Kinh tế phát triển - Chương 18: Thị trường ngoại hối

ppt 37 trang vanle 2810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kinh tế phát triển - Chương 18: Thị trường ngoại hối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptkinh_te_phat_trien_chuong_18_thi_truong_ngoai_hoi.ppt

Nội dung text: Kinh tế phát triển - Chương 18: Thị trường ngoại hối

  1. Professor, Columbia Business School Governor, FED (2006-2008) Chương 18 Thị trường Ngoại hối
  2. Thị trường ngoại hối • Tỷ giá hối đoái – Exchange rate: Giá của một đồng tiền đo bằng đồng tiền khác. • Thị trường ngoại hối – Foreign Exchange Market: Là thị trường tài chính nơi xác định tỷ giá hối đoái. • Hối đoái giao ngay – Spot transaction: Việc mua hoặc bán tiền tệ mà việc chuyển giao tiền tệ được thưc hiện ngay hoặc chậm nhất 2 ngày làm việc từ khi thỏa thuận hợp đồng mua bán. Nghiệp vụ này được xác định trên cơ sở tỷ giá hối đoái giao ngay (spot exchange rate) tức là tỷ giá được xác định và có giá trị tại thời điểm giao dịch. 18-2 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  3. Thị trường ngoại hối (tiếp) • Giao dịch hối đoái có kỳ hạn – Forward transaction: là giao dịch hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một lượng tiền tệ theo một mức tỷ giá xác định – tỷ giá hối đoái kỳ hạn (forward exchange rate) – và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào một thời điểm xác định trong tương lai 18-3 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  4. Thị trường ngoại hối (tiếp) • Tiền tệ tăng giá - Appreciation: Một đồng tiền tăng giá trị tương ứng so với một đồng tiền khác. • Tiền tệ giảm giá - Depreciation: Một đồng tiền giảm giá trị tương ứng so với một đồng tiền khác. 18-4 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  5. Thị trường ngoại hối (tiếp) • Khi đồng tiền của một quốc gia tăng giá thì hàng hóa của quốc gia đó trở nên đắt hơn ở các quốc gia khác đồng thời hàng hóa của các quốc gia khác rẻ hơn ở quốc gia này; khi đồng tiền của một quốc gia giảm giá thì giá hàng hóa thay đổi theo hướng ngược lại. • Các giao dịch ngoại hối được thực hiện trực tuyến theo phương thức phi tập trung (Over- the-counter market) qua các trung gian chủ yếu là các ngân hàng. 18-5 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  6. Thị trường ngoại hối (tiếp) • Nhằm giảm chi phí giao dịch và tạo thuận lợi trong phát triển kinh tế, một số quốc gia có thể thống nhất sử dụng một đồng tiền chung, điển hình là đồng tiền chung châu Âu €. 18-6 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  7. 18-7 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  8. Sơ đồ 1: Tỷ giá hối đoái, 1990–2011 Source: Federal Reserve; www.federalreserve.gov/releases/h10/hist. 18-8 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  9. Tỷ giá hối đoái trong dài hạn • Quy luật một giá: Hàng hóa giống nhau sẽ được giao dịch ở cùng một mức giá. • Thuyết ngang giá sức mua: Là một lý thuyết quan trọng phản ảnh về sự biến động của tỷ giá hối đoái – cụ thể là tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền sẽ điều chỉnh để phản ánh mức giá ở hai quốc gia dựa trên quy luật một giá. Thuyết này dựa trên các giả định: – Hàng hóa giống nhau ở các quốc gia khác nhau – Có ít rào cản thương mại và chi phí vận chuyển thấp – Nhiều hàng hóa và dịch vụ không được giao dịch qua biên giới 18-9 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  10. Sơ đồ 2 Ngang giá sức mua giữa Mỹ và Anh, giai đoạn 1973–2011 (lấy mốc tháng 3/1973 = 100) Source: ftp.bls.gov/pub/special/requests/cpi/cpiai.txt. 18-10 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  11. Thị trường ngoại hối thực tiễn Theo dõi trực tuyến trên Wall Street Journal Cập nhật giao dịch và Phân tích currencies-trading.html Hoặc trên Bloomberg 18-11 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  12. Các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái trong dài hạn • Mức giá ở các quốc gia • Rào cản thương mại • Thị hiếu đối với hàng nội và hàng ngoại • Năng suất lao động 18-12 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  13. Bảng 1: Tổng hợp tác động của các yếu tố đến Tỷ giá hối đoái trong dài hạn 18-13 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  14. Tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn Phân tích Cung – Cầu • Tỷ giá hối đoái là giá của tài sản trong nước đo bằng tài sản của hàng hóa bên ngoài quốc gia đó. • Đường cung tài sản trong nước – Giả định tổng lượng hàng hóa trong nước là không đổi → đường cung thẳng đứng • Đường cầu tài sản trong nước – Yếu tố quan trọng nhất xác định đường cầu tài sản trong nước là lợi tức kỳ vọng từ các tài sản này. – Nếu giá trị của đồng đô-la giảm, các điều kiện khác không đổi, thì nhu cầu về hàng hóa được định giá bằng đô-la tăng lên. 18-14 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  15. Sơ đồ 3 Cân bằng trên thị trường ngoại hối Dư cung tại EA làm giá trị của đồng đôla giảm Dư cầu tại Ec làm giá trị của đồng đôla tăng 18-15 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  16. Giải thích sự thay đổi của tỷ giá hối đoái • Dịch chuyển đường cầu về tài sản trong nước do tác động của: – Lãi suất trong nước – Lãi suất quốc tế – Kỳ vọng về tỷ giá hối đoái trong tương lai 18-16 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  17. Sơ đồ 4 Dịch chuyển đường cầu do tăng lãi suất trong nước, iD Bước 2: Làm tăng tỷ giá hối đoái Bước 1: Lãi suất trong nước tăng làm dịch chuyển đường cầu sang phải 18-17 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  18. Sơ đồ 5 Dịch chuyển đường cầu do tăng lãi suất quốc tế, iF Bước 1: Lãi suất quốc tế tăng làm dịch chuyển đường cầu sang trái Bước 2: Làm giảm tỷ giá hối đoái 18-18 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  19. Sơ đồ 6 Dịch chuyển đường cầu do kỳ vọng e về tỷ giá hối đoái trong tương lai tăng, E t+1 Bước 2: Làm giảm tỷ giá hối đoái hiện tại Bước 1: Kỳ vọng về tỷ giá hối đoái trong tương lai tăng làm dịch chuyển đường cầu sang phải 18-19 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  20. Bảng 2 Tổng hợp các yếu tố làm: Dịch chuyển đường cầu về tài sản trong hước và Tác động đến tỷ giá hối đoái 18-20 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  21. VẬN DỤNG Ảnh hưởng của thay đổi về lãi suất lên tỷ giá hối đoái cân bằng • Thay đổi về lãi suất – Khi lãi suất trong nước tăng, đồng nội tệ tăng giá. – Khi lãi suất trong nước tăng do làm phát kỳ vọng tăng thì đồng nội tệ giảm giá. • Thay đổi về cung tiền – Tăng cung tiền đồng nội tệ làm đồng nội tệ giảm giá. 18-21 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  22. Sơ đồ 7 Ảnh hưởng của việc tăng lãi suất trong nước do tăng lạm phát kỳ vọng Bước 1: Tăng lãi suất thực trong nước do tăng lạm phát kỳ vọng làm dịch chuyển đường cầu sang trái Bước 2: Làm giảm tỷ giá hối đoái 18-22 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  23. VẬN DỤNG USD và Lãi suất • Giá trị của đồng đôla và lãi suất thực có xu hướng tăng giảm cùng nhau. • Mô hình này lý giải được sự kiện đồng Đôla tăng gia đầu thập niên 1980s và giảm giá sau đó: – Lãi suất thực ở Mỹ tăng → tăng tương đối lợi tức kỳ vọng về tài sản định giá bằng đôla Mỹ → tăng mua tài sản định giá bằng USD → tăng tỷ giá hối đoái. 18-23 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  24. Sơ đồ 8 Giá trị của USD và lãi suất 1973–2010 Sources: Federal Reserve; www.federalreserve.gov/releases/h10/summary/indexn_m.txt; real interest rate from 18-24 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved. Figure 1 in Chapter 4.
  25. VẬN DỤNG Khủng hoảng tài chính toàn cầu và USD • Năm 2007 lãi suất giảm ở Mỹ và không thay đổi ở châu Âu. • USD giảm giá • Bắt đầu hè 2008 lãi suất giảm ở châu Âu. • Tăng nhu cầu về trái phiếu chính phủ Mỹ do lo ngại về rủi ro quá cao trên thị trường. • USD tăng giá 18-25 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  26. SỰ TAN RÃ CỦA CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở CHÂU ÂU 1992 • Cho tới năm 1992, các nước tham gia vào Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở châu Âu phải điều hành để duy trì tỷ giá hối đoái cố định giữa đồng tiền của mình với đồng Mark của Đức. • Nước Anh bắt đầu tham gia 1990 với mức tỷ giá điều hành là £ = 2.78 – 3.13 Mark. • Nhưng do nền kinh tế Đức phát triển mạnh hơn, lãi suất của Anh cao và lạm phát cũng cao → đồng Bảng Anh giảm giá. Trong điều kiện này để tiếp tục duy trì tỷ giá cố định, nước Anh phải tăng thêm lãi suất để tăng giá £. 18-26 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  27. SỰ TAN RÃ CỦA CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở CHÂU ÂU 1992 (tiếp) • Nhưng đây là giải pháp rất đắt đỏ và có giới hạn. Nhiều nhà đầu tư đã lo lắng về nguy cơ tan rã cơ chế tỷ giá hối đoái cố định này. • Trong đó có nhà đầu tư George Soros. Ông nhận thấy nếu cơ chế này tan rã tức các quốc gia không can thiệp nữa và để thả nổi tỷ giá hối đoái. • Nếu điều này xảy ra thì ngay lập tức đồng tiền đang yếu là £ sẽ giảm giá hơn nữa. 18-27 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  28. SỰ TAN RÃ CỦA CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở CHÂU ÂU 1992 (tiếp) • Tin vào việc tan rã cơ chế tỷ giá cố định, George Soros thông qua quỹ đầu tư Quantum Fund đã bán khống đồng £ (tức vay £ và bán ra trên thị trường thu về đồng tiền khác, ví dụ Mark của Đức) trị giá hơn 10 tỷ USD. • Ngay sau đó đúng như dự đoán, Ngân hàng Trung ương Anh tuyên bố rút khỏi Cơ chế tỷ giá cố định và ngay lập tức đồng £ giảm giá 15% so với Mark và 25% so với USD. • George Soros đã mua lại và trả số £ đã vay với giá rẻ hơn khi vay, thu lời hơn 1 tỷ USD – thể hiện ở giá trị tài sản ròng tăng lên của quỹ đầu tư Quantum Fund. 18-28 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  29. 18-29 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  30. 18-30 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  31. SỰ TAN RÃ CỦA CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở CHÂU ÂU 1992 (tiếp) • Ngân hàng trung ương Anh tổn thất nặng nề trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn đã giúp nền kinh tế phát triển tốt hơn. 18-31 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  32. Biến động tỷ giá 2015 do quyết định của Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ • Khủng hoảng nợ của Hy Lạp và khủng hoảng tài chính ở châu Âu bắt đầu từ 2010 đã làm đồng tiền Franc Thụy sĩ tăng giá mạnh so với đồng Euro. • 9/2011, trong nỗ lực hỗ trợ giải quyết khủng hoảng tài chính ở châu Âu, và kìm chế Giảm phát Ngân hàng Trung ương Thụy sĩ quyết định giữ tỷ giá hối đoái cố định 1€ = 1,20 Francs Thụy sĩ. 18-32 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  33. Biến động tỷ giá 2015 do quyết định của Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ (tiếp) • Ngày 15/1/2015 Ngân hàng Trung ương Thụy sĩ tuyên bố thả nổi đồng Franc Thụy sĩ. • Ngay lập tức đồng Franc Thụy sĩ tăng giá mạnh và làm giảm lãi suất trên thị trường. • Làm chao đảo thị trường và tổn thất cho nhiều khách hàng và ngân hàng trên thị trường ngoại hối. 18-33 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  34. Biến động tỷ giá 2015 do quyết định của Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ (tiếp) 18-34 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  35. Tình huống thảo luận • Một doanh nghiệp Việt Nam: - Vay 100 tỷ VND lãi suất 10%/năm - Vay 10 triệu USD lãi suất 1%/năm - Doanh thu từ xuất khẩu 100 triệu USD/năm - Nhập khẩu đầu vào 20 triệu USD/năm - Tỷ giá hối đoái hiện tại = 22.500VND/USD • Thảo luận: - Sự thay đổi nào của lãi suất, lạm phát, tỷ giá, GDP, có thể làm doanh nghiệp khó hơn hoặc thuận lợi hơn? - Doanh nghiệp có thể xử lý như thế nào khi các điều kiện này xảy ra? 18-35 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  36. THUYẾT TRÌNH NHÓM Nhóm 1: Cấu trúc rủi ro của lãi suất Nhóm 2: Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất Nhóm 3: Lý thuyết thị trường hiệu quả Nhóm 4: Thông tin bất cân xứng Nhóm 5: Khủng hoảng tài chính Nhóm 6: Khủng hoảng tài chính Nhóm 7: Ngân hàng và các định chế tài chính Nhóm 8: Ngân hàng và các định chế tài chính Nhóm 9: Chính sách tiền tệ Nhóm 10: Chính sách tiền tệ 18-36 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  37. THUYẾT TRÌNH NHÓM 1. Chọn một vấn đề để nghiên cứu và giải thích ngắn gọn tại sao lựa chọn? 2. Trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 3. Trình bày thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, của thế giới và của Việt Nam. 4. Phân tích và Bình luận về thực tiễn này. 18-37 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.