Bản đồ - Chương 5: Những khái niệm cơ bản về bản đồ địa chính

pdf 67 trang vanle 2860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bản đồ - Chương 5: Những khái niệm cơ bản về bản đồ địa chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfban_do_chuong_5_nhung_khai_niem_co_ban_ve_ban_do_dia_chinh.pdf

Nội dung text: Bản đồ - Chương 5: Những khái niệm cơ bản về bản đồ địa chính

  1. Phần II BẢN ĐÔ ĐỊA CHÍNH Chương 5 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ BẢN ĐỒ Đ!A CHÍNH 5.1. KHÁI NIỆM, TÍNH CHẤT VÀ PHÂN LOẠI BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 5.1.1. Khái niệm Theo mục 13 điều 4 Luật Đất đai 2003: “Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yêu tôi liên quan, lập theo đơn vị mình chính ra, phường, thị trấn được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt”. Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính, vì vậy bản đồ địa chính thể hiện tính chất chung của bản đồ là tính địa lý: xác định vị trí địa vật, địa hình khu vực; tính kinh tế: ở vị trí và mục đích sử dụng của thửa đất. Đặc biệt, bản đồ địa chính còn mang tính pháp lý cao phục vụ quản lý chặt chẽ đất đai đến từng thửa, từng chủ sử dụng đất. Tính pháp lý của bản đồ địa chính còn được thể hiện trong hồ sơ địa chính. Công tác địa chính bao gồm cả 3 mặt: tự nhiên, kinh tế, pháp lý. Ba mặt này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nếu thiếu một trong ba yếu tố thì chưa đủ điều kiện để gọi là “Địa chính”. 5.1.2. Các loại bản đồ địa chính - Bản đồ giấy địa chính: Bản đồ giấy địa chính là loại bản đồ truyền thống, các thông tin được thể hiện toàn bộ trên giấy nhờ hệ thống ký hiệu và ghi chú. Bản đồ giấy cho ta thông tin rõ ràng, trực quan, dễ sử dụng. - Bản đồ số địa chính : Bản đồ số địa chính có nội dung thông tin tương tự như bản đồ giấy, song các thông tin này được lưu trữ dưới dạng số trong máy tính, sử dụng một hệ thống ký hiệu đã số hoá. Các thông tin không gian lưu trữ dưới dạng tọa độ, còn thông tin thuộc tính sẽ được mã hoá. Bản đồ số địa chính được hình thành dựa trên hai yếu tố kỹ thuật là phần cứng máy tính và phần mềm điều hành. Các số liệu đo đạc hoặc bản đồ cũ được đưa vào máy tính để xử lý, biên tập, lưu trữ và có thể in ra thành bản đồ giấy. Hai loại bản đồ trên thường có cùng cơ sở toán học, cùng nội dung. Tuy nhiên bản đồ số đã sử dụng thành quả của công nghệ thông tin hiện đại nên có được nhiều ưu điểm hơn hẳn so với bản đồ giấy thông thường. Về độ chính xác: bản đồ số lưu trữ trực tiếp các số đo nên các thông tin chỉ chịu ảnh hưởng của sai số đo đạc ban đầu,
  2. trong khi đó bản đồ giấy còn chịu ảnh hưởng rất lớn của sai số đồ hoạ. Trong quá trình sử dụng, bản đồ số cho phép ta lưu trữ gọn nhẹ, dễ dàng tra cứu, cập nhật thông tin, đặc biệt nó tạo ra khả năng phân tích, tổng hợp thông tin nhanh chóng, phục vụ kịp thời cho các nhu cầu sử dụng của các cơ quan nhà nước, cơ quan kinh tế, kỹ thuật. Tuy nhiên khi nghiên cứu về bản đồ địa chính ta phải xem xét toàn bộ các vấn đề cơ bản của bản đồ thông thường. Khi nghiên cứu đặc điểm quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính và phạm vi ứng dụng của từng loại bản đồ địa chính, ta cần làm quen với một số khái niệm về các loại bản đồ địa chính sau: - Bản đồ địa chính cơ sở: Đó là tên gọi chung cho bản đồ gốc được đo vẽ bằng các phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa, đo vẽ bằng các phương pháp có sử dụng ảnh hàng không kết hợp với đo vẽ bổ sung ở thực địa hay được thành lập trên cơ sở biên tập, biên vẽ từ bản đồ địa hình cùng tỷ lệ đã có. Bản đồ địa chính cơ sở được đo vẽ kín ranh giới hành chính và kín mảnh bản đồ. Bản đồ địa chính cơ sở là tài liệu cơ bản để biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ sung thành bản đồ địa chính theo từng đơn vị hành chính cơ sở xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) được đo vẽ bổ sung để vẽ trọn vẹn các thửa đất, xác định loại đất theo chỉ tiêu thống kê của từng chủ sử dụng đất trong mỗi mảnh bản đồ và được hoàn chỉnh phù hợp với số liệu trong hồ sơ địa chính. - Bản đồ địa chính: là tên gọi chung của bản đồ được biên tập, biên vẽ từ bản đồ địa chính cơ sở theo từng đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã), được đo vẽ bổ sung để vẽ trọn vẹn các thửa đất, xác định loại đất theo chỉ tiêu thống kê của từng chủ sử dụng đất trong mỗi mảnh bản đồ và được hoàn chỉnh phù hợp với số liệu trong hồ sơ địa chính. Bản đồ địa chính là tài liệu quan trọng trong bộ hồ sơ địa chính; trên bản đồ thể hiện vị trí, hình thể, diện tích, số thửa và loại đất của từng chủ sử đụng đất; đáp ứng được yêu cầu quản lý đất đai của Nhà nước ở tất cả các cấp xã, huyện, tỉnh và trung ương. - Bản đồ trích đo: là tên gọi chung cho bản vẽ có tỷ lệ lớn hơn hay nhỏ hơn tỷ lệ bản đồ địa chính cơ sở, bản đồ địa chính, trên đó thể hiện chi tiết từng thửa đất trong các ô thửa, vùng đất có tính ổn định lâu dài hoặc thể hiện chi tiết theo yêu cầu quản lý đất đai. Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính, mang tính pháp lý cao phục vụ quản lý chặt chẽ đất đai đến từng thửa đất, từng chủ sở hữu đất. Bản đồ địa chính khác với bản đồ chuyên ngành thông thường ở chỗ bản đồ địa chính có tỷ lệ lớn và phạm vi đo vẽ là rộng khắp mọi nơi trên toàn quốc. Bản đồ địa chính thường xuyên được cập nhật các thay đổi hợp pháp của đất đai, có thể cập nhật hàng ngày hay cập nhật theo định kỳ. Hiện nay ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, người ta hướng tới xây dựng bản đồ địa chính đa chức năng, vì vậy bản đồ địa chính còn có tính chất của bản đồ quốc gia.
  3. 5.1.3. Vai trò của bản đồ địa chính Bản đồ địa chính được dùng là cơ sở để thực hiện một số nhiệm vụ trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai như sau: - Thống kê đất đai. - Giao đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức; tiến hành đăng ký đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. - Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và sở hữu nhà ở. - Xác nhận hiện trạng và theo dõi biến động về quyền sử đụng đất. - Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cải tạo đất, thiết kế xây dựng các điểm dân cư, quy hoạch giao thông, thủy lợi. - Lập hồ sơ thu hồi đất khi cần thiết. - Giải quyết tranh chấp đất đai. Với điều kiện khoa học và công nghệ như hiện nay, bản đồ địa chính được thành lập ở hai dạng cơ bản là bản đồ giấy và bản đồ số địa chính. Khi thành lập bản đồ địa chính cần phải quan tâm đầy đủ đến các yêu cầu cơ bản sau: - Chọn tỷ lệ bản đồ địa chính phù hợp với vùng đất, loại đất. - Bản đồ địa chính phải có hệ thống tọa độ thống nhất, có phép chiếu phù hợp để các yếu tố trên bản đồ biến dạng nhỏ nhất. - Thể hiện đầy đủ và chính xác các yếu tố không gian như vị trí các điểm, các đường đặc trưng diện tích các thửa đất, - Các yếu tố pháp lý phải được điều tra, thể hiện chuẩn xác và chặt chẽ. 5.2. NỘI DUNG BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 5.2.1. Yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính Bản đồ địa chính được sử dụng trong quản lý đất đai là bộ bản đồ biên tập riêng cho từng đơn vị hành chính cơ sở xã, phường, mỗi bộ bản đồ có thể gồm nhiều tờ bản đồ ghép lại. Để đảm bảo tính thống nhất, tránh nhầm lẫn và dễ dàng vận dụng trong quá trình thành lập, sử dụng bản đồ và quản lý đất đai, ta cần hiểu rõ bản chất một số yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính và các yếu tố tham chiếu phụ trợ của chúng. 1 – Yếu tố điểm: Điểm là một vị trí được đánh dấu ở thực địa bằng dấu mốc đặc biệt. Trong thực lẽ đó là các điểm trắc địa, các điểm đặc trưng trên đường biên thửa đất, các điểm đặc trưng của địa vật, địa hình. Trong địa chính cần quản lý dấu mốc thể hiện điểm ở thực địa và tọa độ của chúng.
  4. 2 - Yếu tố đường: Đó là các đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong nối qua các điểm trên thực địa. Đối với đoạn thẳng cần xác định và quản lý tọa độ hai điểm đầu và cuối, từ tọa độ có thể tính ra chiều dài và phương vị của đoạn thẳng. Đối với đường gấp khúc cần quản lý tọa độ các điểm đặc trưng của nó. Các đường cong có dạng hình học cơ bản có thể quản lý các yếu tố đặc trưng, ví dụ: Một cung tròn có thể xác định và quản lý điểm đầu cuối và bán kính của nó. Tuy nhiên trong đo đạc địa chính xác định đường cong bằng cách chia nhỏ cung cong tới mức các đoạn của nó có thể coi là đoạn thẳng, khi đó đường cong được xác định và quản lý như một đường gấp khúc. 3 – Thửa đất: Đó là yếu tố cơ bản của đất đai. Thửa đất là một mảnh đất tồn tại của thực địa có diện tích xác định được giới hạn bởi một đường bao khép kín, thuộc một chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng nhất định. Trong mỗi thửa đất có thể có một hoặc một số loại đất. Đường ranh giới thửa đất ở thực địa có thể là con đường, bờ ruộng, tường xây, hàng rào cây, hoặc đánh dấu bằng các mốc theo quy ước của các chủ sử dụng đất. Các yếu tố đặc trưng của thửa đất là các điểm góc thửa, chiều dài các cạnh thửa và diện tích của nó. Trên bản đồ địa chính tất cả các thửa đất đều được xác định vị trí, ranh giới, diện tích. Mọi thửa đất đều được đặt tên, tức là gán cho nó một số hiệu địa chính, số hiệu này thường được đặt theo thứ tự trên từng tờ bản đồ địa chính. Ngoài số hiệu địa chính, các thửa đất còn có các yếu tố tham chiếu khác như địa danh, tên riêng của khu đất, xứ đồng, lô đất, địa chỉ thôn, xã, đường phố. Số hiệu thửa đất và địa danh thửa đất là yếu tố tham chiếu giúp cho việc nhận dạng, phân biệt thửa này với thửa khác trên phạm vi địa phương và quốc gia. Về nguyên tắc mọi sự thay đổi diện tích thửa đất sẽ đương nhiên kéo theo sự huỷ bỏ số hiệu thửa cũ của nó và việc thiết lập tương ứng các số hiệu mới cho các thửa đất được hình thành từ việc thay đổi này. 4 – Thửa đất phụ: Trên một thửa đất có thể tồn tại các thửa nhỏ có đường ranh giới phân chia ổn định có các phần được sử dụng vào các mục đích khác nhau, trồng cây khác nhau, mức tính thuế khác nhau, thậm chí thường xuyên thay đổi chủ sử dụng đất. Loại thửa nhỏ này được gọi là thửa đất phụ hay đơn vị phụ tính thuế. Ví dụ: một thửa đất trong khu vực dân cư nông thôn do một chủ sử dụng có đất ở, ao và vườn. Có thể phân chia các loại đất trong thửa chính tạo ra các thửa phụ. 5 – Lô đất: Là vùng đất có thể gồm một hoặc nhiều thửa đất. Thông thường lô đất được giới hạn bằng các con đường kênh mương, sông ngòi, đất đai được chia lô theo điều kiện địa lý như có cùng độ cao, độ dốc, theo điều kiện giao thông thủy lợi, theo mục đích sử dụng hay cùng loại cây trồng. 6 – Khu đất, xứ đồng: Đó là vùng đất gồm nhiều thửa đất, nhiều lô đất. Khu đất và xứ đồng thường có tên gọi riêng được đặt từ lâu đời. 7 – Thôn, bản, xóm, ấp: Đó là các cụm dân cư tạo thành một cộng đồng người cùng sống và lao động sản xuất trên một vùng đất. Các cụm dân cư thường có sự cấu
  5. kết mạnh mẽ về các yếu tố dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp 8 – Xã, phường: là đơn vị hành chính cơ sở gồm nhiều thôn, bản hoặc đường phố. Đó là đơn vị hành chính có đầy đủ các tổ chức quyền lực để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước một cách toàn diện đối với các hoạt động về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội trong phạm vi lãnh thổ của mình. Thông thường bản đồ địa chính được đo vẽ và biên tập theo đơn vị hành chính cơ sở xã, phường để sử dụng trong quá trình quản lý đất đai. 5.2.2. Nội dung bản đô địa chính Bản đồ địa chính là tài liệu chủ yếu trong bộ hồ sơ địa chính vì vậy trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các yếu tố đáp ứng yêu cầu Quản lý đất đai. 1 – Điểm khống chê tọa độ và độ cao: Trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các điểm khống chế tọa độ và độ cao Nhà nước các cấp, lưới tọa độ địa chính cấp 1 , cấp 2 và các điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc để sử dụng lâu dài. Đây là yếu tố dạng điểm cần thể hiện chính xác đến 0, 1 mm trên bản đồ. 2 – Địa giới hành chính các cấp: Cần thể hiện chính xác đường địa giới quốc gia, địa giới hành chính các cấp tỉnh, huyện, xã, các mốc giới hành chính, các điểm ngoặt của đường địa giới. Khi đường địa giới hành chính cấp thấp trùng với đường địa giới cấp cao hơn thì biểu thị đường địa giới cấp cao. Các đường địa giới phải phù hợp với hồ sơ địa giới đang được lưu trữ trong các cơ quan Nhà nước. 3 – Ranh giới thửa đất: Thửa đất là yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính. Ranh giới thửa đất được thể hiện trên bản đồ bằng đường viền khép kín dạng đường gấp khúc hoặc đường cong. Để xác định vị trí thửa đất cần đo vẽ chính xác các điểm đặc trưng trên đường ranh giới của nó như điểm góc thửa, điểm ngoặt, điểm cong của đường biên. Đối với môi thửa đất, trên bản đồ còn phải thể hiện đầy đủ ba yếu tố là số thứ tự thửa, diện tích và phân loại đất theo mục đích sử dụng. 4 – Loại đất: Tiến hành phân loại và thể hiện 6 loại đất chính là đất nông nghiệp, đất chuyên dùng, đất ở đô thị, đất ở nông thôn và đất chưa sử dụng (nay là 3 nhóm đất nông nghiệp, phi nông nghiệp và chưa sử dụng). Trên bản đồ địa chính cần phân loại đến từng thửa dết theo mục đích sử dụng. 5 – Công trình xây dựng trên đất: Khi đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn ở vùng đất thổ cư, đặc biệt là ở khu vực đô thị thì trên từng thửa đất còn phải thể hiện chính xác ranh giới các công trình xây dựng cố định như nhà ở, nhà làm việc, Các công trình xây dựng được xác định theo mép tường phía ngoài. Trên vị trí công trình còn biểu thị tính chất công trình như nhà gạch, bê tông, nhà nhiều tầng, 6 – Ranh giới sử dụng đất: Trên bản đồ thể hiện ranh giới các khu dân cư, ranh giới lãnh thổ sử dụng đất của các doanh nghiệp, của các tổ chức xã hội, doanh trại quân đội
  6. 7 – Hệ thống giao thông: Cần thể hiện tất cả các loại đường sắt, đường bộ, đường trong làng, ngoài đồng, đường phố, ngõ phố Đo vẽ chính xác vị trí tìm đường, mặt đường chỉ giới đường, các công trình cầu cống trên đường và tính chất con đường Giới hạn thể hiện hệ thống giao thông là chân đường, đường có độ rộng lớn hơn 0,5mm trên bản đồ phải vẽ 2 nét. Nếu độ rộng nhỏ hơn 0,5mm thì vẽ một nét và ghi chú độ rộng. 8 – Mạng lưới thủy văn: Thể hiện hệ thống sông ngòi, kênh mương, ao hồ, Đo vẽ theo mức nước cao nhất hoặc mức nước tại thời điểm đo vẽ. Độ rộng kênh mương lớn hơn 0,5 mm trên bản đồ phải vẽ 2 nét. Nếu độ rộng nhỏ hơn 0,5 mm thì vẽ một nét theo đường tim của nó. Khi đo vẽ trong các khu dân cư thì phải vẽ chính xác các rãnh thoát nước công cộng. Sông ngòi, kênh mương cần phải ghi chú tên riêng và hướng nước chảy. 9 – Địa vật quan trọng: Trên bản đồ địa chính thể hiện các địa vật có ý nghĩa định hướng. 10 – Mốc giới quy hoạch: Trên bản đồ địa chính còn phải thể hiện đầy đủ mốc quy hoạch, chỉ giới quy hoạch, hành lang an toàn giao thông, hành lang bảo vệ đường điện cao thế, bảo vệ đê điều. 11 – Dáng đất: Khi đo vẽ bản đồ ở vùng đặc biệt còn phải thể hiện dáng đất bằng đường đồng mức hoặc ghi chú độ cao. 5.3. HỆ THỐNG TỶ LỆ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH Bản đồ địa chính dược thành lập theo các tỷ lệ 1:500; 1:1.000; 1:2.000; 1:5.000, 1:10 000 và 1:25.000. Việc chọn tỷ lệ bản đồ địa chính căn cứ vào các yếu tố cơ bản như: - Mật độ thửa đất trên một hecta diện tích: mật độ càng lớn thì bản đồ địa chính phải vẽ tỷ lệ lớn hơn. - Loại đất cần vẽ bản đồ: đất nông – lâm nghiệp diện tích thửa lớn vẽ tỷ lệ nhỏ còn đất ở đất đô thị, đất có giá trị kinh tế sử dụng cao vẽ bản đồ tỷ lệ lớn. - Khu vực đo vẽ: Do điều kiện tự nhiên, tính chất quy hoạch của vùng đất và tập quán sử dụng đất khác nhau nên diện tích thửa đất cùng loại ở các vùng khác nhau cũng thay đổi đáng kể. Đất nông nghiệp ở đồng bằng Nam Bộ thường có diện tích thửa lớn hơn ở vùng đồng bằng Bắc Bộ nên đất nông nghiệp ở phía Nam sẽ vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ nhỏ hơn ở phía Bắc. - Yêu cầu độ chính xác bản đồ là yếu lố quan trọng để chọn tỷ lệ bản đồ. Muốn thể hiện diện tích đến 0,1 m2 thì chọn tỷ lệ 1:200, 1:500. Muốn thể hiện chính xác đến m2 thì chọn tỷ lệ 1:1.000, 1:2.000. Nếu chỉ cần tính diện tích chính xác chục mét vuông thì vẽ bản đồ tỷ lệ 1:5.000 và nhỏ hơn .
  7. - Khả năng kinh tế kỹ thuật của đơn vị cần vẽ bản đồ là yếu tố cần tính đến vì đo vẽ tỷ lệ càng lớn thì càng phải chi phí lớn hơn. Như vậy để đảm bảo chức năng mô tả, bản đồ địa chính được thành lập ở tỷ lệ lớn và khi mật độ các yếu tố nội dung bản đồ cần thể hiện càng dày, quy mô diện tích thửa đất càng nhỏ, giá trị đất và yêu cầu độ chính xác càng cao tỷ lệ bản đồ địa chính càng phải lớn hơn. Có thể tham khảo tỷ lệ bản đồ địa chính theo bảng 5.1 . Loại đất Khu vực đo vẽ Tỷ lệ bản đồ Đô thị lớn 1:500, 1:200 Đất ở Thị xã, Thị trấn 1:500 Nông thôn 1:1.000 Đồng bằng Bắc bộ 1:2.000, 1:1.000 Đất Nông nghiệp Đồng bằng Bắc bộ 1:5.000, 1:2.000 Đất lâm nghiệp Đồi núi 1:5.000, 1:10.000 Đất chưa sử dụng Núi cao 1:10.000, 1:25.000 5.4. PHÂN MẢNH VÀ PHIÊN HIỆU MẢNH BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH Từ trước tới nay các quy phạm bản đồ địa chính đã đưa ra nhiều phương pháp chia mảnh và đánh số bản đồ địa chính. Các phương pháp chia mảnh bản đồ địa chính đã được sử dụng ở các thời kỳ, ở địa phương rất khác nhau, dẫn đến kết quả là bản đồ và hồ sơ địa chính không hoàn toàn thống nhất trên phạm vi rộng. Xin giới thiệu phương pháp chia mảnh và đánh số bản đồ địa chính theo quy phạm đo vẽ bản đồ địa chính ban hành tháng 3 năm 2.000. 5.4.1. Chia mảnh bản đồ địa chính theo ô hình vuông tọa độ thẳng góc Bản đồ địa chính các loại tỷ lệ đều được thể hiện trên bản vẽ hình vuông. Việc chia mảnh bản đồ địa chính dựa theo độ lưới ô vuông của hệ tọa độ vuông góc phẳng. Trước hết xác định 4 góc của hình chữ nhật có tọa độ chẵn kilômet trong hệ tọa độ vuông góc theo kinh tuyến trục của tỉnh bao kín toàn bộ ranh giới hành chính của tỉnh hoặc thành phố làm giới hạn chia mảnh bản đồ tỷ lệ l:25.000. Các tờ bản đồ tỷ lệ lớn hơn sẽ được chia nhỏ từ tờ bản đồ l:25.000, xem sơ đồ chia mảnh hình (5.l). Bản đồ 1:25.000: Dựa theo hình chữ nhật giới hạn khu đo, từ góc Tây - Bắc chia khu đo thành các ô vuông kích thước thực tế 12 x 12km. Mỗi ô vuông tương ứng với một tờ bản đồ tỷ lệ l:2.500, kích thước bản vẽ là 48 X 48cm, diện tích đo vẽ 14.400 ha. Số hiệu tờ bản đồ l:25.000 gồm 8 chữ số: hai số đầu là 25, tiếp sau là dấu gạch ngang (-) ba số tiếp theo là số chẵn tim tọa độ X, ba số sau cùng là số chẵn tim tọa độ Y của điểm góc Tây - Bắc tờ bản đồ.
  8. Bản đồ l:10.000: Lấy tờ bản đồ tỷ lệ 1.25.000 làm cơ sở chia thành 4 ô vuông kích thước 6 x 6 km, tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ l:l0.000. Kích thước khung trong của tờ bản đồ là 60 x 60 cm, ứng với diện tích đo vẽ là 3600ha. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ l:l0.000 đánh theo nguyên tắc tương tự tờ bản đồ l:25.000 nhưng thay 2 số đầu 25 bằng số 10. Bản đồ l:5.000: Chia mảnh bản đồ 1:10.000 thành 4 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước là 3 x 3 km, ta có một mảnh bản đồ tỷ lệ l:5.000. Kích thước hữu ích của bản vẽ là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích đo vẽ là 900ha ở thực địa. Số hiệu của tờ bản đồ l:5.000 đánh theo nguyên tắc tương tự như lờ bản đồ tỷ lệ l:25.000 nhưng không có số 25 hoặc số 10 mà chỉ có 6 số, đó là tọa độ chẵn km của góc Tây – Bắc mảnh bản đồ địa chính l:5.000. Bản đồ l:2.000: Lấy tờ bản đồ l:5.000 làm cơ sở chia 9 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 1 x 1 km, ứng với một tờ bản đồ tỷ lệ l:2.000, có kích thước khung bản vẽ là 50 x 50 cm, diện tích đo vẽ thực tế là 100ha. Các ô vuông được đánh số bằng chữ cố Ảrập từ 1 đến 9 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ l:2.000 là số hiệu tờ l:5.000 thêm gạch nối và số hiệu ô vuông. Bản đồ 1:1.000: Lấy tờ bản đồ l:2.000 chia thành 4 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước 500 X 500m ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000. Kích thước hữu ích của
  9. bản vẽ tờ bản đồ tỷ lệ 1:1.000 là 50 x 50cm, diện tích đo vẽ thực tế là 25 ha. Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc lừ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu tờ bản đồ 1:1.000 gồm số hiệu tờ bản đồ 1:2.000, thêm gạch nối và số thứ tự ô vuông. Bản đồ l:500: Lấy tờ bản đồ 1:2.000 làm cơ sở chia thành 16 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 250 x 250 m tương ứng với một tờ bản đồ tỷ lệ l:500. Kích thước hữu ích của bản vẽ là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích đo vẽ là 6,25ha. Các ô vuông được đánh số từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trên xuống dưới, từ trái sang phải. Số hiệu tờ bản đồ 1:500 gồm số hiệu tờ 1:2.000, thêm gạch nối và thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn. Trong trường hợp đặc biệt cần vẽ bản đồ tỷ lệ l:200 thì lấy tờ bản đồ l:2.000 làm cơ sở chia thành 100 tờ bản đồ tỷ lệ l:200 thêm ký hiệu chữ số Ảrập lừ 1 đến 100 vào sau ký hiệu tờ bản đồ l:2.000 (theo quy phạm 19961. Tóm tắt một số thông số phân chia ở bảng (5.2). Theo cách chia này kích thước khung giấy và tọa độ góc khung luôn là số chẵn trăm mét hoặc kilomet nên rất thuận lợi cho người đo vẽ và biên tập bản đồ. Bảng 5.2: Tóm tắt một số thông số phân mảnh bản đồ Tỷ lệ bản Cơ sở để Kích thước Kích thước thực Diện tích Ký hiệu Ký hiệu đồ chia mảnh bản vẽ (cm) tế (m) đo vẽ (ha) thêm vào 1:25.000 Khu đo 48 x 48 12.000 x 12.000 14.400 25-340.493 1:10 .000 1:25.000 60 x 60 6.000 x 6.000 3600 10-334.499 1:5.000 1:10.000 60 x 60 3.000 x 3.000 900 331.502 1:2.000 1:5.000 50 x 50 1.000 x 1.000 100 1 ÷ 9 331.502-9 1:1.000 1:2.000 50 x 50 500 x 5.000 25 a, b, c, d 331.502-9-d 1:500 1:2.000 50 x 50 250 x 250 6,25 (1), (16 331.502-(16) ) 1:200 1:2.000 50 x 50 100 x 100 1.0 1÷100 331.502-9-100 5.4.2. Chia mảnh bản đồ địa chính theo tọa độ địa lý Khi đo vẽ bản đồ địa chính trên khu vực rộng lớn có thể dùng phương pháp chia mảnh bản đồ theo tọa độ địa lý tương tự phương pháp chia mảnh bản đồ địa hình. Đây là cách chia mảnh bản đồ địa chính theo quy phạm đo vẽ bản đồ địa chính ban hành năm 1991 của Tổng cục Quản lý ruộng đất. Trong thực tế đã có một số địa phương chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ l:5.000 và l:2.000 khu vực đất nông nghiệp theo phương pháp này. Người làm công lác đo đạc địa chính cần hiểu rõ để khi cần thiết sẽ
  10. có biện pháp chuyển đổi bản đồ từ hệ thống cũ sang hệ thống mới. Trình tự chia mảnh bản đồ địa chính theo tọa độ địa lý như sau: Lấy tờ bản đồ tỷ lệ l:100.000 làm cơ sở chia ra 384 mảnh bản đồ tỷ lệ l:5.000. Tức là theo chiều ngang chia ra 24 phần, theo chiều đứng chia ra 16 phần. Kích thước khung bản đồ l:5.000 là l'15" x l'15" (hình 5.2 a) Ký hiệu từ bản đồ 1:5.000 là số hiệu tờ bản đồ 1:100.000 thêm vào các số thứ tự của tờ bản đồ l:5.000, đánh số bằng chữ số A rập từ 1 đến 384 đặt trong ngoặc đơn, đánh số từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Phương pháp chia mảnh này hoàn toàn giống cách chia mảnh bản đồ địa hình cùng tỷ lệ. Toạ độ góc thẳng góc của góc khung không phải là số chẵn mà là phải tính ra từ tọa độ địa lý. Khung trong của tờ bản đồ có dạng hình thang. Lấy tờ bản đồ 1:5.000 chia ra 4 tờ bản đồ l:2.000, đánh thêm số thứ tự a, b, c, d trong ngoặc đơn. Ví dụ: F – 48 – 144 - (24 – c) hình (5.2b). 5.5. PHÉP CHIẾU VÀ HỆ TỌA ĐỘ ĐỊA CHÍNH Để đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai, đặc biệt là khi sử dụng hệ thống thông tin đất đai, bản đồ địa chính trên toàn lãnh thổ phải là một hệ thống thống nhất về cơ sở toán học và độ chính xác. Muốn vậy phải xây dựng lưới tọa độ thống nhất và chọn một hệ quy chiếu tối ưu và hợp lý để thể hiện bản đồ. Trong khi lựa chọn hệ quy chiếu cần xét đến ảnh hưởng của biến dạng phép chiếu đến kết quả thể hiện yếu tố bản đồ. Những ảnh hưởng đó là: ảnh hưởng của độ cao, của biến dạng phép chiếu tọa độ phẳng. Ta
  11. xét việc lựa chọn hệ quy chiếu theo các vấn đề sau: 5.5.1. ảnh hưởng độ cao khu đo đến chiều dài và diện tích Bề mặt toán học để xử lý tổng thể mạng lưới trắc địa Nhà nước hạng I, hạng II là Elipxoit thực dụng Kraxôpski được định vị theo lãnh thổ Việt Nam. Theo các tài liệu đã công bố thì việc xử lý lưới trắc địa và định vị đã đạt kết quả tối ưu. Hệ tọa độ vuông góc phẳng được sử dụng từ trước đến năm 2.000 đã tính toán theo phép chiếu phẳng Gauss - Kruger với múi chiếu 6('. Hình (5.3) là ví dụ một khu đo giới hạn bởi các điểm M và N, có độ cao trung bình là Hiu Đo cạnh AB trên mặt đất, tính được cạnh nằm ngang A1,B1 có độ cao hm so với mặt độ cao trung bình. Nếu chiếu xuống mặt nước biển trung bình ta có A0B0. Trường hợp chiếu cạnh đo xuống mặt độ cao trung bình khu đo ta có A0’ B0’. Thông thường khi xử lý số liệu, chiều dài các cạnh đo trên mặt đất phải được tính chuyển về mặt Elipxoit thực dụng. Đối với cạnh ngắn ta dùng công thức gần đúng để tính số hiệu chỉnh chuyển chiều dài về mặt Geoid: Trong đó: - ∆D là số hiệu chỉnh chuyển chiều dài về mặt Geoid - R là bán kính trung bình trái đất, - H0 là độ cao trung bình khu đo, - hm là độ chênh cao trung bình của cạnh D so với mặt độ cao trung bình H0 - D là chiều dài cạnh đo
  12. Rõ ràng khi khu đo có độ cao trung bình càng lớn thì số hiệu chỉnh càng lớn, tức chiều dài trên bản đồ càng nhỏ so với chiều dài thực tế trên mặt đất. Chiều dài trên mặt đất mới là đại lượng mang ý nghĩa quản lý và sử dụng đối với đất đai. Nếu ta thay mặt Geoid bằng mặt quy chiếu ở độ cao trung bình khu đo, khi đó hiệu chỉnh chiều dài cạnh về một quy chiếu sẽ là: Độ chênh chiều dài cạnh khi sử dụng hai mặt quy chiếu này sẽ là: Tính thử với các độ cao Hm khác nhau ta có độ lệch tương đối của chiều dài cạnh δD/D, kết quả ghi trong cột thứ hai, bảng (5.3) Xét ảnh hưởng độ cao khu đo đối với diện tích đất đai: Từ công thức tính diện tích cơ bản Kết quả tính thử theo công thức (5.4) ghi trong cột cuối bảng (5.3) Bảng 5.3: Kết quả tính thử theo công thức (5.4) Độ cao khu đo (m) δD/D δP/P 10 1: 637.000 1:381.500 50 1:127.000 1:63.700 100 1:63.700 1:31.800 1.000 1:6.400 1:3.200 1.500 1:4.200 1:2.100 Ta tính thử mức thu hẹp diện tích thực tế do chọn mặt quy chiếu đối với các tỉnh vùng núi, ví dụ: 2 - Sơn La: diện tích P = 14.210 km , H0 = 1.000 m suy ra δP = 446 ha. 2 - Cao Bằng: diện lích P: 8.445 km , H0 = 800 m suy ra δP = 121ha. Xét về độ chính xác đo đạc ta thấy sai số tương đối đo cạnh đường truyền địa chính
  13. cấp 1 khoảng l:50.000. Muốn phần ảnh hưởng sai số chiếu nhỏ không đáng kể thì ta phải chọn δD/D nhỏ hơn sai số đo khoảng 2,5 lần, tức là sai số tương đối đo biến dạng chiều dài qua phép chiếu khoảng l:125.000, tương đương biến dạng phép chiếu ở độ cao 50m. * Kết luận: Khi độ cao khu đo vượt quá 50 m so với mức nước biển trung bình thì không nên tính chuyển kết quả đo đạc địa chính về mặt Geoid mà nên tính chuyển kết quả đo về mặt độ cao trung bình của khu đo. Khi đó biến dạng diện tích khá nhỏ. 5.5.2. ảnh hưởng biến dạng phép chiếu tọa độ phẳng đến các yếu tố trên bản đồ Bản đồ địa chính phải thể hiện trên mặt phẳng qua một phép chiếu xác định. Phép chiếu cần được chọn sao cho biến dạng của các yếu tố thể hiện trên bản đồ là nhỏ nhất, tức là ảnh hưởng biến dạng phép chiếu đến độ chính xác các yếu tố đo đạc và cần quản lý thể hiện trên bản đồ là không đáng kể. Trong thực tế hiện nay có hai lưới chiếu đẳng góc có khả năng sử dụng cho bản đồ địa chính Việt Nam đó là lưới chiếu Gauss - Kruger và UTM. Sơ đồ múi chiếu và đặc điểm biến dang của hai phép chiếu Gauss - Kruger và UTM được giới thiệu trên hình (5.4). Tỷ lệ biến đổi độ dài và diện tích qua phép chiếu Gauss - Kruger và UTM sẽ tính theo công thức sau: Biến dạng lớn nhất ở vùng gần kinh tuyến biên của núi chiếu và xích đạo. Ta tính thử cho trường hợp múi chiếu 60, λ = 30; múi chiếu 30, λ = l,50, múi chiếu l,50, λ = 0 75(); các trị số biến dạng ghi ở bảng (5.4).
  14. Bảng 5.4: Giá trị biên dâm ở một số múi chiếu λ 0,750 1.50 0 Các chỉ số biến dạng Tỷ lệ độ dài 1,00086 1,000343 1,00137 Biến dạng dài % 0,0086 0,0343 0,137 ∆D/D 1:11600 1:3200 1:750 1,000685 Tỷ lệ diện tích 1,000171 1,00274 0,0685 Biến dạng diện tích % 0,0171 0,274 ∆P/P 1:1460 1:58.000 1 :360 Số liệu bảng (5.4) cho thấy biến dạng dài và diện tích cực đại của phép chiếu Gauss - Kruger giảm đáng kể khi ta giảm độ rộng múi chiếu từ 60 xuống 30 hoặc 1,50. Khi lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1.000; 1:2.000 và 1:5.000, nên dùng múi chiếu 30 còn khi lập bảng tỷ lệ l:500; l:200 thì phải dùng phép chiếu Gauss - Kruger với múi l,50. Để đảm bảo chắc chắn cho khu vực đo vẽ bản đồ địa chính cấp tỉnh hoặc thành phố không cách xa kinh tuyến trục của múi chiếu quá 80km, trong quy phạm quy định cụ thể kinh tuyến trục cho từng tỉnh riêng biệt. Hiện nay nước ta có 64 tỉnh, thành phố, có nhiều tỉnh nằm trên cùng một kinh tuyến, vì vậy mỗi tỉnh được chỉ định chọn 1 trong 10 kinh tuyến trục từ l030 đến l090. Lợi thế cơ bản lưới chiếu UTM là biến dạng phép chiếu nhỏ và tương đối đồng 0 đều. Tỷ lệ độ dài trên kinh tuyến trục múi 6 là m0:0,9996, trên hai kinh tuyến đối xứng nhau cách khoảng 1,50 so với kinh tuyến trục m = 1, trên kinh tuyến biên của múi chiếu có m >l. Ngày nay hầu hết các nước phương Tây và trong vùng Đông Nam Á đều dùng múi chiêu UTM và Elipxoit WGS 84. Nếu dùng múi chiếu UTM sẽ thuận lợi hơn trong việc hoà nhập hệ thống bản đồ Việt Nam với hệ thống bản đồ của các nước trong khu vực. Bản đồ địa chính của Việt Nam được thành lập trước năm 2000 đều sử dụng múi chiếu Gauss - Kruger. Tháng 7 năm 2000 Tổng cục Địa chính đã công bố và đưa vào sử dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ Nhà nước VN - 2000 nên đã chính thức sử dụng múi chiếu UTM trong ngành Địa chính. 5.6. YÊU CẦU ĐỘ CHÍNH XÁC BẢN ĐỔ ĐỊA CHÍNH Yếu tố cơ bản cần quản lý đối với đất đai đó là vị trí, kích thước và diện tích các thửa đất. Các yếu tố này được đo đạc và thể hiện trên bản đồ địa chính. Độ chính xác các yếu tố trên phụ thuộc vào độ chính xác kết quả đo, độ chính xác thể hiện bản đồ và độ chính xác tính diện tích. Khi sử dụng công nghệ bản đồ số thì giảm hẳn được ảnh hưởng của sai số đồ hoạ và sai số tính diện tích, độ chính xác số liệu không phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ mà phụ thuộc trực tiếp vào sai số đo.
  15. Tuy nhiên trong hệ thống bản đồ địa chính người ta phải nghiên cứu quy định những hạn sai cơ bản của các yếu tố bản đồ để từ các hạn sai này sẽ thiết kế các sai số đo và vẽ bản đồ phù hợp cho từng bước của công nghệ thành lập bản đồ. Độ chính xác của bản đồ địa chính thể hiện qua độ chính xác các yếu tố đặc trưng trên bản đồ. 5.6.1. Độ chính xác điểm khống chế đo vẽ Khi đo vẽ bản đồ địa chính theo phương pháp đo vẽ trực tiếp phải xây dựng lưới khống chế đo vẽ ở thực địa, còn khi sử dụng ảnh hàng không cần phải tăng dày khống chế ảnh. Trong quy phạm ban hành tháng 3 - 2000 quy định: "Sai số trùng phương vị là mặt phẳng của điểm không chế đo vẽ sau bình sai so với điểm khống chế tọa độ gần nhất không vượt quá 0,1mm tính theo tỷ lệ bản đồ cần thành lập". Ở vùng ẩn khuất, sai số nói trên không lớn quá 0,15 mm. Đối với khu vực đô thị, sai số nói trên không vượt quá 6 cm trên thực địa áp dụng chung cho mọi tỷ lệ đo vẽ. Đối với điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp cũng phải đạt độ chính xác nói trên, đối với điểm tăng dày khống chế ảnh thì sai số này được quy định là 0,15 mm . Sai số trung phương độ cao của điểm khống chế đo vẽ sau bình sai so với điểm độ cao Nhà nước gần nhất không vượt quá 1/10 khoảng cao đều đường bình độ cơ bản. 5.6.2. Độ chính xác vị trí điểm chi tiết Về độ chính xác đo vẽ chi tiết, quy phạm hiện hành quy định như sau: "Sai số trung bình vị trí mặt phẳng của các điểm trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa chính so với điểm của lưới khống chế đo vẽ gần nhất không được lớn hơn 0,5mm trên bản đồ, đối với các địa vật còn lại không vượt quá 0,7mm". "Sai số tương hỗ giữa các ranh giới thửa đất, giữa các điểm trên cùng ranh giới thửa đất, sai số độ dài cạnh thửa đất không vượt quá 0,4mm trên bản đồ địa chính". Quy định trên đã có sự khác biệt cơ bản so với tiêu chuẩn của bản đồ địa hình cùng tỷ lệ lớn. Đối với bản đồ địa chính, yếu tố kích thước thửa đất quan trọng hơn nhiều so với quan hệ tương hỗ vị trí điểm địa vật. Kích thước thửa đất được hiểu là chiều đài cạnh thửa hoặc chiều dài đường chéo thửa đất. Nếu biết tọa độ điểm góc thửa thì chiều dài cạnh tính theo công thức: Nếu 2 điểm đầu cạnh độc lập nhau về sai số, từ công thức (5.6) ta suy ra quan hệ sai số: các điểm đo cùng độ chính xác nên mxl = myl = mx2 = my2 = mx ta có:
  16. Tức là: Sai số trung phương chiều dài cạnh thửa đất bằng SSTP vị trí điểm góc thửa Sai số tương hỗ vị trí điểm của hai điểm gần nhau không chỉ gồm sai số chiều dài cạnh mà còn có cả sai số hướng mα . Coi ảnh hưởng của sai số chiều dài và hướng ngang nhau thì sai số trung phương tương hỗ vị trí 2 điểm sẽ là: Rõ ràng SSTP tương hỗ vị trí điểm lớn hơn SSTP vị trí điểm khi các điểm đo độc lập. Thay cho sai số tương hỗ vị trí điểm trong qui phạm trước đây, quy phạm đo vẽ bản đồ địa chính hiện hành đã qui định SSTP chiều dài cạnh thửa đất không vượt quá 0,4 mm trên bản đồ. Khi đó: Xét tới bản chất yếu tố quan trọng nhất của bản đồ địa chính nên qui định sai số vị trí điểm đặc trưng trên đường biên hay điểm góc thửa đất là hợp lý. Với điều kiện kỹ thuật hiện tại ta nên qui định sai số trung phương vị trí điểm là 0,4 mm trên bản đồ, nó tương ứng với sai số trung bình là 0,32 mm. Như vậy chất lượng bản đồ sẽ được nâng cao hơn. Hạn sai trên phù hợp cho bản đồ vẽ trên giấy. Sai số vị trí điểm trên bản đồ gồm cả sai số đo và sai số vẽ điểm chi tiết. Ta có thể suy ra sai số đo: Qui định trước tỷ lệ bản đồ và SSTP vị trí chi tiết trên bản đồ, chọn phương pháp vẽ điểm chi tiết, tức có mvẽ, ta có thể ước lượng sai số trung phương đo điểm chi tiết và đưa ra các yêu cầu kỹ thuật về đo và vẽ chi tiết bản đồ địa chính. 5.6.3. Độ chính xác thể hiện độ cao trên bản đồ Nếu trên bản đồ thể hiện độ cao bằng đường bình độ thì sai số trung bình độ cao đường bình độ, độ cao điểm đặc trưng địa hình, độ cao của điểm ghi chú độ cao trên bản đồ địa chính so với điểm khống chế độ cao ngoại nghiệp gần nhất không vượt quá 1/3 khoảng cao đường bình độ cơ bản ở vùng đồng bằng và 1/2 khoảng cao đều dối với vùng núi và vùng ẩn khuất
  17. 5.6.4. Độ chính xác tính diện tích 1 - Diện tích thửa đất: Được tính chính xác đến mét vuông, khu vực đô thị cần tính chính xác đến 0,lm2. Diện tích thửa đất được tính hai lần, độ chênh kết quả diện tích phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ và diện tích thửa. Quy phạm qui định sai số tính diện tích cho phép là; Trong đó: M là mẫu số y tỷ lệ bản đồ P là diện tích thửa đất tính bằng m2 2 - Khi kiểm tra tổng diện đất theo từng tờ bản đồ ta có thể dùng công thức sau để xem xét độ chính xác của việc tính diện tích: Trong đó: Pi là điện tích thửa nhỏ P0 là diện tích lý thuyết của vùng hay tờ bản đồ Hoặc kiểm tra theo công thức: Nếu chênh lệch vượt quá hạn sai thì phải đo lại, tính lại diện tích. Nếu đạt hạn sai thì tiến hành hiệu chỉnh diện tích theo diện tích khu, cụm thửa hoặc tờ bản đồ. Số hiệu chỉnh được tính theo tỷ lệ thuận với diện tích. Căn cứ vào diện tích tờ bản đồ để hiệu chỉnh diện tích cụm thửa, căn cứ vào diện tích cụm thửa để hiệu chỉnh diện lích các thửa đất. Kiểm tra cuối cùng là tổng diện tích các loại đất trong tờ bản đồ phải bằng diện tích 5.7. PHƯƠNG PHÁP THỂ HIỆN ĐỊA VẬT TRÊN BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH Nội dung của bản đồ địa chính được biểu thị bằng các ký hiệu qui ước và các ghi chú. Các ký hiệu được thiết kế phù hợp cho từng loại tỷ lệ bản đồ và phù hợp với yêu cầu sử dụng bản đồ địa chính. Các ký hiệu phải đảm bảo tính chất trực quan, dễ đọc, không làm lẫn lộn ký hiệu này với ký hiệu khác. Các ký hiệu quy ước của bản đồ địa chính được chia làm 3 loại: ký hiệu theo tỷ lệ, ký hiệu không theo tỷ lệ và ký hiệu nửa theo tỷ lệ. Bảng (5.5) mô tả một số dạng ký hiệu được thể hiện trên bản đồ địa chính Bảng
  18. 5.5: Một số ký hiệu lô, thửa đất và nhà Ký hiệu STT Tên ký hiệu 1:200 1:500 1:1000 1 Ranh giới thửa. lô đất 1 18 - Số hiệu chỉnh lô đất 221,2 - Diện tích thửa đất, lô đất (m2) T - Đất ở (loại dết). Nhà: 2 a/ Nhà nằm bên trong ranh giới thửa đất, kèm theo các ghi chú: 2 b5 - Nhà bê tông 5 tầng a g2 - Nhà gạch đá 2 tầng t Nhà tạm (tranh, tre, gỗ. lá,) b/ Nhà nằm gọn trong ranh giới thửa 1 1 đất b b3 - Bê tông 3 tầng c/ Nhà có một phần tường trùng với ranh giới thửa. g2- Nhà gạch 2 tầng c Nhà có tương chung là ranh giới thứ 1 1 3 đất 3 a - Chung tường. a g1- Nhà gạch 1 tầng chung tường b - Nhờ tường nhà bên cạnh t Nhà tạm b
  19. Chương 6 THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 6.1. KHÁI QUÁT QUY TRÌNH THÀNH LẬP BẢN ĐỒ Đ!A CHÍNH Bản đồ địa chính được thành lập bằng các phương pháp sau: + Thành lập bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa. + Thành lập bằng phương pháp đo vẽ ảnh chụp từ máy bay kết hợp đo vẽ trực tiếp ở ngoài thực địa. + Thành lập bằng phương pháp biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ sung chi tiết trên nền bản đồ địa hình cùng tỷ lệ. Dù thành lập bản đồ bằng phương pháp nào cũng phải thực hiện bằng công nghệ bản đồ số Trong ba phương pháp thành lập bản đồ địa chính trên, quá trình thành lập bản đồ địa chính thường được thực hiện qua hai bước. Bước 1 : Đo vẽ, thành lập bản đồ gốc (Bản đồ địa chính cơ sở). Bước 2: Biên tập, đo vẽ bổ sung, thành lập bản vẽ gốc theo đơn vị hành chính cấp xã (gọi tắt là bản đồ địa chính) 6.2. THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH CƠ SỞ 6.2.1. Tổng quát - Tuỳ theo điều kiện cụ thể, bản đồ gốc (bản đồ địa chính cơ sở) có thể được thành lập bằng một trong các phương pháp sau đây: + Phương pháp đo trực tiếp. + Phương pháp biên tập, biên vẽ lại nội dung bản đồ địa hình và đo vẽ bổ sung để thành lập bản đồ địa chính cơ sở. + Đo vẽ ảnh chụp từ máy bay. + Sử dụng công nghệ GPS. 6.2.2. Trình tự công việc của phương pháp thành lập bản đồ địa chính cơ sở bằng phương pháp đo trực tiếp và phương pháp chụp ảnh 1. Xác định khu vực thành lập bản đồ 2. Thành lập lưới khống chế đo vẽ hoặc lưới khống chế ảnh. 3. Xác định địa giới hành chính các cấp theo hồ sơ ĐGHC đã được xác lập và các nội dung cần đo vẽ khác.
  20. 4. Đo vẽ ở thực địa (hoặc điều vẽ ảnh nội nghiệp hay ngoại nghiệp) đồng thời xác định địa giới hành chính (ở thực địa) để đối chiếu với hồ sơ địa giới hành chính đã có. 5. Vẽ bản đồ địa chính cơ sở, bổ sung ở thực địa (nếu điều vẽ ảnh nội nghiệp trước) tính diện lích và kiểm tra diện tích theo mảnh bản đồ. 6. Kiểm tra, sửa chữa và hoàn chỉnh bản đồ địa chính cơ sở. 7. Lập bảng tổng hợp diện tích cho từng mảnh bản đồ và tổng hợp theo đơn vị hành chính cấp xã. 8. Hoàn chỉnh các tài liệu, kiểm tra và nghiệm thu. 9. Đóng gói giao nộp tài liệu. 6.2.3. Trình tự công việc biên tập, biên vẽ lại nội dung bản đồ địa hình để thành lập bản đồ địa chính cơ sở 1 Xác định khu vực thành lập bản đồ. 2. Biên tập, biên vẽ lại nội dung bản đồ địa hình theo nội dung của bản đồ địa chính cơ sơ 3. Xác định địa giới hành chính các cấp theo hồ sơ địa giới hành chính đã được xác lập. 4. Kiểm tra, sửa chữa lại nội dung đã có trên bản đồ đo vẽ bổ sung các yếu tố nội dung khác. Xác định địa giới hành chính để đối chiếu với hồ sơ địa giới hành chính đã có Tính diện lích và kiểm tra diện tích theo mảnh bản đồ. 5. Tu chỉnh bản đồ địa chính cơ sở. 6. Kiểm tra, sửa chữa và hoàn chỉnh bản đồ địa chính cơ sở. 7. Lập bảng tổng hợp diện tích cho từng mảnh bản đồ và tổng hợp theo đơn vị hành chính cấp xã. 8. Hoàn chỉnh tài liệu, kiểm tra, nghiệm thu. 9. Đóng gói giao nộp tài liệu. 6.2.4. Thành lập bản đồ địa chính cơ sở bằng công nghệ GPS Ngoài hai cách thành lập bản đồ địa chính cơ sở đã trình bày ở phần trên. Nếu khu vực cần đo vẽ bản đồ địa chính cơ sở đủ điều kiện để áp dụng công nghệ định vị toàn cầu GPS (không bị che khuất) thì ta có thể áp dụng công nghệ GPS để thành lập bản đồ. Công nghệ GPS có thể áp dụng một trong các phương pháp sau: * Phương pháp phân sai GPS (DGPS - Differential GPS). Đặt một máy thu tĩnh (tại điểm địa chính cơ sở) và một số trạm máy thu động (đặt liên tiếp lại các điểm đo chi tiết), số liệu giữa trạm động và trạm tĩnh được xử lý chung để cải chính phân sai
  21. cho gia số tọa độ giữa trạm tĩnh và trạm động. Tuỳ theo thể loại thiết bị GPS và khoảng cách giữa trạm tĩnh và trạm động, phương pháp này có thể đạt độ chính xác từ dm đến m. * Phương pháp GPS động thời gian thực RTK (Real thuê kinematie) Đặt một máy thu tĩnh (tại điểm địa chính cơ sở) và một số trạm thu động (đặt liên tiếp tại các điểm đo vẽ chi tiết), số liệu tại trạm tĩnh được gửi tức thời tới trạm động bằng thiết bị thu phát sóng vô tuyến để xử lý tính toán tọa độ trạm động theo tọa độ trạm tĩnh. Phương pháp này đạt độ chính xác từ l – 5 cm. Chú ý: + Việc áp dụng công nghệ GPS để đo bản đồ địa chính cơ sở chỉ đòi hỏi các điểm địa chính cơ sở để đặt các trạm tĩnh, không cần phát triển tăng dầy các điểm địa chính cấp I và các cấp thấp hơn. + Tuỳ theo độ chính xác đòi hỏi với điểm đo vẽ chi tiết của bản đồ địa chính cơ sở mà lựa chọn phương pháp, thể loại đo GPS phù hợp để đạt được độ chính xác tương ứng. + Bản đồ địa chính cơ sở được đo vẽ bằng công nghệ GPS là bản đồ dạng số khi tiến hành đo các điểm chi tiết của bản đồ cần phải lập sơ đồ trên giấy để phục vụ biên tập bản đồ số. 6.3. THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ (GỌI TẮT LÀ BẢN ĐỔ ĐỊA CHÍNH) 6.3.1. Tổng quát Trình tự thành lập bản đồ địa chính được tóm tắt như sau: 1. Biên tập bản đồ theo đơn vị hành chính cấp xã 2. Kiểm tra xác định chính xác địa giới hành chính cấp xã. 3. Xác định hoặc thành lập lưới đo và đo vẽ chi tiết bổ sung đồng thời xác định loại đất, tên chủ sử dụng đất. Vẽ chi tiết bản đồ. 4. Đánh số thửa. 5. Tính diện tích, kiểm tra diện tích theo bản đồ địa chính cơ sở. 6. Lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất, lập bản thống kê hiện trạng gồm diện tích, loại đất, chủ sử dụng của từng thửa và giao nhận diện tích theo hiện trạng cho chủ sử dụng. 7. Biên tập bản đồ. 8. Kiểm tra nghiệm thu, tổng kết và giao nộp bản đồ địa chính. Nội dung công việc từ bước 1 đến bước 3 đã được đề cập chi tiết trong giáo trình trắc địa. Trong phạm vi giáo trình này chúng tôi sẽ trình bày từ bước 4.
  22. 6.3.2. Đánh số thửa Sau khi đã hoàn thành công việc đo vẽ, ghép biên bản vẽ đối soát thực địa, kiểm tra đánh giá chất lượng bản đồ và bản đồ đã được chỉnh sửa, lúc đó ta có thể tiến hành đánh số thửa trên bản đồ gốc . Số thứ tự của thửa đất được coi như một "tên riêng" của thửa đất. Nó được dùng trong quản lý đất đai, được ghi trong các hồ sơ địa chính liên quan như: bản vẽ gốc, bản đồ địa chính gốc, hồ sơ kỹ thuật thửa đất, các loại bảng thống kê v.v * Việc đánh sô thửa phải đảm bảo yêu cầu sau: - Trong một tờ bản đồ, số thửa không được trùng nhau. - Số thửa phải liên tục. - Số thửa phải thống nhất trong mọi tài liệu liên quan. * Thực hiện đánh số theo phương pháp sau 1. Đánh số thửa trên bản đồ gốc bằng chữ số Arập. Trình tự đánh số từ trái sang phải, từ trên xuống dưới theo đường zic zắc, số nọ liên tiếp số kia. 2. Khi thửa đất quá nhỏ không đủ ghi cả số thửa và diện tích thì ghi số thửa, còn diện tích lập bảng kẻ riêng vẽ ở ngoài khung phía Nam tờ bản đồ. Trường hợp thửa đất bên cạnh rộng thì có thể ghi nhờ số thửa ra ngoài thửa nhỏ và vẽ mũi tên chỉ vào thửa nhỏ đó để tránh nhầm lẫn. 3. Khi trên một tờ bản đồ có nhiều đơn vị hành chính thì số thửa được đánh liên tục theo đơn vị hành chính, hết các thửa của đơn vị này thì số tiếp sang đơn vị hành chính khác cho hết các thửa trên tờ bản đồ, các số không trùng nhau. Khi lập các bảng thống kê và các tập hồ sơ liên quan cũng thống kê và tập hợp hồ sơ theo đơn vị hành chính. Ví dụ: - Đơn vị A đánh số từ 1 đến 46 - Đơn vị B đánh số từ 47 đến 108 - Đơn vị C đánh số từ 109 đến 162. 4. Trường hợp một thửa đất nằm trên nhiều mảnh bản đồ thì số thửa và diện tích của thửa đất đó chỉ cần ghi một lần ở trên tờ bản đồ có phần đất lớn nhất của thửa đất. 6.3.3. Tính diện tích Để tính diện tích từng thửa đất ta có thể dùng các phương pháp như sau:
  23. - Tính diện tích trên bản đồ số. - Tính diện tích trên bản đồ giấy. 6.3.3.1. Tính diện tích trên bản đồ số - Bản đồ số địa chính lưu giữ tọa độ thẳng góc x, y của các điểm đặc trưng trên đường biên thửa đất. Diện tích các thửa đất trên sẽ được tính theo công thức: Ví dụ: Thửa đất 1, 2, 3, 4. Biết tọa độ thẳng góc của chúng được ghi trong bảng (6.l), dùng công thức (6.l) sẽ tính được diện tích của thửa đất. Bảng 6.1. Diện tích thửa đất tính theo tọa độ Điểm x(m) y(m) S của thửa đất (m2) 4 1.278,30 3.710,20 3 2.262,40 3.666,20 S = 1.053.918,78m2 2 2.286,90 2418,60 1 1.634,20 2.380,80 - Diện tích thửa đất tính theo phương pháp này rất nhanh và đạt độ chính xác cao, tuy nhiên yêu cầu là bản đồ địa chính phải được thành lập dưới dạng bản đồ số thì mới áp dụng được phương pháp này. 6.3.3.2. Tính diện tích trên bản đồ giấy Bản đồ địa chính được vẽ trên giấy trang hoặc giấy Diamat trên đó các thửa đất được giới hạn bằng đường bao khép kín. Diện tích thửa được tính từ tim đường ranh giới thửa đất Ta có thể tính diện tích trên bản đồ giấy theo các phương pháp sau:
  24. a/ Phương pháp hình học (chia hình cơ bản) Đây là phương pháp đồ giải kết hợp một phép tính diện tích hình cơ bản. Để tính diện tích cho vùng đất có dạng hình học xác định, người ta chia khu đất này thành các hình tam giác, hình chữ nhật và hình thang (hình 6.2) + Diện tích tam giác khi đo chiều dài đường đáy (a) và đường cao (h) a + b +c Trong đó: p là nửa chu vi của tam giác và p = 2 + Diện tích hình chữ nhật khi đo chiều dài cạnh a và cạnh b + Diện tích hình thang khi đo chiều dài cạnh đáy a. b và đường cao h Nếu đường ranh giới khu vực là đường cong, ví dụ đường cong ABM (hình 6.2), thì người ta hạ các đường thẳng góc từ các điểm ngoặt xuống đường AB sẽ có được các hình tam giác và hình thang. b/ Phương pháp lưới ô vuông Trên một tấm nhựa trong, người ta kẻ lưới ô vuông: môi ô vuông nhỏ có cạnh 1 mm hoặc 2 mm. Để xác định diện tích của một khu vực trên bản đồ, người ta đặt tạm đo diện tích lên bản đồ (hình 6.3). Đếm số ô vuông đầy đủ, còn số ô khuyết được ước lượng cộng lại thành ô vuông đầy đủ. Sau đó nhân với tỷ lệ bản đồ sẽ nhận được diện tích khu vực đó ở thực địa. Ví dụ: Bản đồ có tỷ lệ l:l0.000 thì ô vuông có cạnh bằng 1 mm, diện tích của ô vuông 1 mm2 sẽ tương ứng với diện tích ở thực địa là:
  25. Khi tính diện tích bằng phương pháp này phải tính hai lần, độ lệch giữa hai lần tính không vượt quá giới hạn cho phép: Trong đó: M: là mẫu số tỷ lệ bản đồ P: là diện tích trung bình giữa 2 lần đo c/ Đo diện tích bằng máy đo diện tích X – plan (hình 6.4) Máy X – than 360C – II là máy cầm tay nhỏ có chức năng chủ yếu để đo diện tích, độ dài, góc trực tiếp trên bản đồ. Các thao tác sử dụng khi đo và số hoá rất đơn giản. Máy có thể in trực tiếp các kết quả đo đạc nhờ máy in nhỏ gắn vào máy. Máy nặng l kg, rất gọn nhẹ, dễ di chuyển. Độ chính xác đọc số tọa độ hoặc chiều dài trên bản đồ đạt 0,05mm. + Cách sử dụng máy X – Plan để đo diện tích Diện tích là yếu tố quan trọng trong bản đồ địa chính cũng như trong công tác quản lý đất đai. Đã có nhiều phương pháp đo diện tích, nhưng các phương pháp đó thường tốn nhiều thời gian công sức và có độ chính xác không cao. Đo diện tích bằng máy X – Plan 360 rất thuận tiện và độ chính xác khá cao. Trước khi tiến hành đo phải đặt chế độ đo cho máy, chế độ này đã được các nhà chế tạo lập trình sẵn ta chỉ cần thực hiện theo đúng trình tự và đúng các thao tác. Cách đặt như sau:
  26. 1. Bật máy. 2. Ấn phím SET, 'trên màn hình của máy X – Plan lần lượt hiện ra các tham số để ta đặt chế độ đo. 3. Khi màn hình hiện dòng lệnh có đo các dạng đặc biệt không thì cần ta ấn phím No để vào nhóm chức năng thứ nhất. 4. Khi hiện dòng lệnh đo diện tích thì ấn YES còn các dòng lệnh (1 – 1), (1 – 2) , (1 – 4) và (1 – 5) thì bấm No. 5. Khi hiện dòng đặt đơn vị đo là m2 thì ấn 6. Khi hiện dòng cho tỷ lệ thì ấn YES. 7 . Khi hiện dòng cho tỷ lệ RX thì ấn số sau đó ấn YES. 8. Khi hiện dòng cho tỷ lệ RY thì ấn số (Ví dụ, tỷ lệ bản đồ 1/500 thì vào số 250.000), sau đó ấn YES. 9. Khi hiện dòng đặt số chữ số sau dấu phẩy là FULL thì ấn YES. 10 Khi hiện dòng tự động điền số thứ tự thì ấn YES. 15. Khi màn hình hiện chữ số thì lúc đó đã hoàn thành việc đặt chế độ. Sau khi đã đặt xong chế độ đo ta có thể bắt đầu đo diện tích trên bản đồ bằng cách sử dụng tiêu đo để bắt điểm. Khi bắt điểm riêng biệt thì chỉ cần ấn phím (Start/point) hoặc dùng chế độ Continuous để bắt điểm. Dùng chế độ bắt điểm bằng để đo diện tích của các hình thửa được cấu tạo bởi các đoạn thẳng. Dùng chế độ Con để đo diện tích các vùng có cấu tạo phức tạp như các hình có các cạnh là đường cong hoặc đường tròn. Dưới đây là một số cách đo diện tích của các hình cơ bản. 1. Đo diện tích một thửa có bốn cạnh trên bản đồ tỷ lệ l:500
  27. Sau khi đặt chế độ đo như trên, tiến hành đo: - Đưa tiêu do vào điểm A và ấn phím - Dịch chuyển tiêu đến điểm B, ấn phím - Tiếp tục làm như vậy đối với điểm C và D. - Sau đó đưa tiêu đo về vị trí điểm A ấn phím , máy phát ra hai tiếng kêu liên tiếp và sẽ tự động hoàn thành việc đo. Toàn bộ quá trình sử dụng được thể hiện trên hình 6.4 . - Diện tích sẽ được thể hiện trên màn hình (Hình 6.5) 2. Đo diện tích vùng tạo bởi các đoạn thẳng và đường cong Thực hiện các bước đặt chế độ như trên sau đó theo trình tự - Đưa tiêu đo vào điểm A và ấn phím - Đưa tiêu đo vào điểm B và ấn phím - Đưa tiêu đo và ấn phím tại điểm C - Đường CD là một đường cong nên ấn Con tại điểm C, sau đó di chuyển tiêu đo theo đường từ C đến D. - Tiếp theo ấn phím tại điểm A, khi có 2 tiếng kêu liên tiếp là công tác đo đã hoàn thành và diện tích sẽ hiện trên màn hình (Hình 6.6). + Khi tính diện tích các thửa đất đối với khu vực đất đô thị, đất có giá trị kinh tế cao diện tích các thửa đất phải tính từ tọa độ các điểm, không được đo bằng lưới đo diện tích áp lên bản đồ. Diện tích được tính hai lần, số chênh lệch giữa lai lần chỉ cho phép trong phạm vi sai số làm tròn số. Diện tích tính đến 0,l m2. Diện tích ghi trong số và trong bản đồ đến 0,1 m2 . + Đối với khu vực đất khác, ngoài phương pháp tính S theo tọa độ còn có thể áp dụng các phương pháp như hình học, tấm đo diện tích hoặc máy đo diện tích để tính
  28. diện tích. Diện tích phải tính hai lần độc lập, chênh lệch giữa hai lần không vượt quá sai số cho phép. Trường hợp thửa đất nằm trên nhiều mảnh bản đồ địa chính cơ sở thì biên vào mảnh bản đồ địa chính có phần diện tích lớn nhất. 6.3.3.3. Kiểm tra và hiệu chỉnh diện tích Để có thể kiểm tra được diện tích của từng thửa đất so với diện tích tổng thể của từng khu hoặc cả tờ bản đồ thì trình tự đo và tính diện tích phải tuân theo nguyên tắc sau: - Tính diện tích tổng thể: đây là diện tích của cả tờ bản đồ tính theo khung hình thang hoặc hình chữ nhật. - Tính diện tích tổng thể của đơn vị hành chính: Đơn vị hành chính được giới hạn bởi đường địa giới hành chính. - Tính diện tích các lô đất: Các lô đất được giới hạn bởi các bờ lô đường giao thông kênh mương. Tổng diện tích các lô đất trong một tờ bản đồ địa chính hoặc trong một đơn vị hành chính phải bằng diện tích tổng thể. - Tính diện tích thửa đất: Sau khi tính diện lích các thửa đất ta kiểm tra hết kết quả theo nguyên tắc tổng diện tích các thửa trong một lô đất phải bằng diện tích cả lô đất đã tính trước đó. Sai số cho phép theo công thức: P là diện tích các thửa trong lô tính bằng m2 Nếu số chênh vượt hạn sai thì phải đo, tính lại diện tích. Nếu trong hạn sai cho phép hì hiệu chỉnh theo tỷ lệ thuận với diện tích các thửa, cụm hoặc khu. Hiệu chỉnh diện tích phải tuân theo thứ tự: Diện tích của đơn vị hành chính hiệu hình theo diện tích tổng thể. Diện tích các lô hiệu chỉnh theo diện tích của đơn vị hành hình. Diện tích của các thửa hiệu chỉnh theo diện tích các lô. Sau hiệu chỉnh, tổng diện tích các đơn vị hành chính phải bằng diện tích tổng thể. Tổng diện tích các lô bằng diện tích các đơn vị hành chính. Tổng diện tích các thửa phải làng tổng diện tích các lô và bằng tổng diện tích của cả tờ bản đồ. Số chênh lệch nếu có hỉ trong phạm vi sai số làm tròn số. 6.3.4. Lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất Hồ sơ kỹ thuật thửa đất là một tài liệu cơ sở phục vụ công việc cấp giấy chứng nhận tuyến sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trong khu vực đô thị.
  29. Mỗi thửa đất ở sẽ lập một bản hồ sơ riêng. Hồ sơ này do người làm công tác đo vẽ tấn đồ địa chính và người làm công tác quản lý địa chính cùng thực hiện. Hồ sơ kỹ thuật thửa đất được trình bầy trên khổ giấy A4 in theo hướng nằm ngang. Trong hồ sơ kỹ thuật thửa đất phải thể hiện các nội dung sau: 1. Số hiệu thửa đất: - Thuộc tờ bản đồ địa chính số: - Thuộc mảnh bản đồ gốc số: . . . . . . - Số hiệu này lấy trên bản đồ:, HỒ SƠ KỸ THUẬT THỬA ĐẤT 1. Số hiệu thửa đất: 36 Tờ BĐ địa chính số: 10 Số hiệu mảnh bản đồ gốc: F-48-176(A) 2. Địa chỉ:. Khu tập thể - Phường Tân Thịnh Thành phố: Thái Nguyên 3. Mục đích sử dụng: Canh tác + thổ cư . 4. Tên chủ sử dụng: 5. Sơ đồ thửa đất 6. Bảng kê tọa độ Stt Khoáng Toạ độ (m) Ghi cách chú x y 1 2.08 2322905 507780 2 2.31 2322907 507780 3 14.60 2322909 507781 4 5.42 2322923 507784 5 4.31 2322322 507790 6 14.55 2322918 507788 7 5.21 2322904 507785 1 NGƯỜI KIỂM TRA: Ngày tháng năm 200 NGƯỜI LẬP HỒ SƠ 2. Số nhà: - Đường phố: - Phường (thị trấn) - Quận (huyện) - Thành phố (tỉnh) Đây là số liệu điều tra thực địa, do đơn vị hành chính quản lý cung cấp.
  30. 3. Mục đích sử dụng: Ghi theo hiện trạng sử dụng đất. Có thể đưa vào mục này cả thông tin về tình trạng sử dụng thửa đất trước đây và kết quả qui hoạch đã duyệt. 4. Sơ đồ thửa đất: Tuỳ theo độ lớn của đất mà chọn tỷ lệ vẽ sơ đồ thửa đất là 1:100, 1:200 hoặc 1:500 sao cho toàn bộ sơ đồ nằm gọn trong phần qui định đóng khung hình vuông. Sơ đồ sẽ ưu tiên vẽ theo hướng Bắc. Trên sơ đồ sẽ vẽ mũi tên chỉ theo hướng Bắc. Vẽ một đường phố, ngõ phố đi vào thửa đất nét vẽ liền. Tại các góc thửa đất có vẽ "râu' chỉ hướng đường biên các thửa đất liên quan ở bên cạnh. Góc thửa đất là điểm có đánh dấu cọc, đinh sắt, dấu sơn ở thực địa và được các chủ hộ có liên quan cùng chấp nhận, lập biên bản có xác nhận mốc giới. Trong thửa đất có vẽ các công trình xây dựng chính. Kích thước các cạnh ghi đến em. Kích thước này đo trực tiếp ở thực địa hoặc tính ra từ tọa độ góc thửa. Kích thước phải được kiểm tra, nghiệm thu và chỉnh sửa. Trên sơ đồ còn ghi số hiệu của các thửa đất bên cạnh 5. Toạ độ góc thửa: Toạ độ các điểm góc thửa sẽ kê theo số liệu gốc đo đạc thực địa ghi tới cái. Trên cơ sở tọa độ này sẽ tính diện tích thửa đất. 6. Tên chủ hộ sử dụng đất: Tên chủ sử dụng đất được xác định theo kết quả điều tra hiện trạng lúc đo đạc kết hợp với hồ sơ pháp lý mà các cơ quan chức năng quản lý. Tên chủ đất sẽ chính thức hoá qua việc đăng ký sử dụng đất. Trường hợp có tranh chấp thì xử lý theo pháp luật. 6.3.5. Lập bảng thông kê hiện trạng sử dụng đất của các chủ sử dụng Trong quá trình đo vẽ bản đồ địa chính phải kết hợp điều tra xác định loại đất theo hiện trạng và tên các chủ sử dụng cho từng loại đất. Trong trường hợp trên một thửa đất của một chủ sử dụng có các loại đất khác mục đích sử dụng thì phải tách thành từng thửa đồng nhất mục đích sử dụng. Nếu không thể tách được phải ghi chú rõ trong diện lích sử dụng của thửa có bao nhiêu diện tích là loại đất có mục đích sử dụng khác. Lập bảng thống kê số thửa đất, diện tích loại đất theo hiện trạng sử dụng đất để giao, nhận diện tích, loại đất với các chủ sử dụng theo mẫu sau:
  31. BẢNG THỐNG KÊ DIỆN TÍCH, LOẠI ĐẤT CHỦ SỬ DỤNG THEO HIỆN TRẠNG Xã huyện tỉnh Số hiệu mảnh bản đồ địa chính STT Số thứ tự thửa Diện tích (m2) Loại đất Họ tên chủ sử Ký tên Ghi chú dụng đất 1 2 3 4 5 Σ Ngày tháng năm Ngày tháng năm Ngày tháng năm Ngày tháng năm Người lập Thủ trưởng đơn vị thi công Cán bộ địa chính xã Chủ tịch UBND xã - Lập bảng thống kê diện tích đất nông nghiệp theo hiện trạng sử dụng đất để giao nhận diện tích với UBND xã sở tại. Biểu mẫu cần theo quy phạm đo vẽ bản 1 1 1 1 1 1 đồ địa chính tỷ lệ ; ; ; ; và ban hành năm 1999. 500 1000 2000 5000 10000 25000 6.3.6. Biên tập bản đồ Bản đồ gốc đo vẽ thực địa được một đơn vị đo đạc thực hiện theo phương án kinh tế kỹ thuật của phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện hoặc sở Tài nguyên và Môi trường. Việc phân mảnh bản gốc đo vẽ trước hết nhằm đo vẽ hết diện tích cả vùng được qui định trong phương án. Vì vậy có thể xẩy ra trường hợp trên cùng một mảnh bản đồ gốc đo vẽ các thửa đất của nhiều đơn vị hành chính cấp cơ sở xã, phường. Mặt khác ta thấy hệ thống quản lý đất đai lại phân định theo 4 cấp hành chính từ xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố) đến cấp Bộ. Mục đích của công tác biên tập bản đồ địa chính gốc là lạo ra các bộ bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính cơ sở cấp xã, đảm bảo thống nhất về nội dung và ký hiệu dựa trên cơ sở các bản đồ gốc đo vẽ. Tập bản đồ địa chính này sẽ là cơ sở để đăng ký thống kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập các hồ sơ quản lý đất đai về các cấp hành chính Nhà nước. Sau khi biên tập, bản đồ địa chính gốc sẽ được nhân thành nhiều bản để lưu trữ sử dụng trong quản lý đất đai ở các cấp. Bản đồ này thường in một màu, tốt nhất là nét đen để nội dung bản đồ rõ ràng và dễ sử dụng. Sau đây sẽ lần lượt xem xét kỹ một số vấn đề về công tác biên tập bản đồ địa chính. Bản đồ địa chính là loại bản in một màu và có ấn xuất rất ít - không quá 10 bản, vì vậy công nghệ biên tập và nhân bản đơn giản chứ không phức tạp như loại bản đồ in
  32. nhiều màu với ấn xuất lớn. Yêu cầu quan trọng nhất đối với bản đồ sau khi nhân bản là các đường nét thửa đất, địa vật giữ nguyên kích thước không bị biến dạng so với bản đồ gốc đo vẽ. Bước 1 : Nhằm tạo ra sản phẩm phim âm của bản đồ gốc đo vẽ. Tuỳ theo loại nền bản vẽ gốc mà chọn phương pháp công nghệ khác nhau: - Nếu bản đồ gốc vẽ trên nền trong Diamat thì dùng phương pháp "Phiên vẽ" trực tiếp từ bản gốc sang phim (hoặc bản nền kính, nền Plastic có tráng chất cảm quang). – - Nếu bản đồ gốc vẽ trên giấy bồi trên nền cứng của bản kẽm hoặc gỗ dán thì phải dùng máy chụp chuyên dùng để chụp trực tiếp từ bản đồ gốc, tạo phim âm. Bước 2: Thực hiện các bước biên tập bản đồ địa chính gốc dạng phim âm. Bản đồ âm bản này sẽ dùng để in ra bản đồ địa chính. Các công việc bao gồm: - Che phủ hoặc bôi màu trên âm bản để bỏ các yếu tố nội dung bản đồ nằm ngoài đường địa giới hành chính của đơn vị cần lập bản đồ. Nếu đường địa giới hành chính nằm dọc theo địa vật dài thì giữ nguyên các đường nét thể hiện địa vật đó. Khi địa vật này quá rộng hơn 10 cm trên bản đồ thì vẽ đến đường biên, bỏ phần ngoài đường địa giới. - Ghi tên các đơn vị hành chính tiếp giáp theo đường địa giới. Tốt nhất là viết chữ lên giấy sau đó chụp phim để được dạng chữ âm bản và gắn lên phim âm của tờ bản đồ. Nếu tên của tờ bản đồ gốc đo vẽ không đồng nhất với tên của đơn vị hành chính lập bản đồ thì thay lại tên mới trên phim âm. Khung trong của tờ bản đồ địa chính có thể được mở rộng hơn so với kích thước.khung của tờ bản đồ gốc đo vẽ. Mục đích của việc mở rộng kích thước khung của tờ bản đồ gốc đo vẽ là để có thể chuyển vẽ các phần phụ của thửa đất từ tờ bản đồ gốc bên cạnh sang tờ bản đồ có vẽ phần đất lớn hơn và đã ghi số hiệu cùng diện tích thửa đất. Như vậy đường biên của tờ bản đồ địa chính nhìn chung không phải là đường thẳng mà là đường răng cưa theo đường biên thửa đất. Trình bày sơ đồ chắp mảnh của bộ bản đồ địa chính của xã, phường ở phần ngoài khung góc đông bắc mỗi tờ bản đồ. Nếu xã nhỏ thì trình bày sơ đồ ghép mảnh toàn xã. Nếu xã gồm quá nhiều mảnh bản đồ thì vẽ trích một phần sơ đồ ghép mảnh gồm 9 tờ. Việc đánh số trong sơ đồ ghép mảnh theo nguyên tắc thông thường là các tờ bản đồ của một đơn vị xã phường sẽ đánh số bằng chữ số A rập từ 1 đến hết, theo hướng từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Ví dụ hình (6.7) là sơ đồ ghép mảnh bản đồ địa chính xã
  33. 4 5 6 12 13 14 20 21 22 Hình 6 7: Sơ đồ ghép mảnh bản đồ địa chính xã Trường hợp trong bộ bản đồ của đơn vị cơ sở có nhiều tờ bản đồ trong đó thể hiện một phần diện tích quá nhỏ so với kích thước tính theo khung trong của tờ bản đồ thì cho phép trình bày gộp nhiều tờ gốc đo vẽ thành một tờ in bản đồ chính thức cho dễ sử dụng. Yêu cầu kích thước bản ghép không vượt quá kích thước quy định. Tên của bản vẽ gộp là tên kép của các tờ gốc, ví dụ: xã Cổ Nhuế số tờ 10 - 11. Trong tờ bản đồ vẽ gộp phải có sơ đồ chỉ rõ phạm vi từng tờ chính thức cũ và có sơ đồ ghép mảnh riêng để chỉ rõ cách ghép với tờ khác. Chỉ rõ các số thứ tự thửa vùng nào thuộc tờ chính thức nào trong bản vẽ gộp. Đặc biệt chú ý khi trên bản vẽ gộp 2 tờ liền nhau có số thứ tự thửa trùng nhau phải có chỉ dẫn cụ thể. Sau khi hoàn chỉnh bước 2 và tiến hành kiểm tra chặt chẽ có phim âm bản gốc của tờ bản đồ địa chính. Bước 3: Nhân bản. Do bản đồ địa chính có ấn xuất nhỏ nên không chế tạo các bản in độ bền cao. Bản đồ địa chính được nhân bản bằng công nghệ phơi hoặc in. Bản đồ địa chính gốc được in từ phim âm lên giấy vẽ bản đồ loại tốt, tối thiểu đảm bảo chỉ số 80gr/m2. Giấy dai, bền để có thể bảo quản lâu dài trong điều kiện bình thường. Bước 4: Sau khi nhân đủ số bản gốc theo yêu cầu, ta thực hiện các bước kiểm tra về nội dung và đặc biệt là kích thước trên bản đồ. Bản đồ gốc địa chính phải được các cấp quản lý đóng dấu xác nhận, lúc đó ta có bản đồ gốc địa chính chính thức. Bước 5: Trên cơ sở bản đồ địa chính gốc và các kết quả lập hồ sơ thửa đất đã được lập và kiểm tra thực địa, tiến hành thông báo cho dân biết và bắt đầu lập hồ sơ đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong việc công bố bản đồ và kết quả đăng ký thống kê cho dân có thể dùng bản photocopy thay cho bản gốc với ý nghĩa như một sơ đồ Trong quá trình đăng ký thống kê và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu phát hiện sai sót hoặc biến động thì phải tiến hành đo vẽ bổ sung chỉnh sửa lại bản đồ địa chính và các tài liệu, hồ sơ liên quan. Cuối cùng là chỉnh sửa phim gốc bản đồ địa chính và bản gốc đo vẽ bảo đảm cho toàn bộ hồ sơ địa chính đưa vào lưu trữ phải thống nhất và hoàn chỉnh.
  34. 6.3.7. Kiểm tra nghiệm thu, tổng kết và giao nộp bản đồ địa chính 6.3.7.1. Công tác kiểm tra nghiệm thu Công tác kiểm tra nghiệm thu thành quả bản đồ địa chính phải được tiến hành thường xuyên theo từng công đoạn sản xuất và khi kết thúc công việc. Căn cứ pháp lý để kiểm tra nghiệm thu là các quy trình quy phạm ký hiệu bản đồ do Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) ban hành, các luận chứng kỹ thuật khu đo đã được phê duyệt. Các sản phẩm đo đạc bản đồ địa chính phải được kiểm tra nghiệm thu chất lượng sau mỗi công đoạn rồi mới được chuyển sang các công đoạn sau. Người làm phải thường xuyên tự kiểm tra toàn bộ việc làm và sản phẩm của mình trong quá trình sản xuất. Các sai sót phải được sửa chữa ngay và triệt để trước khi chuyển sản phẩm sang công đoạn khác. Tổ, đội hoặc các xí nghiệp cần tổ chức kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Sản phẩm sau khi đã được kiểm tra, nghiệm thu và đánh giá chất lượng đạt yêu cầu mới được chuyển sang công đoạn tiếp theo. Các tài liệu và biên bản kiểm tra nghiệm thu phải được tổng hợp và lập thành báo cáo nghiệm thu và đánh giá chất lượng sản phẩm theo quy định của Tổng cục Địa chính (Bộ Tài nguyên và Môi trường). 6.3.7.2. Tổng kết và giao nộp bản đồ địa chính 1. Sau khì đã được kiểm tra nghiệm thu sản phẩm đo đạc bản đồ địa chính, đơn vị sản xuất phải xây dựng bản tổng kết kỹ thuật trong đó cần nêu rõ: - Mục đích yêu cầu của công tác. - Tình hình chung của khu đo. - Phương án kỹ thuật và phương án tổ chức thực hiện. - Tình hình thi công, chất lượng thành quả và hiệu quả kinh tế. - Sổ đo lưới khống chế đo vẽ - Sổ đo điểm chi tiết. - Các bản sơ đồ vị trí địa vật của từng trạm đo thi tiết. - Các sơ đồ bố trí điểm khống chế ảnh (cho phương pháp ảnh). - Các tài liệu tính toán. - Bản đồ gốc, hồ sơ kỹ thuật thửa đất. - Các bản sao biên. - Lý lịch mảnh bản đồ.
  35. - Bảng tính diện tích, bảng thống kê diện tích. - Báo cáo kiểm tra, nghiệm thu và đánh giá chất lượng. - Biên bản giao nộp tài liệu. Toàn bộ các tài liệu giao nộp phải được đóng gói, sắp xếp theo từng loại ghi đủ số lượng, tên đơn vị thi công.
  36. Chương 7 QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 7.1. NHŨNG VẤN ĐỀ CHUNG 7.1.1. Mục đích, yêu cầu Mục đích của việc quản lý và khai thác bản đồ địa chính là nhằm đáp ứng kịp thời công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, đất đai đã trở thành mối quan tâm hàng đầu, rất sôi động và phức tạp nhất là ở các thành phố lớn. Do vậy việc quản lý và khai thác bản đồ địa chính sau khi thành lập là vấn đề được tiến hành thường xuyên nhằm quản lý một cách tốt nhất quỹ đất đai hiện có lại mỗi địa phương, giúp chính quyền địa phương nắm chắc, quản chặt quỹ đất của mình. Yêu cầu đối với việc quản lý bản đồ địa chính: Mục 3, điều 19 Luật đất đai 2003 có quy định: "Uy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện việc khảo sát, đo đạc, lập và quản lý bản đồ địa chính ở địa phươn”. Mục 4 điều 19 quy định: “Bản đồ địa chính được quản lý, lưu trữ tại cơ quan quản lý đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn”. Trong quá trình quản lý và sử dụng cần chỉnh lý biến động thường xuyên, kịp thời phù hợp với hiện trạng sử dụng đất của các chủ sử dụng. Bảo quản cẩn thận tránh mục nát đối với bản đồ giấy, tránh virút xâm nhập đối với bản đồ số lưu trên máy tính. Bản đồ địa chính là một trong những tài liệu quan trọng nhất của bộ hồ sơ địa chính, do vậy cần phải được bảo vệ cẩn thận không để mất mát hoặc thất lạc và phải phân loại bản đồ được thành lập trong các thời gian khác nhau theo đơn vị hành chính và theo chủng loại bản đồ. Đối với việc khai thác bản đồ địa chính cần khai thác sao cho tấm bản đồ có hiệu quả kinh tế cao nhất. Tránh tình trạng khi bản đồ được thành lập xong chỉ để lưu kho. 7.1.2. Nội dung công tác quản lý và khai thác bản đồ địa chính Hiện nay tài liệu bản đồ địa chính các tỷ lệ được thành lập trong nhiều giai đoạn khác nhau do các cơ quan chuyên môn quản lý. Thông thường các bản đồ được thành lập trước năm 1990 có những đặc điểm sau đây: - Chủng loại có: Giấy can, giấy Troky, giấy in lam - Nội dung có nhiều sai lệch so với hiện trạng sử dụng đất hiện tại do không được chỉnh lý biến động thường xuyên. - Độ chính xác chưa đạt so với các quy định hiện hành. Trong giai đoạn hiện nay bản đồ địa chính được thành lập bằng công nghệ hiện đại, do đó sản phẩm không những là bản đồ giấy mà còn là bản đồ số. Chính vì vậy
  37. mà việc quản lý sử dụng và chỉnh lý biến động đất cũng được tiến hành thuận lợi hơn. Bản đồ địa chính được sử dụng cho các mục đích sau đây: - Sử dụng bản đồ trong việc giải quyết tranh chấp đất đai phải tuân theo nguyên tắc sau: + Bản đồ nào dùng để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì lấy tài liệu đó làm cơ sở để xử lý + Những tài liệu bản đồ khác chỉ là tài liệu tham khảo trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai. - Sử dụng bản đồ trong việc tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế đất - Sử dụng bản đồ trong việc thống kê đất. - Sử dụng bản đồ trong việc giao đất, thu hồi đất. - Sứ dụng bản đồ trong việc quy hoạch sử dụng đất. - Sử dụng bản đồ trong việc phân hạng, định giá đất. - Sử dụng bản đồ trong việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 7.1.3. Các phương pháp quản lý khai thác bản đồ địa chính Hiện nay vẫn tồn tại song song 2 phương pháp, đó là: - Phương pháp thủ công: Tất cả các hoạt động quản lý và khai thác được tiến hành theo phương pháp thủ công, trình tự tiến hành các hoạt động đều trên giấy. Phương pháp này thường áp dụng đối với bản đồ giấy. - Phương pháp dùng công nghệ tin học: Ở phương pháp này các hoạt động được tiến hành nhờ sự trợ giúp của máy vi lính, các sản phẩm thường ở dạng số, lưu trên máy tính. 7.2. CẬP NHẬT, CHỈNH LÝ BỔ SUNG BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 7.2.1. Mục đích nội dung công tác cập nhật chỉnh lý hổ sung bản đồ địa chính Công tác cập nhật, chỉnh lý bản đồ địa chính phải được tiến hành thường xuyên và do cán bộ địa chính cấp xã, phường, phòng địa chính cấp huyện và cơ quan địa chính cấp tỉnh tổ chức thực hiện. Dựa vào quy định quản lý đối với thửa đất để xác định cơ quan tổ chức thực hiện cập nhật, chỉnh lý. Mục đích cập nhật, chỉnh lý bổ sung bản đồ địa chính là để đảm bảo các yếu tố nội dung bản đồ phù hợp với hiện trạng sử dụng, quản lý đất theo thời gian ở cấp xã, huyện, tỉnh và phù hợp với hồ sơ địa chính. Nội dung cập nhật, chỉnh lý bổ sung bản đồ địa chính bao gồm: + Địa giới hành chính cấp xã
  38. + Quy hoạch sử dụng đất + Hình dạng, kích thước, diện tích thửa đất + Số thứ tự thửa, loại đất theo mục đích sử dụng Cơ sở pháp lý cập nhật, bổ sung bản đồ địa chính bao gồm: - Quyết định của các cấp có thẩm quyền về thay đổi địa giới hành chính. - Quyết định về quy hoạch và kết quả thể hiện quy hoạch sử dụng đất ở thực địa - Quyết định giao đất, thu hồi đất của cấp có thẩm quyền. - Quyết định cho phép chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế, cho thuê, thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. - Quyết định của toà án nhân dân các cấp về việc giải quyết tranh chấp đất đai. 7.2.2. Phương pháp cập nhật, chỉnh lý, bổ sung bản đồ địa chính Tuỳ thuộc vào mức độ biến động đất đai, đặc điểm biến động để áp dụng phương pháp cho phù hợp. Khi yếu tố thửa đất trong một mảnh bản đồ địa chính biến động trên 40% thì phải biên lập lại bản đồ gốc. Công tác biên tập lại bản đồ gốc do cơ quan địa chính cấp tỉnh thực hiện và phải đảm bảo chỉnh sửa liên hoàn trong hồ sơ địa chính đang lưu trữ, sử dụng ở các cấp xã, huyện, tỉnh. Việc cập nhật, chỉnh lý bổ sung bản đồ địa chính được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp đo đạc đơn giản: giao hội cạnh, đóng thẳng hàng, đo bằng thước dây, chuyển vẽ từ bản đồ quy hoạch và bổ sung tương ứng trong hồ sơ địa chính. Khi đo đạc chỉnh lý bổ sung bản đồ địa chính được phép sử dụng các điểm khởi tính là: - Các điểm trắc địa từ lưới khống chế đo vẽ, lưới điểm trạm đo cũ trở lên. - Các điểm góc thửa đất, góc công trình xây dựng có trên bản đồ và hiện còn tồn tại ở thực địa, ở khu vực cần chỉnh lý bổ sung cần phải vẽ phóng bản đồ địa chính thành lược đồ với tỷ lệ lớn hơn bản đồ địa chính một hoặc hai cấp tỷ lệ. Trên lược đồ cần thể hiện đầy đủ kích thước cạnh đến đơn vị 0,01m và phải đảm bảo các yếu tố để dựng hình đối với các yếu tố chỉnh lý. Các yếu tố mới được chỉnh lý thể hiện trên lược đồ và trên bản đồ địa chính bằng màu đỏ và gạch bỏ các yếu tố cũ bằng màu đỏ. Sau khi chỉnh lý, số thứ tự thửa đất được đánh số bằng số tiếp theo số hiệu thửa đất cuối cùng của tờ bản đồ và lập bảng "các thửa biến động" ở vị trí thích hợp trong hoặc ngoài khung bản đồ. Trong bảng đó phải thể hiện số thửa thêm, nguồn gốc thửa thêm, số hiệu thửa lân cận và số hiệu thửa bỏ.
  39. Diện tích các ô thửa sau khi đã chỉnh lý so với diện tích các ô thửa tương ứng trước khi chỉnh lý phải phù hợp. 7.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐƠN GIẢN PHỤC VỤ TRÍCH ĐO THỬA 7.3.1. Phương pháp dóng thẳng hàng - Dóng thẳng hàng theo đoạn thẳng về một phía Hình 7.1 : Dóng thẳng hàng theo đoạn thẳng Giả sử ở thực địa có đoạn thẳng AB, cần kéo dài đoạn về phía B, tiến hành như sau: Dựng 2 cột tiêu ở A, B; sau đó người đo đạc cầm 1 cột tiêu thứ 3 đi xa hướng đã chọn cho đến điểm 1 cần xác định và quay mặt lại để ngắm các cột tiêu đã cắm tại A và B dịch vị trí cột tiêu 3 sao cho cột tiêu 3 che khuất cột tiêu A, B. Đánh dấu vị trí 1 , tương tự như vậy xác định các điểm tiếp theo: 2, 3, Được đường thẳng kéo dài từ phía B (hình 7.l) - Dóng thẳng hàng về 2 phía của đoạn thẳng (hình 7.2) Hình 7.2: Dóng thẳng hàng từ 2 đầu đoạn thẳng Cắm cột tiêu ở A và B sau đó người đo đạc đứng cách điểm A vài bước dựng cột tiêu thứ 3. Theo hiệu lệnh của người điều khiển, điều chỉnh cột tiêu 3 sao cho cột tiêu A che khuất 3 và B. Đánh dấu vị trí 1 tại cột tiêu 3. Tiếp tục làm như vậy về phía B, được các điểm A, 1, 2, , B nằm trên cùng đường thẳng (hình 7.2). 7.3.2. Phương pháp đo vẽ bằng thước dây - Phương pháp tam giác: Phương pháp tam giác được ứng dụng để đo vẽ thửa đất ở vùng bằng phẳng và quang đãng. Thửa đất ở thực địa có hình đa giác được phân thành các tam giác. Đầu tiên ta dùng thước dây để đo các cạnh của hình tam giác, sau đó là các đường chéo. Dựa theo kết quả đã cho ta dựng các
  40. tam giác tương ứng trên giấy Troky ở tỷ lệ phù hợp với diện tích thửa đất (hình 7.3). - Phương pháp dựng góc luông bằng thước dây: Để dựng góc vuông tại điểm A trên đoạn thẳng AB, trước hết ta dựng đoạn AC = 4m, sau đó lấy A làm tâm, quay một cung tròn với bán kính 3 m, lấy C làm tâm, quay một cung tròn với bán kính 5 m. 2 cung cắt nhau tại D. Theo định lí Pitago tam giác ADC là tam giác vuông nên góc DAC là góc vuông (hình 7.4) Hình 7.4: Phương pháp dựng góc vuông - Phương pháp dựng đườngvuông góc qua một điểm cao trượt thuộc đường thẳng, trường hợp không có thước dây: Nếu tại điểm C trên đoạn AB cần phải dựng đường vuông góc với đoạn thẳng AB trường hợp không có thước dây, chỉ có một cuộn dây thường (không khác mạch do) thì ta tiến hành như sau: Tại điểm C trên đoạn AB đặt đoạn CA= CB = 5m về hai phía tại điểm A và điểm B; giữ chất hai đầu thước dây, cầm điểm giữa của thước dây kéo cũng về một phía sẽ tìm được điểm “O”. Nối OC, đó chính là đường cần tìm vì tam giác AOC cân, OC vừa là đường trung tuyến vừa là đường cao (hình 7.5). - Phương pháp dựng đường vuông góc qua một điểm cho trước ngoài đường
  41. thẳng, trường hợp không có thước dây: Giả sử cần dựng đường vuông góc với AB, đi qua O (ngoài AB), tiến hành như sau: + Trường hợp 1 : Độ dài đường vuông góc ngắn hơn độ dài cuộn dây đang sử dụng: Gắn chặt một đầu thước dây tại O, kéo căng và chuyển dịch đầu khác của thước dây này cắt đoạn thẳng AB tại 2 điểm a và b, chia đôi đoạn thẳng ab ta nhận được điểm C. Điểm C chính là chân đường vuông góc với AB đi qua điểm O vì tam giác Oab cân nên OC vừa là đường trung tuyến vừa là đường cao (hình 7.6a). + Trường hợp 2: Độ dài đường vuông góc lớn hơn độ dài của thước dây ta đang sử dụng, tiến hành như sau: Trên đoạn thẳng AB áng chừng bằng mắt ta chọn điểm C là chân đường vuông góc hạ từ điểm O (hình 7.6b) Tại điểm C ta dựng đường vuông góc CD ┴ AB. Nếu đường vuông góc kéo dài đi qua điểm O thì bài toán đã được giải. Nếu CD lệch khỏi điểm O thì từ điểm O hạ đường OK vuông góc với CD kéo dài và đo độ dài OK. Tại điểm C trên đoạn AB ta đặt điểm L sao cho đoạn CL = OK. Nối LO, đó là đường vuông góc cần tìm. Hình 7.6: Phương pháp hạ đường vuông góc - Phương pháp dựng đường thẳng song song với đường thẳng đã biết: Giả sử qua điểm O cần dựng một đường thẳng song song với AB, tiến hành như sau: Lấy điểm K bất kỳ trên đoạn AB, nối OK, tìm C là điểm giữa của OK. Qua C ta dựng đường thẳng bất kỳ cắt AB tại điểm N. Kéo dài NC về phía C và lấy điểm M sao cho CM : CN. Đường thẳng đi qua điểm O và M sẽ song song với AB (hình 7.7)
  42. Hình 7.7: Phương pháp dựng đường thẳng song song với đường thẳng đã biết 7.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG 7.4.1. Phương pháp 1: giao hội cạnh (giao cung) Cần xác định điểm A (điểm đặt máy) thông qua các điểm BCD thấy rõ trên thực địa vào bản đồ các điểm này cần phải chọn như thế nào đó để sao cho khoảng cách nhỏ nhất không được nhỏ hơn 2mm và không được lớn hơn 15 - 20 mm theo tỷ lệ bản đồ và để sao cho các cung cắt nhau dưới một góc gần bằng 900. Dùng máy kinh vĩ hoặc thước dây đo khoảng cách AB, AC, AD ngoài thực địa lần lượt là L1, L2, L3. Đổi khoảng cách do ở thực địa về tỷ lệ bản đồ theo công thức: Trong đó: L1: Khoảng cách ở thực địa. Ma: Mẫu số tỷ lệ bản đồ. I1: Khoảng cách trên bản đồ. Lấy điểm B, C, D làm tâm, dùng compa giao hội để xác định vị trí điểm A (bán kính của các cung) cắt nhau tại một điểm, nếu tạo thành mũ sai tam giác với cạnh không vượt quá O,5mm theo tỷ lệ bản đồ thì trọng tâm của mũ sai tam giác sẽ là vị trí điểm A. (hình 7.8)
  43. 7.4.2. Phương pháp 2 Nếu như điểm A cần xác định nằm trên đường thẳng MN đã được xác định (đường làng, đường ranh giới giữa các thửa, kênh rạch ) thì vị trí của nó đã được xác định về hướng, còn vị trí cụ thể của điểm A có thể xác định theo các cách sau: Từ các điểm B và C đã được xác định trên đường thẳng MN, dùng thước dây hoặc máy kinh vĩ đo khoảng cách L1, L2 đến điểm A, sau đó tính khoảng cách L1, L2 về tỷ lệ bản đồ (hình 7.9). 7.4.3. Chỉnh lý trên bản đồ - Ở thực địa áp dụng phương pháp nào thì ở nội nghiệp áp dụng phương pháp đó để chỉnh lý bản đồ. Dụng cụ dùng để chỉnh lý bản đồ là compa, thước thẳng có vạch chia đến túm, kim chích điểm. Màu mực dùng để thể hiện các yếu tố nội dung chỉnh lý là màu đỏ. - Chỉnh lý số thửa theo nguyên tắc sau: + Trường hợp nhập thửa thì gạch bỏ số thửa lớn hơn, lấy số thửa nhỏ hơn làm số thửa mới. + Trường hợp tách thửa thì 1 thửa giữ nguyên số thửa cũ, thửa mới lấy số thửa tiếp theo số thửa cuối cùng của tờ bản đồ. - Những thửa mới chỉnh lý phải tính lại diện tích bằng phương pháp chia thành các hình tam giác, đo cạnh đáy và chiều cao trên bản đồ, áp dụng công thức tính diện tích diện tích hình lam giác để tính hoặc dùng phim tính diện tích để tính. - Hoàn chỉnh bản đồ sau chỉnh lý. 7.4.4. Chỉnh lý trong hồ sơ địa chính Chỉnh lý trong hồ sơ địa chính bao gồm các loại sổ sau đây: - Sổ địa chính. - Sổ mục kê. - Sổ cấp giấy chứng nhận quyển sử dụng đất. - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Các loại bảng biểu thống kê có liên quan.
  44. Chương 8 SỬ DỤNG BẢN ĐỒ Đ!A CHÍNH TRONG CÔNG TÁC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT 8.1. KHÁI NIỆM VỀ BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT 8.1.1. Khái niệm Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất tại một thời điểm xác định, được lập theo đơn vị hành chính (Theo chương 1, điều 4, mục 17 - Luật Đất đai - 2003) Trên bản đồ thể hiện đầy đủ và chính xác vị trí, diện tích các loại đất theo hiện trạng sử dụng đất phù hợp với kết quả thống kê, kiểm kê đất theo định kỳ lại thời điểm xây dựng. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là tài liệu quan trọng và cần thiết cho công tác quản lý lãnh thổ, quản lý đất đai và các ngành kinh tế, kỹ thuật khác đang sử dụng đất đai. 8.1.2. Vai trò của bản đồ hiện trạng sử dụng đất trong thực tiễn Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất nhằm: - Thể hiện kết quả thống kê, kiểm kê đất đai lên bản vẽ. - Giúp các co quan chức năng nắm chắc quỹ đất trong đơn vị hành chính của mình. - Phục vụ công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và nghiên cứu hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung trên cơ sở đề xuất và thực hiện các chính sách quản lý, sử dụng có hiệu quả và bảo vệ tài nguyên môi trường đất. - Đánh giá tình hình sử dụng quỹ đất thông qua việc so sánh, phân tích cơ cấu sử dụng đất hiện tại với thời kỳ trước. Bên cạnh đó còn giúp cho việc xác định rõ nguyên nhân làm biến động các loại đất. - Làm cơ sở cho việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất hàng năm và 5 năm. Mặt khác bản đồ hiện trạng sử dụng dết còn làm tài liệu cơ bản cho các ngành khác trong công tác xây dựng các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo định hướng phát triển của riêng ngành mình, đặc biệt là những ngành cần sử dụng nhiều đất như ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng - Làm tài liệu cơ bản, thống nhất để lập và kiểm tra việc thực hiện, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đáp ứng yêu cầu chiến lược kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của cả nước và các ngành, các cấp sau năm thực hiện. - Làm tài liệu cơ sở phục vụ các yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước về đất đai và hoàn thiện các chính sách về đất đai.
  45. 8.2. NỘI DUNG BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT 8.2.1. Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã phải thể hiện đầy đủ, chuẩn xác toàn bộ quỹ đất đang được sử dụng và chưa sử dụng trong địa giới hành chính theo các nội dung sau: - Ranh giới các khoanh đất (loại đất): Khoanh đất là yếu tố chính của bản đồ hiện trạng sử dụng đất được biểu thị dạng đường viền khép kín. Khoanh đất là 1 hoặc nhiều thửa đất của cùng loại đất nằm kề nhau. Thể hiện khoanh đất phải đúng vị trí, hình dạng, kích thước theo đúng tỷ lệ. Các khoanh đất có diện tích ≥ 9 mm2 trên bản đồ phải thể hiện theo tỷ lệ. Nếu diện tích khoanh đất 9 mm2; trạm bơm. - Mạng lưới giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường thuỷ. Giao thông đường bộ bao gồm: + Quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ. + Các đường liên xã, đường chính trong khu dân cư và ngoài đồng ruộng. + Đối với khu vực giao thông kém phát triển (vùng miền núi) thì thể hiện cả các đường mòn. + Các công trình có liên quan đến giao thông cũng cần được thể hiện như: cầu, cống, bến phà, cầu tàu - Địa hình: Thể hiện bằng các điểm ghi chú độ cao và đường đồng mức với khoảng cao đều 5 m, 10 m, 20 m tuỳ từng khu vực (vùng đồng bằng, vùng đồi núi) và tỷ lệ bản đồ được thành lập. Thể hiện được hình dáng chung của địa hình trong toàn khu vực phù hợp với các yếu tố khác (thủy hệ, mạng lưới giao thông, bãi cát, bãi đá khe núi ) - Ghi chú địa danh: Tên xã, huyện, thôn xóm, ấp bản, tên xứ đồng, tên các con sông, hồ lớn các dãy núi
  46. - Vị trí phân bố trung tâm các đơn vị cấp xã (trung tâm các xã trong huyện). - Vị trí và ranh giới phân bố các công trình kinh tế, xã hội và văn hoá, phúc lợi (sân bay, nhà ga, bến xe, trường học, trạm y tế, nhà văn hoá ) 8.2.2. Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện có tỷ lệ nhỏ hơn và được xây dựng trên cơ sở bản đồ cấp xã nên nội dung của nó là sự tổng quát hoá nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã. Khi tổng hợp các yếu tố nội dung cho bản đồ cấp huyện phải căn cứ vào mục đích, yêu cầu đã đặt ra để tiến hành tổng hợp (lựa chọn lấy hoặc bỏ các yếu tố cho phù hợp). Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện gồm các yếu tố sau: - Ranh giới các khoanh đất (loại đất): Khoanh đất trên bản đồ cấp huyện được tổng quát hoá từ các khoanh đất trên bản đồ cấp xã, vì vậy khoanh đất trên bản đồ cấp huyện sẽ bao gồm 1 hay nhiều khoanh đất trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã nằm liền kề nhau. Thể hiện các khoanh đất phải đúng vị trí, hình dạng và kích thước theo tỷ lệ. Các khoanh đất có diện tích ≥ 4 mm2 trên bản đồ phải thể hiện theo tỷ lệ. Nếu diện tích khoanh đất < 4 mm2 trên bản đồ nhưng có giá trị kinh tế cao và có đặc tính riêng thì có thể phóng to, nới rộng nhưng không quá 1,5 lần và phải đảm bảo tính tương ứng về vị trí, hình dạng hoặc sử dụng ký hiệu và số liệu để thể hiện minh hoạ. - Địa giới hành chính các cấp theo tài liệu 364: Khi địa giới các cấp trùng nhau thì thể hiện địa giới cấp cao nhất. - Ranh giới giữa các đơn vị sử dụng đất nằm trên địa bàn huyện: Nông, lâm trường, nhà máy, xí nghiệp - Mạng lưới giao thông: Trên bản đồ cấp huyện phải thể hiện các loại đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không (nếu có) với các cấp đường từ quốc lộ đến đường liên xã. Đối với khu vực giao thông kém phát triển khi thể hiện cần có sự lựa chọn (đường đất nhỏ, đường liên xã), đối với miền núi phải thể hiện cả đường mòn chính. - Mạng lưới thủy văn, thủy lợi: Phải thể hiện được các sông suối, kênh mương chính, đê điều trên bản đồ có chiều dài ≥ l cm trở lên, các ao hồ có diện tích trên bản đồ ≥ 4 mm2, ở những vùng ít sông suối, hiếm nước có thể thể hiện các đối tượng chưa đạt tới những quy định trên. - Địa hình Thể hiện bằng đường bình độ và các điểm ghi chú độ cao điển hình. + Đối với vùng đồng bằng: Phải thể hiện địa hình ở mức độ chi tiết nhất đối với tỷ lệ bản đồ mà các nguồn tài liệu có thể cung cấp được (bằng các điểm ghi chú độ cao hoặc đường đồng mức). + Đối với vùng trung du: có thể giảm đường bình độ trên bản đồ cấp huyện so với
  47. bản đồ địa hình cùng tỷ lệ (khoảng cao đều lom, 20 m, 40 m tuỳ theo khu vực và tỷ lệ bản đồ). Khi lược bỏ đường bình độ phải đảm bảo việc thể hiện các đỉnh, chân đồi, núi nơi chuyển tiếp sang vùng đồng bằng hoặc lòng thung lũng. + Đối với vùng núi: Có thể giữ lại các đường bình độ cái của bản đồ địa hình cùng tỷ lệ nhưng phải thể hiện được dáng địa hình ở các khu vực chuyển tiếp. - Ghi chú địa danh. Địa danh trên bản đồ bao gồm: tên sông suối, kênh mương chính, tên đường chính, tên núi, tên những đơn vị hành chính cấp xã và những điểm dân cư lớn quan trọng. - Vị trí trung tâm đơn vị cấp huyện, trung tâm các đơn vị cấp xã. - Địa vật đặc trưng: Sân bay, nhà ga, bưu điện, nhà thờ, đình chùa, trường học, bệnh viện 8.2.3. Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh có tỷ lệ nhỏ hơn và được xây dựng trên cơ sở bản đồ cấp huyện nên nội dung của nó là sự tổng quát hoá nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện. Khi tổng hợp các yếu tố nội dung cho bản đồ cấp huyện phải căn cứ vào mục đích, yêu cầu đã đặt ra để tiến hành tổng hợp (lựa chọn lấy, bỏ các yếu tố cho phù hợp). Nội dung cơ bản giống như bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện song ở mức độ khái quát hơn tuỳ thuộc vào tỷ lệ bản đồ, cụ thể như sau: - Ranh giới các khoanh đất (loại đất): Yêu cầu thể hiện các khoanh đất giống như nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện: Các khoanh đất có diện tích ≥ 4 mm2 trên bản đồ phải thể hiện theo tỷ lệ. Nếu diện tích khoanh đất < 4 mm2 trên bản đồ nhưng có giá trị kinh tế cao và có đặc tính riêng thì có thể phóng to, nới rộng không quá 1,5 lần nhưng phải đảm bảo tính tương ứng về vị trí và hình dạng hoặc sử dụng ký hiệu và số liệu để thể hiện minh hoạ. - Địa giới hành chính các cấp theo tài liệu 364: Địa giới quốc gia, địa giới cấp lỉnh, huyện và địa giới một số đơn vị hành chính cấp xã quan trọng. Khi địa giới các cấp trùng nhau thì thể hiện địa giới cấp cao nhất. - Ranh giới giữa các đơn vị sử dụng đất nằm trên địa bàn tỉnh: nông. lâm trường, nhà máy, xí nghiệp - Mạng lưới giao thông: Trên bản đồ cấp tỉnh phải thể hiện các loại đường bộ, đường sắt đường thuỷ, đường hàng không (nếu có) với các cấp đường từ quốc lộ đến đường liên huyện. Đối với khu vực giao thông kém phát triển (các tỉnh miền núi) cần thể hiện cả đường đất nhỏ, đường mòn chính trong khu vực. - Mạng lưới thủy văn, thủy lợi: Phải thể hiện được các sông suối, kênh mương chính, đê điều trên bản đồ có chiều dài ≥ 1cm trở lên, các ao hồ có diện tích trên bản đồ ≥ 4 mm2 ở những vùng ít sông suối, hiếm nước có thể thể hiện các đối tượng chưa đạt tới những quy định trên.
  48. - Địa hình: Thể hiện bằng đường bình độ cái của bản đồ địa hình cùng tỷ lệ và các điểm ghi chú độ cao điển hình. - Ghi chú địa danh: Địa danh trên bản đồ bao gồm: Tên sông suối, kênh mương chính, tên đường chính, tên núi, tên những đơn vị hành chính cấp huyện. - Vị trí trung tâm đơn vị cấp huyện. - Địa danh quan trọng và vật định hướng đặc trưng: + Uỷ ban nhân dân tỉnh, uỷ ban nhân dân huyện, sân bay, nhà ga, bưu điện, nhà thờ, đình chùa, trường học, bệnh viện Tuỳ theo đối tượng cụ thể và đặc điểm của từng vùng, từng khu vực để chọn các nội dung cần thiết và mức độ chi tiết khi thể hiện. Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, huyện, tỉnh được thể hiện trên bản đồ theo tỷ lệ hoặc bằng ký hiệu cũng như màu sắc, mã chữ phải theo đúng quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường (bảng 8.l) Bảng 8.l: Các loại đất và mã đại thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất Thứ tự Loại đất Mã 1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 2 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 3 Đất trồng lúa nương LUN 4 Đất trồng cỏ COT 5 Đất cỏ tự nhiên có cải tạo CON 6 Đất bằng trồng cây hàng năm khác BHK 7 Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác NHK 8 Đất trồng cây công nghiệp lâu năm LNC 9 Đất trồng cây ăn quả lâu năm ~ LNQ 10 Đất trồng cây lâu năm khác LNK 11 Đất có rừng tự nhiên sản xuất RSN 12 Đất có rừng trồng sản xuất RST 13 Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất RSK 14 Đất trồng rừng sản xuất RSM 15 Đất có rừng tự nhiên phòng hộ RPN 16 Đất có rừng trồng phòng hộ RPT 17 Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hô RPK 18 Đất trồng rừng phòng hộ RPM
  49. 19 Đất có rừng tự nhiên đặc dụng RDN 20 Đất có rừng trồng đặc dụng RDT 21 Đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng RDK 22 Đất trồng rừng đặc dụng RDM 23 Đất nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn TSL 24 Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt TSN 25 Đất làm muối LMU 26 Đất nông nghiệp khác NKH 27 Đất ở tại nông thôn ONT 28 Đất ở tại đô thị ODT 29 Đất trụ sở của cơ quan, tổ chức DTS 30 Đất công trình sự nghiệp DSN 31 Đất quốc phòng QPH 32 Đất an ninh ANI 33 Đất khu công nghiệp SKK 34 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 35 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 36 Đất sản xuất vật liệu xây dưng ốm sứ SKX 37 Đất giao thông DGT 38 Đất thủy lợi DTL 39 Đất để chuyền dẫn năng lượng, truyền thông DNT 40 Đất cơ sở văn hóa DVH 41 Đất cơ sở y tế DYT 42 Đất cơ sở giáo dục - đào tao DGD 43 Đất cơ sở thể dục - thể thao DTT 44 Đất chợ DCH 45 Đất có di tích, danh thắng LDT 46 Đất bãi thải, xử lý chất thải RAC 47 Đất tôn giáo TON 48 Đất tín ngưỡng TIN 49 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 50 Đất sông, ngòi. kênh rạch, suối SON 51 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC
  50. 52 Đất cơ sở của tư nhân không kinh doanh CTN 53 Đất làm nhà tạm, lán trai NTT 54 Đất cơ sở dịch vụ nông nghiệp tai đô thi DND 55 Đất bằng chưa sử dụng BCS 56 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 57 Núi đá không có rừng cây NCS 58 Đất có mặt nước ven biển nuôi trồng thuỷ sản (*) MVT 59 Đất mặt nước ven biển có rừng nqập mặn (*) MVR 60 Đất mặt nước ven biển có mục đích khác (*) MVK Ghi chú (*): Đất có mặt nước ven biển không thuộc địa giới hành chính tỉnh. huyện, xã. 8.3. CƠ SỞ TOÁN HỌC VÀ ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT 8.3.1. Cơ sở toán học Bản đồ hiện trạng sử dụng đất sử dụng Hệ quy chiếu và hệ loa độ Quốc gia VN- 2000 với các thông số cơ bản như sau: - Elipxoit quy chiếu WGS – 84 với kích thước: + Bán trục lớn: 6.378.137 m + Độ dẹt: 298,257223563. - Lưới chiếu bản đồ: - Sử dụng lưới chiếu hình nón đồng góc với 2 vĩ tuyến chuẩn 110 và 210 để thể hiện các bản đồ nền tỷ lệ 1:1.000.000 cho toàn lãnh thổ Việt Nam. - Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 6() có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài K0 = 0,9996 để thể hiện các bản đồ nền có tỷ lệ từ 1:500.000 đến l:25.000. - Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 30 có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài K0 = 0,9999 để thể hiện các bản đồ nền có tỷ lệ từ l:10.000 đến 1:1.000. Kinh tuyến trục các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại Thông tư số 973/2001/TT – TCĐC ngày 20 tháng 6 năm 2001 của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường). Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được phân mảnh trên cơ sở kích thước, hình dạng của đơn vị hành chính hoặc khu vực, thuận tiện cho thành lập, sử dụng, nhân bản cũng như bảo quản tài liệu, kích thước của mỗi mảnh bản đồ không vượt quá khuôn khổ tờ giấy A0.
  51. Lựa chọn tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng dết dựa vào: kích thước, hình dạng của đơn vị hành chính, của khu vực, đặc điểm, diện tích, độ chính xác của các yếu tố nội dung chuyên môn hiện trạng sử dụng đất phải thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Lựa chọn tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử đụng đất phải đảm bảo thể hiện đầy đủ nội dung hiện trạng sử dụng đất và theo dãy tỷ lệ của hệ thống bản đồ địa hình, bản đồ địa chính (đối với cấp xã khu công nghệ cao, khu kinh tê). Hệ thống tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất được quy định như trong bảng 8.2 Bảng 8.2: Tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đặt các câu Đơn vị thành lập bản đồ Quy mô diện tích tự nhiên (ha) Tỷ lệ bản đồ thành lập Cấp xã khu cóng nghệ cao. Dưới 1 50 1:1.000 khu kinh tế Trên 150 đến 300 1:2.000 Trên 300 đến 2.000 1:5.000 Trên 2.000 1:10.000 Cấp huyện Dưới 2.000 1:5.000 Trên 2.000 đến 10.000 1:10.000 Trên 1 0.000 1:25.000 Cấp tỉnh Dưới 130.000 1:25.000 Trên 130.000 đến 500.000 1:50.000 Trên 500.000 1:100.000 Vùng lãnh thổ 1:250.000 Cả nước 1:1.000.000 Các đơn vị hành chính thuộc khu vực đô thị, khu công nghệ cao, khu kinh tế có mật độ các yếu tố nội dung dày đặc thì bản đồ hiện trạng sử dụng đất được phép thành lập ở tỷ lệ lớn hơn một cấp theo quy định trên. Các đơn vị hành chính thuộc khu vực miền núi có mật độ các yếu tố nội dung thưa thớt thì bản đồ hiện trạng sử dụng đất được phép thành lập ở tỷ lệ nhỏ hơn một cấp theo quy định trên. Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thể hiện lưới kilômét hoặc lưới kinh vĩ độ. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:25.000 và lớn hơn chỉ thể hiện lưới kilômét với kích thước ô lưới kilômét là 10 cm x 10 em trên bản đồ. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000, 1:250.000 và 1:1.000.000 chỉ thể hiện lưới kinh vĩ độ. Kích thước lưới kinh vĩ độ của bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ l:50.000 là 5' x 5'. Kích thước lưới kinh vĩ độ của bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ l:l:100.000 là l0' x l0'. Kích thước lưới kinh vĩ độ của bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ l:250.000 là 20' x 20' . Kích thước lưới kinh vĩ độ của bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:1.000.000 là
  52. l0 x l0). Trường hợp bản đồ hiện trạng sử dụng đất có các yếu tố nội dung quá dày đặc thì chỉ thể hiện các điểm mắt lưới kilômét hoặc lưới kinh vĩ độ bằng các dấu chữ thập (+). 8.3.2. Độ chính xác Hình dạng các khoanh đất thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải đúng với hành dạng ở ngoài thực địa, trường hợp các khoanh đất được tổng hợp hoá thì phải giữ lại nét đặc trưng của đối tượng. Khi chuyển vẽ các nội dung hiện trạng sử dụng đất từ các bản đồ dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất sang bản đồ nền thì độ chính xác của các yếu tố nội dung trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất sử dụng đất phải đảm bảo các yêu cầu sau: - - Sai số tương hỗ chuyển về không vượt quá ± 0,3 mm trên bản đồ. - Sai số chuyển vẽ vị trí các yếu tố không được vượt quá ± 0,2 mm trên bản đồ. Trường hợp bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thành lập bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp thì phải tuân thủ theo các quy định của Quy phạm này và các quy định trong các quy phạm đo vẽ, thành lập bản đồ ở tỷ lệ tương ứng. 8.4. KHÁI QUÁT CÔNG TÁC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT 8.4.1. Một số quy định chung Theo quy phạm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 thì công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp phải tuân theo các quy định chung, cụ thể là: - Quy phạm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất (viết tắt là Quy phạm) quy định các tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản cho việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cả nước, của vùng lãnh thổ, của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh), của huyện, quận, thị xã (gọi chung là cấp huyện), của xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã), của khu công nghệ cao, khu kinh tế. - Quy phạm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là cơ sở để thẩm định các dự án, thiết kế kỹ thuật, dự toán, kiểm tra nghiệm thu các công trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. - Khi thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và thực hiện các công việc có liên quan đến bản đồ hiện trạng sử dụng đất được phép sử dụng các quy định trong tiêu chuẩn ngành về đo vẽ, thành lập các loại bản đồ tương ứng với các quy định về nội dung và độ chính xác của bản đổ hiện trạng sử dụng đất cùng tỷ lệ. Nếu các quy định trong tiêu chuẩn ngành có mâu thuẫn với các quy định nêu trong quy phạm này thì phải tuân theo quy phạm này.
  53. - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất tại một thời điểm xác định, nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải đảm bảo phản ánh trung thực hiện trạng sử dụng các loại đất theo mục đích sử dụng và các loại đất theo thực trạng bề mặt tại thời điểm thành lập. - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thành lập trong các kỳ kiểm kê đất đai, khi lập quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất hoặc khi thực hiện các dự án đầu tư liên quan đến sử dụng đất. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thành lập trên cơ sở Thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thể hiện toàn bộ diện tích các loại đất trong đường địa giới hành chính được xác định theo hồ sơ địa giới hành chính, quyết định điều chỉnh địa giới hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đối với các đơn vị hành chính có biển, bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thể hiện toàn bộ diện tích các loại đất của phần đất liền và các đảo, quần đảo trên biển tính đến đường mép nước biển triều kiệt trung bình. Đối với khu công nghệ cao, khu kinh tế phải thể hiện toàn bộ diện tích các loại đất trong đường ranh giới sử dụng đất của khu công nghệ cao, khu kinh tế. Các loại đất theo mục đích sử dụng và các loại đất theo hiện trạng bề mặt được xác định và biểu thị trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất dưới dạng khoanh đất có đường ranh giới khép kín theo ký hiệu quy ước. Loại đất thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xác định dựa vào một trong các căn cứ sau: a/ Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. b/ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho người đang sử dụng đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất. c/ Đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với trường hợp không phải xin phép chuyển mục đích sử dụng đất. d/ Đất đang sử dụng ổn định phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. e/ Đối với trường hợp chưa có căn cứ quy định tại các điểm a, b, c, d ở trên thì căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất ổn định, Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xác định loại đất, mục đích sử dụng đất. 8.4.2. Các tài liệu dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất Các tài liệu dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bao gồm: - Các văn bản pháp lý dùng làm căn cứ thành lập, chỉnh lý bản đồ hiện trạng sử dụng đất là các tài liệu chính thức, do các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ban hành và còn hiệu lực.
  54. - Số liệu dùng cho việc thành lập, chỉnh lý bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải có đầy đủ cơ sở pháp lý được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận và phù hợp với thực trạng sử dụng đất. Trường hợp số liệu không có cơ sở pháp lý thú thể hiện theo hiện trạng sử dụng đất. - Các tài liệu bản đồ dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải đảm bảo chất lượng, đầy đủ cơ sở pháp lý, xác định được thời gian và phương pháp thành lập. - Bản đồ dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, khu công nghệ cao, khu kinh tế được thành lập từ bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở, trường hợp không có bản đồ địa chính, bản đồ địa chính cơ sở thì sử dụng bản đồ địa hình tỷ lệ lớn nhất hiện có. Bản đồ nền dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các đơn vị hành chính: cấp huyện, cấp tỉnh, cả nước và các vùng lãnh thổ được thành lập từ bản đồ địa hình. Trường hợp không có bản đồ địa hình có thể dùng ảnh chụp từ máy bay, ảnh chụp từ vệ tinh có độ phân giải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất để thành lập. - Đường mép nước triều kiệt trung bình nhiều năm xác định theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 8.4.3. Các phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 8.4.3.1. Phương pháp đo vẽ trực tiếp (đo mới) Phương pháp này được áp dụng chủ yếu để xây dựng bản đồ tỷ lệ lớn và những vùng địa hình tương đối bằng phẳng, địa vật không quá phức tạp và những nơi chưa có tài liệu bản đồ hoặc có bản đồ đã đo vẽ trước nhưng không đảm bảo chất lượng để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Để đo vẽ các yếu tố địa vật, địa hình và nội dung chuyên môn có thể sử dụng công nghệ đo vẽ chi tiết dã ngoại cổ truyền như bàn đạc toàn đặc và chuyển kết quả đo vẽ lên giấy theo phương pháp thủ công, hoặc đo theo công nghệ hiện đại (thiết bị đo đạc điện tử). Đo vẽ trực tiếp, nhất là khi sử dụng công nghệ hiện đại cho kết quả chính xác và chất lượng cao, các yếu tố trên bản đồ hoàn toàn phù hợp với giá trị thực đo ở ngoài thực địa. Mãi hạn chế của phương pháp này là giá thành sản phẩm cao do phải đầu tư mua sắm thiết bị đo đạc, máy tính, phẩm mềm và các thiết bị ngoại vi, tốn nhiều công sức và thời gian đo vẽ (đặc biệt là ở vùng núi có địa hình phức tạp) đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao. 8.4.3.2. Phương pháp sử dụng ảnh hàng không và ảnh vệ tinh Hiện nay ở nước ta đã có đủ khả năng sử dụng rộng rãi tư liệu ảnh hàng không với công nghệ cổ truyền hoặc công nghệ ảnh số. Tư liệu được điều vẽ trong phòng nhằm giải đoán và nhận biết các yếu tố địa vật, địa hình, cấu trúc kích thước, bóng và màu
  55. sắc của ảnh (bằng phương pháp giải đoán ảnh). Điều vẽ ngoài thực địa theo tuyến hợp lý, có tầm quan sát và tổng quát nhất định để xác định bổ sung đặc tính chất lượng, số lượng, tên gọi và địa danh của các yếu tố trên thực địa. Các nội dung giải đoán ảnh được tiêu chuẩn hoá và chuyển lên ảnh gốc, ảnh phóng, sơ đồ hoặc bình đồ ảnh bằng các ký hiệu và đường nét quy ước. Trong công nghệ hiện đại ảnh nắn và các dữ liệu điều vẽ sẽ được đưa vào máy tính bằng bàn số hoá (Digitizer) hoặc máy quét ảnh SCANER, có thể sử dụng các máy đo vẽ lập thể giải tích hoặc mô phỏng giải tích để đo vẽ từng mô hình trên ảnh và truyền số liệu trực tiếp sang máy tính. Phần mềm tương ứng sẽ tạo ra các bản vẽ trên máy tính, chất lượng bản đồ tạo ra chỉ phụ thuộc vào yếu tố đầu vào (độ chính xác của số liệu điều vẽ và chất lượng ảnh hàng không), công nghệ ảnh còn được sử dụng để chỉnh lý và bổ sung các tài liệu bản đồ đo vẽ trước đây có nhiều thay đổi về nội dung. Phương pháp sử dụng ảnh vệ tinh với công nghệ hiện đại cũng được áp dụng để điều tra thành lập bản đồ chuyên ngành, trong đó có bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Phạm vi ứng dụng chủ yếu để lập bản đồ ở cấp cao có quy mô lãnh thổ lớn, có tỷ lệ bản đồ nhỏ như cấp huyện, cấp tỉnh và đặc biệt là bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các nước. Liu điểm của phương pháp này là cho phép thể hiện đầy đủ và chi tiết các nội dung của bản đồ, ở những vùng có điều kiện địa hình địa vật quá phức lạp (miền núi) việc sử dụng triệt để các tư liệu ảnh hiện có để thành lập bản đồ sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, giảm chi phí và thời gian so với đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa. Tuy nhiên việc đầu tư công nghệ ảnh đòi hỏi kinh phí khá cao do đó phương pháp này không đáp ứng được yêu cầu thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở cấp xã. 8.4.3.3. Phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ những bản đồ, tài liệu hiện có Bản đồ hiện trạng sử dụng đất có thể được thành lập bằng cách kết hợp các tài liệu hiện có như: + Bản đồ địa chính + Bản đồ giải thửa 299 + Bản đồ địa hình + Bản đồ địa giới hành chính (bản đồ 364) + Bản đồ hiện trạng sử dụng đất các năm trước + Bản đồ quy hoạch sử dụng đất của thời kỳ trước và các tài liệu bản đồ chuyên ngành khác (bản đồ giao thông, thủy lợi, quy hoạch rừng và bản đồ giao đất rừng ) Cần đánh giá chất lượng tài liệu khi dùng chúng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Chất lượng các loại bản đồ được đánh giá dựa vào các tiêu chí sau: