Công nghệ may và thời trang - Chương 3: Phương pháp nhảy cỡ vóc - Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật của mã hàng

pdf 26 trang vanle 4390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Công nghệ may và thời trang - Chương 3: Phương pháp nhảy cỡ vóc - Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật của mã hàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcong_nghe_may_va_thoi_trang_chuong_3_phuong_phap_nhay_co_voc.pdf

Nội dung text: Công nghệ may và thời trang - Chương 3: Phương pháp nhảy cỡ vóc - Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật của mã hàng

  1. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NHẢY CỠ VÓC - XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CỦA MÃ HÀNG I. Nhảy mẫu (nhân mẫu, nhảy cỡ vóc, nhảy cỡ): I.1. Khái niệm: - Trong sản xuất may công nghiệp, mỗi mã hàng ta không chỉ sản xuất 1 loại cỡ vóc nhất định mà ta phải sản xuất rất nhiều cỡ vóc với tỉ lệ cỡ vóc khác nhau. Ta không thể đối với mỗi cỡ vóc lại phải thiết kế, vừa tốn công sức, vừa mất thời gian. Vì thế, ta chỉ tiến hành thiết kế mẫu cỡ vóc trung bình, các cỡ vóc còn lại ta hình thành bằng cách phóng to hay thu nhỏ mẫu cỡ vóc trung bình đã có theo đúng thông số kích thước và kiểu dáng của mẫu chuẩn. Cách tiến hành như vậy gọi là nhảy cỡ vóc ( hay còn gọi là nhảy mẫu). - Để tiến hành nhảy mẫu, ta cần có một mẫu chuẩn (thường là size trung bình và đã được duyệt mẫu). Trên mẫu chuẩn này, người ta lại phải xác định thêm các điểm quan trọng (còn gọi là điểm chuẩn) và sự thay đổi của chúng như thế nào (cự ly dịch chuyển, hướng dịch chuyển, hình dáng dịch chuyển của các đường) sau khi nhảy mẫu. - Việc xác định số lượng mẫu rập cần có đối với từng chi tiết sau khi nhảy mẫu phụ thuộc vào yêu cầu của từng mã hàng và ta có thể biết chính xác điều này thông qua bảng sản lượng hàng hay bảng thông số kíchBan thước.quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM - Nhờ những thiết bị vi tính hiện đại và chuyên dụng, người ta có thể tiến hành nhảy mẫu theo bất kỳ phương pháp nào cho các loại sản phẩm may. I.2. Các phương pháp nhảy mẫu: có rất nhiều phương pháp nhảy mẫu được áp dụng để nhảy mẫu các chi tiết sản phẩm may. Cụ thể như sau: I.2.1. Nhảy mẫu theo phương pháp tia (phương pháp liên kết tọa độ cực): Theo phương pháp này, cần xác định trước những điểm gọi là cực như điểm A hoặc D trong ví dụ dưới đây. Từ đó, kẻ những đường thẳng (các tia) như AB hoặc DG và ghi chú trên những đường đó những trị số khoảng cách của từng size để có được các điểm như E’, G’, H’, Nối tiếp các điểm E’, G’, H’, I’, J’, ta sẽ có hình dạng của mẫu mới. ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 53 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  2. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM I.2.2. Nhảy mẫu theo phương pháp ghép nhóm (phương thức phối hợp): nhảy mẫu nhiều nhóm size cùng lúc. Giả sử bạn có 3 nhóm size như sau : Nhóm I (gồm 3 size 34, 46,38), nhóm II ( gồm 3 size 40,42,44) và nhóm III( gồm size 46). Ta sẽ tiến hành nhảy mẫu theo phương pháp ghép nhóm size như sau: Mỗi điễm chuẩn A, B, C trên hình được di chuyển theo cách như sau: - Dịch chuyển điểm A theo chiều dọc với một giá trị gọi là bước nhảy (độ chênh lệch về khoảng cách của 1 điểm chuẩn giữa 2 nhóm liên tiếp nhau - đã tính toán trước qua bảng thông số kích thước và công thức thiết kế) - Với các điểm B và C cũng làm như vậy, ta thực hiện liên tiếp việc di chuyển theo chiều dọc rồi theo chiều ngang theo bước nhảy đã tính toán trước. Nối những điểm đã có được (A’, B’, C’) với điểm ban đầu (A, B, C) thành những đường nối giữa các thân để thấy được sự tương quan giữa chúng. Tiếp theo, ta cần xác định thêm vị trí của các cỡ trong nhóm bằng cách chia đoạn trên các đường thẳng vừa kẻ. Nối các điểm A’, B’, C’ và A”, B”, C” bằng các đường đồng dạng với mẫu chuẩn. Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM I.2.3. Nhảy mẫu theo phương pháp tỉ lệ (nhảy mẫu định hướng): Phương pháp này cho phép ta tiến hành nhảy mẫu các điểm chuẩn trên chi tiết theo hướng đã được xác định trước để có được kết quả nhảy mẫu là các chi tiết của các size khác nhau không chồng chéo lên nhau, tiện lợi cho công tác sang mẫu cứng sau này. Phương pháp này đòi hỏi người thiết kế cần biết cách xác định hướng dịch chuyển của các điểm chuẩn. Chúng thường là đường vuông góc tưởng tượng với 1 đường chu vi mà bạn chọn giữa 2 đường chu vi lân cận của 1 điểm chuẩn. Việc xác định cự ly dịch chuyển ở một điểm nhảy trong trường hợp này khá phức tạp do chúng có liên quan đến nhiều điểm chuẩn khác nhau trong cùng một bộ rập. ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 54 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  3. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM I.2.4. Nhảy mẫu theo phương pháp cắt trải. Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 55 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  4. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM I.2.5. Nhảy mẫu theo phương pháp định vị thước I.2.6. Nhảy mẫu trên máy vi tính: có 2 kiểu + Nhảy mẫu theo bảng qui tắc nhảy mẫu. + Nhảy mẫu theo phần mềm thiết kế Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 56 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  5. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM I.2.7. Nhảy mẫu theo hệ trục tọa độ (nhảy mẫu theo khoảng cách) Với phương pháp này, ta cần xác định trước các trục chính mà các điểm chuẩn cần dịch chuyển và cự ly dịch chuyển ở các điểm chuẩn. Do các mẫu rập được xét đến như một vật thể 2D (nghĩa là người ta chỉ xem xét đến rập may với các thông số về chiều rộng, chiều dài chứ không quan tâm đến chiều cao) nên các trục chuẩn ở đây sẽ là 2 trục x, y. Dưới đây là hình vẽ mô tả các hướng dịch chuyển mà các điểm chuẩn sẽ phải dịch chuyển trong phương pháp nhảy mẫu theo hệ tọa độ. Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 57 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  6. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM I.3. Giới thiệu phương pháp nhảy mẫu theo hệ trục tọa độ: I.3.1.Cơ sở tiến hành nhảy mẫu: đây là phương pháp nhảy mẫu thông dụng nhất trong thực tế sản xuất may công nghiệp Việt nam hiện nay. Khi tiến hành nhảy mẫu, ta cần dựa vào 3 yếu tố chính như sau: - Bảng thông số kích thước của tất cả các cỡ vóc mà mã hàng sẽ sản xuất - Rập chuẩn và các điểm chủ yếu của mẫu để tiến hành dịch chuyển (còn gọi là các điểm chuẩn của sự dịch chuyển - thường là giao điểm của các đường chu vi liên tiếp nhau) - Cự ky dịch chuyển và hướng dịch chuyển ở các điểm chuẩn đã có: Cự ly này phụ thuộc vào: + Độ chênh lệch về thông số kích thước kế giữa các cỡ vóc liên tiếp nhau (thông qua bảng thông số kích thước của mã hàng) + Cấu trúc chia cắt của thiết kế Hướng dịch chuyển của các điểm chuẩn: chủ yếu dựa theo 2 trục chuẩn: ngang – x (nhảy cỡ ) và dọc – y (nhảy vóc) + Căn cứ theo 2 trục, ta di chuyển các điểm chuẩn + 2 trục này thường trùng với 2 trục chính của thiết kế + Các điểm chuẩn có thể dịch chuyển theo 1 hướng dọc hay ngang hoặc có thể di chuyển theo cả 2 hướng ( đường chéo hình chữ nhật ) I.3.2. Các bước tiến hành nhảy mẫu: Bước 1: Đọc bảng thông số kích thước và phân tích trước các yêu cầu của mã hàng. Đồng thời tính toán trước độ chênh lệch về thông số kích thước ( độ biến thiên ) giữa các cỡ vóc liên tiếp nhau (đặc biệt là những thông số kích thước đột biến)- tạm gọi là D Bước 2: Căn cứ vàoBan bảng quyen thông © Truong số kích DH thước Su pham và Kycông thuat thức TP. thiết HCM kế để tìm cự ky dịch chuyển cụ thể của các điểm chuẩn – tạm gọi là d Bước 3: Dựa vào bảng thông số kích thước và công thức thiết kế đã biết, thiết kế một bộ mẫu cỡ trung bình. Kiểm tra lại bộ mẫu vừa thiết kế: sự ăn khớp của các đường lắp ráp, độ co giãn, yêu cầu về đối sọc, trùng sọc, độ gia đường may Bước 4: Tiến hành nhảy mẫu ở các điểm chuẩn, thông thường người ta tiến hành nhảy cỡ trước, nhảy vóc sau (thực chất là thao tác xác định các vị trí dịch chuyển mới của từng điểm chuẩn). Bước 5: Nối các điểm đã được dịch chuyển theo dáng của mẫu chuẩn Bước 6: Kiểm tra toàn diện các bộ mẫu vừa ra Bước 7: Lập bảng thống kê và ký tên chịu trách nhiệm về bộ mẫu vừa ra Lưu ý: Trường hợp sản phẩm có nhiều dạng découpe: rất khó để xác định chính xác các điểm chuẩn, cự ly dịch chuyển và hướng dịch chuyển của chúng. Vì vậy, người ta thường xử lý nhảy mẫu đơn giản hơn bằng cách ghép các chi tiết decoupe lại với nhau như chưa hề cắt ra. Tiến hành nhảy mẫu chi tiết ghép bình thường như đã biết. Sau khi kiểm tra thấy đạt yêu cầu, tách rập ra và thêm đường may. I.3.3. Ví dụ cụ thể về nhảy mẫu 1 chi tiết thân trước áo sơ mi nam: Tính D: Giả sử ta có các độ chênh lệch về thông số kích thước giữa các cỡ vóc liên tiếp nhau là: - Vòng cổ có D = 1cm - Vòng ngực có D= 4 cm - Rộng vai có D = 1 cm - Vòng mông có D= 4 cm ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 58 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  7. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM - Dài áo có D = 2 cm Tìm cự ly dịch chuyển d : D vòng cổ - Vào cổ = = d = 0,2 5 D vòng cổ - Hạ cổ = = d = 0,2 5 D rộng vai - Ngang vai = = d = 0,5 2 D vòng ngực - Ngang ngực = = d = 1cm 4 D vòng mông - Ngang mông = = d = 1cm 4 Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM D Rộng vai - Hạ vai = = d = 0,1cm (hoặc cố định) 10 ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 59 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  8. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM II. Giới thiệu bộ tiêu chuẩn kỹ thuật của mã hàng: II.1. Khái niệm: Tiêu chuẩn kỹ thuật của một mã hàng là một bộ văn bản kỹ thuật do khách hàng hay doanh nghiệp lập ra để các bộ phận liên quan tham khảo và áp dụng trong suốt quá trình sản xuất một mã hàng. Ở một số doanh nghiệp, người ta còn gọi đây là tài liệu kỹ thuật. Việc soạn thảo tiêu chuẩn kỹ thuật cần chính xác, khoa học và đầy đủ mới có thể đạt hiệu quả cao về chất lượng cũng như năng suất của quá trình tổ chức sản xuất. I.2. Các dạng tiêu chuẩn kỹ thuật: có 2 dạng. Tùy điều kiện của doanh nghiệp, có thể sử dụng dạng nào cũng được. Các tài liệu được sao thành nhiều bản để gửi cho các bộ phận liên quan và lưu giữ lại ở phòng kỹ thuật. Nếu có thay đổi gì phải được sự đồng ý của trưởng phòng kỹ thuật và ký nhận của phó Giám đốc kỹ thuật. I.2.1. Dạng đơn giản: là dạng tài liệu kỹ thuật tối thiểu và thường do khách hàng cung cấp. Một bộ tiêu chuẩn kỹ thuật đơn giản thường bao gồm những tài liệu sau: + Hình vẽ - mô tả mẫu. + Bảng thông số kích thước thành phẩm và bán thàn phẩm + Bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu + Bảng định mức nguyên phụ liệu + Bảng tiêu chuẩn giác sơ đồ + Bàng Qui định cho phân xưởng cắt – Qui cách đánh số + Quy cách may sản phẩm + Bảng QuyBan trình quyen may ©sản Truong phẩm DH Su pham Ky thuat TP. HCM + Quy cách bao gói cho phân xưởng đóng gói + Hướng dẫn kiểm tra mã hàng I.2.2. Dang đầy đủ: là dạng tài liệu kỹ thuật do khách hàng cung cấp được bổ sung thêm một số văn bản phù hợp với điều kiện sản xuất của riêng từng doanh nghiệp. Các văn bản bổ sung có thể kể như sau: + Bảng Cân đối nguyên phụ liệu + Sơ đồ nhánh cây. + Bảng qui trình công nghệ + Thiết kế dây chuyền công nghệ ( bảng thiết kế chuyền ) + Bố trí mặt bằng phân xưởng ( bảng thiết kế mặt bằng phân xưởng ) III. Lập tiêu chuẩn kỹ thuật của mã hàng: Việc lập bộ tiêu chuẩn kỹ thuật cho một mã hàng là một công việc khá khó khăn và phức tạp. Nó đòi hỏi nhiều kiến thức và kỹ năng mới có được một văn bản đạt yêu cầu. Trong phần này, chúng ta cùng tìm hiểu cách thức lập tiêu chuẩn kỹ thuật ở dạng đơn giản III.1. Lập Bảng hình vẽ - mô tả mẫu: Là văn bản thường nằm ở trang đầu của tập tài liệu, cho phép người đọc có cái nhình trực quan về sản phẩm và được sử dụng khắp mọi nơi trong suốt quá trình sản xuất của mã hàng. ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 60 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  9. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM III.1.1. Yêu cầu đối với người lập bảng: Để tạo được một văn bản về hình vẽ - mô tả mẫu đạt yêu cầu, người lập bảng cần có những hiểu biết sau: - Hiểu biết về thiết kế mẫu từ đơn giản đến phức tạp. Khi nhìn vào sản phẩm, cần phân tích được sản phẩm có bao nhiêu chi tiết, cách thiết kế từng chi tiết, hình dạng của từng chi tiết, vị trí đo, - Có kiến thức về hình họa và vẽ mỹ thuật để có thể vẽ lại hình dáng sản phẩm một cách rõ ràng, mạch lạc, dễ nhìn và đặc biệt là phải giống như mẫu chuẩn - Hiểu biết về mã hàng: người lập bảng phải có hiểu biết về mã hàng mà mình đang chuẩn bị làm, tùy mã hàng mà có những phương cách thực hiện khác nhau. Ở nước ta, ngành may chủ yếu sản xuất gia công nên đối với mỗi mặt hàng, khách hàng đều có những qui định riêng về một số vấn đề liên quan đến mẫu đặt hàng. Đôi khi cũng có một vài thay đổi do khách hàng gửi bổ sung. Vì thế, người lập bảng phải nghiên cứu kỹ mã hàng để tránh thiếu sót. - Có vốn ngoại ngữ chuyên ngành may nhất định để có thể dịch tài liệu mặc dù trong hình vẽ và mô tả mẫu cho khách gửi đến phần thông tin bằng chữ không nhiều lắm. III.1.2. Yêu cầu chung của văn bản: Hình vẽ: sử dụng các nét vẽ để vẽ lại hình dáng của mẫu chuẩn trên giấy theo hướng nhìn trước mặt và sau lưng một cách rõ ràng và chính xác. Khi cần, có thể vẽ phóng lớn 1 bộ phận của mẫu từ phía trong hay phía ngoài để người đọc dễ theo dõi. Mô tả mẫu: dùng chữ viết, ký hiệu, nét vẽ, chữ số để làm rõ thêm về hình vẽ, diễn tả được các yêu cầu kỹ thuật mà hình vẽ chưa nói hết được. Đối với mẫu phức tạp, ta phải mô tả theo từng chi tiết, từng bộ phận nhỏ nhất. Thông thường người ta chỉ mô tả mẫu với những thông tin bất biếnBan đối quyen với ©mọi Truong cỡ vóc. DH Su pham Ky thuat TP. HCM Hình vẽ và mô tả mẫu hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu và thiết kế mẫu được chính xác và đầy đủ hơn đồng thời giúp cho các bộ phận cắt, may, hoàn tất có được những hiểu biết kỹ hơn về sản phẩm sẽ sản xuất. III.1.3. Cách thức lập văn bản: * Xem xét kỹ mẫu chuẩn, mẫu rập và tài liệu kỹ thuật để dự kiến trước các chi tiết cần phải vẽ rời, tìm ra các sai sót để kịp thời sửa chữa, trao đổi với khách hàng những thắc mắc phát sinh và có kế hoạch dịch hay ghi thêm các mô tả mẫu lên hình vẽ. * Tiến hành: + Đặt mẫu lên bàn phẳng, vuốt cho ngay ngắn, cân đối. Dùng bút chì phác thảo hình vẽ mẫu chuẩn lên giấy sao cho cân đối các chi tiết, cân đối trên mặt giấy và đầy đủ cả mặt trước, mặt sau của sản phẩm. Sau đó, dùng bút sắc nét tu sửa dần cho hoàn chỉnh bản vẽ. Đặc biệt, đối với các đường diễu, các mẫu thêu, các logo, cần vẽ đầy đủ để người đọc dễ hình dung ra kết cấu của sản phẩm. + Dùng bút và thước ghi thêm những mô tả trên hình vẽ để làm tăng tính trực quan của sản phẩm. Phần mô tả mẫu này cần phải rõ ràng, chính xác và không làm che khuất hình vẽ đã có. + Với các chi tiết phức tạp hay chi tiết khuất: nên vẽ rời ra bên cạnh với tỉ lệ lớn hơn hình vẽ đang có. Trong những chi tiết này, cũng mô tả thật cụ thể những yêu cầu của nó (vị trí gắn nhãn, vị trí các gắn túi lót, ) để mọi người cùng nhận biết. + Rà soát lại thật kỹ xem hình vẽ và mô tả mẫu còn thiếu sót gì hay không và kịp thời chỉnh sửa nếu có. ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 61 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  10. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM VÍ DỤ: BẢNG HÌNH VỄ MÔ TẢ MẪU MÃ HÀNG: A74 THÂN SAU THÂN SAU Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM III.2. Lập bảng Thông số kích thước Thành phẩm và Bán thành phẩm: là văn bản có ghi tất cả kích thước cơ bản của các bán thành phẩm – thành phẩm. Nó phục vụ cho thiết kế mẫu và kiểm tra kích thước bán thành phẩm – thành phẩm trong quá trình sản xuất và giao nhận thành phẩm. III.2.1. Yêu cầu với người lập bảng: - Có hiểu biết về thiết kế mẫu may công nghiệp, hiểu biết về cách đo và công thức tính toán các chi tiết. - Có kiến thức về vật liệu dệt may để có thể kiểm tra được những sai sót khi so sánh Thông số kích thước thành phẩm và bán thành phẩm. - Hiểu biết về co rút của các loại đường may trên các sản phẩm để điều chỉnh thông số kích thước cho phù hợp giữa yêu cầu của khách và điều kiện của xí nghiệp. - Có khả năng dịch tài liệu một cách chính xác và đầy đủ, làm cơ sở cho quá trình sản xuất được hiệu quả. - Có khả năng phân tích, tính toán nhanh nhạy các số liệu để tiện kiểm tra khi cần. III.2.2. Yêu cầu chung của văn bản: Các bảng này hầu hết do khách hàng lập sẵn và gửi qua. Tuy nhiên, ta cần phải lưu ý một số vấn đề sau: - Bảng được viết bằng tiếng nước ngoài. Vì vậy, cần phải có kế hoạch dịch rõ ý của tất cả các thông tin yêu cầu kỹ thuật của khách. ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 62 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  11. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM - Cách trình bày bảng của khách đôi khi rất rối rắm. Vì thế, cần chọn lọc lại những điều cần biểu đạt vào văn bản của ta để mọi người dễ theo dõi nhưng không làm thất thoát các nội dung của chúng. - Nếu đơn vị tính của khách hàng không phù hợp với điều kiện của ta, cần có biện pháp chuyển đổi đơn vị và thông số cho phù hợp. - Văn bản phải được rà soát để kịp thời phát hiện các sai sót về thông số do đánh máy, do nhầm lẫn, do co giãn nguyên phụ liệu, Tất cả những điều chỉnh đều cần phải thông qua khách hàng và có chữ ký xác nhận bằng văn bản. - Bên cạnh các số đo cần thiết cho mỗi thông số kích thước, cần đàm phán với khách hàng để biết được thông tin về dung sai cho phép nhằm đảm bảo độ an toàn cao trong quá trình thiết kế và sản xuất sau này. III.2.3. Cách thức lập văn bản: - Xem xét kỹ mẫu chuẩn, mẫu rập mềm và tài liệu kỹ thuật của khách để kịp thời phát hiện các mâu thuẫn và sửa chữa nếu có. - Đàm phán với khách hàng để thỏa thuận dung sai cho phép cần có đối với mỗi thông số kích thước. - Tiến hành biên dịch (chuyển ngữ) và chuyển đổi đơn vị tính cho bảng thông số kích thước của khách. Lựa chọn các nội dung sẽ đưa vào văn bản kỹ thuật của ta. - Xem xét các tính chất của nguyên phụ liệu và kiểu dáng đường may để chắc chắn số liệu đưa vào bảng là đã chính xác. Đặc biệt, đối với bảng thông số kích thước bán thành phẩm, cần cẩn trọng khi tính toán độ gia đường may, độ co giãn nguyên phụ liệu, để đảm bảo sản phẩm sau khi may có thông số kích thước thành phẩm đạt yêu cầu. - Rà soát kỹ bảng Banthông quyen số kích© Truong thước DH thành Su pham phẩm Ky vàthuat bán TP. thành HCM phẩm. Sau khi chắc chắn không còn thiếu sót gì nữa thì chuyển cho trưởng phòng duyệt và ký xác nhận cho phép lưu hành. VÍ DỤ: Bảng thông số kích thước thành phẩm BẢNG THÔNG SỐ KÍCH THƯỚC THÀNH PHẨM Mã hàng: KQ/055 Đơn vị : cm Cỡ STT Thông số kích thước S M L XL Sai số 1. Vòng cổ 37 39.5 42 44.5 ± 0.2 2. Vòng ngực 112 117 124 134.5 ± 1 3. Vòng eo 106.7 112 122 132 ± 1 4. Vòng mông 112 117 124.5 134.5 ± 1 5. Vòng nách 28 29.25 30.5 31.8 ± 0.5 6. Dài thân sau 78.8 78.8 78.8 80 ± 1 7. Dài tay 84.5 85.7 87 88.3 ± 1 8. Ngang vai 48.3 50.8 53.3 56 ± 0.5 9. Cao Manchette 6.3 6.3 6.3 6.3 ± 0.2 10. Dài manchette 25.4 25.4 26.7 26.7 ± 0.2 ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 63 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  12. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM III.3. Lập bảng Hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu (tác nghiệp màu): Là một văn bản kỹ thuật trên đó có đính những mẫu vật trực quan về nguyên phụ liệu cần dùng cho cả mã hàng. Bảng này thường dùng để so sánh đối chiếu khi giao nhận nguyên phụ liệu ở các bộ phận. Bảng còn có tên là tác nghiệp màu do có dán nhiều mẫu vật nguyên phụ liệu với nhiều màu sắc khác nhau trong đó. III.3.1. Yêu cầu đối với người lập văn bản: - Có kiến thức về chuyên ngành may, đặc biệt là các tính chất của nguyên phụ liệu. Biết cách gọi tên nguyên phụ liệu theo đúng qui ước. Đồng thời phải biết các ký hiệu về nguyên phụ liệu, màu sắc của nguyên phụ liệu theo qui định quốc tế để người đọc dễ hiểu văn bản do mình viết ra. - Có khả năng phân tích sản phẩm, biết rõ chi tiết nào cần sử dụng vải chính, vải phối, vải lót, bo thun, dây kéo túi, dây kéo ngực, Cũng cần phải biết rõ, trên sản phẩm chi tiết nào được may, diễu, vắt sổ, thùa, đính với loại chỉ nào, mau sắc chỉ, chi số chỉ, - Có kiến thức ngoại ngữ chuyên ngành để đọc và dịch tài liệu của khách hàng mới có thể đáp ứng tốt các yêu cầu của họ. III.3.2. Yêu cầu chung của văn bản. - Bảng thường được làm bằng bìa cứng khổ A4 có chia các ô nhỏ để đính các mẫu vật. Bảng có thể được trình bày theo dạng hàng ngang, mỗi hàng sẽ được đính nguyên phụ liệu của một màu sản phẩm. Bảng cũng có thể được trình bày theo dạng hàng dọc, mỗi cột sẽ được đính nguyên phụ liệu của một màu sản phẩm. - Dạng trình bày theo hàng ngang thường được sử dụng cho những mã hàng có kết cấu đơn giản và có ít màuBan sắc. quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM - Dạng trình bày theo hàng dọc thường được sử dụng cho những mã hàng có kết cấu phức tạp và có nhiều màu sản phẩm. - Văn bản phải được ghi đầy đủ các thông tin về mã hàng như: ký hiệu mã hàng, sản lượng mã hàng để người đọc không nhầm lẫn mã hàng này với mã hàng khác. - Thứ tự đính các nguyên phụ liệu trong một hàng hay một cột cần tuân thủ theo nguyên tắc:” nguyên liệu trước, phụ liệu sau. Trong nguyên liệu: vải chính trước,vải phối sau. Trong phụ liệu: các loại phụ liệu có chiều dài và khổ giống nguyên liệu xếp trước, tiếp theo tới các loại chỉ, rồi tới các loại phụ liệu còn lại. Cuối cùng, tới các phụ liệu bao gói.” - Nếu 1 loại nguyên phụ liệu được dùng chung cho các màu sản phẩm khác nhau, cần phải được đặt trong một cột riêng và ghi chú để người đọc dễ hiểu. - Các nguyên phụ liệu được đưa vào các ô phải mang tính thẩm mỹ và đặc trưng cao. - Trên và dưới mẫu vật trong từng ô cần phải ghi tên, chủng loại, màu sắc, ký hiệu, của từng loại nguyên phụ liệu được đính trong đó. - Do nguyên phụ liệu được làm từ nhiều vật liệu khác nhau, nên cần tìm phương pháp đính phù hợp (chỉ, băng keo trong, băng keo 2 mặt, keo sữa, hồ dán, kim bấm, ) để đảm bảo độ bền của bảng trong quá trình sử dụng. - Với một số nguyên phụ liệu có kích thước lớn như bao nylon, thùng carton, có thể không cần đính mẫu vật nhưng phải ghi đủ thông tin vào ô dành riêng cho nó. - Cuối bảng cần ghi thông tin ngày tháng năm và ký tên chịu trách nhiệm của người lập bảng. III.3.3. Cách thức lập văn bản: Giai đoạn chuẩn bị: ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 64 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  13. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM - Nghiên cứu tài liệu của khách hàng và sản phẩm mẫu. - Phân tích sản phẩm mẫu và thống kê tất cả nguyên phụ liệu có trên sản phẩm vào 1 tờ giấy mỏng. Sau đó, phân loại riêng từng loại: vải chính, vải phối, phụ liệu, theo từng màu riêng. - Tính toán số bảng cần có phụ thuộc vào yêu cầu của các bộ phận liên quan. Sau đó, tính thêm khoảng 50 % số bảng để dự trữ cho các trường hợp sai hỏng và thất thoát trong quá trình sử dụng. - Xuống kho nguyên phụ liệu lấy mẫu. Số nguyên phụ liệu này nên lớn hơn số cần dùng để tiện việc lựa chọn và cắt gọt nguyên phụ liệu trong bảng sao cho đảm bảo tính thẩm mỹ và tính đặc trưng. - Chuẩn bị và cắt nguyên phụ liệu để đính vào bảng cho phù hợp với số lượng đã tính toán và đảm bảo tính thẩm mỹ, tính đặc trưng của nguyên phụ liệu. Giai đoạn tiến hành: - Lấy các tờ bìa, ghi tiêu đề bảng, kẻ các ô trong bảng có diện tích khoảng 4x5cm. Trong mỗi ô, ghi thông tin về từng loại nguyên phụ liệu mà bạn dự định đính vào bảng sao cho thật đầy đủ và chính xác. - Chọn cách thức đính và đính các nguyên phụ liệu vào bảng như nguyên tắc đã biết sao cho gọn gàng, vững chắc và chính xác. - Nếu 1 tờ bìa không thể chứa hết các nguyên phụ liệu cần dùng cho mã hàng. Người ta dùng bằng keo trong dán thêm các tờ bìa khác theo các cạnh dưới (nếu bảng là dạng hàng dọc ) và theo cạnh bên phải ( nếu bảng là dạng hàng ngang) để bảng có thể dễ dàng gập lại khi vận chuyển. - Kiểm tra lại nhiều lần về độ chính xác và đúng đắn của bảng để phát hiện kịp thời và chỉnh sửa những sai sót nếuBan cóquyen trước © Truong khi giao DH văn Su bảnpham cho Ky các thuat bộ TP. phận. HCM - Ký tên và chuyển cho trưởng phòng ký duyệt trước khi văn bản được phép lưu hành. ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 65 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  14. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM III.4. Bảng định mức nguyên phụ liệu: Bảng định mức nguyên phụ liệu là 1 văn bản kỹ thuật, trong đó trình bày lượng nguyên phụ liệu tiêu hao cho 1 sản phẩm trung bình cho cả mã hàng. III.4.1. Yêu cầu với người lập bảng: - Có kiến thức về chuyên ngành may, đặc biệt là cách tính định mức nguyên phụ liệu. Biết cách gọi tên nguyên phụ liệu theo đúng qui ước. - Có khả năng phân tích sản phẩm, biết rõ chi tiết nào cần sử dụng vải chính, vải phối, vải lót, bo thun, dây kéo túi, dây kéo ngực, Cũng cần phải biết rõ, trên sản phẩm chi tiết nào được may, diễu, vắt sổ, thùa, đính với loại chỉ nào, mau sắc chỉ, chi số chỉ, - Có kiến thức ngoại ngữ chuyên ngành để đọc và dịch tài liệu của khách hàng mới có thể đáp ứng tốt các yêu cầu của họ. III.4.2. Yêu cầu chung của văn bản: Bảng cần được lập riêng cho từng mã hàng. Mỗi mã hàng cần trải qua quá trình tính toán số liệu thật kỹ. Đây sẽ là cơ sở để đàm phán với khách hàng và tính định mức cho sản xuất. Bảng được làm bằng giấy A4, có 3 phần: Phần tiêu đề: giới thiệu bảng và tên mã hàng. Phần này cần ghi lớn và chính xác giữa bảng để tiện truy lục khi cần. Phần 2: Thân bảng + Cột 1: Trình bày số thứ tự của các loại nguyên phụ liệu có trong mã hàng. Mã hàng có bao nhiêu loại nguyên phụ liệu thì có bấy nhiêu số thứ tự. + Cột 2: Ghi tên, Banchủng quyen loại, © Truong màu sắc, DH kíchSu pham thước, Ky thuatchi số, TP. khổ, . HCM của tất cả các loại nguyên phụ liệu cần sử dụng cho cả mã hàng. Thứ tự sắp xếp nguyên phụ liệu trong cột này được tuân thủ theo nguyên tắc xếp nguyên phụ liệu sau: - Nguyên liệu trước, phụ liệu sau - Trong nguyên liệu, cần xếp vải chính trước, vải phối sau - Trong phụ liệu, cần xếp các loại phụ liệu có chiều dài và khổ giống nguyên liệu trước, tiếp theo đến các loại chỉ, sau đó đến các loại phụ liệu có trên sản phẩm, cuối cùng là nhóm phụ liệu bao gói. + Cột 3: Trình bày đơn vị tính cho từng loại nguyên phụ liệu có tên ở cột 2. + Cột 4: Trình bày lượng tiêu hao cụ thể đối với từng loại nguyên phụ liệu ở cột 2 mà bạn đã tính được . Phần 3: kết bảng - cần ghi rõ định mức cấp phát nguyên phụ liệu của công ty để phục vụ cho quá trình sản xuất. Cuối cùng, cần ghi ngày tháng năm và ký tên để xác nhận trách nhiệm của người lập bảng. III.4.3. Cách thức lập văn bản: Giai đoạn chuẩn bị: - Nghiên cứu tài liệu của khách hàng và sản phẩm mẫu. - Phân tích sản phẩm mẫu và thống kê tất cả nguyên phụ liệu có trên sản phẩm vào 1 tờ giấy mỏng. Sau đó, phân loại riêng từng loại: vải chính, vải phối, phụ liệu, theo từng màu riêng. ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 66 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  15. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM - Tính toán số bảng cần có phụ thuộc vào yêu cầu của các bộ phận liên quan. Sau đó, tính thêm khoảng 50 % số bảng, để dự trữ cho các trường hợp sai hỏng và thất thoát trong quá trình sử dụng. - Tiến hành tính toán và hiệu chỉnh số liệu tính toán định mức nguyên phụ liệu như đã học trong bài 2. - Tham khảo thông tin từ phòng kế hoạch hay phòng kỹ thuật để biết định mức cấp phát cụ thể cho mã hàng. Giai đoạn tiến hành: - Lập bảng gồm 3 phần như đã trình bày ở trên, có thể chuẩn bị sẵn định dạng của bảng trên máy vi tính (xem bảng định mức nguyên phụ liệu đính kèm) - Điền các thông tin về mã hàng thật chính xác và đủ lớn bằng bút lông màu hay trên máy tính. - Điền thông tin vào các cột theo đúng nguyên tắc sắp xếp các nguyên phụ liệu, đơn vị tính và định mức kỹ thuật như đã biết. - Nhập số liệu về định mức cấp phát - Kiểm tra kỹ bảng và ký tên xác nhận. Chuyển văn bản cho trường phòng xem xét và ký duyệt lưu hành. BẢNG ĐỊNH MỨC NGUYÊN PHỤ LIỆU Mã hàng: STT Tên Nguyên Phụ liệu Đơn vị tính Định mức kỹ thuật (1) (2) (3) (4) Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM Định mức cấp phát: o Nguyên liệu: + % o Phụ liệu: + % o Bao gói: + % Ngày tháng năm Người lập bảng (Ký tên ) III.5. Bảng tiêu chuẩn giác sơ đồ: Là văn bản kỹ thuật hướng dẫn người giác sơ đồ sao cho giác sơ đồ chính xác, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và mang lại hiệu quả kinh tế cao. III.5.1. Yêu cầu với người lập bảng: - Cần có kiến thức chuyên môn, đặc biệt là kỹ thuật giác sơ đồ - Hiểu rõ các phương pháp, các yêu cầu kỹ thuật và cách xoay trở chi tiết khi giác, sao cho không những đảm bảo yêu cầu mà còn tiết kiệm nguyên phụ liệu cao. ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 67 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  16. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM - Nhiệt tình, nhanh nhẹn và có quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ cao. III.5.2. Ỵêu cầu chung của văn bản: cần trình bày đầy đủ các thông tin sau: - Tính chất của nguyên phụ liệu: khổ, rộng biên, chu kỳ sọc ngang, chu kỳ sọc dọc, có biên hay không biên, - Phương pháp trải vải sẽ dùng - Giác sơ đồ trên mặt phải hay mặt trái - Các xếp đặt các chi tiết trên sơ đồ và yêu cầu kỹ thuật chung khi giác. III.5.3. Cách thức lập văn bản: - Lập bảng trên máy tính theo định dạng đính kèm - Phần tiêu đề: ghi đầy đủ tên mã hàng, tên khách hàng, sản lượng, tên nguyên phụ liệu sẽ giác. - Phần thân bảng: + Cột 1: ghi số thứ tự + Cột 2: Ghi tên của tất cả các chi tiết có trên sản phẩm. + Cột 3: ghi số lượng chi tiết có trong 1 sản phẩm + Cột 4: ghi hướng sợi cần đảm bảo + Cột 5: ghi các yêu cầu giác cụ thể để đảm bảo được chất lượng của sản phẩm sau khi may. - Phần kết: ký tên xác nhận, chuyển cho trưởng phòng ký và ban hành. Ban quyenTIÊU © Truong CHUẨN DH Su GIÁC pham SƠ Ky ĐỒthuat TP. HCM Mã hàng: Ký hiệu: Tên NPL: Sản lượng: o Thông tin về nguyên phụ liệu: o Thông tin về trải vải o Thông tin về sơ đồ: STT Tên chi tiết Số lượng/sp Qui định giác Yêu cầu kỹ thuật Ngày tháng năm Người lập bảng Ký tên ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 68 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  17. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM III.6. Bảng qui định cho phân xưởng cắt: Là văn bản kỹ thuật dùng để qui định các công nghệ cần làm trong phân xưởng cắt cho một mã hàng. Hiện nay, mỗi mã hàng gia công cho nước ngoài đều có thể có các yêu cầu cắt khác nhau. Cần soạn thảo thật đầy đủ, chính xác thì quá trình sản xuất mới đảm bảo được chất lượng. III.6.1. Yêu cầu với người lập bảng: - Cần có kiến thức về chuyên môn đặc biệt là am hiểu kỹ về các công công nghệ cần dùng trong phân xưởng cắt. - Có kiến thức ngoại ngữ chuyên ngành để đọc và dịch tài liệu của khách hàng mới có thể đáp ứng tốt các yêu cầu của họ. - Có khả năng phân tích sản phẩm, biết rõ chi tiết nào cần sử dụng vải chính, vải phối, vải lót, - Biết rõ tính chất của nguyên phụ liệu để đề xuất các biện pháp xử lý nguyên phụ liệu thật tốt, đảm bảo các bán thành phẩm sau cắt sẽ đạt yêu cầu cao. III.6.2. Yêu cầu chung của văn bản: Bảng qui định được đánh máy trên giấy khổ A4, nội dung cần có đầy đủ các thông tin về: - Phương pháp xổ nguyên phụ liệu, xử lý nguyên phụ liệu trước khi cắt. - Phương pháp trải nguyên phụ liệu - Phương pháp sang sơ đồ - Phương pháp cắt nguyên phụ liệu - Phương pháp đánhBan số quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM - Phương pháp ủi ép - Phương pháp bóc tập, phối kiện. - Phương pháp kiểm tra bán thành phẩm sau cắt. III.6.3. Cách thức lập văn bản Giai đoạn chuẩn bị: - Tìm hiểu tất cả các thông tin liên quan mà khách hàng hoặc công ty đòi hỏi cho quá trình cắt một mã hàng. - Nghiên cứu kỹ một cách cụ thể các loại nguyên phụ liệu mà mã hàng sắp sửa cắt để tìm ra cách trải, cắt, ủi ép, đánh số, sao cho hợp lý nhất. Với một số trường hợp, cần trải qua quá trình thực nghiệm để tìm ra các thông số kỹ thuật tốt nhất của các quá trình gia công. - Trao đổi lại với khách hàng hoặc công ty để thống nhất các thông tin cần có trong văn bản. Giai đoạn tiến hành: - Lần lượt điền vào bảng các nội dung cần có trong quá trình cắt theo các công nghệ và các thông tin đã thu nhận được. - Nếu mã hàng có đánh số hoặc ép mex, cần soạn thêm bảng qui cách đánh số và ép mex để hướng dẫn công việc một cách trực quan hơn, tránh xảy ra những sai sót đáng tiếc trong sản xuất. - Kiểm tra và ký xác nhận vào cuối bảng - Chuyển cho trưởng phòng xem xét, ký và cho phép lưu hành văn bản. ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 69 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  18. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM BẢNG QUI ĐỊNH CẮT Mã hàng: Sản lượng: o Thông tin về nguyên phụ liệu: o Thông tin về trải vải: o Thông tin về sang sơđồ: o Thông tin về cắt chi tiết sử dụng vải: STT Tên chi tiết Số lượng Dụng cụ Yêu cầu kỹ cắt thuật o Thông tin về trải phụ liệu o Thông tin về cắt chi tiết có sử dụng phụ liệu: STT Tên chi tiết Số lượng Dụng cụ Yêu cầu kỹ Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM cắt thuật o Thông tin về đánh số ( vẽ hình bảng qui định đánh số) o Thông tin về ép mex: ( vẽ hình qui định ép mex lên cùng bảng qui định đánh số) o Thông tin về bóc tập, phối kiện: ( có thể kèm theo phiếu tác nghiệp bóc tập) o Thông tin về kiểm tra chi tiết sau cắt: Ngày tháng năm Người lập bảng Ký tên. III.7. Lập bảng Qui cách may sản phẩm: Là văn bản kỹ thuật trong đó có các qui định về cách thức lắp ráp hoàn chỉnh 1 sản phẩm. Chúng bao gồm: các dạng đường may và độ rộng các đường may; mật độ mũi chỉ, màu sắc, chi số chỉ; cách gắn nhãn và vị trí của chúng; kích thước khuy nút và vị trí của ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 70 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  19. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM chúng, vị trí túi và các yêu cầu của túi, Bảng này dùng để hướng dẫn công nhân thực hiện thao tác may hoàn chỉnh sản phẩm sao cho đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của khách hàng. III.7.1. Yêu cầu với người lập bảng: - Phải có kiến thức về chuyên ngành may để có thể xác định chắc chắn các đường may có trên sản phẩm được thực hiện bởi các loại thiết bị nào, kích thước đạt yêu cầu của các dạng đường may ra sao và những lỗi thường gặp khi sử dụng thiết bị đó. Từ đó, có phương án hạn chế sai sót ở mức thấp nhất. - Có hiểu biết về vật liệu dệt để có kế hoạch qui định các tiêu chuẩn đường may, mật độ mũi chỉ cho hợp lý đối với từng loại vật liệu cụ thể và xem xét việc gắn các nhãn sử dụng bảo quản cho hợp lý. - Có khả năng phân tích số lượng chi tiết có trên một sản phẩm, tên gọi của các chi tiết, tên gọi của các đường may, sao cho dễ hiểu và thống nhất với các bộ phận, để người đọc và người viết cùng hiểu giống nhau về sản phẩm. - Có vốn ngoại ngữ chuyên ngành may để có thể dịch chính xác tài liệu kỹ thuật do khách hàng gửi tới. - Có khả năng tính toán chính xác, cẩn thận và quan sát tỉ mỉ khi làm việc. II.7.2. Yêu cầu chung của văn bản: - Tiêu đề bảng phải đầy đủ các thông tin: tên mã hàng, sản lượng hàng, tên khách hàng đặt hàng, để tránh nhầm lẫn với các mã hàng khác. - Ghi rõ yêu cầu sử dụng chỉ đối với các đường may: chi số, màu sắc, loại chỉ, mật độ chỉ trên từng đường may và những yêu cầu cần thiết khác khi sử dụng chỉ (nối chỉ, lại mối chỉ, ) trên sản phẩm Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM - Ghi rõ yêu cầu lắp ráp đối với từng đường may: cự ly cách mép, cự ly giữa 2 đường may song song, cự ly vắt sổ, để người thợ tiến hành lắp ráp đạt yêu cầu. - Có đầy đủ yêu cầu lắp ráp sản phẩm theo từng loại thiết bị (máy bằng 1 kim, máy vắt sổ 3 chỉ, máy vắt sổ 5 chỉ, thùa, đính, ), từng loại chi tiết ( thân trước, thân sau, tay, túi mổ, ba-ghết, ), đúp lót, chần gòn, gắn nhãn, - Đôi khi, cần vẽ qui trình lắp ráp để mọi người cùng biết cách lắp ráp các chi tiết sản phẩm, đặc biệt là với những chi tiết phức tạp, công nhân chưa có kinh nghiệm trong lắp ráp. - Việc dịch các yêu cầu lắp ráp sản phẩm cần phải rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với thói quen dùng từ của mỗi doanh nghiệp, tránh gây khó hiểu, hiểu nhầm dẫn đến sai sót trong quá trình thực hiện. III.7.3. Cách thức lập bảng: Giai đoạn chuẩn bị: - Xem xét kỹ sản phẩm mẫu để biết sản phẩm có bao nhiêu chi tiết, tên gọi chi tiết, cách lắp ráp các chi tiết, yêu cầu lắp ráp các chi tiết, - Xem xét nhu cầu sử dụng chỉ cho các đường may trên sản phẩm . Dùng thước đo mật độ mũi chỉ trên từng đường rồi đối chiếu với tài liệu kỹ thuật của khách xem có khớp không. - Liệt kê và phân loại tất cả các dạng đường may trên sản phẩm theo loại thiết bị sử dụng và yêu cầu kỹ thuật của từng đường may (độ rộng đường may, mật độ chỉ cho từng đường, các yêu cầu về nối đường hay lại mối chỉ, ) - Phân tích kỹ cách lắp ráp các chi tiết phức tạp để có kế hoạch lập bảng cho đúng. ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 71 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  20. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM BẢNG QUI CÁCH MAY SẢN PHẨM Mã hàng: sơ mi bé trai AT- 92- 130 Tên bộ phận/chi tiết Qui cách lắp ráp Nắp túi May lộn theo rập mẫu, diễu 2 đường song song cách đều 5mm Gắn nắp túi vào thân trước, cách mép nẹp 5,5 cm Túi áo Miệng túi bẻ mép, may một đường cách mép 0,6cm. Túi may đắp, diểu 2 đường song song cách nhau 0,5cm Cầu ngực Diễu 2 đường song song. Yêu cầu: 2 cầu ngực + 2 nắp túi áo phải đối xứng. Các đường diễu phải thẳng đều, đúng kích thước. Nẹp áo May nẹp vào thân. Diễu 2 đường song song cách mép nẹp 0,5cm. Yêu cầu: 2 bên nẹp áo thẳng đều, không bị giật và đúng kích thước. Đô áo Nẹp đô 2.5 cm, qui cách may theo áo mẫu Sườn vai May lộn Tay áo Cửa tay lơ-vê to bản 2,5cm Tra tay lộn Sườn áo May lộn Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM Cổ áo Lá cổ 2 lớp, không mex Chân cồ ép mex 603 Cổ tra lộn Gấu áo Bản gấu 0,6cm Khuy áo Áo có 8 khuy: - 4 khuy thùa nẹp áo (1 khuy cách chân cổ 9cm, khoảng cách giữa các khuy còn lại là 8cm) - 4 khuy thùa ở 2 nắp túi (1 khuy thùa xéo góc với cạnh nhọn nắp túi, khuy còn lại thùa ngang như áo mẫu) Nút áo Có 8 nút, các nút nằm đối xứng với các tâm khuy đã thùa. Yêu cầu: các tâm khuy và nút áo ở nẹp áo phải nằm ngay chính giữa nẹp áo để khi gài nút vào, 2 nẹp phải trùng khít lên nhau Mật độ chỉ 5 mũi/cm Ngày tháng năm Người lập bảng Ký tên - Đọc và nghiên cứu kỹ qui định gắn nhãn đối với sản phẩm được qui định trong tài liệu kỹ thuật: nhãn size, nhãn sử dụng bảo quản, nhãn trang trí, để tránh sai sót khi lắp ráp sản phẩm. ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 72 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  21. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM - Liệt kê các vị trí có đính bọ, làm khuy, đính nút và các yêu cầu kỹ thuật của chúng để có kế hoạch qui định các thiết bị sử dụng trong bảng cho phù hợp. - Kiểm tra và trao đổi lại với khách hàng tất cả những mâu thuẫn phát sinh hoặc không hợp lý giữa mẫu chuẩn và tài liệu kỹ thuật để chỉnh sửa kịp thời, tránh những kiện cáo không cần thiết về sau. Giai đoạn tiến hành: - Viết tiêu đề bảng. - Lần lượt liệt kê qui cách lắp ráp cho các đường may trên các chi tiết sản phẩm theo nguyên tắc từ mặt trước ra mặt sau, từ chi tiết nhỏ đến chi tiết lớn để tránh nhầm lẫn hay bỏ sót các đường may. - Với các chi tiết phức tạp hay với chi tiết khuất, khó xem, cần lập qui cách may riêng để người đọc dễ theo dõi. - Liệt kê các loại chỉ và mật độ chỉ cho từng loại đường may. Đặc biệt là nhu cầu sử dụng chỉ cho vắt sổ, thùa khuy, đính nút, đính bọ. - Qui định về vị trí gắn nhãn, kích thước khuy nút, kích thước đường lại mối chỉ, Nếu cần, có thể vẽ hình minh họa để người đọc dễ nhận biết và nhớ lâu hơn về yêu cầu của bảng. - Ghi rõ các qui định mang tính trọng tâm như: độ rộng về cắt gọt ở biên các đường may, các vị trí cần bấm vải, các vị trí có đường may diễu, các đường may vắt sổ, các chi tiết có gia công thêu, các chi tiết có dồn lông vũ, và các yêu cầu kỹ thuật của các công đoạn gia công này. - Rà soát lại những đường may của những mã hàng trước mà công nhân thường để xảy ra những sai sót. Từ đó, có kế hoạch điều chỉnh cho mã hàng mới để đảm bảo an toàn hơn cho sản xuất. - Kiểm tra lại tất cảBan các quyen qui định © Truong đã ra DHxem Su đã pham hoàn Ky chỉnh thuat và TP. chính HCM xác chưa bằng cách so sánh thật cẩn thận một lần nữa các qui định với sản phẩm mẫu và yêu cầu kỹ thuật của khách hàng. Kiểm tra lại cách dùng từ và chỉnh sửa lại những sai sót. Kiểm tra lại các hình vẽ minh họa để đảm bảo hình vẽ mang tính trực quan và chính xác cao. - Ký tên xác nhận hoàn tất bảng và chuyển cho trưởng phòng ký duyệt trước khi chuyển cho các bộ phận có liên quan. III.8. Lập bảng qui trình may sản phẩm: Là văn bản kỹ thuật, trong đó liệt kê các bước công việc cần thiết theo một thứ tự nhằm may hoàn tất sản phẩm theo một diễn tiến hợp lý nhất. III.8.1. Yêu cầu với người lập bảng: - Cần có kiến thức chuyên môn sâu, đặc biệt là biết lắp ráp hoàn chỉnh các sản phẩm may từ đơn giản đến phức tạp. Ngoài ra, cần có kỹ năng xem xét, phân tích để tìm ra cách thức lắp ráp sản phẩm một cách hợp lý nhất và có thể xác định chắc chắn các đường may có trên sản phẩm được thực hiện bởi các loại thiết bị nào. - Có khả năng phân tích số lượng chi tiết có trên một sản phẩm, tên gọi của các chi tiết, tên gọi của các đường may, sao cho dễ hiểu và thống nhất với các bộ phận, để người đọc và người viết cùng hiểu giống nhau về sản phẩm. - Có vốn ngoại ngữ chuyên ngành may để có thể dịch chính xác tài liệu kỹ thuật do khách hàng gửi tới. - Có khả năng tính toán chính xác, cẩn thận và quan sát tỉ mỉ khi làm việc. ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 73 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  22. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM III.8.2. Yêu cầu chung của văn bản: - Tiêu đề bảng phải đầy đủ các thông tin: tên mã hàng, sản lượng hàng, tên khách hàng, để tránh nhầm lẫn với các mã hàng khác. - Cần phân chia chính xác và khoa học các bước công việc cần làm khi phân tích qui trình may của một sản phẩm, các bước công việc này cũng cần ghi rõ sử dụng thiết bị gì và do bậc thợ nào đảm nhận. - Nếu có tài liệu tham khảo của nước ngoài, việc dịch các yêu cầu lắp ráp sản phẩm cần phải rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với thói quen dùng từ của mỗi doanh nghiệp, tránh gây khó hiểu, hiểu nhầm, dẫn đến sai sót trong quá trình thực hiện. II.8.3. Cách thức lập bảng: BẢNG QUI TRÌNH MAY SẢN PHẨM Mã hàng: Khách hàng: Sản lượng: STT Tên bước công việc Bậc thợ Dụng cụ - thiết bị Ghi chú Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM Ngày tháng năm Người lập bảng Ký tên Giai đoạn chuẩn bị: - Xem xét kỹ sản phẩm mẫu để biết tên gọi các chi tiết, cách lắp ráp các chi tiết, yêu cầu lắp ráp các chi tiết, - Liệt kê và phân tích các bước công việc cần làm cho từng bộ phận trên sản phẩm may. Ghi chú kỹ về thiết bị và bậc thợ cho từng bước công việc. - Lưu ý: + với những bộ phận trên sản phẩm có nhiều đường may, cần nhớ tách các đường may một cách riêng biệt theo tên gọi riêng của chúng để hạn chế thấp nhất sự nhầm lẫn. Có thể phân biệt như sau: cứ có hành động cắt chỉ là kết thúc một đường may. + Xem xét kỹ số thợ có trong chuyền để lựa chọn bậc thợ thực hiện bước công việc theo nguyên tắc: thợ bậc thấp làm việc dễ, thợ bậc cao làm việc khó. - Sắp xếp và lựa chọn các bước công việc nhằm hoàn tất sản phẩm theo một trình tự hợp lý, đảm bảo nguyên tắc: bước công việc nào cần làm trước sẽ được đặt ở trên, bước công việc cần làm sau sẽ được đặt ở dưới, quá trình lắp ráp hoàn tất các chi tiết sẽ được đặt sau cùng. ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 74 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  23. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM - Kiểm tra và trao đổi lại với khách hàng tất cả những mâu thuẫn phát sinh hoặc không hợp lý giữa mẫu chuẩn và tài liệu kỹ thuật để chỉnh sửa kịp thời, tránh những kiện cáo không cần thiết về sau. Giai đoạn tiến hành: - Lập bảng trên máy tính theo định dạng đính kèm - Lần lượt liệt kê qui các bước công việc cần có khi lắp ráp sản phẩm như đã phân tích. - Điền bậc thợ và dụng cụ thiết bị vào các cột cho chính xác. - Kiểm tra lại tất cả nội dung của bảng. - Ký tên xác nhận hoàn tất bảng và chuyển cho trưởng phòng ký duyệt trước khi chuyển cho các bộ phận có liên quan. III.9. Lập bảng qui cách bao gói sản phẩm: Là văn bản kỹ thuật hướng dẫn kỹ lưỡng cách thức treo nhãn, gắn thẻ bài, bao gói sản phẩm, qui cách đóng hộp và qui cách đóng thùng cho cả mã hàng. Bảng này thường được dùng cho phân xưởng hoàn tất và kho thành phẩm để đóng gói sản phẩm trước khi xuất hàng đi. III.9.1.Yêu cầu đối với người lập bảng: - Phải có hiểu biết về mã hàng sắp sản xuất, nắm được những thông tin cần thiết về cách gấp gói đối với từng sản phẩm của từng mã hàng và của từng khách hàng ở các quốc gia khác nhau. - Có vốn ngoại ngữ chuyên ngành tốt để đọc, dịch tài liệu và trao đổi kỹ với khách hàng về các yêu cầu bao gói để có thể lĩnh hội toàn bộ các yêu cầu kỹ thuật của khách hàng. - Có khả năng phânBan tích, quyen tính © Truongtoán nhanh DH Su nhạy, pham chính Ky thuat xác, TP. tác HCM phong làm việc nghiêm túc, khẩn trương và khoa học để có thể tìm đối tác đặt sản xuất thùng hàng, kiểm tra và xếp hàng vào từng thùng, III.9.2.Yêu cầu chung của văn bản: - Tiêu đề bảng phải rõ ràng, chính xác về tên mã hàng, chủng loại, màu sắc, sản lượng, tên khách hàng, để tránh nhầm lẫn với mã hàng khác. - Các thông tin về gấp gói một sản phẩm phải cụ thể, rõ ràng, chính xác, khoa học và tiết kiệm được thời gian, công sức. Có thể có thêm các hình vẽ mô tả cách gấp gói để người đọc dễ theo dõi. - Các qui định về kích thước bao gói, hòm hộp, thùng hàng, vị trí dán các nhãn, vị trí gắn các thẻ bài, phải đầy đủ và phù hợp để dễ kiểm tra. - Cần ghi rõ số lượng, màu sắc, số size, của các sản phẩm của mã hàng cần có trong 1 bao, trong 1 hộp, trong 1 thùng hay trong 1 kiện hàng. - Cũng cần qui định kỹ về cách thức dán băng keo miệng thùng, cách buộc đai nẹp và nội dung cần có trên maket ngoài thùng. II.9.3. Cách tiến hành lập bảng: * Chuẩn bị: - Nhận kế hoạch và tài liệu kỹ thuật của khách hàng. Đọc dịch và trao đổi với khách hàng để thấu hiểu và ghi nhận tất cả những yêu cầu kỹ thuật và những yêu cầu bổ sung của khách hàng về bao gói sản phẩm. Tất cả các thay đổi, bổ sung của khách phải được cập nhật bằng văn bản, giấy tờ để làm cơ sở xem xét giao hàng sau này. ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 75 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  24. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM - Xuống kho để xem các phụ liệu bao gói đã nhận về đầy đủ hay chưa. Nếu đã thống nhất với khách hàng thì mới tiến hành lập bảng qui cách bao gói cho phù hợp. * Tiến hành: - Ghi tiêu đề bảng, cần có đủ thông tin cần thiết về mã hàng, khách hàng, sản lượng, - Thống kê sản lượng hàng theo từng cỡ, từng màu. - Trình bày kỹ cách tiến hành bao gói từng sản phẩm và các yêu cầu kỹ thuật sau gấp gói. Nên vẽ hình minh họa để thực hiện các thao tác gấp gói dễ dàng hơn. - Trình bày số lượng sản phẩm, số size có trong 1 thùng, thông tin cần có bên ngoài thùng. Nên vẽ kèm bề mặt thùng hàng và vị trí của các thông tin để tránh nhầm lẫn. - Trình bày nội dung của nhãn cạnh thùng và yêu cầu về xếp hàng trong từng thùng - Qui định cách dán nhãn, xiết đai nẹp hay băng keo xung quanh thùng. - Rà soát lại toàn bộ nội dung bảng để phát hiện sai sót và chỉnh sửa. - Kiểm tra lại toàn bộ văn bản lại lần nữa để chắc chắn đã hoàn chỉnh. Ký tên xác nhận và chuyển cho trưởng phòng ký duyệt trước khi cho phép lưu hành. BẢNG HƯỚNG DẪN ĐÍNH THẺ BÀI KHÁCH HÀNG: DECATHLON MÃ HÀNG: 40862 Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM Cách gắn thẻ bài ở lưng nhìn từ bên ngoài: 1. Thẻ bài kẹp vào lưng thân sau bên trái khi mặc. Chỉ đóng thẻ bài sử dụng chỉ chính 2. Khi đóng thể bài, phải để lưng nằm êm (không kéo). Chỉ đóng nằm ngang ở giữa thẻ bài, chỉ cách mép gấp trên của thẻ bài là 1,5cm ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 76 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  25. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM III.10. Lập bảng hướng dẫn kiểm tra mã hàng: Là văn bản kỹ thuật trong đó hướng dẫn cụ thể về các cơ sở, văn bản và cách thức tiến hành kiểm tra một mã hàng. Bảng này được gửi cho tất cả các bộ phận để những nơi này biết được các yêu cầu kiểm tra và thực hiện tốt các yêu cầu này. Đặc biệt, bảng hướng dẫn kiểm tra mã hàng còn là cơ sở pháp lý để bộ phận KCS tiến hành kiểm tra hoàn tất sản phẩm sau cùng. III.10.1. Yêu cầu của người lập văn bản: Tùy theo dạng văn bản, ta có các yêu cầu về người lập bảng khác nhau. Có 2 dạng chính như sau: * Dạng 1: sử dụng ngay tài liệu kỹ thuật đã có để tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm. Lúc này, yêu cầu đối với người lâp văn bản chính là tất cả những yêu cầu đối với người lậpcác văn bản trên. Vây, người lập văn bản này phải là người am hiểu toàn bộ qui trình sản xuất và các yêu cầu nghiêm ngặt của nó. * Dạng 2: là một văn bản cụ thể, qui định những mốc kiểm quan trọng trong quá trình sản xuất, là cơ sở để bộ phận KCS tiến hành kiểm tra mã hàng. Có 5 mốc kiểm chính: - Sau khi thiết kế mẫu và Giác sơ đồ. - Kiểm tra ở phân xưởng cắt. - Kiểm tra ở phân xưởng may. - Kiểm tra ở phân xưởng hoàn tất. - Kiểm tra thủ tục giấy tờ. Vì vậy, để đảm bảo 5 nội dung chính kể trên, người lập văn bản cần đạt các yêu cầu sau: - Có kinh nghiệm vềBan kiểm quyen tra chất© Truong lượng DH sản Su pham phẩm Ky và thuat trình TP.bày HCM kiến thức đã có. - Trung thực trong công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm - Hiểu biết về toàn bộ qui trình công nghệ để có thể đề ra những qui định, những hướng dẫn phù hợp thực tề và mang tính khả thi cao. III.10.2. Yêu cầu đối với văn bản: - Các thông tin về mã hàng phải đầy đủ, tránh nhầm lẫn. - Các qui định về mốc kiểm phải rõ ràng, chính xác và khoa học. - Tiến trình kiểm tra cụ thể ở từng giai đoạn cần hợp lý, tiết kiệm được công sức và thời gian kiểm hàng. III.10.3. Cách thức lập văn bản: Chuẩn bị: - Nghiên cứu kỹ mã hàng, loại vải để có những cơ sở qui định cho phù hợp. - Đọc kỹ tài liệu kỹ thuật của khách, kết hợp việc so sánh đối chiếu với mẫu chuẩn và mẫu mỏng hoặc mẫu đối để chắc chắn các qui định sắp viết ra mang tính thực tế cao. Tiến hành: - Viết tiêu đề bảng rõ ràng, đầy đủ và chính xác. - Lần lượt theo 5 nội dung đã trình bày ở trên để qui định kiểm tra cho phù hợp. Với mỗi nội dung, cần phụ thuộc vào những yêu cầu kỹ thuật để hướng dẫn kiểm tra sao cho hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 77 Thu vien DH SPKT TP. HCM -
  26. Truong DH SPKT TP. HCM Khoa Công nghệ May & Thời trang - Trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM - Với kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu tiên và kiểm tra hoàn tất: cần có những qui định, hướng dẫn cụ thể về cách thức kiểm tra. Nên vẽ hình minh họa quá trình kiểm sẽ giúp giảm thiểu các sai sót khi kiểm hàng. - Hướng dẫn các thao tác nghiệp vụ cần làm khi xảy ra những tình huống xấu hay chỉ đơn thuần là viết các báo cáo kiểm hàng mà thôi. - Rà soát lại toàn bộ nội dung bảng, phát hiện các bất hợp lý và chỉnh sửa. - Kiểm tra lại lần cuối trước khi ký xác nhận lập bảng. Chuyển cho trưởng phòng duyệt trước khi cho phép lưu hành. VÍ DỤ: BẢNG HƯỚNG DẪN KIỂM TRA MÃ HÀNG Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 78 Thu vien DH SPKT TP. HCM -