Bài Nghiên cứu NC - 25 - Sự di cư qua lại Nga - Việt: Những khía cạnh lịch sử, kinh tế-xã hội và chính trị

pdf 36 trang vanle 2580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài Nghiên cứu NC - 25 - Sự di cư qua lại Nga - Việt: Những khía cạnh lịch sử, kinh tế-xã hội và chính trị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_nghien_cuu_nc_25_su_di_cu_qua_lai_nga_viet_nhung_khia_ca.pdf

Nội dung text: Bài Nghiên cứu NC - 25 - Sự di cư qua lại Nga - Việt: Những khía cạnh lịch sử, kinh tế-xã hội và chính trị

  1. Bài Nghiên cứu NC-25 Sự di cư qua lại Nga-Việt: Những khía cạnh lịch sử, kinh tế-xã hội và chính trị Alexey Chesnokov
  2. © 2011 Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Tác phẩm dịch NC-25 Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Sự di cư qua lại Nga-Việt: Những khía cạnh lịch sử, kinh tế-xã hội và chính trị Alexey Chesnokov1 Quan điểm được trình bày trong bài nghiên cứu này là của (các) tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của VEPR. 1 Alexey Chesnokov nhận bằng Tiến sĩ ngành Khoa học Chính trị năm 2004 tại đại học Ural, thành phố Yekaterinburg, Liên bang Nga. Hiện nay TS. Chesnokov là Bí thư thứ Ba tại Cơ quan Ngoại giao Nga ở thành phố Yekaterinburg. Bên cạnh đó, TS. Chesnokov cũng tham gia hoạt động giảng dạy tại Khoa Khoa học Chính trị và Xã hội học, Đại học Ural. Trong tháng 7 năm 2011. TS. Chesnokov tới trao đổi học thuật tại trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính Sách, Đại học Quốc gia Hà Nội.
  3. Contents LỜI NÓI ĐẦU 3 GIỚI THIỆU 5 NGƯỜI VIỆT TẠI NGA 7 NGƯỜI NGA Ở VIỆT NAM 24 KẾT LUẬN 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO 33 Tables Bảng 1: Xu hướng trong số lao động nước ngoài tại Nga trong năm 2007 13 Bảng 2: Lớn các khu vực làm việc của công nhân nước ngoài tại Nga trong năm 2007 14 Bàng 3: Chuyển đổi giao lưu giữa Nga và một số nước châu Á (người) 16 Bàng 4: Số lần truy cập vào Nga từ Nam và Đông Á trong năm 2007 17 Bảng 5: So sánh các sản phẩm trong nước (GDP) của Nga và Việt Nam trong năm 2007 (theo USD) 18 Bảng 6: Số lượng sinh viên từ các nước Đông và Nam Á 21 học đại học ở Nga năm 2006 21 Bảng 7: Số lượng công dân Nga đến các nước vùng 30 Đông và Bắc Châu Á trong năm 2007 30 Bảng 8: Số lượng người người nước ngoài đến Việt Nam 31 2
  4. LỜI NÓI ĐẦU Hiển nhiên là từ khi sự di cư trở thành một hiện tượng xã hội và kinh tế phổ biến trên thế giới, rất nhiều báo cáo và tài liệu mang tính lý thuyết và cho nước cụ thể được viết về vấn đề này. Tuy nhiên, lưu ý rằng những nghiên cứu về sự di cư tại Nga thường chỉ tập trung vào sự di cư giữa những nước thành viên trong CIS, hoặc giữa Nga và các nước Châu Âu. Bất chấp sự thật là dân di trú của Nga là một trong những di trú phổ biến nhất trên thế giới, người ta tìm được rất ít thông tin về cộng đồng người Nga ở bất cứ nước nào thuộc Châu Phi, Mỹ La tinh hoặc Châu Á. Đối với cộng đồng người Nga ở Việt Nam, chỉ có một ít sách học thuật về chủ đề này được xuất bản ở Nga2 và không có bất cứ nghiên cứu nào về cuộc sống của cộng đồng nga tại Việt Nam trong thời điểm này. Dù vậy, người di cư Việt Nam tại Nga lại là một chủ đề thường xuyên trong những thảo luận cấp hàn lâm và công cộng. Vì vậy, mục đích của tôi khi viết tài liệu này là để soi rõ nguồn gốc và cuộc sống của một cộng đồng người Nga-ấy là tại Việt Nam. Bản chất của các chu trình di dân quốc tế ít nhất là 2 chiều. Cho nên chúng ảnh hưởng đến cả nước gửi lẫn nước tiếp nhận. Bên cạnh đó, cộng đồng người Việt ở Nga là 1 trong số những cộng đồng di trú đông nhất ở Nga. Đây là lý do tôi quyết định khảo sát vấn đề người Việt Nam di cư sang Nga bởi vì sự di cư qua lại hiện ra như một phần của những mối quan hệ phức tạp giữa Nga-Việt. Tôi hi vọng rằng những ghi chép của tôi về diễn biến và tình trạng hiên tại của sự trao đổi di trú giữa Nga và Việt Nam cũng như về sự thành lập của cộng đồng người di cư trong cả hai nước sẽ đóng góp cho sự am hiểu toàn diện về mối quan hệ Nga- Việt. Rất nhiều người đã giúp tôi viết tài liệu này trên lĩnh vực Chính trị quốc tế, Kinh tế và sự di dân. Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến Giám đốc của Trung tâm Phát triển kinh tế Chính sách Công tại đại học Kinh tế Quốc dân Hà nội, ông Nguyễn Khắc Minh. Tôi cũng xin cảm ơn Bùi Thị Thục Anh, Vũ Hùng Phương, Nguyễn Thị Hải Yến và tất cả các giáo viên khác của Trung tâm vì môi trường thân thiện trong suốt chuyến công tác của tôi tại thư viện của Trung tâm. Tôi đặc biệt cảm ơn Nguyễn Đức Thành đã hỗ trợ tốt nhất cho tôi tại chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên và sự cố gắng rất lớn của ông trong chuyến viếng thăm vào tháng 8 – 9 năm 2 Bản biên tập các Bài thuyết trình được trình bày tại Hội thảo kỉ niệm 20 năm hợp tác Nga-Việt trong lĩnh vực giáo dục chuyên nghiệp, Matxcova, 2001, (bằng tiếng Nga). Di cư giữa Nga và Việt Nam: Lịch sử, Xu hướng và Vai trò trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của cả hai quốc gia. Tổng hợp các bài thuyết trình tại hội thảo, Matxcova, 2007 3
  5. 2008. Sự tài trợ của Quỹ Trợ cấp Nhân đạo Nga (№ 08-03-94861п/V) đã giúp tôi có thể thăm Việt Nam, để nghiên cứu và công bố kết quả. Tôi xin cám ơn Vũ Thị Hải Anh, người đã giúp tôi rất nhiều trong việc chuẩn bị chuyến viếng thăm Việt Nam. Thêm vào đó, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đến Giám đốc Trung tâm Khoa học và Văn hoá Nga tại Hà Nội, Cố vấn của Đại sứ quán Nga tại Việt Nam, Alexey Lavrenev bởi sự thông thái và những lời khuyên quý giá trong việc trau chuốt lại bản nghiên cứu, bởi những ý kiến sâu sắc của ông trong thời gian chúng tôi thảo luận. Thông tin khái quát về cộng đồng di cư Nga tại Việt Nam được cung cấp bởi Ksenia Kholkina, công tác tại RMIT (Viện Công Nghệ Hoàng Gia Melbourne – Đại học quốc tế tại Việt Nam). Tôi muốn công nhận sự đóng góp của Tring Trang, là Quyền chủ tịch của Hiệp hội hữu nghị Nga-Việt. giúp tôi hiểu biết thêm về nhiều mặt khác nhau của mối quan hệ qua lại giữa Việt Nam và Nga. 4
  6. GIỚI THIỆU Dựa trên sự toàn cầu hoá kinh tế và làm sâu sắc hơn mối quan hệ xã hội và văn hoá giữa các dân tộc trên phạm vi toàn thế giới, không có một cộng đồng xã hội nào trên thế giới mà không bị kéo vào, nhiều hay ít sự di cư đáng kể, kể cả trong nước và quốc tế. Rất nhiều người trên thế giới di cư để tìm những công việc tốt hơn, thêm cơ hội học tập, thoát đói nghèo và kể cả theo dạng du khách. Những người không di cư cũng sẽ phải chịu những ảnh hưởng của sự di cư như não bộ thu/hút hay gửi/nhận sự chuyển đổi đa văn hoá của các thành phố và làng xã. Trong thế kỷ XX, Nga và Việt Nam có rất nhiều sự quan tâm chung và sự di cư là một trong số đó. Việt Nam đã chú ý đến hỗ trợ quân sự, Công nghệ công nghiệp và vốn đầu tư từ Nga, trong khi đó Nga (và sau đó là USSR) đã chú ý đến chế độ chính trị thân thiện và trung thành ở Nam Á cũng như đến một số hàng hoá xuất khẩu (thực phẩm và may mặc) và cuối cùng – lực lượng lao động. Rõ ràng là nghĩa vụ của sự hợp tác chiến lược yêu cầu sự tăng cường của sự trao đổi di cư qua lại. Người Việt Nam (chủ yếu là Sinh viên) bắt đầu biết đến Nga kể từ khi Hồ Chí Minh lần đầu tiên thăm Maxcơva những năm 1920. Sau đó, năm 1981 – 1991 có một thời đại của sự di cư quy mô lớn trong giáo dục và lao động của người Việt Nam đến USSR. Bị gián đoạn bởi sự sụp đổ của Liên minh Xô Viết và tiếp theo là sự khủng hoảng kinh tế năm 1992 – 1998, sự di cư giáo dục và lao động của người Việt đến Nga lại tăng mạnh vào những năm 2000. Hiện tại, cộng đồng người Việt Nam là một trong những cộng đồng người di trú lớn nhất trong các cộng đồng người ngoại quốc ở Nga. Mặt khác, kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, USSR đã hỗ trợ nước đồng minh này trang thiết bị quân sự và gửi một số cố vấn quân sự đến Việt Nam, góp phần vào thắng lợi của miền Bắc trong chiến tranh Việt Nam 1965 – 1973. Kể từ năm 1981, USSR đã giúp Việt Nam phát triển công nghiệp hiện đại. Vì thế, hàng ngàn kỹ sư và chuyên viên trình độ cao của Nga đã di chuyển đến miền Nam Việt Nam để làm việc trong những công ty liên doanh công nghiệp. Công ty lớn nhất (và hiện tại vẫn lớn nhất) là Vietsovpetro, công ty chuyên khai thác và chế biến dầu khí tại Việt Nam. Người Nga vẫn đang sống và làm việc tại Việt Nam, nhưng số lượng của họ trong các ngành công nghiệp giảm mạnh bởi vì chính sách thay thế lao động nước ngoài bằng lao động trong nước của chính phủ Việt Nam. Cùng thời điểm, hàng tá doanh nhân Nga đã ở lại Việt 5
  7. Nam và đầu tư vào các khu spa và nghỉ dưỡng cũng như kinh doanh nhà hàng và khách sạn tại bờ biển miền Nam Việt Nam. Tài liệu này được dựa trên rất nhiều phương pháp nghiên cứu. Thứ nhất là phỏng vấn rất nhiều chuyên gia và chuyên viên trong lĩnh vực quan hệ Nga-Việt ở cả Nga và Việt Nam. Phương pháp thứ hai là phân tích và so sánh dữ liệu được cung cấp bởi văn phòng dữ liệu Chính Phủ của cả hai nước cũng như các tổ chức quốc tế, ví dụ như Ngân Hàng Thế Giới (World Bank), Liên hiệp các nước Đông Nam Á và Tổ Chức Di cư quốc tế. Phương pháp thứ ba là phân tích nội dung của nhũng tài liệu hàn lâm và các chuyên khảo trên đề tài xu hướng di cư quốc tế khu vực Á Âu cũng như các tài liệu chính thức và các hiệp định liên chính phủ giữa Nga và Việt Nam. 6
  8. NGƯỜI VIỆT TẠI NGA Vào những năm 1920 – 1930, Chính phủ Xô Viết đã rất chú ý đến việc xuất khẩu cách mạng (truyền bá tư tưởng xã hội chủ nghĩa) qua việc kiến lập mối quan hệ giáo dục mạnh mẽ với các lãnh đạo Kháng chiến (Chống thực dân), hoạt động chủ yếu ở Châu Á, nơi mà phẩn lớn lúc đó là thuộc địa của thực dân Pháp và Anh. Mục tiêu của USSR là kết hợp tư tưởng xã hội chủ nghĩa và tư tưởng chống thực dân, ủng hộ sự thành lập của chế độ xã hội chủ nghĩa ở hầu hết các quốc gia Bắc và Đông Nam Á. Như đã biết, sự cố gắng của Liên minh Xô Viết đã ít nhiều thành công ở Mông Cổ, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Việt Nam, Campuchia và Lào. Hồ Chí Minh là một trong những người Việt Nam đầu tiên đã cư trú tại Nga nhiều năm. Vào năm 1923, Hồ Chí Minh viếng Maxcơva lần đầu tiên như một đại biểu của đảng cộng sản Pháp. Lúc đó, ông đang làm việc tại Ban chấp hành của Quốc tế Nông dân đỏ (Krestintern), được thành lập bởi Quốc tế cộng sản III vào tháng 10 năm 1923. Bên cạnh nhiêm vụ quản trị, Hồ Chí Minh bắt đầu học tại trường Đại học Cộng sản Maxcơva của Công nhân phương Đông và vào tháng sáu năm 1924, ông tham gia vào hội nghị Cộng sản lần thứ năm. Sau đó, vào tháng 11 năm 1924, ông rời Nga và chỉ trở lại Maxcơva vào năm 1934 khi ông tiếp tục làm việc cho Quốc tế cộng sản III và học tại Đại học Cộng sản của Công nhân phương Đông cho đến năm 1938. Khi đang ở Maxcơva, Hồ Chí Minh đã tham dự Hội Nghị Cộng Sản lần thứ bảy vào năm 1935. Quan hệ ngoại giao giữa USSR và Việt Nam đã chính thức được thành lập vào 30 tháng 1 năm 1950. Trước lúc đó, chỉ có vài người gốc Việt sống ở Nga và tất cả họ đều là cộng sản Việt Nam, đều được dạy tư tưởng kháng chiến và chiến tranh chống thực dân từ những người Cộng Sản Nga. Tất cả đều rời USSR sau một thời gian ngắn học tập. Vì thế, dựa trên cục điều tra dân số URSS, vào năm 1926 và 1939, không có người Việt nào định cư ở quốc gia này. Sau sự thành lập của Việt Nam dân chủ Cộng Hoà, và dựa trên sự tăng mạnh của phong trào di dân giữa cả hai nước, một số người Việt Nam đã di cư sang Liên minh Xô Viết (Cục Điều tra dân số ghi nhận 838 người, 93 % cư trú tại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Liên bang Xô Viết). Số liệu sau đó của cục điều tra dân số liên bang Xô Viết cho thấy số lượng người Việt tăng đột biến: 2 785 (số liệu 1979) và 3 3963 (số liệu năm 1989) công dân gốc Việt sinh sống tại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Liên bang Xô Viếttrong khi tổng dân số của USSR là 285,7 triệu người. Kể từ đó, cộng đồng người Việt ở Liên Bang Nga tăng nhanh chóng và số liệu 3 63 % những người Việt Nam này sinh sống tại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Liên bang Nga, được đổi thành Liên bang Nga năm 1992 7
  9. tiếp theo của Tỏng Cục điều tra dân số năm 2002 cho thấy số lượng công dân Nga gốc Việt đạt đến mức 26 206 người trên tổng số 145,1 triệu dân4. Sự rõ nét của việc mở rộng cộng đồng di cư người Việt ở Nga đã bắt đầu từ khi Hiệp định giữa hai Chính Phủ USSR và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc gửi công dân Việt Nam sang đào tạo chuyên nghiệp và làm việc tại USSR và sự chấp nhận gia nhập các tổ chức kinh tế và cơ quan trong USSR được ký vào ngày 2 tháng 4 năm 1981. Kết quả của hiệp định này có lợi cho USSR bởi hai nguyên nhân. Nguyên nhân đầu tiên là về kinh tế – sự thiếu lực lượng lao động trong các ngành công nghiệp trong nhiều vùng của Liên bang Xô Viết. Nguyên nhân còn lại là về chính trị – USSR theo đuổi mục tiêu để lôi kéo các nước xã hội chủ nghĩa vào phạm vi ảnh hưởng quốc tế của nó qua việc đẩy mạnh hợp tác kinh tế với họ và qua việc giáo dục sinh viên họ, những người được cho là sẽ tạo nên nền giáo dục tương lai và lực lượng quản trị ưu tú ở quê nhà. Và Việt Nam cũng không là một ngoại lệ trong kế hoạch chính sách ngoại giao của Liên bang Xô Viết. Như là một quy tắc, chính phủ Xô Viết đặt những giới hạn nghiêm ngặt trên số lượng và thời gian lưu trú của công nhân nước ngoài tại USSR. Họ làm việc trong dự án (Nghiên cứu khoa học, xây dựng) cho đến khi hoàn thành và sau đó rời khỏi quốc gia này. Trái ngược, sự hiện diện của công dân Việt Nam trong USSR chưa bao giờ bị giới hạn bởi bất cứ kỳ hạn của dự án công nghiệp nào. Dựa vào những hợp đồng lao động, công dân Việt Nam được phép làm việc trong một ngành công nghiệp nhất định (nhà máy, xưởng, công ty hay tổ chức) trong nhiều năm. Tất cả các vấn đề về xuất nhập cảnh, lương thưởng cho công việc, thuế, y tế và các bảo hiểm xã hội cũng như điều kiện sống được bảo đảm bởi các điều khoản của hiệp định. Như thế, dựa trên hiệp định, họ phải từ 17 đến 35 tuổi và đạt vài điều kiện về sức khoẻ. Vợ/chồng của những công nhân hợp đồng không được phép đến liên bang Xô Viết. Trước khi được nhận vào bất cứ công ty công nghiệp nào của Xô Viết, công dân Việt Nam phải hoàn thành khoá học tiếng Nga và chương trình đào tạo trong một năm. Sau khi hoàn thành cả khoá học và đào tạo, công dân Việt Nam được tạo thành các nhóm bao gồm trên 50 người và những nhóm này được gởi đến những đối tượng công nghiệp chọn lọc. Các nhóm công nhân Việt nam đã cư trú dày đặc tại những nhà tập thể của những doanh nghiệp nơi họ được nhận vào. Mỗi nhóm được kèm theo phiên dịch viên và giám sát viên chịu trách nhiệm tổ chức công việc và tuyên truyền kỷ luật giữa các công nhân. Người sau cũng là một người điều đình 4 60 % những người Việt Nam này sống ở thành phố Maxcơva 8
  10. giữa quản lý doanh nghiệp và nhóm các công nhân Việt Nam. Tất cả công nhân Việt Nam được trả lương và bảo hiểm xã hội ngang bằng với công dân Xô Viết. Những người Việt tốt nghiệp tại bất cứ trường hay đại học nào đều được làm việc trong USSR dưới những điều khoản của hiệp định. Thời hạn lưu trú tại USSR cho công nhân Việt Nam được giới hạn định kỳ năm năm. Cộng đồng công nhân Việt Nam tại các ngành công nghiệp Xô Viết bị giám sát từ ba hướng. Đầu tiên, họ bị giám sát bởi ban quản lý cao cấp của doanh nghiệp/tập đoàn họ đang làm việc. Thứ hai, bởi Uỷ ban liên bang Lao động và Vấn đề xã hội của USSR. Và thứ ba, bởi Bộ lao động Việt Nam. Năm 1989, số lượng công nhân Việt Nam ở USSR đạt đỉnh với 80 000 lao động, cùng lúc họ trở thành nhóm công nhân nước ngoài lớn nhất tại nước này. Tổng số lượng công nhân Việt Nam đã ký hợp đồng làm việc năm 1981 – 1991 tại gần 400 ngành công nghiệp tại Liên bang Xô Viết là xấp xỉ 100 000 người. Gần 70–80 % số người tại Nga, và 20–30 % tại 6 nước cộng hoà khác của Liên bang Xô Viết5. Sau sự tan rã của USSR, Nga xác nhận lại chính sách đối với Việt Nam như một nước xuất khẩu lao động trong Hiệp định mới giữa Chính Phủ Liên bang Nga và Chính phủ Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên các yếu tố cơ bản của việc gửi công dân Việt Nam sang làm việc và lao động tại Liên bang Nga và sự đồng thuận bởi các doanh nghiệp, tổ chức và các hiệp hội ở Liên bang Nga được ký vào ngày 29 tháng 9 năm 1992. Mặc dù hiệp định mới được dựa trên văn bản cũ, tuy nhiên nếu so sánh với hiệp định năm 1981, văn bản mới có một số thay đổi trong các điều khoản. Ví dụ như, thời gian lưu trú của công nhân Việt Nam bị giảm xuống còn 3 năm. Cùng lúc đó, hiệp định mới quy định là công nhân xuất khẩu phải trong khoảng từ 18 đến 50 tuổi. Hiệp định cũng bắt buộc công nhân Việt Nam chỉ được phép vào Nga bẳng hình thức di cư tập trung và chỉ sau khi hợp đồng được ký giữa tổ chức gởi tại Việt Nam và tổ chức nhận tại Nga. Bất cứ điều khoản liên quan đến vợ/chồng công nhân cũng như khả năng cho sinh viên Việt Nam tốt nghiệp tại các đại học Nga có thể làm viẹc tại đất nước này đã bị loại ra khỏi Hiệp định. Hơn nữa, đã có thay đổi trong các cơ quan giám sát chính phủ ở cả hai phía: ở Nga, chức năng giám sát đã được chuyển cho Bộ Lao động và ở Việt Nam thành Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Thêm vào đó, nên nhắc rằng tất cả các vấn đề về đi và đến giữa Nga và Việt được điều chỉnh bởi Hiệp định giữa Chính phủ Liên bang Nga và Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ 5 Liên bang Xô Viết bao gồm 15 nước cộng hoà, nhưng công nhân Việt Nam chỉ được thuê trong 7 nước. 9
  11. Nghĩa Việt Nam về các điều kiện thăm viếng qua lại của công dân hai nước được ký ngày 28 tháng 10 năm 1993. Tuy nhiên, bởi sự sụp đổ của USSR vào tháng 11 năm 1991 kéo theo sự khủng hoảng kinh tế trầm trọng và làn sóng chống đối chính trị mạnh mẽ giữa Tổng thống và Nghị viện Nga vào tháng 8 năm 1993, Việt Nam đã quyết định huỷ bỏ việc gởi công nhân đến Nga, và Nga cũng đã cho thấy sự bất lực để hoàn thành nghĩa vụ đối với Hiệp định năm 1981 vì khủng khoảng kinh tế. Điều này có nghĩa là sau sự sụp đổ của USSR, tất cả công nhân Việt Nam đã bị tước đoạt tất cả lương, bảo hiểm xã hội và ngay cả khả năng được trở về Việt Nam khi mà hầu hết các doanh nghiệp, công ty công nghiệp Nga thuê lực lượng lao động Việt Nam đã bị phá sản6. Sinh viên Việt Nam bị cướp đi những học bổng bởi cùng lý do. Cùng lúc đó, chính phủ Nga đã không có ý định cấp cho những người Việt ở lại Nga (dù họ muốn hay không) bất cứ một tình trạng hợp pháp nào kể cả quốc tịch. Vì thế, để tồn tại, một số lượng lớn các công nhân hợp đồng cũ đã chuyển qua các ngành buôn bán sỉ, lẻ của Nga, và trở thành những doanh nghiệp. Suốt những năm 1992–1996, những công nhân hợp đồng Việt Nam còn lại liên tục bị sa thải khỏi các doanh nghiệp và công ty Nga nơi họ làm việc. Trong nửa đầu của những năm 1990, 90 % công nhân hợp đồng đã phải trở về Việt Nam. Những người khác hoặc là ở lại Liên bang Nga hoặc là di chuyển sang các nước châu Âu. Sự suy tàn kinh tế ở Nga vào những năm 1990 và sự gãy đổ của các mối quan hệ với các liên minh cũ và các nước thành viên đầu tiên đã dẫn đến vị trí mơ hồ và viễn cảnh không rõ ràng của cộng đồng di cư Việt Nam đã được thành lập tại Nga. Kết quả là, Việt Nam định hướng lại sự di cư (cả tự nguyện và công nhân hợp đồng) từ Nga sang Mỹ, Tây Âu, Úc, các nước Trung Đông và cả các nước láng giềng trong khối ASEAN, nơi đã trở thành những mục tiêu mới của lao động Việt Nam thay vì USSR và các nước Xã hội chủ nghĩa cũ trong Tây Âu (Bungary, Cộng hoà Séc, Hungary, Ba Lan và Đông Đức). Bên cạnh đó, chương trình cải cách kinh tế ở Việt Nam đã được khởi xướng tại Đại hội đảng Cộng Sản Việt Nam tổ chức năm 19867. Chu trình cải cách đã được tiếp tục tại những đại hội tiếp theo của Đảng mang tên «Đổi Mới». Như vậy, sự di cư và xuất khẩu lao động trở nên những yếu tố quan trọng của chính sách xã hội và kinh tế Việt Nam hướng đến: 6 Chỉ có khoảng 20–30 % công ty năm 1992 có khả năng gửi trả công nhân về Việt Nam 7 Elliott J. Socialism in Vietnam: crisis, reform, crisis / Gills B., Qadir S. (eds.) Regimes in crisis. The Post- Soviet Era and the Implications for Development. London: Zed books Ltd, 1995. P. 210-226. 10
  12. – Sự giảm nghèo, phân hoá xã hội và chênh lệch thu nhập. Ví dụ, tỷ lệ nghèo đói năm 2006 ở thành thị là 4 % dân số, còn ở nông thôn là 20 %8 – Vượt qua thất nghiệp. trong năm 2007, tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam là 4,64%, nhưng chỉ trong khu thành thị. Khu vực nông thôn, tỷ lệ này có thể lên đến 20 %.9 – Vượt qua sự thiếu tiêu thụ hàng hoá và giảm sản lượng thực phẩm cũng như suy dinh dưỡng. – Làm vững mạnh cộng đồng di cư Việt Nam như là một kênh vận chuyển cho hàng hoá Việt Nam để xuất khẩu và nhập khẩu những công nghệ mới. Nói cách khác, cộng đồng di cư như một đại lý kinh doanh giữa ngành công nghiệp Việt Nam và các nước tiêu thụ, cũng như những người Việt ở nước ngoài có thể được xem như một nguồn lực tiềm tàng của hành lang hoạt động quốc tế. – Nâng cao tổng số tiền gửi của những người Việt ở nước ngoài (còn được gọi là Việt Kiều). Năm 2004, tổng số tiền gửi qua bưu điện của Việt Kiều đóng góp 7 % tổng GDP quốc gia10. Và trong năm 2006 phần tiền gởi tăng lên 8% tổng GDP quốc gia. Trong những năm 2001 – 2007, số tiền gởi đã tăng 2,5 lần từ 2 tỉ lên 5,5 tỉ đô la11. – Tăng số tiền trả của công ty nước ngoài và các công ty xuất khẩu lao động Việt Nam cho việc gửi các nhóm công nhân Việt Nam ra làm việc ở nước ngoài. Hàng ngàn người Việt Nam trong năm 2000 đã di cư ra nước ngoài như một công nhân hợp đồng qua các nước Mã Lai, Đài Loan, Nam Triều Tiên và Nhật Bản. – Đẩy mạnh sự phát triển của các vùng miền trong nước vì áp lực dân số12 và vì tỷ lệ dân số giữa thành thị và nông thôn. Năm 2007, 72,5% dân số sống trong khu vực ngoại thành và chỉ 27,5% sống trong khu vực nội thành13. Trước những năm 1990, chính phủ Việt Nam xem tất cả những người Việt Nam di cư ra nước ngoài (trừ những người rời đất nước như sinh viên hoặc công nhân hợp đồng đến các nước Xã hội chủ nghĩa tại Đông Âu cũng như USSR) như là thành phần chống cộng sản, kẻ 8 Statistical Handbook of Vietnam 2007. General Statistics Office of Vietnam. Hanoi, 2007 9 Statistical Handbook of Vietnam 2007. General Statistics Office of Vietnam. Hanoi, 2007 10 International Migration 2006. N. Y.: United Nations Department of Economic and Social Affairs. Population Division, October 2006 11 Nhân viên Ngân hàng Thế Giới đánh giá dựa trên Quỹ tiền tệ kinh tế thế giới và Số liệu chi trả năm 2008. 12 Dân số Việt Nam phát triển nhanh chóng: từ 71 triệu năm 1993 lên 86 triệu năm 2008 và vẫn đang tiếp tục gia tăng. Tỷ lệ gia tăng hiện tại là 0,99 % trong khi năm 1992 là 2,4 %. 13 Statistical Handbook of Vietnam 2007. General Statistics Office of Vietnam. Hanoi, 2007. 11
  13. thù của quốc gia14. Sau khi rút quân khỏi chiến tranh Việt Nam và sự sụp đổ của Sài Gòn giữa năm 1975, Mỹ đã sơ tán khoảng 125 000 người Việt Nam đã từng hợp tác với «chính phủ bù nhìn». Kể từ năm 1975 đến 1993, thêm 700 000 người Việt Nam đã rời tổ quốc như người tị nạn và đã định cư đầu tiên tại Thái Lan, Trung Quốc (kể cả Hồng Kông), Mã Lai, Inđônêsia, Philíppin và Singgapo, nhưng sau đó tái định cư tại Mỹ, Canada, Úc và Pháp15. Những năm 1970 – 1980, Việt Nam định hướng di cư sang những nước xã hội chủ nghĩa, phẩn lớn là trong USSR và các nước Đông Âu. Những năm 1999 – 2000, những đồng minh cũ đã phá vỡ gần như tất cả các mối liên kết giữa họ bao gồm cả những hiệp định về di cư trên vấn đề giáo dục lẫn lao động. Khí hậu thế giới thay đổi đáng kể và những ưu tiên đối ngoại của Việt Nam cũng thay đổi. Sự tăng nhu cầu của lực lượng lao động giá rẻ trong những nước công nghiệp mới trong khối Đông Nam Á biến Việt Nam trở thành nguồn cung cấp lao động tạm thời có giá trị cho Mã Lai, Đài Loan và cả Nhật và Hàn Quốc. Chính phủ Việt Nam cố gắng tạo nên những điều kiện thuận lợi để giúp công nhân xuất ngoại bằng cách ký các hiệp định xuất khẩu lao động với các nước khác nhau. Do đó, xuất khẩu lao động tại Việt Nam tăng liên tục, nhưng phần đông số lượng công nhân ra nước ngoài hoàn toàn là những nông dân yếu kỹ năng từ khu vực nông thôn. Bình thường, họ nhận những việc như làm công việc nhà, quản gia, công nhân ở các công trường. Thông thường, họ không có tiền để trả cho việc nâng cao tay nghề, bảo hiểm y tế và xã hội và ngay cả vé máy bay. Đây là lí do Bộ Lao động, Thương Binh và Xã Hội Việt Nam cấp phép cho hơn 150 công ty Dịch vụ Xuất khẩu Lao động để đẩy mạnh ồ ạt xuất khẩu lao động. Nhưng, bởi vì sự thiếu minh bạch trong những hoạt động của những công ty như vậy, có rất nhiều trường hợp lạm dụng, gian dối và hối lộ. Vấn đề khác là gần phân nửa số công nhân có xu hướng phá vỡ hợp đồng và cư trú bất hợp pháp tại các nước sở tại (hầu hết tại Nhật và Hàn Quốc). Trong rất nhiều trường hợp, người Việt Nam trở thành đối tượng của nạn buôn người, tống tiền và những trường hợp lạm dụng khác. Những tình huống như vậy làm chính phủ của các nước tương ứng phải chấp thuận sự nhập cư đặc biệt và sự hồi hương đối với các công nhân Việt Nam. Bên cạnh di cư lao động, số lượng của những người Việt Nam muốn định cư lâu dài ở nước ngoài cũng tăng lên. Dựa trên Uỷ ban Hải ngoại Việt Nam, hiện tại có khoảng 3,2 triệu 14 Thật ra, một số người Việt Nam rời đất nước năm 1975 sau khi miền Nam Việt Nam giải phóng, tạo nên một chế độ xã hội chủ nghĩa trên toàn quốc. Nhiều người họ đến Mỹ và nhiều nước Tâu Âu khác như Pháp. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, một số cộng đồng Việt Nam bỏ đi đến các nước Tây Âu sử dụng họ như một cuộc chiến tranh tư tưởng với chính phủ Việt Nam. 15 Levels and Trends of International Migration to Selected Countries of Asia. N. Y.: United Nations Department of Economic and Social Affairs. Population Division, 2003. P. 94–95. 12
  14. người Việt Nam đang sống tại 100 quốc gia và lãnh thổ, phần lớn ở Mỹ, Pháp và Úc16. Khoảng 300 – 400 ngàn người Việt Nam khác định cư ở nước ngoài như công nhân tạm thời. Dựa trên số liệu của EU, cộng đồng người Việt Nam (với trên 10 ngàn người) bao gồm công dân Việt Nam và những người Việt đã nhập tịch tại nước sở tại đông nhất tại Pháp, Đức. Anh, Cộng hoà Séc, Na uy, Thuỵ Điển và Hà Lan. Gần 900 ngàn người Việt Nam sống tại Mỹ gồm cả những người Việt Nam đã rời khỏi tổ quốc vào cuối những năm 1970 và con cháu của họ cũng như những người Việt Nam đã di cư đến Mỹ những năm gần đây. Kể từ năm 2000, người ta có thể chứng kiến trào lưu liên tục tăng của lao động Việt Nam di cư đến Nga. Trong khi vào năm 1996, số lượng công nhân Việt Nam chỉ là 5 300 người, năm 2001, số lượng của họ đã đến 7,1 % trong số công nhân nước ngoài (hợp pháp) tại Nga. 42 000 công dân Việt Nam nhận được sự cho phép của Nga trong năm 2004 (9 %), 55 600 năm 2005 (8 %) và 69 100 năm 2006 (6,8 %). 53 200 công nhân Việt Nam đến Nga chỉ trong nửa đầu năm 2007. Sự giảm tỷ lệ của người Việt Nam trên tổng số lực lượng lao động ở Nga năm 2006 có nghĩa là dòng công nhân Việt Nam chảy vào Nga chậm hơn sự tăng của công nhân nước ngoài từ các nước khác (phần lớn ở Trung Á). Tổng số lao động nước ngoài hợp pháp trong các khu vực khác nhau của nền kinh tế Nga năm 2006 là 1 014 triệu (1,5 % tổng số lực lượng lao động)17. Trong đầu thế kỷ XXI, Việt Nam vẫn là một trong mười nước gửi lực lượng lao động đến Nga nhiều nhất và chỉ sau Trung Quốc, Úcraina, Uzebekistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Kyrgyzstan, Môlđôva và Tajikistan. Trong bảng dưới, rõ ràng là số lượng của cộng đồng công nhân Việt Nam vẫn ổn định, không có sự thay đổi rõ ràng bởi vì những người rời khỏi Nga được thay thế bằng một số lượng tương đương những người đến Nga (xem Bảng 1). Bảng 1: Xu hướng trong số lao động nước ngoài tại Nga trong năm 2007 Nước Số lượng công Số lượng công Số lượng công Số lượng nhân đầu năm nhân đến Nga nhân rời Nga công nhân 2007 trong năm trong năm cuối năm 2007 2007 2007 Tổng 523 178 1 193 959 634 799 1 082 338 Uzebekistan 63 532 281 027 91 268 253 291 Tajikistan 54 099 196 091 71 200 178 990 16 Message of H.E. Mr. Pham Gia Khiem, Deputy Prime Minister and Minister of Foreign Affairs to the overseas Vietnamese community. URL: 17 Dù vậy, một số chuyên gia cho rằng số lượng lao động bất hợp pháp ở Nga cao hơn từ 10 đến 20 lần so với số lượng công dân nước ngoài lao động hợp pháp ở các doanh nghiệp Nga. 13
  15. Trung Quốc 96 918 131 930 116 051 112 797 Úcraina 71 841 137 460 81 399 127 902 Thổ Nhĩ Kỳ 52 750 78 498 63 283 67 965 Kyrgyzstan 19 524 90 119 30 600 79 043 Môlđôva 28 070 65 630 31 891 61 809 Việt Nam 39 343 40 441 39 812 39 972 Armenia 21 239 52 197 24 362 49 074 Azerbaijan 15 972 41 590 19 980 37 582 Bắc Triều 14 799 17 835 15 331 17 303 Tiên Serbia and 8 067 9 387 8 131 9 323 Montenegro Như vậy, có thể thấy công nhân Việt Nam tại Nga (xem Bảng 2) chiếm ưu thế trong các ngành thương mại và sửa chữa trong khi ở Việt Nam (tháng 7 năm 2007) 55,0 % lực lượng lao động quốc gia làm việc trong các ngành nông nghiệp, 25,5 % trong các ngành dịch vụ, và 18,9 % trong các ngành công nghiệp18. Bảng 2: Lớn các khu vực làm việc của công nhân nước ngoài tại Nga trong năm 2007 Nước Buôn bán Xây dựng Các ngành Vận tải Các ngành Nông sỉ và lẻ; công nghiệp dịch vụ công nghiệp, săn Sửa xe và sản xuất và cộng, xã hội bắn và lâm đồ gia chế tạo và cá nhân nghiệp dụng Tổng 19,2 % 40,2 % 7,1 % 4,1 % 4,7 % 6,4 % Uzebekistan 12,8 % 41,4 % 8,7 % 4,2 % 6,4 % 7,8 % Tajikistan 14,0 % 41,6 % 8,0 % 5,8 % 8,8 % 3,6 % Trung Quốc 43,5 % 27,7 % 3,5 % 0,2 % 0,7 % 15,8 % Úcraina 5,8 % 35,0 % 8,4 % 11,2 % 4,2 % 7,7 % Thổ Nhĩ Kỳ 4,1 % 88,8 % 0,8 % 0,1 % 0,9 % 0,4 % Kyrgyzstan 15,5 % 33,7 % 10,8 % 4,0 % 8,3 % 3,2 % Môlđôva 7,0 % 36,8 % 11,6 % 5,0 % 6,3 % 7,2 % Việt Nam 78,8 % 1,8 % 6,4 % 0,06 % 0,3 % 0,5 % Armenia 11,0 % 46,0 % 7,5 % 4,7 % 6,0 % 2,0 % Azerbaijan 35,0 % 35,0 % 7,0 % 4,0 % 4,0 % 2,6 % Bắc Triều 1,0 % 74,5 % 1,0 % 0,1 % 0,3 % 20,0 % Tiên Serbia và 4,0% 75,3 % 0,5 % 0,3 % 2,2 % 0,0 % Montenegro 18 CIA World Factbook 2008. URL: 14
  16. Công nhân nhập cư Việt Nam có những nét đặc trưng riêng biệt về việc phân bố trên lãnh thổ nước Nga và phạm vi việc làm. Về sự phân bố lãnh thổ, trong năm 2005 phần lớn công nhân Việt Nam làm việc trong các hoạt động trao đổi và thương mại ở thành phố Maxcơva và lãnh thổ Maxcơva (76,6 %), Bashkortostan (3,75 %), Lãnh thổ Primorsky (2,82 %), Miền Khabarôpxk (1.65%), Miền Voronezh (1.44%), Miền Ulianôpxk (1,12 %), Tatarstan (1,06 %) và thành phố Xanh-Pê téc pua (1 %). Về phạm vi việc làm, khoảng 80 % lao động nhập cư hợp pháp Việt Nam năm 2006 được làm việc trong các ngành buôn bán sỉ lẻ (phần lớn trong thị trường hàng hoá) và trong các dịch vụ sửa chữa. Dựa trên Sắc lệnh số 683 của chính phủ Nga vào ngày 15 tháng 11 năm 200619, tỷ lệ người Việt Nam (cũng như bất cứ công nhân nước ngoài khác) làm việc như một người bán hàng, thu ngân, đại lý trong các ngành buôn bán lẻ đã được giảm xuống mức bằng không trong năm 200720. Tuy nhiên, công dân nước ngoài vẫn được phép làm việc như người khuân vác, trông cửa hàng, thợ lau chùi, người gói hàng hoặc mở một doanh nghiệp riêng, kể cả trong ngành buôn bán lẻ như là chủ doanh nghiệp. Đặc biệt, Sắc lệnh không mở rộng trên những công dân nước ngoài có giấy phép cư trú lâu dài. Kết quả là, nhiều người nước ngoài, những người đã quyết định ở lại và tiếp tục làm việc tại Nga phải chọn một trong hai giải pháp: hoặc là đăng ký quyền cư trú lâu dài/quyền công dân hoặc thay đổi công việc kinh doanh sang «thị trường ngầm». Hầu hết người Việt Nam tại Nga là những doanh nhân và công nhân trong ngành công nghiệp bán lẻ, nhưng từ khi Nga sửa đổi luật trên thị trường bán lẻ vào cuối năm 2006, người Việt Nam cũng như các công nhân nước ngoài khác bị buộc phải chuyển hoạt động kinh doanh và phạm vi việc làm. Về việc di chuyển, 96 % công dân Việt Nam vào Nga bằng đường hàng không. 61 % công dân Việt Nam đi qua biên giới Nga với mục đích làm việc, 22 % với mục đích cá nhân và 10 % là những người nhập cư. 8 % còn lại khai với mục đích khác. Trong khi tất cả công dân Việt Nam đến Nga một cách hợp pháp, ví dụ như với visa và các giấy tờ càn thiết khác, sau khi đến được điểm cần đến ở Nga, một số họ bắt đầu vi phạm luật di nhập cư của Nga. Cho dù họ làm điều đó một cách vô tình hay cố ý, công dân Việt Nam bắt đầu trở thành bất hợp pháp khi họ không rời khỏi Nga đúng ngày được định trong thị thực, hoặc khi sử dụng giấy tờ không có hiệu lực, hoặc khi làm việc không phép. Một vài công dân Việt Nam trở nên 19 Mục đích chính của sắc lệnh là để giảm số lượng người nước ngoài làm việc trong các ngành buôn bán lẻ xuống 0 % kể từ ngày 1 tháng 4 năm 2007. Sắc lệnh chỉ liên quan đến những người có thị thực lao động và đang làm việc như là một người bán lẻ hay thu ngân. Vậy, Sắc lệnh không mở rộng trên những người nước ngoài có giấy phép cư trú và/hay những người là chủ của bất kỳ doanh nghiệp bán lẻ nào. 20 Nên được nhắc là đến 20 % tổng số công nhân nước ngoài ở Nga làm việc trong các ngành buôn bán sỉ và lẻ. 15
  17. bất hợp pháp bởi họ cố nhập cư trái phép vào liên minh Châu Âu từ lãnh thổ Nga. Cuối cùng, một số công dân Việt Nam trở nên bất hợp pháp bởi họ làm việc trên các thị trường buôn lậu vải vóc trong cộng đồng người Việt tạo ra những hàng hoá kém chất lượng – hay hàng giả như quần áo, vải vóc, giày dép, đồng hồ, đồ chơi. 96 % người Việt Nam đến Nga ở lại trong khoảng lâu hơn 9 tháng và chỉ có 4 % ở lại Nga dưới 4 tháng. Hơn 30 % công nhân Việt Nam đang sống ở Nga trên 5 năm và trên 14 % số người sống ở Nga với cha mẹ, vợ chồng và con cái. Một phần rất lớn Việt kiều mang quốc tịch Việt Nam, mặc dù với những người có quốc tịch Nga, luôn có khả năng để họ phục hồi lại tư cách công dân Việt Nam. Cần phải nói rằng quốc tịch Việt Nam chỉ mở ra cho người mang gốc Việt (hay những dân tộc thiểu số ở Việt Nam), trong khi hầu như không thể có được tư cách công nhân Việt Nam đối với bất cứ người nước ngoài nào, bất chấp sự trôi chảy tiếng Việt, thời gian lưu trú, kết hôn với công dân Việt Nam (xem Bảng 3). Bàng 3: Chuyển đổi giao lưu giữa Nga và một số nước châu Á (người) 21 Quốc gia trao 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 đổi di trú∗ Đến ở Nga từ: Trung Quốc 1121 405 410 346 212 432 499 Việt Nam 182 157 198 129 48 114 157 Mông Cổ 95 49 70 54 20 31 33 Nam Triều 71 39 52 33 34 53 32 Tiên Bắc Triều 32 40 19 5 2 5 2 Tiên Loại bỏ từ Nga sang: Trung Quốc 658 156 151 86 154 456 196 Nam Triều 690 99 71 98 95 84 61 Tiên Việt Nam 33 27 19 10 16 45 42 Mông Cổ 44 19 38 27 34 43 17 Bắc Triều 47 40 20 11 8 5 3 Tiên ∗ Số liệu bảng cho thấy có bao nhiêu người nước ngoài thường trú tại Nga đã di cư từ/đến Nga. Di cư lao động và giáo dục bị loại ra khỏi bảng vì họ chỉ tạm trú. Hơn nữa, số liệu trên 21 Niên giám thống kê Nga, 2007. Cục Thống kê Liên bang Nga, Matxcova, 2007, tr. 124-125 16
  18. là số lượt người, đảm bảo điều kiện cùng một người có thể đổi địa chỉ thường trú hơn một lần trong một năm. Cần lưu ý rằng Việt Nam có truyền thống được nhóm các quốc gia mà từ đó Nga với mục tiêu khác nhau mỗi năm có một số lượng đáng kể người nhập cư (xem Bảng 4) Bàng 4: Số lần truy cập vào Nga từ Nam và Đông Á trong năm 200722 Viếng Viếng Tổng thăm thăm cá Quá chính thức Du lịch nhân Thường trú Công vụ cảnh Việt Nam 22 668 910 7 548 108 2 605 4 498 38 337 Indonesia 1 838 2 667 329 0 77 17 390 22 301 Trung Quốc 183 799 129 749 337 559 366 11 354 102 293 765 120 Bắc Triều Tiên 7 511 1 324 5 109 16 606 5 376 19 942 Nam Triều Tiên 14 447 48 825 19 586 233 25 715 15 979 124 785 Mã Lai 2 580 3 091 4 270 0 83 1 059 11 083 Thái Lan 2 317 7 181 874 2 108 5 373 15 855 Philipin 5 263 6 404 516 3 573 67 145 79 904 Nhật 26 311 45 083 7 051 59 1 443 3 674 83 621 Cam pu chia 93 13 133 0 0 1 554 1 793 Đài Loan 1 484 7 656 812 3 67 262 10 284 Singapore 1 233 2 412 315 0 36 2 437 6 433 Một vài lý do khiến người Việt Nam di cư đến Nga 1. Như đã biết, chính phủ Việt Nam đã theo đuổi chính sách kế hoạch hóa gia đình hơn thập kỉ nay. «Mỗi gia đình chỉ nên có từ một đến hai con» là một sách lược không chính thức của quốc gia. Ngoài ra, đối với các cán bộ nhà nước thì chính sách hai con là một điều kiện bắt buộc để có một sự nghiệp lảnh đạo thành công. Trong khi đó ở Nga, do sự sụt giảm dân số nên chính quyền địa phương và liên bang đã thực hiện một số chương trình khuyến khích (như các dịch vụ y tế hoặc các đặc quyền về tài chính) nhằm tăng tì lệ sinh đẻ. Vì thế nên tất cả các gia đình Việt (hoặc gia đình lai) ở Nga đều có sinh con mà không bị giới hạn. 2. Với hoàn cảnh kinh tế ở Nga, đất nước này được người lao động Việt Nam xem là một quốc gia hấp dẫn với nhiều tiềm năng và cơ hội để khởi nghiệp mọi loại hình kinh doanh (xem Bảng 5). 22 Số liệu thống kê được lấy từ website của Bộ Du lịch Nga: URL: 17
  19. Bảng 5: So sánh các sản phẩm trong nước (GDP) của Nga và Việt Nam trong năm 2007 (theo USD)23 GDP Nga Việt Nam Mua bán ngang hàng 2,088 nghìn tỷ 221,4 tỷ đồng Tỷ lệ trao đổi chính thức 1,286 nghìn tỷ 70,02 tỷ đồng Tỷ lệ tăng thực tế 8,1 % 8,5 % Theo đầu người 14 700 2 600 3. Rất nhiều người Việt định cư tại Nga đều có khả năng và trình độ học vấn. Nhiều người trong số họ tốt nghiệp từ các trường đại học Nga và thành tài ở Nga. Những kĩ năng chuyên môn khác nhau cho phép họ làm việc ở mọi ngành nghề tại Nga, mặc dù vậy đa số họ thích làm trong lĩnh vực buôn bán sỉ lẻ. Nhiều người rất thành thạo và kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại nội ngoại bởi họ đã có kinh nghiệm buôn bán sỉ lẻ trong nhiều thị trường ở Nga. 4. Lý do tiếp theo là cộng đồng thân thiện. Như một quy luật, người Nga xem người Việt Nam là những người lao động cần cù và ít đòi hỏi. 7 % người Việt nhập cư kết hôn với nguời Nga, và 30 % người Việt trong các gia đình Việt-Nga muốn con cháu họ sống ở Nga. Mặc dù vậy, trong những năm gần đây, các sinh viên, người lao động và thương nhân người Việt đang lo lắng đến sự khó chịu của người Nga đối với người nước ngoài. Không may là cộng đồng người Việt cũng như những công dân đến từ Châu Phi và các quốc gia Châu Á khác trở thành nạn nhân của sự ghét bỏ vì các tệ nạn ở Nga. Một trong số những thực tế tồi tệ nhất trong vụ việc này là vụ giết một sinh viên Viêt Nam vào tháng 10 năm 2004 ở đường Xanh-Pê téc pua, 2 lao động người Việt vào tháng 7 năm 2005 ở Maxcơva và tháng 4 năm 2006 ở thành phố Voronezh. Tuy nhiên, những vụ tống tiền và hành động phi pháp liên quan đến người Việt do tội phạm Nga và các nhân viên cảnh sát biến chất khởi đầu vẫn tiếp tục lan rộng. 5. Việc sinh sống rộng rãi của các Việt Kiều ở Nga đã tạo nên một một sức hút khởi đầu một làn sống người Việt Nam di cư và du học đến Nga. Hơn thế nữa, sự hiện diện của đại sứ quán Việt Nam ở Mastcơva và hai tổng lãnh sự quán Việt Nam tại hai thành phố Êkatêrinbua và Viền Đông càng thể hiện ý muốn đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao với Nga và bảo vệ đồng bào Việt Nam. 23 CIA World Factbook 2008. URL: 18
  20. Những người Việt Nam tốt nghiệp tại trường đại học Nga, thành đạt tại Nga, và có những mối quan hệ với các cơ quan kinh doanh và quản trị ở Nga là nhóm người thành công nhất trong số những người Việt Nam xa xứ tại Nga. Thường thì những người này đăng ký quốc tịch Nga để tiện cho việc kinh doanh. Vì theo luật pháp Nga, công dân nước ngoài bị nghiêm cấm lao động và các hoạt động kinh doanh. Để tránh những giới hạn này, nhiều người Việt Nam và dân nhập cư từ các nước khác cố gắng lấy được một tấm hộ chiếu Nga. Tuy nhiên, số lượng của những «người Nga mới» này rất ít. Ngoài họ ra còn có bốn nhóm cộng đồng Việt Nam nữa ở Nga. Nhóm đầu tiên là những người Việt Nam tham gia vào «thương mại bán lẻ con thoi». Điều cần chú ý là vào những năm 1990 nhiều công dân Nga cũng như công dân nước ngoài ở Nga trở thành «dân di nhập cư con thoi». Đó nghĩa là họ đi nước ngoài mua hàng hóa và trở về để bán hết số hàng hóa đó cho chợ bán lẻ. Nhiều người trở thành chủ các hãng buôn vào đầu những năm 1990. Một số lượng lớn «dân con thoi» có các chuyến làm ăn đến Trung Quốc, Ba Lan và Thổ Nhĩ Kì mua các loại hàng mà sau đó được bán với giá cao hơn tại Nga. Người Trung Quốc, Việt Nam, Azerbaijan và Kyrgyzstan cũng như người Nga đã tham gia vào những «chuyến đi con thoi» và «thương mại bán lẻ con thoi» này. Từ đầu thế kỉ XXI đến nay, «thương mại con thoi» đã giảm dần vì vài ràng buộc luật pháp và các cuộc biến đổi của kinh tế Nga. Cần nhắc thêm rằng một số sinh viên Việt Nam và Trung Quốc đã tham gia kinh doanh dù điều này là phạm pháp bởi vì họ chỉ có «visa du học», visa này cấm làm việc. Vài sinh viên tự thành lập công ty hoặc làm cho công ty của họ hàng hay đồng bào từ cộng đồng dân nhập cư để ở lại Nga sau khi tốt nghiệp. Nhóm thứ hai là các doanh nghiệp mở cửa hàng với nhân viên là người Việt Nam để sản xuất giày dép, áo quần, sản phẩm may mặc ở Nga hay nhập những món hang tương tự trực tiếp từ Việt Nam hoặc các nước khác. Hơn thế nữa, họ thuê người Việt Nam để bán hàng ở các chợ lớn tại những thành phố lớn nhất Nga, như là Maxcơva, Xanh-Pê téc pua, Êkatêrinbua. Không hiếm gặp những doanh nhân như vậy thuê hoặc thậm chí mua một khu nhà tập thể dành cho công nhân và nhà kho chứa hàng hóa. Vấn đề chính của các cửa hàng như vậy là tính chất bất hợp pháp của nó. Điều này nghĩa là có nhiều người Việt Nam phạm pháp: họ không đóng thuế, thuê nhân sự nước ngoài mà chưa xin phép, và không cung cấp điều kiện làm việc và sinh hoạt đàng hoàng cho dân di trú. Nhóm thứ ba là các lao động nhập cư làm đầu bếp và các nhân sự khác của những nhà hàng Việt Nam và các món châu Á, có chủ là người Nga hay người Việt. Họ có số lượng nhỏ và đa số tập trung ở hai thành phố lớn – Maxcơva và Xanh-Pê téc pua. 19
  21. Nhóm cuối cùng là những người Việt Nam đến Nga với lý do chính trị, như là nhân viên chính trị của Đại sứ quán nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và hai Lãnh sự quán (ở Viền Đông, Êkatêrinbua) cùng với gia đình họ. Thêm vào đó là các nhân sự trung và cao cấp của các công ty liên doanh Việt–Nga. Du học sinh Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh, ngưòi đã đến thăm Maxcơva vào tháng 10 năm 2002, cũng chính thức công nhận rằng có nhiều nhà quản lý kinh doanh và quan chức chính phủ hàng đầu Việt Nam đã được học ở Liên Xô hay Nga. Điều này làm họ quan tâm đến những đồng bào hiện nay dang sinh sống, học tập và làm việc tại Liên Bang Nga. Vì vậy, tất cả các câu hỏi về vấn đề điều kiện sống, hợp pháp hóa, giáo dục và việc làm dành cho công dân Việt Nam ở Nga phải được giải quyết ở mức độ liên quốc gia. Cần nhắc đến rằng chính ông Nông Đức Mạnh cũng đã tốt nghiệp từ một trường đại học Nga– Học viện Kĩ thuật Lâm nghiệp Xanh-Pê téc pua. Trong chuyến viếng thăm Nga, ông Nông Đức Mạnh cùng với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Di Niên đã bàn bạc với đồng nghiệp Nga Igor Ivanov về vấn đề các hoạt động của lao động nhập cư Việt Nam tại Liên Bang Nga. Những sinh viên Việt Nam đầu tiên đến Liên Xô học tập vào năm 1951. Sau đó, trong giai đoạn 1951–1991 khoảng 30 000 công dân Việt Nam đã nhận được bằng cao học tại Nga. Từ năm 1992 đến năm 2006, thêm 20 000 công dân Việt Nam tốt nghiệp từ các trường đại học và học viện Nga. Xấp xỉ 3 200 trong số đó đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ và nhận được các bằng cấp học thuật trong các ngành khoa học khác nhau. Hầu hết các sinh viên đã và đang học tập tại Nga ưa chuộng các ngành kĩ thuật. Mặc dù sau sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết số lượng du học sinh đến Nga giảm đáng kể, vào năm 2006 4 917 sinh viên Việt Nam đã nhập học vào 177 trường dại học Nga24. Gần 2/3 sinh viên Việt Nam sinh sống và học tập tại các trường đại học và học viện ở hai thành phố chính của Nga: 49% (2409) ở Maxcơva và 11,8% (580) ở Xanh-Pê téc pua. Trong số các thành phố còn lại phải được nhắc đến với số lượng du học sinh Việt Nam nhiều hơn 50 là Irkutxk (205), Tomxk (133), Tula (126), Volgograd (106), Rostow-on-Don (92), Novosibirxk (88), Tambop (81), Ekaterinburg (78), Voronezh (64) and Astrakhan (64). Có một thỏa thuận liên chính phủ giữa Việt Nam và Nga về sự hợp tác giáo dục. Theo thỏa thuận, các trường đại học và trung tâm học thuật Việt Nam và Nga trao đổi sinh viên và 24 Có 1 068 cơ sở đào tạo tại Nga năm 2005. 20
  22. nghiên cứu sinh cho nhau. Chính phủ Nga hằng năm dành tặng 200-300 suất học bổng toàn phần cho sinh viên Việt Nam học tại Nga cũng như cho sinh viên Nga học tại Việt Nam (xem Bảng 6). Bảng 6: Số lượng sinh viên từ các nước Đông và Nam Á học đại học ở Nga năm 2006 25 Số lượng sinh viên (ngàn người) gồm Nước những sinh viên vừa nhập học và các sinh viên tốt nghiệp trong năm Tổng* 59,2 Trung Quốc 12,7 Việt Nam 4,9 Ấn Độ 4,6 Mã Lai 2,6 Mông Cổ 1,8 Nam Triều tiên 0,9 Bắc Triều Tiên 0,4 * Tổng số du học sinh ở Nga đến từ châu Á, Âu và Phi 3.700 vào năm 2003/2004 and 4.700 vào năm 2004/2005. Vào năm 2006, hơn 31 % học sinh Việt Nam ưa chuộng các chuyên ngành kỹ thuật và kỹ sư. Những ngành được yêu thích nhất trong số đó bao gồm: Khoa học Kiến trúc và Xây dựng (8,5 %); Công nghệ Điện tử và Viễn thông (4,1 %); Lắp ráp máy bay (3,7 %); Công nghệ sinh học và tự động (3,3 %) và những lĩnh vực kĩ thuật khác. 19 % sinh viên Việt Nam học các ngành kinh tế, tài chính và quản lý. Khoảng hơn 15 % sinh viên học ngành ngữ văn (tiếng Nga). 12 % học ngành Khoa học máy tính. 10 % chọn ngành Toán và Vật lý. 4 % vào ngành Y học. 3 % học ngành Xã hội. Số cuối cùng là 1% sinh viên Việt Nam học Luật và cùng số lượng đó đối với ngành Văn hóa và Nghệ thuật. Theo ước lượng của Bộ Giáo dục Nga thì trong năm 2006, sinh viên Việt Nam đã trả hết 30,5 tỉ đô la ( trong đó có 11,7 tỉ là học phí và 18,8 tỉ là phí sinh hoạt). Việt Nam là nước có số lượng du học sinh ở Nga đứng hàng thứ ba trên thế giới (sau Kazakhstan và Trung Quốc). Điều đáng chú ý là các sinh viên Việt Nam đang cố gắng vừa học vừa làm, điều này trái với Luật nhập cư của Nga. Nhiều lao động nhập cư Việt Nam tuyên bố rằng học đại học là lý do họ đến Liên Bang Nga nhưng mục đích thật sự của họ là tránh các thủ tục khó khăn để lấy 25 Niên giám thống kê Nga, 2007. Cục thống kê Liên bang Nga, Matxcova, 2007, tr. 267 21
  23. giấy phép làm việc. Vậy nên «visa du học» là cách tốt nhất để được sinh sống hợp pháp ở Nga (mặc dù visa này không cho phép làm việc). Người Việt Nam tại Nga ở đâu và sống như thế nào? Những sinh viên đại học thì ở các ký túc xá của trường. Lao động thì có hai hình thức: đầu tiên là thuê hoặc mua phòng chung cư gần chợ nơi họ làm việc hay gần trạm xe lửa nơi họ nhận hàng hóa để bán ở chợ. Hình thức còn lại là mua hoặc thuê cả một căn hộ, một ngôi nhà tranh hay nhà kho cùng với khu vực gần đó, đặc biệt là ở ngoại thành. bất cứ thành phố nào ở Nga cũng có một khu vực giống như vậy. Thực ra các khu vực này là nguyên mẫu của mô hình «Phố Trung Hoa» đã mở rộng ra khắp các nước trên thế giới, mặc dù ở Nga thì nó quá nhỏ để có thể gọi là phố hay thậm chí là xóm. Các khu vực như vậy có nhiều chức năng. Đầu tiên, đây là nơi đặc biệt dành cho người Việt Nam sinh sống. Chức năng thứ hai là làm trung tâm mua sắm,thị trường sản xuất, nhà kho và khách sạn. Thứ ba, đây còn là khu tập thể với cở sở vật chất gồm ngân hàng, nhà hàng, tiệm hớt tóc, tiệm giặt là, dịch vụ sửa chữa và cả sòng bạc. Điều thứ tư là khu vực này được canh gác bởi dịch vụ an ninh tư nhân nên những người lạ rất khó vào, kể cả cảnh sát và quan chức địa phương. Dễ dàng thấy rằng người ta có thể sống trong khu vực này nhiều năm mà không cần gặp những người địa phương. Cũng bởi vì sự cách biệt như thế nên những nơi này dễ dàng trở thành nơi chứa chấp tội phạm khi một số lượng lớn công dân nước ngoài không có giấy tờ làm việc cho các chủ sản xuất trốn thuế và không đảm bảo an toàn lao động. Cần phải nói thêm rằng những dân nhập cư trong khu vực này không nhận được dịch vụ y tế chất lượng, bảo hiểm, an toàn cá nhân và những quyền xã hội khác. Không ngạc nhiên khi các ủy ban địa phương là cảnh sát cũng như các tổ chức chính phủ khác của Nga đang cố gắng ép buộc thi hành luật pháp và trật tự ở các khu vực này, nhưng thường thì họ gặp phải sự kháng cự của những người Việt Nam đang quản lý và điều khiển cuộc sống của các cộng đồng này. Có nhiều «đại ca» (hay còn gọi là «môi giới») trong số dân nhập cư Việt Nam26. Những người này chịu trách nhiệm cho hoạt động của các thành viên, Họ thực hiện tất cả các thủ tục hành chính hợp pháp với các nhà chức trách địa phương. Những thành viên khác (trừ những người bán lẻ) tránh bất kỳ liên hệ nào với người dân và nhà chức trách địa phương. Cũng thường gặp các cộng đồng Việt Nam thành lập ở nhiều thành phố ở Nga vẫn giử được trật tự 26 Họ sống ở Nga nhiều năm, nói trôi chảy tiếng Nga và có những mối liên hệ, cả chính thức và không chính thức với cảnh sát, dịch vụ di nhập cư, và những thế lực địa phương cũng như các nhà ngoại giao Việt Nam có mặt tại Nga. 22
  24. và kỉ luật trong cộng đồng27. Vì vậy, người Việt Nam đã trở thành một phần quan trọng nhưng biệt lập trong xã hội Nga28. Các chuyên gia ước lượng rằng số lượng dân nhập cư Việt Nam ở Nga với các tình trạng và lý do khác nhau giữ ở mức 30 đến 80 ngàn người. Nhiều trong số họ đến Nga từ những năm 80 nhưng đến nay vẫn chưa có thân phận hợp pháp29. Theo ước tính của Dịch vụ Di nhập cư Liên Bang Nga, có khoảng 50 000–60 000 dân nhập cư Việt Nam bất hợp pháp (không có giấy tờ) cộng với 69000 công nhân hợp pháp, 5 000 sinh viên và 26 200 người Việt Nam có quốc tịch Nga30 vào năm 2006. 27 Mazyrin V., Người Việt Nam ở Nga: lối sống, một số vấn đề và triển vọng// Indochina: xu hướng phát triển, Matxcova, 2004, tr. 159-179 URL: 28 Nên nhắc là mô hình mô tả phía trên cũng được sử dụng bởi lực lượng lao động Trung Quốc sống tại Nga. Tuy nhiên, dân nhập cư Trung Quốc đa dạng hoá hoạt động trong ngành kinh tế Nga. 29 Dân số Nga năm 2005. Báo cáo thứ 13 về Nhân khẩu học. Matxcova, Nhà xuất Bản kinh tế học, 2007, tr. 208 30 Dựa trên Điều tra dân số Nga 2002 23
  25. NGƯỜI NGA Ở VIỆT NAM Theo Tổ Chức Di Cư Quốc Tế, tỉ lệ di nhập cư ở Việt Nam vào năm 2008 là – 0,39 người di nhập cư mỗi 1 000 người trong dân số31. Điều này có nghĩa là số người di cư nhiều hơn số người nhập cư. Tuy nhiên, một bộ phận tương đối nhỏ người nước ngoài có mặt ở khắp Việt Nam. Và cộng đồng người Nga là một trong số những cộng đồng đáng kể nhất. Dòng di cư đầu tiên của người Nga đến Việt Nam bắt đầu vào năm 1965 và chủ yếu là những chuyên gia quân sự. Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam xấp xỉ 39 000 công dân Xô Viết làm việc tại Việt Nam với vị trí là chuyên gia quân sự (24 000) và nhân sự dân dụng (15 000). Đầu những năm 80, dòng di cư thứ hai của người Nga bắt đầu. Nó bao gồm các kỹ sư và chuyên gia kỹ thuật chất lượng cao. Họ đến làm việc cho công ty liên doanh Vietsovpetro. Công ty này được thành lập vào năm 1981 để thăm dò sản xuất dầu ở ngoài khơi miền nam Việt Nam. Vietsovpetro được xem là công ty liên doanh hiệu quả nhất ở Việt Nam với 95 dự án và 1 854 tỉ đô la đầu tư trực tiếp của Nga được giải ngân trong khoảng thời gian 1988– 2006. 9 200 người Việt Nam và 6.600 công nhân và chuyên gia Nga làm việc tại Vietsovpetro từ năm 1988 đến năm 2008. Hiện nay, trong số hơn 6 500 nhân sự của hãng JVC thì có khoảng 500–650 là chuyên gia Nga trình độ cao. Mặc dù đứng đầu công ty là người Việt, nhưng có khoảng 30 % nhân viên quản lý hàng đầu là người Nga. Trụ sở của Vietsovpetro nằm ở thành phố Vũng Tàu và hầu hết hoạt động của công ty diễn ra ngoài khơi tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu. Ngay trong Công ty liên doanh công nghiệp một Học viện được thành lập dành cho các nhà nghiên cứu khoa học bao gồm 83 chuyên gia có bằng cấp. Thật ra Vietsovpetro đã xây dựng «một khu phức hợp tiên tiến và khép kín gồm khu dân cư, nhà máy, nhà kho, và khu hậu cần cảng» ở Vũng Tàu. Theo các cuộc khảo sát độc lập, khoảng 60 % đến 90 % sản lượng dầu của Việt Nam được cung cấp bởi Vietsovpetro, đưa Việt Nam lên hàng thứ ba các quốc gia xuất khẩu dầu ở Đông Nam Á. Dựa theo công ước quốc tế, sản lượng dầu khai thác được chia đôi giữa Việt Nam và Nga. Vì vậy công ty tiếp tục là hạt nhân quan trọng cả trong nền kinh tế Việt Nam và mối quan hệ giữa hai nước Việt–Nga. 31 Vietnam Facts and Figures 2007. International Organization for Migration (IOM). URL: accessed October 19, 2008 24
  26. Theo Công ước Quốc tế kí vào năm 1987, Trung tâm Kĩ thuật và Nghiên cứu Khoa học Nhiệt đới Việt–Nga (hoặc Trung tâm Nhiệt đới) được thành lập ở Việt Nam. Trung tâm hoạt động như một nơi cho các học giả Việt và Nga thực hiện các cuộc nghiên cứu về ô nhiễm môi trường, sinh thái học, công nghệ sinh học, y sinh học và kĩ thuật quân sự và nhân sự nhiệt đới. Mỗi năm một số lượng lớn học giả Nga chuyên về các vấn đề nói trên và đang làm việc tại Học viện Khoa học Nga nhận được các chuyến du lịch và học bổng để nghiên cứu ở Trung tâm Nhiệt đới tại Việt Nam. Còn một điều cần được nhắc đến là Tring Kuok Khanh, Tổng Giám đốc Trung tâm Nhiệt đới, cũng chính là Phó Chủ tịch Hiệp hội Hữu Nghị Việt–Nga. Hiệp định giữa Chính phủ Liên Bang Nga và Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về việc hợp tác khoa học và kĩ thuật, được kí kết vào ngày 31 tháng 7 năm 1992, chứa nhiều kết luận hướng đến việc bảo đảm trao đổi các chuyên gia và kết quả các cuộc nghiên cứu của họ giữa hai nước. Ngoài ra còn có hai tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam có mục đích tăng cường hoạt động giữa hai nước và có các hoạt động tương tự. Đầu tiên là Hiệp hội Hữu nghị Việt–Nga được thành lập vào năm 1958 và tổ chức thứ hai là Vinakorvuz – hiệp hội của các sinh viên Việt Nam đã tốt nghiệp cao học ở các học viện Xô Viết32 – được thành lập vào năm 1987. Cả hai tổ chức đã đoàn kết những người Việt Nam có tâm huyết giữ mối quan hệ hợp tác văn hóa (đôi lúc thương mại) với các tổ chức bạn bè ở Nga. Trong số các tổ chức như thế ở Nga là Quỹ công Quốc tế «Quỹ Hòa bình Nga»33 và Hiệp hội Hữu nghị Nga–Việt. Các hiệp hội hữu nghị của Việt Nam và Nga đều có các chi nhánh ở nhiều vùng miền của hai nước. Chủ tịch của Hiệp hội Hữu nghị Việt - Nga là ông Đào Trọng Thi (tốt nghiệp trường Maxcơva Nhà nước Trường đại học), từng là hiệu trưởng của Đại học Quốc gia Việt Nam (Hà Nội) và bây giờ đang là Chủ tịch Ủy ban Kinh tế và Giáo dục của Quốc hội Việt Nam. Đào Trọng Thi được biết đến như người vận động hành lang tăng cường trao đổi học sinh giữa Việt Nam và Nga. Còn có một vài tổ chức ở Liên Bang Nga được thành lập để tăng cường sự hợp tác giữa các nước, trong số đó có Hiệp hội Công nghệ và Khoa học Việt Nam ở Nga và Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam ở Nga. Điều đáng chú ý là các chuyên gia quân sự Liên Xô trước đây từng tham gia vào Chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1965–1973 đã thành lập một Tổ chức phi chính phủ liên khu vực của các cựu binh Chiến tranh Việt Nam ở Nga. 32 Vinakoryuz tập hợp hơn 50 ngàn người Viện Nam tốt nghiệp tại những đại học, học viện của USSR. Có rất nhiều người nổi tiếng trong những người này. Cựu chủ tịch nước Việt Nam (1997–2006), cựu thủ tướng Phan Văn Khải (1997–2006) và Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Nông Đức Mạnh (Từ 2001 đến nay) 33 Trong 2006–2007, Vietsovpetro tặng một số tiền cho Quỹ vì Hoà bình Nga trong chương trình «Ngoại giao giữa con người» để tổ chức một cuộc viếng thăm của trẻ em Việt Nam đến Nga. 25
  27. Do thiếu dữ liệu thống kê chi tiết về sự nhập cư của người Nga vào Việt Nam, rất khó để xác định có chính xác bao nhiêu người Nga đang sinh sống ở nước ta. Theo những ước lượng của các chuyên gia khác nhau, cộng đồng người Nga ở Việt Nam dao động trong khoảng 1 500–3 000 người định cư, làm việc và học tại Việt Nam. Hầu hết sống ở Vũng Tàu, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (lần lượt là 1000, 350 và 200 người), nhưng cũng có vài cộng đồng nhỏ ở Đà Nẵng, Phan Thiết và Hải Phòng. Có thể chia cộng đồng người Nga ở Việt Nam thành nhiều nhóm dựa trên mục đích và lý do sinh sống tại Việt Nam. Nhóm đầu tiên là bộ phận ngoại giao (cũng như các gia đình thành viên) của Đại sứ quán Nga ở Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Nga ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng như ở Đà Nẵng. Nhóm này bao gồm những người thay mặt cho các cơ quan chính phủ Nga, như là Phái đoàn Thương mại Nga đến Việt Nam. Vào tháng 9 năm 2003, Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga được mở cửa tại Hà Nội. Sứ mạng chính của trung tâm là giới thiệu cho Việt Nam làm quen với truyền thống văn hóa, lịch sử, chính trị, kinh tế của Nga, cũng như là dạy tiếng Nga cho những người yêu thích ngôn ngữ này. Trung tâm có thư viện và các phương tiện cần thiết. Như một quy luật, trung tâm còn tổ chức các buổi trưng bày, lễ hội, buổi hòa nhạc và nhiều hoạt động khác dành cho khán thính giả Việt Nam. Nhóm thứ hai bao gồm cán bộ cấp cao và cấp trung của các chi nhánh nước ngoài của những tập đoàn Nga công hoặc tư (Roszarubezhneft, Vietgazprom, Rosoboronexport, Công ty Sukhoi, Công ty Rusal, Công ty Cơ khí Năng lượng, Ngân hàng liên doanh Vietnam- Russia, Công ty Kamaz, Aeroflot-Russian Airlines, Tòa nhà đại diện CBOSS tại Vietnam). Các tập đoàn này thành lập những công ty liên doanh với đối tác Việt Nam và cung cấp cho Việt Nam nền công nghiệp với kĩ thuật, máy móc và trang thiết bị. Ví dụ, Công ty Kamaz thành lập một nhà máy lắp ráp ở thành phố Cẩm Phả vào năm 2005. Chỉ trong năm 2007, hơn 600 xe tải Kamaz đã được sản xuất tại nhà máy lắp ráp. Bên cạnh đó, năm 2002, Công ty Cơ khí Năng Lượng cung cấp cho Việt Nam máy phát điện, tua-bin và những thất bị khác để xây dựng các nhà máy thủy điện mới, trong số đó có các nhà máy ở sông La, Pleikrong, Hòa Bình và Hàm Thuận – Đa Mi. Công ty liên doanh Việt–Nga Visorutex được thành lập năm 1991 để quản lý hàng ngàn hécta đồn điền cao su nhượng lại cho Nga để trả nợ cho Liên Xô. Cuối cùng, Simprimfiko Fishery nằm trong số các công ty liên doanh Việt–Nga được biết đến nhiều nhất. 26
  28. Có một điều đáng lưu ý là một số lượng lớn các công ty Việt Nam vừa và nhỏ thành lập với đối tác Nga và hoạt động ở Việt Nam hoặc các công ty Việt Nam với sự đầu tư trực tiếp từ Nga thật ra là, như người ta thường gọi, «đề án kinh doanh» của những người Việt Nam đang định cư ở Nga đầu tư vốn của họ tại nước nhà34. Nhóm thứ ba là lực lượng lao động theo hợp đồng làm việc cho công ty liên doanh Vietsovpetro ở Vũng Tàu. Khi Hiệp định Quốc tế về việc thành lập Vietsovpetro được kí vào năm 1981, hàng ngàn kĩ sư và chuyên gia kĩ thuật Nga tay nghề cao đã được mời đến Việt Nam để bảo quản cơ cấu trang thiết bị của các giàn khoan dầu. Đầu thập kỉ 90, nhân sự Nga (gồm cả thành viên gia đình các chuyên gia Nga và lao động theo hợp đồng) ở Vietsovpetro tại Vũng Tàu đạt đến con số 5 000 người. Sau đó là những năm sụt giảm nghiêm trọng số lượng nhân công Nga làm việc tại Vietsovpetro và vào năm 2007 số người Nga giảm xuống còn 1 100– 1 250 người (500–650 kĩ sư và chuyên gia và các nhân viên khác cùng với gia đình họ) trong khi số lượng nhân công Việt Nam ở Vietsovpetro lên đến 6 000 người. Sự sụt giảm này xảy ra vì hai lý do chính. Lý do đầu tiên là việc thi hành chính sách bảo vệ lực lượng lao động của Việt Nam. Đối tác Việt Nam của Vietsovpetro yêu cầu thay thế các chuyên gia Nga bằng chuyên gia Việt Nam. Nhiều người trong số họ tốt nghiệp từ các trường cao học kĩ thuật Nga và những người khác đựơc đào tạo bởi nhân viên Nga đã đủ sức mạnh để bảo quản giàn khoan dầu mà không cần sự giúp đỡ của chuyên gia Nga. Lý do thứ hai là viễn cảnh mơ hồ của Vietsovpetro. Dựa theo hiệp định hiện tại giữa Nga và Việt Nam, hợp đồng liên doanh của Vietsovpetro sẽ hết hạn vào năm 2010. Mặc dù trong chuyến viếng thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 11 năm 2006, tuyên bố tiếp tục liên doanh trong ngành khai thác dầu được ký bởi người đứng đầu hai nước nhưng không ai biết được chính xác điều gì sẽ xảy ra vào năm 2010. Hoặc toàn bộ trang thiết bị và cơ sở hạ tầng của công ty sẽ được trao lại cho chính phủ Việt Nam hoặc công ty sẽ thay đổi tình hình và nghĩa vụ tài chính của hai bên sẽ được phân định lại đáng kể35. Dù sao đi nữa thì viễn cảnh dễ gặp nhất là tất cả chuyên gia Nga làm việc theo hợp đồng sẽ phải trở về Nga và làng người Nga sẽ không còn. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp đó thì vẫn còn nhiều kĩ sư Nga giỏi và kinh nghiệm tiếp tục làm công việc giám sát và chỉ đạo công nhân Việt Nam trên các giàn khoan dầu. 34 Parmenov A., Vai trò của các công cụ tài chính quốc tế tới phát triển kinh tế của Việt Nam// Indochina: các xu hướng phát triển, Matxcova, 2004, tr. 121-139 35 Sự duyệt lại như vậy đã được đoán trước bởi chính phủ Việt Nam mong đợi hoạt động của Vietsovpetro phù hợp với cả tình hình lập pháp và kinh tế tại Việt Nam. Một lí do khác là sự suy sút của sản lượng dầu trong các mỏ dầu dưới hoạt động của công ty. Cuối cùng, cả Việt Nam và Nga kiên quyết cải cách Vietsovpetro theo mô hình các doanh nghiệp dầu hoả quốc tế. 27
  29. Trong những năm 80, Vietsovpetro đã xây dựng làng người Nga ở Vũng Tàu. Làng người Nga là một quận có cơ sở hạ tầng hoàn toàn tự trị và chỉ dành cho nhân công Nga của Vietsovpetro cùng gia đình họ sinh sống. Khu vực làng người Nga có bốn bề là bức tường bê tông. Chỉ những người có thẻ ID mới có thể vào. Ngoài ra còn có giới hạn về giờ ra vào khu vực, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Có những thời điểm an ninh được thắt chặt do thảm họa thiên nhiên, bệnh dịch và tình hình tội phạm36. Người lớn cũng không được rời khu vực mà không phép. Hơn thế nữa, việc đi chơi và nghỉ lễ ở ngoài khu vực phải xin phép. Cơ sở hạ tầng của làng gồm 16 tòa nhà bất động sản năm tầng, hai bệnh viện, nhiều nhà trẻ và trường học dành cho trẻ em Nga37, các sân bóng đá và quần vợt cũng như công viên, quán cà phê và nhiều của hàng38. Vì số lượng người Nga giảm mỗi năm nên một vài ngôi nhà đã đóng cửa được giao cho đối tác Việt Nam của Vietsovpetro. Nhóm thứ tư trong cộng đồng người Nga ở Việt Nam bao gồm những thương gia mà một số đã rời khỏi thương trường để tìm một cuộc sống đơn giản và nhẹ nhàng hơn.39 Những người này đa số làm trong ngành dịch vụ ở Việt Nam. Hầu hết những người này cùng với những cộng tác người Việt Nam làm trong ngành phát triển những khu nghỉ mát ở các thành phố ven vùng biển bắc Trung Quốc. Họ mở những quán cà phê và nhà hàng, quản lý khác sạn và cung cấp các dịch vụ vận chuyển, du lịch, nghỉ mát. Họ còn cung cấp những dịch vụ vui chơi như lướt ván buồm và lặn ở các thành phố như Vũng Tàu, Phan Thiết (Mũi Né). Một số người giỏi Anh ngữ thì tìm việc làm ở những công ty tư nhân và lương của họ thường cao hơn nhiều so với lương của nhân viên người Việt Nam. Điều đáng chú ý là việc định cư và làm việc ở Viêt Nam đối với những người Nga này đều rất phức tạp. Thứ nhất, quyền công dân ở Việt Nam chỉ được công nhận đối với những người Việt chính gốc hoặc một số bộ phận nhỏ khác đã định cư ở Việt Nam từ lâu. Và như thế, việc được hưởng quyền công dân Việt Nam đối với người nước ngoài gần như là chuyện không thể xảy ra bất chấp sự am hiểu tiếng Việt, thời gian sống tại Viêt Nam hay hôn nhân 36 Bão, Sóng thần, lũ lụt và động đất không hiếm ở Việt Nam. Sự quan tâm tương tự đối với tình hình dịch tễ học – Ví dụ, dịch bệnh SARS và một vài bện khác trong những năm gần đây. Về tình hình tội phạm, Việt Nam là một trong những nước thân thiện và an toàn nhất khu vực Đông Nam Á. Vấn đề là tình hình tội phạm không tốt ở Nga có thể gây ành hưởng đến Việt Nam. Ví dụ, năm 2004-2006, có hàng loạt các vụ giết công dân Việt Nam bởi các nhóm thù địch tại Nga. Cho nên, chính phủ Nga đã lo ngại một hành động trả thù của những người Việt Nam bản xứ. Tuy nhiên, sự lo lắng đó khong bao giờ trở thành sự thật. 37 Chỉ có 2 trường Nga tại Việt Nam. Một tại Hà Nội và một tại Vũng Tàu. 38 Các nhân viên của trường học, bệnh viện (Ví dụ. giáo viên, nhân viên y tế) và các nơi khác ở Nga cũng có hợp đồng với công dân Nga. 39 Đây là một xu thế tương đối mới trong cả nền kinh tế và chính trị của các nước phát triển. Xu thế cho thấy sự thật là cả những người quản lý cấp cao và trung bình của những công ty hoặc doanh nhân đang trên đỉnh sự nghiệp bỗng dưng bỏ công việc để định cư tại các nơi xa xôi như các làng nhỏ cạnh bờ biển. Như một luật, đích đến chủ yếu của những người này (đến từ Bắc Mỹ và Châu Âu) là những nước thuộc Nam và Đông Nam Á 28
  30. với người Việt. Do việc Việt Nam không cho phép có 2 quốc tịch nên hầu hết những người Nga sống tại Việt Nam đều giữ quốc tịch Nga. Những người kinh doanh và làm việc tại các công ty thì đăng kí thẻ tạm trú tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong những trường hợp hiếm hoi, những người Nga này qua được kì thi tiếng Việt thì họ có thể xin thẻ lưu trú tại Việt Nam. Nhưng vì tiếng Việt là một ngôn ngữ khá khó học nên hầu hết những nguời nước ngoài cũng không cố gắng học tiếng Việt mà chỉ nói tiếng Anh vì tiếng Anh là ngôn ngữ khá phổ biến ở Việt Nam đặc biệt là ở các khu du lịch và nghỉ mát. Hơn nữa bằng cấp Anh ngữ là một trong những yêu cầu tối thiểu để người nước ngoài tìm được một công việc tốt ở Việt Nam. Một điều đáng lưu ý nữa là nhiều gia đình Nga–Việt đều lưu trú tại Việt Nam. Những người không có quốc tịch Việt không được phép mua đất hoặc bất động sản mà chỉ có thể thuê mướn. Có những tiêu chuẩn bảo hộ kinh tế được áp dụng trong các lĩnh vực nhân công, thuế má và trao đổi mua bán nhằm đem lại những lợi ích lớn nhất từ các đầu tư và hoạt động kinh doanh của người nước ngoài tại Việt Nam. Và không chỉ có thế, Việt Nam còn là một nước chủ nghĩa xã hội, cho nên hầu hết các quyết định liên quan đến phát triển kinh tế ở mọi cấp độ phải được thông qua bởi Ban chấp hành đảng cộng sản Việt Nam. Và cuối cùng, nhóm thứ năm là các cộng đồng sinh viên Nga sinh sống tại Việt Nam. Cộng đồng này được tách ra thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất là những sinh viên theo học các chương trình đại học và cao học được giảng bằng tiếng Anh tại các chi nhánh của các trường đại học phương Tây tại Việt Nam như trường đại học quốc tế RMIT Việt Nam ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh40 (chi nhánh của trường đại học công nghệ hoàng gia Melbourn). Nhóm thứ hai là nhóm sinh viên học Việt ngữ tại các khoa ngữ văn Nga–Việt thuộc các trường đại học Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, các sinh viên Nga còn có thể nhận được các học bổng học toàn phần từ chính phủ Nga để theo học tại trường đại học Viêt Nam. Theo như hiệp ước giữa chính phủ Liên Bang Nga và chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam về vấn đề hợp tác khoa học kĩ thuật thì chỉ tiêu là ba mươi học bổng từ chỉnh phủ mỗi năm. Những trường hợp khác phải tự trả chi phí học tập. Mặc dù vậy, số lượng sinh viên đạt học bổng la rất nhỏ, chỉ dưới vài tá sinh viên mỗi năm. Như trường hợp của trường RMIT Việt Nam chỉ đón nhận mười học sinh đến từ Nga trong năm 2007. Đối với một thành viên chính thức của các thành viên của cộng đồng người Nga ở Việt Nam có thể là do khách du lịch. Theo phân loại thống kê chính thức, du lịch là một công dân 40 “Ngôn ngữ tiếng Nga trên thế giới”, Báo cáo của Bộ Ngoại giao Nga, Matxcova, 2003.URL: 29
  31. đi du lịch bên ngoài quốc gia của họ với mục đích phi định cư cho đến sáu tháng41. Vì vậy, trước hết, một thị thực du lịch trong thời gian lưu trú có thẩm quyền ở trong nước thực sự trùng với một số loại thị thực kinh doanh và việc làm. Và thứ hai, thậm chí là ở trong nước theo thị thực du lịch, một công dân nước ngoài có cơ hội tham gia vào các hoạt động khác nhau và, do đó, được bao gồm trong đời sống kinh tế xã hội của nước sở tại (xem Bảng 7). Bảng 7: Số lượng công dân Nga đến các nước vùng Đông và Bắc Châu Á trong năm 200742 Nước Viếng thăm Du Lịch Viếng thăm Định cư Họp công chức Tổng cộng chính thức riêng tư Trung Quốc 500 497 1 651 715 537 957 18 190 619 2 880 806 Thái Lan 8 133 232 247 8 175 41 14 830 263 426 Nhật 19 213 25 294 13 533 42 102 982 161 064 Bắc Hàn 21 072 32 573 28 068 626 37 256 119 595 Việt Nam 2 439 25 691 2 035 12 5 564 35 741 Inđônêsia 54 4 915 84 0 434 5 487 Mã Lai 45 2234 213 3 400 2 895 Nam Hàn 146 301 789 0 1 473 2 709 Philipin 56 576 8 0 612 1 252 Cuối cùng, từ năm 2000 Việt Nam dần trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất đối với dân Nga. Trong khi trong năm 2 000 chỉ có 4 000 du khách Nga đến Việt Nam thì con số đó đã lên đến 43 300 người vào năm 200743 (xem Bảng 8). 41 «Du lịch - là một người nước ngoài đến thăm đất nước với y tế, giải trí , thể thao, chuyên nghiệp, tôn giáo và các mục đích khác mà không nhằm mục đích để được tuyển dụng hoặc tham gia bất kỳ hoạt động kinh doanh, về khoảng thời gian khác nhau từ 24 giờ đến 6 tháng» (tiếng Nga Niên giám thống kê 2007. 304 tr.). 42 Số liệu thống kê được lấy từ trang web của Bộ du lịch Nga, URL: 43 Dù vậy, đây chỉ là số liệu những du khách mua tour trong những công ty chuyên về du lịch. Nên thêm vào số lượng này những du khách tự mình tổ chức chuyến hành trình của họ. Dựa trên vài sự ước lượng, tổng số du khách Nga viếng thăm Việt Nam năm 2007 đã đến 60 ngàn người. 30
  32. Bảng 8: Số lượng người người nước ngoài đến Việt Nam44 Quốc tịch của du khách Số lần truy cập 1 Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa 574 600 2 Bắc Hàn 475 400 3 Nhật 418 300 4 Hoa Kỳ 408 300 5 Đài Loan 319 300 6 Úc 224 600 7 Pháp 183 800 8 Thái Lan 167 000 9 Mã Lai 153 500 10 Campuchia 150 000 11 Singapore 138 200 12 Anh Quốc 107 500 13 Đức 101 800 14 Canada 89 500 15 Liên Bang Nga 43 300 16 Hà Lan 36 600 17 Philipin 32 500 18 Lào 31 700 19 Tây Ban Nha 26 900 20 Thụy Điển 23 500 Điều cần nhắc đến là vào thời kì 1979–2002, Liên Xô và sau đó là Liên Bang Nga duy trì một căn cứ hải quân ở Cam Ranh (nằm ở bờ biển đông nam Việt Nam). Đây là một điểm hậu cần quan trọng cho Hạm đội Thái Bình Dương Liên Xô (sau này là Nga). Cảng biển, sân bay và trạm phát sóng radio được xây dựng tại căn cứ hải quân Cam Ranh. Căn cứ này là một căn cứ quân sự quan trọng của Liên Xô tại Đông Nam Á và có vị trí chiến lược vì nó cho phép Liên Xô cân bằng với tầm ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc trong vùng. Trong thời kì Xô Viết, khoảng 2000 người (cả quân sự và nhân sự) Nga làm việc tại căn cứ. Đầu thập kỉ 90, khủng hoảng kinh tế và chính trị ở Nga đã dẫn đến việc trả lương thấp và cắt giảm nhân sự nghiêm trọng. Giọt nước làm tràn ly là vụ tai nạn của ba máy bay phản lực SU-27 của đội Kị binh Nga đang trở về từ một buổi trình diễn máy bay ở Mã Lai. Ba chiếc phi cơ đâm vào một ngọn đồi gần căn cứ không quân Cam Ranh vào tháng 12 năm 1995 do chỉ thị đường bay không chính xác. Vì vậy, vài năm sau chính phủ Nga quyết định đóng cửa hoàn toàn căn cứ hải quân này. 44 Niên giám thống kê tóm tắt của Việt Nam năm 2007, Tổng cục Thống kê Việt Nam, Hà Nội, 2007 Chương 8: thương mại, giá cả và du lịch. Cũng cần lưu ý thêm rằng chỉ 61.6% khách nước ngoài đến Việt Nam để du lịch. 31
  33. KẾT LUẬN Hiện tượng di cư ở Châu Á đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội và nhân khẩu của các quốc gia trong vùng. Trong vòng 30 năm lại đây, sự di nhập cư đã trở thành một sự đột biến về mặt cấu trúc mặc dù chưa được sự quan tâm và lưu ý của phần lớn giới học viện, bộ phận công chúng Đông Nam Á và các quốc gia lân cận bao gồm cả Việt Nam. Điều đó được chứng minh qua việc rất khó để tìm được những thống kê đầy đủ về vấn đề di cư trong các văn bản điều tra dân số và các báo cáo thống kê hằng năm. Vì lý do này, mọi nghiên cứu về vấn đề di nhập cư đều đòi hỏi sự tham gia và kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu chuyên ngành nhằm đưa đến những thống kê và tài liệu xã hội chính xác. Hiện tượng di cư giữa các quốc gia đã cho thấy sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng tăng lên. Việc biên giới, tư tưởng chính trị và những quan tâm hạn hẹp trong tầm quốc gia đã không thể chia cắt người và người với nhau chứng minh sự cần thiết trong việc nghiên cứu chuyên sâu về hiện tượng di cư, sự phát triển và những ảnh hưởng của nó không chỉ đối với Việt Nam hay Nga mà đối với cả thế giới. Sự toàn cầu hóa và sự chuyển hóa về chính trị xã hội, kinh tế đã ảnh hưởng đến sự di nhập cư và mối quan hệ giữa hai nước Nga - Việt. Lịch sử ngắn gọn cũng như những thông tin chi tiết và chiều hướng của hiện tượng di nhập cư giữa 2 nước Nga và Việt đã được phản ánh trong bài viết này. Tác giả hy vọng những thông tin về chính trị xã hội và các hoạt động kinh tế giữa những người Nga sống ở Việt Nam và những người Việt sống tại Nga sẽ giúp giới học viện nghiên cứu sâu hơn nhằm khám phá những đặc điểm và vai trò của những người Nga gốc Việt và người Việt gốc Nga trong hiện tại và tương lai. 32
  34. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Anh 1. ASEAN Số liệu thống kê hàng năm 2004. Jakarta: Văn phòng ASEAN, Tháng 11, năm 2005. 2. Di cư tại Châu Á hàng năm 2005. Hong Kong: Trung tâm di nhập cu Châu Á migrants.org/index.php?option=com_docman&task=cat_view&gid=63&Itemid=48 3. Greenfield Gerard Những tầm nhìn về con hổ tiếp theo của Châu Á: Việt Nam trong thời bình bởi Berger T. Mark và Borer A. Douglas (eds.) (1997) Sự vươn lên của Đông Á: Những tầm nhìn trong thời hoà bình. Routledge 4. Dang Nguyen Anh, Cecilia Tacoli, Hoang Xuan Thanh Di cư tại Việt Nam. Một sự xem xét lại các thong tin trên những xu hướng hiện tại và các mô hình, và những ảnh hưởng. Tài liệu chuẩn bị và thuyết trình tại Hội Nghị Vùng Miền di cư, Phát triền và sự lựa chon chính sách tại Châu Á. 22–24 tháng Sáu năm 2003 tại Dhaka, Bangladesh. 5. Hội đồng uỷ ban Châu Âu (EC) 2007 Cộng đồng Việt Nam – Châu Âu:Tài liệu chiến lược cho thời gian 2007 – 2013. Hội đồng uỷ ban Chau Âu, Brussels 6. Tổ chức di nhập cư quốc tế (IOM) 2007 Vietnam, Sự thật và mô hình IOM, Hanoi, 7. Mức độ và xu thế của sự di nhập cư quốc tế đến các nước Châu Á. Liên hợp Quốc: Phòng kinh tế và vấn đề Xã Hội. Phân khoa Dân số. ST/ESA/SER.A/218. New York, 2003 8. Sổ tay số liệu Việt Nam 2007. Tổng cục thống kê Việt Nam. Hanoi, 2007 Tiếng Nga 9. Bezrukov I., Gorbenkova E. Viễn cảnh của Châu Á – lực lượng lao động chính trong ngành kinh tế của Miền Viễn Đông của Nga. Vladivostok, 2006 33
  35. 10. Mazyrin V. Người Việt Nam tại Nga: Cách sống, vấn đề và viễn cảnh trong Indochina: Xu thế phát triển. Max-cơ-va, 2004. 11. Mazyrin V. Quá trình đổi mới của Việt Nam (1986-2006): phương hướng, Động lực và kết quả. Max-cơ-va, 2007. 12. Di cư giữa Việt Nam và Nga: Lịch sử, xu thế hiện tại và vai trò trong sự phát triển của kinh tế xã hội ở cả hai nước Bộ sưu tập của tài liệu hội nghị. Biên tập : Giáo sư. Sergey Ryazantsev. Max cơ va, 2007 13. Số liệu thống kê hàng năm Nga. 2007. Dịch vụ thống kê Liên bang. Max cơ va, 2007. 14. Bộ sưu tập tài liệu thuyết trình tại Hội Nghị nhân dịp kỷ niệm 20 năm hợp tác Nga- Việt về giáo dục chuyên nghiệp. Bộ lao động và phát triển xã hội Nga. Max cơ va, 2001 34