Hệ thống thông tin địa lý (gis) trong lâm nghiệp - Chương III: Sử dụng đất – loại hình và yêu cầu

pdf 35 trang vanle 1980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hệ thống thông tin địa lý (gis) trong lâm nghiệp - Chương III: Sử dụng đất – loại hình và yêu cầu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhe_thong_thong_tin_dia_ly_gis_trong_lam_nghiep_chuong_iii_su.pdf

Nội dung text: Hệ thống thông tin địa lý (gis) trong lâm nghiệp - Chương III: Sử dụng đất – loại hình và yêu cầu

  1. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm CHƯƠNG III SỬ DỤNG ĐẤT – LOẠI HÌNH VÀ YÊU CẦU III.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT a) Các khái niệm về sử dụng đất Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, con người đã biết tận dụng và khai thác các tiềm năng của đất đai để sử dụng cho các mục đích khác nhau. Sử dụng vào mục đích nông nghiệp, xây dựng cơ bản, khai thác khoáng sản, làm nhà ở, Hay nói cách khác, loại sử dụng đất được hiểu khái quát là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất cụ thể. Có thể chia sử dụng đất thành các hình thức (kiểu) sử dụng đất như sau: - Sử dụng đất trên cơ sở sản xuất trực tiếp (cây trồng, đồng cỏ và rừng gỗ, ). - Sử dụng đất trên cơ sở sản xuất thứ yếu/gián tiếp (như là chăn nuôi). - Sử dụng đất vì mục đích bảo vệ (chống suy thoái đất, bảo tồn đa dạng hoá loài sinh vật, bảo vệ các loài quý hiếm). - Sử dụng đất theo các chức năng đặc biệt như thuỷ lợi, đường giao thông, đất khu dân cư, du lịch sinh thái, công nghiệp, khu an dưỡng, Thông thường khi nghiên cứu sử dụng đất người ta thường phân tách thành 3 loại như sau:  Loại hình sử dụng đất chính (Major Kind Of Land Use) Là sự phân nhỏ sử dụng đất trong khu vực hoặc vùng nông – lâm nghiệp. Chủ yếu dựa trên cơ sở sản xuất của các cây trồng hàng năm, lâu năm, lúa nước, đồng cỏ, khu giải trí nghĩ ngơi, rừng, động vật hoang dã, bảo vệ nước, cải thiện đồng cỏ. Ví dụ như cây hàng năm, cây lâu năm, trồng cỏ đại trà, trồng cỏ thâm canh,  Loại hình sử dụng đất (Land Use Type – LUT) Là loại hình đặc biệt của sử dụng đất được mô tả và phân loại một cách chi tiết. Có thể phân loại theo thời gian sinh trưởng của cây trồng, phân loại theo nhóm sản phẩm, phân loại chi tiết theo cây trồng và mùa vụ. Nói cách khác thì loại hình sử dụng đất là một hoặc một nhóm cây trồng được bố trí sản xuất trong điều kiện tự nhiên, kinh tế hiện hành (cụ thể).  Kiểu sử dụng đất (Land Utilization Type – LUT) Là bức tranh mô tả chi tiết các loại sử dụng đất khi đánh giá ở cấp huyện, xã, nông trại, nông hộ. Đó cũng có thể là hệ thống cây trồng hoặc luân canh cây trồng của @LUT 2015, trên mỗi LMU. ThS. LUT chuyên Huỳnh lúa: Lúa xuân Thanh – lúa mùa hoặc Hiền 1 vụ lúa. - NLU Trang 54
  2. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm Bảng 15: Các loại hình sử dụng đất và các kiểu sử dụng đất b) Hệ thống sử dụng đất (land Use System – LUS) Khái niệm hệ thống sử dụng đất được các nhà khoa học đất xây dựng trên cơ sở lý thuyết về hệ thống do L.Vonbertanlanfy đề xướng vào đầu thế kỷ XX. Khái niệm hệ thống được hiểu như sau: “Hệ thống là một tổng thể có trật tự của các yếu tố khác nhau có quan hệ và tác động qua lại. Một hệ thống được xác định như một tập các đối tượng hay các thuộc tính được liên kết bằng nhiều mối tương tác” (Phạm Chí Thành và ctg, 1993). Như vậy, một loại hình sử dụng đất được bố trí trong một điều kiện tự nhiên cụ thể, có thể là một đơn vị đất đai, nó bao hàm cả vấn đề đầu tư cải tạo và thu nhập có thể có thì là một hệ thống sử dụng đất. LUS = LMU + LUT • Hợp phần đất đai của LUS là đặc tính của LMU, ví dụ - loại đất, độ dốc, chế độ ẩm của đất, lượng mưa • Hợp phần sử dụng đất của LUS là các thuộc tính mô tả LUT : Thuộc tính sinh học, thuộc tính kỹ thuật và quản lý sản xuất, thuộc tính kinh tế xã hội, • LUS là một phần của Hệ thống canh tác và quan hệ chặt chẽ với Hệ thống nông nghiệp của vùng sản xuất Vì vậy trong Trong đánh giá đất đai chúng ta không đánh giá loại hình sử dụng đất mà chúng ta đánh giá hệ thống sử dụng đất. Sơ đồ 8: Cấu trúc hệ thống sử dụng đất (Beck, 1978; Dent và Young, 1981) HEÄ THOÁNG SÖÛ DUÏNG ÑAÁT (Land Use System) Loaïi hình söû duïng ñaát Ñôn vò baûn ñoà ñaát ( Land Utilization Type) (Land Mapping Unit) Caûi taïo ñaát ñai (Land provement) @ 2015, ThS. Huỳnh ThanhNaêng Hiềnsuaát, thu nhaäp - NLU (Output) Ñaàu tö ( Input) Yeâu caàu söû duïng ñaát Chaát löôïng (ñaëc tính) ñaát ñai ( Land Use Requirements) (Land Qualities) Trang 55
  3. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm Sơ đồ 9: Hệ thống sử dụng đất: đầu vào/đầu ra về kinh tế và môi trường Sơ đồ 10: Hệ thống sử dụng đất trong mối quan hệ với hệ thống khu vực và hệ thống canh tác (theo FAO, 1992) @ 2015, ThS. Huỳnh Thanh Hiền - NLU Trang 56
  4. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm c) Yếu tố chẩn đoán (Diagnostic Criterion – DC) Yếu tố chẩn đoán là các tính chất đất đai có ảnh hưởng lên sản phẩm đầu ra hay đầu tư cần thiết đầu vào nhằm xác định đặc tính đất đai hay chất lượng đất đai. Bảng 16: Một số yếu tố chẩn đoán dùng để đánh giá các đặc tính đất đai ( H.Hulzing, 1993) ĐẶC TÍNH ĐẤT ĐAI CÁC YẾU TỐ CHẨN ĐOÁN − Độ ẩm Độ giữ ẩm của đất − Độ giữ nước trên lớp mặt Thành phần cơ giới đất, trạng thái vật lý, độ dốc − Có thể có oxy Loại đất thoát nước − Có thể có dinh dưỡng Loại dinh dưỡng, pH − Các điều kiện độ sâu Độ sâu hiệu quả của đất − Bị ngập lụt Thời gian và thời kỳ ngập lụt − Có thể làm đất Trạng thái vật lý đất, thành phần cơ giới, hiện trạng sỏi/đá − Điều kiện dọn quang đất Số lượng đất rừng trong LMU − Khả năng đồng cỏ Cỏ (có thể cung cấp đủ) − Có thể có nước uống cho gia súc Bình quân khoảng cách đến nơi uống nước trong LMU − Nạn xói mòn đất Loại dễ xói mòn, bao trùm các tích chất đất của LMU − Khả năng đánh giá trong các Độ dốc LMU cho chăn nuôi d) Yêu cầu sử dụng đất (Requirement Of Land Use – RL) Là những điều kiện đất đai cần thiết và đòi hỏi cho việc bố trí một loại hình sử dụng đất cụ thể một cách ổn định và có hiệu quả. Bao gồm các yêu cầu của cây trồng, vật nuôi, các yêu cầu về quản trị và các yêu cầu bảo vệ đất đai. e) Yếu tố hạn chế (Limitations – Lim) Là những chất lượng (đặc tính) đất đai hay tiêu chuẩn chẩn đoán ảnh hưởng bất lợi đến một loại hình sử dụng đất cụ thể. Ví dụ như một đơn vị đất đai có tính chất đất đai là độ dốc trên 80 sẽ là yếu tố hạn chế cho loại hình sử dụng đất lúa nước; đất ngập nước thì yếu tố ngập nước sẽ là yếu tố hạn chế của cây cà phê, f) Cải tạo đất (Land Improvement – LI) Là những hoạt động tạo ra những thay đổi thuận lợi cho chất lượng đất đai. Cải tạo đất cần được phân biệt với những cải tạo trong sử dụng đất. Ví dụ như những thay đổi trong sử dụng một loại đất hay những bổ sung cho những tập quán quản lý của một @loại 2015, hình sử dụng ThS. đất cụ thể. Huỳnh Thanh Hiền - NLU ♦ Cải tạo đất chính (Major Land Improvement) Là những hoạt động tạo ra những thay đổi đáng kể và lâu dài chất lượng đất đai. Ví dụ như dự án xây dựng hệ thống thuỷ lợi, việc tháo nước đầm lầy hay cải tạo đất mặn, Trang 57
  5. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm ♦ Cải tạo đất phụ (Minor Land Improvement) Là những cải tạo đất có ảnh hưởng khá nhỏ và không thường xuyên đối với chất lượng đất đai. Ví dụ như phân bón, cày xới, và công việc này nằm trong khả năng của những người sử dụng đất. III.2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT III.2.1. Tầm quan trọng của đánh giá hiện trạng sử dụng đất - Hiện trạng sử dụng đất của một vùng đất thể hiện sự hiện diện và phân bố của các loại hình sử dụng đất trong một không gian và thời gian cụ thể. Hay nói cách khác hiện trạng sử dụng đất là một tấm gương phản chiếu tất cả các hoạt động sử dụng đất của con người lên tài nguyên đất đai. - Đánh giá hiện trạng sử dụng đất làm cơ sở cho đánh giá xu hướng sử dụng đất đang diễn ra trên địa bàn nguyên cứu. Có 2 khuynh hướng chính trong sử dụng đất: o Sử dụng đất trên sơ sở làm cho tài nguyên đất đai ngày càng phong phú, đất đai ngày càng phì nhiêu, hiệu quả sử dụng đất ngày càng cao. Đây là xu hướng sử dụng đất đai bền vững. Ở Việt Nam khái niệm sử dụng đất bền vững được hiểu là việc sử dụng đất phải đảm bảo bền vững cả về môi trường, kinh tế và xã hội. o Sử dụng đất theo khuynh hướng chỉ chú trọng khai thác, bóc lột tài nguyên đất đai 1 cách tối đa nhằm phục vụ cho mục đích kinh tế hiện tại mà không quan tâm đến những tác động tiêu cực khác trong tương lai. Theo hướng này đất đai ngày càng cạn kiệt, độ phì nhiêu đất đai và hiệu quả sử dụng đất ngày càng giảm dần. - Đánh giá hiện trạng sử dụng đất là đánh giá cả một quá trình sử dụng đất của con người, từ qúa khứ - hiện tại đến tương lai. Cơ sở ban đầu cho lựa chọn và đề xuất các loại hình sử dụng đất thích hợp cho vùng nghiên cứu phục vụ công tác đánh giá thích hợp đất đai cũng chính là kết quả của công tác đánh giá hiện trạng sử dụng đất. - Việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất được thể hiện qua 2 nội dung cơ bản sau: ⋅ Các loại cây được sản xuất trong vùng nghiên cứu. ⋅ Sự phân bố và diện tích của các loại hình sử dụng đất. Kết quả đánh giá hiện trạng được thể hiện thông qua bảng thống kê các loại đất, bản đồ hiện trạng sử dụng đất hoặc qua các hình ảnh mô tả, III.2.2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất Để phục vụ công tác đánh giá và mô tả hiện trạng sử dụng đất bên cạnh các tài liệu điều tra nghiên cứu chi tiết về kinh tế, tác động môi trường và xã hội của các loại hình sử dụng đất trong vùng nghiên cứu, thì bản đồ hiện trạng được xem là một trong @những 2015, tài liệu đặc ThS. biệt quan trọngHuỳnh không thể thiếuThanh trong công Hiềntác đánh giá - hiện NLU trạng sử dụng đất đai. Trang 58
  6. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm III.2.2.1. Khái niệm bản đồ hiện trạng sử dụng đất Khái niệm về bản đồ hiện trạng sử dụng đất (HTSDĐ) đã được nêu tại mục 17, điều 4, chương I Luật đất đai năm 2003 ( có hiệu luật từ tháng 01/07/2004) và được sử dụng thống nhất trong toàn quốc. “Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất tại một thời điểm nhất định, được lập theo đơn vị hành chính.” Theo đó khái niệm bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã được cụ thể hoá trong thông tư 28 về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất như sau: “Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất theo quy định về chỉ tiêu kiểm kê theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê đất đai và được lập theo đơn vị hành chính các cấp và vùng lãnh thổ.” Như vây, thông qua bản đồ hiện trạng sửng dụng đất chúng ta có thể nắm được những thông tin cơ bản nhất về thực trạng sử dụng đất và sự phân bố của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu. III.2.2.2. Nội dung thể hiện và phương pháp thành lập bản đồ HTSDĐ a) Nội dung thể hiện Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất phản ánh trung thực hiện trạng sử dụng các loại đất theo mục đích sử dụng và các loại đất theo thực trạng bề mặt tại thời điểm thành lập. Tuỳ theo tỉ lệ bản đồ, mục tiêu nghiên cứu mà các loại hình sử dụng đất được thể hiện trên bản đồ hiện trạng với các mức độ khác nhau. Trên bản đồ tỉ lệ nhỏ thường chỉ thể hiện các loại sử dụng đất đai chính và ở tỉ lệ bản đồ vừa và lớn sẽ thể hiện các loại hình sử dụng đất hay kiểu sử dụng đất (chi tiết hơn). Ví dụ về thể hiện trên bản đồ của loại hình sử dụng đất lúa: - Tỉ lệ nhỏ: Chỉ thể hiện loại sử dụng đất chính là đất chuyên lúa . - Tỉ lệ vừa: Đất 2 vụ lúa – 1 vụ màu; đất 2 màu – 1 lúa; đất 2 vụ lúa; đất lúa chiêm; đất lúa mùa. (loại hình sử dụng đất) - Tỉ lệ lớn: 2-3 vụ lúa; 2 lúa + 1 vụ cây trồng cạn; 1 lúa + 1-2 vụ cây trồng cạn; 1 vụ lúa. (kiểu sử dụng đất) b) Phương pháp thành lập Bản đồ hiện trạng sử dụng đất có thể được xây dựng theo các phương pháp sau (Nguồn: Hệ thống bản đồ trong quy hoạch sử dụng đất, Tài liệu đào tạo, Hà Nội, 1999): 1. Phương pháp đo vẽ mặt đất (đo mới); 2. Phương pháp đo vẽ chỉnh lý tài liệu bản đồ hiện có; 3. Phương pháp sử dụng ảnh hàng không và ảnh viễn thám; @ 2015,4. Phươ ngThS. pháp ứng dụngHuỳnh công nghệ số. Thanh Hiền - NLU Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp nào còn tuỳ thuộc vào các yêu cầu và điều kiện cụ thể, do các yếu tố sau quyết định: - Đặc điểm địa hình, địa vật khu vực cần thành lập bản đồ; - Tỷ lệ bản đồ; Trang 59
  7. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm - Tính chính xác, đầy đủ và độ tin cậy của nguồn tài liệu hiện có; - Khả năng về tài chính; - Công nghệ và trang thiết bị; - Trình độ chuyên môn của người thực hiện. Nhìn chung, phương pháp xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất trong công tác đánh giá đất đai có thể chia làm 2 thời kỳ như sau:  Trước Luật Đất đai 2003 Trước đây, trình tự xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai được đề xuất trong sổ tay điều tra, phân loại đánh giá đất của Hội khoa Học Đất Việt Nam năm 1999 cụ thể như sau: - Thu thập bản đồ, tài liệu, số liệu về hiện trạng sử dụng đất đã có trong vùng điều tra để tổng hợp xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, chuyển kết quả lên bản đồ theo tỉ lệ nhất định. - Thu thập tư liệu viễn thám: Ảnh máy bay, ảnh vệ tinh, chọn điểm nghiên cứu, xây dựng dấu hiệu đoán đọc ảnh; giải đoán ảnh toàn vùng điều tra; xây dựng bản đồ hiện trạng và chuyển lên tỉ lệ thống nhất. - So sánh 2 loại bản đồ hiện trạng nói trên, xác định và vạch tuyến khảo sát thực địa, bổ sung chỉnh lý các bản đồ hiện trạng đã pháp thảo; xây dựng và hoàn thiện bản đồ, tài liệu gốc.  Sau Luật Đất đai 2003 Từ sau năm 2003 Luật đất đai ra đời, hầu hết các đơn vị hành chính cấp xã phường, thị trấn trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam đã được đo dạc lập bản đồ địa chính chính quy. Trên cơ sở đó Luật đất đai 2003 và thông tư 28 về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất có hướng dẫn cụ thể như sau: “Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập năm năm một lần gắn với kiểm kê đất đai; nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải đảm bảo phản ánh trung thực hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm báo cáo, chính xác về diện tích và có đầy đủ cơ sở pháp lý. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của đơn vị hành chính cấp xã được lập trên cơ sở tổng hợp bản đồ địa chính của xã đó có đối soát với số liệu kiểm kê đất đai. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của đơn vị hành chính cấp huyện và cấp tỉnh được tổng hợp từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các đơn vị hành chính trực thuộc. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của vùng lãnh thổ được tổng hợp từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các tỉnh thuộc vùng lãnh thổ đó. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cả @nước 2015, được tổng hợpThS. từ bản đồ Huỳnh hiện trạng sử dụng Thanh đất của các vùng Hiền lãnh thổ.” - NLU Xuất phát từ thực tế đó, năm 2005 Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã ban hành Quy phạm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Trong quy phạm nêu rõ: ”Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thành lập trong các kỳ kiểm kê đất đai, khi lập quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất hoặc khi thực hiện các Dự án đầu tư liên quan đến sử dụng đất.” Trang 60
  8. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm Ngoài ra, tuỳ thuộc vào yêu cầu công việc của mỗi ngành và của từng dự án cụ thể mà có thể đòi hỏi phải tiến hành xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất riêng cho ngành mình hay cho một vùng dự án cụ thể. Ví dụ như: bản đồ hiện trạng cơ sở hạ tầng, bản đồ hiện trạng đất nông nghiệp vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, bản đồ hiện trạng đất lâm nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, Theo quy phạm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ban hành năm 2005, có 5 phương pháp thành lập bản đồ HTSDĐ. Cụ thể được thể hiện qua các sơ đồ sau: Sơ đồ 7: Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng phương pháp sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở Bản đồ địa chính Điều tra, thu thập, đánh giá, Bản đồ HTSDĐ chu kỳ trước xử lý tài liệu Số liệu thống kê diện tích đất đai Các tài liệu liên quan Ranh giới các khoanh đất Xác định, khoanh vẽ các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất Ranh giới khu dân cư nông thôn, khu đô thị, khu kinh tế, khu công nghệ cao, nông trường, lâm trường Thu bản đồ địa chính về tỷ lệ của Thu bản đồ địa chính về tỷ lệ bản đồ HTSDĐ bản đồ hiện trạng sử dụng đất Tổng hợp các yếu tố nội dung Trình bày, bố cục nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất Viết thuyết minh Kiểm tra, nghiệm thu, lưu trữ và giao nộp sản phẩm @ 2015, ThS. Huỳnh Thanh Hiền - NLU Trang 61
  9. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm Sơ đồ 9: Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng ảnh chụp từ máy bay có áp dụng công nghệ ảnh số Bản đồ nền Điều tra, thu thập, đánh giá, ảnh chụp từ máy bay xử lý tài liệu Bản đồ HTSDĐ chu kỳ trước Số liệu thống kê diện tích đất đai Các tài liệu liên quan Chọn tỷ lệ bản đồ Thiết kế kỹ thuật Chọn khoá giải đoán ảnh Tạo tệp tin (file) chuẩn Phân lớp đối tượng Giải đoán ảnh, điều vẽ thực địa QuÐt ¶nh Số hoá các yếu tố nội dung N¾n ¶nh hiện trạng sử dụng đất Sè ho¸ néi dung HTSD§ Trình bày, bố cục nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất Viết thuyết minh Kiểm tra, nghiệm thu, lưu trữ và @ 2015, giaoThS. nộp sản phẩm Huỳnh Thanh Hiền - NLU Trang 62
  10. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm Sơ đồ 10: Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng phư门ng pháp hiện chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất chu kỳ trước Bản đồ HTSDĐ chu kỳ trước Điều tra, thu thập, đánh giá, xử lý tài liệu Số liệu thống kê diện tích đất đai Các tài liệu liên quan Chỉnh lý các yếu tố cơ sở địa lý Chỉnh lý bản đồ hiện trạng sử dụng đất Chỉnh lý các khoanh đất có biến động Lập trích lục bản đố HTSDĐ Chuyển vẽ các nội dung biến động sang bản đồ hiện trạng sử dụng đất Trình bày, bố cục nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất Viết thuyết minh Kiểm tra, nghiệm thu, lưu trữ và giao nộp sản phẩm @ 2015, ThS. Huỳnh Thanh Hiền - NLU Trang 63
  11. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm Sơ đồ 11: Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng phương pháp sử dụng các bản đồ chuyên ngành Bản đồ nền Điều tra, thu thập, đánh giá, Bản đồ chuyên ngành xử lý tài liệu Số liệu thống kê diện tích đất đai Các tài liệu liên quan Xác định ranh giới các khoanh đất Xác định, khoanh vẽ các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất Ranh giới khu dân cư nông thôn, khu trên bản đồ chuyên ngành đô thị, khu kinh tế, khu công nghệ cao, nông trường, lâm trường Chuyển vẽ các nội dung hiện trạng sử dụng đất sang bản đồ nền Trình bày, bố cục nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất Viết thuyết minh @ 2015, ThS. Huỳnh Thanh Hiền - NLU Kiểm tra, nghiệm thu, lưu trữ và giao nộp sản phẩm Trang 64
  12. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm Sơ đồ 12: Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng phương pháp tổng hợp các bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp dưới trực thuộc Bản đồ nền Điều tra, thu thập, đánh giá, xử lý tài liệu Bản đồ HTSDĐ cấp dưới Số liệu thống kê diện tích đất đai Các tài liệu liên quan Thu bản đồ HTSDĐ cấp dưới về tỷ lệ Thu bản đồ, tổng hợp nội dung cần thành lập hiện trạng sử dụng đất Tổng hợp yếu tố nội dung HTSDĐ Chuyển vẽ các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất sang bản đồ nền Trình bày, bố cục nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất Viết thuyết minh Kiểm tra, nghiệm thu, lưu trữ và @ 2015,giao nộpThS. sản phẩm Huỳnh Thanh Hiền - NLU Trang 65
  13. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm Hình 8: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Phan Tiến - huyện Bắc Bình năm 2002 Hình 9: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất TT.Xuân Lộc - huyện Long Khánh năm 2002 @ 2015, ThS. Huỳnh Thanh Hiền - NLU Trang 66
  14. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm Hình 10: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Phước Diêm năm 2003, tỷ lệ 1/10.000 Hình 11: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành phố Biên Hoà - Đồng Nai năm 2000 @ 2015, ThS. Huỳnh Thanh Hiền - NLU Trang 67
  15. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm III.2.2.3. Phân loại hiện trạng sử dụng đất 1. Phân loại hiện trạng sử dụng đất chung a. Theo Tổng cục Địa chính PHÂN LOẠI HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 1995 (Biểu số 01 - TK của Tổng cục Địa chính) LOẠI ĐẤT Mã số LOẠI ĐẤT Mã số Tổng diện tích 01 II. ĐAÁT LAÂM NGHIEÄP 30 I. ĐẤT NÔNG NGHIỆP 02 1. Đất có rừng tự nhiên 31 1. Đất trồng cây hàng năm 03 a. Sản xuất 32 a. Đất ruộng lúa, màu 04 b. Phòng hộ 33 - Ruộng 3 vụ 05 c. Đặc dụng 34 - Ruộng 2 vụ 06 2. Đất có rừng trồng 35 - Ruộng 1 vụ 07 a. Sản xuất 36 b. Đất nương rẫy đồi 09 b. Phòng hộ 37 c. Đất trồng cây hàng năm khác 12 c. Đặc dụng 38 - Chuyên màu 13 3. Đất ươm cây giống 39 - Chuyên rau 14 III. ĐẤT CHUYÊN DÙNG 40 - Cây hàng năm còn lại 16 1. Đất xây dựng 41 2. Đất vườn tạp 17 2. Đất giao thông 42 3. Đất trồng cây lâu năm 18 3. Đất thuỷ lợi và mặt nước CD 43 a. Đất trồng cây công nghiệp lâu 19 4. Đất di tích lịch sử văn hóa 44 năm - Cao su 19CS 5. Đất an ninh quốc phòng 45 - Cà phê 19CP 6. Đất khai thách khoáng sản 46 - Điều 19Đ 7. Đất khai thác làm NVLXD 47 - Cây CN lâu năm khác CNK 8. Đất nghĩa trang , nghĩa địa 49 b. Đất trồng cây ăn quả 20 9. Đất chuyên dùng khác 50 c. Đất trồng cây lâu năm khác 21 IV. ĐẤT Ở 51 Trong đó: Hồ tiêu 1. Đất ở đô thị 52 d. Đất ươm cây giống 2. Nông thôn 53 4. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 24 V. ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG 54 a. Đất trồng cỏ 1. Đất bằng chưa sử dụng 55 b. Đất cỏ tự nhiên đã cải tạo 26 2. Đất đồi núi chưa sử dụng 56 5. Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản 3. Đất có mặt nước chưa sử dụng 57 a. Chuyên nuôi cá 4. Sông, suối 58 @ 2015,b. Chuyên nuôi ThS.tôm Huỳnh Thanh5. Núi đá không cóHiền rừng cây - NLU59 c. Nuôi trồng thuỷ sản khác 6. Đất chưa sử dụng khác 60 Trang 68
  16. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm PHÂN LOẠI HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2001 (Biểu số HT-01 (QHX) của Tổng cục Địa chính) LOẠI ĐẤT Mã số Diện tích Tổng diện tích 01 I. Đất nông nghiệp 02 1. Đất trồng cây hàng năm 03 a. Đất ruộng lúa, lúa màu 04 b. Đất nương rẫy 09 c. Đất trồng cây hàng năm khác 12 2. Đất vườn tạp 17 3. Đất trồng cây lâu năm 18 4. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 23 5. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 26 II. Đất lâm nghiệp có rừng 30 1. Rừng tự nhiên 31 a. Đất có rừng sản xuất 32 b. Đất có rừng phòng hộ 33 c. Đất có rừng đặc dụng 34 2. Rừng trồng 35 a. Đất có rừng sản xuất 36 b. Đất có rừng phòng hộ 37 c. Đất có rừng đặc dụng 38 3. Đất ươm cây giống 39 III. Đất chuyên dùng 40 1. Đất xây dựng 41 2. Đất giao thông 42 3. Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng 43 4. Đất di tích lịch sử văn hoá 44 5. Đất quốc phòng an ninh 45 6. Đất khai thác khoáng sản 46 7. Đất làm nguyên vật liệu xây dựng 47 8. Đất làm muối 48 9. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 49 10. Đất chuyên dùng khác 50 IV. Đất ở 51 1. Đất ở đô thị 52 2. Đất ở nông thôn 53 V. Đất chưa SD và sông suối, núi đá 54 1. Đất bằng chưa sử dụng 55 2. Đất đồi núi chưa sử dụng 56 3. Đất có mặt nước chưa sử dụng 57 4. Sông suối 58 @ 5.2015, Núi đá không cóThS. rừng cây Huỳnh Thanh59 Hiền - NLU 6. Đất chưa sử dụng khác 60 Trang 69
  17. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm b. Theo Bộ Tài nguyên Môi trường năm 2004 PHÂN LOẠI HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2004 (Biểu số 03 -TKĐĐ của Bộ Tài Nguyên Môi trờng) MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐÂT ( LOẠI ĐẤT) Mã Diện tích Tổng diện tích tự nhiên Đất nông nghiệp NNP Đất sản xuất nông nghiệp SXN Đất trồng cây hàng năm CHN Đất trồng lúa LUA Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC Đất trồng cây hàng năm khác HNK Đất trồng cây lâu năm CLN Đất lâm nghiệp LNP Đất rừng sản xuất RSX Đất rừng phòng hộ RPH Đất rừng đặc dụng RDD Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS Đất làm muối LMU Đất nông nghiệp khác NKH Đất phi nông nghiệp PNN Đất ở OTC Đất ở tại nông thôn ONT Đất ở tại đô thị ODT Đất chuyên dùng CDG Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS Đất quốc phòng, an ninh CQA Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK Đất có mục đích công cộng CCC Đất tôn giáo, tín ngỡng TTN Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN Đất phi nông nghiệp khác PNK Đất chưa sử dụng CSD Đất bằng chưa sử dụng BCS Đất đồi núi chưa sử dụng DCS Núi đá không có rừng cây NCS Đất có mặt nước ven biển (quan sát) MVB Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thuỷ sản MVT Đất mặt nước ven biển có rừng MVR @ Đất2015, mặt nước ven ThS. biển có mục đíchHuỳnh khác ThanhMVK Hiền - NLU Trang 70
  18. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm 2. Phân loại hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp a. Theo Tổng cục Địa chính PHÂN LOẠI HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP NĂM 2001 (Biểu số HT-03 (QHX) của Tổng cục Địa chính) LOẠI ĐẤT Mã Diện tích Tổng diện tích đất nông nghiệp 02 I. Đất trồng cây hàng năm 03 1. Đất ruộng lúa, lúa màu 04 a. Ruộng 3 vụ 05 b. Ruộng 2 vụ 06 c. Ruộng 1 vụ 07 d. Đất chuyên mạ 08 2. Đất nương rẫy 09 a. Nương trồng lúa 10 b. Nương rẫy khác 11 3. Đất trồng cây hàng năm khác 12 a. Đất chuyên màu và cây CN hàng năm 13 b. Đất chuyên rau 14 c. Đất chuyên cói, bàng 15 d. Đất trồng cây hàng năm khác còn lại 16 II. Đất vườn tạp 17 III. Đất trồng cây lâu năm 18 1. Đất trồng cây công nghiệp lâu năm 19 2. Đất trồng cây ăn quả 20 3. Đất trồng cây lâu năm khác 21 4. Đất ươm cây giống 22 IV. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 23 1. Đất trồng cỏ 24 2. Đất cỏ tự nhiên cải tạo 25 V. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 26 1. Chuyên nuôi cá 27 2. Chuyên nuôi tôm 28 3. Nuôi trồng thuỷ sản khác 29 @ 2015, ThS. Huỳnh Thanh Hiền - NLU Trang 71
  19. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm b. Theo Bộ Tài nguyên Môi trường năm 2004 PHÂN LOẠI HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP NĂM 2004 (Biểu số 01 -TKĐĐ của Bộ Tài Nguyên Môi trờng) MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT ( LOẠI ĐẤT) Mã Diện tích Tổng diện tích đất nông nghiệp NNP Đất sản xuất nông nghiệp SXN Đất trồng cây hàng năm CHN Đất trồng lúa LUA Đất chuyên trồng lúa nước LUC Đất trồng lúa nước còn lại LUK Đất trồng lúa nương LUN Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC Đất trồng cỏ COT Đất cỏ tự nhiên có cải tạo CON Đất trồng cây hàng năm khác HNK Đất bằng trồng cây hàng năm khác BHK Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác NHK Đất trồng cây lâu năm CLN Đất trồng cây công nghiệp lâu năm LNC Đất trồng cây ăn quả lâu năm LNQ Đất trồng cây lâu năm khác LNK Đất lâm nghiệp LNP Đất rừng sản xuất RSX Đất có rừng tự nhiên sản xuất RSN Đất có rừng trồng sản xuất RST Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất RSK Đất trồng rừng sản xuất RSM Đất rừng phòng hộ RPH Đất có rừng tự nhiên phòng hộ RPN Đất có rừng trồng phòng hộ RPT Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ RPK Đất trồng rừng phòng hộ RPM Đất rừng đặc dụng RDD Đất có rừng tự nhiên đặc dụng RDN Đất có rừng trồng đặc dụng RDT Đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng RDK Đất trồng rừng đặc dụng RDM Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS @ Đất2015, nuôi trồng thuỷThS. sản nước lợ,Huỳnh mặn ThanhTSL Hiền - NLU Đất nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt TSN Đất làm muối LMU Đất nông nghiệp khác NKH Trang 72
  20. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm c. Theo phân loại trong sản xuất nông nghiệp Trong đất nông nghiệp có thể phân loại theo 3 tiêu chí sau: ♦ Phân loại theo thời gian sinh trưởng của cây trồng: - Cây dài ngày - Cây ngắn ngày. ♦ Phân loại theo nhóm sản phẩm - Cây công nghiệp: Cao su, cà phê, điều, tiêu, - Cây lương thực: Lúa, bắp, - Cây thực phẩm: Các loại rau - Cây ăn quả. ♦ Phân loại chi tiết theo cây trồng, mùa vụ: - Lúa 1 vụ: ⋅ Lúa mùa cao sản. ⋅ Lúa mùa địa phương ⋅ Lúa hè thu. - Lúa 2 vụ: ⋅ Lúa ĐX + lúa mùa. ⋅ Lúa ĐX + lúa HT. ⋅ Lúa HT + lúa mùa. - Lúa 3 vụ: ⋅ Lúa ĐX + lúa HT + lúa TĐ. - Cây hỗn hợp có tưới: ⋅ Chôm chôm/Cà phê. ⋅ Chôm chôm/Sầu riêng. ⋅ Cà phê/Điều. ⋅ Sầu riêng/Cà phê. ⋅ Chôm chôm/Điều. - Cây ba vụ không tưới: @ 2015, ThS.⋅ Đậu nành Huỳnh HT + Đậu nành Thanh M/thuốc lá. Hiền - NLU ⋅ Bắp HT + Đậu nành M/thuốc lá. - Và các nhóm cây khác như: Cây CN-DN có tưới, cây ăn quả có tưới/không tưới, một vụ không tưới, 2 vụ không tưới, Trang 73
  21. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm Bàng 17: Các loại hình sử dụng đất của đồng Bằng sông Cửu Long (Nguyễn Văn Nhân, 1996) @ 2015, ThS. HuỳnhTrang 74 Thanh Hiền - NLU
  22. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm III.2.3. Lựa chọn và mô tả các loại hình sử dụng đất Khi nghiên cứu các loại hình sử dụng đất người ta thường dùng các bảng liệt kê các loại sử dụng đất. Trong bảng này sẽ liệt kê danh mục các loại hình sử dụng đất và các thuộc tính của chúng. Các loại sử dụng đất được liệt kê trong bảng có thể gồm : - Các loại sử dụng đất có ý nghĩa thực tiễn trong vùng. - Các loại sử dụng đất có triển vọng cả với ngoài vùng xung quanh cùng điều kiện sinh thái nông nghiệp và kinh tế -xã hội. - Các loại sử dụng đất có triển vọng dựa vào kinh nghiệm của các nhà nông nghiệp và nông dân. - Các loại sử dụng đất có triển vọng dựa vào các kết quả nghiên cứu thí nghiệm trong vùng. III.2.3.1. Lựa chọn loại hình sử dụng đất cho đánh giá a. Cơ sở lựa chọn: - Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu - Nhu cầu của địa phương trong quy hoạch tổng thể: phát triển hay thay đổi sử dụng đất. - Khả năng thực tế/ tiềm năng sản xuất của địa phương: Quỹ đất, điều kiện sản xuất, lao động, tiến bộ kỹ thuật Ví dụ: Các LUT được xác định, lựa chọn theo mục tiêu đánh giá đất: Lương thực Sản xuất nông nghiệp Công nghiệp Thuỷ sản - Phục vụ cho quy hoạch tổng thể: Rừng đầu nguồn Lâm nghiệp Rừng đặc dụng Rừng sản xuất Cơ cấu cây trồng - Phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh/huyện: Từng loại cây trồng cụ thể @ 2015, ThS. Huỳnh Thanh CanhHiền tác đất -dốc NLU Đa dạng hoá cây trồng - Phục vụ cho các dự án phát triển sản xuất: Nông lâm kết hợp Trang trại/ Nông trại b. Lựa chọn các LUT bằng quá trình chắt lọc: Trang 75
  23. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm Các loại hình sử dụng đất sau khi đã được liệt kê và mô tả sơ bộ các thuộc tính, chúng ta tiến hành lựa chọn các loại hình sử dụng đất có triển vọng bằng phương pháp chắt lọc các loại hình sử dụng đất. Quá trình chắt lọc được thực hiện thông qua: 1. Kiến thức của các nhà nghiên cứu; 2. Trao đổi các thông tin, các kết quả nghiên cứu có liên quan; 3. Phỏng vấn. Lựa chọn bằng phương pháp chắt lọc cần tuân theo các nguyên tắc sau: - Nhà nghiên cứu - Nhà quản lý - Nông dân nhất trí các LUT có triển vọng? - Lao động có phù hợp với các LUT? - Các LUT có đạt hiệu quả theo Luật Đất đai và chính sách đất đai? - Các LUT có đáp ứng thị trường ổn định? - Các LUT có phù hợp với điều kiện canh tác hiện tại và tương lai của nông hộ? Có được chính người nông dân chấp nhận? - Các LUT có phù hợp với điều kiện sản xuất: kinh tế, tín dụng, hạ tầng cơ sở, vật tư? Bảng 18: Nguồn dữ liệu để lựa chọn các LUT và phương pháp thu thập dữ liệu (H.Hulzing, 1993) NGUỒN DỮ LIỆU PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU a) Dữ liệu có sẵn: Tìm trong thư viện. - Tài liệu; - Dữ liệu điều tra từ trước; - Điều tra dân số; - Thống kê. b) Các cơ quan Phỏng vấn, tư liệu. c) Những thông tin chủ yếu: Phỏng vấn không theo thủ tục quy định (theo chủ đề). - Chuyển giao trực tiếp; - Các nhà nghiên cứu; - Các nhà lãnh đạo thôn/huyện. d) Các nông dân - Phỏng vấn không chính thức. - Nghiên cứu cụ thể - Phỏng vấn nhóm. - Điều tra: Định lượng/định tính @III.2.3.2. 2015, Mô tả thuộcThS. tính các Huỳnh loại hình SDĐ Thanh Hiền - NLU Mô tả thuộc tính các LUT nhằm mục đích: - Xác định yêu cầu sử dụng đất của mỗi LUT; - Mức độ thích hợp của các yêu cầu sử dụng đất trong đánh giá đất. Nội dung mô tả các LUT chủ yếu dựa vào: Trang 76
  24. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm + Các đặc tính - tính chất của LMU + Các thuộc tính của các LUT trên mỗi LMU + Số LUT mô tả và mức độ chi tiết trong mô tả sẽ phụ thuộc vào mục đích và tỷ lệ bản đồ (quy mô) của dự án đánh giá đất. Các thuộc tính của LUT: Có 4 nhóm thuộc tính để mô tả các LUT, gồm có: Thuộc tính sinh học; thuộc tính kinh tế - xã hội; thuộc tính kỹ thuật và quản lý; thuộc tính hạ tầng. Bảng 19: Các thuộc tính để mô tả các loại hình sử dụng đất (H.Hulzing, 1993) A. Thuộc tính sinh học: C. Thuộc tính kỹ thuật và quản lý: 1. Các sản phẩm và phúc lợi khác 6. Sở hữu đất đai và quy mô quản lý đất; 7. Sức kéo/cơ giới hoá; 8. Các đặc điểm trồng trọt; 9. Đấu tư vật tư; 10. Năng suất và sản lượng; 12. Thông tin kinh tế có liên quan đến đầu vào và đầu ra. B. Thuộc tính kinh tế - xã hội: D. Thuộc tính hạ tầng: 2. Định hướng thị trường; 13. Các yêu cầu về hạ tầng cơ sở 3. Khả năng vốn; 4. Khả năng lao động; 5. Kỹ thuật, kiến thức và quan điểm. (*) Sinh viên tham khảo thêm tài liệu ”ĐÁNH GIÁ ĐẤT ”, PGS. PTS. Đào Châu Thu - PGS. PTS. Nguyễn Khang. III.2.4. Yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất Yêu cầu sử dụng đất đai là những đòi hỏi về đặc điểm và tính chất đất đai đảm bảo cho mỗi LUT trong đánh giá đất có tính thích hợp và phát triển bền vững. Việc xác định yêu cầu sử dụng đất cho các loại hình sử dụng đất có triển vọng được lựa chọn nhằm mục tiêu: - Xác định được những đặc tính/ tính chất đất cần có cho mỗi LUT được đánh giá; - Xác định mức độ thích hợp của các yêu cầu sử dụng đất cho sát đúng với sản xuất thực tế của mỗi LUT để thuận lợi cho công tác phân hạng thích hợp đánh @ 2015,giá đất. ThS. Huỳnh Thanh Hiền - NLU 1. Yêu cầu và giới hạn trong việc xác định các yêu cầu sử dụng đất cho các LUT Hội thảo quốc tế 1991 ở Nairo Bỉ đã khẳng định nền tảng cho việc sử dụng đất bền vững dựa trên 5 nguyên tắc sau: 1. Duy trì nâng cao sản lượng; Trang 77
  25. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm 2. Giảm tối thiểu mức rủi ro trong sản xuất; 3. Bảo vệ tiềm năng tài nguyên tự nhiên và ngăn chặn sự thoái hoá đất; 4. Có thể tồn tại về mặt kinh tế; 5. Có thể chấp nhận được về mặt xã hội. Trên cơ sở đó và dựa vào tình hình thực tế ở Việt Nam, một loại hình sử dụng đất được xem là bền vững phải đạt được 3 yêu cầu sau : - Bền vững về kinh tế. - Bền vững về môi trường. - Bền vững về xã hội. Để xác định đúng các yêu cầu sử dụng đất cần so sánh những yêu cầu trên với nhu cầu và điều kiện sản xuất của người sử dụng đất. 2. Nội dung xác định các yêu cầu sử dụng đất (1) Yêu cầu sinh trưởng hoặc sinh thái Các yêu cầu của LUT có liên quan đến sinh trưởng. Để xác định các yêu cầu về sinh trưởng của các LUT cần tham khảo các sổ tay và tài liệu xuất bản có liên quan đến điều kiện sinh trưởng của cây trồng của quốc gia và vùng nghiên cứu kết hợp nghiên cứu các ý kiến và kinh nghiệm của các nhà khoa học, các chuyên gia và của địa phương. Các yêu cầu có thể là: - Điều kiện sinh thái môi trường đối với từng loại cây; - Đặc tính sinh lý; - Yêu cầu đầu tư và quản lý đối với sinh trưởng và phát triển của mỗi loại cây trồng. (2) Yêu cầu quản lý Yêu cầu quản lý là các chỉ tiêu kỹ thuật và phương thức quản lý LUT. Các yêu cầu này đa phần đều bị tác động bởi các yếu tố về tự nhiên như: địa hình, dốc, đá lẫn, khô hạn. - Quy mô sản xuất của nông hộ - trang trại đối với các LUT. - Các chính sách - thể chế quản lý và sở hữu đất đai. - Điều kiện làm đất: Cơ giới hoá hay thủ công. - Kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại cây trồng khác trong LUT. - Cơ sở hạ tầng: giao thông - bảo quản - chế biến. - Quản lý thị trường thu mua nông sản phẩm. (3) Yêu cầu bảo vệ @ 2015, Là các yêu ThS.cầu sử dụng đHuỳnhất nhằm đảm bảo Thanh tính bền vững củaHiền LUT, g ồ-m cNLUó: - Chu kỳ sản xuất của các LUT: đảm bảo độ phì đất và sản lượng cây trồng. - Bảo vệ tính chất lý hoá học của đất canh tác: Chống xói mòn, rửa trôi, bạc màu hoá, thoái hoá đất. - Bảo vệ chất lượng và năng suất cây trồng không được suy giảm. - Chống các nguy cơ thiên tai - ô nhiễm đất. Trang 78
  26. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm - Bảo tồn động thực vật/ cây trồng/ vật nuôi bằng quỹ gien. - Vùng đồng bằng: trồng lúa, rau màu, thuỷ sản+cây ăn quả, trồng cói - Vùng đồi núi: cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp, rừng - Vùng cao nguyên Tây nguyên, ĐBSCL - Một số ảnh về yêu cầu bảo vệ: chống xói mòn, quản lý nước, nông lâm kết hợp Bảng 20: Các yêu cầu sử dụng đất cho các LUT nông nghiệp (H. Hulzing, 1993) 1. Các yêu cầu về sinh thái thường là cây trồng ngắn ngày hoặc cây trồng đặc biệt - Cọ dừa và cao su yêu cầu chế độ khí hậu không có mùa khô kéo dài. - Các cây dài ngày đòi hỏi tầng đất sâu hơn cây hàng năm. - Cây lúa nước yêu cầu nước nhiều hơn các cây khác. - Cây lúa miến và sắn chịu hạn một thời gian ngắn. - Sắn vẫn cho năng suất tối thiểu ngay cả ở đất nghèo dinh dưỡng. - Một số loại cọ chịu độ mặn cao hơn các cây khác. 2. Một số các yêu cầu về sinh thái có liên quan đến chu kỳ sống của cây - Nhìn chung yêu cầu nước của cây trồng thấp trong suốt thời kỳ phát triển sớm của cây (cho đến khi cây phủ được 20 – 30% đất) và qua thời kỳ chín muộn. Nhiều cây chịu được thiếu nước trong giai đoạn này mà không bị giảm năng suất tối thiểu. Nhu cầu nước cho toàn bộ phát triển cây lúc ra hoa, hình thành năng suất thì lớn hơn nhiều, thiếu nước sẽ làm giảm năng suất rõ rệt. - Cung cấp dinh dưỡng tốt vào các giai đoạn phát triển đầu của cây sẽ có tác dụng tốt hơn hẳn cung cấy dinh dưỡng muộn, tuy nhiên chỉ quyết định tăng năng suất khi bón thúc hoặc trước lúc ra hoa. - Một số cây trồng không chịu được úng nước (vì thiếu oxy) trong giai đoạn mới mọc. Bị úng cả giai đoạn sau sẽ ít ảnh hưởng đến năng suất hơn (lúa, mía). - Lúa nước bị ngập chìm do lụt hoặc mưa trong thời gian ngắn (2 -7 ngày) không làm giảm năng suất đáng kể nếu luc mới mọc hoặc lúc đẻ nhánh, nhưng sẽ bị hậu quả nghiêm trọng khi hình thành bông. 3. Các yêu cầu quản lý (Hầu như không được đánh giá khi không đưa vào tính toán kỹ thuật đã sử dụng trong sản xuất). Các ví dụ: - Độ lẫn đá của đất có thể gây ảnh hưởng đến việc sử dụng máy để làm đất nhưng không tác động đến việc làm đất bằng công cụ và gia súc. - Đất sét nặng chỉ có thể được sử dụng khi có máy kéo làm đất để trồng cây trồng cạn. - Thu hoạch lúa vào mùa mưa không bị cản trở nếu có máy phơi sấy nông sản. @4. Các 2015, yêu cầu bảo ThS. vệ cũng có liênHuỳnh quan đến quản Thanh lý Hiền - NLU - Làm đất và trồng theo đường đồng mức và chống canh tác vào mùa mưa nhiều có tác dụng mạnh về chống xói mòn đất. - Phủ đất tốt trong mùa mưa cũng giảm xói mòn, muốn vậy có thể chọn một hệ thống cây trồng (cây dài ngày, ngắn ngày, cây mọc nhanh, mọc dày, ). (*) Sinh viên tham khảo thêm tài liệu ”ĐÁNH GIÁ ĐẤT ”, PGS. PTS. Đào Châu Thu - PGS. PTS. Nguyễn Khang. Trang 79
  27. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm CHƯƠNG IV THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI – PHÂN HẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ IV.1. XẾP HẠNG CÁC YẾU TỐ CHẨN ĐOÁN Xếp hạng các yếu tố chẩn đoán là sự tập hợp các giá trị mà các giá trị đó cho biết yêu cầu sử dụng đất như thế nào sẽ thoả mãn điều kiện thích hợp của 1 LUT. Ví dụ: đặc tính đất đai “chế độ nhiệt” được xếp hạng là cao khi các nhiệt độ thuận lợi cho sinh trưởng của cây trồng hiện có nhưng sẽ được xếp hạng là thấp nhất nếu ở nhiệt độ đó làm cây trồng hiện có bị chết. Như vậy do yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất khác nhau nên việc xếp hạng các yếu tố chẩn đoán sẽ khác nhau từ LUT này sang LUT khác. Cấu trúc xếp hạng các yếu tố chẩn đoán: S1: Thích hợp cao. S3: Ít thích hợp. S2: Thích hợp trung bình. N: Không thích hợp. Cần phân biệt giữa việc xếp hạng các yếu tố chẩn đoán với các bước phân hạng thích hợp đất đai của quá trình đánh giá đất đai. Trong đó, phân hạng thích hợp đất đai chính là sự kết hợp các tính thích hợp từng phần của các yếu tố chẩn đoán vào thành khả năng thích hợp tổng thể của LMU cho 1 LUT nhất định. Việc xác định ranh giới xếp hạng các yếu tố chẩn đoán như sau: Ranh giới giữa S1/S2 là sự tập hợp các điều kiện hạn chế thấp hơn của các điều kiện thích nghi cao. Có thể coi các điều kiện hạn chế thấp hơn là các điều kiện mà chủ sử dụng đất sẽ chỉ quan tâm đến khi ở mức rất an toàn. Ví dụ như độ sâu tối đa cho rễ bắp ít nhất là 120 cm, vậy ranh giới S1/S2 sẽ được tính ở nơi mà hạn chế về độ sâu của rễ bắp bắt đầu bị ảnh hưởng rõ rệt, có thể từ 100 cm hoặc 75 cm. Ranh giới giữa S2/S3 là sự tập hợp các điều kiện hạn chế mà mặc dù cây trồng vẫn có thể sinh trưởng khi sử dụng các đầu vào của LUT nhưng do các điều kiện hạn chế đó mà năng suất bị giảm sút (giảm tới 40%). Ranh giới giữa S3/N là tập hợp các điều kiện hạn chế mà từ đó việc sử dụng đất hoặc cây trồng không có thực tế và không có hiệu quả kinh tế. Muốn có thể sản xuất trên loại đất này cần phải tính toán đến việc đầu tư và quản lý sản xuất để khắc phục được các điều kiện hạn chế đó. @ 2015, ThS. Huỳnh Thanh Hiền - NLU Trang 80
  28. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm Bảng 21: Các chỉ dẫn cấu trúc xếp hạng các yếu tố chẩn đoán (H.Hulzing, 1993) Xác định trong phạm vi Xác định trong phạm vi đầu tư: năng suất: Năng suất dự các đầu tư hoặc thực tiễn quản lý kiến là trung bình năng suất Xếp hạng thích hợp đặc biệt cho đặc tính đất có sẵn, trong các điều kiện tốt nhất cần phải đạt năng suất 80% ở các khi thiếu đầu tư đặc biệt cho điều kiện tốt nhất đặc tính đất đã có sẵn S1: Thích hợp cao > 80% Không Cần đầu tư về quản lý và chỉ cần S2: Thích hợp trung bình 40 – 80% về kinh tế trong điều kiện thật thuận lợi Cần đầu tư cho cả về kinh tế và S3: Ít thích hợp 20 – 40% về quản lý Các hạn chế có thể rất hiếm hoặc N: Không thích hợp 20% không bao giờ khắc phục được từ đầu tư hoặc thực tiễn quản lý IV.2. PHÂN HẠNG KHẢ NĂNG THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI Khả năng thích hợp đất đai là sự phù hợp của một đơn vị đất đai đối với một loại sử dụng đất xác định. Đất đai có thể được xem xét ở điều kiện hiện tại cũng như điều kiện sau khi cải tạo. Tiến trình của phân hạng khả năng thích hợp đất đai là sự đánh giá và gom các vùng đất đai đặc trưng theo khả năng thích hợp của các vùng này đối với các loại sử dụng đất xác định. IV.2.1. Cấu trúc của phân hạng khả năng thích hợp đất đai Sơ đồ 13: Cấu trúc phân hạng khả năng thích hợp đất đai (FAO, 1976, 1983) Cấp phân vị (Category) Bộ (Order) Lớp (Class) Lớp phụ (Subclass) Đơn vị (Unit) S1 S2d S2d-1 S – Thích hợp S2 S2sl S2d-2 S3 S2r S2d-3 N1i N – Không thích hợp N1 N1s N2 N2f @Chú 2015, thích: i: ThS.Khả năng tưới; Huỳnh d: Độ dày Thanh tầng đất f: NgậpHiền lụt - NLU sl: Độ dốc: r: Lượng mưa s: Xâm nhập mặn d-1: Độ dày tầng đất 80 – 100 cm. d-2: Độ dày tầng đất 65 – 80 cm. d-3: Độ dày tầng đất 50 – 65 cm. Trang 81
  29. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm Phân hạng khả năng thích hợp đất đai theo FAO gồm 4 bậc như sau: - Bộ thích hợp đất đai (Land Suitable Order): Phản ánh loại thích hợp. - Lớp thích hợp đất đai (Land Suitable Class): Phản ánh mức độ thích hợp trong bộ. - Lớp phụ thích hợp đất đai (Land Suitable Sub-Class): Phản ánh những giới hạn cụ thể của từng LMU với từng LUT. Những yếu tố này tạo ra sự khác biệt giữa các dạng thích hợp trong cùng một lớp. - Đơn vị (Land Suitable Unit): Phản ánh sự khác biệt nhỏ về mặt quản trị của các dạng thích hợp trong cùng một lớp phụ.  Bộ khả năng thích hợp đất đai (Order) Bộ chỉ ra LMU nào được đánh giá là thích hợp hay không thích hợp đối với loại hình sử dụng đất được xem xét. Bộ thích hợp ( Suitable Order): Chỉ ra các đơn vị đất đai mà ở đó các loại sử dụng đất xem xét có thể thực hiện 1 cách bền vững và được chỉ ra bởi những hiệu quả về mặt kinh tế, không có hiểm hoạ gây ra cho tài nguyên đất đai. Bộ không thích hợp (Not Suitable Order): Chỉ ra các đơn vị đất đai mà ở đó chất lượng đất đai đã ngăn cản sự thực hiện bền vững loại sử dụng đất được xem xét. Hay có thể nói chất lượng đất đai không phù hợp với yêu cầu sử dụng đất của loại hình sử dụng đất được đề nghị.  Lớp khả năng thích hợp đất đai (Class) a) Các lớp của bộ thích hợp đất đai Lớp khả năng thích hợp phản ánh mức độ thích hợp, lớp thường được ký hiệu bằng chữ số Ả Rập, chỉ số này càng lớn thì mức độ thích hợp trong bộ càng giảm. Thông thường có 3 lớp thích hợp được đề nghị: - Lớp thích hợp cao S1 (Highly Suitable Class): Đất đai không thể hiện những hạn chế hoặc chỉ thể hiện những hạn chế ở mức độ nhẹ, rất dễ khắc phục. Sản xuất trên này rất dễ dàng và cho hiệu quả cao. - Lớp thích hợp trung bình S2 (Moderately Suitable Class): Đất đai có thể hiện những hạn chế nhưng ở mức độ trung bình có thể khắc phục được bằng các biện pháp kỹ thuật hoặc tăng mức độ đầu tư. Sản xuất trên đất này khó khăn và tốn kém hơn với đất S1. Tuy nhiên có khả năng cải tạo để nâng lên S1. - Lớp ít thích hợp S3 (Marginally Suitable Class): Đất đai có nhiều hạn chế hoặc có một số hạn chế nghiêm trọng khó khắc phục ( như độ dốc cao, tầng đất mỏng, ). Những hạn chế đó không làm ta phải từ bỏ loại sử dụng đất đã định. Sản xuất tuy khó khăn và kém hiệu quả hơn so với S2 nhưng vẫn đảm bảo có lãi. Thường chỉ có người @nông 2015, dân mới chấp ThS. nhận sản xuất,Huỳnh các nhà đầu Thanhtư sẽ không chấp Hiền nhận sản xuất- NLUtrên đất này. Đây là loại đất để khai thác sử dụng sau cùng, nếu cần thì chuyển đổi mục đích sử dụng. b) Các lớp của bộ không thích hợp - Lớp không thích hợp hiện tại N1 (Currently Not Suitable Class): Là những đơn vị đất đai có những hạn chế có thể khắc phục được theo thời gian. Trong điều kiện hiện tại thì các đơn vị đất đai này không thích hợp với loại hình sử dụng đất được xem xét. Trang 82
  30. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm Nhưng trong tương lai khi điều kiện hạn chế có thể khắc phục được thì nó thuộc bộ thích hợp (S). Ví dụ: Một đơn vị đất đai hiện tại không có điều kiện tưới nên không thích hợp cho việc thực hiện loại hình 03 lúa. Trong tương lai đơn vị đất này thuộc vùng có nước tưới do một hệ thống thuỷ lợi được xây dựng. Khi đó yếu tố hạn chế là nước tưới đã được khắc phục và nó sẽ thích hợp với loại hình sử dụng đất 03 lúa. - Lớp không thích hợp vĩnh viễn N2 (Permanently Not Suitable Class): Là những đơn vị đất đai có những hạn chế không thể khắc phục theo thời gian và vì thế nó không thích hợp với loại hình sử dụng đất dự kiến cả trong điều kiện hiện tại lẫn trong tương lai. Ví dụ: Yếu tố hạn chế như là ngập lụt vào mùa mưa, độ dốc (Núi đá), khí hậu. Thông thường các lớp không thích hợp không cần xác định các chỉ tiêu kinh tế định lượng bởi nó không có một chỉ tiêu kinh tế nào. Giới hạn trên của lớp N1 được xác định bởi giới hạn dưới của lớp kém thích hợp (S3). Ranh giới của lớp thích hợp N2 thường là ranh giới tự nhiên và thường có tính vĩnh viễn. Ngược lại ranh giới giữa 2 bộ (S và N) có thể thay đổi theo thời gian bởi sự thay đổi điều kiện tự nhiên cũng như bối cảnh xã hội.  Lớp phụ khả năng thích hợp đất đai Lớp phụ khả năng thích hợp đất đai nhằm phản ánh các loại giới hạn của một lớp thích hợp. Ví dụ một đơn vị đất thích hợp trung bình với việc thực hiện loại hình 02 vụ lúa được ký hiệu là S2, nhưng có hạn chế về độ ngập thì ở lớp phụ thích hợp sẽ được ký hiệu là S2n, . Lớp phụ thường được ký hiệu bằng các mẫu tự thường. Chỉ các giới hạn cụ thể của các đơn vị đất đai đang xem xét đối với khả năng thích hợp của nó khi thực hiện một loại sử dụng đất nào đó, thường được ghi kèm theo ký hiệu chỉ lớp thích hợp. Ví dụ: S2d; S3sl; S2ir. Tất nhiên không có lớp phụ thích hợp ở lớp thích hợp cao S1. Những lớp trong bộ không thích hợp trong nhiều trường hợp không cần thiết chia ra các lớp phụ. Tuy nhiên, có thể phân chia tuỳ thuộc vào loại giới hạn mà phân chia, chẳng hạn như N1d, N1s, N2f,  Đơn vị khả năng thích hợp đất đai Đơn vị khả năng thích hợp đất đai là sự chia nhỏ của lớp phụ, nó thể hiện đến mức độ ảnh hưởng của các yếu tố hạn chế. Tất cả các đơn vị trong cùng một lớp phụ đều có cùng mức độ thích hợp (ở mức lớp thích hợp) và có loại giới hạn giống nhau ở mức lớp phụ thích hợp. Việc phân chia chi tiết đến đơn vị thường thực hiện ở những quy mô nhỏ, trên một bản đồ chi tiết và thường là các nông trại. Các đơn vị khả năng thích hợp được ký hiệu bằng các chữ số Ả Rập theo sau một dấu (-). Ví dụ S2d-1, S2d- @2 , không2015, có giới ThS. hạn nào về Huỳnh số các đơn vị trongThanh một lớp phụ Hiền thích hợp mà- NLUtuỳ vào mức độ chi tiết của mỗi dự án cần đánh giá để xác định số đơn vị cho phù hợp. Tuỳ thuộc vào tỷ lệ bản đồ mà mức độ chi tiết trong điều tra, đánh giá và phân hạng các cấp thích hợp ở những cấp phân vị khác nhau. Thông thường, ở bản đồ tỷ lệ chi tiết có thể phân hạng đến cấp phân vị thứ 04 (Unit), Bản đồ tỷ lệ trung bình ở cấp phân vị thứ 03 (Sub-Class) và bản đồ tỷ lệ nhỏ ở cấp phân vị thứ 02 (Class). Trang 83
  31. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm IV.2.2. Các phương pháp phân hạng khả năng thích hợp đất đai Phân hạng khả năng thích hợp đất đai là sản phẩm cuối cùng của nội dung đánh giá đất đai theo FAO. Phân hạng thích hợp đất đai là sự kết hợp các tính thích hợp từng phần của từng đặc tính đất đai vào thành lớp thích hợp tổng thể của đơn vị đất đai cho một loại hình sử dụng đất nhất định. Như vậy sẽ xác định được cấp phân hạng chung nhất về khả năng thích hợp của một đơn vị đất đai đối với một loại hình sử dụng đất nào đó. Có một số phương pháp phân hạng khả năng thích hợp đất đai như sau: 1) Phương pháp kết hợp chủ quan Đánh giá phân hạng đất thông qua các nhận xét đánh giá chủ quan của các cá nhân kết hợp thành phân hạng thích hợp tổng thể. Nếu các ý kiến và kinh nghiệm tham khảo từ các cá nhân trong vùng nghiên cứu cho rằng vùng đó có đến 2 đặc tính đất đai được đánh giá là S2, gây ảnh hưởng có hại cho loại hình sử dụng đất thì hạng thích hợp kết hợp (tổng thể) của loại hình sử dụng đất đó sẽ trở thành S3 (đó là ví dụ cụ thể cho 1 trường hợp). Như vậy nếu các ý kiến cá nhân nhận xét đó là của các chuyên gia có trình độ và kiến thức tốt có kinh nghiệm thực tế về điều kiện tự nhiên, đặc tính đất đai và kinh tế xã hội của vùng đó thì phương pháp kết hợp ý kiến chủ quan này rất tốt, đảm bảo tính chính xác, nhanh, đơn giản. Nhược điểm của phương pháp này là khó thu được những ý kiến đặc biệt trùng nhau từ 2 hoặc nhiều chuyên gia đánh giá và hiếm có đủ các chuyên gia có đủ hiểu biết và kinh nghiệm thực tế về tất cả các loại hình sử dụng cần nghiên cứu trong khu vực. 2) Phương pháp kết hợp theo điều kiện hạn chế Đây là phương pháp logic và đơn giản nhất, lấy các yếu tố được đánh giá là ít thích hợp nhất làm yếu tố hạn chế. Mức thích hợp tổng quát của một đơn vị đất đai đối với mỗi loại hình sử dụng đất là mức thích hợp thấp nhất đã được xếp hạng của các đặc tính đất đai. Ví dụ có 3 đặc tính đất đai trong đánh giá được phân hạng theo S3, S2, S1 thì phân hạng thích hợp tổng thể sẽ là S3. Phương pháp này thường được áp dụng ở những nơi mà chất lượng đất đai là quan trọng và được phân cấp ở mức không thích hợp N. Các yếu tố chất lượng đất đai được mang ra xem xét đều được đánh giá là quan trọng, vì vậy cần thiết và chỉ chọn những yếu tố có hạn chế rõ rệt cho một loại hình sử dụng đất nhất định. Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, logic và thận trọng tuân theo quy luật tối thiểu sinh học. Hạn chế của phương pháp này là sẽ nảy sinh tính máy móc, không giải thích được mối tương tác qua lại của các yếu tố. 3) Phương pháp toán học Là phương pháp thực hiện bằng các phép tính cộng, tính nhân, tính theo phần trăm hoặc cho điểm với các hệ số và thang bậc quy định. Ví dụ về phương pháp cộng dồn: @ 2015, ThS. HuỳnhS1+S1+S2=S1 Thanh Hiền - NLU S1+S2+S2=S2 Nhìn chung phương pháp này dễ hiểu, dễ phân biệt và dễ thực hiện bởi có sự trợ giúp của máy tính. Nhưng vẫn mang tính chủ quan khi sắp xếp thang bậc và không thể áp dụng được từ địa phương này sang địa phương khác. Vả lại ở nước ta những thông số cơ bản dùng để định thang điểm còn rất ít, vì vậy thang điểm định ra không sát với Trang 84
  32. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm thực tiễn sản xuất. Các kết quả nghiên cứu đều cho rằng phương pháp này có hiệu quả kém. 4) Phương pháp làm mẫu Trồng các loại cây trên các vùng đất khác nhau để xác định mức độ thích hợp của từng loại cây trồng đối với từng loại đất đai tương ứng. Thông thường các đánh giá đất ở Việt Nam hiện nay thường áp dụng theo phương pháp kết hợp theo điều kiện hạn chế. Nhằm khắc phục các hạn chế của phương pháp này chúng ta đồng thời áp dụng phương pháp chủ quan, phương pháp yếu tố trội, thảo luận kỹ càng giữa các chuyên gia và người sử dụng đất. Đồng thời có xem xét thêm vấn đề kinh tế - xã hội và môi trường. IV.2.3. Nội dung công tác phân hạng khả năng thích hợp đất đai Trong công tác đánh giá đất đai ở Việt Nam, công tác phân hạng thích hợp đất đai gồm có 9 nội dung sau: 1. Kiểm tra kết qủa xác định LMU, lựa chọn LUT, đặc biệt là yêu cầu sử dụng đất của LUT; 2. Xác định quy luật trội của các yếu tố chẩn đoán; 3. So sánh đối chiếu mức độ thích hợp của các LUT; 4. Tổng hợp kết quả phân hạng thích hợp của các LUT; 5. Tổng hợp diện tích phân hạng thích hợp của các LUT ( hiện tại và tương lai ); 6. Kiểm tra thực địa và số liệu xử lý; 7. Xây dựng bản đồ phân hạng thích hợp; 8. Viết báo cáo kết quả phân hạng thích hợp đất đai; 9. Tổ chức kiểm tra, nghiệm thu kết quả cuối cùng. IV.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội và tác động môi trường là khâu quan trọng trong công tác đánh giá đất đai. Đây là cơ sở để lựa chọn loại hình sử dụng đất bền vững, cũng như để giải quyết sự tranh chấp của nhiều loại hình sử dụng đất trên cùng một vùng đất. Việc phân tích, đánh giá được tiến hành cụ thể đối với từng loại hình sử dụng đất trên các đơn vị đất đai có trong vùng nghiên cứu (tức là phân tích và đánh giá cho các hệ thống sử dụng đất trong vùng). IV.3.1. Phân tích hiệu quả kinh tế -xã hội Mức độ phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội rất khác nhau tuỳ thuộc vào mục tiêu của đánh giá đất. Thời gian và quá trình thu thập các dữ liệu về kinh tế và xã hội @thường 2015, được thực ThS. hiện cùng lúcHuỳnh (song song) với Thanh giai đoạn điều Hiềntra, đánh giá - tài NLUnguyên đất và các điều kiện tự nhiên.  Hiệu quả kinh tế của hệ thống sử dụng đất được phân tích, đánh giá theo các chỉ tiêu sau: - Đầu tư cơ bản: Là toàn bộ các khoảng chi trong thời kỳ kiến thiết cơ bản. Trang 85
  33. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm - Tổng đầu tư: Đầu tư cơ bản + Đầu tư hàng năm. - Tổng thu nhập: Tổng giá trị sản lượng thu được. - Thu nhập thuần: Giá trị thu nhập trừ đi khấu hao và đầu tư hàng năm, không kể chi phí lao động. - Lãi thuần: Tổng thu nhập - Tổng đầu tư. - Giá trị ngày công: Lãi thuần/Tổng ngày công lao động. - Hiệu suất đồng vốn: Giá trị lợi nhuận so với giá trị đầu tư. Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị tuyệt đối) bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính (giá trị tương đối) được tính bằng mức độ cao, trung bình, thấp. Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.  Hiệu quả xã hội được phân tích bởi các chỉ tiêu: - Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân. - Đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của vùng. - Thu hút được nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân. - Góp phần định canh, định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, - Tăng cường sản phẩm hàng hoá, đặc biệt là hàng xuất khẩu. IV.3.2. Phân tích, đánh giá tác động môi trường Các ảnh hưởng của việc sử dụng đất hoặc những thay đổi sử dụng đất đến môi trường có thể là thuận lợi hoặc bất lợi và được phân thành 2 nhóm: những ảnh hưởng nội tại (ảnh hưởng đến LMU đang có sử dụng) và những ảnh hưởng bên ngoài. Phân tích, đánh giá tác động ảnh hưởng tới môi trường là việc xem xét thực trạng và nguyên nhân gây ra sự suy thoái môi trường, nhằm loại trừ các loại hình sử dụng đất có khả năng gây ra tác động xấu về môi trường sinh thái trong và ngoài vùng. Quá trình nghiên cứu, phân tích và đánh giá tác động môi trường của các hệ thồng sử dụng đất được thực hiện dựa trên các nguồn tài liệu từ các kết quả nghiên cứu ( thí nghiệm, thực nghiệm) và các kết quả phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu nông sản khi điều tra. Các tác động ảnh hưởng tới môi trường cần phân tích đánh giá:  Về khả năng gây xói mòn, rửa trôi: - Lượng mưa và cường độ mưa. - Độ dốc của địa hình: Độ dốc, chiều dài dốc. - Tính chất vật lý đất: Tính dính, tính thấm, độ xốp, thành phần cơ giới, - Độ che phủ của thảm thực vật. @ 2015,- Biện pháp ThS. canh tác, Huỳnh Thanh Hiền - NLU  Các nguyên nhân gây thoái hoá và ô nhiễm môi trường đất: - Xói mòn, rửa trôi. - Mặn hoá, phèn hoá. - Chế độ luân canh cây trồng. Trang 86
  34. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm - Chế độ tưới tiêu. - Chế độ phân bón. - Thuốc trừ sâu, bệnh, diệt cỏ. - Ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, đô thị, khai khoáng, IV.4. PHẠM VI VÀ THỂ LOẠI PHÂN HẠNG KHẢ NĂNG THÍCH HỢP IV.4.1. Phạm vi phân loại Phạm vi phân hạng khả năng thich hợp đất đai được xác định cho mức độ thích hợp sử dụng hiện tại và cho tương lai. Nói khác đi là đánh giá mức độ thích hợp của hiện trạng sử dụng đất và đánh giá mức độ thích hợp tiềm năng.  Phân hạng thích hợp hiện tại đề cập đến sự thích hợp trong điều kiện hiện hữu, không cần những cải tạo lớn về chất lượng đất đai. Nó đề cập đến hiện trạng sử dụng đất và những tập quán quản lý hiện tại.  Phân hạng thích hợp tương lai căn cứ vào các phương án quy hoạch có thể thực thị cho vùng nghiên cứu, đề xuất các biện pháp khắc phục các yếu tố hạn chế của đất đai trong điều kiện hiện tại, để tạo ra các loại hình sử dụng đất có cấp phân hạng thích hợp tốt hơn trong điều kiện của địa phương sau cải tạo (về vốn đầu tư cho cải tạo), các biện pháp có thể là: - Biện pháp thuỷ lợi cải tạo hệ thống tưới tiêu. - Biện pháp cải tạo đất, kiến thiết đồng ruộng. - Bố trí lại các loại hình sử dụng đất cho các đơn vị đất đai. - Tăng khả năng đầu tư phát triển sản xuất. IV.4.2. Thể loại phân hạng khả năng thích hợp đất đai Tuỳ thuộc vào từng loại đánh giá đất, quy mô diện tích, nguồn tài liệu sẳn có và đặc biệt là tỷ lệ bản đồ cần thành lập mà trong đánh giá đất phân ra thành 2 loại. Đánh giá đất đai định tính và đánh giá đất đai định lượng.  Phân hạng thích hợp định tính (qualitative) Là phân hạng thích hợp biểu thị chỉ bằng những thuật ngữ định tính, không có những tính toán chính xác chi phí và lợi nhuận. Phân hạng chủ yếu dựa vào tiềm năng sản xuất tự nhiên của đất đai, các chỉ tiêu kinh tế chỉ là để giải thích. Nó thường được áp dụng trong nghiên cứu viễn thám nhằm đánh giá tổng quát một vùng lớn.  Phân hạng định lượng (Quanitative Classification) Là hạng thích hợp trong đó sự khác biệt giữa các hạng thích hợp được biểu thị bằng các thuật ngữ số. Nó cho phép một sự so sánh có mục tiêu giữa các cấp thích hợp @khi 2015, đề cập đến những ThS. loại hình Huỳnh sử dụng đất khác Thanh nhau. Hiền - NLU Đánh giá đất định lượng thường liên quan đến việc sử dụng đáng kể các chỉ tiêu kinh tế. Ví dụ như chi phí và giá cả cho đầu và và thu nhập đầu ra. Đối với những dự án phát triển chuyên biệt bao gồm nghiên cứu tiền khả thi thì thường yêu cầu đánh giá định lượng. Đánh giá định lượng cho phép sự tổng hợp trực giác của nhiều mặt về thuận lợi xã hội, môi trường và kinh tế. Khả năng này ở chừng mực nào đó không có trong đánh Trang 87
  35. Bài giảng môn Đánh giá đất đai - Trường Đại Học Nông Lâm giá định tính. Tuy nhiên đánh giá định lượng cung cấp những thông tin dựa trên sự tính toán của tổng lợi nhuận hay những thông số kinh tế từ những vùng khác nhau và các loại hình sử dụng đất khác nhau. Phân hạng định lượng sẽ trở nên lạc hậu nhanh hơn định tính một khi giá cả và chi phí thay đổi. IV.5. Xây dựng bản đồ phân hạng khả năng thích hợp đất đai Bản đồ thích hợp đất đai là một bản đồ chuyên đề được xây dựng trên cơ sở gộp các đơn vị đất đai có cùng khả năng thích hợp đối với các loại hình sử dụng đất được xem xét. Trên bản đồ phân hạng thích hợp đất đai, ngoài các yếu tố thuộc quy định chung về bản đồ, nội dung chủ yếu của bản đồ phải thể hiện được các đơn vị bản đồ thích hợp đất đai với các thuộc tính sau: • Tên đơn vị đơn vị bản đồ thích hợp đất đai thường được thể hiện bằng ký hiệu bằng số ả rập 1,2,3, • Ranh giới giữa các đơn vị đất được thể hiện bằng đường contour nét mực màu đen (được gọi là các contour thích hợp đất đai). • Trên bản đồ thích hợp đất đai mỗi một đơn vị bản đồ thích hợp đất đai còn được thể hiện bằng một màu sắc riêng, nhằm giúp phân biệt với các đơn vị khác trên bản đồ. Như vậy, sau khi xây dựng xong bản đồ thích hợp đất đai và hoàn chỉnh báo cáo kết quả phân hạng thích hợp đất đai sẽ tiến hành tổ chức kiểm tra, nghiệp thu kết quả cuối cùng. Một dự án đánh giá đất đai được xem là hoàn chỉnh và được nghiệm thu phải có các sản phẩm giao nộp như: bản đồ đất, bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai, bản đồ thích hợp đất đai và báo cáo thuyết minh kết quả phân hạng thích hợp đất đai kèm theo. @ 2015, ThS. Huỳnh Thanh Hiền - NLU Trang 88