Bài thảo luận chính sách CS - 08 - Ảnh hưởng từ sự kiện giàn khoan 981 đến kinh tế Việt Nam hết 2014 và xa hơn

pdf 26 trang vanle 2740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài thảo luận chính sách CS - 08 - Ảnh hưởng từ sự kiện giàn khoan 981 đến kinh tế Việt Nam hết 2014 và xa hơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_thao_luan_chinh_sach_cs_08_anh_huong_tu_su_kien_gian_kho.pdf

Nội dung text: Bài thảo luận chính sách CS - 08 - Ảnh hưởng từ sự kiện giàn khoan 981 đến kinh tế Việt Nam hết 2014 và xa hơn

  1. Bài thảo luận chính sách CS-08 Ảnh hưởng từ sự kiện giàn khoan 981 đến kinh tế Việt Nam hết 2014 và xa hơn Nguyễn Đức Thành và Ngô Quốc Thái 1
  2. Bài thảo luận chính sách CS-08 Ảnh hưởng từ sự kiện giàn khoan 981 đến kinh tế Việt Nam hết 2014 và xa hơn Nguyễn Đức Thành và Ngô Quốc Thái Báo cáo này được thực hiện với sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao và Thương mại Ôx-trây-lia 2
  3. I. Bối cảnh Biển Đông, cách gọi Biển Nam Trung Hoa của Việt Nam, là một vùng biển bên rìa Thái Bình Dương được bao bọc bởi tám quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc. Nằm trên tuyến đường giao thông nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, Châu Âu và Trung Đông với Châu Á, Biển Đông được coi là một tuyến đường thiết yếu cho dầu, tài nguyên, và hàng hoá thương mại vận chuyển từ Trung Cận Đông tới Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Vị trí chiến lược cùng tiềm năng dầu khí lớn đặt Biển Đông vào tâm điểm của các tranh chấp chủ quyền bởi các nước bao quanh. Nằm trong chiến lược dài hạn, những động thái gần đây của Trung Quốc thể hiện rõ ràng ý định kiểm soát trọn vẹn Biển Đông. Yêu sách chủ quyền gần như trọn vẹn biển Đông bằng đường biên giới trên biển hình chữ U, còn gọi là “đường lưỡi bò”, và các hoạt động thăm dò, tuần tra, cảnh sát trong vùng nước này của Trung Quốc gặp sự phản đối của các nước khác. Ngày 02/05/2014, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 (HD 981) vào sâu bên trong thềm lục địa, và là vùng đặc quyền kinh tế, của Việt Nam để tiến hành hoạt động thăm dò dầu khí. Tiếp sau động thái “khiêu khích” và “gây bất ổn định khu vực” này (dẫn nhận định của Mỹ và Nhật Bản), sự việc không lặng xuống và chỉ giới hạn ở trên biển như những lần va chạm trước đó. Những động thái bề mặt sau đó của Trung Quốc khiến nhiều chuyên gia kinh tế nghi ngờ về một sự “cảnh cáo” đối với Việt Nam khi các nhà lãnh đạo Việt Nam kiên định không thoả hiệp về vấn đề Biển Đông và “gác tranh chấp, cùng nhau khai thác” như ý muốn của Trung Quốc. Quan hệ giữa hai nước dù không ngừng cải thiện trên nhiều phương diện trong nhiều năm qua nhưng sự trỗi dậy về kinh tế đi liền với sự hung hăng của Trung Quốc tại các vùng biển Đông khiến Việt Nam có lí do để nghi ngờ và phòng bị. Bài nghiên cứu có mục đích làm rõ ảnh hưởng từ tranh chấp Biển Đông lên nền kinh tế Việt Nam và những khuyến nghị chính sách để giảm thiểu tác động. Hộp 1. Dòng sự kiện về động thái của Trung Quốc 01/05: Trung Quốc đặt giàn khoan tại vùng biển phía Nam quần đảo Hoàng Sa. 03/05: Cục Hải sự Trung Quốc ra thông báo hàng hải về toạ độ của HD 981 17/05: Trung Quốc sơ tán công dân nước này về nước, khuyến cáo khách du lịch không nên tới Việt Nam 09/06: Bộ Thương mại Trung Quốc yêu cầu các DNNN ngừng xúc tiến hợp đồng làm ăn ở Việt Nam 21/06: Trung Quốc đưa thêm giàn khoan Nam Hải 09 cùng tàu khảo sát vật lý địa cầu đến vị trí thuộc vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ 05/07: Trung Quốc công bố bản đồ dọc với đường chữ U gồm 10 đoạn 15/07/2014: HD 981 được di chuyển về phía đảo Hải Nam (Trung Quốc) Trong thời gian trên, lúc đỉnh điểm có hơn 140 tàu vũ trang, tàu quân sự, và máy bay hộ tống được điều động đến khu vực xung quanh giàn khoan, tấn công và ngăn cản tàu cảnh sát biển Việt Nam và tàu cá của ngư dân Việt Nam. Nguồn: tổng hợp 3
  4. Hộp 2. Phản ứng tại Việt Nam và của quốc tế 01/05: Việt Nam xác nhận vị trí của HD981 nằm sâu trong thềm lục địa của Việt Nam, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý và cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý. 04/05: Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối hành động của Trung Quốc 06/05: Bộ Ngoại giao Mỹ gọi hành động của Trung Quốc mang tính khiêu khích và gây bất ổn định khu vực. Sau đó (23/05), Nhà trắng cũng tuyên bố ủng hộ Việt Nam sử dụng biện pháp pháp lý với Trung Quốc. 09/05: Ngoại trưởng Nhật Bản tuyên bố Nhật Bản coi hoạt động của HD981 là khiêu khích đối với an ninh khu vực. Nhiều nước khác cũng bày tỏ quan ngại về an ninh kể từ sau sự kiện này. 12-14/05: Biểu tình tại các KCN nơi đặt các nhà máy của Trung Quốc diễn ra ở Bình Dương (12/05), TP Hồ Chí Minh và Đồng Nai (13/05) rồi lan đến Hà Tĩnh (14/05). Biểu tình kết thúc sau lệnh cấm. 20/05: Thủ tướng cam kết hỗ trợ DN nước ngoài chịu thiệt hại do biểu tình 26/05: một tàu cá Đà Nẵng bị đâm chìm, công tác cứu hộ bị cản trở bởi tàu Trung Quốc 02/06: Chính phủ Việt Nam quyết định dành 10.000 tỷ đồng để cho ngư dân vay với lãi suất ưu đãi 3% một năm, hỗ trợ đóng tàu vỏ sắt. Nguồn: tổng hợp II. Chi phí và tổn thất Khi căng thẳng ở Biển Đông chưa được tháo gỡ, ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam hiện ra ngày một rõ. Các ảnh hưởng này trải khắp các phương diện trong quan hệ kinh tế, từ đầu tư, các dự án tổng thầu, thương mại và du lịch. Sự tương thuộc ngày càng lớn giữa hai quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới và nằm kề cạnh nhau trong chuỗi cung toàn cầu khiến cho ảnh hưởng tiêu cực có thể lan truyền ra ngoài hai nước. Người gánh chịu thiệt hại đầu tiên là các chủ tàu cá mà ngư trường truyền thống của họ nằm trong vùng phát sinh tranh chấp. Đa số tàu cá của ngư dân Việt Nam được đóng bằng gỗ, nhỏ, thời gian hoạt động ngắn ngày, năng lực thấp và dễ bị tổn thương. Trong nhiều năm trở lại, số vụ va chạm giữa tàu cá Việt Nam và tàu Trung Quốc tăng nhanh, gây thiệt hại lớn không chỉ về vật chất mà còn sinh mạng ngư dân. Tính riêng số ngư dân tại đảo Lý Sơn thì thiệt hại trong năm 2014 đã lên tới 6 tỷ đồng, số vụ va chạm tăng lên 40 so với 17 vụ năm ngoái (Nguyen Phuong Linh, 2014). Tàu cá là khoản đầu tư lớn của ngư dân, khoản thiệt hại lớn khiến ngư dân vừa mắc nợ và từ bỏ kế sinh nhai. Các chuyến đi biển buộc ngư dân phải mạo hiểm mạng sống, lén lút, và không được bao nhiêu. Trong khi đó, lực lượng cảnh sát biển không thể hành động quyết liệt nhằm bảo vệ ngư dân. Xung đột có thể là cớ để bên hung hăng hơn áp đặt các biện pháp trừng phạt, như Đài Loan đối với Phillipines (Lương Minh, 2014). Chính phủ dự định tung gói tín dụng lãi suất thấp hỗ trợ ngư dân đóng tàu vỏ sắt; song gói tín dụng 10 nghìn tỷ rất nhỏ so với số 128 nghìn tàu cá đang hoạt động và tiến độ giải ngân lại tuỳ thuộc vào khả năng của từng ngân hàng. Các gói tín dụng ưu đãi trong quá khứ đều xuất phát bằng ý định tốt nhưng lại kết thúc bằng sự thất bại khi khâu thiết kế chính sách yếu kém, xa rời thực tế ở cấp trung ương và giám sát lỏng lẻo ở cấp địa phương. Do vậy, những đội tàu gỗ thô sơ của Việt Nam trong 4
  5. nhiều năm tới vẫn sẽ thất thế trước giàn tàu hùng hậu được vũ trang và nhận trợ cấp lớn từ chính phủ Trung Quốc. Nhiều hãng xưởng ở một số khu công nghiệp (KCN) có đặt nhà máy Trung Quốc tại ba tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, và Hà Tĩnh bị trì hoãn sản xuất do các cuộc biểu tình. Dưới sự kích động, các cuộc biểu tình bùng phát thành bạo lực và phá hoại, gây thiệt hại tính mạng, nhà xưởng, và vật chất. Nhiều nhà máy bị đốt cháy, có nơi cháy rụi, đập phá và trộm cướp. Có nơi không bị thiệt hại, song cũng phải dừng sản xuất vì người biểu tình (Sevastopulo, 2014). Các cuộc biểu tình diễn ra ở những nơi tập trung nhiều nhà máy của Đài Loan hơn của Trung Quốc và thiệt hại của các chủ xưởng Đài Loan dường như cao hơn. Đài Loan hiện có 3000 công ty đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó hơn 2300 có vốn đầu tư trực tiếp. Theo Lee (2014), “biểu tình ảnh hưởng tới 425 cơ sở của Đài Loan, trong đó có 25 cơ sở bị thiệt hại nghiêm trọng. Tổng thiệt hại ước tính từ 150-500 triệu đô la Mỹ, các thiệt hại liên quan khoảng 1 tỷ USD.” Còn theo Jennings (2014), biểu tình ảnh hưởng tới khoảng 1000 cơ sở do Đài Loan đầu tư. Hoạt động xuất khẩu bị gián đoạn 3- 4 ngày; đến cuối tháng 5 có khoảng 20 DN bị đập phá hoàn toàn chưa thể quay lại sản xuất, ảnh hưởng lên hàng nghìn người lao động (Song Hà, 2014). Các DN không có cơ sở tại Việt Nam cũng phàn nàn vì nhà máy trong chuỗi cung của họ tại Việt Nam bị đình trệ, gây cản trở sản xuất. Hậu quả đối với nền kinh tế Việt Nam từ sự kiện này không chỉ giới hạn trong số thiệt hại trực tiếp từ bạo động tại một số tỉnh có KCN kể trên. Các mối quan hệ kinh tế sẽ chịu ảnh hưởng từ sự kiện này nếu các biện pháp bồi thường thiệt hại không thoả đáng. Dù số lượng các công ty chịu ảnh hưởng tương đối nhỏ, thời gian bị ảnh hưởng ngắn, cách đối xử của chính quyền đối với số DN này truyền đi những thông điệp không tốt tới các DN nước ngoài tại Việt Nam và các DN đang xem xét đầu tư vào Việt Nam. Sự chủ quan và thiếu vắng sự có mặt kịp thời của lực lượng cảnh sát và an ninh trong các vụ biểu tình đập phá bị nhà đầu tư đánh giá thấp và nhiều nước bày tỏ quan ngại. Những điều chỉnh chính sách, bị kiện lên trọng tài quốc tế hay chịu trừng phạt kinh tế, nếu được hiện thực hoá, sẽ phát đi thông điệp tiêu cực về môi trường đầu tư, đồng thời kéo theo sự cân nhắc từ các hãng nước ngoài khác đặt cơ sở tại Việt Nam. Doanh nghiệp FDI đang cung cấp tới 18% GDP và các KCN trên khắp cả nước đang là nơi làm việc của 2,1 triệu lao động. Vốn FDI giải ngân 7 tháng đầu năm chỉ nhỉnh hơn cùng kỳ năm ngoái 2%, trong khi vốn đăng ký giảm 20% đều gợi ý nhà đầu tư nước ngoài đang có sự thay đổi thái độ và đánh giá về rủi ro – một sự thay đổi bước ngoặt khi mà tình hình vĩ mô vẫn trong trạng thái ổn định. Cho tới tháng 6, Bộ Tài chính đã hoàn thuế với tổng số tiền 487 tỷ đồng, gia hạn nộp thuế với số thuế còn nợ; bên cạnh đó, các đơn vị bảo hiểm “bồi thường bước đầu” 165 tỷ đồng và chính quyền Bình Dương hỗ trợ 287 tỷ đồng (BBC, 2014). Cú sốc đến từ sự kiện giàn khoan 981 và chuỗi các sự kiện diễn ra sau đó một lần nữa chỉ ra tính dễ tổn thương của tâm lý nhà đầu tư trên thị trường tài chính. Những yếu tố tích cực như kinh tế vĩ mô ổn định, sự phục hồi bước đầu được ghi nhận, và kết quả kinh doanh tốt của các công ty niêm yết không kháng cự nổi sự suy yếu trong niềm tin. Các chỉ số chứng khoán manh nha giảm từ tháng 3 có 5
  6. thể do bán giải chấp, lo lắng căng thẳng leo thang đã dẫn tới mức giảm mạnh ngoài dự đoán của nhiều người. Chỉ trong ngày 8/5, chỉ số tại sàn giao dịch TP Hồ Chí Minh (Vnindex) giảm 5,9%, còn chỉ số tại sàn Hà Nội (HNXindex) cũng giảm tới 6,4%. Tâm lý hoảng loạn kéo dài đến ngày 13/05 khi chỉ số chạm đáy ở mức 513,9 điểm và cho tới lúc này Vnindex đã mất 46 điểm hay 8,2% trong vòng 5 ngày giao dịch, hàng nghìn tỷ đồng giá trị cổ phiếu bị cuốn trôi. Thị trường cũng nhận ra phản ứng thái quá này và các chỉ số đã quay đầu tăng điểm liên tiếp từ ngày chạm đáy. Tỷ giá hối đoái và giá vàng miếng trong nước cũng không nằm ngoài ảnh hưởng do yếu tố tâm lý, dù biến động chậm và yếu hơn. III. Triển vọng về quan hệ kinh tế 1. Đầu tư Việt Nam được coi là điểm đến lý tưởng tiếp theo sau Trung Quốc của các nhà sản xuất toàn cầu, trong đó có công ty của chính Trung Quốc, do chi phí thấp hơn và môi trường đầu tư tương đối ổn định. Tính đến hết tháng 6/2014, có hơn 9.000 cơ sở công nghiệp chế biến chế tạo với số vốn 129 tỷ USD. Hiệu năng của các nhà sản xuất nước ngoài những năm gần đây tương phản lớn với sự chật vật của phần lớn các DN nội gồm cả tư nhân lẫn quốc doanh. Khối DN có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 18% GDP, đạt kim ngạch xuất khẩu 81 tỷ USD (chiếm 3/5 tổng xuất khẩu năm 2013) và xuất siêu gần 14 tỷ USD. Nếu vốn FDI mới giảm mạnh (không chỉ riêng vốn từ Trung Quốc), hay tệ hơn là các dự án FDI dần rời khỏi Việt Nam do lo ngại an ninh, sẽ gây tổn thất lớn cho nền kinh tế. Không thể trông cậy đầu tư từ DN trong nước, dù là tư doanh hay quốc doanh, sẽ bù đắp lượng FDI mới thiếu hụt và có hiệu năng cao tương tự. Ảnh hưởng do sản lượng và xuất khẩu sụt giảm sẽ lan toả ra toàn bộ phần còn lại của nền kinh tế. Thách thức lớn không chỉ với GDP. Các KCN trên khắp cả nước đang tạo việc làm cho khoảng 2,1 triệu lao động (Nguyen Phuong Linh và Gold, 2014). Chỉ riêng Bình Dương đã có 60.000 người lao động bị ảnh hưởng do biểu tình trong tháng 5 khiến nhiều người mất việc, trong đó 40.000 người đủ điều kiện xem xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Lao động thất nghiệp trở về quê bị giảm thu nhập và đời sống bấp bênh. Sụt giảm trong ngoại tệ mang lại từ xuất khẩu là đáng lo ngại trong bối cảnh DN 100% vốn nội đang nhập siêu với quy mô tương tự xuất siêu của khối DN ngoại, còn dự trữ ngoại hối của Việt Nam chỉ tương đương 12 tuần nhập khẩu. Hoàn cảnh bất lợi có thể đẩy lùi tiến độ tái cấu trúc một thời gian. Trong nhiều thập kỷ, nền kinh tế Việt Nam tái cấu trúc theo mô hình cổ điển: nâng cao năng suất nhờ vào chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Nền kinh tế còn tăng trưởng nhờ vào mở rộng đầu tư liên tục, do chất lượng đầu tư kém nên vốn đầu tư xã hội luôn ở mức cao để duy trì tốc độ tăng trưởng. Trong những năm suy giảm kinh tế, thu nhập và việc làm bấp bênh tại các KCN khiến người lao động có xu hướng quay trở lại khu vực nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng thấp và nợ xấu đang cản trở công cuộc tái cấu trúc “lần hai” hướng tới nâng cao công nghệ, chuyển lên thang giá trị cao hơn. 6
  7. Vốn FDI từ Trung Quốc tăng dần trong vài năm gần đây, chiếm 3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Các lĩnh vực chủ yếu là công nghiệp nhẹ, may mặc, giày da, điện, điện tử và xây dựng (Tạ Lợi, 2014). Nếu quan hệ kinh tế xấu đi, vốn FDI suy giảm có thể không chỉ từ Trung Quốc mà còn các nước nói tiếng Trung. Nếu tính gộp cả Hồng Kông và Ma Cao và Đài Loan thì tỷ lệ trong tổng quy mô FDI là 20%; tính cả các nước có nói tiếng Trung (mà vốn FDI Trung Quốc chỉ cao thứ 5) thì tỷ lệ là gần 40%. Đầu tư của Trung Quốc sang Việt Nam mang sang công nghệ lạc hậu của Trung Quốc; các dự án FDI ở Việt Nam nối dài chuỗi giá trị gia tăng tại Trung Quốc và không có chuyển giao. Các dự án cũng mang theo lao động từ Trung Quốc sang. Như vậy, Việt Nam gần như không nhận được gì từ FDI của Trung Quốc. Với việc Việt Nam đẩy mạnh đàm phán gia nhập TPP, DN Trung Quốc hiện đang đẩy mạnh vốn FDI sang Việt Nam trong các lĩnh vực dệt may, da giày nhờ vào thế mạnh trong các khâu sản xuất sợi, nhuộm, và in. Một phần không nhỏ vốn FDI ra ngoài của Trung Quốc sang các nước thứ ba như Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, British Virgin Island, rồi mới vào Việt Nam. Các công ty hình thức (shell corporation) này có mặt trong các lĩnh vực khoáng sản và tài nguyên, thuê mượn đất đai với thời gian rất dài tại các tỉnh biên giới. Việt Nam đang định hình vai trò của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu với nhiều hứa hẹn về điều kiện đầu tư ưu đãi; tuy nhiên, do nền kinh tế rung lắc mạnh sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, môi trường kinh doanh không thực sự hấp dẫn (N.Đ.Thành và N.Q.Thái, 2014) với nhiều khiếm khuyết trong luật pháp, và tình trạng an ninh không giữ được hình ảnh nguyên vẹn như trước do các cuộc bạo động, triển vọng trong tương lai đã xấu đi nhiều khi nhiều các quốc gia Đông Nam khác đang cạnh tranh với Việt Nam về thu hút FDI (HSBC, 2013) không có tranh chấp lãnh thổ trực tiếp với Trung Quốc. Bất kể thái độ và lập trường của các nước đó về căng thẳng lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc, việc các DN có ĐTNN chịu thiệt hại đến từ các quốc gia đầu tư lớn nhất vào Việt Nam (Bảng 1) là một tín hiệu không tốt. Kể cả khi các DN đang đầu tư tại Việt Nam không chuyển đi thì việc thu hút các DN mới chuyển vào, gồm cả DN Trung Quốc, sẽ khó khăn hơn và buộc Việt Nam phải tiến hành các cải cách thật sự và vượt trội về môi trường thể chế - một thách thức đối với nạn quan liêu và tham nhũng tại Việt Nam. Ưu tiên ổn định vĩ mô và tăng trưởng kinh tế vừa phải những năm hậu khủng hoảng tài chính thế giới đã khiến Việt Nam mất đi nhiều cơ hội cải cách để làm đa dạng hoá các động lực tăng trưởng, dẫn tới chính sách ưu đãi tối đa đối với dự án FDI thâm dụng lao động và sự phụ thuộc ngày càng lớn vào khu vực nước ngoài để tạo ra sản lượng và xuất khẩu. Bối cảnh này đòi hỏi sự cân nhắc cả về chiến lược cũng như tầm nhìn của chính sách kinh tế để hài hoà giữa các ưu tiên ngắn hạn với mục tiêu tái cấu trúc nền kinh tế trong trung và dài hạn. Bảng 1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo đối tác Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/06/2014 Số dự án Vốn đăng ký, triệu USD và tỷ lệ so với tổng, % Singapore 1.284 30.544 (12,7%) Đài Loan 2.320 27.611 (11,5%) Hồng Kông 820 13.450 (5,6%) 7
  8. Malaysia 465 10569 (4,4%) Trung Quốc 1.037 7.852 (3,3%) Macao 8 45 (0,0%) Tổng 16.589 239.773 (100,0%) Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính toán của nhóm tác giả Một điều đáng chú ý là sự phá hoại không chỉ nhắm vào các doanh nghiệp Trung Quốc mà còn của Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore – các nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Nó cho thấy cuộc biểu tình còn nhằm giải quyết các bức xúc khác ngoài lòng yêu nước. Theo khảo sát của dự án FLA (Thuỳ Linh, 2014) thì biểu tình xuất phát từ ức chế của người lao động do quan hệ không tốt với người sử dụng lao động, điều kiện làm việc và sinh hoạt tồi tệ. Các cuộc biểu tình đã được dập tắt, song những căng thẳng và bức xúc của công nhân có thể trở nên tệ hơn nếu quan hệ lao động không được cải thiện trong tương lai. Công đoàn không phải do công nhân tự thành lập có vai trò rất mờ nhạt trong các cuộc biểu tình. Vốn FDI giải ngân 7 tháng đầu năm chỉ nhỉnh hơn cùng kỳ năm ngoái 2%, trong khi vốn đăng ký giảm 20% đều gợi ý nhà đầu tư nước ngoài đang có sự thay đổi thái độ và đánh giá về rủi ro. Vốn FDI giải ngân có thể chỉ đạt bằng năm ngoái, hoặc giảm nhẹ, tuỳ vào sự nhìn nhận của nhà đầu tư nước ngoài về mức độ rủi ro trong thời gian sắp tới. Vốn FDI đăng ký sẽ phản ánh rõ rệt sự quan ngại về an ninh và nghi vấn về khả năng bảo vệ nhà đầu tư của Việt Nam. Dù vậy, vẫn có những lực đẩy trong trung và dài hạn có thể bù đắp mất mát từ sự kiện Biển Đông. Hiệp định TPP là một ví dụ, khi mà khả năng Việt Nam kí kết thành công Hiệp định này đã thu hút nhiều DN dệt may cao cấp. Như vậy, vốn đầu tư trực tiếp giải ngân có 3 kịch bản chính đó là (1) tăng nhẹ 5% so với năm ngoái, (2) bằng năm ngoái, và (3) giảm 10%. 2. Thương mại Quan hệ thương mại kinh tế với Trung Quốc rõ rệt nhất ở mảng thương mại khi Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ tư và nguồn nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam. Việt Nam chưa tăng được nhiều về xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng lại gia tăng mạnh về nhập khẩu từ quốc gia này. Từ năm 2000 đến 2013, tỉ lệ xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ dao động trong khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, nhưng tỉ lệ nhập khẩu từ nước này đã tăng từ 10% lên mức 28%. Mức độ thâm nhập của hàng hoá Việt Nam không sâu, chỉ dừng ở các tỉnh ven biên giới như Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông chứ chưa đi sâu vào nội địa Trung Quốc. Ngược lại, mức độ thâm nhập thương mại của hàng Trung Quốc trên thị trường Việt Nam cao hơn nhiều. Nói cách khác, Việt Nam đang ở thế yếu trong thương mại với Trung Quốc. Trong số các quốc gia lớn ở Đông Nam Á, Việt Nam chưa nhận được những ích lợi từ thương mại giống như những gì mà Malaysia, Thái Lan, Philippines, hay Singapore nhận được từ Trung Quốc. Kể từ sau khi gia nhập WTO, thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc lớn hơn nhiều các nước láng giềng: năm 2005, nhập siêu là 2,7 tỷ USD, năm 2008 nhập siêu vượt qua 10 tỷ USD, năm 8
  9. 2013, con số này lên tới 23,7 tỷ USD. Bên cạnh lí do đường biên giới dài tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, nhập siêu lớn có nguyên do chủ yếu từ cấu trúc xuất nhập khẩu của Việt Nam. Hàng nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu là hàng tư liệu sản xuất và phụ trợ công nghiệp (chiếm tỷ lệ 70% kim ngạch hàng năm) còn hàng xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là hàng thô, sơ chế như nông sản và các loại quặng khoáng. Sự dễ dãi trong kinh doanh với Trung Quốc cũng được nhắc tới như một lí do thứ yếu1. Ngoài Trung Quốc, Việt Nam còn nhập siêu với Hàn Quốc và ASEAN. Giá trị nhập siêu tương đối lớn từ hai thị trường này: năm 2013 tương ứng là 14 tỉ USD và 3 tỉ USD. Điều đó cho thấy, ngoài Trung Quốc thì các doanh nghiệp FDI Việt Nam cũng nhập khẩu nhiều hàng phụ trợ và nguyên vật liệu đầu vào từ các nước khác. Một giả thiết của Phạm Sỹ Thành2 là các DN tại Việt Nam đang nhập khẩu một lượng lớn nguyên vật liệu đầu vào từ Trung Quốc và các nước khác để sản xuất hàng xuất khẩu và các DN có vốn ĐTNN chiếm phần lớn lượng nhập khẩu này. Phần còn lại trong hàng nhập khẩu về máy móc thiết bị, công nghệ được doanh nghiệp Việt Nam hấp thụ và chuyển thành công nghệ của mình. Hàm ý rằng các DN Việt Nam luôn ở vào thế bị động về công nghệ trong khi sản phẩm của các DN trong nước hoặc ở chất lượng thấp hơn, hoặc phải cạnh tranh với sản phẩm từ nước bán công nghệ. Trong trường hợp nguồn cung bị ảnh hưởng, các DN không nhất thiết bị đình trệ sản xuất do tồn tại nguồn cung khác. Tuy vậy, chi phí sẽ cao hơn từ 7-15% tuỳ từng mặt hàng theo nhiều ước tính, chủ yếu do thủ tục và vận chuyển xa hơn. Một số ngành có tỷ lệ nhập khẩu cao từ Trung Quốc có thể gặp khó khăn hơn như dầu và khí đốt (20%), dệt may (39%), da giầy (32%), hoá chất (26%), khoáng sản phi kim loại (36%), máy móc (45%), các ngành chế tạo khác (19%). Ở một số các phân ngành nhỏ, hiện tượng phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc nghiêm trọng hơn, như vải (trên 50%), nhựa (80%). Một điển hình nữa là thương mại tiểu ngạch có xu hướng tăng. Chiểu theo số liệu giữa 2 hải quan nước về xuất nhập khẩu, có thể nhận ra khoảng chênh lệch khá lớn giữa số liệu Trung Quốc (cao hơn) so với số liệu từ Việt Nam (thấp hơn). Nhiều chuyên gia nghi ngờ mức chênh là giá trị trao đổi tiểu ngạch giữa hai nước. Cho dù các thống kê của Trung Quốc kém tin cậy, dữ liệu này dù sao cũng góp phần soi rọi về một bộ phận trong trao đổi thương mại giữa hai nước mà Việt Nam chưa thống kê được. Trong năm 2013, mức chênh là 3,6 tỷ USD cho xuất khẩu và 11,6 tỷ USD cho nhập khẩu. Trong sáu tháng đầu năm 2014, mức chênh tương ứng là 1,5 tỷ và 7,4 tỷ USD. Phần lớn trong hàng xuất khẩu là hàng nông sản thô, trong khi hàng nhập khẩu đa dạng hơn, từ đồ ăn thức uống đến hàng tiêu dùng. 1 Nguyễn Đức Thành trả lời báo Dân trí, ‘Giàn khoan Hải Dương 981 làm mất 0,7% GDP,’ tại doanh/ts-nguyen-duc-thanh-gian-khoan-hai-duong-981-lam-mat-07-gdp-907042.htm 2 Phạm Sỹ Thành trả lời tạp chí Người đô thị, ‘Ba mối lo trong quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc,’ tại địa chỉ quoc.html 9
  10. Sẽ không có khả năng Trung Quốc cắt đứt quan hệ kinh tế với Việt Nam do Hiệp định Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA). Do vậy, các hành vi cản trở thương mại từ phía Trung Quốc mà Việt Nam có thể phải đối diện trong thời gian sắp tới sẽ tinh vi nhằm tránh bị Việt Nam kiện. Các biện pháp này có thể bao gồm siết chặt nhập khẩu tiểu ngạch, gia tăng các hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu chính ngạch từ Việt Nam – điều có thể khiến xuất khẩu chính thức sang Trung Quốc giảm từ 500 triệu đến 1 tỷ USD. Một biện pháp gây khó dễ về thủ tục, dấn tới thời gian thông quan cho các lô hàng nhập khẩu từ Trung Quốc kéo dài, có thể buộc Việt Nam tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu khác, làm cho chi phí trung gian tăng thêm khoảng 2-5%. 3. Các dự án DN Trung Quốc làm tổng thầu Sau khi sơ tán công dân khỏi Việt Nam, hàng loạt các dự án tổng thầu mà Trung Quốc đang thực hiện ở Việt Nam đã ngưng trệ hoàn toàn. Các DNNN Trung Quốc cũng nhận được thông cáo từ Bộ Thương mại nước này không xúc tiến thực hiện các dự án tại Việt Nam. Kể cả khi quan hệ kinh tế hai nước không xấu đi, động thái này gây ảnh hưởng đến an ninh năng lượng và kế hoạch phát triển kinh tế của Việt Nam trong dài hạn. Các dự án của Trung Quốc sử dụng thiết bị và công nghệ Trung Quốc, khó thay thế bằng nhà thầu khác, do vậy mà sẽ đình trệ đến khi nào các DN này quay trở lại. Ngoài ra, các dự án bị chậm cũng kéo theo tình trạng chậm thu hồi vốn và kéo theo nợ công tăng. Việt Nam hiện có 20 dự án năng lượng thì 15 công trình do tổng thầu Trung Quốc thực hiện. Cả nước có hai dự án công nghiệp nhôm và bauxite và ba nhà máy tuyển than thì tất cả đều do nhà thầu Trung Quốc đảm trách. Trong ngành ximăng, có 24 dự án lớn do Trung Quốc làm tổng thầu. Có 6 tuyến đường cao tốc mà nhà thầu Trung Quốc đang thực hiện, trong đó 4/6 dự án đang dang dở. Lí do nhà thầu Trung Quốc trúng thầu là bỏ thầu giá rẻ và có khả năng thu xếp vốn, nhưng với năng lực yếu, thiếu kinh nghiệm, thì chậm trễ và đội giá thành là vấn đề dai dẳng3. Ngày càng có nhiều dự án sử dụng vốn vay từ Trung Quốc, trong đó Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc chiếm phần lớn. Các nhà thầu trúng thầu với giá thấp có thể mang hồ sơ để được vay với lãi suất ưu đãi. Năng lực tài chính yếu, tính hấp dẫn của dự án điện thấp buộc Việt Nam phải trông cậy vào nguồn vốn vay tương đối dễ dãi từ Trung Quốc để triển khai theo đúng quy hoạch. Các dự án mà Trung Quốc làm tổng thầu đều tuyển dụng lao động Trung Quốc, đa phần không có giấy phép lao động. Việc nhà thầu trả lương cho công nhân Việt Nam thấp để lấy cớ đưa lao động Trung Quốc vào không phải là hiếm. Theo tìm hiểu của nhóm tác giả, các dự án năng lượng chiếm một tỷ lệ nhỏ trong quy hoạch điện và các nhà máy còn lại đang và sắp vận hành vẫn đủ cung ứng cho nhu cầu điện trong trung hạn. Trước mắt, cần có giải pháp cho các dự án năng lượng dang dở để tránh gây lãng phí vốn vay, nhất là các dự án chuẩn bị chuyển giao. Ngoài ra cũng cần có cách tiếp cận khác đối với việc chọn nhà thầu mà trước đây thường ưu tiên chỉ tiêu giá thầu. Theo Văn Chương và Thành Quyết (2014), cần lấp những 3 10
  11. lỗ hổng trong cơ chế như yêu cầu xuất xứ thiết bị hay điều khoản giải ngân. Một số ràng buộc cần được dựng lên, dành riêng cho các dự án và công trình liên quan đến an ninh quốc phòng. Hộp 3. Hợp đồng tổng thầu EPC EPC, viết tắt của Engineering, Procurement, và Construction - Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (còn được gọi là tổng thầu) là một dạng hợp đồng xây dựng mà nhà thầu thực hiện toàn bộ các khâu của dự án rồi bàn giao cho chủ đầu tư. EPC khác với turnkey (chìa khoá trao tay) ở chỗ, trong EPC, người thuê sẽ cung cấp thiết kế cơ bản cho nhà thầu mà dựa vào đó nhà thầu sẽ thực hiện thiết kế chi tiết. Với dự án turnkey, người thuê sẽ cung cấp một số chi tiết kỹ thuật nhất định và nhà thầu có trách nhiệm thiết kế cơ bản và chi tiết cho dự án. Ngoài ra, nhà thầu còn có trách nhiệm nghiệm thu, khởi động, và chuyển giao công trình cho người thuê. Còn với dự án EPC, công việc nghiệm thu hay chuyển giao có thể là trách nhiệm của một bên thứ ba; do vậy, nhà thầu EPC không còn trách nhiệm sau khi đã thực hiện phần việc đã ký với chủ đầu tư. Nếu nghiệm thu không đạt thì khác với turnkey, nhà thầu EPC không phải thực hiện lại gói thầu, do đó quá trình rà soát thiết kế trước khi ký kết với nhà thầu là có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành bại của cả dự án. Trong khi các nhà thầu Nhật Bản thường thực hiện kiểu turnkey thì EPC thường được thấy ở các nhà thầu Trung Quốc. Một lợi ích của tổng thầu là thống nhất trách nhiệm của những nhà thầu phụ, tư vấn, và nhà cung cấp về một mối. Điều này tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc trao đổi thông tin về tiến độ dự án, tiết kiệm chi phí, giảm thời gian thực hiện dự án, thống nhất về tiêu chuẩn chất lượng và an toàn so với cách làm truyền thống. Do hầu hết các công đoạn được quyết định bởi một nhà thầu duy nhất nên nếu nhà thầu ngoại, không chỉ Trung Quốc, trúng thầu thì các DN Việt Nam gần như không nhận được đòn bẩy kinh tế nào. Các DN trong nước chỉ nhận được các gói thầu tư vấn nhỏ và chủ yếu là nhân công lắp ráp cho công trình. 4. Du lịch Một ngành khác chịu ảnh hưởng ngay lập tức là ngành du lịch, chiếm gần 6% GDP năm 2013. Trong năm 2013, khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam chiếm 25% trong số 7,57 triệu người. Tổng cục Du lịch ước tính với chi tiêu trung bình mỗi khách khoảng 500 USD thì cả năm sẽ thất thu khoảng 500 triệu USD (Toan Toan, 2014) do thiếu khách Trung Quốc. Tổng số khách Trung Quốc vào Việt Nam trong 6 tháng năm 2014 là 1,135 triệu người, tăng gần 40% so với cùng kỳ 2013; số khách đã giảm 10% trong tháng 5 và 30% trong tháng 6 do cảnh báo về bạo động. Việc Trung Quốc kéo dài cảnh báo an toàn đối với khách du lịch dường như là một sức ép lên Việt Nam. Năm 2012, Trung Quốc cũng từng huỷ toàn bộ các chuyến du lịch đến Philippines do tranh chấp tại bãi cạn Scarborough; 1500 khách du lịch huỷ tour trong tháng 5/2012 dẫn tới thiệt hại gần 1 triệu USD cho ngành du lịch Philippines (Thayer, 2014) - một dữ liệu khá tương đồng với con số mất mát khoảng 18 triệu USD của Việt Nam từ tháng 5 đến tháng 7 do khách huỷ tour. Không riêng thị trường Trung Quốc, khách du lịch quốc tế nói tiếng Trung như Singapore, Malaysia, Đài Loan, Ma Cao, và Hong Kong cũng có dấu hiệu sụt giảm mạnh trong tháng 6. Thiệt hại có thể 11
  12. leo thang nếu Trung Quốc có động thái gây khó dễ cho các tuyến bay dân sự tới Việt Nam từ Bắc Á và châu Âu; trong đó hai thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc có số khách nhiều thứ hai và ba với tổng số 1,35 triệu người trong năm 2013 và 720 nghìn trong 6 tháng đầu năm 2014; hay điển hình cho châu Âu là khách Nga có mức chi tiêu gấp 5 lần khách Trung Quốc và có tốc độ tăng trưởng cao trong vài năm trở lại, với điểm đến ưa thích là Nha Trang. Sự sụt giảm khách du lịch quốc tế nói tiếng Trung có thể được bù đắp bởi sự gia tăng khách quốc tế khác như với Philippines, song thiệt hại đối với ngành du lịch có thể không giới hạn trong năm 2014 nếu sự rụt rè và tâm lý bất an vẫn đeo bám. Khách du lịch Trung Quốc đến Philippines trong năm 2013 vẫn giảm 70% so với 2009 kể từ khi các tranh chấp lãnh thổ nóng lên giữa hai nước. Sự sụt giảm này được bù đắp bởi sự gia tăng khách đến từ Hàn Quốc, Hoa Kỳ, và Nhật Bản sau nhiều chiến dịch quảng bá du lịch. Tuy nhiên, Việt Nam gặp bất lợi hơn khi nhiều đường bay từ các thị trường lớn phải bay qua hoặc chuyển tiếp qua không phận Trung Quốc4. Các hãng có thể chọn đường bay khác (để chuyển tiếp qua sân bay Nội Bài) hoặc bay thẳng đến điểm du lịch (và tránh sân bay Nội Bài) để tránh bị ảnh hưởng, song chi phí phát sinh sẽ không nhỏ. Thiệt hại trực tiếp cho ngành du lịch mỗi năm vào khoảng 700 triệu USD, riêng năm 2014 là 70-650 triệu USD, chiếm tối đa 9% doanh thu du lịch của năm. Bảng 1. Một số thống kê ngành du lịch, 2007-2013 Dịch vụ Du lịch Tỷ lệ GDP Tỷ lệ Khách TQ Tăng Tỷ lệ so với trưởng khách quốc tế (1) (2) (3=2/1) (4) (5=2/4) (6) (7) (8) triệu USD triệu USD % triệu USD % triệu lượt % % 2007 6.460 3.750 58.0 77.414 4.8 574.6 11.3 13.6 2008 7.096 4.020 56.6 99.130 4.0 650.1 13.1 15.3 2009 5.766 3.050 52.9 106.015 2.9 527.6 -18.0 14.0 2010 7.460 4.450 59.6 115.932 3.8 905.4 74.5 17.9 2011 8.691 5.710 65,7 171.391 3,3 1416.8 56.5 23.6 2012 9.620 6.850 71,2 155.820 4,4 1428.7 0.8% 20.9 2013 10.500 7.530 71,7 135.539 5,5 1907.8 33.5 25.2 Nguồn: TCTK, WB, VEPR Tổng lao động trong ngành du lịch Việt Nam là 4,35 triệu người, bằng 8,3% lao động trong độ tuổi có việc làm. Sụt giảm lượng khách du lịch Trung Quốc sẽ gây ảnh hưởng lên lao động ở các ngành dịch vụ du lịch, dù có thể chỉ tương đối cục bộ ở một số tỉnh có khách Trung Quốc đến nhiều nhất như Quảng Ninh, Huế, và Đà Nẵng. Tổng hợp lại, ảnh hưởng đến sản lượng của nền kinh tế Việt Nam có thể tóm tắt lại vào bảng sau. So với trường hợp không có sự kiện giàn khoan xảy ra, trong trường hợp ảnh hưởng ít, GDP giảm 0,24 điểm %; trong trường hợp ảnh hưởng vừa, GDP giảm 0,5 điểm %; và trong trường hợp ảnh hưởng nhiều, GDP giảm 1,1 điểm %. 4 12
  13. Bảng 2. Tác động trực tiếp lên GDP của từng lĩnh vực kinh tế Ít ảnh hưởng Ảnh hưởng vừa Ảnh hưởng nhiều Từ FDI (tỷ USD) +0,14 0,00 -0.28 Thương mại (tỷ USD) -0,50 -0,75 -1,00 Du lịch (tỷ USD) -0.07 -0,21 -0,65 Tổng cộng (tỷ USD) -0,43 -0,96 -1,93 Tỷ lệ so với GDP (%) -0,24 -0,545 -1,10 Tính toán này hàm ý rằng tăng trưởng GDP trong năm 2014 của Việt Nam có thể không tới 5% và thấp hơn năm ngoái, với tốc độ thấp nhất vào khoảng 4,4% tương ứng với kịch bản bi quan nhất trong số 3 kịch bản của nhóm tác giả. Nó cũng có nghĩa rằng Việt Nam đứng trước rủi ro tăng trưởng kinh tế hàng năm sẽ rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 1999 sau khủng hoảng tài chính châu Á. Khi khủng hoàng tài chính nổ ra một lần nữa trên quy mô toàn cầu vào năm 2009, nhu cầu bên ngoài sụt giảm cùng với các bất cân đối vĩ mô cắm rễ sâu trong nền kinh tế nội địa cũng chỉ khiến tăng trưởng giảm về 5,3% năm 2009 và 5,02% năm 2012 (giá cố định 1994.) Nền kinh tế Việt Nam thêm một lần đối mặt rủi ro tăng trưởng thấp trước thách thức tái cấu trúc kinh tế nhằm đạt được nhiều mục tiêu cùng một lúc, mà một trong số đó là giảm sự phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc. IV. Đánh giá tác động 1. Giới thiệu Các phân tích ở trên chỉ xem xét ảnh hưởng cô lập của từng lĩnh vực đến GDP mà chưa tính tới tác động lan truyền liên ngành. Các lĩnh vực kinh tế có ngày mối liên hệ đan chéo nhau với các ngành khác. Một ngành có thể mua yếu tố đầu vào và sản xuất sản phẩm đầu ra cho tiêu dùng trung gian của một ngành khác, cho nên thay đổi diễn ra trong một ngành kéo theo ảnh hưởng lan toả sang các khu vực khác qua nhu cầu cuối cùng. Các động lực tăng trưởng có thể tác động qua các kênh truyền dẫn khác trước khi tới sản lượng, thời gian tác động có thể kéo dài và không giới hạn trong một năm. Do vậy, cần áp dụng các phương pháp khác cho phép mô phỏng và dự báo, dựa trên nền tảng của khoa học thống kê và kinh tế lượng. Hai trong nhiều phương pháp đang được sử dụng rộng rãi là mô hình Đầu ra/Đầu vào (Input/Output – I/O) và mô hình Cân bằng Khả toán (Computable General Equilibrium – CGE). Các tính toán được dựa trên 3 kịch bản được đưa ra và so sánh với phương án cơ sở là không có sự kiện giàn khoan và nền kinh tế tiếp tục vận hành theo những quỹ đạo sẵn có. 13
  14. Bảng 3. Các kịch bản của nhóm tác giả Ít ảnh hưởng Ảnh hưởng vừa Ảnh hưởng nhiều FDI giải ngân +5% so với năm ngoái Không thay đổi -10% so với năm ngoái Kim ngạch +15% so với năm ngoái +12,5% so với năm ngoái +10% so với năm ngoái xuất khẩu Xuất khẩu +10% so với năm ngoái +5% so với năm ngoái +0% so với năm ngoái du lịch Chi phí Tăng 2% Tăng 4% Tăng 8% trung gian 2. Phương pháp Mô hình I/O sử dụng bảng cân đối liên ngành được xây dựng lần đầu tiên bởi W. Leontief nhằm tính toán cấu trúc của nền kinh tế một cách sơ bộ thông qua mức độ ảnh hưởng của cầu cuối cùng đến phía cung và thu nhập của nền kinh tế. Qua bảng I/O có thể đánh giá tác động trực tiếp, gián tiếp lên quá trình sản xuất của một sự thay đổi trong yếu tố ngoại sinh. Mô hình CGE được phát triển dựa trên mô hình cân bằng khả toán tiêu chuẩn của một nền kinh tế mở của Dervis K, de Melo và S. Robinson (1982). Nhu cầu nhập khẩu và cung xuất khẩu được mô phỏng với giả thiết về phân biệt sản phẩm và thay thế không hoàn toàn giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nước ngoài. 3. Số liệu Mô hình I/O sử dụng bảng cân đối liên ngành của Việt Nam năm 2007 và ước tính 2012. Sử dụng bảng cân đối liên ngành dạng phi cạnh tranh sẽ xem xét được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tổng cầu cuối cùng trong nước ảnh hưởng tới thu nhập và sản xuất như thế nào và có những nhận định về kinh tế của vùng hoặc Quốc gia theo từ phía cầu. Mô hình CGE sử dụng bảng Ma trận Hạch toán Xã hội (SAM) năm 2011 của Việt nam do Viện Quản lý kinh tế trung ương và WIDER xây dựng (CIEM, 2011). Mô hình này được lập trình bằng GAMS (General Algebraic Modeling Systems), là ngôn ngữ lập trình được sử dụng rộng rãi trong việc mô hình hoá CGE và các bài toán quy hoạch quy mô lớn. 4. Kết quả 4.1. Mô hình I/O Tính toán của nhóm tác giả chỉ ra sự kém hiệu quả và mức độ gia công của nền kinh tế Việt Nam. Thứ nhất, sự kém hiệu quả thể hiện ở 2 phương diện: ảnh hưởng lan toả từ tiêu dùng phía cầu đến thu nhập và sản xuất rất kém và ảnh hưởng lan toả từ nhu cầu cuối cùng lên nội địa giảm dần trong giai đoạn quan sát. Một đồng tăng lên của tiêu dùng lan toả đến nhập khẩu là 0.42 và xuất khẩu là 0.47. Tương tự, 1 đơn vị đầu tư lan toả đến thu nhập là 0.46. Số liệu tính toán trên cho thấy việc tác động lên cầu cuối cùng sẽ không làm tăng sản lượng và giá trị gia tăng một cách mạnh mẽ, cho nên tăng 14
  15. trưởng dựa vào kích cầu sẽ không thực sự hiệu quả. Thứ hai, mức độ lan tỏa từ nhu cầu cuối cùng trong nước đến phía cung có sự thay đổi tương đối lớn và rõ rệt (tăng lên từ 2,59 của năm 2007 đến 3,57 dự tính cho năm 2012) nhưng mức độ lan tỏa đến sản xuất nội địa giảm từ 1,73 năm 2007 xuống 1,66 trong năm 2012, như vậy mức độ lan tỏa đến nhập khẩu tăng lên mạnh mẽ từ khoảng 1,0 năm 2007 lên 1,91 năm 2012. Như vậy, nếu vẫn mải miết tác động đên phía cầu cuối cùng sẽ chỉ làm tăng thâm hụt thương mại của khu vực kinh tế trong nước. Bảng 4. Lan toả từ cầu cuối cùng đến sản xuất và thu nhập của Việt Nam C I E Lan tỏa tới sản xuất 1.19 1.14 1.8 Lan tỏa tới thu nhập 0.42 0.46 0.47 Bảng 5. Cấu trúc kinh tế Việt Nam từ bảng cân đối liên ngành Chi phí Hệ số Hệ số Lan tỏa đến Hệ số Giá trị gia tăng trung gian lan tỏa lan tỏa nhập khẩu lan tỏa trong sản lượng /tổng sản chung nội địa thu nhập lượng 2007 0,63 2,73 1,73 1,00 0,63 36,4% 2012 0,72 3,57 1,66 1,91 0,46 27,7% Mức độ gia công của nền kinh tế thể hiện qua tỷ lệ chi phí trung gian trên giá trị sản xuất. Tỷ lệ này tăng xấp xỉ 20 điểm phần trăm trong giai đoạn 2000-2012; riêng chỉ trong giai đoạn 2007 – 2012, tỷ lệ này tăng lên gần 10 điểm phần trăm. Do đó, hàm lượng giá trị gia tăng trong sản lượng ngày càng thấp, từ mức 36,4% vào năm 2007 xuống 27,7% vào năm 2012. Các phân tích trên cùng chỉ ra tính dễ tổn thương của nền kinh tế do cấu trúc bên trong không vững chắc. Dù không có sự kiện giàn khoan của Trung Quốc thì với cấu trúc hiện tại nền kinh tế Việt Nam sẽ thường xuyên đối mặt với các bất ổn vĩ mô, đặt ra yêu cầu phải tái cấu trúc kinh tế. Dựa trên nhiều kịch bản đưa ra bởi các chuyên gia kinh tế và nhóm nghiên cứu, sử dụng các phương trình cơ bản của bảng I/O phi cạnh tranh mở rộng với kết quả tính toán từ CIEM từ hệ thống mã ngành HS, ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam có thể trình bày tóm tắt ở Bảng 6. Một trường hợp tồi tệ trong đó toàn bộ trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc bị đình trệ (điều mà nhóm nghiên cứu đã loại bỏ khả năng xảy ra nhưng vẫn có ý nghĩa tham khảo) có thể khiến GDP bị ảnh hưởng tới xấp xỉ 12%. Kịch bản ảnh hưởng nhiều của VEPR cũng gợi ý mức độ nghiêm trọng không kém (12%) khi nhiều trụ cột của nền kinh tế cùng bị suy giảm ở mức độ mạnh, chủ yếu ở đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhập khẩu. Ở kịch bản thấp trong đó các trụ cột này chỉ chịu tác động hạn chế, 15
  16. thiệt hại sản lượng vào khoảng 3,6%, hàm ý trong khoảng 2-3 năm tới thì mỗi năm tổng sản lượng mất khoảng 1 điểm phần trăm. Ở kịch bản cao hơn thì mức độ suy giảm sản lượng là 5,8%. Nếu đổi hướng xuất khẩu sang các thị trường khác và sản xuất ít phụ thuộc vào nhập khẩu hơn thì ảnh hưởng này sẽ giảm bớt. Việt Nam có cơ hội gia tăng đáng kể sản lượng đến thêm 0,5 điểm % từ sự thay đổi cấu trúc kinh tế qua việc gia tăng xuất khẩu sang thị trường bên ngoài Trung Quốc (khoảng 5%) và thay thế tỷ trọng xuất khẩu của khu vực công nghiệp sang khu vực dịch vụ, mà chủ yếu là dịch vụ du lịch. Bảng 6. Kết quả của các kịch bản theo mô hình I/O Tác giả/Dữ liệu Kịch bản Tổng ảnh hưởng lên GDP Vũ Quang Việt và Bùi Toàn bộ xuất nhập khẩu hoàn toàn ngưng trệ. -11,7% Trinh, I/O 2007 Bùi Trinh, I/O 2012 -7,4% Tổng thầu ngưng trệ, FDI Trung Quốc giảm 50%, -1,68% xuất nhập khẩu giảm 20%. Bùi Trinh và Nguyễn Quang Thái Thay thế tổng thầu, thay xuất khẩu tới TQ sang +0,22 - 0,5% nước khác, thay thế tỷ lệ xuất khẩu công nghiệp bằng dịch vụ. VEPR FDI giải ngân tăng 5%, xuất khẩu tăng 15%, du lịch -3,6% (Ảnh hưởng ít) tăng 10%, chi phí trung gian tăng 2%, nhập khẩu tăng 10% VEPR FDI giải ngân không tăng, xuất khẩu tăng 12,5%, -5,8% (Ảnh hưởng vừa) du lịch tăng 5%, chi phí trung gian tăng 4%, nhập khẩu giảm 3% VEPR FDI giải ngân giảm 10%, xuất khẩu tăng 10%, du -12,2% (Ảnh hưởng nhiều) lịch tăng 1%, chi phí trung gian tăng 5%, nhập khẩu giảm 10% 4.2. Mô hình CGE Nhóm tác giả chuyển các giả định trong 3 kịch bản ở trên sang những cú sốc trong mô hình CGE, ví dụ giả định thay đổi trong FDI (tăng 5% chẳng hạn) sẽ được chuyển thành thay đổi trong tổng đầu tư cố định (tương ứng là 1,5%). Một số thông số được điều chỉnh để thu được mức tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa và xuất khẩu du lịch theo các phương án. Đối với đầu vào nhập khẩu, nhóm nghiên cứu tăng giá nhập khẩu cho 4 loại hàng hóa là dệt, hóa chất, luyện kim và máy móc. Nhập khẩu bốn nhóm hàng này chiếm gần 40% kim ngạch nhập khẩu của Việt nam và có thể xem như một cách ước lượng hợp lý tác động của việc gián đoạn nguồn cung. Kết quả mô phỏng nền kinh tế bằng mô hình CGE được tóm tắt lại ở bảng 7. 16
  17. Có thể thấy nền kinh tế sẽ chịu tác động đáng kể nếu có sự thay đổi chính sách từ phía Trung Quốc. Thiệt hại về sản lượng có thể đạt 2% trong kịch bản ảnh hưởng ít và gia tăng theo mức độ nghiêm trọng của kịch bản. Cần lưu ý rằng kết quả này không hàm ý GDP sẽ giảm 2%, 4%, hay 6% ngay trong năm 2014 hay 2015. Cũng như I/O, mô hình CGE hàm ý rằng các ảnh hưởng lên nền kinh tế từ một cú sốc ngoại sinh sẽ tích luỹ trong một thời gian dài, có thể từ 18-36 tháng, qua nhiều vòng phản hồi giữa các biến số vĩ mô. Các ảnh hưởng sẽ phai nhạt dần khi các thay đổi cấu trúc diễn ra để thích ứng với môi trường mới. Bảng 7. Kết quả mô phỏng các kịch bản bằng mô hình CGE Thay đổi so với phương án không ảnh hưởng Kịch bản Ảnh hưởng ít Ảnh hưởng vừa Ảnh hưởng nhiều GDP -2,17% -4,06% -6,23% Nhập khẩu -2,88% -5,32% -8,18% Xuất khẩu -2,60% -4,79% -6,98% Tỷ giá 0,98% 1,77% 2,35% Đầu tư tài sản cố định -1,46% -2,91% -5,83% Thu chính phủ -2,44% -4,53% -6,79% Thu nhập hộ gia đình -3,00% -5,54% -8,26% Sản lượng thiệt hại nặng nhất rơi vào các ngành sản xuất, gồm may mặc, dệt, da giầy, và thiết bị điện. Dầu khí và xăng dầu là hai ngành sản xuất chịu thiệt hại thấp nhất, trong khi tài chính ngân hàng và thương nghiệp, nhà hàng và khách sạn chịu thiệt hại thấp nhất trong số các ngành dịch vụ. Trên phương diện xuất khẩu, chịu ảnh hưởng nặng nhất lại là các nhóm ngành dịch vụ, trong đó có vận tải, thương nghiệp, nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ khác của khu vực tư nhân (ảnh hưởng đối với ngành du lịch nằm trong các nhóm này), tiếp theo mới đến các ngành sản xuất đã liệt kê ở trên. Dầu khí và tài chính ngân hàng thậm chí vẫn có tăng trưởng trong xuất khẩu bất chấp các khu vực khác của nền kinh tế suy giảm là một phát hiện đáng lưu ý khác. Do các ràng buộc được mô phỏng trong các phương trình của mô hình CGE, các biến số vĩ mô khác cũng chịu ảnh hưởng. Thu ngân sách của chính phủ và thu nhập của hộ gia đình bị tác động tiêu cực ở mức độ đáng kể, với kịch bản thấp là -2,4% và -3%. Thu ngân sách có thể bị ảnh hưởng tới gần 7% trong trường hợp xấu, trong khi với hộ gia đình là hơn 8%. Sự suy giảm về xuất khẩu kéo theo tỷ giá ngoại tệ tăng khoảng 1-2,4%. V. Kết luận và khuyến nghị chính sách Hai tháng sau sự kiện giàn khoan 981, nền kinh tế nội địa chưa đón nhận những cú sốc lớn như trong các kịch bản nhưng không vì thế mà những thiệt hại kém nghiêm trọng. Không những tài sản bị mất 17
  18. mát do đốt phá, sản xuất bị gián đoạn mà niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài cũng lung lay. Xuất khẩu sang Trung Quốc, nhất là hàng nông sản và hoa quả theo mùa, đang gặp nhiều khó khăn. Du lịch bị ảnh hưởng lớn do khách huỷ tour đúng cao điểm của mùa du lịch. Câu hỏi liệu Trung Quốc có tái diễn vi phạm chủ quyền biển của Việt Nam trong thời gian tới không quan trọng bằng nghi vấn về sức kháng cự của nền kinh tế Việt Nam một khi các biện pháp “trả đũa” được đưa ra. Các quan ngại về khả năng thương tổn của kinh tế Việt Nam rõ ràng là có căn cứ khi nhìn vào cơ cấu kinh tế và mối tương thuộc với kinh tế Trung Quốc. Bài thảo luận này vạch ra các phương diện dễ tổn thương mà qua đó những thay đổi chính sách của Trung Quốc được chuyển hoá thành sự thay đổi tới nền kinh tế Việt Nam, và qua những phương diện này để hình dung về viễn tượng xa hơn 2014. Các kịch bản đi kèm với những kết quả tính toán phác lên một triển vọng tương đối ảm đạm rằng mất mát sản lượng và sự biến động trong các biến số vĩ mô quan trọng khác là khó tránh khỏi, dù ít hay nhiều, nếu nền kinh tế không tìm được những động lực kinh tế mới nhờ vào tái cấu trúc kinh tế. Các vấn đề của nền kinh tế nằm trong cấu trúc nội tại và dễ bị tổn thương với một sự thay đổi từ bên ngoài lên cầu cuối cùng ở trong nước. Sự kiện giàn khoan một lần nữa phơi ra các yếu kém này và khiến Việt Nam đối diện các rủi ro mới. Khuyến nghị chính sách a) Về đầu tư và sản xuất - Khôi phục niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài về an ninh của môi trường đầu tư trong nước. Thể hiện thiện chí trong việc thương lượng và đền bù thiệt hại cho các chủ doanh nghiệp bị chịu ảnh hưởng. Giám sát quá trình giải ngân đền bù ở địa phương. - Tạo lợi thế cạnh tranh trong dài hạn về chất lượng của môi trường đầu tư thông qua việc thuận lợi hoá quy trình thông quan, giảm chi phí logistics, minh bạch hoá quy trình để giảm chi phí ngầm cho DN. - Khuyến khích DN nước ngoài tham gia vào ngành công nghiệp phụ trợ. Có chiến lược dài hạn để thu nạp công nghệ, tiến tới thay thế nhập khẩu, nắm vững và chủ động đổi mới công nghệ trong nước. - Đưa các DN Trung Quốc vào diện giám sát, nhất là tại các tỉnh có biên giới với Trung Quốc. Chấn chỉnh lại công tác cấp giấy phép, cho thuê đất, đảm bảo an ninh quốc phòng. b) Thương mại - Xúc tiến, hỗ trợ DN tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu thay thế, thuận lợi hoá thủ tục xuất nhập khẩu để bù đắp chi phí gia tăng - Đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác ngoài Trung Quốc nhưng không từ bỏ thị trường này - Thúc đẩy quá trình “chính thức hoá” hoạt động xuất nhập khẩu bằng cách đơn giản hoá thủ tục, giảm chi phí tuân thủ, các loại thuế phí. Qua đó giảm rủi ro và bảo vệ quyền lợi của người sản xuất tại Việt Nam. 18
  19. c) Các dự án tổng thầu - Mời các nhà thầu khác giàu uy tín, kinh nghiệm, có công nghệ nguồn hiện đại tham gia đấu thầu thay vì đấu giá. Quy trình sàng lọc (screening) phải loại bỏ các nhà thầu có lịch sử hoạt động không tốt, thường xuyên chậm trễ và đội giá thành. Sửa đổi luật Đấu thầu theo hướng ưu tiên chất lượng và an toàn. - Xây dựng các phương án huy động vốn cho các dự án đang dang dở, mau chóng đưa vào vận hành và thu hồi lại vốn đầu tư của nhà nước. Thu hút khu vực tư nhân tham gia bằng các hỗ trợ về thuế và tiền thuê đất. d) Chuyển hướng vào thị trường trong nước - Hướng tới thúc đẩy tiêu dùng của thị trường trong nước, điều chỉnh chính sách hướng ngoại không chỉ với FDI mà các nhân tố của cầu cuối cùng (tiêu dùng, tích luỹ và xuất khẩu) - Kiến tạo môi trường kinh doanh bình đẳng hơn với DN trong nước, một số chính sách ưu đãi cần được áp dụng bất kể ai là chủ sở hữu DN (miễn thuế sử dụng đất, miễn thuế thu nhập DN trong thời gian đầu, ) 19
  20. Tài liệu tham khảo BBC (2014), ‘Việt Nam bắt đầu bồi thường sau bạo động,’ BBC tiếng Việt, 23/06/2014, [trực tuyến], tại địa chỉ doanh_nghiep.shtml. Bùi Trinh (2014), “Một số tính toán sơ bộ ảnh hưởng kinh tế Việt Nam – Trung Quốc”, bài tham luận tại Hội thảo Kinh tế Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2014 và một số tác động đối với Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, 06/08/2014. Lee, J. (2014), ‘90% Taiwanese firms in Vietnam have resumed operations: group,’ Central New Agency, 13/06/2014 [trực tuyến], tại địa chỉ Sevastopulo, D. (2014), ‘Vietnam riots land another blow on the global supply chain,’ Financial Times, 20/05/2014 [trực tuyến], tại địa chỉ 00144feabdc0.html. HSBC (2013), The great migration: How FDI is moving to ASEAN and India, HSBC Global Research, Hongkong: HSBC. Jennings, R. (2014), ‘1000 Taiwan-backed Businesses Reported Affected by Vietnam Protests,’ Voice of America, 15/05/2014 [trực tuyến], tại địa chỉ backed-businesses-reported-affected-by-vietnam-protests/1914955.html. Lương Minh (2014), ‘Ngư dân Philippines kể tội Trung Quốc trên Biển Đông,’ Infonet, 23/05/2014 [trực tuyến], tại địa chỉ bien-dong-post79735.info Nguyễn Đức Thành và Ngô Quốc Thái (2014), “Tổng quan Kinh tế Việt Nam 2013,” Chương 2 trong Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2013: Những ràng buộc đối với tăng trưởng, Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia. Nguyen Phuong Linh (2014), ‘Battered and broke, Vietnam fishermen bear brunt of China row,’ Reuters, 27/07/2014 [trực tuyến], tại địa chỉ article/2014/07/27/southchinasea-vietnam-fishing-idUSL4N0PZ4V720140727. Nguyen Phuong Linh và Gold, M. (2014), ‘Riots risk ruining Vietnam's industrial zones; lynchpin of growth,’ Reuters, 16/05/2014 [trực tuyến], tại địa chỉ Phạm Sỹ Thành (2014), ‘Ba mối lo trong quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc’, Người Đô Thị, số 30/05/2014. Tạ Lợi (2014), “Đánh giá quan hệ đầu tư Việt Nam-Trung Quốc,” Chương 24 trong Kỷ yếu Hội thảo Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2014: Những thách thức mới, Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. Thayer, C. (2014), ‘Standoff in the South China Sea,’ Yale Global, 12/06/2012 [trực tuyến], tại địa chỉ 20
  21. Thuỳ Linh (2014), ‘Bạo động tại Bình Dương chủ yếu do công nhân bị ức chế,’ Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 19/07/2014 [trực tuyến], tại Binh-Duong-chu-yeu-do-cong-nhan-bi-uc-che.html. Toan Toan (2014), ‘Khách Trung Quốc giảm, thách thức hay cơ hội?’ Tiền Phong, 20/05/2014 [trực tuyến], tại địa chỉ co-hoi-707149.tpo. Song Hà (2014), ‘Tổng hợp thiệt hại của doanh nghiệp sau các vụ gây rối,’ VnEconomy, 30/05/2014 [trực tuyến], tại địa chỉ nghiep-sau-cac-vu-gay-roi-2014053006551773.htm Văn Chương và Trần Quyết (2014), ‘Những mánh giăng 'bẫy' bỏ thầu giá rẻ của nhà thầu TQ,’ Người đưa tin, 05/07/2014 [trực tuyến], tại địa chỉ bay-bo-thau-gia-re-cua-nha-thau-tq-a138392.html. 21
  22. Phụ lục 1. Nhập khẩu từ Trung Quốc và thế giới năm 2013 phân theo nhóm hàng Nhập khẩu Nhập khẩu Tỷ lệ từ Trung Quốc từ thế giới (%) (triệu USD) (triệu USD) Máy móc, điện tử, điện thoại và 13522 29878 45 phương tiện viễn thông Vải vóc 4344 11029 39 Khoáng sản phi kim loại 2393 6657 36 Sản phẩm từ da 1210 3779 32 Sắt thép 840 2888 29 Sản phẩm từ hoá chất 2815 10484 27 Khai khoáng, khí đốt tự nhiên và khác 1710 8505 20 Thuốc lá 58 298 20 Sản xuất khác 772 3996 19 Giấy và sản phẩm từ giấy 310 1737 18 Cao su và sản phẩm từ cao su 1289 9489 14 Gỗ và sản phẩm từ gỗ 200 1648 12 Phương tiện vận tải 417 4005 10 Nông sản 300 5271 6 Thực phẩm và đồ uống 10 202 5 Thuỷ sản 23 720 3 Nguồn: Tổng cục Hải quan 22
  23. Phụ lục 2. Ảnh hưởng đến sản lượng theo tính toán của mô hình CGE phân theo ngành kinh tế, % Thay đổi so với phương án không ảnh hưởng Ảnh hưởng Ảnh hướng Ảnh hưởng ít vừa nhiều Gạo -2.68 -4.89 -7.00 Cây trồng khác -2.51 -4.57 -6.54 Chăn nuôi -2.35 -4.24 -5.84 Lâm nghiệp -2.16 -3.92 -5.51 Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản -2.41 -4.36 -6.03 Dầu khí 0.00 0.01 0.10 Khai khoáng -2.28 -4.18 -6.08 Thịt qua chế biến -2.25 -4.05 -5.55 Thực phẩm chế biến khác -2.53 -4.60 -6.53 Đồ uống và thuốc lá -2.55 -4.64 -6.57 Dệt may -3.12 -5.76 -8.78 May mặc -4.02 -7.37 -11.24 Da giầy -3.02 -5.48 -7.87 Giấy, gỗ, đồ gỗ -2.70 -4.85 -6.69 Các hoạt động sản xuất khác -2.60 -4.77 -7.05 Xăng -1.41 -2.57 -3.53 Hoá chất -2.83 -5.18 -7.71 Vật liệu xây dựng -1.85 -3.42 -5.17 Kim loại -3.37 -6.20 -9.41 Máy móc và dụng cụ -3.07 -5.68 -8.74 Điện máy -3.39 -6.27 -9.77 Phương tiện vận tải -2.62 -4.82 -7.20 Sản xuất điện, nước, xăng 0.04 0.03 -0.15 Xây dựng -6.32 -13.12 -18.13 Thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng -6.62 -13.74 -18.98 Vận tải -0.33 -0.64 -1.11 Viễn thông 0.52 0.95 1.32 Tài chính và ngân hàng -0.42 -0.82 -1.47 Hành chính công -6.46 -13.41 -18.60 Dịch vụ tư nhân khác -2.68 -4.89 -7.00 23
  24. Phụ lục 3. Ảnh hưởng đến xuất khẩu theo tính toán của mô hình CGE phân theo ngành kinh tế, % Thay đổi so với phương án không ảnh hưởng Ảnh hưởng Ảnh hướng Ảnh hưởng ít vừa nhiều Gạo -2.63 -4.83 -7.10 Cây trồng khác -2.42 -4.45 -6.59 Chăn nuôi -2.34 -4.25 -6.02 Lâm nghiệp -1.88 -3.45 -5.09 Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản -2.40 -4.37 -6.20 Dầu khí -0.08 -0.15 -0.21 Khai khoáng -2.28 -4.24 -6.54 Thịt qua chế biến -2.30 -4.17 -5.89 Thực phẩm chế biến khác -2.64 -4.84 -7.10 Đồ uống và thuốc lá -2.64 -4.83 -7.03 Dệt may -2.74 -5.07 -7.69 May mặc -4.04 -7.43 -11.41 Da giầy -2.99 -5.44 -7.91 Giấy, gỗ, đồ gỗ -2.68 -4.84 -6.76 Các hoạt động sản xuất khác -2.29 -4.28 -6.65 Xăng -0.90 -1.72 -2.70 Hoá chất -2.23 -4.08 -5.96 Vật liệu xây dựng -1.59 -3.08 -5.52 Kim loại -2.78 -5.12 -7.78 Máy móc và dụng cụ -2.57 -4.82 -7.64 Điện máy -3.20 -6.00 -9.78 Phương tiện vận tải -2.56 -4.72 -7.14 Sản xuất điện, nước, xăng -1.95 -3.62 -5.49 Xây dựng -1.49 -2.96 -5.82 Thương nghiệp, khách sạn, nhà -1.60 -2.95 -4.19 hàng Vận tải -2.65 -5.12 -7.33 Viễn thông -1.68 -3.11 -4.69 Tài chính và ngân hàng -0.88 -1.64 -2.49 Hành chính công -1.61 -3.00 -4.56 Dịch vụ tư nhân khác -2.21 -4.20 -6.22 24
  25. Những quy định về công bố thông tin Chứng nhận của tác giả Các nhà kinh tế, nhà phân tích, người nghiên cứu sau sẽ chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo này, đồng thời chứng nhận rằng những quan điểm, nhận định, dự báo trong báo cáo này phản ánh ý kiến chủ quan của người viết: Nguyễn Đức Thành, Ngô Quốc Thái. Tài liệu này được thực hiện và phân phối bởi Bộ phận Nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), chỉ nhằm mục đích cung cấp tài liệu tham khảo cho các khách hàng hoặc đối tác đặc biệt của VEPR, không nhằm mục đích thương mại và xuất bản, dù thông qua báo chí hay các phương tiện truyền thông khác. Các khuyến nghị trong báo cáo mang tính gợi ý và không nên coi như lời tư vấn cho bất kỳ cá nhân nào, vì báo cáo được xây dựng không nhằm phục vụ lợi ích cá nhân. Các thông tin cần chú ý khác Báo cáo được xuất bản vào ngày 07 tháng 08 năm 2013. Các dữ liệu kinh tế và thị trường trong báo cáo được cập nhật tới ngày 27/07/2014 . VEPR có quy trình thủ tục để xác định và xử lý các mâu thuẫn về lợi ích nảy sinh liên quan đến bộ phận Nghiên cứu. Các thông tin mật hay nhạy cảm sẽ được xử lý và điều chỉnh theo những chuẩn mực phù hợp. 25
  26. FGGFH  CÁC BÀI NGHIÊN CỨU KHÁC NC-32: Tổng quan kinh tế thế giới 2013, Lê Kim Sa, Nguyễn Cẩm Nhung. NC-31: Tổng quan kinh tế thế giới 2012, Lê Kim Sa. NC-30: Tổng quan kinh tế Việt Nam 2012, Nguyễn Đức Thành, Ngô Quốc Thái, Vũ Minh Long, Hoàng Thị Chinh Thon. NC-29: Những vấn đề nổi bật của kinh tế Trung Quốc sau Đại hội XVIII, Phạm Sỹ Thành. NC-28: Khủng hoảng nợ công tại một số nền kinh tế trên thế giới: Nguyên nhân, diễn biến, hậu quả, biện pháp khắc phục và những hàm ý chính sách cho Việt Nam, Vũ Minh Long. 26