Khoa học môi trường đại cương - Chương I: Các khái niệm cơ bản

ppt 21 trang vanle 2490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khoa học môi trường đại cương - Chương I: Các khái niệm cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptkhoa_hoc_moi_truong_dai_cuong_chuong_i_cac_khai_niem_co_ban.ppt

Nội dung text: Khoa học môi trường đại cương - Chương I: Các khái niệm cơ bản

  1. Chương I: Các khái niệm cơ bản 2
  2. 1.1. Khái niệm môi trường 1.1.1. Định nghĩa Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật (Luật BVMT 2005) Môi trường sống của con người - Theo nghĩa rộng: là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội, - Theo nghĩa hẹp: bao gồm các nhân tố tự nhiên và nhân tố xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống của con người. 3
  3. 1.1. Khái niệm môi trường 1.1.1. Phân loại - Môi trường tự nhiên - Môi trường xã hội - Môi trường nhân tạo 4
  4. 1.2. Đối tượng và nhiệm vụ của KHMT 1.2.1. Khoa học môi trường? KHMT là ngành khoa học nghiên cứu mối quan hệ và tương tác qua lại giữa con người với con người, giữa con người với thế giới sinh vật và môi trường vật lý xung quanh nhằm mục đích bảo vệ môi trường sống của con người trên trái đất. Đối tượng nghiên cứu của KHMT là các môi trường trong mối quan hệ tương hỗ giữa môi trường sinh vật và con người 5
  5. 1.2. Đối tượng và nhiệm vụ của KHMT 1.2.2. Nhiệm vụ của KHMT -Nghiên cứu đặc điểm của các thành phần MT có ảnh hưởng hoặc chịu ảnh hưởng bởi con người, nước, không khí, đất, sinh vật, hệ sinh thái, KCN, đô thị, nông thôn - Nghiên cứu công nghệ , kỹ thuật xử lý ô nhiễm, bảo vệ chất lượng MT sống của con người. - Nghiên cứu tổng hợp các biện pháp quản lý về khoa học kinh tế, luật pháp, xã hội nhằm BVMT và PTBV. - Nghiên cứu về phương pháp mô hình hóa, phương pháp phân tích hóa học,vật lý, sinh học phục vụ cho 3 nội dung trên. 6
  6. 1.3. Quan hệ giữa môi trường và phát triển - Giữa MT và phát triển có mối quan hệ rất chặt chẽ. - Hệ thống kinh tế xã hội - Hệ thống môi trường - Môi trường nhân tạo - Phát triển gây ra những hành động tiêu cực đối với môi trường: lãng phí tài nguyên, thải vào môi trường phế thải độc hại ➔ Nên hay không nên có phát triển? 7
  7. 1.4. Chức năng của môi trường Môi trường có những chức năng gì? 8
  8. 1.4. Chức năng của môi trường 1.4.1. MT là không gian sống của con người và các loài sinh vật + Chức năng xây dựng: cung cấp mặt bằng và nền móng cho các đô thị, khu công nghiệp, kiến trúc hạ tầng và nông thôn. + Chức năng vận tải: cung cấp mặt bằng, khoảng không gian và nền móng cho giao thông đường thủy, đường bộ và đường không. + Chức năng cung cấp mặt bằng cho sự phân hủy chất thải + Chức năng giải trí của con người + Chức năng cung cấp mặt bằng, không gian cho việc xây dựng các nhà máy, xí nghiệp + Chức năng cung cấp năng lượng, thông tin. 9
  9. 1.4. Chức năng của môi trường 1.4.2. MT là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho đời sống và hoạt động sản xuất của con người - Rừng tự nhiên: có chức năng cung cấp nước, bảo tồn tính ĐDSH và độ phì nhiêu của đất, nguồn gỗ củi, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái. - Các thủy vực: có chức năng cung cấp nước, dinh dưỡng, nơi vui chơi giải trí và các nguồn thủy hải sản. - Động thực vật: cung cấp lương thực và thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm. - Không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, gió, nước: để chúng ta hít thở, cây cối ra hoa và kết trái. - Các loại quặng, dầu mỡ: cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, 10
  10. 1.4. Chức năng của môi trường 1.4.3. MT là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo - Khả năng đệm - Phân loại chức năng + Chức năng biến đổi lý – hóa học + Chức năng biến đổi sinh hóa + Chức năng biến đổi sinh học 11
  11. 1.4. Chức năng của môi trường 1.4.4. Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người - Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hóa của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hóa của loài người. - Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất tín hiệu và báo động sớm các hiểm họa. - Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen. 12
  12. 1.5. Những thách thức môi trường hiện nay trên thế giới Báo cáo môi trường toàn cầu năm 2000 của Chương trình môi trường LHQ đã phân tích hai xu hướng: + Thứ nhất: các HST và sinh thái nhân văn toàn cầu bị đe dọa bởi sự mất cân bằng sâu sắc + Thứ hai: thế giới đang ngày càng biến đổi, trong đó sự phối hợp quản lý MT ở quy mô quốc tế luôn bị tụt hậu so với sự phát triển kinh tế - xã hội 13
  13. 1.5. Những thách thức môi trường hiện nay trên thế giới 1.5.1. Khí hậu toàn cầu biến đổi và tần suất thiên tai gia tăng Hậu quả của sự nóng lên toàn cầu là: - Mực nước biển dâng cao từ 25 đến 140cm, băng tan sẽ nhấn chìm một vùng đất liền rộng lớn, theo dự báo nếu tình trạng như hiện nay thì đến giữa thế kỷ này biển sẽ tiến vào đất liền từ 5-7m độ cao. -Thời tiết thay đổi dẫn đến gia tăng tần suất thiên tai như gió, bão, hỏa hoạn và lũ lụt. Ví dụ, các trận hỏa hoạn tự nhiên không kiểm soát được vào các năm từ 1996-1998 đã thiêu hủy nhiều khu rừng ở Braxin, Canada, khu tự trị Nội Mông ở Đông Bắc Trung Quốc, Inđônêxia, Italia, Mêhicô, Liên bang Nga và Mỹ. 14
  14. 1.5. Những thách thức môi trường hiện nay trên thế giới 1.5.1. Khí hậu toàn cầu biến đổi và tần suất thiên tai gia tăng -Do sử dụng ngày càng tăng nguyên liệu hóa thạch, than đá, dầu mỏ trong công nghiệp dẫn đến tăng nồng độ các khí nhà kính Nguyên nhân - Khai thác quá mức làm cạn kiệt tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên rừng – bộ mày giúp điều hòa khí hậu - Nhiều hệ sinh thái bị mất cân bằng nghiêm trọng dẫn đến thiên nhiên mất đi khả năng tự điều chỉnh vốn có 15
  15. 1.5. Những thách thức môi trường hiện nay trên thế giới 1.5.2. Suy giảm tầng Ozon - Tầng ozon có vai trò quan trọng, là lá chắn bảo vệ trái đất. - Mức cạn kiệt ozon là 10% thì các bức xạ cực tím ở bước sóng gây phá hủy tăng 20%. - Các chất phá hủy tầng Ozon: CFC (cloruafloruacacbon), CH4(Metan), nito oxit 16
  16. 1.5. Những thách thức môi trường hiện nay trên thế giới 1.5.3. Tài nguyên bị suy thoái Nguyên nhân là do không có biện pháp, kế hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên -Tài nguyên bị suy giảm cả về chất lượng và số lượng - Suy giảm các loại tài nguyên rừng, nước, khoáng sản 17
  17. 1.5. Những thách thức môi trường hiện nay trên thế giới 1.5.4. Ô nhiễm môi trường đang xảy ra ở quy mô rộng Tokyo, 36,7 triệu người (2010) Megacity New Delhi, Ấn Độ, 22,2 triệu người (2010) 18 Sao Paulo, Brazil: 20,3 triệu người (2010) Mumbai, Ấn Độ: 20 triệu người (2010)
  18. 1.5. Những thách thức môi trường hiện nay trên thế giới 1.5.5. Sự gia tăng dân số Các vấn đề nảy sinh từ sự gia tăng dân số: - Chất lượng cuộc sống thấp - Vấn đề môi trường: ô nhiễm, rác thải Chương trình kế hoạch hóa dân số đã được nhiều nước áp dụng nhằm mục đích hạn chế sự gia tăng dân số 19
  19. 1.5. Những thách thức môi trường hiện nay trên thế giới 1.5.6. Sự suy giảm tính đa dạng sinh học trên trái đất Nguyên nhân - Mất nơi sinh sống do chặt phá rừng và phát triển kinh tế. - Săn bắt quá mức để buôn bán. - Ô nhiễm đất, nước và không khí. - Việc du nhập nhiều loài ngoại lai cũng là nguyên nhân gây mất đa dạng sinh học 20
  20. 1.5. Những thách thức môi trường hiện nay trên thế giới 1.5.6. Sự suy giảm tính đa dạng sinh học trên trái đất Ốc bươu vàng Rùa tai đỏ Trinh nữ đầm lầy 21