Hướng dẫn giải bài tập kinh tế vĩ mô - Bài 10: Tổng cầu II

pdf 124 trang vanle 4290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn giải bài tập kinh tế vĩ mô - Bài 10: Tổng cầu II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhuong_dan_giai_bai_tap_kinh_te_vi_mo_bai_10_tong_cau_ii.pdf

Nội dung text: Hướng dẫn giải bài tập kinh tế vĩ mô - Bài 10: Tổng cầu II

  1. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP KINH TẾ vĩ MÔ Bài 10 TỔNG CẦU II TÓM TẮT NỘI DUNG Mô hình IS-LM thực chất là lý thuyết tổng quát về tổng cầu. Các biến số ngoại sinh trong mô hình này là chính sách tài chính, tiền tệ và mức giá. Mô hình lý giải hai biến nội sinh là lãi suất và thu nhập quốc dân. Đường IS biểu thị mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa lãi suất và mức thu nhập hình thành từ trạng thái cân bằng của thị trường hàng hoá và dịch vụ. Đường LM biểu thị mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa lãi suất và mức thu nhập hìiứi thành từ trạng thái cân bằng của thị tixrờng sô' dư tiền tệ thực tế. Trạng thái cân bằng trong mô hình IS-LM - tức giao điểm của đưòíigIS và LM - biểu thị trạng thái cân bằng đồng thời trên thị trường hàng hoá, dịch vụ và thị trường số dư tiền tệ thực tế. Chính sách tài chính mở rộng - tức idii chính phủ tăng mức mua hàng hoặc giảm thuế - làm dịch chuyển đường ỈS ra phía ngoài. Sự dịch chuyển này của đường ỈS làm tăng lãi suất và thu nhập. Sự gia tăng thu nhập hàm ý có sự dịch chuyển ra phía ngoài của đường tổng cầu. Tương tự như vậy, chính sách tài chính thu hẹp làm dịch chuyển đường IS vào phía trong, làm giảm lãi suất, thu nhập và dịch chuyển đường tổng cầu vào phía trong. Chính sách tiền tệ mở rộng làm dịch chuyển đường LM xuống phía dưới (hay ra phía ngoài). Sự dịch chuyển này của đường LM làm giảm lãi suất và tăng thu nhập. Sự gia tăng thu nhập hàm ý có sự dịch chuyển ra phía ngoài của đường tổng cầu. Tưcfng tự, chính sách tiền tệ thu hẹp làm dịch chuyển đưòng LM lên phía trên (hay vào phía trong), qua đó làm tăng lãi suất, giảm thu nhập và dịch chuyển đường tổng cầu vào phía trong. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Hãy gidi thích tại sao đường tổng cầu dốc xuống iờ i Đường tổng cầu biểu thị mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa mức giá và thu nhập quốc dân. Trong bài 8 , chúng ta đã xem xét lý thuyết đofn giản vể tổng cầu dựa 132
  2. Bài 10. Tổng cẩu II trên lý thuyết số lượng. Trong bài này, chúng ta sẽ chỉ ra rằng mô hình IS-LM tạo ra một lý thuyết hoàn chỉnh hơn về tổng cầu. Chúng ta có thể thấy vì sao đường tổng cầu dốc xuống bằng việc xem xét điều gì xảy ra trong mô hình IS- LM khi mức giá thay đổi. Như hình 10.la cho thấy, với cung tiền cho trước, sự gia tăng mức giá từ F| tới P2 làm dịch chuyển đường LM lên phía trên do có sự giảm sút trong số dư thực tế, qua đó làm giảm thu nhập từ 7| xuống K,- Đường tổng cầu trong hình lO.lb tóm tắt mối quan hệ giữa mức giá và thu nhập rút ra từ mô hình IS-LM. r a. Mô hình IS-LM 'ìto p b. Đường tỏng cầu P2 \ s t X Pr i - \ ^ ! ^ ! ^ t: H ìn h 10.1 2. Chinh sách tăng thuế tác động tới lãi suất, thu nhập, tiêu dùng và đầu tư như thế nào? lồi Nhân tử thuế trong mô hình giao điểm Keynes nói cho chúng ta biết rằng đối với bất kỳ mức lãi suất cho trước nào, sự gia tăng của thuế đều làm cho thu 133
  3. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP KINH TẾ vĩ MÔ nhập giảm đi một lượng bằng [-MPCI{\-MPC]ÁT. Do sự giảm sút này, đường IS dịch chuyển sang trái như trong hình 10.2. Trạng thái cân bằng của nén kinh tế chuyển từ điểm A tới điểm B. Như vây, chính sách tăng thuế làm cho lãi suất giảm từ r, xuống /'2 và thu nhập quốc dân giảm từ F| xuống Y2 - Mức tiêu dùng giảm vì thu nhập sử dụng giảm. Mức đầu tư tăng bởi vì lãi suất giảm. 'ì Thu nhập, sản lượng H ìn h 10.2 Hãy chú ý rằng trong mô hình IS-LM, mức giảm sút của thu nhập ít hơn so với giao điểm Keynes. Nguyên nhân ở đây là mô hình IS-LM tính dến sự gia tăng đầu tư khi lãi suất giảm. 3. Chính sách cắt giám cung ứng tiền tệ tác động tới lãi suất, thu nhập, tiểu dùng và đầu tư như thế nào? Với mức giá cố định, sự suy giảm của cung tiển danh nghĩa làm giảư số dư tiền tệ thực tế. Lý thuyết ưa thích thanh khoản chỉ ra rằng, đối với bất kỳ mức thu nhập cho trước nào, sự giảm sút của số dư tiền tệ thực tế đều dẫn ứi mức lãi suất cao hofn. Như vậy, chính sách cắt giảm cung ứng tiền tệ làm cho đường LM dịch lên phía trên bên trái như trong hình 10.3 và trạng thái cân bằng chuyển từ điểm A lới điểm B. Kết quả là, chính sách này làm giảm thu nhập Vì làm tăng lãi suất. Tiêu dùng giảm xuống bởi vì thu nhập sử dụng giảm và đầu ư giảm vì lãi suất tăng. 134
  4. Bài 10. Tổng cẩu II I Icp Thu nhập, sản lượng H ìn h 10.3 4. Hãy trình bày những hiện ứng cố thể xuất hiện của sự suy giảm trong mức giá đối với thu nhập cán bằng. Q'i'ẩ lt) 'i Sự suy giảm của mức giá có thể làm tăng hoặc làm giảm mức thu nhập cân bằng. Có hai cách mà theo chúng sự suy giảm của mức giá làm tăng thu nhập. Thứ nhất, sự gia tăng của sô' dư tiền tệ thực tế làm dịch chuyển đường LM xuống phía dưới, qua đó làm tăng thu nhập. Thứ hai, đường IS dịch chuyển sang phải do tác động của hiệu ứng Pigou (tức hiệu ứng của cải): số dư tiền tệ thực tế là bộ phân cải cải của hộ gia đình, vì vậy sự gia tăng sô' dư tiền tệ thực tế làm cho người tiêu dùng cảm thấy khá giả hơn và mua nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn. Kết quả là, đường ỈS dịch chuyển sang phải, dẫn tới sự gia tăng của thu nhập. Chúng ta cũng thấy có hai cách mà sự suy giảm của mức giá làm giảm thu nhập. Thứ nhất là lý thuyết giảm phát nợ. Sự suy giảm bất ngờ của mức giá có tác dụng phân phối lại của cải từ con nợ (người đi vay) sang cho chủ nợ (người cho vay). Nếu con nợ có khuynh hướng tiêu dùng cao hơn chủ nợ, thì hiện tượng tái phân phối này làm cho con nợ cắt giảm chi tiêu nhiều hơn so với mức tăng chi tiêu của chủ nợ. Kết quả là, tổng mức tiêu dùng giảm xuống, làm cho đường /5 dịch chuyển sang phải và thu nhập giảm. Cách thứ hai mà sự suy giảm của mức giá có thể làm giảm thu nhập là thông qua các tác động của sự giảm phát kỳ vọng, tức kỳ vọng về lạm phát giảm. Hãy nhớ lại rằng lãi suất thực tế /■ bằng lãi suất danh nghĩa i trừ kỳ vọng về lạm phát; r = i-7f. Nếu mọi người dự kiến mức giá sẽ giảm trong tương lai (tức là một số âm lớn), thì đối với mọi 135
  5. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP KINH TẾ vĩ MÔ mức lãi suất danh nghĩa cho trước, lãi suất thực tế đều cao hơn. Lãi suất thực lế cao hơn làm giảm đầu tư, qua đó làm dịch đường IS sang trái, dẫn tới sự giảm sút của thu nhập. BÀI TẬP• VẬN • DỤNG • 1. Theo mô hình ỈS-LM, điều gì sẽ xảy ra đối với lãi suất, thu nhập, tiêu dùng và đầu tư khi: a. Ngân hàng trung ươĩĩg tăng cung ứng tiền tệ? b. Chính phủ tăng mức mua hàng? c. Chính phủ tăng thuế? d. Chính phủ tăng mức mua hàng và thuế với quy mô như nhau? £ ồ i €jiủi a. Nếu ngân hàng trung ương tăng cung tiền, đường LM sẽ dịch xuống phía dưới như được chỉ ra trong hình 10.4. Thu nhập sẽ tăng và lãi suất sẽ giảm. Sự gia tăng thu nhập đến lượt nó lại làm tăng thu nhập sử dụng, qua đó làm cho tiêu dùng tăng lên. Ngoài ra, sự giảm sút của lãi suất cũng làm cho đầu tư tăng lên. 'I CO ì(5 Thu nhập, sản lượng Hình 10.4 b. Nếu mua hàng chính phủ tăng lên, thì nhân tử mua hàng của chính phủ nói cho chúng ta biết rằng đường ỈS sẽ dịch sang phải bởi một lượng bằng [1/(1 - MPC)]/iG. Điều này được minh họa bằng hình 10.5: đường ỈS dịch chuyển từ /5, tới ỈS2 . Khi đó cả thu nhập và lãi suất đều tăng, từ y, lên Y2 và từ /-| lên I2 . Sự gia tăng thu nhập sử dụng làm cho tiêu dùng tăng lên, trong khi sự gia tăng lãi suất làm cho đầu tir giảm xuống. 136
  6. Bài 10. Tống cẩu // 1co 'tcộ Thu nhập, sản lượng H ìn h 10.5 c. Nếu chính phủ tăng thuế, thì nhân tử thuế nói cho chúng ta biết rằng đường IS sẽ dịch chuyển sang trái bởi một lượng bằng [-MPC)/(l - MPC)]AT. Điều này được minh họa trong hình 10.6; đường ỈS dịch chuyển từ /5| tới / 52. Khi đó cả thu nhập và cả lãi suất cùng giảm. Thu nhập sử dụng giảm bởi vì thu nhập quốc dân thấp hơn và mức thuế cao hơn. Kết quả là, tiêu dùng giảm. Ngoài ra, đầu tư tăng vì lãi suất giảm. Thu nhập, sản lượng H ìn h 10.6 137
  7. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP KINH TẾ vĩ MÔ d. Chúng ta có thể tính được quy mô dịch chuyển của đường ỈS khi có sự gia tăng mua hàng của chính phủ và khi có sự gia tãng của thuế bằng cộng hai hiệu ứng nhân tử mà chúng ta đã sử dụng trong câu b và c; = [1/(1 - MPC)]AG + [- MPCiì - MPC)]AT Vì mua hàng chính phủ và thuế tăng cùng một lượng như nhau, nên /ÍG = AT. Do vậy, nếu thay AT = /iG, chúng ta có thể viết lại phưcmg trình trên như sau: AY=[Ì/{1- MPC) - M P d iì - MPC)]áG Suy ra ÁY=/iG Biểu thức cuối cùng này nói cho chúng ta biết sản lượng thay đổi như thế nào khi giữ cho lãi suất không đổi. Nó nói lên rằng chính sách tăng mức mua hàng của chính phủ và tăng thuế ở mức như nhau làm dịch chuyển đưcmg IS sang phải một lượng bằng mức tăng mua hàng của chính phủ. Sự dịch chuyển này được mình họa bằng hình 10.7. Nhìn vào hình vẽ, chúng ta thấy sản lượng tăng, nhưng ít hơn mức tăng chi tiêu và thuế của chính phủ (zlG). Dĩ nhiên, điều này hàm ý thu nhập sử dụng {YD -Y-T) giảm xuống. Kết quả là, tiêu dùng giảm. Ngoài ra, đầu tư cũng giảm do lãi suất tăng. 'ì CO íCỌ Thu nhặp, sản lượng H ìn h 10.7 2. Hãỵ xem xét nền kinh tếhicKsoma vơi: a. Hàm tiêu dùng: c = 200 + 0,75 (Y -T) b. Hàm đầu tư: ì = 200 - 25r và Mua hàng chính phủ và thuế đều bằng ỉ 00. Hãy vể đường IS với r ỏ mức từ 0 đến 8 cho nền kinh ĩếnày. 138
  8. Bài 10. Tổng cẩu II c. Hàm càu vê' tiền tệ ở Hicksonia là: MD = Y - lOOr Ciing ứng tiền tệ M bẳng ỉ.000 và mức giá p bằng 2. Hãy vẽ đường LM với r ở mức lừ 0 đến 8 cho nền kinh rê'này. Hãy tìm mức lãi suất cán bằng r và mức thu nhập cán bằng Y. d. Giả sử mua hàng của chính phủ tăng từ 100 lên 150. Đường ỈS dịch chuyến bao nhiêu? Lãi suất và thu nhập cân bằng mới là bao nhiêu? e. Giả sử thay vào điền kiện trên, cung ứng tiền tệ tăng từ ỉ.000 lên 1.200. Đường LM dịch chuyển bao nhiêu? Lãi suất và thu nhập cán bâng mới bằng bao nhiêu? f. Với giá trị ban đầu của chính sách tài chính và tiền tệ, giả sử rằng mức giá tăng từ 2 lên 4. Điều gì sẽ xảy ra? Lãi suất và thu nhập cán bằng mới bằng bao nhiêu? g. Hãy rút ra phương trình và vẽ đồ thị cho đường tổng cầu. Điều gì sẽ xảy ra đối với đường tổng cầu này nếu chính sách tài chính hoặc tiền tệ thay đổi như ỏ cán d và e? M tìi ụ ỉả ì a. Đường IS được mô tả bằng phương trình: Y = C{Y-T) +/(/■)+ G Chúng ta có thể đưa hàm tiêu dùng, hàm đầu tư và các giá trị của G, T đã cho và giải ra để tìm phương trình của đường ỈS đối với nền kinh tế này như sau: r = 200 + 0,75(F- 100) + 200 - 25r + 100 Y - 0,75 = 425 - 25r (1 -0,75)7 = 435 -25/' F = (1/0,25) (425-25/-) Y= 1700- 100/- Phương trình cuối cùng chính là phương trình của đường IS. Chúng ta vẽ đổ thị của nó trong hình 10 .8 cho các giá trị của r thay đổi từ0 đến 8 . b. Đường LM được mô tả bằng phương trình làm cân bằng cung và cẩu về số dư tiền tệ thực tế. Cung về số dư tiền tệ thực tế bằng 1000/2 = 500. Cho mức cung về số dư tiền tệ thực tế bằng cầu tiền, chúng ta có: 500 = y - 1007- y = 500 + 100;- Phương trình cuối cùng chính là phương trình của đường LM. Chúng ta vẽ đồ thị của nó trong hình 10 .8 với các giá trị của r thay đổi từ0 đến 8 . 139
  9. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP KINH TẾ vĩMÔ k5 Thu nhập, sản lượng Hình 10.8 c. Nếu chúng ta coi mức giá là cho trước, thì phương trình của đường ỈS và đường LM là một hệ phương trình có hai ẩn sô' là Y và /•. Tổng hợp kết quả tìm được từ câu a và câu b, chúng ta có: IS: y = 1700- 100r LM-. r = 500+ 1 OOr Chúng ta có thể giải hệ phương trình này để tìm giá trị của /• như sau: 1700- 100/-= 500+ lOOr 1,200 = 200r 1= 6 Sau khi tìm được giá trị của /', chúng ta có thể tìm Y bằng cách thay nó vào phương trinh IS (hoặc LM) và tính được Y: Y= 1.700- 100x6 = 1100 Như vậy, lãi suất cân bằng là 6 phần trăm và sản lượng cân bằng là 1100. Chúng ta cũng ghi các kết quả này lên hình 1 0 .8 . d. Khi mua hàng chính phủ tăng từ 100 lên 150, phương trình ĨS sẽ trở thành: Y = 200 + 0,15(Y - 100) + 200 -25/- +150 Biến đổi đôi chút, chúng ta được phương trình của đường ỈS mói: Y= 1900- 100/- Trong hình 10.9, đường IS mới này chính là đường ỈS2 . So với đường IS cũ (đường /5|), nó dịch chuyển sang phải một đoạn bằng 2 0 0 . 140
  10. Bài 10. Tổng cẩu II >cp <o Thu nhập, sản lượng H ìn h 10.9 Nếu cho phưcmg trình đường IS mới bằng phương trình của đường LM thu được trong câu b, chúng ta có thể giải ra để tìm lãi suất cân bằng mới như ẩau: 1900- 100/ - = 500 + 100/- 200r= 1400 r = l Bây giờ, chúng ta hãy thay giá trị của /■ vào trong cả phưomg trình ỈS (hoặc LM) để tìm mức sản lượng mới: 7 = 1900- 100x 7 = 1200 Như vậy, sự gia tăng mua hàng của chính phủ làm tăng lãi suất cân bằng tìr 6 % lên 7% và làm tăng sản lượng cân bằng từ 1100 lên 1200. Các kết quả này cũng được ghi trong hình 10.9. e. Nếu cung tiển tăn? từ 100 đến 1200, thì phương trình của đườiig LM trở thành: (1200/2) = 7-100/- hay 7 = 600+100/- Sử dụng phưcmg trình mới này của đường LM, chúng ta vẽ được đường LMj như trong hình 10.10. Nhìn vào hình vẽ, chúng ta nhận thấy ngay rằng đường LM đã dịch chuyển sang phải một đoạn bằng 100 do tác động của sự gia tăng trong số dư tiền tệ thực tế. Để xác định lãi suất cân bằng và mức sản lượng mới, chúng ta cho phưcfng trình của đường IS tìm được trong câu a bằng phương trình của đường LM mới: 141
  11. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP KINH TẾ v ĩ MÔ 1700 - lOOr = 600 + lOOr 2 0 0 /- = 1 1 0 0 r = 5,5 H ìn h 10.10 Thay giá trị này của /■ vào phưcmg trình ỈS (hoặc LM), chúng ta xác định được mức sản lượng cân bằng: y = 1150 Như vậy, sự gia tăng cung tiền làm lãi suất giảm từ 6 % xuống 5,5%, trong sản lượng tăng từ 1100 lên 1150. Hình 10.10 minh họa cho kết cục này. f. Nếu mức giá tăng từ 2 lên 4, thì số dư tiển tệ thực tế giảm từ 500 xuống chỉ còn 250 (=1000/4). Khi đó phương trình của đường LM trở thành: F = 250+ 100/- Như được minh họa trong hình 10.11, đường LM dịch chuyển sang trái một đoạn bằng 250 bởi vì sự gia tăng của mức giá làm giảm số dư tiền tệ thực tế. Để xác định lãi suất cân bằng mới, chúng ta cho phương trình của đường ÍS- trong câu a bằng phương trình của đường LM mới vừa xác định được ở trên; 1700-iOOr = 250+100/- 1450 = 200/- r = 7,25 Thay giá trị này của lãi suất vào phương trình ỈS (hoặc LM), chúng ta có: Y= 1700- 100x7,25 = 975 142
  12. Bài 10. Tổng cầu II Như vậy, lãi suất cân bằng mới bằng 7,25 và sản lượng cân bàng mới bằng 975 như được minh họa trong hình 1 0 .1 1 . Thu nhập, sản lượng H ìn h 10.11 g. Đường tổng cầu biểu thị mối quan hệ giữa mức giá và thu nhập. Để rút ra đường tổng cầu, chúng ta phải giải phương trình của đường ỈS và LM đê’ xác định Y với tư cách là hàm của p. Để làm điều này, trước hết chúng ta biến đổi phương trình của đường IS và LM như sau: IS: r= 1700-100/- 100/-= 1700- r LM: M/P = Y- lOOr ìOOr = Y-M/P Kết hợp hai phương irình, chúng ta được: 1100-Y = Y-M/P 2Y= noo + M/p Y = S50 + M/2P Do mức cung tiền danh nghĩa bằng 1000, nên chúng ta có: y = 850 + 1000/2P = 850 + 500/p Đồ thị của phương trình tổng cầu này được vẽ ra trong hình 10.12. Sự gia tăng trong mua hàng của chính phủ tác động tới đường tổng câu như thế nào? Chúng ta có Ihể Ihấy được điều này bằng cách thiết lập đường tổng cầu từ phương trìnli của đường IS trong câu d và phương trình của đường LM trong câu b; 143
  13. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP KINH TẾ vĩ MÒ IS: y = 1900- 100/- lOOr = 1900 -Y LM: 1000/P = Y - lOO/- 100/= r - 1000/F D) -i 2,0 s 1.0 0,5 0 975 1100 1350 Thu nhập, sán lượng H ìn h 10.12 Kết hợp hai phưcmg trình này lại với nhau và giải ra để tìm Y, chúng ta được: 1900 -Y=Y- m o /p hay F = 950 + 500/P So sánh phương trình tổng cầu mới vổd đường tổng cầu ban đầu, chúng ta nhận thấy ràng khi mua hàng chính phủ tăng thêm 50, đường tổng cầu dịch sang phải một đoạn bằng 10 0 . Thế còn sự gia tăng cung tiền ở câu e tác động đến đường lổng cầu như thế nào? Vì phương trình của đường AD là F = 850 + M /2f, nên sự tăng cung tiền từ 10 0 0 lên 12 0 0 làm cho nó trở thành; ỵ = 850 + 600/P So sánh đường tổng cầu mới này với đường tổng cầu ban đầu, chúng ta nhận thấy rằng sự gia tăng cung tiền làm cho đường tổng cầu dịch chuyển sang phải. 3. Hãy giải thích tại sao các nhận định sau đây đúng. Hãy trinh bày tác động của chính sách tài chính và tiên íệ trong mỗi trường hợp đặc biệt đó. a. Nếu đầu tư không phụ thuộc vào lãi suất, đường IS sẽ thẳng đứng. b. Nếu như cầu về tiền tệ không phụ tỉiiiộc vào lãi suất, đường LM sẽ thẳng đứng. 144
  14. Bài 10. Tổng cẩu II c. Nếu nhu cầu vé tiền tệ không phụ thuộc vào thu nhập, đường LM sẽ nằm ngang. d. Nếu nhu cẩu về tiền tệ rất nhạy càm với lãi suất, đường LM sẽ nằm ngang. jQifi ự Jảì a. Đường IS biểu thị mối liên quan giữa lãi suất và mức thu nhập phát sinh từ trạng thái cân bằng của thị trường hàng hoá và dịch vụ. Nghĩa là, nó mô tả các kết hợp cúa thu nhập và lãi suất thoả mãn phương trình: Y^C{Y-T) + /(/-) + G Nếu đầu tư không phụ thuộc lãi suất, thì không có điểu gì trong phương trình IS phụ thuộc lãi suất, thu nhập phải được điều chỉnh để đảm bảo lượng hàng hoá sản xuất ra Y bằng lượng cầu c + / + G. Như vậy, đường IS phải thẳng đứng ở điểmY như trong hình 10.13. Thu nhập, sản lượng H ìn h 10.13 Trong tình huống này, chính sách liền tệ không tác động tới sản lượng, bởi vì đường ỈS quyết định Y, mà chỉ tác động tới lãi suất r. Ngược lại, chính sách tài chính làm tăng sản lượng đúng bằng quy mô dịch chuyển của đường IS. b. Đường LM biểu thị các kết hợp giữa thu nhập và lãi suất tại điểm cân bằng của thị trường tiền tệ. Nếu cầu tiền không phụ thuộc lãi suất, mà chỉ phụ thuộc vào thu nhập, thì chúng ta có thể viết phương trình LM như sau: MIP = L{Y) Phương trình trên hàm ý đối với bất kỳ mức số dư tiền tệ thực tế MIP nào, cũng chỉ có một mức thu nhập làm cân bằng thị trường tiền tệ. Như vậy, đường LM phải là đường thảng đứng tại Y như được chỉ ra trong hình 10.14. 145
  15. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP KINH TẾ vĩ MÔ Thu nhập, sản lượng H ìn h 10.14 Bây giờ chính sách tài chính không tác động tới sản lượng, mà chỉ tác động tới lãi suất. Chính sách tiền tệ có hiệu quả vì sự dịch chuyển của đường LM làm tăng sản lượng bằng lượng đúng bằng quy mô dịch chuyển. c. Nếu cầu tiền không phụ thuộc thu nhập, thì chúng ta có thể viết phương trình của đườngLM như sau: MIP = L(r) Thu nhập, sản lượng H ìn h 10.15 146
  16. Bài 10. Tổng cẩu II Điều này hàm ý;tại bất kỳ mức số dư tiền tệ thực tế M/P đã cho nào cũng chỉ một mức lãi suất làm cân bằng thị trường tiền tệ. Do vậy, đường LM là phải nằm ngang như được chỉ ra trong hình 10.15. Trong tình huống này, chính sách tài chính rất có hiệu quả: sản lượng tăng đúng bằng quy mô dịch chuyển của đưòfng IS. Chính sách tiển tệ cũng có hiệu quả: sự gia tăng cung tiền làm giảm lãi suất,iàm cho đường LM dịch chuyển xuống phía dưới (ví dụ từ LM| tới LM 2) và thu nhập tăng (Kị tới Y2) như được chỉ ra trong hình 10.15. d. Đường LM biểu thị các kết hợp của thu nhập và lãi suất mà tại đó cung và cầu về số dư tiền tệ thực tế bằng nhau, nghĩa là thị trường tiền tệ cân bằng. Dạng tổng quát của phương trình LM là: mÌp = Lự, y) Giả sử mức thu nhập Y tăng thêm 1 đồng, thì lãi suất phải thay dổi bao nhiêu để giữ thị trường tiền tệ cân bằng? Sự gia tăng của Y làm tăng cầu tiền. Nếu cầu tiền cực kỳ nhạy cảm với lãi suất, thì sự gia tăng rất nhỏ của lãi suất cũng làm giảm cầu tiền và duy trì được trạng thái cân bằng của thị trường tiền tệ. Vì vậy, đường LM (gần như) nằm ngang như được chỉ ra trong hình 10.16. H ìn h 10.16 Chúng ta hãy lấy một ví dụ để làm sáng tỏ điều này. Chúng ta hãy xem xét dạng tuyến tính của phương trình đường LM: M/P = eY-fr Hãy chú ý rằng / càng lớn, cẩu tiền càng trở nên nhạy cảm vói lãi suất. Giải phưcmg trình này để tìm r, chúng ta được: r = {elf)Y-{ìlf){MIP) 147
  17. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP KINH TẾ vĩ MÒ Bây giờ chúng ta muốn tập trung nghiên cứu xem những thay đổi trong mỗi biến số gắn với sự thay đổi của các biến khác như thế nào. Để đơn giản hóa vấn đề, chúng ta viết phương trình này dưới dạng mức thay đổi: Ar = {elf)AY -{\lf)ả{MIP) Dạng đơn giản trên của phương trình đường LM nói cho chúng ta biết /• thay đổi bao nhiêu khi Y thay đổi và M được giữ ở mức cố định. NếuA{M1P) = 0, thì khi đó độ dốc của đưcmg biểu diễn phương trình trên sẽ trở thành: Ar/AY = e!f V ì/rất lớn, nên độ dốc tính được sẽ gần bằng 0. Nếu cầu tiền rất nhạy cảm với lãi suất, thì chính sách tài chính rất có hiệu quả: với đường LM nằm ngang, sản lượng sẽ tăng đúng bằng quy mô dịch chuyển của đường IS. Song chính sách tiền tệ hoàn toàn không hiệu quả; sự gia tãng cung tiền*hoàn toàn không làm dịch chuyển đường LM. Chúng ta có thể hiểu được điều này bằng ví dụ về việc điều gì xảy ra khi M tăng. Đối với bất kỳ mức Y cho trước nào (vì vậy chúng ta đặt AY = 0, Ar/A{M/P) = -ì/f), phưcíng trình này cũng nói cho chúng ta biết đưòíig LM dịch chuyển xuống dưới bao nhiêu. VI khi / ngày càng lớn, sự dịch chuyển này ngày càng nhỏ và tiến dần tới 0. (Điều này ngược với đường LM nằm ngang, có thể dịch xuống phía dưới như trong câu c). 4. Già sử chính phủ muốn tăng đầu tư, nìiiùig giữ cho sán lượng không thay đổi. Trong mô hình IS-LM, kết hợp nào của chinh sách tiền tệ và tài chính cho phép đạt được mục tiêu này? Vào đầu năm 1980, Chính phủ Mỹ cắt giám thiiểvù lảm vào tình trạng thâm hụt ngân sách, trong khi Fed (ngán hàng trung ương của Mỹ) lại theo đuổi chính sách tiền tệ chặt. Hiện ứng của kết hợp (haygói) chính sách này là gì? Mồ! ạỉái Để làm tăng đầu tư, nhưng giữ cho sản lượng không thay đổi, Chính phủ Mỹ cần phải chấp nhận chính sách tiền tệ lỏng và chính sách tài chính chặt, như được chỉ ra trong hình 10.17. Tại trạng thái cân bằng mới là điểm B, sự giảm sút của lãi suất làm cho đầu tư tăng lên. Chính sách tài chính thắt chặt - chẳng hạn cất giảm mức mua hàng của chính phủ - làm triệt tiêu hiệu ứng của sự gia tăng đầu tư này đối với sản lượng. Kết hợp chính sách được thực thi vào đầu những nãm 1980 thì hoàn toàn ngược lại. Người ta đã thực hiện chính sách tài chính mỏ rộng trong khi thắt 148
  18. Bài 10. Tổng cẩu II chạt chính sách tiền tệ. Kết hợp chính sách như vậy làm dịch chuyển đường ỈS sang phải và đường LM sang trái như được chỉ ra trong hình 10.18. Hậu quả là lãi suất thực tế tăng lên và đầu tư giảm xuống. 1 co ICỘ Thu nhập, sản lượng H ìn h 10.17 ' ì CO •c5 Thu nhập, sản lượng H ìn h 10.18 5. Hãy sử dụng đồ thị IS'LM để ninh bày tác động ngắn hạn và dái hạn đối với thu nhập quốc dân, mức giá và ìãi suất của chính sách: a. Tăng cung ứìig tiền tệ. b. Tăng mua hàng của chính phủ. c. Tàng thuế. 149
  19. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP KINH TẾ vĩMÔ tjjả i a. Sự gia tăng cung tiền làm dịch chuyển đường LM sang phải trong ngắn hạn. Điều đó làm dịch chuyển nền kinh tế từ điểm A tới điểm B như được minh họa tron^ hình 10.19. Kết quả là, lãi suất giảm từ r, xuống 7-2 và sản lượng tăng từ f| lên Y2 - Nguyên nhân dẫn tód sự gia tăng sản lượng là: lãi suất thấp kích thích đầu tư và đến lượt nó sự gia tăng đầu tư lại làm tăng sản lượng. to ‘C5 H ìn h 10.19 Vì bây giờ sản lượng ca'o hơn mức ngắn hạn của nó, nên giá cả bắt đầu tăiỊg lên. Sự gia tăng của mức giá làm giảm số dư tiền tệ thực tế, qua đó làm tăng lãi suất. Như được chỉ ra trong hình 10.19, điều này làm đường LM dịch ngược trở lại về bên trái. Giá cả tiếp tục tăng cho đến khi nền kinh tế trở lại điểm xuất phát là A, lãi suất trở lại mức /-| và đầu tư trở vể mức cũ. Như vậy trong dài hạn, sự gia tăng cung tiến không gây ra tác động nào lên các biến thực tế. (Trong bài giảng số 6 chúng ta đã gọi hiện tượng này là tính trung lập của tiền). b. Sự gia tăng mức mua hàng của chính phủ làm dịch chuyển đường IS sang phải và nển kinh tế chuyển từ điểm A tới điểm B như được minh họa trong hình 10.20. Trong ngắn hạn, sản lượng tăng lên từ y, (=yp - sản lượng tiềm năng) lên ^2 và lãi suất tăng lên từ /-, lên r^. Sự gia tãng lãi suất đến lượt nó lại làm giảm đầu tư và làm giảiTi bớt tác động của hiệu ứng mở rộng do sự gia tăng mức mua hàng của chính phủ tạo ra. Ban đầu đường LM không bị ảnh hưởng, vì chi tiêu chính phủ không dược đưa vào phưoíig trình của đường LM. Nhưng sau khi có sự gia tăng này, sản lượng cao hơn mức cân bằng dài hạn và vì vậy giá cả bắt đầu tăng. Sự gia tàng của giá cả làm giảm số dư tiền tệ thực tế, do đó làm dịch chuyển đường LM sang trái. 150
  20. Bài 10. Tổng cẩu II Vì vậy, lãi suất giờ đây tăng lên cao hơn so với mức tăng trong ngắn hạn và quá trình gia tăng lãi suất này tiếp diễn cho tới khi sản lượng trở lại mức dài hạn. Tại điểm cân bằng mới (điểm C) lãi suất tăng lên tới / 3 và giá cả ổn định ở mức cao hơn. Hãy chú ý rằng giống như chính sách tiền tệ, chính sách tài chính không thể làm thay đổi mức sản lượng dài hạn. Tuy nhiên, không giống như chính sách tiền tệ, chính sách tài chính có thể làm thay đổi cơ cấu sản lượng. Ví dụ, mức đầu tư ở điểmc thấp hơn so với mức đầu tư ở điểm A. YrY, 'CD á CO ‘C5 y, Thu nhập, sản lượng Hình 10.20 c. Sự gia tăng của thuế làm giảm thu nhập sử dụng của người tiêu dùng, qua đó làm dịch chuyển đường IS sang trái như được minh họa trong hình 10.21. Trong ngắn hạn, sản lượng và lãi suất giảm xuống tới Y2 và /‘2 vì nền kinh tế di chuyển từ điểm A tới điểm B. CO Thu nhập, sản lượng Hình 10.21 151
  21. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP KINH TẾ vĩ MÔ Ban đầu đường LM không bị ảnh hưcmg. Nhưng trong dài hạn, giá cả bắt đầu giảm vì sản lượng thấp hcín mức cân bằng dài hạn (=Kp). Sự giảm sút của mức giá đẩy đường LM dịch chuyển sang phải do sô' dư tiền tệ thực tế tăng. Sự suy giảm của giá cả đến lượt nó lại tiếp tục iàm cho lãi suất giảm tới mức 7 „ qua đó kích thích đầu tư tăng lên và làm tăng thu nhập. Trong dài hạn, nền kinh tế dị chuyển sang điểm c . Tại điểm này, sản lượng quay trở lại mức tiềm năng (vì ỷ, Mức giá và lãi suất bây giờ thấp hơn trong khi sự giảm sút của tiêu dùng được bù lại bằng mức đầu tư cao hơn. Hình 10.22a cho thấy mô hình IS-LM có hình dạng như thế nào trong trường hợp ngân hàng trung ương giữ cho cung ứng tiền tệ không đổi. Hình 10.22b cho thấy mô hình ỈS-LM có hình dạng như thế nào nếu ngân hàng trung ương điều chỉnh cung ứng tiền tệ để giữ lãi suất không đổi; chính sách này tạo ra đường LM nằm ngang. 6 . Ngán hàng trung ương đang cán nhắc giữa hai phương án chính sách tiên tệ khác nhau saii đáy: a. Giữ cho cung íùĩg tiền tệ không đổi. b. Điều chỉnh cung ícng tiền tệ để giữ cho lãi suất klỉông đổi. Trong mô hình ĨS-LM, chính sách nào ổn định sản lượng hơn tìếii: a. Tất cả các cú sốc đối với nén kinh tế đêu phát sinh từ sự thay đổi ngoại sình của như cần về hàng hoá và dịch vụ. b. Tất cả các cú sốc đối với nền kinh tếdểii phớt sinh từ sự thay đổi ngoại sinh của nhu cầu về tiền tệ. £ t ì i ụ ià i Hình 10.22a cho thấy hình dạng của đưòíng LM trong trường hợp ngân hàng trung ương giữ cho cung ứng tiền tệ không thay đổi: chính sách này làm cho đường LM dốc lên. Hình 10.22a cho thấy hình dạng của đường LM trong trường hợp ngân hàng trung ương điều chỉnh cung tiền để giữ cho lãi suất không thay đổi: chính sách này làm cho đưòmg LM nằm ngang. a. Nếu tất cả các cú sốc đối vói nền kinh tế đều phát sinh từ những thay đổi ngoại sinh ưong nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ, thì điều này có nghĩa là chúng đều tác động (làm dịch chuyển) đường IS. Giả sử một cú sốc làm cho đườngIS dịch chuyển từ /5| tới IS2. Hlnh 10.23a chỉ ra tác động của chính sách cố định cung tiền, còn hình 10.23Ò chỉ ra tác động của chính sách cố định lãi suất đối với sản lượng. Rõ ràng rằng sản lượng ít biến động hơn (tức thay đổi ít hơn) khi ngân hàng trung ương theo đuổi chính sách cố định cung tiền. Vì vậy, chúng ta có thể kết luận rằng nếu tất cả các cú sốc ngoại sinh đều tác động vào đườngIS, thì ngân hàng trung ương nên theo đuổi chính sách giữ cho cung ứng tiền tệ không thay đổi. 152
  22. Bài 10. Tổng cẩu II a. Giữ cho cung tiền không đổi b. Giữ cho lãi suất không đổi 5 00 «c5 Hình 10.22 a. Giữ cho cung tiền không đổi b. Giữ cho lãi suất không đổi Thu nhập, sản lượng Thu nhập, sản lượng H ìn h 10.23 b. Nếu tất cả các cú sốc trong nền kinh tế đều phát sinh từ những thay đổi ngoại sinh đối với nhu cầu về tiền, thì điều đó có nghĩa là chúng đều tác động vào đường LM. Nếu ngân hàng trung ương theo đuổi chính sách điều chỉnh cung tiền để giữ cho lãi suất không đổi, thì đường LM không dịch chuyển khi phải - đáp lại các cú sốc này; ngân hàng trung ương ngay lập tức điều chỉnh cung tiền để giữ cho thị trường tiền tệ cản bằng tại mức lãi suất như cũ. Hình 10.24a và b chỉ ra tác động của hai chính sách. Rõ ràng sản lượng ít biến động hơn khi 153
  23. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP KINH TẾ vĩ MÔ ngân hàng trung ưcmg giữ cho lãi suất không đổi và làm triệt tiêu các cú sốc đối với cầu tiền bằng cách thay đổi cung tiền, qua đó tất cả các biến động của sản lượng đều bị loại trừ. Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng nếu tất cả các cú sốc đều tác động vào đườngLM, thì ngân hàng trung ưcmg cần điều chỉnh cung tiền để giữ lãi suất không đổi, qua đó ổn định được sản lượng. a. Giữ cho cung tiền không đổi b. Giữ cho lãi suất không đổi Thu nhập, sản lượng Thu nhập, sản lượng H ìn h 10.24 7. Gid sử nhu cầu vê sô' dư tiền tệ phụ thuộc vào tiêu dùng chứ không vào tổng chi tiêu. Tức hàm cầu vê' tiền tệ có dạng: M/P = L(r, C) Hãy sử dụng mô hình IS-LM để phán tích xem liệu sự thay đổi của hàm cầu vê tiên tệ này có lâm thay đổi: a. Pliãn tích những thay đổi trong mua hàng của chính phủ. b. Phán tích những thay đổi về thuế. (Gợi ỷ: Thay thế hàm tiêu dũng c - C{Y - T) vào hàm cầu tiền). JHĩfi iịiải a. Khi phân tích những thay đổi trong mua hàng của chính phủ, thì việc nhu cầu về tiền phụ thuộc vào tiêu dùng hay tổng chi tiêu không quan trọng. Sự gia tăng mức mua hàng của chính phủ làm dịch đường /5 sang phải như trong trường hợp bình thường. Đường LM không bị tác động bởi sự gia tăng này. Như vậv, phân tích của chúng ta vẫn như cũ. Kết luận này được minh họa bằng hình 10.25. 154
  24. Bài 10. Tổng cẩu II H ìn h 10.25 b. Chính sách cất giảm thuế làm cho thu nhập sử dụng Y-T tàng lên tại mọi mức thu nhập Y. Như vậy, chính sách này làm tăng tiêu dùng tại mọi mức thu nhập và vì vậy đưòmg ỈS dịch chuyển sang phải như trong trường hợp bình thường. Hình 10.26 minh họa cho nhận định đó. Song nếu cầu liền phụ thuộc vào tiêu dùng, thì chính sách cắt giảm thuế làm tăng cầu tiền, dẫn tới sự dịch chuyển lên phía trên của đường LM như chỉ ra trong hình vẽ. Thu nhập, sản lượng H ìn h 10.26 Như vậy, phân tích sự thay đổi của thuế bị thay đổi một cách mạnh mẽ bởi việc cầu tiền phụ thuộc vào tiêu dùng như chỉ ra trong hình vẽ. Có khả năng chính sách cắt giảm thuế sẽ dãn tới sự thu hẹp hoạt động kinh tế. 155
  25. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP KINH TẾ vĩ MÕ Bài 11 TỔNG CUNG TÓM TẮT NỘI DUNG Bài này trình bày bốn lý thuyết về tổng cung. Đó là mô hình tiền lương cứng nhắc, mô hình nhận thức sai lầm của công nhân, mô hình thông tin không hoàn hảo và mô hình giá cả cứng nhắc. Tên của các mô hình này cho thấy rằng chúng đều gán mức chênh lệch của sản lượng và việc làm so với mức tự nhiên cho các tính chất không hoàn hảo khác nhau của thị trường. Chúng đều hàm V sản lượng tăng lên trên mức tự nhiên khi mức giá thấp hơn mức giá dự kiến và sản lượng giảm xuống dưới mức tự nhiên khi mức giá thấp hơn mức giá dự kiến. Các nhà kinh tế thường mô tả tổng cung trong mối quan hệ với cái được gọi là đường Phillips. Đường Phillips nói rằng lạm phát phụ thuộc vào lạm phát dự kiến, vào độ chênh lệch của thất nghiệp so với mức tự nhiên và các cú sốc cung. Nó hàm ý rằng các nhà hoạch định chính sách có trách nhiệm kiểm soát tổng cầu phải đối phó với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp. Nếu tỷ lệ lạm phát dự kiến phụ thuộc vào tình hình lạm phát mới quan sát được, thì khi đó lạm phát có nguyên nhân ở hiện tượng trễ, nghĩa là biện pháp cắt giảm lạm phát đòi hỏi phải có cú sốc cung thuận lợi hoặc một giai đoạn thất nghiệp cao và sản lượng giảm. Song nếu mọi người có kỳ vọng hợp lý, thì một công bố đáng tin cậy về sự thay đổi chính sách có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến kỳ vọng. Quan điểm này hàm ý chính phủ có thể cắt giảm lạm phát mà không gây ra suy thoái. Những kết quả nghiên cứu mới đây trong lý thuyết về tổng cung đã cố gắng lý giải vì sao tiền lương và giá cả cứng nhắc trong ngắn hạn. Chúng cũng phủ nhận giả thuyết về mức tự nhiên bằng cách nêu ra những cơ chế làm cho các cuộc suy thoái để lại vết sẹo lâu dài trong nền kinh tế. CÂU HỎI ÔN TẬP /. Hãy gidi thích 4 lý thuyết về tổng cung. Mỗi lý thuyết dựa vào tính chất klìông hoàn hảo nào của thị trường? Điều gì làm cho các lý thuyết này có điểm chung? 156
  26. Bài 11. Tổng cung C7r« íằ ỉ Trong bài ?iầng này chúng ta đã xem xét bốn mô hình về đường tổng cung ngắn hạn. Chúng ta đã biết cả bốn mô hình đều tìm cách lý giải tại sao trong ngắn hạn sản lượng có thể lệch khỏi sản lượng "tự nhiên" dài hạn - tức sản lượng có thể được sản xuất ra khi sử dụng hết khối lượng tư bản và lực lượng lao động hiện cớ. cả bốn mô hình đều đem lại kết quả là sản lượng Y lệch ra khỏi mức sản lượng tự nhiên Y khi mức giá p lệch khỏi mức dự kiến P"". Nghĩa là cả bốn mô hình đều đem lại cho chúng ta phưcfng trình: Y = Ỹ + a { P -n Mô hình thứ nhất là mô hình tiền lưcmg cứng nhắc. Nó dựa vào thất bại của thị trường lao động trong việc điều chỉnh tiền lương danh nghĩa để đáp lại những thay đổi trong cung hoặc cầu về lao động. Nghĩa là, thị trường lao động không ngay lập tức cân bằng. Trong điều kiện như vậy, sự gia tăng bất ngờ trong mức giá chung làm giảm tiền lương thực tế và điều này làm cho các doanh nghiệp thuê nhiều lao động hơn và sản lượng mà họ sản xuất ra tăng lên. Mô hình thứ hai là mô hình nhận thức sai lầm của người công nhân. Nó giả định có tình trạng thông tin không hoàn hảo trên thị trường lao động. Do không nhận thức ngay được mức giá đúng, nên người lao động lầm lẫn giữa sự thay đổi của tiền lương danh nghĩa với sự thay đổi của tiền lưcmg thực tế. Nếu mức giá tăng lên cao hơn mức dự kiến, họ vẫn sẵn sàng cưng cấp nhiều lao động hơn tại mọi mức tiền lương thực tế do tưởng lầm rằng tiền lương thực tế đã tăng khi thấy tiền lương danh nghĩa tãng. Vì vậy, sự gia tăng ngoài dự kiến của mức giá làm dịch chuyển đường cung về lao động sang phải, qua đó làm tăng mức cân bằng của việc làm và sản lưọng. Mô hình thứ ba là mô hình thông tin không hoàn hảo. Cũng như mô hình nhận thức sai iầm của công nhân, mô hình này giả định rằng trên thị trường có tình trạng thông tin không hoàn hảo về giá cả. Nhưng ở đây, người lao động trong thị trường lao động không mắc sai lầm, mà là nhà sản xuất có sự lầm lẫn giữa sự thay đổi của mức giá chung với sự thay đổi trong giá tương đối của hàng hoá do anh ta sản xuất ra so với giá của các hàng hoá khác. Khi nhà sản xuất quan sát thấy giá danh nghĩa của hàng hoá mà mình sản xuất ra tăng lên, anh ta cho rằng giá tương đối của nó đã tăng lên. Nếu cho rằng giá hàng của anh ta tăng nhanh hcm, anh ta có thể nghĩ như vậy ngay cả khi biết rằng mức giá chung tăng lên. Từ suy nghĩ như vậy, anh ta sản xuất nhiều hcín và sản lượng của nền kinh tế tăng lên. 157
  27. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP KINH TẾ vĩ MÔ Mô hình thứ tư là mô hình giá cả cứng nhắc. Trong mô hình này, thị trường hàng hoá không hoàn hảo. Giá cả không điều chỉnh ngay lập tức để đáp lại những thay đổi trong điều kiện cầu của thị trường và vì vậy thị trường hàng hoá không cân bằng ngay. Trong điều kiện như vậy, thì khi nhu cầu về hàng hoá giảm, các doanh nghiệp phản ứng lại bằng cách cắt giảm sản lượng, chứ không giảm giá. 2. Đường Phillips gắn với đường tổng cung như thế nào? Trong bài này chúng ta đã lập luận rằng trong ngắn hạn, cung về sản lượng phụ thuộc vào mức sản lượng tiềm năng và sự khác nhau giữa mức giá và mức giá dự kiến. Mối quan hệ đó được mô tả bằng phương trình của đường tổng cung: Y=Ỹ+ a ( P - n Đường Phillips là một cách khác để mô tả đường tổng cung. Nó đem lại một cách giản đơn để lý giải sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp hàm chứa trong đường tổng cung. Đường Phillips nói rằng tỷ lệ lạm phát ;rphụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát dự kiến , tỷ lệ thất nghiệp chu kỳ (u - u*) và cú sốc cung £: 7Ĩ= Tt - pẠi - u*) + e Cả hai phương trình đều đem lại thông tin như nhau, cho dú theo cách khác nhau. Cả hai đều ngụ ý rằng có mối quan hệ giữa hoạt động kinh tế thực tế và sự thay đổi ngoài dự kiến của mức giá. 3. Vì sao lạm phát có sức ỳ (còn gọi là hiện tượng trễ)? ( J r á tồ ỉ Lạm phát có sức ỳ hay hiện tượng trễ là do cách con người hình thành kỳ vọng. Chúng ta có thể giả định là kỳ vọng của con người về lạm phát phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát mà họ mới quan sát được. Sau đó, kỳ vọng này ảnh hưỏmg tới tiền lưcíng và giá cả mà họ quy định. Ví dụ khi giá cả tăng nhanh, mọi người sẽ dự đoán rằng nó còn tiếp tục tăng nhanh. Kỳ vọng đó được đưa vào hcíp đồng mà mọi người ký kết với nhau, dó đó tiền lương và giá cả sẽ tăng lên. •• 4. Hãy gidi thích sự khác nliau giữa lạm phát do cầu kéo và lạm phát do chi phí đẩy. Í7 r« lồ i Lạm phát do cầu kéo là lạm phát có nguyên nhân ở mức tổng cầu cao (hay sự gia tăng của tổng cầu): mức tổng cầu cao kéo giá cả và sản lượng lên cao. Lạm 158
  28. Bài 11. Tổng cung phát do chi phí đẩy có nguyên nhân ở các cú sốc cung bất lợi đẩy chi phí sản xuất lên cao và đến lượt nó, chi phí sản xuất cao lại đẩy giá lên cao. Một ví dụ về cú sốc cung bất lợi là sự gia tăng giá dầu vào giữa và cuối thập kỷ 70. Đường Phillips cho thấy lạm phát phụ thuộc vào lạm phát dự kiến, sự khác nhau giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, cũng như cú sốc £■. n = 7f - /Xu - u*) + E Trong phưcmg trình này, biểu Ihức ''-/Xu-u*)" biểu thị lạm phát do cầu kéo, vì nếu tỷ lệ thất nghiệp thấp hofn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên {ii< u*), lạm phát sẽ tăng. Cú sốc cung s biểu thị lạm phát do chi phí đẩy, còn ĩf là lạm phát dự kiến (hay kỳ vọng về lạm phát). 5. Trong tình huống nào có thể cắt giảm lạm phát mà không gây ra suy thoái? Q rá t à i Đường Phillips gắn tỷ lệ lạm phát với tỷ lệ lạm phát dự kiến, mức chênh lệch giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Vì vậy, một cách để cắt giảm lạm phát là tạo ra tình trạng suy thoái, nghĩa là làm tăng tỷ lệ thất nghiệp tãng lên trên mức tự nhiên. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách cũng có thể cắt giảm tỷ lệ lạm phát mà không gây ra suy thoái nếu họ thành công trong việc cắt giảm tỷ lệ lạm phát dự kiến. 6 . Hãy gỉdi thích 2 cách mà một suy thoái cố thể làm tăng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên? (Jrá lò i Cách thứ nhất là cuộc suy thoái làm tăng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là do quá trình tìm việc làm tăng thất nghiệp cơ cấu. Ví dụ công nhân thất nghiệp không còn giỏi nghề như trước. Điều này làm giảm khả năng tìm việc sau khi suy thoái kết thúc vì họ không còn nắm được kỹ năng nghề nghiệp cần thiết mà các doanh nghiệp muốn có. Hơn nữa, sau thời gian dài bị thất nghiệp, mọi người có thể không còn muốn làm việc nữa và vì vậy không nhiệt tình tìm kiếm việc làm. Cách thứ hai là cuộc suy thoái có thể ảnh hưởng đến quá trình xác định tiền lương, qua đó làm tăng dạng thất nghiệp chờ việc (còn gọi là thất nghiệp cơ cấu). Các cuộc đàm phán về tiền lương có thể tạo ra lợi thế cho những "người trong cuộc", tức những người thực tế đang có việc. Những người bị thất nghiệp trở thành "người ngoài cuộc". Nếu nhóm người trong cuộc (nhỏ hơn, nhưng đóng vai trò quyết định) quan tâm nhiều tới tiền lương thực tế cao và ít quan 159
  29. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP KINH TẾ vĩ MÔ tâm đến tỷ lệ việc làm cao, thì cuộc suy thoái sẽ đẩy tiền lương thực tế vĩnh viễn lên cao hơn mức cân bằng và làm tăng dạng thất nghiệp chờ việc. Tác độns vĩnh viễn này của một cuộc suy thoái đến tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên được gọi là "hiện tượng trễ". BÀI TẬP VÀ VẬN DỤNG /. Hãy xem xét những thay đổi sau trong mô hình tiên lương cíCìĩg nhắc: a. Gid sử các hợp đồng lao động quy định liền lương danh nghĩa áp dụng chỉ sỏ' tn ( 0 giá toàn phần theo lạm phát. N^hĩa là, tiền ỉương danh nghĩa được điều chỉnh để bù lại toàn bộ những thay đổi trong chỉ số giá tiêu dùng. Chỉ số trư0 giá toàn phần này làm thay đổi đường tổng cưng hám ý trong mô hình như thế nào? b. Giả sử hây giờ chỉ sô' tr 1 ( 0 già chỉ mang tính chát tìùĩg phần. Nghĩa là, mỗi kiii CPỈ tăng, tiền lương danh nghĩa tăng theo, nỉnùig với tỷ lệ phẩn trâm nhỏ hơn. Chỉ sô' trư 0 giá tìnig phần làm thay đổi đường tổng cưng hàm ý trong mô hình như thể nào? Mỉii ụ ù ii Trong mô hình tiền lương cứng nhấc, chúng ta giả định rằng tiền lương không ngay lập tức điều chỉnh khi có những thay đổi trên thị trường lao động. Điều này đem lại cho chúng ta đường tổng cung có độ dốc dương có dạng: r = f + a(P-Pn Trong bài tập này, chúng ta xem xét ảnh hưởng của việc cho phép các hợp đồng lao động được trượt giá theo tỷ lệ lạm phát. a. Trong mô hình tiền lương cứng nhắc đơn giản, tiền lương danh nghĩa bằng tiền lưcfng thực tế mong muốn a> nhân với mức giá dự kiến p . Nghĩa là, chúng ta có; W = cor Tuy nhiên, việc áp dụng chỉ sô' trượt giá toàn phần làm cho tiền lương danh nghĩa phụ thuộc vào mức giá thực tế xảy ra. Nghĩa là, hợp đồng quyết định mức tiền lương thực tế mong muốn ũ) từ trước và tiền lương danh nghĩa được điều chỉnh để bù lại toàn bộ những thay đổi trong mức giá. Kết quả là: W=coP hay W/P=co 160
  30. Bài 11. Tổng cung Phương trình này nói rằng sự thay đổi bất ngờ trong mức giá không ảnh hưởng tới tiền lương thực tế và do vậy không ảnh hưởng tới lượng lao động được sử dụng hay sản Iưcmg được sản xuất ra. Do vậy đưèíng tổng cung là đường thẳng đứng. Nghĩa là, sản lượng luôn luôn bằng sản lượng tự nhiên: Y= Ỹ b. Nếu chỉ số trượt giá được áp dụng từng phần, đường tổng cung sẽ dốc hơn khi không áp dụng chỉ số trượt giá, cho dù nó không thẳng đứng. Trong mô hình tiền lương cứng nhắc, sự gia tăng bất ngờ của mức giá làm giảm tiền lương thực tế w/p, vì tiền lưcfng danh nghĩa w không bị ảnh hưởng. Với chế độ chỉ số trượt giá từng phần, sự gia tăng trong mức giá làm cho tiền lương danh nghĩa tăng lên. Nhưng do chỉ số trượt giá chỉ là từng phần, nên tiền lương danh nghĩa tăng với tỷ lệ thấp hơn tỷ lệ tăng của mức giá và vì vậy tiền lương thực tế vẫn bị giảm. Cho nên trong tình huống này, các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động hơn và sản lượng tăng lên. Tuy nhiên, do tiền lương thực tế không giảm nhiều như trong trường hợp không áp dụng chỉ số trượt giá, nên sản lượng cũng không tăng nhiều. Trên thực tế, điều này làm cho tham số a trong phương trình đường tổng cung nhỏ đi. Nghĩa là, sự biến động trong mức cung về sản lượng phản ứng yếu hơn đối với những thay đổi bất ngờ trong mức giá. 2. Tron^ mô hình giá cả cítng nhắc, hãy mỏ tả đường tổng cung trong các trường hợp đặc biệt sau đáy. Làm thế nào để so sánh các trường hợp này với dường tổng cưng ngắn hạn mà chúng ta đã bàn trong bài8 ? a. Không có doanh nghiệp nào có giả cá linh hoạt (s = I) b. Mức giá mong muốn không phụ thuộc vào tổng sản lượng ịa = 0) £ À i (jJííi Bài tập này yêu cầu chúng ta xem xét hai tình huống đặc biệt của mô hình giá cả cứng nhắc đã được phát triển trong bài giảng. Trong mô hlnh giá cả cứng nhắc, tất cả các doanh nghiệp đều có một mức giá mong muốn được xác định trên cơ sở mức giá chung và mức chênh lệch của tổng cầu F- Y . Chúng ta có thể biểu thị mức giá này bằng phương trình sau; p = P+a{Y- Ỹ) Trong nền kinh tế thưèmg có hai loại hình doanh nghiệp. Một loại hình doanh nghiệp có giá cả linh hoạt và định giá theo phương trình trên. Chúng ta hãy giả định rằng sô' doanh nghiệp thuộc loại này chiếm tỷ trọng bằng l-s trong 161
  31. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP KINH TẾ vĩ MÔ nền kinh tế. Như vậy, số doanh nghiệp còn lại có giá cả cứng nhắc phải chiếm tỷ trọng là s. Các doanh nghiệp này công bố trước giá cả của mình trước dựa trên cơ sở các điều kiện kinh tế mà họ dự kiến sẽ xuất hiện trong tương lai. Chúng ta cũng giả định rằng họ dự kiến sản lượng ở mức tự nhiên, cho nên T- Y ^=0 ^ Vì vậy, các doanh nghiệp này định giá bằng mức giá dự kiến: Như vậy, mức giá chung trong nền kinh tế phải bằng số bình quân gia quyền của giá cả mà hai loại hình doanh nghiệp quy định. Nghĩa là: p =sP^' + U-s)[P+a{Y-Ỹ)] hay p = P‘‘ +[aiì-s)/s]{Y-Ỹ) a. Từ phưcíng trình trên, chúng ta suy ra rằng nếu không có doanh nghiệp nào có giá cả linh hoạt, tức i’ = 1, thì mức giá chung sẽ bằng mức giá dự kiến. Nghĩa là: P = P'^ Điều này hàm ý đường tổng cung là đường nằm ngang trong ngắn hạn, như đã được giả định trong bài giảng 8. b. Nếu giá tương đối mong muốn không phụ thuộc vào sản lượng, a phải bằng 0. Từ phương trình định giá trên, chúng ta cũng thấy p = p . Nghĩa là, đưcíng tổng cung vẫn nằm ngang trong ngắn hạn như đã giả định trong bài giảng 8. 3. Giả sử một nền kỉnh tế có đường Philips 7t- 7i_ị - 0,5(u - 0,06) a. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là bao nhiêu? b. Hãy vẽ đồ thị mô tả quan hệ ngổn hạn và dài hạn giĩía lạm phát và thất nghiệp. c. Thất nghiệp chu kỳ phải là bao nhiêu để cắt giám lạm phát 5%? Hãy sử dụng Quy luật Okun để tính tỷ lệ hy sinh. d. Lạm phát đang ở mức 10%. Ngân hàng trung ương muốn cắt giảm nó xuống còn 5%. Hãy đưa ra hai phương án chính sách để đạt được mục tiêu này. M i ụiả i a. Theo bài ra, đường Philips của nền kinh tế có dạng: 7T= 7ĩ_ị -0, 5(m - 0, 06) 162
  32. Bài 11. Tổng cung Chúng la đã biết rằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên chính là tỷ lệ thất nghiệp mà tại đó tỷ lệ lạm phát đúng bằng tỷ lệ lạm phát dự kiến. Tỷ lệ làm phát dự kiến trong phưcmg trình này bằng tỷ lệ lạm phát thực tế năm trước. Do vậy, nếu đạt tỷ lệ lạm phát bằng tỷ lệ lạm phát nãm trước, tức cho 7Ĩ= ;r.|, chúng ta tính được u - 0,06. Cho nên, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên của nền kinh tế này bằng 6%. b. Trong ngắn hạn (nghĩa là trong một thời kỳ duy nhất), tỷ lệ lạm phát dự kiến bị cô' định bởi tỷ lệ lạm phát trong thời kỳ trước, tức bởi ;r.|. Do vậy, mối quan hệ ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp chính là đường Phillips: nó có dộ dốc bằng - 0,5, đi qua điểm có toạ dộ 7T= TT.ị và li = 0,06. Điều này được mô tả bằng hình 11.1. Do trong dài hạn lạm phát dự kiến bằng lạm phát thực tế, nên 7Ĩ= ĩf, sản lượng và tỷ lệ thất nghiệp bằng mức tự nhiên của chúng. Từ đó chúng ta suy ra rằng đường Phillips dài hạn là đường thẳng đứng tại điểm có tỷ lệ thất nghiệp bằng 6 %. Thất nghiệp H ìn h 11.1 c. Để cắt giảm lạm phát, chúng ta có thể căn cứ vào đường Phillips để nhận định rằng tỷ lệ thất nghiệp phải ở trên mức 6 % trong vài thời kỳ. Bây giờ chúng ta hãy chuyển đường Phillips thành dạng: n - n_ị= 0,5(z/ - 0,06) Nguyện vọng cắt giảm lạm phát 5% hàm ý n - 7T_ị = - 0,05. Thay kết quả này vào phưcmg trình trên, chúng ta tính được: - 0,05 = 0,5(m - 0,06) Giải phương trình này, chúng ta tính được tỷ lệ thất nghiệp u = 0,16. Do đó, chúng ta cần tạo ra tỷ lệ thất nghiệp chu kỳ bằng 10 điểm phần trăm. Nghĩa là, 163
  33. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP« KINH TẾ vĩ MÔ tỷ lệ thất nghiệp phải bằng 16%, cao hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên 6%, trong một số năm. Quy luật Okun nói rằng nếu tỷ lệ thất nghiệp thay đổi 1 điểm phần trăm, thì GDP sẽ thay đổi 2 điểm phần trăm. Do vậy, sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp ở mức 10 điểm phần trăm tưcfng ứng với sự giảm sút 20 điểm phần trăm của sản lưcmg. Chúng ta cũng biết rằng tỷ lệ hy sinh là tỷ lệ phầm trăm của GDP hàng năm bị mất khi cắt giảm lạm phát 1%. Cho nên, nếu chia 20 điểm phần trăm suy giảm của GDP cho sự giảm sút 5 điểm phần trăm trong tỷ lệ lạm phát, chúng ta tìm được tỷ lệ hy sinh bằng 4 (= 20/5). d. Một kịch bản là chúng ta để cho thất nghiệp tăng lên rất cao trong thời gian ngắn (gọi là liệu pháp sốc). Chẳng hạn, chúng ta làm tãng tỷ lệ thất nghiệp lên 16% trong một năm duy nhất. Kịch bản khác là chúng ta có tỷ lệ thất nghiệp chu kỳ thấp trong một giai đoạn dài (liệu phát nhẹ, từ từ). Chẳng hạn, chúng ta chấp nhận tỷ lệ thất nghiệp 8% trong 5 năm, tức chấp nhận tỷ lệ thất nghiệp chu kỳ 2% trong mỗi năm. Cả hai kịch bản này đều cắt giảm lạm phát từ 10% xuống 5%, mặc dù tốc độ đạt được mục tiêu như vậy không giống nhau. 4. Theo phương pháp tiếp cận kỳ vọng hợp lý, nếu mọi người đều tin rằng các nhà hoạch định chínìi sách quyết tâm cắt giảm lạm phát thì tổn thất của hiện pháp cắt giảm lạm phát - tức tỷ lệ hy sinh - sẽ thấp hơn trườtìg hợp cóng chúng hoài nghi ý định của các nhà hoạch định chính sách. Vì sao điều đó có thể đúng? Sự tin cậy phải đạt đươc bâng cách nào? £tì ì ụỉả i Chi phí cắt giảm lạm phát phát sinh từ chi phí để làm thay đổi kỳ vọng của mọi người về lạm phát. Nếu người ta có thể làm thay đổi kỳ vọng của mọi người mà không tốn kém gi, thi chính sách cắt giảm lạm phát cũng không gây ra chi phí hay tổn thất gì. Chúng ta có thể nhận thức được điều này khi quan sát phương trình của đường Phillips sau: 71= 7f - p{ll - u*) Phưcmg trình trên cho thấy nếu chính phủ có khả năng làm giảm kỳ vọng về lạm phát ĩf đến mức mong muốn, thì khi đó người ta không cần làm cho tỷ lệ thất nghiệp tăng lên cao hem mức tự nhiên. Theo phương pháp tiếp cận kỳ vọng hợp lý, mọi người hình thành kỳ vọng về lạm phát bằng cách dựa vào tất cả các thông tin có thể có về nó, trong đó có cả các thông tin về chính sách đang được thực thi. Nếu mọi người đều tin rằng chính phủ quyết tâm cắt giảm lạm phát, thì kỳ vọng về lạm phát sẽ ngay lập tức 164
  34. Bài 11. Tổng cung giảm xuống. Trong phương trình của đường Phillips, 7f sẽ giảm ngay lập tức với tổn thất không đáng kế' hoặc không gây ra tổn thất nào đối với nền kinh tế. Nghĩa là, tỷ lệ hy sinh sẽ rất nhỏ. Mặt khác, nếu mọi người không tin rằng chính phủ sẽ cắt giảm lạm phát, thì ;f vẫn ở mức cao. Kỳ vọng không điều chỉnh vì mọi người hoài nghi khả nãng chính phủ thực thi kế hoạch của mình. Do đó theo phương pháp tiếp cận kỳ vọng hợp lý, chi phí của chính sách cắt giảm lạm phát phụ thuộc vào chỗ chính phủ quyết tâm và đáng tin cậy đến mức nào. Như vậy, một vấn đề được đặt ra ở đây là chính phủ làm thế nào để cam kết thực hiện chính sách cắt giảm lạm phát trở nên đáng tin cậy hơn. Một trong những cách để đạt được đều này là chính phú bổ nhiệm một người nổi tiếng là muốn chống lạm phát. Cách thứ hai là quốc hội phê chuẩn một đạo luật yêu cầu ngân hàng trung ương phải cắt giảm lạm phát. Tất nhiên, mọi người có thể dự kiến rằng ngân hàng trung ương sẽ phớt lờ đạo luật này hoặc sau này quốc hội sẽ thay đổi đạo luật đó. Cách thứ ba là sửa đổi hiến pháp để hạn chế sự gia tăng của khối lượng tiền tệ. Khi đó mọi người tin tưởng một cách đúng đắn rằng việc sửa đổi lại hiến pháp là tương đối khó xảy ra. 5. Giá sử rằng mọi người có kỳ vọng hợp lý và nền kinh tế được mô tả bằng mỏ hình tiền lương và giá cả cíơig nhắc. Hãy giải thích vì sao các quan điểm sau đây đúng: a. Chỉ những thay đổi hất ngờ trong cung íờìg tiền tệ mới ảnh hưởng đến GDP thực tế. Những thay đổi cung íữỉg tiền tề được dự kiến vào thời điểm quy địnlì tiền lương và giá cả không^có tác động thực tế. b. Nếu ngân hàng trung ương chọn cung ứrig tiền tệ dũng vào lúc mọi người quy định giá cở và tiền lương, do dó họ đểu có thông tin như nhau vê tình hình của nền kinh tế thì như vậy không thể sử dụng chính sách tiền tệ một cách có hệ thống để ổn định sản lượng. Cho nên, chính sách giữ cho cưng íctìg tiền tệ không đổi có tác động thực tế đúng như chính sách điều chỉnh cung ứng tiền tệ dể đáp lại tình hình diễn ra trong nền kinh tê' (điều này được gợi là quan điểm về tính không xác dáng của chính sách). c. Nếu ngán hàng trung ương quyết định mức cung tiên khá lâu sau khi mọi người quy định giá cả và tiền lương, do đố ngán hàng trung ương thu được nhiều thông tin hơn về tình hình của nền kinh tế, thì chính sách tiền tệ có thể sử dụng một cách có hệ thống để ổn định sản lượng. M ồ i ụ iả i Trong bài tập này, chúng ta xem xét một vài hàm ý của quan điểm kỳ vọng hợp lý - tức quan điểm cho rằng mọi người sử dụng tối ưu tất cả các thông tin có 165
  35. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP KINH TẾ vĩMồ được để hình thành kỳ vọng - áp dụng cho mô hình tiền lương và giá cả cứng nhắc đã trình bày trong bài này. Chúng ta biết rằng cả hai mô hình này đều hàm ý rằng sản lượng lệch khỏi mức sản lượng tự nhiên khi mức giá lệch khỏi mức giá dự kiến. Nghĩa là, chúng ta luôn luôn có phương trình: Y = Ỹ + a(P- P') Phương trình của đường tổng cung này cho thấy chính sách tiền tệ chỉ có thể ảnh hưởng đến GDP thực tế khi có sự mức chênh {= p - F"), nghĩa là khi có sự thay đổi không dự kiến trước trong mức giá chung. a. Chỉ có những thay đổi không dự kiến trước trong cung tiền mới ảnh hưcíng đến GDP thực tế. Do mọi người có đủ những thông tin cần thiết, nên họ có cả thông tin về ảnh hưởng của những thay đổi trong cung tiền khi hình thành kỳ vọng về mức giá p . Ví dụ, nếu họ dự kiến mức cung tiền tăng 10% và trong thực tế nó tăng 10 %, thì sẽ không có ảnh hưởng nào đối với sản lượng vì p - P'^ = 0. Bây giờ chúng ta hãy giả sử rằng ngân hàng trung ương tăng cung tiền nhiều hơn mức dự kiến và mức giá tăng 15% trong Idii mọi người dự kiến nó sẽ tăng 10%. Vì p > P", nên sản lượng phải tăng. Nhưng chỉ có phần gia tăng không dược dự kiến trước trong cung tiền làm tăng sản lượng. b. Ngân hàng trung ương thường cố gắng ổn định nền kinh tế bằng cách làm triệt tiêu tác động của các cú sốc đối với sản lượng và tỷ lệ thất nghiệp. Ví dụ, nó có thể làm tăng cung tiền trong kỳ suy thoái nhằm kích thích nền kinh tế và làm giảm cung tiền trong thời kỳ bùng nổ kinh tế để kiềm chế bớt tình trạng nền kinh tế quá nóng. Ngân hàng trung ương chỉ có thể làm điều này bằng cách làm cho mọi người bị bất ngờ về mức giá; trong thời kỳ suy thoái, ngân hàng trung ưcíng muốn thấy mức giá cao hơn mức giá kỳ vọng và trong thòi kỳ bùng nổ, ngân hàng trung ương muốn thấy mức giá thấp hơn mức giá kỳ vọng. Song nếu mọi người có kỳ vọng hợp lý, họ sẽ dự kiến ngân hàng trung ưcmg hành động Iheo cách này. Vì vậy, khi nền kinh tế nằm trong thời kỳ bùng nổ, mọi người dự đoán ngân hàng trung ương sẽ cắt giảm cung tiền, còn trong thời kỳ suy thoái, mọi người dự đoán ngân hàng trung ương sẽ tăng cung tiền. Trong cả hai trường hợp, ngân hàng trung ưcfng không thể làm cho mức chênh lệch giữa p và F" khác không. Vì mọi người tính đến những thay đổi có hệ thống và dự báo được những thay đổi trong cung tiền, nên ảnh hưởng tới sản lượng của chính sách có hệ thống, được thực hiện một cách chủ động, giống hệt như chính sách giữ cho cung tiền không đổi. c. Nếu ngân hàng trung ương quyết định mức cung tiền sau khi mọi người quy định tiền lưcíng và giá cả, thì nó có thể sử dụng chính sách tiền tệ có hệ thống để ổn định sản lượng. Quan điểm kỳ vọng hợp lý giả định rằng mọi người sử dụng tất cả các thông tin mà họ có khi dự đoán về mức giá. Như vậy, chúng phải bao 166
  36. Bài 11 Tổng cung gồm cả các thông tin về tình hình kinh tế và về việc ngân hàng trung ương sẽ đối phó ra sao với các tình hình này. Song điều đó không có nghĩa là con người biết được tình hình của nền kinh tế sẽ như thế nào và ngân hàng trung ương thực sự sẽ hành động ra sao: họ chỉ dự báo theo cách tốt nhất trong phạm vi khả năng của mình. Khi thời gian trôi đi, ngân hàng trung ương nắm được thông tin về tình hình kinh tế - và đương nhiên đây là thông tin mà người qui định tiền lưoTig và giá cả không biết. Do tại thời điểm này hợp đồng về tiền lương và giá cả đã được ký kết, nên mọi người bị mắc vào (hay không thay đổi được) kỳ vọng của mình về mức giá P'". Cho nên, ngân hàng trung ương có thể sừ dụng chính sách tiền tệ để tác động tới mức giáp, qua đó tạo ra tác động có hệ thống tód sản lượng. 6 . Giả sử một nền kinh tế có đường Philips n= n.Ị - 0,5 (ii - u") và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là số bình quăn của thất nghiệp trong hai năm trước: Ii" = 0.5 (ii_ị + a. Vì sao tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên phụ thuộc vào thất nghiệp trong quá khứ gần (tìỉìiỉđược giả định trong phươngtrình trên)? b. Giả sử ngán hàng trung ương theo đuổi chính sách cắt giảm tỷ lệ lạm phát liên tục ỉ%. Chính sách đó có tác dụng như thế nào đối với tỷ lệ thất nghiệp theo thời gian ? c. Tỷ lệ hy sinh là hao nhiêu trong nền kinh tế này? Hãy giải thích. d. Các phương trình này có hàm ý gì về sự đánh đổi ngần hạn và dài hạn giữơ lạm phát và thất nghiệp? £ ồ i ụ ì ả ỉ Trong mô hình này, lỷ lệ lliất nghiệp tự nhiên là số bình quân của tỷ lệ Ihất nghiệp trong hai năm trước. Do vậy, nếu tình trạng suy thoái làm tăng tỷ lệ thất nghiệp trong vài năm, thì tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cũng tăng với tốc độ như vậy. Nghĩa là mô hình có hiện tượng trễ: tỷ lệ thất nghiệp chu kỳ trong ngắn hạn tác động tới tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên trong dài hạn. a. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên phụ thuộc vào tỷ lệ thất nghiệp trong quá khứ ít nhất là vì hai lý do được các lý thuyết về hiện tượng trễ giả định. Lý do thứ nhất là tỷ lệ thất nghiệp trong quá khứ gần có thể tác động tới tỷ lệ thất nghiệp tạm thời: trình độ chuyên môn, tay nghề của các công nhân thất nghiệp bị giảm và họ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tìm việc làm; nhiệt tình tìm việc của công nhân thất nghiệp cũng có thể bị suy giảm và bởi vậy họ nỗ lực ít hơn trong việc tìm kiếm việc làm. Lý do thứ hai là tỷ lệ thất nghiệp trong quá khứ gần có thể tác 167
  37. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP KINH TẾ vĩ MÔ động tới dạng thất nghiệp chờ việc (còn gọi là thất nghiệp cơ cấu). Nếu người trong cuộc (công nhân có việc làm) có tiếng nói mạnh hơn người ngoài cuộc (công nhân bị thất nghiệp), thì trong các cuộc đàm phán về tiền lương, người trong cuộc có thể đẩy tiền lương cao tới mức người ngoài cuộc khó tìm được việc làm. Kết luận này đặc biệt đúng trong các ngành mà cuộc đàm phán diễn ra giữa công đoàn và doanh nghiệp (chứ không phải giữa công nhân và doanh nghiệp). b. Nếu ngân hàng trung ương thực hiện chính sách cắt giảm 1% tỷ lệ lạm phát mãi mãi, thì đường Phillips cho thấy rằng trong thời kỳ 1, chúng ta phải có: 7ĩ^- 7ỉị^ = -ì =-0,5(h,- u ") trong đó ;ZỊ„ /í(„ TTị, M(, lần lượt là tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp trong thời kỳ 0 và thời kỳ 1 . Biến đổi phương trình trên, chúng ta được: («,- < ) = 2 Nghĩa là, chúng ta phải có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên tí" là 2 điểm phần trăm. Tuy nhiên trong thời kỳ 2, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên bắt đầu tăng do tỷ lệ thất nghiệp chu kỳ đã tăng lên. Do vậy, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên mới «2 sẽ bằng: u" = 0,5(ií, + «(,) = 0,5(ư; + 2) + ư;) = H," + 1 Do đó, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên sẽ tãng thêm 1 điểm phần trăm. Nếu ngân hàng trung ưcmg muốn giữ lạm phát ở mức mới, thì tỷ lệ thất nghiệp trong thời kỳ 2 phải bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên mới , do đó: «2 = ii'; + 1 Trong mỗi thời kỳ tiếp theo, chắc chắn tỷ lệ thất nghiệp vẫn bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên này không bao giờ quay lại mức ban đầu của nó. Chúng ta có thể chỉ ra điều này cằng các phưcíng trình sau: m, = ( 1/2 K + ( 1/ 2)h , = ư; + 1,5 «4 = (l/2)u, + (ì/2}u,= u'; + 1,25 /<5 = (1/2)m4 + (1/2)h3= h" + 1,125 Như vậy, tỷ lệ thất nghiệp luôn cao hcfn mức tự nhiên ban đầu của nó. Trên thực tế, chúng ta có thể chỉ ra rằng nó luôn cao hơn ít nhất Iđiểm phần trăm so với tỷ 168
  38. Bài 11. Tổng cung lệ thất nghiệp tự nhiên ban đầu. Bởi vậy để cắt giảm tỷ lệ lạm phát 1 điểm phần trăm, tỷ lệ thất nghiệp phải tăng lên trên tỷ ]ệ thất nghiệp tự nhiên ban đầu 2 điểm phần trăm trong năm thứ nhất và 1 hoặc hơn 1 điểm phần trăm cho mỗi năm tiếp theo. c. Vì tỷ lệ thất nghiệp luỏn cao hơn mức ban đầu, nên sản lượng luôn thấp hcf!i mức mà lẽ ra nó phải có. Cho nên, tỷ lệ hy sinh là vô hạn. d. Khi không có hiện tượng trễ, chúng ta nhận thấy có sự đánh đổi ngắn hạn, nhưng không có sự đánh đổi dài hạn giữa lạm phát và thất nghiệp. Khi có hiện tượng trễ, chúng ta nhận thấy có sự đánh đổi dài hạn giữa lạm phát và thất nghiệp: để cắt giảm lạm phát, ngân hàng trung ương phải làm tăng thất nghiệp mãi mãi. 169
  39. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP KINH TẾ vĩ MÔ Bài 12 CUỘC TRANH LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ vĩ MÔ TÓM TẮT NỘI DUNG Các nhà kinh tế tranh cãi kịch liệt với nhau về chính sách kinh tế vĩ mô. Một số nhà kinh tế cho rằng nền kinh tế thường xuyên mất ổn định và họ ủng hộ việc các nhà hoạch định chính sách vận dụng các công cụ kinh tế vĩ mô để ổn định kinh tế. Một số nhà kinh tế khác lại cho rằng nền kinh tế về cơ bản là ổn định và họ chống lại chính sách ổn định. Những người ủng hộ chính sách chủ động cho rằng nếu chính sách tài chính hoặc tiền tệ không phản ứng với các cú sốc, thì nền kinh tế thường xuyên phải chịu đựng các cú sốc tạo ra những biến động bất lợi đối với sản lượng và thất nghiệp. Nhiều người tin rằng chính sách kinh tế có thể thành công trong việc ổn định nền kinh tế. Những người ủng hộ chính sách thụ động cho rằng do chính sách tài chính và tiền tệ gắn với độ trễ dài và thường xuyên thay đổi, nên mọi muxi toan ổn định nền kinh tế đều chắc chắn dẫn đến kết cục là nền kinh tế trở nên mất ổn định hơn. Ngoài ra, họ tin rằng hiểu biết hiện nay của chúng ta về nền kinh tế còn quá ít ỏi, không đủ để hoạch định ra các chính sách ổn định thành công và chính vì vậy, những chính sách hiện đang được các chính phủ thực hiện thường là nguồn gốc gây ra biến động kinh tế. Những người ủng hộ chính sách tuỳ nghi lập luận rằng quyền tuỳ nghi hành động tạo điều kiện cho các nhà hoạch định chính sách ứng phó linh hoạt khi phải xử lý những tình huống bất ngờ. Những người ủng hộ quy tắc chính sách cố định lập luận rằng chúng ta không thể tin tưởng vào quá trình chính trị. Họ cho rằng các nhà chính trị thường xuyên mắc sai lầm trong quá trình thực hiện chính sách kinh tế và đôi khi sử dụng chính sách kinh tế để phục vụ cho mục tiêu chính trị riêng của họ. 170
  40. Bài 12. Cuộc tranh luận vể chính sách kinh tế vĩ mô Ngoài ra, các nhà kinh tế này còn cho rằng chính phủ cần cam kết thực hiện quy tắc chính sách cố định để giải quyết vấn đề tính bất nhất. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Độ trễ trong vá độ trễ ngoái là gì? Chính sách nào có độ trễ trong dài hơn - chính sách tiền tệ hay tài chính? Chính sách nào có độ trễ ngoài dài hơn? Vì sao? C 7/'yí l ở i Độ trễ trong là khoảng thời gian kể từ khi các nhà hoạch định chính sách nhận thấy có một cú sốc tác động vào nền kinh tế cho đến khi họ thực thi các chính sách thích hợp. Độ trễ trong có thể được chia thành độ trễ nhận thức, độ trễ phê chuẩn và độ trễ thực hiện. Độ trề ngoài là khoảng thời gian từ khi các nhà hoạch định chính sách thực thi chính sách cho đến khi nó phát huy ảnh hưởng đối với nền kinh tế. sở dĩ có độ trễ ngoài là vì khi được thực thi, chính sách không tác động ngay tập tức tới chi tiêu, thu nhập và việc làm. Chính sách tài chính thường có độ trễ trong dài. Ví dụ, khoảng thời gian từ khi khuyến nghị về thay đổi thuế được đưa ra cho đến khi nó trở thành luật có thể kéo dài nhiều năm. Chính sách tiền tệ có độ trễ trong tương đối ngắn. Khi ngân hàng trung ương cho rằng cần thay đổi một chính sách nào đó, nó có thể quyết định thay đổi trong vài ngày hay vài tuần. Tuy nhiên, độ trễ ngoài của chính sách tiền tệ lại dài. Sự gia tăng trong cung tiền tác động chậm chạp tới nền kinh tế, vì trước hết nó phải làm thay đổi lãi suất, sau đó sự thay đổi của lãi suất mới tác động tới đầu tư. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp đã lập kế hoạch đầu tư từ trước đó rất lâu. Bởi vậy, thời gian kể từ khi ngân hàng trung ương thực thi một chính sách tiền tệ nào đó cho đến khi nó tác động lên nền kinh tế - biểu hiện ở sự thay đổi của việc làm và GDF thực tế - có thể kéo dài tới 6 tháng. 2. Ví' sao dự báo kỉnh tế chính xác hơn lại tạo thuận lợi cho các nhà hoạch định chính sách trong việc ổn định nền kinh tế? Hãy trình bày hai phương pháp mà các nhà kinh tế sử dụng để dự báo xu thế phát triển trong nền kinh tế. lồi Độ trễ nói chung của cả chính sách tiền tệ lẫn chính sách tài chính đều dài. Cho nên, khi thực thi chính sách nhằm mở rộng hay thu hẹp tổng cầu, chúng ta phải dự báo được tình hình kinh tế sau sáu tháng cho tói một năm. 171
  41. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP KINH TẾ vĩ MÔ Cách thứ nhất mà các nhà kinh tế thường dùng để cố gắng dự báo tình hình kinh tế là dựa trên chỉ số của các chỉ báo chủ đạo. Nó thường bao gồm mười một dãy số liệu thay đổi trước khi có những thay đổi lớn trong nền kinh tế như giá cổ phiếu, số giấy phép xây dựng được cấp, giá trị các đơn đặt hàng mua máy móc, thiết bị mới và cung tiền. Cách thứ hai mà các nhà kinh tế sử dụng dự báo tình hình kinh tế trong tưcmg lai là sử dụng mô hình kinh tế. Các mô hình kinh tế lớn có sử dụng máy tính bao gồm nhiều phương trình, mỗi phưcmg trình biểu thị một phần của nền kinh tế. Khi đặt ra các giả định về hướng đi của các biến ngoại sinh như thuế, chi tiêu chính phủ, cung tiền, giá dầu, các mô hình kinh tế cho phép dự báo về xu thế phát triển của tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát, sản lượng vă các biến nội sinh khác. 3. Hãy trình bày phê phán của Lucas. Hi ỉ Lucas cho rằng việc mọi người phản ứng lại chính sách kinh tế như thế nào tuỳ thuộc vào kỳ vọng của họ về tương lai. Theo ông, kỳ vọng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có cả các chính sách kinh tế mà chính phủ đang theo đuổi. Do có cách nhìn nhận vấn đề như vậy, nên trong phê phán của mình về chính sách kinh tế, ông bắt đầu từ chỗ cho rằng các phương pháp đánh giá chính sách truyền thống không thích hợp để tính đến phưcmg thức tác động của chính sách kinh tế đối với kỳ vọng. Ví dụ, tỷ lệ hy sinh - tức số phần trăm GDP phải từ bỏ để cắt giảm 1% lạm phát - phụ thuộc vào kỳ vọng về lạm phát. Chúng ta không thể giả định một cách đơn giản rằng kỳ vọng này không thay đổi, hoặc được điều chỉnh một cách chậm chạp cho dù chính phủ theo đuổi bất kỳ chính sách nào, mà phải giả định rằng nó phụ thuộc vào hành vi của ngân hàng trung ương. 4. Vì sao lịch sử kỉnh tế vĩ mô có ý nghĩa quan trọng đối với chính sách kinh tế vĩ mô? ?7rả íòi Lịch sử kinh tế vĩ mô có ý nghĩa quan trọng đối với chính sách kinh tế vĩ mô bởi vì chúng ta muốn biết trước đây các chính sách ổn định được thực hiện với mục đích tạo ra sự ổn định hay gây ra sự mất ổn định. Điều này đến lượt nó lại tác động tới quan điểm của mọi người về việc chính sách của chính phù nên đóng 172
  42. Bài 12. Cuộc tranh luận vể chính sách kinh tếVI mô vai trò chủ động hay thụ động. Rõ ràng, mọi người sẽ ủng hộ chính sách chủ động của chính phủ nếu nền kinh tế phải chịu nhiều cú sốc lớn tác động vào tổng cầu và tổng cung, cũng như nhờ có chính sách của chính phủ mà các cú sốc này không gây ra tác động xấu tới nền kinh tế. Ngược lại, rnọi người sẽ cho rằng chính sách của chính phủ nên đóng vai trò thụ động nếu nền kinh tế ít khi phải chịu các cú sốc lớn và biến động mạnh hơn do có sự can thiệp vựng về của chính phủ. 5. Tính bất nhất của chính sách kinh tế là gì? Vì sao nhà hoạch định chính sách không mìiốn giữ lời hứa trong các thôníỊ báo mà họ đã đưa ra? Trong tình huống này, ưu điếm của quy tắc chính sách cô'định là gì? tò i Tính bất nhất tồn tại trước hết là vì hành động của các nhà ra quyết định tư nhân (tức tác nhân kinh tế tư nhân như người sản xuất, người tiêu dùng) chịu sự tác động của kỳ vọng của họ vào chính sách sẽ được thực thi trong tưofng lai. Cũng chính VI lẽ đó, các nhà hoạch định chính sách thông báo trước chính sách họ định theo đuổL trong tương lai nhằm tác động đến kỳ vọng của các nhà ra quyết định tư nhân. Thế nhưng, khi các nhà ra quyết định tư nhân đã hành động trên cơ sở kỳ vọng của họ, thì các nhà hoạch định chính sách lại không muốn thực hiện theo thông báo đã đưa ra (tức không giữ lời hứa hay tiền hậu bất nhất, gọi tắt là tính bất nhất). Ví dụ, để khích lệ tinh thần học tập của bạn, giáo sư tuyên bố cuối khoá học bạn phải thi hết môn. Bạn nghiên cứu thật chuyên cần và học thuộc toàn bộ nội dung môn học. Thế nhưng đến trước ngày thi, giáo sư lại tuyên bố huỷ cuộc thi để khỏi phải chấm điểm và tính bất nhất nảy sinh. Tương tự. để đạt được mục tiêu của mình, chính phủ tuyên bố không thuơng lượng với bọn khủng bố. Nếu bọn khủng bố tin vào thông báo của chính phủ, nghĩa là tin rằng việc bắt cóc con tin chẳng mang lại một chút lợi lộc nào cả, thì chúng chẳng mất công làm điều đó nữa. Tuy nhiên, một khi con tin bị bắt, chính phủ lại có động cơ mạnh mẽ để thương lượng và nhân nhượng. Bây giờ chúng ta hãy lấy một ví dụ về chính sách tiền tệ. Giả sử ngân hàng trung ương tuyên bố sẽ theo đuổi chính sách lạm phát thấp và tất cả mọi tác nhân trong nền kinh tế đều tin như vậy. Sau đó, dĩ nhiên là ngân hàng trung ương lại có động cơ làm tăng lạm phát vì nó đứng trước sự đánh đổi thuận lợi giữa lạm phát và thất nghiệp. Tác hại của tính bất nhất là ở chỗ mọi người không tin vào các thông báo chính sách nữa. Khi biết có tính bất nhất, sinh viên không chịu khó học hành, 173
  43. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP KINH TẾ vĩ MÔ bọn khủng bố bắt giữ con tin và ngân hàng trung ưcmg phải đối mặt với những tình huống đánh đổi bất lợi. Để tránh được những tác hại này, nhà hoạch định chính sách có thể cam kết tuân thủ một quy tắc chính sách cố định nào đó và đôi khi họ có thể đạt được mục tiêu: sinh viên học hành chăm chỉ, bọn khủng bố không bắt giữ con tin và lạm phát được duy trì ở mức thấp. 6 . Hãy Hệt kê ba quy tắc chính sách mà ngân hàng trung ương cần theo đuổi. Bạn ủng hộ quy tắc nào? Vì sao? á lồ i Quy tắc chính sách thứ nhất mà ngân hàng trung ương nên theo đổi là duy ưì tốc độ tăng cung tiền không đổi. Các nhà tiền tệ cho rằng hầu hết những biến động lớn trong nền kinh tế đều do sự thay đổi trong cung tiền gây ra. Từ nhận thức này, họ lập luận rằng quy tắc gia tăng cung tiền từ từ và vững chắc có thể ngăn ngừa được những biến động mạnh của nền kinh tế. Quy tắc chính sách thứ hai là mục tiêu GDP danh nghĩa. Theo quy tắc này, ngân hàng trung ương công bố đường lối dự kiến cho GDP danh nghĩa. Ví dụ, nếu GDP danh nghĩa thấp hơn mục tiêu, ngân hàng trung ưcfng sẽ tăng tốc độ tãng tiền tệ để kích thích tổng cầu. Một ưu điểm của chính sách này là nó cho phép chính sách tiền tệ điều chỉnh để đáp lại những thay đổi trong tốc độ lưu thông tiền tệ. Quy tắc chính sách thứ ba là mục tiêu mức giá. Theo quy tắc này, ngân hàng trung ưcmg công bố đưcíng lối cho mức giá và điều chỉnh cung tiền khi mức giá thực tế lệch khỏi mục tiêu. Chính sách này tỏ ra có ý nghĩa rất lớn đối với những người ủng hộ quan điểm cho rằng ổn định giá cả là mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tê. 7. Hãy đưa ra ba lý do giải thích vì sao yêu cầu cân bằng ngán sách có thể là quy tắc quá nghiêm ngặt đổi với chính sách tài chính. lờ i Có ít nhất ba ý kiến chống lại quy tắc cân bằng ngân sách, tức quy tắc không cho phép chính phủ chi tiêu quá nguồn thu từ thuế. Ý kiến phản đối thứ nhất là thâm hụt và thặng dư ngân sách góp phần ổn định nền kinh tế. Ví dụ, khi nền kinh tế suy thoái, thuế tự động giảm xuống và các khoản chuyển giao (ví dụ trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp xã hội) tự động tăng lên. Điều này có khuynh hướng làm cho nền kinh tế ổn định hơn, nhưng cũng làm cho thâm hụt ngân sách tăng lên. Ngược lại, khi nền kinh tế quá nóng, thuế 174
  44. Bài 12. Cuộc tranh luận vể chính sách kinh tê vĩ mô tự động tăng lên và các khoản chuyển giao tự động giảm xuống. Điều này có khuynh hướng làm cho nền kinh tế ổn định, nhưng cũng làm tăng thặng dư ngân sách. Như vậy, việc tuân thủ quy tắc cân bằng ngân sách đồng nghĩa với việc chấp nhận sự biến động mạnh hơn của nền kinh tế. Ý kiến phản đối thứ hai là thâm hụt và thặng dư ngân sách giúp chính phủ duy trì được mức thuế tương đối ổn định trong nhiều năm, nhờ vậy tránh được sự chênh lệch quá lóíi giữa mức thuế của các năm khác nhau. Để giữ cho mức thuế ổn định, chính phủ phải chấp nhận tình trạng thâm hụt ngân sách trong những năm có nguồn thu thấp bất thưòìig trong thời kỳ suy thoái hoặc có mức chi cao bất thường như trong thời kỳ chiến tranh. Ngược lại, khi nền kinh tế phát triển mạnh, nguồn thu từ thuế tăng cao bất thường, chính phủ phải chấp nhận tình trạng thặng dư ngân sách. Ý kiến phản đối thứ ba là thâm hụt ngân sách giúp cho chính phủ chuyển gánh nặng thuế từ thế hệ hiện tại sang thế hệ tương lai. Nếu thế hệ hiện tại phải chiến đấu để bảo vệ nền tự do, phải chống lại tình trạng suy thoái nặng nề để tránh cho nền kinh tế khỏi sụp đổ, thì thế hệ tương lai sẽ được sống trong tự do và sự thịnh vượng về idnh tế - những thứ do thế hệ hiện tại giành được. Để buộc những người thụ hưởng tương lai phải trả một phần chi phí, thế hệ hiện tại có thể chi cho chiến tranh, tăng chi tiêu để kích thích tổng cầu, bằng cách chấp nhận thâm hụt ngân sách. BÀI TẬP VÀ VẬN DỤNG ■ • • L Gid sử sự đánh đổi giữa íìỉất ỉìghiệp và lạm phát được xác định bởi đường Philips II ~ - Tịn - 71'') trong đó li ỉà tỷ lệ thất nghiệp, ứ' lù tỷ lệ tlỉất nghiệp íự nhiên, n là tỷ lệ lạm pháĩ và ;t"' là tỷ lệ lạm phát dự kiến. Nsoàl ra, giả sử Đáng Dán chủ (Mỹ) luôn theo đuổi chính sách tốc độ ĩâng tiền tệ cao, còn Đảng Cộng hoà luôn theo đuổi chính sách ĩốc độ tăng tiền tệ ĩhcíp. Theo hạn thì loại hình '*chỉi kỳ kinh doanh chính trịnào của lạm phát và thất nghiệp sểxảy ra nếu: a. Cứ bốn năm một đảng sể nắm quyền theo nguyên tắc tung dồng xu một cách ngẫu nhiên? b. Hai đáng thay pliiển nhau cẩm quyền? J lồ lạìái Theo bài ra, nền kinh tế Mỹ có đường Philips được mô tả bằng phương trình: u = n " - 7f) 175
  45. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP KÍNH TẾ vĩ MÒ Như chúng ta đã biết, phưcfng trình này hàm ý rằng nếu lạm phát thấp hơn tỷ lệ lạm phát dự kiến, thất nghiệp sẽ tăng lên trên tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và nền kinh tế rơi vào suy thoái. Song nếu lạm phát cao hơn tỷ lệ lạm phát dự kiến, thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm xuống dưới tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và nền kinh tế bùng nổ. Theo bài ra, chúng ta cũng biết rằng Đảng Dân chủ luôn luôn theo đuổi chính sách tốc độ tăng cung tiền cao và lạm phát cao (ký hiệu là 7Ỉ^), còn Đảng Cộng hoà luôn theo đuổi chính sách tốc độ tăng cung tiền thấp và lạm phát thấp (ký hiệu là 7^). a. Loại hình kinh doanh chính trị phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát mà mọi người dự KÌến vào đầu nhiệm kỳ cầm quyền của mỗi đảng. Nếu kỳ vọng hoàn toàn hợp lý và các hợp đồng có thể được điều chỉnh ngay lập tức khi một đảng mới lên cầm quyền, thì sẽ không có chu kỳ kinh doanh chính trị đối với thất nghiệp. Ví dụ, nếu Đảng Dân chủ gặp may khi tung đồng xu và lên cầm quyền, thì ngay lập tức mọi người sẽ dự kiến iạm phát cao. v \ n - ĩp - 7f, nên chính sách tiền tệ của Đảng Dân chủ không tác động tới nền kinh tế thực tế. Chúng ta sẽ quan sát thấy loại hlnh chu kỳ kinh doanh chính trị đối với lạm phát, trong đó Đảng Dân chủ theo đuổi lạm phát cao, Đảng Cộng hoà theo đuổi lạm phát thấp. Bây giờ, chúng ta hãy giả định rằng các hợp đồng được ấn định trong thời hạn dài đến mức tiền lương danh nghĩa và giá cả không thể điều chinh ngay lập tức. Trước khi có kết quả tung đồng xu, thì xác suất có lạm phát cao là 50% và xác suất có lạm phát thấp cũng là 50%. Như vậy, ở thời kỳ đầu của mỗi nhiệm kỳ, nếu kỳ vọng của mọi người là hợp lý, họ sẽ dự kiến mức lạm phát bằng: 7f ^0,57^ +0,57iI' Nếu Đảng Dân chủ gặp may khi tung đồng xu và lên cầm quyền, thì ban đávi n> 7f thất nghiệp giảm xuống dưới tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Do vậy, nền kinh tế nóng vào thời kỳ đầu nhiệm kỳ của Đảng Dân chủ. Nhưng theo thời gian, lạm phát sẽ tăng lên tới mức tP và thất nghiệp sẽ quay trở về tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Nếu Đảng Cộng hoà thắng, thì lạm phát sẽ thấp hcfn tỷ lệ lạm phát ịlự kiến và thất nghiệp cao hcfn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Do đó, nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái ở thời kỳ đầu nhiệm kỳ. Nhưng theo thời gian, lạm phát giảm xuống tới mức và thất nghiệp trở về tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. b. Nếu hai đảng thay phiên nhau cầm quyền, thì mọi người biết chắc chắn đảng nào đến phiên cầm quyền. Nghĩa là, mọi người đều biết tỷ lệ lạm phát sẽ cao hay thấp và như vậy không có loại hình chu kỳ kinh doạnh chính trị nào đối với thất nghiệp. Khi tỷ lệ lạm phát trong tương lai được nhận thức một cách chắc chắn, thì ngay cả các hợp đồng dài hạn cũng tính đến tỷ lệ lạm phát hiện tại vì 176
  46. Bài 12. Cuộc tranh luận về chính sách kinh tế vĩ mô mọi người biết chắc tỷ !ệ lạm phát sẽ tồn tại trong tương lai. Như vậy, lạm phát sẽ thay đổi giữa mức cao với mức thấp, tùy thuộc vào chỗ đảng cầm quyền. 2. Khi các thành phố thông qua luật giới hạntiền thuê nhà mà chủ nhà có thể quy định cho mỗi cán hộ thì thông thường đạo luật này chỉ áp dụng cho những ngôi nhà hiện có và không áp dụng cho các ngôi nhà chưa xây. Những người ủng hộ chinh sách kiểm soát tiền thuê lập luận rằng việc không áp dụng cho các ngôi nhà chưa xây đảm bảo rằng chính sách kiểm soát tiền thuê nhà không cản trở việc xây diùig nhà mới. Hãy đánh giá lập ìuận này dưới ánh sáng của tính hất nhất. j£ tìì i^ ứ ì Tính bất nhất có thể nảy sinh từ thông báo rằng các ngôi nhà mới xây không phải chịu sự điều chỉnh của luật kiểm soát tiền thuê nhà. Khi nhà chưa được xây dựng, thành phố có động cơ hứa hẹn rằng sẽ không áp dụng luật kiểm soát tiền thuê đối với các ngôi nhà mới xây. Lời hứa này làm cho các chủ nhà kỳ vọng thu được mức tiền thuê cao từ những ngôi nhà mới xây. Nhưng sau khi nhà đã được xây xong, thành phố lại có động cơ huỷ bỏ lòi hứa trước đây. Vì khi làm như vậy, sẽ có nhiều người thuê nhà được lợi trong khi chỉ có một số ít chủ nhà bị thiệt. Tuy nhiên, khó khăn nảy sinh là những người định xây nhà có thể dự kiến rằng thành phô' không thực hiện lời hứa. Khi dự kiến như vậy, họ không xây thêm nhà mới nữa và thành phố không đạt được mục tiêu của mình. 3. Thám hụt ngán sách điều chỉnh (còn gọi ì à thám hụt ngán sách toàn dụng, thâm hụt ngân sách cơ cấu) là thảm hụt ngán sách đã được điểu chỉnh để loại trừ ánh hưởng của chu kỳ kinh doanh. Nói cách khác, đó là mức thám hụt ngán sách được tính toán dựa trên ịiả (ỉịnlì là thất nghiệp ở mức lự nhiên. Một sô' nhà kinh tề đã đề' xuất quy tấc thâm hụt ngán sách điều chỉnh phải luôn luôn cán bằng. Hãy so sánh dể xuất này với quy tắc càn bằng ngân sách nghiêm ngặt. Quy tắc nào tốt hơn? Bạn cố nhận thấy vấn đề gì nảy sình khi áp dụng quy tắc ngán sách điều chỉnh cân hằng không? ạ iả i Quy tắc ngân sách cân bằng điều chỉnh ít nhất cũng giúp vượt qua được hai ý kiến chống lại quy tắc cân bằng ngân sách nghiêm ngặt mà chúng ta đã đề cập tới trong bài này. Trước hết, quy tắc ngân sách cân bằng điều chỉnh cho phép chính phủ thực thi chính sách thuế ngược với chu kỳ để ổn định nền kinh tế. Nghĩa là, chính phủ có thể chấp nhận thâm hụt ngân sách trong thời kỳ suy 177
  47. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀi ỉ Ạp KlNH TE vĩ MÔ thoái và thặng dư trong thời kỳ bùng nổ kinh tế. Trong thời kỳ suy thoái, thuế tự động giảm xuống và nhiều khoản chuyển giao, chi tiêu tự động tăng. Những cơ chế tự ổn định này tác động đến mức thâm hụt ngân sách thực tế, nhưng không tác động đến mức thâm hụt ngân sách điều chỉnh. Thứ hai, quy tắc này cho phép chính phủ giữ được mức thuế tương đối ổn định qua các năm - khi nguồn thu thấp hoặc cao bất thường - mà không cần tăng thuế trong thời kỳ suy thoái hoặc giảm thuế troiig thời kỳ bùng nổ kinh tế. Mặt khác, quy tắc ngân sách cân bằng điều chỉnh chỉ khắc phục được một phần hai ý kiến chống đối đã nêu, vì chính phủ cũng chỉ có thể chấp nhận thâm hụt ở một mức nào đó. Quy tắc này cũng không cho phép chính phủ duy trìmức thuế tưcfng đối ổn định qua các năm khi mức chi tiêu của chính phủ cao hoặc thấp bất thường như trong thời kỳ chiến tranh hay hoà bình. (Chúng ta có thể hiểu rõ điều này hcfn nếu nghiên cứu tình huống giả định là chính phủ không tuân theo quy tắc ngân sách cân bằng nghiêm ngặt trong bối cảnh đặc biệt, chẳng hạn khi có chiến tranh). Quy tắc này không cho phép chính phủ vượt qua được cản trở thứ ba đã nêu trong bài này. Nghĩa là, nó không thể giúp chính phủ chuyển gánh nặng chi tiêu từ thế hệ này sang thế hệ khác khi cần. Cuối cùng, một vấn đề nghiêm trọng nảy sinh khi vận dụng quy tắc này là là chúng ta không thể trực tiếp quan sát được ngân sách cân bằng điều chỉnh. Nghĩa là, chúng ta cần ước tính xem mình đang cách xa trạng thái toàn dụng bao nhiêu; sau đó, chúng ta cần ước tính xem mức chi tiêu và thuế khác đi bao nhiêu nếu đạt trạng thái toàn dụng. Đáng tiếc là chúng ta không thể ước tính chính xác các con số này. BÀI TẬP VẬN DỤNG Bổ SUNG 1. Bước vào những năm 1970, cả tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp tự nhiên ở Mỹ đêu tàng. Hãy sử dụng mô hình về tính bất nhất đê phân tích hiện tượng này. Hãy giả định chính sách tuỳ nghi được vận dụng để trả lời các cảu hỏi sau: a. Trong mô hình đã trình bày, điều gì sẽ xảy ra đối với tỷ lệ lạm phát khi tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên tâng lên? h. Bây giờ hãy thay đổi mô hình một chút bằng cách giá định rằng hàm tổn thất của Fed (ngân hàng trung ương Mỹ) là hàm bậc hai cho cả lạm phát và thâ't nghiệp. Nghĩa là, Lịu, 7ĩ) = lí^ + ỵ 7^ Hãy tiếp tục các bước tương tự như phần trinh bày trên để tìm lời giải cho tỷ lệ lạm phát trong điều kiện chính sách tiiỳ nghi. 178
  48. Bài 12. Cuộc tranh luận về chỉnh sách kinh tế vĩ mô c. Điều gì xảy ra với tỷ lệ lạm phát khi tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên tăng? d. Vào năm 1979, Tổng thống Simmy Carter hổ nhiệm nhà ngán hàng trung ương bảo thủ Paul Volcker làm cliú tịch của Fed. Theo mô hình này, điều gỉ có thể xảy ra đối với lợm phút và thất nghiệp? M ỉ i i ụ i ả ì a. Theo mô hình, không có điều gì xảy ra đối với tỷ lệ lạm phát khi tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thay đổi. b. Hàm tổn thất mới là; L (u ,n ) = +Ỵ7Ỉ' Bước thứ nhất giải phương trình này để tìm ra sự lựa chọn của Fed về lạm phát tại mọi mức kỳ vọng về lạm phát cho trước. Thay phương trình đường Phillips vào hàm tổn thất, chúng ta được: L{ii, n) = (h" - a{n- 7fỹ + Ỵ7Ỉ' Bây giờ, chúng ta lấy vi phân theo n và cho vi phân này bằng 0 để tìm mức tổn thất nhỏ nhất dLldn= 2a\ĩT- 7f) - 2cai" + 2ỵ7T=0 hay 7T= { ( Ỉ 7 f+ aw")(o^ +Ý) Tất nhiên, những tác nhân kinh tế hành động hợp lý hiểu được rằng Fed sẽ lựa chọn mức lạm phát này. Do tỷ lệ lạm phát dự kiến bằng tỷ lệ lạm phát thực hiện, nên phưcíng trình trên được rút gọn thành: n= cai"lY c. Khi tỷ lệ tự nhiên lạm phát tăng, tỷ lệ lạm phát thực tế cũng tăng. Tại sao vậy? VI Fed không muốn thấy sự gia tăng cận biên trong thất nghiệp làm tăng tỷ lệ thất nghiệp. Do vậy, các tác nhân kinh tế tư nhân biết rằng Fed có dlộng cơ mạnh hơn trong việc làm tăng lạm phát khi tỷ lộ tự nhiên cao hcfn. Cho lên, tỷ lệ lạm phát cân bằng cũng tăng lên. d. Việc bổ nhiệm một nhà ngân hàng trung ưcíng bảo thủ làm y tăng. Bởi vậy, tỷ lệ lạm phát cân bằng giảm. Việc tỷ lệ thất nghiệp thay đổi như thế nào còn phụ thuộc vào chỗ kỳ vọng về lạm phát điều chỉnh nhanh đến mức nào. Nếu chúng điều chỉnh ngay lập tức, thì tỷ lệ thất nghiệp không thay đổi và bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Trái lại, nếu kỳ vọng điều chỉnh chậm chạp, thì từ phương trình của đường Phillips chúng ta có thể thấy lạm phát giảm xuống và điều này làm cho tỷ lệ thất nghiệp tăng lên cao trên tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. 179
  49. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP KINH TẾ vĩMÔ Bài 13 NỀN KINH TẾ Mỏ TRONG NGẮN HẠN TÓM TẮT NỘI DUNG Bài này mở rộng phân tích về biến động kinh tế ngắn hạn bằng cách bổ sung thêm hoạt động thương mại và tài chính quốc tế. Mục tiêu trước hết của chúng ta là tìm hiểu phương thức tác động của chính sách tài chính và tiền tệ đối với tổng thu nhập của nền kinh tế mở. Mô hình chúng ta phát triển trong bài này có tên là mô hình Mundell - Pleming. Thực chất, đây là mò hình IS-LM cho nền kinh tế nhỏ và mở cửa trong đó vốn có tính cơ động hoàn hảo. Mô hình Mundell - Pleming giả định mức giá là biến số cho trước và chỉ ra yếu tố gây ra biến động trong thu nhập và tỷ giá hối đoái. Mỏ hình Mundell - Pleming cũng cho thấy rằng chính sách tài chính không tác động tới tổng thu nhập trong điều kiện tỷ giá hối đoái thả nổi. Chính sách tài chính mở rộng làm cho đồng tiền lên giá và xuất khẩu ròng giảm, qua đó làm triệt tiêu tác dụng mở rộng thông thường đối với tổng thu nhập. Tuy nhiên, mô hình này cho thấy rằng chính sách tài chính phát huy tác dụng mạnh đối với tổng thu nhập trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định. Mô hình Mundell - Pleming chi ra rằng ngược với chính sách tài chính, chính sách tiền tệ không tác động tới tổng thu nhập trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định. Mọi mưu toan mở rộng cung ứng tiền tề đều vô ích, bởi vì cung ứng tiền tệ phải điều chỉnh để giữ cho tỷ giá hối đoái ở mức công bố. Tuy nhiên, trong điều kiện tỷ giá hối đoái Ihả nổi, chính sách tiền tệ tác động tới tổng thu nhập. Cả hai hệ thống tỷ giá hối đoái cố định và thả nổi đều có những ưu điểm nhất định, Tỷ giá hối đoái thả nổi cho phép nhà hoạch định chính sách tự do theo đuổi các mục tiêu khác ngoài sự ổn định tỷ giá hối đoái. Tý giá hối đoái cố định làm giảm bớt tính bất định trong các giao dịch kinh doanh quốc tế. 180
  50. Bài 13. Nén kinh tế mở trong ngắn hạn CÂU HỎI ÔN TẬP /. Hãy cho biết khi chinh phủ tăng thuế thì điều gì sẽxdy ra với tông thu nhập, tỷ giá hổi đoái và cán cán thương mại trong mô hình Mundell - Pleming với tỷ giá hối đoái lliá nổi. Điền gì sẽ xảy ra nếu tỷ giá hối đoái được cố định chứ không phải tlìd nổi? Q ’i'íi lờ i Trong mô hình Mundell-Pleming, chính sách tăng thuế làm dịch đường /s* sang trái, chẳng hạn từ /5" tới ISỊ như trong hình 13.1. Nếu tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn, thì đường LM* không bị ảnh hưởng (tức vẫn ở vị trí cũ). Hậu quả là tỷ giá hối đoái giảm trong khi tổng thu nhập vẫn ở mức cũ. Sự suy giảm của tỷ giá hối đoái đến lượt nó lại làm cho xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm và cán cân thương mại được cải thiện. H ìn h 13.1 Bây giờ, giả sử chính phủ thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Khi đường /5* dịch sang trái, chẳng hạn từ /S| tới ỈS2 như trong hình 13.2, thì cung tiền phải giảm để giữ cho tỷ giá hối đoái không đổi. Hậu quả là, đường LM* dịch chuyển, chẳng hạn từ LM' tới LM[ như trong hình vẽ, và sản lượng giảm Yy xuống Y2 trong khi tỷ giá hối đoái vẫn như cũ. Vì xuất khẩu ròng chỉ thay đổi khi tỷ giá hối đoái thay đổi hoặc đường xuất khẩu ròng dịch chuyển. Do ở đây cả hai tình huống này đều không xảy ra, nên chúng ta có thể nhận định rằng xuất khẩu ròng không thay đổi. Tóm lại, chúng ta có thể nhận định rằng trong nền kinh tế mở, chính sách tài chính có hiệu quả. Nó tác động tới sản lượng trong chế độ tỷ giá hối đoái cô' định, nhưng không hiệu quả trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi. 181
  51. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP KINH TẾ vĩ MÔ í - c 6) Thu nhập, sản lượng H ìn h 13.2 2 . Hỡỵ cho biết khi cung ứng tiền tệ giấm xuống, điểu gi sẽ xảy ra với tổng thu nhập, tỷ giá hối đoái, cán cán thương mại trong mô hình Mundell - Pleming với tỷ giá hối đoái thả nổi. Điềii gì sẽ xảy ra nêu tỷ giá hối đoái được cố định chứ không phải thá nổi? íTrứ lò i Trong mô hình Mundell - Pleming với tỷ giá hối đoái thả nổi, chính sách cắt giảm cung tiền làm giảm sô' dư tiền tệ thực tế MỈP, qua đó làm cho đường LM* dịch sang trái, chẳng hạn từ LM\ tới LM’ như được chỉ ra trong hình 13.3. Kết quả là, nển kinh tế chuyển tới trạng thái cân bằng mới với thu nhập thấp hơn và tỷ giá hối đoái cao hơn. Sự gia tăng của tỷ giá hối đoái đến lượt nó lại làm cho cán cân thương mại xấu đi. Thu nhập, sản lượng H ìn h 13.3 182
  52. Bài 13. Nển kinh tế mở trong ngăn hạn Nếu tỷ giá hối đoái bị cố định, thì sức ép làm tăng tỷ giá hối đoái buộc ngân hàng trung ương phải bán nội tệ và mua ngoại tệ. Hoạt động này làm tăng cung tiển M và đẩy đường LM* dịch chuyển ngược trở lại bên phải cho đến khi nó đạt tới LM, như được chỉ ra trong hình 13.4. Thu nhập, sản lượng H ìn h 13.4 Tại trạng thái cân bằng, thu nhập, tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại không thay đổi. Do vậy, chúng ta cộ thể kết luận rằng trong nền kinh tế mở, chính sách tiền tệ có hiệu quả, tác động tới sản lượng trong chế độ tỷ giầ hối đoái thả nổi, nhimg hoàn toàn bất lực trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định. 3. Hãy giải thích điều gì sẽ xảy ra với tổng thu nhập, tỷ giá hối đoái, cán cân thương mại trong mô hình Mimdeỉl - Pleming với tỷ giá hối đoái thả nổi, khi hạn ngạch nhập khẩu ô tô bị xoá bỏ. Điều gì xảy ra nếu tỷ giá hối đoái cô'định chứ không phâi thả nổi? « //5V Trong mô hình Mundell - Pleming với chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, việc xoá bỏ hạn ngạch nhập khẩu ó tô làm dịch đường xuất khẩu ròng vào phía trong, chảng hạn từ NXị{e) tới NX2 Ìe) như trong hình 13.5. Hình này cho thấy tại bất kỳ tỷ giá hối đoái cho trước nào, chẳng hạn e, xuất khẩu ròng đểu giảm. Nguyên nhản là giờ đây người dân trong nước có thể mua được nhiều ô tô từ nước ngoài hơn khi có hạn ngạch. 183
  53. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP KINH TẾ vĩ MÔ Thu nhập, sản lượng Hình 13.5 Từ đó chúng ta suy ra rằng sự dịch chuyển vào phía trong của đưcng xuất khẩu ròng làm cho đường ỈS* cũng dịch vào phía trong, chẳng hạn từ /5* tới /5j nhu trong hình 13.6. Thu nhập, sản lượng Hình 13.6 Hình này cho thấy tỷ giá hối đoái giảm trong khi thu nhập không tiay đổi. Cán cân thương mại cũng không thay đổi. Chúng ta biết được điều lày nhờ phưcmg trình: NX(e) = Y-C{Y-T)- I{r)- G 184
  54. Bài 13. Nền kinh tê mở trong ngắn hạn Do chính sách xoá bỏ hạn ngạch không lác động lới Y, c, I hoặc G, nên nó không thê’ tác động tới cán cân thưcfng mại. Nếu chính phủ áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định, thì sự dịch chuyển của đường ỈS* tạo ra áp lực làm giảm tỷ giá hối đoái, như chúng ta đã thấy ở trên. Để giữ cho tỷ giá hối đoái cồ' định, ngân hàng trung ưcfng buộc phải mua nội tệ và bán ngoại tệ. Hành vi này làm dịch đường LM* sang trái, chẳng hạn từ LM’ tới LMỊ , như được chỉ ra trong hình 13.7. 'ẫI 'CD O) Thu nhập, sản lượng H ìn h 13.7 Tại trạng thái cân bàng, thu nhập giảm xuống (từ F| tới Y2 ) và tỷ giá hối đoái không thay đổi (vẫn là ẽ). Khi đó cán cân thương mại phải giảm. Chúng ta biết được điều này vì xuất khẩu ròng giảm tại mọi mức tỷ giá hối đoái. 4. Những lùi điểm và nhược điểm chủ vếu của chế độ tỷ giá hối đoài thả nổi và cố định là gì? ^ r ả ỉò'i Tỷ giá hối đoái thả nổi có ICII điểm là cho phép chính sách tiền tệ theo đuổi các mục tiêu khác với mục tiêu ổn định tỷ giá hối đoái. Ví dụ, ngân hàng trung ương có thể sử dụng nó để ổn định giá cả và việc làm. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm là tạo ra tính bất định cao của tỷ giá hối đoái và điều này có thể tạo thêm khó khăn cho thương mại quốc tế. Tỷ giá hối đoái cố định có lùi điểm là tạo thuận lợi cho thưcmg mại quốc tế thông qua việc làm giảm tính bất định của tỷ giá hối đoái. Ngoài ra, nó cũng đặt 185
  55. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP KINH TẾ vĩ MÔ ra kỷ luật cho các cơ quan hữu trách về tiền tệ, qua đó ngăn ngừa khả năng gia lăng quá mức của cung tiền M. Chúng ta cũng có thể nói thêm rằng nó là quy tắc tiền tệ dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm là chính phủ không thể dùng chính sách tiền tệ để theo đuổi các mục tiêu chính sách khác ngoài mục tiêu duy trì tỷ giá hối đoái ổn định. Với tư cách một kỷ luật mà cơ quan hữu trách về tiền tệ phải chấp hành, nó có thể dẫn đến tình trạng mất ổn định lớn hơn trong thu nhập và việc làm. BÀI TẬP VÀ VẬN DỤNG 7. Hãy dùng mô hình Mundeìỉ - Pỉeming để dự đoán điều gì sẽ xảy ra với tổỉĩg thu nhập, tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại ĩrong điều kiện tỷ giá hối đoái ĩlìd nổi và cố định khi có mối cú sốc saư đáy: a. Sự suy giảm niềm tin của người tiêu dùng về tương lơi làm cho họ chi tiêu ừ hơn và tiết kiệm nhiều hơn. b. Việc bán các mẩu mới rấí hợp lý thị hiếu của Toyota làm cho một số người tiêu dùng ĩlĩích ỏ tô ngoại hơn ô tô nội, c. Việc bán máy rút tiền tự động (ATM} làm giám nhu cấu về ĩiểtì, Ẩ L Ỏ i ạ i á i Dạng đại số của mô hình Mundell - Pleming gồm ba phương trình sau đây: Y = C{Y-T) + /(/•) + G + NXie) M/P = L(/-,r) /• = Ngoài ba phưcmg trình trên, mô hình còn giả định mức giá cổ định trong ngắn hạn cả ở trong nước và nước ngoài. Điều đó có nghĩa rằng tỷ giá hối đoái danh nghĩa e bằng tỷ giá hối đoái thực tế. a. Nếu người tiêu dùng bi quan và vì vậy quyết định chi tiêu ít hcn và tiết kiệm nhiều hơn, thì đường /s* dịch chuyển sang trái, chẳng hạn từ /5* tới /sj như trong hình 13.8 và 13.9. Tmh huống tỷ giá hối đoái thả nổi được mô tả trong hình ]3.8. Do trong tình huống này cung tiền không điều chỉnh (vẫn giữ nguyên như cũ), nên đường LM* không dịch chuyển. Do đường LM* không dịch chuyển, nén sản lượng Y cũng không thay đổi. VI vậy, sự dịch chuyển xuống dưới của đưòig ỈS làm cho tỷ giá hối đoái giảm xuống (đồng tiền trong nước xuống giá). Kết quả là, cán cân thưcmg mại tăng lên ở mức đúng bằng quy mô giảm sút của tiẳu dùng. 186
  56. Bài 13. Nền kinh tê mở trong ngắn hạn Tinh huống tỷ giá hối đoái cố định được mô tả bằng hình 13.9. Do trong tình huống này tỷ giá hối đoái bị cô' định, nên nó không thể giảm khi đường IS* dịch sang trái. Thay vào đó, sản lượng Y sẽ giảm. Vì tỷ giá hối đoái không thay đổi, nên chúng ta biết rằng cán cân thương mại cũng không thay đổi. Hình 13.8 '<T3 5) Thu nhập, sản lượng Hình 13.10 Về cơ bản, sự suy giảm của mức chi tiêu mong muốn tạo ra áp lực làm giảm lãi suất và bởi vậy cũng tạo ra sức ép làm giảm tỷ giá hối đoái. Nếu áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định, thì ngân hàng trung ưcrtig phải mua hết lượng nội tệ mà các nhà đầu tư muốn bán ra và cung ngoại tệ ra thị trường. Kết quả là, tỷ giá hối đoái không thay đổi và do vậy cán cân thương mại cũng không thay đổi. Cho nên, không có yếu tố nào ngăn ngừa sự giảm sút của tiêu dùng và sản lượng giảm. 187
  57. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP KINH TẾ vĩ MÔ b. Nếu một số người tiêu dùng quyết định họ ưa thích ô tô ngoại hơn ô tô nội, thì đường xuất khẩu ròng phải dịch chuyển sang trái như được chỉ ra trong hình 13.10. Điều này hàm ý tại bất kỳ mức tỷ giá hối đoái nào, xuất khẩu ròng cũng thấp hơn trước đây. H ìn h 13.10 Sự giảm sút của xuất khẩu ròng đến lượt nó lại làm dịch đường IS* sang trái, chẳng hạn từ /5* tới ISl như trong hình 13.11. Nếu tỷ giá hối đoái thả nổi và vì vậy đường LM* không dịch chuyển, thì sản lượng không thay đổi trong khi tỷ giá hối đoái giảm (đồng tiền trong nước xuống giá). I D) ỉb H ìn h 13.11 Cán cân thương mại cũng không thay đổi cho dù có sự giảm sút của tỷ giá hối đoái. Chúng ta biết điều này vì NX = S-l, và cả tiết kiệm và đầu tư giữ nguyên nhu cũ. 188
  58. Bài 13. Nển kinh tế mở trong ngắn hạn Hình 13.12 minh họa cho trường hợp tỷ giá hối đoái cố định. Sự dịch chuyển sang trái của đường ỈS tạo ra sức ép làm giảm tỷ giá hối đoái. Ngân hàng trung ương mua nội tệ và bán ngoại tệ để giữ cho e cố định. Hành động này làm giảm M và dịch đường LM sang trái. Kết quả là sản lượng giảm xuống. 1 'ẫ '03O) Thu nhập, sản lượng H ìn h 13.12 Cán cân thương mại giảm xuống bởi vì sự dịch chuyển trong đường xuất khẩu ròng hàm ý xuất khẩu ròng thấp hơn tại mọi mức đã cho của tỷ giá hối đoái. c. Tlieo bài ra, việc bán máy rút tiền lự động làm giảm cầu tiền. Chúng ta cũng biết rằng trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ yêu cầu cung về số dư tiền tệ thực tế M/P phải bằng cầu, nghĩa là: M/F = L(r*, r) Khi giảm sút của cầu tiền hàm ý nếu thu nhập và lãi suất không thay đổi, vế phải của phương trình này phái giảm. Do cả M yh p đểu cố định, nên chúng ta biết rằng vế trái của phương trình này không thể điều chỉnh để trở lại trạng thái càn bằng. Chúng ta cũng biết rằng lãi suất bị cố định ở mức lãi suất thế giới. Do đó thu nhạp - biến duy nhất có thể điều chỉnh - phải tăng lên để làm tăng cầu tiền. Kết luận này hàm ý đường LM* dịch sang phải. Hình 13.13 mô tả tình huống tỷ giá hối đoái thả nổi. Nhìn vào hình vẽ, chúng ta thấy thu nhập tăng lên, tỷ giá hối đoái giảm xuống (đồng tiền trong nước xuống giá) và cán cân thương mại được cải thiện. Hình 13.14 mô tả tình huống tỷ giá hối đoái cố định. Nhìn vào hình vẽ, chúng ta thấy đường LM* dịch chuyển sang phải. Vẫn như trước, điều này có xu hướng đẩy lãi suất trong nước xuống và làm cho đồng tiền xuống giá. Tuy nhiên, để giữ cho tỷ giá hối đoái cố định, ngân hàng trung ương phải mua nội tệ 189
  59. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP KINH TẾ vĩ MÔ và bán ngoại tệ. Hành động này làm giảm cung tiền và làm dịch đường LM* sang trái. Đường LM* tiếp tục dịch chuyển cho đến khi nền kinh tế trở về trạng thái cân bằng ban đầu. I 'C O 6> Thu nhập, sản lượng Hình 13.13 Kết quả cuối cùng là, cả thu nhập, tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại đểu không thay đổi. I - c Õ) Thu nhập, sàn lượng Hình 13.14 2. Mô lìỉnh Mundelì - Pleming coi lãi suất thế giới là biến ngoại sinh, được xác định từ ngoài mô lĩinli. Bày gìờchúníỉ ta hãy tìm hiểu xem tĩguyên nhân nào làm cho nó íhay đổi và điều gì sẽ xảy rơ khỉ nó thay đổi. 190
  60. Bài 13. Nén kinh tê mở trong ngắn hạn CL Những yếii tố nào làm cho lãi siiấí íhếgiới tủtìg? h. Giá sử tỷ giâ hôĩ đoái được ĩlưỉ iỉổi, điéĩi gì xảv ra với tổng thii ỉìlỉập, fy giá hối đoái và cún cán thương mại khi lãi suất ĩhếgiới tăìiịị? c. Giả sử tỷ gia hối đoái diừ/c cố định, diêu gi xảy rơ với tổng thu nhập, tỷ giá Ììấi đoái rà cún cân thương mại khi lãi suất thế giới íăng? Jítìi ụiíiì a. Mô hình Mundell-Pleming coi lãi suất thế giới là biến ngoại sinh. Tuy nhiên, không có lý do để hy vọng lãi suất thế giới không thay đổi. Trong mô hình về nền kinh tế đóng trình bày ở bài 3, trạng thái cân bằng của tiết kiệm và đầu tư quyết định lãi suất thực tế. Trong nền kinh kế mở trong dài hạn, lãi suất thế giới thực tế là lãi SLiất làm cân bằng tiết kiệm thế giới và đầu tư thế giới. Tấl cả các yếu tố làm giảm tiết kiệm Ihế giới hoặc ]àm tăng cầu đầu tư thế giới đều làm tăng lãi suất thế giới. Thêm vào đó trong ngắn hạn, khi giá không thay đổi, tất cả các yếu tô làm tăng cầu của thế giới về hàng hoá hoặc làm giảm mức cung tiền của thế giới đều làm tăng lãi suất thế giới. b. Hình 13.15 mô tả tác động của sự gia tăng lãi suất thế giới trong chế độ tỷ giá hối đoái. Khi đó cả đườngỈS* và LM* đều dịch chuyển. Đường ỈS* dịch sang trái, bởi vì lãi suất cao hcfn làm cho đầu tư !(/•*) giảm xuống. Đường LM* dịch sang phải, bởi vì lãi suất cao hơn làm giảm cầu tiền. Do cung về số dư tiến tệ thực tế MIP cố định, nên lãi suất cao hơn dẫn đến tình trạng dư cung về số dư tiền tệ thực tế. Để trở lại cân bằng trên thị trường tiến tệ, thu nhập phải tăng và điều này làm tăng cầu tiền cho đến khi dư cung không còn nữa. Thu nhập, sản lượng Hình 13.15 191
  61. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP KINH TẾ vĩ MÒ Từ hình vẽ, chúng ta nhận thấy rằng sản lượng tăng lên và tỷ giá hối đoái giảm xuống (đồng tiền trong nước xuống giá). Do đó, cán cân thương mại tăng lên. c. Hình 13.16 chỉ ra tác động của sự gia tăng lãi suất Ihế giới trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định, Cả hai đưòng/s* và LM* đều dịch chuyển. Giống như trong câu b, đường IS* dịch sang trái bởi lãi suất cao hơn làm cho đầu tư giảm xuống. Song khác với câu b, đường LM* dịch chuyển sang trái, chứ không phải sang phải. Lý do ở đây là áp lực làm giảm tỷ giá hối đoái buộc ngân hàng phải mua nội tệ và bán ngoại tệ. Hành vi này làm giảm cung tiền M và làm dịch chuyển đường LM* sang trái. Đưòng LM* phải dịch toàn bộ quãng đường từ LM' tới LM\ như trong hình 13.16, điểm mà đường tỷ giá hối đoái cố định cắt đường /5* mới. I - c :ct5 õ) ĩhu nhập, sản lượng Hình 13.16 Tại irạng thái cân bằng, sản lượng giảm xuống trong khi tỷ giá hối đoái giữ nguyên không thay đổi. Do tỷ giá hối đoái không đổi, nên cán cân thưcmg mại cũng không thay đổi. 3. Giám đốc các doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách thường quan tám tới '‘khả năng cạnh tranh” của nền kinh tế Việt Nam. Nghĩa là họ quan tám tới khá năng của các ngành kinh tế Việt Nam trong việc bán sản phẩm của mình và tlui được lợi nlìiiận trên thị írường thế giới. Bạn hãy giúp họ phán tích xem: a. Sự thay đổi tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến khá năng cạnh tranh như thế nào? b, Nên theo đuổi cách kết hợp nào của chính sách tiền tệ vờ tài chính để náng cao năng lực cạnh tranh nlnùig không thay đổi tổng thu nhập? 192
  62. Bài 13. Nên kinh tê mở trong ngắn hạn ạiái a. Sự xuống giá của đồng tiền làm cho hàng hoá của Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao hơn. Lý do ở đây là sự xuống giá hàm ý giá tính bằng nội tệ như cũ đổi được ít hơn đcín vị riRoại tệ hcm. Điều này hàm ý nếu tính bằng ngoại tệ, hàng hoá của Việt Nam trở nên rẻ hơn và người nước ngoai mua nhiều hàng hóa Việt Nam hơn. Ví dụ, chúng ta hãy giả định tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và yên Nhật giảm từ 0,01 đồng/yên xuống còn 0,005 đồng/yên. Khi đó nếu tính bàng yên Nhật, thì một hộp bóng bàn Việt Nam giá 10.000 đồng sẽ giảm từ 100 yên xuống chỉ còn 50 yên. Sự giảm giá này làm tăng lượng bóng bàn sản xuất tại Việt Nam mà người Nhật muốn mua. Do đó, khả nãng cạnh tranh của bóng bàn Việt Nam táng lên. b. Trước hết chúng ta hãy xem xét tình huống tỷ giá hối đoái thả nổi. Chúng ta biết rằng vị trí đường LM* quyết định sản lượng. Nghĩa là, sản lượng sẽ không thay đổi nếu đường LM* vẫn ở vị trí cũ. Do đó, nhận xét đầu tiên của chúng ta là giữ cho cung tiền không đổi (để cố định đường LM*). Tiếp theo, chúng ta dùng chính sách tài chính thu hẹp để dịch chuyển đường IS* sang trái với mục đích làm cho tv giá hối đoái giảm xuống (tức làm cho đồng liền xuống giá). Cụ thể, chúng ta có thể giảm chi tiêu chính phủ hoặc tăng thuế. ‘TO -c: 6) Thu nhập, sản lượng H ìn h 13.17 Bây giờ, chúng ta chuyển sang chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Nếu muốn nâng khả nãng cạnh tranh, chúng ta cần làm giảm tỷ giá hối đoái. Nghĩa là, ngân hàng trung ương cần cố định nó ở mức thấp hơn. Như vậy, bước đi đầu tiên của ngân hàng trung ưcmg là phá giá đồng Việt Nam, hay nói cách khác là cố định tỷ giá hối đoái ở mức mong muốn thấp hơn. Hành động này làm tăng 193