Điều tra và đánh giá tài nguyên du lịch

pdf 27 trang vanle 3510
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Điều tra và đánh giá tài nguyên du lịch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdieu_tra_va_danh_gia_tai_nguyen_du_lich.pdf

Nội dung text: Điều tra và đánh giá tài nguyên du lịch

  1. ĐIỀU TRA & ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH
  2. Điều tra đánh giá tài nguyên du lịch • Cơ sở quan trọng để tiến hành phát triển, bảo tồn, tôn tạo và khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên • Cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước ban hành chính sách hợp lý
  3. Điều tra đánh giá tài nguyên du lịch Điều tra từng loại tài nguyên -> đánh giá tài nguyên TN 1 TN 2 TN 3 TN n -> đánh giá tổng hợp tài nguyên một lãnh thổ
  4. Điều tra tài nguyên bao gồm • Điều tra các tài liệu, văn bản liên quan đến khu vực • Điều tra thực địa bằng nhiều phương pháp kết hợp
  5. Đánh giá tài nguyên • Tiến hành đánh giá từng loại tài nguyên: số lượng, chất lượng, thực trạng khai thác bảo vệ, khả năng phát triển du lịch • Đánh giá tổng thể các loại tài nguyên trong lãnh thổ: độ hấp dẫn, sức chứa, thời gian khai thác, độ bền vững, vị trí khả năng tiếp cận, sự phù hợp với các phân hệ khác trong lãnh thổ
  6. Phương pháp phân tích đánh giá tài nguyên • Kiểu tâm lý – thẩm mỹ: dựa vào cảm nhận, sở thích của du khách, dân cư đối với các loại TNDL thông qua việc thống kê và điều tra xã hội. • Kiểu sinh khí hậu: dựa vào chỉ số khí hậu, định giá trị các loại TNDL với một loại hình du lịch nào đó, hoặc làm cơ sở xác định các điểm, khu, trung tâm du lịch.
  7. Phương pháp phân tích đánh giá tài nguyên • Kiểu đánh giá kỹ thuật: sử dụng các tiêu chí và các phương tiện kỹ thuật vào việc đánh giá chất lượng và số lượng tài nguyên nhằm xác định giá trị của TNDL đối với các loại hình phát triển du lịch hoặc quá trình lập và thực hiện các dự án quy hoạch phát triển du lịch tại các hệ thống lãnh thổ du lịch xác định • Kiểu đánh giá kinh tế: là kiểu vận dụng các phương pháp và tiêu chí nhằm xác định hiệu quả kinh tế - xã hội hiện tại và tương lai của các khu vực có nguồn tài nguyên có thể khai thác bảo vệ và phát triển du lịch
  8. Điều tra đánh giá TNDL tự nhiên Vị trí địa lý • Xác định tọa độ, các ranh giới, vị trí tiếp giáp • Khoảng cách đến các trung tâm du lịch, kinh tế - văn hóa - xã hội • Khoảng cách đến các điểm du lịch • Khoảng cách đến các trung tâm cung cấp và thu hút khách • Thuận lợi và khó khăn trong giao lưu với các địa phương và khả năng phát triển du lịch
  9. Điều tra đánh giá TNDL tự nhiên Địa hình, địa mạo, địa chất • Đặc điểm chung + các thông số cơ bản về địa hình, địa mạo, địa chất • Nhận diện các dạng địa hình đẹp, có giá trị với du lịch • Các tác động của du lịch và các hoạt động khác lên địa hình
  10. Điều tra đánh giá TNDL tự nhiên Khí hậu • Thống kê tất cả các yếu tố khí hậu của địa phương -> đặc điểm chung • Chú trọng các yếu tố thuận lợi / bất lợi cho hoạt động du lịch • Thời gian tác động của các yếu tố -> tính mùa vụ trong khai thác
  11. Điều tra đánh giá TNDL tự nhiên Nguồn nước • Đặc điểm chung: sự phân bố, chất lượng nước, các loại nước • Nước mặt: sông ngòi, ao hồ, thác nước, biển -> đánh giá các yếu tố thuận lợi / khó khăn với các hoạt động du lịch • Nước ngầm, nước khoáng: thành phần hóa học, nhiệt độ, khả năng khai thác cho du lịch
  12. Điều tra đánh giá TNDL tự nhiên Động thực vật • Diện tích rừng • Các kiểu rừng • Các hệ sinh thái điển hình • Sự đa dạng loài – thực trạng bảo tồn • Đánh giá chung sự phù hợp với các loại hình: tham quan, săn bắn thể thao, nghiên cứu.
  13. Đánh giá tổng hợp TNDL tự nhiên Đánh giá bằng cách cho điểm dựa trên mục tiêu đã xác định • Mục tiêu: nhằm phát triển một loại hình du lịch? nhằm tôn tạo bảo vệ tài nguyên? • Thang điểm: cho điểm theo một số chỉ tiêu cụ thể Kết quả đánh giá tổng hợp thường được xác định bằng cách cộng điểm. Tổng điểm càng cao thì TNDL càng có nhiều thuận lợi để phát triển
  14. Đánh giá tổng hợp TNDL tự nhiên • Độ hấp dẫn: xác định thông qua vẻ đẹp phong cảnh, đa dạng địa hình, thích hợp khí hậu, đa dạng và đặc sắc của sinh vật cũng như các hiện tượng tự nhiên • Rất hấp dẫn • Khá hấp dẫn • Hấp dẫn trung bình • Độ hấp dẫn yếu
  15. Đánh giá tổng hợp TNDL tự nhiên • Độ bền vững của môi trường tự nhiên: khả năng bền vững của các thành phần trước áp lực của hoạt động du lịch, khách du lịch
  16. Mức Thành phần Thời gian Hoạt động đánh giá tự nhiên bị tồn tại du lịch hư hại Rất dài Không có >100 năm Liên tục Khá dài mức độ nhẹ, 50-100 năm Thường có khả năng xuyên tự phục hồi Trung mức độ nặng, 10-50 năm Bị hạn chế bình cần sự can thiệp để phục hồi Ngắn Bị phá hoại 10 năm Bị gián đoạn nặng
  17. Đánh giá tổng hợp TNDL tự nhiên • Thời gian hoạt động du lịch: được xác định bởi khoảng thời gian thích hợp nhất đối với du khách và thời gian thuận lợi để triển khai hoạt động du lịch
  18. Mức đánh giá Thời gian hoạt Thời gian phù động du lịch hợp với du khách (ngày/năm) (ngày/năm) Rất dài >200 ngày >180 ngày Khá dài 150-200 ngày 120-180 ngày Trung bình 100-150 ngày 90-100 ngày Ngắn <100 ngày <90 ngày
  19. Đánh giá tổng hợp TNDL tự nhiên • Sức chứa của lãnh thổ đảm bảo sự phát triển du lịch: Diện tích đất xây dựng chỗ nghỉ đêm, Diện tích đất dành cho khách vui chơi giải trí ngoài trời, Diện tích bãi tắm
  20. Đánh giá tổng hợp TNDL tự nhiên • Sức chứa du khách của một khu vực du lịch • Rất lớn: 1000 người/ngày • Khá lớn: 500-1000 người/ngày • Trung bình: 100-500 người/ngày • Kém: <100 người/ngày
  21. Tài nguyên nhân văn
  22. Điều tra đánh giá TNDL nhân văn Các di tích, công trình • Xác định tên gọi, vị trí, cảnh quan • Lịch sử hình thành và phát triển • Quy mô • Các giá trị (kiến trúc, nghệ thuật ) • Giá trị được xếp hạng • Tổ chức quản lý, khai thác và bảo vệ
  23. Điều tra đánh giá TNDL nhân văn Các lễ hội • Số lượng lễ hội, thời gian diễn ra, giá trị và quy mô, sức hấp dẫn du khách, quản lý, khai thác và bảo tồn • Đối với một lễ hội điển hình: không gian diễn ra, lịch sử, nội dung, thời gian, quy mô, các giá trị (cụ thể đối với du lịch), thực trạng quản lý, khai thác và bảo tồn
  24. Điều tra đánh giá TNDL nhân văn Nghề và làng nghề • Vị trí địa lý, lịch sử phát triển, quy mô, các yếu tố nuôi dưỡng làng nghề, nghệ thuật sản xuất, các giá trị kinh tế - văn hóa • Cơ chế chính sách phát triển • Bảo vệ, khôi phục và khai thác làng nghề • Khả năng đầu tư du lịch
  25. Điều tra đánh giá TNDL nhân văn Văn hóa nghệ thuật • Các loại hình, thời gian, môi trường biểu diễn • Nghệ nhân biểu diễn, nghệ thuật trình diễn • Các giá trị đặc sắc • Thực trạng và khả năng khai thác, bảo tồn
  26. Điều tra đánh giá TNDL nhân văn Các đối tượng gắn với dân tộc học • Số lượng các dân tộc, tỷ lệ dân số giữa các dân tộc • Địa bàn cư trú, tập quán sinh sống và sản xuất • Các giá trị văn hóa đặc sắc • Vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa • Việc khai thác phục vụ mục đích du lịch • Thực trạng và khả năng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
  27. Đánh giá tổng hợp TNDL nhân văn Đánh giá tổng hợp thực hiện cho một vùng hoặc một địa phương • Mức độ thuận lợi và sức hấp dẫn đối với du lịch • Tiềm năng và thực trạng khai thác • Tác động tích cực / tiêu cực của hoạt động du lịch đến tài nguyên • Nhu cầu cần bảo vệ và đầu tư tôn tạo