Tài liệu Môi trường thế giới

pdf 60 trang vanle 1940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Môi trường thế giới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_moi_truong_the_gioi.pdf

Nội dung text: Tài liệu Môi trường thế giới

  1. MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI TP.HCM ngày tháng năm
  2. MÔI TRƢỜNG THẾ GIỚI 1. LỊCH SỬ NGÀY MÔI TRƢỜNG THẾ GIỚI 05 THÁNG 6 Đại Hội đồng Liên hợp quốc sáng lập Ngày Môi trƣờng thế giới vào năm 1972, đánh dấu ngày khai mạc Hội nghị Stockholm về Môi trƣờng và Con ngƣời (5/6/1972). Đây cũng là ngày Chƣơng trình Môi trƣờng Liên hợp quốc (UNEP) ra đời. Hàng năm, vào Ngày Môi trƣờng thế giới 5/6, Đại Hội đồng Liên hợp quốc chọn một thành phố làm nơi tổ chức lễ kỷ niệm chính thức với mục đích tập trung sự chú ý của toàn thế giới vào tầm quan trọng của môi trƣờng, khuyến khích sự quan tâm chính trị và hành động bảo vệ môi trƣờng. Chính phủ và thành phố nƣớc chủ nhà sẽ hợp tác với UNEP để tổ chức trọng thể các hoạt động quốc tế về bảo vệ môi trƣờng. Chủ đề, khẩu hiệu và logo của Ngày Môi trƣờng thế giới sẽ đƣợc chuyển tải thông qua các tài liệu tuyên truyền cũng nhƣ các hoạt động hƣởng ứng sự kiện trên toàn cầu. Các hoạt động tổ chức Ngày Môi trƣờng thế giới rất đa dạng, phong phú. Ngày Môi trƣờng thế giới chính là “sự kiện của ngƣời dân” tham gia các hoạt động nhƣ tuần hành, diễu hành bằng xe đạp; tổ chức các buổi hoà nhạc xanh, các cuộc thi viết, vẽ, tìm hiểu về môi trƣờng; phát động chiến dịch trồng cây xanh, các chiến dịch khuyến khích tái chế chất thải và làm sạch môi trƣờng; tổ chức các cuộc hội thảo, diễn đàn về chủ đề gìn giữ sự trong lành của môi trƣờng vì lợi ích của các thế hệ mai sau Ngày Môi trƣờng thế giới còn là cơ hội để ký kết hay phê chuẩn các công ƣớc quốc tế về lĩnh vực môi trƣờng. Các công chức địa phƣơng, vùng và chính phủ, các nguyên thủ quốc gia và các bộ trƣởng môi trƣờng sẽ đƣa ra các công bố và cam kết chăm sóc trái đất của chúng ta. Việt Nam tham gia hƣởng ứng Ngày Môi trƣờng thế giới từ năm 1982. Hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng phối hợp với các Bộ, ngành, địa phƣơng và các cơ quan liên quan tổ chức trọng thể ngày lễ này ở tất cả các tỉnh thành trên phạm vi cả nƣớc. Chủ đề Ngày Môi trƣờng thế giới 5/6/2012 là “Kinh tế Xanh: Có vai trò của Bạn” (Green Economy: Does it include you?). Chủ đề này nhấn mạnh rằng, để xây dựng nền Kinh tế Xanh thì chúng ta cần suy nghĩ lại về cách phát triển kinh tế nếu muốn tạo ra một tƣơng lai tƣơi sáng. Nhƣng quan trọng hơn, chủ đề này nhấn mạnh một thực tế là chính “bạn” là một yếu tố quan trọng góp phần cho sự thành công của nền Kinh tế Xanh, bạn là ngƣời tham gia vào quá trình đánh giá các bƣớc thực hiện của chính phủ, các khu vực tƣ nhân, các tổ chức xã hội dân sự và cộng đồng trong khu vực của bạn, tức là bao gồm “chính bạn”.
  3. 2. NGÀY MÔI TRƢỜNG THẾ GIỚI NĂM 2012 VỚI CHỦ ĐỀ KINH TẾ XANH Chủ đề Ngày Môi trƣờng thế giới 5/6/2012 là “Kinh tế Xanh: Có vai trò của Bạn” (Green Economy: Does it include you?). Chủ đề này nhấn mạnh rằng, để xây dựng nền Kinh tế Xanh thì chúng ta cần suy nghĩ lại về cách phát triển kinh tế nếu muốn tạo ra một tƣơng lai tƣơi sáng. Nhƣng quan trọng hơn, chủ đề này nhấn mạnh một thực tế là chính “bạn” là một yếu tố quan trọng góp phần cho sự thành công của nền Kinh tế Xanh, bạn là ngƣời tham gia vào quá trình đánh giá các bƣớc thực hiện của chính phủ, các khu vực tƣ nhân, các tổ chức xã hội dân sự và cộng đồng trong khu vực của bạn, tức là bao gồm “chính bạn”. Kinh tế Xanh đƣợc UNEP định nghĩa là nền kinh tế vừa mang lại hạnh phúc cho con ngƣời và công bằng xã hội, vừa giảm thiểu đáng kể các rủi ro về môi trƣờng và khủng hoảng sinh thái. Một nền Kinh tế Xanh đƣợc đặc trƣng bởi sự tăng trƣởng bền vững của các hợp phần kinh tế có khả năng duy trì và gia tăng nguồn vốn tự nhiên của trái đất. Các hợp phần này bao gồm năng lƣợng tái tạo, giao thông ít phát thải cacbon, công nghệ sạch, hệ thống quản lý chất thải tiên tiến, tiết kiệm năng lƣợng, nông-lâm- ngƣ nghiệp bền vững Nguồn lực đầu tƣ cho Kinh tế Xanh đƣợc thu hút, hỗ trợ bởi chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của quốc gia cũng nhƣ sự phát triển các chính sách và hạ tầng thị trƣờng quốc tế. Hiểu một cách đơn giản, Kinh tế Xanh là nền kinh tế ít phát thải cacbon, tiết kiệm tài nguyên và tạo ra công bằng xã hội. Kinh tế Xanh không thay thế phát triển bền vững mà là chiến lƣợc kinh tế để đạt đƣợc các mục tiêu phát triển bền vững. Các quốc gia phát triển trên thế giới nhƣ Mỹ, Đức, Hàn Quốc đã đầu tƣ hàng trăm tỷ USD cho chính sách Kinh tế Xanh, coi đó là sự đầu tƣ tốt nhất đối với phát triển bền vững của quốc gia, vừa thúc đẩy kinh tế tăng trƣởng ổn định, vừa góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng và tạo việc làm. Đối với các nƣớc đang phát triển trong đó có Việt Nam, Kinh tế Xanh tuy còn khá mới mẻ song bƣớc đầu đã có sự
  4. chuyển hƣớng đầu tƣ vào các công nghệ sản xuất sạch hơn, một trong các tiêu chí của nền Kinh tế Xanh Tại sao lại chọn chủ đề Kinh tế Xanh Năm 2012 là một năm đặc biệt kề từ sau Hội nghị thƣợng đỉnh về Trái đất (gọi tắt là Hội nghị Rio) năm 1992, các nhà lãnh đạo thế giới sẽ một lần nữa gặp nhau tại Rio de Janeiro đề thảo luận về tƣơng lại của sự phát triển bền vững. Hội nghị Rio+20 sẽ bao gồm hai nội dung chính: Một nền Kinh tế Xanh trong bối cảnh phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo và khuôn khổ thể chế cho phát triển bền vững. Chủ đề Ngày Môi trƣờng thế giới năm nay cũng là một hoạt động hƣởng ứng Năm Quốc tế về Năng lƣợng bền vững cho tất cả chúng ta 2012 do Liên hợp quốc lựa chọn. Ngày Môi trƣờng thế giới năm 2012 hƣớng tới chủ đề chung là Kinh tế Xanh, tuy nhiên cũng không hạn chế các bạn tự tổ chức các hoạt động hƣởng ứng cũng nhƣ kỷ niệm các thành tựu về môi trƣờng. Sau tất cả, mọi hành động tích cực vì môi trƣờng sẽ có tác động và một phần sẽ sáng tạo ra một số cách để liên kết hoạt động của bạn với tất cả mọi ngƣời, và từ đố sẽ có rất nhiều cách. Nƣớc chủ Nhà Ngày Môi trƣờng thế giới năm 2012 Các sự kiện quốc tế kỷ niệm Ngày Môi trƣờng thế giới năm 2012 sẽ đƣợc tổ chức tại Brazil và Brazil cũng là quốc gia đăng cai kỷ niệm kỷ niệm Ngày Môi trƣờng thế giới năm 1992, bên lề Hội nghị Thƣợng đỉnh Trái đất ở Rio de Janeiro. Hội nghị thƣợng đỉnh năm 1992 đã tập trung số lƣợng lớn nhất từ trƣớc tới nay các nhà lãnh đạo toàn cầu để đƣa ra những quyết định quan trọng về trƣơng lai của Trái đất và về các vấn đề phát triển. Kỷ niệm Ngày Môi trƣờng thế giới 2012 không chỉ là hoạt động mang tính biểu tƣợng mà nƣớc chủ nhà cũng hy vọng sự kiện này sẽ là hoạt động lớn nhất và đƣợc sự hƣởng ứng rộng rãi nhất từ trƣớc đến nay. Với hơn 200 triệu dân, Brazil là quốc gia đông dân thứ 5 trên thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và Indonesia. Quốc gia này đang phải đối mặt với nạn phá rừng ở lƣu vực Amazon, ô nhiễm không khí đô thị, suy thoái các vùng đất ngập nƣớc và không đảm bảo an ninh lƣơng thực. Chủ đề Ngày Môi trƣờng thế giới năm 2012 là một câu hỏi đặt ra cho tất cả mọi ngƣời về đánh giá nền kinh tế xanh phù hợp trong cuộc sống hàng ngày của họ và đánh giá việc phát triển thông qua một nền Kinh tế Xanh phục vụ cho nhu cầu cá nhân. Ngày Môi trƣờng thế giới năm nay sẽ giúp nâng cao nhận thức về những tác động nghiêm trọng của của các hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣ cách chúng ta đang làm. Thông qua sự tham gia của các chính phủ trong các hành động và sẽ có tác dụng lan tỏa trên phạm vi toàn cầu sẽ đóng góp một tầm quan trọng của một nền Kinh tế Xanh, nỗ lực tập thể này sẽ giúp bảo tồn thiên nhiên, trong khi vẫn đạt đƣợc sự tăng trƣởng, và khuyến khích phát triển bền vững.
  5. 3. NĂM 2012: NĂM QUỐC TẾ VỀ NĂNG LƢỢNG BỀN VỮNG CHO TẤT CẢ CHÚNG TA Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã tuyên bố năm 2012 là Năm Quốc tế về Năng lượng bền vững cho tất cả chúng ta, trong đó ghi nhận “việc tiếp cận với các dịch vụ năng lượng hiện đại với giá cả phải chăng ở các nước đang phát triển là điều cần thiết cho việc đạt được các mục tiêu phát triển toàn cầu, trong đó có các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và Phát triển bền vững. Những mục tiêu này sẽ giúp xóa bỏ đói nghèo và cải thiện điều kiện và chất lượng cuộc sống của phần lớn dân số thế giới”. Nghị quyết số 65/151 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc yêu cầu Tổng thƣ ký Ban Ki Moon tổ chức và phối hợp tổ chức các hoạt động trong năm 2012 nhằm “nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc giải quyết các vấn đề năng lƣợng”, bao gồm việc tiếp cận, duy trì nguồn năng lƣợng với giá cả hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lƣợng ở các cấp địa phƣơng, quốc gia, khu vực và quốc tế. Để đáp lại, Tổng thƣ ký Liên hợp quốc đã đề xuất sáng kiến toàn cầu “Năng lƣợng bền vững cho tất cả chúng ta - Subtainable Energy for All”, đƣợc trình bày tại Đại Hội đồng vào tháng 9 năm 2011. Sáng kiến này vận động các chính phủ, khu vực tƣ nhân và các tổ chức xã hội dân sự trên toàn cầu cùng hành động vì môi trƣờng. Tổng thƣ ký đã thiết lập 3 mục tiêu liên kết, bao gồm tiếp cận phổ cập với các dịch vụ năng lƣợng hiện đại, cải thiện khả năng sử dụng năng lƣợng hiệu quả và mở rộng sử dụng các nguồn năng lƣợng tái tạo. Năm Quốc tế về Năng lƣợng bền vững cho tất cả chúng ta sẽ cung cấp một nền tảng quan trọng để nâng cao nhận thức của mọi ngƣời về thách thức trong vấn đề năng lƣợng. Những mốc thời gian quan trọng của năm 2012 Ngày 16 - 18/1/2012 Khởi động “Năm Quốc tế về Năng lƣợng bền vững cho tất cả chúng ta” (gọi tắt là Năm Quốc tế Năng lƣợng bền vững) trên toàn cầu tại Hội nghị cấp cao “Năng lƣợng tƣơng lai thế giới” tại Abu Dhabi, Các Tiểu vƣơng quốc Ả Rập Thống Nhất. Ngày 1/2/2012
  6. Khởi động Năm Quốc tế Năng lƣợng bền vững khu vực Châu Á tại New Delhi, Ấn Độ Ngày 8/2/2012 Khởi động Năm Quốc tế Năng lƣợng bền vững khu vực Châu Âu tại Brussels, Bỉ Ngày 21/2/2012 Khởi động Năm Quốc tế Năng lƣợng bền vững khu vực Châu Phi tại Nairobi, Kenya (là nơi đặt trụ sở Hội đồng UNEP) Tháng 3/2012 Khởi động Năm Quốc tế Năng lƣợng bền vững tại khu vực Châu Mỹ, Montevideo, Uruguay (UNDP) Ngày 20 - 22/6/2012 Hội nghị Thƣợng đỉnh Liên hợp quốc về Phát triển bền vững (Rio+20), tại Rio de Janeiro, Brazil Tháng 9/2012 Báo cáo của Tổng thƣ ký Ban-Ki-Moon về Năm Quốc tế Năng lƣợng bền vững tại Trụ sở Liên hợp quốc Tháng 12/2012 Lễ bế mạc Năm quốc tế về Năng lƣợng bền vững cho tất cả chúng ta 4. HỘI NGHỊ RIO+20: KINH TẾ XANH VÀ KHUÔN KHỔ THỂ CHẾ CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Hội nghị thƣợng đỉnh Rio +20 Hội nghị Liên hợp quốc về Phát triển bền vững (gọi tắt là Rio+20) sẽ diễn ra từ 20 - 22 tháng 6 năm 2012 tại Rio de Janeiro, Brazil. Hội nghị đánh dấu 20 năm diễn ra sự kiện Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trƣờng và Phát triển (1992). Rio+20 sẽ là Hội nghị ở cấp độ cao nhất, với sự có mặt của ngƣời ngƣời đứng đầu các Chính phủ và các tổ chức liên quan. Mục tiêu của Hội nghị là đảm bảo cho các cam kết chính trị về phát triển bền vững đã đề ra, đánh giá những tiến bộ và hạn chế trong việc triển khai các nội dung của các Hội nghị thƣợng đỉnh trƣớc về phát triển bền vững trƣớc đây, đặc biệt là Rio 1992, đồng thời xác định và tìm cách giải quyết cho những thách thức mới nổi trong thời gian gần đây. Hai nội dung chính của Hội nghị là: Kinh tế Xanh trong bối cảnh phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo và khuôn khổ thể chế cho sự phát triển bền vững. Tại sao Rio+20 quan trọng? Thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ công, khủng hoảng tài chính toàn cầu, khủng hoảng lƣơng thực, giá dầu biến động, suy giảm đa dạng sinh học nghiêm trọng và sự gia tăng các hình thái thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu gây ra. Sự nhân rộng và tính
  7. liên đới của những cuộc khủng hoảng đã và đang đặt ra một câu hỏi lớn: với tốc độ gia tăng dân số nhƣ hiện nay, liệu con ngƣời có thể chung sống một cách hòa bình và bền vững trên hành tinh này? Tầm quan trọng và cấp thiết của vấn đề đòi hỏi sự quan tâm của các quốc gia và mọi ngƣời dân trên toàn thế giới. Do đó, Rio+20 là cơ hội để các vấn đề này đƣợc đƣa ra thảo luận và giải quyết, trên tinh thần đồng thuận của các cấp lãnh đạo cao nhất. Bạn có thể làm gì? Nhiều ngƣời nghĩ Rio+20 chỉ dành cho các nhà lãnh đạo và do đó cho rằng họ nằm ngoài sự kiện này. Trái ngƣợc với quan điểm trên, Rio+20 liên quan mật thiết đến bạn và tƣơng lai của bạn và do vậy, không gì có thể ngăn cản bạn tham gia vào quá trình ra quyết định này. Bạn có thể không đƣợc mời tham dự Rio+20, nhƣng bạn hoàn toàn có thể tác động đến những nhà lãnh đạo, những ngƣời đại diện cho bạn tham gia Hội nghị này. Hãy trở thành tác nhân thay đổi cộng đồng! Hãy lên tiếng bằng cách hành động cho môi trƣờng! Hãy ảnh thể hiện sự ảnh hƣởng đến các nhà lãnh đạo bằng cách tham gia vào các hoạt động kỷ niệm Ngày Môi trƣờng thế giới 05 tháng 6 với chủ đề “Kinh tế Xanh: Có vai trò của Bạn” và tận dụng lợi thế của sức mạnh tập thể, hoặc bắt đầu sự kiện của riêng mình và mời những ngƣời khác cùng tham gia. 5. NHỮNG CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN KINH TẾ XANH 5.1. Kinh tế Xanh là gì? Theo Chƣơng trình Môi trƣờng Liên hợp quốc (UNEP), Kinh tế Xanh là nền kinh tế nâng cao đời sống của con ngƣời và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm đáng kể những rủi ro môi trƣờng và những thiếu hụt sinh thái. Nói một cách đơn giản, nền Kinh tế Xanh có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và hƣớng tới công bằng xã hội. Trong nền Kinh tế Xanh, sự tăng trƣởng về thu nhập và việc làm thông qua việc đầu tƣ của Nhà nƣớc và tƣ nhân cho nền kinh tế làm giảm phát thải cacbon, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, sử dụng hiệu quả năng lƣợng và tài nguyên, ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái. Nhƣ vậy khác với trƣớc đây, trong “nền kinh tế nâu”, đầu tƣ công cần phải có sự điều chỉnh cơ bản thông qua những chính sách mới đƣợc cải thiện của các quốc gia, ƣu tiên cho duy trì và phát triển nguồn vốn tự nhiên, nhất là những nguồn tài sản thuộc sở hữu chung mang lại lợi ích cho mọi ngƣời. Sự đầu tƣ đó cũng cần chú ý tới nhóm ngƣời nghèo, bởi sinh kế và an sinh của họ phụ thuộc nhiều vào tự nhiên và họ là những đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng do tác động của thiên tai cũng nhƣ sự biến đổi khí hậu. Kinh tế Xanh phải là nền kinh tế con ngƣời là trung tâm trong đó các chính sách tạo ra các nguồn lực mới về tăng trƣởng kinh tế bền vững và bình đẳng. Thúc đẩy nền Kinh tế Xanh và cải tổ quản lý môi trƣờng là hai nhân tố căn bản đảm bảo tiến trình phát triển bền vững của mỗi nƣớc nói riêng và trên phạm vi toàn cầu nói chung. 5.2. Kinh tế Xanh được đo lường như thế nào? Một loạt các chỉ số có thể giúp đo lƣờng các quá trình chuyển đổi hƣớng tới một nền Kinh tế Xanh. UNEP phối hợp với các đối tác nhƣ OECD và WB để phát triển
  8. một bộ các chỉ tiêu mà từ đó các chính phủ có thể lựa chọn các chỉ tiêu phù hợp tùy thuộc vào tình hình của mỗi quốc gia, chẳng hạn nhƣ cấu trúc của nền kinh tế hay nguồn vốn tự nhiên. Các chỉ số đang đƣợc phát triển này có thể đƣợc tạm chia thành ba nhóm sau đây: 1) Các chỉ số kinh tế: chỉ số về tỉ lệ đầu tƣ, tỉ lệ sản lƣợng và việc làm trong các lĩnh vực đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững, chẳng hạn nhƣ GDP xanh. 2) Các chỉ số môi trƣờng: chỉ số sử dụng hiệu quả tài nguyên, về ô nhiễm ở mức độ ngành hoặc toàn nền kinh tế (ví dụ nhƣ hệ số sử dụng năng lƣợng/GDP, hoặc hệ số sử dụng nƣớc/GDP). 3) Các chỉ số tổng hợp về tiến bộ và phúc lợi xã hội: ví dụ nhƣ các chỉ số tổng hợp về kinh tế vĩ mô, bao gồm ngân sách quốc gia về kinh tế và môi trƣờng, hoặc những chỉ số đem lại cái nhìn toàn diện hơn về phúc lợi, ngoài định nghĩa hẹp của GDP bình quân đầu ngƣời. 5.3. Tại sao Kinh tế Xanh lại đóng vai trò quan trọng trong Phát triển bền vững? “Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng hay làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Từ cuối những năm 80, thuật ngữ này đã gây đƣợc sự chú ý từ dƣ luận quốc tế sau khi xuất hiện trong bản báo cáo “Tƣơng lai chung của chúng ta”, một báo cáo mang tính bƣớc ngoặt của Ủy ban Brundtland; và tiếp tục gây đƣợc tiếng vang tại Hội nghị Thƣợng đỉnh Trái đất năm 1992 (Rio 1992), đƣợc coi nhƣ là một nguyên tắc quyết định về phát triển bền vững. Phát triển bền vững đòi hỏi sự tiến bộ và tăng cƣờng sức mạnh của cả ba yếu tố có tính chất phụ thuộc và tƣơng hỗ: Kinh tế - Xã hội - Môi trƣờng. Chuyển đổi sang nền Kinh tế Xanh có thể là một động lực quan trọng trong nỗ lực này. Thay vì bị coi nhƣ là nơi hấp thụ chất thải tạo ra bởi các hoạt động kinh tế một cách thụ động, thì trong nền Kinh tế Xanh môi trƣờng đƣợc xem là nhân tố có tính quyết định đến tăng trƣởng kinh tế, cải thiện chuỗi giá trị, đem lại sự ổn định và thịnh vƣợng lâu dài. Nói cách khác, nhân tố môi trƣờng thực sự đóng vai trò nhƣ là chất xúc tác cho tăng trƣởng và đổi mới trong nền Kinh tế Xanh. Trong nền Kinh tế Xanh, nhân tố môi trƣờng có khả năng tạo ra tăng trƣởng kinh tế và phúc lợi xã hội. Ngoài ra, khi mà sinh kế của một bộ phận ngƣời dân có mức sống dƣới mức nghèo khổ phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, hơn nữa họ là những đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng do tác động của thiên tai cũng nhƣ sự biến đổi khí hậu, việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh cũng góp phấn cải thiện sự công bằng xã hội, và có thể đƣợc xem nhƣ là một hƣớng đi tốt để phát triển bền vững. Cách thức để áp dụng mô hình Kinh tế Xanh đối với một quốc gia phát triển hoặc đang phát triển có thể rất khác nhau; điều đó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chắng hạn nhƣ đặc điểm địa lý, tài nguyên thiên nhiên, tiềm lực con ngƣời - xã hội và giai đoạn phát triển kinh tế. Tuy nhiên, những nguyên tắc quan trọng bao gồm đảm bảo phúc lợi cao nhất, đạt mục tiêu công bằng về mặt xã hội và hạn chế tối đa những rủi ro cho môi trƣờng và hệ sinh thái thì vẫn luôn luôn không thay đổi.
  9. 5.4. Kinh tế Xanh có thể giúp xóa đói giảm nghèo như thế nào? Hiện nay, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vẫn đƣợc sử dụng nhƣ là cách thức phổ biến nhất để đánh giá một nền kinh tế. Tuy nhiên, sự tăng trƣởng đó thƣờng đƣợc tạo ra thông qua việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên là tài sản “chung” nhƣ tài nguyên nƣớc, rừng, không khí là nguồn cung cấp cần thiết cho sự sống. Để có tăng trƣởng (theo định nghĩa này), chúng ta phải trả giá rất đắt trên cả hai phƣơng diện kinh tế và xã hội, đặc biệt là một bộ phận những ngƣời mà sinh kế của họ phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn lực môi trƣờng. Suy giảm đa dạng sinh học và suy thoái các hệ sinh thái đang ảnh hƣởng rất lớn đến các ngành nông nghiệp, chăn nuôi, đánh bắt cá, lâm nghiệp - sinh kế của đa số dân nghèo trên thế giới phụ thuộc hầu hết vào các ngành này. Một điều quan trọng nữa là với mục đích tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản và cải thiện cơ sở hạ tầng. Hƣớng tới nền Kinh tế Xanh đƣợc coi nhƣ là một trong những phƣơng thức nhằm xóa đói giảm nghèo và cải thiện tổng thể chất lƣợng cuộc sống. Chẳng hạn nhƣ cung cấp các nguồn năng lƣợng có khả năng hỗ trợ cho 1,4 tỷ ngƣời hiện đang thiếu điện và cho hơn 700 triệu ngƣời khác hiện đang không đƣợc tiếp cận với các dịch vụ năng lƣợng hiện đại. Công nghệ năng lƣợng tái tạo, nhƣ năng lƣợng mặt trời, năng lƣợng gió và các chính sách hỗ trợ năng lƣợng hứa hẹn sẽ đóng góp đáng kể cho việc cải thiện đời sống và sức khỏe cho một bộ phận ngƣời dân có thu nhập thấp, đặc biệt là cho những ngƣời hiện đang không có khả năng tiếp cận với năng lƣợng. Một điều khác mà chúng ta cần cân nhắc là việc ngừng hoặc chuyển hƣớng các khoản trợ cấp cho việc hủy hoại môi trƣờng. Trên thực tế, khoảng 700 tỷ USD đƣợc chi ra mỗi năm bởi các chính phủ trên khắp thế giới để trợ cấp cho việc sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch; khoản chi này lớn gấp năm lần tổng số tiền dành cho hỗ trợ phát triển. Phần lớn nguồn trợ cấp đƣợc phân bổ đến chính phủ các nƣớc đang phát triển, trong nỗ lực làm dịu cú sốc tăng giá nhiên liệu đối với ngƣời nghèo. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trợ cấp nhiên liệu hóa thạch là không hiệu quả đối với ngƣời nghèo, thƣờng họ đƣợc hƣởng lợi không tƣơng xứng so với các nhóm có thu nhập cao hơn. Gỡ bỏ các khoản trợ cấp gây hại môi trƣờng hoặc thay thế bằng các loại hỗ trợ hƣớng đến các mục tiêu cụ thể hơn, chẳng hạn nhƣ hỗ trợ bằng hình thức chuyển tiền mặt, là cách tốt để góp phần thực hiện mục tiêu xã hội, đồng thời nới lỏng các hạn chế về mặt tài chính và cải thiện môi trƣờng. 5.5. Kinh tế Xanh và hai quan niệm về sản xuất và tiêu dùng bền vững có liên quan đến nhau như thế nào? Kinh tế Xanh cùng với sản xuất và tiêu dùng bền vững có thể đƣợc ví nhƣ hai mặt của một đồng xu: cả hai đều cùng hƣớng tới mục tiêu chung là đẩy nhanh quá trình tiến tới phát triển bền vững, áp dụng lên các chính sách công, các quy định, các hoạt động kinh doanh và hành vi xã hội trên cả hai phƣơng diện vi mô và vĩ mô. Sản xuất và tiêu dùng bền vững tập trung chủ yếu vào việc tăng hiệu quả của việc sử dụng tài nguyên trong quá trình sản xuất và tiêu thụ. Thêm vào đó, các hoạt động của Kinh tế Xanh xem xét các xu hƣớng kinh tế vĩ mô và các công cụ điều tiết mà chính phủ có thể sử dụng, thông qua các chính sách kinh tế và các loại hình chính sách khác nhằm thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và tạo việc làm, đáp ứng các tiêu chuẩn xanh hóa nền kinh tế.
  10. Trên thực tế, để đạt đƣợc mục tiêu trên, cần có sự hỗ trợ lẫn nhau giữa một bên là nền Kinh tế Xanh và bên kia là sản xuất và tiêu dùng bền vững. Sự hỗ trợ đó đƣợc thể hiện qua các hình thức can thiệp mang tính vĩ mô và vi mô, hay các yêu cầu thay đổi trong chính sách và quy định về đầu tƣ và hoạt động kinh doanh, cũng nhƣ thay đổi hành vi trong xã hội. Cả hai yếu tố trên đều đóng vai trò quan trọng trong chƣơng trình nghị sự quốc tế. 10 năm Chương trình khung về sản xuất và tiêu dùng bền vững (10 YFP) là một trong những chủ đề chính của Chương trình nghị sự Ủy ban về Phát triển bền vững (CSD), đƣợc tổ chức nhƣ một thành quả của Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển Bền vững (Johanesburg, 2002). Xây dựng nền Kinh tế Xanh trong bối cảnh phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo là một trong hai chủ đề chính của Hội nghị Liên hợp quốc về Phát triển Bền vững (Rio +20) diễn ra vào tháng 6 năm 2012 tại Rio de Janeiro. 5.6. Kinh tế Xanh có thể tạo ra việc làm như thế nào? Nền Kinh tế Xanh có khả năng tạo ra việc làm trong một loạt các lĩnh vực mới nổi và nhiều tiềm năng, chẳng hạn nhƣ nông nghiệp hữu cơ, năng lƣợng tái tạo, giao thông công cộng, cải tạo các khu công nghiệp, tái chế Một công việc tốt đƣợc hiểu nhƣ là công việc có năng suất lao động cao, cùng với hiệu quả về cải thiện môi trƣờng sinh thái và ổn định lƣợng khí thải ra ở mức thấp, sẽ góp phần tăng thu nhập, thúc đẩy tăng trƣởng và giúp bảo vệ môi trƣờng - khí hậu. Đã có rất nhiều những việc làm xanh nhƣ vậy đƣợc tạo ra, đặc biệt là trong ngành năng lƣợng tái tạo. Tuy nhiên, để đảm bảo một quá trình chuyển đổi nhịp nhàng sang nền Kinh tế Xanh, cần thiết phải có nỗ lực phối hợp trong việc tạo ra việc làm. Các chính sách về xã hội sẽ cần phải đƣợc phát triển cùng với các chính sách về môi trƣờng và kinh tế. Để đảm bảo một quá trình chuyển đổi nhịp nhàng, nhà nƣớc cần tập trung vào các vấn đề quan trọng và cấp thiết, nhƣ đầu tƣ vào những kỹ năng mới, không thể thiếu cho một nền kinh tế toàn cầu, các-bon thấp; hay nghiên cứu các chính sách cần thiết để điều chỉnh việc làm trong các lĩnh vực chủ chốt nhƣ năng lƣợng và giao thông vận tải. 5.7. Kinh tế Xanh bảo vệ sự đa dạng sinh học như thế nào? Suy giảm đa dạng sinh học làm giảm phúc lợi của một bộ phận dân số thế giới, trong khi một bộ phận dân số khác gặp phải những vấn đề trầm trọng hơn vì đói nghèo. Nếu tình trạng này tiếp tục, nó có thể gây ảnh hƣởng đến sự hoạt động của các hệ sinh thái điều hoà khí hậu trong dài hạn và có thể dẫn đến những biến đổi không thể lƣờng trƣớc và có thể không đảo ngƣợc trong hệ thống trái đất và những thay đổi trong các dịch vụ hệ sinh thái. Hơn nữa, hệ sinh thái là nguồn cung chủ yếu các nguyên liệu phục vụ cho phát triển kinh tế. Bởi những lý do này mà việc gìn giữ và bảo vệ các hệ sinh thái là trọng tâm của Chương trình nghị sự Kinh tế Xanh. Ngoài ra, đầu tƣ xanh cũng nhằm giảm những hệ quả tiêu cực do các yếu tố bên ngoài gây ra bởi việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ, đầu tƣ vào bảo vệ rừng không những duy trì một loạt các ngành và sinh kế của con ngƣời mà còn bảo tồn 80% các loài trên cạn. Bằng cách thúc đẩy đầu tƣ vào lâm nghiệp xanh, Chương trình nghị sự Kinh tế Xanh sẽ góp phần ổn định đời sống kinh tế của hơn 1 tỷ ngƣời hiện đang sinh sống bằng các sản phẩm từ gỗ, giấy và chất xơ, với tổng thu nhập chỉ chiếm 1% GDP toàn cầu.
  11. 5.8. Kinh tế Xanh có thể đem lại điều gì cho các nước đang phát triển? Chính sách Kinh tế Xanh có thể giúp các nƣớc đang phát triển đạt đƣợc các lợi ích kinh tế và xã hội về nhiều mặt, chẳng hạn nhƣ thông qua việc triển khai các công nghệ năng lƣợng sạch và cải thiện tiếp cận với các dịch vụ năng lƣợng; nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thông qua đầu tƣ và áo dụng sản xuất sạch hơn; đảm bảo an ninh lƣơng thực thông qua việc sử dụng nhiều phƣơng pháp nông nghiệp bền vững và tiếp cận với các thị trƣờng mới nổi nhờ các hàng hóa và dịch vụ “xanh” của họ. Những tiến bộ trong khai thác hiệu quả tài nguyên và đa dạng hóa các nguồn năng lƣợng sẽ góp phần giảm chi phí nhập khẩu và đảm bảo an ninh năng lƣợng cho các quốc gia, tránh những biến động của giá cả thị trƣờng; đồng thời hạn chế các ảnh hƣởng môi trƣờng và chi phí liên quan đến sức khỏe từ những hoạt động sản xuất. Tất nhiên, mỗi quốc gia phải tự đánh giá các nguồn cung cấp vốn của mình và xem xét khả năng để có thể tối ƣu hóa cơ hội cho sự tăng trƣởng kinh tế bền vững. Trong bản báo áo cáo gần đây của UNEP có tựa đề: "Những câu chuyện thành công của các nƣớc đang phát triển", nhờ có sự hỗ trợ từ các chính sách và các khoản đầu tƣ xanh, hàng loạt các sáng kiến đã đem lại những lợi ích tích cực cho các nƣớc đang phát triển; và nếu đƣợc mở rộng và tích hợp vào chiến lƣợc toàn diện, có thể tạo ra một con đƣờng phát triển bền vững, mà ở đó sự phát triển - việc làm và ngƣời nghèo đều đƣợc quan tâm và coi trọng. 5.9. Liệu Kinh tế Xanh có dẫn đến chủ nghĩa bảo hộ hay không? Nhiều ngƣời cho rằng việc chuyển đổi sang một nền Kinh tế Xanh có thể dẫn đến bảo hộ thƣơng mại và gia tăng các điều kiện về viện trợ phát triển. Nhằm khuyến khích việc áp dụng các giải pháp bền vững, nhiều biện pháp thƣơng mại đã đƣợc sử dụng nhƣ các hạn ngạch tiêu chuẩn, trợ giá, đầu tƣ công thƣờng bị cho là có khả năng dẫn đến bảo hộ xanh. Có ý kiến cho rằng, các tiêu chuẩn về môi trƣờng – mặc dù đem lại hiệu quả trong việc kích thích thị trƣờng hàng hóa và dịch vụ bền vững – có thể bị coi nhƣ một rào cản cho các nhà xuất khẩu đến từ các nƣớc đang phát triển, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa – những đối tƣợng thƣờng thiếu các nguồn lực cần thiết để đáp ứng các tiêu chuẩn. Vì vậy, cần xem xét, cân nhắc để tìm ra giải pháp hợp lý, vừa đảm bảo khả năng tiếp cận thị trƣờng, vừa bảo vệ sức khỏe và môi trƣờng. Ở cấp độ quốc tế, một trong những cách thức nhằm giảm nhẹ nguy cơ này là đảm bảo sự tham gia của các nƣớc đang phát triển trong các cuộc đàm phán - thiết lập tiêu chuẩn và quy trình có liên quan. Ở cấp độ quốc gia, cần xem xét các tác động của việc xây dựng các chính sách xanh đến hoạt động thƣơng mại với các nƣớc khác, đặc biệt là với các nƣớc có thu nhập thấp. 5.10. Chính phủ có thể làm gì để hỗ trợ cho việc chuyển đổi sang Kinh tế Xanh? Để kích thích đầu tƣ xanh và hỗ trợ cho việc chuyển đổi sang nền Kinh tế Xanh, chính phủ có thể xem xét đẩy mạnh việc áp dụng một số chính sách, từ các công cụ điều tiết kinh tế, các quan hệ đối tác công - tƣ đến các sáng kiến tự nguyện. Sự phù hợp và tính hiệu quả của việc áp dụng một chính sách lên một quốc gia thƣờng phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn lực hiện có và năng lực của quốc gia đó. Chính phủ có thể áp dụng thông qua các chính sách tài khóa và tài chính công. Ví dụ, đầu tƣ công cho nghiên cứu và phát triển là một giải pháp hiệu quả nhằm khuyến
  12. khích sự đổi mới cần thiết sang một nền Kinh tế Xanh. Đối với nhiều quốc gia đang phát triển, việc tiếp cận với nguồn vốn còn nhiều hạn chế, thì đầu tƣ công cho Kinh tế Xanh đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Thông qua các nỗ lực về đầu tƣ công bền vững, chính phủ cũng có thể kích cầu cho thị trƣờng các sản phẩm và dịch vụ xanh. Ngoài ra, chính phủ cần điều chỉnh các tác động ngoại lai tiêu cực, bằng cách đảm bảo rằng giá cả phản ánh chi phí thực tế của hàng hoá và dịch vụ, bao gồm cả chi phí môi trƣờng – điều mà thị trƣờng thƣờng không nắm bắt đƣợc; sử dụng công cụ thuế – chẳng hạn nhƣ thuế về ô nhiễm – cũng là những can thiệp về chính sách quan trọng cần đƣợc chính phủ quan tâm nhiều hơn. Một khuôn khổ pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động Kinh tế Xanh và xử lý nghiêm các hình thức sản xuất và tiêu dùng gây hại cũng rất cần thiết. Nâng cao năng lực của chính phủ và các bên liên quan, cũng nhƣ kêu gọi sự hỗ trợ từ phía cộng đồng có thể đóng góp vào quá trình chuyển đổi sang nền Kinh tế Xanh. 6. KINH TẾ XANH - CHÌA KHÓA CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Kinh tế Xanh - mục tiêu hƣớng tới Phát triển Kinh tế Xanh đang trở thành mối quan tâm của cộng đồng quốc tế và lựa chọn chính sách phát triển của nhiều quốc gia hƣớng tới mục tiêu chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế theo hƣớng bền vững , đi đôi với duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia . Gần đây nhất , tại Hội nghị Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dƣơng (APEC) bế mạc ngày 13/11 tại đảo Hawai (Mỹ), các nhà lañ h đaọ APEC đã xác định cần phải giải quyết các thách thƣ́ c môi trƣờng và kinh tế của khu vƣc̣ bằng cách hƣớng đến nền kinh tế xanh , có hàm lƣợng carbon thấp , nâng cao an ninh năng lƣơṇ g và taọ nguồn mới cho tăng trƣởng kinh tế và viêc̣ là m. Trung Quốc đã dành khoảng 40% gói kích thích kinh tế vào các ngành Kinh tế Xanh, tập trung vào năng lƣợng tái tạo và hiệu quả năng lƣợng, cam kết tăng tỷ lệ sử dụng năng lƣợng tái tạo lên 16% vào năm 2020. Một số quốc gia Đông Nam Á có quy
  13. mô nền kinh tế nhƣ Việt Nam cũng đã đƣa Kinh tế Xanh vào các kế hoạch và chƣơng trình phát triển quốc gia trung và dài hạn. Philippines đã ban hành Chƣơng trình phát triển xanh, tranh thủ hỗ trợ của ADB để phát triển các dự án tái chế và phát thải CO2 thấp. Malaysia đã đƣa ra chính sách phát triển công nghệ xanh với bốn trụ cột chính là năng lƣợng, môi trƣờng, kinh tế và xã hội. Chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế từ “nâu” sang “xanh” Mặc dù đã đạt đƣợc những thành tựu đáng khích lệ trong phát triển kinh tế nhƣng Việt Nam cũng đã bộc lộ rõ những yếu tố chƣa thực sự bền vững. Theo bà Nguyễn Lệ Thủy, Phó Chánh văn phòng phát triển bền vững - Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, hiện Việt Nam có chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế thấp, chƣa hiệu quả và sức cạnh tranh còn yếu. Tăng trƣởng kinh tế mới chỉ dựa vào khai thác tài nguyên với cƣờng độ cao, trong khi trình độ công nghiệp còn lạc hậu, lại chậm đổi mới nên mức độ tiêu tốn năng lƣợng, nƣớc, nguyên vật liệu lớn. Bên cạnh đó tình trạng suy kiệt nguồn nƣớc đang diễn ra, nhiều loại khoáng sản đang dần dần bị cạn kiệt và chƣa đƣợc quản lý tốt. Đa dạng sinh học bị suy giảm và môi trƣờng tiếp tục bị xuống cấp trong khi các thảm họa do thiên tai và những diễn biến về thay đổi khí hậu toàn cầu đang tăng nhanh. Biến đổi khí hậu đang trở thành một thách thức lớn đối với Việt Nam trong thế kỷ 21. Chính vì vậy phát triển Kinh tế Xanh đƣợc xem là một chiến lƣợc cần thiết để đạt đƣợc phát triển bền vững. Phát triển Kinh tế Xanh không những giảm phát thải khí nhà kính, giảm nhẹ biến đổi khí hậu mà còn nâng cao chất lƣợng của tăng trƣởng, thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu dùng theo hƣớng bền vững và cải thiện đời sống con ngƣời. Tại Việt Nam, tăng trƣởng xanh đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm. Tại Diễn đàn “Kinh tế Xanh trong bối cảnh phát triển bền vững ở Việt Nam”, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đã đƣa ra Khung Chiến lƣợc tăng trƣởng xanh của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và Tầm nhìn đến 2050. Trong Khung chiến lƣợc, ba mục tiêu chính đƣợc nhấn mạnh nhƣ giảm phát thải khí nhà kính, xanh hóa sản xuất và xanh hóa lối sống và tiêu dùng đƣợc đặc biệt quan tâm. Trong đó, một số chỉ tiêu cụ thể nhƣ giảm chất lƣợng phát khí thải nhà kính trong các hoạt động năng lƣợng từ 10% đến 20% cho giai đoạn 2011 – 2020 và từ 35% - 45% cho giai đoạn 2020 – 2030; giá trị sản phẩm các ngành công nghệ cao trong GDP đạt khoảng 42% - 45% trong giai đoạn 2010 – 2020 và 80% trong giai đoạn 2020 – 2030. Ngoài ra, 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh mới thành lập phải áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải Để thực hiện các mục tiêu trên, ông Phạm Hoàng Mai, Vụ trƣởng Vụ Khoa học Giáo dục, Tài nguyên và Môi trƣờng - Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, cho rằng cần thực hiện đồng bộ và hiệu quả một số giải pháp. Đó là xây dựng và hoàn thiện thể chế; tăng cƣờng vai trò quản lý của Nhà nƣớc; tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân; nghiên cứu ban hành và sử dụng các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật và xây dựng hệ thống thông tin tƣ liệu về tăng trƣởng xanh. Việc huy động nguồn vốn và cơ
  14. chế tài chính; chủ động tiếp cận các nguồn tài chính khí hậu; đào tạo và phát triển nhân lực; tăng cƣờng nghiên cứu khoa học và công nghệ cũng là giải pháp đƣợc ông Phạm Hoàng Mai đề cập. Những thách thức phía trƣớc Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Tài, Viện trƣởng Viện Chiến lƣợc chính sách tài nguyên và môi trƣờng - Bộ Nông nghiệp và Nông thôn, xây dựng chiến lƣợc phát triển Kinh tế Xanh ở Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức. Đó là ngành sản xuất năng lƣợng sạch chƣa phát triển; thiếu vắng những ngành kinh tế hỗ trợ, giải quyết hậu quả về môi trƣờng; đa dạng sinh học bị suy giảm mạnh, diện tích các hệ sinh thái tự nhiên bị thu hẹp. Ông Chung Heuk-Jin, chuyên gia Viện Chiến lƣợc Chính sách, Tài nguyên và Môi trƣờng Hàn Quốc, cho rằng một trong những thách thức đối với Hàn Quốc cũng nhƣ Việt Nam trong việc phát triển Kinh tế Xanh hiện nay là cần phải có sự ủng hộ và tham gia của công chúng cũng nhƣ sự tham gia của các ngành công nghiệp. Giáo sƣ Nguyễn Quang Thái, Hội Khoa học kinh tế Việt Nam, chia sẻ cần phải nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vấn đề này, đặc biệt là nhận thức của các doanh nghiệp vì các doanh nghiệp là những nhân tố chính đóng góp vào quá trình tăng trƣởng xanh. Đại diện Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam cũng cho rằng vai trò của doanh nghiệp trong phát triển Kinh tế Xanh là rất quan trọng. tuy nhiên cần có cơ chế rõ ràng để các doanh nghiệp tham gia hiệu quả hơn. Theo vị đại diện này, hiện một số ngành kinh tế thân thiện với môi trƣờng nhƣng khó khăn về vốn, đầu ra của sản phẩm thiếu ổn định, lợi thế cạnh tranh thấp. Một thách thức không nhỏ trong việc thực hiện Kinh tế Xanh ở Việt Nam hiện nay là vấn đề huy động nguồn vốn. Mặc dù Việt Nam đã thoát khỏi ngƣỡng của nƣớc nghèo nhƣng tích lũy quốc gia so với các nƣớc đã phát triển còn quá thấp, điều này ảnh hƣởng không nhỏ tới quá trình triển khai hƣớng tới “Nền Kinh tế Xanh”. Hiện, mức thu nhập bình quân đầu ngƣời ở Việt Nam còn thấp (hơn 1.000 USD), chỉ bằng 1/10 so với mức trung bình của thế giới (10.000 USD). Bà Setsuko Yamazaki, Giám đốc quốc gia UNDP Việt Nam, cho rằng, vai trò và sự đóng góp của các tổ chức quốc tế trong việc tăng cƣờng năng lực thực hiện Kinh tế Xanh cho Việt Nam là rất cần thiết. Theo bà, “tăng trƣởng xanh cần có một khung tài chính/tài khóa xanh để xây dựng cơ chế chung cho các nguồn tài chính khác nhau và giúp triển khai thực hiện cơ chế đối tác công tƣ”. Ngoài ra, theo nhiều chuyên gia, thực tế công nghệ sản xuất ở Việt nam hiện nay so với thế giới phần lớn là công nghệ cũ, tiêu hao năng lƣợng lớn. Việc thay đổi công nghệ mới phù hợp với nền Kinh tế Xanh là thách thức không nhỏ nếu không có trợ giúp của các nƣớc có công nghệ cao trên thế giới. Nhiều vùng nông thôn và khu vực
  15. miền núi, sinh kế ngƣời dân còn gặp nhiều khó khăn cũng là những trở ngại với Việt Nam trong việc hƣớng tới nền Kinh tế Xanh. 7. KINH TẾ XANH: NHỮNG CÂU CHUYỆN THÀNH CÔNG TRÊN THẾ GIỚI Kinh tế Xanh có thể đƣợc định nghĩa là một trong những biện pháp giúp nâng cao đời sống của con ngƣời và thúc đẩy công bằng xã hội, trong khi làm giảm thiểu đáng kể rủi ro cho môi trƣờng và cạn kiệt tài nguyên. Nền Kinh tế Xanh đặc trƣng bởi mức tăng đáng kể đầu tƣ vào các lĩnh vực kinh tế, chú trọng xây dựng và bảo tồn các nguồn vốn tự nhiên của Trái Đất hoặc giảm thiểu các rủi ro môi trƣờng và cạn kiệt tài nguyên. Những lĩnh vực này bao gồm năng lƣợng tái tạo, các phƣơng tiện giao thông, các tòa nhà thân thiện với môi trƣờng, công nghệ sạch, cải thiện phƣơng pháp xử lý chất thải, cung cấp nƣớc sạch, phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản bền vững. Những khoản đầu tƣ này đƣợc thực hiện dƣới sự hỗ trợ, thúc đẩy của việc cải cách chính sách quốc gia và phát triển hệ thống chính sách quốc tế cũng nhƣ cơ sở hạ tầng. Sáng kiến Kinh tế Xanh của UNEP, đƣợc đƣa ra vào cuối năm 2008 mục tiêu chính là cung cấp các phân tích và hỗ trợ về xây dựng chính sách đầu tƣ phát triển các lĩnh vực xanh cũng nhƣ chính sách giúp “xanh hóa” nền kinh tế. Sáng kiến sẽ phân tích, đánh giá xem làm cách nào các lĩnh vực nhƣ năng lƣợng tái tạo, công nghệ sạch và nông nghiệp bền vững lại có thể góp phần vào tăng trƣởng kinh tế, tạo ra công ăn việc làm, công bằng xã hội và xóa đói giảm nghèo trong khi giải quyết những thách thức khí hậu và sinh thái. Sáng kiến Kinh tế Xanh bao gồm bộ ba các hoạt động: 1. Xuất bản Báo cáo Kinh tế Xanh và những tài liệu nghiên cứu liên quan trong đó phân tích những tác động của đầu tƣ xanh trong các lĩnh vực từ năng lƣợng tái tạo đến nông nghiệp bền vững đến kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo; đồng thời cung cấp các hƣớng dẫn về xây dựng chính sách để thúc đẩy đầu tƣ trong các lĩnh vực đó. 2. Cung cấp dịch vụ tƣ vấn về cách thức tiến tới xây dựng nền Kinh tế Xnh tại những quốc gia cụ thể. 3. Kết nối một hệ thống lớn bao gồm các cơ quan nghiên cứu, tổ chức phi chính phủ, các đối tác kinh doanh và đối tác của Liên hợp quốc vào quá trình thực hiện Sáng kiến Kinh tế Xanh.
  16. Những câu chuyện thành công Các phân tích kinh tế trong Báo cáo Kinh tế Xanh đƣợc xây dựng dựa trên kết quả của những sáng kiến trên toàn thế giới. Một số đến từ các nƣớc đang phát triển, bao gồm cả các nền kinh tế mới nổi, cho thấy những tác động tích cực của các khoản đầu tƣ và chính sách xanh; cho thấy nếu đƣợc mở rộng và tích hợp thành một chiến lƣợc toàn diện thì sẽ tạo ra một con đƣờng phát triển mới, vì sự phát triển, việc làm và vì ngƣời nghèo. Dƣới đây là những câu chuyện đƣợc lựa chọn ra trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tất cả các câu chuyện đều cho thấy lợi ích kinh tế, xã hội và môi trƣờng của Kinh tế Xanh. Cho dù ở mức độ quốc gia hay địa phƣơng, chỉ cần có sự lãnh đạo đúng đắn và tầm nhìn, chúng ta có thể tạo nên sự thay đổi. Tám câu chuyện là những minh chứng cho sự quan tâm ngày càng tăng của các nƣớc đang phát triển đối với Kinh tế Xanh. 1. Năng lƣợng tái tạo ở Trung Quốc 2. Thuế tái tạo ở Kenya 3. Nông nghiệp hữu cơ ở Uganda 4. Quy hoạch đô thị bền vững tại Brazil 5. Cơ sở hạ tầng sinh thái ở nông thôn Ấn Độ 6. Quản lý rừng tại Nepal 7. Dịch vụ sinh thái ở Ecuador 8. Năng lƣợng mặt trời tại Tunisia 1. NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO Ở TRUNG QUỐC Trung Quốc đang thực hiện những bƣớc tiến đáng kể để chuyển sang một chiến lƣợc tăng trƣởng sạch dựa trên sự phát triển các nguồn năng lƣợng tái tạo. Kế hoạch 5 năm lần thứ 11 cho thấy một sự tăng đáng kể đầu tƣ vào các lĩnh vực Kinh tế Xanh, đặc biệt là năng lƣợng tái tạo và hiệu quả năng lƣợng. Kế hoạch cũng đề xuất tới năm 2010 giảm lƣợng tiêu thụ năng lƣợng xuống 20% GDP so với năm 2005. Thêm vào đó, chính phủ Trung Quốc cam kết, đến năm 2012 năng lƣợng tái tạo sẽ chiếm 16% tổng năng lƣợng tiêu thụ. Luật Năng lƣợng tái tạo của Trung Quốc (thông qua năm 2005) đƣợc coi là bộ luật định hƣớng cho sự phát triển của ngành này. Bộ Luật này cung cấp một loạt các ƣu đã tài chính, chẳng hạn nhƣ một quỹ quốc gia để thúc đẩy phát triển năng lƣợng tái tạo, cho vay, ƣu đãi về thuế cho các dự án năng lƣợng tái tạo; yêu cầu các nhà khai thác lƣới điện mua các nguyên liệu từ các nhà sản xuất năng lƣợng tái tạo đã đăng ký. Sự kết hợp giữa đầu tƣ và các chính sách ƣu đãi tạo điều kiện cho những bƣớc tiến lớn trong việc phát triển năng lƣợng gió và năng lƣợng mặt trời của Trung Quốc. Năng lượng gió Từ năm 2005 - 2009, tốc độ tăng trƣởng hàng năm công suất phát điện từ năng lƣợng gió đều hơn 100%. Cùng với việc lắp đặt thêm (năm 2009) nâng tổng công suất thêm 13,8 GW, Trung Quốc đã trở thành nƣớc dẫn đầu thế giới về công suất bổ sung và thứ 2 thế giới (sau Mỹ) về công suất lắp đặt. Tham vọng phát triển ngành này còn
  17. thể hiện ở mục tiêu tăng công suất lắp đặt từ 30 GW lên 100 GW năm 2020 của chính phủ. Để trực tiếp khuyến khích sản xuất tua-bin gió ở các địa phƣơng, Trung Quốc đã thực hiện chính sách khuyến khích liên doanh và chuyển giao công nghệ trong công nghệ tua-bin gió lớn và bắt buộc sử dụng các sản phẩm tua-bin gió của địa phƣơng trong các công trình. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng trợ cấp chi phí R&D (nghiên cứu và phát triển) cho việc sản xuất năng lƣợng gió, đặc biệt năm 1996 đã thành lập Quỹ năng lƣợng tái tạo. Các nhà sản xuất tua-bin gió địa phƣơng nhƣ Sinovel Wind, Goldwind Science và Technology, and Dongfang Electric, tới năm 2008, đã chiếm hơn một nửa thị trƣờng, vốn bị chi phối bởi các nhà cung cấp nƣớc ngoài. Năm 2006, Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia Trung Quốc đã ban hành các biện pháp tạm thời về quản lý thuế và phân bố phí năng lƣợng tái tạo. Cùng với Luật Năng lƣợng tái tạo, các quy định khuyến khích giảm giá năng lƣợng gió quy định rằng một mô hình giá cả cạnh tranh đấu thầu đƣợc sử dụng cho thị trƣờng điện gió ở Trung Quốc. Điện mặt trời Trung Quốc là nhà sản xuất pin (PV) năng lƣợng mặt trời lớn nhất của thế giới, đáp ứng 45% nhu cầu PV năng lƣợng mặt trời toàn cầu (năm 2009). Thị trƣờng trong nƣớc về năng lƣợng mặt trời đã bắt đầu phát triển những năm gần đây, với khoảng 160 MW PV năng lƣợng mặt trời đƣợc cài đặt và kết nối với lƣới điện trong năm 2009. Nhƣng cùng với 12GW ở các dự án lớn, Trung Quốc có thể nhanh chóng trở thành một thị trƣờng lớn ở châu Á và trên thế giới. Đối với pin mặt trời, Chính phủ cũng đã chỉ ra rằng các mục tiêu cho công suất lắp đặt vào năm 2020 có thể đƣợc tăng từ 1,8GW đến 20GW. Trung Quốc hiện là thị trƣờng lớn nhất thế giới về năng lƣợng nƣớc nóng mặt trời, chiếm gần hai phần ba tổng lƣợng tiêu thụ toàn cầu. Hơn 10% hộ gia đình ở Trung Quốc sử dụng thiết bị đun nƣớc nóng mặt trời với hơn 160 triệu m2 diện tích lắp đặt. Sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp sản xuất bình nƣớc nóng năng lƣợng mặt trời mang lại lợi nguận cho cả các nhà sản xuất lẫn các hộ gia đình. Nhiều hộ gia đình đƣợc sử dụng nƣớc nóng hơn, kéo theo các lợi ích về sức khỏe và vệ sinh. Trong chính sach pháp triển, việc lắp đặt các hệ thống năng lƣợng nƣớc nóng mặt trời đƣợc ƣu tiêu cho các lĩnh vực tiêu dùng, chẳng hạn nhƣ bệnh viện, trƣờng học, nhà hàng, hồ bơi Việc làm Đến hết năm 2009, lĩnh vực năng lƣợng tái tạo tại ra sản phẩm trị giá 17 tỷ USD và sử dụng khoảng 1,5 triệu lao động, trong đó 600 nghìn lao động trong ngành nhiệt mặt trời, 266 nghìn trong ngành năng lƣợng sinh học, 55 nghìn trong ngành điện mặt trời và hơn 22 nghìn trong ngành năng lƣợng gió. Chỉ trong năm 2009, ƣớc tính có trên 300,000 việc làm mới đã đƣợc tạo ra. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy một ví dụ về tăng trƣởng trong lĩnh vực năng lƣợng tái tại, có thể tạo ra công ăn, việc làm và tạp thu nhập trong ngành công nghiệp xanh.
  18. 2. THUẾ TÁI TẠO Ở KENYA Tình trạng sử dụng năng lƣợng của Kenya vốn đƣợc biết đến phụ thuộc nặng nề vào xăng dầu nhập khẩu; chính vì vậy đất nƣớc này đang phải đối mặt với những thách thức liên quan tới việc sử dụng không bền vững năng lƣợng. Tháng 3 năm 2008, Bộ Năng lƣợng Kenya đã thông qua Thuế tái tạo đồng thời nhận định “Các nguồn năng lƣợng tái tạo bao gồm mặt trời, gió, nƣớc, sinh học và chất thải có đầy đủ tiềm năng tạo ra lợi nhuận và công việc; và hơn hết cả, góp phần vào việc đa dạng hóa các nguồn cung năng lƣợng”. Thuế tái tạo (Feed in Tariff - FIT) là một công cụ chính sách bắt buộc các công ty năng lƣợng hoặc các bộ phận chịu trách nhiệm vận hành lƣới điện quốc gia mua điện từ các nguồn năng lƣợng tái tạo tại một mức giá đƣợc xác định trƣớc đó là đủ hấp dẫn để kích thích đầu tƣ mới trong tái sản xuất ngành năng lƣợng tái tạo. Điều này đảm bảo cho những ngƣời sản xuất điện từ các nguồn năng lƣợng tái tạo nhƣ mặt trời, gió có một thị trƣờng và nguồn thu cố định để tiếp tục sản xuất. Các quy định khác của FIT bao gồm đấu nối vào mạng lƣới điện, thỏa thuận mua bán điện dài hạn và giá cả thiết lập cho mỗi kilowatt giờ (kWh). Chính sách FIT của Kenya hƣớng đến những mục tiêu: a. Kích thích đầu tƣ vào ngành sản xuất điện từ các nguồn năng lƣợng tái tạo bằng cách tạo ra thị trƣờng ổn định và an ninh đầu tƣ; b. Giảm giao dịch và chi phí hành chính bằng cách loại bỏ quá trình đấu thầu thông thƣờng c. Khuyến khích các nhà đầu tƣ tƣ nhân vận hành các nhà máy điện hiệu để tối đa hóa lại nhuận, Bằng chác tại ra một cam kết lâu dài về phát triển các nguồn năng lƣợng tái tạo và quy định độ dài tối thiểu của một thỏa thuận mua điện là 20 năm, Chính phủ Kenya đã thực hiện một bƣớc quan trọng trong việc phát triển tiềm năng đáng kể của đất nƣớc về sản xuất năng lƣợng tái tạo, trong khi vẫn theo đuổi các lợi ích kinh tế quan trọng, các mục tiêu chính sách môi trƣờng và xã hội. Những lợi ích a. Tính toàn vẹn môi trƣờng, bao gồm việc giảm lƣợng khí thải gây hiệu ứng nhà kính b. Tăng cƣờng an ninh năng lƣợng, giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu và đối phói hiệu quả với sự khan hiếm cũng nhƣ biến động giá cả của nguồn nguyên liệu hóa thạch trên toàn cầu; và c. Tăng cƣờng khả năng cạnh tranh kinh tế và tạo việc làm. Tiềm năng năng lƣợng tái tạo lớn nhất tại Kenya là ở vùng nông thôn nên ảnh hƣởng của chính sách FIT sẽ làm giảm giá thành điện cho ngƣời tiêu dùng đồng thời kích thích lao động nông thôn. Điều này không chỉ xảy ra thông qua việc xây dựng các nhà máy điện, mà còn trong sản xuất nông-công nghiệp, đặc biệt trong ngành công nghiệp mía đƣờng, vốn là ngành công nghiệp mũi nhọn trong nƣớc.
  19. Có thể thấy Kenya đã cung cấp một ví dụ về phát triển hƣớng tới tƣơng lai thông qua chính sách năng lƣợng, cải thiện dòng lợi nhuận cho nhà sản xuất nhỏ ở nông thôn, và tăng cƣờng phát triển địa phƣơng. 3. NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ Ở UGANDA Uganda đã có những bƣớc tiến quan trọng trong quá trình chuyển đổi sản xuất nông nghiệp thông thƣờng thành một hệ thống canh tác hữu cơ, với những lợi ích đáng kể cho kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Nông nghiệp hữu cơ (Organic Agriculture - OA) thúc đẩy và tăng cƣờng sức khỏe, hệ sinh thái nông nghiệp, bao gồm cả đa dạng sinh học, chu kỳ sinh học và hoạt động sinh học đất. Ngăn cấm việc sử dụng các yếu tố đầu vào tổng hợp, chẳng hạn phân bón và thuốc trừ sâu. Uganda là một trông số những nƣớc sử dụng phân bón nhân tạo ít nhất thế giới, ƣớc tính ít hơn 2% (hoặc 1kg/ha). Việc không sử dụng phân bón nhƣ là cơ hội để theo đuổi hình thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ, một hƣớng chính sách đƣợc chấp nhận rộng rãi bởi Uganda. Lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường của nông nghiệp hữu cơ ở Uganda Tại Uganda 85% dân số tham gia sản xuất nông nghiệp, đóng góp 42% vào GDP của cả nƣớc và 80% thu nhập xuất khẩu trong năm 2005/2006. Ngay từ năm 1994 một số ít các công ty thƣơng mại đã bắt đầu tham gia nông nghiệp hữu cơ. Cùng thời gian đó xuất hiện một phong trào phát triển hƣớng tới nông nghiệp bền vững để nâng cao đời sống của ngƣời dân. Năm 2003, Uganda đứng thứ 13 thế giới và đứng đầu châu Phi về diện tích đất sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Đến năm 2004, Uganda đã có khoảng 185 nghìn ha đất thuộc phạm vi canh tác hữu cơ, chiếm hơn 2% đất nông nghiệp, với 45 nghìn nông dân đƣợc chứng nhận. Đến năm 2007, là 296,203ha đất sản xuất nông nghiệp hữu cơ với 206.803 nông dân đƣợc chứng nhận. Là một nhà sản xuất lớn các sản phẩm hữu cơ, Uganda thu đƣợc lợi ích quan trọng từ kim ngạch xuất khẩu và doanh thu cho nông dân. Xuất khẩu các sản xuất hữu cơ tăng từ 3,7 triệu USD năm 2003/2004, 6,2 triệu USD năm 2004/2005, trƣớc khi tăng lên 22,8 triệu USD năm 2007/2008. Thông qua canh tác hữu cơ, Uganda không chỉ thu lợi ích về kinh tế, mà nó cũng góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu, giảm lƣợng khí thải nhà kính (ƣớc tính lƣợng khí thải ra từ các trang trại hữu cơ ít hơn 64% so với lƣợng khí thải ra từ các trang trại thông thƣờng). Các nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng nông nghiệp truyền thống thải ra nhiều hơn so với nông nghiệp hữu cơ mỗi năm là 3 - 8 tấn carbon mỗi ha. Chính sách và thay đổi hệ thống góp phần thay đổi nông nghiệp của Uganda Tháng 7 năm 2009, chính phủ phát hành một dự thảo về chính sách nông nghiệp hữu cơi của Uganda. Dự thảo chính sách mô tả tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu và chiến lƣợc để hỗ trợ sự phát triển nông nghiệp hữu cơ, mô tả đây là “một trong những con đƣờng cho sự tự phát triển vì nó cung cấp cơ chế cho từng hộ nông dân để nâng cao năng suất, tăng lợi nhuận, góp phần đạt đƣợc các mục tiêu trong Kế hoạch hành động xoá đói giảm nghèo”. Dự thảo đƣợc đƣa ra dựa trên các biện pháp can thiệp ở 9 lĩnh vực: - Thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống sản xuất nông nghiệp bổ sung; - Phát triển một hệ thống chứng nhận, tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ;
  20. - Xúc tiến nghiên cứu và phổ biến các công nghệ phát triển; - Hỗ trợ phát triển thị trƣờng địa phƣơng, khu vực và quốc tế cho các sản hữu cơ - Phổ biến thông tin, kiến thức và kĩ năng thông qua giáo dục và đào tạo; - Cải thiện việc xử lý sau thu hoạch, bảo quản, lƣu trữ; - Sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sự tham gia của các nhóm lợi ích đặc biệt nhƣ phụ nữ, thanh niên và ngƣời nghèo. Tóm lại, Uganda đã biến việc sử dụng ít hóa chất trong nông nghiệp đã trở thành một lợi thế so sánh để phát triển nông nghiệp hữu cơ, tạo ra doanh thu và thu nhập cho nông dân sản xuất nhỏ. 4. QUY HOẠCH ĐÔ THỊ BỀN VỮNG TẠI BRAZIL Sự gia tăng nhanh chóng của các khu đô thị đã đặt ra nhiều thách thức về môi trƣờng và kinh tế - xã hội cho ngƣời dân, doanh nghiệp và đô thị. Kế hoạch quy hoạch không đầy đủ cùng với sự gia tăng của dân số thành thị kéo theo sự mở rộng khu vực thành phố và ngoại ô, làm tăng lƣợng phƣơng tiện cá nhân tham gia giao thông. Brazil có số dân số đô thị lớn thứ tƣ thế giới (sau Trung Quốc, Ấn Độ, và Hoa Kỳ), với tốc độ gia tăng hàng năm là 1,8% (từ năm 2005 tới 2010). Thành phố Curitiba, thủ phủ vùng Parana ở Brazil đã giải quyết thành công thách thức nói trên bằng cách thực hiện hệ thống sáng tạo trong những thập kỷ gần đây; tạo cảm hứng cho nhiều thành phố khác ở Brazil. Đặc biệt nổi tiếng với hệ thống Xe buýt nhanh, Curitiba cũng cung cấp một ví dụ về quy hoạch đô thị và công nghiệp tích hợp cho phép ra đời nhiều ngành công nghiệp mới và tạo ra công ăn việc làm. Quy hoạch bền vững cho sự tăng trưởng ở Curitiba Thông qua phƣơng pháp tiếp cận sáng tạo của mình trong quy hoạch đô thị, quản lý thành phố và quy hoạch giao thông đi lại, từ những năm 60, Curitiba đã có thể phát triển dân số từ 361.000 (năm 1960) lên 1,828 triệu (năm 2008), mà không phải chịu tác động của ô nhiễm môi trƣờng, tắc nghẽn giao thông và suy giảm không gian công cộng. Mật độ dân số trong thành phố đã tăng gấp ba lần từ 1970 đến 2008. Nhƣng cùng thời gian đó, diện tích không gian xanh trung bình cho mỗi ngƣời cũng tăng từ 1km2 trên 50km2. Một trong những yếu tố chính của việc quy hoạch thành phố Curitiba là việc xây dựng hệ thống giao thông làm sao để giải quyết đƣợc cả hai vấn đề mật độ và không gian xanh. Hệ thống giao thông sẽ đƣợc xây dựng - bằng cách tạo ra các vùng giao thông và đƣa các cơ sở hạ tầng giao thông công cộng vào sử dụng - đảm bảo cho các luồng phƣơng tiện tập trung quá nhiều ở trung tâm thành phố đồng thời phát triển nhà ở, dịch vụ và các địa điểm công nghiệp dọc theo các tuyền đƣờng quan trọng. Lợi ích kinh tế và môi trường Thành phố tạo ra các biện pháp hiệu quả để giảm lƣợng khí thải CO2 đặc biệt trong giao thông vận tải và trong các tòa nhà, vốn là hai trong số các nguồn thải ra nhiều khí nhất. Nhƣ một kết quả của quy hoạch đô thị tích hợp, Curitiba có tỷ lệ cao nhất về sử dụng phƣơng tiện giao thông công cộng ở Brazil (45%), và một trong những tỷ lệ thấp nhất về ô nhiễm không khí đô thị của đất nƣớc.
  21. Những hiệu quả về kinh tế cũng rất đáng kể. Sử dụng nhiên liệu của Curitiba là 30%. thấp hơn so với ở các thành phố lớn khác của Brazil. Tổn thất nhiên liệu do tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng tại Curitiba năm 2002 là khoảng 1 triệu USD, chỉ bằng 1/13 của Sao Paolo và 1/4 của Rio de Janeiro. Chính sách và quy hoạch thành phố cho cơ sở hạ tầng sinh thái và hoạt công nghiệp Bằng cách biến các khu vực dễ bị lũ lụt thành các khu công viên cây xanh, và tạo ra các hồ nhân tạo để giữ nƣớc lũ, Curitiba đã giải quyết vấn đề lũ lụt, kiểm soát lũ lụt và thoát nƣớc của mình. Chi phí của chiến lƣợc này, bao gồm cả chi phí di dời cƣ dân khu ổ chuột, đƣợc ƣớc tính ít hơn 5 lần so với việc xây dựng kênh mƣơng bê tông. Ngoài ra, nhƣ là một kết quả của quá trình này, giá trị tài sản của các khu vực lân cận đƣợc đánh giá cao hơn và doanh thu thuế cũng tăng. Chính quyền địa phƣơng đã thành lập Thành phố Công nghiệp Curitiba ở phía Tây của thành phố nhằm tránh gây ô nhiễm ảnh hƣởng vùng trung tâm. Khu vực này có quy định nghiêm ngặt về môi trƣờng và các ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trƣờng không đƣợc phép hoạt động tại đây. Sau ba thập kỷ, tại đây hiện nay có hơn 700 công ty, bao gồm cả hãng sản xuất hệ thống xe bus nhanh của thành phố và nhiều công ty công nghệ thông tin khác. Nơi đây đã tạo ra khoảng 50.000 việc làm trực tiếp và 150.000 việc làm gián tiếp, đóng góp vào 20% tổng sản phẩm xuất khẩu của Brazil. Curitiba cũng tích cực thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng quản lý chất thải và nâng cao nhận thức công chúng về phân loại và tái chế rác thải. Với 70% cƣ dân của thành phố tích cực tái chế, 13% chất thải rắn đƣợc tái chế ở Curitiba, trong khi tỷ lệ này ở Sao Paulo chỉ là 1%. Tóm lại, Curitiba đã cho chúng ta một ví dụ về làm thế nào quy hoạch đô thị thông minh có thể giúp tránh đƣợc chi phí lớn trong tƣơng lai và nâng cao hiệu quả, năng suất và chất lƣợng cuộc sống cho các cƣ dân của nó. 5. CƠ SỞ HẠ TẦNG SINH THÁI Ở NÔNG THÔN ẤN ĐỘ Đạo luật quốc gia về đảm bảo việc làm ở nông thôn Ấn Độ năm 2005 (NREGA) là chƣơng trình việc làm với mức lƣơng đảm bảo nhằm tăng cƣờng an ninh sinh kế cho các hộ gia đình bị thiệt thòi ở các vùng nông thôn. Đƣợc thực hiện bởi Bộ Phát triển nông thôn, NREGA trực tiếp tác động tới cuộc sống của ngƣời nghèo, thúc đẩy tăng trƣởng toàn diện, và cũng góp phần vào việc khôi phục và duy trì cơ sở hạ tầng sinh thái. Ngoài việc bổ sung lao động làm công ăn lƣơng, mục tiêu thứ cấp của NREGA là tăng cƣờng quản lý tài nguyên thiên nhiên nông thôn. Điều này đƣợc thực hiện bằng cách hỗ trợ các công trình nông thôn vốn là nạn nhân của hạn hán, phá rừng và xói mòn đất, từ đó khôi phục lại cơ sở hạ tầng tự nhiên. Là một trong những nhà sản xuất nông nghiệp hàng đầu của thế giới, Ấn Độ đã nhận thấy một sự đột biến về lƣợng nƣớc tiêu thụ cho lĩnh vực nông nghiệp trong những năm qua. Ƣớc tính lƣợng nƣớc tiêu thụ sẽ tăng gấp bốn lần từ năm 2000 đến năm 2050, lƣợng nƣớc dự trữ tại 4 con sông lớn có khả năng sẽ cạn kiệt vào giữa năm 2050. Tình trạng khan hiếm nƣớc là một hạn chế lớn đối với sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, ảnh hƣởng đến sinh kế của ngƣời dân và an ninh lƣơng thực. Chính vì thế, chiếm một nửa các dự án do NREGA hỗ trợ chính là các dự án về nƣớc (850.000 dự
  22. án đƣợc tài trợ từ năm 2006 đến 2008). NREGA đào tạo và cung cấp việc làm cho các dân làng để họ tự phát triển các giải pháp xử lý nƣớc, giải quyết tình trạng khan hiếm nƣớc tại nơi họ sống. Năm 2007 - 2008, hơn 3.000 giếng nƣớc cùng với máy bơm tay đã đƣợc xây dựng. NREGA cũng hỗ trợ phục hồi một mạng lƣới các bể chứa nƣớc có niên đại hơn 500 năm tại một khu vực khô cằn chủ yếu. Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với việc sản xuất cây trồng, vật nuôi, mà còn đã đóng góp vào bổ sung lƣợng nƣớc ngầm. Chỉ trong một thời gian ngắn, NREGA đã thành công trên khắp đất nƣớc. Trong việc thúc đẩy tăng trƣởng toàn diện và phục hồi cơ sở hạ tầng sinh thái, chƣơng trình còn có một tác động mạnh đối với việc trao quyền cho nhóm ngƣời nghèo hoặc bị thiệt thòi. Trong vòng 3 năm, chƣơng trình đã góp phần tăng mức lƣơng trung bình cho ngƣời lao động nông nghiệp hơn 25%. 6. QUẢN LÝ RỪNG Ở NEPAL Cộng đồng lâm nghiệp ở Nepal đã đóng góp vào việc khôi phục tài nguyên rừng ở đây. Rừng chiếm 40% diện tích đất. Mặc dù diện tích này bị giảm đi 1,9% hằng năm trong những năm 90, tình thế này đã đƣợc đảo ngƣợc thành 1,35% tăng hằng năm trong các năm 2000 - 2005. Cộng đồng lâm nghiệp là mấu chốt trong việc quản lí rừng ở Nepal. Những ngƣời sử dụng tài nguyên rừng ở đây hợp lại thành 1 cộng đồng ( CFUGs) để quản lí tài nguyên, còn chính phủ thì ủng hộ và tạo điều kiện. Quản lí rừng là hoạt động cộng đồng và cần rất ít hỗ trợ ngân sách từ chính phủ. Từ năm 1980, khoảng hơn 14.000 CFUGs đã đƣợc thành lập. Khoảng một phần tƣ diện tích rừng đƣợc bảo vệ bởi 35% dân số. Hiện nay, cộng đồng lâm nghiệp chỉ đứng thứ 2 sau chính phủ về việc bảo vệ rừng. Các nhóm sử dụng rừng lập ra kế hoạch riêng của họ, đề ra qui định thu hoạch, giá thành sản phẩm và mục đích sử dụng của những khoản lợi nhuận đạt đƣợc. Tăng trƣởng rõ rệt trong việc bảo vệ rừng đƣợc nhận thấy qua các dẫn chứng, nguồn nƣớc và đất đai cũng đƣợc quản lý. Lợi ích của cộng đồng lâm nghiệp Bảo vệ rừng tăng cơ hội việc làm và thu nhập. Các lợi ích kinh tế khác gồm có năng lƣợng bền từ gỗ. Quản lí rừng còn đóng góp vào việc bảo tồn thiên nhiên. Cộng đồng lâm nghiệp phát triển còn đƣa ra chƣơng trình học bổng cho các hộ gia đình khó khăn và cho vay để phát triển thu nhập. Các chính sách bảo vệ và ngăn chặn phá rừng Bộ bảo vệ rừng và đất đai đƣa ra 2 chính sách. Chính sách thứ nhất giúp Nepal gặt hái nhiều thành công trong việc bảo vệ rừng và môi trƣờng. Chính sách thứ 2 đƣợc đƣa ra để giúp đỡ các cộng đồng lâm nghiệp. Chính sách này cung cấp giấy tờ cho CFUGs công nhận là họ có quyền sử dụng và quản lý rừng. Điều ấn tƣợng trong việc quản lí rừng ở Nepal là rất nhiều những lợi ích đƣợc mang lại cho các cộng đồng nhƣ bảo vệ môi trƣờng, dịch vụ môi trƣờng và sự phát triển phúc lợi. 7. DỊCH VỤ SINH THÁI Ở ECUADOR
  23. Thành phố Quito là ví dụ tiên phong trong thị trƣờng các nƣớc đang phát triển về việc chuyển nƣớc lên vùng cao. Lƣợng nƣớc cung cấp cho 1,5 triệu ngƣời ở Quito phụ thuộc vào lƣợng nƣớc đƣợc cung cấp từ 2 vùng bảo tồn thiên nhiên Cayambe-Coca và Antisana. Quỹ bảo tồn nguồn nƣớc (FONAG) đƣợc thiết lập năm 2000 bởi chính quyền địa phƣơng kết hợp cùng một tổ chức phi chính phủ, là quỹ tín thác do ngƣời sử dụng nƣớc đóng góp. FONAG dùng ngân sách để cấp vốn cho những dịch vụ sinh thái cần thiết, bao gồm cả việc mua lại đất để phục vụ cho các chức năng thủy điện. Cung và cầu Ngƣời sử dụng bao gồm nông dân, các công ty thủy điện, các ngành công nghiệp và hộ gia đình. Họ trả số tiền khác nhau, phụ thuộc vào mục đich sử dụng, trong đó EMMAP-Q đóng góp nhiều nhất với 1% lƣợng tiền nƣớc hàng tháng. Các công ty thủy điện và Cerveceria Andiana trả 1 số tiền nhất định hàng tháng. Quỹ này có hơn 7 triệu USD (cuối năm 2009). Phí quản lí đƣợc giữ khoảng 10 - 20% tổng chi. FONAG cấp vốn cho chƣơng trình quản lí nƣớc đầu nguồn ở thung lũng có sông nhỏ và các chƣơng trình dài hạn (ít nhất 20 năm) hƣớng đến thông tin, giáo dục về môi trƣờng, rừng và huấn luyện quản lí sông ngòi. Nhiều cơ quan và tổ chức tham gia vào các kế hoạch và chƣơng trình này. Lợi ích FONAG đang đóng góp vào việc bảo vệ nguồn nƣớc hiện tại và tƣơng lai cho Quito. Hơn 65.000 ha nƣớc đầu nguồn đƣợc bảo vệ. Nông dân thƣợng nguồn nhận hỗ trợ về việc bảo vệ nguồn nƣớc thƣợng nguồn thay vì tiền mặt. Hơn 1800 ngƣời sẽ nhận đƣợc nhiều lợi ích kinh tế đi đôi với việc quản lí và bảo vệ nguồn nƣớc thƣợng nguồn. FONAG phát động việc phát triển các chƣơng trình tƣơng tự ở Châu Mỹ La tinh và nhiều nơi khác. Nam Phi, nơi mà nƣớc là cản trở lớn nhất trong việc phát triển của đất nƣớc, mới đây cho ra đời Maloti Drakensberg Mountains để cấp vốn cho chƣơng trình bảo vệ nƣớc thƣợng nguồn, với sự hỗ trợ từ UNEP và BASF. Chƣơng trình này nhằm giảm lƣợng nƣớc lắng đọng và tăng chất lƣợng nƣớc. Nó cũng tạo công ăn việc làm cho nhiều hộ gia đình. Tóm lại, FONAG là một trong những sáng kiến lớn liên kết nhiều thành viên lại cùng giúp sức gây dựng nên cơ chế thông minh để mang nguồn nƣớc đến vùng quan trọng cho việc phát triển kinh tế, và cùng lúc đó cung cấp việc làm và đầu tƣ vào dịch vụ sinh thái 8. NĂNG LƢỢNG MẶT TRỜI Ở TUNISIA Để giảm thiểu sự phụ thuộc vào gas và dầu, Tunisia đã và đang áp dụng nhiều biện pháp để khuyến khích sự phát triển và sử dụng các nguồn năng lƣợng tái tạo. Một điều luật về quản lí năng lƣợng năm 2005 đƣợc theo sau bởi sự ra đời của cơ chế tài trợ và nguồn tài trợ quốc gia cho quản lí năng lƣợng, qua đó ủng hộ việc sử dụng nhiều hơn nguồn năng lƣợng tái tạo và tăng năng suất. Nguồn tài trợ này đƣợc lấy ra từ tiền đăng ký lần đầu của xe cá nhân, xe chạy bằng xăng, dầu và thuế nhập khẩu hoặc thuế sản xuất trong nƣớc của các thiết bị điều hòa (trừ những thiết bị sản xuất phục vụ xuất khẩu). Từ 2005 đến 2008, Tunisia đã tiết kiệm đƣợc 1,1 tỷ USD nhờ vào các nhà máy năng lƣợng sạch khi đầu tƣ chỉ 200 triệu USD. Năng lƣợng sạch này ƣớc tính chiếm 20% tổng năng lƣợng tiêu thụ trong năm 2011.
  24. Tháng 12/2009, chính phủ đã cho ra đời nhà máy năng lƣợng mặt trời đầu tiên cùng với nhiều nhà máy khác phục vụ cho mục đích tăng năng lƣợng sạch từ 1% lên 4,3% trong năm 2014. Kế hoạch này bao gồm việc sử dụng hệ thống quang điện mặt trời, bình nƣớc nóng mặt trời và máy phát điện năng lƣợng mặt trời. Tổng chi phí của kế hoạch này đƣợc ƣớc tính là 2,5 tỷ USD, bao gồm 175 triệu từ nguồn tài trợ chính phủ, 530 triệu từ nhân dân, 1,660 triệu từ các tổ chức - cá nhân, 24 triệu từ các tổ chức quốc tế và sẽ đƣợc chi đến năm 2016 cho 40 dự án Năng lƣợng tiết kiệm có thể lên tới 22% trong năm 2016 với lƣợng CO2 giảm 1,3 triệu tấn mỗi năm. Chƣơng trình năng lƣợng mặt trời Tunisia cung cấp một ví dụ về sự phát triển của thị trƣờng năng lƣợng nhiệt. Sự ủng hộ về tài chính bảo đảm việc cắt giảm thuế giá trị gia tăng, cắt giảm thuế và lãi suất thấp. Chính phủ cung cấp 20% vốn hoặc là 75 USD/m2 và khách hàng phải trả 10% giá thành bình nƣớc nóng năng lƣợng mặt trời. Hơn 50.000 hộ gia đình ở Tunisia đang dùng bình nƣớc nóng năng lƣợng mặt trời với chính sách khuyến khích đƣợc áp dụng. khi mà diện tích của chƣơng trình đã tăng lên đến 400.000m2, chính phủ đƣa ra mục tiêu mới là 750.000m2 trong năm 2010 - 2014. trong năm 2008, Tunisia cắt giảm 214.000 tấn CO2. Chƣơng trình này ở Tunisia đã mở ra nhiều công việc mới cho ngƣời dân và đã khuyến khích việc phát triển năng lƣợng tái tạo cũng nhƣ giảm sự phụ thuộc vào năng lƣợng nhập khẩu 8. 10 LĨNH VỰC VÌ MỘT HÀNH TINH XANH HƠN Xây dựng Việc xây dựng gây ảnh hưởng rất lớn đế tài nguyên và khí hậu toàn cầu - chúng ta hãy cùng nhau xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn! • Kiểm toán năng lƣợng của các tòa nhà hoặc cơ sở kinh doanh có thể làm giảm thiểu dấu vết các-bon gây ra bởi công việc xây dựng và nhờ đó bạn có thể tiết kiệm đáng kể các chi phí về năng lƣợng. • Bạn muốn đầu tƣ cho việc cải thiện cảnh quan ngôi nhà của mình? Hãy góp phần giảm tác động của bạn lên môi trƣờng bằng cách tìm kiếm các công ty xây dựng ít gây tác động đến môi trƣờng • Bạn có thể hỗ trợ nền Kinh tế Xanh bằng cách sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, tham gia vào việc quản lý năng lƣợng của tòa nhà nơi bạn sống. Cùng chung tay vì một hành tinh xanh! Thủy sản Hải sản là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe - nhưng đừng làm suy giảm trữ lượng cá!
  25. - Việc đánh bắt quá mức ở nhiều nơi trên thế giới làm tăng nguy cơ cạn kiệt nguồn cá trong tƣơng lai. Chúng ta có thể tránh điều này bằng các hình thức tuyên truyền, vận động và giáo dục để thúc đẩy các hoạt động khai thác bền vững. - Nghiên cứu về nhãn sinh thái tại địa phƣơng, hãy mua những sản phẩm thủy sản đƣợc chứng nhận khai thác một cách bền vững. - Bằng cách chọn sản phẩm thủy sản bền vững, bạn đã gửi một thông điệp đến nhà sản xuất rằng bạn ủng hộ một nền Kinh tế Xanh cho ngành thủy sản. Cùng chung tay vì một hành tinh xanh! Lâm nghiệp - Gần 20% lƣợng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên toàn thế giới là do nạn phá rừng. - Quản lý rừng bền vững có thể hỗ trợ quần xã sinh vật và các hệ sinh thái mà không gây tổn hại đến môi trƣờng - khí hậu. - Sử dụng thƣ điện tử để giảm nhu cầu sử dụng giấy hoặc sử dụng các sản phẩm từ gỗ và giấy lấy từ rừng đã đƣợc chứng nhận thân thiện môi trƣờng. - Khi bạn hỗ trợ các sản phẩm rừng đƣợc chứng nhận bền vững là bạn đã ủng hộ việc phát triển một môi trƣờng lành mạnh và sinh kế bền vững. Cùng chung tay vì một hành tinh xanh! Giao thông vận tải Tắc nghẽn, ô nhiễm, tai nạn giao thông. . . cần có một giải pháp tốt hơn! - Đi một mình một xe không chỉ ảnh hƣởng đến môi trƣờng và kinh tế mà còn rất cô đơn! Dùng chung xe với bạn bè hoặc sử dụng các phƣơng tiện giao thông công cộng sẽ góp phần làm giảm tác động đến môi trƣờng và các chi phí kinh tế, đồng thời làm tăng tính cộng đồng. - Đi bộ hoặc dùng xe đạp cho các chuyến đi ngắn vừa tốt cho sức khỏe vừa bảo vệ môi trƣờng. - Khi bạn chọn các phƣơng tiện giao thông thay thế, bạn đang hỗ trợ một nền Kinh tế Xanh trong lĩnh vực giao thông vận tải. Cùng chung tay vì một hành tinh xanh! Nƣớc Sử dụng nước một cách hợp lý! - Hàng tỷ ngƣời trên toàn thế giới không đƣợc tiếp cận với nƣớc sạch hoặc các dịch vụ vệ sinh tiên tiến, gia tăng dân số sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề. Từng bƣớc hƣớng tới việc sử dụng nƣớc hợp lý có thể giúp gìn giữ tài nguyên quý giá này.
  26. - Vặn chặt vòi nƣớc khi bạn không sử dụng, chỉ chạy máy giặt hay máy rửa bát khi có đủ số lƣợng; tiết kiệm nƣớc bằng cách tắm nhanh hơn; và không tƣới nƣớc cho bãi cỏ trƣớc nhà ngay sau khi mƣa. - Sử dụng tài nguyên hiệu quả là chìa khóa cho một nền Kinh tế Xanh và nƣớc là một trong những tài nguyên quan trọng nhất của chúng ta. Cùng chung tay vì một hành tinh xanh! Nông nghiêp̣ Sử dụng sức mạnh người tiêu dùng để hỗ trợ nông nghiệp hữu cơ và bền vững tại địa phương! - Dân số đang gia tăng! Hỗ trợ nông nghiệp bền vững để đảm bảo an ninh lƣơng thực cho tất cả. - Tự tạo vƣờn rau riêng, ăn rau theo mùa hoặc mua tại các chợ địa phƣơng. - Khi bạn mua các thực phẩm hữu cơ và bền vững tại địa phƣơng, bạn đã gửi một thông điệp đến nhà sản xuất rằng bạn ủng hộ một nền Kinh tế Xanh cho nông nghiệp. Cùng chung tay vì một hành tinh xanh! Công nghiệp năng lƣợng Dường như nhu cầu năng lượng từ lối sống của chúng ta đã vượt quá khả năng của các nguồn tài nguyên! - Các nguồn năng lƣợng chính nhƣ dầu mỏ, than đá, khí đốt, không chỉ có hại cho sức khỏe và môi trƣờng, mà chúng còn không bền vững trong một thế giới mà nhu cầu năng lƣợng ngày càng tăng. - Bạn có thể hỗ trợ cho sự phát triển các nguồn năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo bằng cách lựa chọn sử dụng các thiết bị sử dụng các nguồn năng lƣợng này - hoặc đầu tƣ vào các doanh nghiệp phát triển các sản phẩm nhƣ vậy. - Trong khi hƣớng tới một quá trình chuyển đổi sang sử dụng năng lƣợng tái tạo, cá nhân bạn hãy cải thiện việc sử dụng hiệu quả các nguồn năng lƣợng. Tắt đèn và rút phích cắm các thiết bị khi bạn không sử dụng. Không điều hòa khi không ai ở nhà. - Bạn có thể giúp xây dựng một nền Kinh tế Xanh bằng cách hỗ trợ các nguồn năng lƣợng sạch và bền vững, trở thành một mô hình sử dụng năng lƣợng hiệu quả. Cùng chung tay vì một hành tinh xanh! Du lịch Nhẹ bước đến điểm du lịch của bạn. - Phát triển du lịch có thể là mối nguy hại tiềm tàng đối với các địa phƣơng nếu nó đem đến những tác động tiêu cực về môi trƣờng và xã hội.
  27. - Áp dụng các nguyên tắc tƣơng tự khi ở nhà để hỗ trợ nền Kinh tế Xanh khi đi du lịch: mua các sản phẩm địa phƣơng, du lịch cùng bạn bè, sử dụng nƣớc và năng lƣợng một cách hợp lý và tiết kiệm - Trƣớc khi đi, hãy tìm các khách sạn và các công ty lữ hành có phục vụ các tour du lịch sinh thái; tìm hiểu các phƣơng thức nhằm hạn chế tác động lên môi trƣờng và sinh thái. - Khi bạn hỗ trợ du lịch sinh thái, bạn sẽ giúp cộng đồng tại các điểm du lịch đạt tăng trƣởng kinh tế mà không phải đánh đổi bằng môi trƣờng và phúc lợi xã hội. Cùng chung tay vì một hành tinh xanh! Lãng phí Nếu tất cả mọi thứ bạn mua sẽ trở thành rác thải, chúng ta sẽ đưa nó vào đâu? - Khi vứt đi một thứ gì đó, bạn mất đi cơ hội để tái sử dụng và làm tăng lƣợng khí mêtan (khí gây ra hiệu ứng nhà kính mạnh nhất) thải ra từ các bãi chôn lấp. - Chỉ 15% các đồ dùng điện tử đƣợc tái chế trên toàn cầu. - Tái chế một cách hợp lý các loại vật liệu và sử dụng chất thải hữu cơ làm phân bón sẽ góp phần làm giảm tác động của bãi chôn lấp cũng nhƣ giảm nhu cầu về sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên làm nguyên liệu cho sản xuất. - Tìm hiểu về khả năng tái chế tại địa phƣơng và hỗ trợ một nền Kinh tế Xanh sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên. Cùng chung tay vì một hành tinh xanh! Công nghiệp và Sản xuất Một điều chắc chắn là các ngành công nghiệp và sản xuất đã gây tác động xấu đến môi trường - nhưng mọi thứ có thể thay đổi, và bạn có thể giúp thực hiện điều đó! - Các ngành công nghiệp và sản xuất tạo việc làm và tăng trƣởng kinh tế ở nhiều nƣớc, nhƣng chúng ta cũng phải trả giá bằng sự ô nhiễm. - Hãy là một ngƣời tiêu dùng thông minh: hỗ trợ các doanh nghiệp có kế hoạch phát triển bền vững; sử dụng những nhãn hàng tại địa phƣơng đƣợc chứng nhận hạn chế các ảnh hƣởng lên môi trƣờng sinh thái trong quá trình sản xuất và thân thiện với môi trƣờng khi sử dụng; đầu tƣ vào năng lƣợng tái tạo. - Tìm hiểu và lựa chọn sản phẩm từ những công ty đạt cam kết về bền vững (thông qua nhãn môi trƣờng, nhãn sinh thái ) - Khi bạn chọn kinh doanh theo cách bền vững, bạn đã gửi một thông điệp rằng đã đến lúc để công nghiệp và sản xuất chuyển đổi sang nền Kinh tế Xanh. Cùng chung tay vì một hành tinh xanh!
  28. 9. CHUYỂN ĐỔI PHƢƠNG THỨC PHÁT TRIỂN KINH TẾ HƢỚNG TỚI NỀN KINH TẾ XANH Ở VIỆT NAM Chuyển đổi phƣơng thức phát triển, hƣớng tới xây dựng “Nền Kinh tế Xanh” là hƣớng tiếp cận mới, tuy nhiên xét về dài hạn đây là hƣớng tiếp cận phù hợp với xu thế phát triển chung của hệ thống kinh tế toàn cầu Với xu hƣớng hội nhập và chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế trong thời gian vừa qua, nhất là từ năm 1945 đến nay, mặc dù kinh tế thế giới đã đạt đƣợc nhiều thành tựu, nhƣng các mô hình phát triển kinh tế trong giai đoạn này theo kiểu nền kinh tế “nâu”, đó là một nền kinh tế khai thác và sử dụng quá nhiều năng lƣợng từ nhiên liệu hóa thạch và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây ra những tổn hại to lớn cho môi trƣờng nhƣ ô nhiễm không khí, nguồn nƣớc và đại dƣơng, suy thoái đất, mất rừng và suy giảm đa dạng sinh học. Ngƣời ta đang cho rằng với phƣơng thức phát triển cũ đã phát thải quá nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính nhƣ CO2, SO2, CH4 là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu diễn ra với quy mô toàn cầu đe dọa cuộc sống con ngƣời và gây ra tổn thất cho hoạt động kinh tế. Nhằm thay đổi tình trạng này, Chƣơng trình môi trƣờng Liên Hợp Quốc (UNEP) đã đƣa ra một hƣớng tiếp cận mới cho phát triển kinh tế đƣợc nhiều quốc gia đồng tình hƣởng ứng, đó là phát triển “nền Kinh tế Xanh” (Green Economy). Việt Nam là quốc gia đang phát triển, kể từ khi “Đổi mới” và mở cửa với kinh tế thế giới (1986), nhất là từ sau Đại hội VI, Đảng cộng sản Việt Nam đã chuyển sang phƣơng thức phát triển mới “Xây dựng một nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trƣờng, định hƣớng XHCN, có sự quản lý của Nhà nƣớc”, kể từ đó đến nay đã đạt đƣợc nhiều thành tựu trong tăng trƣởng kinh tế, đời sống ngƣời dân không ngừng đƣợc nâng cao, hiện nay Kinh tế Việt nam đã đạt đến mức phát triển trung bình. Tuy nhiên trong 25 phát triển đó, Việt Nam đã phải trả giá cho sự suy giảm tài nguyên và ô nhiễm môi trƣờng là không nhỏ. Để khắc phục tình trạng này và rút ngắn khoảng cách trong phát triển có tính dài hạn nhằm phù hợp với xu hƣớng phát triển chung của thế giới, mang lại phúc lợi tốt nhất cho ngƣời dân, yêu cầu chuyển đổi phƣơng thức phát triển kinh tế là tất yếu nhằm “Đổi mới mô hình tăng trƣởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo hƣớng nâng cao chất lƣợng đảm bảo phúc lợi và bảo vệ Tài nguyên mô trƣờng”, muốn vậy nên tiếp cận theo hƣớng “nền Kinh tế Xanh”. I. Nội hàm phát triển của nền Kinh tế Xanh UNEP đã đƣa ra khái niệm ban đầu cho rằng: “Nền Kinh tế Xanh mang lại phúc lợi cho con ngƣời và công bằng xã hội, nó có ý nghĩa giảm những rủi ro môi trƣờng và khan hiếm sinh thái”. Từ khái niệm đó cho thấy, phát triển một nền Kinh tế Xanh thực chất là vì con ngƣời, đảm bảo phúc lợi cao nhất, đạt mục tiêu công bằng về mặt xã hội và hạn chế tối đa những rủi ro cho môi trƣờng và hệ sinh thái, tôn tạo và phát triển hệ sinh thái tự nhiên. Một nền Kinh tế Xanh đơn giản là một nền kinh tế có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo tính công bằng về mặt xã hội. Trong nền Kinh tế Xanh, sự tăng trƣởng về thu nhập và việc làm thông qua việc đầu tƣ của Nhà nƣớc và tƣ nhân cho nền kinh tế làm giảm thiểu phát thải cacbon, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, sử dụng hiệu quả năng lƣợng và tài nguyên, ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học và dịch vụ của hệ sinh thái. Nhƣ vậy khác với trƣớc đây,
  29. trong “nền kinh tế nâu”, đầu tƣ công cần phải có sự điều chỉnh cơ bản thông qua những chính sách mới đƣợc cải thiện của các quốc gia, ƣu tiên cho duy trì và phát triển nguồn vốn tự nhiên, nhất là những nguồn tài sản thuộc sở hữu chung mang lại lợi ích cho mọi ngƣời. Sự đầu tƣ đó cũng cần chú ý tới nhóm ngƣời nghèo, bởi sinh kế và an sinh của họ phụ thuộc nhiều vào tự nhiên và họ là những đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng do tác động của thiên tai cũng nhƣ sự biến đổi khí hậu. Xét về mặt học thuật, “Nền Kinh tế Xanh” là sự nâng cấp của “Kinh tế Môi trƣờng”, trong kinh tế môi trƣờng về bản chất đó là “Nghiên cứu mối quan hệ tƣơng tác, phụ thuộc và quy định lẫn nhau giữa kinh tế và môi trƣờng (hệ thống hỗ trợ cuộc sống của trái đất) nhằm bảo đảm một sự phát triển ổn định, hiệu quả, liên tục và bền vững trên cơ sở bảo vệ môi trƣờng và lấy con ngƣời làm trung tâm”, Kinh tế Xanh nhấn mạnh hơn đầu tƣ cho phát triển chú trọng tới giảm thiểu ô nhiễm, nhất là giảm phát thải cacbon và duy trì, phát triển nguồn vốn của tự nhiên, mang lại quyền hƣởng lợi của mọi ngƣời do đầu tƣ đó mang lại. Theo kết qủa nghiên cứu của các tác giả trong tài liệu “Hƣớng tới nền Kinh tế Xanh” do chƣơng trình môi trƣờng Liên Hợp Quốc (UNEP) công bố năm 2011, mô hình kịch bản đầu tƣ xanh với số vốn khoảng 2% GDP toàn cầu (Khoảng 1300 tỷ USD), trong đó khoảng một phần tƣ của tổng số (0,5% GDP) tƣơng đƣơng với số tiền 350 tỷ USD đƣợc đầu tƣ cho các lĩnh vực sử dụng nhiều vốn tự nhiên nhƣ các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, nƣớc sạch và thủy sản. Trong mô hình kinh tế vĩ mô, các tác giả cũng đã tính toán và chỉ ra rằng, xét trong dài hạn, đầu tƣ vào nền Kinh tế Xanh sẽ cải thiện hiệu quả kinh tế và tăng tổng lƣợng của cải trên toàn cầu. Mặt khác sự đầu tƣ đó sẽ đem lại hiệu quả trong việc phục hồi các nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo, giảm thiểu những rủi ro môi trƣờng và tái thiết sự thịnh vƣợng cho tƣơng lai. Nhƣ vậy xây dựng một nền Kinh tế Xanh cũng không thay thế và mâu thuẫn với “Phát triển bền vững”, vì phát triển bền vững thực chất là “sự phát triển đáp ứng đƣợc các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai”, phát triển bền vững nhằm đạt tới mục tiêu dài hạn (mục tiêu thiên niên kỷ), còn xanh hóa nền kinh tế là phƣơng tiện đƣa chúng ta tới đích của phát triển bền vững. 2. Nền Kinh tế Xanh là mục tiêu hƣớng tới của kinh tế toàn cầu. Mặc dù khái niệm Kinh tế Xanh (Green Economy) mới đƣợc UNEP đề xuất, nhƣng nội hàm của nó nhƣ đã đề cập ở trên thực chất là sự nâng cấp của khái niệm truyền thống trƣớc đây là Kinh tế môi trƣờng “Environmental Economy”, tuy nhiên “Kinh tế Xanh đã mở ra một hƣớng tiếp cận rộng hơn cho cả những điều chỉnh từ chính sách kinh tế vĩ mô và điều hành thực hiện trong kinh tế vi mô, nhất là đối với chính sách công trong đầu tƣ cho khôi phục tài nguyên và môi trƣờng. Khái niệm mới ra đời nhƣng trong thực tế đã có nhiều quốc gia đã và đang thực hiện theo hƣớng xanh hóa nền kinh tế, thậm chí các chỉ tiêu đo lƣờng đã đƣợc một số quốc gia áp dụng nhƣ GDP xanh (Green GDP) cho chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Đối với hoạt đông của doanh nghiệp, những sản phẩm có chất lƣợng cao và có sức cạnh tranh trên thế giới trong thời gian vừa qua cũng là những sản phẩm không chỉ đạt về mặt chất lƣợng mà còn đảm bảo yêu cầu về môi trƣờng, đó là những sản phẩm đã đăng ký và đƣợc cấp chứng chỉ ISO-14000, những sản phẩm xanh đƣợc cấp nhãn sinh thái (Eco-label), những sản phẩm đó chính là sự lựa chọn của ngƣời tiêu dùng. Tại Hội nghị của các quan chức cấp Bộ trƣởng do UNEP tổ chức ở Nairobi, Kenya tháng 02-2011 nhằm chuẩn bị nội dung và thảo luận những vấn đề cần đƣa ra bàn thảo và thống nhất để chuẩn bị cho Hội nghị thƣợng đỉnh về môi trƣờng và phát triển bền vững năm 2012 ở Rio de Janerio, Brazin.
  30. Các quốc gia cơ bản nhất trí mục tiêu hƣớng tới của các nền kinh tế toàn cầu là “Kinh tế Xanh”, trong đó cần chú trọng tới “Sản xuất và tiêu dùng bền vững” . Từ khởi xƣớng của UNEP về “Kinh tế Xanh”, để thực hiện nền Kinh tế Xanh, đòi hỏi các quốc gia căn cứ vào thực tiễn của mỗi nƣớc tiến hành chuyển đổi mô hình và phƣơng thức phát triển kinh tế cho phù hợp với xu thế phát triển mới, phải có sự điều chỉnh kết cấu kinh tế. Trong thực tế đã có một số nƣớc mặc dù không nói rõ phát triển “nền Kinh tế Xanh”, nhƣng họ đã có những điều chỉnh và chuyển đổi phƣơng thức phát triển không theo phƣơng thức phát triển cũ nữa-“Kinh tế nâu”. 3. Đề xuất hƣớng tiếp cận nền “Kinh tế Xanh” ở Việt Nam Trải qua 24 năm đổi mới và mở cửa phát triển Kinh tế, Việt Nam cũng đã phải trả giá cho suy giảm tài nguyên và ô nhiễm môi trƣờng. Nằm trong xu thế phát triển chung của kinh tế thế giới với sự điều chỉnh về mô hình phát triển và thay đổi cơ cấu ngành nghề. Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), do vậy phát triển kinh tế của Việt nam phải tuân theo những nguyên tắc chung của những cam kết với WTO trong xu thế phát triển Hội nhập toàn cầu. Hơn nữa Việt nam đƣợc xếp vào danh sách một trong năm nƣớc chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, do vậy hƣớng tới nền “Kinh tế Xanh” là lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên sự lựa chọn này cần phải nhìn nhận rõ những cơ hội và thách thức để định hƣớng cho phát triển. 3.1. Về cơ hội - Hiện nay sự quan tâm lớn nhất của cộng đồng thế giới là “Biến đổi khí hậu”. Nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, các quốc gia đang có nhiều nỗ lực, trong đó phát triển kinh tế cac bon thấp, tăng trƣởng xanh đang là những xu hƣớng mới trong lộ trình tiến tới “Nền Kinh tế Xanh”. Việt nam sẽ đón nhận đƣợc sự ủng hộ và giúp đỡ của các quốc gia và các tổ chức quốc tế trên thế giới trong nỗ lực chung giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu trên cơ sở hƣớng tới “Nền Kinh tế Xanh”. - Việt nam đang có những thay đổi cơ bản sau 24 năm “Đổi mới và mở cửa”, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, hƣớng tới một sự phát triển vì con ngƣời, những yếu tố đó đƣợc thực hiện trong một môi trƣờng chính trị ổn định là cơ hội tốt cho triển khai thực hiện “Nền Kinh tế Xanh”. - Tiếp tục triển khai, thực hiện chiến lƣợc phát triển Kinh tế-Xã hội giai đoạn 2011-2015 . Hội nghị lần thứ 3 BCHTW Đảng Cộng Sản Việt nam đã khẳng định: đổi mới mô hình tăng trƣởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, đảm bảo phúc lợi và an sinh xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng. Nhƣ vậy Việt nam sẽ đẩy mạnh “Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với mô hình tăng trƣởng” trong thời gian sắp tới. Đây là cơ hội để Việt Nam hƣớng tới “Nền Kinh tế Kanh” và “Tăng trƣởng xanh”. - Kinh tế Việt Nam liên tục tăng trƣởng trong những năm vừa qua tạo ra nội lực bên trong cho một xu thế phát triển mới. Những vấn đề bức xúc về ô nhiễm môi trƣờng và suy giảm tài nguyên trong thời gian phát triển vừa qua đối với đất nƣớc. Hƣớng tới một nền Kinh tế Xanh sẽ đƣợc sự đồng thuận cao của xã hội. Sau một thời gian phát triển từ khi đổi mới và mở cửa, ngƣời dân đã nhận thức đƣợc sự trả giá của mô hình phát triển của nền “kinh tế nâu”. - Với lợi thế nằm trong khu vực nhiệt đới, gió mùa Đông Nam Á, có nguồn năng lƣợng mặt trời dồi dào, năng lƣợng gió phong phú, sinh vật tăng trƣởng nhanh là cơ
  31. hội cho Việt nam tham gia vào các chƣơng trình mục tiêu thiên niên kỷ để hƣớng tới “Nền Kinh tế Xanh”. 3.2. Thách thức Bên cạnh những cơ hội nhƣ đã nêu ở trên, thực hiện “Nền Kinh tế Xanh”, Việt Nam sẽ gặp phải những thách thức đòi hỏi phải vƣợt qua nhƣ sau: - Trƣớc hết, về nhận thức, hiểu thế nào là một nền “Kinh tế Xanh” hiện nay ở Việt nam vẫn còn hết sức mới mẻ, đòi hỏi phải có những nghiên cứu và phổ biến rộng rãi kiến thức trong tầng lớp lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp và ngƣời dân. Nếu không nhận thức đầy đủ, tính đồng thuận trong xã hội sẽ không đạt đƣợc, do vậy sẽ khó thực hiện. - Thứ hai, về cách thức tiến hành, so với nền kinh tế truyền thống-“Nền kinh tế nâu”, xây dựng mô hình mới-“Nền Kinh tế Xanh”, thay đổi mô hình tăng trƣởng, cơ cấu lại nền kinh tế có sự khác biệt nhƣ thế nào và bắt đầu từ đâu trong bối cảnh phát triển kinh tế Việt nam hiện nay. - Thứ ba, nền Kinh tế Xanh gắn với sử dụng năng lƣợng tái tạo, cac bon thấp, tăng trƣởng xanh, đầu tƣ khôi phục hệ sinh thái, giải quyết sinh kế gắn với phục hồi môi trƣờng . Thực tế công nghệ sản xuất ở Việt nam hiện nay so với thế giới phần lớn là công nghệ cũ, tiêu hao năng lƣợng lớn, việc thay đổi công nghệ mới phù hợp với nền Kinh tế Xanh là thách thức không nhỏ nếu không có trợ giúp của các nƣớc có công nghệ cao trên thế giới. Nhiều vùng nông thôn và khu vực miền núi, sinh kế ngƣời dân còn gặp nhiều khó khăn. - Thứ tƣ, về huy động nguồn vốn cho thực hiện mục tiêu “Xây dựng nền kinh xanh”, mặc dù Việt nam đã thoát khỏi ngƣỡng của nƣớc nghèo nhƣng tích luỹ quốc gia so với các nƣớc đã phát triển còn quá thấp, điều này ảnh hƣởng không nhỏ tới quá trình triển khai hƣớng tơi “Nền Kinh tế Xanh”. - Thứ năm, Cơ chế chính sách hƣớng tới thực hiện “Nền Kinh tế Xanh” ở Việt nam hiện nay gần nhƣ chƣa có, trong khi trên thế giới cũng mới đề xuất hƣớng tiếp cận. Việc rà soát lại cơ chế chính sách liên quan và sửa đổi bổ sung cho phù hợp với mô hình phát triển mới theo hƣớng cơ cấu lại ngành kinh tế và hƣớng tới nền “Kinh tế Xanh” là thách thức không nhỏ. 3.3. Định hướng thực hiện nền Kinh tế Xanh ở Việt Nam Để thực hiện nền “Kinh tế Xanh” ở Việt nam những định hƣớng cơ bản sau đây cần thực hiện. - Về cơ chế chính sách, trên cơ sở cƣơng lĩnh định hƣớng Chiến lƣợc phát triển kinh tế-xã Việt nam giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn 2020, Việt nam cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp. Cơ chế chính sách cần tập trung vào tạo điều kiện thuận lợi cho đổi mới mô hình tăng trƣởng, trọng tâm là cơ cấu lại ngành nghề, ƣu tiên phát triển các ngành có công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trƣờng; Sử dụng tiết kiệm năng lƣợng và tài nguyên; Không gây ô nhiễm môi trƣờng; Phục hồi tài nguyên và hệ sinh thái. - Về nhận thức, tập trung tuyên truyền, giáo dục định hƣớng thay đổi nhận thức trƣớc đây của xã hội từ nền “Kinh tế Nâu” sang nền “Kinh tế Xanh” để tạo ra một sự đồng thuận cao trong xã hội từ lãnh đạo đến ngƣời dân và doanh nghiệp, từ đó thay đổi quan niệm và nhận thức về một “Nền Kinh tế Xanh”. Trong hệ thống giáo dục chuyên
  32. nghiệp, đổi mới giáo trình, bài giảng theo hƣớng tiếp cận phát triển “Nền Kinh tế Xanh”. Nâng cấp nội dung “Kinh tế môi trƣờng” và “Kinh tế tài nguyên thiên nhiên” truyền thống theo hƣớng giảng dạy “Kinh tế Xanh” . - Đầu tƣ cho phát triển khoa học công nghệ trong nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các lĩnh vực ngành nghề trong nội hàm của “Nền Kinh tế Xanh” nhƣ sử dụng năng lƣợng tái tạo, công nghệ sản xuất tiết kiệm tài nguyên, tiêu hao ít năng lƣợng, công nghệ giảm thiểu phát thải khí nhà kính; hạn chế tối đa gây ô nhiễm môi trƣờng; Phục hồi hệ sinh thái tự nhiên. - Đổi mới quy hoạch sử dụng đất cho phát triển đô thị, phát triển giao thông, khu công nghiệp, khu chế xuất, các công trình phúc lợi xã hội theo hƣớng dành quỹ đất đủ cho phát triển cây xanh, hồ nƣớc và các công trình hạ tầng kỹ thuật môi trƣờng theo quy định tiêu chuẩn quốc tế. - Cải cách lại hệ thống thuế tài nguyên và xem xét lại thuế môi trƣờng hƣớng tới phát triển nền Kinh tế Xanh đƣợc điều chỉnh thông qua công cụ tài chính và thuế khóa nhằm khuyến khích tiết kiệm và sử dụng hiệu quả tài nguyên, nhất là tài nguyên quý hiếm, bảo vệ môi trƣờng. - Đối với chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cần có sựu đổi mới, xem xét lại và hoàn thiện chỉ tiêu GDP xanh, cải tiến hệ thống SNA phản ánh đủ các chỉ tiêu tính toán môi trƣờng trong hạch toán cân đối tài khoản quốc gia. - Rà soát, xem xét lại cơ chế chính sách đã có liên quan đến dịch vụ hệ sinh thái và đầu tƣ cho phát triển rừng thời gian vừa qua, gắn phát triển rừng với xóa đói giảm nghèo trên cơ sở phát huy hiệu quả thể chế “Kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN”, những ƣu thế của công cụ kinh tế liên quan đến chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng, bổ sung và hoàn thiện công cụ này triển khai trong cả nƣớc. - Dựa vào tiêu chí quốc tế nhƣ đã dự tính của UNEP, đầu tƣ công toàn cấu 2% GDP cho phát triển Kinh tế Xanh, tổng kết thời gian vừa qua mức độ đầu tƣ cho môi trƣờng ở Việt nam còn thiếu hụt bao nhiêu để tiếp tục bổ sung và hoàn thiện phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. - Tích cực hợp tác quốc tế trong nỗ lực xây dựng “Nền Kinh tế Xanh” ở Việt nam, huy động các nguồn lực hỗ trợ của quốc tế, nhất là nguồn vốn đầu tƣ 2% GDP toàn cầu cho phát triển Kinh tế Xanh. Các cơ chế tài chính khác cho phát triển rừng nhƣ REDD+; CDM. Kinh nghiệm trƣớc đây cho thấy Việt Nam thƣờng bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tƣ quốc tế cũng nhƣ các thể chế tài chính khác mà Việt nam có ƣu thế nhƣ CDM. Điều này cần học tập kinh nghiệm của Trung Quốc. Kết luận Chuyển đổi phƣơng thức phát triển, hƣớng tới phát triển “Nền Kinh tế Xanh” là hƣớng tiếp cận mới, tuy nhiên xét về dài hạn đây là hƣớng tiếp cận phù hợp với xu thế phát triển chung của hệ thống kinh tế toàn cầu. Hơn nữa Việt nam là quốc gia phát triển sau, do vậy để rút ngắn khoảng cách phát triển và tiếp cận với một nền kinh tế hiện đại, văn minh và phát triển bền vững cần hƣớng tới một “Nền Kinh tế Xanh”. Tuy nhiên mô hình phát triển và cơ cấu ngành nghề thế nào phù hợp với “Nền Kinh tế Xanh” trong điều kiện phát triển của Việt nam cần phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện, học tập cách thức tiến hành của các quốc gia đã thực hiện trƣớc để từ đó có lộ trình và bƣớc đi phù hợp
  33. 10. HỖ TRỢ CHUYỂN ĐỔI SANG MỘT NỀN KINH TẾ XANH TRÊN TOÀN CẦU I. Mô hình hóa các kịch bản đầu tƣ vào Kinh tế Xanh toàn cầu 1. Theo thời gian, Kinh tế Xanh phát triển nhanh hơn các nền kinh tế thông thường, trong khi vẫn duy trì và khôi phục các nguồn lực tự nhiên Mô hình định lƣợng trong Báo cáo Kinh tế Xanh của Chƣơng trình Môi trƣờng Liên hợp quốc (UNEP) chứng minh rằng, Kinh tế Xanh không chỉ làm gia tăng vốn tự nhiên, mà còn có thể làm tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tổng sản phẩm quốc nội trong nền Kinh tế Xanh đƣợc dự báo là sẽ vƣợt kinh tế thông thƣờng (business-as-usual - BAU) trong vòng 10 năm tới. Là một biện pháp điều chỉnh sản phẩm ròng trong nƣớc, giải quyết sự suy giảm vốn tự nhiên, Kinh tế Xanh đã cho thấy nó cải thiện và tích hợp cả việc quản lý vốn. 2. Cái giá phải trả cho sự phát triển thông qua mô hình kinh tế thông thường (BAU) là quá đắt BAU có khả năng đem lại lợi ích phát triển với sự tăng trƣởng của GDP và xóa đói giảm nghèo. Nhƣng, những thành tích phát triển này kéo theo cái giá khá đắt. Mô hình kinh tế thông thƣờng trong quá trình phát triển thải ra nồng độ cácbon cao, kèm theo nhiều tác động tiêu cực khác về môi trƣờng. Một trong số đó là sự tích tụ khí thải làm gia tăng hiệu ứng nhà kính, lƣợng khí này đƣợc dự đoán tới năm 2100 sẽ lên tới 1.000ppm CO2 (trong khi ngƣỡng an toàn là dƣới 350ppm); làm tăng nhiệt độ toàn cầu thêm 40C. Thêm vào đó, BAU còn sử dụng đáng kể lƣợng tài nguyên trên Trái Đất, ƣớc tính nhu cầu sẽ gấp hai lần các nguồn lực tự nhiên vốn có của hành tinh. 3. Một nền Kinh tế Xanh củng cóp tăng trưởng kinh tế vì người nghèo và đạt được hiệu quả sử dụng năng lượng và tài nguyên Một nền Kinh tế Xanh củng cố tăng trƣởng kinh tế vì ngƣời nghèo thông qua việc bảo vệ và tích lũy vốn tự nhiên, mà sinh kế của ngƣời nghèo phụ thuộc. Trong một kịch bản đầu tƣ xanh, 2% GDP toàn cầu đƣợc phân bổ để “làm xanh” các lĩnh vực năng lƣợng năng lƣợng, sản xuất, giao thông, xây dựng, chất thải, nông nghiệp, thủy sản, nƣớc và rừng. Trong mô phỏng, nhờ các khoản đầu tƣ hỗ trợ cho Kinh tế Xanh, vào năm 2050, trữ lƣợng cá có khả năng tăng gấp đôi, diện tích đất lâm nghiệp lên một phần năm (20%) so với BAU. Đồng thời, cũng sẽ làm giảm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch khoảng 40%, giảm nhu cầu về nƣớc khoảng 20%. Bằng cách duy trì và tích lũy các nguồn vốn tự nhiên và làm giảm việc phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng khan hiếm, các khoản đầu tƣ sẽ làm nền cho viêc tăng cƣờng nhân lực tốt, và duy trì tăng trƣởng kinh tế trong vòng 20 đến 40 năm tiếp theo; mặc dù không đƣợc mạnh mẽ nhƣ BAU nhƣng Kinh tế Xanh đảm bảo hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đối với tài nguyên và môi trƣờng. 4. Nền Kinh tế Xanh có khả năng tạo ra công ăn việc làm bổ sung một cách ổn định và lâu dài Chuyển đổi sang Kinh tế Xanh cũng đồng nghĩa với việc chuyển đổi về việc làm, nhƣng điều đó không có nghĩa là số lƣợng việc làm sẽ giảm sút. Những việc làm mới
  34. đƣợc tạo ra ít nhất sẽ bù đắp cho những thiệt hại có thể phát sinh từ việc chuyển đổi hoạt động môi trƣờng không bền vững. Trong ngắn hạn và trung hạn, các mạng lƣới việc làm trực tiếp theo các kịch bản đầu tƣ xanh có thể giảm do giảm nhu cầu khai thác tài nguyên quá mức trong các lĩnh vực nhƣ thuỷ sản, năng lƣợng. Nhƣng giữa năm 2030 và 2050, các khoản đầu tƣ xanh sẽ tạo ra số lƣợng việc làm bằng hoặc thậm chí vƣợt so với kinh tế thông thƣờng, vì trong BAU tăng trƣởng việc làm sẽ bị hạn chế bởi sự khan hiếm tài nguyên, năng lƣợng và tác động của biến đổi khí hậu. 5. “Xanh hóa” các ngành kinh tế sẽ làm giảm thiểu đáng kể lượng khí thải nhà kính Chỉ cần đầu tƣ khoảng 1,25% GDP toàn cầu vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lƣợng trong các ngành và phát triển năng lƣợng tái tạo, bao gồm cả nhiên liệu sinh học thế hệ hai, mức độ tiêu thụ năng lƣợng trên toàn thế giới có thể giảm đi 36% vào năm 2030 và lƣợng khí CO2 thải ra hàng năm sẽ giảm từ 30,6 tỷ tấn năm 2010 xuống 20 tỷ tấn năm 2050. Thêm vào đó, nhờ vào nông nghiệp xanh, kịch bản Kinh tế Xanh ƣớc tính có thể giảm nồng độ khí thải xuống 450 ppm vào năm 2050, một mức độ đƣợc cho là hợp lý và đủ để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở ngƣỡng 20C. 6. Một nền Kinh tế Xanh duy trì và tăng cường các dịch vụ sinh thái Các khoản đầu tƣ xanh trong các lĩnh vực lâm nghiệp và nông nghiệp sẽ giúp đảo ngƣợc xu thế suy giảm đất lâm nghiệp hiện nay, tái tạo khoảng 4,5 tỷ ha nguồn tài nguyên quan trọng này trong vòng 40 năm tới. Đầu tƣ vào nông nghiệp xanh vừa nâng cao năng suất, sản xuất ra nhiều lƣơng thực hơn vừa giúp giảm lƣợng đất sử dụng cho nông nghiệp và chăn nuôi 6% vào năm 2050, cải thiện chất lƣợng đất nông nghiệp nên 25%. Ngoài ra, đầu tƣ để tăng nguồn cung cấp nƣớc và mở rộng khả năng tiếp cận, trong khi cải thiện quản lý, sẽ cung cấp thêm 10% nguồn cung nƣớc toàn cầu trong cả ngắn hạn và dài hạn, thêm vào đó có thể góp phần duy trì nguồn tài nguyên nƣớc ngầm và nƣớc mặt. Trong lĩnh vực thủy sản, hạn chế việc khai thác quá mức sẽ giúp phục hồi lƣợng cá vào năm 2050 tới 70% so với lƣợng cá năm 1970; trong khi nền kinh tế thông thƣờng, lƣợng cá sẽ bị sụt giảm đi 30% so với năm 1970. Những đầu tƣ vào “cơ sở hạ tầng sinh thái” giúp phục hồi hệ sinh thái của trái đất và cũng để nâng cao đời sống con ngƣời. II. Các điều kiện cho phép hỗ trợ chuyển đổi sang nền Kinh tế Xanh toàn cầu 1. Tạo điều kiện cho một nền Kinh tế Xanh có nghĩa là tạo ra một bối cảnh mà trong đó hoạt động kinh tế làm tăng vốn chủ sở hữu của con người và xã hội, và làm giảm đáng kể rủi ro môi trường và sinh thái Thay đổi môi trƣờng kinh tế theo cách này là một cam kết đầy tham vọng, đòi hỏi một tập hợp toàn diện các chính sách để vƣợt qua một loạt các rào cản trong suốt quá trình đầu tƣ. Các chính phủ sẽ cần phải tập trung vào để sửa chữa cấu trúc và mô hình thị trƣờng không bền vững trong hiện tại, thay đổi việc đầu tƣ trong ngắn và trung hạn. Nền Kinh tế Xanh cũng làm dấy lên câu hỏi là liệu các biện pháp cổ điển của hoạt động kinh tế, chẳng hạn nhƣ tăng trƣởng về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đủ để đánh
  35. giá sự giàu có và đời sống con ngƣời trong quá trình chuyển đổi sang nền Kinh tế Xanh. 2. Thiết lập đầu tư và chi tiêu cẩn thận có thể kích thích “xanh hóa” các lĩnh vực kinh tế Trong khi phần lớn các khoản đầu tƣ trong nền Kinh tế Xanh đến từ khu vực tƣ nhân, việc sử dụng hiệu quả chi tiêu công và các ƣu đãi đầu tƣ có thể đóng một vai trò hữu ích trong việc kích hoạt các quá trình chuyển đổi sang một nền Kinh tế Xanh. Đầu tƣ công vào cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng để cho phép phát triển thị trƣờng xanh và đảm bảo sử dụng hiệu quả hơn môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên. Chính phủ cũng có thể kích thích thị trƣờng bằng cách thực hành mua sắm bền vững, tạo ra nhu cầu cao và dài hạn đối với hàng hoá và dịch vụ xanh. Điều này sẽ cho phép các công ty đầu tƣ dài hạn vào đổi mới sản xuất, dẫn tới việc thƣơng mại hóa rộng lớn hơn hàng hóa và dịch vụ xanh, cũng nhƣ tiêu thụ bền vững hơn. Tuy nhiên, đầu tƣ và chi tiêu cho một nền Kinh tế Xanh cũng cần đánh giá thƣờng xuyên để đảm bảo công bằng, minh bạch, trách nhiệm và hiệu quả chi phí. 3. Thuế và các công cụ thị trường là những công cụ mạnh mẽ để thúc đẩy đổi mới và đầu tư xanh Biến động giá cả là một nguyên nhân khiến cho các nhà đầu tƣ ngại đầu tƣ và mở rộng vào Kinh tế Xanh. Trong nhiều ngành kinh tế, những ngoại tác tiêu cực nhƣ ô nhiễm, ảnh hƣởng tới sức khỏe hay giảm năng suất, thƣờng không đƣợc phản ánh trong giá cả; do đó, làm giảm động cơ của các nhà sản xuất chuyển sang các sản phẩm và dịch vụ bền vững hơn. Một giải pháp cho vấn đề này là lồng ghép các khoản chi phí ngoại tác vào trong giá của một hàng hóa hoặc dịch vụ thông qua một khoản phí khắc phục, thuế hoặc đánh thuế gần nguồn ô nhiễm, hoặc trong một số trƣờng hợp, bằng cách sử dụng các công cụ thị trƣờng khác, chẳng hạn nhƣ cấp giấy phép giao dịch. Ngoài ra, việc thiết lập các chi phí cho các dịch vụ sinh thái nhƣ hấp thụ carbon, bảo vệ rừng đầu nguồn, lợi ích đa dạng sinh học và vẻ đẹp cảnh quan, có thể khiến cho các chủ đất nắm rõ hơn giá trị của các dịch vụ này. 4. Chi tiêu chính phủ vào các lĩnh vực làm suy giảm tài nguyên môi trường là phản tác dụng cho một quá trình chuyển đổi nền Kinh tế Xanh Quản lý kém chi tiêu công có thể khiến quốc gia chịu nhiều thiệt hại. Việc giảm giá của hàng hóa thông qua trợ giá có thể vô tình khuyến khích việc sản xuất kém hiệu quả, tăng lƣợng chất thải và sử dụng quá mức nguyên nhiên liệu, sớm dẫn đến sự khan hiếm các nguồn tài nguyên có giá trị hữu hạn hoặc suy thoái các nguồn tài nguyên tái tạo và các hệ sinh thái. Những trợ cấp lỗi thời nhƣ vậy cũng dẫn tới bất công xã hội. Hơn nữa, chúng còn làm giảm lợi nhuận của các khoản đầu tƣ xanh: khi trợ giá khiến cho giá các sản phẩm thấp đi, nó khiến cho thị trƣờng không mặn mà với việc đầu tƣ lớn vào các ngành Kinh tế Xanh. Cải cách trợ cấp kinh tế có hại và tốn kém có thể mang lại cả lợi ích kinh tế và môi trƣờng. Tuy nhiên, vẫn cần những biện pháp hỗ trợ ngắn hạn đi kèm để bảo vệ ngƣời nghèo. 5. Một khung pháp lý được thiết kế tốt sẽ tạo ra động lực khuyến khích các hoạt động Kinh tế Xanh
  36. Khuôn khổ điều tiết vững mạnh ở cấp quốc gia, cũng nhƣ việc thực thi hiệu quả của pháp luật, có thể là một phƣơng tiện mạnh thúc đẩy đầu tƣ xanh. Một khuôn khổ nhƣ vậy làm giảm các rủi ro pháp lý và kinh doanh; và làm tăng sự tự tin của các nhà đầu tƣ và thị trƣờng. Việc sử dụng các quy định thƣờng là cần thiết để giải quyết các hình thức gây hại của hành vi không bền vững bằng cách tạo ra tiêu tiêu chuẩn tối thiểu hoặc cấm hoàn toàn các hoạt động nhất định. Đặc biệt, đặt ra các tiêu chuẩn sẽ có hiệu quả trong việc thúc đẩy thị trƣờng hàng hóa và dịch vụ bền vững; từ đó tạo ra hiệu quả và kích thích sự đổi mới, đem lại tác động tích cực cho sự cạnh tranh. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn có thể tạo ra thách thức về tiếp cận thị trƣờng cho cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các doanh nghiệp từ các nƣớc đang phát triển. Do đó, sẽ rất quan trọng đối với các nƣớc để cân bằng giữa bảo vệ môi trƣờng thông qua việc sử dụng các tiêu chuẩn và các quy định khác về tiếp cận thị trƣờng. 6. Xây dựng năng lực, đào tạo chuyên môn là điều cần thiết để hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang một nền Kinh tế Xanh Các nƣớc khác nhau có những hoàn cảnh, khả năng nắm bắt các cơ hội Kinh tế Xanh và thực hiện các chính sách hỗ trợ khác nhau; điều này thƣờng ảnh hƣởng đến sự sẵn sàng và khả năng phục hồi của nền kinh tế cũng nhƣ của dân số đối với sự thay đổi. Sự thay đổi hƣớng tới một nền Kinh tế Xanh đòi hỏi các chính phủ phải tăng cƣờng năng lực để phân tích những thách thức, xác định cơ hội, can thiệp ƣu tiên, huy động nguồn lực, thực hiện chính sách và đánh giá tiến độ. Cần thiết phải có những chƣơng trình đào tạo và nâng cao kỹ năng để chuẩn bị lực lƣợng lao động cho một quá trình chuyển đổi nền Kinh tế Xanh. Do đó, cần có các biện pháp hỗ trợ tạm thời để đảm bảo một sự chuyển tiếp đúng đắn cho những ngƣời lao động bị ảnh hƣởng. Trong một số lĩnh vực, sẽ cần thiết phải hỗ trợ để chuyển công nhân sang những công việc mới. Tại các nƣớc đang phát triển, tổ chức liên chính phủ, tổ chức tài chính quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, khu vực tƣ nhân và cộng đồng quốc tế nói chung có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tài chính để tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi nền Kinh tế Xanh. 7. Tăng cường quản trị quốc tế có thể hỗ trợ các chính phủ để thúc đẩy một nền Kinh tế Xanh Các hiệp định đa phƣơng về môi trƣờng đã thiết lập các khuôn khổ pháp lý và thể chế giải quyết những thách thức môi trƣờng toàn cầu, có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động Kinh tế Xanh. Ví dụ, Nghị định thƣ Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôzôn, dẫn đến sự phát triển của một ngành công nghiệp tập trung vào tiêu hủy và thay thế các chất gây cạn kiệt ôzôn. Hệ thống giao dịch quốc tế cũng có thể có ảnh hƣởng đáng kể đối với hoạt động Kinh tế Xanh, hệ thống này cho phép hoặc cản trở dòng chảy của hàng hóa xanh, công nghệ và đầu tƣ. Nếu các tài nguyên môi trƣờng đƣợc đánh giá đúng đắn ở mức độ nhà nƣớc thì chế độ thƣơng mại quốc tế cho phép các nƣớc khai thác bền vững lợi thế so sánh các nguồn tài nguyên thiên nhiên; đem lại lợi ích cho cả các nƣớc xuất khẩu và nhập khẩu. Cuối cùng, vai trò tích cực của các chính phủ trong quá trình đàm phán quốc tế, chẳng hạn nhƣ tại Hội nghị Liên hợp quốc về Phát triển bền vững năm 2012 (Rio+20)
  37. và trong Nhóm công tác quản lý môi trƣờng của Liên Hợp Quốc về Kinh tế Xanh, có thể giúp thúc đẩy sự gắn kết và hợp tác trong quá trình “xanh hóa” các nền kinh tế. III. Tài chính hỗ trợ chuyển đổi sang một nền Kinh tế Xanh toàn cầu 1. Chuyển đổi nền Kinh tế Xanh toàn cầu sẽ đòi hỏi nguồn lực tài chính đáng kể Các con số từ những kịch bản nghiên cứu giảm một nửa lƣợng tiêu thụ năng lƣợng trên toàn thế giới tới năm 2050 của Cơ quan Năng lƣợng Quốc tế (IEA) và từ mô hình trong báo cáo Kinh tế Xanh của UNEP, cho thấy các khoản đầu tƣ bổ sung cần thiết có thể sẽ là trong khoảng 1 - 2,5% GDP toàn cầu mỗi năm (từ năm 2010 đến năm 2050). Trong đó, một lƣợng đầu tƣ đáng kể trong việc cung cấp và sử dụng năng lƣợng hiệu quả, đặc biệt là trong giao thông vận tải và xây dựng. 2. Đầu tư tài chính, ngân hàng và bảo hiểm là các kênh tài chính tư nhân cho một nền Kinh tế Xanh Các dịch vụ tài chính và đầu tƣ, nơi kiểm soát hàng nghìn tỷ đô la có thể đƣợc điều chỉnh hƣớng tới một nền Kinh tế Xanh. Quan trọng hơn, các nhà đầu tƣ từ những tổ chức xã hội và tƣ nhân, các ngân hàng và các công ty bảo hiểm đang ngày càng quan tâm đến danh tiếng trong việc tham gia giảm thiểu rủi ro môi trƣờng, xã hội; trong khi tận dụng các công nghệ xanh mới. Tài chính vi mô có một vai trò tiềm năng quan trọng ở cấp độ cộng đồng và khu vực, cho phép ngƣời nghèo phát triển nguồn lực và nâng cao hiệu quả năng lƣợng cũng nhƣ tăng khả năng phục hồi của họ trƣớc rủi ro. 3. Những cơ hội để đáp ứng nhu cầu tài chính của một nền Kinh tế Xanh Sự tăng trƣởng nhanh và theo định hƣớng xanh của thị trƣờng vốn, sự tiến hóa của các công cụ thị trƣờng mới nhƣ tài chính carbon và tài chính vi mô, và các quỹ kích thích Kinh tế Xanh đƣợc thành lập để ứng phó với suy thoái kinh tế trong những năm gần đây đang ngày càng mở rộng không gian và quy mô tài chính lớn cho sự chuyển đổi sang Kinh tế Xanh. Tuy nhiên, các dòng vốn vẫn còn nhỏ so với nhu cầu đầu tƣ và cần phải đƣợc mở rộng một cách nhanh chóng nếu muốn chuyển đổi sang một nền Kinh tế Xanh trong thời gian sớm. Những nơi tập trung tài sản lớn nhƣ các công ty bảo hiểm, tầng lớp thƣợng lƣu (hiện đang nắm giữ khối tài sản trị giá 39 nghìn tỷ đô la Mỹ) và các quỹ giàu có cần phải đƣợc huy động để hỗ trợ nền Kinh tế Xanh trong những thập kỷ tới. 4. Những tiến bộ trong việc công bố và báo cáo nâng cao tính minh bạch và khuyến khích sự thay đổi Trong năm 2009, quy mô thị trƣờng quốc tế về tài sản của các tổ chức ƣớc tính khoảng hơn 121 nghìn tỷ đô la Mỹ. Trong số các thành phần quản lý số lƣợng tài sản khổng lồ này, chỉ có 7% là quan tâm tới việc tích hợp lợi ích môi trƣờng - xã hội và quản trị (ESG). Xem xét các chi phí môi trƣờng do kinh doanh và hoạt động của con ngƣời, ƣớc tính hơn 6 nghìn tỷ USD trong năm 2008 thì còn cần nhiều tính minh bạch hơn nữa. Mở rộng quy mô các nguồn lực cho đầu tƣ, tôn trọng những nguyên tắc ESG đã trở nên khẩn cấp và đòi hỏi sự đổi mới trong lãnh đạo doanh nghiệp và công nghiệp, các hành động tập thể và phƣơng pháp tiếp cận công - tƣ cũng nhƣ các khung pháp lý hỗ trợ. 5. Vai trò của khu vực công không thể thiếu trong giải phóng dòng chảy tài chính tư nhân hướng tới một nền Kinh tế Xanh Chính phủ nên có tác động tới khu vực tƣ nhân bằng cách thiết lập chính sách rõ ràng, ổn định, mạch lạc và xây dựng khuôn khổ pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho