Kinh tế chính trị - Nền kinh tế mở

pdf 31 trang vanle 3000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kinh tế chính trị - Nền kinh tế mở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkinh_te_chinh_tri_nen_kinh_te_mo.pdf

Nội dung text: Kinh tế chính trị - Nền kinh tế mở

  1. o0o Nền kinh tế Mở
  2. Nền kinh tế Mở Từ trước đến giờ chúng ta chỉ mới nói đến xuất khẩu và nhập khẩu như là một nguồn của những cú sốc. ● Chúng ta chưa phân tích yếu tố nước ngoài ở mức độ chi tiết. ● Chúng ta chưa giải thích điều gì ảnh hưởng đến xuất khẩu ròng ở mức độ chi tiết, ngoại trừ việc nói tóm tắt về thu nhập của thế giới ảnh hưởng đến xuất khẩu của chúng ta, và thu nhập của chúng ta ảnh hưởng đến nhập khẩu của chúng ta. ● Bây giờ là lúc chúng ta phát triển một mô hình đầy đủ hơn về yếu tố nước ngoài.
  3. ● Đặc biệt, chúng ta sẽ tìm hiểu điều gì ảnh hưởng đến xuất khẩu ròng, và điều này tác động trở lại nền kinh tế như thế nào. Chúng ta sẽ thấy rằng xuất khẩu ròng bị tác động mạnh mẽ bởi mức giá trong nước so với mức giá của thế giới, cũng như tỷ giá hối đoái giữa đồng đô la Canada và đồng đô la Mỹ. ● Điều này có nghĩa là chúng ta cũng cần giải thích điều gì tác động đến giá trị của tỷ giá hối đoái. ● Hơn nữa, như ở phần đầu đã nói, chúng ta cũng có thể thấy rằng Hiệp định Tự do Thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) có tác động rất lớn đến việc thúc đẩy xuất khẩu và nhập khẩu của chúng ta. ● Chúng ta cũng có thể thấy rằng thu nhập của Hoa Kỳ có
  4. ảnh hưởng đến xuất khẩu của chúng ta, và thu nhập của Canada ảnh hưởng đến nhập khẩu của chúng ta. Trong Chương 4 chúng ta đã thấy rằng xuất khẩu và nhập khẩu là một phần quan trọng và đang tăng trưởng của sản xuất và tiêu dùng trong nước của nền kinh tế Canada, và chúng rất dễ biến động. ● Xuất khẩu chiếm phần trăm khá cao của tổng chi tiêu, từ năm 1981 là 18.8% đến năm 1995 là 38.8% (chúng ta có thể thấy được ảnh hưởng của NAFTA), với mức tăng trưởng giao động từ -2.1% đến +17.7%. ● Nhập khẩu chiếm phần trăm khá cao trong tổng chi tiêul, từ năm 1981 là 18.7% đến năm 1995 là 30.9%, với mức tăng trưởng giao động từ -15.2% đến +17.1%. ● Rõ ràng là chúng ta cần phải tìm hiểu các biến này, để hiểu được điều gì ảnh hưởng đến hoạt động của nền kinh tế
  5. Canada, đặc biệt để giải thích điều gì xảy ra trong một chu kỳ kinh tế. ● Như chúng ta sẽ thấy, hai chu kỳ kinh tế của chúng ta có mối liên hệ chặt chẽ với nhau - như lối nói hóm hỉnh rằng, khi nền kinh tế Hoa Kỳ bị hắt hơi, nền kinh tế Canada sẽ bị cảm. ● Hình 1 dưới đây chỉ ra tăng trưởng GDP thực tế của Canada và Hoa Kỳ từ 1983 đến 1998. ● Và chúng ta có thể thấy hai nền kinh tế này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. ● Với quy mô tương đối của mỗi nền kinh tế, chúng ta có thể đoán được mối quan hệ nhân quả xảy ra - những thay đổi trong GDP thực tế của Hoa Kỳ dẫn đến những thay đổi trong GDP thực tế của Canada.
  6. ● Một trong những nhiệm vụ của chúng ta là giải thích từng bước của quan hệ nhân quả này. Hình 1[1] US Real GDP Growth: Tăng trưởng GDP thực tế của Hoa Kỳ
  7. Canadian Real GDP Growth: Tăng trưởng GDP thực tế của Canada. Trước khi tìm hiểu xem điều gì tác động đến xuất khẩu ròng, chúng ta hãy nói về cán cân thanh toán. 1) Cán cân Thanh toán. Mỗi khi người dân Canada có một giao dịch với một người nước ngoài, có một dòng tiền chảy vào hoặc chảy ra khỏi lãnh thổ đất nước. ● Các cán cân thanh toán khác nhau xác định những giao dịch quốc tế này. ● Nếu người nước ngoài gửi tiền cho chúng ta nhiều hơn chúng ta gửi cho họ, thì Canada sẽ có cán cân thanh toán
  8. thặng dư. ● Nếu chúng ta tiêu nhiều hơn họ tiêu, thì Canada sẽ có cán cân thanh toán thâm hụt. ● Có ba loại tài khoản cán cân thanh toán - tài khoản hiện thời (vãng lai), tài khoản đầu tư, và tài khoản thanh toán chính thức. ● Tài khoản hiện thời ghi chép 1. xuất khẩu ròng, nhóm lớn nhất, 2. thu nhập ròng từ đầu tư nước ngoài,
  9. 3. chuyển nhượng từ Canada ra nước ngoài và ngược lại. ● Nếu chúng ta bán ra nhiều hơn họ mua từ chúng ta, chúng ta sẽ thu được tiền ròng, và chúng ta sẽ có tài khoản hiện thời (tài khoản vãng lai: current account) thặng dư. ● Tài khoản vốn (capital account) ghi chép những đầu tư mới vào Canada của người nước ngoài và đầu tư của người Canada ra nước ngoài. ● Nếu người nước ngoài đầu tư vào Canada nhiều hơn chúng ta đầu tư ra nước ngoài, chúng ta có tài khoản đầu tư thặng dư (bởi vì tiền chảy vào lãnh thổ Canada). ● Tài khoản thanh toán chính thức = thay đổi trong dự trữ ngoại hối - thay đổi trong đi vay chính thức.
  10. ● Cán cân thanh toán chính thức = -(tài khoản vốn + tài khoản vãng lai). Rõ ràng la những cán cân thanh toán này được quyết định bởi những quyết định của người Canada và những người nước ngoài về việc họ sẽ mua của nhau bao nhiêu và họ sẽ đầu tư bao nhiêu. ● Nhiệm vụ tiếp theo của chúng ta là tìm hiểu một số yếu tố có ảnh hưởng đến những quyết định này. 2) Xuất khẩu Ròng Xuất khẩu ròng = xuất khẩu - nhập khẩu. ● Xuất khẩu sẽ cao lên nếu a) chúng ta ký một hiệp định tự do thương mại, hoặc nếu b) GDP thực tế của Hoa Kỳ tăng
  11. lên, hoặc nếu c) tỷ giá hối đoái thực tế giảm xuống. ● Nhập khẩu sẽ tăng lên nếu a) chúng ta ký một hiệp định tự do thương mại, hoặc nếu b) GDP thực tế của Canada tăng lên, hoặc nếu c) tỷ giá hối đoái thực tế tăng lên. ● Những thay đổi trong các hiệp định tự do thương mại chỉ xảy ra hiếm khi, nên chúng ta không lo lắng quá nhiều về nó, và tác động của nó hầu như không có. ● Lưu ý: có một bằng chứng kinh tế rõ ràng là mở cửa nền kinh tế đến tự do thương mại để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (LAS dịch chuyển sang phải nhanh hơn), nhưng nó lại có ít tác động đến AD. ● Những thay đổi trong GDP thực tế chúng ta đã tìm hiểu từ trước, và sẽ quay lại vấn đề nay sau.
  12. ● Tuy nhiên, chúng ta đã lập luận rằng xuất khẩu rằng sẽ tăng lên nếu tỷ giá hối đoái giảm, do đó chúng ta cần tìm hiểu tỷ giá hối đoái thực tế là gì. Tỷ giá hối đoái thực tế là giá cả của hàng hoá Canada, so sánh với giá của hàng hoá nước ngoài, tính theo đơn vị tiền tệ nước ngoài: Tỷ giá hối đoái thực tế = . ER là tỷ giá ngoại tế (giá trị tính theo ngoại tệ của đồng đô la Canada C$) = số đơn vị ngoại tế cho mỗi C$ ( ví dụ 0.69 US$ một C$). P là mức giá của Canada (giá trung bình của hàng hoá Canada), và Pf là giá cả của nước ngoài. ER x P là giá cả của hàng hoá Canada tính theo ngoại tệ, do đó nó thể hiện mức độ đắt/rẻ của hàng hoá Canada so với hàng hoá nước ngoài.
  13. Nếu bạn là một người nước ngoài đang quyết định liệu có nên mua hàng hoá Canada hay không, hoặc nếu bạn là một người Canada đang quyết định liệu rằng có mua hàng hoá của nước ngoài hay không, tỷ lệ này là yếu tố quan trọng trong việc đưa ra quyết định của bạn (với chi phí vận chuyển giữ nguyên, v.v ) Do đó, để hiểu được xuất khẩu ròng, chúng ta cần tìm hiểu các yếu tố của tỷ giá hối đoái thực tế. Từ phân tích trước đây của chúng ta trong Chương 3, chúng ta biết rằng P và Pf xuất phát từ sự tương tác giữa AD va SAS trong mỗi nước. Tuy nhiên, chúng ta cần thêm thời gian để nói về giá trị của tỷ giá hối đoái được quyết định như thế nào. 3) Tỷ giá Hối đoái và Thị trường Ngoại hối Để mua hầu hết các hàng hoá hoặc tài sản của Canada, những người nước ngoài phải dùng đồng đô la Canada - do đó, người nước ngoài muốn mua đô la Canada bằng ngoại tệ.
  14. ● Để mua hàng hoá hoặc tài sản của nước ngoài, người Canada phải dùng ngoại tệ - do đó, người Canada muốn mua ngoại tệ bằng đồng đô la Canada. ● Thị trường ngoại hối là nơi các bên cùng nhau thực hiện những giao dịch này. ● Thị trường ngoại hối đã phát triển rất cao, với sự vi tính hoá phức tạp, một thị trường hoạt động liên tục trên toàn thế giới. ● Đây chủ yếu là thị trường của các ngân hàng, các tổ chức tài chính, những nhà buôn, v.v ● Ngoại hối là tiền ngoại tệ, bao gồm các khoản tiền gửi không kỳ hạn được mệnh giá bằng ngoại tệ.
  15. Tỷ giá hối đoái là giá trị của đồng đô la Canada được xác định theo đồng ngoại tệ. Chúng ta thường tính theo đồng đô la Mỹ, đối tác thương mại chính của chúng ta và, là đồng tiền gần với thế giới tiền tệ nhất - khoảng 85% xuất khẩu của chúng ta và 80% nhập khẩu của chúng ta đều đến Hoa Kỳ. Bảng dưới đây thể hiện hai loại tỷ giá khác nhau, vào hai tháng khác nhau.
  16. Tháng 2.1999 Tháng 2.2000 Ca $ mỗi US$ 1.497 1.451 = ER = US$ mỗi Ca$ 0.668 0.689 ● Trong tháng Hai. 2000, mất 1.451 đô la Canada (C$) để mua 1 đô la Mỹ (US$). Mất 0.689 US$ để mua một C$. ● Giá trị thứ hai (ER) thường được đăng tải trên báo chí, và là giá trị chúng ta sử dụng trong phân tích. Lưu ý rằng nếu đồng đô la Canada có giá hơn, thì nó tăng
  17. giá, và giá trị của ER tăng lên, như trong khoảng thời gian 1999 và 2000[2]. ● Một mặt, nếu đồng đô la Canada giảm giá, thì giá trị của ER giảm. ● Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch giá đảm bảo rằng hai tỷ giá này ER và phù hợp với nhau, và bất cứ tỷ giá nào trong ba tỷ giá ( ví dụ như đồng đô la Canada, đồng đô la Mỹ, đồng Mark Đức) phù hợp với nhau. Hình 2[3] US$ tính theo mỗi C$
  18. Hình 2 trên đây trình bày những biến động của giá trị đồng C$ từ năm 1995. ● Rõ ràng sự biến động lên xuống khá lớn, và chúng ta cần tìm hiểu điều gì gây nên sự biến động này. ● Giá trị thực tế của tỷ giá hối đoái được quyết định bởi cung và cầu trong trị trường đồng đô la Canada.
  19. ● Có hai loại thị trường tương ứng với nhau. ● Thị trường giao ngay là thị trường của các giao dịch vãng lai, việc thanh toán được thực hiện trong phạm vi một hoặc hai ngày. ● Thị trường kỳ hạn là thị trường mà việc thanh toán được thực hiện vào một thời gian nào đó trong tương lai - và trong khoá học này chúng ta sẽ không đề cập đến thị trường này. Thị trường giao ngay gồm ba loại: ● Tỷ giá thả nổi hay tỷ giá linh hoạt, hoàn toàn được xác định theo cung và cầu đối với đồng đô la Canada. Giá trị của tỷ giá hối đoái có thể giao động khá lớn khi cung và cầu giao động, thậm chí là trong một ngày.
  20. ● Tỷ giá cố định, ở đó tỷ giá được xác định bởi ngân hàng trung ương, và nó thay đổi rất hiếm khi. Ở Canada giữa năm 1962 và 1970, giá trị của đồng đô la Canada được duy trì ở mức 0.925 US$/ C$. ● Tỷ giá thả nổi có quản lý hay thả nổi trá hình, ở đó tỷ giá hối đoái được xác định dựa trên cung và cầu, nhưng khi ngân hàng trung ương can thiệp để ngăn chặn hoặc làm giảm những thay đổi lớn, hoặc là cố gắng thay đổi tỷ giá hối đoái - ví dụ như ở Canada hiện nay. Hình 3 (a) dưới đây trình bày thị trường tỷ giá hối đoái linh hoạt - sự tương tác giữa cung và cầu xác định giá trị của tỷ giá hối đoái. ● Trong ví dụ đã chỉ ra, sự tăng lên nhu cầu đồng đô la Canada dẫn đến sự điều chỉnh tăng giá trị của nó, v.v
  21. ● Hình 3 (b) dưới đây chỉ ra thị trường tỷ giá cố định, với một tỷ giá mục tiêu ER*.[4] ● Ở đây ngân hàng trung ương duy trì tỷ giá hối đoái cố định bằng cách điều chỉnh những sự dịch chuyển trong cung hoặc cầu để duy trì tủ giá hối đoái được cố định. ● Ví dụ, khi nhu cầu đồng C$ tăng lên, ngân hàng trung ương cung ứng ra một lượng tiền vào thị trường ngoại hối để duy trì tỷ giá hối đoái cố định. ● Lưu ý rằng việc tăng một lượng tiền vào thị trường ngoại hối cũng làm tăng cung ứng tiền trong nước - DMS > 0. ● Đây là một vấn đề quan trọng mà chúng ta sẽ nói đến vào sau này.
  22. Hình 3 Lưu ý rằng trong tỷ giá thả nổi có quản lý, ngân hàng trung ương sẽ nhắm vào việc giảm ảnh hưởng của những dịch chuyển trong cung hoặc cầu về tiền, nhưng chỉ tác động một phần. ● Trong trường hợp này, tỷ giá hối đoái thay đổi giá trị, nhưng chỉ một phần, chứ không phải toàn bộ tương ứng với sự dịch chuyển đó - chúng ta sẽ trở lại vấn đề này sau.
  23. Hiện tại, chúng ta tập trung vào trường hợp (a), trường hợp tỷ giá hối đoái linh hoạt. ● Chúng ta cần giải thích điều gì ảnh hưởng đến cầu và cung đồng đô la Canada để có thể giải thích được điều gì ảnh hưởng đến giá trị của tỷ giá hối đoái trong thị trường linh hoạt. ● Chúng ta có hai lý thuyết về tỷ giá hối đoái; lý thuyết dài hạn và lý thuyết ngắn hạn. 4) Sự quyết định của Tỷ giá Hối đoái Dài hạn: Sức mua Ngang bằng. Lập luận này chủ yếu dựa trên một loại kinh doanh chênh lệch giá tập trung xung quanh hàng hoá.
  24. Kinh doanh chênh lệch giá là việc mua vào với giá thấp và bán ra với giá cao để hưởng lợi nhuận. Hãy đặt bạn vào tình huống một người đang quyết định mua hàng hoá nước ngoài hoặc hàng hoá Canada (một người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu). Chúng ta giả sử: 1. mọi hàng hoá là đồng nhất 2. mọi hàng hoá được mua bán hết 3. không có chi phí vận chuyển, và không có thuế quan v.v. Trong trường hợp này, để quyết định giữa các hàng hoá,
  25. bạn sẽ chỉ xem xét đến giá cả của hàng hoá Canada so với hàng hoá nước ngoài. Giả sử bạn là một người Mỹ đang cần quyết định lựa chọn giữa hàng hoá của Mỹ và Canada, và bạn sẽ mua hàng của Canada nếu: P (hàng hoá Canada tính theo đồng US$) < P (Hàng hoá của Mỹ), hoặc P x ER < Pf, hoặc nếu (giá tính theo C$ x US$/C$) < (Giá tính theo US$) (P x ER)/Pf < 1 hoặc nếu tỷ giá hối đoái thực tế < 1. Điều này cho chúng ta biết được cái gì yếu tố nào ảnh hưởng đến nhu cầu đối với hàng hoá của Canada, và do đó
  26. là nhu cầu đối với đồng đô la Canada trong dài hạn (lập luận tương tự cũng có thể suy ra đối với cung đồng C$). ● Nhu cầu đồng đô la Canada sẽ tăng lên nếu tỷ giá hối đoái thực tế giảm xuống, hoặc nếu: ● Giá trị của tỷ giá hối đoái giảm xuống (ER giảm giá trị). ● Mức giá cả ở Canada giảm đi. ● Mức giá cả ở Mỹ tăng lên. LƯU Ý: 1) Theo lý thuyết sức mua ngang bằng bất đẳng thức trên không đúng mãi trong mọi trường hợp.
  27. ● Giả sử rằng bất đẳng thức trên đúng trong trường hợp (P x ER)/Pf < 1. ● Trong trường hợp này, những người nước ngoài và người Canada sẽ chuyển nhu cầu từ hàng hoá của Mỹ sang hàng hoá của Canada. ● Sự thay đổi này dẫn đến lãi suất thực tế có xu hướng trở lại 1 vì: Nhu cầu hàng hoá Canada Þ P . Nhu cầu đối với hàng hoá Mỹ ¯ Þ Pf ¯. Nhu cầu đối với đồng C$ , và nếu tỷ giá hối đoái là linh
  28. hoạt, điều này sẽ dẫn đến sự điều chỉnh tăng của đồng C$, cũng có nghĩa là ER tăng. ● Cả ba hoạt động trên sẽ dẫn đến tỷ giá hối đoái thực tế sẽ hướng về 1về mặt lý thuyết. 2) Lý thuyết PPP (purchasing power parity: sức mua ngang bằng) cho rằng kinh doanh chênh lệch giá trong thị trường hàng hoá dẫn đến đẳng thức sau đây đúng: Pf = P x ER hoặc nếu (P x ER)/Pf = 1 ● Trong thực nghiệm, lý thuyết sức mua ngang bằng không đúng một cách hoàn hảo do thực tế còn tồn tại những điều mà chúng ta đã giả định là không có: 1. những loại hàng hoá không thể mua bán được như là dịch
  29. vụ. 2. Các hàng hoá không đồng nhất. 3. chi phí vận chuyển, thuế quan, hạn ngạch. ● TUY NHIÊN, nó vẫn thể hiện một xu hướng mạnh mẽ trong thị trường - tỷ giá hối đoái có xu hướng trở lại giá trị mà ở đó tỷ giá hối đoái thực tế = 1. ● Hình 4 dưới đây mô tả diễn biến của tỷ giá hối đoái thực tế trong vòng 20 năm qua - chúng ta có thể thấy nó hầu như giao động xung quanh giá trị 1. ● Chúng ta cũng có thể thấy tỷ giá hối đoái thực tế có tác động mạnh như thế nào đối với xuất khẩu ròng - khi tỷ giá hối đoái thực tế giảm xuống dưới 1, xuất khẩu ròng tăng (như trong thời gian gần đây), va khi tỷ giá hối đoái thực tế
  30. tăng trên 1, xuất khẩu ròng giảm xuống (trong những năm trước, trong và sau 1990). Hình 4 Tỷ giá hối đoái thực tế (C$ so với US$)[5] Real Exchange Rate: Tỷ giá hối đoái thực tế
  31. Net Exports as a percent of GDP: Xuất khẩu ròng tính theo phần trăm GDP