Báo cáo thực tập Công nghệ may - Thiết kế thời trang tại công ty Đức Giang

doc 54 trang vanle 4170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo thực tập Công nghệ may - Thiết kế thời trang tại công ty Đức Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_thuc_tap_cong_nghe_may_thiet_ke_thoi_trang_tai_cong.doc

Nội dung text: Báo cáo thực tập Công nghệ may - Thiết kế thời trang tại công ty Đức Giang

  1. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 BÁO CÁO THỰC TẬP Công nghệ may - thiết kế thời trang TẠI CTY ĐỨC GIANG 1 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  2. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 MỤC LỤC Trang - Lời mở đầu 03 Chương I : Giới thiệu về công ty 05 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 06 1.2 .Cơ cấu tổ chức quản lý , điều hành sản xuất 09 1.1.1. Cơ cấu tổ chức quản lý 09 1.2.2. Cơ cấu điều hành sản xuất 16 1.2.3. Cơ cấu điều hành sản xuất của từng xưởng may . 17 1.3 . Chức năng nhiệm vụ 19 Chương II : Mô hình sản xuất của công ty 20 Chương III : Tìm hiểu quy trình sản xuất của đơn hàng 24 Chương IV : Tham gia thực tập sản xuất tại các bộ phận do công ty phân công viết báo cáo thực tập. 41 4.1. Tham gia thực tập tại bộ phận do công ty phân công 41 4.2. Đánh giá nhận xét chung về công ty 49 4.2.1. Các ưu điểm 49 4.2.2 . Những hạn chế 50 4.3. Những giải pháp đề xuất 50 - Phần kết luận 53 2 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  3. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 LỜI MỞ ĐẦU Ngành công nghiệp dệt- may ở nước ta đang phát triển rất mạnh, với đường lối mở cửa và hoà nhập vào thị trường thế giới nói chung và các nước trong khu vực nói riêng.Cùng với sự chuyển dịch công nghệ đang diễn ra sôi động ngành công nghiệp dệt- may Việt Nam nhanh chóng ra nhập hiệp hội dệt may thế giới, trực tiếp tham gia vào quá trình phân công hợp tác chung về lĩnh vực lao động, mậu dịch và các chính sách bảo hộ quốc tế trong khu vực. Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức thương mai thế giới WTO. Ngành dệt may cũng là thành viên chính thức của hiệp hội dệt may Đông Nam Á(ASEAN). Ngành dệt- may Việt Nam có những bước phát triển manh mẽ và đã trở thành một ngành kinh tế chủ yếu của nước ta. Công nghiệp dệt may trên cả nước phát triển rất mạnh. Hiện nay các công ty, xí nghiệp may, các cơ sở may lớn đều đổi mới trang thiết bị bằng những loại máy hiện đại. Nhiều loại máy chuyên dung cho năng suất và chất lượng cao. Thông qua gia công xuất khẩu ngành may nước ta đã tiếp cận với nhiều loại mặt hàng mới và công nghệ hiện đại của các nước phát triển trên thế giới như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc Trên thế giới việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã phát triển từ lâu nhưng ở Việt Nam áp dụng khoa học kỹ thuật chưa được tốt chưa có đủ điều kiện kinh nghiệm để sản xuất hang FOB. Hàng may xuất khẩu nước ta phần lớn là may gia công cho các nước. Cụ thể sau quá trình thực tập tốt nghiệp tại công ty may Đức Giang em được biết mặt hàng sản xuất chủ yếu của công ty là sản phẩm may mặc xuất khẩu trong đó mặt hàng gia công chiếm 80%, còn lại là hàng bán FOB( hàng mua đứt bán đoạn, mua nguyên phụ liệu bán thành phẩm và hàng tiệu thụ nội địa. Số lượng chủng loại, mẫu mã sản phẩm phụ thuộc vào các hợp đồng kinh tế, các đơn đặt hàng của khách hàng, tập chung một sổ mặt hàng chính như áo sơ mi áo jắckét 2,3,3 lớp, áp choàng, quần 3 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  4. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 Hi vọng rằng với sự phát triển mạnh mẽ về mọi mặt của ngành may trong hiệp hội dệt may và sự đầu tư tăng tốc của tổng công ty dệt may Việt Nam trong tương lai những hợp đồng gia công hàng xuất khẩu của công ty nhận được ngày càng phong phú với khách hàng trong và ngoài nước. Do điều kiện và thời gian thực tập có hạn nên báo cáo thực tập tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Em rất mong nhận được ý kiến góp ý của thầy cô và các bạn để báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin trân thành cảm ơn ban giám đốc, các phòng ban, các tổ sản xuất của công ty đã tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập tại công ty. Em xin trân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa thiết kế thời trang, đặc biệt là thày Nguyễn Trung Kiên đã giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành dợt thực tập tốt nghiệp này. Em xin trân thành cảm ơn! Nam Định, ngày 10 tháng 05 năm 2012 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hảo 4 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  5. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY MAY ĐỨC GIANG Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỨC GIANG Tên giao dịch: May Duc Giang Joint stock company Tên viết tắt: DUGARCO.,. JSC Trụ sở chính: Số 59 Phố Đức Giang – Phường Đức Giang – Q. Long Biên – TP. Hà nội Điện thoại: (84 – 4) 827 2159/4244; 877 3534 Fax: (84 – 4) 827 1896/4619. Websites: E-mail: support@mayducgiang.com.vn 5 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  6. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển : - Tiền thân là Công ty may Đức Giang thành lập năm 1989 và chuyển thành Công ty cổ phần may Đức Giang từ tháng 01/2006. Từ tháng 12 năm 2008 đổi tên thành Tổng công ty Đức Giang. Tổng công ty Đức Giang là một trong những doanh nghiệp hang đầu của dệt may Việt Nam chuyên sản xuất các mặt hàng may mặc xuất khẩu và phục vụ trong nước. Để phù hợp với quy mô hoạt động mới của Tổng công ty Đức Giang, tháng 03/2011 Công ty trách nhiệm hữu hạn may Đức Giang được thành lập trên cơ sở vật chất nhà xưởng, lao động từ tổng công ty Đức Giang và là một công ty con trong hệ thống của Tổng công ty Đức Giang. - Công ty đang quan hệ sản xuất cho các thị trường nước ngoài như: Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Mỹ và trung đông với các khách hàng truyền thống như: LEVY-SEIDENSTICKER-TEXTYLE - Nhằm duy trì và cải thiện hệ thống quản lý chất lượng, đồng thời thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng về chất lượng cũng như các yêu cầu luật định mà tổng công ty Đức Giang đã bắt đầu xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001, cho hoạt động sản xuất tại Xí nghiệp may số 2 và các đơn vị lien quan từ năm 2000. Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 từ năm 2002. - Đánh giá cấp chứng chỉ WRAP cho toàn Tổng công ty tháng 6 năm 2009. - Công ty may Đức Giang tiếp tục duy trì áp dụng và đánh giá cấp chứng chỉ hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, TCVN ISO 14001-2010.  Thị trường :Sản phẩm của May Đức Giang trong những năm qua đã được xuất sang các nước thuộc Châu Âu, Châu á, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Hiện nay, thị trường chính của May Đức Giang là Mỹ và Liên minh Châu Âu Các khách hàng chính của May Đức Giang hiện nay là: - Từ Mỹ: + Levy group : Liz Claiborn, Esprit, Dana Buchman, Federated, Kolh’s + Prominent : Perry Ellis, PVH, Haggar 6 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  7. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 + New M ( Korea ) : Federated + Sanmar : Port Authority + Junior Gallery - Từ Liên minh Châu Âu: + Textyle : Marcona, Kirsten, K&K + Seidensticker : Zara, P&C, Marcopolo - Từ Nhật bản : + Sumikin Busan  Quy tắc ứng xử của tổng công ty may Đức Giang : cTổng Công Ty Đức Giang xây dựng và áp dụng Hệ thống tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo đúng luật pháp của nhà nước và các quy định của địa phương theo các nội dung chủ yếu dưới đây:  Lao động trẻ em Tổng Công Ty Đức Giang không khuyến khích và không sử dụng lao động trẻ em dưới 16 tuổi. Công nhân từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, Văn phòng có trách nhiệm lập hồ sơ theo dõi để can thiệp với các cấp quản lý, các bộ phận để bố trí về thời gian lao động, giải quyết các chế độ cứu trợ theo đúng thủ tục.  Lao động cưỡng bức Tổng Công Ty Đức Giang cấm mọi hình thức ép buộc công nhân làm việc ngoài ý muốn, không tự nguyện  Sức khoẻ và an toàn Công ty đảm bảo cho công nhân được làm việc trong điều kiện môi trường an toàn, không có hại đến sức khoẻ, được trang bị bảo hộ lao động theo ngành nghề làm việc, túi thuốc cấp cứu để tại nơi làm việc của từng ca sản xuất, các công trình vệ sinh đầy 7 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  8. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 đủ và thuận lợi cho người lao động. Hàng năm người lao động được khám sức khỏe định kỳ.  Tự do công đoàn và quyền thoả ước tập thể Công nhân được quyền tự do hội họp, đoàn thể theo ý muốn mà không bị phân biệt đối xử. Công ty không can thiệp và không cản trở các hoạt động của công đoàn, Công ty còn tạo điều kiện để công đoàn hội họp khi cần.  Phân biệt đối xử Công ty cấm mọi hình thức phân biệt đối xử, trù dập trong việc tuyển dụng, hợp đồng lao động, giới tính, tôn giáo, tất cả cán bộ công nhân viên được đối xử công bằng.  Kỷ luật Công ty không khuyến khích và không cho phép được sử dụng nhục hình, lăng nhục, áp bức, đe dọa, đánh đập người lao động.  Thời gian làm việc Thời gian làm việc của công nhân viên không quá 48h/1tuần. Thời gian làm thêm giờ không quá 12h/1 tuần.  Tiền lương và phúc lợi Công ty trả lương gồm cả các khoản phúc lợi khác mà bằng hoặc vượt quá mức lương tối thiểu yêu câù. Công ty cấm mọi hình thức trừ lương, cơ chế và cơ cấu tiền lương được phổ biến công khai và rõ ràng đến người lao động. Thời gian làm thêm giờ vào ngày thường được trả gấp 1,5 lần so với ngày thường Thời gian làm thêm giờ vào ngày chủ nhật được trả gấp 2 lần so với ngày thường Thời gian làm thêm giờ vào ngày lễ được trả gấp 3 lần so với ngày thường 8 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  9. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012  Hệ thống quản lý Công ty cam kết bảo vệ quyền lợi cho người lao động, môi trường làm việc được sạch sẽ - an toàn, thời gian làm việc theo đúng quy định. Công ty bảo đảm chăm lo sức khoẻ cho người lao động, cơ chế tiền lương được phổ biến công khai cho người lao động biết, thời gian làm việc được giới hạn theo quy định. 1.2.Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành sản xuất : 1.2.1.Cơ cấu tổ chức quản lý: Hội Đồng Thành Viên Ban Giám Đốc PHÒNG Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Các XN XN ĐỜI Kế KHVT Tổ Kỹ Cơ XN Thêu Giặt SỐNG Toán Chức Thuật Điện May Hành Chính Kho Kho Kho Các Quản Hoàn Nguyên Phụ Chuyền Lý Cắt Thành Liệu Liệu May Kỹ Thuật 9 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  10. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 Hội đồng thành viên: - Đại diện là Tổng giám đốc. - Xác định và triển khai chiến lược sản xuất kinh doanh, kế hoạch nghiên cứu thị trường, quan hệ giao dịch với khách hàng trong nước và quốc tế (ngắn hạn và dài hạn) - Phê duyệt, công bố chính sách chất lượng, môi trường, trách nhiệm xã hội, sổ tay hệ thống quản lý và các tài liệu quản lý hệ thống như: quy trình, quy định, các quyết định - Chủ trì các cuộc xem xét của lãnh đạo về hệ thống quản lý chất lượng – môi trường - trách nhiệm xã hội. - Cung cấp các nguồn lực cần thiết để xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng - môi trường - trách nhiệm xã hội. - Phân công trách nhiệm cho các cán bộ thuộc quyền. - Chủ tịch hội đồng đánh giá nhà thầu phụ và phê duyệt danh sách Nhà thầu phụ được chấp nhận. - Phê duyệt các hợp đồng kinh tế, các quyết định về nhân sự, các kế hoạch đào tạo cán bộ công nhân viên chức, kế hoạch trang bị bảo hộ lao động hàng năm. - Phê duyệt thành lập các đoàn đánh giá nội bộ. - Chịu trách nhiệm cuối cùng về hiệu quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, môi trường, trách nhiệm xã hội. - Uỷ quyền cho các Phó Tổng Giám đốc khi vắng mặt. Ban Giám Đốc:  Phó tổng Giám đốc phụ trách đầu tư: - Chỉ đạo công tác đầu tư, xây dựng của toàn Công ty cho tới các XN liên doanh - Thay mặt Tổng giám đốc hoạch định phương án đầu tư phát triển của Công ty dài hạn và ngắn hạn. 10 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  11. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 - Triển khai xây dựng và quản lý các dự án đầu tư từ đầu tư thiết bị cho tới cơ sở hạ tầng đảm bảo chấp hành tốt các qui định của pháp luật. - Quản lý và quy hoạch đất đai đảm bảo sử dụng đất đai có hiệu quả cao nhất đồng thời phù hợp với Luật đất đai. - Lập và lên kế hoạch sửa chữa hạ tầng kỹ thuật tại Công ty cũng như các XN liên doanh. - Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc để xử lý kịp thời những yêu cầu của sản xuất đảm bảo sản xuất thông suốt có chất lượng và hiệu quả cao. - Xử lý các mối quan hệ từ nội bộ cho tới bên ngoài để hoạt động sản xuất của xưởng được thông suốt.  Giám đốc Điều hành: - Là người giúp việc Tổng giám đốc là người được uỷ quyền thay mặt Tổng giám đốc khi vắng mặt giải quyết các vấn đề liên quan công tác đối nội, đối ngoại của công ty. - Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về các quyết định của mình. - Trực tiếp phụ trách Văn phòng công ty. - Thay mặt Tổng giám đốc quản lý các hoạt động của nhà ăn  Phó tổng Giám đốc Lập kinh Doanh Tổng Hợp - Đại diện cho Tổng Giám đốc làm việc với khách hàng trong nước về các vấn đề liên quan đến hợp đồng kinh tế - Điều phối hoạt động và giám sát chặt chẽ công tác kế hoạch, chuẩn bị vật tư để đảm bảo năng suất và thời gian làm việc theo qui định của Công ty - Chỉ đạo việc mua hàng do phòng Kế hoạch Thị trường, phòng Kinh doanh Tổng hợp triển khai. - Nhận lệnh và báo cáo trực tiếp mọi vấn đề phụ trách cho Tổng giám đốc. - Phê duyệt kế hoạch sản xuất hàng tháng và lệnh sản xuất 11 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  12. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012  Phó tổng Giám đốc Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu - Đại diện cho Tổng Giám đốc làm việc với khách hàng nước ngoài về các vấn đề liên quan đến hợp đồng xuất nhập khẩu. - Điều phối hoạt động và giám sát chặt chẽ công tác kế hoạch, xuất nhập khẩu để đảm bảo năng suất và thời gian làm việc theo qui định của Công ty - Nhận lệnh và báo cáo trực tiếp mọi vấn đề phụ trách cho Tổng giám đốc. - Đảm bảo các thủ tục XNK phù hợp chính xác  Phó tổng Giám đốc Sản xuất – Kỹ thuật. - Chỉ đạo điều hành công tác về chất lượng, kỹ thuật và sản xuất. Chỉ đạo thực hiện các hợp đồng sản xuất theo đúng tiến độ, là đại diện lãnh đạo về chất lượng – môi trường – trách nhiệm xã hội. - Uỷ viên hội đồng đánh giá nhà thầu phụ. - Có thẩm quyền ngừng sản xuất khi thấy an toàn sản xuất không đảm bảo - Nhận lệnh trực tiếp từ Tổng giám đốc và báo cáo trực tiếp mọi vấn đề do mình phụ trách lên Tổng giám đốc. - Chỉ đạo công tác đánh giá nội bộ, tổ chức xem xét định kỳ hệ thống chất lượng - môi trường- trách nhiệm xã hội, giúp Tổng giám đốc xây dựng các mục tiêu chất lượng - môi trường hàng năm. - Phê duyệt các qui trình và các hướng dẫn của hệ thống chất lượng – môi trường - trách nhiệm xã hội. - Phê duyệt các chương trình đào tạo cho nhân viên. - Đại diện cho Tổng giám đốc làm việc với các khách hàng về sản xuất và chất lượng  Đại diện Lãnh đạo Ngoài các trách nhiệm khác, một thành viên của Ban Lãnh đạo còn được chỉ định là Đại diện Lãnh đạo (ĐDLĐ) có các trách nhiệm, quyền hạn sau: 12 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  13. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 - Đảm bảo việc xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống chất lượng - môi trường - trách nhiệm xã hội trong công ty. - Đảm bảo các quá trình cần thiết của HTQLCL- MT-TNXH được xác lập, thực hiện và duy trì. - Phê duyệt và duy trì chương trình đào tạo về chất lượng - môi trường - trách nhiệm xã hội cho mọi cấp của Công ty. - Chỉ đạo công tác đánh giá nội bộ, tổ chức xem xét định kỳ hệ thống chất lượng, - môi trường - trách nhiệm xã hội, giúp Tổng giám đốc xây dựng các mục tiêu chất lượng – môi trường hàng năm. - Tổ chức thực hiện các biện pháp cần thiết để thúc đẩy toàn bộ tổ chức nhận thức được các yêu cầu của khách hàng. - Tổ chức các cuộc họp xem xét của lãnh đạo. - Xem xét tài liệu của HTQLCL- MT-TNXH. - Kiểm soát việc thống kê và xử lý ý kiến phàn nàn, khiếu nại của khách hàng. - Phê duyệt kết quả đối với hành động khắc phục/ phòng ngừa. - Xây dựng các chương trình cải tiến chất lượng- môi trường - trách nhiệm xã hội. - Báo cáo trực tiếp với Tổng giám đốc mọi vấn đề liên quan đến hệ thống chất lượng - môi trường - trách nhiệm xã hội trên cơ sở để cải tiến hệ thống chất lượng - môi trường - trách nhiệm xã hội. - Đại diện cho Công ty để liên hệ với các tổ chức bên ngoài về các vấn đề liên quan tới hệ thống chất lượng - môi trường - trách nhiệm xã hội của Công ty.  Các trưởng phòng, Giám đốc Xí nghiệp, Giám đốc Xí nghiệp thành viên, các quản đốc phân xưởng: Đều dưới quyền phân công và chỉ đạo của Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc và Giám đốc điều hành và có trách nhiệm điều hành và quản lý con người, máy móc, các trang thiết bị trong đơn vị mình quản lý. Tổ chức sản xuất tốt để có hiệu quả cao nhất. 13 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  14. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012  Các phòng ban chức năng: - Là các đơn vị phục vụ các hoạt động của Công ty, phục vụ cho sản xuất chính. Tham mưu, giúp việc cho cơ quan Tổng giám đốc những thông tin cần thiết và sự phản hồi kịp thời để xử lý mọi công việc có hiệu quả hơn. - Chức năng của từng bộ phận:  Phòng đời sống Thay mặt Phó Tổng giám đốc phụ trách đầu tư. Triển khai quản lý các hoạt động của nhà ăn ca cán bộ công nhân viên đảm bảo phục vụ bữa ăn ca của cán bộ công nhân có chất lượng, đủ định lượng và đáp ứng các yêu cầu của vệ sinh thực phẩm.  Phòng Tài chính Kế toán: - Có chức năng tham mưu giúp việc Tổng giám đốc về công tác kế toán tài chính của Công ty nhằm sử dụng đồng tiền và đồng vốn đúng mục đích, đúng chế độ, chính sách, hợp lý và phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả. - Thực hiện việc quản lý và cung cấp các thông tin cần thiết về tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty, lập báo cáo tài chính mỗi năm và lập dự toán cho các năm tới  Phòng kho hàng vật tư: - Chịu trách nhiệm quản lý kho hàng hoàn thành và nguyên phụ liệu.  Phòng tổ chức hành chính: - Quản lý và giải quyết các vấn đề về hành chính trong nội công ty.  Phòng kỹ thuật: - Là phòng chức năng tham mưu giúp việc Phó tổng Giám đốc Sản xuất – Kỹ thuật quản lý công tác kỹ thuật công nghệ, kỹ thuật cơ điện, công tác tổ chức sản xuất, nghiên cứu ứng dụng phục vụ sản xuất các thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến và tiến bộ kỹ thuật mới, nghiên cứu đổi mới máy móc, thiết bị theo yêu cầu của Công ty nhằm đáp ứng sự phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty. 14 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  15. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 - Tham mưu cho Phó tổng Giám đốc Sản xuất –Kỹ thuật, về kỹ thuật, công nghệ sản xuất, thiết kế mẫu mã, thiết kế sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm, vận hành máy móc  Phòng cơ điện: - Quản lý và chịu trách nhiệm nâng cấp, bảo trì và sửa chữa các máy móc, trang thiết bị trong công ty.  Các xí nghiệp may: - Bao gồm các chuyền may, cắt và quản lý kỹ thuật. Là môi trường làm việc của công nhân may.  Xí nghiệp thêu:  Xí nghiệp giặt. 15 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  16. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 1.2.2.Cơ cấu điều hành sản xuất và các công ty thuộc Đức Giang: 16 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  17. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 1.2.3 Cơ cấu điều hành sản xuất của từng xưởng may: Với đặc điểm về số lượng lao động và đặc điểm của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, Công ty đã có cơ cấu điều hành sản xuất phù hợp. Có thể khái quát hóa cơ cấu điều hành sản xuất của từng xưởng may như sau: Giám đốc Phó Giám đốc 2. Phòng Kế hoạch vật tư Phòng Kĩ thuật 3. Phân xưởng sản xuất 4. Giám đốc phân xưởng 5. 6. Tổ KT 7. phân 8. Tổ cắt Trưởng Ka xưởng 9. 10. Tổ trưởng 11. Tổ may Tổ12. Ban bảo13. Tổ là cơ vệ14. điện Tổ KCS 15. 16. Tổ đóng gói Hình: Sơ đồ cơ cấu điều hành sản xuất của Công ty 17 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  18. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 Ghi chú: Quan hệ chức năng Quan hệ trực tuyến Căn cứ vào sơ đồ ta thấy: + Trực tiếp điều hành sản xuất tại các phân xưởng sản xuất là Giám đốc xưởng, và chịu sự điều hành của Giám đốc và Phó giám đốc. Giám đốc xưởng quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất về các đơn hàng, số lượng và thời gian giao hàng, điều chỉnh phù hợp trong phân xưởng mình quản lý để đạt hiệu quả lao động cao nhất thông qua việc quản lý Tổ trưởng Tổ cắt, Tổ trưởng tổ Kĩ thuật phân xưởng, các Trưởng Ka. +Tổ Kĩ thuật phân xưởng sản xuất: đảm bảo mọi vần đề về kĩ thuật của phân + Tổ cắt: tiến hành cắt đúng YCKT, lệnh sản xuất và cung cấp bán thành phẩm cho các tổ may trong phân xưởng sản xuất. + Trưởng Ka: là người quản lý lao động, chất lượng sản phẩm trên chuyền trong Ka.Đồng thời đôn đốc sản xuất của các tổ cho kịp tiến độ giao hàng. + Tổ trưởng: là người trực tiếp quản lý công nhân trên chuyền may, điều chỉnh, sắp xếp, phân công công việc trên chuyền một cách hợp lí để đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm ra chuyền. + Khi các sản phẩm ra chuyền, qua quá trình thu hóa trên chuyền sẽ lần lượt được chuyển xuống bộ phận là, KCS để kiểm tra chất lượng sản phẩm. Nếu sản phẩm đạt chất lượng sẽ chuyển tới phân xưởng hoàn thành để đóng gói theo yêu cầu của mã hàng. Các bộ phận bảo vệ và tổ cơ điện có nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn và kiểm tra,sửa chữa thiết bị máy móc tốt cho quá trình sản xuất 18 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  19. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 1.3.Chức năng và nhiệm vụ : Công ty May Đức giang là một doanh nghiệp cổ phần, và hoạt động theo qui chế công ty cổ phần trong đó phần vốn nhà nước chiếm 45% vốn điều lệ. Có nghiệp vụ kinh doanh hàng dệt may. Công ty sản xuất và tiêu thụ sản phẩm may và các hàng hóa khác liên quan đến hàng dệt may. - Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm dệt may, nguyên phụ liệu, máy móc, thiết bị, phụ tùng, linh kiện ngành dệt may; - Kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, hải sản, thực phẩm công nghệ; - Kinh doanh các sản phẩm dân dụng, thiết bị văn phòng, phương tiện vận tải, vật liệu điện, điện tử, điện lạnh, cao su; - Nhập khẩu sắt thép gỗ, máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu cho sản xuất kinh doanh, kinh doanh kim loại màu (kẽm, nhôm, đồng, chì) làm nguyên liệu cho sản xuất; - Kinh doanh vận tải đường bộ và đường thuỷ; - Dịch vụ xuất nhập khẩu; - Kinh doanh bất động sản, xây dựng và kinh doanh cho thuê làm văn phòng, trung tâm thương mại, siêu thị và nhà ở; - Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, lưu trú du lịch; kinh doanh du lịch lữ hành nội địa và quốc tế (Không bao gồm kinh doanh phòng hát KARAOKE vũ trường, quán ba./ (Doanh nghiệp chỉ Kinh Doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật) 19 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  20. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 CHƯƠNG 2 : MÔ HÌNH SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY MAY ĐỨC GIANG 2.1 Mô hình mặt bằng của công ty 2.1.1Quan hệ phòng kĩ thuật và các xưởng làm việc Phòng kỹ thuật Giám đốc Giám đốc Giám đốc Giám đốc Giám đốc Giám đốc phân xưởng 1 phân xưởng 8 phân xưởng 9 phân xưởng 2 phân xưởng 4 phân xưởng 6 Tổ KT xưởng Tổ KT xưởng Tổ KT xưởng Tổ KT xưởng Tổ KT xưởng Tổ KT xưởng 1 8 9 2 4 6 Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ KT đi KT đi KT đi KT đi KT đi KT đi KCS KCS KCS KCS KCS KCS chuyền chuyền chuyền chuyền chuyền chuyền xưởng xưởng xưởng xưởng xưởng xưởng Hệ thống thu Hệ thống thu Hệ thống thu Hệ thống thu Hệ thống thu Hệ thống thu hóa hóa hóa hóa hóa hóa 20 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  21. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 2.1.2Quan hệ các đơn vị trong xưởng làm việc Giám đốc phân xưởng Tổ sản xuất 13 Nhà Cắt Tổ sản xuất 13 KT, KCS, Phục vụ Tổ sản xuất 13 Tổ sản xuất 13 2.1.3Mối quan hệ phòng kế hoạch và các phòng ban khác 21 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  22. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 2.1.4Mối quan hệ của tổ cơ điện đối với xưởng làm việc Qua cách tổ chức và quản lý chúng ta thấy rõ được: Công ty Cổ phần May Đức Giang là doanh nghiệp hàng đầu của ngành dệt may việt nam. Năm 2007 và 2008 tổng số công nhân tại Công Ty cổ phần may Đức Giang Xấp 22 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  23. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 xỉ là: 3.400 CBCNV. Tại các công ty liên doanh; Bắc Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa Xấp xỉ là: 6.200 CBCNV. Doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo mô hình: - Kết hợp giữa công nghệ và đối tượng, Ví dụ các xí nghiệp may 1, 4, 6, 9, và các công ty liên doanh, Công ty Việt Thành Bắc Ninh, Công ty Hưng Nhân Thái Bình, Công ty Việt Thanh Thanh Hóa. Sản xuất Quần Và Áo Jacket. - Chuyên môn hóa đối tượng, Ví dụ các xí nghiệp May 2, 8. Chuyên sản xuất Áo Sơ mi  Các Xí nghiệp phụ trợ - Xí nghiệp thêu điện tử: Có trách nhiệm thêu các hoạ tiết vào chi tiết trên sản phẩm, hình dáng, vị trí, nội dung các hoạ tiết theo quy định TCKT. Có tống số 4 Máy thêu TAJIMA Tổng số 72 Đầu. - Xí nghiệp giặt: Có trách nhiệm giặt thường, giặt mềm enzin, giặt mài đá, tẩy trắng. đúng quy định TCKT của mã hàng. Tổng số có 9 máy giặt, 4 máy vắt, 12 máy sấy. Năng lực giặt: 3.000.000. sp/năm - Xí nghiệp bao bì các tông: có trách nhiệm cung cấp các loại bao bì các tông và 1 phần phụ liệu là (bìa lưng, khoang cổ giấy áo sơ mi) phục vụ cho công đoạn đóng gói sản phẩm. Công suất: 1.500.000 m2 các tông / năm. - Các đơn vị sản xuất thành viên và liên doanh của May Đức Giang đều có mô hình tổ chức sản xuất tương đối giống nhau, bao gồm các khâu: Lao động - Tiền lương, Thống kê - Kế hoạch, Chuẩn bị sản xuất, Cắt, May, Là, Đóng gói. Số lượng và chủng loại thiết bị tại các đơn vị tuỳ theo chủng loại sản phẩm sản xuất và có thể điều tiết chuyển đổi giữa các đơn vị thông qua bộ phận quản lý thiết bị của công ty. 23 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  24. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 CHƯƠNG 3 : TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA ĐƠN HÀNG Trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp em đã tham gia thực hiện một đơn hàng tại tổ 2 của xí nghiệp may 1. Mã hàng 6422443. 3. 1. Quy trình sản xuất: 3.1.1 Quy trình sản xuất chung Nhằm thiết lập một hệ thống kiểm soát quá trình sản xuất từ khâu làm mẫu, may mẫu ở bộ phận kỹ thuật đến khâu cắt BTP và may trên chuyền, KCS (nếu có), giặt (nếu có) và đóng gói một cách chặt chẽ, tránh sai sót hàng loạt xảy ra trong quá trình sản xuất theo lưu đồ tổng quát sau: Trách nhiệm Thực hiện Kiểm tra Nội dung Giam đốc XN -Phòng KH. -Ban lãnh đạo Nhận và lập kế hoạch sản xuất -Bộ phận KT, cơ điện của -Giám đốc XN. XN. -Phòng cơ điện. Chuẩn bị sản xuất -Bộ phận cữ gá P.cơ điện Bộ phận cắt của xí nghiệp. -KCS cắt. -Trưởng ca cắt. Cắt bán thành phẩm -Giám đốc XN. Bộ phận KCS KCS cắt. QT11 KCS Cắt Các chuyền may. -Thu hóa chuyền. -Cụm trưởng may. Quá trình may -KT đi chuyền. -Giám đốc XN Bộ phận KCS Giám đốc XN QT11 KCS Sản phẩm Tổ gấp gói -Thu hóa gấp gói. -Tổ trưởng GG. Là – Gấp – Hòm hộp -Giám đốc XN. 24 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  25. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 Lưu hồ sơ 3.1.2 Nội dung cơ bản cơ bản các bước công việc trong quy trình sản xuất - Chuẩn bị sản xuất: Căn cứ kế hoạch sản xuất tiến hành chế thử sản phẩm, nghiên cứu xây dựng các quy trình, hướng dẫn, tiêu chuẩn kỹ thuật, làm việc thống nhất với khách hàng nếu có phát sinh; Chuẩn bị các loại máy móc thiết bị mẫu dưỡng, mẫu gá và các tài liệu liên quan, chuẩn bị đầy đủ các nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất. - Công đoạn cắt bán thành phẩm, ép mex: Chịu trách nhiệm cắt các loại nguyên liệu, phụ liệu (Dựng, mex, ) theo mẫu của bộ phận CBSX . Ép mex vào các chi tiết theo quy định, quy trình công nghệ: Cắt - Là - Ép - May, đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời bán thành phẩm cho công đoạn thêu, in, đính cườm (Nếu có) và công đoạn may. - Công đoạn thêu, in, đính cườm: Theo quy trình công nghệ của sản phẩm. Công đoạn thêu, in đính cườm có thể trước hoặc sau công đoạn may. Công đoạn Thêu, in, đính cườm, chịu trách nhiệm Thêu, In, Đính cườm các hoạ tiết vào chi tiết trên sản phẩm, hình dáng, vị trí, nội dung các hoạ tiết theo quy định, của bảng YCKT. - Công đoạn may: Chịu trách nhiệm lắp ráp các chi tiết để tạo thành sản phẩm, thùa khuyết, đính cúc, đính phụ liệu trang trí theo quy định cụ thể của từng đơn hàng. - Công đoạn giặt hoặc mài: (Chỉ áp dụng cho các đơn hàng yêu cầu giặt/mài) chịu trách nhiệm giặt, hoặc mài sản phẩm hoàn thành sau công đoạn may theo yêu cầu cụ thể của từng đơn hàng. - Công đoạn là, gấp: Chịu trách nhiệm là, treo thẻ bài, thẻ giá, Ép và gấp các loại sản phẩm cùng với các loại phụ liệu (Giấy chống ẩm, ), theo quy định của QTCN Là – Gấp – Đóng hòm - Công đoạn đóng gói, đóng hòm hộp: Chịu trách nhiệm bao gói sản phẩm và đóng gói sản phẩm, đóng hộp các sản phẩm cao cấp. Và cuối cùng đóng vào thùng carton theo quy định của QTCN Là – Gấp – Đóng hòm tỷ lệ và số lượng qui định 25 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  26. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 cụ thể của từng đơn hàng hoặc khớp bộ, treo lên giá quy định đối với sản phẩm treo móc. - Kho thành phẩm: Sản phẩm, thành phẩm kiểm tra đạt yêu cầu được chuyển vào kho và sắp xếp theo từng khách hàng, từng địa chỉ giao, có phân biệt màu sắc và cỡ vóc sản phẩm theo từng lô hàng. Chịu trách nhiệm, bốc rỡ, nhập, xuất, kho cho sản phẩm đã hoàn tất tới khách hàng, hoặc các đại lý, trung tâm thương mại, cửa hàng giới thiệu sản phẩm. - Việc kiểm tra chất lượng được thực hiện ở cuối mỗi công đoạn sản xuất , nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời hiện tượng sai hỏng hàng loạt, khắc phục, loại bỏ (nếu cần) những sản phẩm và bán thành phẩm không đạt yêu cầu trước khi chuyển sang công đoạn sau. 3.2. Quy trình sản xuất mã hàng tại xí nghiệp may 1: 3.2.1 Nhận và lập kế hoạch sản xuất: - Sau khi nhận được lệnh sản xuất của phòng Kế hoạch, trước khi tiến hành sản xuất một mã hàng mới, Giám đốc xí nghiệp chủ trì cuộc họp triển khai sản xuất tại xí nghiệp. Nội dung cuộc họp được ghi vào Biên bản họp triển khai sản xuất. - Căn cứ vào kế hoạch sản xuất của phòng KH, năng lực sản xuất và tình hình sản xuất thực tế tại các chuyền may và ý kiến đại diện khách hàng, Giám đốc XN cân đối sản phẩm cho các chuyền vào Sổ cân đối BTP và thông báo cho các Bộ phận trong xí nghiệp đã lập. - Khi có đủ các tài liệu kỹ thuật, mẫu giấy, bảng màu, áo mẫu của khách hàng cho mã hàng d0ó, bộ phận kỹ thuật của các Xí nghiệp may tiến hành triển khai việc chuẩn bị sản xuất. 26 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  27. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 3.2.2 Cuẩn bị sản xuất: Trách nhiệm Thực hiện Kiểm tra Nội dung Tưởng kỹ thuật -Phòng KT. Nhận tài liệu kỹ thuật -Giám đốc XN Nhân viên làm mẫu Trưởng kỹ thuật Chế tạo mẫu cứng. Nhân viên làm mẫu Nhân viên làm mẫu Kiểm Tra Không đạt báo cáo Đạt lại cho khách hàng xử lý. Nhân viên kỹ thuật Trưởng kỹ thuật May mẫu và KT Đạt Không Đạt Nhân viên may mẫu Trưởng kỹ thuật Viết YCKT, TKDC, làm BM Nhân viên kỹ thuật Trưởng kỹ thuật Hoàn thiện mẫu cứng. 27 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  28. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 3.2.3 Nhận điều kiện kỹ thuật và các văn bản lien quan: Trưởng bộ phận kỹ thuật triển khai các công việc sau: - Nhận tài liệu kỹ thuật và mậu từ phòng kỹ thuật hoặc từ khách hàng bao gồm: + Hướng dẫn kỹ thuật may. + Tài liệu hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệi, tỷ lệ cỡ vóc + Áo mậu, bảng màu nguyên phụ liệu (nếu có) + Mẫu mỏng ( nhận từ phòng kỹ thuật hoặc trực tiếp từ khách hàng.) hoặc mẫu cứng và kèm theo là bản thông số. Việc theo dõi mẫu do khách hàng cung cấp được lưu tại bộ phận kỹ thuật của các xí nghiệp. - Giao cho các cá nhân sắp xếp, bảo quản và sử dụng đúng quy định tác nghệp. - Điều kiện đủ để chuẩn bị sản xuất phải có tối thiểu: áo mẫu, mẫu mỏng, hoặc mẫu cứng, tài liệu kỹ thuật, bảng màu. 3.2.4 Chế tạo mẫu cứng và kiểm tra mẫu: - Nhận mẫu từ Trưởng bộ phận kỹ thuật, Kỹ thuật viên làm mẫu cứng. - Mẫu cứng được chế tạo phải chính xác với mẫu mỏng về thông số kích thước qui định. Mẫu được nhân viên kỹ thuật và Trưởng bộ phận kiểm tra kỵ thuật kiểm tra theo “Hướng dẫn kiểm tra quá trình chuẩn bị sản xuất” và được ghi trực tiếp vào tài liệu. Đối với mẫu do khách hàng cung cấp trực tiếp bằng phần mềm thì việc kiểm tra mẫu được thực hiện trực tiếp trên máy tính. - Khi kiểm tra mẫu nếu mẫu không đạt thì báo lại cho phòng kỹ thuật và khách hàng bằng Email để giải quyết, nếu đã được kiểm tra ghi đầy đủ các thông tin vào mặt phải của tất cả các chi tiết: mẫu gốc, canh sợi, tâm nẹp, mã hàng hoặc đơn hàng, cỡ. - Thống kê chi tiết được ghi vào “Phiếu thống kê chi tiết” giao cho bộ phận may mẫu. -Nếu là mẫu cứng thì kiểm tra mẫu theo thông số, các bước khác tiến hành làm như phần chế tạo mẫu cứng từ mẫu mỏng. - Mẫu cứng, áo mẫu được lưu tại bộ phận kỹ thuật của xí nghiệp thời gian lưu là 3 tháng. 3.2.5 May mẫu và kiểm tra mẫu: - Nhận tài liệu kỹ thuật và bảng màu từ Trưởng bộ phận kỹ thuật, kỹ thuật viên viết phiếu lĩnh nguyên phụ liệu và kiểm tra (số lượng áo theo yêu cầu khách hàng). Nếu không có bảng màu thì lấy nguyên phụ liệu theo hướng dẫn của tài liệu kỹ thuật và list của đơn hàng đó. - Nghiên cứu tài liệu, áo mẫu (nếu có) một cách chi tiết trước khi may mẫu. - Kiểm tra mẫu theo “Phiếu thống kê chi tiết”. - May mẫu đúng theo tài liệu kỹ thuật và áo mẫu của khách hàng. Khi hoàn chỉnh áo mẫu, kỹ thuật viên phải kiểm tra áo mẫu và ghi vào “Phiếu kiểm tra áo mẫu” (nếu không đạt thì phải tiến hành may lại). Trong quá trình lắp ráp, khi phát hiện thấy 28 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  29. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 những chi tiết không khớp nhau hoặc sai thông số gồm các thông số cần thiết khi ép mex, ép dựng (nếu có) báo cho bộ phận làm mẫu cứngxử lý làm lại. - Áo mẫu khi kiểm tra đạt yêu cầu kỹ thuật của đơn hàng, đưa cho khách hàng duyệt phải gắn một mảnh vải sang màu vào than sau và ghi rõ mã hàng, đơn hàng, mục đích kiểm tra, áo duyệt nếu 9dạt phải có chữ ký của khách hàng. Nếu khách hàng có yêu cầu sửa đổi thì tiến hành làm lại, duyệt lại. Khi đã đạt yêu cầu thì tiến hành viết qui trình, bấm giờ xây dựng định mức thời gian. - Nghiên cứu các thông số, độ co vải cần thiết sau khi ép mex, ép dựng (nếu có) về: nhiệt độ, lực ép, tốc độ Ghi chép lại độ co và báo cáo lại cho bộ phận làm mẫu cứng và khách hàng biết. 3.2.6 Xây dựng các yêu cầu kỹ thuật cho sản xuất: Yêu cầu kỹ thuật may áo sơ mi, quần âu, jacket: - Căn cứ vào áo mẫu đã được khách hàng duyệt, tài liệu kỹ thuật. - Kỹ thuật viên viết “Yêu cầu kỹ thuật cắt và éo mex”, “Yêu cầu kỹ thuật may”, sau đó kiểm tra. Khi ban hành phải có chữ ký của người thực hiện hoặc Trưởng bộ phận kỹ thuật xí nghiệp. Áo mẫu và yêu cầu kỹ thuật may của bộ phận kỹ thuật giao cho Chuyền trưởng may, TK cắt, bộ phận KCS thành phẩm theo “Sổ giao nhận áo mẫu, bảng màu yêu cầu kỹ thuật cho cắt và may, thêu, giặt” Thiết kế dây chuyền sản xuất. Kỹ thuật viên bấm giờ làm định mức thời gian theo tài liệu kỹ thuật, áo mẫu đã được khách hàng duyệt và dựa vào thiết bị có sẵn của xí nghiệp: + Thống kê các bước công việc cho việc bắt đầu chế tạo đến khi kết thúc sản phẩm. + Bấm giờ cho từng bước công đoạn cập nhật thông số vào. + Thiết kế dây chuyền và kiểm tra. Trước khi giao cho bộ phận liên quan phải có chữ ký của người thia6t1 kế hoặc trưởng bộ phận KT Xí nghiệp. 3.2.7 Hoàn thiện mẫu cứng : (Mẫu phảicó đầy đủ các vị trí dấu bấm, vị trí định vị) - Khi đã có biên bản xác định độ co vải của khách hàng , kỹ thuật viên làm mẫu cứng thực hiện theo các bước sau: Nếu là hàng giặt hoặc hàng không giặt nhưng vải co nhiều thì tiến hành ra mẫu theo yêu cầu của khách hàng (trên cơ sở độ co của vải, độ co đường may). - Giao tài liệu kỹ thuật, thống kê chi tiết và mẫu cho bộ phận giác sơ đồ vi tính qua Email. + Mẫu cứng được giao cho phòng CƠ điện để làm mẫu dưỡng theo “Phiếu yêu cầu sản xuất mẫu dưỡng cữ gá”. Kỹ thuật có trách nhiệm kiểm tra mẫu dưỡng bằng mẫu cứng tại nơi sản xuất, ghi kết quả kiể tra. + Nếu mã hàng có thêu thì làm mẫu cứng định vị cho thêu và giao cho bộ phận thêu. + Bộ phận cơ điện của XN giao cữ gá cho Chuyền trưởng may. 29 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  30. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 3.2.8 Đối với các văn bản tài liệu do bộ phận kỹ thuật biên soạn khi cung cấp cho các bộ phận lien quan phải thực hiện theo yêu cầu sau: - Các văn bản yêu cầu kỹ thuật, định mức thời gian chế tạo sản phẩm, phải có chữ ký của người thực hiện, Trưởng kỹ thuật, sau đó cung cấp cho mỗi bộ phận liên quan 1 bản. Các loại tài liệu kỹ thuật nếu có sửa đổi bổ xung thì phải ghi rõ văn bản sửa đổi lần thứ mấy. -Các văn bản tài liệu gốc do kỹ thuật ban hành đều phải được lưu trữ, bảo quản cẩn thận, không để ẩm ướt và để vào nơi qui định. 3.3 – Tại bộ phận cắt BTP: 3.3.1 Nhận tài liệu kỹ thuật cho công đoạn cắt: - Trưởng ca cắt nhận được lệnh sản xuất và ghi vào “Sổ tác nghiệp cắt” (jacket do đặc thù nhiều cỡ nên trưởng ca cắt sẽ ghi vào sổ tác nghiệp cắt tự kẻ khổ rộng.) - Trưởng ca cắt nhận tài liệu kỹ thuật: Tài liệu gồm: + Bảng màu. + Mẫu dưỡng, mẫu cứng. (dung cho sơ mi) + Yêu cầu kỹ thuật cắt, ép mex và viết số. + Bảng thống kê chi tiết. + Định mức nguyên liệu trung bình (phòng kỹ thuật). + Các văn bản hướng dẫn khác của khách hàng (nếu có). Trưởng ca cắt phải kiểm tra xem đã đúng đơn hàng, mã hàng và số lượng đã phù hợp với định mức của khách hàng hay không. Nếu phù hợp thì nhận, nếu không phù hợp thì trả lại cho noi giao tài liệu. - Trưởng ca cắt viết “Phiếu giao việc”. 3.3.2 Nhận nguyên liệu: -Nhân viên nhận nguyên liệu tới kho nguyên liệu để nhận vải, mex. Trong quá trình nhận, người nhận có trách nhiệm ghi vào “sổ nhận nguyên liệu” và đối chiếu với sổ ghi chép của người giao. - Trong trường hợp vải bị thiếu trong cây thì Trưởng ca cắt phải báo cho KCS vải của phòng Kỹ thuật và kho nguyên liệu để lập biên bản xử lý để thông báo cho phòng KH và khách hàng để xử lý. - Khi phát hiện những trường hợp như: vải bị thiếu trong cây, vải lỗi phải xé bỏ, vải phát sinh nhiều đầu tấm do cây vải nhỏ thì bộ phận cắt phải lập “Phiếu xin đề nghị cấp bù vải thiếu trong cây và đổi tấm lấy vải cây, lấy ý kiến của đại diện khách hàng, phòng KH, đại diện lãnh đạo công ty” để tới kho nguyên liệu nhận vải. 3.3.3 Giác sơ đồ vẽ mẫu cho bộ phận cắt: - Căn cứ vào “Phiếu giao việc” của Trưởng ca cắt, nhận viên giác sơ đồ tiến hành giác các sơ đồ. 30 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  31. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 - Vẽ thử 1 sơ đồ. Kiểm tra lại xem có đúng hay không. Nếu đúng thì cho vẽ hàng loạt theo số lượng lớn mẫu được ghi trong “Phiếu giao việc”. - Người giác sơ đồ sàn xuất ghi nhận vào “Phiếu theo dõi sơ đồ vi tính” và phải kiểm tra chặt chẽ chu đáo trước khi chuyển cho bộ phận cắt. Lưu ý: - Trường hợp có biến động về khổ vải hoặc vải bị lỗi thì Trưởng ca cắt thông báo cho bộ phận giác sơ đồ bằng “Phiếu giao việc”. Nhận được thông báo này, bộ phận giác sơ đồ phải tiến hành theo “Hướng dẫn sản xuất giác mẫu sơ đồ” và thông báo lại cho Trưởng ca cắt về sự biến đổi định mức sản phẩm để trưởng ca cắt báo lại với khách hàng thông qua “Phiếu giao việc”. - Riêng đối với sản xuất sơ mi của khách hàng Seiden, thì Bộ phận giác sơ đồ có trách nhiệm làm định mức đưa cho khách hàng duyệt, sau khi định mức được khách hàng thông qua, bộ phận giác sơ đồ của xí ngiệp sao gửi phòng kỹ thuật để làm định mức nguyên liệu và để phòng KH phát lệnh sản xuất. 3.3.4 Trải vải, mex: - Sau khi Trưởng ca cắt giao “Phiếu giao việc” cho từng bộ phận, người nhận phải kiểm tra đối chiếu với tài liệu kỹ thuật xác định khổ vải trước khi trải vải. Đặt mẫu sơ đồ lên đo. Trải 3 lá vải, sau đó lại đặt mẫu sơ đồ lên kiểm tra đo 3 lá đó. Đánh dấu đầu mẫu rồi mới trải tiếp đến hết bàn cắt. - Trong quá trình trải vải thì công nhân trải vải phải kiểm tra từng lá vải xem vải có bị lội sợi hoặc khuyết tật khác không. Nếu có thì phải dừng lại báo cho KCS hoặc phụ trách xử lý theo QT 11. -Trải vải phải êm phẳng, thẳng canh sợi, thẳng kẻ, mỗi bàn trải vải tùy theo tính chất, chất liệu của từng loại vải hoặc phụ thuộc vào tình hình sản xuất thực tế. (Số lượng lá vải trên một bàn cắt không vượt quá 120lá) Sau khi trải vải xong, đặt sơ đồ lên chuyển sang khâu cắt. Lưu ý: Mọi phát hiện lỗi trong quá trình sản xuất dẫn đến việc khách hàng tăng, giảm số lượng hoặc thay đổi số lượng với màu cỡ nào đó phải được KCS cắt xử lý theo QT 11 kiểm saot1 sự không phù hợp – hành động khắc phục phòng ngừa. 3.3.5 Cắt phá và cắt gọt: Công nhân cắt tiến hành cắt phá, cắt gọt. (Phải đảm bảo chính xác và đủ dấu bấm trên mẫu.) - Đối với vải trơn (không có kẻ), cắt chuẩn trên máy cắt tay và máy cắt vòng. Hoặc máy cắt tự động theo hướng dẫn vận hành máy cắt tự động. - Đối với vải kẻ, cắt phá trên máy cắt tay, sau đó phải dọc thẳng kẻ và đối kẻ, xếp lại và áp mẫu dưỡng để cắt. Đối với các chi tiết sau khi ép mex xong xếp lại và áp mẫu dưỡng lại để cắt cho chính xác. - Tất cả các chi tiết sau khi cắt xong công nhân cắt phải tự kiểm tra. Nếu đạt yêu cầu thì chuyển sang viết phối kiện, nếu không đạtyêu cầu thì phải sửa lại ngay, đảm bảo BTP cắt 100% đạt yêu cầu. 31 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  32. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 - Đổi màu: Kiểm tra chi tiết từng bó hàng, nếu các chi tiết bị lỗi sợi, rách, loang màu, bẩn phải tiến hành thay than đổi màu để vào đúng vị trí của chi tiết c62n thay. Thay than đổi màu 100% các chi tiết lỗi trước khi chuyển cho bộ phận tiếp theo. - Tất cả BTP sau khi cắt xong phải được kiểm tra 100% - kiểm tra công đoạn cắt và ghi kết quả vào “Sổ KCS cắt”. 3.3.6 Ép mex – dính điểm: Công nhân ép phải căn cứ vào “Yêu cầu kỹ thuật” và “Hướng dẫn sử dụng an toàn máy móc thiết bị” để tiến hành sản xuất. Trước khi sản xuất hàng loạt, phải ép thử nghiệm. Thông báo ngay cho bộ phận kỹ thuật nếu sản phẩm ép không đạt. 3.3.7 Viết số phối kiện: - Công nhân phối kiện tiến hành đánh số thứ tự từ 1 đến hết tất cả các chi tiết một cách đồng bộ. Đánh số phải đúng nơi qui định trên BTP (theo yêu cầu viết số của từng mã hàng). Bó buộc và ghi vào “phiếu bàn cắt”. - Đối với những mã hàng phải thêu, các chi tiết thêu phải bỏ riêng ra ngoài. - Nhân viên mang hàng đi thêu phải ghi rõ số lượng, cỡ, màu vải, mã hàng, đơn hàng , ngày tháng vào “Sổ giao nhận hàng thêu”. 3.3.8 Xuất trả BTP cho công đoạn may: - Nhân viên phát hàng căn cứ vào “Sổ cân đối và cấp phát hàng” để cấp cho từng tổ sản xuất may. - Trong quá trình cấp phát phải xem xét đối chiếu giữa “Phiếu bàn cắt” và “Sổ tác nghiệp cắt”. 3.4 Tại các chuyền may: 3.4.1. Nhận lệnh cân đối: Chuyền trưởng may nhận lệnh cân đối của Giám đốc xí nghiệp. 3.4.2. Nhận BTP: - Chuyền trưởng hoặc công nhân được giao nhiệm vụ nhận BTP từ bộ phận cắt và ghi vào “Sổ nhận BTP”. - Công nhân phát hàng của bộ phận cắt căn cứ vào “Sổ cân đối và cấp phát hàng” để phát hàng cho các chuyền sản xuất. 3.4.3. Nhận phụ liệu: - Khi được cân đối, Chuyền trưởng may giao cho công nhân nhận phụ liệu từ kho phụ liệu. 32 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  33. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 - Công nhân giao nhận sản xuất căn cứ vào số lượng được cân đối, mã, đơn, màu, cỡ lấy phụ liệu từ kho phụ liệu ghi vào “Sổ nhận phụ liệu”. 3.4.4. Phân chuyền: Chuyền trưởng may căn cứ vào kết cấu sản phẩm, số lượng công nhân, tay nghề từng người trong chuyền mình rồi tiến hành phân chuyền theo “bảng thiết kế dây chuyền sản xuất công đoạn may” và giao công việc cụ thể cho cụm trưởng may. 3.4.5. Rải chuyền: Chuyền trưởng may và cụm trưởng may có trách nhiệm hướng dẫn các công đoạn của chuyền tiến hành sản xuất theo “Yêu cầu kỹ thuật may” của đơn hàng hay mã hàng mình sản xuất. 3.4.6. Các bước công việc may: - Công nhân các công đoạn may trong dây chuyền may khi đã được Chuyền trưởng, cụm trưởng hướng dẫn có trách nhiệm làm đúng yêu cầu như đã được hướng dẫn. - Khi giao hàng cho các công đoạn sau mình, phải báo số lượng hàng, bó hàng. - Các công đoạn đầu chuyền phải gắn số thứ tự các chi tiết, thứ tự bó hàng lên đường may, tránh tình trạng sai số, nhầm cỡ, khác màu. - Là chi tiết: Công nhân là chi tiết trong chuyền phải là 100% các chi tiết của sản phẩm, đảm bảo các đường may êm, phẳng, không bị bóng, cháy sản phẩm. 3.4.7. Kiểm tra: - Trong quá trình sản xuất công nhân các công đoạn may phải có trách nhiệm tự kiểm tra những chi tiết mình làm, sau đó mới giao cho công đoạn sau, khi giao hàng giữa 2 công đoạn phải thực hiện công đaon5 sau kiểm tra công đoạn trước. - Hàng ngày, kỹ thuật đi chuyền phải kiểm tra chéo giữa các chuyền cùng sản xuất một mã hàng về sự đồng đều của đường may. Kết quả kiểm tra phải được ghi nhận xét vào sổ kỹ thuật chuyền và thông báo lại kết quả kiểm tra cho Giám đốc xí nghiệp biết. - Thu hóa chi tiết kiểm tra toàn bộ các nguyên công, Bảng màu nguyên phụ liệuvà Yêu cầu kỹ thuật may, kết quả kiểm tra ghi vào “Sổ thu hóa chi tiết”. - Trong quá trình kiểm tra đều phải đối chiếu với Yêu cầu kỹ thuật may của mã hàng mình kiểm tra. 3.4.8. Thùa khuyết, đính cúc: - Khi tiến hành sản xuất ở công đoạn này công nhân phải căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật may và hướng dẫn công nghệ sản xuất của mã, đơn hàng. - Trong quá trình sản xuất phải tự kiểm tra sản phẩm của mình. 33 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  34. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 3.4.9. Nhặt chỉ tẩy bẩn: Công nhân nhặt chỉ tẩy bẩn có trách nhiệm nhặt sạch sẽ đầu chỉ, sơ vải trên sản phẩm, tẩy sạch các vết bẩn trên quần áo và giao cho thu hóa thành phẩm. 3.4.10. Thu hóa sản phẩm: - Bộ phận thu hóa thành phẩm phải căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật may và thông số thành phẩm của mã hàng để kiểm tra. - Thu hóa thành phẩm kiểm tra 100% sản phẩm của tổ mình, ghi kết quả kiểm tra vào “Sổ thu hóa thành phẩm”. - Những sản phẩm có những chi tiết bị lỗi thì trả về các công đoạn may chi tiết đó. - Công đoạn may chi tiết đó có trách nhiệm sửa lại sau đó trả lại thu hóa thành phẩm. - Thu hóa thành phẩm kiểm tra lại tất cả số hàng đó, nếu đạt để vào vị trí hàng thu hóa đạt, nếu chưia đạt thì trả lại công đoạn đó. Quá trình kiểm tra đó đến khi sản phẩm đạt yêu cầu. - Những sản phẩm đạt yêu cầu, giao cho thợ là thành phẩm. Sau khi là xong giao cho công nhân giao nhận mang xuống KCS để kiểm tra lại. 3.4.11. Đổi màu: Trong quá trìnhsản xuất công nhân các công đoạn kiểm tra thấy những chi tiết ở công đoạn mình làm bị loang màu, lỗi vải, thủngrách do vải hoặc do may, do cắt, tập hợp và mang sang bộ phận đổi màu của tổ Cắt để đổi trực tiếp. 3.4.12. Mang hàng đi giặt: Đối với những mã hàng phải giặt, khi hàng ra chuyền công nhân giao nhận mang hàng xuống Xí nghiệp giặt để giặt, khi giao nhận ghi vào “Sổ giao nhận hàng giặt”. 3.4.13. Là thành phẩm: Sản phẩm sau khi đã qua thu hóa thành phẩm, đạt chất lượng và vệ sinh công nghiệp được chuyển sang là thành phẩm, công nhân là thành phẩm phải là phẳng toàn bộ lót và lần ngoài áo, đảm bảo áo không bị bong mặt vải hoặc cháy, đối với những chi tiết kho phải treo áo lên mắc, dùng bàn là hơi xử lý để đảm bảo độ phẳng, đẹp của sản phẩm. 3.4.14. Mang hàng đi KCS: - Khi thu hóa thành phẩm may kiểm xong, công nhân giao nhận lấy hàng từ thu hóa đưa xuống KCS để kiểm hàng. 34 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  35. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 - Những sản phẩm KCS kiểm bị lỗi, công nhân giao nhận mang về chuyền giao cho thu hóa thành phẩm, trả về công nhân các công đoạn để sửa. Khi sửa xong, thu hóa kiểm tra cho công nhân giao nhận đưa xuống KCS. 3.4.15. Nhập hàng cho kho Hoàn thành (không áp dụng cho sản phẩm áo sơmi): - Khi hàng KCS xong, CN giao nhận có trách nhiệm kiểm tra lại tổng số hàng của chuyền mình đã đủ số lượng sao với trong sổ nhận bán thành phẩm, nếu chưa đủ có trách nhhiệm vào chuyền gặp chuyền trưởng sản xuất để kiểm tra lại. - CN giao nhận có trách nhiệm bắn thẻ bài theo đúng mã, đơn, cỡ, màu, bỏ cúc dự phòng, bọc cúc hay đầu khóa, chụp túi PE (nếu có) trước khi nhập kho. - Khi nhập hàng cho kho Hoàn thành, CN giao nhận sản xuất ghi vào “Sổ nhập hàng”. 3.4.16. Theo dõi hàng ra chuyền, KCS đạt, nhập kho: - Hàng ngày chuyền trưởng may theo dõi, báo số lượng hàng ra chuyền, nhập kho và ghi vào “Sổ theo dõi số lượng ra chuyền, KCS đạt”. 3.5. KCS sản phẩm: - Trưởng nhóm KCS nhận kế hoạch sản xuất từ giám đốc xí nghiệp. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất trưởng nhóm KCS phân công cho nhân viên KCS kiểm tra theo chuyền sản xuất. Nhân viên KCS căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật của đơn hàng kiểm tra 100% số lượng hàng của các chuyền sản xuất. Cuối ngày trưởng nhóm KCS cập nhật kết quả trong ngày vào “Sổ KCS sản phẩm”. - Nếu kiếm hàng có hiện tượng sai hỏng phải tiến hành xử lý theo QT 11Kiểm soát sự không phù hợp – Hành động khắc phục kịp thời. 3.6. Là – gấp – đóng gói: (Dùng cho XN sản xuất áo sơ mi) Sau khi KCS xong công nhân giao nhận mang hàng xuống bộ phận là gấp nhập hàng để là, đóng gói. 3.6.1. tổ trưởng nhận phiếu, giao việc cho bộ phận là - gấp – đóng hòm và nhận tài liệu kĩ thuật. Tài liệu kỹ thuật gồm: + Bảng màu phụ liệu (bộ phận chuẩn bị kỹ thuật XN cung cấp). +Yêu cầu kỹ thuật là, gấp, ép (do khách hàng, hoặc phòng kỹ thuật XN cung cấp). +Hướng dẫn kỹ thuật gấp (do khách hàng hoặc phòng kỹ thuật cung cấp). 3.6.2. Tổ trưởng nhận lệnh đóng hòm sơ bộ từ phòng kế hoạch 3.6.3. Nhận phụ liệu, hòm hộp, nhận sản phẩm may. - Tổ phó nhận phụ liệu tại kho phu liệu. Đối chiếu với “Bảng màu phụ liệu”, “phiếu giao việc cho bộ phận là – gấp – đóng hòm”, vào sổ theo dõi phụ liệu gấp gói. Thông báo cho tổ trưởng về tình hình nguyên phụ liệu. Phụ liệu đươc giao cho các nguyên công tương ứng để tiến hành sản xuất. 35 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  36. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 3.6.4. Tổ trưởng: Nhận hòm hộp từ kho thiết bị theo hướng dẫn kỹ thuật. 3.6.5. Tổ trưởng hoặc tổ phó nhận sản phẩm may do các công nhân giao nhận do các chuyền may đưa lên. Ghi nhận vào “sổ nhập xuất thành phẩm và đóng hòm” giao cho công nhân hut chỉ. 3.6.6. Hút đầu chỉ, xơ vải. Công nhân hút chỉ phải tiến hành hút sạch đầu chỉ, xơ vải bám trên sản phẩm may bằng máy hút chỉ. 3.6.7. Ép cổ và măng séc. - Sản phẩm may sau khi được hút đầu chỉ, xơ vải thì được chuyển sang ép cổ và ép măng séc trên các thiết bị tương ứng. Công nhân làm việc trên thiết bị ép cổ, măng séc phai tuân theo “hương dẫn vận hành” và yêu cầu ky thuật la – gấp – đóng hòm. - Sản phẩm may sau khi được ép cổ. măng séc phải được kiểm tra theo HD 12.08. Sau đó được chuyển sang bộ phận là hơi. Công nghiệp nhân ép cổ, ép măng séc giao sản phẩm may cho công nhân là hơi. 3.6.8. Là hơi: - Công nhân là hơi phải là toàn bộ các đường may và các nếp gấp trên sản phẩm theo Hướng dẫn và Yêu cầu kỹ thuật của đại diện khách hàng. - Sản phẩm là phải được KCS của LGH kiểm tra và được công nhân ghi ký mã hiệu của mình vào mặt sau nhãn cỡ (bằng bút chì) trước khi chuyển sang bộ phận ép thân. 3.6.9. Ép thân: Sau khi là hơi, sản phẩm may được ép thân trước khi chuyển sang bộ phận cài cúc. Chú ý: Sản phẩm qua náy ép thân phải để sau 3 phút cho sản phẩm nguội mới được đưa vào gấp. 3.6.10. Cài cúc: Công nhân cài cúc phải kiểm tra lại và nhặt hết đầu chỉ, xơ vải bám trên sản phẩm may rồi căn cứ vào bảng màu nguyên liệu và Hướng dẫn kỹ thuật tiến hành cài cúc và khớp các phụ liệu như: thẻ bài treo, nơ trang trí (nếu có), khoanh cổ giấy, nơ cổ nhựa 3.6.11. Gấp, sửa mặt gương: - Công nhân gấp tiến hành gấp theo Hướng dẫn và yêu cầu kỹ thuật của đại diện của khách hàng. Sử dụng đúng phụ liệu như: bìa lưng, ghim, khoanh cổ nhựa, giấy chống ẩm, nhãn dính thông số, kẹp (kim loại hoặc nhựa), khoanh trang trí công nhân gấp cài mã số của mình vào sản phẩm gấp trước khi chuyển cho bộ phận khác. - Công nhân là mặt gương chính, sửa lại sản phẩm gấp, là mặt gương (là cả 2 mặt của sản phẩm gấp), sau đó chuyển sang thu hóa. - KCS của LGH và thu hóa tiến hành kiểm tra sản phẩm may sau khi là mặt gương và ghi vào “Sổ KCS gấp gói”. 36 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  37. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 3.6.12. Bỏ túi: Công nhân bỏ túi căn cứ vào “Bảng màu phụ liệu” để sử dụng đúng túi theo mã hàng, đơn hàng. Làm sạch túi và bỏ sản phẩm may theo yêu cầu kỹ thuật. Sau đó xếp các túi sản phẩm theo hàng ngay ngắn. KCS của LGH kiểm tra. 3.6.13. Đóng hòm: - Công nhân đóng hòm tiến hành đóng hòm theo list đóng hòm sơ bộ,số lượng sản phẩm may thực tế, ghi năng suất đóng hòm vào “Sổ nhập xuất thành phẩm” và ghi những hòm ghép (phát sinh trong quá trình đóng hòm) vào lệnh đóng hòm sơ bộ rồi chuiyển cho cán bộ mặt hàng XNK tổng công ty để làm Packing list chính thức. - KCS của LGH tiến hành kiểm tra theo và ghi vào Sổ KCS gấp gói. Lưu ý: Các tổ trưởng, tổ phó giám sát mọi nguyên công trong công đoạn LGH, trả lại cho các chuyền may các sản phẩm may không phù hợp được phát hiện trong các nguyên công đề xử lý Kiểm soát sản phẩm không phù hợp – hành động khắc phục phòng ngừa. Báo cáo hằng ngày hoặc đột suất tới Giám đốc XN 3.6.14. Xuất hàng: Tổ phó hoặc tổ trưởng (nếu cần) kiểm sát thành phẩm đã đóng hòm và phối hợp với cán bộ mặt hàng Phòng xuất nhập khẩu tổng công ty về việc xuất hàng. 3.7. Thêu: 3.7.1. Nhận tài liệu kỹ thuật: - Giám đốc hoặc cán bộ kỹ thuật nhận tài liệu kỹ thuật từ khách hàng. - Tài liệu gồm: Chương trình thêu (đĩa, Email), ký hiệu hình thêu, bảng màu,dưỡng thêu và tài liệu kỹ thuật khác. Người nhận kiểm tra và ghi vào “Sổ nhận tài liệu kỹ thuật”. - Tài liệu kỹ thuật được sử dụng trong quá trình sản xuất và toàn bộ được lưu trữ trong 1 năm. Riêng chương trình thêu thì được lưu trong đĩa hay máy vi tính có ghi ký hiệu bên trong để truy tìm sẽ dựa vào số mũi và hình ảnh, Còn lại các tài liệu kỹ thuật để cùng nhau theo thứ tự thời gian ngày tháng. Khi truy tìm sẽ dụa mã hàng và đơn hàng. 3.7.2. Nhận phụ liệu. Người nhận các chủng loại vật tư và phụ liệu, kiểm tra đầy đủ số lượng và chủng loại theo bảng mầu hướng dẫn phụ liệu thêu ghi vào “sổ nhận và cấp phát phụ liệu”. 3.7.3. Thêu mẫu. - Căn cứ vào yêu cầu thêu mẫu của khách hàng với toàn bộ tài liệu kỹ thuật được cung cấp, người được chỉ định tiến hành thêu mẫu. - Mẫu thêu xong chuyển khách hàng duyệt, khi khách hàng duyệt xong, xí nghiệp thêu chuyển cho kỹ thuật xí nghiệp một bản lưu. 3.7.4. Duyệt và lưu giữ mẫu. 3.7.4.1. Duyệt mẫu 37 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  38. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 - Người duyệt là khách hàng, mẫu thêu phù hợp thì khách hàng chuyển lại để lưu sản xuất. Trường hợp nếu không lưu mẫu thi khách hàng sẽ ký trên bảng mẫu. - Khi truy tìm sẽ dựa vào kí hiệu chương trình thêu và mã hoặc đơn (hình ảnh và kích thước). 3.7.4.2. Lưu dữ và sử dụng mẫu thêu - Mẫu thêu được sử dụng trong quá trình sản xuất lưu trữ trong thời gian một năm. Kỹ thuật kiêm trưởng ca cùng quản lý mẫu thêu lưu trữ. 3.7.5. Chuẩn bị sản xuất: 3.7.5.1. Chuẩn bị tài liệu kỹ thuật cho sản xuất: - Căn cứ vào tài liệu kỹ thuật của khách hàng, mẫu lưu hay bảng mầu có xác nhận của khách hàng. Cán bộ kỹ thuật (trương ca) viết ” phiếu công nghệ thêu”. - Phiếu công nghệ thêu phải có chữ ký kiêm tra xác nhận của giám đốc xí nghiệp. 3.7.5.2 Nhận bán thành phẩm - Công nhân giao nhận (kiêm KCS) nhận bán thành phẩm từ công nhân giao nhận của khách hàng. Ghi vào “sổ nhập và xuất hàng thêu” công viêc giao nhận thực hiện tại xí nghiệp thêu. Kiểm tra bán thành phẩm theo “hướng dẫn kiểm tra công đoạn thêu”. 3.7.6. triển khai sản xuất : - Căn cư vào lệnh sản xuất của giám đốc, chủng loại vật tư, phụ liệu và phiếu công nghệ, công nhân vận hành và tiến hành sản xuất. 3.7.6.1 Sang chỉ, nối chỉ, chuẩn bị mex lót và các phụ liệu khác: - Căn cứ vào số lượng thực tế từng màu của bán thành phẩm, căn cứ vào “phiếu công nghệ thêu” (BM 12.37) công nhân thực hiện sang chỉ thêu, chỉ suốt. - Kiểm tra: Trưởng ca kiểm tra toàn bộ các bước trên. - Tiến hành định vị, vị tri căng khung. - Trương ca kiêm tra các bước trên. 3.7.6.2. Định vị căng khung: - Căn cứ vào “Phiếu công nghệ thêu”, mẫu thêu và dưỡng thêu. Công nhân vận hành chọn khung và gá thêu phù hợp với mẫu thêu. - Xác định dưỡng thêu và chiều của hình thêu trên BTP thêu. - Tiến hành định vị, vị trí căng khung. - Trưởng ca kiểm tra các bước trên. 3.7.6.3. Sản xuất mẻ đầu. Trưởng ca, công nhân (trưởng máy) thao tác sản xuât mẻ đầu. Số lượng sản xuất là một sản phẩm. Khi kết thúc, sản phẩm thêu phù hợp với phiếu công nghệ và dưỡng thêu. Cán bộ kỹ thuật (trưởng ca, công nhân vận hành) kiểm tra. 38 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  39. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 3.7.6.4. Sản xuất hàng loạt. Tiên hành sản xuất theo chương trình thêu của từng mã hàng và thao tac máy theo hướng dẫn vận hành máy thêu”. Lưu ý: -Trong quá trình hoàn thành sản phẩm, công nhân vận hành phải kiểm tra 100% từng mẻ hàng, từng chiếc BTP đã thêu và khi đã phát hiện sự không phù hợp phải kịp thời điều chỉnh lại ngay những quá trình gây ra sự không phù hợp đó, sửa chữa những bán thành phẩm không phù hợp ngay trên máy. Nếu phát sinh có tính hệ thống phải báo ngay cho giám đốc xí nghiệp hoặc cán bộ kỹ thuật (trương ca). - Cuối ngày sản xuất,công nhân tập hợp và ghi kết quả sản xuất vào “sổ ghi sản lượng” . 3.7.7. Kiểm tra sản phẩm cuối cùng và giao trả xí nghiệp may. 3.7.7.1. Kiểm tra. - KCS xi nghiệp tiến hành kiểm tra theo “hướng dẫn kiêm tra”. 3.7.7.2. Trả cho xí nghiệp may. -Sản phẩm thêu được công nhân giao nhận (kiêm KCS)xuất trả cho xí nghiệp may. Công việc giao nhận đươc tiến hành tại xi nghiệp thêu. Ghi kết quả vào “sổ nhập và xuất hàng thêu” có chữ kí xá nhận của người nhận. 3.8. Giặt 3.8.1. Nhận mẫu đối, yêu cầu kỹ thuật (nếu có). - Giám đốc xí nghiệp hoặc tổ trưởng sản xuất (kiêm ky thuật) nhận mãu đối và các yêu cầu kỹ thuật (nếu có) của đại diện khách hàng ghi vào (sổ theo dõi hàng giặt mẫu). 3.8.2. Giặt mẫu,duyệt mẫu. - Tổ trưởng sản xuất (kiêm kỹ thuật), hoặc người được ủy quyền tiến hành giặt mẫu theo “hướng dẫn kiểm tra công nghệ giặt” và các yêu cầu khác (nếu có) của khách hàng. Kiểm tra mẫu và ghi vào “báo cáo hàng giặt mẫu” - Giám đốc xí nghiệp hoặc tổ trưởng sản xuất (kiêm kỹ thuật) chuyển mẫu cho khách hàng duyệt. Mẫu đã duyệt “đạt” yêu cầu được lưu (nếu là mẫu vải) cùng với “báo cáo hàng giặt”. 3.8.3. Chuẩn bị sản xuất: Công nhân giao nhận xuất trả sản phẩm may cho các tổ sản xuất cua xí nghiệp may và ghi vào sổ có chữ kí xác nhận của người nhận. - Tổ trưởng sản xuất (kiêm kỹ thuật) viết quy trình giặt theo “đơn công nghệ” (BM12.45). Giám đốc xí nghiệp duyệt, theo lệnh sản xuất từ phòng kế hoạch chuyển tới. - Giám đốc XN và tổ trưởng XN chuẩn bị các điều kiện sản xuất, bao gồm: - Kiểm tra hóa chất theo “phiếu kiểm tra hóa chất” các vật tư khác (nếu có).Nêu thiếu thì đề nghị bổ sung theo “phiếu đề nghị mua hàng” việc giao, nhận và sử dụng các vật 39 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  40. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 tư trên được áp dụng theo QT 19. Việc mua và sử dụng hóa chất giặt tuân thủ theo “hướng dẫn kiểm tra công nghệ giặt”. - Kiểm tra trang thiết bị, kiểm tra nước cấp. Nếu không đảm bảo thì báo cho phòng cơ điện xử lý. - Kiểm trả hệ thống xử lý nước thải và ghi sổ “nhật trình xử lý nước thải”. - Cân đối năng lực thiết bị và nhân lựu. 3.8.4. Nhập sản phẩm may, kiểm tra và phân loại. - Công nhân giao nhận sản phẩm may đo các tổ may của xí nghiệp may đưa đến. Kiểm tra – ghi vào “sổ giao nhận hàng giặt” và báo cho tổ trưởng sản xuất (kiêm kỹ thuật) chuẩn bị đưa vào giặt. - Sản phẩm may được sắp xếp theo từng mã hàng riêng biệt. Căn cứ vào “đơn công nghệ” ,sản phẩm may đã kiểm tra đạt yêu cầu được phân thành lô, mẻ. 3.8.5. Tiến hành sản xuất: 3.8.5.1. Giặt: Sản phẩm may được đưa vào giặt từng mẻ trên các máy giặt theo “hướng dẫn kiểm tra công nghệ giặt”. Công nhân sản xuất phải tuân thủ theo “hướng dẫn vận hành máy giặt” và tự kiểm tra quá trinh giặt.Kết thúc quá trinh giặt, công nhân sản xuất phải ghi “phiếu hành trình công nghệ và đưa sản phẩm giặt sang công đoạn vắt. 3.8.5.2. Vắt. Sản phẩm may sau khi giặt được đưa sang công đoạn vắt để vắt bớt nước. Thao tác trên máy vắt đươc thực hiện khi kết thúc quá trình vắt, công nhân phải tự kiểm tra và ghi nhận vào “phiếu hành trình công nghệ” rồi đưa sản phẩm vắt sang công đoạn sấy. 3.8.6. Sấy. Công nhân sản xuất thực hiện sấy sản phẩm trên các máy sấy. Kết thúc quá trình sấy, sản phẩm đươcj đưa qua kiểm tra sản phẩm cuối cùng. Công nhân sản xuất ghi vào “phiếu hành trình công nghệ” . 3.8.7. KCS sản phẩm cuối cùng và gấp gói. Công nhân giao nhận kiểm tra 100% sản phẩm sau công đoạn sấy “phiếu kiểm tra sản phẩm giặt” trước khi xuất trả cho các tổ sản xuất của xí nghiệp may. Sản phẩm được gấp gói và sắp xếp theo từng mã hàng. 3.9. Xuất trả sản phẩm. Công nhân agiao nhận xuất trả sản phẩm may cho các tổ sản xuất của xí nghiệp may và vào sổ có chữ ký xác nhận của người nhận. 40 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  41. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 CHƯƠNG 4: THAM GIA THỰC TẬP SẢN XUẤT TẠI CÁC BỘ PHẬN DO CÔNG TY PHÂN CÔNG VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP. 4.1. Thực tập tại bộ phận do công ty phân công 41 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  42. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại công ty may Đức Giang em được phân công thực tập tại xí nghiệp May 1 và được phân công vào chuyền may 2 Tại đây em đã được tìm hiểu về quá trình sản xuất mã hàng 6422443: 42 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  43. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 Thống Kê Chi Tiết MÃ HÀNG: 6422443 ĐƠN HÀNG: KHÁCH HÀNG: NGÀY 9 THÁNG 3 NĂM 2012 stt Tên nguyên liệu / Chi tiết CT stt Tên nguyên liệu / Chi tiết CT I Vải chính cắt mỗi áo 1 chiều 3 Lót tay trước 2 1 Thân sau trên giữa 2 4 Lót tay sau 2 2 Thân sau trên cạnh 2 5 Lót túi dưới ( T+N) 4 3 Đáp eo sau 1 6 Lót túi sườn (T+N) 4 4 Thân sau dưới giữa 2 7 Lót túi ngực (T+N) 4 5 Thân sau dưới cạnh 2 8 Đệm diễu eo 1 6 Thân trước trên 2 9 Giằng túi (2x10cm) 6 7 Thân trước trên cạnh 2 10 Giằng (2x10cm) 10 8 Đáp eo trước 2 III Dựng dính LL535 9 Thân trước dưới 2 1 Cổ ngoài 1 10 Đáp nẹp 2* 2 Cổ trong 1 11 Nẹp ve 2* 3 Đáp sỗng sổ 1 12 Tay trước 2* 4 Nắp túi dưới 4 13 Tay sau 2* 5 Cơi túi dưới 2 14 Má mũ ngoài 2* 6 Cơi túi sườn 2 15 Đỉnh mũ ngoài 1* 7 Đáp gấu TT 2 16 Đỉnh mũ trong 1 8 Đáp gấu TS 1 17 Má mũ trong 2 9 Cơi túi ngực 4 18 Cổ ngoài 1* 10 Yếm tâm 2 19 Cổ trong 1* 11 Đáp vòng cổ sau 1 20 Đáp sỗng sổ 1* 12 Đáp nẹp 4 21 Nắp túi dưới 4* 13 Nẹp ve 2 22 Cơi túi dưới 4* 14 Định vị cửa tay trước (bản 5cm) 2 23 Đáp túi dưới 2 15 ĐV cửa tay sau (bản 5cm) 2 24 Cơi túi sườn 2* 16 ĐV cửa mũ cạnh (bản 3,5cm) 2 25 Đáp túi sườn 2 17 ĐV cửa mũ giữa (bản 3,5cm) 1 26 Đáp gấu TT 2* 18 ĐV túi ngực (4x12cm) 2 27 Đáp túi TS 1* 19 ĐV túi dưới (4x19cm) 2 28 Cơi túi ngực 4* 20 ĐV túi sườn (4x19cm) 2 29 Đáp túi ngực 2 Chú ý: 30 Đáp bổ lộn túi ngực 2 - Vải chính co dọc 1% co ngang 0% 31 Yếm tâm 2* - Các vị trí bấm nhả: 32 Dây luồn eo (2,8cm x 145cm cho cỡ M; 1 Vòng nách đoạn cong, bấm thẳng, sâu ±10cm cho các cỡ) 7ly, khoảng cách 2cm (bấm thân) 33 Đáp vòng cổ sau 1* Vòng cổ lần+lót+đáp nhãn: bấm thẳng, khoảng cách 2cm (bấm thân) 34 Giằng (2x10cm) 6 - Các chi tiết có dấu * yêu cầu cộng 35 Đệm ozê (2,2x2,5cm) 2 độ co, chạy qua máy và gọt sửa. II Vải lót PRTJK1372 cắt mỗi áo 1 chiều - Các chi tiết có dấu bấm yêu cầu 43 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  44. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 1 Lót thân trước 2 bấm chính xác trên BTP 2 Lót thân sau 1 Bảng thiết kế dây chuyền sản xuất công đoạn may Mã hàng: 6422443 C TH THỜI GIAN 37,085.2 STT NỘI DUNG BƯỚC B LĐ QUY ĐỔI ĐƠN GIÁ CÔNG VIỆC C LĐ THỰC V TỔNG LẺ TỔNG LẺ TỔNG HIỆN 48.52 4,061 4,061 30,811 6,275 54.52 37,085 1 May vắt sổ 5 chỉ 3.01 253 1,919.4 Chắp sống tay 4 0.20 17 129 Chắp bụng tay 4 0.20 17 129 Chắp nẹp ve 4 0.54 45 341 Tra tay 4 0.71 60 455 Chắp vai con 4 0.21 18 137 Chắp sườn 4 0.43 36 273 Quay đáy túi, đặt giằng túi 4 0.71 60 455 2 Vắt sổ 3 chỉ 0.55 44 333 Eo lưng 3 0.23 18 137 Gờu 3 0.17 13 101 Cửa tay 3 0.15 12 94 3 May chắp lót 0.80 67 505 May nhãn chính, nhãn cỡ 4 0.21 18 137 May đáp nhãn 4 0.48 40 303 Gim nhãn HDSD, cắt nhãn 3 0.11 9 65 4 May cữ 2.25 189 1,434 Quay yếm tâm 4 0.29 24 182 Ghim yếm tâm 4 0.20 17 129 Quay nắp túi 4 0.29 24 182 May bổ túi dưới 4 0.51 43 326 May bổ túi trên 4 0.36 30 228 May cữ vê dây mũ, can dây 4 0.20 17 129 May bổ túi có nắp 4 0.40 34 258 5 May túi dưới 4.51 383 2,906 May đáp túi, may đáp, lót 4 0.83 70 531 túi + khóa, ghim cơi, chặn cơi túi trên Mí XQ chân cơi túi trên, mí 5 0.68 60 452 lật đáp bổ May đáp túi cơi, túi có nắp 4 0.42 35 266 Chắp lót túi có nắp 3 0.17 13 101 Chặn góc túi cơi, túi có nắp 5 0.99 87 658 44 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  45. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 Mí XQ chân cơi, túi cơi, túi 4 1.01 85 645 có nắp Ghim nắp túi + thân 3 0.23 17 137 C Thời gian quy 37,085.2 STT Nội dung bước công việc B LĐ TH đổi ĐƠN GIÁ THỰC C LĐ HIỆN V Tổng LẺ TỔNG LẺ TỔNG Chặn 2 đầu lót túi 3 0.19 15 116 6 May chắp 5.18 435 3,300 Chắp thân trước trên 4 0.39 33 250 Chắp sống lưng trên + dưới 4 0.37 31 235 Chắp thân sau cạnh trên + 4 0.73 61 463 dưới Chắp ngang eo sau 4 0.56 47 357 Chắp ngang eo trước 4 0.60 50 379 Chắp sống tay 4 0.38 32 243 Chắp bụng tay 4 0.25 21 159 Tra tay 4 1.01 85 645 Chắp vai con, chắp sườn, 4 0.89 75 569 đặt giằng 7 May nẹp, khóa nẹp 3.00 261 1,979 Tra khóa lần, gập đầu gấu, 5 1.11 97 737 tra yếm tâm Chắp 1/3 gấu T, quay lộn 5 1.23 108 819 khóa lót, quay chặn giằng túi, chọn số Ghim cổ, chặn giằng áo 4 0.51 43 326 Mí bụng tay 4 0.15 13 99 8 May cổ 3.21 247 2,075 Mí kê cổ ghim sống, ghim 4 0.42 35 266 mũ + cổ Tra cổ lần, chọn số 5 0.50 44 333 Tra cổ lót, chọn số 5 0.43 38 285 Chắp mũ lần đặt giằng 4 0.54 45 341 Chắp mũ lót đặt giằng mũ 4 0.48 40 303 Quay lộn mũ, chặn giằng 4 0.40 34 258 mũ Mí diễu cửa mũ, ghim chân 4 0.45 38 288 mũ 9 May cửa tay, may gấu 2.79 234 1,775 Diễu bản cửa tay 4 0.45 38 288 Quay lộn cửa tay, chặn 4 0.60 50 379 giằng CT Chắp đáp gấu, kê mí đáp 4 0.69 58 440 gấu Diễu bản gấu 4 0.54 45 341 Quay lộn gấu lót 4 0.51 43 326 10 May 2 kim mí diễu 6 ly 3” 7.55 634 4,810 TT túi trên, túi dưới (chỉ to) 4 1.04 87 660 45 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  46. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 Sống mũi (chỉ nhỏ) 4 0.31 26 197 Máy 2 kim diễu ¼” C Thời gian quy 37,085.2 STT Nội dung bước công việc B LĐ TH đổi ĐƠN GIÁ THỰC C LĐ HIỆN V Tổng LẺ TỔNG LẺ TỔNG Nắp túi (chỉ to) 4 0.32 27 205 Yếm tâm (chỉ nhỏ) 4 0.25 21 159 Máy 2 kim 1/8” Sống lưng trên + dưới 4 0.37 31 235 T sau cạnh trên + dưới 4 0.80 67 508 Sống tay 4 0.69 58 440 TT trên 4 0.56 47 357 May mí 1/16 Đáp nẹp (chỉ to) 4 0.71 60 455 Đáp eo (chỉ to) 4 0.71 60 455 Sông khóa, sống cổ (chỉ to) 4 0.95 80 607 Máy 2 kim diễu 5/8” Eo lưng 4 0.83 70 531 11 May máy chuyên dung 1.52 128 971 Sang dấu dập cúc, đột 4 cái 4 0.52 44 334 Dập cúc 4cái, bóc cúc 4 0.75 63 478 Dập ô rê 2 cái, đột 4 0.25 21 159 12 Kẻ, sửa BTP 2.77 224 1,700 T trước nẹp, TT cạnh trên + 3 0.60 48 362 dưới Sống lưng trên + dưới 3 0.17 13 101 T sau cạnh trên + dưới 3 0.15 12 94 Tay T 3 0.11 9 65 Tay sau 3 0.08 7 51 Đáp gấu 3 0.07 6 43 Nẹp ve 3 0.06 5 36 Cổ 3 0.17 13 101 Đáp túi, cơi túi, nắp túi 3 0.14 11 87 Yếm tâm 3 0.05 4 29 Mũ HC 3 0.14 11 87 Đáp nhãn 3 0.11 9 65 Eo lót, eo lần, lót túi 3 0.06 5 36 Lót TT 3 0.07 6 43 Lót T sau 3 0.14 11 98 Lót tay 3 0.05 4 29 Giao nhận đổi màu 3 0.11 9 65 Gọt sửa bấm nhả 4 0.50 42 319 13 Phụ ngoài 6.12 490 3,718 Sửa là lộn nắp túi, là đáp 3 0.45 43 326 46 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  47. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 nhãn Sửa là lộn yếm tâm HC 3 0.33 27 203 C Thời gian quy 37,085.2 STT Nội dung bước công việc B LĐ TH đổi ĐƠN GIÁ THỰC C LĐ HIỆN V Tổng LẺ TỔNG LẺ TỔNG Sửa lộn góc cổ, góc nẹp, 3 0.42 33 253 bấm góc cổ Sửa là lộn mũ HC 3 0.45 36 275 Bấm khóa 3 0.11 9 65 Bổ túi 3 1.07 86 651 Là cơi 3 0.52 41 311 Là sống cổ 3 0.11 9 65 Lộn áo, lộn tay lần 1+ lần 2 3 0.45 36 275 Lồng dây eo, lồng chốt, cắt 3 0.23 18 137 dây Nhặt chỉ 3 1.35 108 817 Tẩy bẩn 3 0.56 45 340 14 Là TP áo 1.29 112 852 Là áo TP 5 1.13 99 753 Chuyển hàng xuống KCS 4 0.15 13 99 15 Là CT 3.98 334 2,534 Là TT HC 4 0.46 39 296 Là T sau HC 4 0.31 26 197 Nắp túi 4 0.11 9 68 Là sống tay 4 0.17 14 106 Là vòng nách 4 0.20 17 129 Là đáp nẹp 4 0.21 18 137 Vai con 4 0.10 8 61 Yếm tâm 4 0.11 9 68 Sườn, bụng tay 4 0.40 34 258 Là song khóa 4 0.15 13 99 Xì khóa 4 0.06 5 38 Là ốp eo, là đáp nẹp 4 0.21 18 137 Là mũ lần, mũ lót, mũ HC 4 0.40 34 258 Là rẽ chân cổ lần, cổ lót 4 0.15 12 99 Là gấu, cửa tay, rẽ đáp gấu 4 0.40 34 258 Là dây 4 0.11 9 68 Là lót, lộn tay lót 4 0.40 34 258 16 Giao nhận hàng 5 1 1 - 1,031.8 17 Thu hóa 5 3 3 - 2,911.9 18 Cụm trưởng 5 1 1 - 1,108.2 19 Chuyền trưởng 6 1 1 - 1,222.8 47 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  48. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 SƠ ĐỒ CHUYỀN MAY 2 Gồm 52 người: - 1 chuyền trưởng. - 2 chuyền phó. - 1 chạy chuyền. - 2 thợ nhặt chỉ. - 40 công nhân ngồi máy. - 3 thợ kẻ vẽ. - 3 kiểm hàng. Bàn Máy 1 kim. Băng Máy 1 kim. Là Chuyền Máy 1 kim. Máy 1 kim. Băng Bàn Máy 1 kim. Máy nền. Là Chuyền Máy 1 kim. Máy vắt sổ. Băng Băng Máy 1 kim. Máy 1 kim. Chuyền Chuyền Máy gá. Máy 1 kim. Bàn Băng Máy viền. Máy 1 kim. Chuyền Là Máy vắt sổ. Máy 1 kim. Băng Băng Máy 1 kim. Máy 1 kim. Chuyền Chuyền Máy 1 kim. Máy 1 kim. Bàn Bàn Máy 1 kim. Bàn mực dấu. Là Là Máy 1 kim. Bàn để BTP. 48 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  49. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 Qua đó em xin nhận xét về chuyền như sau:  Ưu điểm : - Đội ngũ công nhân lành nghề - Chuyền trưởng hướng dẫn chi tiết cho người công nhân thực hiện công đoạn của mình. - Sản phẩm đảm bảo chất lượng  Nhược điểm : - Sắp xếp chuyền một số vị trí chưa hợp lý.( giữa chuyền mang hàng về đầu chuyền ) - Vệ sinh tại chỗ làm việc của người công nhân chưa được đảm bảo. 4.2. Đánh giá nhận xét chung về công ty: 4.2.1. Các ưu điểm Qua thời gian thực tập tại công ty, em nhận thấy công ty có các ưu điểm sau: + Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của ban giám đốc. Công ty đã thực hiện tốt kế hoạch sản xuất, tạo uy tín với khách hàng, góp phần đưa công ty ngày càng lớn mạnh. + Các phòng ban và các tổ sản xuất kết hợp chặt chẽ nhịp nhàng tạo điều kiện cho hang ra đúng thời gian quy định góp phần nâng cao năng xuất lao động và chất lượng của sản phẩm. Bởi vây mức thu nhập của công nhân tương đối ổn định, tạo điều kiện cho người công nhân yên tâm làm việc. + Ban chấp hang công đoàn của công ty cũng quan tâm rất nhiều tới đời sống vật chất cũng như tinh thần của người công nhân. Công ty có quỹ phúc lợi dung để thăm hỏi động viên công nhân hoặc gia đình công nhân khi gặp ốm đau, khó khăn. Thường xuyên tổ chức cho công nhân đi thăm quan. 49 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  50. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 4.2.2. Những hạn chế: - Phòng kỹ thuật: + Là nơi chuẩn bị các điều kiện sản xuất cho chuyền như: Làm mẫu sản xuất, may mẫu đối + Là nơi khách hàng thường xuyên đến trao đổi về mẫu mã. Mà diện tích phòng thì nhỏ nên ảnh hưởng tới công việc của các bộ phận trong phòng. Môi trường chật hẹp tạo sự khó chịu cho khách hàng khi tới giao dịch. - Tổ sản xuất: + Thời gian làm việc của công nhân nhiều dẫn đến mệt mỏi, năng suất lao động không cao. . + Năng suất lao động chưa cao vì sự có mặt của công nhân không ổn định. Và trên chuyền thường xuyên có một số lượng học sinh ra thực tập. 4.3. Những giải pháp đề xuất: Trên đây là những vấn đề em thấy trong quá trình thực tập tại công ty. Em xin mạnh dạn đề xuất ý kiến với công ty như sau: + Phòng kỹ thuật cần được mở rộng mặt bằng hơn để thuận tiện chuyên nghiệp cho các bộ phận làm việc trong phòng. Tạo sự thoả mái khi khách hàng tới giao dịch . Như vậy sẽ góp phần chuẩn bị mẫu sản xuất một cách chính xác, tăng hiệu quả công việc. + Đảm bảo được số lao động trên chuyền để đạt được năng suất. 50 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  51. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 + Cân đối trên chuyền để đảm bảo thời gian làm việc tránh trường hợp không đạt năng suất làm tăng ca. +Trang bị các thiết bị máy móc cho phân xưởng may như máy cắt chỉ tự động, các thiết bị chuyên dung như cữ, gá nhằm tăng nănh suất lao động + Có chính sách đầu tư cho cán bộ, công nhân của công ty đi học nâng cao kiến thức nhằm tạo ra một độ ngũ quản lý giỏi và đội ngũ công nhân có tay nghể cao. + Giáo dục ý thúc về chất lượng sản phẩm, ý thức về giảm chi phí giá thành tới từng người lao động. +Xây dựng kế hoạch sản xuất hợp lý. +Xây dựng bản quy trình may, thiết kế chuyền, các yêu cầu kĩ thuật đối với từng chi tiết của sản phẩm để công nhân ở giai đoạn hay ở bộ phận nào có thể tự hiểu được. Các tổ trưởng các tổ sản xuất cần bám sát bảng thiết kế chuyền của phòng kỹ thuật đưa xuống, bảng thiết kế chuyền cần phải mang tính thực tế. +Quản lý công nhân: Trong giờ làm việc muốn ra ngoài phải có sự đồng ý của tổ trưởng hoặc người chịu trách nhiệm, đối với trường hợp công nhân đi muộn không có lý do, không xin phép trước phải có những hình thức kỷ luật khác nhau. Cần có hình thức phạt thích đáng đối với những công nhân vi phạm nội quy của công ty. +Tận dụng thời gian sản xuất: Không để công nhân rảnh rỗi đi lại tự do, nói chuyện trên chuyềnCần bồi dưỡng cho công nhân nâng cao tính kỷ luật và tay nghề sản xuất thông qua các cuộc thi tay nghề trong phân xưởng, công ty giúp công nhân có động lực hơn trong việc rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo. +Bố trí mặt bằng dây chuyền hợp lý +Sắp xếp vị trí thiết bị sản xuất phù hợp với quy trình công nghệ giúp tiết kiệm thời gian vận chuyển BTP, thuận tiện cho việc giám sát chất lượng sản phẩm. +Máy cắt gọt lên được bố trí ngay tại phòng cắt và BTP từ nhà cắt đến chuyền may cần hạn chế tối thiểu việc sửa dư. +Đầu tư trang thiết bị máy móc: Trang bị thêm máy móc thiết bị cho các phân xưởng sản xuất nhất là các máy chuyên dùng. Đặc biệt thiết bị ở bộ phận là rất yếu kém, thiếu thiết bị trầm trọng. 51 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  52. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 +Công ty nên mở lớp đào tạo, bồi dưỡng tay nghề và nâng cao ý thức làm việc cho cán bộ và công nhân thường xuyên. Đồng thời cần tạo cho công nhân một môi trường làm việc thoải mái, phát huy được hết năng lực của mình, phải có chính sách thưởng phạt rõ ràng để họ tích cực làm việc và chấp hành nội quy nghiêm ngặt. +Tạo tinh thần làm việc cho công nhân - Thừa nhận những kết quả đạt được (động viên, khích lệ) - Phê bình một cách xây dựng đối với các kết quả chưa đạt yêu cầu. - Hướng dẫn công viêc một cách rõ ràng và đầy đủ. - Coi công tác giám sát và kiểm tra như một sự hỗ trợ, không gây áp lực cho công nhân. - Đưa ra hình thức khen thưởng, kỷ luật chặt chẽ, nghiêm khắc: Khen thưởng kỷ luật là một hình thức khuyến khích, động viên đồng thời là biện pháp ngăn ngừa răn đe mọi người chấp hành đúng kỷ luật và làm việc có hiệu quả hơn. +Bộ phận như kỹ thuật của chuyền cần kiểm tra chặt chẽ hơn trong quá trình may của công nhân, tránh tình trạng sai hỏng, lỗi nhiều, phải tái sản xuất khi đưa sang KCS kiểm tra. +Đặt mức khoán sản lượng trên chuyền may: Là biện pháp theo dõi năng suất từng công nhân nhằm thúc đẩy năng suất từng công nhân, thúc đẩy năng suất theo từng giờ, từng ngày đồng thời kiểm tra động viên khen chê kịp thời. Đây là hình thức đã được áp dụng thành công tại nhiều công ty. Mục đích thúc đẩy tâm lý công nhân cố gắng hoàn thành mức sản lượng được giao để về nhà sớm, lương cao hơn Nâng cao năng suất của chuyền may. 52 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  53. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 PHẦN KẾT LUẬN Sau quá trình thực tập tốt nghiệp tại công ty may Đức Giang được sự hướng dẫn, chỉ dạy nhiệt tình của nhà trường và quý công ty em đã hiểu thêm về công ty, về cơ cấu tổ chức, cơ cấu điều hành, mô hình sản xuất, quy trình sản xuất. Em đã học hỏi được rất nhiều kiến thức quý báu những kinh nghiệm thực tập bổ ích. Nó không chỉ giúp ích cho em trong quá trình học tập tại nhà trường mà còn là những kinh nghiệm quý báu đối với một kỹ sư ngành may sau khi ra trường. Ngành may là một ngành công nghiệp nhẹ nhưng đã đóng góp một phần lớn cho nền kinh tế nước nhà. Sau khi ra trường em sẽ cố gắng hết sức để đóng góp những hiểu biết kiến thức nhỏ bé của mình để phát triển ngành may nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Em xin chân thành cảm ơn nhà trường và quý công ty đã tạo mọi điều kiện cho chúng em thực tập tốt ! Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Hảo 53 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1
  54. Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012 54 Nguyễn Thị Hảo – CĐ3M1