Bản đồ - Chương 3: Ngôn ngữ bản đồ và tổng quát hóa bản đồ

ppt 23 trang vanle 2220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bản đồ - Chương 3: Ngôn ngữ bản đồ và tổng quát hóa bản đồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptban_do_chuong_3_ngon_ngu_ban_do_va_tong_quat_hoa_ban_do.ppt

Nội dung text: Bản đồ - Chương 3: Ngôn ngữ bản đồ và tổng quát hóa bản đồ

  1. Chương 3 NGÔN NGỮ BẢN ĐỒ VÀ TỔNG QUÁT HÓA BẢN ĐỒ
  2. NỘI DUNG CHÍNH ❖ Ngôn ngữ và kí hiệu bản đồ. ❖ Các phương pháp biểu hiện bản đồ: phương pháp kí hiệu, phương pháp chấm điểm, phương pháp kí hiệu tuyến tính, phương pháp đường chuyển động, phương pháp đường đẳng trị, phương pháp nền chất lượng, vùng phân bố. ❖ Quá trình tổng quát hóa bản đồ.
  3. NGÔN NGỮ BẢN ĐỒ ▪ Ngôn ngữ bản đồ: là hệ thống các kí hiệu đặc thù (hình ảnh, chữ viết, kí hiệu tượng hình, màu sắc, ) mà nhờ nó các nội dung hiện tượng, đối tượng địa lý được biểu diễn trên bản đồ. ▪ Ngôn ngữ bản đồ được đặc trưng bởi hệ thống các kí hiệu đặc thù được gọi là kí hiệu bản đồ.
  4. KÍ HIỆU BẢN ĐỒ ▪ Bản chất bề ngoài của các kí hiệu bản đồ là các yếu tố đồ họa: điểm, đường, diện, hình hình học, chữ viết, có cấu trúc khác nhau, kích thước khác nhau, trình bày màu sắc khác nhau. ▪ Nhưng khi thể hiện trên bản đồ, chúng tuân thủ theo những quy tắc nhất định và từ đó diễn đạt lên “bản chất bên trong” của đối tượng, hiện tượng (mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau, xu hướng của sự phát triển).
  5. KÍ HIỆU BẢN ĐỒ ▪ Kí hiệu điểm: biểu diễn các đối tượng có sự phân bố theo từng điểm hoặc những đối tượng có diện tích nhỏ như: các điểm dân cư, nhà máy, cây, trụ điện, công viên, Dùng các kí hiệu (chữ viết, hình vẽ, biểu tượng, hình học) đặt vào đúng vị trí của đối tượng. ▪ Các kí hiệu điểm không phản ánh đúng hình dạng và kích thước của đối tượng theo tỉ lệ bản đồ, nên thường nó là những kí hiệu phi tỷ lệ.
  6. KÍ HIỆU BẢN ĐỒ ▪ Kí hiệu đường (tuyến): biểu diễn các đối tượng có sự phân bố theo dạng tuyến (đường): đường giao thông, sông ngòi, đường ranh giới, Các kí hiệu dạng đường giữ được sự đồng dạng và hướng của đối tượng tuy nhiên vẫn không phản ánh tương quan tỷ lệ về độ lớn của đối tượng nên vẫn thường là các kí hiệu phi tỷ lệ.
  7. KÍ HIỆU BẢN ĐỒ ▪ Kí hiệu vùng (diện): biểu diễn các đối tượng có sự phân bố theo dạng vùng trên một diện tích nhất định: vùng trồng lúa 1 vụ, 2 vụ, rừng cây, vùng nuôi tôm, vùng đánh bắt cá, diện tích các đơn vị hành chính (xã, phường), ▪ Các kí hiệu dạng vùng phản ánh được cả về vị trí, hình dạng và kích thước của đối tượng.
  8. KÍ HIỆU BẢN ĐỒ ▪ Về hình thức biểu hiện, người ta chia ra các loại kí hiệu sau: ▪ Kí hiệu tượng hình: là những kí hiệu có hình dạng giống hoặc gần giống với đối tượng. Ưu điểm là dễ đọc, trực quan nhưng khó thể hiện và không phản ánh được số lượng chính xác. ▪ Kí hiệu tượng trưng: dùng hình ảnh tượng trưng cho đối tượng. Ví dụ: nhà máy điện: ngôi sao, nhà máy cơ khí: bánh răng cưa,
  9. KÍ HIỆU BẢN ĐỒ ▪ Kí hiệu chữ: dùng các chữ cái hoặc tên viết tắt của đối tượng để biểu diễn đối tượng đó. Ví dụ: mỏ đồng – Cu, mỏ sắt – Fe, ▪ Kí hiệu hình học: dùng các hình học cơ bản để biểu diễn đối tượng như: hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình lục giác. Tuy dạng kí hiệu này không giống với đối tượng nhưng dễ sử dụng nhiều hình dạng, màu sắc để phân biệt đối tượng, so sánh số lượng dễ dàng, xác định vị trí chính xác và nhất là chiếm ít diện tích trình bày, bản đồ sáng sủa,
  10. GHI CHÚ TRÊN BẢN ĐỒ ▪ Ghi chú trên bản đồ là một phần nội dung của bản đồ. Các chữ viết ghi chú trên bản đồ phản ánh: ▪ Tên gọi các đối tượng có trên bản đồ (địa danh): tên thủy hệ (đại dương, biển, vịnh, vũng, vụng, eo biển, hồ tự nhiên và nhân tạo, đầm, ao, sông, ngòi, suối, kênh, mương, máng, bể chứa nước, giếng nước, nguồn nước, mạch nước ngầm, thác, ghềnh, );tên các vùng đất thuộc về đường bờ biển (bờ biển, bãi biển, doi đất, bán đảo, quần đảo, );
  11. GHI CHÚ TRÊN BẢN ĐỒ ▪ tên các yếu tố hình thái dáng đất (dãy núi, núi, đỉnh núi, cao nguyên, đồng bằng, sa mạc, sơn nguyên, đèo, núi lửa, hang, gò, );tên các đơn vị lãnh thổ chia theo tự nhiên (đới, miền, vùng, rừng, ) hay chính trị (châu lục, quốc gia, lãnh thổ tự trị, ) hành chính (tỉnh, huyện, xã), kinh tế xã hội; ▪ Tên các điểm dân cư (thành phố, thị xã, thị trấn, làng, bản, phố, ). ▪ Các tên riêng khác.
  12. GHI CHÚ TRÊN BẢN ĐỒ ▪ Đặc điểm của đối tượng trên bản đồ: thể hiện các tính chất, đặc tính kèm theo của nó (tính chất, số lượng, trạng thái, thuộc tính) ví dụ: hồ nước mặn, mạch nước khoáng, cao 5 mét, nhà máy đường, ; số hiệu của lưới tọa độ (lưới kinh vĩ độ hay lưới kilomet tùy theo hệ tọa độ bản đồ). ▪ Ghi chú giải thích: ghi chú trong các bảng chú giải và các bản đồ phụ biểu đồ kèm theo, tên và số hiệu bản đồ, tỷ lệ bản đồ, nơi xuất bản, người thành lập, các ghi chú khác,
  13. GHI CHÚ TRÊN BẢN ĐỒ ▪ Ghi chú cũng là một kiểu kí hiệu bản đồ. ▪ Ghi chú có khả năng phản ánh ý nghĩa, tính chất, quy mô, trạng thái, phạm vi của đối tượng. ▪ Về ý nghĩa: chữ thẳng có chân (tên quốc gia, thành phố), chữ nghệ thuật (bản đồ du lịch). ▪ Về tính chất: màu sắc của chữ nói lên tính chất của đối tượng. Ví dụ: màu lam ghi chú về thủy hệ, màu nâu ghi chú về dáng đất, màu lục ghi chú về các loài cây, màu đen ghi chú về các đối tượng nhân tạo (điểm dân cư, đường giao thông).
  14. GHI CHÚ TRÊN BẢN ĐỒ ▪ Về quy mô: theo kích cỡ của chữ hoặc độ đậm nhạt. ▪ Về trạng thái: dùng màu sắc hoặc độ nghiêng khác nhau. ▪ Về phạm vi phân bố của đối tượng: chữ viết được trải ra theo chiều dài phân bố hoặc chiều rộng của đối tượng.
  15. GHI CHÚ TRÊN BẢN ĐỒ ▪ Về cách sắp xếp các ghi chú trên bản đồ: ▪ Các đối tượng dạng điểm: các ghi chú được sắp xếp song song với vĩ tuyến hoặc khung trên – dưới của bản đồ, thông thường nằm bên phải, chỗ trống cách hình vẽ 0,3 – 0,5mm. Hoặc cũng có thể bố trí các nơi khác tùy theo khoảng trống xung quanh đối tượng trên bản đồ.
  16. GHI CHÚ TRÊN BẢN ĐỒ ▪ Các đối tượng dạng đường: các ghi chú phải song song hoặc trải dọc theo đường phân bố của đối tượng. Đối với tên đường: ghi song song với đường, nằm ngoài hoặc nằm trong lòng đường. Đối với tên sông thì uốn lượn theo độ cong của sông. ▪ Các đối tượng dạng vùng: ghi chú được trải ra, lan tỏa theo hình dáng của đối tượng để dễ nhận biết phạm vi của nó, đối với những đối tượng có diện tích nhỏ thì chỉ cần đặt cạnh nó
  17. CÁC PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN BẢN ĐỒ 1. Phương pháp kí hiệu. Nhóm 4 2. Phương pháp chấm điểm. 3. Phương pháp kí hiệu dạng tuyến (đường). Nhóm 3 4. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động. 5. Phương pháp kí hiệu đường đẳng trị. 6. Phương pháp biểu đồ định vị. Nhóm 2 7. Phương pháp bản đồ – biểu đồ. 8. Phương pháp nền chất lượng. 9. Phương pháp vùng phân bố. Nhóm 1 10. Phương pháp đồ giải.
  18. TỔNG QUÁT HÓA BẢN ĐỒ ▪ Tổng quát hóa bản đồ là sự chọn lọc, khái quát các đối tượng hiện tượng về mặt số lượng, chất lượng hay về mặt hình học biểu diễn của các đối tượng sao cho phù hợp với nhiệm vụ, nội dung, tỷ lệ và đặc điểm của vùng thể hiện. ▪ Thực chất quá trình tổng quát hóa là tiến trình làm giảm mức độ chi tiết của tờ bản đồ cho một mục đích nào đó.
  19. TỔNG QUÁT HÓA BẢN ĐỒ ▪ Tiến trình tổng quát hóa bản đồ được sử dụng khi giảm tỷ lệ bản đồ hoặc khi các đối tượng trên bản đồ trở nên quá nhỏ khó quan sát và chỉ tập trung vào các đặc trưng quan trọng, tức là làm giảm độ phức tạp của tờ bản đồ, loại bỏ các quan hệ không quan trọng nhưng vẫn giữ được những nét đặc trưng của khu vực và tính thẩm mỹ của bản đồ. Kết quả, ta có được tờ bản đồ rõ hơn về mức độ biểu diễn đồ họa, dễ hiểu hơn.
  20. TỔNG QUÁT HÓA BẢN ĐỒ ▪ Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng quát hóa bản đồ: tỷ lệ bản đồ, mục đích sử dụng của bản đồ, nội dung chuyên đề của các bản đồ chuyên đề, đặc điểm lãnh thổ khu vực cần thể hiện. ▪ Tỷ lệ bản đồ: những bản đồ có cùng nội dung, cùng mục đích sử dụng nhưng có tỷ lệ khác nhau thì có mức độ tổng quát hóa khác nhau. Bản đồ tỷ lệ càng lớn thì nội dung thể hiện càng chi tiết, ngược lại tỷ lệ càng nhỏ thì nội dung càng khái quát.
  21. TỔNG QUÁT HÓA BẢN ĐỒ ▪ Ví dụ: để biểu diễn 1 km2 ngoài thực địa lên các tờ bản đồ có tỷ lệ khác nhau Bản đồ tỷ lệ 1: 1.000 → chiến diện tích 1 m2. 1: 10.000 → 1 dm2. 1: 100.000 → 1 cm2. 1: 1.000.000 → 1 mm2.
  22. TỔNG QUÁT HÓA BẢN ĐỒ ▪ Mục đích sử dụng bản đồ: những bản đồ có cùng nội dung, cùng tỷ lệ nhưng có mục đích sử dụng khác nhau thì mức độ chi tiết và đặc điểm biểu thị các yếu tố nội dung cũng khác nhau. ▪ Nội dung chuyên đề: Bản đồ có chuyên đề khác nhau thì nội dung thể hiện sẽ khác nhau: bản đồ thủy văn, bản đồ giao thông, bản đồ dân cư, ▪ Đặc điểm địa lý vùng lãnh thổ: bản đồ chi tiết thì thể hiện nhiều vùng lãnh thổ, bản đồ khái quát thì thể hiện ít hơn.
  23. TỔNG QUÁT HÓA BẢN ĐỒ Các hình thức tổng quát hóa bản đồ: ▪ Chọn lọc đối tượng: loại bỏ các đối tượng nhỏ khi chuyển từ bản đồ tỷ lệ lớn xuống tỷ lệ nhỏ. ▪ Gom các đối tượng riêng lẻ lại với nhau để tạo thành đối tượng lớn hơn. ▪ Khái quát hóa đặc trưng số lượng, khái quát hóa các đặc trưng chất lượng. ▪ Thay các kí hiệu riêng bằng các kí hiệu tập hợp.