Bài giảng Pháp luật về xuất nhập khẩu
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Pháp luật về xuất nhập khẩu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_phap_luat_ve_xuat_nhap_khau.pdf
Nội dung text: Bài giảng Pháp luật về xuất nhập khẩu
- 2/2/2012 • PHÁP LUẬT • VỀ XUẤT NHẬP KHẨU • Giảng viên: ThS Nguyễn Tiến Hoàng • Trưởng Bộ môn Nghiệp vụ • Trường ĐH Ngoại thương – Cơ sở II 1 NỘI DUNG - CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT TRONG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU - CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ - CHƯƠNG 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG CHUYÊN CHỞ HÀNG HÓA XNK BẰNG ĐƯỜNG BIỂN - CHƯƠNG 4. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT TRONG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU Tài liệu tham khảo: 1. GS, TS Nguyễn Thị Mơ (2009), Giáo trình Pháp luật trong hoạt động KTĐN, NXB Thông tin & Truyền thông, Hà Nội; 2. GS, TS Nguyễn Thị Mơ (2008), Giáo trình Pháp lý đại cương, NXB Giáo dục, Hà Nội (Chương 4); 3. TS Đỗ Văn Đại (2006), Tư pháp quốc tế Việt Nam, NXB ĐHQG Tp.HCM; 4. Luật Thương mại Việt Nam 2005; 5. Công ước Viên 1980 của Liên hợp quốc về mua bán quốc tế hàng hóa. SV download các VBPL từ: - Email: tailieumonluat@gmail.com - Password: tailieuluat GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 3 1
- 2/2/2012 I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ PHÁP LUẬT TRONG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU 1. Định nghĩa: là tập hợp, hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh những mối quan hệ xã hội phát sinh từ hoặc liên quan đến hoạt động XNK. 2. Đặc điểm: 2.1 Về phạm vi điều chỉnh: - Hoạt động XNK đa dạng và phức tạp, đòi hỏi phải có các quy phạm pháp luật tương ứng để điều chỉnh; - Có nhiều chủ thể khác nhau tham gia vào hoạt động XNK; - HĐ là công cụ pháp lý quan trọng để thực hiện hoạt động XNK. GV: ThS Nguyễn Tiến Hồng 4 I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ PHÁP LUẬT TRONG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU 2.2 Về chủ thể: - Chủ thể tham gia hoạt động XNK rất đa dạng, vừa có đặc điểm chung vừa có đặc điểm riêng; - Khi tham gia vào hoạt động XNK, chủ thể chịu sự tác động của TPQT & LQG; - Luật pháp của hầu hết các nước đều có quy định về thương nhân và các công ty TM với tư cách là chủ thể tham gia vào hoạt động XNK. GV: ThS Nguyễn Tiến Hồng 5 I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ PHÁP LUẬT TRONG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU 2.3 Về nguồn luật: - ĐƯQT điều chỉnh hoạt động XNK; - Luật quốc gia (VB luật và dưới luật); - TQTMQT; - Hợp đồng mẫu. GV: ThS Nguyễn Tiến Hồng 6 2
- 2/2/2012 II. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT TRONG KINH DOANH XNK 1. Những nguyên tắc pháp lý quốc tế do TPQT quy định: - Thừa nhận, tôn trọng sự tồn tại và hiệu lực của hệ thống PLQT bên cạnh hệ thống PLQG; - Thừa nhận, tôn trọng thể chế chính trị, các trật tự kinh tế, cơ chế điều hành và quản lý kinh tế, các hình thức sở hữu do pháp luật mỗi nước quy định; - Bình đẳng về mặt pháp lý, cạnh tranh hợp pháp và công bằng giữa các chủ thể (trong và ngoài nước) khi tham gia vào hoạt động XNK. 2. Những nguyên tắc do PLQG quy định: không hoàn toàn giống nhau và được nêu cụ thể trong các chương tiếp theo. GV: ThS Nguyễn Tiến Hồng 7 CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HĐ MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ Tài liệu tham khảo: - GS, TS Nguyễn Thị Mơ (2009), Giáo trình Pháp luật trong hoạt động KTĐN, NXB Thông tin & Truyền thông, Hà Nội. - Luật thương mại Việt Nam 2005. - Nghị định số 12/2006/NĐ-CP. - Công ước Viên 1980 của Liên hợp quốc về mua bán quốc tế hàng hóa. - Incoterms 2010 và hướng dẫn sử dụng. GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 8 I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HĐMBHHQT 1. Khái niệm: - Tên gọi: còn được gọi là HĐ XNK, HĐMBHH với thương nhân nước ngoài, HĐMBNT, - Định nghĩa: là HĐMB có yếu tố quốc tế, theo đó một bên là NB có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu cho bên kia, là NM, một tài sản nhất định gọi là hàng hóa – đối tượng của HĐ, còn NM có nghĩa vụ nhận hàng và trả một số tiền ngang bằng trị giá của hàng. 2. Đặc điểm: 2.1 Đặc điểm của HĐMB thông thường: HĐMBHHQT có đầy đủ các đặc điểm của một HĐMB thông thường: chủ thể, nội dung, pháp lý. GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 9 3
- 2/2/2012 I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HĐMBHHQT 2.2 Có yếu tố quốc tế: tạo ra những điểm khác biệt của HĐMBHHQT so với các HĐMB thông thường. - Chủ thể của HĐ: + Quan điểm 1: chủ thể của HĐ là các bên có quốc tịch khác nhau (LTM 1997, Điều kiện chung giao hàng SEV của các nước XHCN). + Quan điểm 2: chủ thể của HĐ là các bên có trụ sở TM đặt tại các nước khác nhau, nếu các bên không có trụ sở TM thì sẽ dựa vào nơi cư trú (Công ước Lahaye 1964 về MBQT những động sản hữu hình, Công ước Viên 1980 của Liên hợp quốc về MBQTHH). Đối với thực tiễn TMQT hiện nay, quan điểm 2 là phù hợp hơn. GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 10 I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HĐMBHHQT - Đối tượng của HĐ: có thể được di chuyển qua biên giới của một nước. - Đồng tiền thanh toán trong HĐ: có thể là ngoại tệ đối với một trong hai bên. - Nguồn luật điều chỉnh HĐ: rất đa dạng và phức tạp. - Cơ quan giải quyết tranh chấp: đa dạng và phức tạp (tòa án, trọng tài). GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 11 II. NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH HĐMBHHQT 1. Các ĐƯQT về TM 1.1 Định nghĩa: là những văn kiện pháp lý quốc tế do các chủ thể của luật quốc tế tham gia ký kết nhằm điều chỉnh các quan hệ TM phát sinh giữa các chủ thể đó. 1.2 Điều kiện để ĐƯQT trở thành nguồn luật điều chỉnh HĐMBHHQT: - Phải được ký kết trên cơ sở bình đẳng và tự nguyện giữa các bên; - Không được trái với những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế; - Phải có nội dung trực tiếp liên quan đến quan hệ TM phát sinh giữa các chủ thể ký kết HĐ. GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 12 4
- 2/2/2012 II. NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH HĐMBHHQT 1.3 Phân loại các ĐƯQT về TM: Dựa vào nội dung của các ĐƯQT về TM, có 2 loại: - Các ĐƯQT chỉ đề ra các nguyên tắc pháp lý chung là cơ sở cho hoạt động ngoại thương; - Các ĐƯQT trực tiếp điều chỉnh các vấn đề liên quan đến quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong việc ký kết và thực hiện HĐMBHHQT GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 13 II. NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH HĐMBHHQT 1.4 Các trường hợp áp dụng ĐƯQT về TM: - Khi các quốc gia có tham gia ký kết hoặc thừa nhận ĐƯQT. Trong trường hợp này, ĐƯQT có giá trị bắt buộc đối với các HĐMBHHQT có liên quan. - Khi trong HĐMBHHQT các bên đã thỏa thuận, thống nhất và ghi rõ vào HĐ là áp dụng ĐƯQT làm nguồn luật điều chỉnh. GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 14 II. NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH HĐMBHHQT 1.5 Cách áp dụng các ĐƯQT về TM: - Tìm hiểu tính chất pháp lý của các quy phạm pháp luật trong ĐƯQT: quy phạm có tính chất mệnh lệnh, quy phạm có tính chất tùy ý. - Trường hợp ĐƯQT được áp dụng cho HĐ có quy định khác với pháp luật Việt Nam: + Nếu Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc phê chuẩn ĐƯQT: không áp dụng những quy định nào khác với pháp luật Việt Nam nếu có bảo lưu, phải áp dụng nếu không có bảo lưu; + Nếu Việt Nam không tham gia ký kết và chưa phê chuẩn: phải áp dụng. - Phải dựa vào nội dung của ĐƯQT (tác động trực tiếp hay gián tiếp tới HĐ) để áp dụng phù hợp. GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 15 5
- 2/2/2012 II. NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH HĐMBHHQT 2. Luật quốc gia: là luật nước ngoài đối với ít nhất là một trong hai bên. 2.1 Các trường hợp áp dụng: - Khi trong HĐ các bên ký kết có quy định; - Các bên thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng sau khi HĐMBHHQT đã được ký kết; - Khi các ĐƯQT hữu quan có quy định; - Thỏa thuận mặc nhiên hay thỏa thuận bằng hành vi; - Khi tòa án hoặc trọng tài có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ HĐ được quyền lựa chọn. GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 16 II. NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH HĐMBHHQT 2.2 Cách áp dụng: - Nếu hệ thống luật của nước được chọn có các luật chuyên ngành điều chỉnh HĐMBHHQT thì áp dụng luật đó; - Nếu hệ thống luật của nước được chọn không có luật chuyên ngành về HĐMBHHQT thì áp dụng luật liên quan trực tiếp đến HĐMBHHQT; - Nếu hệ thống luật của nước được chọn không có 2 trường hợp nêu trên thì áp dụng các nguyên lý chung về HĐ trong BLDS. GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 17 II. NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH HĐMBHHQT 3. Tập quán TM quốc tế 3.1 Định nghĩa: là những thói quen về hành vi và cách xử sự được hình thành một cách tự nhiên trong TMQT nhưng được thừa nhận như các quy phạm pháp luật. Thói quen TM được công nhận và trở thành TQTMQT khi thõa mãn 3 yêu cầu sau: - Là thói quen phổ biến, được nhiều nước áp dụng và áp dụng thường xuyên; - Về từng vấn đề và ở từng địa phương, đó là thói quen duy nhất; - Là thói quen có nội dung rõ ràng mà có thể dựa vào đó để xác định quyền và nghĩa vụ đối với nhau. GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 18 6
- 2/2/2012 II. NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH HĐMBHHQT 3.2 Phân loại: - Dựa vào nội dung của tập quán, có 2 loại: + Các TQTMQT mang tính chất nguyên tắc; + Các TQTMQT mang tính chất cụ thể. - Dựa vào phạm vi áp dụng của tập quán, có 2 loại: + Các TQTMQT chung; + Các TQTM khu vực (hay địa phương). GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 19 II. NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH HĐMBHHQT 3.3 Các trường hợp áp dụng: - Khi các ĐƯQT hữu quan có quy định, trong trường hợp này TQTMQT đương nhiên được áp dụng; - Khi HĐMBHHQT được các bên ký kết có quy định; - Khi HĐ, LQG do các bên thỏa thuận lựa chọn và các ĐƯQT có liên quan không có quy định hoặc có nhưng không đầy đủ về vấn đề tranh chấp và cần được điều chỉnh. GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 20 II. NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH HĐMBHHQT 3.4 Cách áp dụng: - Trong HĐ phải ghi rõ là áp dụng tập quán nào. - Đối với Incoterms: + Incoterms không có giá trị bắt buộc; + Các bản Incoterms cùng song song tồn tại và bản sau không phủ nhận nội dung của các bản trước; + Các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận với nhau để thay đổi một số nội dung cụ thể trong các điều kiện; + Incoterms giải quyết 04 vấn đề: thời điểm di chuyển rủi ro, bên có nghĩa vụ làm thủ tục thông quan, bên có nghĩa vụ mua bảo hiểm, bên có nghĩa vụ thuê tàu. GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 21 7
- 2/2/2012 II. NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH HĐMBHHQT - Về mặt giá trị pháp lý, các TQTMQT chỉ bổ sung cho HĐ ở những phần HĐ chưa quy định và không có giá trị cao hơn những gì HĐ đã quy định. - Khi áp dụng các TQTMQT phải kết hợp với các nguồn luật khác, không nên áp dụng tập quán một cách riêng lẻ. GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 22 III. KÝ KẾT HĐMBHHQT 1. Điều kiện hiệu lực của HĐ 1.1 Chủ thể của HĐ phải hợp pháp: - Bên nước ngoài: dựa vào luật của nước mà họ mang quốc tịch. - Bên Việt Nam: dựa vào luật Việt Nam. - Chú ý: + Các DN được tự do XNK theo khả năng mà không phải có giấy phép XNK, trừ những mặt hàng thuộc danh mục cấm XNK hoặc XNK có điều kiện. + Nếu chủ thể của HĐMBHHQT là pháp nhân thì người có thẩm quyền ký kết là người đại diện hợp pháp của pháp nhân đó. GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 23 III. KÝ KẾT HĐMBHHQT 1.2 Hình thức của HĐ phải hợp pháp: - Theo quy định của Việt Nam: Điều 27, Khoản 2, LTM 2005. - Luật các nước TBCN và Công ước Viên 1980: HĐMB có thể được giao kết dưới mọi hình thức (văn bản và phi văn bản). 1.3 Nội dung của HĐ phải hợp pháp: - HĐ phải có đủ các điều khoản chủ yếu; - Tất cả các điều khoản đưa vào trong HĐ đều phải hợp pháp. 1.4 Đối tượng hợp đồng phải hợp pháp: hàng hóa không thuộc danh mục cấm XNK, tạm ngừng XNK. GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 24 8
- 2/2/2012 III. KÝ KẾT HĐMBHHQT 2. Thủ tục ký kết HĐ 2.1 Thẩm quyền ký kết: - Đối với cá nhân, DNTN: cá nhân, chủ DN. - Đối với pháp nhân: người đại diện theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền. 2.2 Trình tự ký kết: 2.2.1 Phương thức trực tiếp: là cách thức ký kết mà theo đó các bên trực tiếp gặp nhau, đàm phán và cùng ký vào một HĐ bằng văn bản. 2.2.2 Phương thức gián tiếp (qua thư từ, điện tín, ): là cách thức ký kết mà theo đó các bên gửi cho nhau tài liệu giao dịch (telex, fax, điện báo, ) chứa đựng nội dung của công việc giao dịch. GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 25 III. KÝ KẾT HĐMBHHQT Phương thức ký kết gián tiếp có 02 giai đoạn: - Giai đoạn chào hàng (đề nghị giao kết HĐ): + Định nghĩa: Điều 390, Khoản 1, BLDS 2005. + Có 02 loại chào hàng: chào hàng tự do & chào hàng cố định (phải có đủ các điều kiện hiệu lực: điều khoản chủ yếu theo quy định, thời hạn hiệu lực, được gửi tới người được chào và người chào hàng không hủy hay thu hồi đơn chào). - Giai đoạn chấp nhận chào hàng (chấp nhận đề nghị giao kết HĐ): + Định nghĩa: Điều 396, BLDS 2005. + Điều kiện hiệu lực của chấp nhận chào hàng: người được chào hàng phải chấp nhận vô điều kiện những nội dung cơ bản của đơn chào (Điều 19, Công ước Viên 1980), hành vi chấp nhận phải được thực hiện trong thời hạn quy định, chấp nhận phải được gửi tới người chào và người được chào hàng không rút lại chấp nhận đó. GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 26 III. KÝ KẾT HĐMBHHQT 3. Các vấn đề pháp lý khi quy định và thực hiện một số điều khoản trong HĐ 3.1 Tên và địa chỉ các bên: có đầy đủ giá trị pháp lý do cơ quan có thẩm quyền xác nhận và được ghi trong giấy phép thành lập hoặc GCNĐKKD. 3.2 Tên hàng: phải đảm bảo sự thống nhất giữa các chứng từ, tài liệu khác nhau (chào hàng, chấp nhận chào hàng, B/L, ) vì một mặt hàng có thể có rất nhiều tên gọi khác nhau. GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 27 9
- 2/2/2012 III. KÝ KẾT HĐMBHHQT 3.3 Số lượng hàng hóa: - Tỷ lệ miễn trừ; - Dung sai; - Đơn vị tính số lượng. 3.4 Phẩm chất hàng hóa 3.4.1 Cách xác định chất lượng hàng hóa: - Dựa vào mẫu hàng; - Dựa vào tiêu chuẩn hoặc phẩm cấp hàng hóa; - Dựa vào tài liệu kỹ thuật; - Dựa vào hàm lượng các chất chủ yếu trong hàng hóa. GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 28 II. KÝ KẾT HĐMBHHQT 3.4.2 Kiểm tra phẩm chất của hàng hóa và GCNKTPC 3.4.2.1 Kiểm tra phẩm chất của hàng hóa - Kiểm tra/giám định phẩm chất có bắt buộc không? - Cơ quan kiểm tra/giám định phẩm chất? - Thời gian, địa điểm kiểm tra/giám định phẩm chất? - Phương pháp, tiêu chuẩn kiểm tra/giám định? 3.4.2.2 Giá trị của GCNKTPC - Có giá trị ràng buộc tuyệt đối. - Có tính quyết định (cuối cùng, chung thẩm). - Không có tính quyết định. GV: ThS Nguyễn Tiến Hồng 29 III. KÝ KẾT HĐMBHHQT 3.5 Giá cả và phương thức thanh toán: - Quy định điều khoản bảo lưu về giá cả trong HĐ. - Đồng tiền tính giá: đồng tiền thanh toán và đồng tiền tính giá có thể trùng nhau hoặc không trùng nhau. - Phương pháp tính giá: + Giá cố định: áp dụng cho các HĐ có thời hạn ngắn. + Giá di động: áp dụng cho các HĐ dài hạn. - Điều kiện giảm giá. - Điều kiện cơ sở của giá: FOB, FCA, CIF, CIP, - Phương thức thanh toán: L/C, nhờ thu, T/T, M/T, ghi sổ, GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 30 10
- 2/2/2012 III. KÝ KẾT HĐMBHHQT 3.6 Thời hạn, địa điểm giao hàng 3.6.1 Thời hạn: - Là một ngày cụ thể hoặc một khoảng thời gian nhất định theo tháng, quý, năm. - Sự lựa chọn của người bán và người mua. 3.6.2 Địa điểm: - Cần quy định địa điểm cụ thể trong HĐ. - Nếu không thỏa thuận về địa điểm giao hàng thì dựa vào luật áp dụng cho HĐ: Điều 35, LTM 2005. GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 31 IV. CHẤP HÀNH HĐMBHHQT 1. Nguyên tắc chấp hành: - Chấp hành hiện thực; - Chấp hành đúng, đầy đủ mọi cam kết; - Chấp hành trên tinh thần hợp tác và tôn trọng lợi ích của nhau. 2. Trách nhiệm do vi phạm HĐ: 2.1 Các căn cứ cấu thành trách nhiệm: - Có hành vi vi phạm HĐ của thụ trái; - Có thiệt hại về tài sản của trái chủ; - Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm HĐ của thụ trái với thiệt hại mà trái chủ phải gánh chịu; - Có lỗi của thụ trái. GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 32 IV. CHẤP HÀNH HĐMBHHQT 2.2 Các căn cứ miễn trách của thụ trái: - Lỗi của trái chủ. - Lỗi của người thứ ba mà người thứ ba được miễn trách. - Gặp trường hợp bất ngờ. - Gặp bất khả kháng. + Phân biệt giữa trường hợp bất ngờ và bất khả kháng. + Điều kiện để công nhận là bất khả kháng. + Điều kiện để thụ trái được miễn trách khi gặp bất khả kháng. GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 33 11
- 2/2/2012 IV. CHẤP HÀNH HĐMBHHQT 2.3 Chế độ trách nhiệm do vi phạm HĐ: - Chế tài phạt: Điều 300, LTM 2005. + Điều kiện áp dụng: không phụ thuộc vào việc có thiệt hại thực tế xảy ra hay không. + Phân loại: phạt bội ước & phạt vi ước (phạt vạ). - Chế tài bồi thường thiệt hại: Điều 302, Khoản 1, LTM 2005. + Điều kiện thực hiện: có đủ các căn cứ cấu thành trách nhiệm. + Nguyên tắc bồi thường: Điều 302, Khoản 2, LTM 2005. GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 34 IV. CHẤP HÀNH HĐMBHHQT - Chế tài thực hiện thực sự (buộc thực hiện đúng nghĩa vụ HĐ): Điều 297, Khoản 1, LTM 2005. - Chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng: Điều 308, LTM 2005. Hậu quả pháp lý: Điều 309, LTM 2005. - Chế tài đình chỉ thực hiện HĐ: Điều 310, LTM 2005. Hậu quả pháp lý: Điều 311, LTM 2005. GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 35 IV. CHẤP HÀNH HĐMBHHQT - Chế tài hủy HĐ: là chế tài nặng nhất và thường được áp dụng khi không thể thực hiện các chế tài khác. + Huỷ bỏ HĐ bao gồm hủy bỏ toàn bộ và hủy bỏ một phần. + Các trường hợp áp dụng: Điều 312, LTM 2005 + Hậu quả của việc hủy HĐ: chấm dứt quan hệ HĐ giữa các bên và các bên được giải thoát khỏi nghĩa vụ của HĐ; một bên có quyền đòi lại những phần đã thực hiện trong trường hợp đã thực hiện một phần HĐ; bên vi phạm dẫn đến hủy HĐ phải bị phạt và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi. - Lưu ý khái niệm “vi phạm cơ bản nghĩa vụ HĐ”: Điều 25, Công ước Viên 1980; Điều 3, khoản 13 LTM 2005. GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 36 12
- 2/2/2012 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HĐ CHUYÊN CHỞ HÀNG HÓA XNK BẰNG ĐƯỜNG BIỂN Tài liệu tham khảo: - GS, TS Nguyễn Thị Mơ (2009), Giáo trình Pháp luật trong hoạt động KTĐN, NXB Thông tin & Truyền thông, Hà Nội. - Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005. - Công ước Brussel 1924. - Nghị định thư 1968. - Công ước Hamburg 1978. GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 37 I. HĐ THUÊ TÀU CHUYẾN 1. Khái niệm chung 1.1 Định nghĩa: là một sự thỏa thuận, theo đó người chuyên chở có nghĩa vụ dành cả hoặc một phần chiếc tàu để chở hàng từ cảng này đến cảng khác và người thuê chở có nghĩa vụ trả tiền cước thuê chở. 1.2 Đàm phám ký kết HĐ: - HĐ mẫu: GENCON, SCANCON, CENTROCON, CUBASUGAR, POLCON, CEMENCON, BENACON, GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 38 I. HĐ THUÊ TÀU CHUYẾN - Chú ý những điều khoản chính: + Chủ thể của HĐ; + Chiếc tàu; + Thời gian tàu đến cảng bốc hàng; + Hàng hóa; + Cảng bốc, cảng dỡ hàng; + Thời gian bốc dỡ hàng; + Thưởng phạt bốc dỡ; + Chi phí bốc dỡ, san xếp hàng; + Cước phí; + Trách nhiệm của người chuyên chở đối với hàng hóa. GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 39 13
- 2/2/2012 I. HĐ THUÊ TÀU CHUYẾN 1.3 Cách thức vận dụng 1.3.1 Khi NB thuê tàu (điều kiện giao hàng nhóm C): - Mối quan hệ giữa HĐ thuê tàu và HĐMBHHQT: phụ thuộc & độc lập . - Thực hiện HĐ: dựa vào B/L tại cảng đến. 1.3.2 Khi NM thuê tàu (điều kiện giao hàng nhóm F): - NM căn cứ vào HĐMBHHQT để thỏa thuận và ký kết HĐ chuyên chở. - Thực hiện HĐ: dựa vào HĐ chuyên chở tại cảng đến. GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 40 I. HĐ THUÊ TÀU CHUYẾN 2. Nguồn luật điều chỉnh 2.1 LQG - Các trường hợp áp dụng: + Khi các bên thỏa thuận và ghi rõ vào trong HĐ. + Khi tòa án hoặc trọng tài xét xử lựa chọn. - Nguyên tắc ưu tiên trong lựa chọn luật áp dụng: luật nước người chuyên chở, luật nước người thuê chở, luật cờ tàu. - Cách áp dụng: áp dụng luật chuyên biệt, nếu không thì áp dụng văn bản luật liên quan. 2.2 TQHHQT: tương tự II.3 của chương II. GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 41 I. HĐ THUÊ TÀU CHUYẾN 3. Nghĩa vụ cơ bản của các bên 3.1 Nghĩa vụ của người chuyên chở: - Cung cấp tàu theo đúng như HĐ quy định: đủ khả năng đi biển, đúng con tàu đã thỏa thuận, đúng trọng tải, đúng thời gian & địa điểm; - Bốc hàng lên tàu và san xếp hàng trong hầm, khoang tàu: nghĩa vụ không đương nhiên; - Cung cấp B/L cho người gửi hàng; - Bảo đảm hành trình của tàu: đi chệch đường hợp lý & đi chệch đường không hợp lý; - Bảo quản, chăm sóc hàng hóa trong hành trình: nghĩa vụ đương nhiên; - Dỡ hàng ra khỏi tàu và giao hàng cho người nhận. GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 42 14
- 2/2/2012 I. HĐ THUÊ TÀU CHUYẾN 3.2 Nghĩa vụ của người thuê chở: - Cung cấp hàng hóa: đúng tên hàng, đúng chủng loại đã thỏa thuận; đủ số lượng, trọng lượng; đúng thời gian. - Bốc dỡ, san xếp hàng: nghĩa vụ không đương nhiên. - Thanh toán tiền cước: đúng số tiền phải trả, đồng tiền thanh toán, phương thức thanh toán, thời gian và địa điểm thanh toán. GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 43 I. HĐ THUÊ TÀU CHUYẾN 4. Tàu chở hàng hủy bỏ hành trình và nghĩa vụ của các bên liên quan 4.1 Định nghĩa: là việc tàu chở hàng đang đi trên biển không may gặp sự cố, hoặc tai nạn, sau đó không đưa hàng đến cảng đích mà tuyên bố hủy bỏ hành trình ở cảng dọc đường (cảng lánh nạn). 4.2 Điều kiện để tàu hủy bỏ hành trình: được quy định trong hợp đồng, trong luật về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển (Điều 115, BLHH 2005). GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 44 I. HĐ THUÊ TÀU CHUYẾN 4.3 Nghĩa vụ của các bên liên quan: - Người chuyên chở: + Áp dụng biện pháp cần thiết và hợp lý để bảo vệ tàu và hàng; + Nếu tàu có thể sửa chữa được thì phải sửa chữa để tiếp tục đưa hàng đến cảng đích; + Nếu tàu không thể tiếp tục hành trình được và chọn phương án hủy bỏ hành trình thì thông báo ngay cho chủ hàng; + Chăm sóc hàng chờ ý kiến của chủ hàng. - Chủ hàng: + Thông báo ngay cho người bảo hiểm biết; + Quyết định việc xử lý hàng tại cảng lánh nạn. GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 45 15
- 2/2/2012 I. HĐ THUÊ TÀU CHUYẾN 4.4 Hậu quả của việc tàu hủy bỏ hành trình - Đối với người chuyên chở: HĐCC chấm dứt và người chuyên chở không còn nghĩa vụ chuyên chở hàng đến cảng đích (chú ý 2 trường hợp freight collect & freight prepaid). - Đối với chủ hàng: trước khi đòi công ty bảo hiểm bồi thường thì chủ hàng phải ứng tiền ra trả các loại chi phí. - Đối với công ty bảo hiểm: thông thường công ty bảo hiểm phải bồi thường cho chủ hàng tất cả các chi phí phát sinh cho tai nạn, sự cố này, kể cả các chi phí do việc tàu hủy bỏ hành trình gây ra. Công ty bảo hiểm là người gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của việc tàu hủy bỏ hành trình. GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 46 II. HĐ THUÊ TÀU CHỢ 1. Định nghĩa: là một sự thỏa thuận, theo đó người chuyên chở giành một phần chiếc tàu chợ để chở hàng của người thuê chở từ cảng này đến cảng khác, còn người thuê chở phải trả tiền cước. B/L được cấp trong trường hợp này có 3 chức năng: - Là bằng chứng của HĐCC hàng hóa bằng tàu chợ; - Là biên lai nhận hàng của người chuyên chở; - Là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa ghi trong B/L. GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 47 II. HĐ THUÊ TÀU CHỢ 2. Nguồn luật điều chỉnh 2.1 ĐƯQT: - Công ước Brucxen 1924 (Quy tắc Hague): là “Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển (The International Convention for the Unification of certain rules relating to Bills of lading)”. + Nội dung: nội dung của B/L, nghĩa vụ và trách nhiệm của người chuyên chở, các căn cứ miễn trách nhiệm cho người chuyên chở, nghĩa vụ thông báo tổn thất hàng hóa của người nhận hàng, giới hạn trách nhiệm bồi thường của người chuyên chở, + Phạm vi áp dụng: Điều 1 Công ước. GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 48 16
- 2/2/2012 II. HĐ THUÊ TÀU CHỢ - Nghị định thư 1968 (Quy tắc Visby) là “Nghị định thư sửa đổi Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển (The Protocol to amend the International Convention for the Unification of certain rules relating to Bills of lading)”: sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Công ước Brucxen 1924 như giới hạn trách nhiệm bồi thường của người chuyên chở, - Công ước Hamburg 1978 (Quy tắc Hamburg) là “Công ước Liên hợp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển (The United Nations Convention on the carriage of goods by sea)”: khái niệm hàng hóa được mở rộng hơn, trách nhiệm của người chuyên chở được quy định tăng lên, căn cứ miễn trách nhiệm cho người chuyên chở giảm đi, GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 49 II. HĐ THUÊ TÀU CHỢ 2.2 LQG: - Chỉ áp dụng những ngành luật có liên quan, tức là luật chuyên ngành (BLHH Việt Nam 2005, Luật chuyên chở hàng hóa bằng đường biển 1924 của Anh, Luật chuyên chở hàng hóa bằng đường biển 1999 của Mỹ, ). - Mặc dù nhiều điều khoản trong các ĐƯQT đã được đưa vào luật chuyên chở hàng hóa bằng đường biển của các nước nhưng nhiều nước vẫn có những quy định khác biệt trong luật của mình. 2.3 TQHHQT: tương tự II.3 của chương II. GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 50 II. HĐ THUÊ TÀU CHỢ 3. Nghĩa vụ cơ bản của các bên 3.1 Nghĩa vụ của người chuyên chở: - Đối với tàu: Điều 3 Công ước Brucxen 1924, Điều 75 BLHH 2005. - Đối với hàng: Điều 3 Công ước Brucxen 1924. - Đối với vận đơn: sau khi hàng đã được xếp xuống tàu, người chuyên chở cấp cho người gửi hàng một bộ vận đơn hoàn hảo đã bốc hàng lên tàu (Clean on Board B/L). 3.2 Nghĩa vụ của người thuê chở: - Cung cấp hàng hóa: như đã ghi trong đơn lưu khoang (booking note) để bốc hàng xuống tàu (được đóng trong bao bì hợp cách, đúng thời gian và địa điểm đã thỏa thuận, ghi ký mã hiệu rõ ràng và khai báo tính chất của hàng). - Thanh toán tiền cước: đầy đủ, đúng thời gian, địa điểm và bằng đồng tiền do hai bên thỏa thuận (freight prepaid & freight payable at destination). GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 51 17
- 2/2/2012 II. HĐ THUÊ TÀU CHỢ 4. Trách nhiệm của người chuyên chở đối với hàng hóa 4.1Phạm vi trách nhiệm: không được quy định thống nhất trong luật chuyên chở hàng hóa bằng đường biển của các nước và các ĐƯQT (Điều 2 và khoản 2 Điều 3 Công ước Brucxen 1924, Điều 4 Công ước Hamburg 1978, Điều 74 Khoản 1 BLHH 2005). 4.2Giới hạn trách nhiệm bồi thường: không được quy định thống nhất trong luật chuyên chở hàng hóa bằng đường biển của các nước và các ĐƯQT (Điều 4 Công ước Brucxen 1924, Điều 2 Nghị định thư 1968, Điều 2 Nghị định thư 1979, Điều 6 Công ước Hamburg 1978). 4.3Căn cứ miễn trách nhiệm: - Công ước Brucxen 1924: người chuyên chở được miễn trách nhiệm trong 17 trường hợp (Điều 4). - Công ước Hamburg 1978: phạm vi miễn trách nhiệm của người chuyên chở bị hạn chế (Điều 5). GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 52 CHƯƠNG 4. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU Tài liệu tham khảo: - GS, TS Nguyễn Thị Mơ (2009), Giáo trình Pháp luật trong hoạt động KTĐN, NXB Thông tin & Truyền thông, Hà Nội. - Luật Thương mại Việt Nam 2005. - Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam 2004. - Luật Trọng tài thương mại 2010. - Nghị định 63/2011/NĐ-CP. GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 53 I. KHIẾU NẠI 1. Khái quát chung 1.1 Định nghĩa và ý nghĩa: 1.1.1 Định nghĩa: là phương pháp giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên liên quan bằng con đường thương lượng trực tiếp nhằm mang lại hậu quả pháp lý là thỏa mãn hoặc không thỏa mãn yêu cầu của bên khiếu nại. 1.1.2 Ý nghĩa: - Kịp thời bảo vệ quyền lợi cho người có lợi ích bị xâm phạm; - Là cơ sở để tòa án hoặc trọng tài chấp nhận đơn kiện và xét xử; - Đánh giá được uy tín của đối phương. GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 54 18
- 2/2/2012 I. KHIẾU NẠI 1.2 Ưu điểm và nhược điểm: 1.2.1 Ưu điểm: - Kết quả giải quyết tranh chấp nhanh chóng hơn, tiết kiệm được thời gian hơn so với đi kiện; - Giúp các bên tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả; - Giúp các bên có phương án giải quyết chính xác; - Giúp các bên tiếp tục duy trì và phát triển được quan hệ bạn hàng. 1.2.2 Nhược điểm: - Phụ thuộc vào thiện chí của các bên; - Kết quả không ràng buộc các bên và không được pháp luật đảm bảo thi hành. GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 55 I. KHIẾU NẠI 1.3 Các yêu cầu cơ bản cần đảm bảo khi khiếu nại: - Phải xác định đúng bên bị khiếu nại: NB, người chuyên chở, NM, người bảo hiểm, - Phải đảm bảo thời hạn khiếu nại. - Phải có đủ hồ sơ khiếu nại: đơn khiếu nại & các chứng từ kèm theo làm bằng chứng. - Phải có nghệ thuật khiếu nại. GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 56 II. HÒA GIẢI 1. Định nghĩa: là phương pháp giải quyết tranh chấp giữa các bên đương sự thông qua người thứ ba gọi là hòa giải viên. 2. Thủ tục tiến hành hòa giải 2.1 Đề xuất hòa giải: bên nào cũng có quyền đề nghị. 2.2 Quá trình hòa giải: - Hòa giải viên họp riêng và chung với các bên. - Quá trình hòa giải sẽ kết thúc vào thời điểm: + Các bên đã thống nhất xong giải pháp. + Hòa giải viên thông báo không thể tiếp tục. + Các bên thông báo là họ rút lui. - Văn bản hòa giải được lập và các bên ký vào. GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 57 19
- 2/2/2012 III. ĐI KIỆN 1. Yêu cầu chung - Xem xét khả năng kiện ra tòa án hay trọng tài; - Tuân thủ thủ tục xét xử của cơ quan xét xử; - Bảo đảm vụ việc còn trong thời hiệu khởi kiện; - Các lập luận đưa ra phải được chuẩn bị kỹ lưỡng và nhất quán ngay từ đầu; - Am hiểu tổ chức của cơ quan xét xử có thẩm quyền; - Hồ sơ phải đầy đủ, rõ ràng và đảm bảo tính trung thực, chính xác (gồm đơn kiện và các chứng từ kèm theo làm bằng chứng). GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 58 III. ĐI KIỆN 2. Kiện trước tòa án 2.1 Đặc điểm chung: - Là một cơ quan xét xử do Nhà nước lập ra nên phải tuân theo những nguyên tắc xét xử nhất định được quy định trong luật tố tụng. - Các nguyên tắc xét xử: bình đẳng giữa các bên đương sự, xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện chế độ hai cấp xét xử: sơ thẩm và phúc thẩm, công khai, 2.2 Thẩm quyền xét xử: không có thẩm quyền đương nhiên. 2.3 Trình tự xét xử: được quy định trong luật tố tụng (Bộ luật tố tụng dân sự 2004). GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 59 III. ĐI KIỆN 3. Kiện trước trọng tài 3.1 Ưu điểm: - Xét xử nhanh, gọn, thủ tục đơn giản, ít tốn kém; - Xét xử theo nguyên tắc không công khai; - Thông thạo về nghiệp vụ; - Không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chính trị. 3.2 Các loại trọng tài: - Trọng tài vụ việc (ad hoc): được thành lập để giải quyết một tranh chấp cụ thể. - Trọng tài quy chế: có tổ chức và quy chế hoạt động cụ thể. GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 60 20
- 2/2/2012 III. ĐI KIỆN 3.3 Thẩm quyền xét xử: không có thẩm quyền xét xử đương nhiên. 3.4 Thủ tục xét xử và luật áp dụng: 3.4.1 Thủ tục xét xử: - Trọng tài viên hoặc hội đồng trọng tài nghiên cứu hồ sơ. - Xác định ngày xét xử và báo cho các bên đương sự. - Tổ chức xét xử: khi có đủ cơ sở kết luận thì ra phán quyết. 3.4.2 Luật áp dụng: - Giai đoạn 1: xác định luật tố tụng. - Giai đoạn 2: xác định luật thực chất. GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 61 III. ĐI KIỆN 3.5 Một số điểm cần lưu ý khi giải quyết tranh chấp tại VIAC: - Địa vị pháp lý: là tổ chức phi chính phủ. - Thẩm quyền xét xử: + Các tranh chấp phát sinh từ hoạt động TM giữa các bên là tổ chức, cá nhân KD. + Các tranh chấp phát sinh từ hoạt động TM có yếu tố nước ngoài. - Tham gia tố tụng trọng tài. - Căn cứ pháp lý để giải quyết nội dung vụ tranh chấp. - Các biện pháp khẩn cấp tạm thời. - Hiệu lực của Quyết định trọng tài: có giá trị chung thẩm, có hiệu lực kể từ ngày công bố. GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 62 III. ĐI KIỆN 4. Việc thi hành phán quyết của tòa án và trọng tài nước ngoài 4.1 Việc thi hành bản án của tòa án nước ngoài: - Thông qua mệnh lệnh của tòa án nước thi hành và dựa vào các điều kiện thi hành án ở nước đó. - Có thể căn cứ vào hiệp định hợp tác tư pháp giữa các nước. 4.2 Việc thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài: có thể được điều chỉnh trong các ĐƯQT có liên quan: Công ước New York 1958 về việc công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài, Công ước Giơnevơ 1961 của châu Âu về trọng tài quốc tế. GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 63 21
- 2/2/2012 III. ĐI KIỆN - Tòa án của một nước có thể không cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài khi: + Có bên đương sự vắng mặt tại phiên họp xét xử do sơ suất của trọng tài; + Phán quyết của trọng tài chưa có giá trị chung thẩm theo luật của nước trọng tài; + Phán quyết của trọng tài buộc bên thua kiện phải làm một hành động không được phép làm theo luật của nước thi hành phán quyết; + Việc thi hành phán quyết của trọng tài trái với trật tự công cộng của nước thi hành phán quyết; Tòa án của một nước không thể bác bỏ phán quyết của trọng tài nước ngoài trong trường hợp nội dung vụ việc bị xét xử sai. GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 64 • THANK YOU! • Thông tin liên hệ: ThS Nguyễn Tiến Hoàng • Điện thoại: 0919 056331 • Email: tienhoangftu@yahoo.com 65 22