vốn, tài sản, công nghệ từ
  33. 28 nước ĐT sang nước tiếp nhận ĐT để thành lập hoặc kiểm soát DN nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận và lợi ích khác. Như vậy, FDI là một quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài. Hai đặc điểm cơ bản của FDI là: i) Sự dịch chuyển vốn từ nước này sang nước khác; và ii) Chủ ĐT (pháp nhân, thể nhân) có quyền quản lý trực tiếp tài sản hình thành từ ĐT. Ngoài ra, FDI còn là hình thức ĐT dài hạn bằng cách thiết lập cơ sở SXKD. 2.1.1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài Từ hình thức thành lập DN hoặc chi nhánh của DN ở nước ngoài, đến nay đã xuất hiện khá nhiều hình thức FDI. Có thể nêu một số hình thức sau: * Đầu tư thành lập DN liên doanh với nhà ĐT trong nước nhận ĐT. Doanh nghiệp liên doanh có vốn ĐTNN ngoài là hình thức được sử dụng phổ biến ở các nước đang phát triển. Đặc điểm của hình thức DN liên doanh là nhà ĐTNN và nhà ĐT trong nước cùng nhau góp vốn, cùng chia xẻ lợi nhuận, rủi ro và chung trách nhiệm quản lý DN. Ưu điểm của DN liên doanh là nước nhận ĐT có thể kiểm soát được hoạt động của DN, đồng thời vẫn có thể thu hút vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý của nước ngoài. Đối với nhà ĐTNN, hình thức DN liên doanh tạo điều kiện thâm nhập thị trường dễ dàng, giảm rủi ro khi ĐT vào thị trường mới và tận dụng được uy tín, thương hiệu của nhà ĐT ở nước sở tại. Nhược điểm của DN liên doanh là mất thời gian tìm kiếm đối tác, trong quá trình hoạt động có thể xuất hiện mâu thuẫn do bất đồng quan điểm hoặc khác biệt về văn hóa. * Thành lập DN 100% vốn nước ngoài. Các nhà ĐTNN thường ưa chuộng hình thức thành lập DN 100% vốn của họ ở nước ngoài do nó có ưu điểm là giữ được bí quyết công nghệ, uy tín thương hiệu và nhà ĐT nước ngoài chủ động trong điều hành, quản lý DN. Nếu cho phép nhà ĐT nước ngoài thành lập DN 100% vốn của họ, nước nhận ĐT có thể thu hút được nhiều FDI hơn. Tuy nhiên, DN 100% vốn nước ngoài
  34. 29 có nhược điểm là khó huy động nguồn lực của nước nhận ĐT, rủi ro do thiếu hiểu biết thị trường trong nước cao, nước nhận ĐT khó kiểm soát hoạt động của nhà ĐTNN, nhất là quan hệ giữa DN FDI với DN chủ đầu tư ở nước ngoài trong lĩnh vực chuyển giá. * Thành lập công ty cổ phần có sự tham gia của nhà ĐT trong nước Nhà ĐTNN có thể thành lập công ty cổ phần mới ở nước ngoài dưới hình thức huy động vốn của cả nhà ĐT nước ngoài lẫn nhà ĐT trong nước. Lúc đầu có thể thành lập công ty cổ phần chưa phải đại chúng. Trong quá trình hoạt động, nhà ĐTNN có thể niêm yết cổ phiếu của công ty ở thị trường chứng khoán trong nước và nước ngoài nếu đủ điều kiện. Nhà ĐTNN thường ưa thích hình thức ĐT này do có thể huy động vốn linh hoạt và giảm thiểu rủi ro cho nhà ĐT lớn. Tuy nhiên, các nước nhận ĐT không khuyến khích hình thức này do lo ngại sự di chuyển vốn khó kiểm soát của nhà ĐTNN nước ngoài cũng như sự lũng đoạn của họ ở thị trường chứng khoán trong nước. * Thành lập chi nhánh của DN nước ngoài Chi nhánh của DN ở nước ngoài không được coi là một pháp nhân độc lập ở nước nhận ĐT. Về mặt phạm vi hoạt động, chi nhánh hoàn toàn chịu sự chi phối của DN ở nước ngoài. Ưu điểm của chi nhánh là thủ tục thành lập dễ dàng. Nhược điểm của chi nhánh là rủi ro cho DN ở nước ngoài cao vì họ phải thực hiện các nghĩa vụ do chi nhánh làm phát sinh. Đối với nước nhận ĐT, hình thức chi nhánh không được ưa chuộng do nó không có khả năng đem nhiều vốn, công nghệ đến nước sở tại. * Hợp tác đầu tư Hợp tác ĐT giữa nhà ĐTNN và nhà ĐT trong nước là hình thức FDI khá phổ biến. Có nhiều hình thức hợp tác đầu tư như BOT (thường là nhà ĐT nước ngoài hợp đồng xây dựng công trình, kinh doanh một thời gian, sau đó chuyển giao cho nước chủ nhà), BTO (hợp đồng xây dựng, chuyển giao, kinh doanh công trình đó một thời gian), BT (nhà ĐT nước ngoài ký hợp đồng xây
  35. 30 dựng công trình, chuyển giao cho nước chủ nhà để đổi lại một ưu đãi kinh doanh khác) Ưu điểm của hợp tác ĐT là thu hút được lượng vốn lớn từ nước ngoài để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng ở nước sở tại. Nhược điểm của hình thức này là nước sở tại khó tiếp nhận công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ nhà ĐTNN đồng thời phải gánh chịu rủi ro từ hợp đồng hợp tác ĐT. * Mua DN của nước sở tại Đây là hình thức nhà ĐTNN ngoài mua lại (100% hoặc phần lớn) DN trong nước để nắm quyền kiểm soát DN này. Ưu điểm của hình thức FDI này là nhà ĐTNN có thể làm chủ thị phần và thương hiệu của DN trong nước mà không mất thời gian làm quen với thị trường. Ngoài ra, các công ty quốc gia có thể sử dụng hình thức này để thiết lập chuỗi giá trị toàn cầu của họ mà không quá tốn kém. Nước nhận đầu tư cũng có lợi vì thu hút được nhà ĐT chiến lược, có thế mạnh và uy tín trên thị trường quốc tế, nhờ đó dễ dàng hơn trong tái cơ cấu các DN trong nước theo hướng tăng năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên hình thức FDI này có thể không được giới ĐT trong nước hưởng ứng do mất lợi thế cạnh tranh và đôi khi không nhận được sự ủng hộ của lao động trong các DN bị mua lại. 2.1.1.3. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến nước tiếp nhận đầu tư * Tác động có lợi cho nước nhận ĐT Nhìn tổng thể FDI mang lại cho nước nhận ĐT nhiều lợi ích, đó là: Thứ nhất, FDI là nguồn vốn quý đối với nước nhận ĐT. Nhà ĐT nước ngoài không chỉ cung cấp cho nước nhận đầu tư một nguồn tài chính dồi dào, mà còn đem theo năng lực sản xuất mới vào nước đầu tư. Đặc biệt, đối với các nước nghèo, sự xuất hiện các DN FDI không chỉ trực tiếp nâng cao năng lực sản xuất của nước sở tại, mà còn có tác động lan tỏa, kích thích giới ĐT trong nước cung cấp hàng hóa, dịch vụ hỗ trợ cho DN FDI, qua đó thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước nhận ĐT.
  36. 31 Thứ hai, FDI góp phần chuyển giao công nghệ tiến bộ hơn công nghệ sẵn có trong nước sở tại. Các nhà ĐT nước ngoài phải đem tới công nghệ tiến bộ hơn ở nước sở tại mới có khả năng cạnh tranh với DN trong nước. Chính vì thế các nước thu hút FDI đồng thời cũng thu hút được công nghệ tiến bộ mà không phải thông qua quá trình chuyển giao phức tạp trên thị trường công nghệ ở nước ngoài. Thứ ba, FDI góp phần chuyển giao kinh nghiệm, kỹ năng quản lý và đào tạo tay nghề cho người địa phương. Các DN FDI thường sử dụng người địa phương đảm nhiệm các vị trí lao động sản xuất trực tiếp và quản lý. Thông qua quá trình làm việc tại các DN FDI, người lao động ở nước sở tại nhận được các kỹ năng và tri thức mà các DN trong nước chưa có. Thứ tư, FDI tạo điều kiện cho nước sở tại giao lưu kinh tế với nước ngoài. Nhờ có thị trường truyền thống và đối tác ở nước khác, DN FDI có điều kiện thuận lợi hơn DN của nước sở tại trong XK, NK hàng hóa, dịch vụ. Hơn nữa, nhiều nhà ĐTNN có thể trở thành nhân tố kết nối chính phủ nước nhận ĐT với các tổ chức và chính phủ nước khác. Thông qua các DN FDI, dân chúng giữa hai nước cũng có điều kiện giao lưu, hiểu biết lẫn nhau. Thứ năm, tổng hợp lại FDI đóng góp vào tăng trưởng, tạo việc làm mới và tăng thu nhập cho nước sở tại. Dù ít, dù nhiều, các DN FDI đều đóng góp một phần vào GDP, vào tạo việc làm mới và thu nhập cho dân cư của nước sở tại. Ở các nước đang phát triển, người dân làm việc trong các DN FDI thường có mức thu nhập cao hơn người làm việc ở DN trong nước. * Tác động không có lợi cho nước nhận ĐT Mặc dù đem đến nhiều lợi ích cho nước nhận ĐT, DN FDI cũng gây ra một số tác động không có lợi cho các nước này, đó là: Thứ nhất, DN FDI cạnh tranh với DN trong nước, khiến nhiều DN trong nước phá sản, có thể gây nên tình trạng phụ thuộc của nước nhận ĐT vào ĐT nước ngoài, nhất là ở các nước chậm phát triển. Bởi vì nhà ĐT nước ngoài có thế mạnh về vốn, công nghệ, quản lý, thị trường, nên nếu nhà ĐT
  37. 32 trong nước không đủ mạnh thì sẽ khó cạnh tranh trên thị trường nội địa. Khi các ngành kinh tế quan trọng của đất nước do DN FDI nắm giữ thì nền kinh tế quốc gia tất yếu rơi vào vị thế phụ thuộc. Thứ hai, DN FDI tận dụng thị trường trong nước bằng cách gia công, lắp ráp và khai thác tài nguyên của nước nhận ĐT khiến nước nhận ĐT không thu được nhiều giá trị gia tăng, trong khi đó lại phải gánh chịu những hậu quả của ĐT như ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên. Hình thức phổ biến là nhà ĐTNN nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của họ dưới dạng thành lập DN để gia công, lắp ráp linh kiện, chi tiết sản phẩm NK. Nhờ đó, nhà ĐTNN tránh được thuế NK và sử dụng được lao động giá rẻ của nước sở tại. Ngoài ra, nhiều nhà ĐTNN nhắm vào nguồn tài nguyên khan hiếm của nước sở tại, chỉ ĐT vào khai thác và xuất khẩu, nên giá trị gia tăng mà nước sở tại nhận được không đáng kể, trong khi phải gánh chịu tình trạng mất mát tài nguyên và chịu ô nhiêm môi trường do hoạt động công nghiệp của nhà ĐTNN. Thứ ba, các DN FDI có thể trốn thuế bằng chuyển giá giữa công ty con ở nước nhận ĐT và CT mẹ ở nước ĐT. Trong trường hợp này, nước nhận ĐT nhận được ít hơn lượng giá trị gia tăng mà họ đáng lẽ phải được hưởng. Việc đấu tranh chống chuyển giá của các nước đang phát triển gặp rất nhiều khó khăn. Thứ tư, thông qua các công ty con, chi nhánh ở nước ngoài, các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia có thể lũng đoạn thị trường trong nước nhận ĐT. Vì mục tiêu lợi nhuận, các công ty lớn ở nước ngoài có thể thâu tóm các DN trong nước, thậm chí gây sức ép với chính phủ để đạt được mục tiêu của họ. Nếu nước sở tại không có chính sách khôn khéo và có thực lực, sự lũng đoạn của công ty nước ngoài có thể gây thiệt hại cho nước nhận ĐT. 2.1.2. Khái niệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế 2.1.2.1. Khái niệm vùng kinh tế Đến nay, ở nước ta, vẫn chưa đạt được sự thống nhất trong cách hiểu về "vùng kinh tế". Nhiều nhà khoa học đã thảo luận về việc nên gọi là "vùng
  38. 33 kinh tế", hay "khu vực kinh tế". Tuy nhiên, thể nhận có thấy, trong một quốc gia, do có những đặc điểm tự nhiên, sinh thái và văn hóa chung, nên một số khu vực hành chính nào đó có một số đặc điểm chung về phát triển KT-XH hình thành nên một không gian phát triển kinh tế chung. Ở nước ta, nhiều người gọi không gian phát triển kinh tế chung đó là "vùng kinh tế". Hơn nữa, trong kinh tế thị trường, để có sản xuất tối ưu theo điều kiện tự nhiên, người ta cũng nhận thấy, cần quy hoạch các khu vực địa lý phù hợp với điều kiện sản xuất một số loại sản phẩm, dịch vụ nào đó. Vì thế, trong quy hoạch, phân vùng kinh tế được mọi người đón nhận một cách tự nhiên. Tóm lại, có thể hiểu, vùng kinh tế là một phần lãnh thổ đặc thù của nền kinh tế quốc dân gắn với các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội chung và được ghi nhận trong quy hoạch phân bố không gian phát triển của quốc gia. Như vậy, vùng kinh tế, trước hết là một phần lãnh thổ liên tục về không gian của quốc gia. Phạm vi lãnh thổ vùng kinh tế thường bao trùm nhiều hơn một lãnh thổ hành chính của một nước. Ở một số nước, cơ quan quản lý vùng kinh tế thường là các văn phòng đại diện của các bộ ngành thuộc chính phủ hoặc các cơ quan chỉ đạo trực thuộc chính phủ. Những đơn vị này không có chức năng quản lý hành chính toàn diện, thường chỉ làm chức năng giám sát, truyền tải thông tin theo ngành, lĩnh vực hoặc chương trình - mục tiêu quốc gia. Vùng kinh tế cũng thường có một số ngành sản xuất chuyên môn hóa theo lợi thế tự nhiên, văn hóa, truyền thống lịch sử. Các ngành chuyên môn hóa nói lên chức năng sản xuất của vùng kinh tế trong một giai đoạn phát triển nhất định trong quan hệ với các vùng kinh tế còn lại của đất nước và có thể thay đổi theo thời gian. Trong các nền kinh tế được quản lý theo kế hoạch quốc gia thống nhất, các ngành sản xuất chuyên môn hóa của vùng kinh tế thể hiện sự phân công lao động và chức năng sản xuất mà vùng kinh tế phải gánh vác đối với quốc gia. Mặc dù có một số ngành sản xuất chủ đạo, nhưng trên địa bàn vùng kinh tế vẫn hình thành cơ cấu kinh tổng thể bao gồm ba phân đoạn chủ yếu là
  39. 34 các ngành sản xuất chuyên môn hóa, các ngành sản xuất bổ trợ và các ngành sản xuất phụ. Các ngành sản xuất chuyên môn hóa là ngành đóng vai trò chủ yếu trong vùng kinh tế, quyết định phương hướng sản xuất chủ yếu của vùng kinh tế, quyết định vị trí của vùng kinh tế trong sự phân công theo lãnh thổ trong nước, quyết định hình thành cơ cấu của vùng kinh tế. Các ngành sản xuất bổ trợ là ngành chủ yếu phát triển để trực tiếp phục vụ cho các ngành sản xuất chuyên môn hóa. Đó là những ngành khai thác nguyên liệu, làm giàu nguyên liệu, các ngành cung cấp thiết bị, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng cho các ngành sản xuất chuyên môn hóa. Các ngành sản xuất phụ bao gồm những ngành không có liên quan trực tiếp với các ngành sản xuất chuyên môn hóa, nhưng rất cần thiết cho sự phát triển của vùng kinh tế như giao thông, liên lạc, dịch vụ tài chính . Vùng kinh tế cũng là địa bàn sinh sống của các cộng đồng dân cư, tạo nên nét đặc sắc văn hóa và trình độ phát triển KT-XH của cả lãnh thổ vùng. Mỗi cộng đồng dân tộc có nền văn hóa riêng, có ngành sản xuất truyền thống riêng. Ở các vùng kinh tế có nhiều dân tộc thiểu số sẽ hình thành một cơ cấu các nền văn hóa khác nhau vừa tồn tại cạnh nhau, vừa cải hoán lẫn nhau. Trải qua quá trình hình thành một cách tự nhiên hoặc nhân tạo, nhìn chung, vùng kinh tế mang các đặc điểm sau đây: (i) Là một khu vực địa lý xác định có đặc tính tự nhiên, văn hóa, xã hội tương đối đồng nhất bên trong, khác biệt với bên ngoài; (ii) Bao gồm một số đơn vị hành chính nhất định; (iii) Tồn tại sự trao đổi nội vùng và với vùng khác về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. 2.1.2.2. Khái niệm thu hút đầu tư nước ngoài vào vùng kinh tế * Khái niệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Trong nhiều năm nay FDI đã lôi cuốn một lượng lớn vốn ĐT di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác. Quá trình di chuyển đó được thực hiện bởi nỗ lực của hai chủ thể có liên quan bao gồm nước ĐT và nước nhận ĐT.
  40. 35 Nước ĐT cần có động lực thúc đẩy di chuyển vốn ĐT ra nước ngoài. Động lực thúc đẩy được tạo bởi tình trạng dư thừa vốn trong nước do có tỷ suất sinh lời thấp. Nước nhận ĐT cần tạo điều kiện để FDI vào nước mình. Việc lựa chọn và tìm giải pháp để có được nguồn vốn ĐT trực tiếp từ các tổ chức nước ngoài vào trong nước nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh của nước tiếp nhận ĐT được gọi là thu hút ĐT trực tiếp nước ngoài hay thu hút FDI. Trong phạm vi của đề tài luận án, chỉ đi sâu nghiên cứu thu hút FDI của nước nhận ĐT. Với góc độ tiếp cận từ nước nhận ĐT, thu hút FDI là tổng thể các chính sách và biện pháp mà nước tiếp nhận ĐT thực hiện nhằm khuyến khích nhà ĐTNN đưa vốn, tài sản, công nghệ vào các DN ở nước mình dưới hình thức trực tiếp SXKD, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, thu nhập cho dân cư và tranh thủ vốn, công nghệ, thị trường sẵn có của nhà ĐTNN. Thu hút FDI là việc làm chủ động của nước tiếp nhận ĐT nhằm đạt được lợi ích của chính mình bằng cách kích thích lợi ích của nhà ĐTNN. Lợi ích của nhà ĐTNN khi ĐT vào nước khác là lợi nhuận, thị trường và tối đa hóa chuỗi giá trị sản phẩm của họ. Do đó, muốn thu hút FDI, nước nhận ĐT phải có cơ chế, chính sách và biện pháp hấp dẫn các nhà ĐTNN. Hiện nay, nhiều nước, nhất là nước đang phát triển đã coi thu hút FDI còn là một bộ phận trong chiến lược phát triển dài hạn của mình. Thu hút FDI khác với khuyến khích ĐT trong nước. Trước hết, thu hút FDI mang tính đối ngoại. Bởi vì, việc thu hút FDI có thành công hay không không chỉ phụ thuộc vào môi trường ĐT có thuận lợi và hấp dẫn hay không, mà còn phụ thuộc vào quan hệ đối ngoại của nước nhận ĐT với nước ĐT và các nước liên minh với nước ĐT. Nếu nước nhận ĐT bị nước ĐT cấm vận thì các nhà ĐT của nước ĐT, thậm chí các nhà ĐT của các nước phụ thuộc vào nước ĐT, sẽ không thể chuyển vốn đến nước nhận ĐT. Vì thế, để thu hút FDI, các nước nhận ĐT phải điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng tạo quan hệ tốt với nước khác.
  41. 36 Thứ hai, mức độ mở cửa của một nước đối với FDI cũng có giới hạn nhằm đảm bảo tính độc lập kinh tế của nước nhận ĐT. Điều này giới hạn khả năng thu hút FDI. Thường chính phủ ưu tiên khuyến khích ĐT trong nước hơn thu hút FDI. Bởi vì nhà nước nào cũng muốn bảo hộ cho công dân nước mình hơn công dân nước khác, muốn tăng thu nhập cho nước mình hơn cho nước khác. Trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập, những hạn chế đối với FDI thường chỉ được phép thực hiện ở biên giới, với những điều kiện cho phép chuyển vốn vào, rút vốn ra khỏi nước nhận ĐT. Thứ ba, thu hút FDI còn phụ thuộc vào các yếu tố nước ngoài. Khi thu hút FDI, các chính sách của chính phủ nước nhận ĐT có tác động hạn chế do phải tương tác với chính sách của nước ĐT, phải phù hợp với các cam kết trong các tổ chức hợp tác quốc tế, phụ thuộc vào chiến lược di chuyển vốn của các công ty đa quốc gia, chính sách cạnh tranh thu hút FDI của các nước nhận ĐT khác. Thu hút FDI cũng khác so với thu hút ĐTNN gián tiếp. Một là, thu hút FDI đòi hỏi chính sách và biện pháp toàn diện hơn, phức tạp hơn, dài hạn hơn thu hút ĐTNN gián tiếp. Thu hút FDI không chỉ là thu hút vốn (dưới hình thức ngoại tệ), mà còn thu hút cả tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, công nghệ), kinh nghiệm quản lý và thương hiệu của nhà ĐT. Chính vì thế, thu hút FDI cần các chính sách và biện pháp đặc biệt như xúc tiến ĐT nhằm giới thiệu với các nhà ĐTNN môi trường SXKD an toàn, cam kết bảo hộ tài sản của nhà ĐT lâu dài, cam kết về các điều kiện thuận lợi đối với bản thân nhà ĐT với tư cách môi trường làm việc, quan hệ với đối tác Hai là, thu hút FDI còn liên quan đến các rủi ro khi xây dựng và điều hành DN trong thời gian dài. Chính vì thế, thu hút FDI cần sự cam kết mạnh mẽ của chính quyền, cần phát triển các thị trường liên quan đến hoạt động SXKD, cần cho phép nhà ĐTNN tiếp cận các nguồn lực địa phương như lao động, tài nguyên, thể chế hành chính, dịch vụ tương thích với nước ĐT.
  42. 37 Ba là, thu hút FDI là du nhập cả nhà ĐT lẫn năng lực sản xuất của nhà ĐT vào trong nước, du nhập đối thủ cạnh tranh trực diện với DN trong nước, du nhập nguồn gây ô nhiễm môi trường tiềm tàng . Chính vì thế, cần có chính sách thu hút FDI trong cân đối lợi ích với bảo vệ sản xuất của DN trong nước, bảo vệ môi trường, lợi ích quốc gia. Chính sách thu hút FDI thành công phải được xem xét toàn diện trên cả năng lực sản xuất lẫn lợi ích của nước nhận ĐT và nhà ĐTNN. Bốn là, thu hút FDI có mục đích đa dạng hơn thu hút ĐTNN gián tiếp. Nhà ĐTNN gián tiếp chỉ cung cấp nguồn vốn ngoại tệ, chỉ quan tâm đến lợi nhuận, trong khi đó nhà ĐT trực tiếp nước ngoài còn cung cấp công nghệ, thị trường, đào tạo tay nghề, kinh nghiệm quản lý và quan tâm đến nhiều mục tiêu như lợi nhuận, phát triển thị trường, tiếp cận tài nguyên của nước nhận ĐT, phân tán rủi ro Chính vì thế, chính sách thu hút FDI cũng đa dạng hơn chính sách thu hút ĐTNN gián tiếp. Năm là, khác với thu hút ĐTNN gián tiếp, thu hút FDI liên quan trực tiếp đến lợi thế sản xuất cạnh tranh của quốc gia, địa phương. Lợi thế sản xuất cạnh tranh có thể là lao động rẻ, nguồn tài nguyên khan hiếm, thị trường tiêu thụ rộng lớn, chi phí ĐT thấp Khi còn lợi thế cạnh tranh, nước nhận ĐT còn khả năng thu hút FDI. Khi hết lợi thế cạnh tranh, dù có cố gắng xúc tiến ĐT, FDI cũng rút đi. Trong khi đó, ĐTNN gián tiếp chỉ cần lãi suất cao và khả năng đảm bảo trả nợ của nước nhận ĐT. Thu hút FDI vào vùng kinh tế thực chất cũng là thu hút FDI nhưng địa bàn thu hút và mục tiêu thu hút đã được xác định, đó là thu hút FDI vào một vũng lãnh thổ cụ thể (được gọi là vùng kinh tế) đặt trong mối quan hệ liên kết giữa các đơn vị hành chính trong vùng nhằm mục tiêu nâng cao lợi ích chung của cả vùng. Nói cách khác, thu hút FDI vào vùng kinh tế là nỗ lực của các địa phương trong vùng kinh tế nhằm đề ra và phối hợp thực hiện tổng thể các chính sách và biện pháp khuyến khích nhà ĐTNN đưa vốn, tài sản, công nghệ
  43. 38 vào các DN có trụ sở đặt trên địa bàn vùng kinh tế hướng đến mục tiêu nâng cao lợi ích nhận được từ FDI của cả vùng kinh tế. Điều cần nhấn mạnh trong khái niệm này là sự phối hợp giữa các địa phương trong vùng kinh tế nhằm nâng cao lợi ích thu được từ FDI của cả vùng kinh tế. Tuy nhiên, đây cũng chính là khó khăn của thu hút FDI theo vùng kinh tế, bởi về cơ bản không có chính quyền vùng kinh tế nên không hình thành một trung tâm điều hành chính sách riêng của vùng. Thông thường chính phủ đảm nhiệm vai trò điều phối chung này. Có nhiều hình thức điều phối như quy hoạch vùng kinh tế, thành lập cơ quan điều phối theo chướng trình phát triển vùng kinh tế, thành lập các văn phòng chỉ đạo vùng kinh tế Tuy nhiên, do các địa phương trong vùng kinh tế đôi khi cạnh tranh với nhau trong thu hút FDI, dẫn đến xu hướng hành động lợi mình, hại chung cho cả vùng kinh tế. Trong trường hợp này, nếu các cơ quan điều phối vùng kinh tế không có đủ quyền hành để phối hợp hành động giữa các địa phương, sẽ xuất hiện nguy cơ một vài địa phương "xé rào", khiến cơ chế phối hợp theo vùng kinh tế phá sản. Khi đó, thu hút FDI theo vùng kinh tế chỉ là con số cộng các nỗ lực của các địa phương trong vùng, không loại trừ các nỗ lực này ngược chiều lợi ích với nhau. 2.1.2.3. Đặc điểm thu hút đầu tư nước ngoài vào vùng kinh tế * Sự khác biệt của thu hút FDI vào vùng kinh tế so với thu hút FDI vào một quốc gia. Thu hút FDI vào vùng kinh tế khác với thu hút FDI vào một quốc gia ở những điểm sau đây: - Chủ thể thu hút FDI vào một quốc gia là Chính phủ, Quốc hội đại diện cho lợi ích quốc gia và có quyền hạn, sức mạnh rất lớn, có uy tín với chính phủ và nhà ĐT nước ngoài. Thu hút FDI vào vùng kinh tế không có chủ thể đại diện cho lợi ích của vùng, không có ngân sách riêng và không có cơ quan điều hành toàn diện. Thu hút FDI vào vùng kinh tế phụ thuộc rất lớn vào
  44. 39 thiện ý hợp tác của các cơ quan quản lý hành chính địa phương. Nếu không được các cơ quan này ủng hộ, vùng kinh tế sẽ không có chính sách chung. Song trong thực tế, nhiều khi cơ chế hợp tác chỉ manh tính tự nguyện nên hiệu lực hợp tác không vững bền, nguy cơ các bên hợp tác phân ly vì mâu thuẫn lợi ích là rất lớn. - Vùng kinh tế có phạm vi và lợi thế hạn hẹp hơn quốc gia rất nhiều. Đối với một quốc gia, có thể ưu tiến phát triển các vùng có lợi thế ĐT trước, các vùng khó khăn phát triển sau. Đối với vùng, do các địa phương có điều kiện tương đồng nên không thể để tỉnh này đi trước, kéo tỉnh kia đi sau nhờ lợi thế ĐT. Chính vì thế, thu hút FDI vào vùng kinh tế mang tính cạnh tranh gay gắt hơn so với thu hút FDI vào quốc gia. Hơn nữa, trong ngắn hạn, với lợi thế như nhau, các địa phương trong vùng kinh tế có xu hướng cạnh tranh mạnh hơn là liên kết. Muốn có sự liên kết, cần thời gian để hình thành quá trình chuyên môn hóa nội vùng, mà điều này là không dễ dàng với các vùng khó khăn. - Thu hút FDI vào vùng kinh tế còn phải đối mặt với sự cạnh tranh của vùng khác. Về mặt lý thuyết, nhà ĐTNN sẽ lựa chọn vị trí xây dựng DN dựa trên các tiêu chí: sự sẵn có của nguồn lực đầu vào với giá cả cạnh tranh; môi trường ĐT thuận lợi, nhất là hiệu lực quản lý theo luật pháp, kết cấu hạ tầng; khoảng cách đến thị trường và sự sẵn có cũng như chi phí cạnh tranh về vận chuyển Vì thế, có những vùng thuận lợi thì thu hút FDI dễ dàng, dù rằng chính quyền địa phương ít ưu đãi. Những vùng khó khăn, dù chính sách ưu đãi khá rộng, thu hút FDI vẫn khó khăn. Tính đồng nhất và chuyên môn hóa của vùng cũng gây khó khăn cho thu hút FDI nếu như ở đó chưa có các kênh tiêu thụ và vận chuyển liên vùng thuận tiện. Thông thường các vùng có điều kiện thuận lợi cho ĐT có lợi thế thu hút FDI hơn. Các vùng khó khăn, hoặc phải chờ làn sóng đầu tư muộn hơn khi các vùng phát triển trở nên kém hấp dẫn hoặc nhờ có tác động nào đó làm thay đổi lợi thế cạnh tranh của vùng. Các vùng thuận lợi cũng có thể trở nên
  45. 40 khó thu hút FDI khi mật độ ĐT khá lớn, không gian ĐT chật hẹp, chi phí cho hoạt động ĐT tăng lên Nói cách khác, ngay cả khi FDI vào một nước không thay đổi, FDI vào một vùng kinh tế nào đó vẫn có thể có biến động rất lớn do thay đổi lợi thế cạnh tranh theo vùng. * Sự khác biệt của thu hút FDI vào vùng kinh tế so với thu hút FDI một tỉnh: Thứ nhất, khác với thu hút FDI vào đơn vị hành chính cấp tỉnh, thu hút FDI vào vùng không có cơ chế hoạch định và tổ chức thực hiện các chính sách và hành động chung cho vùng. Ở nhiều nước, chính phủ khắc phục nhược điểm này bằng cách xây dựng các chương trình phát triển vùng và giao cho một cơ quan điều phối. Ở Việt Nam thường đặt ra các ban chỉ đạo vùng nhưng thẩm quyền và tiềm lực tài chính hạn chế, ít có khả năng thiết lập khung khổ hợp tác chung nếu không nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của bộ máy quản lý hành chính các tỉnh. Thứ hai, hợp tác giữa các đơn vị hành chính trong vùng để thu hút FDI thường bị phá vỡ bởi hành vi chạy theo lợi ích cục bộ và cạnh tranh không lành mạnh. Sự thống nhất hành động theo vùng thường dựa trên cơ chế điều tiết của Ban chỉ đạo vùng hoặc chương trình chỉ đạt được nỗ lực thực thi một số chính sách, chương trình khuyến khích ĐT của chính quyền trung ương. Trong khi đó các chính quyền địa phương có nhu cầu, mục tiêu và phương tiện hành động khác nhau. Vì thế, đôi khi các tỉnh khó phối hợp với nhau, nhất là về phương diện bảo vệ nguồn tài nguyên chung (ví dụ các dòng sông, bầu khí quyển ), các biện pháp về thu hút nhân lực, các chính sách ưu đãi tiếp cận đất . Trong trường hợp FDI khan hiếm so với nhu cầu, hợp tác giữa các đơn vị hành chính trong vùng càng khó khăn. Nếu chính quyền các tỉnh trong vùng không có khả năng phối hợp với nhau trong khuôn khổ quy hoạch chung của vùng để định hướng thu hút FDI thì hậu quả sẽ là lợi ích tính theo vùng sẽ giảm sút, trong khi có tỉnh được lợi, có tỉnh chịu thiệt. Trên thực tế, cơ chế phối hợp giữa các tỉnh là rất khó và không có hiệu lực mạnh nếu tỉnh có tiềm lực tài chính, có trình độ phát triển cao
  46. 41 trong vùng không đứng ra kêu gọi, hỗ trợ các tỉnh khác thực hiện chiến lược chung. Hơn nữa, khi một tỉnh nào đó bị thiệt mà không có cơ chế bù đắp, phá lệ nhằm vụ lợi mà không bị trừng phạt, thì cơ chế hợp tác có nguy cơ bị vô hiệu hóa. Đây là đặc điểm nổi bật và rất khó khắc phục của thu hút FDI theo vùng. Thứ ba, thu hút FDI theo vùng còn gặp khó khăn do tập trung lao động và di chuyển dân cư theo ngành chuyên môn hóa gây áp lực vào hệ thống kết cấu hạ tầng chung như nhà ở, trường học, bệnh viện, đường giao thông. Mức độ tập trung, chuyên môn hóa theo vùng cũng khiến các dịch vụ sinh hoạt phải lưu chuyển từ vùng khác đến làm cho giá cả có xu hướng tăng lên, ảnh hưởng đến chất lượng sống của dân cư, chi phí sản xuất của nhà ĐT. Ngoài ra, sản xuất tập trung đòi hỏi phải phát triển các dịch vụ hỗ trợ như xử lý chất thải, cung ứng sản xuất ở quy mô lớn cũng đòi hỏi năng lực tổ chức tốt của các cơ quan điều phối chung. 2.1.3. Lợi ích của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo vùng kinh tế Thu hút FDI theo vùng kinh tế mang lại những lợi ích sau đây: - Chính sách thu hút FDI chung của vùng kinh tế sẽ tạo điều kiện để các tỉnh tham gia vào phân công chuyên môn hóa, qua đó thu được lợi ích tổng thể lớn hơn cho dân cư trong vùng kinh tế, cho quốc gia, làm tăng vị thế đàm phán, thỏa thuận của chính quyền cấp tỉnh với nhà ĐTNN, hạn chế cạnh tranh bất lợi giữa các tỉnh. Bởi vì mỗi tỉnh trong vùng ít nhiều cũng có lợi thế khác nhau. Nếu các tỉnh hợp tác với nhau trên nền tảng phát huy lợi thế riêng nhằm thu hút dự án FDI mang tính chuyên môn hóa, đồng thời hợp tác cung ứng dịch vụ cho nhau, nhất là hợp tác để có chính sách chung, quan điểm chung trong thỏa thuận với nhà ĐTNN, hạn chế tối đa việc nhà ĐTNN khai thác sự khác biệt trong chính sách ưu đãi không cần thiết của các tỉnh trong vùng kinh tế, thì lợi ích của các địa phương nhận được sẽ cùng tăng. - Chính sách thu hút FDI thống nhất theo vùng kinh tế tạo điều kiện tập trung nguồn lực kết nối hệ thống kết cấu hạ tầng, phân công trách nhiệm của mỗi tỉnh trong vùng nhằm tạo môi trường có tổ chức, có sức cạnh tranh, có thị
  47. 42 trường lớn, qua đó phát huy lợi thế của vùng kinh tế, hấp dẫn các nhà ĐTNN. Quy mô vùng kinh tế sẽ đủ lớn để cho phép bố trí theo hướng chuyên môn hóa sâu các cơ sở sản xuất chính, cơ sở sản xuất hỗ trợ, cơ sở dịch vụ chung một cách hợp lý, tạo điều kiện cho nhà ĐTNN tổ chức sản xuất theo quy mô hiệu quả, nhờ đó các bên cùng có lợi. - Chính sách thu hút FDI theo vùng kinh tế tập trung nguồn lực, sức mạnh và cơ chế giải quyết các vấn đề liên tỉnh như xây dựng các công trình phục vụ lao động di cư, kiểm soát ô nhiễm môi trường, kết nối hệ thống đường giao thông, năng lượng, cấp thoát nước. Thu hút FDI theo vùng kinh tế còn cho phép kết hợp giữa các vùng sinh thái nhằm sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên khan hiếm, nhất là tài nguyên đất, nước Tuy nhiên, thu hút FDI theo vùng kinh tế cũng đặt ra những yêu cầu và áp lực mới mà nếu vùng không có khả năng hóa giải, thích ứng thì tác động không mong muốn của FDI có thể làm giảm đáng kể các lợi ích mà nó mang lại cho vùng, thậm chí có thể mang lại tác động âm đến phát triển kinh tế vùng. Cụ thể là: - Chính sách chung của vùng kinh tế có thể giảm độ hấp dẫn của từng tỉnh khiến nhà ĐTNN không muốn ĐT vào vùng. - Sự phối hợp các tỉnh trong vùng kinh tế nếu thiếu chặt chẽ cũng làm giảm tính tích cực của nhà ĐTNN vào vùng. Nhà ĐTNN thường "ái ngại" về tính bền vững của các hợp tác không được bảo đảm nên họ sẽ không tin tưởng ĐT theo chính sách chung của vùng kinh tế. 2.2. ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VÙNG KINH TẾ 2.2.1. Điều kiện thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế 2.2.1.1. Tạo lập môi trường chung nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vì lợi ích của cả vùng kinh tế Môi trường ĐT là tổng thể các bộ phận tác động qua lại lẫn nhau và chi phối mạnh mẽ hoạt động ĐT, buộc các nhà ĐT phải tự điều chỉnh các mục
  48. 43 đích, hình thức và phạm vi hoạt động cho thích hợp. Môi trường ĐT phụ thuộc vào thiện ý của chính quyền và điều kiện khách quan. Các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư trong vùng kinh tế gồm: môi trường chính trị, môi trường kinh tế, môi trường văn hóa, xã hội, môi trường thông tin. Trước hết là xây dựng và duy trì môi trường chính trị ổn định, hệ thống luật pháp đồng bộ. Tính chất ổn định của môi trường chính trị thể hiện ở sự đầy đủ, rõ ràng, minh bạch của các thể chế chính trị. Mặc dù vùng kinh tế không có cơ quan hành chính điều hành, nhưng để môi trường vùng kinh tế đủ sức hấp dẫn nhà ĐTNN, thì các quyết định chính trị của chính quyền trung ương và chính sách của địa phương phải hợp lý, tuân thủ các cam kết có tính dài hạn, có cơ chế đền bù khi thay đổi chính sách làm tổn hại lợi ích của nhà ĐT. Đặc biệt, hệ thống luật pháp phải đảm bảo an toàn cho các nhà ĐTNN, đảm bảo hiệu lực thực thi các quan hệ giao kết hợp đồng. Đây là các điều kiện tiên quyết để nhà ĐTNN tin tưởng bỏ vốn thành lập cơ sở SXKD lâu dài tại địa phương. Tạo lập môi trường kinh tế thị trường đồng bộ, nhất là thị trường tài chính, thị trường đất đai và thị trường lao động cho phép các DN FDI hoạt động thuận lợi. Những điều kiện hạn chế tiếp cận thị trường nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích của địa phương phải được công bố công khai và hỗ trợ nhà ĐTNN tuân thủ. Tuân thủ các cam kết về mở cửa thị trường, hỗ trợ DN FDI tiếp cận nguồn lực theo nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng với các DN khác trong vùng. Bên cạnh bảo đảm một môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà ĐT trong vùng, cần bảo hộ ở mức độ nhất định cạnh tranh của sản phẩm trong nước với với hàng NK phù hợp, tạo điều kiện cho các nhà ĐTNN nhập khẩu nguyên, vật liệu, máy móc phục vụ công việc kinh doanh của họ. Các hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước thuộc những ngành được coi là non trẻ nên có một thời gian được bảo hộ để cạnh tranh được với hàng hóa và dịch vụ NK.
  49. 44 Chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý nhà nước phải thiết lập các kênh thông tin tạo thuận lợi cho trao đổi hai chiều với nhà ĐTNN về các vấn đề chính sách, quy định luật pháp liên quan đến FDI, có thiện chí thu với nhà ĐTNN, hỗ trợ họ tháo gỡ khó khăn trong quá trình đầu tư. Để bảo đảm quyền cơ bản của nhà ĐT nói chung, trong đó có nhà ĐTNN, thể chế luật pháp phải rõ ràng, minh bạch, cụ thể là: - Bảo đảm cơ chế giải quyết tranh chấp công bằng đối với nhà ĐTNN trên cơ sở các quy định ở những điều khoản đầu tiên của Luật Đầu tư cũng như thông qua việc tham gia vào Hiệp định bảo đảm ĐT đa phương. - Bảo hiểm cho những mất mát, rủi ro có tính chính trị, như DN có vốn DTNN không bị quốc hữu hóa, được đền bù thỏa đáng khi có rối loạn, có cơ chế cân bằng ngoại tệ cần thiết trong việc chuyển đổi từ đồng nội tệ sang đồng ngoại tệ. - Chuyển thu nhập về nước: Trong mọi trường hợp, nhà ĐTNN phải được chuyển các khoản lợi nhuận, lợi tức đầu tư, vốn ĐT cả gốc và lãi, thu nhập của nhân viên nước ngoài, tiền bản quyền, phí kỹ thuật về nước nếu họ muốn. Có các cam kết quốc tế về quyền lợi chính đáng của nhà ĐT. - Đặt quy chế phối hợp giữa các địa phương trong vùng kinh tế nhằm đảm bảo các quy định của chính phủ và các cam kết hợp tác trong vùng kinh tế được thực thi nghiêm minh. Có cơ chế chế tài các tổ chức phá vỡ cam kết. 2.2.1.2. Phối hợp giữa các tỉnh trong thực thi chính sách ưu đãi dành cho nhà đầu tư nước ngoài - Phối hợp chính sách cho phép người nước ngoài làm việc trong vùng kinh tế. Các chính sách này bao gồm các quy định liên quan đến xuất, nhập cảnh của nhà ĐTNN để phục vụ công việc ĐT của họ. Trong nội dung này, các tỉnh phải phối hợp để có quy định chung về: (i) Điều kiện để người nước ngoài vào làm việc trong vùng; (ii) Phối hợp công nhận bằng chứng xác nhận người nước ngoài đủ điều kiện làm việc trong vùng; (iii) Phối hợp quy định
  50. 45 những ngành nghề cần thiết phải sử dụng lao động nước ngoài; (iv) Phối hợp thiết kế các chương trình đào tạo để thay thế lao động nước ngoài bằng lao động trong nước. - Phối hợp cùng bảo đảm về quyền sở hữu sáng chế, nhãn hiệu thương mại cũng là một điều kiện kích thích các nhà ĐTNN đưa sáng chế, phát minh của họ vào nước nhận ĐT. - Thống nhất các ưu đãi đối với nhà ĐTNN về tiếp cận nguồn lực như tín dụng, bất động sản nói chung, đất đai nói riêng. - Thống nhất chính sách miễn, giảm thuế cho nhà ĐTNN bao gồm: Miễn thuế vốn đối với các khoản chuyển nhượng hay phần kiếm được từ cổ phiếu. Miễn, giảm thuế suất, thuế thu nhập DN. Kinh nghiệm cho thấy, sau một thời gian miễn thuế, các nước thường giảm thuế để khuyến khích các nhà ĐTNN để họ hoạt động lâu dài. Miễn, giảm các loại thuế thu nhập khác như không phải nộp các khoản thuế địa phương. Phải quy định rõ ràng ngành được miễn, giảm thuế, ví dụ như ngành định hướng XK hay ngành thu về nhiều ngoại tệ cho đất nước. Miễn thuế bản quyền để khuyến khích nhà ĐT nước ngoài chuyển giao công nghệ vào nước sở tại. Miễn các khoản thuế và phí khác, như thuế thu nhập cá nhân đối với chuyên gia kỹ thuật nước ngoài làm việc ở các khu vực được ưu tiên, thuế doanh thu hay các mức thuế đặc biệt khi khởi sự kinh doanh Trong một số dự án cần khuyến khích, nhà ĐTNN có thể được hưởng ưu đãi về giá cho thuê đất và chi phí khác khi triển khai và vận hành dự án. - Thống nhất những khoản hỗ trợ cho nhà ĐTNN, như có thể cho phép tính các chi phí tổ chức và tiền vận hành vào chi phí của dự án trong một thời gian nhất định nhằm giảm thuế thu nhập DN; nếu DN dùng lợi nhuận để tái ĐT thì sẽ giảm thuế theo những ưu đãi nhất định; trợ cấp ở một tỷ lệ và trong một thời hạn nhất định đối với của khoản ĐT; miễn trừ các khoản khấu trừ khác dưới những quy định ưu đãi đặc biệt đối với một số dự án để khuyến khích ĐT. Trả lại những khoản thuế đã phải nộp nếu họ thực hiện tái ĐT
  51. 46 - Thống nhất các khuyến khích đặc biệt: Đối với các công ty đa quốc gia, do vị thế và ảnh hưởng đặc biệt của nó, nên nước tiếp nhận ĐT thường có những khuyến khích đặc biệt. Các địa phương phải cùng nhau cân nhắc xem nên thực hiện chính sách khuyến khích đặc biệt đó như thế nào để vẫn đảm bảo nguyên tắc "sân chơi bình đẳng" giữa các nhà ĐT, vừa có lợi cho vùng. Một số trường hợp có thể sử dụng khuyến khích đặc biệt đối với các công ty đa quốc gia có ghi tên ở thị trường chứng khoán, các công ty đa quốc gia được thành lập các công ty cổ phần, công ty đa quốc gia chuyển giao công nghệ và khuyến khích việc thiết lập các trụ sở chính bằng việc cho phép thành lập các công ty mua sắm của công ty đa quốc gia đó ở nước sở tại; đơn giản hóa các thủ tục hải quan và các đòi hỏi về quản lý ngoại hối, đăng ký làm thẻ cho nhân viên Việc thành lập các khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp tập trung cũng là một biện pháp khuyến khích các công ty đa quốc gia hoạt động ở nước sở tại. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và hoạt động của các tổ chức tài chính nước ngoài bằng cách miễn, giảm các khoản thuế và nghĩa vụ tài chính nhằm khuyến khích các DN nước ngoài ĐT vào nước sở tại. Có thể ban hành những quy định nhằm tạo điều kiện cho nhà ĐTNN tiến hành công việc kinh doanh ở nước sở tại. 2.2.1.3. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kết nối trong vùng kinh tế thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài Các dự án FDI thường đòi hỏi kết cấu hạ tầng hiện đại. Trong điều kiện khó khăn, các nước đang phát triển thường tập trung hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng KCN phù hợp với các dự án FDI để gom các cơ sở vào một số địa điểm có kết cấu hạ tầng thuận lợi hơn. Để thu hút FDI vào KCN trong vùng kinh tế, các tỉnh cần phối hợp với nhau trong thực hiện các hoạt động sau: - Quy hoạch hợp lý các KCN. Trong các KCN tạo mặt bằng "sạch" giao cho dự án ĐT. Thông thường, việc thu hồi đất của nông dân để xây dựng KCN là khó khăn nên các chính quyền trong vùng cần bàn bạc thống nhất
  52. 47 thực hiện theo nguyên tắc: ưu tiên củng cố và lấp đầy các KCN cũ, hạn chế giao đất ngoài KCN cho các DN FDI. Việc xây dựng các KCN ở vị trí thuận lợi và có kết cấu hạ tầng đồng bộ, kết nối trong vùng kinh tế và liên vùng cần phải được ưu tiên nhằm tạo điều kiện hấp dẫn nhà ĐTNN. - Các tỉnh trong vùng phối hợp kết nối hệ thống kết cấu hạ tầng đảm bảo quá trình vận chuyển thuận lợi, chi phí dịch vụ thấp. Chương trình xây dựng hạ tầng nhà ở, khu vui chơi, giải trí cho công nhân cũng phải được thực hiện trên quan điểm vùng nhằm giải quyết hiệu quả vấn đề lao động di cư. 2.2.1.4. Xúc tiến đầu tư, hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án trong vùng kinh tế Đẻ giảm chi phí, các tỉnh trong vùng kinh tế cần thiết lập các kênh thông tin, quảng bá, xúc tiến đầu tư để cộng đồng và các nhà ĐT trên thế giới thấy được tiềm năng, lợi thế, danh mục các lĩnh vực ưu đãi ĐT của vùng kinh tế, tránh cạnh tranh với nhau dẫn đến tổn hại lợi ích chung cả vùng. Thông thường, các tỉnh cần hợp tác để tổ chức xúc tiến ĐT ở trong nước và nước ngoài, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, tiềm năng, ưu thế của vùng kinh tế đến cộng đồng các nhà ĐTNN thông qua các hội nghị xúc tiến ĐT tổ chức ở quy mô vùng kinh tế, phối hợp tổ chức xúc tiên sở nước ngoài. Có thể xây dựng trang thông tin xúc tiến ĐT của vùng do địa phương phát triển nhất đảm nhiệm. Tiến hành phân công xúc tiến ĐT ở các khu vực khác nhau trong vùng kinh tế cho các tỉnh trong vùng phụ trách. Cần có sự hợp tác của các tỉnh để biên tập và phát hành tài liệu xúc tiến ĐT, quảng bá hình ảnh ở nước nước. 2.2.3. Tiêu chí đánh giá kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo vùng Để đánh giá kết quả thu hút FDI, người ta sử dụng hệ thống các tiêu chí như sau: Một là, quy mô, cơ cấu các dự án FDI. Tiêu chí này được đo bằng số tuyệt đối, tức tổng vốn đăng ký, tổng vốn thực hiện, số lượng dự án, cơ cấu
  53. 48 ngành nghề, nước ĐT, trình độ công nghệ, của FDI. Cũng có thể đo bằng số tương đối, tức tỷ trọng của FDI trong tổng vốn ĐT, trong vốn ĐT theo ngành, lĩnh vực, tỷ trọng các dự án FDI trong tổng các dự án ĐT Hai là, tỷ trọng của FDI trong giá trị sản xuất theo vùng, theo ngành, trong cung cấp thu nhập, việc làm của dân cư, trong XK, NK, trong tổng vốn ĐT xã hội, trong thu NSNN. Tiêu chí này đo lường mức độ đóng góp của FDI vào thành quả chung; nó cũng có thể đo lường bằng cách so với các chủ ĐT khác. Ví dụ: Tỷ trọng FDI trong giá trị sản xuất (GTSX) công nghiệp trong vùng được tính bằng tỷ lệ GTSX do các DN FDI cung cấp/ Tổng GTSX của vùng hoặc theo ngành. Ba là, đối tác ĐT vào vùng kinh tế. Chỉ tiêu này đo bằng số lượng các nước có vốn ĐT vào vùng kinh tế có gắn với vị thế của các nước đó trong nền kinh tế thế giới để thấy được mức độ hấp dẫn của vùng kinh tế. Bốn là, lợi ích nhận được từ FDI đến vùng. Chỉ tiêu này đo lường tác động trực tiếp và gián tiếp của của FDI đối với phát triển vùng. Ví dụ, đống góp của FDI đối với tăng trưởng của vùng kinh tế, với thu nhập và việc làm của dân cư trong vùng, đối với cải thiện trình độ công nghệ của vùng, đối với xuất, nhập khẩu, nâng cấp kết cấu hạ tầng, liên kết của FDI với DN trong nước, các ngành mới xuất hiện nhờ FDI Năm là, các tác động không mong muốn của FDI. Chỉ tiêu này đo bằng mức độ ảnh hưởng của FDI đến môi trường, đến tài nguyên khan hiếm, . 2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế Việc thu hút FDI vào vùng kinh tế chịu tác động bởi nhiều yếu tố, có thể phân chia thành các yếu tố bên ngoài và các yếu tố bên trong vùng. 2.2.4.1. Các yếu tố bên ngoài vùng kinh tế Yếu tố bên ngoài vùng ảnh hưởng đến thu hút FDI được hiểu là các tác động vào hoạt động thu hút FDI mà không phụ thuộc vào vùng tiếp nhận ĐT. Các yếu tố này bao gồm:
  54. 49 - Tình hình kinh tế thế giới, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và liên kết khu vực. Tình hình kinh tế thế giới sáng sủa hay ảm đạm đều ảnh hưởng trực tiếp đến luồng di chuyển FDI. Nếu các DN ở nước đầu tư gặp khó khăn, không những vốn của nước này ĐT ra nước khác có xu hướng giảm, mà các dự án đang ĐT dở dang ở nước ngoài cũng sẽ có nguy cơ chậm tiến độ. Nếu nhà ĐTNN dự báo kinh tế thế giới gặp khó khăn, nhiều rủi ro thì họ cũng sẽ không tích cực ĐT ra nước ngoài do lo sợ thị trường co hẹp và ngược lại. Nếu xu thế hội nhập và liên kết khu vực gia tăng thì vùng tiếp nhận ĐT sẽ có cơ hội để thu hút thêm FDI và ngược lại, nó sẽ gây ra bất lợi và giảm sút nguồn vốn ĐT này. - Sự sẵn có vốn và động cơ của các nhà ĐTNN. Những yếu tố này tác động trực tiếp tới khả năng ký kết, thực hiện và triển khai dự án FDI, qua đó ảnh hưởng tới tiến độ thu hút FDI của vùng tiếp nhận. Ngoài yêu cầu về an toàn tài sản, động cơ chung nhất của các nhà ĐTNN là tìm kiếm lợi nhuận cao và sự thịnh vượng lâu dài của DN. Tuy nhiên, động cơ cụ thể của từng chủ ĐT trong từng dự án là rất khác nhau, tùy thuộc vào chiến lược phát triển của DN và mục tiêu của chủ ĐT ở thị trường nước ngoài, tùy thuộc vào mối quan hệ sẵn có của chủ ĐT với vùng kinh tế. Có ba động cơ tạo nên ba định hướng khác nhau của nhà ĐT nước ngoài ảnh hưởng đến nước thu hút FDI là: động cơ định hướng thị trường, động cơ định hướng chi phí và động cơ định hướng nguồn nguyên liệu. Ngoài ra, hiện nay còn tồn tại một số động cơ khác khi ĐT ra nước ngoài. Ví dụ, như động cơ theo định hướng liên minh với mục đích là tạo thế độc quyền, thường xuất hiện ở các nhà ĐT tiến hành sáp nhập. Hình thức này đem lại lợi nhuận lớn hơn cho nhà ĐT nhưng không có lợi cho thị trường nước sở tại. - Sự cạnh tranh của các vùng khác trong nước. Mỗi quốc gia được cấu thành bởi các vùng kinh tế khác nhau, mỗi vùng có lợi thế nhất định. Nếu sức cạnh tranh của các vùng khác mạnh hơn vùng kinh tế nghiên cứu thì sẽ khó
  55. 50 thu hút FDI vào vùng. Ngược lại, vùng kinh tế nghiên cứu có sức cạnh tranh cao hơn các vùng kinh tế khác thì thuận lợi cho thu hút FDI vào vùng kinh tế nghiên cứu hơn. - Quy hoạch phát triển và chính sách phát triển vùng của quốc gia. Chính phủ ở các nước có quy hoạch và chương trình phát triển các vùng kinh tế trong dài hạn. Nếu quy hoạch và chính sách phát triển vùng kinh tế của chính phủ cùng hướng với động cơ của các nhà ĐTNN thì khả năng sẽ thu hút được nhiều FDI hơn và ngược lại. 2.2.4.2. Các yếu tố bên trong vùng kinh tế Yếu tố bên trong được hiểu là các yếu tố thuộc về vùng kinh tế tiếp nhận FDI. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng vùng kinh tế mà mức độ tác động của từng yếu tố có khác nhau. - Điều kiện tự nhiên của vùng kinh tế. Đây là yếu tố quy định các ngành mà vùng kinh tế có thể thu hút FDI. Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên của vùng mà có thể tác động vào động cơ của nhà ĐTNN trong thu hút FDI. Đặc biệt, lợi thế so sánh về địa hình, vị trí, khoảng cách của vùng so với các vùng kinh tế khác có ảnh hưởng rất lớn đến thu hút FDI. - Trình độ phát triển kinh tế, xã hội nội vùng kinh tế. Yếu tố này ảnh hưởng lớn đến đến quy mô, cơ cấu, số lượng dự án FDI có thể thu hút vào vùng kinh tế. Một vùng kinh tế có trình độ phát triển cao sẽ hấp dẫn nguồn vốn FDI hơn vùng lạc hậu. Đặc biệt, mức độ đầy đủ của các dịch vụ hỗ trợ, giao thông thuận tiện, dân cư thân thiện, thông thạo ngoại ngữ sẽ hỗ trợ đắc lực cho chính sách thu hút FDI. Nếu trật tự xã hội trong vùng kinh tế ổn định, dân trí có trình độ và tay nghề tốt, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển, thì dễ dàng thu hút FDI hơn các vùng vùng kinh tế thiếu vắng điều kiện này. Một hệ thống DN trong nước phát triển, đủ sức tiếp nhận công nghệ chuyển giao và là đối tác ngày càng bình đẳng với các nhà ĐTNN là điều kiện cần thiết để mở rộng tiếp nhận FDI. Tương tự, mạng lưới dịch vụ tài chính - ngân hàng có vai trò quan trọng trong thu hút FDI vào phát triển vùng kinh tế.