Đề cương môn Xây dựng Đảng

doc 47 trang vanle 2670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương môn Xây dựng Đảng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_mon_xay_dung_dang.doc

Nội dung text: Đề cương môn Xây dựng Đảng

  1. Đề cương môn Xây dựng Đảng
  2. MỤC LỤC Đề cương môn : Xây dựng Đảng 1 Vận dụng xây dựng Đảng ở nước ta: 6 Vấn đề 3: Xây dựng Đảng về chính trị 7 Xây dựng Đảng về chính trị có tầm quan trọng đặc biệt bởi lẽ: 7 Muốn xây dựng Đảng về chính trị thì cần làm: 8 Vấn đề 4: 9 2.1. Nguyên tắc tính Đảng 10 2.2. Tính khoa học trong công tác Đảng 11 2.3. Nguyên tắc về sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, nói và làm 11 3. Nội dung công tác tư tưởng của Đảng 12 3.1. Công tác nghiên cứu lý luận, tồng kết thực tiễn 12 3.2. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng 12 3.3. Sự lãnh đạo của Đảng đối với các phương tiện thông tin đại chúng, làm tốt công tác tuyên truyền 12 3.4. Giáo dục phẩm chất đạo đức trong điều kiện thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế: 13 3.5. Dự báo xu hướng phát triển của tình hình, diễn biến tư tưởgn từng thời kỳ 13 4. Tăng cường công tác tư tưởng trong tình hình mới 13 4.1. Một số định hướng trong công tác tư tưởng hiện nay 13 4.2. Nâng cao tính chiến đấu sắc bén của công tác tư tưởng 14 5. Giải pháp Xây dựng Đảng vững mạnh về tư tưởng 14 VD : 25 Vấn đề 6 : Xây dựng đội ngũ cán bộ 28 I. Khái niệm 28 II. Tính tất yếu khách quan phải đổi mới đội ngũ cán bộ. 28 2, Vị trí, vai trò của cán bộ 28 3, Yêu cầu của thời đại mới 29 4, Tình hình đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ 29 Vấn đề 7: Xây dựng đội ngũ Đảng viên. 37 2. Vị trí, vai trò của người Đảng viên cộng sản 37 Ý nghĩa của việc xác định đúng tiêu chuẩn Đảng viên: 39 Tiêu chuẩn đảng viên ĐCS VN, được ĐCS VN xác định: 39
  3. Đề cương môn : Xây dựng Đảng 7 vấn đề cơ bản Vấn đề 1:Học thuyết Mác – Lênin về Đảng và xây dựng Đảng cộng sản. vai trò, sứ mệnh của Đảng, Đảng ra đời dựa trên nguyên tắc CNXH + phong trào công nhân. - C.Mác – ĂngGen với việc xây dựng chính Đảng độc lập của giai cấp công nhân: + C.Mác – ĂngGen đã vạch ra những tư tưởng làm xuất phát điểm về Đảng cách mạng của giai cấp công nhân. + C.Mác – ĂngGen đề ra những lý luận cơ bản về tổ chức và hoạt động của Đảng. + C.Mác – ĂngGen thành lập đồng minh những người cộng sản (1847 – 1852) .Đảng cách mạng đầu tiên của giai cấp công nhân. + C.Mác – ĂngGen soạn thảo “ tuyên ngôn Đảng cộng sản” và “ điều lệ đồng minh những người cộng sản” + C.Mác – ĂngGen đã thành lập Quốc tế thứ nhất (1864 – 1872) + Quốc tế thứ hai được ph.ĂngGen sáng lập ra ( 1889 – 1914) - Lênin kế thừa, phát triển tư tưởng của Mác – ĂngGen sáng lập ra Đảng kiểu mới: + cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Lênin bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác. + Lênin cho rằng cần phải có Đảng kiểu mới – Đảng thực sự cách mạng của giai cấp công nhân. + Năm 1903 Lênin thành lập Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga. + Tháng 3/1919 Lênin thành lập Quốc tế thứ ba (1919- 1943).
  4. + 1904 Lênin đã cho ra đời tác phẩm “ một bước tiến, hai bước lùi”, tác phẩm đã đề ra được những cơ sở tổ chức để xây dựng Đảng. a).Vai trò của Đảng: GCCN là cơ sở xã hội -giai cấp của Đảng ,là nguồn bố sung lực lượng của Đảng . Còn Đảng là đội tiên phong chính trị của GCCN và của toàn xã hội , có nhiệm vụ vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac-Lênin , phân tích đúng đắn hoàn cảnh lịch sử cụ thể trong mỗi giai đoạn cách mạng , đề ra mục tiêu , phương hướng , đường lối , chính sách đúng ,phù hợp với yêu cầu phát triển khách quan của đất nước .Đồng thời Đảng giáo dục, tổ chức lãnh đạo GCCN và tòan thể ND thực hiện công cuộc xoá bỏ chế độ xã hội cũ , xây dựng thành công chế độ xã hội mới, XHCN tiến lên CNCS. Giữa Đảng và GCCN luôn có mối liên hệ hữu cơ không thể tách rời. Với một ĐCS chân chính thì sự lãnh đạo của Đảng chính là sự lãnh đạo của GC, Đảng với giai cấp là thống nhất nhưng Đảng có trình độ lý luận và tổ chức cao nhất để lãnh đạo cả GC và dân tộc vì thế không thể lẫn lộn Đảng với GC b)Sứ mệnh của Đảng :Trong lịch sử , chính đảng nào cũng mang tính chất giai cấp, cũng tiêu biểu cho hệ tư tưởng của một GC nhất định . ĐCS là đội tiên phong của GCCN, cái quyết định bản chất GC của Đảng là lấy CN Mac-Lênin làm nền tảng tư tưởng , kim chỉ nam cho hành động. Khẳng định bản chất GCCN của Đảng không có nghĩa là tách rời Đảng, giai cấp với các tầng lớp NDLĐ, với toàn thể dân tộc . ĐCS là đại biểu trung thành cho lợi ích của GCCN, của NDLĐ và của cả dân tộc. c)Đảng ra đời dựa trên nguyên tắc CNXH + phong trào công nhân. Các nhà sáng lập CNXH đã khẳng định rằng : thông qua các cụôc đấu tranh chống GCTS , GCCN phát triển từ trình độ tự phát lên trình độ tự giác, chuyến từ GC "tự nó"thành GC"vì nó".Quá trình đó tất yếu phải diễn ra ở trong mọi phong trào công nhân nhưng nó diễn ra nhanh hay chậm , thuận lợi hay khó khăn thì lại phụ thuộc vào việc truyền bá chủ nghĩa Mac-Lênin diễn ra như thế nào,có thắng các trào lưu xã hội -dân chủ và cơ hội chủ nghĩa trong phong trào
  5. công nhân hay không ? Nếu phong trào chỉ dừng ở trình độ "tự nó" thì nó chỉ mới mang ý thức công liên chủ nghĩa .Phải có CN Mác soi sáng ,GCCN mới đạt tới trình độ nhận thức lý luận về vai trò lịch sử của mình. Sự thâm nhập của CN Mác vào phong trào CN dẫn đến sự hình thành chính đảng của GCCN. Đảng chính là sự kết hợp phong trào CN với CNXHKH Đến lượt mình , chính đảng của GCCN lại là nhân tố cơ bản , chủ yếu tiếp tục quá trình kết hợp ấy bằng cách không ngừng tổng kết , bổ sung phát triển CNXH khoa học, tiệp tục tuyên truyền giác ngộ CNXHKH để đẩy mạnh phong trào CN Ở nước ta , sự ra đời chính đảng của GCCN là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mac-Lênin với phong trào CN và phong trào yêu nước chân chính. Đảng Cộng sản là nhân tố bảo đảm cho GCCN hoàn thành sứ mệnh lịch sử. Vấn đề 2: 8 nguyên lý xây dựng Đảng của chủ nghĩa Mac-Lenin: 1. Chủ nghĩa Mac là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng Đảng cộng sản đứng trên nền tảng lợi ích của giai cấp vô sản, phải có hệ tư tưởng của giai cấp vô sản để lãnh đạo cách mạng. Đảng phải có chủ nghĩa, có học thuyết làm tư tưởng. Lenin khẳng định: “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng chỉ đảng nào được một lý luận tiên phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong”. Lý luận tiên phong của Đảng cộng sản chính là lý luận của chủ nghĩa Mác-Lenin. Lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nòng cốt không có nghĩa là vận dụng một cách máy móc, rập khuôn từng câu, từng chữ của C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin mà phải nắm lấy cái bản chất khoa học, cách mạng và sáng tạo của chủ nghĩa Mác. Đồng thời phải biết phân tích cụ
  6. thể tình hình của thực tiễn cách mạng để hoạch định đường lối, chính sách đúng đắn. 2. Đảng cộng sản là đội tiên phong chính trị có tổ chức, và là đội ngũ có tổ chức chặt chẽ nhất, giác ngộ nhất của giai cấp công nhân. Chủ nghĩa Mac-Lenin chỉ rõ sự ra đời của Đảng cộng sản là kết quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa khoa học cộng sản với phong trào công nhân. Đảng cộng sản mang bản chất của giai cấp công nhân, luôn đứng vững trên lập trường quan điểm của giai cấp công nhân để lãnh đạo bằng cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chính sách, Đảng cộng sản là đội tiên phong, là hạt nhân lãnh đạo, tiên phong cả về lý luận và hành động. Lenin nhận định: “Tính Đảng không chỉ thể hiện ở lời nói mà còn ở việc làm”. Tính tiên phong về mặt tổ chức khẳng định Đảng là hình thức tổ chức cao nhất, là tổ chức “cầm quyền” đối với xã hội. Cán bộ, đảng viên phải sinh hoạt trong một tổ chức của Đảng, có sự giác ngộ về tổ chức và phải bằng hành động có tổ chức để chiến đấu cho nhiệm vụ của Đảng, tuân thủ mọi nguyên tắc trong Đảng. Đảng cộng sản có tính tổ chức và kỷ luật chặt chẽ nhất, nghiêm minh nhất, môi trường rèn luyện khắt khe nhất. 3. Khi có chính quyền, Đảng là lực lượng lãnh đạo hệ thống chính trị của chủ nghĩa xã hội và là một bộ phận của hệ thống đó. Đảng lãnh đạo bằng đường lối, chính sách, chủ trương, Đường lối ấy phải phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn, đảm bảo lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Để lãnh đạo xã hội, Đảng phải tổ chức ra Nhà nước, chỉ đạo hoạt động của Nhà nước, liên kết với Nhà nước. Để lãnh đạo được xã hội và Nhà nước, Đảng phải có đủ năng lực, trí tuệ và phẩm chất, bản lĩnh để hoạch định đường lối đúng cho toàn xã hội, có khả năng thể chế hóa đường lối và tổ chức thực hiện đường lối đó.
  7. 4. Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng tổ chức hoạt động của Đảng. Các cán bộ, đảng viên trong Đảng có quyền bình đẳng, tự do thể hiện các quan điểm của mình; có quyền bầu ra ban lãnh đạo và bãi nhiễm những người không có năng lực. Mac-Anghen nhấn mạnh: dân chủ phải đi đôi với tập trung, kỷ luật chặt chẽ, thiểu số phục tùng đa số, toàn Đảng phục tùng trung ương, kiên quyết chống chia rẽ, bè phái trong Đảng. Dân chủ để phát huy năng lực, trí tuệ, phẩm chất của các đảng viên trong mọi họat động của Đảng. Tập trung để thống nhất về ý chí và hành động, để tạo nên sức mạnh tổng hợp. 5. Đảng là một khối thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức, tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng. Đảng phải có đường lối chung do đại hội Đảng toàn quốc đề ra, không cho phép bất kỳ một tổ chức nào đi ngược lại đường lối chung của Đảng. Nền tảng của khổi thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức chính là lý luận của chủ nghĩa Mac-Lenin. Tự phê bình và phê bình để nhanh chóng phát hiện sai lầm, khuyết điểm để sửa chữa, tìm ra ưu điểm để phát huy. Có như vậy, Đảng mới không ngừng được củng cố và phát triển. Lênin coi tự phê bình và phê bình là quy luật về sự phát triển của đảng cách mạng. Tự cao tự đại, không thấy sai làm khuyết điểm của mình, dấu diếm những sai lầm, khuyết điểm ấy là một trong những nguyên nhân làm giảm sút sức chiến đấu của Đảng. 6. Đảng phải gắn bó chặt chẽ với quần chúng, kiên quyết đấu tranh để ngăn ngừa và khắc phục bệnh quan liêu xa rời quần chúng.
  8. Để thoát khỏi nghèo khổ, bị áp bức bóc lột, có đời sống ấm no hạnh phúc, nhân dân chỉ có con đường duy nhất là làm cách mạng dưới sự lãnh đạo của đảng chân chính. Đảng muốn tồn tại, muốn khẳng định vai trò và trách nhiệm của mình đối với xã hội thì đảng phải dựa vào dân, gắn bó chặt chẽ với nhân dân thì đảng mới có cơ sở, mới thực hiện được sứ mệnh vẻ vang của mình. Đảng phải hoạt động trên cơ sở đảm bảo lợi ích của quần chúng nhân dân, bất kể một hành vi nào đi ngược lại lợi ích đó đều phải điều chính và xử lý kịp thời. Đảng phải không ngừng tăng cường mối liên kết của mình với quần chúng, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, giáo điều 7. Đảng phải tích cực kết nạp những đại biểu ưu tú của giai cấp công nhân và nhân dân lao động của Đảng, phải thường xuyên đưa ra những người không đủ tiêu chuẩn và những phần tử cơ hội ra khỏi Đảng. Những người được kết nạp phải là người có phẩm chất đạo đức, có năng lực, có lập trường tư tưởng vững vàng, nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng phải thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động của các cán bộ đảng viên. Đối với những phần tử cơ hội, chủ nghĩa cá nhân thì Đảng phải nhanh chóng phát hiện, xử lý và loại ra khỏi Đảng kịp thời. 8. Tính quốc tế của Đảng cộng sản: Đảng cộng sản cũng là một bộ phận của giai cấp vô sản trên thế giới, cùng đấu tranh chống áp bức bóc lột, để giải phóng con người, giải phóng giai cấp vô sản, đưa giai cấp công nhân lên làm chủ xã hội. Vận dụng xây dựng Đảng ở nước ta: Đảng cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mac-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động.
  9. Đảng cộng sản Việt Nam được xây dựng trên nguyên tắc Đảng kiểu mới của Lenin: _ Tập trung dân chủ _ Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách _ Tự phê bình và phê bình _ Kỷ luật nghiêm minh _ Đoàn kết thống nhất trong Đảng Đảng cộng sản Việt Nam vừa là người lãnh đạo, vừa là đày tớ trung thành của nhân dân, phải thường xuyên củng cố mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân. Đảng phải thường xuyên chỉnh đốn, tự đổi mới. Đảng cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, dân tộc Việt Nam. Không ngừng bồi dưỡng, nâng cao năng lực lãnh đạo, bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên. Tăng cường xây dựng Đảng về chính trị, hoàn thiện đường lối đổi mới, tăng cường công tác tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. Tăng cường sự kiểm tra, giám sát; đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tham nhũng. Vấn đề 3: Xây dựng Đảng về chính trị Xây dựng Đảng về chính trị có tầm quan trọng đặc biệt bởi lẽ: 1. Đây là điều kiện đầu tiên tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
  10. Bất cứ đảng phái nào cũng chỉ có thể lãnh đạo xã hội khi củng cố được quyền lực của mình về mặt chính trị. Trong thực tế thì các Đảng phái chỉ sau khi đã nắm được thực quyền về chính trị mới có thể lãnh đạo xã hội, theo định hướng của mình. 2. Là nội dung quan trọng để xây dựng lực lượng, tập hợp quần chúng nhân dân và mọi tầng lớp, giai cấp, mọi thành phần kinh tế Có thống nhất được về chính trị thì mới có khả năng tập hợp lực lượng toàn xã hội. Khi không xây dựng được nền tảng chính trị thống nhất tất sẽ dẫn đến sự khu biệt về nguồn lực xã hội xuất phát từ mục đích các giai tầng khác nhau là khác nhau. 3. Là cơ sở để thống nhất tư tưởng và hành động Nói thống nhất chính trị để thống nhất tư tưởng và hành động là vì chỉ khi có định hướng chính trị được toàn xã hội chấp nhận, ủng hộ thì mới có thể có thống nhất về tư tưởng và hành động. Nói cách khác, thống nhất về chính trị là tiền đề để thống nhất về tư tưởng và hành động. 4. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, đường lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng còn quyết định tổ chức, bộ máy, chức năng, nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Xây dựng Đảng về chính trị còn cần thiết bởi trong điều kiện Đảng cầm quyền những quyết sách của Đảng không chỉ ảnh hưởng đến nội bộ Đảng mà còn ảnh hưởng đến toàn xã hội trên diện sâu và rộng. Muốn xây dựng Đảng về chính trị thì cần làm:
  11. -Xây dựng cương lĩnh chính trị, đường lối chính trị, nhiệm vụ chính trị đúng đắn cho từng thời kỳ cách mạng. -Phải đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để xác định đường lối, bảo vệ đường lối, cụ thể hóa đường lối. -Trên cơ sở đường lối đúng đắn phải cụ thể hóa các chủ trương, phương hướng, kế hoạch cho từng ngành, từng địa phương, từng lĩnh vực hoạt động. -Phải tổ chức thực hiện và qua tổ chức thực hiện mà bổ sung, hoàn chỉnh đường lối, chính sách. -Phải trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn mà phát triển các quan điểm đổi mới của Đảng và xác định rõ thêm con đường, giải pháp đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Vấn đề 4: Xây dựng Đảng về tư tưởng : Vai trò, ý nghĩa xây dựng Đảng về tư tưởng? Giải pháp để xây dựng Đảng vữngmạnh về tư tưởng? 1. Vai trò ý nghĩa Xây dựng Đảng về tư tưởng . Xây dựng Đảng là hoạt động xây dựng Đảng về mặt trí tuệ, tư tưởng và chính trị, là công tác cách mạng trên lĩnh vực ý thức của con người, là làm cho chủ nghĩa Mác-lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh thấm nhuần trong Đảng và giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội.
  12. Công tác xây dựng Đảng về tư tưởng có ý nghĩa, vai trò to lớn, là một bộ phận cấu thành đặc biệt trong toàn bộ hoạt động của Đảng. Thực tiễn lịch sử 80 năm qua đã chứng minh được điều này. Từ khi Đảng ra đời cho đến nay công tác tư tưởng đã góp phần quan trọng trong sự thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đi lên xây dựng XHCN. Trong tình hình hiện nay, công tác tư tưởng của Đảng có vai trò đặc biệt quan trọng: + Tăng cường sự nhất trí tư tưởng trong Đảng, sự thống nhất về chính trị và tinh thần trong nhân dân, nâng cao ý chí phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, đấu tranh chống diễn biến hoà bình, giữ vững trận địa tư tưởng XHCN, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác- lênin và tư tưởng HCM, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào cách mạng của nhân dân. + Cung cấp luận cứ khoa học cho việc cụ thể hoá và phát triển đường lối chính sách của Đảng và nhà nước trong thời kỳ mới phù hợp với đặc điểm nước ta và thế giới ngày nay. Thành tựu đáng quý nhất của công tác tư tưởng trong giai đoạn này là trực tiếp góp phần hình thành, xác định và phát triển đường lối đổi mới, chú trọng tổng kết các sáng kiến của nhân dân để khẳng định, cổ vũ và đưa vào cuộc sống, củng cố niềm tin, lý tưởng ngay cả khi cách mạng gặp nhiều khó khăn, khơi dậy sức mạnh sáng tạo của nhân dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp đưa đất nước vượt qua nhiều thử thách, lập được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử 2. Một số nguyên tắc công tác tư tưởng 2.1. Nguyên tắc tính Đảng - Đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, đường lối chính sách của Đảng.
  13. - Lấy chủ nghĩa Mác- lênin, tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng , lý luận và phương pháp công tác. - Bảo vệ ý thức hệ giai cấp công nhân, bảo về những vấn đề cốt tử của cách mạng( vai trò lãnh đạo của Đảng, Chủ nghĩa M-L, tư tưởng HCM, con đườgn đi lên XHCN, nguyên tắc tập trung dân chủ, nhất Đảng ) 2.2. Tính khoa học trong công tác Đảng - Phải đảm bảo nọi dung chính xác, chân thực - Phân tích các quá trình hiện tượgn xã hội một cách khách quan, toàn diện, có quan điểm lịch sử cụ thể. - Khi tiến hành công tác tư tưởgn phải dựa trên các quy luật: quy luật tư tưởg, tâm lý, sư phạm. - Phải lấy thuyết phục làm chính, không áp đặt. - Phát huy trí tuệ, độc lập suy nghĩ một cách có căn cứ, lắng nghe những ý kiến về sự thống nhất, thảo luận dân chủ không quy kết. 2.3. Nguyên tắc về sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, nói và làm - Hướng vào giải quyết những vấn đề bức xúc về kinh tế, xã hội, và tư tưởng đặt ra. - Lý giải những vấn đề vướng mắc trong hiện tại, thuyết phục mọi người cùng tháo gỡ vướng mắc khó khăn. - Bám sát đối tượng, phù hợp với hoàn cảnh thực tế, không động viên chung chung.
  14. 3. Nội dung công tác tư tưởng của Đảng 3.1. Công tác nghiên cứu lý luận, tồng kết thực tiễn - Là một mặt quan trọng của cuộc đất tranh giai cấp( là một trong 3 hình thức đấu tranh cơ bản: chính trị, kinh tế, lý luận) - Là con đường cơ bản để giải quyết mọi vấn đề cách mạng Việt Nam, nhất là về mô hình, giải pháp đi lên XHCN. 3.2. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng - Giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng HCM, đường lối quan điểm của Đảng cho cán bộ, đảng viên, nhân dân. - Trang bị thế giới quan, phương pháp luận khoa học. Xây dựng niềm tin để hành động tự giác. 3.3. Sự lãnh đạo của Đảng đối với các phương tiện thông tin đại chúng, làm tốt công tác tuyên truyền. - Tăng cường lãnh đạo công tác báo chí, xuất bản, văn học, văn nghệ, báo đài, sách, băng hình. Đảm bảo: + Phản ánh đúng quan điểm của Đảng, pháp luật Nhà nước. + Tăng cường sức hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu đa dngj của nhân dân, của cán bộ đảng viên cả vùng sâu vùng xa xôi hẻo lánh + Quản lý chặt chẽ những văn hoá phẩm từ nước ngoài đưa về. + Kiện toàn lãnh đạ cơ quan báo chí, xuất bản.
  15. 3.4. Giáo dục phẩm chất đạo đức trong điều kiện thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế: - Nêu cao tinh thần yêu nước, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, tinh thần tự lực tự cường, gương mẫu hoàn thành nhiệm vụ lao động, sản xuất, công tác, học tập. - Chống chủ nghĩa cá nhân, thụ động, ỷ lại, chống lối sống thực dụng. 3.5. Dự báo xu hướng phát triển của tình hình, diễn biến tư tưởgn từng thời kỳ - Kịp thời phát hiện và giải quyết nhanh, đúng những vấn đề nảy sinh. - Dự báo tâm trạng từng đối tượng nhân dân để có biện pháp công tác tư tưởng hiệu quả. 4. Tăng cường công tác tư tưởng trong tình hình mới Công tác tư tưởng của Ðảng đang đứng trước một bối cảnh quốc tế và trong nước diễn biến phong phú, khẩn trương, phức tạp với nhiều đặc điểm mới cần đặc biệt quan tâm, đánh giá. Khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới được các nước với nhiều nỗ lực mới, can thiệp tích cực nên theo một dự báo lạc quan: giai đoạn khó khăn nhất có thể đã qua, song tiến trình phục hồi sẽ chậm chạp và mong manh. Xu thế hình thành thế giới đa cực với những tương quan chính trị - kinh tế - quân sự mới ngày càng rõ. Trong bối cảnh đó, cùng với tăng cường hợp tác giải quyết những vấn đề toàn cầu, xu hướng cạnh tranh giữa các nước, nhất là các nước lớn sẽ ngày càng gay gắt, quyết liệt hơn, đặc biệt trên các địa bàn chiến lược, trong đó có Biển Ðông. Tình hình mới đó sẽ tác động nhiều mặt đối với nước ta cả tích cực và tiêu cực trong thời gian tới. 4.1. Một số định hướng trong công tác tư tưởng hiện nay
  16. - Chủ nghĩa Mác- lênin, tư tưởng HCM là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta và cách mạng nước ta. - Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là lựa chọn duy nhất, đúng đắn. - Chế độ ta là chế độ do nhân dân lao động làm chủ. Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản. - Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ. - Kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN. Tăng cường phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội. - Phát triển văn hoá, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, kết hợp tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. 4.2. Nâng cao tính chiến đấu sắc bén của công tác tư tưởng - Xây dựng niềm tin, ý chí kiên định tư tưởng cách mạng, kiên định mục tiêu con đường đi lên CNXH. - Xây dựng đạo đức cách mạng và lối sống lành mạnh cho cán bộ, đảng viên trong điều kiện kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quan hệ quốc tế. - Nâng cao cảnh giác, chống diễn biến hoà bình. - Dũng cảm khai phá những vấn đề chưa có trong tiền lệ nhưng phải ngăn ngừa sự chệch hướng. 5. Giải pháp Xây dựng Đảng vững mạnh về tư tưởng Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh phải xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh. Để làm được điều này, công tác tư tưởng
  17. cần phải chú ý đi đầu, bởi tư tưởng, nhận thức bao giờ cũng tác động đến hành động, chi phối và quyết định cho hành động. Việc xây dựng đảng trong sạch vững mạnh về tư tưởng chính là làm trong sạch, vững mạnh Đảng ta từ bên trong, từ cốt lõi. Công tác xây dựng Đảng về tư tưởng rất đặc biệt, bởi nó nằm trên lĩnh vực ý thức, tinh thần, tác động vào khía cạnh nhận thức của con người, là họat động rất khó khăn, cần phải có tính chính xác, khoa học, hợp quy luật tâm lý, để thuyết phục mọi người chứ ko để cưỡng ép được. Các biện pháp xây dựng Đảng về tư tưởng: ( các biện pháp này tớ tìm và lọc lại những phần tốt nhất, mọi người đọc tham khảo nhé) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý của chính quyền các cấp về công tác tư tưởng – văn hoá, thực hiện nghiêm túc phương châm "Toàn bộ hệ thống chính trị chăm lo công tác tư tưởng để hăng hái hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ". Mọi cấp ủy, tổ Đảng và cán bộ, đảng viên phải có trách nhiệm làm công tác tư tưởng. Đổi mới và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tư tưởng chuyên trách. Để có một đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác tư tưởng vừa có tâm, vừa có tài thì phải đổi mới quy hoạch, đào tạo và sử dụng; phải có những chế độ, chính sách đãi ngộ thoả đáng. Chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu lý luận, giáo dục lý luận. Cán bộ làm công tác tư tưởng cần có một nền tảng lý luận chuyên sâu và có khả năng vận dụng linh họat vào hoàn cảnh thực tiễn . Nâng cao nhận thức của cán bộ và quần chúng nhân dân về vai trò của công tác tư tuởng.
  18. Đổi mới mạnh mẽ việc giảng dạy và học tập lý luận chính trị trong các trường Chính trị, các trường Đại học, Cao đẳng và các trường Phổ thông. Khắc phục tư tưởng xem nhẹ, coi chính trị là một môn phụ, học một cách chiếu lệ, đối phó. Đổi mới nội dung học và phương pháp giảng dạy cho phù hợp với từng đối tượng, cần có nhiều hình thức học tập chính trị sinh động và lôi cuốn. Triển khai sâu rộng nhiệm vụ xây dựng đạo đức đối với các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là cán bộ, đảng viên và thế hệ trẻ. Tập trung đổi mới và nâng cao chất lượng học tập các nghị quyết của Đảng. Cần đổi mới việc biên soạn các tài liệu phục vụ cho học tập nghị quyết, phương pháp truyền đạt nghị quyết cần đi vào những nội dung chủ yếu, trọng tâm, nêu bật được phương hướng, nhiệm vụ và những giải pháp thực hiện của nghị quyết. Tránh bệnh phô trương, hình thức, giáo điều. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các binh chủng làm công tác tư tưởng. Phải xác định công tác tư tưởng là nhiệm vụ của toàn Đảng, tất cả đảng viên dù ở cương vị và lĩnh vực công tác nào đều phải tham gia trực tiếp làm công tác tư tưởng ở nơi mình sống, làm việc, sinh hoạt. Xây dựng chế độ định kỳ để cán bộ chủ chốt các cấp, các nghành, các địa phương, đơn vị xuống cơ sở xem xét thực tiễn, trực tiếp nghe dân nói và đối thoại với nhân dân. Đây là biện pháp có tác dụng trực tiếp và có sức lan tỏa rộng rãi. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác tư tưởng theo hướng hiện đại hóa, đáp ứng những yêu cầu trước những đòi hỏi mới. Đổi mới toàn diện, mạnh mẽ công tác nghiên cứu giáo dục lý luận, tổng kết thực tiễn theo hướng bám sát yêu cầu hoàn thiện chủ trương, chính sách, nâng cao sự thống nhất về nhận thức và về tổ chức thực
  19. hiện chủ trương, chính sách. Qua đó, xác định những điểm cần bổ sung, hoàn thiện hoặc sửa đổi, rút ra những kinh nghiệm về lãnh đạo, chỉ đạo, góp phần nâng cao sự thống nhất về ý chí và hành động, về nhận thức và tổ chức thực hiện trong toàn Đảng và trong nhân dân. Gắn kết chặt chẽ việc học tập quán triệt nghị quyết với nghiên cứu vận dụng sáng tạo xây dựng chương trình hành động sớm đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, với sinh hoạt tự phê bình và phê bình. Công tác tư tưởng phải hướng mạnh về cơ sở, mở rộng dân chủ, tăng cường đối thoại. Tăng cường thông tin có định hướng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ở cơ sở. Thực hiện định kỳ cán bộ lãnh đạo các cấp xuống cơ sở trực tiếp lắng nghe, đối thoại, trả lời được những vấn đề bức xúc mà quần chúng đặt ra. Tăng cường bồi dưỡng lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên, nhất là lực lượng cốt cán của các đoàn thể chính trị - xã hội và lực lượng truyền thanh ở cơ sở; biên soạn những tài liệu phổ biến trong nhân dân phải thật sự ngắn gọn, dễ hiểu, dễ tiếp thu, dễ thực hiện và phù hợp với từng đối tượng để việc triển khai học tập, tuyên truyền rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân. Siết chặt sự đoàn kết, thống nhất tư tưởng và hành động trong Đảng. Xử lý nghiêm khắc và kịp thời hơn những vi phạm kỷ luật Đảng và pháp luật của Nhà nước về phát ngôn và giữ gìn bí mật của Đảng, của Nhà nước. Kết luận, xử lý kịp thời, nghiêm minh, dứt điểm những vụ việc nổi cộm trong Đảng mà dư luận quan tâm. Nâng cao hơn nữa cảnh giác chủ động tiến công và không ngừng đấu tranh làm thất bại âm mưu "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật độ của các thế lực thù địch. Trong lãnh đạo hoạt động báo chí, một mặt cần chỉ đạo tăng cường bài viết có tác dụng đẩy lùi tiêu cực, mặt khác cần kịp thời đưa tin đảm bảo định hướng đúng đối với dư luận xã hội; ngăn ngừa nhưng tin, bài có nội dung trái với quan điểm, đường lối của Đảng, gây tác động xấu trong quần chúng nhân dân. Phát huy hơn nữa vai trò của báo chí, truyền thông.
  20. Vấn đề 5: Xây dựng tổ chức cơ sở Đảng : thế nào là tổ chức cơ sở Đảng, vai trò tổ chức cơ sở Đảng, nhiệm vụ tổ chức cơ sở Đảng, giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng ? 1. Thế nào là tổ chức cơ sở Đảng ? Điều 21_ chương V_Điều lệ ĐCSVN ghi rõ : Tổ chức Đảng ở đơn vị cơ sở như xã, phường, thị trấn, cơ quan, hợp tác xã, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đơn vị trong quân đội, công an và các đơn vị cơ sở khác có từ 3 Đảng viên chính thức trở lên sẽ lập tổ chức cơ sở Đảng. 2. Vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở Đảng: Điều 21, chương V-Tổ chức cơ sở Đảng, Điều lệ Đảng khoá X nêu rõ: “Tổ chức cơ sở đảng (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở”. Như vậy theo Điều lệ Đảng: Tổ chức cơ sở Đảng bao gồm: chi bộ cơ sở và Đảng bộ cơ sở.” 2.1. Vai trò: _Tổ chức cơ sở Đảng là cơ sở nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở. Theo Tư tưởng Hồ chí Minh: “Mỗi chi bộ ta phải là một hạt nhân lãnh đạo quần chúng ở cơ sở”. Chủ tịch Hồ Chí Minh : “ Tổ chức gốc rễ của Đảng là chi bộ”. _ Tổ chức cơ sở Đảng là cầu nối giữa Đảng với dân, là tổ chức đầu tiên của Đảng, nằm trong quần chúng, lãnh đạo quần chúng; là nơi nắm bắt tâm tư,
  21. nguyện vọng của QCND để khi xây dựng chủ trương, chính sách phải hợp với y’ Đảng, lòng dân. _ Là nơi trực tiếp đưa các chủ trương chính sách của Đảng đến với nhân dân và lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách của Đảng, đồng thời nguyện vọng của nhân dân đến với Đảng, thông qua tổ chức thực hiện mà bổ sung, hoàn chỉnh đường lối, chính sách của Đảng. _Là nơi giáo dục , rèn luyện, đào tạo cán bộ cho Đảng. Các Đảng viên hoạt động từ tổ chức cơ sỏ Đảng, nếu có năng lực sẽ được đề cử vào các cơ quan lãnh đạo cao cấp của Đảng. 2.2. Vị trí: tổ chức cơ sở Đảng là thành viên, là hạt nhân lãnh đạo trong hệ thống chính trị ở cơ sở. 2.3. Chức năng: tổ chức cơ sở Đảng có hai chức năng quan trọng: - Lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước ở cơ sở. - Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị, phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao hiệu quả công tác của cơ ở; chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; động viên quần chúng hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ của cơ sở, đơn vị đối với nhà nước. 2 4. Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở Đảng (nêu rõ ở điều 23, chương V, Điều lệ Đảng). _Theo chức trách lãnh đạo của mình, bảo đảm cho đường lối, chính sách của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước được thực hiện ở cơ sở. Các tổ chức cơ sở Đảng nói chung phải đặt trọng tâm sự lãnh đạo của mình vào việc hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch nhà nước, không ngừng củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa (nơi chưa tiến hành); tăng cường công tác quản lý,
  22. củng cố kỷ luật lao động, tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật và cải tiến kỹ thuật, đẩy mạnh cách mạng tư tưởng và văn hoá, nhằm tăng năng suất lao động, hiệu suất công tác, hiệu quả chiến đấu, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của quần chúng. _ Bảo đảm quyền làm chủ tập thể của quần chúng, thắt chặt mối liên hệ giữa Đảng với quần chúng, phát huy tính tích cực và tính sáng tạo của quần chúng. Các tổ chức cơ sở Đảng phải chăm lo củng cố tổ chức và phát huy vai trò của chính quyền và của các đoàn thể quần chúng, xây dựng và nắm vững lực lượng vũ trang nhân dân và lực lượng an ninh nhân dân của địa phương, đơn vị; không ngừng nâng cao giác ngộ và trình độ mọi mặt của quần chúng, tuyên truyền vận động quần chúng thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chấp hành pháp luật Nhà nước. _ Thường xuyên chăm lo xây dựng tổ chức đảng về mọi mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức, ra sức xây dựng các đảng uỷ, các chi bộ thật sự thành hạt nhân lãnh đạo chính trị của Đảng ở cơ sở. Thường xuyên giáo dục nhằm nâng cao trình độ mọi mặt của đảng viên; tăng cường đoàn kết nội bộ, thực hiện tự phê bình và phê bình; phân công và kiểm tra công tác của đảng viên, quản lý chặt chẽ đảng viên, kết nạp đảng viên mới, thi hành kỷ luật nghiêm minh của Đảng. _ Ra sức xây dựng và cùng với cấp trên xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có phẩm chất, có năng lực, có kiến thức văn hoá, chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ và quản lý tốt đội ngũ cán bộ đó. _Thảo luận và tham gia ý kiến vào việc quyết định các vấn đề thuộc về đường lối, chính sách chung của Đảng; tập hợp ý kiến, kinh nghiệm sáng tạo của cán bộ, đảng viên và quần chúng để phản ánh lên cấp trên., thực hiện tốt công tác quần chúng của Đảng.
  23. 5 nhiệm vụ trên có quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau, trong hoạt động thực tiễn không xem nhẹ nhiệm vụ nào. 3. Chủ trương, giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng 3.1. Xây dựng Đảng bộ cơ sở về chính trị, tư tưởng. _Nâng cao năng lực lãnh đạo chính trị của các tổ chức cơ sở Đảng trên cả 2 mặt : năng lực đề ra nhiệm vụ chính trị của cơ sở và năng lực tổ chức thực hiện (làm tốt công tác tổ chức,chính trị, tư tưởng, phát động quần chúng thực hiện phong trào). - Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền làm cho tất cả đảng viên nhận thức được rõ về nền tư tưởng của Đảng ta là Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng đó là bảo vệ lợi ích của nhân dân. - Thường xuyên giáo dục truyền thống vẻ vang của Đảng làm cho mọi đảng viên kiên định lập trường đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ đã chọn. - Làm tốt công tác xây dựng Đảng về chính trị và tư tưởng nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, trí tuệ và năng lực của Đảng. 3.2. Xây dựng Đảng bộ cơ sở về tổ chức. - Các tổ chức cơ sở Đảng xã, phường, thị trấn phải thực hiện nghiêm ngặt các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, trước hết là nguyên tắc tập trung dân chủ. - Nâng cao chất lượng sinh hoạt của cấp ủy các cấp và của chi bộ; thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tự phê bình và phê bình một cách thường xuyên trong tổ chức Đảng. Chống cách làm hình thức, không sửa chữa khuyết điểm.
  24. - Mỗi chi bộ, mỗi cấp uỷ phải thực hiện tốt công tác quản lý chặt chẽ đảng viên, không để một đảng viên nào đứng ngoài trách nhiệm quản lý của tổ chức Đảng. - Tiếp tục xây dựng và củng cố các chi bộ thuộc Đảng bộ cơ sở xã, phường, thị trấn - là cầu nối giữa Đảng với các tầng lớp nhân dân, trực tiếp tổ chức và lãnh đạo nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. 3.3 .Phá thế “trì trệ ở tổ chức cơ sở Đảng: _Quá trình đại hội Đảng ở cơ sở là quá trình hướng về cơ sở và củng cố tổ chức cơ sở Đảng, làm cho cơ sở Đảng thực sự là hạt nhân chính trị trong hệ thống chính trị ở cơ sở, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Các địa phương cần chỉ đạo thí điểm việc xây dựng các loại hình cơ sở Đảng, phá thế trì trệ ở tổ chức cơ sở Đảng, tìm phương thức, hình thức hoạt động mới để tổ chức cơ sở Đảng đủ sức giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh từ cơ sở. Làm sao để các tổ chức cơ sở Đảng phát hiện những vụ việc tham nhũng, tiêu cực ở đơn vị, từ đó đề xuất cơ chế, chính sách bảo vệ những đồng chí đảng viên, tổ chức cơ sở Đảng dám đấu tranh. Bởi tổ chức cơ sở Đảng là nền tảng của Đảng,là hạt nhân chính trị ở cơ sở. Vì vậy tổ chức cơ sở Đảng có trong sạch, vững mạnh thì mới nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng. 3.4. Nâng cao chất lượng đảng viên. - Cần phải làm cho mọi đảng viên ở cơ sở nhận thức được tình hình mới hiện nay, người đảng viên phải có trình độ giác ngộ cách mạng cao, trình độ trí tuệ cao, ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm, phẩm chất đạo đức tốt. - Mọi đảng viên đều được tổ chức Đảng quản lý và phân công nhiệm vụ công tác cụ thể, hàng năm phân tích chất lượng đảng viên trên cơ sở mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đảng viên.
  25. - Công tác phát triển đảng viên mới cần phải coi trọng hơn nữa. Phải thường xuyên quan tâm lãnh đạo xây dựng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng của công tác xây dựng Đảng. _Thực hiện mạnh mẽ chủ trương trẻ hoá, tiêu chuẩn hoá, thể chế hoá và từng bước nhất thể hoá chức danh cán bộ, xây dựng hệ thống chính sách phù hợp và đồng bộ đối với cán bộ, công chức cơ sở xã, phường, thị trấn.Việc phân công công tác cho đảng viên, nên nghiên cứu khả năng và điều kiện của từng đồng chí để phân công cho phù hợp. - Các cấp uỷ Đảng, đặc biệt là cấp uỷ chi bộ cần quan tâm động viên tới từng đồng chí đảng viên; khắc phục ngay tình hình thiếu sót khuyết điểm hiện nay là chỉ biết giao nhiệm vụ mà không chú ý tới đời tư. Để nâng cao chất lượng Đảng viên trong tổ chức cơ sở Đảng cần thực hiện những chính sách cụ thể, phù hợp như : + : Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, cán bộ, công chức cơ sở trước hết là cấp ủy viên, bí thư cấp ủy và đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở thật sự tiên phong gương mẫu, có phẩm chất đạo đức cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. + Tích cực, chủ động bồi dưỡng tạo nguồn kết nạp Đảng viên. Đặc biệt sử dụng đội ngũ cán bộ có trình độ đại học trở lên. +Tiếp tục thực hiện các chủ trương,chính sách của Đảng đối với cán bộ Đảng viên, như Kết luận số 46-KL/TU, ngày 01/9/2004 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai thực hiện các Nghị định số 114, 121/QĐ-CP của Chính phủ về chức danh, số lượng, tiêu chuẩn, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; Đề án số 02-ĐA/TU ngày 23/5/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "xây dựng và nâng cao năng lực lãnh đạo, điều
  26. hành của đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn giai đoạn 2006-2010 và những năm tiếp theo. + Tiếp tục thực hiện luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, khắc phục tình trạng cục bộ, khép kín trong công tác cán bộ. + Thực hiện thí điểm chủ trương về "nhất thể hóa" hai chức danh cán bộ chủ chốt ở cơ sở xã, phường, thị trấn (bí thư, chủ tịch UBND) và thực hiện thí điểm việc đại hội đảng bộ cơ sở bầu cấp ủy, ban thường vụ, bí thư và phó bí thư đảng ủy theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương. Những nơi có khó khăn về cán bộ, có thể vận dụng linh hoạt hơn chủ trương Chủ tịch HĐND, UBND xã, phường, thị trấn không giữ một chức vụ quá hai nhiệm kỳ. 3.5. Nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ cơ sở trong tổ chức cơ sở Đảng. - Phải rà soát, sắp xếp điều chỉnh, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hiện có, trước hết là các chức danh lãnh đạo ở cấp xã. Đối với cán bộ chủ chốt kiến thức năng lực yếu không đảm đương nổi nhiệm vụ cần điều chỉnh, bố trí công việc thích hợp, ở những nơi trì trệ, yếu kém, cán bộ chủ chốt có sai phạm cần làm rõ, xử lý kịp thời, nghiêm minh. - Nên có kế hoạch và động viên số cán bộ đương chức học chuyên môn và nghiệp vụ, chọn hình thức đào tạo cho phù hợp với điều kiện công tác cơ sở. Sự lựa chọn này xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn đất nước, của cách mạng trong giai đoạn mới, của công tác xây dựng Ðảng. Bởi lẽ trong những năm qua công tác xây dựng Ðảng còn nhiều bất cập, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng còn nhiều mặt chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới; bộ máy tổ chức của hệ thống chính trị còn cồng kềnh; nhiều khuyết điểm, yếu kém trong công tác cán bộ chậm khắc phục. Ðiều đáng lo ngại là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống
  27. trong một bộ phận cán bộ, công chức diễn ra nghiêm trọng, làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước và nhân dân, làm hư hỏng cán bộ, làm giảm sút lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Không ít tổ chức cơ sở đảng yếu kém, vừa không đủ sức giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh từ cơ sở, vừa buông lỏng lãnh đạo, giáo dục, quản lý cán bộ, đảng viên, thậm chí có nơi bị tê liệt, mất sức chiến đấu. Một số vụ án lớn vừa qua gây bất bình trong xã hội đều có khuyết điểm của chi bộ, đảng ủy cơ sở, ban cán sự đảng, cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ và người đứng đầu tổ chức, đơn vị trong công tác đánh giá, sử dụng và quản lý cán bộ. Những khuyết điểm, yếu kém trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chính. Chính vì vậy, nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ Đảng viên là công tác hết sức quan trọng. 3.6. Về công tác vận động nhân dân, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân. - Trước hết, giáo dục và động viên đảng viên, tạo điều kiện cho đảng viên liên hệ chặt chẽ với quần chúng, thông qua sự liên hệ, đảng viên tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng đến với quần chúng với Đảng. - Cấp uỷ cơ sở phải có kế hoạch chăm lo thường xuyên tới các đoàn thể quần chúng, phân công đảng viên làm công tác quần chúng, tạo cho mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân gắn bó hơn. - Đảng lãnh đạo thông qua chủ trương, định hướng bằng chương trình kế hoạch, không can thiệp sâu vào việc điều hành của chính quyền và hoạt động của các đoàn thể. VD :
  28. Xác định công tác dân vận là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, củng cố vững chắc thế trận an ninh nhân dân ở vùng biên giới, cán bộ, chiến sỹ Đồn biên phòng 455 _đóng quân trên địa bàn huyện Sông Mã _tỉnh Sơn La tích cực tham gia các hoạt động giúp dân làm giao thông, phòng chống dịch bệnh, khám cấp thuốc miễn phí cho hàng trăm lượt người nghèo; cùng lực lượng dân quân tự vệ xây dựng nhiều công trình phục vụ công tác huấn luyện; tham gia cuộc vận động ủng hộ quỹ vì người nghèo, đền ơn đáp nghĩa, từ thiện nhân đạo Với chương trình “Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới”, cán bộ, chiến sỹ Đồn 445 phối hợp xây tặng 7 nhà đại đoàn kết cho các hộ nghèo của xã Mường Cai, Mường Hung với tổng kinh phí 105 triệu đồng; phối hợp với Mặt trận và các đoàn thể triển khai nhiều hoạt động thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách; phối hợp với trường PTDT nội trú huyện tổ chức giao lưu văn nghệ, thi đấu thể thao, 15 ha rừng, tặng quà và nhiều sách vở cho học sinh nghèo hiếu học Để huy động sức mạnh tổng hợp của các cấp chính quyền và các lực lượng tham gia xây dựng và bảo vệ biên giới, Đồn 455 đã tổ chức ký kết nhiều chương trình phối hợp với các đoàn thể trên địa bàn đưa thông tin văn hóa về cơ sở; vận động phụ nữ, nông dân, đồng bào các dân tộc phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh biên giới; chương trình quân dân y kết hợp kết nghĩa với Đoàn xã và Đoàn Thanh niên các trường học trên địa bàn, bồi dưỡng đoàn viên ưu tú kết nạp Đảng, cử đảng viên của Đồn về sinh hoạt với các chi bộ của các xã, bản, qua đó tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền về xây dựng quốc phòng, an ninh địa phương. Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, tham gia công tác hoà giải, động viên quần chúng nhân dân sinh hoạt trong các đoàn thể, mặt trận, góp phần tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tạo chuyển biến rõ rệt ở khu vực biên giới, đời sống của đồng bào các dân tộc được nâng lên, góp phần giữ yên biên giới của Tổ quốc.
  29. Nhờ làm tốt công tác dân vận, Đồn 455 đã động viên bà con các dân tộc trên địa bàn luôn đoàn kết một lòng, đóng góp sức người, sức của xây dựng quê hương, thực sự là chiếc cầu nối giữa Đảng và dân. 3.7. Về đổi mới phương thức hoạt động, lãnh đạo của đảng bộ cơ sở xã, phường, thị trấn. - Xây dựng chỉnh đốn Đảng, hoàn thiện quy chế làm việc, đưa các hoạt động của tổ chức Đảng vào nền nếp, đúng chức năng, rõ nhiệm vụ. - Cải tiến và nâng cao chất lượng ra nghị quyết chi bộ, nghị quyết Đảng uỷ và nghị quyết Đảng bộ, làm cho nghị quyết sát thực tế, phù hợp với đa số cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân. - Tăng cường công tác kiểm tra, coi công tác kiểm tra là nhiệm vụ thường xuyên của mỗi cấp uỷ trên các lĩnh vực hoạt động. _ Các cấp uỷ cấp trên phải nắm chắc tình hình cơ sở, phân công cấp uỷ viên trực tiếp phụ trách cơ sở, kịp thời tháo gỡ khó khăn, giải quyết những vấn đề xảy ra ở cơ sở, tiếp tục đổi mới nội dung và phương pháp đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên. VD: Những năm qua, Huyện ủy Bình Đại tỉnh Bến Tre tập trung nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ theo Chỉ thị 10 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và thực hiện Nghị quyết 03 của Huyện ủy về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị xã, thị trấn giai đoạn 2006-2010. Huyện ủy đã phân công lãnh đạo, chuyên viên các cơ quan tham mưu Huyện ủy dự sinh hoạt thường kỳ với các chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở và chi bộ ngành huyện, để nắm tình hình, kịp thời chấn chỉnh những hạn chế, thiếu sót trong sinh hoạt. Đồng thời, nội dung sinh hoạt được các chi ủy chi bộ quan tâm chuẩn bị khá chu đáo, chi bộ sinh hoạt đúng quy định, quyết định các công việc trọng tâm; công tác kiểm tra đảng viên chấp hành, tự phê bình và phê
  30. bình được chú trọng, trở thành việc làm thường xuyên trong sinh hoạt đảng; quan tâm xây dựng đoàn kết, thống nhất trong nội bộ, góp phần củng cố, nâng chất lượng của các tổ chức cơ sở đảng. Vì thế, Đảng bộ Bình Đại (Bến Tre) hiện có 54 tổ chức cơ sở đảng, so với đầu nhiệm kỳ tăng 2 cơ sở Đảng, trong đó có 20 tổ chức cơ sở đảng xã và 34 tổ chức cơ sở đảng ban, ngành, đoàn thể. Kết quả đánh giá chất lượng tổ chức đảng, đến cuối năm 2009, có 44 tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch, vững mạnh, chiếm tỷ lệ 84,62%, 8 tổ chức cơ sở đảng hoàn thành nhiệm vụ. Vấn đề 6 : Xây dựng đội ngũ cán bộ. I. Khái niệm. Theo từ điển Tiếng Việt: + Cán bộ là người làm công tác có nghiêp vụ chuyên môn trong cơ quan, tổ chức Nhà nước. + Cán bộ là người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức nhằm phânn biệt với người thường, người không có chức vụ. Theo Hồ Chí Minh: Cán bô là người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành, đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, Chính phủ hiểu rõ để Đảng và Chính phủ đặt chính sách cho đúng. II. Tính tất yếu khách quan phải đổi mới đội ngũ cán bộ. 1, Quan niệm về đổi mới đội ngũ cán bộ Đổi mới cán bộ là đánh giá lựa chọn, đánh giá lại đi đôi với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có số lượng đủ, chất lượng cao, cơ cấu đồng bộ đáp ứng nhiệm vụ chính trị của thời kỳ đổi mới. 2, Vị trí, vai trò của cán bộ
  31. Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành, đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng. Cán bộ là người góp phần tích cực vào quá trĩnhây dựng, giữ gìn, cụ thể hoá, phát triển và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối chính sách của Đảng. 3, Yêu cầu của thời đại mới Hiện nay, sự nghiệp CNH HĐH đất nước ngày càng phức tạp, vai trò lãnh đạo của Đảng ngày càng tăng theo yêu cầu của sự nghiệp Đổi mới thì công tác đổi mới đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo chủ chốt ngày càng có ý nghĩa lớn để có một chế độ chính trị ổn định, tư tưởng thống nhất, tổ chức gọn nhẹ, sắc bén tạo điều kiện cho kinh tế- xã hội phát triển . Trước hết cần đổi mới cán bộ chủ chốt, vì: + Xác định, bổ xung, cụ thể hoá, phát triển, giữ gìn đồng bộ chính sách của Đảng và Chính phủ. + Góp phần xây dựng và thực hiện hệ tư tưởng đối mới + Xây dựng và phát huy vai trò của hệ thống chính trị, đặc biệt là Nhà nước XHCN. + Nắm vững mục tiêu, loại hình tổ chức, biện pháp, điều kiện vạt chất, phương tiện để duy trì phong trào quần chúng. + Tổng kết thực tiễn xây dựng Đảng, thực tiễn Đổi mới đất nước, làm phong phú thêm CN Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh 4, Tình hình đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ - Ưu điểm: Năng lực, trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ được nâng lên. Đội ngũ cán bộ chủ chốt đoàn kết, nhất trí, vững vàng về lập trường quan điểm. - Nhược điểm: Sự sa sút về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ Đảng viên, kiến thức, năng lực quản lý( nhất là kinh tế và Nhà nước) chưa được học tập một cách có hệ thống, còn có tìhn trạng mất đoàn kết kéo dài.
  32. III.Quan điểm của Đảng ta về xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới. Theo kết luận của Hội nghị TW 9 khoá XX, có 6 quan điểm như sau: 1, Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của Cách Mạng, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Phải thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đổi mới công tác cán bộ gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. 2, Xây dựng đội ngũ cán bộ phải xuất phát từ chiến lược phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ tổ quốc, từ yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuọc đổi mới, CNH- HĐH đất nước, nhằm mục tiêu: Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh tiến lên CNXH. - Mục tiêu của CNH-HĐH là: xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp tiến bộ có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sx, phấn đấu đưa nước ta thành một nước công nghiệp Vào năm 2020. - Việc xây dựng đội ngũ cán bộ phải xuất phát từ đường lối, nhiệm vụ chính trị của thời kỳ Đổi mới: có đường lối nhiện vụ chính trị đúng, cơ chế quản lý năng động, hiệu quả, nhiệm vụ tổ chức thích hợp thì mới có nội dung, phương hướng xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh. - Công tác cán bộ phải gắn chặt và phục vụ đường lối chính trị của Đảng, phục vụ sự chuyển hướng giai đoạn cách mạng và đổi mới cơ chế quản lý. Và từ trong quá trình đấu tranh thực hiện nhiệm vụ chính trị mà xem xét đánh giá đội ngũ cán bộ. 3, Quán triệt quan điểm giai cấp công nhân của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, truyền thống yêu nước, đại đoàn kết và gắn bó mật thiết với nhân dân, tập hợp rộng rãi các loại cán bộ, trọng dụng nhân tài, không phân biệt dân tộc tôn giáo, người ở trong nước hay là người VN định cư ở nước ngoài.
  33. - Đảng phải thường xuyên giáo dục quan điểm, lập trường, ý thức tổ chức của g/c công nhân cho cán bộ, Đảng viên,tăng cường cán bộ xuất thân từ công nhân. - phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết dân tộc. - Kế thừa, phát huy truyền thóng tốt đẹp của đội nhũ cán bộ cách mạng để xây dựng thế hệ cán bộ tương lai có đủ đức đủ tài. - Không nên hiểu quan điểm g/c công nhân một cách đơn giản, giáo điều dẫn đến hẹp hòi, thành phần chủ nghĩa, phải coi đó là vấn đề bản chất của một ĐCS 4, Gắn việc xây dựng đội ngũ cán bộ với xây dựng tổ chức và đổi mới cơ chế chính sách với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Một mặt tổ chức tốt thì cán bộ tốt, cán bộ là nhân tố của tổ chức tồn tại và hoạt động trong một tổ chức nhất định. Tổ chức quy định nhiệm vụ chức năng của cán bộ. Trong một tổ chức mạnh, cán bộ được rèn luyện, trưởng thành, năng lực được phát huy và tạo nên sức mạnh tập thể. N gược lại, tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện và năng lực hoạt động của con người - Cán bộ là người đi đầu trong mọi hoạt động phong trào, nhiệm vụ, do đó, càng phải tu dưỡng rèn luyện đạo đức làm gương cho quần chúng đông thời làm trong sạch vững mạnh cho cơ quan, tổ chức. 5, Thông qua hoạt động thức tiễn và phong trào cách mạng của nhân dân, nâng cao triình độ dân trí, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để tuyển chọn, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ; phải dựa vào nhân dân để phát hiện, kiểm tra, giám sát cán bộ. - Cán bộ và phong trào quần chúng có mối quan hệ chặt chẽ: phong trào CM của quần chúng sản sinh ra những cán bộ tốt, là môi trường rèn luyện, thử thách, sàng lọc cán bộ. Mặt khác cán bộ là người tuyên tuyền, lãnh đao phong trào CM - Cần đào tạo cán bô cả về lý luận chính trị,phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và cả năng lực thực tiễn.
  34. - Trong thời đại CNH-HĐH càng cần chú trọng hơn nữa công tác giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng, tuyển chọn cán bộ để có thể đáp ứng với yêu cầu và nhiêm vụ mới của đất nước. 6, Đảng thống nhất lãng đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung, dân chủ đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị - Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý cán bộ được tạp trung ở các điểm sau: + Đảng đề ra quan điểm chủ trương chính sách và cụ thể hoá thành kế hoạch quy trình đào tạo bồi dưỡng đánh giá và sử dụng cán bộ +Đảng lãnh đạo chỉ đạo các cấp các ngành thực hiện +Đảng quyết định sự phân công phân cấp cán bộ _Tất cả các quy định về cán bộ nhất thiết phải do cấp uỷ có thẩm quyềncủa Đảng quyết định theo nguyên tắc tập trung chủ đồng thời phát huy trách nhiệm của các cơ quan tham mưu trong thời kỳ chuẩnh bị. IV.Nội dung và phương pháp công tác cán bộ. * Mục tiêu của đổi mới công tác cán bộ: chi phối toàn bộ nội dung và phương pháp cán bộ: + Xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng có phẩm chất và năng lực tốt + Xây dựng đội ngũ cán bộ có cơ cấu phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ tổ quốc + Xây dựng đội ngũ cán bộ đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục vững vàng giữa các thế hệ cán * Tiêu chuẩn cán bộ: a) Tiêu chuẩn chung: Một là có tinh thần yêu nước sâu sắc tận tuỵ phục vụ nhân dân kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH phấn đấu thực hiện có hiệu quả đường lối của Đảng chình sách pháp luật của Nhà nước Hai là “cần kiêm liêm chính chí công vô tư” có tổ chức kỷ luật trung thực
  35. gắn bó vơi nhân dân Ba là có trình độ hiểu biết lý luận chính trị quan điểm đường lối chính sách pháp luật có trình độ văn hoá năng lực và sức khoẻ để làm việc> b) Tiêu chuẩn riêng của từng loại cán bộ theo từng công việc: + Đối với cán bộ lãnh đạo Đảng Nhà nước: Có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường giai cấp trung thành với lý tưởng cách mạng và chủ nghĩa Mac Lênin Có năng lực dự báo định hướng sự phát triển Có khả năng đấu tranh bảo vệ quan điểm đường lối Gương mẫu về đạo đức lối sống có tác phong dân chủ khoa học Có khả năng tập hợp quần chúng Có kiến thức về khoa học lãnh đạo và quản lý + Đối với cán bộ lãnh đạo lực lượng vũ trang: Tuyệt đối trung thành với tổ quốc với Đảng với nhân dân Sẵn sàng hy sinh bảo vệ tổ quốc và chế độ XHCN Có tinh thần cảnh giác cánh mạng cao ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm giữ bí mật quân sự bí mật quốc gia Nắm vững và có khả năng vận dụng sáng tạo CN Mác Lenin tư tưởng HCM vào xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân + Đối với cán bộ khoa học chuyên ngành cần: Có tư duy độc lập sáng tạo Có ý thức hợp tác say mê trong công việc Bám sát đời sống xã hội có khả năng tổng kết thực tiễn Chuyên gia đầu ngành phải có năng lực tập hợp và đào tạo cán bộ khoa học + Cán bộ quản lý kinh doanh: Hiểu biết sâu sắc quan điểm kinh tế của Đảng Có phẩm chất đạo đức “ cần kiêm liêm chính” Có kiến thức về kinh tế thị trường và quản trị kinh doanh hiểu biết khoa học công nghệ và pháp luật Có khả năng tổ chức kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế xã hội + Với cán bộ tham mưu: Có tư duy độc lập khả năng tổng hợp phân tích vấn đề tốt
  36. Am hiểu thực tế có ý thức và kinh nghiệm tham mưu Biết lắng nghe ý kiến khác biết phân biệt đúng sai * PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ: a) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện tốt quy hoạch cán bộ - Quy hoạch cán bộ là tạo nguồn để xây dựng đội ngũ cán bộ công chức cho từng ngành, từng địa phương, cơ quan, đơn vị và trên phạm vi cả nước, xây dựng hệ thống cán bộ quản lý trong hệ thống chính trị trước hết là người đứng đầu các cấp các ngành. - Xây dựng quy hoạch và chỉ đạo thực hiện tốt quy hoạch cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý là một công tác đặc biệt quan trọng, có tính chất quyết định để tăng cường công tác cán bộ về mọi mặt. Làm công tác quy hoạch là thiết thực nâng cao tính khoa học và tính kế hoạch của công tác cán bộ. - Quy hoạch cán bộ phải thể hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa công tác sắp xêp kiện toàn cán bộ với công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, đảm bảo cán bộ tiến tới một trình độ nhất định và chất lượng được nâng cao. b) Tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng cán bộ - Đào tạo bồi dưỡng cán bộ là “ công việc gốc” của Đảng nhằm đáp ứng công cuộc đổi mới ngày càng toàn diện và đi vào chiều sâu. Đồng thời khắc phục thế hệ cán bộ đào tạo trong thời kỳ quan liêu bao cấp với kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý, phong cách làm việc chưa đáp ứng được yêu cầu mới hiện nay( cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế). - Mục tiêu của đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ là: cán bộ có phẩm chất và năng lực đủ về số lượng và cao về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo sự chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ nhằm thực hiện tháng lơij công cuộc đổi mới. - Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: cán bộ do dân cử, do bầu cử, cán bộ công chức hành chính, cán bộ công chức chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ quản lý doanh nghiệp, cán bộ xã phường.
  37. - Đào tạo, bồi dưỡng phải toàn diện cả về tri thức lý luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, năng lực hoạt động thực tiễn và năng lực quản lý - Kêts hợp đào tạo bồi dưỡng ở trường lớp với tự học của cá nhân và rèn luyện qua hoạt động thực tiễn. Lấy chất lượng, hiệu quả làm mục đích. - Sử dụng nhiều phương pháp đào tạo thích hợp, kết hợp lý luận với thực tiễn, lý thuyết với thực hành. c) Đánh giá, lựa chọn, bố trí sử dụng cán bộ - Nhận xét, đánh giá cán bộ là vấn đề hệ trọng, là khâu mở đầu có ý nghĩa quyết định trong công tác cán bộ, là cơ sở để lựa chọn, bố trí, sử dụng cán bộ, đề bạt, bổ nhiêm cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ đúng đắn. Đánh giá cán bộ phải dựa trên cơ sở tiêu chuẩn hiệu quả công tác và sự đóng góp thực tiễn và tín nghiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu. Có phương pháp khoa học, toàn diện, công tâm khi đánh giá - Lựa chọn cán bộ là nhằm tìm kiếm, phát hiện những cán bộ có đức có tài để bố trí sử dụng. Nếu bố trí sử dụng giữ vai trò quyết định sự thành bại của quá trình thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ thì lựa chọn cán bộ là tiền đề trực tiếp góp vào sự thành bại đó. - Bố trí cán bô phải đúng tiêu chuẩn, đúng người đúng việc, đúng sở trường và sức vươn lên của cán bộ, tạo điều kiện cho cán bộ phát triển. Phải biết kết hợp các loại cán bộ, thực hiện luân chuyển cán bộ quản lý giữa các vùng, các ngành, các cấp nhằm sử dụng cán bộ có hiệu quả và tạo ra sự đồng đều trong đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện cho cán bộ trẻ có cơ hội phát triển. d) Quản lý cán bộ - Quản lý cán bộ là hoạt động chủ động, thường xuyên của cơ quan quản lý cán bộ,tác động có định hướng vào đội ngũ và từng người nhằm bồi dưỡng, rèn luyện, phát huy khả năng của cán bộ, làm cho tổ chức ngày càng vững mạnh, đáp ứng được yêu cầu đặt ra. - Nội dung của quản lý cán bộ: tuyển chọn, bố trí, phân công công tác đối với cán bộ; thực hiện quản lý, sử dụng, quy hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ;
  38. bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, khen thưởng, kỷ luật, thực hiện chế độ chính sách cán bộ, kiểm tra công tác cán bộ; giải quyết khiếu nại tố cáo về cán bộ. - Nội dung quản lý đội ngũ cán bộ gồm: + Nắm chắc tình hình, phân tích mặt mạnh, yếu của đội ngũ cán bộ và đặc điểm từng loại cán bộ trong từng ngành + Trong phạm vi quyền hạn trách nhiệm của mình đề xuất nhiệm vụ, chủ trương chính sách, biện pháp và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ. + Xây dựng, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện công tác cán bộ. - Nội dung quản lý cá nhân cán bộ: + Đánh giá năng lực, phẩm chất và phong cách lãnh đạo qua việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Đồng thời hiêu rõ quan hệ gia đình, xã hội của cán bô + Phát hiện sớm tài năng để bồi dưỡng, bố trí đúng người đúng việc, tạo điều kiện để cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ + Khen thưởng, kỷ luật đúng mức, công minh, kịp thời phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyêt điểm. + tổ chức thực hiện các chính sách chế độ của Đảng và Nhà nước đối với cán bộ + Lập hồ sơ cá nhân cán bộ e) Chính sách chế độ đãi ngộ cán bộ Chính sách, chế độ đãi ngộ tác động mạnh mẽ tới việc hình thành và phát huy tiềm năng của từng người và đội ngũ cán bộ. Hiện nay cần mới một hệ thống các chính sách và chế độ đãi ngộ phù hợp với cơ chế quản lý mới và vị trí mới của tổ chức trong điều kiện kinh tế thị trường: - Xoá bỏ chế độ chính sách mang tính bình quân, bao cấp, có tinh đặc quyền đặc lợi - Bổ xung chính sách khen thưởng người có sáng kiến phát minh, có thành tích, Khắc phục tình trạng quá bát hợp lý trong chính sách lương
  39. - Có chính sách đãi ngộ đúng mức với các ngành khoa học- kỹ thuật - Có chính sách đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ cơ sở - Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ lão thành cách mạng, người có nhiều công lao với đất nước - Đảm bảo sự công bằng trong chính sách đãi ngộ cán bộ. Khắc phục tình trạng phân phối bình quân và sự chênh lệch quà lớn về thu nhập giữa các loại cán bô. Vấn đề 7: Xây dựng đội ngũ Đảng viên. 1. Tính tất yếu phải xây dựng đội ngũ Đảng viên: Học thuyết Mác Lenin đã chỉ rõ tính tất yếu phải xây dựng đội ngũ Đảng viên vững mạnh, đồng thời nêu lên những yêu cầu nhằm xây dựng đội ngũ Đảng viên theo đúng bản chất cách mạng và khoa học của Đảng. Nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác Lenin về Đảng và xây dựng Đảng, chọn lọc những kinh nghiệm thành công trong xây dựng Đảng của các Đảng cầm quyền trên thế giới. Căn cứ vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, Đảng ta khẳng định: Phải không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ Đảng viên, xây dựng đội ngũ Đảng viên của Đảng ngày càng vững mạnh, đáp ứng với yêu cầu của từng thời kỳ cách mạng. 2. Vị trí, vai trò của người Đảng viên cộng sản 1. Yêu cầu có tính nguyên tắc đối với người Đảng viên cộng sản Trong tác phẩm “Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản”, Mác Anghen đã nêu ra những yêu cầu, điều kiện rất cơ bản của người Đảng viên cộng sản: “ Về thực tiễn, người cộng sản là người kiên quyết nhất trong các Đảng công
  40. nhân ở tất cả các nước , là bộ phận cổ vũ tất cả các bộ phận khác. Về mặt lý luận, họ hơn các bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ họ hiểu những điều kiện , tiến trình và kết quả của phong trào vô sản” (Mác – Anghen toàn tập – Nhà xuất bản chính trị quốc gia HN – tập 4 – Trang 614, 615) Theo Lenin “Tất cả những người nào thừa nhận cương lĩnh của Đảng và ủng hộ Đảng băng phương tiện vật chất cũng như bằng cách tự mình tham gia một trong những tổ chức của Đảng thì đều được coi là Đảng viên” Điều kiện kết nạp vào Đảng do Lenin đưa ra đã được ghi vào điều lệ Đảng công nhân dân chủ xã hội Nga. Đó là cơ sở lý luận để các Đảng cộng sản vận dụng vào việc xây dựng đội ngũ Đảng viên sau này. Trong điều kiện hoàn cảnh của VN, một Đảng ra đời và trưởng thành ử một nước nông nghiệp lạc hậu, HCM đã khẳng định: “Để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải mạnh, Đảng mạnh là do chi bộ tốt , chi bộ tốt là do Đảng viên đều tốt”. 2. Vị trí, vai trò của Đảng viên cộng sản: Khẳng định vai trò quan trọng: Đảng là cơ chế chính trị xã hội sống, Đảng viên là những tế bào cấu tạo nên Đảng. Đảng viên tồn tại gắn liền với tổ chức. Tổ chức mạnh đảm bảo từng người mạnh, từng người mạnh khiến cả tổ chức mạnh. Uy tín của Đảng đối với quần chúng ngày càng lớn. Đảng viên là người tham gia tích cực vào quá trình xây dựng Đảng, tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối chính sách của Đảng và chính phủ. Đòi hỏi Đảng viên phải có đường lối chính trị vững vàng, trung thành với mục tiêu lý tưởng của Đảng, của giai cấp , có năng lực, trí tuệ, am hiểu thực tiễn, có nhiệt tình cách mạng cao và năng lực hành động. Đảng viên là tiền đề cơ sở để xây dựng đội ngũ cán bộ Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân.
  41. Đảng viên là người trực tiếp xây dựng quan hệ giữa Đảng và nhân dân. Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân thể hiện ở cương lĩnh chính trị, đường lối chính sách của Đảng. 3. Những quan điểm cơ bản của Đảng về Đảng viên: 1. Tiêu chuẩn Đảng viên: Ý nghĩa của việc xác định đúng tiêu chuẩn Đảng viên: - Tạo cơ sở vững chắc để nâng cao chất lượng đội ngũ Đảng viên, là cơ sở để khắc phục các lệch lạc “tả” hoặc “hữu” trong công tác Đảng viên. - Tiêu chuẩn của người Đảng viên phải ứng với những đòi hỏi của yêu cầu cách mạng. Tiêu chuẩn đảng viên ĐCS VN, được ĐCS VN xác định: - Đảng viên ĐCS VN là chiến sỹ cách mạng trong đội tiên phong của giai cập công nhân VN, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của tổ quốc, giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân - Chấp hành nghiêm chỉnh cương lĩnh chính trị, điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của nhà nước. - Có lao động, không bóc lột, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có đạo đức lối sống lành mạnh. - Gắn bó mật thiết với nhân dân. - Phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng , giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng. (Điều 1, Điều lệ ĐCS VN)
  42. 2. Nhiệm vụ Đảng viên: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ngày 22 tháng 4 năm 2010 quy định Đảng viên có những nhiệm vụ sau: Tuyệt đối trung thành với mục đích, lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh cương lĩnh chính trị, điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của nhà nước, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng. Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức , năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh, đấu tranh chống nghĩa cá nhân cơ hội, cục bộ, quan lieu, tham nhũng lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Chăm lo đời sốn vật chất tinh thần và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân. Tham gia xây dựng và bảo vệ đường lối chính sách và tổ chức của Đảng, phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng, thường xuyên phê bình và tự phê bình, trung thực với Đảng, làm công tác phát triển đảng viên, sinh hoạt Đảng và đóng Đảng phí đúng quy định. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự phê bình và phê bình là qui luật phát triển của Đảng, là một nguyên tắc, một nội dung sinh hoạt chi bộ, là vũ khí sắc bén chỉnh đốn, xây dựng Đảng thường xuyên trong sạch vững mạnh, nâng cao tầm văn hóa lãnh đạo và cầm quyền của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường đòi hỏi cán bộ, đảng viên thực hiện tự phê bình và phê bình “như rửa mặt hàng ngày”, được như thế thì “Đảng sẽ mạnh khỏe vô cùng” (Hồ Chí Minh toàn tập-NXB Chính trị Quốc gia 1996, trang 261) 3. Quyền của Đảng viên: Cũng tại Đại hội IX, Đảng nêu rõ các quyền của người đảng viên như sau:
  43. Được thông tin thảo luận về những vấn đề cương lĩnh, điều lệ Đảng, đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, biểu quyết công việc của Đảng. Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của BCH Trung Ương. Phê bình và chất vấn về hoạt động của tổ chức Đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức, báo cáo kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu càu được trả lời. Trình bày ý kiến khi tổ chức Đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình. 4. Nâng cao chất lượng đảng viên: 4.1 Bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng đảng viên: Từ thực tiễn về xây dựng Đảng và xây dựng đội ngũ đảng viên, Đảng ta đã tổng kết thành 5 bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng đảng viên. Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Đảng ta đã khẳng định những bài học kinh nghiệm còn có giá trị chỉ đạo trong công tác đảng viên hiện nay: Phải nhằm vào nhiệm vụ chính trị chung của Đảng, của từng địa phương và từng đơn vị cơ sở , vào trách nhiệm cụ thể của từng đảng viên trong từng chi bộ nơi đảng viên hoạt động mà nâng cao chất lượng đảng viên. Muốn xây dựng tốt đảng viên phải xây dựng tốt tổ chức. vì vậy phải nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức. Khuynh hướng đơn giản trong việc đánh giá đảng viên và nâng cao chất lượng đảng viên, không xem xét nguyên nhân toàn diện cả về tổ chức lẫn đảng viên thường không mang lại kết quả tốt. - Phải cải tiến sinh hoạt và hoạt động của tổ chức Đảng, của chi bộ đưa đảng viên vào vị trí chiến đấu trong phong trào quần chúng, qua phong
  44. trào quần chúng mà giá dục, rèn luyện đảng viên, nâng cao năng lực của đảng viên. - Nâng cao chất lượng đảng viên hoạt động viên phải được tiến hành một cách toàn diện cả về phẩm chất cách mạng lẫn kiến thức và năng lực hoạt động, không được xem nhẹ mặt nào. - Phải đánh giá đúng đội ngũ đảng viên và từng đảng viên để có yêu cầu và nâng cao chất lượng phù hợp. Để đánh giá đúng đảng viên phải nắm vững quan điểm có tính nguyên tắc về tư cách đảng viên. (Báo cáo tổng kết công tác Xây dựng Đảng và sửa đổi điều lệ Đảng, NXB Sự thật HN 1997, tr 145, 146,147) 4.2. Nội dung nâng cao chất lượng đảng viên: * Giáo dục gắn với rèn luyện đảng viên: - Giáo dục đảng viên: + Giáo dục lý tưởng cách mạng để mỗi đảng viên có nhận thức đúng đắn vì lý tưởng của Đảng, vì lợi ích của nhân dân. + Giáo dục phẩm chất cách mạng: mỗi đảng viên phải suốt đời học tập noi gương đạo đức của chủ tịch HCM. + Giáo dục chủ nghĩa Mác Lenin, tư tưởng HCM, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho Đảng viên. Đấu tranh không khoan nhược với các luận điệu xuyên tạc chủ nghĩa Mác Lenin, tư tưởng HCM, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng. + Giáo dục kiến thức văn hóa chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức về tổ chức quản lý cho đảng viên.
  45. Một số vấn đề về việc nâng cao chất lượng công tác giáo dục đảng viên hiện nay: + Giáo dục phải đi đôi với tổ chức. Ổn định tổ chức các chi bộ, đảng bộ, kiện toàn bộ máy các cơ quan nhà nước và các đoàn thể nhân dân. + Các cấp ủy đảng cần có nhận thức đúng đắn, chỉ đạo chặt chẽ và đầu tư đích đáng chi công tác giáo dục và rèn luyện đảng viên. + Các yêu cầu về học tập và rèn luyện cần được tiêu chuẩn hóa thành nhiệm vụ cụ thể của đảng viên. + Nội dung giáo dục cần lien tục đổi mới cho sát với tình hình thức tế. + Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, báo cáo viên, có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức để đáp ứng yêu cầu. + Mỗi đảng viên phải xây dựng kế hoạch phấn đấu nhằm nâng cao năng lực và trình độ. Rèn luyện đảng viên: + Phân công đảng viên: Phải phù hợp với năng lực, sở trường và hoàn cảnh của từng người. Qua đó đánh giá, nhận xét năng lực của từng người. + Quản lý đảng viên: Quản lý hoạt động của đảng viên bao gồm: Quản lý về lập trường chính trị và tư tưởng, quản lý về phẩm chất trìn độ và năng lực, quản lý quan hệ gia đình và xã hội của đảng viên. * Kết nạp đảng viên mới:
  46. - Phương châm kết nạp Đảng: + Coi trọng chất lượng không chạy theo số lượng. Nhưng số lượng và chất lượng phải có quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo nên sức mạnh của Đảng. Phương hướng kết nạp đảng viên: + Coi trọng kết nạp vào Đảng những quần chúng ưu tú trong công nhân, nhất là công nhân trực tiếp sản xuất công nghiệp, công nhân kỹ thuật để nâng cao tỉ lệ đảng viên là công nhân trong Đảng. + Quan tâm giáo dục , bồi dưỡng thanh niên để lựa chọn và kết nạp những đoàn viên ưu tú kết nạp vào Đảng. + kết nạp vào Đảng những quần chúng ưu tú trong nông dân, trí thức, cán bộ khoa học kỹ thuật, phụ nữ, dân tộc ít người vào Đảng. Điều kiện và tiêu chuẩn của người được kết nạp vào Đảng: + Là công dân VN đủ 18 tuổi trở lên thừa nhận và tự nguyện thực hiện thực hiện cương lĩnh chính trị, điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt đọng trong một tổ chức cơ sở Đảng. Qua thực tiễn, chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nghiệm. + Có đủ tiêu chẩn đảng viên + Có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ đảng viên + Không vi phạm lịch sử chính trị (Điểm 2 quy định số 29QĐ/TW ngày 12/6/1997 về thi hành điều lệ Đảng) Sàng lọc đội ngũ đảng viên:
  47. + Phải dựa trên cơ sở quản lý phân loại đảng viên hàng năm và tiến hành thường xuyên đồng thời kết hợp với công tác xây dựng Đảng. + Kết hợp tính tích cực chủ động của cơ sở với sự chỉ đạo chặt chẽ thường xuyên của cấp ủy cấp trên. + Nâng cao chất lượng đảng viên phải tiến hành đồng bộ các nội dung và phương pháp trên đây.