Kinh tế học vi mô - Chương 4: Thị trường cạnh tranh và thị trường độc quyền
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kinh tế học vi mô - Chương 4: Thị trường cạnh tranh và thị trường độc quyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- kinh_te_hoc_vi_mo_chuong_4_thi_truong_canh_tranh_va_thi_truo.pdf
Nội dung text: Kinh tế học vi mô - Chương 4: Thị trường cạnh tranh và thị trường độc quyền
- Chương 4: THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH và THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN A. THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO 1
- I.Sự cạnh tranh 1.Thị trường cạnh tranh hoàn hảo Thị trường là một nhóm người bán và người mua một hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định. Thị trường có nhiều dạng hay cấu trúc khác nhau: 1. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo 2. Thị trường độc quyền thuần túy 3. Thị trường cạnh tranh độc quyền 4. Thị trường độc quyền nhóm 2
- I.Sự cạnh tranh 1.Thị trường cạnh tranh hoàn hảo Khái niệm Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường có nhiều người bán và người mua đến mức mỗi người chỉ có ảnh hưởng không đáng kể đến giá thị trường. 3
- I.Sự cạnh tranh 1.Thị trường cạnh tranh hoàn hảo Đặc điểm Rất nhiều người mua và người bán. Sản phẩm đồng nhất. Thông tin hoàn hảo và chi phí giao dịch thấp (không đáng kể). Tự do gia nhập và rời khỏi ngành. 4
- I.Sự cạnh tranh 2.Hãng cạnh tranh Người bán trên thị trường cạnh tranh phải chấp nhận giá do thị trường quy định. Hãng cạnh tranh đương đầu với đường cầu nằm ngang, đó là đường giá song song với trục hoành. 5
- I.Sự cạnh tranh 2.Hãng cạnh tranh P P Đường cầu của hãng Toàn ngành (Thị trường) S D P* P* D q Q* Q 6
- I.Sự cạnh tranh 3.Doanh thu của hãng cạnh tranh Doanh thu: TR = P Q Doanh thu trung bình: AR = TR/Q = P Doanh thu biên (MR) là chênh lệch trong tổng doanh thu khi hãng bán thêm một đơn vị sản phẩm MR = ∆TR/∆Q = dTR/dQ 7
- Tình huống: Quán nước của chị Lan trước trường CĐ Công Thương – 1 hãng cạnh tranh Lượng Giá Tổng Doanh thu Doanh thu (Chai C2) donh thu bình quân biên Q P TR = P.Q AR = TR/Q MR = ΔTR/ΔQ 1 6 6 6 6 2 6 12 6 6 3 6 18 6 6 4 6 24 6 6 5 6 30 6 6 6 6 36 6 6 7 6 42 6 6 8 6 48 6 6 8
- I.Sự cạnh tranh 3.Doanh thu của hãng cạnh tranh Đối với mọi doanh nghiệp, doanh thu trung bình luôn bằng giá bán hàng hóa: AR = P Đối với hãng cạnh tranh, doanh thu biên bằng giá bán hàng hóa: MR = P Hãng cạnh tranh có đường MR, D và AR trùng nhau 9
- II. Hãng cạnh tranh tối đa hóa lợi nhuận (trong ngắn hạn) Cũng như hầu hết các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế, mục tiêu của hãng cạnh tranh là tối đa hóa lợi nhuận. 10
- II.Hãng cạnh tranh tối đa hóa lợi nhuận 1.Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận Lợi nhuận (π) = Tổng doanh thu (TR) – Tổng chi phí (TC) => Hàm lợi nhuận của hãng: π(Q) = TR(Q) – TC(Q) => Tối đa lợi nhuận: π’(Q) = 0 TR’(Q) – TC’(Q) = 0 MR – MC = 0 MR = MC => Một hãng sẽ tối đa hóa lợi nhuận khi sản xuất ở mức sản lượng có doanh thu biên bằng chi phí biên. 11
- Nghiên cứu tình huống: Trại bò sữa của Cô Mai Lượng Giá Doanh Chi Lợi Doanh thu Chí phí Lợi bán thu phí nhuận biên biên nhuận thay đổi Q P TR TC TR - TC MR = ΔTR/ΔQ MC = ΔTC/ΔQ MR - MC 0 6 0 3 -3 - - 1 6 6 5 1 6 2 4 2 6 12 8 4 6 3 3 3 6 18 12 6 6 4 2 4 6 24 17 7 6 5 1 5 6 30 23 7 6 6 0 6 6 36 30 6 6 7 -1 7 6 42 38 4 6 8 -2 8 6 48 47 1 6 9 -3 Nếu cô Mai là người duy lý, Cô sẽ chọn mức sản lượng Q = 5 khi MR = MC = P vì lợi nhuận khi đó là cao nhất. 12
- II.Hãng cạnh tranh tối đa hóa lợi nhuận 1.Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận Q:TR TC Dấu hiệu: hay P ACmin Nguyên tắc: Sản xuất tại Q*: MC = MR hay MC = P (Hãng cạnh tranh có MR = P) 13
- Hình 1: Hãng cạnh tranh tối đa hóa lợi nhuận Chi phí Hãng cạnh tranh tối và Doanh thu đa hóa lợi nhuận khi sản xuất ở mức sản MC lượng có MR = MC MC2 AC P = MR 1 = MR 2 P = AR = MR =D AVC MC1 Khi MR > MC: tăng Q Khi MR < MC: giảm Q 0 Q1 QMAX Q2 Sản lượng 14 Copyright © 2004 South-Western
- B. THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN BÁN (Hãng độc quyền) 15
- Thị trường độc quyền Một người bán – Nhiều người mua Một sản phẩm (Không có hàng hóa thay thế gần gũi) Có những rào cản các doanh nghiệp khác gia nhập thị trường. 16
- Thị trường độc quyền Các rào cản gia nhập thị trường hay lý do tồn tại độc quyền: Pháp lý Nguồn lực Kinh tế (độc quyền tự nhiên) Độc quyền tự nhiên là tình huống mà ở đó một doanh nghiệp có thể cung cấp một sản phẩm cho toàn bộ thị trường với chi phí thấp hơn là hai hay nhiều doanh nghiệp. 17
- Hình 1: Lợi thế kinh tế theo quy mô gây ra độc quyền Chi phí AC 0 Sản lượng 18
- Hãng độc quyền Khái niệm: Hãng độc quyền là người bán duy nhất trên thị trường và sản phẩm của hãng không có các hàng hóa thay thế gần gũi. 19
- Hãng độc quyền Là người quyết định giá bán Đường cầu của hãng là đường cầu thị trường => Sức mạnh độc quyền (Quyền lực thị trường) của hãng là có giới hạn 20
- Hình 2: Đường cầu hãng cạnh tranh và hãng độc quyền (a) Đường cầu của một hãng cạnh tranh (b) Đường cầu của một hãng độc quyền ’ ’ P P D D 0 Q 0 Q 21
- Doanh thu của hãng độc quyền Giả sử một hãng độc quyền có đường cầu: P = 11 - Q Tổng Doanh thu Doanh thu Giá Sản lượng doanh thu biên trung bình P Q TR MR AR 10 1 10 10 10 9 2 18 8 9 8 3 24 6 8 7 4 28 4 7 6 5 30 2 6 5 6 30 0 5 4 7 28 -2 4 3 8 24 -4 3 22
- Doanh thu của hãng độc quyền Nhận xét: 1. AR = P 2. MR giảm dần 3. MR < P 23
- Hình 3: Đường cầu và đường doanh thu biên của hãng độc quyền $/sản phẩm Doanh thu trung bình (Đường cầu) Doanh thu biên 0 Sản lượng 24
- Hãng độc quyền tối đa hóa lợi nhuận Hãng tối đa lợi nhuận bằng cách sản xuất mức sản lượng có doanh thu biên bằng chi phí biên. MR = MC Sau đó, hãng sử dụng đường cầu để tìm ra mức giá cao nhất mà hãng có thể bán hết mức sản lượng đó. 25
- Hình 4: Hãng độc quyền tối đa hóa lợi nhuận $/sản phẩm MC P1 P* AC P2 Lợi nhuận giảm D = AR Lợi nhuận giảm MR Q1 Q* Q2 Sản lượng 26
- Lợi nhuận của hãng độc quyền Lợi nhuận = TR - TC Lợi nhuận = (TR/Q - TC/Q) Q Lợi nhuận = (P - ATC) Q => Sức mạnh độc quyền (P > MC) không bảo đảm hãng độc quyền có lợi nhuận 27
- Tổn thất phúc lợi do độc quyền bán gây ra So với thị trường cạnh tranh thì: Sức mạnh độc quyền làm cho giá bán cao hơn và lượng sản phẩm ít hơn. Người tiêu dùng bị thiệt và hãng độc quyền được lợi, nhưng phúc lợi của cả xã hội là giảm. 28
- Chính sách của chính phủ đối với các hãng độc quyền Tìm cách làm cho các ngành độc quyền trở nên cạnh tranh hơn. Kiểm soát hàng vi của các hãng độc quyền Sở hữu nhà nước Không làm gì cả 29
- TÀI LIỆU THAM KHẢO N.Gregory Mankiw. Nguyên lý Kinh tế học. Dịch từ tiếng Anh. Khoa Kinh tế phát triển, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM, 2014. Robert S. Pindyck và Daniel L. Rubinfeld. Kinh tế học vi mô. Dịch từ tiếng Anh. Đại học kinh tế quốc dân. Nhà xuất bản Thống kê, 1999. Đặng Văn Thanh. Bài giảng kinh tế vi mô. 30