Kinh tế quốc tế - Chương VII: Kinh tế các nước Asean
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kinh tế quốc tế - Chương VII: Kinh tế các nước Asean", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- kinh_te_quoc_te_chuong_vii_kinh_te_cac_nuoc_asean.pdf
Nội dung text: Kinh tế quốc tế - Chương VII: Kinh tế các nước Asean
- CHƯƠNG VII. KINH TẾ CÁC NƯỚC ASEAN A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ASEAN. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Association of the south East Asian Nations) viết tắt là ASEAN, thành lập 8/8/1967, với 5 thành viên sáng lập, hiện nay gồm 11 nước. Gồm: Brunei, Campuchia, Đông ti mo, Inđônêsia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Sigapore. Diện tích: 4.492.443 km2, chiếm 14,l% lãnh thổ Châu Á và 3,3% diện tích toàn thế giới. Dân số (2004) là 548,2 triệu và 8,6% thế giới. ASEAN có vị trí đặc biệt quan trọng trong bản đồ kinh tế, chính trị quốc tế, nằm án ngữ trên con đường giao thông chiến lược quan trọng giữa hai đại dương lớn (Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương). Các nước này là đầu mối các con đường hàng hải, hàng không quốc tế. Với nguồn rừng nhiệt đới hấp dẫn, các nước này có nguồn tài nguyên giàu có và đa dạng hiếm thấy trên quả đất, chiếm 83% sản lượng cao su tự nhiên; 72% thiếc; 84% dầu cọ; 80% sợi gai; 64% loại khác như gỗ, dầu mỏ, kim loại. Khu vực này có nền văn hoá cổ xưa, phong phú đa dạng, là một trong những cái nôi của loài người. Với văn hoá Đông Sơn, tiếp là văn hoá Hoà Bình. Cách đây 5000 đến 7000 năm khu vực này đã có đồ đồng phát triển, Đông Nam Á đã toả sáng rực rỡ, trên cơ sở đó Nhà nước đầu tiên ra đời sớm. Từ thế kỷ XVI Phương Tây đã đến khu vực này. Các khu vực này bắt đầu có sự xáo trộn mạnh mẽ và đã trở thành mảnh đất màu mỡ và trù phú, truyền thống kinh tế và văn hoá của các dân tộc đều bị biến dạng, phục vụ cho lợi ích của các nước đó. Bảng 7. 1: Diện tích và dân số ASEAN Nước Diện tích Dân số (nghìn người) Mật độ (Km2) (người/km2) Năm 1990 Năm 2000 Brunei 5771 253 338 59 Campuchia 181041 8610 12200 67 indonesia 1919441 179250 210500 111 Laos 236801 4140 5218 22 Malaysia 329751 17800 23253 71 Myanmar 676581 40790 49000 72 Philippines 300077 6200 78400 261 Singapore 619 3050 4020 6474 Thailan 513120 55840 62410 122 Vietnam 329241 66017 77686 236 B. LỊCH SỬ KINH TẾ ASEAN I. KINH TẾ ASEAN TRƯỚC KHI GIÀNH ĐỘC LẬP 1. Nhà nước phong kiến Trước khi thực dân phương Tây xâm lược, phần lớn các nước ASEAN đang ở thời kỳ phong kiến. Sau những phát kiến địa lý vĩ đại vào thế kỷ XVI, thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha bắt đầu dòm ngó vùng này. Lúc đầu họ chiếm một số hòn đảo trên con đường biển Ấn Độ Dương. Tiếp đó, từ năm 1565 đến 1572, thực dân Tây Ban Nha đã chiếm Philippin và tiếp tục mở rộng các vùng thuộc địa ở các Châu Á. - Từ thế kỷ XVII thực dân phương Tây bắt đầu chiếm vùng đất này làm thuộc địa. 64
- Năm 1662 công ty Đông Ấn của Hà Lan đã xâm lược Inđônêsia. Năm 1768 thực dân Anh bắt đầu xâm lược Malaysia. Năm 1819 Anh chiếm Singapore. Sau cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha năm 1898 Philíppin trở thành thuộc địa của đế quốc Mỹ. 2. Chế độ thuộc địa Đến cuối thế kỷ XIX hầu hết các nước ASEAN trở thành thuộc địa của tư bản phương Tây, chỉ trừ Thái Lan do sự tranh chấp giữa Anh, Pháp và một số nước tư bản phương Tây khác nên tình hình có phức tạp hơn. Các nước này chủ yếu là nơi cung cấp các loại nông sản xuất khẩu vào các nước phương Tây như sợi đay, hồ tiêu, cao su, cà phê. Sự chuyển biến về kinh tế của các nước ASEAN phụ thuộc chặt chẽ vào nhu cầu xuất khẩu thu lợi nhuận cao của tư bản chính quốc. Sự bóc lột cưỡng bức theo lối siêu kinh tế, sưu cao thuế nặng. Bắt dân trồng cây gia vị xuất khẩu đã trở thành một gánh nặng cho người dân ở vùng đất này. Từ cuối thế kỷ XIX, để thực hiện được chính sách khai thác thuộc địa, các nước tư bản phương Tây đã đầu tư vào các nước ASean khá lớn. Bảng 7.2: Tư bản đầu tư vào Asean Đầu tư kinh doanh Đầu tư cho vay Nước Năm (triệu USD) (triệu USD) Inđônêsia 1930 1.000 853 Malaysia 1930 447 113 Thái Lan 1938 90 34 Philipin 1938 315 61 Phần lớn số vốn nước ngoài chủ yếu đầu tư để khai thác nông nghiệp và công nghiệp xuất khẩu. Thái Lan, đầu thế kỷ XX, độc canh sản xuất lúa gạo xuất khẩu. Malaysia, Inđônêsia, Philíppin chủ yếu phát triển các đồn điền trồng cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu xuất khẩu. Riêng Malaysia 50% vốn đầu tư của Anh tập trung vào cây cao su xuất khẩu. Đến năm 1940 ở Malaysia có 3,5 triệu accơrơ cao su (1 accơrơ = 4047m2). - Cơ cấu kinh tế của ASEAN gắn chặt với chính sách khai thác thuộc địa của thực dân. Bên cạnh chính sách thực dân, chế độ phong kiến vẫn được duy trì, một quan hệ sản xuất pha tạp, nổi bật các đặc điểm sau: + Kinh tế nông nghiệp lạc hậu, độc canh, tập trung vào một số cây công nghiệp phục vụ xuất khẩu. Ruộng đất phần lớn nằm trong tay địa chủ và tư bản nước ngoài. Kỹ thuật vẫn dựa trên cơ sở thủ công là chủ yếu. + Công nghiệp khai thác khoáng sản là chủ yếu. Thực dân Anh tập trung khai thác thiếc, vàng, đồng, crôm, phục vụ cho công nghiệp Anh. Công nghiệp phát triển què quặt, sản xuất chủ yếu để gia công chế biến hàng nông sản. Một số khác khai thác một số loại khoáng sản cần thiết cho công nghiệp ở chính quốc. - Kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài và phát triển theo hướng xuất khẩu nguyên liệu và sản phẩm nông lâm ngư nghiệp. Khi nói về thực trạng kinh tế ASEAN, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng Alixantơrôamítgiô viết “phần lớn các nước chúng ta rất giàu về nguyên liệu, nhưng hàng thế kỷ bị thực dân nô dịch đã làm cho sự phát triển của các nước đó què quặt. Do kết quả của sự bóc lột, nhiều nước trong Asean đứng trước một tình hình kinh tế nông nghiệp, phiến diện và què quặt, phụ thuộc vào các nước khác”. 65
- II. KINH TẾ ASEAN SAU KHI GIÀNH ĐỘC LẬP. 1. Sự xâm nhập của Chủ nghĩa thực dân mới Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước ASEAN lần lượt giành được độc lập về chính trị. - Ngày 17 tháng 8 năm 1945 nước Cộng hoà Inđônêsia được thành lập. - Ngày 4 tháng 7 năm 1946 cộng hoà Philíppin được Mỹ trao trả độc lập. - Tháng 8 năm 1957 chính phủ Anh tuyên bố trao trả độc lập cho Malaysia, Singapore. - Ngày 18 tháng 9 năm 1965 Singapore tách khỏi Malaysia và tuyên bố thành lập Cộng hoà Singapore. - Ngày l tháng 9 năm 1984 Anh trao trả độc lập cho Brunây. Mặc dầu được trao trả độc lập, các nước ASEAN vẫn nằm trong sự can thiệp từ nhiều phía của Mỹ. Tháng 9/1945, Pháp trao trả độc lập cho các nước Đông Dương. Mỹ-Nhật và phương Tây dựa vào chính sách viện trợ - một công cụ lợi hại để can thiệp vào các quốc gia Đông Nam Á. Trong 20 năm sau chiến tranh Việt Nam, Mỹ là nước đứng đầu viện trợ cho ASEAN. Thời kỳ 1960-1967 Mỹ chiếm 50,9%; Nhật 32%; Anh 6,l%; Tây Đức 9,6% trong tổng số 395,l triệu USD. Thời kỳ 1968 - 1970 Mỹ chiếm 53%; Nhật 31,1%. Đầu tư nước ngoài cũng dần dần tăng lên. Ở Malaysia thời kỳ 1985 - 1990 vốn đầu tư nước ngoài chiếm 60%. Riêng năm 1990 tổng số vốn đầu tư là 28 tỷ đô la. Trong đó vốn nước ngoài là 11,6 tỷ bằng 57%. Nước tham gia đầu tư nhiều nhất vào Malaixia là Nhật Bản, kế tiếp Đài Loan, Nam Triều Tiên, Singapo còn Mỹ và Tây Âu ít hơn. Hình thức huy động vốn qua đầu tư trực tiếp và liên doanh thích hợp với nước nghèo, từ nông nghiệp đi lên. Hình thức này có những thuận lợi sau: + Vốn đi liền với chuyển giao công nghệ. + Khả năng trả nợ chắc chắn hơn. + Học tập được kinh nghiệm quản lý. + Giải quyết được vấn đề thị trường. - Nhật coi Đông Nam Á là địa bàn quan trọng trong hoạt động đối ngoại của mình. Bằng nhiều chính sách, chiêu bài “Xây dựng mậu dịch tự do Châu Á Thái Bình Dương”. Bằng sự viện trợ, bồi thường chiến tranh, Nhật đã vươn lên giành vị trí số một thị trường ASEAN. Mục tiêu của Nhật sau chiến tranh là biến ASEAN làm thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, nơi cung cấp nguyên liệu nông lâm nghiệp cho công nghiệp Nhật. Dưới hình thức công ty hỗn hợp, tư bản nước ngoài đã thâm nhập sâu vào nền kinh tế của ASEAN. Tư bản nước ngoài chiếm 45% tổng số vốn đầu tư công nghiệp. Phần của tư bản nước ngoài trong tổng số đầu tư cho công nghiệp Singapore vào những năm 1970 là 69,4%; Philippin: 57,9%; Inđônêsia 56,9%; Malaysia 54,8%; Thái Lan 29,l%. Ở Malaysia tư bản nước ngoài nằm khoảng 50% tổng số vốn đầu tư vào ngành công nghiệp hiện đại, trên 50% đồn điền cao su, cọ dầu. Ở Philíppin tư bản Mỹ kiểm soát phần lớn công nghiệp khai khoáng và dầu mỏ. 2. Mô hình phát triển kinh tế ASEAN. 66
- a) Phát triển theo con đường TBCN. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào đầu tư của bản nước ngoài và tư nhân ở trong nước. Nét nổi bật nhất trong chính sách của ASEAN là: + Thực hiện cơ chế thị trường tự do: Tự do đầu tư, tự do mậu dịch, tự do thuế quan, hối đoái, tín dụng. + Nhà nước điều tiết nền kinh tế thông qua chính sách vĩ mô như thuế, lãi suất. Khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng rất nhỏ, tạo điều kiện để tư nhân phát triển. Nhà nước ASEAN tập trung thực hiện hai chức năng: Thứ nhất, Nhà nước tập trung để xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông vận tải, thông liên lạc, dịch vụ, xây dựng hệ thống thuỷ lợi, bến bãi kho tàng Thứ hai, Xây dựng khu vực kinh tế nhà nước trên cơ sở nguồn viện trợ từ bên ngoài, xây dựng các công ty độc quyền hỗn hợp đòi hỏi vốn đầu tư lớn, kỹ thuật hiện đại. Ví dụ: Malaysia có định hướng kinh tế xã hội đến năm 2000. - Duy trì sự ổn định làm cho kinh tế vĩ mô hoạt động có hiệu quả. - Cải tiến môi trường đầu tư. - Nâng cao trình độ công nghệ. - Hướng tiết kiệm đầu tư vào sản xuất Kế hoạch 1991 - 1995 Malaysia đưa ra chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng GDP là 7,5%/ năm; tỷ lệ lạm phát 2 - 3%; thu nhập bình quân 11.000 MP (khoảng 4500USD), đến năm 2000 khoảng 6500USD. b) Ưu đãi đầu tư nước ngoài Các nước trong khu vực thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài. Đầu tư nước ngoài tập trung vào các ngành mũi nhọn, có số vốn lớn. Các nước này đã sớm có luật đầu tư nước ngoài, có chính sách bảo hiểm đối với đầu tư nước ngoài, tạo môi trường pháp lý và tài chính thuận lợi cho đầu tư nước ngoài. Ở Malaixia quy định rõ không quốc hữu hoá tư bản nước ngoài được chuyển vốn và lợi nhuận về nước. Thực hiện giảm và miễn thuế cho xí nghiệp có vốn đầu lư lớn, từ 100.000 USD trở lên, sử dụng lao động trên 100.000 USD. Singapore thực hiện miễn thuế 5 năm đối với các xí nghiệp thuộc danh sách mũi nhọn, miễn thuế cho những xí nghiệp mở rộng hoạt động nhập khẩu nguyên liệu máy móc. Luật đầu tư 1967 ở Inđônêsia quy định rõ tư bản nước ngoài được đầu tư không hạn chế vào những ngành đã được Chính phủ phê chuẩn, được miễn thuế 5 năm kể từ ngày bắt đầu sản xuất. Để kích thích cạnh tranh đầu tư nước ngoài các nước ASEAN đã đảm bảo cung cấp nguồn nhân công rẻ. Nhà nước trực tiếp xây dựng khu vực riêng cho xí nghiệp của tư bản nước ngoài hoặc xí nghiệp hỗn hợp một số nước quy định, hạn chế việc đình công, bãi công tiền lương phần lớn là thấp. Malaysia đã lập hàng loạt khu vực mậu dịch tự do và khu công nghiệp, thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu với những điều kiện đặc biệt thuận lợi. c) Một số ngành kinh tế phát triển mạnh 67
- Cuộc "Cách mạng xanh" và sự phát triển nông nghiệp. Sau chiến tranh thế giới hai hầu hết các nước ASEAN đều cải cách ruộng đất. Mỗi nước mỗi khác nhưng có điểm chung là: Thứ nhất, đều nhằm mục đích duy trì chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ, đại bộ phận nông dân không có ruộng. Thứ hai, cải cách ruộng đất phải bổi thường cho địa chủ về tài chính. Thứ ba, cải cách ruộng đất gắn liền với việc đưa một số quyền lợi cho tầng lớp trên ở nông thôn và tạo điều kiện cho sự phát triển CNTB trong nông nghiệp. Từ cuối những năm 1960, nông nghiệp ASEAN có sự chuyển hướng mạnh mẽ từ chương thức sản xuất phong kiến sang phương thức sản xuất tư bản. Một bộ phận nông dân từ sản xuất tự cấp lên sản xuất hàng hoá phục vụ kinh tế đô thị và xuất khẩu. Những hạn chế của nông nghiệp các nước ASEAN những năm gần đây: - Những tàn tích của quan hệ phong kiến và tiền phong kiến còn tồn tại. Một bộ phận lớn nông dân nghèo không có hoặc có rất ít ruộng đất tự phân hoá ở nông thôn gay gắt, mâu thuẫn kinh tế xã hội ngày càng phức tạp. - Sự phát triển không đều giữa các vùng. - Phát triển nông nghiệp chỉ có lợi cho nông dân khá giả có nhiều vốn và ruộng đất, làm tăng thêm sự phụ thuộc vào thị trường TBCN. Phần lớn các nước ASEAN đều phải nhập máy móc, phân bón của các nước tư bản. d). Thực hiện chiến lược “phát triển công nghiệp thay thế hàng nhập khẩu” và chiến lược “phát triển công nghiệp hướng về xuất khẩu”. Trước 1960 các nước ASEAN đều phụ thuộc vào nước ngoài. Sau 1960 các nước này tìm cách hạn chế nhập khẩu hàng hoá nước ngoài, nhất là hàng thành phẩm. Chú trọng phát triển sản xuất trong nước để thay thế hàng nhập khẩu. Mở rộng thị trường nội địa, tận dụng tối đa vốn đầu tư từ nước ngoài. Kết quả là hàng hoá các nước này không thể cạnh tranh nổi hàng hoá nước ngoài vì thế càng lệ thuộc nhiều vào các nước TBCN. Những khó khăn về kinh tế xã hội càng tỏ ra gay gắt hơn, lạm phát tăng nhanh, nợ nước ngoài càng nhiều. Thị trường trong nước không được mở rộng, nhiều xí nghiệp trong nước bị phá sản do kinh doanh thu lỗ. Từ những năm 1970 các nước trong khu vực bắt đầu thực hiện chiến lược mới “Phát triển công nghiệp hướng về xuất khẩu” tranh thủ nguồn vốn bên ngoài đầu tư phát triển các ngành sản xuất xuất khẩu, từng bước cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường thế giới. e) Phát triển thị trường tài chính tiền tệ và dịch vụ. Hầu hết thị trường vốn ASEAN thực hiện hối đoái tự do, mở rộng thị trường tư bản tiền tệ, tăng cường kinh tế đô thị và dịch vụ trên cơ sở thực hiện “mở cửa” rộng rãi. Kinh tế dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn trong tổng giá trị tổng sản phẩm xã hội. So với công nghiệp, nông nghiệp thì dịch vụ là ngành đưa lại thu nhập lớn nhất. Trong đó Singapore trở thành một trung tâm tài chính của thế giới. Hệ thống ngân hàng ở Singapore phát triển nhanh, năm 1975 có 70 ngân hàng và 36 đại diện của các công ty tài chính quốc tế. g) Quan hệ kinh tế đối ngoại. 68
- - Hợp tác kinh tế trong nội bộ ASEAN: Được thành lập từ năm 1967 trải qua một thời gian dài (10 năm) cơ cấu tổ chức hoạt động của ASEAN lỏng lẻo, các nước còn do dự, chưa có chương trình hợp tác dài hơn. Năm 1975 các nước mới thành lập ra những Uỷ ban hợp tác chuyên ngành như: Uỷ ban Lương thực và nông nghiệp, Uỷ ban Thông tin, Hàng hải Ngoài ra còn có các tổ chức tư nhân, phi Chính phủ như Uỷ ban hợp tác thanh niên; Liên hiệp phụ nữ ASEAN; Hiệp hội các nhà làm phim ASEAN Tháng 2/1977 thông qua hiệp định mậu dịch ưu đãi đối với các nước trong khối, theo đó mức thuế mậu dịch giữa các nước được giảm 20 - 25% thuế quan. Tuy vậy đến đầu 1980 thương mại các nước này chỉ chiếm 15% trong tổng số và chủ yếu là sản phẩm truyền thống. Hội nghị ASEAN 4, tháng 7/1992 quyết định thành lập khu vực mậu dịch tự do AFTA, theo hiệp định này quyết định cắt giảm thuế quan 0 - 5% vào 2003. Các nước ASEAN đã hợp tác trên các lĩnh vực tài chính ngân hàng (thành lập công ty tài chính ASEAN) lao động, khoa học kỹ thuật, trao đổi thông tin, hàng không dân dụng, chương trình dân sổ kế hoạch hoá gia đình. - Quan hệ giữa ASEAN với các nước và Tổ chức khu vực khác. Ngoại thương ASEAN từ 1975- 1980 tăng gấp 3 lần từ 44 tỉ lên 132 tỉ USD. Bảng 7.3: Kim ngạch xuất khẩu Đơn vị tính ( tỷ đô la) Tên nước Năm 1975 Năm 1980 Năm 1985 Năm 1990 Inđônêxia 7.102 22.564 4.770 12.380 Malayxia 30.808 13.005 3.526 10.840 Pilipin 2.273 5.111 3.703 8.185 Singapore 5.375 19.377 8.134 24.013 Thái Lan 2.208 6.406 3.190 4.878 Cộng 20.764 67.063 23.323 64.796 Nhờ đa dạng hàng hoá mà ngoại thương ASEAN giảm đáng kể sự lệ thuộc vào các nước tư bản. Năm 1980 bắt đầu cạnh tranh có hiệu quả với hàng nước ngoài, trong cơ cấu hàng xuất khẩu, tỉ lệ hàng công nghiệp tăng. Ngoại thương ASEAN chủ yếu với các nước tư bản phát triển, trong tổng số hàng nhập khẩu của Nhật, ASEAN chiếm 15% dầu lửa; 20% đường và một số lượng lớn nguyên liệu công nghiệp nhiệt đới chủ yếu. Nhiên liệu máy bay (từ các nhà máy lọc dầu Singapore) cao su thiên nhiên (Malaysia và Thái Lan) dầu cọ, chuối (Philippin). Nhật Bản là bạn hàng lớn nhất của Asean.Nhật chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu, 30% kim ngạch nhập khẩu. Các nước Asean nhập một số lượng lớn xe máy, xe hơi, xi măng, sắt thép của Nhật. Mỹ là bạn hàng quan trọng thứ hai của ASEAN. Trong những năm 1970 và đầu những năm 1980, hàng Mỹ chiếm 14% tổng giá trị hàng nhập của Thái Lan, hàng Inđônêxia sang Mỹ là 27% (từ 1967 - 1977) tổng kim ngạch xuất khẩu. 69
- Ngoài ra các nước ASEAN còn có quan hệ buôn bán với nhiều nước và tổ chức khu vực khác như nước Tây Âu, Úc, các nước Trung Đông và các nước đang phát triển Châu Á, Châu Phi. 3. Những khó khăn kinh tế của Asean Tăng trưởng nhanh nhưng chưa bền vững, còn tiềm ẩn nguy cơ bất ổn. Ví dụ khủng hoảng tài chính tháng 7/1997 nổ ra ở Thai Lan đã làm cho nền kinh tế Đông Nam Á suy yếu nghiêm trọng. Vào năm 1998 hầu hết các nước Đông Nam Á đều tăng trưởng âm. Nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nước ngoài. Kinh tế các quốc gia Đông Nam Á đều phụ thuộc vào Mỹ và Nhật Bản cả về vốn, công nghệ và thị trường. Khi có một sự biến động từ thị trường thế giới dễ bị tổn thương. Cán cân thanh toán thiếu hụt, nợ nước ngoài nhiều, chính trị không ổn định. Nợ nước ngoài của các nước Asean tính đến năm 2000 như sau: Inđônêxia: 141,8 tỷ USD ( 99% GDP) TháiLan: 79,67 tỷ USD (66,1% GDP) Philipin: 50,09 tỷ USD (63,1% GDP) Malaysia: 41,7 tỷ USD (50,7% GDP) Trình độ phát triển kinh tế không đồng đều. Bên cạnh nhóm nước có nền kinh tế phát triển cao như Singapor, Malaysia, Thailand, Indonesia, vẫn còn một số nước nghèo và chậm phát triển như Việt Nam, Lào, Myanma,Campuchia. Điều này ảnh hưởng đến quá trình hợp tác. 4. Một số kinh nghiệm - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ tương đối nhanh và có hiệu quả. Trong vòng 30 năm từ 1960 đến 1990 hầu hết các nước Asean đã trở thành nước công nghiệp. - Tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi. Trong bối cảnh nghèo, thiếu vốn các nước đã nhanh chóng mở cửa thị trường đầu tư. Tạo môi trường đầu tư hấp dẫn. Nhờ đó đã lôi cuốn được nhiều nhà đầu tư có uy tín của thế giới đến đầu tư. Mạnh dạn mở cửa thị trường tài chính và bất động sản cho nước ngoài. - Đẩy mạnh hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập quốc tế trên cơ sở phân công và hợp tác là vấn đề lớn mà các nước Asean luôn chủ động. trong hợp tác quốc tế biết lựa chọn những bạn hàng phù hợp và có năng lực tài chính. - Tăng cường vai trò điều tiết kinh tế của nhà nước. Sự điều tiết vĩ mô của nhà nước trước hết là lĩnh vực tài chính tiền tệ tuy có nhiều vấp váp song đã để lại bài học đắt giá cho thế hệ tương lai. III. MỘT SỐ NƯỚC CÓ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN TIÊN TIẾN . l. Malaysia . Lịch sử Malaysia (tiếng Mã Lai: Malaysia; tiếng Hán, âm Hán Việt: Mã Lai Tây Á) là một liên bang gồm 13 bang tại Đông Nam Á. Nước này gồm hai vùng địa lý bị chia tách bởi Biển Đông: . Cái tên “Malaysia” được chấp nhận năm 1963 khi Liên bang Malay (tiếng Malay: Persekutuan Tanah Melayu), Singapore, Sabah và Sarawak hình thành một liên bang 70
- 14 bang. Singapore đã rời khỏi liên bang năm 1965 và sau đó trở thành một quốc gia độc lập. “Ma Lay” theo tiếng Mã Lai là “hoàng kim”. Bán đảo Malay đã phát triển thịnh vượng nhờ vị trí trung tâm của mình trên những con đường thương mại trên biển giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Trung Đông. Ngay từ sớm, Ptolemy đã thể hiện trên tấm bản đồ của mình một dấu hiệu được dịch là Bán đảo vàng, Eo Malacca được gọi là Sinus Sabaricus. Từ giữa tới cuối thiên niên kỷ thứ nhất, đa số Bán đảo cũng như Quần đảo Malay nằm dưới tầm ảnh hưởng của Srivijaya. Có rất nhiều vương quốc Malay ở thế kỷ thứ 2 và 3, theo các nguồn thông tin Trung Quốc, con số này lên tới 30. Kedah cũng được gọi là Kedaram hay Kataha, trong tiếng Pallava hay tiếng Phạn cổ, được cai trị bởi Rajendra Chola. Tới thế kỷ XI, dưới sự cai trị của vua Vir Rajendra Chola, tầm ảnh hưởng của Srivijaya, triều đình đã gây ảnh hưởng trên Kedah và Pattani và thậm chí tới cả Ligor, giảm sút. Trong thiên niên kỷ đầu tiên, người dân trên bán đảo Malay đã chấp nhận Hindu giáo và Phật giáo và sử dụng ngôn ngữ tiếng Phạn cho tới khi họ cải theo Đạo Hồi, nhưng không trước khi Hindu giáo và Phật giáo và tiếng Phạn lẫn vào trong quan điểm về thế giới của người Malay. Những dấu vết về những ảnh hưởng trong các quan niệm chính trị, cơ cấu xã hội, nghi lễ, ngôn ngữ, nghệ thuật và văn hóa vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Đầu thế kỷ XV, Vương quốc Hồi giáo Malacca được thành lập dưới một triều đại do Parameswara, một hoàng tử từ Palembang với liên hệ huyết thống với hoàng gia Srivijaya, người đã phải bỏ chạy khỏi Temasek (Singapore hiện nay) sáng lập. Parameswara đã quyết định thành lập vương quốc của mình tại Malacca sau khi chứng kiến một tai nạn bất ngờ khi một chú nai trắng đá một trong những con chó săn của ông. Ông coi đó là một dấu hiệu may mắn và đặt tên cho vương quốc của mình là Melaka theo tên loài cây ông đang ngồi dưới nghỉ ngơi. Ở thời đỉnh cao, vương quốc hồi giáo đã kiểm soát nhiều vùng hiện là Bán đảo Malaysia, nam Thái Lan (Patani), và bờ biển phía đông Sumatra. Nó đã tồn tại trong hơn một thế kỷ, và khoảng thời gian này chính là lúc Đạo Hồi lan tràn ra hầu hết Quần đảo Malay. Malacca là cảng thương mại tiền đồn thời ấy tại Đông Nam Á.[9] Năm 1511, Malacca bị người Bồ Đào Nha chinh phục, và họ đã lập ra một thuộc địa ở đó. Những người con trai của vị quốc vương Hồi giáo cuối cùng của Malacca đã thành lập nên những vương quốc Hồi giáo ở nhiều địa điểm khác trên bán đảo. Vương quốc Hồi giáo Perak ở phía bắc, và Vương quốc Hồi giáo Johor (ban đầu là sự tiếp nối của Vương quốc Hồi giáo Malacca) ở phía nam. Sau khi Malacca sụp đổ, ba bên chiến đấu giành quyền kiểm soát Eo Malacca: người Bồ Đào Nha (tại Malacca), Vương quốc Hồi giáo Johor, và Vương quốc Hồi giáo Aceh. Cuộc xung đột này kéo dài đến tận năm 1641, khi người Hà Lan (liên minh với Vương quốc Hồi giáo Johor) giành quyền kiểm soát Malacca. Tòa nhà Vua Hồi giáo Abdul tại Kuala Lumpur nơi đóng trụ sở của Tòa án Cấp cao Malaya và Tòa án Thương mại. Kuala Lumpur từng là thủ đô của Liên minh các Bang Malay và thủ đô Malaysia hiện nay. Anh Quốc đã thành lập thuộc địa đầu tiên của mình tại bán đảo Malay năm 1786, với việc cho thuê đảo Penang cho Công ty Đông Ấn Anh của Quốc vương Hồi giáo Kedah. Năm 1824, người Anh nắm quyền kiểm soát Malacca sau Hiệp ước Anh-Hà Lan 1824 phân chia quần đảo Malay giữa Anh và Hà Lan, Malaya thuộc vùng của Anh. Năm 1826, Anh Quốc lập thuộc địa chưa độc lập (crown colony) Straits 71
- Settlements, thống nhất ba vùng thuộc sở hữu của họ tại Malaya: Penang, Malacca và Singapore. Straits Settlements nằm dưới quyền quản lý hành chính của Công ty Đông Ấn tại Calcutta cho tới năm 1867, khi quyền này được chuyển giao cho Văn phòng Thuộc địa tại London. Cuối thế kỷ XIX, nhiều bang Malay đã quyết định nhờ sự giúp đỡ của Anh để giải quyết các cuộc xung đột nội bộ của họ. Tầm quan trọng trong thương mại của ngành mỏ thiếc tại các bang Malay với các thương gia tại Straits Settlements khiến chính phủ Anh phải can thiệp vào các bang sản xuất thiếc trên Bán đảo Malay. Chính sách ngoại giao thuyền chiến của Anh được áp dụng để mang lại giải pháp hòa bình cho sự bất ổn do những tên cướp Trung Hoa gây ra, và Hiệp ước Pangkor năm 1874 đã mở đường cho sự mở rộng ảnh hưởng Anh tại Malaya. Tới đầu thế kỷ XIX các bang Pahang, Selangor, Perak, và Negeri Sembilan, được gọi chung là Liên minh các Bang Malay (không nên nhầm với Liên bang Malay), trên thực tế nằm dưới quyền điều khiển của các Toàn quyền được chỉ định để cố vấn cho các vị vua cai trị Malay. Trên danh nghĩa người Anh chỉ là cố vấn, nhưng trên thực tế họ có ảnh hưởng mang tính quyết định với mọi vị vua cai trị Malay. Năm bang còn lại trên Bán đảo Malay, được gọi là Các bang Malay không Liên minh, tuy không trực tiếp nằm dưới quyền quản lý của London, cũng đã chấp nhận các cố vấn Anh ở đầu thế kỷ XX. Trong số họ, bốn bang phía bắc là Perlis, Kedah, Kelantan và Terengganu từng nằm dưới tầm ảnh hưởng của Xiêm trước kia. Trên đảo Borneo, Sabah được cai quản như thuộc địa chưa độc lập British North Borneo, tuy Sarawak đã được Brunei chấp nhận là một vương quốc riêng của gia đỉnh Brooke, những người cai trị như những Rajahs Trắng. Sau khi người Nhật chiếm Malaya trong Chiến tranh thế giới thứ hai, sự ủng hộ của dân chúng cho một nền độc lập ngày càng tăng. Những kế hoạch hậu chiến của Anh nhằm thống nhất quản lý hành chính Malaya dưới một thuộc địa duy nhất được gọi là Liên minh Malaya hình thành trong sự phản đối mạnh mẽ từ người Malay, họ phản đối sự nhu nhược của tầng lớp cai trị Malay và việc trao quyền công dân cho những người Trung Quốc. Liên minh Malaya, được thành lập năm 1946 và gồm tất cả các vùng đất thuộc quyền quản lý của Anh tại Malaya ngoại trừ Singapore, đã giải tán năm 1948 và bị thay thế bởi Liên bang Malaya, giữ lại quyền tự trị của những vị vua cai trị các bang Malay dưới sự bảo hộ của Anh. Trong thời gian này, những người nổi dậy dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Malaya đã tung ra các cuộc tấn công du kích nhằm đẩy lực lượng Anh khỏi Malaya. Tình trạng khẩn cấp Malaya, như nó từng được gọi, kéo dài từ 1948 tới 1960, và dẫn tới một chiến dịch chống nổi dậy kéo dài của quân đội Khối thịnh vượng chung Anh ở Malaya. Chống lại tình hình này, nền độc lập cho liên minh trong Khối thịnh vượng chung đã được trao ngày 31 tháng 8 năm 1957. Năm 1963 Liên bang được đổi tên thành Malaysia với sự chấp nhận của các thuộc địa khi ấy của Anh là Singapore, Sabah (British North Borneo) và Sarawak. Vương quốc Hồi giáo Brunei, dù ban đầu thể hiện ý muốn gia nhập Liên bang, đã rút khỏi kế hoạch hợp nhất vì sự chống đối từ một số phe phái nhân dân cũng như những tranh cãi về việc chi trả các khoản đặc lợi dầu mỏ và vị thế Vương quốc Hồi giáo của kế hoạch hợp nhất. Buổi đầu độc lập đã gặp trở ngại bởi cuộc xung đột với Indonesia (Konfrontasi) về việc thành lập Malaysia, sự rút lui năm 1965 của Singapore và cuộc tranh giành sắc tộc dưới hình thức những cuộc bạo loạn sắc tộc năm 1969. Philippines cũng đưa ra 72
- tuyên bố chủ quyền với Sabah trong giai đoạn đó vì Vương quốc Hồi giáo Brunei nhượng lại những lãnh thổ đông bắc của họ cho Vương quốc Hồi giáo Sulu năm 1704. Tranh cãi lãnh thổ này vẫn đang tiếp diễn. Sau những vụ bạo loạn sắc tộc ngày 13 tháng 5 năm 1969, Chính sách Kinh tế Mới gây nhiều tranh cãi - được dự định làm gia tăng phần sở hữu trong nền kinh tế của các bumiputra (“người bản xứ”, gồm cả cộng đồng người Malay đa số, nhưng không phải luôn là người bản xứ) đối lập với các nhóm sắc tộc khác - được Thủ tướng Tun Abdul Razak đưa ra. Từ đó Malaysia đã duy trì một sự cân bằng sắc tộc-chính trị mong manh, với một hệ thống chính phủ nỗ lực tổng hợp các lợi ích phát triển kinh tế với chính trị và các chính sách kinh tế dành ưu tiên cho Bumiputra. Địa lý Diện tích của Malaysia là 330.000 km². Malaysia gồm hai phần: Malaysia bán đảo, gọi là bán đảo Malaysia, phía bắc giáp Thái Lan, phía đông giáp Biển Đông, phía nam giáp eo biển Singapore, phía đông giáp eo biển Malacca. Malaysia hải đảo, gồm hai bang Sabah và Sarawak ở phía bắc đảo Borneo, giáp Brunei và Indonesia. Hai phần này chia tách nhau bởi Biển Đông và có nhiều đặc điểm địa hình tương tự ở cả Tây và Đông Malaysia với những đồng bằng ven biển xen giữa những đồi rừng dày đặc và núi non, điểm cao nhất là Núi Kinabalu ở độ cao 4.095,2 mét (13.435,7 ft), cao nhất Đông Nam Á, trên đảo Borneo. Khí hậu địa phương là khí hậu xích đạo đặc trưng bởi những cơn gió mùa tây nam (tháng 4 tới tháng 10) và đông bắc (tháng 10 tới tháng 2). Tài nguyên thiên nhiên Malaysia giàu các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong các lĩnh vực như nông nghiệp, lâm nghiệp và khoáng sản. Về nông nghiệp, Malaysia là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới sản phẩm cao su tự nhiên và dầu cọ, gỗ xẻ và gỗ nguyên liệu, coca, hạt tiêu, dứa và thuốc lá cũng là những mặt hàng chủ lực trong lĩnh vực này. Dầu cọ là một nguồn thu ngoại tệ lớn. Kinh tế Bán đảo Malay và cả Đông Nam Á từng là một trung tâm thương mại trong nhiều thế kỷ. Nhiều đồ vật như gốm sứ và gia vị đã được buôn bán thậm chí cả trước thời Malacca và Singapore nổi lên giành ảnh hưởng. Ở thế kỷ XVII cao su đã xuất hiện tại nhiều bang Malay. Sau này, khi người Anh bắt đầu nắm quyền kiểm soát Malaya, cây cao su và dầu cọ được canh tác cho mục đích thương mại. Cùng với thời gian, Malaya đã trở thành nhà sản xuất thiếc, cao su, và dầu cọ lớn trên thế giới.[30] Ba mặt hàng chính này, cộng với các loại nguyên liệu thô khác, đã trở thành căn bản của nền kinh tế Malaysia giai đoạn giữa thế kỷ XX. Thay vì dựa vào nguồn nhân lực người Malay bản xứ, người Anh đã đưa người Trung Quốc, Ấn Độ tới làm việc tại những mỏ khai thác và trên những cánh đồng. Dù nhiều người trong số họ sau đó đã quay về quê hương khi hết hạn hợp đồng, một số người đã ở lại Malaysia và định cư vĩnh viễn. Khi Malaya tiến tới độc lập, chính phủ bắt đầu đưa ra những kế hoạch kinh tế 5 năm, bắt đầu bằng kế hoạch 5 năm Malaya lần thứ Nhất năm 1955. Ngay khi Malaysia thành lập, các kế hoạch được đổi tên và đánh số lại, bắt đầu bằng Kế hoạch Malaysia lần thứ Nhất năm 1965. 73
- Trong thập kỷ 1970, Malaysia bắt đầu bắt chước Những con Hổ Châu Á và bắt đầu quá trình chuyển tiếp từ nền kinh tế phụ thuộc vào công nghiệp mỏ và nông nghiệp sang nền kinh tế chế tạo. Với đầu tư từ Nhật Bản, các ngành công nghiệp nặng nhanh chóng phát triển trong vài năm. Xuất khẩu của Malaysia trở thành khu vực mang lại tăng trưởng chủ yếu. Malaysia liên tục đạt mức tăng trưởng GDP hơn 7% với tỷ lệ lạm phát thấp trong thập niên 1980 và 1990. Cùng trong giai đoạn này, chính phủ đã tìm cách xóa bỏ nghèo đói với chính sách kinh tế mới (NEP) gây nhiều tranh cãi, sau vụ nổi loạn sắc tộc ngày 13 tháng 5 năm 1969. Mục tiêu chính của nước này là xóa bỏ sự liên hệ sắc tộc với chức năng kinh tế, và kế hoạch năm năm đầu tiên áp dụng NEP là kế hoạch Malaysia lần hai. Thành công hay thất bại của NEP là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận, dù nó đã bị chính thức bãi bỏ năm 1990 và được thay thế bởi Chính sách Phát triển Quốc gia (NDP). Tuy nhiên, sự bùng nổ kinh tế đã dẫn tới nhiều vấn đề về cung cấp nguyên liệu. Thiếu hụt nhân công nhanh chóng dẫn tới làn sóng hàng triệu lao động nước ngoài tràn vào, nhiều người trong số họ là lao động bất hợp pháp. Các consortium giữa các nhà băng hăm hở lao vào kiếm lợi nhuận từ những dự án hạ tầng lớn. Tất cả chúng đã chấm dứt khi cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á xảy ra vào mùa thu năm 1997, gây rung động nền kinh tế Malaysia. Trong khoảng thập niên 1980 và giữa thập niên 1990, Malaysia trải qua thời kỳ tăng trưởng kinh tế đáng kinh ngạc với Thủ tướng Tun Dr Mahathir bin Mohamad. Giai đoạn này cũng là sự chuyển đổi từ nền kinh tế dựa trên nông nghiệp sang chế tạo và công nghiệp trong những khu vực như máy tính và hàng điện tử tiêu dùng. Cũng ở thời gian này, bộ mặt Malaysia đã thay đổi với sự xuất hiện của nhiều dự án lớn. Đáng chú ý nhất là những dự án như Tháp đôi Petronas (khi ấy là toà nhà cao nhất thế giới), sân bay quốc tế KL (KLIA), Đường cao tốc Bắc-Nam, Đường đua F-1 Sepang, Siêu Hành lang Truyền thông (MSC), đập thuỷ điện Bakun và Putrajaya, một thủ đô hành chính liên bang mới. Cuối thập niên 1990, Malaysia rung động bởi cuộc Khủng hoảng tài chính Châu Á cũng như tình trạng chính trị bất ổn do việc sa thải phó thủ tướng Dato' Seri Anwar Ibrahim. Năm 2003, Tiến sĩ Mahathir, thủ tướng có thời gian cầm quyền dài nhất tại Malaysia về hưu, nhường chỗ cho phó thủ tướng Abdullah Badawi. Tương tự như các quốc gia khác bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng này, tình trạng bán ra trước hạn (short-shelling) đồng tiền tệ Malaysia, đồng ringgit diễn ra. Đầu tư trực tiếp nước ngoài rơi xuống mức báo động, khi dòng vốn chảy ra khỏi đất nước, giá trị đồng ringgit giảm từ MYR 2.50 trên USD xuống còn, ở một thời điểm, MYR 4.80 trên USD. Chỉ số tổng hợp Thị trường Chứng khoán Kuala Lumpur mất gần 1300 điểm xuống gần mức 400 sau vài tuần. Sau sự sa thải gây tranh cãi bộ trưởng tài chính Anwar Ibrahim, một Hội đồng Hành động Kinh tế Quốc gia được thành lập để giải quyết cuộc khủng hoảng tiền tệ. Ngân hàng Negara đặt ra các biện pháp kiểm soát vốn và chốt giữ tỷ giá đồng ringgit Malaysia ở mức 3.80 trên US dollar. Tuy nhiên, Malaysia đã từ chối các gói hỗ trợ kinh tế từ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới, gây ngạc nhiên cho nhiều nhà phân tích. Tháng 3 năm 2005, Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) đã xuất bản báo cáo về các nguồn và các bước phục hồi kinh tế cho Malaysia, do Jomo K.S. thuộc Đại học Malaya, Kuala Lumpur thực hiện. Văn bản này kết luận rằng những biện pháp kiểm soát do chính phủ Malaysia áp đặt không cản trở cũng không giúp nền kinh tế hồi phục. Yếu tố chủ chốt là sự tăng trưởng xuất khẩu các sản phẩm điện tử, do sự gia tăng nhu cầu tại Hoa Kỳ, do lo ngại về những hiệu ứng 2000 (Y2K) với các sản phẩm điện tử đời cũ. 74
- Tuy nhiên, sự hạ giá sau sự kiện Y2K năm 2001 không ảnh hưởng tới Malaysia nhiều như các quốc gia khác. Đây có thể là một bằng chứng cho thấy có những lý do và hiệu ứng khác thực sự liên quan tới quá trình phục hồi hơn. Một nguyên nhân có thể là những nhà đầu cơ đã hết tiềm lực tài chính sau vụ tấn công bất thành vào đồng dollar Hong Kong tháng 8 năm 1998 và sau khi đồng Ruble Nga sụp đổ. (Xem George Soros) Dù những lý lẽ về nguyên nhân hay kết quả có thế nào chăng nữa, sự hồi phục của nền kinh tế xảy ra đồng thời với chính sách chi tiêu mạnh của chính phủ và thâm hụt ngân sách trong những năm sau khủng hoảng. Sau này, Malaysia đã có được sự phục hồi kinh tế tốt hơn các nước láng giềng. Tuy nhiên, theo nhiều cách, đất nước này vẫn chưa đạt được mức độ trước khủng hoảng. Tuy tốc độ phát triển hiện nay không cao, nhưng nó được coi là bền vững. Dù những biện pháp kiểm soát và sự nắm chặt kinh tế có thể không phải là nguyên nhân chính của sự hồi phục, không nghi ngờ rằng lĩnh vực ngân hàng đã trở nên mau chóng phục hồi hơn sau những chấn động từ bên ngoài. Tài khoản vãng lai cũng được đặt trong một thặng dư cơ cấu (The current account has also settled into a structural surplus), cho phép làm giảm nhẹ sự rút lui của nguồn vốn. Giá tài sản hiện chỉ bằng một phần nhỏ so với thời kỳ cao điểm trước khủng hoảng. Tỷ giá hối đoái cố định đã bị bãi bỏ tháng 7 năm 2005 nhằm tạo thuận lợi cho một hệ thống tỷ giá tự do có quản lý trong thời điểm Trung Quốc công bố cùng một động thái. Cùng trong tuần đó, đồng ringgit đã tăng giá so với hầu hết các đồng tiền tệ chính và được cho là sẽ còn tăng thêm. Tuy nhiên, tới tháng 12 năm 2005 những hy vọng đó đã mất khi dòng vốn rút đi vượt quá 10 tỷ dollar Mỹ.[31] GDP (2005) 290 tỷ USD.Tốc độ tăng trưởng GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) của những năm 1960 là 5%; năm 1970 là 8 % . 1980 là 7 %. Trên 30 năm Malaisia đã chuyển từ nền kinh tế lâm nông nghiệp làm chỗ dựa, là sức mạnh chủ yếu sang nền kinh tế ngày càng được công nghiệp hoá cao. Trong tổng sản phẩm quốc hội GDP năm 1970, nông nghiệp chiếm 29%, đến 1990 chỉ chiếm còn 18%, năm 1970 còn 35% , 1990 công nghiệp 40%; dịch vụ 1970 là 36%, 1990 là 42%. Tỷ lệ đầu tư thu nhập Quốc nội GDP năm 1970 là 18,4% năm 1990 là 35,2%. Về cơ cấu thành phần kinh tế, năm 1970 tư nhân chiếm 68% tổng số vốn đầu tư vào nền kinh tế, Nhà nước 32%. Nhà nước khuyến khích người bản xứ đầu tư và đẩy mạnh các cơ sở công nghiệp. Năm 1982 tỷ lệ đầu tư của tư nhân là 50% và Nhà nước là 50%. Từ 1982 Nhà nước đã thấy gánh nặng công nợ và tính hiệu quả kém của xí nghiệp công cộng nên đã điều chỉnh cơ cấu đầu tư bằng cách tiến hành tư nhân hoá các xí nghiệp và đầu tư của Nhà nước giảm từ 67% tổng số vốn đầu tư toàn bộ nền kinh tế xuống còn 33%, kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển. Cơ cấu xuất khẩu thay đổi theo hướng xuất khẩu các sản phẩm chế biến có hàm lượng kỹ thuật cao. Năm 1990 sản phẩm chế biến chiếm 40% tổng sản phẩm xuất khẩu. Nhà nước khuyến khích nhập khẩu loại bán nguyên liệu chủ yếu phục vụ sản xuất, chiếm 35%, hàng tiêu dùng chỉ chiếm 22%. 2. Cộng hoà Singapore Lịch sử 75
- Singapore xuất phát từ Singapura trong tiếng Malaysia (hay tiếng Malay), vốn được lấy từ nguồn gốc của chữ Phạn là singa (sư tử) và pura (thành phố). Từ đó Singapore được biết với cái tên Thành phố Sư Tử. Tên gọi này bắt nguồn từ một vị hoàng tử tên là Sang Nila Utama. Theo truyền thuyết, vị hoàng tử này nhìn thấy một con sư tử là sinh vật sống đầu tiên trên hòn đảo và do đó đặt tên cho hòn đảo là Thành phố Sư Tử (Singapura).[1] Cộng hòa Singapore tiếng Hán là Tân Gia Pha (người Việt hay đọc là Tân Gia Ba), nằm phía đông bán đảo Malaysia. Diện tích 692.00 km2. Dân số 4.553.009 người (2007). Người Hoa 76,8%; Mã Lai 7,9%: Ấn Độ 1,4 %.Tôn giáo: Phật giáo 42,5%; khổng giáo 14,8%. GDP 124 tỷ USD (2005). Bình quân 28.228 USD/người. Singapore từng là một làng cá của người Mã Lai khi nó bị chiếm làm thuộc địa của Anh vào thế kỷ XIX. Sau đó, quân đội Nhật chiếm đóng Singapore trong Thế chiến thứ hai, và sau nữa nước này là một phần trong sự liên kết tạo thành Liên bang Mã Lai. Khi Singapore giành được độc lập, với rất ít tài nguyên thiên nhiên, đây là một nước không ổn định về chính trị xã hội và không phát triển về kinh tế. Đầu tư nước ngoài và sự công nghiệp hóa do nhà nước chỉ đạo đã tạo ra một nền kinh tế dựa chủ yếu trên xuất khẩu hàng điện tử và gia công. Hơn 90% dân cư Singapore sống trong các khu nhà xây dựng sẵn của Ban Phát triển Nhà ở và gần một nửa dân cư sử dụng phương tiện giao thông công cộng hàng ngày. Chính nhờ các phương tiện giao thông công cộng này cùng với sự chủ động của chính phủ trong các vấn đề môi trường đã làm cho sự ô nhiễm môi trường ở Singapore chỉ còn lại ở vùng công nghiệp nặng ở đảo Jurong. Theo hiến pháp, Singapore là một nước dân chủ đại nghị. Ban đầu, Singapore theo thể chế xã hội chủ nghĩa dân chủ sau khi độc lập, sử dụng một hệ thống kinh tế phúc lợi. Tuy nhiên sau đó chính phủ Singapore đã nghiêng dần về phía cánh hữu. Hiện nay, Singapore đang phải đối mặt với những chỉ trích về suy giảm dân chủ do hệ thống độc đảng và đã thu hút nhiều tranh cãi về chính sách. Những bằng chứng đầu tiên về sự tồn tại của hòn đảo được tìm thấy trong những văn bản của Trung Quốc từ thế kỉ thứ 3. Hòn đảo là nơi chiếm đóng của đế chế Sumatran Srivijaya và khởi đầu có tên theo tiếng Java là Temasek. Temasek phát triển thành một thành phố thương mại thịnh vượng nhưng sau đó dần dần suy tàn. Từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX, Singapore là một phần của Vương quốc Johor. Năm 1819, ông Thomas Stamford Raffles, một viên chức của công ty East India (của Anh), đã kí một thỏa thuận với vua của Johor. Ông đồng thời thiết lập Singapore trở thành một trạm thông thương buôn bán và nơi định cư, sau này đã nhanh chóng phát triển và thu hút sự di dân từ nhiều chủng tộc khác nhau. Singapore sau đó đã trở thành thuộc địa của Anh năm 1867. Sau một chuỗi các hoạt động mở mang lãnh thổ, Đế quốc Anh nhanh chóng đưa Singapore trở thành một trung tâm tập trung và phân phối dựa vào vị trị rất quan trọng của nó trên con đường biển nối giữa châu Âu và Trung Quốc. Trong Thế chiến thứ hai, quân đội Đế quốc Nhật xâm chiếm Malaya và những vùng lân cận trong Cuộc chiến Malaya, lên đến cực điểm tại Cuộc chiến Singapore. Quân Anh không được chuẩn bị và nhanh chóng thất thủ mặc dù có lực lượng đông hơn. Anh giao nộp Singapore cho quân Nhật vào ngày 15 tháng 2 năm 1942. Người Nhật đổi tên Singapore sang tiếng Nhật thành Syonan-to, nghĩa là "Ánh sáng Miền Nam", và chiếm đóng nó cho đến khi quân Anh trở lại chiếm hòn đảo một tháng sau sự đầu hàng của Nhật vào tháng 9 năm 1945. 76
- Singapore trở thành một nhà nước tự chủ năm 1959 với người đứng đầu nhà nước đầu tiên là Yusof bin Ishak và thủ tướng đầu tiên là Lý Quang Diệu sau cuộc bầu cử năm 1959. Cuộc trưng cầu dân ý về việc sát nhập Singapore vào Liên bang Mã Lai đã đạt được năm 1962, đưa Singapore trở thành một thành viên của liên bang Mã Lai cùng với Malaya, Sabah và Sarawak như là một bang có quyền tự trị vào tháng 9 năm 1963. Singapore bị tách ra khỏi liên bang vào ngày 7 tháng 8 năm 1965 sau những bất đồng quan điểm chính trị chính phủ của bang và hội đồng liên bang tại Kuala Lumpur. Singapore được độc lập 2 ngày sau đó, vào ngày 9 tháng 8 năm 1965, sau này đã trở thành ngày Quốc khánh của Singapore. Malaysia là nước đầu tiên công nhận nền độc lập của Singapore.[2] Kinh tế Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài. Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét; không có nước ngọt; đất canh tác hẹp, chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả, do vậy nông nghiệp không phát triển, hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong nước. Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi. Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn. Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á. Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu nhập quốc dân). Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức. - Kinh tế: Singapore là một trong 6 trung tâm tài chính lớn (Zurich, Lonđon, Niwyou, Hồng Kông, Tokyo). Singapore là quân cảng và thương cảng lớn nhất của thế giới. Trên cảng thường xuyên có 400 tàu, 10 phút có một tàu cập bến, một năm có khoảng 4.000.000 container. Sân bay Changi lớn nhất thế giới, có 54 đường băng quốc tế, 1950 chuyến/tuần, bay đến 109 thành phố lớn thế giới, dịch vụ mỗi ngày 1,2 vạn du khách. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2004 là 8,4%; dự trữ ngoại tệ 112 tỷ USD. - Chính trị: Chế độ một Đảng, 30 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng PAP gọi là Đảng hành động nhân dân do Lý Quang Diệu sáng lập. - Mức sống: Đứng thứ hai Châu Á. Bình quân thu nhập 24.000USD/người. Môi trường xã hội tốt, không có trộm cắp, tệ nạn, cả nước là thành phố công viên, pháp luật nghiêm minh, bộ máy hành chính gọn nhẹ quản lý rất hiệu quả. và có giờ làm việc là từ 06:00 tới 24:00. Taxi cũng là một phương tiện giao thông khá phổ biến ở Singapore và không quá đắt. TÓM TẮT CHƯƠNG Trước khi bị thực dân Phương Tây xâm lược, các nước ASEAN phần lớn đều có nền kinh tế phong kiến và tiền phong kiến lạc hậu, thấp kém. Cuối thế kỷ XIX, các nước này đều trở thành thuộc địa của tư bản phương Tây. Sau hàng thế kỷ bị nô dịch, kinh tế của các nước ASEAN phát triển què quặt, lạc hậu và lệ thuộc vào nước ngoài. Sau khi giành được độc lập sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, các nước ASEAN đã có chính sách kinh tế và trình độ phát triển kinh tế không đồng nhất, phần lớn phát triển theo mô hình kinh tế TBCN với nền kinh tế thị trường tự do. Từ khi thành lập ASEAN đến nay, đặc biệt từ năm 1975, mối quan hệ hợp tác giữa các nước ASEAN không ngừng được mở rộng, vị thế của ASEAN trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Các nước ASEAN đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế đáng ghi nhận. Tuy nhiên 77
- bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế thách thức, đòi hỏi các quốc gia ASEAN luôn phải có những điều chỉnh kịp thời các chính sách kinh tế để tiếp tục phát triển. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Trình bày những đặc điểm kinh tế của các nước ASEAN trước khi giành được độc lập. Câu 2: Phân tích mô hình phát triển kinh tế của các nước ASEAN sau khi giành được độc lập. Câu 3: Đánh giá việc thực hiện chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu và chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu ở các nước ASEAN. Câu 4: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của kinh tế ASEAN hiện nay. 78
- PHẦN II. LỊCH SỬ KINH TẾ VIỆT NAM CHƯƠNG VIII. KINH TẾ VIỆT NAM THỜI KỲ DỰNG NƯỚC I. KINH TẾ VIỆT NAM THỜI KỲ NGUYÊN THỦY Lịch sử dân tộc Việt Nam từ khi ra đời đến nay đã trải qua các giai đoạn lớn: - Văn lang - Âu lạc (- 696 - 208). - Bắc thuộc độc lập tự chủ (-208; + 938). - Độc lập phong kiến tập quyền ( 939 - 1883). - Phong kiến thuộc địa ( 1883 - 1945). - Độc lập thống nhất ( 1954 - 1975). - Cả nước quá độ lên CNXH (1975 đến nay). Xã hội Nguyên Thủy là thời kỳ khai sơn phá thạch. Kinh tế thời Nguyên Thuỷ chủ yếu là săn bắt, hái lượm. Nghề đánh cá, chăn nuôi, chỉ được coi là nghề phụ, bổ trợ. Hoạt động kinh tế mang tính chiếm đoạt tự nhiên là cơ bản, tính sáng tạo nhỏ bé. Nguyên nhân do điều kiện tự nhiên Việt Nam thuận lợi cho việc hái lượm vì mưa nhiều, nắng lắm, hoa quả nhiều. Trồng trọt ở Việt Nam xuất hiện từ bao giờ vẫn đang là một dấu chấm hỏi. Có ý kiến cho rằng cách đây 5000 năm. Ý kiến khác nói sớm hơn cách đây khoảng 1 vạn năm. Khảo cổ học đã chứng minh rằng thời đại đồ đá giữa nền văn hoá Hoà Bình xuất hiện cái cuốc. Ý kiến này thống nhất trồng trọt ra đời cách đây 1 vạn năm. Điều kiện tự nhiên Việt Nam thuận lợi cho hái lượm, trồng trọt; không thuận lợi cho săn bắt, chăn nuôi. Bởi vì chim thú ít về số lượng, thua xa với lục địa bắc Mỹ khi mới xuất hiện. Việt Nam không có các đồng cỏ lớn, do đó chăn nuôi gặp khó khăn. Mặt khác khí hậu nước ta nhiệt đới, nắng lắm, mưa nhiều, độ ẩm cao, dễ bị dịch bệnh, làm cho các giống loài không phát triển được. Chính vì lẽ đó nền kinh tế nước ta từ xa xưa đã mất cân đối. Toàn bộ vốn liếng, sức lực tập trung vào trồng trọt, các ngành khác bị coi nhẹ. Phân công lao động diễn ra chậm chạp và yếu ớt . Phân công lao động lần thứ nhất, chăn nuôi tách khỏi trồng trọt diễn ra chậm chạp. Phân công lao động lần thứ hai, thủ công tách khỏi nông nghiệp yếu ớt. Phân công lao động lần thứ ba, thương nghiệp tách khỏi nông nghiệp khó khăn. Thương nhân rất khó trở thành một giai cấp lớn vì thương nghiệp không phát triển được “Phi thương bất phú”. Kết cấu xã hội nguyên thuỷ mang tính cộng đồng cao. Từ bầy người đến thị tộc mẫu hệ. Sự tan vỡ của thị tộc mẫu hệ gắn liền với sự ra đời công xã nông thôn (CXNT) và gia đình phụ hệ. Ngày nay thị tộc mẫu hệ còn có dấu vết ở Tây Nguyên và công xã nông thôn còn có dáng dấp ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Công xã nông thôn là gì? Công xã nông thôn gồm một cộng đồng dân cư sống quây quần trong một khu vực địa lý nhất định. CXNT vừa có quan hệ láng giềng vừa có quan hệ huyết thống. Với kết cấu trong họ ngoài làng. Thời kỳ đầu mới dựng nước xã hội phân thành 3 tầng vua quan, nô tỳ và dân tự do của CXNT. Trong công xã nông thôn sự phân hoá tài sản đã bắt đầu xuất hiện. Ruộng đất, nguồn nước vẫn thuộc quyền sở hữu công xã. Nhưng nhà cửa, gia súc, nông cụ thuộc gia đình. Để sinh sống các gia đình phụ hệ nhận ruộng của công xã để canh tác, thu hoạch riêng. Cá nhân khó có thể độc lập đối với công xã. Qui mô sản xuất chỉ đủ đảm bảo nhu cầu bản thân. Nông nghiệp và thủ công nghiệp là một. Ăng ghen viết “Vào thời kỳ đầu lịch sử của tất cả các xã hội văn minh, chúng ta không thấy có “người địa 79
- chủ lớn” mà chỉ thấy công xã thị tộc hay xã hội nông thôn có chế độ ruộng đất công cộng” (Chống Đuy Rinh, Mác - Ăng ghen, NXB Sự thật, Hà Nội). Quan hệ làng xã có công điền, công thổ, có nhiều tập tục của làng. Tâm lý làng xã khôi phục quan hệ huyết tộc, thân tộc, tâm lí quê cha đất tổ còn rơi rớt lại đến thời hiện đại. II. KINH TẾ VIỆT NAM THỜI KỲ DỰNG NƯỚC Thời kỳ dựng nước bắt đầu khi kỹ thuật luyện kim xuất hiện. Thời kỳ này gồm 2 giai đoạn Văn Lang và Âu Lạc mà lịch sử gọi chung là thời kỳ đại Hùng Vương. (Hùng chỉ là tù trưởng, Vương là vua). Nhà nước Văn Lang ra đời vào năm 696 đến 208 trước công nguyên, cách đây 2500- 2700 năm. Giai đoạn Văn Lang chiếm vị trí lịch sử trọng yếu. Khi kỹ thuật luyện kim xuất hiện, đây là giai đoạn văn hóa đồng thau được mở đầu bằng văn hóa Phùng Hưng và văn hóa Đông Sơn. Kỹ thuật luyện kim đã thúc đẩy hoạt động sản xuất, sinh hoạt kinh tế của con người. Lực lượng sản xuất quyết định việc thay đổi các quan hệ xã hội. Đây là thời kỳ đất nước ta sống trong nền văn minh nông nghiệp tiêu biểu là văn minh Sông Hồng. Nền nông nghiệp khá phát triển, tình trạng du canh du cư chấm dứt, bước đầu xuất hiện “lạc hầu” “lạcdân”. Sử cũ ghi lại, lạc dân khẩn ruộng, lạc hầu ăn ruộng. lạc hầu là người chiếm một phần sản phẩm của lạc dân. Giai đoạn Văn Lang chuyển sang Âu Lạc bằng việc xuất hiện kỹ thuật luyện gang thành sắt. Sắt được luyện bằng lò và đúc ra các công cụ và vũ khí. Công cụ lao động có những biến đổi. Sự xuất hiện công cụ bằng kim loại thật sự là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất. Thời kỳ này dân sống tập trung thành làng xã, bên cạnh quan hệ huyết tộc còn có quan hệ láng giềng. Do sống tập trung cho nên trồng trọt, chăn nuôi có điều kiện để phát triển. Bên cạnh trồng cây lương thực người dân còn trồng cây lấy quả, cây thuốc. Nghề nông ngoài việc sử dụng công cụ bằng kim loại còn sử dụng cả gia súc để kéo cày, lợi dụng nguồn nước tự nhiên để tưới tiêu do đó thủy lợi bắt đầu phát triển. Nghề đúc đồng được đẩy mạnh. Đồ đồng phát triển. Trống đồng Ngọc Lũ là biểu tượng lịch sử của nền văn minh nước ta. Đây là thành lựu kinh tế đáng được tự hào của dân tộc ta. Đồ gốm cũng được phát triển mạnh ở thời kỳ này. Gốm được nung trong lọ có hoa văn phong phú. Nghề dệt lụa hình thành nhờ đó trang phục của người thời Hùng Vương đa dạng và đẹp. Kỹ thuật thủ công và nông nghiệp thời kỳ Hùng Vương đã phát triển làm cho quan hệ trao đổi hàng hoá đã hình thành. Khảo cổ học tìm thấy trống đồng Đông Sơn (Thanh Hoá) có ở đồng bằng Bắc Bộ và trống đồng Đông Sơn đã tìm thấy ở Indonesia. Điều này có ý nghĩa trên phương diện kinh tế người Việt cách đây 4000 năm đã có quan hệ kinh tế với nước ngoài. Thời đại Hùng Vương ruộng đất thuộc quyền sở hữu tối cao của nhà Vua. Do vậy người dân cày cấy ruộng công phải chịu nghĩa vụ với nhà vua, như đóng góp sản phẩm, lao dịch, bệnh dịch. Trồng trọt trở thành ngành sản xuất chính của cư dân lạc Việt. Trung tâm kinh tế dời về đồng bằng. Nghề nông tập trung hai bên bờ sông Hồng và sông Mã. Cùng với trồng trọt chăn nuôi có sự chuyển biến tích cực. Nhiều gia súc gia cầm đã được thuần dưỡng từ thời trước nay được đưa vào nuôi nhiều hơn. Chăn nuôi hình thành, người Việt cỗ đã biết sử dung trâu bò để cày kéo, cung cấp thực phẩm cho các lễ hội, sinh hoạt cộng đồng. Thời đại Hùng Vương sinh hoạt xã hội đã có sự biến đổi. Hình thái nhà nước đã xuất hiện. Xã hội phân thành đẳng cấp khác nhau, trên có vua Hùng rồi tới các lạc hầu, 80
- lạc tướng, lạc dân. Thành cổ loa ở Đông Anh, Hà nội là nơi đóng quân của An Dương Vương. TÓM TẮT CHƯƠNG Thời kỳ nguyên thủy ở Việt Nam kéo dài với nền kinh tế tự nhiên lạc hậu, hái lượm và sau đó là trồng trọt giữ vai trò chủ yếu trong đời sống của con người. Khi kỹ thuật luyện kim xuất hiện, thời kỳ nguyên thủy chấm dứt, Việt Nam bước vào thời kỳ mới. Thời đại Hùng Vương có vị trí quan trọng trong lịch sử bốn nghìn năm dựng nước của dân tộc. Văn minh thời đại Hùng Vương là văn minh nông nghiệp. Thủ công nghiệp có nhiều tiến bộ. Giao lưu trao đổi hàng hóa xuất hiện. Bước sang giai đoạn Âu Lạc, trình độ kỹ thuật đạt được những tiến bộ đáng kể. Hình thái nhà nước đã xuất hiện, sự phân hóa xã hội đã trở nên rõ nét. Thành Cổ Loa là minh chứng về khả năng tổ chức lực lượng lao động và việc vận dùng kinh nghiệm, kỹ thuật vào việc xây dựng công trình quốc phòng. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Phân tích đặc điểm kinh tế Việt Nam thời kỳ nguyên thủy. Câu 2: Phân tích những tiến bộ trong nền kinh tế Việt Nam thời kỳ dựng nước. Câu 3: Phân tích những biến đổi trong quan hệ kinh tế - xã hội thời đại Hùng Vương. 81
- CHƯƠNG IX. KINH TẾ VIỆT NAM THỜI KỲ PHONG KIẾN I. THỜI KỲ PHONG KIẾN TRUNG QUỐC THỐNG TRỊ (năm 208 đến 938 TCN) 1. Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc Sau khi chiếm được Âu Lạc, Triệu Đà đã nhập Âu Lạc vào Nam Việt và chia Nam Việt thành 2 quận Giao Chỉ ở Bắc bộ và Cửu Chân ở Bắc Trung Bộ. Trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc, nhiều tập đoàn phong kiến phương Bắc đã thống trị nước ta. Chúng chia nước ta ra làm nhiều châu, quận, huyện. Thời kỳ đầu phong kiến Trung Quốc chỉ bao quát được châu, quận còn huyện do phong kiến địa phương cai trị. Bởi vậy mặc dầu bị bắc thuộc song các phong tục tập quán truyền thống của người Việt vẫn được duy trì. Sau cuộc khởi nghĩa hai Bà Trưng thất bại, bọn phong kiến Trung Quốc xiết chặt bộ máy cai trị. Chúng ra tay quản lí đến huyện. Từ năm 43 sau công nguyên nhà Hán cử quan lại sang cai trị tới huyện, bên cạnh đó bọn chúng còn dùng chính sách đồng hoá dân tộc bằng cách du nhập các phong tục tập quán ở Trung Quốc sang Việt Nam.Đến đời Đường (622) quan lại Trung Quốc cai trị đến làng xã. Các đơn vị hành chính do nhà Đường thiết lập như tiểu hương 70 -130 hộ, đại hương 160 - 540 hộ, tiểu xã 10 - 30 hộ, đại xã 40 đến 60 hộ. Nhìn chung suốt trong thời kỳ thống trị Việt Nam sự xâm nhập của chính quyền đô hộ vào làng, xã gặp nhiều khó khăn. Bởi vì, tính bền vững của truyền thống người Việt là lực cản quá trình đồng hoá. Trên thực tế khả năng tự vệ của làng xã đã kháng cự quyết liệt tư tưởng đồng hoá của Trung Quốc. Phong kiến Trung Quốc dùng chính sách bóc lột bằng cống nạp và tô thuế. Đồ vật cống nạp là các loại nông, lâm đặc sản và những sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Thuế là một chính sách của Nhà nước phong kiến. Thời Đường nông dân cày ruộng mồi năm phải nộp hai thạch lúa. Muối và sắt là hai mặt hàng Nhà nước độc quyền quản lý và đánh thuế. Những phu phen tạp dịch xây thành đắp luỹ cho giai cấp thống trị đã thu hút nguồn lực lớn của xã hội. Tàn bạo hơn phong kiến Trung Quốc còn chiếm đất lập đồn điền. Bắt nông nô người Viêt lao động. Sản phẩm chở về Trung Quốc. Bọn chúng cướp thợ thủ công giỏi đưa về Trung Quốc để xây dinh luỹ, thành quách. Quá trình phong kiến hoá nền kinh tế Việt Nam, gắn liền với sự đô hộ của phương bắc. Ở giai đoạn này người Việt chưa tỏ rõ vai trò tích cực trong sự phát triển dân tộc. Trong thư gửi Ăng Ghen 2/6/1853, Mác khẳng định: “Nhà vua là kẻ sở hữu duy nhất tất cả mọi đất đai trong quốc gia” và tình hình không có chế độ tư hữu về ruộng đất đó là chìa khoá thật sự ngay cả cho thế giới phương đông. Về phương diện cơ cấu, kinh tế làng xã kết hợp với kinh tế đồn điền của nhà nước phong kiến ngoại bang. Một số quan lại Trung Quốc sang lập trang trại ở nước ta. Thực chất nền kinh tế nước ta thời kỳ này phụ thuộc vào Trung Quốc. Về phương diện giai cấp, tầng lớp địa chủ người Trung Quốc kết hợp với việc địa chủ hoá các quý tộc nông nô một số người Việt, số khác di cư từ Trung Quốc sang lâu ngày bị Việt hoá. Bắt đầu hình thành quan hệ sản xuất phong kiến với giai cấp địa chủ và nông nô, bóc lột vừa nô lệ vừa phát canh thu tô. 2. Những chuyển biến bước đầu của nền kinh tế dân tộc 82
- Kinh tế nông nghiệp thuần tuý với 2 ngành chủ yếu trồng trọt và chăn nuôi ngày càng được phát triển. Nông dân ngày càng tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt. Việc sử dụng trâu, bò cày kéo trở nên phổ biến, thuỷ lợi được coi trọng, việc đắp đê, đập để lấy nước tưới tiêu người ta rất quan tâm. Chăn nuôi gắn với trồng trọt chặt chẽ hơn, kỹ thuật trồng lúa nước 2 vụ trở nên phổ biến. Từ sau công nguyên thủ công nghiệp nước ta bắt đầu phát triển, đồ sắt ngày càng được phổ biến. Các công cụ, nông cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi, đồ gốm và nghề gốm thịnh đạt, hình dạng đồ gốm phong phú được trang trí những nét hoa văn độc đáo. Trên cơ sở nghề gốm, nghề gạch ngói cũng phát triển, với các loại gạch ngói thường và gạch ngói tráng men được sử dụng vào thành luỹ của chính quyền đô hộ. Ngoài nghề gốm còn có nghề dệt, nghề làm gang, nghề mộc cùng phát triển mạnh. Thủ công nghiệp, nông nghiệp ổn định và bắt đầu phát triển đã tạo điều kiện việc trao đổi hàng hoá giữa các vùng. Nhờ đó thời ấy các thợ nông thôn đã hình thành đó là các trung tâm trao đổi của người Việt. Nhu cầu trao đổi sản phẩm thúc đẩy việc hình thành mạng lưới giao thông ở trong vùng, trong nước và nước ngoài. Giao thông giữa các vùng người ta dùng thuyền mảng, voi ngựa vận chuyển. Châu, Quận trở thành trung tâm buôn bán, nhiều người nước ngoài Ấn Độ, Ba Tư, Ả Rập đã đến trú ngụ và buôn bán ở nước ta. II. THỜI KỲ PHONG KIẾN DÂN TỘC TỰ CHỦ (938 - 1858) Thời kỳ phong kiến dân tộc tự chủ mở đầu bằng chiến thắng Ngô Quyền (938) đến giữa thế kỷ XIX (1858). Xã hội Việt Nam từ sau chiến thắng Ngô Quyền giai cấp phong kiến Việt Nam thay nhau thống trị. Mặc dầu khi mới hình thành giai cấp phong kiến Việt Nam còn non yếu nhưng đã thống trị đất nước ta suốt từ 938 đến khi thực dân Pháp xâm lược. Thời kỳ này có thể được chia làm 2 giai đoạn 1. Giai đoạn hưng thịnh (Từ 938 đến thể kỷ XV). Năm 939 Ngô Quyền xưng vương, năm 944 Ngô Quyền mất. Con cái nhà họ Ngô tranh nhau quyền bính vì thế năm 965 nhà Ngô sụp đổ. Đất nước rơi vào loạn 12 sứ quân. Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi đặt tên nước ta là Đại Cồ Việt. Nhà Hồ tồn tại không được bao lâu thì sụp đổ. Năm 979 Lê Hoàn lên ngôi. Năm 1005 Lê Hoàn mất, các con tranh chấp quyền lực. Đất nước lục đục. Năm 1009 nhà Lý lên thay. Năm l054 nhà Lý đặt niên hiệu là Đại Việt. Niên hiệu này tồn tại đến đầu thế kỷ XIX. Nhà Trần từ năm 1226 đến 1400. Nhà Hồ từ năm 1400 đến 1407. Lê Lợi lên ngôi 1428 (Lê Thái Tổ) Xã hội phong kiến Việt Nam giai đoạn này đặt dưới sự thống trị của các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ và hậu Lê. Nhìn chung các triều đại phong kiến đều thực hiện chính sách “dĩ nông vi bản”. Chính sách này xuất phát từ đặc trưng bóc lột của chế độ phong kiến đó là bóc lột bằng địa tô. Do đó nhà nước muốn nắm quyền sở hữu ruộng đất để thu địa tô. Vì vậy vấn đề ruộng đất đã trở thành trung tâm kinh tế chính trị của xã hội phong kiến. Về cơ bản ruộng đất thời phong kiến đang tồn tại dưới 2 hình thức sở hữu: Ruộng đất thuộc sở hữu Nhà nước và sở hữu tư nhân. Ruộng đất và sản xuất nông nghiệp 83
- Thời kỳ thế kỷ XI đến XV là thời kỳ hình thành và phát triển cực thịnh của Nhà nước phong kiến. Do đó ruộng đất đại bộ phận thuộc sở hữu Nhà nước. Câu nói “Đất của vua, chùa của làng” đi vào tâm trí của người dân thời đó. Ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước gồm có ruộng công làng xã, ruộng quốc khố, ruộng phong cấp. * Kinh tế làng xã Kinh tế làng xã là kinh tế của những người sản xuất và buôn bán nhỏ ở trong làng xã. Ở đây người nông dân vừa là thợ thủ công và thương nhân. Nhà nước ít can thiệp vào kinh tế làng xã. Ruộng công xã: Từ hậu Lê, nhà nước phong kiến chia ruộng đất cho làng xã. Chia theo chức tước, phẩm hàm. Lúc đầu ruộng công lớn, dần dần ít đi do địa chủ và quý tộc chiếm lấy và bán đi. Thời Lê Sơ nhà Lê đại diện cho địa chủ nên ruộng tư có điều kiện để phát triển. Nhà nước ban hành nhiều luật lệ liên quan đến việc phát triển và tồn tại ruộng tư. Luật Hồng Đức cho phép biến quyền chiếm hữu lâu năm thành quyền sở hữu. Ruộng công làng xã là ruộng đất thuộc sỡ hữu của Nhà nước nhưng giao cho các làng xã quản lý và chia cho nông dân sử dụng để canh tác. Người dân cày ruộng làng phải nộp tô hoặc đi lao dịch, binh dịch. Mỗi mẫu ruộng phải nộp 100 thăng thóc. Nhìn chung ruộng công làng xã đã chi phối kinh tế làng xã. Nhà nước đã phân loại ruộng để định mức thu địa tô trong nhân dân. Dưới các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Hồ việc phân chia ruộng đất do làng xã quyết định, dân làng nào cày cấy ruộng làng xã ấy. Bên cạnh ruộng công tồn tại một bộ phận ruộng tư đây là một bộ phận khá giả trong làng. Có hiện tượng mua bán sang nhượng ruộng công làng xã thành ruộng tư. Nhà nước lập khế ước đảm bảo cho việc mua bán, cầm cố ruộng đất của làng xã. Đa số dân cày ruộng công, một số ít ruộng tư. Nông nô tự do ở Việt Nam không giống nông nô trong các lãnh địa Tây Âu thời trung đại mà là thần dân của nhà vua. Thời kỳ Lê sơ, với chế độ “quân điền” nhà Vua đứng ra phân chia ruộng công làng xã. Về nguyên tắc mọi người đều được chia nhưng không phải chia bình quân mà dựa theo địa vị của mỗi người trong xã hội. Ví dụ quan tam phẩm được chia 5 phần, dân nghèo 3,5 phần, cứ 6 năm thì chia lại một lần. Nhà Lê đã bãi bỏ quyền tự trị ruộng đất của làng xã, thiết lập chế độ "quân điền” góp phần phong kiến hoá cơ cấu xã hội. Như vậy đến thời Lê sơ chế độ quân điền đã làm giảm vai trò tự trị của làng xã. Ruộng “quốc khố” là ruộng đất thuộc sở hữu Nhà nước phong kiến, do nhà nước trực tiếp quản lý. Nguồn gốc ruộng quốc khố là tịch thu từ các trang trại, đồn điện của chính quyền thực dân và địa chủ quan lại nhà Hán. Ruộng quốc khố còn do khai hoang mà có. Hoa lợi ruộng quốc khố thường dùng vào việc cúng tế, hay sửa sang các lăng mộ, đền chùa. Lực lượng lao động chủ yếu là tù nhân và chiến tù. Tô ruộng quốc khố thường nặng hơn tô ruộng công làng xã. Ruộng “phong cấp” là ruộng Vua ban thưởng cho quan lại quý tộc, hay người có công với nước. Ruộng phong cấp có kèm theo số hộ nông dân để canh tác, từ đó dẫn tới việc hình thành các thái ấp của quý tộc. Ruộng phong cấp vẫn thuộc sở hữu của nhà Vua, người được cấp chỉ sử dụng nó để thu tô chứ không có quyền sở hữu. Ruộng phong cấp con cháu có được thừa hưởng hay không phụ thuộc vào nhà Vua quyết định. Ruộng phong cấp có từ thời Đinh, nhưng đến thời Lý ruộng phong cấp được chia làm 2 loại, ruộng thực ấp và ruộng thực phong. Nông dân cày ruộng thực ấp vừa nộp tô cho quý tộc, vừa nộp tô cho nhà Vua. Ruộng thực phong chỉ có làm nghĩa vụ với 84
- quý tộc mà thôi. Do đó dưới chế độ phong kiến ruộng thực phong phát triển mạnh hơn ruộng thực ấp. Đến thời Trần ruộng phong cấp có sự thay đổi, không chia thành 2 loại mà nội dung theo kiểu thực phong do đó nhiều thái ấp của quý tộc nhà Trần đã ra đời. Ngoài ra dưới thời Trần còn có chính sách khuyến khích người dân nghèo khẩn ruộng công quý tộc, lập ra các điền trang, thái ấp. * Kinh tế điền trang và thái ấp Thái ấp và điền trang đều là ruộng đều là ruộng đất tầng lớp quý tộc, quan lại đời Trần, nhưng đặc điểm khác nhau. Ruộng Thái ấp là sự tập hợp những ruộng đất do nhà vua cấp cho các quan lại có công. Mỗi thái ấp khoảng l,2 xã. Quý tộc được quyền quản lý và hưởng lợi sản phẩm trên đó. Về mặt sở hữu vẫn của nhà nước, không được thừa kế. Điền trang là các trang trại lớn của giai cấp quý tộc nhà Trần. Do quý tộc trực tiếp quản lý sử dụng sức lao động nô tỳ và gia nô. Nô tỳ(nô là nam, tỳ là nữ). Họ không phải là một đẳng cấp riêng mà là một tầng lớp. Xuất thân từ nhiều hoàn cảnh khác nhau. Nô có nhiều loại, quan nô làm việc trong các đồn điền trại lính, gia nô làm việc cho gia đình quý tộc. Ruộng điền trang con cháu được quyền thừa kế. Đó là ruộng đất thuộc sở hữu lớn phong kiến tư nhân. Năm 1226 triều đình xuống chiếu cho các vương hầu, công chúa, phò mã chiêu tập dân xiêu tán không có sản nghiệp làm nô tỳ để khai khẩn ruộng hoang lập điền trang. Sau đó cho phép các gia nô kết hôn với nhau, lập gia đình. Trong khoảng một thế kỷ kinh tế điền trang phát triển mạnh. Chế độ điền trang hàm chứa xu thế cát cứ. Cuối đời Trần điền trang được mở rộng nhiều nông dân bị biến thành nông nô, nô tì chịu sự áp bức bóc lột nặng nề. Quan hệ nông nô, nô tỳ kìm hãm sức sản xuất của xã hội. Những mâu thuẫn kinh tế xã hội cuối đời Trần ngày càng gay gắt dẫn đến sự sụp đổ của triều đại này. Đến cuối đời Trần kinh tế điền trang lâm vào cảnh khủng hoảng. Các nông nô, nô tỳ trong các điền trang nổi lên đấu tranh để trở thành nông dân tự do. Điền trang có xu thế công xã hóa. Khi nhà Hồ lên thay, Hồ Quý Ly ban hành chính sách “hạn điền” khiến cho ruộng tư không có điều kiện để phát triển. Nhà nước còn tăng thuế ruộng như: mức thuế ruộng tư tăng từ 3 thăng lên 5 thăng một mẫu. Nhà Hồ quy định giới hạn ruộng tư là 10 mẫu. Nếu nhiều hơn là phải xung vào ruộng công. Bằng chính sách này Hồ Quý Ly đã đánh vào tầng lớp quý tộc, quan lại thời Trần. Chính sách “hạn điền” đã hạn chế sự phát triển kinh tế địa chủ. Địa chủ thời đó là linh hồn của xã hội. Kinh tế điền trang bị suy sụp từ đó. Thái ấp (ấp thang mộc, đất tắm gội) là ruộng do nhà vua ban thưởng cho quý tộc và triều thần có công. Quy mô thái ấp tương đối nhỏ khoảng 1,2 xã. Trên danh nghĩa ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Triều đình có quyền lấy của người này cấp cho người khác. Quý tộc có quyền sử dụng hoa lợi trên đất đai và một phần về cư dân trên đó. Thời trần có những thái ấp của Trần Liễu (Đông triều Quảng Ninh), Trần Thủ Độ (Bình lục Hà Nam), Nguyễn Khoái (Hưng Yên) Trong chế độ quân chủ thời Trần, quyền chiếm dụng ruộng đất có điều kiện và hạn chế, mang tính thụ động của quý tộc vì vậy không có khả năng cát cứ chống lại triều đình trung ương như các Thái Ấp lãnh địa ở phương Tây thời trung đại. “Hạn nô” là chính sách thứ hai của nhà Hồ. Thời Trần quý tộc, tăng lữ đã thu hút nhiều nông nô và nô tì vào phục vụ. Đến nhà Hồ quy định một lượng hạn chế gia nô còn lại sung vào nhà binh để xây dựng đội quân nhà nghề. 85
- Đến thời hậu Lê ruộng tư được phát triển. Nhiều luật lệ ra đời cho phép chiếm giữ ruộng tư. Nhìn chung thời Lê Sơ tình trạng “chiếm công vi tư” ruộng đất khá phổ biến, ruộng tư phát triển. Giai cấp địa chủ trở thành lực lượng mạnh mẽ của xã hội. Nhìn chung chế độ ruộng đất của các triều đại phong kiến rất phức tạp. Thay đổi theo từng triều đại. Ruộng công dần dần bị thu hẹp, ruộng tư phổ biến. Những hình thái sở hữu ruộng đất và các quan hệ phong kiến thường xuyên tác động và ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp. Tình hình nông nghiệp nước ta dưới thời phong kiến có những đặc điểm nổi bật so với các nước trên thế giới. Nhà nước phong kiến Việt Nam ở các triều đại đều có tư tưởng trọng nông nghiệp. Tư tưởng của họ là “dĩ nông vi bản”, lý do: Nguồn gốc làm giàu thời đó chủ yếu là địa tô. Nhà nước phong kiến muốn làm giàu thì phải đề cao nông nghiệp. Dưới triều đại Lý - Trần nhà nước phong kiến đã có một số biện pháp tích cực với sản xuất nông nghiệp. Nhà Vua thường thực hiện một số nghi lễ trong nông nghiệp như cúng thần ruộng. Thời Lý còn cho công chúa ra làng Nghi Tàm trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa cùng với dân. Vào tháng Giêng âm lịch Vua tổ chức nghi lễ cày ruộng tượng trưng. Vua tổ chức đi thăm đồng. Khi bị hạn hán lâu ngày nhà nước tồ chức “cầu đảo”. Nhà nước rất chú ý bảo vệ sức lao động. Năm 1010 Nhà Lý ra chiếu bắt những người đi lang thang về quê cũ làm ăn, thời Lý - Trần có chính sách “ngụ binh ư nông”. Phu phen tạp dịch đối với nhà nông đều được miễn khi thời vụ nông nghiệp. Trâu bò là tư liệu sản xuất hết sức quan trọng của nông dân do đó Nhà nước phong kiến chủ trương bảo vệ đàn trâu bò cày kéo. Thời Lý ai trộm giết trâu bò phải chịu hình phạt cao nhất, theo qui định của luật ( năm 1123) là tử hình. Khai hoang mở rộng diện tích được coi trọng. Pháp lệnh qui định làng nào để ruộng đất hoang hoá bị trị tội. Riêng thời Trần, việc nhà Vua cho Vương hầu quý tộc và dân nghèo đi khai hoang lập điền trang là một kỳ tích. Đê điều được nhà Vua quan tâm. Thời Lý cho đắp đê Cơ xá (1008) Thời Trần cho đắp đê quai Vạc, thời Trần nhà Vua thường tự mình đứng ra tổ chức đắp đê và trông coi bảo vệ đê điều. Khi bị lũ lụt binh lính, học sinh Quốc Tử Giám đều được huy động để hộ đê. Thủ công nghiệp, thương nghiệp và tài chính ngân hàng. Thủ công nghiệp đang trên đà phát triển, hệ thống thủ công nghiệp bao gồm: quan xưởng của nhà nước, thủ công nghiệp của nhân dân; xuất hiện các phường hội thủ công. Thời hậu Lê kinh đô Thăng Long chia làm 36 phố phường. Xuất hiện làng thủ công chuyên sản xuất một loại hàng hoá nào đó. Nghề dệt, nghề gốm, nghề kiến trúc đã phát triển. Các nghệ nhân đã xây dựng được cung điện nhà Vua, mái lợp ngói, cột được tráng bằng vàng bạc. Cung điện nhà Lý cột màu đỏ chạm trổ hoa văn. “Tứ đại khí Việt Nam” là 4 vật lớn bằng đồng ở Việt Nam: pho tượng khổng lồ cao 20m, tháp bảo thiên ở Thăng Long cao 70m, các tầng trên bằng đồng, chuông cực lớn đặt ở chùa Một Cột, Vạc chùa cồ minh. Nhưng sau đó thời nhà Minh thống trị phá hết. Nói chung từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV là thời kỳ hình thành và phát triển cường thịnh của Việt Nam, nhiều chùa chiền lăng mộ được xây dựng, kinh đô Thăng Long thời Lý là biểu tượng của kiến trúc Việt Nam thời phong kiến. Nghề trồng dâu nuôi tằm dệt lụa, ươm tơ khá phổ biến trong nhân dân, kỹ thuật dệt lụa, the tương đối hoàn hảo. Chính vì thế vào năm l040 Lý Thái Tông quyết định dùng vải vóc trong nước may triều phục chứ không mua của nước ngoài. Nhà nước đã thu mua vải lụa trong nhân dân để may triều phục. 86
- Ngành nghề thủ công từ thế kỷ X đến XV đã phát sinh nhiều làng nghề, những phường thủ công chuyên nghiệp. Thăng Long thời bấy giờ có 12 phường nghề. Trong các phường nghề có điều lệ lổ chức chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền lợi và giữ bí mật nghề của mình. Mặc dù có những bước phát triển đáng kể nhưng khác với phương Tây làng nghề thủ công Việt Nam nằm rải rác, qui mô nhỏ bé, kĩ thuật phát triển chậm chạp, vốn liếng ít ỏi, không ai giàu sang, nhưng không ai bị nghèo đói. Tốc độ phát triển chậm chạp có nhiều lý do nhưng trong đó phải kể đến chính sách “trọng nông ức thương”. Thương nghiệp Việt Nam dưới thời phong kiến kém phát triển, về cơ bản vẫn tự cấp, tự túc. Tuy nhiên ở mỗi triều đại có bước phát triển khác nhau. Dưới thời Lý - Trần, Lê Sơ nhờ hệ thống giao thông thuỷ lợi phát triển đã gắn hoạt động kinh tế giữa các vùng trong nước và mở quan hệ buôn bán với các nước trong khu vực. Các triều đại phong kiến đều có đồng tiền riêng của mình bằng tiền kim loại. Việc lớn nhất là cho phát hành tiền giấy để giải quyết khó khăn về tài chính và thuận tiện trong việc lưu thông hàng hoá, gọi là “thông bảo hộ sao”(1396). Tiền giấy có nhiều loại, vẽ nhiều màu khác nhau: loại 10 đồng(vẽ hình rau tảo), loại 30 đồng, loại 1 tiền, 2 tiền, 3 tiền, 4 tiền, 5 tiền, loại 1 quan (vẽ hình rồng). Có những lý do riêng khiến nhà Hồ phát hành tiền giấy song lịch sử coi đây là một cuộc cách mạng trên lĩnh vực lưu thông. Hồ Quý Ly khi làm đại thần cũng như khi lên ngôi vua, luôn thông tuệ về tư tưởng, giỏi chính sách, quan tâm đến cải cách chính sự và kinh tế. Bộ sách Minh đạo do ông biên soạn đặc biệt lên án tư tưởng Tống nho. Năm 1397ông đề ra chính sách hạn điền, hạn nô, giảm bớt tăng lữ quan lại, hạn chế quyền lực của đám quý tộc phong kiến. Theo đó từ quan lại đến thứ dân chỉ sở hữu tối đa 10 mẫu đất. Năm 1401 nhà Hồ ban hành chính sách hạn nô. Nếu thừa ra sẽ bị án phạt. Các gia nô bị thích dấu vào trán.Chuyển một bộ phận gia nô thành quan nô. Phép hạn điền đã phần nào đánh vào tầng lớp quý tộc, điền trang và địa chủ tư hữu, tăng nguồn thuế thu nhập cho nhà nước. Đồng thời có lợi cho người nghèo và ngăn chặn xu thế tư hữu hóa ruộng đất. Về văn hóa nhà Hồ đề cao nho giáo nhưng là thứ nho giáo thực dụng, hạn chế đạo giáo và phật giáo, chống giáo điều kết hợp với tinh thần pháp gia. Hồ Quý Ly cho sa thải các tăng đạo dưới 50 tuổi. Nhà Hồ cho đo đạc lại ruộng đất, điều tra dân số để trên cơ sở đó mà định ra các biện pháp cải cách như đào sông, đắp đường, lập phố xá, đặt trạm công văn, cải cách thi cử, định ra hình luật để củng cố an ninh, tăng cường bộ máy hành chính. Những cải cách này được người đời sau ca ngợi và được người nước ngoài cho là nhà cải cách kinh tế lớn của Việt Nam. Những cải cách không thành công vì đi ngược lại quyền lợi nhà Trần, cải cách quá sớm so với tầm hiểu biết của đại bộ phận dân chúng. Dưới thời Trần các ngành nghề thủ công nghiệp truyền thống như dệt, gốm, giấy, đúc đồng đã hoạt động trong các làng xã.Chợ búa đã trở thành những trung tâm trao đổi. Thăng Long xưa đã là một đô thị, một trung tâm kinh tế của cả nước. Mỗi phường đều có chợ. Đồng tiền được sử dụng làm phương tiện lưu thông hữu hiệu. Nó không chỉ để mua bán hàng hoá thông thường mà còn mua quan bán tước. Ngoại thương kém phát triển do nhiều lý do nhưng có lý do cơ bản là các triều đại phong kiến Việt Nam đều có tư tưởng “bế quan toả cảng”, đóng cửa với bên ngoài sợ mất độc lập tự chủ, sợ bị xâm lược. Nhìn một cách tổng quát suốt 5 thế kỷ phong kiến thương nghiệp bị coi thường. Thủ công nghiệp không được chú ý đúng mức, phát triển chậm và rải rác khắp nơi. 87
- Chưa có công trường thủ công lớn làm tiền đề cho sự phát triển công nghiệp như ở phương Tây. Nông nghiệp được đề cao nhưng vẫn không phát triển được vì chưa có sự hỗ trợ của công nghiệp. Nông nghiệp quy mô nhỏ và lạc hậu. 2, Giai đoạn khủng hoảng và suy yếu (thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX) Từ giữa thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX là thời kỳ thống trị của chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn ở đàng trong và chúa Trịnh ở đàng ngoài. Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của hệ thống thương mại Châu Á cũng là thời kỳ bành trướng của CNTB phương Tây sang phương Đông. Nhà nước phong kiến Việt Nam bước vào giai đoạn khủng hoảng. Nhà Lê thất bại, nhà Mạc lên thay 1527 - 1592. Từ năm 1595 - 1786 là thời kỳ Trịnh - Nguyễn. Năm 1788 - 1802, Quang Trung xưng ngôi Hoàng Đế chưa được bao lâu Quang Trung mất. Gia Long lên nắm quyền thống trị. Suốt 3 thế kỷ đất nước luôn có chiến tranh. Chiến tranh Nam - Bắc Triều hơn 50 năm (1545 - 1592). Chiến tranh Trịnh - Nguyễn 50 năm (1627 đến 1672). Cuối thế kỷ XVIII Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn suốt 10 năm. Ruộng đất và sản xuất nông nghiệp. Chế độ sở hữu ruộng đất và nông nghiệp đàng ngoài: Về mặt sở hữu ruộng đất Đại Việt thời kỳ này có ba hình thức: sở hữu nhà nước, sở hữu công xã, tư hữu. Dưới thời Lê mạt chế độ “quân điền” bị bãi bỏ, thay vào đó là ruộng khẩu phần công xã. Việc bải bỏ chế độ quân điền đã tạo tiền đề cho ruộng tư nhân phát triển. Do vậy chế độ lộc điền không thể thực hiện được đầy đủ. Ruộng đất công bị tan rã từng mảng. Bọn địa chủ cường hào ở nông thôn tìm mọi cách để lấn chiếm đất công. Tình trạng “chiếm công vi tư” về ruộng đất khá phổ biến. Đặc biệt vào nửa đầu thế kỷ XIX ruộng đất công bị lấn chiếm một cách bừa bãi. Một mặt quan lại, địa chủ, quý tộc ra sức chiếm đất công thành sở hữu riêng. Mặt khác chế độ “quân điền” tỏ ra lạc hậu. Bởi vì, phần lớn ruộng đất dành ưu tiên cho quan lại, binh lính. Nông dân trực tiếp canh tác không có ruộng đất. Hiện tượng tích tụ ruộng đất đã xuất hiện. Đây chưa phải là tư hữu mà đang quá độ chuyển sang tư hữu. Tuy chưa tư hữu đất đai nhưng hiện tượng này kích thích sản xuất nông nghiệp. Thời Nguyễn sau 13 năm thực hiện chính sách “quân điền”. Đến năm 1852 viên thanh tra triều Nguyễn phải thừa nhận “ruộng công màu mỡ thì cường hào chiếm, nông dân chỉ được phần xương xẩu mà thôi”. Như vậy ruộng công chỉ là hình thức “nô dịch” người nông dân mà thôi. Người nông dân trên thực tế không được sở hữu ruộng đất, điều đó ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp nước ta thời đó. Muốn cho nông nghiệp phát triển phải xoá bỏ các hình thức sở hữu ruộng phong kiến để biến nông dân thành những người sở hữu ruộng đất. Chính trên cơ sở ấy kinh tế tiểu nông mới có điều kiện để phát triển. Từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX nhà nước phong kiến có tổ chức khai hoang mở mang diện tích trồng trọt song kết quả ruộng đất lại rơi vào tay bọn địa chủ; cường hào. Người nông dân có công khai phá lại trở thành những tá điền của địa chủ. Do vậy tình trạng đất đai bị bỏ hoang lại tiếp diễn, bởi vì tô thuế quá cao nông dân không đủ khả năng để thuê ruộng. Thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVIII cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn tàn phá nông nghiệp làm cho kinh tế nông dân thêm kiệt quệ, tô cao, thuế nặng là những đòn đánh vào nông dân Ở đàng ngoài nhà Trịnh thu thuế theo nguyên tắc “lượng trước sổ chi rồi sau mới định sổ thu”. Đàng trong nhà Nguyễn đưa ra hàng trăm thứ thuế khác nhau “mỗi năm có tới hàng trăm thứ thuế mà trong thu chi rất nhiều phức phức, gian lận, nông dân khốn khổ vì cảnh một cổ hai tròng”. 88
- Chế độ ruộng đất và nông nghiệp đàng trong: Thế kỷ XVI đến 17 đã có nhiều dân cư vào Đàng trong để sinh cơ lập nghiệp. Quá trình di dân khai khẩn đất hoang được đẩy mạnh từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa. Đến thế kỷ XVI Thuận Quảng đã có 1226 xã thôn. Sang thế kỷ XVII đất Thuận Hóa và Quảng Nam ở phía Nam được mở rộng, trở thành một vùng kinh tế phát triển. Vào thế kỷ XVII Nhà Nguyễn chiếm đất Chăm Pa (1611).Chiếm Chân Lạp nhập vào Đàng Trong (1698). Năm 1708 lãnh thổ nước ta chạy đến Cà Mau. Đàng Trong ruộng đất công khá phổ biến. Một phần do khai khẩn đất hoang. Một phần do thu hồi của vua chúa quý tộc Chăm Pa và Chân Lạp. Hiện tượng tích tụ ruộng đất khá phổ biến. Có nhiều điền chủ có tới 60 điền nô và 300 đến 400 trâu bò. Theo giáo sĩ Bôri thì “vùng này đất đai màu mỡ, mỗi năm họ gặt lúa 3 lần, thu được lượng thóc dồi dào đến mức không cần phải làm gì thêm để sống”. Nhà Nguyễn đã khẳng định chủ quyền các hòn đảo phía Đông Việt Nam. Từ thế kỷ XVI nông nghiệp ở Đàng Trong khá phát triển. Ruộng đất màu mỡ, mức thuế thấp vì vậy nông dân tích cực khai hoang mở rộng diện tích. Theo Lê Quý Đôn thì ở Đàng Trong đã cấy 26 giống lúa nếp và 23 giống lúa tẻ. Tình hình này phát triển cho đến khi các lực lượng phong kiến lao vào cuộc chiến tranh giành quyền lực thì mọi việc quốc kế dân sinh bị lãng quên. Đê điều không quan tâm, hạn hán lũ lụt xảy ra thường xuyên. Đồng ruộng bỏ hoang. Mọi nguồn lực dốc vào chiến tranh. Dân tình đói rách khổ cực phải lang thang tìm kiếm ăn. Đặc biệt nạn đói 1741, năm đó “dân bỏ cả cày cấy, thóc lúa dành dụm trong xóm làng đều ăn sạch. Dân lưu vong bồng bế nhau đi kiếm ăn đầy đường, giá gạo cao vọt 100 đồng tiền không đổi được một bữa ăn. Dân phần nhiều sống nhờ rau cỏ, đến ăn cả chuột rắn. Người chết đói ngổn ngang, người sống sót không còn một phần mười” . Trong hoàn cảnh ấy, cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn thắng lợi có ý nghĩa cả chính trị và kinh tế. Hoàng đế Quang Trung lên ngôi 1789 đã bắt tay ngay vào công cuộc cải cách xây dựng đất nước. Quang Trung ban hành chiếu khuyến nông nhằm “phục hồi dân phiêu tán”. Những người nông dân phiêu tán đã trở lại làng xã nhận ruộng cày cấy. Chế độ quân điền được sửa chữa lại cho phù hợp để tăng phần đất của làng cho nông dân. Riêng đất tư và đất hoang hoá quá thời hạn qui định đều bị tịch thu để chia cho nông dân. Do vậy, sau thời gian 3 năm, nông nghiệp đã nhanh chóng phục hồi. Triều đại Quang Trung tồn tại ngắn ngủi (10 năm). Nguyễn Ánh lên cầm quyền đã khôi phục chế độ phong kiến phản động. Tình hình nông nghiệp ngày càng khó khăn. Nhà Nguyễn cho phục hồi quyền lợi cho giai cấp địa chủ. Những ruộng đất của nông dân mà Tây Sơn cấp cho nông dân bị thu hồi lại trả cho chủ cũ. Nhà nước đánh thuế ruộng tư nhẹ hơn nhiều so với ruộng công. Nông dân bị bóc lột nặng nề hơn. Ngoài tô thuế, còn có nghĩa vụ lao dịch cho nhà nước. Với nông dân, thời gian lao dịch hàng năm lên tới 60 ngày, có khi số ngày lao dịch trong năm tăng lên gấp đôi. Riêng việc xây dựng kinh đô Huế thời Gia Long hàng ngày có tới 5 - 8 vạn phu dịch. Thời nhà Nguyễn thiên tai hạn hán thường xuyên xảy ra. Dưới thời Tự Đức đê sông Hồng đoạn Khoái Châu (Hưng Yên) 10 năm liền liên tục bị vỡ. Do vậy tình trạng đói kém thường xuyên xảy ra. Nông nghiệp bị sa sút nghiêm trọng. Một số vùng đất ven biển và trung du được khai phá nhưng không cứu được tình trạng sa sút của nông nghiệp. Thủ công nghiệp, thương nghiệp. 89
- Thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII công thương nghiệp có chuyển biến đáng chú ý. Đây là thời kỳ số làng, phường thủ công nghiệp tăng lên. Nổi tiếng Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Hà Bắc), Phú Xuân (Thừa Thiên Huế ). Trong sản xuất có những biểu hiện mới, ngành khai mỏ có những công trường thủ công tập trung tới hàng trăm hàng nghìn nhân công. Một thương nhân giàu có đã bỏ vốn kinh doanh mỏ. Nhà nước đánh thuế rất nặng sản phẩm do tư nhân làm ra. Ngành khai mỏ đặc biệt mỏ quý nhà nước độc quyền. Nhà nước thuê nhân công thường là nông dân, binh lính với công lao rẻ mạt. Năng suất lao động trong các công trường của nhà nước thấp, các mỏ tư nhân nhà nước độc quyền mua sản phẩm với giá rẻ so với giá thị trường, do đó nghề mỏ bị thu hẹp. Do thuế quá nặng mà đầu thời Nguyễn cả nước có 139 mỏ thì đến thời Tự Đức chỉ còn 60 mỏ. Trong các phường dệt ở Phú Xuân có những xưởng thủ công thuê tới 13 thợ. Đàng trong chúa Nguyễn lập quan xưởng đúc súng, đóng thuyền. Có thuyền trọng tải 400 tấn, 4000 thợ làm việc. Nghề ươm tơ dệt lụa phát triển. Tơ lụa đàng ngoài có giá trị xuất khẩu. Năm 1637 người Hà Lan đã bỏ ra 25000 lạng bạc mua tơ lụa Việt Nam bán cho Nhật. Chế độ thuế khoá hết sức phiền phức, kìm hãm sự giao lưu kinh tế giữa các vùng. Nội thương có chuyển biến tích cực. Chợ búa mọc lên khắp nơi. Chợ làng, chợ tổng, chợ huyện. Làng nghề có chợ riêng. Đàng trong xuất hiện những tụ điểm công nông - thương tín. Nông thôn xuất hiện các thị tứ góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển. Ngoại thương: Một loạt đô thị thương cảng ra đời thu hút nhiều thương gia nước ngoài, kể cả tư bản phương tây. Trong đó nổi bật là các cảng Phú Xuân- Thanh Hà (Thừa Thiên Huế); Hội An (Quảng Nam); Nước mặn (Bình Định), Vũng lấm (Phú Yên); Gia Định (TP Hồ Chí Minh); Cù lao Phố (Đồng Nai) Hoạt động thương mại trên biển Đông sôi động, ngoài các nước láng giềng như Trung Quốc, Mã Lai, Xiêm còn có Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp. Người Trung Quốc thường cập cảng Vân Đồn vào phố Hiến (Đàng ngoài), Hội An, Bến Nghé (Đàng trong). Hàng hóa Trung Quốc chở đến là vải, tơ lụa, giấy bút, sành sứ, vũ khí, họ mua về hồ tiêu, đường gỗ, tơ tằm, yến sào, dược liệu, ngà voi. Người Nhật buôn bán chủ yếu ở đàng trong, do chính sách đàng trong cởi mở hơn đàng ngoài, ví dụ ở Hội An, người Nhật lập phố riêng của mình. Vua Phúc Nguyên gả con gái cho thương nhân Nhật. Hàng hoá Nhật Bản chở đến là vàng bạc, khí giới, mua về là hương liệu, đồ gốm, sứ. Thương nhân nước ngoài vào buôn bán đều bị khước từ bởi chính sách “bế quan toả cảng” của triều Nguyễn. Hàng nhập chỉ có vũ khí và xa xỉ phẩm. Việc giao lưu với nước ngoài hầu như không được thực hiện, người dân hết sức khổ cực, đất nước bị lún sâu vào vòng luẩn quẩn. Trong khi đó các nước trong vùng đang có chủ trương mở mang buôn bán. Điều đó đã làm cho nền kinh tế đất nước gánh chịu những thiệt thòi mà về sau này di chứng của nó còn dai dẳng. Trong quan hệ kinh tế với nước ngoài nhà nước cho phép thuyền buôn nước ngoài được vào ra các cảng biển Việt Nam. Tóm lại, từ 938 đến 1858 là thời kỳ phong kiến dân tộc tự chủ, kinh tế Việt Nam cơ bản là nông nghiệp tự cung tự cấp. Nông dân là lực lượng xây dựng kinh tế đất nước. Mặc dầu Nhà nước phong kiến có một số cải cách nhưng về cơ bản vẫn dừng lại kinh tế tư nhân. Phân công lao động không phát triển được, công thương nghiệp phát triển chậm chạp, yếu ớt do bị chi phối bởi tư tưởng nông nghiệp thuần phác của chính 90
- quyền phong kiến. Bản thân nông nghiệp không phát triển được vì chính sách ruộng đất thay đổi luôn và không kích thích được nông dân hăng hái sản xuất. TÓM TẮT CHƯƠNG Từ năm 208 TCN đến năm 938, nền kinh tế Việt Nam phát triển khó khăn dưới chính sách nô dịch và bóc lột của phong kiến Trung Quốc. Tuy nhiên do kế thừa những thành tựu văn hóa vật chất thời đại Hùng Vương cùng với quá trình đấu tranh chống đồng hóa dân tộc, đấu tranh chống áp bức để phát triển sản xuất, nền kinh tế dân tộc đã có những chuyển biến quan trọng. Chiến thắng của Ngô Quyền năm 938 đã mở ra thời kỳ phong kiến dân tộc tự chủ ở Việt Nam. Với chính sách kinh tế “dĩ nông vi bản’’ và tư tưởng “trọng nông ức công thương’’, nền kinh tế Việt Nam kéo dài trong tình trạng tự cấp, tự túc mặc dù vẫn đạt được những thành tựu nhất định. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới sự khủng hoảng bế tắc của tình hình kinh tế xã hội cuối thời kỳ này. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Trình bày chính sách cai trị của thực dân phong kiến phương Bắc. Câu 2: Trình bày những chuyển biến của nền kinh tế dân tộc dưới chính sách nô dịch và bóc lột của phong kiến Trung Quốc. Câu 3: Trình bày chế độ sở hữu ruộng đất Việt Nam dưới thời phong kiến dân tộc tự chủ. Câu 4: Phân tích tình hình kinh tế nông nghiệp Việt Nam thời kỳ Lý – Trần. Câu 5: Phân tích những chính sách kinh tế của chúa Trịnh ở đàng ngoài và chúa Nguyễn ở đàng trong (từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19). 91
- CHƯƠNG X. KINH TẾ VIỆT NAM THỜI KỲ THỰC DÂN PHÁP THỐNG TRỊ (1858 - 1945) I. TỪ KHI PHÁP XÂM LƯỢC ĐẾN TRƯỚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1858-1939). 1. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914). Mục đích kinh tế biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hoá công nghiệp, nơi cung cấp nguyên vật liệu và nhân công rẻ mạt, nơi đầu tư với tỉ suất lợi nhuận cao cho nhà tư bản. Chính sách của nó là tăng cường, chiếm đoạt ruộng đất, tài nguyên tự nhiên; nắm mạch máu kinh tế. Độc quyền trong công nghiệp khai khoáng, cất chế rượu, hạn chế kỹ thuật nhẹ, kìm hãm kỹ thuật nặng, độc chiếm thị trường cho vay nặng lãi, liên hợp thuế quan, liên hợp tiền tệ, đồng hoá người Việt, biển Việt Nam thành một bộ phận của Pháp ở Đông Dương. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất có đặc điểm cơ bản sau đây: - Đầu tư thiết kế cơ sở hạ tầng, mở mang công thương nghiệp. Số vốn Nhà Nước Pháp đầu tư là 420 triệu Fran. Tư nhân đầu tư là 500 triệu Fran, trong đó khai mỏ là 249 triệu, giao thông 128 triệu, nông nghiệp 40 triệu. - Công nghiệp chế biến năm 1903 cả nước có 82 nhà máy, đến 1914 có 130 nhà máy bao gồm: dệt, xi măng, nước ngọt, rượu bia. - Một số trung tâm công nghiệp mọc lên như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hòn Gai, Bến Thuỷ, Đà Nẵng. - Tài chính: Thành lập Ngân hàng Đông Dương, Ngân hàng Đông Dương độc quyền phát hành giấy bạc và kinh doanh tiền tệ. - Xây dựng đường sắt xuyên Đông Dương và hệ thông đường bộ nối liền các vùng của lãnh thổ Việt Nam, Lào, Căm Pu Chia. - Ruộng đất: Năm 1913 Pháp cướp đoạt ruộng đất của người Việt để xây dựng các đồn điền. Nhiều điền chủ lớn có từ 2.000 đến 20.000 mẫu ruộng. Năm 1914 Nam Kỳ đã xuất khẩu l,4 triệu tấn gạo. - Chính sách thuế khoá: Pháp đã ban hành nhiều thứ thuế. Thuế trực thu gồm thuế đinh, thuế điền, thuế gián thu như thuế muối, rượu, thuốc phiện. 2. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1939). Chiến tranh thế giới thứ nhất Pháp thắng trận nhưng tổn thất nặng nề. Công nghiệp bị tàn phá, nhiều ngành nghề bị đình trệ. Nợ nước ngoài 300 tỷ Fran. Mục tiêu khai thác thuộc địa là để bù đắp thiệt hại trong chiến tranh, bòn rút để làm giàu cho chính quốc. Nhưng Pháp không cho thuộc địa cạnh tranh với chính quốc. - Cơ cấu vốn đầu tư: Vốn đầu tư chủ yếu là của tư bản tư nhân, vốn tư bản Nhà Nước rất ít. - Tốc độ đầu tư mạnh hơn, nhanh hơn, chỉ tính riêng 6 năm từ 1924-1929 tổng số vốn đầu tư ở Đông Dương đã tăng 6 lần so với trước chiến tranh. - Lĩnh vực đầu tư : Nếu cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất khai mỏ chiếm vị trí hàng đầu thì thời kỳ này nông nghiệp chiếm vị trí hàng đầu. Năm 1927 là 400 triệu Fran. Cây trồng chủ yếu là cao su, cà phê, ngoài ra còn có một số đồn điền trồng lúa chè, hồ tiêu. Pháp đã thành lập 3 tập đoàn kinh doanh cao su tại Việt Nam. Năm 1929 xuất khẩu l0.000 tấn mủ cao su. 92
- - Công nghiệp: Mở rộng quy mô các nhà máy đã xây dựng trước đây. Đặc biệt là thành lập công ty khai thác mỏ như : Công ty thanh Hạ Long, công ty than mỡ kim khí Đông Dương. Công nghiệp Việt Nam thời “Pháp thuộc” chỉ chủ yếu là khai thác các tài nguyên để xuất khẩu sang Pháp, nguyên nhân do thực dân Pháp cố tình kìm hãm công nghiệp thuộc địa. Giới hạn công nghiệp thuộc địa nhằm mục đích phục vụ cho công nghiệp ở Pháp. Năm 1897 toàn quyền Đu - Ma trắng trợn tuyên bố “Nếu xây dựng công nghiệp cần được khuyến khích ở các nước thuộc địa thì chỉ giới hạn không hại đến công nghiệp chính quyền”. Năm 1900 Ma Lin đại diện cho nhóm tư bản công nghiệp lại tuyên bố “Sản xuất thuộc địa phải giới hạn trong việc cung cấp cho chính quốc những nguyên liệu hay những sản phẩm gì mà ta (tức là Pháp) không có”. Ngành công nghiệp nhẹ phát triển chậm chạp cho đến năm 1945 chỉ mới có các nhà máy nhỏ như: Dệt Nam Định, rượu, bia xay xát gạo, diêm, giấy, thuốc lá, chè sở dĩ chúng phát triển một số ngành công nghiệp nhẹ là vì đòi hỏi ít vốn đầu tư, lợi nhuận cao; phục vụ trực tiếp cho bộ máy cai trị ở thuộc địa, phô trương bộ mặt khai phá thuộc địa. Tư bản trong nước ra đời chậm, còn non nớt, một số xí nghiệp tư nhân nhỏ và vừa đòi hỏi ít vốn, công nghệ lạc hậu, qui mô và phạm vi nhỏ hẹp, chưa đủ sức cạnh tranh với tư bản Pháp và người Hoa. - Giao thông vận tải: Hoàn thiện các công trình xây dở các giai đoạn trước, nâng cấp một số phương tiện giao thông vận tải, xây dựng thêm một số đoạn đường sắt như Vinh- Đông Hà, Đồng Đăng- Nà Sầm. Trước chiến tranh thế giới thực dân Pháp đã chú ý phát triển hệ thống giao thông. Đường sắt Việt Nam ra đời vào những năm 1881 - 1913. Đường sắt xuyên Đông Dương là tuyến đường chính; làm trong 55 năm. Năm 1931 độ dài đường bộ đã được xây dựng là 2389 km. Đến năm 1936 ở nước ta đã có 2.569 km đường sắt, trong đó 2/3 đã xong từ trước 1914. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX hệ thống đường bộ được xây dựng, đầu tiên là việc đắp đường Hà Nội, Thái Nguyên, Yên Thế, đến năm 1939 số đường bộ ở Đông Dương mới có 21.026 km, trong đó mới có l/5 rải nhựa. Hệ thống giao thông hàng không bắt đầu hình thành 1928, cho đến 1938 Việt Nam có đường hàng không đi Đông Dương, Pa ri, Hồng Kông. - Thương nghiệp Việt Nam nằm gọn trong tay thực dân Pháp nhất là ngoại thương. Các công ty của Pháp như Đông Dương, Đêcuacabô, Bôdăngđơry nắm hầu hết hàng hoá bán và mua ở Việt Nam, hoạt động khắp hang cùng ngõ hẻm, mua nguyên liệu với giá rẻ, bán hàng tiêu dùng với giá đắt, duy trì hệ thống giá cả độc quyền để bóc lột nhân dân, bóp chết thương nhân Việt Nam. Ngoại thương nước ta thời đó chủ yếu buôn bán với Pháp và thuộc địa của Pháp, kim ngạch xuất nhập khẩu với Pháp là 50% tổng kim ngạch của nước ta. Hàng xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu lúa gạo, hàng nhập 80% hàng tiêu dùng. Điều đó đã làm phá sản nhiều ngành nghề truyền thống nước ta thời đó. Tư sản thương nghiệp Việt Nam bị chèn ép do đó ít người nhoi lên được trong thương trường, thương nhân chủ yếu quay về cho vay nặng lãi và mua ruộng đất. - Tài chính, tiền tệ. Năm 1898 ngân sách Đông Dương ra đời, sau đó lập ra ngân sách xã, tỉnh và thành phố, để đảm bảo ngân sách phục vụ cho bộ máy thống trị thực dân Pháp ban hành nhiều thứ thuế, bao gồm các loại thuế chủ yếu: 93
- + Thuế đinh đánh vào đàn ông từ 18 đến 60 tuổi. + Thuế điền đánh vào chủ sở hữu ruộng đất . Trong đó người nghèo chịu tác động trực tiếp của thuế đinh, đây là thứ thuế bất công, man rợ nhất ở nước ta thời bấy giờ. + Thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện là 3 thứ thuế quyết định ngân sách Đông Dương. Điều đáng nói ở đây là thực dân Pháp sử dụng 60% thuế thu được để nuôi bộ máy thống trị; 20% để phát triển kinh tế, xã hội. Chính sách tiền tệ hết sức khắc khổ, năm 1875 Pháp thành lập ngân hàng Đông Dương. Năm 1879 ngân hàng Đông Dương đã phát hành loại tiền 1đồng ; 0,2 đồng. Đến năm 1895 tiền Đông Dương do Pháp phát hành mới chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường Việt Nam. Tiền Đông Dương đầu tiên là một thứ tiền đúc hoàn toàn, dần dần tiến lên chế độ tiền giấy theo bản vị bạc. Ngân hàng Đông Dương như một công cụ để Pháp nắm toàn bộ nguồn tài chính của Việt Nam, nhằm thực hiện chính sách cai trị của Pháp ở Đông Dương. II. KINH TẾ VIỆT NAM THỜI KỲ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI II (1939 - 1945). l. Kinh tế chỉ huy Tháng 9/1940 Nhật tấn công Pháp một cách bất ngờ, tháng 7/1941 Nhật chiếm toàn cõi Đông Dương. Nước ta chịu sự chiếm đóng của cả Pháp và Nhật, Nhật ép Pháp phải thực hiện chính sách của Nhật, đó là việc nhà nước kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế, kiểm soát sản xuất; kiểm soát hơn thường phân phối kiểm soát giá cả, nhằm tăng cường cơ chế độc quyền để bóc lột lợi nhuận nhiều hơn; phục vụ chiến tranh. 2. Đặc điểm kinh tế thời chiến. - Nền kinh tế bị chi phối bởi chiến tranh. Sản xuất nông nghiệp giảm nhất là lương thực, thực dân Pháp tập trung phát triển loại nguyên liệu cho công nghiệp chế biến phục vụ chiến tranh. Ví dụ khuyến khích mở mang đồn điền cao su, diện tích trồng lúa bị thu hẹp. Trong khi đó diện tích trồng bông, cà phê đang tăng lên rõ rệt. - Công nghiệp phục vụ chiến tranh là một nét đặc trưng của thời kỳ này. Do ảnh hưởng của chiến tranh thế giới thứ hai, thực dân Pháp chú ý đến việc sản xuất vũ khí, thuốc nổ và các phương tiện phục vụ chiến tranh. Một số ngành được ưu tiên như rượu cồn, chế dầu, chế biến cao su, làm đường, dùng lúa gạo để nấu rượu cồn, dùng thóc ngô để chạy máy thay than. - Giao thông vận tải bị đình đốn, một mặt do chiến tranh đường ô tô, tàu hoả, cầu phà bị phá hoại, đường giao thông Pháp - Việt và Châu Âu bị cắt đứt. Điều đó làm cho hàng công nghiệp khan hiếm, hàng nông sản ứ đọng không xuất khẩu được, đó là lý do làm cho nền kinh tế nước ta khó khăn hơn trước. - Thương nghiệp bị chèn ép bởi chính sách vơ vét của Nhật - Pháp. Đặc biệt việc mua vét lúa gạo ở Việt Nam năm 1939 - 1944 Nhật đã vơ vét 3,5 triệu tấn gạo, Nhật đòi Pháp cống cho Nhật hưởng quy chế tối huệ quốc trong buôn bán ở Việt Nam. Trên thực tế Nhật làm chủ thị trường nước ta, Nhật mua vét các loại nguyên liệu, lúa gạo phục vụ cuộc chiến tranh, hàng nhập cảng ở nước ta thời kỳ này rất nhỏ bé. - Tăng thuế và lạm phát là một chính sách đồng thời của hậu quả của chiến tranh. Nguồn thu ngân sách chủ yếu là thuế. Năm 1939 - 1945 số thu thuế tăng gấp 2 lần, 94
- riêng thuế rượu, muối, thuốc phiện tăng 3 lần. Nguồn thu phục vụ cho chiến tranh, trả lương cho quân đội, mua hàng phục vụ chiến tranh, nộp cho Nhật nuôi quân đội Nhật. Lạm phát để bù vào sự thiếu hụt ngân sách là một chính sách mà Pháp buộc phải làm. Từ năm 1940 đến 1945 số tiền lưu hành tăng lên 16 lần (từ 135 triệu lên 2172 triệu) do đó làm cho giá cả tăng nhanh, đời sống nhân dân ngày càng khổ cực. Suốt 80 năm đô hộ của thực dân Pháp (1858 - 1945) đã tác động vào xã hội Việt Nam làm cho xã hội phong kiến Việt Nam có những thay đổi. Từ một nước thuần tuý phong kiến với phương thức sản xuất tự cung tự cấp, nền kinh tế tự nhiên khép kín đã dần dần chuyển sang kinh tế hàng hoá. Mặc dầu còn có nhiều hạn chế song đã có sự phân công lao động xã hội, thị trường dần dần hình thành. Việc trao đổi hàng hoá đã trở thành một nhu cầu, nhiều thương gia, xuất hiện, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các nước đặc biệt là Pháp ngày càng phát triển, thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa đã hình thành. Nền kinh tế vừa mang tính thuộc địa vừa mang tính chất phong kiến, sự cấu kết giữa tư sản nước ngoài và địa chủ trong nước đã trở thành hai lực lượng chủ yếu bóc lột người lao động ở nước ta. Về mặt xã hội sự thống trị của thực dân Pháp đã góp phần thúc đẩy sự ra đời của giai cấp tư sản dân tộc. Dù rất yếu đuối và non nớt nhưng đó là một giai cấp tiên tiến so với giai cấp địa chủ. Nó đang đại diện cho phương thức sản xuất mới, rất tiếc giai cấp tư sản nước ta bị Pháp kìm chế chặt chẽ do đó không phát triển được trong lịch sử, giai cấp tư sản Việt Nam không xứng đáng với vai trò của nó. Cả về mặt kinh tế lẫn xã hội đến 1945 Việt Nam là một nước lạc hậu nhất trên thế giới. Năm 1945 do hậu quả của chính sách đô hộ của Nhật - Pháp đồng bào ta đã bị chết đói 2 triệu người. Chủ nghĩa thực dân chỉ có “bần cùng hoá” chứ chưa bao giờ "khai hoá” Việt Nam “khai hoá” chỉ là sự bịp bợm mà thôi. TÓM TẮT CHƯƠNG Sau hơn 80 năm đô hộ Việt Nam, Pháp đã làm chuyển biến tính chất và trình độ nền kinh tế nước ta. Nền kinh tế mất dần tính chất phong kiến thuần túy, trở thành nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến, trong đó kinh tế đế quốc chiếm vị trí thống trị, nhưng QHSX phong kiến vẫn được duy trì và tồn tại một cách phổ biến. Sự thống trị của thực dân Pháp đã góp phần thúc đẩy sự ra đời của giai cấp tư sản dân tộc. Tuy nhiên, với chính sách đô hộ của Nhật – Pháp, nạn đói năm 1945 đã biến Việt Nam trở thành một trong những nước lạc hậu nhất trên thế giới. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Trình bày cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp ở Việt Nam (1897- 1914). Câu 2: Trình bày những điểm mới trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919- 1939). Câu 3: Phân tích tình hình kinh tế Việt Nam thời kỳ Pháp xâm lược đến trước chiến tranh thế giới lần thứ 2. Câu 4: Phân tích tình hình kinh tế Việt Nam thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ II. 95
- CHƯƠNG XI. KINH TẾ VIỆT NAM THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP VÀ MỸ (1945 - 1975) I. KINH TẾ VIỆT NAM THỜI KỲ 1945 - 1955. l. Những năm sau Cách mạng Tháng Tám. Cách mạng tháng tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam mới ra đời đứng trước những khó khăn chồng chất. Nạn đói đầu năm 1945 với 2 triệu người chết vẫn còn để lại những hậu quả. Mùa màng năm đó mất khoảng 50%. Thử thách lớn nhất đối với nhà nước công nông là giặc đói và sau đó là giặc dốt. Chống giặc đói đã trở thành một khẩu hiệu được tuyên truyền sâu rộng ngay sau khi có chính quyền. Nhiều chính sách được ban hành, với tinh thần “nhường cơm sẻ áo" đã trở thành phong trào hành động. Chính phủ khuyến khích gửi thóc gạo từ Nam ra Bắc để cứu đói; giảm tô thuế cho nông dân và thương nhân; chống triệt để đầu cơ tích trữ đồng thời Chính phủ cũng đã động viên khuyến khích nông dân hăng hái sản xuất, khai hoang phục hoá, thực hành tiết kiệm giúp nhau vượt qua giai đoạn khó khăn đó. Nhờ đó chỉ mấy tháng cuối năm 1945 nạn đói căn bản đã dập tắt, đời sống nhân dân được bình ổn trở lại, chính quyền cách mạng có thêm uy tín trong nhân dân. - Nền tài chính của Nhà nước được thiết lập trên cơ sở vận động nhân dân tự nguyện quyên góp giúp đỡ chính quyền cách mạng, lòng yêu nước của nhân dân đã đóng góp vào ngân sách được một khối lượng tiền và vàng khá lớn (270 triệu đồng tiền Đông Dương, 370 kg vàng). Bãi bỏ những thứ thuế mang tính chất nô dịch, bất công có ý nghĩa chính trị lớn lao nhưng làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước. Nhà nước sửa đổi và xây dựng hệ thống thuế mới để đảm bảo nguồn thu hợp lý cho ngân sách quốc gia. Những thay đổi đó được thi hành từ l/1/1946, tiền tệ đã từng bước được lập lại cho phù hợp với nhiệm vụ của thời kỳ mới. Trước mắt chính quyền cách mạng tạm cho lưu hành giấy bạc Đông dương, việc làm này đã gặp phải sự chống đối của Pháp và Tưởng. Mục đích của chúng phá hoại nền tài chính tiền tệ của nước ta lúc đó, đồng thời Bác Hồ cho khẩn trương chuẩn bị phát hành tờ giấy bạc mới. Ngày 31/1/1946 Chính phủ cho phát hành giấy bạc Việt Nam tại miền Nam Trung bộ từ vĩ tuyến 16 trở vào vì nơi đây không có quân đội nước ngoài chiếm đóng. Ngày 16/8/1946 Chính phủ cho phát hành tiếp giấy bạc từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc Trung bộ. Ngày 31/11/1946 Quốc hội đã cho phép phát hành giấy bạc Việt Nam trong toàn quốc, đó là thắng lợi đầu tiên được nhân dân hết sức ủng hộ. - Công thương nghiệp được phục hồi. Nước Việt Nam mới đã dành lại quyền khai thác, chế biến, xuất khẩu các khoáng sản của Việt Nam từ tay Pháp. Xoá bỏ số khoáng chất của Pháp ở Trung Bộ, lập ra các khu mỏ do Nhà nước quản lý. Nhiều nhà máy thuộc các lĩnh vực công nghiệp cơ khí, công nghiệp nhẹ chuyển từ tay tư bản Pháp hoặc Việt Nam sang tay Nhà nước. Một cuộc chuyển giao bắt buộc đã mở ra thời kỳ mới cho nền công nghiệp “Nam Triều”. Về thương nghiệp, Chính phủ ra sắc lệnh thủ tiêu những luật lệ cũ cấm chợ ngăn sông. Ngày 22/9/1945 lại ra sắc lệnh bác bỏ các nghiệp đoàn độc quyền kinh doanh, ngày 9/11/1945 Chính phủ tuyên bố huỷ bỏ quyền ưu tiên xuất nhập khẩu đối với tư bản Pháp. 96
- - Từ khi thực dân Pháp nổ súng chiếm Nam Bộ vào ngày 23/9/1946 nền kinh tế nước ta lại chuyển sang thời chiến. Một mặt chúng ta chủ trương phá hoại kinh tế địch, thực hiện chính sách “bất hợp tác” ở những vùng địch tạm chiếm. Những đoàn quân “Nam tiến” được tổ chức, miền Bắc chuẩn bị lên căn cứ địa Việt Bắc. 2. Kinh tế vùng Chính phủ cách mạng kiểm soát (1947-1954). Trong vùng Việt Minh kiểm soát, nền kinh tế mang tính 2 mặt, một mặt ra sức phá hoại kinh tế của địch không cho chúng khai thác, bóc lột, vơ vét phục vụ chiến tranh. Mặt khác ra sức xây dựng kinh tế của ta làm cơ sở cho cuộc kháng chiến lâu dài. Xây dựng kinh tế của ta phải đảm bảo hai nguyên tắc: Thứ nhất, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, Hồ Chủ tịch nói “Kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc, kháng chiến có thắng lợi thì kiến quốc mà thành công. Kiến quốc có chắc thì kháng chiến mới thắng lợi”. Việc xây dựng kinh tế của ta lúc này là vừa phục vụ chiến tranh vừa mang nội dung dân chủ. Khẩu hiệu của chúng la là “người cày có ruộng”, hầm mỏ nhà máy về tay công nhân. Chính phủ ta chú trọng phát triển nông nghiệp để đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm cho quân đội và nhân dân. Thứ hai, phát triển thương nghiệp, thủ công nghiệp để tạo điều kiện phục vụ tốt cho chiến tranh, đảm bảo điều kiện sống cho người nông dân. Tự cung, tự cấp về mọi mặt, nguyên tắc này đòi hỏi mọi người dân phải quán triệt sâu sắc, việc sản xuất chỉ nhằm giải quyết những nhu cầu thiết yếu của kháng chiến và dân sinh như cơm ăn, áo mặc, vũ khí để đánh giặc, thuốc men, giấy mực. Mỗi giai đoạn nền kinh tế nước ta có những đặc điểm riêng. - Giai đoạn thứ nhất 1947 đến 1950 xây dựng cơ sở vật chất để kháng chiến lâu dài, chính sách ưu tiên hàng đầu là nông nghiệp. Năm 1949 Chính phủ tuyên bố giảm tô, xoá bỏ chế độ quân điền, tháng 5/1950 quyết định trưng thu tất cả ruộng đất bỏ hoang tạm cấp cho nông dân nghèo. Cũng năm 1949 Chính phủ có chính sách hợp tác hoá nông nghiệp, năm đó cả nước 29.140 tổ đổi công và l.067 hợp tác xã nông nghiệp đã ra đời. Nhờ có chính sách đúng mà năm 1950 sản lượng lúa từ Bắc Trung bộ trở ra là 2.414.830 tấn, hoa màu và các loại cây khác phát triển khá. Đời sống nông dân tăng lên rõ rệt, họ tự túc được lương thực, ngoài ra còn chi viện cho chiến trường. Nhiều ngành thủ công thiết yếu được Chính phủ chú ý phát triển, đáng chú ý là ngành dệt, giấy, ẩn loát, xà phòng, chiếu được phục hồi và phát triển. Nhân dân ở nhiều nơi tự túc được vải mặc, giấy viết, muối ăn và nông cụ để sản xuất. Công nghiệp quốc phòng phát triển mạnh mẽ hơn cả, không chỉ ở Trung ương mà ở cả khu, tỉnh, thậm chí ở cả huyện cũng có xưởng sửa chữa và sản xuất vũ khí. Giao thông vận tải phục vụ kháng chiến đã được coi trọng, nhiều địa phương sửa chữa, xây dựng mới các cầu, đường giao thông. Năm 1949, 30 tỉnh miền Bắc đã sửa được 4.000 km đường các loại, bắc lại hàng ngàn mét cầu. Thực hiện nền tài chính tiền tệ phân tán đó là một chính sách đúng, mỗi địa phương phải tự túc mọi mặt, tự lo liệu lấy các khoản chi tiêu bằng cách dựa vào nhân dân địa phương, động viên nhân dân ủng hộ kháng chiến; Chính phủ chỉ trợ cấp một phần. Tiền tệ lúc đầu cả nước thống nhất dùng đồng bạc ngân hàng Trung ương. Nhưng sau đó do chiến tranh phân tán, do sự phá hoại của địch Chính phủ ta lại chủ trương 97