Kinh tế học vi mô - Chương 1: Giới thiệu kinh tế học

pdf 36 trang Đức Chiến 04/01/2024 1230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kinh tế học vi mô - Chương 1: Giới thiệu kinh tế học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkinh_te_hoc_chuong_1_gioi_thieu_kinh_te_hoc.pdf

Nội dung text: Kinh tế học vi mô - Chương 1: Giới thiệu kinh tế học

  1. Chương 1: GiỚI THIỆU KINH TẾ HỌC “Khoa học chẳng qua chỉ là sự chắc lọc những tư tưởng thường nhật” A.Anh-xtanh Trương Ngọc Hảo
  2. Nội dung chính:  Kinh tế học  Kinh tế học là gì?  Các vấn đề kinh tế cơ bản  Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô  Phân tích thực chứng và phân tích chuẩn tắc  Chi phí cơ hội  Mô hình kinh tế học  Sơ đồ chu chuyển  Đường giới hạn khả năng sản xuất 2 Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning
  3. I.Kinh tế học 1.Kinh tế học là gì? . Thuật ngữ nền kinh tế bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “người quản gia” . Một gia đình và một nền kinh tế phải đối mặt với nhiều quyết định. Ví dụ: Người nào sẽ xay lúa và ai sẽ bồng em? Việt Nam hiện có nên đầu tư phát triển ngành công nghiệp ô tô? 3 Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning
  4. I.Kinh tế học 1.Kinh tế học là gì? . Trong thế giới thực, hầu hết tài nguyên (nguồn lực) là có giới hạn. . Trong khi đó, nhu cầu vật chất là vô hạn. . Quy luật khan hiếm được biểu hiện là mâu thuẫn giữa nhu cầu vô hạn và khả năng (nguồn lực) có giới hạn của con người. 4 Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning
  5. I.Kinh tế học 1.Kinh tế học là gì? Con người làm thế nào để thỏa mãn nhu cầu của mình một cách hiệu quả nhất trong khi các nguồn lực là có hạn? 5 Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning
  6. I.Kinh tế học 1.Kinh tế học là gì? Kinh tế học là bộ môn khoa học nghiên cứu sự phân bổ các nguồn lực khan hiếm vào những mục đích sử dụng khác nhau, có tính cạnh tranh nhau nhằm tối đa hóa lợi ích của các cá nhân và xã hội. Kinh tế học là môn học nghiên cứu cách xã hội quản lý các nguồn lực khan hiếm. (N.G.Mankiw) 6 Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning
  7. I.Kinh tế học 2.Các vấn đề kinh tế cơ bản Các quốc gia đều phải đối diện trước 3 vấn đề kinh tế cơ bản là: • Sản xuất cái gì? 1 • Sản xuất như thế nào? 2 • Số lượng bao nhiêu? • Sản xuất cho ai? 3 7 Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning
  8. I.Kinh tế học 2. Các vấn đề kinh tế cơ bản Cách thức giải quyết 3 vấn đề kinh tế cơ bản: . Nền kinh tế thị trường thuần túy . Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung . Nền kinh tế hỗn hợp 8 Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning
  9. I.Kinh tế học 3. Kinh tế học vi mô và Kinh tế học vĩ mô • Kinh tế học vi mô nghiên cứu các hộ gia đình và doanh nghiệp ra quyết định như thế nào và tương tác với nhau ra sao trên các thị trường. • Đối tượng nghiên cứu chính của kinh tế học vi mô là:  Người tiêu dùng  Hãng sản xuất  Chính phủ 9 Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning
  10. I.Kinh tế học 3. Kinh tế học vi mô và Kinh tế học vĩ mô  Người tiêu dùng: Lựa chọn tổ hợp hàng hóa dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu với thu nhập có hạn.  Hãng sản xuất: Quyết định sản xuất cái gì, sử dụng các đầu vào như thế nào, sản lượng bao nhiêu  Chính phủ: Sản phẩm nào chính phủ sẽ sản xuất, đánh thuế hay trợ cấp. Chính phủ đưa ra những quy chế chính sách cho các ngành sản xuất, người tiêu dùng 10 Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning
  11. I.Kinh tế học 3.Kinh tế học vi mô và Kinh tế học vĩ mô • Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu các hiện tượng trong tổng thể nền kinh tế. • Kinh tế học vĩ mô đề cập đến: - Sản lượng - Lạm phát - Thất nghiệp  Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô có mối quan hệ đan xen mật thiết với nhau, tuy nhiên hai lĩnh vực này vẫn là riêng biệt. 11 Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning
  12. I.Kinh tế học 4.Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc • Kinh tế học thực chứng là việc sử dụng các lý thuyết, mô hình để giải thích, dự báo các vấn đề kinh tế. • Kinh tế học thực chứng có tính khoa học và khách quan. Ví dụ: - Học phí cao làm tỷ lệ sinh viên bỏ học tăng. - Bảo vệ môi trường giúp phát triển bền vững. 12 Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning
  13. I.Kinh tế học 4.Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc • Kinh tế học chuẩn tắc tiếp cận các vấn đề theo quan điểm mệnh lệnh. • Kinh tế học chuẩn tắc có tính chủ quan. Ví dụ: - Nhà nước nên giảm học phí cho sinh viên. - Chúng ta nên bảo vệ môi trường. 13 Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning
  14. I.Kinh tế học 4.Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc  Kinh tế học thực chứng và chuẩn tắc về cơ bản là khác nhau nhưng thường được đan xen trong hệ thống niềm tin của một con người.  Ví dụ: Nếu học phí cao làm tỷ lệ sinh viên bỏ học tăng là “thuyết phục” thì có thể nhiều người sẽ ủng hộ quan điểm Nhà nước nên giảm học phí cho sinh viên. 14 Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning
  15. II. Chi phí cơ hội  Quy luật khan hiếm đặt con người vào hoàn cảnh phải lựa chọn.  Để có được một thứ ưu thích, chúng ta thường phải từ bỏ một thứ khác mà mình cũng ưu thích. • Đi học hay ngủ • Thực phẩm hay quần áo • Súng hay bánh mì • Hiệu quả hay bình đẳng 15 Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning
  16. II. Chi phí cơ hội  Nguyên lý 1 của kinh tế học: “Con người đối mặt với sự đánh đổi” 16 Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning
  17. II. Chi phí cơ hội • Việc ra quyết định đòi hỏi phải so sánh lợi ích và chi phí của các hành động khác nhau.  Nguyên lý 2 của kinh tế học: “Chi phí của một thứ là cái mà bạn từ bỏ để có được nó” 17 Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning
  18. II. Chi phí cơ hội Chi phí cơ hội của một thứ là cái mà bạn từ bỏ để có được nó. (N.G.Mankiw) Chi phí cơ hội của một phương án sử dụng nguồn lực là phần lợi ích bị mất đi do không đầu tư vào phương án tốt nhất trong số các phương án còn lại bị bỏ qua. 18 Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning
  19. III. Mô hình kinh tế học • Các nhà kinh tế cũng sử dụng mô hình để tìm hiểu về thế giới. • Hai mô hình kinh tế cơ bản nhất:  Sơ đồ chu chuyển  Đường giới hạn khả năng sản xuất 19 Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning
  20. III.Mô hình kinh tế học 1.Sơ đồ chu chuyển Sơ đồ chu chuyển là biểu đồ biểu thị dòng tiền luân chuyển thông qua các thị trường, giữa các hộ gia đình và doanh nghiệp. 20 Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning
  21. Hình 1: Sơ đồ chu chuyển Doanh thu Thị trường Chi tiêu hàng hóa và H.hóa & H.hóa & d.vụ d.vụ bán ra dịch vụ mua vào Doanh nhiệp Hộ gia đình Các yếu tố Lao động, đất sản xuất Thị trường đai và vốn các yếu tố Lương, tiền thuê sản xuất Thu nhập và lợi nhuận 21 Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning
  22. III.Mô hình kinh tế học 2.Đường giới hạn khả năng sản xuất Đường giới hạn khả năng sản xuất là một đồ thị biểu thị những phối hợp khác nhau của sản lượng đầu ra mà nền kinh tế có thể sản xuất khi sử dụng các yếu tố và công nghệ sản xuất sẵn có. 22 Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning
  23. III.Mô hình kinh tế học 2. Đường giới hạn khả năng sản xuất Ví dụ: một nền kinh tế chỉ sản xuất hai sản phẩm là Súng và Bánh mì. Sản lượng tối đa được tạo ra như sau: Phối hợp Bánh mì Súng A 0 100 B 50 90 C 100 75 D 150 50 E 200 0 23 Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning
  24. Hình 2: Đường giới hạn khả năng sản xuất Súng H 100 A B G 90 75 F C Đường giới hạn 50 D khả năng sản xuất E 50 100 150 200 Bánh mì 24 Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning
  25. III.Mô hình kinh tế học 2.Đường giới hạn khả năng sản xuất  Những ý tưởng kinh tế được thể hiện qua đường giới hạn khả năng sản xuất: • Hiệu quả • Sự đánh đổi • Chi phí cơ hội • Chi phí cơ hội có quy luật tăng dần 25 Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning
  26. Hình 3: Sự dịch chuyển của đường giới hạn khả năng sản xuất Sản lượng máy tính 4,000 3,000 2,100 E 2,000 A 0 700 750 1,000 Sản lượng 26 xeCopyright hơi © 2004 South-Western/Thomson Learning
  27. Phần đọc thêm: Mười nguyên lý của kinh tế học 27 Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning
  28. Con người ra quyết định như thế nào? • Nguyên lý 1: Con người đối mặt với sự đánh đổi • Nguyên lý 2: Chi phí của một thứ là cái mà bạn từ bỏ để có được nó • Nguyên lý 3: Con người duy lý suy nghĩ tại điểm cận biên • Nguyên lý 4: Con người phản ứng với các động cơ khuyến khích 28 Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning
  29. Con người tương tác với nhau như thế nào? • Nguyên lý 5: Thương mại có thể làm cho mọi người đều được lợi. • Nguyên lý 6: Thị trường thường là một phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế. • Nguyên lý 7: Đôi khi chính phủ có thể cải thiện được kết cục thị trường. 29 Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning
  30. Nền kinh tế vận hành như thế nào? • Nguyên lý 8: Mức sống của một quốc gia phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ của quốc gia đó. • Nguyên lý 9: Giá cả tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền. • Nguyên lý 10: Xã hội đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp. 30 Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning
  31. Phần đọc thêm: Nhà kinh tế tiếp cận thế giới • Nhà kinh tế là nhà khoa học Họ xây dựng các học thuyết => thu thập dữ liệu => phân tích dữ liệu => khẳng định hay bác bỏ các học thuyết đó. • Phương pháp khoa học Quan sát, lý thuyết và quan sát nhiều hơn • Vai trò của các giả thiết Giả định để đơn giãn hóa thế giới đầy phức tạp và làm cho nó dễ hiểu hơn. 31 Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning
  32. Phần đọc thêm: Nhà kinh tế tiếp cận thế giới  Mỗi lĩnh vực nghiên cứu đều có ngôn ngữ và cách tư duy riêng • Nhà toán học • định lý  đạo hàm  không gian vecto • Luật sư • lời hứa  sự ràng buộc  các sai lầm • Nhà kinh tế • cung  cầu  chi phí cơ hội  độ co giãn  thặng dư tiêu dùng  lợi thế so sánh 32 Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning
  33. Phần đọc thêm: Nhà kinh tế tiếp cận thế giới Các bước phân tích: 1. Quan sát đo lường 2. Xây dựng mô hình 3. Kiểm chứng mô hình 33 Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning
  34. Thay lời kết “Tư tưởng của các nhà kinh tế và các triết gia, cả khi họ đúng lẫn khi họ sai, đều có tác động mạnh hơn người ta tưởng . Những kẻ điên rồ nắm quyền lực trong tay tưởng như nghe thấy tiếng nói từ không trung, thật ra lại đang chắc lọc cuồng mộng của họ từ một cây bút tầm thường nào đó mấy năm về trước” – J.M. Keynes 34 Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning
  35. TÀI LIỆU THAM KHẢO • N.Gregory Mankiw. Nguyên lý Kinh tế học vi mô. Dịch từ tiếng Anh. Khoa Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, 2014. • Đặng Văn Thanh. Bài giảng kinh tế vi mô. Đại học Mở TP.HCM, 2009. • Paul A.Samuelson và William D. Nordhalls. Kinh tế học. Dịch từ tiếng Anh. Nhà xuất bản Tài chính, 2011. 35 Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning
  36. Hết Chương 36 Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning