Kinh tế và Quản lý môi trường - Cơ sở khoa học – Kỹ thuật – Công nghệ của quản lý môi trường

ppt 27 trang vanle 2190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kinh tế và Quản lý môi trường - Cơ sở khoa học – Kỹ thuật – Công nghệ của quản lý môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptkinh_te_va_quan_ly_moi_truong_co_so_khoa_hoc_ky_thuat_cong_n.ppt

Nội dung text: Kinh tế và Quản lý môi trường - Cơ sở khoa học – Kỹ thuật – Công nghệ của quản lý môi trường

  1. Nhóm 8 Chủ đề:Cơ sở khoa học – kỹ thuật – công nghệ của quản lý môi trường
  2. Nhóm 8 1. Nguyễn Thị Liên 2. Trương Thị Thúy 3. Đoàn Thị Trang 4. Trần Thị Thu Hường 5. Nguyễn Thị Hường
  3. MÔI TRƯỜNG – CẢNH BÁO CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ?
  4. I: Đặt vấn đề Quản lý môi trường với tư cách là một lĩnh vực khoa học ứng dụng có chức năng phân tích, đánh giá và áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, quản lý xã hội để giải quyết tổng thể các vấn đề môi trường do phát triển đặt ra.
  5. II – NỘI DUNG • CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG • CƠ SỞ KT-CÔNG NGHỆ CỦA QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG • MÔ HÌNH QUẢN LÝ Ở MỘT SỐ NƯỚC.
  6. 1: Cơ sở khoa học của quản lý môi trường • Năm 1960 đến nay nhiều số liệu, tài liệu nghiên cứu về môi trường đã được tổng kết và biên soạn thành các giáo trình, chuyên khảo. Trong đó, có nhiều tài liệu cơ sở, phương pháp luận nghiên cứu môi trường, các nguyên lý và quy luật môi trường.
  7. 1: Cơ sở khoa học của quản lý môi trường Sự nâng cao hiểu biết của con người về các tác động của mình tới tự nhiên, những ảnh hưởng gây hậu quả nghiêm trọng tới cuộc sống: Biến đổi khí hậu, Suy thoái tầng Ozon, Dâng cao mực nước biển, Ô nhiễm biển
  8. 1: Cơ sở khoa học của quản lý môi trường Sự ra đời của các công cụ quản lý môi trường như: ➢ Các công cụ tính toán ➢ Các phương pháp khoa học riêng để đánh giá chất lượng môi trường, đánh giá tài nguyên thiên nhiên ➢ Các tiêu chuẩn môi trường
  9. 1: Cơ sở khoa học của quản lý môi trường Sự ra đời của các bộ môn: Khoa học môi trường, công nghệ môi trường, thông tin môi trường, kỹ thuật môi trường. Cùng với việc ứng dụng các thành tựu của các ngành khoa học khác như: hóa học, sinh học, địa lý, vật lý, toán học
  10. 1: Cơ sở khoa học của quản lý môi trường Yêu cầu quản lý môi trường phát triển một cách bền vững. Đòi hỏi nhà quản lý phải dựa trên cơ sở của các ngành khoa học khác.
  11. 2: Cơ sở kỹ thuật- công nghệ của quản lý môi trường Nhờ các kỹ thuật và công nghệ môi trường trong phân tích, đo đạc, giám sát chất lượng môi trường như kỹ thuật viễn thám, tin học được phát triển ở nhiều nước phát triển trên thế giới.
  12. 2: Cơ sở kỹ thuật công nghệ của quản lý môi trường Sự phát triển công nghệ môi trường trong lĩnh vực xử lý chất thải (xử lý chất thải rắn, lỏng, khí) đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
  13. ➢Về lý thuyết tiềm lực kỹ thuật và công nghệ của loài người trong giai đoạn hiện nay cho phép xử lý phần lớn các dạng ô nhiễm phát sinh từ hoạt động sản xuât. ➢Tuy nhiên bản thân môi trường tự nhiên luôn là cỗ máy xử lý khổng lồ và hoạt động liên tục, kể cả khi chưa xuất hiện loài người do vậy cần phải có các phương pháp quản lý tối ưu dựa trên các khả năng của môi trường tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người
  14. 2: Cơ sở kỹ thuật- Công nghệ của quản lý môi trường Sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật, máy móc xử lý, đo đạc, đánh giá các thông số của môi trường trong giai đoạn hiện nay. Nhưng do nhiều nguyên nhân, giá thành của kỹ thuật và thiết bị liên tục thay đổi. Trong khi đó, hoạt động của phát triển luôn theo xu thế của thị trường dẫn đến những loại công nghệ và thiết bị mang lại hiệu quả kinh tế và thuần túy mới được sử dụng.
  15. 2: Cơ sở kỹ thuật- Công nghệ của quản lý môi trường Vì vậy, cần có các hoạt động của quản lý môi trường để điều tiết khả năng ứng dụng công nghệ và thiết bị có lợi cho môi trường sống của toàn nhân loại hiện nay cũng như trong tương lai
  16. 2: Cơ sở kỹ thuật-Công nghệ của quản lý môi trường Sự phát triển các ứng dụng thông tin dự báo môi trường: GIS, mô hình hóa, quy hoạch môi trường, EIA, kiểm toán mội trường. Tuy nhiên các ứng dụng trên chỉ có hiệu quả nếu triển khai ra thực tế thông qua các biện pháp quản lý tổng hợp môi trường của địa phương, ngành, quốc gia, khu vực và thế giới
  17. 2: Cơ sở kỹ thuật- công nghệ của quản lý môi trường Sự hình thành và phát triển nhanh chóng của công nghệ sạch, công nghệ không có phế thải, công nghệ tái chế chất thải trong giai đoạn hiện nay. Một ngành kinh tế của loài người_ngành công nghệ tái chế của chất thải đang phát triển
  18. 2: Cơ sở kỹ thuật-Công nghệ của quản lý môi trường Ở nhiều quốc gia trên thế giới, quản lý môi trường trong tương lai có thể trở thành công cụ trợ giúp đắc lực cho sự phát triển của ngành công nghệ môi trường
  19. Bạn nghĩ gì????? Xử lý rác thải ở nông thôn Việt Nam Ai là người quản lý?
  20. Hình ảnh ở việt nam Công nhân nhà máy xử lý rác Thủy Rác tươi được đưa vào hộc chờ để Phương - Huế bên dây chuyền sơ đưa lên sàng sơ tuyển. tuyển rác
  21. Hình ảnh ở việt nam. Phân bón vi sinh được sản xuất Một số sản phẩm khác từ từ nguồn rác hữu cơ của nhà nhà máy (cọc tiêu giao máy xử lý rác thải Thủy Phương - Huế. thông )
  22. Hình ảnh ở Nhật Bản Nhà máy xủ lý rác Ariake - Tokyo hiện đại nhất thế giới Năng lượng đốt rác nhìn từ ngoài vào được biến thành điện
  23. Hình ảnh ở Nhật Bản Phần cuối cùng của rác là Một số sản phẩm tái sinh cát được dùng trong xây khác. dựng.
  24. C: Kết Luận • Quản lý môi trường là một chuyên ngành khoa học môi trường có chức năng quản lý tổng hợp các hoạt động phát triển của con người đảm bảo duy trì và bảo vệ chât lượng sống của con người cùng các sinh vật trên thế giới trên trái đất hiện tại và tương lai
  25. C. KẾT LUẬN 1.BÀI HỌC KINH NGHIỆM • Phối hợp tốt giữa các ngành khoa học và công cụ cho quản lý. • Áp dụng kỹ thuật công nghệ mới vào xử lý môi trường. • Phân cấp rỏ ràng trong quản lý. • Phát triển kinh tế phải tuân thủ nguyên tắc phát triển bền vững.
  26. C. KẾT LUẬN 2. Đề xuất ý kiến. • Vấn đề môi trường tại Việt Nam đang rất được sự quan tâm của các nhà quản lý. Tuy nhiên vấn đề ô nhiểm môi trường ở nông thôn vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Rác thải không có quy hoạch, xử lý rác mang tính chất tự phát và thiếu khoa học. Vì vậy vấn đề này cần được các cấp quản lý quan tâm rỏ ràng, và tác động một cách có hiệu quả.
  27. The end! Nhóm 8 xin chân thành cảm ơn!