Công nghệ môi trường - Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước do nước thải

ppt 72 trang vanle 1760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Công nghệ môi trường - Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước do nước thải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptcong_nghe_moi_truong_kiem_soat_o_nhiem_moi_truong_nuoc_do_nu.ppt

Nội dung text: Công nghệ môi trường - Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước do nước thải

  1. VIỆN KỸ THUẬT NƯỚC VÀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG) TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CHUYÊN ĐỀ 1 KiỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC DO NƯỚC THẢI
  2. QUẢN LÝ NƯỚC THẢI 1.1. Phân loại - Sự hình thành các loại nước thải, xuất xứ, khối lượng, thành phần tính chất - Nước thải sinh hoạt đô thị - Nước thải y tế-bệnh viện - Nước thải công nghiệp - Nước thải chăn nuôi - Nước thải hay nước rỉ rác từ các bãi chôn lấp
  3. Thành phần, tính chất nước thải sinh hoạt ➢ Thành phần của nước thải: là nước đã sử dụng cho sinh hoạt, sản xuất, v.v bị nhiễm bẩn, ô nhiễm, chứa nhiều vi trùng, chất độc hại ▪ Thành phần vật lý : bao gồm các chất rắn: • Dạng lơ lửng không tan chiếm 1/3 đến 1/2 khối lượng, còn lại phần lớn ở dạng tan, một ít ở dạng keo -6 1 10-4 mm 1 10 mm KHÔNG TAN KEO TAN • Các hạt rất nhỏ (mắt thường khó phân biệt, làm cho nước đục) là sản phẩm phân huỷ của các chất hữu cơ • Các hạt sỏi cát lớn, mẩu rau, hoa quả, vải - giẻ, giấy vụn, các mảnh chất dẻo, • Các hạt cát sỏi lớn hơn trong nước mưa từ hệ thống thoát nước chung
  4. Thành phần, tính chất nước thải (tiếp) ▪ Thành phần hoá học: các chất bẩn hữu cơ, vô cơ Chất hữu cơ CHẤT TAN (20%) (50%) Chất vô cơ (30%) CHẤT KEO Chất hữu cơ (8%) (10%) Chất vô cơ (2%) CHẤT Chất Chất hữu cơ (15%) KHÔNG lắng Chất vô cơ (5%) (20%) TAN (40%) Chất không Chất hữu cơ (15%) lắng (20%) Chất vô cơ (5%)
  5. Thành phần, tính chất nước thải (tiếp) ▪ Sinh vật và vi sinh vật: ⬧ Những vi khuẩn đi theo phân người: đa số là có lợi, chúng phân huỷ thức ăn trong ruột già. ⬧ Vi khuẩn gây bệnh: thương hàn, tả, lỵ, (đường ruột), trứng giun sán do quá trình bài tiết ⬧ Nhóm trực khuẩn đường ruột điển hình (Chỉ số côli): thể hiện mức độ nhiễm bẩn của nước thải do các vi khuẩn gây bệnh. Chỉ số côli là số lượng trực khuẩn đường ruột (côli) trong một lít chất lỏng. ⬧ Các loại nấm men, nấm mốc, rong tảo, các loại thuỷ sinh làm nước thải bị nhiễm bẩn sinh học.
  6. Thành phần, tính chất nước thải (tiếp) ➢Tính chất của nước thải: ▪ Tính chất vật lý: • Nhiệt độ thường cao hơn nhiệt độ nước cấp • Màu và mùi: Nước thải mới xả ra thường có màu xám nhẹ, dần dần thành mà xám tối và đen. Mùi của nước thải sinh hoạt mới xả ra thường có mùi khó chịu. Nước thải ổn định hoặc đã phân huỷ là mùi của khí H2S • độ đục đặc trưng cho các tạp chất nhỏ dạng keo và huyền phù - chất lơ lửng không tan có nguồn gốc hữu cơ hoặc vô cơ.
  7. Thành phần, tính chất nước thải (tiếp) ▪ Tính chất hoá học: • Chất hữu cơ: chiếm 75% chất rắn lơ lửng, 40% chất rắn tan, có xuất xứ từ động thực vật • Các chất đạm: thành phần chính của động vật, dễ phân huỷ sinh học • Hydrat cacbon: phổ biến trong thiên nhiên như đường, tinh bột, xenlulô, sợi gỗ • Chất béo, dầu, mỡ: là các hợp chất hữu cơ ổn định, bền vững, không dễ bị phân huỷ bởi vi sinh vật • Các chất hoạt động bề mặt: là chất hữu cơ cao phân tử, hoà tan yếu trong nước, tạo bọt trong các trạm XLNT, trên mặt nước khi xả nước thải vào nguồn, v.v.
  8. Thành phần, tính chất nước thải (tiếp) ▪ Nhu cầu ôxy sinh học (BOD, mg/L): là lượng ôxy cần thiết cho vi sinh vật để ôxi hoá sinh hoá hiếu khí và ổn định chất hữu cơ trong nước thải trong một khoảng thời gian xác định (đặc trưng cho các chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học) ▪ Nhu cầu ôxy hoá học (COD, mg/L): là lượng ôxy cần thiết để ôxy hoá hoá học các chất hữu cơ trong nước thải (đặc trưng cho tổng hay toàn bộ các chất hữu cơ) ▪ độ pH của nước thải: • Nước thải sinh hoạt: pH = 7,2  7,6.
  9. NƯỚC THẢI Y TÊ /BỆNH ViỆN Bệnh viện là nơi tập trung đông người. Do đặc tính hoạt động đây là một trong các nguồn phát sinh ra nhiều chất thải, trong đó có nước thải độc hại và nguy hại. Theo tổ chức Y tế Thế giới, trong chất thải bệnh viện có khoảng 85% là không độc, 10% bị nhiễm khuẩn và 5% là các chất độc hại. Chất thải bệnh viện chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh có nguồn gốc từ người bệnh và các chất độc hại khác phát sinh trong quá trình điều trị. Nước thải bệnh viện khi xả thải vào nguồn nước mặt sẽ gây nhiễm bẩn về hoá học, vi sinh và có thể gây lan truyền dịch bệnh. Phần lớn các bệnh viện đều nằm trong khu đô thị hoặc dân cư đông ngươi, nên việc phát tán bệnh dịch nhanh chóng
  10. NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP - Công nghiệp Dệt may - Sản xuất Giấy-Bột giấy - Chế biến Thủy hải sản - Công nghiệp Da giầy - Cơ khí-Mạ Kim loại - Chế biến Nông sản - Lọc Hóa Dầu - - (Minh họa bằng hình ảnh khảo sát hiện trường)
  11. NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI Nước thải và các chất ô nhiễm a. Thành phần, tính chất chất thải ngành chăn nuôi • Mỗi năm, ngành chăn nuôi thải ra trên 75-85 triệu tấn chất thải rắn (phân khô, thức ăn thừa) và 25-30 triệu khối chất thải lỏng (phân lỏng, nước tiểu và nước rửa chuồng trại). Trong đó, khoảng 50% lượng chất thải rắn (36,5 triệu tấn), 80% chất thải lỏng (20 - 24 triệu m3) xả thẳng ra tự nhiên, hoặc sử dụng không qua xử lý là những tác nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (Cục Chăn nuôi, Bộ NN –PTNT, 2005). • Lượng nước sử dụng cho nhu cầu uống, rửa chuồng và tắm cho lợn là 30-50 lít nước/con.ngđ [Hồ Thị Kim Hoa, Lê Thanh Hiền, Trần Thị Dân: Tình hình quản lý chất thải chăn nuôi ở một số huyện ở TP.Hồ Chí Minh và 3 tỉnh lân cận, Tạp chí chăn nuôi số 1-2005]. Nước thải có mùi hôi thối, khó vận chuyển đi xa để sử dụng cho các mục đích nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản;
  12. CHĂN NUÔI (Tiếp) a.1. Chất thải rắn Loại gia súc Lượng phân Nước tiểu • Là những thành phần từ thức ăn, nước uống mà cơ thể gia súc (kg/ngày) (kg/ngày) không hấp thụ được và thải ra ngoài cơ thể: • - Những dưỡng chất không tiêu hóa được của quá trình tiêu hóa vi sinh: men tiêu hóa, chất xơ, protein dư thừa, acid amin (trong nước tiểu). Các khoáng chất dư thừa như P2O5, K2O, CaO, MgO cũng xuất hiện trong phân. Trâu bò lớn 20-25 10-15 • - Các chất cặn bã của dịch tiêu hóa (trypsin, pepsin ). • - Các loại vi sinh vật trong thức ăn, ruột bị thải ra ngoài theo phân. • Khối lượng: tùy thuộc vào giống, loài, tuổi và khẩu phần ăn và được thể hiện ở bảng sau: • Khối lượng phân và nước tiểu của gia súc thải ra trong 1 Lợn (<10kg) 0,5-1 0,3-0,7 ngày đêm -→ • (Nguồn: Nguyễn Thị Hoa Lý: Một số vấn đề liên quan đến việc xử lý nước thải chăn nuôi, lò mổ, Tạp chí Khoa học nông nghiệp, 2005, số 5) • Thành phần • Thành phần các chất trong phân gia súc phụ thuộc vào nhiều yếu Lợn (15-45kg) 1-3 0,7-2,0 tố: • - Thành phần dưỡng chất của thức ăn và nước uống; • - Độ tuổi của gia súc (mỗi độ tuổi sẽ có khả năng tiêu hóa khác nhau); • - Tình trạng sức khỏe vật nuôi và nhu cầu cá thể: nếu nhu cầu cá Lợn (45-100kg) 3-5 2-4 thể cao thì sử dụng dưỡng chất nhiều thì lượng phân thải sẽ ít và ngược lại.
  13. Thành phần (%) của phân gia súc, gia cầm Loại gia súc, gia Nước Nitơ P2O5 K2O CaO MgO cầm Lợn 82.0 0.60 0.41 0.26 0.09 0.10 Trâu, bò 83.14 0.29 0.17 1.00 0.35 0.13 Gà 56.0 1.63 0.54 0.85 2.40 0.74 (Nguồn: Lê Văn Cát: Xử lý nước thải giàu hợp chất N và P, Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên & Công nghệ, 2007) . Chất lượng nước thải theo điều tra tại các trại chăn nuôi tập trung Chỉ tiêu Đơn vị Trại Đan Trung tâm Trại lợn Trại Cty Trại TB±SD Kiểm tra Phượng nghiên cứu Tam Điệp Gia Nam Hồng Lợn Thụy Điệp Phương pH oC 7,15 7,26 7,08 6,78 6,83 7,02 ± 0,24 BOD5 mg/l 1339,4 1080,70 882,3 783,4 1221,2 1061,40 ± 278 COD mg/l 3397,6 2224.5 1924,8 1251,6 2824.5 2324,60 ± 1073 TDS mg/l 4812,8 4568.44 3949,56 4012,8 4720.4 4412,80 ± 400 Tổng P mg/l 99,4 80.2 69,4 57,4 85.6 78,40 ± 21
  14. NƯỚC RỈ RÁC Nồng độ các chất ô nhiễm từ nước rác theo nghiên cứu: - BOD5 = 8.000 ÷ 28.000 mg/l - COD = 10.000 ÷ 40000 mg/l Một lượng lớn nước rác thải tràn ra ngoài vào mùa mưa Một lượng khác thấm vào nước ngầm Nhận xét: ✓ Vấn đề xử lý nước rỉ rác tại các bãi chôn lấp là hết sức khó khăn, chưa có công nghệ nào đã và đang áp dụng cho được kết quả mong muốn. Thành phần và tính chất của nước rác thường dao động rất lớn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Thành phần rác, tuổi thọ bãi rác, chế độ vận hành, chiều cao lớp rác, nhiệt độ, điều kiện thủy văn . Hàm lượng BOD5, COD, Nitơ rất cao, gây kích thích sự phát triển của rong tảo gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước.
  15. 1.2. Các văn bản pháp quy liên quan đến quản lý nước thải ở Việt Nam - Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006, thay thế Luật Bảo vệ môi trường năm 1993. Luật có 15 chương, 136 điều. So với Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 tăng 8 chương, 81 điều (Luật 1993 có 7 chương, 55 điều):
  16. Chương VII. Bảo vệ môi trường biển, nước sông và các nguồn nước khác - gồm 11 điều. • Mục 1. Bảo vệ môi trường biển gồm 4 điều quy định nguyên tắc bảo vệ môi trường biển; bảo tồn, sử dụng hợp lý tài nguyên biển; kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường biển; tổ chức phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trên biển. • Mục 2. Bảo vệ môi trường nước sông gồm 4 điều quy định nguyên tắc bảo vệ môi trường nước sông; kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường nước trong lưu vực sông; trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân địa phương trong lưu vực sông và tổ chức bảo vệ môi trường nước của lưu vực sông. • Mục 3. Bảo vệ môi trường các nguồn nước khác gồm 3 điều quy định việc bảo vệ môi trường nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch, hồ chứa nước phục vụ mục đích thuỷ lợi, thuỷ điện, nước dưới đất.
  17. • Các Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật BVMT và văn bản ký kết quốc tế • Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Chính phủ và được phê duyệt các Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật gồm: • Nghị định số 80/2006/NĐ-CP, ngày 9/8/2006, qui định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; • Nghị định số 81/2006/ NĐ-CP, ngày 9/8/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. • Nghị định số 21/2008 NĐ-CP ngày 25 tháng 2 năm 2008, sửa đổi, bổ sung NĐ 80/NĐ-CP. • Nghị định Chính Phủ Số: 140/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 Quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển • Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải • Nghị định 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước • Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14-3-2008, ban hành quy chế BVMT KCN . • Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định công tác dự báo khí tượng, thủy văn; phát tin chính thức về diễn biến thời tiết thực hiện các hoạt động liên quan đến biến đổi khí hậu • Nghị định 04/2009/NĐ-CP ngày 14/1/2009 về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; • Thông tư số 08/2009/BTNMT ngày 15-7-2009 về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
  18. . Luật Tài nguyên nước và văn bản dưới luật • LuậtTài nguyên nước được Quốc Hội thông qua ngày 20 tháng 5 năm 1998 và có hiệu lực từ 01-7-1999 và các Văn bản dưới luật • Nghị định Chính Phủ số 179 /1999/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 1999, Quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nước • Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ Số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2006, Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 • Nghị Định Chính Phủ số 149/2004/NĐ-CP, ngày 27 tháng 7 năm 2004 Qui định việc cấp phép thăm dũ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước • Nghị Định Chính Phủ số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 thỏng 3 năm 2005, Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước • Nghị định Chính Phủ số 162/2003/NĐ-CP, ngày 19 tháng 12 năm 2003, Ban hành Quy chế thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước • Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Nghị định 04/2007/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 67/2003/NĐ-CP • Nghị định 114/2004/NĐ-CP về cấp phép xả thải vào nguồn nước • Nghị định 109/2003/NĐ - CP ngày 23/9/2003 về bảo tồn và phát triển các vùng đất ngập nước • Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ Số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2006, Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 • Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ Số 104/2000/QD-TTg Về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 • Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ Số: 67/TTg ngày 15 tháng 6năm 2000, thành lập Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước
  19. Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn Kỹ thuật liên quan tới môi trường nước • Luật Tiêu chuẩn/Quy chuẩn được Quốc Hội thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007. • -Nghị định Chính Phủ Số: 127/2007/NĐ-CP, ngày 01 thỏng 8 năm 2007 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật • Khái quát về Tiêu chuẩn-Quy chuẩn môi trường Tuân thủ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn năm 2006, những tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng sẽ dần dần chuyển thành Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia. • Tiêu chuẩn: là quy định đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. • Theo cấp độ, hệ thống tiêu chuẩn được phân thành tiêu chuẩn cấp quốc gia, cấp đia phương - vùng và theo ngành chuyên môn gọi là tiêu chuẩn ngành (TCN). Trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực xây dựng cơ bản, người ta còn phân biệt: tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn thi công, tiêu chuẩn quản lý, vận hành.v.v. • Hiện nay tiêu chuẩn Việt nam đã chấp nhận định nghĩa của tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) như sau " Tiêu chuẩn là một tài liệu kỹ thuật, được thiết lập bằng cách thoả thuận trong đó nêu ra các quy tắc, hướng dẫn hoặc là các đặc tính của các hoạt động hay kết quả của các hoạt động, do một cơ quan được công nhận phê duyệt, để sử dụng lặp lại nhằm đạt được mức độ tối ưu, trong một hoàn cảnh nhất định ", • Quy chuẩn kỹ thuật (QCKT) là qui định mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế -xã hội phải tuân thủ nhằm đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dựng và các yêu cầu thiết yếu khác. • Ở Việt Nam, từ 1-1-2007, qui định rằng, TCMT được áp dụng trực tiếp hoặc viện dẫn trong một văn bản được gọi là “Qui chuẩn kỹ thuật” (Technical Regulation). • Yêu cầu Hội nhập Quốc tế
  20. Tiêu chuẩn/Quy chuẩn môi trường về chất lượng môi trường nước (CLMTN). • Quyết Định của Bộ Tài nguyên Môi trường, số: 16/2008/QĐ-BTNMT, ngày 31 tháng 12 năm 2008 về việc ban hành Quy chuẩn Quốc gia về môi trường • QCVN 08 : 2008/BTNMT- Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia chất lượng môi trường nước mặt • QCVN 09 : 2008/BTNMT- Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia chất lượng môi trường nước ngầm • QCVN 10 : 2008/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia chất lượng môi trường nước biển ven bờ • TCVN 6773 : 2000 - Chất lượng nước- Chất lượng nước dùng cho Thuỷ lợi, • TCVN 6774: 2000- Chất lượng nước-Chất
  21. Các tiêu chuẩn /Quy chuẩn TCVN/QCVN về nước thải * Năm 2008 • Quyết Định của Bộ Tài nguyên Môi trường, số: 16/2008/QĐ-BTNMT, ngày 31 tháng 12 năm 2008 về việc ban hành Quy chuẩn Quốc gia về môi trường • QCVN 01: 2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến cao su thiên nhiên • QCVN 11: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản • QCVN 12: 2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy • QCVN 13: 2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp dệt may • QCVN 14: 2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia nước thải sinh hoạt * Năm 2009 : • Thông tư của Bộ Tài nguyên Môi trường, số: 25/2009/TT-BTNMT, ngày 16 tháng 11 năm 2009 • QCVN 24: 2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp Năm 2010 : Thông tư của Bộ Tài nguyên Môi trường, số: 39/2010/TT-BTNMT, ngày 16 tháng 12 năm 2010 • QCVN 28: 2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải Y tế • Thông tư của Bộ Tài nguyên Môi trường, số: 42/2010/TT-BTNMT, ngày 29 tháng 12 năm 2010 • QCVN 35: 2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước khai thác các công trình dầu khí trên biển • QCVN 36: 2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dung dịch khoan và mùn khoan từ các công trình dầu khí trên biển • TCT/QCT là tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng đối với các đối tượng chịu sự quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường khi tiến hành các hoạt động có sinh ra chất thải.
  22. Các Quychuẩn của các Bộ ngành khác có liên quan đến môi trường nước *Bộ Xây dựng • QCXDVN 01:2008/BXD- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng. • QCXDVN 07-2010/BXD- Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị. • Ngoài ra, trong ngành cấp thoát nước còn có các tiêu chuẩn ngành về chất lượng nước: "Nước thải đô thị, các trị số kỹ thuật vệ sinh môi trường cho phép" Các tiêu chuẩn xây dựng: - TCXDVN 233:1999- Các chỉ tiêu lựa chọn nguồn nước phục vụ hệ thống cấp nước sinh hoạt • TCXDVN 33:2006- Cấp nước. Mạng lưới đường ống và công trình. Tiêu chuẩn thiết kế • TCVN 7957:2008/BXD- Thoát nước-Mạng lưới và công trình bên ngoài- Tiêu chuẩn Thiết kế. * Bộ Y Tế • Tiêu chuẩn 505/BYT- Tiêu chuẩn tạm thời về vệ sinh nước ăn uống 1992. • Quyết định của Bộ Y Tế số 09/2005/QĐ-BYT, ngày 11 tháng 3 năm 2005, ban hành Tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch. • Quyết định của Bộ Y Tế số: 1329 /2002/BYT/QÐ, ngày 18 tháng 4 năm 2002 Về việc ban hành Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống • Thông tư Số:04/2009/TT – BYT, ngày 17 tháng 6 năm 2009, Ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống” QCVN 01:2009/BYT • Thông tư Số:05/2009/TT – BYT, , ngày 17 tháng 6 năm 2009 Ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt”- QCVN 02:2009/BYT * Bộ Khoa học-Công nghệ • TCVN 5502: 2003 thay thế TCVN 5502: 1991- Nước cấp sinh hoạt - Yêu cầu chất lượng * Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn • Quyết định số 2371 /QĐ-BNN –KHCN ngày 17/8/2006 “Ban hành tiêu chuẩn ngành (14 TCN 166.2006 : “ Nước ăn uống sinh hoạt – Tiêu chuẩn phân loại nguồn nước và vùng bị nhiễm Asen. • Chỉ thị 105/2006/ CT-BNN ngày 16/11/2006 về kiểm tra, giám sát chất lượng nước theo Tiêu chuẩn 09/2005/QĐ-BYT • Quyết định số 51/2008/QĐ-BNN ngày 14/4/2008, Ban hành Bộ Chỉ số theo dõi và đánh giá Nước sạch và VSMTNT • Quyết định số 08/2005/QĐ-BNN ngày 11/3/2008 Ban hành tiêu chuẩn ngành : Tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại nhà tiêu Bộ Chỉ số theo dõi và đánh giá Nước sạch và VSMTNT
  23. 1.3. Hệ thống quản lý nước thải ở Việt Nam Tuân thủ Nghị Định 88/2007/NĐ-CP ngày 28-5-2007 về Thoát nước đô thị và khu công nghiệp Thông tư 09/2009/TT-BXD ngày 21-5-2009 quy định chi tiết một số nội dung của NĐ 88/2007/NĐ-CP.
  24. 1.4. Mục tiêu, Nội dung quản lý nước thải • Toàn bộ được phản ảnh trong Nghị Định 88/NĐ-CP và Thông tư 09/2009/BXD. • Nghị Định 88/NĐ-CP gồm 9 chương với 65 điều. • Trong phạm vi chuyên đề chỉ giới thiệu một số nét chính của Nghị Định.
  25. Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Nghị định này quy định về hoạt động thoát nước tại khu vực đô thị và các KCN, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao (sau đây gọi tắt là KCN); Đối với các khu dân cư tập trung nông thôn có điều kiện xây dựng hệ thống thoát nước tập trung thì khuyến khích áp dụng Nghị định này. 2. Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến thoát nước trên lãnh thổ Việt Nam. 3. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.
  26. Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 4. Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động thoát nước 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm trong hoạt động thoát nước. 4. Bộ NN và PTNN chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; cấp, thu hồi giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi. 5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cân đối nhu cầu vốn đầu tư, xây dựng cơ chế chính sách nhằm khuyến khích, huy động các nguồn vốn đầu tư; đầu mối vận động nguồn vốn ODA cho đầu tư phát triển thoát nước) 6. Bộ Tài chính (Bảo đảm cân đối vốn đầu tư; quản lý về tài chính đối với nguồn vốn ODA; Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thu và sử dụng phí thoát nước) 7. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm phối hợp với Bộ Xây dựng để thực hiện quản lý nhà nước về thoát nước đô thị và KCN. 8. UBND cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động thoát nước trên địa bàn do mình quản lý; quy định chức năng, nhiệm vụ, phân cấp quản lý về hoạt động thoát nước cho các cơ quan chuyên môn và UBND các cấp do mình quản lý. Sở Xây dựng các tỉnh và Sở Giao thông công chính là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về thoát nước trên địa bàn. 9. UBND các đô thị có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, đầu tư xây dựng HTTN và tổ chức thực hiện các dịch vụ thoát nước trên địa bàn quản lý, lựa chọn đơn vị quản lý, vận hành, ký kết hợp đồng và tổ chức giám sát thực hiện.
  27. Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 5. Nguyên tắc kết hợp công trình thoát nước với các công trình hạ tầng kỹ thuật khác 1. Đồ án quy hoạch, dự án đầu tư các công trình HTKT (giao thông, thủy lợi, ) phải bảo đảm tính đồng bộ với HTTN đô thị và KCN và được cơ quan QLNN về thoát nước ở địa phương xem xét, thống nhất bằng văn bản trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. 2. Khi cải tạo, XD mới các công trình HTKT có liên quan đến HTTN đô thị và KCN thì chủ đầu tư phải có phương án bảo đảm thoát nước bình thường và có nghĩa vụ cải tạo, phục hồi hoặc XD mới đồng bộ các hạng mục công trình thoát nước có liên quan theo quy hoạch. 3. Cơ quan QLNN, đơn vị thoát nước được giao quản lý, vận hành HTTN có quyền và nghĩa vụ giám sát quá trình XD các hạng mục công trình thoát nước của các dự án đầu tư XD các công trình HTKT liên quan. Điều 6. Các quy định về quy chuẩn nước thải 1. Nước thải từ HTTN đô thị, KCN , từ các hộ thoát nước đơn lẻ xả ra nguồn tiếp nhận phải bảo đảm các quy chuẩn môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn nước thải xả ra nguồn tiếp nhận. Quy chuẩn: QCVN 14 : 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 24 : 2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp 2. Nước thải từ các hộ thoát nước xả vào HTTN đô thị, KCN phải bảo đảm các quy chuẩn nước thải xả vào hệ thống thoát nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn nước thải xả vào HTTN đô thị và KCN TCVN 5945:2005 nước thải công nghiệp đã được thay thể bởi QCVN 24 : 2009/BTNMT.
  28. Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 7. Quản lý hệ thống các điểm xả ra môi trường 1. Việc xả nước thải ra nguồn tiếp nhận phải tuân thủ các quy định của pháp luật về BVMT, tài nguyên nước, khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi và các văn bản pháp luật có liên quan. 2. Việc thiết kế và xây dựng các điểm xả phải bảo đảm chống xâm nhập ngược từ nguồn tiếp nhận và ngập úng đô thị. 3. Việc xả nước thải vào nguồn tiếp nhận được quản lý thống nhất theo lưu vực. UBND cấp tỉnh quy định phân cấp, đầu mối quản lý thống nhất các điểm xả, giám sát chất lượng nước thải của HTTN và các hộ thoát nước đơn lẻ trên địa bàn tỉnh theo từng lưu vực nguồn tiếp nhận và phối hợp với các địa phương liên quan tổ chức quản lý các điểm xả, chất lượng nước thải vào nguồn tiếp nhận theo lưu vực có phạm vi vùng về BVMT Nước mưa Nước mưa Khu dân cư Công nghiệp Công nghiệp Khu dân cư Thu nước Thu nước Trạm xử lý Trạm xử lý Chảy tràn Nước thải Nước bề mặt nước thải Nước đã xử lý Nước đã xử lý Hệ thống thoát nước riêng Hệ thống thoát nước chung
  29. Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 8. Quản lý cao độ có liên quan đến thoát nước Điều 9. Sự tham gia của cộng đồng Điều 10. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thoát nước Điều 11. Các hành vi bị cấm Điều 12. Quy định chung về quy hoạch thoát nước Điều 13. Giai đoạn và thời gian lập quy hoạch thoát nước 1. QHTN được lập cho g/đ ngắn hạn là 10 năm, g/đ dài hạn là 20 năm và dài hơn. 2. Thời gian lập đồ án QHTN vùng không quá 18 tháng, QHTN đô thị, KCN không quá 12 tháng, kể từ ngày nhiệm vụ quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Điều 14. Nhiệm vụ lập quy hoạch thoát nước Điều 15. Căn cứ lập quy hoạch thoát nước Điều 16. Nội dung quy hoạch thoát nước Điều 17. Hồ sơ đồ án quy hoạch thoát nước Điều 18. Trách nhiệm lập, thẩm quyền thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch thoát nước
  30. Chương II QUY HOẠCH THOÁT NUỚC Điều 19. Quy định về quản lý quy hoạch thoát nước Quy định về quản lý quy hoạch thoát nước, gồm: 1. Quy định về vị trí, vai trò, chức năng, quy mô các công trình thoát nước. 2. Quy định về phạm vi bảo vệ, hành lang an toàn đối với các công trình thoát nước. 3. Phân công và quy định trách nhiệm quản lý quy hoạch thoát nước. 4. Các quy định khác. Điều 20. Điều chỉnh quy hoạch thoát nước 1. Quy hoạch thoát nước được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau đây: a) Có sự điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, QHXD, quy hoạch phát triển ngành có liên quan; b) Có biến động lớn về điều kiện tự nhiên ngoài dự báo. 2. Thời hạn xem xét điều chỉnh QHTN theo yêu cầu của người có thẩm quyền phê duyệt đồ án QHTN. 3. Nội dung điều chỉnh QHTN dựa trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình thực hiện đồ án QHTN đã được phê duyệt trước đó, xác định những yếu tố ảnh hưởng đến việc điều chỉnh quy hoạch, phải bảo đảm tính kế thừa và chỉ điều chỉnh những nội dung thay đổi. 4. Người có thẩm quyền phê duyệt đồ án QHTN phê duyệt đồ án điều chỉnh QHTN.
  31. Chương III ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THOÁT NƯỚC Điều 21. Chủ sở hữu công trình thoát nước 1. UBND các đô thị trong vùng phục vụ thoát nước của công trình thoát nước có tính chất vùng cùng tham gia sở hữu công trình thoát nước theo tỷ lệ góp vốn hoặc phân bổ vốn đầu tư thành lập cơ quan đại diện chủ sở hữu và cử người tham gia. 2. Ủy ban nhân dân các đô thị là chủ sở hữu công trình thoát nước: a) Được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước; b) Nhận bàn giao lại từ các tổ chức kinh doanh, phát triển khu đô thị mới; c) Nhận bàn giao lại từ các tổ chức, cá nhân bỏ vốn đầu tư để kinh doanh khai thác công trình thoát nước có thời hạn. 3. Các tổ chức kinh doanh, phát triển khu đô thị mới sở hữu, quản lý, vận hành HTTN trên địa bàn do mình quản lý đến khi bàn giao theo quy định. 4. Các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu công trình thoát nước do mình bỏ vốn đầu tư đến khi bàn giao cho UBND các đô thị (nếu có quy định trong giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư). 5. UBND các cấp là chủ sở hữu các công trình thoát nước KCN được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách do mình quản lý.
  32. Chương III ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THOÁT NƯỚC Điều 22. Chủ đầu tư công trình thoát nước 1. Chủ đầu tư công trình thoát nước có tính chất vùng được giao cho cơ quan đại diện chủ sở hữu được thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định này. 2. UBND của các đô thị là chủ đầu tư xây dựng công trình thoát nước và giao cho đơn vị thoát nước quản lý thực hiện dự án; nếu đơn vị thoát nước không có đủ điều kiện năng lực QLDA thì đơn vị thoát nước cử người tham gia Ban QLDA do chủ đầu tư thành lập hoặc tư vấn QLDA được thuê thành lập. 3. Đơn vị, doanh nghiệp được giao làm chủ đầu tư kinh doanh, phát triển hạ tầng KCN, khu đô thị mới là chủ đầu tư công trình thoát nước trên địa bàn được giao quản lý. 4. Các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu công trình thoát nước do mình bỏ vốn đầu tư. 5. Công trình thoát nước do cộng đồng đóng góp, đại diện chủ đầu tư do cộng đồng quyết định. Các tổ chức được giao làm chủ đầu tư kinh doanh phát triển hạ tầng khu đô thị mới là chủ đầu tư công trình thoát nước trên địa bàn được giao quản lý. Sau khi hoàn thành dự án, các tổ chức này phải chuyển giao quyền sở hữu các công trình thoát nước này cho UBND các đô thị Điều 23. Kế hoạch đầu tư phát triển thoát nước 1. Kế hoạch đầu tư phát triển bao gồm các giải pháp, phương án đầu tư, công việc cụ thể nhằm bảo đảm thoát nước, nâng cao độ bao phủ dịch vụ, cải thiện chất lượng dịch vụ trong vùng thoát nước. 2. Kế hoạch phát triển thoát nước phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, QHTN đã được phê duyệt và có sự phối hợp với các địa phương liên quan. 3. Đơn vị thoát nước tổ chức lập, trình chủ sở hữu công trình thoát nước phê duyệt kế hoạch đầu tư phát triển thoát nước trên địa bàn được giao quản lý.
  33. Chương III ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THOÁT NƯỚC Điều 24. Nguồn vốn đầu tư 1. HTTN các đô thị được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng một phần hoặc toàn bộ HTTN phù hợp với QHTN dưới mọi hình thức đầu tư. Các nhà đầu tư được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật. 2. HTTN của các KCN, khu đô thị mới được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách hỗ trợ, vốn tự có, vốn huy động hợp pháp khác của đơn vị được giao làm chủ đầu tư kinh doanh, phát triển hạ tầng KCN, khu đô thị mới. Điều 25. Phân kỳ đầu tư 1. Việc đầu tư phát triển mạng cống thoát nước được xác định theo yêu cầu phát triển đô thị và đón đầu theo dự báo quy hoạch không quá 05 năm và đầu tư đồng bộ cùng với các CTGT. 2. Quy mô công suất các công trình đầu mối (trạm bơm, nhà máy xử lý ) được lựa chọn đón đầu theo dự báo quy hoạch không quá 05 năm, kể từ khi đưa vào sử dụng. 3. Kích thước mương, cống thoát nước chính được lựa chọn theo dự báo nhu cầu cho giai đoạn dài hạn của quy hoạch xây dựng, quy hoạch thoát nước được phê duyệt.
  34. Chương III ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THOÁT NƯỚC Điều 26. Dự án đầu tư xây dựng công trình thoát nước 1. Việc lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình thoát nước phải tuân theo các quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan. 2. Tuỳ theo đặc điểm, quy mô nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng các công trình thoát nước có tính chất tập trung, giải quyết thoát nước mưa, thu gom và XLNT của các đô thị phải thực hiện: a) Tổ chức điều tra, khảo sát xã hội học, tham vấn cộng đồng nhằm đánh giá thực trạng mức sống, khả năng và sự sẵn sàng đấu nối, thực hiện nghĩa vụ chi trả phí thoát nước của người dân khu vực dự án; b) Lựa công nghệ và quy mô công suất, xác định tổng mức đầu tư của dự án phái được xem xét một cách đồng bộ với chi phí quản lý, vận hành để bảo đảm hiệu quả kinh tế tổng hợp của dự án; c) Đề xuất phương án phí và lộ trình tăng phí thoát nước, chi phí QL, vận hành và hoàn trả vốn vay từ nguồn thu phí thoát nước và ngân sách địa phương để bảo đảm tính bền vững của công trình thoát nước; d) Hợp đồng quản lý, vận hành hoặc các nội sung bổ sung, điều chỉnh của Hợp đồng quản lý, vận hành đã có được ký kết giữa chủ sở hữu công trình thoát nước và đơn vị thoát nước. 3. Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình thoát nước có tính chất tập trung, giải quyết một cách cơ bản các vấn đề thoát nước mưa, thu gom và XLNT của các đô thị loại 4 trở lên, trong quá trình thẩm định, cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm thẩm định dự án phải gửi văn bản và hồ sơ dự án kèm theo để lấy ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Bộ Xây dựng trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt .
  35. Chương IV QUẢN LÝ, VẬN HÀNH HTTN Điều 27. Lựa chọn đơn vị quản lý, vận hành 1. Đối với địa bàn đã có tổ chức, cá nhân đang thực hiện dịch vụ thoát nước thì tổ chức, cá nhân đó được ưu tiên chỉ định để thực hiện hợp đồng quản lý, vận hành HTTN trên địa bàn. 2. Đối với địa bàn chưa có đơn vị thoát nước thì việc lựa chọn đơn vị quản lý, vận hành HTTN thực hiện theo các quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc thành lập mới nếu đấu thầu không thành công. 3. Một đơn vị thoát nước có thể được lựa chọn để quản lý một hoặc nhiều lưu vục thoát nước khác nhau, mỗi lưu vực thoát nước chỉ do một đơn vị thoát nước được giao nhiệm vụ quản lý, vận hành. 4. Thẩm quyền lựa chọn đơn vị quản lý, vận hành HTTN: chủ sở hữu tổ chức lựa chọn đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thoát nước trên địa bàn do mình quản lý.
  36. Chương IV QUẢN LÝ, VẬN HÀNH HTTN Điều 28. Hợp đồng quản lý, vận hành 1. Hợp đồng quản lý, vận hành là văn bản pháp lý được ký kết giữa chủ sở hữu và đơn vị được giao quản lý, vận hành HTTN. UBND các đô thị là chủ sở hữu của HTTN nhưng không trực tiếp thực hiện công việc quản lý, vận hành HTTN mà giao cho đơn vị chuyên môn và chỉ quản lý theo mục tiêu, giám sát, hỗ trợ thực hiện và bảo đảm thanh toán cho nhà thầu quản lý, vận hành 2. Hợp đồng quản lý, vận hành bao gồm những nội dung cơ bản sau đây: a) Các chủ thể hợp đồng; b) Đối tượng hợp đồng; c) Phạm vi, nội dung công việc; d) Các yêu cầu kỹ thuật; đ) Giá hợp đồng, nguyên tắc điều chỉnh giá; e) Thanh toán, phương thức thanh toán; g) Nghĩa vụ, quyền hạn các bên liên quan. Nội dung cơ bản của hợp đồng quản lý, vận hành theo được hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục 1 trong Thông tư 09 /2009/TT-BXD ngày 21/5/2009 Điều 29. Chuyển nhượng hợp đồng quản lý, vận hành Đơn vị thoát nước được phép chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ, quyền lợi của mình trong hợp đồng quản lý, vận hành cho bên thứ ba khi có sự thoả thuận của chủ sở hữu công trình thoát nước.
  37. Chương III ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THOÁT NƯỚC Điều 30. Xác định giá dự toán hợp đồng quản lý, vận hành Giá dự toán HĐ quản lý, vận hành được xác định để làm cơ sở lựa chọn đơn vị quản lý, vận hành. 1. Nguyên tắc tính giá dự toán hợp đồng: a) Giá dự toán hợp đồng được tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí sản xuất hợp lý bảo đảm việc quản lý, vận hành HTTN đáp ứng các quy chuẩn, quy trình quản lý, vận hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt; b) Bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, đơn vị thoát nước và cộng đồng. 2. Căn cứ xác định giá dự toán hợp đồng: a) Phạm vi, khối lượng công việc; b) Quy chuẩn, quy trình quản lý, vận hành; c) Định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; d) Điều kiện cụ thể của địa phương. 3. Lập, trình và phê duyệt giá dự toán hợp đồng: Chủ sở hữu công trình thoát nước tổ chức lập giá dự toán hợp đồng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. 4. Thẩm quyền phê duyệt giá dự toán hợp đồng: a) UBND cấp tỉnh phê duyệt giá dự toán hợp đồng đối với các công trình thoát nước thành phố, thị xã thuộc quyền quản lý; b) UBND cấp huyện phê duyệt giá dự toán hợp đồng đối với các công trình thoát nước thị trấn thuộc quyền quản lý.
  38. Chương IV QUẢN LÝ, VẬN HÀNH HTTN Điều 31. Giá bạn đồng quản lý, vận hành Giá hợp đồng quản lý, vận hành là giá thoả thuận sau khi đã thương thảo giữa chủ sở hữu với đơn vị quản lý, vận hành công trình thoát nước được lựa chọn và bảo đảm không được vượt giá dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Điều 32. Điều chỉnh giá hợp đồng quản lý, vận hành 1. Giá hợp đồng quản lý, vận hành được điều chỉnh trong những trường hợp sau đây: a) Có sự đầu tư mở rộng, nâng cấp hệ thống thoát nước; b) Có biến động lớn về thị trường; c) Có thay đổi về cơ chế chính sách của Nhà nước. 2. Đơn vị thoát nước lập và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh giá hợp đồng sau khi đã thoả thuận với chủ sở hữu công trình thoát nước. Người có thẩm quyền phê duyệt giá dự toán hợp đồng phê duyệt điều chỉnh giá hợp đồng. Điều 33. Thời hạn hợp đồng Hợp đồng quản lý, vận hành có thời hạn ngắn nhất là 05 năm và dài nhất là 10 năm. Trường hợp muốn tiếp tục kéo dài HĐ, trước khi kết thúc thời hạn HĐ ít nhất là 01 năm thì các bên tham gia hợp đồng phải tiến hành thương thảo việc kéo dài hợp đồng quản lý, vận hành.
  39. Chương IV QUẢN LÝ, VẬN HÀNH HTTN Điều 34. Chấm dứt hợp đồng Hợp đồng quản lý, vận hành được chấm dứt trong những trường hợp sau đây: 1. Một trong các bên vi phạm các điều khoản cam kết của hợp đồng. 2. Khi hết thời hạn hợp đồng mà một trong hai bên không muốn tiếp tục kéo dài hợp đồng. 3. Những trường hợp bất khả kháng hoặc các lý do khác được quy định trong hợp đồng. Điều 35. Nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng 1. Hợp đồng quản lý, vận hành được thanh toán chi phí định kỳ theo thoả thuận. 2. Phương thức thanh toán do hai bên thoả thuận. 3. Trong trường hợp chậm thanh toán quá 15 ngày so với thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng thì đơn vị thoát nước được hưởng lãi suất cao nhất của ngân hàng nơi mở tài khoản giao dịch tại thời điểm thanh toán đối với số tiền chậm thanh toán. 4. Chủ sở hữu công trình thoát nước chịu trách nhiệm tổ chức giám sát, nghiệm thu và thanh toán cho đơn vị thoát nước theo hợp đồng. 5. Hợp đồng quản lý, vận hành được thanh toán từ nguồn thu phí thoát nước, kế hoạch ngân sách hàng năm của chủ sở hữu công trình thoát nước.
  40. Chương IV QUẢN LÝ, VẬN HÀNH HTTN Điều 36. Nội dung quản lý hệ thống thoát nước mưa 1. Quản lý HTTN mưa bao gồm quản lý các công trình từ cửa thu nước mưa, các tuyến cống dẫn nước mưa khu vực, các kênh mương thoát nước chính, hồ điều hoà nước mưa, chống úng ngập, các trạm bơm các van ngăn triều (nếu có) đến các điểm xả ra môi trường. 2. Thường xuyên kiểm tra, bảo trì nắp hố ga, cửa thu nước mưa. Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng các tuyến cống, các công trình thuộc mạng lưới để đề xuất phương án thay thế, sửa chữa. 3. Thiết lập quy trình QLHTTN mưa bảo đảm yêu cầu kỹ thuật quản lý, vận hành theo quy định. 4. Đề xuất các phương án phát triển mạng lưới theo lưu vực. Điều 37. Nội dung quản lý hệ thống thoát nước thải 1. Quản lý HTTN thải bao gồm quản lý các điểm đấu nối, các tuyến cống thu gom, truyền dẫn đến nhà máy XLNT và từ nhà máy XLNT đến các điểm xả ra môi trường. Nội dung QLHTTN bao gồm: a) Định kỳ kiểm tra độ kín, lắng cặn tại các điểm đấu nối, hố ga và tuyến cống để lập kế hoạch nạo vét, sửa chữa, bảo trì cống và công trình trên mạng lưới; b) Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình, đề xuất các biện pháp thay thế, sửa chữa mạng lưới thoát nước và các công trình trên mạng lưới; c) Thiết lập quy trình quản lý HTTN thải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật quản lý, vận hành theo quy định; d) Đề xuất các phương án phát triển mạng lưới theo lưu vực. 2. Trong trường hợp mạng lưới thoát nước chung thì việc QLHTTN được thực hiện như quy định tại Điều 36 và khoản 1 Điều 37 Nghị định này.
  41. Chương III ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THOÁT NƯỚC Điều 38. Nội dung quản lý hệ thống hồ điều hòa 1. Quản lý hệ thống hồ điều hòa trong hệ thống thoát nước nhằm điều hòa nước mưa, đồng thời tạo cảnh quan môi trường sinh thái kết hợp làm nơi vui chơi giải trí, nuôi trồng thủy sản. 2. Kiểm soát các hành vi xả nước thải sinh hoạt và nước thải sinh ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh dịch vụ trực tiếp vào hồ điều hòa. 3. Kiểm tra, giám sát việc khai thác, sử dụng hồ điều hoà vào các mục đích khác nhau được cấp có thẩm quyền cho phép (vui chơi giải trí, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch ) tuân thủ theo các quy định để bảo đảm chức năng điều hoà nước mưa và môi trường. 4. Duy trì mực nước ổn định của hồ điều hòa, bảo đảm tốt nhiệm vụ điều hòa nước mưa và các yêu cầu khác. 5. Định kỳ nạo vét đáy hồ, vệ sinh lòng hồ và bờ hồ. 6. Lập quy trình quản lý, các quy định khai thác, sử dụng hồ điều hòa.
  42. Chương IV QUẢN LÝ, VẬN HÀNH HTTN Điều 39. Nội dung quản lý các công trình đầu mối 1. Vận hành các trạm bơm, các tuyến ống áp lực, nhà máy xử lý nước thải, các điểm xả ra môi trường tuân thủ các quy trình vận hành, bảo trì đã được phê duyệt. 2. Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình đầu mối bảo đảm khả năng hoạt động liên tục của hệ thống, đề xuất các biện pháp thay thế, sửa chữa và kế hoạch phát triển. Điều 40. Quản lý tài sản Đơn vị thoát nước được giao quản lý, vận hành HTTN có trách nhiệm quản lý tài sản được đầu tư từ nguồn vốn của chủ sở hữu: 1. Lập danh mục tài sản được giao quản lý. 2. Tổ chức bảo vệ tài sản được giao quản lý. 3. Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng tài sản. 4. Lập kế hoạch bảo trì công trình, thay thế và mua sắm trang thiết bị mới.
  43. Chương V DỊCH VỤ THOÁT NƯỚC Điều 41. Điểm đấu nối 1. Đơn vị thoát nước phải thiết lập các điểm đấu nối cho hộ thoát nước vào mạng lưới thu gom nước của HTTN. Tất cả các hộ thoát nước nằm trong khu vực có dịch vụ thoát nước được yêu cầu và có nghĩa vụ đấu nối vào mạng lưới thu gom nước của HTTN trừ những trường hợp được quy định tại Điều 45 Nghị định này. 2. Vị trí điểm đấu nối được xác định nằm trên tuyến thu gom của hệ thống thoát nước. Cao độ và các yêu cầu kỹ thuật của điểm đấu nối do đơn vị thoát nước quy định. Đơn vị thoát nước cung cấp các số liệu bằng văn bản về vị trí, cao độ và yêu cầu kỹ thuật của điểm đấu nối hộ thoát nước vào HTTN (Điều 5, 09/2009/TT-BXD) 3. Chủ sở hữu HTTN có trách nhiệm đầu tư xây dựng mạng lưới thu gom đến điểm đấu nối. Hộ thoát nước có trách nhiệm đầu tư đường ống thoát nước và công trình xử lý sơ bộ đến điểm đấu nối; hoàn trả nguyên trạng các mặt bằng công cộng đã sử dựng để thi công; có nghĩa vụ thông báo thời điểm thi công đấu nối để đơn vị thoát nước kiểm tra bảo đảm đấu nối đúng quy định. Việc thi công điểm đấu nối phải do đơn vị thoát nước thực hiện hoặc do nhà thầu thực hiện dưới sự giám sát của đơn vị thoát nước (Điều 5, 09/2009/TT-BXD)
  44. Chương V DỊCH VỤ THOÁT NƯỚC Điều 42. Quy định về xả nước thải tại điểm đấu nối 1. Đối với nước thải sinh hoạt: a) Đối với HTTN được đầu tư XD mới có hệ thống thu gom, công trình xử lý nước thải tập trung thì nước thải sinh hoạt từ các hộ thoát nước được phép xả thẳng vào hệ thống thu gom nước thải; b) Đối với các đô thị đã có HTTN chung hoặc nửa riêng thì nước thải sinh hoạt phải được thu gom và xử lý sơ bộ trước khi xả vào điểm đấu nối. Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn thiết kế xây dựng và vận hành công trình xử lý nước thải sinh hoạt sơ bộ tại các hộ thoát nước. Đơn vị thoát nước có trách nhiệm và được quyền giám sát việc xây dựng công trình thu gom và xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt của các hộ thoát nước để bảo đảm việc xây dựng các công trình này là đúng quy định. 2. Đối với các loại nước thải khác: a) Các hộ thoát nước phải thu gom và có HTXLNT cục bộ bảo đảm quy chuẩn cho phép trước khi xả vào điểm đấu nối; b) Các hộ thoát nước có trách nhiệm ký HĐ với một phòng thí nghiệm hợp chuẩn tiến hành định kỳ lấy mẫu, phân tích chất lượng nước thải trước khi xả vào điểm đấu nối hai tháng một lần. Kết quả xét nghiệm phải được gửi đến cơ quan QLNN về thoát nước trên địa bàn, đơn vị thoát nước và hộ thoát nước. 3. Đơn vị thoát nước có trách nhiệm tổ chức kiểm soát việc xả nước thải của các hộ thoát nước vào HTTN do mình quản lý bảo đảm các quy chuẩn quy định, tự tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm khi thấy cần thiết.
  45. Chương V DỊCH VỤ THOÁT NƯỚC Điều 43. Đấu nối HTTN của KCN với HTTN đô thị Trường hợp HTTN của KCN được đấu nối vào HTTN đô thị thì được coi như một hộ sử dụng dịch vụ thoát nước đô thị và phải tuân theo các quy định của HTTN đô thị. Điều 44. Thoả thuận đấu nối Thoả thuận đấu nối là văn bản thoả thuận giữa đơn vị thoát nước và hộ thoát nước về vị trí đấu nối, các yêu cầu kỹ thuật của điểm đấu nối, thời điểm đấu nối, chất lượng, lưu lượng nước xả vào điểm đấu nối Điều 45. Miễn trừ đấu nối Công trình được miễn trừ đấu nối vào HTTN trong các trường hợp sau đây: 1. Gần nguồn tiếp nhận mà chất lượng nước thải bảo đảm yêu cầu VSMT (Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường tại địa phương tổ chức kiểm tra chất lượng nước thải) và cách thức xả việc đấu nối vào HTTN chung có thể gây những gánh nặng bất hợp lý về kinh tế cho hộ thoát nước. Và phải làm đơn gửi cơ quan QLNN về môi trường tại địa phương. Chi phí kiểm tra chất lượng nước thải do hộ thoát nước chịu (Điều 6, 09/2009/TT-BXD). 2. Tại địa bàn chưa có mạng lưới thu gom của hệ thống thoát nước tập trung.
  46. Chương V DỊCH VỤ THOÁT NƯỚC Điều 46. Hợp đồng dịch vụ thoát nước 1. Hợp đồng dịch vụ thoát nước là văn bản pháp lý được ký kết giữa đơn vị thoát nước với hộ thoát nước (trừ hộ gia đình) xả nước thải vào hệ thống thoát nước. 2. Hợp đồng dịch vụ thoát nước bao gồm các nội dung chính sau đây: a) Chủ thể hợp đồng; b) Điểm đấu nối; c) Khối lượng, chất lượng nước thải xả vào hệ thống; d) Chất lượng dịch vụ; đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên; e) Phí thoát nước, phương thức thanh toán; g) Xử lý vi phạm hợp đồng; h) Các nội dung khác do hai bên thoả thuận.
  47. Chương V DỊCH VỤ THOÁT NƯỚC Điều 47. Ngừng dịch vụ thoát nước 1. Đối với hộ gia đình: đơn vị thoát nước không được ngừng cung cấp dịch vụ thoát nước trong mọi trường hợp, trừ trường hợp được quy định cụ thể trong Hợp đồng quản lý, vận hành. Việc các hộ thoát nước không thực hiện nghĩa vụ thanh toán phí thoát nước hoặc tự ý thay đổi, sửa chữa hệ thống thoát nước, vi phạm các quy định về thoát nước sẽ bị xử lý theo các quy định của pháp luật; đồng thời, đơn vị cung cấp nước sạch có nghĩa vụ ngừng cung cấp nước sạch theo yêu cầu của đơn vị thoát nước. 2. Đối với các hộ thoát nước khác: a) Vi phạm các quy định về thoát nước mà không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, đơn vị thoát nước có văn bản thông báo về việc vi phạm và yêu cầu hộ thoát nước khắc phục. Sau 15 ngày mà hộ thoát nước không chấp hành thì đơn vị thoát nước ra thông báo lần hai, nếu sau 15 ngày tiếp theo mà hộ thoát nước vẫn không chấp hành thì đơn vị thoát nước được phép ngừng dịch vụ thoát nước; đồng thời, đơn vị cung cấp nước sạch có nghĩa vụ ngừng cưng cấp nước sạch theo yêu cầu của đơn vị thoát nước; b) Vi phạm các quy định về thoát nước có gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, đơn vị thoát nước tiến hành lập biên bản và yêu cầu hộ thoát nước phải khắc phục ngay. Nếu hộ thoát nước không chấp hành, đơn vị thoát nước được quyền ngừng dịch vụ thoát nước và yêu cầu đơn vị cấp nước ngừng cung cấp nước sạch; đồng thời, hộ thoát nước bị xử lý theo quy định của pháp luật. 3. Dịch vụ thoát nước và cung cấp nước sạch được khôi phục sau khi hộ thoát nước đã khắc phục hoàn toàn hậu quả do các hành vi vi phạm gây ra, hoàn thành các nghĩa vụ theo quy định. 4. Trường hợp ngừng địch vụ thoát nước để sửa chữa, cải tạo, nâng cấp HTTN, đơn vị thoát nước phải có văn bản thông báo cho các hộ thoát nước có liên quan biết lý do, thời gian tạm ngừng dịch vụ thoát nước, đồng thời, đơn vị thoát nước phải có biện pháp thoát nước tạm thời để hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của các hộ thoát nước và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
  48. Chương VI PHÍ THOÁT NƯỚC Điều 48. Đối tượng thu phí thoát nước 1. Tất cả các hộ thoát nước xả nước thải vào HTTN có nghĩa vụ trả phí thoát nước theo quy định của Nghị định này. Áp dụng xả nước thải vào hệ thống thoát nước tập trung của đô thị và khu công nghiệp (Điều 8, 09/2009/TT-BXD) 2. Tất cả các hộ thoát nước xả nước thải trực tiếp ra môi trường có nghĩa vụ trả phí BVMT đối với nước thải theo quy định của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí BVMT đối với nước thải và Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP. Điều 49. Nguyên tắc xác định phí thoát nước 1. Phương án phí thoát nước được xác định trên nguyên tắc hướng tới thu hồi chi phí để duy trì dịch vụ thoát nước bao gồm cả nước mưa và nước thải. 2. Phí thoát nước được quyết định phù hợp với sự phát triển KT-XH từng thời kỳ; phù hợp với mức đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, có lộ trình tăng dần và hướng tới mục tiêu đủ chi trả cho chi phí quản lý, vận hành và đóng góp một phần chi phí đầu tư xây dựng công trình thoát nước. 3. Ngân sách địa phương phải bảo đảm bù đủ chi phí quản lý, vận hành, duy trì dịch vụ thoát nước trên địa bàn trong trường hợp nguồn thu từ phí thoát nước được quyết định thấp hơn chi phí thực tế.
  49. Chương VI PHÍ THOÁT NƯỚC Điều 50. Phương pháp xác định mức thu phí thoát nước 1. Đối với nước thải sinh hoạt, mức thu phí thoát nước được tính theo khối lượng nước thải. 2. Đối với các loại nước thải khác, mức thu phí thoát nước được tính theo khối lượng nước thải và hàm lượng chất gây ô nhiễm trong nước thải. Điều 51. Xác định khối lượng nước thải thu phí 1. Đối với nước thải sinh hoạt: a) Trường hợp sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung, khối lượng nước thải tính thu phí được lấy bằng 100% khối lượng nước sạch tiêu thụ theo hóa đơn tiền nước; b) Trường hợp không sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung, khối lượng nước thải tính thu phí được lấy bằng 4m3/người/tháng. 2. Đối với các loại nước thải khác: a) Trường hợp sử dụng nước sạch từ HTCN tập trung, khối lượng nước thải tính thu phí được lấy bằng 80% khối lượng nước sạch tiêu thụ theo hóa đơn tiền nước. Đơn vị thoát nước hoặc hộ thoát nước có thể lắp đặt đồng hồ để xác định chính xác lượng nước thải xả vào HTTN; b) Trường hợp không sử dụng nước sạch từ HTCN tập trung thì khối lượng nước thải tính thu phí được xác định thông qua đồng hồ. Hộ thoát nước có trách nhiệm đầu tư lắp đặt đồng hồ và các thiết bị bảo vệ phụ trợ khác.
  50. Chương VI PHÍ THOÁT NƯỚC Điều 52. Xác định hàm lượng chất gây ô nhiễm thu phí 1. Hàm lượng chất gây ô nhiễm thu phí đối với nước thải khác (không phải sinh hoạt) được xác định theo chỉ tiêu COD (mg/l). 2. Hàm lượng COD được xác định theo kết quả phân tích của phòng thí nghiệm hợp chuẩn quy định tại điểm b khoản 2 Điều 42 Nghị định này. Điều 53. Xác định mức thu phí thoát nước Mức thu phí thoát nước đối với các hộ thoát nước được xác định theo công thức sau: F = f x V x K Trong đó: f là phí thoát nước được xác định theo tỷ lệ % và không thấp hơn 10% giá tiêu thụ nước sạch áp dụng cho các đối tượng sử dụng nước khác nhau. V là khối lượng nước thải thu phí được xác định theo quy định tại Điều 51 Nghị định này. K là hệ số điều chỉnh phụ thuộc hàm lượng chất gây ô nhiễm xác định theo quy định tại Điều 52 Nghị định này; đối với nước thải sinh hoạt, lấy hệ số K = 1. STT Hàm lượng COD (mg/l) Hệ số K 1 ≤ 100 1 Hệ số K được xác định như sau: 2 101 - 200 1,5 3 201 - 300 2 4 301 - 400 2,5 5 401 - 600 3,5 6 > 600 4,5
  51. Chương VI PHÍ THOÁT NƯỚC Điều 54. Căn cứ lập phương án phí thoát nước 1. Nguyên tắc, phương pháp xác định phí thoát nước. 2. Điều kiện phát triển KT-XH từng khu vục và thu nhập của người dân trong từng thời kỳ. 3. Các chi phí quản lý, vận hành và lợi nhuận hợp lý của đơn vị thoát nước. Điều 55. Trách nhiệm lập, thẩm quyền thẩm định, quyết định phí thoát nước 1. Chủ sở hữu công trình thoát nước chỉ đạo đơn vị thoát nước tổ chức lập và trình phương án phí thoát nước. (Thuyết minh phương án phí thoát nước và lộ trình điều chỉnh phí thoát nước, Điều 9, 09/2009/TT-BXD) 2. Sở Xây dựng các tỉnh và Sở Giao thông công chính các thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính thẩm định phương án phí thoát nước. 3. UBND cấp tỉnh quyết định phí thoát nước cho từng đô thị trên địa bàn quản lý sau khi đã thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp. 4. Phí thoát nước trong KCN do chủ đầu tư kinh doanh, phát triển hạ tầng KCN tự quyết định và thoả thuận với các chủ công trình trong KCN.
  52. Chương VI PHÍ THOÁT NƯỚC Điều 56. Điều chỉnh phí thoát nước 1. Phí thoát nước được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây: a) Khi có sự đầu tư thay đổi cơ bản về công nghệ xử lý nước thải, chất lượng dịch vụ; b) Thay đổi về cơ chế, chính sách của Nhà nước; c) Điều kiện phát triển KT-XH của khu vực và thu nhập của người dân có thay đổi. 2. Quy trình, thủ tục, thẩm quyền điều chỉnh phí thoát nước thực hiện theo quy định tại Điều 55 Nghị định này. Điều 57. Phương thức thu, thanh toán phí thoát nước 1. Tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ cấp nước có trách nhiệm tổ chức thu phí thoát nước thông qua hóa đơn tiền nước đối với các hộ thoát nước sử dụng nước sạch từ HTCN tập trung và được hưởng chi phí dịch vụ thu phí. 2. Định kỳ hàng tháng, đơn vị thoát nước phải cung cấp thông tin về chất lượng nước thải (không phải nước thải sinh hoạt) của các hộ thoát nước để làm cơ sở xác định phí thoát nước đến tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ cấp nước trên địa bàn. Thời điểm cung cấp thông tin do hai bên thoả thuận. 3. Đơn vị thoát nước trực tiếp thu phí thoát nước đối với các hộ thoát nước không sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung.
  53. Chương VI PHÍ THOÁT NƯỚC Điều 58. Quản lý và sử dụng phí thoát nước Phí thoát nước thu được do chủ sở hữu công trình thoát nước quản lý và được sử dụng cho các mục đích: 1. Chi trả cho hợp đồng quản lý, vận hành. 2. Chi trả cho dịch vụ thu phí thoát nước. 3. Đầu tư để duy trì và phát triển thoát nước.
  54. Chương VII QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN Điều 59. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị thoát nước 1. Đơn vị thoát nước có các quyền sau đây: .2. Đơn vị thoát nước có các nghĩa vụ sau đây: Điều 60. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ thoát nước 1. Người sử dụng dịch vụ thoát nước có các quyền sau đây: a) Được cung cấp dịch vụ thoát nước theo quy định của pháp luật; b) Yêu cầu đơn vị thoát nước kịp thời khắc phục khi có sự cố xảy ra; c) Được cung cấp hoặc giới thiệu thông tin về hoạt động thoát nước; d) Được bồi thường thiệt hại do đơn vị thoát nước gây ra theo quy định của pháp luật; đ) Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về thoát nước của đơn vị thoát nước; e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật. 2. Người sử dụng dịch vụ có các nghĩa vụ sau đây: a) Thanh toán phí thoát nước đầy đủ, đúng thời hạn; b) Xả nước thải vào hệ thống đúng quy định, quy chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; c) Thông báo kịp thời cho đơn vị thoát nước khi thấy các hiện tượng bất thường có thể gây sự cố đối với HTTN; d) Đấu nối HTTN của công trình vào HTTN chung thêo quy định của thoả thuận đấu nối; đ) Bồi thường khi gây thiệt hại cho các bên liên quan theo quy định của pháp luật; e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
  55. Chương VIII THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM Điều 61. Thanh tra, kiểm tra 1. Thanh tra chuyên ngành xây dựng thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thoát nước đô thị và KCN. 2. Thanh tra chuyên ngành môi trường thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về BVMT trong hoạt động thoát nước. 3. Nội dung: thanh tra, kiểm tra; phát hiện, ngăn chặn, xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về thoát nước; kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về thoát nước và BVMT. 4. Việc thanh tra hoạt động thoát nước thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra. Điều 62. Giải quyết khiếu nại, tố cáo 1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật trong hoạt động thoát nước. 2. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật trong hoạt động thoát nước thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. 3. Trong thời gian khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện, tổ chức, cá nhân vẫn phải thi hành quyết định hành chính của cơ quan QLNN có thẩm quyền. Khi có quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động thoát nước của cơ quan QLNN có thẩm quyền hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực thì thi hành theo các quyết định, bản án đó.
  56. Chương VIII THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM Điều 63. Xử lý vi phạm 1. Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và kiến nghị xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật trong hoạt động thoát nước. 2. Tổ chức, cá nhân vi phạm các hành vi bị cấm trong hoạt động thoát nước được quy định tại Điều 11 Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. 3. Trường hợp các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thoát nước gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân thì đối tượng vi phạm phải bồi thường thiệt hại.
  57. Chương IX ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 64. Hiệu lực thi hành Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Điều 65. Tổ chức thực hiện 1. Bộ trưởng Bộ Xây dựng phối hợp với các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này. 2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng
  58. THÔNG TƯ 08/2009 BTNMT - Công tác thanh tra, kiểm soát môi trường KKT, KCN chưa được chú trọng đúng mức do lực lượng cán bộ môi trường còn mỏng và chưa đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật. - Cơ chế phân công, phối hợp giữa Ban quản lý các KCN với các sở, ban, ngành trong việc kiểm soát tác động tới môi trường của các doanh nghiệp KCN chưa cụ thể, thống nhất. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường chưa hoàn toàn đồng bộ, chưa có hệ thống chế tài nghiêm khắc đủ sức răn đe sự vi phạm nên hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thấp. Với các lý do nêu trên, việc ban hành Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp để đáp ứng các yêu cầu thực tiễn và góp phần giải quyết những vướng mắc trong công tác bảo vệ môi trường tại các khu kinh tế, khu công nghiệp hiện nay.
  59. CẤU TRÚC CỦA THÔNG TƯ •Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 15/7/2009. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2009 thay thế Quyết định 62/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 09/8/2002 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trước đây. •Thông tư có 8 chương và 36 điều, cụ thể như sau: •- Chương I: Những quy định chung gồm 4 điều quy định về phạm vi, đối tượng điều chỉnh, nguyên tắc chung về BVMT và tổ chức chịu trách nhiệm trực tiếp về BVMT khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp.
  60. CẤU TRÚC CỦA THÔNG TƯ • Chương II: Quản lý và bảo vệ môi trường trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp gồm 3 điều quy định đối với lập quy hoạch xây dựng, thiết kế hạ tầng kỹ thuật và trách nhiệm của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật. - Chương III: Quản lý và bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai thi công xây dựng khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp gồm 4 điều, trong đó xác định trách nhiệm BVMT của ban quản lý, của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng cũng như cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
  61. CẤU TRÚC CỦA THÔNG TƯ •- Chương IV: Quản lý và bảo vệ môi trường trong giai đoạn hoạt động của khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp gồm 8 điều, trong đó quy định trách nhiệm của tất cả các đối tượng liên quan đến BVMT nước, đất, không khí, tiếng ồn, chất thải rắn, chất thải nguy hại cũng như điều khoản ứng phó sự cố môi trường. Chương V: Quan trắc, thông tin và báo cáo môi trường của khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp gồm 4 điều quy định về nội dung và thời gian quan trắc cũng như việc công khai các thông tin và thực hiện dân chủ cơ sở về BVMT tại khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp.
  62. CẤU TRÚC CỦA THÔNG TƯ Chương VI: Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp gồm 8 điều, trong đó quy định rõ trách nhiệm của tất cả các đối tượng liên quan đến quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp như: Các Bộ, ngành liên quan, UBND các cấp, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường các cấp, các ban quản lý khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cơ quan quản lý cụm công nghiệp. •- Chương VII: Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo gồm 2 điều quy định đối với công tác kiểm tra, thanh tra và các nội dung liên quan đến giải quyết tố cáo, khiếu nại. •- Chương VIII: Điều khoản thi hành gồm 3 điều quy định xử lý tồn tại và trách nhiệm thi hành, hiệu lực thi hành
  63. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA THÔNG TƯ • 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng các quy định quản lý và bảo vệ môi trường đã bao quát mọi thành phần trong cơ cấu phát triển kinh tế xã hội (khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất và đặc biệt là cụm công nghiệp (Điều 1, Điều 2). • 2. Quy định rõ và cụ thể các nguyên tắc BVMT (Điều 3) và những tổ chức chịu trách nhiệm trực tiếp về BVMT tại các KKT, KCNC, KCN, CCN (Điều 4).
  64. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA THÔNG TƯ 3. Quy định rõ về các giải pháp cần thực hiện để bảo vệ môi trường không khí, tiếng ồn, đất, nước và quản lý chất thải rắn trong KKT, KCNC, KCN, CCN trong từng giai đoạn như: lập quy hoạch xây dựng (Điều 5), thiết kế hạ tầng kỹ thuật (Điều 6), giải phóng mặt bằng chuẩn bị thi công xây dựng (Điều 8), vận hành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (Điều 16, Điều 17, Điều 18) 4. Quy định rõ và cụ thể trách nhiệm bảo vệ môi trường của các đối tượng liên quan trong từng giai đoạn hình thành, phát triển và vận hành các KKT, KCNC, KCN, CCN như: Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng (Điều 7, Điều 9, Điều 15 ), chủ đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (Điều 14, Điều 16, Điều 17, ).
  65. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA THÔNG TƯ • 5. Quy định rõ và cụ thể trách nhiệm quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền về bảo vệ môi trường KKT, KCNC, KCN, CCN được thể hiện ở hầu hết các nội dung Thông tư (Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 21, Điều 22, Điều 23 ) và đặc biệt một chương VI quy định riêng về nội dung này. • 6. Quy định điều kiện phê duyệt đầu tư và hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KKT, KCNC, KCN, CCN (Điều 12, Điều 13) cũng như nhiệm vụ ứng phó sự cố môi trường (Điều 19).
  66. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA THÔNG TƯ • 7. Quy định rõ về các nội dung quan trắc, thông tin và báo cáo môi trường từ khi triển khai thi công và vận hành hoạt động của KKT, KCNC, KCN, CCN (Điều 20, Điều 21) • 8. Quy định nội dung và quy trình công khai thông tin và thực hiện dân chủ cơ sở về các vấn đề môi trường KKT, KCNC, KCN, CCN theo quy định pháp luật hiện hành (Điều 22, 23).
  67. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA THÔNG TƯ • 9. Công tác thanh tra, kiểm tra cũng như giải quyết khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực môi trường và trách nhiệm, thẩm quyền xử lý của thanh tra môi trường, cảnh sát môi trường được quy định tại Điều 32, Điều 33. • 10. Xử lý tồn tại ở Điều 34 là một nội dung cần thiết ở Thông tư này để giải quyết những vướng mắc, tồn tại ở những quy định liên quan trong các văn bản pháp luật hiện hành.
  68. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA THÔNG TƯ •Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 15/7/2009, trong đó có một số nội dung mới so với trước đây, đó là: - Bổ sung thêm đối tượng điều chỉnh phù hợp với giai đoạn phát triển mới: Bảo vệ môi trường các khu kinh tế, cụm công nghiệp. •- Bổ sung thêm các nội dung liên quan đến công khai thông tin, dân chủ cơ sở về bảo vệ môi trường ở các khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và nội dung thu phí bảo vệ môi trường phù hợp với các quy định mới của pháp luật về BVMT.
  69. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA THÔNG TƯ - Bổ sung thêm điều khoản trách nhiệm của ban quản lý khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cơ quan quản lý cụm công nghiệp về ứng phó sự cố môi trường, đối thoại môi trường. - Quy định rõ vai trò, trách nhiệm của từng đối tượng cụ thể liên quan trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
  70. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA THÔNG TƯ Quy định rõ các nội dung bảo vệ môi trường trong phạm vi các khu kinh tế khu công nghệ cao, khu công nghiệp, cụm công nghiệp với các thông số quản lý cụ thể như tỷ lệ đất dùng cho cây xanh, quan trắc môi trường tự động liên tục với các thông số như pH, DO, COD, TSS Khuyến khích triển khai công nghệ sạch, thân thiện với môi trường đối với tất cả các đối tượng tham gia sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, cụm công nghiệp để từng bước cải thiện chất lượng các thành phần môi trường, bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững.
  71. QuẢN LÝ MÔI TRƯỜNG /NƯỚC THẢI KCN Quản lý Nhà nước về môi trường công nghiệp Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008, quy định về KCN, KCX và KKT, quy định thống nhất hoạt động của KCN trên các lĩnh vực theo hướng đẩy mạnh phân cấp cho Ban quản lý KCN Quản lý Nhà nước về môi trường, + Luật BVMT, ngày 29/11/2005 + Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT; + Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ ban hành về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP + Thông tư 05/2005/TT-TNMT ngày 8/12/2008 của Bộ TN&MT hướng dẫn một số nội dung về ĐMC, ĐTM và cam kết BVMT; + Thông tư 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/7/2009 của Bộ TN&MT quy định quản lý và BVMT KKT, khu công nghệ cao, KCN và CCN.