Địa chất thủy văn đại cương - Mở đầu

ppt 23 trang vanle 2280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Địa chất thủy văn đại cương - Mở đầu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptdia_chat_thuy_van_dai_cuong_mo_dau.ppt

Nội dung text: Địa chất thủy văn đại cương - Mở đầu

  1. HỌC PHẦN ĐỊA CHẤT THỦY VĂN ĐẠI CƯƠNG MỞ ĐẦU
  2. Nước là một khoáng vật rất phổ biến và rất đặc biệt trong thiên nhiên. Trong các điều kiện nhiệt độ và áp suất trên mặt đất, nước có thể tồn tại ở ba trạng thái rắn, lỏng hoặc hơi.
  3. • Nước ở thể rắn (các dạng bông tuyết)
  4. Elbrus là đỉnh núi cao nhất châu Âu.
  5. Hồ Baikal là hồ nước ngọt sâu nhất và nhiều tuổi nhất thế giới.
  6. Sông Mêkông Lưu vực sông Đồng Nai- Sông Sài gòn
  7. Thung lũng các suối nước nóng tại bán đảo Kamchatka (Nga) có hơn 200 suối nước nóng, trong đó có 90 suối phun nước nóng và hơi nước cao tới vài chục mét.
  8. Nước có tác dụng to lớn đối với sự sống của sinh vật và các quá trình địa chất, đặc biệt là các qúa trình ngọai sinh. Nếu trên trái đất không có thủy quyển thì không thể có sinh quyển và lớp trầm tích bao phủ các lục địa như hiện tại
  9. Ngày nay, người ta chú ý hơn cả đến các khía cạnh: nước cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày của con người, sự cần thiết ấy ngày một tăng lên, cùng với sự phát triển kinh tế. Nước khoáng có tác dụng chữa bệnh, được sử dụng rộng rãi ở các nhà an dưỡng và nghỉ mát, nước còn là nguồn khai thác Br, J, B, đặc biệt nước rất cần cho những vùng đất khô cằn.
  10. Tuy nhiên, không phải ở đâu và lúc nào, nước cũng mang đến cái lợi cho con người. Nước gây ra úng, lụt làm thiệt hại đến mùa màng rất nhiều, nước gây nên xói mòn, phá hoại đường xá, cầu cống, sụt lở các hầm lò. Như vậy, trong hoạt động của mình, nước mang lại hai tác dụng trái ngược nhau: lợi và hại.
  11. Trong nghiên cứu, nước hầu như ở khắp nơi: trong khí quyển, trong cơ thể động thực vật, trong các đại dương, biển, hồ, sông suối và ngay cả trong các đất đá nhưng chủ yếu là trong các đại dương. Nước trong khí quyển là một trong những đối tượng nghiên cứu của ngành KHÍ TƯỢNG. Nước ở các đại dương và sông hồ là đối tượng nghiên cứu của ngành hải dương học và ngành THỦY VĂN. Còn nước trong các lớp đất đá là đối tượng nghiên cứu của ngàng khoa học gọi là ĐỊA CHẤT THỦY VĂN (địa thủy).
  12. Đối tượng nghiên cứu • ĐỊA CHẤT THỦY VĂN là khoa học nghiên cứu nước dưới đất, cụ thể là nghiên cứu: • - Nguồn gốc, sự phân bố và sự vận động của nươc trong các lớp đất đá. • - Các tính chất vật lý, thành phần hóa học, vi khuẩn và thành phần khí của nước dưới đất. Nước dưới đất nằm trong các lớp đất đá và liên hệ chặt chẽ với chúng, nên địa chất thủy văn là một ngành của khoa học về trái đất, địa chất học.
  13. Nhiệm vụ môn học • - Giải quyết vấn đề địa chất thủy văn trong việc thi công các công trình, khai thác hầm mỏ. • - Giải quyết vấn đề cung cấp nước tiêu dùng. • - Tìm nguồn nước khoáng, nước công nghiệp. • - Các nghiên cứu địa chất thủy văn còn là một trong những phương pháp tìm kiếm các mỏ khoáng sản có ích.
  14. Phương pháp nghiên cứu - Lập bản đồ địa chất thủy văn. - Mô tả nguồn nước và quan sát địa chất thủy văn trong lỗ khoan, giếng và hầm lò. - Các phương pháp phân tích và mô hình hóa trong phòng thí nghiệm. - Các phương pháp địa vật lý, đặc biệt là phương pháp thăm dò điện nhằm phát hiện các tầng chứa nước.
  15. KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT THỦY VĂN
  16. KHOAN KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT THỦY VĂN
  17. BẢN ĐỒ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÙNG NAM TRUNG BỘ Liên đoàn quy hoạch và điếu tra tài nguyên nước miền Trung
  18. BẢN ĐỒ PHÂN BỐ NƯỚC KHOÁNG NƯỚC NÓNG KHU VỰC NAM TRUNG BỘ Liên đoàn quy hoạch và điếu tra tài nguyên nước miền Trung
  19. Bản đồ phân vùng chất lượng nước sông, kênh rạch TP. Hồ chí Minh theo HCM-WQI 8.2007 (theo Pgs.Ts Lê Trình, 2007)
  20. Các môn khoa học cơ bản mà ngành địa chất thủy văn dựa vào +Địa chất động lực (địa kiến và động kiến tạo) +Địa hóa +Thủy lực học Ngành địa chất thủy văn lại có liên quan đến các môn khoa học khác như: -Khí tượng thủy văn -Thổ nhưỡng -Địa mạo -Thạch học,
  21. Nước dưới đất trong khí vận động trong các lỗ hổng và khe nứt của đất đá không những có tác dụng trực tiếp với đất đá mà còn có liên quan mật thiết với nước bề mặt và nước khí quyển • Vì vậy muốn nghiên cứu đầy đủ về nước dưới đất, đòi hỏi phải nắm rõ được đặc điểm cấu tạo địa chất của vùng với tư cách là môi trường mà trong đó nước vận động, và phải nắm được các quy luật vận động của nước bề mặt và nước khí quyển với tư cách là nguồn bổ sung của nước dưới đất.
  22. Các môn học thuộc ngành địa chất thủy văn • Địa chất thủy văn đại cương • Động lực học nước dưới đất • Thủy địa hoá • Địa chất thủy văn khu vực • Địa chất thủy văn mỏ • Cổ địa chất thủy văn.
  23. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1-www.eeescience.utoledo.edu