Kinh tế chính trị - Chương 7: Tổng cung - Tổng cầu
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kinh tế chính trị - Chương 7: Tổng cung - Tổng cầu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- kinh_te_chinh_tri_chuong_7_tong_cung_tong_cau.pdf
Nội dung text: Kinh tế chính trị - Chương 7: Tổng cung - Tổng cầu
- Chương 7 Tổng cung - Tổng cầu Nguyễn Việt Hưng
- Mục tiêu của chương Giải thích những nhân tố nào quyết định tới tổng cung hàng hóa và dịch vụ (AS) Giải thích những nhân tố nào quyết định tới tổng cầu hàng hóa và dịch vụ (AD) Xác định trạng thái cân bằng vĩ mô 2
- Mục tiêu của chương Giải thích những tác động của thay đổi tổng cung và tổng cầu tới sản lượng, thất nghiệp, và mức giá. Giải thích tăng trưởng, lạm phát bằng mô hình AS-AD và vận dụng cho Việt Nam 3
- Mục tiêu của chương Giải thích những nhân tố nào quyết định tới tổng cung hàng hóa và dịch vụ (AS) Giải thích những nhân tố nào quyết định tới tổng cầu hàng hóa và dịch vụ (AD) Xác định trạng thái cân bằng vĩ mô 4
- Mô hình AS-AD Mô hình AS-AD giúp chúng ta hiểu 1. Tăng trưởng của GDP tiềm năng 2. Biến động của sản lượng và việc làm trong chu kỳ kinh doanh 3. Lạm phát 5
- Tổng cung Tổng cung (AS – Aggregate Supply) phản ánh tổng lượng hàng hóa và dịch vụ mà nền kinh tế sản xuất ra tại mỗi mức giá chung. 6
- Tổng cung Năng lực sản xuất của một nền kinh tế phụ thuộc vào – Lượng tư bản K – Lượng lao động L – Vốn nhân lực H – Tình trạng công nghệ T – Nguồn tài nguyên N 7
- Tổng cung Hàm sản xuất của toàn bộ nền kinh tế có thể tóm lược trong hàm số sau: Y = F(K,L,H,T,N) 8
- Tổng cung Phân tích tĩnh tại một thời điểm – Tư bản, công nghệ, vốn nhân lực, tài nguyên không thay đổi (cố định) – Lao động có thể thay đổi Số người làm việc và số giờ làm việc tăng cao sẽ mang lại mức sản lượng cao hơn Số người làm việc và số giờ làm việc giảm sẽ mang lại mức sản lượng thấp hơn 9
- Tổng cung Khi số người làm việc và số giờ làm việc ở trạng thái toàn dụng L* (không quá cao hoặc không quá thấp), tỷ lệ thất nghiệp bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thì mức sản lượng của nền kinh tế là Y* được gọi là mức sản lượng tiềm năng. 10
- Tổng cung Số việc làm và số giờ làm việc có thể tăng cao hoặc giảm xuống trong một khoảng thời gian, nhưng trong lâu dài thì nó sẽ phải tiến về trạng thái tự nhiên → sản lượng thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn sản lượng tiềm năng trong một khoảng thời gian nhưng rốt cuộc cũng sẽ phải tiến về mức sản lượng tiềm năng. 11
- Tổng cung Nguyên nhân của sự biến động việc làm và biến động sản lượng trong một khoảng thời gian này là gì? 12
- Tổng cung Xét trong ngắn hạn – Giá cả ở một số thị trường (thị trường hàng hóa và thị trường lao động) chưa kịp điều chỉnh để cân bằng lại thị trường. – Thông tin mọi người tiếp nhận chưa hoàn hảo và chính xác nên giá cả trên các thị trường chưa phản ánh đúng kết cục các bên tham gia thị trường thực sự mong muốn. 13
- Tổng cung Người ta quan sát thấy rằng khi giá cả ở một số thị trường tăng lên thì số việc làm tạo ra tăng và mức sản lượng tăng. Tại sao??? 14
- Tổng cung Bốn nguyên nhân 1. Lý thuyết tiền lương cứng nhắc 2. Lý thuyết giá cả cứng nhắc 3. Lý thuyết nhận thức sai lầm của công nhân 4. Lý thuyết thông tin không hoàn hảo 15
- Tổng cung 1. Lý thuyết tiền lương cứng nhắc Giả định: – tiền lương danh nghĩa (tiền) cố định trong một vài năm – số việc làm tạo ra được quyết định bởi cầu lao động (tức là thị trường lao động luôn có hiện tượng dư thừa lao động) 16
- Tổng cung Khi giá cả hàng hóa tăng – Tiền lương thực tế (sức mua của tiền lương danh nghĩa) sẽ giảm – Tiền lương thực tế giảm làm tăng cầu lao động và số việc làm tăng. Sản lượng tăng 17
- Tổng cung 2. Lý thuyết giá cả cứng nhắc Giả định – Một số thị trường tự do, giá cả linh hoạt – Một số thị trường có tính chất độc quyền, giá cả được niêm yết trên catalog và cố định trong một khoảng thời gian 18
- Tổng cung Khi giá cả hàng hóa tăng (những hàng hóa trên thị trường tự do) – Các hàng hóa niêm yết giá trở nên rẻ tương đối – Nhu cầu đối với những hàng hóa này tăng và các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa này tăng sản xuất Vì giá bán cao hơn chi phí biên do có tính chất độc quyền – Việc làm tăng, sản lượng tăng 19
- Tổng cung 3. Lý thuyết nhận thức sai lầm của công nhân Giả định: – Thị trường lao động tự do, tiền lương linh hoạt – Người lao động nhận thức sai lầm rằng tiền lương thực tế tăng khi thấy tiền lương danh nghĩa tăng dù rằng giá cả hàng hóa cũng tăng tương ứng 20
- Tổng cung Khi giá cả hàng hóa tăng – Tiền lương danh nghĩa trả cho người lao động tăng – Người lao động tưởng rằng tiền lương thực tế tăng nên tăng cung lao động – Tạo áp lực giảm tiền lương thực tế, việc làm tăng – Sản lượng tăng 21
- Tổng cung 4. Lý thuyết thông tin không hoàn hảo Giả định – Giá cả trên thị trường hàng hóa linh hoạt – Người bán hàng nhận thức sai lầm rằng chỉ có giá hàng hóa của mình bán tăng, các hàng hóa khác không tăng giá. 22
- Tổng cung Khi giá cả hàng hóa tăng – Mỗi doanh nghiệp đều cho rằng giá tương đối của mình tăng – Doanh nghiệp sẽ thuê thêm lao động và tăng sản xuất – Việc làm tăng và sản lượng tăng 23
- Tổng cung Trong ngắn hạn, tổng lượng hàng hóa và dịch vụ mà nền kinh tế sản xuất ra sẽ tăng khi mức giá chung tăng. Đường tổng cung ngắn hạn sẽ có độ dốc dương. 24
- Đường tổng cung ngắn hạn P SAS 120 e 110 d c b iá chung 100 a Mức g Mức 6.0 7.0 8.0 Y Sản lượng thực tế
- Tổng cung Xét trong dài hạn – Dài hạn trong vĩ mô được hiểu là khoảng thời gian đủ dài để giá cả trên các thị trường linh hoạt và thông tin trên thị trường là hoàn hảo để khôi phục lại sự cân bằng đáng mong muốn của thị trường 26
- Tổng cung Trong dài hạn, thất nghiệp bằng thất nghiệp tự nhiên và GDP thực tế sẽ tiến về GDP tiềm năng Tại sao??? 27
- Tổng cung Nguyên nhân: – Bốn lý thuyết giải thích cho việc sản lượng có thể chệch khỏi mức sản lượng tiềm năng trong ngắn hạn không còn đúng trong dài hạn 28
- Tổng cung 1. Lý thuyết tiền lương cứng nhắc Trong dài hạn, tiền lương danh nghĩa được điều chỉnh tỷ lệ với mức giá chung để duy trì mức lương thực tế không đổi. Doanh nghiệp không còn động cơ thuê thêm lao động và tăng sản lượng. Việc làm và sản lượng trở lại mức tự nhiên ban đầu 29
- Tổng cung 2. Lý thuyết giá cả cứng nhắc Các hàng hóa niêm yết giá sẽ điều chỉnh giá trên catalog theo mức giá chung thị trường để đảm bảo giá tương đối không thay đổi. Nhu cầu thị trường đối với mặt hàng này không thay đổi và doanh nghiệp không còn động cơ thay đổi sản lượng. Việc làm và sản lượng trở lại mức tự nhiên ban đầu. 30
- Tổng cung 3. Lý thuyết nhận thức sai lầm của công nhân Công nhân nhận thức rằng việc tăng lương danh nghĩa chỉ để duy trì mức lương thực tế ban đầu. Cung lao động không tăng và tiền lương thực tế trở lại mức ban đầu. Việc làm và sản lượng trở lại mức tự nhiên ban đầu. 31
- Tổng cung 4. Lý thuyết thông tin không hoàn hảo Các doanh nghiệp nhận thức đúng đắn giá bán tương đối không thay đổi và sẽ không còn động cơ thay đổi sản lượng. Việc làm và sản lượng tự nhiên trở lại mức ban đầu 32
- Tổng cung Trong dài hạn, sản lượng luôn bằng với mức sản lượng tiềm năng bất kể mức giá chung là bao nhiêu. Đường tổng cung dài hạn thẳng đứng tại mức sản lượng tiềm năng. 33
- Tổng cung dài hạn LAS 120 110 iá chung 100 GDP tiềm năng Mức g Mức 6.0 7.0 8.0 Sản lượng thực tế
- Tổng cung P Mức giá chung tăng từ LAS 110 lên 120 – Ngắn hạn: SAS1 Sản lượng tăng từ 7 lên 120 8 do giá cả thị trường c cứng nhắc và thông tin 110 không hoàn hảo b 100 Điểm cân bằng chuyển a GDP từ b sang c tiềm năng Mức giáchung Mức 6.0 7.0 8.0 Y Sản lượng thực tế
- Tổng cung P Mức giá chung tăng từ LAS SAS2 110 lên 120 – Dài hạn: 125 d SAS1 Giá cả ở các thị trường 120 tăng theo mức giá c chung và duy trì mức 110 giá tương đối như ban b 100 đầu. a GDP Sản lượng trở lại mức 7 tiềm năng Điểm cân bằng chuyển giáchung Mức từ c sang d 6.0 7.0 8.0 Y Sản lượng thực tế
- Tổng cung Tổng cung dài hạn dịch chuyển khi: – Thay đổi lượng tư bản K – Tiến bộ trong vốn nhân lực – Tiến bộ trong công nghệ T – Thay đổi trong lượng lao động ở trạng thái toàn dụng. – Thay đổi trong nguồn tài nguyên Gồm cả trường hợp thay đổi giá dầu nhập khẩu trong dài hạn 37
- Tổng cung Tổng cung ngắn hạn dịch chuyển khi – Tổng cung dài hạn dịch chuyển – Tiền lương danh nghĩa thay đổi – Biến động thời tiết làm thay đổi sản lượng nông nghiệp – Giá nguyên nhiên liệu thay đổi Nếu chỉ thay đổi trong một khoảng thời gian ngắn thì chỉ tổng cung ngắn hạn thay đổi Nếu thay đổi trong dài hạn thì có thể tổng cung dài hạn cũng thay đổi –– MMứcức giá cchuhungng được kỳ vvọnọng thayg thay đổi. 38
- Thay đổi GDP tiềm năng LAS0 LAS1 Tăng GDP tiềm năng SAS0 120 SAS1 110 iá chung 100 Mức g Mức 6.0 7.0 8.0 Sản lượng thực tế
- Tăng tiền lương danh nghĩa LAS0 SAS1 SAS0 120 b 110 a iá chung 100 Mức g Mức 6.0 7.0 8.0 Sản lượng thực tế
- Tổng cung Cả hai phái Cổ điển và phái Keynes đều nhất trí rằng đường tổng cung dài hạn là đường thẳng đứng Phái Cổ điển và phái Keynes không nhất trí quan điểm về độ dốc của đường tổng cung ngắn hạn 41
- Tổng cung Phái Cổ điển P LAS = SAS – Cho rằng giá cả linh hoạt, thị trường luôn cân 120 bằng và do vậy đường 110 tổng cung ngắn hạn b 100 cũng là một đường a GDP ức giáchung tiềm năng thẳng đứng M 6.0 7.0 8.0 Y 42 Sản lượng thực tế
- Tổng cung Phái Keynes P LAS – Cho rằng giá cả cứng nhắc trong ngắn hạn, thị 120 trường không tự cân SAS 110 bằng và do vậy đường tổng cung ngắn hạn nằm 100 GDP ức giáchung tiềm năng ngang M 6.0 7.0 8.0 Y 43 Sản lượng thực tế
- Tổng cung Kết hợp hai trường phái – Tổng cung ngắn hạn thoải ở phần sản lượng thấp và tổng cung ngắn hạn dốc hơn ở phần sản lượng cao hơn mức sản lượng tiềm năng Tại mức sản lượng thấp, nguồn lực còn nhàn rỗi nhiều (lao động, máy móc) nên có thể tăng sản xuất mà không đi kèm tăng giá Tại mức sản lượng cao, nguồn lực đã sử dụng ở mức cao nên tăng sản xuất sẽ đi kèm với việc tăng lương và do đó giá cả tăng theo. 44
- Tổng cung LAS SAS 120 110 chung 100 GDP tiềm năng Mức giá Mức 6.0 7.0 8.0 45 Sản lượng thực tế
- Mục tiêu của chương Giải thích những nhân tố nào quyết định tới tổng cung hàng hóa và dịch vụ (AS) Giải thích những nhân tố nào quyết định tới tổng cầu hàng hóa và dịch vụ (AD) Xác định trạng thái cân bằng vĩ mô 46
- Tổng cầu Tổng cầu (AD – Aggregate Demand) phản ánh nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước tại mỗi mức giá chung. 47
- Tổng cầu Nhu cầu chi tiêu hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước xuất phát từ: – Tiêu dùng hộ gia đình Cd – Chi đầu tư của doanh nghiệp Id – Chi mua hàng của chính phủ Gd – Người nước ngoài, tức là xuất khẩu X 48
- Tổng cầu AD = Cd + Id + Gd + X Thêm bớt yếu tố tiêu dùng hàng nhập khẩu (giống phần trình bày về GDP theo cách tiếp cận chi tiêu), ta có: AD = C + I + G + X – IM AD = C + I + G + NX 49
- Tổng cầu Khi mức giá chung hàng hóa trong nước tăng, người ta thấy tổng lượng cầu hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước giảm xuống. 50
- Tổng cầu Lý thuyết kinh tế vi mô giải thích đường cầu hàng hóa có độ dốc âm: – Người tiêu dùng cực đại lợi ích từ giỏ hàng tiêu dùng (gồm hai hàng hóa A và B) – Giá mặt hàng A tăng tương đối so với B gây ra: Hiệu ứng thay thế: giảm tiêu dùng A và tăng tiêu dùng B Hiệu ứng thu nhập: giảm tiêu dùng A và giảm tiêu dùng B → Khi giá A tăng thì lượng cầu A sẽ giảm Lý thuyết kinh tế vi mô không áp dụng cho đường tổng cầu vì ở đây là mức giá chung tăng (giá tương đối không thay đổi) 51
- Tổng cầu Nguyên nhân – Hiệu ứng của cải – Hiệu ứng lãi suất – Hiệu ứng tỷ giá hối đoái 52
- Tổng cầu 1. Hiệu ứng của cải Giá tăng làm giảm sức mua của lượng của cải tích lũy từ trước Người tiêu dùng cảm thấy nghèo đi và để duy trì sức mua của lượng của cải tích lũy thì họ sẽ phải tăng tiết kiệm và giảm tiêu dùng C. C → AD 53
- Tổng cầu 2. Hiệu ứng lãi suất Giá cả tăng khiến cho sức mua thực tế của lượng của cải tiết kiệm giảm Lượng tiết kiệm giảm tạo áp lực tăng lãi suất Tăng lãi suất khiến nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp giảm → đầu tư I giảm. I → AD 54
- Tổng cầu 3. Hiệu ứng tỷ giá Giá cả tăng kéo theo lãi suất tăng Lãi suất nội tệ tăng khiến cho nhu cầu đầu tư vào tài sản tài chính ghi theo đồng nội tệ tăng và đồng nội tệ sẽ lên giá so với đồng ngoại tệ Giá hàng xuất khẩu tính theo ngoại tệ sẽ tăng và lượng xuất khẩu giảm Giá hàng nhập khẩu tính theo nội tệ giảm và mọi người chuyển từ tiêu dùng hàng nội sang hàng ngoại X, IM → AD 55
- Tổng cầu 120 110 100 iá chung Mức g Mức AD0 6.0 7.0 8.0 Sản lượng thực tế
- Tổng cầu Đường tổng cầu AD dịch chuyển khi các yếu tố ngoài mức giá chung có ảnh hưởng tới tổng cầu (gồm bốn bộ phận chi tiêu C, I, G, NX) thay đổi. 57
- Tổng cầu Nguyên nhân làm dịch chuyển đường tổng cầu: – Kỳ vọng – Chính sách tài khóa và tiền tệ – Nền kinh tế thế giới 58
- Tổng cầu Kỳ vọng – Kỳ vọng về thu nhập tương lai, mức lợi tức đầu tư, ổn định kinh tế sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch chi tiêu hiện tại – VD: Dân chúng kỳ vọng thu nhập tương lai tăng → tăng tiêu dùng hiện tại Doanh nghiệp kỳ vọng nền kinh tế tăng trưởng cao trong tương lai → tăng đầu tư hiện tại Kỳ vọng lạm phát giảm sẽ làm mọi người giảm tiêu dùng hiện tại để tăng tiêu dùng tương lai 59
- Tổng cầu Chính sách – Chính sách tài khóa: Thay đổi chi tiêu chính phủ G Thay đổi thuế thu nhập T làm dân chúng thay đổi tiêu dùng C – Chính sách tiền tệ: đây là nguyên nhân dài hạn dẫn tới sự gia tăng của tổng cầu Thay đổi cung tiền làm lãi suất thay đổi Lãi suất thay đổi làm đầu tư I thay đổi 60
- Tổng cầu Nền kinh tế thế giới – Nền kinh tế của các thị trường xuất khẩu tăng trưởng (suy thoái) sẽ làm tăng (giảm) lượng hàng xuất khẩu – Tỷ giá thay đổi làm thay đổi sức cạnh tranh về giá của hàng hóa và làm thay đổi xuất nhập khẩu Nội tệ lên giá làm giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu Nội tệ mất giá làm tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu 61
- Tổng cầu Tăng tổng cầu 120 110 100 iá chung AD1 Giảm Mức g Mức tổng cầu AD2 AD0 6.0 7.0 8.0 Sản lượng thực tế
- Mục tiêu của chương Giải thích những nhân tố nào quyết định tới tổng cung hàng hóa và dịch vụ (AS) Giải thích những nhân tố nào quyết định tới tổng cầu hàng hóa và dịch vụ (AD) Xác định trạng thái cân bằng vĩ mô 63
- Xác định trạng thái cân bằng vĩ mô Trạng thái cân bằng vĩ P mô ngắn hạn SAS – Đó là khi lượng tổng cầu P E bằng với lượng tổng 1 1 cung Yo AD – Mức giá chung cân bằng Po Y1 Y 64
- Xác định trạng thái cân bằng vĩ mô Trạng thái cân bằng vĩ mô dài LAS hạn P SAS – Đó là khi GDP thực tế bằng GDP tiềm năng và bằng tổng lượng cầu hàng hóa dịch vụ. P* E* – Sản lượng thực tế cân bằng là Y* bằng với sản lượng tiềm AD Sản lượng năng tiềm năng – Mức giá cân bằng là P* Y* Y 65
- Biến động kinh tế Biến động kinh tế là việc GDP thực tế chệch khỏi GDP tiềm năng → chu kỳ kinh doanh 66
- Chu kỳ kinh doanh Biến động của GDP thực tế c 7.2 Khoảng Toàn dụng suy thoái việc làm GDP tiềm năng 7.0 b GDP Khoảng tăng trưởng hực tế hực thực tế GDP t GDP 6.8 a 01 2 3 4 Năm
- Chu kỳ kinh doanh LAS P SAS E Khoảng suy 1 thoái P1 AD Sản lượng tiềm năng Y1 Y* Y 68
- Chu kỳ kinh doanh LAS P SAS P* Toàn dụng E* việc làm AD Sản lượng tiềm năng Y* Y 69
- Chu kỳ kinh doanh LAS P Khoảng tăng trưởng SAS E1 P1 AD Sản lượng Y* Y Y tiềm năng 1 70
- Mục tiêu của chương Giải thích những tác động của thay đổi tổng cung và tổng cầu tới sản lượng, thất nghiệp, và mức giá. Giải thích tăng trưởng, lạm phát bằng mô hình AS-AD và vận dụng cho Việt Nam 71
- Biến động kinh tế Nguyên nhân của biến động kinh tế 1. Biến động do tổng cầu AD thay đổi 2. Biến động do tổng cung ngắn hạn AS thay đổi 72
- Biến động kinh tế 1. Biến động từ phía tổng cầu AD thay đổi (khi nào ) làm mức giá chung thay đổi Trong ngắn hạn, mức giá chung thay đổi làm thay đổi tổng lượng cung. 73
- Biến động kinh tế LAS Ngắn hạn: P SAS – AD giảm làm mức giá chung giảm, sản lượng giảm. Po Eo – Đường AD dịch xuống P1 E1 dưới, trạng thái cân bằng vĩ ADo mô ngắn hạn chuyển từ Eo AD1 tới E1. Y Y1 Yo 74
- Biến động kinh tế LAS Dài hạn P SASo – Giá cả giảm và thất nghiệp gia tăng làm tiền lương SAS1 danh nghĩa giảm Po Eo – Tổng cung ngắn hạn tăng P1 E1 – Trạng thái cân bằng vĩ mô E ADo P2 2 dài hạn tiến về E2 AD1 Y Y1 Yo 75
- Biến động kinh tế 2. Biến động từ tổng cung ngắn hạn AS ngắn hạn thay đổi (khi nào ) làm thay đổi mức sản lượng và mức giá chung. 76
- Biến động kinh tế SAS Tổng cung ngắn hạn giảm làm LAS 1 P giảm sản lượng và tăng mức SAS0 giá E1 P – Suy thoái kèm lạm phát 1 Po Eo Đường AS ngắn hạn dịch lên trên, trạng thái cân bằng vĩ mô AD ngắn hạn chuyển từ Eo sang E1. Y1 Yo Y 77
- Biến động kinh tế SAS Dài hạn LAS 1 P – Thất nghiệp tăng cao có xu SAS0 hướng làm giảm tiền lương E1 – Cú sốc cung có thể tự qua đi P1 (thời tiết bình thường trở lại, P E giá các nhân tố đầu vào giảm o o trở lại ) → Tổng cung ngắn hạn trở lại vị trí ban AD đầu và trạng thái cân bằng vĩ mô dài hạn là Eo. Y1 Yo Y 78
- Biến động kinh tế Dài hạn SAS1 LAS1 LAS0 – Cú sốc cung tiếp tục kéo P SAS dài 0 VD: giá dầu nhập khẩu lên E1 cao và không giảm xuống P1 – Đường tổng cung dài hạn Po E có thể sẽ giảm o Giá dầu nhập khẩu tăng cao giống như việc giảm AD nguồn tài nguyên – Trạng thái cân bằng vĩ mô dài hạn ở E1 Y1 Yo Y 79
- Biến động kinh tế Chính phủ cũng có thể can thiệp để đưa sản lượng thực tế quay trở lại mức sản lượng tiềm năng bằng hai chính sách – Chính sách tài khóa – Chính sách tiền tệ 80
- Tăng trưởng và lạm phát Tổng cung dài hạn tăng sẽ LAS0 LAS1 mang lại tăng trưởng kinh tế P Tăng – Do tăng tư bản trưởng kinh tế – Do cải thiện vốn nhân lực Po Eo – Do tiến bộ công nghệ AD Yo Y1 Y 81
- Tăng trưởng và lạm phát Lạm phát là do tổng LAS0 LAS1 Tăng P trưởng cầu tăng mạnh hơn kinh tế tổng cung dài hạn AD tăng Tổng cầu tăng trong dài P1 E1 Lạm phát mạnh Po E hơn hạn chủ yếu là do tăng o AD1 trưởng tiền tệ. ADo Yo Y1 Y 82
- Mục tiêu của chương Giải thích những tác động của thay đổi tổng cung và tổng cầu tới sản lượng, thất nghiệp, và mức giá. Giải thích tăng trưởng, lạm phát bằng mô hình AS-AD và vận dụng cho Việt Nam 83
- Tăng trưởng và lạm phát ở Việt Nam Giai đoạn 1992-1997 – Tăng trưởng cao trên 8.5%/năm và lạm phát giảm (so với thời kỳ trước) – Nguyên nhân là tổng cung dài hạn tăng (tăng lượng tư bản và lao động) và tổng cầu cũng tăng mạnh 84
- Tăng trưởng và lạm phát ở Việt Nam Giai đoạn 1999-2002 – Tốc độ tăng trưởng chậm lại ở mức 6% và lạm phát ở mức rất thấp xấp xỉ 0%. – Nguyên nhân là do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính châu Á nên đầu tư và tiêu dùng ở Việt Nam giảm sút, xuất khẩu tăng chậm → tổng cầu giảm mạnh; trong khi đó tổng cung tăng chậm. 85
- Tăng trưởng và lạm phát ở Việt Nam Giai đoạn 2004-2005 – Tăng trưởng ở mức vừa phải còn lạm phát tăng cao – Nguyên nhân là do giá dầu tăng, tiền lương tăng, dịch cúm gia cầm và thời tiết không thuận lợi làm tổng cung giảm; trong khi đó tổng cầu tăng do các chính sách kích cầu của chính phủ 86