Kế toán tài chính - Khấu hao tài sản cố định

ppt 31 trang vanle 2380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế toán tài chính - Khấu hao tài sản cố định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptke_toan_tai_chinh_khau_hao_tai_san_co_dinh.ppt

Nội dung text: Kế toán tài chính - Khấu hao tài sản cố định

  1. Depreciation
  2. I. Khái niệm về khấu hao tài sản II. Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định III. Kế hoạch khấu hao tài sản cố định
  3.  Tại sao phải tính khấu hao tài sản?
  4.  Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn dần bao gồm hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình. ▪ Hao mòn hữu hình là do tác động của lý hóa làm cho năng lực phục vụ SXKD bị giảm dần và hư hỏng đi. ▪ Hao mòn vô hình là một phạm trù kinh tế chỉ rỏ trạng thái TSCĐ đã lạc hậu, đã bị mất giá do tiến bộ của khoa học kỹ thuật
  5.  Để duy trì và phát triển các hoạt động SXKD, DN cần phải tu bổ thường xuyên các TSCĐ dồng thời không ngừng tăng thêm những TSCĐ mới  Vì thế phải căn cứ vào mức độ hao mòn TSCĐ mà tính ra giá trị hao mòn đã chuyển vào giá trị hàng hóa để thu hồi lại bằng số tiền tương ứng trong số tiền bán hàng hóa của DN
  6.  Giá trị TSCĐ bị hao mòn đã chuyển dịch vào giá trị hàng hóa được biểu hiện bằng tiền gọi là tiền khấu hao. Số tiền này được tích lũy lại để tái sản xuất TSCĐ gọi là quỹ khấu hao.  Tính khấu hao chính xác có ý nghĩa quan trọng sau đây: ➢Thu hồi đủ vốn đầu tư đã bỏ ra ➢Giúp việc xác định chi phí kinh doanh, giá thành sp và tích lũy của DN được chính xác ➢Tạo điều kiện để đảm bảo tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng TSCĐ
  7. 1. Phương pháp tính cố định (đường thẳng) 2. Phương pháp khấu hao nhanh 3. Phương pháp ACRS (Accelerated cost recovery system) 4. Phương pháp khấu hao theo sản lượng
  8.  Đây là phương pháp thường dùng nhất để tính khấu hao hàng năm, căn cứ vào tỷ lệ khấu hao TSCĐ.  Công thức tính: K=NG/Nsd ◦ K: số tiền khấu hao ◦ NG: nguyên giá TSCĐ, bao gồm giá mua TSCĐ và chi phí gắn liền với TSCĐ trước khi đưa vào sử dụng ◦ Nsd: số năm sử dụng  Tỷ lệ khấu hao (k’): K’=1/Nsd
  9.  Ví dụ 1: DN A có TSCĐ trị giá là 110 tr.đ sử dụng trong 10 năm. Tính tỷ lệ khấu hao?. Tính số tiền khấu hao hàng năm?  Ví dụ 2: DN A có TSCĐ trị giá là 110 tr.đ sử dụng trong 10 năm. Tại năm thứ 10, TSCĐ này có thể bán được với giá là 10 tr.đ. Tính tỷ lệ khấu hao?. Tính số tiền khấu hao hàng năm?
  10. a. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần b. Phương pháp kết hợp (số dư giảm dần c1 điều chỉnh) c. Phương pháp tổng số
  11.  Đây là phương pháp khấu hao gia tốc căn cứ vào tỷ lệ khấu hao cố định và giá trị còn lại của TSCĐ vào cuối năm trước  Kt = GTt x Kh’ ➢Kt: số tiền khấu hao năm thứ t ➢GTt: giá trị còn lại của TSCĐ năm thứ t ➢Kh’ tỷ lệ khấu hao đã được điều chỉnh theo một hệ số căn cứ thời gian sử dụng của TSCĐ.  Kh’ = K’ x Hđc  Hđc: hệ số điều chỉnh
  12.  Theo quy định ở nước ta hệ số điều chỉnh như sau: Thời gian sử dụng của TSCĐ Hệ số Từ 1 đến 4 năm (1≤ Nsd≤4 năm) 1,5 Từ trên 4 năm đến 6 năm (4 6 năm) 2.5
  13.  Ví dụ: một TSCĐ có NG là 100 tr.đ và thời hạn sử dụng là 5 năm. Tính tỷ lệ khấu hao bình quân hàng năm?. Giả sử hệ số diều chỉnh là 2 thì số tiền khấu hao hàng năm như sau: Năm Số tiền khấu hao Giá trị còn lại 1 100tr x 20% x 2 = 40 tr 100tr - 40tr = 60 tr 2 60tr x 20% x 2 = 24tr 60tr – 24tr = 36tr 3 36tr x 20% x 2 = 14,4tr 36tr – 14,4tr = 21,6tr 4 21,6tr x 20 % x 2 = 8,64tr 21,6tr – 8,64tr = 12,96tr 5 12,96 x 20% x 2 = 5,184tr 12,96tr – 5,184tr = 7,776tr
  14.  Theo phương pháp này: ➢Số tiền khấu hao thu hồi vào những năm đầu khá nhanh, chưa được nửa thời gian đã thu hồi hơn nửa nguyên giá TSCĐ ➢Tuy nhiên, khi kết thúc thời gian khấu hao, GN chưa thu hồi hết vốn
  15.  Theo phương pháp này những năm đầu tính khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần, những năm cuối được tính bằng phương pháp tuyến tính cố định khi giá trị còn lại của TSCĐ bằng hoặc thấp hơn giá trị còn lại tính theo phương pháp bình quân
  16. Nă Số tiền khấu hao Giá trị còn lại m 1 100tr x 20% x 2 = 40 100tr - 40tr = 60 tr tr 2 60tr x 20% x 2 = 24tr 60tr – 24tr = 36tr 3 36tr x 20% x 2 = 36tr – 14,4tr = 21,6tr 14,4tr 4 21,6tr x 50 % = 10,8tr 21,6tr – 10,8tr = 10,8tr 5 10,8 x 50% = 10,8tr 10,8tr – 10,8tr = 0 tr
  17.  Đây cũng là phương pháp khấu hao gia tốc căn cứ vào tỷ lệ khấu hao thay đổi hàng năm và nguyên giá TSCĐ  Kt = NG x Kt’  Tỷ lệ khấu hao năm thứ t sẽ là:  Kt’= (Nsd – (t-1))x2/Nsd (Nsd+1)
  18. Năm Tỷ lệ khấu Số tiền khấu hao hao 1 5/15 100 x 5/15 = 33,33 2 4/15 100 x 4/15 = 26,67 3 3/15 100 x 3/15 = 20 4 2/15 100 x 2/15 = 13,33 5 1/15 100 x 1/15 = 6,67 Cộng 100% 100
  19.  Đây là phương pháp khấu hao gia tốc được thực hiện ở Mỹ. Năm 1987 hệ thống khấu hao này được bổ sung sửa đổi nên có tên mới là MACRS (Modified Accelerated Cost Recovery Systems)  Về cơ bản phương pháp này có cách tính khấu hao gần giống như phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh  Thời gian khấu hao theo phương pháp này chia làm nhiều nhóm nhưng thông dụng thường có 3 nhóm với tỷ lệ khấu hao như nhau
  20.  Số tiền khấu hao trong kỳ thứ t được tính như sau  Kt = NG x Cst/ TCS  TCS: tổng công suất của cả đời TSCĐ teo thiết kế  Cst : công suất sử dụng thực tế kỳ thứ t  Phương pháp này tính cá biệt từng TSCĐ nên rất mất thời gian
  21.  Ví dụ: Một xe vận tải có NG: 200tr.đ, cả đời xe này có thể vận chuyển được 10.000.000 tấn.km. Tình hình vận chuyển trong suốt đời của xe này như sau:
  22. Năm Khối lượng luân chuyển (tấn.km) 1 700,000 2 1,000,000 3 1,100,000 4 1,200,000 5 900,000 6 1,200,000 7 1,100,000 8 1,000,000 9 1,000,000 10 800,000 Cộng 10,000,000
  23. Năm Số tiền khấu hao (đồng) 1 14,000,000 2 20,000,000 3 22,000,000 4 24,000,000 5 18,000,000 6 24,000,000 7 22,000,000 8 20,000,000 9 20,000,000 10 16,000,000 Cộng 200,000,000
  24. 1. Phạm vi TSCĐ phải tính khấu hao 2. Lập kế hoạch khấu hao TSCĐ
  25.  Theo quy định hiện hành tất cả TSCĐ hiện có của Dn dùng vào SXKD đều phải tính khấu hao ngoại trừ một số trường hợp sau: ◦ TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn tiếp tục sử dụng ◦ Những tài sản không tham gia vào kinh doanh như: ❖TSCĐ thuộc dự trữ Nhà nước giao cho DN quản lý, giữ hộ ❖TSCĐ phục vụ cho hoạt động phúc lợi trong DNNN như nhà trẻ, nhà truyền thống, được đầu tư bằng quỹ phúc lợi ❖Những TSCĐ phục vụ chung cho toàn xã hội
  26.  Trong cả thời kỳ kế hoạch, tình hình sử dụng TSCĐ của DN có thể có nhiều biến đổi, có lúc tăng lúc giảm, thời gian và giá trị tăng giảm cũng khong7 giống nhau.  Vì vậy muốn tính toán chính xác khấu hao TSCĐ trong kỳ kế hoạch phải căn cứ vào nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao
  27.  Việc lập kế hoạch khấu hao TSCĐ được tiến hành lần lượt qua các bước sao: 1. Xác định NG TSCĐ đầu kỳ kế hoạch phải tính khấu hao 2. Xác định NG bình quân tăng, NG bình quân giảm của TSCĐ trogn kỳ (NGbq=∑(NG*tkh)/n (n: số tháng trong kỳ) 3. Xác định NG bình quân TSCĐ tính khấu hao trong kỳ: NG=NGdk + NGbqt – NGbqg 4. Xác định số tiền phải tính khấu hao kỳ kế hoạch 5. Phản ảnh kết quả tính toán vào bảng kế hoạch khấu hao
  28.  Ví dụ: cty A có tài liệu kế hoạch sau:  Tổng NG TSCĐ đầu năm phải tính khấu hao la 3,6 tỷ  Trong năm kế hoạch có những dự kiến TSCĐ biến động như sau:  Xây 1 nhà kho vào đầu tháng 5 có NG 300tr  Bán 1 TSCĐ theo giá thỏa thuận 80tr vào đầu tháng 6, TSCĐ này có NG là 120tr  Đầu tháng 7 sẽ thanh lý 1 TSCĐ khác đã khấu hao đủ có NG là 240tr  Đầu tháng 10 sẽ mua thêm 1 TSCĐ có NG là 500tr  Tỷ lệ khấu hao binh quân lá 12%
  29.  NG TSCĐ phải tính khấu hao đầu kỳ: 3.600 tr  NG TSCĐ phải tính khấu hao tăng thêm trong kỳ = 300tr + 500tr = 800 tr  NG bình quân TSCĐ tính khấu hao tăng trong kỳ = (1/12)*((300tr x 8) + (500tr x 3)) = 325 tr  NG TSCĐ khấu hao giảm trong kỳ = 120tr + 240tr = 360tr  NG bình quân TSCĐ tính khấu hao giảm trong kỳ: = (1/12)*((120tr x 7) + (240tr x 6)) = 190 tr  NG bình quân TSCĐ tính khấu hao trong kỳ: =3.600 tr + 325tr – 190tr= 3.735 tr  Số tiền khấu hao trong kỳ: =3.725tr x 12% = 448,2 tr
  30. Chỉ tiêu KH 1.Tổng NG TSCĐ đầu kỳ 3.600 * Trong đó: Tổng NG TSCĐ phải tính KH đầu kỳ 3.600 2. Tổng NG TSCĐ phải tính KH tăng 800 * Trong đó: Tổng NG TSCĐ phải tính KH tăng 800 * Tổng NG TSCĐ bình quân phải tính KH tăng 325 3. Tổng NG TSCĐ giảm bớt trong kỳ 360 * Trong đó: Tổng NG TSCĐ phải tính KH giảm 360 * Tổng NG TSCĐ bình quân phải tính KH giảm 190 4. Tổng NG TSCĐ cuối kỳ 4040 * Trong đó: Tổng NG TSCĐ cuối kỳ tính KH 4040 * Tổng NG TSCĐ bình quân tính KH 3.735 5. Tỷ lệ khấu hao bình quân 12% 6. Số tiền khấu hao kỳ KH 448,2