Điện tử cơ bản - Máy khởi động loại giảm tốc (phần 2)

pdf 9 trang vanle 3880
Bạn đang xem tài liệu "Điện tử cơ bản - Máy khởi động loại giảm tốc (phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdien_tu_co_ban_may_khoi_dong_loai_giam_toc_phan_2.pdf

Nội dung text: Điện tử cơ bản - Máy khởi động loại giảm tốc (phần 2)

  1. Máy khởi động loại giảm tốc ( phần 2) 1. Công tắc từ (1) Khái quát chung Công tắc từ có hai chức năng. -Đóng ngắt mô tơ
  2. -Ăn khớp và ngắt bánh răng dẫn động khởi động với vành răng Công tắc từ này cũng hoạt động theo ba bước khi máy khởi động hoạt động. -Kéo (hút vào) -Giữ -Hồi vị (nhả về) -Hình bên trái dưới đây tóm tắt nguyên lý hoạt động của công tắc từ. GỢI Ý KHI SỬA CHỮA: Nếu có hở mạch trong cuộn hút, thì nó không thể hút được píttông và do đó máy khởi động không thể khởi động được (không có tiếng kêu hoạt động của công tắc từ). Nếu công tắc chính tiếp xúc kém, thì dòng điện đi đến cuộn cảm và phần ứng rất khó khăn và tốc độ của máy khởi động giảm xuống. Nếu có hở mạch trong cuộn giữ, thì nó không thể giữ được píttông và có thể làm cho píttông đi vào nhảy ra một cách liên tục. (2) Hoạt động
  3. Kéo (Hút vào) Khi bật khoá điện lên vị trí START, dòng điện của ắc qui đi vào cuộn giữ và cuộn kéo. Sau đó dòng điện đi từ cuộn kéo tới phần ứng qua cuộn cảm làm quay phần ứng với tốc độ thấp. Việc tạo ra lực điện từ trong các cuộn giữ và cuộn kéo sẽ làm từ hoá các lõi cực và do vậy píttông của công tắc từ bị kéo vàovào lõi cực của nam châm điện. Nhờ sự kéo này mà bánh răng dẫn động khởi động bị đẩy ra và ăn khớp với vành răng bánh đà đồng thời đĩa tiếp xúc sẽ bật công tắc chính lên. Hình bên trái dưới đây sẽ tóm tắt chiều dòng điện trong mạch ở bước kéo vào. GỢI Ý KHI SỬA CHỮA: Để duy trì điện áp kích hoạt công tắc từ, một số xe có rơle khởi động đặt giữa khoá điện và công tắc từ.
  4. Giữ Khi công tắc chính được bật lên, thì không có dòng điện chạy qua cuộn giữ, cuộn cảm và cuộn ứng nhận trực tiếp dòng điện từ ắc qui. Cuộn dây phần ứng sau đó bắt đầu quay với vận tốc cao và động cơ được khởi động. ở thời điểm này píttông được giữ nguyên tại vị trí chỉ nhờ lực điện từ của cuộn giữ vì không có lực điện từ chạy qua cuộn hút. Hình bên trái dưới đây cho ta biết dòng điện chạy trong mạch ở bước "giữ". Nhả hồi về Khi khoá điện được xoay từ vị trí START sang vị trí ON, dòng điện đi từ phía công tắc chính tới cuộn giữ qua cuộn kéo. ở thời điểm này vì lực điện từ được tạo ra bởi cuộn kéo và cuộn giữ triệt tiêu lẫn nhau nên không giữ được píttông. Do đó píttông bị kéo lại nhờ lò xo hồi vị và công tắc chính bị ngắt làm cho máy khởi
  5. động dừng lại. Hình bên trái dưới đây cho ta biết dòng điện chạy trong mạch ở bước nhả về 2. Li hợp máy khởi động (1) Hoạt động Khi động cơ quay khởi động Khi bánh răng li hợp (bên ngoài) quay nhanh hơn trục then (bên trong) thì con lăn li hợp bị đẩy vào chỗ hẹp của rãnh và do đó lực quay của bánh răng li hợp được truyền tới trục then.
  6. Sau khi khởi động động cơ Khi trục then (bên trong) quay nhanh hơn bánh răng li hợp (bên ngoài), thì con lăn li hợp bị đẩy ra chỗ rộng của rãnh làm cho bánh răng li hợp quay không tải. GỢI Ý KHI SỬA CHỮA: Nếu ly hợp một chiều hoạt động như khi li hợp máy khởi động trượt thì động cơ không thể quay mặc dù máy khởi động đang làm việc. 3. Cơ cấu ăn khớp và nhả khớp
  7. (1) Khái quát chung Cơ cấu ăn khớp / nhả khớp có hai chức năng. Ăn khớp bánh răng dẫn động khởi động với vành răng bánh đà. Ngắt sự ăn khớp giữa bánh răng dẫn động khởi động với vành răng bánh đà. (2) Cơ cấu ăn khớp Khi các mặt đầu của bánh răng dẫn động khởi động và vành răng đi vào ăn khớp với nhau nhờ tác động kéo của công tắc từ và ép lò xo dẫn động lại. Sau đó công tắc chính được bật lên và lực quay của phần ứng tăng lên. Một phần lực quay được chuyển thành lực đẩy bánh răng dẫn động khởi động nhờ then xoắn. Nói cách khác bánh răng dẫn động khởi động được đưa vào ăn khớp với vành răng bánh đà nhờ lực hút của công tắc từ và lực quay của phần ứng và lực đẩy của then xoắn. GỢI Ý: Bánh răng dẫn động khởi động và vành răng được vát mép để việc ăn khớp được dễ dàng.
  8. (3) Cơ cấu nhả khớp Khi bánh răng dẫn động khởi động làm quay vành răng thì xuất hiện áp lực cao trên bề mặt răng của hai bánh răng.
  9. Vì tốc độ quay của động cơ (vành răng) trở nên cao hơn so với bánh răng dẫn động khởi động khi khởi động động cơ, nên vành răng làm quay bánh răng dẫn động. Một phần của lực quay này được chuyển thành lực đẩy dọc trục nhờ then xoắn để ngắt sự ăn khớp giữa bánh răng dẫn động khởi động và vành răng. Cơ cấu li hợp máy khởi động ngăn không cho lực quay của máy khởi động truyền tới bánh răng dẫn động khởi động từ vành răng bánh đà. Kết quả là áp lực giữa các bề mặt răng của hai bánh răng giảm xuống và bánh răng dẫn động được kéo ra khỏi sự ăn khớp một cách dễ dàng. Vì lực hút của công tắc từ bị mất đi nên lò xo hồi vị đang bị nén sẽ đẩy bánh răng dẫn động khởi động lại về vị trí cũ và hai bánh răng sẽ không còn ăn khớp nữa.