Giáo trình môn Kinh tế ngoại thương

pdf 149 trang vanle 3200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn Kinh tế ngoại thương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mon_kinh_te_ngoai_thuong.pdf

Nội dung text: Giáo trình môn Kinh tế ngoại thương

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH - ^V] - Giáo trình: KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG Thạc sĩ: Phan Thị Ngọc Khuyên Phan Anh Tú Năm 2007
  2. THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯƠNG SỬ DỤNG CỦA GIÁO TRÌNH KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG I. THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ Họ và tên: Phan Thị Ngọc Khuyên Sinh ngày 26 tháng 10 năm 1965 Cơ quan công tác: Bộ môn: Kinh tế tổng hợp Khoa: Kinh tế Trường: Đại học Cần Thơ Địa chỉ email để liên hệ: ptnkhuyen@ctu.edu.vn II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG Giáo trình có thể dùng tham khảo cho các ngành học ngoại thương, quản trị kinh doanh, marketing. Có thể dùng cho các Trường kinh tế từ bậc trung cấp lên đến đại học. Các từ khoá: kinh tế ngoại thương; lợi ích của ngoại thương; đường cung xuất khẩu; đường cầu nhập khẩu; biên độ bán phá giá; định hướng phát triển xuất khẩu; chính sách nhập khẩu của Việt Nam; hội nhập kinh tế; yếu tố kỹ thuật lẫn chính sách thương mại; hạn chế của toàn cầu hóa; Các bước gia nhập WTO; Chuẩn y tư cách thành viên; việt nam và chương trình CEPT/AFTA;từ cấm vận đến bình thường hóa. Yêu cầu kiến thức trước khi học môn học này: Sinh viên đã có kiến thức về môn học Kinh tế vi mô, hoặc kinh tế học đại cương; nguyên lý thống kê kinh tế Giáo trình chưa xuất bản, chỉ lưu hành nội bộ trong phạm vi Trường Đại học Cần Thơ.
  3. LỜI MỞ ĐẦU Xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế toàn cầu ngày càng gia tăng, nền kinh tế của mỗi quốc gia ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nền kinh tế thế giới. Cuộc cách mạng khoa học, công nghệ và công nghệ thông tin đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyên môn hóa và hợp tác giữa các quốc gia. Thêm vào đó, giao thương quốc tế ngày càng mở rộng làm cho các quốc gia điều chỉnh chính sách ngoại thương theo hướng mở cửa, giảm và tiến tới dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi quan thuế. Đất nước Việt Nam chúng ta đang trong quá trình chuyển đổi hệ thống kinh tế, từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, việc điều chỉnh chính sách của Nhà nước tác động đến hầu hết các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tác động cụ thể đến từng doanh nghiệp. Trong lĩnh vực hoạt động ngoại thương, những thay đổi của Nhà nước trong điều hành hoạt động, trong chính sách để phù hợp với xu hướng quốc tế hóa, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanh chóng thích ứng. Là những doanh nhân tương lai, hơn ai hết, những sinh viên chuyên ngành kinh tế, đặc biệt là sinh viên chuyên ngành ngoại thương phải được trang bị những kiến thức nền tảng về thương mại quốc tế trong lĩnh vực ngoại thương. Hiểu rõ các qui luật kinh tế, nguyên lý các chính sách ngoại thương, các nguyên tắc điều chỉnh buôn bán quốc tế và cụ thể nhất, chính sách ngoại thương của đất nước sẽ giúp sinh viên vận dụng linh động và hiệu quả trong thực tiễn kinh doanh. Giáo trình “Kinh tế Ngoại thương” đáp ứng một phần kiến thức nền tảng cho sinh viên chuyên ngành ngoại thương và sinh viên chuyên ngành kinh tế nói chung các vấn đề về kinh tế quốc tế học liên quan đến ngoại thương, chính sách ngoại thương của các nước trên thế giới, chính sách ngoại thương của Nhà nước ta trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Giáo trình đã nhận được sự góp ý của đồng nghiệp trong Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, của Hội đồng khoa học Khoa và sự chỉnh sửa nhiều lần của tác giả. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về kinh tế ngoại thương luôn đòi hỏi phải cập nhật thông tin kịp thời. Do đó, trong quá trình phân tích và bàn luận các vấn đề vẫn còn có những khiếm khuyết nhất định, chúng tôi mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và bạn đọc để giáo trình được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Lê Khương Ninh, Tiến sĩ Lưu Thanh Đức Hải, các đồng nghiệp trong Khoa Kinh Tế - Quản trị kinh doanh và Hội đồng khoa học Khoa đã góp những ý kiến vô cùng quý báu để chúng tôi hoàn chỉnh giáo trình này. Tác giả i
  4. Mục lục MỤC LỤC NỘI DUNG Phần I: Những vấn đề cơ bản về phát triển ngoại thương Chương 1: Đối tượng, nhiệm vụ, cơ cấu của môn học 1 I- Khái niệm về ngoại thương 1 II- Đối tượng, nhiệm vụ, cơ cấu và phương pháp nghiên cứu môn học 1 Chương 2: Những vấn đề cơ bản về phát triển ngoại thương 5 I- Các hình thức hoạt động ngoại thương 5 II- Chức năng và nhiệm vụ của ngoại thương 5 III- Mối quan hệ của ngoại thương và các lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân 8 IV- Lợi ích của ngoại thương 9 V- Cung cầu và cân bằng thế giới trong một ngành công nghiệp duy nhất 11 VI- Ngoại thương trong nền kinh tế mở qui mô nhỏ 14 Chương 3: Các công cụ chính sách ngoại thương 16 I- Thuế quan 16 II- Phân tích về thuế quan trong cân bằng chung 21 III- Các công cụ khác của chính sách ngoại thương 24 Phần II: Chính sách ngoại thương Chương 4: Chính sách ngoại thương của các nước trên thế giới 33 I- Chính sách ngoại thương 33 II- Các nguyên tắc điều chỉnh buôn bán quốc tế 34 III- Các loại hình chính sách ngoại thương 39 IV- Chính sách ngoại thương của các nước đang phát triển 45 Chương 5: Liên kết kinh tế quốc tế 56 I- Phân công lao động quốc tế - nguyên nhân ra đời các liên kết kinh tế quốc tế 56 II- Liên kết kinh tế quốc tế vĩ mô 56 III- Giới thiệu một số liên kết kinh tế quốc tế quan trọng 59 IV- Liên kết kinh tế quốc tế vi mô 68 Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ ii
  5. Mục lục Chương 6: Chính sách ngoại thương của Việt Nam 73 I- Sơ lược về ngoại thương Việt Nam trước năm 1975 73 II- Ngoại thương Việt Nam từ sau năm 1975 đến nay 76 III- Chính sách phát triển ngoại thương của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 84 Chương 7: Hội nhập kinh tế thế giới 110 I- Toàn cầu hóa và kinh tế quốc tế hiện nay 110 II- Các tổ chức kinh tế thế giới quan trọng 114 III- Mối quan hệ của Việt Nam với các nước, các tổ chức kinh tế thế giới quan trọng 120 Phần III: Lợi nhuận và hiệu quả hoạt động ngoại thương Chương 8: lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu 141 I- Khái niệm về lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh 141 II- Các chỉ tiêu về lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh 143 II- Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh qua phân tích lợi nhuận doanh nghiệp và chi phí lưu thông 146 IV- Phân tích lợi nhuận theo các thời điểm 160 Phần phụ lục: Phụ lục 1 1 Phụ lục 2 15 Phụ lục 3 24 Phụ lục 4 32 Tài liệu tham khảo trang cuối Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ iii
  6. Mục lục MỤC LỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Lợi ích của ngoại thương. 10 Biểu đồ 2.2: Lợi ích của ngoại thương khi khai thác lợi thế so sánh quốc gia 11 Biểu đồ 2.3: Đường cầu nhập khẩu của Trong nước 12 Biểu đồ 2.4: Đường cung xuất khẩu của Nước ngoài 13 Biểu đồ 2.5: Cân bằng thương mại của thế giới. 13 Biểu đồ 2.6: Phân tích xuất khẩu hàng hóa bằng đồ thị. 14 Biểu đồ 2.7: Phân tích nhập khẩu hàng hóa bằng đồ thị 15 Biểu đồ 3.1: Tác động của thuế quan 17 Biểu đồ 3.2: Chi phí và lợi ích của một loại thuế quan đối với nước nhập khẩu. 20 Biểu đồ 3.3A: Cân bằng trong điều kiện mậu dịch tự do đối với một nước nhỏ 22 Biểu đồ 3.3B: Thuế quan tại một nước nhỏ 23 Biểu đồ 3.4: Tác động của trợ cấp xuất khẩu. 25 Biểu đồ 3.5: Hạn ngạch nhập khẩu của Mỹ đối với đường. 27 Biểu đồ 7.1: Xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và ASEAN giai đoạn 1995-1999. 130 MỤC LỤC BIỂU BẢNG Bảng 3.1: Tóm tắt kết quả của việc áp dụng các công cụ chính sách ngoại thương.32 Bảng 4.1: Tỷ lệ xuất khẩu so với thu nhập quốc dân của một số nước (1990). 49 Bảng 4.2: Tỷ lệ bảo hộ mậu dịch trung bình của một số nước (1985). 50 Bảng 4.3: Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu của các nước ASEAN giai đoạn 1960-1990 51 Bảng 4.4: Tỷ trọng hàng công nghiệp trong kim ngạch xuất khẩu của các nước ASEAN giai đoạn 1970 -1996. 51 Bảng 4.5: Cơ cấu kinh tế của các nước ASEAN năm 1997. 52 Bảng 4.6: Thị trường xuất khẩu chủ yếu hàng công nghiệp của một số nước ASEAN53 Bảng 4.7: Tỷ lệ xuất khẩu so với GDP của các nước ASEAN 53 Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ iv
  7. Mục lục Bảng 4.8: Giao dịch thương mại giữa ASEAN và các nước năm 1996-1997 54 Bảng 5.1: Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế vĩ mô 58 Bảng 5.2: Vài chỉ tiêu kinh tế của EU so với Nhật, Mỹ và thế giới. 60 Bảng 5.3: Chu chuyển các dòng vốn đầu tư quốc tế giai đoạn 1982-1999 70 Bảng 6.1: Xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1934-1939 73 Bảng 6.2: Xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1958-1975 74 Bảng 6.3: Xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1976-1985 75 Bảng 6.4: Kết quả hoạt động ngoại thương của Việt Nam giai đoạn 1986-1995 76 Bảng 6.5: Cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam phân theo nhóm hàng giai đoạn 1986-1995 77 Bảng 6.6: Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam phân theo nhóm hàng giai đoạn 1986-1995 78 Bảng 6.7: Thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1986-1995 78 Bảng 6.8: Tổng quan kinh tế Việt Nam 1997-2003 80 Bảng 6.9: So sánh GDP bình quan đầu người giữa Việt Nam và một số nước 80 Bảng 6.10: Kết quả hoạt động ngoại thương của Việt Nam giai đoạn 1996-2002 81 Bảng 6.11: Tình hình đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam tính đến tháng 4/2003 82 Bảng 6.12: Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tài khoản vốn của Việt Nam giai đọan 1996- 2001 81 Bảng 6.13: Tình hình sản xuất một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam 1995-1999 83 Bảng 6.14: Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam phân theo nhóm hàng giai đoạn 1996-2002 100 Bảng 6.15: Cơ cấu kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam phân theo nhóm hàng giai đoạn 1996-2000 107 Bảng 6.16: Mục tiêu chiến lược về xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 108 Bảng 7.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU giai đoạn 1990-2000122 Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ v
  8. Mục lục Bảng 7.2: Danh mục các mặt hàng nhập khẩu chịu sự điều chỉnh của hạn ngạch thuế quan 127 Bảng 7.3: Cân đối kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và ASEAN 129 Bảng 7.4: Mặt hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước ASEAN giai đoạn 1994- 1996 129 Bảng 7.5: Thị phần xuất khẩu của Việt Nam ở khu vực ASEAN năm 1999 130 Bảng 7.6: Đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam tính đến tháng 8/2002 131 Bảng 7.7: Thị trường Mỹ và xuất khẩu các nước năm 2000 133 Bảng 7.8: Các ngành hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ được lợi nhiều nhất do thực hiện MFN 134 Bảng 7.9: Trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ 1994-2002 134 Bảng 8.1: Phân tích chung lợi nhuận doanh nghiệp 145 Bảng 8.2: Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh qua các kỳ 147 Bảng 8.3: Phân tích sơ bộ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 150 Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ vi
  9. Chương 1: Đối tượng, nhiệm vụ và cơ cấu môn học PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN NGOẠI THƯƠNG Chương 1: ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU MÔN HỌC I- Khái niệm về ngoại thương: Ngoại thương là sự trao đổi dưới hình thức mua bán hàng hóa và những dịch vụ kèm theo, lấy tiền tệ làm môi giới giữa các nước khác nhau. Ngoại thương là một trong những hoạt động chủ yếu của kinh tế đối ngoại của một quốc gia. Điều kiện để ngoại thương sinh ra, tồn tại và phát triển là: (1) Có sự tồn tại và phát triển của kinh tế hàng hóa - tiền tệ, kèm theo đó là sự xuất hiện của tư bản thương nghiệp; (2) Sự ra đời của Nhà nước và sự phát triển của phân công lao động quốc tế giữa các nước. II- Đối tượng, nhiệm vụ, cơ cấu và phương pháp nghiên cứu môn học 1- Đối tượng, nhiệm vụ và cơ cấu môn học: Kinh tế học quốc tế có thể được chia làm hai lĩnh vực lớn: thương mại quốc tế và tiền tệ quốc tế. Thương mại quốc tế chủ yếu tập trung phân tích những giao dịch thực sự trong nền kinh tế quốc tế, đó là những giao dịch có liên quan đến sự lưu chuyển của các hàng hóa hoặc sự di chuyển hữu hình về các nguồn lực kinh tế còn tiền tệ quốc tế tập trung phân tích khía cạnh tiền tệ của nền kinh tế quốc tế. Trong thực tế, không có sự phân cách đơn giản giữa các vấn đề thương mại và tiền tệ, hầu hết buôn bán quốc tế đều kém theo các giao dịch tiền tệ. Việc phân tích các lý thuyết về thương mại quốc tế như thuyết lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh, phân tích các yếu tố sản xuất, các nguồn lực sản xuất đồng thời phân tích chính sách thương mại quốc tế đã giúp cho Thương mại quốc tế như một môn học bao quát các qui luật, các chính sách cơ bản trong quan hệ thương mại quốc tế. Tuy nhiên, nền kinh tế quốc tế là tập họp các quốc gia có chủ quyền, mỗi nước đều tự do lựa chọn chính sách kinh tế riêng cho mình. Trong một nền kinh tế thế giới thống nhất, chính sách kinh tế của một nước thường gây ảnh hưởng đến các nước khác. Những khác biệt về mục tiêu giữa các nước thường dẫn đến xung đột lợi ích, ngay cả khi các nước có những mục tiêu giống nhau, họ vẫn có thể bị thiệt hại nếu như không phối hợp được với nhau về chính sách. Dựa trên nền tảng kinh tế học quốc tế, môn kinh tế ngoại thương nghiên cứu các qui luật thương mại quốc tế tác động đến lĩnh vực ngoại thương của một nước như lợi ích của ngoại thương, tác động của các công cụ chính sách ngoại thương. Đặc biệt, nghiên cứu chính sách ngoại thương của một nước trong mối quan hệ chặt chẽ với thương mại quốc tế. Trên cơ sở “những qui định chung” của các liên kết kinh tế quốc tế, các tổ chức kinh tế quốc tế mà đất nước tham gia, chính sách ngoại thương của một nước vừa mang tính đặc thù vừa mang tính hội nhập nhằm đảm bảo quyền lợi của đất nước nhưng lại không xung đột lợi ích với các quốc gia khác. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ Trang 1
  10. Chương 1: Đối tượng, nhiệm vụ và cơ cấu môn học Cụ thể, trong giáo trình kinh tế ngoại thương này sẽ giúp cho sinh viên nghiên cứu các vấn đề: - Nghiên cứu mối quan hệ kinh tế trong lĩnh vực buôn bán giữa một nước với nước ngoài như sự hình thành các mối quan hệ, xu hướng và qui luật phát triển cũng như cơ chế vận hành của các mối quan hệ đó. - Nghiên cứu chính sách ngoại thương và mối quan hệ mậu dịch của một nước với trên thế giới, trong đó đặc biệt lưu ý đến bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay và xu hướng hội nhập kinh tế thế giới của nền kinh tế đất nước. - Nghiên cứu các chính sách kinh tế của đất nước hiện tại liên quan đến lĩnh vực ngoại thương để có thể vận dụng tốt trong nghiên cứu và thực tiễn công tác sau khi tốt nghiệp. - Phân tích thực tiễn các hoạt động ngoại thương như kết quả hoạt động ngoại thương và các tác động do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại. Đặc biệt, hướng dẫn phân tích kết quả hoạt động ngoại thương theo từng thời điểm và cả chu kỳ kinh doanh của một doanh nghiệp cụ thể. Các phân tích cụ thể này nhằm giúp sinh viên hiểu được rằng, khi biết vận dụng tốt các quy luật kinh tế và các chính sách của nhà nước sẽ góp phần cho doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động ngoại thương. C ơ sở lý luận của kinh tế ngoại thương là kinh tế học quốc tế, các lý thuyết về thương mại và phát triển. Kinh tế ngoại thương có quan hệ chặt chẽ với các môn khoa học khác như kinh tế đối ngoại, kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương Trên cơ sở xác định đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ môn học, cơ cấu môn học sẽ được trình bày cho sinh viên gồm có 3 phần và 8 chương: Phần I: Những vấn đề cơ bản về phát triển ngoại thương: Phần này nêu lên các vấn đề cơ bản về thương mại quốc tế có quan hệ với lĩnh vực ngoại thương của một nước như lợi ích của ngoại thương và tác động của các công cụ chính sách ngoại thương. Trong phần I sẽ có 3 chương: Chương 1: Đối tượng, nhiệm vụ, cơ cấu của môn học. Chương 2: Lợi ích của ngoại thương. Chương 3: Các công cụ chính sách ngoại thương. Phần II: Chính sách ngoại thương Sau khi trang bị cho sinh viên các qui luật kinh tế trong lĩnh vực ngoại thương, đặc biệt phân tích lợi ích của từng đối tượng tham gia vào hoạt động ngoại thương khi nhà nước, trên cơ sở lợi ích quốc gia đã tác động chủ quan bằng các công cụ của chính sách ngoại thương vào các qui luật kinh tế. Phần II nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức nhất định về các loại hình chính sách ngoại thương phổ biến trên thế giới; Các nguyên tắc điều chỉnh buôn bán quốc tế; Những kinh nghiệm phát triển ngoại thương thông qua các chính sách phát triển hiệu quả nền kinh tế quốc dân của các nước đã và đang phát triển có điều kiện kinh tế xã hội giai đoạn đầu phát triển tương đồng với nước ta hiện nay. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ Trang 2
  11. Chương 1: Đối tượng, nhiệm vụ và cơ cấu môn học Giới thiệu tổng quan bối cảnh toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới thông qua các liên kết kinh tế quốc tế, các tổ chức kinh tế thế giới, đặc biệt các liên kết kinh tế quốc tế, các tổ chức kinh tế quốc tế mà nước ta đang và sẽ tham gia. Nội dung phần II gồm 4 chương như sau: Chương 4: Chính sách ngoại thương của các nước trên thế giới Chương 5: Liên kết kinh tế quốc tế Chương 6: Chính sách ngoại thương của Việt Nam Chương 7: Hội nhập kinh tế thế giới Phần III: Hiệu quả hoạt động ngoại thương. Bằng sự mong mỏi là có thể giúp sinh viên ngoài việc có được kiến thức từ môn học lại có khả năng kết hợp, vận dụng tốt các qui luật, các chính sách của nhà nước trong thực tiễn để kinh doanh có hiệu quả, phần III của giáo trình là nội dung về hiệu quả hoạt động ngoại thương, với một chương duy nhất, Chương 8: Lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Chương 8 phân tích tương đối cụ thể các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động ngoại thương, đặc biệt chú trọng phân tích chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (chi phí lưu thông) sau một chu kỳ kinh doanh và tỷ giá hối đoái. Trong lĩnh vực ngoại thương, khi doanh nghiệp biết rõ thông lệ buôn bán quốc tế, vững vàng nghiệp vụ ngoại thương và biết vận dụng tốt các chính sách, chủ trương của nhà nước sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm thiểu chi phí bán hàng và quản lý hay vận dụng tốt tỷ giá hối đoái để kinh doanh đạt hiệu quả. Ngoài ra, việc phân tích lợi nhuận theo từng thời điểm kinh doanh sẽ trang bị có sinh viên kỹ năng nhạy bén trong các quyết định tức thời về kinh doanh ngoại thương. 2- Phương pháp nghiên cứu môn học: Để có thế học tốt môn học, sinh viên cần phải được trang bị kiến thức nền tảng về kinh tế học quốc tế, các học thuyết kinh tế, các kiến thức về thống kê ứng dụng và cách thức đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, môn học còn trang bị những vấn đề liên quan đến chính sách kinh tế của một quốc gia, vì vậy, sinh viên còn cần phải: 2.1- Có nhận thức khoa học: Trên cơ sở các sự việc, hiện tượng thực tế, học cách phân tích để tìm ra bản chất, tính quy luật hoặc các mối liên hệ khác tác động đến sự việc hiện tượng đó. Hiểu rõ bản chất, nắm bắt quy luật và các yếu tố tác động sẽ giúp chúng ta ứng xử linh hoạt và vận dụng tối ưu tình huống, hạn chế thiệt hại. 2.2- Quan điểm hệ thống và toàn diện: Kinh tế ngoại thương là tổng thể các quan hệ mậu dịch của nền kinh tế quốc dân với nước ngoài, là một bộ phận của quá trình tái sản xuất xã hội. Các quy luật của lưu Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ Trang 3
  12. Chương 1: Đối tượng, nhiệm vụ và cơ cấu môn học thông hàng hóa bắt nguồn từ các quy luật kinh tế hoạt động bên trong và bên ngoài nước đó, do vậy cần phải có quan điểm hệ thống và toàn diện trong nghiên cứu cũng như trình bày các phạm trù của lưu thông đối ngoại trong quan hệ và tác động qua lại với sản xuất, tiêu dùng trong nước, trong mối quan hệ và tác động qua lại giữa thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. 2.3- Quan điểm lịch sử: Quá trình hình thành và phát triển các quan hệ buôn bán luôn luôn gắn liền với những hoàn cảnh lịch sử nhất định, do đó phải có quan điểm lịch sử khi nghiên cứu các vấn đề của kinh tế ngoại thương. Đồng thời sự vận động của mỗi quá trình đều do đấu tranh để giải quyết những mâu thuẫn nội tại. Cần phân biệt rõ ràng tính chất của mâu thuẫn để có các biện pháp xử lý thích hợp. Kết hợp logic và lịch sử là một đòi hỏi quan trọng của phương pháp nghiên cứu và phân tích khoa học các vấn đề trong kinh tế nói chung và kinh tế ngoại thương nói riêng. 2.4- Cần phải kiểm nghiệm: Các kết luận khoa học đều được rút ra từ nghiên cứu thực tế, ngược lại, cần phải kiểm nghiệm thường xuyên nhằm hoàn thiện các quan điểm khoa học trong hoạt động kinh tế,đó chính là quá trình gắn lý luận với thực tế. Để học tốt môn học, sinh viên cần phải thường xuyên nắm bắt thông tin thực tế, thực hành phân tích và học cách kết nối các vấn đề lý thuyết trình bày với thực tiễn kinh doanh của các doanh nghiệp. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ Trang 4
  13. Chương 2: Lợi ích của ngoại thương Chương 2: LỢI ÍCH CỦA NGOẠI THƯƠNG I- Các hình thức hoạt động ngoại thương: Ngoại thương bao gồm các hoạt động: xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và trao đổi các dịch vụ (bao gồm cả dịch vụ người mua, dịch vụ thiết kế lắp ráp và phục vụ kỹ thuật lắp ráp và phục vụ kỹ thuật kèm theo thiết bị công nghệ, vận chuyển và bảo quản hàng hóa quốc tế, trao đổi các tài liệu kỹ thuật, các bằng phát minh, sáng chế ). Nó còn bao gồm cả những việc gia công thuê cho người nước ngoài, việc tái xuất khẩu cho các hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài và xuất khẩu tại chỗ. Với việc tuân theo nguyên tắc ngang giá và bảo đảm hai bên cùng có lợi, ngoại thương tạo điều kiện cho mối quan hệ có tính chất phân công lao động quốc tế giữa các nước phát triển. II- Chức năng và nhiệm vụ của ngoại thương: 1- Chức năng của ngoại thương: Chức năng tổng quát của ngoại thương là thực hiện quá trình trao đổi hàng hóa quốc tế, trong đó việc bán hàng trở thành xuất khẩu, việc mua hàng trở thành nhập khẩu. Điều cần chú ý là ở đây, giá trị trao đổi quốc tế của hàng hóa hình thành theo giá trị thị trường thế giới và được biểu hiện bằng ngoại tệ. Do trong quá trình xuất và nhập khẩu có sự đối chiếu giữa điều kiện tái sản xuất trong nước với những điều kiện bên ngoài, nên ngoại thương có khả năng bổ sung, gây tác động tới khối lượng và thu nhập quốc dân, cũng như gây tác động mạnh đến sự phát triển cân đối và hiệu quả của nền kinh tế trong nước. Như vậy, ngoại thương có các chức năng: + Tạo vốn cho quá trình mở rộng vốn đầu tư trong nước. + Làm biến đổi cơ cấu giá trị sử dụng của sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân được sản xuất trong nước thông qua việc xuất nhập khẩu đạt tới cơ cấu cùng có lợi, phục vụ cho nhu cầu phát triển trong nước và nâng cao mức sống của nhân dân trong nước. + Góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế quốc dân, thông qua việc mở rộng trao đổi mà thúc đẩy việc sử dụng triệt để những khả năng và lợi thế của sự phân công lao động quốc tế, góp phần nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Các chức năng nói trên có liên quan chặt chẽ với nhau và được xem xét trong sự thống nhất của chúng. 2- Nhiệm vụ của ngoại thương Chức năng lưu thông đối ngoại quyết định tính chất đặc thù của ngoại thương so với các ngành kinh tế quốc dân khác. Ngoại thương là một lĩnh vực hoạt động mà đối tượng phục vụ là thị trường nội địa và đối tượng hoạt động là thị trường ngoài nước. Trong bối cảnh quốc tế những năm 2000 là phát triển kinh tế khu vực và toàn cầu, việc Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ Trang 5
  14. Chương 2: Lợi ích của ngoại thương tham gia vào phân công lao động quốc tế trong điều kiện nền sản xuất nhỏ, có sự chênh lệch trong trình độ phát triển là một thách thức tất yếu khi chúng ta mở rộng ngoại thương, tham gia vào thị trường quốc tế. Điều đó đặt ra cho ngoại thương những nhiệm vụ cơ bản sau: 2.1- Nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa đất nước Khi tham gia vào trao đổi hàng hóa trên thị trường thế giới, nền kinh tế nước ta phải chấp nhận những nguyên tắc cạnh tranh trên thị trường. Điều đó đòi hỏi hoạt động ngoại thương phải tính toán kỹ lỗ lãi, giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm, nghĩa là phải có hiệu quả. Đồng thời với sự kinh doanh có hiệu quả, hoạt động ngoại thương sẽ kéo theo những thay đổi của cơ chế bên trong một nước, tháo gỡ những ràng buộc, cản trở không thuận lợi cho hoạt động ngoại thương nói riêng, hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường nói chung. Thực tiễn nước ta cho thấy, nhờ sự phát triển của xuất khẩu nên đã hình thành nhiều cơ chế quản lý mang tính hành chính và kinh tế phù hợp với cơ chế thị trường. Để phát triển ngoại thương, việc tháo gỡ những hạn chế chặt chẽ trong quản lý, tạo điều kiện cho tự do kinh doanh là cách làm nhằm tới hiệu quả kinh tế. Đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, ngoại thương có nhiệm vụ tìm kiếm những đầu vào mới cho công nghiệp và tiêu thụ những sản phẩm của công nghiệp, tức là tăng cường đầu vào, đầu ra cho công nghiệp, là nơi thu hút công nghệ, thiết bị và nguyên liệu mới cho công nghiệp cũng như tiêu thụ sản phẩm công nghiệp mới. Trong quá trình mở cửa nền kinh tế với thế giới bên ngoài, ngoại thương còn được sử dụng như một công cụ thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế ở trong nước và giữa trong nước với bên ngoài. Quá trình này không chỉ đơn giản là gắn liền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới để tranh thủ những lợi thế do ngoại thương và phân công lao động quốc tế mang lại, mà quan trọng hơn là dùng ngoại thương để thúc đẩy các quá trình phát triển kinh tế trong nội bộ nền kinh tế, phát triển nền kinh tế thị trường thống nhất ở trong nước qua các hoạt động xuất nhập khẩu, chuyển giao công nghệ, vốn, marketing từ các công ty nước ngoài vào nước ta. 2.2- Góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước: Vốn, việc làm, công nghệ, sử dụng tài nguyên có hiệu quả Việc mở cửa buôn bán với nước ngoài sẽ góp phần tăng thu ngoại tệ. Đây là nguồn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư, nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, giảm nợ nước ngoài. Do ưu thế về lao động dồi dào, việc xuất khẩu các mặt hàng thâm dụng lao động đang có ưu thế phát triển ở nước ta. Điều đó tạo điều kiện việc làm cho người lao động, giải quyết nạn thất nghiệp, góp phần cho an sinh xã hội. Tham gia vào thị trường quốc tế, đáp ứng đòi hỏi về chất lượng sản phẩm và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, sự đổi mới công nghệ là một đòi hỏi tất yếu đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Sự đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp này cùng với các ngành kinh doanh xuất khẩu có tính chất công nghệ cao sẽ tạo tiền đề đổi mới công nghệ cho các ngành sản xuất khác. Đối với nguồn tài nguyên quốc gia, khi tham gia vào mậu dịch quốc tế cùng với các mối quan hệ về cạnh tranh về phân công lao động về khai thác Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ Trang 6
  15. Chương 2: Lợi ích của ngoại thương lợi thế so sánh , tất nhiên, tài nguyên sẽ được khai thác sử dụng khoa học hơn, hiệu quả hơn. 2.3- Đảm bảo sự thống nhất giữa kinh tế và chính trị trong hoạt động ngoại thương: Đảm bảo sự thống nhất giữa kinh tế và chính trị là nguyên tắc chủ yếu trong việc tổ chức và quản lý có hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và ngoại thương nói riêng của Nhà nước. Thế giới và nền kinh tế thế giới là một thể thống nhất. Các quốc gia giàu và nghèo cũng đều đang phải dựa vào nhau mà phát triển. Không một quốc gia nào đứng ngoài thế giới đó. Việt Nam cũng vậy. “Chúng ta muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” (Văn kiện Đại hội ĐB toàn quốc lần VI Đảng CSVN). Làm bạn ở đây không chỉ là về chính trị, cùng chung quan điểm tư tưởng, mà còn là bạn hợp tác làm ăn, cùng có lợi. Lợi ích cơ bản và lâu dài của nước ta đòi hỏi chúng ta phải mở rộng quan hệ thân thiện với các nước. Và đến lượt nó, sự phát triển kinh tế, sức mạnh kinh tế là vấn đề cốt lõi của sự vận động về chính trị, an ninh quốc gia. Có thể nói, phát triển kinh tế, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân là điều kiện quan trọng nhất của ổn định chính trị. Thực tế đã cho ta thấy bài học ổn định chính trị là một điều kiện để buôn bán, hợp tác đầu tư. Vì vậy, trong các quan hệ ngoại thương, Nhà nước cũng như các doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến kết quả kinh tế mà cả kết quả chính trị. Chính trị bao gồm nhiều mặt của các quan hệ xã hội. Trong các quan hệ ấy, chính sách kinh tế đối nội và kinh tế đối ngoại là quan trọng hơn cả. Các chính sách ấy quy định phương hướng của các quan hệ ngoại thương. Tính chính trị trong ngoại thương là sự tính toán một cách toàn diện các yếu tố đã hình thành và xu hướng phát triển nền kinh tế, tình hình chính trị trong nước và quốc tế, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, tình hình kinh tế và thị trường hàng hóa thế giới, các chính sách kinh tế và chính sách thương mại của các bạn hàng. Tính chính trị trong hoạt động ngoại thương còn có nghĩa là tuân theo sự quản lý thống nhất của Nhà nước về các hoạt động này. Việc ban hành các luật lệ, các chính sách chung là điều kiện cần thiết cho hành động thống nhất của các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp. Ngoài ra, các chính sách và thực tiễn hoạt động ngoại thương phải vận động cùng chiều với chính sách đối ngoại của Nhà nước. Các nhiệm vụ của ngoại thương không nằm ngoài mục đích góp phần tích cực nhất vào việc thực hiện những nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Để thực hiện nhiệm vụ này cần phải có những biện pháp, chính sách cũng như cách tổ chức quản lý hoạt động ngoại thương phù hợp. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ Trang 7
  16. Chương 2: Lợi ích của ngoại thương III- Mối quan hệ của ngoại thương và các lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân: 1- Ngoại thương và sản xuất: Ngoại thương ra đời là kết quả của sản xuất phát triển, đồng thời ngoại thương lại là một tiền đề cho sự phát triển của sản xuất. Trong điều kiện kinh tế kém phát triển như nước ta, nền kinh tế mất cân đối nghiêm trọng, việc buôn bán với nước ngoài đưa đến những sự thay đổi cơ cấu sản phẩm xã hội có lợi cho quá trình phát triển. Ngoại thương trong quá trình này, không những tạo ra thị trường bên ngoài rộng lớn để mua và bán những gì sản xuất trong nước mà còn thông qua xuất nhập khẩu để mở rộng thị trường trong nước. Việc phát triển ngoại thương còn thúc đẩy nhất định đối với một số ngành công nghiệp vốn ít có cơ hội phát triển. Ví dụ như khi phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm xuất khẩu sẽ tạo ra nhu cầu cho sự phát triển ngành công nghiệp sản xuất thiết bị chế biến. Việc cung cấp cơ sở hạ tầng - đường bộ, đường sắt, cầu cảng, năng lượng, thông tin liên lạc cho ngành công nghiệp xuất khẩu có thể làm giảm chi phí và còn mở ra ra cơ hội phát triển cho các ngành công nghiệp khác. Sự phát triển của ngoại thương có liên quan đến thuế, tức là phần thu nhập không nhỏ của Chính phủ từ việc xuất khẩu, nhập khẩu được dùng để tài trợ cho các ngành khác. 2- Ngoại thương với tiêu dùng Tiêu dùng là một mục tiêu của sản xuất. Tiêu dùng với tư cách là một yếu tố của quá trình tái sản xuất xã hội, vừa chịu sự tác động quyết định của sản xuất nhưng đồng thời cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sản xuất. ”Tiêu dùng tạo ra nhu cầu về một sản phẩm mới do đó nó là động cơ tư tưởng, động cơ thúc đẩy bên trong sản xuất“ (C. Mác, Góp phần phê phán chính trị kinh tế học, NXB Sự Thật 1971). Tiêu dùng chính là quá trình tái sản xuất sức lao động, yếu tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất. Không đảm bảo thỏa mãn những yêu cầu đến một mức độ cần thiết thì không thể tái sản xuất đầy đủ về số lượng và chất lượng lao động cho quá trình tái sản xuất mới. Tuy nhiên, tiêu dùng có những yêu cầu cụ thể trong mỗi thời kỳ lịch sử phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Ngoại thương có quan hệ đến tiêu dùng cá nhân trên các mặt: Một là, ngoại thương nhập khẩu những tư liệu sản xuất cần thiết để phục vụ cho việc sản xuất hàng hóa tiêu dùng trong nước. Hai là, ngoại thương trực tiếp nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đủ Ba là, các mối quan hệ còn có thể phát triển một cách gián tiếp thông qua nhu cầu về các hàng tiêu dùng tương ứng với thu nhập hiện có. Ví dụ như khi thu nhập tăng lên hoặc để phục vụ cuộc sống công nghiệp, nhiều mặt hàng mới như thư đồ dùng gia đình, thực phẩm chế biến sẽ có nhu cầu tăng lên, ngoại thương sẽ đáp ứng được nhu cầu này và sau đó lại kích thích sản xuất tại chỗ. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ Trang 8
  17. Chương 2: Lợi ích của ngoại thương Ngoại thương còn đóng vai trò quan trọng trong việc hướng người tiêu dùng vào những đòi hỏi hợp lý đối với thị trường, phù hợp với chính sách tiêu dùng cụ thể trong một giai đoạn nhất định. Thông qua chính sách, chủ yếu bằng giá cả, nhà nước điều tiết những đòi hỏi vượt quá khả năng của nền kinh tế. 3- Ngoại thương với phân phối Ngoại thương có liên quan đến phân phối chủ yếu bằng việc sử dụng các lợi thế để tham gia vào phân công lao động quốc tế nhằm tăng thêm thu nhập quốc dân, đồng thời còn có tác động mạnh mẽ đến việc thực hiện quỹ tiêu dùng cá nhân. Nếu chi phí sản xuất quốc gia về những sản phẩm nhập khẩu mà lớn hơn chi phí sản xuất hàng xuất khẩu (để đổi hàng nhập khẩu) thì ngoại thương đã đóng góp vào việc tăng thêm thu nhập quốc dân. Ví dụ, hiện nay, giá thành một tấn phân u rê sản xuất trong nước là 180USD, trong khi, nếu nhập khẩu, giá mua chỉ là 125USD/tấn (CIF). Với chi phí sản xuất một tấn lúa xuất khẩu là 160USD, giá xuất khẩu 180USD/tấn (FOB). Giả sử rằng chúng ta không sản xuất phân u rê mà sử dụng 180USD chi phí sản xuất một tấn phân u rê để sản xuất lúa, chúng ta sẽ thu được 1,125tấn lúa, xuất khẩu thu được 202,5USD và dùng tiền này sẽ mua được 1,62 tấn u rê, rõ ràng, giá trị sử dụng đã được tăng thêm 0,62 tấn 4- Ngoại thương và thu hút vốn đầu tư Đầu tư trực tiếp của tư bản nước ngoài được coi là bộ phận cấu thành hết sức quan trọng trong việc hình thành tổng lượng vốn kinh doanh cần thiết của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên tiếp nhận vốn đầu tư không phải là mục tiêu cần đạt của doanh nghiệp. Vốn phải đưa vào kinh doanh tạo ra lợi nhuận. Ở đây, kinh doanh vốn và kinh doanh ngoại thương là một thể thống nhất hỗ trợ và làm tiền đề cho nhau đạt doanh lợi cao. Đầu tư trực tiếp không hướng vào phát triển xuất khẩu thì khả năng nhập khẩu đầu tư bị hạn hẹp. Xuất khẩu là điều kiện quan trọng mở rộng quy mô đầu tư vì mục đích thu lợi. IV- Lợi ích của ngoại thương: Khả năng cung ứng hàng hóa và dịch vụ của các nước khác nhau vì trình độ công nghệ khác nhau, khác nhau về nguồn lực (vốn, lao động, tài nguyên ). Nếu chỉ dựa vào nền sản xuất trong nước không thể cung cấp đủ những hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế vì vậy mà phải nhập những mặt hàng cần thiết như nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng thiết yếu mà trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất với giá cao hơn. Ngược lại, trên cơ sở khai thác tiềm năng và những lợi thế kinh tế vốn có, nền kinh tế ngoài việc phục vụ nhu cầu trong nước còn có thể tạo nên những thặng dư có thể xuất khẩu sang nước khác, góp phần tăng ngoại tệ cho đất nước để nhập khẩu các thứ còn thiếu và để trả nợ. Khi không có trao đổi mua bán với nước khác, nền kinh tế phải sản xuất cái mà người dân nước đó tiêu thụ và ngược lại. Do vậy, tổng sản phẩm tiêu dùng của nền kinh tế cũng chính bằng tổng sản phẩm mà nền kinh tế sản xuất được ra. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ Trang 9
  18. Chương 2: Lợi ích của ngoại thương Khi có ngoại thương, người dân có thể tiêu dùng nhiều hơn lượng hàng mà họ sản xuất được. Ngoại thương có thể đem lại lợi ích tiềm tàng cho một nước chính vì nó mở rộng khả năng lựa chọn của nền kinh tế. * Phân tích lợi ích của ngoại thương bằng đồ thị: Để hiểu rõ hơn về lợi ích của ngoại thương ta thử phân tích mối tương quan giữa đường giới hạn khả năng sản xuất và khả năng tiêu dùng trong hai trường hợp chưa có ngoại thương và có ngoại thương. Với giả thiết quốc gia sản xuất hai sản phẩm X và Y, tổng lượng hàng mà quốc gia có thể tiêu dùng bằng chính khả năng sản xuất của họ xét về mặt giá trị và có thể dễ dàng trao đổi hàng hóa với nước ngoài khi dư thừa hoặc thiếu hụt. Trục tung biểu hiện sản lượng sản phẩm Y và trục hoành biểu hiện sản lượng sản phẩm X. Đường giới hạn khả năng sản xuất của quốc gia là đường cong tt’. (Biểu đồ 2.1) Khi chưa có ngoại thương, đường giới hạn khả năng tiêu dùng sẽ nằm trùng với đường giới hạn khả năng sản xuất. Giả sử tại một thời điểm nào đó sản xuất ở tại điểm a trên đường giới hạn khả năng sản xuất, tương ứng với y1 sản phẩm Y và x1 sản phẩm X, lúc này người tiêu dùng chỉ có thể tiêu dùng được a( x1,y1 ) sản phẩm X và Y. Biểu đồ 2.1: Lợi ích của ngoại thương Y t’ a y1 b y2 x1 t x2 X Khi có ngoại thương, do có trao đổi hàng hóa nên người dân của quốc gia này có thể tiêu dùng nhiều hơn sản lượng mà họ sản xuất được, giả sử khi này họ tiêu thụ x2 sản phẩm X và y2 sản phẩm Y, tương ứng với điểm b( x2, y2 ) trên đồ thị 2.1. Đường giới hạn khả năng tiêu dùng lúc này có thể vẽ nên bằng cách nối ab, khả năng tiêu dùng sẽ nằm bất kỳ điểm nào trên đường ab. Như vậy khi có ngoại thương, tiêu dùng của người dân không còn bị giới hạn bởi khả năng sản xuất của nước mình nữa. Phần diện tích được giới hạn bơií đường at và đường ab được gọi là khoảng lợi ích thương mại tiềm tàng. Tuy nhiên, do giả thiết quốc gia sản xuất hai sản phẩm và tổng lượng hàng mà họ có tiêu dùng bằng chính khả năng sản xuất của họ xét về mặt giá trị. Vì vậy để có thể tiêu dùng thêm lượng hàng (x2 - x1) so với ban đầu, họ phải chịu thiệt mất (y1 - y2) sản phẩm Y, tức là phải xuất khẩu (y1 - y2) lượng hàng Y để nhập khẩu (x2 - x1) lượng hàng X. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ Trang 10
  19. Chương 2: Lợi ích của ngoại thương Bây giờ giả sử quốc gia trên có khả năng sản xuất sản phẩm Y nhiều hơn do Y có lợi thế so sánh tương đối hơn với X chẳng hạn. Cũng với đường giới hạn khả năng sản xuất tt’, điểm sản xuất của quốc gia bây giờ ở điểm c, cao hơn điểm a, tương ứng với x3 sản phẩm X và y3 sản phẩm Y. (Biểu đồ 2.2) Nếu nhu cầu tiêu dùng trong nước của sản phẩm Y chỉ là ở mức y1 nghĩa là thừa ra (y3- y1) sản phẩm Y cần trao đổi. Dựa vào giả thiết tổng giá trị tiêu dùng của nền kinh tế bằng tổng giá trị sản xuất ra và giá cả sản phẩm X,Y không thay đổi do việc trao đổi hàng hóa nhiều lên hay ít đi, ta nhận thấy rằng, tỷ lệ trao đổi giữa lượng sản phẩm X và sản phẩm Y sẽ không thay đổi. Như vậy, theo tính chất của đường thẳng song song, để xác định được lượng hàng hóa X trao đổi được lúc này ta vẽ đường thẳng đi qua c, song song với đường ab, đường thẳng này cắt đường y1a tại d, hoành độ của d là x4. Mức tiêu dùng tại điểm sản xuất c sẽ là d(x4,y1), nghĩa là quốc gia này có thể xuất khẩu (y3 - y1) sản phẩm Y để đổi lấy (x4 - x3) sản phẩm X, ta có tỷ lệ (x4 - x3)/(y3 - y1) tương ứng bằng tỷ lệ (x2 - x1)/(y1 - y2) ban đầu khi điểm sản xuất là ở a. Đường cd bây giờ lại là đường giới hạn khả năng tiêu dùng. Nó nằm cao hơn đường ab. Lợi ích tiêu dùng của nó cao hơn. Biểu đồ 2.2: Lợi ích của ngoại thương khi khai thác lợi thế so sánh quốc gia Y t’ y3 c a y1 d b y2 x3 x1 t x2x 4 X Như vậy, khi thay đổi cơ cấu sản xuất, khai thác đúng tiềm năng hay lợi thế so sánh tương đối của quốc gia và thực hiện ngoại thương thì càng có thể mở rộng khả năng tiêu dùng của đất nước. V - Cung, cầu và cân bằng thương mại thế giới trong một ngành công nghiệp duy nhất: Hãy giả định có hai nước, Trong nước và Nước ngoài, cả hai đều sản xuất và tiêu thụ gạo, loại hàng được vận chuyển miễn phí giữa hai nước. Tại mỗi nước, sản xuất gạo là ngành cạnh tranh đơn giản trong đó các đường cung và đường cầu đều là hàm số của giá thị trường. Giả định rằng, tỷ giá giữa hai đồng tiền của hai nước không bị bất kỳ chính sách thương mại nào tác động, chúng ta tính giá gạo trên hai thị trường bằng đồng tiền của Trong nước. Khi chưa có ngoại thương, giả sử rằng giá gạo Trong nước cao hơn giá Nước ngoài. Vì vậy khi ngoại thương xuất hiện, do giá gạo Trong nước cao hơn, người cung ứng sẽ đưa gạo từ Nước ngoài vào Trong nước. Việc xuất khẩu gạo sẽ làm tăng giá ở Nước ngoài và làm hạ giá ở Trong nước đến khi sự khác biệt về giá được xóa bỏ. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ Trang 11
  20. Chương 2: Lợi ích của ngoại thương Để xác định mức giá và số lượng hàng hóa được trao đổi trên thế giới cần xác định thêm đường cầu nhập khẩu của Trong nước và đường cung xuất khẩu của Nước ngoài. Các đường cung cầu này được vạch ra từ đường cung và cầu của hai nước. Nhu cầu nhập khẩu của Trong nước là số lượng chênh lệch giữa nhu cầu của người tiêu dùng và cung của người sản xuất Trong nước. Cung về xuất khẩu của Nước ngoài là số lượng chênh lệch giữa những gì người sản xuất có thể cung cấp và nhu cầu của người tiêu dùng ở Nước ngoài. Ở giá P1, người tiêu dùng trong nước có nhu cầu D1, trong khi đó người sản xuất chỉ cung cấp được ở mức S1, do vậy, yêu cầu nhập khẩu của Trong nước là D1 - S1. Nếu chúng ta nâng giá lên P2 , người tiêu dùng nội địa chỉ yêu cầu ở D2 , trong khi người sản xuất nâng mức cung của họ lên S2 , yêu cầu nhập khẩu giảm còn D2 – S2. Vì vậy, đường cầu nhập khẩu MD sẽ dốc xuống. Ở mức giá Pa mức cung và cầu của Trong nước là như nhau, khi đó, không có quan hệ ngoại thương, tức là đường cầu nhập khẩu đi qua điểm (0,Pa) nghĩa là, sản lượng nhập khẩu Q = 0 với mức giá là Pa Biểu đồ 2.3 : Đường cầu nhập khẩu của Trong nước: S P P Pa P2 D P1 MD S S D D Q 1 2 2 1 D2- S2 D1- S1 Q Ở mức giá P1 các nhà sản xuất nước ngoài cung cấp lượng S1* trong khi người tiêu dùng chỉ cần D1* sản phẩm, do vậy, lượng cung có sẵn cho xuất khẩu là S1* - D1*. Ở mức giá P2 nhà sản xuất nước ngoài nâng phần cung của họ lên S2* , người tiêu dùng giảm nhu cầu của họ xuống D2* , cung của xuất khẩu tăng đến mức S2* - D2*. Vì thế, đường cung xuất khẩu XS của Nước ngoài là đường dốc lên. Nếu như giá thấp ở mức Pa* cung và cầu sẽ cân bằng khi không có ngoại thương, đường cung xuất khẩu của Nước ngoài sẽ đi qua điểm Q = 0 ớ mức giá Pa* . Biểu đồ 2.4: Đường cung xuất khẩu của Nước ngoài: Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ Trang 12
  21. Chương 2: Lợi ích của ngoại thương P P S XS P2 P1 D * * * * * * * * D2 D1 S1 S2 Q S1 - D1 S2 - D2 Q Cân bằng thương mại thế giới xuất hiện khi nhu cầu nhập khẩu của Trong nước bằng lượng cung xuất khẩu của Nước ngoài. Ở giá Pw nơi đường MD và XS cắt nhau lượng cung và cầu thế giới bằng nhau. Ta có: Cầu Trong nước - Cung Trong nước = Cung Nước ngoài - Cầu Nước ngoài Hay: Cầu Trong nước + Cầu nước ngoài = Cung Nước ngoài + Cung Trong nước Hay: Cầu Thế giới = Cung Thế giới Biểu đồ 2.5: Cân bằng thương mại của thế giới. P XS P W MD QW Q TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Bùi Xuân Lưu, Giáo trình kinh tế ngoại thương, NXB Giáo dục 2002. 2- Học viện hành chính quốc gia, Quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, NXB Giáo dục 1997. 3- Paul R.Krugman và Maurice Obstfeld, Kinh tế học quốc tế, lý thuyết và chính sách, NXB Chính trị quốc gia năm 2000. 4- Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ Trang 13
  22. Chương 2: Lợi ích của ngoại thương CÂU HỎI THẢO LUẬN Câu 1: Chức năng của ngoại thương là gì? Hãy sử dụng những ví dụ thực tiễn để minh hoạ? Câu 2: Nhiệm vụ đảm bảo thống nhất giữa kinh tế và chính trị trong hoạt động ngoại thương là gì? Tại sao cần phải thống nhất giữa kinh tế và chính trị trong hoạt động ngoại thương? Câu 3: Hãy nêu những đóng góp của hoạt động ngoại thương cho sự phát triển kinh tế xã hội ở một địa phương (tỉnh, thành phố) mà bạn quan tâm? Câu 4: Hãy chứng minh bằng đồ thị rằng khi có ngoại thương thì cả sản xuất lẫn tiêu dùng của quốc gia đều có lợi? Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ Trang 14
  23. Chương 3: Các công cụ của chính sách ngoại thương Chương 3: CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG I- Thuế quan (Tariff) 1- Khái niệm Thuế quan là một khoản tiền mà người chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoặc quá cảnh phải nộp cho hải quan là cơ quan đại diện cho nước chủ nhà. Kết quả của thuế quan là làm tăng chi phí của việc đưa hàng hóa đến một nước. 2- Cách tính thuế - Thuế theo giá trị là loại thuế được tính bằng một tỷ lệ nhất định đánh vào giá trị hàng nhập khẩu (Ví dụ: thuế quan nhập khẩu xe tải của Mỹ là 25% đánh vào giá trị xe tải). - Thuế theo số lượng (thuế tuyệt đối) được coi như là một số tiền nhất định đánh vào từng đơn vị hàng nhập khẩu (Ví dụ: 3 USD cho mỗi thùng dầu). Thuế tổng hợp là sự kết hợp cả thuế theo giá trị và thuế theo số lượng, ví dụ, mặt hàng sữa nhập khẩu và Nhật Bản chịu mức thuế 21,3% + 54 Yên/kg. - Thuế quan đặc thù, bao gồm nhiều loại như: hạn ngạch thuế quan, thuế đối kháng, thuế chống bán phá giá, thuế thời vụ và thuế bổ sung. Có nhiều cách tính thuế, thông thường thuế tính theo giá trị thường được sử dụng vì dễ áp dụng trong cách tính và cả quản lý. Trong giao dịch thương mại quốc tế hiện nay, để định giá trị hàng hóa tính thuế quan, các nước thường áp dụng theo “qui tắc định giá thuế quan” theo Hiệp định về thực hiện điều VII của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994 (GATT 1994). Có thể chọn một trong 6 cách xác định giá trị tính thuế được qui định từ điều 1 đến điều 7 của Hiệp định, các cách tính này đều tôn trọng một quy luật duy nhất là “giá trị giao dịch của hàng hóa” và “đúng sự thực”. Cũng cần lưu ý rằng, điều 7 của Hiệp định qui định, “trị giá thuế quan tối thiểu” không được dùng làm cơ sở để xác định giá trị tính thuế, trong khi, cách tính này, còn một vài nước ngoài WTO áp dụng. 3- Vai trò và tác động của thuế quan Thuế quan có các vai trò như điều tiết xuất khẩu và nhập khẩu; bảo hộ hàng nội địa; tăng thu cho ngân sách nhà nước và là công cụ phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại và gây áp lực đối với bạn hàng phải nhượng bộ trong đàm phán. Giảm thuế quan lại là biện pháp quan trọng để xây dựng và thực hiện thành công các liên minh kinh tế. Ví dụ để xây dựng ASEAN thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA) thì công việc chính yếu mà các nước thành viên phải thực hiện đó là chương trình cắt giảm thuế quan có hiệu lực chung CEPT. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ Trang 14
  24. Chương 3: Các công cụ của chính sách ngoại thương Vì sao xu thế thương mại tự do luôn đi kèm với khái niệm giảm hoặc xóa hàng rào thuế quan? Xóa bỏ hàng rào thuế quan là xóa bỏ sự cách biệt về giá cả giữa giá hàng hóa Trong nước và Nước ngoài và cân bằng ở mức giá cả hàng hóa thế giới. Theo cách nhìn nhận của các nhà xuất nhập khẩu hàng hóa, thuế quan chỉ là một loại chi phí vận chuyển. Nếu như Trong nước đánh thuế 100USD vào mỗi tấn đường nhập khẩu, các nhà nhập khẩu sẽ không sẵn sàng vận chuyển đường từ Nước ngoài vào trừ khi chênh lệch giá đường mỗi tấn giữa hai thị trường ít nhất là 100USD. Dựa vào giả thiết đã phân tích đường cầu nhập khẩu, đường cung xuất khẩu ở mục V chương 2, trong phần này, chúng ta lại tiếp tục phân tích khi Trong nước và Nước ngoài buôn bán với nhau và Trong nước áp đặt mức thuế quan theo số lượng t vào một tấn đường nhập khẩu. Biểu đồ 3.1: Tác động của thuế quan: Thị trường trong nước Thị trường thế giới Thị trường nước ngoài P P P S S* XS PT t PW * PT MD D D* Q QT QW Q Q Biểu đồ 3.1 minh họa các tác động của một loại thuế quan đánh theo số lượng với mức t đồng đối với mỗi đơn vị hàng hóa nhập khẩu. Khi không có thuế, giá đường Trong nước và Nước ngoài sẽ cân bằng ở mức giá PW. Tuy vậy, khi có thuế quan, các nhà vận chuyển sẽ không muốn vận chuyển đường từ Nước ngoài vào Trong nước trừ khi giá đường Trong nước vượt quá giá Nước ngoài ít nhất t đồng. Trường hợp Trong nước là một “nước lớn”, nghĩa là, lượng đường mà Trong nước nhập đủ lớn để có thể tác động đến giá đường của thế giới, khi Trong nước áp đặt thuế quan t, giá đường Trong nước sẽ tăng và giá đường Nước ngoài sẽ giảm cho đến khi có sự khác nhau về giá là t đồng. Việc ban hành thuế quan sẽ tạo ra một cái đệm ngăn cách các mức giá trên hai thị trường. Thuế * quan làm tăng mức giá Trong nước lên PT và hạ giá Nước ngoài xuống PT = PT - t. Ở Trong nước, khi giá cao hơn, các nhà sản xuất sẽ cung ứng nhiều hơn, trong khi người tiêu dùng có nhu cầu ít hơn, nên lượng cầu nhập khẩu sẽ giảm đi. Ở Nước ngoài, giá thấp hơn sẽ đưa đến tình trạng giảm cung và tăng cầu, do đó làm giảm mức cung xuất khẩu. Vì vậy, khối lượng đường giao dịch sẽ giảm từ QW khối lượng buôn bán tự do, xuống QT , khối lượng khi có thuế quan. Ở khối lượng trao đổi QT, lượng cầu nhập khẩu ở Trong * nước bằng lượng cung xuất khẩu của Nước ngoài khi PT- PT = t. Mức tăng giá Trong nước từ PW lên PT ít hơn mức thuế, bởi vì một phần của thuế được thể hiện qua sự giảm giá hàng xuất khẩu của Nước ngoài mà không được chuyển sang Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ Trang 15
  25. Chương 3: Các công cụ của chính sách ngoại thương cho người tiêu dùng Trong nước. Đây là kết quả thường tình của thuế quan và bất kỳ chính sách ngoại thương nào dùng để hạn chế nhập khẩu. Tuy nhiên, khi một “nước nhỏ” (nước có lượng hàng hóa nhập khẩu ít, không làm ảnh hưởng giá hàng hóa thế giới) đưa ra một loại thuế, phần hàng nhập khẩu của nước này trên thị trường thế giới thường nhỏ, vì vậy, lượng hàng nhập khẩu giảm ở đây sẽ có ảnh hưởng rất nhỏ đối với giá thế giới. Nói một cách khác, thuế quan của một nước nhỏ không thể làm giảm giá ở nước ngoài của hàng hóa mà nước đó nhập khẩu mà chỉ làm tăng giá hàng hóa Trong nước từ PW lên PW + t , với t đúng bằng toàn bộ mức thuế. 4- Đo lường bảo hộ của thuế quan Với chính sách khuyến khích xuất khẩu, mức thuế hiện nay cho các mặt hàng xuất khẩu của nước ta rất thấp, đa số bằng 0, trừ một số mặt hàng đặc biệt như gỗ, niken, nhôm phế liệu có mức thuế suất cao. Đối với mức thuế nhập khẩu cũng đang được cắt giảm dần phù hợp với các cam kết của chính phủ ta với nước ngoài. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, mức thuế nhập khẩu hiện nay của nước ta ở mức khá cao và có tác dụng bảo hộ các ngành sản xuất trong nước. Thông qua biểu thuế quan nhập khẩu, các doanh nghiệp có thể tính toán mức bảo hộ thực của chính phủ đối với từng mặt hàng sản xuất trong nước, từ đó có thể cân nhắc để đầu tư sản xuất ngành hàng nào, sản phẩm thô hay chế biến, sản xuất linh kiện, hay nhập linh kiện, lắp ráp trong nước hay nhập thành phẩm . Giả định chi phí vận chuyển và các chi phí khác bằng không, hàng hóa nhập khẩu sau khí có thuế quan sẽ tăng lên đúng bằng giá ban đầu cộng với số thuế quan phải nộp, hệ số bảo hộ hữu hiệu sẽ được tính như sau: Ký hiệu: VAC : giá trị gia tăng của hàng hóa sản xuất trong nước sau khi có thuế quan VAC = Giá bán của hàng hóa trong nước sau khi có thuế quan - Chi phí nguyên vật liệu cấu thành hàng hóa trong nước sau khi có thuế quan VAW: giá trị gia tăng của hàng hóa sản xuất của thế giới VAW= Giá bán của hàng hóa trên thế giới - Chi phí nguyên vật liệu cấu thành hàng hóa của thế giới Ta có: (1) VA −VA ERP(%) = c w VAw Nếu gọi : pwa là giá thành phẩm hàng hóa X của thế giới pwc là giá nguyên liệu hàng hóa X của thế giới ta là thuế quan nhập khẩu hàng hóa X ( thuế quan danh nghĩa) tc thuế quan nhập khẩu nguyên liệu hàng hóa X Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ Trang 16
  26. Chương 3: Các công cụ của chính sách ngoại thương Ta có: (2) p t − p t ERP(%) = wa a wc c pwa − pwc Thêm ± pwcta vào phần tử số của công thức (2), ta có công thức (3) như sau: pwc (ta − tc ) ERP(%) = ta + pwa − pwc Từ công thức (3), ta có thể đánh giá mối tương quan giữa tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu với thuế quan danh nghĩa ta như sau: Trường hợp không nhập nguyên liệu, nhà sản xuất sử dụng nguyên liệu trong nước, pwc sẽ không có, tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu đúng bằng thuế quan danh nghĩa. Khi ta = tc , tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu đúng bằng thuế quan danh nghĩa. Khi tc = 0 , tức không đánh thuế vào nguyên liệu nhập, nhà sản xuất có lợi nhất do lúc này tỷ số bảo hộ hữu hiệu cao nhất. Khi tc > ta , tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu nhỏ hơn mức thuế quan danh nghĩa. Khi tc = (pwata/pwc) , tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu sẽ bằng 0. Khi tc > (pwata/pwc) , tức thuế quan đánh vào nguyên liệu cao hơn cả thuế quan danh nghĩa, nghĩa là chi phí nguyên liệu đã cao hơn giá bán sản phẩm, tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu sẽ là một con số âm. Ý nghĩa của ERP: Giả định rằng, một chiếc ô tô bán ra trên thị trường thế giới với giá Pwa = 8.000 USD các bộ phận cấu thành nên chiếc ô tô đó bán với giá Pwc = 6.000 USD. Để khuyến khích ngành lắp ráp ô tô trong nước, chính phủ áp dụng mức thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc là ta = 25% và tc = 0%. Như vậy, trước khi có thuế nhập khẩu, ngành lắp ráp trong nước chỉ có thể tồn tại với chi phí lắp ráp ≤ 2.000 USD = 8.000 USD - 6.000 USD. Khi có thuế nhập khẩu, ngành lắp ráp trong nước vẫn có thể tồn tại ngay khi chi phí lắp ráp lên đến 4.000 USD = (8.000USD+ 8.000USD*25%) - 6.000USD Như vậy, với một tỷ lệ thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc là 25% đã cung cấp cho nhà lắp ráp trong nước một tỷ lệ bảo hộ có hiệu quả là: 5- Chi phí và lợi ích của thuế quan Theo phân tích ở biểu đồ 3.1, đối với một “nước lớn”, thuế quan làm tăng giá của hàng hóa ở nước nhập khẩu và làm giảm giá ở nước xuất khẩu. Do sự thay đổi về giá này, người tiêu dùng ở nước nhập khẩu sẽ bị thiệt và người tiêu dùng ở nước xuất khẩu sẽ có lợi. Các nhà sản xuất được lợi tại nước nhập khẩu và bị thiệt ở nước xuất khẩu. Thêm vào Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ Trang 17
  27. Chương 3: Các công cụ của chính sách ngoại thương đó, chính phủ ban hành thuế sẽ có thu nhập. Để so sánh chi phí và lợi ích chúng ta sẽ phân tích tiếp ở đồ thị 3.2 dưới đây, với giả định Trong nước là một “nước lớn”. Phương pháp để đo lường chi phí và lợi ích của một loại thuế quan sẽ phụ thuộc vào hai khái niệm được dùng trong phân tích kinh tế vi mô là “thặng dư tiêu dùng” và “thặng dư sản xuất”. Biểu đồ 3.2 Chi phí và lợi ích của một loại thuế quan đối với nước nhập khẩu. P S PT a c b d PW e * D S1 S2 D2 D1 Q QT Trong biểu đồ 3.2, thuế quan nâng giá Trong nước từ PW lên PT và làm giảm giá Nước ngoài từ PW xuống PT*, sản xuất Trong nước tăng từ S1 lên S2 , trong khi tiêu thụ Trong nước giảm từ D1 xuống D2. Chi phí và lợi ích đối với các đối tượng khác nhau như nhà sản xuất, người tiêu dùng, chính phủ có thể thể hiện bằng tổng các diện tích của năm vùng, được gọi là a, b, c, d, e. Trước hết, hãy xem xét cái lợi đối với các nhà sản xuất trong nước. Họ nhận giá cao hơn vì vậy có thặng dư sản xuất lớn hơn. Khoảng diện tích được ký hiệu bằng miền a nằm phía trên đường cung, giữa mức giá PT và PW là khoảng lợi ích mà nhà sản xuất có được. Người tiêu dùng trong nước phải đối diện với mức giá cao hơn, vì vậy sẽ bị thiệt. Thua thiệt của người tiêu dùng trong nước được thể hiện bằng tổng diện tích miền a + b + c + d được thể hiện trong đồ thị 3.2, đó là khoảng diện tích nằm dưới đường cầu, trên mức giá PW và dưới mức giá PT. Chính phủ được lợi từ việc thu thuế nhập khẩu. Doanh thu thuế bằng tỷ lệ thuế quan t * nhân với số lượng nhập khẩu QT, với QT= D2 - S2. Do t = PT - PT , thu nhập của chính phủ tương ứng với tổng diện tích của miền c và e. Do những cái lợi và mất mát này được phân bổ vào những người khác nhau, để đo lường tác động ròng của một loại thuế đối với phúc lợi quốc gia ta có thể giả định rằng, giá trị lợi ích hay tổn thất đối với mỗi nhóm cũng là giá trị của xã hội. Như vậy, chi phí ròng của một loại thuế quan bằng: Tổn thất của người mua - Nguồn lợi của người sản xuất - Thu nhập của Chính phủ = a + b + c + d - a - (c + e) = b + d - e Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ Trang 18
  28. Chương 3: Các công cụ của chính sách ngoại thương Hay phúc lợi xã hội = e - (b +d) Hai tam giác b và d thể hiện sự mất mát, tiêu biểu cho tổn thất hiệu năng, tổn thất này xuất hiện do thuế quan làm lệch lạc sản xuất và tiêu dùng. Miền e tiêu biểu cho các nguồn lợi ngoại thương, xuất hiện do thuế quan làm giảm giá hàng hóa Nước ngoài. Nguồn lợi này phụ thuộc vào khả năng của nước đặt ra thuế quan. Nếu như nước đó không có khả năng tác động đến giá của thế giới (như trường hợp nước nhỏ) thì khoản lợi ngoại thương e sẽ mất đi, rõ ràng thuế quan đã làm giảm phúc lợi xã hội. II- Phân tích về thuế quan trong cân bằng chung 1- Thuế quan trong một nước nhỏ Hãy tưởng tượng rằng có một nước sản xuất và tiêu thụ hai loại hàng hóa, hàng công nghiệp và thực phẩm. Đây là một nước nhỏ, không có khả năng tác động đến các điều kiện mậu dịch, Chúng ta giả thiết rằng, nước này xuất khẩu hàng công nghiệp và nhập khẩu hàng thực phẩm. Vì vậy, họ sẽ bán hàng công nghiệp của mình với giá thế giới PM và mua thực phẩm với giá thế giới PF. Biểu đồ 3.3A: Cân bằng trong điều kiện mậu dịch tự do đối với một nước nhỏ : Sản xuất và tiêu dùng thực phẩm D1 (QF, DF) Đường hữu dụng Đường giới hạn khả năng sản xuất Q1 Đường ngân sách với độ dốc -PM/PF Sản xuất và tiêu dùng hàng công nghiệp (QM ,D) Biểu đồ 3.3A minh họa tình trạng nước này khi không có thuế quan. Tại một thời điểm, nền kinh tế sẽ sản xuất ở một điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất, được ký hiệu là Q1. Đường thẳng tiếp xúc với đường giới hạn khả năng sản xuất tại Q1 có độ dốc bằng (-PM/PF) chính là đường ràng buộc ngân sách của nền kinh tế, tức là, tất cả những điểm tiêu dùng mà nó có thể đạt được. Nền kinh tế sẽ chọn một điểm trên đường ràng buộc ngân sách, nơi đường này tiếp xúc với đường hữu dụng cao nhất, được biểu thị bằng D1. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ Trang 19
  29. Chương 3: Các công cụ của chính sách ngoại thương Giả sử chính phủ đưa ra một loại thuế quan đối với thực phẩm theo giá trị có tỷ lệ là t. Lúc này giá thực phẩm đối với người sản xuất trong nước lẫn người tiêu thụ sẽ tăng lên PF(1+t) và vì vậy đường biểu thị giá tương đối sẽ trở nên bằng phẳng hơn với độ dốc là - PM/ PF(1+t). Việc giảm giá tương đối của hàng công nghiệp sẽ tác động trực tiếp đối với sản xuất: sản lượng hàng công nghiệp giảm, trong khi sản lượng lương thực tăng. Thay đổi này trong sản xuất được thể hiện ở biểu đồ 3.3B, điểm sản xuất từ Q1 dịch chuyển sang Q2. Tác động đối với tiêu dùng sẽ phức tạp hơn, thuế quan sẽ tạo nên thu nhập, mà thu nhập này sẽ phải được sử dụng phần nào. Nói chung, tác động chính xác của thuế quan sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào việc chính phủ sử dụng thu nhập từ thuế quan như thế nào. Giả sử chính phủ trả lại tất cả thu nhập từ thuế cho người tiêu dùng, trong trường hợp này, đường ngân sách của người tiêu dùng sẽ không phải là đường thằng có độ dốc -PM/ PF(1+t) đi qua điểm sản xuất Q2 nữa do người tiêu dùng có thể sử dụng nhiều hơn, bởi vì bên cạnh thu nhập có được từ sản xuất, họ còn có được thu nhập từ thuế quan mà nhà nước cung cấp. Biểu đồ 3.3B: Thuế quan tại một nước nhỏ: Sản xuất và tiêu dùng thực phẩm D1 QF, DF D2 Đường hữu dụng trước khi có thuế quan Đường hữu dụng sau khi có thuế quan Q2 Độ dốc -PM/PF(1+t) Đường ngân sách mới sau khi Chính phủ trả lại thuế quan có độ dốc -PM/PF Q1 Sản xuất và tiêu dùng hàng công nghiệp QM,DM Làm thế nào để tìm được đường ngân sách thực? Giả định, giá trị nhập khẩu thực phẩm bằng đúng giá trị xuất khẩu hàng công nghiệp, ta có: PM(QM - DM) = PF(DF - QF) (1) Phần bên trái của biểu thức tiêu biểu cho xuất khẩu tại mức giá thế giới, phần bên phải tiêu biểu cho giá trị của nhập khẩu. Biểu thức trên có thể sắp xếp lại để thấy rằng, giá trị tiêu dùng bằng với giá trị sản xuất ở mức giá thế giới: Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ Trang 20
  30. Chương 3: Các công cụ của chính sách ngoại thương PMQM + PFQF = PMDM + PFDF (2) Trong trường hợp Chính phủ thu thuế và chúng ta giả định số thuế thu được trả lại toàn bộ cho người tiêu dùng, với lập luận rằng, giá trị tiêu dùng bằng với giá trị sản xuất ở mức giá thế giới (biểu thức 2) , đường ngân sách có thể xác định bằng I= PMDM + PFDF và độ dốc của đường ngân sách sẽ là (-PM/PF). Đường ngân sách này đi qua điểm sản xuất Q2, điểm tiêu thụ phải nằm trên đường ràng buộc ngân sách này. Tuy nhiên, người tiêu dùng sẽ không chọn điểm nằm trên đường ràng buộc ngân sách mới mà tại đó đường này tiếp xúc với đường bàng quan. Thay vào đó, thuế quan làm cho họ mua ít thực phẩm và nhiều hàng công nghiệp hơn. Điểm tiêu thụ sau khi có thuế quan được thể hiện ở D2 trong biểu đồ 3.3B, nó nằm trên đường ràng buộc ngân sách mới nhưng đồng thời lại nằm trên một đường hữu dụng tiếp xúc với đường thẳng có độ dốc - PM/ PF(1+t). Đường thẳng này nằm phía trên đường thẳng có cùng độ dốc và đi qua điểm sản xuất Q2: khoảng cách ở đây là thu nhập từ thuế quan sẽ được phân phối lại cho người tiêu dùng. So sánh biểu đồ 3.3A và 3.3B, nhận thấy rằng: (1) Khi có thuế quan thì phúc lợi sẽ trở nên ít hơn so với tự do mậu dịch đó là vì D2 nằm trên đường hữu dụng thấp hơn so với D1 (2) Phúc lợi giảm là kết quả của hai tác động: (a) Nền kinh tế không còn sản xuất ở điểm có thể tối đa hóa giá trị thu nhập theo giá thế giới do đường ngân sách đi qua Q2 nằm bên trong ngân sách đi qua D1. (b) Người tiêu dùng sẽ không chọn điểm phúc lợi cao nhất trên đường ngân sách; họ sẽ chuyển lên đường hữu dụng tiếp xúc với đường ngân sách thực của nền kinh tế. Cả (a) và (b) đều là kết quả của việc các nhà tiêu dùng và sản xuất trong nước đều phải chịu những giá khác với giá thế giới. Tổn thất về phúc lợi là do sản xuất không có hiệu quả, (a) là phần tương ứng của tổn thất do lệch lạc trong sản xuất và (b) là tổn thất do lệch lạc trong tiêu thụ. (3) Thuế quan làm thu hẹp buôn bán. Sau khi có thuế quan xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm. 2- Thuế quan trong một nước lớn Đối với một nước lớn, các nhà kinh tế học cũng chứng minh được rằng: (1) Thuế quan làm cho đất nước buôn bán ít hơn trong bất kỳ điều kiện mậu dịch được đặt ra nào. Điều này cũng hàm ý rằng, nếu điều kiện mậu dịch được cải thiện, cái lợi có được từ điều kiện cải thiện này có thể bù đắp sự lệch lạc trong sản xuất và tiêu thụ. (2) Đối với điều kiện mậu dịch “Trong nước”, thuế quan sẽ cải thiện điều kiện mậu dịch, làm giá tương đối của hàng công nghiệp tăng cao. (3) Đối với phúc lợi “Trong nước”, tác động của thuế quan là không rõ ràng. Tùy thuộc vào điều kiện mậu dịch giống như trong phân tích trong điều kiện nước nhỏ, nếu điều Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ Trang 21
  31. Chương 3: Các công cụ của chính sách ngoại thương kiện mậu dịch không được cải thiện, thuế quan sẽ làm giảm phúc lợi và ngược lại sẽ làm tăng phúc lợi. III- Các công cụ khác của chính sách ngoại thương 1- Trợ cấp xuất khẩu 1.1- Khái niệm: Trợ cấp xuất khẩu là khoản tiền Chính phủ trả cho một công ty hay một cá nhân đưa hàng ra bán ở nước ngoài . Cũng giống như thuế quan, trợ cấp xuất khẩu có thể là theo khối lượng (một lượng trợ cấp cố định đối với mỗi đơn vị), hay theo giá trị (một tỷ lệ nào đó của giá trị xuất khẩu). Khi chính phủ đưa ra sự trợ cấp, các nhà xuất khẩu sẽ xuất khẩu hàng hóa tới mức mà tại đó giá trong nước sẽ cao hơn giá nước ngoài đúng bằng lượng trợ cấp. 1.2- Đo lường tác động của trợ cấp xuất khẩu: Biểu đồ 3.4: Tác động của trợ cấp xuất khẩu: P S P * S a c b d P W e f g PS D Q Xuất khẩu Tác động của trợ cấp xuất khẩu đối với giá cả hoàn toàn ngược lại với tác động của thuế quan. Khi một “nước lớn” thực hiện trợ cấp cho một hàng hóa xuất khẩu sẽ đưa đến các tác động được phân tích trong biểu đồ 3.4 như sau: Biểu đồ 3.4 minh họa tác động của trợ cấp xuất khẩu. Giá tại nước xuất khẩu tăng từ PW lên PS* , nhưng do giá ở nước nhập khẩu giảm từ PW xuống PS, nên mức tăng của giá sẽ thấp hơn mức trợ cấp. Ở nước xuất khẩu, người tiêu dùng bị tổn thất, các nhà sản xuất được lợi và chính phủ thì bị thiệt do phải chi tiền cho khoản trợ cấp. Tương tự như trong phân tích ở biểu đồ 3.2, tổn thất của người tiêu dùng ở biểu đồ 3.4 là diện tích a + b; cái lợi của nhà sản xuất là diện tích a + b + c; trợ cấp của chính phủ là diện tích b + c + d + e + f + g. Vì vậy, thiệt hại ròng về phúc lợi là toàn bộ diện tích của b + d + e + f + g. Trong đó, b và d là đại diện Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ Trang 22
  32. Chương 3: Các công cụ của chính sách ngoại thương cho những tổn thất do sự lệch lạc trong tiêu dùng và trong sản xuất, giống như tổn thất do thuế quan gây ra. Thêm vào đó, ngược lại với thuế quan, trợ cấp xuất khẩu sẽ làm thiệt hại cho điều kiện mậu dịch thông qua việc giảm giá của hàng xuất khẩu ở thị trường nước ngoài từ PW xuống PS. Điều này dẫn đến các tổn thất mậu dịch kèm theo e + f + g, bằng (PW - PS) nhân với lượng xuất khẩu trong điều kiện có trợ cấp. Vì vậy, trợ cấp xuất khẩu chắc chắn sẽ dẫn đến kết quả: phí tổn cao hơn lợi ích. 2- Hạn ngạch nhập khẩu 2.1- Khái niệm: Hạn ngạch nhập khẩu có nghĩa là số lượng hàng hóa hoặc giá trị hàng hóa mà Chính phủ một nước quy định nhập khẩu nói chung hoặc từ một quốc gia cụ thể nào đó trong một thời gian nhất định, thường là một năm. Hạn ngạch tuyệt đối: Giới hạn tối đa về số lượng hoặc về giá trị hàng hóa được phép nhập khẩu nói chung hoặc từ một quốc gia cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Hạn ngạch thuế quan: Giới hạn tối đa về số lượng hoặc về giá trị hàng hóa được phép nhập khẩu được hưởng thuế quan ưu đãi, nếu số lượng hoặc giá trị hàng hóa vượt qua ngưỡng tối đa này sẽ phải chịu mức thuế quan cao. Thường những giới hạn này được áp dụng bằng cách cấp giấy phép cho một công ty hay cá nhân. Khi hạn ngạch quy định cho cả mặt hàng và thị trường thì hàng hóa đó chỉ được nhập khẩu từ thị trường với số lượng và thời gian đã định. 2.2- Đo lường tác động của hạn ngạch nhập khẩu: Khi nhập khẩu bị hạn chế sẽ làm cho mức giá ban đầu về lượng cầu hàng hóa cao hơn lượng cung cấp trong nước cộng với lượng hàng nhập. Điều này sẽ làm giá tăng cho đến khi thị trường trở nên cân bằng. Một hạn ngạch nhập khẩu sẽ làm giá trong nước tăng lên một lượng tương đương với một loại thuế quan có tác dụng hạn chế nhập khẩu ở cùng một mức. Hạn ngạch khác thuế quan ở điểm, chính phủ sẽ không có thu nhập từ hạn ngạch. Khi một hạn ngạch được dùng để hạn chế nhập khẩu thay cho thuế quan thì lượng tiền đáng ra là thu nhập của chính phủ từ thuế quan sẽ rơi vào túi bất kỳ người nào có giấy phép nhập khẩu. Lợi nhuận mà người có giấy phép nhập khẩu thu được gọi là “tiền thuê hạn ngạch”. Xét trường hợp cụ thể đối với hạn ngạch nhập khẩu đường của Mỹ vào năm 1990 qua biểu đồ 3.5: Đối với mặt hàng đường, Mỹ được xem là “một nước nhỏ” (áp dụng thuế quan hay hạn ngạch không làm tăng giá đường thế giới). Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ Trang 23
  33. Chương 3: Các công cụ của chính sách ngoại thương Giá đường thế giới đang ở mức 280 USD/tấn nên cần có hạn ngạch để nâng giá đường của Mỹ lên 466 USD/tấn. Giả sử không có thuế nhập khẩu, quyền được bán đường của Mỹ lên đến 466 - 280 = 186 USD/tấn. Nếu không có hạn ngạch, lượng đường nhập khẩu có thể là 9.26 triệu tấn trong năm 1990 với mức giá ngang bằng giá thế giới. Tuy nhiên, với một hạn ngạch nhập khẩu là 2.13 triệu tấn đường đã làm giá đường Trong nước Mỹ tăng lên, giá 466 USD/tấn. Biểu đồ 3.5: Hạn ngạch nhập khẩu của Mỹ đối với đường: P S Giá ở thị trường Mỹ 466 a c Giá thế giới 280 b d D 5.14 6.32 8.45 9.26 Q(triệu tấn) Hạn ngạch nhập khẩu 2.13 Người tiêu dùng Trong nước Mỹ bị thiệt hại bằng diện tích miền a + b + c + d, tương ứng giá trị bằng ((9,26+ 8,45)*186USD/tấn)/2 = 1,647 tỷ USD. Các khoản thiệt hại này được phân chia cho các đối tượng như sau: Nhà sản xuất Trong nước được lợi bằng diện tích miền a: = ((5,14+6,32)*186USD/tấn)/2 = 1,066 tỷ USD. Người có giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch được lợi bằng diện tích miền c: = 2,13 * 186USD/tấn = 0,396 tỷ USD. Thiệt hại do lệch lạc trong sản xuất và tiêu dùng bằng diện tích miền b và d: =(6,32 - 5,14)*186/2 + (9,26 - 8,45)*186/2 = 0,185 tỷ USD. Nếu hạn ngạch nhập khẩu được giao cho nhà nhập khẩu nước ngoài thì “chi phí cho hạn ngạch” sẽ lên đến (0,396 + 0,185) = 0,581 tỷ USD. Xu hướng của các công cụ bảo hộ vẫn cung cấp lợi ích cho các nhóm nhỏ nhà sản xuất, họ được lợi rất lớn; còn thiệt hại được chia cho số lớn người tiêu dùng, mỗi người tiêu dùng chỉ thiệt một phần rất nhỏ. Trong ví dụ trên, người tiêu dùng Mỹ chỉ thiệt hại khoảng 6 - 7USD mỗi người/năm hay khoảng 25 USD cho mỗi gia đình, vì vậy họ hầu như không biết có sự tồn tại của hạn ngạch nhập khẩu đường. Ngược lại với người tiêu dùng, các nhà sản xuất đường có lợi rất lớn. Với khoảng 12.000 công nhân, nhà sản xuất được lợi khoảng 90.000USD cho mỗi lao động. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ Trang 24
  34. Chương 3: Các công cụ của chính sách ngoại thương 3- Các công cụ khác của chính sách ngoại thương 3.1- Hạn chế xuất khẩu tự nguyện: Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (Voluntary Export Restraints - VERs) là một biến thêí của hạn ngạch nhập khẩu do phía nước xuất khẩu đặt ra thay vì nước nhập khẩu. Ví dụ như việc Nhật Bản hạn chế xuất khẩu ô tô sang Mỹ kể từ năm 1981. VERs nói chung được đưa ra theo yêu cầu của nước nhập khẩu và được nước xuất khẩu chấp nhận nhằm chặn trước những hạn chế mậu dịch khác. VERs có những lợi thế chính trị và pháp lý nhất định nên trong những năm gần đây chúng trở thành những công cụ được ưa dùng trong chính sách ngoại thương. 3.2- Trợ cấp tín dụng xuất khẩu: Trợ cấp tín dụng xuất khẩu cũng giống như trợ cấp xuất khẩu trừ việc nó mang hình thức như một khoản cho vay có tính chất trợ cấp dành cho người mua. Hầu hết các nước đều có Ngân hàng XNK, có nhiệm vụ cung cấp các khoản cho vay ít nhiều có tính chất trợ cấp để hỗ trợ cho xuất khẩu. 3.3- Sự mua sắm của quốc gia: Việc mua sắm của chính phủ hay của một số công ty chịu điều tiết mạnh mẽ có thể bị hướng trực tiếp vào các hàng hóa được sản xuất trong nước, ngay cả khi hàng hóa đó đắt hơn hàng nhập khẩu. Ngành công nghiệp viễn thông của Châu Âu là một ví dụ cổ điển. Về nguyên tắc các quốc gia Châu Âu thực hiện tự do mậu dịch. Tuy vậy, khách hàng chủ yếu của các thiết bị viễn thông là các công ty điện thoại, và ở Châu Âu cho đến gần đây nhất, các công ty này vẫn thuộc chính phủ. Các công ty điện thoại do nhà nước sở hữu này mua hàng từ những người bán trong nước, ngay cả khi họ buộc phải trả giá cao hơn so với khi mua hàng của nước khác. Vì vậy hầu như diễn ra rất ít việc trao đổi, buôn bán các thiết bị viễn thông ở Châu Âu. 3.4- “Chống bán phá giá” trong thương mại quốc tế: Luật chống phá giá, về ý nghĩa thực tế lại mang tính chất bảo hộ cho ngành sản xuất nội địa, theo WTO, “ chống phá giá có các vấn đề cần quan tâm như sau: 3.4.1- Thế nào là bán phá giá: Một sản phẩm được coi là “phá giá” nếu giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm đó ở nước xuất khẩu. Có 3 cách xác định bán phá giá: Thứ nhất: Giá xuất khẩu của sản phẩm 5% khối lượng hàng hóa xuất khẩu). Trị giá thông thường của sản phẩm tương tự được xác định theo qui tắc: trung thực, cùng một mức độ và ở cùng một thời điểm. Thứ hai, nếu không so sánh được như trên thì: Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ Trang 25
  35. Chương 3: Các công cụ của chính sách ngoại thương Giá xuất khẩu của sản phẩm 0 thì được coi là có phá giá Việc xác định có tồn tại biên độ bán phá giá hay không, cơ quan điều tra thường sử dụng một hệ thống lấy mức giá quân bình Hiệp định chống phá giá của WTO yêu cầu việc so sánh giá dựa trên cơ sở : Hoặc là giá tiêu thụ nội địa bình quân gia quyền với giá bình quân gia quyền của tất cả giao dịch xuất khẩu Hoặc là giá tiêu thụ nội địa với giá xuất khẩu dựa trên cơ sở của từng cuộc giao dịch. 3.4.2- Tiêu chí để áp dụng biện pháp chống bán phá giá Biện pháp chống bán phá giá chỉ được áp dụng khi chứng minh được hành vi bán phá giá của nước xuất khẩu đã thỏa mãn các điều kiện sau: Thứ nhất, một sản phẩm được coi là “phá giá” nếu giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm đó ở nước xuất khẩu, hay biên độ bán phá giá phải >2%. Thứ hai, có sự thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa, như: - Có sự tăng trưởng đáng kể của hàng nhập khẩu bán phá giá tính theo số lượng tuyệt đối hay tương quan với sản xuất và tiêu dùng - Giá của mặt hàng nhập khẩu bán phá giá thấp hơn giá của sản phẩm nội địa tương tự gây ép giá của sản phẩm tương tự hoặc ngăn cản giá của các sản phẩm đó tăng lên. Kết quả là ngành sản xuất nội địa bị tổn hại hoặc có nguy cơ làm tổn hại ngành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ Trang 26
  36. Chương 3: Các công cụ của chính sách ngoại thương Thứ ba, phải có mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu bán phá giá với thiệt hại của ngành sản xuất nội địa. Để xác định liệu nhà hàng khẩu bán phá giá có đang gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa hay không cần tính đến các yếu tố kinh tế khách quan tác động đến ngành sản xuất đó, cụ thể như là: - Sự giảm sút thực tế và tiềm tàng về số lượng, doanh số, thị phần , lợi nhuận, năng suất, tỷ suất đầu tư hoặc sử dụng công suất. - Tác động lên giá nội địa. - Tác động thực tế và tiềm tàng về chu chuyển tiền, tồn kho, việc làm, tiền lượng, tăng trưởng và năng lực huy động vốn đầu tư. Ngoài các tiêu chí trên, một vụ kiện bán phá giá muốn được tiến hành điều tra được phải thỏa mãn thêm các tiêu chí bổ sung sau: Thứ nhất, các nhà sản xuất ủng hộ việc đánh thuế chống phá giá phải chiếm hơn 50% sản lượng của cả người bày tỏ ý kiến phản đối hoặc ủng hộ kiến nghị. Thứ hai, các nhà sản xuất ủng hộ việc đánh thuế phải chiếm ít nhất 25% sản lượng của ngành sản xuất. Thứ ba, việc áp dụng biện pháp chống phá giá cũng không đáng được đặt ra nếu việc tăng hàng nhập khẩu chỉ tác động đến một số ít nhà sản xuất và biên bộ phá giá nhỏ hơn 2%, lượng hàng nhập khẩu dưới 3% tổng lượng hàng hóa đang được xem xét là bán phá giá, nhập khẩu vào nước nhập khẩu. Trừ trường hợp, số lượng nhập khẩu của các hàng hóa tương tự từ nước có khối lượng nhập dưới 3% nhưng tổng các sản phẩm tương tự của nước này được nhập vào nước nhập khẩu chiếm trên 7% nhập khẩu sản phẩm tương tự vào nước nhập khẩu. 3.4.3- Các biện pháp chống bán phá giá: Biện pháp tạm thời: Sau khi cơ quan điều tra sơ bộ khẳng định về thiệt hại gây ra cho ngành sản xuất nội địa, nước nhập khẩu có thể áp dụng một mức thuế chống bán phá giá tạm thời. Mức thuế này không được đặt cao hơn biên độ bán phá giá ban đầu. Các biện pháp tạm thời không được áp dụng sớm hơn 60 ngày kể từ ngày bắt đầu điều tra. Thời gian tiến hành điều tra để đi đến một quyết định tạm thời là không quá 4 tháng, có thể mở rộng đến 6 tháng nếu sự việc phức tạp cần nhiều thời gian để thu thập thông tin, có thể kéo dài đến 9 tháng nếu được phép tiến hành điều tra bổ sung. Tiền thu thuế chống bán phá giá tạm thời sẽ được hoàn lại nếu mức thuế cuối cùng được quyết định thấp hơn mức thuế tạm thời. Cam kết về giá: Nhà xuất khẩu sau tiến trình điều tra đã bị kết luận là đang bán phá giá có thể đưa ra cam kết sửa lại giá và việc xuất khẩu trong tương lai sẽ được bán ở mức không thể gây tổn thương cho công nghiệp nội địa của nước nhập khẩu. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ Trang 27
  37. Chương 3: Các công cụ của chính sách ngoại thương Trường hợp khi “số lượng nhàì xuất khẩu thực tế hoặc tiềm tàng quá nhiều” nước nhập khẩu cũng có quyền xem xét không chấp nhận cam kết đó. Quyết định đánh thuế chống phá giá: Sau khi tất cả các điều kiện để có thể đánh thuế đã được đáp ứng, biện pháp thông thường nhất chống lại hành động bán phá giá là áp đặt một mức thuế quan đặc biệt đánh vào việc nhập khẩu các hàng hóa bán phá giá. Số lượng thuế chống bán phá giá được xác định riêng biệt cho từng nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất; số lượng thuế phải nộp thay đổi theo biên độ phá giá xác định rõ ràng cho từng nhà xuất khẩu. Các nhà xuất khẩu thuộc quốc gia bị đánh thuế bán phá phá không tham gia vụ kiện sẽ phải chịu mức thuế nhập khẩu cao hơn các nhà xuất khẩu tham gia vụ kiện. 3.5- Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là giá tiền tệ của một nước tính theo đồng tiền của nước khác. Mỗi nước đều có một đồng tiền riêng mà theo đó giá trị của hàng hóa và dịch vụ được định ra, ví dụ, đồng đô la Mỹ, mác Đức, bảng Anh Tỷ giá hối đoái đóng vai trò chính trong thương mại quốc tế, nó cho phép chúng ta so sánh giá cả của các hàng hóa và dịch vụ sản xuất trên các nước khác nhau. Giá hàng xuất khẩu của một nước sẽ được tính theo giá của nước nhập khẩu nếu biết tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của hai nước. Sự thay đổi tỷ giá hối đoái được mô tả như là sự lên giá hay mất giá của đồng tiền. Sự mất giá của đồng Việt Nam so với đô la Mỹ là việc cần phải có nhiều đồng tiền Việt Nam hơn mới mua được một đô la Mỹ. Ví dụ, tỷ giá hối đoái giũa đồng Việt Nam và đô là Mỹ cuối năm 2000 là 14.514VNĐ/USD, đến cuối năm 2001, tiền đồng Việt Nam giảm giá so với đô la Mỹ, tỷ giá hối đoái là 15.084VNĐ/USD. Sự tăng giá của đồng Việt Nam so với đô la Mỹ sẽ được hiểu ngược lại, là chỉ cần ít tiền đồng Việt Nam hơn sẽ mua được một đô la Mỹ. “Khi đồng tiền của một nước mất giá, người nước ngoài nhận ra rằng, giá hàng xuất khẩu của nước này rẻ đi, và người dân trong nước nhận thấy hàng nhập từ nước ngoài đắt lên. Sự lên giá có hiệu quả ngược lại: người nước ngoài sẽ phải trả nhiều hơn cho sản phẩm của nước này, và người dân trong nước phải trả ít hơn cho hàng hóa của nước ngoài”. Chính vì điều này mà tỷ giá hối đoái được sử dụng để điều tiết chính sách khuyến khích xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa của một nước. 3.6- Các hàng rào hành chính và kỹ thuật: 3.6.1- Cấm xuất nhập khẩu: Là hình thức cấm XNK hẳn một loại hàng hóa nào đó, ví dụ ở Việt Nam, danh mục hàng hóa bị cấm xuất khẩu, nhập khẩu được qui định theo Luật Thương mại được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 và Nghị định của Chính phủ số 12/2006/NĐ_CP ngày 23/01/2006 gồm có 8 mặt hàng cấm xuất khẩu và 9 mặt hàng cấm nhập khẩu. 3.6.2- Giấy phép XNK: Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ Trang 28
  38. Chương 3: Các công cụ của chính sách ngoại thương Qui định muốn xuất hoặc nhập khẩu một mặt hàng nào đó phải được cấp phép, có thể từ Bộ thương mại hoặc các Bộ quản lý chuyên ngành. 3.6.3- Qui định về cửa khẩu nhập khẩu: Là việc chính phủ qui định cho một loại hàng hóa nào đó, chỉ được quyền nhập khẩu tại một cửa khẩu nhất định, ví dụ như, năm 1982, Chính phủ Pháp bắt buộc khi nhập khẩu đầu máy video của Nhật đều phải đi qua cửa khẩu tại Poitiers, và thực tế đã hạn chế một cách hiệu quả việc nhập khẩu hàng hóa này vào Pháp. 3.6.4- Hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn công nghệ, lao động, về vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường Vận dụng Thỏa thuận về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (Technical Barriers to Trade - TBT) và “Những ngoại lệ chung” trong WTO, các nước còn đưa ra những tiêu chuẩn mà có thể, hàng hóa sản xuất nội địa dễ dàng đáp ứng hơn hàng hóa nhập khẩu, như các qui định về công nghệ, qui trình sản xuất, về vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường Bảng 3.1: Tóm tắt kết quả của việc áp dụng các công cụ chính sách ngoại thương Thuế quan Trợ cấp XK Hạn ngạch VER NK Thặng dư sản xuất Tăng lên Tăng lên Tăng lên Tăng lên Thặng dư tiêu dùng Giảm xuống Giảm xuống Giảm xuống Giảm xuống Thu nhập của chính Tăng lên Giảm xuống Không thay Không thay phủ (chi tiêu của đối đổi CP tăng lên) Phúc lợi xã hội Không rõ Giảm xuống Không rõ Giảm xuống ràng ràng (giảm xuống đối với (giảm xuống nước nhỏ) đối với nước nhỏ) TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Paul R.Krugman và Maurice Obstfeld, Kinh tế học quốc tế, lý thuyết và chính sách, NXB Chính trị quốc gia năm 2000. 2- Bộ môn Kinh tế học Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Kinh tế vi mô, 1998. 3- Đinh Sơn Hùng, Những vấn đề cơ bản của các lý thuyết kinh tế, NXB Giáo dục 1996. 4- Trang web mục Diễn đàn Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ Trang 29
  39. Chương 3: Các công cụ của chính sách ngoại thương CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ BÀI TẬP Câu 1: Trong lĩnh vực thuế quan hiện nay nước ta đã thực hiện “Hiệp định về thực hiện điều VII của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994 (GATT 1994) hay chưa? Nếu đã thực hiện thì hình thức thể hiện như thế nào? Căn cứ vào văn bản pháp qui nào? Câu 2: Hãy chứng minh rằng, đối với một Nước nhỏ thuế quan sẽ làm hạn chế nhập khẩu lẫn xuất khẩu? Tương tự, hãy chứng minh trong trường hợp Nước nhỏ áp dụng hạn ngạch nhập khẩu? Câu 3: Hãy chứng minh thuế quan và hạn ngạch ảnh hưởng đến phúc lợi xã hội như thế nào? Câu 4: a- Đường cầu và cung Trong nước về lúa mì là D = 100 - 20P và S = 20 + 20P. Xây dựng và vẽ đồ thị biểu cầu nhập khẩu Trong nước. Giá của lúa mì thế nào khi không có quan hệ mậu dịch? b- Bây giờ giả sử có thêm nước ngoài mà đường cầu và cung là: D* = 80 - 20P và S* = 40 + 20P Hãy xây dựng và vẽ đồ thị đường cung xuất khẩu của Nước ngoài và tìm giá của nước ngoài khi không có mậu dịch c- Cho phép Trong nước và Nước ngoài có quan hệ mậu dịch với nhau, với chi phí vận chuyển bằng không. Tìm và vẽ điểm cân bằng khi có tự do mậu dịch. Giá của thế giới là bao nhiêu? Khối lượng buôn bán sẽ là bao nhiêu? Câu 5 : Bao gồm nội dung a,b,c của câu 4, bây giờ, Trong nước đưa ra một thuế quan theo khối lượng là 0,5 đối với lúa mì nhập khẩu: a- Xác định và thể hiện bằng đồ thị tác động của thuế quan đối với : (1) Giá của lúa mì tại mỗi nước (2) Số lượng lúa mì được cung cấp và được yêu cầu tại mỗi nước (3) Khối lượng mậu dịch b- Xác định tác động của thuế quan đối với phúc lợi của (1) Các nhà sản xuất trong nước phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu (2) Người tiêu thụ Trong nước (3) Chính phủ của Trong nước c- Thể hiện bằng đồ thị và tính toán các khoản lợi về điều kiện mậu dịch, tổn thất hiệu năng và toàn bộ tác động của thuế quan đối với phúc lợi. Câu 6: Tương tự như câu 4, với D = 70 - 5P và S = 40 + 5P Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ Trang 30
  40. Chương 3: Các công cụ của chính sách ngoại thương D* = 50 - 5P và S* = 30 + 5P Câu 7 Với đường cầu và cung của Trong nước D = 100 - 20P và S = 20 + 20P , bây giờ giả sử Nước ngoài là một nước lớn, với cung cầu trong nước là D* = 800 - 200P và S* = 400 + 200P a- Giả sử phí vận chuyển bằng không, hãy tính và vẽ điểm cân bằng khi có tự do mậu dịch. Giá của thế giới là bao nhiêu? Khối lượng buôn bán sẽ là bao nhiêu? b- Giả sử Trong nước đưa ra mức thuế quan theo số lượng là 0,5, hãy tính tác động của thuế quan đối với Trong nước và Nước ngòai. Câu 8: Ngành công nghiệp máy bay của Châu Âu nhận được viện trợ từ một vài chính phủ tương ứng bằng 20% giá bán ra của mỗi máy bay. Một nửa giá bán ra của một máy bay Châu Âu là chi phí của các bộ phận được mua từ các nước khác. Như vậy, các nhà sản xuất máy bay Châu Âu đã nhận được một tỷ lệ bảo hộ có hiệu quả là bao nhiêu? Câu 9: Ngành công nghiệp ô tô của một nước được chính phủ trợ giá 10% cho mỗi ô tô bán ra. Biết rằng, chi phí nhập nguyên vật liệu từ nước ngoài chiếm 2/3 giá bán mỗi ô tô. Trong trường hợp này, nhà sản xuất ôtô trong nước đã được chính phủ bảo hộ với một tỷ lệ có hiệu quả là bao nhiêu? Câu 10: Giá CIF xi măng thành phẩm nhập khẩu là 40USD/tấn, thuế nhập khẩu 10%. Với thuế đánh vào nguyên liệu xi măng nhập khẩu là 5%, một sinh viên đã tính được tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu cho ngành sản xuất xi măng trong nước là 40%. Theo anh (chị) giá CIF nguyên liệu xi măng nhập khẩu lúc này sẽ là bao nhiêu? Câu 11: Giá CIF xi măng thành phẩm nhập khẩu là 40USD/tấn, thuế nhập khẩu 10%. Giá CIF nguyên liệu xi măng nhập khẩu là 30USD/tấn, thuế nhập khẩu 5%. Tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu cho ngành sản xuất xi măng trong nước sẽ là bao nhiêu? Câu 12: Doanh nghiệp lắp ráp xe máy ROMANTIC tại VN nhiều năm trước đây chuyên lắp ráp xe máy với 100% linh kiện được nhập từ nước ngoài. Năm nay, doanh nghiệp muốn phát triển thêm 1 cơ sở mới để sản xuất hàng “nội địa” với 100% linh kiện trong nước theo chủ trương khuyến khích của Nhà nước. Mức thuế quan hiện tại đánh vào các bộ phận linh kiện nhập khẩu CKD là 40% và thuế nhập nguyên chiếc là 60%. Biết rằng giá thành phẩm của một chiếc xe máy ROMANTIC trong điều kiện thương mại tự do (giá cả thế giới) là 8000USD/chiếc và tổng chi phí cho bộ linh kiện hoàn chỉnh nhập khẩu là 6000USD/bộ.Giá bán xe “nội địa hóa” là 9.000USD và chi phí linh kiện nội địa là 5.000USD/ bộ. Hỏi: (1) Trong điều kiện chi phí lắp ráp là như nhau, theo bạn việc lắp ráp xe máy ROMANTIC tại VN giữa 100% linh kiện nhập và 100% linh kiện nội địa thì bộ phận sản xuất nào sẽ có lợi hơn? (2) Để khuyến khích sản xuất hàng “nội địa hóa”, theo bạn, trong trường hợp này, cần phải có thay đổi gì? (3) Giả sử, áp dụng giải pháp của bạn đề ra để khuyến khích sản xuất “nội địa hóa” thay thế hàng nhập khẩu thì giải pháp này sẽ có những ưu, nhược điểm gì? Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ Trang 31
  41. Chương 3: Các công cụ của chính sách ngoại thương Câu 13: Một công ty chuyên doanh sản xuất lắp ráp xe ôtô HÀO TÂN Việt Nam vừa mới nhập được bộ dây chuyền lắp ráp ôtô hiện đại từ Tây Đức và đã đưa vào hoạt động kể từ ngày 16/5/2001. Kế hoạch kinh doanh của công ty trong năm này là lắp ráp sản xuất ra thành phẩm xe ôtô FORD, một nhãn hiệu khá nổi tiếng với chẩt lượng, kiểu dáng và độ bền cao. Ngày 25/5 công ty đã ký ngay một hợp đồng nhập khẩu linh kiện ôtô đồng bộ từ một tập đoàn chuyên sản xuất các bộ phận xe ôtô từ Mỹ mang nhãn hiệu FORD. Biết rằng một ôtô FORD thành phẩm nguyên chiếc được bán trên thị trường với giá 30.000 USD/chiếc. Bộ phận cấu thành nên ôtô FORD giá 25.000 USD/chiếc. Với chủ trương khuyến khích phát triển ngành CN lắp ráp sản xuẩt trong nước nhằm mục đích tạo công ăn việc làm. Chính phủ VN đã áp dụng mức thuế cao hơn trên sản phầm là thành phẩm ôtô nhập khẩu nhằm để bảo hộ sản xuất lắp ráp trong nước với mức thuế suất t a= 80% và tc= 5%. Hỏi tỷ lệ bảo hộ thật sự đối với sản phẩm xe FORD này có phải là 80% hay không? Câu 14: Với đường cầu và cung Trong nước và Nước ngòai như sau: D = 100-20p; S = 20 + 20p; D* = 80 - 20p ; S* = 40+20p Cho Trong nước và Nước ngòai buôn bán với nhau. Trong nước nhập khẩu hàng của nước ngòai ( bài tập 1,2). Giả sử Nước ngòai trợ giá cho các nhà xuất khẩu 0,5 mỗi đơn vị. Hãy tính tóan các tác động đối với giá của mỗi nước và đối với phúc lợi của từng nhóm cá nhân và của tòan bộ nền kinh tế của hai nước. Câu 15:Quốc gia A là một “nước nhỏ”, không có khả năng tác động đến giá thế giới. Họ nhập lạc với giá 10 USD một túi. Đường cầu là: D = 400-10p ; đường cung là S = 50+ 5p Xác định cân bằng trong tự do buôn bán. Sau đó hãy tính tóan các tác động của một hạn ngạch nhập khẩu có tác dụng hạn chế nhập khẩu ở mức 50 túi. a- Việc tăng giá trong nước. b- Tiền thuê hạn ngạch. c- Tổn thất do lệch lạc trong tiêu dùng. d- Tổn thất do lệch lạc trong sản xuất. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ Trang 32
  42. Chương 4: Chính sách ngoại thương của các nước trên thế giới PHẦN II: CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG Chương 4: CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI I- Chính sách ngoại thương: 1- Khái niệm về chính sách ngoại thương: Chính sách ngoại thương là một hệ thống các nguyên tắc, biện pháp kinh tế, hành chính và pháp luật dùng để thực hiện các mục tiêu đã xác định trong lĩnh vực ngoạüi thương của một nước trong thời kỳ nhất định. Chính sách ngoại thương là một bộ phận quan trọng của chính sách kinh tế của một nước, nó góp phần thúc đẩy thực hiện các mục tiêu kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ. Mục tiêu phát triển kinh tế của một đất nước trong từng thời kỳ có khác nhau, cho nên đường lối chính sách ngoại thương phải thay đổi để đạt được những mục tiêu cụ thể của chính sách kinh tế. Không có chính sách ngoại thương áp dụng cho mọi thời kỳ phát triển kinh tế. Tuy nhiên, các chính sách ngoại thương đều có tác dụng bảo vệ sản xuất trong nước, chống lại sự cạnh tranh từ bên ngoài, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển và bành trướng ra bên ngoài. Mỗi nước đều có những đặc thù chính trị, kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế, vì vậy mỗi nước đều có chính sách phát triển ngoại thương riêng với các biện pháp cụ thể 2- Ý nghĩa của việc nghiên cứu chính sách ngoại thương: Đối với các nhà quản lý và doanh nghiệp của sản xuất và thương mại, việc nghiên cứu chính sách ngoại thương của các nước có ý nghĩa quan trọng: - Giúp rút ra những kinh nghiệm về xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách ngoại thương của đất nước một cách có khoa học và hiệu quả nhất. - Nắm rõ chính sách ngoại thương của các nước mới tìm cách xâm nhập và phát triển thị trường, chọn thị trường thích hợp, nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại thương. - Giúp các nhà lãnh đạo ở tầm vĩ mô xây dựng chính sách đối ngoại song phương và đa phương phù hợp. - Riêng đối với môn học, việc nghiên cứu chính sách ngoại thương sẽ giúp học viên khái quát được chính sách ngoại thương trên thế giới và cụ thể những nước thường có quan hệ mậu dịch với nước ta, từ đó có kiến thức cơ bản để hiểu rõ hơn chính sách ngoại thương của nhà nước, tạo điều kiện vận dụng làm tốt công tác chuyên môn trong lĩnh vực ngoại thương. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ Trang 33
  43. Chương 4: Chính sách ngoại thương của các nước trên thế giới 3- Các phương pháp áp dụng trong chính sách ngoại thương: Phương pháp ở đây có nghĩa là cách thức thực hiện những mục tiêu mà chính sách ngoại thương đề ra thông qua việc lựa chọn những biện pháp áp dụng thích hợp. Có hai phương pháp: - Phương pháp tự định: Nhà nước tự mình quyết định những biện pháp ngoại thương khác nhau với mức độ khác nhau trong các quan hệ buôn bán với nước ngoài. Cơ sở để thực hiện phương pháp tự định là quyền độc lập, tự chủ, tự quyết của mỗi quốc gia. Các chính phủ căn cứ vào tình hình kinh tế trong và ngoài nước để đưa ra các biện pháp thuế quan, hạn chế về số lượng, các biện pháp tài chính tiền tệ phi thuế quan đối với từng ngành hàng, từng quan hệ buôn bán với nước ngoài với mức độ khác nhau để thực hiện các mục tiêu ngoại thương đề ra. Trong xu thế nhất thể hóa khu vực và toàn cầu như hiện nay, phương pháp tự định đang giảm dần vai trò của mình trong việc xây dựng chính sách ngoại thương của từng nước. Tuy nhiên, nó vẫn được xây dựng ở các quốc gia có nền kinh tế mạnh, chi phối quan hệ kinh tế tài chính toàn cầu như Mỹ. - Phương pháp thương lượng: Nhà nước thực hiện thương lượng với các bên tham gia quan hệ buôn bán thỏa thuận. lựa chọn các biện pháp và mức độ áp dụng nó vào quan hệ buôn bán lẫn nhau Phương pháp này được thực hiện dưới hình thức ký kết những điều ước hiệp định mậu dịch tự do song phương và đa phương. Ví dụ như 148 nước đã ký kết vào các hiệp định của tổ chức thương mại thế giới (WTO) nhằm đạt được những điều kiện thuận lợi trong quan hệ buôn bán với các nước khác trên thế giới. Ngày nay, việc sử dụng phương pháp này ngày càng phổ biến, phù hợp với quy luật phát triển nhất thể hóa kinh tế khu vực và toàn cầu II- Các nguyên tắc điều chỉnh buôn bán quốc tế: Có 3 nguyên tắc thường được sử dụng để điều chỉnh: 1- Nguyên tắc tương hỗ: Trên nguyên tắc này các bên dành cho nhau những ưu đãi và nhân nhượng tương xứng nhau trong quan hệ mua bán. Mức độ ưu đãi và điều kiện nhân nhượng phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế của các bên tham gia. Bên yếu hơn sẽ bị lép vế và thường bị buộc phải chấp nhận những điều kiện do bên có thực lực kinh tế mạnh hơn đưa ra. Ngày nay, các nước ít áp dụng nguyên tắc này hơn trong quan hệ buôn bán giữa các nước. 2- Nguyên tắc “ Tối huệ quốc “ (Most Favoured Nation): Nước được ưu đãi nhất: 2.1- Khái niệm: Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ Trang 34
  44. Chương 4: Chính sách ngoại thương của các nước trên thế giới Nguyên tắc “ Tối huệ quốc “ (MFN) là biểu hiện của việc “ không phân biệt đối xử “ trong quan hệ mậu dịch giữa các nước. Nó có nghĩa là các bên tham gia trong quan hệ kinh tế buôn bán sẽ dành cho nhau những điều kiện ưu đãi không kém hơn những ưu đãi mà mình đã hoặc sẽ dành cho các nước khác. Nguyên tắc này được hiểu theo hai cách: Cách thứ nhất: Tất cả những ưu đãi và miễn giảm mà một bên tham gia trong các quan hệ kinh tế - thương mại quốc tế đã hoặc sẽ dành cho bất kỳ một nước thứ ba nào, thì cũng được dành cho bên tham gia kia được hưởng một cách không điều kiện. Cách thứ hai: Hàng hóa di chuyển từ một bên tham gia trong quan hệ kinh tế thương mại này đưa vào lãnh thổ của bên tham gia kia sẽ không phải chịu mức thuế và các phí tổn cao hơn, không bị chịu những thủ tục phiền hà hơn so với hàng hóa nhập khẩu từ nước thứ ba khác. Theo luật pháp quốc tế thì điều chủ yếu của quy chế tối huệ quốc là không phải cho nhau hưởng các đặc quyền, mà là đảm bảo sự bình đẳng giữa các quốc gia có chủ quyền về các cơ hội giao dịch thương mại và kinh tế. Mục đích của việc sử dụng nguyên tắc MFN trong buôn bán quốc tế là nhằm chống phân biệt đối xử, làm cho điều kiện cạnh tranh giữa các bạn hàng ngang bằng nhau, nhằm thúc đẩy quan hệ buôn bán giữa các nước phát triển. Mức độ và phạm vi áp dụng nguyên tắc MFN còn phụ thuộc vào mức độ quan hệ thân thiện giữa các nước với nhau 2.2- Cách thức áp dụng nguyên tắc MFN: Nguyên tắc MFN được các nước tùy vào lợi ích kinh tế của mình mà áp dụng rất khác nhau, nhìn chung có hai cách áp dụng: Cách thứ nhất: Áp dụng chế độ tối huệ quốc có điều kiện: Quốc gia được hưởng tối huệ quốc phải chấp nhận thực hiện những điều kiện kinh tế và chính trị do Chính phủ của quốc gia cho hưởng đòi hỏi. Cách thứ hai: Áp dụng chế độ tối huệ quốc không điều kiện: là nguyên tắc quốc gia này cho quốc gia khác hưởng chế độ MFN mà không kèm theo điều kiện ràng buộc nào cả. Để đạt được chế độ MFN của một quốc gia khác, có hai phương pháp thực hiện: + Thông qua đàm phán song phương để ký kết các hiệp định thương mại + Gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO 2.3- Chế độ tối huệ quốc dành cho các nước đang phát triển: Nghiên cứu chế độ tối huệ quốc cần phải nghiên cứu chế độ MFN đặc biệt dành cho các nước chậm tiến và đang phát triển thông qua chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập GSP (Generalized System of Preference). Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ Trang 35
  45. Chương 4: Chính sách ngoại thương của các nước trên thế giới GSP là hệ thống ưu đãi về thuế quan do các nước công nghiệp phát triển dành cho một số sản phẩm nhất định mà họ nhập khẩu từ các nước đang phát triển (gọi là các nước nhận ưu đãi). Lần đầu tiên Hội nghị của Liên Hiệp quốc về Thương Mại và phát triển (UNCTAD) năm 1968 thông qua việc áp dụng hệ thống thuế quan ưu đãi chung (GSP) dành cho các nước đang phát triển tăng khả năng xuất khẩu, mở rộng thị trường, khuyến khích phát triển công nghiệp đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của các nước này. Nội dung chính của chế độ GSP là: - Giảm thuế hoặc miễn thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ các nước đang hoặc kém phát triển. - GSP áp dụng cho các loại hàng công nghiệp thành phẩm hoặc bán thành phẩm và hàng loạt các mặt hàng công nghiệp chế biến Đặc điểm của việc áp dụng GSP: - Không mang tính chất cam kết: Chính sách GSP thay đổi từng thời kỳ; số nước cho ưu đãi và nhận ưu đãi không cố định. Hiện nay có đến 16 chế độ GSP bao gồm 27 nước cho ưu đãi và 128 nước, vùng lãnh thổ được nhận ưu đãi. - GSP chỉ dành cho các nước đang phát triển: Trong quá trình thực hiện GSP, các nước công nghiệp phát triển kiểm soát và khống chế các nước nhận ưu đãi rất chặt, biểu hiện ở cách quy định về nước được hưởng GSP. Ví dụ như EU quy định nước đang phát triển nào có thu nhập GDP tính trên đầu người cao hơn 6000USD/năm thì không còn được hưởng GSP nữa. Quy định đối với hàng hóa được hưởng chế độ GSP: Không phải bất kỳ sản phẩm nào nhập khẩu vào các nước cho hưởng từ những nước được hưởng đều được miễn hay giảm thuế theo GSP. Để được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi GSP, hàng nhập khẩu vào thị trường những nước cho hưởng phải thỏa mãn 3 điều kiện cơ bản sau: - Điều kiện xuất xứ từ nước được hưởng - Điều kiện về vận tải (ví dụ như hàng vận chuyển không qua lãnh thổ của nước thứ ba hoặc không bị mua bán, tái chế tại nước thứ ba) - Điều kiện về giấy chứng nhận xuất xứ ( chứng từ xác nhận xuất xứ From A) 2.4- Chế độ tối huệ quốc của một số nước trên thế giới: 2.4.1- Quy chế GSP của EU: Quy chế 980/2005 của EU về GSP được áp dụng từ ngày 01/01/2006 đến 31/12/2008 cho nhiều nước, trong đó có Việt Nam. So với qui chế áp dụng trong thời gian từ 2002 đến 2005, qui chế này cũng thực hiện tương tự. Hàng hoá áp dụng trong danh sách được chia hàng hóa làm hai loại, nhạy cảm và không nhạy cảm. Các nước khác Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ Trang 36
  46. Chương 4: Chính sách ngoại thương của các nước trên thế giới nhau sẽ được hưởng những mức thuế GSP khác nhau tuỳ theo mức độ phát triển và theo cách sắp xếp nhằm khuyến khích bảo vệ quyền lợi người lao động và môi trường được định ra trong phụ lục I của qui chế. Cách sắp xếp các nước theo dạng khuyến khích được chia ra như sau: Danh mục chung Danh mục đặc biệt gồm có 15 nước được hưởng theo các tính chất đặc biệt như khuyến khích bảo hộ quyền lợi người lao động; khuyến khích bảo vệ môi trường; khuyến khích đấu tranh chống sản xuất và vận chuyển ma túy Danh mục cho các nước chậm phát triển nhất. Các nước được hưởng GSP của EU chủ yếu là các nước G77 và các nước chậm phát triển nhất LDC. Các LDC được hưởng những ưu đãi đặc biệt hơn, tương thích với chương trình EBA (Everything But Arms) của EU dành ưu tiên thuế quan và không áp đặt hạn ngạch mọi mặt hàng trừ vũ khí và đạn dược; riêng chuối tươi, gạo và đường áp dụng hạn ngạch với số lượng tăng dần và bỏ hẳn vào các năm 2006 và 2009 cho 49 nước chậm phát triển nhất. Mỗi danh mục GSP khác nhau bao gồm nhiều loại sản phẩm khác nhau, các nước nằm trong danh mục khác nhau sẽ nhận ưu đãi thuế quan khác nhau cho cùng một mặt hàng. Các nước nằm trong danh mục chung sẽ được hưởng GSP 7000 mặt hàng (trong 10.300 dòng hàng của biểu thuế quan, trong đó có 2.100 mặt hàng thuế suất MFN đã là 0%), trong đó có khoảng 3.300 mặt hàng không nhạy cảm và 3.700 mặt hàng nhạy cảm, dĩ nhiên GSP cũng loại trừ hàng hóa chương 93 trong biểu thuế, vũ khí và đạn dược. Riêng các LDC được khoảng 8.200 mặt hàng. Các nước trong danh mục đặc biệt sẽ được hưởng ưu đãi nhiều hơn so với trong danh mục chung, ví dụ như các nước thuộc diện khuyến khích không sản xuất và vận chuyển ma túy, được miễn thuế hoàn toàn đối với sản phẩm nông nghiệp (chương 1 đến chương 24) là những mặt hàng trong danh mục chung được phân là “nhạy cảm” Ưu đãi thuế quan GSP dựa vào mức thuế MFN và giảm tỷ lệ thuế xuống, tuy nhiên có những trường hợp giảm hẳn bằng cách trừ đi một tỷ lệ thuế nhất định. Ví dụ, trong danh mục chung, hàng hóa thuộc chương 50 đến 63 sẽ được giảm 20% thuế MFN, còn hàng hóa nhạy cảm trong phụ lục II sẽ được giảm đi (trừ đi) 3,5%. Tất cả các loại hàng hóa này nếu muốn được hưởng ưu đãi thuế quan đều phải tuân thủ quy định về xuất xứ hàng hóa của EU Thông tin chi tiết về qui chế GSP của EU có thể tìm trên trang web 2.4.2- Chế độ MFN và GSP của Mỹ: - Chế độ MFN: Tính đến nay, Mỹ đã cho hơn 168 nước hưởng quy chế MFN trong buôn bán với Mỹ. Các nước Đông Âu và Châu Á đã giành được MFN của Mỹ khá sớm như Rumani (1975), Hungary (1990), Tiệp khắc (1990), Đông Đức (1990), Bungary (1991), Trung Quốc (1980), Mông Cổ (1991) và Campuchia (1996). Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ Trang 37
  47. Chương 4: Chính sách ngoại thương của các nước trên thế giới Những nước được hưởng chế độ MFN bình quân thuế nhập khẩu đánh vào hàng hóa là 9%, trong khi đó thuế nhập khẩu bình thường không được hưởng chế độ MFN thuế bị đánh cao gấp 7 lần. Chẳng hạn năm 1990, trị giá hàng nhập khẩu vào Mỹ từ Trung quốc là 19 tỷ USD, nếu không được hưởng quy chế MFN thuế nhập khẩu sẽ trên 2 tỷ USD, tuy nhiên, do được hưởng quy chế MFN thuế nhập khẩu chỉ là 354 triệu USD. - Chế độ GSP của Mỹ mang tính đơn phương, không ràng buộc điều kiện có đi có lại, mức thuế nhập khẩu hàng từ các nước nhận ưu đãi vào Mỹ bằng 0. Mỹ thường áp dụng chế độ MFN và GSP có điều kiện để gây sức ép về chính trị và kinh tế với các bạn hàng. Ví dụ, đối với Trung Quốc, từ tháng 2/1980 Mỹ cho hưởng chế độ MFN để kềm chế Trung Quốc phải nhượng bộ trong các vấn đề nhân quyền ở Tây Tạng, vấn đề Đài Loan Hoặc trong Luật Thương Mại năm 1974, có quy định cấm Tổng Thống không cho các nước hưởng chế độ GSP như các nước Cộng Sản (trừ trường hợp sản phẩm của nước đó là thành viên của GATT/WTO và IMF, hoặc nước đó không bị Chủ nghĩa Cộng sản quốc tế khống chế) Đối với Việt Nam, dù đàm phán song phương hay đa phương, Mỹ cũng đòi hỏi Việt Nam áp dụng quy chế của GATT/WTO với các nguyên tắc cơ bản là: - Không phân biệt đối xử giữa các nước bạn hàng, thể hiện trong điều khoản về tối huệ quốc. - Đối xử như nhau giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước (quy chế đối xử trong nước NT - National Treatment). - Thực hiện các chính sách cởi mở và tự do. Bảo hộ bằng thuế quan ở mức thấp và chỉ áp dụng hạn chế số lượng trong một số trường hợp đặc biệt. - Cam kết thực hiện lịch trình cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế quan. - Chính sách và luật pháp phải rõ ràng, công khai. Khi chưa là thành viên WTO, với những yêu cầu này của phía Hoa Kỳ, bên cạnh những mặt lợi thế có thể mang lại, việc chấp nhận các nguyên tắc trên là thách thức lớn đối với Việt Nam. Bởi vì, nếu thực hiện, chúng ta phải điều chỉnh luật pháp của mình cho phù hợp với WTO và phải điều hành nền kinh tế theo nguyên tắc đó. Vấn đề này hết sức phức tạp và đòi hỏi phải có thời gian để điều chỉnh, thực hiện. Tuy nhiên, từ tháng 12/2001, khi hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực, Mỹ đã trao cho việt nam qui chế MFN (hay còn gọi là qui chế đối xử thương mại bình thường, Normal Trade Relation, NTR). Hơn thế nữa, khi nước ta kết thúc đàm phán gia nhập WTO vào ngày 7/11/2006 đã tạo điều kiện cho Quốc hội Hoa Kỳ, Tổng thống Mỹ thông qua quy chế đối xử thương mại bình thường vĩnh viễn, PNTR vào ngày 21/12/2006. 2.4.3- Vài nét về chế độ ưu đãi về thuế quan của Nhật: Chế độ GSP của Nhật áp dụng từ ngày 01/8/1971 dựa trên hiệp ước của Hội nghị Thương mại và phát triển của Liên hiệp quốc (UNCTAD) năm 1970, được gia hạn hiệu lực đến ngày 31/3/2011. Chế độ GSP của nhật áp dụng chủ yếu ở ba mặt hàng nông sản chế biến, công nghiệp và hàng dệt nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Hàng hóa nhập Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ Trang 38