Chuyên đề môn Luật Đất đai

pdf 47 trang vanle 2570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề môn Luật Đất đai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfchuyen_de_mon_luat_dat_dai.pdf

Nội dung text: Chuyên đề môn Luật Đất đai

  1. Chuyên đề Luật Đất đai: I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LUẬT ĐẤT ĐAI 1. Vai trò của đất đai trong đời sống xã hội: Là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá , là tư liệu sản xuất chính không thể thay thế được của 1 số ngành sản xuất như nông nghiệp, lâm nghiệp. Là yếu tố hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn để phân bố dân cư , là nền tảng để xây dựng nền kinh tế quốc dân. Đất đai là đối tượng của các cuộc tranh chấp , tham vọng của một lãnh thổ . Đất đai là dấu hiệu cơ bản nhất của một quốc gia, một dân tộc, một cộng đồng Không thể có quan niệm một quốc gia không có đất đai. Dưới góc độ chính trị pháp lý , đất đai là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ quốc gia gắn liền với chủ quyền quốc gia. 2. Chế độ sở hữu toàn dân với đất đai: 2.1. Cơ sở lý luận của việc xây dựng chế độ sở hữu toàn dân: 2.1.1.Một số quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin về tính tất yếu khách quan của việc quốc hữu hoá đất đai : Quyền tư hữu đất đai là cái cớ để sinh ra địa tô đất đai, là cơ sở để bóc lột một cách tinh vi và thậm tệ của giai cấp thống trị đối với giai cấp công nhân và nhân dân lao động. 2.1.2.Một số đặc điểm của việc chiếm hữu ruộng đất ở VN tronglịch sử: - Quyền sở hữu tối cao về ruộng đất của nhà nước: Thế kỷ 11 dưới triều Lý, Trần : bộ phận ruộng công do nhà nước tập quyền TW trực tiếp quản lý và bộ phận đất công làng xã . Thế kỷ 15 là thời điểm quyền sở hữu tối cao của nhà nước về đất đai được xác lập hoàn toàn: + Đời nhà Lê: “ thâm nhập sở hữu nhà nước phong kiến với sở hữu làng xã “ + Đời nhà Hồ: chính sách “hạn danh điền”, hạn chế biến ruộng công thành ruộng tư: + Năm 1481 Bộ luật Hồng Đức ban hành ngăn cấm biến ruộng công thành ruộng tư và tuyên bố đất đai là tài sản của nhà nước . - Quyền sở hữu tư nhân đối với đất đai: + Sự suy yếu của nhà Lê , ruộng đất tư hữu dân dân phát triển đến mức lấn át ruộng công. Trong sở hữu tư nhân thì sở hữu lớn của của địa chủ có nguy cơ tiêu diệt sở hữu nhỏ của nông dân. + Thế kỷ 19, triều đại nhà Nguyễn sắp đặt sở hữu làng xã phong kiến làm cơ sở duy nhất cho hệ thống chính quyền 2.2. Khái niệm chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai: - Điều 17 Hiến pháp 1992quy định : “ Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời’ mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân ”
  2. - Điều 5/LĐĐ quy định:”Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu “ Như vậy, ở nước CHXHCNVN. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm chủ sở hữu và thống nhất quản lý . - Đất đai thuộc sở hữu toàn dân có nghĩa là Nhà nước không thừa nhận chế độ sở hữu tư nhân hoặc bất kỳ hình thức sở hữu nào khác ngoài hình thức sở hữu toàn dân đối với đất đai. Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai vì Nhà nước CHXHCNVN là NN của dân, do dân và vì dân . - Quyền sở hữu toàn dân đ/v đất đai của nhà nước là quyền sở hữu duy nhất và tuyệt đối , tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc nhận quyền sử dụng đất từ người khác, chỉ có quyền sử dụng đất chứ không có quyền sở hữu đối với đất đai .(chỉ là chủ thể của quyền sử dụng đất đai mà thôi) + Nhà nước thực hiện việc thống nhất quản lý về đất đai trong phạm vi cả nước nhằm bảo đảm cho đất đai được sử dụng theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bảo đảm lợi ích nhà nước, lợi ích người sd đất. + Đảm bảo cho việc khai thác, sử dụng đất ổn định, lâu dài, có hiệu quả, nhà nước mở rộng tối đa quyền của người sử dụng đất như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh và góp vốn bằng quyền sử dụng đất. 2.3. Chủ thể , khách thể và nội dung của quyền sở hữu : 2.3.1 Chủ thể của quyền sở hữu đất đai : Nhà nước là đại diện chủ sở hữu toàn dân đối với đất đai. Tư cách đại diện chủ sở hữu toàn dân này do Quốc hội, Chính phủ,UBND cấp tỉnh và cấp huyện thực hiện trong phạm vi thẩm quyền do LĐĐ quy định (Đ 7). 2.3.2.Khách thể quyền sở hữu đất đai: Là toàn bộ vốn đất trong lãnh thổ quốc gia: * Nhãm ®Êt n«ng nghiÖp bao gåm c¸c lo¹i ®Êt : - ĐÊt trång c©y hµng năm - ĐÊt trång c©y l©u năm; - Đất rừng phòng hộ, đất sản xuất, lµm muèi; * Nhãm ®Êt phi n«ng nghiÖp (Đ 13/LĐĐ * Nhãm ®Êt chưa sö dông bao gåm c¸c lo¹i ®Êt chưa x¸c ®Þnh môc ®Ých sö dông. Diện tích cả nước: 331.680km2 hay hơn 33 triệu ha đất tự nhiên 2.3.3 Nội dung quyền sở hữu: a. Quyền chiếm hữu: là quyền của nhà nước thực tế nắm toàn bộ vốn đất quốc gia, quyền kiểm soát và chi phối mọi hoạt động của người sử dụng đất.
  3. * Phân biệt quyền chiếm hữu nhà nứơc với quyền chiếm hữu của người sử dụng : 1. Quyền chiếm hữu đất đai của nhà nước - Quyền chiếm hữu đất đai của người sử là quyền sở hữu, quyền năng bất di bất dụng lại xuất phát từ sự cho phép của dịch của chủ sở hữu nhà nước. 2.Nhà nước chiếm hữu toàn bộ vốn đất - Người sử dụng chiếm hữu giới hạn trong lãnh thổ quốc gia vốn đất mà nhà nước cho phép họ sử dụng 3. Chiếm hữu của nhà nước là vĩnh viễn - Giới hạn bởi không gian và thời gian , - 4. Chiếm hữu của nhà nước là gián tiếp, Người sử dụng thực hiện một cách trực nhà nước không trực tiếp sử dụng đất, nhà tiếp quyền chiếm hữu của mình . nước thông qua hoạt động địa chính để nắm chắc tình hình đất đai. b Quyền sử dụng đất: - Với tư cách đại diện chủ sở hữu toàn dân đối với đất đai , nhà nước quyết định mục đích sử dụng đất, cho phép việc chuyển mục đích sử dụng đất, quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất và các phương thức thực hiện quyền sử dụng đất. - Quyền sử dụng của người sử dụng đất hoàn toàn phụ thuộc vào nhà nước , nhà nước có thể tước quyền sử dụng đất của người này chuyển cho người khác theo trình tự pháp luật . c. Quyền định đoạt: Là khả năng của nhà nước quyết định số phận pháp lý của đất đai. Quyền năng này là duy nhất và tuyệt đối chủ sở hữu. Nhà nước thực hiện quyền định đoạt thông qua các hành vi : - Phê duyệt quy ho¹ch, kÕ ho¹ch sö dông ®Êt - Quy ®Þnh vÒ h¹n møc giao ®Êt vµ thêi h¹n sử dụng ®Êt; - QuyÕt ®Þnh giao ®Êt, cho thuª ®Êt, thu håi ®Êt, cho phÐp chuyÓn môc ®Ých sö dông ®Êt; - Định gi¸ ®Êt. - ®iÒu tiÕt c¸c nguån lîi tõ ®Êt ®ai th«ng qua việc thu tiÒn sd ®Êt, tiÒn thuª ®Êt; thu thuÕ sd ®Êt, thuÕ thu nhËp tõ chuyÓn quyÒn sö dông ®Êt; Quyền định đoạt đất đai chính là quyền nhà nước quy định các điều kiện, hình thức, trình tự thủ tục giao đất, thu hồi đất, cho thuê, chuyển quyền sd đất đai .
  4. Với tư cách là đại diện chủ sở hữu, nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định ; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 3. Khái niệm và đối tượng điều chỉnh của ngành luật đất đai : 3.1. Khái niệm Luật đất đai: Là một ngành Luật độc lập trong hệ thống pháp luật VN , là tổng hợp những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ đất đai hình thành trong quá trình chiếm hữu , sử dụng và định đoạt đất đai , nhằm sử dụng đất đai có hiệu quả vì lợi ích nhà nước và người sử dụng . 3.2. Đối tượng điều chỉnh : Là những quan hệ đất đai phát sinh một cách trực tiếp trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt được các QPPL đất đai điều chỉnh và có hiệu lực trên thực tế. Đặc trưng của các quan hệ đất đai : -Là một quan hệ tài sản, nhưng không nằm trong sự điều chỉnh của QPPL dân sự vì đất đai không là hàng hoá thông thường, là hàng hoá đặc biệt nhằm định hướng cho các quan hệ này vận động phù hợp với cơ chế thị trường Quan hệ đất đai là quan hệ kinh tế nhưng không nằm trong sự điều chỉnh của các QPPL kinh tế. Vì mục đích việc quản lý và sử dụng đất đai là phục vụ cho lợi ích của toàn xã hội , không nhằm mục đích kinh doanh để nhằm thu lợi nhuận tối đa. 3.3. Phương pháp điều chỉnh: 3.3.1. Phương pháp mệnh lệnh : Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu và là người quản lý có trách nhiệm yêu cầu người sử dụng đất phải tuân theo các quyết định mang tính mệnh lệnh cụ thể như : - Quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo điều của LĐĐ - Quyết định thu hồi đất. - QĐ về việc cho phép chuyển quyền sử dụng đất. - QĐ cho phép chuyển mục đích sử dụng - QĐ giải quyết những tranh chấp, khiếu tố khiếu nại về đất đai. - QĐ xử lý kỷ luật đối với những người có hành vi VP chế độ quản lý nhà nước về đất đai. -QĐ về việc xử lý vi phạm hành chính trong quản lý và sử dụng đất đai. 3.3.2.Phương pháp bình đẳng: Thể hiện mối quan hệ bình đẳng giữa các chủ thể sử dụng đất khi tham gia vào quan hệ PL đất đai. Họ có thể thỏa thuận với nhau trong khuôn khổ pháp luật của của Nhà nước về các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp và thừa kế quyền sử dụng đất .
  5. 4. Các nguyên tắc cơ bản của ngành Luật đất đai : Nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu Nhà nước Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và phápluật Nguyên tắc sử dụng đất đai hợp lý và tiết kiệm Nguyên tắc ưu tiên bảo vệ quỹ đất nông nghiệp Nguyên tắc thường xuyên cải tạo và bồi bổ đất đai . 4.1.Nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu Nhà nước: Điều 17/HP quy định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý . Đó là cơ sở pháp lý cao nhất xác định rõ nhà nước là chủ sở hữu duy nhất và tuyệt đối đối với toàn bộ vốn đất quôc gia. Tính đặc biệt của sở hữu nhà nước đối với đất đai thể hiện ở những điểm sau : - Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt trong sản xuất và đời sống. Đất đai là hàng hoá đặc biệt, được lưu chuyển một cách đặc biệt. - Nhà nước là chủ sở hữu , vì thế có trọn quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai mà các chủ thể khác tham gia vào QHPL đất đai không thể có được: + Nhà nứơc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất. + Định gía đất, điều tiết các nguồn lợi từ đất thông qua việc thu tiền sử dụng đất, thuê đất, thu thuế đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng ĐĐ - Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà,Nhà nước CHXHCNVN. - Nhà nước có chính sách hạn điền hợp lý nhằm bảo vệ quyền lợi người sử dụng đất. - Mở rộng tối đa quyền năng của hộ gia đình, cá nhân nhằm hướng cho quan hệ đất đai vận động và phát triển theo cơ chế thị trường . 4.2.Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và theo pháp luật (Đ18/HP và Đ 6,7/LĐĐ) Mục đích của Nhà nước và người sử dụng là khai thác tốt nhất tiềm năng của đất đai phục vụ cho các mục tiêu kinh tế xã hội . - Nhà nước xây dựng hệ thống cơ quan quản lý đất đai có chức năng nhiệm vụ rõ ràng - Ban hành các chủ trương chính sách, chế độ, thể lệ phù hợp với nội dung QLNN đối với đất đai. 4.3 Nguyên tắc sử dụng đất đai tiết kiệm và hợp lý:(Đ 11/LĐĐ) Sử dụng đất đai phải đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất, phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội –quốc phòng,an ninh. Tiết kiệm, khai thác đất đai có hiệu quả , bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh
  6. 4.4. Nguyên tắc ưu tiên bảo vệ quỹ đất nông nghiệp: -Nhà nước có chính sách bảo vệ đất chuyên trồng lúa nước, hạn chế chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng mục đích phi nông nghiệp. -Người sử dụng đất chuyên trồng lúa nước không được chuyển sang sử dụng mục đích trồng cây lâu năm,trồng rừng, nuôi trồng thuỷ sản và mục đích phi nông nghiệp nếu không được cơ quan có thẩm quyền cho phép. 4.5. Nguyên tắc thường xuyên cải tạo và bồi bổ đất đai: (Đ 12/LĐĐ) Người sử dụng đất chuyên trồng lúa nước có trách nhiệm cải tạo, làm tăng độ màu của đất. Pháp luật đất đai nghiêm cấm các hành vi huỷ hoại đất đai làm giảm khả năng sinh lợi của đất (có biện pháp chế tài đ/v hành vi VPPL đất đai), đồng thời khuyến khích các biện pháp cải tạo đất, làm tăng độ màu mỡ của đất, khai hoang phục hoá, lấn biển đưa diện tích đất trống, đồi trọc, đất có mặt nước hoang hoá vào sử dụng. II. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT: 1. Quyền chung của người sử dụng đất : 1. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; 2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất; 3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp; 4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp; 5. Được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình; 6. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai. Người sử dụng đất được quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định pháp luật và đảm bảo có các điều kiện sau đây: - Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; - Đất không có tranh chấp; - Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; - Trong thời hạn sử dụng đất. 2. Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất Người sử dụng đất có các nghĩa vụ chung sau đây:
  7. 1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật; 2. Đăng ký quyền sử dụng đất, làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; 3. Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; 4. Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất; 5. Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan; 6. Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất; 7. Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất hoặc khi hết thời hạn sử dụng đất. III. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT : 1. Việc nộp hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất được quy định như sau: - Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất nộp tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tại nông thôn thì nộp tại Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất để chuyển cho văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; - Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất gồm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước; trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất. 2. Thời hạn giải quyết các thủ tục chuyển quyền sử dụng đất: - Trong thời hạn không quá mười 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, gửi hồ sơ cho cơ quan quản lý đất đai thuộc Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Trường hợp các bên chuyển nhượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính mà nghĩa vụ tài chính đó được xác định theo số liệu địa chính thì văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thông báo cho các bên chuyển nhượng thực hiện nghĩa vụ tài chính. - Trong thời hạn không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, các bên tham gia chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại nơi đã nộp hồ sơ. * Tại Ủy ban nhân dân thị xã Thủ Dầu Một:
  8. Hồ sơ chỉ được giải quyết khi có đủ cơ sở pháp lý theo thủ tục quy định; Cụ thể: - Đối với hồ sơ cấp phép xây dựng. Tổng thời gian thực hiện: 15 ngày. - Các loại hồ sơ có liên quan về đất: Cấp giấy chứng nhận cho người đang sử dụng đất (đối với đất tại xã, thời gian thực hiện 37 ngày có thực hiện nghĩa vụ tài chính, 29 ngày không thực hiện nghĩa vụ tài chính; Đất tại phường, thời gian thực hiện 44 ngày có thực hiện nghĩa vụ tài chính, 36 ngày không thực hiên nghĩa vụ tài chính); Cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thời gian thực hiện 21 ngày; Chuyển nhượng quyền sử dụng đất ( không cấp mới giấy chứng nhận, thời gian thực hiện 16 ngày,có cấp mới giấy chứng nhận 31 ngày); Thừa kế quyền sử dụng đất( đối tượng không thực hiên nghĩa vụ tài chính, thời gian thực hiện 14, 16 ngày đối với đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính, 22 ngày đối với đối tượng không thực hiện nghĩa vụ tài chính có cấp mới GCNQSDĐ, 30 ngày đối với đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính có cấp mới GCNQSDĐ) . IV. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ ĐẤT ĐAI: 1. Hoà giải tại xã , phường, Thị trấn : Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở. Khi các bên phát sinh tranh chấp không tự hòa giải được thì thì gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. Tại UBND xã , phường, thị trấn có thành lập Hội đồng hòa giải gồm Chủ tịch UBND là Chủ tịch HĐ, Công chức địa chính-xây dựng và các thành viên là MTTQ, các tổ chức Phụ nữ, Nông dân để hòa giải tranh chấp đất đai Thời hạn hoà giải là ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nhận được đơn. Kết quả hoà giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất. Trường hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chuyển kết quả hoà giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai. 2. Giải quyết tranh cah61p đất đai tại Tòa án nhân dân : Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí , nếu các đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì được Toà án nhân dân các cấp giải quyết; 3. Giải quyết tranh chấp tại UBND các cấp - Trường hợp tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết - Nếu một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND huyện thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh,
  9. thành phố trực thuộc trung ương giải quyết; quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng; - Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Và quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng./. CHUYÊN ĐỀ LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH I. KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VỀ LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VN: 1. Khái niệm: a. Khái niện hôn nhân: Là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn; Hôn nhân là sự liên kết 1 người nam và một người nữ trên nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng, tự nguyện chung sống suốt đời, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc, bền vững. Đặc điểm: - Đó là hôn nhân 1 vợ 1 chồng. Đây là điểm khác cơ bản giữa HNXHCN và hôn nhân phong kiến -Trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện. Sự tự nguyện đó chính là tình yêu chân chính giữa nam và nữ, không bị những tính toán về kinh tế chi phối - Sự bình đẳng 1 nam và 1 nữ. - nhằm chung sống vối nhau suốt đời xây dựng gia đình dân chủ, hòa thuận, hạnh phúc, bền vững. Hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu nam-nữ, là điều kiện đảm bảo cho sự liên kết đó hạnh phúc bền vững - Hôn nhân là sự liên kết giữa 1 nam và 1 nữ theo quy định PL b. Khái niệm gia đình: Là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật * Chức năng xã hội của gia đình: - Chức năng sinh đẻ (tái sản xuất ra con người) - Chức năng giáo dục - Chức năng kinh tế c. Khái niệm Luật HNGĐ: Là một ngành luật trong hệ thống PL VN, là tổng hợp các các QPPL do nhà nước ban hành hoặc thể chế hóa nhằm điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình về nhân thân và về tài sản 2. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật HNGĐ : a. Đối tượng điều chỉnh
  10. - Quan hệ nhân thân (đây là nhóm quan hệ chủ đạo quyết định trong các quan hệ HN và GĐ) là những quan hệ xã hội phát sinh giữa các thành viên trong gia đình về những lợi ích nhân thân: quan hệ vợ chồng về sự thương yêu, chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau, quan hệ cha mẹ-các con yếu tố tình cảm giữa các chủ thể là đặc điểm trong quan hệ HN và G Đ - Quan hệ tài sản là những quan hệ xã hội phát sinh giữa những thành viên trong gia đình về những lợi ích tài sản b. Phương pháp điều chỉnh: Luật Hôn nhân và gia đình có phương pháp điều chỉnh đặc biệt, thích hợp với nó. - Trong quan hệ HNGĐ, quyền đồng thời là nghĩa vụ của chủ thể - Chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình xuất phát từ lợi ích chung của gia đình - Các chủ thể không được phép bằng sự thỏa thuận để làm thay đổi những quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định - Các QPPL gắn bó mật thiết với quy phạm đạo đức, phong tục tập quán 2. Nhiệm vụ và những nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân gia đình: a. Nhiệm vụ: - Góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gđ tiến bộ, - Xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gđ -Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. b. Nguyên tắc: - Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ - Nguyên tắc hôn nhân 1 vợ, 1 chồng - Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng : - Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em : cấm ngược đãi hành hạ cha mẹ, vợ chồng, con cái (con ngoài giá thú, con nuôi, con ruột đều có quyền và nghĩa vụ như nhau) II. KẾT HÔN VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM 1. Khái niệm : - Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn; 2. Điều kiện, độ tuổi kết hôn: Theo điều 9 Luật HNGĐ: Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: - Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên; - Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở; *Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây:
  11. - Người đang có vợ hoặc có chồng; - Người mất năng lực hành vi dân sự; - Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; - Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; - Giữa những người cùng giới tính. 3. Các điều kiện về hình thức kết hôn: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn là cơ quan đăng ký kết hôn. - Thủ tục trước khi kết hôn: nộp hồ sơ tại UBND xã, Phường, Thị trấn, tiến hành xác minh niêm yết công khai và cấp giấy CNĐKKH (không quá 5 ngày), nếu từ chối việc ĐKKH thì phải mời 2 bên đến nêu rõ lý do . + Lễ kết hôn -Nhà nước XHCN quy định các điều kiện kết hôn có lý, có tình, phù hợp với đạo đức xã hội, nguyện vọng của quần chúng nhân dân lao động. 4. Hủy Hôn nhân trái pháp luật: * Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái PL: - Bên bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật - Vợ, chồng, cha, mẹ, con của các bên kết hôn; -. Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em; - Hội liên hiệp phụ nữ. - Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền đề nghị Viện kiểm sát xem xét, yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật - Hậu quả của việc huỷ kết hôn trái PL: + Quan hệ nhân thân: chấm dứt quan hệ như vợ chồng Nếu vi phạm độ tuổi kết hôn do vi phạm chế độ 1 vợ, 1 chồng hoặc loạn luận : nếu tiếp tục duy trì quan hệ , người chưa đủ tuổi bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự Nếu do cưỡng ép hoặc lừa dối : nếu 2 bên duy trì quan hệ hôn nhân một cách tự nguyện thì coi không còn sự cưỡng ép và ĐK lại việc kết hôn; nếu một bên hoặc người thứ ba tiếp tục cưỡng ép bên kia duy trì quan hệ trái ý chí thì có thể người cưỡng ép bị xử lý hành chính hoặc hình sự. + Quan hệ tài sản: Đ 17/Luật HNGĐ Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên; nếu không
  12. thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con - Hậu quả đối với con cái: Cha mẹ vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng đồng thời có quyền thăm viếng . III.QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ VỢ CHỒNG THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM: 1. Quan hệ nhân thân giữa vợ chồng: - Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. - Vợ chồng chung thủy, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. + Nghĩa vụ thương yêu và chung thủy: Tình yêu thương vợ chồng là tình cảm gắn bó giữa hai con người khác giới tính trong cuộc sống chung. Yêu thương là điều kiện đủ của chung thuỷ vì” bản chất của tình yêu là không thể chia sẻ” + Nghĩa vụ chăm sóc và giúp đỡ lẫn nhau : . Vợ chồng là chỗ dựa của nhau trong cuộc sống:. Sự chăm sóc có 2 mặt: vật chất và tinh thần: . Vợ chồng có nghĩa vụ hợp tác trong việc bảo đảm đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt hợp lý của gia đình, của cá nhân . Vợ chồng phải dành cho nhau sự chăm sóc tận tuỵ, trong sinh hoạt bình thường cũng như trong lúc ốm đau hoặc khó khăn. - Nơi cư trú của vợ, chồng do vợ chồng lựa chọn, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính. - Vợ, chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.Cấm vợ, chồng có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau. -Vợ, chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau; không được cưỡng ép, cản trở nhau theo hoặc không theo một tôn giáo nào. - Vợ, chồng cùng bàn bạc, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mỗi người. Trong đời sống nghề nghiệp, vợ chồng phải động viên nhau để mọi người có thể hoàn thành chức nghiệp của mình. - Vợ chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt các giao dịch mà theo quy định của pháp luật phải có sự đồng ý của cả vợ chồng; việc ủy quyền phải được lập thành văn bản. - Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên
  13. kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó. - Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình. 2. Quan hệ tài sản: a. Quyền sở hữu tài sản của vợ chồng: - Quyền bình đẳng vợ chồng đ/v tài chung hợp nhất: vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình – bình đẳng trong việc quản lý công việc gia đình – thiết lập tình trạng cộng đồng quản lý đ/v các công việc .Đối tượng quản lý bao gồm tất cả các công việc gắn liền với lợi ích vật chất, tinh thần của gia đình - Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. -Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận. -Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất + Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng. + Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung. - Quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung + Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Các giao dịch quan trọng liên quan đến TS chung có giá trị lớn và các giao dịch khác theo qđ PL chỉ có thể xác lập với sự đồng ý của vợ chồng Việc uỷ quyền phải lập bằng văn bản + Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng. - Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận, trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật HNGĐ. - Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân + Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể
  14. thỏa thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. + Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận. + Hậu quả chia tài sản chung của vợ chồng: Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người; phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng. b Quyền thừa kế tài sản giữa vợ chồng + Vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật về thừa kế. + Khi vợ hoặc chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản. + Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định; nếu hết thời hạn do Tòa án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Tòa án cho chia di sản thừa kế. c. Tài sản riêng của vợ, chồng:. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. + Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng, đồ dùng, tư trang cá nhân. + Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung. + Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt, quản lý tài sản riêng của mình; + Tài sản riêng của vợ, chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng. + Trong trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thỏa thuận của cả vợ chồng. IV. NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA CHA MẸ VÀ CON THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VN 1. Nghĩa vụ và quyền về nhân thân: -Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội, ngượclại con cũng có nghĩa vụ và quyền nuôi dưỡng chăm sóc cha mẹ. Là một chủ thể của quan hệ PL, con
  15. có năng lực sở hữu và có quyền có tài sản ngay trong thời gian chung sống với cha mẹ, nhưng trước khi con đạt một độ tuổi nhất định , các tài sản của con đặt dưới quyền quản lý của cha mẹ. Trái lại với tư cách là “con”, không có quyền hạn gì đối với tài sản của cha mẹ khi cha mẹ con sống - Nghĩa vụ và quyền chăm sóc nuôi dưỡng: + Công việc nuôi dưỡng: Cha mẹ có trách nhiệm bảo đảm các nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại và nói chung, những nhu cầu thiết yếu cho đời sống hàng ngày của con + Công việc chăm sóc: cha mẹ phải bảo đảm các điều kiện cần thiết để con không bị ốm đau, bệnh tật và phải chịu các chi phí cần thiết cho việc điều trị bệnh của con - Công việc đào tạo: Cha mẹ chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập cha mẹ có trách nhiệm thanh toán tất cả các chi phí cần thiết cho việc học tập của con. (định hướng phát triển và giám sát: Lựa chọn trường học, giáo dục đạo đức, hướng nghiệp ) Con : không có sự phân biệt con ruột, con nuôi, con trong giá thú hay ngoài giá thú , con sống chung với cha mẹ hay sống riêng. Con có quyền yêu cầu cha mẹ thực hiện NV chăm sóc nuôi dưỡng đối với mình Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; không được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Khi cha, mẹ đã bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; phá tán tài sản của con; có lối sống đồi truỵ, xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội thì tùy từng trường hợp cụ thể Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ một năm đến năm năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình 2. Nghĩa vụ và quyền về tài sản giữa cha mẹ và con: - Quyền của cha mẹ đối với tài sản của con: +Quyền có tài sản riêng: Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và các thu nhập hợp pháp khác. ý. +Quyền của cha mẹ đối với tài sản riêng của con: Tài sản riêng của con dưới mười lăm tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự thì do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. +Cha mẹ là hàng thừa kế theo PL thuộc hàng thứ nhất của con đồng thời là
  16. người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc của con - Quyền và nghĩa vụ tài sản của con đối với cha mẹ: + Con từ đủ mười lăm tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý + Con từ đủ mười lăm tuổi trở lên còn sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; nếu có thu nhập thì đóng góp vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình. + Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu, tàn tật; trong trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. +Con là người thừa kế theo PL thuộc hàng thứ nhất của cha mẹ, trong trường hợp không phụ thuộc vào di chúc,thì con chưa thành niên , con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động thì được hưởng 2/3 suất của người thừa kế theo PL 3. Nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa những người khác trong gia đình: Theo Điều 47 luật HNGĐVN có quy định : “Ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu. Trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu. Đây là nghĩa vụ bổ sung nghĩa vụ chính giữa vợ chồng, giữa cha-mẹ và con không thực hiện được. Phù hộp với truyền thống, đạo đức tốt đẹp trong gia đình VN. Theo quy định cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại. - Anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. V. NUÔI CON NUÔI: 1. Điều kiện xác lập quan hệ cha mẹ nuôi, con nuôi + Đối với người nhận nuôi: Mét ng­êi cã thÓ nhËn mét hoÆc nhiÒu ng­êi lµm con nu«i - Cã n¨ng lùc hµnh vi d©n sù ®Çy ®ñ; - H¬n con nu«i tõ hai m­¬i tuæi trë lªn; - Cã t­ c¸ch ®¹o ®øc tèt; - Cã ®iÒu kiÖn thùc tÕ b¶o ®¶m viÖc tr«ng nom, ch¨m sãc, nu«i d­ìng, gi¸o dôc con nu«i; - Kh«ng ph¶i lµ ng­êi ®ang bÞ h¹n chÕ mét sè quyÒn cña cha, mÑ ®èi víi con ch­a thµnh niªn hoÆc bÞ kÕt ¸n mµ ch­a ®­îc xãa ¸n tÝch vÒ mét trong c¸c téi cè ý x©m ph¹m tÝnh m¹ng, søc kháe, nh©n phÈm, danh dù cña ng­êi kh¸c; ng­îc ®·i hoÆc hµnh h¹ «ng, bµ, cha, mÑ, vî, chång, con, ch¸u, ng­êi cã c«ng nu«i d­ìng m×nh; dô dç, Ðp buéc hoÆc chøa chÊp ng­êi ch­a thµnh niªn ph¹m ph¸p; mua b¸n, ®¸nh tr¸o,
  17. chiÕm ®o¹t trÎ em; c¸c téi x©m ph¹m t×nh dôc ®èi víi trÎ em; cã hµnh vi xói giôc, Ðp buéc con lµm nh÷ng viÖc tr¸i ph¸p luËt, tr¸i ®¹o ®øc x· héi. + Đối với con nuôi: - Ng­êi ®­îc nhËn lµm con nu«i ph¶i lµ ng­êi tõ m­êi l¨m tuæi trë xuèng. ( trừ TB, người tàn tật) - ViÖc nhËn ng­êi ch­a thµnh niªn lµm con nu«i ph¶i ®­îc sù ®ång ý b»ng v¨n b¶n cña cha mÑ ®Î cña ng­êi ®ã; nÕu cha mÑ ®Î ®· chÕt, mÊt n¨ng lùc hµnh vi d©n sù hoÆc kh«ng x¸c ®Þnh ®­îc cha, mÑ th× ph¶i ®­îc sù ®ång ý b»ng v¨n b¶n cña ng­êi gi¸m hé. - ViÖc nhËn trÎ em tõ ®ñ chÝn tuæi trë lªn lµm con nu«i ph¶i ®­îc sù ®ång ý cña trÎ em ®ã. 2. Thủ tục: + Nộp hồ sơ tại IBND xã, phường, thị trấn + Xem xét hồ sơ + Đăng ký và giao nhận: - Quan hệ với gia đình của người nuôi: + Có đầy đủ quyền và nghĩa vụ cha mẹ và con theo quy định Luật HNGĐ Cấm: Kết hôn cha mẹ nuôi với con nưôi 3. Quan hệ với gia đình cha mẹ ruột: + Quyền thừa kế (BLDS 2005/678) con nuôi bảo tồn quyền thừa kế đ/v di sản của những người thân thuộc do huyết thống .hàng thừa kế thứ 1 của cha mẹ ruột, thừa kế thế vị của cha mẹ ruột trong di sản của ông bà nội ngoại. 4.Chấm dứt việc nuôi con nuôi: Theo yêu cầu của những người quy định tại Điều 77 của Luật HNGĐ, Tòa án có thể quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi trong các trường hợp: - Cha mẹ nuôi và con nuôi đã thành niên tự nguyện chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi; - Con nuôi bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha, mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha, mẹ nuôi hoặc có hành vi phá tán tài sản của cha, mẹ nuôi; - Cha mẹ nuôi đã có các hành vi quy định tại khoản 3 Điều 67 hoặc khoản 5 Điều 69 của Luật HNGĐ Con nuôi có quyền lấy lại TS riêng của mình; nếu có công sức đóng góp vào TS chung của gđ cha mẹ nuôi thì được trích 1 phần TS từ TS chung Có thể yêu cầu được lấy lại họ, tên, cũ. - Xác lập quan hệ HN giữa cha mẹ nuôi-con nuôi vẫn bị cấm.
  18. Chuyên đề PHÁP LUẬT KINH DOANH I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT THƯƠNG MẠI: 1. Khái niệm Luật Thương mại: Luật Thương mại là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận , điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện các hoạt động thương mại giữa các thương nhân với nhau và với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 2 Phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại : - Các hoạt động thương mại của thương nhân - Các hoạt động mang tính tổ chức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng liên quan trực tiếp đến hoạt động thương mại như Đăng kí kinh doanh, giám sát hoạt động thương mại, phá sản, giải thể doanh nghiệp. 3. Đối tượng áp dụng: - Thương nhân - Cơ quan nhà nước có thẩm quyền 4. Phương pháp điều chỉnh: - Phương pháp bình đẳng, thỏa thuận - Phương pháp mệnh lệnh II. CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP: 1. Công ty Cổ phần: a. Khái niệm: Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: - Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; - Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; - Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi biểu quyết và cổ đông sáng lập bị hạn chế trong 3 năm đầu . - Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn. b. Các loại cổ phần: - Cổ phần phổ thông - Cổ phần ưu đãi. cổ phần ưu đãi gồm các loại sau : + cổ phần ưu đãi biểu quyết; + cổ phần ưu đãi cổ tức; + cổ phần ưu đãi hoàn lại; + cổ phần ưu đãi khác do điều lệ công ty quy định.
  19. Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định. c. Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần: Bộ máy quản lý của công ty cổ phần bao gồm : + Đại hội đồng cổ đông : cơ quan quyền lực cao nhất trong công ty + Hội đồng quản trị : là cơ quan quản lý công ty + Tổng giám đốc : đại diện pháp nhân, điều hành hoạt động của công ty (nếu điều lệ không quy khác) + Ban kiểm soát (khi công ty có trên 11 cổ đông) : giám sát và kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty, sổ hữu ít nhất 10% vốn điều lệ hoặc có trình độ Đại học phù hợp ngành nghề kinh doanh của Công ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú ở Việt Nam; trường hợp vắng mặt trên ba mươi ngày ở VN thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác . 2.Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên: a. Khái niệm và đặc điểm : Là loại hình công ty gồm không quá 50 thành viên góp vốn thành lập và công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của mình. - Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là 2 và không vượt quá 50; - Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp; - Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định PL : phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán. - Công ty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phần. b. Cơ cấu tổ chức: - Héi ®ång thµnh viªn : C¬ quan quyÕt ®Þnh cao nhÊt cña CT - Chñ tÞch héi ®ång thµnh viªn (cã thÓ kiªm gi¸m ®èc) : Lµ ngưêi ®øng ®Çu vÒ hµnh chÝnh cña héi ®ång thµnh viªn. - Tổng Giám đốc (Gi¸m ®èc) : Lµ ®¹i diÖn ph¸p nh©n, ®iÒu hµnh ho¹t ®éng kinh doanh (nÕu ®iÒu lÖ kh«ng quy ®Þnh kh¸c). Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây: + Có đủ năng lực hành vi dân sự và sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ của công ty hoặc người không phải là thành viên, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty
  20. - Ban Kiểm soát: C«ng ty tr¸ch nhiÖm hữu h¹n cã trªn mưêi mét thµnh viªn ph¶i cã Ban kiÓm so¸t. QuyÒn, nghÜa vô vµ chÕ ®é lµm viÖc cña Ban kiÓm so¸t, Trưëng ban kiÓm so¸t do §iÒu lÖ c«ng ty quy ®Þnh. 3. Công ty TNHH 1 thành viên a. Khái niệm và đặc điểm - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần. b. Tổ chức và quản lý CTTNHH 1 thành viên * Trường hợp Công ty TNHH 1 thành viên là tổ chức : - Tæ chøc theo mét trong hai moâ hình + M« hình thø nhÊt : Nếu chủ sở hữu bổ nhiệm 2 người đại diện theo ủy quyền trở lên thì cơ cấu tổ chức có Hội đồng thà nh viên, Giám đốc (TGĐ), và kiểm soát viên + Mô hình thứ hai : Nếu chủ sở hữu bổ nhiệm 1 người đại diện theo ủy quyền thì cơ cấu tổ chức là Chủ tịch Công ty, Giám đốc, và kiểm soát viên Chủ sở hữu Công ty có thể thay đổi người đại diện theo ủy quyền bất cứ lúc nào Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm một đến ba Kiểm soát viên với nhiệm kỳ không quá ba năm. KSV có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán hoặc trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của CT - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc, Chủ tịch Công ty nhiệm kỳ không quá 5 năm, là người đại điệnt heo pháp luật của công ty * Trường hợp công ty TNHH 1 TV là cá nhân: - Chủ tịch công ty, Giám đốc (Tổng giám đốc). Chủ sở hữu công ty đồng thời là Chủ tịch công ty. Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc (Tổng giám đốc) là người đại diện theo pháp luật của công ty - Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. 4.CÔNG TY HỢP DANH a. Khái niệm: là doanh nghiệp, trong đó: - Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;
  21. - Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; thành viên hợp danh phải là người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm trong ngành nghề kinh doanh - Thành viên góp vốn có thể là tổ chức hay cá nhân, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. - Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào b. Cơ cấu tổ chức: - Hội đồng thành viên: gồm tất cả các thành viên hợp danh - Giám đốc Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành, quản lý và kiểm soát hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Thành viên góp vốn chỉ trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào. Không được tham gia quản lí công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty; 5. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN: a. Khái niệm: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. * Đặc điểm: - Doanh nghiÖp tư nh©n lµ mét ®¬n vÞ kinh doanh; - do mét c¸ nh©n thành lập và lµm chñ; - kh«ng cã tư c¸ch ph¸p nh©n - Chñ doanh nghiÖp tư nh©n tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp - không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. * Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. b.Tæ chøc quản lý vµ ho¹t ®éng cña DNTN: - Chủ DNTN là đại diện theo pháp luật của DN - Quản lý doanh nghiệp + Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định PL + Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh và vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của DN
  22. + Cho thuê doanh nghiệp:Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình nhưng phải báo cáo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế. Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp. + Bán doanh nghiệp Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác. Sau khi bán doanh nghiệp, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thoả thuận khác Người mua doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh lại theo quy định của PL II. QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ HÌNH THÀNH VÀ CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY : 1. Đăng kí kinh doanh : a. Điều kiện ĐKKD : - Về Chủ thể : Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam trừ một số trường hợp sau :. + Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; + Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam; + Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; + Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; + Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh; + Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản. - Về vốn :Luật Doanh nghiệp 2005, về nguyên tắc vẫn không quy định vốn pháp định đối với tất cả các ngành nghề KD, trừ một số ngành nghề đặc biệt. Vốn ban đầu của DNTN do chủ DNTN tự khai và chủ DNTN có quyền tăng , giảm vốn ban đầu này . - Các điều kiện khác : + Ngành nghề kinh doanh : kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì chủ đầu tư phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của pháp luật liên quan đến những ngành nghề đó. + Điều kiện về tên Doanh nghiệp : Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố :loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
  23. Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên DN đã đăng ký , không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó ; không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. b. Thủ tục Đăng ký kinh doanh : - Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tới cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền (theo mẫu) - Nộp lệ phí đăng ký kinh doanh - Bổ sung và hoàn tất hồ sơ nếu thiếu sót hoặc chưa đầy đủ. - Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày; nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung. - Chậm nhất là 30 ngày, kể từ khi được cấp giấy chứng nhận ĐKKD, phải công bố sự ra đời của DNTN trên mạng thông tin doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc các báo hàng ngày của TW và địa phương trong 3 số liên tiếp với nội dung theo pháp luật quy định 2. Chấm dứt hoạt động của Doanh nghiệp : a. Giải thể Doanh nghiệp : Theo Luật Doanh nghiệp 2005, Doanh nghiệp giải thể theo các trường hợp sau : - Theo quyết định của chủ Doanh nghiệp - Bị thu hồi giấy Chứnh nhận ĐKKD * Thủ tục giải thể : - Chủ sở hữu DN có quyết định giải thể - Chủ DN trực tiếp tổ chức thanh l ý tài sản DN - Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp. Đối với trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải đăng báo thì quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp. - Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh. * Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải giải thể trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày bị thu hồi Giấy chứng
  24. nhận đăng ký kinh doanh Sau thời hạn 6 tháng mà cơ quan đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó coi như đã được giải thể và cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh b. Phá sản Doanh nghiệp : - Áp dụng Luật Phá sản 2004 để giải quyết việc thanh toán nợ với các chủ nợ. Sau khi thủ tục phá sản chấm dứt , theo quy định pháp luật, chủ DNTN có nghĩa vụ với các khoản nợ chưa thanh toán hết đối với các chủ nợ.
  25. CHUYÊN ĐỀ PHÁP LUẬT DU LỊCH I. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT DU LỊCH : 1. Khái niệm du lịch : Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. - Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch. 2. Tài nguyên du lịch : a. Khái niệm : Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. * Các loại tài nguyên du lịch : Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác. - Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. - Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch có thể thuộc sở hữu nhà nước hoặc sở hữu của tổ chức, cá nhân. b. Điều tra tài nguyên du lịch Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch để làm căn cứ xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định và công bố các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. Nội dung điều tra tài nguyên du lịch : - Vị trí địa lý của tài nguyên; - Đặc điểm của tài nguyên; - Giá trị của tài nguyên phục vụ mục đích du lịch; - Hiện trạng, khả năng bảo tồn, khai thác và sử dụng tài nguyên. c. Nguyên tắc bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch : - Tài nguyên du lịch phải được bảo vệ, tôn tạo và khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả sử dụng và bảo đảm phát triển du lịch bền vững. - Nhà nước thống nhất quản lý tài nguyên du lịch trong phạm vi cả nước, có chính sách và biện pháp để bảo vệ, tôn tạo và khai thác hợp lý tài nguyên du lịch.
  26. Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương, các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý tài nguyên du lịch, phối hợp trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý và phát triển tài nguyên du lịch. Đồng thời các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý tài nguyên du lịch có trách nhiệm bảo vệ, đầu tư, tôn tạo tài nguyên du lịch, tạo điều kiện cho khách đến tham quan, thụ hưởng giá trị của tài nguyên du lịch theo quy định của pháp luật. 3. Khu du lịch: a. Khái niệm: Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường. b. Xếp hạng khu du lịch: - Khu du lịch quốc gia : + Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, có khả năng thu hút nhiều khách du lịch. + Có diện tích tối thiểu là một nghìn héc ta. + Có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một triệu lượt khách du lịch một năm. + Có quy hoạch phát triển khu du lịch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. + Có mặt bằng, không gian đáp ứng yêu cầu của các hoạt động tham quan, nghỉ ngơi, giải trí trong khu du lịch. + Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch và dịch vụ đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành. + Có cơ sở lưu trú du lịch, khu vui chơi giải trí, thể thao và các cơ sở dịch vụ đồng bộ khác. - Khu du lịch địa phương : + Có tài nguyên du lịch hấp dẫn. + Có diện tích tối thiểu là hai trăm héc ta. + Có khả năng bảo đảm phục vụ tối thiểu một trăm nghìn lượt khách du lịch một năm. + Có quy hoạch phát triển khu du lịch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. + Có mặt bằng, không gian đáp ứng yêu cầu của các hoạt động tham quan, nghỉ ngơi, giải trí trong khu du lịch. 4. Điểm du lịch : a. Khái niệm : Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch. b. Xếp hạng điểm du lịch : * Điểm du lịch quốc gia : - Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn.
  27. - Có khả năng bảo đảm phục vụ tối thiểu một trăm nghìn lượt khách du lịch một năm. - Có đường giao thông thuận tiện đến điểm du lịch, có các dịch vụ: bãi đỗ xe, có khu vệ sinh công cộng, phòng cháy chữa cháy, cấp, thoát nước, thông tin liên lạc và các dịch vụ khác đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch. - Đáp ứng các điều kiện về bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật. * Điểm du lịch địa phương : - Có tài nguyên du lịch hấp dẫn. - Có khả năng bảo đảm phục vụ tối thiểu mười nghìn lượt khách du lịch một năm. - Có đường giao thông thuận tiện đến điểm du lịch, có các dịch vụ: bãi đỗ xe, có khu vệ sinh công cộng, phòng cháy chữa cháy, cấp, thoát nước, thông tin liên lạc và các dịch vụ khác đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch. - Đáp ứng các điều kiện về bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật. 5. Tuyến du lịch : a, Khái niệm : Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không b. Xếp hạng tuyến du lịch : * Tuyến du lịch quốc gia : - Nối các khu du lịch, điểm du lịch, trong đó có khu du lịch, điểm du lịch quốc gia, có tính chất liên vùng, liên tỉnh, kết nối với các cửa khẩu quốc tế; - Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch dọc theo tuyến. * Tuyến du lịch địa phương : - Nối các khu du lịch, điểm du lịch, trong đó có khu du lịch, điểm du lịch quốc gia, có tính chất liên vùng, liên tỉnh, kết nối với các cửa khẩu quốc tế; - Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch dọc theo tuyến. 6. Thủ tục và thẩm quyền công nhận khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch : a. Hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch gồm có: - Tờ trình đề nghị công nhận khu du lịch của cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền; - Báo cáo quy hoạch tổng thể hoặc quy hoạch cụ thể phát triển khu du lịch kèm theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. b. Hồ sơ đề nghị công nhận điểm du lịch gồm có:
  28. - Tờ trình đề nghị công nhận điểm du lịch của cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền; - Bản thuyết minh về điểm du lịch đề nghị công nhận. c. Hồ sơ đề nghị công nhận tuyến du lịch gồm có: - Tờ trình đề nghị công nhận tuyến du lịch của cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền; - Bản đồ về tuyến du lịch theo tỷ lệ 1/1.500.000 đối với tuyến du lịch quốc gia; tỷ lệ 1/100.000 đối với tuyến du lịch địa phương và bản thuyết minh về tuyến du lịch đề nghị công nhận. d. Thẩm quyền công nhận : - Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia, tuyến du lịch quốc gia theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương. - Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định công nhận khu du lịch địa phương, điểm du lịch địa phương, tuyến du lịch địa phương theo đề nghị của cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh. - Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương công bố khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia, tuyến du lịch quốc gia sau khi có quyết định công nhận. - UBND cấp tỉnh công bố khu du lịch địa phương, điểm du lịch địa phương, tuyến du lịch địa phương sau khi có quyết định công nhận. II. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ KINH DOANH DU LỊCH : Kinh doanh du lịch là kinh doanh dịch vụ, bao gồm các ngành, nghề sau đây: - Kinh doanh lữ hành; - Kinh doanh lưu trú du lịch; - Kinh doanh vận chuyển khách du lịch; - Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch; - Kinh doanh dịch vụ du lịch khác 1. Kinh doanh lữ hành : Tổ chức, cá nhân kinh doanh lữ hành phải thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành bao gồm doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa và doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế được kinh doanh lữ hành nội địa. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa không được kinh doanh lữ hành quốc tế. b. Điều kiện kinh doanh du lịch lữ hành : - Có đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền. - Có phương án kinh doanh lữ hành nội địa; có chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa. - Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa phải có thời gian ít nhất ba năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành. - Ký quỹ 50 triệu đồng
  29. c. Quyền và nghĩa vụ của DN kinh doanh lữ hành nội địa : - Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa; - Mua bảo hiểm du lịch cho khách du lịch nội địa trong thời gian thực hiện chương trình du lịch khi khách du lịch có yêu cầu; - Chấp hành, phổ biến và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, các quy định của Nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hoá và thuần phong mỹ tục của dân tộc, quy chế nơi đến du lịch; - Sử dụng hướng dẫn viên để hướng dẫn cho khách du lịch khi khách có yêu cầu hướng dẫn viên; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên trong thời gian hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng với doanh nghiệp. 2. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch : a. Khái niệm Kinh doanh vận chuyển khách du lịch là việc cung cấp dịch vụ vận chuyển cho khách du lịch theo tuyến du lịch, theo chương trình du lịch và tại các khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch. Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch phải đăng ký kinh doanh và tuân thủ các điều kiện về kinh doanh vận chuyển khách theo quy định của pháp luật. b. Điều kiện kinh doanh vận chuyển khách du lịch : Có phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch đạt tiêu chuẩn và được cấp biển hiệu riêng. Sử dụng người điều khiển và người phục vụ trên phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch có chuyên môn, sức khoẻ phù hợp, được bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch. Có biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ và tài sản của khách du lịch trong quá trình vận chuyển; mua bảo hiểm hành khách cho khách du lịch theo phương tiện vận chuyển. c. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch: Lựa chọn phương tiện vận chuyển khách du lịch; Vận chuyển khách du lịch theo tuyến, theo hợp đồng với khách du lịch hoặc doanh nghiệp kinh doanh lữ hành; Bảo đảm các điều kiện theo quy định trong quá trình kinh doanh; Mua bảo hiểm hành khách cho khách du lịch theo phương tiện vận chuyển; Gắn biển hiệu chuyên vận chuyển khách du lịch ở nơi dễ nhận biết trên phương tiện vận chuyển. 3. Kinh doanh lưu trú du lịch: a. Các loại cơ sở lưu trú du lịch : - Khách sạn; - Làng du lịch; - Biệt thự du lịch;
  30. - Căn hộ du lịch; - Bãi cắm trại du lịch; - Nhà nghỉ du lịch; - Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê; - Các cơ sở lưu trú du lịch khác b. Xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch : - Khách sạn và làng du lịch được xếp theo năm hạng là hạng 1 sao, hạng 2 sao, hạng 3 sao, hạng 4 sao, hạng 5 sao; - Biệt thự du lịch và căn hộ du lịch được xếp theo hai hạng là hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh biệt thự du lịch, căn hộ du lịch và hạng đạt tiêu chuẩn cao cấp; - Bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, cơ sở lưu trú du lịch khác được xếp một hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch. c. Điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch : * Các điều kiện chung bao gồm: - Có đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch; - Có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật đối với cơ sở lưu trú du lịch; * Các điều kiện cụ thể bao gồm: - Đối với khách sạn, làng du lịch phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu về xây dựng, trang thiết bị, dịch vụ, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của người quản lý và nhân viên phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng đối với mỗi loại, hạng; - Đối với biệt thự du lịch và căn hộ du lịch phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu về trang thiết bị và mức độ phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng đối với mỗi loại, hạng; - Đối với bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, cơ sở lưu trú du lịch khác phải bảo đảm trang thiết bị tối thiểu đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch. d. Đăng ký hạng cơ sở lưu trú du lịch: Trong thời hạn ba tháng kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, chủ cơ sở lưu trú du lịch phải gửi hồ sơ đăng ký hạng cơ sở lưu trú du lịch đến cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền để tổ chức thẩm định, xếp hạng cho cơ sở lưu trú du lịch. e. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch * Quyền của TC , cá nhân kinh doanh lưu trú dụ lịch: - Thuê tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài quản lý, điều hành và làm việc tại cơ sở lưu trú du lịch; - Ban hành nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú du lịch; - Từ chối tiếp nhận hoặc huỷ bỏ hợp đồng lưu trú đối với khách du lịch trong trường hợp khách du lịch có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú du lịch hoặc cơ sở lưu trú du lịch không còn khả năng đáp ứng hoặc khách du lịch có yêu cầu vượt quá khả năng đáp ứng của cơ sở lưu trú du lịch;
  31. - Lựa chọn loại hình dịch vụ và sản phẩm hàng hoá không trái với quy định của pháp luật để kinh doanh trong cơ sở lưu trú du lịch. * Nghĩa vụ của TC , cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch: - Tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch và kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng ký; - Gắn biển tên, loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch đã được công nhận và chỉ được quảng cáo đúng với loại, hạng đã được cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền công nhận; - Niêm yết công khai giá bán hàng và dịch vụ, nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú du lịch bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài; thông báo rõ với khách du lịch về chương trình khuyến mại của cơ sở lưu trú du lịch trong từng thời kỳ; - Bảo đảm chất lượng phục vụ, chất lượng trang thiết bị ổn định, duy trì tiêu chuẩn của cơ sở lưu trú du lịch theo đúng loại, hạng đã được cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền công nhận; 4. Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch a. Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch bao gồm đầu tư bảo tồn, nâng cấp tài nguyên du lịch đã có; đưa các tài nguyên du lịch tiềm năng vào khai thác; phát triển khu du lịch, điểm du lịch mới; kinh doanh xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch. Tổ chức, cá nhân kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch phải xây dựng dự án phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. b. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh điểm du lịch, khu du lịch: Được hưởng ưu đãi đầu tư, được giao đất có tài nguyên du lịch phù hợp với dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật; Được thu phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí; Quản lý, bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Quản lý kinh doanh dịch vụ theo quy định pháp luật. 5. Kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch : Kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch bao gồm kinh doanh lữ hành, lưu trú du lịch, vận chuyển khách du lịch, ăn uống, mua sắm, thể thao, giải trí, thông tin và các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch. III. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG DU LỊCH: - Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội nhân văn cần được bảo vệ, tôn tạo và phát triển nhằm bảo đảm môi trường du lịch xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn, lành mạnh và văn minh.
  32. - Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình ban hành các quy định nhằm bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch. - Uỷ ban nhân dân các cấp có biện pháp để bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch phù hợp với thực tế của địa phương. - Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm thu gom, xử lý các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh; khắc phục tác động tiêu cực do hoạt động của mình gây ra đối với môi trường; có biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội trong cơ sở kinh doanh của mình. - Khách du lịch, cộng đồng dân cư địa phương và các tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm bảo vệ và gìn giữ cảnh quan, môi trường, bản sắc văn hoá, thuần phong mỹ tục của dân tộc; có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự nhằm nâng cao hình ảnh đất nước, con người và du lịch Việt Nam. IV. CÁC HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM 1. Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. 2. Xây dựng công trình du lịch không theo quy hoạch đã được công bố. 3. Xâm hại tài nguyên du lịch, môi trường du lịch. 4. Phân biệt đối xử với khách du lịch, thu lợi bất chính từ khách du lịch. 5. Tranh giành khách, nài ép khách mua hàng hóa, dịch vụ. 6. Kinh doanh du lịch không có giấy phép kinh doanh, không có đăng ký kinh doanh hoặc kinh doanh không đúng ngành, nghề, phạm vi kinh doanh. 7. Sử dụng tư cách pháp nhân của tổ chức khác hoặc cho người khác sử dụng tư cách pháp nhân của mình để hoạt động kinh doanh trái pháp luật. 8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhận hối lộ, sách nhiễu, gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, khách du lịch
  33. CHUYÊN ĐỀ LUẬT GIÁO DỤC I. CÁC QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy CN hóa, hiện đại hóa , là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững Nền giáo dục VN là nền giáo dục XHCN có tính nhân dân, tính dân tộc, khoa học, hiện đại lấy chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Thực hiện công bằng xã hội trong GD, tạo cơ hội để công dân được học tập. Nhà nước, xã hội có cơ chế , chính sách để giúp đỡ người nghèo học tập, khuyến khích người học giỏi phát triển tài năng Phát triển giáo dục gắn liền với nhu cầu phát triển KT-XH, tiến bộ KH-CN, đào tạo theo nhu cầu xã hội; Thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành , giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, nhà nước và của toàn dân. Xây dựng xã hội hóa học tập, nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển giáo dục; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục II. NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC NĂM Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách , phẩm chất và năng lực của công dân , đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 1. Mục tiêu chung: Tạo bước chuyển cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận trình độ tiên tiến thế giới, phù hợp thực tiễn VN, phục vụ thiết thực cho sự phát triển đât ngước, hướng tới XH học tập Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, chú trọng nhân lực KH- CN trình độ cao, Cán bộ quản lý , CNKT lành nghề góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền KT Đổi mới nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các cấp bậc học và trình độ đào tạo Phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu tăng quy mô, nâng chất lượng, đổi mới phương pháp giảng dạy. 2. Mục tiêu phát triển các ngành học: 2.1. Giáo dục mầm non Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi.
  34. Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dụctrẻ trước 6 tuổi, tạo cơ sở để trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một. Tăng cường các hoạt động phổ biến kiến thức và tư vấn nuôi dạy trẻ cho các gia đình 2.2. Giáo dục phổ thông Thực hiện giáo dục toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản. Cung cấp học vấn phổ thông cơ bản, hệ thống có tính hướng hướng nghiệp, tiếp cận trình độ các nước phát triển ở khu vực. Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo, năng lực tự học, vận dụng kiến thức vào cuộc sống 2.2.1 GD Tiểu học: Phát triển những đặc tính tự nhiên tốt đẹp của trẻ em, hình thành ở học sinh lòng ham hiểu biết , những đức tính, kỹ năng cơ bản đầu tiên để tạo hứng thú học tập tốt. 2.2.2.GD trung học cơ sở phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp . 2.2.3. GD trung học phổ thông: phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; chuẩn KT phổ thông, hướng nghiệp cho HS Chú trọng nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh. 2.3. Giáo dục nghề nghiệp bao gồm: - Trung cấp chuyên nghiệp được thực hiện từ ba đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, từ một đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; - Dạy nghề được thực hiện dưới một năm đối với đào tạo nghề trình độ sơ cấp, từ một đến ba năm đối với đào tạo nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng. - Nội dung giáo dục nghề nghiệp phải tập trung đào tạo năng lực thực hành nghề nghiệp, coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện kỹ năng theo yêu cầu đào tạo của từng nghề, nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo. - Phương pháp giáo dục nghề nghiệp phải kết hợp rèn luyện kỹ năng thực hành với giảng dạy lý thuyết để giúp người học có khả năng hành nghề và phát triển nghề nghiệp theo yêu cầu của từng công việc. 2.4. Giáo dục Đại học: 2.4.1. Môc tiªu cña gi¸o dôc ®¹i häc lµ ®µo t¹o ng­êi häc cã phÈm chÊt chÝnh trÞ, ®¹o ®øc, cã ý thøc phôc vô nh©n d©n, cã kiÕn thøc vµ n¨ng lùc thùc hµnh nghÒ nghiÖp t­¬ng xøng víi tr×nh ®é ®µo t¹o, cã søc khoÎ, ®¸p øng yªu cÇu x©y dùng vµ
  35. b¶o vÖ Tæ quèc. - Đào tạo trình độ cao đẳng giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo. - Đào tạo trình độ đại học giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo. -.Đào tạo trình độ thạc sĩ giúp học viên nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo. -. Đào tạo trình độ tiến sĩ giúp nghiên cứu sinh có trình độ cao về lý thuyết và thực hành, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát hiện và giải quyết những vấn đề mới về khoa học, công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn. 2.4.2. Néi dung gi¸o dôc ®¹i häc: Néi dung gi¸o dôc ®¹i häc ph¶i cã tÝnh hiÖn ®¹i vµ ph¸t triÓn, b¶o ®¶m c¬ cÊu hîp lý gi÷a kiÕn thøc khoa häc c¬ b¶n, ngo¹i ng÷ vµ c«ng nghÖ th«ng tin víi kiÕn thøc chuyªn m«n vµ c¸c bé m«n khoa häc M¸c - Lªnin, t­ t­ëng Hå ChÝ Minh; kÕ thõa vµ ph¸t huy truyÒn thèng tèt ®Ñp, b¶n s¾c v¨n hãa d©n téc; t­¬ng øng víi tr×nh ®é chung cña khu vùc vµ thÕ giíi. §µo t¹o tr×nh ®é cao ®¼ng ph¶i b¶o ®¶m cho sinh viªn cã nh÷ng kiÕn thøc khoa häc c¬ b¶n vµ kiÕn thøc chuyªn m«n cÇn thiÕt, chó träng rÌn luyÖn kü n¨ng c¬ b¶n vµ n¨ng lùc thùc hiÖn c«ng t¸c chuyªn m«n. §µo t¹o tr×nh ®é ®¹i häc ph¶i b¶o ®¶m cho sinh viªn cã nh÷ng kiÕn thøc khoa häc c¬ b¶n vµ kiÕn thøc chuyªn m«n t­¬ng ®èi hoµn chØnh; cã ph­¬ng ph¸p lµm viÖc khoa häc; cã n¨ng lùc vËn dông lý thuyÕt vµo c«ng t¸c chuyªn m«n. §µo t¹o tr×nh ®é th¹c sÜ ph¶i b¶o ®¶m cho häc viªn ®­îc bæ sung vµ n©ng cao nh÷ng kiÕn thøc ®· häc ë tr×nh ®é ®¹i häc; t¨ng c­êng kiÕn thøc liªn ngµnh; cã ®ñ n¨ng lùc thùc hiÖn c«ng t¸c chuyªn m«n vµ nghiªn cøu khoa häc trong chuyªn ngµnh cña m×nh. §µo t¹o tr×nh ®é tiÕn sÜ ph¶i b¶o ®¶m cho nghiªn cøu sinh hoµn chØnh vµ n©ng cao kiÕn thøc c¬ b¶n; cã hiÓu biÕt s©u vÒ kiÕn thøc chuyªn m«n; cã ®ñ n¨ng lùc tiÕn hµnh ®éc lËp c«ng t¸c nghiªn cøu khoa häc vµ s¸ng t¹o trong c«ng t¸c chuyªn m«n. 2.4.3 Ph­¬ng ph¸p ®µo t¹o tr×nh ®é cao ®¼ng, tr×nh ®é ®¹i häc - Ph­¬ng ph¸p ®µo t¹o tr×nh ®é cao ®¼ng, tr×nh ®é ®¹i häc ph¶i coi träng viÖc båi d­ìng ý thøc tù gi¸c trong häc tËp, n¨ng lùc tù häc, tù nghiªn cøu, ph¸t triÓn t­ duy s¸ng t¹o, rÌn luyÖn kü n¨ng thùc hµnh, t¹o ®iÒu kiÖn cho ng­êi häc tham gia nghiªn cøu, thùc nghiÖm, øng dông. - Ph­¬ng ph¸p ®µo t¹o tr×nh ®é th¹c sÜ ®­îc thùc hiÖn b»ng c¸ch phèi hîp c¸c
  36. h×nh thøc häc tËp trªn líp víi tù häc, tù nghiªn cøu; coi träng viÖc ph¸t huy n¨ng lùc thùc hµnh, n¨ng lùc ph¸t hiÖn, gi¶i quyÕt nh÷ng vÊn ®Ò chuyªn m«n. - Ph­¬ng ph¸p ®µo t¹o tr×nh ®é tiÕn sÜ ®­îc thùc hiÖn chñ yÕu b»ng tù häc, tù nghiªn cøu d­íi sù h­íng dÉn cña nhµ gi¸o, nhµ khoa häc; coi träng rÌn luyÖn thãi quen nghiªn cøu khoa häc, ph¸t triÓn t­ duy s¸ng t¹o trong ph¸t hiÖn, gi¶i quyÕt nh÷ng vÊn ®Ò chuyªn m«n. 2.5. Giáo dục thường xuyên: Giáo dục thường xuyên giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội. Nhà nước có chính sách phát triển giáo dục thường xuyên, thực hiện giáo dục cho mọi người, xây dựng xã hội học tập. 2.5.1. Nội dung giáo dục thường xuyên: a) Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; b) Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; c) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ; d) Chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân. 2.5.2.Hình thức thực hiện chương trình GDTX: Các hình thức thực hiện chương trình GDTX để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: a) Vừa làm vừa học; b) Học từ xa; c) Tự học có hướng dẫn. 3. Các giải pháp phát triển giáo dục: Đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục Phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp giáo dục Đổi mới quản lý giáo dục Tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu hệ thống GD quốc dân và phát triển mạng lưới trường lớp, cơ sở giáo dục Tăng cường nguồn tài chính, CSVC cho GD Đẩy mạnh XH hóa GD Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục III. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG: 1. Nhµ tr­êng trong hÖ thèng gi¸o dôc quèc d©n ®­îc tæ chøc theo c¸c lo¹i h×nh sau ®©y: a) Tr­êng c«ng lËp do Nhµ n­íc thµnh lËp, ®Çu t­ x©y dùng c¬ së vËt chÊt, b¶o ®¶m kinh phÝ cho c¸c nhiÖm vô chi th­êng xuyªn;
  37. b) Tr­êng d©n lËp do céng ®ång d©n c­ ë c¬ së thµnh lËp, ®Çu t­ x©y dùng c¬ së vËt chÊt vµ b¶o ®¶m kinh phÝ ho¹t ®éng; c) Tr­êng t­ thôc do c¸c tæ chøc x· héi, tæ chøc x· héi - nghÒ nghiÖp, tæ chøc kinh tÕ hoÆc c¸ nh©n thµnh lËp, ®Çu t­ x©y dùng c¬ së vËt chÊt vµ b¶o ®¶m kinh phÝ ho¹t ®éng b»ng vèn ngoµi ng©n s¸ch nhµ n­íc. 2. Nhµ tr­êng trong hÖ thèng gi¸o dôc quèc d©n thuéc mäi lo¹i h×nh ®Òu ®­îc thµnh lËp theo quy ho¹ch, kÕ ho¹ch cña Nhµ n­íc nh»m ph¸t triÓn sù nghiÖp gi¸o dôc. Nhµ n­íc t¹o ®iÒu kiÖn ®Ó tr­êng c«ng lËp gi÷ vai trß nßng cèt trong hÖ thèng gi¸o dôc quèc d©n. 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường Nhµ tr­êng cã nh÷ng nhiÖm vô vµ quyÒn h¹n sau ®©y: - Tæ chøc gi¶ng d¹y, häc tËp vµ c¸c ho¹t ®éng gi¸o dôc kh¸c theo môc tiªu, ch­¬ng tr×nh gi¸o dôc; x¸c nhËn hoÆc cÊp v¨n b»ng, chøng chØ theo thÈm quyÒn; -. TuyÓn dông, qu¶n lý nhµ gi¸o, c¸n bé, nh©n viªn; tham gia vµo qu¸ tr×nh ®iÒu ®éng cña c¬ quan qu¶n lý nhµ n­íc cã thÈm quyÒn ®èi víi nhµ gi¸o, c¸n bé, nh©n viªn; - TuyÓn sinh vµ qu¶n lý ng­êi häc; - Huy ®éng, qu¶n lý, sö dông c¸c nguån lùc theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt; - X©y dùng c¬ së vËt chÊt kü thuËt theo yªu cÇu chuÈn hãa, hiÖn ®¹i hãa; - Phèi hîp víi gia ®×nh ng­êi häc, tæ chøc, c¸ nh©n trong ho¹t ®éng gi¸o dôc; - Tæ chøc cho nhµ gi¸o, c¸n bé, nh©n viªn vµ ng­êi häc tham gia c¸c ho¹t ®éng x· héi; - Tù ®¸nh gi¸ chÊt l­îng gi¸o dôc vµ chÞu sù kiÓm ®Þnh chÊt l­îng gi¸o dôc cña c¬ quan cã thÈm quyÒn kiÓm ®Þnh chÊt l­îng gi¸o dôc; - C¸c nhiÖm vô vµ quyÒn h¹n kh¸c theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt. 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường TCCN, trường Cao đẳng, Đại học trong nghiên cứu khoa học : . Tr­êng trung cÊp, tr­êng cao ®¼ng, tr­êng ®¹i häc thùc hiÖn nh÷ng nhiÖm vô vµ quyÒn h¹n sau ®©y: a) Nghiªn cøu khoa häc; øng dông, ph¸t triÓn vµ chuyÓn giao c«ng nghÖ; tham gia gi¶i quyÕt nh÷ng vÊn ®Ò vÒ kinh tÕ - x· héi cña ®Þa ph­¬ng vµ ®Êt n­íc; b) Thùc hiÖn dÞch vô khoa häc, s¶n xuÊt kinh doanh theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt. Khi thùc hiÖn c¸c nhiÖm vô trên, tr­êng trung cÊp, tr­êng cao ®¼ng, tr­êng ®¹i häc cã nh÷ng quyÒn h¹n sau ®©y: a) §­îc Nhµ n­íc giao hoÆc cho thuª ®Êt, giao hoÆc cho thuª c¬ së vËt chÊt;
  38. ®­îc miÔn, gi¶m thuÕ, vay tÝn dông theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt; b) Liªn kÕt víi c¸c tæ chøc kinh tÕ, gi¸o dôc, v¨n hãa, thÓ dôc, thÓ thao, y tÕ, nghiªn cøu khoa häc nh»m n©ng cao chÊt l­îng gi¸o dôc, g¾n ®µo t¹o víi sö dông, phôc vô sù nghiÖp ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi, bæ sung nguån tµi chÝnh cho nhµ tr­êng; 4. Nhiệm vụ người học: Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình kế hoạch giáo dục của nhà trường . cơ sở giáo dục khác. -Tôn trọng nhà giáo , Cán bộ và nhân viên của nhà trường, cơ sở giáo dục khác, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện ; thực hiện nội quy , điều lệ nhà trường, chấp hành pháp luật nhà nước. -Tham gia lao động và hoạt động xã hội , hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, sức khoẻ và năng lực. -Giữ gìn bảo vệ tài sản của nhà trường , cơ sở giáo dục khác. -Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, cơ sở giáo dục khác. 5. Quyền của người học: Ng­êi häc cã nh÷ng quyÒn sau ®©y: - §­îc nhµ tr­êng, c¬ së gi¸o dôc kh¸c t«n träng vµ ®èi xö b×nh ®¼ng, ®­îc cung cÊp ®Çy ®ñ th«ng tin vÒ viÖc häc tËp, rÌn luyÖn cña m×nh; - §­îc häc tr­íc tuæi, häc v­ît líp, häc rót ng¾n thêi gian thùc hiÖn ch­¬ng tr×nh, häc ë tuæi cao h¬n tuæi quy ®Þnh, häc kÐo dµi thêi gian, häc l­u ban; - §­îc cÊp v¨n b»ng, chøng chØ sau khi tèt nghiÖp cÊp häc, tr×nh ®é ®µo t¹o theo quy ®Þnh; - §­îc tham gia ho¹t ®éng cña c¸c ®oµn thÓ, tæ chøc x· héi trong nhµ tr­êng, c¬ së gi¸o dôc kh¸c theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt; - §­îc sö dông trang thiÕt bÞ, ph­¬ng tiÖn phôc vô c¸c ho¹t ®éng häc tËp, v¨n hãa, thÓ dôc, thÓ thao cña nhµ tr­êng, c¬ së gi¸o dôc kh¸c; - §­îc trùc tiÕp hoÆc th«ng qua ®¹i diÖn hîp ph¸p cña m×nh kiÕn nghÞ víi nhµ tr­êng, c¬ së gi¸o dôc kh¸c c¸c gi¶i ph¸p gãp phÇn x©y dùng nhµ tr­êng, b¶o vÖ quyÒn, lîi Ých chÝnh ®¸ng cña ng­êi häc; - §­îc h­ëng chÝnh s¸ch ­u tiªn cña Nhµ n­íc trong tuyÓn dông vµo c¸c c¬ quan nhµ n­íc nÕu tèt nghiÖp lo¹i giái vµ cã ®¹o ®øc tèt. 6. Các hành vi người học không được làm: - Xóc ph¹m nh©n phÈm, danh dù, x©m ph¹m th©n thÓ nhµ gi¸o, c¸n bé, nh©n viªn cña c¬ së gi¸o dôc vµ ng­êi häc kh¸c; - Gian lËn trong häc tËp, kiÓm tra, thi cö, tuyÓn sinh; - Hút thuốc, uống rượi bia trong giờ học, gây rối an ninh, trật tự trong cơ sở giáo dục và nơi công cộng
  39. CHUYÊN ĐỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Theo Điều 2 Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ký ngày 14/7/1967 quy định: “Sở hữu trí tuệ bao gồm : Các quyền liên quan đến các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; các cuộc biểu diễn của nghệ sĩ biểu diễn, các bản ghi âm và các chương trình phát sóng; các sáng chế trong tất cả các lĩnh vực sáng tạo của con người; các khám phá khoa học; các kiểu dáng công nghiệp; các nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ và các tên thương mại; bảo hộ chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh; và tất cả các quyền khác nảy sinh từ kết quả của hoạt động trí tuệ thuộc các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học và công nghiệp Nhận thức được tầm quan trọng của tài sản vô hình cũng như quyền sở hữu trí tuệ và yêu cầu hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ trong bối cảnh hội nhập quốc tế, từ nhiều thế kỷ trước, các quốc gia đã có chính sách, chiến lược thích hợp cho việc xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý và cơ chế thực thi quyền sở hữu trí tụê. Hiện nay, đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia phát triển, cơ sở pháp lý cho sở hữu trí tuệ đã ở mức độ hoàn thiện. Luật Sở hữu trí tuệ được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 19 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006. Đây là một bước tiến dài trong việc bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Có thể nói, với việc thông qua một đạo luật thống nhất về sở hữu trí tuệ, hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam đã xích lại gần hơn với thế giới. Mục đích chủ yếu của PL về sở hữu trí tuệ (SHTT) là: - Bảo hộ, khuyến khích và tạo động lực cho các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật thông qua việc trao cho chủ thể quyền SHTT các quyền độc quyền nhất định. - Bảo vệ các quyền SHTT nhằm cho phép chủ thể quyền SHTT được quyền khai thác tài sản trí tuệ của mình, ngăn cấm các hành vi sử dụng, sao chép, bắt chước mà không có sự đồng ý của chủ thể quyền SHTT mà không có sự bồi hoàn xứng đáng cho họ. - Pháp luật về SHTT bảo vệ lợi ích của chủ thể quyền SHTT và bảo vệ cả lợi ích của nhà nước, lợi ích xã hội cũng như lợi ích của người tiêu dùng, tức là phải bảo đảm hài hòa lợi ích của chủ thể quyền SHTT Luật Sở hữu trí tuệ của VN quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó. - Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
  40. - Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. - Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệu nhân giống. I. QUYỀN TÁC GIẢ: 1. Khái niệm: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu - Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; - Đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá. 2. Điều kiện bảo hộ : a. Điều kiện bảo hộ quyền tác giả: Các tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả các loại hình tác phẩm sau: * Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm: - Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; - Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; - Tác phẩm báo chí; - Tác phẩm âm nhạc; - Tác phẩm sân khấu; - Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh); - Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; - Tác phẩm nhiếp ảnh; - Tác phẩm kiến trúc; - Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học; - Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; - Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu. - Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh. Tác phẩm trên được bảo hộ phải do chính tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác. Các tin tức thời sự thuần tuý đưa tin, Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó. Và quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu. không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả b. Điều kiện bảo hộ quyền liên quan:
  41. * Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền liên quan: - Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật (sau đây gọi chung là người biểu diễn). - Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu cuộc biểu diễn quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật này(đầu tư CSVC, tài chính cho cuộc biểu diễn). - Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác (sau đây gọi là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình). - Tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng (sau đây gọi là tổ chức phát sóng). * Các đối tượng bảo hộ quyền liên quan: - Cuộc biểu diễn do công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài; - Cuộc biểu diễn do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam; - Cuộc biểu diễn được định hình trên bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất băng ghi hình, ghi âm được bảo hộ theo quy định - Cuộc biểu diễn chưa được định hình trên bản ghi âm, ghi hình của tổ chức phát sóng mà đã phát sóng được bảo hộ theo quy định - Cuộc biểu diễn được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. - Bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam; + Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. -. Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam; + Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. - Cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá chỉ được bảo hộ theo quy định tại các khoản nêu trên với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả. 3. Nội dung, thời gian bảo hộ: a. Đối với quyền tác giả: * Quyền nhân thân đối với tác phẩm bao gồm: - Đặt tên cho tác phẩm; - Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
  42. - Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; - Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. * Quyền tài sản đối với tác phẩm bao gồm các quyền sau đây: - Làm tác phẩm phái sinh; - Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; - Sao chép tác phẩm; - Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; - Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; - Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính. b Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao gồm: - Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân; - Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình; - Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu; - Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại; - Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu; - Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt VH, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào; - Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy; - Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó; - Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị; - Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng. - Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt VH, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào; - Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy; - Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó; - Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị; - Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.
  43. c. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao gồm: - Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của Chính phủ. - . Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm nêu trên không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm. 4. Thời gian bảo hộ : a. Thời gian bảo hộ quyền tác giả: - Quyền nhân thân của tác giả được bảo hộ vô thời hạn. - Quyền nhân thân gắn với tài sản của tác giả được bảo hộ như sau: + Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. + Các Tác phẩm không thuộc loại hình trên có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết b. Thời gian bảo hộ quyền liên quan: - Quyền của người biểu diễn được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình. - Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc năm mươi năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố. - Quyền của tổ chức phát sóng được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực hiện Tác phẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ theo quy định trên thì thuộc về công chúng. Thời gian kết thúc bảo hộ vào ngày 31/12. Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền sử dụng tác phẩm nhưng phải tôn trọng các quyền nhân thân của tác giả Cần nộp đơn đăng ký quyền tác giả và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả hoặc quyền liên quan sau khi nộp hồ sơ hợp lệ là 15 ngày II. QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP: 1. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp: Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
  44. Bằng phát minh sáng chế , giải pháp hữu ích được áp dụng trong hầu hết các lĩnh vực của sản xuất a. Sáng chế : là một giải pháp kỹ thuật, có tính mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế xã hội. - Về bản chất quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế là được độc quyền khai thác sáng chế của họ và ngăn cản người khác sử dụng sáng chế có tính năng tương tự trong một thời gian nhất định và trên một lãnh thổ nhất định . - Việc công nhận danh hiệu sáng chế được thông qua cấp bằng và CSH được độc quyền khai thác một thời gian để có một khoản lợi nhuận từ việc sáng tạo. Quyền của chủ sở hữu các đối tượng SHCN có quyền sử dụng, quyền chuyển giao, định đoạt các đối tượng sở hữu CN. - Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 20 kể từ ngày nộp đơn. b. Giải pháp hữu ích: là một giải pháp kỹ thuật có tính mới, tính sáng tạo so với trình độ kỹ thuật trên thế giới , có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực đời sống xã hội . - Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn. c. Kiểu dáng công nghiệp : là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này, phải là hình dáng bên ngoài của sản phẩm và mang đặc tính mỹ thuật. - Kiểu dáng CN phải có tính mới , tính sáng tạo khác biệt cơ bản với những kiểu dáng đã đăng kÍ - Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 5 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm. d. Mạch tích hợp đồng nghĩa với IC, chip và mạch vi điện tử. e. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. - Nhãn hiệu hàng hóa:là một trong những đối tượng sở hữu CN phổ biến nhất trong cuộc sống . VD: Việt nam Airlines, Bia Sài gòn, Kem đánh răng P/S - Nhãn hiệu hàng hóa thiết lập độc quyền sử dụng các dấu hiệu phân biệt sản phẩm, dịch vụ của chủ thể này với sản phẩm, dịch vụ của chủ thể cùng loại. - Nhãn hiệu hàng hóa bao gồm : từ ngữ, hình khối, màu sắc hay là sự kết hợp của những yếu tố đó. - Muốn đăng ký nhãn hiệu (ĐKNH) phải là một chủ thể kinh doanh hợp pháp và phải thiết kế một nhãn hiệu đáp ứng hai điều kiện: Thứ nhất: là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.