Điện - Điện tử - Chương 1: Hồ quang điện

pdf 44 trang vanle 3100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Điện - Điện tử - Chương 1: Hồ quang điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdien_dien_tu_chuong_1_ho_quang_dien.pdf

Nội dung text: Điện - Điện tử - Chương 1: Hồ quang điện

  1. CHƯƠNG 1 HỒ QUANG ĐIỆN
  2. KHÁI NIỆM CHUNG Bản chất của hồ quang điện là hiện tượng phóng điện trong chất khí với mật độ dòng điện rất lớn ( tới khoảng 102 đến 103 A/mm2) có nhiệt độ rất cao (tới khoảng 5000 đến 60000C ) và thưường kèm theo hiện tượng phát sáng.
  3. KHÁI NIỆM CHUNG Hồ quang điện có ích : Hồ quang điện thực sự có ích khi được sử dụng trong các lĩnh vực như hàn điện, luyện thép, những lúc này hồ quang cần được duy trì cháy ổn định.
  4. KHÁI NIỆM CHUNG Hồ quang điện có hại : Khi đóng cắt các thiết bị điện như contắctơ, cầu dao, máy cắt, hồ quang sẽ xuất hiện giữa các cặp tiếp điểm. Hồ quang cháy này lâu sau khi thiết bị điện đã đóng cắt sẽ làm hư hại các tiếp điểm và bản thân thiết bị điện. Trong trường hợp này để đảm bảo độ làm việc tin cậy của thiết bị điện yêu cầu phải tiến hành dập tắt hồ quang càng nhanh càng tốt.
  5. Vùng K Vùng thân Vùng A K A E V EK UA EK UTh E A UK Eth Ihqm Hình : Đặc tính hồ quang điện
  6. ĐẶC TÍNH HỒ QUANG ĐIỆN MỘT CHIỀU Uhq l 200 150 100 50mm 50 20 0 I 0 2 4 6 8 10 12
  7. QUÁ TRÌNH PHÁT SINH HỒ QUANG Hồ quang điện phát sinh là do môi trường giữa các điện cực (hoặc giữa các cặp tiếp điểm) bị ion hóa (xuất hiện các hạt dẫn điện). Ion hóa có thể xảy ra bằng các con đường khác nhau duới tác dụng của ánh sáng, nhiệt độ, điện trường mạnh, Trong thực tế quá trình phát sinh hồ quang điện có những dạng ion hóa sau:
  8. QUÁ TRÌNH PHÁT SINH HỒ QUANG Trong thực tế quá trình phát sinh hồ quang điện có những dạng ion hóa sau : . Quá trình phát xạ điện tử nhiệt ; . Quá trình tự phát xạ điện tử ; . Quá trình ion hóa do va chạm; . Quá trình ion hóa do nhiệt .
  9. SỰ PHÁT XẠ ĐIỆN TỬ NHIỆT Điện cực và tiếp điểm được chế tạo từ kim loại, mà trong cấu trúc kim loại luôn luôn tồn tại các điện tử tự do chuyển động về mọi hưướng trong quỹ đạo của cấu trúc hạt nhân nguyên tử. Khi tiếp điểm bắt đầu mở ra lực nén vào tiếp điểm giảm dần khiến điện trở tiếp xúc tăng lên chỗ tiếp xúc, dòng điện bị thắt lại dẫn đến mật độ dòng điện tăng rất lớn làm nóng các điện cực (nhất là ở cực âm có nhiều electron).
  10. SỰ PHÁT XẠ ĐIỆN TỬ NHIỆT Khi bị đốt nóng, động năng của các điện tử tăng nhanh đến khi năng lượng nhận Wđn đưược lớn hơn công thoát At liên kết hạt nhân thì điện tử sẽ thoát ra khỏi bề mặt cực âm trở thành điện tự do. Quá trình này phụ thuộc vào nhiệt độ điện cực, vật liệu làm điện cực .
  11. SỰ PHÁT XẠ ĐIỆN TỬ Khi tiếp điểm hay điện cực vừa mở ra lúc đầu khoảng cách còn rất bé. Nếu có một điện trường đủ lớn đặt lên điện cực (nhất là vùng cực âm có khoảng cách nhỏ có thể tới hàng triệu V/cm), với cường độ điện trường lớn ở cực âm các điện tử tự do được cung cấp thêm năng lượng sẽ bị kéo bật ra khỏi bề mặt catốt để trở thành các điện tử tự do. Quá trình này phụ thuộc vào cường độ điện trường E và vật liệu làm điện cực.
  12. ION HÓA DO VA CHẠM Sau khi tiếp điểm mở ra, dưới tác dụng của nhiệt độ cao hoặc của điện trường lớn (mà thông thường là cả hai) thì các điện tử tự do sẽ phát sinh chuyển động từ cực dưương sang cực âm. Do điện trường rất lớn nên các điện tử chuyển động với tốc độ rất cao. Trên đường đi các điện tử này va chạm với các nguyên tử và phân tử khí sẽ làm bật ra các điện tử và các ion dương.
  13. ION HÓA DO VA CHẠM Các phần tử mang điện này lại tiếp tục tham gia chuyển động và va chạm để làm xuất hiện các phần tử mang điện khác. Do vậy mà số lượng các phần tử mang điện tăng lên không ngừng, làm mật độ điện tích trong khoảng không gian giữa các tiếp điểm rất lớn. Quá trình này phụ thuộc vào cường độ điện trường, mật độ các phần tử trong vùng điện cực, lực liên kết phân tử, khối lượng của phân tử
  14. ION HÓA DO NHIỆT Do có các qúa trình phát xạ điện tử và ion hóa do va chạm, một lượng lớn năng lượng được giải phóng làm nhiệt độ vùng hồ quang tăng cao và thường kèm theo hiện tượng phát sáng. Nhiệt độ khí càng tăng thì tốc độ chuyển động của các phần tử khí càng tăng và số lần va chạm do đó cũng càng tăng lên. Do va chạm, một số phân tử khí sẽ phân li thành các nguyên tử. Còn lượng các ion hóa tăng lên do va chạm khi nhiệt độ tăng thì gọi đó là lượng ion hóa do nhiệt.
  15. QUÁ TRÌNH DẬP TẮT HỒ QUANG Hồ quang điện sẽ bị dập tắt khi môi trường giữa các điện cực không còn dẫn điện hay nói cách khác hồ quang điện sẽ tắt khi có quá trình phản ion hóa xảy ra mạnh hơn quá trình ion hóa. Ngoài quá trình phân li đã nói trên, song song với quá trình ion hóa còn có các quá trình phản ion gồm hai hiện tượng sau: 1. Hiện tượng tái hợp 2. Hiện tượng khuếch tán
  16. HIỆN TƯỢNG TÁI HỢP Trong quá trình chuyển động các hạt mang điện trái dấu va chạm nhau, tạo thành các hạt trung hòa. Trong lí thuyết đã chứng minh tốc độ tái hợp :  Tỉ lệ nghịch với bình phương đường kính HQ  Hồ quang tiếp xúc với môI trường điện môi thì hiện tượng tái hợp sẽ tăng lên.  Nhiệt độ hồ quang càng thấp tốc độ tái hợp càng tăng.
  17. HIỆN TƯỢNG KHUẾCH TÁN Hiện tượng các hạt tích điện di chuyển từ vùng có mật độ điện tích cao (vùng hồ quang) ra vùng xung quanh có mật độ điện tích thấp, làm giảm số lượng ion trong vùng hồ qung gọi là hiện tượng khuếch tán. Các điện tử và ion dương khuếch tán dọc theo thân hồ quang, điện tử khuếch tán nhanh hơn ion dương.
  18. HIỆN TƯỢNG KHUẾCH TÁN Quá trình khuếch tán đặc trưng bằng tốc độ khuếch tán. Sự khuếch tán càng nhanh hồ quang càng nhanh bị tắt. Để tăng quá trình khuếch tán người ta thường tìm cách kéo dài ngọn lửa hồ quang.
  19. HỒ QUANG ĐIỆN MỘT CHIỀU
  20. HỒ QUANG ĐIỆN MỘT CHIỀU U - 0 + Với U0 là điện áp nguồn , mạch có điện R trở R, mạch có điện cảm i L mạch L và rhq đặc trưng r cho điện trở hồ quang th với điện áp hồ quang là Hình : Hồ quang điện mạch một chiều uhq trên các cặp tiếp điểm khi ta đóng hoặc ngắt.
  21. HỒ QUANG ĐIỆN MỘT CHIỀU Theo định luật Kiếchốp II, ta có phưương trình cân bằng điện áp trong mạch khi mở tiếp điểm và hồ quang bắt đầu cháy như sau : di U i.R iR L 0 hq dt di U U U L 0 R hq dt Với UR : là điện áp rơi trên điện trở. Với Uhq : là điện áp trên hồ quang.
  22. HỒ QUANG ĐIỆN MỘT CHIỀU Khi hồ quang cháy ổn định thì dòng điện không đổi. di i I const L 0 dt Do đó phưương trình cân bằng áp sẽ là : U U U I.R I.r 0 R hq hq
  23. HỒ QUANG ĐIỆN MỘT CHIỀU U[V] Ldi/dt 0 3 2 Ldi/dt< 0 Uhq B I[A] IA IB
  24. ĐIỀU KIỆN DẬP TẮT HỒ QUANG ĐIỆN Để có thể dập tắt được hồ quang điện một chiều cần loại bỏ được điểm hồ quang cháy ổn định (điểm B). Trên đặc tính ta nhận thấy sẽ không có điểm cháy ổn định khi đường đặc tính 3 (điện áp trên hồ quang) cao hơn đường đặc tính 2 như hình (tức là hồ quang sẽ tắt khi Uhq> U0- UR)
  25. ĐIỀU KIỆN DẬP TẮT HỒ QUANG ĐIỆN Để nâng cao đường đặc tính 3 thường thực hiện hai biện pháp là tăng độ dài hồ quang(tăng l) và giảm nhiệt độ vùng hồ quang xuống, đặc tính như hình. U [V] 3  I [A]
  26. ĐIỀU KIỆN DẬP TẮT HỒ QUANG ĐIỆN U [V] U [V] T L1 2 T1 1 L1 I[A] I[A]
  27. QÚA ĐIỆN ÁP HQĐ MỘT CHIỀU Khi cắt mạch điện một chiều thường xảy ra quá điện áp, khi ở mạch có điện cảm lớn nếu tốc độ cắt càng nhanh thì quá điện áp càng lớn. Nếu tại thời điểm cắt có I= 0 thì : di U L u 0 dt hq Hay ta có : di u U L U hq 0 dt
  28. QÚA ĐIỆN ÁP HQĐ MỘT CHIỀU U là trị số quá điện áp xoay chiều. Trong mạch một chiều làm việc với công suất lớn lại có nhiều vòng dây khi dập hồ quang điện quá điện áp sẽ xảy ra rất lớn có thể gây đánh thủng cách điện và hư hỏng thiết bị. Để hạn chế hiện tượng quá điện áp người ta thường dùng thêm một mạch điện phụ mắc song song với phụ tải. Mạch này có thể là điện trở, điện trở và tụ nối tiếp hoặc một chỉnh lưu mắc ngược
  29. QÚA ĐIỆN ÁP HQĐ MỘT CHIỀU R C R Z (R,L) t Zt (R,L) D Zt (R,L)
  30. HỒ QUANG ĐIỆN XOAY CHIỀU
  31. KHÁI NIỆM CHUNG Ở hồ quang điện xoay chiều, dòng điện và điện áp nguồn biến thiên tuần hoàn theo tần số lưới điện. Vì hồ quang là điện trở phi tuyến nên dòng điện và điện áp của hò quang trùng pha nhau. Tại thời điểm dòng điện đi qua điểm 0, hồ quang không được cấp năng lượng nên quá trình phản ion xảy ra ở vùng điện cực rất mạnh và nếu điện áp đặt lên 2 điện cực bé hơn trị số điện áp cháy thì HQ sẽ tắt hẳn.
  32. KHÁI NIỆM CHUNG Khi hồ quang U[V] điện xoay chiều đang cháy ta đưa U dòng điện và điện ch Ut áp của hồ quang i vào dao động kí ta (t ) sẽ được dạng sóng t của dòng điện và 1 điện áp hồ quang 2 như hình
  33. KHÁI NIỆM CHUNG Trong 1/4 chu kỳ đầu, điện áp HQ tăng nhanh đến tri số Uch (theo điện áp nguồn). Khi HQ cháy, điện áp giảm dần. Dòng điện tăng từ 0 đến điểm cháy, dòng tăng mạnh và khi t = T/4, dòng điện đạt trị số cực đại và điện áp HQ gần như không đổi. Ở 1/4 chu kỳ tiếp theo, dòng điện giảm dần, đến thời điểm tắt, điện áp HQ tăng sau đó suy giảm về 0 và dòng điện trở về 0.
  34. KHÁI NIỆM CHUNG Từ dạng sóng U thu được trên màn Uch hình dao động kí ta xây dựng được Ut đặc tính Vôn -Am pe (V-A) của hồ I quang điện xoay chiều như hình
  35. KHÁI NIỆM CHUNG Ta nhận thấy trong mạch có phụ tải điện trở thuần dễ dập hồ quang hơn trong mạch có tải điện cảm. Bởi ở mạch thuần trở khi dòng điện qua trị số không (thời gian i=0 thực tế kéo dài khoảng 0,1) thì điện áp nguồn cũng bằng không (trùng pha). Còn ở mạch thuần cảm khi dòng bằng không thì điện áp nguồn đang có giá trị cực đại (điện áp vượt trước dòng điện một góc 900).
  36. DẬP TẮT HQĐ XOAY CHIỀU Hồ quang điện xoay chiều khi dòng điện qua trị số 0 thì không được cung cấp năng lượng. Môi trường hồ quang mất dần tính dẫn điện và trở thành cách điện. Nếu độ cách điện này đủ lớn và điện áp nguồn không đủ duy trì phóng điện lại thì hồ quang sẽ tắt hẳn. Để đánh giá mức độ cách điện của điện môi vùng hồ quang là lớn hay bé người ta dùng khái niệm điện áp chọc thủng. Điện áp chọc thủng ( Uch.t ) càng lớn thì mức độ cách điện của điện môi càng cao.
  37. DẬP TẮT HQĐ XOAY CHIỀU Quá trình dập tắt hồ quang điện xoay chiều không những tùy thuộc vào tương quan giữa độ lớn của điện áp chọc thủng với độ lớn của điện áp hồ quang mà còn phụ thuộc tương quan giữa tốc độ tăng của chúng. U[V] 1 2 150250V I[A]
  38. BIỆN PHÁP VÀ TRANG BỊ DẬP HỒ QUANG TRONG THIẾT BỊ ĐIỆN
  39. CÁC YÊU CẦU DẬP HQ  Trong thời gian ngắn phải dập tắt được hồ quang, hạn chế phạm vi cháy hồ quang là nhỏ nhất.  Tốc độ đóng mở tiếp điểm phải lớn.  Năng lượng hồ quang sinh ra phải bé, điện trở hồ quang phải tăng nhanh.  Tránh hiện tượng quá điện áp khi dập hồ quang.
  40. CÁC NGUYÊN TẮC DẬP HQ  Kéo dài ngọn lửa hồ quang.  Dùng năng lượng hồ quang sinh ra để tự dập.  Dùng năng lượng nguồn ngoài để dập.  Chia hồ quang thành nhiều phần ngắn để dập.  Mắc thêm điện trở song song để dập.
  41. DẬP HQ TRONG THIẾT BỊ HẠ ÁP  Kéo dài hồ quang điện bằng cơ khí  Dùng cuộn dây thổi từ kết hợp buồng dập hồ quang  Dùng buồng dập hồ quang có khe hở quanh co  Phân chia hồ quang ra làm nhiều đoạn ngắn  Tăng tốc độ chuyển động của tiếp điểm động  Kết cấu tiếp điểm kiểu bắc cầu
  42. DẬP HQ TRONG THIẾT BỊ HẠ CAO ÁP  Dập hồ quang trong dầu biến áp kết hợp phân chia hồ quang  Dập hồ quang bằng khí nén  Dập hồ quang bằng cách dùng vật liệu tự sinh khí  Dập hồ quang trong chân không  Dập hồ quang trong khí áp suất cao